44
Đề cương bài giảng chuyên đề 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Tài liệu phát cho học viên 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NCKH 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 1. Phương pháp Từ trước tới nay,có nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp: Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ chữ “méthodos” (tiếng Hy lạp) là cách thức, con đường, phương thức của hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích. - Theo Hê-ghen: phương pháp là “ý thức về hình thức của sự tự vận động bên của nội dung” (LêNin – Bút ký triết học). Định nghĩa này đã chỉ rõ bản chất của “phương pháp, sự phụ thuộc của phương pháp vào nội dung. - Theo R. caude: “Phương pháp là con đường hợp lý của tư duy để phát triển chân lý”. - Theo đại từ điển tiếng Việt (tr.1351): + Phương pháp, cách thức tiến hành để có hiệu quả cao. +Phương pháp là phương tiện, cách thức, con đường để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. - Theo từ điển Hán –Việt (Phan Văn Các): Lề lối, cách thức phải theo để suy nghĩ, hành động nhằm đạt kết quả tốt. Trong ngôn ngữ khoa học thì phương pháp là tập hợp những biện pháp, thủ đoạn, thao tác dựa trên những nguyên tắc nhất định (thường thì những nguyên tắc này được rút ra từ sự hiểu biết về các quy luật khách quan), được sử dụng trong một hoạt động cụ thể, nhằm đạt tới những mục đích nào đó. 2. Phương pháp luận - Theo Đại từ điển tiếng việt PPL có hai nghĩa: 1

Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Đề cương bài giảng chuyên đề 2PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG

TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Tài liệu phát cho học viên

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NCKH2.1.1. Các khái niệm có liên quan 1. Phương pháp Từ trước tới nay,có nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp:Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ chữ “méthodos” (tiếng Hy lạp) là

cách thức, con đường, phương thức của hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích.

- Theo Hê-ghen: phương pháp là “ý thức về hình thức của sự tự vận động bên của nội dung” (LêNin – Bút ký triết học).

Định nghĩa này đã chỉ rõ bản chất của “phương pháp, sự phụ thuộc của phương pháp vào nội dung.

- Theo R. caude: “Phương pháp là con đường hợp lý của tư duy để phát triển chân lý”.- Theo đại từ điển tiếng Việt (tr.1351):+ Phương pháp, cách thức tiến hành để có hiệu quả cao.+Phương pháp là phương tiện, cách thức, con đường để đạt tới mục đích nhất định,

để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. - Theo từ điển Hán –Việt (Phan Văn Các): Lề lối, cách thức phải theo để suy nghĩ,

hành động nhằm đạt kết quả tốt. Trong ngôn ngữ khoa học thì phương pháp là tập hợp những biện pháp, thủ

đoạn, thao tác dựa trên những nguyên tắc nhất định (thường thì những nguyên tắc này được rút ra từ sự hiểu biết về các quy luật khách quan), được sử dụng trong một hoạt động cụ thể, nhằm đạt tới những mục đích nào đó.

2. Phương pháp luận - Theo Đại từ điển tiếng việt PPL có hai nghĩa:(1), Học thuyết về phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới (PPL duy vật biện chứng )(2), Tổng thể nói chung những phương pháp nghiên cứu vận dụng trong một khoa

học (PPL của sử học, toán học..... )Định nghĩa (1) mang tính khái quát hơn định nghĩ (2)

Giữa phương pháp luận và phương pháp cũng có những cấp độ khác nhau.- Phương pháp luận nghiên cứu phương pháp không phải để đề ra phương pháp, mà

chỉ nhằm tạo ra những quan điểm, nguyên tắc chung cho việc xác định, lựa chọn và áp dụng phương pháp. Thực tiễn đã chứng tỏ, nghiên cứu khoa học không thể có phương pháp đúng nếu như xuất phát từ những quan điểm, nguyên tắc sai lầm.

1

Page 2: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

- Phương pháp luận cũng có những cấp độ khác nhau: phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học), phương pháp luận cho một nhóm ngành hoặc ngành khoa học và phương pháp luận bộ môn, phương pháp luận cho đề tài khoa học.

3. Phương pháp luận NCKHKhoa học hiện đại có kết cấu bởi nhiều thành phần, trong đó có ba bộ phận chủ yếu:(1). Hệ thống các khái niệm, phạm trù, những quy luật, các lý thuyết, học thuyết về

khoa học.(2). Hệ thống tri thức ứng dụng đưa các các thành tựu khoa học vào sản xuất và

quản lý xã hội , nhằm cải tạo thực tiễn.(3). Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu, về các con đường tìm tòi, sáng

tạo khoa học- hay con gọi là PPLNCKH.Vậy,PPLNCKH là gì ?. Có thể có nhiều quan niệm khác nhau về PPLNCKH, trong

bài giảng xin nêu khái niệm của tác giả Phạm Viết Vượng trong giáo trình PPLNCKH-NXB,ĐHQG, HN1997: Phương pháp luận NCKH là là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học, bao gồm các lý thuyết về cơ chế sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đối tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp, kỹ thuật và lôgíc tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp, tổ chức, quản lý quá trình ấy. [PPLNCKH- Phạm Viết Vượng NXB,ĐHQG, HN1997, tr8].

Từ khái niệm trên ta có thể nói: - Phương pháp luận NCKH là một trong ba bộ phận quan trọng của khoa học, là

khoa học về lựa chọn PP, dùng PP như thế nào? (bàn luận về PP sao cho tối ưu, hiệu quả) đó chính là nội dung của phương pháp luận NCKH.

- Đối tượng NC của Phương pháp luận NCKH :(1).Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hoạt động NCKH, tổng kết các quy luật

phát triển của khoa học hiện đại;(2). Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức của nhà khoa

học và các kỹ năng thực hành sáng tạo của nhà khoa học;(3).Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tượng nhận

thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về PPNCKH, với tư cách là con đường, cách thức và kỹ năng nghiên cứu cụ thể, đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận;

(4). Xác định các bước đi trong tiến trình nghiên cứu một đề tài, đồng thời tìm ra cấu trúc lôgíc nội dung của các công trình khoa học đó;

(5).Nghiên cứu phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu KH&CN, ứng dụng các thành tựu KH vào sản xuất, kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh....

Từ đối tượng nghiên cứu của PPLNCKH ta có thể kết luận:- PPLNCKH là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn NCKH và nó

trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn các nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành sáng tạo khoa học.

2

Page 3: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

- Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp nhận thức khoa học chính là sự tự ý thức của khoa học về con đường phát triển của chính bản thân mình.

- Trong NCKH không có vấn đề nào, đề tài nào lại không liên quan đến vấn đề PPL, nắm vững PPL chính là nắm vững con đường đi tìm chân lý.

Phương pháp luận NCKH của tác giả Phạm Viết Vượng nó mang tính chất khái quát như đinh nghĩa (1) trong Đại từ điển tiếng Việt.

4. Phương pháp NCKHXuất phát từ những khái niệm phổ biến về phương pháp đã xét ở trên, hiện nay có các định

nghĩa về Phương pháp NCKH như sau:(1) Phương pháp NCKH là tổng hợp các nguyên tắc, hình thức, biện pháp, thủ

pháp, thủ thuật rút ra từ trí thức về các quy luật khách quan mà con người phải thực hiện, được áp dụng kết hợp chặt chẽ với nhau theo một trình tự lôgích nhất định để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề khoa học đặt ra, để thu được kết quả nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn hoạt động NCKH [ NGUYỄN CHÍNH TRUNG-PPNCKHQS - HVQP 1994].

(2) PPNCKH, là cách thức, con đường thu thập, phân tích, xử lý thông tin nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu để đạt mục đích đề ra [Trịnh Quang Từ, PPNCKH, Tr45].

Chú ý: Qua khái niệm PPNCKH cần nắm và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa PPLNCKH và PPNCKH?

- Giống nhau: đều tìm con đường để giải quyết một vấn đề khoa học một cách tối ưu nhất.

- Khác nhau: + PPLNCKH là lý thuyết về nhận thức khoa học (mang tính lý luận về nhận thức và

tổ chức thực hiện các công trình khoa học).+ PPNCKH, vận dụng lý luận chung về lý luận nhận thức khoa học, tìm các biện

pháp cụ thể để thực hiện một đề tài cụ thể .Có thể nói PPNCKH là một bộ phận, là phạm trù trung tâm của PPLNCKH. Phương pháp NCKH có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận hiện thực, làm

sáng tỏ các hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan, tìm cách giải quyết tối ưu vấn đề khoa học đã được đặt ra. Kết quả giải quyết các nhiệm vụ lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý kinh tế –kỹ thuật phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp.

Vai trò của phương pháp NCKH được các nhà khoa học lớn đánh giá như sau:+ Páp Lốp: "Trong khoa học thì phương pháp là cái đầu tiên và là cái cơ bản” + Các Mác: “Không thể trông đợi vào kết quả nếu đi tới đích bằng con đường sai lầm".+KrưLốp: "Đối với con tàu khoa học, phương pháp vừa là chiếc la bàn, lại vừa là

bánh lái, nó chỉ phương hướng và cách thức hành động".3

Page 4: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Vai trò quan trọng của PPNCKH được thể hiện trong chính chức năng cơ bản của phương pháp nghiên cứu KH đó là:

- Trang bị cho người nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc định hướng đúng, thúc đẩy mọi hoạt động nghiên cứu sáng tạo.

- Làm cho quá trình nghiên cứu đi theo trình tự lôgíc chặt chẽ hợp lý.- Là phương tiện (công cụ) để trực tiếp thực hành NCKH2.1.2. Bản chất, nội dung và hình thức của phương pháp NCKH (1) Về bản chất- Phương pháp NCKH là phương thức tư duy, sử dụng những tri thức đã có, những

quy luật đã biết để nghiên cứu những hiện tượng và quá trình của sự vật chưa nhận thức được, tìm ra cách giải quyết tối ưu.

