31
Dịch tễ, căn nguyên, cách lây truyền Bệnh phong thường gọi là “Bệnh hủi” (Miền Bắc), “Bệnh cùi” (Miền Nam), bệnh phong (Miền Trung). Bệnh đã lưu hành hàng nghìn năm nay ở khắp tất cả các châu lục. Đây là một bệnh nhiễm trùng, lây lan từ người này sang người khác, hàng triệu người đang nằm trong nguy cơ mắc bệnh. Khi đã mắc bệnh phong mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng đắn, đầy đủ thì bệnh sẽ gây nhiều những tàn tật, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Từ đó có những thành kiến sai lầm làm tổn hại đến cả tâm tư, tình cảm của người mắc bệnh phong. 1. Tình hình bệnh phong trên thế giới và Việt Nam: 1.1. Tình hình bệnh phong ở các khu vực trên thế giới (đầu năm 2008 -WHO). 1.2. Ba nước chưa đạt tiêu chuẩn LTBP (đầu năm 2008 - WHO) - Dân số > 1.000.000 1.3. Tình hình bệnh phong ở khu vực Tây Thái Bình Dương (đầu năm 2008 - WHO) 2. Tình hình bệnh phong ở Việt Nam: 2.1. Các chỉ số thiết yếu về bệnh phong. Tại Việt Nam, bệnh phong cũng đã xuất hiện từ xa xưa và là một trong những vấn đề xã hội trầm trọng. 1

Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Dịch tễ, căn nguyên, cách lây truyền

Bệnh phong thường gọi là “Bệnh hủi” (Miền Bắc), “Bệnh cùi” (Miền Nam),

bệnh phong (Miền Trung). Bệnh đã lưu hành hàng nghìn năm nay ở khắp tất cả các

châu lục. Đây là một bệnh nhiễm trùng, lây lan từ người này sang người khác, hàng

triệu người đang nằm trong nguy cơ mắc bệnh. Khi đã mắc bệnh phong mà không

được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng đắn, đầy đủ thì bệnh sẽ gây nhiều

những tàn tật, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Từ đó có những thành kiến sai lầm làm tổn hại đến cả tâm tư, tình cảm của người

mắc bệnh phong.

1. Tình hình bệnh phong trên thế giới và Việt Nam:

1.1. Tình hình bệnh phong ở các khu vực trên thế giới (đầu năm 2008 -

WHO).

1.2. Ba nước chưa đạt tiêu chuẩn LTBP (đầu năm 2008 - WHO) - Dân số

> 1.000.000

1.3. Tình hình bệnh phong ở khu vực Tây Thái Bình Dương (đầu năm

2008 - WHO)

2. Tình hình bệnh phong ở Việt Nam:

2.1. Các chỉ số thiết yếu về bệnh phong.

Tại Việt Nam, bệnh phong cũng đã xuất hiện từ xa xưa và là một trong

những vấn đề xã hội trầm trọng.

Trước năm 1950 và dưới thời Pháp thuộc, người bệnh không được chữa trị

và được tập trung vào các trại phong xây dựng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh.

Những bệnh nhân phong bị lở loét, cụt rụt … đã gây nên những thành kiến sai lầm

làm cho người dân sợ hại, xa lánh, ghét bỏ người bệnh, bố mẹ xa con, vợ lìa chồng,

có khi xảy ra sự kiện rất thương tâm.

Từ sau Cách mạng Tháng 8, nhất là sau Hiệp định Genevơ (1954) Nhà nước

Việt Nam bắt đầu chú ý và có chủ trương phòng chống bệnh phong trong nhân dân.

Cũng từ đó tình hình bệnh phong mới được từng bước làm sáng tỏ.

1

Page 2: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Năm 1959 những cuộc điều tra dịch tễ học đầu tiên đã được tiến hành ở miền

bắc Việt Nam.

2.2. Tại Vĩnh Phúc:

Phân tích bảng số liệu chúng ta thấy:

Vấn đề tàn tật vẫn là gánh nặng cho chương trình và chưa được giải quyết có

hệ thống, kèm theo đó là vấn đề phục hồi chức năng, phục hồi nghề nghiệp, phục

hồi xã hội cho gia đình, con cái của người bệnh.

3. Căn nguyên và lây truyền:

3.1. Căn nguyên:

- Bệnh phong không phải là một bệnh di truyền.

- Bệnh phong là một bệnh mãn tính, gây ra bởi trực khuẩn Hansen

(Mycobacterium Leprae) được nhà bác học Armeuer Hansen người Nauy tìm ra

năm 1873.

- Trực khuẩn phong là một trực khuẩn hình que, khi nhuộm Zichl-Neelsen

bắt màu đỏ (giống trực khuẩn lao).

