172
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHM BÙI ĐỨC HIỂN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị HÀ NỘI, 2016

BÙI ĐỨC HIỂN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI … · ... NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI ... quy định về quy chuẩn môi trường không

  • Upload
    doanque

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHẢM

BÙI ĐỨC HIỂN

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

HÀ NỘI, 2016

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHẢM

BÙI ĐỨC HIỂN

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

HÀ NỘI, 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc,

tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các

nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội.

Tác giả luận án

Bùi Đức Hiển

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận án xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Phạm Hữu

Nghị. Thầy đã luôn hướng dẫn, giúp đỡ tác giả tận tình suốt quá trình nghiên cứu để tác

giả có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu của mình.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM

SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ .......................................................... 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ............................................................... 7

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..................................... 18

1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án .......................................................... 20

CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG

KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG

KHÍ ................................................................................................................................... 25

2.1. Lý luận về môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí ...................... 25

2.2. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí ............................................................................................................................. 35

2.3. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật ...................... 41

2.4. Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong các công ước quốc tế 54

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI

TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................. 67

3.1. Thực trạng pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí và tiêu chuẩn

môi trường không khí ............................................................................................... 67

3.2. Thực trạng các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí ... 82

3.3. Thực trạng các quy định về phát hiện ô nhiễm môi trường không khí................... 103

3.4. Thực trạng các quy định về ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí 111

3.5. Thực trạng quy định về xử lý hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí .................. 116

CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM ................ 133

4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay

.........................................................................................................................................133

4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam ..... 135

4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở

Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 137

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên trái đất,

cung cấp điều kiện thiết yếu đảm bảo sự hình thành, tồn tại, phát triển của con người và

các sinh vật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, bên cạnh những

thành tựu, nhân loại cũng đã và đang đối mặt với nhiều mặt trái, đặc biệt là ô nhiễm môi

trường không khí… gây biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon,… đe dọa cuộc sống

của con người cũng như sinh vật trên thế giới [58].

Ở Việt Nam, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa đến nay, nhiều nhà máy,

xí nghiệp được thành lập đi vào sản xuất ở khắp các tỉnh, thành, nhưng sự phát triển

thiếu quy hoạch trong thời gian dài dẫn đến ô nhiễm không khí cũng ngày càng nghiêm

trọng. Trong một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường Đại học của Mỹ

thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giởi ở Davos, Thụy Sĩ thì Việt Nam nằm

trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới [85], điển hình là ở các đô thị

lớn như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp và làng nghề,… làm ảnh

hưởng lớn đến sức khỏe người dân, tác động tiêu cực đến mùa màng, quần thể động,

thực vật, các công trình xây dựng, thậm chí gâybiến đổi khí hậu... Cụ thể tại Tp. Hồ

Chí Minh, theo thống kê nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao

thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn

10μ tăng 1,07 lần). Tại Hà Nội theo dự đoán nếu không có biện pháp nào, nồng độ phát

thải bụi có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y

tế thế giới [125]. Thực tiễn này đặt ra vấn đề là phải hoàn thiện các cơ chế nhằm kiểm

soát ô nhiễm không khí có hiệu quả, bảo vệ môi trường, trong đó có việc hoàn thiện các

quy định pháp luật về vấn đề này. Vấn đề đặt ra, quy định và thực thi pháp luật, trong đó

có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí như thế nào để vừa giữ gìn được một môi

trường không khí sạch, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của

người dân đồng thời vẫn có các điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển

kinh tế đất nước là vấn đề hết sức quan trọng.

Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí

trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể thấy Luật quy định còn khá chung

chung, nhiều thiếu sót, chưa mang tính hệ thống, thiếu minh bạch, thiếu cụ thể dẫn tới

khó khả thi. Ví dụ: về nội hàm kiểm soát ô nhiễm không khí chưa được làm rõ, quy định

về đánh giá tác động môi trường không khí còn thiếu sót dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất,

kinh doanh vẫn có thể lách qua các quy định pháp luật để không phải lập báo cáo đánh

giá tác động môi trường; thiếu các quy định về phí bảo vệ môi trường với khí thải, về

2

xác định thiệt hại môi trường không khí,…Bên cạnh đó, quy định về quy chuẩn môi

trường không khí hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới; chưa có quy định cụ

thể về quy chuẩn môi trường không khí trong nhà. Những điểm thiếu sót hạn chế trong

các quy định pháp luật đã gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng

như người dân trong kiểm soát ô nhiễm không khí.

Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã, đang và sẽ tham

gia vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

(TPP), Liên minh thuế quan Nga, Kazakhstan, Belarusia,… Việc tham gia vào các sân

chơi chung này đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước phù

hợp với luật chơi chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia một số công ước

quốc tế về bảo vệ môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu, như: Công ước

khung về ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc, Nghị định thư Kyoto về ứng

phó với biến đổi khí hậu, Công ước về bảo vệ tầng ozon,... Bởi vậy, nghiên cứu, hoàn

thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí là một đòi hỏi cấp thiết.

Mặt khác, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân nộp thuế

để nuôi Nhà nước. Nhà nước có rất nhiều trách nhiệm trong đó có việc phải kiểm soát

các mặt trái của kinh tế thị trường (phát triển lệch lạc), trong cái lệch lạc đó là việc ngăn

chặn các hành vi làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí là

rất quan trọng. Nhà nước phải đảm bảo môi trường sống trong lành an toàn, lành mạnh

nhằm đảm bảo quyền lợi về tự nhiên của con người, và để thực hiện được điều này, Nhà

nước phải sử dụng pháp luật.

Ngoài ra, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chưa có một công trình

khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếp đến pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm không khí. Do vậy, tác giả lựa chọn chủ đề “Pháp luật về kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu sinh của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, pháp lý

và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Từ đó đề

xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, góp

phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nghiên

cứu sau:

3

- Phân tích nhận thức lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, pháp

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò;

mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chủ thể kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, đối tượng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, công cụ kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí, nội dung kiểm soát ô nhiệm môi trường không khí;

tiêu chí của điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm mô trường không khí;

- Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí ở

Việt Nam và chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;

- Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí ở Việt Nam hiện nay;

- Kiến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí

ở Việt Nam trong điều kiện mới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Về đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án chủ yếu là các quy định pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi

trường năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng có

sự quan tâm thích đáng đến việc nghiên cứu các quan điểm, lý thuyết khoa học về kiểm

soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng cũng như một số

các quy định pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí.

- Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,

pháp lý và thực tiễn xoanh quanh pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Không gian nghiên cứu của đề tài luận án là Việt Nam và thời gian nghiên cứu ở thời

điểm hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu để có những đánh giá mang tính toàn diện về chủ đề

nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ có sự quan tâm thích đáng đến pháp luật của một số nước

trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cũng như các cam kết khu vực,

quốc tế liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí trong mối quan hệ với ứng phó, thích nghi với biến đổi khí

hậu. Bởi nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là do việc xả thải quá nhiều chất ô nhiễm,

như CO2, CFCs,… vào bầu khí quyền trái đất gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và

biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần vào kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, luận án này sẽ không đi quá sâu vào phân tích

thực trạng pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, mà ứng phó với biến đổi chỉ là một

trong các nội dung quan trọng của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

4

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

Luận án cũng dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý

như: Luật Môi trường, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Lý luận về Nhà nước và Pháp

luật, Xã hội học pháp luật, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự,... Những luận

điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng

trên các Tạp chí chuyên ngành liên quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí, pháp luật

kiểm soát ô nhiễm không khí.

Các phương pháp được sử dụng trong luận án là: phương pháp phân tích – tổng

hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch,… Đồng thời luận án còn

dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Bộ Tài

nguyên và Môi trường, Tổng Cục Môi trường và các địa phương cũng như những thông

tin trên mạng Internet,... Cụ thể:

- Phương pháp luận chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử

dụng trong nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa hành vi xả thải các chất thải của

các cá nhân, tổ chức với ô nhiễm môi trường không khí; mối quan hệ giữa ô nhiễm môi

trường không khí và biến đổi khí hậu và nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí bằng pháp luật;

- Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng khi đánh giá, bình luận các

quan điểm, các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết

luận khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm đưa ra được khung

pháp luật hoàn thiện về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.

- Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để tổng quan các công

trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí, phương pháp so sánh, tổng hợp nhằm xác định rõ những kết quả đã nghiên cứu được

liên quan đến đề tài để kế thừa, đồng thời chỉ ra những vấn đề liên quan đến đề tài luận án

mà các công trình, bài viết trước đó còn bỏ ngỏ cần phải nghiên cứu bổ sung, phát triển.

- Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phỏng vấn chuyên

gia, các nhà quản lý để đánh giá các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nguồn gốc ra đời của kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, so sánh để phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường với quản lý nhà

nước về môi trường không khí, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn

chuyên gia cũng nhằm xác định các tiêu chí điều chỉnh pháp luật, nội dung điều chỉnh

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;

- Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá những

quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, so sánh đưa

5

ra các số liệu để đánh giá thực trạng, rút ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quy

định và thực hiện pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, để đánh giá thực tiễn thực hiện

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tác giả dự kiến sử dụng phương

pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu ý kiến quan điểm của các cơ quan quản lý nhà

nước, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và người dân về vấn đề này.

- Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp tọa đàm, phỏng vấn chuyên gia,

phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách,

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam đồng thời dự báo xu

hướng phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong tương

lai gần.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Đưa ra các khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở nội hàm của kiểm soát

và đặc thù của ô nhiễm môi trường không khí. Làm sáng tỏ nguồn gốc của thuật ngữ

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân biệt với thuật ngữ bảo vệ môi trường

không khí;

- Xây dựng các cơ sở lý luận nhằm xác định rõ mục đích kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ kiểm soát, nội dung kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí,…;

- Xác định nguyên tắc, nội dung điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, như: nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong

lành; nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững; nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động bảo

vệ môi trường không khí; nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường không khí phải

chịu trách nhiệm pháp lý, nguyên tắc hợp tác quốc tế và khu vực trong bảo vệ môt

trường.

- Đưa các tiêu chí điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí, như: tính dự báo, cảnh báo; tính phòng ngừa được rủi ro phát sinh; tính nhanh

chóng, kịp thời; tính cộng đồng trách nhiệm; tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu

vực và quốc tế.

- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí;

- Xây dựng luận cứ và đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hướng tới xây dựng Luật Không

khí sạch ở Việt Nam;

6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam là công trình nghiên cứu

quy mô, mới, từ góc độ khoa học pháp lý, trên cơ sở các quy định trong Luật BVMT

năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan. Luận án nghiên cứu làm rõ các vấn đề từ

lý luận, pháp lý đến thực tiễn về quá trình phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí,

phát hiện ô nhiễm không khí, ngăn chặn ô nhiễm không khí và xử lý ô nhiễm không

khí,... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đối

chiếu pháp luật hiện hành với pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới để

mổ xẻ, phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, bất cập. Từ đó đưa ra nhu

cầu, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí ở nước ta hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo tốt các cơ quan lập pháp,

lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi

trường nói chung, đặc biệt là sự ra đời của Luật Không khí sạch ở Việt Nam; cho việc

nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo cao học, đại học, cao đẳng chuyên ngành

luật. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan thực tiễn trong quá trình

thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường không khí.

7. Cơ cấu của luận án

Mở đầu

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí

Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí

Chương 3. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt

Nam hiện nay

Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí

Kết luận

Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án

Danh mục tài liệu tham khảo

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT

Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả

trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu sinh tổng quan tình

hình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm soát

ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường.

Môi trường không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường. Do

vậy việc tổng quan các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nói chung, kiểm

soát ô nhiễm môi trường nói riêng, trong đó có pháp luật trong lĩnh vực này sẽ tạo cơ sở

nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí. Về ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường

nói chung đã có nhiều công trình ở trong nước [8] [28] [94] [96] [118] và nước ngoài

[38] [137] [139] [140] [141] [146] nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều giác độ khác nhau

từ lý luận đến thực tiễn. Theo Từ điển mở Merriam-webster online trên cơ sở liệt kê các

nguyên nhân gây ô nhiễm đã chỉ ra: "Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô

nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức

khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và

cách quản lý của con người”[11]. Tổ chức Y tế thế giới dựa trên tác động của ô nhiễm

môi trường đến sức khỏe con người và sinh vật, trong một công trình nghiên cứu của

mình khẳng định, ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào

môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của

sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Tiếp cận dưới giác độ pháp lý dựa

trên tiêu chuẩn môi trường, quan điểm được ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi trường

của Trường Đại học luật Hà Nội hiểu: "Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các

thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu

đến con người và sinh vật” [96]... Có thể thấy, ô nhiễm môi trường đe dọa sự sinh tồn

cũng như phát triển của con người và sinh vật. Theo kết quả nghiên cứu của Diễn đàn

kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng

không khí thấp nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe[88], ô nhiễm môi trường

không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh ung thư phổi,...[

6] [110] [122] [124] [129]... Do vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường có vai trò vô cùng

8

quan trọng. Vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ thu hút sự quan tâm nghiên

cứu của học giả, các nhà khoa học các nước mà cả các tổ chức quốc tế, như các tổ chức,

như: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình môi trường liên hợp

quốc (UNEP) và nhiều tổ chức quốc tế khác,... cũng đã có những nghiên cứu, hoặc tài

trợ cho nhiều công trình nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Theo Bách khoa

toàn thư mở đã định nghĩa kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới giác độ liệt kê kiểm soát

các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường là các chất thải và phát thải đồng thời đề cao

biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, cụ thể: Kiểm soát ô nhiễm bao gồm việc

kiểm soát phát thải và chất thải vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm

soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu

tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tụ hoặc phát tán chất ô

nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống

ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả [11]. Kiểm soát ô

nhiễm môi trường (Polluton control) được hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các hoạt

động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô

nhiễm xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý làm giảm thiểu hay

loại trừ được nó. Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ phải được áp dụng

với cấu trúc có sẵn, đó chính là thể chế, luật pháp, chính sách văn bản, tiêu chuẩn, quy

định, các giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, quan

trắc và giám sát môi trường,...[124]. Có thể thấy dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật các công

trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy hoạt

động này được áp dụng chủ yếu trên hai phương diện là mục tiêu giảm thiểu và kiểm

soát các loại chất thải thông thường, chất thải nguy hại...;

Tiếp cận dưới giác độ pháp lý, quan điểm ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi

trường của Trường Đại học luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2007

cho rằng: kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của

các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường;

phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây

nên [96]. Đồng thời có phân biệt giữa kiểm soát ô nhiễm môi trường với quản lý nhà

nước về môi trường, trong đó kiểm soát ô nhiễm môi trường có nội hàm rộng hơn, thể

hiện ở nhiều khía cạnh như mục đích kiểm soát, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ

và phương tiện kiểm soát. Cụ thể mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường chính là

nhằm phòng ngừa, khống chế không để ô nhiễm môi trường xảy ra. Còn nếu vì các lý do

khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô nhiễm chính là hoạt động

xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm;

chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ là Nhà nước (thông qua các cơ

9

quan quản lý nhà nước về môi trường) mà còn bao gồm các doanh nghiệp, các cộng

đồng dân cư, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân,... Kiểm soát

ô nhiễm môi trường không chỉ thực hiện bằng biện pháp mệnh lệnh – kiểm soát bằng

các công cụ hành chính mà còn được thực hiện bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp

kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và yếu tố thị trường... trong đó các

yếu tố thị trường, yếu tố xã hội ngày càng được quan tâm cân nhắc, lựa chọn. Nội dung

của kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới giác độ pháp lý gồm: thu thập, quản lý và công

bố các thông tin về môi trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô

nhiễm; ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc

phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm,... [96].

Trong khi đó Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà

Nội lý giải kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới hai giác độ: Một là, kiểm tra về phương

diện môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở sản xuất, kinh

doanh kể từ khi đi vào hoạt động cho tới khi chấm dứt hoạt động và quá trình tự kiểm

tra, tự giám sát của chính cơ sở sản xuất, kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của

mình; hai là, quá trình theo dõi, kiểm tra về phương diện môi trường đối với cơ sở sản

xuất, kinh doanh kể từ thời điểm các cơ sở này được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo

đánh giá tác động môi trường đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn

môi trường. [94].

Không chỉ đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới các giác độ

khác nhau, một số công trình nghiên cứu còn xác định nội dung kiểm soát ô nhiễm môi

trường. Trong Luận án tiến sĩ: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt

động hàng hải ở Việt Nam, của Lưu Ngọc Tố Tâm đã liệt kê kiểm soát ô nhiễm môi

trường, gồm: đánh giá môi trường, quản lý chất thải, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi

trường; giải quyết các tranh chấp môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các

hoạt động cụ thể...[90]. Trong Dự án Nhiệm vụ điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu

chí khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn

quốc của Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng Cục Môi trường đã xác định, kiểm soát ô nhiễm

bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi trường (nguồn thải khí ô nhiễm,

nguồn thải nước ô nhiễm, nguồn thải chất thải rắn, nguồn thải tiếng ồn, nguồn thải bức

xạ), kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, kiểm soát ô nhiễm môi trường các

ngành sản xuất công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh ở các khu vực đô

thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các làng nghề... và kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường nước biển ven bờ [91].

10

Các khái niệm ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường được nêu và

phân tích ở trên là những kết quả nghiên cứu quan trọng của nhiều nhà nghiên cứu. Tác

giả sẽ có sự kế thừa hợp lý trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.

Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí.

Một là, về xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí. Qua khảo cứu một số các công trình nghiên cứu của nước

ngoài cũng trong nước có thể thấy trên thế giới kiểm soát ô nhiễm môi trường là thuật

ngữ vẫn còn rất mới trong nhiều ngôn ngữ của nhiều quốc gia. Thuật ngữ này được bắt

đầu được đề cập từ năm 1960 của thế kỷ XX sau những cảnh báo được đưa ra bởi các

nhà khoa học khi nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng tiêu

cực của nó đến con người và sinh vật. Ở Việt Nam, qua khảo cứu các công trình nghiên

cứu, tác giả chưa thấy một công trình nào nghiên cứu bài bản về vấn đề này, thậm chí

trong các giáo trình, các luận án về kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng chưa chỉ ra [8]

[28] [67] [77] [94] [96] [100] [110] [118]... Tuy vậy, nghiên cứu chính sách, pháp luật

môi trường Việt Nam cho thấy thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường mới được chính

thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do vậy, trong đề tài

luận án này tác giả sẽ nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát triển cũng như

ghi nhận trong pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Hai là, tổng quan các công trình nghiên cứu về khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Ô nhiễm môi trường

không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần

không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn

xa do bụi [92]. Hiện nay, đã có môt số công trình, đề tài, bài viết trong và ngoài nước

[7] [67] [77] [96] [101] [110] nghiên cứu về vấn đề này dưới giác độ pháp lý đã dựa trên

cơ sở quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí để xác định ô nhiễm môi trường không

khí. Trong Luận văn thạc sĩ: Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam – Thực

trạng và hướng hoàn thiện của ThS. Vũ Thị Duyên Thủy đã định nghĩa: ô nhiễm môi

trường không khí là tình trạng không khí có xuất hiện một, một số chất lạ hoặc một sự

biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý, hóa vốn có

của nó và sự thay đổi này phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. [110]. Nguyên

nhân của ô nhiễm môi trường không khí là do cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo gây ra. Yếu

tố tự nhiên gồm hoạt động núi lửa, cháy rừng, bão bụi, quá trình phân hủy động thực vật

tự nhiên; nguồn nhân tạo như, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh, hoạt

động công nghiệp… [100]. Có thể thấy, hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng

11

tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn

các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp

làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Việc sử dụng nhiều các

phương tiện giao thông như ô tô, xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm tiếng ồn và khí

thải đáng lo ngại [135] [136] [137]. Việc thải các chất gây ô nhiễm vào tự nhiên đã làm

ô nhiễm bầu khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con

người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã

gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính

là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFCs

là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện

tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 –

3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế

kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt

độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng

0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái

Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí

hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng

thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện

tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ

thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của

khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng [62].

Do vậy, giữ gìn môi trường không khí được trong lành, để bảo vệ được tầng ozon, ứng

phó với biến đổi khí hậu, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

có hiệu quả.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một thuật ngữ mới mang tính

chuyên sâu. Nếu kiểm soát ô nhiễm môi trường bao hàm trong đó là kiểm soát ô nhiễm

đất, nước,… thì kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí mang tính đặc thù hơn. Hiện

nay, có một số công trình nghiên cứu [67] [77] [96] [100] [110] [116] đã đưa ra các ý

kiến về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể trong đề tài: Pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm không khí của tác giả Hà Thị Phương Ngọc đã định nghĩa: kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí là hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như tổ chức,

cá nhân, tiến hành để bảo vệ môi trường không khí khỏi những tác động bất lợi từ phía

con người và những biến đổi bất thường của tự nhiên[77]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu

cũng chỉ ra kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gồm những hoạt động, như: ban

hành, tổ chức, thực hiện quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, bao gồm nhóm quy

12

chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh và nhóm quy chuẩn về khí thải;

hoạt động đánh giá tác động môi trường không khí; hoạt động kiểm soát các nguồn thải

vào môi trường không khí; hoạt động ngăn chặn, hạn chế ô nhiễm, sự cố, phục hồi môi

trường không khí; hoạt động xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường không khí nói riêng

muốn hiệu quả cần phải được pháp luật điều chỉnh.

Như trình bày trên có thể thấy, cho đến nay các công trình nghiên cứu trong nước

mặc dù đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên

các khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,… Hơn nữa,

khi phân tích khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, các đề tài

này lại tiếp cận dưới giác độ liệt kê các quy định, gồm: các quy định pháp luật về quy

chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không

khí, khắc phục ô nhiễm không khí, và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm

không khí [100]. Việc liệt kê sẽ giúp xác định được cụ thể từng nội dung nghiên cứu,

mặt khác cũng có thể dẫn tới trường hợp không liệt kê được đầy đủ nội dung của vấn đề

nghiên cứu. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ kế thừa cách

hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, trên cơ sở đó xây dựng một khái niệm mới có thể khắc phục được

một số hạn chế của các khái niệm này.

Ba là, tổng quan các công trình nghiên cứu về đặc điểm kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Không khí

là một thành phần của môi trường nên có những đặc điểm chung của môi trường, tuy

nhiên môi trường không khí cũng có những đặc thù riêng khác biệt so với môi trường

đất, môi trường nước,… Vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu phân tích, nhận

diện [67] [77] [96] [100] [110], trong đó trong đề tài: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí, của tác giả Nguyễn Kim Thoa đã nhấn mạnh một số đặc điểm,

như: không khí không thể phân chia được cho nên không có biên giới, nó có phạm vi rất

rộng lớn và điều này dẫn tới việc xác định quyền sở hữu và sử dụng không khí là không

thể. Không khí thuộc quyền sở hữu của tất cả các quốc gia, tổ chức và cá nhân. Do vậy

rất khó kiểm soát được ô nhiễm không khí nên cần phải kiểm soát được khí thải trước

khi nó được thải ra ngoài môi trường; giá trị môi trường không khí không biểu hiện

ngay trước mắt, đặc biệt là lợi ích kinh tế, hơn nữa ảnh hưởng của không khí thường tác

động đến sức khỏe con người mang tính lâu dài nên mọi người chưa quan tâm bảo vệ; ô

nhiễm môi trường không khí là tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, do vậy ứng phó với

biến đổi khí hậu cần gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; kiểm soát ô

nhiễm không khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến,…[100].

13

Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định pháp

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo phát triển bền

vững đất nước, việc tạo hành lang pháp lý cho vấn đề này đóng vai trò quan trọng. Theo

hướng nghiên cứu này hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu tập trung vào các

nội dung pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí, như [15]

[42] [61] [67] [77] [90] [100] [110] [113] [116]… trong đó đề tài: Pháp luật về bảo vệ

môi trường không khí ở Việt Nam, của tác giả Lê Thị Phương Thảo đã tập trung phân

tích thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; pháp luật về đánh

giá tác động môi trường không khí; pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá

nhân trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý các hành vi làm ô nhiễm

môi trường không khí,...[116];

Một là, về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí. Quy chuẩn kỹ thuật môi

trường nói chung, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí nói riêng là xương sống của

chu trình kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng như môi trường không khí. Nếu không có

quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì sẽ không thể xác định đánh giá được hiện trạng môi

trường, mức độ ô nhiễm môi trường,... Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 gọi

thuật ngữ này là tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực,

giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Tuy nhiên,

theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố

bắt buộc áp dụng được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường (Điều 1). Sự

thay đổi này là nhằm phù hợp với các quy định trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ

thuật năm 2006. Đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước có đề cập đến quy chuẩn

kỹ thuật môi trường không khí [42] [67] [77] [100] [113] [116]. Trong đề tài Pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Kim Thoa

đã phân tích: "Quy chuẩn kỹ thuật môi trường nói chung và quy chuẩn kỹ thuật môi

trường không khí nói riêng được hiểu là giới hạn cho phép của các thông số về chất

lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi

trường”[100]. Đối với môi trường không khí chuẩn mực này được hiểu là mức độ hoặc

phạm vi giới hạn các chất ô nhiễm nhất định trong thành phần môi trường không khí đó.

Các giới hạn ấy được cơ quan nhà nước sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường

không khí, kiểm soát ô nhiễm không khí, dự báo những thay đổi trong thành phần không

khí. Từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường không khí. Về vấn

14

đề này trong đề tài: Khía cạnh pháp lý của tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí

Việt Nam, của tác giả Trần Thị Thúy cũng phân tích đặc điểm và vai trò của quy chuẩn

kỹ thuật môi trường không khí; các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý, kinh tế - xã hội của quy

chuẩn môi trường không khí; thực trạng pháp luật môi trường về quy chuẩn kỹ thuật

môi trường không khí: gồm quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh

và quy chuẩn về khí thải; trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm quy chuẩn kỷ

thuật môi trường không khí. Qua đó, đánh giá pháp luật hiện hành của Việt Nam đang

thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số quy

chuẩn đã lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra kiến

giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Hai là, tổng quan các công trình nghiên cứu các quy định về nghĩa vụ của các tổ

chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thực tiễn

cho thấy ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đa

phần là do các cá nhân, tổ chức gây ra trong các hoạt động của mình gây ra do vậy họ là

chủ thể đầu tiên có vai trò quan trọng trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đối với

môi trường không khí, do có phạm vi rộng, phát tán nhanh, không xác định được chủ sở

hữu nên để kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí vai trò phòng ngừa của các cá

nhân, tổ chức càng trở nên quan trọng hơn. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu

chuyên biệt về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, ở nước ta trong một số công trình nghiên cứu

[67] [77] [96] [100] [110] [113] [116] [128] cũng đã đề cập vấn đề này, trong đó phân tích

các quy định pháp luật môi trường hiện hành về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá

nhân khi tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, như: cá nhân

phải có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi có các dự án đầu tư có

nguy cơ làm ô nhiễm môi trường không khí; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kiểm

soát nguồn thải động, nguồn thải tĩnh; trách nhiệm ngăn chặn, phục hồi hiện trạng môi

trường không khí,... Tuy nhiên, do không nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này nên đa

phần các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu rạch ròi các quy định về nghĩa vụ của tổ

chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công,

hạn chế của các quy định pháp luật về vấn đề này. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề

tài luận án, tác giả sẽ tiếp thu các kết quả nghiên cứu trên, như: về chủ thể có nghĩa phải

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; trách nhiệm, nghĩa vụ, công cụ, phương tiện

của các chủ thể này trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Ba là, tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường

không khí (ĐTM). Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích dự báo những tác

động xấu đối với môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi

15

trường khi triển khai dự án đó [96]. Đánh giá tác động môi trường áp dụng với các dự án

đầu tư cụ thể có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí.

Đánh giá tác động môi trường lần đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ năm 1970 trong

Luật về chính sách môi trường quốc gia. Sau đó ĐTM được lan rộng sang các hệ thống

pháp khác như Anh, Cộng hòa liên bang Đức và phần lớn Bắc Âu. Do tầm quan trọng

của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nên các định chế tài chính quốc tế

như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á đã tích cực thúc đẩy việc tiến

hành ĐTM. Đánh giá tác động môi trường ĐTM đã được chính thức ghi nhận trong Luật

Bảo vệ môi trường năm 1993 của Việt Nam. Trong luận văn thạc sĩ: Pháp luật Việt Nam

về đánh giá tác động môi trường, thực trạng và hướng hoàn thiện, của tác giả Võ Trung

Tín, Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2005, đã phân tích thực trạng pháp luật Việt

Nam về đánh giá tác động môi trường, trong đó có đánh giá tác động môi trường không

khí. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khác [67] [77] [96] [100] [110] tuy

không trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về đánh giá tác động môi trường không

khí, nhưng cũng có đề cập đến hiện trạng các quy định pháp luật về đánh giá tác động

môi trường chỉ ra những bất cập trong quy định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch

vụ thẩm định, về ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đầu tư,... Đây cũng là

cơ sở quan trọng cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án liên quan

đến vấn đề này.

Bốn là, tổng quan các công trình nghiên cứu về tổ chức và trách nhiệm của các

cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đảng và Nhà

nước ta đã khẳng định bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và là nghĩa vụ

của mọi tổ chức, cá nhân. Nhân dân thành lập ra nhà nước để quản lý xã hội, nộp thuế

để Nhà nước thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có trách nhiệm

kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Do vậy, Nhà

nước phải có trách nhiệm hàng đầu trong kiểm kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí. Hiện nay, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về trách

nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên đã có một

số công trình nghiên cứu chung về tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về môi

trường, như: Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, của

Ban khoa giáo trung ương và Bộ Khoa học công nghệ và môi trường năm 2001 [4],

Thực tiễn áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện, nay của

tác giả Chu Hoa [48], Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, của Phạm Ngọc

Đăng[29]... Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu nhỏ về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí trong đó có đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý

nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí [67] [77] [96] [100] [110]

16

[116]. Trong đó chỉ ra trách nhiệm của nhà nước trong thành lập hội đồng thẩm định,

thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không khí, xây dựng quy chuẩn kỹ

thuật môi trường không khí, quan trắc hiện trạng, thông tin tình hình môi trường không

khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh

việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ góp phần đảm bảo quyền con người được sống

trong một môi trường không bị ô nhiễm, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường

không khí,... Không chỉ vậy một số nghiên cứu cũng đánh giá hoạt động quản lý nhà

nước về môi trường nói chung, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là

chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và hội nhập quốc tế. Rất nhiều các vụ việc ô nhiễm môi trường được phanh phui thời

gian gần đây, như vụ Ve dan, ô nhiễm môi trường Thạch Sơn,... đã cho thấy sự bất lực

của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Năm là, tổng quan các công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý đối với

hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí của các tổ chức, cá nhân chủ sở hữu nguồn

thải. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí xét cho cùng là kiểm tra, giám sát các

hành vi của các tổ chức, cá nhân có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường không khí. Do vậy

khi cá nhân, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ phòng ngừa ô nhiễm môi trường

không khí của mình mà có hành vi gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường không khí thì họ

cần phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định. Các công trình, bài viết nghiên cứu

về vấn đề này, như: Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi

làm ô nhiễm môi trường gây ra, của tác giả Bùi Kim Hiếu; Những điểm mới về tội phạm

môi trường trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009, của PGS.TS. Phạm Văn Lợi; Ngăn

ngừa, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng – Nhìn từ cơ chế,

chính sách, pháp luật về đầu tư, tài chính, lao động, đất đai, môi trường, của

PGS.TS.Phạm Hữu Nghị,... [23] [33] [42] [60] [69] [77] [100] [110] [116] đã chỉ ra các

trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự, dân

sự và trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp nhân.

Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi làm ô

nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách nhiệm hành chính, trách

nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị pháp nhân khi có hành vi làm ô

nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công

trình phản bác lại việc đề nghị hình sự hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm

môi trường do mâu thuẫn với lý luận của luật hình sự về yếu tố lỗi.

Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí tầm xa.

17

Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí

tầm thấp xung quanh chúng ta mà còn ảnh hưởng đến môi trường không khí tầm xa mà

xét cho đến cùng thì hậu quả của nó đều tác động nguy hiểm đến sự tồn tại và phát triển

của con người. Khoa học đã chứng mình nếu thải quá nhiều chất thải như clo, flo,

cacbon, CO2 thì tầng ozon sẽ bị hiện tượng hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây nên

biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong những giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là

phải hạn chế thải các chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam

được Ngân hàng phát triển châu Á hỗ trợ: Climate Change in Asia: Viet Nam country

report, Asian Development Bank, 1994 đã cho thấy khí hậu ở châu Á đã có sự thay đổi

theo chiều hướng ngày càng xấu đi cả môi trường đất, nước và đặc biệt là không khí;

hay trong bài viết "Carbon-related border tax adjustment: mitigating climate change or

restricting international trade?" của Christine Kaufmann, Rolf H. Weber có phân tích

việc các quốc gia đánh thuế đối với các hàng hóa chứa nhiều hàm lượng cacbon có phải

sẽ giúp ứng phó được với khí hậu hay chỉ là biện pháp để cản trở tự do thương mại;

trong khi đó bài viết "Air quality: legal and policy issues”, của tác giả Scott Lyness.

Env. Law 2010, 56, 6-20. [Environmental Law], Publication Date: 2010 lại bàn về chính

sách và pháp luật để xây dựng một môi trường không khí chất lượng nhằm đảm quyền

được sống trong môi trường trong lành; trong bài viết “International treaties and US

laws as tools to regulate the greenhouse gas emissions from ships and ports”, của

Richard Hildreth, Alison Torbitt. I.J.M.C.L. 2010, 25(3), 347-376, International Journal

of Marine & Coastal Law, Publication Date: 2010 lại khẳng định ở Hoa Kỳ để kiểm soát

được khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngoài các công ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon,

ứng phó với biến đổi khí hậu, Hoa Kỳ cũng đã ban hành nhiều đạo luật trong nước về

vấn đề này. Đây là hai công cụ pháp lý quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm của nước

này, bài viết “The institutional and contractual instruments of Kyoto's Clean

Development Mechanism”, của tác giả Jean-Charles Bancal, Julia Kalfon, International

Business Law Journal 2009 thi lại nói đến việc tạo cơ chế pháp lý và dân sự để giúp phát

triển sạch tại Tokyo và để hướng tới môi trường không khí sạch nhiều nước đã xây dựng

hẳn một đạo luật về không khí sạch “History of the Clean Air Act”, nguồn

http://epa.gov/air/caa/caa_history.html,… Ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên

cứu về vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và cơ chế phát triển sạch ứng

phó với biến đổi khí hậu, như: bài viết "Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa",

Nguyễn Phúc Thủy Hiền, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 năm 2001; luận văn thạc sĩ:

Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện

các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát

thải khí nhà kính, của Thạc sĩ Phạm Văn Hảo, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm

18

2012; đề tài khoa học cấp Trường: Xu hướng biến đổi khí hậu và những vấn đề pháp lí

đặt ra đối với Việt Nam, của do TS. Phạm Văn Võ làm chủ nhiệm, Trường Đại học Luật

Tp. Hồ Chí Minh năm 2013,… đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí với ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó khẳng định ô nhiễm

môi trường không khí là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu và ứng phó với

biến đổi khí hậu phải dựa trên cơ sở kiểm soát hiệu quả các chất gây hiệu ứng nhà kính.

Để thực hiện được điều này chính là phải hoàn thiện cơ chế pháp lý về hạn ngạch khí

thải trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí

hậu và phát triển sạch. Ví dụ như TôKyo, hay các nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát

triển của đạo luật không khí sạch trên thế giới...

Bên cạnh đó, để phục vụ cho luận án, nghiên cứu sinh còn tổng quan các công

trình nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau về các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, như: "Air pollution control engineering" của tác giả McGrew- HUI,

Inc, Philippe Sands, 1995 phân tích về kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí; bài viết The "financial mechanism" and "flexible mechanisms" of the United

Nations Framework Convention on Climate Change, của tác giả Jean-Charles Bancal,

International Business Law Review 2009 thì phân tích về cơ chế tài chính và sử dụng

linh hoạt các công cụ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong Công ước về

chống biến đổi khí hậu,.. Ở Việt Nam để kiểm soát bảo vệ môi trường không khí, có

nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này, có thể liệt kê: [7] [8] [12] [17] [20]

[33] [41] [50] [60] [72] [90] [69] [100] [116] [140] [141] [142]… Các công trình nghiên

cứu trong và ngoài nước này đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới

giác độ kinh tế, kỹ thuật,… trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ thuật

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và cơ chế linh

hoạt trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc của luật môi trường

quốc tế đó là bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành,…

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên năm phương diện lớn, như: tổng

quan các công trình, các bài viết nghiên cứu chung về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô

nhiễm môi trường; về ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí; về nguồn gốc của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi

trường không khí; về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí tầm xa và việc hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Qua việc khảo cứu các tài liệu nghiên cứu về

vấn đề này có thể thấy, các nghiên cứu đã làm được những vấn đề sau:

19

Thứ nhất, các công trình, bài viết, khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình đã đưa ra

được khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường không khí. Ở giác độ nhất

định cũng đã nêu được khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Thứ hai, các công trình, bài viết, khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình đã phần nào

phân tích được các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí;

đánh giá tác động môi trường nói chung trong đó có đánh giá tác động môi trường

không khí; nghĩa vụ phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi

trường không khí của các tổ chức cá nhân; phân tích làm rõ các quy định pháp luật về tổ

chức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí; về thông tin tình hình môi trường, quan trắc hiện trạng môi

trường cũng như xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng phân tích về tác động

của ô nhiễm môi trường không khí với tầng ozon và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong

đó đặt ra vấn đề để kiểm soát được hiện tượng hiệu ứng nhà kính cần phải có sự hợp tác

của các quốc gia trong hạn chế khí thải gây biến đổi khí hậu.

Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa

những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục

nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng như thực tiễn.

1.2.2. Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục

nghiên cứu

Qua các công trình nghiên cứu đã công bố và được tác giả tổng quan cho thấy việc

nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam vẫn còn

những hạn chế, thiếu sót, bất cập sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra một quan niệm đầy đủ về kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là chưa tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ này;

Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một cách bài bản về nguồn gốc

của sự ra đời của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;

Thứ ba, các công trình tuy có đưa ra đặc điểm của môi trường không khí và kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên chưa công trình nào có sự phân biệt rạch

ròi giữa thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường với thuật ngữ bảo vệ môi trường; đặc

điểm của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong mối quan hệ với

biến đổi khí hậuntoàn cầu…

Thứ tư, các công trình nghiên cứu mặc dù có liệt kê nội dung của pháp luật kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào

20

định ra các tiêu chí để đánh giá cũng như yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí hiện hành;

Thứ năm, về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Có thể thấy đa

phần các công trình tập trung nghiên cứu nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí chủ yếu bằng công cụ pháp lý và hành chính mà chưa tập trung vào nghiên

cứu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên các công cụ kinh tế, các yếu tố xã

hội và các yếu tố thị trường.

Thứ sáu, một số nghiên cứu liên quan đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, ví dụ về tiêu chuẩn môi trường không khí, đánh giá tác động môi

trường không khí… đã lạc hậu không còn phù hợp với pháp luật và thực tiễn pháp lý.

Thứ bảy, các công trình nghiên cứu đa phần chưa lý giải rõ cơ sở, mối quan hệ giữa

các chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự trong xử lý các hành vi làm ô

nhiễm môi trường không khí dẫn tới khó khăn trong quá trình áp dụng. Việc đặt ra trách

nhiệm hình sự đối với pháp nhân đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường, trong đó có

môi trường không khí vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất do có

sự mâu thuẫn về cơ sở lý thuyết của vấn đề.

Thứ tám, chưa có nhiều nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới trong

lĩnh vực này một cách bài bản, từ đó so sánh với thực tiễn Việt Nam giúp chúng ta có

nhìn nhận vấn đề khách quan toàn diện và khoa học để hoàn thiện khung pháp lý kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí, hướng tới xây dựng Luật không khí sạch hoặc Luật

Kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam.

Thứ chín, qua các công trình nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí ở Việt Nam được tác giả tổng quan cho thấy chưa có công trình nghiên cứu

nào đưa ra được giải pháp mang tính hệ thống, toàn diện và bài bản về vấn đề này.

Trên cơ sở những vấn đề đặt ra, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ đề xuất các kiến nghị,

giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí ở Việt Nam.

1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Luận án được triển khai với các câu hỏi về khía cạnh lý luận, khía cạnh pháp luật thực

định để làm rõ mục đích của luận án đó là:

Thứ nhất, môi trường là gì, môi trường không khí là gì, ô nhiễm môi trường là gì, ô

nhiễm môi trường không khí là gì? Ô nhiễm môi trường không khí gây ra tác hại gì? và

tại sao phải kiếm soát ô nhiễm môi trường không khí? Kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí bằng công cụ gì?

21

Thứ hai, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí là gì? Nội hàm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ?

Chủ thể nào có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Đối

tượng, công cụ, phương tiện, mục đích kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?

Thứ ba, các đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân biệt với

kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước;

Thứ tư, xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ra đời từ

khi nào? Cơ sở của sự ra đời đó là do đâu? Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

khác gì với bảo vệ môi trường không khí?

Thứ năm, lý thuyết điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí gồm những gì?

Thứ sáu, tiêu chí nào để đánh giá điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí?

Thứ bảy, pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới quy định thế nào vê kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí?

Thứ tám, thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí ở Việt Nam như thế nào?

Thứ chín, thực tiễn áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí Việt Nam ra sao?

Thứ mười, yêu cầu, quan điểm nào đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí? Giải pháp nào cho việc hoàn thiện pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?

1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Luận án nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa

trên các lý thuyết sau:

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên coi trọng phòng

ngừa là chính;

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí để bảo đảm phát triển

bền vững quốc gia;

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm ứng phó với biến

đổi khí hậu;

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm bảo vệ quyền được

sống trong môi trường trong lành;

22

1. 3.3. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài

- Quan niệm về môi trường, môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không

khí, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường không khí và các công cụ kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí chưa toàn diện, chưa rõ ràng;

- Cơ sơ lý luận của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt

Nam chưa đầy đủ, toàn diện;

- Các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn bất cập,

thiếu sót, tản mạn, chưa có tính hệ thống.

- Thực trạng áp dụng, thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí còn gặp nhiều vướng mắc.

- Chưa có phương hướng rõ ràng, xuyên suốt, lâu dài về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí. Các giải pháp còn chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp mang tính đặc

thù để khắc phục những hạn chế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và bảo

đảm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả.

Kết luận Chƣơng 1

Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi

trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường,

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Qua đó chỉ ra cách hiểu khác nhau về ô

nhiễm môi trường không khí, dưới giác độ liệt kê, dưới giác độ y học và dưới giác độ

pháp lý.Dưới giác độ pháp lý, các nghiên cứu chỉ ra: ô nhiễm môi trường là sự biến đổi

của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng

xấu đến con người và sinh vật. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đều khẳng định

những ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi trường đến con người và sinh vật. Hai là, các

công trình nghiên cứu đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của

kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu thập, quản lý và công bố các thông tin về môi

trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; ban hành và áp

dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc phục tình trạng môi

trường bị ô nhiễm,...

Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí. Đã khảo cứu các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về

xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí từ năm 1960 đến nay. Từ đó chỉ ra thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường

mới được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do

vậy, trong đề tài luận án này tác giả sẽ nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát

triển cũng như ghi nhận trong pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi

23

trường. Bên cạnh đó, Chương này cũng tổng quan các công trình nghiên cứu về khái

niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở các giác độ khác nhau từ

giác độ pháp lý, cho đến giác độ liệt kê,... Qua đó cho thấy mặc dù các công trình nghiên

cứu đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chỉ ra đặc

điểm của ô nhiễm môi trường không khí như: không khí không thể phân chia, khó xác

định quyền sở hữu; giá trị môi trường không khí không biểu hiện ngay trước mắt, đặc

biệt là lợi ích kinh tế; kiểm soát ô nhiễm không khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên

tiến,… Mặc dù vậy, các nghiên cứu khi đưa ra các khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,…

Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Qua đó, một

là, chỉ ra pháp luật hiện hành của Việt Nam đang thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường

không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số quy chuẩn đã lạc hậu so với các nước

trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề

này; hai là, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu các quy định về nghĩa vụ của tổ

chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công,

hạn chế của các quy định pháp luật về vấn đề này; ba là, đã có một số công trình nghiên

cứu về đánh giá tác động môi trường, tuy không trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu pháp

luật về đánh giá tác động môi trường không khí, nhưng cũng có đề cập đến hiện trạng

các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường chỉ ra những bất cập trong quy

định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch vụ thẩm định, về ý kiến của cộng đồng dân

cư nơi thực hiện dự án đầu tư,...; bốn là, về trách nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí,các công trình nghiên cứu đã chỉ ra trách nhiệm của nhà

nước trong thành lập hội đồng thẩm định, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường không khí, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, quan trắc hiện

trạng, thông tin tình hình môi trường không khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà

nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ góp phần

đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, xử lý các

hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí,... Không chỉ vậy một số nghiên cứu cũng

đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói chung, trong đó có kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí là chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năm là, về trách nhiệm pháp lý đối

với hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Các các công trình nghiên cứu đã chỉ ra

các trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự,

dân sự và trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp nhân.

24

Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi làm ô

nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách nhiệm hành chính, trách

nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị pháp nhân khi có hành vi làm ô

nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công

trình phản bác lại việc đề nghị hình sự hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm

môi trường do mâu thuẫn với lý luận của luật hình sự về yếu tố lỗi.

Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí tầm xa. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước này

đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật,…

trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và cơ chế linh hoạt trong ứng phó với

biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc của luật môi trường quốc tế đó là bảo đảm

quyền được sống trong môi trường trong lành,…

Thứ năm, đã chỉ ra những thành tựu trong các công trình nghiên cứu mà luận án

kế thừa và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu

đáo cần tiếp tục nghiên cứu;

Thứ sáu, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án dựa trên lý

thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí lấy phòng ngừa là chính, bảo đảm quyền

được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững và nhằm ứng phó với

biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành;

Thứ bảy, đặt ra một loạt các câu hỏi nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; đưa ra các lý thuyết nghiên cứu và các giả

thuyết nghiên cứu để giải quyết được hiệu quả các câu hỏi nghiên cứu.

25

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG

KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ

2.1. Lý luận về ô nhiễm môi trƣờng không khí và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng

không khí

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí

2.1.1.1. Khái niệm môi trường không khí

Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam có nhiều cách hiểu khác nhau về môi

trường. Dưới giác độ triết học, môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự

nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối

quan hệ với con người hay sinh vật ấy [130,tr618]. Dưới giác độ phát triển bền vững,

tác giả cho rằng môi trường được hiểu bảo gồm cả môi trường tự nhiên và môi

trường xã hội. Còn theo quan điểm được ghi nhận trong Luật Bảo vệ Môi trường

2005 thì, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con

người, có tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh

vật. Luật Bảo vệ môi trường 2014 hiện hành định nghĩa về môi trường một cách xúc

tích hơn, coi môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác

động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [83]. Tuy nhiên, theo

định nghĩa này cũng chưa thể hiện được mối quan hệ biện chứng giữa con người và môi

trường (chúng ta chỉ thấy sự tác động một chiều từ môi trường đến con người mà không

thấy con người cũng có thể tác động trở lại môi trường. Do vậy, trong luận án này tác

giả hiểu môi trường là hệ thống các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có tác động

qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Các yếu tố tự nhiên, gồm

đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.

Còn các yếu tố vật chất nhân tạo do con người tạo ra, như: đường xá, cầu cống, sân

bay, bến cảng, nhà ga,… Các yếu tố này tác động đến sự tồn tại và phát triển của con

người và sinh vật và ngược lại con người cũng tác động trở lại nó theo chiều hướng

tốt lên hoặc xấu đi.

