29
BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG QUÝ III 2021 HỒ TIÊU Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới. Nội dung: Hoàng Hiệp Thiết kế: Alex Chu

Báo cáo thị trường hồ tiêu quý III 2021

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG QUÝ III

2021HỒ TIÊUBáo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới.

Nội dung:Hoàng Hiệp

Thiết kế:Alex Chu

MỤC LỤC QUÝ III/2021

02

MỤC LỤC

TÓM TẮT

PHẦN 1:THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI

1. Sản xuất2. Tiêu thụ3. Diễn biến giá4. Dự báo

PHẦN 2:THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM

1. Sản xuất2. Nhập khẩu3. Xuất khẩu4. Diễn biến giá5. Dự báo PHẦN 3:HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH

PHẦN 4:SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG KỲ

PHỤ LỤC

04

03

05091012

13

1414151820

21

24

27

TÓM TẮT QUÝ III/2021

03

Theo Hiệp Hội Hồ tiêu Quốc Tế (IPC), sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2021 ước đạt 574.000 tấn, giảm 3% so với năm trước. Thương mại hồ tiêu toàn cầu chủ yếu được phân bổ bởi Việt Nam, Indonesia và Brazil. Trong đó, giá hồ tiêu chi phối chủ yếu bởi Việt Nam và Brazil.

Trong tháng 8 và tháng 9, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil và Indonesia tăng trở lại do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch mới, trong khi xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tiếp tục giảm.

Giá hồ tiêu thế giới tiếp tục xu hướng tăng trong nửa đầu tháng 10 khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh tích trữ hàng cho mùa lễ Tết cuối năm. Tính đến thời điểm hiện tại, giá tiêu đen tại các nước sản xuất chủ chốt đã tăng mạnh từ 45 - 62,5% so với đầu năm nay.

Nhờ giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của nước ta trong 9 tháng đầu năm nay đã vượt xa con số 660,6 triệu USD đạt được trong cả năm 2020. Với đà tăng giá tiêu hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam được kì vọng có thể trở lại là mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong năm nay.

Từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10, giá hồ tiêu trong nước đã tăng 11.500 – 12.000 đồng/kg lên ngưỡng gần 90.000 đồng/kg, mức cao nhất trong 4 năm qua. Đà tăng giá này được cho là sẽ tiếp diễn và kỳ vọng có thể chạm ngưỡng 100.000 đồng/kg vào cuối năm nay.

9 tháng đầu năm nay, Công ty Trân Châu (Pearl Group) tiếp tục đứng đầu về doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của cả nước với khối lượng đạt 19.749 tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các doanh nghiệp: Olam, Nedspice, Phúc Sinh, Haprosimex JSC, Liên Thành,…

PHẦN 1

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊUTHẾ GIỚI

• Sản lượng hồ tiêu toàn cầu giảm 3,3%

Trong báo cáo quý II/2021 của Hiệp Hội Hồ tiêu Quốc Tế (IPC), IPC ước tính sản lượng hồ tiêu toàn cầu đạt 574.000 tấn trong năm 2021, giảm 3% so với năm trước. Thương mại hồ tiêu toàn cầu chủ yếu được phân bổ bởi Việt Nam, Indonesia và Brazil. Trong đó, giá hồ tiêu chi phối chủ yếu bởi Việt Nam và Brazil.

Theo IPC, sản lượng toàn cầu giảm trong năm 2021 chủ yếu là do sản lượng của Việt Nam thu hẹp 8%, trong khi sản lượng của Indonesia tăng nhẹ 3% và Brazil giữ ổn định.

• Lo ngại nguồn cung sụt giảm tại Ấn Độ

Trang The Hindu đưa tin, những người trồng tiêu tại bang Karnataka - Ấn Độ đang lo lắng về sự sụt giảm sản lượng trong năm nay do khí hậu thất thường ở một số khu vực như Hassan, Chikkamagaluru và Kodagu.

Mưa liên tục đã làm tăng độ ẩm trong đất, gây hại cho cây tiêu. Một số người trồng tiêu lo ngại sản lượng sẽ không bằng 50% so với vụ trước. Trong vụ 2020-2021, sản lượng tiêu của bang là 65.000 tấn.

Một chủ vườn tiêu tại Mudigere Taluk cho biết: “Nhiều vườn tiêu, nơi sản lượng hàng năm khoảng 40 tấn, có thể không đạt hơn 10 tấn trong vụ thu hoạch vào tháng 2 tới. Điều kiện thời tiết hiện không thuận lợi cho cây trồng phát triển”.

Ông KR Keshava, Chủ tịch của Black Gold League (BGL), một tổ chức của những người trồng tiêu tại đây, nhận định cây tiêu cần thời gian nghỉ 40 ngày nếu không có mưa. Lần này, không có khoảng cách như vậy, do đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng.

Giá tiêu thế giới liên tục tăng trong thời gian qua do nguồn cung hồ tiêu toàn cầu sụt giảm, trong khi nhu cầu từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung Đông tăng trở lại sau đại dịch COVID-19 hồi năm ngoái. Hiện giá tiêu đen và tiêu trắng trên thị trường quốc tế đã tăng 1,4 - 1,6 lần so với đầu năm nay.

1. Sản xuất

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

05

2020(nghìn tấn)

2021(nghìn tấn)

Thay đổi(%)

593182240

7385

Toàn cầuSố lượng chuyển tiếpViệt NamIndonesiaBrazil

574175220

7585

197

2020

( 3) ( 4)( 8)( 3)

(0)

Bảng 1: Ước tính sản lượng hồ tiêu toàn cầu của IPC (Nguồn: IPC).

• Tình hình xuất khẩu của các nhà cung cấp lớn

Trong tháng 8 và tháng 9, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil và Indonesia tăng trở lại do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch mới, trong khi xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, tính từ đầu năm nay đến nay, xuất khẩu của nước cung cấp hồ tiêu lớn nhất thế giới là Việt Nam, Brazil và Indonesia đều giảm lần lượt là 3,2%, 8,7% và 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ có Ấn Độ đạt mức tăng trường xuất khẩu cao trong những tháng đầu năm nay, tăng 43% trong 7 tháng và đạt 13.414 tấn.

