17
Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hướng dẫn Nắm bắt các vấn đề lý thuyết để tìm ra bản chất của những khái niệm cơ bản trong bài. Liên hệ tình huống và làm các bài tập thực hành để tăng khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế. Mục tiêu Giúp học viên nắm rõ được bản chất kinh doanh, quản trị kinh doanh, đặc điểm của quản trị kinh doanh. Giúp học viên hiểu rõ doanh nghiệp, mục tiêu doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường Nội dung Khái niệm, bản chất về kinh doanh và các khái niệm liên quan đến hoạt động kinh doanh Khái niệm doanh nghiệp; mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh Khái niệm về quản trị kinh doanh; đặc điểm quản trị kinh doanh.

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 1

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ

KINH DOANH

Hướng dẫn

• Nắm bắt các vấn đề lý thuyết để tìm ra bản chất của những khái niệm cơ bản

trong bài.

• Liên hệ tình huống và làm các bài tập thực hành để tăng khả năng vận dụng lý

thuyết vào thực tế.

Mục tiêu

• Giúp học viên nắm rõ được bản chất kinh doanh, quản trị kinh doanh, đặc điểm

của quản trị kinh doanh.

• Giúp học viên hiểu rõ doanh nghiệp, mục tiêu doanh nghiệp, mối quan hệ giữa

doanh nghiệp và môi trường

Nội dung

• Khái niệm, bản chất về kinh doanh và các khái niệm liên quan đến hoạt động

kinh doanh

• Khái niệm doanh nghiệp; mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường kinh

doanh

• Khái niệm về quản trị kinh doanh; đặc điểm quản trị kinh doanh.

Page 2: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 2

I. Các khái niệm cơ bản về thị trường

1. Nhu cầu (Needs)

a. Khái niệm

Nhu cầu là trạng thái tâm lý căng thẳng khiến con người cảm thấy thiếu thốn về

một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó.

b. Phân loại nhu cầu

- Theo tính chất vật lý: nhu cầu được chia thành 2 nhóm: (1) nhu cầu vật chất; (2)

nhu cầu tinh thần

- Theo mức độ cần thiết của con người: nhu cầu theo A.H.Maslow được chia

thành 5 nhóm: (1) nhu cầu sinh lý; (2) nhu cầu an toàn; (3) nhu cầu xã hội; (4) nhu cầu

địa vị xã hội; (5) nhu cầu hiện thực hoá bản thân.

- Theo khả năng thanh toán và tính cách văn hoá của con người: nhu cầu được

chia thành: (1) nhu cầu lý thuyết; (2) nhu cầu tiềm năng; (3) nhu cầu hiện thực

Nhu cầu phù hợp với văn hoá khác nhau của con người được gọi là mong muốn

2. Cầu (hoặc yêu cầu, hoặc đòi hỏi - demand)

Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà

người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán ở các mức giá khác nhau trong khoảng

thời gian nhất định

3. Sản phẩm (product)

Sản phẩm là hàng hoá và dịch vụ mà người bán cung cấp trên thị trường nhằm

Bản thân

ttthân Địa vị xã hội

Xã hội

An toàn

Sinh lý

Page 3: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 3

đáp ứng nhu cầu của người mua

a. Hàng hóa

Là những đồ vật do lao động của con người tạo ra nhằm đáp ứng các nhu cầu

nhất định cho người. Hàng hóa là sản phẩm của lao động nên con người phải tiêu hao

năng lượng cơ thể của bản thân nhằm thay đổi vật thể tự nhiên hoặc vật thể đã qua chế

biến thành những đồ vật có công dụng cho người tiêu dùng (khách hàng) với giá trị và

giá trị sử dụng nhất định.

+ Hàng hóa được chia thành 2 nhóm: (1) Hàng hóa cá nhân và (2) Hàng hóa

công cộng.

