60
Trong số này: n Sẽ hỗ trợ tối đa người dân có đam mê, hoài bão nghiên cứu ứng dụng n Hành trình của thương hiệu “Máy ấp trứng Huế” n Doanh nghiệp tư nhân Bạch Lai và chiếc máy ép củi trấu n Thạc sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế: Nhà quản lý khoa học đam mê sáng chế n Học sinh lớp 7 tạo góc xanh cho môi trường n Ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS để phân vùng khí hậu nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý n Sưu tầm tài liệu, mẫu vật về tài nguyên khoáng sản tiêu biểu của Việt Nam và các loại khoáng sản thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế n Xây dựng mô hình sản xuất giống lạc TK 10 kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất cao n Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1 (ngoại x nội) và lợn thương phẩm ¾ máu ngoại tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế n Tăng cường công tác quản lý nguồn phóng xạ trên địa bàn n Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ, vận chuyển nguồn phóng xạ n Đa dạng sinh học: Nền tảng cho phát triển bền vững n Tiết kiệm điện đúng cách: Đâu phải ai cũng biết? n Mô hình nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học n Festival Nghề truyền thống Huế 2015: Tinh hoa nghề Việt n Vóc dáng mới từ các làng nghề n Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4 và tháng 5/2015 n Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ trở thành cơ quan quốc gia hàng đầu về nghiên cứu cơ bản n Thí điểm tổ chức diễn đàn của trí thức tham gia phản biện xã hội n Hội thảo khoa học “Dấu ấn Huế, bản sắc Việt trong các sản phẩm thủ công truyền thống” n Nhiều sự kiện chào mừng ngày KH&CN Việt Nam 18/5 n Số hóa hơn 20 ngàn tài liệu Hán-Nôm ở làng Phù Bài n Quy định trong phối hợp thực hiện quản lý khoa học và công nghệ tại địa phương n Tuyên dương các nghệ nhân trẻ tiêu biểu n Nghiên cứu sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh Thalas- semia tại tỉnh Thừa Thiên Huế BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2 3 6 9 13 14 16 20 25 33 37 46 53 56 57 57 58 59 59 60 18 30 39 48 51 58 ISSN 1859-0144 4-5/2015 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3849266-3825453 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 01-10/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 01/12/2010 In tại: Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2015

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

Trong số này:n Sẽ hỗ trợ tối đa người dân có đam mê, hoài bão nghiên cứu ứng dụngn Hành trình của thương hiệu “Máy ấp trứng Huế”n Doanh nghiệp tư nhân Bạch Lai và chiếc máy ép củi trấun Thạc sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế: Nhà quản lý khoa học đam mê sáng chến Học sinh lớp 7 tạo góc xanh cho môi trườngn Ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS để phân vùng khí hậu nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lýn Sưu tầm tài liệu, mẫu vật về tài nguyên khoáng sản tiêu biểu của Việt Nam và các loại khoáng sản thuộc tỉnh Thừa Thiên Huến Xây dựng mô hình sản xuất giống lạc TK 10 kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất caon Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh họcn Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1 (ngoại x nội) và lợn thương phẩm ¾ máu ngoại tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huến Tăng cường công tác quản lý nguồn phóng xạ trên địa bànn Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ, vận chuyển nguồn phóng xạn Đa dạng sinh học: Nền tảng cho phát triển bền vữngn Tiết kiệm điện đúng cách: Đâu phải ai cũng biết?n Mô hình nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh họcn Festival Nghề truyền thống Huế 2015: Tinh hoa nghề Việtn Vóc dáng mới từ các làng nghền Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4 và tháng 5/2015n Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ trở thành cơ quan quốc gia hàng đầu về nghiên cứu cơ bảnn Thí điểm tổ chức diễn đàn của trí thức tham gia phản biện xã hộin Hội thảo khoa học “Dấu ấn Huế, bản sắc Việt trong các sản phẩm thủ công truyền thống”n Nhiều sự kiện chào mừng ngày KH&CN Việt Nam 18/5n Số hóa hơn 20 ngàn tài liệu Hán-Nôm ở làng Phù Bàin Quy định trong phối hợp thực hiện quản lý khoa học và công nghệ tại địa phươngn Tuyên dương các nghệ nhân trẻ tiêu biểun Nghiên cứu sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh Thalas-semia tại tỉnh Thừa Thiên Huế

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

236

913

14

16

20

25

3337

46

53

56

57

5758

5959

60

18

30

39

4851

58

ISSN 1859-01444-5/2015

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚNGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:NGUYỄN VŨ HỒ HẢI

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố HuếĐiện thoại: 054.3849266-3825453

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 01-10/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 01/12/2010

In tại:Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế

Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 5 năm 2015

Page 2: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/20152

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

- Thưa Bộ trưởng, ông có thể đánh giá về những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của các nhà khoa học không chuyên Việt Nam trong thời gian qua?

- Có thể nói trong một nền kinh tế, bất kỳ hoạt động nào cũng phải mang tính chất xã hội, nói khác đi là phải huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào những hoạt động đó thì mới có thể đem lại thành công. KH&CN không là ngoại lệ. Hiện nay, chúng ta đã có đội ngũ nhà khoa học được đào tạo rất bài bản, chuyên nghiệp, tâm huyết ở các viện nghiên cứu, các trường đại học. Họ thực sự là đội quân chủ lực, giữ vai trò dẫn dắt hoạt động KH&CN. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế thì điều đó chưa đủ, chúng ta cần phải huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong xã hội quan tâm, đầu tư hơn nữa và đặc biệt là khuyến khích họ phát huy trí tuệ cho sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nước.

Có nhiều người dân, mặc dù không được đào tạo cơ bản và cũng không được giao làm nhiệm vụ nghiên cứu, nhưng luôn thể hiện đam mê, quyết tâm với công việc này. Họ thấy rằng cần phải nghiên cứu, ứng dụng để phát triển sản xuất, để phục vụ lợi ích cho chính họ, gia đình và cộng đồng. Đây cũng là một lực lượng lao động KH&CN mà chúng ta cần phải quan tâm.

- Vậy Bộ KH&CN đã có những hoạt động gì để hỗ trợ cho các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của các nhà khoa học không chuyên?

- Trong nhiều năm qua, Bộ KH&CN đã có nhiều hoạt động để hỗ trợ cho người dân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, và thông qua đó giúp họ hoàn thiện sáng kiến của mình để phục vụ cho sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Ví dụ, chúng ta đã mời những người dân

có sáng kiến, sáng chế tham gia các chợ thiết bị Techmart toàn quốc, thậm chí cả các chợ công nghệ quốc tế để người dân giới thiệu các sản phẩm của họ tới cộng đồng, từ đó góp phần thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Từ các chợ công nghệ này, có một số người đã trở thành chủ doanh nghiệp, kinh doanh rất thành công.

Luật KH&CN năm 2013 có một số điều khoản liên quan đến hoạt động này. Trong thời gian tới, chúng ta phải hết sức nỗ lực để huy động sức sáng tạo của toàn dân, của tất cả những người có đam mê, có hoài bão, có quyết tâm, khuyến khích họ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm trên chính mảnh đất của mình và trong chính công việc của mình, góp phần đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Chính phủ đã có Nghị định 13/2012/NĐ về việc ban hành Điều lệ sáng kiến, trong đó có những điều khoản quy định trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp đối với sáng kiến của người dân. Tuy nhiên, điều lệ chưa phát huy được tác dụng một cách thích đáng do các văn bản hướng dẫn trong Nghị định còn chưa đầy đủ. Trong thời gian tới, chúng tôi yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chủ trì xây dựng thông tư và phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành cơ chế chính sách đặc biệt về tài chính nhằm hỗ trợ cho những người dân có sáng kiến. Hiện nay, người dân vẫn làm một cách tự phát. Cho dù đã cố gắng nhưng Nhà nước mới chỉ hỗ trợ được về mặt tinh thần, tư vấn, tạo cơ chế, còn hỗ trợ trực tiếp về tài chính thì chúng ta vẫn chưa làm được. Sau khi thông tư nói trên được ban hành, chúng ta có thể

SẼ HỖ TRỢ TỐI ĐA NGƯỜI DÂN CÓ ĐAM MÊ,HOÀI BÃO NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Trong các hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), lần đầu tiên Bộ KH&CN tổ chức buổi gặp mặt với các nhà sáng chế không chuyên. Liên quan đến nội dung, Bản tin Khoa học và Công nghệ xin trích đăng bài phỏng vấn của phóng viên báo Hà Nội Mới với TS. Nguyễn Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

(Xem tiếp trang 5)

Page 3: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 3

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Anh Nguyễn Văn Nhân: Sau khi tốt nghiệp PTTH tôi đăng ký đi nghĩa vụ quân sự với mong muốn được rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Xuất ngũ năm 2005, tôi trở về làm kinh tế trang trại ở địa phương, với mong muốn “hiện đại hóa” công việc chăn nuôi của gia đình và mở rộng quy mô chăn nuôi và cũng từ đó tôi bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo máy ấp trứng.

Thành công nào có được đều cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng với niềm say mê nghiệp nhà nông, đam mê nghề cơ khí và tinh thần thép của “anh bộ đội Cụ Hồ” tôi đã trải nghiệm với nhiều thất bại liên tiếp để đạt được mục đích chế tạo thành công chiếc máy ấp trứng đầu tiên phục vụ cho gia đình. Thông tin về chiếc máy đầu tay cho kết quả

tốt, tỷ lệ ấp nở cao và con giống cho ra chất lượng đã lan truyền trong địa phương, nhiều hộ gia đình có nhu cầu như tôi bắt đầu tìm hiểu và đặt hàng.

Với tiêu chí chất lượng lên hàng đầu, máy do tôi sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nhu cầu đặt hàng ngày càng tăng cao, để đáp ứng đủ nhu cầu của người nông dân tôi bắt đầu mở xưởng sản xuất, thuê thêm một số anh em địa phương đến làm cùng. Không dừng lại ở đó, tôi quyết tâm nghiên cứu và không ngừng cải tiến chất lượng máy và đã chế tạo thành công dòng máy ấp trứng phù hợp với tất cả các kiểu khí hậu ở tất cả các vùng miền trong cả nước.

HÀNH TRÌNH CỦA THƯƠNG HIỆU“MÁY ẤP TRỨNG HUẾ”

Anh Nguyễn Văn Nhân, sinh năm 1980 là Giám đốc của Công ty TNHH Máy ấp trứng Huế ở Thôn Đông An, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc là thành viên duy nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ KH&CN mời (theo danh sách đề xuất của Sở KH&CN) tham dự tọa đàm “Gặp mặt đại biểu là quần chúng có sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật” toàn quốc tại Hà Nội (diễn ra từ ngày 10-13/5/2015). Nhân dịp này, phóng viên Bản tin Khoa học và Công nghệ có cuộc trao đổi với anh Nhân về hành trình của thương hiệu “Máy ấp trứng Huế”.

Anh Nhân giới thiệu sáng chế máy ấp trứng

PV: Anh có thể chia sẻ cơ duyên đến với sản phẩm máy ấp trứng của mình!

PV: Xuất phát từ đâu anh có ý tưởng để sản xuất máy ấp trứng gia cầm?

Anh Nguyễn Văn Nhân: Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, mùa

NHỮNG NHÀ SÁCH CHẾ KHÔNG CHUYÊN - THÀNH CÔNG Ở THỪA THIÊN HUẾTrong những năm qua, phong trào sáng tạo trong quần chúng nhân dân được phát triển mạnh mẽ trên địa bàn

tỉnh, những ý tưởng sáng tạo, những sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn đã góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa… nhiều ý tưởng đã được trao tặng giải thưởng tại một số cuộc thi và được cấp bằng bảo hộ. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam (18/5), Bản tin KH&CN xin giới thiệu gương mặt điển hình trong phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở Thừa Thiên Huế: Nguyễn Văn Nhân, Trần Đình Lai, Th.S Trần Tuấn.

Page 4: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/20154

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

nắng thì quá nóng, mùa đông thì quá lạnh. Kinh nghiệm cho tôi thấy một số sản phẩm sử dụng ở các tỉnh khác rất tốt nhưng khi mua về dùng thì hư hỏng liên tục hoặc hiệu quả, kết quả không như mong muốn và máy ấp trứng cũng thế (một phần do tính năng của máy, nhưng chủ yếu là không phù hợp với điều kiện thời tiết ở Huế). Với ý nghĩ là người “trong nhà” nên mình quá rõ “tính khí” của khí hậu địa phương nên mình có thể sản xuất được một chiếc máy ấp trứng phù hợp với khí hậu địa phương. Ý nghĩ đó là động lực để tôi tìm tòi, học hỏi và bắt đầu nghiên cứu, chế tạo.

Trước đó, mình cứ tưởng nuôi gà kiến là đơn giản, nhưng sau khi trang trại được mở rộng thì số gà giống được sản xuất ra rất ít, không đủ cung ứng ra thị trường; bởi mỗi con gà chỉ ấp được từ 10-15 trứng. Thế rồi tôi suy nghĩ, tại sao mình lại không tạo ra một chiếc máy ấp trứng gà để giải quyết vấn đề này.

Tôi sản xuất thành công chiếc máy đầu tiên trong năm 2003 và nhiều năm sau đó tôi tiếp tục nghiên cứu và cải tiến để hoàn thiện nó. Đến năm 2009 tôi đã trải qua 6 lần cải tiến và cho ra đời dòng máy hiện đại như ngày hôm nay. Năm 2015 - sau 6 năm thương mại hóa sản phẩm- tôi quyết định thành lập Công ty TNHH Máy ấp trứng Huế.

Hiện tại Công ty chúng tôi sản xuất tất cả các loại máy ấp trứng gia cầm mà khách hàng có nhu cầu: vịt, gà, ngang, cút, vịt trời... Máy có công suất nhỏ nhất là 300 trứng và lớn nhất 14.000 trứng. So với những loại máy trên thị trường thì những linh kiện để chế tạo máy của tôi rất đơn giản, dễ tìm kiếm. Thay vì sử dụng điện trở thanh khí, hay đèn halogen để cung cấp nhiệt, sản phẩm của tôi chỉ dùng bóng đèn sợi đốt, vừa tiện lợi cho việc thay thế, giá thành thấp. Máy có thể sử dụng trong mọi thời tiết, tuổi thọ cao, tỉ lệ ấp nở lên đến 80%, giá thành phù hợp với túi tiền của nông dân.

nông dân ở miền Trung và trong Nam, ngoài Bắc ưa chuộng. Theo đánh giá của nhiều khách hàng thì sản phẩm của tôi, đặc biệt bộ vỏ máy rất bền, giữ nhiệt tốt, có thể giữ nhiệt trong mùa đông, làm mát cho mùa hè. Đây là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo chất lượng gà sau khi nở và đạt tỷ lệ nở 80% trở lên. Thông qua việc sử dụng máy ấp trứng của Công ty chúng tôi, ước tính lợi nhuận của các hộ nông dân chăn nuôi gia cầm, sản xuất con giống lên đến hàng chục tỷ đồng.

Hiện nay hợp đồng có được chủ yếu thông qua kênh truyền miệng và khách hàng cũ đặt thêm máy, ước tính 80% lượng khách hàng quay trở lại đặt chiếc máy thứ 2, thứ 3, có một số khách hàng đặt đến cái thứ 5. Ngoài ra Công ty còn khai thác qua kênh Internet và quảng bá bằng nhiều hình thức khác.

Tính từ năm 2010 đến nay, cơ sở của chúng tôi đã cung ứng ra thị trường gần 500 chiếc máy ấp trứng các loại. Hiện tại, Công ty TNHH Máy Ấp Trứng Huế có hơn 10 công nhân với mức lương trung bình 5 triệu/người/tháng. Doanh thu trong năm 2014 đạt 02 tỷ đồng, dự kiến trong năm 2015 doanh thu ước đạt trên 03 tỷ đồng.

PV: Sản phẩm của anh đã được người dân địa phương cũng như thị trường đón nhận như thế nào?

Anh Nguyễn Văn Nhân: Hiệu quả cao, giá thành lại rẻ khi một chiếc máy ấp trứng có giá “bèo” nhất là 5 triệu đồng (công suất 300 trứng) và cao nhất 80 triệu đồng (10.000 trứng)… nên sản phẩm máy ấp trứng của chúng tôi được nhiều

PV: Còn việc đăng ký sáng chế, thương hiệu thì sao, thưa anh?

Anh Nguyễn Văn Nhân: Việc sản xuất ra một chiếc máy ấp trứng thì rất dễ nhưng chiếc máy đó phải đạt tỉ lệ ấp nở cao, chất lượng con giống tốt, độ bền cao, phù hợp nhiều điều kiện thời tiết, tiết kiệm năng lượng, dễ vận hành... Đó cũng chính là bí quyết thành công để tồn tại cho đến ngày nay và trong tương lai.

Thực tế, hiện tại khi có người nghĩ đến ở Huế có một người sản xuất máy ấp trứng thì cụm từ đầu

PV: Dự kiến trong tương lai?

Anh Nguyễn Văn Nhân: Tôi tiếp tục nghiên cứu, quyết tâm cho ra đời chiết máy ấp vịt không cần tắm trứng trong năm 2015 (trong kỹ thuật ấp vịt có công đoạn tắm trứng rất mất thời gian và công sức). Đấy sẽ là dòng máy hiện đại nhất mà chưa có đơn vị nào trong nước chế tạo được. Ngoài ra, Công ty dự kiến đặt thêm đại lý ở tất cả các vùng miền trên cả nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nước bạn Lào và Campuchia trong năm 2016.

Page 5: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 5

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

tiên họ nghĩ đến là: Máy ấp trứng Huế. Vậy thương hiệu đã chớm hình thành, về lâu dài tôi sẽ đầu tư thêm để xây dựng thương hiệu tầm quốc gia trước, sau đó vươn ra các nước bạn (tầm quốc tế).

Hiện tại, chúng tôi đang xúc tiến đăng ký độc quyền sáng chế và rát mong sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho Công ty chúng tôi vững bước trên con đường phát triển doanh nghiệp.

- Thành tích: Được chứng nhận là sản phẩm nông thôn tiêu biểu của huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 và năm 2013; Đạt giải nhất tuần - Số 23 của chương trình Nhà sáng chế 2014 – VTV

- Ứng dung: + Có thể ấp nở tất các loại trứng như vịt,

gà, ngang, cút, vịt trời… + Công suất loại nhỏ nhất ấp nở 300 trứng

gà, loại lớn nhất có công suất 14.000 trứng gà. + Giá thành từ 5 triệu đồng/máy đến 90

triệu đồng/máy.- Ý kiến địa phương/chuyên gia:+ Sản phẩm có tính ứng dụng cao, có hiệu

quả kinh tế, được nhiều người sử dụng, đánh giá tốt.

+ Sản phẩm đã được cải tiến 6 lần từ năm 2003 đến nay.

+ Sản phẩm đã được thương mại hóa thành công ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia.

+ Doanh thu 3 năm 2012-2014 là 2,47 tỷ đồng.

PV: Vâng, xin cám ơn anh! ĐT (Thực hiện)

(Tiếp theo trang 2)

sử dụng một phần kinh phí ngân sách để hỗ trợ cho người dân nghiên cứu, thương mại hóa, ứng dụng kết quả sáng kiến, sáng chế của họ vào sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giao cho sở KH&CN của các địa phương có trách nhiệm chăm lo cho những người dân có sáng kiến trên địa bàn của họ. Khi phát hiện ra những sáng kiến thực sự có ý nghĩa khoa học, có tính khả thi, các sở KH&CN phải phối hợp, làm đầu mối để mời các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó từ các viện, trường tham gia vào quá trình, giúp cho người dân có thể hoàn thiện sáng kiến, sáng chế của mình. Ngoài ra, cần huy động các doanh nghiệp đỡ đầu cho họ để cùng đầu tư, sản xuất ra những sản phẩm từ những sáng kiến, sáng chế đó.

- Để đưa sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của những nhà sáng chế không chuyên đến với xã hội, truyền thông có vai trò ra sao, thưa ông?

- Bộ KH&CN sẽ đóng vai trò là đầu mối, hằng năm có những hoạt động về truyền thông để biểu dương, đề xuất khen thưởng ở cấp Bộ, cấp Nhà nước đối với người dân có sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế, được cộng đồng chấp nhận và được xã hội coi như một sản phẩm hàng hóa. Công tác truyền thông phải làm sao để mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội nhận thức đầy đủ và có sự hỗ trợ kịp thời đối với tất cả những người có ý tưởng khoa học, có sáng kiến, sáng chế, phát minh, giúp họ có được điều kiện thuận lợi nhất để đem sản phẩm của mình phục vụ xã hội.

Bên cạnh đó cũng cần tư vấn cho người dân khi sáng kiến của họ không khả thi, không có khả năng thương mại hóa để tránh nguy cơ người dân đầu tư để theo đuổi ý tưởng rất tốn kém, thậm chí kiệt quệ về kinh tế, gây lãng phí tiền của cho người dân và xã hội.

- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng! Hương Hồ (Giới thiệu)

Một số thông tin về sản phẩm

Page 6: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/20156

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Xuất phát từ một thực tế rằng Quảng Điền là một địa bàn thuần nông, khối lượng phế

thải, phụ phẩm nông nghiệp hàng năm như trấu, mùn cưa, dăm bào… rất nhiều. Người nông dân thường tận dụng các phế phẩm này thay củi nấu, song vẫn thừa thải. Mặt khác các phế phẩm này khi đun nấu cũng rất bất tiện, nhiều khói và bụi. Từ thực trạng đó, anh Trần Đình Lai đã chế ra chiếc máy ép củi trấu thân thiện với môi trường và sản phẩm này đã đạt giải Nhì-giải cao nhất tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.

Là một thanh niên lớn lên từ làng quê, tốt nghiệp trung cấp cơ khí Trường Kỹ nghệ thực hành Huế (nay là Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế), trở về quê lập nghiệp, sau đó vào làm việc ở cơ sở sửa chữa ô tô, đến năm 1999 mở cơ sở gia công sửa

chữa cơ khí và năm 2008 thành lập Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Bạch Lai. Từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu khoảng vài chục triệu đồng, thu nhận 3-5 công nhân trẻ và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, đến nay cái tên Bạch Lai đã trở thành thương hiệu khi mỗi năm, doanh nghiệp sản xuất thành công khoảng 200 chiếc máy các loại.

Năm 2008, khi Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế có dự án đầu tư, chế tạo các loại máy móc có tính hữu dụng cao phục vụ người dân. Anh Lai đã nắm bắt cơ hội để tiến hành chế tạo chiếc máy theo ý tưởng của mình, với tiền vốn được hỗ trợ là 29,5 triệu đồng, anh bắt tay vào nghiên cứu sản xuất máy ép củi trấu. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng chiếc máy do anh Lai chế tạo đã được hoàn thiện. Máy hoạt động dựa trên nguyên lý nén

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BẠCH LAI

Hiện nay những phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu không còn được tận dụng mà thường được thải ra tự nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đặc biệt là vùng nông thôn. Từ thực trạng này, anh Trần Đình Lai ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền đã có ý tưởng sáng tạo chiếc máy ép củi trấu, một giải pháp vừa bảo vệ môi trường lại đem đến hiệu quả kinh tế cao.

Trần Đình Lai được nhiều người biết đến với tên gọi “ông vua” máy ép củi trấu

VÀ CHIẾC MÁY ÉP CỦI TRẤU

Page 7: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 7

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

bằng trục vít, có van nhiệt và sản phẩm tạo ra là những thỏi củi dài hình ống từ nguyên liệu có sẵn ở địa phương. Anh Lai cho biết: “Lúc đầu trấu được cho vào máy ép, bộ phận sấy tự động sẽ làm giảm độ ẩm của trấu, sau đó ép thành củi dạng ống, dài 40cm, đường kính dài 70cm, năng suất có thể đạt từ 150

đến 200kg/giờ, chỉ cần 1,5kg trấu sẽ cho “ra lò” 1kg củi”. Với sản phẩm này đã giải quyết một phần đáng kể chất đốt cho bà con, bởi vì 1kg củi trấu bán ra thị trường chỉ từ 800 đến 1.000 đồng, rẻ hơn nhiều so với củi gỗ hoặc than đá. Điều quan trọng là làm sạch môi trường và không độc hại.

Vào năm 2010, từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất máy ép củi trấu thử nghiệm của đề án khuyến công của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay mô hình này được nhân rộng và phát triển với trên 80 máy mang thương hiệu Bạch Lai, góp phần tiêu thụ nguồn trấu phế thải ở các địa phương trong tỉnh và giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Cũng tại cơ sở này, mỗi ngày sản xuất đều đặn gần 2.300kg củi trấu với giá mỗi kg củi là 1.000 đồng. Sản phẩm củi trấu ép này hiện cung cấp đều đặn cho nhiều hộ dân trên địa bàn cũng như nhiều doanh nghiệp thay thế các nhiên liệu đốt khác không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà còn nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tại thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Trần Đình Lai cũng đã thành lập một cơ sở ép củi trấu để phục vụ người dân địa phương.

