22
Sở NN &PTNN Lâm Đồng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: ………../BC-BVTV Đà Lạt, ngày tháng 10 năm 2007 BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP (PTTH) BỆNH XOĂN LÁ CÀ CHUA TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Lâm Đồng là Tỉnh có diện tích trồng rau khá lớn, hiện nay toàn Tỉnh có khoảng 32.000ha, hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với nhiều chủng loại có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: cải bắp, súp lơ, khoai tây, cà rốt, pó xôi, cà chua và rau đậu các loại. Tại Lâm Đồng, cây cà chua là một trong những cây rau ăn quả có diện tích gieo trồng lớn nhất, có hiệu qủa kinh tế cao, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng, với diện tích khỏang 4.000 - 5.000ha/năm (chiếm 1/3 diện tích trồng cà chua cả nước), năng suất 60 -70 tấn/ha. Diện tích trồng cà chua 9 tháng đầu năm 2007 là 3.141ha. Năm 2005 bệnh xoăn lá và sượng trái cà chua đã xuất hiện và ngày càng phát triển rộng gây hại tại Đức Trọng: 27ha, Đơn Dương: 5ha (4ha bị hại nặng). Năm 2006, có 520ha bị hại trong đó có 250ha bị hại nặng, tỷ lệ hại trung bình 12.7%, cục bộ có nơi lên đến 90%. Năm 2007, trong 9 tháng đầu năm 2007 diện tích bị hại do bệnh xoăn lá đã gây hại trên diện tích 1327ha, trong đó có 320ha bị hại nặng, cục bộ có nơi tỷ lệ hại lên tới trên 90% đã khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng trừ đối tượng dịch hại này. Vì vậy, việc hướng dẫn nông dân sản xuất cà chua theo mô hình phòng trừ tổng hợp đối với bệnh xoăn lá là việc làm cấp bách của các cơ quan chuyên ngành. Từ tháng 8 -11/2007, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã phối hợp với TTNN Đơn Dương, công ty BVTV 1 TV Sài Gòn triển khai mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá trên cây cà chua nhằm giúp nông dân áp dụng các biện pháp tổng hợp: phân bón, thuốc BVTV, và các biện pháp khác để quản lý bệnh xoăn lá có hiệu quả, bảo đảm năng suất thu hoạch và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua. II/ MỤC ĐÍCH: - Xây dựng và thực hiện mô hình quản lý bệnh xoăn lá cà chua bằng các biện pháp tổng hợp. Về thuốc BVTV sử dụng chủ yếu sản phẩm của công ty TNHH 1TV BVTV SÀI GÒN. 1

Bao cao mo hinh ca chua

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bao cao mo hinh ca chua

Sở NN &PTNN Lâm Đồng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ………../BC-BVTV Đà Lạt, ngày tháng 10 năm 2007

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP (PTTH) BỆNH XOĂN LÁ CÀ CHUA

TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Lâm Đồng là Tỉnh có diện tích trồng rau khá lớn, hiện nay toàn Tỉnh có khoảng

32.000ha, hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với nhiều chủng loại

có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: cải bắp, súp

lơ, khoai tây, cà rốt, pó xôi, cà chua và rau đậu các loại.

Tại Lâm Đồng, cây cà chua là một trong những cây rau ăn quả có diện tích gieo

trồng lớn nhất, có hiệu qủa kinh tế cao, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Đơn Dương và Đức

Trọng, với diện tích khỏang 4.000 - 5.000ha/năm (chiếm 1/3 diện tích trồng cà chua cả

nước), năng suất 60 -70 tấn/ha. Diện tích trồng cà chua 9 tháng đầu năm 2007 là 3.141ha.

Năm 2005 bệnh xoăn lá và sượng trái cà chua đã xuất hiện và ngày càng phát triển

rộng gây hại tại Đức Trọng: 27ha, Đơn Dương: 5ha (4ha bị hại nặng).

Năm 2006, có 520ha bị hại trong đó có 250ha bị hại nặng, tỷ lệ hại trung bình

12.7%, cục bộ có nơi lên đến 90%.

Năm 2007, trong 9 tháng đầu năm 2007 diện tích bị hại do bệnh xoăn lá đã gây hại

trên diện tích 1327ha, trong đó có 320ha bị hại nặng, cục bộ có nơi tỷ lệ hại lên tới trên

90% đã khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng trừ đối tượng

dịch hại này. Vì vậy, việc hướng dẫn nông dân sản xuất cà chua theo mô hình phòng trừ

tổng hợp đối với bệnh xoăn lá là việc làm cấp bách của các cơ quan chuyên ngành.

Từ tháng 8 -11/2007, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã phối hợp với TTNN Đơn

Dương, công ty BVTV 1 TV Sài Gòn triển khai mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá

trên cây cà chua nhằm giúp nông dân áp dụng các biện pháp tổng hợp: phân bón, thuốc

BVTV, và các biện pháp khác để quản lý bệnh xoăn lá có hiệu quả, bảo đảm năng suất thu

hoạch và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua.

II/ MỤC ĐÍCH:

- Xây dựng và thực hiện mô hình quản lý bệnh xoăn lá cà chua bằng các biện pháp

tổng hợp. Về thuốc BVTV sử dụng chủ yếu sản phẩm của công ty TNHH 1TV BVTV SÀI

GÒN.

