20
Thi nào cũng vy, nước mt nhà tan quy vào mt ch‘‘hn’’. Hn vì lòng dân oán than, ông Tri cũng nghe theo : vox Dei. Bn chc năm vtrước, tháng tư bt đầu bng nhiu ưu tư, xao xuyến ; kết thúc bng ngày 30. Lòng dân ba chìm by ni dy lên cái tên Quc Hn : - ba chìm là hàng triu người chìm sâu dưới đáy bin ; - by ni là nhng người lao đao khcc trong núi rng Vit Bc ; cnhng người bit xra đi. Hôm nay là ngày 1 tháng 4. Tôi hi tưởng chui ngày xót xa, ngi viết Chùm Nho Ut Hn Quc hn tiếng nói ca dân gian (vox populi) là mt loi bia ming : Ngàn năm bia đá cũng mòn, Ngàn năm bia ming vn còn trơ trơ. Không phi 40 năm vtrước, nhưng vào năm 1940, John Steinbeck được trao gii Pulitzer nhtác phm The Grapes of Wrath, Võ Lang dch là Chùm Nho Ut Hn (Khai Trí xut bn, 1972). Steinbeck viết 30 chương sách nhưng lúng túng trong vic đặt tên tác phm. Chính vnhà văn nói thay tiếng nói dân gian, đặt tên sách là The Grapes of Wrath, mượn câu thơ The Battle Hymn of the Republic ca Julia Ward Howe : Mt tôi thy vinh quang shin đến ca Chúa Ngài schà đạp vườn nho, nơi cha nhng chùm nho ut hn. Trong tác phm Chùm nho ut hn, Steinbeck viết vni thng khca nhà nông, gt nước mt, bli rung vườn Oklahoma, lưu lc đến California. Tính theo đường ‘‘chim bay’’, khong cách tOklahoma đến California là 1 252,5 dm mà còn ut hn, nói chi đến đường ‘‘cá ln’’, tVit Nam đến các nước tây phương, thiết tưởng không có tên nào chính xác hơn Quc Hn. Nói đến Chùm Nho Ut Hn còn quá xa xôi. Gn gũi ta hơn có Hn Đồ Bàn. Năm 1471, binh lính vua Lê Thánh Tông vây hãm, hđược thành Đồ Bàn (Vijaya) ca vua Trà Toàn. Nhvy mà nước Vit mi có thêm xã Nhơn Hu, tnh Bình Định. Tđó mi có Hn Đồ Bàn. Quc Hn ca ta có năm có tháng, có tlch đã phai màu : Quc Hn, nói lên lòng dân oán than, là li bia ming. Không mt định chế nào, kccơ quan lp pháp ca mt quc gia, có ththay đổi được. Hung hvăn kin lp pháp cháp dng cho nước sti, quc tế tư pháp gi là lex fori. Quc Hn như sóng thn, tràn ngp khp ThNhân BN TIN CA HI ÁI HU ĐẠI HC ĐÀ LT TI ÂU CHÂU S18 (Bmi) Tháng 5 năm 2015 Trong snày: Chùm nho ut hn Đình Thông Thái Bình dương (thơ) Ngô Bích Ngc 40 năm (thơ) Trn Ngc Phong Tic mng Xuân t Mùi Nguyn ThThu Oanh Bng hu Phan Thnh Ri mùa thu ti (nhc) Lê Thch Trúc Thi ca trong thiu võ ctruyn Trương Văn Bo LHi hoa Anh Đào Trn ThChâu HThNhân Đình Thông Vườn thơ ThNhân Gia chánh Nguyn ThThu Oanh Tin tc đó đây Li nhóm biên son Trong khi chun bcho Bn tin, chúng tôi được sym trtinh thn ca anh đương kim chtch: phi vn động anh chem trong Hi hăng hái viết bài theo kiu "hát hay không bng hay hát". Vì vy chúng tôi tha thiết kêu gi anh chThnhân Âu châu tham gia viết vknim xưa, đời sng hin ti, và nhng dán tương lai. Bn tin mt năm ra ba k; mi ln các anh chcó 4 tháng để sáng tác Bài vvà tin tc xin gi v: [email protected] [email protected] Đình Thông Xem tiếp trang 3

Bản tin số 18

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản tin số 18

Citation preview

Page 1: Bản tin số 18

Thời nào cũng vậy, nước mất nhà tan quy vào một chữ ‘‘hận’’. Hận vì lòng dân oán than, ông Trời cũng nghe theo : vox Dei. Bốn chục năm về trước, tháng tư bắt đầu bằng nhiều ưu tư, xao xuyến ; kết thúc bằng ngày 30. Lòng dân ba chìm bảy nổi dấy lên cái tên Quốc Hận : - ba chìm là hàng triệu người chìm sâu dưới đáy biển ; - bảy nổi là những người lao đao khổ cực trong núi rừng Việt Bắc ; cả những người biệt xứ ra đi. Hôm nay là ngày 1 tháng 4. Tôi hồi tưởng chuỗi ngày xót xa, ngồi viết Chùm Nho Uất Hận Quốc hận tiếng nói của dân gian (vox populi) là một loại bia miệng :

Ngàn năm bia đá cũng mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Không phải 40 năm về trước, nhưng vào năm 1940, John Steinbeck được trao giải Pulitzer nhờ tác phẩm The Grapes of Wrath, Võ Lang dịch là Chùm Nho Uất Hận (Khai Trí xuất bản, 1972). Steinbeck viết 30 chương sách nhưng lúng túng trong việc đặt tên tác phẩm. Chính vợ nhà văn nói thay tiếng nói dân gian, đặt tên sách là The Grapes of Wrath, mượn câu thơ The Battle Hymn of the

Republic của Julia Ward Howe : Mắt tôi thấy vinh quang sự hiện đến của Chúa Ngài sẽ chà đạp vườn nho, nơi chứa những chùm nho uất hận. Trong tác phẩm Chùm nho uất hận, Steinbeck viết về nỗi thống khổ của nhà nông, gạt nước mắt, bỏ lại ruộng vườn Oklahoma, lưu lạc đến California. Tính theo đường ‘‘chim bay’’, khoảng cách từ Oklahoma

đến California là 1 252,5 dặm mà còn uất hận,

nói chi đến đường ‘‘cá lặn’’, từ Việt Nam đến các nước tây phương, thiết tưởng không có tên nào chính xác hơn Quốc Hận. Nói đến Chùm Nho

Uất Hận còn quá xa xôi. Gần gũi ta hơn có

Hận Đồ Bàn. Năm 1471, binh lính vua Lê Thánh Tông vây hãm, hạ được thành Đồ Bàn (Vijaya) của vua Trà Toàn. Nhờ vậy mà nước Việt mới có thêm xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định. Từ đó mới có Hận Đồ Bàn. Quốc Hận của ta có năm có tháng, có tờ lịch đã phai màu : Quốc Hận, nói lên lòng dân oán than, là lời bia miệng. Không một định chế nào, kể cả cơ quan lập pháp của một quốc gia, có thể thay đổi được. Huống hồ văn kiện lập pháp chỉ áp dụng cho nước sở tại, quốc tế tư pháp gọi là lex fori. Quốc Hận như sóng thần, tràn ngập khắp

Thụ Nhân BẢN TIN CỦA HỘI ÁI HỮU ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TẠI ÂU CHÂU

Số 18 (Bộ mới) Tháng 5 năm 2015

Trong số này: Chùm nho uất hận

Lê Đình Thông Thái Bình dương (thơ)

Ngô Bích Ngọc 40 năm (thơ)

Trần Ngọc Phong Tiệc mừng Xuân Ất Mùi

Nguyễn Thị Thu Oanh Bằng hữu

Phan Thạnh Rồi mùa thu tới (nhạc)

Lê Thạch Trúc Thi ca trong thiệu võ cổ truyền Trương Văn Bảo Lễ Hội hoa Anh Đào

Trần Thị Châu Hồ Thụ Nhân

Lê Đình Thông Vườn thơ Thụ Nhân Gia chánh

Nguyễn Thị Thu Oanh Tin tức đó đây

Lời nhóm biên soạn Trong khi chuẩn bị cho Bản tin, chúng tôi được sự yểm trợ tinh thần của anh đương kim chủ tịch: phải vận động anh chị em trong Hội hăng hái viết bài theo kiểu "hát hay không bằng hay hát". Vì vậy chúng tôi tha thiết kêu gọi anh chị Thụ nhân Âu châu tham gia viết về kỷ niệm xưa, đời sống hiện tại, và những dự án tương lai. Bản tin một năm ra ba kỳ; mỗi lần các anh chị có 4 tháng để sáng tác Bài vở và tin tức xin gởi về: [email protected] [email protected]

Lê Đình Thông

Xem tiếp trang 3

Page 2: Bản tin số 18

2

vỗ về sỏi đá bờ xa , triều xanh sóng nở , trắng hoa bạc đầu .

dài tay ôm nửa vòng cầu , hai giòng ấm lạnh nhiệm mầu luân lưu.

tàu ai xuôi ngược muôn chiều , Thái bình dương đón bao nhiêu bến bờ .

ai đi thỏa mộng hải hồ , ai đi tìm đến bến bờ tự do

và ai đành lỡ hẹn hò , một ngày xuân cũ xa bờ yêu thương

một ngày uất hận quê hương người theo tiếng gọi trùng dương ... xa người !

bao nhiêu kẻ trọn tiếng cười ,

đến bờ đất hứa cuộc đời nở hoa . bao hồn tức tưởi xót xa ,

trùng dương gửi xác ... thôi là thế thôi ! dấu than chấm hết giữa đời ,

hồn hoang nương sóng nổi trôi tháng ngày . Thái bình dương mở vòng tay ,

biển êm , nắng đẹp đắm say lòng người . bao ngày giông bão ngập trời ,

sinh linh điêu đứng , bao lời oán than ... nằm trong nguyên lý tuần hoàn ,

vui - buồn , tĩnh - động ôm tròn thế nhân ngày - đêm , mưa - nắng xoay vần ,

Trời cao , biển rộng , thương thân làm người !

( cho 40 năm ngày 30/04/1975 )

Ngô Bích Ngọc

Kéo lê tấc sắt lòng vòng Bỗng dưng ôm mặt khóc ròng trẻ thơ Bốn mươi năm ngong ngóng chờ Trông về quê Mẹ mịt mờ bão vây Sắt mài đá tảng đêm ngày Múa gươm trăng úa, hạc bay hững hờ. Vó câu muôn dặm bơ phờ Mộ Dung quay quắt Cô Tô ngày nào. Bây giờ chân thấp chân cao Liêu xiêu bóng đổ phương nào hư không. Thôi thì mơ giấc tương phùng Mỉm cười vuốt mặt cho lòng bình yên.