Brazil: Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đang tăng trở lại do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch mới diễn ra.

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC), trong tháng 9 Brazil đã xuất khẩu 6.018 tấn hồ tiêu, tăng mạnh 44,5% so với tháng 8 và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đạt 61.845 tấn, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thu về vẫn tăng mạnh 38,4% lên mức 184,3 triệu USD, nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 1,5 lần trong 9 tháng qua (đạt bình quân 2.987 USD/tấn theo hình thức giao hàng FOB).

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

06

Hiện tại, tiêu được bán với giá 410 rupee/kg, trong khi người trồng mong đợi một mức giá tốt hơn do sản lượng giảm, họ cũng tỏ ra lo ngại về việc nhập khẩu tiêu kém chất lượng không được kiểm soát, đặc biệt là hồ tiêu từ Sri Lanka.

Thị trườngTháng1/2021(tấn)

Tháng2/2021(tấn)

Tháng3/2021(tấn)

Tháng4/2021(tấn)

Tháng5/2021(tấn)

Tháng6/2021(tấn)

Tháng7/2021(tấn)

Lũy kếcác

thángđầu2021(tấn)

So vớicùng kỳ

năm2020(%)

Việt Nam

Brazil

Indonesia

Ấn Độ

Mỹ

16.896

8.290

2.820

1.755

587

13.428

8.538

3.503

1.968

684

31.413

8.457

5.399

2.318

765

32.232

7.166

4.889

1.477

789

27.963

8.531

1.626

1.863

752

33.150

7.121

2.609

1.895

616

26.339

3.558

2.055

2.137

594

Tháng8/2021(tấn)

17.636

4.166

3.167

740

Tháng9/2021(tấn)

15.336

6.018

212.983

61.845

26.273

13.414

5.528

3,2

8,7

9,5

43,0

3,3

Bảng 2: Xuất khẩu hồ tiêu của một số nước trong các tháng đầu năm 2021(Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế và cơ quan Hải quan, Thống kê các nước).

Về thị trường xuất khẩu, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil sang Mỹ và Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng xuất khẩu sang Đức, Pakistan và đặc biệt là Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) lại tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm.

Cho đến nay, sắc lệnh mới về hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp Brazil (MAPA) được cho là sẽ được áp dụng vẫn chưa được công bố do Hiệp hội Sản xuất hồ tiêu Brazil và một số tổ chức lớn đã đề nghị tạm hoãn thời điểm quy định có hiệu lực trong ít nhất một năm để có đủ thời gian điều chỉnh cho các nhà xuất khẩu Brazil.

Hơn nữa, họ cũng lo ngại việc áp dụng quy định đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng đã ký mà chưa được vận chuyển đến châu Âu do xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng vận tải biển.

Chi phí vận chuyển tăng trong khi nguồn cung khan hiếm gây ra những mối lo lắng về sự tăng giá hồ tiêu trên toàn thế giới.

Indonesia: Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia trong tháng 8 đạt 3.167 tấn; đưa tổng xuất khẩu trong 8 tháng lên mức 26.273 tấn, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2020.

8 tháng năm nay, khoảng 47% lượng hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia là tiêu trắng nguyên hạt (đạt 12.413 tấn) và 37% là tiêu đen nguyên hạt (9.701 tấn), còn lại tỷ trọng nhỏ là các loại khác.

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

07

7.38

4

3.517

11.058

3.26

2

5.37

8

9.46

4

2.65

2

6.36

4

8.56

6

8.00

7

7.29

1

5.33

0

5.30

4

4.87

9

2.67

7

2.52

6

Đức UAE Mỹ Pakistan Ai Cập Việt Nam Ấn Độ Morocco

9 tháng năm 2020 9 tháng năm 2021

Biểu đồ 1: Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil tới một số thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021(Đơn vị: tấn. Nguồn: MDIC).

Campuchia: Theo Bộ Nông nghiệp Campuchia, trong 9 tháng đầu năm nay, nước này đã xuất khẩu hơn 27.316 tấn hồ tiêu, tăng gần 563% so với cùng kỳ năm ngoái, Khmer Times đưa tin.

Lượng hồ tiêu này đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là khách hàng tiêu thụ lớn nhất với 26.686 tấn, chiếm 98% tỷ trọng, tiếp theo là Đức với 314 tấn, Thái Lan 180 tấn, Pháp 31 tấn và Bỉ là gần 16 tấn.

Hồ tiêu được trồng ở nhiều vùng tại Campuchia, bao gồm các tỉnh Kampong Cham, Tboung Khmum, Kampot và Kep. Hồ tiêu Kampot là loại nổi tiếng nhất và có giá cao do đã được cấp chỉ dẫn địa lý (GI) từ EU vào năm 2016 và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2010.

Hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của Indonesia là Việt Nam và Trung Quốc đều giảm nhập khẩu từ nước này trong 8 tháng năm nay, với mức giảm lần lượt là 25,6% và 36,7% xuống còn 5.741 tấn và 4.404 tấn.

Ở chiều ngược lại, hồ tiêu của Indonesia sang các nước khác như Hà Lan, Đức và Ấn Độ lại tăng khá mạnh.

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

08

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000

Việt Nam

Trung Quốc

Ấn Độ

Mỹ

Hà Lan

Đức

Nhật Bản8 tháng năm 2020 8 tháng năm 2021

Biểu đồ 2: Xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia tới một số thị trường trong 8 tháng đầu năm 2021(Đơn vị: tấn. Nguồn: BPS).

Tuy nhiên, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ Brazil giảm mạnh 26,2%, chỉ đạt 7.985 tấn.