Còn không khí là yếu tố tự nhiên, một thành phần của môi trường, cấu thành môi

trường sống. Quan niệm chung trên thế giới, không khí hay khí quyển được hiểu đơn

giản là khối khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hút của trái đất. Không khí là

một phần của khí quyển, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với con người cũng như dễ bị con

người tác động đến [59]. Dưới góc độ hóa lý, theo quan điểm được ghi nhận trong Giáo

trình trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014 thì, không khí là một hỗn hợp của các chất

26

khí, không khí không màu, không mùi và không vị, trong không khí có 0,95% oxy, 78,9%

nito, 0,93% acgong, 0,32% dioxit cacbon. Ngoài ra không khí còn có một số khí hiếm

khác như: metan, hêli, neon, krypton và hơi nước [97,165]. Tuy nhiên, cũng theo cách

hiểu này, tài liệu khác lại cho rằng thể tích oxy trong môi trường không khí không phải

là 0,95% mà chiếm 20,9%. Cụ thể: môi trường không khí là lớp chất khí bao quanh

hành tinh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất. Nó gồm có nitơ (78,1%

theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao

động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Qua đó có thể thấy cách hiểu

về môi trường không khí chưa hẳn đã có sự đồng nhất với nhau. Tác giả cho rằng, môi

trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp

dẫn của trái đất, như nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ

agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí

khác có tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Trong

mối quan hệ giữa con người với môi trường không khí có sự tác động qua lại lẫn nhau,

không chỉ có không khí tác động đến con người mà con người cũng tác động trở lại đến

môi trường không khí, theo đó con người có thể giữ/làm cho môi trường không khí

trong lành hơn, nhưng cũng có thể làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm hơn. Môi

trường không khí phải có những đặc điểm sau:

2.1.1.2. Đặc điểm của môi trường không khí

Môi trường không khí là một bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống, do

đó ngoài các đặc điểm chung của môi trường, so với môi trường đất, nước, môi trường

không khí có nhiều điểm khác biệt từ tính chất lý hóa đến vai trò, tầm quan trọng của

không khí đối với mọi mặt của đời sống xã hội:

Thứ nhất, với tính cách là một thành phần của môi trường sống, môi trường không

khí được cấu thành bởi các yếu tố khác so với môi trường đất, môi trường nước. Theo đó

môi trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao trùm toàn cầu và có sự gắn kết chặt chẽ

với nhau, như: nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon

(0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác để

cung cấp dưỡng khí thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật;

Thứ hai, môi trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền nhanh. Như đã

phân tích ở trên môi trường không khí bao gồm các phần tử khí bao quanh trái đất, các

phần tử khí này luôn chịu tác động của các hiện tượng tự nhiên cũng như nhân tạo của

con người, như: gió làm khuếch tán môi trường không khí, mưa làm các phần tử khí có

xu hướng bị co kéo, biến đổi; bão, ánh sáng, âm thanh cũng làm cho các phần tử không

khí bị tác động, biến đổi không ngừng…;

27

Thứ ba, môi trường không khí không thể phân chia được ranh giới. Còn môi

trường đất hay môi trường nước đều có thể phân chia được ranh giới. Đất đai không chỉ

là cơ sở vật chất cấu thành nên một quốc gia mà còn có vai trò quan trọng với đời sống,

sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Con người xây nhà ở và các công trình

trên đất, trồng trọt, chăn nuôi trên đất,… Trên trái đất diện tích đất tự nhiên rộng lớn và

được chia thành 6 châu lục: châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Nam Cực, đất

đai tại các châu lục này lại được phân chia thành trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có

vị trí, ranh giới rõ ràng, xác định. Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đó lại chia thành

các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Ví dụ: Việt Nam được chia nhỏ thành các đơn vị tỉnh,

các tỉnh chia nhỏ thành các huyện các huyện chia nhỏ thành nhiều xã và các đơn vị này

có vị trí, ranh giới rõ ràng, xác định trên thực địa. Còn môi trường nước là cơ sở quan

trọng của sự sống hay nói cách khác, nước là sự sống, không có nước thì không có sự

sống, điều đó lý giải tại sao các nhà khoa học đi tìm sự sống trên hành tinh khác, cái đầu

tiên họ tìm là hành tinh đó có nước hay không. Trên trái đất có nguồn nước rất lớn với ¾

bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, trong đó có trên 97% là nước biển còn hơn 2% là

nước ngọt. Sự đa dạng phong phú về nguồn nước là cơ sở tạo nên sự đa dạng về các loài

sinh vật trên trái đất. Môi trường nước mặc dù bao phủ phần lớn trái đất như nước trên

các đại dương, nhưng rõ ràng có thể phân chia được ranh giới, bởi các yếu tố tự nhiên,

cũng như yếu tố nhân tạo và kỹ thuật. Ví dụ: nước giữa các hồ, biển hồ nằm trong đất

liền thì sẽ tạo ra giới hạn với vùng nước đó với nguồn nước khác bởi đất bao quanh;

thậm chí biển cả, các dòng sông quốc tế thì người ta vẫn có thể phân biệt được ranh giới

nguồn nước trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và kỹ thuật. Do vậy chúng ta có thể dễ

dàng xác định và phân biệt được đó là sông hồ, vùng biển của quốc gia nào, tỉnh nào,

huyện nào, xã nào theo và gắn với trách nhiệm của các đơn vị hành chính, các quốc gia

đó trong bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, môi trường không khí thì không hẳn như

vậy nó bao gồm các phân tử khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hút của trái

đất, môi trường không khí nó mang tính bao trùm nên không bị giới hạn bởi các yếu tố

tự nhiên cũng như con người. Các yếu tố tự nhiên giới hạn môi trường không khí trong

bầu khí quyển xung quanh trái đất, con người chỉ có thể giới hạn được môi trường

không khí ở quy mô rất nhỏ hoặc trong phòng thí nghiệm. Theo luật quốc tế về biên giới

lãnh thổ thì vẫn có thể phân biệt được biên giới trên không giữa các quốc gia nó được

tạo ra bởi biên giới xung quanh và biên giới trên cao. Biên giới xung quanh được xác

định dựa trên đường biên giới trên bộ và trên biển (nếu có) kéo thẳng lên hướng vào tâm

trái đất, còn đường biên giới trên cao là đường thẳng nằm song song với bề mặt trái đất

nhằm phân định giữa biên giới trên không của các quốc gia với khoảng không vụ trụ của

nhân loại. Tuy nhiên, đó chỉ là ranh giới về mặt địa lý, kỹ thuật, còn về góc độ lý hóa thì

28

các phần tử khí trong môi trường không khí không bị giới hạn bởi ranh giới địa lý đó

hay nói cách khác là ranh giới đó hoàn toàn không chặn được. Do vậy, chúng ta thường

nói trái đất là ngôi nhà chung, và do không phân định được ranh giới thực sự của môi

trường không khí mới dẫn tới hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí ở nước này,

nhưng ảnh hưởng đến môi trường không khí của nước khác. Ví dụ: cháy rừng ở

Inđônêxia dẫn đến ô nhiễm khói mù ở Singapore, Malaysia hay Philippin,… Rò rỉ chất

phóng xạ hạt nhân ở Nhật Bản ảnh hưởng tạo ra các đám mây phóng xạ, theo gió bay

đến các quốc gia khác và gây ô nhiễm môi trường không khí ở quốc gia khác.

Thứ tư, tính không xác định chủ sở hữu cụ thể của môi trường không khí. Không

khí không thuộc quyền sở hữu riêng của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào mà thuộc sở

hữu chung của tất cả mọi người, của các quốc gia và của toàn cầu. Khác với không khí,

do có thể phân chia, xác định ranh giới được nên đất đai có thể xác định được chủ sở

hữu, là cơ sở để cấu thành quốc gia nên ở phạm vi rộng đất đai thuộc chủ quyền của

quốc gia do quốc gia quản lý, thậm chí có quốc gia như Việt Nam chúng ta thì coi đất

đai thuộc sở hữu toàn dân, và ranh giới đất đai để phân định với đất đai của quốc gia

khác là đường biên giới trên bộ và đường biên giới trong lòng đất. Còn trong phạm vi

quốc gia đất đai được phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ cũng như các thửa

nhỏ và đều có chủ sở hữu, sử dụng xác định.

Về nguồn nước, mặc dù mang tính luân chuyển hơn so với đất, nhưng việc xác

định chủ sở hữu với nguồn nước không khó. Ở Việt Nam, pháp luật quy định đất đai,

rừng núi, sông hồ, biển đảo, tài nguyên nước là thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là

đại diện chủ sở hữu và quản lý toàn bộ nguồn tài nguyên này. Còn môi trường không

khí do tính bao trùm không xác định được ranh giới của nó nên việc xác định quyền sở

hữu về môi trường không khí dường như là điều không thể. Không thể xác định không

khí bên lãnh thổ nước mình là hoàn toàn độc lập và tách rời với không khí của quốc gia

khác, cũng như không thể khẳng định không khí này của riêng tôi, còn không khí kia là

của anh. Do vậy, môi trường không khí bao trùm lên mọi quốc gia, tất cả mọi người.

Qua đó có thể khẳng định môi trường không khí là tài sản chung của cả nhân loại và

phải được tất cả các nhà nước, mọi người cùng nhau bảo vệ.

Thứ năm, tính khó xác định giá trị của môi trường không khí. Đối với tài nguyên

nước, tài nguyên đất,... giá trị về mặt kinh tế được thể hiện rõ ràng ngay lập tức, còn

không khí mặc dù rất quan trọng, nhưng giá trị của nó con người không nhận ra rõ ràng

ngay lập tức mà chỉ khi môi trường không khí bị ô nhiễm con người mới nhận ra giá trị

của nó. Còn đất đai không chỉ là cơ sở cấu thành lãnh thổ quốc gia mà đất đai còn là một

loại tài sản đặc biệt, bởi nó có giá trị và giá trị sử dụng. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu

hóa các quốc gia phát triển nền kinh tế thị trường thì thị trường mua bán đất đai (bất

29

động sản) được thừa nhận và phát triển mạnh. Nó có tác dụng thúc đẩy các thị trường

khác phát triển và phát triển nền kinh tế nói chung. Ở Việt Nam, mặc quy định đất đai

thuộc sở hữu toàn dân nhưng các tổ chức, cá nhân cũng được nhà nước giao, cho thuê,

công nhận, cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và quyền sử dụng đất

được coi là một quyền tài sản, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi,

thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại. Các giao dịch này

mang lại giá trị và nguồn thu lớn cho các tổ chức, cá nhân tham gia và tạo nguồn thu cho

ngân sách nhà nước. Còn đối với tài nguyên nước do giá trị của nguồn nước đối với sự

tồn tại, phát triển, đời sống và hoạt động sản xuất của con người nên giá trị của nguồn

nước được xác định rất rõ. Ở quy mô quốc gia nhiều quan điểm cho rằng chiến tranh

tương lai là chiến tranh về nguồn nước. Ví dụ: tranh chấp ở khu vực bờ Tây sông Gioóc

Đan giữa Ixraen và Plestin thực chất là tranh chấp về nguồn nước của dòng Sông này.

Thậm chí ở lưu vực sông MeKong ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, nếu các

quốc gia không có những giải pháp mang tính toàn diện để quản lý và sử dụng hợp lý

nguồn nước mà cứ mạnh ai ấy làm như hiện nay thì tương lai không xa tranh chấp về sử

dụng nguồn nước rất có thể sẽ xảy ra và gây ra những thiệt hại khó lường với không chỉ

khu vực mà cả quốc tế. Những quốc gia sa mạc hoặc quốc đảo như Singapo do thiếu

nước ngọt nên thậm chí phải mua nước ngọt của Malaisia,… Ở giác độ cá nhân thì

nguồn nước cũng được sử dụng hàng ngày mà vấn đề là nước thì không phải ở đâu cũng

có, cũng dễ dàng lấy ngay được. Do vậy, việc tài nguyên nước được mua bán, trao đổi

không có gì lạ, thậm chí ở một số quốc gia nước còn đắt hơn cả tài nguyên khoáng sản

khác. Ví dụ như: tại Venezuela nước còn đắt hơn xăng dầu [32]. Điều làm nên giá trị rõ

ràng của đất và nước không hẳn chỉ là giá trị của nó với sinh tồn của con người mà mà

còn là giá trị của nó với đời sống và hoạt động sản xuất, mà đời sống sản xuất lại là hoạt

động hàng ngày của con người. Trong khi đó môi trường không khí thì bao trùm ai cũng

có thể thụ hưởng nó, giá trị của môi trường không khí liên quan đến sự tồn tại của con

người là rất lớn. Bởi thiếu thức ăn thì sự sống của con người có thể tính bằng ngày, thiếu

nước uống thì sự sống con người được tính bằng giờ, còn thiếu không khí thì sự sống

của con người chỉ có thể tính bằng “phút”, thậm chí là “giây”. Tuy nhiên, đối với đời

sống, sản xuất thì giá trị của môi trường không khí lại thể hiện không được nhiều. Ví dụ:

hiện nay không khí chưa được coi là một loại hàng hóa, nó tham gia vào rất ít các giao

dịch. Ví dụ: dịch vụ bơm xe đạp, xe máy hoặc các dụng cụ vui chơi trẻ em,…, do không

khí mang tính bao trùm như đã trình bày trên. Do vậy con người chỉ có thể nhận ra giá

trị của môi trường không khí khi nó bị ô nhiễm. Đó là điều đáng tiếc.

Thứ sáu, sự tác động của môi trường không khí đến sức khỏe, tính mạng con

người thường chậm nên khó xác định được chính xác thiệt hại. Môi trường không khí

30

thường tác động đến sức khỏe, tính mạng của con người động thực vật, tuy nhiên nó

không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay mà ngấm dần. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế

thế giới thì ô nhiễm môi trường không khí là một trong các nguyên nhân gây ra các căn

bệnh liên quan đến hô hấp hay ung thư phổi, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn (PM < 2.5

micromet). Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường không khí không phải ngay lập tức gây cho

người hít phải bị ngay những căn bệnh này mà nó là quá trình diễn ra từ từ, dần dần, khi

các chất ô nhiễm tích tụ thấm dần vào cơ thể con người dẫn tới những căn bệnh nan y

hiện nay khoa học vẫn vô phương cứu chữa này.

Với tư cách là một trong các thành tố chính cấu thành môi trường sống, môi

trường không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát

triển của con người và sinh vật. Nếu không có không khí con người và sinh vật sẽ không

thể tồn tại và phát triển được. Mặc dù môi trường không khí có tầm quan trọng như vậy

song môi trường không khí ở Việt Nam lại đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm ở nhiều

nơi và ngày càng trở lên trầm trọng.

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ô nhiễm môi trường không khí

2.1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí

Môi trường không khí ban đầu vốn cân bằng là điều kiện thuận lợi cho con người

và sinh vật tồn tại và phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi bị chất ô nhiễm tác động sẽ

làm thành phần môi trường không khí bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi gây ảnh

hưởng xấu đến con người và sinh vật. Chất ô nhiễm là một số chất có trong khí quyển ở

một nồng độ cao hơn mức bình thường cần có hoặc chất đó thường không có trong

không khí. Dưới góc độ vật lý, chất ô nhiễm là chất và yếu tố vật lý khi xuất hiện trong

môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm [94]. Còn dưới giác độ pháp lý, tác giả

đồng ý với quan điểm cho rằng, chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý

và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường

bị ô nhiễm (khoản 11, Điều 3) [83, 4]. Vậy ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường nói chung được hiểu là sự biến đổi của các thành phần môi

trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con

người và sinh vật. Còn ô nhiễm không khí, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ô

nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện

các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến

đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật [11]. Ở góc độ tổng hợp, ô nhiễm môi

trường không khí là có sự biến đổi môi trường theo hướng bất lợi đối với cuộc sống của

con người, của động vật và thực vật, mà sự thay đổi đó chủ yếu lại chính do hoạt động

của con người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc

31

gián tiếp tác động làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh

học của môi trường không khí.

Tác giả cho rằng, ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi của thành phần môi

trường không khí không phù hợp/vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường

không khí gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Nhìn lại lịch sử thế giới có thể thấy, ô nhiễm môi trường không khí không phải là

vấn đề mới và mới được phát hiện, mà nó đã được đề cập cách đây hàng thế kỷ. Hơn

300 năm trước, nhà khoa học John Evalyn, chuyên bút ký và ghi chép khoa học đã minh

họa với độ chính xác cao về tác động của ô nhiễm môi trường không khí do đốt cháy

nhiên liệu gây ra, như: làm đục bầu trời, làm giảm bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất,

làm con người bị đau yếu và tử vong, phiền muộn lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khi

độc,…[68]. Tuy nhiên, đến thể kỷ XX, đặc biệt là những thập kỷ gần đây, khi các thảm

họa khủng khiếp hơn và phát triển các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá cẩn thận tác

hại khủng khiếp do ô nhiễm môi trường không khí gây ra, con người mới bắt đầu quan

tâm đến môi trường không khí, cũng như nghiên cứu các biện pháp để phòng ngừa nó.

2.1.2.2. Đặc điểm của ô nhiễm môi trường không khí

Thứ nhất, phạm vi của ô nhiễm môi trường không khí thường rộng, bởi môi

trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền nên chất gây ô nhiễm được thải vào

môi trường không khí sẽ không tập trung mà theo gió phát tán ra môi trường. Nên việc

phát hiện được ô nhiễm cũng như mức độ ô nhiễm môi trường không khí là rất khó

khăn. Ví dụ: coca cola là hãng nước ngọt có ga hàng đầu thế giới rất nổi tiếng với các

vấn đề về trách nhiệm xã hội, trong đó có việc quan tâm đến bảo vệ môi trường. Mặc dù

vậy người ta mới phát hiện ra tại cơ sở sản xuất của hãng tại Hà Nội (Hà Tây cũ) có

hành vi lén xả thải chất ô nhiễm chưa xử lý vào ban đêm[100]. Có thể thấy, hành vi này

đã diễn ra nhiều năm, nhưng do thải vào ban đêm nên khi trời sáng thì chất gây ô nhiễm

không còn tích tụ ở khu vực đó nữa nên rất lâu sau mọi người mới phát hiện

được hành vi này. Thực tế là tính làn truyền, khuếch tán ở chừng mực nhất định có thể

làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường không khí, góp phần giảm tác động cấp tính đến

con người tại nơi ô nhiễm ngay trong một thời điểm, nhưng rõ ràng nó làm cho nhiều

khu vực phải hứng chịu ô nhiễm hơn. Bởi xét cho cùng không phải tính khuếch tán lan

truyền mà có thể làm mất nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí. Bởi môi trường

không khí mặc dù rất rộng nhưng được giới hạn trong bầu khí quyển xung quanh trái đất

và nó cũng có sức chịu tải nhất định. Nếu chúng ta cứ xả thải chất gây ô nhiễm vượt quá

sức chịu tải, tự cân bằng của môi trường không khí thì biểu hiện của ô nhiễm môi trường

không khí sẽ rõ ngay. Ví dụ: ô nhiễm khói mù, ô nhiễm bụi, ô nhiễm mùi, ô nhiễm khí

thải…;

32

Thứ hai, ô nhiễm môi trường không khí mang tính xuyên biên giới. Không giống

như đất đai, nguồn nước có thể phân chia được ranh giới, còn môi trường không khí lại

không thể phân chia được nên ô nhiễm môi trường không khí thường mang tính xuyên

biên giới, không loại trừ một quốc gia nào, giàu có hay không và vị trí địa lý ra sao cũng

đều có thể bị ô nhiễm môi trường không khí cũng như phải hứng chịu những tác hại từ ô

nhiễm môi trường không khí mà nguyên nhân có thể không phải do nước mình gây ra.

Ví dụ: cháy rừng ở Inđônêxia không chỉ gây ô nhiễm khói bụi cho nước này mà còn ảnh

hưởng đến cả Malaysia và Singapore,…;

Thứ ba, ô nhiễm môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, tổ

chức cụ thể mà thường ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, như: một cộng đồng dân

cư (thôn, làng, bản, ấp,…), ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng dân cư các địa phương,

thậm chí là ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi

trường không khí thường rất lớn.

Thứ tư, ô nhiễm môi trường không khí thường tác động đến sức khỏe, tính mạng

của con người động, thực vật, tuy nhiên nó không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay mà

ngấm dần. Do vậy vấn đề bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thường

không được quan tâm kịp thời.

Thứ năm, ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí

tầm thấp gần bề mặt trái đất mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí tầm xa làm

suy giảm tầng ozon, hay gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu

toàn cầu gây ra những hiện tượng tự nhiên bất thường, như bão, động đất, sóng thần, núi

lửa phun trào,…;

Thứ sáu, thành phần lý hóa cấu thành môi trường không khí khác so với môi

trường đất, môi trường nước. Không khí là một hỗn hợp các chất khí không màu, không

mùi, không vị bao quanh trái đất với những phần tử khí cần thiết bảo đảm sự tồn tại phát

triển bình thường của con người và hệ sinh thái. Do vậy, khi các chất gây ô nhiễm tác

động nó sẽ làm biến đổi thành phần môi trường không khí theo hướng bất lợi với đời

sống của con người và sinh vật.

Mặc dù không khí rất quan trọng với cuộc sống của con người, nhưng nhận thức

của người dân về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn chưa đầy đủ. Rất nhiều

các cơ sở công nghiệp, các làng nghề, các cá nhân thường chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế

của cá nhân mà quên đi bảo vệ môi trường không khí cho cả cộng đồng.

2.1.2.3. Phân loại ô nhiễm môi trường không khí

Căn cứ vào nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, có thể chia ô nhiễm

môi trường không khí thành: Ô nhiễm khí thải, Ô nhiễm bụi, Ô nhiễm chì Pb, Ô nhiễm

mùi, Ô nhiễm khói, Ô nhiễm tiếng ồn, Ô nhiễm ánh sáng, Ô nhiễm sóng,…;

33

- Căn cứ vào nguồn gây ô nhiễm môi trường, có thể chia ô nhiễm môi trường không

khí thành: ô nhiễm không khí do các hoạt động tự nhiên gây ra và ô nhiễm không khí do

các hoạt động của con người gây ra.

- Ô nhiễm không khí do các hoạt động tự nhiên gây ra. Ở đây hoạt động tự nhiên

được hiểu là những hoạt động gây ô nhiễm không phụ thuộc vào ý chí của con người.

Bao gồm: Núi lửa, Cháy rừng do sấm sét, Bão bụi,… ;

- Ô nhiễm môi trường không khí từ nguồn nhân tạo gây ra, bao gồm: hoạt động

công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh,…;

Căn cứ vào giới hạn, tầng khí quyển bị ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường không khí được chia thành ô nhiễm môi trường không khí

tầm thấp (sát bề mặt trái đất) và ô nhiễm môi trường không khí tầm xa (ô nhiễm tầng

ozon). Nếu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm gần đặt vấn đề cần kiểm soát

toàn bộ những chất khí thải độc hại có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến

con người và sinh vật, thì kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa nhấn mạnh

đến việc kiểm soát các chất khí thải nhà kính nhằm bảo vệ tầng ozon, ứng phó với biến

đổi khí hậu [38] [40].

Căn cứ vài phạm vi của ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí gồm ô nhiễm môi trường không khí trong phạm

vi một cộng đồng, một địa phương, một vùng, một quốc gia, một khu vực hoặc ô nhiễm

môi trường không khí toàn cầu,…

Qua phân loại ô nhiễm môi trường không khí, chúng ta thấy nó có rất nhiều chiều

cạnh, và từ đó có thể giúp tiếp cận vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở

nhiều giác độ hơn.

2.1.3. Nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trước khi tiến hành sự nghiệp đổi mới mở cửa năm 1986 hầu như

chưa có ô nhiễm môi trường nói chung cũng như ô nhiễm môi trường không khí nói

riêng. Thực tế thì thời kỳ này vẫn có nhiều tác động từ tự nhiên cũng như con người vào

môi trường không khí. Ví dụ: như cháy rừng, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp của nhà

nước, hoạt động đun, đốt sinh hoạt của người dân,… nhưng có thể khẳng định ở nước ta

những tác động này chưa vượt quá ngưỡng chịu tải của môi trường không khí gây ô

nhiễm môi trường không khí. Thực tiễn đó cũng lý giải tại sao thời kỳ này chưa có văn

bản pháp luật nào điều chỉnh trực tiếp về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung chứ chưa

nói đến kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới mở cửa phát huy nội lực và

thu hút đầu tư nước ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Quá trình mở cửa hội

nhập này đã mang lại nhiều thành tựu cho Việt Nam về phát triển kinh tế, nâng cao đời

34

sống người dân. Mặc dù vậy, sự phát triển theo chiều rộng, thiếu tầm nhìn quy hoạch

trong một thời gian dài cũng làm cho Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về cạn

kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không

khí. Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,

phát triển của con người và sinh vật. Cụ thể:

- Tác động của môi trường không khí đến sức khỏe con người

Ô nhiễm môi trường không khí có những ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con

người, đặc biệt đối với đường hô hấp. Tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với không khí

ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ đang mang thai, thúc đẩy quá trình lão

hóa trong cơ thể sống, suy giảm chức năng của phổi, gây bệnh hen suyễn viêm phế

quản, gây bệnh ung thư, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Theo số liệu thống

kê của Bộ Y tế Việt Nam, trong những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ

mắc cao nhất toàn quốc và một trong các nguyên nhân là do ô nhiễm không khí [33].

Còn theo cơ quan quốc tế chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư IARC thuộc Tổ chức Y tế

thế giới, đã xếp ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

ung thư ở người. Năm 2010, có 222.000 người bị tử vong do ung thư phổi trên toàn thế

giới liên quan đến ô nhiễm không khí [75]. Ví dụ: ô nhiễm môi trường không khí làng

nghề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Theo điều tra môi trường

làng nghề dệt ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em ở đó kết quả như sau: 22,9% bị đau họng,

19,1% ngạt mũi, 15,5% thở khò khè, 9,9% ho kéo dài, 7,6% ngứa mắt, 65,9% trẻ em

nhịp mạch tăng cao hơn so với tiêu chuẩn lứa tuổi, ù tai 22,9%, đau tai 12,2%, nghe kém

9,2% [78].

Đe dọa tới tăng trưởng kinh tế: với một loạt các tác động với hạ tầng đô thị, hoạt

động du lịch và sức khỏe con người, ô nhiễm không khí đã gây ra những tổn thất kinh tế

không nhỏ. Ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội mỗi

ngày lên tới hàng tỷ đồng (khoảng 23 triệu USD/năm [18]. Không khí bị ô nhiễm còn

làm gia tăng chi chí khám chữa bệnh do ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người.

Theo tính toán của Ngân hàng thế giới hiện nay các nước đang phát triển ở Châu Á cần

phải chi phí lớn nhất cho vấn đề này. Ví dụ: Lào hàng năm phải chi khoảng 7,43% tổng

thu nhập quốc dân cho bảo vệ môi trường. Tỷ lệ chi phí đó ở Việt Nam là 7,2%,

Campuchia là 5,5%, Trung Quốc là 4,7%. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển

chỉ chiếm 1,3% đến 2% tổng thu nhập quốc dân như: Hà Lan, 1,93%, Anh 1,42%, Pháp

1,3%. [18]

Ảnh hưởng tới khí hậu

Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng là một hiểm họa vô cùng lớn. Sự biến đổi

diễn ra trên toàn cầu, trong các khu vực, bao gồm cả các thay đổi trong các thành phần

35

hóa học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ, bề mặt nước biển dâng, các hiện tượng khí hậu

cực đoan và thiên tai tăng lên đáng kể về số lượng và cường độ. Hiệu ứng bức xạ do

thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đã làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Theo

tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì sự nóng lên của khí hậu trái đất

không còn đơn thuần là vấn đề môi trường mà trở thành vấn đề của sự phát triển. Hiệu

ứng nhà kính tác động đến tất cả quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đang chịu hậu

quả của hiện tượng này. Khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ bề

mặt trái đất tăng khoảng 30c. Trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 nhiệt độ trái đất

đã tăng 0,50c do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự

báo nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên

1,5 đến 4,50c. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng lên khoảng 0,5

đến 0,70c, trong đó nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè, nhiệt độ miền Bắc tăng

nhanh hơn miền Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nhiều nhất

của biến đổi khí hậu và nước biển dâng [125].

Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Cho đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng ô nhiễm không khí là một nhân tố

làm suy giảm sự đa dạng sinh học trong đó hệ sinh thái nước ngọt bị ảnh hưởng nhiều

nhất. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí liên quan chủ yếu đến việc suy

giảm, làm yếu đi các loài mà không phải là gây ra tuyệt chủng. Tuy nhiên, với xu hướng

tiếp tục ô nhiễm như hiện nay thì một số loài động thực vật bị mất đi là không thể tránh

khỏi. Ví dụ: biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng El nino gây khô hạn kéo dài làm cạn kiệt

nguồn nước, cháy rừng, nhiều loài động thực vật bị chết,…;

Có thể thấy ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản

xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Với thực trạng môi trường không khí ở Việt

Nam tiếp tục bị ô nhiễm với chiều hướng gia tăng như trên, vấn đề cần thiết đặt ra là

phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

2.2. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí

2.2.1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm

soát. Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2007: Kiểm soát là kiểm

xét, coi sóc [127,381]. Có thể thấy “kiểm soát” theo cách hiểu này còn quá chung chung.

Còn Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2006 thì: “kiểm soát là xem xét để

phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” hay kiểm soát là kiểm tra, rà soát để

phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Theo quan điểm trên thì kiểm soát

thường gắn với sự vận động bất thường khi có vi phạm xảy thì đặt ra vấn đề phải kiểm

soát. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, kiểm soát ô nhiễm là một từ dùng

36

trong quản lý môi trường, bao gồm việc kiểm soát phát thải và chất thải vào không khí,

nước và đất. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu

thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ

làm tích tục hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong

các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện

pháp hiệu quả [11]. Có thể thấy quan điểm này hiểu kiểm soát ô nhiễm theo hướng chủ

động hơn, bao gồm cả hoạt động phòng ngừa ô nhiễm.

Ở mức độ chung nhất, tác giả cho rằng, kiểm soát là việc theo dõi, kiểm tra, giám

sát nhằm nắm được sự việc đang diễn tiến thế nào, dự báo diễn tiến đến đâu, có đi đúng

hướng không để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, uốn nắn, điều chỉnh đưa vào trật tự, làm

đúng, tốt và có hiệu quả hơn. Do vậy, kiểm soát không chỉ là phòng ngừa, phát hiện,

ngăn chặn và xử lý vi phạm mà kiểm soát được đặt ra theo các chiều hướng khác nhau

và phải hướng đến hiệu quả của công việc, tức là hiểu được bản chất, nhằm vào cái chưa

hài lòng, chưa tốt để thực hiện có hiệu quả. Có thể thấy kiểm soát vốn đời sống nó đã

có, tuy nhiên mức độ ban đầu người ta kiểm soát hành vi vi phạm, tác giả đồng ý với

những quan điểm cho rằng cần hiểu kiểm soát rộng hơn được không chỉ kiểm soát vi

phạm mà còn là dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn nắm được hoạt động của nó

và uốn nắn theo hướng nhất định (kiểm soát chủ động).

Theo quan điểm được ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi trường của Đại học

Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân năm 2011 thì, kiểm soát ô nhiễm môi trường là

tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế

những tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử

lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Còn Giáo trình Luật Môi trường của Đại học

luật Hà Nội năm 2014 thì đồng ý với quan điểm được ghi nhận trong Luật Bảo vệ Môi

trường năm 2014 khi cho rằng, kiểm soát ô nhiễm môi trường là quá trình phòng ngừa,

phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm (khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014)

[97] [83 2]. Có thể thấy, khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong Giáo trình

Luật Môi trường 2011 của Đại học Luật Hà Nội nhấn loại trừ, hạn chế những tác động

xấu đối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lý hậu quả do ô

nhiễm môi trường dường như là mục tiêu của hoạt động kiểm soát; định nghĩa này đã

xác định được các chủ thể có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, nhưng chưa

làm rõ nội hàm của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, Giáo trình

Luật Môi trường năm 2014 thì quan niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường là một chu

trình, coi phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm là nội hàm của thuật ngữ

kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, lại chưa xác định rõ chủ thể của kiểm soát ô

nhiễm môi trường. Tác giả cho rằng cần phải xuất phát từ nội hàm của thuật ngữ kiểm

37

soát cũng như đặc trưng của ô nhiễm môi trường để đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô

nhiễm môi trường. Do vậy theo chúng tôi, kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng thể các

hoạt động phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện, những tác động

đến môi trường, hiện trạng môi trường, sự biến đổi của môi trường so với quy chuẩn kỹ

thuật môi trường; ngăn chặn; xử lý các tác động tiêu cực đến môi trường của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như các chủ

thể khác nhằm đảm bảo cho môi trường được trong lành, sạch đẹp.

Từ cách hiểu về kiểm soát, về môi trường không khí, theo tác giả: kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm

quyền, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo;

theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi trường không khí, hiện

trạng môi trường không khí, sự biến đổi của môi trường không khí so với quy chuẩn kỹ

thuật môi trường không khí; ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, cải tạo phục hồi hiện trạng

môi trường không khí; xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí nhằm đảm

bảo cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp. Cũng phải khẳng định thêm

rằng về lý thuyết, kiểm soát ô nhiễm môi trường là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ

nguồn thải và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm nhấn mạnh tính

trách nhiệm của các chủ thể này trong kiểm soát ô nhiễm môi trường và khi họ vi

phạm/không thực hiện/thực hiện không hiệu quả thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. Điều

này góp phần đảm bảo công lý phải được thực thi bởi các chủ thể có chức trách, nhiệm

vụ rõ ràng và tránh tạo nên quá nhiều hiệp sĩ đường phố mà về mặt pháp lý cũng như

thực tiễn họ không đủ khả năng có thể thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam

đang xây dựng Nhà nước pháp quyền thì việc nhấn mạnh trách nhiệm này là cần thiết.

Bên cạnh đó, việc khẳng định trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhà nước,

tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải không có nghĩa là triệt tiêu quyền được bảo vệ môi

trường, quyền tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí của cá nhân, tổ chức

khác, thậm chí với trách nhiệm của mình nhà nước cần khuyến khích, tạo điều kiện và

ngày càng mở rộng hơn sự tham gia của cộng đồng, khơi dậy trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí. Ví dụ: A có chứa nguồn thải độc hại thì về nguyên tắc A phải

kiểm soát không để nguồn thải đó gây ô nhiễm môi trường. Nếu A làm nguồn thải đó

thoát ra ngoài môi trường thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm kiểm

soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của A. Còn nếu A gây thiệt hại cho B thì đương

nhiên lúc này B có quyền yêu cầu A dừng ngay hành vi gây ô nhiễm, bồi thường thiệt

hại và tố cáo nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hơn nữa, cộng đồng dân cư bị ảnh

38

hưởng do ô nhiễm môi trường không khí có quyền tham gia vào quá trình kiểm tra, giám

sát, yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường,…

2.2.2. Đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Môi trường không khí là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, nên kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí cũng là một phần trong kiểm soát ô nhiễm môi trường

nói chung. Tuy vậy, ngoài các đặc điểm chung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, như: về

chủ thể kiểm soát, mục tiêu kiểm soát, phương thức kiểm soát,... thì so với môi trường

đất, nước, môi trường không khí có nhiều điểm đặc biệt từ tính chất lý hóa đến vai trò,

tầm quan trọng của không khí đối với mọi mặt của đời sống xã hội... Cụ thể:

Thứ nhất, phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn. Môi trường

không khí mang tính khuếch tán, lan truyền nên khi môi trường không khí bị ô nhiễm

thường rất khó bị phát hiện và để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí không hề

đơn giản. Do vậy, phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ngay từ nguồn thải,

kiểm soát trước khi khí thải thoát ra ngoài môi trường không khí góp phần phòng ngừa ô

nhiễm môi trường không khí;

Thứ hai, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải có sự liên kết, hợp tác

giữa các địa phương, các vùng và giữa các quốc gia ở các cấp độ song phương, khu vực

và toàn cầu. Như chúng ta biết, môi trường không khí khí không có biên giới và bao

trùm toàn cầu, ô nhiễm môi trường không khí trong nhiều trường hợp không chỉ ảnh

hưởng đến một khu vực nhất định mà ảnh hưởng đến cả quốc gia, khu vực, thậm chí

toàn cầu. Ví dụ: các chất thải chứa các chất CFCs có thể gây mất cân bằng nhiệt trong

bầu khí quyển trái đất làm trái đất nóng lên, là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí

hậu. Hơn nữa, không giống như đất đai, nguồn nước hay tài nguyên thiên nhiên có thể

phân chia được ranh giới, còn môi trường không khí lại không thể phân chia được giữa

các đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã, thậm chí là giữa các quốc gia với nhau. Điều đó

cho thấy một xã, một huyện, một tỉnh, thậm chí một quốc gia không thể kiểm soát hiệu

quả được ô nhiễm môi trường không khí mà cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia ở

nhiều cấp độ khác nhau để có thể kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường không khí,

đặc biệt ô nhiễm phóng xạ hạt nhân cũng như kiểm soát biến đổi khí hậu.

Thứ ba, khẳng định trách nhiệm hàng đầu của nhà nước và các chủ nguồn thải

trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Bởi không khí nó không thuộc quyền sở

hữu riêng của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào mà không khí thuộc sở hữu chung của tất

cả mọi người. Do không gắn cụ thể quyền sở hữu với riêng cá nhân, tổ chức cụ thể nào

nên việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ít được quan tâm hơn các nguồn tài

nguyên khác, dẫn tới hiện tượng cha chung không ai khóc. Do vậy trong kiểm soát ô

39

nhiễm môi trường không khí cần phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức chủ nguồn thải.

Thứ tư, nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị về mặt sức khỏe, sinh tồn của môi trường

không khí đối với con người trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đối với tài

nguyên nước, tài nguyên đất,... giá trị về mặt kinh tế được thể hiện rõ ràng ngay lập tức

nên con người rất quan tâm và tìm nhiều cách để bảo vệ, còn tài nguyên không khí mặc

dù rất quan trọng nhưng không được biểu hiện rõ ràng ngay lập tức mà nó là giá trị lâu

dài nên con người ít quan tâm bảo vệ nó. Do vậy để kiểm soát được ô nhiễm môi trường

không khí cần xác định bảo vệ giá trị sống còn của môi trường không khí với cuộc sống

của con người.

Thứ năm, tính chủ quan, bị động trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Thường tác động đến sức khỏe, tính mạng của con người động thực vật, tuy nhiên nó

không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay mà ngấm dần. Do vậy vấn đề bảo vệ, kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí thường không được quan tâm kịp thời.

Thứ sáu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí. Như đã trình bày phần trên không khí là một hỗn hợp các chất khí mà

mắt thường chúng ta khó có thể nhìn thấy được và khi không khí bị ô nhiễm hay nhiễm

độc nếu không có các thiết bị chuyên dụng để đo đạc, để xác định thì việc phát hiện là

không hề dễ dàng và hậu quả xảy ra đối với môi trường và con người có thể sẽ rất lớn.

Thậm chí do đặc thù của môi trường không khí việc sử dụng các thiết bị công nghệ để

kiểm soát ô nhiễm cũng khác so với môi trường đất, nước. Chúng ta không thể kiểm tra

chất lượng không khí bằng lấy các mẫu thử như nước hay đất mà phải thông qua hệ

thống quan trắc môi trường không khí,... Do vậy, phải thông qua quan trắc tại chỗ để

kiểm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và việc ứng dụng các thiết bị chuyên

dụng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là tất yếu.

2.2.3. Phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí với bảo vệ môi trường

không khí

Dưới góc độ lịch sử pháp lý, thuật ngữ bảo vệ môi trường, trong đó gồm cả bảo

vệ môi trường không khí đã được ghi nhận trong pháp luật nước ta tương đối sớm. Bắt

đầu bằng những quy định mang tính hiến định tại Điều 36 của Hiến pháp năm 1980 với

quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ và cải

thiện môi trường sống, tiếp đó thuật ngữ này được ghi nhận nhiều trong Luật Bảo vệ

Môi trường đầu tiên của Việt Nam năm 1993 và Luật Bảo vệ Môi trường 2005 và đến

nay là Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Còn thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường,

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được ghi nhận muộn hơn. Theo cứ liệu thu

thập được thì thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường ban đầu được sử dụng cho hoạt

40

động kiểm soát các sự cố môi trường, như sự cố tràn dầu,…Luật Bảo vệ Môi trường

năm 1993 chưa có quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Sau 12 năm từ khi Luật

Bảo vệ Môi trường năm 1993 ra đời thì thuật ngữ này mới được ghi nhận trong Luật

Bảo vệ Môi trường năm 2005, như quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, môi

trường nước trong lưu vực sông, và đặc biệt là quy định về kiểm soát bụi, khí thải (Điều

83). Vậy hai thuật ngữ này có điểm gì giống và khác nhau? Tác giả cho rằng đây là hai

thuật có giao thoa với nhau, sự giao thoa thể hiện ở chỗ chúng đều nhấn tới vấn đề

phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí và mục đích là giữ gìn môi trường không khí

được trong lành, sạch đẹp. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm khác biệt thể

hiện ở những điểm sau:

Một là, về khái niệm chung. Dưới giác độ pháp lý, bảo vệ môi trường là hoạt

động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi

trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng

hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Còn kiểm soát ô nhiễm

môi trường, ô nhiễm môi trường không khí là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn

chặn và xử lý ô nhiễm.

Hai là, về nội hàm. Bảo vệ môi trường không chỉ gồm những hoạt động phòng

ngừa, hạn chế những tác động xấu đến môi trường, mà còn bao gồm các hoạt động bảo

tồn đa dạng sinh học cũng như khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả tài

nguyên thiên nhiên. Còn kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thì lại nhấn mạnh hơn

và xoay quanh vào việc phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường

không khí. Qua đó có thể thấy, thuật ngữ bảo vệ môi trường có nội hàm rộng hơn, còn

thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường chặt chẽ hơn, chuyên sâu hơn.

Ba là, về chủ thể tham gia, bảo vệ môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của

tất cả mọi người và mọi cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức. Có thể khẳng định bảo

vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội. Còn kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi

trường không khí chủ yếu nhấn mạnh hơn đến trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước,

chủ thể có thẩm quyền và tổ chức, hộ gia đình cá nhân là các chủ nguồn thải. Điều này

không có nghĩa là triệt tiêu quyền của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi làm ô

nhiễm môi trường không khí gây ra mà họ vẫn có quyền tự yêu cầu chủ thể gây ra thiệt

hại phải bồi thường,...

Bốn là, về biện pháp thực hiện. Bảo vệ môi trường được thực hiện bằng việc áp

dụng tổng thể các biện pháp khác nhau như: biện pháp chính trị, biện pháp tuyên truyền,

biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học công nghệ, biện pháp giáo dục và biện pháp pháp

lý. Còn trong khi đó kiểm soát ô nhiễm môi trường chủ yếu dựa trên biện pháp pháp lý,

41

ngoài ra các các yếu tố thị trường và xã hội cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn,

mãnh mẽ hơn để kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Năm là, về cơ sở pháp lý. Hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện dựa trên

cơ sở các chính sách, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh

học, tài nguyên thiên nhiên. Còn hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường

không khí dựa chủ yếu vào quy chuẩn kỹ thuật môi trường để phòng ngừa, phát hiện ô

nhiễm, mức độ ô nhiễm, sự biến đổi của hiện trạng môi trường không khí. Nếu có ô

nhiễm môi trường không khí xảy ra thì điều chỉnh nó phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật

môi trường không khí.

Sáu là, nếu kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí nhấn mạnh đến

phòng ngừa, giữ gìn bảo đảm hiện trạng môi trường không khí không bị ô nhiễm thì bảo

vệ môi trường ngoài việc nhấn đến việc phòng ngừa, nó còn bao hàm cả vấn đề thúc đẩy

phát triển, cải thiện môi trường.

2.3. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí bằng pháp luật

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả, có thể sử dụng nhiều

công cụ khác nhau, như: công cụ tuyên truyền, giáo dục; công cụ khoa học công nghệ;

công cụ kinh tế,… Tuy nhiên, các công cụ này khó kiểm soát được ô nhiễm môi trường

một cách triệt để xuất phát từ bản chất của từng công cụ. Ví dụ: tuyên truyền, giáo dục.

Đây là công cụ quan trọng để tác động vào tư tưởng của các chủ nguồn thải nhằm giúp

họ nhận ra tầm quan trọng, ý nghĩa của môi trường không khí từ đó họ thay

đổi hành vi của mình không có hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Nhưng thực

tiễn cho thấy, ô nhiễm môi trường không khí đa phần do hành vi xả thải từ hoạt động

kinh tế, đó là các doanh nghiệp, mà đứng đầu các doanh nghiệp thường là những người

rất hiểu biết về về kinh tế cũng như môi trường không khí (họ hoàn toàn có thể ý thức

được hoạt động của doanh nghiệp mình có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hay

không, nhưng vì lợi ích của cá nhân mình hoặc một nhóm người họ vẫn xả khí thải độc

hại chưa qua xử lý ra môi trường không khí. Do vậy, công cụ tuyên truyền giáo dục

không thể giúp kiểm soát triệt để hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Còn sử

dụng công cụ khoa học công nghệ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí có

nhiều ý nghĩa quan trọng, nhưng công nghệ hiện đại thường kéo theo chi phí bỏ ra cao

hơn rất nhiều, trong bối cảnh Việt Nam còn nghèo thì không phải tổ chức, cá nhân nào

cũng có thể có kinh phí để đầu tư được những dây chuyền công nghệ này để giảm thiểu

ô nhiễm môi trường không khí. Về công cụ kinh tế, đây là công cụ rất quan trọng và

ngày cảng được sử dụng nhiều để bảo bệ môi trường cũng như kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí. Đặc trưng của công cụ này là dùng lợi ích kinh tế để tác động thay

đổi hành vi của các chủ thể, như: giảm thuế, miễn thuế môi trường, thuế sử dụng đất,

42

tiền thuê đất, ưu đãi về vốn vay, thị trường, cấp nhãn hàng hóa thân thiện môi

trường,…cho các chủ thể nếu như các chủ thể này đầu tư vào lĩnh vực thân thiện với

môi trường. Ví dụ: đầu tư xây dựng các dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM) … hay

cấp chứng chỉ ISO14000 hoặc SA 8000 với các doanh nghiệp đăng ký quản lý môi

trường theo ISO 14001. Ngược lại nếu các chủ thể vẫn đầu tư vào lĩnh vực không thân

thiện môi trường thì họ sẽ không được giảm thuế, miễn thuế, thậm chí bị đánh thuế cao,

không được ưu đãi về vốn vay và thị trường,… Đối với môi trường không khí thì doanh

nghiệp được cấp hạn ngạch khí thải mà Nhà nước cấp cho doanh nghiệp trong 01 năm.

Nếu như đã sử dụng hết hạn ngạch mà muốn sản xuất tiếp thì phải mua quyền phát thải

của những doanh nghiệp còn chưa sử dụng hết hạn ngạch khí thải. Việc này giúp hình

thành nên thị trường mua bán quyền phát thải được cấp,… Mặc dù công cụ kinh tế đóng

vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường cũng như trong kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí và ngày càng được ưu tiên sử dụng rộng rãi, nhưng thực tiễn cho thấy

vẫn có rất nhiều chủ thể vẫn đầu tư vào những lĩnh vực không thân thiện môi trường và

gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường nên công cụ kinh tế vẫn không thể kiểm soát

được triệt để vấn đề này. Hơn nữa, để sử dụng được công cụ kinh tế, thì công cụ này

cũng phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Trong bối cảnh đó, công cụ pháp lý sẽ đóng

vai trò đặc biệt trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Bởi thứ nhất, để thực

hiện có hiệu quả các công cụ kinh tế, khoa học công nghệ, hay tuyên truyền giáo dục thì

những công cụ này cũng phải được luật hóa để thực hiện; thứ hai, công cụ pháp lý sẽ

quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí. Khi các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp

luật thì sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi,

các chủ thể vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí có thể phải

chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm

kỷ luật; thứ ba, để kết hợp đồng bộ và sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế, công cụ

tuyên truyền giáo dục,… thì các công cụ này cũng phải được quy định vào trong các văn

bản pháp luật.

2.3.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

2.3.1.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Từ năm 1986 đến nay, quá trình mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế đã

mang lại nhiều thành tựu cho đất nước cũng như nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đối mặt với trái của quá

trình phát triển như: vấn nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không

khí. Hơn nữa, Việt Nam đang trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền nên tôn

trọng và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được sống trong môi trường trong

43

lành trở thành những giá trị mang tính hiến định quan trọng. Nếu ô nhiễm môi trường

không khí xảy ra thì ảnh hưởng của nó khiến các giá trị trên không được bảo đảm. Do

vậy, để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả, vấn đề đặt ra cần phải

có công cụ thiết yếu thực hiện quá trình này, đó chính là công cụ pháp luật. Vậy pháp

luật là gì? Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau, tùy theo hệ thống pháp luật,

thậm chí ngay tại Việt Nam quan điểm về pháp luật cũng có cách hiểu không hẳn giống

nhau. Cụ thể những nước theo hệ thống thông luật như Anh – Mỹ, hiểu pháp luật là

công lý, là lẽ phải, là sự công bằng. Còn những nước theo hệ thống pháp luật hồi giáo

hiểu pháp luật không chỉ là những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra mà các quy tắc xử

sự của Đạo Hồi cũng được coi là chuẩn mực để thực hiện và đó là pháp luật. Những

nước theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa hiểu pháp luật là những quy tắc xử sự

chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã

hội phù hợp với ý chí của Nhà nước. Gần đây quan niệm về nguồn của pháp luật được

hiểu rộng hơn, đó không chỉ là những quy định do Nhà nước ban hành mà những cái nhà

nước không ban hành, nhưng được Nhà nước thừa nhận thì cũng coi là pháp luật. Ví dụ

như các tập quán pháp. Pháp luật là yếu tố tĩnh được nhà nước sử dụng để điều chỉnh

các quan hệ xã hội là yếu tố động thường xuyên biến đổi và phát triển. Do vậy, đối

tượng điều chỉnh của pháp luật sẽ ngày càng được mở rộng. Điều này lý giải tại sao

trước năm 1986 hầu như không có quy định pháp luật nào về bảo vệ môi trường. Từ

1986 trở đi, Nhà nước ta ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ

này, như quy định về bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường 1993, quy định

về kiểm soát ô nhiêm môi trường không khí trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 và đặc

biệt là Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Vậy pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí là gì? Hiện nay, quan điểm về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường

nói chung, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói riêng có nhiều cách hiểu khác

nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm và những đặc thù

của môi trường không khí tác giả cho rằng: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban

hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức, cá

nhân chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra,

giám sát, phát hiện những tác động đến môi trường không khí, hiện trạng môi trường

không khí, sự biến đổi của môi trường không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường

không khí; ngăn chặn; xử lý ô nhiễm môi trường không khí, đảm bảo cho môi trường

không khí được trong lành, sạch đẹp.

44

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay việc

hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí là rất quan trọng. Cụ thể:

2.3.1.2. Vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Pháp luật có vai trò trọng trong đời sống xã hội, pháp luật là phương tiện để thể

chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, là phương tiện để nhà nước quản lý đời sống

xã hội và cũng là phương tiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Với

tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật luôn tác động mạnh mẽ tới

các quan hệ nói chung, sự tác động đó được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau và trong

bảo vệ môi trường không khí, vai trò của pháp luật thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi tác

động vào môi trường không khí. Môi trường không những là yếu tố quyết định đối với

sự sống của con người mà còn là đối tượng tác động trong hoạt động của con người.

