16
Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ Bản tin www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Số4, QuÝ IV/2014

Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ

Bản tin

www.chongbanphag i a .v n www.an t i d ump i n g .v nSố4, QuÝ IV/2014

Page 2: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Bản tin

Trong tay Bạn là Bản tin “Phòng vệ Thương mại”, ấn phẩm pháthành hàng quý của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại –Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Mục “Điểm tin” của Bản tin sẽ cung cấp các thông tin cập nhật vềtình hình, diễn biến các vụ kiện Phòng vệ Thương mại (Chống bánphá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) tại Việt Nam và trên Thếgiới có ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Việt Nam.

Mục “Chuyên đề” tập trung phân tích các vụ việc, sự kiện nóng vềphòng vệ thương mại; nghiên cứu, bình luận về những vấn đề phòngvệ thương mại có thể có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp, hiệphội hoặc các quy định về trình tự, thủ tục điều tra phòng vệ thươngmại mà doanh nghiệp cần quan tâm.

Hy vọng Bản tin “Phòng vệ Thương mại” sẽ là ấn phẩm hữu ích chocác Doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc tăng cường năng lực đối phóvới các vụ điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài và chủ độngsử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp phápcủa doanh nghiệp Việt Nam.

Hội đồng Tư vấn về PHòng vệ THương mại – Trung Tâm WTO – PHòng THương mại và Công ngHiệP việT namđịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nộiđiện thoại: +84 4 35771458; Fax: +84 4 35771459Email: [email protected];Website: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Nguyễn Thị Thu Tranggiấy phép xuất bản số: 34/GP-XBBT Do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 12/05/2014.Thiết kế đồ họa: anchorgraphics.vnChế bản và in ấn tại: Công ty CP In truyền thông Việt Nam

Lòi giói thiêu

Page 3: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Số 4, Quý IV/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 1

Muc luc

Quý IV/2014www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Điểm tin

2 Tổng hợp về các vụ kiện chống bán phá giá,chống trợ cấp và biện pháp tự vệ trên thế giớiQuý IV/2014

8 Những diễn biến mới liên quan tới thuế chốngbán phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng đối với tômnước ấm đông lạnh Việt Nam

8 Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra áp dụng biệnpháp tự vệ đối với điện thoại di động

Chuyên đề

9 Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá, chống trợcấp tạm thời đối với đinh thép Việt Nam

10 Cá tra – basa Việt Nam tiếp tục chịu thuếchống bán phá giá sau 10 năm oan ức tại Mỹ

10 Canada ra quyết định sơ bộ trong điều trachống bán phá giá, chống trợ cấp đối với ốngthép dẫn dầu Việt Nam

11 Đề xuất khởi kiện ra WTO các biệnpháp tự vệ Indonesia áp dụng đối vớitôn phủ hợp kim nhôm kẽm Việt Nam

6 Liên minh Châu Âu chấm dứt điều tra chốngtrợ cấp đối với sợi polyester tổng hợp củaViệt Nam

6 Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giáđối với hải sản phẩm nhựa xuất khẩu củaViệt Nam

7 Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hai điều tra chống lẩntránh thuế chống bán phá giá đối với đá granitevà ống thép hàn không gỉ cán nguội nhập khẩutừ Việt Nam

Page 4: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

2 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 4, Quý IV/2014

Điêm tin

Tổng HợP về CáC vụ kiện CHống bán PHá giá, CHống Trợ CấPvà biện PHáP Tự vệ Quý iv/2014

Ấn Độ1 Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam

28/10/2014 Bộ đồ ăn và dụng cụ làm bếp bằng nhựa (melamine tableware and kitchenware products)

CÁC VỤ ĐIỀU TRA LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Biện pháp

Khởi xướng điều tra chống bán phá giá

Ấn Độ2 Việt Nam, Malaysia, Phillippines

14/10/2014 Máy chế biến nhựa (Plastic Processing Machines)

Khởi xướng điều tra chống bán phá giá

Australia3 Việt Nam, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan,

10/12/2014 Máy biến thế (Power Transformers)

Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức, mức thuế suất: Việt Nam: 3.8%; Đài Loan: 15.2-37.2%; Indonesia: 8.7%; Thái Lan: 3.6-39.1%

Australia4 Việt Nam, Ấn Độ

30/10/2014 Thép mạ kẽm (Zinc Coated Steel)

Gia hạn thời hạn công bố Bản thông tin dữ liệu quan trọng (SEFs) tới 18/3/2015

EU6 Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc

17/12/2014 Sợi Polyester Tổng hợp (Polyester Staple Fibres)

Chấm dứt điều tra chống trợ cấp do biên độ trợ cấp dưới mức tối thiểu

Canada5 Việt Nam, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina

03/12/2014 Ống thép dẫn dầu (Oil Country Tubular Goods)

Quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời 53.2% và 19%

Page 5: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Số 4, Quý IV/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 3

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

CÁC VỤ ĐIỀU TRA LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Biện pháp

Hoa Kỳ8 Việt Nam 28/11/2014 Cá tra – basa (Frozen Fish Fillets)

Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sau rà soát cuối kỳ lần thứ 2

Thổ Nhĩ Kỳ9 Việt Nam 12/12/2014 Đá Granite (Granite) Tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá

Thổ Nhĩ Kỳ10 Việt Nam 12/12/2014 Ống thép hàn không gỉ cán nguội (Cold Rolled Stainless Steel Welded Tubes)

Tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá

Australia11 Trung Quốc 23/12/2014 Chậu inox (Certain deep drawn stainlesssteel sinks)

Sửa đổi mức kÝ quỹ thuế chống bán phá giá tạm thời: 19.1 – 58.8%

Canada12 Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ

10/12/2014 Thanh thép bê tông chịu lực (Certain Concrete Reinforcing Bar)

Kết luận cuối cùng khẳng định có phá giá, trợ cấp, biên độ phá giá: Trung Quốc: 17.1-41%; Hàn Quốc: 13.3-41%; Thổ Nhĩ Kỳ: 3.8-41% ; biên độ trợ cấp Trung Quốc: 13-469NDT/tấn

Canada13 Trung Quốc 05/12/2014 Bảng, module quang điện (Certain Photovoltaic Modules and Laminates)

Khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

EU14 Trung Quốc 23/12/2014 Các sản phẩm từ sợi(Glass Fibre Products)

Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức 14.5 – 19.9%

EU15 Trung Quốc 19/12/2014 Kính năng lượng mặt trời (Solar Glass)

Tái điều tra chống bán phá giá

EU16 Trung Quốc 19/12/2014 Sulphanilic Axit(Sulphanilic Acid)

Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sau rà soát cuối kỳ 33.7%

EU17 Trung Quốc 12/12/2014 Lá nhôm (Certain Aluminium Foil)

Khởi xướng điều tra chống bán phá giá

Hoa Kỳ7

Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia, Oman, Đài Loan

18/12/2014

28/10/2014

Đinh thép (Steel Nails)

USDOC kết luận sơ bộ khẳng định có phá giá, biên độ phá giá tạm thời: 93.42-323.99%

USDOC kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp, biên độ trợ cấp tạm thời: 0.17-8.35%

CÁC VỤ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG QUỐC MÀ VIỆT NAM CÓ SẢN XUẤT

Page 6: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

4 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 4, Quý IV/2014

Điêm tin

CÁC VỤ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG QUỐC MÀ VIỆT NAM CÓ SẢN XUẤT

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Biện pháp

EU18 Trung Quốc 10/12/2014 Cam, chanh đóng hộp (prepared or preserved citrus fruits)

Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sau rà soát cuối kỳ 361.4 – 531.2 Euro/tấn

EU19 Trung Quốc 04/12/2014 Tartaric Axit (Tartaric Acid)

Khởi xướng điều tra chống bán phá giá

Hoa Kỳ22 Trung Quốc, Braxin, Ukraina

19/12/2014 Tấm phim Polyethylene (Polyethylene Terephthalate Film, Sheet, and Strip)

USITC bỏ phiếu trong rà soát cuối kỳ: tiếp tục áp thuế chống bán phá gia với Trung Quốc và Ukraina, dừng áp thuế với Braxin

Hoa Kỳ23 Trung Quốc, Đức

17/12/2014 Giấy (Lightweight Thermal Paper

USITC bỏ phiếu trong rà soát cuối kỳ: tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc, dừng áp thuế với Đức

Hoa Kỳ24 Trung Quốc, Đài Loan

16/12/2014 Các sản phẩm Pin năng lượng mặt trời (Certain Crystalline Silicon Photovoltaic Products)

USDOC kết luận cuối cùng khẳng định có phá giá và trợ cấp từ Trung Quốc, biên độ lần lượt: 26.71 – 165.04%; 27.64 – 49.79%, có phá giá từ Đài Loan, biên độ phá giá: 11.45 – 27.55%1

Hoa Kỳ20 Trung Quốc

31/12/2014

20/11/2014

Container (53-foot Domestic Dry Containers)

USDOC sửa đổi kết luận sơ bộ có phá giá, biên độ phá giá: 98.82 – 104.59%

USDOC kết luận sơ bộ khẳng định có phá giá, biên độ phá giá: 24.27 – 153.24%

Hoa Kỳ21 Trung Quốc

30/12/2014

24/11/2014

Lốp xe tải (Certain Passenger Vehicle andLight Truck Tires)

USDOC sửa đổi kết luận sơ bộ về phá giá, biên độ phá giá: 11.74 – 12.03%

USDOC kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp, biên độ trợ cấp: 12.5 – 81.29%

Hoa Kỳ25 Trung Quốc 15/12/2014 Canxi Hypoclorit (Calcium Hypochlorite)

USDOC kết luận cuối cùng khẳng định có phá giá và trợ cấp, biên độ lần lượt là: 210.52% và 65.85%

Hoa Kỳ26 Trung Quốc, Trinidad và Tobago

29/12/2014

03/12/2014

Nhựa Melamine (Melamine)

USITC kết luận sơ bộ khẳng định có thiệt hại do phá giá và trợ cấp

Khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp

Page 7: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Số 4, Quý IV/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 5

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

CÁC VỤ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG QUỐC MÀ VIỆT NAM CÓ SẢN XUẤT

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Biện pháp

Hoa Kỳ28 Trung Quốc, Australia

02/12/2014 Mangadioxit (Electrolytic Manganese dioxide)

USITC bỏ phiếu trong rà soát cuối kỳ: tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc, dừng áp thuế với Australia

Hoa Kỳ31 Trung Quốc 13/11/2014 (Chlorinated Isocyanurates)

Quyết định áp thuế chống trợ cấp chính thức 10.81% – 20.06%

Hoa Kỳ32 Trung Quốc 12/11/2014 1,1,1,2-Tetrafluoroethane

USITC kết luận cuối cùng không có thiệt hại, chấm dứt điều tra

Hoa Kỳ29 Trung Quốc, Indonesia

26/11/2014 Bột ngọt, mỳ chính (Monosodium Glutamate)

Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức Trung Quốc: 20.09 – 39.03%; Indonesia: 6.19%

Hoa Kỳ30 Trung Quốc15/12/2014

13/11/2014

Thép dây cuộn hợp kim (Carbon and Certain Alloy Steel Wire Rod)

USITC kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại do phá giá và trợ cấp

USDOC kết luận cuối cùng khẳng định có phá giá và trợ cấp, biên độ lần lượt: 106.19 – 110.25% và 185.89 – 193.31%

Hoa Kỳ27Trung Quốc, Đức,Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan

Trung Quốc, Đài Loan

03/12/2014Thép mạ điện không định hướng (Non-Oriented Electrical Steel)

Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức: Trung Quốc: 407.52%; Đức: 86.29 – 98.84%; Nhật Bản: 135.59 – 204.79%; Hàn Quốc: 6.88%; Thụy Điển: 98.46 – 126.72%; Đài Loan: 27.54 – 52.23%

Quyết định áp thuế chống trợ cấp chính thức Trung Quốc: 158.88%; Đài Loan: 8.8 – 17.12%

Hoa Kỳ33 Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Hàn Quốc, Nga

23/10/2014 Thép mạ định hướng (Grain – Oriented Electrical Steel)

