54
Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 1/54 BẢN TIN SỐ 07/2019 A.THÔNG TIN THÀNH TỰU ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nghiên cứu đề xuất giải pháp triển khai IPv6 trong các hệ thống thông tin di động Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn mạng truy nhập quang thụ động GPON - Phần giao diện quản lý và điều khiển ONT Nghiên cứu các vấn đề bảo mật trong hệ thống thông tin di động 4G LTE Chế tạo thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố trên lưới điện trung áp Chương trình máy tính bayesvl trong môi trường R: Đóng góp Việt cho khoa học thế giới Nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý và dự báo dân số tại các huyện ngoại thành TP.HCM Trường hợp cụ thể tại huyện Bình Chánh CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY Nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động cho đại đội pháo phòng không 37MN-2N phục vụ bắn trong hành quân Chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại thông minh DS.IR-03 VẬT LIỆU – HÓA CHẤT Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nền cấu trúc sợi nano Công nghệ chế tạo bột thạch anh từ nguồn nguyên liệu trong nước Mở khóa tiềm năng vật liệu 2D Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng xúc tác quang hóa BiVO 4 trong phân hủy hợp chất hữu cơ độc hại sử dụng ánh sáng nhìn thấy Liên hệ: Phòng Cung Cấp Thông tin ĐC: 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM ĐT: 38243826 38297040 (102-203) - Fax: 38291957 Website: www.cesti.gov.vn - Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 1/54

BẢN TIN SỐ 07/2019

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nghiên cứu đề xuất giải pháp triển khai IPv6 trong các hệ thống thông tin di động

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn mạng truy nhập quang thụ động GPON - Phần giao diện

quản lý và điều khiển ONT

Nghiên cứu các vấn đề bảo mật trong hệ thống thông tin di động 4G LTE

Chế tạo thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố trên lưới điện trung áp

Chương trình máy tính bayesvl trong môi trường R: Đóng góp Việt cho khoa học thế giới

Nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý và dự báo dân số tại các huyện ngoại thành

TP.HCM – Trường hợp cụ thể tại huyện Bình Chánh

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động cho đại đội pháo phòng không 37MN-2N phục vụ

bắn trong hành quân

Chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại thông minh DS.IR-03

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nền cấu trúc sợi nano

Công nghệ chế tạo bột thạch anh từ nguồn nguyên liệu trong nước

Mở khóa tiềm năng vật liệu 2D

Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng xúc tác quang hóa BiVO4 trong phân hủy hợp chất hữu

cơ độc hại sử dụng ánh sáng nhìn thấy

Liên hệ: Phòng Cung Cấp Thông tin

ĐC: 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM

ĐT: 38243826 – 38297040 (102-203) - Fax: 38291957

Website: www.cesti.gov.vn - Email: [email protected]

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Page 2: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 2/54

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Trà thảo dược từ lá xoài và dó bầu

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Phát hiện một giống loài ve sầu mới tại Việt Nam

Tìm ra chất ức chế cỏ dại xâm lấn từ vỏ trấu

Việt Nam có kết quả bước đầu về văcxin chống dịch tả heo châu Phi

Nghiên cứu quy trình tinh sạch exopolysaccharide từ môi trường nuôi cấy Ophiocordyceps

sinensis bổ sung dầu ô liu và khảo sát hoạt tính sinh học của chúng

Tạo β - glucosidase siêu chịu nhiệt tái tổ hợp từ cổ khuẩn Pyrococcus furiosus trong

Escherichia coli để sản xuất isoflavone từ đậu nành

Y HỌC

Ứng dụng WebGIS quản lý bệnh truyền nhiễm

Nghiên cứu phân lập các hợp chất có khả năng kháng tế bào ung thư từ cam thảo nam

Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền

Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư

Hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen

NÔNG NGHIỆP

VNPT Smart Agri: Thêm giải pháp hỗ trợ nông dân thời 4.0

Gieo "mùa vàng" trên đất mặn

Phương pháp xử lý sầu riêng ra bông nghịch vụ

Nghiên cứu ứng dụng chất tạo màng sinh học nhằm kéo dài thời gian bảo quản quýt

Lại tạo thành công 3 giống thanh long cao cấp mới

Lai tạo thành công giống nho mới chất lượng cao từ nho dại

Nano bạc trong phòng và trị bệnh viêm móng bò sữa

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu giải pháp khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước tại các vùng núi cao Karst

Đông Bắc Việt Nam. Áp dụng thử nghiệm tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn

SMARTPH: Tự động quan trắc nước thải, khí thải và bụi ngay tại nguồn

Nghiên cứu ứng dụng nghiệp vụ mô hình bất thủy tĩnh để nâng cao chất lượng dự báo thời

tiết cho khu vực Việt Nam

Page 3: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 3/54

LĨNH VỰC KHÁC

Tạp chí đầu tiên của Việt Nam được SCImago xếp hạng Q1 về lĩnh vực Vật liệu

Ứng dụng tiến bộ khoa học trong khai thác xa bờ

Nghiên cứu phát triển loại hình vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy trên địa bàn

TP.HCM

Việt Nam gặt hái thành công lớn tại Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của phụ nữ

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

Page 4: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 4/54

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nghiên cứu đề xuất giải pháp triển khai IPv6 trong các hệ thống thông tin di động

Ngành công nghiệp viễn thông không

dây đã chứng kiến một sự tăng trưởng to lớn

trong mười năm qua với trên bốn tỉ thuê bao

không dây trên thế giới. Hệ thống điện thoại

tương tự thế hệ thứ nhất cung cấp truyền

thông tiếng nói với khoảng cách giới hạn. Hệ

thống số thế hệ thứ hai hứa hẹn khả năng cao

hơn và tốt hơn về chất lượng âm thanh so với

thế hệ thứ nhất. Tuy nhiên, chuyển vùng trở

nên phổ biến hơn nhờ có các tiêu chuẩn và

phân bổ phổ chung khắp các quốc gia đặc biệt

là ở châu Âu. Các hệ thống di động thế hệ thứ

hai được triển khai rộng rãi là GSM (hệ thống

thông tin di động toàn cầu) và CDMA (đa

truy nhập phân chia theo mã). Giống như hệ

thống tương tự 1G, hệ thống 2G đầu tiên

được thiết kế cho truyền thoại. Tuy nhiên, tốc

độ dữ liệu chậm hơn so với tốc độ truyền dữ

liệu được cung cấp trên các kết nối dial-up.

Sáng kiến ITU-R đối với IMT-2000 mở

đường cho sự phát triển tới 3G. Một tập các

yêu cầu như là tốc độ tối đa 2 Mb/s và hỗ trợ

tính di động của phương tiện được xuất bản

tuân theo sáng kiến IMT-2000. Các mạng

GSM và CDMA đều hình thành nên các dự

án mạng 3G riêng (3GPP và 3GPP2) để phát

triển IMT-2000 dựa theo các chuẩn cơ bản

trên công nghệ CDMA.

Để thúc đẩy sự phát triển của các hệ

thống thông tin di động, năm 2017, các nhà

nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Bưu

chính viễn thông đã thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu đề xuất giải pháp triển khai IPv6 trong

các hệ thống thông tin di động”.

Trên cơ sở phân tích các giải pháp kĩ

thuật và công nghệ chuyển đổi IPv6, kinh

nghiệm triển khai IPv6 trên thế giới, hiện

trạng phát triển mạng di động tại Việt Nam,

xu thế và yêu cầu phát triển mạng và dich vụ

di động trong tương lai, kế hoạch và khả năng

của các nhà mạng di động tại Việt nam, đề tài

đưa ra lựa chọn giải pháp và lộ trình triển

khai chung cho các hệ thống thông tin di

động phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt

Nam, cụ thể như sau:

- Các công việc chuẩn bị và hỗ trợ quá

trình chuyển đổi (thực hiện trước và trong quá

trình chuyển đổi):

- Giai đoạn 1 (2017-2019): Chuyển đổi

Dual-stack

- Giai đoạn 2 (2020-2025): Triển khai

464XLAT

Đề tài cũng đã đưa ra một số đề xuất

cho các cơ quan quản lý, nhằm thúc đẩy và hỗ

trợ quá trình chuyển đổi sang IPv6, và một số

khuyến nghị thực hiện chuyển đổi cho các

nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ di động

với mục tiêu hỗ trợ và giúp ích cho quá trình

triển khai IPv6 được thuận lợi, đạt được các

lợi ích về kinh doanh và đảm bảo chất lượng

dịch vụ cho khách hàng trong quá trình

chuyển đổi. Các yếu tố hỗ trợ bao gồm: đầu

Page 5: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 5/54

tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập

khẩu, thuế giá trị gia tăng, tín dụng, tiền thuê

đất, thuê mặt nước (Điều 19 Nghị định số

46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014), ưu đãi đối

với doanh nghiệp hoạt động trong khu Công

nghệ thông tin tập trung và thị trường. Ngoài

ra, đề tài cũng khuyến nghị về các tiêu chuẩn

Kiến trúc chuyển đổi IPv4-IPv6 trong mạng

di động như 3GPP TS 23.401: "General

Packet Radio Service (GPRS) enhancements

for Evolved Universal Terrestrial Radio

Access Network (E-UTRAN) access"; 3GPP

TS 23.402: "Architecture enhancements for

non-3GPP accesses"; 3GPP TS 23.060:

"General Packet Radio Service (GPRS)

Service description; Stage 2"; 3GPP TS

24.008: "Mobile radio interface Layer 3

specification; Core network protocols; Stage

3"; 3GPP TR 23.981: "Interworking aspects

and migration scenarios for IPv4 based IMS

implementations". Các tiêu chuẩn giải pháp

chuyển đổi (XLAT, NAT64/DNS64, GI-DS-

Lite) cũng được đưa ra như RFC 6146:

“Stateful NAT64: Network Address and

Protocol Translation from IPv6 Clients to

IPv4 Servers”; RFC 6147: “DNS64: DNS

Extensions for Network Address Translation

from IPv6 clients to IPv4 Servers”; IETF

RFC 7618: “Dynamic Allocation of Shared

IPv4 Addresses”.

Nguồn: N.P.D (NASATI), vista.gov.vn,

27/06/2019

Trở về đầu trang

*************

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn mạng truy nhập quang thụ động GPON - Phần giao diện quản lý và điều khiển ONT

Mạng PON đã được phát triển trong

khoảng 15 năm trở lại đây và được hai tổ

chức thực hiện tiêu chuẩn hóa, đó là ITU-T

và IEEE. EPON và 10G-EPON là các tiêu

chuẩn mới nhất được IEEE phê chuẩn.

APON, BPON, GPON, XG-PON là các tiêu

chuẩn do ITU-T phát triển. Cũng là tiêu

chuẩn hóa cho mạng PON nhưng giữa hai

công nghệ có những điểm khác biệt. EPON

và GPON đều cho phép tốc độ đạt đến Gbps.

Tuy nhiên EPON dựa trên dựa trên chuẩn

Ethernet IEEE 802.3 được hiệu chỉnh để hỗ

trợ kết nối điểm - đa điểm. Lưu lượng

Ethernet được truyền tải nguyên bản và tất cả

các thuộc tính ethernet được hỗ trợ đầy đủ.

Còn GPON lại khác, đặc biệt là về giao thức

truyền tải, trong đó, các dịch vụ ethernet được

tương thích ở các giao diện ethernet OLT và

ONU, đóng gói khung GEM và truyền tải

khung đồng bộ từ đầu cuối đến đầu cuối.

Lựa chọn công nghệ GPON để triển

khai tại Việt Nam đã được các nhà mạng thực

hiện, đến thời điểm hiện nay, thuê bao

internet quang chiếm tỷ lệ lớn trong các nhà

cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc tiêu chuẩn

hóa GPON lại chưa được thực hiện đầy đủ.

Bên cạnh việc các quốc gia, doanh

nghiệp phát triển, ứng dụng công nghệ GPON

phổ biến như hiện nay thì họ tiêu chuẩn GPON

của ITU- G.984 còn là tài liệu tham khảo, là

cơ sở cho các tổ chức tiêu chuẩn khác phát

triển các tiêu chuẩn cho thiết bị như các tiêu

chuẩn về tương thích của ETSI xây dựng.

Page 6: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 6/54

Như vậy, để cho việc triển khai áp dụng

tiêu chuẩn được hiệu quả thì Việt Nam cần

xây dựng các tiêu chuẩn quan trọng cho mạng

quang thụ động dựa trên công nghệ GPON.

Một trong các tiêu chuẩn thành phần quan

trọng đó là tiêu chuẩn cho - Phần giao diện

quản lý và điều khiển ONT. Vì thế, đề tài:

“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn mạng truy

nhập quang thụ động GPON - Phần giao diện

quản lý và điều khiển ONT” đã được các nhà

khoa học tại Học viện Công nghệ Bưu chính

viễn thông thực hiện vào năm 2017. ThS.

Nguyễn Việt Thắng làm chủ nhiệm đề tài.

Đề tài nhằm mục tiêu chuẩn hóa cho

hệ thống truy nhập quang thụ động GPON.

Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về Hệ thống truy

nhập quang thụ động GPON.

Thông qua nghiên cứu tình hình ứng

dụng trong nước và ngoài nước về công nghệ

mạng GPON và nhhiên cứu tình hình tiêu

chuẩn hóa công nghệ GPON trong nước và

ngoài nước, đề tài đã:

- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về “Hệ

thống truy nhập quang thụ động GPON -

Giao diện quản lý và điều khiển ONT”

- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về

“Mạng truy nhập quang thụ động GPON -

Giao diện quản lý và điều khiển ONT”. Dựa

thảo tiêu chuẩn được cấu trúc theo hướng dẫn

mới nhất của Vụ KHCN - Bộ thông tin và

truyền thông bao gồm: 1. Phạm vi áp dụng;

Tài liệu viện dẫn; Thuật ngữ và định nghĩa;

Ký hiệu và từ viết tắt Báo cáo đề tài 010/17-

KHKT-TC; Sự thỏa thuận; Các điều khoản và

mô hình tham chiếu; Các yêu cầu đặt tả giao

diện quản lý; Giao thức độc lập MIB cho

OMCI; Mô tả MIB; Kênh kiểm soát và quản

lý ONT (OMCC); Giao thức điều khiển và

quản lý ONT.

Nguồn: N.P.D (NASATI), vista.gov.vn,

27/06/2019

Trở về đầu trang

*************

Nghiên cứu các vấn đề bảo mật trong hệ thống thông tin di động 4G LTE

Nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học

kỹ thuật bưu điện thuộc Học viện Công nghệ

bưu chính viễn thông do ThS. Lê Xuân Trung

làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu các vấn đề bảo mật trong hệ thống thông

tin di động 4G LTE”.

Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề bảo

mật trong hệ thống thông tin di động 4G LTE,

trong đó đã hệ thống lại các vấn đề bảo mật

của hệ thống GSM và 3G UMTS. Các vấn đề

bảo mật khi thay đổi trạng thái: đăng ký và

xóa đăng ký, chuyển đổi trạng thái giữa idle

và connected, trạng thái idle di động, chuyển

giao được nghiên cứu. Các giải thuật mã hóa

trong EPS bao gồm giải thuật Null, giải thuật

mã hóa, giải thuật toàn vẹn cũng được đề cập.

Từ đó, đề tài đã tổng hợp các nguy cơ bảo

mật ở mạng LTE và trình bày các giải pháp

bảo vệ mạng LTE một cách hiệu quả để khắc

phục các nguy cơ này. Cuối cùng, đề tài đã

đưa ra khuyến nghị với nhà mạng, người sử

dụng và Bộ thông tin truyền thông.

Page 7: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 7/54

Để bảo vệ mạng thông tin di động 4G

và bảo vệ khách hàng, các nhà mạng di động

4G cần phải:

- Hiểu biết sâu sắc về kiến trúc bảo

mật 4G LTE, các tính năng bảo mật ở miền

mạng truy nhập, miền mạng, miền người sử

dụng, miền dịch vụ; phân tích các nguy cơ

khác nhau và các giải pháp bảo vệ cho mạng

di động 4G LTE;

- Tiến hành một phương pháp có hệ

thống để thực hiện các giải pháp bảo mật

trong mạng của mình; các giải pháp bảo mật

các điểm đơn lẻ là không đủ;

- Phân chia mạng thành các vùng bảo

mật logic, bằng sơ đồ phân chia này, nhà

mạng di động có thể đánh giá mức độ quan

trọng của thông tin trong mỗi vùng, các kiểu

tấn công trong mỗi vùng và cơ chế bảo vệ tốt

nhất trong mỗi vùng;

- Cần xác định kiểu lưu lượng và các

dịch vụ dữ liệu được cung cấp, sau đó phân

tích các nguy cơ bảo mật cụ thể đối với các

dịch vụ này nhằm quyết định lựa chọn giải

pháp bảo mật phù hợp;

- Thận trọng lựa chọn, thay đổi các

chính sách bảo mật phù hợp phản ánh đúng

các nguy cơ bảo mật trong mạng của mình; và

phản ánh tốt các nguy cơ bảo mật mới;

- Triển khai đa dạng các sản phẩm bảo

mật trong mạng như các bức tường lửa, các

hệ thống phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập

(IDP), các mạng riêng ảo (VPN) ở các điểm

phù hợp trong mạng;

- Các nhà mạng di động cần hợp tác với

nhau, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ

Internet (ISP), và các nhà cung cấp dịch vụ viễn

thông khác để đảm bảo rằng mức độ bảo mật

nhỏ nhất vẫn rất mạnh chống lại các tấn công;

Người sử dụng nên:

- Người dùng đầu cuối nên cài các

phần mềm diệt virus để giảm thiểu rủi ro bị

mất dữ liệu, mất các thông tin nhạy cảm.

- Tắt GPS khi không thực sự cần thiết

để tránh lộ thông tin về vị trí cá nhân;

- Không cài đặt các phần mềm từ

nguồn không đáng tin cậy;

- Cập nhật phần mềm theo định kỳ của

nhà sản xuất thiết bị để đảm bảo tính bảo mật

và vá lỗi hệ thống;

- Thông tin đến nhà mạng trong trường

hợp có thông tin tính cước hoặc thiết bị UE

xuất hiện tín hiệu bất thường.

Về việc tiêu chuẩn hoá theo các

khuyến nghị của các tổ chức tiêu chuẩn quốc

tế, Bộ Thông tin và Truyền thông nên xem

xét xây dựng một bộ tiêu chuẩn về bảo mật

mạng 4G LTE và khuyến nghị các nhà mạng

di động 4G LTE thực hiện theo các đặc tả kỹ

thuật sau đây:

- Kiến trúc bảo mật của mạng 4G cần

được xây dựng dựa trên một tập các tính năng

bảo mật và các cơ chế bảo vệ được định nghĩa

ở đặc tả 3GPP TR33.401 “System

Architecture Evolution (SAE); Security

architecture” và TR33.402 “ Security aspects

of non-3GPP accesses”;

- Bảo mật lớp báo hiệu và điều khiển

NAS và AS: xây dựng dựa trên tài liệu của

3GPP TS 24.301 Non-Access-Stratum (NAS)

protocol for Evolved Packet System (EPS);

Stage 3.

- Bảo mật truy nhập mạng: Nhà mạng

có quyền lựa chọn các thuật toán tạo khoá và

xác thực AKA. Thuật toán phải đáp ứng được

các yêu cầu được đặc tả ở TS 33.105

“Cryptographic algorithm requirements”. Để

đạt được sự liên hoạt động giữa các sự thực

hiện USIM khác nhau và HSS, sẽ trở nên dễ

Page 8: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 8/54

dàng hơn nếu sử dụng một thuật toán tiêu

chuẩn.

- Bảo mật miền mạng: Đối với bảo mật

miền mạng có thể tham khảo các đặc tả sau:

TR33.805 Study on Security Assurance

methodology for 3GPP network products và

TR33.806 Pilot development of Security

Assurance Specification (SCAS) for MME

(Mobility Management Entity) network

product class. Phương pháp cơ bản để bảo

mật miền mạng IPsec. IPsec được đặc tả

trong các tiêu chuẩn của RFC 2401-2412. Các

cơ chế bảo mật IPsec được sử dụng trong kiến

trúc bảo mật 3GPP cho cả bảo mật các mạng

dựa trên IP và bảo mật truy nhập IMS. IPsec

là phần bắt buộc ở IPv6, và lựa chọn ở IPv4.

Các thuộc tính bảo mật của IMS được đặc tả

trong 3GPP 33.203 “IMS access security” bắt

đầu ở phiên bản 5. Khuyến nghị về các thuộc

tính bảo mật IMS nên thực hiện theo các đặc

tả kỹ thuật của 3GPP.

Nguồn: NASATI, vista.gov.vn,

26/06/2019

Trở về đầu trang

*************

Chế tạo thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố trên lưới điện trung áp

Dự án do Công ty Cổ phần Điện lực

Khánh Hoà chủ trì thực hiện. ThS. Nguyễn

Thanh Lâm chủ nhiệm. Hội đồng KH&CN

cấp tỉnh đã tổ chức họp nghiệm thu ngày

05/6/2019, hội đồng đánh giá cao về kết quả

của dự án với một số sản phẩm vượt trội so

với hợp đồng đã ký với Sở KH&CN và sản

phẩm có tính thực tiễn cao, kết quả xếp loại

xuất sắc.

Qua thời gian thực hiện từ tháng

12/2017 - 3/2019, kết quả dự án: Đã sản xuất

hoàn thiện và lắp đặt 100 thiết bị SRFI trên

lưới điện KHCP; 1 phần mềm cấu hình thiết

bị trên smartphone; 1 phần mềm cấu hình

thiết bị trên máy tính; 1 phần mềm thu thập

và giám sát hệ thống sự cố lưới điện (FDS);

bộ bản vẽ thiết kế thiết bị SRFI; bảng số liệu

theo dõi đánh giá quá trình lắp đặt thử

nghiệm. Tính năng của thiết bị: là phát hiện

sự cố, có tín hiệu cảnh báo, cài đặt và reset

sau sự cố, truyền thông (qua GMS (tin nhắn

SMS), hồng ngoại IR, RF tần số 408.925Mhz,

anten), kết nối SCADA.

Thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố SRFI

đã tiết kiệm được chi phí vô cùng lớn so với

mua sản phẩm ngoại nhập. Sau khi đưa vào

khai thác, thiết bị đã thể hiện tiện ích và ưu

điểm vượt trội, góp phần giảm thời gian xử lý

sự cố, hỗ trợ công tác quản lý vận hành và

điều độ hệ thống điện phân phối, nhờ đó

ngành điện có thể nâng cao năng lực giám sát

quản lý lưới điện, góp phần nâng cao trình độ

tin cậy cung cấp điện để phục vụ khách hành

tốt hơn, giảm thiệt hại cho ngành điện và cho

nền kinh tế. Dự án đã tạo ra sản phẩm điện tử

thông minh, giải pháp kỹ thuật đáp ứng nhu

cầu tiêu thụ trong nước và ngoài nước, góp

phần tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm công

nghệ cao được chế tạo trong nước, tiết kiệm

được lượng lớn ngoại tệ nhập khẩu cho

đất nước.

Nguồn: Sở KH&CN Khánh Hoà,

khoahocphattrien.vn, 09/06/2019

Trở về đầu trang

Page 9: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 9/54

*************

Chương trình máy tính bayesvl trong môi trường R: Đóng góp Việt cho khoa học thế giới

Hình ảnh được sản xuất bởi chương trình bayesvl.

Mới đây, chương trình máy tính

‘bayesvl’ chạy trên môi trường R do TS.

