24
1 www.dnse.com.vn | Tổng quan ngành gỗ thế giới Ngành công nghiệp gỗ toàn cầu tăng trưởng mạnh: sự ưa chuộng các sản phẩm từ gỗ tại các quốc gia như Mỹ và EU đã giúp cho giá trị chế biến gỗ toàn cầu đã tăng từ 283 tỷ USD trong năm 2012 lên 373 tỷ USD vào năm 2016 với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 7.2%. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của các nhóm ngành. Tốc độ này được dự báo còn tăng mạnh hơn, 9,2% (CAGR), giai đoạn 2016-2020 lên 531 tỷ USD (2020). 3 nhóm sản phẩm chính của ngành chế biến gỗ gồm dăm gỗ, gỗ công nghiệp (ván nhân tạo) và đồ gỗ nội, ngoại thất. Nhóm gỗ công nghiệp (Ván nhân tạo) bao gồm các sản phẩm như ván ép và gỗ dán, ván dăm và ván sợi. Đây là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất do khả năng khai thác gỗ tự nhiên ngày càng hạn chế. Bên cạnh đó các sản phẩm gỗ nhân tạo cũng có được một số đặc tạo lợi thế như sự đa dạng bề mặt, chống mối, chống ẩm. Trong 15 năm qua, thương mại dăm gỗ toàn cầu đã tăng lên gần 75%, chủ yếu do sự mở rộng công suất bột giấy ở Trung Quốc. Hai thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản, tiếp theo là Phần Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản xuất đồ nội thất toàn cầu đạt 450 tỷ USD trong năm 2017. Các nhà sản xuất đồ nội thất quan trọng nhất thế giới là: Trung Quốc chiếm 41%, tiếp theo là Mỹ, Đức, Italia, Ấn Độ, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc. Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có thặng dư thương mại đứng thứ 4 chỉ sau cà phê, thủy sản và máy móc, phụ tùng. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gỗ đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 7 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ. Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam có xu hướng được cải thiện nhanh về chất lượng và mẫu mã, dần bắt kịp với các đối thủ. Như đã đề cập ở trên, nhu cầu gỗ liên tục tăng nhanh, trong khi nguồn cung ngày khan hiếm, cộng thêm chính sách bảo hộ của Mỹ và biện pháp đáp trả từ các nước đối tác, khiến cho giá gỗ nhiệt đới nhập khẩu của EU tăng liên tục trong 6 tháng trở lại đây. Canada đã đáp trả chính sách thuế của Mỹ lên sản phẩm nhôm thép bằng kế hoạch giới hạn thương mại một loạt các sản phẩm từ Mỹ, trong đó có sản phẩm gỗ dán và ghế gỗ có hiệu lực từ 1/7. Trung Quốc tăng cường thu mua nguyên liệu từ các nước lân cận do thiếu hụt gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến trong nước. Những ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng dẫn đến sự chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu trị giá hơn 120 tỷ USD/năm, trong khi cung ứng từ Việt Nam chỉ chiếm 6% trong số này. Nhu cầu đồ gỗ nội thất trên thế giới luôn tăng trưởng trong nhiều năm gần đây, trong khi sản xuất đồ nội thất luôn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc còn nhiều dư địa cho sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam. Báo cáo phân tích ngành gỗ| 28.12.2018 7.4 7.5 7.6 7.7 7.8 7.9 8.0 8.1 8.2 - 100 200 300 400 500 600 2013 2014 2015 2016 2017 (tỷ m3) (triệu USD) Kim ngạch XNK và Sản xuất gỗ thế giới Xuất khẩu Nhập khẩu Sản xuất 0 2 4 6 8 10 12 14 0 100 200 300 400 500 600 700 1/12/13 1/6/14 1/12/14 1/6/15 1/12/15 1/6/16 1/12/16 1/6/17 1/12/17 1/6/18 (nghìn hợp đồng) (USD) Biến động hợp đồng giá gỗ

Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

1

www.dnse.com.vn |

Tổng quan ngành gỗ thế giới Ngành công nghiệp gỗ toàn cầu tăng trưởng mạnh: sự ưa chuộng các sản

phẩm từ gỗ tại các quốc gia như Mỹ và EU đã giúp cho giá trị chế biến gỗ

toàn cầu đã tăng từ 283 tỷ USD trong năm 2012 lên 373 tỷ USD vào năm

2016 với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 7.2%. Đây là một tốc độ

tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của các nhóm ngành. Tốc

độ này được dự báo còn tăng mạnh hơn, 9,2% (CAGR), giai đoạn 2016-2020

lên 531 tỷ USD (2020). 3 nhóm sản phẩm chính của ngành chế biến gỗ gồm

dăm gỗ, gỗ công nghiệp (ván nhân tạo) và đồ gỗ nội, ngoại thất.

Nhóm gỗ công nghiệp (Ván nhân tạo) bao gồm các sản phẩm như ván ép

và gỗ dán, ván dăm và ván sợi. Đây là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng

mạnh nhất do khả năng khai thác gỗ tự nhiên ngày càng hạn chế. Bên cạnh

đó các sản phẩm gỗ nhân tạo cũng có được một số đặc tạo lợi thế như sự

đa dạng bề mặt, chống mối, chống ẩm.

Trong 15 năm qua, thương mại dăm gỗ toàn cầu đã tăng lên gần 75%, chủ

yếu do sự mở rộng công suất bột giấy ở Trung Quốc. Hai thị trường nhập

khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản, tiếp theo là Phần

Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sản xuất đồ nội thất toàn cầu đạt 450 tỷ USD trong năm 2017. Các nhà sản

xuất đồ nội thất quan trọng nhất thế giới là: Trung Quốc chiếm 41%, tiếp

theo là Mỹ, Đức, Italia, Ấn Độ, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trở thành ngành hàng xuất

khẩu chủ lực, có thặng dư thương mại đứng thứ 4 chỉ sau cà phê, thủy sản

và máy móc, phụ tùng. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gỗ đứng đầu

Đông Nam Á và đứng thứ 7 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ. Các sản phẩm

đồ gỗ Việt Nam có xu hướng được cải thiện nhanh về chất lượng và mẫu

mã, dần bắt kịp với các đối thủ.

Như đã đề cập ở trên, nhu cầu gỗ liên tục tăng nhanh, trong khi nguồn cung

ngày khan hiếm, cộng thêm chính sách bảo hộ của Mỹ và biện pháp đáp trả

từ các nước đối tác, khiến cho giá gỗ nhiệt đới nhập khẩu của EU tăng liên

tục trong 6 tháng trở lại đây.

Canada đã đáp trả chính sách thuế của Mỹ lên sản phẩm nhôm thép bằng

kế hoạch giới hạn thương mại một loạt các sản phẩm từ Mỹ, trong đó có

sản phẩm gỗ dán và ghế gỗ có hiệu lực từ 1/7. Trung Quốc tăng cường thu

mua nguyên liệu từ các nước lân cận do thiếu hụt gỗ nguyên liệu phục vụ

chế biến trong nước.

Những ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng dẫn đến sự

chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam.

Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu trị giá hơn 120 tỷ USD/năm, trong

khi cung ứng từ Việt Nam chỉ chiếm 6% trong số này. Nhu cầu đồ gỗ nội

thất trên thế giới luôn tăng trưởng trong nhiều năm gần đây, trong khi sản

xuất đồ nội thất luôn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này

đồng nghĩa với việc còn nhiều dư địa cho sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam.

Báo cáo phân tích ngành gỗ| 28.12.2018

7.4

7.5

7.6

7.7

7.8

7.9

8.0

8.1

8.2

-

100

200

300

400

500

600

2013 2014 2015 2016 2017

(tỷ

m3

)

(tri

ệu U

SD)

Kim ngạch XNK và Sản xuất gỗ thế giới

Xuất khẩu Nhập khẩu Sản xuất

0

2

4

6

8

10

12

14

0

100

200

300

400

500

600

700

1/1

2/1

3

1/6

/14

1/1

2/1

4

1/6

/15

1/1

2/1

5

1/6

/16

1/1

2/1

6

1/6

/17

1/1

2/1

7

1/6

/18

(ngh

ìn h

ợp

đồ

ng)

(USD

)

Biến động hợp đồng giá gỗ

Page 2: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

2

www.dnse.com.vn |

Chuỗi giá trị ngành gỗ

Sơ đồ kênh tiêu thụ gỗ và sản phẩn gỗ

Gỗ nguyên liệu được khai thác trong nước (chủ yếu là gỗ rừng trồng) được

tiêu thụ theo 4 kênh thị trường chính sau:

- Kênh 1: Các hộ trồng rừng bán cho các xưởng mộc tại địa phương

(bán lẻ) để sản xuất các lọai đồ mộc dân dụng, các đồ nội thất gia đình

như giường, tủ, bàn ghế, cửa, v.v. và các sản phẩm phục vụ xây dựng

như cột chống, cốp pha, xà gồ, v.v. Kênh thị trường này phần nhiều

mang tính địa phương và tự cung, tự cấp.Các công ty lâm nghiệp,

doanh nghiệp trồng và khai thác ít tham gia vào mạng lưới phân phối

này.

- Kênh 2: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm chí một số

doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ quy mô nhỏ bán gỗ cho

người thu gom (bán buôn). Người thu gom vận chuyển và bán lại cho

các cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Kênh 3: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm chí một số

doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ bán gỗ cho các doanh

nghiệp, cơ sở chế biến gỗ theo hợp đồng ký giữa các bên. Các đơn vị

có khối lượng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ và một phần gỗ nhập khẩu

thường tổ chức tiêu thụ theo kênh này.

- Kênh 4: Gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên, gỗ cao su, v.v.thường được

tiêu thụ thông qua các chợ gỗ, các phiên đấu giá gỗ. Hiện phần lớn gỗ

cao su đại điền, gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên khai thác trong nước,

gỗ tịch thu, v.v. được phân phối qua kênh tiêu thụ này. Hầu như các

địa phương có lượng tiêu thụ gỗ nguyên liệu lớn như Bắc Ninh, Nam

Định, Bình Định, Đồng Nai, v.v. đều hình thành các chợ gỗ lớn. Một số

doanh nghiệp lớn như TAVICO (Đồng Nai) còn tự tổ chức chợ gỗ của

riêng mình nhằm phân phối gỗ (chủ yếu là nhập khẩu) cho các doanh

nghiệp chế biến.

Người tiêu dùng trong nước Thị trường xuất khẩu Đại lý, người buôn

Gỗ nhập khẩu

Thu gom, đại lý Chợ gỗ, doanh nghiệp

nhập khẩu

Doanh nghiệp và

cơ sở chế biến Doanh nghiệp xuất khẩu

Gỗ khai thác trong nước

Xưởng mộc tại địa phương

Trồng rừng

Khai thác, thu mua

Sơ chế Tinh chế Tiêu thụ

Page 3: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

3

www.dnse.com.vn |

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến còn trực tiếp nhập khẩu gỗ nguyên

liệu từ nước ngoài về phục vụ cho hoạt động chế biến của mình. Tuy nhiên,

kênh phân phối này không lớn và hoạt động không thường xuyên.