- Hàng hóa cá nhân: Là những hàng hóa thông thường mang tính tiêu dùng cá

nhân cục bộ. Đặc điểm cơ bản của hàng hóa cá nhân là: khi một người đã sử dụng thì

người khác không thể sử dụng được nữa; Nó được phục vụ theo địa chỉ cá nhân nên có

tính cạnh tranh cao (giữa các người mua); Nó dễ đạt mức bão hòa cho mỗi cá nhân.

- Hàng hóa công cộng: là các vật dụng, các tiện ích được đem trao đổi để sử

dụng chung, thỏa mãn ít nhất một trong hai thuộc tính: tính không loại trừ trong tiêu

dùng và tính không cạnh tranh trong tiêu dùng.

* Tính không loại trừ (non excludable) chỉ rõ hàng hóa công cộng khi đã cung

cấp cho một người thì nó có thể phục vụ thêm cho nhiều người khác mà không tạo

thêm chi phí (chi phí cận biên cho thêm một người sử dụng bằng không).

* Tính không cạnh tranh (tính không thể loại trừ - non rival) chỉ rõ hàng hóa

công cộng có thể phục vụ không hạn chế và cho bất kỳ người tiêu dùng nào trong xã

hội (hoặc cộng đồng).

Hàng hóa công cộng đáp ứng nhu cầu chung của mọi công dân trong xã hội,

liên quan đến cuộc sống chung và lợi ích chung của toàn xã hội mà ngoài nhà nước thì

thị trường và các tổ chức phi chính phủ đều không thể cung ứng một cách công bằng

và hiệu quả.

b. Dịch vụ (service)

Page 4: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 4

Dịch vụ là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng

nhu cầu nào đó của con người, của xã hội.

c. Đặc điểm của sản phẩm:

Sản phẩm phải có giá trị; Tính thay thế của sản phẩm;. Tính đa công dụng của

sản phẩm; Giá trị sản phẩm luôn thay đổi; Sản phẩm là một phương tiện đem lại lợi ích

cho người bán chứ không phải là mục tiêu của người bán; Sản phẩm trong điều kiện

ngày nay chủ yếu là để trao đổi.

4. Trao đổi (exchange)

a. Khái niệm

Trao đổi như đã xét ở trên, là hành vi nhận được một vật gì đó bằng việc cung

cấp trở lại một vật khác, qua đó cả hai phía tham gia trao đổi đều thỏa mãn nhu cầu

của mình.

b. Điều kiện của trao đổi

- Ít nhất có hai chủ thể (2 bên) tham gia trao đổi.

- Mỗi chủ thể phải có một vật gì đó có giá trị và cân đối với phía bên kia.

- Mỗi chủ thể phải có khả năng đem vật có giá trị của mình ra trao đổi.

- Trong trao đổi, mỗi bên chủ thể phải được tự do chấp thuận hoặc từ chối đề

nghị trao đổi của phía bên kia.

- Mỗi bên chủ thể đều tin tưởng vào tính hợp lý và hữu ích của sự trao đổi.

- Trao đổi phải được diễn ra ở một thời gian và không gian nhất định ngay trong

lòng xã hội (môi trường trao đổi), nơi có thể thực hiện cả 5 điều kiện đã nêu ở trên.

5. Khách hàng (customer)

a. Khái niệm:

Khách hàng: là người đi mua sản phẩm trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu

của mình.

b. Phân loại khách hàng:

Page 5: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 5

- Theo quy mô, khách hàng có thể là cá nhân (từng người tiêu dùng), hộ gia

đình (tập thể nhỏ), tập thể (đám đông có tổ chức, có mục tiêu xã hội: các tổ chức, các

doanh nghiệp), xã hội và các xã hội.

- Theo mức độ và phương thức mua, khách hàng bao gồm:

* Khách hàng tiềm ẩn: Khách hàng tiềm ẩn của một chủ thể bên bán là một bộ

phận của tổng khách hàng tiềm ẩn của thị trường, bao gồm hai nguồn: nguồn thu hút

khách mua từ mọi chủ thể bán khác về mình (qua cạnh tranh) và nguồn tạo ra khả năng

mua cho những khách hàng chưa có khả năng thanh toán (như cho họ mua hàng trả

dần, mua hàng bằng việc đổi sản phẩm khác v.v...).