USITC kết luận cuối cùng không có thiệt hại, chấm dứt điều tra

Hoa Kỳ34 Trung Quốc 14/10/2014 Nhôm Oxit (Refined Brown Aluminum Oxide)

Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sau rà soát cuối kỳ

Page 8: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

6 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 4, Quý IV/2014

Điêm tin

Liên minh Châu Âu chấm dứt điều trachống trợ cấp đối với sợi polyester tổng hợp của Việt Nam

Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với hải sảnphẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam

Ngày 17/12/2014 vừa qua, Ủy ban Châu Âu đã ra quyết định cuốicùng chấm dứt điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm sợi polyestertổng hợp (Polyester Staple Fibres) nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ vàTrung Quốc. Vụ việc này được khởi xướng hồi tháng 12/2013, theo đơn kiện củaHiệp hội Sợi nhân tạo Châu Âu với cáo buộc Việt Nam trợ cấp cho sảnphẩm này theo 06 chương trình trợ cấp (trong đó có việc hỗ trợ lãisuất vay, miễn giảm thuế ...).Việt Nam thoát khỏi vụ việc này do được kết luận là có biên độ trợcấp không đáng kể, thấp hơn mức de minimis (2%). Đây là vụ điềutra chống trợ cấp đầu tiên mà Liên minh Châu Âu tiến hành đối vớimột sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Với kết quả cuối cùng này, vụviệc có ý nghĩa quan trọng, là bài học kinh nghiệm tốt cho các Chínhphủ và doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ điều tra chống trợ cấptương tự.

Tháng 10/2014, Tổng vụ Chống bán phá giá-chống trợcấp Ấn Độ đã ra hai quyết định khởi xướng điều trachống bán phá giá đối với sản phẩm máy chế biến nhựavà bộ đồ ăn, dụng cụ làm bếp bằng nhựa melamine nhậpkhẩu từ Việt Nam. Đối với sản phẩm máy chế biến nhựa, quyết định khởixướng điều tra được ban hành ngày 14/10/2014. Theođó, Ấn Độ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối vớimáy chế biến nhựa nhập khẩu từ 4 quốc gia/vùng lãnhthổ là Đài Loan, Philippines, Malaysia và Việt Nam.Nguyên đơn của vụ kiện là Hiệp hội các nhà sản xuất máynhựa Ấn Độ (Plastics Machinery Manufacturers Associ-ation of India). Sản phẩm bị điều tra là tất cả các sản phẩm máy chế biếnhoặc máy ép nhựa (có tên tiếng Anh: Plastic ProcessingMachines or Injection Moulding Machines), còn được gọi

là máy ép phun, có lực kẹp từ 40 tấn đến 3200 tấn, đượcsử dụng để chế biến hoặc đúc khuôn sản phẩm nhựathuộc mã HS 84771000 trừ một số loại nhất định đượcliệt kê. Số liệu cho điều tra về bán phá giá là của các lô hàng xuấttrong khoảng 4/2013-3/2014. Số liệu về thị trường phụcvụ cho điều tra về thiệt hại là số liệu giai đoạn 2010-2014.Cơ quan điều tra Ấn Độ sẽ sử dụng những dữ liệu củangành công nghiệp nội địa và thị trường trong giai đoạn2010 – 2014 để đánh giá về thiệt hại.Đối với sản phẩm bộ đồ ăn và dụng cụ làm bếp bằngnhựa melamine, quyết định khởi xướng điều tra đượccông bố ngày 28/10/2014, với đối tượng điều tra làhàng nhập khẩu này từ Trung Quốc, Thái Lan và ViệtNam theo đơn kiện ngày 14/10/2014 của Công ty TNHH

2%

Việt Nam thoát khỏi vụ việcnày do được kết luận là có biênđộ trợ cấp không đáng kể, thấp

hơn mức de minimis

Page 9: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Số 4, Quý IV/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 7

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Hamilton Housewares Pvt.Sản phẩm bị điều tra là các sản phẩm đồ ăn và dụng cụlàm bếp bằng nhựa, được sản xuất từ các thành phầnFormaldehyde – Melamine Resin (70%), Cellulose(30%), Titanium Dioxide và Zink Stearate, với mã HS là:39241010, 39241090, 39249090, 39264049,39269099. Giai đoạn điều tra về bán phá giá là từ tháng4/2013 đến tháng 3/2014. Giai đoạn điều tra về thiệthại là từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2014.Ấn Độ là quốc gia khởi xướng điều tra chống bán phá giánhiều nhất trên thế giới, từ năm 1995 đến 30/6/2014, ẤnĐộ đã tiến hành 715 vụ điều tra chống bán phá giá với 59

quốc gia, số vụ khởi xướng điều tra thậm chí cao gấp 1,3lần so với quốc gia đứng thứ hai là Hoa Kỳ. Ấn Độ cũng làquốc gia sử dụng biện pháp chống bán phá giá cao với529/715(khoảng 74%)vụ việc có kết quả cuối cùng là ápdụng biện pháp chống bán phá giá. Hệ thống luật pháp của Ấn Độ, cũng tương tự như EU vàViệt Nam, Cơ quan điều tra của Ấn Độ là một đơn vị duynhất. Tổng vụ Chống bán phá giá - Chống trợ cấp Ấn Độ,trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, đảmnhận toàn bộ quá trình điều tra, từ việc tiếp nhận Đơnkiện, khởi xướng điều tra, tiến hành điều tra về phá giá,về thiệt hại và đưa ra kiến nghị Chính phủ trong việc ápdụng biện pháp chống bán phá giá chính thức. Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hai điều tra chống lẩn tránh thuế chốngbán phá giá đối với đá granite và ống thép hàn không gỉ cán nguộinhập khẩu từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ CôngThương, trong ngày 12/12/2014, Tổng vụ Nhập khẩuthuộc Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức khởi xướngđiều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối vớihai sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là đá granite vàống thép hàn không gỉ cán nguội. Vụ việc xuất phát từnghi ngờ của phía Thổ Nhĩ Kỳ rằng có hiện tượngdoanh nghiệp Trung Quốc đang cố ý lẩn tránh thuếchống bán phá giá hiện đang áp dụng với hai sản phẩmtrên bằng cách gian lận hoặc chuyển sản xuất sang cácnước như Việt Nam. Đối với sản phẩm đá granite, sản phẩm bị điều tra cómã HS 6802.23; và 6802.93. Giai đoạn điều tra đượcxác định là từ năm 2010 đến nay. Trước đó, ngày14/09/2006, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định áp thuếchống bán phá giá với cùng sản phẩm nêu trên nhậpkhẩu từ Trung Quốc, mức thuế là 174 USD/tấn. Thuếsuất này tiếp tục được gia hạn thêm 05 năm sau rà soáthoàng hôn năm 2012. Trong khi đó, mức thuế suấtthuế nhập khẩu đối với đá granite có xuất xứ Việt Namlà 0%. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mạiQuốc tế (ITC), trong năm 2013, giá trị xuất khẩu đágranite của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 29 triệuUSD, chiếm khoảng 16% tổng giá trị nhập khẩu sảnphẩm này của Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với sản phẩm ống thép hàn không gỉ cán nguội, sảnphẩm bị điều tra là ống thép hàn không gỉ cuộn cán