- Trực khuẩn nằm trong tế bào, có ái tính đặc biệt với tế bào thần kinh

(Schwann) và các tế bào thuộc hệ thống võng mạc nội mô.

- Chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo, có thể tiêm truyền và làm

nhân lên ở gan bàn chân chuột.

- Hình thái học:

+ Trực khuẩn bình thường: hình gậy 1,5- 6

+ Dạng thu hình.

+ Trực khuẩn đang phân chia.

+ Dạng thoái hoá.

- Trên bệnh phẩm nhuộm Zichl-Neelsen bắt màu đỏ trên nền xanh rải rác

không có trật tự nhất định, có khi thành đám, đống lộn xộn (amas) trong phong

đang phát triển, hoặc thành cụm (globi) song song dày sít nhau, nằm trong đại trực

bào trong phong ác tính.

2

Page 3: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

- Thời gian thế hệ của M.Leprae khoảng 13 ngày, đun sôi giết được Hansen,

ngoài cơ thể sống được 1- 7 ngày.

3.2. Cách lây truyền:

- Nguồn lây chủ yếu là bệnh nhân: bệnh lây từ người này sang người khác.

- Đường bài xuất trực khuẩn Hansen từ bệnh nhân phong:

+ Quan trọng nhất là qua đường mũi - họng từ những thể bệnh có

nhiều vi khuẩn.

+ Qua những vết loét, nứt ở các tổn thương da.

- Đường trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể người lành:

+ Thông thường nhất là qua da bị sây xước, lở loét.

+ Gần đây nhất người ta cho rằng trực khuẩn Hansen có thể xâm nhập

vào cơ thể người lành bằng đường hô hấp trên.

- Yếu tố dễ làm mắc bệnh (Susceptibility factor).

+ Người có miễn dịch trung gian yếu (CMI) thì dễ mắc bệnh và khi bị

bệnh thì dễ bị thể nhiều vi khuẩn.

+ Yếu tố dễ bị mắc bệnh của từng người đang được nghiên cứu.

- Đặc điểm lây lan trong bệnh phong:

+ Lây ít so với các bệnh nhiễm trùng siêu vi trùng và truyền nhiễm

khác.

+ Lây chậm do chu kỳ sinh sản dài (13 ngày) nên thờ gian ủ bệnh kéo

dài 2- 3 năm có khi kéo dài trên 10 năm.

+ Lây khó do điều kiện để lây bệnh khó khăn (tiếp xúc với bệnh nhân

nhiều vi kkhuẩn chưa được điều trị, da người lành bị sây xước, lở loét và miễn dịch

yếu).

+ Có thể cắt đứt lây lan nhanh chóng:

Với Dapsone sau 3-6 tháng điều trị. Có thể khoang vùng bệnh

Với Rifampicin 1 tuần điều trị. Phong khống chế, tiến tới

thanh toán bệnh từng bước.

3

Page 4: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Triệu chứng lâm sàng của bệnh(Biểu hiện của bệnh)

1. Thời kỳ ủ bệnh:

Kể từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng đầu

tiên của bệnh thông thường từ 2 – 3 năm, cá biệt có trường hợp 48 ngày, … 32 năm

(Nhìn chung rất khó xác định thời kỳ ủ bệnh).

2. Tổn thương đầu tiên:

Tổn thương đầu tiên hay ở vùng trực khuẩn xâm nhập qua da vào cơ thể:

Phần lớn phát hiện ở vùng hở: Mặt, cổ, tay, chân … nhưng cũng có thể xuất hiện ở

vùng da kín: Ngực, lưng, mông …

3. Triệu chứng toàn thân sớm:

Nhìn chung không đặc hiệu, bệnh nhân không để ý, có thể chỉ mệt mỏi, nặng

chân tay, sốt nhẹ, buồn ngủ, dấu hiệu vướng mạng nhện (dấu hiệu này chỉ có giá trị

khi kết hợp với tiền sử gia đình của bệnh nhân có người mắc bệnh phong).

4. Thời kỳ bắt đầu:

- Vị trí tổn thương: Được các tác giả quan sát thấy ở chi dưới 49,4%; Ở đầu

cổ 29,5%; Ở chi trên 14,9%; Ở thân mình 6,2%.

- Trên 1.108 bệnh nhân điều trị bệnh phong tại khu Quỳnh Lập quan sát thấy

triệu chứng ngoài da chiếm 51,62% đó là: vết đỏ hồng 15,7%; vết trắng 15%; vết

sẫm màu.

- Triệu chứng thần kinh chiếm 47,38% gồm có tê, mất cảm giác đau 23,1%.

4

Page 5: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

- Một số trường hợp bắt đầu bằng sốt cao liên miên, bệnh nhân bị mất cảm

giác dẫn đến bị bỏng mới đi khám bệnh, lại có trường hợp đi khám bệnh vì chảy

nước mũi dai dẳng, đau nhức xương, viêm tinh hoàn, loét ổ gà.

