21
SỐ 46 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 4 - 2017 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 03/2017 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

  • Upload
    doananh

  • View
    223

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

SỐ 46

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 4 - 2017

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 03/2017

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

LAST MILE TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Last mile là gì? Last mile là một thuật ngữ được sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng và kế hoạch vận tải, mô tả sự vận chuyển hàng hóa đến điểm đích cuối cùng.

Last mile trong mạng lưới phân phối

Thuật ngữ “Last mile” ban đầu được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông nhưng sau này đã được áp dụng cho quản lý chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng, việc vận chuyển hàng hoá thông qua đường sắt và đường biển thường là phương thức vận chuyển phổ biến, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, khi hàng hoá đến ga tàu hoặc bến cảng với một khối lượng lớn, chúng cần được vận chuyển đến điểm đích cuối cùng của nó.

Và phần vận chuyển cuối cùng này có hiệu quả kém hơn nhiều chuyến đường dài bằng đường sắt hay đường biển. Thông thường chặng last mile sẽ chiếm từ 28% - 40% tổng chi phí vận chuyển hàng hoá cho cả chuyến hành trình. Vấn đề ở đây là last mile còn ẩn chứa các thách thức của khi giao hàng hoặc vận chuyển tại khu vực thành phố, nơi tập trung các cửa hàng bán lẻ và nó sẽ dẫn đến kẹt xe và thiếu an toàn.

Last mile và các vấn đề thách thức

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy hoạch thành phố phức tạp và các quy định là những vấn đề đang phá vỡ các hoạt động Last mile delivery. Sự phân mảnh của nhu cầu, thúc đẩy bởi sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử (e-commerce), càng tăng thêm sự phức tạp.

Ngoài ra, hầu hết các thành phố lớn đều nằm ở các nước mới nổi, nơi các cửa hàng bán lẻ nhỏ – hay còn gọi là “nanostores” – thống trị cảnh quan. Một nanostore có thể là một cửa hàng tạp hóa nhỏ, hoặc thậm chí là một kiosk đơn giản, và do kích thước rất hạn chế của mình, kho hàng của họ cần phải được bổ sung thường xuyên. Ví dụ như tại Mexico City, khoảng 60% nanostores của thành phố chỉ duy trì 1-2 ngày hàng tồn kho.

Các giải pháp cho Last mile

Bất chấp những thách thức như vậy, các công ty đang ngày càng đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận và công nghệ tiên tiến để giúp nâng cao hiệu quả của Last mile delivery bao gồm:

- Khả năng nhìn thấy (Visibility): Công nghệ theo dõi cho phép mọi người tham gia vào quá trình, công ty và khách hàng có được các cập nhật liên quan đến việc phân phối hàng hóa. Khả năng hiển thị thời gian thực cũng giúp duy trì kiểm soát chất lượng và cải thiện hiệu suất hoạt động.

- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường xem xét việc giao hàng hiện hành và tư vấn cho các nhà khai thác về làm thế nào để tối đa hóa thời gian đáp ứng khi khối lượng thay đổi, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch. Tuyến đường và lịch trình tối ưu hóa có thể làm giảm khoảng đường giao hàng từ 5-15%.

Ngoài ra, các công ty bán lẻ như Amazon và Alibaba đã và đang nghiên cứu và triển khai các máy bay không người lái để vận chuyển hàng hoá mua trực tuyến cho người tiêu dùng. Amazon cũng đã thiết lập tủ khóa tại một số trung tâm thương mại như là một cách để bảo quản và giao hàng đến khách hàng,…. Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

HEINEKEN ĐẶT CƯỢC VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Thị trường tiềm năng

Theo số liệu công bố của Bộ Công Thương, thị trường bia Việt Nam có quy mô lên đến 3,8 tỷ lít trong năm 2016. Như vậy, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ 42 lít bia, cao hơn so với nhiều nước khác trong khu vực có nền kinh tế phát triển hơn như Thái Lan, Đài Loan, và Singapore. Việt Nam đạt được vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng những quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới và nếu xét riêng khu vực Châu Á, Việt Nam đứng thứ 3 chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong giai đoạn 2010 – 2016, sản lượng ngành bia Việt Nam đạt mức tăng trưởng kép hàng năm là 7,8% và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tới. Theo tính toán, năm 2017, thị trường bia Việt Nam sẽ cán mốc tiêu thụ 4 tỷ lít. Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 được Bộ Công Thương phê duyệt hồi tháng 9 năm ngoái, mục tiêu đặt ra của ngành này là sản xuất được 4,1 tỷ lít bia trong vòng 4 năm tới và sẽ tăng lên 4,6 tỷ lít bia vào 2025; 5,6 tỷ lít vào 2035. Như vậy, trong 2 thập kỷ tới, lượng bia sản xuất sẽ tăng gấp rưỡi so với con số 3,8 tỷ lít năm 2016.

Mở rộng công suất

Với tốc độ tiêu thụ bia của Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh, đây là một yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp ngành bia gia tăng công suất, mở rộng thị phần. Theo đó, sau khi mua lại nhà máy của Carlsberg tại Bà Rịa Vũng Tàu hồi cuối năm 2016, Heineken đã lên kế hoạch tăng công suất cơ sở này gấp 12 lần, lên khoảng 610 triệu lít/năm.

Cùng với nhà máy tại Vũng Tàu, Heineken đang sở hữu 4 nhà máy khác tại Việt Nam, trong đó 2 nhà máy tại miền Nam và 2 nhà máy tại miền Trung, hai thị trường trọng điểm của Heineken.

Cùng với Việt Nam, Heineken cũng đã mở một liên doanh sản xuất tại Myanmar vào giữa năm 2015 và đang lên kế hoạch tương tự cho thị trường Đông Timor với thương hiệu riêng là Regal Seven. Tại Philippines, Heineken cùng Asia Brewery (thuộc LT Group) thành lập AB Heineken Philippines.

Định hướng hành động

Sở hữu nhiều dòng sản phẩm khác nhau như Heineken, Tiger, Larue hay Strongbow, nhưng chỉ tính riêng hai thương hiệu đầu tiên đã giúp Heineken chiếm tới hai phần ba phân khúc bia cao cấp (Tiger chiếm 47% và Heineken chiếm 20%). Doanh thu của Heineken Vietnam Brewery đạt tăng trưởng kép hàng năm 14% giai đoạn 2012-2015. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Heineken một lần nữa báo cáo đạt tăng trưởng hai chữ số tại thị trường Việt Nam.

Heineken đã xác định Việt Nam là động lực tăng trưởng chính cho hãng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do thị trường châu Phi, Trung Đông và châu Âu ngày càng cạnh tranh và khó để kiếm được lợi nhuận. Do đó, trong thời gian tới, Heineken tiếp tục tập trung vào các sản phẩm giá cao dành cho người tiêu dùng Việt trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Back

Nhà máy Sản phẩm chính

Quảng Nam Larue và các thương hiệu trung cấp khác

Đà Nẵng Larue và các thương hiệu trung cấp khác

TP. Hồ Chí Minh Heineken và Tiger

Bà Rịa Vũng Tàu N/A (mới mua lại từ Carlsberg)

Tiền Giang Larue và các thương hiệu trung cấp khác

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

CAGR=7,8%

Page 4: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

Ngày 21/3/2017, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 744/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu lĩnh vực vận tải giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Theo đó, mục tiêu tổng quát giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành vận tải hàng hóa là 9,1%/năm.

- Cơ cấu phát triển: giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển đường thủy nội địa và hàng không. Cụ thể, thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ chỉ còn 54,4%, đường sắt 4,3%, đường thủy nội địa 32,4%, đường biển 8,85% và hàng không 0,04%.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa đạt mức tiên tiến trong khu vực với chi phí phù hợp, giảm chi phí logistics xuống tương đương khoảng 15% GDP.