nguội có mã HS là 7306.40.20.90.00, 7306.40.80.90.00và 7306.61.10.00.00, nhập khẩu từ Việt Nam vàMalaysia. Giai đoạn điều tra của vụ việc là từ ngày01/01/2010 đến 31/10/2014. Vụ việc điều tra bắtnguồn từ vụ điều tra chống bán phá giá gốc đối vớihàng nhập khẩu Trung Quốc, Đài Loan, trước đó ngày15/03/2013, sản phẩm tương tự của Trung Quốc, ĐàiLoan đã bị áp thuế chống bán phá giá chính thức.Về hình thức, hai vụ việc này chỉ là một vụ điều tra vềhành vi gian lận để trốn thuế chống bán phá giá do mộtsố công ty gây ra. Tuy nhiên, vì kết quả của vụ việc sẽảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các công ty Việt Namđang và sẽ xuất khẩu hai mặt hàng này sang Thổ NhĩKỳ, cần xem đây như vụ kiện chống bán phá giá thôngthường và cần có cách ứng phó thích hợp.

29Năm 2013, giá trị xuất khẩu

đá granite của Việt Namsang Thổ Nhĩ Kỳ

triệu USD

Page 10: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

8 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 4, Quý IV/2014

Điêm tin

Những diễn biến mới liên quan tới thuế chống bán phá giámà Hoa Kỳ áp dụng đối với tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam

Trong quý IV/2014 vừa qua, các nhà sản xuất, xuất khẩutôm của Việt Nam đón nhận hai quyết định cùng liênquan tới vụ kiện chống bán phá giá tôm nước ấm đônglạnh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thứ nhất, ngày 24/09/2014,Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả chính thứcđợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 8(POR8) giai đoạn từ 01/02/2012 đến 31/01/2013 đốivới tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Vàthứ hai, ngày 17/11/2014, Ban Hội thẩm WTO đã đưa raBáo cáo cuối cùng trong vụ giải quyết tranh chấp DS429.POR8 – MứC THUế CAO NHẤT TRONG LịCH Sử Vụ KIệN TôMVụ kiện chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đônglạnh nhập khẩu từ Việt Nam do Bộ Thương mại Mỹ khởixướng điều tra ngày 20/01/2014; và quyết định áp thuế

chống bán phá giá chính thức có hiệu lực từ ngày01/02/2005 với mức thuế đối với bị đơn bắt buộc: 4.30– 25.76%; với bị đơn tự nguyện: 4.57% và mức thuế suấttoàn quốc là: 25.76%. Với các vụ kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ, mức thuếsuất thực tế mỗi năm sẽ được quyết định sau các đợt ràsoát hành chính hàng năm (POR), tức là hết một năm ápthuế, nếu có yêu cầu, USDOC sẽ tiến hành điều tra lại đểtính mức thuế chống bán phá giá thực tế của năm đó, mứcthuế thu trước đó chỉ là tạm tính. Tính đến nay, tôm ViệtNam đã trải qua 8 đợt rà soát hành chính hàng năm(POR1-8). Ngoài ra, cứ sau mỗi 5 năm áp thuế, cơ quanđiều tra Mỹ sẽ tiến hành rà soát cuối kỳ (rà soát hoànghôn) để xem xét có tiếp tục áp thuế chống bán phá giánữa hay không. Năm 2009 Hoa Kỳ đã rà soát hoàng hônthuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam và quyếtđịnh áp thuế thêm 5 năm nữa. MỨC THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI TÔM VIỆT NAM QUA CÁC ĐỢT XEM XÉT HÀNH CHÍNH

Đợt xem xét

POR 1 (16-7-2004 đến 31-1-2006) N/A N/A N/A N/APOR 2 (1-2-2006 đến 31-1-2007) 9-9-2008

8-9-200929-9-201031-8-2011

4-9-201210-9-201325-3-2014

0-0,10,08-0,212,95-4,890,0-1,15

1,23-1,270,0

4,98-9,75

4,574,573,921,04

1,250,0

6,37

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp

25,7625,7625,7625,76

25,7625,7625,76

POR 3 (1-2-2007 đến 31-1-2008)POR 4 (1-2-2008 đến 31-1-2009)POR 5 (1-2-2009 đến 31-1-2010)POR 6 (1-2-2010 đến 31-1-2011)POR 7 (1-2-2011 đến 31-1-2012)POR 8 (1-2-2012 đến 31-1-2013)

Ngày công bố cuối cùng

Mức thuế (%)

Bị đơn bắt buộc Tự nguyện Toàn quốc

Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháptự vệ đối với điện thoại di động

Ngày 05/12/2014 vừa qua, Tổng vụ Nhậpkhẩu, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo lênỦy ban Tự vệ WTO về việc nước này khởixướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đốivới sản phẩm điện thoại di động nhập khẩu. Sản phẩm bị điều tra là điện thoại di động(tên tiếng Anh: transmission apparatus in-corporating reception apparatus (cellular)

portable telephone) có mã HS là8517.12.00.00.11. Theo số liệu thống kê trong thông báo khởixướng điều tra mà Thổ Nhĩ Kỳ gửi lên Ủy banTư vệ WTO thì sản lượng xuất khẩu mặthàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ của Việt Nam đứngthứ hai sau Trung Quốc, với kim ngạch 603triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2014.