Tính đến nay, doanh nghiệp của anh Trần Đình Lai đã sản xuất khoảng 1.200 chiếc máy các loại

Máy ép củi trấu của DNTN Bạch Lai sản xuất góp phần tạo ra sản phẩm mới và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

phục vụ khách hàng của hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, như máy như máy sấy thực phẩm đa năng, máy sấy mùn cưa, máy cắt nước đa liên hoàn, máy sấy lúa, máy ép viên thức ăn chăn nuôi và nhiều nhất vẫn là máy ép củi trấu… doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho

18 lao động với mức thu nhập từ 4-7 triệu đồng/người/tháng. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư 1,2 tỷ đồng xây dựng Nhà máy đúc rót phôi gang thép ở Cụm công nghiệp Bắc An Gia (Quảng Điền) trên diện tích 600m2 nhằm phục vụ việc chế tạo các sản phẩm máy móc cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Từ một cơ sở sửa chữa nhỏ, sau khi thụ hưởng nguồn hỗ trợ của khuyến công, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư thêm vốn và sản xuất thành công máy ép củi trấu cung ứng ra thị trường, đồng thời đạt nhiều giải thưởng lớn như “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu” cấp tỉnh năm 2013, cấp khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2012 và 2014 đối với máy ép củi trấu cùng nhiều giải thưởng, bằng khen quan trọng khác.

Ông Lê Tự Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Mỗi năm, nguồn vốn khuyến công địa phương hỗ trợ cho khoảng 35-40 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng mức hỗ trợ trên dưới 3 tỷ đồng. Trong đó, Sở ưu tiên hỗ trợ các đề án đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để tạo ra sản phẩm hoặc thiết bị mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Cái được lớn nhất của đề án này

Page 8: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/20158

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

đó là các cơ sở đã tận dụng nguồn vốn đúng mục đích và hiệu ứng từ các thiết bị hỗ trợ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả doanh nghiệp và người sử dụng. Trong số nhiều doanh nghiệp, cơ sở thụ hưởng đề án khuyến công thì DNTN Bạch Lai là cơ sở phát triển nhanh, bền vững và mang lại lợi ích thiết thực nhất trên địa bàn tỉnh”.

Không ngừng cải tạo kỹ thuật để cho ra sản phẩm chất lượng tốt, hiện nay DNTN Bạch Lai đã có thể lắp ráp hoàn chỉnh và cung cấp cho thị trường 2 loại máy ép củi trấu với công suất 180kg củi/h và 300kg/h. Hiện Trần Đình Lai đã bán được 22 chiếc máy ép kiểu này cho các thị trường trên cả nước với giá 88 triệu đồng/chiếc. Các sản phẩm đều có thông số kỹ thuật ổn định với các ưu điểm như đảm bảo độ ẩm đầu vào của nguyên liệu, không tiêu tốn điện năng, tự động hóa các qui trình ép… Sản phẩm củi trấu ép này hiện cung cấp đều đặn cho nhiều hộ dân trên địa bàn cũng như nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm thay thế các nhiên liệu đốt khác.

Sau khi thẩm định và khảo sát thực tế, tháng 7/2014 Sở Công Thương tiếp tục phê duyệt đề án hỗ trợ máy chấn tôn thủy lực cho DNTN Bạch Lai nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và sản xuất nhiều thiết bị mới. Máy có tổng kinh phí đầu tư 72 triệu đồng, trong đó đề án khuyến công hỗ trợ 36 triệu đồng, đầu năm 2015 máy chấn tôn thủy lực

đã đi vào hoạt động.Với trang thiết bị hiện

đại, cùng với quản lý sản xuất chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật lành nghề, DNTN Bạch Lai đã mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, tiến độ giao hàng đảm bảo, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu khác nhau của khách hàng. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển Cơ sở cơ khí Bạch Lai nay là DNTN Bạch Lai đã có những bước phát triển không ngừng trong việc thiết kế, chế tạo máy. Không chỉ thành công với máy ép củi trấu, Trần Đình Lai còn là tác giả của một

số máy cơ khí tự sáng chế như máy cắt nước đá, máy ép bã cám… phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người nông dân. Từ những ý tưởng đó, anh Trần Đình Lai thực sự là một tấm gương sáng tạo điển hình và đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Ý Minh

Đến nay DNTN Bạch Lai đã mở rộng cơ sở ở các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Đà Nẵng, Cần Thơ… nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân. Hiện có nhiều đối tác nước ngoài như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… đặt hàng sản phẩm này. Đây là cơ hội tốt để mở rộng thêm nhiều cơ sở sản xuất trong nước, từng bước xuất khẩu với số lượng lớn, giải quyết thêm việc làm cho người dân. Không dừng lại ở máy ép củi trấu, anh Trần Đình Lai còn ng-hiên cứu tạo ra nhiều loại máy hữu ích, phục vụ cho bà con như: Máy cắt đá liên hoàn, máy cắt sắn, máy tuốt lúa cải tiến… Với sự nỗ lực của tuổi trẻ, anh Lai đã vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng bằng khen về sự sáng tạo này.

Anh Lai bên chiếc máy và sản phẩm do mình tạo ra

Page 9: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 9

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Là người đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học

và công nghệ (KH&CN) từ ngày tốt nghiệp đại học đến nay, thạc sỹ Trần Tuấn-Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã mày mò nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn nhiều sáng chế, cải tiến, giải pháp hữu ích, có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với đời sống, xã hội.

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN là đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập trực thuộc Sở KH&CN, có chức năng nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN phục vụ quản lý nhà nước của tỉnh, do vậy trong thời gian qua (từ 2009 đến nay), đơn vị đã thực hiện hàng chục đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp tỉnh và cấp cơ sở, trong đó phải kể đến những dự án KH&CN đã ứng dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích của ông Trần Tuấn.

Từ mô hình xử lý khói, bụi và khí thải độc hại

Năm 2011, đơn vị đã chủ trì dự án: “Xây dựng mô hình thí điểm xử lý khói, bụi và khí thải độc hại tại làng nghề đúc đồng Phường Đúc và Thuỷ Xuân, thành phố Huế”. Dự án này đã

ứng dụng ý tưởng thay vì sử dụng hệ thống Cyclon để lắng lọc bụi thông thường, ông Tuấn với chuyên môn là thạc sỹ về hóa học nên nắm rõ thành phần khí thải ngoài bụi Silic ra, chủ yếu là các khí axit như SO2, SO3, CO, CO2, NOx, HCl, HF... do đó ông sử dụng dung dịch kiềm loãng để vừa trung hòa hơi axit, vừa làm ướt bụi không cho thất thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Công nghệ xử lý bụi khói và khí thải được áp dụng là công nghệ xử lý khí bằng phương pháp lắng trong trường lực ly tâm (lọc xoáy) và hấp thụ bằng dung dịch nước vôi Ca(OH)2 . Toàn bộ khí thải trong quá trình sản xuất của các cơ sở đúc đồng được hút vào Cyclon lắng bụi nhờ máy hút khí. Tại cyclon, bụi bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy. Lực ly tâm làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài cyclon, va chạm với nó, đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi sẽ mất động năng và rơi xuống phễu. Sau khi qua cyclon lắng, lượng bụi trong dòng khí giảm hơn 80%, khí sau khi đã làm sạch

bụi sẽ chuyển qua buồng rửa khí bằng dung dịch nước vôi. Tại tháp rửa khí, dòng không khí đi vào phần dưới thiết bị và chuyển động ngược chiều với dung dịch hấp thụ. Đối với thiết bị rửa khí loại này thì dòng khí chuyển động vuông góc với dung dịch hấp thụ. Lượng dung dịch hấp thụ tưới trong thiết bị khoảng 1,3-2,61 lít/m3 không khí. Hiệu quả xử lý khí thải của thiết bị đạt từ 85-90%. Dung dịch hấp phụ được bơm vận chuyển tuần hoàn trong tháp, sau một chu kỳ 2 tháng hoạt động lượng bùn ở đáy bể sẽ được tháo ra ngoài. Nhờ quá trình hấp thu khí độc bằng nước vôi mà thành phần các chất trong cặn thải ra chủ yếu gồm CaCO3, CaSO4 và các hợp chất có chứa Nitơ… không gây độc hại cho môi trường, có thể trộn lẫn với xỉ than thải ra để làm gạch ép không nung hoặc các sản phẩm khác. Như vậy, chất ô nhiễm sẽ bị loại bỏ hoàn toàn và chuyển từ dạng nguy hại thành dạng vô hại.

Tuy nhiên, không dừng ở đó, ông Tuấn cho biết hướng tới sẽ cải tiến hệ thống này bằng cách nới rộng đường kính ống hút khí thải, thay máy hút bằng quạt hút công nghiệp đồng thời bổ sung

THẠC SỸ TRẦN TUẤN,GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KH&CNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Page 10: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201510

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

1 thiết bị oxy hóa đến hoàn toàn các khí thải trên đường đi vào hệ thống để có thể ứng dụng trong xử lý bất kỳ mọi loại khí thải với mọi quy mô khác nhau và đăng ký sáng chế này với Cục Sở hữu trí tuệ.

Đến mô hình xử lý và cung cấp nước sạch quy mô hộ gia đình

Một sáng chế của ông Tuấn đã được ứng dụng nữa trong thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh năm 2013: “Xây dựng mô hình xử lý và cung cấp nước sạch quy mô hộ gia đình tại huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế”.

Nam Đông là một huyện miền núi phía Nam thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, do địa bàn xa và cách trở nên người dân chưa có nguồn nước sạch để sinh hoạt. Nguồn nước người dân sử dụng chủ yếu hiện nay là nước

giếng khoan chưa qua xử lý nên bị nhiễm phèn và lẫn nhiều tạp chất, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh do đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Vì vậy, việc chọn 2 xã Hương Giang và Hương Hòa huyện Nam Đông để thực hiện dự án “Xây dựng mô hình xử lý và cung cấp nước sạch nông thôn quy mô hộ gia đình tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” thực hiện rất phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh và huyện Nam Đông.

Căn cứ vào Giải pháp hữu ích: Quy trình xử lý nước ngầm nhiễm phèn và/hoặc nước cứng, hoàn toàn bằng oxy không khí” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền số 1048 ngày 04/3/2013 mà tác

giả là ông Trần Tuấn và căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng nước do Sở KH&CN lấy mẫu và đưa đi phân tích ngày 07/9/2013, đơn vị chủ trì dự án đã thiết kế, hoàn thiện một hệ thống xử lý và cấp nước tự động quy mô nông hộ đạt yêu cầu theo QCVN 02:2009/BYT với công suất khoảng 3m3/ngày, trên cơ sở đó sẽ tiến hành lắp đặt và hướng dẫn sử dụng cho 40 nông hộ trực tiếp tham gia dự án tại 2 xã Hương Giang và Hương Hòa để làm mô hình nhân rộng tại huyện Nam Đông.

Sau gần 06 tháng thực hiện, dự án đã đạt được kết quả theo đúng yêu cầu của dự án, người dân rất phấn khởi và yên tâm, được đánh giá cao của chính quyền, đoàn thể và người dân địa phương. Đặc biệt, nước sau khi xử lý, trong 5 mẫu lấy ngẫu

Hệ thống xử lý khói, bụi và khí thải độc hại tại làng nghề đúc đồng Phường Đúc

Page 11: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 11

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

nhiên và khách quan được gửi đi phân tích, cả 5 mẫu đều đạt QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt (14 chỉ tiêu), có 01 mẫu phân tích theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống với 109 chỉ tiêu cũng đạt yêu cầu về chất lượng.

Sau khi dự án kết thúc, Trung tâm được UBND huyện Phong Điền đặt hàng thực hiện dự án: “Nhân rộng mô hình xử lý nước ngầm nhiễm phèn tại xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Dự án được triển khai nhân rộng cho 45 hộ gia đình tại thôn Đức Phú, xã Phong Hòa.

Mô hình cũng đã được nhân rộng ngay tại địa điểm thực hiện dự án về việc cung cấp sản phẩm ứng dụng KH&CN giữa Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN với UBND xã Hương Giang để lắp đặt 180 hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch cho 180 hộ dân trong xã, đạt yêu cầu theo QCVN 02:2009/BYT.

Công nghệ của Giải pháp hữu ích này cũng đã được chuyển giao cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Bến Tre, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN tỉnh Bình Thuận, Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Trần Tuấn, ở Việt Nam, hầu hết các công ty cấp nước đều có sử dụng phương pháp oxy hóa nước bằng một chất oxy hóa nào đó (như Cl2, KMnO4, O3… hoặc vật liệu xúc tác để oxy hóa), tiếp đó keo tụ các chất rắn lơ lững, các ion có trong nước bằng phèn Nhôm

hoặc một muối kép tương tự (như PACN-25), sau đó cho nước đi qua hệ thống lọc bằng lớp cát dày và cuối cùng là cho hóa chất khử trùng vào nước (như nước Javel, dung dịch Clorin, Clorua vôi, Cloramin B (hoặc T) trước khi cung cấp cho người dân sinh hoạt, tiêu dùng. Tuy nhiên, các phương pháp đã nêu còn bộc lộ những hạn chế nhất định, như phương pháp làm thoáng thì chưa triệt để, phương pháp khử sắt bằng hóa chất thì có nhiều bất cập, người dân khó áp dụng.

Vì vậy, phương pháp xử lý nước hoàn toàn bằng oxy không khí, không sử dụng hóa chất là một giải pháp hữu ích, có thể áp dụng cho xử lý các nguồn nước (nước ngầm và nước mặt), đặc biệt là nguồn nước ngầm có hàm lượng sắt cao (> 6 mg/l). Để thực hiện giải pháp này cần phải sử dụng tổng hợp và đồng thời tất cả các phương pháp oxy hóa bằng oxy không khí đã biết trước đây như phương pháp tạo mưa rơi hoặc phun mưa, phương pháp đảo trộn và phương pháp lôi cuốn không khí theo dòng nước qua bộ phận ejector.

Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 hoặc 2 hoặc cả 3 phương pháp này cũng không đủ khả năng oxy hóa hoàn toàn các chất hòa tan trong nước. Để oxy hóa hoàn toàn các chất có mặt trong nước ngầm nhiễm phèn/có độ cứng cao cần thiết có thêm 1 phương pháp oxy hóa bằng oxy không khí nữa đó là sử dụng bổ sung thiết bị sục khí cưỡng bức. Đây là 1 điểm mới và sáng tạo của giải pháp này.

Bản chất của giải pháp này là tuyệt đối không sử dụng một loại hóa chất nào mà khác biệt ở chỗ là sử dụng đồng thời tất cả các phương pháp oxy hóa bằng oxy không khí đã biết, đồng thời bổ sung thêm một thiết bị sục khí cưỡng bức để gia tăng hàm lượng oxy không khí liên tục làm cho nước ngầm lúc nào cũng bão hòa khí oxy và khi đó quá trình oxy hóa tất cả các chất có trong nước ngầm nhiễm phèn hoặc/và có độ cứng cao sẽ xảy ra hoàn toàn.

Và sản phẩm máy vớt bèoBèo tây là một trong mười

loài cây có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng của bèo tây khoảng 10,33-19,15kg/ha/ngày. Chúng có khả năng tăng gấp đôi sinh khối trong vòng 14 ngày, sinh khối trung bình lớn nhất của bèo tây là 49,6 kg/m2. Trong điều kiện bình thường, bèo tây có thể bao phủ mặt nước với mật độ 10kg/m2, mật độ tối đa có thể đạt được là 50kg/m2. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bèo tây phát triển mạnh trên các sông, ao hồ, mương hói, phủ đầy mặt nước gây cản trở sự lưu thông của nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong khu vực, đặc biệt làm ô nhiễm môi trường và cảnh quan du lịch. Trong những năm qua các huyện, thị, thành và các xã phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng cho việc vớt bèo hoặc đẩy bèo đi nơi khác nhằm khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ, hạn chế việc sập cầu cống do bèo, rác vướng chân cầu.

Năm 2009, TS. Bùi Trung

Page 12: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201512

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Thành và các cộng tác viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Máy công nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính toán thiết kế chế tạo máy cắt, vớt rong, cỏ dại, lục bình trên sông phục vụ thoát nước, chống ngập úng cho các đô thị và cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. Tuy nhiên, theo ông Trần Tuấn, hệ thống này còn nhiều hạn chế. Máy được thiết kế dạng xà lan nên cồng kềnh, khó xoay sở, đặc biệt là kinh phí chế tạo hơn 1,4 tỷ đồng. Bể chứa có thể tích 7m3, chỉ chứa 2 tấn bèo, sau khi bồn chứa đầy phải di chuyển vào bờ để giải phóng lượng bèo đã vớt được lên bờ, nên rất mất nhiều công sức, năng lượng.

Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông Tuấn đã nghiên cứu, chế tạo máy vớt bèo với mục đích vừa xử lý vấn nạn bèo tây tại địa bàn tỉnh vừa có nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học mà ông là chủ nhiệm dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi: “Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Theo ông Tuấn, máy vớt bèo cực kỳ đơn giản, được thiết kế theo dạng vít tải xoắn ốc có chiều dài 4m, đường kính ống 40cm, phía đầu vào để hở khoảng 1m để lưỡi xoắn của vít tải tiếp xúc trực tiếp với bèo tây. Phía sau của máy là máy nổ D8

và máy giảm tốc nối với trục vít tải thông qua 1 tăng đơ để dễ vận hành khi khởi động máy nổ. Khi vít tải vận hành có tác dụng lôi kéo, hút bèo tây và nước gần đó vào guồng hoạt động của máy, chuyển bèo dần lên phía trên và thoát ra cửa họng phía sau của máy. Máy được thiết kế trên 2 bánh xe ba gác để dễ vận chuyển, có thể dùng xe máy để kéo đi, rất cơ động. Máy được đặt cố định ở trên bờ, chỉ cần ống đầu vào của máy nhúng xuống mặt nước và ngập đầu nhúng là có thể vớt được bèo tây. Đặc điểm của bèo tây là liên kết thành từng mảng nên khi máy cuốn được một cây là có thể cuốn luôn cả mảng vào lưỡi xoắn của vít tải. Đầu ra của máy là bèo tây và nước, nước chảy xuống trở lại sông. Phần tiếp theo là hoạt động của máy băm bèo và đùn ép bèo để dễ vận chuyển về. Chi phí toàn bộ cho máy này chỉ hết 40 triệu đồng.

Qua 2 lần thử nghiệm thất bại, lần thứ nhất do trục vít tải thiết kế hở để có tác dụng móc bèo nhưng không được như ý muốn, lần thứ hai do tốc độ vít tải quay chậm nên không vớt bèo được, sau khi khắc phục các nguyên nhân trên, đến nay máy đã hoạt động tốt, máy có công suất vớt bèo khoảng 50-60 m3/giờ. Theo tính toán của ông Tuấn, công suất của máy đạt được khoảng 2m3/phút, nhưng máy vừa hút cả bèo lẫn nước nên công suất cho giảm lại còn một nửa và như thế đã là tuyệt vời rồi.

Hiện nay, ông Tuấn đã đặt hàng thợ cơ khí sản xuất máy

băm bèo kết hợp đùn ép bèo theo thiết kế của ông, chi phí cho máy này khoảng 35 triệu đồng. Bèo sau khi được vớt lên nếu không băm nhỏ và đùn ép để vắt kiệt hết nước chỉ còn lại bả xác bèo thì việc vận chuyển bèo đi sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Bèo tây có hàm lượng nước rất cao, hơn 80% là nước, nếu không ép bỏ nước đi thì vận chuyển rất cồng kềnh, tốn nhiều công sức và tiền của.

Sau khi có cả 2 máy là máy vớt bèo và máy băm, đùn ép bèo, dự định của ông Tuấn sẽ phối kết hợp với các địa phương để xử lý vấn nạn bèo tây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, mặt khác đơn vị sẽ có nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. Với sang kiến này của ông Tuấn sẽ đem lại hiệu quả không nhỏ, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Dự định của ông Tuấn sẽ đăng ký sáng chế này với Cục Sở hữu trí tuệ và mong muốn công nghệ này, máy vớt và ép bèo này được ứng dụng nhiều nơi trên cả nước.

Có thể nói rằng, với những kết quả mà ông Trần Tuấn thực hiện được đã phần nào cho thấy niềm đam mê sáng chế các giải pháp hữu ích của chính cá nhân ông, từ đó đem lại hiệu quả cao cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN cũng như đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. PV

Page 13: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 13

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Văn Thị Kim Quyên, học sinh lớp 7 trường THCS Phạm Văn Đồng, thành phố Huế

vừa vượt qua hàng trăm thí sinh để giành giải nhất cuộc thi về môi trường, và nhận được suất học bổng trại hè hai tuần tại Singapore.

Cuộc thi “Am hiểu về môi trường” dành cho học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi 11-12 lần thứ hai tổ chức với đề bài: “Em hãy quan sát, trải nghiệm và kể lại một hành động cụ thể về tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên bền vững mà em đã, đang làm hoặc đang xảy ra quanh em”.

Thí sinh Văn Thị Kim Quyên đã hoàn toàn thuyết phục ban tổ chức bằng những hành động bảo vệ môi trường mà em và các bạn đã thực hiện ở trường và nhà ở. Đó là những đồ vật gần gũi trong cuộc sống thường ngày như chậu cây nhỏ trồng thảo dược được làm từ những chiếc vỏ chai không còn sử dụng, hay những lọ hoa nơi giá sách được tỉ mỉ tạo nên từ những chiếc ống hút muôn sắc màu…

Trong bài dự thi, Quyên còn nêu lên thực trạng môi trường lớp học, nơi học sinh học tập vui chơi, còn thiếu màu xanh của cây cối. Từ đó, Quyên nghĩ rằng: “Tại sao chúng ta không tận dụng những vật liệu có sẵn, những kiến thức đã được học để xanh hóa lớp học của mình”.

Được sự đồng ý của cô giáo chủ nhiệm, Quyên cùng các bạn đã biến những vỏ chai nước, ống tre thành những giỏ cây để trồng hoa, làm đẹp cho cửa sổ. Bình hoa nhựa trên bàn cô giáo đã được thay bằng chậu cây thủy sinh đẹp mắt, và còn có cả các chú cá vàng để diệt bọ gậy. “Chúng em còn tự trồng vài chậu cây để trang trí cho ngôi nhà và góc học tập của bản thân, đồng thời phân loại rác để sử dụng cho các mục đích tái chế khác”, Quyên cho biết.

Chia sẻ về ý tưởng bài dự thi, Quyên nói: “Cứ hai năm sống trên đời chúng ta dùng hết một thân cây để thỏa mãn nhu cầu của mình. Tại sao chúng ta không trồng một hoặc vài cây để thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên? Trồng cây sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của cây xanh và quý trọng chúng hơn, ngoài ra nó còn giúp chúng ta trở thành một người kiên nhẫn, biết chờ đợi”.

Đánh giá về bài dự thi này, đại diện ban tổ chức nhận xét: Bài “Góc xanh” của Quyên còn cho thấy sự lan tỏa của việc làm ý nghĩa ấy tới những người xung quanh. Đây cũng chính là tầng ý nghĩa cao nhất mà cuộc thi vươn tới.

Ngoài bài dự thi trên, Ban tổ chức cũng đánh giá cao những ý tưởng, việc làm của các học sinh khác. Có những bài dự thi bằng ảnh đặc sắc và sinh động, còn có cả Vlog sáng tạo. Mỗi bài là một thông điệp yêu thương gửi tới môi trường.

Đánh giá về cuộc thi, đại diện WWF, đơn vị đồng tổ chức cho biết, bài dự thi rất phong phú với những cách tiếp cận và góc nhìn sáng tạo về tiết kiệm tài nguyên, sử dụng năng lượng bền vững. “Tôi thấy có niềm tin hơn vào thế hệ tương lai khi mà ngay từ bây giờ, tuổi còn nhỏ, các em đã có ý thức về vấn đề môi trường”, đại diện WWF nói.

Đây là lần thứ hai cuộc thi môi trường dành cho học sinh trung học cơ sở được tổ chức. Năm ngoái, với chủ đề “Lá thư từ năm 2050” cho lứa tuổi 13-14, cậu học sinh lớp 8 Lưu Trương Vĩnh Trân (Đà Nẵng) đã đăng quang cùng bức thư “vượt thời gian”, đưa ra cách nhìn nhận rất sâu sắc từ thực tế và nhiều ý tưởng táo bạo trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Hương Thu (VnExpress)

“Am hiểu môi trường” là một trong những cuộc thi có giải thưởng lớn nhất về môi trường được tổ chức trên phạm vi toàn quốc dành cho học sinh trung học cơ sở. Cuộc thi do chương trình Chinh Phục-Vietnam’s Brainiest Kid cùng Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) và Tập đoàn TH tổ chức.