Định hướng đến năm 2025:

- Tiếp tục cải thiện thị phần vận tải theo hướng tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển đường thủy nội địa và hàng không, giảm thị phần vận tải đường bộ.

- Đẩy mạnh phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang vận tải Bắc – Nam, các hành lang vận tải đến các cảng biển cửa ngõ quốc tế.

- Tiếp tục nâng cao hoạt động vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics, giảm chi phí logistics của Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như sau:

Các mục tiêu Đường bộ Đường sắt Đường biển Đường thủy

nội địa Hàng không

Sản lượng vận tải hàng hóa liên tỉnh (triệu tấn)

599 47,77 97,50 356,62 0,489

Thị phần (%) 54,39 4,34 8,85 32,38 0,04

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

8,61 30,3 13,3 11,2 19,45

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

CHƯA TĂNG PHÍ CAO TỐC HÀ HỘI – HẢI PHÒNG

Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) vừa có văn bản gửi Bộ GTVT xin lùi thời gian tăng giá thu phí tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng do đơn vị quản lý.

Đến nay, dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến được hơn một năm, tiếp tục thực hiện các chủ trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh, VIDIFI đề xuất 2 phương án áp dụng giá thu phí. Cụ thể:

- Phương án 1: cho phép VIDIFI thực hiện điều chỉnh giá sử dụng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo phương án nêu tại hợp đồng BOT, thời điểm điều chỉnh bắt đầu từ tháng 4/2017.

- Phương án 2: chấp thuận việc VIDIFI giữ nguyên mức giá đã áp dụng trong năm 2016, chưa thực hiện việc tăng giá sử dụng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo phương án tài chính của dự án (bao gồm cả việc giữ mức giá của xe loại 5 giảm 35% như trong năm 2016). VIDIFI sẽ xem xét, báo cáo điều chỉnh giá thu phí vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN

Ngày 4/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2017/NĐ-CP . Theo quy định, hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển phải đảm bảo nguyên tắc:

Doanh nghiệp cả.

Về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển, doanh nghiệp cảng phả. Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện về ự.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ CẢNG CẠN

Ngày 4/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2017/NĐ-CP về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn tại Việt Nam gồm: Tiêu chí xác định cảng cạn, kết cấu hạ tầng, dịch vụ tại cảng cạn; quản lý đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn; quản lý hoạt động cảng cạn; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tại cảng cạn.

Về tiêu chí cảng cạn, Nghị định quy định:

- Cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt;

- Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng;

- Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao;

- Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài;

- Có diện tích tối thiểu 5 ha đối với các cảng cạn hình thành mới;

- Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ , công bố ục cảthông tin điện tử GTVT . Đồng thời, Bộ GTVT là đầu mối giúp Chính phủ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng cạn, điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CHO CẢNG BIỂN HÒN KHOAI (CÀ MAU)

Phó Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng cơ chế đặc thù của Dự án Đầu tư xây dựng Cảng biển Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Cà Mau thống nhất với Bộ GTVT, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan về sự cần thiết đầu tư Dự án nêu trên. Đồng thời, thống nhất về quy mô, công năng, hình thức, phân kỳ đầu tư và đề xuất cụ thể cơ chế đặc thù để được thực hiện trong trường hợp đầu tư cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước đó, hồi tháng 9/2016, UBND tỉnh Cà Mau đã có tờ trình đề nghị Chính phủ cho đầu tư dự án xây dựng Cảng

Page 6: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

Hòn Khoai thành cảng nước sâu trung chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa, nhiên liệu và than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến, cảng có khả năng đón tàu quy mô có trọng tải 250,000 tấn ra vào cảng.

ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CẦU CẢNG THỊ NẠI 5.000 TẤN DO CHẬM SỬA CHỮA HƯ HỎNG

Ngày 12/4/2017, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn có vản bản yêu cầu Cảng Thị Nại (Quy Nhơn, Bình Định) tạm dừng hoạt động và khẩn trương sửa chữa hư hỏng cầu cảng 5.000 tấn, đảm bảo an toàn khi khai thác.

Trước đó, ngay từ tháng 1/2016, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản số 79 yêu cầu Công ty CP Cảng Thị Nại gấp rút sửa chữa hư hỏng ngay trong quý I và quý II năm 2016 nhưng đến nay yêu cầu này vẫn chưa được thực hiện.

Back

Page 7: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

THÔNG TIN CHUNG

Việt Nam xếp hạng thứ 86/118 quốc gia về chỉ số cạnh tranh năng lực toàn cầu

Được tiến hành dựa trên sự hợp tác giữa Tập đoàn Adecco và Viện Lãnh đạo Nguồn vốn Con người của Singapore (HCLI), Báo cáo về chỉ số cạnh tranh năng lực toàn cầu (Global Talent Competitiveness Index - GTCI) là báo cáo hàng năm nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh về tài năng của các quốc gia. Năm nay, GTCI tiến hành đánh giá 118 quốc gia, theo chủ đề “năng lực và công nghệ”, dựa trên các tiêu chí như khả năng phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài.

Theo bảng xếp hạng GTCI 2017, Thụy Sĩ đứng đầu toàn cầu về năng lực cạnh tranh. Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ 2 toàn cầu và đứng đầu bảng khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm thứ tư liên tiếp.

Việt Nam xếp thứ 86 thế giới và thứ 11 của khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 38,13 điểm. Trong các mục đánh giá Việt Nam xếp cao nhất ở mục kĩ năng kiến thức toàn cầu (thứ 56) và thấp nhất ở mục kĩ năng nghề nghiệp và kỹ thuật (thứ 98).

So với năm ngoái, Việt Nam bị tụt 4 hạng. Cụ thể, Việt Nam xếp hạng thứ 82 trong tổng số 109 nước trong năm 2016. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam bị tụt hạng về GTCI. Năm 2014, Việt Nam xếp hạng thứ 75 trong tổng số 93 nước về chỉ số này.

Tình hình kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm 2017

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, số liệu về kinh tế Việt Nam quý I/2017 tăng trưởng so với cùng kỳ 2016 như sau:

- GDP: tăng 5,1%, thấp hơn so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015 và 5,48% của cùng kỳ năm 2016

- CPI: tăng 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, cao hơn so với mức của cùng kỳ 3 năm gần đây

- Tổng vốn đầu tư FDI: 7,71 tỷ USD, tăng 77,6%

- Kim ngạch xuất khẩu: 43,73 tỷ USD, tăng 12,8%

- Kim ngạch nhập khẩu: 45,63 tỷ USD, tăng 22,4%

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Cathay mở rộng hợp tác với Lufthansa

Cathay Pacific đã ký thỏa thuận chia sẻ số lượng lớn các chuyến bay hợp tác với Tập đoàn Lufthansa. Bao gồm các chuyến bay do Lufthansa, Swiss và Austrian Airlines khai thác đến các điểm ở lục địa Châu Âu và bốn điểm đến của các hãng hàng không châu Á đang khai thác ở Tây Nam Thái Bình Dương.

Theo thỏa thuận này, Cathay Pacific sẽ đưa ra 14 điểm đến mới tại Đức, Bỉ, Hungary, Na Uy, Ý, Thụy Sĩ và Áo. Ở chiều ngược lại, Tập đoàn Lufthansa sẽ chia sẻ trên các dịch vụ của Cathay Pacific từ Hồng Kông đến Auckland, Cairns, Melbourne và Sydney.