2. Tiêu thụ

Mỹ: Theo số liệu từ Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nước này đã nhập khẩu 9.949 tấn hồ tiêu trong tháng 8,

giảm 3,9% so với tháng trước nhưng tăng 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam tăng 3% so với tháng trước và tăng mạnh 66,2% so với cùng kỳ, đạt 7.666 tấn. Hồ tiêu của Việt Nam chiếm tới 77,1% tổng khối lượng hồ tiêu nhập khẩu của thị trường Mỹ, tăng đáng kể so với tỷ trọng 72% của tháng 7 và 60% của tháng 8/2020. Điều này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được các nhà nhập khẩu Mỹ ưa chuộng so với các nguồn cung khác.

Tính chung 8 tháng đầu năm nay, Mỹ đã nhập khẩu 65.210 tấn hồ tiêu, tăng 14,4% so với 8 tháng năm ngoái. Trong đó, Việt Nam cung cấp 43.799 tấn hồ tiêu cho thị trường này, tăng 16,9%. Ngoài ra, Mỹ cũng tăng mạnh lượng hồ tiêu nhập khẩu từ Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc.

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

09

Biểu đồ 3: Tỷ trọng hồ tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ (Vòng trong: tháng 8/2020; vòng ngoài: tháng 8/2021. Nguồn:

USITC DataWeb).

Việt Nam Thị trường khác

77,1%59,9%

40,1%

22,9%

Thị trườngcung cấp

So với8 tháng

đầu năm2020 (%)

8 thángđầu năm

2021 (tấn)

So vớitháng 8

2020 (%)

So vớitháng 7

2021 (%)

Tháng 82021 (tấn)

TổngViệt NamBrazilIndonesiaẤn ĐộTrung QuốcNam PhiTây Ban NhaThổ Nhĩ KỳSri LancaEcuadorThị trường khác

9.9497.666

666335876145

89232516

108

3,93,0

44,948,020,3

115,522,318,820,0

230,2

21,9

29,366,252,1

33,960,7

133,4148,1176,0230,6

59,6

474,8

65.21043.799

7.9855.6255.434

678329315179165145558

14,416,9

-26,244,086,187,137,543,319015,1

72,2111,8

Bảng 3: Mỹ nhập khẩu hồ tiêu từ một số thị trường chínhtrong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021 (Nguồn: USITC DataWeb).

3. Diễn biến giá

Giá hồ tiêu thế giới tiếp tục xu hướng tăng trong nửa đầu tháng 10 khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh tích trữ hàng cho mùa lễ Tết cuối năm.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, giá tiêu đen xuất khẩu tăng 50 USD/tấn trong nửa đầu tháng 10 lên mức 4.400 USD/tấn.

Tại cảng TP HCM, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l tăng 4,7 – 4,8% (200 USD/tấn) so với cuối tháng trước, đạt lần lượt 4.390 - 4.490 USD/tấn trong ngày 14/10.

Giá tiêu đen xuất khẩu tại Brazil cũng 200 USD/tấn trong nửa đầu tháng 10 lên mức 4.200 USD/tấn. Hiện Brazil vẫn đang cung cấp hồ tiêu với giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

Trong khi đó, giá tiêu đen tại cảng Kuching của Malaysia và Ấn Độ duy trì ở mức rất cao là 5.709 USD/tấn và 5.972 USD/tấn.

Như vậy, giá tiêu đen tại các nước sản xuất chủ chốt như Indonesia, Brazil, Việt Nam và Malaysia đã tăng từ 45 - 62,5% so với đầu năm nay, trong khi giá tiêu đen Ấn Độ ít biến động hơn khi tăng 19,1%.

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

10

Trung Quốc: Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong tháng 8 đã giảm trở lại sau khi tăng vào tháng trước với mức giảm 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 910 tấn. Như vậy, nhập khẩu hồ tiêu

của Trung Quốc trong 8 tháng đã giảm 26% so với cùng kỳ, đạt 10.401 tấn.

Trong đó, Trung Quốc giảm nhập khẩu hồ tiêu từ hầu hết các thị trường chính trong 8 tháng năm nay như: Indonesia giảm 22,1%, Việt Nam giảm 37,4%, Brazil giảm 4,4%, Malaysia giảm 31,8%.

Hàn Quốc: Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong 8 tháng đầu năm đạt 4.568 tấn, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu hồ tiêu của Hàn Quốc từ Việt Nam trong 8 tháng đạt 4.151 tấn, giảm 2,3% về lượng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do tổng lượng nhập khẩu hồ tiêu của Hàn Quốc giảm mạnh, nên thị phần hồ tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của nước này vẫn tăng từ 73,6% trong 8 tháng năm ngoái lên 90,88% trong 8 tháng năm nay.

Qua số liệu phân tích trên Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương nhận định, ngành hồ tiêu Việt Nam chiếm vị trí nhà cung cấp số 1 và quan trọng tại thị trường Hàn Quốc. Triển vọng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc khả quan do nhu cầu tiêu thụ của thị trường này tương đối ổn định trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, giá tiêu trắng tại cảng TP HCM cũng đã tăng 200 USD/tấn so với cuối tháng 9 lên 6.390 USD/tấn trong ngày giao dịch 14/10, mức cao nhất kể từ tháng 3/2018.

Tại Indonesia, giá tiêu trắng tăng 50 USD/tấn lên mức 7.211 USD/tấn. Đến thời điểm này, hầu hết khu vực sản xuất tại Indonesia đều đã kết thúc vụ thu hoạch.

Riêng tại Malaysia, giá tiêu trắng ổn định ở mức 8.126 USD/tấn.

Nếu so với đầu năm nay, giá tiêu trắng tại Việt Nam hiện đã cao hơn 44,4%, Idonesia tăng 47,6%, Malaysia tăng 65,8%.