Vương Quân Hoàng và kĩ sư Lã Việt Phương

(Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Liên ngành

ISR, Đại học Phenikaa) thiết kế và phát triển

chính thức được ra mắt trên CRAN - hệ thống

thư viện chuẩn của R - tại địa chỉ xuất bản:

https://cran.r-project.org/package=bayesvl.

Chương trình bayesvl được thiết kế với

định hướng sư phạm, hỗ trợ người sử dụng

làm quen với phương pháp thống kê Bayesian

dựa trên mô hình lưới Bayesian, mô phỏng

MCMC, hình ảnh hóa các thông số kĩ thuật và

kết quả.

Có thể hiểu đơn giản bayesvl giúp dựng

mô hình rồi tạo ra code stan, và sau đó tận

dụng các hàm vẽ đồ họa của chương trình.

Hướng tới khoa học mở, ngay từ trong quá

trình phát triển, chương trình đã được các tác

giả đăng tải trên trang chia sẻ phần mềm và

code GitHub.

Kĩ sư Lã Việt Phương, một trong hai

tác giả phát triển chương trình, cho biết:

“bayesvl được lên ý tưởng từ cuối năm 2017

đến nay. Trong thời gian đó, phương pháp

Bayesian đã được Trung tâm ISR nghiên cứu,

thử nghiệm, và sử dụng thành công trong các

công bố khoa học của trung tâm. Tuy nhiên,

việc ứng dụng phương pháp này cần nhiều

thời gian làm quen do sự phức tạp của các

chương trình đã được phát triển sẵn như

rstan. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu thiết thực

cho một chương trình thống kê Bayesian dễ sử

dụng, nên đã bắt tay vào thiết kế và triển khai

dự án. Sau hơn 18 tháng, và hơn 3000 dòng

code, chương trình bayesvl cuối cùng đã chính

thức được CRAN chấp nhận và xuất bản.”

Hình ảnh được sản xuất bởi chương trình bayesvl.

Đầu năm 2018 đến nay, Trung tâm ISR

đã áp dụng phương pháp Bayesian thành công

trong nghiên cứu về truyện cổ tích và văn hóa

Việt Nam trên tạp chí Palgrave

Communications thuộc Nature Research. Sau

đó, từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm đã sử

dụng bayesvl trong 2 công bố trên tạp chí Data

[ESCI; Scopus] thuộc nhà xuất bản MDPI, và

một bản thảo về tiếp biến văn hóa và phố cổ

Hà Nội đang trong quá trình phản biện.

Ngày 18/5/2019, chương trình được

nộp vào hệ thống CRAN và sau 4 lần chỉnh

sửa theo yêu cầu của kĩ thuật viên của CRAN,

phiên bản 0.8.5 chính thức được xuất bản vào

ngày 24/5/2019 với tên gọi: bayesvl: Visually

Page 10: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 10/54

Learning the Graphical Structure of Bayesian

Networks and Performing MCMC with 'Stan'.

Hình ảnh được sản xuất bởi chương trình bayesvl.

Anh Nguyễn Minh Hoàng, du học sinh

tại trường Đại học Ritsumeikan Asia Pacific

University, Nhận Bản, đã sử dụng bayesvl từ

phiên bản 0.6 khi chương trình vẫn còn trong

giai đoạn phát triển. Anh nhận xét: “Mình đã

tìm đọc và làm quen với phương pháp

Bayesian trong suốt thời gian nghiên cứu thạc

sĩ từ năm 2017. Tuy nhiên, việc ứng dụng nó

vào thực tế lại rất khó khăn do bản thân

phương pháp, dù mạnh mẽ, nhưng chưa phổ

biến do sự phức tạp của các yếu tố toán học và

code máy tính. Chính vì vậy, ngay khi biết đến

bayesvl trên GitHub, mình đã thử sử dụng theo

hướng dẫn. Chương trình này được thiết kế dễ

hiểu, giảm thiểu thời gian làm quen tiếp cận

để sử dụng thành thạo code máy tính. Đồng

thời, bayesvl cũng kích thích người dùng đầu

tư vào công đoạn thiết kế đầu bài cũng như mô

hình tính toán để quá trình triển khai thuận

lợi. Mình khá ưng ý với sư đầu tư vào sản xuất

hình ảnh của chương trình. Mô hình hay kết

quả đều được thể hiện rõ ràng qua đồ họa,

giúp quá trình làm luận án của mình thuận lợi

hơn rất nhiều.”

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay,

ngay cả các nghiên cứu lĩnh vực KHXH&NV

cũng đang dần chuyển mình trước làn sóng dữ

liệu, khoa học mở, và phương pháp thống kê.

Khi các tranh luận về ý nghĩa thống kê và tái

xác lập kết quả vẫn đang là chủ đề rất được

quan tâm đối với giới khoa học toàn cầu,

chương trình bayesvl do hai tác giả Việt Nam

xuất bản là một đóng góp quan trọng về

phương pháp luận cho cộng đồng khoa học

Việt Nam và thế giới. Trong tương lai, các tác

giả hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà khoa học

trong và ngoài nước tìm đến và sử dụng

bayesvl.

R là ngôn ngữ lập trình và môi trường

phần mềm hoàn toàn miễn phí được thiết kế

cho tính toán thống kê và đồ họa. Hiện nay, R

được sử dụng rộng rãi cho việc phát triển các

chương trình thống kê và phân tích dữ liệu.

Là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, các tính

năng cho R luôn được mở rộng và cải thiện

thông qua các gói phần mềm (package),

thường là do người dùng thiết kế và xây

dựng. Các gói phần mềm này mở rộng thêm

tính năng thống kê hay sản xuất hình ảnh,

phục vụ nhu cầu phức tạp và đa dạng của

người dùng.

CRAN hay Comprehensive R Archive

Network là thư viện lưu trữ, phân phối các

phiên bản chính thức của R và hơn 15.000

gói phần mềm, hay các phần code bổ sung

cho R. Bên cạnh CRAN, người dùng còn có

thể tìm kiếm thêm các gói phần mềm này trên

các hệ thống khác như GitHub, Omegahat

hay Bioconductor.

Nguồn: Hoàng Phương Hạnh

(Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam),

khoahocphattrien.vn, 13/06/2019

Trở về đầu trang

*************

Page 11: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 11/54

Nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý và dự báo dân số tại các huyện ngoại thành TP.HCM – Trường hợp cụ thể tại huyện Bình Chánh

Đề tài do tác giả Phan Đình Phước và

cộng sự (Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ)

thực hiện nhằm ứng dụng hệ thống thông tin

địa lý (GIS) xây dựng dữ liệu phục vụ công

tác quản lý và dự báo dân số cho huyện Bình

Chánh, TP.HCM.

Cùng với quá trình đô thị hóa, dân số

các quận ngoại thành TP.HCM đang có xu

hướng gia tăng ngày càng nhanh. Chỉ tính

riêng giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ gia tăng dân

số trung bình 5 huyện ngoại thành là

3,7%/năm. Trong đó, những huyện có tỷ lệ

gia tăng cao như huyện Bình Chánh (5,7%),

Nhà Bè (5,6%). Theo dự báo dân số từ nay

đến năm 2025 thì khu vực ngoại thành có tỷ

lệ gia tăng cao nhất tại TP.HCM, đặc biệt là

huyện Bình Chánh nằm ở cửa ngõ Tây Nam

của thành phố, tiếp giáp với các tỉnh khu vực

miền Tây và là nơi tập trung nhiều khu, cụm

công nghiệp do chính sách di dời các nhà máy

sản xuất ra ngoại thành. Những vấn đề này đã

làm cho Bình Chánh trở thành huyện có tốc

độ gia tăng dân số cao nhất thành phố.

Để quản lý và dự báo gia tăng dân số

một cách hiệu quả, công nghệ GIS sẽ tham

gia vào quá trình. Các nhóm dữ liệu thu thập

tại các địa phương (thông qua khảo sát, phỏng

vấn) sẽ được xử lý và nhập trực tiếp vào hệ

thống cơ sở dữ liệu GIS. Do vậy, các số liệu

này sẽ được quản lý hoàn toàn bằng GIS ngay

từ trong quá trình điều tra. Tại các nước tiên

tiến có sử dụng GIS trong việc thực hiện các

cuộc tổng điều tra, dữ liệu kinh tế - xã hội

thường rất chi tiết, thậm chí chi tiết với mức

độ từng cá nhân (theo dạng hồ sơ ẩn danh),

từng ô phố, vì vậy khả năng quản lý dân số

thông qua GIS cũng được hỗ trợ mạnh hơn

với nền tảng dữ liệu tham chiếu địa lý này.

Trong đề tài này, nhóm tác giả thực

hiện phân tích thực trạng công tác quản lý dân

số tại TP.HCM; xây dựng cơ sở dữ liệu về

quy mô dân số, mật độ dân số, cơ cấu dân số,

gia tăng dân số các xã thuộc huyện Bình

Chánh nhằm quản lý và dự báo dân số thông

qua công nghệ GIS; đề xuất giải pháp và mô

hình ứng dụng phù hợp nhằm quản lý và dự

báo dân số.

Kết quả, đã xây dựng CSDL địa lý về

dân số của huyện Bình Chánh dưới dạng

geodatabase bao gồm: bản đồ nền (giao

thông, thủy hệ, hành chính ở tỉ lệ 1/25.000);

số liệu dân số (quy mô dân số, biến động dân

số, dự báo dân số, lao động, hộ, nhân khẩu,

dân tộc, tôn giáo,… trong giai đoạn 2007-

2015). Thiết kế, lập trình WebGIS hỗ trợ

công tác quản lý và dự báo dân số trên địa

bàn huyện Bình Chánh với giao diện thiết kế

linh hoạt, phù hợp cho từng đối tượng (cán bộ

quản lý và người dân) sử dụng trên nền tảng

công nghệ PostgreSQL/PostGIS, Geoserver,

PHP, OpenLayers, GeoExt, ExtJS, ArcGIS

Desktop, Udig.

Đề xuất phương án triển khai WebGIS

hỗ trợ công tác quản lý và dự báo dân số trên

địa bàn huyện Bình Chánh liên quan đến các

khía cạnh bao gồm: lựa chọn đơn vị tiếp

nhận; đầu tư hệ thống server; cập nhật, sao

lưu dữ liệu cho WebGIS; phổ biến WebGIS

đến người sử dụng; đào tạo cán bộ kĩ thuật

phụ trách vận hành WebGIS.

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

01/07/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 12: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 12/54

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động cho đại đội pháo phòng không 37MN-2N phục vụ bắn trong hành quân

Các hệ thống phòng không cơ động

luôn được quan tâm phát triển và luôn ở trình

độ công nghệ cao. Trong các dạng tổ hợp

phòng không cơ động, các hệ thống phòng

không tầm thấp giữ vai trò quan trọng, phục

vụ cho nhiệm vụ phòng không nói chung

cũng như phục vụ cho bảo vệ một đối tượng

cụ thể nào đó, đặc biệt là bảo vệ cho đội hình

hành quân. Chính vì vậy, tính cơ động của

chúng là nội dung được quan tâm đặc biệt. Để

đảm bảo tính cơ động, các tổ hợp phòng

không tầm thấp thường được tích hợp trên các

loại xe hạng nặng, bánh lốp hoặc bánh xích.

Trên xe được tích hợp các loại khí tài trinh sát

như rađa, hệ thống quang điện tử (đo xa laser,

camera ánh sáng ngày và camera ảnh nhiệt

hồng ngoại), Các hệ thống điều khiển bám sát

mục tiêu, các hệ thống điều khiển truyền

động pháo và điều khiển hoả lực, các hệ

thống thông tin liên lạc, chỉ huy... và hệ thống

tự động ổn định đường ngắm của hệ trinh sát

và hoả lực để dảm bảo khả năng tác chiến

trong điều kiện cơ động.

Qua phân tích trên, việc nâng cao khả

năng cơ động của vũ khí, trang bị kỹ thuật nói

chung và nâng cao khả năng cơ động cho các

trận địa PPK 37mm-2N đánh ngày và đêm là

một vấn đề hết sức quan trọng, đặc biệt trong

chiến tranh hiện đại, khi mà các cuộc tập kích

đường không có độ chính xác rất cao, diễn ra

cả ban ngày và ban đêm, trong đó ban đêm là

chủ yếu. Vì thế, nhóm nghiên cứu tại Viện Tự

động hóa kỹ thuật quân sự do ThS. Trần

Ngọc Bình làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động

cho đại đội pháo phòng không 37MN-2N

phục vụ bắn trong hành quân” từ năm 2012

đến 2017.

Sau khi thử nghiệm trong phòng thí

nghiệm, các mô đun được lắp đặt hoàn thiện

thành hệ thống. Việc lắp đặt luôn tuân thủ

đúng qui trình theo thiết kế đã được phê

duyệt. Sản phẩm của đề tài được thiết kế chế

tạo mới theo các thiết kế của đại đội pháo

phòng không đánh đêm tự động đã được phê

duyệt và thiết kế mới đảm bảo các tính năng

vượt trội của đề tài.

Sản phẩm của đề tài đã được lắp đặt

bao gồm: Xe chỉ huy, Bàn điều khiển hệ

hống, Hệ thống la bàn và GPS trên xe chỉ

huy, Hệ thống la bàn trên pháo, Hệ thống

GPS trên pháo, Hệ thống so kim điện tử trên

pháo, Hệ thống điều khiển truyền động trên

pháo, Trung tâm thu thập và điều khiển trên

pháo, Hệ thống nguồn trên pháo, Hệ thống

truyền vô tuyến và hữu tuyến, Hệ thống phân

phối vào ra và nguồn ra pháo, Hệ thống

Quang điện tử, Hệ thống pháo thử nghiệm tại

xưởng và Hệ thống Pháo bắn nghiệm thu tại

trường bắn TB1.

Nguồn: NASATI, vista.gov.vn,

26/06/2019

Trở về đầu trang

*************

Page 13: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 13/54

Chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại thông minh DS.IR-03

TS. Nguyễn Tấn Dũng đang kiểm tra lại đèn hồng ngoại và các thành viên trong nhóm nghiên cứu

RG-04 đang vận hành hệ thống sấy.

Với sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Tấn

Dũng, cùng các cộng sự ThS. Lê Tấn Cường

và KS. Lê Văn Hoàng, Trường ĐH sư phạm

kỹ thuật TP.HCM, nhóm nghiên cứu RG-04

gồm các sinh viên năm cuối ngành công nghệ

thực phẩm: Ngô Vũ Đông Khải, Lê Tấn Tài,

Phạm Ngọc Huy, Nguyễn Phúc Quang Bảo,

Hoàng Hải, Nguyễn Bá Tùng, Mai Nguyễn

Anh Tú, Hoàng Khánh Dương đã tính toán,

thiết kế và chế tạo thành công hệ thống sấy

hồng ngoại thông minh DS.IR-03.

TS.Nguyễn Tấn Dũng phấn khởi nói:

“Làm chủ được công nghệ này, Việt Nam

chúng ta hoàn toàn đủ tự tin và có đủ năng lực

triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất, thay

thế máy móc thiết bị ngoại nhập, góp phần

phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu

hoạch của đất nước. Bên cạnh đó, làm nâng

cao giá trị hàng hóa nông sản sấy khô phục vụ

cho tiêu dùng và xuất khấu, giúp ngành nông

nghiệp ổn định đầu ra và để phát triển”.

Hệ thống sấy hồng ngoại thông minh

DS.IR-03 là một phiên bản hoàn toàn khác

các phiên bản trước đây DS.IR-01 và DS.RI-

02 về mặt kỹ thuật, kiểm soát quá trình sấy

thông minh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn.

Quá trình sấy bằng bức xạ hồng ngoại có

bước sóng (700 nm – 1 mm), điều khiển được

cường độ bức xạ E (W/m2) và sự truyền nhiệt

của chúng không phải là thông thường theo

quy luật của Fourier và Newton, mà do dao

động nhiệt của các photon phát ra từ bức xạ

hồng ngoại va chạm và truyền động năng cho

các electron trong môi trường sấy và vật liệu

sấy, dẫn đến vật liệu sấy cũng như môi trường

trong buồng sấy nhanh đạt đến nhiệt độ yêu

cầu và đồng đều, làm quá trình tách ẩm xảy ra

nhanh hơn, rút ngắn thời gian sấy, kết thúc

quá trình sấy hơm sớm hơn.

TS.Nguyễn Tấn Dũng cho biết thêm, hệ

thống sấy có các thông số công nghệ được

kiểm soát rất chặt chẽ, như: nhiệt độ môi

trường sấy, vận tốc tác nhân sấy, thời gian sấy

và cường độ bức xạ hồng ngoại bằng chương

trình trên máy tính để khi tiến hành quá trình

sấy tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất, độ

ẩm đạt yêu cầu, kéo dài được thời gian sử

dụng, đồng thời giảm tối thiểu chi phí năng

lượng, giảm giá thành sản phẩm. Với giá chi

phí điện năng tăng như hiện nay thì đây được

xem là giải pháp công nghệ tối ưu, đã khắc

phục được những nhược điểm của hệ thống sấy

hồng ngoại DS.IR-01 và DS.RI-02 cũng như

các hệ thống sấy đối lưu thông thường khác.

TS.Nguyễn Tấn Dũng (ĐT:

0918.801670) nói: “Chúng tôi mong muốn

rằng hệ thống sấy hồng ngoại thông minh

DS.IR-03 sớm được triển khai ứng dụng vào

sản xuất tại các nhà máy, các doanh nghiệp

chế biến thực phẩm. Giá thành một hệ thống

máy chỉ bằng khoảng từ 1/3 - 1/2 so với ngoại

nhập cùng một năng suất, bảo hành 2 năm.

Trong khí đó, hệ thống máy ngoại nhập bảo

hành 1 năm, không có tính năng điều khiển

cường độ bức xạ, không điều khiển tốc độ tác

nhân sấy.

Nguồn: Anh Thư,

khoahocphothong.com.vn, 17/06/2019

Trở về đầu trang

Page 14: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 14/54

*************

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nền cấu trúc sợi nano

Vật liệu nền cấu trúc nano do nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

TPHCM tổng hợp được gọi là Ti0.7W0.302 , Ti0.7Ir0.302

Nhóm nghiên cứu Công nghệ nano và

năng lượng tái tạo thuộc trường Đại học Tài

nguyên và Môi trường TPHCM đã tổng hợp

được vật liệu nền cấu trúc nano thay thế vật

liệu nền carbon đen Vulcan XC-72 được sử

dụng phổ biến trong pin nhiên liệu nhằm tăng

tuổi thọ và hiệu suất sử dụng của pin.

Pin nhiên liệu (Fuel Cell) là loại pin

không cần sạc sau mỗi lần sử dụng, có mức thải

ô nhiễm gần như bằng 0 và có thể sử dụng

không ngừng miễn là pin được tiếp nhiên liệu

(Hidro/methanol và oxi) liên tục. Hiện nay, pin

nhiên liệu đã được ứng dụng trong các lĩnh vực

như sản xuất ô-tô, các thiết bị điện tử cầm tay

để tạo ra các thiết bị thân thiện với môi trường.

Thông thường người ta vẫn sử dụng

chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng điện cực,

trong đó chất xúc tác hiệu quả nhất cho các

phản ứng là Platinum hoặc hợp kim của

Platinum với các kim loại khác. Nhược điểm

của loại xúc tác này là giá thành cao và khả

năng phân bố hạt kém, nên cần có các vật liệu

nền cho hạt Platiunum bám vào để tăng diện

tích tiếp xúc, thúc đẩy phản ứng điện hóa xảy

ra tốt hơn ở hai cực. Hiện nay, carbon là vật

liệu nền được sử dụng rộng rãi do chúng có

hạt xúc tác nhỏ và tương đối đồng đều, độ dẫn

điện cao, ổn định hóa học tốt, giá thành rẻ,

nhưng cũng có một số hạn chế nhất định như

độ bền kém trong môi trường điện hóa và môi

trường axit, lực tương tác rất yếu giữa carbon

và kim loại Platinum dẫn tới vật liệu xúc tác

Platinum bị hòa tan, phân tách và kết tụ làm

giảm hiệu suất và tuổi thọ của pin khi hoạt

động lâu dài.

Việc tìm kiếm và phát triển vật liệu nền

nhằm thay thế carbon vẫn là thách thức với các

nhà nghiên cứu thế giới. Ở Việt Nam, một

nhóm nghiên cứu cũng cố gắng đi theo hướng

tiếp cận này. “Mục tiêu của chúng tôi là tìm

kiếm một loại vật liệu mới bền hơn với môi

trường điện hóa của pin và có thể cải thiện

hoạt tính xúc tác của Platinum tốt hơn, trong

khi cố gắng đáp ứng được những ưu điểm

tương đương với carbon”, PGS. TS Hồ Thị

Thanh Vân, trưởng nhóm nghiên cứu Công

nghệ nano và năng lượng tái tạo của ĐH Tài

Nguyên và Môi trường TP. HCM, cho biết.

Các kết quả thử nghiệm của nhóm cho

thấy Platinum xúc tác phủ trên vật liệu nền

nano Ti0.7W0.302 có độ bền cao hơn đáng kể so

với vật liệu xúc tác Platinum/Carbon đang

được thương mại. Thử nghiệm sử dụng

phương pháp quét thế tuần hoàn (tuần hoàn

điện thế của một điện cực làm việc và đo kết

quả dòng điện) cho thấy trong 2000 vòng quét

thế tuần hoàn, hoạt tính xúc tác của vật liệu

xúc tác Pt/Ti0.7W0.3O2 trong pin nhiên liệu chỉ

giảm khoảng 19%, thấp hơn gần 2 lần so với

vật liệu nền carbon đen (khoảng 35%). Bên

cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tìm ra cơ chế

Page 15: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 15/54

chuyển điện tử từ vật liệu nền nano sang kim

loại xúc tác Platinum dẫn tới lực tương tác

mạnh giữa vật liệu và chất xúc tác.

Để tạo ra vật liệu nano này, họ dùng

phương pháp thủy nhiệt - biến tính TiO2 (oxit

titan) bằng Vonfram, phản ứng được tiến hành

ở nhiệt độ thấp (200 độ C) không sử dụng chất

hoạt động bề mặt, chất ổn định và xử lý nhiệt

sau phản ứng.Theo công bố nghiên cứu của

nhóm trên tạp chí International Journal of

Hydrogen Energy tháng 10/2018, Ti0.7W0.3O2

có độ dẫn điện cao và kích thước hạt nhỏ (xấp

xỉ 9 nm), diện tích bề mặt riêng lớn gần bằng

với diện tích bề mặt riêng của vật liệu nền

carbon đen (hiện được sử dụng rộng rãi trong

pin nhiên liệu ~230 m2/g), giúp tăng khả năng

phân tán kim loại xúc tác Pt (hoạt tính xúc tác)

từ đó giảm lượng kim loại quý Platinum sử

dụng trong pin nhiên liệu.

