56
BN TIN KHOA HC S22 22 22 22/Quý I /Quý I /Quý I /Quý II/N /N /N /Năm 2013 m 2013 m 2013 m 2013 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nng 1 BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO ThS. Phm ThHoa, ThS. Trn Đình Bình GV. Bmôn Lý lun chính trTóm tt: Bt cthi đại nào cũng cn đến vai trò to ln ca nhng bc hin, tài. Đặc bit trong nn kinh tế thtrường định hướng xã hi chnghĩa Vit Nam, vai trò to ln đó cn thiết hơn bao gihết. Tuy vy, ssuy thoái vmt đạo đức ca mt bphn dân cư, li sng vli, chy theo đồng tin… hin nay đã nh hưởng rt ln đến sphát trin ca đất nước. Vì thế, trong bài viết này tác gichra nhng đim tiến bvà chưa hp lý ca “Con người lý tưởng” trong quan nim giáo dc ca Nho giáo nhm góp phn hn chế cách nhìn thin cn vcon người ca bphn dân cư, đặc bit gii trhin nay. Mi thi đại đều có mu người trung tâm đóng vai trò ln cho svn hành và phát trin ca xã hi. Ví như, trong xã hi Hy Lp, La Mã cđại, lp người trung tâm là lp người thông thái, nhng nhà chính trvăn võ song toàn, hay hi phong kiến phương Đông là nhng nhà nho hay còn gi là ksĩ, người quân t. Có thnói, ksĩ, người quân tlà mu người lý tưởng có tính hin thc. Trong lý thuyết, Nho giáo còn xây dng hình nh con người huyn thoi “ni thánh, ngoi vương” làm gương cho mi người noi theo. “Ni thánh, ngoi vương” là nhng người “bn thân có đức độ, phm cht ca bc thánh nhân. Đối vi quc gia thiên hthì có ththi hành đường li chính sca bc vương gi”[1]. Nhng người có phm cht như vy được Nho giáo nhc ti như mu hình lý tưởng tuyt đối để làm gương cho thiên htrong giáo dc cũng như trong điu hành chính s. Hlà Nghiêu, Thun, Văn Vương, Vũ Vương… Mu người thc tế mà giáo dc nho giáo nêu ra có thđạt ti là ksĩ, người quân t. Trong lch snho giáo đây là mu người được nhc ti thường xuyên, là nim thào ca Nho giáo, là lc lượng ct cán duy trì bo vtrt txã hi phong kiến. Ksĩ, người quân tlà nhng người được giáo dc và trưởng thành lên ttng lp thdân, nhhết lòng hc đạo, hc gii, thông qua thi choc tiến cra làm quan “trí quan, trch dân”. Tiêu chí để phân bit ksĩ vi người bình thường là schuyên tâm hc đạo, vượt lên trên nhng lo toan thường nht. Khng Tnói “ksĩ chuyên tâm cu đạo nhưng còn hthn bi áo xu, cơm thô thì chưa đáng nghe bàn đạo lý”[2], còn Mnh Tviết “ksĩ lúc cùng vn gily nghĩa mà chng sai, lúc đạt vn gily đạo mà chng b” [3]. Shc đạo ca ksĩ không phi để “tri” mà để “hành”. Trước tiên là thc hin hành vi và suy nghĩ ca mình theo đạo lý. TTrương cho

BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 1

BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO

ThS. Phạm Thị Hoa, ThS. Trần Đình Bình GV. Bộ môn Lý luận chính trị

Tóm tắt: Bất cứ thời đại nào cũng cần đến vai trò to lớn của những bậc hiền, tài. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vai trò to lớn đó cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy vậy, sự suy thoái về mặt đạo đức của một bộ phận dân cư, lối sống vụ lợi, chạy theo đồng tiền… hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Vì thế, trong bài viết này tác giả chỉ ra những điểm tiến bộ và chưa hợp lý của “Con người lý tưởng” trong quan niệm giáo dục của Nho giáo nhằm góp phần hạn chế cách nhìn thiển cận về con người của bộ phận dân cư, đặc biệt giới trẻ hiện nay.

Mỗi thời đại đều có mẫu người trung tâm đóng vai trò lớn cho sự vận hành và phát triển của xã hội. Ví như, trong xã hội Hy Lạp, La Mã cổ đại, lớp người trung tâm là lớp người thông thái, những nhà chính trị văn võ song toàn, hay ở xã hội phong kiến phương Đông là những nhà nho hay còn gọi là kẻ sĩ, người quân tử. Có thể nói, kẻ sĩ, người quân tử là mẫu người lý tưởng có tính hiện thực. Trong lý thuyết, Nho giáo còn xây dựng hình ảnh con người huyền thoại “nội thánh, ngoại vương” làm gương cho mọi người noi theo. “Nội thánh, ngoại vương” là những người “bản thân có đức độ, phẩm chất của bậc thánh nhân. Đối với quốc gia thiên hạ thì có thể thi hành đường lối chính sự của bậc vương giả”[1]. Những người có phẩm chất như vậy được Nho giáo nhắc tới như mẫu hình lý tưởng tuyệt đối để làm gương cho thiên hạ trong giáo dục cũng như trong điều hành chính sự. Họ là Nghiêu, Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương… Mẫu người thực tế mà giáo dục nho giáo nêu ra có thể đạt tới là kẻ sĩ, người quân tử. Trong lịch sử nho giáo đây là mẫu người được nhắc tới thường xuyên, là niềm tự hào của Nho giáo, là lực lượng cốt cán duy trì bảo vệ trật tự xã hội phong kiến. Kẻ sĩ, người quân tử là những người được giáo dục và trưởng thành lên từ tầng lớp thứ dân, nhờ hết lòng học đạo, học giỏi, thông qua thi cử hoặc tiến cử mà ra làm quan “trí quan, trạch dân”. Tiêu chí để phân biệt kẻ sĩ với người bình thường là ở sự chuyên tâm học đạo, vượt lên trên những lo toan thường nhật. Khổng Tử nói “kẻ sĩ chuyên tâm cầu đạo nhưng còn hổ thẹn bởi áo xấu, cơm thô thì chưa đáng nghe bàn đạo lý”[2], còn Mạnh Tử viết “kẻ sĩ lúc cùng vẫn giữ lấy nghĩa mà chẳng sai, lúc đạt vẫn giữ lấy đạo mà chẳng bỏ” [3]. Sự học đạo của kẻ sĩ không phải để “tri” mà để “hành”. Trước tiên là thực hiện hành vi và suy nghĩ của mình theo đạo lý. Tử Trương cho

Page 2: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 2

rằng “kẻ sĩ thấy sự nguy nan thì liều thân mạng để cứu, thấy món lợi thì nhớ đến việc nghĩa. Trong khi thờ cúng tổ tiên thì nhớ lòng thành kính. Trong cơn tang chế xét đến sự đau thương, như vậy mới đáng gọi là kẻ sĩ”. Hiểu đạo và thực hành đạo lý, ấy là kẻ sĩ đã giúp ích cho đời, hành vi của họ là những gương sống để những người xung quanh noi theo, nhờ vậy mà đạo được lan truyền rộng khắp. Đạo lý của Nho giáo ở đây không thuần túy là đạo đức, là cách ứng xử mà trong đó bao chứa một nội dung chính trị lớn lao với triết lý nhân sinh, lấy đạo đức làm nền tảng. Bởi vậy, lý tưởng cao nhất của đạo lý Nho giáo là giáo dục con người có nhân cách để phụng sự nền chính trị phong kiến nên họ được xã hội kính trọng và cũng xứng đáng được xã hội tin dùng. Trên thực tế, không phải kẻ sĩ nào cũng quán triệt tư tưởng đạo lý. Không ít những kẻ đã “giả danh đạo lý” để cầu bổng lộc, mưu cầu lợi ích cá nhân. Khổng Tử phê phán gắt gao hạng người này, không thừa nhận đó là mô hình nhân cách mà giáo dục Nho giáo hướng tới. Tử Cống hỏi Khổng tử: “thế nào mới đáng là kẻ sĩ”. Khổng Tử đáp: “Gọi là kẻ sĩ những người học đạo, đọc sách thánh hiền, trong mọi hành động phải biết sĩ, hổ, đặng trái việc tránh lễ nghĩa, đi sứ các nước trong bốn phương không làm nhục mệnh vua giao phó”. Tử Cống hỏi tiếp “kẻ sĩ bậc kế như thế nào?”. Khổng Tử đáp “ấy là người họ hàng khen là thảo cha, làng xóm khen là thảo anh”. Tử Cống hỏi tiếp “Dám hỏi kẻ sĩ bậc thứ ba?”. Khổng Tử đáp “người nói ra thì giữ lời, làm việc thì quả quyết…”. Tóm lại, theo Nho giáo kẻ sĩ vừa là người có nhân cách, vừa có tri thức góp phần lành mạnh hóa xã hội. Cùng với giáo dục kẻ sĩ, việc giáo dục thành người quân tử là vấn đề quan trọng nhất mà Nho giáo hướng tới. Sách Đại học chú thích “Quân là vua là ngài, Tử là thầy. Quân tử nói chung là người được coi là có đức, có tài do đó mà có cương vị bề trên trong làng, trong nước, dẫn dắt số đông coi như người kém tài mọn ở bên dưới gọi là tiểu nhân” [4]. Như vậy, ta có thể hiểu “quân tử” là loại người ngoài có địa vị còn có nhân cách, có vai trò lớn trong xã hội hoặc dùng để chỉ những người không có địa vị nhưng có nhân cách lớn được mọi người kính trọng và thừa nhận. Vì thế, trong giáo dục của Nho giáo trước hết phải cải cách đội ngũ kẻ cầm quyền bằng chính sự tiến bộ của họ. Mặt khác, không ngừng bổ sung đội ngũ này bằng những người tầng lớp thứ dân nếu họ có đức, có tài. Giáo dục đạt tới mẫu hình người quân tử là mục đích thực tế cao nhất của Nho giáo, thể hiện khuynh hướng chính trị cũng như xu hướng cải cách của họ. Bên cạnh đó thì trong Nho giáo tồn tại một luồng ý kiến cho rằng nên “sửa đổi” quan niệm “quân tử” để cho đạo đức thành ra có giá trị, khiến cho hạng bình dân có tài đức rồi thành giai cấp quý tộc, rồi buộc bọn quý tộc cũng phải tu thân như dân thường nếu muốn giữ địa vị của mình” [5]. Phải nói rằng đây là khuynh hướng chính trị tiến bộ của Nho giáo. Tuy vậy, quan niệm nhân cách “quân tử” được làm rõ khi đem nó đối lập với “tiểu nhân”. Khái quát lại, quân tử là bậc cao quý còn tiểu nhân là hạng thấp hèn, kẻ tiểu nhân phải phục tùng người quân tử. Quan niệm này hầu hết đều tìm thấy trong sách kinh điển của Nho giáo, người quân tử luôn hướng tới giá trị tinh thần, còn tiểu nhân chỉ là hạng thấp hèn luôn bị các nhu cầu về vật dục chi phối, sai

Page 3: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 3

khiến. Cách nhìn này thể hiện quan niệm lệch lạc về con người. Vì quá đề cao các giá trị đạo đức, danh dự mà hạ thấp việc thõa mãn những nhu cầu vật chất chính đáng của con người, họ chỉ thấy cái động lực tinh thần là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” mà không thấy nội lực lợi ích vật chất chi phối suy nghĩ và hành động của con người. Chính vì cách nhìn nhận như thế, nên trong giáo dục của Nho giáo người quân tử phải nỗ lực rèn luyện nhân cách, trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ là người có ý chí, khí tiết vững vàng, có nội lực mạnh mẽ để chiến thắng những tác động của ngoại cảnh. Tóm lại, mục đích cao nhất của giáo dục Nho giáo là tạo nên những bậc kẻ sĩ, người quân tử cho xã hội. Họ là những lực lượng hạt nhân trong cuộc sống đời thường cùng với các thế lực cầm quyền duy trì trật tự phong kiến ôn hòa. Như Trần Trọng Kim nhận định: “Đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử, cốt dạy cho người ta thành đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, cho nên bao nhiêu sự dạy dỗ, học tập của Khổng Tử đều chú trọng cả vào sự gây thành người quân tử” [6]. Mô hình nhân cách quân tử là niềm tự hào của Nho giáo và xã hội phong kiến. Song, cũng chính họ, về khía cạnh người quân tử không màng đến lợi ích vật chất chính đáng, coi kẻ tiểu nhân phải phục tùng người quân tử, đây chính là tư tưởng bảo thủ, cố hữu dẫn đến sự trì trệ kéo dài của chế độ phong kiến ở các nước phương Đông. Từ việc nghiên cứu “con người lý tưởng” trong giáo dục của Nho giáo, ta thấy rằng đối với nước ta hiện nay không còn tồn tại chế độ phong kiến, nên việc giáo dục con người trong xã hội thành người quân tử và kẻ tiểu nhân là điều không đáng bàn ở đây. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay bên cạnh những mặt mạnh vốn có của nó, thì vẫn còn tồn tại những nhược điểm lớn như: đạo đức của một bộ phận dân cư, đặc biệt giới trẻ xuống cấp nghiêm trọng, lối sống chạy theo đồng tiền… thì việc nghiên cứu những điểm hợp lý về “con người lý tưởng” trong giáo dục Nho giáo là điều hết sức cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Trọng Rỹ, Con người phát triển toàn diện và phát triển toàn diện con người, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 8, 1997, Tr.20; [2,3] Vi Chính Thông, Nho giáo Trung Quốc ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, Tr.34; [4,5] Đoàn Trung còn (dịch), Luận ngữ, NXB Lá Bối, 1996, Tr.45, 215; [6] Trần Trọng Kim, Nho giáo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, Tr.106.

Page 4: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 4

SỬ DỤNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ

CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN 1)

ThS. Trần Đình Bình GV. Bộ môn Lý luận chính trị

i qua năm tháng thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam – dân tộc ngàn năm văn hiến, đã đúc kết, xây dựng nên kho tàng văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc mình. Trong kho tàng văn hóa đó, văn học dân gian là một sản phẩm vô giá xét về cả giá trị lịch sử, văn học và triết lý nhân sinh quan. Vì vậy, sử dụng những giá trị triết lý đó để minh

họa trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin là điều cần thiết, làm cho bài giảng sinh động hơn.

1. Một vài vấn đề về triết lý dân gian và triết học Triết lý dân gian và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau.

Triết lý dân gian thuộc lĩnh vực nghệ thuật, bao gồm các thể loại trong văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, đồng dao, chuyện ngụ ngôn,... còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận.

Triết lý dân gian là tri thức của dân gian mà người lao động rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể. Đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Còn triết học là hệ thống những quan niệm, quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và cao nhất về những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội, của tư duy.

Triết lý dân gian là sản phẩm mà tác giả của nó là quần chúng nhân dân, còn triết học là một môn khoa học, nên tác giả bao giờ cũng là những cá nhân - những người hoạt động trí óc chuyên nghiệp, có khả năng tư duy lý luận và có năng lực khái quát cao. Xét về mốc lịch sử, triết lý dân gian ra đời trước, triết học ra đời muộn hơn. Triết học phải đến thời đại văn minh, tức là khi xã hội đã phân chia giai cấp thì triết học thực sự mới có điều kiện ra đời. Triết lý dân gian tuy không phải là triết học nhưng xét về bản chất nó rất gần gũi với triết học. Triết lý dân gian được làm ra với mục đích cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. "Triết học của nhân dân lao động" chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học, nghĩa là những tư tưởng triết học không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy luật,

Đ

Page 5: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 5

nguyên lý và mệnh đề triết học mà nó chỉ được thể hiện một phần nào trong nội dung của tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn…

2. Sự cần thiết sử dụng văn học dân gian trong giảng dạy học phần những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lê nin

“Đề cương văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Viêt Nam (1943) được xem là “Tuyên ngôn” đầu tiên của Đảng về xây dựng nền văn hóa mới và con người mới đã nhấn mạnh: Văn hóa Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng; phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin thấm sâu vào trong đời sống nhân dân; đồng thời phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Tinh thần của Đề cương Văn hóa đó ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Có khác chăng chỉ là cách diễn đạt văn phong đó là: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là một nền văn hóa “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Vì vậy, việc giảng dạy Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin cho sinh viên và làm cho họ nhận biết những giá trị đích thực của nó và vận dụng để lý giải những vấn đề của bản thân, xã hội là điều cần thiết.

Tuy nhiên, do tính khái quát cao và trừu tượng, nên khi học học phần những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin, sinh viên gặp không ít khó khăn. Chính trong hoàn cảnh này, giảng viên biết và vận dụng triết lý dân gian thông qua các câu tục ngữ, ca dao, chuyện ngụ ngôn… để minh họa cho các khái niệm, phạm trù của triết học sẽ giúp sinh viên dễ hiểu vận dụng hơn.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, hòa nhập nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc, việc cho học sinh sưu tầm và nhận biết giá trị đích thực triết lý nhân sinh quan của cha ông, thông qua các thể loại văn học dân gian góp phần thực hiện đúng đắn chủ trương của Đảng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới “Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Việc làm này còn làm cho sinh viên tự hào và trân trọng hơn về những giá trị truyền thống của dân tộc mình.

3. Vận dụng minh họa Khi giảng về vấn đề thừa nhận sự tồn tại khách quan và vận động của thế giới không phụ thuộc vào con người, giảng viên có thể dùng những câu tục ngữ sau đây để minh họa: "Chạy trời không khỏi nắng", "Chạy mưa không khỏi trời". "Trời", "nắng", "mưa" ở đây chính là hiện thực khách quan. Sự vật và hiện tượng khách quan tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó: “Trăng đến rằm thì trăng tròn, sao đến tối thì sao mọc", "Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây".

Đi đôi với tư tưởng duy vật tự phát, Văn học dân gian Việt Nam cũng chứa đựng rất nhiều những yếu tố của tư tưởng biện chứng. Đó là cách nhìn nhận các sự vật và hiện tượng không phải ở trạng thái đứng im, bất biến mà ở trong sự vận động, biến đổi, phát triển và luôn liên hệ điều đó với đời sống con người: “Trời còn có khi nắng khi mưa, ngày còn khi sớm khi trưa nữa người”, “Người có lúc vinh, lúc nhục; nước có lúc đục lúc trong”, “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, “Hết cơn bĩ cực đến ngày thái lai”, “Tre già măng mọc”…

Về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau, giữa chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau với mức độ và phạm vi khác nhau, tùy theo từng đối tượng cụ thể: “Hồ cậy rừng, rừng cậy hồ”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Gần lửa rát mặt”, “Con sâu làm rầu nồi canh”, “Thớt trên mòn, thớt dưới cũng mòn’, “Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”…

Page 6: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 6

Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng được tục ngữ thể hiện khá phong phú và sinh động, tuy không phải dùng đến khái niệm: chất, lượng, độ, thuộc tính như triết học. Phân biệt chất khác nhau được tạo nên bởi những thuộc tính khác nhau: “Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”. Chất khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau: “Trăng mờ còn tỏ hơn sao, dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi”. Không thể lấy lượng thay chất được dù rằng lượng đó gấp bao nhiêu lần: “Trăm đom đóm không bằng bó đuốc”. Chất bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng. “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “Văn hay chẳng lọ dài dòng”… và rất nhiều câu diễn tả sự thay đổi về lượng khi “vượt độ” sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất: “Quá mù ra mưa”, “Tốt quá hoá lốp”...

Về mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng được nói đến ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau, rất thực tế và linh hoạt. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng: "Người khôn dồn ra mặt", "Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay". Có thể căn cứ vào hiện tượng để kết luận về thực chất sự vật: "Nứa trôi sông chẳng giập thì gẫy, gái trồng rẫy chẳng chứng nọ cũng tật kia". Hiện lượng khác nhau nhưng bản chất chỉ là một: “Khác lọ cùng một nước". Cái bề ngoài thì dễ thấy nhưng cái bên trong thì khó mà thấy: "Họa hổ hoạ bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm". Nói về hiện tượng xuyên tạc bản chất: "Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma", "Tẩm ngẩm tầm ngầm mà dẫm chết voi"...

Về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (gọi tắt là quan hệ nhân quả) cũng được thể hiện trong nhiều câu tục ngữ: "Không có lửa sao có khói", “Gieo gió gặt bão”, “Trèo cao ngã đau”, “Nguồn đục dòng cũng đục”, “Thế gian chẳng ít thì nhiều, không dừng ai dễ đặt điều cho ai”…Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong tục ngữ được thể hiện như là sự gắn bó và phân biệt giữa cá thể và loài trong thế giới sinh vật: “Thân chim cũng như thân cò”, “Lòng sung cũng như bụng vả, một trăm con lợn cũng chung một chuồng”, “Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”…

4. Một vài kinh nghiệm và kiến nghị qua thực tế vận dụng Từ thực tế vận dụng văn học dân gian với tính triết lý của nó trong giảng dạy học phần chủ nghĩa Mác – Lênin, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau: Một là cần chọn lọc những triết lý phù hợp theo quan điểm giải thích biện chứng của triết học Mác – Lênin. Hai là giảng viên cần sưu tầm và vận dụng theo từng vấn đề của bài giảng một cách có hệ thống, tránh hiện tượng “ngẫu hứng”. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú cho người học, bài giảng giảm bớt sự khô khan bởi những khái niệm trừu tượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ca dao tục ngữ Việt Nam (http://www.vuontaodan.net); [2] Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam (http://tudienthanhngu.com/).