1

Page 2: Bao cao mo hinh ca chua

II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

1.Thời gian, địa điểm thực hiện:

- Thời gian tiến hành triển khai mô hình từ tháng 08 – 11/2007

- Địa điểm: xã Lạc Xuân - huyện Đơn Dương

2. Chọn điểm: Chi cục BVTV Lâm Đồng phối kết hợp với TTNN Đơn Dương chọn xã

Lạc Xuân – huyện Đơn Dương là địa bàn trồng cà chua có diện tích lớn bị nhiễm phổ biến

bệnh xoăn lá cà chua làm nơi triển khai mô hình.

3. Vật liệu mô hình:

- Ruộng mô hình: Diện tích thực hiện mô hình 500m2.

- Giống cà chua ghép 386. mật độ 4000cây/1000m2.

- Lưới, màng phủ nilon, chói cắm, dây nilon…

- Các loại thuốc BVTV;

+ Thuốc trừ sâu: Sagosuper 3G, dầu khóang SK, Dragon 585EC, Lancer 75SP. Sec

saigon, Ôlong 51WP.

Thuốc trừ bệnh: Alpine 80WDG, Mexyl MZ 72WP, Copfore 51WP, Dipomate

80WP, Carbenzim 50WP.

+ Phân bón: Theo quy trình sản xuất cà chua an tòan ; Batman, vôi, lân, NPK

20-20-15, NPK 7-7-14, Polyfeed 19.19.19, KNO3, KCl, Ca(NO3)2.

4. Chọn ruộng sản xuất:

- Chọn vùng sản xuất cà chua tập trung, đại diện cho yêu cầu sản xuất như: nguồn

nước, đất đai, kinh nghiệm sản xuất.

- Mô hình nằm cách xa những vườn trồng cà chua già và những vườn trồng cây họ

cà bị nhiễm virus nặng.

- Chủ vườn tuân thủ quy trình phòng trừ do Chi cục BVTV xây dựng và thống nhất

thực hiện.

5. Điều tra theo dõi:

5.1. Chỉ tiêu điều tra

- Số lá trên cây.

- Chùm hoa, chùm quả và số quả trên cây.

- Năng suất thống kê cuối vụ (mỗi ruộng thu 5 điểm, mỗi điểm 10 cây)

- Thành phần sâu bệnh hại chính trên cây cà chua: bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá,

bệnh đốm vi khuẩn, bệnh héo xanh, sâu đục trái, bọ phấn

2

Page 3: Bao cao mo hinh ca chua

- Thu mẫu sản phẩm để phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản

phẩm.

5.2.Phương pháp điều tra:

- Ruộng mô hình và ruộng nông dân điều tra 5 điểm, mỗi điểm 4 cây. Tổng số cây

điều tra trên mỗi ruộng là 20 cây.

- Tiến hành điều tra theo dõi một số các chỉ tiêu về sinh trưởng và một số sâu bệnh

hại chính trên cây cà chua:

5.3. Thời gian điều tra: Định kỳ 7 ngày/lần.

6. Tổ chức hội thảo:

a. Mục đích:

- Giới thiệu quá trình thực hiện mô hình và trình diễn kết quả thực hiện mô hình trên

đồng ruộng.

- Đánh giá kết quả và khuyến cáo áp dụng tại địa phương.

b. Phương pháp thực hiện:

- Tổng hợp số liệu điều tra theo dõi.

- Viết báo cáo đánh giá, phân tích các kết quả đạt được của mô hình.

- Trình diễn mô hình.

- Triển khai áp dụng rộng rãi mô hình tại địa phương.

PHÒNG KỸ THUẬT LÃNH ĐẠO CHI CỤC DUYỆT

Sở NN &PTNN Lâm Đồng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ………../BC-BVTV Đà Lạt, ngày tháng 10 năm 2007

3

Page 4: Bao cao mo hinh ca chua

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH

PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH XOĂN LÁ TRÊN CÂY CÀ CHUA

I . BIỆN PHÁP CHĂM SÓC:

a. QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ SAU:

Thời gian

chăm sóc

Ngày sau

gieo

Nội dung thực

hiện

Ruộng mô hình

(tính trên 1000m2)

Ruộng nông dân

(tính trên 1000m2)

15/7/2007 Gieo hạt Sử lý hạt giống

25/7/2007 15NSG Phun thuốc trừ rầy

rệp, bọ phấn, sâu

đất, bệnh hại trên

cây giống,

Dragon 585EC,

Vanicide 3SL

12/8/2007 28NSG Xư lý cây giống Dầu khóang SK

12/8/2007 28NSG Vệ sinh đồng ruộng Vệ sinh đồng ruộng Vệ sinh đồng ruộng

13/08/2007 29NSG Bón phân lót

Vôi:250kg

Phân chuồng: 3m3

Bát man: 100kg

Vôi:250kg

Phân chuồng: 3m3

14/08/2007 30NSG Cầy đất - Bón lót: lân supe

50kg, NPK 20-20-15:

40-kg. trộn đều.

- Xử lý đất:

Sagosuper 10kg

- Phủ bạt, đục lỗ

- Bón lót: lân supe

60kg, NPK

20-20-15: 50kg.

trộn đều.