Tháng 4 Năm 2015

Trần Ngọc Phong

Page 3: Bản tin số 18

3

nơi. Ý định xóa bỏ chỉ là đội đá vá trời :

Ai mà đội đá vá trời Đổi tên Quốc Hận tiếng cười thế

gian. Tôi viết bài này trong một thư viện đại học ở Paris, vào đầu tháng Tư 2015. Ngoài trời nhiều gió lộng. Không gian và thời gian gợi nhớ nước mắt sinh viên người Việt tại Paris, vào tháng Tư 1975. Trong ký sự ‘‘Câu chuyện về một tấm hình’’, nhà báo Tường An của đài RFA (10/03/2015) đã in lại tấm hình đen trắng, nói lên cuộc diện miền Nam đổi trắng thay đen :

Tôi xin trích vài đoạn trong ký sự đẫm lệ của nhà báo Tường An: ‘‘Những ngày cuối tháng 4, khi các chiến trường ở Việt Nam còn mịt mờ khói súng, khi các thây người tiếp tục ngã, và khi các dấu chấm đỏ dần dần tiến về miền Nam trên bản đồ hình chữ S thì cũng là lúc ngổn ngang tâm trạng của các sinh viên trong các khu đại học Paris và vùng phụ cận. ‘‘Cuộc biểu tình xuất phát lúc 3 giờ trưa từ cư xá sinh viên Đất Việt. Dẫn đầu cuộc biểu tình là lá cờ VNCH với bình nhang. Gần 300 sinh viên chít khăn tang trắng lặng lẽ, trang nghiêm đi xuyên qua các trục lộ chính của Paris. ‘‘Anh Nguyễn Sơn Hà kể lại: «Cuộc biểu tình ngày 27/4 chít khăn tang, đi từ cư xá sinh viên,

ngang qua Quốc hội Pháp đưa thỉnh nguyện thư ; đến tòa đại sứ Mỹ để phản đối, tố cáo. Anh em đã gửi rất nhiều thư cho chính giới, từ ông Tổng thống Giscard d’Estaing cho đến lưỡng viện Quốc hội, ông Jacques Chirac, nhưng tất cả đều không trả lời, tất cả đều làm ngơ. ‘‘Anh Trần Văn Bá kêu gọi một số anh em sinh viên cùng các đoàn thể sinh viên khác tiếp tục giương cao lá cờ vàng chính nghĩa đó để xác định với Quốc tế và dân tộc Việt Nam cùng nhau ghi ơn các chiến sĩ bảo vệ tự do. Đó là lý do tại sao có cuộc biểu

tình ngày 27/4. Cho thấy tuổi trẻ Việt Nam chúng ta vẫn còn đây. ‘‘Từng thước vải đen kẻ đòng chữ trắng: “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Đã Nằm Xuống Cho Tự Do", “Miền Nam Tự Do Bất Diệt", “ Ngày Đại Tang" v.v. bằng tiếng Pháp được căng lên. Vành trắng chít trên đầu để tang cho

những người đã hy sinh trong cuộc chiến. ‘‘Anh Vũ Quốc Thao, lúc đó là một thanh niên còn rất trẻ, vẫn còn rất lạc quan về tương lai đất nước. Anh nhớ lại ngày 27/4 của 40 năm về trước: «Năm đó tôi mới 18 tuổi có tham dự đoàn biểu tình. Vào lúc đó thì 18 tuổi không giống như tuổi trẻ bây giờ đâu, còn ngây ngô lắm, các anh lớn kéo đi đâu thì mình đi theo. Tại cư xá Đất Việt ở đường Lutèce trong quận 5 được coi như là trụ sở thứ nhì của Tổng hội Sinh viên lúc bấy giờ. Chính cái cư xá đó được dùng làm địa điểm xuất phát cuộc biểu tình, anh em tập họp tiến ra đường Gay Lussac, đi lên phía công viên Luxembourg, đi ngang qua rue d’Assas có tòa đại sứ

VNCH, đi ngang qua Thượng viện Pháp. Tại thượng viện Pháp, tình hình bắt đầu căng thẳng vì phía cực hữu và cực tả lợi dụng vấn đề Việt Nam giằng co với nhau, mình ở giữa, mình chỉ muốn nói về vấn đề Việt Nam mà thôi, nhưng rồi sau đó thì cũng yên. ‘‘Riêng tôi thì tôi không nghĩ là chế độ sẽ sụp đổ mau chóng như vậy, thành ra tôi cũng biểu tình nhưng không đến nỗi đau nhiều, mặc dù cũng có để tang, để tang này là để tang cho những nạn nhân chứ không phải để tang cho đất nước, bởi vì lúc đó chưa biết rằng mình sắp mất nước. Anh em đi rất trang nghiêm, nhưng không phải là thất vọng » Tấm hình “Sinh viên Paris xuống đường” được anh Trần Đình Thục chụp ở đường Gay Lussac trưa ngày 27/4.Tấm hình trắng đen với vận mệnh dân tộc nổi trôi đã nằm im một thời gian dài trong ngăn kéo để rồi 39 năm sau xuất hiện trở lại trên bìa tuyển tập “Ngậm ngùi tháng tư” của nhà văn Huy Phương ở quận Cam, California, Hoa kỳ. Tấm hình được nhân bản và lưu truyền trên internet.’’ Nhà báo Tường Anh vừa nói đến anh Vũ Quốc Thao. Anh Thao nối tiếp t r u y ề n thống của thân phụ là Giáo sư Vũ Quốc Thúc, một lòng vì nước vì dân. Tôi viết bài này để tưởng niệm tất cả bà con thân yêu, những người góp xương máu, biến biển Đông trở thành đại dương uất hận. Trong số có người bạn thân thân yêu là nhà thơ Trần Đại.

Paris, ngày 1 tháng Tư năm 2015

… Chùm nho uất hận

Cuộc biểu tình ngày 27/4/75

Thầy Vũ Quốc Thúc 5/2015

Page 4: Bản tin số 18

4

T hấm thoát thêm một mùa xuân nữa lại về, hội TN

Châu Âu lại thêm một lần chuẩn bị cùng họp mặt đón xuân… thời gian sao qua nhanh quá, cứ như là « bóng câu qua cửa sổ". Thời gian chuẩn bị Để chuẩn bị cho ngày họp mặt mừng Xuân Át-Mùi, anh chủ tịch Minh-Khôi có nhã ý mời mọi người đến nhà anh chị để bàn bạc việc tổ chức sao cho chu đáo. Nghe như thiếu vắng quá nhiều, các anh chị người thì bận việc riêng, người thì vào ngày đó không có mặt tại Paris, nhất là những anh cả đầu đàn như anh Dân, anh Thông, anh Đinh Hùng, rồi vắng thêm chị Kim Lan, anh Quốc, anh Hứa Huệ Sang… Anh Dân không có mặt là thiếu đi những lời giới thiệu chương trình dí dỏm, những câu chuyện vui nhộn, cách pha trò duyên dáng và giọng hát đầm ấm của anh nữa. Thiếu những câu thơ ứng khẩu của anh Thông, giọng ca truyền cảm của anh Đinh Hùng là sẽ mất đi nhiều sự hào hứng trong chương trình văn nghệ. Anh Nghị và chị Hỷ thì bận con cái từ Mỹ sang nên lại không có ai đạo diễn cho những màn kịch vui nhộn cười quên thôi như những năm trước.

Cuối cùng ai ai cũng bảo nhau,

thôi thì cũng phải gắng làm sao cho chương trình buổi họp được đông vui, phong phú. Dù sao thì

mỗi năm cũng chỉ có một lần họp mặt đầu xuân là quan trọng nhất. Ngày hội Tết Thụ Nhân được ấn định vào ngày 8/3, cũng là ngày quốc tế Phụ nữ, vì vậy lần này sẽ ưu ái để cho các chị được thoải mái, thảnh thơi, không phải nhọc nhằn bận rộn trong việc "nấu nướng ", mà sẽ ưu tiên cho các chị để thời gian chưng diện thật đẹp để... "đi ra đi vào" mà thôi !!! Vì thế cuộc họp mặt sẽ được tổ chức ở nhà hàng La Ri-zière ở Villeneuve le Roi vừa không phải lo việc ẩm thực, vừa có sẵn sân khấu cho chương trình văn nghệ, vừa có chỗ để ca hát, nhảy múa… Năm nay đặc biệt ban văn nghệ ngoài anh Long đã gắn bó bao nhiêu năm với hội, lại có anh Mi-chel Tùng đến dự và sẽ cùng đánh đàn, chơi nhạc cho buổi tiệc, chắc sẽ không kém phần hào hứng. Bàn bạc, dặn dò, chuẩn bị..., lúc đầu các anh chị cứ lo chương trình văn nghệ sẽ kém phần xôm tụ, nhưng rồi lại nghĩ : thôi thì cây nhà lá vườn, mỗi ngươì góp

vui một bản nhạc... nhưng không ngờ cho đến giờ chót, chương trình văn nghệ lại rất phong phú, có đầy đủ sắc thái : đơn ca, hợp ca, hoạt cảnh… Chưa hết, còn một số thân hữu đến dự cũng muốn góp vui nên chương trình cũng khá dài và hứa hẹn thật sôi nổi, hào hứng, khiến anh chủ tịch Khôi lo ngay ngáy không đủ thời gian. Rồi ngày vui cũng đã đến, buổi sáng hôm ấy dù vẫn còn mùa Đông nhưng chỉ hơi se lạnh, trời trong sáng, thật đẹp...thời tiết năm nay không khắc nghiệt như đã từng có năm họp nhau để ăn Tết mà tuyết phủ đầy trời.

Các anh chị trong ban tổ chức đều tới sớm để chuẩn bị trang trí phòng tiệc cho có không khí Tết. Anh Long chuẩn bị đàn và âm thanh ánh sáng. Ban tiếp tân chị Bích Ngọc, chị Huệ, Thu Oanh cũng lăng xăng chạy tới chạy lui đón khách và sắp xếp chỗ ngồi. Tưởng rằng vắng vẻ, nhưng không, lại có những anh chị từ lâu bận rộn công việc không đến được với hội, thì năm nay lại hiện diện như chị Thạch Trúc. Chị Thạch Trúc giờ đã nghỉ hưu nên chị nói từ nay sẽ góp mặt thường xuyên với hội. Chị hát và sáng tác nhạc rất hay, chị trông rất trẻ trung, xinh đẹp, có ai biết chị là

Tú & Khoát

Xem tiếp trang 14

“họp” chuẩn bị Tấn niên

Những quý khách đầu tiên

Chưa nhập tiệc đã hết 2 chai rượu! “Đông dzui”

Nguyễn Thị Thu Oanh

Page 5: Bản tin số 18

5

GIÃ TỪ CHỐN CŨ Sang Mỹ gần hai mươi năm, ẩn thân vùng đồi núi Spokane, tiểu bang Washington, mùa đông giá lạnh tuyết băng, nhưng nhiều khi lòng vẫn thấy ấm áp nhờ tình bằng hữu thân thương. Nay vào lúc tuổi vừa qua thất tuần bỗng dưng lại muốn tìm về vùng nắng ấm Florida. Dự tính đã thành hiện thực, nhưng trước khi rời xa vùng

đất lạnh tôi muốn được nói lời chân tình: cám ơn, cám ơn thật nhiều các bằng hữu Thụ Nhân Tây Bắc, cả Ông và Bà : Quang già cơ, Thái Văn Lành, Nguyễn Cửu Diệp, Đinh Văn Chính, Huỳnh Kiêm Hưng, Trần Văn Chung, Hồ Phùng, Dương Trọng Cẩn, Châu Văn Chính, Cao Hoàng, Trọng, Huấn, Bá Phi, Châu Oanh,…Luân, Châu (Oregon)…Và tất cả các bạn Thụ Nhân khác đã có lần gặp gỡ trong những buổi họp mặt cùa gần hai mươi năm. Những tình cảm thân thương mà các bạn dành cho chúng tôi là dấu ấn đậm nét luôn khắc ghi trong lòng vào những năm tháng lưu lạc nơi đất khách quê người. Là món quà trân quý trong cuộc sống tha hương, bởi vì trước khi sang Mỹ, cũng như khi đặt chân đến nước Mỹ và cho tới bây giờ chưa bao giờ tôi xem mảnh đất tạm dung nầy là Thiên đàng, chí ít ra nó không phải là Địa ngục nơi có nhiều quỷ dữ như đất nước tôi sau 30 tháng tư 75 cho đến bây giờ. Tâm trạng của tôi lúc rời quê hương ra đi là : Ngoại ngũ tuần khởi đầu viễn xứ,

Phận lưu đày ta tự xử lấy ta. Có ai hỏi vì sao lại bôn ba ?

