6
CÔNG TY CPHN VN TI VÀ THUÊ TÀU BIN VIT NAM BÀI THI VIT Chđề: “Tuổi trthành phBác thào tiến bước dưới cĐảng” Ni dung: Vai trò sáng lập Đảng Cng sn Vit Nam ca Chtch HChí Minh và các bc tin bi, các đồng chí lãnh đạo Đảng trong nhng thi kđầu. Lch shình thành, quá trình lãnh đạo của Đảng trong công cuc công nghip hóa hiện đại hóa đất nước; khẳng định nn tảng tư tưởng của Đảng là chnghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HChí Minh Đoàn viên : Vũ Minh Hằng Chi đoàn : Khối văn phòng Tháng 3/2015

BÀI THI VIẾT - Vitranschart

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI THI VIẾT - Vitranschart

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM

BÀI THI VIẾT

Chủ đề: “Tuổi trẻ thành phố Bác tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”

Nội dung: Vai trò sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối, các

đồng chí lãnh đạo Đảng trong những thời kỳ đầu. Lịch sử hình thành, quá trình lãnh đạo của Đảng

trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là

chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Đoàn viên : Vũ Minh Hằng

Chi đoàn : Khối văn phòng

Tháng 3/2015

Page 2: BÀI THI VIẾT - Vitranschart

Ngày 3/2/1930 đánh dấu mốc son lịch sử của dân tộc bằng sự ra đời của đảng cộng sản việt nam. 85 năm đã qua

đi, lấy chủ nghĩa mác-lênin và tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng tư tưởng, đảng đã chứng tỏ được vai trò lịch sử của

mình, dẫn dắt dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất tổ quốc và từng bước xây dựng xã hội mới, xã hội

chủ nghĩa.

Nói đến Đảng Cộng sản Việt Nam hẳn chúng ta không thể không nhắc đến vai trò sáng lập to lớn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh.Chủ Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu

của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước

vì dân. Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng

nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương Nghệ Tĩnh giàu truyền thống đấu tranh cách mạng lại

lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nên Người sớm có tinh thần yêu nước. Từ thưở thiếu thời cho đến lúc trút hơi

thở cuối cùng Người luôn trăn trở cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nỗi lo lắng làm sao để cho nước nhà được độc

lâp, nhân dân được sống trong sung sướng tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc luôn canh cánh bên Người.

Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con

đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh

sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người rất khâm phục tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu

tranh của các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng… nhưng lại không tán thành với con

đường cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng

tiến bối. Nguyễn Aí Quốc đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn.Người đã đi qua nhiều nước của

châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi

đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu

sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó,

Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do

Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một

sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là

chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu

nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá

chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và

phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách

mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và

khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.

Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ

thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa

Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm

“Đường cách mệnh” (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng

thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định, muốn

thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có

vững thì thuyền mới chạy.

Page 3: BÀI THI VIẾT - Vitranschart

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách

mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại

trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ

cho cách mạng Việt Nam. Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền

bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.

Đảng Cộng sản ra đời – bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Aí Quốc là người có công lao to lớn

trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:

Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản vào nữa sau 1929 ở Việt Nam lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng

Việt Nam, nhưng vì cả 3 tổ chức đều hoạt động riêng lẻ, công kích lẫn nhau, tranh giành địa bàn lẫn nhau nên đã gây trở

ngại lớn cho phong trào cách mạng. Vì vậy, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng

sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng.

Đúng vào thời điểm khó khăn phức tạp đó, lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng

và phong trào cộng sản Việt Nam.

Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản. Nguyễn Aí Quốc có quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách

mạng Đông Dương. Người quyết tâm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng cộng sản duy

nhất. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản Nguyễn Aí Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành

một Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam diễn ra từ ngày 03 – 07/02/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc)

Hội nghị gồm có 5 đại biểu, hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng (Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh), hai

đại biểu của An Nam Cộng sản đảng (Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu) và Nguyễn Aí Quốc đại diện cho Quốc tế cộng sản

chủ trì cuộc họp.

Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, với uy tín của Người và yêu cầu của cách mạng Việt Nam, các đại biểu tham gia hội

nghị đã nhất trí tán thành việc hợp nhất Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng thành Đảng Cộng sản

Việt Nam, đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng

do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo.