Trong đời sống hàng ngày, con người tiến hành nhiều hoạt động tác động vào môi

trường không khí, những tác động này có thể theo chiều hướng tốt hoặc xấu đối với chất

lượng không khí. Ví dụ: hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt con người đã thải

một lượng chất thải không nhỏ, đặc biệt là các chất thải nhà kính vào môi trường không

khí gây biến đổi khí hậu toàn cầu và chính con người sẽ phải chịu hậu quả do hành vi

hủy hoại môi trường của mình gây ra, như: thảm họa sóng thần trên Ấn Độ Dương năm

2004 làm hơn 300.000 người chết; động đất Haiti; động đất, sóng thần ở Nhật Bản làm

hàng chục nghìn người bị chết. Với tư cách là công cụ điều chỉnh các hành vi của con

người trong xã hội, pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai

thác và sử dụng môi trường. Con người buộc phải sử dụng môi trường không khí theo

hướng ít gây hại cho nó hơn, tức là phải hạn chế lượng các chất gây ô nhiễm, các chất

độc hại khi thải vào môi trường không khí theo các cách thức mà pháp luật bảo vệ môi

trường đã quy định.

- Pháp luật quy định các chế tài để ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi

của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng môi trường không khí. Trong thực tế, các

chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường thường không tự giác thực hiện hành vi

bảo vệ môi trường không khí mà pháp luật đã quy định. Bởi vì trong bối cảnh kinh tế thị

trường người ta quan tâm nhiều đến lợi ích, vì lợi ích cá nhân, hay lợi ích của một nhóm

người, người ta sẵn sàng hy sinh những lợi ích chung của toàn xã hội. Họ sẵn sàng bỏ

qua các nghĩa vụ đối với môi trường mà lẽ ra họ phải thực hiện vì không muốn bỏ thêm

chi phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cũng chính điều đó các chủ thể luôn tìm cách để

lẩn trốn nghĩa vụ pháp lý đối với môi trường. Lúc đó, các chế tài hình sự, hành chính,

dân sự, kỷ luật của pháp luật môi trường trở lên rất quan trọng. Các chế tài đó nhằm bảo

45

vệ lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân thông qua việc xử lý các hành vi vi

phạm pháp luật môi trường. Qua việc xử lý này cũng răn đe các tổ chức, cá nhân có

hành vi vi phạm pháp luật môi trường khiến họ phải tự giác tuân theo các quy định của

pháp luật môi trường, ngăn ngừa, hạn chế những hình vi tác động xấu đến môi trường

không khí.

- Pháp luật bên cạnh việc định hướng hành vi xử sự cho các tổ chức, cá nhân trong

xã hội khi tác động vào môi trường không khí, còn có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ

chế hoạt động hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức bảo vệ môi trường không khí. Thông qua

pháp luật, nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý

nhà nước trong bảo vệ môi trường không khí như: xây dựng và tổ chức thực hiện các văn

bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; định kỳ đánh giá và dự báo diễn biến tình

hình môi trường không khí; cấp giấy phép về môi trường cho các cơ sở công nghiệp; cấp,

gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Bảo vệ môi trường không khí cần phải thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trước tiên cần phải có sự kết

hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí với các cơ

quan chuyên môn quản lý các thành phần môi khác. Môi trường bao gồm nhiều thành

phần khác nhau và giữa các thành phần đó có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Môi

trường không khí chỉ bảo vệ khi có tính đến sự bền vững của các thành phần môi trường

khác. Pháp luật môi trường, bằng việc xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ

quan chuyên ngành trong bảo vệ môi trường sẽ gắn kết được các mối quan hệ liên ngành

đó để bảo vệ môi trường không khí một cách hiệu quả. Mặt khác, bằng các quy phạm

pháp luật của mình, pháp luật môi trường sẽ xác định rõ thẩm quyền cũng như chức

năng nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp. Khi

tranh chấp được giải quyết thì những tác động xấu tới môi trường không khí do hành vi

vi phạm của một bên tranh chấp gây ra sẽ được phục hồi và quyền lợi hợp pháp của

công dân cũng được đảm bảo. Vì vậy, với việc quy định chức năng của các cơ quan giải

quyết tranh chấp môi trường, pháp luật môi trường đã thể hiện rất rõ vai trò không thể

thiếu của mình trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

- Bảo vệ môi trường ngày nay không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào. Bảo

vệ môi trường là yếu tố gắn kết các quốc gia với nhau. Vì vậy pháp luật tạo cơ sở pháp

lý và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế về bảo vệ môi

trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Với đặc trưng không xác định biên

giới của mình, các vấn đề môi trường thường đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác với nhau

cùng giải quyết. Người ta không thể gom riêng không khí đã bị ô nhiễm ra để xử lý

được. Vì vậy trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí mối quan hệ giữa các quốc

46

gia càng trở lên hết sức cần thiết. Sự hợp tác này giữa các quốc gia sẽ tạo ra rất nhiều lợi

thế trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường. Ví dụ: qua hợp tác các quốc gia sẽ

cùng nhau, phối hợp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Hợp tác chuyển

giao công nghệ, hỗ trợ tài chính trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; đặc biệt

là chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Tuy

vậy để sự hợp tác này được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi các quốc gia cần phải thỏa thuận

xây dựng hoàn thiện khung pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm

không khí. Pháp luật là cơ sở vững chắc để kết nối sự hợp tác này trở nên có hiệu quả và

thiết thực hơn.[119]

Thực tiễn phát triển cho thấy ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường

không khí nói riêng là không tránh khỏi, sự phát triển có thể nói là nhanh một cách khá

tùy tiện, thiếu chiến lược bền vững; phong trào công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sức ép

của lợi nhuận, tiết giảm chi phí và lối sống tùy tiện của văn hóa tiểu nông, đặc biệt động

lực lợi nhuận đã thúc đẩy các chủ thể khai thác vô kế hoạch và không thương tiếc các tài

nguyên thiên nhiên, trốn tránh việc xử lý hợp lý các khí thải độc hại;... Ví dụ một số nhà

máy có nguy cơ gây ô nhiễm cao đã vào Việt Nam do các quốc gia khác không chấp

nhận. Điều đó đã tàn phá môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Các

quy định Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường các văn bản khác sẽ giúp nhà nước kiểm

soát việc khai thác, sử dụng tài nguyên không khí nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng

tàn phá và gây ô nhiễm môi trường không khí.

2.3.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. Quyền

được sống trong môi trường trong lành là một quyền con người cơ bản đã được ghi nhận

trong Tuyên bố về môi trường con người năm 1972 tại Stockhom, Thụy Điển và được

củng cố trong Tuyên bố về môi trường và phát triển năm 1992 tại Rio de Janeiro,

Braxin. Ở Việt Nam, quyền được sống trong môi trường trong lành được nhắc đến trong

Lời nói đầu của Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và lần đầu tiên được hiến định trong

Hiến pháp năm 2013 và chính thức trở thành nguyên tắc của Luật bảo vệ Môi trường

năm 2014. Thực tế cho thấy ở Việt Nam quyền được sống trong môi trường trong lành

bị đe dọa chủ yếu bởi ô nhiễm môi trường không khí. Do vậy, ghi nhận quyền được

sống trong môi trường trong lành vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực,

vừa là trung tâm của quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

hiện nay là cấp thiết và hợp lý. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ:

- Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí;

47

- Các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải phải thực hiện phòng ngừa, phát hiện ngăn

chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mình thải ra;

- Các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí xâm phạm đến quyền được

sống trong môi trường trong lành phải bị xử lý theo Hiến pháp và theo pháp luật;

- Khi các chủ thể bị xâm phạm quyền này thì có thể khởi kiện ra Tòa hoặc cơ quan

quản lý nhà nước để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình theo trình tự, thủ tục luật định.

- Nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng

đến sự phát triển của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa

phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Kiểm soát ô nhiễm

môi trường nói chung, môi trường không khí là một trụ cột cấu thành phát triển bền vững.

Do vậy, chỉ có thể có phát triển bền vững khi kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

được hiệu quả đồng thời từ đó sẽ thúc đẩy phát triển xã hội. Bởi để phát triển bền vững

cần phải đưa yếu tố môi trường vào trong quá trình phát triển để đảm bảo quá trình phát

triển kinh tế sẽ không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, trong đó có môi trường không

khí. Ngược lại phát triển bền vững cũng góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường trong

đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Phát triển bền vững bên cạnh việc quan

tâm đến bảo vệ môi trường chủ động thì nó còn tạo ra các nguồn lực để thúc đẩy phát

triển môi trường bền vững. Do vậy kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường

không khí nói riêng cần dựa trên nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững.

- Nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường không khí. Như chúng

ta biết môi trường không khí với tính đặc thù cố hữu đó là tính khuếch tán, tính lan

truyền nên tác động của ô nhiễm môi trường không khí mang tính bao trùm, thiệt hại

xảy ra thường lớn đến nhiều tổ chức, cá nhân. Do vậy để kiểm soát được thiệt hại do ô

nhiễm môi trường không không khí thì không chỉ có sự tham gia của Nhà nước mà còn

có sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi sự tham gia của

cả cộng đồng hoặc đại diện cộng đồng, các tổ chức đoàn thể xã hội vào quá trình kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí.

- Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn. Nguyên tắc này

được ghi nhận xuất phát từ một đặc điểm rất quan trọng của môi trường không khí đó là

tính khuếch tán, lan truyền nên khi có hành vi xả thải chất gây ô nhiễm (khí thải) ra môi

trường không khí việc xác định mức độ ô nhiễm cũng như thiệt hại cho môi trường

không khí là rất khó khăn. Cách hiệu quả nhất để môi trường không khí không/hạn chế ô

nhiễm là kiểm soát ngay tại nguồn thải. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí, việc xây dựng pháp luật về vấn đề này cần phải dựa trên

48

nguyên tắc đặc thù nhưng rất quan trọng đó là kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

ngay tại nguồn thải.

- Nguyên tắcđiều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

theo hướng tác động tới chi phí và lợi ích để các chủ thể tự nguyện lựa chọn tuân thủ

pháp luật. Theo thống kê năm 2013 của Ngân hàng thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên

và Môi trường cho thấy, Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp

luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật. Sở dĩ việc

thực thi pháp luật và tuân thủ pháp luật ở Việt Nam kém có nhiều nguyên nhân, ngoài

những nguyên nhân nằm ở khâu tổ chức thực hiện thì có nguyên nhân về xây dựng pháp

luật. Đặc biệt là tư duy về xây dựng chính sách pháp luật của Việt Nam có vấn đề gần

như thông suốt đó là tư duy cái gì không quản lý được thì cấm. Ví dụ: trước đây có lần

cơ quan nhà nước có thẩm quyền định cấm kinh doanh karaoke vì cho rằng có đó là

nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội, hay tư duy hạn chế nhập khẩu ô tô để để tránh tắc

đường. Trong khi đó các nước như Inđônêxia, Malaysia,… thì cho nhập khẩu ô tô để

đảm bảo quyền hợp pháp của người dân và để nhà quản lý có tầm nhìn về quy hoạch

phát triển hạ tầng giao thông,…Với tư duy đó việc xây dựng pháp luật của ở Việt Nam,

đa phần các lĩnh vực dựa trên các quy định cấm để quản lý, nhưng vẫn bị vi phạm, pháp

luật môi trường cũng vậy. Ví dụ: Luật Thủy sản quy định về cấm đánh bắt cá có kích cỡ

nhỏ, cấm dùng các phương tiện đánh bắt như mìn, kích điện, hay lưới đánh bắt phải đảm

bảo kích cỡ mắt lưới đánh bắt phải đạt tiêu chuẩn luật định,… Tuy nhiên, thực tế người

dân vẫn sử dụng các dụng cụ này mà không kiểm soát được, thậm chí cá đánh bắt được

không đạt chuẩn do các các công cụ bất hợp pháp này vẫn được bày bán công khai mà

không bị cơ quan nào đứng ra xử lý,… Do vậy, tác giả cho rằng đã đến lúc xây dựng

pháp luật nói chung, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói riêng cần

phải tính đến yếu tố chi phí và lợi ích khi xây dựng pháp luật, theo đó quy định theo

hướng chủ thể lựa chọn tuân thủ pháp luật sẽ đạt được lợi ích cao hơn so với việc không

tuân thủ/vi phạm pháp luật.

- Nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường không khí phải chịu trách nhiệm

pháp lý. Người gây ô nhiễm môi trường không khí không chỉ phải bồi thường thiệt hại

môi trường mà còn phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan, như trách nhiệm hình sự,

trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật.

- Nguyên tắc hợp tác quốc tế và khu vực trong bảo vệ môt trường không khí. Môi

trường không khí mang tính bao trùm toàn cầu, nó không có ranh giới. Do vậy, một

quốc gia không thể đơn phương mà kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí. Hơn

nữa, ô nhiễm môi trường không khí thường rất phức tạp, khó xác định thiệt hại. Do vậy,

đẩy mạnh hợp tác quốc tế sẽ giúp các quốc gia có thể hỗ trợ cho nhau về vốn, về công

49

nghệ, về kinh nghiệm tạo nên tính đồng bộ, tính hệ thống góp phần kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí được hiệu quả.

2.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Như đã phân tích ở trên, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí có

hiệu quả, pháp luật ngoài việc xác định rõ chủ thể, nội dung và cách thức, trình tự, thủ tục

kiểm soát ô nhiễm, thì cần phải phân chia hiện trạng môi trường không khí thành những

giai đoạn khác nhau để có sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với từng giai đoạn. Theo

đó hiện trạng môi trường không khí được chia thành ba giai đoạn: một là, giai đoạn môi

trường không khí chưa bị ô nhiễm (tiền ô nhiễm), hai là, giai đoạn môi trường không khí

đang bị ô nhiễm (ở giai đoạn này hiện trạng môi trường không khí có thể diễn ra trường

hợp có nơi thì môi trường không khí bị ô nhiễm, có nơi lại chưa bị ô nhiễm,…); thứ ba, là

giai đoạn hậu ô nhiễm (xử lý ô nhiễm, phục hồi, cải thiện môi trường không khí).

- Ở giai đoạn đầu, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đặt ra vấn đề là phải

phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường

không khí là các hoạt động ngăn ngừa, phòng trước những nguyên nhân có thể gây ô

nhiễm môi trường không khí, những tác động tiêu cực đến môi trường không khí nhằm

giữ hiện trạng môi trường không khí ổn định phù hợp với quy chuẩn môi trường không

khí. Còn dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong

tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành

dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định

xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học

(Định lượng). Tuy nhiên, dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về

tương lai (định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ

những tính chủ quan của người dự báo[63]. Dự báo về hiện trạng môi trường không khí

là một nội dung rất quan trọng của kiểm soát ô nhiễm môi trường, giúp cho việc phòng

ngừa ô nhiễm môi trường được chủ động hơn, kịp thời hơn và giảm được những tác

động tiêu cực của ô nhiễm môi trường xuống mức thấp nhất. Do vậy có thể thấy muốn

ngăn ngừa, phòng trước những tác động xấu đến môi trường không khí, giữ cho hiện

trạng môi trường không khí không bị biến đổi theo chiều hướng xấu, phù hợp với quy

chuẩn kỹ thuật môi trường không khí thì việc phòng ngừa, dự báo là một nội dung đặc

biệt quan trọng trong điều chỉnh pháp luật giai đoạn tiền ô nhiễm môi trường không khí.

Đặc biệt quá trình này phải gắn với việc kiểm soát ô nhiễm tại nguồn.

Có thể thấy phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí được đặt ra trong

tất cả các giai đoạn từ tiền ô nhiễm, giai đoạn môi trường không khí bị ô nhiễm, cho đến

hậu ô nhiễm. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn mục tiêu của việc phòng ngừa cũng không

50

hẳn có sự giống như nhau. Trong giai đoạn môi trường không khí chưa bị ô nhiễm mục

tiêu của phòng ngừa và dự báo đặc biệt phải được đề cao nhằm ngăn ngừa, phòng trước

những nguy cơ có thể làm ô nhiễm môi trường không khí. Ở giai đoạn môi trường đã bị

ô nhiễm thì phòng ngừa, dự báo lại hướng tới mục tiêu giới hạn khu vực bị ô nhiễm

không mở rộng thêm, không lan sang khu vực khác. Còn giai đoạn xử lý xong ô nhiễm

thì phòng ngừa lại tiếp tục được đặt ra. Nội dung điều chỉnh pháp luật về phòng ngừa,

dự báo ô nhiễm môi trường không khí gồm các quy định, như: quy hoạch bảo vệ môi

trường, đánh giá ĐMC, ĐTM, và KBM, quan trắc hiện trạng môi trường, thông tin về

tình hình môi trường; kiểm kê khí thải, trách nhiệm của các chủ thể trong phòng ngừa,

dự báo ô nhiễm môi trường không khí…;

- Ở giai đoạn môi trường đã bị ô nhiễm thì phòng ngừa, dự báo vẫn được đặt ra

nhằm giới hạn khu vực bị ô nhiễm không mở rộng thêm, không lan sang khu vực khác.

Tuy nhiên, giai đoạn kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí hướng tới việc nhanh

chóng phát hiện ra ô nhiễm môi trường, khoanh vùng ô nhiễm, ngăn chặn ô nhiễm môi

trường,.. Bên cạnh đó, thông tin về chủ thể gây ô nhiễm môi trường không khí, tình hình

ô nhiễm môi trường không khí và tác động của nó đến các chủ thể bị ảnh hưởng được

biết có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng.

Hoạt động theo dõi, thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí

là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, hộ gia đình cá nhân và

các chủ thể khác trong kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi làm ô nhiễm môi trường

không khí, hiện trạng môi trường không khí nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường không khí. Ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí là tổng hợp hoạt động của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong việc

giữ không cho ô nhiễm môi trường không khí lan rộng ra. Hoạt động ngăn chặn ô nhiễm

được thực hiện khi phát hiện có ô nhiễm môi trường không khí. Bao gồm: giám sát hiện

trạng môi trường không khí, khoanh vùng ô nhiễm, giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế, ngăn

chặn ô nhiễm môi trường không khí.

Do vậy nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí trong giai đoạn môi trường đã bị ô nhiễm sẽ tập trung vào các quy định, như: quy

định về quan trắc hiện trạng môi trường không khí, thanh tra hoạt động của các chủ thể

có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường không khí, thông tin về tình hình môi trường không

khí, dự báo biến đổi của môi trường không khí, khoanh vùng, ngăn chặn ô nhiễm môi

trường không khí và trách nhiệm của các chủ thể trong phát hiện, ngăn chặn ô nhiễm

môi trường không khí.

- Ở giai đoạn hậu ô nhiễm vấn đề đặt ra là xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Xử lý ô nhiễm môi trường không khí là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm

51

quyển, các chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong khắc phục ô nhiễm, khôi phục hiện

trạng, cải thiện chất lượng môi trường không khí và xử lý các hành làm ô nhiễm môi

trường không khí. Điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đặt

ra vấn đề cần phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường không khí, xử lý

các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, tiếp tục đặt ra vấn đề là

phải phòng ngừa dự báo hiện trạng môi trường không khí;

Có thể thấy, mặc dù không khí rất quan trọng với cuộc sống của con người, nhưng

nhận thức của người dân về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn chưa đầy đủ.

Rất nhiều các cơ sở công nghiệp, các làng nghề, các hộ gia đình, cá nhân thường chỉ chú ý

đến lợi ích kinh tế của mình mà quên đi bảo vệ môi trường không khí cho cả cộng đồng.

Trên cơ sở hiện trạng môi trường không khí được phân chia thành các giai đoạn

để kiểm soát. Trong suốt quá trình đó, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí cần quy định rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần xác định

được nội hàm của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gồm những hoạt

động gì? Tác giả cho rằng nội hàm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gồm

các hoạt động: phòng ngừa ô nhiễm môi trường; dự báo sự biến đổi của môi trường

không khí; thanh tra, kiểm gia, giám sát phát hiện ô nhiễm, mức độ ô nhiễm môi trường

không khí dựa trên quy chuẩn kỹ thuật môi trường; khi phát hiện có ô nhiễm môi trường

không khi thì ngăn chặn; xử lý ô nhiễm trường không khí.

Thứ hai, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải xác định

và quy định rõ các chủ thể nào có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí. Tác giả cho rằng trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thuộc

về cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và các

chủ thể khác. Trách nhiệm đầu tiên trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thuộc

về về các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân chủ nguồn thải, bởi cơ quan nhà nước được

thành lập ra được trang bị đầy đủ các cơ sở để thực hiện việc kiểm soát này và các tổ

chức cá nhân chủ nguồn thải cũng phải có nghĩa vụ đầu tiên trong kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí bởi họ có chưa đựng nguồn thải gây ô nhiễm (họ phải chịu trách

nhiệm với hành vi của mình). Bên cạnh đó, các chủ thể khác mặc dù không có trách

nhiệm chính trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhưng đóng vai trò rất quan

trọng trong quá trình này, đặc biệt trong bối cảnh sự thiếu thượng tôn pháp luật môi

trường của các chủ nguồn thải, sự vô cảm của một số các cơ quan, chủ thể có thẩm

quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường thì vai trò của cộng đồng dân cư, của các tổ

chức xã hội,…là rất quan trọng.

52

Thứ ba, về đối tượng bị kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đó chính là

hành vi của các chủ thể, như: cá nhân, tổ chức, hộ gia đình; các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền và các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ pháp luật kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí.

Thứ tư, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần xác định rõ

chu trình, trình tự, thủ tục, công cụ, phương tiện kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí. Đó là các quy định về phòng ngừa, dự báo, thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm

môi trường không khí, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí và xử lý ô nhiễm môi

trường không khí;

Thứ năm, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm trường không khí cần xác định được rõ

mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là gì. Theo tác giả mục tiêu kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, bảo

vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền được sống trong môi trường được trong lành.

Để làm sáng tỏ những vấn đề trên, tác giả cho rằng nghiên cứu pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí cần tập trung vào các nội dung sau:

- Pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí và tiêu chuẩn môi trường

không khí

- Pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, dự báo những tác động

đến môi trường không khí và sự biến đổi của môi trường không khí;

- Pháp luật về thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí;

- Pháp luật về ngăn chặn ô nhiễm môi trường;

- Pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường không khí;

- Tổ chức và hoạt động của các quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí;

2.3.4. Yêu cầu đối với điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí

Là một phần của hệ thống pháp luật Việt Nam, do vậy việc xây dựng, hoàn thiện

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần đáp ứng những tiêu chí chung

trong xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, như: tính hoàn thiện, tính thống nhất, tính

đồng bộ, tính khả thi, tính hiệu quả, tính công khai, minh bạch dễ hiểu, dễ tiếp cận, tính

chi phí thực hiện thấp. Bên cạnh những tiêu chí chung của hệ thống pháp luật, căn cứ

vào đặc thù của môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí, tác giả cho rằng

việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần đạt

được các tiêu chí sau:

- Một là, tính dự báo, cảnh báo. Môi trường không khí mang tính bao trùm, và ô

nhiễm môi trường không khí thì biến đổi khó lường do vậy việc dự báo chính xác sự

53

biến đổi của môi trường không khí và cảnh báo những tác động do ô nhiễm môi trường

không khí đến con người và sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để thực hiện được

vấn đề này thì luật hóa hoạt động dự báo, cảnh báo này vào trong luật. Việc xây dựng hệ

thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần đảm bảo tính cảnh báo

và dự báo sẽ là cơ sở để các quốc gia, các tổ chức, các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá

nhân chủ động hơn trong phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không

khí, giảm thiểu được những thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí gây ra.

- Tính phòng ngừa được rủi ro phát sinh. Do ô nhiễm môi trường không khí

mang tính bao trùm nên khi thiệt hại xảy ra thường với phạm vi và quy mô rất lớn. Ví

dụ: rò rỉ chất phóng xạ hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima đã làm chất phóng xạ lan ra

phạm vi rộng hàng chục km xung quanh nhà máy, thậm chí là hàng trăm km[49]. Giải

pháp tốt nhất để hạn chế, ngăn chặn, giảm thiểu được những thiệt hại này là phòng ngừa

tại nguồn (phòng ngừa trước khi ô nhiễm môi trường không khí xảy ra) có vai trò đặc

biệt quan trọng. Do vậy, điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí cần hướng tới những quy định đồng bộ về phòng trước, ngăn ngừa ô nhiễm môi

trường không khí, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí

gây ra.

- Tính nhanh chóng, kịp thời. Ô nhiễm môi trường không khí thường diễn ra rất

nhanh trên quy mô và phạm vi lớn do vậy nếu không có sự nhanh chóng trong ngăn

chặn nguồn thải gây ô nhiễm thì phạm vi ô nhiễm sẽ gia tăng. Mặt khác chính do tính

khuếch tán nhanh của môi trường không khí, nhiều chủ thể đã lợi dụng điều này để

chuộc lợi cá nhân nhằm tránh không bị phát hiện. Ví dụ: xả khí thải ô nhiễm chui vào

ban đêm đến sáng thì không còn ô nhiễm nữa. Do vậy điều chỉnh pháp luật về kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí cần theo hướng phát huy tính nhanh chóng, kịp thời của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ nguồn thải trong phòng ngừa ô nhiễm

môi trường, phát hiện ô nhiễm môi trường, ngăn chặn ô nhiễm môi trường và xử lý ô

nhiễm môi trường của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cũng như các tổ chức, cá

nhân, hộ gia đình chủ nguồn thải. Sự nhanh chóng kịp thời này sẽ góp phần rất lớn hạn

chế rủi ro, thiệt hại xảy ra.

- Tính cộng đồng trách nhiệm. Như chúng ta biết môi trường không khí mang

tính bao trùm, mặc dù có giá trị lớn trong đảm bảo sự sinh tồn của con người và sinh

vật, nhưng việc xác định được giá trị của nó không hề dễ dàng như môi trường đất, môi

trường nước. Hơn nữa, môi trường không khí không phải thuộc sở hữu của riêng một ai

mà là của mọi người, các cộng đồng dân cư, các quốc gia và cả nhân loại. Do vậy cả

cộng đồng hay nói cách khác là tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi

trường không khí. Hơn nữa như đã trình bày ở trên thiệt hại do ô nhiễm môi trường

54

không khí thường xảy ra với nhiều người, thậm chí là nhiều cộng đồng dân cư. Do vậy

điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhấn đến tính cộng

đồng trách nhiệm sẽ góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết tranh chấp môi

trường, trong đó có môi trường không khí.

- Tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế. Trái đất là ngôi nhà

chung của tất cả các quốc gia và ngôi nhà này được bao bọc, bảo vệ bởi bầu khí quyển

trái đất, môi trường không khí. Do vậy, ô nhiễm môi trường không khí ở một quốc gia

có thể lan sang làm ô nhiễm môi trường không khí của quốc gia khác, hay một quốc gia

không có hành vi làm ô nhiễm môi trường nhưng môi trường không khí vẫn bị ô nhiễm.

không phân biệt quốc gia, khoảng cách địa lý, tài nguyên, dân số,… hay không, nên một

quốc gi bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Ví dụ: khói bụi do cháy

rừng ở Inđônêxia có thể lan sang cả Malaysia và Singapo hoặc ô nhiễm phóng xạ hạt

nhân do rò rỉ từ nhà máy điện Fukushima tạo thành các đám mây phóng xạ, theo gió có

thể di chuyển đến nhiều quốc gia, thậm chí việc thải các chất nhà kính còn gây lên hiện

tượng biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn tới hiện tượng nước biển dâng và hiện tượng thời

tiết bất thường khác gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Hậu quả của ô

nhiễm môi trường không khí xảy ra thường ảnh hưởng rất lớn đến con người, sinh vật và

hệ sinh thái tự nhiên gây mất cân bằng hệ sinh thái.

Những biến đổi bất thường của môi trường không khí và hậu quả của nó đến nay

vẫn chưa thể lường hết được. Nhiều hiện tượng tự nhiên bất thường từ ô nhiễm môi

trường không khí con người cũng chưa thể kiểm soát, chế ngự được hoàn toàn nên nếu

không được cảnh báo, dự báo trước thì thiệt hại xảy ra là rất lớn

Ô nhiễm môi trường không khí mang tính toàn cầu, ô nhiễm môi trường không

khí rất phức tạp một quốc gia không thể có đủ khả năng về công nghệ, tài chính, kinh

nghiệm để tự giải giải quyết được. Hơn nữa, nếu có giải quyết được thì cũng không thể

triệt để nếu không có sự tham gia, hợp tác của nước khác.

2.4. Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong các công ước quốc tế

Những năm gần đây ô nhiễm môi trường không khí trở thành vấn đề nghiêm

trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như

Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonêxia, Việt Nam,… Đứng trước các vấn nạn ô nhiễm môi

trường không khí các quốc gia đều ban hành hệ thống pháp luật riêng của quốc gia mình

để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nhưng thực tiễn cho thấy vấn đề ô nhiễm

môi trường không khí, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí tầm xa là vấn đề không

của riêng quốc gia nào, nó liên quan đến toàn cầu nên bên cạnh các quốc gia riêng lẻ, thì

cần phải có sự hợp tác quốc tế trong xây dựng các quy định pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí. Do vậy, hệ thống các quy định quốc tế về kiểm soát ô

55

nhiễm môi trường không khí được xây dựng ở nhiều cấp độ song phương, khu vực và

toàn cầu,… và có kiểm soát ô nhiễm bầu khí quyển (tầm gần) và kiểm soát ô nhiễm tầm

xa (ô nhiễm tầng ozôn). Trong khuôn khổ có hạn của luận án, có thể liệt kê một số văn

bản pháp lý quốc tế sau: Công ước Geneva về ô nhiễm không khí xuyên biên giới

có tầm xa, Thụy Sĩ 1979; Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu

(UNFCCC) đã được chấp nhận vào 9/5/1992 tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York;

Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944; Hiệp ước về Khoảng không

ngoài vũ trụ, 1967; Công ước của Liên Hợp quốc về sự biến đổi môi trường

(26/8/1980); Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994); Công ước về

thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987); Công ước về trợ giúp trong

trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, IAEA (29/9/1987); Nghị định

thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1994); Công ước Basel

về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ hejchúng

(13/5/1995); Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992

(16/11/1994); Công ước về An toàn hạt nhân ngày năm 1994; Công ước chung về an

toàn quản lý nhiên liệu thải và chất thải phóng xạ năm 1997; Hiệp định về chống ô

nhiễm khói mù xuyên biên giới ASEAN, tháng 6 năm 2002,... Những điều ước quốc tế

này chủ yếu hướng vào kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa, chủ động ứng

phó vơí biến đổi khí hậu. Cụ thể:

Như chúng ta đã biết, tầng ozon có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sự sống

trên trái đất. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua tầng ôzôn của chúng ta ngày càng bị

suy giảm rõ rệt gây thủng tầng ozon mà nguyên nhân chủ yếu do các chất làm suy giảm

tầng ozôn gây ra. Chất làm suy giảm ôzôn chính là CFC (cacbon- flo- clo), không tự

phát sinh mà chủ yếu được tạo bởi các hoạt động của con người. Tầng ôzôn bị suy yếu

dẫn tới tỷ lệ bệnh tật của con người tăng lên rõ rệt và ảnh hưởng tiềm tàng tới việc thay

đổi của các điều kiện khí hậu. Vì vậy, các quốc gia đã cùng nhau ký kết nhiều văn bản

thỏa thuận liên quan đến vấn đề này có thể liệt kê:

2.4.1. Công ước Geneva về ô nhiễm không khí xuyên biên giới có tầm xa 1979

Nghiên cứu các điều ước quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí có thể thấy các quốc gia Châu Âu là khu vực đi đầu trong việc xây dựng các

cam kết quốc tế. Bắt đầu cho sự kiện này là ngày 13 tháng 11 năm 1979, các quốc gia

thuộc cộng đồng Châu Âu, cùng với hai nước Mỹ và Canada đã thông qua Công ước

Geneva và ô nhiễm không khí xuyên biên giới có tầm xa. Công ước có hiệu lực năm

1983. Hiện nay, có hơn 30 quốc gia ở Tây và Đông Âu tham gia, kể cả Liên bang Nga

[90, 34]. Qua nghiên cứu Công ước này có thể thấy:

56

Một là, đây được coi như là thỏa thuận khu vực quan trọng nhất quy định

việc kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa trong bầu khí quyển châu Âu và Bắc Mỹ.

Theo Công ước thì môi trường không khí được coi như là một nguồn tài nguyên dùng

chung và bắt buộc các quốc gia phải có sự hợp tác xây dựng và thực hiện các biện pháp

kiểm soát ô nhiễm cũng như những tiêu chuẩn phát thải chung.

Hai là, Công ước chỉ rõ ô nhiễm không khí tầm xa là loại ô nhiễm ảnh hưởng đến

một khoảng cách mà khó có thể phân biệt được những nguồn phát thải riêng biệt hay

những nhóm nguồn gây ô nhiễm (Điều 1, b Công ước).

Ba là, Công ước không chỉ giới hạn ở những ảnh hưởng có hại của ô nhiễm môi

trường không khí tầm xa đến sức khỏe hoặc tài sản của con người mà còn quy định rộng

hơn, thậm chí rộng hơn cả những quy định trong các thỏa ước về ô nhiễm môi trường

biển, bao gồm tổn hại đến nguồn sinh vật, hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng và việc sử dụng

hợp lý các nguồn tài nguyên môi trường (Điều 1, a Công ước).

Bốn là, Công ước đã xác định nghĩa vụ các quốc gia trao đổi thông tin, nghiên

cứu và thảo luận về chính sách, chiến lược và các biện pháp nhằm cắt, giảm ô nhiễm

không khí (Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 8 Công ước);

Năm là, mục tiêu của Công ước là ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm

không khí tầm xa, từ bất kể nguồn gây ô nhiễm nào từ các quốc gia thành viên. Mặc dù

vậy, Công ước không quy định bất kỳ một nghĩa vụ cụ thể nào về việc cắt giảm các

nguồn ô nhiễm không khí, mà các bên chỉ cam kết xây dựng một chính sách kiểm soát ô

nhiễm, trên cơ sở những nguyên tắc và mục tiêu chung. Ví dụ: nghĩa vụ “nỗ lực hạn

chế” và “dần dần cắt giảm và ngăn ngừa” ô nhiễm không khí (Điều 2). Vì vậy, các quốc

gia có toàn quyền quyết định mức độ nỗ lực kiểm soát ô nhiễm của họ, cũng như chi phí

họ sẵn lòng bỏ ra cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế. Hơn nữa, Công ước này

cũng không quy định trách nhiệm đối với tổn hại do ô nhiễm không khí gây ra.

Sáu là, Công ước Geneva quy định về nghĩa vụ thông báo và thảo luận

trong trường hợp có những rủi ro nghiêm trọng có thể dẫn đến ô nhiễm tầm xa. Quy

định này chỉ được áp dụng đối với những thay đổi chủ yếu trong chính sách hoặc sự

phát triển công nghiệp có khả năng gây ra những thay đổi đáng kể về ô nhiễm không

khí tầm xa, khi đó các quốc gia mới có nghĩa vụ thông báo cho các quốc gia khác. Nếu

không, việc thảo luận chỉ được tổ chức do yêu cầu của các bên “thực sự bị ảnh hưởng

hoặc có khả năng bị một rủi ro đáng kể về ô nhiễm không khí tầm xa” (Điều 5). Có

nghĩa là cơ chế thảo luận không hiệu quả bằng những Công ước liên quan đến đánh giá

tác động môi trường (nghĩa vụ tổ chức thảo luận ngay từ khi đề xuất dự án sau khi đã

thông báo cho tất cả các bên có khả năng chịu tổn hại từ hoạt động phát triển để họ có

thể tham gia).

57

Về cơ bản, có thể thấy Công ước Geneva đã xây dựng được một khung pháp lý cho

sự hợp tác và tạo tiền đề cho việc phát triển những biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Thực tiễn

những năm qua các quốc gia thành viên của Công ước này đều có sự nhất trí về ảnh hưởng

tích cực của Công ước đối với việc kiểm soát ô nhiễm không khí và quản lý chất lượng

không khí trong khu vực, thể hiện ở những hành động của các quốc gia để cải thiện môi

trường không khí, giảm tỷ lệ phát thải ô nhiễm, và phát triển công nghệ. Ở một mức độ nào

đó, Công ước được xem là một thành công đáng khích lệ, đặc biệt đối với việc làm thay đổi

chính sách trong Cộng đồng châu Âu và thúc đẩy mối quan tâm của công chúng đối với vấn

đề này. Tuy nhiên, Công ước Geneva chỉ có giá trị ràng buộc với một số quốc gia châu Âu

và Bắc Mỹ, trong khi đó vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới đang đe dọa sự tồn tại

của cả nhân loại. Do đó, ở mức độ toàn cầu, cơ sở để xác định trách nhiệm đối với hành vi

gây ô nhiễm không khí tầm xa vẫn là nghĩa vụ tập quán quốc tế và các điều ước quốc tế

khác có sự tham gia nhiều hơn của các quốc gia trên thế giới [40].

Bên cạnh Công ước Geneva 1979 về ô nhiễm không khí xuyên biên giới có tầm

xa năm 1991, Châu Âu cũng đã thông qua Hiến chương năng lượng Châu Âu. Hiến

chương này đã được 46 quốc gia ký tại The Hague (Hà Lan), thành viên ký kết gồm

các nước Tây và Đông Âu, Mỹ, Nhật, Canada, Úc…mục đích của Hiến chương là tạo

nền tảng vững chắt cho sự hợp tác khắng khít hơn nữa giữa các nước liên quan về

công nghiệp năng lượng, về sản xuất, phấn phối và tiêu thụ năng lượng, cũng như

việc hạn chế ô nhiễm vào môi trường không khí. Qua đó có thể khẳng định châu Âu là

khu vực đi đầu trong hoàn thiện thể chế pháp lý khu vực cho kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí.

2.4.2. Công ước Vienna 1985 về bảo vệ tầng ozone

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, do việc xả thải khí thải (đặc biệt là các khí

thải nhà kính) tại các nước công nghiệp phát triển một cách bừa bãi, thiếu kiểm soát dẫn

đến môi trường không khí thế giới càng ô nhiễm trầm trọng, tầng ozon đứng trước nguy

cơ suy giảm đáng báo động ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật trên trái đất. Với

mục đích hạn chế sự phát thải của các chất khí có hại tới tầng ôzôn, ngày 22/03/1985 tại

Vienna, thủ đô nước Áo, các quốc gia đã cùng nhau ký kết một văn bản thỏa thuận về

trách nhiệm của các nước trong việc giảm phát thải các chất có hại đến sự bình ổn của

tầng ôzôn (gọi là Công ước Vienna 1985 về bảo vệ tầng ozone). Là một Công ước

khung, Công ước Vienna đã thiết lập sự kiểm soát không đặc thù về các chất làm suy

giảm tầng ôzôn. Việt Nam đã tham gia Công ước này ngày 26/4/1994, là một thành viên

của Công ước thì Việt Nam có quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: một là, Việt Nam cần có

biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường đó là các biện pháp

được nhấn mạnh là ngăn ngừa để kiểm soát cũng như hạn chế việc sử dụng một số hóa

58

chất hay chất khí có thể làm suy giảm tầng ôzôn; hai là, Việt Nam phải bảo đảm hợp tác

với các quốc gia khác trong việc nghiên cứu khoa học, quan trắc có hệ thống liên quan

tới tầng ôzôn, sự biến đổi tầng ôzôn, những chất làm ảnh hưởng tới tầng ôzôn cũng như

những chất thay thế.

Do là Công ước khung chỉ quy định những vấn đề mang tính chất cơ bản nên 2 năm

sau tại Canada, các quốc gia thống nhất thông qua Nghị định thư Montreal 1987 về các chất

làm suy giảm tầng ôzôn đã được nhằm cụ thể hóa hơn Công ước Vienna 1985. Việt Nam đã

phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức của Nghị định thư Montreal từ này 26 tháng

01 năm 1994. Nghị định thư này đã đưa ra một kế hoạch đặc biệt cho việc giảm sản xuất và

tiêu thụ các chất làm suy yếu tầng ôzôn trong 10 năm. Đồng thời đặt ra ba giai đoạn để

giảm khí nhà kính với mục tiêu giảm 50% khí thải vào năm 1999 và giảm đến zero (0) vào

năm 2000 và các bên cần duy trì mức độ phát thải của mình như đã cam kết.

Cho đến nay có thể khẳng định Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn năm 1985 và

Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn 1987 đã và đang được ghi nhận

là một thành công của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trường toàn

cầu tạo ra do sự biến đổi khí hậu do tầng ôzôn bị phá hủy gây nên và đến nay đã có hơn 170

quốc gia phê chuẩn công ước Viên nhằm bảo vệ tầng ôzôn. [90, 433].

2.4.3. Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 1992

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ

quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên

và nhân tạo". Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các

hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển,

ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, các khí nhà kính cơ bản gồm

sáu loại chủ yếu: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Biến đổi khí hậu gây nên hiện

tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit; thủng tầng ô zôn; cháy rừng; lũ lụt, hạn hán, sa mạc

hóa, hiện tượng sương khói,... Vào những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của

thế kỷ XX tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu trở nên trầm trọng có nguy cơ ảnh hưởng

đến sự sinh tồn của con người và sinh vật. Đứng trước bối cảnh đó nhằm ngăn chặn

những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc

về môi trường và phát triển họp tại Rio De Janeiro, Brazin tháng 6 năm 1992, 162 quốc

gia đã tham gia Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Việt Nam

cũng đã phê chuẩn tham gia ngày 16/11/1994. Công ước này là cam kết của các quốc

gia nhằm vạch ra khung khổ cho các hoạt động kiểm soát và cắt giảm phát thải khí nhà

kính nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để ngăn chặn các tác động

nguy hiểm của nó tới hệ thống khí hậu. Nội dung chủ yếu của Công ước nhằm:

59

- Hình thành các chính sách quốc gia về các biện pháp tương ứng để hạn chế các

chất khí có thể gây ra hiệu ứng nhà kính; làm giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu bằng cách

đối phó với những phát thải do con người gây ra. [90, 35]

- Hợp tác giữa các quốc gia nhằm ứng phó với sự thay đổi của khí hậu trao đổi thông

tin nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo và truyền bá đại chúng.

- Các nước phát triển sẽ cung cấp nguồn tài chính mới và bổ sung để đáp ứng

toàn bộ chi phí cho các nước đang phát triển khi các nước này thực hiện nghĩa vụ

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo và truyền thông.

- Các nước cam kết phải thực hiện nghĩa vụ giáo dục, đào tạo nâng cao nhận

thức của mọi người về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó.

Tuy nhiên, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 1992,

chủ yếu là các thỏa thuận mang tính nguyên tắc giữa các quốc gia nhằm ứng phó với

biến đổi khí hậu. Do vậy để cụ thể hóa trách nhiệm của các quốc gia liên quan đến vấn

đề này, tại Hội nghị các bên tham gia UNFCCC lần thứ 3, được tổ chức tại Kyoto, Nhật

Bản - tháng 12 năm 1997, các quốc gia đã thông qua Nghị định thư Kyoto để hướng

dẫn, cụ thể hóa Công ước khung về biến đổi khí hậu.

2.4.4. Nghị định thư Kyoto (gọi tắt là KP)

Nghị định thư Kyoto thiết lập ba cơ chế hỗ trợ các nước công nghiệp (Các bên

thuộc Phụ lục I) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để đạt được mục tiêu giảm phát thải với

chi phí thấp nhất gồm:

- Mua bán quyền phát thải quốc tế (IET): cho phép các nước chuyển giao phần

“phát thải cho phép của mình”

- Đồng thực hiện (JI): cho phép các nước nhận được tín dụng đối với các giảm

phát thải do đầu tư tại các nước công nghiệp hoá khác, điều này dẫn đến chuyển giao

"đơn vị giảm phát thải" giữa các nước

- Cơ chế phát triển sạch (CDM): cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ phát

triển bền vững ở các nước đang phát triển thu được "các giảm phát thải được chứng

nhận - CERs" cho chủ đầu tư dự án.

Điểm nhấn quan trọng của KP là xây dựng được cơ chế phát triển sạch (Clean

Development Mechanism-CDM) và hình thành thị trường mua bán Chứng nhận Giảm

phát thải khí nhà kính (Certified Emission Reductions-CERs) nhằm hướng tới việc cắt

giảm lượng phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Là một trong những nước chịu

sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia cam kết

với các tổ chức quốc tế, như ký kết Công ước khung, Nghị định Kyoto, tham gia dự án

CDM - Cơ chế phát triển sạch, có chỉ định cơ quan đầu mối quốc gia, phê chuẩn nghị

định thư. Việt Nam đủ điều kiện theo quy định của tổ chức quốc tế để xây dựng và thực

60

hiện các dự án CDM. Có thể nói, việc xây dựng và thực hiện các dự án CDM sẽ mang

lại các giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo vệ môi trường to lớn.

Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các nước

thuộc Phụ lục I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép mua

lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được dưới hình

thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước không thuộc

Phụ lục I với mục đích nhằm hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị định thư. Trong

thực tế, điều này có nghĩa là các nước nằm ngoài Phụ lục I không bị bắt buộc phải giới

hạn lượng khí thải gây ra, nhưng dự án giảm phát thải khí nhà kính hoặc tăng bồn chứa

khí nhà kính ở các quốc gia này sẽ thu về "lượng giảm phát thải được chứng nhận -

CERs" cho chủ đầu tư dự án. Chỉ cần sở hữu CERs, bất kể chúng có nguồn gốc hay

được thực hiện tại quốc gia nào cũng sẽ được chấp nhận, và đã đóng góp vào việc giảm

phát thải khí nhà kính như cam kết trong Nghị định thư Kyoto. Theo quy ước, mỗi

CERs tương đương 1 tấn khí CO2. Ban điều hành quốc tế về CDM của Liên Hiệp Quốc

(EB) là cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp CERs. Về mặt nguyên tắc, người sở

hữu CERs có thể bán chứng chỉ này trên thị trường quốc tế cho những đơn vị hay quốc

gia có nhu cầu với nguyên tắc thỏa thuận. Cùng với Cơ chế buôn bán chứng nhận giảm

phát thải phát thải (IET), Cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto đã tạo ra một

thị trường phát mua bán một loại hàng hóa đặc biệt. Thị trường này đang hấp dẫn các

nhà đầu tư bởi giá CERs ngày càng tăng và được dự đoán sẽ tiếp tục được mở rộng hơn

trong tương lai. [38]. Việt Nam với tư cách là một thành viên của Nghị định thư Kyoto

cũng rất tích cực hoàn thiện chính sách pháp luật và thúc đẩy các doanh nghiệp trong

nước tham gia phát triển sạch phù hợp với tình thần của Nghị định thư mà Việt Nam đã

cam kết.

Sơ đồ về các hoạt động CDM. (Nguồn: www.dmcgroup.vn)

Có thể thấy các cơ chế được đưa ra trong Nghị định thư Kyoto là cơ sở quan

trọng để các quốc gia kiểm soát các khí thải gây hiệu ứng nhà kính kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu.

61

2.4.5. Hiệp định về chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới ASEAN, 6 năm 2002.

ASEAN là khu vực có trữ lượng than bùn chiếm khoảng 60% tổng diện tích than

bùn trên toàn thế giới. Nguồn vàng đen này mang nhiều giá trị cho nèn kinh tế và môi

sinh của các nước ASEAN. Tuy nhiên, những năm gần đây, chất lượng môi trường

không khí của khu vực ASEAN đã bị ô nhiễm bởi nạn khói mù xuyên biên giới. Nguyên

nhân là do những đám cháy ở vùng đất than bùn thường sinh ra khói dày đặc và thải một

lượng lớn khí cacbon. Thống kê cho thấy, cháy đất và cháy rừng năm 1997 - 1998, 2002

và 2005 ở Đông Nam Á đã phá hủy hơn 3 triệu ha đất đầm lầy. Để quan trắc, cảnh báo

về tình trạng cháy đất, cháy rừng và nguy cơ khói mù. Đề giải quyết tình trạng ô nhiễm

khói mù xuyên biên giới, cuối năm 1997, các Bộ trưởng Môi trường ASEAN đã nhất trí

Kế hoạch hành động khói mù khu vực (RHAP) nhằm thực hiện các nỗ lực chung trong

việc quan sát, ngăn ngừa và giảm tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do nạn

cháy đất, cháy rừng gây ra. Tiếp đó, Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên

giới đã được ký kết vào tháng 6 năm 2002 và có hiệu lực vào tháng 11 năm 2003 sau khi

được 6 nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Bên cạnh những hoạt động được triển khai

theo RHAP, đã có những bước tiến lớn trong việc thực hiện Hiệp định ASEAN về ô

nhiễm khói mù xuyên biên giới. Đến nay đã có 10 nước thành viên ASEAN, gồm

Brunei, Campuchia, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Philippin và

Indonexia đã phê chuẩn Hiệp định này.

Quá trình triển khai Hiệp định cũng đã đạt được bước tiến quan trọng là thành lập

được Quỹ kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới ASEAN. Bên cạnh đó do mối đe

dọa của cháy đất than bùn kèm theo khói bụi đối với kinh tế và sức khỏe của người dân

trong khu vực, Chiến lược quản lý đất than bùn ASEAN (APMS) đã được xây dựng, đề

ra một số hoạt động cấp quốc gia và khu vực nhằm hỗ trợ việc quản lý đất than bùn

trong khu vực. APMS đã hỗ trợ thực hiện sang kiến quản lý đất than bùn ASEAN

(APMI) được xây dựng trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói

mù xuyên biên giới. APMS được các Bộ trưởng Môi trường ASEAN thống nhất vào

tháng 11 năm 2006 và chủ yếu tập trung vào nội dung tăng cường nhận thức và kiến

thức về đất than bùn: giải quyết ô nhiễm khói mù xuyên giới và suy thoái môi trường;

thúc đẩy quản lý bền vững đất than bùn; tăng cường và thúc đẩy hợp tác khu vực về các

vấn đề liên quan đến đất than bùn...

