16
Số 39 / 2013 PHÁT HÀNH HÀNG THÁNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỐN CỦA SCIC TẠI DOANH NGHIỆP 3 7 Phát huy hiệu quả mô hình quản lý vốn nhà nước SCIC tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) VăN BảN CHíNH SáCH MớI Những điểm mới của Quy chế Người đại diện năm 2013 Trên cơ sở pháp lý chủ yếu là Nghị định 99 và Nghị định 66 của Chính phủ, ngày 6/2/2013, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã ban hành Quyết định số 06/ QĐ-ĐTKDV.HĐTV thay thế Quyết định số 20/QĐ-ĐTKDV.HĐTV ngày 9/6/2009 của HĐQT SCIC về việc ban hành Quy chế Người đại diện vốn của SCIC tại DN. Ngày 4/4/2013, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) và Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổng cục An ninh II tặng giấy khen bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2012 cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Tràng Tiền Plaza - Kỳ vọng tạo ra sự thành công cho trung tâm thương mại “kiêu kỳ” nhất thủ đô 3 5 TIN TứC – Sự KIệN Lãnh đạo cấp cao của TPG, Swiss Re thăm và làm việc tại SCIC (Xem tiếp trang 2)

Ban tin Nguoi dai dien so 39.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Số 39 / 2013

P H Á T H À N H H À N G T H Á N G D À N H C H O N G Ư Ờ I Đ Ạ I D I Ệ N V Ố N C Ủ A S C I C T Ạ I D O A N H N G H I Ệ P

3

7

Phát huy hiệu quả mô hình quản lý vốn nhà nướcSCIC tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI)

Văn bản chính sách mớiNhững điểm mới của Quy chế Người đại diện năm 2013

Trên cơ sở pháp lý chủ yếu là Nghị định 99 và Nghị định 66 của Chính phủ, ngày 6/2/2013, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-ĐTKDV.HĐTV thay thế Quyết định số 20/QĐ-ĐTKDV.HĐTV ngày 9/6/2009 của HĐQT SCIC về việc ban hành Quy chế Người đại diện vốn của SCIC tại DN.

Ngày 4/4/2013, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) và Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tổng cục An ninh II tặng giấy khen bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2012 cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

Tràng Tiền Plaza - Kỳ vọng tạo ra sự thành công cho trung tâm thương mại “kiêu kỳ” nhất thủ đô

3

5

Tin Tức – sự kiện

Lãnh đạo cấp cao của TPG, Swiss Re thăm và làm việc tại SCIC

(Xem tiếp trang 2)

2

w w w . s c i c . v n số 39Tin tức Sự kiện

Ngày 19/3/2013, Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare, mã VNR) cùng ông Martyn Parker, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác toàn cầu của Swiss Re và ông Andrej Motyl, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam vừa có cuộc tiếp kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh.

Tại buổi tiếp kiến, Phó Thủ tướng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Swiss Re hỗ trợ VNR và thị trường bảo hiểm Việt Nam triển khai bảo hiểm nông nghiệp. Phó Thủ tướng đề nghị Chính phủ Thụy Sĩ, Cơ quan Hợp tác Thụy Sĩ với Việt Nam (SECO) và Swiss Re cùng VNR tiếp tục hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam trong các lĩnh vực như: bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng xuất khẩu, năng lượng hạt nhân, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm vi mô cho người nghèo…

* Cùng ngày, VNR và Swiss Re có buổi làm việc với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC cho biết, VNR hiện là DN thuộc Nhóm I nhóm đầu tư chiến lược trong danh mục các công ty SCIC quản lý. SCIC và Swiss Re là hai cổ đông lớn nhất của VNR: SCIC hiện đang nắm giữ 40,36% và Swiss Re nắm giữ 25% vốn tại VNR.

Hai bên đã có cơ hội cập nhật thông tin của mình và trao đổi tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung. Một số hoạt động được VINARE triển khai trong thời gian qua như mô hình NAT CAT

(mô hình hóa các thảm họa tự nhiên) và dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như bảo hiểm nông nghiệp đã được thảo luận trong cuộc gặp này.

Đại diện cho SCIC, Tổng giám đốc Lại Văn Đạo khẳng định ngành bảo hiểm là một trong những ngành chủ chốt mà Chính phủ Việt Nam không có ý định thoái vốn ít nhất trong thời gian 5 đến 10 năm tới. Đại diện phía Swiss Re, ông Martyn Parker cũng thể hiện cam kết của Swiss Re trong việc hỗ trợ ngành bảo hiểm Việt Nam thông qua các hoạt động

như: cung cấp nguồn vốn có giá trị cao (giúp doanh nghiệp có độ an toàn cao) và hỗ trợ đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm về bảo hiểm và tái bảo hiểm. Cụ thể, trong năm 2012, Swiss Re đã hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho 9 cán bộ của VINARE tại Zurich và các nơi khác, tổ chức đào tạo cơ bản về Tái bảo hiểm cho các cán bộ mới và khách hàng, và tổ chức các Hội thảo chuyên đề.

Trên cơ sở đó, hai bên khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ vì sự phát triển bền vững của VINARE.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí đại diện Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; các đồng chí Ban lãnh đạo SCIC, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên Tổng công ty tại Hà Nội; Công ty VIID; Công ty SIC.

Hội nghị đã được nghe đồng chí Trần Văn Tuấn – nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối DN Trung ương giới thiệu, quán triệt những nội dung cơ bản, đặc biệt là các Nghị quyết và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) như sau: Nghị quyết số 19 – NQ/TW ngày 31/10/2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy

mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Kết luận số 49 - KL/TW ngày 16/10/2012 về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013; Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doạnh nghiệp nhà nước” và

Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 về Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thông qua Hội nghị đã giúp các cán bộ, đảng viên, đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên Tổng công ty và các công ty thành viên nắm vững nội dung cơ bản của các kết luận, nghị quyết được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, để từ đó vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng vào công tác, học tập và công việc thực tiễn, đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

SCIC tổ chức hội nghị quán triệt... (Tiếp theo trang 1)

Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo tiếp đoàn công tác VINARE, Swiss Re

- Swiss Re là tập đoàn hàng đầu của Thụy Sỹ, chuyên cung cấp các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, giải pháp tài chính doanh nghiệp và dịch vụ quản lý rủi ro, ra đời tại Zurich năm 1863. Swiss Re hiện có 70 văn phòng tại hơn 30 nước và bắt đầu vào thị trường châu Á từ 1913.

- Ngày 07/01/2008, 16.804.610 cổ phiếu tương đương 25% vốn điều lệ của VINARE đã được bán cho Swiss Re trong buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa 2 công ty. Với giá bán 75.000 đồng/cổ phiếu cùng sự tư vấn của Credit Suisse, hợp đồng giá trị 1.260 tỷ đồng này (tương đương 79 triệu USD) đã đưa Swiss Re trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài duy nhất của VINARE.

3

w w w . s c i c . v n số 39

Nhân sự kiện Hội nghị thường niên nhà đầu tư 2013 của TPG tổ chức tại Hà Nội, sáng ngày 21/3/2013, ông David Bonderman, Cổ đông Sáng lập Quỹ Đầu tư Texas Pacific Group (TPG) cùng các Lãnh đạo cấp cao của TPG đã đến thăm và làm việc tại SCIC. Hai bên đã trao đổi các khả năng hợp tác trong tương lai.

Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo đã giới thiệu về các hoạt động và thành tựu mới nhất của SCIC và đề cập đến một số khả năng hợp tác với TPG, ví dụ: TPG có thể mua cổ phần của các doanh nghiệp trong danh mục SCIC; 2 bên có thể cùng đầu tư vốn vào một dự án mới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản, dược,… TPG có thể hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm với SCIC về chuyên môn của mình. Phía

TPG quan tâm đến việc mua cổ phần hoặc mua lại các doanh nghiệp/dự án đã và đang hoạt động. Khi đầu tư vào DN, với vai trò cổ đông, TPG sẵn sàng tham gia hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực quản lý, hỗ trợ giải quyết các khó khăn tại DN. Các ngành mà TPG quan tâm bao gồm dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, dược, y tế, công nghệ. Bên cạnh đó, TPG cũng giới thiệu về đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trên toàn cầu và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với SCIC (thông qua đại diện/chuyên gia cao

cấp của TPG). Hai bên đã nhất trí thành lập và duy trì đầu mối liên lạc nhằm xem xét cụ thể hơn những cơ hội hợp tác.

Được thành lập từ năm 1992, Texas Pacific Group (TPG) là một tập đoàn đầu tư tư nhân hàng đầu trên toàn cầu,

với tổng số vốn quản lý hơn 54 tỉ USD. Tập đoàn hiện có 17 văn phòng tại 10 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật, Singapore. TPG đầu tư vào nhiều ngành, bao gồm dịch vụ tài chính, du lịch & giải trí, công nghệ, bán lẻ, vv. TPG đã từng tham gia nhiều thương vụ có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, bao gồm cả việc đầu tư vào Lenovo, Burger King, vv. Tại Việt Nam TPG đã thực hiện 02 thương vụ là đầu tư vào FPT (khoảng 10% thông qua TPG growth- đã thoái vốn) và đầu tư vào Masan (khoảng 35 triệu USD).

Tin tức Sự kiện

Ngày 5/4/2013, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giấy khen bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2012 của Tổng cục An ninh II cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Thay mặt Tổng cục An ninh II, Thiếu tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II đã trao giấy khen bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2012 cho đồng chí Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC.

