22
BN TIN TBT VIT NAM Chuyên mc: Vn Đ Hôm nay Bn tin s7/2016 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 1 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) S7 Đánh giá tác động ca Hiệp định TPP 1. Thun lợi và cơ hội Tham gia TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sgiúp nâng cao vthế ca Vit Nam trong khu vực cũng như trên thị trường quc tế, giúp Vit Nam thc hiện đường lối đối ngoại độc lp, tchủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hquc tế. Vmt kinh tế, theo tính toán ca các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kin các yếu tkhác đều thun li, TPP có thgiúp GDP ca Việt Nam tăng thêm 23,5 tUSD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khu stăng thêm được 68 tUSD vào năm 2025 (việc tăng thêm là so với kch bn không có TPP. Toàn btrgiá tăng thêm này đã được quy đổi vgiá cđịnh năm 2007). Theo các nghiên cu này, Vit Nam có thlà nước được hưởng li nhiu nht trong s12 nước tham gia TPP. Đối vi xut khu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nht Bn và Canada gim thuế nhp khu v0% cho hàng hóa ca Vit Nam stạo ra “cú hích” lớn. Riêng ngành dt may, kim ngch có thtăng đáng kể. Theo tính toán, c1 tUSD kim ngch xut khu hàng dt may sto ra khong 250.000 vic làm các loại. Như vậy, nếu kim ngch dệt may tăng thì có thể to ra nhiu vic làm mi. Ngoài ra, vi quy mô xut khẩu đủ ln, Vit Nam scó điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dt, nhum và sn xut nguyên phliệu. Đây là mt tích ca quy tc xut x“từ si trđi”, giúp Việt Nam tăng giá trị nội địa cho hàng may xut khu và giúp ngành may phát trin bn vững trước các đối thcnh tranh tiềm tàng. Tương tự dt may, các mt hàng giày dép ca Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng đáng kể xut khu. Vi các mt hàng nông, lâm, thy sản, cơ hội tăng xuất khẩu cũng rất ln. Tham gia TPP sgiúp Việt Nam và các nước có được các cơ hội mi tchui cung ng mới, được hình thành sau khi TPP có hi u lực. Các nước TPP chiếm ti 40% GDP và 30% thương mại toàn cu, li bao gm các thtrường lớn như Hoa K, Nht Bn, chc chn smra rt nhiu cơ hội khi chui cung ng mi hình

BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 7_2016.pdf · Hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực in ấn và phát hành

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Vân Đê Hôm nay Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP)

Số 7 – Đánh giá tác động của Hiệp định TPP

1. Thuận lợi và cơ hội

Tham gia TPP với tư cách là một

trong những thành viên đầu tiên sẽ

giúp nâng cao vị thế của Việt Nam

trong khu vực cũng như trên thị

trường quốc tế, giúp Việt Nam thực

hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự

chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa

quan hệ quốc tế. Về mặt kinh tế, theo

tính toán của các chuyên gia kinh tế

độc lập, trong điều kiện các yếu tố

khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp

GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5

tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ

USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ

tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025 (việc tăng thêm là so với kịch bản không

có TPP. Toàn bộ trị giá tăng thêm này đã được quy đổi về giá cố định năm 2007).

Theo các nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất

trong số 12 nước tham gia TPP.

Đối với xuất khẩu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ,

Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ

tạo ra “cú hích” lớn. Riêng ngành dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo

tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng

250.000 việc làm các loại. Như vậy, nếu kim ngạch dệt may tăng thì có thể tạo ra

nhiều việc làm mới. Ngoài ra, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ có điều

kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Đây là

mặt tích của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, giúp Việt Nam tăng giá trị nội địa cho

hàng may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh

tranh tiềm tàng. Tương tự dệt may, các mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng sẽ

có cơ hội tăng đáng kể xuất khẩu. Với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cơ hội

tăng xuất khẩu cũng rất lớn.

Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam và các nước có được các cơ hội mới từ chuỗi

cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới

40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa

Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Vân Đê Hôm nay Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2

thành, bởi trên thực tế, cạnh tranh giữa các tập đoàn trên thế giới hiện nay không

chỉ là cạnh tranh giữa họ với nhau mà còn là cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng

cho họ nữa. Hầu hết các nước TPP đã có FTA với nhau nên giữa các nước này đã

hình thành các chuỗi cung ứng cho nhau. Tham gia TPP sẽ là cơ hội để Việt Nam

gia nhập vào các chuỗi cung ứng này.

Cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong

việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng khi Hiệp định

TPP có hiệu lực. Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của ta cũng dễ tiếp

cận thị trường của các nước tham gia TPP hơn cũng như sẽ có điều kiện tham gia

vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada v.v.v.

Tham gia TPP, sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó

có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác

định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế

của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo

hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong

nước lẫn đầu tư nước ngoài. Về mặt xã hội, tham gia TPP sẽ tạo các cơ hội giúp

nâng cao tốc độ tăng trưởng. Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu

nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm

nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng

đồng.

Cuối cùng, về thể chế, tương tự như WTO, Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn

rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ

giúp ta tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; thúc đẩy hoàn thiện bộ

máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính;

tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí,

quan liêu.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Vân Đê Hôm nay Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3

DANH MỤC CÁC THÔNG BÁO NHẬN ĐƯỢC TỪ 15/06/2016-15/07/2016

Nước thông báo Số lượng TB Vân đê thông báo

Brazil 2 Nhiệt kế thủy ngân và huyết áp kế; Thực phẩm

cho trẻ em.

Các Tiểu Vương

quốc Ả Rập

thống nhất

14 Ngũ cốc, Đậu; Thịt; Sữa; Trái cây; Thực phẩm;

Đường; Đậu phộng Halwa; Đài vô tuyến.

Canada 2 Thuốc lá; Thuốc thú y.

Cộng hòa

Moldova

1 Thiết bị cân nặng không tự động.

Cộng hòa Séc 4 Nhiên liệu hạt nhân; Các tiêu chuẩn liên quan đến

năng lượng hạt nhân.

Costa Rica 1 Phân bón.

Đài Loan 3 Nhà vệ sinh, máy giặt, bệ đi tiểu, vòi nước, vòi

hoa sen; Thực phẩm cho người tiêu dùng.

Đức 1 Thuốc lá.

Hàn Quốc 9 Thực phẩm; Thuốc quasi; Mỹ phẩm; Thuốc thảo

dược và các chế phẩm thảo dược; Phòng thử

nghiệm; Dược phẩm; Tuyến đường sắt; Máy móc

gia dụng.

Hoa Kỳ 25 Thiết bị cho ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt

tự nhiên; Máy làm đậm đặc ôxy, thiết bị y tế;

Hydro clorua giám sát phát thải; Sản phẩm của

ngành công nghiệp hóa chất; Phân bón; Pháo hoa

và các vật liệu nổ liên quan; Dầu khí; Nhiên liệu

động cơ; Điều hoà không khí; Pin năng lượng mặt

trời; Bể bơi công cộng; Vật liệu đô thị; Tàu; Rau

quả đóng hộp; Trái cây; Rau quả; Khí thải; Quy

trình sản xuất giấy; Vật liệu Composite; Súng và

chất nổ; Rượu chưng cất, rượu vang, rượu nho,

bia, đồ uống từ mạch nha, các sản phẩm thuốc lá,

xì gà; Thiết bị nông nghiệp.; Động cơ điện; Hệ

thống xe đường bộ; Hóa chất độc hại; Các phòng

thí nghiệm kiểm tra; Thùng nhiên liệu

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4

Indonesia 2 Huỳnh quang, catot nóng; Đèn chùm, đèn điện

trần và các loại đèn điện khác.

Kazakhstan 2 Đồ chơi.

Kenya 15 Chất lượng nước; Đồ uống có cồn.

Liên minh Châu

Âu

12 Hoạt chất thuốc trừ sâu; Hoạt chất biôxít; Tàu

thuyền; Sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm hữu

cơ; Mỹ phẩm; Sản phẩm biôxít; Phần cứng máy

tính và hệ điều hành; Máy rút tiền tự động; Máy

bán vé; Thiết bị đầu cuối phục vụ chức nắng tính

tiền của các dịch vụ điện thoại và dịch vụ truyền

thông nghe nhìn.

Mauritius 1 Thiết bị gia dụng.

Mexixco 3 Xe tập đi cho trẻ em; Xe nôi; Hóa dầu.

New Zealand 1 Thực phẩm nói chung.

Nga 1 Đồ chơi.

Nhật Bản 1 Các chất ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung

ương.

Panama 1 Trái cây, rau và các sản phẩm có nguồn gốc từ trái

cây và rau.

Peru 2 Dây cáp; Thiết bị để ngắt mạch hay bảo vệ mạch

điện.