- Có khi rối loạn cảm giác mà chưa có thay đổi màu sắc da còn ngược lại

(thay đổi màu sắc da mà không rối loạn cảm giác thì hiếm).

- Triệu chứng tăng cảm giác ít gặp ở giai đoạn đầu.

- Có khi triệu chứng đầu tiên lại là sưng, viêm thần kinh trụ, thần kinh hông-

khoeo ngoài.

- Thông thường triệu chứng cảm giác nóng, lạnh mất trước, sau đó đến cảm

giác đau trong khi vẫn còn cảm giác sâu.

5. Thời kỳ toàn phát:

Có sáu triệu chứng nhưng thông thường nhất là triệu chứng ngoài da và thần

kinh.

5.1. Triệu chứng ngoài da: Là triệu chứng hay gặp nhất.

- Biểu hiện bằng một dát màu hồng đỏ, trắng, sẫm màu.

- Biểu hiện bằng các củ ăn sâu vào hạ bì, để lại sẹo teo. Tổn thương củ hay

ăn vào lông mày, dái tai làm sùi lên. Độ lớn của củ có thể nhỏ củ lấm tấm, củ to

bằng hạt đỗ, hạt ngô.

- Mảng cộm là đám thâm nhiễm, nó còn được gọi là u phong. U phong màu

đỏ sẫm, bóng, ấn vào cộm lên, giới hạn không rõ hay ăn sâu vào lông mày, trán làm

cho bộ mặt như sư tử.

- Phỏng nước: Tổn thương này hay phát trong đợt vượng bệnh của bệnh.

5.2. Triệu chứng thần kinh: Phổ biến nhất.

- Vị trí tổn thương: Viêm dây thần kinh trụ 27,9%; Viêm nhánh cổ 3,42%;

Ngoài ra còn tìm thấy viêm dây thần kinh ở đầu chi dưới biểu hiện bằng “đi bốt”, tê

từ đầu chi lan lên gốc chi theo một dải hẹp rồi lan dần ra xung quanh.

- Biểu hiện: Bệnh nhân mất cảm giác nóng, lạnh, đau, mất cảm giác sờ

(muộn), cảm giác sâu đè ép tì nén phân biệt đồ vật vẫn còn. Nhưng u phong có khi

5

Page 6: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

không có triệu chứng này (triệu chứng mất cảm giác) mà ngược lại còn tăng cẳm

giác. Ở những trường hợp này phải dựa vào tính chất mảng cộm, xét nghiệm để

chẩn đoán.

5.3. Triệu chứng vận động các cơ:

Teo cơ đầu chi: cơ liên cốt 44,31%, cơ ụ ngoài, cơ ụ trong bàn tay bị teo làm

ngón cái không đối chiếu được với các ngón khác, liệt trụ, bàn tay khỉ. Ở chi dưới

bàn chân bị rủ (cất cần) chiếm 20,66%, ngoài ra còn tổn thương những cơ do thần

kinh giữa, thần kinh quay, thần kinh hông khoeo ngoài, liệt mặt.

5.4. Triệu chứng bài tiết:

Ở những vùng da bị tổn thương thường biểu hiện da khô hoặc da bị mỡ

nhiều, không ra mồ hôi.

5.5. Triệu chứng dinh dưỡng:

- Thường được biểu hiện bằng rụng lông mày là phổ biến 47,92%; rụng lông

mi 33,26%; rụng lông nách 14,54%; rụng lông sinh dục 7,2%; rụng tóc 3,33%.

- Biểu hiện bằng rụt các đầu ngón chân, rụt ngón tay do thưa xương, teo

xương rồi dẫn đến hỏng móng chân, hỏng móng tay.

- Tổn thương loét ổ gà ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và để ấn tượng ghê

tởm trong xã hội (nguyên nhân của loét ổ gà: do rối loạn thần kinh dinh dưỡng, do

tỳ ép, do sang chấn mà bệnh nhân không biết cách xử lý đúng). Vị trí của loét ổ gà

thường ở gót trước, gót sau có khi ở cạnh ngoài bàn chân.

5.6. Triệu chứng rối loạn ngũ quan và phủ tạng:

- Phong u hay có tổn thương ở mắt 50%; viêm giác mạt 30%, chảy nước mũi,

điếc mũi, xẹp mũi, thủng vách giữa mũi. Tổn thương ở họng gây khản tiếng. Các

hạch ở khuỷu tay, ở nách cũng có thể bị tổn thương. Ngoài ra còn thấy tổn thương

ở xương, lách, gan, viêm tinh hoàn, viêm xương, mềm xương, xốp xương, gây teo

xương hình mũi tên.