Được biết, ngay từ năm 2008, Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát và SCIC đã cùng nhau ký kết, thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Tổng Giám đốc SCIC Lại Văn Đạo, thời gian vừa qua, sự phối hợp hoạt động giữa Tổng cục An ninh II và SCIC đã phát huy sức mạnh tổng hợp, trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, phòng ngừa, điều tra và xử lý tội phạm kinh tế trong hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

SCIC thường xuyên cung cấp cho Tổng

cục An ninh II các thông tin liên quan tới việc kiểm soát, quản lý rủi ro, phòng ngừa các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật. Mặt khác, Tổng cục An ninh II cũng đã hướng dẫn, giúp đỡ SCIC và các đơn vị thành viên triển khai thực hiện các phương án bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, phòng ngừa, phát hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Tổng cục An ninh II tặng giấy khen bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2012 cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Trình Văn Thống khẳng định, Tổng cục An ninh II sẽ luôn sẵn sàng phối hợp với Tổng công ty trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm và hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Hai bên sẽ thường xuyên phối hợp và trao đổi thông tin với nhau, không để xảy ra sai sót, làm sao để vốn nhà nước được bảo toàn và phát huy hiệu quả.

Lãnh đạo cấp cao của TPG thăm và làm việc tại SCIC

Thiếu tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh II trao Giấy khen cho Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo.

Quang cảnh buổi làm việc giữa SCIC và TPG

4

w w w . s c i c . v n số 39Tin tức Sự kiện

Ngày 22/2/2013, Tổng giám đốc Lại Văn Đạo đã có chuyến thăm và làm việc với các Doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, gồm Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giao thông công nghiệp (Tracodi).

Tại buổi làm việc tại BMI có sự tham dự của ông Trần Vĩnh Đức – Chủ tịch HĐQT Công ty và các thành viên Ban lãnh đạo Công ty, Tổng giám đốc Lại Văn Đạo đã ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của BMI trong bối cảnh chung của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đồng thời, Tổng giám đốc cũng đã gửi lời động viên tinh thần và lời chúc Tết đầu năm đến Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty tiếp tục nỗ lực hơn trong việc vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Công ty.

Kết thúc buổi làm việc tại BMI, Tổng giám đốc và các thành viên trong đoàn tiếp tục ghé thăm chúc mừng việc cổ phần

hóa thành công của Tracodi. Sau buổi làm việc tại Tracodi, Tổng giám đốc đã thăm và làm việc tại văn phòng Chi nhánh khu vực phía Nam (CNPN).

Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc đã ghi nhận những nỗ lực của toàn thể cán bộ Chi nhánh trong việc hoàn thành các nhiệm vụ năm 2012 do Tổng giám đốc giao, đồng thời cũng động viên và đề nghị các cán bộ Chi nhánh tiếp tục nỗ lực không ngừng cho sự phát triển mạnh hơn trong thời gian tới của Chi nhánh nói

riêng và của SCIC nói chung.Đại diện cho toàn thể cán bộ Chi

nhánh, ông Lê Đình Bửu Trí – Giám đốc CNPN đã cám ơn Tổng giám đốc và các thành viên Ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như các Ban chuyên môn đã có sự quan tâm đến CNPN trong thời gian qua. Đồng thời, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ CNPN cũng đã hứa quyết tâm nỗ lực để hoàn thành những nhiệm vụ ngày càng mang tính thách thức hơn, góp phần vào kết quả chung của Tổng công ty.

Trong các ngày 20 và 21/2/2013, Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo đã có chuyến thăm và làm việc tại các doanh nghiệp có vốn của SCIC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – DHG (thành viên của Top doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thuộc danh mục SCIC), Tổng giám đốc Lại Văn Đạo đã chia sẻ kết quả hoạt động của SCIC trong năm 2012, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của DHG vào kết quả chung của SCIC trong năm 2012. Trước những dự báo khó khăn trong năm 2013, Tổng giám đốc cũng đã động viên tinh thần Ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của DHG tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính của năm 2013.

Ghi nhận những chia sẻ của Tổng giám đốc SCIC, Dược sĩ Phạm Thị Việt Nga – Chủ tịch HĐQT Công ty bày tỏ sự cảm ơn những đánh giá, cũng như những lời động viên chân thành của Tổng giám đốc Lại Văn Đạo. Đồng thời, để đáp lại những lời động viên từ TGĐ, bà Nga cũng đã đại

Tổng giám đốc Lại Văn Đạo thăm và làm việc với các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Tổng giám đốc Lại Văn Đạo thăm và làm việc với các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Tổng giám đốc Lại Văn Đạo thăm và làm việc với TCT cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh (BMI)

TGĐ Lại Văn Đạo thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.

TGĐ Lại Văn Đạo thăm và làm việc tại Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco.

TGĐ Lại Văn Đạo thăm và làm việc với Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp

diện toàn thể CBCNV của DHG hứa tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng, vượt qua những khó khăn thách thức của năm 2013 để hoàn thành những mục tiêu kinh tế chính trị mà Đảng và Nhà nước đã tin giao.

* Tại Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco: Sau khi làm việc với các cán bộ chủ chốt của Công ty, Tổng giám đốc đã đi thăm khu công nghiệp tổ hợp nhà máy dược liệu của Domesco và cũng có chỉ đạo sát sao để dự hoàn thành và đưa vào khai

thác đúng tiến độ.* Tổng giám đốc và đoàn công tác

tiếp tục chương trình thăm và làm việc với Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Lê Vĩnh Tân – Bí thư Tỉnh ủy, và đồng chí Lê Minh Hoan – Chủ tịch UBND tỉnh.

Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc SCIC và Lãnh đạo Tỉnh đã trao đổi về những kết quả đạt được trong mối quan hệ giữa SCIC và địa phương, đồng thời cũng chúc mối quan hệ ngày càng tốt đẹp để tạo tiền đề cho những thành công cho những năm sắp tới.

Cũng trong chương trình của chuyến công tác, sáng ngày 21/02/2013, Tổng giám đốc và các thành viên của đoàn công tác đã dâng hương và hoa tại khu tưởng niệm Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại).

5

w w w . s c i c . v n số 39Tin tức Sự kiện

Nỗ lực tái cấu trúcNhiều người từng đến đây ví Tràng

Tiền Plaza lộn xộn như một cửa hàng bách hóa thời bao cấp hoặc những chợ bán lẻ bình dân. Hàng hóa nghèo nàn, tốt xấu lẫn lộn, phẩm cấp, chất lượng, giá cả không đảm bảo... Hoạt động èo uột tất yếu cho kết quả là hiệu quả kinh tế thấp.

Trước thực trạng đó, sau khi tiếp nhận doanh nghiệp này, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quyết định tái cấu trúc. Tràng Tiền Plaza đóng cửa, một đề bài với hiệu quả kinh tế đặt lên hàng đầu được đưa ra, các phương án đầu tư, kinh doanh được xây dựng. Trong rất nhiều phương án, liên doanh với đối tác nước ngoài được lựa chọn bởi kinh nghiệm và tiềm lực cũng như khả năng làm việc với các thương hiệu lớn của họ. Tràng Tiền Plaza được định vị trở thành trung tâm mua sắm hàng hóa cao cấp, phục vụ chủ yếu tầng lớp có thu nhập cao và khách nước ngoài.

Một cuộc thi được tổ chức nhằm chọn ra đối tượng hợp tác với SCIC với 5 gương mặt sừng sỏ nhất tại châu Á tham gia,

trong đó có những tên tuổi như: Parkson (Malaysia), Lotte (Hàn Quốc), DFS (Singapore)… Cuối cùng DFS, được biết đến với chuỗi cửa hàng miễn thuế tại các sân bay trên toàn thế giới, với đại diện là doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn được lựa chọn.

Nhằm thổi một làn gió mới vào diện mạo và phong cách của Tràng Tiền Plaza, phía đối tác nước ngoài rất cầu kỳ trong việc cải tạo sửa chữa. Họ cất công sang tận Pháp, nơi lưu giữ bản thiết kế những ngày đầu của Tràng Tiền Plaza để có được những thông số phục dựng lại nơi đây theo lối kiến trúc thanh lịch và sang trọng, cổ kính.

Tuy nhiên, để đảm bảo kiến trúc, cảnh quan của tòa nhà nằm ngay cạnh Hồ Gươm, việc sửa chữa, cải tạo Tràng Tiền Plaza còn được UBND TP Hà Nội quan tâm và giám sát chặt chẽ.

Theo yêu cầu của chính quyền thành phố, công trình phải giữ kiến trúc vốn có, chỉ làm mới hoặc thay thế vật liệu, màu sắc và một vài chi tiết kiến trúc; không làm biến dạng về hình thức, kết cấu hiện có. Kết quả của sự cải tạo là bên ngoài tòa nhà vẫn giữ nguyên, số tầng, kiến trúc, màu sơn không thay đổi. Phía bên trong tòa nhà có thay đổi cấp trần, hệ thống chiếu sáng, điều hòa bằng những vật liệu, thiết bị cao cấp.

Nhưng thay đổi lớn nhất nằm ở sự vận hành và những thương hiệu xuất hiện ở đây. Với mối quan hệ và khả năng thuyết phục, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh hàng cao cấp, DFS đã đưa về đây những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới như: Luis Vuitton, đồng hồ Rolex, mỹ phẩm Chanel... Các thương hiệu cao cấp của Việt Nam cũng có mặt, song chiếm tỷ lệ thấp bởi giá thuê tại đây

- Kỳ vọng tạo ra sự thành công cho trung tâm thương mại “kiêu kỳ” nhất thủ đôNhằm thổi một làn gió mới vào Tràng Tiền Plaza, phía đối tác rất cầu kỳ trong cải tạo sửa chữa. Họ sang tận Pháp để có được những thông số phục dựng lại nơi đây theo lối kiến trúc thanh lịch và sang trọng, cổ kính. Mặc dù, nền kinh tế đang khó khăn, hàng hiệu trở thành món đồ quá xa xỉ với một bộ phận khách hàng Việt Nam, nhưng Tràng Tiền Plaza vẫn kỳ vọng tạo ra sự thành công cho trung tâm thương mại “kiêu kỳ” nhất Thủ đô.

6

w w w . s c i c . v n số 39Tin tức Sự kiện

không hề dễ chịu, trung bình khoảng 150 USD/m2/tháng.

