4
1 Ngày phát hành 1 tháng 8 năm 2015 Sxuân năm 2015 s43 Báo cáo chuyến thăm của Cục quản lý lao động nước ngoài Việt Nam (DOLAB) Tokyo03-3354-4841 Sendai022-796-8724 Nagoya052-218-9251 Osaka06-6365-5692 Hiroshima 082-568-7444 Fukuoka 092-741- 3138 Trung tâm đào tạo Rokkozan078-891-1041 Nằm trong chuỗi các hoạt động giao lưu quốc tế năm 2015, Hiệp hội Quản lý lao động quốc tế đã mời đoàn của Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (DOLAB) dẫn đầu là ngài cục phó Tống Hải Nam đến thăm Nhật Bản trong 5 ngày từ ngày 27 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 2015. Trong chuyến thăm này, đoàn đã đến thăm Bộ Lao động và phúc lợi và Cơ quan hợp tác đào tạo quốc tế (JITCO), trao đổi ý kiến với những bên có liên quan về các vấn đề như chế độ đào tạo kĩ năng hiện nay, những nỗ lực để hợp lý hóa các quy chế và xem xét lại chế độ đào tạo kĩ năng … Bên cạnh đó, theo nguyện vọng muốn đi thăm và trao đổi ý kiến với khu công trường sản xuất chế biến thực phẩm Nhật Bản từ phía DOLAB, Hiệp hội Quản lý lao động quốc tế đã tổ chức đi tham quan công ty Sun Delica (trụ sở Chiba) theo lời giới thiệu từ Hiệp hội chế biến thực phẩm Nhật Bản. Ngoài ra, liên quan đến mặt đào tạo điều dưỡng – lĩnh vực sắp tới được dự định bổ sung như một ngành nghề mới trong chương trình đào tạo, theo lời giới thiệu của Hội đồng cơ sở phúc lợi người già toàn quốc, đoàn đã đi thăm viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt của Tổ chức phúc lợi xã hội Kofukai, gặp gỡ và trao đổi ý kiến với giám đốc, người quản lý và cả học viên điều dưỡng người Việt đang trực tiếp tham gia đào tạo. Tại trường chuyên môn phúc lợi Teikyo, đoàn cũng đã đi thị sát chương trình học và thiết bị tại trường chuyên môn điều dưỡng phúc lợi này của Nhật Bản. Dưới đây là cảm nghĩ của đoàn trong chuyến thăm lần này. “Tôi là một thành viện phụ trách dự án chiêu mộ và tuyển chọn các ứng viên tới Nhật trong chương trình đào tạo hộ lý và điều dưỡng EPA. Tôi rất vui mừng khi được gặp các bạn ứng viên hộ lý điều dưỡng người Việt trong chương trình đào tạo cũng như được thăm trực tiếp cơ sở đào tạo. Tôi cảm thấy hiểu rõ hơn chế độ đào tạo khi được trực tiếp Phát hànhTổ chức pháp nhân công ích Nghiệp đoàn quản lý lao động quốc tế ( I.P.M) http://www.ipm.or.jp/ Trụ sở Tokyo 160-0022 Tokyoto Shinjukuku Shinjuku 1-26-6 Shinjuku katou 7F TEL03-3354-4841() FAX03-3354-4847 1 Báo cáo chuyến thăm của DOLAB 2 3 Giới thiệu công việc tiếp nhận người lao động xây dựng 4 Báo cáo Lễ hội Việt Nam và Tiệc thân mật giao lưu Nhật Việt Từ nhân viên đảm trách Tái bút Về mở rộng ngành nghề-ngành chế biến thức ăn Chương trình Ngày 27 tháng 6 (thứ 7): Chiều Tới sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) Trao đổi với IPM về lịch trình và nội dung Ngày 28 tháng 6 (Chủ nhật) Hoạt động tự do Tham quan các điểm du lịch trong Tokyo như Skytree … (tùy mỗi người) Ngày 29 tháng 6 (Thứ 2) Sáng Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp; Bộ Lao động – Phúc lợi Cơ quan Hợp tác đào tạo quốc tế (JITCO) Chiều Thăm công ty Sun Delica, trụ sở Chiba Tham gia Tiệc thân mật giao lưu Việt Nhật kỉ niệm 70 năm quốc khánh Việt Nam Ngày 30 tháng 6 (Thứ 3) Sáng Viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt Kofuen Tổ chức phúc lợi xã hội Kofukai Chiều Trường chuyên môn phúc lợi Teikyo Ngày 1 tháng 7 (thứ 4) Sáng Cơ quan phúc lợi quốc tế Hiệp hội Quản lý lao động quốc tế Giao lưu, kiểm tra kết quả Chiều Xuất phát từ sân bay quốc tế Tokyo về Hà Nội, Việt Nam Chđ