Tóm lại, bệnh phong là một bệnh toàn thể, không những gây tổn thương

ở da, thần kinh mà còn tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể, ảnh

6

Page 7: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

hưởng đến sinh hoạt, lao động, thẩm mỹ và có thể gây tử vong ở những trường

hợp đặc biệt.

Sơ đồ biểu hiện tổn thương dây thần kinh

7

Hansen BH(Bacilium Hansen)

Da xây sước

Ái tínhdây thần kinh

Vận độngCảm giác Giao cảm, phó giao cảm

Yếu cơ

Phân bố lực không đều

Mất cảm giác

Bị sang chấn

Không điều tiết mồ hôi

Phân bố lực không đều Thiếu máu cục

bộ

Khô da

Loét dinh dưỡng Loét

Da nứt nẻ

Nhiễm trùng

Cụt, rụt và tiêu xương

Page 8: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Phân loại bệnh phong

1. Tầm quan trọng của phân loại bệnh phong:

Dựa vào phân loại bệnh phong để:

- Chọn phác đồ điều trị thích hợp.

- Tiên lượng và theo dõi tiến triển của bệnh.

- Đánh giá về tình hình dịch tễ.

- Phòng chống tàn phế.

2. Phân loại bệnh phong theo Madrid: được khuyến cáo ở hội nghi quốc tế lần

thứ 6 về công tác chống phong họp tại Madrid năm 1953.

- Cơ sở phân loại: dựa vào lâm sàng, vi trùng, tế bào và miễn dịch học. Trong đó

lâm sàng là chủ yếu.

- Gồm 2 nhóm và 2 thể:

+ Nhóm bất định ( nhóm I ).

+ Nhóm trung gian ( nhóm B ).

+ Thể phong củ ( thể T ).

+ Thể phong u ( thể L ).

Bảng phân loại phong theo Madrid

Tính chất Thể phong củ Nhóm bất định Nhóm B Thể phong u

8

Page 9: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

(T) (I) (L)

Lâm sàng Mảng củ Dát

Chủ yếu là mảng

thâm nhiễm không

đối xứng

U, cục, mảng

thâm nhiễm

đối xứng

Vi trùng (-) (-) (+) (++)

Mô bệnh học

Hình nangViêm da không

đặc hiệuThâm nhiễm lan toả

Thâm nhiễm

lan toả: tổ

chức bào

3. Phân loại theo Ridley và Jopling (1966):

- Cơ sở phân loại: dựa vào miễn dịch trung gian tế bào.

- Bệnh phong được phân thành nhiều thể nằm giữa 2 cực TT và LL, tạo thành một

phổ liên tục, tương tự như phổ ánh sáng.

Bảng tóm tắt phân loại theo Ridley và Jopling (Tính chất của thương tổn)

9

Nhiễm khuẩn

HansenThể

I

T (củ)

B (mảng thâm nhiễm)

L (u, cục)

L

Sức đề kháng

Page 10: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

IKhông ổn định

TT Ổn định

BT Không ổn

định

BB Không ổn định

(1) (2) (3) (4) (5)

Tính chất của thương

tổn

Dát nhỏ, hiếm khi to quá 10cm, thường chỉ có 1 đến 2 dát giới hạn không rõ rệt, không lành giữa, không mất cảm giác mà chỉ giảm cảm giác

Thể này tương đương với thể củ trong bảng phân loại Madrid. Thương tổn ít. Mảng củ điển hình.

Thương tổn nhiều hơn.Có thể có:- Phần bờ không rõ.- Có vệ tinh.- Mang tính chất 2 bên.

Số lượng thương tổn nhiều, thâm nhiễm nổi cao thành từng đám, vùng trung tâm lõm xuống.- Có khuynh hướng 2 bên.- Dây thần kinh thường to.

10

Page 11: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

BLKhông ổn định

LLsKhông ổn định

LLpỔn định

(6) (7) (8)Số lượng thương tổn rất nhiều.U, cục, đám thâm nhiễm.Bóng mỡ.Bờ thường không rõ.Dây thần kinh to, không đối xứng 2 bên.

Thể này cũng tương tự như LLp nhưng có một số điểm khác xuất phát từ thể trung gian đã có tiến triển nặng lên, do không được điều trị đúng đắn. Vì vậy các thương tổn có chỗ còn mang một vài tính chất của thể trung gian BL trong khi thể LLp ngay từ khởi thuỷ đã là thể u cục rồi.

Thể này tương tự như thể u (L) của bảng phân loại Madrid. Số lượng thương tổn rất nhiều, gồm nhiều loại khác nhau, trơn, bóng mỡ, đối xứng 2 bên, cảm giác có khi không tê lại tăng cảm giác, có khi mất mồ hôi có khi không, bờ không rõ nét, dái tai dày, lông mày rụng, mũi hình yên ngựa, dây thần kinh tổ chức đều, đối xứng.