* Khách hàng thực tế: là số khách hàng đã mua sản phẩm (của người bán), họ

được chia thành:

- Khách mua buôn (mua nhiều sản phẩm để bán lại với tư cách là đại lý).

- Khách mua sỉ (mua một lô khá nhiều hàng mỗi lần).

- Khách mua lẻ (mua một sản phẩm).

- Khách quen (là khách thường mua hàng nhiều lần, lặp đi lặp lại).

- Khách vãng lai (là khách tình cờ đến mua),

- Khách hàng chính (là những khách hàng mua thường xuyên với khối lượng rất

lớn, mà người bán cần giữ quan hệ lâu dài với chính sách bán ưu đãi).

- Khách hàng đặc biệt (là những khách hàng có vị thế xã hội và có khả năng tác

động tới kết quả hoạt động của người bán, mà người bán phải có chính sách bán hết

sức đặc biệt).

* Khách hàng suy giảm: là số khách hàng thực tế bị mất đi (bị giảm sút) sau

mỗi chu kỳ bán. Đây là hiểm họa cần ngăn chặn của người bán.

6. Người bán (seller)

Là người sở hữu sản phẩm với mong muốn đem đáp ứng cho khách hàng

(người mua) vì mục đích thu lợi.

Page 6: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 6

Người bán có thể là người trực tiếp làm ra sản phẩm mà cũng có thể là người

mua sản phẩm rồi đem bán lại (đại lý, nhà kinh doanh).

Người bán có thể trực tiếp bán sản phẩm (người buôn bán nhỏ, trực tiếp bán

hàng), cũng có thể thuê người bán hàng cho mình (trong trường hợp người bán là các

đại lý, các cửa hàng lớn, các siêu thị v.v...).

7. Cung (supply)

Cung: là bên sở hữu những sản phẩm tương tự và đem bán cho khách hàng vì

mục tiêu lợi nhuận. Cung là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng

và sẵn sàng thanh toán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

8. Giá cả (price)

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, là sự đối thoại giữa sản phẩm

với khách hàng và các nhà cung ứng.

Giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng trong việc bán sản

phẩm của người bán (bên cung).

Giá cả sản phẩm phải thỏa mãn 3 yêu cầu cơ bản sau: (1) Hoàn đủ chi phí tạo ra

sản phẩm (bảo đảm tái sản xuất giản đơn). (2) Thu được một lượng lãi nhất định (bảo

đảm tái sản xuất mở rộng) và (3) Có được một nhóm khách hàng đủ lớn chấp nhận

(bảo đảm cho người bán tồn tại và phát triển).

9. Thị trường

Thị trường là tập hợp các thoả thuận giữa người mua và người bán nhằm thoả

mãn các mục tiêu khác nhau.

II. Tổng quan về kinh doanh

1. Khái niệm kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn

của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng sản phẩm trên

thị trường nhằm mục đích sinh lời (theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp Việt Nam ngày

12/12/2005)

Page 7: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 7

Hoặc kinh doanh là hoạt động nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh

trên thị trường bằng việc sản xuất, trao đổi sản phẩm trên thị trường nhằm đáp ứng nhu

cầu khách hàng và tác động đến môi trường.

Chủ thể kinh doanh có thể là: doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…Đặc trưng của

các chủ thể kinh doanh là: (i) phải có quyền sở hữu về yếu tố sản xuất; (ii) phải được

tự chủ trong kinh doanh, trong khuôn khổ pháp luật và tự chịu trách nhiệm trong mọi

hoạt động kinh doanh của mình.

