8
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích khi thực hiện REDD+, Việt Nam sớm đã có những bước tích cực nhằm thực hiện REDD+. Việt Nam là một trong chín quốc gia đầu tiên được chọn để thí điểm Chương trình UN-REDD cũng là một trong những nước đầu tiên nhận được phê duyệt cho Đề xuất: Sẵn sàng thực thi REDD+ (R-PIN) thuộc Quỹ đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới (WB). Chính phủ Việt Nam, Chương trình UN-REDD Ngân hàng Thế giới cùng phối hợp hỗ trợ sẵn sàng cho REDD+- VRO - Nội dung chính Tiến trình sửa đổi NRAP Việt Nam bảo vệ thành công R-Package và hoàn thiện Văn kiện Chương trình giảm phát thải Tiến trình xây dựng SIS và SOI Dự án Hợp tác kỹ thuật về REDD+ của JICA đi vào thực hiện Sự tham gia của mạng lưới dân tộc thiểu số trong Chương trình UN-REDD Quản trị rừng - cải thiện và đánh giá quản trị với sự tham gia của các bên liên quan Tiến trình đàm phán REDD+ trên thế giới Rừng già trên núi Ngũ Chỉ Sơn, Lào Cai Ảnh: DuGia Văn phòng REDD+ Việt Nam Văn phòng REDD+ Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam REDD+ Office, viết tắt là VRO) là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo về REDD+ Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban Chỉ đạo REDD+ Việt Nam và sự quản lý của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến REDD+ và tín dụng các bon trong lâm nghiệp, được quy định tại Điều 2 Quyết định số 106/QĐ-BNN-TCCB năm 05/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. BẢN TIN SỐ 1 Tháng 12 năm 2016 BẢN TIN REDD+ Trong những năm qua, vai trò của rừng và lâm nghiệp trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Cùng với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tham gia thực hiện sáng kiến REDD+ và đã có những bước đi nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+. Với những thành công mới trong tiến trình đàm phán quốc tế gần đây, REDD+ đã trở thành một yếu tố quan trọng hỗ trợ nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ ở cấp toàn cầu, cấp khu vực mà còn ở cấp quốc gia, đóng góp cho sự phát triển chung của ngành lâm nghiệp Việt Nam, đồng thời giúp đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu ngành. Bản tin REDD+ Bản tin REDD+ là sản phẩm truyền thông trong kế hoạch truyền thông của Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO), nhằm cung cấp thông tin về các chính sách và hoạt động REDD+ từ tất cả các chương trình, dự án REDD+ tại Việt Nam và trên thế giới. Bản tin REDD+ được biên soạn và phát hành định kỳ theo từng quý tới Ban chỉ đạo REDD+ Việt Nam, tới các bộ, ban, ngành có liên quan, tới các địa phương, chương trình và dự án đang triển khai các hoạt động REDD+ và tới cộng đồng các nhà tài trợ.

BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

“Nhận thức được tầm quan

trọng và lợi ích khi thực hiện REDD+, Việt Nam sớm đã có những bước tích cực nhằm thực hiện REDD+. Việt Nam là một trong chín quốc gia đầu tiên được chọn để thí điểm Chương trình UN-REDD và cũng là một trong những nước đầu tiên nhận được phê duyệt cho Đề xuất: Sẵn sàng thực thi REDD+ (R-PIN) thuộc Quỹ đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới (WB). Chính phủ Việt Nam, Chương trình UN-REDD và Ngân hàng Thế giới cùng phối hợp hỗ trợ sẵn sàng cho

REDD+”

- VRO -

Nội dung chính Tiến trình sửa đổi NRAP

Việt Nam bảo vệ thành công R-Package và hoàn thiện Văn kiện Chương trình giảm phát thải

Tiến trình xây dựng SIS và SOI

Dự án Hợp tác kỹ thuật về REDD+ của JICA đi vào thực hiện

Sự tham gia của mạng lưới dân tộc thiểu số trong Chương trình UN-REDD

Quản trị rừng - cải thiện và đánh giá quản trị với sự tham gia của các bên liên quan

Tiến trình đàm phán REDD+ trên thế giới

Rừng già trên núi Ngũ Chỉ Sơn, Lào Cai Ảnh: DuGia

Văn phòng REDD+ Việt Nam Văn phòng REDD+ Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam REDD+ Office, viết tắt là

VRO) là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo về REDD+ Việt Nam, chịu

sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban Chỉ đạo REDD+ Việt Nam và sự quản lý của

Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện các

hoạt động liên quan đến REDD+ và tín dụng các bon trong lâm nghiệp, được quy định

tại Điều 2 Quyết định số 106/QĐ-BNN-TCCB năm 05/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.