Page 7: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 7

HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN TRONG HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN 2)

ThS. Nguyễn Thị Tâm, ThS. Trần Thị Thanh Tâm GV. Bộ môn Lý luận chính trị

au hơn 2 năm tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường đã tiến hành rà soát lại chương trình giáo dục nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo kết quả rà soát, hầu hết các học phần đã có sự tu chỉnh một

cách hợp lý. Theo đó, học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần 2) đã có sự điều chỉnh về thời lượng và nội dung theo hướng tăng thời gian thực hành (tự luận, bài tập). Do vậy, quá trình giảng dạy cũng như cách thức đánh giá quá trình học tập của sinh viên đã có những thay đổi nhất định. Cụ thể, phần thực hành ngoài bài thảo luận mang tính lý luận thì phần lớn là bài tập áp dụng cho hai chương “Học thuyết giá trị” và “Học thuyết giá trị thặng dư”.

Mặc dù bài tập tính toán đơn giản nhưng đa phần sinh viên thấy khó khăn do chưa quen với thuật ngữ chuyên ngành cũng như thói quen tâm lý cho rằng học phần này chỉ thuần túy lý thuyết. Vấn đề cấp thiết đối với giảng viên là phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, gắn nội dung bài học với bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm được các dạng bài tập và vận dụng công thức để làm bài tập nhằm hướng đến nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

Trong giới hạn bài viết này chúng tôi đưa ra một số dạng bài tập cơ bản và hướng dẫn trình tự cách làm bài.

Thứ nhất, yêu cầu sinh viên để làm bài tập học phần này phải nhớ được các công thức, bao gồm:

- Giá trị hàng hóa: w = c + v + m Trong đó c : giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí

v : giá trị sức lao động hay tiền công m: giá trị sản phẩm thặng dư

- Tỷ suất giá trị thặng dư: %100' xv

mm = hoặc %100

'' x

t

tm =

Trong đó t': thời gian lao động thặng dư t: thời gian lao động tất yếu - Khối lượng giá trị thặng dư: M = m’ x V

Trong đó: V: tổng số tư bản khả biến mà nhà tư bản sử dụng

- Tỷ suất giá trị thặng dư: %100%100' xk

mx

vc

mp =

+

=

Trong đó k: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

S

Page 8: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 8

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân: %100)(' x

vc

mp ∑

∑+

=

- Lợi nhuận bình quân: =p 'p x k

- Giá cả sản xuất = k + p Thứ hai, sau khi đọc xong đề bài, sinh viên cần xác định được bài toán yêu cầu tính

yếu tố nào, đề bài đã cho những giả thiết gì (các giả thiết nên đưa về dưới dạng kí hiệu để thuận lợi cho việc tính toán).

Trên cơ sở đó sinh viên sẽ tìm ra phương pháp tối ưu để đi đến thỏa mãn yêu cầu bài toán đặt ra.

Dạng 1: Lấy ví dụ chứng minh 1. Lấy ví dụ chứng minh, nếu tư bản ứng trước không đổi, tỷ suất giá trị thặng dư

không đổi, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản. Giải: Giả sử nhà tư bản công nghiệp có tư bản ứng trước k = 100 (đơn vị tiền tệ) và tỷ suất

giá trị thặng dư m’= 100% là không đổi.

+ Trường hợp 1: Cấu tạo hữu cơ của tư bản 3

7=

v

c => k = 70 + 30

Mà m’ = 100% => m = v = 30 (đơn vị tiền tệ)

=> %100'1 xk

mp = = %100

100

30x = 30%

+ Trường hợp 2: Cấu tạo hữu cơ của tư bản 1

4=

v

c => k = 80 + 20

Mà m’ = 100% => m = v =20 (đơn vị tiền tệ)

=> %100'2 xk

mp = = %100

100

20x = 20%

Vậy khi cấu tạo hữu cơ tăng thì tỷ suất lợi nhuận giảm (Vì >1'p 2'p ,1

4

3

7< )

+ Trường hợp 3: Cấu tạo hữu cơ của tư bản 2

3=

v

c => k = 60 + 40

Mà m’= 100% => m = v = 40 (đơn vị tiền tệ)

=> %100'3 xk

mp = = %100

100

40x = 40%

Vậy khi cấu tạo hữu cơ giảm thì tỷ suất lợi nhuận tăng (Vì <1'p 3'p ,2

3

3

7> )

Kết luận: Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản. 2. Lấy ví dụ chứng minh nếu tư bản ứng trước không đổi, cấu tạo hữu cơ của tư bản

không đổi thì tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư. Giải: Giả sử nhà tư bản công nghiệp có tư bản ứng trước k = 100 (đơn vị tiền tệ) và cấu tạo

hữu cơ 1

4=

v

c là không đổi.

=> k = 80 + 20

Page 9: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 9

+ Trường hợp 1: Tỷ suất giá trị thặng dư m’= 100% => m = v = 20 (đơn vị tiền tệ)

=> %100'1 xk

mp = = %100

100

20x = 20%

+ Trường hợp 2: Tăng tỷ suất giá trị thặng dư m’= 150% => m = 1,5v = 30 (đơn vị tiền tệ)

=> %100'2 xk

mp = = %100

100

30x = 30%

Vậy khi tỷ suất giá trị thặng dư tăng thì tỷ suất lợi nhuận tăng (Vì <1'p '2p ) + Trường hợp 3: Giảm tỷ suất giá trị thặng dư m’= 50% => m = v = 10 (đơn vị tiền tệ)

=> %100'3 xk

mp = = %100

100

10x = 10%

Vậy khi tỷ suất giá trị thặng dư giảm thì tỷ suất lợi nhuận giảm (Vì >1'p 3'p ) Kết luận: Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư.

Dạng 2: Vận dụng công thức tỷ suất giá trị thặng dư (m’) Có 100 công nhân làm việc tại công ty sản xuất hàng may mặc. Cứ 4 giờ mỗi công

nhân tạo ra lượng giá trị mới là 20 USD. Giá trị sức lao động trong 1 ngày của mỗi công nhân là 16 USD.

a. Tính độ dài của ngày lao động. Biết rằng trình độ bóc lột là 150%

b. Nếu giá trị sức lao động không đổi. Trình độ bóc lột giảm đi 5

1 thì khối lượng giá

trị thặng dư tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu? Giải: a. Tính độ dài của ngày lao động. Với m’ = 150%

Giá trị mới do một công nhân tạo ra trong 1 giờ là = 4

20= 5 USD

=> v + m = 5 USD Ta có m' = 150% => m = 1,5v => v = 2 USD; m = 3 USD Mà giá trị sức lao động mỗi ngày của một công nhân là 16 USD

Nên độ dài ngày lao động của người công nhân = 2

16= 8 (giờ)

Kết luận: Độ dài ngày lao động là 8 giờ

b. Tính sự thay đổi của khối lượng giá trị thặng dư

Nếu tiền công không đổi và trình độ bóc lột sức lao động giảm 5

1 lần so với ban đầu

thì tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi:

m’ = 150% - 150% x 5

1 = 120%

Khối lượng giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt là: M = 120% x 2 x 100 = 240 USD

Page 10: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 10

Khối lượng giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt ban đầu (m’= 150%) là: M ’= 150% x 2 x 100 = 300 USD Khối lượng giá trị thặng dư thay đổi = 300 - 240 = 60 USD Kết luận: Khối lượng giá trị thặng dư giảm đi 60 USD

Dạng 3: Bài tập tổng hợp Giả sử toàn bộ nền sản xuất xã hội của một quốc gia (trong điều kiện tự do cạnh tranh,

tư bản cố định khấu hao trong vòng 1 năm) trong năm 2010 có 4 ngành sản xuất. Trong đó:

Ngành I: Chi chí sản xuất là 1.600 USD; cấu tạo hữu cơ 3:1, giá trị mới là 700 USD Ngành II: Tư bản khả biến là 400 USD; tư bản bất biến gấp 2,5 lần tư bản khả biến; tỷ

suất lợi nhuận là 50% Ngành III: Tư bản bất biến là 1.000 USD; cấu tạo hữu cơ 5:1; tỷ suất giá trị thặng dư

là 100% Ngành IV: Chi phí sản xuất là 1.800USD; tư bản bất biến là 1.200 USD, tỷ suất giá lợi

nhuận là 30% a. Tính giá trị cá biệt của từng ngành? b. Hãy xác định tỷ xuất lợi nhuận bình quân giữa các ngành? c. Tính lợi nhuận bình quân của mỗi ngành? d. Tính giá cả sản xuất của mỗi ngành? Giải:

+ Ngành I: Ta có k = 1.600 USD, 1

3=

v

c, v + m = 700 USD

=> c = 1.200 USD, v = 400 USD, m = 300 USD + Ngành II: Ta có v = 400 USD Tư bản bất biến gấp 2,5 lần tư bản khả biến nên c = 2,5v = 1.000 USD

Mà %100' xvc

mp

+

= = 50% => m = 700 USD

+ Ngành III: Ta có c = 1.000 USD, cấu tạo hữu cơ 1

5=

v

c => v = 200 USD

Với %100' xv

mm = =100% => m = v = 200 USD

+ Ngành IV: Ta có k = 1.800USD; c = 1.200 USD

Với %100' xvc

mp

+

= = 30% => m = 600 USD

a. Tính giá trị cá biệt của mỗi ngành: với w = c + v + m ta có Giá trị cá biệt của ngành I: w1 = 1.200 + 400 + 300 = 1.900 USD Giá trị cá biệt của ngành II: w2 = 1.000 + 400 + 700 = 2.100 USD Giá trị cá biệt của ngành III: w3 = 1.000 + 200 + 200 = 1.400 USD Giá trị cá biệt của ngành IV: w4 = 1.800 + 600 = 2.400 USD

Page 11: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 11

b. Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành:

Ta có %100)(' x

vc

mp ∑

∑+

= =

= =

+++++

+++%100

000.18)200000.1()000.1400(600.1

600200700300x %100

000.6

800.1x = 30%

c. Tính lợi nhuận bình quân từng ngành: Với p = 'p x k Ta có:

Lợi nhuận bình quân của ngành I: 1p = 30% x 1.600 = 4.800 USD

Lợi nhuận bình quân của ngành II: 2p = 30% x 1.400 = 2.100 USD

Lợi nhuận bình quân của ngành III: 3p = 30% x 1.200 = 1.600 USD

Lợi nhuận bình quân của ngành IV: 4p = 30% x 1.800 = 2.400 USD

d. Tính giá cả sản xuất của mỗi ngành: Giá cả sản xuất= k + p Ta có: Giá cả sản xuất của ngành I = 1.600 + 4.800 = 6.200 USD Giá cả sản xuất của ngành II = 1.400 + 2.100 = 3.500 USD Giá cả sản xuất của ngành III = 1.200 + 1.600 = 2.800 USD Giá cả sản xuất của ngành IV = 1.800 + 2.400 = 4.200 USD Trên đây là 3 dạng bài tập cơ bản của học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin (phần 2); chúng tôi đưa ra với mong muốn có thể giúp cho giảng viên và sinh viên sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạy cũng như học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012; [2] Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006; [3] Tóm tắt lý thuyết và bài tập thực hành Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006; [4] Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006; [5] Các Mác, Tư bản; tập thứ nhất phần thứ 2, NXB Sự thật, Hà Nội, 1988; [6]https://sites.google.com/site/toihocketoan/kinh-te-chinhtri/baitap/baitapsanxuatgiatrithangdu-quyluatkinhtecobancuacntb-codapan.

Page 12: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 12

THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC VỚI “CHIÊU TRÒCHIÊU TRÒCHIÊU TRÒCHIÊU TRÒ” THU MUA NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM

ThS. Hồ Thị Mỹ Kiều

GV. Khoa Quản trị kinh doanh

I. Đặt vấn đề Xuất phát từ đặc điểm là một nước nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là

mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” chỉ mong có được mùa màng bội thu. Nhưng ngay cả khi được mùa, nông dân vẫn thường xuyên phải đối mặt với thực trạng bị thương nhân ép giá, khiến cảnh “được mùa, mất giá” diễn ra liên miên. Hay những câu chuyện về nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nông dân cả nước nói chung rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi đồng loạt các thương lái “bỏ chạy” để lại nhiều mặt hàng nông sản tồn ứ... đang xuất hiện liên tục trên các mặt báo, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Vậy thực trạng, nguyên nhân và biện pháp cần tháo gỡ cho vấn đề này là gì?

II. Thực trạng hoạt động thu mua nông sản ở nước ta thời gian gần đây Không phải thương nhân nước ngoài nào cũng làm ăn theo kiểu lừa đảo, chụp giật,

gây hại đến lợi ích của nông dân. Đó là những thương nhân nước ngoài có văn phòng, chi nhánh, hay những doanh nghiệp FDI làm ăn chân chính tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một bộ phận cá nhân người nước ngoài hoạt động thương mại trái với pháp luật Việt Nam như không có “Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đối với các loại hàng hoá được phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam”, nói cách khác là những thương nhân làm ăn phi pháp, đang chui lủi thu mua nông sản tại Việt Nam để đưa về nước hoặc xuất sang nước khác kiếm lời.

Với lợi thế về tín dụng, nhiều tiền và trả giá cao khiến doanh nghiệp trong nước bất lực ngay tại sân nhà. “Thủ đoạn” của các thương lái này là đẩy giá cả lên cao, thu mua tất cả các sản phẩm không phân biệt chất lượng, tới tận nhà vườn để thu mua. Đây là chiêu trò “dụ” nông dân tập trung sản xuất ào ạt dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ,

Page 13: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 13

sau đó họ không thu mua nữa hoặc dìm giá xuống rất thấp, khiến nhiều hộ nông dân điêu đứng. Thực tế, nhiều mặt hàng như vải thiều, thanh long, dưa hấu, dứa, gạo... có thời điểm đã được mua gom với giá cao nhưng sau đó rớt giá thê thảm, giảm từ 30-70% do thương lái ngừng thu mua. Hay khoai lang tím ở Vĩnh Long giá đầu vụ là 800.000 đồng/tạ, giá giữa vụ còn 180.000 đồng/tạ, giá dừa Bến Tre từ 150.000 đồng/chục nay còn 12.000 đồng/chục, hải sản ở Khánh Hòa, mua cua tại Cà Mau. Nghiêm trọng hơn có những vụ thu gom hàng có tính phá hoại như mua rễ thanh long, đỉa, mua lá sắn mà không mua củ, chè kém chất lượng mà còn xúi người dân bỏ thêm bùn đất, trộn gạo thường và thơm nhằm gây thiệt hại uy tín gạo xuất khẩu Việt Nam…

Theo Bộ Công Thương, từ tháng 5/2011 đến nay, hiện tượng thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng và có diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp với nhiều hình thức.

Trong quý I/2013, thương nhân mua nông sản với giá cao để đáp ứng nguồn cung các sản phẩm lương thực, thực phẩm trên thị trường Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do tình hình thời tiết bất lợi liên tục xảy ra và do giá nhân công trung bình tăng 3,1 USD/giờ. Thực tế là vậy, nhưng chúng ta không khỏi đặt câu hỏi “đằng sau việc thu mua này có vấn đề gì khác hay không?”.

Với những thương nhân có động cơ tư lợi, phá hoại sẽ gây bất ổn thị trường thậm chí phá vỡ các quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu của một số nhà máy chế biến nông sản trong nước, khiến các nhà máy hoạt động cầm chừng, người lao động thiếu công ăn việc làm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản. Thu mua ồ ạt không phân biệt chất lượng, kích cỡ, chủng loại, tạo ra đơn hàng riêng… về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo sự phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, hoạt động thu mua trái phép không được quản lý đã gây thất thu thuế. Từ mất ổn định về kinh tế, thương mại dẫn đến mất ổn định về trật tự an toàn xã hội tại các địa phương.

Hiện tại chưa thể thống kê được chính xác số lượng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc bởi trong đó có rất nhiều mặt hàng đi theo đường tiểu ngạch, khó quản lý.

III. Biện pháp khắc phục điệp khúc “được mùa mất giá” 1. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng vấn đề thương nhân ép giá không chỉ do tác động từ ý đồ bất chính của thương nhân nước ngoài mà do cả việc quản lý trong nước và nhận thức bản thân người nông dân.

- Thiếu điều tiết hợp lý trong khâu trồng lẫn khâu tiêu thụ của nhà nước. Điều này đã đẩy nhiều hộ nông dân vào hoàn cảnh tự tìm đường giải thoát cho mình nên dễ bị ép giá.

- Thiếu cân nhắc khi sử dụng chính sách hỗ trợ cho địa phương như vụ đông năm 2012, nhiều địa phương tập trung hỗ trợ cho 3 loại cây là ngô nếp, bí xanh, khoai tây như: Gia Lộc, Nam Sách, Bình Giang, Ninh Giang, Kim Thành ở Hải Dương. Theo đó, tỉnh hỗ trợ 140.000 đồng tiền mua giống ngô nếp HN88, MX10, WAX50, AG50. Diện tích ngô được hỗ trợ phải áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, quy vùng từ 3 ha trở lên. Huyện Nam Sách hỗ trợ nông dân 50% giá mua các giống bí xanh số 2, dưa hấu lai F1, khoai tây Hà Lan, khoai tây Atlantic, ngô ngọt, ớt lai với điều kiện quy vùng tối thiểu 2 ha. Thành phố Hải Dương hỗ trợ 100.000 đồng/sào cà chua, su-lơ quy vùng tối thiểu 5 ha và khoai

Page 14: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 14

tây, bí xanh quy vùng ít nhất 3 ha. Từ đó, nông dân tích cực gia tăng diện tích để hưởng chính sách dẫn tới nguy cơ cung vượt cầu.

- Nhiều loại hoa quả vẫn chưa vươn ra được nhiều tỉnh thành khác do hạn chế về kênh phân phối.

- Thiếu kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý tại các địa phương mặc dù luật pháp và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn rất đầy đủ. Hoạt động chủ yếu của các thương lái là qua đường tiểu ngạch nên khó xử lý.

- Do công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về thương nhân nước ngoài hoạt động thu mua nông sản tại Việt Nam chưa đầy đủ, chưa phù hợp với từng đối tượng.

- Do thương nhân trong nước đã bắt tay, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài không chân chính trục lợi.

- Đặc biệt, do nhận thức của người nông dân còn hạn chế khi chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt. Đây là câu chuyện không gì mới của nhiều năm nay. Khi giá mặt hàng nông sản nào đó tăng lên, người nông dân sẵn sàng thay đổi cơ cấu cây trồng hiện tại rồi chuyển sang cây trồng mới một cách không kiểm soát, để rồi cung vượt cầu tạo điều kiện cho thương lái ép giá. Đây là cái giá phải trả của phát triển theo phong trào.

2. Biện pháp Cần có giải pháp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước và

người nông dân mới mong thoát khỏi thực tại này. - Các cấp ngành của Trung ương, địa phương cần đẩy mạnh chính sách như hỗ trợ

nông dân khi mất mùa, đầu tư vào khâu nghiên cứu giống, bảo quản sau thu hoạch để tăng thời gian và giá trị sử dụng, phải tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và mạng lưới phân phối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua trong nước ký kết hợp đồng dài hạn với nông dân. Đẩy mạnh các chương trình thu mua tạm trữ với thời gian thực hiện phù hợp hơn để kịp thời trợ giá.

- Cần nhận thức rõ về đối tượng để có công tác đấu tranh tốt, phối hợp với các bộ, ngành xử lý vi phạm xuất nhập cảnh, cấp giấy phép. Các bộ ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mang tính đồng bộ để tránh trường hợp không có chỉ đạo thì không làm hoặc xem nhẹ và cần có chương trình mang tính dài hạn.

- Luật pháp ban hành cần có những quy định, hình phạt nặng nề hơn để kiểm soát hoạt động của thương nhân Việt Nam tiếp tay với thương nhân nước ngoài.

- Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, người sản xuất, tiểu thương, thương lái hiểu rõ về quy định của hoạt động thương mại. Riêng đối với thương nhân nước ngoài cần phải phổ biến giúp họ hiểu rõ luật pháp của nước sở tại khi thu mua nông sản trên địa bàn Việt Nam.