HỌC SINH LỚP 7 TẠO GÓC XANH CHO MÔI TRƯỜNG

Page 14: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201514

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập

trung chuyển đổi hướng sản xuất nhằm phát triển toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm nhưng do tác động phức tạp của các điều kiện khí hậu bất lợi và bố trí cây trồng chưa thật hợp lý đối với từng tiểu vùng khí hậu cho nên năng suất, sản lượng cây trồng còn dao động, bấp bênh, không ổn định.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng đã có một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn đã góp phần không nhỏ trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên các nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện số liệu và kỹ thuật tính toán còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu đánh giá chủ yếu chỉ khai thác số liệu của các trạm, trại của ngành nông nghiệp, các trạm khí tượng thủy văn, khí

tượng nông nghiệp mà chưa có nghiên cứu nào có điều kiện áp dụng các số liệu được thu nhận và tính toán từ công nghệ và mô hình tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý, viễn thám, hệ thống định vị toàn cầu. Vì vậy, kết quả thu được mang tính cục bộ, chưa thực sự khách quan đối với các nơi không có trạm quan trắc.

Từ những lý do đó, đề tài “Ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS để phân vùng khí

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ CÔNG NGHỆ GISĐỂ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆPCHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HỢP LÝ

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có địa hình đồi núi phức tạp và đồng bằng thấp ven biển nên điều kiện khí tượng, khí hậu, thủy văn ở vùng núi diễn biến phức tạp và thay đổi lớn trên phạm vi hẹp. Vì vậy ngành nông nghiệp tỉnh nhà phải đối mặt với những nhu cầu lớn về phát triển giống cây trồng và vật nuôi để giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thời tiết khắc nghiệt. Một đề tài khoa học và công nghệ đã được đặt ra và vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu đã góp phần đánh giá được đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Hội nghị nghiệm thu đề tài

Page 15: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 15

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

hậu nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì và PGS, TS Dương Văn Khảm làm chủ nhiệm đề tài đã đánh giá được các điều kiện khí hậu nông nghiệp và tác động của chúng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên tư liệu viễn thám và công nghệ GIS, từ đó xây dựng được bộ bản đồ chuyên đề về khí hậu nông nghiệp trên nền GISHue và đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.

Dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có của tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài đã tập trung thu thập số liệu các yếu tố khí tượng tại 7 trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận. Để đáp ứng các mục tiêu đặt ra, đề tài đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu mới mẻ và hợp lý là sử dụng dữ liệu viễn thám kết hợp với các dữ liệu khí tượng thủy văn và công nghệ GIS trong quá trình đánh giá tài nguyên khí hậu nông nghiệp và xây dựng tập bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp. Theo đó, đề tài đã nghiên cứu được điều kiện ánh sáng đối với cây trồng ở Thừa Thiên Huế khá phong phú, độ dài ít thay đổi trong năm, chênh lệch giữa tháng chính đông và chính hè khoảng trên 2 giờ, phù hợp với hầu hết các loại cây trồng.

Trên cơ sở tính toán năng suất tiềm năng và hệ số thuận lợi đối với một số cây trồng chính trong tỉnh cho thấy, đối với cây lúa, năng suất tiềm năng của lúa đông xuân tùy từng nhóm giống và tùy nơi đạt từ 8,5 đến 9,8 tấn/ha; lúa hè thu đạt từ 9,5 đến 11,1 tấn/ha; lúa

mùa đạt từ 7,9 tấn đến 11 tấn/ha.Từ các kết quả thu thập được,

nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đó là bố trí hợp lý thời vụ gieo trồng, xây dựng bản đồ mức độ thích nghi đối với mỗi loại cây trồng…

Theo các nhà nghiên cứu, các phương pháp xử lý, giải đoán ảnh vệ tinh trong quá trình tính toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt là các phương pháp tiên tiến, đang được sử dụng thịnh hành ở trên thế giới và trong nước. Qua các số liệu hiện có và số liệu đo đạc thực tế so sánh cho thấy phương pháp xử lý, giải đoán ảnh viễn thám thực hiện trong đề tài với độ chính xác khá cao và có khả năng ứng dụng thuật toán này trong việc tính toán trường nhiệt để nội suy dữ liệu, bổ sung các số liệu tại các vị trí không thể quan trắc được nhằm nâng cao mức độ chính xác khi xây dựng bản đồ chuyên đề với tỷ lệ cao. Từ đó đã xây dựng tập bản đồ về tài nguyên ánh sáng, tài nguyên nhiệt và tài nguyên ẩm trên cơ sở ảnh viễn thám và công nghệ GIS. Hệ thống bản đồ đã bao gồm tổ hợp toàn bộ các yếu tố khí hậu, khí hậu nông nghiệp chính được tích hợp trên GISHue dễ dàng cho tra cứu và sử dụng của các nhà quản lý, quy hoạch và người sản xuất nông nghiệp. Với độ phân giải cao tương ứng với độ chính xác cho phép, tập bản đồ phản ánh khá chi tiết các đặc trưng khí hậu nông nghiệp theo không gian, đặc biệt là bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp đã chia tỉnh Thừa Thiên Huế thành 9 tiểu vùng ứng với các đặc

điểm khí hậu nông nghiệp và khả năng trồng trọt khác nhau làm cơ sở khoa học cho quy hoạch, phát triển và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý của tỉnh nhà.

Theo đánh giá của hội đồng khoa học và công nghệ tại Hội nghị nghiệm thu đề tài, việc xây dựng tập bản đồ chuyên đề các đặc trưng khí hậu nông nghiệp và phân vùng khí hậu nông nghiệp bằng dữ liệu ảnh viễn thám là một hướng nghiên cứu mới về việc tận dụng những ưu thế riêng của dữ liệu viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên môi trường. Về mặt khoa học, đề tài đã phát triển một phương pháp nghiên cứu mới, một nguồn số liệu mới, khẳng định khả năng ứng dụng của viễn thám và công nghệ GIS trong việc xây dựng các bản đồ chuyên đề còn mới mẻ nhưng phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Có thể nói đề tài được thực hiện là một bước tiến mới về ứng dụng kỹ thuật cao đối với công tác phát triển khoa học và công nghệ ở trong nước, từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại trên thế giới, cung cấp cơ sở khoa học các thông tin viễn thám và GIS trong điều tra cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, giám sát, dự báo và khai thác hợp lý tài nguyên, khí hậu, thủy văn, khí hậu nông nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế ở Thừa Thiên Huế. Từ đó có cơ sở khoa học trong việc xây dựng luận cứ cho các phương án phát triển kinh tế-xã hội, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ý Minh

Page 16: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201516

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Một đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện và nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ đã phần nào phản ánh chủ đề về tiềm năng tài nguyên địa chất khoáng sản của tỉnh. Đó là đề tài “Sưu tầm tài liệu, mẫu vật về tài nguyên khoáng sản tiêu biểu của Việt Nam và các loại khoáng sản thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” do Bảo tàng Địa chất chủ trì thực hiện.

Mục tiêu của đề tài là phản ánh tiềm năng tài nguyên khoáng sản đới duyên hải miền Trung (đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế) trên nền tảng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam thông qua các bộ sưu tập hiện vật sưu tầm và trưng bày tại Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung ở thành phố Huế, phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng về khoa học địa chất, tài nguyên địa chất khoáng sản và bảo vệ môi trường. Qua đó sưu tầm được bộ mẫu vật đặc trưng và các tài liệu đi kèm về khoáng sản của Việt Nam, của Thừa Thiên Huế và xây dựng cơ sở dữ liệu của đề tài.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cho đến nay, công tác điều tra tìm kiếm khoáng sản đã phát hiện được 93 mỏ và điểm quặng khoáng sản với sự hiện diện của 10/12 nhóm khoáng sản. Số mỏ được tìm kiếm đánh giá là 24 mỏ; số mỏ được thăm dò là 8 mỏ, đó là sa khoáng quặng titan Quảng Ngạn-Kẻ Sung-Phong Mỹ; kaolin Tà Rê-A Ngo, kaolin Bốt Đỏ; đá vôi xi măng Long Thọ, Văn Xá; sét xi măng Thọ Sơn, Long Thọ; gabro ốp lát Phú Lộc.

Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm, nhóm tác giả cho rằng các mẫu khoáng sản được sưu tầm để trở thành mẫu vật bảo tằng phải có đủ các thông tin cơ bản liên quan, quy cách và các giá trị nổi bật về khoa học giáo dục-thẩm mỹ-kinh tế. Theo đó mẫu phải đảm bảo là mẫu gốc, tươi nguyên (chưa bị phong hóa, phá hủy), kích thước cục mẫu khoáng sản thông thường tối thiểu là 6x9x15cm, đối với mẫu khoáng sản trưng bày ngoài trời thì mẫu càng lớn càng tốt.

Mẫu khoáng sản được sưu tầm về bảo tàng phải là những

mẫu có giá trị nổi trội về khoa học và giáo dục. Mỗi mẫu khoáng sản hay bộ sưu tập mẫu khoáng sản là một vật chứng cho vấn đề khoa học và giáo dục, phản ánh bối cảnh và môi trường thành tạo, phản ánh quá trình tạo khoáng, giai đoạn tạo khoáng, góp phần phản ánh lịch sử phát triển địa chất khu vực. Hệ thống mẫu khoáng sản trong mỗi bảo tàng thường được chia làm hai loại: loại mẫu dùng để trưng bày tuyên truyền giới thiệu và loại mẫu dùng để nghiên cứu học tập.

Đối với loại mẫu tiêu chuẩn về giá trị, sản phẩm là những mẫu mãn nhãn, đáp ứng yêu cầu nhất định về mặt kích thước, hình dáng, màu sắc. Mẫu càng lớn càng thể hiện rõ nét các nội dung về khoa học giáo dục và sẽ có giá trị thẩm mỹ càng cao. Những mẫu này thuộc nhóm kim loại quý hiếm (Au, Pt, Ag…), là những mẫu có hình dạng tinh thể hoàn chỉnh và màu sắc đẹp, hiếm gặp.

Hiện nay, những mẫu khoáng sản có giá trị kinh tế cao là những mẫu thuộc nhóm

SƯU TẦM TÀI LIỆU, MẪU VẬT VỀ TÀI NGUYÊNKHOÁNG SẢN TIÊU BIỂU CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC LOẠI

KHOÁNG SẢN THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Qua 70 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà nghiên cứu, có thể nói trên đất nước Việt Nam có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản

khác nhau. Nếu so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thì thấy rằng nước ta có thể xếp vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản. Vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm mẫu vật phản ánh chủ đề về tiềm năng, tài nguyên địa chất khoáng sản là rất cần thiết đối với các bảo tàng trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

Page 17: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 17

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

quý hiếm, đá quý. Những mẫu khoáng sản này có kích thước càng lớn, càng mãn nhãn thì có giá trị kinh tế càng cao, đi kèm với nó là giá trị thẩm mỹ về khoa học giáo dục cũng càng cao. Thực tế cho thấy, các mẫu vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao, các bảo vật quốc gia trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam hầu như không được trưng bày thường xuyên, chỉ được giới

Giao diện phần mềm quản lý mẫu vật địa chất khoáng sản

thiệu tới số ít công chúng trong những sự kiện đặc biệt, sau đó lại lưu giữ bảo quản nghiêm ngặt ở những nơi đặc biệt.

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 và xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền công nghiệp ASP.Net và các chuẩn công nghệ mở. Các giao diện thể hiện chức năng quản

lý thông tin mẫu vật, tìm kiếm thông tin mẫu vật, thống kê mẫu vật, quản lý tin tức, quản lý hệ thống… Sau hai năm thực hiện, đề tài đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Đây là bộ sưu tập hiện vật mang tính hệ thống đầu tiên của một bảo tàng mới thành lập là Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung.

Vỹ Khang

Page 18: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201518

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Trước thực tế đó, các nhà nghiên cứu của Trường

Đại học Nông lâm Huế đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống lạc TK 10 kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm có được mô hình sản xuất giống lạc TK 10 có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện Thừa Thiên Huế, dễ phổ biến và nhân rộng.

Theo TS Lê Như Cương, chủ nhiệm dự án, mô hình được thực hiện tại huyện Phong Điền

và thị xã Hương Trà với diện tích 2,180ha, năng suất đạt 2,51 tấn/ha và sản lượng đạt khoảng 5,467ha.

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích số liệu, nhóm tác giả cho rằng diện tích nhiễm sâu ăn lá và bệnh héo rũ năm 2014 cao hơn 2013. Tại vùng triển khai dự án, kết quả điều tra trên đồng ruộng, trong vụ đông xuân 2013-2014, lạc trồng ở vùng gò đồi bị bệnh héo xanh gây hại nặng hơn trồng ở vùng phù sa. Lạc trồng ở huyện Phong Điền bị bệnh nặng

hơn ở thị xã Hương Trà. Trong vụ hè thu 2014, mức độ chênh lệch về tỷ lệ lạc bị héo xanh ở các vùng sinh thái không đáng kể, tỷ lệ héo ở thời điểm lạc làm quả từ 1 đến 1,3%.

Nhằm xác định chắc chắn các mẫu điều tra bị bệnh héo xanh để có được số liệu chính xác về tỷ lệ héo xanh trên đồng ruộng, nhóm thực hiện dự án đã tiến hành lấy mẫu để chẩn đoán nhanh vi khuẩn gây héo xanh. Kết quả giám định nhanh bệnh héo xanh cho thấy hầu hết các

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LẠC TK 10 KHÁNG BỆNH HÉO XANH

VI KHUẨN, NĂNG SUẤT CAO

Trong hệ thống cây trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lạc là cây trồng có vị trí quan trọng, diện tích lạc hàng năm vào khoảng 4.000ha. Mặc dù đang được đầu tư thâm canh nhưng năng suất vẫn còn thấp do sự phá hoại của các đối tượng sâu hại bệnh. Một trong những bệnh gây hại quan trọng trên lạc là bệnh héo xanh vi khuẩn. Vì vậy giống lạc TK 10 đã được đưa vào trồng thử nghiệm thay thế lạc L 14 đã cho thấy hiệu quả cao trong việc chống lại bệnh héo xanh vi khuẩn.

Giống lạc TK 10 được trồng thử nghiệm ở Thừa Thiên Huế

Page 19: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 19

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

mẫu thu thập được đều là bệnh héo xanh, từ đó các nhà nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình sản xuất giống lạc TK 10 do Viện Bảo vệ Thực vật chuyển giao. Sau khi trồng thử nghiệm đã cho thấy giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn TK 10 thể hiện thích ứng tốt với điều kiện địa phương ở vụ đông xuân và hè thu. Mô hình trồng giống lạc TK 10 có hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng lạc L 14 phổ biến ở địa phương.

Khi so sánh về năng suất của giống lạc TK 10 với giống lạc L 14 đang trồng tại địa phương thì có sự chênh lệch đáng kể về năng suất ở các vùng đất và huyện thị khác nhau. Ở thị xã Hương Trà trên vùng đất phù sa, lạc TK 10 cho năng suất cao hơn L 14 là 13,1%; vùng đất gò đồi là 15,4%. Ở huyện Phong Điền trên đất phù sa, lạc TK 10 cho năng suất cao hơn L 14 là

12,5%; vùng đất gò đồi là 12,8%. Có thể thấy, mô hình sản xuất

giống lạc TK 10 kháng bệnh héo xanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các vùng sinh thái trồng lạc ở Thừa Thiên Huế đã góp phần mở rộng mô hình trồng lạc năng suất cao cho tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân

Hội nghị nghiệm thu đề tài

Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Ralstoria solanacearum) là loài ký sinh đa thực, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Bệnh xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng,lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh.Giống lạc mới TK 10 có khả năng chịu bệnh héo xanh cao cùng nhiều ưu điểm vượt trội: năng suất cao, chất lượng tốt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Ngoài ra, giống TK 10 là giống có nhiều đặc điểm nông học tốt: cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh; cây cao từ 35,5cm-43,5cm, trung bình có từ 5,5-6 cành cấp 1 và 2,5 cành cấp 2, thân đứng, cứng cây, chống đổ tốt.

cận nhằm tăng sản lượng lạc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Từ đó người nông dân dần chuyển đổi tập quán sản xuất lạc bằng giống địa phương năng suất thấp, kháng bệnh kém với bệnh hại sang giống mới năng suất cao, kháng bệnh tốt và cho hiệu quả cao. Ý An

Page 20: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201520

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Thừa Thiên Huế có nhiều sông, hói chảy qua vì

vậy hàng năm có hàng trăm tấn bèo Tây (còn gọi là Lục bình hay bèo Nhật Bản) trôi dạt về phía hạ lưu và phát triển mạnh gây ra hiện tượng tắt nghẻn dòng chảy, đặc biệt là các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và kể cả thành phố Huế. Với lượng bèo như vậy, hàng năm vào thời điểm trước mùa mưa lũ (tháng 7 âm lịch) nhà nước phải trích một phần kinh phí lớn hỗ trợ các xã để thu gom bèo tây nhằm khơi thông dòng chảy. Chi phí cho việc thu gom này lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, thậm chí cả tiền tỷ.

Nguồn rơm hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 290.000 tấn rơm khô (sản lượng lúa năm 2013 khoảng 290.000 tấn và tỉ lệ 1 lúa: 1 rơm). Ngoài ra, còn có một nguồn nguyên liệu dồi dào khác nữa đó là các phế thải trồng nấm, các thân, cành lá của các loại hoa màu khác, mỗi năm cung cấp khoảng 200.000 tấn phụ, phế phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, lượng rác thải hàng ngày

trong sinh hoạt của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế là một con số khổng lồ (bình quân 0,2kg rác/người/ngày thì 1 ngày lượng rác thải sinh hoạt được thải ra là: 1,1 triệu dân x 0,2kg = 220 tấn/ngày).

Tuy nhiên, tất cả các nguồn nguyên liệu hữu cơ này phần lớn chưa được người dân tận dụng để làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Một thực trạng cần phải báo động trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là trong việc sử dụng phân bón, người dân hầu như ít sử dụng phân hữu cơ để chăm bón cho cây trồng mà chủ

yếu sử dụng phân vô cơ trong lúc giá phân vô cơ ngày càng cao. Vì vậy đã làm giảm độ phì của đất, đất ngày càng nghèo chất dinh dưỡng, làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến hiệu quả mang lại từ sản xuất không cao.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra nguồn phân hữu cơ cho người dân sử dụng, từ tháng 05/2012 đến tháng 12/2014, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế đã triển khai dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC MICROMIC-3ĐỂ XỬ LÝ BÈO TÂY, RƠM RẠ, RÁC THẢI VÀ CÁC PHỤ, PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP KHÁCTHÀNH PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC

Bèo Tây hay còn gọi là Lục bình, bèo Nhật Bản

Page 21: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 21

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu của dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ sinh học (HCSH) tại Thừa Thiên Huế. Bài viết này xin giới thiệu một số kết quả chính của dự án cũng

như hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án.

Kết quả đạt được của dự ánTriển khai dự án, Trung

tâm đã tiếp nhận và hoàn thiện các quy trình công nghệ trong nước do Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chuyển giao. Gồm các quy trình công nghệ: công nghệ tuyển chọn, giữ giống và bảo quản chủng vi sinh vật phân hủy xenlulô; công nghệ nhân giống chủng vi sinh cấp I trên môi trường thạch nghiêng;

công nghệ nhân giống chủng vi sinh cấp II trên môi trường tổng hợp; công nghệ nhân giống chủng vi sinh cấp III trên môi trường tổng hợp; công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học bằng chế phẩm sinh học Micromic-3. Bao gồm: Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ bèo tây, rơm rạ và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác bằng chế phẩm VIXURA và công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học bằng chế phẩm Vi sinh vật đa chức năng.

STT Tên chỉ tiêu ĐVT Phương pháp thử Kết quả

1 Vi khuẩn phân giải cellulose CFU/g TCVN 6168:2002 2,3.106

2 Xạ khuẩn phân giải cellulose CFU/g TCVN 6168:2002 5,0.106

Bảng 1: Chất lượng chế phẩm sinh học Vixura

Bảng 2. Chất lượng chế phẩm sinh học Vi sinh vật đa chức năng

STT Tên chỉ tiêu ĐVT Phương pháp thử Kết quả

1 Vi khuẩn phân giải hợp chất Phospho khó tan

CFU/g TCVN 6167:1996 1,3.107

2 Bacillus sp CFU/g TCVN 4992:2005 1,2.108

3 Vi sinh vật cố định Nitơ CFU/g TCVN 6166:2002 2,8.108

Trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị chủ trì đã nỗ lực phấn đấu và sản xuất được 6.000 kg Vixura, 3.000 kg VSV đa chức năng và 300 tấn phân hữu cơ sinh học (đạt 100% kế hoạch).

Kết quả phân tích chất lượng chế phẩm sinh học Vixura được Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc,

Mỹ phẩm, Thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện có hàm lượng vi khuẩn phân giải cellulose và xạ khuẩn phân giải cellulose đạt 106 so với yêu cầu của TCVN 6168:2002 quy định.

Kết quả phân tích chất lượng CPSH Vi sinh vật đa chức năng được Trung tâm Kiểm nghiệm

Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện, thể hiện ở bảng 2.

Kết quả phân tích chất lượng có hàm lượng các nhóm Vi khuẩn đạt 107-108, đạt yêu cầu so với quy định là 107-109 của các tiêu chuẩn tương ứng (TCVN 6167:1996; TCVN 4992:2005; TCVN 6166:2002).

Page 22: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201522

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất CPSH Micromic-3

Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất CPSH micromic-3 (Vixura + VSV đa chức năng) là: 117.600.000 + 132.600.000 = 250.200.000 đồng

TT Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)

I Chi phí sản xuất 1000 kg CPSH Vixura 25.400.000

1 Hóa chất SX môi trường nhân giống 9.100.000

2 Công lao động 12.000.000

3 Khấu hao thiết bị, dụng cụ 3.000.000

4 Nhiên liệu 700.000

5 Bao bì đóng túi 600.000

II Giá bán 1000 kg CPSH Vixura kg 1000 45.000 45.000.000

III Lợi nhuận thu được: III = II - I 19.600.000

IV Hiệu quả kinh tế của CPSH Vixura Tấn 6 19.600.000 117.600.000

TT Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)I Chi phí sản xuất 1000 kg CPSH VSV đa chức năng 45.800.0001 Hóa chất SX môi trường nhân giống 22.100.0002 Công lao động 17.600.0003 Khấu hao thiết bị, dụng cụ 4.000.0004 Nhiên liệu 1.200.0005 Bao bì đóng túi 900.000

II Giá bán 1000 kg VSV đa chức năng kg 1000 90.000 90.000.000

III Lợi nhuận thu được: III = II - I 44.200.000

IV Hiệu quả kinh tế Tấn 3 44.200.000 132.600.000

Bảng 3: Hiệu quả kinh tế đối với CPSH VixuraĐVT: đồng

Bảng 4: Hiệu quả kinh tế đối với CPSH Vi sinh vật đa chức năng

Kết quả phân tích chất lượng phân bón hữu cơ sinh học (HCSH) được Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường- Chất lượng khu vực 2, Đà Nẵng (Quatest 2) cung cấp.

Trong đó có 05 mẫu đại diện cho 50 hộ dân tham gia dự án tại 05 huyện/thị thuộc quy mô phân tán và 01 mẫu (mẫu

6) thuộc quy mô tập trung tại Trạm Sản xuất-Thử nghiệm Phú Đa, huyện Phú Vang. Qua kết quả phân tích, có 05 mẫu phân đạt yêu cầu về chỉ tiêu kim loại nặng, riêng mẫu 4 có hàm lượng As vượt quá giới hạn quy định (>3,0mg/kg) và các mẫu có hàm lượng Nitơ tổng số chỉ đạt từ 1,57-2,32, không đạt theo

yêu cầu theo Thông tư 36/2010/TT-BNNPTNT (≥ 2,5mg/kg). Phần lớn các chỉ tiêu phân tích có giá trị về chất lượng sản phẩm như vi khuẩn có hại Samonella là âm tính, đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ tổng số tương đối cao (từ 32,6-49%), điều này giúp cho tăng độ xốp, độ phì của đất.