BẢN TIN SỐ 1 Tháng 12 năm 2016

BẢN TIN REDD+ Trong những năm qua, vai trò của rừng và lâm nghiệp trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được thừa nhận

rộng rãi, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Cùng với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tham gia thực hiện

sáng kiến REDD+ và đã có những bước đi nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+. Với những thành công mới trong tiến trình đàm

phán quốc tế gần đây, REDD+ đã trở thành một yếu tố quan trọng hỗ trợ nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ ở cấp

toàn cầu, cấp khu vực mà còn ở cấp quốc gia, đóng góp cho sự phát triển chung của ngành lâm nghiệp Việt Nam, đồng thời giúp

đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu ngành.

Bản tin REDD+ Bản tin REDD+ là sản phẩm truyền thông trong kế hoạch truyền thông của Văn

phòng REDD+ Việt Nam (VRO), nhằm cung cấp thông tin về các chính sách và hoạt

động REDD+ từ tất cả các chương trình, dự án REDD+ tại Việt Nam và trên thế giới.

Bản tin REDD+ được biên soạn và phát hành định kỳ theo từng quý tới Ban chỉ đạo

REDD+ Việt Nam, tới các bộ, ban, ngành có liên quan, tới các địa phương, chương

trình và dự án đang triển khai các hoạt động REDD+ và tới cộng đồng các nhà tài trợ.

Page 2: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

Ngày 22/6/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Tổ soạn thảo tại Quyết định số 2514/QĐ-BNN-TCLN, gồm đại diện các bộ, ngành liên quan: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, tài chính, kế hoạch và đầu tư, ngoại giao, tư pháp, ủy ban dân tộc, Văn phòng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tổ chức các hội thảo tham vấn lấy ý kiến của các bên liên quan, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hướng dẫn đo thể tích cây cá lẻ bị chặt tại Bình Thuận Ảnh: Hoàng Văn Mát

Tiến trình sửa đổi NRAP Phạm Văn Bình, VRO

Sáng kiến về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các - bon rừng (sau đây gọi là sáng kiến REDD+) là sáng kiến quốc tế trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Để tạo thuận lợi cho việc triển khai sáng kiến trên, ngày 27/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2011 - 2020” tại Quyết định số 799/QĐ-TTg (Quyết định 799). Sau hơn 4 năm thực hiện, chương trình đã đạt được một số kết quả sau:

Góp phần vào việc nâng cao năng lực và phát triển thể chế quản lý các hoạt động REDD+ như: tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ; xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, điều phối thực hiện REDD+; hướng dẫn thực hiện xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh;

Việt Nam đã đệ trình UNFCCC đường phát thải tham chiếu rừng/đường tham chiếu rừng quốc gia (FREL/FRL) vào ngày 15/01/2016 và đang trong quá trình đánh giá kỹ thuật, dự kiến báo cáo cuối cùng được hoàn thành vào cuối năm 2016; hệ thống giám sát rừng quốc gia, hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV) đang được xây dựng dựa trên các hệ thống hiện có;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ này;

Tổ chức thực hiện các dự án thí điểm REDD+. Cho đến nay, đã có 24 tỉnh được chọn thực hiện thí điểm REDD+, trong đó có 10 tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh. Việt Nam đã trình Văn kiện chương trình giảm phát thải cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) theo yêu cầu của Quỹ Đối tác các bon?Quỹ các bon trong lâm nghiệp vào ngày 30/10/2016.

Thúc đẩy trao đổi, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về thực hiện REDD+.

Tuy nhiên, việc thực hiện Quyết định 799 có một số rào cản như:

Chưa hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến REDD+ (chưa có văn bản pháp luật quy định về quyền các bon rừng, cơ chế quản lý nguồn tài chính từ REDD+; phương pháp nghiệm thu, kiểm chứng kết quả giảm phát thải năm 2013; chưa xác định rõ các khu vực và hoạt động REDD+ ưu tiên ở quy mô quốc gia);

Chưa thiết lập đầy đủ các thành tố cốt lõi của REDD+ theo khung Vác-xa-va (COP19) (như hệ thống theo dõi, báo cáo và kiểm chứng (MRV), hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (SIS), cơ chế giám sát và đánh giá REDD+,cơ chế giải quyết, khiếu nại; Quỹ REDD+ Việt Nam);

Mạng lưới REDD+ hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, thiếu định hướng hoạt động; vai trò điều phối của cơ quan quản lý còn mờ nhạt, phụ thuộc vào hỗ trợ của các dự án để duy trì hoạt động.

