31
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN BÓN BIO-ONE TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH TAI TÂY NINH MỞ ĐẦU Phân bón có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trên thế giới. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng phân bón đã tăng mạnh trong nhiều năm qua nhưng chủ yếu là phân bón hóa học. Do phân bón hóa học đã làm tăng 50% sản lượng lương thực thế giới trong 100 năm qua (theo FAO) nên việc lạm dụng phân bón hóa học đã xảy ra và kéo dài nhiều năm liền ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất lý hóa của đất, làm suy giảm nguồn vi sinh vật hữu ích trong đất. Không những vậy, việc lạm dụng phân bón hóa học còn làm cho hàm lượng Nitrate trong sản phẩm nông sản sẽ tăng quá mức cho phép, làm giảm chất lượng nông sản, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Ngày nay, các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ, sinh học và vi sinh ngày càng được ưa chuộng trong việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bền vững vì chúng không những góp phần cải tạo tính chất lý hóa của đất mà đảm bảo an toàn với môi trường, bảo vệ sức khỏe con người trong đó có sản phẩm phân bón Bio-One. Đây là một loại phân bón có nhiều tính năng tốt cho đất và cây trồng. 1

BAO CAO Bio-One

  • Upload
    ictdoc

  • View
    177

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BAO CAO Bio-One

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN BÓN BIO-ONE TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH TAI TÂY NINH

MỞ ĐẦU

Phân bón có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng

như trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trên thế giới. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng

phân bón đã tăng mạnh trong nhiều năm qua nhưng chủ yếu là phân bón hóa học. Do

phân bón hóa học đã làm tăng 50% sản lượng lương thực thế giới trong 100 năm qua

(theo FAO) nên việc lạm dụng phân bón hóa học đã xảy ra và kéo dài nhiều năm liền ở

nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến tính chất lý hóa của đất, làm suy giảm nguồn vi sinh vật hữu ích trong đất. Không

những vậy, việc lạm dụng phân bón hóa học còn làm cho hàm lượng Nitrate trong sản

phẩm nông sản sẽ tăng quá mức cho phép, làm giảm chất lượng nông sản, gây nguy

hại cho sức khỏe con người.

Ngày nay, các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ, sinh học và vi sinh ngày

càng được ưa chuộng trong việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bền vững vì

chúng không những góp phần cải tạo tính chất lý hóa của đất mà đảm bảo an toàn với

môi trường, bảo vệ sức khỏe con người trong đó có sản phẩm phân bón Bio-One. Đây

là một loại phân bón có nhiều tính năng tốt cho đất và cây trồng.

Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, đặc biệt là phân đạm trong sản xuất nông

nghiệp ở nước ta xảy ra liên tục từ vụ này sang vụ khác, từ năm này sang năm khác

làm ô nhiễm nguồn nước, cây trồng dễ nhiễm sâu bệnh dẫn đến năng suất thấp và hiệu

quả kinh tế không cao. Phân bón Bio-One khi bón vào đất sẽ làm gia tăng mật số vi

sinh vật có ích trong đất, chúng phân giải chất hữu cơ thành dinh dưỡng cho cây trồng.

Ngoài ra, sự hiện diện của vi khuẩn cố định đạm trong phân bón sẽ giúp cố định đạm

nhằm bổ sung nguồn đạm cho cây trồng, vì vậy sẽ giảm lượng đạm vô cơ bón vào đất.

Từ những thực tế đó, chúng tôi tiến hành thử nghiệm “đánh giá hiệu quả sử dụng phân

bón Bio-One trên một số loại cây trồng chính vùng Tây Ninh “với mục đích đánh giá

1

Page 2: BAO CAO Bio-One

hiệu quả nông học và hiệu quả kinh tế của phân bón Bio-One đối với cây bắp, đậu

phộng và khổ qua trên đất xám tại Trảng Bàng-Tây Ninh.

1. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM THỬ NGHIỆM

Sản phẩm phân bón BiO-One được sản xuất tại Mỹ, do công ty TNHH Đời Sống

Xanh, địa chỉ Thị trấn Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh nhập khẩu và phân phối.