Slovenia 1 Phụ gia thực phẩm.

Thái Lan 1 Máy in 3D.

Thụy Điển 1 Xăng Alkylate.

Trung Quốc 5 Các thiết bị y tế; Ethanol; Xe ô tô và xe có động

cơ được thiết kế để chở người.

Úc 1 Thực phẩm.

Uganda 1 Xà phòng; Chất tẩy.

Uruguay 1 Bánh mì và bánh quy.

Việt Nam 2 Sản phẩm bảo mật thông tin; Hàng hóa nhập khẩu

trong lĩnh vực in ấn và phát hành xuất bản.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5

Tin cảnh báo tháng 7/2016.

Hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực in ân và phát hành xuât bản

Ngày 11/7/2016, Việt Nam thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc đưa ra

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của

Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ngày

17/6/2015 quy định chi tiết thi hành Nghị

định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ

ngày 20/11/2013 về nhập khẩu và xuất

khẩu hàng hoá trong lĩnh vực in ấn và phát hành xuất bản. Chi tiết các bổ sung sửa

đổi như sau:

1. Cung cấp sửa đổi, bổ sung Điều 5 về hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực in ấn

của Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT.

2. Ban hành Phụ lục I và Phụ lục II để thay thế các Phụ lục I và Phụ lục II của

Thông tư số 16/2015 /TT-BTTTT.

Mục đích của dự thảo nhằm ngăn chặn gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi

của người tiêu dùng. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là

12/9/2016. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 9/2016. Chưa xác định thời gian

có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://www.mic.gov.vn/Pages/DuThaoVanBan/XemYKienDongGop.aspx?iDDTV

B_DuThaoVanBan=1748&replyUrl=/pages/duthaovanban/danhsachduthaovanban

.aspx

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/85

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6

Dịch vụ Bảo mật thông tin

Ngày 28/6/2016, Việt Nam thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc đưa ra

Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy

định chi tiết điều kiện cấp giấy phép kinh

doanh cho lĩnh vực kinh doanh sản phẩm

và dịch vụ an ninh thông tin. Dự thảo Nghị

định bao gồm:

Điều 1. Phạm vi quy định và đối tượng áp

dụng

Điều 2. Sản phẩm và dịch vụ An ninh thông tin

Điều 3. Danh mục các sản phẩm bảo mật thông tin bị nhập khẩu giấy phép

Điều 4. Giấy phép kinh doanh đối với các sản phẩm và dịch vụ An ninh thông tin

Điều 5. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh đối với các sản phẩm và dịch vụ An

ninh thông tin

Điều 6. Tiếp nhận đơn xin giấy phép kinh doanh cho kinh doanh sản phẩm và dịch

vụ An ninh thông tin

Điều 7. Xác nhận đơn xin giấy phép kinh doanh cho kinh doanh sản phẩm và dịch

vụ An ninh thông tin

Điều 8. Giải thích và sửa đổi các ứng dụng trong quá trình xác minh

Điều 9. Báo cáo của các công ty kinh doanh trong các sản phẩm và dịch vụ An

ninh thông tin

Điều 10. Hiệu lực

Điều 12. Thực hiện

Phụ lục 1. Danh sách các sản phẩm bảo mật thông tin chịu thuế nhập khẩu giấy

phép

Phụ lục 2. Hình thức

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7

Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 30/7/2016.

Chưa xác định thời gian thông qua và thời gian có hiệu lực. Thông tin chi tiết của

Dự thảo xem tại:

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan?_p

iref135_27935_135_27927_27927.mode=reply&_piref135_27935_135_27927_27

927.id=1220

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/84

Sản phẩm Biôxít

Ngày 15/7/2016, EU thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc

Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đưa

ra Dự thảo quy định của Ủy ban về

việc phê duyệt chlorocresol là một

hoạt chất có sẵn để sử dụng trong các

sản phẩm biôxít loại 1, 2, 3, 6 và 9. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe

cộng đồng và môi trường cũng như đảm bảo sự hài hòa của thị trường EU về sản

phẩm biôxít. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia

góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 10 năm 2016. Thời gian dự

kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố chính thức trên Công báo EU.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_2821_01_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/388

Mỹ phẩm

Ngày 14/07/2016, EU thông báo cho các

nước thành viên WTO về việc Nghị viện

và Hội đồng Châu Âu đưa ra Dự thảo Ủy

ban sửa đổi Phụ lục III Quy định (EC) số

1223/2009 đối với sản phẩm mỹ phẩm.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8