Nguyên nhân của những tồn tại trên gồm có:

REDD+ là vấn đề mới, nhiều yêu cầu phát sinh khi thực hiện REDD+ mà Việt Nam chưa thể đáp ứng được trong thời gian ngắn và phải nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế nên việc triển khai bị chậm trễ;

Nguồn tài chính trong nước để thực hiện các hoạt động REDD+ còn hạn chế, huy động nguồn lực của xã hội, đặc biệt của khu vực doanh nghiệp không đáng kể, hầu như phụ thuộc vào nguồn tài trợ của quốc tế;

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp tham gia vào REDD+ còn hạn chế;

Tiến trình đàm phán quốc tế về REDD+ đã có nhiều thay đổi, nhiều hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến thực hiện REDD+ mới được ban hành;

Chính phủ Việt Nam đã đệ trình Báo cáo đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC Việt Nam), theo đó Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế.

Từ những lý do cơ bản nêu trên, việc soạn thảo Quyết định mới thay thế Quyết định 799 là hết sức cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức triển khai chương trình hành động quốc gia về REDD+ có hiệu quả, phù hợp và đáp ứng các yêu cầu quốc tế.

Page 3: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

Việt Nam bảo vệ thành công R-Package và hoàn thiện Văn kiện Chương trình giảm phát thải Nguyễn Thị Lê Trang, Dự án FCPF

Tại Hội nghị các nước thành viên (PC22) của Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) diễn ra tại Accra, Ghana ngày 26 - 30/9/2016, Việt Nam đã bảo vệ thành công báo cáo mức độ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-Package) và được phê duyệt tại Nghị quyết PC/22/2016/5.

Báo cáo R-Package là kết quả của quá trình tự đánh giá theo “Khung hướng dẫn đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng” của FCPF. Trong hơn một năm, dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” đã tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin từ các bên liên quan và tổ chức tám đợt tham vấn từ cấp cơ sở đến cấp trung ương để hoàn thiện báo cáo.

Báo cáo R-Package là một bản đánh giá toàn diện về mức độ sẵn sàng cho việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam bao gồm 4 hợp phần: tổ chức và tham vấn chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+; chuẩn bị xây dựng chiến lược REDD+; mức phát thải tham chiếu; hệ thống theo dõi rừng và đảm bảo an toàn. Báo cáo được trình bày trên cơ sở làm rõ 34 tiêu chí và 58 câu hỏi theo khung do FCPF đưa ra. Báo cáo cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm, đánh giá những thiếu sót còn tồn tại, xác định các hoạt động cần thực hiện để chuyển sang giai đoạn thực thi REDD+.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam cho biết, việc xây dựng Báo cáo R-Package có ý nghĩa quan trọng, bởi báo cáo này đánh giá mức độ sẵn sàng, để chuyển sang giai đoạn thực hiện REDD+. Báo cáo là một trong những điều kiện để các nước thành viên của FCPF xem xét, lựa chọn các nước tham gia vào Quỹ Cac-bon, tiến tới thực hiện REDD+ và chi trả dựa vào kết quả. Việc xây dựng Báo cáo là cơ hội để các nước thể hiện cam kết thực hiện REDD+, thể hiện sự minh bạch trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+, đảm bảo với các bên liên quan trong nước và quốc tế là những rủi ro về mặt môi trường và xã hội đã và đang được giải quyết. Báo cáo R-Package cũng là cơ hội để các nước có được sự thừa nhận của quốc tế đối với những hoạt động REDD+ ban đầu, qua đó nhận được phản hồi và hưỡng dẫn kỹ thuật, thu hút thêm những nguồn tài chính quốc tế mới trong các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng.

Bên cạnh đó, dự án cũng tiến hành xây dựng Văn kiện Chương trình Giảm phát thải (ERPD) dựa theo “Khung phương pháp luận” của FCPF - một trong những điều kiện để Việt Nam tham gia vào Quỹ các-bon. Chương trình Giảm phát thải đề xuất của Việt Nam gồm toàn bộ vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Lâm nghiệp, Văn phòng REDD+ Việt Nam, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, các địa phương tham gia, dự án đã hoàn thiện văn kiện và nộp cho FCPF vào tháng 10/2016. Dự kiến Việt Nam sẽ bảo vệ văn kiện tại cuộc họp Quỹ Các-bon lần thứ 15 vào tháng 12/2016, tiến tới ký kết Hiệp định chi trả giảm phát thải (ERPA) dựa trên kết quả thực hiện REDD+ trogn 2017.

Hội thảo R-Package tại Hà Nội Ảnh: Nguyễn Thị Lê Trang

Dự án FCPF Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện R E D D + ở V i ệ t Nam” (FCPF) do Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp tài trợ, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng kinh phí là 4.432.000 USD.