Page 11: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Số 4, Quý IV/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 9

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Qua bảng số liệu tổng hợp có thể nhận thấy mức thuế CBPGtrong đợt POR8 là mức thuế suất cao nhất đối với các bịđơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện trong vòng 8 năm qua.Mức thuế được công bố là cao bất thường: 4,98% và 9,75%áp dụng cho hai bị đơn bắt buộc (Công ty cổ phần Thủy sảnMinh Phú và Công ty Thủy sản Sóc Trăng - Stapimex),6,37% cho các bị đơn tự nguyện, và giữ nguyên mức thuếsuất toàn quốc 25,76% như trong bảy lần trước đó. Vụ KIệN DS429Trong các lần rà soát định kỳ của Hoa Kỳ, các doanh nghiệpViệt Nam và luật sư tư vấn đã nhận thấy nhiều thiếu sóttrong cách thức tính toán của cơ quan chức năng Hoa Kỳkhiến mức thuế chống bán phá giá trong các POR bị đẩylên cao so với thực tế. Sau nhiều nỗ lực tham vấn nhưngkhông thành công với phía Hoa Kỳ, theo đề nghị từ Hiệphội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản và các doanh nghiệpxuất khẩu tôm, Chính phủ Việt Nam đã kiện Hoa Kỳ raWTO trong vụ kiện đầu tiên (DS404) năm 2010. Vụ kiệnđã kết thúc với nhiều kết luận có lợi cho Việt Nam từ BanHội thẩm năm 2011. DS429 là vụ kiện ra WTO thứ hai của Việt Nam, cũng về

các biện pháp khác của Hoa Kỳ mà Việt Nam cho là viphạm WTO trong vụ điều tra chống bán phá giá đối vớitôm nhập khẩu từ Việt Nam, bắt đầu từ ngày 16/02/2012.Ngày 17/11/2014, Ban Hội thẩm WTO đã ban hành Báocáo cuối cùng trong vụ giải quyết tranh chấp DS429. Theođó, trong số 11 khiếu nại liên quan đến 5 vấn đề chínhmàViệt Nam yêu cầu tham vấn, Ban Hội thẩm đã ra phánquyết ủng hộ 7 khiếu nại liên quan đến 4 vấn đề chính màViệt Nam yêu cầu tham vấn, bao gồm phương pháp quyvề 0 (zeroing), cách tính mức thuế suất toàn quốc cho nềnkinh tế phi thị trường, kết quả rà soát cuối kỳ và điều kiệnđể dừng áp thuế đối với một số doanh nghiệp. Theo đánhgiá của một số chuyên gia, với các phán quyết này, nếuđược Hoa Kỳ tuân thủ thực hiện sẽ là cơ sở rất có lợi chocác doanh nghiệp Việt Nam theo đuổi vụ kiện.Theo Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, Việt Namvà Hoa Kỳ có khoảng thời gian là 60 ngày để đưa ra khángcáo báo cáo này của Ban Hội thẩm lên Cơ quan Phúc thẩm.Ngay sau đó, ngày 09/01/2015, Việt Nam đã đệ trìnhkháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm WTO, đề nghị cơ quannày xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích phápluật trong Báo cáo của Ban hội thẩm (đối với những yêucầu của phía Việt Nam mà Ban Hội thẩm chưa chấp nhận).

Cuối năm 2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hànhkết luận sơ bộ trong vụ kiện chống bán phá giá và chống trợcấp đối với đinh thép (steel nails) nhập khẩu từ Việt Nam, ẤnĐộ, Hàn Quốc, Malaysia, Oman, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ. Theođó, mặt hàng đinh thép của Việt Nam chịu mức thuế chốngphá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời cao nhất so với cácquốc gia còn lại.Cụ thể, đối với điều tra chống trợ cấp, trong quyết định sơ bộcủa DOC công bố ngày 28/10/2014, Hàn Quốc, Malaysia,Oman, Đài Loan đều có biên độ trợ cấp dưới mức tối thiểu(de minimis – 2%), riêng Việt Nam chịu mức biên độ trợ cấplà 8.35%, trừ Công ty United Nail ở mức 0.17%. Căn cứ vàokết luận sơ bộ này, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới HoaKỳ (U.S. Customs and Border Protection) sẽ thực hiện đìnhchỉ thông quan và buộc ký quỹ với các lô hàng đinh thép nhậpkhẩu từ Việt Nam kể từ ngày 03/11/2014.Đối với điều tra chống bán phá giá, quyết định sơ bộ của DOCngày 28/12/2014 nêu biên bộ phá giá tạm thời rất cao đốivới Việt Nam do DOC đã sử dụng dữ liệu sẵn có trong quá

trình điều tra, đây là một kết quả bất lợi cho các doanh nghiệpđã, đang và tiếp tục xuất khẩu đinh thép sang Hoa Kỳ. Bảng Biên độ phá giá và Biên độ trợ cấp tạm thời:

Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạmthời đối với đinh thép Việt Nam

Quốc gia Nhà sản xuất/xuất khẩu

Hàn Quốc Daejin Steel Co., Ltd 0.15%0.18%

0%

0.01%0.02%

0%

0%

0.25%0%

0.03%0%

8.35%

0.17%

8.35%

8.35%

12.38%2.13%7.26%

2.14%2.56%

39.35%

2.20%

9.07%9.07%

0%0%

103.88%

93.42%

98.65%

323.99%

Jinheung Steel CorporationCác công ty khác

Các công ty khác

Mức biên độ trợ cấp tạm thời

Mức biên độ phá giá tạm thời

Oman Oman Fasteners, LLCCác công ty khác

Đài Loan PT EnterprisesQuick Advance Inc.

Malaysia Inmax Sdn. Bhd.Region International Co., LtdTag Fasteners Sdn. Bhd.