Dự thảo Quy định này nhằm cho phép 06 chất nhuộm được sử dụng trong các sản

phẩm dành cho lông mi. Đề xuất này dựa trên những ý kiến mới nhất của Ủy ban

khoa học về an toàn tiêu dùng (SCCS) trên các chất này. Mục đích của dự thảo

nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên có 60

ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua là

quý 4 năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố

chính thức trên Công báo EU. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_2774_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/387

Sản phẩm hữu cơ

Ngày 01/7/2016, EU thông báo cho các

nước thành viên WTO về việc Nghị viện

và Hội đồng Châu Âu đưa ra Dự thảo Ủy

ban sửa đổi Quy định (EC) số 1235/2008

để thiết lập một hệ thống chứng nhận

điện tử đối với các sản phẩm hữu cơ

nhập khẩu và Quy định (EC) số 889/2008 liên quan đến các yêu cầu bảo quản, chế

biến và chỉ dẫn thông tin đối với sản phẩm hữu cơ. Mục đích của dự thảo nhằm

thúc đẩy nhập khẩu thực phẩm hữu cơ. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày

thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 10 năm

2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày công bố chính thức

trên Công báo EU. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_2604_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/386

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9

Chât hóa học

Ngày 15/06/2016, Hoa Kỳ thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này dự định sửa đổi quy định lưu

trữ hóa chất với khối lượng lớn (CBS).

Cụ thể sửa đổi Mục 597 của quy định

này. Mục đích của dự thảo nhằm bảo

vệ môi trường. Hạn cuối cùng để các nước tham gia góp ý vào 08/07/2016. Hiện

tại Hoa Kỳ chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu

lực. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_2330_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1144

Bể bơi công cộng

Ngày 16/6/2016, Hoa Kỳ thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này dự định đưa ra Dự thảo sửa

đổi quy định đối với thiết kế và xây

dựng bể bơi công cộng. Cụ thể, Dự

thảo này sẽ xác định xem đến mức độ

nào chương SPS 390 của Đạo luật xông

hơi và hồ bơi nên được sửa đổi để bao

gồm các giải thích gần đây nhất của Ủy ban liên bang về An toàn sản phẩm tiêu

dùng (CPSC). Mục đích của dự thảo này là nhằm bảo vệ môi sức khỏe con người.

Hiện tại Hoa Kỳ chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có

hiệu lực. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_2359_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1150

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10

Pin và các thiết bị sử dụng năng lượng

mặt trời.

Ngày 16/06/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc nước

này dự định đưa ra Dự thảo sửa đổi quy

định đối với Pin và các thiết bị sử dụng

năng lượng mặt trời. Theo đó, Hoa kỳ sẽ

sửa đổi Quy định 6C7-8.007, F.A.C.E.

Mục đích của dự thảo này là nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Thời gian dự kiến

thông qua vào ngày 20/05/2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực vào ngày

09/6/2016. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_2358_00_e.pdf.

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1149

Khí thải

Ngày 14/7/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc nước

này dự định đưa ra Quy định mới đối với

tiêu chuẩn khí thải thấp III (LEV III) và

tiêu chuẩn không khí thải (ZEV). Cụ thể,

sẽ kết hợp các phiên bản khác nhau của

tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn của bang California để thành 1 tiêu chuẩn duy nhất.

Mục đích của dự thảo này là nhằm bảo vệ môi trường. Hạn cuối cùng để các nước

tham gia góp ý là ngày 15/08/2016. Hiện tại Hoa Kỳ chưa xác định thời gian dự

kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Thông tin chi tiết của dự thảo xem

tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_2802_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1129

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11

Thiết bị y tế

Ngày 29/6/2016, Trung Quốc thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này dự định đưa ra danh mục các

thiết bị y tế nhóm B được miễn trừ khỏi

danh sách thử nghiệm lâm sàng 2. Các

nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Chưa

xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Thông tin

chi tiết của dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/CHN/16_2565_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1176

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12

DANH MỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH

1. Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính

phủ ban hành quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp, quy chuẩn

kỹ thuật xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

2. Thông tư liên tịch 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22 tháng 06

năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Xây dựng ban hành hướng

dẫn quản lý việc xây dựng công trình hạ tầng, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông

thụ động.