Khách thể kinh doanh là: Khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan

quản lý vĩ mô…

Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời (trong khuôn khổ pháp luật)

2. Doanh nghiệp

2.1. Khái niệm và phân loại

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,

được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm thực hiện các hoạt động

kinh doanh (theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005)

+ Mục tiêu của doanh nghiệp: (1) mục tiêu lợi nhuận (là mục tiêu cơ bản nhất);

(2) mục tiêu cung cấp hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng; (3) mục tiêu

phát triển; (4) trách nhiệm xã hội.

+ Phân loại doanh nghiệp: dựa theo các tiêu chí sau

o Theo quy mô: DN được chia thành: doanh nghiệp lớn (số vốn > 20 tỷ và số lao

động > 300 người); doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ

được thể hiện ở tiêu chí dưới đây:

Quy mô

Khu vực

DN

siêu nhỏ

Doanh nghiệp

nhỏ

Doanh nghiệp

vừa

Số

lao động

(người)

Tổng

nguồn

vốn

Số

lao động

(người)

Tổng

nguồn

vốn

Số

lao động

(người)

Page 8: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 8

(tỷ đồng) (tỷ đồng)

I. Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

< 10 < 20 10 - 200 20 - 100 200 -

300

II. Công nghiệp và xây

dựng

< 10 < 20 10 - 200 20 - 100 200 -

300

III. Thương mại và dịch

vụ

< 10 < 10 10 - 50 10 - 50 50 - 100

(Theo NĐ 56/2009/CP ngày 30 tháng 06 năm 2009)

o Theo hình thức sở hữu: DN được chia thành

- Doanh nghiệp Nhà nước: là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập hoặc

tham gia góp vốn trên 50% vốn điều lệ, quản lý hoặc tham gia quản lý với tư cách chủ

sở hữu. DNNN là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau: (1) các

thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh

nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; (2) phần vốn góp của

thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật

doanh nghiệp; (3) các thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá 50.

- Công ty cổ phần: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau: (1) vốn điều lệ được

chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần; (2) cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về

các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp;

(3) cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số

lượng tối đa.

- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau: (1) phải có ít nhất 2

thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), cùng nhau kinh

doanh dưới một tên chung, ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

(2) thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình về các nghĩa vụ của công ty; (3) thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các

khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Page 9: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 9

- Doanh nghịêp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2.2. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là:

- Một nhóm người (≥ ) có tổ chức, bị ràng buộc vào nhau theo Luật doanh

nghiệp và cùng hoạt động vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Là nơi tiếp nhận, “chế biến” các “đầu vào” (các yếu tố của quá trình sản xuất

như lao động, vốn, nguyên vật liệu, năng lượng)

- Là nơi tạo ra các “đầu ra” (cung cấp sản phẩm cho khách hàng để thu lợi

nhuận)

- Là nơi phân chi lợi nhuận của các bên có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến

quá trình sản xuất kinh doanh

2.3. Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là nơi doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh

nghiệp tác động đến môi trường và môi trường cũng tác động trở lại doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh cần nghiên cứu trong nội dung chuyên đề này là môi trường vĩ

mô và môi trường vi mô.

a. Môi trường vi mô:

Là những lực lượng bên ngoài có tác động qua lại, trực tiếp tới doanh nghiệp và

những khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Môi trường vi mô theo

Micheal Porter gồm các yếu tố sau:

Page 10: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 10

- Các nhà cung ứng là những đơn vị cung cấp cho DN các thiết bị, nguyên liệu,

điện, nước và các vật tư khác để phục vụ quá trình sản xuất của DN. Phân tích yếu tố

nhà cung ứng bao gồm: số lượng nhà cung ứng, khả năng và đặc điểm của các nhà

cung ứng, cơ cấu cạnh tranh, xu hướng biến động giá và sự khan hiếm vật tư...

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại là tất cả những đơn vị kinh doanh cùng sản phẩm

với doanh nghiệp

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (mới) những đối thủ mới tham gia thị trường làm

tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do năng lực sản xuất và khối

lượng sản phẩm được tạo ra đều tăng.