Page 23: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 23

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Hiệu quả kinh tế của mô hình SX phân HCSH quy mô tập trungBảng 6: Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất phân HCSH quy mô tập trung

TT Hạng mục Đơn vị

Số lượng Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)

I Nguyên vật liệu 493.000

1 Chế phẩm sinh học VIXURA kg 2 25.000 50.000

2 Chế phẩm VSV đa chức năng kg 1 50.000 50.000

3 Phân NPK (16:16:8) kg 4 8.000 32.000

4 Bèo Tây (3 khối) + vận chuyển khối 3 40.000 120.000

5 Rơm rạ khô (3 khối) + vận chuyển khối 3 40.000 120,000

7 Bạt che (khấu hao 1/10) m2 30 7.000 21.000

8 Năng lượng (điện, nước, than đá…) khoán 100.000 100.000

II Dụng cụ 328.000

1 Cào, cuốc, xẻng, bình ozoa(khấu hao 1/10) bộ 1 250.000 25.000

2 Nhiệt kế (khấu hao 1/10 lần) chiếc 1 30.000 3.000

3 Máy móc, thiết bị (khấu hao) tháng 1 300.000 300.000

III Lao động phổ thông 300.000

1 Công phối trộn, đánh đống nguyên liệu công 1 100.000 100.000

2 Công đảo nguyên liệu, tưới nước giữ ẩm, bảo quản. công 2 100.000 200.000

Tổng chi phí sản xuất 1.121.000

Giá 1 tấn phân HCSH trên thị trường 1.800.000

Lợi nhuận thu được khi sản xuất 1 tấn phân HCSH từ bèo tây, rơm rạ, phụ phế phẩm NN 679.000

Hiệu quả của mô hình tập trung hiện nay Tấn 328 679.000 222.712.000

TT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)

1 Tổng chi phí sản xuất 1 tấn phân HCSH 700.000

2 Giá 1 tấn phân HCSH trên thị trường 1.800.000

3 Lợi nhuận thu được khi sản xuất 1 tấn phân HCSH từ bèo tây, rơm rạ….. 1.100.000

4 Hiệu quả SX phân HCSH của mô hình phân tán tấn 13,3 1.100.000 14.630.000

Bảng 5: Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất phân HCSH quy mô phân tán

Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất phân HCSH quy mô phân tán

Page 24: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201524

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Hiệu quả xã hộiThông qua tuyên truyền

(phóng sự, tờ rơi, tài liệu...), tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học kiêm hội nghị đầu bờ đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân vùng dự án về tác hại của bèo tây, rơm rạ, rác thải... đến môi trường và cách xử lý chúng bằng chế phẩm sinh học thành phân hữu cơ sinh học. Việc tận dụng các nguồn nguyên liệu như bèo tây, rơm rạ và phụ phế phẩm nông nghiệp để sản xuất thành phân bón hữu cơ sinh học đã giúp ích rất lớn cho ngành nông nghiệp; Đã hình thành một cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học Micromic-3 và ứng dụng chế phẩm đó trong xử lý bèo tây, rơm rạ, các phụ phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ sinh học tại địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tỉnh có được chế phẩm Micromic-3 đảm bảo chất lượng để sử dụng một cách chủ động, giá cả rẻ hơn so với mua từ Viện Công nghệ sinh học hoặc có phân bón HCSH để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mà không dùng phân bón vô cơ; Đặc biệt đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước của tỉnh, huyện, thị xã mỗi năm khoảng trên dưới 1 tỷ đồng dành cho việc xử lý bèo tây, rơm rạ... gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch trên sông Hương và vùng hạ lưu.

Dự án triển khai thành công trên địa bàn tỉnh đã góp phần khơi thông dòng chảy, hạn chế ách tắc giao thông đường thủy trong mùa mưa bão, lũ lụt, phát triển kinh tế - xã hội và phát

triển nông nghiệp bền vững tại 05 huyện/thị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và làm đẹp cảnh quan môi trường trên các huyện thị.

Trong khuôn khổ của dự án đã giải quyết việc xử lý hơn 500 tấn nguyên liệu là bèo tây, rơm rạ, các phụ phế phẩm nông nghiệp (khoảng hơn 2.000 khối nguyên liệu) thành 350 tấn phân HCSH đã góp phần khơi thông dòng chảy, hạn chế ách tắc giao thông đường thủy trong mùa mưa bão, lũ lụt, phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững tại 05 huyện/thị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khả năng duy trì và nhân rộng kết quả của dự án

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, với 2 chuyên đề phóng sự trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) kết quả triển khai dự án đã được nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết đến do đây cũng chính là mối quan tâm của nhiều ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương các cấp; Đã tuyên truyền, phổ biến về công dụng, cách sản xuất, cách sử dụng phân HCSH thông qua việc phát tờ rơi và các tài liệu tập huấn kỹ thuật, đồng thời giới thiệu, cung cấp chế phẩm sinh học micromic-3 cho các hộ dân trong vùng dự án... nên khả năng duy trì và nhân rộng kết quả mô hình ngày càng cao. Ngoài ra, thông qua mô hình các hộ dân trong và ngoài vùng dự án, có nhiều tổ chức và người dân đã tiếp cận được quy trình kỹ thuật cũng như lợi ích mà nó đem lại

và đã liên hệ đơn vị chủ trì để mua chế phẩm (hơn 680kg) về xử lý các phụ phế phẩm, bèo tây, rơm rạ… để tự sản xuất phân bón HCSH tại cơ sở và sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của đơn vị, cá nhân.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền và đoàn thể các cấp để đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; tiến hành các thủ tục để công bố chất lượng sản phẩm phân HCSH, đăng ký khảo nghiệm với Cục Trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn để được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm của dự án.

ThS. Trần Tuấn (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế)

(*) Đây là kết quả của dự án nông thôn miền núi cấp nhà nước được ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư hỗ trợ

Page 25: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 25

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, trong 2 năm qua (2013-2015), Phòng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền đã chủ trì thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái lai F1 và lợn thương phẩm ¾ máu ngoại tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu của dự án là ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống, thức ăn, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái lai F1 (Ngoại x Nội) và lợn thương phẩm ¾ máu ngoại góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Nội dung chính của dự án là xây dựng 22 mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1(Ngoại x Nội) [F1(Yorkshire x Móng Cái)/F1(Landrace x Móng Cái)] với quy mô 5-15 lợn nái/mô hình; xây dựng 22 mô hình chăn nuôi gia trại lợn thương phẩm có ¾ máu ngoại: [Pietrain (Duroc) x F1(Yorkshire x Móng Cái)/Duroc (Pietrain) x F1(Landrace x Móng Cái)] với quy mô 40-80 lợn thịt/mô hình.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả chính của dự án về xây dựng mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái lai F1 và mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm ¾ máu ngoại tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kết quả xây dựng mô hìnhMô hình chăn nuôi lợn nái F1 (Ngoại x Nội) Sau 2 năm thực hiện, dự án đã xây dựng được

21 mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1(Ngoại x Nội) với qui mô 10 lợn nái/mô hình. Khi bắt đầu dự án tổng số đàn lợn nái có 220 con, đến nay số lượng

Tổng đàn lợn nái F1 của mô hình gồm 210 con (10 lợn nái/mô hình) sau khi phối giống được nuôi cá thể, ăn ngày 2 lần (buổi sáng khoảng 7 giờ 30 và buổi chiều khoảng 16 giờ 30) hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Cargill. Giai đoạn chửa kỳ I (80 ngày đầu của thời kỳ mang thai) lợn được ăn 2,2-2,5kg thức ăn/ngày có hàm lượng protein thô 14%, năng lượng trao đổi 2800 Kcal/kg (mã số thức ăn 1042). Giai đoạn chửa kỳ 2 (34 ngày cuối của thời kỳ mang thai) lợn được ăn 2,8-3,3kg thức ăn/ngày có hàm lượng protein thô 16%, năng lượng trao đổi 3000 Kcal/kg (mã số thức ăn 1042-A). Giai đoạn nuôi con (30 ngày) lợn được ăn 3-3,5kg thức ăn/ngày hàm lượng protein thô 16%, năng lượng trao đổi 3000 Kcal/kg (mã số thức ăn 1052). Nước uống sạch được cung cấp cho lợn đầy đủ qua hệ thống cấp nước tự động đến các chuồng nuôi. Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 được theo dõi đánh giá bằng phương pháp thường quy thông qua các chỉ tiêu cơ bản: tuổi động dục lần đầu (ngày), khối lượng khi động dục lần đầu (kg), tuổi phối giống lần đầu (ngày), khối lượng khi phối giống lần đầu (kg), tuổi đẻ lần đầu (kg), số lợn con sơ sinh còn sống/ổ (con), số lợn con cai sữa lúc 30 ngày (con/ổ), khối lượng sơ sinh của lợn con (kg/con), khối lượng cai sữa của lợn con lúc 30 ngày tuổi (kg/con), khoảng cách lứa đẻ (ngày), số lứa đẻ/năm. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình của các cá thể ở 21 mô hình.

Chế độ nuôi dương, chăm sóc và quản lýlợn đối với đàn lợn nái F1(Ngoại x Nội)

sinh sản

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔIGIA TRẠI LỢN NÁI LAI F1 (NGOẠI X NỘI) VÀ LỢN THƯƠNG PHẨM ¾ MÁU NGOẠI

TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Page 26: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201526

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

đàn lợn nái đang sinh sản còn lại là 210 con đã đẻ được ít nhất 2 lứa (01 mô hình xin dừng tham gia vì lý do kinh tế và thiếu nhân lực lao động). Tổng cộng đã sản xuất được 3.878 lợn con cai sữa.

Qua theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu chính về khả năng sinh sản ở lứa 1 và lứa 2 của lợn nái lai F1(Ngoại x Nội) được phối tinh đực giống Duroc hoặc Pietrain trong điều kiện chăn nuôi gia trại, kết quả trung bình của 2 lứa đẻ được trình bày trên bảng 1.

Qua bảng 1 cho thấy lợn nái F1(Ngoại x Nội) có tuổi động dục lần đầu sớm 198,71 ngày. Mặc dù lợn nái theo dõi trong dự án là lợn kiểm định (đẻ dưới 2 lứa) nhưng chúng ta thấy các chỉ tiêu: số lợn con sơ sinh còn sống/ổ, số lợn con còn sống đến cai sữa (30 ngày tuổi), khối lượng sơ

sinh/con, khối lượng cai sữa của lợn con lúc 30 ngày tuổi thứ tự là 9,76, 9,23 con/ổ, 1,00kg và 6,33kg/con. Các kết quả này tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Đường và Trần Văn Do (2000) trên đối trượng lợn nái F1(Yorkshire x Móng Cái). Theo quy luật lợn nái lai F1(Ngoại x Nội) nuôi ở huyện Phong Điền sẽ có khả năng sinh sản cao hơn khi vào giai đoạn lợn nái cơ bản (từ lứa đẻ thử 3 trở đi đến khi loại thải). Khi so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật yêu cầu phải đạt được, ta thấy các chỉ tiêu ở mô hình trên đều đã đạt yêu cầu, một số chỉ tiêu như: số lợn con cai sữa lúc 30 ngày tuổi/ổ, khối lượng lợn con cai sữa 30 ngày tuổi, khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi, số lứa đẻ/năm đạt cao hơn yêu cầu.

TT Chỉ tiêu ĐVT Yêu cầu

Đạt được

NTrung bình

Các chỉ tiêu chăn nuôi lợn nái F11 Tuổi động dục lần đầu Ngày

tháng 7-8

210 198,71

6,622 Khối lượng lúc động dục lần đầu kg 70-80 210 71,64

3 Tuổi phối giống lần đầu Ngày

tháng

210 224,90

7,54 Khối lượng phối giống lần đầu kg 210 76,87

5 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày

tháng 11-12

210 339

11,3 6 Số lợn con sơ sinh còn sống Con/ổ 9 - 10 420 9,76

7 Khối lượng lợn con sơ sinh kg/con 0,8-1 420 1,00

8 Số lợn con cai sữa lúc 30 ngày tuổi con/ổ 8 - 9 420 9,23

9 Khối lượng lợn con cai sữa 30 ngày kg/con 5 - 6 420 6,33

10 Khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi kg/con 13 - 15 420 15,0011 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 210 175,53

12 Số lứa đẻ/năm lứa/năm 1,8-2 210 2,12

Bảng 1. Khả năng sinh sản của đàn lợn nái F1 (Ngoại x Nội) ở các mô hình*

(*) Các kết quả từ số thứ tự 1 đến 5 là của lứa đẻ 1; các kết quả từ số thứ tự 6 đến 10 là trung bình của lứa đẻ 1 và 2.

Page 27: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 27

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Mô hình chăn nuôi gia trại lợn lai thương phẩm ¾ máu ngoại

Dự án đã xây dựng được 21 mô hình chăn nuôi gia trại lợn thịt thương phẩm ¾ máu ngoại với qui mô 50 lợn thịt/gia trại. 21 mô hình của dự án đã sản xuất được 1050 lợn thương phẩm/lứa. Kết quả theo dõi về một số chỉ tiêu sản xuất (trung bình) của đàn lợn thịt ở các mô hình được trình bày ở bảng 2.

Số liệu ở bảng 2 cho thấy khối lượng của lợn lúc bắt đầu thí nghiệm là 14,92 kg/con, sau thời gian gần 94 ngày nuôi khối lượng trung bình của lợn đạt 71,85 kg/con. Tăng khối lượng trung bình của đàn lợn trong suốt thời gian nuôi là 606,00 g/ngày. Về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong cả thời gian nuôi thấp, đạt 2,55 kg. Vê tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ, khảo sát trên 3 cá thê tỷ lệ nạc đạt 49,60 %.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu sản xuất chính của đàn lợn thương phẩm 3/4 máu ngoại của dự án

TT Chỉ tiêu ĐVT Yêu cầu

Đạt được

NTrung bình

1 Khối lượng lúc đem nuôi kg/con 12-15 1050 14,92

2 Khối lượng lúc xuất chuồng kg/con 70 1050 71,85

3 Tăng khối lượng trung bình g/ngày/con

kg/con/tháng 15-18 1050

606,00

18,18

4 Số ngày nuôi thịt ngày 90 -120 1050 93,82

5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Kg thức ăn/tăng trọng 3-3,3 1050 2,55

6 Tỷ lệ nạc trong thân thịt % >48-52 3 49,6

Chế độ nuôi dương, chăm sóc và quản lý lợn đối với đàn lợn thương phẩm 3/4 máu ngoại

Tổng số 1050 lợn lai thương phẩm 3/4 máu ngoại 60 ngày tuổi của 21 mô hình, có khối lượng trung bình 15,00 kg đã được đưa vào nuôi thương phẩm. Lợn được nuôi 10-15 con/ô chuồng, cho ăn các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Cargill. Giai đoạn lợn từ 15- 30kg cho ăn 0,8-1,2 kg/ngày/con, thức ăn có hàm lượng Protein thô 18%, năng lượng trao đổi 3100 Kcal/kg thức ăn (mã số thức ăn 1032). Giai đoạn lợn từ khoảng 31- 60kg cho ăn 1,3-2,1 kg/ngày/con, thức ăn có hàm lượng Protein thô 16%, năng lượng trao đổi 3075 Kcal/kg thức ăn (mã số thức ăn 1202-S). Giai đoạn lợn từ khoảng 61kg đến xuất bản (khoảng 70 kg) cho ăn 2,2-3,0 kg/ngày/con, thức ăn có hàm lượng Protein thô 15%, năng lượng trao đổi 2900 Kcal/kg thức ăn (mã số thức ăn 1302-S). Nước uống sạch được cung cấp đầy đủ cho lợn thông qua hệ thống cung cấp nước tự động và các núm uống lắp đặt trong chuồng nuôi. Thời gian nuôi lợn thí nghiệm trung bình 94 ngày.

Trong thời gian nuôi thịt, lượng thức ăn ăn vào, khối lượng lợn khi đưa vào nuôi và khi kết thúc được xác định để tính toán các chỉ tiêu: tăng khối lượng (g/ngày) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg thức ăn/kg tăng khối lượng). Sau thời gian nuôi thịt, 3 lợn có khối lượng khoảng 70 kg được mổ khảo sát để đánh giá tỷ lệ nạc (%) theo TCVN 3899-84. Các kết quả được trình bày là trung bình của các cá thể ở 21 mô hình.

Page 28: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201528

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

TT Diễn giải Đơn vị tính

Khối lượng Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)A Chi phí : 135.793I Chi phí thức ăn 129.7931 Chi phí thức ăn lợn nái: 99.452

1.1 Lứa đẻ 1: kg 3.669 12,82 47.037 Nái chửa kỳ 1 kg 1.943 12,37 24.037 Nái chửa kỳ 2 kg 727 12,75 9.271 Nái nuôi con kg 997 13,76 13.720

1.2 Nái chờ phối kg 452 12,45 5.6271.3 Lứa đẻ 2: 46.788 Nái chửa kỳ 1 kg 2.032 12,37 25.176 Nái chửa kỳ 2 kg 654 12,77 8.351 Nái nuôi con kg 964 13,76 13.2612 Chi phí thức ăn cho lợn con (2 lứa) 30.341

2.1 Lứa 1: Từ tập ăn đến 60 ngày tuổi kg 827 14.6572.2 Lứa 2: Từ tập ăn đến 60 ngày tuổi kg 885 15.683II Chi phí phối giống (2 lứa) lứa 2 21.000 42.000III Chi phí thuốc thú y: lứa 2 21.000 42.000

IV Chi phí khấu hao chuồng trại, điện nước: lứa 2 21.000 42.000

BPhần thu

(Bán lợn con) 178.543

1 Lứa 1: 1.954 con (60 ngày tuổi, khối lượng 15.61kg/con) kg 1.453 60,00 87.183

2 Lứa 2: 2.066 con (60 ngày tuổi, khối lượng trung bình 15.47kg/con) 1.523 60,00 91.360

C Hiệu quả: cân đối thu chi (B-A) 42.750

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế trực tiếp của mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1

Kết quả vê sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong các mô hình của dư án cao hơn đáng kể các kết quả nghiên cứu trước đây trên một số tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại khác như Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi ở Quảng Trị (Nguyễn Kim Đường và cộng sự, 2000); Yorkshire x (Landrace x Móng Cái), Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái), Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi ở Thừa Thiên Huê (Nguyễn Đức Hưng và cộng sự, 2000). Kết quả này cho thấy các tổ hợp lợn

lai thương phẩm 3/4 máu ngoại mới nuôi trong các mô hình của dự án thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi ở Phong Điền, có tốc độ sinh trưởng nhanh, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp hơn so với các tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại khác.

Hiệu quả kinh tế trực tiếp của các mô hìnhĐối với mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1 Tính toán hiệu quả kinh tế trực tiếp (cân đối thu

chi)/một mô hình của dự án nuôi 10 lợn nái/2 lứa đẻ (tương đương/năm) ta có kết quả:

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Page 29: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 29

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Như vậy, hiệu quả kinh tế/năm trung bình do 21 mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1(Ngoại x Nội) của dự án mang lại là: 42,75 triệu x 21 mô hình = 897,75 triệu đồng.

Đối với mô hình chăn nuôi gia trại lợn thương phẩm

Tính toán hiệu quả kinh tế trực tiếp (cân đối thu chi)/một mô hình của dự án nuôi 50 lợn thịt/lứa (94

ngày nuôi) ta có kết quả:Với thời gian nuôi 1 lứa lợn thịt là 94 ngày,

thì một năm có thể nuôi được ít nhất là 3 lứa lợn, như vậy một năm 1 mô hình (hộ) có thể thu nhập được 36,65 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế/năm do 21 mô hình chăn nuôi gia trại thương phẩm mang lại là: 36,65 triệu x 21 mô hình = 769,55 triệu đồng.

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế trực tiếp của mô hình chăn nuôi gia trại thương phẩm ¾ máu ngoại

TT Diễn giải Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)A Chi phí : 142.582

1Con giống

(50 con x 15 kg/con)kg 746 60,00 44.780

2 Thức ăn: kg 7.248 95.3032.1 Giai đoạn từ 14-30kg kg 1.991 14,00 27.8692.2 Giai đoạn từ 31kg-60kg kg 3.422 13,00 44.4882.3 Giai đoạn từ 61kg-70 kg kg 1.836 12,50 22.9463 Thuốc thú y con 50 30,00 1.500

4 Chi phí điện, nước, khấu hao chuồng trại con 50 20,00 1.000

BPhần thu: Bán lợn thịt

(50 con x 71,83 kg)kg 3.592 43,10 154.797

C Hiệu quả: cân đối thu chi (B-A) Mô hình 12.215

Kỹ sư Nguyễn Văn Cho và các Cộng sự(*) Đây là kết quả của dự án nông thôn miền núi cấp nhà nước được ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư hỗ trợ

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Sau 2 năm thực hiện, dự án đã xây dựng thành công 21 mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái F1 và 21 mô hình chăn nuôi gia trại lợn thương phẩm ¾ máu ngoại. Dự án cũng đã bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm nghề nghiệp tốt để tiếp tục nhân rộng mô hình. Các mô hình của dự án đã đáp ứng cơ bản đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm khoa học công nghệ, cũng như các yêu cầu về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng và thuyết minh đã được phê duyệt. Các mô hình đã ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống, thức ăn, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Trên cơ sở thành công của dự án, để có điều kiện tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện, đơn vị chủ trì dự án đề nghị UBND tỉnh và các ban ngành liên quan hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch ở các xã, thị trấn để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi đầu tư phát triển các gia trại chăn nuôi.

Page 30: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201530

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

PV: Trước hết, xin ông cho biết tình hình quản lý và sử dụng NPX trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào?

Ông Trần Duy Chiến: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở đang lưu giữ và sử dụng NPX, trong đó 2 cơ sở y tế và 8 cơ sở công nghiệp. Đây là các cơ sở đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) cấp phép sử dụng NPX theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo phân cấp thì trong thời gian qua, Sở KH&CN cũng đã cấp phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) cho các cơ sơ y tế đủ điều kiện.

Trong thời gian qua, Sở KH&CN đã bám sát các quy định của nhà nước liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh NPX, đặc biệt là Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ KH&CN về hướng dẫn bảo đảm an ninh NPX nhằm thực thi vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an ninh NPX trên địa

bàn. Đồng thời, Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản để quản lý, giám sát và thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực an toàn bức xạ, an ninh NPX trên địa bàn.

Hàng năm, Sở KH&CN đã tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở có sử dụng NPX trên địa bàn và yêu cầu khắc phục những thiếu sót, tồn tại qua các đợt thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, Sở cũng tham gia đoàn thanh tra do Cục ATBXHN tổ chức trên địa bàn tỉnh; đồng thời phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về ATBXHN cho các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, NPX; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn bức xạ, an ninh NPX…, qua đó đã nâng cao kiến thức về ATBX, an ninh NPX trong hoạt động sản xuất và khám chữa bệnh. Định kỳ hàng năm, Sở KH&CN đề nghị các cơ sở báo cáo vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ tại cơ sở (bao gồm

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN), công nghệ bức xạ và hạt nhân

đã được ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực đời sống, mang lại hiệu quả không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà bức xạ và hạt nhân mang lại cũng ẩn chứa mối nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường, vậy nhưng nhiều cơ sở vẫn còn chủ quan, quản lý lỏng lẻo nên đã để xảy ra tình trạng thất lạc, mất cắp nguồn phóng xạ (NPX)… Sự cố mất NPX của Nhà máy Luyện phôi thép Pomina (thuộc Công ty Cổ phần thép Pomina) xảy ra gần đây, cho thấy công tác lưu trữ, bảo đảm an ninh NPX tại nhiều cơ sở còn yếu kém, không tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ, an ninh phóng xạ. Liên quan đến nội dung này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Chiến, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo GS.TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thì nguồn phóng xạ (hay còn gọi đồng vị phóng xạ) là những chất có khả năng liên tục phát ra tia bức xạ ion hóa. Có hai loại NPX tự nhiên và NPX nhân tạo. NPX tự nhiên (có trong các khoáng sản, thực phẩm...) ở trạng thái ổn định, không phóng xạ hoặc phóng xạ nhưng không đáng kể và NPX nhân tạo (do con người tạo ra) phục vụ cho việc ứng dụng nghiên cứu khoa học vào đời sống xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau: khai thác dầu khí, y tế, công nghiệp chế biến... NPX nhân tạo bao gồm hai loại: kín và hở. Nhóm NPX hở thường ở dạng nước, bột..., dễ khuếch tán đến người tiếp xúc hơn, thường chỉ được dùng trong nghiên cứu khoa học, y tế (chữa bệnh) với mức độ cho phép. NPX kín gồm nhóm nguồn cố định và nhóm nguồn di động (thường xuyên được di chuyển trong quá trình sử dụng).

Người trực tiếp tiếp xúc với NPX nếu không ở khoảng cách an toàn, không mặc đồ bảo hộ chuyên dụng sẽ nhiễm xạ. Tùy mức độ thẩm thấu: nhẹ thì chóng mặt, buồn nôn; nặng có thể tổn thương các mô sống gây ung thư và dẫn đến tử vong. Hoạt độ của NPX sẽ giảm đi theo chu kỳ bán rã (thường từ vài năm đến vài chục năm), nghĩa là đến từng thời điểm, hoạt độ phóng xạ bị mất, giảm dần theo đơn vị tính: Curie (Ci), mili Curie (mCi...). Nguồn: Báo Công an thành phồ

Hồ Chí Minh

Page 31: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 31

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

việc kiểm kê NPX …). Nhờ làm tốt công tác trên,

nên đến nay các hoạt động thuộc lĩnh vực ATBX, an ninh NPX trên địa bàn đã đi vào ổn định, nề nếp và đặc biệt là chưa để xảy ra sự cố mất NPX nào.

PV: Như ông đã nói, công tác quản lý nhà nước về ATBX, an ninh NPX trên địa bàn khá tốt, chưa để xảy ra sự cố nào ảnh hưởng đến an ninh-xã hội. Tuy nhiên, có thể nói sự cố thất lạc NPX của Nhà máy Luyện phôi thép Pomina ở Bà Rịa - Vũng Tàu là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta về công tác quản lý, giám sát trong hoạt động này. Vì vậy, để ngăn ngừa các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, Sở KH&CN đã có kế hoạch gì chưa, thưa ông?

