8
TÔI THẤY BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ Chẳng biết từ bao lâu rồi tôi lại có thói quen khi đi ra hiệu sách thì chỉ chăm chăm vào hiệu sách ngoại văn mà thôi. Những tác phẩm thuần chất văn Việt cũ, viết bằng tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ mình, giờ nếu có hay đọc, cũng đọc lại những trang của Hồ Xuân Hương, Tản Đà, hay đến ngồi cùng ông Nam Cao, giờ hiện đại lật Nguyễn Ngọc Tư hay loay hoay trong lớ chữ Nguyễn Huy Thiệp. Văn mình bây giờ, chắc tại khẩu vị tôi, sao thấy cũng bôn ba hoài khó kiếm được một quyển sách đọc một lèo, hay đọc quyên ăn quyên ngủ, đọc để bắt đầu lại một cuộc đời mới sau một chuỗi ngày, tốt nghiệp, bồ đá, mất việc, lại có việc lại, thế. Nhưng nghĩ thế là tiêu cực cho Tổ quốc! Lâu nay Mann up viết nhiều review cho sách ngoại văn. Hôm nay tôi hả hê trong hơn 500 trang giấy chữ toàn bằng tiếng mẹ đẻ ra mình. Từ cái cách chửi thề cũng Việt Nam, chửi thể là phải thế, phải đa dạng, sâu mà cay. Cái cách nói tục tễu chuyện dâm của một khối người cũng phải thế, trần tục, mặn mùi biển và thấy có bóng mình trong đó. Tiếng địa phương của đất mình, bối cảnh của nước mình, biển, cửa biển, cách đánh cá mang phong thái vừa nghèo vừa tài vừa mặn chát cũng của mình. Và cái kiểu chửi đời, chửi tiền, nói toạc ra hết, toạc hết cỡ về đời sống quá khứ, hiện tại rồi cũng kéo theo tương lai của đất nước mình nó hả hê, mà lâu rồi, lâu lắm rồi, bị Nhà nước mình cấm, cấm, cấm, không ai, tác giả nào đủ mạnh đủ dũng khí để nói, và cũng lâu rồi, mới lại đọc được quyển sách: thương chính dòng máu của mình đến vậy. Xin giới thiệu, như cái cách giới thiệu của ban đảng ủy, ban chính quyền ngày cũ và ngày nay, quý vị xin cho một tràng vỗ tay, pháo tay: BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ của ông Bùi Ngọc Tấn. Quyển sách như cái tên của nó, viết về tất tần tật từng góc cạnh, hang hốc của từng cái bãi neo đậu tàu, xộc cho đến tận trong tàu, từng góc phòng của những con thuyền đánh cá của thời xã hội chũ nghĩa

Biển và chim bói cá

Embed Size (px)

DESCRIPTION

a small and spontaneous review about a overwhelming and bewitching book in Viet Nam from author Bui Ngoc Tan

Citation preview

Page 1: Biển và chim bói cá

TÔI THẤY BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ

Chẳng biết từ bao lâu rồi tôi lại có thói quen khi đi ra hiệu sách thì chỉ chăm chăm vào

hiệu sách ngoại văn mà thôi. Những tác phẩm thuần chất văn Việt cũ, viết bằng tiếng

Việt, tiếng mẹ đẻ mình, giờ nếu có hay đọc, cũng đọc lại những trang của Hồ Xuân

Hương, Tản Đà, hay đến ngồi cùng ông Nam Cao, giờ hiện đại lật Nguyễn Ngọc Tư hay

loay hoay trong lớ chữ Nguyễn Huy Thiệp. Văn mình bây giờ, chắc tại khẩu vị tôi, sao

thấy cũng bôn ba hoài khó kiếm được một quyển sách đọc một lèo, hay đọc quyên ăn

quyên ngủ, đọc để bắt đầu lại một cuộc đời mới sau một chuỗi ngày, tốt nghiệp, bồ

đá, mất việc, lại có việc lại, thế.