3. Quyết định 1340/QĐ-BTC ngày 14 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài

chính ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về ứng dụng công

nghệ thông tin trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tài chính

kèm theo Quyết định 316/QĐ-BTC.

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

1. Quyết định 27/2016/QĐ-UBND ngày 12 tháng 07 năm 2016 của

Thành phố Hà Nội quy định kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm trong

sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn, thực phẩm

nông lâm thủy sản.

2. Thông tư 12/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Công thương ban hành quy định về xuất khẩu khoáng sản.

3. Quyết định 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành về quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc

hại.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

13

4. Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính

phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh

doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công

nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản

lý nhà nước của Bộ Công thương.

5. Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính

phủ ban hành quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch

thực vật, giống cây trồng, nuôi động vật rừng thông thường, chăn nuôi, thủy

sản, thực phẩm.

6. Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính

phủ ban hành quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân

sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

7. Thông tư 09/2016/TT-BCT ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Công thương ban hành quy định việc bổ sung hạn ngạch thuế quan

nhập khẩu mặt hàng đường năm 2016.

8. Thông tư 24/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành về danh mục và

công bố mã HS đối với hàng hóa cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ

gỗ rừng tự nhiên trong nước và hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép là củi,

than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

9. Thông tư 98/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 06 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính ban hành về danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất

thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng trứng Artemia vào chương 98

của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

10. Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP ngày 24 tháng 06 năm

2016 của Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn việc

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

14

kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện vận tải hàng hóa nước ngoài vào, ra

khu kinh tế cửa khẩu và cảng biển.

11. Quyết định 3025/QĐ-BYT ngày 24 tháng 06 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục các dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh

được xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện (Đợt 5).

12. Quyết định 1780/QĐ-TCHQ ngày 17 tháng 06 năm 2016 của Tổng

cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành về quy trình hoàn thuế, không thu

thuế xét giảm thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

13. Quyết định 2671/QĐ-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Y tế ban hành về danh mục 80 sinh phẩm chuẩn đoán invitro được

cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 31.

14. Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 06 năm 2016 của

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công

việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

15. Quyết định 2347/QĐ-BCT ngày 10 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Công thương ban hành về chỉ định thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và

amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

16. Quyết định 240/QĐ-QLD ngày 08 tháng 06 năm 2016 của Cục

trưởng Cục Quản lý Dược ban hành về danh mục 04 sinh phẩm y tế được cấp

số đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 31 (Số đăng ký có hiệu lực 02 năm).

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

15

Tiêu chuẩn giup giảm khí thải CO2 và sử dụng hiệu quả năng lượng

Tại Phiên họp của Ủy ban TBT tháng 6 năm 2016, các Thành viên của Tổ

chức Thương mại Thế giới WTO đã thảo luận về việc làm thế nào để việc tuân thủ

theo các tiêu chuẩn có thể giúp gia tăng thương mại đối với các sản phẩm tiết

kiệm năng lượng và giảm bớt lượng khí nhà kính.

Thời điểm này, các nước Thành viên WTO thừa nhận cần phải tăng cường

hợp tác toàn cầu trong vấn đề hiệu quả năng lượng. Tại phiên họp này, các nước

Thành viên WTO đã thảo luận về các quy định được xây dựng và ban hành đối với

các sản phẩm hiệu quả năng lượng, trong đó quy định về việc tiết kiệm năng lượng

và giảm khí nhà kính. Những tiêu chuẩn này điều chỉnh cho các sản phẩm như

thiết bị gia dụng, ti vi và xe ô tô và đưa ra các tiêu chuẩn về mức tiêu thụ năng

lượng tối thiểu, đưa ra các phương pháp thử đặc tính tiết kiệm năng lượng, và quy

định hệ thống kiểm soát năng lượng.

Các nước Thành viên WTO đã lắng nghe ý kiến từ các hiệp hội, doanh

nghiệp và tập đoàn lớn như Schneider Electric, Hiệp hội công nghệ tiêu dùng và

Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị gia dụng, và các tổ chức khu vực và quốc tế như

Cơ quan năng lượng quốc tế, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, Diễn đàn công nhận và

hợp tác các phòng thử nghiệm quốc tế và Ủy ban kinh tế liên hợp quốc. Ngoài ra,

các nhà quản lý cũng chia sẻ kinh nghiệm về kế hoạch quốc gia đối với vấn đề tiết

kiệm năng lượng như Chương trình “Top-Runner” của Nhật Bản và Chương trình

“Energy Star” của Hoa Kỳ.