Thiết nghĩ, trước khi có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp nhằm hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của chính mình thì người nông dân phải chủ động phòng ngừa, tránh để bị “mắc vào bẫy buôn bán thời hội nhập” như trên. Nói cách khác là người nông dân Việt Nam cần phải tránh tâm lý “tiểu nông”, xây dựng tác phong công nghiệp, không ngừng trau dồi, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong một thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] www.dangcongsan.vn [2] www.stockbiz.vn [3] www.baomoi.com [4] www.haiduong360.vn

Page 15: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 15

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG GIÁO DỤC

ThS. Nguyễn Thị Thanh GV. Khoa Quản trị kinh doanh

rong bối cảnh bắt đầu xuất hiện cạnh tranh trong giáo dục, các trường đại học, cao đẳng luôn tìm mọi cách để giới thiệu, khuyếch trương hình ảnh của mình nhằm thu hút người học, vì vậy truyền thông marketing đã trở thành một hoạt

động được rất nhiều trường đại học, cao đẳng quan tâm. Một số trường quốc tế và dân lập đã giành một ngân sách khá lớn cho hoạt động này và xem đây là một khoản đầu tư chứ không phải là chi phí. Có thể nói, truyền thông marketing trong giáo dục không phải là một vấn đề mới mẻ, tuy nhiên những lý luận về nó lại không được phổ biến, vì vậy, bài viết này xin trình bày một số vấn đề với hy vọng sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về truyền thông marketing trong giáo dục.

1. Khái niệm về truyền thông marketing trong giáo dục Truyền thông marketing trong giáo dục là hoạt động thông đạt những nội dung về

dịch vụ đào tạo và cơ sở đào tạo nhằm thông tin, thuyết phục và gợi nhớ người học một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Có thể hiểu truyền thông marketing trong giáo dục là việc sử dụng các phương tiện truyền thông marketing như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng… của các cơ sở đào tạo nhằm truyền đạt những thông tin về các dịch vụ đào tạo và cơ sở đào tạo những gợi nhớ hoặc thuyết phục người học đến với cơ sở đào tạo.

2. Công chúng mục tiêu Khác với các doanh nghiệp, công chúng của một trường học rất đa dạng, mỗi nhóm có những đặc điểm khác nhau và có những ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của trường, các nhóm công chúng; đó là: - Các tổ chức chính phủ: Mặc dù đầu tư cho giáo dục đại học vẫn là nhiệm vụ tất yếu của bất kỳ chính phủ nào trên thế giới nhưng rõ ràng, duy trì và tạo lập được các mối quan hệ tốt với các thành viên làm việc tại các cơ quan chính phủ chắc chắn sẽ có nhiều tác động tích cực cho các trường như: mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng các ngành, chuyên ngành. Ngoài ra đối với một số trường công lập còn được Nhà nước trợ cấp về mặt tài chính. Ở Việt Nam, hầu hết các trường cao đẳng, đại học, đều có mối quan hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ này sẽ quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, mở rộng thêm ngành, chuyên ngành của trường. Các trường thuộc một số Bộ chuyên ngành như: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… thì hoạt động của nhà trường còn chịu sự giám sát của các Bộ này. - Sinh viên: Họ vừa là khách hàng đồng thời sau khi họ ra trường thì họ chính là sản phẩm của nhà trường. Mặt khác, sinh viên chính là “đại sứ” và là “người làm marketing” miễn phí và tốt nhất cho nhà trường. Toàn xã hội sẽ nhìn vào các sinh viên để đánh giá xem trường đó như thế nào.

T

Page 16: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 16

- Giảng viên, chuyên viên hành chính vừa là người lao động nhưng cũng lại là những “khách hàng nội bộ” của chính trường đó. - Cựu sinh viên: Đây là đối tượng mà khi nhìn vào họ xã hội sẽ đánh giá chất lượng đào tạo của một trường. Một trường có đa số cựu sinh viên là những người thành đạt xã hội sẽ đánh giá trường có chất lượng đào tạo tốt và ngược lại. Mặt khác, không một cựu sinh viên nào lại không muốn trường cũ của mình phát triển và thịnh vượng, họ sẵn lòng giúp đỡ cho ngôi trường đã đào tạo mình. Vì vậy, họ sẽ là một nguồn tài trợ lớn cho các trường. - Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sẽ sử dụng người được đào tạo: Mối quan hệ tất yếu giữa các trường cao đẳng, đại học – các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức sử dụng người được đào tạo đã, đang và sẽ thể hiện được tính ưu việt của nó. Các trường cao đẳng, đại học chính là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, vì vậy các trường phải tìm hiểu nhu cầu về số lượng nhân lực, trình độ, chuyên môn của nhân lực để đáp ứng cho phù hợp. - Phương tiện thông tin đại chúng: Tranh thủ được sự ủng hộ của “khách hàng” này đem lại vô vàn lợi ích cho các trường cao đẳng, đại học, đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. - Gia đình sinh viên: Khi các học sinh chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký vào một trường cao đẳng, đại học nào đó chắc chắn họ sẽ tham khảo những kinh nghiệm của anh chị đi trước trong gia đình, ý kiến của bố mẹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. - Các cơ sở liên kết đào tạo là các trung tâm đào tạo tại các địa phương có hợp tác đào tạo với nhà trường. Các trung tâm này sẽ là các đơn vị đại diện cho nhà trường tổ chức quản lý hoạt động đào tạo của trường tại địa phương, đồng thời các trung tâm này sẽ tư vấn, hỗ trợ cho người học trong suốt quá trình học tập của họ tại các địa phương.

3. Mục tiêu truyền thông marketing trong giáo dục Mục tiêu truyền thông marketing trong giáo dục chỉ những kết quả cụ thể về truyền thông mà nhà trường mong muốn đạt được trong một giai đoạn nhất định và là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng, hình thành chiến lược truyền thông sau này. Mục tiêu của công tác truyền thông marketing trong giáo dục thường hướng đến các tiêu đích sau đây: - Đối với người học và phụ huynh người học:

+ Thông tin cho người học, phụ huynh biết đến nhà trường và các hoạt động đào tạo; + Làm cho người học, phụ huynh hiểu được lợi ích mà nhà trường đem lại so với

các đối thủ cạnh tranh khác; + Thuyết phục người học, phụ huynh lựa chọn trường để học và gắn bó với trường; + Tạo mối quan hệ với người học và phụ huynh người học.

- Đối với doanh nghiệp: + Thông tin cho các doanh nghiệp biết về hoạt động đào tạo của nhà trường nhằm thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, tạo cơ hội việc làm cho người học tại trường; + Tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp. - Đối với giảng viên, chuyên viên của trường: Tạo mối quan hệ với họ để họ nổ lực làm việc và gắn bó lâu dài với trường. - Đối với những lao động muốn trở thành giảng viên, chuyên viên của trường:

Page 17: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 17

Thông tin cho họ biết vị trí tuyển dụng, yêu cầu tuyển dụng và thuyết phục họ thi tuyển nhân sự.

4. Thông điệp truyền thông marketing trong giáo dục Sản phẩm của giáo dục là những sản phẩm dịch vụ, phi vật thể người học không thể nhìn thấy nó, chính vì vậy thông điệp trong truyền thông marketing trong giáo dục cần phải được hữu hình hoá, để làm được điều này việc giới thiệu sản phẩm giáo dục của nhà trường kèm theo giới thiệu về đội ngũ giáo viên của nhà trường như số lượng giáo viên, trình độ của giáo viên, chương trình đào tạo, bởi vì đây là yếu tố chính quyết định chất lượng sản phẩm đào tạo, ngoài ra cần giới thiệu thêm về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho học tập: thư viện, máy tính…

5. Các công cụ truyền thông marketing trong giáo dục Bản chất của hoạt động truyền thông marketing trong giáo dục chính là truyền tin về dịch vụ đào tạo và cơ sở đào tạo đến người đọc để thuyết phục họ đến với nhà trường. Truyền thông trong giáo dục thường sử dụng các công cụ truyền thông sau: 5.1. Quảng cáo Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng có trả tiền để cung cấp thông tin đến với công chúng mục tiêu về ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, loại hình đào tạo,… của một cơ sở đào tạo. Quảng cáo là hoạt động quan trọng trong các hoạt động truyền thông, không chỉ trong giai đoạn đầu mở ra một trường học mà nó còn góp phần từng bước duy trì nhận thức của người học, phụ huynh về thương hiệu của trường trong suốt quá trình phát triển. Để chiến lược quảng bá nói chung và quảng cáo nói riêng có hiệu quả cao nhất, điều tất yếu là phải nghiên cứu tâm lý, đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu, các phương tiện truyền thông hỗ trợ, chính sách của các trường là đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của quảng bá là làm sao cho người học, phụ huynh biết đến, ghi nhớ và chấp nhận thương hiệu của trường. Vì vậy lựa chọn chiến lược truyền thông phù hợp là yếu tố quyết định. Tuỳ thuộc vào các chương trình đào tạo, thị trường mục tiêu và khả năng tài chính của trường học có thể áp dụng riêng lẻ hoặc tổng hợp một số phương tiện quảng cáo sau:

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, báo, đài phát thanh, tạp chí… ưu thế của các phương tiện này là tác động mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng và phong phú, tuy nhiên đòi hỏi chi phí cao và tần suất lớn. Việc lựa chọn phương tiện nào hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích và khả năng của mỗi trường.

- Quảng cáo ngoài trời: băng rôn, pano, áp phích, phương tiện giao thông, bảng đèn điện tử… Các phương tiện này cho phép khai thác tối đa các loại kích cỡ, hình dạng khác nhau dành cho quảng cáo. Việc sử dụng màu sắc và hình vẽ do vậy cũng đơn giản hơn, nhưng sức hút người nhận tin kém.

- Quảng cáo điện tử: sử dụng các banner, đặt các logo, pop-up trên các trang web hoặc đăng ký tra theo công cụ tra cứu của các trang chủ thích hợp. 5.2. Khuyến mại Khuyến mại là những biện pháp khuyến khích mang tính ngắn hạn như thực hiện các chương trình giảm học phí, tặng học bổng học tập, kiểm tra phân loại trình độ người học miễn phí… nhằm kích thích người học tham gia các chương trình đào tạo của mình. Nếu như quảng cáo đưa ra cho người học lý do chọn trường thì xúc tiến đưa ra những biện pháp khuyến khích người học sử dụng dịch vụ đào tạo, tham gia các chương trình

Page 18: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 18

đào tạo của trường. Khuyến mại nên được lập kế hoạch bền vững dựa trên việc thiết lập và duy trì tiếng tăm và hình ảnh của nhà trường với người học. 5.3. Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng (PR) là chương trình được thiết kế nhằm đề cao và bảo vệ hình ảnh của cơ sở đào tạo thông qua việc giới thiệu với công chúng về hình ảnh của cơ sở đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo, mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức đào tạo, chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Quan hệ công chúng và hoạt động quảng cáo có liên quan tới một loạt các chương trình được thiết kế để tăng cường và bảo vệ hình ảnh của trường học. Quan hệ công chúng cũng bao gồm công tác xã hội, góp các quỹ nhân đạo, tham gia các sự kiện đặc biệt, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và những hoạt động quần chúng khác. Những ưu điểm nổi trội là: PR là một quá trình thông tin hai chiều; PR có tính khách quan cao; PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện quảng bá khác; Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng; PR có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Có thể sử dụng các công cụ trong PR như sau:

- Các buổi hội thảo về chương trình đào tạo của trường: Trường học sẽ tổ chức các buổi hội thảo qua đó mời học sinh, phụ huynh đến tham dự và giới thiệu về các chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo của trường;

- Marketing sự kiện và tài trợ là việc tham gia, tổ chức hoặc tài trợ cho các hoạt động và sự kiện thể thao, nghệ thuật, giải trí và các hoạt động xã hội khác. Việc tài trợ các sự kiện cho phép các trường học có nhiều lựa chọn trong tiếp cận với người học, phụ huynh. Đây cũng là một phương tiện tăng cường hình ảnh nhà trường như một trường học tốt, có uy tín… bằng cách đó họ mong rằng người học sẽ tin tưởng vào nhà trường và sau này sẽ lựa chọn nhà trường để học tập;

- Các hoạt động cộng đồng là thực hiện các hoạt động nhân đạo, công tác xã hội, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng... việc cung cấp sản phẩm tài trợ cho các sự kiện này luôn được hoan nghênh vì kinh phí dành cho các hoạt động cộng đồng nhằm giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Đồng thời, các hoạt động cộng đồng đảm bảo nhà trường luôn duy trì một hình ảnh đẹp trong con mắt của công chúng;

- Tham gia hội chợ việc làm, các cuộc triển lãm về giáo dục: đó là việc thực hiện hoạt động trưng bày, giới thiệu các chương trình đào tạo của nhà trường tại các hội chợ việc làm, các cuộc triển lãm về giáo dục, tham dự các buổi tiếp xúc với học sinh, tham gia các hội thảo được tổ chức đi kèm cùng hội chợ sẽ gia tăng hình ảnh của trường học trong nhận thức của người học và phụ huynh học sinh;

- Các ấn phẩm của trường học: Nhà trường có thể quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng ấn phẩm. Ấn phẩm có thể xuất phát từ trong hay ngoài trường học. Các ấn phẩm xuất phát từ trường khá đơn giản, chỉ là những phong bì, túi xách, cặp đựng tài liệu tập sách mỏng để giới thiệu. Tất cả đều được in ấn thể hiện hình ảnh của nhà trường;

- Phim ảnh: Việc xây dựng các bộ phim giới thiệu về trường học, những nổ lực nhà trường đã trải qua và thành công đạt được trong một môi trường điều kiện xã hội hóa giáo dục, lấy chất lượng đào tạo và nhu cầu người học làm trọng tâm là một cố gắng nhằm thể hiện cho người học, phụ huynh về một hình ảnh đẹp của trường.

Page 19: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 19

5.4. Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân là giao tiếp trực tiếp với công chúng mục tiêu (học viên, gia đình học viên) nhằm mục đích giới thiệu về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo… và thuyết phục họ tham gia các khoá học của cơ sở đào tạo thông qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh, tư vấn mùa thi, các cán bộ giáo viên trực tiếp tiếp xúc với người học, phụ huynh để giới thiệu và thuyết phục họ tham gia học tập tại trường. 5.5. Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp là việc sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếp để thu hút học sinh tham gia các khoá học thông qua việc sử dụng thư tín, điện thoại, email, tờ rơi, internet, catalogue… Hình thức này đặc biệt hiệu quả về khía cạnh kinh tế, thông tin được truyền tải trực tiếp đến người học, phụ huynh. Phương thức này mang tính kịp thời cao, đồng thời nó chọn lọc được đối tượng khách hàng và cá nhân hóa các giao tiếp.

6. Đặc điểm của giáo dục ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing trong giáo dục - Đối tượng thuần nhất: Đối tượng sử dụng dịch vụ của trường học khá thuần nhất, họ có thể khác nhau về độ tuổi, giới tính, nhưng đều có chung nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức cho bản thân, và họ đòi hỏi rất cao về chất lượng đào tạo do nhà trường cung cấp, tuy nhiên khi họ đã cảm nhận được chất lượng đào tạo tốt thì họ rất tin tưởng, gắn bó lâu dài, cảm thấy tự hào về trường họ đang theo học và sẵn sàng chia sẻ, giới thiệu với các người khác về trường của mình. Vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục nếu các trường làm cho khách hàng của mình hài lòng thì chính những khách hàng này sẽ là những người truyền thông cho trường một cách có hiệu quả nhất. - Tính tin cậy: Không giống như một ngành kinh doanh thông thường, các doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp thị vượt quá giá trị thực chất mà sản phẩm của họ mang lại với mục đích cuối cùng là thu hút được nhiều khách hàng, thu được lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp. Điều này không thể thực hiện trong hoạt động giáo dục, nơi mà sự trung thực và tin cậy luôn đặt lên hàng đầu. Nhà trường làm mọi việc để xã hội tin tưởng mình, bởi vì một khi niềm tin mất đi thì rất khó làm cho họ tin tưởng lại được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Thanh, Luận văn thạc sĩ – Đề tài: Xây dựng chiến lược truyền thông cho Trường Cao đẳng Thương mại, 2012; [2] Brent Davies và Linda Ellison (2005), Lãnh đạo Nhà trường thế kỷ 21, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội; [3] Lynton Gray, Marketing in education, 1994, London; [4] Phillip Kotler (2003), Quản trị marketing, NXB Thống kê, Hà Nội; [5] http://www.dnu.edu.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tingiao-duc/.

Page 20: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 20

Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến

ThS. Ngô Thị Hồng

GV. Khoa Quản trị kinh doanh

Tóm tắt Bài viết nhằm trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần rủi ro

cảm nhận đến ý định mua quần áo thời trang trực tuyến. Nghiên cứu được thực hiện trên 370 sinh viên. Kết quả cho thấy các thành phần rủi ro cảm nhận có tác động tiêu cực đến ý định mua quần áo thời trang trực tuyến của người tiêu dùng với mức độ ảnh hưởng mạnh nhất là rủi ro chức năng, tiếp đến là rủi ro tài chính và cuối cùng là rủi ro tâm lý. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân kinh doanh quần áo thời trang nói riêng và kinh doanh trực tuyến nói chung có những giải pháp giảm thiểu rủi ro cảm nhận cho người tiêu dùng và thu hút họ đến với cửa hàng trực tuyến.

Từ khóa: Rủi ro cảm nhận; ý định mua; mua sắm trực tuyến; hành vi người tiêu dùng; thời trang.

1. Đặt vấn đề Mua hàng trực tuyến đã trở thành một hình thức tiêu dùng phổ biến ở các nước;

hàng năm mang về doanh thu hàng chục tỷ đô-la Mỹ. Tại Việt Nam (VN), số lượng người dùng internet tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây, đã lên đến 31 triệu người, chiếm khoảng 35% dân số; đa số người dùng internet trong độ tuổi từ 18 đến 35. Mặc dù mua bán trực tuyến ở VN được các chuyên gia đánh giá là thị trường tiềm năng trong thời gian tới, nhưng người tiêu dùng (NTD) vẫn còn rất e ngại, cảm thấy rủi ro khi thực hiện mua hàng trực tuyến. Việc nghiên cứu về những ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận của NTD đối với việc mua hàng trực tuyến là vấn đề mang tính cấp thiết và phù hợp với thực tiễn tại VN hiện nay.

2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận

Khái niệm rủi ro cảm nhận được Bauer nghiên cứu và đưa ra đầu tiên vào năm 1960. Bauer cho rằng: “Rủi ro cảm nhận trong hành vi của người tiêu dùng là những cảm nhận về những nguy cơ sẽ xảy ra trong bất kì một hành động tiêu dùng mà người tiêu dùng cảm thấy không chắc chắn[3].

Trên nền tảng lý thuyết rủi ro cảm nhận của Bauer (1960), đã có nhiều nhà nghiên cứu kinh tế thực hiện nghiên cứu về rủi ro cảm nhận trong mua hàng trực tuyến. Tân (1999) cho rằng NTD có cảm nhận về rủi ro trong mua trực tuyến cao hơn mua tại cửa hàng truyền thống. Anjali Dabhade (2008)[1] cho rằng rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến gồm có rủi ro chức năng, rủi ro tài chính và rủi ro thời gian. Kết quả

Page 21: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 21

nghiên cứu của Moudi Almousa (2011)[6]; Mi-Jung-Kim (2008)[5] lại cho thấy ý định mua quần áo trực tuyến bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố rủi ro cảm nhận, gồm rủi ro chức năng, rủi ro thời gian và rủi ro bảo mật, và ảnh hưởng không đáng kể bởi rủi ro tâm lý và tài chính. Trên cơ sở những kết quả có được từ những mô hình nghiên cứu rủi ro cảm nhận trong mua sắm quần áo trực tuyến đã được thực hiện, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 thành phần rủi ro cảm nhận có mối quan hệ với ý định mua quần áo thời trang trực tuyến (hình 1).

- Rủi ro chức năng: Là những cảm nhận của NTD nguy cơ về hiệu năng của sản phẩm. Trong môi trường mua sắm trực tuyến NTD không có khả năng mặc thử, đánh giá đặc tính vật lý của sản phẩm may mặc như chất liệu, màu sắc thực tế, kiểu dáng, kích cỡ. Do vậy, rủi ro chức năng sản phẩm càng cao thì ý định mua quần áo trực tuyến của người tiêu dùng càng giảm (H1).

- Rủi ro tài chính: Là cảm nhận về nguy cơ mất tiền khi thực hiện giao dịch. Không

như mua sắm truyền thống theo kiểu “tiền trao cháo múc”; trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, NTD thường phải thanh toán tiền trước và nhận hàng sau đó vài ngày thậm chí một tuần. Do vậy, khi thực hiện giao dịch trực tuyến, NTD lo ngại sản phẩm không được chuyển đến, lo ngại về an toàn của tài khoản tín dụng. Ngoài ra, NTD còn phải trả thêm chi phí vận chuyển sản phẩm. Rủi ro tài chính càng cao thì ý định mua quần áo trực tuyến của người tiêu dùng càng giảm (H2).

