25
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN Chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam - Đan Mạch về Môi trường giai đoạn 2005-2011 Hợp phần sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển (LMPA) Tháng 06/2011 HỢP PHẦN LMPA BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam - Đan Mạch

về Môi trường giai đoạn 2005-2011

Hợp phần sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển

(LMPA)

Tháng 06/2011

HỢP PHẦN LMPA

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ

06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

Page 2: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

2

I. THÔNG TIN CHUNG:

LMPA là một Hợp phần trong chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan

Mạch về môi trường (DCE) giai đoạn 2005 -2011 do Chính phủ Đan Mạch tài

trợ và được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ

tháng10/2008, nhiệm vụ quản lý Hợp phần được chuyển từ Vụ KHCN&MT về

Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (DECAFIREP). Một Phó Cục

trưởng đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Hợp phần LMPA từ 1/1/2009.

Nhìn chung, tất cả các hoạt động của Hợp phần đều bám sát theo các mục tiêu

và đầu ra đã xác định trong Văn kiện Hợp phần và Báo cáo khởi động.

II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

2.1 Tóm tắt các hoạt động, kết quả dự kiến đạt được trong 6 tháng đầu

năm 2011:

Mục tiêu 1: Một mạng lưới các MPA bao gồm những vùng nước ven biển

ưu tiên của Việt Nam được tăng cường và các hệ thống quản lý hiệu quả

được xây dựng phù hợp.

2.2.1 Đầu ra 1: Một hệ thống quản lý hiệu quả mạng lưới các khu bảo tồn biển

được xây dựng ở cấp quốc gia.

Hỗ trợ thành lập Khu bảo tồn biển Hòn Cau, Tỉnh Bình Thuận: Qua hai năm

hỗ trợ 2008-2010 UBND Tỉnh Bình Thuận công tác tư vấn xây dựng Đề án

thành lập KBTB Cù Lao Cau, hội thảo lấy ý kiến và thẩm định kỹ thuật,

UBND Tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày

09/09/2010 phê duyệt Đề án “Thiết lập và quản lý Khu bảo tồn biển Hòn

Cau, tỉnh Bình Thuận” và Quyết định số 2026/QĐ-UBND ngày 15/11/2010

về việc thành lập Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Đây là Khu bảo tồn biển thứ 5

được thành lập trong Mạng lưới các Khu bảo tồn biển Việt Nam. Khu bảo

tồn biển Hòn Cau trực thuộc Sở NN&PTNT Bình Thuận, hiện tại Sở đã trình

phương án bộ máy và nhân sự lên UBND Tỉnh chờ phê duyệt. LMPA đã có

cuộc làm việc với Sở để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, một số hoạt động đã được

xác định ban đầu

- Lễ ra mắt Khu bảo tồn biển Hòn Cau

- Hoạt động thông tin tuyên truyên

- Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản lý KBTB

- Trang bị thiết bị văn phòng và tuần tra

Đề án Phí Bảo tồn biển: trên cơ bản đã hoàn thiện đang trong quá trình thẩm

định, tổ chức xin ý kiến chuyên gia, các Bộ ngành trước khi trình Bộ trưởng

Bộ Tài chính.

Hỗ trợ hoạt động truyền thông về bảo tồn biển giữa ba khu vực Hạ Long,

Quảng Ninh; Cát Bà, Hải Phòng; và Bái Tử Long. Hội thảo sơ kết dự kiến

được tổ chức tại Cát Bà vào giữa tháng 06/2011.

Page 3: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

3

2.2.2 Đầu ra 2: Đạt được năng lực quản lý tốt MPA ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và tại

chỗ thông qua đào tạo và xây dựng thể chế và do Giáo trình đào tạo quốc gia về bảo

tồn biển và Nhóm công tác kỹ thuật hỗ trợ

TT Khoá học

Số

h/viên Đối tượng học viên Mục tiêu

Địa điểm,

thời gian

1. Lặn biển

(lặn cơ bản và

nâng cao)

14

- Cán bộ Ban quản lý các

khu bảo tồn biển

- Cán bộ Cục Khai thác

và bảo vệ nguồn lợi

- Hợp phần LMPA

- Đào tạo các kỹ năng cơ

bản về lặn biển đến độ

sâu 18m.