Nói phương pháp nghiên cứu khoa học là phương thức tư duy, phương pháp nhận thức vì đó là con đường, cách thức để thu được tri thức khoa học, không phải là phương tiện vật chất cụ thể (như ống nhòm trong quan sát, thước đo trong phương pháp thực nghiệm).

- Mặt khác phương pháp nghiên cứu khoa học còn là phương pháp nhận thức, nhằm tìm ra được tri thức mới và hoàn thiện lý luận khoa học.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức nhằm tìm ra tri thức mới, khác về bản chất so với phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học cũng là phưong pháp nhận thức, nhưng không phải để tìm ra tri thức mới mà để làm cho người học tiếp thu nhanh nhất, vững chắc nhất tri thức đã có của loài người, qua đó bồi dưỡng năng lực công tác, tư duy sáng tạo.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương thức tư duy, sử dụng những tri thức đã có; những quy luật đã biết để nghiên cứu những hiện tượng và sự vật chưa nhận thức được, tìm ra cách giải quyết tối ưu.

(2) Về nội dung- Phương pháp là sự phản ánh những mặt và những mối liên hệ cơ bản của thế giới

khách quan(1.Đây là mặt khách quan của phương pháp khoa học, không thể chủ quan tuỳ tiện lựa

chọn và sử dụng phương pháp. Phương pháp khoa học biểu hiện một cách trực tiếp như là cách thức hành động do chủ thể (người nghiên cứu) đề ra và chỉ phụ thuộc vào chủ thể (H.2-1). Ngược lại, nội dung thực chất của phương pháp khoa học không phải hình thành tuỳ ý của chủ thể mà do khách thể đối tượng nghiên cứu cần nhận thức, do các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu đó (khách thể) quyết định. Do đó phương pháp gắn liền với đối tượng nghiên cứu (khách thể) do đối tượng nghiên cứu quyết định (H.2-1).

Phép biện chứng duy vật là phương pháp khoa học phổ biến, phản ánh trong nội dung (của nó) những quy luật vận động khách quan chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư (1. Cơ sở lý luận, đã trình bày ở mục (1) Khái niệm - mặt khách quan và mặt chủ quan của phương pháp.

4

Page 5: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

duy. Khi nói “phép biện chứng là cái tương tự với hiện thực” - Ăng-Ghen đã chỉ ra cái gốc rễ nhất của phương pháp. Do đó mỗi phương pháp chỉ được gọi là phương pháp khoa học chân chính, đúng đắn khi nó phù hợp với những nét cơ bản, với tính chất và các mối liên hệ của đối tượng được nghiên cứu.

Các quy luật vận động khách quan của đối tượng nghiên cứu không chỉ phản ánh vào phương pháp mà còn phản ánh trong lý thuyết khoa học tương ứng (hoặc một bộ môn khoa học nhất định). Do đó phương pháp khoa học còn gắn liền với lý thuyết khoa học, bộ môn khoa học, phụ thuộc trực tiếp vào trình độ phát triển của lý thuyết khoa học (xem hình 2.1).

Trong mối quan hệ giữa phương pháp và lý thuyết khoa học, có thể coi mỗi lý thuyết khoa học như là một phương pháp khoa học ở dạng khả năng và mỗi phương pháp khoa học đặc trưng cho lý thuyết trong hành động.

Vì mỗi lý thuyết khoa học như là một phương pháp khoa học ở dạng khả năng nên mỗi môn khoa học còn là một lôgic ứng dụng. Môn khoa học ấy không những trang bị những tri thức về đối tượng mà còn trang bị phương pháp khoa học bằng việc sử dụng những tri thức ấy thành tư tưởng chỉ đạo và quy tắc hành động trong nghiên cứu các hiện tượng và sự vật mới.

Phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các tri thức về đối tượng được nghiên cứu, các tri thức được vận dụng để nghiên cứu các hiện tượng, các mặt và phạm vi mới của đối tượng. Như vậy, việc hoàn thiện các phương pháp nhận thức khoa học phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lý luận khoa học.

Ví dụ: trong thế kỷ thứ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong khoa học là do trình độ tri thức lúc đó mới ở mức “cho rằng thế giới vật chất là bất biến, mọi sự vật cô lập, tách rời...”. Chỉ sang thế kỷ 19, với những phát kiến khoa học vĩ đại cho phép nhận thức

5

Phương pháp

Khách thể(Đối tượng)

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể

Lý thuyết, bộ môn khoa học

Chủ thể(Tư duy của

người nghiên) cứu)

Tư tưởng, nguyên tắc

Quy tắc,cách thức

Page 6: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

được thế giới vật chất vận động phát triển, mọi sự vật thống nhất, liên hệ hữu cơ, mới có thể vận dụng phương pháp biện chứng duy vật trong nghiên cứu khoa học.

3) Về hình thức- Phương pháp hoa học là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc nhận thức chung được đề

ra làm cơ sở hoạt động lý luận và thực tiễn của con người.Đây là mặt chủ quan của phương pháp khoa học. Những nguyên tắc, quy tắc nhận

thức đã được nẩy sinh từ những quy luật khách quan của đối tượng nghiên cứu mà chủ thể nghiên cứu sử dụng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.

Nếu lý thuyết khoa học được biểu hiện ra bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật... thì phương pháp khoa học được biểu hiện ra bằng các nguyên tắc, các quy tắc của hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Ví dụ: nguyên tắc về tính khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể...; quy tắc phân tích đi đôi với tổng hợp, cái riêng gắn liền với cái chung...; quy tắc thu thập tư liệu, đọc tài liệu sách báo...

Tư tưởng chỉ đạo chung và các nguyên tắc, một mặt là điểm xuất phát của các quy tắc và cách thức cụ thể, mặt khác chúng tạo nên những thành phần cấu trúc chủ yếu của mỗi phương pháp khoa học.

Có thể nói, bất kì phương pháp khoa học nào cũng chỉ là công cụ đặc thù của nhận thức, đó là quy luật nội tại của sự vận động tư duy đến đối tượng.

Phương pháp khoa học luôn luôn xuất hiện từ tính quy luật phát triển của đối tượng nghiên cứu và bao gồm những nguyên tắc, quy tắc sinh ra từ những quy luật đó. Những nguyên tắc, quy tắc này điều chỉnh hoạt động lý luận hoặc hoạt động nhận thức để nắm bắt thế giới. Không chỉ có nội dung của tri thức mà cả các hình thức của hoạt động nhận thức cũng đều do thế giới vật chất, do sự tác động qua lại của khách quan và chủ quan quyết định. Đó là quan điểm đúng đắn duy nhất để giải quyết vấn đề bản chất và nội dung của các phương pháp khoa học, công tác NCKH.

2.1.3. Phân loại hệ thống các phương pháp NCKHTheo phạm vi ứng dụng (rộng hay hẹp) Các PPNC được chia thành 3 nhóm:- Phương pháp triết học là phương pháp khái quát nhất, phổ biến nhất áp dụng cho

mọi lĩnh vực nhận thức trong lý luận NCKH như: ba phép biện chứng duy vật (sự vật hiện

tượng là chỉnh thể, luân vận động, luôn đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn để phát triển), sáu cặp phạm trù...

Có thể nói Phương pháp triết học là phương pháp vạn năng có thể áp dụng phổ biến cho các môn khoa học khác. Trong tất cả các cách phân loại trên, dù thuộc nhóm nào, các phương pháp triết học đều có ý nghĩa cốt lõi.

- Các phương pháp khoa học chung (hoặc các phương pháp chung cho các khoa học), là những phương pháp chung cho mọi hoạt động tư duy của con người trong bất kì lĩnh vực

6

Page 7: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

lý luận và thực tiễn nào. PPKHC bao gồm các phương pháp: quan sát, thực nghiệm; khảo sát, điều tra; lịch sử, lôgíc...; phương pháp chuyên gia; hệ thống cấu trúc; các phương pháp toán học...

Phương pháp khoa học chung (PPKHC), áp dụng cho nhiều môn khoa học (nhưng không phải là tất cả, mỗi PP chỉ làm một chức năng chuyên dụng hoàn toàn xác định: quan sát dẫn đến thu thập thông tin; phân tích dẫn đến vạch ra từng mặt của một hiện tượng, từng giai đoạn của một quá trình).

- Các phương pháp chuyên ngành: phương pháp chỉ dùng trong một chuyên ngành khoa học.

Căn cứ vào lôgíc nội tại của hoạt động nhận thức Căn cứ vào lôgíc nội tại của hoạt động nhận thức, chia ra:- Các phương pháp nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm (ở mức kinh nghiệm) như quan

sát, thử nghiệm . . .- Các phương pháp dựa vào suy lý lôgíc (quy nạp, diễn giải; phân tích, tổng hợp;

lịch sử, lôgíc..) Căn cứ vào vị trí, chức năng khác nhau của hoạt động nhận thứcCăn cứ vào vị trí, chức năng khác nhau của hoạt động nhận thức, chia ra hai nhóm :- Phương pháp tiếp cận, có chức năng định hướng chung cho quá trình nghiên cứu

đối tượng, như: phương pháp triết học (chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử), các quy luật, phạm trù.... Làm chức năng phương pháp luận (có thể coi phương pháp tiếp cận là phương pháp sử dụng các phương pháp);

- Các phương pháp cụ thể là công cụ trực tiếp để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức như: tìm kiếm thông tin gốc, xử lý thông tin, các phương pháp quan sát, thực nghiệm, phân tích, quy nạp, diễn dịch; trừu tượng hoá, khái quát hoá....

Tóm lại, kết quả của công tác nghiên cứu khoa học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực chất là phương pháp nhận thức, phương thức tư duy. Nội dung của phương pháp là do quy luật vận động khách quan của đối tượng nghiên cứu quyết định, gắn liền với tri thức phản ánh đối tượng đó.

2.2. PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ LÔGÍC2.2.1. Phương pháp lịch sử

ĐN: Phương pháp lich sử, là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng bằng cách xem xét, theo dõi các giai đạon phát triển thực cụ thể của chúng từ lúc phát sinh, hình thành đến quá trình vận động biến đổi trong những điều kiện nhất định, với mọi tính chất cụ thể của chúng.