Ông Trần Duy Chiến: Như đã nói ở trên, thì công tác quản lý nhà nước về ATBX, an ninh NPX trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được Sở KH&CN tổ chức thực hiện hàng năm, theo đúng quy trình, các quy định của nhà nước. Qua đó, chưa để xảy ra những sự việc đáng tiếc nào. Tuy nhiên trước những sự cố thất lạc, mất cắp NPX ở một số địa phương trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng cần phải kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng các NPX trên địa bàn.

Mới đây, thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh giao, Sở KH&CN đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Bộ KH&CN về tăng cường công tác quản lý an toàn, an ninh NPX. Bên cạnh đó, Sở cũng đang chỉnh sửa lại Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BKHCN để tham mưu trình Bộ KH&CN phê duyệt.

Hiện nay, công việc trước mắt của Sở KH&CN là tiến hành kiểm tra, rà soát lại việc sử dụng NPX trên địa bàn, đồng thời đề nghị Cục ATBXHN cung cấp lại toàn bộ danh sách các NPX hiện đang lưu giữ, sử dụng trên địa bàn tỉnh do Cục ATBXHN cấp phép để đối chiếu với danh sách hiện có tại Sở. Từ đó có các giải pháp phù hợp để quản lý cho từng cơ sở, đối với NPX cố định, NPX di động, làm rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân sử dụng, lưu trữ và vận chuyển NPX. Xây dựng phương án quản lý sử dụng và lưu trữ NPX, lập kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở. Đồng thời, Sở sẽ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn, an ninh NPX, văn hóa an

toàn, an ninh trong chấp hành và thực thi các quy định của pháp luật đối với các tổ chức lưu giữ và sử dụng NPX; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATBXHN trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể là chúng tôi sẽ phối hợp với VTV Huế sản xuất 02 chuyên đề về lĩnh vực ATBXHN; thông tin trên website và Bản tin KH&CN của Sở KH&CN và Báo Thừa Thiên Huế…

Ngoài ra, chúng tôi đề nghị Cục ATBXHN cần tăng cường hơn nữa việc quản lý các cơ sở đã được cấp phép sử dụng NPX, siết chặt việc cấp phép.

PV: Còn việc gắn chíp (gắn thiết bị định vị vào thiết bị chứa NPX) thì sao thưa ông?

Ông Trần Duy Chiến: Như các bạn đã biết, sau nhiều sự

Theo ông Cấn Văn Minh, Phó Cục trưởng ATBXHN thì hiện nay, trong quá trình đánh giá, kiểm tra đề nghị từ phía các đơn vị xin được cấp phép, Cục ATBXHN chỉ kiểm tra được “đầu vào” của nguồn phóng xạ, quá trình vận chuyển, địa điểm và nơi lưu trữ... Tức là cơ quan quản lý nhà nước chỉ biết cơ sở nào có NPX, số lượng và đặc tính từng thiết bị. Còn công tác quản lý, bảo đảm an toàn thường xuyên đối với NPX đã được cấp phép gần như chỉ phụ thuộc vào cơ sở và cán bộ được nhận quản lý NPX … Hàng năm Cục đều tổ chức nhiều đoàn thanh tra theo kế hoạch và đột xuất đến các cơ sở. Qua đó phát hiện nhiều cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc việc sử dụng, bảo đảm an toàn cho nguồn phóng xạ. Tuy nhiên, lực lượng thanh tra còn mỏng, cho nên hàng năm chỉ thanh tra được hơn 100 đơn vị, một con số quá ít so với thực tế số đơn vị cần được kiểm tra. Bởi vậy, mặc dù Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 23, hướng dẫn bảo đảm an ninh NPX, cũng như quy định rõ về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu trữ và vận chuyển NPX, nhưng cho đến nay, còn rất nhiều đơn vị chưa thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn, lưu trữ và sử dụng NPX. Thực trạng trên gây ra nguy cơ thiếu an toàn về quản lý thiết bị phóng xạ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn 1.867 NPX không sử dụng, dù đã được cấp phép lưu trữ. Trong các thiết bị này vẫn còn chất phóng xạ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân nếu không được bảo quản tốt.

Nguồn: nhandan.org.vn

Page 32: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201532

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

cố thất lạc, mất cắp NPX thì có nhiều ý kiến đề xuất gắn thiết bị định vị - GPS (thiết bị giám sát an ninh - gọi nôm na là chíp) vào thiết bị chứa NPX để siết chặt công tác quản lý, giám sát.

Được biết, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ sở buộc phải gắn chíp theo dõi lên các NPX tại địa bàn từ ngày 8/4/2015. Ngày 17/4, Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) đã phối hợp lắp đặt hệ thống giám sát và quản lý NPX tại Công ty Apave ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. NPX trên thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh quản lý nhưng đang trong quá trình di chuyển, sử dụng tại thành phố Vũng Tàu. Đây cũng là NPX đầu tiên được lắp đặt hệ thống định vị tại Việt Nam.

Ở Thừa Thiên Huế, số lượng thiết bị chứa NPX không nhiều, thực tế việc di chuyển các thiết bị chứa NPX cũng ít khi xảy ra. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng tôi không tính đến phương án gắn chíp cho các thiết bị này. Sau khi rà soát lại toàn bộ các cơ sở có sử dụng NPX, Sở KH&CN sẽ có hướng tham mưu cụ thể cho UBND tỉnh về công tác ATBX, an ninh NPX trên địa bàn trong thời gian tới, trong đó ưu tiên gắn chíp lên các thiết bị chứa NPX sử dụng di động. Sau khi có văn bản hướng dẫn và chỉ thị của UBND tỉnh, Sở sẽ tiến hành tổ chức triển khai thực hiện.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.

ĐT (thực hiện)

Thiết bị chứa cùng NPX di động Co-60 dùng trong công nghiệp

Những sự cố nguồn phóng xạ tại Việt Nam1. Ngày 31/10/2002, trong khu vực Công ty TNHH Nhà máy

tàu biển Hyundai-Vinashin, tỉnh Khánh Hòa, nhóm 3 nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp của Công ty TNHH Alpha đang tác nghiệp bằng thiết bị sử dụng NPX gamma Ir-192, hoạt độ 42,45 Ci thì gặp sự cố kẹt nguồn.

2. Ngày 23/12/2003, Công ty Cổ phần xi-măng Việt Trung (xã Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam) mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động clinke. Đến nay chưa tìm lại được.

3. Ngày 17/5/2006, Viện Công nghệ xạ hiếm thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sửa chữa các gian nhà kho tầng 6, nơi chứa nguồn đồng vị phóng xạ, chuyển nguồn sang gian bên cạnh dành chỗ cho thi công. Đến 14 giờ ngày 29/5 phát hiện nguồn đồng vị phóng xạ trên bị mất do những người buôn đồng nát lấy trộm, sau đó đã thu hồi.

4. Ngày 8/8/2006, Công ty Cổ phần xi-măng Sông Đà (tỉnh Hòa Bình) tháo phần thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi-măng để sửa chữa, sau đó phát hiện mất hộp chứa cùng NPX. Đến nay chưa thu hồi được.

5. Tháng 9/2014, Công ty TNHH Apave châu Á - Thái Bình Dương tại quận Tân Bình (TPHCM) bị trộm đột nhập lấy thiết bị NPX Iridium-192. Bốn ngày sau, nó được tìm thấy tại phòng trọ ở quận Tân Phú (TPHCM) do hai tên trộm tưởng NPX là máy bơm nên lấy bán phế liệu.

6. Tháng 11/2014, Công ty cổ phần thép Pomina 3 (cơ sở tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thông báo mất thiết bị chứa phóng xạ Co-60 dùng để đo mức thép, độ nguy hiểm loại 4. Đến nay công tác tìm kiếm vẫn đang được triển khai.

PV (Tổng hợp)

Page 33: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 33

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A

1. Thiết lập khu vực kiểm soát an ninh;

2. Lắp đặt thiết bị để phát hiện, báo động sự tiếp cận trái phép vào khu vực kiểm soát an ninh và phòng đặt NPX. Tại phòng đặt NPX, các thiết bị phát hiện, báo động phải được lắp đặt tại các lối ra vào và cả bên trong phòng;

3. Đặt các thiết bị quan sát, ghi nhận, lưu giữ hình ảnh bảo đảm quan sát được cả bên trong, bên ngoài phòng đặt NPX và toàn bộ khu vực kiểm soát an ninh nhằm giám sát liên tục NPX hoặc thiết bị chứa NPX;

4. Lắp khóa cho các cửa lối ra vào khu vực kiểm soát an ninh; lắp khoá an ninh cho các cửa ra vào phòng đặt NPX;

5. Kiểm đếm NPX hằng ngày; lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm;

6. Xây dựng và thực hiện quy định chuyển giao NPX trong nội bộ cơ sở, bảo đảm việc chuyển giao phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được uỷ quyền và phải có biên bản giao nhận; xây dựng và thực hiện quy định về bảo dưỡng thiết bị an ninh;

7. Tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát các thiết bị quan sát, phát hiện, báo động trong khu vực kiểm soát an ninh và tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép, di dời, phá hoại NPX;

8. Thực hiện việc kiểm tra lý lịch đối với các nhân viên tham gia lực lượng bảo vệ và làm việc trong khu vực đặt NPX;

9. Trang bị các phương tiện thông tin liên lạc cho lực lượng bảo vệ để bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho lực lượng ứng phó khi có sự cố mất an ninh NPX;

10. Xây dựng và thực hiện các quy trình sau đây:

a) Quy trình thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh NPX trong và ngoài giờ làm việc;

b) Quy trình hoạt động của lực lượng bảo vệ;

c) Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh NPX;

d) Quy trình bảo mật thông tin về: NPX; thiết bị chứa NPX; kế hoạch di chuyển NPX; kế hoạch bảo đảm an ninh; người được quyền tiếp cận và thời gian tiếp cận khu vực kiểm soát an ninh; sự phân công và bố trí lực lượng bảo vệ; mã PIN và mã số bí mật của khoá cửa, hộp đựng chìa khoá, thiết bị an ninh;

đ) Quy trình kiểm soát người

ra vào khu vực kiểm soát an ninh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc ra vào trái phép;

e) Quy trình quản lý khóa và chìa khoá.

11. Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan tới việc bảo đảm an ninh NPX; tổ chức đào tạo về bảo đảm an ninh NPX cho các cá nhân liên quan;

12. Khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới NPX hoặc hành động có ý định đánh cắp, phá hoại NPX phải áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự việc phải gửi báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự việc, làm rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả và các biện pháp được đề ra để tránh xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.

Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ NPX thuộc mức an ninh A

1. Thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 5 của Thông tư này;

2. Sử dụng kho riêng biệt để

Mặc dù việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (NPX) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN), ban hành ngày 29/12/2010, nhưng đến nay

nhiều đơn vị vẫn vi phạm. Nhiều sự cố thất lạc, mất cắp NPX xảy ra trong thời gian gần đây, cho thấy công tác quản lý, bảo đảm an toàn NPX còn “lỏng lẻo”, cần được siết chặt trong thời gian tới. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin trích đăng nội dung “Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ, vận chuyển NPX” được quy định tại Điều 5 đến Điều 14 Chương II của Thông tư này.

Page 34: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201534

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

lưu giữ NPX; 3. Cất giữ NPX trong thiết bị

chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa và áp dụng các biện pháp để hạn chế khả năng di dời NPX;

4. Lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất NPX từ kho.

Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng NPX thuộc mức an ninh B

1. Trường hợp NPX đặt cố định và nguồn phóng xạ sử dụng trong xạ trị áp sát suất liều cao:

a) Thực hiện các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 4, 6, 8, 9, 11, 12 và các điểm a, c, d, đ, e khoản 10 Điều 5 của Thông tư này;

b) Tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát việc tiếp cận trái phép khu vực kiểm soát an ninh và tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép, di dời, phá hoại NPX;

c) Kiểm đếm NPX hàng tuần, lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm.

2. Trường hợp NPX sử dụng di động:

a) Lập rào chắn và bố trí người giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc;

b) Bố trí nơi cất giữ NPX tại công trường trong thời gian không sử dụng, lắp khóa an ninh tại các điểm có thể tiếp cận vào nơi đặt nguồn; xây dựng và thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khoá; bố trí nhân viên bảo vệ;

c) Tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép, di dời, phá hoại NPX khi sử dụng cũng như khi cất giữ tại công trường;

d) Thực hiện việc kiểm tra lý lịch đối với các nhân viên sử dụng NPX và nhân viên bảo vệ;

đ) Trang bị các phương tiện thông tin liên lạc cho các nhân viên sử dụng nguồn và nhân viên bảo vệ để bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho lực lượng ứng phó khi có sự cố mất an ninh NPX;

e) Lập nhật ký sử dụng NPX, bao gồm thông tin về mục đích sử dụng, địa điểm sử dụng, người sử dụng và thời gian sử dụng NPX;

g) Xây dựng và thực hiện quy định chuyển giao NPX giữa các bộ phận trong đơn vị, bảo đảm việc chuyển giao phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được uỷ quyền và phải có biên bản giao nhận; quy trình bảo mật thông tin về NPX, thiết bị chứa NPX, kế hoạch di chuyển NPX, kế hoạch bảo đảm an ninh;

h) Phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh NPX khi sử dụng tại công trường;

i) Kiểm đếm NPX sau mỗi ca làm việc và định kỳ hàng tuần; lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm;

k) Khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới NPX hoặc hành động có ý định đánh cắp, phá hoại nguồn phóng xạ phải áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự việc phải gửi báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự việc, làm rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả và các biện pháp được đề ra để tránh xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.

Điều 8. Trách nhiệm của

tổ chức, cá nhân lưu giữ NPX thuộc mức an ninh B

1. Thực hiện các yêu cầu quy định tại các khoản 6, 8, 9, 11, 12 và các điểm a, c, d, đ, e khoản 10 Điều 5, các khoản 2, 3 và 4 Điều 6, điểm c khoản 1 Điều 7 của Thông tư này;

2. Lắp khoá an ninh cho các cửa ra vào kho lưu giữ NPX; xây dựng và thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khóa;

3. Tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát việc tiếp cận trái phép khu vực kho lưu giữ NPX và tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép, di dời, phá hoại NPX.

Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ NPX thuộc mức an ninh C

1. Trường hợp NPX lắp đặt sử dụng cố định:

a) Thiết lập khu vực kiểm soát an ninh xung quanh nơi đặt NPX, lập rào chắn;

b) Làm lồng bằng kim loại có khoá bảo vệ hộp chứa NPX;

c) Kiểm đếm NPX hằng tháng; lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm;

d) Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát ra vào khu vực kiểm soát an ninh;

đ) Thực hiện quy định tại các khoản 6, 12 và điểm c khoản 10 Điều 5 của Thông tư này.

2. Trường hợp NPX sử dụng di động:

a) Thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;

b) Kiểm đếm NPX sau mỗi ca làm việc và định kỳ hằng tháng; lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian

Page 35: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 35

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

kiểm đếm, kết quả kiểm đếm.3. Trường hợp lưu giữ nguồn

phóng xạ:Thực hiện các yêu cầu quy

định tại các khoản 6, 8, 9, 11, 12 và điểm d khoản 10 Điều 5, các khoản 2, 3 và 4 Điều 6, các khoản 2 và 3 Điều 8 và điểm c khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ NPX thuộc mức an ninh D

Kiểm đếm NPX định kỳ hằng năm; lập hồ sơ kiểm đếm, ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm.

Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển NPX thuộc các mức an ninh A và B bằng đường bộ

1. Bên gửi NPX có trách nhiệm:a) Phối hợp với bên vận

chuyển đóng gói kiện hàng phóng xạ và sử dụng phương tiện vận chuyển bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật về vận chuyển an toàn chất phóng xạ;

b) Phối hợp với bên vận chuyển lựa chọn tuyến đường vận chuyển thích hợp bảo đảm ít bị ùn tắc giao thông, ít rủi ro về an toàn giao thông, tránh những khu có vấn đề về mặt an ninh, bảo đảm thời gian vận chuyển tối thiểu, xác định rõ các điểm dừng đỗ trên tuyến đường vận chuyển; lập phương án và tuyến đường vận chuyển dự phòng cho trường hợp tuyến đường vận chuyển chính không thể đi được;

c) Bảo mật thông tin liên quan đến tuyến đường vận chuyển, thời gian vận chuyển, địa điểm giao nhận, nhân viên trực tiếp tham gia vận chuyển, nội dung kiện hàng, biện pháp bảo đảm an ninh NPX được áp dụng;

d) Thống nhất kế hoạch vận

chuyển, thời gian và địa điểm giao nhận NPX với bên vận chuyển và bên nhận;

đ) Tổ chức phổ biến các yêu cầu bảo đảm an ninh, trách nhiệm và quy trình ứng phó cho mọi thành viên tham gia trong vận chuyển.

2. Bên vận chuyển NPX có trách nhiệm:

a) Áp dụng các biện pháp an ninh đã được hướng dẫn;

b) Bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật về vận chuyển an toàn chất phóng xạ và sử dụng thùng để chứa kiện hàng vận chuyển có khóa, niêm phong; áp dụng biện pháp để gắn chặt kiện hàng với phương tiện vận chuyển;

c) Bảo đảm tất cả nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển NPX có nhân thân đáng tin cậy và đã hiểu rõ nhiệm vụ, kế hoạch vận chuyển, các quy trình liên quan trong quá trình vận chuyển; chỉ định trong nhóm vận chuyển một người chịu trách nhiệm giám sát kiện hàng trong suốt quá trình vận chuyển;

d) Bảo đảm các điều kiện thông tin, liên lạc kịp thời giữa người tham gia vận chuyển với tổ chức vận chuyển, cơ quan công an và cơ quan hỗ trợ khác trong trường hợp khẩn cấp;

đ) Trường hợp vận chuyển NPX thuộc mức an ninh A, phải có lực lượng công an tham gia đi cùng chuyến hàng để có được quyền ưu tiên khi lưu thông trên đường và sẵn sàng ứng phó với các trường hợp mất an ninh đối với kiện hàng vận chuyển;

e) Bảo mật thông tin liên quan đến kế hoạch vận chuyển;

g) Kiểm tra và xác nhận lại về thời gian giao nhận, địa điểm

giao nhận kiện hàng với bên nhận trước khi bắt đầu kế hoạch vận chuyển;

h) Trước khi bắt đầu vận chuyển, kiểm tra các địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp để chắc chắn các số điện thoại vẫn còn liên lạc được và người cần liên lạc có thể sẵn sàng hỗ trợ khi được yêu cầu;

i) Trước khi bắt đầu vận chuyển, kiểm tra sự nguyên vẹn của kiện hàng, các biện pháp bảo đảm an ninh đã được áp dụng, điều kiện an toàn của phương tiện vận chuyển;

k) Kiểm tra thông tin của lộ trình tuyến đường trước khi bắt đầu vận chuyển để khẳng định tuyến đường vận chuyển không có vấn đề về ùn tắc giao thông hoặc các vấn đề gây cản trở khác;

l) Cử người giám sát liên tục phương tiện và kiện hàng vận chuyển tại các điểm dừng đỗ dọc tuyến đường vận chuyển;

m) Hỗ trợ kịp thời khi có sự cố mất an ninh NPX;

n) Kiểm tra khóa và dấu niêm phong của kiện hàng chứa NPX trước khi bàn giao cho bên nhận;

o) Khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới NPX hoặc hành động có ý định đánh cắp, phá hoại NPX phải áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự việc phải gửi báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự việc, làm rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả và các biện pháp được đề ra để tránh xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.

Page 36: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201536

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

3. Bên nhận NPX có trách nhiệm:a) Bảo đảm trách nhiệm tiếp

nhận NPX theo đúng kế hoạch vận chuyển đã được báo trước;

b) Phối hợp với bên gửi, bên vận chuyển kiểm tra chính xác thông tin nguồn phóng xạ tiếp nhận;

c) Áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh NPX theo quy định tại Thông tư này sau khi tiếp nhận.

Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển NPX thuộc các mức an ninh C và D bằng đường bộ

1. Bên gửi NPX có trách nhiệm thực hiện các quy định tại điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 11 của Thông tư này và xây dựng quy trình ứng phó khi mất an ninh trên đường vận chuyển.

2. Bên vận chuyển nguồn phóng xạ có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 2 trừ các điểm đ và k của Điều 11 Thông tư này.

3. Bên nhận nguồn phóng xạ có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.

Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển NPX bằng đường sắt

1. Bên gửi NPX có trách nhiệm: a) Đóng gói kiện hàng phóng

xạ bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật về vận chuyển an toàn chất phóng xạ;

b) Bảo mật thông tin liên quan đến tuyến đường vận chuyển, thời gian vận chuyển, địa điểm giao nhận hàng, nhân viên trực tiếp tham gia vận chuyển, nội dung kiện hàng, biện pháp an ninh được áp dụng;

c) Thống nhất kế hoạch vận chuyển, thời gian và địa điểm

giao nhận kiện hàng với bên vận chuyển và bên nhận;

d) Tổ chức phổ biến các yêu cầu bảo đảm an ninh, bao gồm trách nhiệm và quy trình ứng phó cho mọi thành viên tham gia trong vận chuyển;

đ) Vận chuyển kiện hàng phóng xạ đến nơi chất hàng lên tàu và vận chuyển kiện hàng phóng xạ tại ga đến về địa điểm giao hàng cho bên nhận.

2. Bên vận chuyển NPX có trách nhiệm:

a) Kiểm tra điều kiện đóng gói và dấu niêm phong của kiện hàng phóng xạ trước khi xếp hàng lên tàu;

b) Sử dụng toa chở hàng có khoá để vận chuyển và áp dụng biện pháp để gắn chặt kiện hàng phóng xạ với toa tàu;

c) Cử một người chịu trách nhiệm giám sát toa chở kiện hàng phóng xạ; bảo đảm người này nắm rõ kế hoạch bảo đảm an ninh hoặc quy trình ứng phó sự cố đã được xây dựng;

d) Bảo mật thông tin liên quan đến kế hoạch vận chuyển;

đ) Kiểm tra và xác nhận lại về thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận kiện hàng với bên gửi;

e) Có kế hoạch hỗ trợ kịp thời khi có sự cố mất an ninh NPX;

g) Kiểm tra khóa và dấu niêm phong của kiện hàng chứa NPX khi bàn giao cho bên gửi hàng;

h) Trường hợp xảy ra sự cố mất an ninh NPX, trong vòng 24 giờ phải báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

3. Bên nhận nguồn phóng xạ có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.

Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận

chuyển NPX bằng đường biển và đường không

Tổ chức, cá nhân vận chuyển NPX bằng đường biển và đường hàng không phải tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển và đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 4. Mức an ninhnguồn phóng xạ

1. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức an ninh A, B, C và D, trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất.

2. Các mức an ninh A, B, C và D tương ứng với các nhóm nguồn phóng xạ được phân nhóm theo quy định tại của quy chuẩn khai thác quốc gia về phân nhóm nguồn phóng xạ như sau:

a) Mức an ninh A áp dụng đối với nguồn phóng xạ nhóm 1.

b) Mức an ninh B áp dụng đối với nguồn phóng xạ nhóm 2.

c) Mức an ninh C áp dụng đối với nguồn phóng xạ nhóm 3.

d) Mức an ninh D áp dụng đối với nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.

ĐT (Giới thiệu)

Page 37: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 37

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là ngày Quốc tế đa dạng sinh học

(ĐDSH) với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Chủ đề ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2015 là “Đa dạng sinh học cho phát triển bền vững”.

Để hưởng ứng Ngày quốc tế ĐDSH năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ngành và các địa phương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của ĐDSH và bảo tồn ĐDSH đối với phát triển kinh tế, xã hội; kêu gọi cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động bảo tồn ĐDSH. Đồng thời, tổ chức phát động các phong trào: bảo vệ môi trường; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước; lồng ghép hoạt động bảo tồn ĐDSH vào kế hoạch hoạt động của cơ quan, địa phương.

Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu “thông điệp” Đa dạng sinh học: Nền tảng cho phát triển bền vững (theo công văn số 1129/BTNMT-TCMT ngày 3/4/2015 về việc hưởng ứng ngày Quốc tế ĐDSH năm 2015).

Số phận của nhân loại được liên kết chặt chẽ với ĐDSH - sự đa dạng của sự sống trên trái đất. ĐDSH là thiết yếu cho sự phát triển bền vững và hạnh phúc của loài người.

- ĐDSH là một tài sản quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và địa phương. ĐDSH hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế quan trọng và việc làm trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dược phẩm, bột giấy và giấy, mỹ phẩm, làm vườn, xây dựng và công nghệ sinh học.

- Sản xuất lương thực phụ thuộc vào ĐDSH và

các dịch vụ hệ sinh thái. Hàng nghìn các giống cây trồng và giống vật nuôi được phát hiện từ các nguồn gen phóng phú của các loài trong tự nhiên. ĐDSH cũng là cơ sở cho sự phì nhiêu của đất, sự thụ phấn, kiểm soát dịch hại và tất cả các vấn đề quan trọng khác đối với sản xuất lương thực thế giới.