Báo cáo chuyến thăm của Cục quản lý lao động nước ngoài ... · “Tôi là một thành viện phụ trách dự án chiêu mộ và tuyển chọn các ứng viên

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Ngày phát hành 1 tháng 8 năm 2015 Số xuân năm 2015 số 43

Báo cáo chuyến thăm của Cục quản lý lao động nước ngoài Việt Nam (DOLAB)

Tokyo:03-3354-4841 Sendai:022-796-8724

Nagoya:052-218-9251 Osaka:06-6365-5692 Hiroshima:082-568-7444 Fukuoka:092-741-3138 Trung tâm đào tạo Rokkozan:078-891-1041

Nằm trong chuỗi các hoạt động giao lưu quốc tế năm 2015, Hiệp hội Quản lý lao động quốc tế đã mời đoàn của Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (DOLAB) dẫn đầu là ngài cục phó Tống Hải Nam đến thăm Nhật Bản trong 5 ngày từ ngày 27 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 2015. Trong chuyến thăm này, đoàn đã đến thăm Bộ Lao động và phúc lợi và Cơ quan hợp tác đào tạo quốc tế (JITCO), trao đổi ý kiến với những bên có liên quan về các vấn đề như chế độ đào tạo kĩ năng hiện nay, những nỗ lực để hợp lý hóa các quy chế và xem xét lại chế độ đào tạo kĩ năng … Bên cạnh đó, theo nguyện vọng muốn đi thăm và trao đổi ý kiến với khu công trường sản xuất chế biến thực phẩm Nhật Bản từ phía DOLAB, Hiệp hội Quản lý lao động quốc tế đã tổ chức đi tham quan công ty Sun Delica (trụ sở Chiba) theo lời giới thiệu từ Hiệp hội chế biến thực phẩm Nhật Bản. Ngoài ra, liên quan đến mặt đào tạo điều dưỡng – lĩnh vực sắp tới được dự định bổ sung như một ngành nghề mới trong chương trình đào tạo, theo lời giới thiệu của Hội đồng cơ sở phúc lợi người già toàn quốc, đoàn đã đi thăm viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt của Tổ chức phúc lợi xã hội Kofukai, gặp gỡ và trao đổi ý kiến với giám đốc, người quản lý và cả học viên điều dưỡng người Việt đang trực tiếp tham gia đào tạo. Tại trường chuyên môn phúc lợi Teikyo, đoàn cũng đã đi thị sát chương trình học và thiết bị tại trường chuyên môn điều dưỡng phúc lợi này của Nhật Bản. Dưới đây là cảm nghĩ của đoàn trong chuyến thăm lần này. “Tôi là một thành viện phụ trách dự án chiêu mộ và tuyển chọn các ứng viên tới Nhật trong chương trình đào tạo hộ lý và điều dưỡng EPA. Tôi rất vui mừng khi được gặp các bạn ứng viên hộ lý điều dưỡng người Việt trong chương trình đào tạo cũng như được thăm trực tiếp cơ sở đào tạo. Tôi cảm thấy hiểu rõ hơn chế độ đào tạo khi được trực tiếp

Phát hành:Tổ chức pháp nhân công ích Nghiệp đoàn quản lý lao động quốc tế ( I.P.M) http://www.ipm.or.jp/ Trụ sở Tokyo 〒160-0022 Tokyoto Shinjukuku Shinjuku 1-26-6 Shinjuku katou 7F TEL:03-3354-4841(代) FAX:03-3354-4847

1 Báo cáo chuyến thăm của DOLAB

2

3 Giới thiệu công việc tiếp nhận người lao động xây dựng

4

Báo cáo Lễ hội Việt Nam và Tiệc thân mật giao lưu Nhật Việt

Từ nhân viên đảm trách

Tái bút

Về mở rộng ngành nghề-ngành chế biến thức ăn

Chương trình Ngày 27 tháng 6 (thứ 7): Chiều Tới sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) Trao đổi với IPM về lịch trình và nội dung Ngày 28 tháng 6 (Chủ nhật) Hoạt động tự do Tham quan các điểm du lịch trong Tokyo như Skytree … (tùy mỗi người) Ngày 29 tháng 6 (Thứ 2) Sáng Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp; Bộ Lao động – Phúc lợi Cơ quan Hợp tác đào tạo quốc tế (JITCO) Chiều Thăm công ty Sun Delica, trụ sở Chiba Tham gia Tiệc thân mật giao lưu Việt Nhật kỉ niệm 70 năm quốc khánh Việt Nam Ngày 30 tháng 6 (Thứ 3) Sáng Viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt Kofuen Tổ chức phúc lợi xã hội Kofukai Chiều Trường chuyên môn phúc lợi Teikyo Ngày 1 tháng 7 (thứ 4) Sáng Cơ quan phúc lợi quốc tế Hiệp hội Quản lý lao động quốc tế Giao lưu, kiểm tra kết quả Chiều Xuất phát từ sân bay quốc tế Tokyo về Hà Nội, Việt Nam