Ý nghĩa: Bằng phương pháp này, các sự kiện được nghiên cứu với tính liên lục, bao gồm cả

các trường hợp ngẫu nhiên, quanh co, nhảy vọt, các bước ngoặt, các chỗ chệch hướng, dừng lại hay chuyển động ngược chiều.

7

Page 8: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

- Trong NCKH XHNV, đây là phương pháp phổ biến dùng để nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế, xã hội, kỹ thuật ...

Yêu cầu : - Để phát hiện sự thay đổi liên lục trong trạng thái cửa sự vật, phải tính đến các điều

kiện cụ thế về địa điểm (không gian), thời gian, đồng thời phải nghiên cứu các sự kiện, các nhân vật cụ thể, các hoạt động cụ thể với tính sinh động của lịch sử và với bản chất vốn có của nó, không được xuyên tạc lịch sử.

- Quá trình nghiên cứu phải phát hiện ra không những hình thức diễn biến của quá trình phát triển, mà còn phải nhận thức được tính quy luật phát triển của sự vật, phát hiện ra bản chất của nó, rút ra được bài học kinh nghiệm, quy luật phát triển có thể vận dụng cho tương lai.

2.2.2. Phương pháp lôgícĐN: Lô gíc học là khoa học về các quy luật, hình thức của tư duy, đề ra các nguyên

tắc, phương pháp chung để vận dụng vào mọi quá trình tư duy cụ thể nhằm phản ánh được thế giới khách quan, nắm bắt được chân lý.

Theo Lênin: “ chân lý là vấn đề trung tâm của khoa học lôgíc”.Phương pháp lôgíc là sự tái hiện lịch sử bằng các tư duy, lý luận; các sự việc, sự kiện được

nêu lên một cách khái quát trong mối liên hệ tất yếu có tính quy luật; loại trừ các trường hợp quanh co, các bước ngoặt ngẫu nhiên, không cơ bản hay không điển hình.

Trong NCKH các phương pháp lôgíc giữ vị trí quan trọng, được áp dụng rộng rãi trong các giai đoạn và trong tất cả các phương pháp khác.

Trong phương pháp lôgíc, thường vận dụng các thủ pháp như: phân tích - tổng hợp; quy nạp - diễn dịch; so sánh - đối chiếu; phân loại - hệ thống; tự nhiên - mô hình .

Phân tích và tổng hợp Phân tích, là thủ pháp phân chia các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu từng bộ phận,

yếu tố trong mối liên hệ tổng thể thống nhất, nhằm phát hiện ra bản chất hiện tượng. Tổng hợp , là thủ pháp liên kết tất cả những bộ phận riêng lẻ đã nhận thức được qua

quá trình phân tích, vạch ra mối hên hệ của chúng để nhận thức được cái toàn thể (cái bản chất – chân lý).

Phân tích và tổng hợp là hai thủ pháp nhận thức khác nhau, và có chiều hướng đối lập nhau, song lại thống nhất biện chứng với nhau. Cơ sở của mối quan hệ biện chứng giữa hệ thống và yếu tố. Không có phân tích thì không có tổng hợp.

Thực vậy muốn tìm ra nguyên nhân thắng lợi hay thất bại của một kế hoạch kinh doanh , cần đi sâu phân tích từng vấn đề đặc trưng cho bản chất của hiện tượng đó, từ đó mới có thể rút ra kết luận chính xác .

Phân tích và tổng hợp được sử dụng trong tất cả các giai đoạn nghiên cứu và áp dụng ngày một rộng rãi. Chính vì vậy, một số tài liệu gần đây xác định nó là một phương pháp riêng “ Phương pháp phân tích và tổng hợp”.

8

Page 9: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Quy nạp và diễn dịch.trình rút ra nguyên lý chung từ sự quan sát một loạt những sự thật riêng lẻ. Quy nạp là phương thức để khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm, nhằm tìm ra cái

chung, là quá trình vận động của tư duy từ tiền đề riêng đến kết luận chung.Ví dụ, từ những kinh nghiệm đã có, dùng thủ pháp quy nạp, khái quát thành những quy luật

trong sản xuất, kinh doanh Cần chú ý: không dược tuyệt đối hoá phép quy nạp, lấy nó làm phương pháp duy

nhất để khái quát và rút ra kết luận. Bởi vì các sự kiện riêng lẻ rất nhiều và không thể bao quát hết chúng được. Còn sự khái quát dựa trên cơ sở chỉ nghiên cứu một số hay thậm chí nhiều sự việc đi nữa thì vẫn còn khả năng kết luận sai lầm.

Diễn dịch là hoạt động tư duy từ cái chung đến cái riêng, đi từ những luận đề lý luận chung đến những kết luận riêng rút ra từ những luận đề đó .

Nắm được cái chung cho phép nghiên cứu các bộ phận có kết quả hơn. Ví dụ, để nghiên cứu các vấn đề kinh tế vi mô, cần thiết phải hiểu rõ đặc điểm, quy luật

kinh tế vĩ mô. . .Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức khác nhau, có chiều hướng đối

lập nhau, song có liên hệ hữu cơ với nhau, được áp dụng trong một thể thống nhất trong bất kì công trình nghiên cứu nào.

Quy nạp và diễn dịch cũng được sử dụng trong tất cả các giai đoạn nghiên cứu và áp dụng ngày một rộng rãi. Chính vì vậy, một số tài liệu gần đây xác định nó là một phương pháp riêng “ Phương pháp so sánh và khái quát, đi từ trừu tượng đến cụ thể”.

2.2.3. Mối quan hê giữa phương pháp lich sử và lô gíc Trong mối liên hệ giữa lịch sử và lôgíc thì lịch sử là cái có trước, lôgíc là cái có

sau, lôgíc là phản ánh lịch sử quy định. Do đó để phản ánh đúng đắn lịch sử, đòi hỏi phải xuất phát từ lịch sử, phải thống nhất, phù hợp với lịch sử. Cho nên, sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử là một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng của lôgíc biện chứng trong nhận thức khoa học.

Về lô gíc kết hợp giữa lịch sử và lôgíc trong bất kỳ ngành khoa học nào cũng thường được tiến hành theo quy trình:

+ Nghiên cứu những tài liệu, thông tin thực tế có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa+ Sử dụng các thủ pháp : phân tích –tổng hợp, quy nạp – diễn dịch hệ thống hóa,

tìm ra các mối quan hệ bên trong và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu. Chú ý : Không nên coi phương pháp lịch sử chỉ là việc ghi chép, liệt kê các sự kiện.

Nó phải có sự khái quát như phương pháp lôgíc, tìm ra các quy luật phát triển lịch sử.- Còn phương pháp lôgíc không phải chỉ hoàn toàn nêu lên quá trình phát triển dưới

một hình thức trừu tượng. Ngược lại, nó cần có minh hoạ bằng lịch sử và luôn luôn gắn liền với thực tế.

9

Page 10: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT VÀ THỰC NGHIỆMQuan sát, thực nghiệm là hai phương pháp nghiên cứu, song thường được sử dụng đi đôi

với nhau tạo thành một cặp phương pháp.

2.3.1. Quan sátQuan sát là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong trạng thái tự nhiên

vốn có của chúng, bằng sự thụ cảm của các giác quan của người nghiên cứu, nhằm một mục tiêu nghiên cứu và theo một kế hoạch đã xác định.

Có thể quan sát trực tiếp hoặc quan sát gián tiếp qua các phương tiện quan sát để tăng cường khả năng thụ cảm của các giác quan của người nghiên cứu, như: ống nhòm, kính viễn vọng không gian, kính hiển vi điện tử, máy X quang, máy siêu âm, máy ghi hình v.v. Một số phương tiện quan sát có thể đưa lên vũ trụ hoặc đặt trong tàu ngầm nghiên cứu khoa học để lặn sâu xuống đại dương.

Quan sát là phương pháp nghiên cứu khoa học xuất hiện sớm nhất và được dùng phổ biến nhất. Mọi ngành khoa học đều bắt đầu hình thành trên cơ sở quan sát. Quá trình quan sát người nghiên cứu không được gây biến đổi nhân tạo đến bản chất vốn có của đối tượng nghiên cứu.

Quan sát phải được lặp lại nhiều lần trong các điều kiện giống nhau hoặc khác nhau mới cho kết quả đáng tin cậy.

Quan sát thường có ba giai đoạn: - Quan sát mô tả;- Quan sát phân tích;- Quan sát hệ thống. Quan sát mô tả thường là quan sát trực tiếp bên ngoài và toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Quan sát phân tích là quan sát sâu bên trong, đi sâu vào từng yếu tố (phần tử), từng

quá trình, từng hiện tượng ở dạng cô lập của đối tượng nghiên cứu; có thể quan sát trực tiếp hoặc quan sát gián tiếp. Qua quan sát phân tích, người nghiên cứu có thể tìm tòi, khám phá ra bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Quan sát hệ thống là quan sát các mối liên hệ giữa các yếu tố (phân tử), các mối liên hệ giữa các quá trình, cũng như các mối liên hệ giữa các hiện tượng cùng loại để tìm ra quy luật, định luật của đối tượng nghiên cứu.

Quan sát đòi hỏi phải có kế hoạch tỉ mỉ, xác định rõ mục tiêu quan sát, đối tượng quan sát, nội dung quan sát, phương tiện và phương pháp quan sát, người quan sát, không gian quan sát và thời gian quan sát. Phải ghi kết quả quan sát một cách trung thực, đầy đủ, tỉ mỉ vào mẫu biểu quy định; sau đó, vận dụng kết hợp các phương pháp toán học, lô-gíc, hệ thống - cấu trúc để xử lý kết quả quan sát, rút ra được các kết luận cần thiết, thực hiện được mục tiêu quan sát.

Tuy nhiên, kết quả quan sát lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người quan sát và chỉ ở mức kinh nghiệm.