Vietnam-Wide Entity

Malaysia Region International Co., LtdUnited Nail Products Co., LtdKosteel Vina Limited Company

Page 12: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

10 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 4, Quý IV/2014

Điêm tin

Ngày 28/11/2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã raquyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra– basa nhập khẩu từ Việt Nam thêm 5 năm nữa, sau đợt ràsoát cuối kỳ lần thứ hai. Vụ điều tra chống bán phá giá đối với cá tra – basa của ViệtNam khởi xướng từ kể từ tháng 7/2002. Và quyết định ápthuế chống bán phá giá chính thức kể từ ngày 12/08/2003,với mức thuế suất từ 36,84 – 63,88% và có hiệu lực 5 năm.Tuy nhiên, cứ sau mỗi 5 năm áp thuế, DOC và ITC lại thựchiện rà soát cuối kỳ, tức là điều tra lại để xác định liệu cóáp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm nữa hay không. Năm2008, Hoa Kỳ đã rà soát cuối kỳ thuế CBPG đối với cá traViệt Nam và quyết định áp thuế thêm 5 năm nữa. Và trongđợt rà soát cuối kỳ năm 2014 lần này, Hoa Kỳ lại tiếp tụcgia hạn lệnh áp thuế CBPG này với cá tra – basa Việt Nam. Ngoài ra, tại Hoa Kỳ, mức thuế chống bán phá giá thực tếmà hàng nhập khẩu phải trả để vào thị trường Hoa Kỳ sẽ

được quyết định sau các đợt rà soát hành chính hàng năm,tức là, hết một năm áp thuế, DOC sẽ tiến hành điều tra lạiđể tính mức thuế CBPG thực tế của năm đó - mức thuế thutrước đó chỉ là tạm tính. Tính đến nay, cá tra – basa Việtnam đã trải qua 10 đợt rà soát hành chính với mức thuếsuất cụ thể như sau:

Ngày 03/12/2014, Cơ quan Biên mậu Canada (CBSA) đã côngbố quyết định sơ bộ về hành vi bán phá giá từ ống thép dẫn dầu(Certain Oil Country Tubular Goods) nhập khẩu từ Đài Loan,Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,Ukraina và Việt Nam và quyết định sơ bộ về trợ cấp đối với sảnphẩm này nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan,Ukraina và Việt Nam.Đây là vụ điều tra do CBSA khởi xướng ngày 21/07/2014, theođơn kiện của hai công ty Tenaris Canada và Evraz North AmericaInc.. Sản phẩm bị điều tra là ống thép dẫn dầu có vỏ, ống dẫn và các“ống xanh” (green tube) làm từ các-bon hoặc thép hợp kim,được hàn hoặc đúc liền, được xử lý nhiệt hoặc không, không phụthuộc vào thành phẩm cuối cùng, có đường kính ngoài từ 60,3mm đến 339,7mm chủ yếu thuộc các mã 7304 và 7306.Theo quyết định sơ bộ này thì sản phẩm của tất cả các công tycủa Việt Nam đều chịu chung mức thuế như nhau , với mức thuế

chống bán phá giá và chống trợ cấp đều ở diện cao nhất so vớicác sản phẩm của tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ cùng bị điềutra trong vụ việc này. Sau quyết định này, cơ quan hải quanCanada sẽ tiến hành thu thuế chống bán phá giá/chống trợ cấptạm thời kể từ sau ngày 03/12/2014.Hơn thế nữa do đây là vụ điều tra kép nên mức thuế suất màhàng hóa liên quan phải chịu sẽ là cộng gộp của hai mức thuếsuất thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, do vậy thuếsuất chung là rất cao. Cụ thể, trong vụ việc này, ống thép dẫn dầuViệt Nam chịu mức thuế suất tạm thời tương đối cao 72.2%,trong đó thuế chống bán phá giá tạm thời là 53.2% và thuếchống trợ cấp tạm thời là 19%; mức thuế tạm thời này chỉ sauẤn Độ 94% (lần lượt là 53.2% và 40.8%). Theo lịch trình vụ việc, Cơ quan biên mậu Canada (CBSA) và Tòaán Thương mại Quốc tế Canada (CITT) sẽ tiếp tục điều tra vềphá giá, trợ cấp và thiệt hại, dự kiến CBSA sẽ đưa ra kết luận cuốicùng về phá giá, trợ cấp vào ngày 03/03/2015 và CITT dự kiếncông bố kết luận cuối cùng về thiệt hại ngày 02/04/2015.

Cá tra – basa Việt Nam tiếp tục chịu thuế chống bánphá giá sau 10 năm oan ức tại Mỹ

Canada ra quyết định sơ bộ trong điều tra chống bán phá giá,chống trợ cấp đối với ống thép dẫn dầu Việt Nam

ĐĐợợtt rràà ssooáátt

NNggààyy ccôônngg bbốố

ĐĐơơnn vvịị tt íínnhh

MMứứcc tthhuuếế

BBịị đđơơnn bbắắtt

bbuuộộcc BBịị đđơơnn ttựự nngguuyyệệnn

TTooàànn qquuốốcc

POR1(01/01/2003 – 31/07/2004) 21/03/2006 %

6.81 –

80.88 N/A

63.88

POR 2 (01/08/2004 – 31/07/2005) 01/05/2007 % 15.1 - 80.88 N/A 63.88

POR 3 (01/08/2005 – 31/07/2006) 15/08/2008 % 0.00 0.00 – 80.88 63.88

POR 4 (01/08/2006 – 31/07/2007) 17/03/2009 % 0.00-0.52 0.52 63.88

POR 5 (01/08/2007 – 31/07/2008) 10/03/2010 USD/kg 0.00 0.02 2.11

POR 6 (01/08/2008 – 31/07/2009) 22/03/2011 USD/kg 0.00 0.02 2.11

POR 7 (01/08/2009 – 31/07/2010) 14/03/2012 USD/kg 0.00 – 0.03 0.03 2.11

POR 8 (01/08/2010 – 31/07/2011) 20/05/2013 USD/kg 0.19-2.39 1.29

2.11

POR 9 (01/08/2011 – 31/07/2012) 07/04/2014 USD/kg 0.03-1.20

0.42 2.11

POR 10 (01/08/2012 – 31/07/2013) 16/01/2015 USD/kg 0.97 0.97 2.39

Page 13: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Số 4, Quý IV/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 11

Ngày 07/07/2014 vừa qua, Indonesia đã ra quyết định áp dụngbiện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn phủ hợp kim nhôm kẽm (tônlạnh) theo mã HS 7210.61.11.00 nhập khẩu vào Indonesia từ cácnước trong đó có Việt Nam với mức thuế tự vệ rất cao, có hiệu lựctrong 03 năm và có thể tiếp tục được gia hạn.