Tổng quang ngành gỗ Việt Nam

Khái quát ngành gỗ Việt Nam Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ

lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Các

doanh nghiệp ở Việt Nam đang ngày càng thích ứng và thay đổi nhanh hơn

về kiểu dáng và chất lượng, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340

làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ

chưa được thống kê. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ. Theo

nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại

là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Năm 2017, ngành gỗ Việt Nam nhập khẩu trên 2.2 triệu m3 tương đương

với gần 670 triệu USD về kim ngạch gỗ tròn/đẽo vuông thô. Giá trị sản xuất

công nghiệp ngành chế biến gỗ ước đạt 266 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 8.2%

so với năm 2016. Hết quý 3 năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm

gỗ của Việt Nam đạt 6,37 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang tăng trưởng rất ổn

định, đạt mức cao kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước. Trong đó, kim

ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,44 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ

năm 2017. Ghế và bàn vẫn là 2 nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất với

tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là (-11%) và 3%. Theo đánh giá của Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thị trường đồ gỗ nội thất cao cấp

trong nước trị giá khoảng 2.5 tỉ USD với 80% nhập từ châu Âu và 20% sản

xuất nội địa. Như vậy vẫn còn rất nhiều mảng để các doanh nghiệp nội có

thể khai thác.

Về thị trường trong nước, mức tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ đang ở mức

thấp so với bình quân của thế giới. Bình quân Việt Nam sử dụng gỗ và sản

phẩm gỗ đạt khoảng 30 USD/người/năm, trong khi thế giới khoảng 72

USD/người/năm. Thị trường tiêu thụ nội địa có xu hướng gia tăng bởi tốc

độ đô thị hoá, nhu cầu sử dụng đồ gỗ vẫn luôn duy trì ở mức cao. Bên cạnh

đó, những tín hiệu tăng trưởng trở lại của thị trường bất động sản sẽ thúc

đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất. Với những yếu tố trên, năm

2018, ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản Việt Nam tiếp tục có nhiều

cơ hội, tiềm năng phát triển, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của

Việt Nam sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD.

Trung Quốc, 20%

Mỹ, 15%

Brazil, 4%

Thái Lan, 3%Malaysia,

3%

Khác, 55%

Nguồn cung gỗ & SP gỗ cho Việt Nam T9/2018

-

2

4

6

8

10

(tỷ

USD

)

Kim ngạch XNK gỗ & SP gỗ Việt Nam

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Page 4: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

4

www.dnse.com.vn |

Thị hiếu ngành gỗ Rất khó có thể đánh giá được thị hiếu người tiêu dùng nội địa về sản phẩm gỗ chế biến vì thị hiếu này thay đổi theo thời gian, theo trình độ khoa học công nghệ trong chế biến sản phẩm, theo mức độ thay thế của sản phẩm cùng loạivà theo mức độ chi tiêu của người tiêu dùng. Đối với khu vực nông thôn Hiện tại trong khu vực này đa phần người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập cao, đột biến, v.v. vẫn ưa thích sử dụng các loại đồ gỗ truyền thống, đồ gỗ từ các loại gỗ quý hiếm, đắt tiền như sập gụ, tủ chè, bộ bàn ghế kiểu cổ, v.v. với tư duy ngoài giá trị sử dụng các loại sản phẩm này còn có giá trị cao, giá trị văn hóa và thường bảo tồn được giá trị theo thời gian. Theo như một số khảo sát, có khoảng 30% số người được hỏi có nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm này. Các sản phẩm giả cổ, thiết kế theo kiểu dáng của sản phẩm truyền thống, nhưng được chế biến từ các loại gỗ tự nhiên ít giá trị hơn cũng được một bộ phận người tiêu dùng nông thôn (khoảng 15% số người được hỏi) ưa chuộng. Tuy nhiên, thị hiếu đối với phân khúc sản phẩm này đang ngày càng giảm do giá trị của sản phẩm không cao và có sự phân lớp ngày càng rõ ràng hơn về thị hiếu tiêu dùng. Các sản phẩm tân thời, đồ gỗ bình dân chế tạo từ gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo theo thiết kế, kiểu dáng của các sản phẩm nước ngoài, nhất là sản phẩm nội thất phòng khách (bàn ghế, kệ TV,..) nội thất phòng ăn (bộ bàn ăn, bàn bếp, tủ bếp...), hoặc nội thất phòng ngủ (giường, bàn trang điểm), v.v. Đây là nhóm sản phẩm có thay đổi rõ rệt đến từ các gia đình trẻ. Sự gia tăng nhanh của các gia đình trẻ, đặc biệt ở khu vực thành thị sống trong chung cư, thúc đẩy nhu cầu tăng mạnh của các sản phẩm này, Đối với khu vực thành phố, đô thị Nội thất ngoại nhập và sản xuất trong nước theo thiết kế, kiểu dáng của các sản phẩm nước ngoài là sự lựa chọn hàng đầu của cư dân tại các thành phố, đô thị lớn do tính tiện lợi, hiệu quả và kiểu dáng đẹp của các loại sản phẩm này. Trong đó, nhóm người có thu nhập cao thường lựa chọn việc sử dụng nội thất ngoại nhập, các đồ nội thất bằng vật liệu thay thế, v.v. nhưng có giá trị cao, trong khi nhóm có thu nhập trung bình và thấp thường lựa chọn sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong nước. Mặc dù vậy, xu hướng sử dụng đồ nội thất được chế biến từ gỗ tự nhiên hiện đang được nhiều người ưa thích hơn các sản phẩm chế biến từ ván, gỗ nhân tạo. Tuy nhiên, nhóm người có thu nhập thấp và rất thấp vẫn lựa chọn các sản phẩm chế biến từ gỗ nhân tạo do yếu tố giá rẻ chi phối. Tại các thành phố nhỏ, thị xã, thị trấn, v.v. thị hiếu của người tiêu dùng vẫn là các đồ nội thất truyền thống được chế biến từ các loại gỗ tốt, với các kiểu dáng hoa văn cầu kỳ cùng với sự đồ sộ của sản phẩm. Các loại ván sàn, ván ốp tường, cánh cửa, khung cửa, cầu thang bằng gỗ tốt, gỗ tự nhiên, v.v. ngoại nhập thường được là lựa chọn hàng đầu của cư dân thành phố trong khi xây dựng hoặc cải tạo căn nhà của mình, nhất là với nhóm người có thu nhập cao. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng sử dụng vật liệu thay thế từ tre, nhôm, sắt, kính (cửa Eurowindow), v.v. đang dần chiếm ưu thế hơn vật liệu gỗ truyền thống đối với phần đông người sử dụng. Đây cũng là xu thế chung của xã hội khi vật liệu gỗ tốt, gỗ quý đang ngày càng ít đi, trong khi sản phẩm thay thế lại đẹp, là và tiện lợi hơn trong sử dụng (như tính cách âm, cách nhiệt, chống ồn, v.v.).

Gỗ nội thất, 9%

Gỗ ngoại thất, gỗ

xây dựng, 4%

Gỗ thủ công mỹ nghệ, 1%

Gỗ, ván nhân tạo,

2%

Gỗ dăm, bột giấy,

60%

Gỗ chống lò, cốp

pha, bao bì, 24%

Cơ cấu SP gỗ thị trường nội địa

Mỹ, 47%

Nhật Bản, 14%

Trung Quốc, 11%

Hàn Quốc, 9%

Anh, 3%

Khác, 16%

Cơ cấu thị trường xuất khẩu T9/2018

Page 5: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

5

www.dnse.com.vn |

Thị hiếu theo từng vùng, miền Việt Nam Người tiêu dùng khu vực miền Bắc, nhất là khu vực đồng bằng thường ưa sử dụng đồ gỗ cao cấp, các sản phẩm gỗ được chế biến từ gỗ tự nhiên, kiểu truyền thống, có giá trị cao, hoa văn cầu kỳ. Trong khi đó người miền Nam lại ưu tiên lựa chọn các đồ nội thất có kiểu dáng đơn giản, thiết kế hiện đại, tiện lợi trong sử dụng và các sản phẩm từ vật liệu thay thế gỗ như nhôm, kính, sắt, thép, v.v.. Trong từng vùng miền thì người dân miền núi có xu hướng sử dụng các sản phẩm nội thất đơn giản, kiểu dáng hiện đại, v.v. hoặc các sản phẩm thay thế từ các vật liệu khác hơn là các sản phẩm đồ gỗ truyền thống. Trong đó, nhóm người có thu nhập thấp chủ yếu sử dụng các đồ nội thất được chế tạo trong nước, từ các loại ván, gỗ nhân tạo, các sản phẩm nội thất từ vật liệu thay thế,.. có kiểu dáng đẹp bắt mắt hơn là các sản phẩm đồ gỗ truyền thống, cho dù các loại sản phẩm này có chất lượng không cao. Nhóm người có thu nhập cao thì ngược lại, rất ưa thích sử dụng đồ mộc truyền thống, có giá trị cao, kể cả giá trị văn hóa và giá trị vật chất.

Nhập khẩu

Giá trị nhập khẩu Giá trị nhập khẩu tháng 6/2018 ước đạt 204 triệu USD, lũy kế nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 1,08 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu gỗ có nguồn gốc hợp pháp tại một số thị trường như Mỹ, Đức, Pháp tiếp tục tăng trưởng, lần lượt tăng 11,6%, 14,8%; và 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu gỗ tại một số thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 gồm Campuchia đạt 65,4 triệu USD (giảm 49% so với cùng kỳ 2017); Malaysia đạt 35 triệu USD (giảm 12,7%). Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh thu mua gỗ nguyên liệu tại các nước lân cận. Đồng thời, Campuchia, Lào, Myanmar cũng tiếp tục thắt chặt xuất khẩu gỗ thông qua chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng. Năm 2017, các doanh nghiệp tại VN đầu tư trên 2,1 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm gỗ và sản phẩm gỗ. Kim ngạch này tương đương với 28,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong cùng năm. Kim ngạch nhập khẩu năm 2017 tăng khoảng 345 triệu USD, tăng 18,8% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng về kim ngacgh xuất khẩu các mặt hàng này (xuất khẩu tăng trưởng 12,6% giai đoạn 2016-2017). Điều này có nghĩa rằng nếu nhập khẩu và xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, cán cân thặng dư thương mại của ngành sẽ có thể giảm trong tương lai

Các thị trường nhập khẩu chính Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó Hoa Kỳ, Trung Quốc, Campuchia và Châu Phi là 4 nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng nhất cho Việt Nam tính về giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nguồn cung từ Hoa Kỳ chủ yếu là các loại gỗ nguyên liệu (tròn, xẻ), nguồn cung từ Trung Quốc chủ yếu là các loại ván, trong khi nguồn cung từ Campuchia và Châu Phi chủ yếu là các loài gỗ tự nhiên, bao gồm một số loài gỗ quý. Mức độ ổn định của các nguồn cung này khác nhau, với Hoa Kỳ và Trung Quốc có độ ổn định rất lớn, trong khi Campuchia và Châu Phi có độ biến động rất cao. Tính ổn định/biến động của các nguồn cung liên quan trực tiếp đến các chính sách quản lý và sử dụng tài nguyên tại các quốc gia này. Nguồn cung có biến động lớn đồng nghĩa với việc các chính sách sử dụng và quản lý tài nguyên và hệ thống thực thi chính sách

1,600

1,700

1,800

1,900

2,000

2,100

2,200

2,300

2015 2016 2017

Tỷ USD

Thay đổi giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam

Page 6: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

6

www.dnse.com.vn |

làm cho nguồn cung gỗ nguyên liệu từ các quốc gia này tiềm ẩn những rủi ro về mặt pháp lý.