15/8/2007 30NSG Trồng cây Trồng cây Trồng cây

31/8/2007 15NST Tưới NPK + phân

tím

10kg NPK 20-20-15

+ 4kg phân NPK tím

10kg NPK

20-20-15 + 5kg

phân NPK tím

4

Page 5: Bao cao mo hinh ca chua

01/09/2007 16NST Chăng dây lần 1 Chăng dây lần 1 Chăng dây lần 1

05/09/2007 20NST Làm cỏ Làm cỏ Làm cỏ

06/09/2007 21NST Tỉa chồi, tỉa nhánh Tỉa chồi, tỉa nhánh Tỉa chồi, tỉa nhánh

9/9/2007 24NST Tỉa chồi, tỉa nhánh Tỉa chồi, tỉa nhánh Tỉa chồi, tỉa nhánh

11/9/2007 26NST Chăng dây lần 2 Chăng dây lần 2 Chăng dây lần 2

13/9/2007 28NST Tỉa chồi, lá bệnh Tỉa chồi, lá bệnh Tỉa chồi, lá bệnh

15/9/2007 30NST Tưới phân tím + Ca

(NO3) 2

4 kg+ 5kg 5kg + 5kg

20/9/2007 35NST Tỉa chồi, tỉa lá Tỉa chồi, tỉa lá Tỉa chồi, tỉa lá

22/9/2007 37NST Chăng dây lần 3 Chăng dây lần 3 Chăng dây lần 3

01/10/2007 45NST Tỉa chồi, tỉa la già,

lá bệnh

Tỉa chồi, tỉa lá già, lá

bệnh

Tỉa chồi, tỉa lá già,

lá bệnh

02/10/2007 46NST Chăng dây lần 4

Tưới phân KCL

Chăng dây lần 4

5kg

Chăng dây lần 4

7kg

17/10/2007 58NST Tưới NPK+

Ca (NO3) 2

5kg Ca (NO3) 2 10kg 7-7-14+ 5kg

65- 80NST Dự kiến đến cuối

vụ

NPK 7.7.14 + KCL

(15kg + 7kg)

NPK 7.7.14 + KCL

(15kg + 10kg)

Tổng lượng

phân đã sử

dụng

NPK 20.20.15

NPK 7.7.14

KCL

Can xi

Phân NPK tím

50kg

15kg

12kg

10kg

9kg

70kg

25kg

17kg

10kg

10kg

Tổng lượng phân hóa học đầu tư giữa 2 ruộng mô hình và ruộng nông dân cho thấy:

lượng phân bón ruộng mô hình thấp hơn so với ruộng nông dân và thấp hơn so với mức

5

Page 6: Bao cao mo hinh ca chua

quy định trong việc sử dụng sản xuất rau an tòan. Do điều kiện thời tiết trong mùa mưa

việc bón phân cân đối là rất cần thiết, đặc biệt là lượng đạm. Do lượng phân của ruộng mô

hình bón giảm hơn so với ruộng nông dân nên cây sinh trưởng đồng đều và phần nào đã

hạn chế được mốt số đối tượng sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh mốc sương và bọ phấn gây

hại.

b. QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT:

Thời gian

chăm sóc

Ngày sau

gieo

Nội dung thực

hiện

Ruộng mô hình

(tính trên 1000m2)

Ruộng nông dân

(tính trên 1000m2)