- Cung cấp nước sạch và an toàn cũng phụ thuộc vào ĐDSH. Chức năng hệ sinh thái được ví như cơ sở hạ tầng tự nhiên về nước với chi phí ít hơn các giải pháp công nghệ. Rừng bảo vệ nguồn nước, đất ngập nước điều tiết lũ và đất tố cũng làm tăng lượng nước và lượng dinh dưỡng cho cây trồng, giúp giảm tác động phi nông nghiệp.

- ĐDSH và các chức năng sinh thái cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho y tế - bao gồm cả các chất dinh dưỡng, làm sạch không khí, nước và điều tiết dịch bệnh. ĐDSH là nền tảng của y học cổ truyền; một số lượng lớn các loại thuốc hang đầu trên thế giới chứa các thành phần có nguồn gốc, chiết xuất từ thực vật.

- ĐDSH là cơ sở cho sinh kế bền vững. Lợi ích từ ĐDSH đặc biệt quan trọng đối với người nghèo và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Đối với nhiều người, hàng hóa và dịch vụ ĐDSH trực tiếp hình thành mạng lưới an toàn xã hội.

- Tri thức truyền thống về ĐDSH cũng rất quan trọng và có giá trị không chỉ đối với cuộc sống của những người phụ thuộc vào tự nhiên, mà còn đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

- ĐDSH là nền tảng của công việc, hệ thống niềm tin và sự tồn tại của nhiều phụ nữ. Kiến thức và vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH có thể đảm bảo sự tham gia đầy đủ của họ vào các hoạt động bảo tồn, từ đó đóng góp đáng kể vào phát triển bền vững.

- ĐDSH đóng một vai trò quan trọng trong

Page 38: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201538

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua việc góp phần cô lập carbon trong một số của quần xã sinh vật. ĐDSH cũng là nền tảng cho khả năng phục hồi hệ sinh thái và đóng một vai trò quan trọng như là một phần giảm thiểu rủi ro thiên tai và chiến lược xây dựng hòa bình. Rừng, đất ngập nước và rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của các sự kiện cực đoan như vậy như hạn hán, lũ lụt, sóng thần.

phần lớn là do các hoạt động của con người.- Hiện nay các chính phủ đã thực hiện một số

cam kết nhằm bảo vệ ĐDSH. Một thành tựu quan trọng mà Công ước ĐDSH đã đạt được là việc thông qua Kế hoạch chiến lược ĐDSH giai đoạn 2011-2020 và Mục tiêu Aichi về ĐDSH. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đạt được các kế hoạch và mục tiêu Aichi, vấn đề ĐDSH cần được giải quyết có hiệu quả trong các nội dung của Kế hoạch Phát triển bền

- Ngay cả những môi trường nhân tạo tại các thành phố cũng lien kết với và bị ảnh hưởng bởi đa dạng sinh học. Các giải pháp dựa vào hệ sinh thái để điều tiết nước, kiểm soát khí hậu và các thách thức khác vừa có thể vừa bảo vệ ĐDSH vừa ít tốn kém. Khu vực cây xanh tại các thành phố giảm tình trạng bạo lực, nâng cao sức khỏe con người và hạnh phúc và củng cố tính cộng đồng. Mặc dù vậy, đa dạng sinh học đã bị mất đi với một tốc độ lớn,

vững. Chương trình nghị sự phát triển bền vững giai đoạn sau năm 2015 đề xuất một mục tiêu về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, trong đề xuất mục tiêu về bảo vệ dịch vụ sinh thái và ĐDSH và đảm bảo quản lý tốt nước và tài nguyên thiên nhiên khác. ĐDSH là thiết yếu để đạt được các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững, bao gồm xóa đói giảm nghèo. Phan Trọng

Sự đa dạng sinh học đang bị sụt giảm bởi các hoạt động của con người

Page 39: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 39

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

1. Khi quyết định mua sản phẩm điện gia dụng

* Đối với máy điều hòa nhiệt độ không khí

Nên lựa chọn các loại điều hòa nhiệt độ sử dụng biến tần (in-verter). Nó thường có giá thành cao hơn khoảng 30% so với các loại máy cùng loại không có biến tần. Điều hòa có biến tần ưu việt hơn điều hòa thường về tiết kiệm điện và duy trì nhiệt độ ổn định trong phòng. Mức tiết kiệm điện tới 30% và hơn tùy vào điều kiện sử dụng trong thực tế. Nếu so với điều hòa thường được sử dụng trong cùng một điều kiện như nhau thì số tiền điện phải thanh toán của điều hòa có biến tần hàng tháng chỉ bằng 1/3 so với dòng điều hòa không có biến tần.

Nên lựa chọn công suất máy lạnh phù hợp với diện tích phòng, cụ thể như sau:

Khi giá điện tăng không giảm, thì vấn đề sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả không phải ai cũng hiểu đúng cách? Bài viết này xin được giới thiệu với bạn đọc một số kiến thức cơ bản về mua sắm, sử dụng các trang thiết bị điện hiệu quả và tiết kiệm điện. Thực hiện, áp dụng theo đúng những nội dung này sẽ làm bạn bớt bị “choáng” khi nhận hóa đơn tiền điện hàng tháng từ “Ông nhà đèn”.

Diện tích phòng (m2) Công suất lạnh (BTU/giờ)

10 - 15 9000

15 - 20 12000

20 - 30 18000

Trên 30 24000

Cần lưu ý lựa chọn Nhãn năng lượng áp dụng cho máy điều hòa (Tem hình chữ nhật) là nhãn năng lượng so sánh theo 5 cấp, cấp 1 (1 sao) là mức có hiệu

suất năng lượng tối thiểu, cấp 5 (5 sao) là cấp có hiệu suất năng lượng lớn nhất.

* Đối với đèn chiếu sángNên lựa chọn đèn huỳnh

quang (đèn huỳnh quang com-pact, đèn huỳnh quang ống T5) vì nó tiêu thụ năng lượng ít hơn 70% so với bóng đèn sợi đốt và tuổi thọ cao gấp 3 đến 5 lần. Đây là sản phẩm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có bán

Nhãn năng lượng so sánh- Là nhãn được dán cho các

phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu suất năng lượng khác nhau, từ 1 đến 5 sao. Mức 5 sao là tốt nhất và mức 1 sao là mức tối thiểu.

- Áp dụng cho các sản phẩm: quạt, nồi cơm điện, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, TV.

- Thông tin trên nhãn: hãng sản xuất, mã sản phẩm, xuất xứ, hiệu suất năng lượng, số chứng nhận.

Page 40: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201540

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

các loại đèn led rất tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ lâu, tuy nhiên giá thành còn khá cao so với các loại đèn trước đây.

Cần lưu ý đối với đèn huỳnh quang và chấn lưu dùng cho đèn huỳnh quang, nhãn năng lượng xác nhận (Tem hình tam giác) là nhãn thể hiện mức tiết kiệm điện tốt nhất. Còn đối với các loại bóng đèn khác, nhãn năng lượng có mức từ 1 sao đến 5 sao, càng nhiều sao càng tiết kiệm năng lượng.

* Đối với tủ lạnh

Nên chọn tủ có dung tích phù hợp với số người và tập quán sinh hoạt của gia đình. Chọn tủ lạnh có quạt gió và có các ngăn chứa riêng cho từng loại đồ ăn, thực phẩm, rau quả. Tốt nhất là tủ có các cánh mở riêng cho từng khoang chứa đồ ăn.

Hiện nay, trên thị trường đã có các loại tủ lạnh sử dụng biến tần, các loại tủ này thường có giá thành cao hơn loại không dùng biến tần có cùng dung tích. Tuy nhiên tủ lạnh sử dụng biến tần có thể tiết kiệm 5% điện tiêu thụ và

đảm bảo duy trì nhiệt độ trong tủ ổn định giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn. Về lâu về dài, lợi ích của tủ lạnh sử dụng biến tần rất lớn. Cần lưu ý chọn nhãn năng lượng áp dụng cho tủ lạnh (Tem hình chữ nhật).

* Đối với bàn là Nên mua bàn là có các chế

độ là tương ứng với các chất liệu vải khác nhau và có chức năng là hơi, công suất từ 600-800W. Tốt nhất là nên chọn loại bàn là đã có sẵn chế độ tiết kiệm điện, một rơ-le nhiệt tự động được thiết kế

bên trong sẽ tự ngắt khi bàn là đạt đến độ nóng yêu cầu, và bật lại khi nhiệt độ giảm đi.

* Đối với máy vi tínhLựa chọn màn hình máy vi

tính là màn hình led để tiết kiệm điện năng. Chọn case nguồn của máy vi tính tích hợp gọn nhẹ có công suất tiêu thụ điện càng bé càng tiết kiệm năng lượng.

* Đối với quạt điệnNên mua các loại quạt có thể

điều chỉnh tốc độ và có chế độ gió theo nhịp sinh học lúc ngủ (Sleep Mode); các loại quạt có

kết cấu đơn giản, dễ tháo - lắp khi cần vệ sinh và bảo dưỡng.

Đối với các loại quạt bàn, quạt hộp và quạt đứng/quạt cây, nên mua quạt có cánh bằng nhựa thay vì cánh kim loại. Quạt hộp cần phải có chức năng tự tắt khi bị đổ hoặc nhấc lên khỏi mặt sàn.

Chọn đúng loại quạt thông gió (quạt cho nhà bếp, quạt nhà vệ sinh…) với công suất và lưu lượng gió phù hợp với đặc điểm và diện tích không gian cần thông gió. Cần lưu ý chọn nhãn năng lượng áp dụng cho quạt điện (Tem hình chữ nhật).

* Đối với tivi và các thiết bị nghe nhìn

Tivi màn hình phẳng là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với 3 loại công nghệ chính là Plasma TV, LCD TV và LED TV. Trong 3 loại này thì LED TV là loại mới nhất đạt các tiêu chí về chất lượng hình ảnh, màn hình mỏng và có mức độ tiêu thụ năng lượng điện thấp nhất. Trong đó lưu ý lựa chọn kích cỡ tivi phù hợp với khoảng cách từ người xem đến tivi.

Đối với màn hình máy vi tính, nếu không có nhu cầu đặc biệt thì lựa chọn màn hình LCD từ 17 đến 19 inch là phù hợp nhất.

Đối với dàn âm thanh và loa, nên mua loại có công suất vừa đủ, phù hợp với phòng nghe. Thông thường các loại dàn âm thanh và loa có công suất từ 75-100 Watt là đủ đáp ứng nhu cầu giải trí tại gia đình.

Nên kích hoạt tất cả các tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình và các thiết bị kết nối để đảm bảo luôn sử dụng ở chế độ tiết kiệm năng lượng. Cần lưu ý chọn nhãn

Nhãn xác nhận- Là nhãn được dán cho

các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất cao (HEPS).

- Áp dụng cho các sản phẩm: bóng đèn, chấn lưu, động cơ điện, máy biến áp, màn hình, máy in, máy copy.

Page 41: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 41

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

năng lượng áp dụng cho tivi (Tem hình chữ nhật).

* Đối với nồi cơm điệnNên chọn nồi có công suất và

dung tích phù hợp với số người

Dung tích (Lít) Công suất (W) Số người trong gia đìnhDưới 1 250-400 21-1,5 450-600 2-4

1,5-1,8 650-850 3-6 Trên 1,8 Trên 900 Trên 6

trong gia đình. Bảng hướng dẫn lựa chọn nồi nấu cơm theo số lượng người trong gia đình:

Nếu có thể thì nên chọn mua nồi có mạch điều khiển điện tử

với nhiều chế độ nấu khác nhau. Cần lưu ý chọn nhãn năng lượng áp dụng cho nồi cơm điện (Tem hình chữ nhật).

* Đối với máy giặtCó 3 kiểu máy giặt gia dụng

được sử dụng phổ biến là máy lồng đứng, lồng ngang và lồng nghiêng. Bảng sau đây đưa ra các so sánh cơ bản giữa 3 kiểu máy:

Ngoài chức năng cơ bản là giặt với các chương trình giặt cài sẵn, các kiểu máy giặt lồng ngang

Loại máy Đặc điểm Tiêu thụ điện & nước

Lồng đứng- Phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp, dễ thao tác,

giá rẻ.- Quần áo giặt hay bị xoắn, tốc độ vắt không cao, ồn.

Cao nhất

Lồng ngang

- Phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng, nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy, giá đắt.- Quần áo không bị xoắn, tốc độ vắt cao, máy chạy êm.

Tiết kiệm hơn

Lồng nghiêng

- Phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng, nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy, giá đắt.- Quần áo không bị xoắn, tốc độ vắt cao, máy chạy êm.

Tiết kiệm hơn

và lồng nghiêng còn có thêm tùy chọn là tính năng giặt bằng nước nóng và sấy khô quần áo. Khi mua máy, nên cân nhắc nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại phù hợp.

Ngoài các loại máy giặt có kèm chức năng sấy, các hãng điện tử còn sản xuất các loại máy chỉ có chức năng sấy quần

áo. Các máy này thường có hình dáng và kích thước gần giống với sản phẩm máy giặt. Nếu có không gian để đặt máy thì nên mua máy giặt và máy sấy riêng thay vì mua máy giặt có chức năng sấy vì các lý do sau đây:

- Máy giặt có chức năng sấy thường có giá tương đương (thậm

chí đắt hơn) giá của máy giặt (có cùng công suất giặt) và máy sấy;

- Trong khi máy giặt (kèm chức năng sấy) thường có công suất giặt tối đa là 8 kg quần áo mỗi mẻ thì máy sấy có thể sấy 11 kg quần áo (sau khi đã vắt khô) mỗi mẻ. Như vậy nếu kết hợp giữa máy giặt 6kg/mẻ với máy sấy 11 kg/mẻ (giặt 2 mẻ rồi sấy cùng) sẽ kinh tế hơn so với dùng một máy giặt có chức năng sấy

có công suất giặt bằng hoặc lớn hơn 6 kg/mẻ;

- Hai thông số quan trọng nhất khi lựa chọn máy giặt là khối lượng giặt và tốc độ vắt. Với gia đình có từ 4 đến 5 người thì nên lựa chọn máy giặt có khối lượng giặt từ 5,5 đến 6,5 kg/mẻ và tốc độ vắt (tối đa) từ 550 đến 650 vòng/phút là đủ đáp ứng nhu cầu giặt;

- Nên chọn mua máy giặt có

chức năng giặt tiết kiệm (Economy mode). Với máy lồng ngang, nên mua loại có chức năng tạm dừng chu trình giặt để bổ sung thêm quần áo.

Cần lưu ý chọn nhãn năng lượng áp dụng cho máy giặt (Tem hình chữ nhật).

* Đối với lò vi sóngNên chọn lò phù hợp với số

người trong gia đình. Không nhất thiết phải mua lò có công suất cao,

Page 42: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201542

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

dung tích lò và các chức năng nấu quan trọng hơn là công suất.

Hiện nay, trên thị trường đã có các loại lò vi sóng sử dụng biến tần, các loại lò này thường có giá thành cao hơn loại không dùng biến tần có cùng dung tích.

Ngoài việc điều khiển nhiệt chính xác để nấu món ăn ngon hơn, lò vi sóng sử dụng biến tần còn giúp tiết kiệm điện.

* Đối với máy xay đa năngChọn loại máy phù hợp với

nhu cầu sử dụng. Nếu chỉ sử dụng để xay thực phẩm, hoa quả thì máy xay với dung tích cối xay 1,5 lít và công suất từ 500-600 Watt là đủ đáp ứng nhu cầu. Nếu chỉ có nhu cầu xay thịt, rau và chế biến các món ăn lỏng như cháo, súp thì nên mua máy xay cầm tay, vừa tiện dụng lại tiết kiệm điện.

* Đối với bình nước nóng năng lượng mặt trời

Gia đình từ 4 đến 5 người nên chọn bình có dung tích như sau:

- Khu vực miền Nam và Nam Trung bộ chỉ cần loại bình có dung tích 120 lít;

- Khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ nên chọn loại bình có dung tích 180-200 lít;

- Khi lựa chọn bình nước nóng năng lượng mặt trời, cần lưu ý chất liệu dùng để chế tạo các bộ phận và chất lượng gia công các chi tiết đó.

- Nên tìm hiểu về chất lượng sản phẩm qua nhiều kênh thông tin, từ những người có chuyên môn và mua sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín.

* Đối với máy hút bụiNên chọn loại máy có nút

điều khiển và bật tắt ở tay cầm sẽ thuận tiện cho thao tác và tắt máy khi tạm dừng để di chuyển

đồ đạc. Khi mua máy nên chọn các thương hiệu máy uy tín; yêu cầu nhân viên cửa hàng cắm điện và thử lực hút của máy ngay tại cửa hàng. Bịt tay vào đầu hút của máy để cảm nhận lực hút của máy, thử hút một số vật như khuy áo, đầu lọc thuốc lá… để kiểm chứng và so sánh.

Cân nhắc nhu cầu sử dụng để mua máy hút khô hay có thể hút được cả nước, loại dùng túi lọc đựng rác hay hộp đựng rác. Nên mua máy có nhiều loại đầu hút để có thể hút được ở các vị trí, bề mặt khác nhau.

2. Sử dụng hợp lý hiệu quả tiết kiệm điện đối với chủng loại thiết bị điện gia dụng trong gia đình, công sở

* Đối với máy điều hòa nhiệt độ không khí

- Theo tính toán, tăng thêm 1oC nhiệt độ cài đặt sẽ giúp tiết kiệm 3% điện năng tiêu thụ; nên cài đặt nhiệt độ một cách hợp lý phù hợp với nhiệt độ bên ngoài phòng.

- Chỉ sử dụng chế độ làm

mát nhanh (turbo) hoặc đặt chế độ quạt mạnh nhất trong khoảng 3 phút đầu tiên sau khi bật điều hòa. Sau đó cần chuyển về chế độ bình thường với tốc độ quạt vừa phải;

- Bật chế độ điều chỉnh gió đa hướng (swing) hoặc có thể sử dụng kết hợp với quạt (nếu cần thiết) để tăng khả năng luân chuyển không khí trong phòng điều hòa;

- Không sử dụng quạt thông gió có công suất lớn hơn 25W cho phòng sử dụng điều hòa;

- Đóng kín các cửa phòng sử dụng điều hòa và hạn chế ra vào phòng; đóng cửa chớp hoặc dùng rèm che ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng;

- Hạn chế sử dụng các thiết bị sinh nhiệt như bàn là, bếp, bình đun nước trong phòng;

- Vệ sinh các tấm lưới lọc bụi thường xuyên nếu dùng nhiều và các giàn trao đổi nhiệt ít nhất 2 lần/năm và bảo dưỡng máy ít nhất 1 lần/năm;

Bình nước nóng năng lượng mặt trời dạng ống (bình 120l)

Page 43: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 43

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

* Đối với đèn chiếu sáng- Tắt đèn khi không sử dụng;- Tắt bớt hoặc dùng dimmer

giảm độ sáng đèn khi xem tivi hoặc đọc sách với đèn bàn;

- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng, tuy nhiên cần lưu ý ánh nắng trực tiếp sẽ mang theo nhiệt làm nóng bên trong nhà;

- Thường xuyên vệ sinh bóng và chóa đèn để đảm bảo độ sáng.

* Đối với tủ lạnh - Để tủ lạnh ở vị trí thoáng mát,

thành tủ cách tường ít nhất 5cm;- Chỉnh nhiệt độ hợp lý cho

từng khoang và từng mùa trong năm. Thông thường nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới -1oC, với sữa bò và trứng gà, trứng vịt là 3oC, với hoa quả và rau xanh là 5oC;

- Không để đồ ăn nóng vào tủ lạnh. Thức ăn sau khi nấu phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh;

- Đựng thực phẩm trong các hộp nhựa hoặc thủy tinh có nắp kín trước khi để vào tủ lạnh. Xếp đồ trong các khoang ngăn nắp và thông thoáng sẽ giúp khí lạnh lưu thông tốt;

- Luôn để các khay đá trong ngăn đá để giữ lạnh. Nếu không dùng nước đá, có thể tìm mua các túi giữ lạnh hoặc đá khô có màng bọc nhựa để vào ngăn đá để giữ lạnh;

- Không nên mở cửa tủ lạnh quá lâu khi lấy đồ; Mở liên tục sẽ gây thất thoát hơi lạnh, tủ phải chạy liên tục tiêu hao nhiều năng lượng.

- Thường xuyên kiểm tra độ kín của các gioăng cửa. Liên hệ với cơ sở dịch vụ điện lạnh để kiểm tra khi có các dấu hiệu bất thường (máy kêu to, kém lạnh…).

* Đối với bàn là - Hạn chế dùng bàn là vào giờ

cao điểm (từ 17h00 đến 22h00 hằng ngày) hoặc đồng thời với các thiết bị điện có công suất lớn khác như bình nóng lạnh, máy điều hòa…;

- Nên gom quần áo để là chung một lần. Nếu gia đình sử dụng máy sấy quần áo thì nên là ngay sau khi sấy;

- Trước khi là nên phân loại quần áo, quần áo cùng chất liệu vải nên là cùng nhau, loại dày là trước, mỏng là sau để tận dụng nhiệt độ bàn là. Sử dụng nhiệt độ phù hợp với từng chất liệu vải, vừa tiết kiệm điện vừa tránh cho quần áo khỏi cháy do nhiệt độ quá cao. Sau khi ngắt điện bàn là, còn có thể là thêm được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt độ bàn là giảm chậm;

- Không là quần áo bị ẩm ướt.* Đối với máy vi tính- Tắt máy vi tính khi không

sử dụng;- Luôn cài đặt máy vi tính

hoạt động ở chế độ tiết kiệm điện năng “System Standby” và “Turn off moniter” sau một thời gian không sử dụng, máy tính sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện.

* Đối với quạt điện- Chỉnh độ cao phù hợp (quạt

cây) và để quạt ở gần vị trí cần làm mát;

- Bật tốc độ vừa đủ và sử dụng chế độ phù hợp (ví dụ Sleep Mode);

- Sử dụng chức năng xoay đảo hướng gió để làm mát tuần tự các vị trí trong phòng thay vì cùng bật nhiều quạt;

- Không cắm điện liên tục đối với các loại quạt dùng ắc-qui sạc điện, chỉ cắm điện khi đèn báo cần sạc lại điện;

- Thường xuyên vệ sinh cánh quạt, lồng quạt, ổ trục, cơ cấu đảo gió và tra dầu vào ổ bạc trục động cơ (2 tháng/lần);

- Khi không sử dụng (mùa đông) cần vệ sinh, tra dầu và bọc quạt trong túi ni-lông trước khi cất vào hộp để tránh hơi ẩm làm han rỉ các bộ phận kim loại. Quạt sạc điện cần sạc đầy bình mỗi tháng 1 lần.

* Đối với tivi và các thiết bị nghe nhìn

- Điều chỉnh màu sắc, độ sáng và độ tương phản của màn hình ở mức phù hợp (~50%), vừa đỡ chói mắt vừa tiết kiệm điện. Khi xem tivi từ nguồn tín hiệu phổ thông (bắt sóng hoặc truyền hình cáp) thì nên đặt chế độ hình ảnh ở mức dịu;

- Chỉnh âm lượng ở mức vừa đủ nghe; chuyển sang chế độ chờ khi tạm dừng;

- Tắt bằng nút nguồn chính trên máy thay vì dùng điều khiển từ xa vì khi tắt bằng điều khiển từ xa, tivi hoặc đầu đĩa sẽ không thực sự tắt mà chỉ chuyển sang chế độ chờ và vẫn tiêu thụ điện;

- Cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng cho máy vi tính: Control panel -> Power Option -> Power Saver: tự động tắt màn hình/ổ đĩa cứng, chuyển sang chế độ ngủ hoặc tắt máy sau 30 phút không sử dụng.

- Tùy điều kiện, nên loại bỏ dần màn hình CRT (bóng đèn hình) chuyển dần sang dùng màn hình LCD (tinh thể lỏng). Màn LCD chỉ tiêu thụ 30% điện năng nếu so với màn hình CRT cùng kích cỡ.

* Đối với nồi cơm điện- Không nên nấu cơm quá

sớm, chỉ nên nấu cơm trước bữa ăn từ 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng. Trước khi

Page 44: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201544

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

nấu cơm tốt nhất nên ngâm gạo 30 phút sau đó mới nấu, hơn nữa khi nấu nên dùng nước nóng hoặc nước ấm, như thế cơm đun sôi có thể tiết kiệm điện 30%.

- Lựa chọn chế độ nấu phù hợp;- Thường xuyên vệ sinh đáy

nồi và mâm nhiệt để duy trì hiệu quả truyền nhiệt;

- Sau khi nấu cơm xong nên rút ngay phích cắm, nếu không khi nhiệt độ trong nồi giảm đến 70oC sẽ tự động thông điện. Khi cho nước vào gạo, nên đặt nồi cơm bằng nếu không thì một bên nhiều nước, một bên ít nước, hơn nữa kéo dài thời gian ngắt điện. Gạo trong nồi nên rải đều, như thế sẽ làm cơm mềm ngon.

