78
Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO). BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 5 NĂM NĂM 2012 - 2017

BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM

THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY

KHU VỰC ASEAN

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 5 NĂM

NĂM 2012 - 2017

Page 2: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

i

LỜI MỞ ĐẦU

Dự án Đánh giá Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN (ACGS) là một trong những sáng kiến

khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) với mục tiêu xây dựng một

thị trường vốn hội nhập của khu vực. Sáng kiến này đã được khởi động vào năm 2011 với các mục

tiêu chính là nâng cao tiêu chuẩn quản trị của các công ty niêm yết đại chúng của các quốc gia

trong khu vực ASEAN, nhằm mang lại hình ảnh quốc tế uy tín hơn cho các doanh nghiệp và thúc

đẩy các doanh nghiệp ASEAN trở thành những tài sản đầu tư có giá trị.

Việt Nam chính thức tham gia sáng kiến ACGS vào năm 2012 với sự hỗ trợ của Ngân hàng

Phát triển Châu Á cho các hoạt động đánh giá trong ba năm 2012-2014. Từ năm 2015, hai đợt

đánh giá ACGS tiếp theo về quản trị công ty được thực hiện bởi Việt Nam đã được Tổ chức Tài

chính Quốc tế (IFC) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế Thụy Sĩ (SECO) hỗ trợ. Kể từ khi bắt

đầu dự án, đợt đánh giá ACGS 2017 là lượt đánh giá quản trị công ty lần thứ năm. Bộ tiêu chí đánh

giá của dự án ACGS được xây dựng dựa trên các nguyên tắc quản trị công ty G20/OECD, nguyên

tắc quản trị công ty ICGN và các thông lệ quản trị công ty tiến bộ được chấp nhận trên toàn cầu,

trong đó nhấn mạnh đến chất lượng quản trị công ty của các công ty đại chúng niêm yết.

Báo cáo này cung cấp kết quả đánh giá quản trị công ty các doanh nghiệp của ASEAN trong

toàn bộ 5 lượt đánh giá và cung cấp thông tin trọng tâm là kết quả đánh giá quản trị công ty của

năm gần nhất – năm 2017. Báo cáo cho thấy các doanh nghiệp đại chúng niêm yết của Việt Nam

đã cải thiện thực tiễn quản trị doanh nghiệp từng bước trong những năm qua, với những nỗ lực

cải tiến nhất quán của các công ty và các bên liên quan khác. Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn

thấy rõ khi khoảng cách về hiệu suất quản trị công ty giữa các doanh nghiệp đại chúng niêm yết

của Việt Nam và các công ty khác trong khu vực ASEAN vẫn còn rất lớn. Các phân tích chi tiết trong

báo cáo này về các lĩnh vực cần tập trung để cải thiện quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm

yết cũng được trình bày cụ thể.

Tương tự như các thị trường khác, việc cải thiện quản trị công ty của các công ty niêm yết

đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên khác nhau, các nhà quản lý, tập đoàn và người tham gia thị trường.

Ở cấp quốc gia, các kế hoạch dài hạn mang tầm chiến lược và các bản đồ kế hoạch hành động cụ

thể nên được thiết kế bởi các cơ quan quản lý. Ở cấp độ công ty, vai trò của ban giám đốc là rất

quan trọng với sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của quản trị công ty. Quản trị công ty tốt

chắc chắn sẽ là thành quả của sự chỉ đạo nhất quán của các lãnh đạo doanh nghiệp và của sự triển

khai hiệu quả của các bộ phận hỗ trợ quản trị công ty trong các doanh nghiệp, đi kèm với áp lực

tích cực của thị trường. Để Việt Nam sớm trở thành một thành viên tích cực của sáng kiến quản

trị công ty ASEAN, cả hai cơ chế quản trị doanh nghiệp bên ngoài và bên trong công ty phải là

trọng tâm của các nỗ lực cải thiện quản trị công ty.

Page 3: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

ii

LỜI CẢM ƠN

Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN là một trong những sáng kiến quan trọng của ACMF, cơ quan

đại diện của các Bộ trưởng Tài chính của các nước ASEAN, nhằm nâng cao tiêu chuẩn quản trị

công ty của các công ty đại chúng niêm yết của các quốc gia ASEAN và nâng cao thương hiệu các

doanh nghiệp ASEAN lên tầm các tài sản đầu tư hấp dẫn. Dự án khu vực này không thể thành công

nếu không có sự điều phối của Ban thư ký dự án quản trị công ty ASEAN, là các Ủy ban chứng

khoán Malaysia và Philippines, và những nỗ lực hợp tác quan trọng của nhóm các cơ quan đánh

giá xếp hạng của sáu quốc gia trong khu vực ASEAN đã tham gia. Tại Việt Nam, dự án này không

thể hoàn thành nếu không có sự chỉ đạo quan trọng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam

(SSC).

Sáng kiến ACGS của ACMF bắt đầu vào năm 2011, và Việt Nam chính thức tham gia một năm sau

đó. Trong giai đoạn 2012-2014, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, các hoạt động

đánh giá đã được thực hiện trong ba năm liên tục. Sau đó trong giai đoạn 2015-2018, Tổ chức Tài

chính Quốc tế IFC đã liên tục hỗ trợ Việt Nam tham gia sáng kiến ACGS bên cạnh các hoạt động cải

thiện quản trị công ty khác.

Tại Việt Nam, dự án và báo cáo này được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia và các đánh giá

viên được đề cử bởi SSC đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền, Trường Đại học Bách Khoa Thành

phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và các thành viên chuyên trách chính,

Nguyễn Ngọc Hạnh Nguyên và Dương Huyền Phương.

Dự án Thẻ điểm đã được thực hiện dưới sự giám sát và hỗ trợ trực tiếp của Ông Vũ Chí Dũng, SSC,

Ông Mohd Sani Moh Ismail, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Bà Nguyễn Nguyệt Anh, Chuyên gia

phụ trách Chương trình Quản trị Công ty của IFC tại Việt Nam.

Dự án này không thể thành công nếu thiếu những quan tâm và hỗ trợ quan trọng đến từ Ông Trần

Văn Dũng, Chủ tịch SSC, Bà Trần Anh Đào, Phó Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

và Ông Chris Razook, Chuyên gia phụ trách Chương trình Quản trị Công ty của khu vực Đông Á

Thái Bình Dương của IFC.

Đặc biệt cảm ơn các nhà tài trợ trực tiếp của dự án này bao gồm IFC và Tổ chức Hợp tác Phát triển

Kinh tế Thụy Sĩ (SECO) liên tục kể từ năm 2015.

Nhóm thực hiện dự án đặc biệt biết ơn Bà Nguyễn Nguyệt Anh, Chuyên gia phụ trách Chương

trình Quản trị Công ty của IFC tại Việt Nam, đã tư vấn và sẵn sàng hỗ trợ kịp thời cho dự án này.

Page 4: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

iii

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................................. ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................................................... iii

1. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN ...............................................1

1.1. CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN THE ĐIÊ M QTCT ASEAN TẠI VIỆT NAM ......................................................... 2

1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CỦA THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ASEAN NĂM 2017 ..................................... 2

1.3. QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHÉO ........................................................................................................................ 7

1.4. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ KIỂM CHỨNG BỞI BÊN THỨ BA................................................................................ 7

2. NỘI DUNG BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM...............................................................................8

2.1. THÔNG TIN TỔNG QUAN ............................................................................................................................. 8

2.2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................ 9

2.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ .................................................................. 9

2.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHUNG ...................................................................................................................... 10

Đánh giá chung về tình hình QTCT của các doanh nghiệp Việt Nam trong 5 năm ...................................... 10

Cải thiện QTCT của các công ty có mặt trong tất cả 5 năm đánh giá ......................................................... 12

Tình hình điểm quản trị công ty của năm 2017 ........................................................................................... 14

Lợi ích của quản trị công ty ......................................................................................................................... 17

Quản trị công ty và Thị giá của cổ phiếu ..................................................................................................... 17

Tác động tích cực của quản trị công ty đối với giá trị cổ phiếu ................................................................... 18

Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ..................................................................................................... 19

Quản trị công ty theo lĩnh vực ngành nghề ................................................................................................. 20

Quản trị công ty và đặc điểm HĐQT ............................................................................................................ 22

Kiêm nhiệm và quản trị công ty ................................................................................................................... 22

Vai trò các tiểu ban chuyên trách ................................................................................................................ 23

Quản trị công ty theo qui mô ...................................................................................................................... 25

3. CÁC QUAN SÁT TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ....................................................... 26

3.1. PHẦN A – ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG VÀ CÁC QUYỀN SỞ HỮU CƠ BẢN .......................................... 26

Đánh giá chung ........................................................................................................................................... 26

Tổ chức đại hội cổ đông .............................................................................................................................. 27

Nâng cao vai trò và bảo vệ quyền của cổ đông .......................................................................................... 28

3.2. PHẦN B - ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG VỚI CỔ ĐÔNG ............................................................................................. 29

Đánh giá chung ........................................................................................................................................... 29

Hạn chế trong công bố thông tin cho cổ đông nước ngoài ......................................................................... 30

Ngăn ngừa xung đột lợi ích ......................................................................................................................... 31

Page 5: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

iv

3.3. PHẦN C - VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN CÓ QUYỀN LỢI LIÊN QUAN TRONG QUẢN TRỊ CÔNG TY ......................... 32

Đánh giá chung ........................................................................................................................................... 32

Bảo vệ khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ .................................................................................................. 34

Khích lệ nhân viên ....................................................................................................................................... 34

Quan hệ với các bên hữu quan.................................................................................................................... 35

Chính sách tố giác vi phạm .......................................................................................................................... 35

3.4. PHẦN D - CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH ............................................................................... 36

Đánh giá chung ........................................................................................................................................... 36

Chất lượng báo cáo thường niên ................................................................................................................ 38

Trang thông tin điện tử ............................................................................................................................... 38

Công bố kịp thời .......................................................................................................................................... 39

Công bố thông tin quản trị .......................................................................................................................... 40

Công bố thông tin về giao dịch bên liên quan ............................................................................................. 41

3.5. PHẦN E – VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ............................................................... 43

Đánh giá chung ........................................................................................................................................... 43

Tính độc lập của HĐQT ................................................................................................................................ 44

Thực thi vai trò giám sát chiến lược, quản trị rủi ro .................................................................................... 46

Vai trò ban kiểm soát .................................................................................................................................. 46

Kiểm toán nội bộ ......................................................................................................................................... 47

Thành phần, cấu trúc hội đồng quản trị ...................................................................................................... 48

Thực thi trách nhiệm của HĐQT .................................................................................................................. 48

Bộ qui tắc đạo đức ...................................................................................................................................... 50

3.6. CÁC TIÊU CHÍ THƯỞNG VÀ PHẠT ............................................................................................................... 51

4. THỰC HIỆN QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TỐT NHẤT ................................... 55

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................. 59

5.1. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ ............................................................................................... 60

5.2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ........................................................................................................................... 61

5.3. ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG VÀ CÁC BÊN HỮU QUAN .............................................................................................. 63

Page 6: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACGS Thẻ điểm Quản trị công ty khu vực ASEAN

ACMF Diễn đàn thị trường vốn khu vực ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCTN Báo cáo thường niên

BKS Ban kiểm soát

DNNY

ĐHCĐ

Doanh nghiệp niêm yết

Đại hội cổ đông

HĐQT Hội đồng Quản trị

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

P/B Tỉ số giá thị trường chia giá bút toán của cổ phiếu

QTCT Quản trị công ty

ROA Tỉ lệ lợi nhuận trên tài sản

ROE Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SECO Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Thuỵ Sĩ

TGĐ Tổng giám đốc

Tobin’s Q Tỉ số giá thị trường chia giá bút toán của tổng tài sản

TTCK Thị trường chứng khoán

Page 7: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

1

1. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN

Dự án Thẻ điểm Quản trị Công ty Khu vực ASEAN được chính thức bắt đầu thực hiện từ

năm 2011 như một phần quan trọng trong Kế hoạch tổng thể của Diễn đàn Thị trường

vốn ASEAN (ACMF) hướng đến sự hợp nhất của khối ASEAN như một cộng đồng kinh tế

chung thịnh vượng và lớn mạnh. Thẻ điểm hướng đến mục tiêu nâng tầm chuẩn mực quản

trị công ty ở các doanh nghiệp ASEAN và giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về những

doanh nghiệp có hệ thống quản trị công ty tốt, thông qua đó nâng cao khả năng thu hút

đầu tư, tôn vinh hình ảnh và thương hiệu ASEAN trên thị trường vốn quốc tế.

Trong hơn bốn năm thực hiện Dự án đánh giá Quản trị công ty các doanh nghiệp niêm yết

tại các quốc gia ASEAN, dự án đã thúc đẩy nâng cao nhận thức của công chúng về tầm

quan trọng của quản trị công ty đối với nền kinh tế từng quốc gia và của khu vực và giúp

các nhà đầu tư quốc tế đánh giá tốt hơn về các doanh nghiệp niêm yết trong khu vực

ASEAN. Một trong những sự kiện nổi bật của dự án là Lễ trao giải Quản trị Công ty Khu

vực ASEAN, diễn ra vào ngày 14/11/2015 tại Manila, nhằm vinh danh các công ty niêm

yết dẫn đầu về quản trị công ty trong khu vực, bên cạnh rất nhiều sự kiện vinh danh các

doanh nghiệp quản trị tốt dựa trên Phương pháp đánh giá Quản trị công ty ASEAN cũng

như nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo phân tích tình hình thực thi quản trị tại các nước

trong khu vực.

Sau bốn năm thực hiện dự án, các chuyên gia quản trị công ty cũng như đến từ các tổ chức

đánh giá xếp hạng của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam,

đã cùng ngồi lại để điều chỉnh và cập nhật thẻ điểm sao cho các tiêu chí phản ánh được xu

hướng phát triển toàn cầu và những cập nhật mới nhất trong Bộ nguyên tắc Quản trị Công

ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).Năm 2017 quy trình và phương pháp

đánh giá cũng được củng cố để tăng tính độc lập và độ tin cậy.

Trong năm 2017, các tổ chức và nhóm chuyên gia đánh giá xếp hạng từ Indonesia,

Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, cũng như Việt Nam, đã cùng nhau thực hiện

báo cáo về tình hình thực thi quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết trong khu vực

dựa trên thẻ điểm cập nhật mới nhất. Những tổ chức đó là:

▪ Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Indonesia;

▪ Tổ chức Bảo vệ Nhà đầu tư thiểu số Malaysia;

▪ Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Philippines;

Page 8: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

2

▪ Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Singapore và Trung tâm nghiên cứu quản trị

công ty, định chế và tổ chức thuộc Đại học Quốc gia Singapore;

▪ Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Thái Lan; và

▪ Nhóm chuyên gia Quản trị Công ty đứng đầu là TS. Nguyễn Thu Hiền (Tư vấn của

Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC) đến từ Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Thuỵ Sĩ (SECO).

1.1. CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN THE ĐIEM QTCT ASEAN TẠI VIỆT NAM

Dư án The điem Quan tri Công ty Khu vưc ASEAN đươc chính thưc bat đau tư nam 2011

với sự tham gia chính thức của Việt Nam vào dự án này từ năm 2012. Trong giai đoạn

2012-2014, với sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), công tác đánh giá thẻ

điểm QTCT đã được thực hiện trong suốt 3 năm liên tục. Trong các năm 2015-2018 IFC

đã liên tục hỗ trợ Việt Nam tham gia dự án ACGS bên cạnh các hoạt động cải thiện QTCT

khác.

Cai thie n Quan tri công ty đòi hoi no lưc tư nhieu phía, đac bie t tư Ho i đong quan tri, và

các bo pha n phu trách và có liên quan đen QTCT. Có nhieu khía canh cua QTCT mang tính

chien lươc và trong yeu, đòi hoi can có vai trò đi đau trong vie c thiet ke khuôn kho quan

tri công ty tot cho doanh nghie p, thuo c vai trò và pham vi trách nhie m cua Ho i đong quan

tri. Bên canh các khía canh trong yeu này, cai thie n công bo thông tin là mo t chien lươc

hie u qua, nhanh chóng cho phép cai thie n hình anh ve chat lương quan tri công ty cua

doanh nghie p.

1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CỦA THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ASEAN NĂM 2017

Việc đánh giá tình hình thực thi quản trị công ty ở mỗi doanh nghiệp được thực hiện dựa

trên các thông tin công bố mà công ty cung cấp rộng rãi cho công chúng như trang thông

tin điện tử của công ty, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty, báo cáo phát triển

bền vững, điều lệ, các thông báo dành cho cổ đông, các biên bản và nghị quyết họp Đại hội

cổ đông thường niên, thông tin về doanh nghiệp công bố trên trang thông tin điện tử của

các Sở giao dịch chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán nhà nước, các trang thông tin điện tử

báo chí...

Trước khi bắt đầu đánh giá, các tổ chức đánh giá xếp hạng của các nước đã tổ chức nhiều

cuộc họp để thảo luận rà soát những chuẩn mực quốc tế về QTCT, rà soát những cải thiện

Page 9: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

3

khuôn khổ luật pháp của các quốc gia trong khu vực, các xu hướng và thách thức mới

trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới, từ đó xây dựng các

tiêu chí đánh giá trong thẻ điểm nhằm phản ánh các yêu cầu và chuẩn mực quản trị đối

với các doanh nghiệp đại chúng trong khu vực ASEAN.

Các tiêu chí được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung được thống nhất của Thẻ điểm

Quản trị công ty ASEAN đó là:

- Thẻ điểm cần phản ánh các nguyên tắc quản trị công ty tốt được công nhận trên

thế giới và áp dụng cho doanh nghiệp đại chúng niêm yết, và trong nhiều trường

hợp có thể vượt trên các khuôn khổ luật pháp và chuẩn mực quản trị qui định của

quốc gia.

- Thẻ điểm không phải được cấu thành bởi các chuẩn mực chung thấp nhất đáp ứng

bởi tất cả các quốc gia tham gia, mà là tập hợp các chuẩn mực, thông lệ quản trị tốt

trên thế giới phù hợp với các quốc gia tham gia.

- Thẻ điểm cần phản ánh đầy đủ, toàn diện và thiết thực các thành phần cốt lõi của

quản trị công ty.

- Thẻ điểm cần được thiết kế cho phép đánh giá, phản ánh trình độ phát triển và các

khoảng cách có thể có trong thực hành quản trị của các doanh nghiệp đại chúng,

từ đó cho phép nhận diện và khích lệ các thực hành quản trị tốt của các doanh

nghiệp.

- Thẻ điểm cần được thiết kế sao cho có thể áp dụng được cho các thị trường có đặc

thù phát triển khác nhau trong ASEAN.

- Phương pháp đánh giá sử dụng trong Thẻ điểm cần đảm bảo độ tin cậy và giá trị

để cho phép đánh giá chính xác chất lượng quản trị công ty của doanh nghiệp và

không dừng ở việc phản ánh những hành vi tuân thủ giản đơn.

- Các qui trình đảm bảo chất lượng cho quá trình đánh giá quản trị công ty cần được

tôn trọng và áp dụng chuẩn mực nhằm đảm bảo tính độc lập và độ tin cậy của

phương pháp đánh giá.

Những điểm hiệu chỉnh trong bộ tiêu chí ACGS năm 2017

Thẻ điểm QTCT ASEAN năm 2017 là kết quả của việc hiệu chỉnh Thẻ điểm QTCT áp dụng

năm 2015 và các tiêu chí theo hướng đưa vào các điểm mới của các bản cập nhật của các

Bộ nguyên tắc Quản trị công ty của G20/OECD, của ICGN, của các thông lệ quản trị tốt

Page 10: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

4

khác trên thế giới được công nhận. Ngoài ra tính hợp lý và hiệu quả của bộ tiêu chí cũng

là trọng tâm của việc hiệu chỉnh.

Bảng tiêu chí đánh giá có cấu trúc hai cấp, Cấp 1 đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn căn

bản của quản trị công ty tốt đến từ (1) các qui định, luật pháp của các quốc gia ASEAN, và

(2) các thông lệ tốt về QTCT do G20/OECD xây dựng. Cấp 2 đưa vào (i) các tiêu chí thưởng

điểm cho các thực hành tiến bộ và mới được áp dụng, và (ii) các khía cạnh cần phạt điểm

để phản ánh các thực hành hoặc các hiện tượng, sự kiện tiêu cực của quản trị kém.

Các câu hỏi Cấp 1 và Cấp 2 được phân thành 5 nhóm tương ứng với năm lĩnh vực của quản

trị công ty cấp doanh nghiệp: (1) Đảm bảo quyền của cổ đông; (2) Đảm bảo đối xử công

bằng giữa các cổ đông; (3) Đảm bảo vai trò các bên hữu quan trong quản trị công ty; (4)

Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin; (5) Đảm bảo vai trò và trách nhiệm của Hội

đồng quản trị.