10

Page 11: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

2.3. 2. Thực nghiệmThực nghiệm - còn gọi là thí nghiệm - là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện

tượng bằng cách can thiệp trực tiếp vào quá trình diễn biến tự nhiên của chúng nhằm một mục tiêu nghiên cứu và theo một kế hoạch đã xác định. "Can thiệp trực tiếp" là tái tạo sự vật, hiện tượng trong phòng thí nghiệm hoặc trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.., rồi sử dụng phương tiện (công cụ) tác động lên đối tượng nghiên cứu để khám phá được thuộc tính tiềm ẩn không quan sát được hoặc thay đổi các điều kiện của môi trường để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng nghiên cứu.

Thực nghiệm thường tiến hành sau quan sát, khi đã xây dựng được giả thuyết khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

Phân loại Thực nghiệm có thể được phân loại theo mục đích, tính chất, mối trường, chuyên ngành, kết quả...

Theo mục đích, có thực nghiệm thăm dò - còn gọi thực nghiệm nghiên cứu - và thực nghiệm kiểm tra.

Theo tính chất, có thực nghiệm đối chứng, thực nghiệm so sánh và thực nghiệm song hành.

Theo môi trường, có thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm trong môi trường tự nhiên, xã hội và tác chiến.

Theo chuyên ngành, có thực nghiệm về kỹ thuật, về tâm lý học, về giáo dục học, về y - dược học, về khoa học quân sự v.v.

Theo kết quả, có thực nghiệm khẳng định (dương tính) và thực nghiệm phủ định (âm tính).Chú ý - Khi tiến hành thực nghiệm phải bảo đảm số lần thực nghiệm đủ lớn (không quá ít,

không quá nhiều); lựa chọn điều kiện thực nghiệm thích hợp và sát với thực tiễn nhất; chính xác, trung thực, khách quan và bảo đảm an toàn tuyệt đối.

- Cũng như phương pháp quan sát, thực nghiệm đòi hỏi phải có kế hoạch tỉ mỉ, xác định rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung, phương tiện, phương pháp...

- Kết quả thực nghiệm phải được ghi chép một cách trung thực, đầy đủ, tỉ mỉ vào mẫu biểu quy định; sau đó, phải xử lý số liệu thực nghiệm bằng vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, thực nghiệm vẫn ở mức kinh nghiệm và cần phân biệt thực nghiệm với khảo nghiệm - là xem xét và đánh giá qua ứng dụng vào thực tiễn.

2.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ ĐIỀU TRAKhảo sát và điều tra là hai phương pháp nghiên cứu; song, thường được sử dụng đi đôi với

nhau tạo thành một cặp phương pháp. Chúng ta sẽ nghiên cứu cặp phương pháp này, đi sâu vào phương pháp điều tra - chủ yếu là điều tra gián tiếp - vì được sử dụng rất phổ biến trong mọi đề tài nghiên cứu khoa học quân sự.

11

Page 12: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

2.4.1. Khái niệmKhảo sát và điều tra là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong trạng thái

tự nhiên vốn có của chúng, bằng xem xét và tìm hiểu cụ thể để có được tư liệu thực tế, khách quan; qua đó, biết rõ sự thật và nhận thức đúng đắn đối tượng nghiên cứu.

Cách làm - Khảo sát thường phải tiến hành tại hiện trường, có vật thật, người thật còn điều tra

có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. - Điều tra trực tiếp thường tiến hành bằng các hình thức phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm... - Điều tra gián tiếp thường dùng các phiếu điều tra có in sẵn các nội dung cần tìm

hiểu để người được điều tra trả lời. 2.4.2. Phiếu điều traYêu cầu phiếu điều tra: cần được nghiên cứu chuẩn bị kĩ , biết chọn lọc thông tin có

giá trị theo mục đích nghiên cứu , có hướng dẫn cách trả lời một cách nhắn gọn, chủ yếu bằng các kí hiệu (đánh dấu vào các cột: đồng ý- không đồng ý- ý kiến khác).

- Tổng hợp xử xý các thông tin điều tra được, tìm ra quy luật, kết luận theo yêu cầu nghiên cứu.

Phiếu điều tra được in sẵn các câu hỏi để người được điều tra trả lời bằng viết hoặc đánh dấu vào phiếu. Soạn phiếu điều tra cần phải nghiên cứu công phu, có phương thức trả lời tối giản, chủ yếu là bằng ký hiệu. Có thể nói, soạn phiếu điều tra vừa là kỹ thuật vừa là nghệ thuật.

Thường cấu trúc phiếu điều tra có ba phần: phần tiếp xúc - còn gọi phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc.

- Phần tiếp xúc rất ngắn gọn, nêu được mục đích, ý nghĩa của vấn đề cần điều tra; kêu gọi người được điều tra tích cực hưởng ứng và hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi. Để có được thông tin trung thực, phiếu điều tra thường khuyết danh (không phải ghi họ, tên, chức vụ, địa chỉ...). Song, tuỳ theo mục đích và nội dung điều tra, có thể yêu cầu người được điều tra cho biết giới tính, tuổi, dân tộc, học vấn v.v.

- Phần nội dung là một hệ thống các câu hỏi, có thể cấu trúc theo kiểu câu hỏi mở - còn gọi câu hỏi để ngỏ, câu hỏi đóng - còn gọi câu hỏi kín, hoặc câu hỏi kết hợp - còn gọi câu hỏi nửa đóng nửa mở.

+ Câu hỏi mở là câu hỏi để người được điều tra trả lời một cách tự do, không gợi ý, không có sẵn một số phương án trả lời.

+ Câu hỏi đóng là câu hỏi kèm theo một số phương án trả lời để người được điều tra lựa chọn và đánh dấu.

+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều tra ghi câu trả lời của mình khi không chọn được một phương án trả lời vừa ý.

12

Page 13: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, hiểu đơn nghĩa; cấu trúc câu hỏi phải tế nhị, tránh chạm tự trọng và gây hứng thú cho người được điều tra khi trả lời.

Số lượng câu hỏi, tuỳ mục đích, nội dung điều tra, có thể từ vài câu hỏi đến vài chục câu hỏi và được sẵp xếp theo thứ tự tăng dần độ phức tạp.

Phần kết thúc cũng rất ngắn gọn, nói lời cảm ơn của người điều tra đối với những người được điều tra .

2.4.3. Nội dung của phương pháp khảo sát và điều traPhương pháp khảo sát và điều tra cho phép thu được nhiều thông tin khách quan,

song không phải lúc nào cũng chính xác và thường chỉ coi là một trong các căn cứ để nghiên cứu, không được xem là căn cứ duy nhất hoặc căn cứ chủ yếu.

Cũng như phương pháp quan sát và thực nghiệm, khảo sát và điều tra phải có kế hoạch tỉ mỉ, phải có độ tin cậy và có độ giá trị.

Có độ tin cậy là với cùng một đối tượng được điều tra, kết quả điều tra phải lặp lại. Có độ giá trị là phải đo được, so sánh được, số người được điều tra phải đủ nhiều,

có thể từ hàng trăm đến hàng vạn người. Chú ý: Không được nhầm lẫn khảo sát với khảo cứu - là tìm hiểu bằng cách nghiên cứu,

đối chiếu các sách vở, các tài liệu; cũng như không được đồng nhất điều tra với trưng cầu ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, cần phải triệt để tận dụng các phương tiện nghe, nhìn hiện đại trong quá trình khảo sát, điều tra như các máy ghi âm, ghi hình và vận dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để xử lý kết quả.

Phạm vi áp dụng - Trong NCKHQS có thể dùng phương pháp KSĐT khi nghiên cứu thành công hay

thất bại của một trận chiến đấu (chiến dịch).- KSĐT tình hình đơn vị (tình hình tư tưởng, xây dựng chính quy, quản lý vật chất

kỹ thuật...) nhằm một mục đích nghiên cứu nào đó.- Tỷ lệ tổn thất lực lượng phương tiện trong mỗi trận đánh.- Khả năng bảo đảm kỹ thuật của đơn vị.- Chất lượng huấn luyện, đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật….- Cơ chế hoạt động, chế độ chính sách của một ngành nào đó.2.5. PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG - CẤU TRÚC 2.5.1. Quá trình hình thành và phát triểnVào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, do những khó khăn nẩy sinh khi phân tích và

tổng hợp các đối tượng phức tạp (các tập thể sản xuất lớn, các mô hình kinh tế, các cơ thể sống, các cơ quan điều khiển... nói chung trong mọi lĩnh vực tri thức khoa học hiện đại). Những phương pháp nghiên cứu cũ bộc lộ tính chất hạn chế của nó, không đáp ứng được những đòi hỏi phát triển của nhiều ngành khoa học, nên đã ra đời một công cụ khoa học mới gọi là phương pháp phân tích hệ thống. Từ đó, bắt đầu một cách nhìn sự vật như một hệ thống có cấu trúc bên trong của nó, nên còn gọi là phương pháp hệ thống - cấu trúc. Nền tảng

13

Page 14: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

phương pháp luận của phương pháp khoa học mới này là quan điểm tiếp cận hệ thống - một bộ phận của triết học duy vật biện chứng, nên còn gọi là phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc (1) . Đó là phương pháp luận nghiên cứu các đối tượng bất kỳ bằng cách biểu thị chúng thành những hệ thống có cấu trúc bên trong và phân tích các hệ thống đó. Bộ máy công cụ của phương pháp này gồm vận trù học, lý thuyết điều khiển (2) (kể cả lý thuyết điều khiển tối ưu) và lý thuyết hệ thống.

Có thể nói C.Mác và F.Ăng - ghen là những người đã đặt nền móng cho quan điểm hệ thống để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Chính các ông đã xây dựng một cách toàn diện luận đề về sự thống nhất biện chứng của thế giới vật chất, về sự tác động qua lại và qui định lẫn nhau của mọi quá trình diễn ra trong đời sống xã hội. Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác đã sử dụng phương pháp biện chứng của mình để phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sau khi đã sáng lập ra lý luận rất chặt chẽ về sự hoạt động của hệ thống đó và bóc trần những mâu thuẫn cơ bản của nó.