- Rủi ro tâm lý: Người tiêu dùng có thể trải nghiệm áp lực tinh thần như sự hối tiếc kết quả mua sắm, cảm thấy thiếu tin tưởng hoặc lo ngại việc mua sắm quần áo trực tuyến có thể không phù hợp với bản thân hoặc thất vọng khi sản phẩm không đáp ứng được như

Rủi ro hiệu năng

Rủi ro tài chính

Rủi ro tâm lý

Rủi ro xã hội

Rủi ro thời gian

Rủi ro bảo mật

Ý định mua trực tuyến

H1

H2

H3

H5

H4

H6

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Page 22: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 22

mong đợi (Jacopy và Kaplan, 1972; Peter và Ryan, 1976)[3]. Rủi ro tâm lý càng cao thì ý định mua sắm trực tuyến của NTD càng giảm (H3).

- Rủi ro thời gian: Là cảm nhận về sự thuận tiện, tiện lợi, lượng thời gian và công sức khi mua một sản phẩm không đáp ứng đúng như mong đợi của NTD (Kaplan Jacopy, 1972)[3]. Rủi ro thời gian càng cao thì ý định mua quần áo trực tuyến của NTD càng giảm (H4).

- Rủi ro xã hội: Liên quan đến cảm nhận về một quyết định mua sản phẩm không được sự chấp nhận bởi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp (Dowling và Stealin, 1994; Forthsy, 2006)[4]. Thông thường, NTD thường cố gắng để có được những lời khuyên hoặc sự đồng ý từ người khác trong nhóm xã hội (bạn bè, đồng nghiệp, gia đình) để giảm thiểu rủi ro xã hội. Rủi ro xã hội càng cao thì ý định mua trực tuyến của NTD càng giảm (H5).

- Rủi ro bảo mật: Là nguy cơ NTD cảm nhận được họ bị mất kiểm soát thông tin cá nhân (Featherman, Pavlou, 2003). Việc cung cấp các thông tin cá nhân và số tài khoản, số thẻ tín dụng trên các website có thể sẽ bị lạm dụng hoặc cửa hàng trực tuyến sử dụng thông tin cá nhân với mục đích khác. Rủi ro bảo mật càng cao thì ý định mua trực tuyến của NTD càng giảm (H6).

2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này kết hợp định tính với định lượng. Bản câu hỏi được xây dựng dựa

trên thang đo Likert 5 điểm; với 1 là “hoàn toàn đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn không đồng ý”. Đối tượng được khảo sát là những người tiêu dùng có sử dụng internet trong độ tuổi từ 18 đến 35. Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua thư điện tử. Số lượng bản câu hỏi phát ra là 370, trong đó có 300 bản giấy và 70 bản điện tử. Số lượng bản câu hỏi thu về hợp lệ là 300. Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 và Amos 18.0.

3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hiệu lực hóa thang đo

Thực hiện kiểm định KMO trước khi phân tích nhân tố với kết quả KMO = 0.697 (0.5<KMO<1); tổng phương sai trích được 62.1%. Thực hiện phân tích nhân tố cho kết quả trích được 6 nhân tố với 8 items bị loại bỏ.

Phân tích khẳng định CFA được thực hiện với 22 thành phần quan sát với 6 nhóm nhân tố trích được từ thực hiện EFA cho thấy trọng số chuẩn hóa của các chỉ báo đều >0.5 và có ý nghĩa (p<0.05). Tính hiệu lực hội tụ của mô hình được đảm bảo khi phương sai trích trung bình AVE (Average Variance Extract) > = 0.5 (Bảng 1). Độ tin cậy Cronbach alpha đều gần bằng hoặc lớn hơn 0.8, được xem là tốt. Độ tin cậy tổng hợp CR (Composite Reability)>0.6, lớn hơn 0.8 là tốt. Tính hiệu lực phân biệt thỏa mãn vì AVE của bất kì tiêu thức nào đều lớn hơn tương quan giữa tiêu thức đó với các tiêu thức khác đo lường cùng một khái niệm. Tính phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế được xem xét bởi chỉ số GFI (Goodness-fit-index) = 0.900 > 09, CFI (Comparative Fit Index) = 0.908 > 0.9, RMSEA (Root mean square error of approximation) = 0.059 < 0.08 đạt yêu cầu. Kiểm định Chisquare có ý nghĩa ở mức < 0.1

Page 23: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 23

Bảng 1: Hiệu lực hóa thang đo

α = 0.733; CR =0 .774; AVE =0.55 Trọng số chuẩn hóa

Rủi ro bảo mật

Thông tin cá nhân của người mua hàng không được bảo mật 0.571 Thông tin yêu cầu của người mua có thể bị sai lệch hoặc thất lạc 0.968 Số tài khoản của người mua có thể không an toàn 0.510

α = 0.776.; CR = 0.788; AVE =0.50

Rủi ro chức năng

Tôi không được mặc thử trước khi mua 0.751

Tôi lo ngại chất liệu không đúng như cửa hàng trực tuyến thông tin

0.806

Tôi không thể đánh giá, kiểm định chất lượng quần áo trên internet khi mua

0.611

Màu sắc, phong cách, kiểu dáng là một vấn đề lớn khi mua quần áo trên internet vì hình ảnh trên màn hình vi tính và thực tế rất khác nhau

0.595

α = 0.759; CR = 0.808; AVE =0.51

Rủi ro tâm lý

Tôi cảm thấy bất an khi mua quần áo trên internet 0.627

Tôi cảm thấy thất vọng khi sản phẩm đáp ứng không như mong đợi 0.659

Tôi lo ngại mình sẽ hối tiếc khi thực hiện việc mua hàng quần áo trên internet

0.615

Tôi không tin tưởng cửa hàng trực tuyến 0.775

α = 0.718; CR = 0.723; AVE = 0.50

Rủi ro thời gian

Tôi mất nhiều thời gian để tìm kiếm trang web phù hợp 0.664

Tôi sẽ mất thời gian chờ đợi sản phẩm chuyển đến 0.739

Tôi mất nhiều thời gian để lựa chọn sản phẩm và chờ đợi hình ảnh trên website được tải xuống

0.642

α = 0.707; CR = 0.714; AVE = 0.53

Rủi ro xã hội

Tôi cảm thấy không thoải mái khi mặc trang phục nơi công cộng 0.757

Tôi lo ngại khi mặc quần áo trên internet sẽ mất tự tin trước bạn bè đồng nghiệp

0.746

Tôi nghĩ việc mua hàng quần áo trên internet là thể hiện đẳng cấp, lối sống hiện đại nhưng tôi lo ngại bạn bè và đồng nghiệp sẽ không nghĩ như vậy

0.504

Page 24: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 24

α = 0.835; CR = 0.842; AVE = 0.64

Rủi ro tài

chính

Tôi lo ngại số tài khoản tín dụng có thể không an toàn 0.761 Tôi sẽ tốn kém thêm chi phí vận chuyển và chi phí khác khi mua trên internet

0.961

Tôi có thể bị mất tiền khi sản phẩm đặt mua không chuyển tới

0.685

α: Cronbach alpha; CR: Độ tin cậy tổng hợp; AVE: Tổng phương sai trích

3.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu Phân tích SEM (Structural Equation Modeling) cho thấy tính phù hợp với dữ liệu

thực tế hay chất lượng của mô hình đạt mức khá với GFI=0.900 >0.9, CFI=0.908>0.9, TLI = 0.889<0.9, RMSEA=0.059 <0.08. Kiểm định Chisquare có ý nghĩa ở mức<0.1.

Với kết quả trên cho thấy mô hình có TLI chưa đạt yêu cầu, ta tiến hành điều chỉnh mô hình bằng cách làm cho Chisquare càng nhỏ càng tốt thông qua nối các cặp sai số có MI lớn hơn 10. Phân tích nhân tố khẳng định được thực hiện lại sau khi đã điều chỉnh mối quan hệ giữa các cặp sai số (e10<->e8, e11<->e9). Kết quả cho thấy TLI = 0.920 (> 0.9), CFI = 0.934 (> 0.9), GFI = 0.914>0.9 và RMSEA = 0.05(< 0.08). Do đó, mô hình này phù hợp với dữ liệu thị trường.

Khái niệm rủi ro chức năng (P=0.00<0.1) có ảnh hưởng tiêu cực và mạnh nhất (trọng số là -0.431) đến ý định mua quần áo trực tuyến. Điều này được lý giải rằng trong bối cảnh mua trực tuyến NTD không được mặc thử và khó đánh giá các đặc tính vật lý như chất liệu, màu sắc và kích cỡ. Tiếp đến, chi phí cho việc mua sản phẩm là điều mà NTD thường quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh mua trực tuyến, NTD thanh toán trước và nhận hàng sau đó từ 7 đến 10 ngày. Do đó, rủi ro tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua trực tuyến (P= 0.00<0.1, trọng số là -0.277) và ảnh hưởng ít hơn là khái niệm rủi ro tâm lý (P=0.056<0.1; trọng số là -0.124). Các khái niệm rủi ro thời gian (P=0.410>0.1), rủi ro xã hội (P=0.643>0.1), rủi ro bảo mật (P=0.933>0.1) bị loại khỏi mô hình. Các khái niệm bị loại khỏi mô hình có thể được lý giải rằng đối tượng nghiên cứu đa phần là sinh viên thuộc thế hệ 9X, trẻ và năng động, thích thể hiện cá tính; khi quyết định mua quần áo trực tuyến họ không cảm thấy bị ảnh hưởng bởi người khác. Vì thường xuyên tham gia thảo luận tại các diễn đàn trực tuyến, nên việc cung cấp thông tin cá nhân họ không cảm thấy rủi ro và khi được hỏi về lợi ích đối với việc mua trực tuyến thì đa phần đối tượng đều cho rằng rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Vì vậy, yếu tố thời gian không thể hiện sự ảnh hưởng trong mối quan hệ với ý định mua trực tuyến.

4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu rút ra được 3 yếu tố rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý định mua quần áo thời trang trực tuyến của NTD là rủi ro chức năng, rủi ro tài chính và rủi ro tâm lý. Hoạt động mua bán trực tuyến ở VN còn nhiều bất cập từ khâu thanh toán, vận chuyển đến hình ảnh, uy tín của các cửa hàng trực tuyến nên phần lớn NTD vẫn còn lo ngại và thiếu tin tưởng với cửa hàng trực tuyến khi thực hiện giao dịch. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với thực tiễn hoạt động mua bán trực tuyến tại VN.

Page 25: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 25

4.2. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro cảm nhận - Đối với rủi ro chức năng: Trưng bày sản phẩm, cung cấp thông tin đúng với qui

cách của sản phẩm, cam kết đổi trả sản phẩm khi khách hàng mặc không vừa hoặc không ưng ý, không tính phí vận chuyển nếu trả hoặc đổi hàng, thiết lập một số nhà đại diện hoặc cửa hàng offline.

- Đối với rủi ro tài chính: Hoàn tiền nếu sản phẩm không đúng với thông tin trên website, sản phẩm bị lỗi hoặc bị thất thoát khi vận chuyển hoặc vận chuyển không đến đúng địa chỉ, thông tin đầy đủ về điều khoản và hình thức thanh toán trên website, xác nhận phản hồi sau khi hoạt động giao dịch thanh toán thành công.

- Đối với rủi ro tâm lý: Tạo dựng uy tín, hình ảnh thương hiệu cho cửa hàng trực tuyến/doanh nghiệp, giữ liên lạc với khách hàng sau khi thực hiện giao dịch, tạo sự quan tâm và an tâm cho khách hàng, giải quyết các sự cố về giao dịch theo hướng tôn trọng khách hàng để tạo niềm tin nơi khách hàng, cung cấp sự hướng dẫn làm thế nào để sử dụng dịch vụ an toàn nhất.

4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai Nghiên cứu đã chỉ ra được 3 thành phần rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý định

mua quần áo thời trang trực tuyến của NTD. Mặc dầu vẫn còn một số hạn chế như phạm vi chọn mẫu chỉ tập trung trên một nhóm đối tượng là sinh viên nên tính đại diện của mẫu chưa cao; nghiên cứu tập trung vào nhân tố rủi ro cảm nhận mà chưa quan tâm đến các yếu tố ngoại lai khác như nghề nghiệp, giới tính, kinh nghiệm sử dụng internet… Trong tương lai có thể thực hiện nghiên cứu với phạm vi rộng hơn, mở rộng biến số của mô hình và so sánh sự khác biệt về mức độ rủi ro cảm nhận giữa các nhóm giới tính, nghề nghiệp và kinh nghiệm sử dụng internet.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Anjali Dabhade (2008), “Antecedents of older consumers’ internet shopping for apparel products: Perceived risk and benefits and shopping orientation”; [2] Dr. Suresh, A.M and Shashikala (2011), “Identifying Factors of Consumer Perceived Risk towards Online Shopping in India”; [3] Fan Lan (2007), “The University of Sheffield, The Influence of perceived risk on customer behaviour in purchasing high-price product online”; [4] Forthsy; Chuanlan Liu; David Shannon and Liu Chun Gardner, “Development of a scale to measure the perceived benefits and risks of online shopping”, Journal Interactive Marketing, 2006;

[5] Mi Jung Kim (2008), “Consumer Perceptions of Apparel Products in Internet Shopping”, Oregon State University, Umi Number 3295629;

[6].Moudi Almousa (2011), “Perceived Risk in Apparel Online Shopping: AMulti Dimensional Perspective”, Canadian Social Sience, 2011;

[7] Sandra Forsythe, Wi –Suk – Kwon, “The role of product brand image and online store image on perceived risk and online purchase intention for apparel”; Journal of Retailing and Consumer Services 19 (2012), 325 -331.

Page 26: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 26

GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG KẾ TOÁN QUỐC TẾ

ThS. Nguyễn Thị Thu Đến GV. Khoa Kế toán – Kiểm toán

Đặt vấn đề: Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Không nằm

ngoài xu hướng đó, chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế; do vậy, việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản về kế toán quốc tế ngày càng được nhiều người học kế toán quan tâm. Để đọc hiểu được những văn bản về kế toán quốc tế như chuẩn mực, bài báo hay những báo cáo tài chính được thể hiện dưới ngôn ngữ quốc tế thì nhớ và hiểu những thuật ngữ thường gặp là yêu cầu thiết yếu. Nội dung của bài báo này tập trung vào việc giải thích ngữ nghĩa những cụm từ tiếng Anh thường gặp trong lĩnh vực kế toán tài chính quốc tế nhằm hỗ trợ người học trong việc tìm hiểu và làm việc.

1. Các từ và cụm từ thường gặp

STT Tiếng Anh Tiếng Việt Phần giải thích 1 Auditors Ban kiểm soát Là một nhóm các kiểm toán viên thuộc nội bộ doanh

nghiệp nhưng có quyền hạn độc lập, chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị; thực hiện chức năng kiểm tra kế toán trong doanh nghiệp.

2 Significant Influence

Quyền ảnh hưởng đáng kể

Quyền có khả năng tác động đến các quyết định kinh doanh, tài chính của một doanh nghiệp.

3 Installment Sales Bán trả góp Phương thức bán cho thanh toán nhiều lần và có trả lãi. 4 Stockholders’

Report Báo cáo cho đại hội cổ đông

Báo cáo thường niên mà các công ty cổ phần phải cung cấp cho các cổ đông về tình hình tài chính trong năm của công ty.

5 Financial Statement Báo cáo tài chính Hệ thống các báo cáo về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

6 Income Statement Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp trong kỳ.

7 Statement of Cash Flows

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo về sự lưu chuyển các dòng tiền theo các loại hoạt động khác nhau ở doanh nghiệp.

8 Balance Sheet Bảng cân đối kế toán

Báo cáo về tình hình tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

9 Investment Property

Bất động sản đầu tư Tài sản được sử dụng cho hoạt động cho thuê hoặc đang chờ để bán.

10 Venturer Bên góp vốn liên doanh

Đối tác kinh doanh cùng góp vốn để thực hiện một hoạt động kinh doanh nào đó.

11 Accounting Entry Bút toán/ Định khoản kế toán

Là cách thức trình bày một nghiệp vụ kinh kế phát sinh theo cách ghi vào bên Nợ của một hay nhiều tài khoản và bên Có của một hay nhiều tài khoản theo đúng tính chất liên quan hợp lý của tài khoản đó.

12 Single Entry Bút toán ghi đơn Là cách thức trình bày một nghiệp vụ kinh kế phát sinh theo cách ghi vào bên Nợ của một hay bên Có của một tài khoản.

Page 27: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 27

13 Double Entry Bút toán ghi kép Là cách thức trình bày một nghiệp vụ kinh kế phát sinh theo quan hệ đối ứng Nợ - Có.

14 Transaction Nghiệp vụ kinh tế Sự kiện kinh tế diễn ra ở doanh nghiệp. 15 Offsetting Bù trừ Đối với nguyên tắc bù trừ yêu cầu tài sản và công

nợ, doanh thu và chi phí không được phù trừ lẫn nhau khi trình bày trên báo cáo tài chính.

16 Stockholders Cổ đông Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần. 17 Share Cổ phiếu Giấy ghi nhận quyền sở hữu một phần của công

ty cổ phần. 18 Ordinary Share/

Common Stock Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu không có những quyền ưu tiên như ưu

tiên về việc trả cổ tức,… như ở cổ phiếu ưu đãi. 19 Management

Accounting Kế toán quản trị Kế toán phục vụ cho hoạt động của nhà quản trị

doanh nghiệp. 20 Exchange

Differences Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Chênh lệch do việc thay đổi tỷ giá trên thị trường.

21 Current/Short-term Asset

Tài sản ngắn hạn Tài sản có tốc độ lưu chuyển trong một niên độ kế toán ở doanh nghiệp.

22 Non-current/ Long-term Asset

Tài sản dài hạn Tài sản có tốc độ lưu chuyển kéo dài hơn một niên độ kế toán ở doanh nghiệp.

23 Factory Overhead Chi phí sản xuất chung

Các chi phí sử dụng cho phân xưởng sản xuất mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như chi phí về nhiên liệu, chi phí khấu hao…

24 Direct Materials Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí về nguyên liệu sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm.

25 Direct Labor Cost Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí về nhân công trực tiếp tạo ra sản phẩm.

26 Accounting Policies

Chính sách kế toán Là những nguyên tắc, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng trong việc hạch toán kế toán và lập, trình bày báo cáo tài chính.

27 Accrual Basis Cơ sở dồn tích Là nguyên tắc kế toán mà theo nguyên tắc này việc ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ thời điểm phát sinh chứ không phải việc thu hay chi tiền thực tế.

28 Joint-stock Company/ Corporation

Công ty cổ phần Loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chi thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

29 Subsidiary/ Branch Công ty con/ chi nhánh

Công ty chịu sự kiểm soát của một công ty khác gọi là công ty mẹ.

30 Cost/ Expense Chi phí Là những khoản mà doanh nghiệp tiêu dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

31 Interest Expense Chi phí lãi vay Chi phí về lãi suất phải trả khi vay ngân hàng hay tổ chức tín dụng.

32 Accrued Expenses Chi phí phải trả Là số tiền chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả trong tương lai.

33 Operating Expenses

Chi phí kinh doanh Là số tiền mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp

34 Income Tax Expense

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Là số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả tính trên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Page 28: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 28

35 Fixed Cost Chi phí cố định Theo kế toán quản trị, chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi.

36 Fixed Asset Tài sản cố định Tài sản dài hạn có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 triệu và thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.

37 Cost of Properties, Plants and Equipment

Nguyên giá của tài sản, máy móc và thiết bị

Là giá trị ban đầu doanh nghiệp bỏ ra khi hình thành các tài sản cố định hữu hình này.

38 Creditors Khoản phải thu Là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.

39 Liabities/ Payment Account

Nợ phải trả/ Khoản phải trả

Khoản mà doanh nghiệp cam kết phải thanh toán.

40 Inventory Hàng tồn kho Là những tài sản ngắn hạn bao gồm hàng mua đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán và hàng hóa ở kho bảo thuế.

41 Owner’s Equity Vốn chủ sở hữu Khoản mà doanh nghiệp không có cam kết thanh toán.

42 Revenue Doanh thu Khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh.

43 Net profit Lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí có liên quan.

44 Net Profit after Tax Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí có liên quan bao gồm cả chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

45 Gross Profit Lãi gộp Là số tiền doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.

46 Income from Operation

Lãi từ hoạt động kinh doanh

Là khoản lãi sinh ra từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.

47 Cash Tiền mặt Tiền mặt tại quỹ, gửi tại tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển.

48 Historical Cost Giá gốc Giá trị ghi sổ tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ liên quan đến tài sản.

49 Amortize Khấu hao Là hoạt động ước tính chi phí mà tài sản cố định bị giảm dần giá trị trong quá trình sử dụng.

50 Depreciable Cost Chi phí khấu hao Chi phí được ước tính cho sự hao mòn tài sản cho việc sử dụng.

51 Accumulated Depreciable

Hao mòn lũy kế Chi phí khấu hao tài sản cố định

52 Intangible Asset Tài sản cố định vô hình

Tài sản dài hạn không có hình thái vật chất cụ thể như phần mềm, quyền phát minh sáng chế…

Page 29: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 29

53 Tangible Asset Tài sản cố định hữu hình

Tài sản dài hạn có hình thái vật chất cụ thể.