Động thái này được đưa ra sau thỏa thuận hợp tác giữa hai bên vào tháng 5/2016. Hai hãng hàng không này đã cùng nhau tiếp thị năng lực của họ trên các chuyến bay giữa Hồng Kông và châu Âu kể từ tháng 2/2017.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 03/2017 4

Điểm số của các quốc gia Đông Nam Á trong Bảng xếp hạng GTCI 2017

Page 8: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Cathay Pacific cũng đã tiếp nhận các hoạt động vận chuyển hàng không của Lufthansa tại Hồng Kông và Lufthansa đã đảm nhận các hoạt động vận chuyển hàng không của Cathay Pacific tại Frankfurt. Các chuyến chở hàng từ châu Âu đến Hồng Kông được lên kế hoạch từ năm 2018.

Việt Nam có thể có thêm hãng bay giá rẻ

Hãng hàng không giá rẻ của Malaysia - AirAsia đang lên kế hoạch mở một hãng bay tại Việt Nam thông qua liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Theo đó, AirAsia sẽ hợp tác với Gumin và Công ty Hàng không Hải Âu. Hãng bay mới dự kiến bắt đầu hoạt động đầu năm tới.

Liên doanh của AirAsia tại Việt Nam có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng (44 triệu USD). Gumin sẽ sở hữu 70% liên doanh này, còn AirAsia nắm phần còn lại.

Nhiều năm nay, AirAsia đã lập công ty con tại Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản. Họ đã đặt hàng trăm máy bay trị giá nhiều tỷ USD từ Airbus để phục vụ nhu cầu tăng trưởng, đồng thời lên kế hoạch bán mảng cho thuê máy bay để có thêm tiền mặt.

VietJet kế hoạch lãi sau thuế 2017 gần 3,400 tỷ đồng, cổ tức 50%

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2017 của CTCP Hàng không VietJet(VietJet Air, HOSE: VJC)

đã thông qua kết quả SXKD năm 2016 và kế hoạch năm 2017 như sau:

Chỉ tiêu Thực hiện 2016 Kế hoạch 2017 % so với 2016

Doanh thu (tỷ đồng) 27.499 42.018 149%

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

2.496 3.395 136%

Tỷ lệ cổ tức 50%

Nới "room" ngoại lên 49%

ĐHĐCĐ đã thông qua chủ trương tăng giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài ("room" ngoại) từ 30% lên 49%. Mục đích nới "room" nhằm tăng tính thanh khoản giao dịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư và tăng khả năng huy động vốn cho công ty. Hiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VietJet xấp xỉ 24.33%.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Hapag-Lloyd và UASC kéo dài thời hạn hoàn thành sáp nhập

Hapag-Lloyd và United Arab Shipping Co thông báo kéo dài thời gian hoàn thành kế hoạch sáp nhập cho đến 31/5/2017 thay vì 31/3/2017 do quá trình chuẩn bị chuyển giao mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Hai hãng cho biết liên minh “The Alliance” mà cả hai là thành viên sẽ bắt đầu hoạt động theo đúng kế hoạch vào ngày 1/4/2017. Hapag-Lloyd và UASC sau khi sáp nhập sẽ trở thành hãng vận chuyển container lớn thứ 4 thế giới, trên Cosco và liên doanh của ba hãng tàu Nhật Bản sắp tới.

Việc này sẽ giúp Hapag-Lloyd được sử dụng các tàu cỡ trên 18.000 Teu trong đội tàu của UASC, hoàn thành mục tiêu dài hạn của hãng là trở thành một trong những hãng tàu có tàu trọng tải lớn trên tuyến Á-Âu. Sản lượng vận chuyển hàng năm của cả hai sẽ khoảng 10 triệu Teu, với doanh thu 12 tỷ USD.

Thỏa thuận giữa 2M và HMM chính thức được công nhận

Ngày 15/3/2017, Huyndai Merchant Marine (HMM) đã chính thức ký vào thỏa thuận hợp tác chiến lược với 2M, bao gồm Maesk Line và MSC. Thỏa thuận này bao gồm hàng loạt việc trao đổi các tuyến vận tải Đông – Tây sẽ được thực hiện từ ngày 1/4/2017. Nó sẽ kéo dài trong vòng 3 năm, sau

Page 9: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

mỗi 3 năm sẽ được thương thảo lại các quy định về hợp tác cũng như cân nhắc về việc có hay không gia hạn trong kỳ hoạt động tiếp theo.

Cho đến nay, HMM đã công bố chỗ trên 15 tuyến Đông-Tây của 2M, bao gồm:

5 tuyến Viễn Đông - Bắc Âu (~ 5.800 TEU/tuần thuê chỗ)

2 tuyến Viễn Đông - Địa Trung Hải (~ 1.000 TEU/tuần thuê chỗ)

4 tuyến Viễn Đông - USEC (~ 3.800 TEU/tuần thuê chỗ)

2 tuyến Viễn Đông - USWC (2,000 TEU/tuần trao đổi chỗ)

2 tuyến Bắc Âu-USEC (~ 700 teu/tuần thuê chỗ)

Maersk và MSC được quyền đặt lấy chỗ cho 1.000 TEU mỗi tuần trên ba tuyến Viễn Đông – USWC độc lập của HMM. Tuy nhiên, cho đến nay, Maersk và MSC chỉ công bố chỗ trên một trong các dịch vụ này - dịch vụ PS2 của HMM, TP-7 của Maersk Line và Lotus của MSC.

Yang Ming kết hợp 2 tuyến thành một tuyến Đài Loan – Việt Nam – Các eo biển

Hãng vận tải Yang Ming vừa giới thiệu tuyến Đài Loan – Việt Nam – Các eo biển trong tháng 4 này mang tên Đài Loan – Đông Nam Á (TSE). Tuyến mới này sẽ là sự kết hợp 2 tuyến hiện tại là Đài Loan – Bắc Việt Nam (TBS) và tuyến Các eo biển – Việt Nam (SE2).

Vòng xoay cảng của Tuyến TSE sẽ gồm Taichung, Kaohsiung, Hong Kong, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh (VICT), Singapore, Port Kelang, Hồ Chí Minh (VICT), Đà Nẵng, Hải Phòng, Hong Kong, Kaohsiung, Taichung.

Hành trình sẽ mất 4 tuần với 4 tàu 1.500-1.800 TEU. Tuyến TSE đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày 22/4 từ Taichung bằng tàu IBN AL ABBAR (1.560 TEU).

Đội tàu biển Việt Nam lại có nguy cơ rơi vào “danh sách đen”

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tình hình tàu biển Việt Nam bị lưu giữ bởi chính quyền cảng các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Tokyo- Mou) trong quý I/2017 đang có diễn biến xấu so với năm trước. Cụ thể, có tới 10 tàu bị lưu giữ trên tổng số 214 lượt tàu bị kiểm tra về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tương đương với tỷ lệ 4,67%.

Điều lo ngại là tỷ lệ tàu bị lưu giữ trong quý I/2017 cao nhất so với mức 4,04% của năm 2016, 2,77% của năm 2015 và 3,55% của năm 2014. Trước đó, với tỷ lệ bị lưu giữ thấp trong năm 2015-2016, đội tàu biển Việt Nam đã thoát khỏi “danh sách đen” của Tokyo- Mou, bỏ qua “danh sách xám” và được xếp thẳng vào “danh sách trắng” - được đánh giá tốt về nguy cơ mất an toàn hàng hải và ô nhiễm môi trường, ít bị chính quyền cảng nước ngoài kiểm tra. Nếu tình hình tàu biển Việt Nam bị lưu giữ không được cải thiện trong thời gian tới, rất có thể đội tàu biển lại quay về danh sách đen của tổ chức Tokyo- Mou.

Australia hỗ trợ tư nhân đầu tư tài chính vào đường thủy

Ngày 18/4/2017, Lãnh đào Cục đường thủy nội địa Việt Nam đã tiếp và làm việc với các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực giao thông vận tải thủy, cảng và Logistics của Ngân hàng thế giới (WB)

Hiện tại Chính phủ Australia đã ủy thác qua WB một khoản hỗ trợ để nghiên cứu và có những đánh giá sâu hơn về tiềm năng phát triển bền vững ngành đường thủy nội địa Việt Nam. Đặc biệt là phân tích khả năng thu hút tài chính từ các nguồn khác nhau, trong đó có sự tham gia từ tư nhân để đàu tư phát triển, khai thác sử dụng hệ thống thủy nội địa.