Nhóm nghiên cứu Công nghệ nano và

năng lượng tái tạo được thành lập năm 2014

với 6 thành viên chính từ hai trường ĐH Tài

nguyên và Môi trường TP HCM và Đại học

Bách khoa, ĐHQGHCM. Nghiên cứu về pin

nhiên liệu là lĩnh vực mới ở Việt Nam nên

trong giai đoạn đầu mới thành lập, nhóm cũng

gặp khá nhiều khó khăn trong việc triển khai

các ý tưởng của mình. Ví dụ vấn đề mấu chốt

là tìm loại vật liệu thích hợp trong khi mỗi

chất có tỷ lệ, quy trình, cách thức tổng hợp

khác nhau nên khi bắt đầu, nhóm đã phải thử

và sai hàng trăm lần trước khi tìm được công

thức phù hợp. Anh Hậu chia sẻ, có những lúc

2-3 tháng trời liên tiếp lên phòng thí nghiệm từ

7h sáng đến 8h tối nhưng hầu như không có

kết quả như mong muốn. Chi phí bỏ ra cho

những thí nghiệm không hề rẻ khi sử dụng

muối kim loại H2PtCl6 để chế hạt nano. “Có

những ngày gắn hoài không được, nhóm đã

phải tốn cả vài triệu một lần như thế”, anh

Hậu cho biết. Tuy nhiên, cả nhóm đều động

viên nhau thúc lại tinh thần để đi tiếp. Mặc dù

các thành viên ở hai trường đại học khác nhau,

nhưng mọi người vẫn thường xuyên gặp mặt

và lên phòng thí nghiệm ít nhất 3 lần/tuần, ai

có ý tưởng thì đều chia sẻ ra để làm thử.

Những nghiên cứu về pin nhiên liệu

của nhóm đã trải qua nhiều năm phát triển, bắt

đầu bằng nguồn kinh phí đề tài NAFOSTED

năm 2014 và đề tài cấp Sở KH&CN TP.HCM

năm 2015. Việc tiếp cận nguồn lực cho nghiên

cứu trên khá thuận lợi, nhóm nghiên cứu cho

biết họ đã tìm kiếm thông tin trên website

NAFOSTED về thời gian và cách thức đăng

ký rồi tự tin nộp vào vì hướng nghiên cứu rất

mới. Đến nay nhóm đã dần phát triển, đạt

được những kết quả nhất định trong việc

khẳng định vị thế nghiên cứu của mình. Riêng

trong năm 2017-2018 đã công bố 10 bài báo

quốc tế, trong đó có 4 công trình trên tạp chí

ISI uy tín (nhóm Q1) về năng lượng và kỹ

thuật hóa học.

Tháng 5/2019 vừa qua, đề tài “Nghiên

cứu tổng hợp vật liệu nền cấu trúc nano

Ti0.7W0.3O2 cho xúc tác platinum ứng dụng

trong pin nhiên liệu” do nghiên cứu sinh Phạm

Quốc Hậu làm chủ nhiệm đã được Trung tâm

Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Thành

đoàn TPHCM nghiệm thu (với 3 bài báo quốc

tế). Trước đó, năm 2018, nghiên cứu sinh

Huỳnh Thiên Tài, thành viên nhóm nghiên

cứu, cũng nghiệm thu đạt loại xuất sắc đề tài

“Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano mới Ir-

doped TiO2 làm chất nền cho xúc tác Platin

(Pt) ứng dụng trong pin nhiên liệu” (với 3 bài

báo quốc tế). Với những kết quả sơ bộ của

hướng nghiên cứu vật liệu mới này, họ cũng

được mời báo cáo tại Hội nghị quốc tế về An

toàn năng lượng và Kỹ thuật hóa học (ESCHE

2019) tại Malaixia được tổ chức vào tháng

7/2019 tới.

Nguồn: NASATI, vista.gov.vn,

21/06/2019

Trở về đầu trang

Page 16: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 16/54

**************

Công nghệ chế tạo bột thạch anh từ nguồn nguyên liệu trong nước

Đoàn công tác thăm quan nhà máy sản xuất các vật liệu từ đá thạch anh tại Bắc Kạn.

Nhóm hợp tác Hương Trà (gồm 5

thành viên: Công ty CP Hương Trà, thành

viên đứng đầu Nhóm; Viện Nghiên cứu Ứng

dụng Nha Trang; Trường Đại học Nha Trang;

Công ty CP Á Châu; Công ty TNHH Tự động

hóa MENT) đã làm chủ công nghệ chế tạo

bột thạch anh từ nguồn nguyên liệu khoáng

thạch anh trong nước bao gồm các quy trình

công nghệ sản xuất thử nghiệm, sản xuất thô

và sản phẩm tinh. Đó là những kết quả chính

của tiểu dự án “Hoàn thiện quy trình công

nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất, chế biến

sản phẩm thạch anh dạng tinh thể chất lượng

tối ưu dùng cho ngành công nghiệp công

nghệ cao, công nghệ vật liệu mới,… từ nguồn

nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam”.

Tiểu dự án được triển khai với sự đầu

tư của Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo

thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ

- FIRST” (Dự án FIRST). Mới đây, tại Bắc

Kạn, đoàn giám sát, đánh giá kiểm tra của

Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt

Nam và Ban Quản lý Dự án FIRST”, Bộ

Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã làm

việc với Nhóm hợp tác Hương Trà.

Tham dự đoàn công tác về phía World

Bank có ông Dilip Parajuli – Trưởng nhóm

phụ trách Dự án FIRST và một số chuyên gia

cao cấp. Về phía Dự án FIRST, có ông Trần

Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN,

Trưởng Ban Giám sát và đánh giá.

Theo Giám đốc Công ty Cổ phần

Hương Trà Hồ Viết Cầm, dự án được triển

khai từ tháng 6.2017, đến nay đã hoàn thành

các mục tiêu đặt ra. Nhóm hợp tác đã làm chủ

công nghệ chế tạo bột thạch anh từ nguồn

nguyên liệu khoáng thạch anh trong nước bao

gồm các quy trình công nghệ sản xuất thử

nghiệm, sản xuất thô và sản phẩm tinh. Đồng

thời, thiết kế và cải tiến, chế tạo được hệ thống

dây chuyền thiết bị sản xuất, chế biến sản

phẩm bột thạch anh có hàm lượng SiO2 lớn

hơn hoặc bằng 99.25% với tổng công suất thiết

kế 150.000 tấn/năm; thiết kế hệ thống cảnh

báo và giám sát online các chỉ số môi trường

(bụi, nước); Sản xuất thử nghiệm sản phẩm lô

số 0: 6.000 tấn sản phẩm/6 dòng modun bột

thạch anh đạt tiêu chuẩn ứng dụng trong các

ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử,

vật liệu xây dựng, lọc hóa dầu, gạch men, gốm

sứ, đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh cao cấp,

vật liệu trang trí nội ngoại thất.

Ông Hồ Viết Cầm - Giám đốc Công ty Cổ phần Hương Trà giới thiệu các sản phẩm của Nhóm

hợp tác với ông Dilip Parajuli – World Bank.

Ông Phạm Văn Diễn, cán bộ phụ trách

Tiểu hợp phần 2b cho biết, với sự đầu tư của

Bộ KH-CN và World Bank, hiện Nhóm hợp

tác đã xây dựng được 2 nhà máy sản xuất các

Page 17: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 17/54

vật liệu từ đá thạch anh - một nguyên liệu rất

quan trọng, trong sản xuất vật liệu xây dựng

và trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. Nhóm

hợp tác đã rất thành công trong việc thay vì

sử dụng hóa chất và các công nghệ khác,

Nhóm đã sử dụng công nghệ vi sinh để làm

sạch các chất bám trên tinh thể thạch anh, và

đưa ra được 6 loại sản phẩm, đạt được các chỉ

tiêu về công nghệ tương đương như quặng

nhập khẩu của các nước trên thế giới.

Đánh giá cao kết quả của Nhóm hợp

tác, Trưởng Ban Giám sát và đánh giá Trần

Quốc Thắng cho rằng, phần lớn các gói thầu

được triển khai theo đúng quy trình và tiến độ

đã cam kết. Thành công bước đầu của tiểu Dự

án đã khẳng định năng lực tổ chức, thực hiện,

làm chủ các quy trình công nghệ, góp phần

rất quan trọng trong việc tạo ra các nguyên

liệu có chất lượng tương đương và thay thế

nguyên liệu nhập khẩu.

Đại điện World Bank, ông Dilip

Parajuli đã ghi nhận những thành quả Nhóm

hợp tác Hương Trà đạt được. Đồng thời cho

rằng, đây là minh chứng quan trọng cho hiệu

quả của mối liên kết nghiên cứu, triển khai,

sản xuất giữa Nhà nước – Viện nghiên cứu –

Trường đại học và Doanh nghiệp. Mô hình

này rất cần thiết để nhân rộng.

Tại buổi làm việc, các cán bộ của

World Bank và Dự án FIRST đã có những

trao đổi, hướng dẫn để Nhóm hợp tác triển

khai các công việc tiếp theo và hoàn thiện các

thủ tục theo yêu cầu. Đồng thời, gợi mở các

hướng giải pháp tiếp theo để Nhóm hợp tác

Hương Trà có thể thương mại hóa sản phẩm,

đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường, ứng

dụng hiệu quả vào sản xuất, đời sống.

Nguồn: Hạnh Nguyên,

daibieunhandan.vn, 06/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Mở khóa tiềm năng vật liệu 2D

Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu

Một nhóm nghiên cứu của Đại học

quốc gia Australia do TS. người Việt Nguyễn

Trọng Hiếu đứng đầu đã khám phá tiềm năng

tối đa của vật liệu 2D siêu mỏng, đó là chúng

có thể tạo ra điện bằng ánh sáng mặt trời.

TS. Nguyễn Trọng Hiếu cho biết, vật

liệu 2D mỏng hơn hàng trăm nghìn lần so với

sợi tóc người và bằng mắt thường chúng ta sẽ

hầu như không nhìn thấy chúng. Loại vật liệu

này trong tương lai có thể cách mạng hóa

công nghệ dùng cho pin mặt trời, điện thoại

di động và thiết bị cảm biến.

Trước đó, các nhà khoa học cũng đã

nghiên cứu các vật liệu mỏng đơn nguyên tử

này nhưng chưa định lượng được tiềm năng

của chúng cho các ứng dụng như pin mặt trời

và cảm biến ánh sáng.

Nhóm nghiên cứu của ông Nguyễn

Trọng Hiếu đã sử dụng một phương pháp

sáng tạo để tính toán điện áp tối đa mà loại

vật liệu này có thể tạo ra được thông qua hấp

thụ ánh sáng. Cụ thể, họ sử dụng băng dính

để “bóc” từng lớp vật liệu cho đến khi chỉ còn

một lớp màng mỏng đơn nguyên tử duy nhất,

sau đó tiến hành nghiên cứu ánh sáng phát ra

từ lớp màng này bằng kính hiển vi quang học

được hỗ trợ bởi máy ảnh và cảm biến nhạy.

Page 18: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 18/54

Bằng cách trên, các nhà nghiên cứu

của Đại học quốc gia Australia đã tính toán

được hiệu suất tiềm năng của vật liệu 2D dựa

trên tính chất của ánh sáng được phát hiện.

Kết quả cho thấy vật liệu này có thể

cung cấp điện áp lớn hơn 1V, tương tự như

các công nghệ năng lượng mặt trời hiện có.

Theo TS. Hiếu, phát hiện của nhóm

nghiên cứu rất quan trọng vì nó là cơ sở để

các nhà khoa học hướng tới mục tiêu tính

toán sản lượng điện có thể tạo ra từ những

màng vật liệu siêu mỏng này.

Các nhà khoa học hy vọng trong tương

lai, màng vật liệu 2D có thể được dùng để

phủ trên cửa sổ xe ô tô, màn hình điện thoại

di động hoặc thậm chí là đồng hồ đeo tay để

hấp thụ ánh sáng mặt trời và giúp cung cấp

năng lượng cho các thiết bị này.

Nguồn: BT, baochinhphu.vn,

28/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng xúc tác quang hóa BiVO4 trong phân hủy hợp chất hữu cơ độc hại sử dụng ánh sáng nhìn thấy

Đề tài do tác giả Nguyễn Hữu Vinh và

cộng sự (Trung tâm Phát triển Khoa học và

Công nghệ Trẻ) thực hiện nhằm tổng hợp

thành công và xác định được tính chất đặc

trưng của vật liệu xúc tác quang hóa BiVO4

(Bismuth vanadate) sử dụng ethylene glycol

(EG) làm dung môi và ứng dụng hiệu quả

trong phân hủy hợp chất hữu cơ độc hại sử

dụng ánh sáng nhìn thấy.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường

nước gây ra bởi các chất thải màu hữu cơ

độc hại trong các nghành công nghiệp sơn

và dệt nhuộm rất lớn. Để hạn chế phát thải

chất màu hữu cơ độc hại gây ô nhiễm môi

trường trong các nghành công nghiệp này,

đã có nhiều biện pháp xử lý nước thải màu

được đưa ra như phương pháp hóa lý,

phương pháp sinh học và phương pháp hóa

học. Trong đó phương pháp hóa học theo

hướng oxy hóa hóa học sử dụng các chất

bán dẫn có hoạt tính xúc tác quang để phân

hủy chất màu hữu cơ mang lại hiệu quả cao,

do phương pháp này phân hủy chất màu hữu

cơ độc hại thành sản phẩm cuối cùng là

CO2 và nước. Nhiều chất bán dẫn có hoạt

tính xúc tác quang đã được nghiên cứu và

ứng dụng vào quá trình này, trong đó

TiO2 được nghiên cứu và sử dụng nhiều

nhất. Tuy nhiên, yếu điểm của loại vật liệu

này là sử dụng tia UV trong quá trình phản

ứng. Tia UV nguy hiểm khi tiếp xúc trực

tiếp với con người và chỉ chiếm 5% trong

ánh sáng mặt trời.

Gần đây, một loại xúc tác mới đang

dành nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên

cứu đó là BiVO4, vật liệu này có thể sử dụng

ánh sáng nhìn thấy trong quá trình quang xúc

tác, có độ bền hóa học và hoạt tính quang hóa

tương đối cao. Trong nghiên cứu này, nhóm

tác giả đề xuất một phương pháp tổng hợp

mới trên cơ sở phương pháp dung nhiệt cho

việc kiểm soát quá trình tổng hợp BiVO4. Các

dung môi như EG và glycerol (GL) có nhiệt

độ sôi, độ nhớt, độ phân cực và áp suất hơi

bão hòa khác nhau được lựa chọn để tổng hợp

BiVO4 với mục đích điều khiển cấu trúc và

kích thước tinh thể BiVO4 từ đó nâng cao

hoạt tính quang hóa của BiVO4.

Kết quả đã tổng hợp thành công

BiVO4 bằng phương pháp dung nhiệt sử

dụng EG làm dung môi và phương pháp thủy

nhiệt. Cấu trúc vật liệu được đánh giá bằng

Page 19: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 19/54

các phương pháp hóa lý hiện đại như XRD

(nhiễu xạ tia X), IR (phổ hồng ngoại), SEM

(kính hiển vi điện tử quét) và Raman. Theo

đó, dung môi có ảnh hưởng đáng kể đến quá

trình hình thành pha và hình thái tinh thể

BiVO4. EG có khả năng tạo liên kết phối trí

với nguyên tử Bi3+, do đó, EG sẽ bao quanh

nguyên tử Bi3+

với lực kìm tương đối lớn

ngăn các phân tử nước tiếp xúc với nguyên

tử Bi3+

ngay cả trong điều kiện dụng nhiệt

dẫn đến đơn pha tinh thể monoclinic được

hình thành.

Khả năng hấp thụ ánh sáng ở vùng

bước sóng ngắn (UV) và vùng bước sóng dài

(vùng ánh sáng khả kiến) của BiVO4 được

nghiên cứu thông qua phương pháp UV-Vis

(tử ngoại – khả kiến) pha rắn. Tất cả các mẫu

BiVO4 cho dãy hấp thu mạnh trong vùng ánh

sáng khả kiến do đó tính chất quang xúc tác

của vật liệu sẽ được tăng cường trong vùng

ánh sáng khả kiến.

Nhóm nghiên cứu đánh giá khả năng

xúc tác quang hóa của các mẫu vật liệu

BiVO4 phản ứng phân hủy RhB (Rhodamine

B) sử dụng nguồn đèn ánh sáng nhìn thấy.

Kết quả cho thấy mẫu BiVO4 tổng hợp bằng

phương pháp dung môi cho hoạt tính cao hơn

mẫu tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt.

Hằng số tốc độ quang phân hủy (k) RhB trên

các mẫu xúc tác được xác định từ mô hình

động học phản ứng giả bậc 1: ln(Co/C) = kt.

Giá trị k của mẫu BiVO4 được tổng hợp trong

EG là 7,8x10-3

phút-1, cao hơn so với

BiVO4 được tổng hợp trong dung môi H2O.

Đồng thời, hoạt tính quang hóa có sự tương

quang với sự hình thành các gốc tự do OH*.

Quá trình xúc tác quang hóa hình thành nhiều

OH* tức là có hoạt tính quang hóa càng cao.

Mẫu BiVO4 tổng hợp bằng phương pháp

dung nhiệt có hoạt tính quang hóa cao hơn

mẫu tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt

do có sự hình thành nhiều OH*.

Đề tài cũng xác định được quy trình

tổng hợp BiVO4 bằng phương pháp dung

nhiệt tạo thành vật liệu với đơn pha tinh thể

monoclinic và hoạt tính quang xúc tác cao

nhất và quy trình đánh giá hoạt tính quang

xúc tác phân hủy chất màu hữu cơ độc hại.

Kết quả này mở ra khả năng ứng dụng rộng

rãi vật liệu BiVO4, đặc biệt ứng dụng làm xúc

tác xử lý môi trường.

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

17/06/2019

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Trà thảo dược từ lá xoài và dó bầu

Các thành phần thảo dược tạo nên trà Đông Trầm

Nhóm nghiên cứu của Trung tâm

Nghiên cứu và triển khai, Khu Công nghệ cao

TPHCM (SHTP Labs) đã nghiên cứu, sản

xuất thành công sản phẩm trà thảo dược

Đông Trầm từ lá xoài, dó bầu, cỏ ngọt và

đông trùng hạ thảo. Sản phẩm là kết quả của

hai đề tài nghiên cứu chế tạo nano mangiferin

ứng dụng trong thực phẩm chức năng và điều

chế trà dó bầu hòa tan.

Page 20: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 20/54

Tại lễ ra mắt sản phẩm Trà thảo dược

hòa tan Đông Trầm do SHTP Labs tổ chức

ngày 14/6 tại TPHCM, ông Mai Ngọc Tuấn

Anh, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết,

mangiferin là một hợp chất hữu cơ chiếm hàm

lượng từ 1 – 2% trong lá xoài hoặc lá dó bầu.

Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước,

mangiferin có tác dụng kháng ung thư, kháng

khuẩn và vi rút, kháng viêm, đặc biệt là kháng

oxi hóa. Ngoài ra, mangiferin còn có tác dụng

giảm đau, chống dị ứng, điều trị tiểu đường,

ngăn ngừa lão hóa, chống béo phì, hỗ trợ tim

mạch,… Cây dó bầu là loại cây có khả năng

hình thành ở phần lõi của thân một sản phẩm

quý là Trầm hương và Kỳ nam có giá trị kinh

tế rất cao. Trà dó bầu có tác dụng giảm:

cholesterol, axít uric, đường trong máu, cải

thiện làn da, chống lão hóa, cho giấc ngủ sâu,

phòng chống ung thư. “Nhận thấy những tác

dụng to lớn của các hoạt chất có trong các

loại thảo dược trên, chúng tôi đã nghiên cứu

để phát triển thành một loại trà có nhiều tác

dụng bảo vệ sức khỏe con người” – ông Tuấn

Anh chia sẻ.

Theo ông Tuấn Anh, mangiferin có

nhiều ưu điểm nhưng lại kém tan trong nước

nên khả năng hấp thu hoạt chất thấp khi được

sử dụng. Chính vì vậy, nhóm đã nghiên cứu

và chế tạo bột nano mangiferin bằng phương

pháp nghiền quay, có cấu trúc tinh thể, kích

thước 200nm nên khắc phục được những

nhược điểm trên. Để tăng tính hiệu quả của trà

và sử dụng được cho người ăn kiêng, nên

ngoài cao chiết lá dó bầu, mangiferin từ lá

xoài, trà được bổ sung thêm đông trùng hạ

thảo, đường cỏ ngọt và các tá dược vừa đủ.

“Điểm khác biệt lớn nhất của trà Đông

Trầm so với các sản phẩm khác là sử dụng

mangiferin dạng bột với hàm lượng từ 8 –

12mg/gói 3g, nguyên liệu được dùng hoàn

toàn từ thảo dược trong nước và do chính

những nhà nghiên cứu Việt tạo ra, làm tăng

giá trị sản phẩm bằng KH&CN” – ông Tuấn

Anh nói và cho biết thêm, sau khi hoàn thiện

quá trình nghiên cứu, thực hiện đầy đủ các

kiểm nghiệm và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ,

SHTP Labs đã phối hợp cùng Công ty cổ phần

Dược Phẩm Nutifine và Công ty TNHH

Mediworld triển khai sản phẩm thương mại

hóa ra thị trường.

“Sản phẩm Đông Trầm là sự đột phá

trong nghiên cứu thảo dược của các nhà khoa

học, đồng thời thể hiện sự hợp tác giữa đơn vị

nghiên cứu với các doanh nghiệp, để đưa kết

quả nghiên cứu đến sản xuất và thương mại

hóa sản phẩm” – ông Ngô Võ Kế Thành,

Giám đốc SHTP Labs chia sẻ và cho biết,

SHTP Labs đóng vai trò là đơn vị chủ đạo

trong việc tiếp nhận các yêu cầu nghiên cứu,

phát triển và chuyển giao quy trình công nghệ

sản xuất sản phẩm cho các doanh nghiệp sản

xuất. Bên cạnh đó, SHTP Labs còn hỗ trợ

doanh nghiệp trong việc truyền thông và đưa

thông tin sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nguồn: Kiều Anh,

khoahocphattrien.vn, 14/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 21: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 21/54

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Phát hiện một giống loài ve sầu mới tại Việt Nam

Theo PGS.TS. Phạm Hồng Thái, Bảo

tàng thiên nhiên Việt Nam, các nhà khoa học

Việt Nam và Vương quốc Bỉ vừa công bố một

giống loài ve sầu mới thuộc phân tộc

Dundubiina Atkinson, 1886, tộc Dundubiini

Atkinson, 1886, phân họ Cicadinae Latreille,

1802, họ ve sầu Cicadidae Latreille, 1802,

phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera

Linnaeus, 1758.

Giống mới này được đặt tên tiếng

Latinh đặc điểm hình thái của opercula là:

Cochleopsaltria Pham & Constant, 2017. Loài

mới được đặt tên theo tên của nhà hệ thống và

phân loại học ve sầu nổi tiếng TS. Hans

Duffels: Cochleopsaltria duffelsi.

Giống Cochleopsaltria khác với tất cả

các giống thuộc phân tộc Dundubiina, trừ

giống Dundubia Amyot & Audinet - Serville,

1843, Macrosemia Kato, 1925, Orientopsaltria

Kato, 1944, và Platylomia Stål, 1870, bởi hình

thái của opercula con đực rất phát triển và mở

rộng tới mép sau của sternite thứ IV. Giống

mới này khác với giống Dundubia bởi các đặc

điểm trên cánh trước và kích thước của

pronotum và mesonotum. Giống

Cochleopsaltria phân biệt với giống

Macrosemia bởi chiều rộng của đầu và

mesonotum. Cochleopsaltria khác với giống

Platylomia bởi chiều dài bụng so với chiều dài

từ đầu đến cruciform elevation, ngoài ra 2

giống này còn khác nhau ở hình dạng của

operculum.

Loài Cochleopsaltria duffelsi có chiều

dài cơ thể 35,9 mm; cánh trước dài 42,8 mm,

rộng 13 mm. chiều rộng của đầu: 12,1 mm;

chiều rộng của pronotum: 12,6 mm; chiều

rộng của mesonotum: 10,6 mm.