Phương pháp hệ thống - cấu trúc từ khi ra đời đã được áp dụng có hiệu quả trong mọi lĩnh vực, được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ để lựa chọn và lập kế hoạch hệ thống vũ trang phục vụ các mục tiêu chính trị - quân sự của nước Mỹ. Sau đó phương pháp hệ thống - cấu trúc và các hệ thống điều khiển phù hợp với chúng đã được sử dụng ở các cơ quan nhà nước, trong các tổ hợp công nghiệp quân sự, cũng như trong các hãng lớn ở nước Mỹ và ở hàng loạt các nước tư bản phát triển khác. Ở Liên - xô (cũ) và các nước XHCN trước đây, phương pháp hệ thống - cấu trúc cũng đã được sử dụng rộng rãi để đề ra các mục tiêu và kế hoạch hoá các chương trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thiết kế thí nghiệm, xây dựng chương trình phát triển các ngành kinh tế quốc dân, các biện pháp phát triển và hoàn thiện các hệ thống quản lý... Quan điểm cơ bản của phân tích hệ thống là cơ sở để khởi thảo hệ thống kế hoạch hoá đồng bộ nền kinh tế quốc dân.

Phương pháp hệ thống - cấu trúc đang phát triển mạnh trên thế giới, có nhiều ứng dụng phong phú trong những lĩnh vực rất khác nhau, từ việc quản lý kinh tế xã hội..., đến việc sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường... Ở nước ta tuy mới được các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu vận dụng vào nhiều ngành khoa học khác nhau trong khoảng vài ba chục năm trở lại đây. Nhưng trên thực tế, tư duy hệ thống (quan điểm tổng thể) từ lâu đã chi phối sâu sắc (dù có khi không tự giác) đến cách suy nghĩ, phương pháp tiếp cận, thái độ xử lý sự việc của nhiều người làm khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nước ta, nhất là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc hoạch định những chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nói chung, trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh nói riêng. Trong tình hình ấy, việc đi sâu nghiên cứu, phổ biến và vận dụng có hiệu quả phương pháp khoa học này trở thành một nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, trong những năm gần đây phương pháp hệ

1 (2

14

Page 15: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

thống - cấu trúc đã được chính thức đưa vào chương trình đào tạo đại học, sau đại học - là một nội dung của môn học “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” hoặc “Khoa học luận”.

Vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu, giảng dạy , là vấn đề mới mẻ, còn rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, bài giảng chỉ đề cập được những nội dung cơ bản nhất, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện .

2.5.2. Những khái niệm cơ bảnĐể dẫn đến khái niệm "phương pháp hệ thống - cấu trúc" trước hết cần hiểu thế nào là hệ

thống, cấu trúc của hệ thống.Hệ thốngHệ thống là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa thực ra chỉ là

một mô hình về hệ thống, nhằm mục đích nghiên cứu nhất định. Dưới đây nêu lên một số định nghĩa tương đối phổ biến.

- Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất [31].

- Hệ thống là một phức hợp nào đó, những phần tử (thành tố) xuất hiện như một chỉnh thể trong mối quan hệ nhất định [2].

- Hệ thống là một tập hợp những phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu . Hệ thống là tập hợp những yếu tố (phần tử, thành tố) cùng loại hoặc cùng chức

năng, có tính độc lập tương đối, gắn bó hữu cơ, luôn tác động qua lại với nhau tạo thành một chỉnh thể để thực hiện một mục tiêu nhất định (nên còn gọi là hệ chỉnh thể).

Cấu trúc của hệ- Cấu trúc là toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo

nên một chỉnh thể. Cấu trúc là mặt bất biến của một hệ thống .- Cấu trúc phản ánh mối liên hệ bền vững bên trong của sự vật, hiện tượng và trình

tự lôgic của nó" .- Cấu trúc là tập hợp các yếu tố của hệ thống và các mối liên hệ giữa chúng, đặc

trưng cho quan hệ của chỉnh thể và bộ phận, của cái chung và cái riêng. Phương pháp hệ thống - cấu trúcPhương pháp hệ thống - cấu trúc (còn gọi là phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc)

là phương pháp nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng trong sự toàn vẹn của nó, được hợp thành bởi các yếu tố (phần tử, thành tố), có mối liên hệ tương đối bền vững và xác định, tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể, luôn vận động, phát triển.

2.5.3. Nguyên tắc vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúcNguyên tắc chỉnh thểNguyên tắc này đòi hỏi phải xét đối tượng (hay hệ thống) được nghiên cứu trong sự

toàn vẹn của nó, được hợp thành bởi nhiều yếu tố (bộ phận), quan hệ tương tác với nhau và với môi trường xung quanh. Môi trường tác động lên hệ thống và ngược lại, hệ thống cũng tác động lên môi trường.

15

Page 16: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Nguyên tắc chỉnh thể còn thể hiện ở chỗ, không thể quan niệm một hệ thống lớn là phép cộng đơn giản các hệ con với nhau. Do sự tác động đồng bộ, có phối hợp, có tổ chức của các bộ phận có thể tạo nên hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với phép cộng đơn thuần các tác động. Khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống, sẽ phát sinh nhiều tính chất mới mà không có ở từng phần tử (tính chỉnh thể, tính trồi).

Nguyên tắc điều khiển và hướng đíchDựa trên mô hình đã xây dựng, người nghiên cứu đưa ra các điều kiện khác nhau,

các tình huống khác nhau để xem xét sự vận động của các yếu tố và các mối liên hệ đã làm cho đối tượng nghiên cứu phát triển theo chiều hướng thuận hay nghịch so với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. Nếu phát triển theo chiều hướng nghịch, người nghiên cứu phải phát huy cao độ tính năng động của mình để tác động hợp quy luật vào các yếu tố, nhất là yếu tố trung tâm, điều khiển hệ thống hướng vào mục tiêu nghiên cứu đã xác định.

Nói đến hệ thống là nói đến mục tiêu. Mọi hệ thống đều có xu hướng tiến đến mục tiêu là một trạng thái cân bằng nào đó (nội cân bằng). Đối với hệ thống lớn gồm nhiều hệ con, thì mỗi hệ con cũng có mục tiêu của nó và có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng riêng. Do nguyên tắc điều khiển và hướng đích, mục tiêu của các hệ con phải phục tùng mục tiêu của hệ thống lớn. Đồng thời hệ thống con, với tư cách là một hệ thống, nên cũng có chức năng riêng, có tính độc lập tương đối.

Nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các mục tiêu, giữa mục tiêu chung của toàn hệ với các mục tiêu riêng của từng hệ con; kết hợp các mục tiêu trong và ngoài, trên và dưới, bảo đảm cho hệ thống hài hoà và phát triển thuận lợi. Đồng thời, người nghiên cứu phải tìm ra các yếu tố cơ bản và các mối liên hệ chủ yếu quyết định sự vận động, phát triển của đối tượng (hay hệ thống) được nghiên cứu, phát huy tính năng động chủ quan, tác động hợp qui luật vào các yếu tố, điều khiển hệ thống vào các mục tiêu xác định.

Nguyên tắc lịch đại và đồng đạiMọi đối tượng nghiên cứu đều phát sinh, vận động và phát triển theo thời gian và

không gian nhất định, với điều kiện lịch sử cụ thể. Nguyên tắc này đòi người nghiên cứu phải xem xét sự biến đổi và phát triển của đối tượng (hay hệ thống) được nghiên cứu ở các thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau (lịch đại), cũng như ở các không gian khác nhau trong cùng một thời kỳ, giai đoạn lịch sử (đồng đại). Từ đó giúp cho người nghiên cứu nắm được quá trình hình thành, vận động và phát triển của đối tượng (hệ thống) nghiên cứu, tìm ra qui luật của nó để vận dụng vào hiện tại; đồng thời là cơ sở để dự báo xu thế vận động, phát triển của đối tượng nghiên cứu trong tương lai.

Ba nguyên tắc trên tạo thành một chỉnh thể, có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó nguyên tắc về tính chỉnh thể là cơ bản nhất. Đó là cơ sở phương pháp luận, định hướng cho người nghiên cứu khi vận dụng phương pháp này vào mọi nhiệm vụ nghiên cứu. Ngoài ra, còn phải nắm được các giai đoạn chính khi vận dụng phương pháp trên.

16

Page 17: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

2.5.4. Các giai đoạn chính khi vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc Các bước cần tiến hành khi vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc nói chung đã được trình bày cụ thể trên hình H.2.2.

Dưới đây là những điểm cần chú ý trong quá trình thực hiện các bước trên.Trong bước 1 - Xác định vấn đề nghiên cứu - cần làm rõ đối tượng nghiên cứu, mục

tiêu nghiên cứu, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả... Trong các nội dung trên cần làm rõ mục tiêu nghiên cứu, nếu không làm rõ mục tiêu đặt ra, không đầy đủ có thể dẫn đến toàn bộ việc phân tích tiếp sau không có kết quả.

(2) Nhiệm vụ chủ yếu của bước 2 khi vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc là vạch định các biên giới (phạm vi) của hệ thống nghiên cứu và cấu trúc hoá (sơ bộ) hệ thống đó. Cũng như trong bước 1, thành công trong bước này phần lớn dựa vào nghệ thuật và kinh nghiệm của người phân tích hệ thống.

Để hiểu được cấu trúc của hệ thống phải tách hệ thống được nghiên cứu ra thành nhiều hệ con. Đồng thời phải làm rõ được các mối quan hệ giữa hệ thống và các hệ con, giữa hệ thống và môi trường, tác động của môi trường lên hệ thống nghiên cứu .

Quá trình cấu trúc hoá sơ bộ được hoàn thành khi đã phát hiện ra các yếu tố cơ bản và các mối liên hệ qua lại giữa các thành tố tạo thành hệ thống, làm rõ cấu trúc và tổ chức của hệ thống - cụ thể là dựng được sơ đồ cấu trúc của đối tượng; đồng thời biểu diễn được những tác động của môi trường lên đối tượng nghiên cứu.(3) Trong bước 3 phải dựa vào mục tiêu để xây dựng mô hình (mục tiêu chung của toàn hệ và mục tiêu của các hệ con).