4. Phân nhóm bệnh phong của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – năm 1982).

Phân nhóm dựa trên các biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm phiến phết da:

4.1. Nhóm ít vi khuẩn (PB): bao gồm các bệnh nhân:

- Có từ 1 - 5 tổn thương da, mất cảm giác.

- Không có hay chỉ có một dây thần kinh bị tổn thương.

- Không tìm thấy trực khuẩn phong tại các thương tổn (BI = 0).

* Nhóm này bao gồm các bệnh nhân ở thể I, T (theo phân loại Madrid) và I, TT,

một ít BT (theo phân loại của Ridley và Jopling).

4.2. Nhóm nhiều vi khuẩn (MB): bao gồm các bệnh nhân:

- Có >5 tổn thương da, mất cảm giác.

- Có >1 dây thần kinh bị tổn thương.

- Tìm thấy trực khuẩn phong tại thương tổn (BI: +).

* Nhóm này bao gồm các bệnh nhân ở thể B và L (theo phân loại Madrid) và

BB, BL, LL, một ít BT (theo phân loại của Ridley và Jopling).

11

Page 12: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Điều trị bệnh phong1. Mục tiêu điều trị:

Bệnh phong là một bệnh kinh diễn, không gây chết người nhưng gây tàn phế

do ái tính thần kinh của trực khuẩn Hansen. Vì vậy, điều trị bệnh phong phải gồm 2

mục tiêu:

- Dùng thuốc diệt khuẩn: Phối hợp nhiều loại thuốc.

- Vật lý trị liệu, vận động liệu pháp để phòng chống tàn phế.

Mục tiêu của điều trị là chữa khỏi bệnh, đưa người bệnh trở lại sinh hoạt, lao

động bình thường trong xã hội, góp phần vào sự phồn vinh chung của xã hội chứ

không phải đơn thuần là làm sạch hết vi khuẩn cho người bệnh và tránh lây lan

trong cộng đồng.

2. Vấn đề sử dụng thuốc điều trị:

- Từ năm 1940 – 1980: Thuốc điều trị chủ yếu là DDS (Diamino - Diphenyl -

Sulfone). Thuốc có công hiệu tốt nhưng vì phải điều trị kéo dài nhiều năm, lại là

thuốc độc vị (đơn hoá trị liệu) nên hiện tượng kháng thuốc ngày càng gia tăng ở

nhiều nước.

- Từ năm 1981: Sau hội nghị về hoá trị liệu trong bệnh phong họp ở Gienevơ

đã xác lập được phác đồ điều trị dùng phối hợp 2-3 vị thuốc diệt khuẩn, vừa có

công hiệu vừa đơn giản để có thể áp dụng trên thực địa, tránh được hiện tượng

kháng lại thuốc và hình thành những chủng vi khuẩn biến dị kháng thuốc, gọi là

chế độ đa hoá trị liệu (ĐHTL).

3. Mục tiêu và yêu cầu của ĐHTL:

3.1. Mục tiêu:

- Diệt khuẩn chắc chắn và trong thời gian ngắn nhất.

- Phòng chống sự xuất hiện các chủng trực khuẩn kháng thuốc, dẫn đến thất bại

trong điều trị và tái phát bệnh da những chủng mới gây nên.

3.2. Yêu cầu của ĐHTL:

12

Page 13: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

- Tính hữu hiệu cao của phác đồ ĐHTL.

- Tính khả thi trên thực địa.

- Được xã hội chấp nhận vì không gây hoặc chỉ gây biến chứng và tác dụng phụ ở

mức tối thiểu.

3.3. Ưu điểm của ĐHTL:

- Rút ngắn thời gian điều trị.

- Khỏi bệnh nhanh.

- Cắt đứt được nguồn lây nhanh (một liều Rifampicin 1.500mg đã diệt được 99,9%

trực khuẩn phong).

- Giảm tỷ lệ tàn tật.

- Giảm được khả năng kháng thuốc của trực khuẩn phong.

- Giảm tỷ lệ tái phát.

- Góp phần xoá bỏ các thành kiến về bệnh phong trong cộng đồng.

4. Các thuốc sử dụng trong ĐHTL:

- DDS.

- Rifampicin.

- Lamprence (Clofazimin).

5. Các phác đồ điều trị bệnh phong bằng ĐHTL:

5.1. Đối với bệnh nhân thuộc nhóm PB: Thời gian điều trị 6 tháng.

5.1.1. Người lớn:

- Rifampicin 600mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

- DDS 100mg: Tự uống hàng ngày.

5.1.2. Trẻ em 10 -14 tuổi:

- Rifampicin 450mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

- DDS 50mg: Tự uống hàng ngày.