Nhưng nghĩ thế là tiêu cực cho Tổ quốc! Lâu nay Mann up viết nhiều review cho sách

ngoại văn. Hôm nay tôi hả hê trong hơn 500 trang giấy chữ toàn bằng tiếng mẹ đẻ ra

mình. Từ cái cách chửi thề cũng Việt Nam, chửi thể là phải thế, phải đa dạng, sâu mà

cay. Cái cách nói tục tễu chuyện dâm của một khối người cũng phải thế, trần tục, mặn

mùi biển và thấy có bóng mình trong đó. Tiếng địa phương của đất mình, bối cảnh của

nước mình, biển, cửa biển, cách đánh cá mang phong thái vừa nghèo vừa tài vừa mặn

chát cũng của mình. Và cái kiểu chửi đời, chửi tiền, nói toạc ra hết, toạc hết cỡ về đời

sống quá khứ, hiện tại rồi cũng kéo theo tương lai của đất nước mình nó hả hê, mà lâu

rồi, lâu lắm rồi, bị Nhà nước

mình cấm, cấm, cấm, không

ai, tác giả nào đủ mạnh đủ

dũng khí để nói, và cũng lâu

rồi, mới lại đọc được quyển

sách: thương chính dòng máu

của mình đến vậy.

Xin giới thiệu, như cái cách

giới thiệu của ban đảng ủy,

ban chính quyền ngày cũ và

ngày nay, quý vị xin cho một

tràng vỗ tay, pháo tay: BIỂN

VÀ CHIM BÓI CÁ của ông Bùi

Ngọc Tấn.

Quyển sách như cái tên của

nó, viết về tất tần tật từng góc

cạnh, hang hốc của từng cái

bãi neo đậu tàu, xộc cho đến

tận trong tàu, từng góc phòng

của những con thuyền đánh

cá của thời xã hội chũ nghĩa

Page 2: Biển và chim bói cá

bao cấp cái gì cũng của chung, nhưng những con chữ tiếng Việt còn đi sâu hơn thế,

sâu nữa sâu mãi, sâu uyển chuyển và trần tục vào từng con người sống miền biển, gần

biển, làm ở biển , nó đi xuyên giới tính, kể cho ta rất nhẹ nhàng mà mặn gió biển từng

ngọc ngách của những người đàn bà sống vùng biển (nhờ quyển sách này mà tôi biết

đàn bà miền biển khác đàn bà vùng cạn thế nào), chuyện đàn bà và chuyện đàn ông

ấy, chuyện đời đời kiếp nơi đây, cứ một người đàn bà nào tốt tính, đẹp người, nẩy

nang một tí là y như rằng bạc như cá bạc má ngoài biển, long đong như sóng, chuyện

đàn bà miền biển lừa lọc và nhiều khi, đàn bà miền biển và đàn bà trên cạn hay tất cả

đàn bà, đều có một lòng như nhau cả; lòng thương con thương chồng, thương nhà

nhường nhịn đến độ nhiều người khổ

quá: ngoại tình!

Và dĩ nhiên là cuốn sách này cũng nói về

đàn ông, cũng kể rất nhiều về nội tâm

của họ, cũng xấu xa khối ra đấy mà cũng

chắp và rất nhiều mảnh tốt đẹp. Cũng

như mô típ của số phận: thằng nào tốt,

hiền, thật thà với biển quá là y như rằng

bị mấy người đàn bà biển lừa cho một vố

duyên đời đau không đứng lên được, à

sau đó cũng đứng lên nhưng hơi què

quặt nhưng không phế. Nhưng thôi, tôi

tạm dừng cái sự luyên thuyên của mình

ở đây. Nói chung, nếu thấy tâm hồn

mình khôn khan thiếu gió, thiếu cá, thiếu

đạm, thiếu biển thì đọc. Và hơn 500 chữ

ấy, nói cho biết trước, nó không có đầu

đuôi cốt truyện thắt nút mở nút cao trào

gì đâu, đây là quyển sách dày cộm như

một quyển nhật kí về biển, không dìm

chết tôi trong một bể tính từ, chỉ kể và

kể và kể nhưng không kể lể nhạt phèo, mà chi tiết và cuộc đời mỗi người cứ chắp vá

khéo léo tự nhiên như khi ta ra biển, ngồi thụp xuống nhìn từng đợt sóng, và khi nào

ta nhìn từng đợt sóng chán, khi ấy ta chán Bùi Ngọc Tấn. Kể về người này người nọ, nơi

biển này chỗ eo nọ, con cá này con cá nọ. Và thích nhất là cứ mở bất kì trang nào cũng

được, là đọc thấy hiểu ngay, thấy mình trôi theo nhịp kể ngay, thấy biển ngoài kia có

đoạn thằng nhỏ nào đó theo cha nó đi đánh cá. Đọc thử đoạn này, tôi lật đại ra, thấy

thinh thích:

“Tơi kêu hồng hộc, quay ù ù. Dây cáp lên. Tơi ghì lôi tấm lưới. Dây cáp chỗ sát mặt

nước run bần bật, nhích dần. Đã tới chỗ tám xoay. Từ chỗ ấy dây cáp chẽ ra làm ba:

Page 3: Biển và chim bói cá

Một vào “quả bom”, hai dây còn lại vào hai ván. Cái tám xoay nhảy lên qua pu li. Bác Sĩ

cầm sào có móc đứng chờ. Bác lao cái móc vào dây kéo đụt. Hụt. Lần thứ hai móc

được, kéo được. Hai người nữa xúm lại kéo cái đụt lũng lẵng ròng rọc nước. Bắt sợi dây

vào tang tơi. Cho tơi cuộn. Tất cả mũ áo đứng trên boong. Một người giật đụt, Reo hò

ầm ĩ. Reo vì mẽ lưới thất bại, chỉ có mấy con cá nhỏ, một ít ghẹ và mấy con tôm. Kéo

xong lưới bên trái rồi đến lưới bên phải, tấm lưới vẫn được nhiều hơn. Hai cái đụt phinh

phính như hai quả bầu. Hai chú giật dây. Tụt xuống một đống tròn. Một búi rắn biển

cuộn quanh,đầu ngóc cả lên ngơ ngác nhìn quanh. Đúng là giống cá hiên đi đâu cũng

có đôi.”

Hiểu gì không? Không. Tôi không phải dân biển. Thấy quanh mình là không khí đánh cá

đang gần như thất bại. Cái này thì thấy rất rõ. Thấy rắn biển còn đang bò nguầy nguậy

trên trang gõ cọc cọc đây này. Và lạnh nữa. gió buổi đêm đấy. Chuyện biển, mình

không hiểu, nhưng mình hít hà lây la được cái không khí căn lồng ngực căng cái buồng

chật hẹp của mình toàn là biển.

Chi tiết nối dài chi tiết, dài đến 500 trang. Chuyện kẻ này kẻ nọ cứ nối nhau mà đi, vẻ

ngoài đến tâm can họ. Nhiều tên quá, tôi không thể nhớ hết được, cái tên việt, Lê Mây

Bôn, Chơn, cô Nguyệt, rồi thẳng việt kiều Robert Lee nữa. Quyển sách cứ kể thế đấy.

Kể vè hết thằng thằng này đến cô nọ. và rồi tự nhiên biển nó vào, cá nó vào câu

Page 4: Biển và chim bói cá

chuyện. Rồi cả cái làng cai khu biển ấy và cả cái xã hội Việt Nam (không phải xã hội thu

nhỏ mà là một xã hội rất lớn) ngày cũ, và bây giờ, bày ra trước mắt tôi mọi sự vật lộn,

mọi cái mẹo phải có để sống, mọi sự thừa của một đời người. Và nói thật, tất cả

những thứ Việt Nam ấy, chẳng xa lạ gì với tôi, với anh, với ai.

Nếu nhìn thấy quyển sách, là tôi thấy tiền. Tiền y như rằng cứ đoạn nào nhắc đến

giám đốc, quan hơi lớn một tí làm trong nhà nước là sẽ có chuyện hối lộ. Như một đứa

con khi sinh ra ở vùng biển nếu muốn làm thuyển trưởng thì trước hết phải chịu được

song như trời cho, rồi đi tàu từ vị trí hạng bét nhất, đi hoài đi hoài và cái khả năng

quan sát thiên phú đánh cá tăng năng xuất cho xí nghiệp, à quên, biết dụng quân, biết

cứng biết mềm với lòng người nữa thì mới được làm thuyền trưởng. Và hiển nhiên, hối

lộ! Nhưng mà Bùi Ngọc Tấn nói chuyện hối lộ công khai, nó thẳng từ tâm tư thằng

nhận hối lộ đến đứa phải cắn răng hót bớt miếng cơm cả nhà đi hối lộ cho cái “tương

lai xa”. Chuyện hối lộ này nói như pha trò, nói như chơi, như giỡn, kể rất chi tiết, rất

tình huống, rất tình người, rất nhẹ nhàng, rất dễ mà đời này nhiều nhà Văn có nói thì

như gà mắc xương ngay cổ hay vừa nói đã miệng hơi cười và cười chua tí là thôi rồi

nhà nước ban lệnh cấm. BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ không bị cấm, cũng không bị cắt bất cứ

đoạn nào cả. Vi thế cứ thoải mái công khai mà đọc, mà hả hê, mà cười, mà thấy, à,

ngày xưa nó còn vậy, bây giờ mình đang sống trong thời đại, làm thằng đàn ông, nhiều

khi vẫn phải đi hối lộ đầy ra đấy. Ông ấy viết dùm mình, mặn chát dùm thế hệ mình,