Đây là sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Thành

phần, hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm phân bón BIO-ONE đăng ký như sau:

TT Tên phân bón ĐVT Thành phần, hàm lượng

1 Bio-One% 3,25 N tổng số

cfu/g Vi khuẩn cố điịnh đạm: Azotobacter 106

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM

2.1. Nội dung thử nghiệm

2.1.1 Thời gian và địa điểm thử nghiệm

Thời gian: Tháng 1/2010 – 4/2010

Địa điểm: Trảng Bàng – Tây Ninh

2.1.2 Cây trồng thử nghiệm

- Bắp nếp

- Đậu phộng

2.2. Phương pháp thử nghiệm

2.2.1 Phương pháp bố trí thử nghiệm

Các thử nghiệm diện rộng được bố trí theo thể thức ô lớn, không lặp lại. Diện tích

ô thử nghiệm như sau:

Cây đậu phộng: 160 m2/ô, tổng diện tích thử nghiệm là 800 m2

Cây bắp: diện tích 60 m2/ô, tổng diện tích thử ngiệm là 300 m2

2.2.2Phương pháp bón phân

2.2.2.1 Đối với phân bón Bio - One

* Đối với đậu phộng: liều lượng sử dụng Bio-One là 1 lít/ha/lần, 2 lần/vụ.

Lần 1: trước khi gieo hạt 12-15 ngày

2

Page 3: BAO CAO Bio-One

Lần 2: sau khi gieo 20-25 ngày

+ Đối với bắp: phân Bio-One được sử dụng 2 lần/vụ, liều lượng 1 lít/ha/lần.

Lần 1: trước khi gieo hạt 12-15 ngày

Lần 2: lần 2 sau khi gieo được 20-25 ngày

Sản phẩm phân bón Bio-One khảo nghiệm được sử dụng cụ thể như sau:

Cách pha chế: lấy 100ml Bio-One + 150-200ml rỉ đường + 10 lít nước sạch, rồi ủ

trong 48h, sau đó pha 10 lít hỗn hợp trên với 30 lít nước sạch để được 40 lít hỗn hợp,

rồi tiến hành tưới hoặc phun cho 1000m2. Tương ứng mỗi lần tưới cần 1 lít Bio-One để

sử dụng cho 1ha.

2.2.2.2 Liều lượng và cách sử dụng phân bón hóa học

Hàm lượng NPK được bón dưới dạng phân đơn ure, lân, kali.

Lượng NPK được xác định dựa vào thông tin điều tra của từng khu vực về điều

kiện đất đai, cây trồng, mức độ sử dụng phân bón, tình hình sinh trưởng và năng suất

trên từng đối tượng cây trồng và kết hợp với tài liệu khuyến nông. Điều đó giúp nâng

cao năng suất cây trồng, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả nông học và hiệu quả kinh

tế của việc áp dụng phân bón.

* Đối với cây đậu phộng

Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân Super

Bón thúc:

Lần 1 (sau khi gieo hạt 20-25 ngày): ½ N + ½ KCl

Lần 2 (sau khi gieo hạt 40-45 ngày): ½ N + ½ KCl

* Đối với cây bắp nếp

Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân

Bón thúc:

Lần 1 (sau khi gieo hạt 20 -25 ngày): ½ N + ½ KCl

Lần 2 (sau khi gieo 40-45 ngày): ½ N + ½ KCl

2.2.3 Công thức thử nghiệm

2.2.3.1 Đối với cây đậu phộng

CT1: Đối chứng (không tưới Bio-One)

3

Page 4: BAO CAO Bio-One

CT2: Giảm 25% đạm + Bio-One

CT3: Giảm 50% đạm + Bio-One

CT4: Đối chứng + Bio-One

CT5: Giảm 100% đạm + Bio-One

Nền: 40kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O /ha

Mật độ trồng: 10 cm x 15 cm

Giống đậu phộng thử nghiệm : Giống địa phương

2.2.3.2 Đối với cây bắp nếp

CT1: Phân bón nền (Đối chứng)

CT2: Giảm 25% đạm + Bio-One.

CT3: Giảm 50% đạm + Bio-One.

CT4: Đối chứng + Bio-One.

Nền: 150kg N + 90kg P2O5 + 75kg K2O/ha

Mật độ trồng: Hàng cách hàng 75cm, cây cách cây 25cm

Giống bắp nếp thử nghiệm: Giống bắp F1 của công ty Đông Tây

2.3 Chỉ tiêu theo dõi:

2.3.1 Đối với cây đậu phộng

Tỷ lệ mọc mầm (%)

Tỷ lệ bệnh ở cây con (%)

Tỷ lệ bệnh giai đoạn trưởng thành (%)

Tình hình sinh trưởng

Chiều cao cây (cm)

Số trái/bụi (trái)

Trọng lượng 100 trái (g)

Tỷ lệ nhân/trái (%)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Hiệu quả kinh tế

2.3.2 Đối với cây bắp nếp

Tỷ lệ mọc mầm sau trồng (%)

4

Page 5: BAO CAO Bio-One

Tỷ lệ cây bị bệnh vi khuẩn (%)

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Thời gian phun râu 50%

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng trái (cm)

Trọng lượng trái (g)

Tỷ lệ sâu, bệnh (%)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Hiệu quả kinh tế

III. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

1. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG

Địa điểm khảo nghiệm: Ấp An Thới, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây

Ninh.