Thời gian thực hiện giai đoạn 1 từ tháng 01/2013 đến tháng 11/2016 tại ba tỉnh thí điểm Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Nông. Ban quản lý các dự án lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ dự án.

Dự án FCPF được triển khai với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý và thực hiện REDD+ hiệu quả, nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật của Ban Chỉ đạo, Tổng cục Lâm nghiệp, một số các cơ quan liên quan ở Trung ương và ở ba tỉnh thí điểm nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, góp phần thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia về REDD+ (NRAP).

Sau bốn năm thực hiện với những kết quả đáng kể, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã cùng ký kết Hiệp định TF0A1122 về việc hỗ trợ không hoàn lại cho các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ bổ sung, được thực hiện từ 11/2016 – 12/2019, với tổng số vốn 5,7 triệu USD tại Hà Nội và sáu tỉnh Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện REDD+ trong tương lai, thông qua việc xây dựng các yếu tố REDD+, các hệ thống và chính sách theo hướng bền vững về mặt môi trường và xã hội.

Page 4: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

Chương trình UN-REDD

Việt Nam giai đoạn II

Chương trình UN-REDD là Chương trình hợp tác quốc tế của Liên Hiệp Quốc về giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP).

Từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu triển khai thực hiện REDD+ với cách tiếp cận từng bước để chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+ thông qua Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I, được thí điểm tại tỉnh Lâm Đồng.

Tháng 7 năm 2013, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II chính thức được triển khai thực hiện. Cơ quan chủ quản của Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chủ dự án là Tổng cục Lâm nghiệp. Chương trình được thực hiện thí điểm tại 6 tỉnh là Lâm Đồng, Cà Mau, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Bắc Kạn và Lào Cai

Mục tiêu của Chương trình “Nâng cao khả năng của Việt Nam để có thể hưởng lợi từ các khoản chi trả dựa trên kết quả cho REDD+ trong tương lai và thực hiện các thay đổi căn bản mới tích cực trong ngành lâm nghiệp”.

Các kết quả đầu ra của Chương trình bao gồm:

- Kết quả 1: Việt Nam có đủ năng lực vận hành Chương trình hành động REDD+ quốc gia (NRAP);

- Kết quả 2: 06 tỉnh thí điểm có đủ năng lực lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động REDD+;

- Kết quả 3: Hệ thống theo dõi rừng toàn quốc, hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng và hệ thống thông tin REDD+ quốc gia được vận hành;

- Kết quả 4: Hệ thống chia sẻ lợi ích thực hiện REDD+ cấp quốc gia được thiết lập;

- Kết quả 5: Các cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường theo Thỏa thuận Cancun được thiết lập;

- Kết quả 6: Hợp tác về thực thi REDD+ với các nước tiểu vùng hạ lưu sông Mekong được tăng cường.

Tiến trình xây dựng SIS và SOI Lê Hà Phương, VRO

Thỏa thuận Cancun của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) theo Quyết định 1/CP.16 kêu gọi các quốc gia thực hiện REDD+ cần xem xét và tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn (ĐBAT) Cancun. Các quốc gia cũng được yêu cầu xây dựng "hệ thống cung cấp thông tin về cách các nguyên tắc ĐBAT được xem xét và tuân thủ trong quá trình thực hiện các hoạt động REDD+" (thường được gọi là Hệ thống thông tin ĐBAT, gọi tắt là SIS). Đây cũng là một điều kiện tiên quyết cho việc nhận được những khoản chi trả dựa vào kết quả trong tương lai.

Từ cuối năm 2015, Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO) đã thúc đẩy quá trình có sự tham gia thông qua các cuộc họp tham vấn với Nhóm nòng cốt và Tiểu nhóm kỹ thuật về ĐBAT (STWG-SG) để xây dựng SIS cho Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể như:

1) Xác định mục tiêu SIS: mục tiêu ngắn hạn là đáp ứng những yêu cầu báo cáo của UNFCCC và xây dựng Báo cáo tóm tắt về ĐBAT (SOI). Mục tiêu dài hạn nhằm hỗ trợ giám sát “những hoạt động ưu tiên” trong lĩnh vực lâm nghiệp, như Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) và rộng hơn là, góp phần tăng cường quản trị trong lâm nghiệp.

2) Xác định phạm vi của SIS: phạm vi của SIS là các Chính sách và Giải pháp (PaM) nằm trong Chương trình hành động quốc gia về REDD+ (NRAP) và các Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP); và xem xét trong thời gian dài hạn sẽ mở rộng phạm vi bao gồm cả những hoạt động ngoài REDD+.