Có thể thấy, do tầm quan trọng của môi trường không khí đối với sự sinh tồn của con

người và sinh vật nên nhiều điều ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí ở các cấp độ khác nhau đã được các quốc gia thống nhất thông qua. Đây là cơ sở

pháp lý quan trọng xác định trách nhiệm của các quốc gia (trong đó có Việt Nam) trong

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đồng thời là cơ sở để các quốc gia nội luật hóa

62

để kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường không khí trong phạm vi quốc gia mình và

hợp tác để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới, kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí tầm xa nhằm bảo vệ tầng ozon, ứng phó với biến đổi khí hậu thực

hiện phát triển bền vững.

2.4.6. Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu

Để cụ thể hóa các nguyên tắc ứng phó với biến đổi khí hậu mà các quốc gia thỏa

thuận trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992, từ năm

1995 đến nay, ngoài những cam kết có phần cụ thể hơn nội dung của Công ước được ghi

nhận trong Nghị định thư Kyoto, thì các quốc gia thành viên của Công ước mỗi năm

một lần đều tổ chức Hội nghị để bàn về việc tạo ra các cam kết pháp lý quốc tế để ứng

phó hiệu quả với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình đàm phán này gặp rất

nhiều gian nan từ Hội nghị Cop 1 được tổ chức tại Berlin, Cộng hòa liên bang Đức đến

đến Cop 20 tổ chức tại Lima, Peru các quốc gia không thể đạt được được một thỏa thuận

chung toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị COP21 diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 13/12/2015 với sự tham gia của

gần 40.000 đại biểu từ 195 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về

biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Hội nghị đã nhận được sự quan tâm và tham dự của lãnh đạo

Chính phủ và Nhà nước của 150 quốc gia. Hội nghị bao gồm các phiên họp của Hội

nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí

hậu (COP 21), Hội nghị lần thứ 11 các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP 11),

Khóa họp thứ 43 Ban bổ trợ về tư vấn khoa học và công nghệ (SBSTA 43), Khóa họp

thứ 43 Ban bổ trợ về thực hiện (SBI 43), Khóa họp lần thứ hai Nhóm công tác đặc biệt

về thúc đẩy Diễn đàn Durban-phần 12 (ADP2.12).

Sau hai tuần đàm phán căng thẳng với các phiên họp kéo dài suốt đêm trong giai

đoạn nước rút, vào lúc 19h28 (giờ Paris) ngày 12/12, đại diện của 195 nước tham dự

Hội nghị COP21 đã chính thức thông qua Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận vừa đạt được là

đánh dấu bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên hợp quốc suốt hơn hai thập kỷ

qua nhằm thuyết phục Chính phủ các nước hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm,

hạn chế việc gia tăng nhiệt độ của Trái đất. Bản thỏa thuận này được ghi nhận và đánh

giá là bảo đảm công lý khí hậu, công bằng, hài hòa lợi ích giữa các quốc gia, các cộng

đồng,…trong thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu. Bởi trước khi Bản thỏa thuận này

được thông qua, theo một nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu công bố ngày 30-11-

2015, 48 nước nghèo nhất trên thế giới cần có 1 nghìn tỷ USD trong khoảng từ năm

2020 đến năm 2030 để có thể thực hiện kế hoạch chống biến đổi khí hậu. Con số trên

được Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED) đóng trụ sở tại London (Anh) tính

toán dựa vào kế hoạch mà các nước kém phát triển nhất thế giới (LDC) cam kết để thực

63

hiện thỏa thuận kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu của Liên hợp quốc. Theo ước

tính, mỗi năm, các nước này sẽ cần có 93 tỷ USD, bao gồm 53,8 tỷ USD cho giảm khí

phát thải và 39,9 tỷ USD đối phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan và tình trạng

nước biển dâng cao. IIED cho biết, hiện các nước kém phát triển mới chỉ được tiếp cận

với 1/3 quỹ khí hậu quốc tế do các nước giàu có cung cấp. Cũng trong báo cáo, IIED chỉ

ra rằng, dù các nước nghèo đang rất cần nguồn lực để đấu tranh chống biến đổi khí hậu,

song phần lớn tiền hỗ trợ lại được chi cho các nước có điều kiện kinh tế khá hơn. Chỉ

tính riêng một số nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Maroc, Nam Phi và Thổ Nhĩ

Kỳ, số tiền các nước này được nhận đã ngang bằng với tổng tiền tài trợ cho toàn bộ 48

nước nghèo. Một tỷ lệ phân bố tiền không cân đối cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra

giữa lĩnh vực đối phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ người dân thích ứng với các cú sốc

khí hậu. Trong 11,8 tỷ USD được chi cho các nước nghèo trong năm 2013 - 2014, tới 10

tỷ USD được dành để hỗ trợ cắt giảm khí thải, và chỉ còn 1,8 tỷ USD dành cho công tác

thích ứng với biến đổi khí hậu. Do vậy, COP 21 lần này đã đề ra một thỏa thuận được

đánh giá là công bằng và hiệu quả theo hướng ưu tiên cho đầu tư từ khu vực tài chính

công quốc tế cho nhóm các nước nghèo, để giúp họ thực hiện được kế hoạch chống biến

đổi khí hậu của mình và thu hút được nguồn tài chính tư cho lĩnh vực khí hậu. [125]

Bản Thỏa thuận Paris có 31 trang, 29 điều khoản và sẽ thay thế Nghị định thư

Kyoto từ năm 2020. Thoả thuận Paris sẽ có hiệu lực trong vào 30 ngày sau khi có ít nhất

55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu phê

chuẩn. Về mục tiêu, thỏa thuận này đặt ra mức tăng nhiệt độ của Trái đất đến năm 2100

là thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C và gắng tiến tới ngưỡng thấp hơn 1,5 độ C.

Thỏa thuận Paris còn đề ra cơ chế để mỗi nước tự nguyện rà soát, theo đó từ năm

2023, cứ 5 năm/lần Liên hợp quốc sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả tổng hợp về các nỗ lực

chống biến đổi khí hậu của các nước. Việc đánh giá này sẽ giúp các nước có thêm thông

tin để cập nhật và tăng cường các cam kết của họ. Trong điều khoản về „tổn thất và thiệt

hại‟, các bên sẽ tăng cường hiểu biết, hành động và hỗ trợ thông qua Cơ chế quốc tế về

tổn thất và thiệt hại cùng với tác động của biến đổi khí hậu. Các nước phát triển sẽ cung

cấp nguồn lực tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng và giảm nhẹ phát

thải khí nhà kính và các bên được khuyến khích cung cấp hoặc tiếp tục cung cấp hỗ trợ

này trên cơ sở tự nguyện. Mức đóng góp 100 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2020 tiếp

tục được khẳng định lại, nhưng quan trọng là Thỏa thuận Paris xem con số 100 tỷ USD

này không đủ và đang kêu gọi tăng thêm. Đến năm 2025 sẽ lại đưa ra được một con số

cụ thể khác về đóng góp tài chính.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá ban đầu, Thoả thuận Paris đã đề cập đến các vấn đề mà Việt Nam đang

64

quan tâm trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Vấn đề đặt ra lúc này là Việt

Nam cần phải làm gì để tận dụng tối đa những lợi ích từ thỏa thận này, như: làm thế nào

để nhận được cam kết hỗ trợ tài chính nhiều hơn theo cam kết trong Thỏa thuận để thực

hiện việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam; cần phải rà soát hoàn

thiện các chính sách, pháp luật nào để phù hợp với Thỏa thuận; cần phải hoàn thiện tổ

chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu thế nào để có thể thực

thi hiệu quả Thỏa thuận,…;

Qua đó có thể thấy, cho đến nay đã có nhiều điều ước quốc tế, khu vực được các

quốc gia thỏa thuận thông qua để góp phần bảo vệ môi trường không khí toàn cầu. Đặc

biệt là cơ sở cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xây

dựng hòa hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 với chủ đề: “Những vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường không khí và

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí”, tác giả luận án đã làm sáng tỏ

những vấn đề sau:

Thứ nhất, đã phân tích các quan điểm và đưa ra cách hiểu về môi trường, môi

trường không khí, đặc điểm của môi trường không khí. Theo đó tác giả cho rằng: “môi

trường là hệ thống các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có tác động qua lại đến sự

tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Còn môi trường không khí là hỗn hợp

các chất khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất, như nitơ

(78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon

(dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác có tác động qua lại đến sự

tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Đồng thời chỉ ra các đặc điểm của môi

trường không khí, như: các yếu tố cấu thành môi trường không khí khác so với thành

phần môi trường khác; môi trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền nhanh;

môi trường không khí không thể phân chia được ranh giới; tính không xác định chủ sở

hữu cụ thể của môi trường không khí; tính khó xác định giá trị của môi trường không

khí; tính khó xác định chính xác thiệt hại của môi trường không khí;

Thứ hai, phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và phân loại ô nhiễm môi

trường không khí, chỉ ra đặc trưng của ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở so sánh

với ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Theo đó tác giả cho rằng, ô nhiễm môi

trường không khí là sự biến đổi của thành phần môi trường không khí không phù hợp/vi

phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí gây ảnh hưởng xấu đến con

65

người và sinh vật. Tác giả cũng chỉ ra ô nhiễm môi trường không khí có đặc điểm, như:

phạm vi của ô nhiễm môi trường không khí thường rộng; ô nhiễm môi trường không khí

mang tính xuyên biên giới; ô nhiễm môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến

một cá nhân, tổ chức cụ thể mà thường ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người; ô nhiễm

môi trường không khí thường tác động đến sức khỏe, tính mạng của con người động,

thực vật, tuy nhiên nó không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay mà ngấm dần; ô nhiễm

không khí không chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí tầm thấp gần bề mặt trái

đất mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí tầm xa;

Thứ ba, khái quát tác động, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến

sức khỏe, tính mạng, đời sống, sản xuất của con người và hệ sinh thái ở Việt Nam. Từ

đó chỉ ra nhu cầu điều chỉnh ô nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật.

Thứ tư, trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ kiểm soát và đặc thù của ô nhiễm môi

trường không khí. Tác giả cho rằng, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là trách

nhiệm của cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải

và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện

những tác động đến môi trường không khí, hiện trạng môi trường không khí, sự biến đổi

của môi trường không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn,

khắc phục ô nhiễm, cải tạo phục hồi hiện trạng môi trường không khí; xử lý các hành vi

làm ô nhiễm môi trường không khí nhằm đảm bảo cho môi trường không khí được trong

lành, sạch đẹp. Hơn nữa, trên cơ sở đặc thù của ô nhiễm môi trường không khí, tác giả

cũng chỉ ra các đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: phải kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn; kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

cần phải có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng và giữa các quốc gia ở

các cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu; khẳng định trách nhiệm hàng đầu của nhà

nước và các chủ nguồn thải trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; nhấn mạnh

ý nghĩa, giá trị về mặt sức khỏe, sinh tồn của môi trường không khí đối với con người

trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tính chủ quan, bị động trong kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí; phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường với với bảo vệ

môi trường không khí;

Thứ năm, phân tích và làm sáng tỏ khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Theo đó tác giả cho rằng: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là tổng

thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều

66

chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải

và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện

những tác động đến môi trường không khí, hiện trạng môi trường không khí, sự biến đổi

của môi trường không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn;

xử lý ô nhiễm môi trường không khí, đảm bảo cho môi trường không khí được trong

lành, sạch đẹp.

Thứ sáu, chỉ ra việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí cần phải dựa trên các nguyên tắc, như: nguyên tắc bảo đảm quyền

được sống trong môi trường trong lành; nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững;

Nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường không khí; nguyên tắc kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn; nguyên tắc tác động tới chi phí và lợi ích

theo hướng để các chủ nguồn thải tự nguyện lựa chọn tuân thủ pháp luật; nguyên tắc

người gây ô nhiễm môi trường không khí phải chịu trách nhiệm pháp lý; nguyên tắc hợp

tác quốc tế và khu vực trong bảo vệ môt trường không khí. Phác họa nội dung của pháp

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và đưa ra các tiêu chí điều chỉnh pháp

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: tính dự báo, cảnh báo, tính phòng

ngừa được rủi ro phát sinh, tính nhanh chóng, kịp thời, tính cộng đồng trách nhiệm, tính

liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thứ bảy, chương này cũng phân tích nội dung điều chỉnh pháp luật trong một số

các công ước khu vực và quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

và yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam, như: Công ước Geneva về ô nhiễm không khí xuyên

biên giới có tầm xa, Thụy Sĩ 1979; Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí

hậu (UNFCCC); Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985; Nghị định thư Montreal về

các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987; Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến

đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994); Hiệp định về chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

ASEAN, tháng 6 năm 2002; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

67

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG

KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng không khí và tiêu

chuẩn môi trƣờng không khí

Có thể khẳng định quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường không khí là xương

sống của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, là cơ sở để đánh giá hiện

trạng môi trường không khí, phát hiện, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không

khí, đặc biệt là để phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Chính vì vậy, trên thế

giới các quốc gia rất quan tâm đến vấn đề này, tại Singapo đã xây dựng hệ thống quy

chuẩn môi trường không khí theo sát với quy chế và tiêu chuẩn của nước Anh. Hệ thống

tiêu chuẩn môi trường không khí ở Singapo bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng không khí

và tiêu chuẩn kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Theo tiêu chuẩn này, mức độ tác

nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở Singapo đang nằm trong phạm vi các mục

tiêu lâu dài của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ môi trường

Mỹ (USEPA). Để đảm bảo thực hiện được một cách nghiêm túc các tiêu chuẩn môi

trường không khí, pháp luật môi trường nước này quy định rất chặt chẽ. Ví dụ: đối với

các chất gây ô nhiễm môi trường không khí, Bộ Môi trường tiến hành thanh tra thường

xuyên các cơ sở công nghiệp cũng như phi công nghiệp để kiểm tra việc các cơ sở đó có

tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy định về phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay

không. Việc thanh tra thường xuyên đó sẽ giúp các cơ quan thanh tra có thể phát hiện và

xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật môi trường trong việc thải khí

nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu, các chất gây ô nhiễm, các chất độc hại thải vào môi trường

không khí. Các cơ sở công nghiệp tại Singapo được yêu cầu tiến hành thử nghiệm chất

phát thải tại nguồn để đảm bảo các cơ sở đó tuân thủ các tiêu chuẩn quy định. Sau quá

trình thử nghiệm đó, các cơ quan quản lý môi trường sẽ xem xét và hướng dẫn các cơ sở

đó tiến hành thêm các biện pháp bổ khuyết nếu thấy cần thiết để có thể đạt tới những

yêu cầu mà tiêu chuẩn môi trường đặt ra. Bên cạnh đó, các cơ sở công nghiệp đều

được yêu cầu lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí theo đúng các tiêu chuẩn

quy định về phát thải. Các thiết bị này sẽ được các cơ quan quản lý môi trường quyết

định áp dụng cho các cơ sở công nghiệp dựa trên những điều kiện cụ thể về hiện trạng

môi trường tại địa bàn hoạt động của cơ sở đó cũng như dựa trên qui mô hoạt động và

qui trình công nghệ mà cơ sở đó đang sử dụng. Hay nói cách khác, thiết bị kiểm soát ô

nhiễm không khí được lắp đặt tại các cơ sở công nghiệp phải đảm bảo cả tiêu chuẩn kỹ

thuật lẫn tiêu chuẩn an toàn môi trường, an toàn lao động,…

68

Cũng tại nước này, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 cũng đang dần được

áp dụng phổ biến. Bởi thực tế Singapo là một đất nước mà công nghiệp đóng vai trò đặc

biệt quan trọng. Mà sản xuất công nghiệp là nguyên nhân lớn dẫn đến ô nhiễm môi

trường không khí. Do vậy, việc ban hành các quy chuẩn môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14000 là cơ sở và động lực quan trọng thúc đẩy BVMT không khí ở Singapo theo

hướng phát triển bền vững đón đầu xu thế phát triển của thế giới. [35]

Tại Malaysia, cũng đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí

bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí; các tiêu chuẩn khí thải làm cơ

sở pháp lý cho việc thực hiện đánh giá tác động môi trường cũng như xử lý các hành vi

gây ô nhiễm môi trường không khí. Theo đó tiêu chuẩn thải khí được thiết lập cho các

loại nguồn phát thải chất gây ô nhiễm không bao gồm các nguồn phát thải cố định (các

cơ sở sản xuất và dịch vụ), các nguồn phát thải di động (các phương tiện giao thông có

động cơ). Đối với nguồn phát thải cố định, các tiêu chuẩn thải được xác lập theo 3 mức

A, B, C để áp dụng cho các loại nguồn phát thải mới và nguồn phát thải đang hoạt động.

Như vậy, tiêu chuẩn thải của mỗi chất ô nhiễm đều được xác lập cho các loại nguồn phát

thải khác nhau tùy theo các ngành công nghiệp, nhất là đối với các ngành công nghiệp

đặc thù. Ví dụ: các tiêu chuẩn về độ bụi và hạt rắn được xác lập riêng cho ngành sản

xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng… Ngoài ra, đối với các khu vực đặc biệt,

các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn cũng như được thiết lập để áp dụng riêng cho các nguồn

phát thải khác nhau chỉ trong khu vực đó. [119].

Còn tại Nhật, đến năm 1968, Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí được xây dựng

nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí. Luật này đã ban hành tiêu

chuẩn môi trường không khí, cụ thể: tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí; Các

tiêu chuẩn và quy định phát thải (tiêu chuẩn quốc gia đồng nhất về phát thải; các tiêu

chuẩn khác về phát thải chặt chẽ hơn của địa phương); tổng tải lượng ô nhiễm ở các

thành phố. Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí đã đưa ra các tiêu chuẩn phát thải, tiêu

chuẩn kiểm soát tổng lượng phát thải, tiêu chuẩn về xây dựng, về đường biên và tiêu

chuẩn đối với các nồng độ trong môi trường không khí (SO2; NO2; bụi thông thường,

bụi đặc thù...). Trong các quy định về kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, các tiêu chuẩn môi

trường và hệ thống kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm, việc xây dựng các tiêu chuẩn phát

thải dựa vào hệ số xả (hệ số K) và tiêu chuẩn tổng lượng phát thải được nhấn mạnh. Sau

khi được rà soát, năm 1970, các chất như bụi (thông thường), amiang (bụi đặc thù) cũng

được quy định trong Luật. Năm 2004, một chương về kiểm soát phát thải khí VOC cũng

được đưa vào Luật. Đồng thời, Luật còn đề cập đến những biện pháp ứng phó với các

chất ô nhiễm không khí nguy hại, kiểm soát các nguồn lưu động (trong giao thông), quy

định về các phương tiện vận tải chạy trên đường [2].

69

Qua đó có thể thấy pháp luật các nước Singapo, Nhật Bản, Malaysia quy định rất

chặt chẽ về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, thậm chí là quy định với các yêu

cầu rất cao như tại Singapo, cùng với việc tổ chức thực thi chặt chẽ đã giải thích tại sao

môi trường các nước này Singapo lại trong lành và rất đáng sống.

Còn ở Việt Nam, theo pháp luật, quy chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của

các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm

trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý

và bảo vệ môi trường (khoản 5 Điều 3) [83]. Cơ quan chính có thẩm quyền ban hành

quy chuẩn kỹ thuật môi trường nói chung, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí nói

riêng là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài ra còn các cơ quan liên quan khác. Ví dụ:

Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy chuẩn về khí thải với nguồn thải động, ở cấp tỉnh

cũng có thể ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong một số lĩnh vực, nhưng

không được thấp hơn quy chuẩn chung cả nước. Trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi

trường thì quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí rất quan trọng. Hệ thống này được

đặt ra để đánh giá hiện trạng môi trường không khí có bị ô nhiễm không, ô nhiễm ở mức

độ nào, là căn cứ để xác định và xử lý hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí

từ đó lập kế hoạch phát triển lâu dài. Đối với tổ chức, cá nhân quy chuẩn môi trường

không khí giúp các tổ chức, cá nhân biết họ được quyền sống trong điều kiện môi

trường không khí như thế nào, họ được tác động đến môi trường không khí đâu. Bên

cạnh đó, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí còn là một trong các căn cứ để các

cơ sở sản xuất, kinh doanh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan nhà nước

cũng dựa vào đó để tiến hành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các

dự án cũng như cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường,...;

Luật BVMT 2005 gọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tiêu chuẩn môi trường.

Tuy nhiên, để phù hợp với Luật về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và thông

lệ quốc tế, trong Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT năm 2005 đã thống

nhất gọi tiêu chuẩn môi trường là quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đến Luật BVMT năm

2014 đã có sự phân biệt giữa quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường.

Theo đó, Luật BVMT năm 2014, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các

thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có

trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. Còn tiêu chuẩn môi

trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm

lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được

70

các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để

bảo vệ môi trường (khoản 5, 6 Điều 3) [83].

So với tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền ban hành và bắt buộc áp dụng trong phạm vi cả nước. Còn tiêu

chuẩn môi trường thì ngoài cơ quan nhà nước thì các tổ chức, cá nhân cũng có thể ban

hành và không mang tính bắt buộc. Vấn đề đặt ra là thông số được quy định trong tiêu

chuẩn môi trường thì mức thấp nhất cũng phải bằng với quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Ví dụ: tiêu chuẩn ISO 14000, SA 8000,…;

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định có hai nhóm quy chuẩn liên quan đến

môi trường không khí:

3.1.1. Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh

Luật BVMT năm 2014 quy định quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí xung

quanh, gồm: nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí; nhóm quy chuẩn

kỹ thuật môi trường đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ; nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi

trường đối với tiếng ồn, độ rung (điểm d, đ, e, khoản 1 Điều 113). Đây là quy chuẩn

được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng không khí xung quanh,

nhằm đảm bảo cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp và nhằm phù hợp

với các mục đích sử dụng thành phần môi trường không khí. Ví dụ: quy chuẩn tiếng ồn

tại các bệnh viện, trường học sẽ khác so với tại các khu công nghiệp,… Các quy chuẩn

về chất lượng môi trường không khí hiện hành được xác lập trên cơ sở những kết quả

nghiên cứu về y học, vật lý học nhằm đảm bảo môi trường không khí trong sạch. Mức

độ đó được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa trong một đơn vị thể tích không

khí (mg/m3).

Về quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh ngoài trời, Việt Nam

có 3 nhóm quy chuẩn kỹ thuật là:

+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không

khí xung quanh thay thế QCVN 05:2009/BTNMT;

+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh thay thế TCVN 5938:2005;

+ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn thay thế

cho TCVN 5949:1998, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày

7/10/2009 quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Các quy chuẩn này có một số nội dung:

- Quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, như: SO2, CO, N0x, O3, bụi lơ

lửng (bụi PM10 (bụi <10micromet) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.

71

- Các quy chuẩn môi trường quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất

độc hại trong không khí xung quanh.

- Quy định thông số tối đa về tiếng ồn trong môi trường không khí xung quanh;

Như vậy có thể thấy để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và

giám sát tình trạng ô nhiễm không khí, Nhà nước ta cũng đã ban hành một loạt các quy

chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên, số liệu thống kê cụ

thể cho thấy tình hình môi trường không khí xung quanh ở Việt Nam những năm gần

đây ở mức độ đáng lo ngại. Cụ thể:

Đối với môi trường không khí đô thị:

+ Về nồng độ bụi, tiếng ồn tại đô thị Việt Nam

72

Qua số liệu khảo sát của Tổng cục Môi trường năm 2011 trên, có thể thấy môi

trường không khí tại các đô thị ở Việt Nam cụ thể là tiếng ồn, nồng độ bụi tại các đô thị

như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh đều vượt

73

quy chuẩn cho phép, thậm chí một số nơi nồng độ khí Nox cũng vượt quy chuẩn cho

phép. Điều đáng lưu ý là hiện tượng này không có xu hướng giảm đi. [120]. Vấn đề này

cũng được thể hiện khá rõ trong Báo cáo quốc gia về môi trường không khí năm 2013,

theo Báo cáo này chất lượng môi trường không khí tại đô thị, 5 năm trở lại đây chưa có

nhiều cải thiện, chỉ số chất lượng môi trường không khí (AQI) tại các đô thị vẫn duy trì

ở mức tương đối cao, điển hình như Hà Nội số ngày có AQI ở mức kém (AQI = 101-:-

200) giai đoạn từ 2010 – 2013 chiếm tới 40-60% tổng sống ngày quan trắc trong năm.

Đặc biệt có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu (AQI=201-:-

300) và thậm chí là nguy hại (AQI>300) (Biểu đồ 301), trong đó nồng độ bụi là đáng lo

ngại nhất. Nguy hiểm hơn ô nhiễm bụi tại các đô thị Việt Nam, gồm: bụi lơ lửng

(PM100), bụi PM10, và bụi mịn (PM2.5, PM1). Thậm chú bụi mịn bị Tổ chức y tế thế giới

(WHO) cảnh báo là tác nhân lớn gây ung thư phổi, nhưng lại chiếm tỷ trọng tương đối

cao ở nước ta.

Số liệu quan trắc từ 2008 đến 2013 cũng cho thấy, nồng độ bụi lơ lửng (TSP) trong

môi trường không khí xung quanh tập trung cao ở các đô thị có mật độ giao thông lớn, như:

Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa) hoặc có các hoạt động sản xuất công nghiệp phát

triển mạnh (điển hình như khai thác công nghiệp than ở Quảng Ninh) mức độ ô nhiễm vượt

ngưỡng cho phép gấp từ 2 đến 6 lần QCVN 05:2013/BTNMT (biểu đồ 3.6). Ô nhiễm bụi

tập trung nhiều tại các trục giao thông, số liệu quan trắc từ 2008 – 2013 cho thấy tỷ lệ giá trị

quan trắc vượt quá QCVN05:2013/BTNMT dao động từ 42% ở vùng KTTĐ miền trung,

44% ở vùng KTTĐ miền Nam và cao nhất ở vùng KTTĐ phía Bắc với 68% (Biểu đồ 3.7).

Ô nhiễm bụi gần các trục giao thông trong hai năm 2010 và 2011 ở Hà Nội cao hơn hẳn các

tỉnh thành còn lại và vượt QCVN 05:2013/BTNMT trung bình năm từ 2-3 lần. Đối với các

khu sản xuất, năm 2011 nồng độ bụi lơ lửng TSP đo được vượt từ 3-4 lần QCVN 05:2013

cho phép. Cũng theo Báo cáo này, nồng độ bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một

số địa phương vượt QCVN 05:2013 là 3 – 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần [102].

Về ô nhiễm khí NO-NO2-NOx

74

Kết quả tính toán trên có thể thấy các chất gây ô nhiễm không khí trước năm

2013 cho thấy lượng phát thải NOx từ hoạt động nông nghiệp, từ xe ô tô, trong đó phát

thải NOx từ xe ô tô lớn hơn so với các chất khác. Còn theo Báo cáo hiện trạng môi

trường không khí năm 2013 cho thấy, khí NO có xu hướng tăng lên vào giờ cao điểm

giao thông vào buổi sáng và chiều. Còn NO2 là hợp chất chuyển hóa của NO trong môi

trường không khí, vì vậy nồng độ NO2 thường tăng mạnh sau khi NO phát tán vào môi

trường. Mức độ biến động nồng độ các khí NOx cũng có sự phân hóa rõ ràng theo ba

miền Bắc, Trung Nam [107, 56].

Về ô nhiễm khí SO, CO.

Cũng theo Báo cáo này thì lượng khí SO2, CO theo quan trắc giữa các đô thị, thì

các đô thị lớn có xu hướng bị ô nhiễm cao hơn các đô thị vừa và nhỏ và mức độ ô nhiễm

tại các trục giao thông thường cao hơn so với khu dân cư từ 2-3 lần (Biểu đồ 3.19 và

Biểu đồ 3.20),… [8, 60] [8, 61]. Và lượng phát thải CO từ xe 2 bánh lớn hơn so với các

chất khác, chiếm hơn 90% nguồn phát sinh di động [120]

+ Đối với môi trường không khí xung quanh các khu sản xuất

Vấn đề nổi cộm trong ô nhiễm môi trường không khí tại các khu sản xuất

hiện nay là vấn đề ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi TSP tại rất nhiều điểm quan trắc

xung quanh các khu công nghiệp vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013, thậm

chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ và trung bình năm.

[8, 62] [8, 139]. Về tiếng ồn, tại hầu hết các khu vực quan trắc xung quanh các khu công

nghiệp, mức ồn đo được đều xấp xỉ hoặc vượt quy định theo quy chuẩn QCVN

26:2010/BTNMT [8, 67]. Một số chất độc hại khác trong không khí cũng được phát

hiện, thậm chí một số chất còn vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 06: 2009. Nguyên

nhân có thể liên quan đến công nghệ máy móc lạc hậu dẫn tới chưa đáp ứng được các

thông số về quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bên cạnh đó, là ô về nhiễm mùi. Hiện nay,

75

các vụ khiếu kiện liên quan đến vấn đề ô nhiễm mùi xung quanh các cơ sở sản

xuất, các nhà máy ngày càng tăng lên.

Về chất lượng môi trường không khí làng nghề và nông thôn:

Những năm qua chất lượng khu vực nông thôn cũng bị ảnh hưởng từ việc sử

dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng liều lượng gây phát tán

một lượng hóa chất độc hại vào không khí. [8, 72]. Còn tại các làng nghề kết quả quan

trắc môi trường không khí năm 2010 thực hiện tại 46 làng nghề thuộc các lĩnh vực: dệt

nhuộm (7 làng nghề), sản xuất hàng mỹ nghệ (7 làng nghề), chế biến lương thực, thực

phẩm (9 làng nghề), luyện kim- cơ khí (6 làng nghề), mây tre đan và chế biến gỗ (10 làng

nghề), giầy da (4 làng nghề), cho thấy có 45/46 làng nghề (chiếm 97,8%) có từ 01 thông

số quan trắc chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1- 4,3 lần (so sánh với

QCVN 05:2013 và QCVN 06:2009) [8, 72].

Các số liệu thống kê trên đều cho thấy, môi trường không khí xung quanh ở

nhiều nơi tại Việt Nam đang bị ô nhiễm. Nồng độ nhiều chất ô nhiễm vượt quá quy

chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh nhiều lần, như: tại các

đô thị, các khu công nghiệp, các làng nghề nồng độ bụi, tiếng ồn cũng như các khí thải

độc CO, NO, NO2, SO,… vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, ô nhiễm

mùi tại các khu sản xuất cũng ngày càng gia tăng, gây ảnh hướng lớn đến sức khỏe, tính

mạng, đời sống cũng như hoạt động sản xuất của người dân. Nguyên nhân dẫn tới hiện

tượng này: một là, do hoạt động xả thải các chất gây ô nhiễm tại các khu công nghiệp;

hai là, do hoạt động xây dựng; ba là, do hoạt động giao thông vận tải gây ra. Có thể

thấy hoạt động giao thông vận tải không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm bụi, mà còn là

nguyên nhân gây ô nhiễm khí CO, NO. Bên cạnh ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải, thực

tiễn cho ô nhiễm mùi cũng ngày càng gia tăng, trong khi đó hiện nay Việt Nam chưa

ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về mùi. Do vậy, để kiểm soát ô nhiễm tiếng

ồn, ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn và các khí thải CO, SO, NO cần phải kiểm soát tốt

ba nguyên nhân lớn trên đồng thời cũng lưu ý đến vấn đề trồng rừng, cây xanh đô thị,

vấn đề vệ sinh môi trường, kiểm soát các phương tiện chuyên chở đất, cát, rửa đường

giao thông,…;

Về môi trường không khí trong nhà

Có thể thấy ô nhiễm môi trường không khí trong nhà, đặc biệt là tại các tòa cao

ốc, đã được Tổ chức Y tế Thế giới báo động từ lâu. Theo số liệu thống kê của tổ chức

này, năm 2012 thế giới có 7 triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí trên toàn

cầu, thì có 3,3 triệu ca bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà. Tại Việt Nam, trong một nghiên

cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động trong 4 tòa nhà ở nội thành Hà Nội

cho thấy, nồng độ CO2 trong không khí trung bình là 860ppm (nơi cao nhất là 940ppm),

76

nồng độ Formaldehyde là 0,023 ppm (cao nhất 0,046 ppm), nồng độ ozon là 0,067ppm

(cao nhất là 0,091ppm), nồng độ các chất hữu cơ dễ bay hơi là 6,33 ppm, nồng độ bụi hô

hấp là 0,208 mg/m3, các chỉ tiêu sinh vật như tổng nấm là 1285Sl/m3 kk. Thực tiễn

cũng cho thấy, Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn không khí trong nhà. Tuy nhiên, nếu

áp các chỉ số trên vào một số tiêu chuẩn của quốc tế thì thấy vượt quy chuẩn cho phép.

Ví dụ: nồng độ Formaldehyde vượt quy định của Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp của Mỹ (NIOSH), nồng độ bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Chất

lượng không khí quốc gia (NAAQS) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA,

1987). Điều này lý giải tại sao trong Báo cáo môi trường quốc gia về hiện trạng môi

trường không khí ở Việt Nam (công bố 18/9/2014) cho thấy, môi trường không khí ở

Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó Hà Nội ô nhiễm nhất. Năm 2013, Hà

Nội có tới 237 ngày chất lượng không khí kém, 21 ngày chất lượng không khí xấu và

một ngày chất lượng không khí vào mức nguy hại. Không khí trong nhà ô nhiễm chứa

nhiều chất độc như CO, Bezene, Formaldehyde; ozone - gây ra nhiều loại bệnh về hô

hấp, ung thư. Trong trường hợp gia tăng đột biến một trong những chất độc trên sẽ gây

ngộ độc cấp tính, giống như trường hợp vừa xảy ra ở Big C Garden. [59]

Đứng trước hiện trạng môi trường không khí trong nhà ở Việt Nam đang ngày

càng biến đổi theo chiều hướng xấu như trên. Về mặt pháp lý trước khi Luật Bảo vệ Môi

trường năm 2014 có hiệu lực, Việt Nam chưa có quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi

trường không khí trong nhà hay khuyến cáo chính thống liên quan đến môi trường

không khí trong nhà nên việc đánh giá và kiểm soát chất lượng môi trường không khí

trong nhà vẫn đang là thách thức. Còn theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014 thì đã bước

đầu quy định về quan trắc môi trường không khí trong nhà, nhưng cho đến thời điểm

này Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về vấn đề môi

trường không khí trong nhà. Quy định về quan trắc môi trường không khí trong nhà hiện

nay mới chỉ dừng ở mức độ rất khái quát (khoản 2 Điều 122) [83]. Hơn nữa, hiện nay

cũng chưa có quy định cụ thể về tổ chức quan trắc, đo đạc và đánh giá chất lượng không

khí trong nhà định kỳ tại các tòa cao ốc, văn phòng ở Việt Nam, nhằm tránh ảnh hưởng

đáng tiếc đến sức khỏe con người [19].

3.1.2. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải

Theo Luật BVMT năm 2014, thì quy chuẩn về khí thải gồm: Nhóm quy chuẩn kỹ

thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định. Nguồn thải di động là nguồn thải từ

các phương tiện giao thông và nguồn thải cố định là từ các nhà máy, xí nghiệp… gây ra.

a. Về nhóm quy chuẩn khí thải đối với nguồn thải tĩnh (nay theo điểm b, khoản 2

Điều 113 Luật BVMT năm 2014 gọi là nguồn thải cố định).

77

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ các nguồn thải cố định, những

năm gần đây Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến các

nguồn thải này, như:

QCVN 51:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

sản xuất thép;

QCVN 02: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất

thải rắn y tế;

QCVN 19 : 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

đối với bụi và các chất vô cơ;

QCVN 20 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

với một số chất hữu cơ;

QCVN 21 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

sản xuất phân bón hóa học;

QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

nhiệt điện;

QCVN 23 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

sản xuất xi măng);

QCVN 30: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất

thải công nghiệp;

QCVN 34: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ;

Quyết định 3733: 2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động;

Các quy chuẩn này kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ, vô cơ và bụi trong thành

phần khí thải của các nhà máy, khu công nghiệp trước khi thải vào không khí. Đối với

Hà Nội, do có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội là thủ đô của

cả nước nên Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành Thông tư số 51/2014/TT-

BTNMT quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường riêng cho thủ đô Hà Nội, trong đó

có nhóm quy chuẩn về khí thải. Cụ thể:

- QCTĐHN 01:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp; đối

với bụi và các chất vô cơ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội;

- QCTĐHN 03:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp sản

xuất xi măng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, theo khảo sát của Tổng cục Môi trường năm 2013 cho thấy ô nhiễm

bụi do hoạt động sản xuất công nghiệp đóng góp tỉ lệ cao và không ngừng gia tăng trong

những năm qua. Mặt khác nồng độ khí SO2 từ sản xuất công nghiệp

cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội.

78

Tỉ lệ gây ô nhiễm của ngành hóa chất cơ bản và các ngành hóa chất khác chiếm

tỉ lệ cao từ 25-27% (khoảng từ 1462 - 1586,9 tấn/năm.

Số liệu thống kê ô nhiễm môi trường không khí từ nguồn thải tĩnh còn phát sinh

từ các làng nghề tái chế kim loại, giấy, nhựa, đúc đồng, làng nghề sản xuất vật liệu xây

dựng, thực phẩm, chế tác với nhiều loại khí độc hại như: khí thải điển hình như: bụi, khí

SO2, NO2, CO, hơi axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như xử lý bề mặt, nung, sấy,

tẩy trắng, đục tạo hình các sản phẩm…[120];

Qua trình bày trên có thể thấy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy chuẩn kỹ

thuật môi trường về khí thải với các nguồn thải cố định trong nhiều lĩnh vực với các yêu

cầu về các thông số môi trường với khí thải không phải quá cao. Tuy nhiên, số liệu trên

cho thấy hầu như ngành, lĩnh vực sản xuất nào cũng có những hành vi xả thải chất gây ô

nhiễm vượt quá quy chuẩn cho phép ra ngoài môi trường. Thực trạng trên cho thấy: một

là, đa số các quy chuẩn vè khí thải đối với nguồn thải cố định được ban hành cách đây 7

đến 8 năm (tức được ban hành vào năm 2009, 2008), nên cần rà soát đánh giá để ban

hành các quy chuẩn mới đồng thời bổ sung thêm một số quy chuẩn kỹ thuật với nguồn

thải cố định cho đầy đủ và phù hợp hơn với thực tiễn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi

trường không khí; hai là, quá trình tổ chức thực hiện bảo đảm tuân thủ các quy chuẩn kỹ

thuật môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các chủ nguồn thải

là chưa thực hiện hiệu quả. Cần phải có biện pháp xử lý với chính các cá nhân, tổ chức

79

chủ nguồn thải vi phạm với các cơ quan nhà nước chủ thể có thẩm quyền trong thi hành

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

b. Về nhóm quy chuẩn khí thải đối với nguồn thải động (khí thải từ các phương

tiện giao thông (điểm d khoản 2 Điều 113) [83]:

Cho đến nay để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ nguồn thải động, Bộ

Giao thông Vận tải đã ban hành nhiều quy chuẩn về vấn đề này. Để tạo cơ sở cho việc

quản lý các phương tiện trước khi được cho phép lưu thông trên thị trường phòng ngừa

ô nhiễm môi trường không khí, Bộ Giao thông và Vận tải đã ban hành Thông tư số

30/2009/TT-BGTVT ngày 19/11/2009 quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, gồm:

+ QCVN 04 : 2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô,

xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới;

+ QCVN 05 : 2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ôtô sản

xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

Theo đó, mức giới hạn khí thải, các phép thử, phương pháp thử và các yêu cầu

quản lý kiểm tra khí thải của xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới

đã được ban hành. Các xe thuộc kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng

kiểu loại cũng phải thỏa mãn mức giới hạn khí thải nêu tại Quy chuẩn này. Riêng đối

với phép thử bay hơi nhiên liệu, lộ trình áp dụng quy chuẩn này được xác định cụ thể là:

đối với xe nhập khẩu mới và kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp mới, áp dụng sau 2 năm từ

ngày Quy chuẩn này có hiệu lực.

Còn đối với kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp đã được cấp Giấy chứng nhận trước

ngày ban hành Quy chuẩn này thì sẽ áp dụng sau 3 năm. Sau đó theo Thông tư số

33/2010/TT-BGTVT, quy định này được sửa là “Đối với kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp

(SXLR) được cấp giấy chứng nhận chất lượng trước ngày 19 tháng 5 năm 2012: áp

dụng phép thử bay hơi nhiên liệu từ ngày 19 tháng 5 năm 2013”. Có thể thấy quy định

sửa đổi đã áp dụng phép thử bay hơi nhiên liệu từ ngày 19 tháng 5 năm 2013 đối với cả

các kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp (SXLR) được cấp giấy chứng nhận chất lượng trước

ngày 19 tháng 5 năm 2012 (tức là sau khi Thông tư 30 có hiệu lực).

Cùng với việc ban hành các thông tư quy định về quy chuẩn khí thải với ô tô, xe

máy, mô tô, năm 2011 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 49/2011/QĐ-

TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản

xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Theo đó từ ngày 1.1.2017, các loại xe ô tô, sản xuất, lắp

ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiểu chuẩn khí thải mức 4; mô tô hai bánh sản xuất,

lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3. Ngày 1.1.2022, các

loại xe ô tô nói trên sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5. Trong đó, các mức tiêu

80

chuẩn khí thải 3, 4 và 5 là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn gây ô nhiễm có trong khí

thải tương ứng với mức tiêu chuẩn khí thải Euro 3, 4, 5 được quy định kỹ thuật về khí

thải xe cơ giới của Ủy ban Kinh tế châu Âu hoặc trong chỉ thị của Liên minh châu Âu áp

dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Trên cơ sở đó, Bộ Giao

thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 45/2014/TT-BGTVT quy định Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập

khẩu mới (QCVN 77:2014/BGTVT). Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở TCVN

7357:2010 - Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ mô tô -

Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (sau đây viết tắt là TCVN 7357) và

TCVN 9726:2013 - Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm, khí thải

CO2 và tiêu thụ nhiên liệu của mô tô hai bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc cháy do

nén - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (sau đây viết tắt là TCVN

9726).

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động giao

thông ngày càng trở lên trầm trọng. Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam tính đến

hết quý 1-2013, Việt Nam đã có tổng cộng 39.056.343 ô tô và xe máy, trong đó, số xe

máy đã lên đến 37.023.078 chiếc [1]. Mô tô, xe máy đang chiếm đến 95% tổng số

phương tiện vận tải đang lưu hành và trong 5 – 10 năm nữa vẫn là loại phương tiện giao

thông chưa thể thay thế được. Đây chính là tác nhân chính gây ra tình trạng ùn tắc giao

thông và ô nhiễm không khí tại các đô thị với việc thải ra hàng loạt chất độc hại như:

CO, benzene, các hợp chất hữu cơ,… Vì vậy, đây trở thành nguồn gây ô nhiễm không

khí chính [105], đặc biệt tại các thành phố lớn, như Hà Nội.

Số liệu khảo sát cho thấy ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao

thông vận tải gây ra chủ yếu là các chất ô nhiễm, như: CO, VOCs và NO2, trong đó có

khoảng 85% lượng khí CO, và 95% lượng VOCs được thải ra môi trường không khí từ

các phương tiện này.

81

Nguyên nhân lượng chất độc hại như CO, VOCs và NO2 có nhiều trong môi

trường không khí chủ yếu do phương tiện giao thông gây ra là do số lượng xe, phương

tiệng giao thông tăng nhanh; chất lượng xe ngày càng xuống cấp (do qua nhiều năm sử

dụng=>chất lượng thấp, lượng nhiên liệu tiêu thụ cao, khí thải nhiều và gây tiếng ồn

lớn)[120];.

Qua thực tiễn thực hiện quy chuẩn về khí thải đổi với nguồn thải di động có thể thấy

Nhà nước đã ban hành quy chuẩn về khí thải đối với ô tô, mô tô, xe máy trước khi đưa vào

lưu thông khá rõ ràng và theo lộ trình để dần phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và quốc

tế. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường không khí từ khí thải của các nguồn thải di động vẫn quá

nhiều, số liệu thống kê cho thấy hoạt động giao thông chiếm 70% tỉ lệ đóng góp ô nhiễm

không khí tại Hà Nội. Thực tế này cho thấy có một lỗ hổng rất lớn trong khâu hậu kiểm các

phương tiện giao thông đang lưu hành có thể thấy có rất nhiều phương tiện không đạt chuẩn

về môi trường nhưng vẫn tham gia giao thông gây ô nhiễm môi trường. Một vấn đề nữa là

sự chênh lệnh giữa cơ sở hạ tầng giao thông hạn chế với số lượng các phương tiện giao

thông quá lớn đặt ra nhu cầu về quy hoạch lại hạ tầng giao thông cũng như tầm nhìn về

quản lý giao thông cần phải có những đột phá.

Đánh giá tổng thể các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường

không khí Việt Nam cho thấy:

Thứ nhất, nhiều quy chuẩn được ban hành đã khá lâu cách đây khoảng 8 đến 10

năm nên nhiều yêu cầu về môi trường không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Hơn

nữa, pháp luật môi trường hiện hành chưa có quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi

trường không khí đối với mùi;

Hai là, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí của Việt Nam hiện hành

còn lạc hậu và có nhiều yêu cầu phát thải rất thấp so với các nước trong khu vực cũng

như quốc tế. Ví dụ quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam với quy chuẩn kỹ thuật

môi trường của Singapo,…;

Ba là, việc dịch chuyển áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí của

khu vực và thế giới vào Việt Nam thể hiện sự máy móc và thiếu đồng bộ, trong khi thực

tế quy chuẩn môi trường không khí cần phải xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã

hội của Việt Nam. Ví dụ: hiện nay việc áp dụng quy chuẩn khí thải với phương tiện giao

thông của Việt Nam vẫn tương đương EURO 2, trong khi của châu Âu là EURO 5 việc

dịch chuyển này mặc dù đã được xây dựng lộ trình thực hiện, nhưng để có thể triển khai

hiệu quả ở Việt Nam thì các quy chuẩn này cần phải phù hợp với thực tế cũng như đặc

thù Việt Nam [101].

Ba là, số lượng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí còn chưa đầy đủ, các

quy chuẩn được xây dựng còn mang tính chắp vá, thiếu tính hệ thống. Đặc biệt còn thiếu

82

quy chuẩn môi trường không khí với từng khu vực có đặc trưng riêng, như quy chuẩn

môi trường không khí trong nhà; quy chuẩn môi trường không khí đối với lĩnh vực nông

nghiệp,…;

Bốn là, chưa có quy định về tổng lượng thải. Quy định về tổng lượng thải là chỉ

tiêu rất quan trọng trong các quy chuẩn về khí thải, là cơ sở để nghiên cứu dự báo mức

độ, khả năng xảy ra ÔNMTKK ở từng nơi cụ thể, đồng thời chỉ tiêu về tổng lượng thải

sẽ là cơ sở để tính các loại thuế, phí môi trường và quota thải cho các cơ sở có khí thải

đưa vào môi trường. Là cơ sở để phát triển thị trường mua bán quyền phát thải [38].

Năm là, chưa có quy định cụ thể về thời điểm xả thải cũng như không gian áp

dụng, điều này là bất hợp lý vì mỗi vùng, mỗi khu công nghiệp, khu đô thị,... có các điều

kiện về môi trường cũng như yêu cầu về chất lượng môi trường không khí khác nhau.

Quy định về thời điểm xả thải có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích các đối tượng

có hoạt động thải tránh xả thải vào các giờ cao điểm dễ gây quá tải cho nguồn tiếp nhận.

Sáu là, hiệu lực áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí còn ở mức độ

thấp. Trên thực tế, QCKTMT đã ban hành, nhưng chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện,

trách nhiệm pháp lý chưa nghiêm khắc. Ví dụ: sau thanh tra một doanh nghiệp không

đạt quy chuẩn về khí thải, các cơ quan thường gia hạn một thời gian để nhà máy tuân

thủ, hết thời hạn họ không thực hiện sẽ bị phạt hành chính, nhưng mức tiền phạt theo

quy định hiện nay quá thấp không đủ sức răn đe, thậm chí thấp hơn nhiều chi phí bỏ ra

để xử lý ô nhiễm dẫn đến doanh nghiệp lựa chọn vi phạm để nộp phạt chứ không đầu tư

hệ thống xử lý khí thải[101]. Vấn đề này đặt ra một vấn đề lớn hơn đó là quy định pháp

luật thế nào để các chủ thể tự nguyện phải tuân thủ.

Bên cạnh quy chuẩn môi trường không khí do quốc gia ban hành có tính bắt buộc

với mọi tổ chức, cá nhân thì để KSÔN môi trường không khí, ở phạm vi thế giới cũng có

một Bộ quy chuẩn chung cho cả thế giới đó là Bộ quy chuẩn ISO 14000, trong Bộ quy

chuẩn này cũng có các quy chuẩn về không khí. Bộ quy chuẩn này có thể

được các doanh nghiệp tự nguyện đăng ký tham gia bởi những lợi ích về kinh tế mà nó

mang lại. Việc các doanh nghiệp tự nguyện tham gia thực hiện bộ quy chuẩn ISO 14000 sẽ

góp phần giúp doanh nghiệp có vai trò quan trọng chính yếu trong KSÔN môi trường trong

đó có môi trường không khí. Đương nhiên các doanh nghiệp tham gia thực hiện Bộ quy

chuẩn này phải đáp ứng được yêu cầu theo quy chuẩn môi trường quốc gia của Việt Nam.