Mẫu vật nghiên cứu của loài

Cochleopsaltria duffelsi Pham & Constant,

2017 được thu tại thôn Hòa Bình 2, xã Quân

Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Mẫu chuẩn (holotype) được lưu giữ tại

Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện hàn lâm

khoa học và công nghệ Việt Nam.

Nguồn: T.L, khoahocphothong.com.vn,

17/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 22: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 22/54

Tìm ra chất ức chế cỏ dại xâm lấn từ vỏ trấu

Cây cỏ lồng vực nước.

Cây cỏ lồng vực nước và cây goldenrod

từng gây hại trên các đồng lúa khắp thế giới bị ức

chế bởi bốn hợp chất từ trấu gạo.

Lần đầu tiên một nghiên cứu của các nhà

khoa học người Việt đã tìm ra bốn hoạt chất có

khả năng ức chế thực vật xâm lấn từ vỏ trấu gồm

Momilactone A,B,E (MA,MB,ME) và 7-

ketostigmasterol (7KS). Nghiên cứu được công

bố trên tạp chí khoa học quốc tế Plants của MDPI

ngày 7/6. Ức chế cỏ dại là khả năng mới của hợp

chất MA, MB ngoài tính năng ức chế bệnh tiểu

đường, béo phì, và gút đã được nhóm nghiên cứu

công bố trước đó. Chất 7KS còn có tác dụng bảo

vệ tế bào đường ruột (Caco-2) và hệ miễn dịch.

PGS Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí

nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh (Đại học

Hiroshima, Nhật Bản) - đại diện nhóm nghiên

cứu cho biết, cả bốn chất trong vỏ trấu được phân

lập và chiết xuất bằng phương pháp sắc khí cột.

Sau đó xác định cấu trúc của các hợp chất bằng

kỹ thuật quang phổ.

Sau khi xác định được tỷ lệ bốn hợp chất

trong trấu, nhóm nghiên cứu tiếp tục kiểm tra khả

năng ức chế của chúng đối với loại cỏ gây hại

chính trong ruộng lúa nước trên khắp thế giới là

lồng vực nước (Echinochloa crus-galli) và loại

cây xâm hại goldenrod (Solidago altissima).

Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện thí nghiệm để

so sánh hoạt tính ức chế sinh trưởng của bốn hợp

chất cho thấy, MA và MB có hoạt tính mạnh hơn

ME và 7KS.

Cỏ lồng vực và cây goldenrod là một

trong nhiều loại thực vật gây hại và xâm lấn ảnh

hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất lúa cũng

như đe dọa đến môi trường. Các nhà khoa học dự

kiến sẽ tập trung nghiên cứu cơ chế ức chế cỏ dại

và thực vật xâm lấn của MA, MB, ME và 7KS

nhằm phát triển các loại thuốc diệt cỏ mới an toàn

hơn và bảo vệ môi trường.

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu nghiên

cứu tại đây.

Nguồn: Nguyễn Xuân, vnexpress.net,

10/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Việt Nam có kết quả bước đầu về văcxin chống dịch tả heo châu Phi

Người dân rắc vôi bột để sát trùng chuồng heo

GS.TS Nguyễn Thị Lan, giám đốc Học

viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết học

viện đang thực hiện 7 đề tài nghiên cứu do Bộ

NN&PTNT giao, ngoài ra còn có 7 đề tài

nghiên cứu khác do học viện chủ động thực

hiện. Sau thời gian nghiên cứu, đến nay học

viện đã có sản phẩm văcxin dịch tả heo châu

Phi vô hoạt thế hệ mới, tiến hành tiêm thử

Page 23: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 23/54

nghiệm tại 3 trại heo bị dịch tả châu Phi thuộc

3 hộ gia đình tại vùng dịch của Hưng Yên.

Kết quả cho thấy toàn bộ 16/18 heo nái

và 15 heo thịt của 3 hộ gia đình này đều sống

khỏe sau hơn 2 tháng, một số heo nái đã đẻ và

heo con khỏe mạnh. Trong khi những con heo

không được tiêm văcxin đều chết do dịch tả

châu Phi.

"Kết quả kiểm tra cho thấy văcxin an

toàn đối với heo được tiêm phòng và có hiệu

quả bảo hộ cao đối với đàn heo được tiêm

phòng" - bà Lan thông tin

Đây là những thông tin rất khả quan,

mở ra nhiều hi vọng trong thời gian tới cho

việc nghiên cứu văcxin dịch tả heo châu Phi.

Phát biểu tại cuộc họp về kết quả

bước đầu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và

phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường

cho biết từ khi dịch tả heo châu Phi xảy ra

đầu tiên từ ngày 1-2 tại Hưng Yên, đến nay

đã tròn 5 tháng. 2,8 triệu con heo đã phải tiêu

hủy (chiếm 10% tổng đàn heo cả nước),

tương đương 166.000 tấn.

Về cơ bản, hiện nay dịch vẫn chủ yếu

xảy ra ở khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, đã được

khống chế thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.

Tuy nhiên nguy cơ dịch chưa dừng lại vẫn đe

dọa tới ngành chăn nuôi.

Theo Bộ trưởng Cường, có ý kiến cho

rằng việc nghiên cứu văcxin dịch tả heo châu

Phi sẽ khó khả thi, tuy nhiên đây là hướng đi

cần thiết, mang tính bền vững, lâu dài.

Đến nay, trong thời gian ngắn đã thu

được những kết quả tích cực bước đầu, làm

tiền đề cho nghiên cứu sâu về văcxin dịch tả

heo châu Phi cũng như đã có những chế phẩm

tăng cường hệ miễn dịch, ức chế virút dịch tả

heo châu Phi.

"Theo đó, các nhóm nghiên cứu đã

đưa ra được kết quả nhất định, phân lập được

virút làm tiền đề cho nghiên cứu sản xuất

văcxin trong thời gian tới. Chính vì thế, Bộ

NN&PTNT tổ chức cuộc họp này nhằm tìm ra

giải pháp tốt nhất khống chế dịch bệnh này" -

Bộ trưởng nói.

Đại diện Công ty Navetco cho biết

hiện đơn vị cũng đang nghiên cứu nhiều

nhóm giải pháp khác nhau, thử nghiệm trên

đàn heo bước đầu cho thấy những kết quả rất

triển vọng và khoảng 1 tháng nữa sẽ có kết

quả cụ thể hơn.

Về hướng vắcxin dịch tả heo châu Phi

trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân

Cường yêu cầu các đơn vị liên quan cố gắng

đẩy nhanh nhất tiến độ. Trong đó, lưu ý việc

từ nghiên cứu thử nghiệm đến thương mại là

một chặng đường dài, thực tế thế giới chưa

sản xuất được văcxin dịch tả heo châu Phi bởi

đây là điều không hề dễ dàng.

Nguồn: Chí Tuệ, tuoitre.vn,

02/07/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu quy trình tinh sạch exopolysaccharide từ môi trường nuôi cấy Ophiocordyceps sinensis bổ sung dầu ô liu và khảo sát hoạt tính sinh học của chúng

Đề tài do tác giả Lê Thị Thúy Hằng và

cộng sự (Trung tâm Phát triển Khoa học và

Công nghệ Trẻ) thực hiện nhằm xây dựng

quy trình tách chiết thích hợp cho

exopolysaccharide (EPS) từ môi trường nuôi

cấy có bổ sung dầu ô liu và tinh sạch chúng

để tăng cường hoạt tính sinh học.

Page 24: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 24/54

Các nghiên cứu đã chứng minh, EPS

thu từ nấm Ophiocordyceps sinensis (tên

thường gọi là đông trùng hạ thảo, tên đồng

danh là Cordyceps sinensis, một loài nấm

dược liệu quý hiếm có giá trị cao trong y học

cổ truyền) có hoạt tính điều hòa miễn dịch,

kháng khối u, kháng oxy hóa và giảm đường

huyết trong máu. Ngoài ra, chúng còn có

những tác dụng quan trọng khác như kháng

viêm, giảm mệt mỏi, bảo vệ thận và bảo vệ

khỏi tia phóng xạ,… Do vậy, EPS được xem

là nhóm hoạt chất tiềm năng cần được khai

thác để tối ưu hóa quy trình sản xuất nấm

dược liệu đông trùng hạ thảo, từ đó nâng cao

hiệu quả kinh tế. Gần đây, các nhà khoa học

tập trung nghiên cứu làm thế nào để kích

thích sinh tổng hợp EPS của nấm O.

sinensis. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu tận

dụng nguồn dịch môi trường sau nuôi cấy có

chứa nguồn EPS với hoạt tính sinh học cao.

Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu

khảo sát các điều kiện và phương pháp để thu

nhận và tinh sạch EPS với hiệu suất cao mà

vẫn giữ được đặc tính sinh học của chúng.

Đồng thời cung cấp những thông tin mới về

đặc điểm cấu trúc cũng như những dược tính

sinh học của hoạt chất EPS, đặc biệt là hoạt

tính kháng oxy hóa và khả năng kháng phân

bào; góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất

nấm đông trùng hạ thảo, từ đó đa dạng hóa

các dòng sản phẩm nấm có chất lượng và

cạnh tranh cao ở dạng dược phẩm và thực

phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam

hiện nay.

Theo đó, nhóm sử dụng thiết kế

Plackett-Burman để sàng lọc chín yếu tố ban

đầu (15 nghiệm thức), chọn ra được ba yếu tố

ảnh hưởng đến sự phát triển và tổng hợp EPS

ở nấm O. sinensis là dầu ô liu, peptone và

saccharose. Kết hợp với phương pháp đáp

ứng bề mặt Box-Behnken đưa ra môi trường

tối ưu dự đoán nuôi cấy nấm O. sinensis: dịch

chiết khoai tây (200g/L), saccharose

(48,69g/L), cao nấm men (4g/L), peptone

(6,77g/L), dầu ô liu (5,27%),

KH2PO4 (0,5g/L), K2HPO4 (0,5 g/L),

CaCl2 (0,5 g/L), MgSO4 (0,2 g/L), pH 6-7.

Với hoạt tính bắt gốc tự do ABTS+

của 15 mẫu EPS: 2 mẫu EPS nghiệm thức 7

(IC50 = 2949,88 μg/mL) và 13 (IC50 =

2.304,34 μg/mL) có khả năng bắt gốc tự do

cao hơn so với đối chứng (IC50 = 3.067,48

μg/mL). Sử dụng dung môi hữu cơ petroleum

ether để loại dầu ra khỏi dịch nuôi cấy

nấm O. sinensis bổ sung dầu.

Tỷ lệ tủa thu nhận EPS 1:4 giữa dịch

nấm và ethanol 960 cho hàm lượng EPS cao

nhất (0,0171g/ml). Sử dụng phương pháp

enzyme protease 20 UI/ml loại protein ra khỏi

EPS thô cho hiệu quả tốt nhất. Qua sắc ký lọc

gel Sephadex G – 100 đã tách được hai phân

đoạn EPS I và EPS II từ EPS thô. EPS II cho

thấy khả năng gây độc tế bào ung thư gan

Hep-G2 tốt hơn EPS I. Thành phần

monosaccharide trong phân đoạn EPS I và

EPS II đều chứa glucose, fructose

và mannose theo tỷ lệ mol lần lượt là 1:1:1

và 2:1:1.

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

12/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 25: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 25/54

Tạo β - glucosidase siêu chịu nhiệt tái tổ hợp từ cổ khuẩn Pyrococcus furiosus trong Escherichia coli để sản xuất isoflavone từ đậu nành

Đề tài do tác giả Đinh Nguyễn Tấn

Hòa và cộng sự (Trung tâm Phát triển Khoa

học và Công nghệ Trẻ) thực hiện nhằm tạo

dòng thành công tế bào E. coli sản xuất

enzyme β -glucosidase (BGL) từ cổ khuẩn

Pyrococcus furiosus dạng tan và có hoạt tính;

xác định điều kiện nhiệt độ, pH tối ưu cho

hoạt tính của enzyme; thử nghiệm hoạt tính

enzyme trên hợp chất isoflavone glucoside từ

đậu nành.

Đậu nành là một trong những đối tượng

nghiên cứu phổ biến nhất vì chứa hàm lượng

isoflavone cao, có tác dụng chống oxi hóa,

giúp làm đẹp, phòng ngừa và điều trị nhiều

loại bệnh. Tuy nhiên, isoflavone tồn tại trong

thực vật chủ yếu ở dạng hợp chất glycoside

nên bị bất hoạt. Muốn thu nhận được dạng có

hoạt tính cần tiến hành loại bỏ gốc đường để

giải phóng dạng alygone tương ứng.

BGL là enzyme có khả năng phân cắt

glucose từ đầu không khử, nhờ đó giải phóng

được các hợp chất isoflavone ở dạng có hoạt

tính. Biết được điều này, con người đã bổ

sung các chủng vi khuẩn có khả năng tạo

BGL trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên gặp

phải nhiều vấn đề như: thời gian lên men lâu

dễ gây tạp nhiễm và làm giảm chất lượng

thực phẩm; enzyme thu nhận từ các nguồn vi

sinh hiện nay thường không chịu được nhiệt

độ cao gây nhớt và dễ bị ức chế bởi các thành

phần có trong nguyên liệu, đặc biệt là glucose

nên chưa được ứng dụng rộng rãi trong sản

xuất công nghiệp.

Trong đề tài này, nhóm tác giả nghiên

cứu thu nhận enzyme BGL từ cổ khuẩn

Pyrococcus furiosus với khả năng chịu nhiệt

cao, chịu được nồng độ glucose cao, kháng

protease phù hợp với quy trình chế biến và

tách chiết phổ thông, mang tiềm năng ứng

dụng trong cả nghiên cứu và sản xuất.

Theo đó, đề tài đã tạo dòng và biểu

hiện thành công enzyme BGL siêu chịu nhiệt

tái tổ hợp từ cổ khuẩnPyrococcus

furiosus trong E. coli và bước đầu thử nghiệm

hoạt tính thành công trên cơ chất đậu nành.

Cụ thể, tạo dòng thành công tế bào E. coli

DH5α mang vector tái tổ hợp pGEX/2TK-

celB; tạo dòng thành công tế bào E. coli

BL1 mang vector tái tổ hợp pGEX/2TK-celB

biểu hiện enzyme BGL dạng tan, với hàm

lượng chiếm 17,04%. Sau tinh chế đạt 57.5%.

Tối ưu hóa điều kiện cho hoạt tính trên

cơ chất pNPG (p-Nitrophenyl β-D-

glucopyranoside), 1000C tại pH 5.0, hoạt tính

riêng của enzyme đạt 164.44 U/mg. Xây dựng

phương trình động học enzyme, xác định các

giá trị Vmax, Km và Kcat lần lượt là 332.27

U.mg-1

.min-1

, 0.088 mM, và 446.9 s-1

. Bước

đầu thử nghiệm hoạt tính trên cơ chất đậu

nành cho thấy enzyme BGLPf (Pyrococcus

furiosus β-glucosidase) có khả năng phân cắt

các isoflavone glucoside như daidzin, genistin

để giải phóng dạng aglycone tương ứng.

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

15/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 26: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 26/54

Y HỌC

Ứng dụng WebGIS quản lý bệnh truyền nhiễm

Đây là thành quả của công trình nghiên

cứu thuộc nhóm tác giả Nguyễn Trí Dũng, Lê

Hồng Nga, Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Đình

Dũng, Lê Thị Ánh Tuyết (Trung tâm y tế dự

phòng - Sở y tế TP.HCM); Khưu Minh Cảnh,

Trương Thanh Tùng, Lâm Quang Hà (Trung

tâm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý -

HCMGIS, Sở khoa học và công nghệ

TP.HCM). Công trình đoạt giải 3 Giải

thưởng sáng tạo TP.HCM năm 2019 lĩnh vực

1: kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Với giao diện thân thiện, đơn giản, phù

hợp với người dùng cuối (phù hợp với trình độ

của tuyến y tế cơ sở), ứng dụng đã giúp cho

công tác phòng chống dịch được thống nhất,

nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn.

Hệ thống gồm có quy trình gửi và phản

hồi ca bệnh, quá trình này giúp việc liên thông

giữa các cấp trong cùng một phần mềm, giảm

thiểu sự chênh lệch số liệu giữa các cấp.

Luồng thông tin sẽ được liên tục, kịp thời,

thống nhất.

Thực hiện thống kê, báo cáo linh động

theo không gian và thời gian, tiết kiệm thời

gian, chi phí in ấn và giảm thiểu sai sót.

Định vị ca bệnh trên bản đồ: tìm kiếm,

định vị trên bản đồ số từ nguồn bản đồ địa

chính tỷ lệ lớn, đảm bảo độ chính xác, dễ dàng

thực hiện các phép phân tích tương quan

không gian giữa các ca bệnh, hỗ trợ công tác

phân tích dịch tễ.

Xác định ổ dịch: dựa vào bản đồ số,

chức năng định vị của điện thoại thông minh,

đo khoảng cách chính xác, phân tích tương

quan không gian giữa các ca bệnh trên bản đồ

số, không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Theo ông Phạm Đức Thịnh, trưởng

phòng tư vấn và dịch vụ HCMGIS, chương

trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin

địa lý TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 là sẽ

nghiên cứu, triển khai ứng dụng GIS vào công

tác quản lý nhà nước tại các sở ngành và quận

huyện; chia sẻ, trao đổi và tích hợp dữ liệu

GIS từ các đơn vị trên, cũng như bảo đảm các

yêu cầu về cơ sở pháp lý, kỹ thuật, công nghệ

và hạ tầng cho việc triển khai ứng dụng GIS,

tích hợp và chia sẻ dữ liệu.

Hệ thống thông tin địa lý GIS

(Geographic Information Systems) là một

công cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy

tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu

địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực, dự

đoán tác động và hoạch định chiến lược. Nói

cách khác, GIS là một tập hợp có tổ chức của

phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và con

người được thiết kế để thu nhận, lưu trữ, cập

nhật, thao tác phân tích làm mô hình và hiển

thị tất cả các dạng thông tin địa lý có quan hệ

không gian nhằm giải quyết các vấn đề về

quản lý và quy hoạch..

Nguồn: Tuyết Mai,

khoahocphothong.com.vn, 14/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 27: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 27/54

Nghiên cứu phân lập các hợp chất có khả năng kháng tế bào ung thư từ cam thảo nam

Đề tài do tác giả Trần Thị Phương

Uyên và cộng sự (Trung tâm Phát triển Khoa

học và Công nghệ Trẻ) thực hiện nhằm tạo cơ

sở khoa học cho việc phát triển các chế phẩm

có khả năng phòng hoặc điều trị ung thư ứng

dụng trên lâm sàng từ một cây thuốc khá

quen thuộc và thông dụng ở Việt Nam; từ đó

góp phần làm giảm gánh nặng về chi phí y tế

nói chung và chi phí điều trị của bệnh nhân

ung thư nói riêng.

Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.) là

vị thuốc dân gian đã được sử dụng lâu đời

chữa sốt, say nắng, giải độc cơ thể; chữa ho,

viêm họng, ban sởi, kinh nguyệt quá nhiều.

Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc giảm

đau, điều trị đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa,

cao huyết áp, bệnh trĩ, các bệnh đường tiết

niệu và côn trùng cắn.

Cam thảo nam đã được nghiên cứu ở

nhiều nước trên thế giới, thành phần hóa học

trong cam thảo nam có tiềm năng với tác

dụng ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên những

nghiên cứu về cam thảo nam ở Việt Nam nói

chung và phân lập các hợp chất có khả năng

kháng ung thư nói riêng vẫn còn hạn chế.

Với đề tài này, nhóm nghiên cứu đã

thu thập được 5 kg dược liệu cam thảo nam

và kiểm tra nguyên liệu cam thảo nam theo

tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (độ ẩm

7,9%, độ tro toàn phần 11,4%, độ tro không

tan trong HCl 0,72%). Chiết xuất được 5 g

cao cồn 96% toàn phần và phân tách được 4

cao phân đoạn: Sco-A (111 g), Sco-B (67 g),

Sco-C (52 g) và Sco-D. Phân lập và xác định

cấu trúc các chất phân lập được 10 chất tinh

khiết từ các phân đoạn Sco-B và Sco-C.

Từ phân đoạn cao Sco-B đã thu được 5

hợp chất tinh khiết. Tiến hành biện giải và so

sánh với dữ liệu phổ trong các tài liệu tham

khảo xác định cấu trúc của các chất là: 2-

benzoxazolinon (CT1),

Nmethylbenzoxazolinon (CT3), 6-methoxy-

2-benzoxazolinon (CT4), acid betulinic

(CT2), và hispidulin (CT5).

Từ phân đoạn cao Sco-C đã thu được 5

hợp chất tinh khiết. Tiến hành biện giải và so

sánh với dữ liệu phổ trong các tài liệu tham

khảo xác định cấu trúc của các chất là: 6-

hydroxy benzoxazolinon (CT6), Apigenin

(CT7), (2R)-7-methoxy-2H-1,4-benzoxazin-

3(4H)-on 2-O-B-galactopyranosid (CT8), 5-

hydroxy-4’,6-dimethoxyflavon-7-O-β-D-

glucopyranosyl-(6→1)-α-Lrhamnopyranosid

(CT9), hispidulin-7-O-rutinosid (CT10).

Trong đó có hợp chất N-

methylbenzoxazolinon (CT3) lần đầu tiên

được phân lập trong tự nhiên.

Khảo sát hoạt tính độc tế bào ung thư

trên các dòng tế bào ung thư, kết quả cho

thấy, trên dòng tế bào ung thư vú người

(MDA-MB-231), CT5 có tác dụng trên dòng

tế bào ung thư vú với IC50 (nồng độ ức chế

50% đối tượng thử nghiệm) = 86,6 μM, CT7

có tác dụng trên dòng tế bào ung thư vú với

IC50 = 13,4 μM, acid betulinic (CT2) có tác

dụng trên dòng tế bào ung thư vú với IC50 là

17,6 μM.

Trên dòng tế bào ung thư cơ vân người

(RD), CT3 ức chế sự tăng trưởng của tế bào

ung thư cơ vân người với IC50 = 67,0 μM,

CT7 ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư

cơ vân người với IC50 = 42,5 μM, acid

betulinic (CT2) có tác dụng trên dòng tế bào

ung thư cơ vân với IC50 là 2,94 μM. Trên

dòng tế bào bình thường (tế bào biểu mô thận

Page 28: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 28/54

LLC-PK1) cho thấy, các chất được phân lập

không độc với tế bào bình thường.

Như vậy, alkaloid N-

methylbenzoxazolinon (CT3) ức chế sự tăng

trưởng của tế bào ung thư cơ vân người với

IC50 = 67,0 μM, Flavonoid hispidulin (CT5)

có tác dụng trên dòng tế bào ung thư vú với

IC50 = 86,6 μM, CT7 ức chế sự tăng trưởng

của tế bào ung thư cơ vân người với IC50 =

42,5 μM và trên dòng tế bào ung thư vú với

IC50= 13,4 μM. Đặc biệt, hợp chất acid

betulinic (CT2) có tác dụng ức chế mạnh cả

hai dòng tế bào ung thư vú và cơ vân với

IC50 là 17,6 μM và 2,94 μM, nhưng không có

độc tính trên dòng tế bào bình thường.

Khảo sát cơ chế liên quan hoạt tính

độc tế bào của CT2 cho thấy hợp chất acid

betulinic gây độc tế bào theo cả hai cơ chế

hoại tử tế bào và hoạt hóa quá trình apoptosis.