Đơn vị: Triệu USD

Nhóm quốc gia có kim ngạch tăng:

- Châu Phi: kim ngạch nhập khẩu của VN từ châu lục này tăng rất nhanh,

với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2017 trên 39%

- Trung quốc: kim ngạch năm 2017 đạt 383 triệu USD, tăng gần 24% so

với năm 2016

- EU: Kim ngạch năm 2017 đạt gần 236 triệu USD, tăng 22,6% so với kim

ngạch năm 2016

Nhóm quốc gia có kim ngạch giảm/biến động mạnh:

- Lào: Kim ngạch năm 2017 chỉ còn 40,9 triệu USD, giảm sâu từ con số

349 triệu USD trong năm 2015

- Campuchia: Kim ngạch cao nhưng có sự bất ổn lớn

Các sản phẩm nhập khẩu chính Trong những năm vừa qua, gỗ tròn/đẽo vuông thô, gỗ xẻ và các loại ván là

3 nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất

Gỗ tròn/đẽo vuông thô

Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu trên 2,2 triệu m3, tương đương với gàn

668.4 triệu USD về kim ngạch. Xu hướng nhập khẩu cho thấy cả lượng và

kim ngạch đều tăng nhanh.

2015 2016 2017

Hoa Kỳ 231,672,181 215,363,643 242,255,085

Trung Quốc 257,576,801 308,963,246 383,103,675

EU 164,547,235 192,323,596 235,859,861

Malaysia 110,778,545 101,569,791 100,410,885

Campuchia 380,418,895 181,564,022 213,110,081

Châu Phi 265,197,407 354,660,077 493,690,054

Chile 46,910,697 46,300,199 60,970,030

Lào 348,876,108 75,595,400 40,920,297

New Zealand 53,849,017 55,685,571 60,816,489

Thái Lan 83,444,681 81,755,473 95,611,053 0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

Tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu gỗ & SP gỗ của Việt Nam

2015 2016 2017

-

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

2013 2014 2015 2016 2017

Triệu USD

Xu hướng nhập khẩu các mặt hàng chính

Gỗ tròn/đẽo vuông thôGỗ xẻVán các loạiĐồ nội thấtSản phẩm gỗ khác

0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000m3

Các loài gỗ tròn/đẽo vuông thô nhập khẩu chính

2015 2016 2017

Page 7: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

7

www.dnse.com.vn |

Các quốc gia cung cấp gỗ tròn/đẽo vuông thô cho Việt Nam rất đa dạng.

Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn/đẽo vuông thô từ 77 quốc gia và

vùng lãnh thổ khác nhau. Trong số này có 22 quốc gia có lượng cung gỗ

trên 10.000m3/mỗi quốc gia. Trong năm 2017, có 8 quốc gia có lượng cung

gỗ tròn/đẽo vuông thô trên 100.000 m3/ quốc gia cho Việt Nam, bao gồm

Cameroon, Campuchia, Malaysia, bỉ, Hoa Kỳ, PNG, Hà Lan và Đức. Các loại

gỗ tròn/đẽo vuông thô được nhập khẩu vào Việt Nam cũng đa dạng. Năm

2017 có 16 loài lượng nhập khẩu trên 10.000 m3 được nhập vào Việt Nam.

Gỗ xẻ

Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu gần 2,2 triệu m3 gỗ xẻ, tương đương với

3,1 triệu m3 quy tròn. Lượng nhập năm 2017 tăng trên 18% so với lượng

nhập năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu năm 2017 đạt 879 triệu USD, tăng

120 triệu so với kim ngạch năm 2016.

Xu hướng nhập khẩu cho thấy nhập khẩu gỗ xẻ năm 2016 giảm tương đối

nhiều so với năm 2015, tuy nhiên đà tăng được khôi phục lại trong năm

2017. Năm 2017 có 91 quốc gian và vùng lãnh thổ cung cấp gỗ xẻ cho Việt

Nam, trong đó có 28 quốc gia có lượng cung trên 10.000m3.

Các quốc gia có lượng nhập tăng

- Hoa Kỳ: lượng nhập năm 2017 đạt gần 500.000m3, tăng gần 8% so với

năm 2016

- Campuchia: Lượng nhập năm 2017 đạt gần 270.000,3, tăng 59% so với

năm 2016.

- Chile: Lượng nhập 2017 khoảng 246.400m3, tăng 31% so với 2016

- Brazil: tăng 54% lên 170.000m3

- Gabon: năm 2017 đạt 106.000m3 tăng gần 80%

- Cameroon: đạt 85.000m3, tăng 79% so với năm 2016

Các quốc gia có lượng nhập giảm

- Lào. Lượng nhập năm 2017 trên 46.000m3, chỉ tương đương với 45%

lượng nhập năm 2016 và 11,4% lượng nhập năm 2015

- Colombia. Lượng nhập 2017 trên 36.000m3, tương đương 48% lượng nhập năm 2016

Có thể thấy gỗ tròn và gỗ xẻ là các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn

nhất. Nếu tách tiêng mặt hàng gỗ tròn, các nước Chây Phi là nguồn cung

Năm m3 gỗ xẻ m3 gỗ quy tròn USD

2015 2,217,352 3,166,378,2 1,147,462,387

2016 1,844,322 2,63,691,.92 749,006,221

2017 2,179,732 3,112,656.67 879,035,536

50

7,3

91

1

63

,06

9

15

6,1

40

1

45

,79

1

12

4,8

51

1

23

,03

0

11

5,0

05

1

12

,49

8

82

,93

9

81

,44

1

76

,60

3

64

,63

9

60

,26

0

55

,92

0

52

,16

7

35

,59

4

34

,99

6

33

,39

2

33

,01

3

12

,06

9

10

,13

7

-

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

Cam

ero

on

Mal

aysi

a

USA

Ne

the

rlan

ds

Gh

ana

Ch

ina

Uru

guay

Nig

eria

Sou

th a

fric

a

Suri

nam

e

Bra

zil

Các quốc gia cung cấp gỗ tròn/đẽo vuông thô (m3)

-

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

Mỹ

Cam

pu

chia

Ch

ile

Ne

w Z

eal

and

Bra

zil

Kh

ác

Cam

ero

on

Cro

atia

Lào

Co

lom

bia

Gh

ana

Tru

ng

Qu

ốc

Các quốc gia chính xuất khẩu gỗ xẻ vào Việt Nam (m3)

2015 2016 2017

-

50

100

150

200

-

200

400

600

800Triệu USDNghìn m3 Khối lượng và giá trị các loại gỗ xẻ nhập khẩu

Khối lương (m3) Giá trị (USD)

Page 8: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

8

www.dnse.com.vn |

quan trong nhất. Đứng sau là EU và Hoa Kỳ. Đối với gỗ xẻ, Hoa Kỳ đứng đầu

và kế tiếp là Campuchia và các nước Châu Phi giá trị kim ngạch nhập khẩu

tăng ở tất cả các nhóm mặt hàng. Trong khi gỗ tròn/đẽo vuông thô và các

loại ván có mức tăng trưởng ổn định, gỗ xẻ có mức biến động rất lớn. Cụ

thể, tăng trương về kim ngạch gỗ xẻ nhập khẩu cao đỉnh điểm vào năm

2014, đạt khoảng 1,1-1,2 tỉ/năm, sau đó giảm sâu, còn 749 triệu USD năm

2015 trước khi tiếp tục quay đầu tăng trưởng từ 2016.

Nhìn chung, gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ xẻ là nhóm mặt hàng có giá trị

nhập khẩu lớn nhất trong nhóm mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất của

Việ Nam. Năm 2017, các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ ra khoảng gần 1,55

tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng trong nhóm gỗ nguyên liệu này (so với năm

2016) tương ứng ở mức trên 20,2% về kim ngach về 17,3% về lượng. Là

trung tâm chế biến xuất khẩu của thế giới, Việt Nam cần phải nhập khẩu

nguyên liệu để duy trì động lực và mở rộng sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Gia tăng gỗ nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu xảy ra tại 2 nguồn cung cấp.

Nguồn cung thứ nhất là từ các quốc gia có các chính sách về sử dụng và

quản lý tài nguyên rừng hoàn thiện và cơ chế chính sách kiểm soát khai

thác, sử dụng và thương mại gỗ mạnh, đảm bảo sự rõ ràng về tính hợp

pháp của gỗ. Các quốc gia trong nhóm này có lượng xuất khẩu vào Việt

Nam năm 2017 tăng cao, bao gồm Chile (Tăng 31% so với 2016), Brazil

(54%). Gỗ từ các nguồn cung này chủ yếu là các loài như bạch đàn, thông,

được đưa vào chế biến, phục vụ xuất khẩu, chủ yếu sang các thị trường

như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc nơi có các quy định nghiêm ngặt về tính hợp pháp

của các sản phẩm gỗ tiêu thụ trên thị trường.

Nguồn cung thứ 2 là gỗ tự nhiên từ các quốc gia nhiệt đới ở khu vực Châu

Phi, bao gồm các nước như Cameroon và Gabon. Năm 2017, lượng gỗ xẻ

nhập khẩu từ Gabon và Cameroon và Việt Nam tăng 80% từ mỗi quốc gia.

Gỗ nhập khẩu từ nguồn này đều là các loại gỗ quý như lim, hương, gỗ, chủ

yếu được đưa vào chế biến tại các làng nghề gỗ truyền thống, và sử dụng

làm gỗ trong xây dựng, phục vụ thị trường nội địa. Nói cách khác, nguồn gỗ

này hầu như không góp phần vào việc mở rộng xuất khẩu. Trong bối cảnh

này, tăng trưởng nhập khẩu nguyên liệu không đem lại giá trị gia tăng cho

xuất khẩu.

Mặc dù gia tăng lượng nhập khẩu từ nguồn này có thể đem lại công ăn việc

làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình, đặ biệt là các hộ chế biến ở các làng

nghề gỗ truyền thống, Tuy nhiên đây cũng là thách thức mới cho Chính phủ

và ngành gỗ nói chung trong việc thực hiện các cam kết Quốc tế nhằm kiểm

soát hiệu quả, hạn chế các rủi ro về pháp lý của nguồn nguyên liệu trong

các chuỗi cung ứng.

Hình 2 Gỗ xẻ

Hình 1 Gỗ tròn

Page 9: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

9

www.dnse.com.vn |

Các loại ván

Bình quân mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ra khoảng nửa tỉ USD

để nhập khẩu các loại ván phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng

trong nước. Một số nguồn cung các loại ván cho Việt Nam vao gồm Trung

Quốc, Thái Lan, Malaysia. Con số nửa tỉ USD là con số rất lớn, phản ánh sự

hạn chế về năng lực sản xuất loại mặt hàng này của ngành gỗ Việt Nam.

Con số này cũng có thể phản ánh tình trặng sản xuất mặt hàng này chưa

nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý. Mặc dù trong

nước đã có nhiều nhà máy hiện đang sản xuất các loại ván cung cho thị

trường, bao gồm cả thị trường xuất khẩu, nhìn chung lượng cung và đặc

biệt chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được với những yêu cầu của thị

trường xuất khẩu. Đây có thể là dư địa chính sách để các doanh nghiệp tiếp

tục gia tăng đầu tư phát triển sản xuất các loại ván thay thế cho nguồn ván

phải nhập khẩu hiện nay.