Đoàn công tác của WB và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã thống nhất sẽ sớm triển khai các thủ tục cần thiết để hoàn thiện đề xuất khoản hỗ trợ của Chính phủ Australia trong tháng 5/2017.

Page 10: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

NGÀNH CẢNG BIỂN

Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng nhẹ

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển là hơn 121,7 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể như sau:

Loại hàng Tổng sản lượng

(Triệu tấn)

So với cùng kỳ 2016

Hàng container

(Triệu Teus)

So với cùng kỳ 2016

Hàng xuất khẩu 31,2 Tăng 17% 1,26 Tăng 12%

Hàng nhập khẩu 32,3 Giảm 5% 1,19 Tăng 5%

Hàng quá cảnh 17,2

Hàng nội địa 41 Giảm 7% 0,67 Giảm 5%

Tổng cộng 121,7 Tăng 3% 3,1 Tăng 5%

HAH: Mục tiêu lợi nhuận 150 tỷ, cổ tức 15-20%

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ, CTCP Vận Tải & Xếp Dỡ Hải An (HOSE: HAH) đã công bố

Về kết quả hoạt động năm 2016 và các chỉ tiêu năm 2017

Chỉ tiêu Thực hiện 2016 Kế hoạch 2017 % so với 2016

Tổng sản lượng (TEU)

+ Khai thác Cảng

+ Khai thác tàu

464.860

323.343

141.517

524.000

360.000

164.000

113%

111%

116%

Doanh thu (triệu đồng)

+ Khai thác cảng

+ Khai thác tàu

485.647

242.664

242.983

628.000

304.000

324.000

129%

125%

133%

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

133.832 150.000 112%

Tỷ lệ cổ tức 70% (20% tiền mặt, 50% cổ phiếu)

15%-20%

Về kế hoạch đầu tư

- Đầu tư thêm 1 - 2 tàu vận tải container, sức chứa từ 1.000 TEU trở lên. Tổng vốn đầu tư dự kiến từ 10 – 12 triệu USD, huy động từ 50% vốn vay và 50% vốn tự có

- Hoàn thiện hồ sơ Dự án khu du lịch hậu cần cảng sau tại Lạch Huyện - Cát Hải. Chi phí dự kiến cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 100 tỷ đồng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, depot, trang thiết bị, phương tiện mở rộng dịch vụ Logistics:

o Dự án đầu tư xây dựng kho bãi và dịch vụ cảng tại xã Tân Phước, Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Diện tích kho bãi: 15ha. Chi phí dự kiến đầu tư cho năm 2017: 50 tỷ đồng.

o Thành lập liên doanh với đối tác nước ngoài để thực hiện Dự án xây dựng kho bãi Container tại khu CN Nam Đình Vũ, Quận Hải An, Tp.Hải Phòng với vốn điều lệ: 15 triệu USD. Trong đó tỷ lệ nắm giữ của Công ty trong liên doanh 51%.

- Đầu tư thêm xe kéo phục vụ hoạt động Logistics và vận tải nội địa.

Page 11: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Dự kiến tổng vốn đầu tư 2017 đạt khoảng 450 tỷ đồng.

Vinalines đã sẵn sàng IPO

Vinalines xác định cổ phần hóa (CPH) là một nhiệm vụ chính trị quan trọng năm 2017. Hiện tại, Vinalines đã lên kế hoạch triển khai công tác CPH với các mốc tiến độ chính:

- Ngày 31/12/2016: Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;

- Tháng 7/2017: Phê duyệt giá trị doanh nghiệp;

- Tháng 11/2017: Phê duyệt Phương án CPH;

- Tháng 12/2017: Đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO);

- Tháng 1/2018: Tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, đăng ký doanh nghiệp, ra mắt công ty cổ phần.

Mới đây, Chính phủ đã có quyết định Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ -Vinalines khi CPH. Đồng thời, cho phép Vinalines nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn và cảng Đà Nẵng. Tổng công ty tiếp tục duy trì nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic đồng thời thoái vốn tối đa tại các doanh nghiệp vận tải biển.

Đối với các cảng biển còn lại thuộc Vinalines, nghiên cứu trình Thủ tướng xem xét, quyết định điều chỉnh tỷ lệ Vinalines nắm giữ theo hướng trước mắt duy trì vai trò chi phối của Vinalines, phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến năm 2020 và quy hoạch hệ thống cảng biến Việt Nam đến năm 2050.

Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Quỹ đầu tư Vương quốc Ô man mua cổ phần của Vinalines tại Công ty cổ phần cảng Hải Phòng. Ngoài ra, Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Vinalines (thông qua Công ty cổ phần cảng Hải Phòng) được trực tiếp đầu tư 2 bến cảng và khu dịch vụ hậu cần logistics ở khu vực cảng Lạch Huyện để di dời cầu cảng nằm ở trung tâm Tp.Hải Phòng.

Trước đó, Vinalines đã lên kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, đến năm 2020, Vinalines có dưới 30 doanh nghiệp, đội tàu biển gồm 80 chiếc, 80 cầu bến, sở hữu khoảng 4,5 triệu m2 kho; tổng tài sản đạt 22.005 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 10.024 tỷ đồng.

Cho thuê kết cấu hạ tầng khu bến cảng Lạch Huyện

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc cho thuê kết cấu hạ tầng khu bến cảng Lạch Huyện. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Hải Phòng là Bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng khu bến cảng Lạch Huyện.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ GTVT chịu trách nhiệm phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo tính khả thi, chất lượng, hiệu quả và tiến độ triển khai hạng mục.

Cụm cảng Cái Mép tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Theo Tạp chí Hàng hải Alphaliner (phát hành số 12), cụm cảng Cái Mép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2016, đạt mức 35.3%. Xếp ở vị trí thứ 2 về tốc độ tăng trưởng là cảng Salalah của Oman (29.4%), thứ ba là cảng Bandar Abbas ở Iran (23.6%) và thứ tư là cảng Mundra ở Ấn Độ (18.7%).

Số chuyến dịch vụ hàng tuần mà các liên minh hàng hải khai thác tại khu vực Cái Mép đã tăng từ 12 chuyến lên 13 chuyến, với 11 chuyến dịch vụ kết nối Cái Mép với thị trường Bắc Mỹ và hai chuyến kết nối với châu Âu.

Page 12: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Ngày 10/4, Cảng Tân cảng Cái Mép - Thị Vải (TCTT) đã tổ chức lễ đón tàu Yang Ming Wellhead 160.000 DWT với sức chở 14.000 TEU, kích thước 368m chiều dài và 51m chiều rộng.

Triển khai việc đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Cái Mép

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu vừa ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và Công ty TNHH Cảng tổng hợp Cái Mép về việc đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Cái Mép tại xã Tân Phước, huyện Tân Thành.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan căn cứ ý kiến của Bộ GTVT tại văn bản số 2704/BGTVT- KHĐT ngày 16/3/2017 và căn cứ các quy định hiện hành có liên quan để hướng dẫn Công ty TNHH Cảng tổng hợp Cái Mép thực hiện các thủ tục tiếp theo đúng quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và các sở, ngành cần lưu ý, giám sát chặt chẽ việc chủ đầu tư thực hiện chức năng chuyên dùng, tiếp nhận than của cảng này trong giai đoạn đến 2025, sau 2025 phải thực hiện chức năng tổng hợp.