Đề xuất khởi kiện ra WTO các biệnpháp tự vệ Indonesia áp dụng đối với

tôn phủ hợp kim nhôm kẽm Việt Nam

Chuyên đê

Page 14: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, các thông tin vềcác diễn tiến trong quá trình điều tra, các yếu tố pháp lýtrong khuôn khổ WTO và tham vấn ý kiến từ các doanhnghiệp liên quan, Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thươngmại (TRC), thuộc Trung tâm WTO – VCCI đã kiến nghịChính phủ và các Bộ ngành liên quan tiến hành Vụ kiệnlên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đối với cácvi phạm nghĩa vụ theo WTO của Indonesia trong việcđiều tra tự vệ đối với mặt hàng tôn phủ hợp kim nhômkẽm nhập khẩu từ các nước, trong đó chủ yếu là ViệtNam.Bài viết dưới đây tóm tắt các nội dung chính của Kiếnnghị nêu trên, qua đó cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổngquan về vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ của Indone-sia và những phân tích các vấn đề có thể khởi kiện và khảnăng thành công của Việt Nam nếu tiến hành vụ kiện nàytheo cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO.Thông tin cơ bản về vụ điều tra áp dụng biệnpháp tự vệ của IndonesiaNgày 19/12/2012, Ủy ban Tự vệ Indonesia (KPPI) khởixướng điều tra tự vệ đối với các sản phẩm sắt hoặc thépcán không hợp kim (Flat-rolled products of iron or non-alloy steel) mã HS 7210.61.11.00 khổ rộng từ 600mmtrở lên, căn cứ vào đơn kiện do PT. Bluescope Steel In-donesia và PT. Sunrise Steel đệ đơn ngày 12/12/2012trước đó.Ngày 07/07/2014, Bộ Tài chính Indonesia đã ra quyếtđịnh áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn lạnhnhập khẩu trong đó có Việt Nam, trong 3 năm với mứcthuế giảm dần từ khoảng 430 đô la Mỹ/tấn năm thứnhất đến 312 đô la Mỹ/tấn năm thứ ba.Những cáo buộc vi phạm WTOTheo phân tích của Hội đồng TRC – Trung tâm WTOVCCI thì trong vụ việc nói trên Indonesia đã vi phạm cácquy định liên quan của WTO cả từ góc độ thủ tục lẫn nộidung và do đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhậpkhẩu liên quan mà nặng nề nhất là các doanh nghiệp ViệtNam.Indonesia đã không thực hiện đúng nghĩa vụ côngkhai thông tin và quyền tham vấn của các bên liênquan trong quá trình tiến hành vụ kiệnTheo quy định tại Điều 3.1 Hiệp định về Biện pháp Tựvệ (Hiệp định SG) thì cơ quan điều tra phải thực hiệncông khai nhiều nội dung, ở các bước của quá trình điềutra để đảm bảo quyền của các bên trong vụ việc.

Trên thực tế, cơ quan điều tra của Indonesia (KPPI) mặcdù có cho phép các bên gửi bình luận và phản hồi bìnhluận nhưng chưa từng công bố báo cáo điều tra sơ bộ vàdự thảo quyết định cuối cùng (báo cáo kết quả điều travà các kết luận về các yếu tố thực tế và pháp lý). Kết quảlà các doanh nghiệp đã không có bất kỳ cơ hội nào đểbình luận và nêu ý kiến của mình với các kết luận của cơquan điều tra trước khi Cơ quan này ra Báo cáo chínhthức cuối cùng.Indonesia đã vi phạm các nguyên tắc của WTO vềđiềukiện áp dụng biện pháp tự vệ Kiến nghị của Hội đồng TRC – Trung tâm WTO đã chỉ ranhiều vi phạm của KPPI trong quá trình xem xét, đánh giácác yếu tố thực tiễn cũng như áp dụng nguyên tắc WTOtrong đó đặc biệt là:KPPI đã không đánh giá đầy đủ về yếu tố “diễn biếnkhông lường trước được” trong gia tăng lượng nhậpkhẩuTheo Điều XIX:1(a) Hiệp định GATT 1994 thì một trongnhững điều kiện tiên quyết để áp dụng biện pháp tự vệlà việc “gia tăng nhập khẩu” phải xảy ra do những “diễnbiến không thể lường trước” và cơ quan điều tra phảichứng minh được yếu tố này.Tuy nhiên, trong Báo cáo kết luận cuối cùng của vụ việcnày, KPPI chỉ đề cập tới cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu 2008 và cho rằng đó là nguyên nhân dẫn tới các diễnbiến không thể lường trước trong nhu cầu thế giới, khiếnsản phẩm liên quan thay vì xuất đi toàn cầu thì tập trunghết vào Indonesia nơi nhu cầu không hề giảm. với nhữnglập luận rất ngắn, sơ sài này và mang nhiều tính suy đoánvề tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2008. Thậm chí, một số thực tế được nêu là thiếuchính xác (ví dụ khủng hoảng 2008 vốn là một sự việcchung, có tác động không giống nhau với từng ngành,từng khu vực địa lý không thể lấy làm lý do cho mọi sựsuy giảm, hoặc cũng trong thời gian này, không chỉ In-donesia mà nhiềuthị trường châu Á khác cũng gia tăngnhu cầu đối với sản phẩm này.KPPI đã không xem xét đầy đủ về điều kiện “đe dọa thiệthại nghiêm trọng”Theo quy định tại Điều 4.1 Hiệp định SG thì “đe dọa thiệthại nghiêm trọng” phải được hiểu là những thiệt hạinghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra và việc xác định sự tồntại của một “đe dọa thiệt hại nghiệm trọng” phải dựa trêncác cơ sở thực tế chứ không phải chỉ dựa trên các suyđoán, viện dẫn hoặc các khả năng xa .