Các diễn biến mới tại một số nguồn cung nguyên liệu gỗ cho

Việt Nam Nguồn cung từ Lào

Lào đã từng là quốc gia cung gỗ tròn và xẻ lớn nhất cho Việt Nam. ở giai

đoạn đỉnh điểm, cung gỗ từ nguồn này lên tới gần 1 triệu m3 khối quy

tròn/năm, với khoảng 60% trong lượng nhập khẩu là các loài gỗ quý

Nguồn gỗ từ lào có vai trò quan trọng tuy nhiên gần đây chính phủ Lào bắt

đầu áp dụng các biện pháp siết chặt giám sát và quản lý đối với việc khai

thác, thương mại và xuất khẩu gỗ nguyên liệu, đặc biệt là phải kể đến Nghị

định 15 của thủ tướng chính phủ, ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2016,

Nghị định này cấm hoàn toàn việc xuất khẩu các mặt hàng gỗ thô. Nghị

định 15 đã làm cho nguồn cung gỗ tròn và gỗ xẻ từ Lào vào Việt Nam gần

như mất hẳn. Hiện chưa có bất cứ tín hiệu nào về sự vực dậy của nguồn

cung này trong tương lai. Chính phủ Lào vẫn đang tiếp tục thắt chặt quản

lý, nhằm cấm hoàn toàn việc xuất khẩu nguồn gỗ nguyên liệu chưa qua chế

biến.

Với lệnh cấm này, nguồn nguyên liệu sản xuất nội thất trong nước bị ảnh

hưởng khá nặng nề nhất là khâu tìm nguyên liệu cho những khách hàng

yêu thích đóng đồ nội thất từ gỗ tự nhiên. Dự báo giá nội thất từ gỗ tự

nhiên sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Nguồn cung từ Campuchia

Campucia cũng là một trong những thị trường cung gỗ nguyên liệu quan

trọng nhất cho Việt Nam, với 60-70% nguồn gỗ nhập khẩu là các loài gỗ

quý. Cũng giống như nguồn cung từ Lào, nguồn cung gỗ từ Campuchia có

vai trò quan trọng đối với thị trường tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu (chủ

yếu là Trung Quốc).

Khác vỡi xu hướng nhập khẩu từ Lào, nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Việt

Nam trong những năm gần đây cổn định và tiếp tục tăng trưởng. Lượng gỗ

nhập khẩu tăng mạnh từ 57,718m3 trong năm 2015 lên 138,926m3 trong

năm 2016 và 143,278m3 trong năm 2017.

380

182 213

0

100

200

300

400

2015 2016 2017

Giá trị nhập khẩu gỗ tròn từ Campuchia (triệu USD)

Hình 3 Các loại ván gỗ

Page 10: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

10

www.dnse.com.vn |

Mặc dù xu hướng nhập khẩu gỗ xẻ từ nguồn này vào Việt Nam không giống

nhau, giá trị gỗ nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia cũng tăng đột biến

trong những năm gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2017, lượng gỗ xẻ nhập

khẩu vào Việt Nam từ nguồn này lên tới gần 170.000m3, gần bằng với

lượng gỗ xẻ nhập khẩu trong cả năm 2016.

Gia tăng đột biến về lượng nhập khẩu từ nguồn Campuchia là do chính

quền tại một số địa phương đặc biệt vùng Tây Nguyên của Việt Nam cho

phép việc nhập khẩu từ nguồn này qua một số cửa khẩu phụ. Điều này đã

được các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế đề cập nhiều

trong thời gian qua. Hệ quả là hình ảnh của ngành chế biến gỗ của Việt Nam

bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tính biến động của nguồn cung này rất khó dự đoán trong tương lai. Tuy

nhiên sau những ồn ào liên quan đến sự gia tăng về nguồn cung này, chính

phủ Campuchia và Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp chặt chẽ hơn nhằm

kiểm soát nguồn cung này. Do vậy ít nhất trong ngắn hạn nguồn cung này

có thể sẽ co hẹp.

Nguồn cung từ Châu Phi

Gần đây, các nước Chây Phi nổi lên như là nguồn cung gỗ tròn và gỗ xẻ

quan trọng cho Việt Nam. Hàng năm, lượng cung từ nguồn này lên tới

700.000-800.000 m3. Các quốc gia cung nhiều gỗ nhất cho Việt Nam bao

gồm Cameroon, Nigeria, Congo.

Sự gia tăng về lượng nhập từ Châu Phi vào Việt Nam trong những năm gần

đây một phần là do suy giảm nguồn cung từ Lào. Khi nhập gỗ từ Châu Phi,

các doanh nghiệp lựa chọn các loài gỗ tương đồng nhưu các loài mà trước

đó nhập từ Lào.

Tuy vậy, theo một số doanh nghiệp thì hiện tại lượng nhập từ Châu Phi

đang có xu hướng chững lại. Lí do là bởi lượng nhập về trong những năm

vừa qua tương đối nhiều và lượng tồn vẫn còn lớn. Lí do khác là bởi một số

loài nhập khẩu từ Châu Phi mặc dù có vẻ tương đối giống với các loài nhâp

khẩu về loài, về vân gỗ, thớ gỗ, tuy nhiên sau một thời gian kiểm chứng cho

thấy chất lượng kém hơn hẳn các loài nhập khẩu từ Lào.

Các loại nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam từ Châu Phi là Lim và Hương.

Gỗ Lim nhập khẩu từ nguồn này chủ yếu được sử dụng cho thị trường nội

địa. Do mức giá tương đối rẻ, cầu tiêu dùng nooijd dịa đối với loài gỗ này

tương đối ổn định, Gỗ hương nhập khẩu từ nguồn này được sử dụng cho

cả nội địa và xuất khẩu (sang Trung quốc). Tuy nhiên thông tin một số DN

cho thấy cầu tại Trung Quốc với loài gỗ có nguồn gốc từ Châu Phi có xu

hướng giảm. Thông thường các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu gỗ

từ Châu Phi đều phải mua gỗ nguyên liệu qua các công ty của Trung Quốc.

Xuất khẩu

Khái quát về xuất khẩu gỗ và SP gỗ Việt nam Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn,

gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ

tẩm, sấy, trang trí bề mặt, v.v. xuất khẩu các sản phẩm hoan chỉnh, sản

37,795

171,306 272,693

-

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

2015 2016 2017

Giá trị nhập khẩu gỗ xẻ từ Campuchia(triệu USD)

Hình 4 Đồ mộc ngoài trời

Hình 5 Đồ mộc trong nhà

Page 11: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

11

www.dnse.com.vn |

phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm

gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn

ghế, vườn, ghế băng, ghế xích đu, v.v. làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp

với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa, v.v.

Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn

ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn, v.v. làm hoàn toàn từ gỗ hay

gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải, v.v.

Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm

bàn, ghế, tủ, v.v. áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.

Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh

như gỗ keo, gỗ bạch đàn, v.v. Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang

thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng

tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu là đồ dùng trong nhà làm từ gỗ mềm.

Tại thời điểm hiện tại, ngành gỗ Việt Nam đã xuất sang 120 nước và vùng

lãnh thổ. Các công ty Việt Nam đã biết đầu tư nâng cao chất lượng sản

xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp gỗ và chế biến lâm sản trong nước đang

tích cực triển khai Đề án Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi

giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp. Đến nay, đã có bốn mô hình hợp tác,

liên kết giữa công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ với người trồng

rừng gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Yên Bái,

Tuyên Quang, Quảng Trị.

Giá trị xuất khẩu Theo Báo Chính Phủ, Tổng Cục Lâm nghiệp cho biết giá trị xuất khẩu lâm

sản chính 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 7,612 tỉ USD, tăng 16,12% so với

cùng kỳ năm 2017. Như vậy đến nay ngành lâm nghiệp đã đạt 84% kế hoạch

xuất khẩu trong năm 2018. Giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp chiếm

23,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó: gỗ và sản

phẩm gỗ ước đạt 7,23 tỉ USD, tăng 16,12%. Giá trị xuất siêu của lâm sản

chính 10 tháng ước đạt 5,72 tỉ USD. Hiện cả nước đã gieo trồng 161.207 ha

lâm nghiệp, bằng 107,5% cùng kỳ năm 2017 (bao gồm cả kế hoạch trồng lại

rừng), tương đương 75,1% kế hoạch. Ngành lâm nghiệp dự kiến sẽ đạt tổng

doanh thu xuất khẩu lâm nghiệp 9 tỉ USD và độ che phủ rừng là 41,65% vào

cuối năm nay.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các quốc gia: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,

Hàn Quốc và EU, chiếm khoảng 87 % kim ngạch xuất khẩu. Trong 9 tháng

0%

5%

10%

15%

20%

25%

0

2

4

6

8

10

(tỷ

USD

)

Xuất khẩu gỗ và các SP gỗ

Gỗ và SP gỗ

SP gỗ

Tăng trưởng gỗ và SP gỗ

Tăng trưởng gỗ

14% 16%8% 4%

49%

-1%13%

1%

25%

110%

-9%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

0

1

2

3

4

5

6

7

(tỷ

USD

)

Một số thị trường xuất khẩu gỗ & tăng trưởng

9T/2018 So với 9T/2017

-2%0%2%4%6%8%10%12%14%

- 1 1 2 2 3 3 4 4

(tỷ

USD

)

Xuất khẩu gỗ & SP gỗ của DN FDI

Gỗ và SP gỗ Tăng trưởng

Mỹ

Nhật Bản

Trung Quốc

Hàn Quốc

Khác

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Cơ cấu XK gỗ và SP gỗ 2013 - 2018

Hình 6 Đồ mỹ nghệ

Page 12: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

12

www.dnse.com.vn |

đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tại các thị trường chính này đều có tăng

trưởng tốt so với cùng kỳ 2017. 7 tháng năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị

trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 2,028 tỷ USD, tăng

13,94% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tới 42% tổng kim ngạch xuất khẩu

G&SPG của cả nước, vượt xa thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản – chỉ chiếm

13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

đang có sự thay đổi tỷ trọng nhẹ từ thị trường Trung Quốc sang các thị

trường khác, trong đó có Mỹ. Một trong những nguyên nhân chính là do

gói thuế 200 tỷ USD của Mỹ áp lên các mặt hằng từ Trung Quốc, trong đó

ngành gỗ bị áp thuế 10%, làm các doanh nghiệp Mỹ chuyển sang nhập khẩu

từ các nguồn rẻ hơn từ Việt Nam và các nước cạnh tranh. Tiềm năng xuất

khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn còn rất lớn, nếu

tận dụng được cơ hội này, Việt Nam sẽ nắm được thị phần tại thị trường

này.

Trong tháng 7/2018, xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên

323 triệu USD, giảm 2,83% so với tháng trước đó. Thống kê 7 tháng, xuất

khẩu G&SPG của loại hình DN này đạt 2,107 tỷ USD, tăng 5,83% so với cùng

kỳ. Trong đó, tính riêng xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,907 tỷ USD, tăng 5,6%

so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 56,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản

phẩm gỗ của cả nước.

Các mặt hằng xuất khẩu chính Mặt hàng 2013 2014 2015 2016 2017 6T/2018

Dăm gỗ Lượng 9,394,403 9,272,414 10,542,974 9,604,746 10,907,727 6,713,483

Giá trị 983,390,245 958,044,609 1,146,864,387 986,850,338 1,072,656,296 629,525,446

Gỗ tròn xẻ

Lượng 511,170 728,534 786,119 674,192 584,697 180,002

Giá trị 322,150,102 274,042,989 405,930,173 249,574,740 172,336,959 45,085,619

Các loại ván

Lượng 2,467,920 3,277,308 2,474,241 3,724,310 4,641,749 3,432,759

Giá trị 307,419,322 324,831,814 329,316,415 407,217,425 506,328,517 375,774,928

Đồ nội thất

Lượng 8,062,636 9,210,688 10,385,620 10,928,558 12,007,568 7,051,483

Giá trị 3,353,148,619 3,827,489,383 4,315,880,267 4,540,152,673 5,229,866,194 2,644,305,975

SP gỗ khác

Lượng 1,162,673 2,019,109 2,555,639 3,515,698 3,920,681 2,412,867

Giá trị 297,495,117 478,744,420 513,701,708 615,269,556 677,541,016 429,767,447 Đơn vị: Lượng (m3 quy tròn), Giá trị (USD).

Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch từ xuất khẩu gỗ thô sang việc

xuất khẩu các sản phẩm gỗ qua chế biến, yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Các

mặt hàng xuất khẩu dăm gỗ, các loại ván và các SP gỗ khác có cơ cấu khá

ổn định trong kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ trong 5 năm qua, đồng thời

giá trị xuất khẩu cũng có sự ổn định tương đối nên tỷ lệ Giá trị/Khối lượng

không thay đổi nhiều. Xuất khẩu gỗ tròn xẻ có thay đổi lớn nhất về cả giá

Dăm gỗ

Gỗ tròn xẻ

Các loại ván

Đồ nội thất

SP gỗ khác

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2013 2014 2015 2016 2017 6T/2018

Cơ cấu giá trị XK gỗ & SP gỗ

0

200

400

600

800

Tỷ lệ Giá trị/Khối lượng(USD/m3 quy tròn)

Dăm gỗ Gỗ tròn xẻ

Các loại ván Đồ nội thất

SP gỗ khác

Page 13: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

13

www.dnse.com.vn |

trị và khối lượng, từ đó kéo thay thay đổi trong tỷ lệ Giá trị/Khối lượng. Tỷ

lệ trên trong năm 2013 đạt 630 USD/m3 quy tròn đã giảm trung bình

17%/năm đến 6 tháng đầu năm 2018 chỉ còn 250 USD/m3 quy tròn, cho

thấy chất lượng xuất khẩu mặt hàng này đang trên đà giảm mạnh. Thay thế

vào vị trí của gỗ tròn/xẻ trong 3 năm qua là mặt hàng đồ nội thất. Do đây

là mặt hàng cần qua nhiều công đoạn chế biến cũng như có yêu cầu tay

nghề cao nên tạo ra biên lợi nhuận lớn nhất trong các mặt hàng. Giá trị của

mặt hàng đồ nội thất ổn định quanh mức từ 375 USD/m3 quy tròn đến 410

USD/m3 quy tròn, hiện tại đang mang lại giá trị xuất khấu lớn nhất cho

ngành công nghiệp gỗ (xấp xỉ 2.6 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất

khẩu trong 6 tháng đầu năm 2018).

Dăm gỗ

Với kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD mỗi năm, dăm gỗ là một trong những mặt

hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành chế biến gỗ của Việt Nam. Kể từ năm

2012, Việt Nam đã thay thế vị trí của Úc trên bản đồ cung cấp dăm gỗ thế

giới, trở thành quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất toàn cầu. Ngoài Úc, các

nước có nguồn cung cấp dăm lớn, cạnh tranh với Việt Nam là Thái Lan,

Indonesia và Chile. Ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ liên tục được mở

rộng từ con số 47 nhà máy năm 2009 lên 130 nhà máy năm 2016. Tuy

nhiên, xuất khẩu dăm gỗ đem lại giá trị không cao. Lượng dăm gỗ xuất khẩu

mỗi năm bình quân lên tới 7-8 triệu tấn dăm khô, tương đương 14-16 triệu

m3 gỗ quy tròn, nhưng giá trị mang lại chỉ khoảng 1 tỷ USD (bằng 15% tổng

kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ cả nước). Trong khi đó, giá xuất

khẩu dăm gỗ thời gian qua liên tục giảm, năm 2015 là 145 USD/tấn, thì năm

2016, giá đã giảm xuống 137 USD/tấn và 6 tháng đầu năm 2017 giá tiếp tục

giảm xuống còn 132 USD/tấn. Năm 2016, Chính phủ đã áp dụng mức thuế

xuất khẩu 2% với kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu giúp hạn chế xuất khẩu

dăm để có nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ các ngành chế biến sâu. Tuy

nhiên, gỗ phục vụ chế biến sâu đòi hỏi có thời gian trồng lâu, đi cùng các

chính sách khác như hỗ trợ tín dụng, tích tụ đất đai. Trong khi đó, với địa

hình chia cắt, nhiều gia đình được giao rừng chủ yếu chỉ sở hữu từ 0,5-2 ha

đất, dẫn đến khó đầu tư cho rừng gỗ có diện tích lớn. Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là 4 nước nhập khẩu toàn bộ lượng dăm từ Việt

Nam, trong đó thị trường Trung Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng

trong những năm gần đây, với gần 60% tổng lượng dăm của Việt Nam được

tiêu thụ tại thị trường này, từ đó đem lại cho Việt Nam trên 500 triệu USD

mỗi năm về kim ngạch. Năm 2017, xuất khẩu vỏ bào hoặc dăm gỗ vào thị

trường Trung Quốc đạt 2,1 triệu tấn, trị giá 117 triệu USD. Phát triển của

thị trường tiêu thụ dăm tại Trung Quốc là một trong những nguyên nhân

chính dẫn đến sự gia tăng đột biến của các nhà máy dăm tại Việt Nam.

Trong tương lai, thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng. Đây sẽ là động

lực giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển. Tuy nhiên việc

lệ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc tiềm ẩn một số rủi ro, liên quan đến

khía cạnh về giá, người nhập khẩu và chất lượng sản phẩm

0

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

0

2

4

6

8

10

12

(tri

ệu U

SD)

(tri

ệu m

3 q

uy

trò

n)

Xuất khẩu dăm gỗ/vỏ bào

Lượng Giá trị

Hình 7 Gỗ dăm

Page 14: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

14

www.dnse.com.vn |

Gỗ tròn

Việt Nam chưa có chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ thô. Bình quân

mỗi năm có khoảng trên dưới 50,000 m3 gỗ tròn được xuất khẩu từ Việt

Nam, với kim ngạch khoảng 20 triệu USD. Trong giai đoạn 2013-2015,

lượng gỗ tròn xuất khẩu tăng, đạt đỉnh điểm năm 2015, sau đó giảm sâu

năm 2016. Lượng xuất năm 2017 tăng cao hơn lượng xuất năm 2016. Tuy

nhiên, trong 6 tháng đầu 2018, lượng xuất đạt thấp, chiếm khoảng 15%

lượng xuất năm 2017. Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan là các thị trường

nhập khẩu gỗ tròn chủ yếu của Việt Nam

Lượng gỗ tròn xuất khẩu sang Ấn Độ giảm sâu trong năm 2016 và không

thay đổi năm 2017. Lượng nhập trong 6 tháng đầu 2018 không đáng kể. Gỗ

nhập khẩu vào Ấn Độ chủ yếu là gỗ dầu, có nguồn gốc từ Lào và Campuchia.

Tuy nhiên, từ 2016 đến nay lượng nhập vào Việt Nam từ 2 quốc gia này

giảm, dẫn đến giảm lượng nhập sang Ấn Độ. Bên cạnh đó, hiện Ấn Độ cũng

đã đầu tư trực tiếp vào nhà máy chế biến tại Lào, với các sản phẩm chế

biến từ loài gỗ này được nhập khẩu trực tiếp về Ấn Độ.

Các loại ván

Lượng ván xuất khẩu tăng nhanh trong những năm vừa qua, từ 3,7 triệu

m3 quy tròn năm 2016 lên tới 4,7 triệu năm 2017; kim ngạch xuất khẩu

tăng gần 100 triệu USD trong giai đoạn này. Trong 6 tháng đầu 2018 lượng

xuất khẩu chiếm gần 74% lượng của năm 2017; kim ngạch xuất khẩu cũng

chiếm con số tương đương (74% kim ngạch năm 2017). Xu hướng này cho

thấy xuất khẩu các loại ván của Việt Nam trong cả năm 2018 sẽ tăng rất cao

so với xuất khẩu loại mặt hàng này năm 2017. Ván bóc, ván sàn,ván

dăm,ván sợi và các loại gỗ dán,gỗ ghép là các mặt hàng nằm trong nhôm

ván được xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam.

Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu các loại ván của Việt Nam

Nguồn nhập 2015 2016 2017 6T/2018

Ấn Độ 90,889 32,226 30,493 2,795

Trung Quốc 9,408 7,597 19,688 4,728

Đài Loan 6,306 2,955 2,205 509 Bảng 1 Một số thị trường xuất khẩu gỗ tròn của Việt Nam

Sản phẩm 2015 2016 2017 6T/2018

Ván bóc 45,670,178 46,147,824 41,066,703 23,295,879

Ván sàn 43,485,287 42,727,157 14,621,045 17,534,281

Ván dăm 7,749,075 8,189,459 8,626,560 3,723,678

Ván sợi 32,385,023 35,348,307 47,527,523 27,675,156

Gỗ dán, gỗ ghép

213,686,363 286,976,567 386,623,676 309,896,552

0

100

200

300

400

500

0

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

(m3 quy tròn)

(tri

ệu U

SD)

Gỗ tròn

Lượng Giá trị

0

100

200

300

400

500

600

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

(tri

ệu U

SD)

(tri

ệu m

3 q

uy

trò

n)

Các loại ván

Lượng Giá trị

Page 15: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

15

www.dnse.com.vn |

Đồ nội thất

Các mặt hàng thuộc nhóm này có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tất

cả các mặt hàng xuất khẩu. Năm 2017, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thuộc

nhóm này đạt 5,2 tỉ USD, chiếm trên 68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Lượng gỗ sử dụng trong các sản phẩm cũng rất lớn, tương đương với 12

triệu m3 gỗ quy tròn. Xu hướng xuất khẩu các mặt hàng này tăng cả về kim

ngạch và lượng gỗ sử dụng trong sản phẩm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu

của ngành gỗ Việt Nam tăng cao năm 2017 có nguyên nhân chủ yếu là do

việc mở rộng xuất khẩu đối với các mặt hàng đồ gỗ. Năm 2017, kim ngạch

xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này tăng trên 15% về kim ngạch so với

năm 2016. Lượng gỗ quy tròn sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu thuộc

nhóm này tăng nhanh, từ con số 10,9 triệu m3 quy tròn lên tới 12 triệu m3,

tương đương với 10%.