Thời gian khảo nhgiệm: tháng 01/2009 và tháng 03/2010.

Lần 1: trước gieo hạt 12-15 ngày

Lần 2: sau khi gieo hạt 20-25 ngày Bảng 01: Tỷ lệ mọc mầm, tình hình bệnh hại

và sinh trưởng của đậu phộng khi sử dụng bổ sung phân bón Bio-One trong vụ Xuân

Hè năm 2010.

Công thức Tỷ lệ mọc mầm(%)

Bệnh đốm nâu giai đoạn trưởng thành

(%)

Cao cây(cm)

1. Đối chứng 96,56 1,50 5,49 37.752. Giảm 25% đạm + Bio-One 97,89 0,50 4,40 41.753. Giảm 50% đạm + Bio-One 98,59 0,50 5,03 42.44. Đối chứng + Bio-One 99,29 0,50 5,00 45.255. Giảm 100% đạm 97,14 0,50 2,84 40.25

1.1 Tình hình sinh trưởng cảu đậu phộng

Đậu phộng sinh trưởng, phát triển rất tốt mặc dù trồng trong điều kiện trái vụ,

gặp rất nhiều khó khăn về nước tưới.

Giai đoạn cây con: các công thức bổ sung phân bón BIO-ONE và công thức đối

chứng không có sự khác biệt nhiều về sinh trưởng. Công thức đối chứng tỷ lệ mọc

5

Page 6: BAO CAO Bio-One

mầm kém hơn các công thức bổ sung phân bón BIO-ONE (bảng 01). Giai đoạn này

thấy xuất hiện sâu xám gây hại ở các công thức, tuy nhiên tỷ lệ gây hại ở mức rất thấp.

Giai đoạn ra hoa: ở các công thức bổ sung phân bón BIO-ONE cho thấy sự sinh

trưởng, phát triển vượt trội hơn so với công thức đối chứng (bón phân hóa học): cây

cao hơn, đồng đều hơn và ít bệnh hơn (bảng 01), chiều cao cây cũng tăng mạnh vào

giai đoạn này và gần đạt tới chiều cao cây giai đoạn thu hoạch, chiều cao cây bình

quân từ 41,75cm đến 45,25cm, công thức đối chứng là 37,75cm. Hoa ra tập trung

nhiều ở các công thức bổ sung BIO-ONE.

Giai đoạn sau ra hoa: các công thức bổ sung phân bón BIO-ONE có nhiều tia

trái ăn sâu vào đất hơn so với công thức đối chứng. Điều này cho thấy rằng, khi bón

Bio-One tốc độ sinh trưởng của cây diễn ra nhanh hơn và có thể rút ngắn thời gian sinh

trưởng của cây đậu phộng. Tỷ lệ cây bị bệnh ở công thức đối chứng cao hơn so với các

công thức có sử dụng Bio - One, chủ yếu là bệnh đốm nâu, có xuất hiện thêm bệnh rỉ

sắt nhưng ít. Công thức Đối chứng + Bio-One tăng trưởng mạnh nhất.

Khi thu hoạch: rễ đậu phộng tại các công thức bổ sung phân bón BIO-ONE ăn

sâu hơn so với công thức đối chứng. Các công thức bổ sung Bio-One có rễ mọc dài

hơn, rễ phụ phân bố đều quanh rễ chính, các nốt sần phân bố đều trên rễ, đặc biệt là rễ

phụ (kích thước nốt sần đồng đều), đặc biệt là ở công thức đối chứng + Bio-One.

Kết quả số liệu ở bảng 1 cho thấy rằng, phân bón Bio-One có ảnh hưởng tích cực

đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu phộng, thể hiện ở những chỉ tiêu về tăng

trưởng như chiều cao cây, nốt sần, sự ra hoa so với công thức bón hóa học (công thức

đối chứng). Kết quả đó chỉ ra rằng, trên cây đậu phộng có thể giảm lượng phân đạm vô

cơ sử dụng và thay thế bằng cách bón bổ sung Bio-One sẽ giúp cây sinh trưởng và

phát triển tốt hơn.