Xin thông cảm không có lời giải đáp.

Đời người như cánh hạc, Đậu tạm bến trần gian. Địa cầu là tổ quốc, Hà cớ vị quan san.

Và món quà này chúng tôi luôn giữ làm hành trang để đi tiếp cuộc hành trình trong phần đời còn lại. VỀ VÙNG NẮNG ẤM Như chúng tôi đã nói nhiều lần, bạn bè Thụ Nhân sau biến cố đau thương tháng tư năm 75 ly tán muôn phương và hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới, đặc biệt khắp các tiểu bang nước Mỹ bao la. Bởi vậy khi đến vùng nắng ấm Florida tháng 3/2015 chỉ sau vài tuần là đã có hai cuộc họp mặt thân tình: thứ bảy 14 tháng 3 ở nhà anh chị Nguyễn Thới Cường, phía đông Orlando, vùng Mel-bourne và thứ bảy 21 tháng 3 ở nhà anh chị Võ Văn Sang vùng Tampa. Đặc biệt trong hai lần gặp mặt này có anh chị Lưu Văn Dân, Thụ Nhân Âu Châu, ở Paris sang nghỉ đông và các anh chị Thụ Nhân “ bản địa” như : anh chị Nguyễn Thới Cường, Đặng Văn Quít, Trịnh Bảo Cầm, Võ Văn Sang … Đối với những anh chị Thụ Nhân này, trừ anh chị Lưu Văn Dân đã gặp mặt vào mùa Thu Paris 2013 còn lại đều đã xa cách hoặc không gặp nhau hơn 40 năm kể

từ sau lễ mãn khóa CTKD khóa I đầu năm 1969. Gặp lại nhau nhiều khuôn mặt chỉ còn nhớ mang máng, không giới thiệu tên chắc không nhớ ra. Điều này làm tôi nhớ một câu trong nhạc phẩm “Tình chết theo mùa đông” của nhạc sĩ Lam Phương “đừng trách người ơi, mười năm rồi còn gì” còn chúng ta thì “Đừng trách người ơi, gần năm mươi năm rồi còn gì” nhưng nếu đặt tên thì không phải là Tình chết theo mùa đông mà là Tình Thụ Nhân vẫn sống mãi bốn mùa. Trước ngày gặp mặt, anh Cường gọi phone cho chúng tôi : “Thạnh ơi, được biết ông về định cư ở đây tụi này vui lắm, ông bà cứ đến chơi tự nhiên thoải mái, bất cứ lúc nào,đừng e ngại gì hết, tụi mình ngoài tình bạn Thụ Nhân bây giờ còn là đồng hương nữa mà”. Giọng nói Nam kỳ bộc trực, chân tình làm ấm áp lòng người. Bản tính tôi cũng rất tự nhiên, nên khi đến nhà anh Cường, ra xem vườn sau đã xin và rinh ngay hai chậu lá dứa thơm và lá lốt… Sau buổi gặp mặt, anh chị Quít có đưa chúng tôi về nhà xem vườn cây cảnh và hứa sẽ chiết cho chúng tôi một loạt cây ăn trái để đem về nhà mới trồng như:

Phan Thạnh

Xem tiếp trang 6 K1-2 tại nhà anh Cường ở Melbourne

Page 6: Bản tin số 18

6

Bưởi, sapotier, mãng cầu dai..v.v. Quả thật cây chưa trồng, bông chưa trổ trái, chưa có nhưng đã thấy hương vị ngọt ngào của tình bằng hữu Thụ Nhân. Còn anh chị Dân, đây là lần thứ hai gặp lại, nhưng sau này mỗi năm anh chị đều sang nghỉ đông nên sẽ còn gặp dài dài,và chúng tôi cũng sẽ có nhiều cơ hội để sang châu Âu dễ dàng hơn là lúc còn ở bờ Tây nước Mỹ. Sau vài lần gặp nhau tôi nhận ra giữa tôi

và anh Dân có những điểm giống nhau mà trước đây lúc còn là sinh viên, như anh Dân nói, không hề thấy, đó là: yêu thích văn nghệ, ca hát, và đặc biệt là tính hài hước. Cứ hài hước hóa mọi chuyện xảy ra trên cuộc đời, nhất là vào lứa tuổi hoàng hôn này, thì sẽ thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn và thảnh thơi hơn, vì nó đem lại niềm vui cho nhiều người xung quanh và cho chính bản thân mình. Ngoài ra chúng tôi cũng mong chờ tháng 3 năm sau được đón tiếp các anh chị Thụ Nhân Âu Châu như bà chị Thương thân thương, anh chị Khoát, anh chị Khôi…sang chơi vùng nắng ấm Florida để cùng hàn huyên tâm sự nhiều hơn. Ước mong tình bằng hữu Thụ Nhân luôn luôn đem lại niềm vui cho cho chúng ta, dù lúc cách xa hay gần gũi để chúng ta thêm vào hành trang đi tiếp một cách thanh thản chặng hành trình còn lại của cuộc đời.

Vùng nắng ấm Florida,Tháng tư 2015

HÀN SĨ PHAN

Trong thời gian anh Trương Văn Bảo CHXH1 sang Âu châu từ 6/5 đến cuối tháng 5, để huấn luyện võ thuật theo lời mời của Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt nam, qua các nước Pháp, Ý, Đức, Hoà lan, Tây ba nha, và Maroc, anh có một tuần ở Paris, từ 17/5 đến 24/5. Anh Bảo là đại sư phụ của môn Võ Cổ truyền Việt nam, nên trong tuần lễ này tại Vitry sur Seine anh sẽ huấn luyện một khoá đặc biệt cho những người hâm mộ. Vào cuối tuần, ngày 23/5 và 24/5, có một màn biểu diễn vào lúc 18g30. Xin mời xem bích chương bên phải và vào trang nhà của Fédération de Vo Co Truyen Vietnam de France http://www.vocotruyen-paris.fr/ để biết thêm chi tiết

… Bằng hữu

K1-2 tại nhà anh Tâm ở Tampa

Page 7: Bản tin số 18

7

Để nghe bài “Rồi Mùa Thu Tới”, xin vào: https://www.youtube.com/watch?v=HncxE3_vOAQ

Page 8: Bản tin số 18

8

Ở góc nhìn nào đó, võ không khô khan như nhiều người

thường nghĩ mà ngược lại thấm đậm chất thi ca, lãng mạn, trữ tình trong cuộc sống. Người xưa tâm hồn lai láng dù đi lên trên con đường đầy dẫy những chông gai, gian khổ. Sự đơn sơ, mộc mạc buổi đầu đã nuôi dưỡng lòng người rộng mở một tâm hồn nhân ái giữa quãng trời thanh thoát, bao la. Xã hội ngày nay nhận định: “Võ cổ truyền Việt Nam là tên gọi những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam”. Người tập Võ cổ truyền ngày trước, dưới ánh trăng thanh hay khi canh gà bình minh gáy sớm, trên thảm cỏ, nền đất, gò đồi, bên bờ ruộng, luỹ tre, miệng đọc thiệu, chân bước đi, tay hoa quyền vẽ nên bài thảo, lời thiệu ẩn tàng ý nghĩa thâm sâu tạo nên những đường quyền, thế cước, gửi gắm tâm hồn của người dụng võ. Không phải múa võ để chơi, không phải đọc thiệu như đọc thơ lúc trà dư tửu hậu mà tự trong bài quyền và lời thiệu nhất nhất nương tựa vào nhau tạo thành những chiêu thức, yếu lĩnh và triết lý của từng môn. Thiệu Võ cổ truyền Việt Nam là thuật ngữ chỉ lời dẫn ý nghĩa của

bài quyền, giúp người tập dễ nhớ, lại thêm chất chứa tâm tư mang tinh thần triết lý sống. Mỗi bài quyền Võ cổ truyền Việt Nam đều có lời thiệu, bài thiệu, hay gọi tắt là thiệu. Võ cổ truyền Việt Nam gọi là lời thiệu. Võ cổ truyền Trung Quốc (Thiếu Lâm) gọi là ca quyết. Thiệu võ lấy hình tượng thiên nhiên, cỏ cây, muông thú hoà quyện với tâm hồn con người làm tinh thần cho chiêu thức, dùng ẩn dụ để tạo nên thế võ, dùng đối ứng, tượng hình để làm cho bài quyền thêm đặc thù, phong phú.