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

11

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

Indonesia Brazil Ấn Độ Malaysia Việt Nam (500g/l)2/

1/20

2031

/1/2

020

17/2

/202

02/

3/20

2031

/3/2

020

15/4

/202

04/

5/20

2029

/5/2

020

15/6

/202

01/

7/20

2031

/7/2

020

17/8

/202

01/

9/20

2030

/9/2

020

15/1

0/20

202/

11/2

020

30/1

1/20

2015

/12/

2020

4/1/

2021

29/1

/202

115

/2/2

021

1/3/

2021

31/3

/202

115

/4/2

021

3/5/

2021

31/5

/202

115

/6/2

021

1/7/

2021

30/7

/202

116

/08/

2021

1/9/

2021

30/0

9/20

2114

/10/

2021

Biểu đồ 4: Giá tiêu đen quốc tế từ năm 2020 đến ngày 14/10/2021(Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: IPC).

4. Dự báo

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành hồ tiêu, nhu cầu từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung Đông tăng lên trong năm nay sau khi chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm ngoái.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao, giá nguyên liệu sản xuất như phân bón tăng chóng mặt trên 100% đang dẫn đến nhiều thách thức cho người dân trong việc chăm sóc cây tiêu. Điều này tạo cơ hội cho giá tiêu tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay cũng như đầu năm 2022

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI QUÝ III/2021

12

Biểu đồ 5: Giá tiêu trắng quốc tế từ năm 2020 đến ngày 14/10/2021(Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: IPC).

Indonesia Malaysia Việt Nam2/

1/20

20

3/2/

2020

2/3/

2020

1/4/

2020

4/5/

2020

1/6/

2020

1/7/

2020

3/8/

2020

1/9/

2020

1/10

/202

0

2/11

/202

0

1/12

/202

0

4/1/

2021

1/2/

2021

1/3/

2021

1/4/

2021

3/5/

2021

1/6/

2021

1/7/

2021

2/8/

2021

1/9/

2021

30/9

/202

1

14/1

0/20

21

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

9.000

PHẦN 2

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊUVIỆT NAM

Theo số liệu ước tính của IPC, sản lượng tiêu của Việt Nam trong năm 2021 là 220.000 tấn, giảm 8%, tương đương 20.000 tấn so với vụ năm ngoái. Năm 2020 thu hoạch hồ tiêu Việt Nam đạt 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019.

Như vậy, sản lượng của Việt Nam giảm không nhiều so với ước tính giảm chỉ còn 180.000 tấn như dự báo trước đó của IPC nhưng đây đã là năm sụt giảm thứ 3 liên tiếp của ngành hồ tiêu Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm, cả xuất và nhập khẩu hồ tiêu của nước ta đều giảm khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng bù lại giá trong nước và xuất khẩu liên tục tăng cao và chạm ngưỡng cao nhất trong 4 năm qua.

1. Sản xuất

Trong đó, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ Indonesia và Brazil, hai nguồn cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho nước ta giảm lần lượt là 25,1% và 31,4%.

Ngược lại, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ Campuchia tăng mạnh gấp 2 lần lên mức 5.354 tấn. Ngoài ra, nhập khẩu từ Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ cũng tăng dù khối lượng không nhiều.

Về doanh nghiệp nhập khẩu, Olam Việt Nam chiếm 45,5% tổng khối lượng hồ tiêu nhập khẩu của của cả nước trong 9 tháng qua với 9.469 tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Ngoài ra, lượng tiêu nhập khẩu của Harris Freeman cũng tăng 34%, đạt 1.914 tấn; Gia vị Sơn Hà tăng 111,6% lên 1.858 tấn.

2. Nhập khẩu

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM QUÝ III/2021

14

Trong 9 tháng, nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 20.790 tấn, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 32,9% so với 9 tháng năm 2019.

Nguồn cấp Tháng 9/2021(tấn)

So vớitháng 8/2021 (%)

So với cùng kỳnăm 2020 (%)

TổngIndonesiaBrazilCampuchiaViệt NamMalaysiaTrung Quốc

1.518385133794

375125

9 thángnăm 2021 (tấn)

20.7907.4455.6195.354

691565248

158,2%27,1%

155,8%635,2%

2,6%25,0%

1.150%

16,3%25,1%31,4%99,0%

5,8%27,8%61,0%

3. Xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 9 đạt 15.336 tấn, trị giá đạt 61,8 triệu USD, giảm 13% về lượng và 7% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 16% về lượng nhưng tăng 35,4% về trị giá.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hồ tiêu đạt 212.983 tấn với trị giá 719,2 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 3,2% tuy nhiên kim ngạch thu về tăng mạnh 47%.

Bảng 4: Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu từ các thị trường trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021(Nguồn: Số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam).

Biểu đồ 6: Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 - 2021(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam. Đơn vị: nghìn tấn).

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM QUÝ III/2021

15

Nguồn cấp Tháng 9/2021(tấn)

So vớitháng 8/2021 (%)

So với cùng kỳnăm 2020 (%)

Ấn ĐộTây Ban NhaHàn QuốcMadagascarNguồn cung khác

21

11

61

9 thángnăm 2021 (tấn)

124108

8784

465258,8%

37,8%227,3%33,8%

100,0%1.752,6%

Nhờ giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong 9 tháng đầu năm nay đã vượt xa con số 660,6 triệu USD đạt được trong cả năm 2020 và với đà tăng giá tiêu hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam được kì vọng có thể trở lại là mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong năm nay.

Th10

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12

2020 2021

Giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 9 tiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2017 khi đạt bình quân 4.032 USD/tấn, tăng 7% so với tháng trước và tăng 61,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, giá xuất khẩu hồ tiêu trong 9 tháng đầu năm nay đã tăng mạnh 51,9% (tương ứng 1.151 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái lên mức bình quân 3.377 USD/tấn.

Trong thời gian qua, cơ cấu chủng loại hồ tiêu xuất khẩu của nước ta đã có sự chuyển dịch từ tiêu đen nguyên hạt sang tiêu đã xay.

Cụ thể, tỷ trọng tiêu đen nguyên hạt đã giảm từ mức hơn 80% trong tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước trong những tháng đầu năm nay xuống chỉ còn chiếm 70,3% trong tháng 9.