Hai phương án lập liên doanh cảng Cái Cui

Tại cuộc họp ngày 28/3/2017, giữa đại diện lãnh đạo thành phố Cần Thơ, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đã thống nhất được hai phương án đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc lập liên doanh để khai thác cụm cảng Cái Cui gắn với hoạt động logistics. Theo đó, hai mô hình hợp tác liên doanh bao gồm:

- Thứ nhất là liên doanh giữa SNP và Vinalines, sẽ có một bên nắm 51% cổ phần.

- Thứ hai, nếu không khả thi, sẽ liên doanh ba bên gồm SNP, Vinalines - mỗi bên nắm 49% cổ phần và TP.Cần Thơ với đại diện là Quỹ Đầu tư và Phát triển Cần Thơ tham gia 2% cổ phần để có thể hài hòa lợi ích giữa các bên.

NGÀNH LOGISTICS

Kết nối Việt Nam - Liên minh Á-Âu qua tuyến vận tải mới

Ngày 4/3/2017, lô lúa mì từ cảng khô Khorgos (Kazakhstan) về tới cảng Cát Lái, TP.HCM sau hành trình gần 1 tháng. Đây là chuyến hàng thử nghiệm tuyến vận tải mới, kết nối Kazakhstan, một thành viên của Liên minh Á-Âu và Việt Nam, theo lộ trình: Khorgos - Liên Vân Cảng - cảng TP.HCM.

Khorgos là cảng nội địa nằm trên biên giới Kazakhstan và Trung Quốc. Từ đây, hàng từ Kazakhstan sẽ được chuyển bằng đường sắt tới Liên Vân Cảng của Trung Quốc, nơi 49% cổ phần cảng biển thuộc về Công ty Đường sắt Kazakhstan. Tiếp theo, hàng từ Liên Vân Cảng được chuyển tới Việt Nam bằng đường biển. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Á-Âu (bao gồm 5 quốc gia: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã cho phép thiết lập dịch vụ hậu cần mới này.

Back

Page 13: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

SCHENKER KẾT NỐI CHÂU Á VỚI CHÂU ÂU BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Công ty Schenker vừa giới thiệu ra thị trường một dịch vụ kết nối thẳng giữa Châu Á và Châu Âu bằng cách ứng dụng vận tải đa phương thức (nằm trong gói dịch vụ DB SCHENKERroad).

Trong lô hàng thử nghiệm đầu tiên vào Quý 3 – 2016, hai container 45 feet vận chuyển nguyên liệu nha khoa được xếp tại Chonburi, Thái Lan để đến điểm đích là Swidnice, Ba Lan. Chuyến vận tải đa phương thức này bắt đầu bằng việc 2 container trên được vận chuyển 5 ngày bằng đường bộ qua nước Châu Á khác nhau (Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc). Tại Trung Quốc, lô hàng được hoàn tất các thủ tục Hải quan và chất xếp lên xe lửa để tiếp tục cuộc hành trình. Sau 12 ngày vận chuyển bằng đường sắt từ Trùng Khánh, Trung quốc đến Malaszewicze, Ba Lan, lô hàng được vận chuyển đến điểm cuối cùng bằng xe tải.

Từ đó đến nay, đã có tổng cộng 12 container được vận chuyển với phương thức vận tải đa phương thức như trên đến khách hàng.

HOẠT ĐỘNG CỦA INDO TRAN

ITL và VNPOST hợp tác cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới

Ngày 19/4/2017, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (ITL) đã ký két thỏa thuận hợp tác chiến lược và cung ứng dịch vụ chuyển tiếp.

Theo đó hai đơn vị sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ hàng chuyển tiếp thu gom ngoài lãnh thổ; dịch vụ phát hàng quốc tế, dịch vụ vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không,...

ITL sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans lên 30%

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ 2017 của Sotrans, các cổ đông đã thông qua việc chấp thuận chủ trương để ITL mua cổ phần tăng tỷ lệ sở hữu tại STG lên 30% mà không cần thực hiện chào mua công khai.

HOẠT ĐỘNG CỦA TRANSIMEX

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ CTCP Transimex (TMS) vừa được công bố, các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh năm 2016 và kế hoạch 2017 như sau:

Chỉ tiêu Thực hiện 2016 Kế hoạch 2017 % so với 2016

Doanh thu (tỷ đồng) 616 1.976 (*) 321%

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 192 213 111%

Tỷ lệ cổ tức 30% 25%-30%

(*) Bao gồm 9 tháng từ công ty liên kết Vinafreight (VNF)

Trong năm 2017, Transimex sẽ khởi động lại hoạt động của phòng logistics hàng không và nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics cho thương mại điện tử. Cùng với đó, TMS sẽ thực hiện cổ phần hóa công ty con do TMS nắm 100% vốn là Công ty Vận tải Transimex.

Ngoài ra, TMS sẽ đầu tư vào Trung tâm logistics và ICD ở phía Bắc với chi tiết như sau:

- Diện tích: 10 ha - Tổng vốn đầu tư: 450 tỷ đồng - Tỷ lệ sở hữu của TMS: 60% vốn điều lệ

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 14: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

HOẠT ĐỘNG CỦA SOTRANS

Kế hoạch kinh doanh năm 2017

Theo biên bản ĐHĐCĐ năm 2017 của CTCP Kho vận miền Nam - Sotrans (HOSE: STG), các chỉ tiêu kết quả kinh doanh năm 2016 và kế hoạch 2017 như sau:

Chỉ tiêu Thực hiện 2016 Kế hoạch 2017 % so với 2016

Doanh thu (tỷ đồng) 1.261 1.760 140%

Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính 4,6 580

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 130 767 590%

Tỷ lệ cổ tức - 15%

Khánh thành kho Sotrans Phú Mỹ

Ngày 31/03/2017, Sotrans đã tổ chức Lễ khánh thành Kho Sotrans Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dự án được đầu tư từ năm 2016 và chính thức khai thác từ năm 2017. Kho Sotrans Phú Mỹ có tổng diện tích 50.000 m2, trong đó bao gồm 20.000 m2 kho hàng xá và 10.000 m2 kho hàng tổng hợp.

TCT TÂN CẢNG SÀI GÒN THỎA THUẬN HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI TCT ĐƯỜNG SẮT VN

Ngày 12/04/2017, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCT TCSG) và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện trở thành đối tác chiến lược trong việc hợp tác đầu tư và kinh doanh thực hiện các Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển dịch vụ .

Hai bên sẽ hợp tác đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kho bãi, thiết bị xếp dỡ, phát triển dịch vụ ại các ga hàng hóa hiện hữu của Tổng Công ty Đường Sắt tại các khu Ga: Sóng Thần; Yên Viên và Đông Anh; sau đó từng bước mở rộng đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại các ga hàng hóa trên toàn mạng đường sắt.

HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT

Cảng Gemadept Dung Quất chung tay cải thiện cuộc sống Đảo Lý Sơn

Hòa chung không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2017), sáng ngày 25/3/2017, Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất đã tham gia hoạt động xã hội tại huyện Đảo Lý Sơn cùng Chi đoàn Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi và các đơn vị khối hàng hóa trong khu vực. Đến thăm trường THCS An Hải, huyện Đảo Lý Sơn, đoàn đã tiến hành trao 50 suất học bổng kèm các phần quà đến các em học sinh nghèo vượt khó. Mỗi suất học bổng trị giá 300.000 đồng. Trong buổi chiều cùng ngày, đoàn cũng đã tổ chức phát 50 áo phao, 50 phao tròn cứu sinh và các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng hải cho các phương tiện vận tải hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn và các phương tiện tàu cá ở Lý Sơn. Đây là một trong những chương trình hoạt động xã hội và từ thiện nhân đạo hết sức ý nghĩa, thể hiện sự chung tay góp sức của Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất nói riêng và khối hàng hải nói chung với các địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.