- Khách hàng (người mua): là người mua sản phẩm của doanh nghiệp trên thị

trường để đáp ứng nhu cầu của mình. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có các sức ép khác

nhau. Do vậy, doanh nghiệp phải linh hoạt trong các chính sách đối với khách hàng.

- Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm cùng loại, tương tự như sản phẩm của

các doanh nghiệp trong ngành đã sản xuất và tiêu thụ. Sự xuất hiện sản phẩm thay thế

gây ra nguy cơ đối với hoạt động chiến lược của doanh nghiệp trong ngành.

b. Môi trường vĩ mô:

Page 11: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 11

Là những tác nhân, lực lượng bên ngoài có tính chất xã hội rộng lớn hơn có khả

năng tác động đến DN và cả những tổ chức thuộc môi trường vi mô của DN.

- Môi trường kinh tế: liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, biến đổi

của thu nhập, thuế, tỷ giá hối đoái...

- Môi trường chính trị: liên quan đến tình hình đảng phái, nhà cầm quyền...

- Môi trường xã hội: tình trạng việc làm, phân phối thu nhập

- Môi trường pháp luật: hệ thống luật, quy chế, quy định

- Môi trường văn hoá: lối sống, trình độ giáo dục, bản sắc dân tộc…

- Môi trường công nghệ: nghiên cứu khoa học, phát minh công nghệ, tình hình sử

dụng công nghệ….

- Môi trường tự nhiên: khí hậu, địa hình, tài nguyên thiên nhiên…

- Môi trường quốc tế: cơ chế mở cửa, quy chế và thông lệ quốc tế…

o Tác động của môi trường đến doanh nghiệp: môi trường tạo thuận lợi (cơ hội)

cho doanh nghiệp, song mặt khác môi trường còn có những ràng buộc (thách thức) gây

cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

o Tác động của doanh nghiệp đến môi trường

- Doanh nghiệp tác động tích cực đến môi trường: cung cấp hàng hoá và dịch vụ

đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm, nộp thuế cho địa phương và Nhà

nước, nâng cao đời sống kinh tế địa phương…

- Doanh nghiệp tác động tiêu cực đến môi trường: gây ô nhiễm môi trường.

III. Quản trị kinh doanh

1. Khái niệm

Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị

nhằm đạt mục tiêu đặt ra trng điều kiện biến động của môi trường.

Quản trị phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:

Chủ thể quản trị

Đối tượng

bị quản trị

Mục tiêu

Môi

trường

Page 12: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 12

Sơ đồ : Sơ đồ logic của khái niệm quản trị

- Phải có một chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động, và đối tượng bị

quản trị chịu các tác động. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục

nhiều lần.

- Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn

cứ để chủ thể tạo ra các tác động.

- Phải tồn tại trong một môi trường lớn hơn.

Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng bằng

quuyền lực của chủ thể doanh nghiệp lên các nguồn lực, các cơ hội, các thách thức,

các mối quan hệ của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra của doanh nghiệp trong

khuôn khổ pháp luật và điều kiện biến động của môi trường.

Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật, Quản trị kinh doanh thực chất là quản trị con

người trong doanh nghiệp, là điều chỉnh hành vi của con người để sử dụng có hiệu quả

mọi nguồn lực trong doanh nghiệp.

Xét về mặt kinh tế xã hội, bản chất của quản trị kinh doanh tuỳ thuộc vào chủ

sở hữu của doanh nghiệp. Đối với một số chủ doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp là

vì mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp nhưng với một số chủ doanh nghiệp khác là sự

tồn tại và phát triển lâu dài…

2. Đặc điểm của quản trị kinh doanh

- Phải có chủ thể quản trị và đối tượng bị quản trị nhằm đạt mục tiêu chung

- Có đầu vào, đầu ra và cơ chế tổ chức

- Quản trị kinh doanh là một hành động: phải có kết quả hoạt động

- Quản trị kinh doanh là một quá trình: có bắt đầu, diễn biến và kết thúc

Page 13: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 13

- Quản trị kinh doanh là một khoa học: Doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ với

khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ, đối tác, nhân viên trong doanh nghiệp cũng như với

môi trường bên ngoài. Vì vậy, để quản trị kinh doanh thành công, các quyết định liên

quan đến các mối quan hệ trên đạt hiệu quả cao thì chủ doanh nghiệp phải nắm vững

và tuân theo quy luật, nguyên tắc trong kinh doanh.