Trong khi đó, tỷ trọng tiêu đen xay tăng lên 14,3% trong tháng 9 từ mức 7 – 8% của những tháng đầu năm; tỷ trọng tiêu trắng cũng tăng lên 10,3%; tiêu trắng xay chiếm 4,4% và còn lại là tiêu ngâm giấm, mộc, đầu đinh, xanh, hồng… chiếm 0,3%.

Biểu đồ 7: Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng hồ tiêu năm 2020 – 2021(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam. Đơn vị: USD/ tấn).

Biểu đồ 8: Tỷ trọng các chủng loại hồ tiêuxuất khẩu của Việt Nam trong tháng 9/2021(Nguồn: Số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam).

Tiêu đen nguyên hạt 70,3%Tiêu đen xay 14,3%Tiêu ngâm giấm, mộc,đầu đinh, xanh, hồng...

0,7%

Tiêu trắng nguyên hạt 10,3%Tiêu trắng xay 4,4%

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM QUÝ III/2021

16

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

4.000

4.500

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T1 T2 T3 T4 T6T5 T8T7 T9T7 T8 T9 T10 T11 T12

2020 2021

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang hầu hết thị trường đều tăng trưởng tích cực cả về lượng lẫn trị giá trong 9 tháng đầu năm nay. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất với 46.653 tấn, trị giá 169,6 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng tới 59,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang UAE đạt 13.615 tấn, trị giá 47,4 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 115,9% về trị giá so với cùng kỳ. Lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ cũng tăng 1,6%, Pakistan tăng 12,6%, Hà Lan tăng 20,5%...

Ngược lại, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Ai Cập, Philippines, Nga, Thái Lan… giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thì xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm 8,9% với cùng kỳ năm ngoái, đạt 36.737 tấn.

Th9/2021

Thị trường Lượng(tấn)

Trị giá(nghìnUSD)

TổngMỹUAEẤn ĐộPakistanĐứcHà LanHàn QuốcPhilippinesAi CậpAnhNgaPhápThái LanThổ Nhĩ KỳCanadaNhật BảnNam PhiTây Ban NhaAustraliaArab Saudi

15.3363.424

852710252868910636497365326341585499

98186253232297130

86

61.83714.1783.2772.710

9804.0084.1662.4551.7681.5971.4131.3992.4342.445

319787937867

1.430519382

So với Th8/2021

Lượng(%)

Trị giá(%)

-13,0-22,2-24,6

34,7-51,0-18,4

-3,3187,8-41,350,2-12,1-8,811,6

302,4-68,2-19,186,060,066,9

-34,7-58,3

-7,0-17,0

-23,927,0

-48,3-18,8

6,9171,2

-35,672,7-5,3-0,711,6

327,2-70,1-28,1

108,945,5

106,5-35,4-55,0

So với Th9/2020

Lượng(%)

Trị giá(%)

-16,0-18,8-56,2

-6,5-47,922,3

165,380,717,2

34,2-22,2-42,234,2

149,5-60,0

8,8-10,3-31,496,7

-54,1-54,3

35,431,9

-31,147,4

-16,969,2

273,4154,8

94,6147,721,4-0,5

121,0275,9-38,166,871,0-0,5

196,5-28,4-22,9

So với 9 thángđầu 2020

Lượng(%)

Trị giá(%)

-3,29,7

37,01,6

12,68,0

20,51,7

-6,6-39,2

7,4-5,038,3-18,111,514,1-8,4

1,5-3,8

7,4-27,7

47,059,7

115,957,481,568,656,947,434,716,242,059,6

101,924,367,055,833,738,949,036,813,6

719.160169.599

47.39436.91731.471

39.67328.69117.44014.39016.69417.49215.69515.23015.1769.7879.8757.0637.318

8.7006.7346.708

9 tháng đầu 2021

Lượng(tấn)

Trị giá(nghìnUSD)

212.98346.65313.61510.7009.5099.2487.106

4.8064.7324.6614.6004.3764.3273.5243.3252.6682.5252.1782.1461.8691.859

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM QUÝ III/2021

17

4. Diễn biến giá

Sau khi TP HCM và các tỉnh thành phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đã tích cực thu mua nguyên liệu thô, bù đắp lượng hàng tồn kho thiếu hụt trong hơn hai tháng bị phong tỏa để đáp ứng các đơn hàng cuối năm và các đơn hàng bị trì hoãn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhờ đó, giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đã tăng mạnh 8.000 – 8.500 đồng/kg chỉ trong 15 ngày đầu tháng 10.

Cộng thêm mức tăng 3.000 – 3.500 đồng/kg đạt được trong tháng 9 trước đó thì giá hồ tiêu trong nước sau một tháng rưỡi trở lại đây đã tăng 11.500 – 12.000 đồng/kg, tương ứng tăng 15 – 16% lên ngưỡng gần 90.000 đồng/kg, mức cao nhất trong 4 năm qua.

Tính đến ngày 15/10, giá tiêu đen cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với 89.500 đồng/kg.

Giá tiêu đen được thu mua tại tỉnh Bình Phước có giá 88.500 đồng/kg, tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 87.000 đồng/kg, tại Gia Lai và Đồng Nai ở mức 86.000 - 87.000 đồng/kg.

Với đà tăng giá mạnh trong thời gian gần đây, hiện giá tiêu trong nước đã cao hơn 62,3 – 66%, tương ứng tăng 33.000 – 35.000 đồng/kg so với đầu năm nay và tăng 80 – 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Th9/2021

Thị trường Lượng(tấn)

Trị giá(nghìnUSD)

Ba LanSenegalUkraineMalaysiaItaliaSingaporeBỉAlgeriaKuwaitThị trường khác

10421

119178

152995

423.186

46149

513730

82145379

0188

11.219

So với Th8/2021

Lượng(%)

Trị giá(%)

2,0-62,5-22,7

-4,3-74,670,6-3,1

162,5-24,4

2,7-77,8-12,7

-1,0-67,695,0-7,7

170,6-16,4

So với Th9/2020

Lượng(%)

Trị giá(%)

-30,2-90,4-52,6122,5-68,1-47,3216,7

-51,2-29,7

29,2-89,8-16,5

200,9-32,4

-1,8268,3

-11,47,4

So với 9 thángđầu 2020

Lượng(%)

Trị giá(%)

-34,7-42,8-22,0

28,38,1

-30,2115,1

-68,9-33,3

-17,1

6,4-14,131,387,966,2

6,4153,8-63,0

12,423,4

6.1663.713

4.3674.4572.7592.3482.453

624910

169.314

9 tháng đầu 2021

Lượng(tấn)

Trị giá(nghìnUSD)

1.7401.2131.1991.173

751658643293240

60.646

Bảng 5: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam).