đời sống mình. và rồi.. . nhục dùm mình nữa. Thời đại này rồi mà chuyện hối lộ lớn

nhỏ vẫn chẳng khác ngày xưa. Xã hội đầy ra đấy. Và đúc cốt một chân lí ngầm ra nước

mắt, bảo sai không phải, bảo đúng cũng không dám gật gù : “ Nghèo đi với hèn bác ạ”

Page 5: Biển và chim bói cá

Quyên mất. Nói đến Ông Bùi Ngọc Tấn, ông viết 6 cuốn, thì chỉ trừ cuốn này khi được

solo ra là không bị trắc trở đường đến tay người đọc, được công bố rộng rãi, được

thừa nhận. Lại còn sang tận Pháp nữa, thắng giải “Livre et Mer” (Sách và biển). Nói

đến phụ nữ. Giờ tôi mới hiểu tại sao trong The Old Man and the Sea, có đoạn ông lão

nghĩ về biển như một người đàn bà. Phải. Đà bà là biển hay biển là đàn bà. Phụ nữ

cũng được. Họ làm chúng ta khổ, từ đàn ông trên can đến dưới biển. Vậy là chúng ta

vẫn hạnh phúc đâm vào. Vì nếu không có họ, chắc chữ nhớ nhung mùi vị thơm nồng

của một người đàn bà, vào trong một người phụ nữ, được họ chở che sau bao chuyến

dài ngày quanh mình bốn

bề toàn nước và sóng gió

và suy tính (hay công việc,

thất bại) sẽ không thành

hình đâu. Chúng ta ngẩng

cao đầu, mạnh mẽ làm trụ

cột cho họ, nhưng chúng

ta ai cũng như một thằng

đi biển, phải bám biển mới

sống được, nếu không thì

có chết à! Ăn cái gì! Sống

làm sao! Tôi còn nhớ có

cảnh Chơn(không chắc

lắm, cái ông mà đoạn đầu

nhìn nửa thiếu nữ nửa

phụ nữ tắm trong một cái

phần giây ấy) khi sắp đi ra

biển, đã nhớ day nhớ dứt

người yêu hụt một thời

đến độ tác giả không dùng

một tính từ nào cho làm

cho người đọc nhức óc

khó hiểu, chỉ biết nổi nhớ

một người đàn bà, một

thứ gì mềm mại, làm khổ chúng ta, làm chúng ta không chỉ thỏa mãn và hạnh phúc là

cảnh ông ấy hôn thắm thiết cô gái một con đang căng sữa ấy, vội vàng cuốn quít (vì

tàu sắp chạy mà) đến độ phải cởi nút áo cô ấy ra mà bú lấy bầu sữa ngọt ngào của một

người phụ nữ, để thấy, nhớ hơn. Tôi thấy cảnh đấy nói thay được rất nhiều của các

cấp độ dòng họ nhà nhớ từ hoang hoải đến da diết, mặn nộng, bổi hổi bồi hồi… và nó

hạ nhục chúng ta vì chúng ta yếu hèn một khắc, thời nào cũng vậy thôi, đàn ông, nữa

đàn ông, tôi, mấy tên khác, rồi cũng sẽ ngã quỵ vì một người phụ nữ, ngã quỵ trong

một phút yếu hèn. Nhưng thấy mình không hề nhục nhã và xấu hổ. vì mình cũng là

Page 6: Biển và chim bói cá

người mà! Và tất cả thuộc về người mình đều có cả. Và rồi ngay sau đó như Chơn (xin

lỗi tác giả nếu đã nhớ sai) lại ra biển, chinh phục, đấu biển bằng sự không ngoan, hay

hòa mình vào trong nó để nó nuôi sống không chỉ cái bao từ mình mà cả tâm hồn của

mình. Chúng ta không phải xấu hổ, đơn giản vì ai cũng là một thằng đi biển, không đi

biển thi deo thuyền đi đời vậy, ra biển! ra biển! mà biển chẳng phải là phụ nữ đó sao?