Một điều quan trọng mà các nước Thành viên WTO nhấn mạnh tại phiên

họp là cần phải hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế bất cứ khi nào

có thể vì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa nếu

phải tuân thủ theo hàng loạt tiêu chuẩn khác nhau khi thực hiện ghi nhãn tiết kiệm

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

16

năng lượng. Các nước Thành viên WTO cũng nhấn mạnh rằng việc hài hòa tiêu

chuẩn và quy chuẩn sẽ giúp hạ thấp chi phí cho các sản phẩm tiết kiệm năng

lượng, làm cho các sản phẩm này hấp dẫn hơn với người tiêu dùng và quan trọng

nhất là tiết kiệm năng lượng. Việc làm cho các quy định ghi nhãn năng lượng dễ

hiểu cho doanh nghiệp cũng được chỉ ra trong phạm vi áp dụng.

Ảnh: Nhãn năng lượng của Úc (trái) và nhãn năng lượng Trung Quốc (phải)

Nhiều chuyên gia và đại diện của các tổ chức khu vực và quốc tế đã trình

bày và nêu ý kiến tại phiên họp.

Giám đốc cao cấp Dự án của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng

theo nghiên cứu của IEA, các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng sẽ ngày càng quan

trọng trong việc đóng góp vào mục tiêu của Hiệp định UN FCCC Paris 2015. Việc

hợp tác trong quá trình xây dựng quy định hiệu quả năng lượng rất quan trọng

trong việc giảm bớt chi phí của các thiết bị cho người tiêu dùng trên toàn cầu.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 7/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

17

Đại diện Viện năng lượng và công nghệ Quốc gia của Hoa Kỳ giới thiệu về

Thông tư A-119 của Hoa Kỳ ban hành vào tháng 1/2016 quy định việc làm thế nào

để các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ lựa chọn và sử dụng tiêu chuẩn và quy trình

đánh giá sự phù hợp trong các quy định kỹ thuật và mua sắm liên bang.

Đại diện Trung Quốc nhấn mạnh rằng từ cuối những năm 1980, 64 tiêu

chuẩn hiệu quả năng lượng quốc gia bắt buộ áp dụng đã được Trung Quốc xây

dựng điều chỉnh đối với thiết bị gia dụng, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thương mại

và công nghiệp, thiết bị văn phòng. Những quy định này căn cứ trên mức sử dụng

năng lượng tối thiểu được phép, mức hiệu quả năng lượng (chương trình ghi nhãn

để thông tin cho người tiêu dùng) và bảng đánh giá sản phẩm tiết kiệm năng lượng

(chương trình chứng nhận). Trong vòng 7 năm từ năm 2005-2012, Chương trình

ghi nhãn năng lượng của Trung Quốc đã tiết kiệm khoảng 420TWh, tương đương

với 30 triệu tấn CO2. Tuy nhiên việc thực thi các tiêu chuẩn này cũng gặp phải

nhiều thách thức, bảo gồm những khác nhau trong nhãn liên quan tới hình dáng và

mức hiệu quả năng lượng. Đại diện Trung Quốc khuyến nghị cần tăng cường chấp

nhận phương pháp thử của ISO và IEC, tăng cường thừa nhận lẫn nhau kết quả thử

nghiệm và tăng cường áp dụng nhãn QR đối với sản phẩm. Thêm vào đó xây dựng

năng lực cũng rất cần thiết ở các nước đang phát triển.

Đây là phiên họp lần đầu tiên tại Ủy ban TBT đề cập tới một lĩnh vực sản

phẩm cụ thể. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm tăng cường hợp tác giữa các nhà

quản lý trên toàn cầu và tăng nhận thức về các vấn đề quản lý cấp thiết mà các

nước hiện đang phải đối mặt./.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 7/2016

……………………………………………………………………………………..

18

Tập huân vê hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong Hiệp định

đối tác xuyên Thái Bình Dương cho mạng lưới TBT Việt Nam

Ngày 7-8 tháng 7 năm 2016, được sự tài trợ của Dự án Quản trị nhà nước

nhằm Tăng trưởng toàn diện (GIG), Văn phòng TBT Việt Nam đã tổ chức khóa

tập huấn về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) trong Hiệp định đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho mạng lưới TBT Việt Nam tại Sơn Tây, Hà

Nội. Tham dự buổi tập huấn có ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng

cục TCĐLCL, bà Tôn Nữ Thục Uyên - Phó Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam,

các chuyên gia thuộc Dự án GIG cùng sự tham gia của các đại biểu đến từ mạng

lưới TBT trên toàn quốc.