* Đối với máy giặt- Lượng quần áo giặt hoặc

sấy mỗi mẻ không nên thấp hơn công suất giặt/sấy của máy, dùng chế độ giặt tiết kiệm nếu giặt ít hơn;

- Chọn chế độ giặt phù hợp với chất liệu vải hoặc yêu cầu giặt;

- Nếu không cần thiết thì không nên giặt ở chế độ nước nóng. Trong mùa đông nếu giặt nước nóng thì chỉ nên đặt ở nhiệt độ (400C-500C) là vẫn đảm bảo giặt sạch;

- Vì máy giặt tiêu thụ rất nhiều điện khi vắt cho nên không cần thiết phải đặt tốc độ vắt tối đa. Nên lưu ý tới điều kiện thời tiết khi đặt tốc độ vắt. Bảng sau đây sẽ đưa ra các gợi ý về chọn tốc độ vắt tùy vào điều kiện thời tiết:

- Nếu sử dụng máy giặt có

Độ ẩm không khí

Chỗ phơi có mái che, thoáng gió

Phơi ngoài trời, có nắng, thoáng gió

Dưới 60% 500 vòng/phút 450 vòng/phút60%-70% 650 vòng/phút 500 vòng/phút70%-80% 800 vòng/phút 650 vòng/phútTrên 80% Tốc độ vắt tối đa 850 vòng/phút

chức năng sấy hoặc máy giặt kết hợp máy sấy thì nên đặt tốc độ vắt cao nhất để giảm tải cho công đoạn sấy;

- Trong điều kiện trời khô ráo và có nắng thì nên phơi quần áo thay vì sấy;

- Thường xuyên vệ sinh máy giặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt là lưới lọc máy bơm của máy.

* Đối với lò vi sóng- Không đặt lò gần các đồ

điện khác để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các đồ vật này. Nếu đặt lò trong hộc tủ bếp thì cần bố trí đường thoát hơi nóng cho lò, đặc biệt là với lò có chức năng nướng;

- Luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi nấu bằng lò, khi món ăn quá khô, có thể vẩy một ít nước sạch vào đồ ăn;

- Khi nấu, nên xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dày quay ra ngoài. Nên thái/cắt/chặt thực phẩm thành các miếng có kích thước bằng nhau để thực phẩm dễ chín đều, tiết kiệm thời gian lò hoạt động;

- Nên sử dụng các chương trình nấu được cài đặt sẵn vì đã được tối ưu hóa;

- Nhập chính xác khối lượng thực phẩm khi rã đông, nấu theo chương trình (tùy vào phần mềm của từng loại lò) để quá trình nấu được tối ưu;

- Hạn chế dùng chức năng rã đông thực phẩm bằng cách lên kế hoạch nấu nướng hợp lý, ví dụ

nếu định nấu món thịt quay cho bữa tối thì buổi sáng trước khi đi làm hãy bỏ miếng thịt định quay từ ngăn đá của tủ lạnh xuống ngăn mát hoặc bỏ hẳn ra ngoài. Như thế quá trình rã đông sẽ diễn ra tự nhiên, đồng thời tiết kiệm điện cho lò vi sóng và cả tủ lạnh;

- Khi dùng chức năng nướng, nên để thực phẩm thật khô (hoặc ráo nước) rồi hãy nướng. Khi nướng thịt, cá nên bọc thực phẩm bằng giấy bọc kim loại chuyên dụng để tăng năng truyền nhiệt;

- Thường xuyên vệ sinh bên trong lò sạch sẽ.

* Đối với máy xay đa năng- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

đi kèm máy;- Cho lượng thực phẩm đúng

với hướng dẫn. Nếu cho nhiều, không thể xay nhuyễn thực phẩm lại vừa không tốt cho máy và lưỡi dao. Nên cắt thực phẩm, rau củ thành các miếng nhỏ đồng đều trước khi xay;

- Với những thực phẩm cứng, một số máy có 3 chức năng từ xay với công suất nhẹ, bình thường đến mạnh. Hãy dùng lần lượt 3 tính năng này để giúp quá trình xay hiệu quả hơn, không hại lưỡi dao;

- Nên sử dụng nút nhồi (Pulse) khi xay. Nút này có chức năng đảo đều thực phẩm và xay sơ. Dùng nút nhồi giúp máy không phải hoạt động gắng sức khi xay nhuyễn thực phẩm;

- Mỗi lần bấm chỉ nên cho máy chạy khoảng 15 đến 20 giây, nghỉ một chút rồi chạy tiếp để không hại máy;

- Vệ sinh máy cẩn thận để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gia tăng độ bền lưỡi dao, máy.

Page 45: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 45

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

* Đối với bình nước nóng năng lượng mặt trời

Hợp lý hóa việc sử dụng để tiết kiệm nước nóng; Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Đối với máy hút bụi:- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

đi kèm máy;- Để tiết kiệm điện khi sử

dụng máy hút bụi, nên kiểm tra và đảm bảo túi lọc đã được giũ sạch. Nếu túi đầy bụi sẽ lấp mất đường gió, giảm lực hút, khiến máy phải hoạt động nhiều hơn và tiêu tốn nhiều điện năng hơn;

- Kiểm tra các vị trí khớp nối giữa các đoạn ống hút, đầu hút để đảm bảo chúng được lắp khít và không có các mảnh rác lớn cản trở luồng khí;

- Bật tốc độ phù hợp với từng loại bụi/rác cần hút;

- Tắt máy khi tạm dừng hút để di chuyển/sắp xếp đồ vật;

- Nên dừng máy sau khoảng 1-2 phút chạy liên tục, tránh hút liên tục trong thời gian dài hơn

vì máy máy sẽ nóng hoặc quá tải gây hỏng máy;

- Tuyệt đối không hút bụi ướt hoặc nước nếu máy không có tính năng hút được nước.

- Thường xuyên đổ và vệ sinh sạch sẽ túi đựng rác vì bụi bám vào túi càng nhiều sức hút càng giảm. Nếu túi đựng hoặc khoang đựng bị rách, phải mua ngay cái khác thay thế vì khi thủng các hạt bụi sẽ bị quấn vào mô tơ và kẹt làm cháy máy.

3. Một số lưu ýBên cạnh việc sử dụng tiết

kiệm và hiệu quả các thiết bị điện gia dụng, có thể lưu ý sử dụng đến các nguồn năng lượng tái tạo như nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối (nhằm thay thế các dạng năng lượng truyền thống), cụ thể:

* Năng lượng mặt trời- Tùy vào mục đích và mức

độ sử dụng thường xuyên, có thể lựa chọn đầu tư hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời tại gia đình nhằm tiết kiệm điện

và gas. Mô hình này đã được áp dụng rộng rãi đối với các khách sạn lớn có nhu cầu sử dụng nước nóng thường xuyên.

- Dùng các tấm Panel năng lượng mặt trời để biến thành điện năng, chiếu sáng phòng ở, sân vườn, ngõ hẻm, đường phố.

* Ứng dụng năng lượng sinh khối

- Tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để làm hầm biogas dùng để đun nấu và thắp sáng. Mô hình này đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ứng dụng các loại bếp tiết kiệm năng lượng để tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp thường được đốt bỏ như rơm rạ, mùn cưa gây ô nhiễm môi trường sống. Điều này vừa có thể tiết kiệm được năng lượng vừa bảo vệ được môi trường sống.

Lê Thanh Tâm

Sử dụng hợp lý các thiết bị điện gia dụng sẽ góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ

(Trung tâm Tiết kiệm năng lượngtỉnh Thừa Thiên Huế)

Page 46: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201546

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Nuôi lợn là nghề truyền thống và là nguồn thu nhập chính của nhiều người dân huyện

Quảng Điền. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng: đến cuối năm 2014, tổng đàn lợn của huyện có 33.050 con, trong đó có 8.450 lợn nái; tỷ lệ đàn lợn có tỷ lệ nạc cao chiếm khoảng 35% tổng đàn, đàn lợn nái F1 và nái ngoại chiếm 31% tổng đàn nái. Chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại, trang trại phát triển với số lượng 08 trang trại và hơn 200 gia trại, trong đó có 2 trang trại liên kết về kỹ thuật, giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với số lượng 1.000-2.000 con lợn thịt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chăn nuôi lợn còn một số mặt tồn tại, hạn chế, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, nhất là trong khu dân cư là khá phổ biến, có nơi nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, trong những năm gần đây, huyện đã quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ như xây dựng hầm khí sinh học (Biogas) và gần đây là mô hình nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học đã mang lại những kết quả tích cực góp phần giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Tình hình chăn nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học

Mô hình nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học được thực hiện đầu tiên trên địa bàn huyện vào năm 2013 với 09 hộ tại xã Quảng Phước do Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh triển khai, sau đó mô hình được nhân rộng thông qua các chương trình, dự án nhất là chương trình môi trường quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới. Tổng cộng đến nay có 20 hộ đã thực hiện mô hình nuôi lợn có sử dụng đệm lót sinh học, trong đó có 14 hộ đang duy trì với tổng đàn 151 con, diện tích khoảng là 250m2, 06 hộ khác không còn áp dụng do kỹ thuật chưa đảm bảo (mật độ cao, bảo dưỡng đệm lót

không tốt) nên không có hiệu quả, một số hộ khác nghỉ chăn nuôi. Chế phẩm sinh học đang được sử dụng làm đệm lót trong chăn nuôi trên địa bàn là Balasa N01.

Những hiệu quả từ việc nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học mang lại

Phương thức chăn nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi lợn trong chăn nuôi nông hộ. Ở những hộ thực hiện theo đúng kỹ thuật thì chất thải được phân hủy tốt, khu vực chuồng nuôi không có mùi hôi, ít ruồi, muỗi.

Lợn sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, ngoại hình đẹp, người mua ưa chuộng; tiết kiệm chi phí sản xuất do không thực hiện khâu dọn vệ sinh hàng ngày. Sau khi hết thời gian sử dụng, lớp đệm là nguồn phân hữu cơ tốt để bón cho cây trồng.

Những khó khăn, tồn tại của mô hình- Một số hộ chăn nuôi gặp thất bại khi áp dụng

phương thức này. Nguyên nhân chủ yếu do đầu tư chuồng trại không đảm bảo, không thực hiện bảo dưỡng đệm lót nên lợn chậm lớn, nhất là vào mùa nắng, chất thải không được phân hủy nên vẫn gây ô nhiễm. Hơn nữa đây là mô hình mới, chưa có quy trình

Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh họcđem lại hiệu quả thiết thực cho người nuôi

Page 47: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 47

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

kỹ thuật hoàn chỉnh nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm.- Chi phí đầu tư ban đầu để thực hiện mô hình

khá cao: do nuôi mật độ thưa hơn phương thức truyền thống, chuồng trại đòi hỏi cao, thoáng mát nên chi phí xây dựng, chi phí làm đệm lót cao (xây chuồng và làm đệm lót nuôi 10 con lợn khoảng từ 10 đến 12 triệu đồng). Đây cũng là khó khăn cơ bản trong quá trình vận động phát triển, nhân rộng mô hình.

- Trong mùa nắng, nhiệt độ trong chuồng nuôi tăng cao do nhiệt toả ra từ quá trình phân hủy chất thải, nếu không có biện pháp chống nóng hữu hiệu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của lợn. Ngoài ra, phương thức này khó áp dụng cho những khu vực thấp trũng do lớp đệm lót (dày khoảng 60cm) phải luôn đảm bảo không để nước thấm vào.

- Quá trình lên men phân hủy các chất hủy, chất thải tạo ra một nhiệt lượng và khí thải khá lớn, hiện tại chưa có báo cáo cụ thể tác động của các khí thải này đến sức khỏe của người chăn nuôi trong quá trình bảo dưỡng đệm lót cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.

- Chưa có đánh giá, so sánh cụ thể về hiệu quả kinh tế, nhất là khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn giữa phương thức nuôi trên đệm lót và phương thức nuôi trên nền truyền thống. Vì hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi trên nền xi-măng kết hợp hầm khí sinh học vẫn cho hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.

Bài học kinh nghiệmVề mặt kỹ thuật+ Để nuôi lợn trên đệm lót sinh học có hiệu quả

cần đầu tư chuồng trại thoáng mát, đảm bảo nuôi mật độ 2 con/m2, mùa mưa có thể nuôi với mật độ cao hơn; phần nền 1/3 diện tích được láng xi măng, 2/3 còn lại là phần đệm lót có hệ thống phun sương làm mát để chống nóng cho lợn.

+ Bảo quản tốt lớp đệm lót: trong quá trình nuôi, lớp đệm lót thường bị lún xuống do vậy định kỳ bổ sung lớp đệm lót đảm bảo độ dày 60cm; luôn giữ độ ẩm thích hợp.

+ Để quá trình phân hủy chất thải được triệt để thì ngay từ khi thả vào nuôi cần tạo thói quen cho lợn thải phân khắp mặt lớp đệm lót, ngoài ra cần thường xuyên xới đảo và kiểm tra nhiệt độ của đệm lót để đệm lót luôn đủ độ ẩm và tơi xốp.

+ Lắp đặt vòi uống nước tự động hợp lý: 01 vòi cách mặt đệm lót 20cm, vòi khác lắp ở phía đối

diện cách mặt đất 40cm; có máng hứng nước thừa, không để đổ trực tiếp vào lớp đệm lót; máng ăn và vòi nước uống lắp đối diện nhau để lợn luôn vận động xung quanh chuồng.

Trong công tác quản lý + Trong số những hộ nuôi lợn có sử dụng đệm lót

trên địa bàn thì những hộ tự đầu tư áp dụng phương thức này rất có hiệu quả trong khi đó một số hộ thực hiện mô hình còn có tâm lý trông chờ, hưởng lợi từ chính sách nên đầu tư không đảm bảo, một số mô hình không được duy trì do việc đánh giá chưa được khách quan, một bộ phận người dân thiếu niềm tin vào thành công của mô hình. Vì vậy, trong công tác chọn hộ tham gia các mô hình nói chung cần chọn hộ thật sự có điều kiện và tâm huyết.

+ Công tác chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật, nhất là đối với các mô hình mới cho người dân là rất quan trọng vì thực tế một số hộ áp dụng phương thức này gặp thất bại, trong đó có một số hộ đã phải cải tạo lại chuồng nuôi và quay lại phương thức nuôi truyền thống trên nền do không nắm vững kỹ thuật làm chuồng trại cũng như làm và bảo dưỡng lớp đệm lót.

Giải pháp nhân rộng mô hìnhPhương thức nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học

dễ thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu dân cư do chất thải chăn nuôi gây ra. Để mô hình nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học được nhân rộng cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

Thứ nhất, quan tâm tuyên truyền, tổ chức cho các hộ chăn nuôi tham quan học tập các mô hình nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học có hiệu quả.

Thứ hai, tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao quy trình nuôi lợn có sử dụng đệm lót sinh học cho những hộ có nhu cầu và khả năng áp dụng.

Thứ ba, khuyến khích phát triển dịch vụ cung cấp vật tư (chế phẩm sinh học, vòi nước uống tự động, hệ thống phun sương) rộng khắp phục vụ người chăn nuôi áp dụng phương thức này.

Thứ tư, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có sử dụng đệm lót, nhất là từ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 -2020.

PVNguồn: (Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền)

Page 48: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201548

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Hội tụ các tinh hoaNăm nay, Festival Nghề

truyền thống Huế đã có sự góp mặt của hơn 250 nghệ nhân tiêu biểu của gần 41 làng nghề trên cả nước: Làng gốm Bát Tràng, Làng thêu Đông Cứu, làng đậu

bạc Định Công, Làng mỹ nghệ Chuyên Mỹ, Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Làng gốm Chăm Bầu trúc, Cơ sở Đất nung Lê Đức Hạ, Dệt lanh Lũng Tiến, Làng lụa Hội An, Tranh dân gian Làng Sình, Pháp Lam Huế, Mây

tre Bao La, Mây tre Thủy Lập, Hoa Giấy Thanh Tiên, Mộc Mỹ Xuyên, Gốm Phước Tích, Zèng A Lưới, Dệt chiếu Ân Chá A Lưới, Kim Hoàn Kế Môn, Trúc Chỉ Huế, Diều Huế, Nhang trầm Huế, Nón lá Huế, Thêu Huế,

Diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 03/5/2015, Festival Nghề truyền thống Huế đã được đông đảo du khách cả nước đánh giá cao. Năm nay, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 6 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” là sự kiện văn hóa lớn có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Cố đô Huế, đồng thời, tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống. Tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước, quốc tế”. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin được điểm lại một số chương trình tiêu biểu đã diễn ra tại Festival lần này.

Page 49: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 49

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Điêu khắc mỹ nghệ Huế, Sơn son thếp vàng Huế...

Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt được thể hiện qua những công đoạn sản xuất, thao diễn, chế tác của các nghệ nhân tên tuổi đến từ nhiều vùng miền trong cả nước. Ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó trưởng Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2015 cho biết: “Quy mô tổ chức, số lượng nghề, làng nghề và nghệ nhân tham gia tại Festival Nghề truyền thống Huế lần này nhiều và phong phú. Các nghệ nhân thủ công tài hoa và thợ thủ công các làng nghề đã mang đến cho Festival những sắc thái đặc biệt, sự đoàn kết gắn bó cùng gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa của các làng nghề Việt. Đây cũng là cơ hội để các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp gỡ, giao lưu và trao đổi mua bán các sản phẩm làm ra”.

Không gian làng nghề sôi động hơn với các hoạt động thao diễn về các công đoạn và kỹ thuật làm nghề của các nghệ nhân, thợ thủ công. Các làng nghề tiêu biểu là: gốm sứ Bát Tràng, Bình Dương và Phước Tích; đất nung Quảng Nam, Bầu Trúc Ninh Thuận; sơn mài tương Bình Hiệp, thổ cẩm lanh Lùng Tiên (Hà Giang); mây tre Chuyên Mỹ. Thành phố Huế có thêu Đức Thành và Thuận Lộc, nón lá Phú Cam, Diều Huế, Kim hoàn Duy Mong, nghề làm mõ, làm hương trầm... tham gia Festival.

Tại công viên Tứ Tượng,

đường Nguyễn Đình Chiểu khách du lịch lúc nào cũng đông đúc quanh gian trưng bày nghề nuôi tằm, kéo kén, ươm tơ, dệt lụa của làng lụa Hội An, Quảng Nam; hoặc xem thao diễn nghề dệt zèng ở A Lưới; trình diễn các công đoạn dệt lanh Lùng Tám đến từ Hà Giang; nghệ thuật làm gốm của làng nghề Bàu Trúc, Ninh Thuận. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn, thú vị cho không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề, bởi những câu chuyện làm nghề và giữ nghề truyền thống.

Không gian tôn vinh nghệ nhân, làng nghề tại Festival Nghề truyền thống Huế năm nay còn hết sức ấn tượng với gian hàng dệt zèng của người Tà Ôi ở A Lưới, mọi người rất thú vị trước cách dệt rất đơn giản của các nghệ nhân. Số lượng sản phẩm cho dù còn khiêm tốn, chỉ với áo, túi xách, khăn quàng, khố và đai nịt, song trên mình nó là hoa văn hình học với những hạt cườm rất bắt mắt. Ðó có thể là

khuôn mặt kabuanl (một loại chim trong rừng), chi-poa-si-troi (tương tự đôi bàn chân gà), quangtating (một loại quả rừng làm thuốc) hay núi rừng, con dốc quanh co... Nghệ nhân Mai Thị Hợp cho biết: “Mấy lần mang nghề dệt zèng đến với Festival cũng chỉ ước mong là làm sao sản phẩm dệt zèng sớm có chỗ đứng trên thị trường và được công chúng đón nhận. Bởi lâu nay, sản phẩm này làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp, trong khi ở A Lưới đang hình thành những tổ hợp dệt zèng”.

Tại gian trưng bày nghề thổ cẩm lanh truyền thống của người Mông đem đến từ xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang), khách tham quan hết sức thích thú được xem các nghệ nhân ngồi xe sợi, quay lanh và cắm cúi dệt trên khung cửi cổ truyền... Ðiều được nhiều người chú ý chính là công đoạn vẽ sáp lên nền vải trước khi cho vào nhuộm. Ðây được xem là tuyệt kỹ của thổ cẩm Tây Bắc.

Không gian tôn vinh làng nghề bên dòng Hương thơ mộng

Page 50: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201550

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Những chỗ vải có sáp dính vào sẽ không thấm màu qua khâu nhuộm, do đó đã tạo ra các sắc thái hoa văn rất đặc biệt. Nghệ nhân Vàng Thị Mai cho biết: “Để hoàn tất một tấm thổ cẩm, các nghệ nhân và người thợ phải trải qua trên 40 công đoạn. Tất cả đều làm bằng sợi lanh và màu sắc được lấy từ các cây trái trong rừng. Nghề lanh thổ cẩm dân tộc Mông có từ rất lâu, với đặc tính ưu việt của sợi lanh mùa đông thì ấm, mùa hè lại mát nên đây là sản phẩm truyền thống rất được ưa chuộng của người Mông”.

Có thể nói, các nghệ nhân và làng nghề mang đến những sản phẩm đặc trưng của làng nghề, đồng thời giới thiệu kỹ thuật và các công đoạn, quy trình sản xuất độc đáo của các nghề và làng nghề, tạo nên một không gian trữ tình, sống động bên dòng sông Hương phục vụ du khách và người dân Huế. Đến dự và tham quan, công chúng có thể cùng thao tác, làm ra các sản phẩm mình ưa thích dưới sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân để cùng trải nghiệm cũng như chia sẻ những khó khăn, vất vả của những người thợ thủ công đã sáng tạo nên những tuyệt tác làng nghề.

Bế mạc Festival với nhiều ấn tượng trong lòng du khách

Chương trình bế mạc được mở đầu với Lễ tế tổ bách nghệ diễn ra trước đó tại công viên Tứ Tượng do ba nghệ nhân cao niên của thành phố Huế làm chủ lễ, đại diện cho các ngành nghề, làng nghề tiến hành nghi thức cúng tế cổ truyền nhằm tri ân các bậc tiền nhân, tổ nghề, thần nghề

đã khai mở và truyền nghề cho hậu thế. Lễ tế còn có ý nghĩa cầu mong cho các ngành nghề, làng nghề ngày càng phát triển tốt đẹp, thuận lợi.

Có thể nói, đây là kỳ Festival nghề được đánh giá là thành công và hiệu quả, để lại những ấn tượng sâu đậm với du khách trong và ngoài nước. Với sự tham gia tích cực của các nghệ nhân, nghệ sĩ, các làng nghề, các nhà khoa học đã góp phần làm nên một Festival Nghề truyền thống thành công, ấn tượng với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Ban tổ chức cho biết Festival Nghề truyền thống Huế lần này đã thu hút hơn 100.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm tại các gian hàng, khu triển lãm. Thành công ngoài mong đợi của Festival năm nay là nhờ có sự hưởng ứng, hỗ trợ của các ban ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhất là các nghệ nhân, thợ thủ công và các làng nghề trên khắp cả nước. Đặc biệt là sự hưởng ứng của người dân địa phương và du khách gần xa. Đó là động lực để thành phố Huế tự tin tổ chức các Festival sau thành công hơn nữa. Đồng thời, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, gắn bảo tồn với phát huy các giá trị văn hóa, nhằm khẳng định và tôn vinh tinh hoa của các ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và dịch vụ.

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Nghề truyền

thống Huế 2015, nhấn mạnh: “Festival Nghề truyền thống Huế 2015 đã thành công tốt đẹp. Đây là sự kiện văn hóa và kinh tế lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định và tôn vinh những giá trị tinh hoa của ngành nghề truyền thống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Điều đó đã thể hiện ở sự quan tâm và tham dự của các đối tác nước ngoài thuộc khối ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…”.

Tại lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã tôn vinh 44 nghệ nhân của các cơ sở, làng nghề trong cả nước tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2015 và trao giấy chứng nhận cho 79 tập thể, cá nhân đã tham gia trưng bày và giới thiệu hàng thủ công truyền thống tại Festival Nghề truyền thống Huế lần này.

Thành công của Festival nghề lần này tiếp tục khẳng định và tôn vinh những giá trị tinh hoa của ngành nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch; tạo động lực thúc đẩy công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, xây dựng đô thị Huế xứng đáng là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố Festival của Việt Nam và thành phố văn hóa ASEAN. Vỹ Khang

Page 51: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 51

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Yên tâm gắn bó nghềLàng mộc mỹ nghệ và điêu

khắc gỗ Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa (Phong Điền) những ngày đầu năm khá tất bật khi gần 20 cơ sở sản xuất đã nhận đơn hàng đến hết quý I 2015, trong đó vài cơ sở có thể yên tâm sản xuất đến hết năm với số lượng đơn đặt hàng lên đến hàng tỷ đồng. Đội ngũ thợ lành nghề không còn tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ” hay ra Bắc, vào Nam lập nghiệp như trước mà yên tâm gắn bó cùng quê hương với mức thu nhập cao, từ 6- 20 triệu đồng/người/tháng. Cũng

nhờ đó, năm 2014, làng mộc Mỹ Xuyên vinh dự được UBND tỉnh trao bằng công nhận nghề và làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh.