Nãy giờ tôi nói nhiều về những sự phức tạp quá. Hôm qua, đọc xong, tôi đã tặng lại

quyển sách cho đứa cháu gái 14 tuổi đang rãnh rỗi ngày trường. Vì tôi biết, cuốn sách

ấy không làm hại hay bỏ vào đầu óc gần như trẻ con một điều gì độc hại. Hay ít nhất,

như cái cách sau hai ngày nó đọc được gần nữa quyển, đã nói nói cười cười với tôi về

BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ. “Quyển sách là biển chú ạ, cháu thích lắm. Không ngờ biển và

tàu lại hợp đôi đến thế, toàn tôm nát tôm vàng những đêm trăng. Nên thơ lắm. Hôm

nào mình cắm trại đêm ở biển chú nhé”. Nó lại cười tươi, với cháu, quyển sách được

nhìn đơn giản hơn (hay tại cháu chỉ muốn chủ tâm vào những nét đẹp thiên nhiên của

biển) là biển và biển. Phải, cuốn sách là biên niên kí của biển và người.

Tôi có nói rằng quyển sách này thắng giải của Pháp, Festival Sách và Biển, trong bản

tuyên dương quyển sách này , ông chủ tịch danh dự Francois Bourgeon có nói một câu

“ Tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn là một cuốn sách không thể quên.

Thậm chí có lẽ là…một cuốn sách làm cho ta tốt hơn.”

Page 7: Biển và chim bói cá

Vì ít nhất, chúng ta, dù có phải là dân làng chài hay biển hay không, thì đều thấy mình

trong đó, cái này phi sắc tộc, giới tính, đặc biệt là đàn ông, vì có phụ nữ, đàn bà, con,

phải có trách nhiệm trước biển và can đảm cũng như nhục nhã vì sóng gió bao lần.

Nó làm ta tốt hơn, vì nó không chỉ kể chân thực, chi tiết, hơn 500 trang toàn điều tốt

không, toàn nổi khổ và hạnh phúc được hưởng, mà còn là nhiều chuyện xấu xí xù xì,

chuyện rất trần tục, nhưng nó ngược lại không xui khiến ta làm theo, mà là tạo một

thế đứng biển rất vững chắc, chống lại nó, hoăc ít nhất là tự cay đắng mà chịu đựng và

tát vào mặt mình. Chuyện hết thời, ganh ghét, chơi đểu, hối lộ, lại cả ngoại tình, đàn

ông ngoại tình, đàn bà lừa gạt.

Cuốn sách có tên là BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ.

Tôi nhớ không lầm là cả cuốn sách chỉ một lần tả về cảnh con chim bói cá. Đoạn in

nghiêng, hồi ức hay thực tại của thằng bé đang nửa đàn ông nửa người lớn, thấy cô

đơn ngay trên thuyền và biển, và con chim bói cá bay ra giữa biển quắp một con cá,

bay về hướng chân trời. Cậu ta lại miên man nghĩ về con chim bói cá ở khu mình ở,

hồ, nó toàn ngủ, và nếu tỉnh nó lại lao xuống mặt hồ quắp một con cá, trúng phóc!.

Tôi hơi tệ trong việc nhận ra chân lí của một chi tiết, cũng như dở tệ trong việc phát

hiện ra ý nghĩa ngầm của tác giả (Cô giáo cũ toàn phê tôi với ý đầu rỗng vá bắt tôi học

thuộc ý thôi). Nên tôi chờ ai đọc xong, sắp đọc, nói cho tôi nghe về chuyện con chim

bói cá. Thi thoảng, tôi cũng mơ thấy con chim.

Page 8: Biển và chim bói cá

Để kết thúc cho những dòng này, được thơ thẩn về một cuốn sách thập đẹp. Tôi lại

nghĩ về quyển Bay đêm của Antoine De Saint-Exupery. Cuốn sách mỏng dánh, thay thì

viết về biển và người biển, cuốn sách viết về những đường bay, con người phi công và

tận sâu trong lòng họ. Không có ý so sánh. Nhưng tự dưng nhớ thôi. Cũng viết về một

cái khi vực đời sống nào đó. Đẹp. và y như rằng, khi mình đọc lại thấy đôi chút hay

nhiều mình trong đó. Để rồi khi gấp sách lại, quay lại thực tại, đời sống này mới là của

chính mình. Laptop và đống việc, chuyện tình, làm tình, chuyện tự do, chuyện trói

buộc. Mình lại thấy có cái gì cuộn trào trong chính mình, quét đi sự nhàm chán cũ, hồi

sinh lại một tâm thế mới, nhưng vẫn là mình. Và cuộc sống ngoài kia, đêm ngoài kia,

mai trời lại sáng. Sống tiếp cho tốt. Một thằng đàn ông. Nhưng thôi, mình là người như

bao người mà. Đêm rồi. Ngủ cái đã.

Anh.