Page 15: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Cảng Nam Hải đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hải Phòng

Cảng Nam Hải nhận bằng khen của VCCI

Ngày 24/3/2017, trong khuôn khổ Hội nghị doanh nghiệp khu vực duyên hải phía Bắc tổ chức tại Hải Dương, Cảng Nam Hải đã vinh dự nhận được bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 nói chung và ngành khai thác cảng Thành phố Hải Phòng nói riêng.

Năm 2016, sản lượng thông qua cảng Nam Hải đạt 256.000 Teus – vượt 70% công suất thiết kế. Kể từ khi đi vào khai thác năm 2009, đây là năm thứ 7 liên tiếp cảng hoạt động vượt công suất thiết kế, trở thành một điểm sáng nổi bật về đầu tư cũng như đánh dấu bước ngoặt khởi đầu cho sự phát triển mở rộng mạng lưới khai thác cảng của Tập đoàn Gemadept tại thành phố cảng sầm suất này.

Cảng Nam Hải - Hoạt động vì lao động, vì cộng đồng

Công tác phòng chống cháy nổ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các tổ chức, đơn vị, đặc biệt trong khu vực khai thác cảng - trong khu vực đang có nhiều nguy cơ mất toàn bộ lao động, cháy nổ và độc hại. Luôn quan tâm cũng như quán triệt tinh thần, thực hiện nghiêm túc công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, cảng Nam Hải đã xuất sắc trở thành 1 trong 5 đơn vị của Thành phố được tuyên dương năm 2016.

Cũng trong tháng 3, hưởng ứng phong trào “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ quả trồng cây” tri ân, tưởng nhớ những người có công với đất nước, giáo dục truyền thống cho lớp lớp thế hệ trẻ cũng như duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của Tập đoàn Gemadept, Cảng Nam Hải đã tham gia đóng góp kinh phí xây dựng Nhà tưởng niệm Liệt sỹ Cách mạng và nạn nhân Chiến tranh Căng Máy Chai – một di tích lịch sử tiêu biểu đã được cấp Bằng xếp hạng cấp tỉnh, Thành phố của Thành phố Hải Phòng.

Gemadept Logistics - Khởi công xây dựng Trung tâm phân phối Nam Hải

Trong tháng 3 vừa qua, Dự án Trung tâm phân phối Nam Hải (DC Nam Hải) do Gemadept Logistics phối hợp với các đơn vị trong Tập đoàn là Nam Hải ICD, Gemadept Hải Phòng, Gemadept Xây dựng hạ tầng đã chính thức được động thổ khởi công xây dựng tại Nam Hải ICD, Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng.

Dự án có vị trí chiến lược nằm ngay tại trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc kết nối với hệ thống cảng của Gemadept và các cảng trong khu vực, nơi hội tụ các tuyến hành lang vận tải chính của toàn bộ khu vực phía Bắc. Đặc biệt, hoạt động khai báo và kiểm tra hải quan đối với các khách hàng có hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ vô cùng thuận tiện khi trụ sở của cơ quan hải quan đã được đặt ngay trong Nam Hải ICD.

Dự án DC Nam Hải được xây dựng trên diện tích 9,660 m2 bao gồm đầy đủ các khu chức năng như Kho ngoại quan, Kho CFS và Kho Cross-docking với các tiêu chuẩn hiện đại nhất khu vực như chiều cao đáp ứng cho hệ thống racking lên đến 6 tầng, có 5 dock leveler thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa, tải trọng nền kho đạt 5 tấn/m2, hệ thống chiếu sáng sử dụng đèn Led tiết kiệm điện năng, hệ thống thông gió hoàn toàn tự nhiên, hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn an toàn cao với 100% sprinkler và sơn chống cháy, khung kèo thép được đặc biệt chú trọng khi sử dụng của nhà cung cấp hàng đầu của thế giới là Kirby,.... Với qui mô và trang thiết bị hiện đại, Trung tâm DC Nam Hải hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về dịch vụ logistics, vận tải và kho bãi của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã, đang và sẽ đầu tư tại Hải Phòng cũng như các khu vực lân cận khi dự án được hoàn thành dự kiến ngay trong tháng 8 năm nay.

Back

DC Nam Hải tại ICD Nam Hải của Gemadept

Page 16: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

VẬN CHUYỂN HÀNG DỄ HƯ HỎNG TRONG CONTAINER LẠNH

Việc vận chuyển hàng lạnh hoặc đông lạnh trong container lạnh, hoặc các đơn vị lạnh, là một ngành kinh doanh lớn và đang phát triển. Hầu hết các tàu container đều có thể cung cấp nguồn điện cần thiết, một số tàu hiện đại có khả năng phục vụ hơn 1.000 đơn vị lạnh.

Việc vận chuyển an toàn các hàng hoá, đặc biệt là hàng có giá trị cao, rất quan trọng đối với tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng – người trồng trọt hoặc nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ logistics, các công ty vận tải khác và người tiêu dùng cuối cùng.

Cơ chế hoạt động

Một container lạnh được thiết kế để duy trì hàng hóa ở nhiệt độ tại thời điểm xếp hàng vào container. Nếu một container chứa đầy hàng hóa, mà khi đó nhiệt độ của chúng vượt quá nhiệt độ vận chuyển quy định bởi các chủ hàng, bảng theo dõi trên biểu đồ hoặc máy ghi sẽ hiển thị nhiệt độ cao hơn nhiệt độ được cài đặt để kiểm soát bầu khí quyển. Sự chênh lệch về nhiệt độ không khí và hàng hóa trong container ở hầu hết trường hợp sẽ được rút ngắn lại nhờ vào việc luân chuyển không khí liên tục, không khí lạnh hơn hàng hóa sẽ đưa nhiệt độ hàng hóa dần xuống mức nhiệt độ mong muốn. Các dòng khí quyển có nhiệt độ cao sẽ bị giữ lại trong hệ thống khi bộ phận làm lạnh bắt đầu vận hành trên chế độ hoạt động tiêu chuẩn.

Nhiệt độ của hàng hoá khi xếp vào container lạnh không nên lệch quá 3ºC (5ºF) so với nhiệt độ vận chuyển quy định. Hàng được làm mát (trừ chuối) không nên chệch hơn 0,4ºC (1ºF).

Các loại container

Có nhiều loại container lạnh (reefer container), bao gồm Cold Treatment, Controlled Atmosphere, và Super Freezer. Container lạnh cũng phân ra nhiều kích thước khác nhau từ contianer lạnh 20 feet, container lạnh 40 feet cho đến container lạnh 45 feet để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hai loại container lạnh được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

o Nhóm thứ nhất: các container cách điện yêu cầu nguồn làm lạnh bên ngoài, thường được gọi là thiết kế “port hole” hoặc “Conair”. Loại này được cho rằng sẽ ít được sử dụng hơn trong tương lai.

o Nhóm thứ hai: là nhóm sử dụng nhiều nhất bao gồm các container cách điện được trang bị một bộ phận máy lạnh hoàn chỉnh, thường được gọi là “integrals” hoặc “reefers”.

Một số lưu ý khi đóng hàng trong container lạnh

Kẹp chì (Seals)

Khi làm hàng tại kho CFS, kẹp niêm chì phải được gắn ngay sau kết thúc đóng hàng vào container, số niêm chì phải được ghi lại trong các hồ sơ vận tải liên quan. Với các container do người gửi hàng đóng hàng thì thông thường người vận chuyển hay đại diện của người vận chuyển không thể tiến hành niêm chì cho đến khi các container được trả tại bãi hàng để chuyển xuống tàu. Khi nhận, phải lập tức gắn niêm chì và phải được ghi chú trong các hồ sơ vận tải liên quan.