- Lặn nâng cao chuyên

sâu theo các kỹ năng: lặn

độ sâu (tới 30m), lặn

đinh hướng, lặn chụp

hình, lặn dò cá…

Nha Trang

21-24/2/2011

2. Kỹ năng lãnh đạo 23

- Khu bảo tồn Biển Cù

Lao Chàm, Phú Quốc,

Cồn Cỏ, Vườn quốc gia

Núi Chúa, Vườn quốc gia

Bái Tử Long

- Các chi cục

KTBVNLTS Huế, Quảng

Nam, Đà Nẵng, Nha

Trang, Ninh Thuận, Kiên

Giang, Bình Thuận..

- Hợp phần LMPA

Khóa học nhằm cung

cấp cho cán bộ lãnh đạo

các cơ quan của Hợp

phần LMPA các khái

niệm mới nhất về lãnh

đạo và các kỹ năng có

thể áp dụng được để

giúp họ trở thành người

quản lý hiệu quả hơn

trong công việc.

Viện Công

nghệ Châu á,

Nha Trang 14-

16/3/2011

3. Tài chính bền

vững cho các

KBTB

22

- Cán bộ Ban quản lý các

khu bảo tồn biển

- Cán bộ Chi cục khai

thác & bảo vệ nguồn lợi

các tỉnh có khu bảo tồn

biển

- Cán bộ Cục Khai thác

và bảo vệ nguồn lợi

- Hợp phần LMPA

Cung cấp kiến thức và

các công cụ về xây dựng

kế hoạch, quản lý và

phát triển nguồn thu phí

cho các khu bảo tồn

biển.

Cơ quan Khí

quyển và Đại

dương Hoa kỳ

(NOAA),

Ninh Thuận

4 – 10/4/2011

4. Khóa vận động

chính sách 21

- Cán bộ Ban quản lý các

khu bảo tồn biển

- Cán bộ các sở

NNPTNT, Tài nguyên

Môi trường..

- Cán bộ Chi cục khai

thác & bảo vệ nguồn lợi

các tỉnh có khu bảo tồn

biển

- Cán bộ Cục Khai thác

và bảo vệ nguồn lợi

- Hợp phần LMPA

Trang bị và củng cố kỹ

năng và năng lực vận

động chính sách giúp

truyền đạt nguyện vọng

của tổ chức mình và

những đối tượng hưởng

lợi liên quan đến với

những cơ quan hoạch

định chính sách.

Viện Công

nghệ Châu á,

Đà Nẵng 13 –

15/5/2011

5. Đánh giá nghề cá

trong KBTB 20

- Cán bộ Ban quản lý các

khu bảo tồn biển

- Cán bộ Chi cục khai

thác & bảo vệ nguồn lợi

các tỉnh có khu bảo tồn

biển

- Cán bộ Cục Khai thác

và bảo vệ nguồn lợi

- Hợp phần LMPA

- Trang bị kiến thức về

nghề cá bền vững

- Kiến thức, kỹ năng và

cách thức thu thập các

chỉ số sinh học, kinh tế

và xã hội

Trường Đại

học Tromso,

Nauy,

Nha Trang 24

– 27/5/2011

Page 4: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

4

TT Khoá học

Số

h/viên Đối tượng học viên Mục tiêu

Địa điểm,

thời gian

6. Khóa học quản lý

mối quan hệ đối

tác

28

Cán bộ nòng cốt ở địa

phương tham gia công tác

BTB của

QuảngTrị,ThừaThiên-

Huế, Đà Nẵng

Kỹ năng thu hút sự tham

gia hiệu quả của các bên

liên quan; kiến thức về

mức độ tham gia và hoạt

động thu hút sự tham gia

của các bên liên quan

Kỹ năng: điều phối, giải

quyết xung đột, thiết kế

chương trình có sự tham

gia của nhiều bên; Kiến

thức: hoạt động và mức

độ tham gia

Huế,

27-30/6/2011

Nhìn chung các khóa học về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra. Khoảng

gần 130 lượt học viên tham gia các khóa tập huấn. Hầu hết học viên đều hiểu và

tham gia thực hành những nội dung học đầy đủ. Nhóm những học viên đã từng

tham gia trực tiếp các hoạt động của dự án có khả năng áp dụng bài học học cao

hơn.