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM QUÝ III/2021

18

Biểu đồ 9: Diễn biến giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ từ đầu năm 2021đến ngày 15/10/2021 (Nguồn: Tintaynguyen.com và giatieu.com. Đơn vị: đồng/kg).

Biểu đồ 10: Diễn biến giá bình quân tiêu đen tại Tây Nguyên và Nam Bộtừ năm 2016 đến ngày 15/10/2021 (Nguồn: Tintaynguyen.com và giatieu.com. Đơn vị: đồng/kg).

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM QUÝ III/2021

19

Mặc dù giá tăng cao song lượng hồ tiêu trong dân hiện không còn nhiều do đa phần người dân đã bán tiêu ngay sau khi thu hoạch để chi trả chi phí phân bón, thuê nhân công. Chỉ có một số ít hộ có điều kiện tài chính tốt còn hàng, hoặc các đại lý thì chỉ bán ra nhỏ giọt, tiếp tục găm hàng chờ giá tiêu lên cao.

Đắk Lắk Gia Lai Đắk Nông Bà Rịa - Vũng Tàu Bình Phước Đồng Nai

45.000

50.000

55.000

60.000

65.000

70.000

75.000

80.000

85.000

90.000

95.000

4//

9/1

16/1

30/1 1/2

17/2

27/2 1/3

10/3

15/3

19/3

29/3 1/4

10/4

15/4

29/4 4/5

10/5

15/5

30/5 1/6

15/6

30/6 1/7

15/7

31/7 2/8

15/8

30/8 1/9

15/9

30/9

1/10

15/1

0

0

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

140.000

160.000

180.000

1/1/

2016

29/1

1/20

1628

/2/2

017

12/5

/201

714

/6/2

017

14/8

/201

728

/9/2

017

14/1

1/20

1728

/12/

2017

8/2/

2018

28/3

/201

814

/5/2

018

30/6

/201

815

/8/2

018

28/9

/201

814

/11/

2018

26/1

2/20

1814

/02/

2019

25/0

3/20

1913

/5/2

019

28/6

/201

913

/8/2

019

26/9

/201

912

/11/

2019

27/1

2/20

1917

/2/2

020

28/3

/202

013

/5/2

020

26/6

/202

028

/8/2

020

13/1

0/20

2026

/11/

2020

18/1

/202

124

/4/2

021

25/7

/202

115

/10/

2021

5. Dự báo

Với những yếu tố đó, giá hồ tiêu được cho là sẽ còn tiếp tục tăng và kỳ vọng có thể chạm ngưỡng 100.000 đồng/kg vào cuối năm nay.

Theo đánh giá của giới quan sát, sức mua từ các nước nhập khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông và châu Phi… vẫn rất lớn do lượng đơn hàng trong quý 4 tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu cuối năm.

Trong khi đó, nguồn cung xuất khẩu của Việt Nam không còn nhiều do năm nay hồ tiêu bị mất mùa khiến sản lượng giảm. Ngoài ra, lượng hàng nhập khẩu cũng giảm đáng kể bởi nguồn cung từ các quốc gia sản xuất chính không dồi dào như những năm trước.

Đợt tăng giá lần này được đánh giá là gần giống với đợt tăng giá diễn ra vào tháng 3 năm nay, khi đó giá tiêu tăng 22.000 – 24.000 đồng/kg chỉ trong một thời gian ngắn.

Trước đà tăng giá mạnh trong thời gian qua, ở một số tỉnh trồng tiêu trọng điểm đang xôn xao việc tìm mua trụ gỗ, trụ bê tông, cây trụ sống và giống để bắt đầu trồng mới diện tích hồ tiêu.

Nhưng các chuyên gia khuyến cáo các chủ vườn nên trồng xen canh với cây lâu năm, không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết. Đồng thời, chọn đất, chọn giống tốt và tuân thủ quy trình theo hướng hữu cơ để phát triển ngành tiêu bền vững

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM QUÝ III/2021

20

PHẦN 3

HOẠT �ỘNG CỦACÁC DOANH NGHIỆPTRONG NGÀNH

Thị trường cung cấp Tháng 9/2021(tấn)

So vớitháng 8/2021

(%)

9 thángđầu năm 2021

(tấn)

So với 9 thángnăm 2020

(%)

Pearl GroupOlam Việt Nam Nedspice Việt Nam Phúc SinhHaprosimex JSCLiên ThànhGia vị Sơn HàHoàng Gia LuânHarris FreemanInterserco VCIIntimex GroupUnispice Việt Nam

STT

123456789

101112

1.6432.1931.3671.020

699521574188351

59167331

19.74918.51114.170

13.45510.1378.5596.1535.8795.4845.0444.9634.708

2,54,0

16,248,337,518,418,716,415,061,7

29,9

9,97,48,5

19,98,5

39,54,7

13,619,9

100,024,412,9

9 tháng đầu năm nay, Công ty Trân Châu (Pearl Group) tiếp tục đứng đầu về doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của cả nước với khối lượng đạt 19.749 tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ.