Quang cảnh hội nghị (Ảnh: TBT Việt Nam)

Khẳng định tầm quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà

Việt Nam đã ký kết, trong phần phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Nam

Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng sự

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 7/2016

……………………………………………………………………………………..

19

chú ý của các đại biểu đến Hiệp định TPP. Theo ông, trong bối cảnh hiệp định

TPP sắp có hiệu lực thì khoảng thời gian hiện tại là dịp thích hợp để chúng ta có

những chuẩn bị tốt nhất nhằm khai thác được những lợi ích của Hiệp định, song

song với việc hạn chế và phòng tránh những rủi ro mà quá trình thực thi Hiệp định

này có thể mang lại.

Ông Nguyễn Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

phát biểu khai mạc khóa tập huấn (Ảnh: TBT Việt Nam)

Nhằm mang đến cái nhìn tổng quan về nghĩa vụ TBT trong Hiệp định TPP,

ông Lê Quốc Bảo, chuyên gia trong nước của Dự án GIG đã đưa ra phần giới thiệu

tổng quan về chương TBT trong Hiệp định TPP. Ông cũng đồng thời chỉ rõ những

khác biệt về cam kết giữa Hiệp định TBT trong WTO và nghĩa vụ TBT trong Hiệp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 7/2016

……………………………………………………………………………………..

20

định TPP. Theo ông, ngoài những cam kết mang tính chuyên ngành, nghĩa vụ TBT

trong Hiệp định TPP về cơ bản là cao hơn so với nghĩa vụ trong WTO.

Ông Lê Quốc Bảo, chuyên gia Dự án GIG (Ảnh: TBT Việt Nam)

Tại buổi tập huấn, bà Mara Burr, chuyên gia quốc tế của Dự án GIG đã có

bài trình bày tổng quát về những cam kết và nghĩa vụ về TBT của Hoa Kỳ trong

các FTAs nói chung và TPP nói riêng. Những chia sẻ của bà về kinh nghiệm triển

khai các cam kết về TBT của Hoa Kỳ cũng mang đến những thông tin hữu ích và

quý báu, đặc biệt là đối với các cán bộ thực hiện công tác TBT.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 7/2016

……………………………………………………………………………………..

21

Bà Mara Burr, chuyên gia quốc tế Dự án GIG chia sẻ kinh nghiệm của Hoa Kỳ

(Ảnh: TBT Việt Nam)

Ngoài phần tương tác thông qua bài tập nhóm, các đại biểu tham dự đã chia sẻ

những hiểu biết cá nhân về chương TBT trong Hiệp định TPP cũng như kinh nghiệm

thực tế về TBT trong quá trình công tác của mình. Ở phần hỏi đáp, ngoài những thông

tin mà các chuyên gia Dự án cung cấp, thay mặt cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường

Chất lượng, ông Nguyễn Nam Hải đã giải đáp chi tiết những câu hỏi liên quan đến

hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng mà các đại biểu đưa ra.

Khóa tập huấn kết thúc vào hồi 17h ngày 8/7/2016 và được đánh giá là thành

công khi trang bị được cho các đại biểu tham dự những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ

TBT trong Hiệp định TPP. Đây sẽ là hành trang để góp phần vào công tác chuẩn bị

đón nhận những cơ hội cũng như thử thách mà Hiệp định TPP mang lại, đặc biệt là

trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và hoạt động TBT.

Nguồn: Văn phòng TBT Việt Nam

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Mục Lục: Bản tin số 7/2016 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

22

Trong số này: Trang

1. Vân đê hôm nay

- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,

TPP) và sự tham gia của Việt Nam - Phần 7: Đánh giá tác động của

Hiệp định TPP

1

2. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

- Danh mục các thông báo nhận được từ 15/06/2016-15/07/2016 3

- Thông báo của một số nước cần quan tâm 5

- Danh mục văn bản QPPL và QCKT mới ban hành 12

3. Doanh nghiệp và TBT

- Tiêu chuẩn giúp giảm khí thải CO2 và sử dụng hiệu quả năng lượng 15

4. Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam

- Tập huấn về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong Hiệp định

đối tác xuyên Thái Bình Dương cho mạng lưới TBT Việt Nam

18