Đặc biệt quan trọng đối với trường hợp các niêm chì kiểm dịch được gắn vào các container là tất cả các chi tiết phải được ghi chú lại và được kiểm tra xem có dấu hiệu chúng bị xâm phạm trước khi được đưa đến bãi container hay không. Hàng nhập vào châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chỉ được chấp nhận khi các niêm chì kiểm dịch còn nguyên vẹn tại cảng đến (để đảm bảo rằng hàng hóa không bị thay đổi trong quá trình vận chuyển). Tại các cảng trung chuyển nơi tàu ghé lại, đại lý hay đại diện của tàu phải khẳng định lại độ an toàn của các niêm chì này và những thao tác đó phải được ghi chú đầy đủ trong hồ sơ đi kèm.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 17: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

An toàn hàng hóa

Nói chung, hàng lạnh có thể được chia thành hai nhóm là làm mát (Chilled) và đông lạnh (Frozen).

Nhiều hàng làm mát (hoa quả) được xem như hàng “sống” vì chúng tiếp tục quá trình hô hấp sau khi thu hoạch và nhạy cảm với môi trường khô nóng (héo khô và nhăn). Điều này không xảy ra với những mặt hàng như thịt hay phomat ướp lạnh. Nhiệt độ vận chuyển hoa quả tối thiểu thường không thấp hơn -1,10C (300F). Hàng đông lạnh được xem như là loại “trơ” (inert) và thường vận chuyển ở nhiệt độ dưới -180C (00F).

Tuy nhiên, cả hai nhóm đều thuộc loại dễ hư hỏng và cần được bốc xếp cẩn thận hơn để đảm bảo hàng cập bến trong điều kiện tối ưu. Trong vận chuyển hàng hóa làm mát, các van thông gió (ventilator) thường được đặt ở vị trí mở với một số trường hợp ngoại lệ (thịt, chocolate, phim, hóa chất, các sản phẩm từ sữa và những mặt hàng yêu cầu vận chuyển trong điều kiện không khí kiểm soát). Cũng cần lưu ý đối với một số hàng hóa đòi hỏi kiểm soát độ ẩm và áp suất (như hoa, củ) nhằm kéo dài tuổi thọ sản phẩm sau khi thu hoạch.

Sắp xếp hàng hóa bên trong container lạnh

Việc sắp xếp đúng cách là điều cực kỳ quan trọng đối với việc chuyên chở hàng hóa container lạnh. Hàng hóa không bao giờ được xếp cao hơn vạch đỏ trong container nhằm tạo điều kiện cho luồng khí liên tục từ phía trước lưu thông vào trong. Mô hình xếp hàng lý tưởng là cách xếp cho phép luồng khí cấp di chuyển tự do trong khi vẫn giữ nguyên được sự ổn định của hàng hóa. Phải bố trí đủ khoảng trống phía trên và dưới khối hàng đã xếp để không khí có thể tự do luân chuyển.

Quy trình đóng hàng đông lạnh rất đơn giản với điều kiện là chúng được đóng vào container đúng ở nhiệt độ chỉ định cài đặt cho hành trình. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đóng hàng thành một khối vững chắc, không cần bố trí khoảng trống giữa khối hàng với thành container. Khi vận chuyển hàng đông lạnh phải luôn đóng van thông gió.

Điều quan trọng là phải đảm bảo khối hàng xếp phủ kín diện tích mặt sàn container hướng về phía sau các mép giới hạn sàn của thanh chữ “T” để tránh làm ngắt quãng và tăng hiệu quả của luồng khí lưu thông. Trong những container lớn, nếu lượng hàng hóa không đủ phủ kín mặt sàn thì chúng phải được xếp có cùng độ cao. Vì lý do sắp xếp hàng trong container đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng và an toàn hàng hóa khi vận chuyển nên trong trường hợp có nghi ngờ khi nhận đơn đặt hàng của người gửi hàng thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

Kiểm tra hàng hóa

Rất nhiều trường hợp trong vận đơn có quy định cho phép người vận chuyển mở một container đã niêm chì để tránh khả năng có tổn thất sau này. Phương pháp kiểm tra phụ thuộc vào loại hàng hóa và trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi có sự trợ giúp của chuyên gia.

Phải thường xuyên đo nhiệt độ “cùi” của hoa quả làm mát, rau tươi và nhiệt độ “lõi” của hàng đông lạnh. Trong điều kiện có thể, nên thực hiện thao tác này trước khi đóng hàng vào container lạnh. Hoa quả và rau tươi cũng cần được kiểm tra trước khi chúng được làm lạnh (xem có mốc, khô héo, mất nước, nhăn, mất màu, rách hay tróc vỏ, bầm dập, hỏng do nhiễm lạnh hay mùi vị).

Hàng đông lạnh phải được kiểm tra sự mất nước, bị sấy khô, xâm nhập của nước, vết lấm tấm đen, thay đổi màu sắc, mùi vị và kiểm tra có dấu hiệu nhiệt độ hàng hóa tăng lên sau đó bị làm lạnh lại hay không. Thùng carton, khay đựng và bao gói phải được xem xét kỹ khả năng và tính thích hợp với chức năng bảo vệ hàng hóa trong hải trình dài ngày.

Page 18: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

MÔ HÌNH LOGISTICS GIỐNG UBER

Ưu điểm của mô hình Logistics trong nội đô, liên tỉnh

Với sự tác động của công nghệ, ngành logistics (dịch vụ chuyên chở, giao nhận, phân phối) sẽ đi theo hướng xã hội hóa, do đại đa số người dân tham gia và giúp giao đơn hàng nhanh chóng hơn rất nhiều so với các công ty truyền thống có nhiều đơn hàng, giao theo tuyến đường.

Logistics trong nội đô, liên tỉnh, nếu vận dụng tốt và xã hội hóa phương tiện thì 95% nhu cầu vận chuyển hàng hóa cơ bản đều có thể đáp ứng được từ chính nguồn lực nội tại đang có từ người dân.

Ví dụ về việc chuyển bưu kiện, một người trên đường đi làm có thể cho hàng hóa lên xe và trên cung đường đi làm đó có thể giao cho khách. Như thế họ sẽ có thêm thu nhập đồng thời giải quyết giao đơn hàng nhanh chóng hơn rất nhiều so với các công ty truyền thống có nhiều đơn hàng phức tạp.

Một số điển hình trong ứng dụng mô hình Logistics mới

Trên thế giới

Amazon trước đây cũng thực hiện hình thức vận tải theo công thức truyền thống, nhưng trong thời gian qua gần đây, Amazon đã đưa vào sử dụng loại hình giao hàng mới thông qua ứng dụng tương tự như Uber. Mỗi khi có một gói hàng cần giao, những thành viên dùng ứng dụng gần đó sẽ thấy và nếu có ý định muốn “giao giúp” Amazon để kiếm thêm thu nhập sẽ đến chỗ nhận hàng và giao đến chỗ người nhận. Hoạt động này tương tự như mô hình taxi của Uber. Cùng đó, Amazon sẽ thuê những cửa hàng bán lẻ nằm rải rác trong thành phố làm nơi tập kết hàng, họ sẽ thả hàng tại các điểm này thay vì chuyển thẳng đến nhà khách hàng, sau đó thành viên sử dụng ứng dụng nói trên sẽ ghé qua đây lấy hàng rồi tự chuyển đến địa chỉ của người nhận. Nhờ áp dụng hình thức này, Amazon đã rút ngắn được thời gian giao vận xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ.

Với phương thức mới cho phép mọi người đều có thể tham gia, lực lượng lao động mới trong lĩnh vực logistics sẽ rất khác lực lượng cũ trước đây.

Tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, hơn 1 năm trở lại đây cũng đã xuất hiện dịch vụ giao hàng có tên gọi ShipS (của công ty Cổ phần Sản phẩm di động thông minh Việt Nam), hoạt động theo mô hình tương tự như đặt xe Uber và GrabTaxi, tận dụng những người đang có thời gian nhàn rỗi đi giao hàng cho cửa hàng.