54 Securities Khoản đầu tư tài chính

Là một loại tài sản của doanh nghiệp được hình thành qua hình thức mua chứng khoán, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác.

55 Retained Earnings Lợi nhuận chưa phân phối

Là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chưa được phân phối cho các quỹ trong doanh nghiệp hay chia lãi cho các nhà đầu tư.

56 Opening Balance Số dư đầu kỳ Giá trị hiện có của tài sản/nợ tại thời điểm đầu kỳ kế toán.

57 Credit Balance Số dư Có Giá trị của số dư nằm bên Có của chữ T. 58 Debit Balance Số dư Nợ Giá trị của số dư nằm bên Nợ của chữ T. 58 Closing Balance Số dư cuối kỳ Giá trị hiện có của tài sản/nợ tại thời điểm cuối

kỳ kế toán. 59 Ledger Sổ Cái tài khoản Là sổ kế toán tổng hợp ghi các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh theo từng đối tượng. 60 General Journal Sổ Nhật ký chung Là sổ kế toán tổng hợp ghi nhận các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong kỳ theo trình tự thời gian. 61 Source Document Chứng từ gốc Chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh. 62 Purchase Order Đơn đặt hàng Là loại chứng từ sử dụng trong việc đặt hàng. 63 Supplier’s Invoice Hóa đơn nhà cung

cấp Hóa đơn mà nhà cung cấp chuyển cho doanh nghiệp thể hiện nội dung nghiệp vụ mua hàng hóa hay dịch vụ.

64 Goods Received Note/ Receiving Report

Phiếu nhập kho Chứng từ kế toán thể hiện hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho.

2. Tìm hiểu Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp nước ngoài Trích số liệu Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp nước ngoài như sau: Usuki Motor Cooperation

INCOME STATEMENT Currency in Millions of Japanese Yens Sales Revenue 10,011,241 Cost of Goods Sold 7,419,582 Gross Profit 2,591,659 Selling General and Administration Expenses 1,817,222 Research and Development Expenses 563,197 TOTAL OPERATING EXPENSE 2,380,419 OPERATING INCOME 211,240 Interest Expenses 22,453 Interest and Investment Income 41,235 NET INTEREST EXPENSES 18,629 Earnings Before Tax 229,869 Income Tax Expense 57,467.25 Net Profit after Tax 172,401.75

Usuki Motor Cooperation

Page 30: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 30

BALANCE SHEET Currency in Millions of Japanese Yens ASSETS Cash and Equivalents 690,369 Short-term Investments 5,148 TOTAL CASH AND SHORT TERM INVESTMENTS 695,517 Account Receivables 429,602 TOTAL RECEIVABLES 429,602 Inventory 1,243,961 Other Current Assets 457,298 TOTAL CURRENT ASSETS 2,826378 Gross Property Plant and Equipment 5,208,375 Accumulated Depreciation (3,060,654) NET PROPERTY PLANT AND EQUIPMENT 2,147,721 Long-term Investments 608,597 Other Long-term Assets 330,956 TOTAL ASSETS 5,913,652 LIABILITIES AND EQUITY Account Payable 706,332 Accrued Expenses 562,673 Short-term Borrowings 9,338 Current Income Taxes Payable 32,614 Other Current Liabilities 191,106 TOTAL CURRENT LIABILITIES 1,502,063 Long-term Debt 75,619 Other Non-current Liabilities 517,325 TOTAL LIABILITIES 2,095,007 Common Stock 86,067 Additional Paid in Capital 172,529 Retained Earnings 3,560,049 TOTAL EQUITY 3,818,645 TOTAL LIABILITIES AND EQUITY 5,913,652

Trên cơ sở các từ và cụm từ đã tìm hiểu ở mục 1, Báo cáo tài chính của Công ty Usuki có thể được hiểu như sau:

BÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Triệu Yên

Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.011.241 Giá vốn hàng bán 7.419.582 Lãi gộp 2.591.659 Chi phí bán hàng và quản lý 1.817.222 Chi phí nghiên cứu và phát triển 563.197 TỔNG CHI PHÍ 2.380.419 DOANH THU HOẠT ĐỘNG 211.240 Chi phí lãi vay 22.453 Thu nhập lãi từ hoạt động đầu tư 41.235 LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 18.692

Page 31: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 31

Lợi nhuận kế toán trước thuế 229,869 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 57,467.25 Lợi nhuận kế toán sau thuế 172,401.75

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị tính: Triệu Yên Chỉ tiêu Số tiền

TÀI SẢN Tiền và các khoản tương đương tiền 690.369 Khoản đầu tư ngắn hạn 5.148 TỔNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 695.517 Các khoản phải thu 429.602 TỔNG CÁC KHOẢN PHẢI THU 429.602 Hàng tồn kho 1.243.961 Tài sản ngắn hạn khác 457.298 TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.826.378 Nguyên giá máy móc thiết bị 5.208.375 Giá trị hao mòn lũy kế (3.060.654) GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ 2.147.721 Khoản đầu tư dài hạn 608.597 Tài sản dài hạn khác 330.956 TỔNG TÀI SẢN 5.913.652 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Khoản phải trả 706.332 Chi phí phải trả 562.673 Vay ngắn hạn 9.338 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 32.614 Khoản phải trả khác 191.106 TỔNG CỘNG KHOẢN PHẢI TRẢ NGẮN HẠN 1.502.063 Nợ dài hạn 75.619 Khoản phải trả dài hạn khác 517.325 TỔNG CỘNG KHOẢN PHẢI TRẢ 2.095.007 Vốn góp của chủ sở hữu 86.067 Thặng dư vốn cổ phần 172.529 Lợi nhuận chưa phân phối 3.560.049 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.818.645 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.913.652

Việc phân tích nghĩa của những từ/cụm từ thường gặp trong văn bản kế toán quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với người đọc khi làm việc với những tài liệu chuyên ngành kế toán. Trong trường hợp chưa hiểu rõ về những từ/cụm từ chuyên ngành người đọc rất dễ hiểu sai về ý nghĩa của những văn bản bởi sự thay đổi nghĩa của từ theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, bài báo này chỉ đề cập đến một số cụm từ thường gặp; do vậy, để tiếp cận với những văn bản kế toán quốc tế phức tạp hơn người học/đọc cần tìm hiểu, thu thập thêm nhiều các từ ngữ kế toán quốc tế khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] MBA. Trần Xuân Nam, Kế toán tài chính (Financial Accounting), NXB Thống kê, 2010; [2] Investing.bussinessweek.com/research/stock/financials.

Page 32: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 32

MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

NCS. Bùi Thị Lệ GV. Khoa Tài chính – Ngân hàng

iện nay có nhiều quan điểm khác nhau về tỷ giá hối đoái. Sau đây là một số quan điểm phổ biến:

Quan điểm 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng

tiền khác ở một thời điểm nhất định và tại một thị trường nhất định. Đây là quan điểm được sử dụng rất phổ biến trên các thị trường ngoại hối khi thực hiện việc mua bán các đồng tiền khác nhau.

Quan điểm 2: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền. Quan điểm này được áp dụng phổ biến trong thống kê, tính toán, đặc biệt là tính toán GDP, GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia. Ví dụ có 2 đồng tiền X và Y, tỷ giá giữa chúng được thiết lập là 1X = aY hoặc 1Y = bX chẳng hạn, lúc này tỷ lệ 1:a hay 1:b đều là các tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền.

Quan điểm 3: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua giữa các đồng tiền. Với quan điểm này, người ta có thể thiết lập các tỷ lệ giữa các đồng tiền chủ yếu căn cứ vào tương quan sức mua của chúng trên thị trường. Ví dụ một đơn vị hàng hóa G trên thị trường Mỹ có giá là 1 USD và trên thị trường Việt Nam có giá 21.000VND, như vậy chúng ta có thể viết 1USD = 21.000VND. Điều này có nghĩa trên thị trường, sức mua của 1USD = 21.000VND.

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về tỷ giá hối đoái, song đều đi đến sự thống nhất chung là, tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa các đồng tiền với nhau, là mức giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau.

Để xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai quốc gia với nhau chúng ta có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Sau đây là một số phương pháp xác định tỷ giá: - Phương pháp 1: Xác định tỷ giá dựa vào tiêu chuẩn giá cả của các đồng tiền. Tiêu chuẩn giá cả của một đồng tiền là hàm lượng vàng đại diện cho đơn vị đo lường của đồng tiền đó. Do đó, để xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền có thể lấy tiêu chuẩn giá cả của hai đồng tiền so sánh với nhau, cụ thể:

Tỷ giá của hai đồng tiền A và B = Tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền A Tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền B

Ví dụ 1: Năm 1958: Hàm lượng vàng của 1 GBP là 2,488281 gr vàng nguyên chất, của 1 USD là 0,888671 gr vàng nguyên chất.

Tỷ giá giữa GBP và USD = 2,488281/0,888671 = 2,8. Vậy 1 GBP = 2,8 USD. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán, rất chính xác, đặc biệt với những

đồng tiền vàng. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là không áp dụng được với những đồng tiền không có tiêu chuẩn giá cả.

H

Page 33: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 33

- Phương pháp 2: Xác định tỷ giá dựa vào ngang giá sức mua PPP (Purchasing Power Parity) Theo quy luật một giá và học thuyết ngang giá sức mua: Về lý thuyết nếu như không có

bất kỳ rào cản nào, những hàng hóa giống hệt nhau trên các thị trường của các quốc gia khác nhau có thể được biểu thị bằng các đồng tiền khác nhau sẽ có một giá trị như nhau. Trên hai thị trường của hai nước có đồng tiền A, đồng tiền B, người ta chọn ra 2 nhóm hàng hóa giống hệt nhau và xác định tổng giá cả của từng nhóm hàng hóa theo từng đồng tiền riêng. Sau đó so sánh tổng giá cả của đồng tiền ở hai nhóm sẽ được tỷ giá của hai đồng tiền.

Tỷ giá giữa đồng tiền A và đồng tiền B được xác định theo công thức:

xA

BBA ==

=

=

n

1ii

n

1ii

P

P/

Trong đó: ∑∑==

n

1ii

n

1ii P,P BA : Tổng giá cả của nhóm hàng hóa được chọn tính theo đồng tiền

nước A, nước B. Phương pháp này có ưu điểm, xác định tương đối chính xác sức mua của đồng tiền.

Nhóm hàng hóa lựa chọn càng lớn thì độ chính xác càng cao (thường tối thiểu 25 hàng hóa). Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là khó tìm được nhóm hàng hóa giống hệt nhau của hai thị trường, khó loại trừ tuyệt đối các yếu tố bên ngoài tác động vào tỷ giá như thuế, đầu cơ… và tốn nhiều công sức.

- Phương pháp 3: Xác định tỷ giá thông qua đồng tiền thứ 3 (xác định tỷ giá chéo). Khi cần xác định tỷ giá của hai đồng tiền A và B, nếu đã có tỷ giá của 2 đồng tiền này với

một đồng tiền C, ta sẽ xác định tỷ giá theo phương pháp "bắc cầu" như sau: Nếu tỷ giá A/C = a và tỷ giá B/C = b thì tỷ giá A/B = a/b Ưu điểm của phương pháp này, đơn giản, tính khả thi và tính thực tiễn cao. Tuy nhiên độ

chính xác của nó phụ thuộc rất lớn vào đồng tiền thứ 3. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác người ta thường chọn đồng tiền thứ 3 là đồng tiền mạnh và có khả năng chuyển đổi cao.

Phương pháp xác định cụ thể như sau: + Đối với tỷ giá chéo giản đơn: Tỷ giá chéo trong trường hợp không tồn tại chênh lệch

tỷ giá mua và bán gọi là tỷ giá chéo giản đơn. Ví dụ 2: Ta có hai tỷ giá EUR/VND = 25.995,98 và GBP/VND = 32.478,41, thì tỷ giá

GBP/EUR = x gọi là tỷ giá chéo giản đơn và được tính như sau: EUR/VND = 25.995,98 => 1VND =1/25.995,98 EUR GBP/VND = 32.478,41 => 1VND =1/32.478,41 GBP => 1/25.995,98 EUR = 1/32.478,41 GBP => 1 GBP = 32.478,41/25.995,98 EUR = 1,2494 EUR hay GBP/EUR = 1,2494

+ Đối với tỷ giá chéo phức hợp: Tỷ giá sử dụng để tính tỷ giá chéo được niêm yết bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán. Chính vì thế phương pháp tính tỷ giá chéo sẽ phức tạp hơn, cụ thể như sau:

*Trường hợp 1: Đồng tiền trung gian đóng vai trò đồng tiền định giá trong cả hai tỷ giá. Ta sẽ tính tỷ giá thông qua ví dụ:

Cho các thông số thị trường: CHF/USD = a – b

GBP/USD = c - d

Page 34: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 34

thì B/A = c/b – d/a

Tính tỷ giá chéo GBP/CHF = x - y Tính x: x là tỷ giá mà ngân hàng yết giá mua GBP và trả bằng CHF (hay nói cách

khác x là tỷ giá mà khách hàng bán GBP để nhận CHF) Có thể xem đây là trường hợp nhà xuất khẩu Thụy Sỹ nhận được khoản thanh toán

tiền hàng xuất khẩu bằng GBP và muốn đổi ra CHF để chi tiêu trong nước. Ta lập bảng biểu diễn các bước tiến hành tính x như sau:

Khách hàng NHYG Tỷ giá ngân hàng áp dụng

GBP Bán

USD Bán 1 GBP = c USD

USD Bán

CHF Bán

1 CHF = b USD 1 USD = (1/b) CHF

CHF Mua

1GBP = c (1/b) CHF = c/b CHF

Vậy x = c/b Tính y: y là tỷ giá mà ngân hàng yết giá bán GBP để nhận CHF (hay nói cách khác y

là tỷ giá mà khách mua GBP và trả bằng CHF) Có thể xem đây là trường hợp nhà nhập khẩu Thụy Sỹ muốn đổi CHF ra GBP để

mua hàng hóa của Anh. Ta lập bảng biểu diễn các bước tiến hành tính y như sau:

Khách hàng NHYG Tỷ giá ngân hàng áp dụng

CHF Bán

USD Bán

1 CHF = a USD 1 USD = 1/a CHF

USD Bán

GBP Bán 1 GBP = d USD

GBP Mua

=>1 GBP = d (1/a) CHF = d/a CHF

Vậy y = d/a. Kết hợp tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra ta có: GBP/CHF = x - y = c/b – d/a Cũng có thể tính nhanh tỷ giá chéo trên như sau: Vì x, y là kết quả tính chéo, nên

phải thỏa mãn các điều kiện :

Trong đó: Bid là giá mua vào; Ask là giá bán ra. Qua hai cách tính trên ta có thể rút ra:

Nếu: A/C = a - b B/C = c – d

Ví dụ 3: Cho các thông số thị trường: USD/VND = 20.840 – 20.890 GBP/VND = 31.853,73 – 32.478,41

adUSD

CHFBid

USD

GBPAsk

USD

CHF

USD

GBPMax

GBP

CHFy

bcUSD

CHFAsk

USD

GBPBid

USD

CHF

USD

GBPMin

GBP

CHFx

:::

:::

=

=

==

=

=

==

Page 35: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 35

cbJPY

USDBid

VND

USDAsk

JPY

USD

VND

USDMax

VND

JPYy

daJPY

USDAsk

VND

USDBid

JPY

USD

VND

USDMin

VND

JPYx

:::

:::

=

=

==

=

=

==

Từ số liệu này ta có thể suy ra: GBP/USD = (31.853,73/20.890) – (32.478,41/20.840)

= 1,5248 – 1,5585 * Trường hợp 2: Đồng tiền trung gian đóng vai trò đồng tiền yết giá trong cả hai tỷ

giá. Ta tính tỷ giá thông qua ví dụ như sau: Cho các thông số thị trường:

USD/VND = a - b USD/JPY = c - d

Tính tỷ giá chéo JPY/VND = x - y Tính x: x là tỷ giá ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào JPY và trả bằng VND (hay

nói cách khác x là tỷ giá mà khách hàng bán JPY để nhận VND) Có thể xem đây là trường hợp nhà xuất khẩu Việt Nam nhận được khoản thanh toán

tiền hàng xuất khẩu bằng JPY và muốn đổi ra VND để chi tiêu trong nước. Có thể lập bảng biểu diễn các bước tiến hành tính x như sau:

Khách hàng NHYG Tỷ giá ngân hàng áp dụng

JPY Bán

USD Bán 1 USD = d JPY

USD Bán

VND Bán 1 USD = a VND

VND Mua

d JPY = aVND 1JPY = a/d VND

Vậy x = a/d Tính y: y là tỷ giá ngân hàng yết giá bán JPY để nhận VND (hay nói cách khác y là

tỷ giá mà khách mua JPY và trả bằng VND) Có thể xem đây là trường hợp nhà nhập khẩu Việt Nam muốn đổi VND ra JPY để

mua hàng hóa của Nhật. Ta lập bảng biểu diễn các bước tiến hành tính y như sau:

Khách hàng NHYG Tỷ giá ngân hàng áp dụng

VND Bán

USD Bán

1 USD = b VND

USD Bán

JPY Bán

1 USD = c JPY

JPY Mua

c JPY = b VND 1 JPY = b/c VND

Vậy y = b/c Kết hợp tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra ta có: JPY/VND = x - y = a/d – b/c Cũng có thể tính nhanh tỷ giá chéo trên như sau: Vì x, y là kết quả tính chéo, nên

phải thỏa mãn các điều kiện:

Page 36: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 36

Qua hai cách tính trên ta có thể rút ra: Nếu: C/A) = a – b

C/B) = c – d Ví dụ 4: Cho các thông số thị trường:

USD/JPY = 78,4650 – 78,4725 USD/AUD = 1,0327 – 1,0335

Từ số liệu này ta có thể suy ra: AUD/JPY = (78,4650/1,0335) – (78,4725/1,0327)

= 75,9216 – 75,9877 * Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò đồng tiền yết giá, vừa đóng

vai trò là đồng tiền định giá. Tính tỷ giá thông qua ví dụ như sau: Cho các thông số thị trường

USD/VND = a - b GBP/USD = c - d

Tính tỷ giá chéo GBP/VND = x – y Tính x: x là tỷ giá ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào GBP và trả bằng VND (hay

nói cách khác x là tỷ giá mà khách hàng bán GBP để nhận VND) Có thể xem đây là trường hợp nhà xuất khẩu Việt Nam nhận được khoản thanh toán

tiền hàng xuất khẩu bằng GBP và muốn đổi ra VND để chi tiêu trong nước. Ta lập bảng biểu diễn các bước tiến hành tính tỷ giá chéo như sau:

Khách hàng NHYG Tỷ giá ngân hàng áp dụng

GBP Bán

USD Bán

1GBP = c USD

USD Bán

VND Bán

1 USD = aVND

VND Mua

1 GBP = a.c VND

Vậy x = a.c Tính y: y là tỷ giá ngân hàng yết giá sẵn sàng bán GBP để nhận VND (hay nói cách

khác y là tỷ giá mà khách mua GBP và trả bằng VND) Có thể xem đây là trường hợp nhà nhập khẩu Việt Nam muốn đổi VND ra GBP để

mua hàng hóa của Anh. Ta lập bảng biểu diễn các bước tiến hành tính tỷ giá chéo như sau:

Khách hàng NHYG Tỷ giá ngân hàng áp dụng

VND Bán

USD Bán

1USD = bVND

USD Bán

GBP Bán

1 GBP = d USD

GBP Mua

1 GBP = b.dVND

Vậy y = b.d Kết hợp tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra ta có: GBP/VND = x - y = a.b – c.d Cũng có thể tính nhanh tỷ giá chéo trên như sau:

thì B/A = a/d - b/c

Page 37: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 37

Vì x, y là kết quả tính chéo, nên phải thỏa mãn các điều kiện: Qua hai cách tính trên ta có thể rút ra:

Nếu: C/A = a - b B/C = c - d

Ví dụ 5: Có số liệu về tỷ giá như sau: USD/JPY = 78,4650 - 78,4725 GBP/USD = 1,5248 - 1,5585

Từ đây ta có thể suy ra: GBP/JPY = (78,4650 x 1,5248) - (78,4725 x 1,5585) = 119,6434 - 122,2994

Với ưu và nhược điểm của từng phương pháp đã trình bày trên. Hiện nay phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp thứ 3 (phương pháp xác định tỷ giá thông qua đồng tiền thứ 3 hay còn gọi là phương pháp xác định tỷ giá chéo).