15/7/2007 Gieo hạt Sử lý hạt giống

25/7/2007 15NSG Phun thuốc trừ rầy

rệp, bọ phấn, sâu

đất, bệnh hại trên

cây giống,

Dragon 585EC,

Vanicide 3SL

12/8/2007 28NSG Xư lý cây giống Dragon 585EC,

Vanicide 3SL

Ridomil 72MZ

14/08/2007 Xử lý đất Sagosuper 10kg

15/8/007 30NSG Trồng cây Trồng cây Trồng cây

16/08 1NST Phòng trừ bọ phấn

+ lở cổ rễ

Dragon 58EC +

Vanicide 3SL

Actara 20WP + Zineb

80WP

28/08/007 9NST Phòng trừ bọ phấn

+ lở cổ rễ

MexylMZ72WP +

Secsaigon 10ME +SK

Ridomil MZ

72WP + Dragon 58EC

30/09/007 11NST Phòng trừ bọ phấn

+ lở cổ rễ + mốc

sương+ sâu ăn lá

Ridomil MZ

72WP + Actara 20WP

02/9/007 14NST Phòng trừ đốm VK, Copfore 51WP Kocide 6.1 DF

07/9/2007 19NST Phòng trừ bệnh mốc

sương + chích ht

Dragon 58EC +

Alpine 80WDG

SK + Score 250EC

12/09/007 24NST Phòng trừ bệnh mốc Dosay45WP + Ridomil MZ

6

Page 7: Bao cao mo hinh ca chua

sương + chích ht +

đốm VK

Carbenzim 50WP 72WP + Actara 20WP

+ Oshin 20WP

15/09/007 27NST Mốc sương + chích

hút + sâu đục trái

Sec saigon 10ME +

Dipomate 80WP + SK

Alpine 80WP + vimatrine

0.6L + SK

19/09/007 32NST Mốc sương + chích

hút + sâu đục trái

Ridomil MZ

72WP + Mancozeb

80WP +Mapsupe

22/09/007 35NST Mốc sương + chích

hút + sâu đục trái

Mexyl MZ 72WP + Ô

long 51WP

Cuzate M8 + Cofidor

100SL + Score 250EC

25/09/007 38 NST Mốc sương + chích

hút + sâu đục trái

Dipomate 80WP +

Carbenzim 50WP + SK

Mexyl MZ 72WP + SK +

Ridomil MZ

72WP

30/09/007 43NST Mốc sương + chích

hút + sâu đục trái

Dipomate 80WP +

Carbenzim 50WP + Ô

long 51WP

Ridomil gold 72WP +

Score 250EC

72WP

03/10/007 46 NST Mốc sương + chích

hút + sâu đục trái

Dosay 45WP+ Alpine

80WDG + Sec saigon

10ME

Ridomil gold 68WP

+Score 250EC

+ SK

10/10/007 54 NST Mốc sương + chích

hút + sâu đục trái

SK + Mexyl 72WP Cuzate M8 + Actara

20WP

Quá trình sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua là vấn đề

hết sức khó khăn, do thời tiết luôn có mưa, mưa kéo dài nhất là mưa liên tục vào ban đêm

tạo điều kiện cho bệnh hại luôn gia tăng đặc biệt là bệnh mốc sương. Giai đọan cây ra bông

và trái nhiều, bộ lá phát triển, ẩm độ không khí và ẩm độ trên ruộng cao nên biện pháp

phòng trừ bệnh luôn phải tiến hành thường xuyên để hạn chế bệnh lây lan và phát triển đến

mức thấp nhất. Tuy nhiên ruộng mô hình vẫn luôn tuân thủ theo các nguyên tắc: thường

xuyên thay đổi thuốc, chỉ sử dụng thuốc được phép sử dụng trên rau, thuốc ít độc hại cho

môi trường và sản phẩm.

2. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ SÂU BỆNH HẠI

a. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG:

7

Page 8: Bao cao mo hinh ca chua

Quá trình sinh trưởng của cây cà chua (chỉ tiêu số lá/cây, chùm hoa, chùm quả và số

quả/ cây) được ghi trong bảng sau:

CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG

(số lá- chùm hoa- chùm qua- số quả /cây)

TT NGÀY ST Ruộng mô hình Ruộng nông dân

Số la/

câý

C. hoa/

cây

Chùm.ququả/

cây

Tổng.

quả/ câỷ

Số la/

câý

C. hoa/cây

C.qua/

cây

Tổng

quả/ cây

1 7 NST 3.50 3.60

2 14 NST 5.95 5.70

3 21 NST 10.00 0.80 8.95 0.80

4 28 NST 9.85 1.80 1.20 4.80 9.05 1.70 0.90 2.95

5 35 NST 13.95 1.95 1.15 5.95 13.90 2.05 0.90 4.55

6 42 NST 12.85 2.00 2.10 8.25 13.00 2.45 1.70 5.60

7 49 NST 17.35 2.50 3.60 12.00 17.35 2.55 2.70 10.65

8 56 NST 18.10 2.10 5.55 18.90 17.63 2.05 4.78 14.45

9

10

Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà chua cho thấy: chỉ tiêu số lá trên cây, số chùm hoa, trên cây biểu hiện sự khác biệt không lớn. Tuy nhiên sự khác biệt được thể hiện rõ nhất là chỉ số chùm quả và số quả trên cây. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa ruộng mô hình và ruộng sản xuất theo nông dân. Số chùm hoa/ cây chênh lệch 1.05 chùm hoa và số quả/ cây chệnh lệc 4.45 quả trên cây. Do đó năng suất chênh lệc .......

b. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI

Diễn biến thành phần và mức độ gây hại của một số đối tượng sâu bệnh hại chính được ghi trong bảng sau:

* Sâu hại:

MẬT ĐỘ BỌ PHẤN (CON/ CÂY)

TT NGÀY SAU TRỒNG Ruộng mô hình Ruộng nông dân

8

Page 9: Bao cao mo hinh ca chua

1 7 NST 0.6 0.95

2 14 NST 0.6 4.60

3 21 NST 2.75 5.85

4 28 NST 3.05 6.30

5 35 NST 5.75 10.15

6 42 NST 4.35 4.70

7 49 NST 3.25 4.40

8 56 NST 9.95 11.05

9

10

Qua bảng số liệu trên cho thấy: mật độ bọ phấn có sự khác biệt giữa 2 ruộng ngay từ giai đọan đầu do ruộng mô hình áp dụng biện pháp phòng trừ đối tượng chích hút ngay từ giai đọan vườn ươm bằng các loại thuốc như Dra gon, dầu khóang SK. Khi đưa ra vườn sản xuất, ruộng trồng được phủ bạt, kết hợp biện pháp dùng bẫy xua đuổi do đó mật độ bọ phấn thấp hơn ruộng nông dân không áp dụng biện pháp trên. Sự khác biệt về mật độ bọ phấn, nhất là giai đọan cây con rất quan trọng và có liên quan đến sự phát triển của bệnh xoăn lá sau này.