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

18/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền

Đề tài do tác giả Hồ Phạm Thục Lan

và cộng sự (trường Đại học Tôn Đức Thắng)

thực hiện nhằm xác định tần suất hiện mắc

của thoái hóa khớp tại các vị trí khớp gối,

bàn tay trong cộng đồng nghiên cứu; xác

định yếu tố nguy cơ lâm sàng và môi trường

có liên quan đến thoái hóa khớp tại các vị trí

trên; xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố

di truyền (hệ số di truyền) với nguy cơ thoái

hóa khớp.

Thoái hóa khớp (osteoarthritis - OA) là

một vấn đề y tế công cộng đang được thế giới

rất quan tâm, vì qui mô lớn và hệ quả nghiêm

trọng của bệnh trong cộng đồng. Thoái hóa

khớp là một bệnh phức tạp với đặc điểm

chính của bệnh là tổn thương toàn bộ cấu trúc

khớp thay vì chỉ tổn thương sụn khớp như

quan niệm trước đây. Hiện nay, nguyên nhân

chính xác của thoái hóa khớp vẫn chưa được

xác định. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong

thời gian qua đã phát hiện một số yếu tố nguy

cơ có liên quan đến thoái hóa khớp. Những

yếu tố này có thể chia thành 2 nhóm chính:

các yếu tố có thể thay đổi được như mật độ

xương, lối sống - dinh dưỡng; và các yếu tố

không thay đổi được như chỉ số nhân trắc,

tình trạng hormone, yếu tố gia đình, chủng

tộc, di truyền. Các yếu tố nguy cơ quan trọng

của bệnh thoái hoá khớp là độ tuổi, sức cơ,

mật độ xương, thành phần cơ thể, béo phì

cũng như các bệnh đi kèm, và yếu tố di

truyền. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn

chưa biết những yếu tố này ảnh hưởng như

thế nào đến nguy cơ thoái hoá khớp ở bệnh

nhân Việt Nam. Chúng ta cũng chưa biết tần

số người Việt bị thoái hoá khớp là bao nhiêu

do thiếu nghiên cứu trong cộng đồng. Trong

điều kiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu như

hiện nay, xác định yếu tố nguy cơ đóng vai

trò rất quan trọng, giúp định hướng phát triển

các biện pháp phòng ngừa cũng như chặn

đứng tiến triển của bệnh.

Nhóm đề tài tiến hành nghiên cứu

1.028 nam và nữ từ 40 tuổi trở lên, theo hộ

gia đình có quan hệ huyết thống bao gồm cha

mẹ, con cháu, anh em (ít nhất có một cặp

hoặc là anh em, hoặc cha/mẹ-con). Tất cả đối

tượng nghiên cứu được chụp Xquang khớp

gối, bàn tay; thu thập thông tin liên quan nhân

trắc, lối sống, hoạt động thể chất, lâm sàng,

đo mật độ xương tại các vị trí xương cột sống,

xương đùi và toàn thân; đo sức cơ tại các vị

Page 29: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 29/54

trí tay, chân và lưng; lấy máu thực hiện các

xét nghiệm liên quan đến các yếu tố nguy cơ

hoặc bệnh đi kèm của thoái hóa khớp.

Kết quả ghi nhận tần suất chung trên

Xquang của OA khớp gối là 44,6% (với nữ

nhiều hơn nam: 49,8% vs 34,3%), trong khi ở

vị trí bàn tay là 39,8% (với nam có tỉ lệ cao

hơn nữ: 41,9% vs 38,7%). Ở cả 2 vị trí, tần

suất thoái hoá khớp đều gia tăng theo độ tuổi.

Qua phân tích hồi qui đa biến, nhóm

nghiên cứu xác định có 4 yếu tố độ tuổi, giới

tính, BMI và chỉ số HbA1c có liên quan với

nguy cơ OA khớp gối trên Xquang, trong khi

tại vị trí bàn tay chỉ có 2 yếu tố độ tuổi và BMI

có tương quan. Điều này cho thấy bên cạnh

biện pháp giảm béo phì tích cực để phòng

ngừa và điều trị thoái hóa khớp gối đã quen

thuộc, trong thực hành cũng cần giảm cân để

điều trị thoái hóa bàn tay; đồng thời phải tăng

cường tầm soát thoái hóa khớp gối ở các bệnh

thường đi kèm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh,

đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, khi đánh giá ảnh hưởng của

thoái hoá khớp tới gánh nặng lâm sàng và

chất lượng cuộc sống, nhóm nghiên cứu ghi

nhận độ nặng của OA khớp gối gắn liền với

biểu hiện đau, cứng khớp, giới hạn chức năng

vận động và giảm chất lượng cuộc sống.

Trong khi đó tác động lên đau, chức năng vận

động và chất lượng cuộc sống của OA bàn tay

không được xác định.Kết quả đề tài cũng tìm

thấy hệ số di truyền của OA khớp gối là

56,5% và OA bàn tay là 51,8%, phản ánh tầm

quan trọng của yếu tố di truyền so với yếu tố

môi trường. Đây là công trình nghiên cứu đầu

tiên có hệ thống về tần suất, yếu tố nguy cơ

và yếu tố di truyền của thoái hóa khớp ở Việt

Nam. Dữ liệu từ nghiên cứu này không chỉ

giúp cho nhân viên y tế cũng như cộng đồng

hiểu hơn về các yếu tố liên quan đến thoái

hóa khớp, mà còn là cơ sở để thực hiện tiếp

các nghiên cứu cohort nhằm xây dựng mô

hình tiên lượng giúp nhận diện cá nhân có

nguy cơ cao sớm. Từ đó có thể xây dựng,

phát triển những mô hình chẩn đoán và can

thiệp sớm nhằm giảm nguy cơ bệnh cho cá

nhân và giảm gánh nặng của bệnh trong cộng

đồng về mặt kinh tế y tế cũng như giảm tỷ lệ

mất chức năng vận động, cải thiện chất lượng

cuộc sống cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

17/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư

Cây thìa là hóa gỗ tìm thấy ở Hà

Giang, có hoạt tính sinh học gây độc lên các

tế bào ung thư phổi, vú, gan, tiền liệt tuyến.

Các nhà khoa học Viện Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm

Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố

về việc phát hiện hai loài của chi thìa là hóa

gỗ (Xyloselinum Pimenov & Kljuykov) ở

tỉnh Hà Giang. Đây là kết quả nghiên cứu của

đề tài do TS. Nguyễn Phương Hạnh làm chủ

nhiệm, thực hiện trong hai năm 2017 - 2018.

Phân lập các chất từ hai loài thìa là hóa

gỗ việt (Xyloselinum vietnamense Pimenov

& Kljuykov) và thìa là hóa gỗ Leonid

(X.leonidii Pimenov & Kljuykov), các nhà

khoa học phát hiện hợp chất falcarindiol từ

loài thìa là hóa gỗ việt có tác dụng gây độc

cho cả bốn dòng tế bào ung thư phổi, vú, gan

và tiền liệt tuyến. Thử trong ống nghiệm chất

này thể hiện tác dụng kháng viêm mạnh.

Page 30: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 30/54

Cây thìa là hóa gỗ được lấy mẫu tại huyện

Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng dữ liệu

sinh học, sinh thái hai loài thìa là hóa gỗ việt

và thìa là hóa gỗ leonid tại khu Bảo tồn Thiên

nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ và vùng

núi đá vôi thuộc xã Sính Lủng, huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang.

Cả hai loài đều được người dân

địa phương sử dụng thân rễ ngâm rượu để

uống, xoa bóp vết thương. Cây thìa là hóa gỗ

thường phân bố ở độ cao 1.000 - 1.350 m và

một số nơi nhưng đang bị khai thác mạnh vì

mục đích thương mại. Do đó, nguồn gene của

chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì thế

các kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho

việc bảo tồn nguồn gene quý hiếm và nghiên

cứu sâu hơn về các đặc tính và hoạt tính mới

của chi thìa là hóa gỗ ở Việt Nam.

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu

nghiên cứu tại đây

Nguồn: Đoàn Trung, vnexpress.net,

13/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen

Lá cây xạ đen.

Nghiên cứu mới được công bố trên

tạp chí sinh hóa quốc tế Medicines của

MDPI ngày 4/5 về lá cây xạ đen có tác dụng

chống oxy hóa mạnh và ức chế bệnh ung thư.

Tác giả là nhóm nghiên cứu người Việt Nam

và Indonesia do PGS Trần Đăng

Xuân,Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực

vật và Hóa sinh (Đại học Hiroshima, Nhật

Bản) đứng đầu.

Cây xạ đen tên khoa học là Celastrus

hindsii. Các nhà khoa học đã thu thập lá cây

xạ đen ở xã Cao Dương, huyện Lương Sơn,

tỉnh Hòa Bình vào 5/2017 để đánh giá hoạt

tính chống oxy hóa gồm các chất phenolics

(TPC) và flavonoids (TFC). Mẫu lá được khử

trùng và sấy khô ở nhiệt độ 30 độ C, sau đó

phân tách các phân đoạn hoạt tính từ chiết

xuất của lá cây bằng phương pháp phân tích

sắc khí ký ghép khối phổi (GC-MS) và sắc ký

lỏng ghép khối phổ (EIS-MS).

Các thí nghiệm để đánh giá các hoạt

chất có trong lá cây cũng được thực hiện,

trong đó đặc biệt quan tâm tới hàm lượng

phenolic – chứa nhiều hoạt động dược lý như

khả năng chống oxy hóa và chống viêm, khả

năng ức chế mạnh bệnh tim mạch, ung thư và

tiểu đường. Các hoạt tính sinh học như kháng

Page 31: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 31/54

khuẩn, chống viêm, chống ung thư và ức chế

protein kinase cũng được đánh giá.

Ngoài các hợp chất thuộc nhóm

phenolics và flavonoids, trong cây xạ đen còn

có một số hợp chất quan trọng như

Maytenolione A (C30H46O4) và Celasdine B

(C30H50O3) được phân lập từ lá cây xạ đen

và được phát hiện có độc tính mạnh đối với

các dòng tế bào ung thư cũng như hoạt động

chống sao chép của HIV.

Các phát hiện của nghiên cứu này cho

thấy lá cây xạ đen chứa nhiều hợp chất hoạt

tính sinh học có thể được khai thác cho mục

đích y học và dược phẩm. Loại cây này có

đặc tính chống oxy hóa mạnh, cho hàm lượng

phenolics và flavonoids cao. Tuy nhiên, cần

thêm các nghiên cứu sâu hơn về phân lập và

tinh chế các thành phần chính này từ chiết

xuất lá cây xạ đen.

PGS Trần Đăng Xuân cho rằng các cây

dược liệu như xạ đen hứa hẹn mang nhiều giá

trị lớn về y dược cũng như kinh tế cho Việt

Nam, tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu cơ bản

phân tích xác định rõ hàm lượng các chất hóa

học cũng như hoạt tính sinh học trên tế bào và

lâm sàng.

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu

nghiên cứu tại đây

Nhóm nghiên cứu gồm các tác giả:

1. Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí

nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh (Đại học

Hiroshima, Nhật Bản);

2. Trần Đức Việt, nghiên cứu sinh

Khoa Hợp tác và Phát triển Quốc tế (Đại học

Hiroshima, Nhật Bản);

3. Trương Mai Vân, nghiên cứu sinh

Khoa Hợp tác và Phát triển Quốc tế (Đại học

Hiroshima, Nhật Bản);

4. Ramin Rayee, sinh viên Thạc sĩ

Khoa Hợp tác và Phát triển Quốc tế (Đại học

Hiroshima, Nhật Bản);

5.Yusuf Andriana – Nghiên cứu sinh

Đại học Hiroshima, cán bộ nghiên cứu Viện

khoa học Indonesia;

6. PGS.TS Trần Hoàng Dũng (Khoa

Công nghệ sinh học, Đại học Nguyễn Tất

Thành, TPHCM, Việt Nam).

Nguồn: Nguyễn Xuân, vnexpress.net,

06/06/2019

Trở về đầu trang

**************

NÔNG NGHIỆP

VNPT Smart Agri: Thêm giải pháp hỗ trợ nông dân thời 4.0

Giải pháp quản lý nông nghiệp thông minh (VNPT Smart Agri).

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

đang là một trong những mục tiêu hướng đến

trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam,

trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin

(CNTT) trong sản xuất nông nghiệp công

nghệ cao là yếu tố không thể thiếu.

Đồng hành cùng sự chuyển mình và

phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam,

Tập đoàn VNPT đã cung cấp các giải pháp,

Page 32: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 32/54

dịch vụ hỗ trợ ngành nông nghiệp toàn bộ quy

trình từ khâu quản lý sản xuất như giám sát

thời tiết, thổ nhưỡng, dịch bệnh, tiêm chủng,

tưới tiêu… đến khâu tiêu thụ, truy xuất nguồn

gốc hàng hóa… thúc đẩy liên kết 4 nhà (nhà

nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh

nghiệp) nhằm tiến đến một ngành nông

nghiệp an toàn thực phẩm, hiệu quả và bền

vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội

nhập quốc tế.

Trong đó, giải pháp nông nghiệp thông

minh (VNPT Smart Agri) được triển khai gần

đây đã hỗ trợ nông dân, chủ trang trại sản

xuất theo chuỗi khép kín của nông nghiệp

xanh và thông minh nhằm tăng năng suất,

chất lượng sản phẩm nhờ ứng dụng CNTT

hiệu quả, sẵn sàng trước xu thế phát triển

nông nghiệp công nghệ cao thời 4.0.

Giải pháp nông nghiệp thông minh

VNPT Smart Agri được phát triển trên nền

tảng IoT Platform - Smart Connected

Platform (SCP). Giải pháp nông nghiệp thông

minh được thiết kế để triển khai trên nhiều

đơn vị diện tích khác nhau, với khả năng tùy

biến cao và nhân rộng không giới hạn.

Trên mỗi đơn vị diện tích triển khai, các

thiết bị lắp đặt có thể tùy biến linh hoạt, đáp

ứng được nhu cầu giám sát và điều khiển thiết

bị phục vụ nhu cầu sinh trưởng của từng cây

trồng. Hệ thống nông nghiệp thông minh hoạt

động dựa trên nguyên lý chung của nền tảng

Smart Connected Platform do VNPT phát triển,

kết nối các thiết bị thông qua IoT gateway và

kết nối với Cloud thông qua mạng Internet.

VNPT Smart Agri hỗ trợ nông dân,

chủ trang trại sản xuất theo chuỗi khép kín

của nông nghiệp xanh và thông minh, nhằm

tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Giải

pháp ứng dụng phần mềm và phần cứng được

thiết kế để giám sát toàn bộ quá trình từ sản

xuất đến thu hoạch, chế biến và vận chuyển

theo chuẩn thiết kế định hướng trang trại ứng

dụng công nghệ cao.

Với VNPT Smart Agri, người nông

dân có thể quản lý và hỗ trợ vận hành trang

trại; quản lý vật tư và chi phí; cung cấp các

thông tin như thời tiết, thị trường cho nông

dân, chủ trang trại; theo dõi nhiệt độ, độ ẩm,

ánh sáng trong trang trại theo thời gian thực;

giám sát chất lượng nước; tưới tiêu tự động;

quản lý mùa vụ và phương thức thu hoạch.

Giải pháp cũng cung cấp hệ thống camera

giám sát điều khiển từ xa; quản lý hệ thống

logistics, vận chuyển; quản lý khách hàng; hệ

thống báo cáo phân tích chuyên sâu…

Được biết, thời gian qua, các giải pháp

nông nghiệp thông minh VNPT Smart Agri

và truy xuất nguồn gốc hàng hóa của VNPT

đã được áp dụng rộng rãi tại các địa phương

trong cả nước như Lạng Sơn, Tuyên Quang,

Bắc Giang, Thái Bình, Đà Nẵng, Kon Tum,

Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà

Mau... trên nhiều đặc sản nông nghiệp địa

phương đem lại hiệu quả cao cho các doanh

nghiệp, hộ gia đình cũng như nhận được phản

hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Trong thời gian tới, cùng với các lĩnh

vực khác như giáo dục, y tế…, VNPT cho

biết, sẽ tiếp tục tập trung phát triển các giải

pháp, dịch vụ CNTT trong lĩnh vực nông

nghiệp với mục tiêu chuyển từ khái niệm nhà

mạng viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ

truyền thông kỷ nguyên số, nhằm chuyển đổi

sang kinh doanh các dịch vụ số, các dịch vụ

giá trị gia tăng, CNTT, truyền thông và công

nghiệp CNTT, trở thành nhà cung cấp dịch vụ

số hàng đầu Việt Nam và Trung tâm giao

dịch số thị trường khu vực và thế giới vào

năm 2030.

Nguồn: Hiền Minh, baochinhphu.vn,

05/06/2019

Trở về đầu trang

Page 33: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 33/54

**************

Gieo "mùa vàng" trên đất mặn

GS.TS Nguyễn Thị Lang (bên phải) giới thiệu các công trình nghiên cứu về giống lúa

Việc nghiên cứu chọn tạo các giống

lúa chịu mặn có ý nghĩa rất lớn đối với

ĐBSCL - vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm,

nơi cung ứng hơn 90% sản lượng gạo xuất

khẩu của cả nước nhưng lại là một trong ba

vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng nặng nề do

biến đổi khí hậu. Trước tình hình đó, trong

suốt nhiều năm qua, GS.TS Nguyễn Thị Lang

đã quyết tâm tạo ra các giống lúa chất lượng,

giữ vai trò chủ lực trong vụ mùa tại Nam bộ;

đồng thời, giúp người nông dân thu thêm

hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.

Đối với GS.TS Nguyễn Thị Lang,

công cuộc đi tìm những giống lúa thích nghi

với hoàn cảnh biến đổi khí hậu là một nhiệm

vụ cấp bách, đầy khó khăn và thử thách,

nhưng khoa học luôn mang lại cho bà niềm

hạnh phúc và sự say mê. Trong hơn 25 năm

làm nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã

lai tạo thành công hơn 73 giống lúa, trong đó

có 31 giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào

sản xuất tại các tỉnh vùng ĐBSCL, 106 giống

lúa được đánh giá là triển vọng và đang trong

quá trình khảo nghiệm cấp quốc gia. Bà cũng

là người chủ trì và trực tiếp tham gia hơn 100

đề tài về sản xuất lúa gạo.

Một trong những đóng góp nổi bật của

GS.TS Nguyễn Thị Lang là việc chọn tạo

thành công các giống lúa chịu mặn có nguồn

gốc từ giống lúa trời, dân gian gọi là "lúa

ma". "Lúa ma" là giống lúa hoang dã, có sức

sống mãnh liệt giữa vùng trũng Đồng Tháp

Mười. Vào mùa lũ, giống lúa này vượt lên

nước lũ để trổ bông, đơm bông, mang tặng

con người những hạt gạo thơm ngọt, cứu sống

bao người những năm chiến tranh, đói kém.

Biết "lúa ma" có phẩm chất đặc biệt ấy,

GS.TS Nguyễn Thị Lang đã lặn lội về Đồng

Tháp Mười tìm cách nghiên cứu kết hợp

những tính năng chịu đựng ưu việt của "lúa

ma" với giống lúa cao sản để tạo nên giống

lúa mới. Hơn 10 năm ròng rã, giống lúa mới

mang tên AS996 (còn có tên OM2424) đã ra

đời với các tính năng nổi trội về khả năng

sinh trưởng trong điều kiện đất phèn, thiếu

lân, khả năng chịu mặn cao, kháng rầy nâu;

đặc biệt, có khả năng phát triển tốt ở nhiều

vùng, đạt năng suất cao…, trở thành giống

lúa chuẩn mực về tính chống chịu trong điều

kiện khắc nghiệt. AS996 không chỉ được

trồng rộng rãi ở các vùng ngập mặn nước ta

mà còn được chuyển giao sang nhiều nước

trên thế giới. Tiếp sau đó, hàng chục giống

lúa chịu mặn tiếp tục ra đời như: OM4498,

OM5930, OM4900, OM6073…

Đến nay, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã

chọn tạo được 24 giống lúa được công nhận

là giống lúa quốc gia. Hiện, bà đang nghiên

cứu thêm các giống lúa có tính kháng đối với

nhiều loại bệnh, côn trùng, có hàm lượng dinh

dưỡng cao, khả năng chống khô hạn, ngập

úng, nhiễm mặn... Ngoài ra, bà còn xây dựng

quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho một

số loại rau, quả đạt chuẩn an toàn vệ sinh, tạo

Page 34: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 34/54

nguồn lương thực sạch cho tiêu dùng và xuất

khẩu. Từ đây, nhiều mô hình cánh đồng 50 -

100 triệu đồng/ha đã ra đời, góp phần tích cực

và hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình, khuyến

khích người nông dân sản xuất, hạn chế tình

trạng ly nông, ly hương thường xảy ra ở nông

thôn Nam bộ.

Chia sẻ tại Lễ trao Giải thưởng Trần

Đại Nghĩa, GS.TS Nguyễn Thị Lang cho biết,

bà sẽ không dừng lại ở giải thưởng này mà

tiếp tục chặng đường dài phấn đấu để có

những nghiên cứu đột phá trong ngành nông

nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu khoa học phải

thực sự hướng đến ứng dụng vào sản xuất có

hiệu quả, cạnh tranh được với các quốc gia

khác. "Bản thân tôi luôn suy nghĩ tới đây sẽ tổ

chức như thế nào để nâng cao giá trị sản xuất

hàng hóa của cây lúa cho người nông dân" -

GS.TS Nguyễn Thị Lang nói.

Nguồn: Quỳnh Nga, congthuong.vn,

17/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Phương pháp xử lý sầu riêng ra bông nghịch vụ

Tới mùa xử lý ra bông nghịch vụ cây

sầu riêng, điện thoại của anh Bảy Hiền reo

liên tục đến tối. Anh hướng dẫn tận vườn rồi

từ xa qua điện thoại cho nông dân từng bước

một như canh đọt, tưới nước, vô phân… đúng

từng thời điểm. Anh còn áp dụng kỹ thuật

mới giúp nông dân không cần đi thụ phấn

bằng tay mỗi đêm lúc bông trổ.

Suốt nhiều năm qua, anh Hiền đi khắp

nơi giúp người trồng sầu riêng cách xử lý ra

bông nghịch vụ, hầu hết những vườn anh

hướng dẫn đều ra bông thành công rất cao.

Bất cứ ai anh cũng giúp, giúp bằng tấm lòng

chứ không nhận tiền công.

Mùa nghịch, giá trái sầu riêng thường

cao gấp 3 lần. Tuy nhiên, để cây sầu riêng trổ

bông và đậu trái mùa nghịch rất khó khăn,

không phải người trồng nào cũng điều khiển

thành công. Là người trồng sầu riêng và thất

bại liên tiếp, trắng tay với cây sầu riêng nhưng

anh Hiền không bỏ cuộc... Anh kể, dành dụm

tiền chuyển đổi trồng sầu riêng, chăm sóc chờ

cây cho trái, nhưng không hiểu sao suốt 3 năm

liên tiếp, vườn sầu riêng của anh thất mùa, cây

không ra bông, trái không đạt... Từ đó, anh và

chiếc xe đạp cũ rong ruổi khắp nơi, nghe chỗ

nào có trồng sầu riêng là anh hỏi thăm đi tới

xin vào tham quan, học hỏi.