Trên đây là một số phương pháp xác định tỷ giá hối đoái mà bài báo đã đề cập, nhằm trao đổi để đi đến thống nhất chung trong công tác giảng dạy đối với các học phần có liên quan đến phương pháp xác định tỷ giá hối đoái và đối với những ai có quan tâm đến vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Tài chính quốc tế, NXB Tài chính, 2010; [2] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, 2010; [3] PGS.TS. Phan Thị Cúc và các tác giả, Tài chính quốc tế , NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2009.

dbUSD

GBPxAsk

VND

USDAsk

USD

GBPx

VND

USDMax

VND

GBPy

caUSD

GBPxBid

VND

USDBid

USD

GBPx

VND

USDMin

VND

GBPx

.

.

=

=

==

=

=

==

thì B/A = a.c - b.d

Page 38: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 38

LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN 2012 - CÔNG CỤ HỮU HIỆU GÓP PHẦN

LÀM MINH BẠCH HÓA NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA

NCS. Đặng Xuân Trường GV. Bộ môn Cơ bản

ửa tiền là việc hợp pháp hóa nguồn tiền, tài sản do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc tiền bất chính thu được từ những hành vi phạm tội; nói cách khác là “rửa” tiền “bẩn” do tham nhũng, buôn lậu ma túy, vũ khí, tiền

hưởng lợi bất chính thành tiền “sạch”, biến đồng tiền phạm pháp thành đồng tiền hợp pháp.

1. Một số phương thức, thủ đoạn rửa tiền hiện nay Hiện nay, trên thế giới các đối tượng rửa tiền thường sử dụng các phương thức, thủ

đoạn rửa tiền sau [1]: - Thông qua hệ thống tài chính ngân hàng: đối tượng rửa tiền gửi tiền dưới mức

kiểm soát vào những thời điểm khác nhau, ở nhiều địa điểm trên thế giới. Sau một thời gian chuyển khoản qua nhiều ngân hàng, đối tượng đó có thể rút tiền ở ngân hàng của một nước thứ ba một cách hợp pháp.

- Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển đều tăng cường tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền, đối tượng rửa tiền mang tiền vào thuê đất, mở nhà máy,… Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận được chuyển đến một số địa chỉ theo mong muốn. Một thời gian sau, đối tượng rửa tiền tuyên bố phá sản, những đồng tiền bất hợp pháp đã trở thành hợp pháp.

- Thông qua các trung tâm giải trí, casino, xổ số, cá cược: Đây là những lĩnh vực kinh doanh có tỉ lệ thanh toán tiền mặt cao. Lợi dụng các casino, sòng bạc này, đối tượng rửa tiền tham gia cá cược, việc thắng thua không quan trọng, điều quan trọng là các đối tượng rửa tiền sẽ có giấy chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của các ông chủ sòng bạc. Ngoài ra đối tượng rửa tiền có thể tìm mua những vé xổ số, cá cược trúng thưởng có giá trị lớn với giá cao hơn để chứng minh cho nguồn thu nhập của mình là hợp pháp.

- Thông qua thị trường chứng khoán: đối tượng rửa tiền dùng tiền bất hợp pháp để mua cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Sau một thời gian, số cổ phiếu này được bán lại với giá thấp hơn. Số tiền mà đối tượng rửa tiền nhận được thông qua hệ thống tài chính nên được xem là thu nhập hợp pháp.

R

Page 39: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 39

- Thông qua các giao dịch xuyên quốc gia: Lợi dụng các yếu tố địa lí và sự khác nhau về mặt pháp luật giữa các nước, đối tượng rửa tiền sẽ vận chuyển tiền qua biên giới, tạo khoảng cách về địa lí giữa nơi phạm tội và nơi rửa tiền. Từ đó, đối tượng rửa tiền tìm cách đưa số tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, ngân hàng để rồi có thể rút ra ở một nước thứ ba. Ở một số quốc gia, hoạt động rửa tiền chưa được quy định là tội phạm hình sự nên những hành vi phạm tội của đối tượng rửa tiền ở đó càng thuận lợi.

- Thông qua lao động bất hợp pháp: ở một số quốc gia, các chủ đồn điền, nông trại thường thuê mướn lao động bất hợp pháp để trốn thuế. Lợi dụng tình trạng này, đối tượng rửa tiền thường cho họ vay tiền mặt để trả công lao động, sau đó, họ phải trả lại bằng séc cho đối tượng rửa tiền...

2. Luật phòng, chống rửa tiền 2012 Ở Việt Nam, từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng với xu thế

hội nhập về kinh tế thì các loại tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng, với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Các hoạt động, sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu, tham nhũng đã mang lại cho các đối tượng phạm tội một lượng tiền bất chính khổng lồ, chính vì vậy, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các hoạt động tẩy rửa tiền của các đối tượng phạm tội như mua bán bất động sản, gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài, mở các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn... và nguyên nhân chính là những kẻ hở trong pháp luật của chúng ta về thị trường bất động sản, về kiểm soát thu nhập cá nhân, về cơ chế quản lý các giao dịch thông qua tiền mặt...

Chính vì vậy, để phòng chống loại tội phạm mới và tinh vi này, ngày 07/6/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền (có hiệu lực từ ngày 01/8/2005). Nghị định này là văn bản pháp lý đầu tiên đưa ra khái niệm rửa tiền và các biện pháp phòng, chống rửa tiền và là cơ sở để Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Qua gần 7 năm thực hiện, Nghị định và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản về phòng, chống rửa tiền; bước đầu đáp ứng được yêu cầu quản lý về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện Nghị định và các văn bản hướng dẫn, bên cạnh kết quả nêu trên, một số tồn tại, vướng mắc đã phát sinh ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động phòng, chống rửa tiền như: các quy định trong Nghị định vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền; đối tượng có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền chưa được mở rộng đến các công ty tín thác, công chứng, kế toán viên…; chưa có những quy định về vấn đề ngân hàng vỏ bọc, tài khoản nặc danh, cá nhân có ảnh hưởng chính trị…

Và để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên của Nghị định 74/2005/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2012 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật phòng, chống rửa tiền 2012 với nhiều nội dung bổ sung và nội dung mới, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền tại Việt Nam, cụ thể là: * Thứ nhất: Luật phòng, chống rửa tiền đã khắc phục bất cập trước đây về khái niệm rửa tiền trong Nghị định 74/2005/NĐ-CP là chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở các quy định của các Công ước quốc tế có liên quan, Luật phòng, chống rửa tiền đã định nghĩa rõ “rửa tiền” được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự; hành vi trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm

Page 40: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 40

nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; hành vi chiếm hữu tài sản mà tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Các quy định của Luật cũng áp dụng đối với việc phòng chống hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố. Việc định nghĩa rõ thế nào là hành vi “rửa tiền” sẽ giúp các các cơ quan tố tụng thuận lợi hơn trong việc xác định, điều tra, truy tố và xét xử các hành vi rửa tiền.

* Thứ hai: So với các quy định tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP, Luật phòng chống rửa tiền đã bổ sung thêm một số đối tượng áp dụng là “tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan”. Cụ thể đó là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: kinh doanh trò chơi có thưởng, casino; kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; kinh doanh kim loại quý và đá quý; cung ứng dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký doanh nghiệp cho bên thứ ba. Với quy định này của Luật thì đã góp phần “phủ sóng” có thể nói là gần như tất cả các lĩnh vực mà đối tượng rửa tiền có thể lợi dụng để tiến hành hoạt động rửa tiền, từ đó góp phần hạn chế những “kẽ hở” mà đối tượng rửa tiền có thể lợi dụng để tiến hành các hoạt động rửa tiền.

* Thứ ba: Kế thừa quy định tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP, Luật Phòng, chống rửa tiền đã quy định cụ thể về các trường hợp phải thực hiện nhận biết khách hàng, nội dung thông tin nhận biết khách hàng, các biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng, lưu giữ, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng, các biện pháp nhận biết khách hàng tăng cường… Bên cạnh đó, Luật phòng, chống rửa tiền 2012 cũng quy định cụ thể về trách nhiệm báo cáo của tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan (đối tượng báo cáo) khi thực hiện các loại giao dịch như:

- Giao dịch có giá trị lớn: Luật phòng, chống rửa tiền 2012 quy định đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn. Mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Hiện tại, theo quy định tại Quyết định số 20/2013/QĐ-TTG ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì mức giá trị của giao dịch có giá trị phải báo cáo là 300 triệu đồng.

- Giao dịch chuyển tiền điện tử: Luật quy định đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ: Luật cũng quy định chi tiết các dấu hiệu đáng ngờ theo nhóm dấu hiệu đáng ngờ cơ bản, dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, trò chơi có thưởng, casino, bất động sản. Khi khách hàng thực hiện giao dịch mà đối tượng báo cáo có nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc phạm tội mà có hoặc có liên quan đến rửa tiền, thì đối tượng báo cáo phải có trách nhiệm báo cáo về giao dịch này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Những quy định này trên thực tế sẽ giúp các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính và các cơ quan chức năng nhận diện, đưa vào “tầm ngắm” các dấu hiệu của hoạt động rửa tiền, từ đó phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi rửa tiền.

Page 41: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 41

* Thứ tư: Để bảo đảm hiệu quả trong hoạt động phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống rửa tiền 2012 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền với những nội dung chính như: chính sách chấp nhận khách hàng; quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng; giao dịch phải báo cáo; quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ; lưu giữ và bảo mật thông tin; áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Những quy định này đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính trong hoạt động phòng, chống hành vi rửa tiền.

Tóm lại, có thể nói rằng, việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền 2012 là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh chống lại tội phạm rửa tiền trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, để Luật phòng, chống rửa tiền 2012 sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, thì bên cạnh việc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, triển khai thực hiện Luật thì điều quan trọng là các cơ quan quản lý Nhà nước phải xây dựng được một cơ chế quản lý tiền mặt hiệu quả. Có như vậy mới đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm rửa tiền, góp phần minh bạch hóa nền tài chính đất nước trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tuấn Anh; Đấu tranh phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Thanh tra, số 8, 2010; [2] Luật phòng, chống rửa tiền 2012.

Page 42: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 42

TRAO ĐỔI VỀ VIỆC HỌC TẬP KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

ThS. Trần Thị Hoài Nam GV. Khoa Quản trị kinh doanh

1. Đặt vấn đề Hiện nay, rất nhiều nhà doanh nghiệp than phiền rằng, khi tuyển dụng được nhân

viên, họ lại tiếp tục phải đào tạo thêm nhiều kỹ năng cho nhân viên mới. Sinh viên (SV) khi ra trường đều được trang bị khá kỹ lưỡng và đầy đủ những kiến thức chuyên ngành (kỹ năng cứng). Tuy nhiên, họ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng là do thiếu các kỹ năng mềm. Nhiều SV chưa nhận ra được vai trò, vị trí của mình trong công việc, họ chưa có kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân, vì vậy họ không phát huy được hết năng lực của mình để trở thành người thành đạt.

Vậy kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm “Soft skills” là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong

cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoa Lý - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông cho rằng: “Kiến thức nghề nghiệp chỉ là một nửa vấn đề” bởi theo bà: “Trong môi trường cạnh tranh việc làm khốc liệt ngày nay, đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, để có được một vị trí tốt ở công ty mà bạn mong muốn không phải là điều dễ dàng”. Kiến thức nghề nghiệp thật vững vàng là điều mấu chốt. Tuy nhiên đó chỉ là một nửa của vấn đề, kỹ năng mềm là khái niệm để chỉ khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, đổi mới… đó mới là những bí quyết quyết định thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn. Đây là một kỹ năng đóng vai trò quan trọng khi SV ra trường, chính thức công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm đặc biệt cần thiết cho những đối tượng: Học sinh, sinh viên đang theo học; nhân viên trong các công sở.

Nhận thấy được tầm quan trọng như thế, năm 2010 Trường Cao đẳng Thương mại chính thức công bố chuẩn đầu ra cho sinh viên theo học tại trường đó là: chứng chỉ kỹ năng mềm. Cho đến nay, kỹ năng mềm đang đào tạo cho khóa thứ 2, trong đó bao gồm hơn 1500 sinh viên thuộc cao đẳng 4 và 5.

2. Lợi ích của kỹ năng mềm Kỹ năng mềm (KNM) không phải là thiên bẩm mà do đào tạo mà nên; kỹ năng mềm

hay còn gọi là kỹ năng sống nhưng có phạm vi rộng hơn, nó giúp những học sinh, sinh

Page 43: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 43

viên tự tin, có bản lĩnh trước cuộc sống, có được định hướng tương lai và là chìa khóa sự thành đạt.

- Đối với người học: + Giúp sinh viên vận dụng kỹ năng mềm trong quá trình học tập như: giải quyết bài tập nhóm, tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề mà giáo viên chuyên ngành đưa ra, mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó hình thành nên được phương pháp/ phong cách học tập tích cực, năng động….; + Giúp cho sinh viên hình thành được kỹ năng sống; tạo được bản lĩnh trong cuộc sống hiện nay.

- Đối với công việc: + Tạo cho họ có một quan điểm lạc quan trong công việc; + Tăng cơ hội thành công khi xin việc và phỏng vấn việc làm; + Thành công trong công việc nhờ vào phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và đáp ứng tốt được yêu cầu của nhà quản lý; + Tự hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, thực tế việc học kỹ năng mềm tại Trường Cao đẳng Thương mại vẫn còn nhiều tồn tại nhất định, để hiểu rõ điều này, tác giả đã đúc kết những tồn tại được trình bày dưới đây.

3. Những trở ngại của sinh viên khi học kỹ năng mềm Qua trao đổi bằng cách đối thoại trực tiếp một số sinh viên đã và đang theo học, và phỏng vấn 50 sinh viên, tác giả đã xử lý và đúc kết những trở ngại như sau:

- Về nhận thức: đại đa số các sinh viên (100% phiếu điều tra) đều cho rằng học kỹ năng mềm vì bắt buộc của nhà trường, là cơ sở điều kiện để được tốt nghiệp. Trong đó gần 90% SV chưa thấy được tầm quan trọng của KNM cho quá trình học tập cũng như xin việc sau này. Cụ thể: 72% sinh viên chẳng quan tâm tham gia học nếu nhà trường không giảng dạy và 85% sinh viên cho rằng nhà quản trị chẳng quan tâm đến chứng chỉ KNM trong quá trình tuyển dụng.

- Về học tập: + Đối tượng giảng dạy: Kỹ năng mềm khóa 1 được áp dụng đào tạo cho sinh viên

khóa 4 là phần lớn, từ đó có nhiều ý kiến từ phía sinh viên là việc học kỹ năng mềm như thế này không có cơ hội để vận dụng KNM vào quá trình học tập;

+ Về nội dung giảng dạy: Đa số sinh viên đều thích học những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình (có hơn 50% ý kiến đưa ra). Sinh viên cho rằng: những kỹ năng này gần gũi, học vui, dễ tiếp thu. Đối với kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, SV cho rằng còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thực tế để giải quyết tốt vấn đề; chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện tư duy, sáng tạo;

+ Cảm nhận trong quá trình học kỹ năng mềm: Khi học KNM, SV đều mong muốn được trải nghiệm thực tế, tuy nhiên nội dung giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành được giảng viên phân bổ chưa đồng đều cho các buổi học, do đó trong quá trình học tập có buổi học (lý thuyết nhiều - thực hành ít), và ngược lại có buổi (thực hành nhiều – lý thuyết ít) dẫn đến không khí học có buổi vui, buổi buồn (có 62% ý kiến đưa ra).

- Về thời gian: + Áp lực về thời gian cũng là một trong những trở ngại lớn nhất của sinh viên khi

theo học KNM. Trong một khoảng thời gian nhất định, SV phải học theo chương trình

Page 44: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 44

đào tạo chính thống “hard skills”, Tiếng Anh Toeic và KNM theo chuẩn đầu ra của nhà trường. Nhiều SV cho rằng: “Họ không đủ thời gian, sức lực để có thể theo học tốt các nội dung đó (92% ý kiến đưa ra);

+ Mặt khác, sự phân bố thời khóa biểu trùng lắp, chồng chéo giữa Tiếng Anh và KNM, lịch thi, lịch học quân sự, khiến SV khó khăn trong việc giải quyết thời khóa biểu cá nhân;

+ Thời khóa biểu học KNM, có thời gian ngắt quãng (tránh lịch thi kết thúc HK1, năm học 2012-2013); điều này làm giảm hứng thú của SV trong quá trình theo đuổi.

4. Kết luận Thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ có 15 – 30% là do trình độ chuyên môn (kỹ năng cứng); 70 - 85% còn lại đều được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ được trang bị. Mặc dù vậy, các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta vẫn chưa được đưa bộ môn đào tạo kỹ năng mềm trở thành môn học chính khóa, vì thế thuật ngữ này vẫn còn xa lạ đối với nhiều sinh viên Việt Nam. Điều này, đồng nghĩa với nhận thức của sinh viên tại Trường Cao đẳng Thương mại về tầm quan trọng của kỹ năng mềm hiện nay vẫn còn hạn chế (theo số liệu điều tra). Hướng đến nhiệm vụ đào tạo sinh viên ra trường hội đủ 3 tiêu chuẩn “kiến thức, kỹ năng, thái độ”; đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đồng thời với đội ngũ cán bộ giảng dạy nhiệt tình, có kinh nghiệm, được huấn luyện và đào tạo bởi chuyên gia nước ngoài, nhất định thời gian đến, nhà trường sẽ từng bước cải thiện được những trở ngại đang tồn tại trong sinh viên hiện đang theo học KNM hiện nay. Cụ thể: + Nâng cao nhận thức trong sinh viên về tầm quan trọng của KNM bằng những hoạt động cụ thể như: buổi ngoại khóa tiếp xúc với nhà tuyển dụng; giao lưu với doanh nghiệp; sự cuốn hút trong chương trình giảng dạy KNM,…; + Cố định lịch học KNM, để sinh viên có điều kiện sắp xếp thời khóa biểu cá nhân, chủ động trong quá trình học tập, sinh hoạt; + Đội ngũ giảng viên giảng dạy KNM, tiếp tục rà soát nội dung hợp lý (phân bổ thời gian lý thuyết và thực hành; đưa nội dung thực tế cho SV trải nghiệm) từng bước hoàn thiện chương trình giảng dạy; + Nhà trường sẽ đưa thêm một số kỹ năng mềm cần thiết để SV có nhiều cơ hội lựa chọn kỹ năng mà mình cần, như vậy việc học tập của SV sẽ tự giác, hứng thú hơn, mang lại kết quả cao hơn; + Đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, tạo điều kiện cho giảng viên và SV có điều kiện trải nghiệm thực tế hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://www.hutech.edu.vn; [2] http://kiemviec.com; [3] http://khoinghiep.tbu.vn; [4] http://www.hieuhoc.com; [5] Phiếu khảo sát điều tra sinh viên do tác giả thực hiện.

Page 45: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 45

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HỌC TOEIC MỚI – TOEIC @ MASTERYTOEIC @ MASTERYTOEIC @ MASTERYTOEIC @ MASTERY

ThS. Lê Nguyễn Kim Oanh, ThS. Trương Thị Phượng GV. Bộ môn Ngoại ngữ

Hiện nay, để đạt được chuẩn đầu ra tại trường và đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, học và thi TOEIC đang là mối quan tâm lớn của nhiều sinh viên. Với sự phát triển công nghệ và thông tin, người học có thể tự nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình qua sách, tạp chí cho đến các trang mạng… Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu phần mềm TOEIC @ Mastery v.1.2- một phần mềm học TOEIC dễ sử dụng, khá hữu ích và hiệu quả.

I. Giới thiệu chung về phần mềm TOEIC @ Mastery Được thiết kế để hỗ trợ các bạn đang chuẩn bị thi lấy chứng chỉ TOEIC, TOEIC @ Mastery là phần mềm học TOEIC của American Language Academy đang được nhiều người tin dùng. Với đầy đủ các phần cơ bản của một bài thi TOEIC gồm trên 100 bài test bài nghe và bài đọc, và có cả những thủ thuật làm bài thi thực tế như thế nào, TOEIC Mastery cho bạn 2 lựa chọn làm bài đối với mỗi phần: practice mode (có thể dừng để kiểm tra kết quả khi làm xong 1 câu) và test mode (có thể kiểm tra kết quả sau khi làm xong bài test). Ngoài ra, TOEIC Mastery còn cung cấp 2 bài Full-length Test (không áp lực về thời gian nhưng làm liên tục các phần giống như bài thi thực tế) giúp người học kiểm tra trình độ thực tế sau quá trình học. Chương trình của phần mềm trình bày rất chi tiết, dễ sử dụng, có phần đáp án và giải thích tại sao bạn đúng hoặc sai. II. Cách cài đăt

Bạn có thể tải phần mềm về từ địa chỉ: http://www.mediafire.com/?1ah0dhjay3d5sl2 Sau khi download về máy, giải nén chương trình vào một Folder trong ổ cứng và cài đặt theo hướng dẫn: 1. Chạy file set up => Yes, tiếp tục click Next, gặp cửa sổ License Agreement, click Yes. 2. Chương trình chỉ đường dẫn mặc định tại C: Program files\ALA\TCM. Click Next. 3. Ở cửa sổ tiếp theo, click Next, và click Install. 4. Nhập nội dung trong các phần như sau:

Organization= TOEIC MASTERY 1.2 License Key= 1X2580-12X5 Xong click Next, click Finish.