5.1.3. Trẻ em dưới 10 tuổi: Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, song liều gợi ý:

- Rifampicin 300mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

- DDS 25mg: Tự uống hàng ngày.

13

Page 14: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

5.2. Đối với bệnh nhân thuộc nhóm MB: Thời gian điều trị 12 tháng.

5.2.1. Người lớn:

- Rifampicin 600mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

- Lamprence 300mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

- Lamprence 50mg: Tự uống hàng ngày.

- DDS 100mg: Tự uống hàng ngày.

5.2.2. Trẻ em 10 -14 tuổi:

- Rifampicin 450mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

- Lamprence 150mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

- Lamprence 50mg: Tự uống hàng ngày.

- DDS 50mg: Tự uống hàng ngày.

5.1.3. Trẻ em dưới 10 tuổi:

Liều lượng phải được xem xét kỹ, tuỳ thể tạng, cân nặng. Có thể dùng:

- Rifampicin 300mg; DDS 25mg; Lamprence 100mg: 1 tháng 1 lần.

- Lamprence 50mg: 2 lần trong 1 tuần.

5.3. Một số điểm cần lưu ý:

- Hướng dẫn bệnh nhân uống đủ liều, đúng thời gian quy định.

- Nếu thuốc bị quá hạn hay bị hỏng không được sử dụng.

- Nếu bị mất thuốc phải báo ngay cho cán bộ y tế.

- Thời gian uống thuốc 6 tháng (ít vi khuẩn), 12 tháng (nhiều vi khuẩn). Sau khi

uống đủ thuốc, mặc dù xét nghiệm vi khuẩn còn dương tính cũng vẫn cho ngừng

thuốc và theo dõi: hiệu giá dương tính sẽ giảm dần và cuối cùng sẽ âm tính.

- Trường hợp bệnh nhân cân nặng < 35kg thì liều lượng Rifampicin nên giảm

xuống 450mg, còn Lamprence có thể giữ nguyên liều lượng, đối với DDS có thể

giảm xuống 50mg mỗi ngày hoặc 100mg uống cách ngày.

- Chống chỉ định: Không được chỉ định cho bệnh nhân có rối loạn chức năng về

gan, thận. Không Lamprence cho bệnh nhân bị ỉa chảy kéo dài và trong vòng 3

tháng đầu của thời kỳ thai nghén.

14

Page 15: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

- Trường hợp bệnh nhân bị lao phổi cần bắt đầu bằng điều trị lao phổi hoặc phối

hợp điều trị lao phổi và sử dụng đúng liều lượng Rifampicin, tránh tạo nên chủng vi

khuẩn lao kháng lại Rifampicin.

- Cần ngừng thuốc tạm thời trong các trường hợp sau:

+ Các biểu hiện dị ứng thuốc: ngứa, đỏ da sau 1-2 ngày dùng thuốc.

+ Ỉa chảy nặng.

+ Vàng da.

+ Bệnh nhân bị thêm một bệnh trầm trọng khác.

Đồng thời cho theo dõi, tốt nhất là tại bệnh viện chuyên khoa để quyết định

vấn đề điều trị cho bệnh nhân.

6. Cách theo dõi tiến trình điều trị:

6.1. Liều lượng uống hàng tháng nên cho uống tại trạm y tế xã.

Chú ý: + tác dụng phụ của thuốc.

+ Theo dõi biểu hiện của bệnh (phản ứng phong, vàng da… ghi vào bệnh án)

6.2. Sau 1 năm điều trị cần:

- Khám lại tổng thể người bệnh.

- Kiểm tra hồ sơ đánh giá tiến triển.

- Làm xét nghiệm vi khuẩn.

Ghi chú: thời gian theo dõi 5 năm sau khi hoàn thành ĐHTL với bệnh nhân thể

MB, 3 năm sau khi hoàn thành ĐHTL với bệnh nhân thể PB.

15

Page 16: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Phản ứng phongBệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mãn tính. Tuy nhiên, trong quá trình

tiến triển bệnh, có thể xuất hiện nhiều đợt cấp tính rầm rộ, đó là các cơn phản ứng

phong.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tàn phế là do bệnh nhân phong

được phát hiện cơn phản ứng sớm và điều trị không đúng phác đồ.

Có 2 loại phản ứng phong:

- Phản ứng loại 1: Phản ứng đảo ngược hay phản ứng lên cấp.

- Phản ứng loại 2: Phản ứng hồng ban nút (ENL).

1. Phản ứng loại 1: Phản ứng đảo ngược.

- Phản ứng đảo ngược có thể xảy ra trước, trong và sau điều trị nhưng thường xảy

ra sau 3 đến 6 tháng điều trị.

- Phản ứng đảo ngược có thể xảy ra ở thể BT, BL và đặc biệt BB.