Anh về bắt đầu lại với cây sầu riêng và

thành công, tất cả các kinh nghiệm học tập

được anh ghi nhớ, bổ sung cho phù hợp từng

vùng đất và biến nó thành một quy trình kỹ

thuật. Trong kỹ thuật của anh Hiền, khi xử lý

chính là cách nuôi dưỡng cây chứ không “ép”

cây ra bông bằng mọi giá để sau vụ trái cây

suy kiệt. “Hai lúa” thứ thiệt nhưng anh Hiền

rất chú trọng sinh học, hữu cơ. Anh lặn lội lên

thành phố tìm công ty chuyên cung cấp phân

hữu cơ chất lượng giúp nông dân. Anh Hiền

cho biết, trồng cây sầu riêng rất khó, không

nên lạm dụng phân thuốc hóa học, trong xử lý

ra bông cũng vậy, quá nhiều thuốc hóa học,

Page 35: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 35/54

cưỡng bức cây ra bông... nhưng sau đó là hậu

quả nặng nề, cây suy kiệt nặng, cháy rễ, khô

cành, mất sức kháng nên dễ bị bệnh tấn công,

cây chết dần. Nhiều vườn sầu riêng hơn 10

năm tuổi, chỉ vì nôn nóng xử lý ra bông mà

nông dân lạm dụng chất hóa học, phân hóa

học quá mức, sau vụ trái vườn xuống cấp và

chết dần không thể cứu chữa.

Để chuẩn bị xử lý nghịch vụ cho cây

sầu riêng, đầu tiên anh Hiền tới xem vườn,

kiểm tra cây, hướng dẫn nông dân cách chăm

sóc đất, bồi bổ đất đúng đặc tính cây sầu

riêng, chăm sóc rễ khỏe. Khi thấy cây khỏe

mạnh, đạt yêu cầu thì anh mới cho xử lý ra

bông. Hầu hết những vườn được anh xử lý

đều ra bông 80 - 90%, ngay cả khi thời tiết

bất lợi. Anh Hiền hay chọn thời điểm xử lý

vào tháng 7 - 8 âm lịch, dù đây là thời điểm

mưa nhiều, khó xử lý, nhưng là “thời điểm

vàng” để bán trái giá cao nhất trong năm.

Nông dân đồng bằng sông Cửu Long canh lúc

bông trổ phải đi quét hạt phấn và thụ phấn

cho bông vào chiều tối, tuy nhiên theo cách

xử lý mới của anh Hiền thì không cần đi thụ

phấn nhưng tỷ lệ đậu trái vẫn rất cao.

Nhiều năm qua, cái tên Bảy Hiền trở

nên gần gũi với nông dân trồng sầu riêng ở

Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... và hầu hết

vườn anh hướng dẫn đều ra nhiều bông, trái

đẹp, cây không bị suy kiệt sau thu hoạch.

Nông dân “khoái” Bảy Hiền ở chỗ

không ngại xa xôi, ai kêu anh cũng tới. Giúp

mà không hề nhận tiền công và xem đó là một

niềm vui khi thấy cây sầu riêng trổ bông và

nông dân được mùa. Bởi đó là tâm nguyện

của anh, anh hiểu sự thất bại của việc trồng

sầu riêng với nông dân mà chính anh đã trải

qua. Thêm cái đặc biệt của Bảy Hiền nữa là

không giấu nghề, anh truyền kinh nghiệm này

cho nhiều bạn bè, anh em và họ lập thành đội

sẵn sàng hỗ trợ nông dân lúc cần.

Đi thăm vườn sầu riêng trái oằn sai,

Bảy Hiền cười vui và nhất quyết không chịu

nhận quà chủ vườn, anh nói bằng chất giọng

hiền như chính cái tên của anh: “Làm tốt thì

chỉ cho người khác làm theo coi như trả công

tui rồi đó”.

(Bảy Hiền tên thật là Lê Văn Hiền, ở

ấp Sơn Lân, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách,

Bến Tre. Điện thoại: 0914.242.849).

Nguồn: Phương duy,

khoahocphothong.com.vn, 20/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu ứng dụng chất tạo màng sinh học nhằm kéo dài thời gian bảo quản quýt

Đề tài “Ứng dụng saponin kết hợp với

chitosan và axit axetic tạo màng sinh học,

nhằm kéo dài thời gian bảo quản và giữ được

các đặc tính đặc trưng của quả quýt tỉnh Cao

Bằng” do PGS. TS. Nguyễn Văn Lợi (Viện

Công nghệ HaUI - Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội) làm chủ nhiệm đã đạt được

những kết quả tích cực và có tính ứng dụng

cao.

Sau 2 năm triển khai thực hiện

(12/2017 - 11/2019), đề tài đã đáp ứng được

mục tiêu và nội dung đề ra, cụ thể: xác định

phương pháp tạo màng phù hợp để bảo quản

quả quýt; biến đổi chất lượng của quả quýt

Cao Bằng trước và trong quá trình bảo quản;

xây dựng quy trình công nghệ bảo quản quả

quýt Cao Bằng bằng màng sinh học saponin

kết hợp với chitosan và axit axetic ở điều kiện

bình thường với nông độ chế phẩm là 1,5%

Page 36: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 36/54

và thời gian nhúng là 2 phút; xây dựng mô

hình bảo quản quýt bằng màng sinh học (quy

mô 0,75 tấn/mẻ bảo quản tại xã Quang hán,

huyện Trà Lĩnh), kết quả cho thấy sau 6 tuần

bảo quản quả quýt vẫn giữ được các đặc tính,

đặc trưng, bên cạnh đó đưa ra được 6 giải

pháp, ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu

của đề tài; tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ thuật và

1 hội thảo khoa học về quy trình công nghệ

bảo quản quả quýt bằng màng sinh học.

Hình ảnh quýt bảo quản tại mô hình

Mới đây, Sở KH&CN Cao Bằng đã tổ

chức họp Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm

thu đè tài. Cơ quan chủ trì và nhóm thực hiện

đề tài đã nghiêm túc triển khai thực hiện và

hoàn thành các nội dung theo Hợp đồng đã ký

kết, kết quả của đề tài là cơ sở để chính quyền

địa phương tiếp tục đầu tư, áp dụng giải pháp

đối với những loại rau quả khác tại địa

phương. Hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả

bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong báo

cáo tổng kết, như: cần đánh giá thêm về tình

hình áp dụng màng bọc sinh học này với

những loại rau quả khác trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng; quy trình kỹ thuật bảo quản cần viết dễ

hiểu, dễ áp dụng với người dân; cần đánh giá

thêm hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường

của quy trình; tiếp tục tuyên truyền kết quả

của đề tài để lãnh đạo địa phương, các doanh

nghiệp, các hợp tác xã và người dân quan tâm

áp dụng và mở rộng sản xuất…

Nhóm nghiên cứu Đề tài đã tổ chức

buổi tập huấn kỹ thuật bảo quản quả quýt Trà

Lĩnh bằng màng sinh học (saponin kết hợp

với chitosan và axit axetic). Tới dự buổi tập

huấn, về phía Sở Khoa học và công nghệ tỉnh

Cao Bằng có sự tham dự của Bà Vũ Thị Hồng

Thúy - Phó Giám đốc và các cán bộ của Sở,

đại diện UBND xã Quang Hán và UBND

huyện Trà Lĩnh, cùng đông đảo các hộ nông

dân trồng quýt trên địa bàn xã Quang Hán.

Quýt là cây trồng được trồng nhiều ở tỉnh Cao

Bằng hiện nay, đặc biệt là ở huyện Trà Lĩnh

có 70,04 ha.

Công nghệ xử lý, bảo quản tại đây

phần lớn vẫn theo phương pháp truyền thống

với quy mô nhỏ, chi phí bảo quản cao (bảo

quản bằng hóa chất, bảo quản lạnh) nên số

lượng sản phẩm bảo quản tuy nhiều nhưng

chất lượng chưa cao, thời gian bảo quản

ngắn, tỷ lệ thối hỏng trong quá trình bảo

quản cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu của

thị trường.

Công nghệ bảo quản quả quýt bằng

màng sinh học saponin kết hợp với chitosan

và axit axetic được thực hiện trong điều kiện

môi trường tự nhiên, do đó tiết kiệm được

các chi phí trong quá trình bảo quản và áp

dụng được ở nhiều quy mô như quy mô công

nghiệp, quy mô trang trại, quy mô gia đình,

với giá thành chỉ bằng 60- 65% so với

phương pháp bảo quản lạnh. Đặc biệt đây là

màng sinh học, ăn được do đó đáp ứng được

đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh

thực phẩm.

Nguồn: NASATI, vista.gov.vn,

26/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 37: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 37/54

Lại tạo thành công 3 giống thanh long cao cấp mới

TS. Trần Thị Oanh Yến giới thiệu ba giống thanh long mới có ruột đỏ, trắng và hồng

Ba giống thanh long ngọt đậm, cho

năng suất cao, bảo quản được lâu hơn và còn

có khả năng kháng bệnh đốm nâu nan giải

vốn ảnh hưởng mạnh đến khả năng xuất khẩu

loại trái này, vừa được Viện Cây ăn quả Miền

Nam (SOFRI) lai tạo thành công bằng công

nghệ DNA.

Thông tin này được TS. Trần Thị Oanh

Yến – Phó Viện trưởng SOFRI cho biết tại

Hội thảo “Mô hình thương mại hóa các giống

trái cây cao cấp – Lộ trình cho trái thanh long

chất lượng cao của Việt Nam” do Đại sứ quán

New Zealand phối hợp với SOFRI tổ chức

ngày 5/6 tại TPHCM.

Ba giống thanh long trên cũng là kết

quả của dự án “Phát triển giống cây cao cấp”

do Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm

New Zealand, SOFRI và Phân viện Cơ điện

nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

thực hiện. Dự án do Chương trình phát triển

New Zealand tài trợ, trị giá 8,1 triệu USD,

được thực hiện từ năm 2013 - 2021.

Bà Yến cho biết, sử dụng công nghệ

DNA để chọn lọc bố mẹ và lai tạo, các giống

thanh long mới nói trên có vị ngọt đậm hơn,

chắc thịt so với các giống cũ. Đặc biệt, giống

ruột hồng có hương thơm nhẹ và chưa một

giống nào trước đây có mùi vị đặc trưng.

“Ưu việt của các giống này không chỉ

cho năng suất cao mà, bảo quản được lâu

hơn mà còn có khả năng kháng bệnh đốm nâu

– đây là loại bệnh phổ biến và nan giải trên

trái thanh long của Việt Nam” – bà Yến nói

và cho biết thêm, tính kháng bệnh này sẽ giúp

trái thanh long Việt Nam dễ dàng hơn khi

xuất khẩu bởi thời gian ra hoa đến khi thu

hoạch trái thanh long thường ngắn, việc phun

thuốc trừ sâu dễ để lại dư lượng trên trái.

Trong khi đó, các loại thuốc trừ bệnh đốm

nâu đều nằm trong danh mục không thể xuất

khẩu đến các thị trường khó tính như châu

Âu, Nhật Bản,...

TS. Michael Lay-Yee, Viện Nghiên

cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand,

cho biết, ngoài việc lai tạo ra các giống thanh

long cao cấp, Dự án còn phát triển thành công

mô hình trồng, xử lý sau thu hoạch thanh long

theo phương pháp cải tiến và quy trình kiểm

soát bệnh đốm nâu.

Cụ thể, Dự án thực hiện thí tại các tỉnh

Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh

và Bình Thuận phương phương trồng thanh

long theo kiểu giàn chữ T, giúp người trồng

kiểm soát được bệnh hại hiệu quả, chất lượng,

kích quả đồng đều, năng suất cao gấn 2 – 3

lần so với kiểu trồng trụ. Bên cạnh đó, để

nâng cao năng lực sau thu hoạch, dự án đã

thực hiện việc giám sát nhiệt độ của kho lạnh,

nhiệt độ xuất kho, cải thiện sự lưu thông

không khí trong kho lạnh trong quá trình

đóng gói, bảo quản. Các nhà khoa học của

Việt Nam cùng với sự hợp tác của các nhà

khoa học New Zealand chế tạo thành công

máy rửa thanh long áp lực cao hoàn toàn tự

động. Máy có khả năng làm sạch trái rất cao

mà không làm tổn thương trái, giảm chi phí

nhân công, tăng hiệu quả của việc xử lý diệt

nấm cho trái sau thu hoạch.

Page 38: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 38/54

Theo bà Yến, các loại giống mới sẽ

được đăng ký bản quyền trong nước và quốc

tế. Dự kiến cuối năm 2020, dự án sẽ đưa vào

sản xuất các giống mới để thương mại hóa tại

Việt Nam và thị trường quốc tế..

Nguồn: Kiều Anh,

khoahocphattrien.vn, 05/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Lai tạo thành công giống nho mới chất lượng cao từ nho dại

Vừa qua, Cục trồng trọt (Bộ nông

nghiệp và phát triển nông thôn) thành lập Hội

đồng khoa học công nghệ đánh giá, công

nhận giống nho ăn tươi NH 01 - 152 là giống

nho mới và cho phép sản xuất thử trước khi

sản xuất đại trà.

Giống nho NH 01 - 152 có tên khoa

học Mariaue finger là kết quả nghiên cứu của

đề tài khoa học “Nghiên cứu chọn tạo giống

nho ăn tươi của tỉnh Ninh Thuận” do Viện

nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp

Nha Hố (tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận) nghiên

cứu, lai tạo thành công từ trồng trên gốc ghép

của giống nho dại.

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu

bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố, qua

thời gian trồng khảo nghiệm, giống nho ăn

tươi NH 01 - 152 có nhiều ưu điểm như: cây

nho có thể trồng trên nhiều nền chân đất khác

nhau, vào mùa mưa, bông xổ cũng khó tụt.

Thời tiết nắng nóng nhưng cây vẫn đậu trái,

tỷ lệ đậu trái cao, khả năng kháng sâu bệnh

tốt. Tùy theo chế độ canh tác, giống nho mới

này cho năng suất bình quân 15 - 18

tấn/ha/vụ; trong điều kiện thâm canh đạt 20 -

25 tấn/ha/vụ, sản xuất được 2 vụ/năm.

Giống nho NH 01 - 152 có đặc điểm

trái to, trọng lượng từ 0,5 - trên 1,5 kg/chùm.

Vỏ trái dày, thịt chắc, giòn, độ ngọt vừa phải.

Vị thơm nhẹ rất đặc trưng, khi chín trái có

màu đỏ vang rất đẹp.

Chất lượng trái của giống nho NH 01 -

152 tương đương với sản phẩm nho cùng loại

từ nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Việt

Nam. Sản phẩm hiện được các thương lái thu

mua tại vườn với giá dao động từ 100.000 -

120.000 đồng/kg, cao gấp 2 - 3 lần so với giống

nho Red Cardinal và nho xanh NH 01 - 48.

Đây là cơ sở để đưa giống nho mới

NH 01 - 152 vào sản xuất, giúp nông dân có

giống nho tốt để trồng; lựa chọn thay thế một

số giống nho cũ đang bị thoái hóa. Cách làm

này nhằm đa dạng hóa giống nho ăn tươi chất

lượng cao của tỉnh hiện nay.

Thời gian tới, viện tiếp tục nghiên cứu

bổ sung để hoàn thiện tối ưu quy trình kỹ

thuật canh tác đối với giống nho này để nâng

hiệu quả sản xuất.

Nguồn: T.L, khoahocphothong.com.vn,

20/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Nano bạc trong phòng và trị bệnh viêm móng bò sữa

Hiệu quả của Nano bạc trong phòng và

trị bệnh viêm móng bò sữa là đề tài được thực

hiện bởi nhóm tác giả Ngô Đình Tân, Tăng

Xuân Lưu, Đặng Thị Dương, Khuất Thị Thu

Hà, Trần Thị Loan, Phùng Thị Diệu Linh,

Phùng Quang Trường (Trung tâm Nghiên cứu

Bò và Đồng cỏ Ba Vì), Nguyễn Hoài Châu,

Trần Văn Tựa, Đào Trọng Hiền (Viện Công

Page 39: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 39/54

nghệ Môi trường) và Nguyễn Thị Thanh Hà

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam) với mục

tiêu xác định và phân loại mức độ viêm móng

trên đàn bò sữa và hiệu quả sử dụng nano bạc

trong phòng và điều trị viêm móng.

Sức khỏe chân móng của bò có vai trò

rất quan trọng. Viêm móng gây thiệt hại

không nhỏ về kinh tế cho người chăn nuôi bò

sữa, làm giảm khả năng sản xuất, sinh

sản,…Nguyên nhân gây ra viêm móng rất đa

dạng, bao gồm: trang trại vệ sinh kém, rối

loạn trao đổi chất,…Ở Việt Nam, bệnh chân

móng bò xuất hiện từ nhiều năm trước, tỷ lệ

viêm móng bò sữa tại Ba Vì có xu hướng tăng

lên (11,85% năm 2012 và 13,84% năm 2015);

bệnh xảy ra ở hầu hết các xã nuôi bò sữa, chủ

yếu với bò sinh sản.

Phòng bệnh viêm móng là thực sự cần

thiết, bên cạnh đó việc điều trị cũng phải tiến

hành kịp thời. Nhiều năm qua, việc phòng

bệnh chủ yếu là dùng các chất kháng khuẩn

như kháng sinh, iodine, Amoxicillin …nhưng

hiệu quả mang lại chưa cao. Ngày nay, công

nghệ nano đã được ứng dụng rộng rãi trong

nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực chăn

nuôi. Nano bạc có đặc tính kháng khuẩn cao,

được thể hiện qua một số đặc tính lý hóa của

hạt và khả năng bao phủ bề mặt. Chính vì thế,

việc sử dụng nano bạc trong phòng và trị

bệnh viêm móng bò sữa hứa hẹn sẽ là giải

pháp mang lại hiệu quả đáng mong đợi.

Nghiên cứu được thực hiện tại các trại

nuôi bò sữa của Trung tâm Nghiên cứu Bò và

Đồng cỏ Ba Vì. Nhóm tác giả sử dụng dung

dịch nano bạc, kem nano bạc, cùng các hóa

chất phù hợp làm vật liệu nghiên cứu, đồng

thời áp dụng phương pháp điều tra, phân loại

mức độ viêm móng bò sữa (định dạng được 5

mức độ: mức 1: Bò đứng và đi lại bình

thường; mức 2: Bò đứng hơi lùi về phía sau

và hơi khom lưng, đi lại bình thường; mức 3:

Bò cong lưng rõ ràng cả khi đi và đứng, dáng

đi thay đổi; mức 4: Bò cong lưng rất rõ ràng,

đi lại khó khăn; mức 5: Bò nằm, không đứng

lên được), và kết hợp với phương pháp phân

loại khả năng phòng và điều trị viêm móng

cho từng loại nano bạc.

Kết quả cho thấy, dung dịch nano bạc

có tác dụng phòng bệnh viêm móng bò sữa

(93,33%, cao hơn 13,33% so với Iodine). Khi

bò bị bệnh thì kem nano bạc có tác dụng điều

trị bệnh viêm móng mức 2 và 3 tốt hơn so với

Amoxicillin, sau 10 ngày điều trị. Hơn nữa, tỷ

lệ khỏi bệnh ở mức 4 đạt 40% sau khi điều trị

bệnh móng sau 10 ngày.

Nguồn: Kim Oanh, cesti.gov.vn,

19/06/2019

Trở về đầu trang

**************

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu giải pháp khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước tại các vùng núi cao Karst Đông Bắc Việt Nam. Áp dụng thử nghiệm tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn

Vùng núi cao karst Đông Bắc là khu

vực phân bố các thành tạo cacbonat có khả

năng thấm nước tốt, tuy nhiên do có địa hình

cao, phân cắt sâu làm cho khả năng tàng trữ

nước kém do bị thoát rất nhanh theo các hệ

thống karst ra mạng lưới xâm thực địa

phương tạo nên sự khan hiếm nước rất

nghiêm trọng, gây khó khăn cho đời sống của

nhân dân. Trong những năm qua, Nhà nước

đã đầu tư thích đáng để giải quyết vấn đề

nước sinh hoạt cho nhân dân ở các vùng núi

cao thông qua nhiều Chương trình, Dự án

Page 40: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 40/54

khác nhau do nhiều Bộ, Ngành khác nhau và

các tổ chức quốc tế thực hiện. Nhiều giải

pháp khai thác, sử dụng nước như xây bể, lu

chứa nước, hoặc xây dựng nhiều hồ treo chứa

nước, xây dựng các công trình nước tự chảy,

khảo sát khoan thăm dò khai thác nước dưới

đất... Đến nay, các công trình đó đã mang lại

những hiệu quả nhất định nhưng tình trạng

thiếu nước vẫn xảy ra thường xuyên, nhất là

vào mùa khô hạn. Các hồ treo, bể chứa, công

trình cấp nước hiện đã xuống cấp hoặc bị cạn

kiệt do điều kiện thi công, thời tiết, khí hậu

bất thường không đảm bảo cung cấp nước

cho đời sống nhân dân và phục vụ phát triển

kinh tế xã hội.

Như vậy vấn đề ở đây là giải pháp khai

thác, sử dụng nguồn nước nào là hợp lý, bền

vững để tận dụng tối đa và phát triển bền

vững tài nguyên nước trong khu vực phục vụ

cấp nước sinh hoạt, và sau nữa là nước cho

hoạt động sản xuất lâu dài cho vùng cao núi

cao karst Đông Bắc Việt Nam. Chính vì vậy,

để có cơ sở định hướng các giải pháp khai

thác khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước

phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản

xuất đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc

phòng tại các vùng núi cao karst Đông Bắc,

nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Quy hoạch và

Điều tra tài nguyên nước quốc gia do ThS.

Phạm Bá Quyền làm chủ nhiệm, đã thực hiện

đề tài: “Nghiên cứu giải pháp khai thác, sử

dụng bền vững nguồn nước tại các vùng núi

cao Karst Đông Bắc Việt Nam. Áp dụng thử

nghiệm tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn”

trong thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng

8/2017.

Đề tài đạt được mục tiêu nghiên cứu là:

- Xác lập được các giải pháp khai thác,

sử dụng bền vững nguồn nước tại các vùng

núi cao karst Đông Bắc Việt Nam;

- Đề xuất mô hình thích hợp khai thác,

sử dụng bền vững nguồn nước tại cao nguyên

đá Đồng Văn.

Một số kết quả nghiên cứu của đề tài:

- Đã hệ thống hóa được các giải pháp

khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước trên

thế giới và trong nước từ đó luận chứng đề

xuất các giải pháp khai thác, sử dụng bền

vững các nguồn nước phù hợp với điều kiện

thực tiễn của nùng núi cao karst Đông Bắc

Việt Nam.

- Đã xác định được hiện trạng tài

nguyên nước vùng núi cao karst Đông Bắc.

- Đã đưa ra được cơ sở khoa học và

xác lập được giải pháp khai thác, sử dụng bền

vững nguồn nước cho 213 xã, thị trấn thuộc 5

tỉnh trong vùng núi cao karst Đông Bắc.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn mô hình

khai thác sử dụng nguồn nước tại vùng cao

nguyên đá đã đánh giá được mô hình khai

thác nguồn nước bằng giếng khoan tại thị trấn

Đồng Văn là rất bền vững. Ngoài ra, đề tài đã

đề xuất được mô hình khai thác, sử dụng bền

vững nguồn nước tại 21 giếng khoan và 189

mạch lộ có thể đưa vào khai thác, sử dụng

ngay tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Nguồn: N.P.D (NASATI), vista.gov.vn,

27/06/2019

Trở về đầu trang

Page 41: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 41/54

**************

SMARTPH: Tự động quan trắc nước thải, khí thải và bụi ngay tại nguồn

Hiệu chuẩn kiểm định thiết bị quan trắc nước thải online SmartpH

Giám sát chất lượng môi trường (nước

thải, khí thải) đang được xem là trách nhiệm

xã hội, thậm chí đang dần trở thành tiêu chí

bắt buộc ở từng doanh nghiệp có hoạt động

sản xuất. Thay vì tốn chi phí cho nhân sự thực

hiện chuyên trách việc theo dõi và báo cáo

kết quả quan trắc sau khi nhận thông tin từ

phòng thí nghiệm, doanh nghiệp hoàn toàn có

khả năng tự động hóa quá trình quan trắc

bằng hệ thống quan trắc chuyên dụng sử dụng

cảm biến thông minh, đồng thời còn có khả

năng truyền dữ liệu đến cơ quan quản lý nhà

nước, như Sở Tài nguyên và Môi trường, để

báo cáo.