Chủ đề

2

Giới thiệu ngành nghề mới

Lần trước, chúng tôi đã báo cáo về việc từ ngày 1 tháng 4 năm 2015 sẽ thêm “chế biến thực phẩm” như một công việc mới trong giai đoạn 2 của quá trình đào tạo kĩ năng. Lần này chúng tôi xin giải thích kĩ hơn về công bố của Bộ Lao động và phúc lợi. Chế biến thực phẩm là gì? Chế biến thực phẩm có thể nói là ngành chế biến thực phẩm ăn liền Thực phẩm ăn liền là không thêm các nguyên liệu như nước, không dùng nhiệt để làm biến đổi lý tính của thực phẩm đã qua chế biến mà để nguyên vậy để ăn, nói cách khác là ăn khi giữ ấm ở nhiệt độ thích hợp. Tiếp nhận công việc chế biến thực phẩm: Khi chế biến thực phẩm, phải nhận được sự cho phép giống như giấy phép kinh doanh dựa trên luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu không có giấy phép này, việc tiếp nhận công việc chế biến thực phẩm không được chấp nhận. Lệnh phê duyệt thực hiện luật vệ sinh thực phẩm (ví dụ) Ngành chế biến thực phẩm (chế biến salad, đồ muối, đồ rán, đồ nướng…) Kinh doanh nhà hàng, tiệm thực phẩm (chế biến cơm hộp, bánh …) Những yêu cầu thiết bị: Sử dụng những máy nấu ăn chuyên sản xuất lượng lớn, áp dụng “Quy trình quản lý vệ sinh thiết bị nấu ăn lượng lớn”

và②, hoặc ① và ③) Thiết bị nấu ăn cung cấp được1 lần 300 suất ăn trở lên, hay 1 ngày 750 suất ăn trở lên (kiểm tra lại ở phần yêu cầu thiết bị) Ví dụ yêu cầu thiết bị: Luộc: Để 2 bể luộc trở lên (dung lượng 50 lít nước trở lên) kiểu liên tục hoặc cố định Rán: Để 1 chảo trở lên (chứa lượng dầu 20 lít trở lên) kiểu liên tục hoặc cố định Ghi chú: Yêu cầu của kiểu kiên tục là có 1 loại trở lên, kiểu cố định là 2 loại trở lên. Thực hiện ghi chép nhiệt độ và thời gian đối với quản lý độ nóng của thực phẩm chế biến gia nhiệt (tập

thao tác mẫu) Rửa sạch nguyên liệu nấu ăn không dùng nhiệt, hoặc ghi chép thực hiện khử khuẩn

Thông tin chi tiết, vui lòng xem ở đây. Trang web của Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi http://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/koyou_roudou/shokugyounouryoku/global_cooperation/

gaikoku/#main

Mở rộng ngành nghề - Công việc trong lĩnh vực “Chế biến thực phẩm”

3

Sự nỗ lực của IPM

Giới Thiệu Công Việc Tiếp Nhận Người Lao Động Ngành Xây Dựng

Về công việc tiếp nhận người lao động ngành xây dựng

Công việc này、để chuẩn bi thiết bị cho thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào năm 2020, ở lĩnh vực xây dựng, đã được thiết lập bằng mục đích nhắm đến sự thúc đẩy việc sử dụng nhân tài người nước ngoài có thể trở thành tiềm lực chiến đấu sẵn sàng, là chế độ có thời hạn đến ngày 31 tháng 3 năm 20120. Thực tập sinh(TTS) đã kết thúc TTS kỹ năng 3 năm, bao gồm những TTS đã về nước, như là「người lao động ngành xây dựng」đã có thể tái nhập quốc và làm việc. IPM đang xin sự cấp phép tham gia vào công việc này.Các công ty tiếp nhận nếu muốn tuyển dụng lại TTS làm ngành nghề liên quan đến xây dựng trước đây, vui lòng hãy liên lạc với chúng tôi.