1.2 Về tỷ lệ mọc mầm:

Tỷ lệ mọc mầm không những phản ánh chất lượng của hạt giống mà còn phản

ánh sự tác động của một số biện pháp khác như bón phân,… đồng thời nó còn ảnh

hưởng trực tiếp đến mật độ gieo trồng, năng suất và hiệu quả kinh tế sau này.

Kết quả thử nghiệm (bảng 01) cho thấy: tỷ lệ mọc mầm đạt cao hơn ở các công

6

Page 7: BAO CAO Bio-One

thức bổ sung phân bón Bio-One. Tỷ lệ mọc mầm bình quân của mô hình là 97,89%

cao hơn công thức đối chứng 1,33%, công thức đối chứng + Bio-One cho tỷ lệ mọc

mầm cao nhất với 99,29%, các công thức bổ sung phân bón Bio-One đã cho tỷ lệ nảy

mầm cao hơn công thức đối chứng trung bình 1,67%. Điều đó thể hiện rằng khi bổ

sung phân bón Bio-One đã làm tăng tỷ lệ mọc mầm của hạt giống.

1.3 Tình hình bệnh hại trên đậu phộng

Sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt là

ảnh hưởng tới măng suất và hiệu quả kinh tế.

Kết quả thử nghiệm (bảng 01) cho thấy:

- Giai đoạn cây con: mặc dù trồng trong điều kiện trái vụ nhưng ở giai đoạn này

cây đậu phộng vẫn phát triển tốt, chưa thấy biểu hiện của bệnh hại.

- Trong giai đoạn trưởng thành: tỷ lệ bệnh đốm nâu gây hại ở mức thấp ở tất cả

các công thức từ 0,50% - 1,5%, mức bình quân gây hại trên lá là 0,70% và số cây bị

nhiễm là 4,55%. Công thức đối chứng bị bệnh gây hại nhiều hơn (1,50% trên lá và

5,49% cây bị nhiễm), các công thức bổ sung phân bón Bio-One có tỷ lệ bệnh đốm nâu

trên lá ở mức 0,05%. Tỷ lệ cây nhiễm bệnh thấp nhất là 2,84% (công thức giảm 100%

đạm + Bio-One). Trong giai đoạn cuối vụ cũng xuất hiện thêm bệnh rỉ sắt gây hại.

Như vậy khi bổ sung phân bón Bio-One đã làm giảm sự gây hại của sâu bệnh đối

với cây đậu phộng.

1.4 Chiều cao cây trước thu hoạch:

Chiều cao cây đã đạt cao hơn ở các công thức có bổ sung phân bón Bio-One,

chiều cao cây trung bình thử nghiệm là 41,48cm, đạt cao nhất ở công thức đối chứng +

Bio-One (với 45,25cm). Đậu phộng ở công thức đối chứng cho chiều cao thấp nhất với

37,75cm. Điều đó chứng tỏ rằng phân bón Bio-One đã ảnh hưởng tới chiều cao của

đậu phộng và làm tăng chiều cao cây đậu phộng.

Vậy là việc bổ sung phân bón Bi-One đã làm cây đậu phộng sinh trưởng, phát

triển mạnh hơn, gia tăng tỷ lệ mọc mầm, làm giảm bệnh hại.

1.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 02: Ảnh hưởng của phân bón Bio-One tới năng suất và các yếu tố cấu

7

Page 8: BAO CAO Bio-One

thành năng suất của đậu phộng vụ Xuân Hè năm 2010

Công thức Số trái/ bụi

(trái)

Trọng lượng

100 trái (g)

Năng suất/ cây(g)

Tỷ lệ nhân/ trái(%)

Năng suất tươi(tấn/ha)

Năng suất tăng so với

ĐCTấn/ha

%

Đối chứng 16,20 105 17,00 70,59 4,75Giảm 25% đạm + Bio-One

17,20 100 17,00 70,59 6,75 2,00 42,10

Giảm 50% đạm + Bio-One

15,60 115 18,00 77,78 6,25 1,50 31,57

Đối chứng + Bio-One

21,00 100 21,00 57,14 7,00 2,25 47,36

Giảm 100% đạm 14,80 110 18,00 75,56 5,50 0,750 15,78

Nhận xét: kết quả thử nghiệm ở bảng 02 cho thấy đã có sự khác biệt về năng

suất và các yếu tố cấu thành năng suất giữa các công thức bổ sung phân bón Bio-One

so với công thức đối chứng. Năng suất đậu phộng ở các công thức bón Bio – One, có

giảm 25-100% đạm đạt từ 5,5 tấn/ha – 7 tấn/ha, trong đó cao nhất là ở công thức đối

chứng + Bio- One. Điều này cho thấy, bón bổ sung Bio-One làm giảm lượng đạm sử

dụng nhưng vẫn cho năng suất cao.