Thực tế trong bước tiếp cận đầu tiên người ta thường mô tả hệ thống bằng lời, sau đó dùng các biểu đồ để hình dung cơ chế hoạt động của hệ thống; đó là khâu rất quan trọng để chuẩn bị xây dựng được mô hình toán học.

Như vậy, quá trình mô hình hoá thường trải qua các khâu: mô tả bằng lời -> biểu đồ -> mô hình toán -> máy tính.Mô tả bằng lời chủ yếu có tính chất định tính, nhưng có thể định lượng ở mức độ nào đó (chủ yếu có tính chất phương hướng). Việc mô tả bằng biểu đồ (mô hình tương tự) đã có tính chính xác và cô đọng hơn, là cơ sở để xây dựng các mô hình toán học.

17

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu

- Xác định đối tượng nghiên cứu (ĐTNC), mục tiêu nghiên cứu,các phương thức tác động đến đối tượng (phương pháp nghiên cứu)- Xác định tiêu chuẩn đánh giá kết quả

(2) Cấu trúc hoá (sơ bộ) hệ thống -cấu trúc (HT-CT) của ĐTNC

- Vạch định biên giới HT-CT của ĐTNC(Hệ thống -> môi trường)

- Phân tích hệ thống của ĐTNC (phát hiện ra các yếu tố cơ bản, các hệ con...)- Phân tích cấu trúc của ĐTNC, phát hiện ra các mối liên hệ, các tác động qua lại giữa các yếu tố -> dựng được sơ đồ cấu trúc của ĐTNC (sơ bộ)

(3) Dựng mô hình HT-CT của ĐTNC- Lựa chọn mô hình thích hợp (mô hình vật lý, mô hình tư duy, mô hình toán học, mô hình kết hợp, mô hình điều khiển học).- Thể hiện được các yếu tố, mối liên hệ HT-CT của ĐTNC (với mức độ xác định)

(4) Xem xét ĐTNC trên mô hình

- Nghiên cứu sự biến đổi HT-CT của ĐTNC trong các điều kiện, tình huống khác nhau.- Dự đoán sự phát triển của ĐTNC, phân tích kết quả dự đoán -> bổ sung mô hình đã xây dựng (nếu mô hình chưa đủ hoặc chưa đúng).

Phân tích kết quả nghiên cứu, kết

luận- Phân tích kết quả nghiên cứu. Đánh giá kết quả so với các tiêu chuẩn đánh giá (đã xác định)- Rút ra kết luận (đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu)

Bổ

sung

hình

Làm

lại t

ừ b

ướ

c 2

Page 18: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Chưa phù hợp

Phù hợp (Đưa vào ứng dụng)H 2.2. Các bước tiến hành khi vận dụng phương pháp HT-CT

(4) Nhiệm vụ của các bước tiếp theo là nghiên cứu mô hình đã được xây dựng (bước 4), phân tích đánh giá kết quả (bước 5).Quá trình nghiên cứu mô hình đã được xây dựng phải dự đoán được sự phát triển của hệ thống nghiên cứu. Muốn vậy, thường đặt các giả thiết (3) khác nhau về những tác động bên ngoài vào hệ thống, tiến hành xử lý trên mô hình... Cùng với việc dự đoán sự phát triển của hệ thống nghiên cứu, tiến hành phân tích kết quả của dự đoán theo các chỉ tiêu đã cho. Quá trình trên được lặp lại nhiều lần cho đến khi nhận được kết quả thoả đáng.

2.6. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 3(1) Giả thiết: điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định.

18

Page 19: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

2.6.1. Những vấn đề chung 1. Khái niệm Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp sử dụng chuyên gia:(1) . Phương pháp sử dụng chuyên gia, là phương pháp dựa vào các nhà chuyên

môn có trình độ cao hỗ trợ cho người nghiên cứu trong việc tìm câu trả lời cho một vấn đề khoa học cần giải đáp [PPNCKHQS- HVQP].

(2). Phương pháp sử dụng chuyên gia, là phương pháp chọn quyết định có sử dụng kinh nghiệm tổng quát của con người (“trí tuệ tập thể”) [Toán học và đấu tranh vũ trang- TARANOV] .

(3). Phương pháp sử dụng chuyên gia, là phương pháp nghiên cứu mà người nghiên cứu dựa vào các nhà chuyên môn có trình độ cao về lý luận và có thực tiễn phong phú về chuyên ngành khoa học để giúp cho mình có cơ sở đáng tin cậy trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và kết luận một vấn đề khoa học cần giải đáp .

Dù phát biểu dưới hình thức nào, cũng cần hiểu và nắm được những nội dung cơ bản ( bản chất) của Phương pháp sử dụng chuyên gia, đó là :

Cơ sở khoa học của phương pháp: Dựa trên khả năng vận dụng tri thức và kinh nghiệm của các chuyên gia (trong

thực tế người nào hiểu biết nhiều về hiện tượng nghiên cứu, sẽ nhanh chóng tìm ra mặt bản chất, mối liên hệ nhân quả và tính quy luật của hiện tượng ngiên cứu).

Thống nhất thế nào là “chuyên gia” Chuyên gia là người tinh thông một chuyên môn khoa học, nhưng trong nghiên cứu

chuyên gia chỉ giữ vai trò tư vấn cho người nghiên cứu, hỗ trợ họ trong quá trình tìm tòi, khám khá hoặc sáng tạo ra “cái mới” cũng như chứng minh sự đúng dắn của của "cái mới" đó.

Những nội dung có thể khai thác ở chuyên gia- Dùng phương pháp chuyên gia, trước hết người nghiên cứu phải biết khai thác, tận

dụng được tri thức uyên bác - rộng về kiến thức liên ngành, sâu về kiến thức chuyên ngành - và thường xuyên được cập nhật của chuyên gia để khẳng định vấn đề nghiên cứu (tên đề tài nghiên cứu), định hướng nghiên cứu đúng và phương pháp tiếp cận hợp lý.

- Chuyên gia là người có thực tiễn phong phú về chuyên ngành sẽ giúp cho người nghiên cứu có thêm cơ sở thực tiễn đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu.

- Chuyên gia còn là người am hiểu lịch sử chuyên ngành khoa học nên có thể nhanh chóng phát hiện được các mâu thuẫn chưa được giải quyết, các vấn đề khoa học mới nảy sinh thuộc chuyên ngành, cũng như chỉ dẫn cho người nghiên cứu các tài liệu tham khảo cần phải đọc để có thêm cơ sở tìm được cái giải pháp hợp lý cho vấn đề khoa học mà đề tài phải giải quyết.

- Đã là chuyên gia, họ còn có kinh nghiệm vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, từ các phương pháp triết học, các phương pháp dùng chung cho các khoa học đến các phương pháp toán học, các phương pháp chuyên ngành, vào đề tài nghiên cứu.

19

Page 20: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Như vậy, chuyên gia có bốn mặt mạnh cơ bản mà nghiên cứu phải triệt để khai thác, tận dụng.

Phạm vi ứng dụng Phương pháp chuyên gia có thể được vận dụng trong cả quá trình nghiên cứu, ở mọi

giai đoạn, mọi bước nghiên cứu, từ khi xác định đề tài nghiên cứu cho đến khi viết báo cáo bảo vệ công trình khoa học. Cả người nghiên cứu và cơ sở quản lý nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo đều vận dụng phương pháp chuyên gia; hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học, hội đồng chấm luận văn, luận án, về thực chất đều là dùng hình thức (phương pháp) hội đồng của phương pháp chuyên gia.

2. Các hình thức của phương pháp chuyên gia và các bước tiến hànhPhương pháp chuyên gia có hình thức rất đa dạng và phong phú, bao gồm: trao đổi,

phỏng vấn, toạ đàm, hội thảo khoa học, phương pháp hội đồng, trưng cầu ý kiến chuyên gia v.v. Các hình thức trao đổi, phỏng vấn, toạ đàm, trưng cầu ý kiến chuyên gia là sự phát triển của phương pháp điều tra xã hội học vào điều kiện "người được điều tra" là các chuyên gia. Tuy bản chất vẫn là phương pháp điều tra, song cũng có những điểm cần phân biệt: do "người được điều tra" đều là chuyên gia nên số lượng có thể từ vài người đến vài chục người; câu hỏi đều là những vấn đề khoa học, có thể là tên đề tài, đề cương nghiên cứu, định nghĩa một số khái niệm hoặc các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu, các biện pháp để thực hiện được giải pháp v.v.

Sau đây chỉ nghiên cứu hai hình thức của phương pháp chuyên gia thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học quân sự:

- Phương pháp hội đồng- Trưng cầu ý kiến chuyên gia Phương pháp hội đồngPhương pháp hội đồng - còn gọi là hình thức giám định tập thể - là lấy ý kiến thống

nhất của một tập thể các chuyên gia để trả lời cho người nghiên cứu (hoặc cơ sở quản lý nghiên cứu, cơ sở đào tạo) một vấn đề khoa học cần giải đáp (hoặc cần giám định).

Phương pháp hội đồng được tiến hành qua năm bước (xem hình 6.1.)Bước 1 là bước rất quan trọng, đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định được rõ và cụ thể vấn đề khoa học cần xin ý kiến của hội đồng; có thể là định nghĩa một khái niệm mới; các kết luận rút ra qua khảo cứu các trận đánh, các chiến dịch; giải pháp cho vấn đề nghiên cứu dưới dạng bản văn hoặc mô hình v.v. Trong phương pháp hội đồng thường dùng câu hỏi (mô hình) đóng, nghĩa là người nghiên cứu phải thể hiện chính kiến của mình, đưa ra câu trả lời, mô hình của mình để hội đồng có cơ sở thảo luận.Bước 2: Chọn chuyên gia, lập hội đồng (chủ tịch, uỷ viên thư ký, các uỷ viên), đưa trước vấn đề khoa học cần giải đáp và báo thời gian, địa điểm họp Bước này thường do chủ nhiệm đề tài (người nghiên cứu) đề xuất với cơ quan quản lý đề tài hoặc người có quyền ra quyết định thành lập hội đồng.Thời điểm ra quyết định thành

20

Page 21: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

lập hội đồng và tài liệu gửi cho các thành viên trong hội đồng cần phải sớm hơn thời điểm hội thảo ít nhất (1- 2) tùy theo nội dung khoa học cần hội thảo.Để đạt được mục tiêu hội thảo, cần chọn các thành viên trong hội đồng thực sự là những chuyên gia giỏi sát với những nội dung cần hội thảo, thẳng thắn, trung thực trong khoa học; không nên chọn thành viên hội đồng là những người có chức vụ, học hàm, học vị cao nhưng không thuộc lĩnh vực của người nghiên cứu.