* Diễn biến tỷ lệ bễnh hại (bệnh mốc sương, đốm vi khuẩn, mốc sương quả, xoăn lá)

9

Page 10: Bao cao mo hinh ca chua

TT Ngày ST RUỘNG MÔ HÌNH RUỘNG NÔNG DÂN

TL bệnh MS (%)

TL bệnh đốm VK (%)

TLquả bệnh

(%)

TLcây bệnh

virus

TL bệnh MS (%)

TL bệnh đốm VK (%)

TLquả bệnh

(%)

TLcây bệnh

virus

1 7 NST 22.38 19.44

2 14 NST 92.43 98.24

3 21 NST 62.50 69.13

4 28 NST 3.02 25.88 0 4.27 29.83 0.64

5 35 NST 13.62 34.40 0.64 0 20.14 44.24 7.96 0.64

6 42 NST 16.73 36.96 6.66 0 16.92* 37.30 8.92 1.93

7 49 NST 21.04 22.19 3.33 0 22.19 23.63 5.16 1.93

8 56 NST 22.37 9.39 2.64 0 25.97 18.80 3.80 2.25

9

Các chỉ tiêu về tỷ lệ hại của các đối tượng bệnh hại trên cho thấy: hầu hết tỷ lệ của các đối tượng bệnh hại tại ruộng mô hình đều biểu hiện thấp hơn trên ruộng nông dân. Đặc biệt là bệnh mốc sương trên trái cà chua và bệnh xoăn lá virus trên ruộng mô hình và ruộng nông dân có tỷ lệ bệnh mốc sương trái chênh lệch 1,2%, bệnh xoăn lá trên ruợng mô hình không xuất hiện bệnh và có sự chênh lệch 2.25%

* Diễn biến chỉ số bễnh hại (bệnh mốc sương, đốm vi khuẩn, mốc sương quả, xoăn lá)

TT Ngày ST RUỘNG MÔ HÌNH RUỘNG NÔNG DÂN

Chỉ số bệnh MS (%)

Chỉ số bệnh đốm VK (%)

Chỉ số bệnh MS (%)

Chỉ số bệnh đốm VK (%)

1 7 NST 5.37 19.44

2 14 NST 30.08 33.50

10

Page 11: Bao cao mo hinh ca chua

3 21 NST 20.00 22.91

4 28 NST 0.90 11.77 1.15 12.15

5 35 NST 3.51 15.98 5.75 27.41

6 42 NST 4.51 8.01 4.84 10.53

7 49 NST 4.62 4.89 4.89 5.53

8 56 NST 5.74 4.58 7.28 5.07

9

Chỉ số bệnh mốc sương và bệnh đốm vi khuẩn có biểu hiện sự khác biệt giữa 2 ruộng, tại ruộng mô hình chỉ số bệnh mốc sương và bệnh đốm vi khuẩn đều thấp hơn ruộng nông dân. tuy nhiên sự khác biệt không cao.

4.Hạch toán kinh tế (ĐVT/1000m2):

Chi phí đầu tư cho ruộng sản xuất được thống kê trong bảng sau:

T

T

Tên vật tư ĐVT Đơn giá

(1.000đ)

Ruộng mô hình Ruộng nông dân

Số lượng T.tiền

(1000đ)

Số

lượng

T.tiền

(1000đ)

1 Cày đất Giờ 40.000 4 160.000 4 160.000

2 Giống Kg 0.350 3200 1.120.000 3200 1.120.000

3 Nilon Cuộn 350.000 2 700.000 - -

11

Page 12: Bao cao mo hinh ca chua

4 Phân bón

- Phân chuồng

- Phân Batman

- Vôi

- Lân super

- NPK(20-20-15)

- NPK (7.7.14)

- NPK tím

- Canxinitrat

Tổng

M3

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

250.000

2.500

1.000

1.500

5.000

15

9.000

12.000

3

100

200

50

50

5.000

9

10

750.000

250.000

200.000

75.000

250.000

75.000

81.000

120.000

3.781.000

3

-

200

60

70

25

10

10

750.000

-

200.000

90.000

350.000

125.000

100.000

120.000

3.015.000

5 Thuốc BVTV

-Dragone 585EC -

Dầu SK

- Vanicide

- Secsaigon 10ME

- Sagosuper 3G

- Mexyl MZ 72WP

- Copforceblu 51WP

- Alpine 80WDG

- Dosay 45WP

- Carbenzim 50WP

- Dipomate 80WP

- Conpidor 100SL

- Cuzat M8

- Score 250EC

- Ridomil Gol 68WP

Lọ100ml

Lọ100ml

Gói

kg

Gói

gói

Gói

Gói

30g

Gói 100g

Gói 100g

Lọ 20ml

Gói 100g

Lọ 50ml

10.000

8.000

3.500

15.000

20.000

12.000

10.000

4.000

16.000

15.000

17.000

30.000

36.000

21.000

16

20

12

10

2

1

2

4

2

1

2

1

1

1

160.000

160.000

42.000

150.000

40.000

12.000

20.000

16.000

32.000

15.000

34.000

30.000

36.000

21.000

16

16

-

10

1

-

1

-

-

-

2

2

4

8

160.000

128.000

-

150.000

20.000

-

10.000

-

-

-

34.000

60.000

144.000

168.000

12

Page 13: Bao cao mo hinh ca chua

- Oshin 20WP

- Vimatrin 0.6SL

- Mancozeb 80WP

- Mapsuper

-Actara 20WP

Gói 100g 8.000

0.500

0.500

45.000

3.500

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

768.000

1

80

200

1

16

8.000

40.000

10.000

45.000

56.000

876.000

6 Tổng chi 4.549.000 3.891.000

7 Tổng thu

-Ruộng mô

hình

-Ruộng ND

Mậtđộ: 3200 cây/1000m2 x 2 kg/cây

x 4.500đ/kg = 28.800.000đ

3178 cây/ 1000 m2 x 1.3 kg/ cây x

4.500đ/kg = 18.591.000 đ

8 Lãi 24.251.000 14.700.000

9 Chênh lệch so với ruộng nông dân : 9551.000đ

13

Page 14: Bao cao mo hinh ca chua

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP

BỆNH XOĂN LÁ TRÊN CÂY CÀ CHUA

I/ TRIỆU CHÚNG BỆNH XOĂN LÁ CÀ CHUA;

Bệnh xoăn lá là một loại bệnh trhường gặp và gây tác hại đáng kể ở các vùng trồng cà chua.