- Phản ứng xảy ra do sự gia tăng của miễn dịch trung gian tế bào, diến biến của

bệnh hướng về cực phong củ.

1.1. Biểu hiện lâm sàng của phản ứng đảo ngược:

1.1.1. Phản ứng nặng:

- Thương tổn cũ tấy đỏ , sưng nề.

- Xuất hiện thương tổn mới và có thể loét.

- Phù bàn tay, bàn chân.

- Thần kinh sưng to, mềm, mất chức năng vận động.

- Sốt, ảnh hưởng đến toàn trạng.

1.1.2. Phản ứng nhẹ:

16

Page 17: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

- Chỉ một vài thương tổn cũ bờ nổi đỏ, hơi nề.

- Có hoặc không xuất hiện thương tổn mới.

- Không có phù bàn tay, bàn chân.

- Thần kinh không sưng to, mềm, chỉ tăng nhạy cảm, bệnh nhân không đau nhức

mà chỉ cảm giác rấm rứt.

- Không sốt.

1.2. Chẩn đoán phân biệt giữa phản ứng đảo ngược với bệnh phong tái phát.

Đặc điểm Phản ứng đảo ngược Tái phát

Thời gian Thường xảy ra trong khi đang

điều trị hoặc trong vòng 6 tháng

sau khi ngừng điều trị.

Thường xảy ra sau khi ngừng

điều trị một thời gian lâu,

thường sau 1 năm.

Xuất hiện Đột ngột Từ từ, kín đáo

Sốt Có thể kèm theo sốt hoặc khó

chịu

Không sốt

Thương tổn

Một vài hoặc tất cả trở nên đỏ,

sưng nề, ranh giới rõ nét hơn

Bờ của thương tổn cũ trở nên đỏ

Thương tổn

mới loét

Thường có vài thương tổn vỡ và

loét

Hiếm khi có loét

Lui bệnh Tróc vẩy Không tróc vẩy

Thương tổn

thần kinh

Nhiễu thần kinh bị thương tổn,

đau, nhạy cảm. Rối loạn vận

động xảy ra nhanh chóng.

Chỉ xảy ra ở một vài thần kinh,

rối loạn vận động diễn ra chậm

Đáp ứng với

Steroides

Rất tốt Không đáp ứng

Trong những trường hợp chẩn đoán phân biệt khó khăn, biện pháp tốt nhất là

điều trị thử Steroides, liều lượng uống như sau:

Tuần 1 - 2: Prenisolon 10mg x 4lần/ngày.

17

Page 18: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Tuần 3 - 4: Prenisolon 10mg x 3lần/ngày.

Điều trị trong vòng 4 tuần nếu là phản ứng đảo ngược thì có đáp ứng tốt,

thương tổn thâm lại, bong vẩy, thần kinh đỡ đau hoặc hết đau, chức năng thần kinh

tốt hơn. Ngược lại nếu tái phát thì không đáp ứng.

1.3. Điều trị cơn phản ứng đảo ngược:

1.3.1 Phản ứng nặng: Phải cho nằm viện theo dõi sát sao.

Thuốc Corticoide dùng theo phác đồ sau:

- Prednisolon 40mg/ngày x 2 tuần

- Prednisolon 30mg/ngày x 2 tuần

- Prednisolon 20mg/ngày x 2 tuần

- Prednisolon 15mg/ngày x 2 tuần

- Prednisolon 10mg/ngày x 2 tuần

- Prednisolon 5mg/ngày x 2 tuần

Ngoài điều trị bằng thuốc cần cố định các chi có dây thần kinh viêm bằng

nẹp bột hoặc bằng máng, ống bột. Sau khi khỏi phải tập luyện bằng vật lý trị liệu để

tránh tàn phế.

1.3.2. Phản ứng nhẹ:

Điều trị tại nhà bằng các thuốc: Aspirin, Paracetamol, Hỗn hợp thần kinh…

Nếu sau 2 tuần không đỡ thì phải coi như phản ứng nặng và cho vào viện để theo

dõi.

2. Phản ứng loại 2: Phản ứng hồng ban nút (ENL).

Phản ứng ENL có thể xảy ra trước, trong và sau điều trị nhưng thường xảy ra

sau 3 đến 6 tháng điều trị.

- Phản ứng ENL thường xảy ra ở thể BL và LL.

- Phản ứng xảy ra do sự lắng đọng phức hợp giữa kháng nguyên và kháng thể dịch

thể.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

18

Page 19: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

- Đột nhiên thấy xuất hiện những nốt, u cục dưới da vùng cánh tay, đùi, mặt, có khi

hơi gồ lên mặt da, hơi tấy đỏ, có khi phải miết ngón tay và vuốt lên da mới cảm

thấy các nốt, các cục nằm ở dưới da.