Mục tiêu 2: Những cộng đồng dễ bị tổn thương sống bên trong và xung

quanh các MPA trình diễn được chọn có thể được đáp ứng nhu cầu sinh

sống của họ mà không làm suy thoái tài nguyên biển hoặc làm xuống cấp

môi trường.

2.2.3 Đầu ra 3: Năng lực thể chế được tăng cường thông qua việc xây dựng

khung thể chế và đồng quản lý bền vững ở cấp tỉnh và khu bảo tồn biển.

KBTB Cù Lao Chàm, Quảng Nam

Chương trình Tiểu khu bảo tồn biển

Theo kế hoạch năm 2011, Chương trình này tập trung vào các hoạt động: xây

dựng khung thể chế, chính sách quy mô cấp tỉnh; nâng cao năng lực của các

nhóm nòng cốt cộng đồng; hỗ trợ các cơ sở ban đầu để Ban quản lý cộng đồng

hoạt động.

Theo đó, Quý 1/2011, BQL đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT trình

UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng mô hình đồng quản lý BTB (giai đoạn

2011 – 2013); Tham mưu Sở Nông nghiệp & PTNT thành lập tổ tư vấn kỹ thuật

và Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Mô hình; Tổ chức 02 đợt tham vấn cộng

đồng để xây dựng Đề án thành lập Tiểu khu.

Trong tháng 4, 5/2011, BQL tiếp tục tổ chức 02 đợt tham vấn cộng đồng và các

bên liên quan để hoàn thiện Đề án thành lập mô hình Tiểu khu đồng quản lý bảo

tồn biển Bãi Hương.

Page 5: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

5

Ngày 11/5, Ban chỉ đạo Chương trình Tiểu Khu bảo tồn biển đã họp và thông

qua Đề án. Hiện nay, BQL đang tiến hành các thủ tục để trình Đề án UBND tỉnh

phê duyệt và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, BQL cũng tiếp tục hỗ trợ cho Tổ

tuần tra cộng đồng duy trì sự hoạt động. Hiện nay, nhiên liệu tuần tra cũng như

chi phí liên lạc của Tổ tuần tra cộng đồng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trong

năm 2011.

KBTB Phú Quốc, Kiên Giang:

Triển khai và kết quả thu phí tham quan danh lam thắng cảnh KBTB Phú Quốc:

Nhằm mục đích tổ chức triển khai hoạt động thu phí tham quan KBTB đạt hiệu

quả và sớm triển khai thực hiện theo Quyết định 20 của UBND tỉnh Kiên Giang.

Ngày 10/01/2011, Ban quản lý đã chính thức thu phí tham quan KBTB rạn san

hô ở nam đảo với 02 điểm thu phí đặt tại TT Dương Đông và TT An Thới.

Ngoài lực lượng hỗ trợ trong công tác thu phí là các Đồn , Trạm kiểm soát Biên

phòng, Ban quản lý đã thành lập 01 Tổ quản lý thu phí của đơn vị để việc thực

hiện thu, nộp và quản lý nguồn phí thu đảm bảo đúng quy định Nhà nước, ký

hợp đồng với cơ quan bảo hiểm thực hiện bảo hiểm hiểm cho khách tham quan

thông qua vé tham quan. Sau 05 tháng triển khai thu phí đã đạt được một số kết

quả: số lượng du khách đến tham quan KBTB là 12.298 lượt người; tổng số tiền

phí tham quan thu được là 61.490.000 đồng.