Thiệu Võ cổ truyền Việt Nam có nhiều hình thức và ý nghĩa, có bài chữ Hán, có bài chữ Nôm, có bài thuần chữ Quốc ngữ. Chữ nghĩa chỉ là phương tiện diễn tả mục đích, tâm tư, tình cảm, thông điệp văn hoá của người đi trước truyền đạt lại cho người đi sau. Xưa truyền khẩu, nay thành văn tự lưu giữ tránh được sự mai một, thất thoát hoặc sai lệch khi đối chiếu, nghiên cứu tìm hiểu. Thiệu Võ cổ truyền Việt Nam như bài thơ, bài phú, bài hát nói, có nhiều cách diễn đạt, từ 4 chữ, 5 chữ, câu 6 câu 8 (lục bát), 7 chữ, 8 chữ, 2 câu 7 câu 6 câu 8 (song thất lục bát) hoặc không theo một trật tự nào như thơ tự do, nhưng nổi bật và hay nhất

thường là những bài thiệu dưới dạng thơ Đường 8 câu, mỗi câu 7 chữ, trong văn học thi ca gọi là thất ngôn bát cú. Bài thiệu Võ cổ truyền viết theo thể thơ Đường thất ngôn bát cú không hoàn toàn khắt khe như trong văn học, tuy nhiên cũng đầy đủ các yếu tố căn bản của Luật Đường thi. Theo tài liệu Văn học sử, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo hai cách thông dụng là Đường luật và Cổ phong. Thất ngôn bát cú theo Đường luật phải nghiêm khắc về luật, niêm, vần và bố cục rõ ràng. Thất ngôn bát cú theo Cổ phong có phần phóng túng hơn, không bắt buộc chính xác theo quy luật, có thể dùng độc vận (một vần) hay liên vận (nhiều vần) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc. Còn một cách khác là thất ngôn bát cú theo Hàn luật, thường là thơ Nôm, cách gieo vần là các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần “bằng” với nhau. Bài thiệu Võ cổ truyền thất ngôn bát cú cơ bản vẫn theo các quy luật sau: - Hai câu 1 và 2 là “mở đề” và “vào đề”. - Hai câu 3 và 4 là hai câu “thực” (miêu tả), hai câu này phải đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về ý hoặc nghĩa. - Hai câu 5 và 6 là hai câu “luận” (suy luận), cũng đối nhau về thanh và ý hoặc nghĩa. - Hai câu 7 và 8 là hai câu “kết” (kết luận), không bắt buộc đối nhau. Khi diễn tả bài thơ Đường thất ngôn bát cú, cách ngắt nhịp là 2/2/3 hoặc 4/3. Cũng có trường

Trương Văn Bảo Võ đường Trần Hưng Đạo - Đà Lạt

Xem tiếp trang 9

Page 9: Bản tin số 18

9

… Thi ca trong thiệu võ cổ truyền

hợp ngoại lệ một vài câu xen kẽ ngắt nhịp 3/4, nhưng rất ít. Khi phân thế võ thường cũng theo cách ngắt nhịp mà định hình cho chiêu thức. Một số bài thiệu Võ thuật cổ truyền Việt Nam tiêu biểu: Thiệu võ 4 chữ: LÔI LONG ĐAO (Đô đốc Võ Văn Dũng)

Bắc sát kình phong Nam lôi thanh thế

Thần đao đoạn kiếm Kiếm đoạn thương thần Trùng hình đoạn pháp Pháp đoạn hùng binh

Lôi long lịnh trảm Thiên địa tuần hoàn.

Thiệu võ 5 chữ: SONG PHƯỢNG KIẾM (Đô đốc Bùi Thị Xuân)

Lợi kiếm mộ hồn thương Vân phi hà nguyệt tẩu

Phượng dực đáo lâm tiền Tứ quý bảo Nam Bang Đông sương lưu quan ải Hậu nhựt kiến loan phi

Tây thiên hà kiếm khách Phượng dực đáo sơn bồng.

Thiệu võ câu 6 câu 8: YẾN PHI QUYỀN (Vua Quang Trung)

Bước vào biến thế yến phi Tam câu tam đả tức thì làm xong

Rồi lại biến thế Thần Đồng Hồi về yến bãi chực phòng song

phi Phi rồi cuốn cánh nép vi

Lập thế bộ hổ hồi về Triệu Công Ví dù nó có lướt xông

Thì ta biến thế Phượng hoàng một chân

Rồi lại biến thế rồng bay Chân trước giậm đá chân sau

tiếp liền Y như pháp thảo lời quyền

Giữ trong nội thế để truyền hậu lai

Bái tổ sư lập như tiền.

Thiệu võ 2 câu 7, câu 6 câu 8: KINH VẬN ĐỘNG THỦY TIÊN (Đinh Bộ Lĩnh)

Cửa Đông huê trời trong một điểm

Dứt cõi trần sáu trận giao binh Quế lăng cát mất hồng bay

Long trời một sát mộng bài phiêu du.

Thiệu võ 7 chữ 8 câu: HÙNG KÊ QUYỀN (Nguyễn Lữ)

1. Lưỡng kê giao nạp thỉ tranh hùng.

2. Song túc tề phi trảo thượng xung.

3. Trấn ải kim thương như bạch hổ.

4. Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long.

5. Xuyên cung độc tiễn tăng ư trác.

6. Hồi thủ đơn câu thọ tứ hùng. 7. Khiêu, tẩu, dược, trầm thiên sở

tứ 8. Nhu cương cường nhược tận

kỳ trung. Thiệu võ 7 chữ 8 câu: SIÊU XUNG THIÊN 1. Xung thiên đề đao phản trảm

nghinh. 2. Lôi phong trá tẩu quỷ thần

kinh. 3. Đê đầu tầm thọ lai phụng tấn. 4. Trảm phạt trung bình toạ ngưu

canh. 5. Long thăng hổ giáng loan xa

sát. 6. Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên

thinh. 7. Lạc mã bàng phi lai cấp thích. 8. Tứ trung bình toạ phục sanh

môn.

Thiệu võ 8 chữ: LĂN KHIÊN Thủ chấp lăn khiên trực tiền thủ

thế Hoành thân lập bộ lạc mã đê đầu Chuyển thân độc tấn lưỡng bộ kỳ

lân

Phi cánh Đại bàng hoành thân trực chiến

Nhị bộ chim ưng âm dương thối toạ

Tả canh hạ thủ lưỡng địa lăn khiên

Tây chiến như Đông tấn công tả hữu

Tung hoành ngũ lộ tẩu mã đê đầu Hoành thân bái tổ lập bộ như

tiền. Thiệu võ “hát nói”: THẦN ĐỒNG QUYỀN 1. Lập bộ Thần đồng hoành ngũ

nhạc Tứ chi liên đả mạc thiện tài

Lưỡng hổ âm dương phi thám tỉnh

Lạc mã hồi đầu bái kim giai; 2. Thủ bái Thần đồng

Ngư ông trì thế Xổ bộ xuy phong

Hoành khai tả toạ Thái công Phát hồi địa hổ

Đả song phi chích phụng đơn hành

Đản tả đả tả Đản hữu đả hữu

Phi nhất bộ Thần đồng chắp thủ Lương biên lập như tiền.

Võ thuật cổ truyền Việt Nam là chiến đấu nhưng mang đôi cánh của thiên thần, chở tâm hồn bản sắc văn hoá dân tộc, nghệ thuật, triết lý, y võ, dưỡng sinh, bay qua khung trời đầy viễn mộng. Các bài võ cổ truyền là những tác phẩm nghệ thuật do người xưa nghĩ ra, trải nghiệm, đúc kết, sáng tạo. Có bài sâu, bài cạn, có bài giả, bài chân, và quy luật thời gian sàng lọc để còn lại những viên ngọc quý lưu cho đời sau. Nhưng không phải tất cả những gì tiền nhân để lại đều là tuyệt đối. Tiền nhân có trí của người đi trước, hậu sinh có tuệ của kẻ đi sau. Mạnh tử, thiên Tận tâm hạ, có câu: “Tận tín thư bất như vô thư - “孟 子 曰 : 盡 信 書 不 如 無 書” (Tin hoàn toàn vào sách, thà rằng không sách còn hơn).

Page 10: Bản tin số 18

10

T heo truyền thống của người Nhật Bản, lễ hội hoa anh đào

được tổ chức hàng năm vào tháng 4 là thời kỳ hoa nở, tiêu biểu cho mùa xuân. Như mọi năm, nhóm EXRYU France, cựu sinh viên du học tại Nhật, đã tổ chức một buổi pique-nique tại parc de Sceaux, một công viên với hơn 300 cây anh đào chia thành hai vườn hoa hồng, và hoa trắng. Việc lựa chọn địa điểm và ngày họp không giản tiện. Parc de Sceaux rộng hơn 180 ha, có nhiều cửa ra vào, có nhiều bãi đậu xe nên dễ lạc (chẳng hạn như ba chị Thạch Trúc K1, Phụng và Liên Hương K8, đã đến sai chỗ hẹn, tìm nhau không ra nên đành ăn trưa riêng bên kia bờ hồ cho mãi đến khi tiệc tàn mới gặp nhau !). Dự tính là ngày 11/04 nhưng ngày hôm đó, trời mưa gió, chúng tôi phải dời lại một ngày nên một số bạn bè không đến được.

Ngày chủ nhật, nhóm EXRYU France với sự tham dự của ông bà Lê Trọng Quát, Thụ Nhân Paris, gia đình Lạc Việt, và các bạn cựu Marie-Curie, ai nấy tay xách ghế xếp, tay xách giỏ thức ăn, tụ năm, tụ bảy quanh góc cây anh đào để dùng bữa cơm trưa. Nói là cơm

trưa cho xôm tụ chứ thật ra chỉ là sandwich, xôi, chả lụa, không quên món maki, vài chai rượu chát đỏ … trái cây, bánh bò, cà phê sữa... Trời càng lúc càng nóng, và trong khi chờ đợi màn trình diễn của cộng đồng người Nhật, anh Long mở đầu phần văn nghệ bỏ túi. Bắt đầu là những bản hợp ca từ Nối Vòng Tay Lớn, đến Việt Nam Việt Nam … rồi bài Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào do cặp Huệ-Long hợp ca, tiếc rằng chúng tôi đã quên mang theo bộ kimono cho đúng điệu. Nhưng các chị đã thích ứng với màn vũ Lamvong và mọi người cùng vỗ tay phụ họa thật náo nhiệt và vui

nhộn. Đúng giờ hẹn, mọi người vây quanh nhóm Tsunagari Taiko Center để theo dõi màn đánh trống Taiko 太鼓 thật hùng hồn, rồi đến vũ điệu truyền thống Awa 阿波 Nhật Bản. Sau đó, chúng tôi

tiếp tục chương trình văn nghệ qua những bản tình ca Việt và Pháp của thập niên 60 và dìu nhau qua những điệu rumba, cha-cha … trên tấm bạt. Lời ca tiếng hát vang cả môt khu vườn (người Việt Nam ăn to nói lớn mà !) như lời kêu gọi các bạn bè từ xa đến như anh Văn (K6) và nhất là anh

Nghị (CHCK), sau trận đau tim, đã không quản ngại đường xá xa xôi đến chung vui. Riêng anh chủ tịch Khôi, chị Bích Đào vì «e thẹn » nên chỉ ngồi nhìn đàn em "múa rối" và cười híp cả mắt. Còn anh phó chủ tịch Khoát-Mỹ Vân tuy đã có hẹn, nhưng mãi đến chiều vẫn chưa thấy mặt. Được biết anh chị bận chuyện gia đình, lên đường hơi trễ và kẹt trên xa lộ đành quay về. Đến 17 giờ 30, mọi người vẫn chưa chịu chia tay. Vì còn lại một số thức ăn nên chúng tôi đã đồng lòng thanh toán tại chỗ để « tối về khỏi phải cơm nước » theo lời của anh Long. Như thường lệ, anh Vương chụp cho chúng tôi một vài tấm ảnh kỷ niệm dưới cây anh đào chưa kịp nở …. do thời tiết còn lạnh. Tiếc thay ! Dù sao thì chúng tôi cũng được một ngày họp mặt vui vẻ, thoải mái và trước khi chia tay, chúng tôi không quên hẹn gặp lại nhau năm sau cũng ở nơi này.