Mùn cưa, phế liệu gỗ

Việt Nam là một quốc gia có ngành sản xuất gỗ khá phát triển nên sản lượng

mạt cưa và phế liệu gỗ khá lớn. Trước đây mạt cưa và phế liệu gỗ chỉ sử

dụng để làm chất đốt trong sinh hoạt hoặc đem bỏ đi. Nhưng hiện nay nó

lại trở thành nguyên liệu quan trọng cho việc sản xuất viên nén mùn cưa

với giá thành tương đối rẻ. Và hầu như công nghệ sản xuất này không đòi

hỏi phải đầu tư quá nhiều chi phí nên khi xuất khẩu thì giá của viên nén

mùn cưa là khá thấp so với các loại sản phẩm chất đốt khác. Nên đây có

thể xem là lý do mà viên nén mùn cưa lại khá hút với thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, sản phẩm viên nén mùn cưa được sản xuất hoàn toàn không

sử dụng bất kỳ một chất hóa học hay phụ gia nào, khi đốt thì lượng khói

sinh ra tương đối ít nên luôn đảm bảo không gây ra các vấn đề về ô nhiễm

không khí, môi trường. Đó cũng là nguyên nhân mà sản phẩm này lại vượt

qua được quy trình kiểm tra gắt gao, hàng rào chất lượng để đến với các

thị trường nước ngoài khó tính. Hiện nay việc sản xuất viên nén mùn cưa

ngày căng được tăng cường không chỉ là đáp ứng nhu cầu thị trường trong

nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhất là các

nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, và cả thị trường Châu

Âu, v.v. Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 398,381 tấn mùn cưa và phế liệu

gỗ sang các quốc gia trên thế giới, với kim ngạch đạt 19.8 triệu USD. Thị

trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng này là Hàn Quốc với lượng xuất

279,476 tấn, trị giá 13.67 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, thị trường mùn cưa và phế liệu

gỗ trong nước cũng khá sôi động, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất,

thương mại mọc lên rải rác khắp đất nước. Ở Việt Nam các doanh nghiệp

sản xuất viên nén mùn cưa thường tập trung gần nguồn nguyên liệu gỗ

(những nơi có rừng), gần các khu công nghiệp chế biến gỗ để giảm thiểu

chi phí thu mua, những nơi có nguồn nhân công dồi dào và những nơi có

giao thông lưu hành thuận lợi. Những nơi sản xuất nhiều viên nén mùn cưa

ở nước ta là Đồng Tháp, Bình Dương, Vũng Tàu, Bình Định, Tiền Giang,

Hưng Yên, Hoà Bình, Đồng Nai. Đặc biệt là hai thành phố lớn Sài Gòn và Hà

Nội các khu công nghiệp, khu chế xuất gỗ phát triển kéo theo các doanh

nghiệp sản xuất viên nén mùn cưa phát triển

Thị trường Trị giá (USD) Lượng (tấn)

Hàn Quốc 13,675,412 279,476

Nhật Bản 2,980,208 56,031

Singapore 1,813,574 42,863

Kuwait 30,570 359

Đan Mạch 18,080 327

Papua New Guinea

16,971 32

Đài Loan 29,019 231

Hồng Công 9,539 71

Malaysia 2,330 20 Bảng 3 Thị trường xuất khẩu mùn cưa, phế liệu gỗ

0

1

2

3

4

5

6

02468

101214

(tỷ

USD

)

(tri

ệu m

3 q

uy

trò

n)

Đồ nội thất

Lượng Giá trị

Page 16: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

16

www.dnse.com.vn |

Triển vọng ngành gỗ Theo dự báo của Ngân hàng thế giới World Bank, năm 2018 có sự phục hồi

và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới

sẽ là Đông Á và khu vực Tái Bình Dương, trong đó Trung Quốc, dự kiến tăng

trưởng 6,4% và 6,3% vào hai năm tới. Kinh tế Ấn Độ dự kiến tăng trưởng

7,3% và 7,5% trong thời gian 2019-2020. Hoa Kỳ, dự kiến tăng trưởng 2,5%

năm 2018. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến gỗ

có cơ hội mở rộng chế biến, xuất khẩu sản phẩm.

Ngành gỗ Việt Nam còn đang có được cơ hội từ các hiệp định thương mại

với các quốc gia trên thế giới cùng ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương

mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hiệp định VPA/FLEGT Hiệp định VPA/FLEGT được chính thức bắt đầu đàm phán từ tháng 11/2010

giữa Việt Nam và EU, đến nay đã chính thức ký kết. Mục tiêu khi đàm phán

hiệp định là mở rộng thị trường XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào

EU thông qua việc Việt Nam cam kết xây dựng VNTLAS phục vụ việc cấp

phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ XK sang EU. Hiệp định nhằm

giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp

pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt

Nam xuất khẩu (XK) sang thị trường EU và các thị trường khác. Từ tháng

1/2019, Việt Nam và EU sẽ cùng thực hiện lộ trình giảm thuế xuất nhập

khẩu mặt hàng gỗ sang nhau.

Một số doanh nghiệp đã tiếp cận được công nghệ chế biến gỗ của EU và

đưa vào triển khai. Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào EU sẽ được hưởng

lợi rất lớn, trước hết là thuế xuất khẩu gỗ vào EU sẽ giảm nhanh. Những

năm tới đây, khoảng 90% đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU được

hưởng thuế suất 0%. EU được coi là một thị trường vô cùng quan trọng với

gỗ Việt. Vì vậy, việc ký VPA/FLEGT sẽ giúp các sản phẩm gỗ xuất khẩu (XK)

trực tiếp vào 28 nước châu Âu, mà không cần phải qua một nước trung

gian nào. Dự kiến đến 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang EU sẽ đạt 1 tỷ

USD.

Gỗ trồng có chứng chỉ sẽ tăng thêm giá trị từ 10% đến 25%. Việt Nam còn

có cơ hội áp dụng công nghệ cao vào ngành chế biến, tạo ra các sản phẩm

gỗ đẹp hơn, có giá trị cao hơn. Ví dụ gỗ thành phẩm bình thường chỉ có giá

1.400 - 1.800 USD/m3, nếu áp dụng công nghệ cao giá thành sẽ lên tới

4.000 USD/m3 gỗ thành phẩm. Cùng với đó, Hiệp định VPA/FLEGT đem đến

cho chúng ta thị trường vô cùng rộng lớn, không sợ ế hàng, không lo bị ép

giá.

Tuy nhiên, Với VPA/FLEGT, 100% gỗ XK vào EU phải là gỗ hợp pháp. Điều

này sẽ khiến chi phí tăng, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều công đoạn để

bảo đảm truy xuất nguồn gốc gỗ rõ ràng. Theo quy định, các doanh nghiệp

Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu đồ gỗ vào EU nếu gỗ nguyên liệu (trong nước

hoặc nhập khẩu) được cấp chứng chỉ Quản trị rừng thế giới (FSC), tức đáp

ứng yêu cầu về nguồn gốc hợp pháp và bền vững. Đây là yêu cầu mang tính

quyết định đối với ngành đồ gỗ Việt Nam ở thị trường EU". Hiện chỉ có

khoảng 200.000ha gỗ rừng trồng của Việt Nam được cấp chứng chỉ FSC,

chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước. Trong khi yêu cầu về

Hình 8: Chứng chỉ FSC về gỗ đạt tiêu chuẩn sạch

Page 17: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

17

www.dnse.com.vn |

nguồn gỗ trong các năm tới là phải có 100% gỗ có chứng chỉ FSC. Đây là

một thách thức lớn đối với doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Hiệp định CPTPP

Với thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới, Hiệp định Đối tác toàn

diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) có hiệu lực (dự

kiến từ tháng 12/2018) sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp 11 nước thành

viên, bao gồm cả Việt Nam.

Phải khẳng định, với Hiệp định CPTPP, cơ hội dành cho ngành gỗ nhiều hơn

là thách thức. Không phải chờ tới khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiêu

lực, ngay tại thời điểm hiện tại, đơn đặt hàng đối với ngành gỗ đến từ các

nước trong khối CPTPP như Canada, Nhật Bản, New Zealand, Australia,

Peru đã tăng lên rất mạnh. Năm 2017, chúng ta xuất khẩu vào thị trường

Canada khoảng trên 129 triệu USD, 10 tháng đầu năm 2018 đã đạt 131

triệu USD, và dự kiến cả năm đạt 140 triệu USD và hiện tại các DN ngành

gỗ đã ký hợp đồng XK sang Canada giá trị khoảng 200-300 triệu USD trong

năm 2019. Ngay khi hiệp định có hiệu lực, mức thuế 3.5% lên sản phẩm gỗ

sẽ được ngày lập tức xóa bỏ. Các sản phẩm như ván dán, ván ghép, khung

tranh, khung cửa và nhất là đồ nội thất cũng sẽ có cơ hội bởi mức thuế

nhập khẩu từ 6%-9,5% sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Hàng

thủ công mỹ nghệ bằng gỗ cũng sẽ được hưởng lợi khi Canada đồng ý xóa

bỏ mức thuế nhập khẩu 7%. Mexico hiện chưa phải thị trường xuất khẩu

chính của Việt Nam, đồng thời thuế lên đồ gỗ đang ở mức cao (10%-15%).

Tuy nhiên, Mexico đã đồng ý cắt giảm thuế cho ván dán, ván thanh, gỗ sàn,

đồ nội thất và ngoại thất với lộ trình tối đa lên đến 10 năm trong CPTPP.

Trong Hiệp định CPTPP yêu cầu sử dụng nguyên liệu nội khối. Việt Nam cam

kết mua gỗ của Canada, New Zealand, Australia, v.v. nên đối tác sẵn sàng

mua sản phẩm của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đã có đại lý bán gỗ tại

Việt Nam. Việt Nam NK gỗ nguyên liệu từ Nhật Bản. Bởi vậy, mới đây đã có

4-5 DN Nhật Bản bàn với Vifores sẽ tăng giá trị NK gỗ Việt Nam lên 1,3 lần

vào năm 2019. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Malaysia sau

hiệp định CPTPP đã tăng đột biến, đạt 79 triệu USD với mức tăng trưởng

110% trong 9 tháng đầu năm 2018.

Hiệp định CPTPP có lợi thế hơn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

(TPP) ở chỗ, sau khi hiệp định có hiệu lực, thuế lập tức về 0%. Hiện nay,

với mặt hàng gỗ, Canada đang đánh thuế 3,1%, Mexico 9,8%, Peru 6%.

Trước đây, ngành gỗ Việt mua thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan (Trung

Quốc) với các thiết bị rẻ tiền, công nghệ không được tốt thì nay có thể mua

các thiết bị của các quốc gia như Australia, New Zealand… với mức thuế

0%. Đây là điều có lợi lớn cho các DN ngành gỗ. Một lợi ích cũng không kém

phần quan trong từ CPTPP chính là việc thuế nhập nhẩu các thiết bị sản

xuất gỗ cũng được đưa về 0%. Đây sẽ là lợi thế nâng cao tính cạnh tranh

CPTPP

2017 2030

Thuế quan áp dụng với VN tại thị trường FTA 1.7% 0.2%

Thuế quan VN áp dụng tại thị trường FTA 2.9% 0.1%

Hàng rào phí thuế quan áp dụng với VN tại thị trường FTA

9.4% 5.8%

Hàng rào phi thuế quan VN áp dụng tại thị trường FTA

7.9% 5.0%

CPTPP, 19.10%

Mỹ, 42.70%

Khác, 38.30%

Cơ cấu XK Gỗ & các SP gỗ theo nước và khu vực (2017)

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

-

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

1,600

2013 2014 2015 2016 2017

(tri

ệu U

SD)

Xuất khẩu gỗ VN sang khối CPTPP

CPTPP Tăng trưởng

Hình 9: Thuế nhập khẩu máy móc chế biến gỗ sẽ giảm

Page 18: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

18

www.dnse.com.vn |

của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường. Với tốc độ tăng trưởng trung

bình 10%/năm, giờ đây lại có thêm sự hỗ trợ của hiệp định CPTPP, ngành

gỗ kỳ vọng tăng trưởng 19% trong năm 2018, đạt kim ngạch xuất khẩu 9

tỷ USD.

Vấn đề về đảm bảo “nguồn gốc xuất sử”, yêu cầu nguyên liệu phải đến từ

các nước trong khối CPTPP. Thách thức lớn nhất với ngành gỗ khi thực thi

Hiệp định CPTPP là nguyên liệu. Năm 2017, ngành gỗ sử dụng tổng cộng

38 triệu m3 gỗ, trong đó có 8,4 triệu m3 gỗ NK và khoảng gần 30 triệu m3

gỗ trong nước.