Lưu ý: Khi set up, folder QSET không được copy vào C: Program files\ALA\TCM vì thế bạn KHÔNG NÊN xóa folder đã giải nén để chương trình có thể chạy được. (Nếu bạn delete folder này, chương trình sẽ không chạy được và bạn phải cài đặt lại từ đầu.)

III. Nội dung phần mềm TOEIC @ Mastery Sau khi mở, giao diện đầu tiên hiển thị. Nhập tên bạn, sau đó khởi động bài test. Giao diện phần mềm được chia ra làm 4 phần như sau:

Page 46: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 46

1. Hướng dẫn sử dụng (How to) Đây là phần giới thiệu, hướng dẫn khá rõ ràng và chi tiết về nội dung của phần mềm, bao gồm 7 phần chính, trong đó giới thiệu về nội dung và cấu trúc của phần mềm, cách sử dụng phần mềm, giới thiệu về bài thi Toeic, và các chiến thuật làm bài đọc hiểu và nghe hiểu. Các bạn nên đọc kỹ phần này trước khi tiến hành sử dụng phần mềm để luyện tập nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

2. Thực hành nghe hiểu (Listening practice) Bài thi Toeic gồm hai phần chính: Thực hành nghe hiểu

(Listening Practice) và đọc hiểu (Reading Practice). Trong phần mềm này, ở mỗi mục được chia ra làm hai hình thức các bạn có thể chọn lựa: tự luyện tập (Practice Mode) hoặc tự kiểm tra (Test Mode). Các bạn có thể tiến hành làm bài test trước để tự kiểm tra trình độ của mình và so sánh với mức điểm số mà mình đạt được sau khi làm các bài luyện tập trong nội dung phần mềm cho sẵn.

Đối với phần thực hành nghe hiểu (Listening Practice), giao diện sẽ bao gồm 4 phần tương đương như một bài thi nghe TOEIC trên giấy (mô tả tranh, câu hỏi và trả lời, bài hội thoại ngắn, bài độc thoại ). Trong phần này, bạn sẽ làm trực tiếp trên máy với thời gian quy định riêng cho các câu từng phần. Các bạn có thể nghe lại từng câu hoặc nghe lại với tapescript để kiểm tra đáp án.

3. Thực hành đọc hiểu (Reading practice) Giao diện phần đọc hiểu bao gồm 3 phần tương đương như một bài

thi đọc TOEIC trên giấy (hoàn thành câu, tìm lỗi sai, bài đọc hiểu). Cũng như phần nghe, các bạn sẽ làm trực tiếp trên máy theo thời gian quy định của mỗi phần. Trong phần này, chúng ta có thể tiến hành kiểm tra đáp án của từng câu một và có thể làm đi làm lại nhiều lần. Đối với mỗi câu đều có kèm theo phần giải thích (về mặt ngữ pháp, từ vựng hay cấu trúc câu).

4. Bài kiểm tra thực tế (Full-length test) Sau khi hoàn tất xong phần practice test, các bạn có thể kiểm tra trình độ của mình

thông qua các bài test giống như bài thi thực tế trên giấy. Cụ thể trong phần mềm có 2 bài test mẫu, với dung lượng là 200 câu chia làm hai phần. Thời gian làm bài là 120 phút. Các bạn có thể làm hết cả bài hoặc làm từng phần nếu không có thời gian.

5. Đánh giá (Review) Sau khi làm xong bài test, các bạn có thể tự kiểm tra và đánh giá lại kết quả bằng cách

click vào nút Submit All, sẽ hiện ra tổng điểm, các câu đúng/sai. Nếu muốn xem lại đáp án đúng, bạn nhấn Review All để xem lại từng câu (có đáp án đúng, phương án trả lời của bạn để so sánh).

IV. Kết luận Tóm lại, TOEIC Mastery được thiết kế để hỗ trợ cho các bạn chuẩn bị thi lấy chứng chỉ TOEIC và đánh giá trình độ tiếng Anh của bạn. Phần mềm này có cấu trúc tương đương bài thi TOEIC trên giấy trong khi tận dụng được sự tương tác và sự linh hoạt của công nghệ thông tin. Được trình bày khá logic và có hệ thống, giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung sát với chương trình, hy vọng rằng đây thực sự là một công cụ hữu ích giúp chúng ta có thể đạt được mức điểm cao nhất khi làm bài thi TOEIC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]http://forum.tienganh123.com/threads/15298-toeic-mastery-pro-2012-phan-mem-tu-luyen-toeic-hieu-qua.html; [2]http://www.vn-zoom.com/f88/toeic-mastery-pro-2012-phan-mem-tu-luyen-toeic-hieu-qua-2434169.html; [3]http://www.tuhocanhvan.com/khoa-hoc-anh-van-toi-tu-hoc/chia-se-tai-lieu/409-toeic-mastery-phan-mem-hoc-toeic.html.

Page 47: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 47

MỘT SỐ KỸ THUẬT NEO CHNEO CHNEO CHNEO CHỐT KIT KIT KIT KIẾN THN THN THN THỨCCCC TRONG DẠY HỌC

ThS. Nguyễn Thị Đỗ Quyên GV. KhoaThương mại – Du lịch

1. Đặt vấn đề Một bài nói hay viết tốt luôn phải có đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết luận và bất

kỳ giờ giảng nào cũng phải đảm bảo yêu cầu cơ bản này. Tuy nhiên, nội dung giảng dạy tại trường cao đẳng thường dàn trải qua nhiều tiết học, khó có thể kết thúc trong một tiết đơn lẻ như ở trường phổ thông, dẫn đến đôi khi giáo viên (GV) không coi trọng việc neo chốt kiến thức sau giờ giảng. Hoặc nếu có thì lượng thời gian và cách thức GV đầu tư vào công việc này không đáng kể, chủ yếu là những tiết cuối trước khi kết thúc học phần.

Qua thực tế giảng dạy tại Trường Cao đẳng Thương mại, tác giả đã rất cố gắng áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực vào giờ giảng để tạo không khí sôi nổi, hứng thú trong giờ học. Song những phản hồi tích cực của sinh viên (SV) sau giờ giảng lại không tương xứng với kết quả học tập khi GV chấm bài thi kết thúc học phần. Bài thi thể hiện SV nhớ tốt các nội dung đơn lẻ khi GV giảng bài vì đã để lại cảm xúc tích cực khi học trên lớp, nhưng SV không thể hiện được tính logic, kết nối giữa các đơn vị kiến thức. Dẫn đến, có nhiều bài làm SV viết đúng nội dung đã được nghe giảng nhưng lại “cắm” vào tên gọi của phần kiến thức khác (“râu ông này cắm cằm bà kia”).

Từ đó, tác giả nhận thấy rằng, đầu tư cho phương pháp giảng dạy triển khai chứng minh vấn đề khoa học, hấp dẫn; phát triển nhận thức, kỹ năng học tập của người học là chưa đủ để tạo ra một giờ giảng tốt. Vì vậy, GV cần tìm hiểu và áp dụng nhiều cách thức để neo kiến thức trong quá trình giảng để người học nhớ lâu những kiến thức đã học. “Thiếu điều này giống như con thuyền bị thiếu mất mỏ neo” [1, 29].

2. Khái niệm và vai trò của việc neo chốt kiến thức 2.1. Khái niệm Theo ThS. Nguyễn Thị Loan [2]: “Neo chốt kiến thức là hình thức người giáo viên nhắc

lại (nhấn mạnh) những tri thức cơ bản khi kết thúc một phần giảng (mục nhỏ, mục lớn, bài học, chương học hay môn học)…”

Thêm vào đó, tác giả Nguyễn Thị Loan cũng nhấn mạnh cần phân biệt giữa “Neo chốt kiến thức” và “Kết thúc bài giảng”. Nếu kết thúc bài giảng là hình thức GV nhắc lại (nhấn mạnh) những tri thức cơ bản khi kết thúc bài giảng, thì neo kiến thức GV cũng làm công việc tương tự với từng đơn vị bài học, chứ không nhất thiết là cuối bài giảng.

2.2. Vai trò của việc neo chốt kiến thức Neo chốt kiến thức giúp người học nhớ nội dung bài học một cách khái quát nhất ngay

tại lớp học. Trên cơ sở đó, giúp tăng tốc độ và chất lượng ghi nhớ bài học của người học trong quá trình học tập.

Page 48: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 48

3. Các kỹ thuật neo chốt kiến thức Có nhiều cách để GV chốt lại nội dung, phổ biến GV thường sử dụng những cách sau: - Nhắc lại và nhấn mạnh những nội dung quan trọng - Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ - Làm bài tập - Liên hệ thực tế - Thực hành - Trưng bày nội dung cơ bản suốt buổi học - …. Ưu điểm nổi bật của những cách này là GV chủ động trong việc kiểm soát thời gian

thực hiện các cách này, song trên thực tế SV tham gia những hoạt động này một cách ít hứng thú, đôi khi e ngại khi phải làm nhiều bài tập hay phải trả lời nhiều câu hỏi của GV. Về mặt tâm lý giáo dục, người học sẽ nhớ lâu hơn những gì có tác động sâu sắc đến cảm xúc của họ. Vì vậy, để toàn bộ quá trình học là niềm vui thiết nghĩ GV có thể tiến hành những cách neo chốt kiến thức tạo nhiều hứng thú cho SV hơn.

GV có thể tham khảo 4 cách sau để mang lại không khí vui tươi và hiệu quả cho lớp học của mình [1].

3.1. Kỹ thuật neo kiến thức bằng câu đố Kỹ thuật này tiến hành dưới dạng là một trò chơi có thưởng có phạt nên tạo được không

khí lớp học sôi động, kích thích tối đa suy nghĩ của người học, làm họ nhớ bài lâu hơn, kiến thức từ đó neo chốt trong não nhiều hơn. [1, 67- 69].

a. Các bước thực hiện 1. Chuẩn bị câu hỏi 2. Phổ biến luật chơi 3. Chia đội chơi 4. Hỏi và trả lời 5. Tổng kết

b. Cách thức tiến hành b1. Chuẩn bị câu hỏi Lựa chọn một hệ thống câu hỏi mang tính chất câu đố (có đáp án kèm theo, thường là 2

lựa chọn Đúng - Sai để GV dễ kiểm soát câu trả lời): - Câu hỏi cần bám sát nội dung bài giảng; - Câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu; - Phù hợp với đối tượng người học. b2. Phổ biến luật chơi - Cử một người học làm trọng tài ghi điểm (hoặc GV có thể làm luôn); - Khi GV đọc hết câu thì người chơi mới được trả lời; GV nên quy định thời gian suy

nghĩ tối đa; - Hết thời gian suy nghĩ các đội trả lời câu hỏi bằng cách dùng bút lông ghi vào giấy A4

và giơ lên cao; - Đội nào trả lời đúng nhất, đúng giờ sẽ được ghi điểm; - Quy định rõ hình thức thưởng phạt đối với đội thắng và đội thua (không bắt buộc). b3. Chia đội chơi Thường chia lớp thành hai đội bằng nhau. Nếu lớp đông thì tối đa 3 đội (nếu một mình GV kiểm soát), còn nhiều hơn 3 đội GV

nên nhờ một SV giúp mình quan sát, kiểm soát kết quả các đội chơi.

Page 49: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 49

b4. Hỏi và trả lời - GV đọc từng câu hỏi; - Các đội trả lời; - GV nêu đáp án và tính điểm. b5. Tổng kết - Nhận xét, đánh giá các đội chơi; - Củng cố lại kiến thức; - Khen thưởng đội thắng cuộc. c. Một số lưu ý - Thời gian tổ chức trò chơi; - Câu hỏi không nên quá dễ hoặc quá khó; - Số lượng câu hỏi là số lẻ, không quá nhiều hoặc quá ít; - Đáp án chuẩn bị trước; - GV có thể giải thích thêm về đáp án nếu thấy cần thiết; - Tránh để số điểm các đội quá chênh lệch gây chán nản, cay cú cho đội chơi ít điểm. Niềm vui là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật này, do đó GV nhắc nhở SV không

nên đặt nặng vào thưởng phạt. Phần thưởng dành cho đội thắng nên được khuyến khích chia sẻ cho các đội khác để tạo không khí vui vẻ cho cả lớp.

3.2. Kỹ thuật neo kiến thức bằng trò chơi Thực tế giảng dạy cho thấy đây không phải là cách làm mới, GV đã sử dụng trò chơi ô

chữ, trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” để kiểm tra kiến thức của SV. Trò chơi “Xếp va ly” dưới đây có thể xem là gợi ý mới giúp GV đa dạng hóa các cách neo kiến thức của người học. [1,117]

- Người học xếp thành vòng tròn hoặc có thể ngồi tại chỗ theo nhóm (nếu lớp đông). - GV sẽ chỉ định SV bất kỳ (hoặc có thể SV trong một nhóm nào đó) nói một nội dung

bài giảng vừa học xong hoặc bài giảng hôm trước. - Sau đó, GV tiếp tục một SV thứ 2 (hoặc SV trong nhóm khác) nhắc lại nội dung vừa

nghe và nói thêm nội dung khác. - Người thứ 3 nhắc lại hai nội dung vừa nghe và nêu thêm nội dung khác. - Người thứ 4 nhắc lại ba nội dung vừa nghe và nêu thêm nội dung mới. - Tiếp tục như vậy cho đến khi các nội dung trong bài giảng được SV nhắc lại hết. Với kỹ thuật này, càng về sau, yêu cầu SV phải nhớ nhiều nội dung và nói dài hơn, đòi

hỏi SV phải tập trung chú ý để tăng khả năng ghi nhớ. 3.3. Kỹ thuật viết thư cho chính mình Đây là kỹ thuật yêu cầu SV tự viết thư cho chính mình kể lại những gì mình nhớ, mình

tâm đắc trong suốt buổi học, một thời gian học hay của toàn khóa học (tùy vào thời gian GV chọn tiến hành). Sau đó, SV sẽ bỏ vào phong bì, viết tên người nhận là chính mình, GV thu lại và có một số cách xử lý như sau [1, 95]:

- Nếu số lượng SV trong lớp ít và ở những nơi xa đến học thì GV có thể gửi những phong bì đó đến SV qua đường bưu điện, sau khi khóa học kết thúc một thời gian;

- Nếu số lượng SV đông, GV có thể tiến hành nhiều lần theo mỗi module hoặc theo từng chương, yêu cầu SV bỏ vào cùng một phong bì có ghi tên họ. Đến buổi cuối cùng của học phần, GV phát lại những phong bì cho SV đọc.

Sau khi một thời gian học, người học sẽ rất vui khi nhận lại những lá thư do chính mình viết. Khi đọc những dòng chữ viết tay của mình thì kiến thức của người học sẽ hiện lên trong trí nhớ và khắc sâu nhiều hơn. Đây là cách neo chốt kiến thức bằng những cảm xúc tích cực của mỗi người học.

Page 50: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 50

Ví dụ về một lá thư gửi cho chính mình Đà Nẵng, ngày 25/7/2012. Gửi Quyên, Đây là buổi thực hành kỹ năng giao tiếp đầu tiên trong khóa tập huấn Kỹ năng mềm với

chuyên gia cao cấp của tổ chức PUM – Hà Lan, cô Marja Hendriksen giảng dạy. Những lý thuyết của cô cung cấp khá quen thuộc với những gì mình đã được đọc về

giao tiếp rồi, nhưng qua những phân tích của cô thì mình được khắc sâu nhiều hơn. - Khi giao tiếp con người chúng ta sử dụng tất cả các giác quan để tiếp nhận thông tin.

Nhưng chúng ta chỉ tiếp nhận ở một số giác quan chiếm ưu thế. Do đó khi giao tiếp chúng ta phải có những cách tác động phù hợp với giác quan của họ để họ tiếp nhận thông tin tốt hơn.

- Chúng ta sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và phi ngôn ngữ để giao tiếp, nhưng điều quan trọng nhất để lại ấn tượng tốt trong giao tiếp đó là phi ngôn ngữ: điệu bộ, nét mặt, cử chỉ,…

- Chính vì điều này, những người hòa hợp với chúng ta trong giao tiếp phải có phi ngôn ngữ (cái thể hiện ra bên ngoài) giống nhau. Vì ai cũng thích người giống mình mà.

Keke, thực hành mới là phần vui nhất, ai cũng cười nghiêng ngả, đau hết cả bụng. - Mỗi nhóm 3 người, một người kể chuyện, một người tái hiện lại câu chuyện, cử chỉ,

điệu bộ của người kể, người thứ ba thì nhận xét người tái hiện có làm giống người kể chuyện không.

- Qua bài tập này mới thấy, muốn giống người khác không đơn giản chút nào, phải luyện dần dần mới có thể nắm bắt những cử chỉ phi ngôn ngữ chính cũng như cảm xúc của người trò chuyện được. Có người kể mặt nghiêm, người tái hiện mặt lại tươi như hoa, có người kể rất buồn cười, người tái hiện lại cười chưa đủ độ. Haizz, phải luyện nhiều mới được.

Mình thấy bài tập này rất hay, không chỉ tạo được sự hòa hợp với người giao tiếp, cải thiện mối quan hệ mà đây cũng là bài tập rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Có thể mình sẽ áp dụng ngay vào lớp “Tâm lý học giao tiếp” của lớp liên thông tối nay mới được.

11g45 ngày 25/7/2012

Nguyễn Thị Đỗ Quyên

3.4. Kỹ thuật neo kiến thức bằng kể chuyện Theo lý thuyết tâm lý học về trí nhớ, con người chúng ta nhớ tốt khi gắn kết các sự việc

thành một chuỗi liên tục, từ sự việc đầu tiên có thể nhanh chóng liên tưởng đến sự việc thứ hai. Cứ như thế, chúng có thể nhớ nhiều nội dung riêng lẻ nếu biết kết hợp nó thành một câu chuyện logic có ý nghĩa đối với bản thân mỗi người.

Trên cơ sở này, GV có thể giúp SV nhớ những nội dung chính của bài học khi giúp SV xâu chuyện thành một câu chuyện logic minh họa thực tế, trong đó thể hiện các khái niệm chính của bài học.

Ví dụ, bài số 2 “Tập thể - Đối tượng của hoạt động quản trị” của học phần Tâm lý học quản trị có 3 nội dung chính: Khái niệm Nhóm và Tập thể, Các giai đoạn phát triển của tập thể, Những yếu tố tâm lý cần chú ý trong công tác quản trị. GV có thể yêu cầu SV xây dựng một câu chuyện về tập thể lớp mình có minh họa đầy đủ các khái niệm cơ bản trong bài.

Ví dụ minh họa Lớp QT5.1 của chúng tôi là một tập thể, có quyết định thành lập của Trường Cao đẳng

Thương mại nhằm giúp 60 thành viên trong lớp hoàn thành chương trình đào tạo Bậc Cao đẳng chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại. Tập thể lớp tôi có cơ cấu chính thức gồm Ban cán sự lớp (1 lớp trưởng, 2 lớp phó) và Ban chấp hành Chi đoàn giúp quản lý và

Page 51: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 51

điều hành các hoạt động chung của lớp. Về cơ cấu không chính thức, lớp đã hình thành nhiều nhóm nhỏ, có những đặc điểm chung về tâm lý và sở thích cá nhân. Lớp tôi có nhóm bạn nam thường xuyên tập họp để đá banh do bạn Nguyễn Duy Trung làm thủ lĩnh (trưởng nhóm), và có cả những nhóm bạn nữ ở chung ký túc xá chơi thân với nhau, và còn có những nhóm khác nữa.

Hiện nay lớp đang ở giai đoạn thứ 2 trong các giai đoạn phát triển của tập thể, Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Chi đoàn đã có sự tín nhiệm của các thành viên trong nhóm, làm việc tích cực và ăn ý. Nhưng trong lớp vẫn còn một số bạn chưa có ý thức học tập cao, hay vi phạm nội quy rèn luyện của trường.

Cho đến giờ mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp tương đối tốt, bầu không khí

tâm lý của lớp tích cực, đôi khi vẫn có xung đột, xích mích giữa một số thành viên hoặc giữa các nhóm, nhưng cuối cùng mọi việc đều giải quyết ổn thỏa.

(Những từ in đậm ở trên là các khái niệm cơ bản có trong bài số 2) GV có thể giao bài tập này theo nhóm và trình bày kết quả của mình cho cả lớp nghe.

Những câu chuyện này phù hợp với đời sống thực tế của SV, vừa kết hợp liên hệ nội dung bài học giúp SV dễ dàng ghi nhớ bài trong một tâm trạng vui tươi, thoải mái.