- nếu nổi lên nhiều nốt, cục bệnh nhân có thể sốt và mết mỏi toàn thân.

- Có thể có hoặc không kèm theo: Đau buốt thần kinh, đau xương, khớp, viêm

mống mắt thể mi, viêm tinh hoàn, viêm ngón tay, ngón chân.

2.1.1. Phản ứng nhẹ:

- Xuất hiện các nốt, cục rải rác ở tứ chi kích thước bằng hạt lạc, quả táo, sờ vào hơi

đau, màu hồng, không loét.

- Không có viêm dây thần kinh hoặc viêm nhẹ không ảnh hưởng tới chức năng.

2.1.2. Phản ứng nặng:

- Các nốt, cục xuất hiện ở tứ chi hay bất kỳ đâu, tái đi, tái lại có thể loét.

- Có biểu hiện ở các cơ quan khác như: Viêm mống mắt thể mi, viêm tinh hoàn,

viên khớp, viêm thần kinh, viêm hạch…

- Sốt cao, mệt mỏi, gầy sút.

2.2. Điều trị:

2.2.1. Phản ứng nhẹ:

Điều trị tại nhà:

- Paracetamol 3g/ngày x 7 ngày.

- Vitamin C 1g/ngày x 7 ngày.

Phải khám mắt cẩn thận để phát hiện viêm mống mắt thể mi.

2.2.2. Phản ứng nặng: Phải cho vào viện.

Thuốc:

- Prednisolon 40mg/ngày x 1 tuần

- Prednisolon 30mg/ngày x 1 tuần

- Prednisolon 20mg/ngày x 1 tuần

- Prednisolon 10mg/ngày x 1 tuần

19

Page 20: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Nếu cơn phản ứng táI đI táI lại nhiều lần thì cho thêm Lamprence theo phác

đồ sau:

- Lamprence 300mg/ngày x 2 tháng.

- Lamprence 200mg/ngày x 2 tháng.

- Lamprence 100mg/ngày cho những tháng tiếp theo đến khi cắt được cơn

phản ứng.

Chú ý: Bất động phần chi có dây thần kinh bị viêm cấp và sau khi hết viêm, bệnh

nhân phải được vận động liệu pháp.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

Nhiễm độc do thuốc: Tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà có những hình thái lâm

sàng khác nhau: Phát ban, mày đay, hồng ban nhiễm sắc cố định, hồng ban đa

dạng…

Những triệu chứng khởi phát của nhiễm độc ở da do thuốc thường là: Xuất

hiện đột ngột, ngứa, phát ban, phù mi mắt, sốt, mệ mỏi… Khi có những biểu hiện

như trên phải báo ngay cho thầy thuốc. Những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại

nhà hoặc trạm y tế, những trường hợp nặng phải đi viện huyện, tỉnh hoặc khu điều

trị phong.

20

Page 21: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Phân loại tàn tậtĐánh giá độ tàn tật dựa vào tổn thương bàn tay, bàn chân, mắt.

1. Độ 0:

- Bàn tay, bàn chân không có tổn thương và không bị mất cảm giác.

- Ở mắt không có tổn thương gì và thị lực không ảnh hưởng.

2. Độ 1:

- Bàn tay, bàn chân mất cảm giác nhưng không nhìn thấy tàn tật nào khác.

- Mắt giảm thị lực, trong vòng 16m không nhìn thấy.

3. Độ 2:

- Bàn tay, bàn chân mất cảm giác cộng thêm bất kỳ tổn thương khác.

- Mắt không nhìn thấy ngón tay út của người đối diện trong vòng 6m.

Phụ lụcMẪU ĐIỀU TRA TÀN TẬT

1. Họ và tên: ……………….. Code: (Viện Da liễu ghi)

2. Năm sinh: …../ …../ …… 3. Giới: Nam Nữ: 4. Dân tộc:

…………….

5. Địa chỉ: ……………… Xã: ……………. Huyện: ………….. Tỉnh: …………….

21

Page 22: Bệnh phong (leprosy) · Web viewDựa vào phân loại bệnh phong để: - Chọn phác đồ điều trị thích hợp. - Tiên lượng và theo dõi tiến triển của

Khu điều trị phong:

…………………………………………………………………..

6. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………...

7. Thể bệnh: L: BL: BB: T: I:

8. Nhóm bệnh: PB: MB:

9. Bắt đầu điều trị: Tháng Năm

10. Phát hiện bệnh: Tháng Năm

11. Tình hình điều trị:

11.1. DDS đơn thuần:

11.2. DDS + DHTL:

11.3. ĐHTL:

12. Độ tàn phế: (WHO): 1. Không tàn phế 2. Độ 1: 3. Độ 2:

13. Tàn phế xảy ra:

22