Một trong những thay đổi quan trọng của các câu hỏi Cấp 1 là việc gia tăng trọng số cho

nguyên tắc Đảm bảo vai trò các bên hữu quan trong quản trị công ty, trọng số gia tăng từ

10% (năm 2015) lên 15%, và nguyên tắc Đối xử công bằng giữa các nhóm cổ đông từ 15%

thành còn 10%. Thay đổi này phản ánh vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của các bên

hữu quan trong việc duy trì phát triển bền vững của doanh nghiệp, bao gồm vai trò và

trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, phát triển kinh tế bền vững, đối với

việc đảm bảo vai trò của các nhà cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp (nhà cung cấp, chủ

nợ, người lao động..), khách hàng, cộng đồng..

Ngoài ra, để đảm bảo cho phương pháp đánh giá sử dụng trong Thẻ điểm có độ tin cậy và

giá trị, cho phép đánh giá chính xác chất lượng quản trị công ty của các doanh nghiệp và

vượt trên những hành vi tuân thủ giản đơn, bộ tiêu chí được tinh giản theo hướng giảm

bớt các lĩnh vực tuân thủ giản đơn, và gia tăng trọng số cho những lĩnh vực trọng yếu của

quản trị công ty. Do vậy các lĩnh vực trọng yếu thuộc phần câu hỏi Cấp 1 đã được gán

trọng số. Điểm tối đa của Cấp 1 là 100 điểm.

Các lĩnh vực được chú trọng đánh giá trong thẻ điểm có thể kể đến là cấu trúc và thành

phần của HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tính độc lập của Chủ tịch HĐQT, tính độc lập của

Ban kiểm soát (hoặc Tiểu ban kiểm toán trực thuộc HĐQT), sự có mặt và tính độc lập của

các tiểu ban chuyên trách khác thuộc HĐQT, minh bạch chính sách và qui trình đề cử và

bầu chọn thành viên HĐQT, vai trò HĐQT trong xây dựng và giám sát thực hiện chiến lược,

Page 11: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

5

giám sát phòng ngừa rủi ro, thực thi trách nhiệm của HĐQT, chính sách thù lao của HĐQT

và các vị trí điều hành chủ chốt. Ngoài ra, các khía cạnh không kém phần quan trọng khác

cũng được nhấn mạnh như công tác thực hành tổ chức đại hội cổ đông, công bố và cập

nhật thông tin về đại hội cổ đông; qui tắc ứng xử đạo đức, các chính sách phòng chống

tham nhũng, chính sách tố giác vi phạm và bảo vệ người tố giác; các chính sách phát huy

vai trò và bảo vệ quyền lợi các bên hữu quan, trách nhiệm của doanh nghiệp với môi

trường và xã hội hướng đến phát triển bền vững.

Cấu trúc và nội dung đánh giá của Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN

Thẻ điểm ACGS có cấu trúc hai cấp. Chi tiết phân bố các tiêu chí trong từng lĩnh vực Quản

trị công ty được trình bày trong Bảng 1. Điểm Cấp 1 là tổng điểm đạt được của tất cả các

lĩnh vực. Trong đó: Điểm đạt được của lĩnh vực được tính là điểm số của Lĩnh vực chia

cho Tổng điểm cao nhất có thể của lĩnh vực nhân với Trọng số của lĩnh vực.

Các câu hỏi thuộc Cấp 2 là các tiêu chí Thưởng và Phạt lần lượt cho các thực hành rất tiến

bộ hoặc rất cần phải ngăn ngừa. Thẻ điểm QTCT ASEAN năm 2017 có 13 tiêu chí thưởng

và 25 tiêu chí phạt. Kết hợp với điểm Cấp 2, tổng điểm đạt được của doanh nghiệp sẽ bao

gồm điểm Cấp 1 đạt được (tối đa 100 điểm) cộng thêm tối đa 30 điểm của phần Thưởng,

hoặc mất đi tối đa 67 điểm của phần Phạt nếu doanh nghiệp đạt được tối đa điểm thưởng

hoặc mất tối đa điểm do các vi phạm nghiêm trọng ở các tiêu chí thuộc nhóm Cấp 2.

Do vậy, một doanh nghiệp thực hành tốt nhất và không vi phạm lĩnh vực phạt nào ở Cấp

2 có thể đạt điểm tối đa 130 điểm, do nhận được điểm cao nhất của Cấp 1 là 100 điểm,

cộng với điểm cao nhất của Cấp 2 là 30 điểm.

Page 12: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

6

Bảng 1. Phân bố câu hỏi các lĩnh vực của Cấp 1 và Cấp 2

Các thành phần Thẻ điểm Tổng số câu hỏi

Điểm tối đa từng lĩnh vực

Thành phần của Cấp 1

Lĩnh vực A – Quyền cổ đông 21 10

Lĩnh vực B – Đối xử công bằng với cổ đông 15 10

Lĩnh vực C – Trách nhiệm với các bên hữu quan 13 15

Lĩnh vực D – Công bố và minh bạch thông tin 32 25

Lĩnh vực E – Vai trò và trách nhiệm của HĐQT 65 40

ĐIỂM CẤP 1 146 100

Thành phần của Cấp 2

Lĩnh vực Thưởng 13 30

Lĩnh vực Phạt 25 -67

ĐIỂM CẤP 2 30

TỔNG ĐIỂM (Điểm cấp 1 + Điểm cấp 2) 130

Tỉ trọng điểm của các lĩnh vực Cấp 1 lần lượt là: 10 điểm cho Lĩnh vực A - Đảm bảo quyền

của cổ đông; 10 điểm cho Lĩnh vực B - Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; 15

điểm cho Lĩnh vực C - Đảm bảo vai trò các bên hữu quan trong quản trị công ty; 25 điểm

cho Lĩnh vực D - Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin; 40 điểm cho Lĩnh vực E - Đảm

bảo vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

Cấp 2 bao gồm các tiêu chí thưởng và phạt, trong đó có các tiêu chí thưởng có mức thưởng

điểm từ +1 đến +4 điểm, và các tiêu chí phạt có mức phạt từ -1 điểm đến -5 điểm.

Bộ thẻ điểm QTCT ASEAN áp dụng chung cho tất cả các quốc gia tham gia đã có sự hiệu

chỉnh qua các năm mức điểm tổng cao nhất có thể đạt được nhằm phản ánh sự phát triển

liên tục các thực hành và thông lệ QTCT tốt của khu vực và thế giới. Do vậy mức điểm tổng

cao nhất có thể đạt được qua các năm có sự khác biệt nhất định và được thể hiện trong

Hình 1. Theo đó, điểm tổng cao nhất đạt được của năm 2017 là 130 điểm.

Page 13: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

7

1.3. QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHÉO

Khâu kiểm tra chéo kết quả giữa các nước tham gia chính là điểm khác biệt của dự án thẻ

điểm quản trị này so với các phương pháp đánh giá quản trị công ty khác. Cụ thể, tương

tự những năm trước, quá trình thực hiện của dự án năm 2017 bao gồm 2 vòng: Ở vòng 1

– Vòng nội bộ, mỗi tổ chức đánh giá xếp hạng trong nước của từng quốc gia sẽ đánh giá

sơ bộ tình hình của doanh nghiệp niêm yết thuộc quốc gia mình; sau đó, ở vòng 2 – Vòng

chấm chéo, kết quả đánh giá này sẽ được kiểm tra chéo bởi các tổ chức đánh giá xếp hạng

của các quốc gia khác.

Trong dự án năm 2017, từ tổng số các doanh nghiệp được đánh giá, 35 doanh nghiệp niêm

yết có tổng điểm cao nhất trong vòng đánh giá sơ bộ, sẽ được kiểm tra chéo bởi tổ chức

đánh giá xếp hạng của quốc gia khác. Việc phân công kiểm tra chéo được thực hiện một

cách ngẫu nhiên để đảm bảo mỗi tổ chức đánh giá xếp hạng đều có cơ hội đánh giá các

doanh nghiệp niêm yết từ tất cả các nước còn lại. Vòng kiểm tra chéo này nhằm đảm bảo

tất cả các tổ chức đánh giá xếp hạng đều thống nhất về cách hiểu các nguyên tắc quản trị

tốt, và cách chấm của từng câu hỏi.

Sau bước kiểm tra chéo, các tổ chức đánh giá xếp hạng thảo luận với nhau để làm rõ những

khác biệt trong kết quả đánh giá của họ và thống nhất điểm đạt được cuối cùng của các

doanh nghiệp niêm yết. Trong trường hợp khi thảo luận phát hiện bất kỳ điểm khác biệt

nào mang tính hệ thống giữa kết quả đánh giá ở vòng 1 và vòng 2 do bất đồng quan điểm

trong việc hiểu và chấm các câu hỏi, tổ chức đánh giá xếp hạng đó phải xem xét và đánh

giá lại kết quả của tất cả doanh nghiệp niêm yết thuộc quốc gia của mình, kể cả những

doanh nghiệp niêm yết không nằm trong danh sách (35 công ty) được kiểm tra chéo.

1.4. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ KIỂM CHỨNG BỞI BÊN THỨ BA

Đây là bước đánh giá mới được áp dụng từ năm đánh giá 2017 với mục đích đối chứng

thực hành quản trị công ty tại doanh nghiệp với các thông tin mà doanh nghiệp công bố.

Bước đánh giá kiểm chứng này được áp dụng cho 70 doanh nghiệp có tiềm năng được

bình chọn vào danh sách QTCT tốt nhất của khu vực ASEAN. Một tổ chức đánh giá độc lập

bên ngoài thứ ba được mời thực hiện quá trình đánh giá kiểm chứng với cách thức thực

hiện thông qua phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với các lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm các

thành viên HĐQT và Giám đốc, Thư ký công ty về các lĩnh vực quản trị công ty và các thực

hành quản trị tại doanh nghiệp.

Page 14: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

8

Dựa trên điểm số QTCT đánh giá từ hai vòng, vòng nội bộ và vòng kiểm tra chéo, 70 DNNY

có mức điểm QTCT cao nhất ASEAN sẽ được chọn và đưa vào quá trình đánh giá kiểm

chứng. Quá trình đánh giá kiểm chứng sẽ được thực hiện vào thời gian tháng 5-6/2018.

Từ 70 doanh nghiệp được kiểm chứng, có 50 DNNY tốt nhất sẽ được bình chọn là DNNY

có quản trị tốt nhất ASEAN.

2. NỘI DUNG BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM

2.1. THÔNG TIN TỔNG QUAN

Sau hơn ba năm áp dụng các quy định về quản trị công ty theo Thông tư 52/2012/TT-

BTC về Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và Thông tư

121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, Chính

phủ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xem xét và điều chỉnh để ban hành Thông tư

155/2015/TT-BTC về Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và Nghị

định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và

Thông tư 95/2017/TT-BTC nhằm hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về công bố thông

tin, nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán, đáp ứng được yêu cầu của việc

phát triển thị trường và hội nhập quốc tế. Một điểm mới của Thông tư 155/2015/TT-BTC,

được ban hành thay thế Thông tư 52/2012/TT-BTC từ ngày 01/01/2016, là khuyến nghị

các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh nhằm tăng

độ tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Thông tư 121/2012/TT-BTC vẫn còn

hiệu lực cho đến ngày 01/08/2017. Thông tư này từ khi ra đời đã giúp khắc phục hạn chế

của những thông tư trước, tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho thị trường chứng

khoán, và giúp cải thiện tình hình tuân thủ quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm

yết tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khung pháp lý cho hoạt động quản trị công ty càng chặt chẽ hơn với việc ban

hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 108/2013/ND-CP quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ra

đời đã tăng cường việc giám sát thực thi và góp phần làm thị trường minh bạch và công

khai hơn. Nghị định này quy định những hình thức xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán

và thị trường chứng khoán với một số biện pháp giám sát thực thi cụ thể đối với các vi

phạm về quản trị công ty, báo cáo và công bố thông tin, và giao dịch của cổ đông nội bộ và

cổ đông, và những vi phạm khác.

Page 15: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

9

2.2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, và trải qua

hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt

được nhiều thành tựu và tăng trưởng vượt bậc cả về qui mô và khối lượng giao dịch. Tính

đến 31/12/2016, có 319 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và 374

công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Bên cạnh đó có 391 công ty đăng

ký giao dịch trên hệ thống UpCom và 745 công ty đại chúng chưa đăng ký niêm yết. Bên

cạnh số lượng lớn các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường, qui mô

vốn hoá thị trường cũng phát triển một cách đáng kể. Theo số liệu thống kê của UBCKNN,

tính đến 31/12/2017 vốn hoá TTCK Việt Nam đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tương đương

74,6% GDP.

Tuy nhiên so với các nước trong khu vực ASEAN thì qui mô này vẫn còn khiêm tốn. Số liệu

các nước cho thấy năm 2016, TTCK Thái Lan có tỉ lệ vốn hoá 104% GDP, Singapore có

TTCK có giá trị vốn hoá chiếm tỉ lệ 227% GDP, TTCK Malaysia có tỉ lệ vốn hoá chiếm 135%

GDP, Philippine có TTCK có tỉ lệ vốn hoá chiếm 85% GDP1. TTCK là thị trường vốn hoạt

động theo nguyên tắc cạnh tranh tự do và công khai, thông qua đó vốn sẽ được thu hút

đến những cơ hội đầu tư hiệu quả và an toàn. Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh

tốt, và quan trọng là có quản trị tốt sẽ là những điểm đến hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong

và ngoài nước. Quản trị tốt không chỉ là điều kiện cần mà còn là điều kiện tiên quyết để

thu hút vốn thành công và bền vững, đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh thu hút

vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

2.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ

Phương pháp đánh giá Thẻ điểm QTCT ASEAN dựa trên quan điểm của nhà đầu tư quốc

tế, do vậy các tài liệu công bố tiếng Anh được sử dụng làm nguồn thông tin đánh giá. Theo

yêu cầu này, các doanh nghiệp có giá trị vốn hoá lớn nhất vào cuối tháng 4/2017 niêm yết

trên hai Sở giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

(HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), có tài liệu cổ đông bằng tiếng Anh được

1 Số liệu tổng hợp từ Indexmundi.com

Page 16: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

10

đưa vào danh sách đánh giá. Tài liệu cổ đông bằng tiếng Anh tối thiểu cần có là Báo cáo

thường niên tiếng Anh.

Với phương pháp chọn mẫu đánh giá như trên, việc chọn mẫu đảm bảo tính khách quan

và đại diện cho doanh nghiệp tại các quốc gia. Trong năm 2017, đã có 70 DNNY của Việt

Nam được đưa vào đánh giá2. So với năm 2015 (có 55 doanh nghiệp được đánh giá), năm

2017 đã có một sự gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp có tài liệu cổ đông bằng

tiếng Anh. Giá trị vốn hoá của 70 DNNY được đánh giá trong năm 2017 chiếm 71% tổng

giá trị vốn hoá của hai sở giao dịch chứng khoán. Do vậy, tương tự như các năm đánh giá

trước, mẫu khảo sát năm 2017 đáp ứng được tính đại diện cho thị trường chứng khoán

Việt Nam.

Mẫu đánh giá có đại diện của 80% các doanh nghiệp trong VN-30 của Việt Nam vào cuối

năm 2017. Có 06 doanh nghiệp VN-30 không có trong mẫu đánh giá là do chưa có các tài

liệu cổ đông bằng tiếng Anh. Ngoài ra, trong số các doanh nghiệp đánh giá có 05 doanh

nghiệp niêm yết trên HNX và 65 doanh nghiệp niêm yết trên HSX.

2.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHUNG

Vì các kết quả đánh giá của Thẻ điểm được xây dựng dựa trên các chuẩn mực QTCT của

ASEAN, do vậy các qui định luật pháp của mỗi quốc gia là điều kiện cần mà chưa phải là

điều kiện đủ để được đánh giá tốt theo các chuẩn mực quản trị của ASEAN. Tỉ lệ đáp ứng

các chuẩn mực ASEAN còn thấp, so với các nước trong khu vực, khoảng cách này còn khá

lớn trong từng tiêu chuẩn thực hiện.

Đánh giá chung về tình hình QTCT của các doanh nghiệp Việt Nam trong 5 năm

Đã có những kết quả tiến bộ rõ nét về điểm số QTCT đạt được của các DNNY trong năm

2017 so với năm đánh giá trước đó trong hầu hết các lĩnh vực của quản trị công ty.

Điểm tổng cao nhất có thể đạt được của Bộ thẻ điểm QTCT ASEAN đã có sự thay đổi qua

các năm phản ánh sự phát triển liên tục các thực hành và thông lệ QTCT tốt của khu vực

và thế giới. Do vậy mức điểm tổng cao nhất có thể đạt được qua các năm có sự khác biệt

2 Danh sách 70 doanh nghiệp niêm yết được bao gồm trong dự án đánh giá Thẻ điểm ASEAN 2017 được nêu trong Phụ lục.

Page 17: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

11

nhất định và được thể hiện trong Hình 1. Theo đó, điểm tổng cao nhất đạt được của năm

2017 là 130 điểm.

Hình 1. Điểm số QTCT qua 5 năm đánh giá 2012-2017

Hình 1 cho thấy điểm QTCT của từng lĩnh vực trong 5 năm thực hiện đánh giá cho thấy

kết quả thực hiện QTCT theo chuẩn mực ASEAN đã có cải thiện. Điểm QTCT trung bình

của các doanh nghiệp được đánh giá đã tăng 12.3% so với năm đánh giá gần nhất (tăng

từ 36.75 điểm lên 41.3 điểm). Lĩnh vực có điểm tăng cao nhất là lĩnh vực A – Quyền của

các cổ đông (tăng 30.3% điểm), kế đến là lĩnh vực E – Vai trò của hội đồng quản trị (tăng

14%), và lĩnh vực D – Minh bạch và công bố thông tin (tăng 10.12%).

Lĩnh vực B và C có sự thay đổi trọng số, theo đó B giảm trọng số còn 10% và C tăng trọng

số lên 15%. Kết quả đánh giá năm 2017 cho thấy lĩnh vực B – Đối xử công bằng với các

nhóm cổ đông có nhiều cải thiện, và lĩnh vực C – Trách nhiệm với các bên hữu quan không

Page 18: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

12

có cải thiện. Tuy nhiên điểm số của hai lĩnh vực này thay đổi (điểm của lĩnh vực B giảm và

điểm của lĩnh vực C tăng) là do sự thay đổi trọng số điểm của hai lĩnh vực.

Mặc dù có những cải thiện trong từng lĩnh vực, và cải thiện mức điểm tổng QTCT của các

doanh nghiệp được đánh giá, nhưng các cải thiện này vẫn còn hạn chế, chưa thực sự giúp

doanh nghiệp Việt Nam vươn lên đạt các chuẩn mực cao của ASEAN. Mức điểm trung bình

41.3 điểm còn cách rất xa so với mức điểm cao nhất có thể đạt được của Thẻ điểm QTCT

ASEAN là 130 điểm.

Cải thiện QTCT của các công ty có mặt trong tất cả 5 năm đánh giá

QTCT tốt đòi hỏi quá trình cải thiện bền bỉ lâu dài các cơ chế quản trị bên trong và bên

ngoài của doanh nghiệp, đáp ứng các chuẩn mực quản trị tốt, đáp ứng các yêu cầu của thị

trường và nhà đầu tư. Do vậy thị trường kỳ vọng sự cải thiện quản trị tốt và bền vững qua

từng năm của các doanh nghiệp đã có mặt đủ trong tất cả các năm đánh giá của thẻ điểm

QTCT ASEAN. Kết quả đánh giá cho thấy có 26 công ty đã có mặt trong tất cả các năm đánh

giá QTCT ASEAN, và điểm chú ý là QTCT của các công ty này đã cải thiện đáng kể qua từng

năm. Trong năm 2017, các doanh nghiệp này đã có điểm QTCT trung bình tăng 19.4%

điểm so với năm đánh giá trước (tăng từ 40.6 lên 48.7 điểm) và tăng 13% mỗi năm trong

5 năm qua.

Mặc dù 26 công ty có mặt đủ trong 5 lần đánh giá đã có cải thiện điểm đáng kể, điều này

chưa giúp mức điểm đánh giá chung của Việt Nam tăng lên là do có nhiều doanh nghiệp

mới được đưa vào thẻ điểm đánh giá trong năm 2017. Các doanh nghiệp mới này có mức

độ công bố thông tin cổ đông còn rất hạn chế so với chuẩn mực của khu vực. Tác động này

ảnh hưởng không nhỏ đến mặt bằng đánh giá chung trong năm 2017.

Page 19: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

13

Hình 2. Điểm số QTCT của các công ty có mặt đủ trong 5 năm đánh giá 2012-2017

Page 20: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

14

Quản trị công ty Việt nam so với ASEAN

Hình 3. Quản trị công ty của các quốc gia khu vực ASEAN

Kết quả đánh giá QTCT của các quốc gia ASEAN qua các năm cho thấy một sự cải thiện

liên tục và đáng kể tại các thị trường trong khu vực. Việt nam cũng không là ngoại lệ khi

có được sự gia tăng điểm số QTCT qua các năm. Hình 3 cho thấy điểm QTCT của Việt Nam

tuy có tăng lên và cao nhất trong năm đánh giá 2017 nhưng vẫn cách xa điểm số của các

quốc gia láng giềng một khoảng cách rất lớn. Cụ thể, điểm trung bình của các DNNY Việt

Nam đạt 41.3 năm 2017, khoảng cách đáng kể so với điểm của Indonesia là 70.6, của

Philippines là 67.6 điểm, và của quốc gia có điểm QTCT cao nhất là Thái Lan là 85.7 điểm.