Trên đây là 4 kỹ thuật neo chốt kiến thức GV có thể áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. Những kỹ thuật này có thể quen thuộc hoặc mới lạ với cách tổ chức giờ học của GV, giúp SV ghi nhớ bài tốt, không gò bó, ức chế khi phải tiếp thu quá nhiều kiến thức hoặc GV phải nói quá nhiều.

Với những gợi ý này, GV có thể linh hoạt thay đổi, chỉnh sửa và thiết kế thêm những kỹ thuật mới phù hợp với học phần đang giảng dạy, tăng chất lượng giờ giảng, mang lại hứng thú học tập cho SV. Một khi kết quả học tập của SV tăng lên, nhận thấy đi học là một niềm vui thì mỗi giờ lên lớp là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của thầy cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng, ThS. Phạm Thị Thúy (Cố vấn: GS.TS. Đinh Văn Tiến – Ulrich Lipp), Cẩm nang phương pháp sư phạm – Những phương pháp và kỹ năng sư phạm

hiện đại, hiệu quả từ các chuyên gia Đức và Việt Nam, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2011; [2] ThS. Nguyễn Thị Loan, Các hình thức neo chốt kiến thức, kết thúc một bài giảng lý luận

chính trị, http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=281.

Page 52: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 52

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP CORNELLCORNELLCORNELLCORNELL

ThS. Đinh Thị Quế GV. Khoa Kế toán – Kiểm toán

Ghi chép là một trong những kỹ năng rất quan trọng giúp sinh viên học tập tốt hơn.

Đối với học chế tín chỉ - với mục tiêu tạo phong cách chủ động cho người học, điều này lại càng cần thiết hơn rất nhiều. Tiến sỹ Waterbank thuộc Trường Đại học Cornell, New York, Mỹ đã phát triển một phương pháp ghi chép không phức tạp nhưng rất hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi. Bài viết xin giới thiệu đến các bạn sinh viên phương pháp ghi chép của tiến sỹ Walter Pauk: phương pháp ghi chép Cornell. Bản chất của phương pháp Cornell là thay vì chép hết những gì có ở lớp sinh viên đang làm một hướng dẫn để thông tin tự động đi vào não bộ. Bằng cách dùng phương pháp này sinh viên có thể bớt đi cách học nhồi sọ lúc ôn thi.

Để thực hiện ghi chép theo phương pháp Cornell, bạn chia tờ giấy ghi chép làm 3 phần như minh họa dưới đây:

Phần 1: Bạn sử dụng để ghi ngày học, tên môn học và chủ đề học. Bạn sử dụng để ghi nội dung bài học theo phương pháp Số - Chữ hay phương pháp Thụt lề. Khi ghi chép vào phần 1 thì phần 2 bạn để trống. Ghi chép xong nội dung bài học bạn nên đọc lại để đảm bảo rằng bạn hiểu toàn bộ nội dung ghi chép, hiểu những chữ viết tắt, những ký hiệu. Bạn có thể phải sửa lại những từ chưa rõ ràng, thêm vào những ví dụ, chi tiết, định nghĩa để nội dung ghi chép được rõ ràng hơn. Bạn nên gạch chân hay khoanh tròn những ý chính và những từ quan trọng.

Phần 2: Bạn sử dụng để ghi những từ và những câu hỏi gợi nhớ khi ôn tập. Vì vậy phần này còn được gọi là cột ôn tập. Những từ hay câu hỏi gợi nhớ là những từ đơn hoặc cụm từ hoặc câu hỏi gợi và giúp bạn nhớ lại nội dung bài học đã nghi chép ở phần 1. Ví dụ: Có bao nhiêu loại tài khoản kế toán, là những loại nào? Khi bài học kết thúc hoặc khi bạn bắt đầu ôn tập thì bạn thực hiện ghi vào phần 2 này. Lúc ôn tập bạn che đi ghi chép ở phần 1, chỉ nhìn phần 2, dựa vào các từ gợi nhớ và các câu hỏi ghi ở phần này tự kiểm tra xem bạn đã nhớ nội dung ghi ở phần 1 đến mức nào. Tốt nhất là bạn nói to lên những gì bạn nhớ được vì nếu bạn không nói được về những điều bạn đã học thì bạn chưa biết hoặc chưa hiểu về nó. Trong khi ôn tập, nếu bạn quên nội dung ghi chép ở phần 1 thì bạn có thể mở phần 1 để xem lại, sau đó lại che đi, cố gắng nhẩm hoặc nói to lên nội dung đó cho

(2) Cột từ khóa Ghi từ hoặc câu

hỏi gợi nhớ

(1) Cột ghi chép - Ghi ngày học, tên môn học và chủ đề học - Ghi nội dung bài học

(3) Vùng tóm tắt

Page 53: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 53

đến khi bạn nhớ tốt về nó. Bạn ôn tập càng nhiều lần thì việc phải mở nội dung ghi chép ở phần 1 ra xem lại càng ít đi và bạn sẽ rất tự tin khi kỳ thi đến. Phần 3: Bạn sử dụng để ghi tóm tắt. Khi kỳ thi đến gần và bạn đã cảm thấy nhớ và hiểu tốt về nội dung bài học thì bạn sẽ thực hiện việc viết phần tóm tắt vào phần 3. Phần tóm tắt có thể là một, hai hoặc nhiều câu tóm tắt những ý chính của bài học mà bạn nghĩ nó sẽ rất quan trọng cho kỳ thi. Việc viết tóm tắt giúp bạn hiểu bài học sâu sắc hơn và đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng mà các bạn sinh viên cần luyện tập. Phương pháp ghi chép cornell đem lại nhiều lợi ích như: Thuận tiện cho việc sắp xếp và hệ thống hóa khi ghi bài và ôn bài; dễ thấy được các ý chính trong bài; việc ghi chép đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Dưới đây xin đưa một ví dụ đơn giản về áp dụng ghi chép theo phương pháp Cornell: Khái niệm định khoản 4 quy định về định khoản 2 loại định khoản và mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

Ngày học: 15.3.13 Môn học: Nguyên lý kế toán Chủ đề học: Định khoản kế toán 2. Định khoản kế toán a. Khái niệm: “Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tài khoản ghi Nợ, Có số tiền ghi Nợ, Có theo một công thức đối ứng” b. Quy định về định khoản kế toán

- Ghi Nợ trước, Có sau. Nợ trên, Có dưới - Ghi Nợ và Có lệch nhau - Ghi số hiệu và tên tài khoản - Bút toán âm đóng trong ngoặc đơn

c. Các loại định khoản kế toán - Định khoản giản đơn: Chỉ liên quan đến 2 tài khoản - Định khoản phức tạp: Liên quan từ 3 tài khoản trở lên

Mối quan hệ: Một định khoản phức tạp có thể tách ra thành nhiều định khoản giản đơn.

Tóm tắt: Định khoản kế toán là việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản kế toán theo 4 quy định cụ thể. Định khoản kế toán có 2 loại và chúng có mối quan hệ với nhau.

Bằng việc áp dụng phương pháp ghi chép Cornell như trên, người học có thể xác định ngay 3 nội dung chính đã học là: Khái niệm, 4 quy định và 2 loại định khoản kế toán. Trải qua thời gian dài phổ biến và áp dụng, phương pháp ghi chép Cornell đã chứng tỏ tính hữu ích, giúp sinh viên hiểu sâu tài liệu và bài giảng được học và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ron Fry (2000), How to Study, career Press; [2] http://www.eiu.edu/Irnasst/notes.htm; [3] http://www.dlu.edu.vn/Fileupload/200957185755707.pdf; [4] http://sas.calpoly.edu/ass/ssl.html; [5] http://www.google.com.vn/.

Page 54: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 54

NHỮNG LỐI MÒN…

CHV. Nguyễn Văn Đức GV. Bộ môn Lý luận chính trị

hi một người bạn của tôi đang đi qua chỗ những con Voi, bạn ấy chợt dừng lại, với vẻ bối rối vì những con vật khổng lồ ấy đang bị một sợi dây buộc vào chân chúng. Hiển nhiên là những chú Voi to lớn này, bất cứ lúc nào, cũng có thể phá đứt sợi dây buộc chúng, nhưng vì lý do nào đó chúng lại không làm thế. Người

bạn của tôi thấy một người quản tượng gần bên, bèn hỏi tại sao những con vật to lớn như thế chỉ đứng yên mà không cố gắng bỏ chạy. Người quản tượng đáp: “À, khi chúng còn rất nhỏ, chúng tôi dùng chính sợi dây với kích cỡ như thế này buộc vào chân chúng và khi những con voi còn bé, dây như thế đã đủ để giữ chúng. Khi voi lớn, chúng đã quen bị câu thúc bởi sợi dây rồi và tin rằng không thể bứt phá để trốn thoát”.

Bạn tôi sững sờ. Những con Voi này có thể phá đứt xích xiềng và để đến với thế giới tự do bất cứ lúc nào, nhưng vì đã quen “tin” rằng chúng không thể chiến thắng sợi dây, số phận của chúng là sẽ mãi bị trói ở nguyên vị trí cũ. Con vật to lớn khổng lồ ấy đã tự giới hạn sức mạnh lớn lao hiện tại của nó chỉ vì sự trói buộc của lối mòn trong nhận thức.

Giống hệt những con voi, có bao nhiêu người trong chúng ta luôn bám chặt một niềm tin vào lối tư duy cũ, rằng mình không thể làm được một việc gì đó khác so với quá khứ. Có bao nhiêu người trong chúng ta không chịu thử một cái mới và cố gắng làm một việc mang tính thử thách bởi vì “những lối mòn” trong nhận thức của chúng ta? Nỗ lực của chúng ta có thể lúc đầu chưa thành công, nhưng đừng bao giờ không cố thử, xin đừng xem “những lối mòn”

là lối đi duy nhất để đến đích mà không thử đi những lối đi mới. Một xã hội phương Đông, với đặc trưng về văn hóa, truyền thống, lịch sử; đặc biệt là chế

độ quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp duy trì ảnh hưởng trong xã hội quá lâu đã tạo nên một “sức ì” trong tâm thức của con người Việt Nam. Hệ lụy của sức ì là tạo nên “những lối mòn” trong tư duy và trong hành động của mỗi con người, mỗi tổ chức. Trong phạm vi bài viết này, người viết không phân tích về khoa học tâm lý xã hội, khoa học hành vi và điều khiển học để lý giải nguyên nhân của hiện tượng đó, cũng như không đề cập tất cả những lối mòn đang ngự trị trong xã hội Việt Nam hiện nay mà chỉ đưa ra “những lối mòn” mà người viết trải nghiệm với công việc là một người thầy giáo.

1. Lối mòn trong cách nhìn nhận về hình ảnh người Thầy giáo Nho giáo đề cao chữ “Lễ” – trong đó có lễ giáo giữa trò với thầy, khi du nhập vào nước ta được khúc xạ qua lăng kính văn hóa dân tộc, cùng với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, xem nghề giáo là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”; từ đó, chúng ta xem hình tượng người Thầy là một cái gì đó rất uy nghi trước học sinh. Hình ảnh một người thầy giáo chuẩn mực là: trong mọi lúc, mọi trường hợp phải nghiêm nghị, mực thước, mô phạm. Trong giai đoạn chúng ta đang mở cửa để đón những “làn gió mới”, với triết lý giáo dục mới là “trường học thân thiện”; thì hình ảnh đó của người thầy giáo làm cho học sinh thấy giữa người dạy và người học có một khoảng cách rất lớn. Từ đó, mục tiêu giáo dục sẽ khó được như mong đợi. Đặc biệt ở các trường đại học, cao đẳng, người học là sinh viên, họ

K

Page 55: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 55

đã ở độ tuổi trưởng thành, họ cần trao đổi với người dạy về chuyên môn, về các vấn đề trong cuộc sống – hình ảnh một người thầy nghiêm nghị sẽ ngăn cản tất cả những sự chia sẻ đó. Nghiêm túc là cần thiết nhưng xin đừng nghiêm nghị. Người “thầy giáo hội nhập” phải là một người thầy “gần” người học theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đừng bao giờ giữ hình ảnh của một vị quan trên bục giảng, mà phải giảng bài với phong thái của một vị tướng lĩnh

khi ra trận, có khi như một diễn viên hài thâm thúy trước khán giả, lúc lại hóa thân thành

nghệ sĩ với cây đàn bầu gieo rắc những cung bậc cảm xúc trong lòng sinh viên.

Người thầy giáo không đi theo lối mòn là biết hỏi sinh viên những điều bình dị nhất.

Hướng sinh viên đến những giá trị nhân văn sâu sắc qua những câu chuyện kể, những

hành động đẹp trong cuộc sống xô bồ. Biết dặn các em hãy nhớ về Ba Mẹ mình khi đi học

xa nhà, dặn các em gọi điện về cho mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi! Con thương mẹ lắm!”. Với

những ai đã trãi qua cuộc sống như người viết thì có thể kể về chuyện tình yêu của Thầy

trong những năm tháng trẻ tuổi, kể về “tuổi thơ dữ dội” của Thầy, kể về quảng đời sinh

viên Thầy đã đi dạy kèm, đi làm thêm để kiếm tiền như thế nào, cũng như chia sẻ những

niềm hạnh phúc bình dị mà đầy ý nghĩa trong cuộc sống.

2. Lối mòn trong cách nhìn nhận về hình ảnh của học trò Người học theo “lối mòn” trong nhận thức được xem là học trò, mà đã là trò thì phải

nghe lời thầy, trò thì “sự biết” phải ít hơn thầy và có nghĩa là thầy luôn luôn đúng. Đã là trò thì phải khép nép, phải tỏ rõ sự kính cẩn trước thầy, không được “cãi tay ngang” với thầy. Lối mòn ấy có vẻ lạc lõng trong một thế giới đa chiều với hệ quy chiếu “lấy người học làm trung tâm”. Bởi vì, thứ nhất: không ai được độc quyền chân lý – kể cả người thầy; thứ hai: trong biển cả tri thức của nhân loại, không thể khẳng định có một lĩnh vực nào đó trò lại không thể giỏi hơn thầy; thứ ba: trong một môi trường giáo dục dân chủ, mọi chủ thể tham gia giáo dục đều có thể trao đổi – học trò là một chủ thể trong giáo dục. Hình ảnh của người học trong một “thế giới phẳng” với vị trí trung tâm là: người tự

đi tìm chân lý, lấy kiến thức của thầy là phương tiện, lấy thầy là cái đích để vượt qua; là

học mà không ngồi ở bàn học; là xem thầy như một người anh trong lớp học và là bạn ở

ngoài lớp học; là chia sẻ cả những điều riêng tư trong cuộc sống với thầy.

3. Lối mòn trong việc quản lý sinh viên Quản lý sinh viên có nhiều nội dung, ở đây người viết chỉ bàn đến vấn đề điểm danh

và trách nhiệm giáo viên đứng lớp khi sinh viên vi phạm nội quy, tác phong, đồng phục ở

một số trường cao đẳng, đại học mà người viết trải nghiệm. Điểm danh là một vấn đề phải làm ở mọi trường học nhằm mục đích quản lý con

người của tổ chức mình, để sinh viên đến lớp nghe giảng. Tuy nhiên, quá nhấn mạnh nó để rồi giáo viên phải điểm danh đầu mỗi giờ học và báo cáo ngay trong buổi học vô tình lại tạo một áp lực lên cả giáo viên và sinh viên. Cũng tương tự với việc thực hiện nội quy, tác phong đồng phục của sinh viên, nghiêm túc là cần thiết nhưng gắn trách nhiệm cho giáo viên đứng lớp khi sinh viên vi phạm là một việc làm không hợp lý. Tất cả những điều nêu trên theo chủ quan của người viết là “những lối mòn” của một hệ thống giáo dục theo cơ chế cũ.

Bởi lẽ, nếu chúng ta coi giáo viên là một nghệ sĩ mà sân khấu là bục giảng thì họ

cần có một nguồn cảm hứng trước khi “đi diễn”, cũng có những giây phút bồi hồi ở mỗi

đầu tiết giảng và họ cũng cần một lôgic đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề cho

buổi giảng một cách ấn tượng nhất. Vậy mà ngay vào “đầu buổi diễn” họ phải làm một

việc mà cả họ và sinh viên đều không thích, dẫn đến mất sự hứng khởi và kết quả là buổi biểu diễn sẽ không được như mong đợi. Và chúng ta cứ hình dung buổi diễn nào cũng diễn

Page 56: BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO …cdtm.edu.vn/UserFiles/file/Ban tin khoa hoc/File tong hop ban tin KH22 -1.pdf · M u ng ư i th c t mà giáo

BẢN TIN KHOA HỌC SSSSố 22222222/Quý I/Quý I/Quý I/Quý IIIII/N/N/N/Năm 2013m 2013m 2013m 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 56

ra như vậy thì người xem sẽ chán đến mức nào? Còn nếu ai đó, xem giáo viên như một cái

“máy nói”, cứ đến giờ là phát thì họ đã hiểu sai về lao động của nghề giáo. Việc gắn trách nhiệm cho giáo viên đứng lớp khi sinh viên vi phạm nội quy, tác phong,

đồng phục là không công bằng cả về mặt lý và tình. Về tình: số lượng sinh viên trên một lớp khá đông, riêng việc giáo viên dành thời gian để quan sát xem sinh viên mang “dép lê” hay “dép có quai hậu” đi học là đã chiếm hết thời gian giảng bài. Đồng ý, giáo viên có thể kiểm tra rất nhanh nhưng trường hợp này chỉ đúng với những sinh viên ngồi học ở bàn đầu tiên. Lập luận này càng có cơ sở trong điều kiện trường học theo học chế tín chỉ, sinh viên thay đổi theo lớp học phần, giáo viên sẽ rất khó phát hiện khi mà đầu giờ học sinh viên có mặt để điểm danh và sau đó đến tiết thứ hai thì “biến mất”, và vì buổi giảng của một giáo viên chỉ có hai tiết nên không cần thiết mỗi tiết học phải điểm danh một lần.

Có người sẽ nói với tôi rằng: anh không có phương pháp để kiểm tra. Xin thưa rằng bất cứ phương pháp nào cũng cần có thời gian và gây nên một tâm trạng không thoải mái. Về lý: sinh viên là đối tượng đã đủ tuổi để chịu trách nhiệm về việc làm của mình; nếu các em phạm tội hình sự, tòa án cũng không đưa bố mẹ em ra để xét xử, do đó việc các em vi phạm mà đem thầy cô giáo của em ra “xử” là không hợp lý.

Tại sao ta không đi theo một lối đi khác, phóng khoáng hơn, nhân văn hơn, hiệu quả hơn? Đó là: thay vì kiểm soát việc điểm danh rất chặt chúng ta hãy kiểm soát chặt chất lượng giờ giảng của giáo viên và giúp đỡ giáo viên để họ giảng hay hơn. Khi thầy giảng hay thì xác

suất người học đến lớp một cách đầy đủ và tự nguyện cao hơn, bởi vì lúc này sinh viên vắng học một buổi của thầy họ rất tiếc chứ không phải vì họ sợ điểm danh. Còn nếu ai đó phản biện rằng: bản chất của sinh viên là lười nhác, là không muốn đến lớp học thì họ đã nhầm, thực ra lý do là ở chỗ: chúng ta – những người giáo viên không nói những điều sinh viên muốn nghe mà thôi.

Còn đối với những sinh viên vi phạm tác phong, đồng phục thay vì gắn trách nhiệm cho giáo viên, chúng ta hãy cùng giáo viên có những bài nói chuyện về ý thức con người, về

một sinh viên có văn hóa, về việc Ba Mẹ đã chắt góp từng đồng tiền lẻ để cho các em đi

học, do đó các em phải là một “con người tử tế”…; từ đó, sẽ dần làm chuyển biến nhận

thức của sinh viên, cùng với việc xử phạt nghiêm minh để các em thay đổi hành động của bản thân. Bởi khi người thực hiện chưa nhận thức được ý nghĩa văn hóa sâu sắc trong mỗi nội quy của nhà trường thì họ sẽ vô tư vi phạm, và cũng sẽ tái phạm sau mỗi lần bị nhắc nhở.

Những con đường dẫn đến thành công luôn luôn chưa bao giờ thành lối. Bạn có nghĩ rằng, có một công thức chung cho thành công không và khi chúng ta áp dụng nó nhất định chúng ta sẽ gặt hái được thành công như mong muốn? Không có công thức nào cho thành công cả, cũng như không có con đường mòn dẫn đến thành công! Nếu bạn chấp nhận sống theo lối mòn sẵn có bạn hãy học cách chấp nhận những điều bình thường sẽ đến với bạn. Con người luôn hướng đến những điều tốt đẹp và chỉ những ai thực sự theo đuổi

những lối đi của riêng mình họ mới có thể thành công được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thomas L.Friedman (2006): Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh; [2] John Dewey (2008): Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức, Hà Nội.