Q: Thời hạn tiếp nhận? (cao nhất)

A: TTS hiện đang thực tập 2năm Người sau khi trở về dưới 1 năm 2năm Người sau khi trở về trên 1 năm 3năm

※Phải trở về nước cho đến ngày 31 tháng 3 năn 2021 nên tính ngược để định ra thời hạn tái nhập quốc .

Q: TTS nào cũng được?

A: TTS đã hoàn thành thực tập lĩnh cực xây dựng 3năm.Có thể tiếp nhận TTS trước đã được xí nghiệp xây dựng và đoàn thể quản lý khác tiếp nhận.

(Chỉ giới hạn cùng loại ngành nghề, nội dung công việc)

Q: Điều kiện tuyển dụng có giống với TTS không?

A: Tiền lương cao hơn lúc là TTS. Trên mức đồng tiêu chuẩn với nhân viên người nhật có khoảng 3năm kinh nghiệm công việc xây dựng.

Ngoài ra、về căn bản giống với tiếp nhận TTS、 được tiếp nhận nếu tuân theo luật tiêu chuẩn lao động.

Q: Lịch đến khi tiếp nhận?

A: Chỉ số tiêu chuẩn là ngắn nhất khoảng 3 tháng từ lúc nộp đơn xin ※Dao động tuỳ thuộc vào thẩm tra

Nộp đơn xin đến IPM ⇒Nộp bản kế hoạch quản lý phù hợp đến Bộ giao thông đường quốc gia

⇒Xin cục xuất nhập cảnh lưu trú

⇒Xin Đại sứ quán có tại nước đó cấp phát visa

Q: Phí tái nhập quốc và phí về nước như thế nào?

A: Phí nhập cảnh sẽ do xí nghiệp chi trả Phí về nước về căn bản, người lao động xây dựng chi trả nhưng nếu người lao động xây dựng không trả được thì xí nghiệp xây dựng sẽ phải chịu phí.

※Lúc kết thúc lao động xây dựng

Q: Số người có thể được tiếp nhận?

A: Có thể đồng số lượng với nhân viên toàn thời gian của xí nghiệp. (Người tham gia bảo hiểm xã hội+viên chức toàn thời gian.

Tuy nhiên loại trừ TTS kỹ năng và người lao động xây dựng)

Loại ngành nghề có thể tiếp nhận Khoan giếng/Chế tạo tấm ván kim loại xây dựng/Chế tạo phụ kiện xây dựng/ Thi công gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh Thợ mộc xây dựng /Thi công lắp khung/Thi công cốt thép

Công việc xây dựng trên cao/Thi công vật liệu đá/Lát gạch /Lợp ngói /Thợ hồ/Phối ống/Thi công cách nhiệt/Thi công hoàn thiện nội thất/Thi công lắp khung kính nhôm/Thi công chống thấm nước/Thi công đổ bê tông áp lực Thi công rút nước ngầm kiểu well-point / Dán giấy / Thi công máy xây dựng/Thép/Sơn/Hàn

Có điểm chưa rõ hay cần cụ thể hơn, xin vui lòng hãy liên lạc với IPM

Q: Điều kiện của xí nghiệp tiếp nhận là gì?

A: ①Có thực tích tiếp nhận 2 năm TTS số 2

②Có sự cấp phép điều luật 3 nghề xây dựng

③Không có sự chứng nhận hành vi bất chính(5 năm về trước)

4

Thông báo từ IPM

Báo cáo Lễ hội Việt Nam và Tiệc thân mật giao lưu Nhật Việt

Từ nhân viên đảm nhiệm Tôi vào tài đoàn đến nay đã trải qua 2 lần mùa hè.1 năm mới đó đã trôi qua thật nhanh. Trong 1 năm này, lần đầu tôi đón TTS đến nhật và chỉ còn vài ngày nữa thôi tôi đã phải tiễn TTS về nước. Không biết cánh cửa nào sẽ mở ra đón chào các bạn lúc về nước? Tất nhiên cánh cửa đó sẽ không cho tất cả các bạn xem những quang cảnh giống nhau.Tôi nghĩ ta có đạt được điều đã nhìn thấy trong giấc mơ không còn tùy thuộc vào chính bản thân của mỗi người. Thật đáng tiếc quang cảnh trong giấc mơ TTS thấy được ở nước mẹ thì khác với hiện thực ở nước Nhật, bị hấp dẫn bởi những điều có trước mắt, đi lên con đường ngắn nhất nên cũng sẽ có lúc phạm phải tội như ăn cắp, chạy trốn. Quang cảnh của cánh cửa đang đợi những TTS vi phạm pháp luật, chắc hẳn không phải là quang cảnh tốt đẹp. TTS đó sẽ bị cảnh sát bắt, bị trục xuất về nước, bị dán nhãn mác là kẻ ăn cắp, kẻ chạy trốn nên cho dù có đi đến đâu cũng không thể tìm được việc tốt. Từ sự phạm tội đó, bản than TTS gánh chịu hậu quả xấu là điều đương nhiên, thêm nữa còn gây ảnh hưởng đến cho gia đình. Thật đáng buồn khi tôi nghe rằng có cha mẹ TTS vì quá đau buồn mà ngã bệnh.