Cách thu hút các thương hiệu quốc tế cao cấp về Tràng Tiền là đầu tư đúng đẳng cấp. Những con số về sự lột xác của Tràng Tiền Plaza có thể khiến cho mọi người kinh ngạc. Chẳng hạn như kinh phí đầu tư một gian hàng đạt chuẩn hạng sang tại đây vào khoảng 4-12 triệu USD (phần này các thương hiệu vào đây chi). Trong đó chi phí cho thiết kế đã là một triệu USD. Mặt bằng phải từ 400 m2 trở lên các thương hiệu lớn mới chịu đầu tư vào. Điều này doanh nghiệp Việt Nam khó lòng làm nổi. Chỉ có các thương hiệu lớn với sức sống hàng trăm năm, giá trị tính bằng hàng tỷ USD mới dám bỏ tiền ra mài dũa từng chi tiết.

Không kể 400 tỷ đồng cải tạo Tràng Tiền bên ngoài, tổng số tiền hoàn thiện cho 112 gian hàng và hàng hóa lên đến 150 triệu USD, tương đương 3.000 tỷ đồng. Các thương hiệu lớn đòi hỏi không gian hoàn hảo đến từng chi tiết, không để dư một kẽ hở nào. Chuyên viên đến từ khắp nơi trên thế giới giám sát thi công theo tiêu chí khắt khe. Các cửa hàng 3 sao đầu tư thiết kế, lắp ráp chừng 1-2 tháng là đi vào hoạt động nhưng tại Tràng Tiền phải mất 6-9 tháng hoàn thiện trưng bày.

Thách thứcNền kinh tế đang khó khăn, hàng hiệu

trở thành món đồ quá xa xỉ với một bộ phận khách hàng Việt Nam, kể cả những người trước đó không tiếc tiền cho khoản mục này.

Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ: “Tôi đã theo dõi lịch sử nhiều thăng trầm của Tràng Tiền. Trước đây dự án là khu mua sắm do người Pháp quản lý, sau đó được bán lại cho 49 tư nhân. Giai đoạn kế tiếp là công tư hợp doanh, có thêm sự quản lý của nhà nước. Đến lượt Vinaconex cải tạo lại Tràng Tiền thành trung tâm thương mại thì lại vướng cơ chế không thể chi nhiều tiền để đầu tư cho xứng tầm. Vì vậy các thương hiệu lớn cũng ngại vào. Cho đến khi Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước cho đấu thầu dự án cải tạo Tràng Tiền, trung tâm thương mại này được đại phẫu. Với kinh nghiệm kinh doanh hàng hiệu sẵn có, tôi tham gia “phẫu thuật” Tràng Tiền với mong muốn mang lại diện mạo mới cho Hà Nội”.

Mặc dù xã hội Việt Nam vẫn còn không ít cái nhìn khắt khe đối với người dùng hàng hiệu, đặc biệt trong bối cảnh thu nhập của đại đa số người dân còn thấp. Thế

nhưng xã hội đang tiến lên, kinh tế luôn khát khao lao về phía trước, quá trình hội nhập đang mạnh mẽ và không ai có thể cản nổi nhịp thở của thời đại. Không thể ngăn những người có thu nhập cao chọn hàng hóa tốt nhất, sang trọng nhất nếu điều đó thỏa mãn nhu cầu và sở thích của họ. Nói một cách khác, chừng nào xã hội này còn có người săn lùng hàng hiệu thì chừng đó những mặt hàng bị gọi là xa xỉ nhất vẫn xuất hiện để phục vụ thượng đế của mình.

Hàng hiệu là biểu tượng của chất lượng cao, đẳng cấp vượt trội, mang đến những giá trị tinh tế, đầy sáng tạo, giàu cảm xúc với mục đích cuối cùng là phục vụ một xã hội phát triển. Các thương hiệu lớn này cũng biết cách “chơi đẹp” khi lợi nhuận của họ song hành với trách nhiệm cộng đồng, không trốn thuế, biết sẻ chia. “Vì thế, tôi tin các định kiến về hàng hiệu sẽ dần dần được cởi bỏ, cơn lốc hàng hiệu sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn và được đón nhận nhiều hơn” - Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ.

Với những người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, Tràng Tiền Plaza được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thành công cho trung tâm thương mại “kiêu kỳ” nhất Thủ đô.

ANZ hạ dự báo lạm phát Việt Nam 2013 xuống 6-8%

Với việc giá cả dịch vụ y tế giảm nhiệt nhanh hơn kỳ vọng, các chuyên gia ngân hàng ANZ đã hạ dự báo mức lạm phát cả năm 2013 từ mức 8-10% đưa ra hồi cuối tháng 1/2013 xuống còn 6-8%. Trong đó, nhiều khả năng kết thúc năm nay, lạm phát của Việt Nam sẽ chỉ ở quanh mức 6%.

Cũng theo ANZ, có thể Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất thêm 1% trong quý II/2013 nếu các số liệu kinh tế tiếp tục diễn biến theo hướng xấu hơn. Bên cạnh dự báo của ANZ, báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mới được công bố của JP Morgan cũng điều chỉnh giảm dự báo lạm phát năm 2013 của Việt Nam.

J.P Morgan dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ đạt mức đỉnh 7,7% vào tháng 7 sau đó sẽ hạ nhiệt vào các tháng sau, xuống còn 5,5% vào tháng 12. Kết thúc năm 2013, lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức khoảng 6,6%.

Khai trương Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza mớiSáng 6/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Liên

Thái Bình Dương- IPP đã tổ chức khai trương Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza sau hai năm cải tạo, nâng cấp để biến nơi đây trở thành một trung tâm mua sắm với các nhãn hàng đẳng cấp thế giới.

Đến dự, có đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Chủ tịch Hạ viện Phi-li-pin Xôn-ni Ben-mô-tê cùng đại diện lãnh đạo các bộ, các ban, ngành ở trung ương, Hà Nội, đông đảo doanh nhân trong nước và ngoài nước.

Dự án nâng cấp Trung tâm thương mại Tràng Tiền đã được triển khai xúc tiến từ hơn hai năm qua do Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPP và các đối tác thực hiện dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với tổng mức đầu tư 20 triệu USD (khoảng hơn 400 tỷ đồng) để cải tạo, nâng cấp tòa nhà và nội thất sang trọng bên trong, trong khi vẫn giữ nguyên kết cấu, nét kiến trúc bên ngoài.

Theo Chủ tịch IPP Johnathan Hạnh Nguyễn, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPP và các thương hiệu đẳng cấp cao của thế giới cũng đã đầu tư vào thiết kế và hàng hóa cho 112 gian hàng của Tràng Tiền Plaza mới với tổng mức chi phí lên đến 150 triệu USD. Đây là dự án mà ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã ấp ủ từ nhiều năm qua và mong muốn sẽ biến nơi đây trở thành một trung tâm mua sắm hàng đầu Việt Nam và quốc tế, hội tụ của các nhãn hiệu hàng cao cấp quốc tế và sẽ là điểm đến thu hút khách có khả năng chi tiêu cao, nhất là du khách quốc tế đến Thủ đô.

7

w w w . s c i c . v n số 39Văn bản chính sách mới

Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền,

trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN đã khẳng định vai trò của SCIC trong việc tiếp nhận và quản lý phần vốn Nhà nước tại DN. Đồng thời, Chính phủ cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện khuôn khổ, thể chế cho hoạt động của SCIC, trong đó có Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ mới của SCIC.

Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ cũng đặt SCIC là Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập, là một trong 5 tổng công ty đặc biệt có điều lệ tổ chức và hoạt động do Chính phủ trực tiếp ban hành (cấp nghị định).

Theo Nghị định số 99, mối quan hệ giữa SCIC và NĐD đã thay đổi căn bản so với trước đây: Chuyển từ quan hệ phối hợp sang quan hệ mang tính chất chỉ đạo - SCIC thực hiện chỉ định và giao nhiệm vụ cho NĐD.

Trên cơ sở pháp lý chủ yếu là Nghị định 99 và Nghị định 66 của Chính phủ, ngày 6/2/2013, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-ĐTKDV.HĐTV thay thế Quyết định số 20/QĐ-ĐTKDV.HĐTV ngày 9/6/2009 của HĐQT SCIC về việc ban hành Quy chế Người đại diện vốn của SCIC tại DN.

Quy chế 06 có rất nhiều điểm mới so với Quy chế 20, quy định rõ ràng hơn quyền và trách nhiệm của Người đại diện vốn.

* Về nguyên tắc ủy quyền, Quy chế 06 nhấn mạnh: TCT chỉ định và giao nhiệm vụ cho NĐD; đánh giá hoạt động của NĐD; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật NĐD; quyết định mức lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của NĐD theo quy định của pháp luật và quy định của TCT.

* Về tiêu chuẩn Người đại diện, về cơ bản Quy chế 06 đã kế thừa các quy định của Quy chế 20. Bên cạnh đó, Quy chế 06 bổ sung và cụ thể hoá một số tiêu chuẩn sau:

+ Không bắt buộc NĐD là công dân

Việt Nam, thường trú tại Việt Nam đối với NĐD trong trường hợp đại diện vốn tại DN có vốn đầu tư của TCT hoạt động tại nước ngoài, … hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác;

+ Không uỷ quyền nếu NĐD đang trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ, chức danh hoặc bị xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, hoặc trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật từ khiển trách trở lên (Theo quy định của Điều 6 - NĐ 66).

* Về tuổi và thời hạn ủy quyền NĐD, Quy chế 20 chưa có quy định cụ thể về các nội dung này. Quy định về nhiệm kỳ và độ tuổi đối với NĐD trong Quy chế 06 được thực hiện theo Điều 6 - NĐ 66 và Điều 5 - TT 03.