Thông qua dữ liệu đo đạc, cơ quan

quản lý nhà nước sẽ nắm bắt thông tin kịp

thời, có dự báo và sẵn sàng ứng phó với

những trường hợp phát sinh biến cố. Ở khía

cạnh xã hội, việc lắp đặt hệ thống quan trắc

nước thải là một trong những phương pháp

thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường với

cộng đồng, qua đó khẳng định và làm tăng

thêm uy tín của doanh nghiệp.

Được thiết kế và chế tạo trong nước,

hệ thống quan trắc tự động SmartpH của

Công ty Cổ phần Khoa học Kỹ thuật Phượng

Hải có độ chính xác và độ bền rất cao, được

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường

Chất lượng 3 (Quatest 3) và Trung tâm Quan

trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Bình Dương cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.

Ngoài việc đảm bảo phù hợp với Thông tư

24/2017/TT-BTNMT, SmartpH còn kết nối

được với các Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ưu điểm của hệ thống quan trắc tự

động SmartpH là sử dụng các cảm biến để

theo dõi và phân tích dữ liệu của mẫu (nước

thải, khí thải…) mà không cần phải đưa đến

phòng thí nghiệm. Ngay khi đo được mức độ

ô nhiễm của nguồn nước, tất cả các thông số

sẽ được trả về nhanh chóng, độ tin cậy và

chính xác cao, sẵn sàng gửi về trung tâm xử

lý dữ liệu. Thông qua việc truyền tải dữ liệu

trực tuyến, người vận hành có khả năng nắm

bắt kết quả quan trắc ngay lập tức mà không

cần mất nhiều thời gian như khi phải đến tận

nơi để thu thập và mang mẫu nước về phân

tích, đồng thời có thể kiểm tra được mức độ ô

nhiễm của mẫu tại bất kì thời điểm nào.

Tháng 12/2018, SmartpH đã được lắp

đặt tại Công ty TNHH MTV Xi măng Sông

Gianh (Quảng Bình) để đo chất lượng nước

sông đầu vào, phục vụ hoạt động điều khiển

việc tắt/bật bơm nước sông vào hồ chứa nước

làm mát cho hệ thống nhiệt điện. Trong đó,

bộ Transmitter đo đa chỉ tiêu (SmartpH-01M)

là bộ hiển thị và điều khiển thông minh có

khả năng đo mở rộng được 08 chỉ tiêu cùng

lúc COD/BOD/pH/oC/Cond/TSS/Color/Flow.

Tháng 01/2019, hệ thống quan trắc tự

động SmartpH đã được lắp đặt tại Nhà máy

Xử lý nước thải KCN Sóng Thần 2, được hiệu

chuẩn kiểm định bởi Trung tâm Quan trắc

Môi trường miền Nam (Tổng cục Môi

Page 42: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 42/54

trường). Tháng 3/2019, hệ thống quan trắc tự

động SmartpH cũng được lựa chọn để quan

trắc nước thải trực tiếp cho Nhà máy sản xuất

ô tô, xe máy điện VinFast tại khu công nghiệp

Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng).

Không chỉ thế, được thiết kế dạng

module, thiết bị quan trắc online cho phép

người sử dụng có thể nâng cấp và mở rộng

bất kỳ bộ phận nào để đáp ứng nhu cầu công

việc. Do đó, khách hàng sẽ không phải tốn

chi phí thay thiết bị để cập nhật công nghệ mà

chỉ cần nâng cấp từng bộ phân theo nhu cầu,

thời điểm thích hợp. Đây cũng là ưu điểm

vượt trội nhất của loại thiết bị so với các thiết

bị loại cũ. Điển hình là Công ty TNHH

British American Tobacco Việt Nam đã lắp

đặt mở rộng thêm thiết bị quan trắc bụi

PM2.5 theo chỉ số AQI. Trong đó, bộ hiển thị

nồng độ bụi đa điểm SmartpH-06PM có khả

năng đo được 6 vị trí cùng lúc.

Về tổng thể, hệ thống quan trắc tự

động SmartpH bao gồm tủ quan trắc được gắn

các đầu đo chỉ tiêu lắp bên trong bể nước

chảy tràn được bơm vào từ nơi xả thải. Giá trị

đo hiển thị trên màn hình có ngõ ra kết nối

với 1 datalogger truyền số liệu quan trắc về

máy chủ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thiết bị lấy mẫu tự động kết nối với đường

nước trong bể đo, khi thông số nước thải

truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường có

dấu hiệu bất thường, nhân sự theo dõi sẽ lấy

mẫu và niêm phong mẫu nước thải từ xa

thông qua thiết bị lấy mẫu tự động. Ngoài ra

có 1 hệ thống camera sẽ theo dõi vị trí lấy

mẫu, tủ quan trắc nước thải và tủ lấy mẫu, để

giám sát việc đo lường quan trắc.

Hệ thống quan trắc tự động SmartpH

do Công ty Cổ phần Khoa học Kỹ thuật

Phượng Hải cung cấp ứng dụng những công

nghệ và thiết bị hiện đại nên có độ chính xác

và độ bền rất cao; chi phí vận hành và bảo trì

thấp; đơn giản trong lắp đặt, kết nối và vận

hành.

Nguồn: Kim Hoàn, techport.vn,

18/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu ứng dụng nghiệp vụ mô hình bất thủy tĩnh để nâng cao chất lượng dự báo thời tiết cho khu vực Việt Nam

Hiện nay, độ phân giải ngang của các

mô hình khu vực ứng dụng trong nghiệp vụ

tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn

Trung ương chỉ phổ biến từ 15-17km. Như

vậy có thể thấy việc tiếp tục ứng dụng các mô

hình khu vực vẫn là chìa khóa để tăng độ chi

tiết từ các sản phẩm dự báo toàn cầu. Bên

cạnh đó, với nhu cầu tăng mức độ chi tiết hơn

nữa trong các bản tin phục vụ dự báo khí

tượng, thủy văn và hải văn, độ phân giải trong

các mô hình khu vực sẽ cần thiết phải hạ quy

mô xuống từ cận dưới quy mô vừa 5-7km đến

quy mô đối lưu dưới 2km trong thời gian tới.

Căn cứ vào tính cấp thiết của việc tiếp

tục ứng dụng mô hình bất thủy tĩnh phân giải

cao trong bài toán dự báo nghiệp vụ. Nhóm

nghiên cứu do Cơ quan chủ trì đề tài Trung

tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia phối hợp

Page 43: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 43/54

với Chủ nhiệm đề tài Th.S Dư Đức Tiến cùng

thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng nghiệp

vụ mô hình bất thủy tĩnh để nâng cao chất

lượng dự báo thời tiết cho khu vực Việt Nam”.

Dựa trên các kết quả thử nghiệm và

đánh giá dự báo, mô phỏng bằng các mô hình

khu vực bất thủy tĩnh phân giải cao, đề tài rút

ra một số kết luận chính như sau:

1) Ảnh hưởng của mô hình bất thủy

tĩnh tới dự báo thời tiết giai đoạn 2012-2014:

+ Đối với điều kiện thời tiết thông

thường: thông quan việc đánh giá 3 biến khí

tượng bề mặt cơ bản gồm nhiệt độ mực 2m,

gió mực 10m và mưa tích lũy ngày, các kết

quả đánh giá từ năm 2012-2014 giữa chế độ

chạy mô hình thủy tĩnh và bất thủy tĩnh với

cùng độ phân giải là 15km cho thấy đối với

nhiệt độ tt có sự khác biệt. Chế độ gió và mưa

có sự sai khác rõ rệt tập trung chủ yếu vào

mùa hè, cụ thể gió mực 10m có sai số giảm

tập trung lớn ở khu vực Trung Trung Bộ còn

lượng mưa dự báo ngày giảm đặc biệt tại khu

vực Tây Nguyên. Các vị trí giảm sai số ở mô

hình bất thủy tĩnh đều liên quan trực tiếp đến

các khu vực có địa hình phức tạp.

+ Đối với dự báo mưa lớn, thông qua

đánh giá dự báo mưa từ mô hình WRF-ARW

ở hai chế độ thủy tĩnh (WRF-ARW-TT-

15km) và bất thủy tĩnh (WRF-ARW-BTT-

15km) cho thấy ở ngưỡng mưa dưới

50mm/24h ít có sự khác biệt giữa hai lựa

chọn này cho mô hình WRF-ARW ở độ phân

giải 15km, tuy nhiên ở các ngưỡng mưa từ

50-100mm và lớn hơn 100mm có sự cải thiện

ở chế độ bất thủy tĩnh. Khi hạ độ phân giải

xuống 5km (WRF-ARW-BTT-5km), sai số ở

các ngưỡng mưa lớn hơn 100mm được cải

thiện so với ở dự báo 15km tại cả hai chế độ

thủy tĩnh và bất thủy tĩnh cho các hạn 48h và

72h. Điều này cho thấy chế độ bất thủy tĩnh

được thể hiện rõ rệt trong các dự báo phân

giải cao và có khả năng giảm thiểu sai số

trong các trường hợp mưa cực trị lớn.

+ Đối với dự báo không khí lạnh và

nắng nóng, ở cùng độ phân giải 15km, chế độ

bất thủy tĩnh không cải thiện được dự báo

nhiệt độ nói chung và hai hiện tượng không

khí lạnh và nắng nóng, tuy nhiên từ các thử

nghiệm dự báo phân giải cao từ 3-5km cho

thấy rõ được vai trò của mô hình bất thủy tĩnh

phân giải cao ảnh hưởng đến chất lượng dự

báo không khí lạnh và nắng nóng – đánh giá

gián tiếp thông qua chế độ nhiệt bề mặt.

2) Vấn đề lựa chọn vật lý mô hình và

độ phân giải cao trong dự báo mưa lớn

+ Đã thử nghiệm tổ hợp các sơ đồ vật

lý khác nhau trong mô hình WRF-ARW (gồm

sơ đồ đối lưu, sơ đồ vi vật lý mây và sơ đồ

bức xạ trong khí quyển) và mổ phỏng cho 30

đợt mưa lớn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

từ 2012-2014 trong đó điều kiện biên tái phân

tích được sử dụng để cô lập ảnh hưởng của

sai số điều kiện biên, qua đó xem xét độ nhạy

của các sơ đồ tham số hóa vật lý trong mô

hình đến kết quả dự báo mưa lớn. Kết quả

cho thấy sơ đồ đối lưu Kain-Friscth thể hiện

rõ ưu điểm thông qua hầu hết các chỉ số đánh

giá so với sơ đồ đối lưu BMJ. Sự kết hợp giữa

sơ đồ Kain-Fristch với sơ đồ vi vật lý mấy

WSM (3 hoặc 5 hoặc 6 lớp) và sơ đồ bức xạ

Dudhia cũng cho kết quả mô phỏng có kĩ

năng nhất so với các tổ hợp còn lại.

+ Những kết quả đánh giá dự báo ở các

hạn dài (2-3 ngày) cho thấy sự khác biệt giữa

kết quả của các tổ hợp vật lý không nhiều so

với hạn 24h (dao động của chỉ số ETS ở hạn

24h ~ 0.1 đến 0.15; hạn 48h ~ 0.05 đến 0.8;

hạn 72h dưới 0.05). Điều này có nghĩa, đối với

bài toán dự báo mưa lớn ở các hạn sau 24h cần

phải tiếp tục khảo sát liên quan đến vấn đề

động lực của mô hình khu vực và độ chính xác

của điều kiện biên điều khiển.

Page 44: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 44/54

3) Vấn đề giữa các mô hình khu vực:

+ Đề tài đã thực hiện dự báo 13 đợt

mưa lớn năm 2014 bằng 5 mô hình khu vực

phân giải cao gồm COSMO (7km), WRF-

ARW (5km hạ quy mô từ 15km), WRF-NMM

(5km hạ quy mô từ 15km), Moloch (5km, hạ

qua môBolam 15km) và NHM (5km hạ quy

mô từ 15km. Những kết quả đánh giá sai số

giữa các mô hình tại hạn 24h, 48h và 72h cho

thấy ở độ phân giải cao (5km), mô hình NHM

cho kết quả tốt nhất tại hai hạn 24h và 72h với

sai số ổn định hơn so với các mô hình còn lại.

Đánh giá cho 3 hệ thống mô hình NHM,

WRF-ARW và WRF-NMM khi hạ độ phân

giải thì sai số giảm đi ở đa số các hạn sau 1

ngày. Ngoài ra, về cơ bản chưa thấy khả năng

giảm sai số ở hạn 24h khi hạ độ phân giải và

khá tương đồng với kết quả đã thử nghiệm về

vai trò của độ phân giải với mô hình WRF-

ARW. Điều này cho thấy tính phức tạp của bài

toán hạ quy mô phù hợp với từng khu vực, khí

hậu địa phương cần áp dụng.

4) Khả năng tăng cường mô phỏng và

dự báo cho các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

ở độ phân giải cao dưới 5km:

+ Một số thử nghiệm tăng độ phân giải

xuống 2-3km để đánh giá khả năng mô phỏng

và dự báo hiện tượng dông và xoáy thuận

nhiệt đới đã được thực hiện trong năm 2015

và 2016. Kết quả cho thấy khả năng cung cấp

dự báo các hiện tượng quy mô đối lưu như

dông và cấu trúc chi tiết của xoáy thuận nhiệt

đới được miêu tả chi tiết hơn và rõ hơn trong

ở độ phân giải 2-3km. Do hạn chế về mặt tính

toán (thử nghiệm ở độ phân giải 2-3km với 50

mực thẳng đứng cần 15-20h tích phân thực tế

trên hệ thống hiện tại của Trung tâm

DBKTTVTƯ cho dự báo hạn 24h) nên cần

thực hiện bổ sung các mẫu dự báo các hiện

tượng quy mô nhỏ trong tương lai, qua đó

đánh giá định lượng được hiệu quả của các

mô hình chạy ở quy mô đối lưu (2-3km hoặc

dưới 2km).

+ Thông qua chỉ số dự báo dông

Kindex, các thử nghiệm trong những trường

hợp có dông tại khu vực Hà Nội, Vinh và Đà

Nẵng cho thấy tăng được hệ số tượng quan

với quan trắc trong dự báo ở chế độ bất thủy

tĩnh và bất thủy tĩnh phân giải cao (2/3 số

trạm đánh giá). Mức độ tương quan giữa quan

trắc và dự báo khoảng 0.5-0.6 khi xét trên

toàn tập mẫu. Chỉ có sự khác biệt trong mẫu

có dông giữa bất thủy tĩnh và thủy tĩnh, tuy

nhiên giữa bất thủy tĩnh và bất thủy tĩnh-phân

giải cao (hạ quy mô động lực không có tương

tác 2 chiều) ít có sự khác biệt.

+ Trong bài toán dự báo bão và xoáy

thuận nhiệt đới, các kết quả đánh giá dự báo

quỹ đạo và cường độ bão từ năm 2012-2014

giữa mô hình toàn cầu GFS và mô hình WRF-

ARW ở hai chế độ thủy tĩnh và bất thủy tĩnh

cho thấy: trong các hạn 24h và 48h không có

sự cải thiện về sai số quỹ đạo nhưng sai số

cường độ được giảm đi ở chế độ bất thủy tĩnh

so với thủy tĩnh. Khi sử dụng hệ thống lưới

lồng hạ xuống độ phân giải 5km từ sản phẩm

15km (bất thủy tĩnh), sai số cường độ vẫn tiếp

tục có khả năng được cải thiện từ 1-2m/s

(trung bình tuyệt đối) so với ở độ phân giải

15km trong các năm thử nghiệm.

5) Vấn đề đồng hóa số liệu:

+ Đã kế thừa hệ thống đồng hóa số liệu

WRFDA từ đề tài cấp NN do TS Bùi Minh

Tăng làm chủ nhiệm trong việc đồng hóa số

liệu địa phương tại Việt Nam và số liệu radar

Doppler Đông Hà. Ngoài ra đề tài đã thử

nghiệm bổ sung xử lý và đồng hóa thêm số

liệu gió hướng tâm từ các quan trắc radar

Doppler (Đông Hà, Tam Kỳ).

+ Đã tiếp nhận, thiết lập và thử nghiệm

hệ thống đồng hóa động lực giảm dư Nudging

số liệu radar cho hệ thống mô hình COSMO

Page 45: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 45/54

từ Tổng Cục khí tượng Đức, qua đó lần đầu

tiên tận dụng được số liệu quan trắc từ các

loại radar thế hệ cũ (chỉ cung cấp độ phản hồi

tại các góc quét đơn) cho bài toán đồng hóa

số liệu vào các mô hình khu vực tại Việt Nam

+ Đồng bộ hóa toàn bộ các loại số liệu

quan trắc về định dạng bufr để sử dụng thống

nhất trong cả hệ thống đồng hóa WRFDA và

Nudging.

+ Thử nghiệm trong nghiệp vụ hệ

thống đồng hóa biến phân WRFDA cho mô

hình WRF-ARW cho thấy chưa có sự khác

biệt thực sự khi sử dụng số liệu bề mặt của

Việt Nam mặc dù sự thay đổi của trường ban

đầu có thể lan lên các mực đến 500hPa trong

mô hình trong các tháng mùa hè.

+ Đối với số liệu radar, các kết quả

khảo sát với hệ thống COSMO sử dụng số

liệu radar phía Bắc hoặc mô hình WRF-ARW

đồng hóa số liệu Đông Hà cho thấy dự báo

mưa của mô hình khá nhạy với sự thay đổi do

đồng hóa radar mang lại và có thể ảnh hưởng

đến thời hạn 48h dự báo.

6) Phương pháp thống kê sau mô hình:

Đề tài đã kế thừa và áp dụng phương

pháp UMOS cho mô hình WRF-ARW ở hai

chế độ thủy tĩnh và bất thủy tĩnh trong việc

dự báo pha xảy ra mưa ở các ngưỡng khác

nhau. Việc hiệu chỉnh sản phẩm dự báo từ mô

hình khu vực WRF-ARW cho thấy khả năng

hiệu chỉnh rất cao của phương pháp UMOS

thay vì sử dụng trực tiếp dự báo của mô hình

WRF và ở chế độ bất thủy tĩnh khả năng hiệu

chỉnh cũng được tăng lên. Ở cấp mưa nhỏ và

vừa, chế độ bất thủy tĩnh sau khi hiệu chỉnh

UMOS cho kết quả tốt nhất trong khi ở các

ngưỡng cao hơn mặc dù có cải thiện so với

trực tiếp từ mô hình nhưng hiệu chỉnh UMOS

của WRF-ARW-TT vẫn tốt hơn.

7) Vấn đề năng lực máy tính và đề

xuất thực hiện thử nghiệm nghiệp vụ

+ Năng lực tính toán hiện tại chỉ đáp

ứng cho việc thực hiện dự báo hạn 72h ở độ

phân giải từ 12km-15km chạy trong thời gian

thực (thực hiện hoàn thành trong khoảng 45p-

60p) nên khả năng áp dụng các mô hình phân

giải cao từ 5km đến 7km là hạn chế. Một

trong những hạn chế chính của hệ thống tính

toán hiện tại chính là tốc độ kết nối giữa các

node tính toán với nhau (vẫn sử dụng công

nghệ cũ, tốc độ tính toán giữa các node sử

dụng kết nối ethernet ~ 1Gb so với hiện nay

đã tiến đến Trung tâm Dự báo khí tượng thủy

văn Trung ương 52 khái niệm băng thông

không giới hạn - infiniband ~ 40Gb) nên

không thể tăng số cpu cho bài toán mô phỏng

(càng tăng sẽ càng làm chậm tính toán đi).

+ Với năng lực nêu trên, chỉ có thể

thực hiện từ 1-2 ốp dự báo ở độ phân giải cao

và có độ trễ so với các sản phẩm toàn cầu từ

6h-10h và hạn dự báo đề xuất từ 48h cộng

thêm thời gian trễ do tốc độ tính toán chưa

đảm bảo (thiết lập dự báo đến 60h hoặc 72h

và loại bỏ đi 12h đầu tiên để dự báo viên có

thể tham khảo thêm sản phẩm phân giải cao).

+ Căn cứ vào thời gian tính toán và

thời gian thu nhận các loại số liệu điều kiện

biên khác nhau, Đề tài đã đưa vào thử nghiệm

nghiệp vụ 02 mô hình: i) WRF-ARW chạy ở

chế độ bất thủy tĩnh phân giải 15km bao phủ

toàn bộ Việt Nam và Biển Đông và độ phân

giải cao 5km bao phủ toàn bộ Việt Nam

(ngày chạy 01 ốp dự báo 12z), ii) COSMO ở

chế độ bất thủy tĩnh phân giải 7km bao phủ

toàn bộ Việt Nam và Biển Đông (ngày chạy

01 ốp dự báo 12z).

Nguồn: Đ.T.V (NASATI), vista.gov.vn,

01/07/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 46: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 46/54

LĨNH VỰC KHÁC

Tạp chí đầu tiên của Việt Nam được SCImago xếp hạng Q1 về lĩnh vực Vật liệu

Sau 3 năm xuất bản, mới đây, tạp chí

Journal of Science: Advanced Materials and

Devices (JSAMD) của ĐH Quốc gia Hà Nội

lần đầu tiên đã được SCImago xếp hạng -

GS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó giám

đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, Tổng biên tập

JSAMD, cho biết.

Trong đó, 2 lĩnh vực Vật liệu composite

và Vật liệu từ, điện tử, quang được xếp nhóm

Q1; còn 2 lĩnh vực Khoa học vật liệu và Vật

liệu sinh học được xếp nhóm Q2.

SCImago (trụ sở ở Tây Ban Nha) là

một tổ chức nghiên cứu làm nhiệm vụ cung

cấp thông tin về chất lượng nghiên cứu khoa

học của các quốc gia, các cơ sở nghiên cứu,

mức độ uy tín của các tạp chí thông qua việc

phân tích các chỉ số dựa trên cơ sở dữ liệu

Scopus do Nhà xuất bản Elsevier, Hà Lan, xây

dựng từ năm 2004.

SCImago xếp hạng chất lượng tạp chí

bằng chỉ số SJR (SCImago Journal Ranking),

trong đó tính đến số lượng trích dẫn mà mỗi

tạp chí nhận được và uy tín của các tạp chí

trích dẫn lại tạp chí đó. Chỉ số này được

SCImago phát triển từ thuật toán xếp hạng

trang web của Google (Google PageRank).

Dựa trên chỉ số SJR, các tạp chí được

phân thành 4 nhóm Q1, Q2, Q3, Q4 theo các

chủ đề nghiên cứu, trong đó Q1 bao gồm 25%

các tạp chí hàng đầu. Chỉ số SJR có thể biến

đổi, phụ thuộc vào kết quả đánh giá hàng năm.

Thông tin trên website của SCImago

cho thấy, chỉ số SJR năm 2018 của JSAMD là

0,72. Trong 2 năm 2017-2018, trung bình mỗi

bài báo trên JSAMD được trích dẫn 3,357 lần,

so với 1,565 lần trong 2 năm 2016-2017.