Công thức Đối chứng + Bio-One đã cho số trái/bụi, trọng lượng 100 trái cao

nhất đã cho năng suất cao nhất với 7,00 tấn/ha, tăng so với đối chứng là 2,25 tấn/ha,

tương ứng 47,36%. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân/trái của công thức này là khá thấp so với các

công thức còn lại.

Công thức giảm 50% đạm + Bio-One và giảm 100% đạm + Bio-One tuy số

trái/bụi thấp hơn công thức đối chứng, nhưng trọng lượng 100 hạt, năng suất/cây và tỷ

lệ nhân/trái đều cao hơn so với đối chứng nên vẫn cho năng suất cao hơn đối chứng từ

0,75 – 1,5 tấn/ha. Mặt khác, ở công thức đối chứng, cây bị bệnh hại nhiều, tỷ lệ mọc

mầm thấp, tỷ lệ hạt lép và hạt 1 nhân cao (tương ứng với 14,81% và 11,11%) nên năng

suất thực thu cũng thấp hơn so với 2 công thức trên và các công thức còn lại.

Tỷ lệ nhân/trái bình quân là 74,14% đạt ở mức trung bình. Công thức đối chứng

+ Bio-One đạt mức thấp (57,14%). Chỉ có công thức giảm 50% đạm + Bio-One và

giảm 100% đạm + Bio-ne là đạt mức cao (tương ứng 77,78% và 75,56%)

8

Page 9: BAO CAO Bio-One

Kết quả trên cho thấy rằng, bón bổ sung Bio-One sẽ thay thế lượng đạm cần

thiết cho cây những vẫn đạt được năng suất cao. Mặt khác, khi không giảm lượng đạm

nhưng có bổ sung Bio-One, các chỉ tiêu về sinh trưởng đều gia tăng so với công thức

đối chứng (không bón bổ sung Bio-One) nhưng tỷ lệ nhân/trái là khá thấp, vì vậy,

trong canh tác cây đậu phộng cần chú ý, nếu bổ sung Bio-One thì nhất thiết phải giảm

lượng đạm sử dụng.

1.6 Hiệu quả kinh tế

Bảng 03: Hiệu quả kinh tế khi bón bổ sung phân Bio-One cho đậu phộng trong

vụ Xuân Hè năm 2010

Công thức Năng suất (tấn/ha)

Năng suất so với ĐC (tấn/ha)

Tăng chi(1.000đ)

Tăng thu

(1.000đ)

Lợi nhuận tăng thêm (1.000đ)

1. Đối chứng 4,752. Giảm 25% đạm + Bio-One

6,75 2,00 1.595 13.000 11.405

3. Giảm 50% đạm + Bio-One

6,25 1,50 1.430 9.750 8.320

4. Đối chứng + Bio-One

7,00 2,25 1.760 14.625 12.625

5. Giảm 100% đạm

5,50 0,750 1.100 4.875 3.775

Ghi chú: - Giá bán: 6.5000đ/kg tươi và 14.000đ/kg khô

- Giá bán phân bón nền: Urê: 7.500 đ/kg

- Giá Bio-One: 600.000 đ/lít

- Giá công tưới phân: 70.000 đồng/công (4công/ha/lần)

Tăng chi = chi phí phân bón khảo nghịêm + công bón phân khảo nghiệm – lượng

giảm đạm

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính khả thi của mô hình.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, tất cả các công thức giảm phân đạm nhưng bổ sung Bio-

One với liều lượng 2 lít/ha đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với công thức đối

chứng. Lợi nhuận tăng thêm ở công thức giảm 50% đạm là 8.320.000 đồng/ha/vụ

trong khi ở công thức giảm 25% đạm là 11.405.000 đồng/ha/vụ. Kết quả cũng cho

9

Page 10: BAO CAO Bio-One

thấy, khi giảm 100% lượng đạm sử dụng, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn so với đối

chứng 3.775.000 đồng/ha.

2. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY BẮP

2.1. Kết quả thử nghiệm

Bảng 04: Ảnh hưởng của phân bón Bio-One tới tỷ mọc mầm, thời gian sinh

trưởng và chiều cao cây của cây bắp trong vụ Xuân Hè năm 2010

Công thức Tỷ lệ mọc mầm(%)

Thời gian phun râu

50%(ngày)

Thời gian sinh

trưởng(ngày)

Chiều cao đóng trái

(cm)

Chiều cao cây(cm)

1. Nền (ĐC) 96,16 43 63 106.50 1882. Giảm 25% đạm + Bio-One

98,02 42 62 110.25 202

3. Giảm 50% đạm + Bio-One

96,73 42 62 111.25 197

4. Đối chứng + Bio-One.