Tiếp theo là các doanh nghiệp: Olam: 18.511 tấn, tăng 7,4%; Nedspice: 14.170 tấn tăng 8,5%; Phúc Sinh: 13.455 tấn, giảm 19,9%; Haprosimex JSC: 10.137 tấn, giảm 8,5%; Liên Thành: 8.559 tấn, tăng 39,5%…

Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu gồm có Olam: 3.377 tấn; Nedspice: 2.863 tấn; Liên Thành: 2.430 tấn, Trân Châu: 1.956 tấn, Phúc Sinh: 1.385 tấn, Hoàng Gia Luân: 1.182 tấn…

Trong thời gian giãn cách xã hội tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, việc các nhà máy phải thực hiện 3 tại chỗ khiến các doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu gặp không ít khó khăn.

Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, trong thời gian thực hiện yêu cầu “3 tại chỗ”, nhà máy của Phúc Sinh chỉ có thể hoạt động 30% do không thể đáp ứng được toàn bộ điều kiện ăn, ở cho toàn bộ công nhân. Ngoài ra, công ty cũng phải chật vật để xin giấy đi đường cũng khiến hoạt động sản xuất đình trệ, phải mất 1 tháng để xin được giấy đi đường.

Còn theo phản ánh của một số doanh nghiệp khác thì mọi chi phí trong thời gian giãn cách rất cao.

Giai đoạn này còn là cuối vụ, tồn kho không còn nhiều. Trong khi Brazil và Indonesia lại còn hàng và chi phí vận tải thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Do đó, khách hàng có thể sẽ chuyển qua Brazil và Indonesia để thay thế.

Tuy nhiên, tình hình đang dần cải thiện khi cả nước nới lỏng giãn cách xã hội từ đầu tháng 10 vừa qua.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH QUÝ III/2021

22

Bảng 6: 30 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021(Nguồn: Hiệp Hội Hồ tiêu Việt Nam).

Thị trường cung cấp Tháng 9/2021(tấn)

So vớitháng 8/2021

(%)

9 thángđầu năm 2021

(tấn)

So với 9 thángnăm 2020

(%)

DK CommoditySimexco Đăk LăkVũ Đức ThuậnNam Thịnh PhátSinh Lộc PhátHoàng Duy TônPtexim CorpPitcoPhúc LợiExpo CommoditiesPhạm Thị HằngTrần Huy ToànProsi Thăng LongSynthite Việt Nam Ottogi Việt Nam Lý Hoàng SơnHanfimex Việt Nam Molvizadah Sons

STT

131415161718192021222324252627282930

565607

9015521938118635111542

372398384

117185

4.3954.1454.1044.011

3.9853.721

3.6863.5153.1863.1523.1222.9412.6932.5892.2802.1892.0822.033

60,16,0

69,11,3

66,641,7

49,62,0

55,467,4

62,4160,1

8,344,5

26,21,5

100,04,5

45,91.879,3

30,487,4

4,8105,7323,0

35,72,0

11,54,4

72,734,413,2

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH QUÝ III/2021

23

PHẦN 4

SỰ KIỆN NỔI BẬTTRONG KỲ

Thị trường cung cấp 14/10/2021(USD/ container)

So với ngày30/9/2021 (%)

So với cùng kỳnăm ngoái (%)

Chỉ số tổng hợpThượng Hải (Trung Quốc) - Rotterham (Hà Lan)Rotterdam - Thượng HảiThượng Hải - Genoa (Italia)Thượng Hải - Los Angeles (Mỹ)Los Angeles - Thượng HảiThượng Hải - New York (Mỹ)New York – RotterdamRotterdam - New York

4020

105

1240

9.90014.605

1.59013.65110.898

1.30714.025

1.1546.200

283565

48404168152188109191

Theo số liệu từ Công ty tư vấn Drewry World, giá cước vận tải từ châu Á đi Mỹ đang có xu hướng giảm trong những tuần gần đây.

Chỉ số giá vận tải Drewry World Container Index - tổng hợp cước vận tải của 8 tuyến đường biển chính của Drewry đã giảm 4% trong nửa đầu tháng 10, nhưng vẫn cao hơn 283% so với một năm trước, đạt 9.900 USD/container 40 feet.

Trong đó, giá cước vận chuyển một container cỡ 40 feet chứa hàng từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Los Angeles (Mỹ) giảm 10% so với cuối tháng 9 xuống còn 10.898 USD/container.

Tương tự, giá cước từ Thượng Hải đến New York giảm 12% xuống còn 14.025 USD/container 40 feet.

Giá cước vận tải biển toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt là tín hiệu đáng mừng đối với ngành hồ tiêu bởi trong thời gian qua giá cước tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu.

Đầu quý III năm nay, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết giá cước tàu vận chuyển quá cao khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đối diện với nguy cơ mất khách hàng, thậm chí phá sản. Hàng hóa đưa ra cảng bị ách tắc, hợp đồng xuất khẩu không đi được vì giá cước quá cao.

Đối với hồ tiêu Việt Nam, Mỹ là thị trường chính với lượng xuất khẩu chiếm 20-25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại. Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường trọng điểm và thị trường hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng sức mua của thị trường này.

Tuy nhiên hai thị trường trên liên tục tăng giá cước, khiến Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam.

Giá cước vận tải biển có dấu hiệu hạ nhiệt

SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG KỲ QUÝ III/2021

25

Bảng 7: Giá cước một số tuyến vận tải biển đến ngày 14/10/2021 (Nguồn: Drewry).

Trang Peppertrade đưa tin, giá nguyên liệu thô cũng như chi phí năng lượng, đóng gói và hậu cần gia tăng đang đặt ra gánh nặng cho các thành viên của ngành gia vị tại Đức.

Tiến sĩ Markus Weck, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp Gia vị Đức, cho biết: “Sự tắc nghẽn nguồn cung, nhu cầu gia tăng ở các nước sản xuất và điều kiện thời tiết không thuận lợi ở Nam và Đông Âu đang làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt nguồn cung trong vụ thu hoạch năm 2021 và gây khó khăn cho ngành gia vị nước này”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu và một phần trong số đó là hậu quả trực tiếp của đại dịch COVID-19 trên thế giới, dẫn đến tình trạng thiếu nhân công thu hoạch ở các nước sản xuất và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển. Mặt khác điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn ở Nam Âu hay hạn hán và cháy rừng ở Đông Âu càng làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt về nguồn cung.