Tình hình điểm quản trị công ty của năm 2017

Kết quả đánh giá 70 DNNY của Việt Nam trong năm 2017 cho thấy có khoảng cách lớn

giữa doanh nghiệp tốt nhất và doanh nghiệp kém nhất về QTCT như kết quả tại Bảng 2.

Page 21: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

15

Bảng 2. Điểm quản trị công ty từng lĩnh vực của các doanh nghiệp được đánh giá trong năm 2017

Phần A

Max=10 Phần B

Max=10 Phần C

Max=15 Phần D Max=25

Phần E Max=40

Điểm Cấp 1

Max=100

Điểm Cấp 2

Max=30

Tổng điểm QTCT

Max=130

Điểm trung bình

6.37 6.84 5.90 12.94 10.98 43.04 -1.74 41.30

Tối thiểu 4.62 5.79 0.00 4.38 4.80 23.42 -7.00 20.18

Tối đa 10.00 8.95 14.06 21.25 24.53 72.12 4.00 73.11

Điểm trung vị 6.00 6.75 6.09 12.81 9.73 42.30 -2.00 38.74

Mức điểm tối đa của Cấp 1 là 100 điểm, doanh nghiệp đạt điểm cao nhất ở Cấp 1 có điểm

72.12/100 điểm. Doanh nghiệp có điểm thấp nhất ở Cấp 1 đạt 23.42/100 điểm. Điểm Cấp

1 thể hiện các yêu cầu về QTCT ở mức tuân thủ theo chuẩn mực ASEAN. Doanh nghiệp

trung vị có điểm Cấp 1 là 42.3/100 điểm. Điều này cho thấy có hơn 50% số doanh nghiệp

được đánh giá chưa đạt các chuẩn mực cơ bản về QTCT của ASEAN.

Điểm Cấp 2 cao nhất là 30 điểm, nếu doanh nghiệp không bị trừ điểm nào trong tổng số

67 điểm phạt và hưởng trọn 30 điểm thưởng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chưa

tiệm cận được các chuẩn mực quản trị tiến bộ là do mức điểm Cấp 2 đạt được còn rất hạn

chế. Doanh nghiệp có điểm Cấp 2 cao nhất là 4/30 điểm. doanh nghiệp có điểm Cấp 2 thấp

nhất là -7/30 điểm. doanh nghiệp có điểm trung vị Cấp 2 là -2 điểm. Kết quả này cho thấy

hơn 50% số doanh nghiệp được đánh giá có vi phạm một số các lĩnh vực QTCT trọng yếu

và bị trừ điểm.

Kết quả đánh giá tổng quan cho thấy, doanh nghiệp tốt nhất của Việt Nam đã đạt mức

điểm khá tốt ở Cấp 1 (là điểm 72.12/100) nhưng không được thưởng điểm ở Cấp 2. Kết

quả này cho thấy các doanh nghiệp

tốt nhất của Việt Nam vẫn còn cách

xa các doanh nghiệp tốt nhất trong

khu vực là do thiếu các thực hành

QTCT tiến bộ được qui định ở các

tiêu chí Cấp 2, hoặc vẫn còn có

những vi phạm QTCT ở các lĩnh vực

trọng yếu ở Cấp 2.

DN tốt nhất của Việt Nam đã đạt mức điểm khá tốt ở

Cấp 1 (đạt điểm 72.12/100) nhưng không được

thưởng điểm ở Cấp 2. Kết quả này cho thấy các

doanh nghiệp tốt nhất của Việt Nam vẫn còn cách xa

các doanh nghiệp tốt nhất trong khu vực là do thiếu

các thực hành QTCT tiến bộ được qui định ở các tiêu

chí Cấp 2, hoặc vẫn còn có những vi phạm QTCT ở

các lĩnh vực trọng yếu ở Cấp 2.

Page 22: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

16

Hình 4. Điểm QTCT từng lĩnh vực của các doanh nghiệp được đánh giá trong năm 2017

Hình 4 cho thấy có khoảng cách khá lớn giữa doanh nghiệp tốt nhất và doanh nghiệp kém

nhất về QTCT. Doanh nghiệp tốt nhất đạt tổng điểm 73.11 so với doanh nghiệp kém nhất

chỉ đạt 20.18. Doanh nghiệp ở trung vị chỉ đạt điểm 38.74 cho thấy có một nửa số doanh

nghiệp được đánh giá nằm trong nhóm điểm thấp (dưới 38.74 điểm).

Mặc dù vậy, doanh nghiệp tốt nhất của Việt Nam chỉ đạt mức điểm 56% thang điểm. Cụ

thể, doanh nghiệp tốt nhất đạt điểm 73.11 so với điểm tối đa 130 điểm của thang điểm

QTCT của ASEAN. Điều này cho thấy cần

có nhiều nỗ lực cải thiện điểm không chỉ

ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam

mà đặc biệt ở cả những doanh nghiệp uy

tín nhất tại Việt Nam để có thể tiệm cận

được các chuẩn mực quản trị tốt của

ASEAN.

Điều này cho thấy cần có nhiều nỗ lực cải thiện

điểm không chỉ ở hầu hết các doanh nghiệp Việt

Nam mà đặc biệt ở cả những doanh nghiệp uy tín

nhất tại Việt Nam để có thể tiệm cận được các

chuẩn mực quản trị tốt của ASEAN.

Page 23: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

17

Lợi ích của quản trị công ty

Rất nhiều các khảo sát và nghiên cứu uy tín trên thế giới đã chỉ ra lợi ích rõ rệt của QTCT

đối với hiệu quả DN, đặc biệt là hiệu quả về mặt thị trường, bao gồm giá trị vốn hoá của

cổ đông và giá trị công ty. Cụ thể, công ty có quản trị tốt thường có cổ phiếu được định giá

cao hơn công ty có quản trị yếu kém. Giá cổ phiếu của các công ty quản trị tốt cũng ổn

định hơn, ít bị ảnh hưởng mạnh bởi các biến động lớn của thị trường chứng khoán.

Quản trị công ty và Thị giá của cổ phiếu

Phân tích kết quả đánh giá năm 2017 cho thấy các công ty thuộc nhóm điểm QTCT cao

nhất cũng là các công ty có tỉ số P/B cao nhất. Cụ thể, nhóm có QTCT tốt nhất có P/B là

2.33 trong khi nhóm có điểm QTCT thấp nhất là 1,79. Tỉ số P/B là tỉ số giữa giá thị trường

và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Tương tự tỉ số P/B, tỉ số Tobin’s Q (tỉ số giữa giá thị trường

và giá trị sổ sách của tổng tài sản) của nhóm công ty có điểm QTCT cao nhất cũng cao hơn

nhóm có QTCT thấp nhất (1.13 so với 0.92). Chênh lệch này có ý nghĩa thống kê.

Hình 5. Tương quan giữa Điểm quản trị công ty và Thị giá

Page 24: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

18

Tác động tích cực của quản trị công ty đối với giá trị cổ phiếu

Giá trị cổ phiếu có thể được quyết định bởi nhiều yếu tố như tăn trưởng của thị trường,

hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, tỉ lệ vay nợ, qui mô doanh nghiệp, đặc điểm ngành

nghề.. Do vậy, phân tích hồi qui với điểm QTCT của tất cả 5 năm đánh giá QTCT theo thẻ

điểm ASEAN từ năm 2012-2017 được thực hiện.

Kết quả hồi qui sau khi xem xét và kiểm soát tất cả các yếu tố có thể tác động lên giá cổ

phiếu (khả năng sinh lợi, tỉ lệ vay nợ, qui mô doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề) và kiểm

soát các yếu tố tăng trưởng của thị

trường qua các năm đã cho thấy kết

quả rõ rệt là điểm quản trị công ty

có tác động làm tăng giá cổ phiếu.

Tác động này có ý nghĩa thống kê.

Cụ thể, hệ số tác động của điểm số

QTCT lên tỉ số P/B là dương, thể

hiện thông qua độ dốc của đường

hồi qui trong Hình 6.

Hình 6. Tương quan điểm Quản trị công ty và Tỉ số P/B

Điều này cho thấy một doanh nghiệp nếu cải thiện quản trị tốt thông qua cải thiện điểm

số QTCT sẽ có được niềm tin cho nhà đầu tư, từ đó nhà đầu tư sẽ tin tưởng và sẵn lòng trả

-2

-1

0

1

2

3

4

5

6

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Tỉ số P

/B

ĐIểm QTCT

Điểm Quản trị công ty và P/B

Tỉ số P/B

Kết quả hồi qui sau khi xem xét và kiểm soát tất cả các

yếu tố có thể tác động lên giá cổ phiếu (khả năng sinh

lợi, tỉ lệ vay nợ, qui mô doanh nghiệp, đặc điểm ngành

nghề) và kiểm soát các yếu tố tăng trưởng của thị

trường qua các năm đã cho thấy kết quả rõ rệt là điểm

quản trị công ty có tác động làm tăng giá cổ phiếu.

Page 25: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

19

giá cao hơn cho cổ phiếu của doanh nghiệp, và sẽ nắm giữ cổ phiếu dài lâu trong cả giai

đoạn ổn định lẫn giai đoạn kém thuận lợi của thị trường.

Một phân tích tương tự được thực hiện giữa điểm số QTCT và tỉ số Tobin Q cũng cho thấy

cải thiện điểm số QTCT cũng làm gia tăng giá trị thị trường của công ty là tỉ số Tobin Q,

bao gồm cả giá trị cổ phiếu và giá

trị vốn vay. Ý nghĩa phân tích này

cho thấy cải thiện QTCT tốt còn

giúp doanh nghiệp tiếp cận được

vốn vay dễ dàng hơn từ đó có

tiềm năng huy động vốn cho quá

trình phát triển bền vững lâu dài.

Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động

Kết quả phân tích cũng cho thấy nhóm các cổ phiếu có quản trị tốt cũng là nhóm các cổ

phiếu có suất sinh lợi cao hơn nhóm có quản trị kém. Cụ thể, ROA của nhóm cổ phiếu có

điểm quản trị công ty cao nằm trong khoảng thấp nhất từ 1% đến cao nhất 32%; trong

khi ROA của nhóm cổ phiếu có điểm QTCT thấp nhất chỉ nằm trong khoảng từ 0% đến cao

nhất là 26%.

Tương tự, nhóm công ty có điểm QTCT cao nhất cũng có ROE cao nhất, nằm trong khoảng

từ 3% đến 51%; trong khi ROE của nhóm cổ phiếu có điểm QTCT thấp nhất chỉ nằm trong

khoảng từ 1% đến cao nhất là 37%.

Bảng 3. Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động

Nhóm điểm QTCT cao nhất (20 công ty)

Nhóm điểm QTCT trung bình (30

công ty)

Nhóm điểm QTCT thấp nhất (20

công ty)

ROA

Trung bình 8.6% 8.3% 8.6%

Giá trị tối đa 31.9% 24.2% 26.2%

Giá trị tối thiểu 0.6% 0.2% 0.4%

Giá trị trung vị 8.1% 5.4% 7.5%

ROE

Trung bình 18.3% 15.5% 16.5%

Giá trị tối đa 50.6% 37.6% 37.2%

Giá trị tối thiểu 2.7% 1.0% 0.5%

Giá trị trung vị 14.2% 13.0% 16.9%

Một phân tích tương tự được thực hiện giữa điểm số

QTCT và tỉ số Tobin Q cũng cho thấy cải thiện QTCT tốt

còn giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay dễ dàng

hơn từ đó có tiềm năng huy động vốn cho quá trình

phát triển bền vững lâu dài.

Page 26: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

20

Các nghiên cứu và khảo sát trên thế giới cũng chỉ ra rằng mặc dù QTCT tốt cho phép doanh

nghiệp kiểm soát rủi ro, hạn chế các bất ổn có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc đạt được

mục tiêu lâu dài về tăng trưởng, QTCT tốt không nhất thiết sẽ đem lại hiệu quả tài chính

trực tiếp cho doanh nghiệp, mà QTCT tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ ổn định hoạt động và

có được lợi nhuận tăng trưởng bền vững.

Cũng như các nghiên cứu khác trên thế giới, phân tích chỉ ra rằng không có khác biệt rõ

rệt về giá trị trung bình của ROA và ROE giữa nhóm doanh nghiệp có QTCT tốt và nhóm

có QTCT kém. Tuy nhiên lợi ích của QTCT nằm ở chỗ sẽ đem lại cho doanh nghiệp một

khả năng sinh lợi ổn định và một sự tăng trưởng bền vững.

Hình 7. Tương quan giữa QTCT và Hiệu quả hoạt động

Quản trị công ty theo lĩnh vực ngành nghề

Phân tích này đánh giá tình hình QTCT các nhóm ngành khác nhau. Bảng 4 cho thấy 70

doanh nghiệp được đánh giá trong năm 2017 được phân thành 10 ngành, với số lượng

doanh nghiệp trong từng ngành phân bổ không đồng đều, tập trung nhiều nhất là ngành

Hàng tiêu dùng, kế đến là Tài chính, Công nghiệp. Ngành có chỉ có 1 doanh nghiệp đại diện

là ngành Viễn thông.

Page 27: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

21

Bảng 4. Quản trị công ty trong các ngành

Ngành Số công ty Điểm cấp 1 Điểm cấp 2 Tổng điểm QTCT

Hàng tiêu dùng 20 39.83 (2.40) 37.43

Dịch vụ 3 41.23 (3.67) 37.56

Năng lượng 4 37.38 (4.25) 33.13

Tài chính 13 47.43 0.85 48.28

Tài chính - Ngân hàng 5 45.21 2.40 47.61

Tài chính - Phi ngân hàng 8 48.82 (0.13) 48.69

Y tế 3 56.53 0.00 56.53

Sản xuất 11 43.06 (1.27) 41.79

Vật liệu 2 43.57 (2.00) 41.57

Bất động sản 10 41.89 (3.30) 38.59

Công nghệ viễn thông 1 63.89 0.00 63.89

Tiện ích 3 37.65 (2.00) 35.65

Đánh giá chất lượng QTCT theo nhóm ngành nghề cần xem xét đến số lượng công ty đại

diện cho ngành. Nếu xét theo mức điểm, ngành Viễn thông có mức điểm trung bình cao

nhất (tuy nhiên nhóm này chỉ có 1 công ty), kế đến là các công ty ngành Chăm sóc sức

khoẻ (có 3 công ty). Đứng thứ ba và cũng là ngành có nhiều doanh nghiệp là ngành Tài

chính (13 công ty), bao gồm các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các công ty chứng

khoán. Các công ty thuộc nhóm 3 ngành nghề này nhìn chung sử dụng các kênh thông tin

(trang thông tin điện tử, báo cáo) với nội dung đầy đủ và thể hiện một tinh thần công bố

thông tin chủ động và tích cực cho công chúng và nhà đầu tư.

Nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Ngân hàng được yêu cầu tuân thủ các qui định pháp

luật chặt chẽ hơn như Luật các Tổ chức Tín dụng và các chuẩn mực quản trị vốn và rủi ro

theo tiêu chuẩn Basel II. Do vậy, nhóm Ngân hàng cũng là nhóm tổ chức có mức điểm quản

trị cao hơn nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng.

Bảng 5. So sánh ngân hàng và các doanh nghiệp khác trong mẫu đánh giá

Điểm cấp 1 Điểm cấp 2 Tổng điểm QTCT

Ngân hàng (05) 45.21 2.40 47.61

Phi ngân hàng (65) 42.87 (2.06) 40.81

Page 28: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

22

Hình 8. Điểm quản trị công ty theo ngành năm 2017

Quản trị công ty và đặc điểm HĐQT

Một trong các tiêu chuẩn được kỳ vọng có được ở một HĐQT – cơ quan đại diện cao nhất

có trách nhiệm xây dựng và giám sát vận hành quản trị công ty – là tầm nhìn chiến lược,

tinh thần chính trực, tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn, và vai trò độc lập. Một

HĐQT độc lập cho phép phát huy cao vai trò chỉ đạo và giám sát hoạt động điều hành

doanh nghiệp. Một HĐQT với các tiểu ban chuyên trách được xây dựng và giao trách

nhiệm phụ trách các vấn đề chính yếu của quản trị là cần thiết, giúp phát huy hiệu quả

tinh thần trách nhiệm của các thành viên HĐQT trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.

Kiêm nhiệm và quản trị công ty

Nghị định 71/2017/NĐ-CP qui định việc tách rời vai trò Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều

hành doanh nghiệp, theo đó đến 01/08/2020 thì các DNNY không còn có Chủ tịch kiêm

Giám đốc điều hành. Trong năm đánh giá 2017, đã có khá nhiều doanh nghiệp chuyển đổi

mô hình quản trị theo hướng tách hai vai trò này. Số lượng doanh nghiệp có kiêm nhiệm

hai chức danh đã giảm còn 20% so với 30% trong năm đánh giá trước. Phân tích kết quả

Page 29: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

23

QTCT tại hai nhóm DN, có và không có kiêm nhiệm cho thấy doanh nghiệp không có kiêm

nhiệm hai chức danh có điểm QTCT cao hơn nhóm vẫn còn kiêm nhiệm.

Bảng 6. Quản trị công ty và sự kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch và Giám đốc

2013 2014 2015 2017

Công ty có Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (14) 35.72 32.58 34.39 39.75

Công ty không có sự kiêm nhiệm hai chức danh (56) 33.17 36.04 37.64 41.65

Bảng 6 cho thấy kết quả đánh giá qua các năm thì chỉ trừ năm 2013, các năm đánh giá còn

lại đều cho thấy công ty không có sự

kiêm nhiệm thực thi quản trị tốt hơn

công ty vẫn còn có sự kiêm nhiệm hai

chức danh lãnh đạo này. Đây là một kết

quả thú vị và có ý nghĩa thực tiễn.

Vai trò các tiểu ban chuyên trách

Kết quả đánh giá cho thấy các công ty có thành lập các tiểu ban chuyên trách trong HĐQT

cũng là các công ty thực hành QTCT tốt hơn. Các tiểu ban chuyên trách trong phân tích

này bao gồm Tiểu ban nhân sự và Tiểu ban thù lao lương thưởng. Vai trò của các tiểu ban

chuyên trách ngày càng trở nên quan trọng thể hiện thông qua chênh lệch điểm QTCT

ngày càng lớn hơn qua các năm giữa hai nhóm. Nhóm có tiểu ban chuyên trách có điểm

cao hơn nhóm không có tiểu ban

chuyên trách. Nếu trong năm 2013,

điểm trung bình các doanh nghiệp có

tiểu ban chuyên trách cao hơn 2.55

điểm (35.78 so với 33.23) thì chênh

lệch này tăng dần, và năm 2017 thì

điểm trung bình các doanh nghiệp có

tiểu ban chuyên trách cao hơn doanh

nghiệp không có tiểu ban chuyên trách là 13.38 điểm (50.28 so với 36.90).

Kết quả đánh giá qua các năm cho thấy công ty

không có sự kiêm nhiệm thực thi quản trị tốt hơn

công ty vẫn còn có sự kiêm nhiệm hai chức danh

lãnh đạo này.

Kết quả đánh giá cho thấy các công ty có thành lập

các tiểu ban chuyên trách trong HĐQT cũng là các

công ty thực hành QTCT tốt hơn. Vai trò của các

tiểu ban chuyên trách ngày càng trở nên quan

trọng thể hiện thông qua chênh lệch điểm QTCT

ngày càng lớn hơn qua các năm giữa hai nhóm.

Page 30: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

24

Hình 9. Vai trò các tiểu ban chuyên trách và quản trị công ty

Một quan sát đáng khích lệ cho thấy ngày càng có nhiều các doanh nghiệp thành lập các

tiểu ban chuyên trách trong HĐQT, đây là một đáp ứng tốt theo thông lệ quốc tế về QTCT.

Năm 2013 chỉ có 10 công ty có thành lập ít nhất một Tiểu ban Nhân sự hoặc Tiểu ban Thù

lao, tuy nhiên năm 2017 đã có 23 công ty có thành lập ít nhất một Tiểu ban Nhân sự hoặc

Tiểu ban Thù lao. Tuy nhiên, trong số 70 công ty được đánh giá trong năm 2017 thì có 47

công ty không thành lập tiểu ban nào. Các tiểu ban chuyên trách này được định nghĩa là

các Tiểu ban Nhân sự, và/hoặc Tiểu ban Thù lao.

Bảng 7. Doanh nghiệp với các tiểu ban chuyên trách

2013 2014 2015 2017

Nhóm có tiểu ban chuyên trách

Điểm QTCT 35.78 37.31 42.58 50.28

Số lượng công ty 10 14 16 23

Nhóm chưa có tiểu ban chuyên trách

Điểm QTCT 33.23 34.29 34.36 36.90

Số lượng công ty 30 36 39 47

Tiểu ban kiểm toán là tiểu ban bắt buộc cần có theo yêu cầu luật định nên không được

tính trong các tiểu ban chuyên trách theo thống kê của Hình 9 và Bảng 7. Trong cấu trúc

QTCT truyền thống của Việt Nam, vai trò và chức năng tiểu ban Kiểm toán thuộc phạm vi

vai trò trách nhiệm của Ban kiểm soát. Tuy nhiên từ khi có Luật doanh nghiệp Việt Nam

Page 31: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

25

năm 2014, mô hình mới được đề xuất theo đó ban kiểm soát có thể được thay thế bằng

Tiểu ban Kiểm toán thuộc HĐQT.