3) Xác định nhu cầu thông tin cho SIS nhằm chứng minh các nguyên tắc ĐBAT đang được xem xét và tuân thủ trong quá trình thực hiện NRAP và PRAP. Việc giải thích các nguyên tắc ĐBAT Cancun theo bối cảnh quốc gia cũng như các PaM để thực hiện REDD+ là những căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu thông tin.

4) Xác định những nguồn thông tin cho SIS thông qua việc rà soát những hệ thống thông tin và cơ chế báo cáo hiện có, từ đó xác định và tiếp cận các nguồn thông tin có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về việc các nguyên tắc ĐBAT được xem xét và tuân thủ

5) Xác định các chức năng cơ bản của SIS; và

6) Xác định những tổ chức thể chế chịu trách nhiệm thực hiện từng chức năng của SIS.

Khung thiết kế SIS dự kiến được hoàn thành vào cuối năm 2016. Hội thảo tham vấn quốc gia về SIS đã được diễn ra vào ngày 24/11/2016 tại Hà Nội. Khi đi vào hoạt động, SIS sẽ là nguồn thông tin chính cho việc xây dựng và đệ trình SoI, báo cáo SOI là sẽ một phần của báo cáo cập nhật hai năm một lần (BUR) do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối quốc gia đệ trình lên UNFCCC.

Rừng già trên dãy Ngũ Chỉ Sơn, Lào Cai Ảnh: DuGia

Page 5: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

Lan kim tuyến Ảnh sưu tầm

Kế hoạch hành động

REDD+ cấp cơ sở (SiRAP)

Vương Lan, Chương trình UN-REDD

Xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, đã thí điểm thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP) theo phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Quá trình tham vấn cộng đồng và các bên liên quan tuân thủ theo nguyên tắc FPIC (đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được thông tin trước và đầy đủ). Các hoạt động REDD+ của xã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Về hoạt động giao đất giao rừng, 1.196,3 ha đã được giao cho 720 hộ gia đình, cá nhân đạt 41,5% kế hoạch trong đó 635,5 ha rừng tự nhiên sản xuất cho 241 hộ gia đình và 560,8 ha rừng trồng sản xuất cho 479 hộ gia đình, dự kiến sẽ tiếp tục giao đất và rừng cho cộng đồng quản lý. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn Khuổi Lùng và Vằng Kheo đã được xây dựng và phê duyệt. Toàn bộ 17 thôn và cụm dân cư được tham gia tập huấn tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng. Từ 5- 8/2016, 1.131 người dân đã tham gia 20 lớp tập huấn sinh kế trong SIRAP, trong đó tỷ lệ nam giới tham gia chiếm 44,4%, nữ giới chiếm 55%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia đạt 98.7%. Đặc biệt, mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đã được thực hiện với tổng diện tích 8.000ha bao gồm 2.100 cây lan kim tuyến, 2.500 cây khôi tía và 800 cây giảo cổ lam đã khôi phục nghề thuốc nam ở địa phương, hướng tới bảo tồn các loài cây thuốc bản địa và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Dự án Hợp tác kỹ thuật về REDD+ của JICA đi vào triển khai Baku Takahashi , JICA

Dự án Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên Bền vững (SNRM) của JICA là một dự án hợp tác kỹ thuật thực hiện 05 năm (2015-2020) và tổng nguồn vốn dự án là 12 triệu Đô la Mỹ. Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp là chủ dự án. Dự án có bốn hợp phần bao gồm (1) Hỗ trợ chính sách, (2) Quản lý Rừng bền vững và REDD+, (3) Đa dạng sinh học và (4) Chia sẻ kiến thức. Hợp phần 2 của Dự án được thực hiện tại bốn tỉnh Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, nhằm nhân rộng kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên thí điểm thực hiện REDD+ do JICA hỗ trợ trong giai đoạn 2010-2015.

Hợp phần 2 của Dự án có ba (03) tiểu hợp phần: (a) xây dựng/ điều chỉnh Kế hoạch Hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP), (b) thực hiện hoạt động thí điểm và (c) cải tiến hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Toàn bộ các hoạt động được bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2016 thông qua các cơ

quan đối tác cấp tỉnh. Bốn tỉnh tham gia hợp phần này đã thành lập Tổ chuyên trách xây dựng/ điều chỉnh Kế hoạch Hành động REDD+ cấp tỉnh và dự kiến hoàn thành xây dựng/ điều chỉnh PRAP vào đầu năm 2017. Song song với quá trình xây dựng PRAP, các tỉnh cũng tích lũy kinh nghiệm và xây dựng năng lực thông qua các hoạt động trên thực địa (cấp thôn bản) để chuẩn bị cho việc thực hiện PRAP trên quy mô rộng hơn. Mỗi tỉnh tham gia cũng đã thành lập một tổ chuyên trách hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để cải tiến công tác theo dõi, báo cáo diễn biến rừng hàng năm của Chi cục Kiểm lâm. Nhằm hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện PRAP tại bốn tỉnh Tây Bắc, JICA và Chính phủ Việt Nam đang thảo luận một dự án vốn vay ưu đãi. Nếu được phê duyệt, dự án này sẽ cung cấp một nguồn tài chính cần thiết cho việc triển khaiPRAP, bởi nguồn vốn cho hoạt

động này tại nhiều tỉnh thường rất hạn hẹp.