Hoạt động của Tổ tình nguyện cộng đồng xã Hòn Thơm: Ban quản lý KBTB

thường xuyên phối hợp chặt chẽ với UBND xã Hòn Thơm để chỉ đạo, củng cố

hoạt động của Tổ. Các thành viên của Tổ là những ngư dân khi hoạt động đánh

bắt thường xuyên liên lạc phối hợp với nhau trong công tác theo dõi, giám sát

các tàu thuyền hoạt động trong KBTB rạn san hô; báo cáo thường xuyên cho

Ban quản lý KBTB về tình trạng của hệ thống phao dấu và phao neo trong vùng

lõi san hô; Tổ tình nguyện cộng đồng thực hiện tốt các cuộc họp giao ban hàng

tháng để trao đổi thông tin, tham gia với Đội tuần tra của Ban quản lý trong

công tác tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật trong KBTB hàng tháng. Để hổ

trợ cho Tổ hoạt động có hiệu quả, trong 06 tháng đầu năm 2011 Ban quản lý đã

chi kinh phí hổ trợ cho các thành viên của Tổ theo như kế hoạch được xây dựng.

Page 6: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

6

Thiết kế, in ấn tờ rơi, xây dựng hệ thống pano, áp phích tuyên truyền về phí

tham quan KBTB và kêu gọi bảo vệ các loài động vật biển quý hiếm: Nhằm mục

đích tăng cường các hoạt động bằng nhiều hình thức tuyên truyền rộng rãi trong

cộng đồng ở huyện đảo và du khách đến tham quan KBTB về chương trình thu

phí tham quan của KBTB Phú Quốc và nâng cao nhận thức cộng đồng quan tâm

đến việc bảo vệ các loài động vật biển quý hiếm. Ban quản lý KBTB đã thực

hiện thiết kế, in ấn 2.400 tờ rơi bằng tiếng Việt và tiếng Anh mang nội dung

tuyên truyền về phí tham quan KBTB nhằm cung cấp thông tin cho du khách và

cộng đồng. Trong quý 2/2011 đã tiến hành phát trực tiếp cho các tàu thuyền du

lịch, các cơ sở du lịch lữ hành, trung tâm bơi lặn và du khách đến tham quan

KBTB. Đồng thời đã thiết kế và hoàn thành kế hoạch thi công xây dựng hệ

thống 07 pano tuyên truyền về bảo tồn biển ở 06 xã, thị trấn trong huyện đảo và

35 áp phích.

Phối hợp với Đài Truyền Hình Phú Quốc xây dựng chuyên mục bảo tồn biển

phát trên sóng truyền hình: Nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá về KBTB

rộng rãi trong cộng đồng thông qua nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, đặc

biệt là phương tiện truyền thông đại chúng sẽ cung cấp thông tin đến nhiều đối

tượng và thành phần khác nhau trên diện rộng. Thực hiện mục tiêu trên, trong 06

tháng đầu năm 2011 Ban quản lý đã tiếp tục ký hợp đồng phối hợp với Đài

Truyền Thanh - Truyền Hình Phú Quốc xây dựng 08 chuyên mục về bảo tồn

biển và thường xuyên phát sóng định kỳ trên sóng truyền hình trong huyện đảo

kết hợp với việc thông tin kịp thời các hoạt động của Ban quản lý trên phương

tiện thông tin đại chúng.

Page 7: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

7

Tổ chức họp định kỳ của Ban chỉ đạo KBTB Phú Quốc năm 2011: Thực hiện ý

kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo hoạt động KBTB Phú Quốc và Sở NN& PTNT

Kiên Giang, Ban quản lý đã phối hợp với Sở NN& PTNT và Văn phòng UBND

tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo hoạt động KBTB Phú Quốc vào

ngày 25/3/2011 tại TP Rạch Giá. Tham dự cuộc họp gồm các thành phần: các

thành viên của Ban chỉ đạo, các ngành liên quan của Phú Quốc và UBND của 03

xã trong KBTB, đại diện Hợp phần LMPA với khoảng 30 đại biểu tham dự. Nội

dung chính của cuộc họp chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Báo cáo tổng kết

hoạt động bảo tồn biển năm 2010 và kế hoạch năm 2011; Báo cáo kết quả triển

khai công tác thu phí tham quan KBTB; Báo cáo sơ kết hoạt động quản lý rác xã

Hòn Thơm; thảo luận đóng góp ý kiến về chủ trương thu phí dịch vụ trong

KBTB.