Quản trị công ty theo qui mô

Các khảo sát nghiên cứu trên thế giới cho thấy công ty có qui mô lớn có thực thi quản trị

công ty tốt hơn các công ty có qui mô nhỏ. Các lý giải cho điều này cho rằng các công ty có

qui mô lớn hơn có nhiều điều kiện hơn trong việc có nhiều thành viên không điều hành

tham gia HĐQT, các công ty này có nhiều khả năng thành lập các tiểu ban chuyên trách và

thực thi nhiều thông lệ quản trị tốt tại DN.

Kết quả đánh giá QTCT theo thẻ điểm ASEAN năm 2017 cũng cho thấy kết quả tương tự.

Các công ty có qui mô lớn có điểm Quản trị công ty cao hơn nhóm doanh nghiệp có qui

mô trung bình và nhỏ. Một điểm đáng lưu ý là các công ty có qui mô nhỏ hơn có nhiều vi

phạm và bị điểm phạt trong các câu hỏi Cấp 2 hơn các công ty có qui mô lớn. Cụ thể điểm

phạt thường gặp phải là do không đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chuẩn mực thành

viên HĐQT độc lập.

Hình 10. Quản trị công ty và qui mô doanh nghiệp

Page 32: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

26

3. CÁC QUAN SÁT TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY

3.1. PHẦN A – ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG VÀ CÁC QUYỀN SỞ HỮU CƠ BẢN

Đánh giá chung

Là chủ sở hữu công ty, cổ đông góp vốn bằng số cổ phần mà họ sở hữu và được đảm bảo

có các quyền sở hữu cơ bản như quyền được thông tin đầy đủ và quyền biểu quyết thông

qua các quyết định các thay đổi trọng yếu của doanh nghiệp, quyền phân chia lợi nhuận,

bên cạnh các quyền khác theo luật định.

Bảng 8. Lĩnh vực A - Đảm Bảo Quyền Của Cổ Đông Và Các Quyền Sở Hữu Cơ Bản

Phần A Phần B Phần C Phần D Phần E

Điểm trung bình

6.37 6.84 5.90 12.94 10.98

Điểm tối thiểu

4.62 5.79 0.00 4.38 4.80

Điểm tối đa 10.00 8.95 14.06 21.25 24.53

Điểm trung vị 6.00 6.75 6.09 12.81 9.73

Như Hình 1 cho thấy Điểm QTCT trung bình của các doanh nghiệp được đánh giá đã tăng

12.3% so với năm đánh giá gần nhất (tăng từ 36.75 điểm lên 41.3 điểm). Lĩnh vực A - Đảm

bảo quyền của cổ đông và các quyền sở hữu cơ bản là lĩnh vực có điểm tăng cao nhất trong

tất cả các lĩnh vực, tăng 30.3% điểm và đạt trung bình 6.37/10 điểm. Doanh nghiệp tốt

nhất đạt 10 điểm, doanh nghiệp kém nhất đạt 4.62 điểm.

Các cải thiện đáng kể ở lĩnh vực này là các cải thiện thấy rõ trong công tác chuẩn bị tổ chức

họp đại hội cổ đông, công tác và qui trình tổ chức đại hội cổ đông, qui trình biểu quyết

thông qua các quyết định của đại hội đồng cổ đông, và công tác công bố thông tin kết quả

các nghị quyết của đại hội. Ngoài ra, doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng

của việc công bố các thông tin về các hoạt động tương tác với cổ đông, mời gọi đầu tư, giới

thiệu doanh nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư, cải thiện tích cực hình ảnh của doanh nghiệp

trong mắt nhà đầu tư.

Mặc dù vậy, cần có cải thiện đáng kể hơn nữa trong việc cải thiện nội dung chi tiết các tài

liệu cổ đông đáp ứng các chuẩn mực ASEAN, cải thiện việc công bố biên bản đại hội bằng

tiếng Anh, công bố Điều lệ công ty bằng tiếng Anh. Chi trả cổ tức đúng hạn là một trong

những yêu cầu quan trọng của cổ đông mà doanh nghiệp cần chú ý cải thiện. Các chuẩn

Page 33: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

27

mực ASEAN yêu cầu cổ tức tiền mặt phải được chi trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày công

bố cổ tức hoặc kể từ ngày đại hội thông qua cổ tức, và cổ tức cổ phiếu phải được chi trả

trong vòng 60 ngày.

Tổ chức đại hội cổ đông

Theo bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD nói chung và khuôn khổ quản trị công ty

của Việt Nam nói riêng, các cổ đông phải được tạo điều kiện và được khuyến khích để

được cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin liên quan và quan trọng của

công ty. Trong các kỳ đại hội, các thông tin quan trọng cần có trong đại hội cần được cung

cấp kịp thời đầy đủ. Đã có một cải thiện đáng kể trong việc gửi thư mời thông báo đại hội.

Cụ thể, kết quả đánh giá cho thấy kỳ đại hội năm 2017 đã có 32% (so với 9% năm 2015)

công ty đáp ứng yêu cầu công bố và gửi thư mời đại hội ít nhất 21 ngày trước ngày diễn

ra Đại hội. Kế đến, đã có cải thiện đáng kể về chất lượng các dự thảo, tờ trình trong các tài

liệu Đại hội, có 43% (so với 24% trong năm 2015) các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn

ASEAN về chất lượng và chi tiết các nội dung trong các tài liệu, dự thảo, tờ trình gửi cho

cổ đông tham dự đại hội. Tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện hơn nữa, nội dung các tài liệu dự

thảo cho đại hội cần được cải thiện theo hướng doanh nghiệp cần bổ sung thêm thông tin

cụ thể để nêu các cơ sở của dự thảo, giải trình chi tiết cho các nội dung cần cổ đông biểu

quyết để cổ đông có đầy đủ thông tin cho các quyết định của mình.

Page 34: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

28

Một thực tế khác cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng thông lệ tốt như

tại các nước tham gia thẻ điểm khi hầu hết các công ty vẫn chưa lưu ý đến vai trò độc lập

của ban kiểm phiếu trong ĐHCĐ để giám sát quá trình kiểm phiếu tại ĐHCĐ. Chỉ có gần

12% (cải thiện so với năm 2015 khi chỉ có gần 2% đáp ứng) công ty có đại diện một bên

độc lập tham gia hoặc giám sát quá trình kiểm phiếu tại ĐHCĐ.

Nâng cao vai trò và bảo vệ quyền của cổ đông

Nỗ lực từ phía doanh nghiệp với mong muốn khuyến khích sự tham gia từ phía cổ đông

trong các hoạt động doanh nghiệp hàng năm, nhằm thúc đẩy mối quan hệ tương tác hai

chiều hiệu quả, ngày càng được thể hiện rõ. Nổi bật là công tác chuẩn bị, thực hiện nhằm

tạo điều kiện tốt nhất cho cổ đông tham gia họp Đại hội cổ đông thường niên thuận lợi và

đưa ra những quyết định thống nhất, quan trọng. Tuy nhiên không phải cổ đông nào cũng

đủ điều kiện tham dự đại hội, việc công bố biên bản đại hội là một hành động giúp đảm

bảo quyền của cổ đông, đặc biệt các cổ đông nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Cũng vì

tỉ lệ công bố biên bản thấp mà doanh nghiệp Việt Nam mất điểm trong các tiêu chí liên

quan đến tình hình tham dự đại hội của lãnh đạo, tình hình và chất lượng của đại hội (chất

vấn của cố đông). Cụ thể chỉ có 29% công ty có điểm về chất lượng chất vấn của cổ đông

là do không có bằng chứng (từ biên bản) về việc cổ đông đã có cơ hội đặt câu hỏi, chất vấn

ban lãnh đạo công ty mặc dù thực tế là hầu hết các công ty đã thực hiện.

Về phân chia cổ tức, một trong các quyền quan trọng là cổ đông được nhận cổ tức đúng

hạn. Tương tự như đánh giá các năm trước, tỷ lệ các công ty tiến hành chi trả cổ tức trong

vòng 30 ngày sau khi công bố hoặc sau khi được thông qua bởi Đại hội Cổ đông còn rất

thấp, với chỉ 11.43% các công ty thực hiện. Đây là một khía cạnh quan trọng mà doanh

nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông trong

việc nhận được cổ tức đúng hạn.

Thông tin về hoạt động tham vấn bên độc lập về tính hợp lý, đúng đắn của các giao dịch

thâu tóm sáp nhập hoặc mua bán tài sản lớn có đòi hỏi cổ đông biểu quyết còn hạn chế.

Trong số trên 10% công ty có các giao dịch thâu tóm sáp nhập hoặc mua bán tài sản lớn

thì không có công ty nào công bố đã có chỉ định một bên độc lập đánh giá tính hợp lý của

giá giao dịch trong các thương vụ này.

Page 35: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

29

ĐIỂM MẠNH

▪ Phần lớn các quyền cơ bản của cổ đông được bảo đảm tuân thủ khá tốt theo các quy định quản trị công ty Việt Nam.

▪ Các chính sách và hoạt động thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa cổ đông và doanh nghiệp, đặc biệt là cổ đông tổ chức, được thực hiện rộng rãi.

LĨNH VỰC CẦN CẢI THIỆN

▪ Tài liệu mời họp Đại hội Cổ đông không được đăng tải ít nhất 21 ngày trước ngày diễn ra Đại hội.

▪ Tài liệu mời họp Đại hội Cổ đông thiếu thông tin chi tiết và những diễn giải cụ thể cho từng nội dung dự thảo cần được biểu quyết.

▪ Biên bản họp Đại hội Cổ đông còn hạn chế công bố cả tiếng Việt và tiếng Anh hoặc nội dung không được soạn thảo đầy đủ.

▪ Việc bổ nhiệm một bên độc lập để giám sát quá trình kiểm phiếu tại ĐHCĐ chưa được thực hiện tại hầu hết các doanh nghiệp.

▪ Việc chi trả cổ tức không được thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi công bố hoặc được Đại hội Cổ đông phê duyệt.

▪ Vai trò bên độc lập đánh giá tính hợp lý của các giao dịch thâu tóm sáp nhập chưa được thực hiện hoặc công bố thông tin.

3.2. PHẦN B - ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG VỚI CỔ ĐÔNG

Đánh giá chung

Các nhóm cổ đông khác nhau cần được đối xử bình đẳng. Do vậy, công ty cần đảm bảo tất

cả các cổ đông nắm giữ cổ phần của cùng một loại phải được sở hữu các quyền, nghĩa vụ

và lợi ích ngang nhau. Trường hợp công ty có nhiều loại cổ phần khác nhau đồng thời thì

các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần tương ứng phải được công bố minh

bạch cho mọi cổ đông và phải được thông qua ĐHCĐ. Thực tế cho thấy, phần lớn các công

ty Việt Nam được đánh giá đều chỉ có một loại cổ phần phổ thông duy nhất và mỗi cổ phần

tương đương với một phiếu biểu quyết. Điều này đảm bảo quyền được đối xử bình đẳng

đối với tất cả các cổ đông theo thông lệ tốt của quản trị công ty.

Page 36: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

30

Bảng 9. Lĩnh vực B – Đối xử bình đẳng đối với Cổ Đông

Phần A Phần B Phần C Phần D Phần E

Điểm trung bình

6.37 6.84 5.90 12.94 10.98

Điểm tối thiểu

4.62 5.79 0.00 4.38 4.80

Điểm tối đa 10.00 8.95 14.06 21.25 24.53

Điểm trung vị 6.00 6.75 6.09 12.81 9.73

Trong bộ thẻ điểm năm 2017, trọng số của Lĩnh vực B giảm còn 10%, do vậy làm thay đổi

điểm số của lĩnh vực B mặc dù lĩnh vực này có ghi nhận nhiều cải thiện. Cụ thể lĩnh vực B

có điểm trung bình 6.84/10 điểm. Doanh nghiệp có điểm cao nhất đạt 8.95 điểm, doanh

nghiệp có điểm thấp nhất đạt 5.79 điểm.

Hạn chế trong công bố thông tin cho cổ đông nước ngoài

Một khía cạnh mà nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đó là đối xử công bằng với nhóm

cổ đông nước ngoài. Tỉ lệ các doanh nghiệp công bố tài liệu cổ đông bằng tiếng Anh rất

hạn chế. Năm 2017 chỉ có 70 công ty có Báo cáo thường niên bằng tiếng Anh. So với hơn

700 công ty niêm yết trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán, con số này là rất thấp trong

bối cảnh doanh nghiệp kỳ vọng thu hút lượng vốn dồi dào từ nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài

báo cáo thường niên, việc cung cấp tài liệu họp ĐHCĐ bằng tiếng Anh của các doanh

nghiệp niêm yết Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, như việc đăng tải muộn hơn so với tài

liệu phiên bản tiếng Việt, nội dung sơ sài hơn, thiếu thông tin chi tiết, nhiều trường hợp

nội dung không tương đồng với các nội dung công bố bằng tiếng Việt. Điều này có thể gây

trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn nắm bắt chính xác, kịp thời, đầy đủ các

thông tin về ĐHCĐ.

Đề cử, chọn thành viên HĐQT, kiểm toán độc lập

Đề cử và bầu chọn thành viên HĐQT là một trong các quyết định

quan trọng của cổ đông, đòi hỏi được quyết định dựa trên hiểu

biết của cổ đông về ứng cử viên. Tuy nhiên theo chuẩn mực công

bố thông tin ASEAN, chỉ có gần 12% công ty cung cấp đầy đủ chi

tiết hồ sơ thông tin cá nhân của các ứng cử viên cho vị trí thành

viên HĐQT trong tài liệu họp ĐHCĐ, một tỉ lệ rất thấp so với các

Page 37: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

31

nước cùng tham gia đánh giá thẻ điểm năm nay. 50% số doanh nghiệp không cung cấp

đầy đủ chi tiết hồ sơ thông tin cá nhân, và 38.6% doanh nghiệp không có hoạt động bầu

thành viên HĐQT trong năm.

Một điểm đáng khích lệ trong phần nội dung của tài liệu họp ĐHCĐ là sự gia tăng số lượng

công ty cung cấp danh sách tên các công ty kiểm toán độc lập để HĐCĐ thông qua với gần

26% số công ty công bố (so với 22% trong năm 2015).

Ngăn ngừa xung đột lợi ích

Trong các thông lệ tốt về quản trị công ty, lợi ích tối đa của công ty và tất cả các cổ đông

cần được đặt lên hàng đầu, thay vì lợi ích của một hay một nhóm cổ đông. Luật doanh

nghiệp Việt Nam và các văn bản pháp lý về quản trị công ty cũng quy định chặt chẽ về

ngăn ngừa xung đột lợi ích. Chẳng hạn như quy định trách nhie m trung thưc và tránh các

xung đo t ve quyen lơi cua các thành viên Ho i đong quan tri, Ban kiem soát, Giám đoc đieu

hành, cán bo quan lý khác; giao dịch nội gián hay các giao dịch có bản chất tương tự mang

lại lợi ích vật chất và phi vật chất cho các thành viên này bị cấm trong Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên so với chuẩn mực ASEAN về ngăn ngừa xung đột lợi ích, một điểm nhỏ nhưng

không kém phần quan trọng mà qui định luật của Việt Nam còn thiếu vắng là qui định về

các cuộc họp HĐQT biểu quyết các giao dịch có liên quan, trong đó có qui định các thành

viên Hội đồng Quản trị có xung đột về lợi ích không được tham gia dự họp các cuộc họp

thảo luận và biểu quyết các giao dịch có thể nảy sinh xung đột lợi ích.

Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu những bằng chứng thể hiện sự quyết tâm của hầu hết các

doanh nghiệp trong vấn đề về bảo vệ cổ đông thiểu số khỏi những mâu thuẫn lợi ích gây

ra bởi các giao dịch với các bên có liên quan. Cụ thể, hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam

chưa có tuyên bố trong các báo cáo quản trị công ty khẳng định rằng công ty bảo đảm các

giao dịch với các bên liên quan được thực hiện hợp lý, theo cơ chế thị trường.

Page 38: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

32

ĐIỂM MẠNH

▪ Mỗi một Nghị quyết được thông qua chỉ chứa một nội dung duy nhất.

▪ Tài liệu họp ĐHCĐ cung cấp danh sách tên các công ty kiểm toán được chọn lựa

LĨNH VỰC CẦN CẢI THIỆN

▪ Tài liệu họp ĐHCĐ bằng tiếng Anh không được công bố hoặc không đăng tải đồng thời với phiên bản bằng tiếng Việt.

▪ Hồ sơ thông tin về các ứng viên HĐQT không được nêu đầy đủ trong tài liệu họp ĐHCĐ.

▪ Thiếu vắng quy định quản trị công ty yêu cầu các thành viên HĐQT có xung đột lợi ích không được tham gia cuộc họp thảo luận và biểu quyết về các giao dịch có thể có xung đột lợi ích.

▪ Cam kết đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong giao dịch với các bên liên quan vẫn chưa được khẳng định.

3.3. PHẦN C - VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN CÓ QUYỀN LỢI LIÊN QUAN TRONG QUẢN TRỊ CÔNG

TY

Đánh giá chung

Bên cạnh quyền lợi của cổ đông, bộ nguyên tắc quản trị công ty còn hướng đến bảo vệ

quyền lợi của các bên hữu quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, môi

trường và cộng đồng, đảm bảo tiêu chí phát triển lành mạnh và bền vững của doanh

nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Phần đánh giá này xem xét liệu các công ty có

quan tâm đến lợi ích của các bên hữu quan cũng như vấn đề phát triển bền vững khi xây

dựng các chính sách và chiến lược của công ty hay không.

Trong thẻ điểm QTCT ASEAN năm 2017, Lĩnh vực C - Vai trò của các bên có quyền lợi liên

quan trong quản trị công ty, tăng trọng số lên 15%. Kết quả đánh giá năm 2017 cho thấy

điểm trung bình của các doanh nghiệp đạt 5.9/15 điểm. doanh nghiệp có điểm cao nhất

đạt 14.06 điểm, doanh nghiệp có điểm kém nhất không có điểm nào. Đây cũng là lĩnh vực

có mức độ yêu cầu cao hơn thẻ điểm phiên bản trước, theo đó doanh nghiệp cần công bố

chính sách bảo vệ quyền lợi các bên hữu quan một cách rõ ràng, vừa có các chương trình

hành động cụ thể thực thi các chính sách này, và các chính sách cũng như hoạt động thực

hành cần đạt yêu cầu các chuẩn mực khu vực ASEAN.

Page 39: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

33

Bảng 10. Lĩnh vực C – Vai trò các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty

Phần A Phần B Phần C Phần D Phần E

Điểm trung bình

6.37 6.84 5.90 12.94 10.98

Điểm tối thiểu

4.62 5.79 0.00 4.38 4.80

Điểm tối đa 10.00 8.95 14.06 21.25 24.53

Điểm trung vị 6.00 6.75 6.09 12.81 9.73

Kết quả của 5 năm đánh giá thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN cho thấy sự thay

đổi rõ rệt trong nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm của mình đối với xã hội và

cộng đồng. Hầu hết các công ty, đạt tỷ lệ lên tới 81% trong đợt đánh giá năm nay, có hẳn

mục riêng trong báo cáo thường niên dành cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một

số công ty thậm chí đăng tải báo cáo riêng về phát triển bền vững áp dụng bộ tiêu chuẩn

quốc tế GRI, trong đó đề cập đến vai trò các bên có quyền lợi hữu quan cũng như những

tác động tích cực của doanh nghiệp đối với nhân viên, khách hàng, môi trường, và xã hội.

Nhờ việc áp dụng rộng rãi hơn các chuẩn mực báo cáo quốc tế

về các khía cạnh này mà những nội dung liên quan đến chính

sách bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, và đóng góp cho

cộng đồng và việc triển khai những chính sách này được đề cập

đầy đủ và cụ thể hơn. Những tiến bộ này cho thấy doanh nghiệp

đã nhanh chóng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của các

bên có quyền lợi liên quan trong chiến lược phát triển bền

vững của công ty.

Những điểm cần cải thiện là việc công bố rõ ràng các chính sách của công ty trong việc lựa

chọn các nhà cung cấp hướng đến các chuẩn mực phát triển bền vững cũng như các

chương trình hoạt động cụ thể đảm bảo việc chọn lựa này đáp ứng các chính sách đề ra.

Bên cạnh đó chính sách và chương trình hành động bảo vệ các chủ nợ, nhà cung ứng vốn

cũng cần được chú trọng công bố rõ ràng, cụ thể. Chính sách tăng cường gắn kết với người

lao động, hướng người lao động gắn bó với các thành quả dài hạn của công ty cần được

chú trọng hơn.