Sayōnara さようなら.

tại Parc de Sceaux Trần Thị Châu

Page 11: Bản tin số 18

11

T hụ Nhân Paris vừa ‘‘tậu’’

được hồ nước Créteil, tạm

đặt tên là Hồ Thụ Nhân. ‘‘Ơ đời

muôn sự của chung’’. Trước năm

1975, hồ Xuân Hương gắn liền

với Viện Đại Học Đà Lạt. Ngày

nay, hồ Créteil gần nhà anh Trần

Văn Bảng trở thành hồ Thụ Nhân.

Hồ rộng 40 héc ta lăn tăn nước

biếc, có đàn thiên nga bơi lội tung

tăng, có lau sậy lao xao, chim

muông hót líu lo. Từ nay, Thụ

Nhân Paris có thể nối vòng tay

lớn, rủ nhau sinh hoạt quanh hồ.

Hồ Thụ Nhân chỉ cách Paris 13

cây số, đi métro hoặc lái xe đều

thuận tiện. Hồ sát cạnh trung tâm

thương mại Soleil Créteil, nơi có

200 cửa tiệm lớn nhỏ và siêu thị

Carrefour. Nếu có nắng đẹp, bà

con có thể nướng thịt hoặc rủ

nhau đi ăn tiệm. Quanh hồ có toi-

lette, có thể vui chơi suốt ngày.

Lần này, chị Diệu Hỷ, phu nhân

của anh Đoàn Trần Nghị có thể lo

liệu sinh hoạt hướng đạo, đeo

khăn quàng Jambville. Quanh hồ

có nhiều đất trống, biệt lập với

khu dân cư, tha hồ mà múa hát.

Tôi nẩy ra ý kiến này nhân đi

thăm anh Trần Văn Bảng. Anh

Bảng ở trong một cư xá có thể

tạm đặt tên là cư xá cựu sĩ quan

QL/VNCH. Trong cư xá có đủ ba

cấp : tướng, tá và úy. Phu

nhân đại tướng Đỗ Cao Trí, một

vị đại tá tiểu khu trưởng và cựu

đại úy thiết giáp Trần Văn Bảng

là hàng xóm láng giềng, tắt lửa tối

đèn có nhau. Vị cựu đại tá kể cho

anh Bảng : Hồi đi hỏi vợ, bà xã

tôi nói nếu anh trung úy Nguyễn

Văn Thiệu (sau này là tổng thống

VNCH) không cầu hôn, tôi sẽ

cùng anh sánh duyên. Về sau, cô

thỏ thẻ nói : anh Thiệu không lấy

em, vì vậy em bằng lòng cùng anh

kết duyên vợ chồng. Người thiếu

nữ miền Nam trở thành phu nhân

vị đại tá tỉnh trưởng Châu Đốc,

hiện nay là lối xóm của anh Bảng.

Chúng ta cùng chiêm ngưỡng

chân dung hồ thu của vị cựu đại

úy thiết giáp Trần Văn Bảng :

Tôi chụp tấm ảnh này trong

phòng anh Bảng. Thiệt là ngộ, vì

theo thứ tự từ trên xuống :

- phần I (trên khung bức họa) :

quốc kỳ trước năm 1975, tượng

trưng VNCH ;

- phần II (bức họa) sau 1975 : căn

nhà đất nước siêu vẹo, người ta

phải dùng cây gậy chắn cửa ải

Nam Quan, ngăn hiểm họa xâm

lăng giặc Tầu Ô.

- phần III hiện nay là một Trần

Văn Bảng vui sống trong ‘‘cư xá

cựu sĩ quan QL/VNCH’’ cùng

bạn đồng đội cấp tướng và cấp tá.

Cư xá của anh Bảng có một người

đẹp, tiếc thay đó lại là bức tượng

đá chân dung của vị ân nhân đã

tặng nhà thờ khu đất để xây cư

Lê Đình Thông

Anh Trần Văn Bảng

Xem tiếp trang 12

Page 12: Bản tin số 18

12

xá này.

Tôi không biết tên vị ân nhân để ghi lại. Xin chụp tấm hình để thấy trái tim bà vẫn

còn thổn thức trước khổ đau nhân thế, tấm thân dầm mưa dãi nắng, ngoài sân cư xá

huynh đệ chi binh. Tôi xin đề tặng bài thơ sau đây thay lời kết :

Xuân Hương hồ nước chẳng bao xa

Ven hồ thấp thoáng bóng thiên nga

Lau sậy quanh hồ tìm bến cũ

Tâm sự Tầm Dương vẫn xót xa

Hồ nước Thụ Nhân ở tận đây

Bạn bè xum họp ngắm trời mây

Nhớ nước đau lòng nơi viễn xứ

Thương nhà mòn mỏi cánh chim bay

Sương mù che dấu niềm tâm sự

Gió cuốn nghe như tiếng thở dài

Mây bay lơ lửng lời tình tự :

Tình bạn Thụ Nhân vẫn miệt mài.

Sau khi đọc bài thơ của anh lê Đình Thông, anh Hoàng Kim Long K1 ngẫu hứng: “xin được tiếp lời bài thơ quá hay của anh THÔNG” : "Ở ĐỜI MUÔN SỰ CỦA CHUNG " QUÝ NHAU VÌ MỘT TẤM LÒNG MÀ THÔI BẠN TA KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI MÂY BAY MUÔN HƯỚNG XIN MỜI VỀ ĐÂY GIÓ PHƯƠNG ĐÔNG-GIÓ PHƯƠNG TÂY MONG GẶP BẠN CŨ NHỮNG NGÀY ĐÃ XA PARIS CÓ BÓNG QUÊ NHÀ CÓ HỒ NƯỚC ĐẸP TÊN LÀ"THỤ NHÂN" CALI CŨNG SẴN TÌNH THÂN CÓ CÀ-PHÊ ĐỢI NHỮNG LẦN BẠN SANG MÂY MUÔN HƯỚNG-TÌNH MANG MANG THỜI GIAN CŨNG ĐÃ VỘI VÀNG BẠN ƠI ! Thân mến HoàngkimLong ………….. và anh Lê Đình Thông tặng lại:

tặng Hoàng Kim Long

bài thơ lục bát của Kim Long giục giã làm ta thấy chạnh lòng uống tách cà phê mà vắng bạn

mùi hương nhạt nhẽo uống cho xong thơ thẩn nói thay tình nghĩa cũ

cách mặt xem ra chẳng cách lòng hẹn sẽ cùng nhau ngồi quán cóc cà phê bốc khói thỏa chờ mong

lê đình thông

… Hồ Thụ Nhân

Page 13: Bản tin số 18

13

Hoài Niệm

Từng giọt, từng giọt buồn Cà phê đắng tuôn rơi vào đáy cốc

Ta ngồi đây độc ẩm Nhớ bạn hiền, ngẫm lại tháng ngày qua

Giờ tuy đã rất xa Nhưng kỷ niệm vẫn nằm trong nỗi nhớ:

-0-0-0-0-0- Khi bên Hồ Than Thở

Khi Thủy Tạ, Xuân Hương Bao tình tự yêu thương

Bên đồi thông vi vút Nhớ từng giây từng phút

Qua Phù Đổng Thiên Vương Bước tới ngưỡng cửa trường

Lòng vui như mở hội! Ngày thi dù thúc hối Hàng quán vẫn la cà

Sợ cha mẹ rầy la Đọc vài trang sách vở Đường đời còn bỡ ngỡ

Tận hưởng mọi niềm vui... -x-x-x-x-

Nghĩ lại thật ngậm ngùi Tiếc một thời đã mất!

Xuân Nhan

Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn 2 tháng Tư, 2015

VÔ ĐỀ tặng một cố nhân Tôi lại về Đalat Chiều nay mưa bụi bay

Sáng vào thăm Ta Nung Mù giăng chùng hẻm núi Gió đèo rét lạnh căm Rít qua làn suối nhỏ Thèm một ngụm cà phê Thèm một giọt môi em

Vàng dã quỳ mênh mang Vút lên ngàn thông xanh Đến bên dòng Suối Bạc Đến bên dòng Suối Vàng

Chiều về ngang Lạc Dương Núi vẫn cao sừng sững Mùi mimosa vàng Đưa nhau về bảng Lak Xao xác ngôi nhà rông Lẻ loi từng ngọn khói

Đêm nay hiên Thuỷ Tạ Ly kem này nhớ em Gió vờn xao sóng nhỏ Nụ cười em nghiêng nghiêng

Đalat vẫn còn đây Ai nhớ xin trở về Về thôi nhưng đừng ở Như mối tình trăm năm Yêu em mà không lấy Mãi maĩ là tình nhân.

Lysa Nguyễn Văn Sơn

Thi sĩ Thụ nhân thật ra nhiều vô số, đếm không xuể. Ở đây chỉ xin ghi lại những bài thơ mang tâm trạng: nhớ người xưa khởi đầu bằng bài thơ Vô Đề của Lysa Nguyễn Văn Sơn

Đêm không ngủ tặng Mai Kim Đỉnh

Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi

Nhớ ai…ai vắng, thương người…người xa Tìm nhau mấy dặm quan hà

Gặp nhau cũng chỉ xem là cố nhân ! Đến khi đi trọn đường trần

Niềm thương dễ được mấy lần thốt ra ? Hoa tàn, nguyệt khuyết, sương sa

Sầu riêng, riêng chỉ có ta với mình !

Xuân Nhan Vùng vịnh Cựu Kim Sơn, Cali .

03/03/2012

GỞI CỐ NHÂN tặng Lysa Nguyễn Văn Sơn

Người trách tôi sao quá hững hờ, Phí đi tuổi ngọc cả trời mơ?!...

Tình ngỡ đã quên, lòng vẫn nhớ... Bốn mươi năm như mới thuở nào! Đây giảng đường, khung viên Đại

Học, Nôi tình yêu của tuổi học trò.

Sáng tinh sương tiếng cười rộn rã, Vai sánh vai dưới lớp sương mờ...

Tiến vào Đại Học lo kinh sử, Góp hành trang mong sẽ giúp đời... Ôi kỷ niệm ngày xưa còn chất ngất... Làm sao quên được Cố Nhân ơi...."

Đặng Kim Ngọc

lang thang tặng các cố nhân

vần thơ cũng lang thang từ sân trường đi miết

qua bên Úc gieo vần (Đặng Kim Ngọc) người ở lại nuối tiếc (Lysa)

câu thơ lời than van bắc Cali cầm viết (Nhan Ánh Xuân) nam Cali ân cần (Võ Thành Xuân)

hỏi nhau lời thân thiết : Thụ Nhân hay cố nhân ?

Ngày 02/04/2015 lđt

(viết theo lời nhắc nhở của chị Đặng Kim Ngọc)

NỖI NIỀM HOÀNG KIM LONG

Sáng nay, bạn tôi sao thiếu vắng Chợt buồn, cà phê cũng nhạt theo

Ra thế, từ lâu là ngộ nhận Ghiền bạn, nào đâu phải cà phê.