Ngoài ra, Quy chế 06 còn quy định về việc ủy quyền cho NĐD không đủ tuổi đảm nhiệm hết thời hạn hoặc kéo dài thời gian ủy quyền đối với NĐD đã đến tuổi nghỉ hưu trong một số trường hợp cụ thể.

* Quy trình và hồ sơ uỷ quyền NĐD, Quy chế 20 chưa có quy định cụ thể về nội dung này. Về hồ sơ ủy quyền NĐD, căn cứ vào Điều 5 - Thông tư số 03, Quy chế 06 đã quy định việc lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp nhân sự dự kiến làm NĐD đang trong thời gian bị thanh tra, kiểm tra, điều tra.

Căn cứ kết quả triển khai hình thức đơn đề nghị hoặc cam kết làm NĐD để làm căn cứ ban hành QĐ uỷ quyền NĐD trong thời gian qua, Quy chế 06 đã chính thức bổ sung Đơn đề nghị vào thành phần

hồ sơ uỷ quyền NĐD.* Tiếp tục uỷ quyền NĐD, Quy chế

20 chưa có quy định cụ thể về nội dung này. Để đồng bộ với quy định về nhiệm kỳ NĐD, Quy chế 06 đưa ra quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và hồ sơ tiếp tục uỷ quyền sau khi kết thúc thời hạn ủy quyền NĐD.

- Quyền và nghĩa vụ NĐD, Quy chế 20 sử dụng phương pháp liệt kê để quy định cụ thể các vấn đề NĐD được chủ động quyết định và các vấn đề phải xin ý kiến TCT.

- Căn cứ NĐ 99, TT 117, Quy chế 06 đã sử dụng phương pháp loại trừ để quy định các vấn đề NĐD phải xin ý kiến TCT, theo đó các vấn đề còn lại thì NĐD được quyền chủ động quyết định.

Lưu ý: Đối với các vấn đề NDD phải xin ý kiến TCT, Quy chế 06 đã nêu rõ các nội dung phải xin ý kiến và có thêm “điểm quét” - Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, HĐTV doanh nghiệp.

* Về các nghĩa vụ khác của NĐD: Về cơ bản Quy chế 06 đã kế thừa quy định của Quy chế 20 và bổ sung thêm một số nội dung. Đặc biệt trong đó có quy định đối với cán bộ TCT được cử làm NĐD, ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ nêu tại Quy chế này, phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo các quy định nội bộ của TCT… Cán bộ SCIC khi làm NĐD phải lưu ý thêm các Thông báo và các quy định nội bộ khác của TCT. Ví dụ như: Thông báo kết luận giao ban, …

* Về tiền lương, thưởng, thù lao, phụ cấp NĐD, về cơ bản, Quy chế 20 và Quy chế 06 đều xây dựng chế độ tiền lương, thù lao, phụ cấp của NĐD theo quy định của pháp luật (Nghị định số 09/2009/NĐ-CP và Thông tư 117/2010/TT-BTC).

* Chế độ thông tin, báo cáo, về cơ bản, Quy chế 06 không có nhiều khác biệt so với Quy chế 20.

Tuy nhiên, Quy chế 06 đã làm rõ hơn các quy định về thời gian và hình thức trao đổi thông tin, đặc biệt trong trường hợp khẩn. Cụ thể: Văn bản xin ý kiến (kèm theo ý kiến đề xuất) của NĐD phải gửi TCT trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông/HĐQT/HĐTV/Ban Giám đốc ít nhất năm ngày làm việc. Trường hợp không thể đảm bảo thời gian nêu trên vì lý do bất khả kháng, bằng nỗ lực cao nhất, thông qua các phương tiện thông tin (điện thoại, fax, email…) NĐD phải thông báo cho TCT để TCT có ý

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA QUY CHẾ NGƯỜI ĐẠI DIỆN NĂM 2013

(Xem tiếp trang 9)

8

w w w . s c i c . v n số 39Thông tin Thị trường

Sự bình lặng ở đây theo các chuyên gia, chính là chứng khoán sẽ kéo dài xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ.

Và họ cho rằng trong bối cảnh những khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa giảm, thị trường chứng khoán chỉ tăng nhẹ cũng đã là điều tốt.

Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn...

Trong khi rất nhiều thông tin cho rằng giá xăng tăng từ tối hôm qua 28-3 sẽ làm lạm phát tăng mạnh trở lại, sẽ tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, thì ông Trịnh Hoài Giang, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC) lại có ý kiến khác. Ông Giang cho rằng giá xăng sẽ không tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 mà dự báo CPI tháng tới sẽ chỉ tăng khoảng 0,1% so với tháng 3 và trong 6 tháng đầu năm con số này chỉ tăng hơn 3% so với cuối 2012. Theo ông Giang, trong lúc tín dụng còn bí đường ra, lãi suất giảm vẫn chưa thể kích thích dòng tiền rời khỏi ngân hàng thì chưa có đủ căn cứ để cho rằng chỉ số lạm phát sẽ tăng mạnh trở lại.

Trong khi đó, có khả năng lãi suất huy động của các ngân hàng sẽ giảm tiếp, và mức giảm 0,5 - 1 điểm phần trăm được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Trong các kênh đầu tư hiện tại, gửi tiết kiệm vẫn được người dân chọn lựa nhiều nhất và thực sự đó vẫn là kênh sinh lời hiệu quả và an toàn, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm vẫn khoảng 8%, không thấp so với các nước. Song kênh đầu tư chứng khoán vẫn hứa hẹn sẽ hút được dòng tiền nhờ sức hấp dẫn của sự biến động tăng giảm. Hẳn nhiên chứng khoán vẫn nhiều rủi ro

nhưng cũng nhiều cơ hội, nhất là đối với các mã có tình hình kinh doanh ổn định, lợi nhuận tốt. Nếu đầu tư vào các mã này, lãi sinh ra hằng năm vẫn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Kênh đầu tư vàng đang tiềm ẩn quá nhiều rủi ro từ xu hướng giảm của giá thế giới và sự siết chặt quản lý của Việt Nam, còn kênh bất động sản sẽ chưa phục hồi khi sự hỗ trợ thực sự chưa thấy rõ.

... nhưng thị trường chưa thể tăng trưởng mạnh

Thông tin thị trường hiện đang chờ đợi hiện nay là đề án thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) được dự báo sẽ công bố vào phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Nhà đầu tư kỳ vọng sự ra đời của công ty này sẽ góp phần giải quyết nợ xấu của các ngân hàng.

Trong tình hình hiện nay, nhiều người dự báo khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ bơm tiền cho các ngân hàng vay dài hạn, trong khi các ngân hàng vẫn phải tiếp tục xử lý nợ. Tuy nhiên điều này sẽ tác động không nhỏ đến lạm phát. Vì vậy, thị trường mong chờ một giải pháp dung hòa hơn từ phía chính phủ, sao cho nợ xấu vẫn giải quyết được, nhưng cung tiền không tăng quá nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền vào thị trường giảm trong các ngày gần đây. Nhưng đó là động thái chờ đợi, không phải nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi thị trường.

Sở dĩ không đưa ra quan điểm thị trường sẽ tăng mạnh trong quí 2, theo ông Giang, vì số liệu được công bố trong quí 1 về sản xuất công nghiệp, PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng), tăng trưởng tín dụng đều không phải những con số tốt, nó phản ánh nền kinh tế còn yếu và sự phục hồi thật sự cần nhiều thời gian hơn nữa. Chính vì

vậy, nhận định thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh trong quí 2 là chưa đủ cơ sở.

Lực đẩy từ khối ngoạiTrong khi đó, dự báo kết quả kinh

doanh quí 1, ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng phân tích đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng sẽ không có đột biến. Ngoại trừ kết quả vẫn tốt từ các công ty ngành dược phẩm, tiêu dùng, thì nhiều ngành sản xuất khác vẫn tiếp tục chìm trong khó khăn. Tuy vậy, những tác động đến chứng khoán sẽ đến từ từng mã cổ phiếu khác nhau và không gây ảnh hưởng đến xu hướng thị trường. Và cũng như quan điểm của ông Giang, ông Khánh cho rằng thị trường sẽ chưa tăng tốt, nhưng cũng không giảm sâu trong thời gian tới.

Một nguyên nhân hỗ trợ cho thị trường chứng khoán chính là dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp tục mua vào nhiều trong tháng 3, sau khi giảm vào tháng 2. Giá trị mua vào trong tháng 3 của khối nước ngoài là 4.100 tỉ đồng, trong khi bán ra là 2.967 tỉ đồng, cao hơn hẳn so với hai con số tương ứng trong tháng 2 là 3.596 và 2.597 tỉ đồng. Giám đốc một quỹ đầu tư cho rằng khối này tiếp tục đang quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam khi sự biến động giá cổ phiếu vẫn lớn và cơ hội kiếm lời chưa chấm dứt.

Kết thúc phiên cuối cùng của tháng 3 (29-3), VN-Index dừng ở 491,04 điểm, tăng 16,48 điểm (3,47%) so với cuối tháng 2. Và trong 3 tháng qua, VN-Index tăng đến 77,3 điểm, tức tăng đến 18,7%. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index của sàn Hà Nội giảm 2,31 điểm (3,72%) trong tháng 3, tuy vậy lại tăng 3,16 điểm (5,5%) trong quí 1. Nguồn: TBKTSG

Chứng khoán sẽ bình lặng trong quí 2Sẽ chưa phải lúc thị trường chứng khoán nổi những con sóng mạnh, nhưng cũng không phải lúc thị trường sẽ hoảng loạn bởi những thông tin xấu; trong quí tới, chứng khoán được dự báo sẽ bình lặng - đó là nhận định chung mà một số chuyên gia đưa ra sau phiên giao dịch cuối quí 1/2013 ngày hôm nay.

Diễn biến chứng khoán tuần cuối tháng 3.

9

w w w . s c i c . v n số 39Thông tin Thị trường

Từ năm ngoái đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai nhiều biện pháp nhằm quản lý hoạt động trên thị trường vàng.