Trên thế giới có nhiều quốc gia bán gỗ nhưng không phải nước nào cũng

có gỗ hợp pháp, nghĩa là gỗ sạch. Trước đây, Việt Nam NK gỗ của Lào,

Campuchia, Myanmar… Các quốc gia này chưa có bộ chứng chỉ rừng FSC

để đảm bảo là gỗ sạch. Mua gỗ của các quốc gia tiên tiến như Hoa kỳ,

Canada thì gỗ đảm bảo nhưng chủng loại gỗ từ các quốc gia này, thị trường

lại chưa yêu cầu nhiều. Trong năm 2018, Việt Nam phải sử dụng khoảng 41

triệu m3 gỗ. Kể cả có tìm đủ nguồn nguyên liệu gỗ thì vấn đề đặt ra là chi

phí mua cao lên, vận tải cao lên… tất cả khiến giá thành gia tăng nhưng

người mua lại không chấp nhận mua giá cao. Về nguồn gỗ trong nước,

những cánh rừng có chứng chỉ FSC, nghĩa là gỗ sạch mới chỉ khoảng 220

nghìn ha trên tổng số khoảng 4-5 triệu ha. Muốn có khoảng 1-2 triệu ha gỗ

sạch cũng phải phấn đấu vài chục năm nữa.

HIệp định thương mại tự do EVFTA Thương mại gỗ giữa Việt Nam - EU chiếm khoảng 12-15% tổng kim ngạch

xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, trung bình mỗi năm khoảng 650-700 triệu

USD, đây là thị trường xuất khẩu đứng thứu 4 của Việt Nam sau Hoa Kỳ,

Nhật Bản và Trung Quốc. KInh tế khu vực này có tốc độ tăng trưởng 3-

4%/năm. Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động rất tích cực tới ngành gỗ

Việt Nam thông qua những ưu đãi về thuế quan. Cụ thể, thuế nhập khẩu

ván ép và các sản phẩm tương tự sẽ loại bỏ thuế quan trong 3-5 năm; sản

phẩm nội ngoại thất, mức thuế từ 2,7-5,7% hiện nay cũng sẽ được xóa bỏ

ngay khi EVFTA có hiệu lực (90% đồ gỗ của Việt Nam vào EU).

Năm 2017, ngành gỗ việt nam xuất khẩu sang EU là 750 triệu USD. Thị

trường EU có dư lượng 80-90 tỉ USD. Vậy Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 1%

thị trường này. Do đó tiềm năng rất là lớn khi hiệp định này đưa vào thực

thi. Đặc biệt là ván dán với thuế hiện nay là 7% sẽ về 0% sau 5 năm. Ván

dăm thuế hiện hành là 7% cũng sẽ về 0% sau 5 năm. Đối với gỗ thanh, thuế

hiện hành là 3-4% sẽ về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đồ gỗ dùng cho

nhà bêp thuế hiện hành là 2% sẽ xóa bỏ ngay hiệp định có hiệu lực, tạo ra

cơ hội mới cho ngành gỗ.Đến nay, xuất khẩu gỗ vào EU chủ yếu vào 5 nước

Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Italy, nhưng với Hiệp định EVFTA, thị

trường sẽ được nâng lên. Bởi, thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của

EU một năm khoảng 80-85 tỷ USD. Nhu cầu đó hiện đang lớn hơn rất nhiều

so với kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU. Theo dự báo, mức

doanh thu từ thị trường này có thể đạt đến 1 tỷ USD vào năm 2020 với

mức tăng trưởng bình quân 15% so với trường hợp không có hiệp đinh

EVFTA. Trong năm 2019, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ sang EU sẽ là

hơn 860 triệu USD.

Bên cạnh đó, hiện nay, công nghệ chế biến gỗ của EU là công nghệ tiến bộ

nhất khi tiết kiệm được năng lượng, tiết kiệm được nhiên liệu và trình độ

quản trị kinh doanh rất tốt, làm tăng năng suất lên khoảng 15-20%. Với

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

0

200

400

600

800

1,000

(tri

ệu U

SD)

Xuất khẩu gỗ và SP gỗ sang EU

EU Tăng trưởng

Nhật, 69%

Úc, 12%

Canada, 11%

Malaysia, 4%

Khác, 4%

Cơ cấu thị XK gỗ sang CPTPP

Đức, 29%

Anh, 13%

Bỉ, 12%

Hà Lan, 11%

Pháp, 10%

Thụy Điển, 7%

Khác, 18%

Cơ cấu XK gỗ sang EU

Page 19: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

19

www.dnse.com.vn |

Hiệp định EVFTA, ngoài vấn đề thuế suất về 0%, các doanh nghiệp có thể

dễ dàng hơn trong quá trình mua máy móc, thiết bị, học hỏi công nghệ chế

biến gỗ cũng như trình độ quản trị doanh nghiệp từ EU.

Khi thực hiện Hiệp định, chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ được cải

thiện do những yêu cầu khắt khe từ thị trường EU, từ đó không những sẽ

mở rộng thị trường Châu Âu mà còn mở rộng ra nhiều thị trường khác, có

tiềm năng tăng trưởng từ 10-15% do sự tin tưởng vào chất lượng và uy tín

của khách hàng vào những sản phẩm từ Việt Nam.

Các quy định của thị trường này cũng khá gắt gao. Đơn cử, ngoài thuận lợi

về thuế quan giảm, phía EU sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp

ứng mã hàng hóa, chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm gỗ hợp pháp.

Bên cạnh đó, khi hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là đối

với thị trường EU, nhiều DN Việt Nam, nhất là các DN nhỏ và vừa đang gặp

nhiều áp lực trong việc thực hiện các quy định về chứng minh nguồn gốc

xuất xứ gỗ cũng như các tiêu chuẩn về mặt trách nhiệm xã hội, sự thân

thiện với môi trường. Lâu nay, nhiều DN chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ của

Việt Nam chỉ tập trung vào việc sản xuất mà chưa chú ý đến quy trình quản

lý cũng như kiểm soát nguồn gốc, các yếu tố về đời sống của người lao

động...

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Từ giữa tháng 9/2018, Mỹ đã quyết định tiếp tục áp thuế 10% với tổng giá

trị 189 tỷ USD với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có các

mặt hàng đồ gỗ. Mức thuế sẽ tăng lên 25% vào thời điểm ngày 1/1/2019

và có thể lên tới 44% nếu Trung Quốc và Mỹ không có giải pháp tháo gỡ

cuộc chiến này. Hiện nay, sau cuộc đàm phán ngày 3/12/2018, hai bên đã

đạt được thỏa thuận tạm ngưng chiến tranh thương mại trong 90 ngày. Cả

hai nước đồng ý sẽ không tăng mức thuế hải quan từ 10% lên 25% trong

tháng 1, 2019.

Nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Mỹ từ các thị trường lớn trong thời

gian qua đều có xu hướng tăng mạnh ngoại trừ Trung Quốc. Điển hình xuất

khẩu gỗ của Canada tăng trưởng 10% và Mexico tăng đáng kể 12% trong

năm 9 tháng đầu năm 2018. Dự báo đà tăng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

từ 2 quốc gia trên sẽ còn tiếp tục do Mỹ, Canada và Mexico vừa đạt được

thỏa thuận USMCA, Thỏa thuận Hoa Kỳ - Mexico – Canada, về giao thương

giữa 3 nước. Thỏa thuận USMCA về cơ bản mang tính chất như NAFTA, sẽ

tạo điều kiện về thuế quan cho các nước thành viên, tạo cơ hội tăng trưởng

nhập khẩu gỗ của Mỹ từ Mexico và Canada. Trung Quốc, tuy có tăng trưởng

xuất khẩu gỗ vào Mỹ dương, xấp xỉ 1.67% trong năm 2017, nhưng lại đang

trên đà giảm mạnh trong 5 năm gần đây. Các căng thẳng leo thang giữa 2

nước trong 2018, dự báo sẽ còn tiếp tục tạo áp lực giảm lên nhập khẩu gỗ

của Mỹ từ Trung Quốc. Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam tận dụng để tăng thị

phần trong thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu của Mỹ do có vị trí địa

lý thuận lợi cạnh Trung Quốc, có đường biển dài giúp hỗ trợ hoạt động giao

thương. Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ vốn nhập khẩu từ Mỹ sẽ có xu

hướng chuyển dịch sang Việt Nam.

102%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Tăng trưởng một số thị trường XK gỗ sang Mỹ

Trung Quốc Canada

Mexico Việt Nam

Page 20: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

20

www.dnse.com.vn |

(triệu USD) Gỗ cứng xẻ Chênh lệch Gỗ cứng tròn Chênh lệch Gỗ cứng dán Chênh lệch

Trung Quốc 812.7 11% 337.5 19% 4.6 -10%

Việt Nam 103 10% 26.7 18% 3.2 4%

Indonesia 12.7 16% 0.79 -49% 3.7 -18%

Malaysia 7.9 -30% 0.43 -53% 3 -3%

Thái Lan 6.4 -35% 1.35 0% 0.047 82%

Singapore 0.2 44% - - 0.007 -71%

Philippine 0.61 -25% 0.33 414% 0.41 186% Bảng 4 Chênh lệch so với cùng kỳ năm trước đối với xuất khẩu gỗ cứng xẻ, gỗ cứng tròn và gỗ cứng dán Hoa Kỳ sang Trung Quốc và

Đông Nam Á năm 2018

Báo cáo xuất nhập khẩu gỗ Việt Nam - Trung Quốc của Tổ chức Fores Trend

cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất

khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 88.800 m3, thấp hơn nhiều so với con số

178.200 m3 của cùng kỳ năm 2017. Riêng gỗ cao su xẻ xuất khẩu sang thị

trường này chỉ đạt 2.500 m3, tương đương 1% lượng xuất khẩu của cả năm

2017.

Hiện nay, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc sang Mỹ đạt

xấp xỉ 9.5 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2, tương đương 20% tổng giá trị nhập

khẩu của Mỹ. Việc Mỹ áp đặt thuế quan 10% lên các mặt hàng gỗ từ Trung

Quốc sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang đứng vị trí thứ

11 trong các quốc gia xuất khẩu gỗ sang Mỹ, cơ hội từ chiến tranh thương

mại sẽ đem lại cho xuất khẩu gỗ khoảng tỷ USD.

Áp lực về nguồn cung gỗ nguyên liệu, thay đổi trong chính sách thương mại

của Mỹ và sự dịch chuyển đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc đã, đang và

sẽ còn tác động đến Việt Nam. Trong ngắn hạn, Việt Nam cần tiếp tục duy

trì và đa dạng hóa nguồn gỗ nhập khẩu, tiếp cận nguồn nguyên liệu từ các

thị trường ít rủi ro. Thêm vào đó, cần có những bước chuẩn bị để thích ứng

với những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đồng thời, thị

trường gỗ nội địa có những chuyển biến và khởi sắc, tạo động lực cho sản

xuất trong nước phát triển. Đặc biệt là các công ty gỗ nội thất trong nước

đã dành được các hợp đồng thiết kế lắp đặt một số công trình quan trọng

trên thế giới làm cho nhu cầu tiêu thụ các loại gỗ có giá trị cao và nguồn

gốc rõ ràng tăng mạnh.

Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch sang Việt Nam với tốc độ ồ

ạt và xuất khẩu đi Mỹ, dẫn tới giá trị xuất khẩu vào Mỹ tăng đột biến thì khi

đó các doanh nghiệp Mỹ sẽ phát đơn kiện lên chính phủ Mỹ. Điều này sẽ

khiến Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá như trước đây Trung Quốc đã

bị.

Hiện Mỹ đã áp thuế chống lẩn tránh thuế với một số mặt hàng khi các

doanh nghiệp Trung Quốc vì muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, họ sẽ qua

các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để lấy xuất xứ,

xuất qua thị trường Mỹ. Khi đó, với đạo luật chống lẩn tránh thuế, phía Mỹ

sẽ theo dõi vấn đề này, khi phát hiện ra doanh nghiệp Việt Nam tiếp tay thì

sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ bị áp đạo luật này với mức thuế tăng từ 10%

trở lên và ngành chế biến gỗ sẽ bị thiệt hại lớn.