Tại Cơ sở mộc mỹ nghệ của nghệ nhân Ngô Đức Phi, hàng chục thợ chính đang hoàn tất 3 bức tượng kích thước lớn để chuẩn bị vận chuyển ra Quảng Bình, Thanh Hóa bàn giao theo đơn hàng của khách. Thành lập từ năm 2002 khi làng nghề đang đối mặt với bao thách thức vì thị trường tiêu thụ gặp khó, đội ngũ thợ có tay nghề bỏ làng vào Nam lập nghiệp. Đến năm 2010, nhờ

sự hỗ trợ của đề án khôi phục và phát triển nghề của UBND tỉnh và đào tạo nghề của nguồn vốn khuyến công, làng nghề bắt đầu phục hồi và phát triển.

“Sau 13 năm gắn bó với làng nghề Mỹ Xuyên, hiện cơ sở có nhiều thuận lợi, lực lượng lao động trẻ và có tay nghề yên tâm cống hiến, nhận được nhiều đơn hàng có giá trị, mức thu nhập cao. Ngoài đơn đặt hàng của đối tác, cơ sở thường xuyên thiết kế mẫu để sản xuất nhiều hàng lưu niệm và quà tặng phục vụ khách du lịch”, nghệ nhân Ngô Đức Phi chia sẻ.

Được tiếp sức từ chương trình khuyến công, khôi phục nghề và sự quan tâm hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, hàng chục làng nghề đã được vực dậy.

Một số sản phẩm hàng lưu niệm của các làng nghề ở Thừa Thiên Huế

Page 52: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201552

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Nghề mộc mỹ nghệ được tôn vinh tại Festival Nghề truyền thống 2015

Làng nghề chổi đót Thủy Phương, thị xã Hương Thủy trước đây chỉ còn sót lại cái tên sau bao thăng trầm, biến cố. Khâu tiêu thụ khó, tiền công lao động thấp nên nhiều gia đình từ bỏ, trên thị trường lại có các loại chổi nhựa, chổi đót miền Nam có giá rẻ, mẫu mã bắt mắt xuất hiện tràn lan.

Trước thực trạng trên, khoảng thập niên 90, những người con của làng nghề đã bắt tay thành lập công ty, mở các khóa đào tạo nghề và đưa thương hiệu chổi đót Thủy Phương lan rộng khắp các tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu. DNTN Thanh Lam ở phường Thủy Phương đã xuất khẩu các lô hàng sang đến tận Đài Loan và Malaysia. Với kinh nghiệm gần 25 năm sản xuất chổi đót, bà Nguyễn Thị Khét, Giám đốc DNTN Thanh Lam đã lặn lội đi truyền nghề cho hàng trăm lao động ở thị xã Hương Thủy và hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới. Hiện, doanh nghiệp có 2

cơ sở sản xuất đó là phường Thủy Phương và Phú Bài, giải quyết việc làm cho 40 lao động và sản xuất trên 20 ngàn cái/tháng.

Nói về chiến lược phát triển nghề trong thời gian tới, Giám đốc DNTN Thanh Lam cho biết: “Ngoài việc cung ứng sản phẩm cho các tỉnh, thành trong cả nước với khoảng 300 ngàn cái/năm, từ năm 2008 đến nay, doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm chổi đót sang Đài Loan và Malaysia với số lượng khoảng 20 ngàn cái/tháng. Nhờ vậy, người lao động luôn có việc làm ổn định, thu nhập khá. Sắp tới, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển nghề với mục tiêu đưa làng nghề truyền thống ngày càng phát triển”.

Tạo vị thếSau nhiều nỗ lực của chính

quyền địa phương, các ban ngành chức năng và tự thân các làng nghề, hàng chục làng nghề trên địa bàn đã được khôi phục và phát triển. Từ làng nghề đan

lát mây tre Bao La, Thủy Lập (Quảng Điền); làng nón Mỹ Lam và hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang); mộc mỹ nghệ và gốm Phước Tích (Phong Điền) đến các làng nghề truyền thống như dệt zèng (A Lưới); dầu tràm Lộc Thủy (Phú Lộc); chế biến thủy hải sản, chổi đót… đang dần hồi phục và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm làng nghề không còn đơn điệu, mẫu mã thô sơ như trước mà được thiết kế bởi các nghệ nhân và sử dụng các máy móc hiện đại để sản xuất hàng loạt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Nói về sự thay đổi của các làng nghề và định hướng phát triển, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lê Tự Dũng khẳng định: “So với trước, giờ đây nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn đã phát triển vượt bậc, trong đó một số làng nghề phát triển theo hướng bền vững, sản phẩm tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước như mây tre đan, chổi đót, tranh, mộc mỹ nghệ…”

Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các làng nghề nhằm thay đổi mẫu mã, sản xuất số lượng lớn đáp ứng nhu cầu của khách, thời gian tới Sở tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho các làng nghề với mục tiêu khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập một số nghề mới như đan sợi nhựa, thêu hanbok, thêu kimono… nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thanh Hương

Page 53: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 53

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức hệ số lương từ 2,34 trở xuống

Theo Nghị định quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống được tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng (gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hiện hưởng nhân mức lương cơ sở), cụ thể: Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh x Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng x 8%. Nghị định có hiệu lực từ 6/4/2015.

Nâng mức trợ cấp người có công với cách mạngTheo Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp

ưu đãi đối với người có công với cách mạng có hiệu lực từ 1/4/2015, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng tăng từ 1.220.000 đồng lên 1.318.000 đồng.

7 đối tượng được miễn, giảm giá vé tàuTheo Nghị định số 14/2015/NĐ-CP có hiệu

lực từ 15/4/2015, có 7 đối tượng chính sách xã hội được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé đi tàu gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng; Trẻ em dưới 6 tuổi.

Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền

thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính. Nghị định có hiệu lực từ 6/4/2015.

5 điều kiện lựa chọn dự án theo hình thức đối tác công tư

Theo Nghị định về đầu tư theo đối tác công tư có hiệu lực từ 10/04/2015, dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện:

1- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư theo quy định.3- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn

thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.

4- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

5- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Nghiêm cấm cho mượn chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có hiệu lực từ 6/4/4015, nghiêm cấm Quản tài viên cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức

Page 54: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201554

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật; Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi...

Một số dự án phải đánh giá tác động môi trườngTheo quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP

quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 1/4/2015, tất cả các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác... đều phải đánh giá tác động môi trường.

Cài đặt báo động cho ATMTheo Thông tư số 47/2014/TT-NHNN quy định

các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực từ 1/4/2015, đối với ATM đặt bên ngoài, tổ chức cung cấp dịch vụ ATM còn phải thực hiện thêm các biện pháp đảm bảo an toàn như: có biện pháp đảm bảo ATM tránh bị kéo để di dời trái phép; che giấu các thành phần, bộ phận ATM không cần thiết để lộ ra bên ngoài; trang bị thiết bị cảm biến để cảnh báo tác động nhiệt từ các thiết bị khò hàn và nhận biết các lực tác động với cường độ lớn hoặc liên tục từ bên ngoài lên thân vỏ máy (hệ thống báo động).

Chính sách mới đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm

Nghị định 26/2015 ngày 9/3/2015 quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có hiệu lực thi hành từ 1/5/2015. Nghị định này quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm trong 3 trường hợp: nghỉ hưu trước tuổi, tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.

Hỗ trợ duy trì việc làm cho người lao độngTheo quy định tại Nghị định số 28/2015ngày

12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ 1/5/2015, người sử dụng lao động

được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó,người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp làm việc theo hợp đồng đúng quy định khi bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm; hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện...

Quy định chi tiết một số điều của Luật Công chứng

Có hiệu lực từ ngày 1/5/2015, Nghị định 29/2015ngày 15/3/2015 gồm 5 chương, 34 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng về chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng;...

Nghị định 30/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết về lựa chọn nhà đầu tư

Nghị định 30/2015ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 5/5/2015. Nghị định gồm 10 chương, 99 điều, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Đấu thầu. Nghị định được ban hành để kịp thời triển khai thi hành nội dung mới quan trọng của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất; giúp hoàn thiện khung pháp lý lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP và nhà đầu tư dự án sử dụng đất mà các văn bản quy phạm pháp luật trước đó chưa giải quyết được triệt để.

Quy định việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Nghị định 31/2015 ngày 24/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm 5 chương, 38 điều, quy định chi tiết thi hành khoản 4 Điều 31 và khoản 2 Điều 35 của Luật Việc làm về điều kiện, tổ chức và hoạt động đánh giá,

Page 55: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 55

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2015.

Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựngNghị định số 32/2015 ngày 25/3/2015 về quản

lý chi phí đầu tư xây dựng sẽ có hiệu lực thi hành từ 10/5/2015. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tựđầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.

Kết luận thanh tra phải được thực hiện nghiêm, có theo dõi, kiểm tra

Theo Nghị định 33/2015 ngày 27/3/2015 quy định việc thực hiện kết luận thanh tra có hiệu lực thi hành từ 15/5/2015, kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh; đồng thời phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; các kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Quy định cụ thể về hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa

Nghị định 24/2015 ngày 27/2/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành từ 1/5/2015.

Nghị định quy định cụ thể về hành lang bảo vệ luồng đường thủ nội địa, quản lý cơ sở đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi phương tiện; quản lý hoạt động tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, phương án

vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng và tổ chức thực hiện.

Thực hiện cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông ở địa phương

Quyết định số 09/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2015.

Quy chế quy định cụ thể về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và quy trình thực hiện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

Thí điểm giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH

Quyết định 08/2015 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định cụ thể về nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; điều kiện và lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động; tiêu chí lựa chọn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ I-VAN... Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2015 đến khi Nghị định của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành.

Quy định mới về tuyển dụng công chứcThông tư 03/2015/TT-BNV sửa đổi, bổ sung

quy định về tuyển dụng công chức, có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2015. Thông tư nêu rõ về quyết định tuyển dụng và nhận việc, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. PV

Page 56: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201556

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Ngày 13/4/2015, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 492/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát là phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trở thành cơ quan quốc gia hàng đầu về nghiên cứu cơ bản đạt trình độ tiên tiến ở khu vực và quốc tế; kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai; tham mưu, tư vấn, phản biện chính sách có hiệu quả; kết hợp nghiên cứu và đào tạo sau đại học về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn... Cùng với đó là phát triển đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, mạnh cả về số lượng và chất lượng, có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị quan trọng, tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế; là chỗ dựa, nòng cốt cho nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cả nước.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng là nơi công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm có giá trị cao ở trong nước và quốc tế, khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng tích cực của khoa học xã hội và nhân văn,

góp phần phát triển kho tàng trí tuệ khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.

Phấn đấu 80% cán bộ nghiên cứu có học vị tiến sĩ trở lên

Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 hoàn thiện cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với hệ thống các viện nghiên cứu khoa học (chuyên ngành, đa ngành và khu vực), các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và Học viện Khoa học xã hội có năng lực vượt trội trong nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, phản biện chính sách đạt trình độ tiên tiến ở khu vực và quốc tế; phấn đấu có trên 80% cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có học vị tiến sĩ trở lên.

Đồng thời, phấn đấu Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có nhiều tổ chức khoa học, nhóm nghiên cứu mạnh, có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, phương pháp nghiên cứu tiên tiến, đủ khả năng giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho khoa học xã hội và nhân văn của quốc gia; từng bước hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới; có nhiều tạp chí về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đạt chất lượng cao, được quốc tế công nhận. Số công trình khoa học được công

bố trên các tạp chí quốc tế uy tín tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2015 - 2020.

Đẩy mạnh nghiên cứu liên ngành, đa ngành

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là phải chú trọng nghiên cứu khoa học; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao; củng cố, phát triển tổ chức; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo; đổi mới phương thức quản lý trong hoạt động khoa học; đẩy mạnh huy động các nguồn lực để phát triển khoa học xã hội và nhân văn...

Cụ thể, về nghiên cứu khoa học, chú trọng nghiên cứu cơ bản, trong đó tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận, phát triển các lĩnh vực khoa học có thế mạnh và có tiềm năng nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu, vị thế của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đẩy mạnh các hướng nghiên cứu có tính chất liên ngành, đa ngành; xây dựng cơ chế liên kết chuyên ngành, gắn kết giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai để phối hợp giải quyết các vấn đề thực tiễn của đất nước trong giai đoạn mới; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

PV

Page 57: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 57

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số

501/QĐ-TTg ngày 14/5/2015 về thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, diễn đàn khoa học chuyên nghiệp hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, trung thực, khách quan và nhân văn, đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích của Quốc gia và tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Việc tổ chức Diễn đàn phải đáp ứng 3 điều kiện: Cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thí điểm

tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp; Có Quy chế tổ chức và hoạt động của Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành, trong đó xác định rõ: Tên gọi, mục đích, nội dung, kế hoạch hoạt động, cơ chế quản lý và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Diễn đàn do mình tổ chức; Có khả năng tập hợp đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn phù hợp với các lĩnh vực hoạt động của Diễn đàn.

Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia Diễn đàn: Được phát biểu công khai ý kiến của mình về các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất các kiến nghị với cơ

quan có thẩm quyền; Được trình bày, trao đổi, tranh luận bình đẳng với các thành viên khác trong Diễn đàn về các nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Được quyền tiếp cận thông tin về chủ đề của Diễn đàn; được ghi nhận sự đóng góp trong các kiến nghị, đề xuất của Diễn đàn đối với cơ quan có thẩm quyền; được bảo đảm quyền tác giả theo quy định của pháp luật; Có quyền bảo lưu ý kiến tại Diễn đàn khi ý kiến này khác với quan điểm trong chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội và ý kiến của cơ quan đạt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội… PV

Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2015, ngày 29/04, UBND thành phố Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Dấu ấn Huế, bản sắc Việt trong các sản phẩm thủ công truyền thống”.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 90 làng nghề với trên 2.600 cơ sở sản xuất. Tại Hội thảo, với hơn 20 tham luận của ngành chức năng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái quát về nghề thủ công truyền thống Huế và những khó khăn thách thức mà các làng nghề đang gặp

phải. Các đại biểu cho rằng, khôi phục, phát triển làng nghề gắn liền với du lịch là trách nhiệm của cộng đồng và những người thợ làng nghề. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết: Quá trình 6 lần tổ chức Festival làng nghề thì tinh thần của các nghệ nhân phấn khởi hơn vì họ được xã hội biết đến và ghi nhận tài năng của họ. Tuy nhiên chưa đạt được kết quả như mong muốn bởi vì chưa đào tạo những thế hệ kế thừa để sản xuất được hàng thủ công mỹ nghệ mang dấu ấn của Huế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế Nguyễn Đăng Thạnh, chủ trì hội thảo khẳng định: Ngoài các ý kiến, tham luận tại hội thảo, hơn 20 báo cáo, tham luận đã được các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, quản lý, các làng nghề gửi đến hội thảo sẽ là cơ sở, nền tảng tốt để Huế có thêm nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống Huế, cũng là cách để thúc đẩy ngành du lịch gắn với làng nghề phát triển. PV

Page 58: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201558

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Năm nay, chuỗi sự kiện chào mừng ngày Khoa

học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam 18/5 của Bộ KH&CN sẽ được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo kế hoạch, tại Hà Nội sẽ có hai sự kiện nổi bật là tọa đàm “Gặp mặt đại biểu là quần chúng có sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật” (đã tổ chức 11-13/5) và trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản (ngày 18/5).

Tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng ngày KH&CN Việt Nam sẽ gắn liền với các hoạt động nhân ngày lễ lớn 30/4. Bộ KH&CN sẽ phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

hội nghị “Tổng kết đánh giá giai đoạn 2011-2014 và đề xuất giải pháp giai đoạn 2015-2020 về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”; tọa đàm “Xây dựng mạng lưới hợp tác liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu”; khen thưởng các nhà khoa học, tổ chức và cá nhân có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của TPHCM; mở cửa phòng thí nghiệm cho sinh viên các trường đại học tham quan tìm hiểu…

Ngoài ra, còn có một số sự kiện đáng chú ý khác tại nhiều địa phương như tại Vĩnh Long khánh thành khu lưu niệm cố GS, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa; tại

Hải Phòng: hội nghị giao ban KH&CN các tỉnh đồng bằng sông Hồng lần thứ 9, tọa đàm KH&CN phục vụ phát triển công nghệp hỗ trợ, trưng bày giới thiệu các sản phẩm thương hiệu của các tỉnh trong vùng; tại Nha Trang: hội thảo chuyên đề KH&CN phục vụ phát triển KT-XH địa phương vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, hội nghị giao ban KH&CN các tỉnh vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên lần thứ 13, triển lãm sáng tạo sinh viên, nhóm nghiên cứu trẻ của các viện, trường, doanh nghiệp KH&CN tiềm năng. ĐT

Thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh

“Sưu tầm, tuyển dịch, số hóa tài liệu Hán - Nôm ở một số làng, xã và tư gia tại Thừa Thiên Huế”, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã sưu tầm, số hóa được 40.191 trang tài liệu Hán - Nôm tại 18 làng với 132 họ tộc, 1 đền thờ, 1 phủ, 1 nhà vườn và 5 tư gia trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, hòm bộ tài liệu Hán-Nôm, tài sản văn hóa của làng Phù Bài, xã Thủy Phù, thị

xã Hương Thủy là nguồn tài liệu có quy mô lớn nhất với trên 20 ngàn trang gồm sắc phong, địa bạ, đinh bạ thời Tây Sơn, Gia Long, các văn bản quản lý hành chính, các văn bản quy định của làng, văn cúng, các văn bản liên quan đến nghề luyện sắt làng Phù Bài cổ. Đặc biệt ở đây có đủ một bộ “Hoàng Việt Luật lệ” biên soạn, in ấn, phát hành năm Gia Long thứ 12 (1814). Ngoài ra, trong hòm bộ còn có 3 hiện vật gốc có niên đại hàng trăm

năm là: thần phủ (búa thần), lệnh bài và ấn triện được bảo quản theo truyền thống lệ làng chặt chẽ từ xưa đến nay.

Trước những nguyên nhân, như khí hậu khắc nghiệt, ý thức con người, phương tiện bảo quản, những loại tài liệu Hán-Nôm này đang tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng, mất mát... Công tác sưu tầm, số hóa là việc làm cấp thiết để bảo tồn di sản Hán-Nôm trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

PV

Page 59: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/2015 59

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Tối 1/5, tại sân khấu Bia Quốc Học đã diễn ra chương trình tuyên dương các nghệ nhân

trẻ tiêu biểu. Chương trình đã tôn vinh 14 nghệ nhân, thợ thủ

công trẻ lành nghề tiêu biểu đến từ những cơ sở, làng nghề truyền thống của TP Huế, như: Nguyễn Đăng Hoàng (CLB Diều Huế), Võ Thị Vân Anh (thêu Đức Thành), Trần Quang Đại (Tre Việt), Trần Nam Long (pháp lam Thái Hưng), Đỗ Công Bán (mộc mỹ nghệ Thái Vinh)... Đây là sự ghi nhận những cống hiến của những người thợ trẻ lành nghề đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của các kỳ

Festival Nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Huế. Các nghệ nhân này là những gương mặt trẻ (dưới 40 tuổi) gồm nhiều nghề khác nhau như thêu, pháp lam, thủ công mỹ nghệ, mộc mỹ nghệ, kim hoàn, nghệ thuật trúc chỉ, diều…Họ đã có nhiều đóng góp cho việc giữ gìn, phát triển những sản phẩm thủ công truyền thống; tiếp nối và phát huy những làng nghề; không ngừng trau dồi, nâng cao tay nghề, sáng tạo nên nhiều sản phẩm, dần khẳng định mình và làm giàu từ nghề thủ công truyền thống cha ông để lại. HT

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ký Quyết định số 450/

QĐ-BKHCN ban hành Quy định phối hợp thực hiện một số nội dung công việc trong quản lý KH&CN tại địa phương; Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Theo đó, Quy định này cụ thể hóa nội dung, trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ KH&CN trong việc thực hiện một số nội dung công việc trong quản lý, triển khai hoạt động KH&CN tại địa phương.

Đối với nội dung, trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến hoạt động KH&CN tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam được thực hiện theo Quyết định số 2088/QĐ-BKHCN ngày 14/8/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Cục Công tác phía Nam với một số đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN.

Các nội dung phối hợp gồm: Công tác tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch KH&CN của địa phương; Tham mưu xử lý đề xuất đặt hàng của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) với Bộ KH&CN; theo dõi, quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia theo đề xuất đặt hàng

của địa phương; Tổ chức các sự kiện, hoạt động KH&CN của Bộ KH&CN với địa phương; Thu thập, tổng hợp, trao đổi thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN của địa phương.

Vụ địa phương thuộc Bộ KH&CN có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp phân loại các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ xử lý; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ tham mưu, trình lãnh đạo Bộ để trả lời cho các địa phương; Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ xử lý các đề xuất đặt hàng và quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia triển khai tại địa phương theo phân công của Bộ trưởng; Chủ trì tổ chức việc chuyển giao kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện tại địa phương cho các tổ chức, cá nhân sử dụng; Cân đối, phối hợp với Văn phòng Bộ lập kế hoạch tổ chức các sự kiện hoạt động chung của Bộ tại địa phương.

Định kỳ hàng năm, Vụ địa phương chủ trì tổ chức đánh giá thực hiện Quy định này, trên cơ sở đó trình Lãnh đạo Bộ quyết định nội dung, kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ năm tiếp theo. PV

Page 60: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học n Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4-5/201560

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2015

Ngày 21/4/2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị xét duyệt thuyết minh đề tài “Nghiên cứu sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia tại tỉnh Thừa

Thiên Huế” do Trung tâm Huyết học truyền máu miền Trung chủ trì và PGS, TS Nguyễn Duy Thăng làm chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu của đề tài là đánh giá kỹ năng sàng lọc bệnh thalassemia của cán bộ y tế cơ sở, xác định tỷ lệ và kiểu hình huyết học của các loại alen đột biến thalassemia ở phụ nữ mang thai và chồng, xác định bất thường gene thalassemia ở thai nhi có bố và mẹ mang gene bệnh.

Thalassemia là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu bệnh nhân không bền, bị phá hủy sớm làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Có hai loại thalassemia thường gặp là α thalassemia do thiếu chuỗi α globin và β thalassemia do thiếu chuỗi β globin, ngoài ra bệnh nhân cũng có thể gặp các bất thường hemoglobin khác kèm theo như HbE. Nếu phát hiện sớm người mắc bệnh cũng như người mang gene bệnh, bệnh nhân được điều trị đúng cách, tư vấn di truyền trước hôn nhân, chẩn đoán trước sinh những cặp vợ chồng có mang gene bệnh sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao chất lượng dân số, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu về dịch tễ bệnh thalassemia trên cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho thấy tỷ lệ mang bệnh thalassemia khác nhau theo từng dân tộc, từng khu vực địa lý, tỷ lệ chung ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới là 12,4% trong đó có 0,82% trường hợp mang gene hợp đồng tử. A Lưới có tỷ lệ mang gene thalassemia là 13,8% và Nam Đông là 9,6%. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đặt ra mục tiêu đầu tiên là đánh giá kỹ năng sàng lọc bệnh thalassemia của cán bộ cơ sở. Đây là nguồn lực cần thiết để thực hiện việc tầm soát trên quần thể, quản lý nguồn gene bệnh. Để thực hiện mục tiêu này cần tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở kiến thức về bệnh thalassemia bao gồm triệu chứng lâm sàng và sinh học, cơ sở di truyền bệnh, các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán bệnh cũng như các điều trị, quản lý và dự phòng bệnh. Đặc biệt là tập huấn về các xét nghiệm sàng lọc để cán bộ y tế cơ sở có thể thực hiện các xét nghiệm này trên đối tượng nguy cơ cao và phụ nữ mang thai rất cần thiết để định hướng chẩn đoán, từ đó giúp cho việc quản lý và dự phòng bệnh có hiệu quả.

Một mục tiêu khác được đặt ra đó là xác định các loại alen đột biến thalassemia, đồng thời đánh giá những đặc điểm sinh học của bệnh trên phụ nữ mang thai. Việc xác định này có thể định hướng phát triển các phương pháp phân tử chẩn đoán phù hợp và giúp công tác chẩn đoán được hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Đây là nền tảng cho việc ứng dụng chẩn đoán trước sinh những cặp vợ chồng mắc bệnh hoặc mang gene bệnh.

Sau khi nghe thuyết trình đề cương, hội đồng xét duyệt đã thống nhất và đề nghị đơn vị chủ trì tiếp thu và chỉnh sửa đề cương theo góp ý của hội đồng để thực hiện trong thời gian đến. Ý An