97,18 41 61 113.25 205

Kết quả thử nghiệm (bảng 04) cho thấy :

Tỷ lệ mọc mầm: tỷ lệ mọc mầm khá cao ở các công thức, tỷ lệ mọc mầm các

công thức có bón bổ sung Bio-One có xu thế tăng cao hơn so với công thức đối chứng.

Thực tế trong quá trình thực hiện thử nghiệm, cây bắp cũng bị ảnh hưởng bởi nắng

nóng và khô hạn kéo dài và một số gia súc, gia cầm gây hại nên làm cho mật độ trồng

bị giảm ở giai đọan thu họach.

Về sinh trưởng: các công thức bổ sung phân bón Bio-One đều có khả năng sinh

trưởng mạnh hơn so với đối chứng và có thời gian phun râu 50% sớm hơn. Thời gian

phun râu 50% của các công thức có sử dụng Bio-One là 41-42 ngày sau gieo trồng,

trong khi ở công thức đối chứng là 43 ngày. Thời gian sinh trưởng từ khi gieo hạt đến

thu họach trái ăn tươi của bắp trên tất cả các công thức có bổ sung Bio-One là từ 60-

62 ngày, công thức đối chứng là 63 ngày. Điều này cho thấy, bổ sung Bio-One giúp

cây rút ngắn thời gian sinh trưởng. Công thức đối chứng + Bio-One cho khả năng sinh

trưởng mạnh nhất, với chiều cao cây là 205cm và thời gian phun râu 50% sớm nhất

(41 ngày sau gieo), sớm hơn so với đối chứng 02 ngày và 01 ngày so với các công

10

Page 11: BAO CAO Bio-One

thức bổ sung Bio-One còn lại. Công thức đối chứng + BIO-ONE cũng đã cho chiều

cao đóng trái cao nhất với 113,25cm.

Bảng 05: Tình hình sâu bệnh hại trên bắp

Công thức Tỷ lệ bệnh trên lá (%) Tỷ lệ sâu hại (%)

Đốm lá nhỏ

Đốm lá lớn

Bệnh khô vằn

Sâu xám cắn gốc

Sâu hại đọt

1. Nền (ĐC) 27,45 5,20 15 1,76 1,812. Giảm 25% đạm + Bio-One

27,65 3,54 8,35 1,38 0,68

3. Giảm 50% đạm + Bio-One

24,49 4,11 11,3 1,02 1,20

4. Đối chứng + Bio-One.

26,44 6,21 12,7 0,87 1,15

Về sâu bệnh hại: giai đoạn cây con 3-4 lá, cây sinh trưởng mạnh chưa có biểu

hiện của bệnh. Bệnh hại xuất hiện khi cây được 5-7 lá đến thu hoạch, chủ yếu là bệnh

đốm lá nhỏ. Vào giai đoạn sắp thu hoạch thì bệnh phát triển mạnh ở tất cả các công

thức. Kết quả thử nghiệm cho thấy: Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium Maydis) gây

hại ở trên tất cả các công thức, tỷ lệ bệnh chênh lệch không đáng kể giữa các công

thức, nặng nhất là ở công thức đối chứng (27,45% số lá bị hại).

Quan sát trên đồng ruộng cũng cho thấy, bệnh héo xanh do vi khuẩn không thấy xuất

hiện trên ruộng ở tất cả thời điểm quan sát.

Trong khi đó sâu hại chủ yếu là sâu sám, cắn gốc và hại đọt. Tỷ lệ này cao hơn

ở công thức đối chứng với 1,76% số cây bị sâu xám cắn gốc và 1,81% số cây bị hại

đọt. Các công thức sử dụng Bio-One thì bị gây hại nhe hơn. Vào giai đoạn sắp thu còn

xuất hiện thêm sự gây hại của rệp.

Bảng 06: Tỷ lệ cây không trái, cây hai trái, trái loại 1 và loại 2 khi bổ sung phân

bón Bio-One.

Công thức Tỷ lệ cây không cho trái (%)

Tỷ cây cho 2 trái (g)

Tỷ lệ trái loại 1 (%)

Tỷ lệ trái loại 2 (%)

1. Nền (ĐC) 4,27 7,32 80,90 17,12. Giảm 25% đạm + Bio-One

2,03 11,49 82,12 17,88

3. Giảm 50% đạm + Bio-One

4,38 5,63 82,98 17,02

11

Page 12: BAO CAO Bio-One

4. Đối chứng + Bio-One.