Trong tháng 5/2011, Ban quản lý KBTB đã phối hợp với Đồn Biên phòng 750

An Thới tổ chức 01 cuộc Hội nghị về sơ kết công tác thu phí tham quan KBTB

tại thị trấn An Thới. Thành phần tham dự hội nghị gồm có các đối tượng chủ

yếu như: Các Đồn, Trạm Biên phòng đóng quân trên địa bàn huyện, các chủ

doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các chủ phương tiện và thuyền trưởng tàu du

lịch, Ban quản lý KBTB. Tổng số đại biểu tham dự khoảng 55 người. Nội dung

chính của hội nghị này tập trung vào các vấn đề sau: sơ kết tình hình và kết quả

thu phí tham quan KBTB trong 06 tháng đầu năm 2011; triển khai các văn bản

pháp luật của lực lượng Biên phòng về các quy định an ninh biên giới biển đảo,

thủ tục trình xuất nhập bến của phương tiện thủy tại các bến cảng; thảo luận và

giải quyết về các vấn đề khó khăn vướng mắc giữa cơ quan thu phí và các

phương tiện kinh doanh du lịch trong việc mua vé tham quan cho du khách.

Page 8: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

8

Ban quản lý phối hợp với Huyện đoàn Phú Quốc, Nhà Thiếu Nhi và các khách

sạn tổ chức 01 đêm hoạt động ở khu vực bãi biển Dương Đông-nơi có nhiều khu

nghĩ dưỡng của khách du lịch. Đây là hoạt động tổng hợp đan xen giữa chương

trình ca nhạc, tuyên truyền về bảo tồn biển, bảo vệ môi trường và phát tờ rơi cho

du khách trong và ngoài nước. Mục đích của hoạt động nhằm tăng cường công

tác quảng bá, giáo dục môi trường cho du khách, được tiếp cận các thông tin về

KBTB Phú Quốc.

Trong 06 tháng đầu năm 2011, Ban quản lý đã phối hợp với Hợp phần LMPA

cùng thiết kế, xây dựng nội dung để tạo ra 01 cuốn sách về KBTB Phú Quốc.

Trong đó sẽ bao gồm cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về KBTB

Phú Quốc, hệ thống các hoạt động của bảo tồn biển trong những năm vừa qua,

vai trò và ý nghỉa của KBTB đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

Đây là công cụ rất cần thiết, dể cung cấp và quảng bá cho nhiều đối tượng khác

nhau. Hiện nay Ban quản lý đang tiến hành in ấn với khoảng hơn 2.000 cuốn

sách để phục vụ cho công tác tuyên truyền.

Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ, Quảng Trị

Tham quan học tập kinh nghiệm

Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ được thành lập năm

2009, là Khu bảo tồn loài, sinh vật cảnh quí hiếm.

Khu bảo tồn biển mới được thành lập còn nhiều khó

khăn, nhất là công tác tổ chức, quản lý, năng lực cán

bộ, cần được tiếp tục nghiên cứu, học tập, kinh

nghiệm góp phần củng cố hoàn thiện trong thời gian

tới.

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2011 và được sự hỗ trợ của Hợp phần sinh

kế bền vững bên trong và xung quanh các Khu bảo tồn biển, Tháng 3/2011

BQL khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tổ chức đoàn đi nghiêm cứu, học tập kinh

nghiệm tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.