Nhưng ngược lại với điều đó, không ít TTS hoàn thành kỳ hạn thực tập và còn chăm chỉ học tiếng nhật trong khi đang thực tập kỹ năng, đã lấy được bằng tiếng nhật N2. Tôi nghĩ chắc hẳn những TTS đó về nước sẽ được cánh cổng tràn ngập những cảnh quang tuyệt đẹp chờ đợi và có tương lai tốt. Thực tế, tôi nghe đươc từ nhiều TTS, khi về nước cùng với những điều đã học được ở nhật và bằng cấp bản thân đã tự nỗ lực có được, vào làm cho công ty Nhật và đang sống cuộc sống tốt. Tôi nghĩ các bạn TTS rời xa gia đình, đi đến đất nước xa lạ, phải vượt qua nhiều khó khăn như là đối mặt với bức tường ngôn ngữ, làm quen với văn hóa lạ thì rất vất vả nhưng, tôi tin những người biết cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng trong tương lai. (Trụ sở chính Tokyo・TRAN THI THU HIEN)

Tái bút———————— Từ tháng 6 đến tháng 7,I.P.M.đã tổ chức thành công vài hoạt động giao lưu với Việt Nam. Đặt biệt ở hoạt động mời DOLAB, đã giới thiệu hiện trạng Nhật Bản chủ yếu về thị sát lĩnh vực chế biến món ăn và điều dưỡng, sẽ bắt đầu mở ra từ đây. Tôi nghĩ có thể chỉ sau vài tháng nữa, việc tiếp nhận TTS sẽ thành hiện thực. Các bạn thì đến Nhật với ước mơ như thế nào.(Maeda)

Lễ hội Việt nam Trong hai ngày 13 và 14 tháng 6, IPM đã cùng với JIFA (Hiệp hội Thân thiện Quốc tế Nhật Bản) tham gia Lễ hội Việt Nam 2015 được tổ chức tại quảng trường Sự kiện công viên Yoyogi. Năm ngoái, do lo ngại bùng phát dịch sốt xuất huyết mà sự kiện Lễ hội Việt Nam đã bị hoãn lại. Nhưng năm nay, sự kiện được tổ chức rất lớn, náo nhiệt, thu hút số lượng người tham gia kỉ lục 180,000 người. Tại gian hàng, cùng với giới thiệu hoạt động của hiệp hội, chúng tôi đã giao lưu rất vui vẻ với nhiều người cùng với các em nhỏ. Năm nay, các bạn thực tập sinh người Việt Nam ở khu vực Tokyo, cùng với đại diện quản lý thực tập sinh ở các công ty cũng tới tham gia và cảm nhật không khí của lễ hội Việt Nam. Chúng tôi rất cảm ơn các bạn trong lúc bận rộn vẫn đến tham gia cùng chúng tôi.

Tiệc thân mật giao lưu Nhật Việt, kỉ niệm 70 năm quốc khánh Việt Nam

Ngày 29 tháng 6, IPM đã hỗ trợ tổ chức buổi tiệc thân mật giao lưu Nhật Việt với chủ đề “Hiểu rõ hơn về Việt Nam - chào mừng kỉ niệm 70 năm quốc khánh” và “Hướng tới phát triển giao lưu Nhật – Việt trên các lĩnh vực kinh tế, nhân lực, giáo dục và văn hóa” Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các công ty tiếp nhận thực tập sinh đã tới tham gia buổi tiệc và cảm ơn quà tài trợ từ công ty Enukichin và công ty Kosec Engineering. Buổi tiệc đã tạo cơ hội giao lưu vô cùng thân mật với sự tham gia của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản – Công sứ Nguyễn Phương Hồng, Trưởng ban tổ chức sự kiện Lễ hội Việt Nam – Nghị sĩ quốc hội ngài Aoyagi Yoichiro, đoàn thuộc Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam đang có chuyến thăm Nhật Bản, cùng rất nhiều khách mời hoạt động liên quan đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Vietnam Festival (Hình trái dưới)Tình trạng lều triễn lãm(Hình phải dưới)Tình trạng khán đài sự kiện