Sau hội nghị hợp nhất đảng, ngày 24/02/1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt

Nam và đã được Ban chấp hành Trung Ương lâm thời đồng ý. Như vậy trên thực tế đến ngày 24/02/1930 thì ba tổ chức

cộng sản ở nước ta đã được thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam “ là đội tiên phong của

vô sản giai cấp”. Đảng chủ trương tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cách mạng

tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam…Sự ra đời của Đảng ngày 3/2/1930 đã

chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam trong mấy chục năm qua. Đây là khâu chuẩn bị quan

trọng đầu tiên cho một thời kỳ đấu tranh mới trong lịch sử dân tộc.

Như vậy Nguyễn Ái Quốc là người đã đứng ra triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy

nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cũng chính Nguyễn Aí Quốc là người đã soạn thảo ra Chính cương vắn

tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Những văn kiện đó được xem là cương lĩnh đầu

tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho con đường cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của

Đảng.

Thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới:

Sau thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối

cảnh có những thuận lợi to lớn, song cũng gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát

từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất- kỹ thuật nhỏ bé, manh mún, hậu quả chiến

tranh nặng nề, lại bị Mỹ phong tỏa cấm vận, tình hình quốc tế có những diễn biến bất lợi, phải đương đầu với cuộc

chiến tranh ở hai đầu biên giới phía nam, phía bắc, đòi hỏi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải trải

qua nhiều bước đi cụ thể thích hợp. Trong bối cảnh đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng được tôi luyện qua thử thách

đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Đảng đã kiên trì tìm tòi đề ra đường lối đổi mới đưa đất nước vượt

qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, giành được những thành tựu to lớn, toàn diện.

Page 4: BÀI THI VIẾT - Vitranschart

Thắng lợi bước đầu của hai mươi năm đổi mới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của

Đảng đánh giá khái quát 20 năm đổi mới đã ghi nhận: Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng,

toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Mặc dù

còn không ít khó khăn, hạn chế, đất nước ta đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế ra khỏi khủng hoảng và có

sự tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân

tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị- xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta

trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và

lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng

ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận

thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về

công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên

những nét cơ bản.

Tóm lại, với những thắng lợi đã giành được trong thế kỷ XX, Việt Nam đã ta từ một nước thuộc địa trở thành

một quốc gia độc lập tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày

càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước,

làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạchậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Những thắng lợi đó là minh chứng sinh động về năng lực lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, sức

mạnh to lớn của nhân dân ta.

Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và

nhân dân ta

Ngày 05 tháng 6 năm 1911, từ bến Cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra

đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã đến quê hương của Cách mạng

Tháng Mười Nga, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với bản Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc

địa…

Trong quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và tổ

chức lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta giành được những thắng lợi to lớn, Người khẳng

định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm

nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối

cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.

Tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử hoạt động lãnh đạo của Đảng và của quá trình cách mạng Việt Nam từ khi

thành lập Đảng đến nay, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát

triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một luận điểm cực kỳ quan trọng được khái quát, rút ra từ thực tiễn

phong phú, sinh động của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,

nó chỉ ra nguồn gốc sâu xa của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh

đạo, được lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối.

Từ thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc

và trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là từ thực tiễn phong phú, sinh động và những thành tựu to lớn, có ý

nghĩa lịch sử mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết

tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh”.

Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu,

những biến đổi trên thế giới nhanh chóng, phức tạp, khó lường; những vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày

Page 5: BÀI THI VIẾT - Vitranschart

càng nhiều, càng đòi hỏi phải có những lời giải đáp thuyết phục, có cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong lúc đó, các thế

lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn hòng xuyên tạc, phủ nhận từng luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh để đi tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc tiếp

tục đi sâu nghiên cứu nhằm khẳng định, bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công tác tư tưởng,

lý luận của Đảng ta hiện nay.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học, sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thực sự giải đáp được những

vấn đề mà thực tiễn cuộc sống của toàn nhân loại đặt ra. Trong lúc toàn bộ hệ thống lý luận của hệ tư tưởng tư sản

đều tìm cách chứng minh cho việc duy trì sự tồn tại “vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, thì ngược

lại, chủ nghĩa Mác - Lênin đã tuyên chiến với hệ tư tưởng tư sản, khẳng định sự diệt vong không thể tránh khỏi của

chủ nghĩa tư bản và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì thế mà

chủ nghĩa Mác - Lênin đã “gây ra” sự thù địch mạnh nhất và lòng căm thù lớn nhất của giai cấp tư sản.

Lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản và

bọn cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin đã xuyên tạc rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là tương lai của loài

người và cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, lạc hậu, rằng chủ nghĩa Mác - Lêninkhông còn phù hợp trong

thế kỷ XXI.

Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin không những không lỗi thời, lạc hậu như ai đó vẫn rêu rao, mà

chủ nghĩa Mác - Lênin đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân

quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc trên

thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã tiếp thu và vận

dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Người đã nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng

và khoa học của học thuyết Mác - Lênin, vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng

Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế

thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần

vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc thực sự đã cổ vũ, khích lệ cuộc đấu tranh của nhiều dân tộc thuộc

địa và phụ thuộc. Vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc sống, đã trở thành những giá trị văn hóa bền vững

không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản chung của nhân loại.

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong quá trình tiến hành cách mạng giải

phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất

là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 25 năm đổi mới xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc luôn gắn liền với học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ

hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định chỉ có trên cơ sở

trung thành, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt

Nam thì Đảng mới có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng và mới tránh được nguy cơ

sai lầm về đường lối.

Những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tiếp tục soi sáng con đường phát triển đi lên của nhân

loại, trong cuộc đấu tranh cho mục tiêu cao cả là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và của cách

mạng nước ta vẫn tiếp tục tỏa sáng trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, lợi dụng những khó khăn, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, những khó khăn

của tình hình trong nước, các thế lực thù địch càng ra sức chống phá cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam, công

kích, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cùng với những âm mưu, thủ đoạn chống

Page 6: BÀI THI VIẾT - Vitranschart

phá của các thế lực thù địch, thì những diễn biến trong đời sống xã hội, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường,

mở cửa, hội nhập đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã

hội chủ nghĩa, chạy theo lối sống thực dụng, giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

sự tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình đó, càng đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết, một yêu cầu có tính nguyên tắc và có ý nghĩa sống còn

đối với sự nghiệp đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta. Kiên định chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới đất nước theo con

đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Kiên định, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho

hành động của Đảng và nhân dân ta, trước hết Đảng phải trung thành, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học,

vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện, tình hình cụ thể của cách

mạng Việt Nam, không máy móc, giáo điều. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và

phương pháp luận để tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước, trên

cơ sở đó đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy luật phát

triển của lịch sử.

Trung thành và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phải nắm vững mối quan hệ giữa kiên

định và phát triển, tức là phát triển trên cơ sở kiên định nguyên tắc cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, với xu thế thời đại. Thực tiễn luôn biến

đổi, phát triển, nên lý luận Mác - Lênin cũng cần được bổ sung, đổi mới, phát triển nếu chúng ta không muốn lạc hậu

so với cuộc sống. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống mở, không thể coi những nhận thức đạt được cho đến ngày

nay là những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Không ngừng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là yêu cầu của thực

tiễn xã hội vừa là yêu cầu nội tại của học thuyết Mác - Lênin. Có phát triển và thông qua phát triển, chủ nghĩa Mác -

Lênin mới tự bảo vệ được mình, mới phát huy được sức mạnh, sức sống của mình đối với thời đại. Tư tưởng Hồ Chí

Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Vì

vậy bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là phát huy sức mạnh, sức sống của

chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta.

Đi đôi với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải kiên quyết đấu tranh với

những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng

ta khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kinh tế phát triển năng động, mức

tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua liên tục được giữ vững; môi trường chính trị, văn hóa, xã hội ổn định và phát

triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, khẳng định vị thế

của nước ta trên trường quốc tế.

Điều đó là một minh chứng sinh động, khẳng định Đảng ta đã tuyệt đối trung thành và vận dụng, bổ sung, phát

triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạng nước ta. Song chúng ta

cũng cần nhận thức sâu sắc rằng, con đường mà chúng ta đang đi tới là không dễ dàng, bằng phẳng mà phải trải qua

nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng

Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành

động, nhất định sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời

sống xã hội.