Bước 3. Họp hội đồng thảo luận vấn đề khoa học cần giải đáp, đạt tới thống nhất ý kiến (tập thể)

Trong bước 3 có thể xảy ra hai khả năng: qua thảo luận, hội đồng đạt tới thống nhất 100% nội dung trả lời cho người nghiên cứu; song, cũng có thể có vài thành viên, thậm chí chỉ một thành viên, chưa đồng ý.

Đối với người nghiên cứu, cần ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp, không nên “thanh minh” trong quá trình hội đồng đóng góp ý kiến. Đối với những ý kiến trái ngược (hoặc có điểm không đồng ý) với đa số ý kiến trong hội đồng, người nghiên cứu cần gặp riêng thành viên có ý kiến trái với đa số hội đồng về cơ sở khoa học của vấn đề nêu ra và hướng giải quyết tiếp theo.

Bước 4: Chủ tịch Hội đồng kết luận theo ý kiến thống nhất hoặc theo ý kiến đa số.Bước này, chủ tịch hội đồng thường tóm tắt kết luận những nội dung được đa số

đồng ý, những nội dung cần nghiên cứu tiếp tục chỉnh sửa. Cần chú ý kết luận của chủ tịch hội đồng cũng chỉ là ý kiến để người nghiên cứu tham khảo, chứ không phải là ý kiến có tính pháp lý buộc người nghiên cứu phải theo.Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hội đồng hội góp ý cho người nghiên cứu và hội đồng thẩm định, đánh giá kết quả nghiên cứu.

1Xác định rõ và cụ thể vấn đề khoa học cần giải đáp

21

Các bước tiến hành phương pháp hội đồng

Các hình thức nêu vấn đề khoa

học

Câu hỏi Mô hình

Đủ các dữ liệu ban đầu Câu hỏi (mô hình) mở, đóng hoặc kết hợp

Trả lời bằng văn bản: viết, mô hình

hoặc kết hợp

Page 22: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

2 Chọn chuyên gia, lập hội đồng (chủ tịch, uỷ viên thư ký, các uỷ viên), đưa trước vấn đề khoa học cần giải đáp và báo thời gian, địa điểm họp

3 Họp hội đồng thảo luận vấn đề khoa học cần giải đáp, đạt tới thống nhất ý kiến (tập thể)

4Chủ tịch Hội đồng kết luận theo ý kiến thống nhất hoặc theo ý kiến đa số

5 Người nghiên cứu xử lý kết luận của chủ tịch hội đồng, đối chiếu với mục tiêu, nghiên cứu, nhiệm vụ

Hình 6.1. Các bước tiến hành phương pháp hội đồng

Bước 5: Người nghiên cứu xử lý kết luận của chủ tịch hội đồng, đối chiếu với mục tiêu, nghiên cứu, nhiệm vụ

Bước này phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của người nghiên cứu. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp và kết luận của chủ tịch hội đồng, cần phân tích rõ và tìm ra những ý kiến nào có cơ sở khoa học, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; nguyên nhân của các ý kiến trái ngược: do quan hệ xã hội hay nội hàm khoa học của vấn đề nghiên cứu đưa ra chưa phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, lô gíc khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi...vv

Đánh giá phương pháp hội đồng, nổi lên hai ưu điểm chính: - Thu được lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn;- Thông tin thường có giá trị, đáng tin cậy vì đã qua thảo luận, tranh luận, đạt tới

thống nhất (hoặc theo đa số) của một tập thể chuyên gia. Song, cũng có thể bộc lộ những nhược điểm chính: - Có thể bị chi phối bởi sự "thoả hiệp" của một vài chuyên gia trong quá trình thảo

luận, được biểu bằng sự nể nang, nhân nhượng, sự tránh né hoặc chịu áp lực (của thành

22

Để tham khảo

Sử dụng vào đề tài

Chưa phù hợp

Phù hợp

Page 23: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

viên có cấp bậc, chức vụ cao, người cao tuổi... trong hội đồng) làm cho tranh luận bị hạn chế, kết luận thiếu khách quan

- Thường kết luận theo đa số (ý kiến, lập luận của các ch.viên không đồng ý với kết luận của đa số thường không được phản ánh trong kết luận chung), mà trong nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu khoa học quân sự, chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về đa số.

Để khắc phục các nhược điểm, người nghiên cứu cần lựa chọn các thành viên của hội đồng là các chuyên gia vừa có trí tuệ, năng lực, kinh nghiệm, vừa trung thực, trách nhiệm và tâm huyết; số lượng thành viên hội đồng cần đủ lớn, thường là 7, 9 hoặc 11; người nghiên cứu cần tìm mọi cách thu được đầy đủ thông tin của từng thành viên hội đồng, nhất là các thành viên thuộc nhóm thiểu số (trao đổi ngoài giờ họp, xin văn bản...); vận dụng kết hợp phương pháp hội đồng với các hình thức khác của phương pháp chuyên gia và các phương pháp nghiên cứu khác.

Trường hợp vận dụng: - Ở giai đoạn định hướng nghiên cứu; - Kiểm tra kết quả nghiên cứu. Trưng cầu ý kiến chuyên giaTrưng cầu ý kiến chuyên gia - còn gọi là trưng cầu ý kiến cá nhân chuyên gia hoặc

điều tra bằng phiếu hỏi - là lấy ý kiến riêng của từng chuyên gia để trả lời cho người nghiên cứu (hoặc cơ sở quản lý nghiên cứu, cơ sở đào tạo) một vấn đề khoa học cần giải đáp (hoặc cần giám định).Trưng cầu ý kiến chuyên gia được tiến hành qua các bước như hình 6.2. Trong các bước trên, việc xác định rõ và cụ thể vấn đề khoa học cần chuyên gia giải đáp, nội dung và phương pháp trả lời có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả xin ý kiến

Nội dung xin ý kiến có thể gồm các hình thức:- Bảng trưng cầu chỉ có "câu hỏi", chuyên gia tự nghiên cứu trả lời (dựa vào tri thức

và kinh nghiệm đã có) không cần đọc toàn bộ văn bản của vấn đề nghiên cứu .- Trưng cầu kiểu hỏi - đáp, mỗi câu hỏi có (1 - 2) phương án trả lời. Để trả lời câu

hỏi, chuyên gia phải đọc toàn bộ văn bản của vấn đề nghiên cứu.- Trưng cầu dưới dạng trình bày một sự việc hoặc một phương án hành động, nếu rõ

điều kiện hoặc nét đặc trưng cho sự kiện (hoặc phương án hành động đó).- Gửi toàn văn kết quả nghiên cứu, xin ý kiến về: tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học,

cấu trúc, nội dung, phương pháp nghiên cứu; tính khả thi, phạm vị áp dụng, hướng phát triển tiếp theo....

23

HÌNH THỨC GIÁM ĐỊNH TRƯNG CẦU Ý KIẾN CÁ NHÂN (1)

Những vấn đề khoa học cần giám định

CÁC CHUYÊN VIÊN

KL cá

nhân

KL cá

nhân

XỬ LÝ TOÁN HỌC CÁC Ý KIẾN (2)

KL nhóm KL nhóm Lập luận nhóm

KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CÁC KẾT LUẬN

CÁC ĐỀ NGHỊ

Page 24: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

Hình 6.2. Các bước tiến hành hình thức trưng cầu ý kiến chuyên giaNội dung xin ý kiến chuyên gia, sẽ quyết định độ tin cậy của ý kiến trả lời và

phương pháp trả lời của chuyên gia. Vì vậy, người nghiên cứu cần đầu tư thời gian và trí tuệ trong việc xác định nội dung và hình thức cần xin ý kiến.

Cần chú ý bước 5, nếu người nghiên cứu xử lý kết luận chung mà thấy chưa thật phù hợp hoặc thiếu độ tin cậy thì phải làm rõ hơn nữa vấn đề khoa học và tiếp tục trưng cầu ý kiến từng chuyên gia lần thứ hai, nếu cần - lần thứ ba, thứ tư.

Hình thức trưng cầu ý kiến chuyên gia thường có bốn ưu điểm chính:- Thu được lượng thông tin lớn trong thời gian tương đối ngắn;- Thông tin thường có giá trị, đáng tin cậy vì thể hiện được chính kiến từng chuyên gia; - Cơ bản loại trừ được sự "thoả hiệp" có thể xảy ra ở một vài chuyên gia trong

phương pháp hội đồng; - Giành cho chuyên gia sự chủ động về không gian, thời gian trong trả lời cho người

nghiên cứu. Đồng thời, vẫn bộc lộ ba nhược điểm chính: - Có thể có một vài chuyên gia trách nhiệm chưa thật cao, nên trả lời chưa đầy đủ

hoặc chưa đúng, không loại trừ trường hợp còn có ý đồ cá nhân thiếu khách quan;- Trừ cách gặp chuyên gia để tiếp thu ý kiến, còn các cách trả lời chỉ bằng văn bản,

mô hình không thể hiện được quá trình tư duy, cũng như lập luận của chuyên gia; - Người nghiên cứu mất không ít thời gian để xử lý kết luận của từng chuyên gia

nhằm rút ra kết luận chung hoặc phải tiếp tục trưng cầu ý kiến chuyên gia. Để khắc phục những nhược điểm trên, người nghiên cứu cần vận dụng các biện

pháp: lựa chọn chuyên gia là những người vừa có trí tuệ, năng lực, kinh nghiệm, vừa trung thực, trách nhiệm và tâm huyết; số lượng chuyên gia đủ lớn; tìm mọi cách gặp chuyên gia

24

Page 25: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

để tiếp thu đầy đủ ý kiến; vận dụng kết hợp hình thức trưng cầu ý kiến chuyên gia với các hình thức khác của phương pháp chuyên gia và các phương pháp nghiên cứu khác .