Tuy nhiên, thị trường vàng trong nước vẫn tồn tại những diễn biến ngoài mong đợi. Cụ thể, từ giữa năm 2012 đến nay, chênh lệch giá vàng nội - ngoại càng nới rộng, thậm chí có thời điểm vượt ngưỡng 5 triệu đồng/lượng (cuối tháng 2/2013).

Bên cạnh đó, khả năng bình ổn thị trường vàng của NHNN đang gặp khá nhiều vấn đề. Theo Reuters, tiêu thụ vàng miếng ở Việt Nam trong năm 2012 là 65,6 tấn, giảm 25% so với mức 87,8 tấn năm 2011, dự báo năm 2013, nhu cầu đầu tư vàng ở Việt Nam có thể giảm 22-25% so với cùng kỳ khi Chính phủ siết chặt thị trường vàng (tương đương 50 tấn vàng, xấp xỉ 2-2,5 tỷ USD).

Hiện nay, NHNN cho biết nguồn vàng nguyên liệu dùng để đấu thầu bán vàng cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sẽ được lấy từ nguồn vàng nguyên liệu (dự trữ ngoại hối). Theo ước tính của các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Rồng Việt, lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tại là khoảng trên 25 tỷ USD (đáp ứng được 12-14 tuần nhập khẩu, khá sát với ngưỡng an toàn tối thiểu 14-15 tuần do IMF đề nghị).

Giả định nguồn cầu hoàn toàn do NHNN cung ứng, trị giá số vàng cần cung ứng là khoảng 10% dự trữ ngoại hối, như vậy, lượng vàng trong dự trữ ngoại hối quốc gia đủ để can thiệp thị trường mà chưa cần tính đến nhập khẩu.

Có hai yếu tố ủng hộ việc bình ổn giá

vàng trong ngắn hạn: (1) giá vàng thế giới đang đi ngang; (2) dự trữ ngoại hối lớn nhất từ trước đến nay tạo điều kiện cho việc điều hành của NHNN. Trên cơ sở đó, theo các chuyên viên phân tích, về lâu dài, công tác bình ổn giá vàng không nên gắn với dự trữ ngoại hối bởi đây là nguồn lực quốc gia cần được đảm bảo an toàn, tránh hao hụt.

Mục tiêu bình ổn có thể sẽ bị chệch hướng do đầu cơ bởi vẫn còn kẽ hở trên thị trường vàng. Cần có sự công khai và minh bạch trong quy trình mua - bán vàng của NHNN, tránh xảy ra trục lợi và vấn đề lợi ích nhóm để xây dựng lòng tin từ phía người dân và các đối tác tham gia mua bán trên thị trường.

Ngay từ đầu năm 2013, các giải pháp liên quan đến thị trường vàng được NHNN đẩy nhanh. Tuy nhiên, với các chuyên gia, để bình ổn thị trường vàng theo hướng bền vững cần phải tôn trọng các quy luật thị trường.

Đồng thời, các nhà đầu tư cần cân nhắc rằng, thị trường vàng Việt Nam phải liên thông với thị trường thế giới, loại bỏ yếu tố giá cách biệt như hiện nay, giảm nhu cầu tích trữ trong dân bằng ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro trong đầu tư, cần có chính sách chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng có nhiều sản phẩm phái sinh, chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản...).

Xét về lâu dài, điều tiết thị trường phải thông qua các biện pháp của thị trường và thị trường vàng Việt Nam nên được quản lý theo xu hướng quốc tế. Nguồn: DNSG

kiến kịp thời trước thời điểm khai mạc các cuộc họp nêu trên. Sau đó, NĐD phải gửi bổ sung văn bản xin ý kiến cho Tổng công ty trong thời hạn tối đa năm ngày làm việc kể từ ngày đã xin ý kiến thông qua điện thoại, fax, email, … nêu trên.

* Đánh giá NĐD, Về cơ bản, Quy chế 06 kế thừa các quy định của Quy chế 20.

- Tuy nhiên, so với Quy chế 20, Quy chế 06 có bổ sung thêm tiêu chí đánh giá NĐD đó chính là tính tuân thủ của NĐD đối với các chỉ đạo của TCT.

* Thôi và chấm dứt uỷ quyền NĐD, về cơ bản, Quy chế 06 kế thừa các quy định của Quy chế hiện hành. Tuy nhiên, Quy chế 06 có nhiều điểm khác biệt với Quy chế 20 như:

+ Quy chế 06 đã phân biệt rõ các trường hợp thôi làm NĐD (mang tính tích cực) và chấm dứt uỷ quyền NĐD (mang tính tiêu cực);

+ Quy chế 06 làm rõ việc chấm dứt ủy quyền NĐD trong một số trường hợp:

(i) NĐD không tuân thủ, thực hiện đúng chỉ đạo của TCT.

Không hoàn thành nhiệm vụ NĐD trong hai năm liên tiếp mà không có lý do chính đáng được TCT chấp thuận.

* Giải quyết chế độ sau khi thôi hoặc chấm dứt làm NĐD, Quy chế 20 chưa có quy định cụ thể về nội dung này.

Căn cứ vào Bộ luật Lao động, Bộ luật dân sự, Luật DN, Thông tư số 117, Quy chế 06 đã quy định về các chế độ dành cho NĐD sau khi thôi hoặc chấm dứt làm NĐD phần vốn của TCT tại DN.

* Trách nhiệm của NĐD khi có vi phạm, Quy chế 20 chưa có quy định cụ thể về nội dung này. Căn cứ vào Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Thông tư số 03, Quy chế 06 đã quy định về các hình thức trách nhiệm áp dụng đối với NĐD trong trường hợp không thực hiện/thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ NĐD.

Trường hợp NĐD thôi làm NĐD thì vẫn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại vật chất do họ gây ra trong thời gian làm NĐD.

* Điều khoản thi hành, Quy chế 06 quy định rõ việc chuyển tiếp từ Quy chế 20. Cụ thể, các uỷ quyền trước đây đã có không phải làm thủ tục uỷ quyền lại. Nếu cần thiết, TCT hoặc NDD sẽ có đề nghị điều chỉnh. NDD có trách nhiệm tuân thủ Quy chế này. Nếu có vướng mắc thì báo cáo TCT xem xét, giải quyết.

Đầu tư vàng: Cần cân nhắc yếu tố kinh tế vĩ mô

Những điểm mới...(Tiếp theo trang 7)

10

w w w . s c i c . v n số 39Thông tin đối tác

Temasek Holdings mua cổ phần của Repsol SA

Temasek Holdings đã tăng cổ phần nắm giữ tại Repsol SA. Repsol là công ty dầu mỏ lớn nhất của Tây Ban Nha; gần đây công ty này đã thông báo việc bán các tài sản trong lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng cho tập đoàn Royal Dutch Shell Plc với giá US $4.4 tỉ (tiền mặt) không bao gồm khoản nợ. Temasek đã mua 5,04% cổ phiếu quỹ của quỹ Repsol (64.7 triệu cổ phiếu với giá € 16.01) với tổng giá trị giao dịch lên đến 1.68 tỉ SGD (tương đương US$ 1.35 tỉ). Temasek Holdings hiện tại nắm giữ 6,3% cổ phần tại Repsol.

Temasek Holdings đã cân nhắc khá kỹ lưỡng đối với danh mục đầu tư trong lĩnh vực năng lượng của mình, cân đối cả nhóm các công ty mới nổi và các công ty có tên tuổi trong ngành.

Tay Sulian, Giám đốc đầu tư tại Temasek Holdings, cho biết: “Khoản đầu tư tại Repsol giúp làm tăng mức tham gia của tập đoàn này trong lĩnh vực năng lượng thông qua việc rót tiền vào một công ty có mức tăng trưởng có chất lượng trong ngành”

Ngoài ra, Sulian còn chia sẻ rằng, “Lĩnh vực năng lượng là một nhân tố đáp ứng được nhu cầu của các nền kinh tế đang chuyển dịch và các nhóm nước có mức thu nhập trung bình đang phát triển, hai đối tượng đều là được Temasek nhắm tới trong chiến lược đầu tư của mình. Temasek rất hào hứng vì nắm bắt được cơ hội đầu tư vào Repsol và sẽ tiếp tực tìm kiếm cơ hội đầu tư có tiềm năng và dài hạn trong lĩnh vực năng lượng”

Tháng 5/2012, việc quốc hữu hóa tập đoàn YPF SA của chính phủ Argentina đã gây ra khá nhiều áp lực đối với tình hình tài chính của Repsol. Chỉ số tín nhiệm của Repsol có nguy cơ bị hạ - điều được xem là sẽ tạo ra một rủi ro đáng kể cho ngành cần nguồn vốn dồi dào như năng lượng.

Đối với Repsol, thương vụ với Temasek Holdings đã được công ty này áp dụng mức chiết khấu, dẫn đến một khoản lỗ tương đương €148 triệu cho Repsol. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, thương vụ này lại có ảnh hưởng tích cực cho chỉ số tín nhiệm của Repsol, giúp làm tăng tính ổn định của cán cân thanh toán của công ty này.

Quỹ TPG Growth, quản lý 4 tỷ USD, đang tìm kiếm các công ty nổi bật có tiềm năng

phát triển và có mong muốn tận dụng chuyên môn của Quỹ trên toàn cầu, Hội viên Quản lý của Quỹ - ông William McGlashan đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội. Trước đây, Quỹ đã từng quan tâm đến Tập đoàn Masan (MSN) và Tập đoàn FPT của Việt Nam.