Ngoài hỗ trợ cho các tỉnh Tây Bắc, Dự án SNRM cũng phối hợp với các nhà tài trợ khác như UN-REDD2, FCPF, VFD và FORMIS II để hỗ trợ xây dựng PRAP và/hoặc cải tiến hệ thống theo dõi diễn biến rừng sử dụng máy tính bảng tại tổng cộng 16 tỉnh.

Hoạt động thực địa trong Hội thảo khởi động dự án tại Lai Châu Ảnh: JICA/SNRM

Page 6: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

Mạng lưới dân tộc thiểu số tham gia vào Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II Nguyễn Thị Thu Thủy, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II

Mạng lưới Dân tộc thiểu số tham gia vào Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II được thành lập vào giữa năm 2015, dựa trên kết quả khảo sát tại 6 tỉnh thí điểm của Chương trình với sự phối hợp của Trung tâm Phát triển bền vững miền núi (gọ i tắt là CSDM). Cuộc họp mạng lưới được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 11-2015 để các thành viên ra mắt, tìm hiểu về Chương trình UN-REDD và thảo luận quy chế hoạt động của mạng lưới nhằm thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và hiệu quả vào Chương trình UN-REDD. Bà Lương Thị Trường, Giám đốc Trung tâm CSDM và thành viên Ban chỉ đạo Chương trình UN-REDD, đã tích cực tham gia vào tiến trình này. Vai trò của thành viên Ban chỉ đạo Chương trình UN-REDD về vấn đề dân tộc thiểu số là để đảm bảo mọi phản hồi từ mạng lưới dân tộc thiểu số được lắng nghe và phản ánh vào các hoạt động của Chương trình.

Các thành viên mạng lưới đã nhất trí họp mặt định kỳ để báo cáo, trình bày các vấn đề và khuyến nghị từ cộng đồng tới Chương trình UN-REDD, đồng thời cập nhật thông tin từ Chương trình, tham gia các buổi tập huấn nâng cao năng lực nhằm tăng cường chất lượng tham gia.

Cuộc họp mạng lưới gần đây nhất được tổ chức vào tháng 7/2016 với đồng chủ tọa là bà Lương Thị Trường, thành viên Ban chỉ đạo chương trình và ông Vũ Xuân Thôn, Giám đốc Chương trình Quốc gia. Trong buổi họp này, các đại diện dân tộc thiểu số đã nêu ra nhiều vấn đề và khuyến nghị và đã được Lãnh đạo Ban quản lý Chương trình phản hồi trực tiếp.

Ngoài ra vào tháng 9/2016 Chương trình đã tổ chức một đối thoại giữa đại diện Dân tộc thiểu số thuộc hai xã Mỹ Phương và Côn Minh, tỉnh Bắc Kạn với đại diện Ban quản lý Chương trình tỉnh Bắc Kạn. Đối thoại tập trung vào các nội dung nhằm tăng cường hiểu biết và sự tham gia của nhóm dân tộc thiểu số vào các hoạt động REDD+ tại tỉnh Bắc Kạn.

7 nguyên tắc đảm bảo an toàn theo Thỏa thuận Cancun (a) Nguyên tắc đảm bảo an toàn (a): Hành động REDD+ bổ sung cho hoặc nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp

quốc gia và các công ước quốc tế liên quan;

(b) Cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, xem xét đến pháp luật và chủ quyền quốc gia;

(c) Tôn trọng kiến thức và quyền của các dân tộc bản địa và các thành viên của cộng đồng địa phương, thông qua xem xét các nghĩa vụ

quốc tế có liên quan, bối cảnh và luật pháp quốc gia, và lưu ý rằng Đại hội đồng LHQ đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về

Nhóm đại diện dân tộc thiểu số tham gia tập huấn, Đà Nẵng 2015 Ảnh: Nguyễn Thị Thu Thủy

Page 7: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

(d) Sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân bản địa và các cộng đồng địa phương, trong các hoạt

động nêu tại khoản 70 và 72 của quyết định này;

(e) Các hoạt động REDD+ nhất quán với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo các hoạt động nêu tại khoản 70 của

quyết định này không được sử dụng để chuyển đổi rừng tự nhiên, mà thay vào đó là để khuyến khích việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự

nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái, và để nâng cao lợi ích khác về xã hội và môi trường