Phạm áp dụng Thường dùng trong các bước định hướng các đề tài nghiên cứu (đề tài lớn) và khi kiểm tra kết quả nghiên cứu. Về hình thức lấy ý kiến trong phương pháp chuyên gia (trưng cầu ý kiến cá nhân

hoặc tập thế) ngoài các hình thức trên (hội thảo, toạ đàm...), cũng có thể dùng cách diễn tập tác chiến trên bản đồ nhằm tận dụng kinh nghiệm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.

3. Một số vấn để cần chú ý trong việc áp dụng phương pháp chuyên gia- Cần chọn được mẫu điều tra (đối tượng điều tra) hợp với vấn đề nghiên cứu, mẫu

điều tra cần mang tính đặc trưng, chứa đựng nhiều thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu (điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của người nghiên cứu).

- Do các chuyên gia có trình độ khác nhau, nên chất lượng ý kiến của các chuyên gia cũng khác nhau. Vì vậy, cần đánh giá các ý kiến theo trọng số.

Ví dụ: + có S1 ý kiến của các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm (về vấn đề đang hỏi) được xếp trọng số = n1

+ Có S2 ý kiến của cán bộ đã tích luỹ có nhiều kinh nghiệm thực tế (về vấn đề đang hỏi) được xếp trọng số = n2.

+ ý kiến của các chuyên gia còn lại có trọng số =n3.( n1>n2> n3 và đều là số nguyên; việc xác định hệ số n1,2,3 do kinh nghiệm người

nghiên cứu). Như vậy tổng số ý kiến được đánh giá là : M = S1*n1 + S2*n2 +S3*n3.- Cần xác định được số lượng ý kiến hợp lý. Trong thực tế muốn rút ra được kết

luận chính xác thì cần có số lượng quan sát lớn (N). Nhưng khi N càng lớn thì khó tổ chức, tốn thời gian, công sức và khó thu được kết quả chính xác. Vấn đề đặt ra là chọn M =? là hợp lý. Trong thực tế, người ta thường chọn M = 30-100 là được.

- Khi xử lý kết quả ta thường áp dụng mô hình toán thống kê. Về bản chất trong mô hình toán thống kê chỉ nghiên cứu các sự kiện đã xẩy ra. Vì vậy, những kết luận rút ra không phải lúc nào cũng đúng với sự kiện sắp xẩy ra; hoặc các số liệu thống kê về các sự kiện đơn giản không cho phép đánh giá các sự kiện phức tạp.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng phổ biến trong mọi ngành khoa học. Khi vận dụng phương pháp chuyên gia trong bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

đều phải chú ý tới sự đa dạng trong thành phần chuyên gia: có chuyên gia chuyên ngành, song không thể thiếu được chuyên gia liên ngành; có chuyên gia cao tuổi và chuyên gia trẻ tuổi; có chuyên gia ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, song không thể bỏ qua các chuyên gia đang công tác ở các cơ quan, đơn vị...

Sự đa đạng trong thành phần chuyên gia cũng xuất phát từ hai đặc điểm có tính đặc thù của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý. Để xử lý bằng toán thống kê các ý

25

Page 26: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

kiến của chuyên gia, có thể dùng "trọng số", ví dụ: chuyên gia đầu ngành, vừa có lý luận vừa có thực tiễn, trọng số 4; chuyên gia không phải đầu ngành, trọng số 2.v.v. Ngoài ra, trên mạng Internet cũng cung cấp "hệ thống chuyên gia" trong mọi khoa học, trong đó có khoa học quân sự, mà người nghiên cứu cần khai thác, khi có điều kiện.

Ngoài nghiên cứu khoa học, phương pháp chuyên gia còn được vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ huy ở một số cấp; đó là các chuyên viên.

Trong cuộc cách mạng KH- CN hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ tin học, việc ứng dụng phương pháp chuyên gia đã mở ra nhiều triển vọng to lớn. Trong đó phải kể đến các "hệ thống chuyên gia"là một máy điện tử "thông minh" được cung cấp trí thức tổng hợp của các chuyên gia giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó. Sau đó MTĐT sẽ tái hiện quá trình giải quyết một vấn đề nào đó do người sử dụng đề xuất dưới dạng nhiều phương án khác nhau trên cơ sở các trí thức do chính các chuyên gia đã "dạy" cho máy từ trước. Hệ thống chuyên gia có khả năng lựa chọn các phương án hành động, mách bảo con người giải quyết nhanh chóng các tình huống gay cấn, đặc biệt là khi phải ra quyết định trong điều kiện không đủ thời gian để cân nhắc tình huống.

Hiện đã áp dụng hệ thống chuyên gia vào các ngành kỹ thuật có khả năng phát hiện hỏng hóc của các trang thiết bị trong thời gian ngắn nhất....

Bài tập chương 2

1. Đ/c hãy áp dụng phương pháp lịch sử- logic tìm ra những bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực đ/c công tác ?2. Xây dựng mấu phiếu khảo sát điều tra thực tế để tiến hành một đề tài nghiên cứu do đồng chí lựa chọn .3. Đ/c hãy áp dụng phương hệ thống - cấu trúc phân tích làm rõ các mối quan hệ và tác động của chúng đến lĩnh vực đ/c công tác ?4.Vận dụng phương hệ thống - cấu trúc xác định các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu do đồng chí lựa chọn .5.Vận dụng phương pháp chuyên gia, đánh giá kết quả một đề tài nghiên cứu do đồng chí lựa chọn.

26

Page 27: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

6. Xác định các mô hình toán có thể áp dụng trong nghiên cứu một đề tài nghiên cứu do đồng chí lựa chọn .

BÀI TẬP LÀM NHANH TẠI LỚPĐỒNG CHÍ CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ CÁC PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA SAU

ĐÂY

Phiếu số 1Để phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống ngành kỹ thuật quân đội, kính mong

các đồng chí cho ý kiến về các nội dung dưới đây:

I.Xin đồng chí vui lũng cung cấp thụng tin cỏ nhõn vào phiếu này:Họ và tên: Học hàm, học vị:Đơn vị công tác: Chuyên môn nghiệp vụ: Cấp bậc: Chức vụ:

II. Đồng chí đánh dấu x vào các ô thể hiện sự đồng ý hoặc ghi cụ thể ý kiến bổ sung

TT NỘI DUNG XIN Ý KIẾN Đống Không Bổ

27

Page 28: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

ý đồng ý sung

1

Hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ quan kỹ thuật cấp chiến lược: Phương án1: Mụ hỡnh tổ chức cơ bản như

hiện nay, thêm các phũng chức năng trong các

cục chuyên ngành đủ khả năng bảo đảm và chỉ

đạo tất cả các ngành kỹ thuật trong toàn quân.

Phương án 2: Tổ chức cỏc cục chuyờn

ngành theo tính chất của TBKT như: Quân khí,

Xe (ô tô, T-TG, CB), điện- điện tử (thông tin,

TCĐT, ra đa, trạm nguồn, đo lường..), khí tài

bay (máy bay, tên lửa các loại ...); Tầu

thuyền....

Kết quả góp ý xin được gửi về :

Người góp ý Chủ nhiệm đề tài(ký và ghi rõ họ và tên)

TS Nguyễn Văn APhiếu số 2:

TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG KỸ THUẬT CỦA ĐƠN VỊ

Kính gửi : ...................................................................................................................

Để phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống ngành kỹ thuật quân đội, kính mong các

đồng chí cung cấp thông tin theo yêu cầu sau:

Họ và tên người cung cấp thông tin: Cấpbậc: Chức vụ:

TT Chuyên ngành kỹ thuật T.Số Phân loại theo trình độ

TS Ths Kỹ sư T.cấp Sơ cấp

1 Vũ khí2 Đạn 3 Xe ôtô 4 Tăng - TG5 Trạm nguồn 6 Xe máy công binh 7 Công trình quân sự

28

Page 29: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

8 Thông tin liên lạc9 Tác chiến điện tử 10 Ra đa11 Tên lửa 12 Công nghệ thông tin 13 Điện tử 14 Tầu thuyền 15 Các chuyên ngành khác

Chuyên ngành mới cần bổ sung theo yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị:

Kết quả góp ý xin được gửi về :

Người góp ý Chủ nhiệm đề tài(ký và ghi rõ họ và tên)

TS Nguyễn Văn A

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHIẾU SỐ 3Để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn Nhà nước, kính mong

các đồng chí cho ý về cỏc nội dung dưới đây:I.Xin đồng chí vui lòng cung cấp thụng tin cá nhân vào phiếu này:Họ và tờn: Học hàm, học vị:Đơn vị công tác: Chuyên môn nghiệp vụ: Cấp bậc: Chức vụ:

II. Đồng chí đánh dấu x vào các ô thể hiện sự đồng ý hoặc ghi cụ thể ý kiến bổ xung

TT Nội dung xin ý kiến Đống

ý

Không

đồng ý

Bổ

sung

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý

29

Page 30: Bµi gi¶ng ch¬ng 2 · Web view+ Câu hỏi kết hợp là câu hỏi vừa kèm theo một số phương án trả lời, vừa để trống vài dòng cho người được điều

nguồn vốn

2 Cơ chế, chính sách quản lý nguồn vốn hiện nay

3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn

vốn mà đề tài đó đề xuất

Kết quả góp ý xin được gửi về :

Người góp ý Chủ nhiệm đề tài(ký và ghi rõ họ và tên)

TS Nguyễn Văn A

30