Bệnh có thể phá hại suốt thời kỳ sinh trưởng của cây ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên ơ Lâm đồng bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện vụ đông xuân. Bệnh chẳng những làm chết cây, giảm sản lưởng mà còn làm cho trái bị dị dạng, màu sắc giảm, làm giảm chất lượng sản phẩm, nếu bị bệnh sớm ở giai đọan đầu cây sinh trưởng còi cọc, không ra trái và không cho thu hoạch.

Nói chung bệnh xoăn lá thể hiện triệu chứng rõ nhất là ở lá chồi ngọn. Sau khi cây bị bệnh, lá trên chồi ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu sắc không bình thường, lá nhỏ, dị dạng và có đốm khô chết.

- Bệnh xoăn lá do nhiều loại virus gây hại, tuy nhiên thường gặp là do 2 loại virus marmor tabaci (TMV) và virus Marmor cucumis Holmes (CMV). Bệnh xuất hiện triệu chứng và thay đổi phức tạp tùy theo điều kiện khí hậu và tuổi cây. Cây bệnh thấp lùn, hoa bị rung, quả ít và nhỏ.

- Trong điều kiện nếu nhiệt độ cao nhưng vẫn thích hợp cho cây sinh trưởng và có đầy đủ ánh sáng thì hiện tượng xoăn lá thể hiện rất rõ nhưng cây ít thấp lùn hơn. Nếu nhiệt độ cao, ánh sánh yếu, không thích hợp cho cây sinh trưởng thì cây thấp lùn còi cọc, lá bị xoăn nghiêm trọng.

- Trên đồng ruộng xuất hiện nhiều loại virus có thể đồng thời gây hại cho cây. Nhưng nhìn chung cây bị bệnh thường thấp lùn, lá non ra sau màu xanh vàng khác hẳn với lá già ở dưới gốc. Cây bị bệnh hoa quả bị rụng và ít, hình thù quả méo mó khô rằn và ít nước.

II/ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH:

- Loại virus TMV thường gây hại cà chua, thu6ốc lá, ớt.

+ Virus lây lan truyền bệnh bằng dịch cây qua xây xát tiếp xúc giữa các cây, tàn dư cây bệnh trong đất, dụng cụ lao động. Nguồn bệnh xoăn lá cà chua là hạt giống nhiễm bệnh và tàn dư cây bệnh trong đất, cây con mang bệnh có tỷ lệ rất thấp. Từ đó lây lan nhanh chóng sang cây khác và gây ra các triệu chứng rất phức tạp.

- Loại virur CMV thường phá hại các loại cây: cà chua dưa chuột, ớt, thuốc lá, cà tím, cà rốt, hành...trên đồng ruộng có thể lây lan truyền bệnh bằng các loại côn trùng chích hút nhựa cây như: rầy rệp, bọ phấn, bọ trĩ, bọ cưa...và có thể lan truyền qua con đường ghép vô tính hoặc phương pháp sinh học. Cho nên bệnh có liên quan chặt chẽ với tình hình diễn biến mật độ bọ phấn trên đồng ruộng.

14

Page 15: Bao cao mo hinh ca chua

+ Nhiệt độ có quan hệ mật thiết với diễn biến của bệnh trên đồng ruộng. Bệnh tăng và phát triển nhanh trong những tháng có nhiệt độ cao khi cây cà chua đang ở giai đọan sinh trưởng mạnh. Bệnh cũng liên quan đến mật độ bọ phấn trên đồng ruộng, thường thì mật độ bọ phấn từ 3-4 con/ cây cũng có thể lây bệnh được trên đồng ruộng.

+ Giống cà chua cũng liên quan đến khả năng nhiễm bệnh xoăn lá virus.

+ bệnh thường phát sinh phá hại nhiều ở nơi đất xấu, thiếu dinh dưỡng hoặc bón quá nhiều phân đạm mà thiếu kali, nơi đất quá ẩm, đất quá nặng hoặc quá nhẹ.

+ Điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường giúp cho bệnh phát triển mạnh.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1/ GIỐNG:

Giống cà chua đang trồng phổ biến tại địa ban Lâm Đồng : 386, kim cương đỏ, Anna. Các giống này phần lớn đã thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai... tại địa phương. Tuy nhiên, cần phải bố trí thời vụ sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết... cần khảo sát và đưa giống mới chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao đưa vào sản xuất.

2/ VƯỜN ƯƠM:

- Vườn ươm giống phải cao ráo, thông thóang, sau mỗi lần xuất vườn phải xử lý dụng cụ vườn ươm. Vật liệu ươm giống phải phơi khô, hoai mục.