(f) Các hành động nhằm xử lý các rủi ro về đảo nghịch (gia tăng phát thải)

(g) Các hành động nhằm giảm thiểu dịch chuyển phát thải

Quản trị rừng Cải thiện và đánh giá quản trị với sự tham gia của các bên liên quan Đỗ Thảo, UNDP

Quản trị rừng tốt là một trong những chìa khóa thành công trong việc thực hiện REDD+. Điều đó rất hiển nhiên, song cần bắt đầu từ đâu để có được cơ cấu quản trị rừng tốt cũng là một câu hỏi mà không ít quốc gia đang phát triển thực hiện REDD+ đang trăn trở. Có được một nguồn dữ liệu giám sát quản trị rừng tin cậy dựa trên một tiến trình có sự tham gia của các bên liên quan có thể là một câu trả lời hợp lý. Nguồn này được tạo nên thông qua một đánh giá quản trị với phương pháp tham gia của các bên liên quan tới rừng, không chỉ người dân mà còn các chủ thể quan trọng khác như chủ rừng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, trường đại học, viện nghiên cứu. Những phân tích từ đánh giá này cung cấp thông tin về các mảng vấn đề quản trị còn khiếm khuyết, không phải với mục đích chỉ trích mà mang tính xây dựng nhằm giúp cải thiện chính sách cũng như tăng cường thực thi và hiệu quả.

Đây chính là nội hàm của Đánh giá Quản trị với sự tham gia của các bên liên quan cho REDD+ gọi tắt là PGA . Đánh giá PGA đã được thử nghiệm ở một số quốc gia bao gồm Indonesia, Ni-giê-ri-a, E-cua-dor thu hút được sự quan tâm của không chỉ nhà tài trợ Na-uy mà còn các nước đang thực hiện REDD+ khi thảo luận trên các diễn đàn về quản trị nói chung. Đánh giá này xuất phát điểm từ cách tiếp cận trung hòa giữa phương pháp chuyên gia (các tư vấn từ bên ngoài làm đánh giá) và phương pháp sự tham gia (với đại diên các bên liên quan tại địa phương).

Tại Việt Nam, PGA đang được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận Đồng thực hiện giữa Cục Kiểm Lâm thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp và Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2, đóng góp cho một trong sáu (06) hợp phần chính của chương trình. Mục tiêu chính là nhằm kiến tạo một nguồn thông tin quản trị rừng vững, tin cậy và hữu hiệu thông qua tiến trình có sự tham g ia của cả các chuyên gia và các bên liên quan cùng thực hiện. Tại bốn tỉnh đang tiến hành PGA gồm có Lào Cai, Hà Tĩnh, Lâm Đồng và Cà Mau, các tỉnh đại diện cho mỗi vùng miền quan trọng của cả nước với các đặc thù hệ sinh thái rừng khác nhau, bốn nhóm Nòng cốt PGA đã được thành lập. Thành viên của mỗi nhóm là đại diện được đề xuất từ các đơn vị chủ rừng, xã, đại diện phụ nữ, người dân tộc thiểu số cũng như cán bộ của ngành nông nghiệp và môi trường ở các cấp. Ở cấp trung ương, nhóm Chuyên gia PGA được thành lập với đại diện từ cơ quan chính phủ, các trường đại học và tổ chức phi chính phủ, với nhiệm vụ chính cung cấp đầu vào kỹ thuật cho tiến trình. Kết quả của các thảo luận từ nhóm Nòng cốt tỉnh được nhóm chuyên gia xem xét từ góc độ kỹ thuật và hỗ trợ bổ sung cho hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu phù hợp với cơ chế quản trị rừng minh bạch hiệu quả cho cấp quốc gia, cũng như làm đầu vào cho Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn cho REDD+ theo yêu cầu của Thỏa thuận Cancun.

Với mỗi hội thảo, các thành viên không chỉ được học hỏi thêm các kiến thức mới về chỉ số, mảng vấn đề và các tiêu chí quản tr ị mà còn có cơ hội chia sẻ và cùng nhau xây dựng khung đánh giá cho tỉnh mình dựa trên các phân tích nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng cũng như xem xét các rào cản cho việc quản lý rừng bền vững, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon cho rừng. Các thảo luận kỹ thuật xoay quanh năm mảng hoạt động REDD+ được xem xét qua ba tiêu chí đánh giá chính: (i) khuôn khổ chính sách liên quan tới các mảng vấn đề quản trị, (ii) năng lực của các bên trong việc áp dụng các chính sách này, và (i ii)hiệu quả thực thi khi áp dụng chính sách vào thực tế. Mỗi mảng này lại được nhìn nhận theo các tiêu chí quản trị về minh bạch, hiệu quả, phối kết hợp giữa các ban ngành, thực thi pháp luật, v.v..