3.2. Thực trạng các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí

3.2.1. Quy định về khuyến khích, ưu đãi đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm

phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả các quốc gia cũng đã

đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá

83

nhân tham gia vào quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: tại Singapo,

Chính phủ nước này có chính sách khuyến khích các cơ sở công nghiệp áp dụng các tiêu

chuẩn môi trường quốc tế về quản lý môi trường cũng như đã xây dựng các đề án hỗ trợ

tài chính để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời nước này còn đưa ra các chính

sách miễn, giảm thuế cho một số hoạt động sản xuất kinh doanh ít gây ô nhiễm môi

trường không khí cũng được triệt để áp dụng để giảm thiểu đến mức tối đa các tác động

xấu có thể gây ra cho môi trường không khí từ các hoạt động công nghiệp[81]. Hay ở

Philippin, Chính phủ nước này đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích hợp tác

và kêu gọi sự tự nguyện tham gia BVMT của các công dân và các ngành công

nghiệp. Đồng thời, họ cũng thực thi một hệ thống trách nhiệm giải trình đối với Chính

phủ về các tác động xấu đến môi trường, thúc đẩy việc tuân thủ nghiêm minh các quy

định môi trường. Bên cạnh đó, cần thiết phải tăng cường quan hệ đối tác và phối hợp

hành động phòng chống ONKK giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, các

doanh nghiệp, hiệp hội trong lĩnh vực giao thông vận tải và công nghiệp, các tổ chức xã

hội dân sự.

Ở Việt Nam, do tầm quan trọng của việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường không

khí nên những năm vừa qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách cũng như các

quy định pháp luật về vấn đề này. Cụ thể Điều 5, Điều 6 Luật Bảo vệ Môi trường năm

2014 và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Một là, khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ tài chính (ưu đãi về huy động vốn đầu tư, ưu đãi

về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế giá

trị gia tăng), đất đai (hỗ trợ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ

về giải phóng mặt bằng và bồi thường) hay hỗ trợ về về giá và tiêu thụ sản phẩm với các cơ

sở thân thiện môi trường (trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường, hỗ trợ tiêu thụ đối

với sản phẩm), cũng như các ưu đãi hỗ trợ khác như hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác

tại nguồn, giải thưởng về bảo vệ môi trường,… cho các tổ chức, cá nhân nhằm đẩy mạnh

đầu tư phát triển các ngành kinh tế thân thiện môi trường không khí, như: năng lượng

sạch và năng lượng tái tạo; tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

Hai là, ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công

nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường không khí;

Ba là, áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về BVMT không

khí; gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường không khí với ứng phó với biến đổi khí

hậu. Mặt khác, Nhà nước mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT không khí;

thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về BVMT không khí…

Có thể thấy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật

khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường

84

không khí. Mặc dù vậy thực tế cho thấy để được hưởng một số chính sách này là không

hề dễ dàng. Do vậy, tổ chức, cá nhân trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và

hiệu quả thực hiện một số chính sách cũng chưa cao. Ví dụ: nhiều năm nay nước ta ưu

tiên phát triển khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ phòng ngừa, xử lý ô nhiễm

môi trường không khí, nhưng khoa học trong nước vẫn chưa phát triển, trong khi đó đa

phần các máy móc, thiết bị sản xuất nhập khẩu vẫn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu

phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Trong khi các nhà khoa học được đào tạo bài bản ở

nước ngoài sau khi học xong lại không muốn về Việt Nam để làm việc,…hay chính sách

về sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường cũng có vấn đề. Hay chính

sách về phát triển xăng sinh học E5 để giảm thiểu sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa

thạch gây ô nhiễm môi trường không khí, nhưng chính sách này cho tới nay có nhiều

nguy cơ bị sụp đổ khi có nhiều nhà máy chế biến xăng sinh học ra đời, nhưng sản phẩm

xăng sinh học lại dường như rất khó tiêu thụ,…

3.2.2. Quy định về phát triển bền vững nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường

không khí

Ô nhiễm môi trường nói chung, ÔNMTKK nói riêng có thể do tự nhiên hoặc con

người gây ra. Trong bối cảnh ngày nay nguyên nhân chủ yếu gây ÔNMTKK là do các

hoạt động kinh tế thiếu tầm nhìn của con người (phát triển chủ yếu dựa trên khai thác tài

nguyên và thải chất ô nhiễm vào môi trường) gây ra. Do vậy, để bảo vệ môi trường,

KSÔN môi trường không khí được hiệu quả, việc xây dựng và thực hiện chính sách

pháp luật về phát triển bền vững rất quan trọng. Thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu

tiên được ghi nhận vào năm 1980 trong cuốn: Chiến lược bảo tồn thế giới của Hiệp hội

Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), đó là: “Sự phát triển

của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng

những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”[22].

Thuật ngữ này tiếp tục được phát triển trong Báo cáo tương lai của chúng ta (Báo

cáo Brundtland) năm 1987 ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng

được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp

ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”[133], và chính thức được ghi nhận tại Hội nghị

môi trường và phát triển năm 1992 tại Jio de Janeiro, Braxin. Tại Hội nghị này đã thống

nhất để con đường phát triển của các quốc gia trên thế giới là phát triển bền vững: phát

triển kinh tế nhằm đảm bảo công bằng trong hưởng thụ các nhu cầu trong cùng một thế

hệ và giữa thế hệ hiện tại với thệ hế tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài

hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Để thực hiện việc

này, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Môi trường và phát triển; Chương trình Nghị sự

21 về phát triển bền vững toàn cầu.

85

Trên thực tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí

nói riêng, nhiều nước trên thế giới đã ban hành quy định về vấn đề này. Ví dụ: ở

Singapo, Chính phủ nước này rất quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, để thực hiện

được việc này họ ban hành các quy chuẩn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Đây

là cơ sở và động lực quan trọng thúc đẩy BVMT không khí ở Singapo thể hiện sự chủ

động theo hướng phát triển bền vững đón đầu xu thế phát triển của thế giới [81]. Hay tại

Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tháng 11 năm 2009, Tổng thống Obama

chuyển mô hình tăng trưởng của Mỹ sang mô hình tăng trưởng bền vững. Trong chiến

lược “Tái công nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự

kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các

doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo

cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính [56]. Qua đó cho thấy

phát triển bền vững là xu thế tất yếu của các quốc gia và góp phần kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí một cách chủ động.

Ở Viêt Nam đến nay, chúng ta cũng ban hành nhiều quy định về phát triển bền

vững như, Kế hoạch về phát triển bền vững 1991-2000; Chỉ thị số 36/CT-TW năm 1998

của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 41/CT-TW năm 2004

của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cùng

năm 2004, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định thông qua Chương trình nghị sự

21 bàn về phát triển bền vững ở nước ta trong thế kỷ 21. Sau đó một năm, Luật BVMT

2005 ra đời đã ghi nhận phát triển bền vững là một nguyên tắc của Luật và nguyên tắc

này tiếp tục được ghi nhận và phát triển một bước mới về chất trong Hiến pháp năm

2013, theo đó phát triển bền vững ở Việt Nam không chỉ thể hiện thông qua phát triển

ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường mà nó còn thể hiện qua phát triển văn hóa, tinh

thần, an ninh-quốc phòng và đối ngoại [71]. Luật BVMT năm 2014 đã tiếp tục ghi nhận

phát triển bền vững và bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành là một

nguyên tắc quan trọng của Luật này. Như vậy, theo quy định của pháp luật BVMT ở

nước ta, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì

một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng

thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu

được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi

của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững

của môi trường tự nhiên.

Để bảo đảm sự phát triển bền vững việc KSÔN môi trường không khí đóng vai

trò quan trọng. Có thể khẳng định nếu không kiểm soát được ÔNMTKK thì cũng không

86

thể có phát triển bền vững, thậm chí loài người có thể bị diệt vong do biến đổi khí hậu

toàn cầu. Do vậy, pháp luật quy định về chính sách BVMT không khí ở Việt Nam đã

đưa yêu cầu BVMT không khí vào trong toàn bộ quá trình phát triển từ khâu lập chiến

lược, quy hoạch, phát triển; lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư đến quá trình hoạt

động của các công trình và trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc

thải bỏ; vừa quy định về BVMT không khí theo ngành, lĩnh vực, vừa quy định về

BVMT không khí theo địa bàn, khu vực; sử dụng đồng bộ các công cụ, các biện pháp

BVMT không khí; xã hội hóa hoạt động BVMT không khí; quy định rõ hơn trách nhiệm

của các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác trong hoạt động BVMT không khí; quy

định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác trong hoạt động

BVMT không khí. Rõ ràng thực hiện phát triển bền vững sẽ góp phần quan trọng vào

KSÔN môi trường không khí, bởi xét cho cùng ÔNMTKK là một trong các nguyên

nhân dẫn đến phát triển không bền vững và muốn hướng tới phát triển bền vững thì phải

kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí.

Qua đó có thể thấy, về cơ bản Việt Nam đã ban hành được một hệ thống các

chiến lược, chính sách cũng như các quy định pháp luật về phát triển bền vững với rất

nhiều các mục tiêu giải pháp thực hiện, tuy nhiên tổng kết 10 năm phát triển của Việt

Nam trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII cho thấy kinh tế nước ta phát triển vẫn

chưa bền vững, môi trường vẫn bị ô nhiễm, tài nguyên bị suy thoái trầm trọng. Thực tế

này dường như trái với quan điểm, chiến lược, chính sách cũng như các quy định pháp

luật của Việt Nam về phát triển bền vững mà vụ gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại

nguồn lợi thủy sản cho ven biển miền Trung của Công ty thép Hưng Nghiệp Fomosa

gần đây hay VEDAN cách đây vài năm,… gây thiệt hại rất lớn cho môi trường cũng như

người dân là những vụ việc mang tính điển hình của sự phát triển chưa bền vững. Điều

đó cho thấy sau 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới mở cửa, chính sách thu hút đầu tư

nước ngoài cũng như trong nước của Việt Nam rõ ràng có vấn đề trầm trọng. Nhìn lại

bức tranh phát triển kinh tế của đất nước 30 năm qua không khó gì chúng ta không thấy

đa phần các hoạt động phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của chúng ta, như công nghiệp

hóa chất, công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp sắt thép, công nghiệp

khai thác tài nguyên khoáng sản với các công nghệ lạc hậu,… đều là là lĩnh vực gây ô

nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí nghiêm trọng. Do vậy, để kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí thông qua thực hiện chính sách pháp luật về phát

triển bền vững, Việt Nam cần phải đưa yếu tố bảo vệ môi trường vào để xem xét lại

chiến lược, chính sách thu hút đầu tư của mình,…

87

3.2.3. Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và kế hoạch BVMT không khí

Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hoạt động phát triển kinh tế gây ra, bên cạnh

quy định về quy hoạch môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014

và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. pháp luật BVMT

cũng quy định về việc lập, thẩm định thông qua các báo cáo đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường,… Các quy định này nhằm

đưa BVMT trở thành một nội dung của quá trình phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí chủ yếu là do hoạt

động kinh tế của con người gây ra: hoạt động phát triển kinh tế có thể chia thành ba cấp độ:

lớn nhất là các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế; các dự án đầu tư cụ thể và các dự

án nhỏ quy mô hộ gia đình, cá nhân. Để đảm bảo các hoạt động kinh tế từ lớn đến nhỏ này

không gây ô nhiễm môi trường thì trước khi các hoạt động kinh tế trên được thông qua và

thực hiện trên thực tế thì các chủ thể phải lập báo cáo đánh giá về môi trường của các hoạt

động này. Cụ thể:

- Đối với đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

Với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, pháp luật quy định cơ quan

được giao lập chiến lược, quy hoạch phải có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi

trường chiến lược (ĐMC), các báo cáo này lập nhằm phân tích, dự báo các tác động của

chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế đến môi trường. Sau khi lập xong các báo cáo

này sẽ được chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức thành lập Hội đồng

thẩm định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tùy loại dự án) sẽ thành lập Hội đồng

thẩm định để thẩm định ĐMC. Kết luận của Hội đồng thẩm định là căn cứ để cơ quan

nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế.

Đánh giá môi trường chiến lược không được quy định trong Luật BVMT 1993 mà lần

đầu tiên được quy định trong Luật BVMT 2005. Việc quy định về lập báo cáo đánh giá

môi trường chiến lược là đưa các yếu tố môi trường vào nội dung phát triển kinh tế

nhằm đảm bảo quá trình phát triển kinh tế sẽ không làm ô nhiễm, suy thoái môi trường,

trong đó có môi trường không khí hướng tới phát triển bền vững.

Qua phân tích Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, , Luật BVMT năm 2014 có

thể thấy Nhà nước có trách nhiệm và vai trò chủ đạo trong tổ chức và thực hiện báo cáo

ĐMC. Việc thực hiện tốt ĐMC là cơ sở quan trọng trong việc ngăn ngừa, phòng trước ô

nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí. Tuy nhiên, về nội dung báo cáo

ĐMC, Luật mới chỉ quy định về dự báo liên quan đến biến đổi khí hậu mà chưa quy

định cụ thể trách nhiệm phân tích, dự báo cụ thể về tác động với môi trường không khí.

88

Điều này có thể dẫn tới việc cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt ĐMC có thể sẽ coi nhẹ

việc đánh giá ĐMC với môi trường không khí. Hơn nữa, mặc dù Luật Bảo vệ Môi

trường năm 2014 đã coi Báo cáo ĐMC là một căn cứ bắt buộc để dự án chiến lược, quy

hoạch được xem xét thông qua, nhưng hiện nay việc thực hiện đánh giá ĐMC đối với

các dự án chiến lược, quy hoạch vẫn còn mang nhiều tính hình thức.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường

của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó. Báo cáo

đánh giá tác động môi trường có vai trò rất quan trọng trong KSÔN môi trường không

khí. Báo cáo này ra đời nhằm ngăn ngừa, phòng trước những tác động xấu của các dự án

đầu tư cụ thể đến môi trường, trong đó có môi trường không khí trước khi dự án đó

được cấp phép đầu tư thực hiện trên thực tế. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được

quy định lần đầu tiên trong Luật BVMT 1993 và ngày càng hoàn thiện trong Luật

BVMT 2005 và đến nay là Luật BVMT 2014. Luật BVMT 2014 quy định tương đối cụ

thể về đối tượng phải lập ĐTM, thực hiện ĐTM, lập lại báo cáo đánh giá tác động môi

trường, tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường; nội dung

chính của ĐTM, thẩm định ĐTM; Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường; Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, Luật BVMT 2014 đã có quy định cụ thể hơn so với Luật BVMT 2005,

như: về việc lập lại báo cáo ĐTM; về tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác

động môi trường; về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Luật

BVMT 2014 tiếp tục quy định về thẩm định ĐTM thông qua Hội đồng thẩm định, tuy nhiên

bỏ thẩm định báo cáo thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định mà thay vào đó là thông qua việc

lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết

quả thẩm định. Sở dĩ, Luật mới bỏ thẩm định qua tổ chức dịch vụ thẩm định là do từ khi

quy định về thẩm định bằng tổ chức này từ 2005 đến nay chưa có một báo cáo ĐTM nào

được thẩm định thông qua tổ chức này. Về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi

trường, Luật BVMT 2014 quy định cụ thể về thời gian phê duyệt báo cáo là trong thời

hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh

sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm

định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không

phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đây là quy định quan

trọng nhằm đảm bảo rằng việc thẩm định báo cáo ĐTM không bị kéo quá dài ảnh hưởng

đến việc xem xét phê duyệt, cấp phép đầu tư cho dự án.

Theo quy định của pháp luật các chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM với ba nội

dung cơ bản: phân tích hiện trạng môi trường không khí tại địa bàn hoạt động của dự án

89

hoặc của cơ sở mình; dự báo diễn biến môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động

hoặc cơ sở tiếp tục hoạt động trên địa bàn đó; kiến nghị các giải pháp thích hợp về BVMT

không khí và hậu ĐTM. Thực hiện nghĩa vụ này, các chủ thể khi tiến hành hoạt động của

mình sẽ phải dự liệu trước được những tác động tiêu cực có thể gây ra cho không khí

xung quanh đồng thời dự tính trước các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn chúng thông qua

đó thực hiện phòng ngừa ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí khi triển khai

dự án trên thực tiễn (Điều 18 đến Điều 34 Luật BVMT năm 2014). Việc xem xét, phê

duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường

không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường.

Mặc dù vậy, Luật BVMT năm 2014 không quy định riêng, rõ ràng, yêu cầu bắt

buộc về đánh giá tác động môi trường không khí. Ví dụ: chủ dự án có thể giới hạn phạm

vi đánh giá tác động môi trường với môi trường đất và môi trường nước mà không đưa

môi trường không khí vào nội dung đánh giá. Hơn nữa, thực tiễn lập báo cáo ĐTM cho

thấy nhiều báo cáo do không được kiểm tra chặt chẽ ngay từ khi lập báo cáo, hay việc

thẩm định chỉ mang tính qua loa nên chỉ mang tính hình thức cho có. Điều này có thể

dẫn đến sự thờ ơ, coi nhẹ của chủ dự án trong quá trình lập ĐTM liên quan đến môi

trường không khí.

- Quy định về kế hoạch BVMT không khí (Luật BVMT 2005 gọi là Cam kết bảo

vệ môi trường).

Cũng như báo cáo ĐMC và ĐTM, Luật BVMT hiện hành chưa có quy định cụ

thể về kế hoạch BVMT không khí mà chỉ quy định chung về kế hoạch bảo vệ môi

trường. Đối với các hoạt động kinh tế quy mô nhỏ hơn không thuộc đối tượng phải lập

ĐMC hoặc ĐTM thì phải làm cam kết bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường không

khí theo Luật BVMT 2005. Còn theo Luật BVMT năm 2014 thì gọi là kế hoạch bảo vệ

môi trường, trong đó có BVMT không khí.

Có thể thấy so với Luật BVMT 2005, Luật BVMT năm 2014 đã quy định về đối

tượng phải đăng ký kế hoạch BVMT cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn; đồng thời quy định

rõ về thời hạn cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ

môi trường. Việc thực hiện đúng kế hoạch BVMT này sẽ góp phần BVMT nói chung và

phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí.

Luật này cũng quy định đối tượng phải lập kế hoạch BVMT là các phương án

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định

của pháp luật về đầu tư. Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ

gia đình, không thuộc đối tượng phải lập ĐTM thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường,

tùy trường hợp theo quy định của pháp luật hiện hành gửi UBND cấp tỉnh, cấp huyện

hoặc UBND cấp xã trong trường hợp UBND cấp huyện ủy quyền xem xét, xác nhận

90

trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Sau đó trình các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định để xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Tiếp đó chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch BVMT

được xác nhận phả có trách nhiệm: tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT theo kế

hoạch BVMT đã được xác nhận. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt

động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc UBND cấp

huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh,

cơ quan có liên quan. Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản

lý nhà nước về BVMT kiểm tra, thanh tra. (Điều 29 đến Điều 34 Luật Bảo vệ Môi

trường năm 2014).

Qua đó có thể thấy pháp luật môi trường hiện hành quy định khá cụ thể về nghĩa

vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch BVMT nói chung của

các chủ đầu tư dự án, các chủ tổ chức, cá nhân. Việc thực hiện tốt các quy định này của

các chủ thể trên sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phòng ngừa ô nhiễm môi trường

nói chung, ÔNMTKK nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều chủ thể vi phạm pháp

luật về vấn đề này, nhưng chưa được xử lý triệt để, có nhiều báo cáo ĐTM chưa đánh

giá hết được tác động của dự án đầu tư đến môi trường mà vẫn được cấp phép đầu tư

gây bất bình trong nhân dân. Ví dụ: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đồng

Nai 6, Đồng Nai 6A, Dự án san lập sông Đồng Nai đoạn đi qua thành phố Biên Hòa;

hay báo cáo ĐTM dự án khai thác Bôxít Tây Nguyên,… Thậm chí, có có không ít dự án

chủ đầu tư không xuất phát thực sự từ dự án đầu tư của mình mà lấy báo cáo ĐTM của

dự án khác mà vẫn được thông qua. Sở dĩ có vấn đề này là do hoạt động thẩm định các

báo cáo ĐTM vẫn chưa thực chất. Liên quan đến vấn đề này, theo quy định của Luật

Bảo vệ Môi trường năm 2014 thì ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền thành

lập Hội đồng thẩm định thì các Bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có quyền thành

lập Hội đồng thẩm định đối với các dự án thuộc quyền phê duyệt của mình. Do vậy, gây

ra hiện tượng vừa đá bóng, vừa thổi còi. Khi Bộ đã muốn phê duyệt dự án đó thì ít

trường hợp Hội đồng thẩm định do chính Bộ đó thành lập lại không thông qua báo cáo

ĐTM,… Vấn đề xuyên suốt hơn tất cả và có lẽ là vấn đề nóng ở Việt Nam hiện nay vẫn

là tổ chức thực hiện còn rất nhiều hạn chế, Luật tốt mà cán bộ thực hiện không tốt thì

cũng khó mà mang lại hiệu quả thực sự được. Vấn đặt ra là phải điều chỉnh pháp luật

làm sao để chủ đầu tư dự án cũng như cơ quan chủ thể có thẩm quyền tự nguyện lựa

chọn thực hiện mà không muốn/không giám vi phạm.

3.2.4. Quy định về quản lý khí thải phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí

Quản lý chất thải là quá trình giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận

chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường

91

không khí vấn đề quản lý khí thải đóng vai trò quan trọng. Tại Malaysia, đã áp dụng các

quy định rất nghiêm ngặt về quản lý chất thải nguy hại. Chiến lược từ ô nhiễm đến nấm

mồ của Malaysia đã xác lập một danh mục 107 loại chất thải nguy hại (bao gồm cả chất

thải dạng khí, lỏng, rắn) cần phải được quản lý chặt chẽ. Để thực thi được điều đó, pháp

luật môi trường của Malaysia quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục buộc các cơ

sở phải khai báo quá trình phát sinh ra chất thải, xử lý, vận chuyển và thải bỏ an toàn

các chất thải đó. Có thể nói nước này áp dụng các biện pháp khá mạnh mẽ để quản lý

hiệu quả khí thải [3].

Ở Việt Nam, quản lý chất thải, đặc biệt là khí thải có vai trò quan trọng trong phòng

ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Luật BVMT năm 2014 hiện hành quy định về

trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý các nguồn gây ô

nhiễm. Cụ thể nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc

điểm của khí thải. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn

cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con

người và môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí

công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây

dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải. Cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị

quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

cấp phép xả thải,… Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức chủ nguồn thải không được phép

vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không

đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Không được thải chất thải chưa được xử lý

đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào

đất, nguồn nước và không khí; không được thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào

không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi

trường; không được gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không

được phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên,…

Vấn đề đặt ra là tại sao ở Việt Nam, các doanh nghiệp, các chủ nguồn thải, thậm

chí các cơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại không thực hiện đầy đủ/thực hiện đúng

các quy định về quản lý khí thải nói chung và khí thải nói riêng. Ví dụ như: vụ Vedan xả

thải ra sông Thị Vải, vụ Fomosa xả thải ra biển,… Ở đây có hai vấn đề cần phải làm rõ:

Một là, các quy định pháp luật về vấn đề này đã hoàn thiện chưa, đã đồng bộ

chưa, đã cụ thể chưa, đã đủ sức răn đe chưa? Có thể thấy, Luật Bảo vệ Môi trường 2014

đã có sự quan tâm nhất định đến quản lý, bảo vệ môi trường không khí. Tuy nhiên, các

quy định về vấn đề này còn chưa cụ thể khó áp dụng trên thực tiễn.Ví dụ: vấn đề xử lý

khí thải hiện nay là một vấn đề nóng nhiều doanh nghiệp lợi dụng tính khuếch tán của

92

môi trường không khí họ đã xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý các chất

gây ô nhiễm, kiểm soát hoạt động xử lý khí thải này thế nào? đối với các doanh nghiệp

lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm

soát thông tin từ hệ thống này như thế nào, theo kênh báo cáo của doanh nghiệp theo

định kỳ hay có thể được đấu nối trực tiếp để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể

kiểm tra bất cứ lúc nào,… Có những quy định đã cụ thể nhưng lại chưa đủ sức răn đe,

như quy định về mức xử phạt quá thấp dẫn đến doanh nghiệp vi phạm sẵn sàng nộp phạt

mà không thực hiện các biện pháp xử lý khí thải; có những quy định thì lại không khả

thi. Ví dụ liên quan đến quản lý chất thải, Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định về Tội

vi phạm các quy định về quản lý chất thải, nhưng thực tế cho thấy chưa một cá nhân nào

bị xử lý hình sự về tội này,… Bên cạnh đó, pháp luật quy định nhiều cơ quan nhà nước

chủ thể có thẩm quyền tham gia vào kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó có quản lý

chất thải, vẫn không thực thi đúng/đầy đủ chức trách nhiệm vụ của mình gây thiệt hại

cho môi trường, trong đó có môi trường không khí, vẫn chưa được xử lý thích đáng về

trách nhiệm pháp lý. Qua truyền thông chúng ta biết vụ chìm phà Sewon tại Hàn Quốc

làm chết hàng trăm học sinh, cho rằng lực lượng cảnh sát biển không hoàn thành nhiệm

vụ cứu giúp học sinh trong vụ việc này, Tổng thống Hàn Quốc quyết định giải tán lực

lượng cảnh sát biển Hàn Quốc, thậm chí thủ tướng Hàn Quốc cũng xin từ chức về vụ

việc này. Khảo cứu một số nước phát triển có thể thấy pháp luật nước đó thường quy

định rất chặt chẽ, rõ ràng và đảm bảo tính pháp chế rất cao đối với hoạt động của các cơ

quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền. Ngoài cơ chế pháp lý, ở các nước này văn hóa từ

chức không có gì xa lạ. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta chưa làm được cả hai việc này.

Hai là, về vai trò của các đoàn thể xã hội trong quản lý chất thải. Để kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí ngoài trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan nhà nước,

chủ thể có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải thì vai trò kiểm soát từ

bên ngoài là vô cùng quan trọng đó là kiểm soát của các đoàn thể xã hội, các cộng đồng

dân cư,… Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành cũng có quy định về trách nhiệm của các

tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như:

Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hôi Liên hiệp phụ nữ, Hội

Cứu chiến binh, Công đoàn,.. Thực tế Việt Nam những năm qua cho thấy đa phần các

hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải, trong đó có khí thải lại là do cộng

đồng dân cư, các tổ chức xã hội dân sự,… phát hiện và góp phần quan trọng vào giải

quyết triệt để vấn đề này và truyền thông là phương tiện quan trọng để thúc đẩy công lý

được thực thi. Vụ dụ: vụ Fomosa xả nước thải ra biển các ngư dân cũng là người phát

hiện ra đầu tiên, vụ gây ô nhiễm xỉ bụi tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Bình Thuận

gây ô nhiễm cho môi trường không khí xung quanh nhà máy, cộng đồng dân cư, các nhà

93

báo đã vào cuộc thông tin nhanh chóng đến được cơ quan có thẩm quyền và được giải

quyết nhanh chóng, vụ chôn lấp hóa chất độc hại tại Thanh Hóa, hay Khánh Hòa cũng

do người dân phát hiện ra. Vụ Vedan cũng cho thấy khi mà mọi cơ chế pháp lý từ hành

chính đến tòa án đều khó có thể buộc Vedan tâm phục, khẩu phục để bồi thường thiệt

hại môi trường thì sự tẩy chay của người dân không dùng hàng của Vedan đã khiến

Công ty này phải chùn bước và bồi thường cho người dân. Tóm lại, trong bối cảnh hiện

nay khi mà nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được trách nhiệm xã hội của mình trong

bảo vệ môi trường, sẵn sàng vi phạm pháp luật môi trường, quản lý nhà nước về môi

trường còn chưa hiệu quả thì vai trò của các đoàn thể xã hội lại càng trở nên quan trọng.

Ba là, về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường nói

chung, bảo vệ môi trường không khí nói riêng. Tác giả cho rằng trên tất cả các công cụ

này để kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí có hiệu quả thì trách nhiệm xã hội

của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Thực hiện tốt

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong đó có trách nhiệm trong phòng ngừa kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí không chỉ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp

mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển bền vững của xã hội. Do vậy các doanh

nghiệp, các tổ chức kinh tế ở Việt Nam cần nhận thức được điều này và có những chính

sách, hành động cụ thể để tham gia.

Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là

vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Cụ thể là,

từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các Hiệp hội da giày, Dệt may trao giải thưởng

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh

các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội

nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối

với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh

nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được

với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang

lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do

Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy

da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng

từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94%

lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với

khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp,

94

thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay

cái khó trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, trong bảo vệ

môi trường nói riêng là nhận thức về vấn đề này chưa đúng như kiểu ban tặng, từ thiện

và đặc biệt là chúng ta chưa có hành lang pháp lý hoàn thiện về vấn đề này.[32]

Có thể khẳng định kinh doanh là phải có lợi nhuận, nhưng sự tồn tại, phát triển

của doanh nghiệp không chỉ là lợi nhuận mà còn là vấn đề trách nhiệm của doanh

nghiệp với xã hội, nó không chỉ thể hiện qua một vài công việc làm từ thiện mà gắn suốt

với quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Đã qua rồi thời kỳ có hàng gì là người

tiêu dùng phải chấp nhận hàng hóa đó mà không có sự lựa chọn, kinh tế thị trường giúp

cho người tiêu dùng thông minh hơn họ có quyền xem xét, lựa chọn và có quyền đòi hỏi

những sản phẩm của doanh nghiệp nào mang lại lợi ích và giá trị tốt nhất cho họ. Do

vậy, sự phát triển của xã hội, của con người, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải dừng lại

các hành vi gây tác động xấu đến cộng đồng và tự nguyện thực hiện trách nhiệm xã hội

của mình sẽ mang lại lợi ích cho chính họ.

3.2.5. Quy định về dự báo ô nhiễm môi trường không khí

Dự báo các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường

không khí nói riêng có vai trò rất quan trọng trong KSÔN môi trường không khí, đặc

biệt là trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Thực tiễn cho thấy dự báo nói

chung dự báo ô nhiễm môi trường không khí nói riêng có nhiều phương pháp. Việc lựa

chọn phương pháp dự báo phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, các lĩnh vực dự báo liên

quan đến hiện tượng tự nhiên thì phương pháp định lượng hay được sử dụng như mô

hình hóa, phương pháp kịch bản,… Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, ngành mà các

phương pháp dự báo có thể khác nhau. Ví dụ, ở châu Âu, các mô hình về thay đổi môi

trường được chia theo các chủ đề khác nhau như Nông nghiệp; chất lượng không khí; đa

dạng sinh học; khí hậu; năng lượng; sử dụng đất; chất thải rắn; nước,… mỗi một chủ đề

thường có nhiều mô hình/công cụ. Hiện nay, trên thế giới, trong lĩnh vực tài nguyên môi

trường, nhiều mô hình đang được nghiên cứu và ứng dụng để dự báo tốc độ tan băng ở

Bắc Cực, lượng khí thải nhà kính, thảm phủ thực vật trên trái đất trong tương lai… Ở

Việt Nam, những năm gần đây có nhiều nỗ lực trong hoàn thiện chính sách, pháp luật và

mô hình dự báo ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí. Cụ thể trong

Luật BVMT năm 2014 rất coi trọng hoạt động này, cụ thể:

Một là, dự báo ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm môi trường không khí

được quy định là một trong các nội dung của báo cáo ĐMC. Cụ thể Báo cáo ĐMC phải

đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường

hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Đặc biệt là đánh giá, dự báo xu hướng

95

tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

(Điều 15 Luật BVMT năm 2014);

Hai là, không chỉ được ghi nhận trong nội dung của báo cáo ĐMC, dự báo cũng

được ghi nhận trong nội dung chính của báo cáo ĐTM (Nội dung của báo cáo ĐTM

phải đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức

khỏe cộng đồng. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi

trường và sức khỏe cộng đồng (Điều 22) và kế hoạch bảo vệ môi trường (nội dung của

kế hoạch BVMT phải dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường

(Điều 30).

Ba là, Luật khẳng định rõ cần ưu tiên phát triển ngành và liên ngành khoa học về

quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh

tế - xã hội, môi trường, sức khỏe cộng đồng (Điều 47). Luật cũng đề cao phát triển và ứng

dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên nghiên cứu, chuyển

giao, phát triển và ứng dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm, quan trắc, đánh giá chất

lượng môi trường và công nghệ dự báo, cảnh báo sớm các biến đổi môi trường;

Bốn là, trong nội dung quản lý chất thải nguy hại, trong quy hoạch bảo vệ môi

trường, Luật quy định về dự báo liên quan đến đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy

hại và lượng phát thải (Điều 94);

Năm là, trong nội dung báo cáo hiện trạng môi trường cũng quy định về dự báo

thách thức về môi trường và từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.

Sáu là, trong quản lý nhà nước về môi trường việc tổ chức, xây dựng, quản lý hệ

thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường là

một nội dung quan trọng. (Điều 139).

Thực tiễn cũng cho thấy, trong các Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo

cáo hiện trạng môi trường chuyên đề không chỉ đánh giá hiện trạng môi trường mà còn

có những dự báo diễn tiến của hiện trạng ô nhiễm môi trường, môi trường không khí và

đưa ra giải pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Liên quan đến dự báo

ÔNMTKK và những tác động của nó, Bộ TN và MT đã công bố Kịch bản về ứng phó

với biến đổi khí hậu, trong đó dự báo về tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả của

nó đối với Việt Nam. Kịch bản dự báo, nếu đến năm 2100, nhiệt độ trung bình của trái

đất nâng lên 2 đến 30c

thì nước biển sẽ dâng cao khoảng 1m. Khi đó khoảng 2/3 đồng

bằng sông Cửu Long và 1/3 đồng bằng Sông Hồng sẽ chìm dưới mực nước biển. Đồng

thời Bộ cũng đã công bố Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường không khí Việt

Nam năm 2013 để đánh giá và dự báo về hiện trạng môi trường không khí ở Việt Nam

và đưa ra các phương hướng, giải pháp để ứng phó hiệu quả với ô nhiễm môi trường

không khí.

96

Còn về các mô hình dự báo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường chưa nhiều.

Mỗi lĩnh vực đặc thù đều áp dụng những công cụ/mô hình riêng, đáp ứng những yêu cầu

cụ thể, những mô hình này chủ yếu chỉ áp dụng cho chuyên môn sâu. Ví dụ, trong lĩnh

vực thủy văn để dự báo lũ, mô hình MARINE của Pháp, mô hình Mike11 (của Đan

Mạch), mô hình SSARR, mô hình TANK,… được sử dụng, trong dự báo thời tiết thì sử

dụng các mô hình về dự báo thời tiết,... Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi

trường, đã có một số mô hình dự báo được áp dụng trong nghiên cứu chính sách, quy

hoạch phát triển như: mô hình I-O để phân tích tác động môi trường-kinh tế để phân tích

mức độ phát thải của một số khí nhà kính, nước thải của từng ngành, từng khu vực khác

nhau của các tác giả Bui Trinh, Francisco T. Secretario, Kim Kwangmun, Le Ha Thanh

và Pham Huong Giang [63].

Qua đó có thể thấy công tác dự báo ô nhiễm môi trường, môi trường không khí ở

nước ta ngày càng được quan tâm từ hoàn thiện các chính sách, pháp luật cho đến triển

khai thực hiện các mô hình dự báo và đã mang lại những kết quả nhất định trong thay

đổi nhận thức cũng như hành động của mọi người về biến đổi khí hậu, về bảo vệ môi

trường không khí,.. Chính vì tầm quan trọng của dự báo nên hoạt động này cần phải

chính xác nhất có thể, bởi sau dự báo đó là niềm tin của người dân, là chi phí, là nhân

lực để thực hiện các kết quả dự báo được. Bên cạnh những thành công mang lại, hoạt

động dự báo từ chính sách, các quy định pháp luật cho đến thực tiễn triển khai tại Việt

Nam vẫn còn những bất cập nhất định. Cụ thể các quy định này vẫn tản mạn nằm ở

nhiều nội dung khác nhau. Ngoài quy định về dự báo tác động của biến đổi khí hậu,

pháp luật môi trường chưa có những quy định cụ thể để dự báo về hiện trạng môi trường

không khí: về ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm mùi, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm

khói,… Luật cũng chỉ quy định về dự báo về nguồn thải rắn nhưng chưa có quy định dự

báo về khí thải,… Có thể khẳng định, Luật BVMT năm 2014 chưa có quy định cụ thể

nào riêng về dự báo môi trường không khí, khí thải.

3.2.6. Quy định về áp dụng các công cụ kinh tế nhằm phòng ngừa ô nhiễm

môi trường không khí

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải sử dụng tổng hợp các công

cụ, trong đó công cụ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí. Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong

hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất

có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế bao gồm: quỹ bảo vệ môi trường, thuế, phí

BVMT đối với khí thải, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái, hạn ngạch khí thải,…

Những năm gần đây, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các công cụ này trong

phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí thể hiện qua việc nhà nước ta ban hành hàng

97

loạt các chính sách, các quy định về ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

nước đầu tư vào lĩnh vực thân thiện môi trường, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi

trường. Đồng thời quy định về đánh thuế cao, đối với việc đầu tư vào lĩnh vực hay sử

dụng sảm phẩm không thân thiện môi trường. Tuy nhiên, có thể thấy các chính sách,

pháp luật về vấn đề này vẫn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ và vẫn còn những thiếu sót,

bất cấp. Cụ thể như chúng ta biết Quỹ bảo vệ Môi trường cũng là một công cụ kinh tế

quan trọng để kiểm soát ô nhiễm môi trường vì các nguồn thu về Quỹ sẽ được đầu tư trở

lại cho kiểm soát ô nhiễm môi trường, tuy nhiên:

Một là, đối với các Quỹ Bảo vệ môi trường cấp địa phương, mặc dù đã được

thành lập nhưng hầu hết chưa hoạt động được. Nguyên nhân là do chưa tách biệt giữa

quản lý hành chính và quản lý tài chính, nên Quỹ địa phương đang được quản lý chặt

chẽ về mặt kinh tế - chính sách. Nguồn vốn cho Quỹ địa phương còn hạn chế, do Sở Tài

chính quyết định, phần có thể cho vay chỉ dao động từ 10-12 tỷ đồng nên không đáp ứng

được nhu cầu của các doanh nghiệp vay vốn đầu tư BVMT.

Hai là, với Quỹ BVMT Việt Nam, hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể liên

quan tới việc xác định khoản thu đền bù thiệt hại môi trường từ ngân sách nhà nước

chuyển cho Quỹ, điều này liên quan trước hết tới việc quy định bóc tách khoản thu này

thành một khoản thu riêng trong danh mục thu ngân sách nhà nước. Nguồn tạo Quỹ bao

gồm cả các loại phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với khai thác khoáng sản,

phí BVMT và phí BVMT đối với khí thải. Tuy nhiên, chưa có quy định về thu phí đối

với khí thải.[32]. Phí BVMT đối với khí thải (hay phí khí thải) là loại phí đánh vào hành

vi xả thải các loại khí gây ô nhiễm môi trường, được thu dựa trên khối lượng khí ô

nhiễm thải ra môi trường. Cũng như các loại phí BVMT khác, mục đích của phí khí thải

là nhằm điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân hướng tới giảm thiểu việc xả khí thải

gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo nguồn thu cho BVMT. Đây là công cụ kinh tế

trực tiếp nhằm đưa chi phí BVMT vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc "người gây ô

nhiễm phải trả tiền". Phí BVMT đối với khí thải đã được áp dụng tương đối rộng rãi ở

nhiều nước trên thế giới kể cả các nước phát triển (Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Thụy Điển,

Phần Lan...) và các nước đang phát triển (Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungari, Nga.. .). Đối

tượng chịu phí, nhìn chung phổ biến vẫn là các loại khí SO2, NOx, CO, riêng ở Thụy

Điển và một số nước khác còn đánh thuế cả CO2, điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh

biến đổi khí hậu đang gia tăng như hiện nay. Ở Việt Nam đến nay chưa ban hành quy

định cụ thể về loại phí này [112]. Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định về thu phí

bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản, nhưng phí bảo

vệ môi trường đối với khí thải thì mặc dù đã có dự thảo nghị định từ năm 2011, nhưng

đến nay chưa được thông qua.

98

Về công cụ trợ cấp môi trường. Đây là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng

ở rất nhiều nước châu Âu, thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trợ cấp

môi trường gồm các dạng sau: trợ cấp không hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãi, cho

phép khấu hao nhanh, ưu đãi thuế. Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành

công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều

kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh

nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này

chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi

hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Ở

Việt Nam, vấn đề này qua khảo cứu cho thấy vẫn chưa được quy định nhiều và thực tiễn

áp dụng cũng còn nhiều hạn chế do trái với nguyên tắc được nêu ở trên.

Về nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái, còn gọi là nhãn môi trường, là loại nhãn mác

cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi trường của sản

phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Trên thế giới, việc các sản phẩm được dán

nhãn sinh thái là rất quen thuộc. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra thêm từ 10% – 17% chi

phí để mua các sản phẩm có dán nhãn sinh thái. Các nước phát triển trên thế giới đều rất

chú trọng đến mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm. Việt Nam là nước có

nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn như thủy sản, dệt may hay nông sản. Các mặt hàng xuất

khẩu đã mang lại cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ lớn nhưng nếu so với tiềm năng

thì các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể làm nhiều hơn thế. Một công cụ giúp cho các

sản phẩm của Việt Nam tăng giá trị trên thị trường quốc tế chính là nhãn sinh thái. Theo

thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tại Việt Nam chỉ có khoảng 5% hàng hóa

đủ tiêu chuẩn để dán nhãn sinh thái và tính đến nay thì chưa có mặt hàng nào được dán

nhãn sinh thái. Việt Nam cũng đang xây dựng những tiêu chuẩn để có thể dán nhãn sinh

thái cho hàng hóa. Theo kế hoạch thì đến năm 2020 sẽ có 10% số sản phẩm xuất khẩu

và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa được cấp nhãn sinh thái. Như vậy, con đường để cho

các hàng hóa Việt Nam được chứng minh là đủ các tiêu chuẩn môi trường còn rất dài.

[78]. Còn về pháp luật thì Việt Nam cũng đã có những quy định pháp luật về vấn đề này

mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, như: Quyết định 253/QĐ-BTNMT Chương trình cấp

nhãn sinh thái năm 2009 hay Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân

thiện môi trường ngày 02/12/2013. Trong Điều 44 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có quy

định về sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, trong đó có chứng nhận về

nhãn sinh thái.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn môi trường quốc tế, như ISO14000, SA 8000 cũng

được coi là một công cụ kinh tế quan trọng để kích thích các tổ chức kinh tế tự tham gia

99

vào quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí vì những lại ích do các công cụ

kinh tế trong đó có các tiêu chuẩn môi trường quốc tế mang lại.

Các công cụ kinh tế trên được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý quan trọng để

các tổ chức, cá nhân lựa chọn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh theo hướng

thân thiện với môi trường không khí. Mặc dù vậy, thực tiễn ô nhiễm môi trường do hoạt

động sản xuất kinh doanh tại nhiều nơi cho thấy còn rất nhiều vấn đề cần phải hoàn

thiện để nâng cao hiệu quả của các công cụ này trong kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí. Ví dụ: thực tiễn này có thể cho chúng ta thấy dường như các công cụ kinh tế

ở Việt Nam vẫn chưa đủ sức nặng để hướng các chủ thể sản xuất kinh doanh lựa chọn

đầu tư theo hướng thân thiện môi trường,...

3.2.7. Quy định về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển

sạch nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí

3.2.7.1. Quy định về giảm thiểu biến đổi khí hậu

Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí không chỉ áp dụng với hành vi làm ô

nhiễm môi trường không khí tầm gần mà còn áp dụng cả với các hành vi làm ô nhiễm

môi trường không khí tầm xa [40]. Theo số liệu thống kê thì Việt Nam không phải là

một trong 10 quốc gia gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, nhưng lại là 1 trong 10 quốc

gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu mà nguyên nhân của biến đổi khí hậu

là do các khí thải nhà kính gây ra. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát hiệu quả các

khí thải nhà kính cũng như các chất làm suy giảm tầng ozon. Ở phạm vi quốc tế và khu

vực, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế liên quan đến ứng phó với biến đổi khí

hậu và bảo vệ tầng ozon. Còn ở Việt Nam vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước ta đặc

biệt quan tâm trong những năm vừa qua. Cụ thể Đảng ta đã thông qua Nghị quyết số

24/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương Đảng năm 2013 về bảo vệ tài nguyên môi

trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu . Tiếp đó Điều 63 Hiến pháp năm 2013

cũng thể chế hóa tương đối rõ quan điểm này, như: “1. Nhà nước có chính sách bảo vệ

môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo

tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến

đổi khí hậu.2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử

dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo”. Tiếp đó vấn đề này tiếp tục được cụ thể hóa

từ Điều 39 đến Điều 48 Chương IV Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.

Có thể thấy, bên cạnh những quy định chung về trách nhiệm của Nhà nước, tổ

chức, cá nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Luật quy định nhằm quản lý giảm

thiểu tối đa các khí thải nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ozon nhằm thích ứng và

giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Cụ thể: lồng ghép nội dung ứng phó với biến

đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Điều 40);

100

Quản lý phát thải khí nhà kính (Điều 41); Quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

(Điều 42); Phát triển năng lượng tái tạo (Điều 43); Sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi

trường (Điều 44); Thu hồi năng lượng từ chất thải (Điều 45); Quyền và trách nhiệm của

cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 46); Phát triển và ứng dụng khoa

học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 47); Hợp tác quốc tế về ứng phó với

biến đổi khí hậu (Điều 48). Bên cạnh đó, vấn đề này cũng được quy định trong Luật Năng

lượng nguyên tử 2008 và Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2012, Luật

Phòng chống thiên tai năm 2013,… Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định cơ

quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu là Cục Khí tượng thủy

văn và ứng phó với biến đổi khí hậu, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, qua

nghiên cứu cho thấy, pháp luật môi trường hiện hành chưa phân định rõ quy định nào là

tập trung vào thích ứng với biến đổi khí hậu, còn quy định nào tập trung vào giảm thiểu

biến đổi khí hậu. Điều đó dẫn tới sự thiếu logic trong các quy định pháp luật ảnh hưởng

đến quá trình thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. Trong khi đó

bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi, về cơ chế phát triển sạch chưa được

đồng bộ và chưa điều phối, tổ chức kết nối chặt chẽ giữa các Ban chỉ đạo về ứng phó với

biến đổi khí hậu của các ngành ở trung ương cũng như địa phương với nhau.

Theo Báo cáo chuyên đề về ô nhiễm môi trường không khí do Bộ Tài nguyên và

Môi trường công bố năm 2013 cho thấy ở Việt Nam, hiện tượng biến đổi khí hậu đã

xuất hiện trong những năm gần đây, như hiện tượng sương mù quang hóa. Hiện tượng

này đặc biệt rõ nét ở các đô thị lớn như Hà Nội do sự cộng hưởng của nhiều nguồn ô

nhiễm không khí.[107, 149] [107, 151]. Hơn nữa, ảnh hưởng các hiện tượng khô hạn kéo

dài tại Ninh Thuận, Bình Thuận, bão, mưa, lũ thường xuyên xảy ra như trận mưa lịch sử

xảy ra tại Hà Nội năm 2008, gió lớn lịch sử tại Hà Nội năm 2015, hay mua lịch sử tại

Quảng Ninh,… gây ảnh hưởng lớn đến con người và sinh vật; hay bão Hải Yến có sức gió

mạnh gấp 3 lần cơn bão Katrina đổ vào nước Mỹ. Cơn bão này đã đổ bộ vào Philipin gây

thiệt hại lớn cho nước này về người và của, đồng thời ảnh hưởng đến cả Trung Quốc và

Việt Nam mà nguyên nhân của cơn bão là do biến đổi khí hậu gây ra [123]. Điều này cho

thấy cần phải có sự tập trung hơn trong hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức phòng

ngừa, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bằng cách kiểm soát giảm thiểu các nguồn

thải khí nhà kính và xây dựng các bể hấp thụ khí nhà kính, và một trong các cách thức

thực hiện các hoạt động này là thông qua cơ chế phát triển sạch.