- Hạt giống trước khi ươm phải được xử lý bằng nước nóng hoặc bằng một số loại thuốc trừ nấm.

- Luôn giữ cho cây giống sạch sâu bệnh, không trồng cây giống đã bị nhiễm bệnh từ trong vườn ươm.

- Trước khi trồng phải phun thuốc để hạn chế nguồn sâu bệnh ra vườn trồng: Dragon 585EC, dầu khóang SK, Mexyl MZ 72WP...

3/ ĐẤT TRỒNG:

- Không trồng cà chua trên đất đã trồng cà chua vụ trước.

- Đất phải được thu dọn sạch sẽ và đem tiêu hủy tàn dư, cỏ dại, cày bừa kỹ.

- Lượng phân bón chuẩn bị như sau: bón khi cày đất 200kgvôi/1000m2, 2-3 m3phân chuồng, phân dê batman 100kg, supelân 50kg, 30% lương phân hóa học, trộng đều vào dất trước khi phủ nilon.

4/ MẬT ĐỘ – KHOẢNG CÁCH;

Mật độ khỏa cách bó trí sao cho phù hợp điều kiện thời vụ. Mùa khô có thể trồng dày hơn. Tuy nhiên mật độ – khỏang cách thường từ 3000 – 3200 cây/ 1000m2, có thể trồng hàng đơn hoặc hàng đôi tùy theo giống và tập quán canh tác.

5/ BÓN PHÂN:

Bón phân theo quy trình sản xuất cà chua an tòan (tính trên 1000m2)

* Lượng phân:

- Phân chuồng hoai: 2 – 3m3.

- Vôi: 200kg.

15

Page 16: Bao cao mo hinh ca chua

- Phân Batman 100kg.

- Phân NPK các loại: 100kg, KCL hoặc K2SO4 từ 20 – 30 kg, Can xinitrat 15 – 20 kg.

* Phương pháp và thời kỳ bón:

- Bón lót: lượng phân được trộng đều vào đất trước khi cày hoặc khi lên luớng: toàn bộ phân chuồng, vôi, lân, và một phần phân hóa học.

- Bón thúc lần 1: 10 – 15 ngày sau trồng (sau khi cây hồi xanh và bắt đầu phát triển thân lá. Có thể tưới hoặc đục lổ ni lon theo khỏang cách nhất định để bón phân.

- Bón thúc lần 2: 20 – 25 ngày sau trồng.

- Bón thúc lần 3: 40 – 45 ngày sau trồng.

- Sau đó cứ cách khỏang 10 – 15 ngày bón tiếp một lần.

Lượng phân bón cho từng giai đọan như sau:

TT Loại phân bón Luợng bón (1000m2)

Bón lót Bón thúc

I II III IV V+VI

1 Phân chuồng hoai (m3) 2-3

2 Vôi bột 200

3 Phân batman (kg) 100

4 Supe lân (kg) 50

5 NPK 7-7-14 (kg) 15-20 15-20 10-20

6 NPK 20-20-15 (kg) 30-40 10 10

7 KCL (kg) 10 10 5-10

8 Canxinitrat (kg) 5 5-10 5

6/ QUẢN LÝ SÂU BỆNH:

- Phòng trừ bệnh xoăn lá cà chua khá phức tạp vì bệnh này do nhiều loại virus gây ra có đặc tính truyền bệnh khác nhau. Tuy nhiên biện pháp phòng trừ chung cần thiết phải được tiến hành ở 2 thời kỳ: Cây con và thời kỳ ngoài vườn sản xuất.

* Phòng trừ bệnh ở giai đọan cây con trong vườn ươm:

+ Vườn ươm cây giống phải đặt cách xa vườn sản xuất

+ Hạt giống phỉai sạch bệnh và phải được xử lý trước khi gieo ươm.

16

Page 17: Bao cao mo hinh ca chua

Vườn ươm giống phải cao ráo, thông thóang, sau mỗi lần xuất vườn phải xử lý dụng cụ vườn ươm. Vật liệu ươm giống phải phơi khô, hoai mục.

- Hạt giống trước khi ươm phải được xử lý bằng nước nóng, dung dịch thuốc tím hoặc bằng một số loại thuốc trừ nấm.

- Luôn giữ cho cây giống sạch sâu bệnh, không trồng cây giống đã bị nhiễm bệnh từ trong vườn ươm.

- Trước khi trồng phải phun thuốc để hạn chế nguồn sâu bệnh ra vườn trồng: Dragon 585EC, dầu khóang SK, Mexyl MZ 72WP...

* Phòng trừ bệnh trên ruộng sản xuất:

+ Luân canh với các cây trồng khác với cây họ cà.

+ Trồng cây con khỏe mạnh không bị bệnh.

+ hết sức coi trọng biện pháp canh tác: Trồng nơi đủ nước tưới, dất không quá nặng hoặc quá nhẹ, giữ nước trong mùa khô và thóat nước tốt trong mùa mưa, nhổ bỏ và tiêu hủy ngay cây bệnh ngoài đồng ruộng.

+ Dùng, lưới chăng để ngăn cản côn trùng xâm nhập vào ruộng và màng phủ nilon có ánh, bẫy ánh bạc để xua đuổi bọ phấn, sử dụng bẫy dính màu vàng để thu hút côn trùng chích hút.