Thị trường Lũy kế T7/2018 So với (%)

T6/2018 T7/2017

Tổng (triệu USD)

11,142 1,762 3% 9%

Trung Quốc 5,169 833 -4% 9%

Việt Nam 2,198 373 20% 17%

Canada 837 131 8% 3%

Mexico 557 79 -4% 8%

Malaysia 417 59 10% 0%

Ý 395 60 8% 20%

Indonesia 354 44 -7% -9%

Ba Lan 201 27 -10% 3%

Ấn Độ 173 29 34% 33%

Brazil 92 15 22% 24%

Bảng 5 Top 10 thị trường cung đồ gỗ nội thất cho Mỹ trong 7T/2018

Page 21: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

21

www.dnse.com.vn |

Tiểm năng phát triển ngành gỗ Thị trường Hoa Kỳ

Chính sách thương mại của Tổng thống Trump hiện đi theo hướng giảm

thâm hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích sản xuất trong nước.

Chính sách này đã có tác động trực tiếp đến Trung Quốc, quốc gia có mức

thặng dư thương mại lớn nhất từ Hoa Kỳ. Thời gian gần đây đã cho thấy sự

tăng trưởng trong đầu tư vào ngành gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc

vào Việt Nam. Có thể sự dịch chuyển này là những động thái nhằm tránh

các chính sách về thuế của Hoa Kỳ áp dụng cho các mặt hàng của Trung

Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Gia tăng đầu tư Trung Quốc vào chế biến gỗ

của Việt Nam cũng có thể là phản ứng của các doanh nghiệp Trung Quốc

với chính sách môi trường ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung

Quốc đối với các ngành sản xuất nội địa, và có thể để tránh thuế xuất khẩu

vừa mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng. Tăng đầu tư của Trung Quốc

vào ngành gỗ của Việt Nam ẩn chứa những rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam.

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu

của cả Việt Nam. Thặng dư trong cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt

Nam khoảng 32 tỉ USD mỗi năm, nghiêng về phía Việt Nam đã đẩy Việt Nam

vào danh sách 6 quốc gia có mức thâm hụt lớn nhất đối với Hoa Kỳ. Việt

Nam đã trở thành quốc gia được Hoa Kỳ quan tâm lớn, đặc biệt là đối với

các mặt hàng xuất khẩu như hàng điện tử, may mặc, giầy dép và đồ gỗ.

Riêng đối với các mặt hàng đồ gỗ, thặng dư thương mại của Việt Nam từ

Hoa Kỳ đạt trên 2 tỉ USD. Mức thặng dư này, cộng với luồng đầu tư từ

Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có thể tạo ra những

mối quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ. Điều này đòi hỏi

ngành gỗ và các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có những bước chuẩn

bị thích hợp, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xuất khẩu vào thị

trường Hoa Kỳ. Một vấn đề cần quan tâm của thị trường này là Chính phủ

liên bang đang ngày càng thắt chặt thực thi đạo luật Lacey và hiệu lực của

quy định về phát thải formaldehyde.

Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Đến nay, Trung Quốc là thị trường rất mở đối với các mặt hàng gỗ của

Việt Nam. Thặng dư thương mại các mặt hàng gỗ của Việt Nam từ thị

trường này khoảng trên 600 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, các mặt hàng

xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu là các sản phẩm thô,

như dăm gỗ, các loại gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ xẻ.

Trung Quốc đang cân nhắc áp dụng chính sách từng bước (step-wise) trong

việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ sử dụng tại Quốc gia này. Hiện

Chính phủ đã áp dụng quy định chỉ có gỗ hợp pháp được sử dụng trong các

cơ quan công quyền.

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Đạo luật Gỗ sạch (Clean Wood Act). Đạo

luật này có hiệu lực vào tháng 5 năm 2017. Hiện Chính phủ đang ban hành

các văn bản hướng dẫn việc áp dụng Đạo luật này. Chính phủ Hàn Quốc

ban hành Đạo luật Sử dụng gỗ bền vững (Act on the Sustainable Use of

Wood) và chính thức có hiệu lực vào tháng 3 năm 2018.

Thực thi các Đạo luật này có thể đồng nghĩa với việc áp dụng các biện pháp

nhằm thắt chặt kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào thị trường này.

Điều này sẽ tác động đến các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt

Nam vào các thị trường này trong thời gian tới. Việt Nam giảm xuất khẩu

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

(tỷ

USD

)

Xuất khẩu gỗ & SP gỗ ra 1 số thị trường chính

Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

2014 2015 2016 2017 9T/2018

Tăng trưởng một số thị trường XK gỗ chủ yếu của Việt Nam

Mỹ Nhật Bản

Trung Quốc Hàn Quốc

Mỹ, 43%

Nhật Bản, 13%

Trung Quốc, 13%

Hàn Quốc, 11%

Khác, 20%

Cơ cấu XK gỗ 9T/2018

Page 22: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

22

www.dnse.com.vn |

gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ xẻ là tín hiệu đáng mừng, bởi giảm xuất khẩu

chủ yếu là nhóm mặt hàng nằm trong nhóm gỗ qu{, như gỗ hương, căm xe,

cẩm lai có nguồn gốc từ nhập khẩu. Lí do giảm xuất khẩu là bởi nguồn cung

các loại gỗ ngày càng ngày càng khó khăn, do các quốc gia cung các loài gỗ

này siết chặt chính sách khai thác và thương mại. Các loài gỗ có nguồn gốc

từ trong nước, như gỗ cao su, gỗ keo mặc dù lượng xuất khẩu giảm nhưng

lượng giảm không lớn. Điều này cho thấy các khó khăn trong việc hạn chế

xuất khẩu nguồn gỗ nguyên liệu thô có nguồn gốc từ Việt Nam.

Hoạt động của một số doanh nghiệp ngành gỗ

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE:

TTF) Là một trong những Tập Đoàn chế biến gỗ hàng đầu Việt Nam với hệ thống

nhà máy đa số được trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu.

Nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Trường Thành bao gồm: Nội thất,

Ngoại thất, Ván sàn, ván ép được xuất sang nhiều thị trường lớn như EU,

Mỹ, Úc.

Lĩnh vực hoạt động:

Sản xuất đồ mộc, ván trang trí nội thất;

Nhận định: TTF có nhiều tiềm năng để tăng trưởng doanh thu, cải thiện lợi nhuận, đặc biệt sau các hợp đồng bán hàng cho VinGroup với giá trị rất lớn trong 5 năm tới. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần cải thiện về cơ cấu nguồn vốn, xử lý các khoản lỗ lũy kế và trích lập dự phòng cho các tài sản thiếu. Nếu giải quyết được vấn đề an toàn tài chính, tiềm năng của TTF là rất lớn.

Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An (HOSE: GTA) GTA được thành lập từ năm 2002 tiền thân là doanh nghiệp cổ phần 100%

vốn góp nhà nước thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, với ngành

nghề kinh doanh chính là sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất và sản phẩm

khác từ gỗ. Hiện tại, tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam và công ty

TNHH MTV Cao su Bình Long chiếm 59.7% cơ cấu cổ đông, phần còn lại

thuộc về quỹ AFC VF Limited (5.85%) và các cổ đông nhỏ lẻ khác.

Lĩnh vực hoạt động:

Khai thác và sơ chế gỗ; cưa xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản xuất gỗ

dán; Sản xuất đồ gỗ xây dựng; Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ.

Nhận định: Công ty chưa có sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong

nhiều năm qua. Biên lợi nhuận có tăng tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp. Các

đơn đặt hàng mới, trong 2019, của GTA tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện

qua khoản người mua trả tiền trước, tuy nhiên biên lợi nhuận thấp khiến

công ty dễ bị ảnh hưởng bởi lãi vay tăng và sự cạnh tranh từ các doanh

nghiệp có quy mô, biên lợi nhuận lớn hơn.

-250%

-200%

-150%

-100%

-50%

0%

50%

-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

2013 2014 2015 2016 2017

(ngh

ìn t

ỷ V

)

Doanh thu & Lợi nhuận TTF

Doanh thu Lợi nhuận Biên LN

2%

2%

2%

3%

3%

3%

3%

3%

3%

3%

0

100

200

300

400

500

600

2013 2014 2015 2016 2017

(tỷ

VN

Đ)

Doanh thu & Lợi nhuận GTA

Doanh thu Lợi nhuận Biên LN

Page 23: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

23

www.dnse.com.vn |

Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) Đức Thành là một trong những công ty chuyên sản xuất đồ dùng nhà bếp,

đồ gia dụng nhãn hiệu Gỗ Đức Thành và đồ chơi trẻ em nhãn hiệu

Winwintoys tại Việt Nam. Sản phẩm gỗ của Đức Thành đã có mặt tại 63 tỉnh

thành Việt Nam và tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Nhận định: Gỗ Đức Thanh là một doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả

trong ngành, với mức biên lợi nhuận cao và doanh thu liên tục tăng trưởng.

Đây là một doanh nghiệp rất đáng chú ý do chất lượng sản phẩm cao, đã

khẳng định được thương hiệu với thị trường nước ngoài và nội địa.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

0

50

100

150

200

250

300

350

400

2013 2014 2015 2016 2017

(tỷ

VN

Đ)

Doanh thu & Lợi nhuận GDT

Doanh thu Lợi nhuận Biên LN

Page 24: Báo cáo phân tích ngành g | 28.12 - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/H2018/Báo cáo ngành gỗ_2018_12_28.pdf · chuyển dịch của một số doanh nghiệp Trung

24

www.dnse.com.vn |

1. CƠ SỞ KHUYẾN NGHỊ

Với thời hạn đầu tư dài hạn (>12 tháng), DNSE Research đưa ra khuyến

nghị MUA, NẮM GIỮ hoặc BÁN dựa trên khả năng sinh lời dự kiến của

các cổ phiếu so sánh với tỷ lệ sinh lời yêu cầu của thị trường là 16% (*).

Khuyến nghị MUA khi cổ phiếu dự kiến sẽ tăng tuyệt đối từ 16% trở

lên, khuyến nghị BÁN khi cổ phiếu dự kiến giảm từ 8% trở lên và

khuyến nghị NẮM GIỮ khi tỷ lệ sinh lợi dự kiến trong khoảng -8% đến

16%.

* Tỷ lệ sinh lời yêu cầu của thị trường được tính toán dựa trên lợi tức trái

phiếu Chính phủ 1 năm và phần bù rủi ro thị trường sử dụng phương pháp độ

lệch chuẩn của thị trường cổ phiếu.

2. TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM

Các thông tin trong báo cáo này được Công ty Cổ phần chứng khoán

Đại Nam đưa ra dựa trên nguồn thông tin mà chúng tôi coi là đáng tin

cậy. Tuy nhiên, DNSE không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và cập nhật

của những thông tin này.

Các nhận định được đưa ra trong báo cáo này mang tính chất chủ quan

của chuyên viên phân tích. Các nhà đầu tư sử dụng báo cáo này như

nguồn tư liệu tham khảo tự chịu trách nhiệm cho quyết định đầu tư

của mình.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI NAM

DAINAM SECURITIES JOINT STOCK COMPANY

Chuyên gia

Phạm Quốc Anh

[email protected]

Phụ trách chung

TS. Đỗ Thái Hưng

Email: [email protected]

Trụ sở: Tầng 5, Tòa nhà HACC1 Complex Building,

35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (024) 7304 7304

Fax: (024) 3200 8583

Website: www.dnse.com.vn