3,82 1,27 84,77 15,33

Bảng 06 đã cho thấy:

Tình trạng cây không cho trái tùy thuộc vào giống, mùa vụ canh tác và dinh

dưỡng cho cây. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ cây không cho trái ở công thức

giảm 25% đạm là thấp nhất, chiếm tỷ lệ 2,03%, cao nhất là ở công thức đối chứng và

giảm 50% đạm. Trong khi đó tỷ lệ cây hai trái cao nhất là ở công thức giảm 25% đạm

+ Bio-One, đạt 11,49%, thấp nhất ở công thức 4 (đối chứng + Bio-One) chỉ đạt 1,27%

Về phân loại trái: tỷ lệ trái loại 1 cao nhất ở công thức đối chứng + Bio-One,

chiếm tỷ lệ 84,77%, tỷ lệ này ở các công thức bób bổ sung Bio-One và đối chứng là

tương đương nhau, đạt tỷ lệ trên 80%.Nhìn chung, tỷ lệ trái lọai 1 và lọai 2 khá đồng

đều giữa các công thức.

Bảng 07 : Ảnh hưởng của phân bón Bio-One đối với năng suất và các yếu tố

cấu thành năng suất bắp trong vụ Xuân Hè năm 2010

Công thức Chiều dài trái

(cm)

Đường kính trái

(cm)

Trọng lượng

trái(g)

Trọng lượng hạt/trái

(g)

Năng suất

(tấn/ha)

Năng suất tăng so với đối

chứngTấn/ha %

1. Nền (ĐC) 16.54 5.07 305,00 212,00 13,82. Giảm 25% đạm + Bio-One

17.43 5.42 332,00 252,00 15,6 1,8

3. Giảm 50% đạm + Bio-One

17.85 5.21 340,00 236,00 14,5 0,7

4. Đối chứng + Bio-One.

18.28 5.47 374,00 270,00 15,0 1,2

Kết quả thử nghiệm ở bảng 07 cho thấy:

Chiều dài và đường kính trái thay đổi không đáng kể giữa các công thức bổ

sung phân bón Bio-One so với công thức đối chứng. Tuy nhiên các công thức có bổ

sung phân bón Bio-One thì chiều dài và đường kính trái có xu thế tăng cao hơn so với

công thức đối chứng. Đạt cao nhất là công thức đối chứng + Bio-One với chiều dài và

đường kính trái tương ứng là 18,28cm và 5,47cm. Bắp được xếp vào loại bắp dài (dài

bắp từ 15,1-20cm) và to (đường kính từ 5,1 – 5,5cm).

12

Page 13: BAO CAO Bio-One

Trọng lượng trái và tỷ lệ hạt trên trái là những yếu tố rất quan trọng quyết định

đến năng suất bắp. Ở bắp nếp, chỉ tiêu này càng có ý nghĩa đặc biệt vì để làm cơ sở

phân lọai và việc mua bán sản phẩm dựa vào độ lớn của trái. Kết quả thử nghiệm cho

thấy rằng, các công thức bổ sung phân bón Bio-One đã cho trọng lượng trái và trọng

lượng hạt/trái đều cao hơn công thức đối chứng. Ở công thức giảm 25% đạm, trọng

lượng trái và tỷ lệ hạt/trái đều rất cao so với công thức đối chứng. Công thức đối

chứng + Bio-One, trọng lượng trái đạt cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ hạt/ trái thấp hơn so với

công thức giảm 25% đạm.

Năng suất của bắp: năng suất bắp đạt cao khá cao ở tất cả các công thức. Nhìn

chung, các công thức có bổ sung Bio-One năng suất đều cao hơn so với công thức đối

chứng, cao nhất là ở công thức giảm 25% đạm, năng suất đạt 15,6 tấn/ha, trong khi ở

công thức giảm 50% đạm + Bio-One, năng suất vẫn đạt 14,5 tấn/ha. Điều này cho thấy

rằng, sự hiện diện của vi sinh vật cố định đạm Azotobacter giúp cây hấp thụ lượng

đạm cần thiết để bù đắp vào sự thiếu hụt lượng đạm đã giảm, đồng thời duy trì được

khả năng sinh trưởng tốt trên cây bắp.