12 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 4, Quý IV/2014

Chuyên đê

Page 15: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

Trong khi đó, Báo cáo kết luận cuối cùng của KPPIchỉđơn giản cho rằng « thiệt hại nghiêm trọng sẽ xảy ra”trong tương lai mà không có lập luận về cơ sở thực tếnào cho suy đoán này.Liên quan tới yếu tố “mối quan hệ nhân quả” giữa sự giatăng nhập khẩu và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng củangành sản xuất nội địaTheo quy định tại Điều 4.1 Hiệp định SG thì để áp dụngbiện pháp tự vệ cần xác định được sự tồn tại của mốiquan hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhập khẩu và thiệthại/đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuấtnội địa trên cơ sở các chứng cứ khách quan.Tuy nhiên, trong Báo cáo kết luận cuối cùng của mình,KPPI chỉ đơn giản cho rằng thị phần của ngành sản xuấtnội địa lẽ ra phải tăng khi tiêu thụ nội địa tăng nhưngtrên thực tế thị phần này lại giảm và song song với đó làhàng nhập khẩu tăng và từ đó kết luận ngay hàng nhậpkhẩu là nguyên nhân dẫn tới đe dọa thiệt hại nghiêmtrọng đối với các ngành sản xuất nội địa. Tại sao Việt Nam cần đi kiện?Theo Hội đồng TRC của Trung tâm WTO thì việc khởikiện Indonesia ra WTO trong bối cảnh cụ thể này là rấtcần thiết, cho cả doanh nghiệp ngành thép và các doanhnghiệp xuất khẩu khác hiện tại cũng như trong lâu dài.Cụ thể:Đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tôn phủhợp kim nhôm kẽm: Dù biện pháp tự vệ là áp dụng chung cho hàng hóa nhậpkhẩu từ tất cả các nước, trên thực tế Việt Nam là nướcchịu thiệt hại nhiều nhất (do có lượng nhập khẩu lớn vàonước này).Mức thuế áp đặt tương đương 400$/tấn, xét ra thì tươngđương 50% giá bán hiện tại của tôn phủ hợp kim nhômkẽm Việt Nam vào thị trường này. Tức là với mỗi tấn tônnày của Việt Nam nhập khẩu Indonesia, giá sẽ tăng gấprưỡi, và vì thế nhiều doanh nghiệp coi đây làmức thuế“hủy diệt” khả năng cạnh tranh của tôn phủ hợp kimnhôm kẽm Việt Nam tại Indonesia. Do đó, nếucó thể dỡ bỏ mức thuế quá cao này qua cácthủ tục kiện tại WTO thì đây sẽ là việc làm rất có ý nghĩavới các doanh nghiệp liên quan, đặc biệt là các doanhnghiệp thép đang có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thịtrường này.

Hơn thế nữa, theo một số nguồn tin thì với nguyên đơntrong vụ việc này đang tiếp tục chuẩn bị một đơn yêu cầuđiều tra tự vệ tiếp theo đối với mặt hàng tôn phủ hợp kimnhôm kẽm tương tự có khổ rộng dưới 600mm. Nguy cơnày nếu trở thành hiện thực sẽ khiến sản phẩm tôn phủhợp kim nhôm kẽm của Việt Nam hoàn toàn bị loại bỏkhỏi thị trường Indonesia.Tương tự, , theo thông tin từ doanh nghiệp thì nguyênđơn trong vụ việc này đã thiết lập một mạng lưới các nhàmáy ở nhiều quốc gia và hiện đang có chiến lược sử dụngcông cụ tự vệ như một phương thức nhằm ngăn chặnsản phẩm nhập khẩu tại từng thị trường. Các công ty concủa Bluescope đã tiếp hành khởi kiện tại Úc, Indonesiavà đang chuẩn bị cho việc khởi kiện tại Thái Lan,Malaysia.Do đó, một vụ kiện ra WTO có thể là biện pháp có ýnghĩa nhằm ngăn chặn chiến lược cạnh tranh khônglành mạnh này của nguyên đơn cũng như cảnh báo vớicác cơ quan thẩm quyền các nước khi tiếp nhận đơnkiện của nguyên đơn, từ đó bảo vệ các thị trường xuấtkhẩu nhiều tiềm năng của doanh nghiệp sản xuất xuấtkhẩu tôn phủ hợp kim nhôm kẽm Việt Nam.Đối với các ngành sản xuất xuất khẩu khác của Việt Nam:Là nước có tần suất sử dụng nhiều các biện pháp tự vệthứ hai trên thế giới (theo thống kê của WTO tính đến30/4/2014 thì Indonesia đã khởi xướng điều tra tự vệ25 vụ, trong đó 20/25 vụ là được thực hiện chỉ trong 5năm trở lại đây), Indonesia được suy đoán là có nhiềukhả năng sẽ tiến hành nhiều vụ điều tra tự vệ tương tựđối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này trong tươnglai. Theo thông tin từ doanh nghiệp thì Indonesia đangdự kiến điều tra tự vệ đối với nhôm, hạt nhựa…Việt Nam hiện đang xuất khẩu nhiều loại hàng hóa vàothị trường Indonesia. Trong tương lai, khi các hiệp địnhthương mại tự do liên quan giữa Việt Nam và Indonesia(ASEAN, ASEAN+, RCEP) hoàn tất lộ trình loại bỏ thuếđầy đủ, tiềm năng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường nàycủa Việt Nam còn lớn hơn nữa.Một vụ kiện ra WTO liên quan tới điều tra tự vệ của In-donesia, dù thành công hay không, cũng có thể giảm bớtnguy cơ Indonesia lạm dụng các biện pháp tự vệ đối vớihàng hóa nước ngoài nhập khẩu, từ đó giúp giữ cánh cửavào thị trường này cho nhiều loại hàng hóa của Việt Namhiện tại và trong tương lai.Số 4, Quý IV/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 13

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Page 16: Ban tin PVTM 4.2014.pdf

14 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 4, Quý IV/2014

Hội đồng Tư vấn về PHòng vệ THương mại – Trung Tâm WTO – PHòng THương mại và Công ngHiệP việT namđịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nộiđiện thoại: +84 4 35771458; Fax: +84 4 35771459Email: [email protected];Website: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn

Bản tin