Chính sách tố giác vi phạm cũng như chính sách bảo vệ người tố giác là một lĩnh vực mới

mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên đây là một trong những cơ chế quản trị

Page 40: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

34

từ cả bên trong và bên ngoài quan trọng cần được chú trọng xây dựng. Vận hành hiệu quả

cơ chế tố giác vi phạm sẽ không chỉ cho phép phát hiện sớm các hành vi vi phạm quản trị,

mà còn có cơ chế răn đe ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra.

Bảo vệ khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ

Điển hình là có hơn 61% các doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc công bố chính sách và

các hoạt động cụ thể bảo vệ quyền lợi khách hàng trong báo cáo thường niên hoặc báo

cáo phát triển bền vững, bao gồm các chính sách về chất lượng sản phẩm, sức khỏe và sự

an toàn của khách hàng, và cả chính sách bồi hoàn khi có sự cố xảy ra. Con số này được

cải thiện đáng kể so với những năm trước.

Tuy nhiên, công ty cần quan tâm hơn nữa và có những chính sách cụ thể liên quan đến vai

trò và lợi ích của các bên hữu quan như nhà cung cấp và chủ nợ để đảm bảo mục tiêu

hướng tới phát triển bền vững. Chẳng hạn như ngoài những yếu tố kinh tế thông thường,

quy trình và tiêu chí lựa chọn các nhà cung cấp cần được công bố trong đó cần có nêu các

yếu tố hoặc tiêu chí liên quan đến môi trường, và cả các yếu tố đạo đức, trách nhiệm xã

hội của nhà cung cấp là một yếu tố then chốt của chuỗi giá trị bền vững.

Các chính sách và quy trình bảo vệ quyền của chủ nợ cũng rất ít khi được đề cập trong các

báo cáo thường niên với chỉ có 03 công ty có đề cập đến vấn đề này trong Bộ Quy tắc Đạo

đức. Có thể hiểu các hợp đồng vay vốn thường là một lĩnh vực được luật pháp bảo vệ chặt

chẽ thông qua các điều khoản của các khế ước vay nợ, tuy nhiên ở góc độ chính sách và

qui trình quản trị tốt, công ty cần có các cam kết mang tính tổng quát về khía cạnh này,

thể hiện tinh thần chung về bảo vệ quyền lợi của bên hữu quan quan trọng là nhà cung

ứng vốn để hình thành khuôn khổ quản trị công ty tốt và toàn diện về vai trò của tất cả

các bên hữu quan.

Khích lệ nhân viên

Thống kê cho thấy 86% các công ty công bố đầy đủ các chính

sách và các hoạt động cụ thể chăm lo phúc lợi, sức khỏe, và

đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. Thông tin về

các chương trình đào tạo, huấn luyện, và phát triển nhân

viên trong nội bộ công ty cũng được đăng tải đầy đủ trong

báo cáo thường niên thông qua con số 71% công ty công bố.

Page 41: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

35

Tuy nhiên, khá ít (31%) doanh nghiệp chú trọng đến xây dựng và công bố chính sách khen

thưởng nhân viên nhằm gắn họ với các thành quả hoạt động của công ty trong dài hạn

như áp dụng các chương trình cổ phiếu ưu đãi dành cho nhân viên hay áp dụng thẻ điểm

cân bằng trong đo lường hiệu quả hoạt động.

Quan hệ với các bên hữu quan

Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp có đề mục quan hệ cổ đông, tuy nhiên thông tin

để các bên hữu quan khác có thể liên hệ khi quyền lợi của mình bị vi phạm vẫn chưa được

quan tâm đúng mức. Công ty cần cung cấp chi tiết thông tin liên lạc của người/bộ phận

phụ trách để từng bên hữu quan có thể liên hệ. Theo đánh giá của năm 2017, vẫn có gần

83% công ty chưa đảm bảo việc cung cấp thông tin liên lạc cụ thể của cán bộ/ phòng ban

chuyên trách để các bên hữu quan có thể liên hệ khi có thắc mắc hay cần khiếu nại.

Chính sách tố giác vi phạm

Một điểm yếu cần ghi nhận là chính sách và quy trình xử lý việc nhân viên hoặc các bên

hữu quan tố giác các vi phạm của công ty cũng như chính sách bảo vệ nhân viên hoặc

người tố giác vi phạm đến nay vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp

Việt Nam. Chỉ có một doanh nghiệp có xây dựng chính sách và qui trình tố giác các hành

vi vi phạm, bao gồm hướng dẫn cụ thể cách thức, qui trình xử lý và những thông tin để

các bên hữu quan có thể trực tiếp liên lạc với bộ phận/người nhận xử lý các thông tin tố

giác; và cũng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp có chính sách và qui trình bảo vệ nhân

viên/người tố giác vi phạm.

Page 42: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

36

ĐIỂM MẠNH

• Quan tâm đến các chính sách và hoạt động bảo vệ lợi ích, sức khỏe, và sự an toàn của khách hàng.

• Thực hiện tốt các chính sách và hoạt động bảo vệ môi trường và đóng góp cho cộng đồng.

• Có mục riêng báo cáo về trách nhiệm xã hội cũng như báo cáo riêng về phát triển bền vững.

• Đề cập đến thông tin về an sinh và phúc lợi của người lao động.

• Nêu các số liệu cụ thể liên quan đến chương trình đào tạo, huấn luyện, và phát triển nhân viên.

LĨNH VỰC CẦN CẢI THIỆN

• Các chính sách lựa chọn nhà cung cấp và bảo vệ lợi ích của chủ nợ chưa được công bố tốt.

• Chính sách khen thưởng nhân viên, gắn kết với các thành quả của công ty trong dài hạn chưa được công bố và/hoặc áp dụng.

• Chính sách và qui trình tố giác vi phạm chưa được công bố và/hoặc thực thi, áp dụng; Thông tin liên hệ bộ phận/người phụ trách xử lý thông tin tố giác chưa được công bố; Chính sách bảo vệ người tố giác vi phạm chưa được công bố và/hoặc áp dụng.

• Thông tin liên lạc của bộ phận chuyên trách để các bên hữu quan liên hệ chưa được công bố rộng rãi.

3.4. PHẦN D - CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TÍNH MINH BẠCH

Đánh giá chung

Công ty cần đảm bảo rằng tất cả các thông tin quan trọng liên quan tới công ty được công

bố đầy đủ, chính xác, kịp thời trên các phương tiện công bố thông tin tin cậy và dễ tiếp

cận nhằm cho phép cổ đông và các bên hữu quan có thể đánh giá tình hình hoạt động của

công ty. Thông tin công bố của công ty gồm hai loại, công bố thông tin bắt buộc và công

bố thông tin tự nguyện. Các qui định công bố thông tin bắt buộc đã được quy định cụ thể

tại các văn bản pháp luật hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và

được giám sát bởi các cơ quan quản lý. Ngoài đáp ứng các yêu cầu công bố thông tin theo

luật định, nhiều doanh nghiệp còn tự nguyện công bố thông tin theo nhu cầu thị trường,

thể hiện tinh thần cao trong minh bạch và công bố thông tin.

Page 43: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

37

Bảng 11. Lĩnh vực D – Công bố thông tin và minh bạch

Phần A Phần B Phần C Phần D Phần E

Điểm trung bình

6.37 6.84 5.90 12.94 10.98

Điểm tối thiểu

4.62 5.79 0.00 4.38 4.80

Điểm tối đa 10.00 8.95 14.06 21.25 24.53

Điểm trung vị 6.00 6.75 6.09 12.81 9.73

Bảng phân tích điểm QTCT của từng lĩnh vực trong 5 năm thực hiện đánh giá cho thấy kết

quả thực hiện QTCT theo chuẩn mực ASEAN đã có cải thiện, trong đó có lĩnh vực D – Minh

bạch và công bố thông tin. Lĩnh vực D tăng 10.12% điểm và đạt 12.94/25 điểm. doanh

nghiệp có điểm cao nhất đạt 21.25 điểm, doanh nghiệp có điểm kém nhất đạt 4.38 điểm.

Việc áp dụng Thông tư 155/2015/TT-BTC với nhiều quy định chặt chẽ hơn về công bố

thông tin, đặc biệt là với các khuyến nghị công bố thông tin bằng tiếng Anh mà Thông tư

đề cập được tin rằng đã góp phần cải thiện công bố thông tin cho nhà đầu tư nước ngoài.

Các lĩnh vực cải thiện điểm quan trọng là thông tin về cấu trúc sở hữu của các cổ đông lớn,

cổ đông nội bộ, cấu trúc tập đoàn với các tỉ lệ phần trăm sở hữu trực tiếp. Thông tin thù

lao các thành viên HĐQT, chi tiết tham dự họp của các thành viên HĐQT; các thông tin về

tình hình tài chính và phi tài chính.

Tuy nhiên có nhiều khía cạnh cần cải thiện để đáp ứng các yêu cầu của ASEAN, cụ thể

thông tin sở hữu gián tiếp của các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ cần được công bố bên cạnh

thông tin sở hữu trực tiếp. Thông tin kiêm nhiệm các chức danh khác của lãnh đạo công

ty tại các doanh nghiệp khác chưa được công bố đầy đủ, theo chuẩn mực ASEAN. Thông

tin này quan trọng không chỉ giúp cổ đông đánh giá mức độ cam kết đóng góp cho công

ty, mà còn giúp nhận diện các mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng ảnh hưởng đến quyền lợi của

cổ đông. Thông tin về mức phí và tính độc lập của kiểm toán trong việc cung cấp dịch vụ

kiểm toán và các dịch vụ phi kiểm toán khác cũng cần được công bố theo chuẩn mực

ASEAN, giúp đánh giá vai trò độc lập của công ty kiểm toán đối với doanh nghiệp. Cải thiện

trang thông tin điện tử tiếng Anh là một trong những yêu cầu thông tin quan trọng, cho

phép cổ đông nước ngoài có thể truy cập các thông tin quan trọng như Điều lệ công ty, Tài

liệu, Nghị quyết, Biên bản đại hội cổ đông bên cạnh nhiều thông tin quan trọng khác.

Page 44: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

38

Chất lượng báo cáo thường niên

Hệ thống công bố thông tin minh bạch, hợp lý của doanh nghiệp phải bảo đảm cung cấp

báo cáo thường niên có chất lượng nội dung. Phần lớn các công ty ngày càng chú trọng

chất lượng thông tin của báo cáo thường niên khi nêu đầy đủ các thông tin tổng quan như

mục tiêu của công ty, các chỉ số tài chính và phi tài chính, tổng thù lao của mỗi thành viên

HĐQT, cũng như chi tiết tham dự các cuộc họp HĐQT trong năm của mỗi thành viên…

Tương tự, danh tính của các cổ đông lớn và chi tiết cấu trúc của tập đoàn được công bố

khá đầy đủ. Tuy nhiên, cũng như những kết quả đánh giá năm 2015, nhiều công ty vẫn

chưa cung cấp thông tin chi tiết về chính sách cổ tức, mức phí chi trả cho các dịch vụ kiểm

toán và phi kiểm toán đã sử dụng trong năm, tình hình chức vụ mà các thành viên HĐQT

hiện đang nắm giữ tại các công ty niêm yết khác.

Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử của công ty là phương tiện hữu hiệu giúp nhà đầu tư trong nước

và nước ngoài tiếp cận nhanh chóng các tin tức quan trọng của công ty. Tất cả các công ty

tham gia đều có trang web với các thông tin cần thiết dành cho cổ đông bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên, vẫn còn 7% công ty hiện chưa có phiên bản tiếng Anh của trang web, hoặc

phiên bản này bị lỗi, không thể truy cập được, hoặc ngôn ngữ được chọn là tiếng Anh

nhưng nội dung bên trong vẫn là tiếng Việt. Điều này sẽ cản trở các nhà đầu tư nước ngoài

khi muốn tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. Kết quả đánh giá cho thấy gần 50% các công

ty thực hiện tốt việc cung cấp các thông tin về các báo cáo tài chính năm hiện tại và của

các năm trước. 34% số công ty có công bố Điều lệ công ty bằng tiếng Anh, vài trường hợp

công ty có tiêu đề trương mục bằng tiếng Anh nhưng đường

dẫn tập tin là tiếng Việt hoặc tập tin đã không được đính kèm

như đề cập. Do không công bố bản dịch tiếng Anh của Điều

lệ Công ty cũng như Quy chế Quản trị công ty, hơn 2/3 doanh

nghiệp niêm yết Việt Nam bị mất điểm trong đánh giá QTCT

năm 2017 nói riêng, và trong mắt các nhà đầu tư quốc tế nói

chung. Việc đăng tải tài liệu này tuy đơn giản nhưng thể hiện

được sự quan tâm và cam kết của công ty đối với quản trị

công ty.

Page 45: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

39

Một số trang thông tin điện tử có chuyên mục riêng về Quan hệ cổ đông, cung cấp khá chi

tiết các nội dung thông tin, báo cáo cần cung cấp cho cổ đông như các báo cáo tài chính,

các văn bản quy định của công ty và thông tin cuộc họp HĐCĐ thường niên như thư mời,

tài liệu họp với đầy đủ các dự thảo và giải trình, biên bản và nghị quyết cuộc họp HĐCĐ….

Tuy nhiên, số lượng công ty có chuyên mục riêng về Quan hệ cổ đông với nội dung đầy đủ

vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là thường thiếu tài liệu họp và biên bản họp HĐCĐ bằng

tiếng Anh.

Trang thông tin điện tử thiếu vắng thông tin quan trọng là địa chỉ, thông tin liên lạc của

người/ bộ phận quan hệ cổ đông để cổ đông có thể liên hệ khi có yêu cầu, thắc mắc hoặc

cần hỗ trợ. Chỉ có 41% doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu này.

Doanh nghiệp còn hạn chế trong việc sử dụng đa dạng các kênh truyền thông khác như tổ

chức buổi trao đổi trực tiếp giữa nhà đầu tư với các chuyên gia phân tích tài chính, các

buổi họp báo (chỉ khoảng 17% các công ty thực hiện). Trang thông tin điện tử còn hạn chế

trong việc công khai các tài liệu, bài viết, bài phân tích chung về tình hình hoạt động của

công ty (chỉ có 27% công ty cung cấp các thông tin hữu ích này).

Công bố kịp thời

Việc công bố kịp thời các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên là yếu tố quan trọng

nhưng thực tế cho thấy còn nhiều trường hợp công bố cả hai báo cáo này sau 120 ngày từ

khi kết thúc niên độ hoặc có khi không đưa ra bất kỳ thông tin về ngày công bố các báo

cáo này, với tỷ lệ gần 41% chậm công bố Báo cáo tài chính và 61% chậm công bố Báo cáo

thường niên.

Page 46: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

40

Công bố thông tin quản trị

Chỉ có vài Báo cáo thường niên có xác nhận của công ty về việc đã thực thi đầy đủ quy

định quản trị công ty hoặc có giải thích nguyên nhân của những trường hợp không tuân

thủ. Mặc dù các thông lệ tốt của OECD khuyến khích công khai thông tin về sở hữu cổ phần

của HĐQT, BKS và các thành viên chủ chốt của Ban Điều hành, nhưng phần lớn công ty

vẫn không công bố chi tiết về cổ phần sở hữu của những thành viên này, đặc biệt là thiếu

công bố thông tin sở hữu cổ phần gián tiếp của các thành viên này (79% đạt yêu cầu công

bố thông tin đối với sở hữu của thành viên HĐQT, và chỉ 59-66% đạt yêu cầu công bố

thông tin sở hữu cổ phiếu của Ban điều hành và cổ đông lớn). Một điểm mạnh là hơn 67%

công ty tuân thủ tốt trong việc công bố chi tiết giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ trong

năm.

Page 47: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

41

Công bố thông tin về giao dịch bên liên quan

Công bố thông tin về giao dịch bên liên quan theo chuẩn mực của ASEAN có yêu cầu cần

có công bố cụ thể về chính sách của công ty liên quan đến qui trình đánh giá, xem xét và

thông qua các giao dịch bên liên quan trọng yếu. Tuy nhiên chỉ có 11% các công ty đáp

ứng việc công bố chính sách qui trình thông qua các giao dịch bên liên quan trọng yếu

này. Thông tin về giao dịch bên liên quan còn khá căn bản, theo đó có đến 23% doanh

nghiệp chưa đáp ứng các yêu cầu công bố thông tin, cụ thể chưa nêu rõ và đầy đủ tên, bản

chất quan hệ, bản chất và giá trị của từng giao dịch bên liên quan.

Page 48: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

42

ĐIỂM MẠNH

▪ Danh sách các cổ đông lớn và cấu trúc của tập đoàn được công bố đầy đủ với thông tin tên và phần trăm cổ phần sở hữu.

▪ Báo cáo thường niên nêu rõ những thông tin tổng quan như mục tiêu của công ty, các chỉ số tài chính và phi tài chính, tổng thù lao của mỗi thành viên HĐQT, cũng như chi tiết tham dự các cuộc họp HĐQT trong năm của mỗi thành viên.

▪ Trang thông tin điện tử của công ty có chuyên mục riêng về quan hệ cổ đông bằng tiếng Anh, cung cấp các báo cáo tài chính năm hiện tại và của các năm trước và báo cáo thường niên.

▪ Công ty có công bố giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ trong năm.

LĨNH VỰC CẦN

CẢI THIỆN

▪ Công ty thiếu tuyên bố xác nhận về việc đã thực thi đầy đủ quy định quản trị công ty.

▪ Chi tiết về sở hữu cổ phần của HĐQT, BKS và các thành viên chủ chốt của Ban Điều hành không được công bố theo chuẩn mực ASEAN; Thông tin về việc nắm giữ các vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp khác mà từng thành viên HĐQT tham gia chưa được đề cập.

▪ Mức phí của dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán không được công bố.

▪ Báo cáo tài chính kiểm toán và Báo cáo thường niên bằng tiếng Anh thường được công bố muộn hơn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc không có thông tin thời điểm công bố.

▪ Trang thông tin điện tử của công ty thiếu báo cáo tài chính, điều lệ công ty và toàn bộ tài liệu mời họp ĐHCĐ, thông báo mời họp ĐHCĐ thường niên, Nghị quyết và Biên bản ĐHCĐ bằng tiếng Anh

▪ Các công ty hạn chế sử dụng các kênh truyền thông khác như tổ chức buổi trao đổi trực tiếp giữa nhà đầu tư với các chuyên gia phân tích tài chính và các buổi họp báo.

Page 49: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

43

3.5. PHẦN E – VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Đánh giá chung

Hội đồng Quản trị là nhân tố đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng khuôn khổ quản

trị công ty, chịu trách nhiệm giám sát thực thi chiến lược của công ty, giám sát quản trị

rủi ro, giám sát bộ máy điều hành, và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Một Hội đồng Quản

trị độc lập, chuyên nghiệp, và hoạt động hiệu quả sẽ làm tăng chất lượng và hiệu quả của

hệ thống quản trị công ty và gia tăng lợi ích cho các cổ đông trong dài hạn. Phần E của Thẻ

điểm quản trị công ty ASEAN chính là nội dung mà các công ty Việt Nam đã có những cải

thiện nhất định trong đánh giá năm 2017 tuy rằng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Bảng 12. Lĩnh vực E – Vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Phần A Phần B Phần C Phần D Phần E

Điểm trung bình

6.37 6.84 5.90 12.94 10.98

Điểm tối thiểu

4.62 5.79 0.00 4.38 4.80

Điểm tối đa 10.00 8.95 14.06 21.25 24.53

Điểm trung vị 6.00 6.75 6.09 12.81 9.73

Bảng phân tích điểm QTCT của từng lĩnh vực trong 5 năm thực hiện đánh giá cho thấy kết

quả thực hiện QTCT theo chuẩn mực ASEAN đã có cải thiện. Điểm QTCT trung bình của

các doanh nghiệp được đánh giá đã tăng 12.3% so với năm đánh giá gần nhất (tăng từ

36.75 điểm lên 41.3 điểm). Lĩnh vực E – Vai trò của hội đồng quản trị là lĩnh vực có điểm

tăng cao thứ nhì, tăng 14% đạt 10.98/40 điểm. doanh nghiệp có điểm cao nhất đạt 24.53

điểm, doanh nghiệp có điểm kém nhất đạt 4.8 điểm.

Những điểm cải thiện nổi bật của lĩnh vực E bao gồm động thái tách rời vai trò giám sát

và điều hành trong cấu trúc quản trị doanh nghiệp, theo đó đã có nhiều doanh nghiệp thực

hiện tách bạch hai vai trò Chủ tịch và Giám đốc điều hành doanh nghiệp. Việc HĐQT thực

thi tốt hơn vai trò của mình trong việc nhận diện, đánh giá rủi ro hiện hữu và tiềm tàng,

và đề xuất các phương án quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp cũng là một khía cạnh

quan trọng đã được cải thiện đáng kể trong năm 2017.