Việt Nam được xác định nằm trong tầm ngắm khi các nhà đầu tư bắt đầu để mắt đến khu vực Đông Nam Á và coi đây là điểm đến chủ yếu và khu vực lân cận ngoài Singapo và Thái Lan, theo báo cáo Triển vọng 2013 của Ernst & Young về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát hành hồi tháng 1.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn ngày 21/3, ông nói “Có rất nhiều công ty thú vị và đang phát triển tốt nhưng không trong tầm ngắm của chúng tôi, vì họ chưa có quy mô như Masan và FPT. Chúng tôi muốn tìm kiếm những cơ hội như thế: những doanh nghiệp nổi bật, thú vị mà

không còn trong giai đoạn phát triển ban đầu”.

Theo báo cáo tháng 12 của Collier Capital, 1/5 các nhà đầu tư tư nhân được khảo sát cho biết họ đang xoay sang các thị trường châu Á mới nổi như Việt Nam và Inđônêxia do các mối quan ngại rằng những gì thu được từ thị trường Trung Quốc đang ngày càng ít đi và rủi ro cao hơn. Tầm ngắm hướng tới Việt Nam đã khẳng định sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài của một thị trường với phân khúc trung lưu ngày càng phát triển và dân số 90 triệu trong đó một nửa ở dưới độ tuổi 35.

“Điểm thu hút của thị trường này là có rất nhiều cơ hội tăng trưởng ở đây”, ông McGlashan đã phát biểu nhân dịp Hội nghị thường niên các Nhà đầu tư của Quỹ tổ chức ở ngoài Mỹ. “Đây là một nền kinh tế hướng tới người tiêu dùng với một trong những mô hình dân số trẻ nhất trên thế giới. Bạn có cơ hội tham gia vào một “bữa tiệc đầu tư” với phạm vi rộng sắp diễn ra tại Việt Nam”.

Quỹ TPG để mắt đầu tư tới các doanh nghiệp nổi bật của Việt NamTPG, Quỹ đầu tư tư nhân do David Bonderman và James Coulter điều hành đang tìm kiếm cơ hội đầu tư đầu tiên tại Việt Nam trong gần 4 năm kể từ khi phân khúc thị trường trung lưu tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới.

Lãnh đạo cấp cao của TPG thăm và làm việc với SCIC ngày 21/3/2013.

11

w w w . s c i c . v n số 39Thông tin đối tác

Các nhà đầu tư công đang tìm kiếm các dòng tiền ổn định và sẵn sàng mua lại cũng như nắm giữ các tài sản công nghiệp trong dài hạn. Xu hướng này bao gồm việc hợp tác hoặc đầu tư vào các công ty BĐS có chuyên môn sâu trong lĩnh vực BĐS. Những công ty BĐS này thì có lợi thông qua việc củng cố nền tảng vốn của mình. Trước đó, năm 2012, Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) và Ủy ban Đầu tư Lương hưu Chính phủ Canađa đã tham gia vào các thương vụ đầu tư với Global Logistic Properties (GLP - công ty bất động sản nằm trong Tập đoàn Đầu tư của Chính phủ Singapore, GIC). Tại châu Âu, Prologis đã thông báo chính thức về liên doanh 2.4 tỷ € tên là Prologis European Logistics Partners Sarl (PELP) với Quỹ quản lý Đầu tư của Ngân hàng Trung ương Na-uy (Norges Bank Investment Management). Liên doanh 50:50 này đã thu mua danh mục gồm 195 cơ sở giao nhận hạng A được sở hữu hoàn toàn bởi Prologis.

Tại Mỹ, Hệ thống Hưu trí Công chức California (California Public Employees’ Retirement System - CalPERS) đã hợp tác với Công ty Tư vấn BĐS Bentall

Kennedy để mua những tài sản công nghiệp then chốt của Mỹ. CalPERS sẽ nắm giữ 99.5% tỷ lệ sở hữu tại Institutional Logistics Partners thông qua khoản đầu tư ban đầu trị giá 250 triệu USD. Trong nhiều năm qua, CalPERS và Bentall Kennedy đã cùng sở hữu các tài sản BĐS. Về chính sách đầu tư BĐS của CalPERS năm 2013, quỹ đầu tư này có thể tham gia vào các thương vụ đầu tư chiến lược vào các công ty tư nhân mà đạt được đa số doanh thu từ các hoạt động liên quan đến BĐS. Những vụ đầu tư này được coi là đến đúng thời điểm đối với quỹ hưu trí này. Vào tháng 6/2012, CalPERS đã mua 1/3 cổ phần của Bentall Kennedy với giá 100

triệu USD từ Ivanhoe Cambridge, công ty con về BĐS của Quỹ Caisse de dépôt et placement du Québec. 2/3 còn lại được sở hữu bởi Công ty Quản lý Đầu tư British Columbia và các lãnh đạo cấp cao của Bentall Kennedy.

Thông qua việc mua cổ phần của 1 công ty BĐS, CalPERS đang sử dụng chuyên gia bên ngoài một cách hiệu quả để tìm kiếm các thương vụ. Đồng thời, CalPERS cũng để mắt đến định hướng chiến lược và bảng chi tiêu của công ty. Chia sẻ kiến thức và đào tạo chéo cho cán bộ quỹ này là những lợi ích phụ của quỹ khi đầu tư vào công ty BĐS. CalPERS không phải là “ma mới” trong lĩnh vực đầu tư vào các công ty BĐS. Trước đây, họ là một trong những cổ đông lớn nhất tại công ty BĐS - Catellus Development Corporation.

Nhìn chung, khi nghĩ đến các quỹ đầu tư chính phủ, người ta thường nghĩ đến một lượng vốn nhà nước khổng lồ dùng để mua những “món” quy mô lớn. Việc phân loại các quỹ đầu tư chính phủ cũng là một việc khó khăn, vì các quỹ này rất đa dạng về quy mô, phạm vi hoạt động, sứ mệnh, phương cách đầu tư cũng như về nguồn gốc.

Nhìn từ khía cạnh vốn, các quỹ đầu tư chính phủ tiếp nhận nguồn vốn ban đầu thông qua nhiều kênh khác nhau. Ban đầu, các quỹ bình ổn tài chính thường tiếp nhận vốn nhỏ giọt, do đó bị hạn chế các lựa chọn đầu tư. Những quỹ chính phủ này thường có cách phân bổ vốn khá thận trọng, hầu hết chỉ các khoản đầu tư tiền mặt và thu nhập cố định. Những quỹ đầu tư chính phủ như Quỹ Tương lai Australia (Australia’s Future Fund) hay Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) đã đón nhận nguồn vốn ban đầu đáng kể. Việc này đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư công xây dựng

cơ sở hạ tầng tổ chức lớn hơn và có khả năng nắm bắt một số cơ hội

tốt hơn. Kể từ khi ra đời, những quỹ đầu tư này đã thu mua nhiều tài sản và phân bổ nhiều nguồn vốn.

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, cả hai quỹ đầu tư này đều có những vị trí

vững chắc về tiền mặt và các khoản thu nhập cố định. Do tiền mặt đã được chi vào các khoản đầu tư và phân bổ cho các nhà quản lý tiền mặt, các quỹ này bước vào giai đoạn quản lý, giám sát các tài sản. Trong giai đoạn này, các quỹ liên tục đánh giá và kiểm soát danh mục hiện tại của mình. Họ cũng tham gia vào quá trình ra quyết định thu mua, giữ lại hay loại bỏ các tài sản sở hữu; đối với các nhà quản lý bên ngoài, thì đó là quyết định sẽ tuyển dụng, giữ lại hay chấm dứt hợp đồng với các nhà quản lý. Các quỹ đầu tư lớn với nguồn vốn dồi dào có những lợi thế chiến lược xét về tài sản sở hữu và họ chỉ chờ đến thời điểm thích hợp để bán. Các quỹ đầu tư cũng thường chịu những áp lực kinh tế vĩ mô, buộc họ bán tài sản ở giá thấp, như trường hợp của Quỹ Dự trữ Lương hưu quốc gia Ireland (NPRF).

Quyết định bán đi tài sản là một quyết định khó khăn về tâm lý đối với nhiều nhà đầu tư. Dù thị trường đang bão hòa hay do bán vội vàng khi thị trường nóng sốt, thì quyết định cuối cùng bán nhằm tối đa hóa lợi nhuận là một cố gắng đầy khó khăn.

Các nhà đầu tư công thèm khát các tài sản công nghiệp

Các quỹ đầu tư chính phủ chuyển từ Mua sang Giám sát

12

w w w . s c i c . v n số 39Nghiên cứu trao đổi

Nhiều nhà nghiên cứu chiến lược kinh doanh đã đúc rút và tổng kết rằng một chiến lược muốn

triển khai có hiệu quả cần giải quyết triệt để những điểm gây gãy khúc và thiếu liên kết sau:

Kế hoạch thiếu sự bao quátLên kế hoạch đã bao hàm cả việc dự

trù, tính toán và bao quát toàn bộ công việc và tình huống có thể xảy ra. Nhưng đôi khi nhà quản lý thực hiện chưa thật đầy đủ mà vẫn cho rằng nó ổn thỏa. Nó sẽ dẫn tới sai lầm tưởng chừng rất nhỏ như không có ai thuộc bộ phận tài chính tham gia đánh giá và góp ý vào dự trù chi phí, hay bỏ qua những nhân viên có năng lực nhưng có mối quan hệ không tốt với bạn.

Chi phí bất ổn hay thiếu sự tham gia của những người thích hợp vào quá trình ra quyết định, tình hình rẽ sang hướng khác. Những nhân vật quan trọng đóng vai trò quyết định không nắm được tình hình, các biện pháp phi thực tế sẽ được áp dụng, và vấn đề “sai” được triển khai.

Hãy chắc rằng bạn mời được những người ở các cấp độ và đơn vị kinh doanh phù hợp trong công ty cùng tham gia trong quá trình lập kế hoạch.

Vội vàng áp dụng ý tưởng mớiThực tế, đa số mọi người được khuyến

khích, sáng tạo những ý tưởng mới góp phần tạo ra đột phá cho các chiến lược. Tuy nhiên, không phải ý tưởng mới nào cũng phù hợp với hiện trạng sức khỏe của doanh nghiệp cũng như có cơ hội sinh lời trên thị trường.