Ngành gia vị tại Đức đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu, những biến động trong vận chuyển hàng hóa và hậu cần đã ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại gia vị của nước này.

Tình trạng thiếu các container vận chuyển đang làm gia tăng các chi phí, lấy ví dụ cụ thể là chi phí vận chuyển cho một container xuất phát từ Trung Quốc đã cao hơn khoảng 900% so với thời điểm trước đại dịch. Điều này có tác động ngay lập tức đến nhập khẩu các loại gia vị truyền thống như hồ tiêu, ớt bột, gừng, nhục đậu khấu, quế, hành tây, thìa là và nghệ của ngành gia vị Đức.

Trong hoàn cảnh khó khăn này, các công ty trong ngành chế biến gia vị tại Đức còn phải chịu thêm các gánh nặng bởi các yếu tố khác. Một trong những yếu tố đó là sự gia tăng của chi phí năng lượng, đặc biệt là khí CO2. Kể từ tháng 1 năm nay, giá mỗi tấn carbon dioxide là 25 Euro - và con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025.

Tình hình cũng tương tự đối với chi phí vật liệu đóng gói. Đặc biệt là nhựa, vật liệu tổng hợp và bao bì các tông có giá cao hơn đáng kể so với những năm trước; giá phụ phí tăng thêm từ 30 – 40% không phải là hiếm. Đối với vật liệu đóng gói như thép và kim loại tấm, chi phí thậm chí còn tăng gần gấp đôi ở nhiều nơi

Tình trạng thiếu nguyên liệu thô và dịch COVID-19 đang ảnh hưởngđến ngành gia vị tại Đức

SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG KỲ QUÝ III/2021

26

Tổng cục Hải quan Việt NamBộ Công ThươngHiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC)

Peppertrade.blogspot.comTrung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC)Hải quan Trung QuốcCục Thống kê Indonesia (BPS)Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

NGUỒN THAM KHẢO

Báo cáo “Thị trường hồ tiêu quý III/2021” được biên tập viên mục Hàng hóa của VietnamBiz tổng hợp và trình bày. Các số liệu, thông tin và những phân tích được tổng hợp trong báo cáo này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được sử dụng như lời khuyên cho việc tư vấn kinh doanh, tài chính và những lĩnh vực chuyên nghiệp khác.

BẢN QUYỀN

Biểu đồ 1: Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil tới một số thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021 (Trang 7)Biểu đồ 2: Xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia tới một số thị trường trong 8 tháng đầu năm 2021 (Trang 8)Biểu đồ 3: Tỷ trọng hồ tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ (Trang 9)Biểu đồ 4: Giá tiêu đen quốc tế từ năm 2020 đến ngày 14/10/2021 (Trang 11)Biểu đồ 5: Giá tiêu trắng quốc tế từ năm 2020 đến ngày 14/10/2021 (Trang 12)Biểu đồ 6: Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 - 2021 (Trang 15)Biểu đồ 7: Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng hồ tiêu năm 2020 – 2021 (Trang 16)Biểu đồ 8: Tỷ trọng các chủng loại hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 9/2021 (Trang 16)Biểu đồ 9: Diễn biến giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ từ đầu năm 2021 đến ngày 15/10/2021 (Trang 19)Biểu đồ 10: Diễn biến giá bình quân tiêu đen tại Tây Nguyên và Nam Bộ từ năm 2016 đến ngày 15/10/2021 (Trang 19)

Bảng 1: Ước tính sản lượng hồ tiêu toàn cầu của IPC (Trang 5)Bảng 2: Xuất khẩu hồ tiêu của một số nước trong các tháng đầu năm 2021 (Trang 6)Bảng 3: Mỹ nhập khẩu hồ tiêu từ một số thị trường chính trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021 (Trang 9)Bảng 4: Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu từ các thị trường trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021 (Trang 14 - 15)Bảng 5: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021 (Trang 17 - 18)Bảng 6: 30 doanh nghiệp xuất khẩu hạt hồ lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021 (Trang 22 - 23)Bảng 7: Giá cước một số tuyến vận tải biển đến ngày 14/10/2021 (Trang 25)

PHỤ LỤC QUÝ III/2021

27

Thông tin và tài liệu trong báo cáo được nỗ lực tổng hợp dưới dạng sẵn có một cách chính xác nhất có thể. Tuy nhiên, tác giả không đảm bảo tính chính xác, sự thích hợp hay đầy đủ của các thông tin và số liệu, đồng thời tuyên bố miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm đối với các lỗi hoặc thiếu sót trong các thông tin và số liệu này.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

VietnamBiz sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với bất kì chi phí, tổn thất hoặc thiệt hại nào cho dù trực tiếp hay gián tiếp, có liên quan tới hoặc là hậu quả của việc sử dụng báo cáo, hoặc liên quan tới những thiếu sót, sai sót.

GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM

ĐỂ THEO DÕI NHỮNG BÁO CÁO GẦN NHẤT CỦA CHÚNG TÔI, XIN TRUY CẬP QR CODE:

Báo cáo thị trường hồ tiêu tháng 7/2021

Báo cáo thị trường hồ tiêu quý II/2021

Báo cáo thị trường hồ tiêu tháng 8/2021

Mục “Báo cáo ngành hàng” - VietnamBiz

Trịnh Huyền TrangThư ký tòa soạn phụ trách mục Hàng hóa – trang TTĐTTH VietnamBizHotline: 099 522 2999Email: [email protected]

MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI:

PHỤ LỤC QUÝ III/2021

28

Địa chỉ: Lầu 3 Tòa nhà COMPA Building, 293 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh,  TP Hồ Chí Minh

Chi nhánh: Số 5, ngõ 38A, Phố Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

Hotline: 0938.189.222 Email: [email protected]

Vận hành bởi