3.2.7.2. Về cơ chế phát triển sạch

Để phòng ngừa, ngăn chặn các chất thải nhà kính ra ngoài môi trường, quy định

về cơ chế phát triển sạch (CDM) và phát triển thị trường mua bán quyền phát thải đóng

vai trò quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Qua nghiên cứu có

101

thể thấy, CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Kyoto nhằm làm giảm

sự phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước

công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển; tăng cường khuyến khích các cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải

khí nhà kính. Có hai phương thức CDM, đó là CDM cho giảm khí nhà kính (CDM

thông thường hay CDM năng lượng) và CDM cho hấp thụ khí nhà kính bằng các bể hấp

thụ (trồng rừng hoặc tái trồng rừng theo CDM hay AR - CDM). Việc giảm phát thải

được tính toán bằng mức CO2 giảm đi của dự án sau khi áp dụng công nghệ sạch so với

mức phát thải cơ sở (baseline). Việc thực hiện cơ chế phát triển sạch là cơ sở để hình

thành thị trường mua bán phát thải cácbon. Theo Bách khoa toàn thư mở wikipedia:

“mua bán phát thải cacbon là một phần của mua bán phát thải nói chung. Trong loại

hình "mua bán" này, mỗi quốc gia có một mức độ khí thải tối đa mà các cơ sở được cho

phép "xả". Những quốc gia nào có lượng khí thải xả ra nằm dưới mức cho phép sẽ có

quyền "bán" "sức chứa" khí thải còn dư của mình cho những quốc gia mà lượng khí thải

vì nhiều lý do vượt quá giới hạn cho phép. Cacbonic là thành phần chủ yếu của các

loại khí nhà kính khí nhà kính thải ra, nên thông thường người ta chỉ nói đến việc "buôn

bán" cacbon mà thôi. Nói cách khác, các "nhà xả khói" có một mức độ khí thải tối đa

mà họ được phép "xả", và họ phải chi tiền để mua "quyền xả khói" nhằm duy trì hoạt

động của các cơ sở của mình. Và những cơ sở nào xả khí thải thấp hơn mức tối đa cho

phép có thể bán "sức chứa khí thải" còn dư cho những ai cần "mua". Hệ thống này giúp

cho những cơ sở sản xuất có động lực tìm cách giảm bớt số khí thải để đỡ tốn chi phí

"mua" quyền được xả khí. Cơ chế của hệ thống cũng giúp những tổ chức "không xả

khói" có thể tham gia vào quá trình cải tiến và nâng cao hiệu quả của "thị trường" buôn

bán cacbon này.

Ở Việt Nam, để thực hiện các cam kết theo Nghị định thư Kyoto nhằm hướng tới

phát triển bền vững, đến nay các chính sách, pháp luật về cơ chế phát triển sạch nói

chung đã khá hoàn thiện. Cụ thể năm 2006, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số

10/2006/TT-TNMT hướng dẫn xây dựng dự án cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ

Nghị định thư Kyoto. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

130/2007/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ

chế phát triển sạch. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1775/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý

các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới. Để thúc đẩy thực hiện

cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam theo hướng ngày càng thực chất, nhanh chóng và hiệu

quả hơn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT

ngày 24 tháng 3 năm 2014 quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê

102

duyệt dự án Cơ chế phát triển sạch theo Nghị định thư Kyoto. Đến nay quan điểm về

phát triển bền vững, phát triển sạch tiếp tục được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho thực

hiện phát triển sạch cũng như thị trường mua bán cacbon tại Việt Nam. Tác giả cho rằng

việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về cơ chế phát triển sạch và hình thành thị trường

cácbon đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt

Nam, đặc biệt là kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa. Với những hiệu quả với

môi trường không khí và với những lợi ích về kinh tế không hề nhỏ với các doanh nghiệp

từ việc thực hiện phát triển sạch và thị trường mua bán quyền phát thải. Việc hoàn thiện

chính sách pháp luật về vấn đề này sẽ giúp xây dựng được các quy định pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên tính toán chi phí và lợi ích để các chủ thể lựa

chọn việc tuân thủ pháp luật hơn là chống lại các quy định pháp luật.

Trên thực tế tại Việt Nam, theo tài liệu Thông tin tóm tắt cơ chế phát triển sạch

và thị trường Cácbon quốc tế, của Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp

quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư kyoto tại Việt Nam năm 2012 thì tính đến

ngày 31/10/2012, Việt Nam đã có 160 dự án được Ban chấp hành CDM quốc tế (goi tắt

là EB) công nhận là dự án CDM, tổng lượng khí nhà kính được giảm khoảng 76 triệu

tấn CO2 trong thời kỳ tín dụng và 4 Chương trình hoạt động dự án thủy điện nhỏ Việt

Nam (gọi tắt là PoA) với tổng lượng 7.203.167 CERs sẽ được cấp, Việt Nam được xếp

thứ 4 trên thế giới về số lượng dự án CDM được EB công nhận và đăng ký; xếp thứ 9

trên thế giới về số lượng CERs đã được EB cấp; xếp thứ 2 trên thế giới về số lượng

PoA. Mặc dù được đánh giá là một trong 10 nước có tiềm năng nhất về CDM, nhưng

hiện nay việc mua bán, trao đổi CERs tại Việt Nam còn hạn chế. Thị trường CDM trên

thế giới đang hoạt động khá mạnh mẽ, như: tại Ấn Độ, Trung Quốc, Brazin, liên minh

châu Âu, Anh hay Australia, nhưng đối với Việt Nam, hình thức mua bán CERs này còn

rất mới nên giá thành các CERs còn khá rẻ và tính rủi ro cao [38]. Sở dĩ có có thực tế

này là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các quy định pháp luật, như:

Một là, theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm

2014 quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án Cơ chế phát

triển sạch theo Nghị định thư Kyoto thì các quy định khá cụ thể và giảm về thời gian

thực hiện tuy nhiên tổng thời gian thực hiện cho hai thủ tục vẫn còn rất dài (50 ngày) so

với Australia thì thời gian này từ 10 -15 ngày. Trong thực tế thời gian này còn bị kéo dài

hơn rất nhiều, để có thư xác nhận ý tưởng chủ đầu tư phải mất đến 6 tháng và thời gian

cấp thư phê duyệt dự án lên đến hàng năm;

Hai là, theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp không quy định việc hưởng ưu đãi

thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án CDM và do vậy, nhà đầu tư không được

103

hưởng những ưu đãi theo quy định của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg). Thủ tục được

hưởng những ưu đãi rất phức tạp vì không có cơ chế tự động áp dụng cho việc hưởng ưu

đãi, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hưởng ưu đãi đối với trường hợp nhà đầu tư công

nghệ vào Việt Nam để thực hiện dự án CDM; ba là, việc tính toán hệ số phát thải là căn

cứ để doanh nghiệp cân đối tài chính, quyết định có nên đầu tư thực hiện dự án CDM.

Tuy nhiên, việc tính toán chính xác lượng khí phát thải có thể thu được lại không phải

lúc nào cũng hoàn toàn chính xác như dự kiến.

3.3. Thực trạng các quy định về phát hiện ô nhiễm môi trƣờng không khí

Phát hiện ÔNMTKK là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá

nhân chủ nguồn thải trong việc theo dõi, thanh tra kiểm tra phát hiện sự biến đổi của

thành phần môi trường không khí nhằm ngăn chặn, xử lý, phục hồi hiện trạng môi

trường không khí. Để KSÔN môi trường không khí được hiệu quả việc phát hiện ô

nhiễm là rất quan trọng, nhưng để có cơ sở cho việc phát hiện môi trường không khí có

bị ô nhiễm hay không, ô nhiễm ở mức độ nào thì quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi

trường không khí là cơ sở để xác định.

3.3.1. Các quy định về quan trắc hiện trạng môi trường không khí

Quan trắc môi trường là hoạt động sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật đặc biệt để

thu thập các chỉ tiêu vật lý (tiếng ồn), chỉ tiêu hóa học (hàm lượng khói, bụi, khí độc

hại...), xác định nguồn gây ô nhiễm không khí, mức độ gây ô nhiễm không khí, sự lan

truyền các chất gây ô nhiễm trong không khí, dự báo diễn biến tình hình môi trường

không khí (khoản 20 Điều 3) [83]. Có thể thấy để kiểm soát được ÔNMTKK việc đánh

giá được hiện trạng môi trường không khí đóng vai trò rất quan trọng, muốn đánh giá

được hiện trạng môi trường không khí thì cần phải tiến hành quan trắc môi trường

không khí. Theo Luật BVMT năm 2005, hoạt động quan trắc định kỳ được quy định từ

Điều 94 đến Điều 97 đã quy định rất rõ trách nhiệm quan trắc môi trường nói chung,

môi trường không khí nói riêng là hoạt động được thực hiện bởi Bộ Tài nguyên và Môi

trường; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

104

Thông qua việc sử dụng hệ thống quan trắc môi trường không khí, sẽ có đánh giá

chính xác về hiện trạng môi trường không khí, từ đó giúp xác định được mức độ ô nhiễm

môi trường không khí, tìm ra được nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi

trường không khí, đồng thời đánh giá được khả năng diễn biến của nó trong tương lai.

Để bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường và đánh giá hiện trạng môi

trường, trong đó có môi trường không khí được chính xác, Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc

tác động môi trường, trong đó có mạng lưới quan trắc tác động đến môi trường không

khí. Theo quy hoạch này đến 2020 nước ta sẽ xây dựng 58 trạm quan trắc môi trường

không khí tự động [120]. Còn trong Báo cáo hiện trạng môi trường không khí quốc gia

thì đến năm 2013, hệ thống trạm quan trắc môi trường không khí tự động do Bộ TN và

MT quản lý gồm 2 mạng lưới. Thứ nhất là, mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và

môi trường quốc gia, gồm 10 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động và các điểm

quan trắc khí tượng do các đài khí tượng thủy văn thực hiện tại các tỉnh, thành phố: Hà

Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Vinh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Pleiku, Cần Thơ, Sơn La.

Thứ hai là, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia do Tổng cục Môi trường quản lý

gồm 7 trạm, như: Trạm Nguyễn Văn Cừ, Trạm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trạm

Khánh Hòa, trạm Huế, trạm Phú Thọ và trạm Quảng Ninh vận hành từ tháng 12 năm

2013. Bên cạnh đó còn hệ thống trạm quan trắc không khí tự động cố định do địa

phương quản lý, như Vĩnh Phúc có 01 trạm vận hành năm 2013, Đồng Nai có 02 trạm

vận hành năm 2012. Có thể thấy, mạng lưới các trạm quan trắc tự động đã và đang được

lắp đặt và vận hành trong toàn quốc ở cả cấp Trung ương và địa phương để giám sát liên

tục diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh. [107, 6]. Hệ thống quan trắc

môi trường không khí này là cơ sở quan trọng để góp phần giữ cho môi trường không

khí được trong lành. Thực tiễn đó có thể thấy Nhà nước ta những năm qua khá quan tâm

đến việc xây dựng hoàn thiện hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Sự quan tâm này còn được thể hiện qua các quy định pháp luật. Theo Luật

BVMT năm 2014 từ Điều 121 đến Điều 127 thì quan trắc môi trường không khí là quá

105

trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường môi trường không khí, các yếu tố

tác động lên môi trường không khí nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn

biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. Quan trắc môi

trường, trong đó có môi trường không khí là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền nhằm đánh giá hiện trạng môi trường không khí và là cơ sở để phòng ngừa và

phát hiện ô nhiễm môi trường không khí. Cơ quan quản lý nhà nước về BVMT có trách

nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công

khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh

báo, xử lý kịp thời. Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và

đặc điểm của khí thải; việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải

căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến

con người và môi trường. Bộ TN và MT ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện

quan trắc chất phát thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh

hưởng đến môi trường.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải

đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu

lượng, tính chất, đặc điểm khí thải; Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát

thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên

tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải (khoản 3 Điều 64

Luật BVMT năm 2014).

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chịu trách nhiệm

quan trắc chất phát thải phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy

định của pháp luật có liên quan. Môi trường không khí được quan trắc bao gồm không

khí trong nhà, không khí ngoài trời; Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng; Phóng xạ; khí

thải (khoản 2 Điều 122 Luật BVMT năm 2014).

Để đảm bảo việc quan trắc môi trường không khí có tính hệ thống và hiệu quả,

pháp luật hiện hành xây dựng các chương trình quan trắc môi trường, trong đó có môi

trường không khí. Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan

trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên

biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù. Chương trình quan trắc môi trường

cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn. Chương

trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm

công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát

thải và quan trắc các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật. Tương ứng với

các Chương trình quan trắc này là các hệ thống quan trắc môi trường gồm: a) Quan trắc

môi trường quốc gia; b) Quan trắc môi trường cấp tỉnh; c) Quan trắc môi trường tại cơ

106

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đối với môi trường không khí, các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị

quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

cấp phép xả thải (Điều 64 Luật BVMT năm 2014).

Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường gồm: a) Tổ chức lấy mẫu, đo

đạc mẫu môi trường tại hiện trường; b) Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường; c)

Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường; d) Tổ chức quản lý, xử lý số

liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường. Hệ thống quan trắc môi trường phải được

quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện.

Về thẩm quyền quan trắc môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng.

Bộ TN và MT chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường không

khí trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia.

UBND cấp tỉnh tổ chức chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội

đồng nhân dân cùng cấp và Bộ TN và MT về kết quả quan trắc môi trường. Khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần

môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về BVMT theo quy định của pháp luật.

Về điều kiện hoạt động quan trắc môi trường. Tổ chức có đủ kỹ thuật viên về

chuyên ngành quan trắc môi trường và trang bị kỹ thuật cần thiết được tham gia hoạt

động quan trắc môi trường. Số liệu quan trắc môi trường nói chung, môi trường không

khí nói riêng sẽ được quản lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể Bộ TN và MT quản lý

số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường;

công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật

quản lý số liệu quan trắc môi trường. UBND cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi

trường và công bố kết quả quan trắc môi trường của địa phương. Khu công nghiệp, khu

chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường theo quy

định của pháp luật.

Qua đó có thể thấy pháp luật môi trường hiện hành đã quy định có những quy

định tương đối cụ thể về quan trắc môi trường, từ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh,… Qua quan trắc môi trường chúng ta

có thể đánh giá được hiện trạng môi trường không khí, phát hiện ÔNMTKK và mức độ

ô nhiễm không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí. Mặc dù vậy, pháp

luật môi trường hiện hành quy định chung về quan trắc môi trường thì vấn đề đặt ra là

giữa các thành phần môi trường đất, nước, không khí tính chất lý hóa, không hẳn giống

nhau nên việc tổ chức thực hiện rất khó khả thi trên thực tiễn. Hơn nữa, thực tiễn quan

107

trắc môi trường không khí ở nước ta những năm qua cho thấy vẫn chưa đáp ứng được

yêu cầu của thực tiễn bảo vệ môi trường không khí

3.3.2. Các quy định về thông tin về tình hình môi trường không khí

Hoạt động thông tin về tình hình môi trường nói chung, môi trường không khí nói

riêng là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Theo quy định tại Điều

102, 103, 104 Luật BVMT 2005, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách

nhiệm xác định các khu vực mà mức độ ÔNMTKK đang gia tăng rồi thông báo cho các tổ

chức, cá nhân, qua đó phòng ngừa được các sự cố môi trường không khí có thể xảy ra. Bên

cạnh đó, pháp luật cũng quy định trách nhiệm thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi

trường của các cơ quan quản lý nhà nước (Điều 102); trách nhiệm công bố, cung cấp thông

tin về môi trường của các tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh; trách nhiệm

báo cáo và cung cấp thông tin của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường; trách nhiệm

cung cấp thông tin về tình hình môi trường thuộc lĩnh vực các Bộ quản lý cho Bộ TN và

MT (Điều 103). Đồng thời Luật BVMT cũng quy định về các loại thông tin, dự lệu môi

trường phải công khai (Điều 104, LBVMT 2005).

Tiếp đó, trong Luật BVMT năm 2014 đã củng cố thêm một bước các quy định về

thông tin về tình hình môi trường, làm rõ cách hiểu về thông tin môi trường, thông tin

môi trường không khí. Thông tin môi trường không khí là số liệu, dữ liệu về môi trường

không khí dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự

(khoản 20 Điều 3 Luật BVMT năm 2014).Theo Luật BVMT năm 2014 có hai phương

thức để công chúng tiếp cận thông tin môi trường không khí:

Một là, các cơ quan nhà nước, các cơ sơ sản xuất, kinh doanh… chủ động công

khai thông tin theo quy định và mọi người đều có thể tiếp nhận những thông tin này. Đối

với phương thức này, pháp luật quy định rõ những thông tin buộc phải công khai, hình

thức công khai, người có trách nhiệm phải công khai (Điều 131 Luật BVMT 2014). Ưu

điểm của phương thức này là công chúng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin mà không

phải qua những thủ tục phức tạp, tốn kém, nhưng nó cũng có hạn chế là nội dung và chất

lượng thông tin lại tùy thuộc vào các cơ quan nhà nước, nhà nước công bố cái gì dân

biết cái đó. Ví dụ: vụ Fomosa xả thải gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường biển,

trường hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền công cố thông tin tình hình môi trường

cho người dân. Theo đó ngày 27 tháng 4 năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường công

bố kết quả điều tra sơ bộ, khoanh vùng hai nhóm nguyên nhân là độc tố hóa học thải ra

từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa. Tiếp đó ngày 30 tháng 6 năm

2016, Chính phủ tổ chức họp báo công bố thông tin cá chết là do chất thải của Fomosa

thải ra.Tuy nhiên, qua vụ việc này chính Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng

thừa nhận còn chậm trễ, lúng túng trong việc xử lý và cung cấp thông tin cho người dân

108

gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của người dân. Nhiều

thông tin cấp thiết trong vụ việc này cần phải công bố sớm hơn, như: cá chết là do đâu,

nước biển bị ô nhiễm đến khu vực nào, nước biển đã an toàn chưa, dựa vào đâu mà nhà

nước yêu cầu fomosa bồi thường 500 triệu, số tiền này chỉ bồi thường thiệt hại cho khôi

phục hiện trạng môi trường biển hay bồi thường cho cả người dân bị thiệt hại,… nhiều

thông tin người dân chưa nắm rõ. Trong khi đó một hãng truyền thông của Đài Loan đã

sang tận Việt Nam để đưa tin về cái chết của cá và chỉ ra nguyên nhân là do Fomosa gây

ra,…

Hai là, người dân chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh

doanh cung cấp thông tin về môi trường. Theo quy định của :Luật Bảo vệ Môi trường

năm 2014 thì các chủ thể có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về môi trường, trong đó

có môi trường không khí, gồm: tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

(Điều 145), của đại diện cộng đồng dân cư (Điều 146) và Chương VIII Nghị định số

19/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Qua nghiên cứu các

quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này có thể thấy cá nhân, hộ gia đình không được

trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin về môi trường mà phải thông qua đại diện cộng

đồng dân cư hoặc các tổ chức mình tham gia để yêu cầu. Phương thức này gây khó khăn

cho người dân trong quá trình tiếp cận vì phải thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện

cho mình mà không được trực tiếp yêu cầu.

Về phạm vi thông tin tình hình môi trường, trong đó có môi trường không khí,

được thể hiện qua quy định những thông tin phải công khai và những thông tin người

dân chủ động yêu cầu cung cấp. Những thông tin phải công khai được chuyển tải dưới

hình thức (báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, và kế

hoạch BVMT, các báo cáo về hiện trạng môi trường không khí, kết quả thanh tra, kiểm

tra về BVMT không khí, các Kịch bản về ô nhiễm môi trường không khí và biến đổi khí

hậu,... Ví dụ: thông tin về tình trạng các yếu tố cấu thành môi trường không khí, khí

quyển,…

Về báo cáo hiện trạng môi trường, gồm: báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 05

năm một lần và hàng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia. Các báo cáo

này do Bộ TN và MT lập. Báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một

lần; căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, quyết định lập báo cáo

chuyên đề về môi trường do UBND cấp tỉnh lập. Các báo cáo này cũng cung cấp các

thông tin về hiện trạng môi trường, trong đó có môi trường không khí.

Liên quan đến thông tin về môi trường không khí, Luật BVMT 2014 cũng quy định

rõ trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước trong theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường

109

không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí

xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời (Điều 63 Luật BVMT 2014).

Trên thực tế, Bộ TN và MT đã công bố Kịch bản về ứng phó với biến đổi khí

hậu ở Việt Nam và Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường không khí quốc gia năm

2013. Báo cáo này, đã phân tích tương đối toàn diện và bao quát các vấn đề liên quan

đến môi trường không khí từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho đến các yếu tố tác

động, ảnh hưởng đến môi trường không khí, thực trạng môi trường không khí ở Việt

Nam, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí,…

Qua phân tích trên có thể thấy quy định pháp luật về thông tin tình hình môi

trường, trong đó có môi trường không khí ngày càng được quy định cụ thể theo hướng

mở rộng quyền tiếp cận thông tin cho người dân. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn

gò bó quyền tiếp cận thông tin môi trường của người dân do phụ thuộc vào việc chủ

động công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông qua đại diện của người dân

để tiếp cận mà người dân không được trực tiếp tiếp cận các thông tin này.

3.3.3. Các quy định về thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật môi trường không khí

Trên thế giới, để kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường

không khí nói riêng, các quốc gia đã quy định trong pháp luật của mình tương đối cụ thể

về trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể, tại

Singapo đối với các chất gây ô nhiễm môi trường không khí, Bộ Môi trường nước này

được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra thường xuyên các cơ sở công nghiệp cũng như

phi công nghiệp để kiểm tra việc các cơ sở đó có tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy định về

phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay không. Việc thanh tra thường xuyên đó sẽ

giúp các cơ quan thanh tra có thể phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy định

của pháp luật môi trường trong việc thải khí nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu, các chất gây ô

nhiễm, các chất độc hại thải vào môi trường không khí. Đối với các thiết bị đốt nhiên

liệu cũng được kiểm soát chặt chẽ. Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu

sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu là oxyt sunfurơ và khói cũng được kiểm tra rất kỹ

nhằm giảm đến mức tối đa việc phát thải các chất gây ô nhiễm. [81]

Còn ở Việt Nam, theo Luật Thanh tra năm 2010; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP

của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên

ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành đã quy định cụ thể hơn về thanh tra chuyên

ngành và Nghị định số 35/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7 tháng 4 năm 2009 về tổ

chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường thì thanh tra môi trường gồm:

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Tổng cục Môi trường và Thanh tra Sở

Tài nguyên và Môi trường. Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ thanh tra

hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý

110

nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường. Thanh tra

Tổng cục Môi trường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành về môi

trường trong phạm vi quản lý của Tổng cục Môi trường.

Tiếp đó Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 cũng quy định khá rõ trách nhiệm của

các cơ quan nhà nước trong tổ chức thanh tra môi trường. Cụ thể:

Bộ trưởng Bộ TN và MT có trách nhiệm trong kiểm tra, thanh tra và xử lý vi

phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan

đến BVMT theo quy định của pháp luật. (khoản 9 Điều 141). Còn Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật

về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến BVMT theo

quy định của pháp luật (khoản 9, Điều 142 Luật BVMT năm 2014). Bên cạnh trách

nhiệm của các cơ quan trung ương, thì UBND các cấp có quyền kiểm tra, thanh tra, xử

lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về

môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật

có liên quan; phối hợp với UBND cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường

liên tỉnh; (điểm g, khoản 1, Điều 143);

Quy định về thanh tra liên quan đến môi trường không khí được tập trung vào

những nội dung sau:

Một là, trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và

giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (điểm d, khoản 1, Điều 41 Luật BVMT năm 2014);

Hai là, trách nhiệm của UBND cấp huyện trong kiểm tra, thanh tra việc xây dựng

và triển khai phương án bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường không khí tại cụm

công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung (điểm a, khoản 3 Điều 67 Luật BVMT

năm 2014);

Ba là, quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện có làng nghề là chỉ đạo,

hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT làng nghề trên địa bàn (điểm a, khoản 5,

Điều 70 Luật BVMT năm 2014);

Bốn là, thanh tra, kiểm tra cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo đúng

quy định của pháp luật và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

đã được ghi nhận trong Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và

đang được triển khai trên thực tiễn.

Năm là, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra

việc chấp hành pháp luật về BVMT không khí; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về

bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp

luật về BVMT không khí. (khoản 7, Điều 139 Luật BVMT năm 2014).

111

Qua phân tích trên có thể thấy pháp luật môi trường hiện hành quy định khá cụ

thể về thanh tra, kiểm tra môi trường từ Bộ TN và MT đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

và UBND các cấp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường, trong đó có môi trường

không khí ở các cấp độ khác nhau này sẽ góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, Luật BVMT vẫn còn tản mạn, phân tán, chưa có quy định riêng mang tính hệ

thống về thanh tra môi trường không khí. Các quy định về thanh tra trong Luật môi

trường chưa có sự rõ ràng so với Luật Thanh tra năm 2010.

Về thực tiễn hoạt động thanh tra môi trường. Theo thông tin tại Hội nghị triển

khai công tác sáu tháng cuối năm của Tổng cục Môi trường ngày 2 tháng 7 năm 2015, từ

đầu năm đến nay Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) đã ban hành trên

500 kết luận thanh tra đối với các cơ sở, khu công nghiệp (trên cả nước) và xử phạt hơn

200 tổ chức, cá nhân vi phạm, với tổng số tiền phạt là trên 20 tỉ đồng [18]. Mặc dù vậy

không khó khăn để thấy rằng số liệu này vẫn chưa phản ánh một cách thực chất, đầy đủ

các hành vi làm ô nhiễm môi trường do các tổ chức, cá nhân gây ra. Đồng thời thực tiễn

cũng cho thấy tổ chức và thực hiện thanh tra môi trường vẫn còn những bất cập từ chính

các quy định pháp luật cũng như thực tiễn. Ví dụ hoạt động thanh tra chồng chéo, thiếu

phối hợp giữa thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục và thanh tra Sở, vẫn có những tiêu cực

trong quá trình thành tra ảnh hưởng đến xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

3.4. Thực trạng các quy định về ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng không khí

Theo Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 2006 thì ngăn chặn là chặn lại

ngay từ đầu không để cho gây tác hại [130, 671]. Còn theo Từ điển tiếng Việt nhà xuất

bản Bách khoa 2007 thì ngăn chặn là giữ, chặn lại không cho phát sinh, phát triển gây

hại. [127, 515]. Ngăn chặn ÔNMTKK là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong việc dùng các biện pháp để dừng các

hành vi làm ô nhiễm môi trường, giữ không cho ô nhiễm môi trường lan rộng gây tác

hại với con người, sinh vật và hệ sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm không khí là

là một trong những hình thức pháp lý của KSÔN không khí nhằm ngăn chặn kịp thời

những hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như hậu quả xấu do ô nhiễm

môi trường không khí gây nên, đồng thời nhanh chóng tìm ra các giải pháp khôi phục lại

hiện trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm.

Ở Trung Quốc, để ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí, nước này đã thông

qua Luật về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí quyển năm 2000, gồm: 7 chương và 66

điều. Luật này được hình thành nhằm mục đích ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí

quyển, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh sống của con người và môi trường sinh thái,

bảo vệ sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Trong đó có

quy định về “ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm khí quyển từ việc đốt than”. Các cơ quan

112

nhà nước, chính quyền địa phương có trách nhiệm áp dụng các biện pháp trong việc sản

xuất, sử dụng năng lượng sạch. Các cơ sở sản xuất xả thải khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn

quy định phải có biện pháp để kiểm soát ô nhiễm. Nhà nước khuyến khích các doanh

nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến để khử lưu huỳnh và loại bỏ bụi. Chương “ngăn

ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí thải do khí, bụi và mùi hôi” quy định khí thải nảy sinh

trong quá trình sản xuất công nghiệp được thu hồi để sử dụng nếu khí đó thải vào khí

quyển thì phải qua hệ thống kiểm soát. Các thành phố trực thuộc Trung ương phải có

các biện pháp để trồng rừng, tăng cường quản lý hoạt động xây dựng, mở rộng diện tích

mặt đất trải nhựa, kiểm soát chất thải và sử dụng các biện pháp giao thông sạch để giảm

lượng bụi bẩn, ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đô thị. Các đơn vị hoạt

động xây dựng hoặc hoạt động tạo ra bụi phải có biện pháp ngăn ngừa phù hợp với quy

định của địa phương về bảo vệ môi trường. [95]. Có thể thấy Trung Quốc đã có những

biện pháp tương đối chăt chẽ, cụ thể để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy

nhiên thực tế ô nhiễm môi trường không khí tại Bắc Kinh và nhiều thành phố khác của

Trung Quốc cho thấy nước này còn nhiều việc phải làm để có thể kiểm soát được ô

nhiễm môi trường không khí hiệu quả.

Còn ở Việt Nam, để ngăn ngăn chặn ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường

không khí nói riêng. Để hạn chế, ngăn chặn được ô nhiễm thì các nguồn phát thải khí

vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm

giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp

luật (Điều 62) [83]. Cụ thể:

3.4.1. Thực trạng quy định về nghĩa vụ ngăn chặn ô nhiễm môi trường không

khí từ nguồn thải di động của chủ nguồn thải

Về nguồn thải động, những năm gần đây các hoạt động giao thông vận tải là

nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị và có xu hướng ngày

càng tăng dần do quá trình phát triển và giao lưu kinh tế. Thực tiễn số liệu thống kê cho

thấy, Việt Nam có khoảng trên 40 triệu xe máy, mô tô và khoảng 2 triệu ô tô. Số lượng

phương tiện giao thông khổng lồ này nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường

không khí tại các đô thị. Để ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động giao

thông vận tải này hiện nay nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về vấn đề này, như:

Một là, phương tiện giao thông cơ giới phải được cơ quan đăng kiểm xác nhận

đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới được đưa vào sử dụng. Phương tiện giao thông,

máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm

thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy

113

chuẩn kỹ thuật môi trường. Phương tiện giao thông không đáp ứng được các điều kiện

này thì không được tham gia lưu thông.

Hai là, tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia

giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu,

đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Ba là, pháp luật quy định các chủ phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ,

đường thủy không được thải khói, bụi, khí độc quá giới hạn cho phép vào không khí.

Các chủ phương tiện giao thông không được gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép. Ví dụ:

các loại xe hai bánh có động cơ dưới 125cc không được gây ồn vượt quá 79dba, còn các

loại xe tải và xe buýt có động cơ trên 1000cc thì không được gây ồn quá 89 dba. Tuy

nhiên, thực tế hiện nay các phương tiện gây ô nhiễm môi trường không khí không tại

các đô thị là các phương tiện công cộng, như xe buýt là một ví dụ điển hình.

Bốn là, các chủ phương tiện có chạy xăng phải sử dụng xăng không pha chì nhằm

giảm thiểu lượng chì thải vào không khí xung quanh theo quy định. Hiện nay, Việt Nam

đã loại bỏ xăng pha chì A83 và thay vào đó là sử dụng xăng A92, A95 không pha chì,

đặc biệt những năm gần đây việc sản xuất và sử dụng xăng sinh học E5 cũng ngày càng

tăng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên hiện nay cả nước có

6 nhà máy sản xuất xăng sinh học lại đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động do giá

dầu giảm lên giá xăng sinh học phải giảm theo.

Qua đó có thể thấy, mặc dù các quy định về giảm thiểu ngăn chặn, hạn chế ô

nhiễm môi trường không khí từ nguồn thải động được quy định khá cụ thể, song thực

tiễn vẫn còn nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện giao thông còn vi phạm các

quy định về tiếng ồn, khí thải, vượt quá quy chuẩn cho phép, nhưng chưa bị xử lý triệt

để. Bên cạnh đó thực tế cũng cho thấy tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí

Minh việc người dân tận dụng xe máy được sản xuất từ cuối những năm 70 hoặc những

năm 80 của thế kỷ trước làm phương tiện chở hàng hóa, xe thồ hàng đã không còn quá

xa lạ. Điểm chung của những chiếc xe này là nhiều bộ phận đã hỏng, không còn tính

năng sử dụng, nhiều chiếc xe không có một số bộ phận thiết yếu như còi, đèn; xe đã

được mua đi bán lại nhiều lần nhưng không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ,… Xe

máy cũ nát không chỉ gây mất an toàn đối với người điều khiển phương tiện mà còn tạo

ra khói bụi, tiếng ồn, đặc biệt là tại các ngã ba, ngã tư trong giờ cao điểm… Hiện nay,

Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn về khí thải đối với các phương tiện cơ giới nhưng cơ

quan đăng kiểm hầu như chỉ mới kiểm tra ô tô, chưa chính thức kiểm soát khí thải đối

với xe máy. Trong khi đó, trên 50% xe máy đang lưu hành hiện nay không đạt tiêu

chuẩn, xả thải ra môi trường các chất thải độc hại cao gấp nhiều lần quy định cho phép.

Đây là nguyên nhân khiến môi trường ngày càng ô nhiễm, làm phát sinh các loại bệnh ở

114

con người như các bệnh về phổi, gan, thậm chí cả ung thư. Đứng trước thực tế trên, tại

Điều 83 Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 có quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải.

Cụ thể: chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải

bỏ. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định.

Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có

trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức

việc thu gom sản phẩm thải bỏ. Để cụ thể hóa quy định này Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ áp dụng

đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng và tổ chức cá nhân liên quan

đến hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ

cũng đã phê duyệt Đề án Kiểm soát khí thải xe máy do Cục đăng kiểm Việt Nam đề

xuất. Tóm lại, là phương tiện giao thông không đạt chuẩn về môi trường thì chủ sở hữu

phải dừng lưu thông, nếu không dừng thì có thể sẽ bị cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm

quyền thu hồi. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi các quy định này đến đâu còn liên quan đến

trách nhiệm không chỉ của các chủ phương tiện mà còn liên quan đến các cơ quan nhau,

như: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thanh tra giao thông, Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra

Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như Thanh tra Tra Tổng cục Môi trường và

UBND các cấp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nguồn thải động.

3.4.2. Thực trạng quy định về nghĩa vụ ngăn ngừa, giảm thiểu nguồn thải tĩnh

của chủ sở hữu nguồn thải tĩnh

Nguồn thải tĩnh là một trong hai nguồn thải chủ yếu gây nên ÔNMTKK, pháp

luật hiện hành đã có những quy định nhằm KSÔN không khí ngay tại nguồn, từ các hoạt

động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Cụ thể:

+ Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác

động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi

trường không khí theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 62 Luật BVMT năm

2014);

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí

thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (khoản

1 Điều 102 Luật BVMT năm 2014);

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn

phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu

về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải (khoản 3 Điều 64 Luật BVMT năm 2014);

115

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu

lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản

lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải (khoản 4 Điều 64);

+ Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo

quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại (khoản 3 Điều 102 Luật BVMT

năm 2014);

+ Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý

bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (khoản 1 Điều 103);

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung,

ánh sáng, bức xạ phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng

đồng dân cư (khoản 2 Điều 103);

Có thể thấy, mặc dù đã có những một vài quy định về ngăn chặn ô nhiễm môi

trường không khí từ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ nguồn thải

động và nguồn thải tĩnh. Tuy nhiên, pháp luật môi trường hiện hành chưa đưa ra cách

hiểu thế nào là ngăn chặn ô nhiễm môi trường dẫn tới khó khăn cho việc xây dựng các

quy định pháp luật về ngăn chặn ô nhiễm môi trường một cách thống nhất; chưa quy định

rõ về ngăn chặn ÔNMTKK từ nguồn thải di động cũng như nguồn thải cố định. Điều này

dẫn tới những khó khăn trong quá trình ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí trên

thực tiễn. Ví dụ: gần đây nhất, ô nhiễm môi trường không khí do nhà máy nhiệt điện Vĩnh

Tân 2 gây ra vì nhà máy này cho xe vận chuyển xỉ than ra đổ dọc đường và đổ tràn lan ở

bãi tập kết. Bãi xỉ không được xử lý theo đúng quy định, nên đã gây những trận “bão xỉ”

mù mịt. Cây cối, hoa màu dính đầy bụi xỉ, ngả vàng và héo dần. Bụi đóng thành ra cục.

Từ cây trái cho tới cây trôm lấy mủ đều không thể ra hoa, kết trái và rụng hết lá. Sản xuất

nông nghiệp bị ảnh hưởng, cuộc sống người dân lâm vào cảnh khó khăn. Nguồn nước

sinh hoạt hàng ngày cũng không thể sử dụng do ô nhiễm bụi xỉ. Trước sự phản ứng của

người dân thì các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa

phương, thậm chí là Chính phủ đã vào cuộc yêu cầu Tập đoàn Điện lực phải có biện pháp

để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do chất thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây

ra [66]… Có thể thấy trong vụ này hai vấn đề: một là, sức mạnh của cộng đồng, tiếng nói

của cộng đồng, sức ảnh hưởng của cộng đồng với việc bảo vệ môi trường; hai là, các cơ

chế pháp lý liên quan đến quản lý hành chính về môi trường đã được sử dụng tối đa,

nhanh chóng để can thiệp vào hành vi vi phạm pháp luật môi trường của Công ty nhiệt

điện Vĩnh Tân 2 nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí.

Chủ nguồn thải, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ ngăn chặn ô

nhiễm khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường mà nếu có thiệt hại xảy ra các chủ

thể này phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường.

116

3.5. Thực trạng quy định về xử lý ô nhiễm môi trƣờng không khí

Xử lý ÔNMTKK là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ

chức, cá nhân chủ nguồn thải trong xác định các hành vi làm ô nhiễm môi trường không

khí, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí, khắc phục ô nhiễm, khôi

phục hiện trạng môi trường không khí nhằm giữ cho môi trường không khí được trong

lành, sạch đẹp.

3.5.1. Quy định về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng

Theo Luật BVMT năm 2014, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở

có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô

nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng. (khoản 1 Điều

104) [83]. Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và đưa vào Danh sách cơ sở

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Việc

đưa vào danh sách quản lý sẽ góp phần giúp cơ quan nhà nước và chủ nguồn thải có thể

theo dõi, ngăn chặn kịp thời ô nhiễm môi trường không khí từ các cơ sở này gây ra.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hàng năm phải rà soát, phát hiện cơ sở gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo đó, UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường

trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và biện pháp xử lý gửi Bộ

TN và MT tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Quốc phòng, Bộ Công

an chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ TN và MT

tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ TN và MT chủ trì, phối hợp với Bộ,

cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ

quyết định danh sách và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông

báo cho UBND cấp huyện, cấp xã nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng và công khai cho cộng đồng dân cư biết để kiểm tra, giám sát. (Điều 104

Luật BVMT 2014). Tiếp đó vấn đề này đã được cụ thể hóa trong mục 3 Chương VI

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật

Bảo vệ Môi trường năm 2014, như: quy định rõ nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây

ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Ví dụ: hành vi xả khí thải, bụi vượt quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về môi trường; quy định về xác định mức độ vi phạm của hành vi gây ô

nhiễm môi trường không khí như trên dựa vào lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần

vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng

117

và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải

có trong khí thải, bụi của cơ sở. Đối với hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước

các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất,

nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung

quanh thì xác định mức độ vi phạm dựa vào số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

không khí xung quanh.

Nghị định này cũng quy định cụ thể hơn về đưa các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng vào Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng như đưa

ra các biện pháp xử lý, như: di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức

chịu tải của môi trường; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải

đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực

đã gây ô nhiễm. Đồng thời xác định rõ trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng và thời hạn thực hiện (Điều 35). Không chỉ đưa vào

Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đưa ra biện pháp xử lý. Nghị

định này còn quy định về việc công khai danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

Có thể thấy những quy định này là cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền ngăn chặn, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được hiệu

quả hơn, góp phần phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường

không khí.

Theo Báo cáo của Tổng cục Môi trường cho thấy, đến nay đã có 389/413 cơ sở ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng có tên trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg cơ bản đã

hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Thực hiện Quyết định 1788/QĐ-TTg

ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, Tổng cục Môi trường đã phối hợp

với các địa phương tích cực triển khai nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng. Tính đến tháng 6/2015, trong số 186 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

có thời hạn xử lý đến 31/12/2015 đã có 140 cơ sở cơ bản hoàn thành biện pháp xử lý,

không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm tỷ lệ 75,27%). Đồng thời, hầu

hết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 1788/QĐ – TTg đã

thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý để theo danh mục

và biện pháp xử lý theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần giảm

thiểu tác động và ô nhiễm môi trường tới cộng đồng.

Điều này cho thấy sự quyết tâm của Nhà nước trong ngăn chặn, xử lý triệt để các

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn cơ

sở gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề gây thiệt hại lớn cho môi trường vẫn

118

chưa đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hoạt động rà

soát các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí vẫn còn nhiều bất cập nên chưa xử lý

triệt được triệt để các cơ sở gây ô nhiễm này nhằm ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường không khí.

3.5.2. Quy định về khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường không khí

Khắc phục ô nhiễm môi trường là hoạt động giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến

môi trường, con người và nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực môi trường bị ô

nhiễm[95, 46]. Để khắc phục ô nhiễm môi trường nói chung, pháp luật hiện hành chia

khu vực ô nhiễm thành 3 mức độ: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng và quy định về cách thức xác định

khu vực bị ô nhiễm môi trường, gồm: a) Xác định phạm vi, giới hạn của khu vực môi

trường bị ô nhiễm; b) Xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro; c) Xác định nguyên

nhân, trách nhiệm của các bên liên quan; d) Các giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải

thiện chất lượng môi trường; đ) Xác định các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để

yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường (Điều 106 Luât BVMT năm 2014). Bên

cạnh đó, Luật cũng quy định về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức chủ nguồn thải và

cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi

trường. Theo đó tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải có trách nhiệm sau:

Một là, có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có

nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

Hai là, tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây

ô nhiễm môi trường;

Ba là, trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà

không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng

trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi

trường bị ô nhiễm trên địa bàn, hàng năm báo cáo Bộ TN và MT. Còn Bộ TN và MT có

trách nhiệm sau: quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường; hướng dẫn thực

hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; kiểm tra xác nhận hoàn thành khắc phục ô

nhiễm và cải thiện môi trường; điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc

phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh. Trường hợp

môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ,

ngành và UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy

động nguồn lực để tổ chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.

119

Qua phân tích trên cơ thể thấy, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã có quy định về

phục hồi hiện trạng môi trường, các quy định này góp phần vào phòng ngừa, giảm thiểu

thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên, một là, Luật vẫn chưa có quy định

riêng về khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường không khí. Như chúng ta biết ô nhiễm

môi trường không khí và thiệt hại do nó gây ra mang tính đặc thì nên việc áp dụng các

quy định chung về phục hồi ô nhiễm môi trường trên vào rất khó giải quyết được triệt để

vấn đề. Hai là, pháp luật môi trường hiện hành cũng chưa quy định về xác định thiệt hại

môi trường không khí (Nghị định 03/2015/NĐ-CP về xác định thiệt hại môi trường),

nhưng cũng chưa có quy định vấn đề này. Ba là, môi trường không khí mang tính

khuyếch tán nên để xác định được mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay

đặc biệt nghiêm trọng sẽ rất khó khăn. Ví du: doanh nghiệp lén xả khí thải từ 0h đêm

đến 3h sáng dừng thải thì sáng hôm sau khu vực đã trời quang mây tạnh,… Do vậy, rất

khó có cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đòi bồi thường thiệt hại môi trường

không khí. Còn đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản thì cũng không dễ dàng

hơn. Bởi muốn chứng minh thiệt hại này cần phải chứng minh được môi trường không

khí bị thiệt hại và gây thiệt hại cho con người.

3.5.3. Về xử lý hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí

Trên thế giới, để bảo đảm pháp luật được thực thi, pháp luật các nước đều có quy

định chế tài áp dụng với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Tại Singapore, để bảo

vệ môi trường được hiệu quả, nước này đã ban hành một loạt các chế tài áp dụng với các

hành vi vi pháp luật môi trường, như chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài dân sự.

Ví dụ: về trách nhiệm hình với các tội phạm môi trường chỉ áp dụng với những bị cáo

đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế. Tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội, người

phạm tội có thể bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ

thì phạt cải tạo lao động bắt buộc[81].

Còn tại Trung Quốc, Luật BVMT sửa đổi đã tăng thêm quyền hạn cho Cơ quan

BVMT Trung Quốc để xử lý mạnh tay hơn đối với các doanh nghiệp, công ty công

nghiệp phát thải quá mức ra môi trường... Trước đây, Cơ quan BVMT chỉ có thể xử

phạt hành chính doanh nghiệp vì xả thải trái phép thì bây giờ, họ được phép đóng cửa

những doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về giảm khí thải tại nhà máy. Thêm

nữa, hình phạt được quy định nghiêm khắc hơn, cụ thể, nếu doanh nghiệp cố tình tiếp

tục gây ô nhiễm môi trường, họ sẽ phải trả một khoản phí phạt gấp nhiều lần so với phí

phạt ban đầu, thậm chí là bị xử phạt hình sự đối với những cá nhân, doanh nghiệp cố

tình vi phạm, không tuân thủ hệ thống giám sát ô nhiễm.

Luật về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí quyển năm 2000 của Trung Quốc

có quy định doanh nghiệp vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm không khí có thể bị phạt đến

120

mức 50% tổn thất trực tiếp kinh tế, nhưng tối đa không quá 500 nghìn nhân dân tệ (Điều

61). Nếu hành vi gây ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại nặng về

tài sản công, tài sản tư hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và

cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự Trung Quốc. [83].

Qua đó có thể thấy pháp luật một số nước quy định trách nhiệm pháp lý rất nặng

nề với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, với các quy định

chặt chẽ, tổ chức thực hiện bài bản chuyên nghiệp đã góp phần giữ cho môi trường

không khí được trong lành, sạch đẹp.

Còn theo pháp luật Việt Nam, trách nhiệm pháp lý được cấu thành bởi 4 loại

trách nhiệm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách

nhiệm hình sự. Tùy từng trường hợp cá nhân, tổ chức có thể chịu các trách nhiệm pháp

lý khác nhau, nhưng đối với một hành vi vi phạm, một cá nhân không phải chịu quá 3

loại trách nhiệm pháp lý.

3.5.3.1. Trách nhiệm hành chính

Luật Bảo vệ môi trường 2014 chỉ quy định mang tính nguyên tắc về xử phạt vi

phạm hành chính do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ: quy định về xử lý vi phạm

hành chính đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Điều 104). Hiện nay,

chưa có văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 về vấn đề này. Tuy

nhiên, vấn đề này đã được ghi nhận trước đó trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

và Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

thay Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Theo đó hình thức xử phạt hành chính do vi phạm

pháp luật, gồm: cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung khác. Mức phạt

tiền cao nhất đối với một hành vi vi phạm pháp luật môi trường của tổ chức là 2 tỷ đồng.

Còn mức xử phạt cao nhất đối với một hành vi vi phạm của cá nhân là 1 tỷ đồng.

Đối với đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường phạt tiền từ 1.000.000

đồng đến 3.000.000 đồng. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

dưới 1,5 lần bị xử phạt tiền thấp nhất 5.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí

thải nhỏ hơn 500 m3/giờ đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ

100.000 m3/giờ trở lên (Điều 15).

Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02

lần bị xử phạt ít nhất từ 10.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu

lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03

lần bị xử phạt tối thiểu là từ 20.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp

lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

121

Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên bị xử phạt

thấp nhất từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có

chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

Phạt tăng thêm 1% của mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều

này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 1,5 lần; 2% đối với

mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 3% đối với

mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần; 4% đối với mỗi

thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với

mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ

sung, như: a) đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06

tháng. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật môi trường còn bị áp dụng các

biện pháp khắc phục hậu quả, như: a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình

trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong

quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây

ra; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với

các vi phạm quy định tại Điều này; c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc

và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy

chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện

hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Trường hợp vi phạm các quy định về tiếng ồn thì bị xử phạt tiền thấp từ

1.000.000 đồng ng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn

kỹ thuật về tiếng ồn. Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, như: a)

Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với

trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động

của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản

7, 8 và 9 Điều này. Ngoài ra, còn phải thực hiện khắc phục hậu quả, như: a) Buộc thực

hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có

thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi

phạm quy định tại Điều này gây ra; b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc

và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn

kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối

với các vi phạm quy định tại Điều này.

Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt

thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất là đến 170.000.000 đồng đối với hành vi gây độ

rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung. Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng hình thức

122

xử phạt bổ sung, như: đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06

tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm c, d, đ và e Khoản 1 và các

Điểm c, d, đ và e Khoản 2 Điều này; đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12

tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm g, h và i Khoản 1 và các Điểm

g, h và i Khoản 2 Điều này. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu

quả, như: a) Buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật

trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi

phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; b) Buộc chi trả kinh

phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi

phạm về độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành

đối với các vi phạm quy định tại Điều này (Điều 18).

Trường hợp hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tăng

thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các

Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và

Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản

3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34

hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo

tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn

kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh đến dưới 03 lần đối với thông

số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường không nguy hại.

Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng (Điều 19).

Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm

quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8,

Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều

23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6

Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của

khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt

quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 03 lần đến dưới

05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với

thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm

không quá 1.000.000.000 đồng.

Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm các

hành vi vi phạm tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a

Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và

Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5

123

và Khoản 6 Điều 34 trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu

bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy

chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 05 lần trở lên đối với

thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường không

nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật môi trường còn có thể bị áp dụng

thêm các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép môi trường tịch thu

tang vật, phương tiện. Ngoài ra cá nhân tổ chức còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc

phục hậu quả.

Những quy định này là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý

các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí. Tuy nhiên, trên thực tiễn áp dụng

xử lý vi phạm hành chính do hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường không khí trong bối cảnh hiện nay. Bởi: một là,

hoạt động xả, thải, gây ô nhiễm môi trường không khí của các cá nhân, tổ chức ngày

càng tinh vi, nên việc xác định hành vi xả, thải của tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm môi

trường không khí là không dễ dàng; hai là, mức xử phạt đối với hành vi làm ô nhiễm

môi trường không khí theo pháp luật hiện hành vẫn còn thấp chưa đảm bảo tính răn đe;

thứ ba, sự buông lỏng trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

trong thực hiện nhiệm vụ của mình cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện pháp

luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Để đảm bảo tính răn đe mạnh mẽ hơn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi

trường không khí, ngoài trách nhiệm hành chính, theo pháp luật Việt Nam cá nhân có

hành vi vi phạm pháp luật môi trường có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.5.3.2. Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối

với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Theo

quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì cá nhân có hành vi phạm

tội sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự gồm : phạt

tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm

công việc nhất định. Điều 182 quy định : "1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước,

đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm

nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu

đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu

tháng đến năm năm.