- Quản trị kinh doanh là một nghề: Muốn điều hành doanh nghiệp một cách chắc

chắn thì chủ doanh nghiệp phải có tri thức và được đào tạo

- Quản trị kinh doanh là một nghệ thuật: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

phụ thuộc vào tài năng, thiên bẩm, thủ đoạn, kinh nghiệm…. của người lãnh đạo.

IV. Chức năng quản trị kinh doanh

1. Khái niệm

Chức năng quản trị doanh nghiệp là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ

đích của chủ thể quản trị lên đối tượng và khách thể quản trị. Là tập hợp những nhiệm

vụ khác nhau mà chủ doanh nghiệp phải tiến hành trong quá trình kinh doanh.

Chức năng quản trị doanh nghiệp là tập hợp tất cả các nhiệm vụ mà chủ doanh

nghiệp phải thực hiện để quản trị doanh nghiệp

2. Phân loại

Có nhiều quan điểm với nhiều tiêu chí khác nhau trong việc phân loại chức

năng quản trị kinh doanh

2.1. Theo nội dung tác động, quản trị kinh doanh có các chức năng sau:

Chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị nguồn nhân lực, chức năng

quản trị tài chính, chức năng quản trị công nghệ, chức năng quản trị chất lượng, chức

năng quản trị marketing…

- Quản trị sản xuất: là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của chủ doanh

nghiệp lên các yếu tố cấu thành sản xuất theo mục tiêu đã đề ra của doanh

nghiệp. Quản trị sản xuất gắn liền với các nội dung khác của doanh nghiệp như

nhân lực, tài chính, công nghệ, thị trường-marketing…

Page 14: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 14

- Quản trị công nghệ: là sự tác động có tổ chức, có mục tiêu theo một lộ trình về

công nghệ và thiết bị của chủ doanh nghiệp vì mục tiêu tồn tại và phát triển bền

vững của doanh nghiệp.

- Quản trị nguồn nhân lực: là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực của chủ

doanh nghiệp lên nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để bảo tồn, phát triển

nhằm đạt tới mục đích, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

- Quản trị tài chính: là sự tác động có tổ chức của chủ doanh nghiệp và bộ phận

tài chính chuyên trách của doanh nghiệp lên các hoạt động tài chính của doanh

nghiệp vì mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ doanh nghiệp

- Quản trị marketing: là sự tác động có tổ chức của chủ doanh nghiệp lên các hoạt

động marketing nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh được phát triển bền vững

trong điều kiện biến động của môi trường.

- Quản trị chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị

của sản phẩm đạt mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh với các dấu hiệu đặc thù,

các dữ liệu hoặc các thông số cơ bản. Quản trị chất lượng sản phẩm là sự tác

động có tổ chức của chủ doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm của doanh

nghiệp nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong các giai đoan nhất định.

2.2. Theo giai đoạn tác động:

Quản trị kinh doanh có 5 chức năng là hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra

và điều chỉnh.

- Chức năng hoạch định (định hướng) là việc lựa chọn những phương án hành

động trong tương lai cho doanh nghiệp và cho từng bộ phận của doanh nghiệp để

nhằm hoàn thành được những mục đích và mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.

- Chức năng tổ chức là chức năng liên kết những cá nhân, những quá trình,

những hoạt động trong doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục đích đề ra của doanh

nghiệp dựa trân cơ sở các nguyên tắc và quy tắc quản trị của doanh nghiệp.

Page 15: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 15

- Chức năng điều hành (lãnh đạo) là quá trình tạo và gây ảnh hưởng của chủ thể

quản trị lên đối tượng và khách thể quản trị bằng cách quyết định hành động nhằm đạt

được mục tiêu quản trị trong môi trường cụ thể.