Nếu được đánh giá định kỳ, PGA sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về việc Việt Nam đã có những chuyển biến gì trong việc khắc phục các lỗ hổng quản trị rừng và đảm bảo an toàn đang được xem xét cải thiện ra sao.

Kỳ vọng trong tương lai, PGA có thể được sử dụng như một khung đánh giá quản trị rừng chung ở cấp quốc gia với khả năng điều chỉnh phù hợp với đặc thù địa phương nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng và tạo nguồn thông tin cho cấp quốc gia nói chung.

Giữ rừng, giữ sự sống cho hiện tại và tương lai là mong muốn chung của chúng ta, không nhất thiết vì REDD+ hay một chương

trình ngắn hạn nào. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi có sự đồng lòng, chung tay thực hiện. Tham gia đánh giá quản trị rừng

chính là bước đầu tiên thể hiện tinh thần đồng lòng ấy.

Hội thảo PGA tại Lào Cai Ảnh: Đỗ Thảo

Page 8: BẢN TIN - vietnam-redd. · PDF file... kiến do quốc gia tự quyết định ... quá trình tự đánh giá theo ³Khung hướng dẫn ... một bản đánh giá toàn diện

Liên hệ

Xin Quý độc giả vui lòng liên

hệ với Văn phòng REDD+

Việt Nam nếu cần thêm

thông tin chi tiết.

Văn phòng REDD+

Việt Nam (VRO)

Tầng 1, nhà A7,

số 10 Nguyễn Công Hoan,

Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: 043 724 5805 Fax: 043 724 5805, Email:

[email protected] Website:

http://www.vietnam-redd.org

Tiến trình thực hiện REDD+ trên thế giới Cintapo, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II

Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc với chủ đề “Môi trường và Phát triển” được tổ chức tại Rio De Janeiro, Brazil. Tại Hội nghị này, Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển Bền vững, Tuyên bố về Nguyên tắc quản lý rừng bền vững, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Công ước về Bảo tồn Đa dạng sinh học được thông qua.

Ngày 11/12/1997, Nghị định thư Kyoto – một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng khí nhà kính được hoàn tất và mở ký tại Kyoto Nhật Bản. Năm 2002, Kế hoạch hành động Johannesburg về phát triển bền vững được thông qua. Tuy nhiên, trong lâm nghiệp, Nghị định thư Kyoto mới chỉ đề cập đến thương mại các-bon theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng, không bao gồm các quy định liên quan đến mất rừng và suy thoái rừng.

Đến năm 2005, tại Hội nghị các bên tham gia của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu - COP11 tổ chức ở Montreal (Canada), nội dung “Giảm phát thải khí nhà kính từ giảm mất rừng ở các nước đang phát triển” (RED) được đề xuất và đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị.

Năm 2007, tại COP13 (Bali, Indonesia), khái niệm REDD “Giảm phát thải khí nhà kính từ giảm mất rừng và giảm suy thoái rừng ở các nước đang phát triển” được hình thành.

Năm 2008, tại COP14 (Poznan, Ba Lan), các nước đang phát triển đã đề xuất REDD+ với đầy đủ các nội dung gồm “Giảm phát thải khí nhà kính từ giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các bon rừng, nâng cao trữ lượng các bon rừng và quản lý rừng bền vững”.

Năm 2010, tại COP16 ở Cancun (Mexico), REDD+ chính thức được thông qua, bao gồm năm (05) hoạt động: i) Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng; ii) Giảm phát thải thông qua nỗ lực giảm suy thoái rừng; iii) Bảo tồn trữ lượng các-bon rừng; iv) Quản lý bền vững tài nguyên rừng; và v) Tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

Tuy nhiên, phải đến năm 2013, khi COP19 tổ chức ở Vác-sa-va, Ba Lan thì các hướng dẫn cho việc triển khai thực REDD+ tại các nước đang phát triển mới hoàn thiện.

Ngày 12/12/2015 được xem là một thời khắc lịch sử đánh dấu một nỗ lực của toàn thế giới về chống biến đổi khí hậu. Tại Paris (Pháp), 195 quốc gia thành viên của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận này là kết quả của 20 năm thương lượng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tại Paris (Pháp), bản Thỏa thuận Paris có 31 trang, 29 điều khoản, tập trung vào 5 vấn đề lớn và sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto từ năm 2020 đã được thông qua. Thoả thuận Paris cần được ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu phê chuẩn để có hiệu lực.

Rừng Hương Khê, Hà Tĩnh Ảnh: Cintapo