Võ Thành Xuân

(sáng Thứ Bảy 28-3-2015)

Page 14: Bản tin số 18

14

luật sư và cũng là một chị cả khoá 1/CTKD. Chị Quản Mỹ Lan từ Toulouse, anh Minh và chị Annie từ Saint-Raphaël dù ở xa nhưng như thường lệ, các anh chị cũng không vắng mặt. Lại có anh Hồ Bảo Quốc k3, anh Thiện Văn từ lâu vắng bóng nay lại hiện diện, và đặc biệt có anh Quang của nhóm Exryu nữa. Ngoài ra còn có rất nhiều thân hữu đến tham dự buổi họp mặt, như chị Phụng bạn chị Liên Hương, anh chị Vương là những khách mời đặc biệt (anh Vương

luôn có những bức ảnh chụp trong buổi lễ và những đoạn phim ngắn thật đẹp tặng tất cả mọi người sau buổi họp mặt), gia đình những người bạn của anh Mão, Sinh và một số bạn của Sinh, tuy đến muộn nhưng cũng góp phần làm cho không khí buổi họp mặt thêm nhiều màu sắc, sinh động, tươi vui. Anh Nghị và chị Hỷ thu xếp công việc nhà xong cũng vội vàng đến để cùng vui với các anh chị trong gia đình TN. Vui như Tết Các thành viên trong hội và khách mời lần lượt đến đông đủ, các chị hôm nay ai cũng xiêm y rực rỡ, lượt là khăn áo. Hôm nay vừa vui Tết Thụ Nhân vừa là ngày của Phụ Nữ nên ai cũng thật hân hoan, khuôn mặt rạng ngời, những nụ cười thân tình gửi trao

nói lên tình cảm dành cho nhau thật thắm thiết. Chị Thương đến cùng gia đình; các cháu của chị còn chuẩn bị những đóa hoa hồng thật đẹp đặc biệt dành tặng cho các chị để kỷ niệm ngày 8/ 3. Các chị được tặng hoa thì vui lắm, riêng các anh có chút bùi ngùi, vì… chờ hoài chưa thấy ai tổ chức ngày « phụ nam » cho mình. Trước giờ khai mạc các anh chị cùng nhau chụp ảnh lưu niệm, gặp nhau cười cười nói nói tay bắt mặt mừng, thật đúng là "vui như Tết".

Khi có sự hiện diện của Thầy Liêm Cô Cúc, thầy Ngô và cô Từ Dung thì không khí buổi họp mặt cũng trang trọng hẵn lên. Anh chủ tịch tuyên bố khai mạc và sau vài lời chào hỏi, anh nhường cho chị Quản Mỹ Lan niềm danh dự đại diện Ban Chấp Hành TN Châu Âu để chúc Tết quý thầy cô, quý thân hữu và các anh chị em TN. Sau đó thầy Ngô đã có đôi lời tâm sự đầu năm. Thầy rất vui khi tham dự buổi họp mặt hôm nay, và thầy cũng thật hãnh diện về tình cảm thầy trò thật tốt đẹp và gắn bó đã bao nhiêu năm, thầy cũng mong là sẽ không có bất kỳ một điều gì có thể làm sứt mẻ hay phai nhạt đi tình cảm tốt đẹp này. Chúc tụng xong, mọi người bắt đầu nâng ly rượu mừng xuân trong tiếng cười ròn rã và trong

tiếng nhạc rộn ràng ngày xuân. Bầu không khí bỗng ấm áp thân tình, những ly rượu mời cùng những lời chúc tụng vang lên, khiến tâm hồn ai cũng dâng lên một

cảm xúc thật thân thương, nồng ấm. Chương trình văn nghệ lại bắt đầu bằng những bài hát chúc xuân của ban hợp ca Thụ Nhân, sau đó là màn đọc « Sớ Táo Quân » thật vui nhộn do anh Khoát và anh Vĩnh trong vai Ngọc Hoàng và Ông Táo. Chợt nao nao nhớ đến anh Bảng có năm cũng đóng vai Táo Quân chầu trời vui lắm, năm nay lúc đầu anh đã định đến dự, nhưng sau đó anh lại thấy không khoẻ nên vắng mặt. Em cầu chúc anh Bảng mau lấy lại sức khoẻ như ngày nào, để lại gặp anh chị em trong gia đình cùng vui bên nhau như trước kia. Anh chủ tịch Khôi có ý muốn tất cả các anh chị trong hội mỗi người đều có thể góp chung lời ca tiếng hát, để lưu dấu kỷ niệm một ngày vui. Thầy Ngô với giọng hát thật hùng hồn trong bản «Việt Nam quê hương ngạo nghễ», Cô Từ Dung cũng trình bày một bản nhạc, sau đó là những ca sĩ tên tuổi (ca sĩ vừa có tên và vừa có tuổi) của TNAC lần lượt hát tặng khán giả những bài hát câu ca ngày xuân. Chị Bích-Đào gợi nhớ về Đà Lạt trong nhạc phẩm Ai lên xứ hoa đào, chị Mỹ Vân biểu diễn tiếng đàn tranh trong nhạc phẩm « Lòng Mẹ », chị Thu Oanh, chị

Thầy Cô Liêm, Thầy Cô Ngô và các anh chị Thụ Nhân

Thây Ngô

Chủ tịch gặp ai cũng đòi cụng ly Xem tiếp trang 15

… Tiệc mừng xuân Ất Mùi 2015

Page 15: Bản tin số 18

15

Liên Hương, chị Minh Châu, anh Tấn Trung, anh Vĩnh, anh Nghị, anh Mão… cũng lên góp vui trong chương trình văn nghệ. Để thay đổi không khí anh Long đã ngâm một bài thơ của chị Bích Ngọc (bút danh thi sĩ Da Xanh lè, ý quên thi sĩ Đá Xanh). Chị Bích Ngọc là thi sĩ thường xuyên có những bài thơ thật hay, thật nhiều cảm xúc trong Bản tin Thụ nhân nói về quê hương, về ngôi trường Đà Lạt thân yêu… Vũ nhạc « Cái trống cơm » do anh Tú, a n h T h ắ n g , anh Minh, chị Annie nhờ sự hoá trang của chị C h â u làm mọi người cười nghiêng ngả. Không ai quên được tiếng cười giòn giã dễ mến của chị Mai, anh Chúc.

Anh Tú còn có biệt tài chọc cười mọi người bằng những câu hò lơ hài hước làm không khí càng

thêm vui nhộn; sau đó

là những bản nhạc khiêu vũ của anh chị Tú- Châu, Long-Huệ biểu diễn; và cuối cùng tất cả đều ra sàn nhảy với những điệu nhạc rộn ràng trong niềm

hân hoan đánh dấu thêm một mùa xuân Thụ nhân vui tươi, thân ái. Gần cuối chương trình là một bất ngờ thú vị, các chị đã chuẩn bị

những chiếc bánh sinh nhật thật đẹp, dành tặng cho tất cả các anh chị sinh trong tháng ba. Trong lung linh những ngọn nến, các anh chị cùng hát ca, cùng thổi

nến, cùng cắt bánh và cùng chúc tụng. Những khuôn mặt với niềm vui oà vỡ trước giờ chia tay, hẹn rằng sẽ gặp lại nhau trong mùa xuân tới… Tiệc vui nào cũng có

giờ kết thúc, mọi người trao nhau những chiếc hôn tạm biệt, anh Khoát Phó chủ tịch có vài lời trước lúc chia tay ra về, chúc mọi người một năm

mới luôn an vui, hạnh phúc, cũng như thật dồi dào sức khoẻ để năm sau tất cả lại cùng gặp gỡ, cùng nâng ly rươu mừng xuân Thụ nhân trong tình thân ái mãi mãi không bao giờ phai nhạt.

Xuân Ất-Mùi 2015

Táo TNAC Trống cơm

Xóm nhà lá

Ban hợp ca TNAC

Bạn già

… Tiệc mừng xuân Ất Mùi 2015

Đôi lời cảm tạ Bữa tiệc mừng tân-niên Ất-Mùi tổ-chức tại nhà hàng La Rizìère hôm chủ nhật mồng 08/03/2015 đã kết thúc khá tốt đẹp với sự hiện-diện của gần 50 hội-viên và thân-hữu. Trong số đó có thầy cô Lâm-Thanh-Liêm tuy tuổi đã cao nhưng cũng ráng tới gặp các môn sinh của thầy. Thầy cô Trần-Văn-Ngô cũng chưa bao giờ vắng mặt khi có dịp gặp gỡ anh chị em Thụ Nhân từ hơn 30 năm qua. Ngoài ra còn có những người ở thật xa, cách Paris vài trăm cây số, nhưng vẫn không quên tới chia vui với gia-đình Thụ-Nhân như anh chị Hoàng-Chí-Minh/Annie, chị Quản-Mỹ-Lan.

Cũng có nhiều người không thường xuyên sinh-hoạt với hội vì bận công việc như chị Lê-Thạch-Trúc, anh chị Vĩnh/Thủy, anh chị Võ-Văn-Mão, anh Lê-Thiện-Văn, anh chị Chu-Nguyệt-Nga cũng vẫn không quên hội. Điều đó đủ nói lên tinh thần Thụ-Nhân thật đáng trân quý. Chúng tôi không biết nói gì hơn là xin gửi tới tất cả, kể cả quý thân-hữu như anh Nguyễn-Phong-Quang, anh chị Vương và chị Phụng, lời cảm tạ chân thành. Nếu có điều gì sơ sót thì cũng mong quý vị niệm tình mà bỏ qua đi cho. Chúng tôi cũng không quên chân thành cám ơn toàn thể các anh chị em trong ban-chấp-hành đã sốt sắng, tận tình giúp đỡ từ vật chất tới tinh thần cho bữa tiệc mừng xuân gặt hái được thành quả tốt đẹp như quý anh chị Châu/Tú, anh chị Long/Huệ, anh chị Khoát/Mỹ-Vân, anh chị Thu-Oanh/Thắng, anh chị Điển/Châu, anh chị Chúc/Mai, anh chị Nghị/Hỷ, anh Nguyễn-Tấn-Trung, các chị Nguyễn-Ngọc-Thương, Liên-Hương và Bích-Ngọc. Nếu không có sự giúp đỡ của các anh chị thì Hội cũng khó mà tồn tại tới ngày nay.

Thay mặt Ban Chấp Hành của Hội.

Nguyễn-Minh-Khôi.

Page 16: Bản tin số 18

16

GIA CHÁNH Thu Oanh - K11

Nhân bánh :

∗ Đậu xanh ngâm trong nước vài giờ hoặc qua đêm, sau đó xả nước nhiều lần, có thể bỏ vào nắm muối chà đậu rồi xả nước để đậu thật sạch, nước thật trong, cho vào nồi đổ nước sâm sấp + 1/2 muỗng café muối, nấu chín, xay nhuyễn

∗ Cho đậu nấu chín vào sên khoảng 15 đến 20 phút với 200 g đường cát + chút xíu muối + 1 muỗng dầu ăn, đem xuống chờ hơi nguội nắn viên tròn.