124

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến

mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất

nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm

mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

từ một năm đến năm năm.”

Điều luật này được ban hành để trừng phạt những người có hành vi xả thải các

chất độc hại quá giới hạn cho phép được quy định tại các tiêu chuẩn về môi trường

nhằm KSÔN môi trường không khí. Cụ thể:

Đối với hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi

trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở

mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả

nghiêm trọng khác thì có thể bị áp dụng hình phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm

trăm triệu đồng hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu

tháng đến năm năm.

Đối hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí có dấu hiệu, như: có tổ chức; làm

môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc

biệt nghiêm trọng khác thì có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm

năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất

định từ một năm đến năm năm.”

Qua nghiên cứu các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về KSÔN môi trường không

khí, các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể :

Một là, một số hành vi bị cấm trong Điều 7, Luật BVMT 2014 vẫn chưa được bổ

sung trong Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 như: hành vi gây tiếng ồn, độ

rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và

tính mạng con người; hành vi cản trở hoạt động bảo vệ môi trường,...;

Hai là, hình phạt tiền áp dụng với hành vi làm ô nhiễm môi trường còn quá thấp,

hình phạt tiền chính quy định tại khoản 1 Điều 182 mức tối đa là 500 triệu đồng và hình

phạt bổ sung có thể thêm 150 triệu đồng nữa đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường là

quá thấp, thấp hơn cả xử phạt hành chính.

Ba là, hình phạt tù đối với tội phạm môi trường còn nhẹ, hình phạt tù cao nhất

với tội gây ô nhiễm môi trường là 10 năm tù. Hơn nữa, các hình phạt quy định trong

125

Luật do hành vi làm ô nhiễm môi trường còn chưa đa dạng. Đó cũng gây khó khăn cho

các cơ quan bảo vệ pháp luật trong xử lý các hành vi vi phạm tội này.

Bốn là, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 vẫn chưa quy định trách

nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong khi pháp nhân là những chủ thể gây thiệt hại cho

môi trường có xu hướng ngày càng lớn.

3.5.3.3. Trách nhiệm dân sự

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, hiện nay pháp luật quy định có

hai dạng: một là thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích, gồm: thiệt hại về môi

trường đất, nước, động thực vật, hệ sinh thái và hai là, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng,

tài sản và các lợi ích hợp pháp khác. Việc xác định thiệt hại về suy giảm chức năng, tính

hữu ích được thực hiện theo Luật BVMT năm 2014 và Nghị định số 113/2010/NĐ-CP

về xác định thiệt hại môi trường hiện nay là Nghị định số 03/2015/NĐ-CP về xác định

thiệt hại môi trường. Còn xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích

hợp pháp khác được quy định trong Luật BVMT và Bộ luật Dân sự 2005 cũng như Nghị

quyết số 03/2006/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao [54].

Đối với thiệt hại về môi trường không khí, pháp luật BVMT hiện hành chưa quy

định cụ thể về loại thiệt hại này cũng như cách xác định thiệt hại về môi trường không

khí làm cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Còn đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác

do hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí gây ra. Theo quy định của pháp luật dân

sự để cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường thì cần xác định được 3 yếu

tố cấu thành là: có hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại xảy ra trên thực tiễn và xác

định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Tuy vậy, việc

xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra là không hề đơn giản.

Đây là khó khăn cho Nhà nước trong KSÔN môi trường không khí, đặc biệt là đối với tổ

chức, cá nhân bị thiệt hại do ÔNMTKK gây ra.

3.5.3.4. Trách nhiệm kỷ luật

Theo quy định tại khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 thì trách

nhiệm kỷ luật được áp dụng với người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng

chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho

người vi phạm pháp luật về BVMT hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi

trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bị truy cứu

trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của

pháp luật. Việc quy định về trách nhiệm kỷ luật trong quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí là rất quan trọng vì nó đánh vào công việc của người có thẩm quyền

do vậy họ sẽ phải cân nhắc khi thực hiện hành vi của mình. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ Môi

126

trường 2014 không quy định cụ thể về loại trách nhiệm pháp lý này, ngoài quy định tại

Điều 160. Do vậy, việc áp dụng trách nhiệm pháp lý này vẫn cần viện dẫn các quy định

của pháp luật về cán bộ, công chức. Hơn nữa, trên thực tiễn do nhiều nguyên nhân mà

cho đến nay việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật liên quan đến quản lý môi trường, trong

đó có môi trường không khí vẫn chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả và còn mang tính

hình thức. Dẫn tới không thiếu hiện tượng hiện tượng thờ ơ, buông lỏng, vô cảm trong

quản lý nhà nước về môi trường, thậm chí như phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú

Trọng tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII

của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận ngày

27 thang 5 năm 2016 là “Có những cán bộ vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của

quần chúng”. Rõ ràng không thể để vấn đề này tồn tại trong bối cảnh Việt Nam đã và

đang xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Những kết quả và hạn chế, thiếu sót trong quy định và thực hiện pháp luật về kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

Có thể thấy, thực tiễn xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi

trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam những năm qua đã góp phần

không nhỏ vào việc giữ cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp. Cụ thể:

Thứ nhất, các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí ứng phó với biến đổi khí hậu của Đảng và Nhà nước đã hoàn thiện hơn;

Thứ hai, các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, về

phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường không khí ngày càng hoàn

thiện và đồng bộ hơn.

Thứ ba, bước đầu hình thành và từng bước kiện toàn hệ thống các cơ quan bảo vệ

môi trường không khí từ cơ quan có thẩm quyền chung đến cơ quan có thẩm quyền

chuyên môn, từ cơ quan trung ương đến các cơ quan địa phương. Ví dụ: trung ương có

Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Cục Kiểm soát ô

nhiễm, Cục Khí tượng Thủy văn và ứng phó với biến đổi khí hậu, Thanh tra Bộ Tài

nguyên và Môi trường, Bộ Giao Thông vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn,… Ở địa phương có Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài

nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Cán bộ địa chính phụ trách

môi trường,… Sự hoàn thiện về tổ chức bộ máy kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí sẽ giúp việc thực thi các chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí được hiệu quả hơn.

Thứ tư, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát khí thải tại nguồn của

phương tiện giao thông: thắt chặt quy chuẩn phát thải, loại bỏ phương tiện không đạt

yêu cầu, xây dựng các Trung tâm thử nghiệm phát thải, tăng cường kiểm soát chất lượng

127

nhiên liệu: ban hành quy chuẩn về chất lượng nhiên liệu, cấm xăng pha chì, tiêu chuẩn

xăng phù hợp với quy chuẩn phát thải Euro 2, Euro 3;

Thứ năm, nhấn mạnh trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ nguồn thải tĩnh (doanh nghiệp, công ty,…).

Đồng thời hoàn thiện quy định về tổ chức hoạt động của thanh tra môi trường theo

hướng ngày càng chuyên nghiệp góp phần phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi làm ô

nhiễm môi trường một cách kịp thời, triệt để;

Thứ sáu, đã có quy định về dự báo biến đổi khí hậu, dự báo hí tượng thủy văn. Nhiều

mô hình dự báo ô nhiễm môi trường không khí đã được ứng dụng tại Việt Nam nhằm dự báo

chính xác hơn ô nhiễm môi trường không khí, biến đổi khí hậu để nhà nước có thể hoạch định

được các chính sách hiệu quả về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Thứ bảy, quy định về quan trắc ô nhiễm môi trường, thông tin tình hình môi

trường được quy định theo hướng cụ thể hơn. Các chương trình quan trắc môi trường

không khí theo điểm với tần xuất ngày càng tăng theo năm và hệ thống quan trắc tự

động ngày càng được mở rộng góp phần đánh giá chính xác hơn hiện trạng môi trường

không khí và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí;

Thứ tám, quy chuẩn không khí xung quanh và quy chuẩn môi trường về khí thải

ngày càng được rà soát và chỉnh sửa phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam, đặc biệt là

tiến tới ban hành Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí trong nhà;

Bên cạnh đó, thực tiễn kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

những năm qua vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định.

Sở dĩ quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam còn kém hiệu quả như

trên là do nhiều nguyên nhân. Cụ thể:

Một là, cho đến nay Việt Nam cũng chưa có một chiến lược thu hút đầu tư và quy

hoạch phát triển kinh tế hợp lý. Từ khi mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đến nay đa phần

hoạt động đầu tư đến nước ta là tập trung vào các ngành nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô

128

nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ: Vedan, Fomosa,…Do vậy, đã đến lúc

muộn còn hơn không chúng ta phải nhìn nhận lại chiến lược thu hút đầu tư của mình;

Hai là, mặc dù Đảng ta đã thông qua Nghị quyết số 24 về bảo vệ tài nguyên môi

trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam

chưa có một chiến lược tổng thể dài hạn về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Trong đó tiếp cận tổng thể kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong mối quan hệ

với chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, với quyền được sống trong môi trường trong

lành và gắn với yêu cầu phát triển bền vững quốc gia.

Ba là, về chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ngày

càng hoàn thiện, nhưng còn nhiều thiếu sót. Cụ thể: thứ nhất, thiếu các quy chuẩn kỹ

thuật môi trường không khí đối với mùi và quy chuẩn môi trường không khí trong nhà;

thứ hai, các chính sách về ưu đãi liên quan đến sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn quy định chung chung, chưa rõ ràng; ba

là, các chính sách, quy định về phát triển bền vững ưu tiên lĩnh vực thân thiện môi

trường được quy định khá rõ ràng, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật lại chưa hiệu quả;

thứ tư, mặc dù nhà nước ta đã ban hành các quy định nhằm thích ứng và giảm thiểu biến

đổi khí hậu, nhưng các quy định pháp luật hiện hành lại chưa thể hiện được logic này

dẫn tới khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật; thứ năm, các quy định về dự án

phát triển sạch nhằm giảm thiểu cácbon và hình thành thị trường mua bán quyền phát

thải đã được quy định trong pháp luật nước ta nhưng còn rườm rà, thiếu cụ thể đặc biệt

quá trình thực hiện còn rất nhiều vướng mắc và khó khăn; thứ sáu, các quy định về cấm

các hành vi làm ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí đã được ghi

nhận trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nhưng một số quy định lại chưa được cụ

thể hóa trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Ví dụ: pháp nhân gây ô nhiễm môi trường; thứ

bảy, chưa có quy định về đánh giá tác động môi trường không khí riêng. Hơn nữa, hiện

nay thực tiễn cho thấy việc thẩm định qua Hội đồng thẩm định nhiều trường hợp do

chính cơ quan phê duyệt dự án thực hiện đã dẫn tới hiện tượng cha chung không ai

khóc, việc kiểm soát thực hiện các cam kết trong báo cáo ĐTM còn chưa hiệu quả, cơ

chế tiền kiểm và hậu kiểm chưa thực sự chặt chẽ; thứ tám, quy định về quan trắc ô

nhiễm môi trường không khí còn chưa đồng bộ, chưa có quy định riêng về vấn đề này,

trong khi đó mạng lưới quan trắc ô nhiễm môi trường không khí vẫn còn thiếu và mỏng

ảnh hưởng đến hiệu quả phát hiện ô nhiễm môi trường không khí; thứ chín, quy định về

thông tin tình hình môi trường không khí chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát

triển. Với các thông tin cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm công bố thì

thường thông tin rất ít và chưa kịp thời. Ví dụ: vụ Fomosa. Với quy định về yêu cầu cơ

quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền thông tin về tình hình môi trường thì cá nhân

129

không có quyền trực tiếp thực hiện mà phải thông qua tổ chức hoặc đại diện cộng đồng

dân cư gây khó khăn cho người dân. Điều này ảnh hưởng đến quyền được thông tin môi

trường của người dân, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân; thứ mười, quy

định về thanh tra môi trường không khí còn tản mạn, phân tán, chưa có sự hợp lý so với

Luật Thanh tra năm 2010, chưa có quy định riêng mang tính hệ thống về thanh tra môi

trường không khí. Về thực tiễn hoạt động thanh tra môi trường vẫn còn chồng chéo,

thiếu phối hợp giữa thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục và thanh tra Sở và hoạt động thanh

tra có chính quyền địa phương, vẫn có những tiêu cực trong quá trình thành tra ảnh

hưởng đến xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; thứ mười một, về ngăn

chặn, khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường không khí. Pháp luật môi

trường hiện hành chưa đưa ra cách hiểu thế nào là ngăn chặn ô nhiễm môi trường; chưa

quy định cụ thể về ngăn chặn ÔNMTKK từ nguồn thải di động cũng như nguồn thải cố

định; thứ mười hai, chưa có quy định cụ thể về phục hồi môi hiện trạng môi trường

không khí, xác định thiệt hại về môi trường không khí; thứ mười ba, quy định về xử lý

các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí. Về trách nhiệm hình sự, Tội gây ô

nhiễm môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự từ năm 1999 đến nay. Theo quy

định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi 2009 thì tội này cấu thành vật chất tức là

phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra mới bị truy cứu nên cũng gây khó khăn cho quá

trình đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy, đến nay chưa có một cá nhân nào bị truy

cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Hiện nay, Dự thảo Bộ luật Hình sự 2015 đang được

xem xét thông qua, Tội gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 231. Có điểm

mới là tội này chuyển sang cấu thành hình thức tức là chì cần có hành vi nguy hiểm cho

xã hội là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù vậy, Dự thảo Tội này vẫn chỉ áp

dụng với hành vi thải khí và bụi, mà chưa quy định đối với hành vi vi phạm pháp luật

môi trường về độ rung, tiếng ồn, mùi. Hơn nữa, theo quy định thì hành vi xả thải phải

đạt một tải lượng nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quy định này khó ở

chỗ việc xác định tải lượng này với môi trường không khí là không hề dễ dàng. Về trách

nhiệm kỷ luật với cán bộ, công chức quản lý nhà nước về môi trường cũng chưa được

quy định rõ ràng và thực tiễn áp dụng chưa thật khách quan, công khai, minh bạch; thứ

mười bốn, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

không khí. Có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nhiều, nhưng chưa

có cơ quan chuyên trách về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Hơn nữa, nhiều cơ

quan tham gia quản lý thực tiễn cho thấy không hiệu quả dẫn tới hiện tượng cha chung

không ai khóc còn môi trường không khí vẫn bị ô nhiễm trầm trọng;

Thứ mười năm, chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức quốc tế phi

chính phủ, cộng đồng dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi

130

trường không khí. Mặc dù Luật Bảo vệ Môi trường đã phần nào ghi nhận trách nhiệm

của các tổ chức này, nhưng cho có những quy định cụ thể nhằm phát huy mạnh mẽ hơn

các các chủ thể này vào giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; thứ mười

sáu, chưa có chích sách khuyến khích thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của các

doanh nghiệp; các công cụ kinh tế đã được sử dụng để kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí, nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn;

Ba là, thiếu văn bản quy định pháp luật đặc thù cho quản lý môi trường không

khí. Luật BVMT và các quy định khác về BVMT không khí quá chung chung, thiếu sót,

hạn chế như đã trình bày ở phần trên nên rất khó thực hiện. Trong khi các quy định về

BVMT trong nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại…đều được chú trọng thì quy

định về quản lý chất lượng không khí (trừ TCVN, QCVN) hầu như chưa có (nghị định,

quyết định, thông tư,...) nào quy định. Đặc biệt, thiếu kết hợp quản lý chất lượng không

khí giữa trung ương và địa phương.

Bốn là, chức năng, nhiệm vụ, thể chế và tổ chức quản lý môi trường không khí đô

thị chưa rõ ràng, thiếu nhất quán giữa các ngành tài nguyên môi trường, giao thông vận

tải, chất thải, xây dựng ,… Bộ TNMT được Chính phủ giao thống nhất đầu mối quản lý

nhà nước về môi trường trong đó có môi trường không khí, nhưng: Quyết định số

328/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg giao nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm

không khí đô thị, cải thiện chất lượng không khí đô thị cho Bộ GTVT. Cơ chế phối hợp

công tác, chia sẻ thông tin về quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm của Bộ TNMT và

các bộ ngành, giữa cơ quan trung ương và địa phương chưa được thực hiện. Chưa xác

định được phạm vi trách nhiệm của Bộ TNMT và các bộ ngành khác như tài nguyên môi

trường, giao thông vận tải, chất thải, xây dựng,… trong kiểm soát, đánh giá nguồn thải.

Năm là, về thực tiễn kiểm soát cho thấy. Tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện, đầy đủ

từ trung ương đến địa phương (từ năm 2008 mới có cơ quan quản lý nhà nước cấp TW về

không khí); quan trắc và kiểm kê nguồn phát thải còn yếu (chưa chính xác, đồng bộ, hiệu

quả, kết nối thông tin…); công cụ KSON không khí còn thiếu (quy định, công nghệ, theo

dõi, kiểm kê…); đầu tư cho hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường không khí chưa đáp

ứng được yêu cầu (ít dự án về không khí); đào tạo, nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu (đào

tạo chuyên nghiệp, ngắn hạn); truyền thông, nâng cao nhận thức chưa tốt (chưa có chương

trình riêng, dân ít biết, các cấp lãnh đạo ít quan tâm); sự tham gia của cộng đồng, chia sẻ

thông tin còn nhiều hạn chế (ít thông tin về không khí); ý thức BVMT không khí của

doanh nghiệp (xử lý chưa tốt, xả lén…), doanh nghiệp chưa nhận thức được đây không

chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;

131

Kết luận Chƣơng 3

Chương 3:“Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở

Việt Nam hiện nay”, tác giả đề cập và giải quyết những vấn đề sau:

Một là, phân tích và làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp luật về quy chuẩn

kỹ thuật môi trường không khí, tiêu chuẩn môi trường không khí và thực tiễn thực hiện

các quy chuẩn này ở Việt Nam, bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường

không khí xung quanh và quy chuẩn về khí thải. Qua đó chỉ ra cho đến nay Nhà nước ta

ngày càng hoàn thiện hơn các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí. Tuy nhiên,

luận án cũng cho thấy rất nhiều quy chuẩn hiện nay đã lạc hậu cần phải chỉnh sửa, bổ

sung cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt đến nay, vẫn còn thiếu một số quy chuẩn, như

quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với mùi, quy chuẩn kỹ

thuật về chất lượng môi trường không khí trong nhà,…;

Hai là, đánh giá thực trạng quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường không

khí, trong đó chỉ ra mặc dù Nhà nước ta đã ban hành các quy định về phòng ngừa ô

nhiễm môi trường không khí, như: các quy định về chính sách, khuyến khích, tạo điều

kiện kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; quy định về phát triển bền vững; quy

định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ

môi trường; về dự báo ô nhiễm môi trường không khí; về quản lý khí thải nhằm phòng

ngừa ô nhiễm môi trường không khí; về ứng phó với biến đổi khí hậu và cơ chế phát

triển sạch; về áp dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí; nghĩa vụ thực hiện các quy định cấm nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không

khí. Qua đó khẳng định pháp luật môi trường đã có quy định về những vấn đề này ở các

mức độ khác nhau. Mặc dù vậy có nhiều quy định còn chưa hoàn thiện đồng thời thực

tiễn thực thi pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập thiếu hiệu quả. Ví dụ: Việt

Nam đã có chính sách, ưu đãi các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí, nhưng thực tiễn lại khó thực hiện do những khó khăn trong quá

trình tổ chức thực hiện;,…;

Ba là, phân tích các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, phát hiện các hành

vi vi phạm pháp luật môi trường không khí và thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam, như:

các quy định về quan trắc hiện trạng môi trường không khí, thông tin tình hình môi

trường không khí, thanh tra, kiểm tra phát hiện ô nhiễm môi trường không khí. Theo đó

chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quy định và thực hiện pháp luật về vấn đề này. Ví

dụ: quy định về thanh tra hiện trạng môi trường không khí còn dàn trải, hay về thông tin

tình hình môi trường không khí với quy định trong pháp luật hiện hành như hiện nay

còn chưa đảm bảo được sự chủ động của người dân trong tiếp cận thông tin về ô nhiễm

môi trường không khí. Bên cạnh đó, thực hiện thực hiện cũng cho thấy thiếu hệ thống

132

quan trắc về môi trường không khí và người dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận

thông tin về môi trương không khí,…

Bốn là, tiếp đó Chương này cũng phân tích rõ các nguồn thải có thể gây ô nhiễm

môi trường không khí, như nguồn thải cố định và nguồn thải di động. Đồng thời đối với

nguồn thải di động phải ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí ngay từ trước khi

phương tiện được phép đưa vào lưu thông. Còn đối với các phương tiện đã đưa vào lưu

thông mà vượt quá quy chuẩn môi trường không khí cho phép thì sẽ bị thu hồi thải bỏ.

Bên cạnh đó, có thể ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí thông qua việc sử dụng

nhiên liệu sạch,…

Năm là, phân tích các quy định pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường không khí,

như: các quy định về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, quy định về

khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường, các quy định về xử lý các hành vi

làm ô nhiễm môi trường, theo đó chủ thể gây ô nhiễm môi trường tùy theo mức độ có

thể bị xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật hay trách

nhiệm dân sự. Bên cạnh đó cũng phân tích những bất cập trong ban hành và thực hiện

pháp luật về vấn đề này;

Sáu là, từ những phân tích thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực

hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Tác

giả chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện

pháp luật về vấn đề này.

133

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT

Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM

4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay

Một là, xuất phát từ nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. Như chúng ta biết sự phát triển của xã hội văn minh dựa trên ba trụ cột Nhà

nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Trong đó kinh tế thị trường là đầu

máy kéo xã hội phát triển, Nhà nước pháp quyền là đòn bảy và xã hội dân sự canh

chừng cho sự phát triển đó được dân chủ, công bằng, bình đẳng nhằm tránh sự lạm

quyền của Nhà nước, tránh những tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường. Trong Nhà

nước pháp quyền bảo vệ quyền con người vừa là nguồn gốc vừa là nguồn lực, vừa là

mục tiêu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền mà quyền con người đương nhiên

không chỉ đơn giản là quyền được sống, quyền tự do theo nghĩa chung nhất mà phải

được sống trong môi trường trong lành sạch đẹp trong môi trường đó con người được

sống trường thọ, sống mạnh khỏe và sống hữu ích. Do vậy, việc kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí đóng vai trò rất quan trọng để đạt được mục tiêu này.

Hai là, xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong

đó đề cao việc kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không

khi nói riêng. Quan điểm này đã được thể hiện rất rõ trong Kế hoạch quốc gia về môi

trường và phát triển bền vững 1991-2000, Chỉ thị 36 ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị

khoá VIII, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 -2010 được Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX; văn kiện Đai biểu đại hội toàn quốc lần thứ XII năm 2016, Nghị quyết

số 41 của Bộ Chính trị khoá IX (ngày 15/11/2004) và Chiến lược Bảo vệ Môi trường

Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng đưa ra mục tiêu ngăn chặn,

hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt

động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ÔNMT, trước hết ở

những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, xử lý nghiêm các cơ sở gây ÔNMT không khí.

Đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về bảo vệ

tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2013. Trong Nghị

quyết này Đảng Cộng sản Việt Nam đã có đánh giá toàn diên về vấn đề khai thác, sử

dụng tài nguyên môi trường trong suốt gần 30 năm đổi mới từ 1986 – 2015 và đã chỉ ra

thực tiễn rất quan trọng về vấn đề này, như tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, Việt Nam bị

ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nặng nề do ô nhiễm môi trường không khí gây ra. Từ đó

Nghị quyết này đã đưa ra chủ trương cần phải tăng cường không chỉ bảo vệ môi trường

mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chủ động ứng phó với biến đổi

134

khí hậu. Đây là cơ sở rất quan trọng để Nhà nước ta hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi

trường nói chung, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói riêng.

Ba là, xuất phát từ chính thực trạng môi trường không khí của Việt Nam. Những

năm qua do việc phát triển kinh tế một cách ồ ạt thiếu quy hoạch hợp lý của đã gây ra

nhiều thiệt hại cho môi trường không khí và cho cộng đồng. Sự quá coi trọng giá trị

GDP mà không chú ý đến những hậu quả to lớn về môi trường đã dẫn đến môi trường

không khí bị ô nhiễm ở mức báo động cao. Nhiều vụ ô nhiễm nghiêm trọng đã xảy ra

gây ra thiệt hại lớn cho Nhà nước và xã hội. Ví dụ ô nhiễm khí thải do chất thải của nhà

máy nhiệt điện Phả Lại gây ra với người dân ở Hải Dương và Bắc Ninh, hay gần đây

nhất ô nhiễm môi trường không khí do chất thải của Nhà máy nhiệt định Vĩnh Tân 2 gây

ra với môi trường không khí và ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân ở tỉnh Bình

Thuận,… gây ra những bức xúc trong xã hội về vấn đề này. Thực tiên này đặt ra vấn đề

cần có biện pháp để kiểm soát có hiệu quả ô nhiêm môi trường không khí.

- Bốn là, xuất phát từ thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói riêng ngày càng được ban hành và hoàn

thiện, nhưng các quy định này cả dưới giác độ lý luận và thực tiễn cho thấy chưa đồng

bộ, còn tản mạn, thiếu sót và hạn chế và chưa mang tính hệ thống cần phải được nghiên

cứu hoàn thiện nhằm góp phần kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường không khí.

Năm là, cùng với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. Việt Nam ngày càng chủ

động hội nhập khu vực và quốc tế. Ở cấp độ song phương với phương châm đa phương

hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, trên tình thần coi tất cả các nước là bạn, hợp tác

cũng cũng có lợi, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên

thế giới và hiện nay Việt Nam có rất nhiều đối tác chiến lược, như Việt Nam – Liên

bang Nga, Việt Nam Ấn Độ, Việt Nam – Thái Lan, Việt Nam – Sigapo,.. hay đối tác

toàn diện, như Việt Nam – Australia, Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – NiuDiLan,… Ở

cấp độ khu vực, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN), Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),… Còn ở cấp độ phổ

cập toàn cầu Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đặc biệt hiện

Việt Nam đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia vào

sân chơi chung, Việt Nam phải tuân thủ luật chơi chung, điều này dẫn tới Việt Nam phải

đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật của mình, trong đó có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí.

Những nhu cầu đó đặt ra vấn đề phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ

môi trường nói chung, trong đó có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

135

4.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm không

khí ở Việt Nam

Các quốc gia trong quá trình phát triển, để kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong

đó có môi trường không khí họ đều đưa ra những quan điểm, những chiến lược phát

triển góp phần định hướng xây dựng chính sách, pháp luật nhằm kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí được hiệu quả. Ví dụ: tại Singapo, nước này đã ban hành Chiến lược

kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí, gồm 4 yếu tố: Phòng

chống, Thực thi, Giám sát, Giáo dục. Chiến lược thiết yếu vì môi trường bao gồm: 1)

đạt được mức độ nhận thức cao về môi trường ở Singapo; 2) thúc đẩy công nghệ làm

sạch môi trường và bảo tồn tài nguyên; 3) BVMT địa phương cũng như môi trường toàn

cầu [81]. Hay ở Trung Quốc, để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu

quả, nước này cũng thông qua Chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

quốc gia đến năm 2050 với những mục tiêu rất rõ ràng và cụ thể là bảo vệ sức khỏe

cộng đồng và an toàn sinh thái. Tất cả mọi nơi phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng môi

trường không khí quốc gia bằng cách thực hiện hành động quốc gia về không khí sạch

và hầu hết mọi khu vực cơ bản đạt được giá trị về chất lượng không khí xung quanh của

WHO. Trong Chiến lược cũng quy định riêng để kiểm soát các loại khí gây ô nhiễm

nghiêm trọng như SO2, NOx. Các quy định cơ bản tập trung vào việc thực thi kiểm soát

tổng lượng phát thải ở các khu vực điển hình và các tác nhân quan trọng gây ô nhiễm.

Đối với khí NOx có các quy tắc kiểm soát, thực thi các chính sách kiểm soát phát thải ở

các khu vực ô nhiễm công nghiệp nặng [22][115]. Hay tại Hoa Kỳ, áp dụng Chiến lược

“Tái công nghiệp hóa”. Tháng 11 năm 2009, Tổng thống Obama đưa ra mô hình tăng

trưởng của Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững. Trong Chiến lược “Tái

công nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới, hỗ trợ cho

các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết

kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh

đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm

thiểu phát thải khí nhà kính. Những chiến lược này đã giúp các quốc gia kiểm soát hiệu

quả hơn các ô nhiễm môi trường không khí do phát triển kinh tế gây ra [56]. Có thể thấy

do tầm quan trọng của môi trường không khí đối với sự sinh tồn của con người và sinh

vật, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chiến lược để định hướng quá trình xây

dựng chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Ở Việt Nam, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một trong những quan

tâm hàng đầu của Đảng ta trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội

nhập quốc tế. Tầm quan trọng của vấn đề này được đề cập đến trong nhiều văn kiện

cũng như các Nghị quyết của Đảng. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp

136

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, để có thể kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí được hiệu quả tác giả cho rằng cần dựa trên những định hướng sau:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

cần gắn với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền được sống trong

môi trường trong lành;

- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí phải phù hợp với các cam

kết quốc tế, cũng như khu vực, đặc biệt là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thỏa

thuận này nhấn đã nhấn mạnh đến sự chung tay của các quốc gia trong thích ứng và

giảm nhẹ biến đổi khí hậu trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng trong hưởng thụ các

giá trị về môi trường giữa các quốc gia, giữa các vùng, các địa phương, các cộng đồng

và phải hài hòa được lợi ích giữa doanh nghiệp với cộng đồng và môi trường. Do vậy,

chính sách pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cũng cần

hướng đến điều này. Đồng thời cũng cần phải cụ thể hóa được những vấn đề Việt Nam

đã cam kết theo Thỏa thuận. Đặc biệt là phải tận dụng được những lợi ích mà thỏa thuận

Paris sẽ mang lại cho Việt Nam nhằm kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trường không khí

chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần gắn với

vai trò của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư. Tăng cường đề cao trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp và tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí.

- Xây dựng chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần

tập trung vào kiểm soát ô nhiễm tại nguồn nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không

khí. Cần bắt đầu ngay từ chính sách thu hút đầu tư, không phải thu hút đầu tư bằng mọi

giá mà tập trung thu hút đầu tư những lĩnh thân thiện môi trường. Các dự án đầu tư cần

được kiểm soát ngay từ khi xem xét chấp nhận chủ trương đầu tư và coi trọng cả tiền

kiểm và hậu kiểm xây dựng lập và tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi

trường của chủ đầu tư dự án đầu tư;

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường không

khí cần đặt ra lộ trình. Cần tiến tới xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường không khí và

hướng tới xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt Nam. Quá trình này có thể tiếp cận theo

một trong 2 hướng. Một là, xây dựng Bộ luật Môi trường với các nguyên tắc, quy định

chung nhằm điều phối, kết nối các quy định về bảo vệ môi trường giữa các luật cụ thể

như: Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài

nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Không khí sạch,… Hai là, xây dựng một Bộ luật

Môi trường thống nhất trên cơ sở pháp điển hóa toàn bộ các quy định trong các luật

chuyên ngành liên quan đến bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó có quy định về

137

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm tạo ra sự thống nhất trong các quy định

pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Những phương hướng lớn về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí sẽ là cơ sở

quan trọng cho quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí ở Việt Nam hiện nay.

4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không

khí ở Việt Nam hiện nay

4.3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, cần tiếp cận cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi

trường không khí nói riêng dựa trên nội hàm của thuật ngữ kiểm soát và theo hướng

kiểm soát chủ động. Cụ thể trước đây mọi người hiểu kiểm soát ô nhiễm là kiểm soát

hành vi vi phạm, còn hiện nay kiểm soát được hiểu rộng hơn không chỉ kiểm soát vi

phạm mà còn là dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn nắm được hoạt động của nó

và uốn nắn theo hướng nhất định (kiểm soát chủ động). Theo chúng tôi: kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm

quyền, các chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo; theo dõi,

thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi trường không khí, hiện

trạng môi trường không khí; sự biến đổi của môi trường không khí so với quy chuẩn kỹ

thuật môi trường không khí; ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, cải tạo phục hồi hiện trạng

môi trường không khí; xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí nhằm đảm

bảo cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp. Tiếp đó, cần phải quy định rõ

nội hàm của kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng

vào trong Luật, như: các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, tiêu

chuẩn môi trường không khí coi đây là cơ sở để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý

các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí; các quy định về phòng ngừa, dự báo ô

nhiễm môi trường; các quy định về thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường;

các quy định về ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường; các quy định về

xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư

trong thực hiện các nội dung trên nhằm giữ cho môi trường không khí được trong lành.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gắn với

bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. Quyền này đã được ghi nhận tại

Điều 43 Hiến pháp 2013 và trở thành nguyên tắc của Luật Bảo vệ Môi trường năm

2014. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là pháp luật cần quy định rõ cơ chế pháp lý để bảo

đảm thực hiện quyền này trên thực tiễn. Cụ thể cần phải hoàn thiện cơ chế bảo hiến để

138

người dân có thể thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành qua cơ chế

này. Hiện nay, tại Điều 119 Hiến pháp 2013 đã quy định cơ chế bảo hiến do Luật định,

nhưng Luật cụ thể hóa quyền của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước,

Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước

trong bảo vệ quyền này hay sẽ thành lập ra một cơ quan mới riêng biệt để bảo vệ. Nếu

thành lập ra một cơ quan mới liệu có vi hiến không. Ví dụ: thành lập ra Cơ quan nhân

quyền quốc gia để bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được sống trong môi

trường trong lành [73]. Hơn nữa, trong lúc chưa hoàn thiện cơ chế hiến pháp để bảo vệ

quyền được sống trong môi trường trong lành thì điều quan trọng là chúng ta cần phải

hoàn thiện cơ chế pháp lý thông thường. Theo đó cần cụ thể hóa các quy định về xác định

thiệt hại môi trường không khí làm cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường

không khí. Ghi nhận quyền khởi kiện tập thể liên quan đến ô nhiễm môi trường không

khí, quyền hội họp, biểu biểu tình vì môi trường; quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh

khi yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường không khí, thiệt hại về sức khỏe, tài sản,

tính mạng do ô nhiễm môi trường không khí gây ra,… Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Dân sự

2015 đã bước đầu ghi nhận về vấn đề này, mặc dù vậy cần có những hướng dẫn cụ thể

hơn để bảo vệ có hiệu quả quyền được sống trong môi trường trong lành của mọi người

khi bị hành vi vi phạm pháp luật môi trường xâm phạm.

Thứ ba, cần cụ thể hơn nữa các quy định về khuyến khích cho tổ chức, cá nhân

thực hiện các hoạt động thân thiện môi trường không khí cũng như ứng phó với biến đổi

khí hậu. Không chỉ khuyến khích mà Nhà nước còn quy định cụ thể về trách nhiệm của

mình trong tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ đối với quá trình này. Ví dụ: như ban hành các

chính sách về miễn, giảm thuế, về hỗ trợ tài chính, hỗ trợ mở rộng thị trường,… cho tổ

chức, cá nhân nhằm lan tỏa ngày càng nhiều các hoạt động có lợi cho môi trường không

khí, giúp giảm ô nhiễm môi trường không khí, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Hơn nữa, để giảm thiểu khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ozôn, bên cạnh việc

hoàn thiện pháp luật, Nhà nước cần có chính sách để ưu đãi đối với các dự án phát triển

sạch (CDM) và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thị trường mua bán cácbon xây dựng

nền kinh tế cacbon thấp. Hiện nay, Việt Nam đã có quy định để thực hiện cơ chế phát

triển sạch, tuy nhiên cần phải quy định theo hướng đơn giản hóa về trình tự thủ tục,

thẩm quyền cho phép thực hiện cần phải có đầu mối thống nhất và rõ ràng tránh chồng

chéo giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Cần nghiên cứu cho phép mua bán quyền

phát trên thị trường chứng khoán theo cách làm của Ấn Độ hiện nay[38].

Thứ tư, đối với các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, bao

gồm: quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật

môi trường về khí thải. Một là, Luật cần phân loại rõ đâu là nguồn thải cố định, đâu là

139

nguồn thải di động để có thể xây dựng được hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về khí thải toàn

diện. Ví dụ: khí thải từ máy bay… Hai là, cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện quy chuẩn kỹ

thuật môi trường không khí đối với lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quy chuẩn môi trường

không khí sử dụng vào mục đích cụ thể như quy chuẩn. Ví dụ: quy chuẩn không khí sử

dụng cho mục đích chữa bệnh, quy chuẩn về mùi trong không khí… Ba là, cần nghiên cứu

xây dựng quy chuẩn môi trường không khí trong nhà, đặc biệt lưu ý đến xây dựng quy

chuẩn môi trường không khí trong nhà tại các nhà máy, xí nghiệp, các siêu thị, các khu vui

chơi, giải trí công cộng,... Hoàn thiện các quy chuẩn này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí trong nhà nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động

cũng như mọi người. Đồng thời cũng nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam

tham gia liên quan đến vấn đề này. Ví dụ: Công ước số 146 của Tổ chức lao động quốc tế

ILO về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong các nhà máy, xí nghiệp. Về lâu dài

cần xây dựng quy chuẩn môi trường không khí theo hướng ngày càng phù hợp với quy

chuẩn môi trường của các nước trong khu vực và quốc tế, trong khi vẫn lưu ý đến điều kiện

kinh tế xã hội của Việt Nam. Ví dụ: hiện nay quy chuẩn về khí thải từ phương tiện giao

thông của Việt Nam mới ở mức tương đương EURO 2, trong khi châu Âu và các nước phát

triển khác đã tiến đến EURO 5 [131].

Thứ năm, đối với các quy định về hoạt động đánh môi trường chiến lược (ĐMC),

giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM). Hiện nay, pháp

luật vẫn chưa quy định rõ nội dung về đánh giá tác động môi trường không khí nên có

thể sẽ bị các chủ thể có trách nhiệm xem nhẹ khi lập báo cáo ĐMC, ĐTM hay kế hoạch

bảo vệ môi trường. Hơn nữa, trong đánh giá môi trường thì việc thẩm định báo cáo

ĐMC và ĐTM là rất quan trọng, nhưng quy định như pháp luật môi trường hiện hành sẽ

gây nên hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi. Ví dụ: các dự án chiến lược, quy hoạch

hay các dự án đầu tư cụ thể mà thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Bộ, cơ quan ngang

Bộ hay UBND cấp tỉnh thì chính các cơ quan này được tổ chức thành lập Hội đồng thẩm

định (điểm c, điểm b khoản 1 Điều 16; khoản 2, 3, 4 Điều 23) [83] nên có thể sẽ có

những tác động của các cơ quan này vào quá trình thẩm định ĐMC và ĐTM, đặc biệt hiện

nay chúng ta chưa quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý với hội đồng thẩm định khi thẩm

định sai. Do vậy: một là, cần quy định đánh giá tác động môi trường không khí và biến

đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong các báo cáo ĐMC, ĐTM và KBM ; hai là,

cần cụ thể hóa trách nhiệm pháp lý rõ ràng đối với Hội đồng thẩm định cũng như cơ quan,

tổ chức được xin ý kiến trong trường hợp không thực hiện đúng trách nhiệm của mình gây

ra thiệt hại cho môi trường nhằm tăng cường trách nhiệm của các Hội đồng cũng như các

cơ quan, tổ chức này trong thẩm định.

Thứ sáu, cần đưa ra khái niệm biến đổi khí hậu, để có cách thức ứng phó với biến

140

đổi khí hậu cho hiệu quả. Hay nói cách khác nếu không hiểu được biến đổi khí hậu là gì

thì không dễ đưa ra được giải pháp phù hợp, hiệu quả để ứng phó. Hơn nữa, dù Luật

Bảo vệ Môi trường năm 2014 đã đưa ra cách hiểu về ứng phó với biến đổi khí hậu theo

đó bao gồm thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Luật này dành

riêng Chương IV để quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng qua nghiên cứu

các quy định này còn rất dàn trải, chung chung và chưa logic theo từng vấn đề. Tác giả

cho rằng sẽ hợp lý và logic hơn nếu quy định tại Chương IV của Luật được thiết kế theo

nội hàm mà tại Điều 3 của Luật đã định nghĩa. Cụ thể là các quy định về thích ứng với

biến đổi khí hậu, gồm: pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, pháp luật về bảo vệ không

khí, quy định về bảo vệ tài nguyên rừng, pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản,...và

các quy định về giảm nhẹ biến đổi khí hậu gồm: quy định về giảm phát thải các chất độc

hại gây biến đổi khí hậu, quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), quy định về

năng lượng sạch và năng năng lượng tái tạo,…;

Thứ bảy, Luật cần quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, hộ gia

đình khi có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Một

là, về biện pháp xử phạt tiền. Đây là biện pháp đánh trực tiếp đến lợi ích của người vi

phạm vì vậy có hiệu quả rất cao. Số tiền phạt nên ở mức cao so với mức sống trung

bình, như vậy mới có tính răn đe cao. Nên phân loại phạt tiền lần đầu với phạt tiền lần

tái phạm, trong đó phạt tiền lần tái phạm sẽ phải cao hơn lần đầu. Số tiền phạt do hành

vi phạm nên cao hơn số tiền mà chủ thể vi phạm phải bỏ ra để thực hiện việc cải tạo ô

nhiễm môi trường không khí và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Hai là, cần bổ sung một

số hành vi bị cấm trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 vào Bộ luật hình sự sửa đổi sắp

tới nhằm tăng tính răn đe với hành vi vi phạm pháp luật môi trường, như: hành vi gây

tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với

sức khỏe và tính mạng con người; hành vi cản trở hoạt động bảo vệ môi trường,... Ba là,

bên cạnh xử lý hành chính cần nghiên cứu quy định áp dụng trách nhiệm hình sự với

pháp nhân vi phạm pháp luật môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng.

Bởi thực tiễn nước ta những năm gần đây cho thấy ô nhiễm môi trường không khí từ

chất thải của các doanh nghiệp ngày càng nhiều [10] gây ảnh hưởng lớn đến môi trường

và sức khỏe người dân. Hiện nay, có bổ sung áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp

nhân hay không vẫn có hai quan điểm: quan điểm thứ nhất cho rằng không cần áp dụng

bởi trách nhiệm hình sự pháp nhân có thể bị hình phạt tiền cao hơn so với trách nhiệm

hành chính hoặc chấm dứt hoạt động của pháp nhân, nên vậy hai hình phạt cơ bản này

có thể giải quyết thông qua trách nhiệm hành chính. Hơn nữa, nếu áp dụng trách nhiệm

hình sự đối với pháp nhân thì không xác định đủ yếu tố cấu thành tội phạm vì sẽ không

141

thể xác định được lỗi của tổ chức. Thực tế cho thấy nhiều năm nay chúng ta áp dụng

trách nhiệm hành chính đối với pháp nhân, nhưng không hiệu quả, ô nhiễm môi trường

vẫn xảy ra, thậm có nhiều trường hợp khi bị xử phạt vi phạm hành chính họ vẫn nộp tiền

phạt và tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Hơn nữa, pháp nhân vi phạm

pháp luật môi trường không chỉ là pháp nhân trong nước mà còn có cả pháp nhân nước

ngoài, nếu pháp nhân nước ngoài mà bỏ trốn khỏi Việt Nam thì rất khó áp dụng trách

nhiệm hành chính với họ, nhưng nếu áp dụng trách nhiệm hình sự với pháp nhân thì

chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được trong trường hợp này dựa trên các cơ chế

pháp lý trong nước và quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Do vậy quan điểm thứ hai

trong đó có tác giả cho rằng cần nghiên cứu áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp

nhân bởi mặc dù hình phạt tiền và đình chỉ hoạt động của pháp nhân có thể được thực

hiện thông qua trách nhiệm hành chính nhưng rõ ràng áp dụng trách nhiệm hình sự sức

răn đe sẽ lớn hơn rất nhiều so với trách nhiệm hành chính, đồng thời giúp các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền có nhiều lựa chọn hơn trong giải quyết hành vi làm ô nhiễm

môi trường do pháp nhân gây ra căn cứ theo mức độ nguy hiểm của hành vi và thiệt hại

xảy ra với môi trường. Còn yếu tố lỗi, ô nhiễm môi trường mang tính chất đặc thù nên

thiệt hại môi trường do pháp nhân gây ra chúng ta có thể nghiên cứu cho phép không

cần xác định yếu tố lỗi trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

tức là lỗi suy đoán có hành vi vi phạm pháp luật là có lỗi. Thực tế vấn đề này đã được áp

dụng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi

trường gây ra theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2005.

Thứ tám, về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì vấn đề

quản lý nhà nước về môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng hiện nay còn

lỏng lẻo, khi cán bộ, công chức thực thi pháp luật môi trường vi phạm thì việc xử lý

trách nhiệm pháp lý vẫn chưa được triệt để, chưa đảm bảo tính răn đe. Đây là vấn đề rất

lớn cần được quy định chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch và thực hiện xử lý công khai nhanh

chóng trên thực tiễn nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả. Bên

cạnh đó, cần phải nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư trong giám

sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cũng như

các cá nhân, tổ chức chủ nguồn thải kết hợp với phương tiện truyền thông nhằm nâng

cao hiệu quả thực thi pháp luật. Để làm được điều này thì cần phải có quy định cụ thể về

cơ chế bảo vệ quyền khởi kiện tập thể, quyền biểu tình hợp pháp về môi trường, quyền

tự do ngôn luận, tự do báo chí theo như những trình bày ở trước đó.

Thứ chín, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường không khí. Pháp luật

hiện hành chưa quy định về vấn đề này do cho rằng việc xác định thiệt hại đối với môi

142

trường không khí là không dễ dàng do đặc tính của không khí là tính khuyếch tán, lan

truyền,… Tuy nhiên, việc không quy định làm cho môi trường không khí ngày càng bị ô

nhiễm trầm trọng, trong khi các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm vẫn không phải bồi

thường những thiệt hại do mình gây ra, đồng thời không có cơ sở để người cá nhân, tổ

chức bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng được yêu cầu bồi thường thiệt hại do

hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí gây ra. Do vậy, tác giả cho rằng cần nhanh

chóng đưa quy định vấn đề này vào trong pháp luật và có thể xác định thiệt hại môi

trường không khí dựa trên tính tổng công suất hoạt động của nhà máy từ đó đưa ra được

lượng thải chưa được xử lý ra môi trường không khí và mức bồi thường là chi phí để xử

lý lượng thải đó đạt quy chuẩn khí thải. Khi xác định được ô nhiễm môi trường không

khí, đó sẽ là cơ sở cho tổ chức cá nhân được yêu cầu bồi thường thiệt về sức khỏe, tính

mạng, tài sản do ô nhiễm không khí gây ra. Ví dụ: ô nhiễm môi trường tại Thạch Sơn,

Lâm Thao, Phú Thọ gây thiệt hại lớn cho môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe,

tính mạng của người dân. Tuy nhiên, do chưa xác định được mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của Supe phôtphát Lâm Thao đối

với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người dân nên họ không được bồi thường thiệt

hại,…[54]. Một vấn đề nữa, là các quy định pháp luật cần hướng tới phân biệt rõ trách

nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường không khí với chi phí bỏ ra để khắc phục ô nhiễm,

phục hồi hiện trạng môi trường không khí trong trách nhiệm hành chính. Ở đây có thể

thấy rõ, trách nhiệm hành chính đặt ra ngay khi có hành vi vi phạm pháp luật, còn trách

nhiệm bồi thường thiệt hại đặt ra khi có thiệt hại xảy ra; trách nhiệm hành chính là mang

tính hiệu lực lãnh thổ bắt buộc và không có thỏa thuận, còn trách nhiệm bồi thường thiệt

hại có thể dựa trên thỏa thuận và bồi thường ngang giá; khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện

trạng môi trường biện pháp xử phạt bổ sung, còn việc bồi thường thiệt hại môi trường là

hoạt động chính trong trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại môi trường;

Thứ mười, về lâu dài từ 2020 trở đi cần xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt

Nam trên cơ sở như đã đề ra ở phần định hướng. Điều này là cần thiết bởi: một là, đến

2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, sự phát triển về kinh tế xã hội ổn

định hơn là cơ sở quan trọng để thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường được hiệu quả

hơn; hai là, thời điểm này Việt Nam đã có hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, đặc biệt là

Việt Nam sẽ gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì các yều về

bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường không khí, chất lượng không khí sẽ càng cao

lên; ba là, đến năm 2020 hệ thống pháp luật cơ sở về môi trường của Việt Nam cũng

khá hoàn chỉnh do vậy yêu cầu đặt ra là hoàn thiện các quy định Luật chuyên ngành để

có thể kiểm soát được ô nhiễm môi trường tốt hơn là rất cần thiết; bốn là, đến thời điểm

này Việt Nam cũng đã ghi nhận về quyền được sống trong môi trường trong lành được

143

gần 10 năm cụ thể là trong Hiến pháp năm 2013, do vậy yêu cầu bức thiết đặt ra là phải

cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền này,… Trước một bối cảnh này, tác giả

cho rằng đến giai đoạn 2020 việc ban hành Luật Không khí sạch ở Việt Nam là cần

thiết. Tuy nhiên, Luật này có có khả thi hay không thì còn tùy thuộc vào các quy định cụ

thể của Luật.