+ Chọn giống chống bệnh có ý nghĩa quan trọng.

- Quản lý các đối tượng sâu bệnh hại chính: thường xuyên theo dõi và kiểm tra phát hiện sâu bệnh kịp thời, thu gom và tiêu hủy nguồn bệnh.

+ Cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh và đem tiêu hủy.

+ Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm đặc biệt là trong điều kiện mùa mưa.

+ Phun thuốc hóa học phòng trừ côn trùng chích hút là môi giới lân truyền bệnh sớm để hạn chế sự lây lan phát triển của bệnh bằng các loại thuốc: Dragon, dầu khóang SK, Secsaigon, actara, confidor.

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

17

Page 18: Bao cao mo hinh ca chua

18

Page 19: Bao cao mo hinh ca chua

5.4. Tiến độ thực hiện mô hình.

TT Ngày - tháng

Nội dung thực hiện Cụ thể Ghi chú

1 20/8/2007

12/8/2007 Dọn vườn

1 13/8/07 Cày đất, bón lót phân, lên luống, xử lý đất trước khi trồng

2 14/8 Tủ bạt – Đục lỗ- xử lý cây giống Phun Actara 20WP

3 15/8 Bố trí thí nghiệm – Trồng cây

4 16/8 Phun thuốc Actara 20WP+

Dragon2 ruộng

5 22/8 Điều tra thí nghiệm (7NST)

6 23/8 Tưới vườn

7 24/8 - Chăng lưới, bẫy.

- Phun thuốc

Dragon 58EC + Ridomil Gol 68WP 2 ruộng

8 28/8 - Phun thuốc

- Tỉa chồi

Ridomil MZ 72WP + Zineb 80WP + Actara 20WP

9 29/8 Điều tra thí nghiệm (14NST)

10 30/8 Phun thuốc Actara 20WP + SK + Zineb 80WP

11 31/8 - Tưới phân tím N-P –K 3kg/s

12 1/9 - Phun thuốc trừ bệnh đốm VK

- Chăng dây

Kocide 61.1DF

19

Page 20: Bao cao mo hinh ca chua

13 5/9 - Điều tra kỳ (21 NST)

- Làm cỏ

- Phun thuốc BVTV SK + Score 250EC

14 6/9 - Tỉa nhánh, tỉa chồi

- Phun thuốc - Oshin 20WP+ Zineb

15 9/9 - Cắm chói

- Phun thuốc

- Oshin 20WP + Antracol + Score 250EC

16 11/9 - Chăng dây

- Tỉa chồi

- Điều tra TN định kỳ (28NST)

17 12/9 Phun thuốc Actara 20WP + SK + Zineb 80WP

18 13/9 - Tỉa chồi

- Tỉa lá già

19 15/9 - Tỉa chồi

- Tỉa lá

- Phun thuốc - Alpin 80WP+ Vimatrine 0.6L

20 16/9 Tưới phân N-P-K 5kg/ 220l nước

21 18/9 Điều tra TN định kỳ (35NST)

22 19/9 - Phun thuốc

- Điều tra TN định kỳ (35NST)

Ridomil MZ 72WP + Map-supe + Mancozeb 80WP

23 20/9 - Điều tra TN định kỳ (35NST)

- Tỉa chồi

- Tỉa lá

24 22/9 -Phun thuốc

- Chăng dây

Cuzat M8 + Confidor 100SL

20

Page 21: Bao cao mo hinh ca chua

25 25/9 - Phun thuốc

- Điều tra TN định kỳ (42NST)

Metaxyl Mz 72 + Score 250EC + SK

26 26/9 Điều tra TN định kỳ (42NST)

27 30/9 Phun thuốc Cuzat M8 + Mancozeb 80WP + Dragon

28 01/10/ Tỉa chồi, tỉa lá

29 02/10 - Điều tra TN định kỳ (49NST)

- Chăng dây

- Tưới phân KCL

7kg/1000m2

30 03/10 - Phun thuốc

- Điều tra TN định kỳ

Ridomil Gol 68WP + Score 250EC + SK

31 04/10 - Tỉa lá, chồi Cuzat M8 + Mexyl MZ 72WP + SK

32 08/10 Phun thuốc Cuzat M8 + Mexyl MZ 72WP + Actara 20WP

33 09/10 - Điều tra TN định kỳ (56NST)

34 10/10 - Điều tra TN định kỳ (56NST)

7.Tổ chức hội thảo

Tổ chức một cuộc hội thảo đầu bờ với 60 đại biểu nhằm báo cáo qúa trình thực hiện

mô hình, kết quả thực hiện mô hình và giới thiệu quy phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá gây

hại trên cây cà chua.

III/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.

1. Thuận lợi:

- Lãnh đạo Chi cục BVTV luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai mô

hình.

- Cán bộ TTNN và cán bộ địa phương nhiệt tình ủng hộ

21

Page 22: Bao cao mo hinh ca chua

- Nông dân ham học hỏi và tích cực tham gia chương trình.

2 Khó khăn:

- Thời tiết mưa nhiều đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai mô hình và quá trình

sinh trưởng của cây. Một số đối tượng dịch hại phát triển dẫn đến làm tăng số lần sử dụng

thuốc BVTV và chủng loại thuốc sử dụng.

CHI CỤC TRƯỞNG

22