Bột vỏ :

∗ Cho gói bột nếp + bột gạo + bột khoai tây vào thố, trộn và nhồi đều với 450 ml nước, chút xíu muối + 2 muỗng café bột nổi (cho nước vào từ từ nhồi hoặc cho vào máy trộn)

∗ Khi bột dẻo mịn để bột nghỉ một lát, sau đó, nắn bột thành từng viên, cán tròn, cho viên nhân đậu xanh vào giữa, vo cho thật tròn rồi lăn mè để qua bên, tiếp tục cho hết bột và nhân

∗ Cho đầy dầu vào chảo, để dầu thật nóng, thả từng viên bột từ từ vào, chờ bánh nổi lên rồi trở thật nhẹ và đều tay đến khi chín vàng (thấy mè vàng vớt ra)

∗ Dùng giấy thấm dầu lót vào rổ để vớt bánh ra

Chú ý : ∗ Bánh phải giòn, xốp, nhân bên trong lắc nghe xục xạc là thành công ∗ Khi nắn bánh nhớ đừng nắn bột dầy quá, bột bao bên ngoài phải mỏng, đều và bao kín nhân, không được hở, khi chiên sẽ xì nhân ra.

Nguyên liệu

Cách làm

∗ Đậu xanh : 1 gói 400 g ∗ Đường cát : 200 g ∗ Bột nếp : 1 gói 400 g ∗ Bột gạo : 100 g ∗ Bột khoai tây 100 g hoặc 100 g khoai lang

nấu chín tán nhuyễn

∗ 2 muỗng café bột nổi (levure alsacienne) ∗ 1 muỗng canh dầu ăn ∗ 1 chút muối ∗ 1 chai dầu chiên ∗ Mè trắng

Danh sách các anh chị đã đóng niên liễm cho năm 2015

Niên liễm: Trần Thị Châu, Nguyễn Khánh Chúc, Lưu Văn Dân, Thân Văn Điển, Châu Ngọc Điệp, Từ Thị Hoàng, Trần Thị Liên Hương, Phạm Trọng Khoát, Nguyễn Minh Khôi, Hồng thi Kim Lan, Lay A Man, Võ Ngọc Mão, Đoàn Trần Nghị, Ngô Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thu Oanh, Hồ Bảo Quốc, Hứa Huệ Sang, Lê Đình Thông, Nguyễn Ngọc Thương, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Tấn Sinh, Lê Thạch Trúc, Nguyễn Tấn Trung. Tương trợ: GS Vũ Quốc Thúc, GS Lâm Thanh Liêm, GS Trần Văn Ngô.

Page 17: Bản tin số 18

17

PHÂN ƯU Nhận được hung tin :

Anh HOÀNG NHƯ SƠN K11 Vĩnh viễn ra đi ngày 19/01/2015 tại California

Hưởng dương 57 tuổi

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng tang quyến

Thân mẫu anh Đỗ Nguyên Chương K1

Cụ Bà Maria Thất lộc tháng 2 năm 2015 tại Houston

Thụ Nhân Âu Châu thành thật phân ưu cùng anh Chương và tang quyến.

Thân mẫu anh Hoàng Ngọc Nguyên K1

Cụ Bà HOÀNG NGỌC VIÊN Pháp danh Nguyễn Minh

Quá vãng ngày 17/03/2015 tại Texas Hưởng thọ 96 tuổi

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng anh Nguyên và đại tang quyến.

Thân mẫu chị Trần Tuyết Bình K7 Nhạc mẫu anh Bành Bảo Long K7

Cụ Bà TRẦN VĂN DƯ Qua đời ngày 24/02/2015 tại Belgique

Hưởng đại thọ 100 tuổi

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng anh chị Long, Bình và tang quyến.

Thân mẫu anh Phạm Huy Luận K1

Cụ Bà PHẠM XUÂN MAI Mệnh chung ngày 12/03/2015 tại California

Hưởng đại thọ 101 tuổi.

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng tang quyến

Thê muội anh Đoàn Trần Nghị CH

Cụ Bà CÔNG HUYỀN TÔN NỮ LIÊN HƯƠNG Tạ thế ngày 07/04/2015 tại Paris

Hưởng thọ 75 tuổi

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng anh chị Nghị và tang quyến.

Nhạc mẫu anh Trịnh Bình Nam K1

Cụ Bà HỒ ĐẮC NHỊ Chúa gọi về ngày 15/04/2015 tại Washington

Hưởng thọ 96 tuổi

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng tang quyến.

Chị HOÀNG THỤC QUYÊN K1 Từ trần ngày 24/01/2015 tại Việt Nam

Hưởng thọ 72 tuổi

Thụ Nhân Âu Châu thành thật phân ưu cùng

tang quyến

Page 18: Bản tin số 18

18

Giữ Chùa Nguyễn Thăng Long cũng sẽ nhờ đem qua 10 cái DVD về HN 50 năm vừa qua. Tiếp theo sẽ có anh Võ Thành Xuân K1, người điều hành websi-te thunhan.org, rồi anh Nhan Kim Hoà K1 từ nam Cali qua chơi cả tháng. Anh chị Quế VK và Hồng Loan KH cũng báo tin cho biết sẽ qua cuối tháng năm. Anh Bửu Bình K1 và VK hẹn với Lê Đình Thông ở quán cà phê vào tháng 6, trong khi vợ chồng Nguyễn Đình Cận K1-Nhan Ánh Xuân K2, vợ chồng chị Phùng Thị Bích Sơn K1, Thủ quỹ của TN bắc Cali, và anh chị Nguyễn Công Tiến K8 liên lạc với K1-8 Paris để gặp gỡ vào cuối tháng. 6) Giới thiệu sách Trong bữa tiệc Tân niên vừa qua, chị Quản Mỹ Lan SP đem đến vài

quyển sách của chồng chị , anh Phạm Ngọc Lân, theo lời yêu cầu của một số anh ch ị Thụ nhân. Đây là cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp, được anh Lân bỏ

tâm huyết viết trong suốt 8 năm trời. Sách do nhà xuất bản danh tiếng L'Harmattan ấn hành và phổ biến. Nhà xuất bản này chuyên in những sách giá trị về lịch sử, văn hoá, chính trị, hồi ký. Cuốn sách mang tựa đề De Père Inconnu ( Không biết Mặt Cha) dầy 522 trang, kể lại thảm cảnh của các người Việt lai Pháp, sinh ra và lớn lên không biết mặt cha, vì những người cha này nhiều khi về lại cố quốc mà không biết mình để lại giọt máu rơi. Sách gồm những mẩu chuyện ngắn, có thể đọc trước hay sau. Tên các nhân vật trong những chuyện này

cũng được thay đổi. Lời tựa của cuốn sách được Pa-trick Poivre d'Arvor, một ký giả và tác giả nổi tiếng của đài truyền hình Pháp viết và giới thiệu, làm tăng giá trị của ấn phẩm. Các bạn muốn mua sách có thể hỏi nhà xuất bản L'Harmattan hay viết thư cho chị Mỹ Lan qua địa chỉ: mylan [email protected] 7) Ngoại ! Anh Phạm Trọng Khoát K6 vừa lên chức ngoại trong dịp Tết vừa qua, thế là lại khăn gói lên đường Mỹ du thăm cháu ngoại đầu lòng. Vừa lên chức ông ngoại, anh cảm thấy ‘già’ và cần phải mổ catarac-te để giống các cụ Thụ nhân khóa đàn anh. Tháng tư vừa qua anh mổ mắt trái, thấy kết quả quá tốt, đầu tháng năm mổ luôn mắt phải. Mổ xong anh cho biết là mắt sáng như đèn pha, nhưng phải mua cặp kính mới vì kính cũ không dùng được nữa. Tin các nơi khác 1) Tiểu hội K1 -2 tại Tampa Đầu năm nay có hai Thụ nhân K1 bỏ vùng lạnh lẽo dọn xuống miền Floride nắng ấm quanh năm. Đó là anh Lê Thanh Tâm và anh Phan Thạnh. Vi lẽ đó các anh chị K1-2 tại tiểu bang từ đông sang tây hẹn nhau gặp gỡ vào hai ngày cuối tuần 14 và 15/3 tại Tampa. Phía đông tiểu bang có 3 cặp vợ chồng, anh chị Nguyễn Thới Cường, anh chị Đặng Văn Quít và anh chị Lưu Văn Dân ( từ Pháp sang chơi), trung tâm Flori-de có vợ chồng chị Trịnh Bảo Cầm, anh chị Phan Thạnh, Vùng Tampa phía tây Floride có anh chị Huỳnh Mỹ Phương, anh chị Võ Văn Sang và anh chị Lê Thanh Tâm. Tính toán xếp đặt lâu ngày tưởng rằng mọi chuyện sẽ diễn ra trơn tru, ai ngờ cũng có trục trặc. Bữa ăn tối 14/3 được anh chị Sang-

Nga khoản đãi tại nhà mới chỉ có 7 cặp, bởi vì anh chị Tâm còn ở New York với con gái, chưa về kịp. Bù lại, anh chị Thạnh có đem

theo hai cô con gái, một chú rể, nên sau bữa tiệc các cháu đem đàn guitare ra làm một màn văn nghệ bỏ túi cũng khá vui. Hôm sau gia đình anh Thạnh xin phép về trước nên bữa ăn tối tại nhà anh chị Tâm lại thiếu một Thụ nhân. Hôm ấy mẹ anh Phương, 93 tuổi, khoẻ khoắn hơn mọi bữa nên anh chở cụ đến chung vui với mọi người. 2) Ngọc Sương bị stroke Trong buổi Hội ngô 50 năm hồi tháng 10 năm ngoái, nhiều người thắc mắc vì sự vắng mặt của chị Lê Thị Ngọc Sương K2 trong khi chị có tên trong Ban Tổ chức. Câu trả lời lúc đó là chị nhuốm bệnh. Ngày 8/2/2015 tin chị Sương bị tai biến mạch máu não loan ra. Chị Phạm Thị Sáng ở San Jose viết:" Bấy lâu nay nghe tin mấy ông bị heart attack/stroke liên miên. Sương là người "mở hàng" cho stroke/ heart attack đầu tiên bên phía mấy bà....(chằng). Không biết bà nào xếp hàng sau lưng mày ." Mấy hôm sau, qua tin tức của Bảo Hân, con chị Sương, thì chị bị "nhồi máu não tối chúa nhật 1/2. Bây giờ không nói chuyện được mà cũng không ăn uống được nên phải đưa sữa và thuốc qua ống vô thẳng bao tử. May mà Huy đưa má vô nhà thương kịp lúc nên chỉ bị như vậy thôi chứ không bị liệt.Má em ra