Khi ý tưởng không phù hợp, chiến lược đề ra sẽ bị chống đối ở mọi cấp độ,

Thất bại chiến lược do đâu?

bị phá hoại và hoàn toàn không thể thực hiện, dẫn đến những phương pháp thiếu thực tiễn trong cách giải quyết vấn đề và các đường lối chỉ đạo mâu thuẫn nhau. Và thay vì giải quyết vấn đề như mong đợi, nó còn sản sinh thêm nhiều vấn đề khác. Do đó, hãy kiểm tra kỹ trước khi tiến hành thực hiện sẽ giúp xác định những rào cản và thông tin có thể giúp bạn “xã hội hóa” ý tưởng đã qua kiểm định.

Mâu thuẫn tầm nhìn giữa nhà quản lý và nhân viên

Không phải kế hoạch hay chiến lược nào cũng đạt được sự đồng thuận giữa cả người thiết lập và người thực hiện, đôi khi khoảng cách quá lớn giữa hai cấp lại là nguyên nhân dẫn tới thất bại. Nhiều nhà quản trị cấp cao nhìn xa hơn những nhân viên thừa lệnh, và tin tưởng vào tương lai sáng sủa khi chiến lược được thực hiện thành công, trong khi đó những người trực tiếp triển khai ở cấp dưới chỉ nhìn thấy sự thiếu hiệu quả mà thôi.

Nếu mâu thuẫn này càng lớn và không được giải quyết, thì chiến lược chắc chắn gặp vấn đề. Nhà quản trị sẽ không bao giờ hài lòng với những điều đang diễn ra, trong khi nhân viên thì chỉ đóng góp có hạn để thực hiện chiến lược.

Lời khuyên ở đây là hãy thiết lập một

hệ thống thông tin thu nhận - phản hồi nhanh chóng giữa các cấp để có được cái nhìn chính xác ở mọi khía cạnh chiến lược.

Chiến lược thiếu cam kếtMột chiến lược tốt cần phải được sự

đồng tâm, đồng lòng của mọi tổ chức. Một mình người xây dựng chiến lược hay thậm chí CEO có quyền quyết định cao nhất cũng không thể thực thi hiệu quả được. Mọi thành viên của doanh nghiệp phải cố gắng cam kết và thực hiện cam kết để đạt được thành công.

Những sự tranh chấp về quyền lợi, sự lấn lướt về trách nhiệm chắc chắn sẽ nảy sinh và gây ra sự mất đồng thuận giữa các cá nhân và bộ phận. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp nhờ vậy càng được đề cao và trở nên quan trọng để linh hoạt giải quyết các vấn đề. Tập xác định cho nhân viên, đồng nghiệp và những người liên quan hiểu rõ sứ mệnh chung để có được sự cộng tác và phối hợp tốt nhất.

Chiến lược kinh doanh không phải là thứ cố định trong thời gian dài và cũng không phải được lập 1 lần, do đó trong từng trường hợp cụ thể, người quản lý nhất định phải xem xét những yếu tố dù là nhỏ nhất để liên kết các thành phần, từ đó có bước đi đúng đắn khi thực thi kế hoạch lâu dài này. Nguồn: TBKD

Trong kinh doanh, chiến lược được ví như binh pháp mà các tướng lĩnh thời xưa vận dụng để có những lợi thế trên chiến trường. Tuy nhiên, không ít doanh nhân rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi chiến lược kinh doanh tốt trên giấy tờ, nhưng lại bất ổn khi triển khai.

Hãy thiết lập một hệ thống thông tin thu nhận - phản hồi nhanh chóng giữa các cấp để có được cái nhìn chính xác ở mọi khía cạnh chiến lược

13

w w w . s c i c . v n số 39Quản trị doanh nghiệp

Điều này có nghĩa là, để bảo vệ các quyết định khỏi sự thiên vị, trước tiên chúng ta cần phải biết

khi nào chúng ta có thể tin tưởng vào trực giác của mình và chắc chắn rằng chúng được thực hiện dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc phù hợp. Có bốn bài kiểm tra:

Bài kiểm tra về mức độ quen thuộcChúng ta có thường xuyên trải nghiệm

những tình huống giống nhau hoặc tương tự nhau hay không?

Sự quen thuộc rất quan trọng, bởi tiềm thức của chúng ta hoạt động dựa trên sự nhận dạng khuôn mẫu. Nếu chúng ta có nhiều hồi ức thích hợp để cân nhắc, quyết định của chúng ta có thể sẽ chính xác hơn, những kiện tướng cờ vua thực hiện những nước cờ tốt chỉ trong vòng 6 giây.

Điểm mấu chốt ở đây chính là “sự thích hợp”, bởi nhiều quyết định tai hại đã được đưa ra dựa trên những kinh nghiệm nhầm lẫn, ví dụ, quyết định của Tướng Matthew Broderick, một quan chức của Bộ Nội an Hoa Kỳ, được đưa ra vào ngày 29/8/2005, đã làm trì hoãn việc đưa ra phản hồi của Liên bang về cơn bão Katrina. Thật không may, kinh nghiệm trước đây của ông với những cơn bão lại là xảy ra ở các thành phố trên mực nước biển. Bài học mà ông

đã học được là chờ đợi cho đến khi có bằng chứng rõ ràng trong trường hợp này là một sai lầm nghiêm trọng.

Bài kiểm tra thông tin phản hồiLiệu chúng ta có nhận được những

phản hồi đáng tin cậy trong những tình huống trước đây hay không?

Kinh nghiệm trước đây chỉ hữu ích cho chúng ta khi chúng ta học được những bài học đúng đắn. Khi chúng ta đưa ra quyết định, bộ não của chúng ta gắn nó với một cảm xúc tích cực và lưu giữ nó như là một quyết định đúng. Vì vậy, không cần có phản hồi đáng tin cậy, những mảnh vụn cảm xúc của chúng ta có thể cho chúng ta biết rằng những quyết định trước đây là đúng đắn, mặc dù một đánh giá khách quan khác ghi nhận chúng là không hợp lý.

Chẳng hạn, nếu chúng ta thay đổi công việc trước khi thấy rõ ảnh hưởng của quyết định mà chúng ta đưa ra hoặc nếu có những người khác lọc thông tin trước khi nói cho chúng ta biết và bảo vệ chúng ta khỏi những tin xấu, chúng ta sẽ không thể nhận được những thông tin phản hồi chúng ta cần. Chính vì lý do này mà sẽ rất nguy hại nếu xung quanh các nhà lãnh đạo có những nhân viên luôn nói “vâng”. Họ thường loại bỏ quá trình phản hồi, mà đó là quá trình rất quan trọng cho sự phát triển của các mảnh cảm xúc thích hợp.

Bài kiểm tra mức độ phù hợp của cảm xúc

Liệu những cảm xúc chúng ta đã trải

nghiệm trong các tình huống tương tự hoặc liên quan có phù hợp hay không?

Tất cả những hồi ức đều đi kèm với những mảnh ghép cảm xúc, nhưng một số hồi ức lại mạnh hơn những hồi ức còn lại. Nếu một tình huống mang đến cho tâm trí những cảm xúc mạnh, những cảm xúc đó có thể khiến những quyết định của chúng ta bị thiên lệch. Nhận biết từ kinh nghiệm cá nhân rằng loài chó có thể cắn khác với việc có một kinh nghiệm đau thương thời thơ ấu với loài chó. Sự việc đầu sẽ giúp bạn tìm ra cách đối xử với loài chó. Còn sự việc thứ hai có thể làm cho bạn sợ ngay cả những chú chó thân thiện nhất.

Bài kiểm tra tính độc lậpChúng ta có khả năng bị ảnh hưởng bởi

những sở thích hay những liên quan cá nhân không phù hợp hay không?

Nếu chúng ta đang cố gắng để đưa ra quyết định về việc lựa chọn giữa hai địa điểm văn phòng cho một tổ chức, trong đó có một văn phòng chúng ta thấy thuận tiện hơn cho chính bản thân chúng ta, thì chúng ta nên thận trọng. Tiềm thức của chúng ta sẽ dành nhiều cảm xúc tích cực cho vị trí thuận tiện hơn cho chúng ta. Chính vì lý do này mà giải pháp đưa ra là nên yêu cầu các thành viên hội đồng quản trị có quyền lợi cá nhân gắn với một quyết định cụ thể rời khỏi cuộc họp hoặc không được biểu quyết. Cũng vì lý do này mà chúng ta có câu châm ngôn: “Gà tây sẽ không được bỏ phiếu cho Giáng sinh”.

Nguồn: TBKD

Tránh đưa ra quyết định mang sự thiên vị là việc không đơn giản

Kiểm tra khả năng đưa ra quyết địnhVấn đề này đã được đưa ra phân tích trong một cuộc đối thoại giữa Daniel Kahneman - một người đã được nhận giải Nobel và nhà tâm lý học Gary Klein trong một tác phẩm được xuất bản bởi McKinsey Quarterly vào tháng 3/2010 với tiêu đề “Những quyết định chiến lược: Khi nào thì bạn có thể tin tưởng vào trực giác của bạn?”.

14

w w w . s c i c . v n số 39Quản trị doanh nghiệp

Một công ty xây dựng đã chia sẻ kinh nghiệm sau.Họ được giao thi công một sân vận

động với điều kiện không được phá bỏ sân vận động cũ cho đến khi sân vận động mới được khai trương. Lý do là phòng hờ trường hợp sân vận động mới hoàn thành trễ hạn thì vẫn còn sân cũ để sử dụng. Do sân cũ vẫn nằm đó nên nó trở thành vật cản tâm lý.