Năm 2018, có 94 bài báo trên JSAMD

được trích dẫn, trên tổng số 130 bài, với số lần

là 433, so với 108 lần của năm 2017.

Tính đến nay, JSAMD là tạp chí đầu

tiên của Việt Nam được SCImago xếp hạng

Q1 về lĩnh vực Vật liệu. Trước đó, năm 2014,

tạp chí Advances in Natural Sciences:

Nanoscience and Nanotechnology (ANSN)

của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam được

xếp hạng Q1 về lĩnh vực Kỹ thuật công nghiệp

và sản xuất. Năm nay, ngoài lĩnh vực này,

ANSN có thêm lĩnh vực Kỹ thuật điện và điện

tử được xếp hạng Q1.

JSAMD xuất bản 4 kỳ/năm, mỗi kỳ dày

khoảng 120 trang, với hội đồng biên tập gồm

31 nhà khoa học uy tín, trong đó có 23 nhà

khoa học nước ngoài, và được cố vấn bởi GS

S. Bland - Tổng biên tập Tạp chí Materials

Today (IF= 24.537). JSAMD ra số đầu tiên

vào tháng 3/2016, và đã được đưa vào hệ

thống danh mục Web of Science và Scopus.

Tạp chí được phát hành trên hệ thống Science

Direct của Nhà xuất bản Elsevier.

GS.TS Phan Mạnh Hưởng - giảng viên

Đại học Nam Florida (Mỹ), Trưởng ban biên

tập JSAMD, cho biết, “Thời gian từ khi nhận

bài, phản biện đến chấp nhận đăng bài trên

tạp chí là khoảng một tháng rưỡi; riêng đối

với những nghiên cứu mới có tính đột phá, nổi

bật, thời gian được rút xuống còn 2 đến 3

Page 47: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 47/54

tuần. Thông thường, thời gian để một bài báo

được chấp nhận và đăng online là từ một

tháng rưỡi đến 3 tháng”.

Nguồn: Thái Thanh,

khoahocphattrien.vn, 26/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Ứng dụng tiến bộ khoa học trong khai thác xa bờ

Các đại biểu tham quan các thiết bị hàng hải.

Ngày 19/6, tại Quảng Ngãi, Trung tâm

Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở

NN&PTNT Quảng Ngãi tổ chức diễn đàn

Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề ứng

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong

khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu khai

thác xa bờ.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng

Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản)

cho biết, từ đội tàu thủ công lạc hậu, đến nay

cả nước đã có trên 31.500 tàu cá xa bờ. Tuy

nhiên, nhìn chung lĩnh vực khai thác hải sản

vẫn mang nặng tính thủ công, nhiều khâu

trong sản xuất vẫn phải sử dụng lao động trực

tiếp, năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu

hoạch lớn (từ 20-30%).

Kết quả điều tra cho thấy, các tàu khai

thác hải sản xa bờ lắp máy cũ chiếm tới

88,6% tổng số tàu khai thác xa bờ. Do máy cũ

lại sai công năng sử dụng, nên các loại máy

này độ bền thường thấp, hay bị hỏng hóc bất

thường, ảnh hưởng đến độ an toàn và hiệu

quả chuyến biển. Trang bị khai thác chưa đầy

đủ nên hạn chế hiệu quả khai thác và an toàn

sản xuất…

“Để nâng cao hiệu quả trong khai thác

hải sản, đảm bảo an toàn cho người và

phương tiện hoạt động trên biển… tàu thuyền

phải được thiết kế hợp lý, vật liệu đóng tàu

phải đáp ứng môi trường làm việc khắc

nghiệt, cơ giới hóa các khâu sản xuất, thiết bị

bảo quản phải đáp ứng được yêu cầu bảo

quản sản phẩm dài ngày trên biển”.

Từ năm 2013 đến nay, Bộ NN&PTNT

đã và đang triển khai dự án Movimar gắn các

thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh cho 3.000 tàu

cá. Tàu cá gắn thiết bị này sẽ nhận được

thông tin dự báo thời tiết, dự báo ngư trường,

tự động báo vị trí tàu về bờ 2 giờ/lần; các

thông tin hướng dẫn tránh trú bão và các

thông tin quan trọng khác từ các cơ quan

quản lý thủy sản trong bờ…

Tại diễn đàn, nhóm nghiên cứu của

Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy

sản (Trường đại học Nha Trang) cho biết, đã

ứng dụng phần mềm trong thiết kế vỏ tàu và

một số kỹ thuật mới trong thi công, chế tạo

tàu vỏ thép, composite đảm bảo tăng độ bền,

tiết kiệm vật liệu. Các loại máy móc, thiết bị

cơ giới hóa quá trình đánh bắt tiếp tục được

ứng dụng, chuyển giao, như: Máy thu lưới

vây tang treo, máy thu-thả câu cá ngừ đại

dương của nghề câu tay kết hợp ánh sáng tại

Bình Định…

Các thiết bị điện tử hàng hải như máy

đo sâu-dò cá, máy định vị, máy thông tin liên

lạc đã được sử dụng phổ biến trên tàu cá

trong khu vực. Một số thiết bị điện, điện tử

hiện đại như máy dò cá ngang, ra đa, máy

thông tin liên lạc đa chức năng, máy đo dòng

Page 48: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 48/54

chảy, điện thoại vệ tinh, máy nhận dạng tự

động AIS đảm bảo an toàn cho người và tàu

trên biển… đã được lắp đặt trên một số tàu cá

hoạt động xa bờ. Thiết bị giám sát tàu cá như

Movimar, Zunibal, Blue Tracker cũng được

lắp đặt nhằm nỗ lực gỡ thẻ Vàng của EC.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc

Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị các

cơ quan chuyển giao, các trung tâm khuyến

nông các tỉnh, hiệp hội… triển khai nhanh

xây dựng các mô hình khai thác, bảo quản có

hiệu quả cao; tiếp tục đào tạo ngư dân theo

hướng cầm tay chỉ việc và tập trung tuyên

truyền cho nhiều người biết.

Đối với ngư dân, cần mạnh dạn áp

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai

thác, chế biến và bảo quản sản phẩm trên tàu

để nâng cao hiệu quả trong khai thác, tăng thu

nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây

dựng nông thôn mới; chấp hành các quy định

trong khai thác, không vi phạm pháp luật…

góp phần bảo vệ an ninh biển đảo và gỡ thẻ

Vàng EU.

Nguồn: Lưu Hương, baochinhphu.vn,

19/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu phát triển loại hình vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy trên địa bàn TP.HCM

Đề tài do tác giả Vương Tấn Đức và

cộng sự (Trung tâm Nghiên cứu phát triển Đô

thị và Giao thông vận tải) thực hiện nhằm

nghiên cứu đề xuất phát triển và đưa vào khai

thác loại hình vận tải hành khách công cộng

(VTHKCC) bằng đường thủy nội địa, góp

phần phát triển một loại hình giao thông công

cộng mới trên địa bàn TP.HCM, phục vụ lợi

ích cho người dân, đáp ứng yêu cầu phát

triển giao thông đô thị bền vững.

Theo Quyết định 66/QĐ-UBND ngày

14/9/2009 của UBND TP.HCM phê duyệt

“Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng

bến TP.HCM đến năm 2020” trên địa bàn

thành phố có 112 tuyến sông, kênh, rạch với

tổng chiều dài gần 1.000 km có thể khai thác

vận tải, tạo thành mạng lưới đi qua hầu hết

các quận, huyện với rất nhiều tiềm năng phát

triển vận tải thủy. Việc bố trí các tuyến

VTHKCC bằng thủy hợp lý trên một số tuyến

trong khu vực đô thị sẽ rút ngắn thời gian đi

lại so với đường bộ, góp phần hỗ trợ cho giao

thông đường bộ. Ngoài ra, việc kết hợp giữa

sự phát triển VTHKCC bằng đường thủy và

du lịch trên sông còn là cơ hội tạo ra giá trị

gia tăng cho hoạt động du lịch và các sinh

hoạt cộng đồng khác, góp phần tạo lập diện

mạo mới cho bộ mặt cảnh quan đô thị. Tuy

nhiên, để phát triển loại hình mới mẻ này

trong khu vực đô thị, cần phải có một nghiên

cứu tổng thể và toàn diện.

Trong đề tài này, nhóm tác giả đã tiến

hành khảo sát, điều tra nhu cầu đi lại của

người dân đối với việc sử dụng loại hình

VTHKCC bằng đường thủy; dự báo nhu cầu

sử dụng loại hình VTHKCC bằng đường thủy

của người dân trên địa bàn thành phố; phân

tích và đánh giá hiện trạng kỹ thuật luồng

tuyến trên góc độ tổ chức khai thác VTHKCC

bằng đường thủy bao gồm các thông số thủy

vận, các công trình vượt sông, chế độ thủy

triều; nghiên cứu đề xuất mạng lưới tuyến và

tổ chức khai thác VTHKCC bằng đường thủy

trên địa bàn TP.HCM;…

Kết quả, thông qua số liệu hơn 8.000

phiếu “Điều tra phỏng vấn người dân về khả

năng sử dụng VTHKCC bằng đường thủy”,

Page 49: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 49/54

nhóm nghiên cứu có những nhận định về nhu

cầu tiềm năng của người dân về sử dung loại

hình VTHKCC bằng đường thủy, làm cơ sở

cho công tác dự báo nhu cầu và xây dựng

mạng lưới luồng tuyến VTHKCC bằng

đường thủy.

Với 22 chuyên đề nghiên cứu các nội

dung chính của đề tài đã được giải quyết. Cụ

thể, về mạng lưới tuyến VTHKCC bằng

đường thủy, qua phân tích khả năng thủy vận

luồng tuyến và nhu cầu hành khách tiểm năng

đường thủy trên các hành lang, nhóm đề xuất

16 tuyến VTHKCC đường thủy. Về hệ thống

bến đầu cuối và bến đón trả khách, đề xuất

mô hình bến đầu cuối và đón trả khách trên

các tuyến VTHKCC đường thủy phù hợp với

thực tiễn khai thác giao thông thủy và đảm

bảo mỹ quan đô thị. Về phương tiện, đã lựa

chọn chủng loại, sức chứa của tàu phù hợp

với điều kiện khai thác trên các loại hình

tuyến VTHKCC đường thủy. Về hiệu quả

phát triển VTHKCC đường thủy, chứng minh

được đầu tư phát triển VTHKCC bằng đường

thủy có thể mang lại hiệu quả mà không cần

nguồn trợ giá từ ngân sách với điều kiện

UBND thành phố cho phép nhà đầu tư được

phép kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ.

Qua đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra

các đề xuất về cơ chế, chính sách phát triển

loại hình VTHKCC bằng đường thủy giúp

cho UBND thành phố có cơ sở để chỉ đạo,

quản lý và xây dựng phương án khai thác

VTHKCC đường thủy. Cụ thể là các kiến

nghị chi tiết về công tác quy hoạch luồng

tuyến, bến bãi và kết nối giao thông; luồng

tuyến và vấn đề ô nhiễm sông, kênh rạch; về

bến trung tâm Bạch Đằng; về phương tiện; cơ

chế hỗ trợ phát triển VTHKCC bằng đường

thủy; quy trình và hình thức đầu tư; xây dựng

các quy trình, quy định trong quản lý khai

thác; thông tin quảng bá và kết hợp với du

lịch trên sông.

Thông qua kết quả của đề tài, đã hỗ trợ

một số đơn vị áp dụng đưa loại hình này vào

khai thác. Cụ thể như Công ty TNHH Thường

Nhật nghiên cứu khai thác tuyến Bạch Đằng –

Linh Đông, Bạch Đằng – Lò Gốm; Công ty

TNHH Thương mại và XNK Đại Cát nghiên

cứu khai thác tuyến Kênh Tẻ - Kênh Đôi, Tân

Hóa – Lò Gốm và kênh Nhiêu Lộc – Thị

Nghè; Hợp tác xã Long Hòa nghiên cứu khai

thác tuyến du lịch Cần Thạnh – Thạnh An –

Long Hòa.

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

14/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Việt Nam gặt hái thành công lớn tại Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của phụ nữ

Đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng

Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi

nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam đã hỗ

trợ 06 nhà khoa học nữ tham dự Triển lãm và

Diễn đàn Quốc tế về sáng chế của phụ nữ lần

thứ 12 (KIWIE 2019).

Triển lãm được tổ chức tại Hàn Quốc

từ ngày 20 - 25/6/2019 do Hội Nữ sáng chế

Hàn Quốc (KWIA) tổ chức với sự hỗ trợ của

Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO),

Page 50: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 50/54

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và

các Bộ ngành liên quan của Hàn Quốc.

Tại Triển lãm lần này, Hội LHPN Việt

Nam cùng Trung tâm Ứng dụng KHCN và

Khởi nghiệp tham gia 2 gian hàng, trưng bày

6 công nghệ và sản phẩm KHCN của 6 nhà

nữ khoa học.

Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học

nữ Việt Nam trực tiếp giới thiệu các sáng chế

của mình tại Triển lãm Quốc tế KIWIE. Ban

tổ chức đánh giá cao tính sáng tạo và hàm

lượng khoa học của các công nghệ và sản

phẩm đăng ký dự thi của Đoàn Việt Nam.

Kết quả, đoàn các nhà khoa học nữ

Việt Nam đã gặt hái thành công lớn với 7

giải: 1 giải Semi Grand Prix, 1 giải đặc biệt, 1

huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 1 huy

chương đồng.

Đây thực sự là phần thưởng quý giá và

là nguồn khuyến khích động viên rất lớn đối

với các nữ sáng chế Việt Nam.

Triển lãm KIWIE là sự kiện thường

niên dành cho các nhà sáng chế do Hội nữ

sáng chế Hàn Quốc (KWIA) tổ chức từ năm

2008. Diễn đàn năm nay với thông điệp “Làn

sóng sở hữu trí tuệ dành cho các nhà lãnh đạo

nữ sáng tạo 2019” đã thu hút 29 quốc gia,

vùng lãnh thổ tham gia và giới thiệu hơn 500

công nghệ và sản phẩm khoa học.

Tại KIWIE 2019, các nhà khoa học và

doanh nghiệp còn được tham dự 2 ngày tập

huấn về phương thức thương mại hóa sáng

chế, khai thác sáng chế, cách thức bảo vệ

sáng chế, nhượng quyền, chuyển giao công

nghệ và giữ bí mật thương mại…

Danh sách các nhà khoa học nữ giành

giải thưởng tại Triển lãm Quốc tế về Sáng

chế của phụ nữ (KIWIE 2019) tại Hàn Quốc:

1.PGS.TS. Trần Thị Oanh, Viện

trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển các sản

phẩm hữu cơ với công nghệ sản xuất Kem

ngừa Nám SAM đạt giải lớn thứ hai (Semi -

Grand Prix).

2.PGS.TS. Lê Minh Hà, Trưởng phòng

hóa-dược, Viện Hóa học các hợp chất thiên

nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với

sáng chế hợp chất (3S) – dihydroeleutherinol

– 8- O- beta D- glucopyranoside và phương

pháp chiết xuất hợp chất này từ thân rễ cây

Sâm đại hành đạt Huy chương Vàng.

3.TS. Nguyễn Thu Hà, Trưởng bộ môn

vi sinh vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa với

Giải pháp hữu ích về Chế phẩm vi sinh vật cải

tạo đất, đạt giải Đặc biệt và Huy chương bạc.

4.PGS. TS. Nguyễn Minh Tân, Viện

trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển các sản

phẩm hữu cơ với Công nghệ cô đặc nước quả

mẫn cảm nhiệt, đạt Huy chương Bạc.

5.Ths. Bá Thị Châm, Nghiên cứu viên,

Viện hóa, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

với Giải pháp hữu ích về Phương pháp chiết

xuất resveratrol từ rễ cây Cốt khí củ Việt

Nam, đạt Huy chương Bạc.

6.PGS.TS. Lê Mai Hương, Chủ tịch

Hội đồng khoa học Viện Hóa học các hợp

chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam với sản phẩm SKGOLD Đông trùng hạ

thảo, đạt Huy chương Đồng.

Nguồn: Liên Cơ, khampha.vn,

30/06/2019

Trở về đầu trang

**************

Page 51: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 51/54

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

TT Ngày Tên đề tài/ Dự án Chủ nhiệm/ CQ chủ trì

Ngành Kinh tế

1 03/05/2019

Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách

nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Bố Trạch,

tỉnh Quảng Bình trong điều kiện thống nhất

đầu mối kiểm soát chi.

Kho bạc Nhà nước Bố

Trạch, tỉnh Quảng Bình

2 06/05/2019

Giải pháp hoàn thiện kiểm soát, thanh toán

vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn

ngân sách huyện qua Kho bạc Nhà nước Bắc

Bình, Bình Thuận.

Kho bạc Nhà nước Bình

Thuận

3 17/05/2019 Xây dựng quy trình quyết toán ngân sách

nhà nước theo quy định của Luật ngân sách

nhà nước.

Cục Kế toán nhà nước -

KBNN

4 20/05/2019 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nội bộ

tại Kho bạc Nhà nước Long An.

Kho bạc Nhà nước Long

An

5 23/05/2019

Hoàn thiện công tác kiểm soát, thanh toán

vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ

Việt Nam dành cho Chính phủ Lào qua Kho

bạc Nhà nước.

Vụ Kiểm soát chi - Kho bạc

Nhà nước

6 05/06/2019 Nâng cao thanh khoản của thị trường trái

phiếu chính phủ tại Việt Nam.

Cục Quản lý Ngân quỹ,

Kho bạc Nhà nước

7 13/06/2019

Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện và đề

xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về

điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực

quản lý nhà nước ngành Xây dựng.

Vụ Pháp chế - Bộ Xây

dựng

8 13/06/2019

Điều tra, khảo sát thực trạng thực hiện các

thủ tục về đầu tư xây dựng. Đề xuất xây

dựng sổ tay hướng dẫn về quy trình triển

khai dự án đầu tư xây dựng.

Vụ Pháp chế - Bộ Xây

dựng

9 18/06/2019 Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi

thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân

sách qua Kho bạc Nhà nước Đồng Nai.

Kho bạc Nhà nước Đồng

Nai

10 19/06/2019 Xác định chủ đề, nội dung, mục tiêu và tiêu Ths. Nguyễn Thanh Huệ và

Page 52: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 52/54

chí kiểm toán tại các cuộc kiểm toán hoạt

động đối với ngân hàng thương mại.

CN. Nguyễn Việt Tùng -

Trường Đào tạo và Bồi

dưỡng nghiệp vụ kiểm toán

11 19/06/2019 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh

tra chuyên ngành tại Kho bạc Nhà nước

Hà Tĩnh.

Cử nhân Võ Văn T và

Thạc sỹ Nguyễn Ngọc

Dũng - Kho bạc Nhà nước

Hà Tĩnh

12 21/06/2019

Xác định lĩnh vực lợi thế đặc thù của Tây

Nguyên trong bối cảnh Việt Nam tham gia

Cộng đồng kinh tế ASEAN và thực hiện các

hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

PGS.TS. Bùi Nhật Quang

- Trung tâm Phân tích và

Dự báo - Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt

Nam

13 26/06/2019

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi

các dự án đầu tư từ nguồn vốn Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

qua Kho bạc Nhà nước Trà Vinh.

Kho bạc Nhà nước Trà

Vinh

Ngành Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật

14 29/05/2019

Dự thảo TCVN “Vật liệu chịu lửa không

định hình - Phương pháp thử - phần 7: Thử

nghiệm trên các sản phẩm được định hình

trước; Phần 8: Xác định các tính chất bổ

sung”.

Viện Vật liệu xây dựng

15 29/05/2019 Dự thảo TCVN “Soát xét tiêu chuẩn

TCVN 7569:2007 Xi măng Alumin”. Viện Vật liệu xây dựng

16 04/06/2019 Soát xét TCVN 4314: 2003 “Vữa xây dựng

– Yêu cầu kỹ thuật”. Viện Vật liệu xây dựng

17 04/06/2019 Soát xét TCVN 3121: 2003 “Vữa xây dựng

- Phương pháp thử”. Viện Vật liệu xây dựng

18 07/06/2019 Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến

trong sản xuất bao bì carton.

Công ty CP In và Bao bì

Bình Thuận

19 10/06/2019 Dự thảo TCVN “Viên đá tự nhiên lát ngoài

trời”.

ThS. Nguyễn Hữu Tài -

Viện Vật liệu xây dựng

20 10/06/2019 Dự thảo TCVN “Viên đá tự nhiên bó vỉa

ngoài trời”.

ThS. Nguyễn Hữu Tài -

Viện Vật liệu xây dựng

Page 53: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 53/54

21 11/06/2019 Dự thảo TCVN “Sơn và Vecni - Thuật ngữ

và định nghĩa”.

KS. Vũ Thị Duyên - Viện

Vật liệu xây dựng

22 14/06/2019

Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá kết

quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch

vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh

vực KH&CN ở Việt Nam.

Viện Đánh giá khoa học

và Định giá công nghệ

23 14/06/2019

Nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn xanh

và công thức phối hợp khẩu phần thức ăn

phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt cao

sản, bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

TS. Trương La - Viện

Khoa học kỹ thuật Nông

Lâm nghiệp Tây Nguyên

24 20/06/2019 Dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về

an toàn cho máy, thiết bị khai thác và gia

công đá.

Trường Đại học Xây dựng

Hà Nội

25 20/06/2019 Nghiên cứu liên kết sàn bê tông dự ứng lực

với cột ống thép nhồi bê tông.

ThS NCS. Trương Quang

Hải - Trường Đại học Xây

dựng Miền Trung

26 20/06/2019 Nghiên cứu thiết kế chế tạo Panel thực

hành mạch điện tủ lạnh gián tiếp.

Ks. Dương Anh Tiến - Cao

đẳng nghề Việt Xô số 1

27 20/06/2019 Nghiên cứu thiết kế chế tạo Panel thực

hành Điện công nghiệp.

ThS. Đỗ Mạnh Cường -

Cao đẳng nghề Việt Xô số 1

28 20/06/2019 Nghiên cứu thiết kế chế tạo Panel thực

hành Điện dân dụng.

Ông Nguyễn Phương

Trình - Cao đẳng nghề

Việt Xô số 1

Ngành Giáo dục đào tạo

29 04/06/2019 Nâng cao năng lực hoạt động của các Trung

tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Khánh Hòa.

TS. Bùi Thị Hồng Tiến -

Hội trí thức tỉnh Khánh

Hòa

30 05/06/2019 Giáo trình Nhi khoa 1.

Bộ môn Nhi, Khoa Y -

Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ

31 20/06/2019

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng

cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục

đạo đức học sinh hệ GDTX cấp THPT ở

trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 trong

Bà Phạm Thị Hiệp - Cao

đẳng nghề Việt Xô số 1

Page 54: BẢN TIN SỐ 07/2019 · Thoái hóa khớp: yếu tố nguy cơ và di truyền Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư Hoạt tính ức chế bệnh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 07/2019 54/54

giai đoạn hiện nay.

32 21/06/2019 Giáo trình “Công tác trắc địa trong xây

dựng công trình”.

Trung tá, TS Lê Minh

Hằng – Học viện Kỹ thuật

Quân sự

Ngành văn hóa xã hội

33 21/06/2019 Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong hội

nhập quốc tế.

ThS. Trần Thị Minh Thu -

Viện Khoa học tổ chức

Nhà nước

34 28/06/2019 Nghiên cứu lý thuyết quản trị địa phương

và việc vận dụng vào Việt Nam.

TS. Ngô Sỹ Trung - Viện

Khoa học tổ chức Nhà

nước

Trở về đầu trang

**************