- Chức năng kiểm tra và điều chỉnh là chức năng mà doanh nghiệp thực hiện đo

lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu của doanh nghiệp

và các kế hoạch vạch ra để đạt tới các mục tiêu đã, đang được hoàn thành.

2.3.Theo phương hướng tác động:

Quản trị doanh nghiệp có 2 chức năng sau:

- Chức năng đối nội: Là chức năng quản trị nội bộ doanh nghiệp bao gồm:

+ Việc nêu rõ đường lối, sứ mệnh, quan điểm, chính sách, mục tiêu chiến lược

của doanh nghiệp.

+ Tập hợp lực lượng để hình thành doanh nghiệp (vận động người ủng hộ, giải

quyết từng loại khó khăn).

+ Tổ chức bộ máy và lề lối quan hệ của doanh nghiệp.

+ Đào tạo, sử dụng cán bộ và nhân tài.

+ Tạo thời cơ và tận dụng các thời cơ.

+ Lựa chọn phương pháp, nghệ thuật hoạt động chuẩn xác.

- Chức năng đối ngoại: Là chức năng vận hành doanh nghiệp trong môi trường

biến động bên ngoài (phân biệt ta, bạn, thù, tìm khâu sung yếu v.v...).

V. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp

1. Tổng quan về Nhà nước

Nhà nước một mặt là một thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị đất

nước của một hoặc một nhóm giai cấp (hoặc một tập đoàn lợi ích) đối với xã hội, mặt

khác còn để duy trì và phát triển xã hội mà Nhà nước đó quản lý, trước các Nhà nước

khác và trước lịch sử, bằng việc cung ứng các dịch vụ công cho xã hội.

Nhà nước có hai thuộc tính cơ bản:

Page 16: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 16

- Thuộc tính là cơ quan cai trị, cơ quan bảo vệ lợi ích của các giai cấp thống trị xã

hội, những người nắm giữ phần lớn tài sản quốc gia (vấn đề lợi ích giai cấp, vấn đề lợi

ích tập đoàn).

- Thuộc tính là cơ quan quản lý công, cung ứng các dịch vụ công cho xã hội.

2. Chức năng của Nhà nước

a. Theo lĩnh vực tác động:

Nhà nước ra đời nhằm thực hiện hai chức năng truyền thống vốn có của nó là

chức năng cai trị (thống trị giai cấp) và chức năng xã hội (công quản, công quyền,

cung ứng dịch vụ công cho xã hội).

c.Theo nội dung tác động:

Các chức năng của nhà nước được phân thành: chức năng xây dựng và thực thi

hiến pháp, luật pháp; chức năng bảo đảm an ninh, quốc phòng; chức năng giáo dục đào

tạo, v.v...

3. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp

a. Khái niệm

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp là sự tác động có tổ chức và bằng

pháp quyền của bộ máy nhà nước lên các doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, trong các giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

b. Nội dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp

- Nhà nước hình thành quan điểm nhìn nhận về vai trò của doanh nghiệp, để ban

hành và thực thi pháp luật quản lý đối với các doanh nghiệp (Điều 161 luật doanh

nghiệp).

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách để giúp phát triển doanh nghiệp.

- Tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển: ổn định

môi trường chính trị, thực hiện chính sách đối ngoại có hiệu quả, mở mang phát

triển mạng lưới cơ sở hạ tầng: bưu chính, viễn thông, giao thông, tiền tệ, tài chính,

ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, xử lý tranh chấp và sai phạm trong

Page 17: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG …

Trung tâm Đào tạo E-Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Quản trị kinh doanh – Bài 1 Trang 17

kinh doanh theo luật định, đấu tranh loại bỏ quan liêu, tham nhũng, hư hỏng của bộ

máy và đội ngũ cán bộ công chức của bộ máy, trong việc thực hiện quản lý nhà nước

đối với các doanh nghiệp.