Việc thúc đẩy mọi người, kể cả các thầu phụ hoàn thành theo kế hoạch đúng hạn là rất khó. Ai cũng nghĩ là nếu có bị kéo dài thời hạn thi công thì sẽ không bị phạt. Đối diện trước vấn đề này, họ đã hỏi kinh nghiệm của một số đơn vị từng thành công trong việc tạo ra “khí thế” dài hạn và thu được ba bí quyết quan trọng là:

1. Bám sát lịch trình để luôn duy trì một không khí khẩn trương.

2. Chọn những thời điểm thích hợp để tổ chức sơ kết thành tích đã đạt nhằm động viên tinh thần lao động của đội ngũ công nhân.

3. Làm nổi bật thời hạn hoàn thành công trình để mọi người luôn thấy được mốc thời gian mà phấn đấu, ví dụ gần đến hạn định thì có đồng hồ đếm thời gian còn lại là bao nhiêu ngày.

Ngay từ lúc bắt tay vào khởi công cho đến những thời điểm kết thúc một giai đoạn của dự án, các công ty trên đều chọn các nghi thức đánh giá, sơ kết, công nhận thành tích, thông tin tuyên truyền cả trong nội bộ và ra bên ngoài. Những hoạt động như vậy ngoài tác động thúc đẩy lòng nhiệt tình lao động của toàn tập thể còn được xem là cách để cho mọi người thấy được dự án đã đi đến đâu và còn bao lâu nữa sẽ đến ngày kết thúc.

Những dịp như vậy đồng thời cũng gây áp lực lên những người tham gia công trình vì họ có cảm giác thời gian dành cho công việc đang cạn dần.Một khi thời gian trở thành vốn quý thì ai cũng phải chạy đua với nó.Đây là một thuật quản lý cần vận dụng khi thực hiện những công việc dài hạn.

Một cách khác cũng thường được các nhà quản trị dự án vận dụng là luôn tạo

cho mọi người tham gia công trình dài hạn thấy rằng kết quả công việc hằng ngày luôn được ghi nhận trên lịch trình chung. Sự xác nhận đó tạo ra một cảm giác chung là công việc của cả tập thể đang từng ngày tiến dần về đích. Mọi diễn biến được đánh dấu trên lịch trình và mỗi ngày đều có những sự kiện thời sự được chọn lọc để thông báo. Tác dụng của thông báo là thúc đẩy mọi người dù còn thời gian nhưng vẫn phải cố gắng giữ cho được nhịp độ khẩn trương cần thiết, không phí phạm thời gian, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, vừa mệt mỏi, vừa thiếu an toàn.

Để làm cho lịch trình công việc dài hạn trở nên gấp rút hơn, đơn vị xây dựng được giới thiệu ở đầu bài viết còn tìm cách làm cho kết quả cuối cùng xuất hiện với những hình ảnh hoàn thiện dần theo thời gian. Đối với dự án xây dựng sân vận động, ngoài toàn cảnh thiết kế của sân in khổ lớn được gắn trên pa-nô ngay lối vào công trường, trên bảng thông báo, cứ sau mỗi tuần hoặc mỗi tháng lại có những hình ảnh sân vận động ngày càng hiện rõ. Kết quả hiện dần theo ngày tháng không chỉ tăng thêm mức độ phấn khởi cho cả tập thể, mà còn thúc đẩy mọi người đề xuất những ý tưởng, giải pháp hay để rút ngắn lịch trình hoặc nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Có thể do không tích lũy được kinh nghiệm chỉ huy, điều hành các công trình lớn, vẫn có nhiều công ty gặp khó khăn trong việc duy trì không khí lao động khẩn trương khi thực hiện dự án. Chính cảm giác mở màn “không kèn không trống”, hằng ngày mọi người cứ tuần tự vào việc, đổi ca, không có mấy ai quan tâm đến tốc độ thực hiện công trình đã khiến cho công trình trở nên ì ạch, lạnh lẽo và dễ rơi vào tình trạng bị ách tắc giữa chừng, không thể hoàn thành đúng hạn định.

Những người quản lý dự án dù có đủ các các phần mềm quản lý dự án và những công cụ hỗ trợ hiện đại khác cũng không thể cưỡng lại được sức ì của công trình, mà nguyên nhân là bản thân mỗi người tham gia không có tâm lý khẩn trương cần thiết.

Công việc dài hạn diễn ra trong một không gian lý tính nhưng hóa ra, những bài học thành công rút ra ở trên lại là việc vận dụng các biện pháp tâm lý và cảm tính. Càng liên quan đến những công việc dài hạn, những biện pháp ấy càng trở nên cần thiết hơn.

TRƯƠNG CHÍ DŨNG, Giám đốc R&D Công ty Le&Associates/DNSGCT

Bí quyết duy trì sự khẩn trươngVới những công việc đòi hỏi thời gian hoàn thành chỉ vài ngày thì việc tạo cho đội ngũ nhân viên bầu không khí khẩn trương để tập trung dứt điểm không phải là điều khó, nhưng sẽ nan giải hơn nếu nhà quản trị phải thổi được luồng không khí khẩn trương thường trực đối với các công việc phải thực hiện dài ngày, chẳng hạn suốt cả quá trình thực hiện một dự án.

15

w w w . s c i c . v n số 39

Mỗi tuần, lại có một ngày thứ hai mới mẻ xuất hiện.Khi nhà quản lý đưa ngày thứ hai vào tầm ngắm của

mình và có một kế hoạch sử dụng hợp lý vai trò ngày thứ hai thì một tuần làm việc thành công sẽ đến với họ.

Khi chia sẻ với nhân viên, hoặc chỉ là chuyện phiếm với họ, nhà quản lý có thể nhận ra rằng nhân viên thường có tâm trạng không thoải mái khi bước vào ngày đầu tuần.Đó là lúc họ nói thực. Có nhiều nhân viên làm việc rất sung, nhưng vẫn còn vương lại một chút uể oải vào ngày đầu tuần. Đó là ngày bắt đầu một chu kỳ làm việc mới, vừa đầy hứa hẹn vừa đầy “tâm trạng”.

Trước hết, đó là dịp để khởi đầu những việc mới và những việc này hứa hẹn mang lại một tuần làm việc đầy thành công, mà cũng có thể là một tuần lặng lờ trôi qua, như mọi tuần đi trước đó và lại kết thúc với đầy tâm trạng.

Biết khai thác tốt, có thể tuần làm việc sẽ tuyệt vời. Dưới đây là một số cảm nhận của nhân viên về ngày đầu tuần:

Là một dịp để tái khẳng định sẽ thay đổi lối sống

Ai cũng vậy, trong dòng chảy của thời gian trong tuần trước đó, khi nhận ra mình cần phải thay đổi – về phong cách làm việc, lối sống, hay một cái gì tương tự, thì ngày đầu tuần đương nhiên sẽ được “chấm”, là ngày sẽ khởi đầu thuận lợi nhất cho việc đó. Cũng có thể có một vài ngày thứ hai như vậy bị lỡ mất, do chuẩn bị chưa đủ, hoặc tâm trạng chưa sẵn sàng, thì

Ngày đầu tuầnTrong một tuần làm việc, có hai ngày thường đem lại cho người làm tâm trạng khác với những ngày còn lại. Đó là thứ hai và ngày thứ sáu, trong đó ngày thứ hai đặc biệt hơn.

một ngày đầu tuần tiếp theo vẫn là dịp tốt nhất để tái tục những lời hẹn kiểu như vậy.

Là ngày khởi đầu cho việc sẽ làm điều gì đó khác với tuần vừa qua

Những ngày cuối tuần, vui buồn lẫn lộn.Nhìn lại công việc sau một tuần, nhiều người sẽ thầm trách mình, rằng công việc tuần qua của mình khá tệ hại, không như kỳ vọng.Vậy là vai trò của ngày đầu tuần trở nên quan trọng. Những sai lầm trong tuần trước được hứa là sẽ tránh, những tệ hại trong tuần trước được nhủ rằng sẽ khắc phục, những hành động mới, những mục tiêu mới được tự xác lập…

Là ngày tự giải thoát khỏi những điều chưa tốt của những tuần trước

Ngày đầu tuần là ngày đánh dấu sự đoạn tuyệt với những suy nghĩ nặng nề còn đeo bám, quyết vùng ra khỏi tâm trạng ấy để “chiếm” một tuần đầy hứa hẹn trước mắt. Không

phải dễ để làm điều này.Nhưng cứ sau mỗi tuần, cơ hội dứt bỏ này lại trở về, và do vậy sự tươi mới của ngày đầu tuần luôn hấp dẫn.Điều này sẽ động viên, và đôi khi góp phần thành công vào việc thoát khỏi những điều chưa tốt đang ám ảnh họ.

Sẽ còn rất nhiều chia sẻ tương tự về ngày đầu tuần.Có nhiều tác giả đã xuất bản các quyển sách chuyên nói về ngày đầu tuần và cách khai thác mặt tích cực của nó.Và khi nhà quản lý tập trung khai thác ngày đặc biệt này, chắc chắn họ sẽ tự tìm ra cách làm cho tuần lễ làm việc đang đến mang nhiều sắc thái tích cực và hứa hẹn thành công nhiều hơn so với tuần đã qua.

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều doanh nghiệp chọn ngày đầu tuần để họp các lãnh đạo bộ phận chức năng và dành ngày này để từng bộ phận chức năng họp cho công việc sẽ triển khai trong tuần.Bên cạnh hình thức họp mặt ấy, nhà quản trị nhân sự cần làm cho tâm trạng của từng nhân viên một trong doanh nghiệp được bắt nhịp tốt cho một tuần làm việc đầy hứa hẹn. Khi những việc này đồng điệu

với nhau, ngày đầu tuần sẽ phát huy hết được cơ hội thành

công mà nó mang đến vào đầu mỗi

tuần…Nguồn:

DNSGCT

Phỏng vấn đầu xuân

16

w w w . s c i c . v n số 39

16

w w w . s c i c . v n số 28Nhịp cầu kết nối doanh nghiệp