Mặc dù là lĩnh vực có điểm tăng cao thứ nhì, lĩnh vực E là lĩnh vực quan trọng, có quyết

định đối với việc thực thi tốt QTCT của DN, lại chỉ có mức điểm khiêm tốn, chỉ đạt 10.98

Page 50: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

44

hoặc 27.45% mức điểm yêu cầu của lĩnh vực này. Các lĩnh vực cần có cải thiện là số lượng

và tỉ lệ thành viên HĐQT độc lập cần gia tăng cho phép có them nhiều ý kiến đa dạng và

tăng cường chất lượng các thảo luận trong HĐQT, và đặc biệt là sự gia tăng vai trò giám

sát độc lập, ngăn ngừa các xung đột lợi ích tiềm tàng có thể xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến

quyền lợi của cổ đông.

Các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế trong việc xây dựng các tiểu ban chuyên trách

thực thi các vai trò quan trọng của HĐQT; đặc biệt các tiểu ban phụ trách các lĩnh vực

nhân sự, thù lao, kiểm soát rủi ro. Vai trò của ban kiểm soát và tính độc lập của ban kiểm

soát trong việc giám sát thực thi và ngăn ngừa rủi ro kế toán tài chính trong doanh nghiệp

cũng là vấn đề còn để ngỏ. Cấu trúc kiểm soát của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu

vắng bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập, báo cáo trực tiếp cho HĐQT, được bổ nhiệm, bãi

nhiệm bởi các thành viên độc lập của HĐQT, cũng là một điểm quan trọng cần được xem

xét cải thiện.

Tính độc lập của HĐQT

Về khía cạnh độc lập của HĐQT, có hơn 81% (so với 70% năm 2015) doanh nghiệp có sự

tách bạch vai trò của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc Điều hành, đây là một thông

lệ đã được đáp ứng tốt tại Việt Nam. Dấu hiệu này cho thấy rằng doanh nghiệp đang chuẩn

bị cho việc áp dụng qui định tách bạch hai vị trí lãnh đạo này áp dụng đối với các doanh

nghiệp niêm yết theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP.

Mặc dù chỉ có 7% Chủ tịch Hội đồng Quản trị là thành viên độc lập, nhưng tỷ lệ này cũng

đã tăng đáng kể so với đợt đánh giá trước (so với 3.6% trong năm 2015). Việc bổ nhiệm

một vị trí Trưởng thành viên Hội đồng Quản trị độc lập (Lead Independent Director) trong

trường hợp Chủ tịch Hội đồng Quản trị không là thành viên độc lập vẫn còn là một khái

niệm mới mẻ ở thị trường Việt Nam, và chưa có doanh nghiệp nào áp dụng thông lệ tốt

này. Vai trò của Trưởng thành viên Hội đồng Quản trị độc lập được kỳ vọng có tiếng nói

uy tín, tập trung được ý kiến các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị cho phép các

thành viên độc lập thể hiện được vai trò quan trọng, phản biện trong việc nêu ý kiến, trao

đổi và biểu quyết trong các quyết định và vấn đề của hội đồng quản trị, và đặc biệt có thể

giúp hạn chế những rủi ro và nguy cơ xung đột lợi ích khi Chủ tịch không trung lập.

Page 51: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

45

Kết quả đánh giá cho thấy còn khá nhiều hạn chế trong vấn đề đáp ứng tỷ lệ thành viên

Hội đồng Quản trị độc lập cũng như quy định về nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Quản

trị độc lập không quá hai nhiệm kỳ. Do yêu cầu của thực hành tốt trong khu vực ASEAN là

tỷ lệ thành viên Hội đồng Quản trị độc lập phải đạt ít nhất 50%, cao hơn so với yêu cầu tỷ

lệ 1/3 của Việt Nam, nên chỉ có 2 công ty đạt yêu cầu trong mục đánh giá này (so với không

có công ty nào đáp ứng trong năm 2015). Với chuẩn mực luật định của Việt Nam yêu cầu

cần có tối thiểu 1/3 thành viên HĐQT là độc lập thì ở thời điểm cuối năm 2016 chỉ có tỉ lệ

gần 14% DNNY trên HSX đạt yêu cầu này, theo một khảo sát nghiên cứu tại Trường đại

học Bách Khoa Tp.HCM. Ngoài ra, thông lệ Quản trị tốt của khu vực cũng không ủng hộ

việc Hội đồng Quản trị có thành viên là nguyên Tổng Giám đốc trong hai năm gần nhất để

tránh những xung đột tế nhị có thể ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo công ty trong giai

đoạn nhiệm kỳ mới. Có 13% công ty trong mẫu đánh giá mắc phải tình huống này.

Để đảm bảo hiệu quả trong thực thi trách nhiệm của các thành viên này, qui định luật

pháp và chuẩn mực quản trị ASEAN đã đặt ra giới hạn tối đa năm vị trí Hội đồng Quản trị

tại các doanh nghiệp khác mà một thành viên Hội đồng Quản trị độc lập không điều hành

được nắm giữ, đây cũng là qui định mà luật pháp Việt Nam cũng nêu ra nhằm tăng cường

vai trò và trách nhiệm của TV HĐQT trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 1 công ty có

báo cáo đã tuân thủ về vấn đề này, các công ty còn lại không cung cấp thông tin.

Các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt việc đảm bảo không có thành viên Hội đồng

Quản trị điều hành nào phục vụ tại hơn hai hội đồng quản trị của các công ty niêm yết

Page 52: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

46

ngoài tập đoàn. Gần 66% công ty niêm yết có tối thiểu một thành viên Hội đồng Quản trị

không điều hành có kinh nghiệm làm việc trước đó trong lĩnh vực hoạt động chính của

công ty.

Thực thi vai trò giám sát chiến lược, quản trị rủi ro

Hội đồng Quản trị đóng vai trò then chốt trong định hướng chiến lược của công ty, các

nhà đầu tư quốc tế kỳ vọng HĐQT phát huy vai trò chỉ đạo này trong thực tiễn. Tuy nhiên,

thực tế cho thấy chỉ có 1/3 công ty có đề cập và mô tả cụ thể trong các báo cáo rằng Hội

đồng Quản trị có xem xét và giám sát quá trình thực hiện chiến lược công ty trong năm

gần nhất.

Năm đánh giá 2017 cho thấy các công ty đạt mức độ tuân thủ cao hơn ở những nội dung

cần thiết như nêu rõ tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động của công ty trong các tài liệu báo cáo

và trang thông tin điện tử, cũng như trình bày, nhận diện cụ thể về những rủi ro chính mà

công ty phải đối mặt và biện pháp quản trị rủi ro tương ứng trong Báo cáo thường niên.

Vai trò ban kiểm soát

Theo chuẩn mực của ASEAN, tính độc lập của Ban kiểm soát hay Tiểu ban kiểm toán nội

bộ thuộc HĐQT là rất quan trọng nhằm đảm bảo vai trò

khách quan trong thực thi vai trò nhiệm vụ, kiểm tra

tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn

trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh;

tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế

toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; đánh giá hiệu

lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm

toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.

Do vậy, tính độc lập của các thành viên Ban kiểm soát cần được công bố rõ. Chuẩn mực

của ASEAN yêu cầu có toàn bộ thành viên Ban kiểm soát là thành viên không điều hành,

và có đa số các thành viên Ban kiểm soát là thành viên độc lập. Trong mẫu đánh giá có 9%

công ty khẳng định đạt được chuẩn mực này. Ngoài ra chuẩn mực ASEAN yêu cầu Trưởng

ban kiểm soát phải là thành viên độc lập, có 4/70 doanh nghiệp đạt được yêu cầu này.

Thông lệ quản trị công ty tốt còn yêu cầu công ty cần có ít nhất một thành viên độc lập

trong Ban Kiểm soát có kinh nghiệm hoặc bằng cấp về kế toán, kiểm toán.

Page 53: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

47

Ngoài ra, một điểm yếu cần ghi nhận của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa thể hiện được

vai trò và sự quan tâm của Ban Kiểm soát và Hội đồng Quản trị đối với hệ thống kiểm soát

nội bộ hoặc quản lý rủi ro của công ty thông qua việc rà soát các chốt kiểm soát trọng yếu

cũng như đưa ra nhận xét về tính hiệu quả của hệ thống này. Một trong những trách nhiệm

của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát là đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động

hiệu quả, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro về mặt tài chính và hoạt động, và phải tuân

thủ các luật lệ và chuẩn mực có liên quan. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận là tỷ lệ tuân thủ

ở mục này hiện nay đang là 27%, có phần cải thiện hơn hẳn so với các năm trước. Điều

này cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề kiểm soát rủi ro

hiện đang ngày càng tăng. Trách nhiệm của Ban kiểm soát đối với việc bổ nhiệm và miễn

nhiệm kiểm toán độc lập cũng chưa được công bố rộng rãi. Đa phần nội dung này thường

được tìm thấy trong Điều lệ công ty. Thế nhưng, tài liệu này bằng tiếng Anh lại không dễ

được tìm thấy.

Mặc dù Luật doanh nghiệp 2014 đã cho phép áp dụng mô hình không có Ban kiểm soát,

mà thay vào đó là thành lập Tiểu Ban kiểm toán nội bộ thuộc HĐQT, cho đến thời điểm

tháng 5/2017 là thời điểm đánh giá của Thẻ điểm 2017 thì Việt Nam chỉ mới có một doanh

nghiệp áp dụng mô hình mới này. Mặc dù có nêu trong Luật, các văn bản dưới luật chưa

có hướng dẫn cụ thể vai trò, trách nhiệm và tiêu chuẩn thành viên của Ban kiểm toán nội

bộ thuộc HĐQT nên đã gây khó khăn trong việc áp dụng một thực hành mới mặc dù đây

là một thực hành thông dụng được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong mô hình

HĐQT một cấp.

Kiểm toán nội bộ

Số lượng doanh nghiệp niêm yết có bộ phận Kiểm toán Nội

bộ riêng cũng tăng tuy nhiên đây vẫn chưa phải là thông lệ

tốt được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam (có 36% công ty có

bộ phận Kiểm toán nội bộ). Chuẩn mực ASEAN cũng yêu cầu

công ty công bố thông tin của Trưởng ban Kiểm toán Nội bộ

cũng như chi tiết vai trò, quyền hạn (bổ nhiệm, miễn nhiệm,

giám sát) của Ban Kiểm soát hoặc Tiểu ban kiểm toán đối với

bộ phận Kiểm soát Nội bộ. 36% công ty có thành lập bộ phận

này, tuy nhiên chỉ có một công ty đề cập rằng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên bộ

Page 54: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

48

phận kiểm toán nội bộ thuộc thẩm quyền Ban Kiểm soát hoặc Tiểu ban kiểm toán thuộc

HĐQT.

Thành phần, cấu trúc hội đồng quản trị

Các tiêu chí lựa chọn và quy trình bổ nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị mới, cũng như

tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hoạt động hàng năm của Hội đồng Quản trị, từng thành

viên Hội đồng Quản trị, và các tiểu ban Hội đồng Quản trị cũng chưa nhận được nhiều sự

quan tâm từ phía doanh nghiệp.

Chính sách khuyến khích thành viên Hội đồng Quản trị tham gia các chương trình đào tạo

trong năm cũng được cải thiện rõ rệt so với những đợt đánh giá trước tuy tỷ lệ này còn

thấp so với các nước trong khu vực.

Việc thành lập các tiểu ban trực thuộc Hội đồng Quản trị hiện vẫn chưa phổ biến ở Việt

Nam dù các doanh nghiệp dần nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của những

tiểu ban này. Kết quả đánh giá cho thấy chỉ 20-30% công ty có các tiểu ban chuyên trách

về đề cử nhân sự và lương thưởng. Nhiều trường hợp các công ty có thành lập tiểu ban

chuyên trách nhưng không đáp ứng được yêu cầu về mức độ độc lập của các thành viên

tham gia.

Thực thi trách nhiệm của HĐQT

Đánh giá năm nay cho thấy các công ty Việt Nam thực hiện tốt những nội dung liên quan

đến việc đảm bảo số lần họp của Hội đồng Quản trị trong năm cũng như sự tham gia đầy

đủ của các thành viên Hội đồng Quản trị trong các cuộc họp.

Page 55: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

49

Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy các công ty có lên lịch trình họp Hội đồng Quản

trị trước khi bắt đầu năm tài chính mới cũng như có tổ chức ít nhất một cuộc họp giữa các

thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành mà không có mặt các thành viên điều hành.

Ngay cả quy định về tỉ lệ tối thiểu số thành viên có mặt ở mỗi cuộc họp Hội đồng Quản trị

cũng ít được tìm thấy do Điều lệ công ty bản tiếng Anh không được công bố. Việc công bố

tình hình tham dự họp của các thành viên Ban Kiểm soát hiện vẫn chưa được thực hiện

tốt.

Ngoài ra, cơ cấu thù lao lương thưởng cho thành viên Hội đồng Quản trị và Giám đốc Điều

hành chưa được công bố đầy đủ, rõ ràng. Các cổ đông quan tâm đến cả cơ cấu và chính

sách lương thưởng bao gồm cả tiêu chí đánh giá của các vị Tổng Giám đốc cũng như các

khoản hỗ trợ dành cho thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành. Tuy nhiên tỷ lệ

tuân thủ chỉ dừng ở mức 16% đối với việc minh bạch chính sách thù lao của thành viên

Hội đồng Quản trị không điều hành và chỉ 6% đối với việc minh bạch chính sách lương

thưởng của thành viên Hội đồng Quản trị điều hành và Tổng Giám đốc.

Trong hệ thống quản trị công ty chuẩn mực, thư ký công ty là nhân vật đóng vai trò rất

quan trọng trong việc hỗ trợ Hội đồng Quản trị tiếp cận thông tin nhanh chóng, kịp thời,

và hoàn thành trọng trách, nhiệm vụ. Thế nhưng, vai trò của thư ký công ty tại Việt Nam

vẫn còn khá mờ nhạt và chỉ có 2 công ty có bằng chứng cho thấy thư ký công ty được tham

gia các khóa đào tạo về pháp lý, kế toán, hay nghiệp vụ thư ký.

Page 56: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

50

Bộ qui tắc đạo đức

Việc soạn thảo và công bố chi tiết Bộ Quy tắc đạo đức của doanh nghiệp cũng cần được

quan tâm hơn nữa vì đây là thông lệ quản trị công ty tốt của quốc tế được các nhà đầu tư

nước ngoài quan tâm. Hiện nay chỉ có 7 doanh nghiệp có đăng tải bản dịch tiếng Anh của

Bộ Quy tắc này lên trang web của công ty. Bộ qui tắc đạo đức cần áp dụng và yêu cầu

phải tuân thủ đối với không chỉ nhân viên công ty mà đối với cả các vị trí lãnh đạo cấp

cao nhất của công ty.

ĐIỂM MẠNH

• Tách rời vai trò của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc Điều hành.

• Có tối thiểu một thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành có kinh nghiệm làm việc trước đó trong lĩnh vực hoạt động chính của công ty.

• Không có thành viên Hội đồng Quản trị điều hành nào phục vụ tại hơn hai hội đồng quản trị của các công ty niêm yết ngoài tập đoàn.

• Đảm bảo số lần họp của Hội đồng Quản trị trong năm cũng như sự tham gia đầy đủ của các thành viên Hội đồng Quản trị trong các cuộc họp.

• Trình bày cụ thể về những rủi ro chính mà công ty phải đối mặt và biện pháp quản trị rủi ro tương ứng trong báo cáo thường niên.

• Nêu rõ tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động của công ty trong các tài liệu báo cáo và trang thông tin điện tử.

LĨNH VỰC CẦN CẢI THIỆN

• Tỷ lệ thành viên Hội đồng Quản trị độc lập dưới 50% và thiếu quy định về nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Quản trị độc lập không quá hai nhiệm kỳ.

• Chưa thành lập các tiểu ban trực thuộc Hội đồng Quản trị về nhân sự và lương thưởng.

• Thiếu thông tin về tiêu chuẩn lựa chọn và quy trình bổ nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị mới.

• Thiếu bằng chứng cho thấy Hội đồng Quản trị tiến hành kiểm tra, xem xét các lĩnh vực trọng yếu cần kiểm soát và hệ thống quản lý rủi ro của công ty trong năm; thiếu lời xác nhận từ Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm soát rằng hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả và chính xác.

• Thiếu công bố chi tiết Bộ Quy tắc Đạo đức.

• Thiếu công bố chi tiết thù lao thành viên Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.

Page 57: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

51

• Chưa xây dựng kế hoạch họp của Hội đồng Quản trị trước khi bắt đầu năm tài chính mới.

• Thiếu việc tổ chức họp giữa các thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành mà không có mặt các thành viên điều hành.

• Thiếu công bố tình hình tham dự họp của các thành viên Ban Kiểm soát.

• Thiếu thông tin về tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hoạt động hàng năm của Hội đồng Quản trị, từng thành viên Hội đồng Quản trị và các tiểu ban.

• Trách nhiệm của Ban kiểm soát đối với việc bổ nhiệm và miễn nhiệm kiểm toán độc lập chưa được công bố rộng rãi.

3.6. CÁC TIÊU CHÍ THƯỞNG VÀ PHẠT

Đánh giá chung

Bộ tiêu chí cấp 2 bao gồm những câu hỏi thưởng và phạt. Điểm thưởng nhằm để khuyến

khích những thực hành quản trị công ty tốt vượt trên mức yêu cầu của bộ tiêu chí cấp 1

của ASEAN. Tương tự, điểm phạt được dùng để phát hiện và hạn chế những vi phạm các

tiêu chí theo thông lệ quản trị công ty thông thường.

Bảng 13. Lĩnh vực thưởng và phạt.

Ở lĩnh vực thưởng và phạt, doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt điểm trung bình -1.74 điểm so

với mức điểm cao nhất của cấp 2 là 30 điểm. Điều này cho thấy trung bình ở Lĩnh vực Cấp

2 doanh nghiệp Việt Nam bị phạt mà không ghi nhận được điểm thưởng. Đây là nguyên

nhân chính khiến điểm số của doanh nghiệp Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực.

doanh nghiệp Việt Nam có mức điểm khá tốt ở Cấp 1, doanh nghiệp tốt nhất đạt

Phần A

Phần B

Phần C

Phần D

Phần E

Điểm cấp 1

Điểm cấp 2 Tổng điểm QTCT

Điểm trung bình

6.37 6.84 5.90 12.94 10.98 43.04 -1.74 41.30

Điểm tối thiểu

4.62 5.79 0.00 4.38 4.80 23.42 -7.00 20.18

Điểm tối đa

10.00 8.95 14.06 21.25 24.53 72.12 4.00 73.11

Điểm trung vị

6.00 6.75 6.09 12.81 9.73 42.30 -2.00 38.74

Page 58: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

52

72.12/100 điểm nhưng mức điểm cao nhất đạt được ở cấp 2 chỉ là 4 điểm, không giúp

doanh nghiệp Việt Nam đạt được điểm số cao ở tổng điểm QTCT. Tổng điểm QTCT cao

nhất chỉ đạt 73.11/130 điểm là do mức điểm hạn chế ở Cấp 2 này.

Các lĩnh vực nhận điểm thưởng

Trong năm đánh giá hiện tại, gần 15% công ty có thành lập tiểu ban riêng biệt chuyên về

quản lý rủi ro ở cấp Hội đồng Quản trị. Điều này cho thấy sự quan tâm của Hội đồng Quản

trị đối với công tác giám sát rủi ro và đây được xem như một cam kết về tăng cường chất

lượng quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Tương tự, một số ít công ty được điểm thưởng

nhờ có chính sách và hệ thống quản trị đảm bảo an toàn và bảo mật hệ thống thông tin

của doanh nghiệp. Với vai trò ngày càng lớn của công nghệ thông tin trong mọi ngành

công nghiệp, chính sách an toàn và bảo mật của hệ thống này cần nhận được sự quan tâm

đúng mức của Hội đồng Quản trị. Mọi rủi ro liên quan đến hệ thống thông tin, an ninh

mạng, và ảnh hưởng của thiên tai cần được nhận diện, xử lý, và báo cáo lên cấp Hội đồng

Quản trị.

Để ghi thêm điểm cộng với các nhà đầu tư nước ngoài, xây dựng chính sách đa dạng hóa

cơ cấu thành viên Hội đồng Quản trị là điều các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm. Sự

đa dạng về giới tính và chuyên môn tạo điều kiện cho Hội đồng Quản trị có những cái nhìn

đa chiều trong mọi vấn đề, nâng cao chất lượng ra quyết định cũng như giám sát hoạt

động của công ty. Thế nhưng, số lượng công ty có ít nhất một thành viên Hội đồng Quản

trị độc lập là nữ giảm nhẹ trong năm nay.

Về tính độc lập của HĐQT, có một công ty nhận được điểm thưởng do có tỷ lệ thành viên

Hội đồng Quản trị độc lập cao hơn 50%.

Bên cạnh đó, báo cáo phát triển bền vững dựa trên chuẩn mực của GRI, phần lớn là bộ

tiêu chí G4, được áp dụng bởi 30% doanh nghiệp được đánh giá. Đây là một tiến bộ vượt

bậc so với những năm trước, cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của doanh nghiệp Việt

Nam về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

Ngoài ra, một số ít công ty nhận được điểm cộng nhờ áp dụng các thông lệ quản trị công

ty tốt như công bố tài liệu họp Đại hội Cổ đông tối thiểu 28 ngày trước ngày họp, công bố

Báo cáo Tài chính Kiểm toán trong vòng 60 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính, công bố

chi tiết lương thưởng và thù lao của Giám đốc điều hành.