Bảng 08: Hiệu quả kinh tế khi bón bổ sung phân bón Bio-One cho khổ qua

trong vụ Xuân Hè năm 2010

Công thức Năng suất

(tấn/ha

)

Năng suất so với ĐC (tấn/ha)

Tăng chi

(1,000đ)

Tăng thu(1,000đ)

Lợi nhuận tăng thêm (1,000đ)

1. Nền (ĐC) 13,8 - - - -2. Giảm 25% đạm + Bio-One

15,6 1,81.148,7

58.100 6.951,2

53. Giảm 50% đạm + Bio-One

14,5 0,7 579,5 3.150 2.570,5

4. Đối chứng + Bio-One. 15,0 1,2 1.760 5.400 3.640Ghi chú: - Giá bán:1.500đ/trái, tươngđương 4.500đ/kg bắp tươi

- Giá bán phân bón: giá phân Bio-One là 600.000đ/lít

- Giá công bón phân: 70.000 đồng/công (4 công/ha/lần bón)

Tăng chi = chi phí phân bón khảo nghịêm + công bón phân khảo nghiệm-giảm đạm

13

Page 14: BAO CAO Bio-One

Hiệu quả kinh tế ở bảng 7 cho thấy, tất cả các công thức có sử dụng Bio-One

đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với công thức đối chứng. Công thức giảm 25%

lượng đạm đạt 6.951.250 đồng/ha/vụ, công thức giảm 50% lượng đạm có hiệu quả

kinh tế thấp nhất, nhưng vẫn cao hơn so với công thức đối chứng. Kết quả trên chỉ ra

rằng, bón bổ sung Bio-One trong canh tác bắp sẽ giảm lượng đạm vô cơ sử dụng

khoảng 25-50% vẫn duy trì năng suất bắp cao và hiệu quả kinh tế tối ưu.

14

Page 15: BAO CAO Bio-One

IV, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua một vụ thử nghiệm phân bón Bio-One trên cây đậu phộng và bắp nếp ở vùng đất

xám Trảng Bàng, Tây Ninh, bước đầu chúng tôi có những nhận xét sau:

1.1 Đối với thử nghiệm trên cây đậu phộng

- Bio-One giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và rút ngắn được thời gian sinh trưởng

hơn so với canh tác bằng phân hóa học thông thường.

- Sử dụng phân bón Bio-One sau khi giảm lượng phân đạm từ 25-50% vẫn duy trì khả

năng sinh trưởng, phát triển của cây do sự phát huy có hiệu quả của vi sinh vật cố định

đạm.

- Bổ sung Bio-One vào đất và giảm 25-50% lượng đạm, năng suất đậu phộng tăng cao

hơn so với canh tác thông thường. Hiệu quả kinh tế khi giảm 25% đạm đạt 11.405.000

đồng/ha/vu, trong khi nếu giảm 50% lượng đạ, hiệu quả kinh tế sẽ là 8.320.000

đồng/ha/vụ

- Việc giảm lượng đạm hóa học cung cấp trực tiếp cho cây làm giảm nguy cơ nhiễm

sâu bệnh và gia tăng sự đề kháng của cây trồng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường

sinh thái.

1.2 Đối với cây bắp nếp

- Sử dụng Bio-One trong canh tác bắp giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 1-2 ngày.

- Bio-One giúp gia tăng sự sinh trưởng của cây làm tăng năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất so với canh tác thông thường.

- Sử dụng phân bón Bio-One trong canh tác bắp sẽ giảm lượng phân đạm từ 25-50%.

- Năng suất bắp ở các công thức sử dụng Bio-One đều tăng cao so với công thức đối

chứng.

- Hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức giảm 25% đạm đạt 6.951.250 đồng/ha/vụ

15

Page 16: BAO CAO Bio-One

2, ĐỀ NGHỊ:

- Nên sử dụng phân bón Bio-One trong canh tác đậu phộng, bắp nếp để giảm

lượng phân đạm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đồng thời góp phần bảo vệ môi

trường.

- Cần tiếp tục thực hiện trên những đối tượng cây trồng khác và trên những lọai

đất khác nhau để có những đánh giá chính xác và tòan diện hơn.

- Cần có những thí nghiệm chính quy để xác định liều lượng sử dụng Bio-One

thích hợp cho từng nhóm cây trồng khác nhau

TpHồ Chí Minh ngày tháng năm 2010

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Người viết báo cáo

Trần Văn Trung

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY BẮP

16

Page 17: BAO CAO Bio-One

17

Page 18: BAO CAO Bio-One

18

Page 19: BAO CAO Bio-One

19

Page 20: BAO CAO Bio-One

20

Page 21: BAO CAO Bio-One

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG

21

Page 22: BAO CAO Bio-One

22

Page 23: BAO CAO Bio-One

23