Luật Không khí sạch cần quy định về những vấn đề sau: quy định về trách nhiệm

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí của Nhà nước, của các chủ sở hữu nguồn thải,

về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; về hoạt động đánh giá tác động môi

trường không khí, về quan trắc và đánh giá hiện trạng, thông tin tình hình môi trường

không khí, quản lý khí thải, về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, khuyến

khích đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường không khí, áp dụng công cụ

kinh tế trong bảo vệ môi trường không khí, về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, về

trách nhiệm pháp lý đối với chủ sở hữu nguồn thải và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp, trách nhiệm của các tổ chức xã hội

trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; khởi kiện tập thể về ô nhiễm môi trường

không khí, phát huy vai trò của cộng đồng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí, hợp tác liên kết khu vực và quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí,…;

Bên cạnh các biện pháp hoàn thiện pháp luật, để kiểm soát được ô nhiễm môi

trường không khí tác giả cho rằng cần phải: Một là, ngoài việc nâng cao trình độ khoa

học kỹ thuật, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, và tăng cường

đầu tư tài chính cho kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần tuyên truyền giáo dục

đối với cán bộ, công chức và người dân về tầm quan trọng của môi trường không khí

cũng như ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường không khí bằng những hành động cụ thể

như. Ví dụ: nên đi xe buýt vừa giảm chi phí, vừa hạn chế tắc đường, giảm ô nhiễm môi

trường không khí, nên ăn trưa gần nơi làm việc nhằm hạn chế sử dụng xe gắn máy, ô tô;

nên đi chung xe khi đi làm, đi học, vui chơi, giải trí; bảo trì xe đúng hạn; trồng cây

xanh; phát hiện và tố cáo hành vi xả trộm khí thải chưa xử lý ra môi trường,... theo

hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường theo nguyên tắc đã đặt ra

trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.

Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Như chúng ta đã biết môi trường không khí không chỉ là vấn đề riêng của quốc gia nào từ

ô nhiễm không khí tầm gần, từ chất phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ đến ô

nhiễm không khí tầm xa gây ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, từ suy giảm của tầng

ozon đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Tất cả đều cho thấy một quốc gia không thể giải quyết

144

được những vấn đề này. Do vậy, cần phải có sự hợp tác quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí ở các cấp độ song phương, khu vực cũng như quốc tế [40].

4.3.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí ở Việt Nam hiện nay

Trên thế giới, tùy theo thực tiễn đất nước mình các quốc gia có nhiều giải pháp

để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: tại Philippin là nước có ô nhiễm môi

trường không khí chủ yếu từ các phương tiện giao thông nên để hạn chế ONKK từ xe có

động cơ, Đạo luật Không khí sạch yêu cầu các xe phải được kiểm tra khói thải trước khi

gia hạn đăng ký. Văn phòng Giao thông vận tải Philipin, các trung tâm kiểm tra xe cơ

giới, trung tâm thử nghiệm khí thải tư nhân đã được thành lập ở khắp đất nước để cung

cấp dịch vụ thử nghiệm khí thải đối với các phương tiện giao thông công cộng và xe ô tô

cá nhân. Ngoài ra, Chính phủ còn phát động nhiều chương trình như: Phòng chống

ONKK do khí thải xe cộ; Sử dụng LGU (một loại gas) như một loại nhiên liệu thay thế

cho xăng, sử dụng xe điện, xe 3 bánh chạy bằng pin, chạy bằng khí nén thiên nhiên

CNG; Chương trình quản lý đội xe sạch... Nhờ những giải pháp đó, tình trạng ONKK tại

Philipin đã được cải thiện rất nhiều, môi trường tại các thành phố ngày càng trở nên

Xanh -Sạch - Đẹp hơn và cuộc sống người dân được an toàn hơn. Còn ở Việt Nam, trên

cơ sở khẳng định tầm quan trọng của môi trường không khí đối với cuộc sống, đặc biệt

là sự sinh tồn của con người, tác giả cho rằng để kiểm soát được ô nhiễm môi trường

không khí được hiệu quả cần:

Một là, về tuyên truyền giáo dục.Tăng cường tuyên truyền, giáo dục với người

lãnh đạo, người quản lý và mọi người dân về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không

khí, phân loại các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, cách thức phòng ngừa ô

nhiễm môi trường không khí do hoạt động của các nguồn thải di động và nguồn thải cố

định, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí, cách thức xử lý, giải quyết khi phát hiện

các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Tuyên truyền cho người lãnh đạo, người

quản lý sẽ góp phần nâng cao quan trí về vấn đề này khi đó thông qua các quyết sách

hoặc các công việc thực tế của mình họ sẽ quan tâm thích đáng đến kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí. Tuyên truyền đến mọi tổ chức, cá nhân để họ có nhận thức đầy

đủ, đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường không khí và từ đó điều chỉnh hành

vi của mình theo hướng thân thiện với môi trường không khí. Điều quan trọng về cách

thức tuyên truyền cần phải đa dạng hóa tùy theo từng chủ thể, từng khu vực để có cách

thức tuyên truyền cho phù hợp. Ví dụ: đối với người lãnh đạo, người quản lý thì có thể

giáo dục thông qua các lớp đào tạo về quản lý, các lớp tập huấn, các hội thảo chuyên

gia, và các phương tiện thông tin đại chúng… Đối với người dân thì phải tuyên truyền

cụ thể dễ hiểu về hành vi nào họ không được làm đối với môi trường không khí và hành

145

vi nào thân thiện môi trường không khí và nên làm. Có thể sử dụng đồng bộ các kênh

tuyên truyền từ đài phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo mạng, đặc biệt là các mạng xã

hội,… ở nông thôn có thể tuyên truyền qua đài phát thanh, ở thành thị tập trung tuyên

truyền qua các mạng xã hội, các cổng thông tin điện tử, các báo mạng,… ;

- Hai là, về tài chính cho kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thứ nhất, cần

tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Nguồn tài chính cho công tác này ngoài lấy từ ngân sách nhà nước thì cần phải huy

động từ người dân trong nước cũng như nước ngoài. Kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của các

quốc gia, các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ tài chính bằng viện trợ không hoàn lại hoặc

cho vay ưu đãi với lãi thấp, hoặc tài trợ cho các dự án phát triển xanh thân thiện môi

trường không khí. Hoàn thiện hệ thống Quỹ Bảo vệ môi trường ở trung ương theo

hướng tách một số nguồn thu, như tiền thu từ bồi thực hiện bảo vệ môi trường, Quỹ Bảo

vệ Môi trường ở địa phương cần được tách bạch giữa quản lý hành chính và quản lý tài

chính đồng thời tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm nguồn thu hợp lý cho các Quỹ này để

góp phần nhiều hơn vào bảo vệ môi trường. Thứ hai, Nhà nước không chỉ đưa ra các

chính sách ưu đãi về vốn vay, ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi

trường,… đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực thân thiện môi trường không khí

và áp dụng các biện pháp như kỹ quỹ một khoản tiền tại tài khoản phong tỏa ở ngân

hàng, áp dụng hạn ngạch khí thái (quota) để hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi

trường…đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực không thân thiện môi trường

không khí. Đặc biệt quan trọng hơn Nhà nước phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu

quả các chính sách này trên thực tiễn. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật

ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, về thủ tục thực hiện theo hướng minh bạch, tinh

gọn,nhanh chóng, chi phí thấp cho các dự án phát triển sạch (CDM) và thúc đẩy thị

trường mua bán cácbon giữa Việt Nam với các nước khác và ở trong nước, dần dần thúc

đẩy giao dịch cacbon trên thị trường chứng khoán nhằm giảm thiểu các chất thải cácbon,

ngăn chặn suy giảm tầng ozon, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,... Đồng thời

cũng phải tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật này nghiêm túc trên thực tiễn.

Ba là, về nhân lực tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh

việc kiện toàn bộ máy nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần tăng

cường đầu tư nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về môi

trường không khí. Ngoài những đội ngũ nhân lực có năng lực chuyên môn về kiểm soát

ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, phát huy sức mạnh của cộng đồng trong quá trình

phòng ngừa, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí. Nghiên cứu xây dựng mạng lưới

tình nguyện viên về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ trung ương đến các địa

phương; xây dựng nhiều cơ chế để trao đổi tương tác ngày càng thuận lợi hơn giữa các

146

cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí với người dân. Ví dụ: công cụ

Internet, facebook, email,… để các thông tin về tình hình môi trường không khí, hoạt

động của các chủ nguồn thải được giám sát kịp thời.

- Bốn là, về khoa học công nghệ. Nghiên cứu, đầu tư các công nghệ hiện đại để

phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, để dự báo, giám sát, phát hiện ô nhiễm môi

trường không khí, để ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường không khí. Tăng cường năng

lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí (công nghệ xử lý

khí thải, modelling, công nghệ thông tin, kỹ thuật quan trắc, phân tích…). Bên cạnh đó

cần khuyến khích phát triển áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải,

công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ

máy móc, trang thiết bị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Cần phải bảo vệ

tốt diện tích rừng tự nhiên, đẩy trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ nhằm hấp thụ các

chất thải nhà kính ngăn chặn việc tiếp tục suy giảm tầng ozon và chủ động ứng phó với

biến đổi khí hậu.

-Năm là, về hợp tác quốc tế. Ô nhiễm môi trường không khí cùng với suy giảm

tầng ozon, biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn cầu và không của riêng quốc gia nào. Do

vậy, để kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí có hiệu quả các quốc gia phải

hợp tác với nhau để chia sẻ, hỗ trợ tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí, thúc đẩy thị trường mua bán quyền phát thải giữa các quốc

gia. Sự hợp tác này nên được thực hiện ở nhiều cấp độ song phương, khu vực và toàn

cầu. Ở cấp độ toàn cầu bên cạnh các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường không khí

đã đạt được các quốc gia cần có thỏa thuận xây dựng các điều ước quy định cụ thể hơn

về vấn đề này. Ở cấp độ khu vực, là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam và các

nước của khối cũng như chính ASEAN cần thỏa thuận xây dựng những quy chuẩn

chung về môi trường không khí, ứng phó phòng ngừa khói mù xuyên biên giới, hỗ trợ

các quốc gia thành viên về công nghệ, nguồn vốn để kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí. Ở cấp độ song phương, Việt Nam cần hợp tác với các quốc gia láng giềng

như Trung Quốc, Lào, Campuchia trong hợp tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường xuyên

biên giới, trong đó có ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, tận dụng quan hệ đối

tác chiến lược với Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Anh,… quan hệ đối tác toàn diện với

Hoa Kỳ, Úc, Newzealand,… để kêu gọi sự hỗ trợ của các nước này về tài chính, khoa

học công nghệ, kinh nghiệm trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Ví dụ như

hợp tác song phương giữ hai quốc gia với nhau, hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu,

như với (ADB, JICA, DANIDA, GIZ, KOICA…);

- Sáu là, về tổ chức hệ thống quản lý môi trường không khí. Trên cơ sở tập trung

trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, khắc phục sự phân tán

147

thẩm quyền như hiện nay dẫn tới cha chung không ai khóc. Nghiên cứu xây dựng cơ

quan chuyên trách về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Xác định đúng chức

năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan: Chính phủ, UBND các cấp: chịu trách nhiệm

chung; Bộ, Sở TNMT: chủ trì công tác quản lý chất lượng không khí, kiểm soát nguồn

thải cố định, ô nhiễm vùng, xuyên biên giới; Bộ, Sở Giao thông vận tải chủ trì KSON

nguồn thải di động; Các bộ ngành khác phối hợp KSON không khí theo lĩnh vực quản

lý; Xây dựng các quy định đặc thù về quản lý chất lượng không khí (KHQLCLKK, quy

trình kiểm kê, quy chế BVMT không khí đô thị…). Đồng thời với quá trình này là tăng

cường trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, xử lý nghiêm các chủ thể khi không hoàn

thành chức trách nhiệm vụ được giao trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Phòng ngừa các nguồn thải cố định, triển khai thực hiện mạnh mẽ các chương

trình KSON không khí đặc thù, như: ô nhiễm bụi, kiểm soát khí thải ngành (xi măng,

khoáng sản, thép, hóa chất, hóa dầu…); xác lập cơ chế chia sẻ thông tin về môi trường

không khí đô thị (thiết lập, duy trì, vận hành mạng lưới thông tin, cảnh báo về chất

lượng không khí); tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ

môi trường không khí (giám sát, theo dõi); đẩy mạnh hoạt động quan trắc, kiểm kê khí

thải, kiểm soát môi trường không khí đô thị (xây dựng hệ số phát thải, quan trắc tự

động, thiết lập cơ sở dữ liệu…);

- Cần lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường, trong đó có môi trường

không khí vào các quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất, kinh doanh của các KCN, làng

nghề, đảm bảo cho các KCN, làng nghề quy hoạch phát triển bền vững. Không ngừng cải

thiện chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động của môi trường không khí đối với

khu vực phát triển sản xuất, kinh doanh. Thử nghiệm các phương án, chính sách cộng

đồng lành mạnh để tăng thêm sự tham gia của người dân khu vực trong các dự án sản

xuất; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí thông qua tuyên truyền thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về vấn

đề này để doanh nghiệp nhận thấy tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

không phải là việc làm từ thiện, không chỉ là lợi ích của cộng đồng mà vì lợi ích của

chính mình. Đồng thời nghiên cứu điều chỉnh pháp luật trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn thải di động.

- Cần giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người tham giao

thông, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn giao thông.

148

- Từng bước cải tạo, nâng cấp, phát triển mới hạ tầng giao thông, tăng năng lực

giao thông công cộng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân giảm ùn tắc giao

thông. Thực hiện vấn đề này trên quan điểm đó là trách nhiệm nhà nước như Inđonexia

hay Malaysia đã áp dụng để giảm tắc đường và giảm chi phí xã hội, tăng năng suất hiệu

quả lao động. Chống ùn tắc giao thông là giải pháp quan trọng cần phải làm ngay bởi ùn

tắc không chỉ ảnh hưởng lớn ô nhiễm môi trường không khí do khí thải phương tiện giao

thông tăng đột biến mà ùn tắc còn gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, về thời gian vật chất

ảnh hưởng đến sự phát triển quốc gia. Bởi một nghiên cứu gần đây cho thấy mới một

thành phố khoảng 10 triệu dân như Hà Nội mỗi ngày tắc đường khoảng 2 tiếng thì lượng

khí thải gây ra cho môi trường không khí và chi phí sử dụng nhiên liệu, chi phí để giảm

thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.

- Giới hạn thời gian sử dụng cho tất cả các loại xe cơ giới, kiểm định bắt buộc

định kỳ khí thải thường xuyên thanh tra phát hiện xử lý các phương tiện không đạt quy

chuẩn kỹ thuật môi trường không khí mà vẫn đưa vào lưu thông;

4.3.3. Gợi mở nội dung xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt Nam

Một là, về tên của Luật. Hiện nay trên thế giới để để kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí các nước đã ban hành nhiều đạo luật với những tên gọi khác nhau.

Tuy nhiên, có hai loại tên gọi phổ biến là Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí và Luật

Không khí sạch. Về vấn đề này, tác giả cho rằng ở Việt Nam khi ban hành Luật này nên

đặt tên là Luật Không khí sạch. Bởi thứ nhất, với tên gọi này nó không chỉ thể hiện được

nội hàm của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm thấp mà còn kiểm

soát cả ô nhiễm môi trường không khí tầm xa; không chỉ kiểm soát ô nhiễm môi trường

một cách bị động mà còn kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí theo hướng chủ

động. Thứ hai, với tên gọi này, Luật còn phản ánh được mục tiêu của quá trình này đó là

giữ cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp. Thứ ba, nhiều nước trên thế

giới cũng đặt tên là Luật Không khí sạch. Đặt tên này cũng thể hiện sự hội nhập sâu

rộng của Việt Nam với thế giới trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Hai là, Luật không khí sạch quy định về phạm vi điều chỉnh của luật là về hoạt

động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện

của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; biện pháp và nguồn lực

để bảo vệ môi trường không khí; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,

hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam. Còn về đối

tượng điều chỉnh của Luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức và

cá nhân chủ nguồn thải trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao

gồm đất liền, hải đảo, vùng thềm lục địa, vùng biển và vùng trời.

149

Ba là, Luật không khí sạch cần quy định các nguyên tắc làm cơ sở cho quá trình

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đạt hiệu quả. Đặc biệt luật cần lưu ý các

nguyên tắc sau, như; nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành,

nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường không khí, cơ quan chủ thể có thẩm quyền vi

phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí phải chịu trách nhiệm pháp lý;

nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững, nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi

trường không khí, nguyên tắc cộng động trách nhiệm trong kiểm soát ô nhiễm; nguyên

tắc hợp tác khu vực và quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; nguyên

tắc bảo đảm phát triển bền vững; nguyên tắc điều chỉnh pháp luật dựa trên chi phí và lợi

ích để các chủ thể lựa chọn việc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí ngay tại nguồn;

Bốn là, Luật Không khí sạch cần quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể: một là, quy định về trách nhiệm của nhà

nước trong ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí xung quanh, như quy

chuẩn môi trường không khí trong nhà, quy chuẩn môi trường không khí ngoài trời và ban

hành quy chuẩn môi trường khống khí với khí thải, âm thanh, độ rung,… hai là, quy định

về trách nhiệm điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường không khí; ba là, đưa đánh giá

môi trường không khí trở thành nội dung bắt buộc trong Đánh giá môi trường chiến lược,

đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường không khí; bốn là, quy định

về dự báo hiện trạng môi trường không khí, sự biến đổi của các thành phần môi trường

không khí, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí,…; năm là, quy định cụ

thể về quản lý khí thải độ, rung, tiếng ồn, bụi; sáu là, quy định về quan trắc môi trường

không khí và thông tin về tình hình môi trường không khí;

Năm là, Luật cần quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể: các hành vi bị cấm liên quan đến ô

nhiễm môi trường không khí; chủ động thực hiện các hoạt động thân thiện với môi

trường không khí được nhà nước khuyến khích; lập báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ

môi trường trong đó môi trường không khí, quản lý nguồn thải khí, chủ động kiểm tra,

phát hiện, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí, khôi phục hiện trạng môi trường

không khí.

Sáu là, quy định về trách nhiệm của Nhà nước, trong thanh tra, kiểm tra, phát

hiện ô nhiễm môi trường không khí. Hoàn thiện quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi

trường không khí làm cơ sở cho quá trình này;

Bảy là, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong kiểm

soát ô nhiễm môi trường không khí và trách nhiệm pháp lý liên quan;

150

Tám là, quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan nhà nước, chủ thể

có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khi vi phạm pháp luật môi trường không khí;

Chín là, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về không khí và thiệt hại về

tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường không

khí gây ra. Trong quá trình này cần quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh trong giải

quyết tranh chấp về môi trường không khí giữa tổ chức, cá nhân bị thiệt hại với tổ chức,

cá nhân gây ra thiệt hại theo hướng người có hành vi gây ô nhiễm phải có nghĩa vụ

chứng minh là mình không gây ô nhiễm.

Mười là, quy định về sử dụng các công cụ kinh tế, đặc biệt là cơ chế phát triển

sạch tiến tới phát triển thị trường mua bán quyền phát thải nhằm kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí. Mặt khác bên cạnh việc tuyên truyền về trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí theo hướng làm rõ không phải là

việc làm từ thiện của doanh nghiệp đồng thời việc thực hiện trách nhiệm này mang lại

lợi ích không chỉ cho môi trường, cho cộng đồng mà đặc biệt có lợi cho chính doanh

nghiệp thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần được quy định cụ thể trong luật.

Mười một là, quy định cụ thể về cơ chế thực thi và bảo vệ các quyền biểu tình,

hội họp về môi trường; quyền khởi kiện tập thể liên quan đến ô nhiễm môi trường không

khí. Quy định này xuất phát từ bản chất của vấn đề ô nhiễm môi trường không khí

không chỉ ảnh hưởng đến một người mà thường ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Do vậy

cần quy định cho cả cộng đồng được tham gia vào quá trình này, đặc biệt lưu ý đến quy

định về quyền khởi kiện tập thể về môi trường không khí. Cộng đồng có thể thông qua

người đại diện của họ hoặc đại diện tổ chức của họ để yêu cầu bồi thường thiệt hại về

môi trường không khí.

Kết luận Chƣơng 4

Trên cơ sở những vấn đề lý luận đặt ra tại Chương 1, Chương 2 và thực trạng

pháp luật cũng như những đánh giá thực tiễn quan trọng tại Chương 3. Chương 4 của

Luận án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:

Thứ nhất, Chương này đã phần tích làm sáng tỏ nhu cầu hoàn thiện pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Theo đó xuất phát từ yêu cầu của

quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền; từ yêu cầu của quá trình phát triển bền vững;

từ yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế; từ thực trạng các quy định pháp

luật và từ chính thực tiễn ô nhiễm môi trường không khí hiện nay;

Thứ hai, đưa ra định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí cần hướng tới bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo

151

đảm phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phải phù hợp với các

cam kết quốc tế, cũng như khu vực, đặc biệt là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cần

gắn với vai trò của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư; cần tập trung vào kiểm soát ô

nhiễm tại nguồn nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí;

Thứ ba, đưa ra các giải pháp chung về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở

Việt Nam, như: về tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, ứng dụng khoa học công

nghệ,...;

Thứ tư, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí và gợi mở nội dung điều chỉnh của Luật Không khí sạch ở

Việt Nam;

152

KẾT LUẬN

Luận án Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam là một

công trình nghiên cứu bài bản và toàn diện các vấn đề lý luận và pháp lý và thực tiễn

xoay quanh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay.

Công trình nghiên cứu này đã đi vào phân tích, so sánh, tổng hợp,.. những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề của

luận án, như: tổng quan các công trinh nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô

nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường; tổng quan các công trình nghiên cứu trực tiếp các vấn đề lý luận về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tổng quan các công trình nghiên cứu, thực

trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí; tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát

ô nhiễm môi trường không khí tầm xa.

Thứ hai, qua tổng quan các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề của đề tài, Luận

án đã chỉ ra những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển và

các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu;

Thứ ba, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án, đặt ra các

câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án;

Thứ tư, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận xoay quanh

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như đã phân tích làm rõ khái

niệm, đặc điểm của môi trường không khí, phân biệt môi trường không khí với môi

trường đất, môi trường nước; phân tịch và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và phân loại

ô nhiễm môi trường không khí; khái quát hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở

Việt Nam và nhu cầu điều chỉnh ô nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật; phân

tích các quan niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí. Từ đó so

sánh, đánh giá, đồng thời trên cơ sở nội hàm thuật ngữ kiểm soát và đặc thù của ô nhiễm

môi trường không khí tác giả đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm kiểm soát ô nhiễm

môi trường, môi trường không khí. Phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

với quản lý nhà nước về môi trường không khí và với bảo vệ môi trường không khí.

Thứ năm,phân tích và làm sáng tỏ khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí, vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;

phác họa nội dung của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và đưa ra

các tiêu chí đối với điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;

khái quát về lược sử hình thành phát triển của các quy định pháp luật về kiểm soát ô

153

nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam; khái quát và liệt kê một số các công ước khu

vực và quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Thứ sáu, luận án phân tích và làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp luật về

trách nhiệm của Nhà nước trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm:

một là, các quy định về các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước với

các hoạt động thân thiện với môi trường không khí và các quy định cấm đối với các

hành vi không thân thiện môi trường không khí; hai là, quy định về quy định về phát

triển bền vững nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; ba là, quy định và

thực hiện quy hoạch BVMT góp phần phòng ngừa ô nhiễm môi trường, trong đó có môi

trường không khí; bốn là, quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong đánh giá môi

trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT không khí; năm là,

quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong dự báo ô nhiễm môi trường không khí; sáu

là, quy định về quản lý chất thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

Thứ bảy, phân tích và làm sáng tỏ quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong

quản lý chất thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm: một là,

quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải về thực hiện các chính sách

khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí; hai là, quy định về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong tuân thủ các quy định

cấm nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; ba là, quy định về nghĩa vụ của

các tổ chức, cá nhân trong thực hiện hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và

kế hoạch BVMT; bốn là, quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quản lý chất

thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí;

Thứ tám, phân tích các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, phát hiện các hành

vi vi phạm pháp luật môi trường không khí; các quy định pháp luật về ngăn chặn ô nhiễm

môi trường không khí; các quy định pháp luật về xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường

không khí; các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Từ những phân tích thực trạng

các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tác giả cũng chỉ ra một

số bất cập, hạn chế, thiếu sót trong các quy định pháp luật về vấn đề này.

Thứ chín, đánh giá thực trạng dự báo, quan trắc ô nhiễm môi trường không khí;

chất lượng môi trường không khí cả nước và Hà Nội. Đồng thời chỉ ra những kết quả

của quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta những năm qua cũng

như những bất cập, thiếu sót cần hoàn thiện.

Thứ mười, về thực trạng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Luận án đã

đánh giá thực thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về phòng ngừa, phát hiện, ngăn

chặn, xử lý ô nhiễm môi trường không khí. Trong phạm vi giới hạn của Luận án, tại

154

Chương 3 tác giả không đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Vấn đề này sẽ

được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong các công trình tiếp theo.

Thứ mười một, trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm sáng tỏ, luận án chỉ ra nhu

cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta, như: xuất

phát từ yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền; từ yêu cầu của quá trình phát

triển bền vững; từ yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế; từ thực trạng các quy

định pháp luật và từ chính thực tiễn ô nhiễm môi trường không khí hiện nay;

Thứ mười hai, đưa ra được quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm

môi trường không khí cần hướng tới bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong

lành, bảo đảm phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;

Đặc biệt, Luận án đã đưa ra các giải pháp chung về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí ở Việt Nam, như: về tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, ứng

dụng khoa học công nghệ,... Bên cạnh đó, là các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và gợi mở nội dung điều chỉnh của

Luật Không khí sạch ở Việt Nam;

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. Lê Anh, Lượng xe máy đã vượtquy hoạch cho năm 2020.

Thứ Ba, 16/4/2013,16:46 (GMT+7).Nguồn:www.thesaigontimes.vn/.../Luong-xe-may-

da-vuot-quy-hoach-cho-nam-2020.

2. Aki Nakauchi, Kinh nghiệm từ chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của

Nhật Bản, Cục Sức khỏe Môi trường, Bộ Môi trường Nhật Bản. Truy cập 18/12/2012

2:37:42 PM.Nguồn:

http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nrtg/Pages/Kinh-

ngư0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A7a-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n.aspx

3. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, CN. Lưu Thị Hương, TS. Nguyễn Hải Yến,“Kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm khí thải”,Tạp chí Môi

trường, số 3/2014.

4. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 36CT-TW của

Bộ Chính trị vềTăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về

bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà

Nội.

6. Ban Bí thư (2009), Chỉ thị số 29-CT/TW Ngày 21/1/2009 về việc tiếp tục đẩy

mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi

trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội.

7. Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001),

Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2013) Báo cáo hiện trạng quốc gia về môi

trường không khí, Hà Nội.

9. An Bình,Việt Nam nằm trong 10 nước không khí ô nhiễm nhất thế giới, của tổng

hợp. Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/viet-nam-nam-trong-10-nuoc-khong-khi-o-

nhiem-nhat-the-gioi-562667.htm.

156

10. Duy Biên - Dạ Khánh, Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng, truy cập Thứ hai 07:42 23/02/2015.Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Ban-

doc/742163/cac-co-so-san-xuat-gay-o-nhiem-moi-truong-nghiem-trong.

11. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,Ô nhiễm không khí. Nguồn:https://vi.wiki

pedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_kh%C3%B4ng_kh%C3%AD.

12. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (1999) Kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu,

Hà Nội.

13. Chính phủ, (2013) Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực môi trường.

14. Chính phủ, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn Luật

Bảo vệ Môi trường năm 2014;

15 Chính phủ, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ về xác định thiệt hại

môi trường.

16. Chính phủ, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá môi

trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường;

17. Chính phủ, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực môi trường;

18. Minh Cường, Điểm tin môi trường trong tháng. Truy cập ngày 03/08/2015

7:59:10 AM. Nguồn:http://moitruong.com.vn/tin-tuc-su-kien/diem-tin-moi-truong-

trong-thang-14826.htm.

19.Nguyễn Dương, Từ vụ ngất xỉu tại Big C, băn khoăn về sự ô nhiễm không khí

các tòa nhà.Truy cập Thứ Ba,17/03/2015, lúc 09:12.Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-

hoi/tu-vu-ngat-xiu-tai-big-c-ban-khoan-ve-su-o-nhiem-khong-khi-cac-toa-nha-

1045983.htm.

20. Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2010), “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt

Nam: Mối liên hệ với phát triển bền vững và biến đổi khí hậu”, Tạp chí Môi trường (3),

tr51.

21. TS Nguyễn Sỹ Dũng, Không còn môi trường trong lành, giàu có là vô nghĩa của.

Truy cập Thứ ba, ngày 15 tháng năm

2007,08:06GMT+7.Nguồn:http://vietbao.vn/Xa-hoi/Khong-con-moi-truong-trong-lanh-

giau-co-la-vo-nghia/40201159/124/.

157

22. Quốc Dũng, Trung Quốc: Củng cố luật bảo vệ môi trường. Truy cập Nguồn:

http://vtv.vn/quoc-te/trung-quoc-cung-co-luat-bao-ve-moi-truong-129094.htm

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng XI, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24 Phạm Ngọc Đăng, (2007), "Các thách thức về ô nhiễm môi trường không khí ở

nước ta", Tạp chí BVMT, (8).

25.Phạm Ngọc Đăng, (2009), "Bàn về xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị", Tạp

chí BVMT, (4).

26. Phạm Ngọc Đăng (2010), "Các giải pháp phát triển giao thông đô thị bền vững

- giao thông đô thị xanh ở nước ta", Tạp chí xây dựng và Quy hoạch, (10).

27. Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Thị Thanh Trâm, "Kinh nghiệm cải thiện chất

lượng không khí đô thị ở các nước châu Á", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (10).

28. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật,

Hà Nội.

29. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB

Xây dựng, Hà Nội.

30. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (2009), “Phát triển đô thị bền vững và thích ứng

với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (8), tr.35.

31. GSTSKH Phạm Ngọc Đăng, Quản lý chất lượng không khí tại Hà Nội, Kỷ

yếuHội thảo ngày 26/7/2005.

32.Nguyễn Ngọc Anh Đào, Thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong

bảo vệ môi trường, truy cập ngày 29/01/2013.Nguồn: http://vnclp.gov.vn/ ct/cms/tintuc

/Lists/ChinhSach/View_Detail.aspx?ItemID=176, vàAnh Đức, Venezuela - nơi xăng

rẻ hơn nước lã.Truy cậpthứ tư,

28/1/2015 | 03:08,GMT+7.Nguồn:http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-

te/vene zuela-noi-xang-re-hon-nuoc-la-3139525.html.

33. Duy Đức (2007), “Mức phí nào cho một đơn vị chất gây ô nhiễm không khí”,

Tạp chí Môi trường, (5) và tài liệu: Gia tăng các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí, truy

cập ngày 27/11/12 10:45.Nguồn:http://www.vietnamplus.vn/gia-tang-cac-benh-ve-ho-hap-do-o-

nhiem-khong-khi/174451.vnp.

158

34. Vũ Thu Hạnh (2004), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học; Người hướng

dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hồng Hạnh, Hà Nội.

35. Vũ Thị Thu Hạnh (1998), “Khung pháp lý luật Bảo vệ môi trường ở Singapo”,

Tạp chí Luật học, (2), tr. 47-51.

36. Vũ Thu Hạnh (2007), “BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường”, Tạp chí

Khoa học pháp lý, (3).

37. Vũ Thu Hạnh, TS Nguyễn Văn Phương (2011), “Pháp luật môi trường Việt

Nam trong việc thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Tạp chí Luật học, Trường

Đại học luật Hà Nội, (2), tr 18-26.

38. Phạm Văn Hảo, (2013) "Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến

đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và

xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa

Luật, Đại học quốc gia Hà Nội và Phạm Văn Hảo, (2014) “Pháp luật Việt Nam về

thị trường mua bán chứng nhận Giảm phát thải khí nhà kính”, Tạp chí Luật học.

39.Bùi Kim Hiếu (2009),"Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do hành vi

làm ONMT gây ra", Tạp chí Tòa án nhân dân, (12).

40. Nguyễn Phúc Thủy Hiền, (2001) “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí tầm xa”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí

Minh (4).

41. Bùi Đức Hiển (2011), "Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt

Nam hiện nay", Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, (11) tr. 22 – 28.

42. Bùi Đức Hiển, (2013),“Chính sách, pháp luật môi trường bảo đảm phát triển

bền vững ở Việt Nam trong Văn kiện Đại hội Đảng XI”, Tạp chí Luật học, (8).

43. Bùi Đức Hiển,Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về môi trường và định

hướng triển khai,trong sáchHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nền

tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, Tạp

chí Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội năm 2014.

44. Bùi Đức Hiển, (2013) “Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường trong

lành trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9)

159

45. Bùi Đức Hiển, (2013) "Bào vệ môi trường – Mục tiêu phát triển bền vững",

Tạpchí Nhân quyền, tháng 4.

46. Trần Quang Huy (2012), Giáo trình Luật Môi trường, Trung tâm Đào tạo Từ

xa, Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

47. GS.TS. Trương Quang Học (2008), “Tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên

và đời sống xã hội”, Tạp chí Môi trường, (6).

48. Chu Hoa, “Thực tiễn áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở

Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1), Hà Nội.

49. Anh Hoàng, Phát hiện phóng xạ Fukushima ở bờ biển Canada / Khỉ ở gần nhà

máy Fukushima có thể bị nhiễm xạ. Truy cập thứ ba, 7/4/2015 | 15:20 GMT+7.

Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-phong-xa-fukushima-o-bo-bien-

canada -3178893.html.

50. Nguyễn Thị Mai Hương (2007), “Doanh nghiệp và hệ thống quản lý môi

trường ISO 14001”, Tạp chí Môi trường (4).

51. Giáng Hương (2011), “Cảnh báo về ô nhiễm không khí tại các đô thị ở châu

Á”, Tạp chí Môi trường, (3).

52. Bùi Đức Hiển, “Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8).

53. Bùi Đức Hiển, (2015) “Mấy vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4).

54. Bùi Đức Hiển (2010), “Những vấn đề pháp lý của việc xác định thiệt hại do

hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay",Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại

học quốc gia Hà Nội.

55. Nguyễn Mạnh Hùng, (2003) Từ điển Thuật ngữ Pháp lý, Nxb Chính trị quốc

gia của, Hà Nội.

56. La Hoàn (tổng hợp), Kinh nghiệm của Mỹ và Nhật Bản trong giải quyết vấn đề

ô nhiễm môi trường – bài học cho Việt Nam. Nguồn: http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/

Pages/ kinhnghiemcuamyvanhat-nd-16633.html.

57. Nguyễn Hoài,Báo động ô nhiễm không khí tại các tòa nhà, truy cập 07:51 ngày

16 tháng 03 năm 2015.Nguồn:http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid

=33&tabid=19&distid=25114;

160

58. Ngọc Khương,Kết quả hội nghị COP 19 “có thể chấp nhận được. Truy cập Chủ

nhật, 14:19, ngày 24/11/2013. Nhuồn: http://vov.vn/The-gioi/Ket-qua-hoi-nghi-COP-19-

co-the-chap-nhan-duoc/293716.vov.

59. Không khí là gì?. Nguồn: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=

20100130033056AAVS6pF.

60. TS. Phạm Văn Lợi, “Những điểm mới về tội phạm môi trường trong Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2009”, Tạp chí Môi trường, Hà Nội.

61. PGS.TS. Phạm Văn Lợi (2011), “Những hạn chế, bất cập cơ bản của Luật Bảo

vệ Môi trường năm 2005 và yêu cầu sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Môi trường, (2).

62. Bích Liên, Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30111&cn_id=6112

31#.

63. ThS. Nguyễn Sỹ Linh, Tổng quan về phương pháp dự báo và khả năng áp dụng

một số mô hình trong dự báo biến động tài nguyên và môi trường tại Việt nam, cập nhật

thứ ba, 23 tháng 2 năm 2010, lúc 17:31. Nguồn: http://isponre.gov.vn/home/dien-

dan/463-tong-quan-ve-phuong-phap-du-bao-va-kha-nang-ap-dung-mot-so-mo-hinh-

trong-du-bao-bien-dong-tai-nguyen-va-moi-truong-tai-viet-nam.

64. TS. Phạm Văn Lợi (2009), “Tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự của

một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí Môi trường (8).

65. PGS.TS. Phạm Văn Lợi (2011), “Những hạn chế, bất cập cơ bản của Luật Bảo

vệ Môi trường năm 2005 và yêu cầu sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Môi trường, (2).

66.Nguyên Linh,Xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, truy cập

08:25, ngày 23 tháng 4 năm 2015. Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Xu-

ly-triet-de-van-de-o-nhiem-Nhiet-dien-Vinh-Tan-2/225487.vgp.

67. Nguyễn Tuệ Minh (2006), Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, Khóa

luận tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội.

68. Moitruongxanhcnxblog, Ô nhiễm môi trường không khí có gây chết người?.

Nguồn.HTTPS://MOITRUONGXANHCNXBLOG.WORDPRESS.COM/AUTHOR/MOITRUONGXANHNX1412/PAGE/89/.

69. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, (2005), Ngăn ngừa, xử lý triệt để các cơ sở gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng – Nhìn từ cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, tài

chính, lao động, đất đai, môi trường, Hà Nội, 62tr.

161

70. PGS.TS Phạm Hữu Nghị, (2005), Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ

môi trường, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị môi trường toàn quốc, Hà Nội.

71. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, (2008) Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững,

Kỷ yếuđề tài cấp Viện, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

72. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, “Tổ chức thương mại thế giới với vấn đề thương

mại – môi trường và những thách thức, cơ hội đối với Việt Nam về thương mại – môi

trường”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr35-43.

73. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nhà nước pháp quyền và cơ chế pháp lý bảo đảm

quyền được sống trong môi trường trong lành, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Môi trường và

Nhà nước pháp quyền: Tăng cường thực thi pháp luật về môi trường ở khu vực Đông

Nam Á”, Viện Nhà nước và pháp luật phối hợp với KAS tổ chức ngày 21-22/10/2014.

74. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển (2011), "Các quy định pháp luật về

thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra và định hướng

xây dựng, hoàn thiện", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 40 – 47.

75. Thảo Nguyên , WHO chính thức coi ô nhiễm không khí là tác nhân gây ung

thư. Nguồn:http://gialai.vnpt.vn/detail/who-chinh-thuc-coi-o-nhiem-khong-khi-la-tac-

nhan-gay-ung-thu/530499/l0

76. Ths. Kim Oanh Na - Võ Hoàng Yến, (2007) Giáo trình Luật môi trường, Tủ

sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

77. Hà Thị Phương Ngọc, (2012), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội.

78. Quỳnh Nga, (2012) Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII và Hội nghị khoa

học quốc tế lần thứ IV về y học lao động và vệ sinh môi trường. Truy cập ngày

24/06/2012 08:46. Nguồn: http://ven.vn/vi-VN/vi/chuyen-muc-tin-tuc/xa-hoi/suc-

khoe/hoi-nghi-khoa-hoc-y-hoc-lao-dong-toan-quoc-dien-ra-thang-

11_t114c441n18793.VàNhãn sinh thái là gì?. Nguồn:

nhansinhthai.com/Home/News.aspx?catid=25.

79. Nguyễn Văn Phương (2007), Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu

phế liệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.

Nguyễn Như Phát, Hà Nội.

80. Phòng thí nghiệm Quốc gia Riso, Roskilde, Đan Mạch - Trung tâm Hợp tác về

162

Năng lượng và Môi trường của UNEP, (2012), Cơ chế Phát triển sạch (CDM), bản dịch

của Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và

Nghị định thư kyoto tại Việt Nam.

81. Pháp luật về BVMT ở Singapore, Nguồn: Theo http://www.isvn20.com.

82. Quốc hội, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005

83. Quốc hội, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.

84. Quốc hội, Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010

85. Quốc hội, Luật Khoáng sản 2010;

86. Quốc hội, Luật Đa dạng sinh học 2008;

87. Quốc hội, Luật Dầu khí 2008;

88. Quốc hội, Luật Năng lượng nguyên tử 2008;

89. Quốc hội, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004;

90. Lưu Ngọc Tố Tâm, (2012), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong

hoạt động hàng hải ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội.

91. Trần Thị Thúy, (2005), Khía cạnh pháp lý về tiêu chuẩn chất lượng môi trường

không khí Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2005.

92. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

93. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học,

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

94.Trường Đại học Luật Hà Nội, (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học về

Luật Môi trường, Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Nxb. Công an nhân

dân, Hà Nôi.

95. Tạp chí Môi trường, (2014), “Châu Á với cuộc chiến chống ô nhiễm không

khí”,Tạp chí Môi trường(7). Nguồn:http://www.quantracmoitruong.gov.vn/Print.aspx?

lang=vi-VN&nfriend=3744 118.

96. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

97. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2014), Giáo trình Luât Môi trường, Nxb. Công

an nhân dân, 2014.

98. Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Huế, Giáo trình Luât Môi trường.

163

99. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2000),Từ điển giải thích thuật ngữ luật học.

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

100. Nguyễn Kim Thoa, (2012), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không

khí, Khoa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội.

101. Thủ tướng Chính phủ, (2011), Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg về việc quy

định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp

ráp và nhập khẩu mới.

102. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg ngày 23/11/2000 của về

việc triển khai sử dụng xăng không pha chì và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2001 trên

toàn Việt Nam.

103. Thủ tướng Chính phủ Quyết định 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của

quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải với phương tiện giao thông cơ giới đường

bộ.

104. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 09 năm

2011 về việc Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai

bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

105.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 909/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểm

soát khí thải mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố.

106. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 855/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểm soát

ô nhiễm môi trường trong hoạt động Giao thông vận tải.

107. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 có

một Chương trình ưu tiên là Chương trình cải thiện chất lượng không khí các đô thị tại

Việt Nam.

108. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 ban

hành Kế hoạch quốc gia về kiểm soát ô nhiễm đến năm 2010.

109.Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 về việc

theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài

nguyênmôi trường và phát triển bền vững.

110. Vũ Thị Duyên Thủy (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt

Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học Trường Đại học Luật

Hà Nội.

164

111. Từ điển trực tuyến: http://thefreedictionary.com.

112. Tổng cục Môi trường - CụcKiểm soát ô nhiễm,Nhiệm vụ điều tra, khảo sát,

xây dựng các bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô

nhiễm trên phạm vi toàn quốc, Hà Nội 2010 và Nguyễn Trung Thắng, Dương Thị

Phương Anh, (2011) “Một số vấn đề về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải ở nước

ta” Tạp chí Môi trường, (11).

113.Lê Thế Phúc (2003), Pháp luật về tiêu chuẩn môi trường Việt Nam - Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

114. ToNy Penn (2008), “Đánh giá thiệt hại tài nguyên thiên nhiên theo quy định

của pháp luật Hoa Kỳ”, Cục Quản lý Khí tượng và Hải dương quốc gia Hoa Kỳ, Tạp chí

Môi trường, (2).

115.Anh Tuấn,Trung Quốc và cuộc chiến cam go với ô nhiễm môi trường. Truy

cập Thứ 3, 12:00, ngày 17/03/2015. Nguồn: http://vov.vn/thegioi/trung-quoc-va-cuoc-

chien-cam-go-voi-o-nhiem-moi-truong-388674.vov

116. Lê Thị Phương Thảo (2008), Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt

Nam, Khoa luận tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

117. Hoàng Dương Tùng – Lê Hoàng Anh (2008), “Báo cáo môi trường quốc gia

năm 2007 môi trường không khí đô thị Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (9).

118. Đinh Xuân Thắng (2003), Ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia, TP Hồ

Chí Minh.

119. Tổng cục Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm, (2013) Khung 3.4. Kết quả

quan trắc môi trường không khí các làng nghề tại Hà Nội (2009 – 2012).

120. Tổng Cục Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm, báo cáo: “Kiểm kê phát thải,

quan trắc và hiện trạng quản lý chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam”, trong

Hội thảo Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Hà Nội, 03/2012.

121. Nguyễn Thị Thanh Trâm (2010), “Tiêu chí Thành phố bền vững về môi

trường của các nước ASEAN – Thực trạng các đô thị vừa và nhỏ”, Tạp chí Môi trường,

(4).

122. Ô nhiễm không khí nguy cơ cao đối với sức khỏe người dân châu Á, ĐH, theo

tài liệu của (CAI – Aisa), Tạp chí Môi trường, số 04/2009, tr55.

165

123. Tin Nóng, Siêu bão Hải Yến gây thiệt hại 14 tỉ USD cho Philippines. Truy cập

ngày 11/11/2013., lúc 14:26. Nguồn: http://tinnong.vn/pages/20131111/sieu-bao-hai-

yen-gay-thiet-hai-14-ti-usd-cho-philippines.aspx.

124.Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kiểm soát ô nhiễm khu

vực đông dân nghèo (PCDA) – Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương

(PPCF),Chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường giữa Việt Nam và Đan Mạch.

125. Tạp chí Cộng sản, Hiện trạng môi trường Việt Nam và những lời báo động.

Nguồn http://www.tinmoi.vn/hien-trang-moi-truong-viet-nam-va-nhung-loi-bao-dong-

011271219.html. Và bài: Chủ động ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu

đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta,truy cập 0:8' 10/10/2013. Nguồn:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=23994&print=tre.

Và Tạp chí Cộng sản, Hội nghị COP 21 - “Ràng buộc, toàn cầu và tham vọng”. Nguồn:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=36440&

print=true. Cập nhật 22:44' 30/11/2015.

126. Vũ Thị Duyên Thủy, (2002), Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt

Nam hiện nay – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

127.Viện Ngôn ngữ (2007), Từ điển Tiếng Việt,Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

128. Viện Khoa học pháp lý (2003), Thực trạng luật môi trường Việt Nam và kinh

nghiệm quốc tế, Hà Nội.

129.Viện Khoa học pháp lý (2007), Hoàn thiện khung pháp luật về môi trường ở

Việt Nam, Hà Nội.

130. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

131.Tuệ Văn,Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới. Truy cập 18:09,

01/09/2011. Nguồn:http://baodientu.chinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-

Thu-tuong-Chinh-phu/Lo-trinh-ap-dung-tieu-chuan-khi-thai-xe-co-gioi/98093.vgp.

132.Ngô Vũ, Kinh nghiệm quản lý chất lượng không khí của Hàn Quốc, Trường

Đại Học Vũ Hán. Nguồn: http://www.pipcn.com (trang web Kiến trúc Trung Quốc).

133.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BBx%8

1 n_v%E1%BB%AFng.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

166

134. “Pollution - Definition from the Merriam-Webster Online Dictionary”.

Merriam-webster.com. 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010.

135. Environmental Performance Report 2001 (Transport, Canada website page).

136. State of the Environment, Issue: Air Quality (Australian Government website

page)

137. Pollution and Society Marisa Buchanan and Carl Horwitz, University of

Michigan.

138. Beychok, Milton R. (January năm 1987). “A data base for dioxin and furan

emissions from refuse incinerators”. Atmospheric Environment 21 (1): 29–

36. doi:10.1016/0004-6981(87)90267-8.

139. "Air pollution control engineering" của tác giả McGrew- HUI, Inc, Philippe

Sands, 1995;

140. "Carbon-related border tax adjustment: mitigating climate change or

restricting international trade?" của Christine Kaufmann, Rolf H. Weber;

141a.Declaration of the United Nations Conference on the Human Environment,

1972.

141. "Air quality: legal and policy issues”, của tác giả Scott Lyness. Env. Law

2010, 56, 6-20. [Environmental Law], Publication Date: 2010;

142. “International treaties and US laws as tools to regulate the greenhouse gas

emissions from ships and ports”, của Richard Hildreth, Alison Torbitt. I.J.M.C.L. 2010,

25(3), 347-376, International Journal of Marine & Coastal Law, Publication Date: 2010;

143. “The institutional and contractual instruments of Kyoto's Clean Development

Mechanism”, của tác giả Jean-Charles Bancal, Julia Kalfon, International Business Law

Journal 2009;

144. The "financial mechanism" and "flexible mechanisms" of the United Nations

Framework Convention on Climate Change, của tác giả Jean-Charles Bancal,

International Business Law Review 2009;

145. Air pollution, Sarah Hannett. J. Env. L. 2007, 19(2), 267-268 [Journal of

Environmental Law] Publication Date: 2007;

146. Pollution, Vanessa Edwards.J. Env. L. 2006, 18(1), 163-165[Journal of

Environmental Law], Publication Date: 2006;

167

147. Japan's measures for controlling air pollution, Thomas I. Mills. Env. Liability

1996, 4(3), 60-66, Publication Date: 1996.

148. Emission trading under the United States Clean Air Act, James A. Holtkamp.

Env. Liability 1993, 1(6), 125-131, Publication Date: 1993.

149. Integrated pollution control, David Cuckson. I.C.C.L.R. 1991, 2(5), 179-182

[International Company and Commercial Law Review], Publication Date: 1991.

150. Air pollution legislation in the United States and the Community, Daniel P.

McGrory. E.L. Rev. 1990, 15(4), 298-316 [European Law Review], Publication Date:

1990. Legislation Cited: Clean Air Act 1970 (United States).

151. Noel de Nevers: Air pollution control engineering, McGrew- HUI, Inc,

Phỉlỉppe Sands, 1995.

152. Principles of International Environmental Law (Volume 1), Frameworks

Standarts and Implementatỉon, Manchester University Press, UK, 2000.

153. The European Parliament and oỷthe Council: Directive 2004/35/CE of 21

April 2004 on environmental liability with regard to the prevention and remedying of

environmentaỉ damage.

154. Harvey, Fiona. “Durban deal will not avert catastrophic climate change, say

scientists”, The Guardian, 11 tháng 12 năm 2011. Truy cập 11 tháng 12 năm 2011.

155. Butterworths' Sudent, Companions, Litigation and Alternative Dispute

Resolution – Environmental Law and Policy in Australia, tr. 821-827.

156. Philippe Sand (2003), Principles of International Environmental Law, 2nd

edition, Cambridge, tr. 869 ff.

157. Environmental control regulation in Japan (1990), Tokyo.