...tin tức đó đây

Page 19: Bản tin số 18

19

viện hôm thứ ba 3/2...Hôm nay má em đã khá nhiều, tự đi được dưới sự giám sát của em." Ngày 10/2, Bảo Hân viết thư cảm ơn anh chị Thụ nhân và cho biết:"Hôm nay má con đã hồi phục được chút ít, đã xuống được cầu thang để gặp bác Long (Nguyễn Thăng Long). Tinh thần của má rất vững và lạc quan. Má con cũng đã ăn được bằng miệng hết một chén cháo xay nhuyễn." 3) Nguyễn Minh Tuấn ra sách Trong bữa họp tháng 4 tại quán cà phê Suối Đá, Sàigòn, anh Nguyễn Minh Tuấn K1 giới thiệu với anh em cuốn Ngàn Lời Khôn Ngoan ( A Thousand Words of Wisdom) tập 1 với chủ đề Tình yêu do chính anh sưu tầm và chọn lựa. Sách in dưới hình thức song ngữ Anh và Việt. Anh Nguyễn Thăng Long chỉ tiếc rằng cuốn sách này nói về tình yêu mà không xuất bản kịp ngày Tình Nhân (Valentine Day 14/2) đồng thời chúc bạn Tuấn thành công trong việc xuất bản 3 tập kế tiếp với các chủ đề Cuộc Sống, Thành Bại và Kinh Thương. Trong buổi họp mặt cà phê hàng tháng này, có sự hiện diện của anh Phạm Chí Thành, chị Nguyễn Khánh Tuyết, anh Lê Viết Võ, anh chị Vọng-Thanh Tuyền cùng gần 25 Thụ nhân 1-2 tham dự. 4) Phạm Chí Thành được thẻ xanh Sau hai năm chờ đợi, anh Phạm Chí Thành K1 đã được cấp thẻ xanh cho phép anh ở lại và làm việc tại Mỹ. Trong thời gian hai năm chờ đợi thẻ xanh, anh không dám đi khỏi Hoa kỳ. Nay thẻ xanh đã cầm trong tay, anh Thành vù về Việt nam chơi 2 tháng vào dịp Tết vừa qua. Gặp lại bạn bè cũ, anh vui quá là vui. Có cuộc họp mặt nào anh cũng đến tham dự.

5) Họp bạn tại Dalat Lâu lâu anh Duy Trang CHXH3, thường ký tên là Út Tam, gửi bài tường thuật mà anh gọi là phóng...sinh sự rất dí dỏm. Dịp này anh kể lại chuyến đi Dalat và những cuộc gặp gỡ, họp mặt, ăn nhậu. Xin ghi lại những điểm chính: Tâm điểm của chuyến đi là có buổi họp mặt với TN Dalat tối 7/3, mặc dù chỉ báo trước có một ngày, do trục trặc về địa điểm, nhưng các anh chị TN Dalat vẫn sắp xếp đến tham dự, có mặt hầu hết những gương mặt quen thuộc và các khoa -khoá như K4-K7-

K8-K9-K11-CHXH-KH...  Đến dự đông nhất là K8, có một số anh chị báo lại là còn đi chơi xa chưa về Dalat nên không đến dự được. Buổi trưa hôm đó, xe vừa tới Da-lat là anh Út Tam đi ngay đến nhà anh Bửu Nghi K9 để dự một cuộc họp mặt nho nhỏ đầu năm của K9 Dalat. Sau khi gặp K9 xong, anh Út Tam đi thăm anh Trương Văn Bảo CTXH1. Anh nói: "Anh Trương Văn Bảo tuy là CTXH1 tương đương với K9 nhưng khá lớn tuổi (66) vì bận lính tráng, sau bị thương và đi học. Là võ sư nên hiện nay anh mở võ đường Trần Hưng Đạo (cũng là nhà riêng) ở đường Nguyễn Đình Chiểu Dalat, dạy võ cho tụi nhỏ để kiếm sống. Thỉnh thoảng anh cũng dẫn võ sinh đi thi đấu nước ngoài."

6) Niềm hãnh diện của gia đình TN Ngày 28/4, đài truyền hình SBTN vùng Hoa Thịnh Đốn chọn một người đúng 40 tuổi đã bỏ xứ ra đi

và thành đạt đáng kể. Trong cuộc hành trình tìm tự do sau năm 1975, thuộc thế hệ

thứ hai, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh Minh, con của một Thụ nhân K1, anh Nguyễn Hoàng Nhi, đã làm rạng danh tổ tiên và giống nòi Việt nam. Sinh ra vào những ngày cuối cùng của 1975, sang đến bến bờ tự do cùng gia đình khi Minh 15 tuổi, chỉ 10 năm sau Minh đã lấy được bằng Cử nhận điện tử, Thạc sĩ khoa học. Vừa đi làm vừa tiếp tục học, Minh đỗ bằng Tiến sĩ chỉ 3 năm sau . Trong thời gian đó Minh đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp, với 2 bằng phát minh, 2 giải nhất trong hội nghị chuyên gia về điện tử viễn thông. Hiện nay Minh phục vụ trong Bộ Hàng không liên bang Hoa kỳ, quản lý và điều hành trên 50 kỹ sư điện tử. Minh còn là thành viên trong Hội đồng quản trị những nhà lãnh đạo gốc Á châu. Để chúc mừng cháu Minh, anh Nguyễn Thanh Nhàn K1 mượn 2 câu chữ nho :

Phú nhuận ốc Đức nhuận thân

Nghĩa là người giàu có thì nhà cao cửa rộng, người đạo đức thì phẩm chất toát ra từ dáng dấp, từ sinh hoạt. Xin bấm vào link sau đây để theo dõi cuộc phỏng vấn trên đài SBTN: https://www.youtube.com/watch?v=3bv3UVmLOo0&list= PLjcBjfcOXep1whySbMG8H8cBK K6NaB8r .  

...tin tức đó đây

Út Tam họp mặt với TN Dalat

Page 20: Bản tin số 18

20

Tin Âu châu 1) Nhạc của chị Lê Thạch Trúc Trong Bản tin số 14 ra tháng 1 năm 2014, chúng tôi có đề cập đến những sáng tác của chị Lê Thạch Trúc K1. Thời sinh viên, chị là một tay đàn của ban nhạc nữ Les Emancipées của Viện Đại học Dalat. Khoảng thời gian sau này, trong lúc rảnh rỗi, chị bắt đầu sáng tác. Xin mời các anh chị vào youtube để thưởng thức hai bài hát do chị sáng tác và phần trình diễn do em gái chị hiện ở Montreal: - https://www.youtube.com/watch?v=HncxE3_vOAQ - http://youtu.be/HncxE3_vOAQ

2) Blog Thụ nhân TN1-2 Mặc dù đã có từ lâu nhưng Blog Thụ nhân K1-2 do anh Thạch Lai Kim và anh Nguyễn Tường Cẩm thực hiện, không được bạn bè quan tâm như ý muốn, có lẽ một phần vì những năm trước internet chưa được xử dụng nhiều, một phần ít người để ý. Ngày 20/3, sau khi thăm dò dư luận, anh Kim thông báo: "Các anh chị Thụ nhân thân mến, Xin cảm ơn quí anh chị đã nhiệt

tình đóng góp ý kiến. Sau khi ghi nhận ý kiến chung của các anh chị, tôi xin giữ lại Trang Kỷ yếu TN1-2 như là một album nội bộ. 1) Sự tham khảo chỉ dành cho các TN1-2. Trường hợp anh chị nào gặp trở ngại, xin liên lạc với : [email protected] 2) Trong Trang blog Kỷ yếu TN này có nhiều album hình ảnh sinh hoạt TN khắp nơi và hình ảnh các Đại hội TN thế giới từ năm 2000-2014 (video, youtube...) theo đường link: photo-Gallery. Link này nay được chuyển vào Trang blog TN Âu châu tại tiết mục Gal-lery trong Menu. 3) Có bạn nêu thắc mắc Trang blog có phải trả chi phí cho inter-net provider hay không? Xin trả lời: hoàn toàn miễn phí, vô thời hạn. 4) Trường hợp một số thông tin không còn hiện lên hoặc hiện không đúng mức, xin vui lòng thông báo qua e mail nói trên. Lý do là vì hiện nay có nhiều loại máy móc mới (tablette, ipad, iphone, smartphone...), nếu xem bằng các máy này sẽ có kết quả hạn chế. Xin thành thật cảm ơn. TL Kim" 3) Vẻ vang dân Việt Năm 2014 chúng tôi có loan tin vui cho cộng đồng Việt nam, đó là sự kiện ái nữ của Chủ tịch Nguyễn Minh Khôi và chị Bích Đào là cô Nguyễn Thị Quỳnh Như (Céline Netthavongs) đắc cử vào Hội đổng Thị xã tỉnh Chelles. Lúc đó, cô Quỳnh Như trong đảng UDI liên danh với Brice Ra-baste đảng UMP đánh bại Jean Paul Blanchou (PS) ở vòng hai,

và lấy lại toà Thị chính của tỉnh Chelles sau 18 năm nằm trong tay đảng Xã hội. Sau đó cô được bổ nhiệm chức Phụ tá Thị trưởng đặc trách chính sách thành phố của Chelles. Năm nay, trong cuộc bầu cử Hội đồng hàng Tỉnh, liên danh Brice Rabaste/ Céline Netthavongs được vào vòng hai đối đầu với FN (đảng cực hữu) ngày 29/3/2015. Đảng PS bị loại ngay vòng đầu. Liên danh của cô Quỳnh Như thắng vẻ vang với 73,68% số phiếu. Cô được vào Hội đồng Tỉnh vùng Seine & Marne mà nên biết là mỗi canton chỉ được 2 người. Trong số 46 người của Hội đồng vùng Seine & Marne chỉ có mình cô là gốc Á châu. Xin gửi lời khen ngợi cô Quỳnh Như và chia vui cùng anh chị Minh Khôi-Bích Đào. 4) Hội hoa Anh đào Giống như năm ngoái hội Exryu France gồm cựu sinh viên Việt nam du học Nhật bản, trong đó anh Nguyễn Văn Tú, chồng chị Trần Thị Châu K8, là một thành viên đắc lực, đã gửi giấy mời Thụ nhân Âu châu tham dự một buổi pique nique tại Parc de Sceaux, phía nam Paris. Đây là một lễ hội của người Nhật để thưởng ngắm hoa anh đào (hanami). Hôm ấy nhóm Nhật bản trình diễn múa trống (taiko) và điệu nhảy truyển thống (awa). 5) Sửa soạn đón tiếp bạn bè Tháng năm và tháng sáu hứa hẹn sẽ có nhiều dịp tiếp đón bạn bè từ xa đến chơi. Giữa tháng năm, anh bạn võ sư Trương Văn Bảo là người thứ nhất đến Paris trong chương trình huấn luyện võ cổ truyền Việt nam cho Pháp, Đức, Bỉ, Maroc. Anh Bảo học CTXH1 tương đương với K9. Anh viết bài về võ thuật thường xuyên cho Bản tin. Cũng từ Việt nam sang sẽ có anh Nguyễn Quốc Khánh K1 về lại Pháp. Dịp này thế nào anh Từ

TIN TỨC ĐÓ ĐÂY

Xem tiếp trang 18