Người giao hàng khi đến nhận hàng sẽ đưa trước toàn bộ tiền hàng cho chủ shop, sau đó thu lại tiền hàng từ phía người nhận kèm theo phí ship.

Kết luận

Nhận định của các chuyên gia cũng cho thấy, trong thực tế với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số, của mạng thông tin toàn cầu trong cuộc cách mạng 4.0, hoạt động phân phối, giao vận hàng hóa đã và đang biến đổi hoàn toàn. Hình thức giao vận truyền thống sẽ dần bị tác động bởi những mô hình giao vận sử dụng ứng dụng như Uber.

Trong một nền kinh tế chia sẻ, ai cũng có quyền được tham gia thì trong lĩnh vực logistics, những người tham gia đó sẽ tạo ra hoạt động rộng lớn, tiện lợi mà không công ty nào có thể đạt được.

Back

Page 19: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

5 XU HƯỚNG NHÂN SỰ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 2017

Nền kinh tế toàn cầu đang dần thay đổi từng ngày, các công ty cũng vì thế mà phải đối mặt với những khó khăn mới. Định hướng đúng đắn cho tương lai trong một bối cảnh không mấy ổn định là thách thức không nhỏ ngay cả đối với các nhà lãnh đạo và những chuyên gia về nhân sự (HR) dày dạn kinh nghiệm nhất.

Một trong những yếu tố mang tính sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là chuỗi cung ứng. Một chuỗi cung ứng lành mạnh dẫn đến một tổ chức lành mạnh. Với tất cả những thay đổi mang tính quốc tế (từ chính trị đến kinh tế và môi trường), các tổ chức cần phải đạt được tiêu chí “đúng người – đúng việc” trong từng mắc xích nhỏ nhất của chuỗi cung ứng. Dưới đây là một số xu hướng quan trọng nhất có thể xem xét để hiện thực hóa các tiêu chí đã đề ra:

Chuỗi cung ứng ở cấp độ C

Ngày càng có nhiều CFO, CEO, các nhà đầu tư và các thành viên hội đồng quản trị nhận ra giá trị mà một chuỗi cung ứng tốt mang lại. Họ cũng hiểu được những rủi ro có thể xảy ra bởi liên kết yếu ớt giữa các thành tố trong một chuỗi cung ứng. Những mối lo trên sẽ còn tiếp diễn khi người tiêu dùng đang ngày càng tận dụng lợi thế của sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Thời gian để hàng hóa đến tay người tiêu dùng và những kỳ vọng về chất lượng hiện nay là một trong những thách thức lớn nhất khi nhắc đến một chuỗi cung ứng hiệu quả. Bạn không giao hàng, bạn bị mất doanh thu. Đơn giản là vậy! Nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải duy trì được một sự cân bằng giữa tăng trưởng, khả năng sinh lời, trách nhiệm và dịch vụ khách hàng.

Tập trung vào việc giữ gìn nhân tài

Người làm công việc điều hành chuỗi cung ứng luôn phải chứng kiến những nhân viên tài năng nhất của họ rời đi tại một số thời điểm. Với tâm lý “tự do” của “kẻ làm thuê” – bạn sẵn sàng rời chỗ làm hiện tại vì một nơi khác chào mời mức lương cao hơn hoặc cho bạn một cơ hội nghề nghiệp lớn hơn. Vì vấn đề này, các tổ chức doanh nghiệp đang ngày càng tập trung vào các chương trình giữ lại nhân tài cho công ty. Các hoạt động huấn luyện (coaching), đề ra kế hoạch nghề nghiệp và các gói hỗ trợ nhân viên tốt hơn là một số trong những công cụ được sử dụng bởi phòng nhân sự trong việc bảo đảm tài năng tốt nhất của họ không bị cám dỗ để rời khỏi tổ chức.

Nhân sự trong Marketing

Bộ phận Nhân sự và Marketing cần tạo ra chuyên mục nội dung mới vào năm 2017 để thu hút được các “tân binh” tiềm năng. Thông qua việc sử dụng video, blogs và các bài đăng trên mạng xã hội, các tổ chức có thể đẩy mạnh văn hóa công sở, ngoài ra còn có các dự án trưng bày và lan tỏa profile của các nhân viên. Các ứng cử viên tiềm năng thường rất mong muốn được thấy hình ảnh chân thực của văn hóa nội bộ, khiến họ có được sự hình dung dễ dàng và chính xác hơn về sự nghiệp và bản thân trong tương lai. Nói đến việc các ứng cử viên thực sự quan tâm đến chất lượng và nội dung xác thực, đó lại là một rào cản lớn cho nhiều tổ chức truyền thống thường phải đấu tranh với vấn đề về sự minh bạch. Hi vọng Marketing về nội dung trong các hoạt động tuyển dụng sẽ là xu hướng mới đáng quan tâm trong năm 2017.

Đa dạng hóa lực lượng lao động

Cân bằng giới tính nơi công sở sẽ là một chủ đề “hot” trong năm 2017. Vấn đề nằm ở hai chữ giá trị. Giá trị cho tất cả các bên liên quan bắt đầu với các cổ đông, khách hàng và nhân viên, có thể được tạo ra với một sự cân bằng giới tính lớn hơn trong các mắc xích quan trọng của một chuỗi cung ứng.

Các kỹ năng cần thiết trong vận hành một chuỗi cung ứng là sự kết hợp giữa các yếu tố kỹ thuật, tuy nhiên, vấn đề về kỹ năng mềm cũng đáng được lưu tâm ví dụ như khả năng quản lý những thay đổi có thể xảy ra và quản lý việc vận hành. Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng thuộc hàng “top” trong năm 2017 phải có cả trình độ kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp. Sự đa dạng hóa trong khả năng của mỗi nhân viên nhìn chung có thể xóa bỏ vấn đề về chuyên môn hạn hẹp trong việc tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp.

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 20: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

Nhân tài trong Thị trường lao động toàn cầu

40% các công việc thực hiện trong chuỗi cung ứng xoay quanh các phân tích phức tạp, hoạch định chiến lược (planning), tiến trình xử lý, mua sắm, và cung cấp dịch vụ.

Bản chất của công việc cần có nhu cầu hỗ trợ đa ngôn ngữ, sự phức tạp về văn hóa địa phương giữa các khu vực địa lý khác nhau đòi hỏi nguồn nhân lực đa quốc gia trong vận hành một chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ví dụ, bạn có thể thấy một công ty của Mỹ tiến hành planning ở Philippines, điều hành các trung tâm thu mua ở Singapore, và tiến hành phân tích kinh doanh toàn cầu tại Brazil.

Kết luận

Chúng ta cần có định hướng cho một thị trường nơi mà người lao động thực sự có năng lực và nhà tuyển dụng cần phải có những nỗ lực lớn hơn cho việc giữ gìn những nhân tài. Vấn đề càng trở nên khó khăn hơn, khi nhiều công việc đang có xu hướng thay đổi và trở nên ngày càng phức tạp thông qua việc ra đời liên tục các công nghệ mới.

Do đó các giải pháp về nhân sự đã chứng minh được tầm quan trọng của mình trên hành trình đưa một tổ chức ngày càng phát triển và tiến xa hơn trong tương lai.

Back

Page 21: Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATIONgemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin...- Các kỹ thuật tối ưu hoá: Các công cụ tối ưu hóa tuyến đường

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

HỘI THẢO THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC GIAO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO NGÀNH LOGISTICS

Thời gian: 4-5/5/2017

Địa điểm: Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung: Thảo luận đề xuất của Chính phủ Australia về cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp, các trường đào tạo nghề và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng như các hoạt động nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động có kỹ năng của thị trường lao động Việt Nam.

Đơn vị tổ chức: Chính phủ Australia và Tổng cục Dạy nghề Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"In the end, just three things matter: How well we have live; How well we have loved; How well we have learned to let go.”

- Jack Kornfield -