Page 59: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

53

Các lĩnh vực nhận điểm phạt

Tuy các công ty đạt được nhiều điểm thưởng so với các năm trước, nhưng điểm tổng kết

của bộ tiêu chí cấp 2 vẫn thấp hơn rất nhiều khi so sánh qua các năm do phần điểm phạt

làm giảm mạnh số điểm ghi được trong các phần trước.

Một tỉ lệ đáng kể các công ty, 37%, mất điểm do không

xác định rõ ai là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

Một số công ty tuy có danh sách thành viên Hội đồng

Quản trị độc lập nhưng lại bị mất điểm do thông tin về

ngày bổ nhiệm của những vị này không được công bố.

Ngày bổ nhiệm lần đầu là thông tin quan trọng cho phép

cổ đông đánh giá được tính độc lập khách quan của

thành viên độc lập vì nhìn chung vai trò độc lập khó

đảm bảo khi cá nhân đã tham gia lãnh đạo doanh nghiệp

trong thời gian rất dài.

Bên cạnh đó, vì có Chủ tịch Hội đồng Quản trị nguyên là Tổng Giám đốc của công ty trong

vòng 3 năm trước, 24% công ty phải chịu điểm phạt. Một số công ty cũng có vi phạm nội

dung mới trong mục câu hỏi phạt là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập nhận được cổ

phiếu thưởng hoặc tiền thưởng từ công ty (3/70 công ty).

Trong việc tổ chức Đại hội cổ đông, gần 63% trường hợp bị điểm trừ do thiếu bằng chứng

cho thấy (do biên bản họp Đại hội Cổ đông hoặc Nghị quyết đại hội không công bố rõ danh

sách tham dự) Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Điều hành, và Chủ tịch Ban Kiểm soát

tham dự đủ tại Đại hội Cổ đông. Ngoài ra, để tránh điểm phạt, các công ty cũng cần lưu ý

về thông báo sớm trước vài tuần những nội dung bổ sung trong chương trình nghị sự Đại

hội Cổ đông thường niên và Đại hội Cổ đông bất thường.

Về lĩnh vực giao dịch bên liên quan, năm nay có 7%

trường hợp vi phạm do công ty có hỗ trợ tài chính dưới

hình thức cho vay dành cho các đơn vị không phải là công

ty con của công ty. Về thực trạng cấu trúc sở hữu, có 7%

công ty có cấu trúc sở hữu kim tự tháp hoặc cấu trúc sở

hữu chéo. Các loại cơ cấu vốn này cho phép một số cổ

đông nắm giữ quyền kiểm soát không tương ứng với tỷ

Page 60: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

54

lệ cổ phần công khai mà họ sở hữu, và hình thức này không được chuẩn mực quản trị công

ty quốc tế khuyến khích.

Để tránh điểm phạt, công ty cần công bố nội dung thỏa ước với cổ đông trong trường hợp

công ty có thỏa ước đặc biệt cho phép một số cổ đông nắm giữ quyền kiểm soát không

tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu phải được công bố công khai. Các doanh nghiệp

cũng sẽ bị điểm phạt nếu có bất cứ vi phạm pháp luật về các vấn đề liên quan đến người

lao động, người tiêu dùng, chính phủ, hoặc thương mại và cạnh tranh.

ĐIỂM MẠNH

• Thành lập tiểu ban quản lý rủi ro ở cấp Hội đồng Quản trị.

• Áp dụng bộ tiêu chí GRI G4 trong báo cáo phát triển bền vững.

• Có ít nhất một thành viên Hội đồng Quản trị độc lập là nữ.

LĨNH VỰC CẦN CẢI THIỆN

• Không xác định rõ thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

• Không công bố thông tin về ngày bổ nhiệm của thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

• Chủ tịch Hội đồng Quản trị nguyên là Tổng Giám đốc của công ty trong vòng 3 năm trước.

• Thành viên HĐQT độc lập giữ vị trí thành viên HĐQT của hơn 5 công ty khác ngoài tập đoàn.

• Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập nhận được cổ phiếu thưởng hoặc tiền thưởng từ công ty.

• Công ty có hỗ trợ tài chính cho các đơn vị không phải là công ty con.

• Tồn tại cấu trúc sở hữu kim tự tháp, sở hữu chéo.

• Thiếu công bố trong trường hợp có các thoả ước cổ đông đặc biệt.

• Thiếu vắng thông tin rằng Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Điều hành, và Chủ tịch Ban Kiểm soát tham dự đầy đủ tại Đại hội Cổ đông.

Page 61: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

55

4. THỰC HIỆN QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TỐT NHẤT

Đánh giá chung

Phân tích nhóm công ty có kết quả tốt nhất cho thấy nhóm 3 công ty tốt nhất và nhóm 10

công ty tốt nhất có mức điểm cách biệt khá lớn so với nhóm toàn bộ các doanh nghiệp

được đánh giá trong suốt 5 năm đánh giá 2012-2017. Cụ thể, điểm trung bình của nhóm

3 công ty tốt nhất và nhóm 10 công ty tốt nhất là 40.4 và 36.7 điểm trong năm 2012 – năm

đầu tiên được đánh giá. Nhưng khác biệt này đã lớn hơn trong năm đánh giá 2017, lần

lượt là 71.3 và 61.9 điểm, so với điểm trung bình của toàn bộ mẫu đánh giá là 41.3 điểm.

Điều này cho thấy, đối với các DNNY có quản trị tốt và quan tâm đến cải thiện quản trị

công ty, các nỗ lực cải thiện đã đem lại kết quả tốt và thực tiễn giúp doanh nghiệp cải thiện

được hình ảnh về quản trị tốt qua từng năm. Tuy nhiên, xét trên góc độ quản lý thị trường,

việc cải thiện quản trị trong hầu hết các DNNY sẽ có nhiều thách thức hơn để có được hình

ảnh tốt của toàn thị trường hoặc đạt mục tiêu nâng hạng thị trường.

Hình 10. Điểm quản trị công ty các doanh nghiệp có quản trị tốt nhất qua các năm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cùng các Sở Giao dịch

đã thực hiện nhiều thay đổi để có thể nâng hạng TTCK Việt Nam thành công từ thị trường

cận biên sang thị trường mới nổi vào tháng 6/2019. Theo tổ chức Morgan Stanley Capital

International (MSCI), thị trường Việt Nam về lý thuyết đã đủ điều kiện, nhưng còn sơ khai,

Page 62: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

56

chưa đảm bảo được các yếu tố an toàn và bền vững. Hiện tại Việt Nam chưa thỏa mãn

nhiều tiêu chí, đặc biệt là các tiêu chí định tính để được nâng hạng.

Để được nâng hạng, bên cạnh nhiều tiêu chí định lượng như vốn hoá, đảm bảo mức độ

thanh khoản thị trường, đảm bảo mức độ tự do lưu chuyển vốn, đảm bảo nâng tỉ lệ sở hữu

của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức này còn đưa ra các khía cạnh quan trọng về quản trị

mang yếu tố định tính như: đảm bảo bảo vệ quyền nhà đầu tư, bảo đảm đối xử bình đẳng

giữa các nhà đầu tư, đảm bảo mức độ minh bạch công bố thông tin, đảm bảo mức độ công

bố thông tin bằng tiếng Anh cho nhà đầu tư… Như vậy, cải thiện QTCT là bước đi quan

trọng cho nỗ lực nâng hạng thị trường sắp tới của Việt Nam. Chiến lược nâng hạng thị

trường bằng cách thúc đẩy cải thiện tại các DNNY tốt nhất như một đòn bẩy thúc đẩy cả

thị trường cải thiện nhanh về quản trị là một chiến lược quan trọng trong bối cảnh hiện

nay cần cân nhắc.

Như kết quả phân tích trong Hình 10 cho thấy các nhóm 3 doanh nghiệp tốt nhất và nhóm

10 doanh nghiệp tốt nhất đều cải thiện điểm nhanh chóng qua các năm. Nhóm 3 doanh

nghiệp tốt nhất tăng hơn 76% điểm so với năm đầu đánh giá, và tăng 22% so với năm

đánh giá liền kề. Nhóm 10 doanh nghiệp tốt nhất tăng hơn 68% điểm so với năm đầu đánh

giá, và tăng 20% so với năm đánh giá liền kề. Các kết quả này thật sự đáng khích lệ ở các

doanh nghiệp đi đầu. Việc cải thiện điểm ở các doanh nghiệp này không chỉ giúp tạo động

lực khuyến khích cải thiện quản trị trên toàn thị trường, mà còn cho phép các doanh

nghiệp tốt nhất này xuất hiện trong các giải thưởng khu vực về quản trị công ty, giúp giới

thiệu hình ảnh về các cơ hội đầu tư tốt tại Việt Nam ra thế giới.

Page 63: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

57

Phân tích cơ hội cải thiện quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết tốt nhất

Hình 11. Điểm thành phần của các doanh nghiệp tốt nhất

Kết quả phân tích các khía cạnh quản trị cho thấy nhóm 3 doanh nghiệp tốt nhất và nhóm

10 doanh nghiệp tốt nhất thực hành khá tốt ở các khía cạnh quản trị cơ bản. Lĩnh vực A

và B gần như đạt điểm tối đa. Lĩnh vực D và E cần được chú trọng. Trong khi cải thiện lĩnh

vực D – Minh bạch và công bố thông tin đòi hỏi nhiều hơn sự thực thi của ban điều hành

về công bố thông tin cho cổ đông về quản trị, về kinh doanh, về các khía cạnh liên quan

đến tất cả các bên hữu quan, thì lĩnh vực E – Vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị

lại là lĩnh vực đòi hỏi nhiều quan tâm nhất.

Ngoài ra nhóm 3 doanh nghiệp tốt nhất và nhóm 10 doanh nghiệp tốt nhất đạt điểm khá

tốt ở các tiêu chí cấp 1 nhưng lại không đạt được các chuẩn mực tiến bộ được yêu cầu ở

cấp 2. Mức điểm đạt được ở cấp 1 khá tốt, 68.7/100 ở nhóm 3 doanh nghiệp tốt nhất và

59.9/100 ở nhóm 10 doanh nghiệp tốt nhất. Mức điểm đạt được ở cấp 2 rất khiêm tốn.

Nhóm 3 doanh nghiệp tốt nhất chỉ đạt 2.7/30 điểm, và nhóm 10 doanh nghiệp tốt nhất

chỉ đạt 2/30 điểm.

Để cải thiện hình ảnh quản trị, các DNNY tốt nhất cần chú trọng các lĩnh vực cải thiện công

bố thông tin và cải thiện thực thi vai trò và trách nhiệm của HĐQT. Cụ thể:

Page 64: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

58

- Cần có qui chế quản trị ngăn ngừa xung đột lợi ích: yêu cầu thành viên HĐQT có

liên quan đến giao dịch không tham gia các cuộc họp HĐQT thảo luận về giao dịch

có liên quan này; giao dịch bên liên quan cần có ý kiến cổ đông chỉ được thông qua

bởi ý kiến của nhóm cổ đông không liên quan đến giao dịch này.

- Cần có các chính sách và các hoạt động cụ thể bảo vệ các bên hữu quan, đặc biệt là

chủ nợ, người cung ứng vốn; Cần xây dựng chính sách tố giác vi phạm và qui trình

bảo vệ người tố giác.

- Vai trò độc lập của kiểm toán cần được đảm bảo: các công ty kiểm toán khi cung

cấp các dịch vụ phi kiểm toán cho công ty thì phải đảm bảo duy trì tính độc lập của

các báo cáo kiểm toán mình phát hành, cụ thể, tổng mức phí các dịch vụ phi kiểm

toán phải không cao hơn mức phí dịch vụ kiểm toán thực hiện cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần chú ý công bố thông tin về các hoạt động của HĐQT trong việc

thực thi vai trò trách nhiệm của HĐQT: HĐQT cần thực thi vai trò lãnh đạo, xây

dựng và theo dõi thực thi chiến lược công ty.

- Công ty cần hướng đến xây dựng bộ qui tắc ứng xử yêu cầu lãnh đạo lẫn nhân viên

phải tuân thủ, cần có qui chế thực hiện và giám sát thực thi qui tắc ứng xử này.

- Nâng cao hiện diện của các thành viên HĐQT độc lập vẫn là thách thức đối với các

DNNY đứng đầu, đáp ứng tỉ lệ thành viên độc lập 50% cũng như đặt ra giới hạn

nhiệm kỳ đối với thành viên độc lập để đảm bảo vai trò giám sát của HĐQT là các

chuẩn mực quản trị tiến bộ cần hướng tới.

- Vai trò tiểu ban nhân sự, tiểu ban thù lao, lương thưởng rất quan trọng, có tính

chất quyết định đối với tương lai bền vững và phát triển của doanh nghiệp. Tính

chất độc lập của tiểu ban nhân sự, tiểu ban thù lao, lương thưởng cần được đảm

bảo bởi tỉ lệ đa số thành viên độc lập tại các tiểu ban này.

- Vai trò độc lập của Ban kiểm soát/Tiểu ban kiểm toán tuy không thuộc phạm vi

luật định tại Việt Nam lại là các chuẩn mực quản trị quan trọng theo thông lệ quốc

tế: Trưởng ban kiểm soát/Chủ tịch tiểu ban kiểm toán phải là thành viên độc lập,

toàn bộ thành viên Ban kiểm soát/Tiểu ban kiểm toán phải là thành viên không

điều hành với đa số là thành viên độc lập. Công ty được khuyến khích có bộ phận

kiểm toán nội bộ có trưởng bộ phận kiểm toán được bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm bởi

Ban kiểm soát/Tiểu ban kiểm toán.

Page 65: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

59

- Hoạt động định hướng, đào tạo chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo kế thừa cần được chú

trọng và công bố thông tin đầy đủ. Hoạt động định hướng, cung cấp thông tin và

đào tạo cho các thành viên HĐQT mới, hoạt động đào tạo về quản trị công ty cho

các thành viên HĐQT cần có kế hoạch, chương trình cụ thể. Hoạt động đánh giá

thực thi trách nhiệm của thành viên HĐQT cần được thực hiện có qui trình hợp lý,

công bố thông tin đầy đủ.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Việt Nam đã liên tục có những văn bản pháp luật mới ban hành về QTCT trong thời gian

qua, là những bước đi quan trọng thúc đẩy cải thiện thực hành QTCT tại doanh nghiệp,

nâng cao mức độ minh bạch và hấp dẫn của thị trường vốn Việt Nam đối với nhà đầu tư.

Tuy nhiên để có thể theo kịp được trình độ phát triển về quản trị trong khu vực và thế

giới, cần có nhiều nỗ lực trong quản lý, giám sát thực thi các qui định quản trị của quốc

gia, và quan trọng hơn là cần sử dụng hiệu quả các công cụ thị trường tự nguyện, cho phép

thúc đẩy thực thi các thông lệ quản trị tốt nhất. Thẻ điểm QTCT ASEAN đã là một trong

những công cụ hữu hiệu cho phép giám sát, đánh giá và xây dựng lộ trình cải thiện QTCT

các DNNY của Việt Nam trong những năm vừa qua.

Năm đánh giá Thẻ điểm QTCT ASEAN 2017 cho thấy có một số tín hiệu khả quan về sự cải

thiện trong công bố thông tin tiếng Anh, có nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo thường

niên tiếng Anh hơn, lượng thông tin tiếng Anh công bố trong các tài liệu cổ đông đã nhiều

hơn, thông tin công bố kịp thời hơn. Các lĩnh vực cải thiện khác còn được nhìn thấy trong

nhiều khía cạnh về QTCT như: có cải thiện về các hoạt động nâng cao chất lượng tương

tác giữa cổ đông và doanh nghiệp, đặc biệt là cổ đông tổ chức; có cải thiện hơn về công tác

chuẩn bị tổ chức đại hội như gửi thư mời đại hội sớm, nội dung thông tin trên các dự thảo

trình đại hội có nhiều nội dung hơn; có cải thiện hơn về thực hiện báo cáo trách nhiệm xã

hội cũng như báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp. Có những sự chuẩn bị tốt

hơn trong việc nâng cao tính chất độc lập của HĐQT: có nhiều hơn các DN có Chủ tịch

HĐQT độc lập, có nhiều hơn các doanh nghiệp thực hiện phân tách hai chức danh Chủ tịch

và Giám đốc..

Tuy nhiên bên cạnh những điểm cải thiện được nhìn thấy, khoảng cách giữa Việt Nam và

các nước trong khu vực ASEAN vẫn còn rất lớn, đòi hỏi cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn

từ doanh nghiệp, nhà quản lý và thị trường để có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách,

Page 66: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

60

theo kịp được trình độ phát triển của khu vực và thế giới về QTCT. Kết quả đánh giá thẻ

điểm QTCT ASEAN cho phép nhận diện các khía cạnh và lĩnh vực đòi hỏi có thêm sự quan

tâm của nhiều phía nhằm góp phần nâng cao thực hành quản trị tốt ở các doanh nghiệp

đại chúng của Việt Nam.

5.1. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ

Về khuôn khổ luật pháp qui định về quản trị công ty

Cải thiện khuôn khổ luật pháp nhằm tạo ra môi trường quản trị tốt luôn là mong muốn

của thị trường và cũng là một trong những giải pháp quan trọng giúp xây dựng chuẩn mực

quản trị tốt của các nước thế giới. Tuỳ theo mức độ phát triển thị trường ở mỗi quốc gia,

lộ trình cải thiện khuôn khổ luật pháp sẽ có những bước đi mang tính đặc thù khác nhau

ở mỗi quốc gia.

Ở các quốc gia còn mới mẻ với các khuôn khổ quản trị tốt, việc nâng cao chuẩn mực quản

trị của các doanh nghiệp đòi hỏi cần xác định và phân nhóm chuẩn mực quản trị tốt mà

quốc gia mong muốn hướng tới theo (1) nhóm chuẩn mực quản trị tối cần thiết, và (2)

nhóm chuẩn mực quản trị tiến bộ. Nhóm chuẩn mực quản trị tối cần thiết cần được qui

định cụ thể trong các văn bản luật pháp mang tính chất bắt buộc. Doanh nghiệp nếu không

thực hiện sẽ chịu các hình thức phạt hành chính cụ thể chiếu theo đúng đối tượng vi phạm.

Các văn bản qui định có thể được ban hành bởi Chính phủ, Bộ tài chính, hoặc Uỷ ban chứng

khoán, hoặc ở các hình thức Qui định niêm yết ban hành bởi các Sở giao dịch chứng khoán.

Thực tế cho thấy số lượng các qui định mang tính chất bắt buộc khá cao tại Indonesia,

Philippines và tại Việt Nam (cho đến trước khi có sự ra đời của Nghị định 71/2017/NĐ-

CP). Điều này được xem là cần thiết và phù hợp với các thị trường có mức độ đáp ứng

quản trị tốt còn hạn chế.

Nhóm chuẩn mực quản trị tiến bộ có thể được hướng dẫn áp dụng trong các văn bản luật

mang tính chất hướng dẫn, khuyến khích, theo thông lệ “tuân thủ hoặc nếu không thì giải

thích nguyên do” (“comply or explain”). Nhóm chuẩn mực này nếu doanh nghiệp không

tuân thủ thì không bị phạt vi phạm, nhưng doanh nghiệp buộc phải cung cấp những giải

thích nguyên do, từ đó cho phép cơ quan quản lý và thị trường có thể gia tăng khả năng

giám sát sự sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc thực thi các chuẩn mực quản trị tốt trên

thế giới. Nhóm chuẩn mực quản trị tiến bộ được qui định trong các Bộ Qui tắc quản trị

Page 67: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

61

công ty của các quốc gia, mang tính khuyến nghị, định hướng, cung cấp thông tin và tạo lộ

trình cho doanh nghiệp chuẩn bị đáp ứng trong tương lai gần.

Về công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về QTCT

Cần hỗ trợ thị trường trong việc tăng cường các chương trình tập huấn nâng cao nhận

thức của thị trường và của DNNY về QTCT. Các đối tượng trong doanh nghiệp cần nắm

bắt tốt về QTCT bao gồm thư ký công ty, cán bộ công bố thông tin, cán bộ phụ trách quan

hệ cổ đông, kiểm toán nội bộ, các thành viên HĐQT/Ban kiểm soát.

Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ tập huấn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ về QTCT cũng là các hoạt

động có ý nghĩa hỗ trợ thị trường trong việc nâng cao giám sát của thị trường về QTCT.

Gần đây với sự ra đời của Viện thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), một tổ chức

độc lập thực hiện các hoạt động khuyến nghị áp dụng các thông lệ quản trị tốt, nâng cao

nhận thức và thực hành QTCT trong các doanh nghiệp đại chúng, cung cấp nguồn nhân

lực thành viên HĐQT độc lập cho doanh nghiệp là những người có năng lực chuyên môn,

có vai trò độc lập, có uy tín và tinh thần chính trực, có thể kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ sớm

có một cộng đồng các thành viên HĐQT chuyên nghiệp với kinh nghiệm và kiến thức tốt

về QTCT, có vai trò và trách nhiệm sẵn lòng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện

QTCT của doanh nghiệp Việt Nam.

Tiếp tục cải thiện các phối hợp tích cực với truyền thông, kiểm toán, công ty chứng khoán,

các tổ chức đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư để có thể cùng tạo ra tiếng nói tốt cải thiện QTCT

trong các DNNY.

5.2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Đánh giá năm 2017 cho thấy những dấu hiệu khả quan về nỗ lực tích cực từ phía doanh

nghiệp trong việc sẵn sàng áp dụng các thông lệ quản trị tốt của khu vực ASEAN. Đã có

không ít cải thiện đáng kể được ghi nhận trong hầu hết các lĩnh vực của quản trị công ty

được đánh giá trong dự án Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN. Tuy nhiên cần có nhiều nỗ

lực tương tự áp dụng để đánh giá tất cả các doanh nghiệp đại chúng theo chuẩn mực

ASEAN và việc thực hiện đánh giá các tài liệu công bố bằng tiếng Việt sẽ phản ánh tốt hơn

thực thi quản trị tại doanh nghiệp Việt Nam, và cung cấp thông tin hữu ích hơn nữa cho

cơ quan quản lý và thị trường về quản trị công ty của doanh nghiệp Việt Nam để có thể

Page 68: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

62

thúc đẩy quản trị tốt trong tất cả các thành viên thị trường theo chuẩn mực của khu vực,

đáp ứng khả năng hội nhập của Việt nam với khu vực và thế giới.

Các nỗ lực cải tiến tổng quát cần có từ doanh nghiệp trong các khía cạnh của quản trị công

ty như sau. Tuy nhiên các nỗ lực cải tiến chi tiết cần được thực hiện theo các khuyến nghị

chi tiết đã nêu trong báo cáo, hoặc theo sát các tiêu chí QTCT trong thẻ điểm QTCT ASEAN

và rà soát, áp dụng thực hiện các thông lệ này.

Trách nhiệm cải thiện QTCT cần xuất phát từ quyết tâm của HĐQT và các thành viên

HĐQT. Thực thi cải thiện QTCT cần được thực hiện bởi bộ máy hỗ trợ đắc lực về quản trị

công ty, có thể kể đến là thư ký công ty, ban quan hệ cổ đông, ban công bố thông tin, kiểm

toán nội bộ, …

Tổ chức đại hội cổ đông

Quan sát cho thấy công tác tổ chức đại hội cổ đông đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn cần

có những lưu ý về công bố sớm thư mời tham dự đại hội và tài liệu cổ đông tham dự đại

hội, đặc biệt là công bố tài liệu dự đại hội cần chi tiết, đầy đủ thông tin và giải thích rõ ràng

giúp cổ đông có thể quyết định và biểu quyết tinh thông. Doanh nghiệp cần chú ý việc công

bố tài liệu tiếng Anh, đảm bảo nội dung công bố tài liệu tiếng Anh tương đồng và đầy đủ,

chi tiết như công bố tài liệu tiếng Việt; Đặc biệt, công ty cần công bố biên bản đại hội bằng

tiếng Anh đồng thời cùng lúc với biên bản bằng tiếng Việt. Giám sát quá trình kiểm phiếu

cần có bên độc lập tham gia.

Đề cử thành viên HĐQT

Qui trình để cử, biểu quyết chọn thành viên HĐQT cần được minh bạch, có tiêu chí rõ ràng;

tiêu chí chọn thành viên HĐQT cần nêu rõ đặc điểm và các yêu cầu xuất phát từ nhu cầu

phát triển chiến lược và quản trị từ phía doanh nghiệp từ đó chọn lựa các thành viên

HĐQT có các đặc điểm về trình độ, kinh nghiệm, đảm bảo tính đa dạng trong thành phần

HĐQT. Tài liệu về các ứng cử viên HĐQT cần đầy đủ thông tin đặc biệt về trình độ, kinh

nghiệm, các cam kết hiện tại với các công ty khác, và tính độc lập.

Ngăn ngừa xung đột lợi ích

Cần có các qui định quản trị công ty được doanh nghiệp trực tiếp công bố trong điều lệ

hoặc qui chế quản trị công ty, khẳng định đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các

giao dịch lớn, đặc biệt là các giao dịch với bên liên quan. Cần có các qui định ngăn ngừa

Page 69: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

63

xung đột lợi ích được nêu rõ trong điều lệ, và công ty cần công bố điều lệ tiếng Anh và

tiếng Việt trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Trang thông tin điện tử

Hầu hết các doanh nghiệp được đánh giá trong thẻ điểm 2017 đã có trang thông tin khá

đầy đủ có chuyên trang về Quan hệ cổ đông, với báo cáo tài chính, báo cáo thường niên

năm hiện tại và các năm trước. Tuy nhiên công ty cần cải thiện bằng cách đăng tải Điều lệ,

Qui chế quản trị công ty bằng tiếng Anh.

Bảo vệ quyền cổ đông trong phân chia lợi nhuận

Doanh nghiệp cần lưu ý cải thiện việc chi trả cổ tức đúng hạn, cung cấp đầy đủ thông tin

về cơ sở đề nghị chi trả cổ tức, phương án và mức cổ tức. Công bố thông tin sở hữu của

nhóm cổ đông lớn, cổ đông nội bộ cần lưu ý công bố tỉ lệ sở hữu trực tiếp và sở hữu gián

tiếp của các chủ sở hữu trực tiếp và cả gián tiếp của công ty. Công bố thông tin về vị trí

trách nhiệm của các thành viên HĐQT tại các công ty khác trong và ngoài tập đoàn cần

được minh bạch cho phép cổ đông có thể nhận diện các xung đột lợi ích tiềm tàng.

Tính độc lập của kiểm toán

Vai trò của công ty kiểm toán bên ngoài độc lập đối với cổ đông là quan trọng. Một trong

các thông tin cần chú ý công bố là các dịch vụ phi kiểm toán đang cung cấp bởi công ty

kiểm toán bên ngoài độc lập, cũng như mức phí dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán.

Bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp cần có tiếng nói độc lập, báo cáo độc lập

lên HĐQT hoặc Ban kiểm soát, do Ban kiểm soát bổ nhiệm và miễn nhiệm. Vai trò và tính

độc lập của Ban kiểm soát cần được tăng cường. Doanh nghiệp cân nhắc áp dụng mô hình

quản trị mới có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT mà Luật doanh nghiệp khuyến

nghị.

5.3. ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG VÀ CÁC BÊN HỮU QUAN

Quản trị công ty không chỉ cần có nỗ lực từ phía doanh nghiệp, mà còn cần nỗ lực tích cực

từ phía cổ đông và tất cả các bên hữu quan, những thành viên thị trường có vai trò và

tiếng nói tích cực giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát các vấn đề quản trị hiện hữu

và tiềm tàng.

Page 70: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

64

Vai trò của cổ đông

Cổ đông trong doanh nghiệp, đặc biệt là cổ đông nhỏ, có cổ phần nhưng gặp khó khăn

trong việc nắm bắt thông tin và thực thi vai trò kiểm soát doanh nghiệp. Do vậy tất cả các

cổ đông cần có nhận thức tốt vềst tầm quan trọng của quản trị, từ đó thông qua các kênh

phản hồi, phản ánh các quan ngại cũng như ý kiến của mình đến HĐQT và ban lãnh đạo

doanh nghiệp để cải tiến các vấn đề quản trị. Công ty cần có ban quan hệ cổ đông tích cực,

bảo vệ quyền lợi của cổ đông, xử lý các phản hồi của cổ đông tận tình không chỉ đáp ứng

yêu cầu tối thiểu trong các văn bản luật, mà trên tinh thần chủ động tích cực bảo vệ quyền

lợi cổ đông, khích lệ cổ đông tích cực hơn trong việc ý kiến, đóng góp cho doanh nghiệp.

Vai trò của các bên hữu quan

Các bên hữu quan khác của doanh nghiệp bao gồm nhân viên công ty, chủ nợ, nhà cung

cấp, khách hàng, và cộng đồng cũng có vai trò quan trọng trong việc nhận diện các sai

phạm, các bất hợp lý trong qui trình quản trị. Họ cần có một kênh phản hồi tin cậy, để có

thể gửi ý kiến phản hồi đến đơn vị xử lý phản hồi, và được đảm bảo rằng sẽ được bảo mật

thông tin nhân thân và các quyền lợi của mình sau khi phản hồi. Công ty cần mô tả rõ qui

trình xử lý các ý kiến tố giác vi phạm, các qui trình xử lý, phản hồi cũng như các cam kết

bảo mật thông tin người tố giác, góp ý để các bên hữu quan có thể tin tưởng rằng mình

luôn được bảo vệ trong và sau quá trình tố giác vi phạm quản trị công ty.

Thay lời kết

Cải thiện QTCT là một dự án lớn đòi hỏi không chỉ nỗ lực hiện thời của cơ quan quản lý,

mà còn cần có một lộ trình cụ thể với các bước trong từng giai đoạn. Cải thiện QTCT phải

đến từ nội lực của doanh nghiệp, từ lãnh đạo doanh nghiệp, từ HĐQT và bộ máy hỗ trợ

đắc lực của HĐQT, bên cạnh đó là hành động thúc đẩy tích cực của thị trường. Trong quá

trình hướng đến là một thành viên tích cực của ASEAN thì quản trị công ty và năng lực

thu hút vốn đầu tư là điều tiên quyết quan trọng cần cải thiện.

Page 71: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

65

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CÓ QUẢN TRỊ TỐT NHẤT

DANH SÁCH 3 CÔNG TY TỐT NHẤT THEO

ĐÁNH GIÁ THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ASEAN NĂM 20173

Mã cổ phiếu

Tên công ty Ngành Sàn

DHG CTCP Dược Hậu Giang Sản xuất HOSE

HCM CTCP Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh Tài chính và Bảo hiểm HOSE

VNM CTCP Sữa Việt Nam Sản xuất HOSE

DANH SÁCH 10 CÔNG TY TỐT NHẤT THEO

ĐÁNH GIÁ THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ASEAN NĂM 20174

Mã cổ phiếu

Tên công ty Ngành Sàn

BSI CTCP chứng khoán Ngân Hàng ĐT & PT Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

BVH Tập Đoàn Bảo Việt Tài chính và Bảo hiểm HOSE

CTG Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

DHG CTCP Dược Hậu Giang Sản xuất HOSE

DPM TCT Phân Bón & Hóa Chất Dầu Khí - CTCP Sản xuất HOSE

FPT CTCP FPT Bán lẻ HOSE

HCM CTCP Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh Tài chính và Bảo hiểm HOSE

NVL CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va Xây dựng và Bất động sản HOSE

TRA CTCP Traphaco Sản xuất HOSE

VNM CTCP Sữa Việt Nam Sản xuất HOSE

3 Danh sách được xếp theo thứ tự chữ cái của mã cổ phiếu công ty.

4 Danh sách được xếp theo thứ tự chữ cái của mã cổ phiếu của công ty.

Page 72: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

66

DANH SÁCH 50 CÔNG TY TỐT NHẤT THEO

ĐÁNH GIÁ THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ASEAN NĂM 20175

Mã cổ phiếu

Tên công ty Ngành Sàn

ACB Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Tài chính và Bảo hiểm HNX

BBC CTCP Bibica Sản xuất HOSE

BID Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh Sản xuất HOSE

BSI CTCP chứng khoán Ngân Hàng ĐT & PT Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

BVH Tập Đoàn Bảo Việt Tài chính và Bảo hiểm HOSE

BVS CTCP Chứng Khoán Bảo Việt Tài chính và Bảo hiểm HNX

CHP CTCP Thủy Điện Miền Trung Tiện ích HOSE

CNG CTCP CNG Việt Nam Tiện ích HOSE

CTD CTCP Xây Dựng Coteccons Xây dựng và Bất động sản HOSE

CTG Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

DCM CTCP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau Sản xuất HOSE

DHC CTCP Đông Hải Bến Tre Sản xuất HOSE

DHG CTCP Dược Hậu Giang Sản xuất HOSE

DMC CTCP XNK Y Tế Domesco Sản xuất HOSE

DPM TCT Phân Bón & Hóa Chất Dầu Khí - CTCP Sản xuất HOSE

EIB Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

EVE CTCP Everpia Sản xuất HOSE

FPT CTCP FPT Bán lẻ HOSE

GMD CTCP Gemadept Vận tải và Kho bãi HOSE

HBC CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Xây dựng và Bất động sản HOSE

5 Danh sách được xếp theo thứ tự chữ cái của mã cổ phiếu của công ty.

Page 73: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

67

DANH SÁCH 50 CÔNG TY TỐT NHẤT (TIẾP THEO) 6

Mã cổ phiếu

Tên công ty Ngành Sàn

HCM CTCP Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh Tài chính và Bảo hiểm HOSE

HPG CTCP Tập Đoàn Hòa Phát Sản xuất HOSE

HQC CTCP TV - TM - DV Địa Ốc Hoàng Quân Xây dựng và Bất động sản HOSE

HSG CTCP Tập Đoàn Hoa Sen Sản xuất HOSE

KDH CTCP Đầu Tư & KD Nhà Khang Điền Xây dựng và Bất động sản HOSE

MSN CTCP Tập đoàn Masan Sản xuất HOSE

NLG CTCP Đầu tư Nam Long Xây dựng và Bất động sản HOSE

NTP CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Sản xuất HNX

NVL CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va Xây dựng và Bất động sản HOSE

PAN CTCP Tập Đoàn Pan Tài chính và Bảo hiểm HOSE

PNJ CTCP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận Sản xuất HOSE

PVD TCT Cổ Phần Khoan & DV Khoan Dầu Khí Khai khoáng HOSE

PVT TCT Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Vận tải và Kho bãi HOSE

REE CTCP Cơ Điện Lạnh Xây dựng và Bất động sản HOSE

SAB Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sản xuất HOSE

SBT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa Sản xuất HOSE

SHS CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội Tài chính và Bảo hiểm HNX

SSI CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Tài chính và Bảo hiểm HOSE

SVC CTCP Dịch Vụ Tổng Hợp Sài Gòn Bán lẻ HOSE

TCM CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công

Sản xuất HOSE

TDH CTCP Phát Triển Nhà Thủ Đức Xây dựng và Bất động sản HOSE

TLG CTCP Tập đoàn Thiên Long Sản xuất HOSE

6 Danh sách được xếp theo thứ tự chữ cái của mã cổ phiếu của công ty.

Page 74: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

68

DANH SÁCH 50 CÔNG TY TỐT NHẤT (TIẾP THEO) 7

Mã cổ phiếu

Tên công ty Ngành Sàn

TRA CTCP Traphaco Sản xuất HOSE

VCB Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

VIC Tập đoàn VINGROUP - CTCP Xây dựng và Bất động sản HOSE

VJC CTCP Hàng Không VIETJET Vận tải và Kho bãi HOSE

VNE TCT Cổ Phần Xây dựng Điện Việt Nam Xây dựng và Bất động sản HOSE

VNM CTCP Sữa Việt Nam Sản xuất HOSE

VNR TCT Cổ Phần Tái BH Quốc Gia Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HNX

7 Danh sách được xếp theo thứ tự chữ cái của mã cổ phiếu của công ty.

Page 75: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

69

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH TẤT CẢ CÁC CÔNG TY ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ

TRONG THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ASEAN NĂM 20178

STT Mã Tên công ty Ngành Sàn

1 ACB Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Tài chính và Bảo hiểm HNX

2 BBC CTCP Bibica Sản xuất HOSE

3 BID Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

4 BMI Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh Tài chính và Bảo hiểm HOSE

5 BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh Sản xuất HOSE

6 BSI CTCP chứng khoán Ngân Hàng ĐT & PT Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

7 BVH Tập Đoàn Bảo Việt Tài chính và Bảo hiểm HOSE

8 BVS CTCP Chứng Khoán Bảo Việt Tài chính và Bảo hiểm HNX

9 CAV CTCP Dây Cáp Điện Việt Nam Sản xuất HOSE

10 CHP CTCP Thủy Điện Miền Trung Tiện ích HOSE

11 CNG CTCP CNG Việt Nam Tiện ích HOSE

12 CSM CTCP CN Cao Su Miền Nam Sản xuất HOSE

13 CTD CTCP Xây Dựng Coteccons Xây dựng và Bất động sản HOSE

14 CTG Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

15 DCM CTCP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau Sản xuất HOSE

16 DHC CTCP Đông Hải Bến Tre Sản xuất HOSE

17 DHG CTCP Dược Hậu Giang Sản xuất HOSE

8 Danh sách được xếp theo thứ tự chữ cái của mã cổ phiếu công ty.

Page 76: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

70

STT Mã Tên công ty Ngành Sàn

18 DMC CTCP XNK Y Tế Domesco Sản xuất HOSE

19 DPM TCT Phân Bón & Hóa Chất Dầu Khí - CTCP Sản xuất HOSE

20 EIB Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

21 EVE CTCP Everpia Sản xuất HOSE

22 FIT CTCP Tập đoàn F.I.T Tài chính và Bảo hiểm HOSE

23 FPT CTCP FPT Bán lẻ HOSE

24 GAS TCT Khí Việt Nam - CTCP Tiện ích HOSE

25 GDT CTCP Chế Biến Gỗ Đức Thành Sản xuất HOSE

26 GMD CTCP Gemadept Vận tải và Kho bãi HOSE

27 HBC CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Xây dựng và Bất động sản HOSE

28 HCM CTCP Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh Tài chính và Bảo hiểm HOSE

29 HPG CTCP Tập Đoàn Hòa Phát Sản xuất HOSE

30 HQC CTCP TV - TM - DV Địa Ốc Hoàng Quân Xây dựng và Bất động sản HOSE

31 HSG CTCP Tập Đoàn Hoa Sen Sản xuất HOSE

32 ITA CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo Xây dựng và Bất động sản HOSE

33 KBC TCT PT Đô Thị Kinh Bắc - CTCP Xây dựng và Bất động sản HOSE

34 KDC CTCP TẬP ĐOÀN KIDO Sản xuất HOSE

35 KDH CTCP Đầu Tư & KD Nhà Khang Điền Xây dựng và Bất động sản HOSE

36 LIX CTCP Bột Giặt Lix Sản xuất HOSE

37 MSN CTCP Tập đoàn Masan Sản xuất HOSE

38 NBB CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy Xây dựng và Bất động sản HOSE

Page 77: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

71

STT Mã Tên công ty Ngành Sàn

39 NLG CTCP Đầu tư Nam Long Xây dựng và Bất động sản HOSE

40 NSC CTCP Giống Cây Trồng Trung Ương Sản xuất nông nghiệp HOSE

41 NTP CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Sản xuất HNX

42 NVL CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va Xây dựng và Bất động sản HOSE

43 PAC CTCP Pin Ắc Quy Miền Nam Sản xuất HOSE

44 PAN CTCP Tập Đoàn Pan Tài chính và Bảo hiểm HOSE

45 PC1 CTCP Xây Lắp Điện I Sản xuất HOSE

46 PGD CTCP Phân Phối Khí Thấp Áp Dầu khí Việt Nam Tiện ích HOSE

47 PNJ CTCP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận Sản xuất HOSE

48 PVD TCT Cổ Phần Khoan & DV Khoan Dầu Khí Khai khoáng HOSE

49 PVT TCT Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Vận tải và Kho bãi HOSE

50 REE CTCP Cơ Điện Lạnh Xây dựng và Bất động sản HOSE

51 SAB Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sản xuất HOSE

52 SBT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa Sản xuất HOSE

53 SCR CTCP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín Xây dựng và Bất động sản HOSE

54 SHP CTCP Thủy Điện Miền Nam Tiện ích HOSE

55 SHS CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội Tài chính và Bảo hiểm HNX

56 SRF CTCP Kỹ Nghệ Lạnh Xây dựng và Bất động sản HOSE

57 SSI CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Tài chính và Bảo hiểm HOSE

58 SVC CTCP Dịch Vụ Tổng Hợp Sài Gòn Bán lẻ HOSE

59 TCM CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công Sản xuất HOSE

Page 78: BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ … · 2020-01-24 · Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt

Báo cáo đánh giá thẻ điểm ACGS 2017-2018 đối với các công ty Việt Nam do Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

72

STT Mã Tên công ty Ngành Sàn

60 TDH CTCP Phát Triển Nhà Thủ Đức Xây dựng và Bất động sản HOSE

61 TLG CTCP Tập đoàn Thiên Long Sản xuất HOSE

62 TMS CTCP Transimex Vận tải và Kho bãi HOSE

63 TRA CTCP Traphaco Sản xuất HOSE

64 VCB Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HOSE

65 VHC CTCP Vĩnh Hoàn Sản xuất HOSE

66 VIC Tập đoàn VINGROUP - CTCP Xây dựng và Bất động sản HOSE

67 VJC CTCP Hàng Không VIETJET Vận tải và Kho bãi HOSE

68 VNE TCT Cổ Phần Xây dựng Điện Việt Nam Xây dựng và Bất động sản HOSE

69 VNM CTCP Sữa Việt Nam Sản xuất HOSE

70 VNR TCT Cổ Phần Tái BH Quốc Gia Việt Nam Tài chính và Bảo hiểm HNX