Page 9: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

9

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được

thành lập đầu tiên, đã có nhiều kinh

nghiệm tổ chức quản lý hiệu quả, khai

thác tốt tiềm năng thế mạnh cảnh

quan thiên nhiên, tài nguyên biển Cù

Lao Chàm, kết hợp giữa bảo tồn và

phát triển bền vững. Đặc biệt, đã xây

dựng nhiều mô hình chuyển đổi sinh

kế cho người dân hiệu quả như: Trồng

rau sạch, hướng dẫn Du lịch cộng

đồng, phối hợp tuần tra, đào tạo nghề,

nhà nghỉ tại nhà – HOMESTAY…

Mô hình Du lịch sinh thái và kết hợp

HOMESTAY

Hoạt động Thông tin - Tuyên truyền

Phóng sự chuyên mục truyền hình về công tác bảo vệ môi trường, đa dạng sinh

học khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

Tiếp tục xây dựng phóng sự chuyên

mục truyền hình:

+ Chuyển đổi sinh kế cho

người dân sống trong và xung quanh

khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

+ Ghi nhận Hội thi tìm hiểu

về bảo vệ môi trường và đa dạng

sinh học biển.

+ Thanh niên các xã vùng

biển và đảo Cồn Cỏ hưởng ứng năm

thanh niên 2011 – tích cực tham gia

bảo vệ môi trường và trồng cây xanh

ven biển

Chuyển đổi sinh kế cho người dân sống

xung quanh Khu BTB đảo Cồn Cỏ

.

Page 10: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

10

Phối hợp với các trường học tổ chức phát động làm sạch bờ biển và thi tìm hiểu

về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học biển

BQL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

tiếp tục phối hợp với các trường học

vùng biển phát động chiến dịnh làm

sạch bờ biển và thi tìm hiểu về bảo vệ

môi trường và đa dạng sinh học biển.

Đã tổ chức tại 4 trường THCS vùng

biển: Vĩnh Thái, Triệu Lăng, Triệu An

và Gio Hải. với hơn 1100 học sinh và

thầy cô giáo tham gia.

Đã thu hút các em học sinh nhiệt liệt

hưởng ứng tích cực tham gia và đạt kết

quả cao. Góp phần nâng cao nhận thức

của mọi người, nhất là của các em học

sinh về gìn gữi bảo vệ môi trường biển

và đa dạng sinh học biển. Đồng thời tăng

cường tuyên truyền, giáo dục biết mục

đích và lợi ích của Khu bảo tồn biển đem

lại, từ đó có tác động tích cực đến gia

đình và cộng đồng có thái độ hành vi và

cách ứng xử đúng đối với môi trường và

tài nguyên biển của chúng ta.

Học sinh hưởng ứng tham gia làm

sạch môi trường và thi tìm hiểu về

đa dạng sinh học biển

Hưởng ứng năm thanh niên 2011, ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 và Kỷ niện 80 năm

ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26-3, đồng thời phát

động thanh niên học sinh vùng biển tham gia bảo vệ môi trường và trông cây

xanh ven biển

Phối hợp với đoàn thanh niên, học sinh vùng ven biển tổ chức 3 đợt tại các xã:

Trung Giang(Gio Linh), Hải An(Hải Lăng) và huyện đảo Cồn Cỏ. Mỗi đợt có từ

100 – 150 người tham gia. Trồng hàng trăm cây xanh như Dừa, Bàng vuông,

nhằm tạo cảnh quan của vùng biển…

Page 11: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

11

Phát động thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và trông cây xanh ven biển

Phối hợp với Hội phụ nữ các xã, thị

trấn Cửa Tùng, Cửa Việt tổ chức Hội

thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và đa

dạng sinh học Khu bảo tồn biển đảo

Cồn Cỏ. Đã thu hút đông đảo chị em

Phụ nữ hưởng ứng và tham dự, đồng

thời có tác dụng tích cực trong công tác

tuyên truyền vận động gia đình bà con

ngư dân gữi gìn bảo vệ tài nguyên và

môi trường biển đảo ngày càng tốt hơn.

Thông qua các phong trào hoạt động của của cộng đồng , nhất là lực lượng Phụ

nữ, Thanh thiếu niên các xã vùng biển đã tích cực hưởng ứng tham gia, góp

phần tuyên tuyền giáo dục tốt về những giá trị tài nguyên biển, cảnh quan tươi

đẹp cũng như ý thức bảo vệ tôn tạo những giá trị của thiên nhiên, gữi gìn môi

trường biển ngày càng xanh sạch đẹp hơn.

Xây dựng Pano

Tiếp tục triển khai xây dựng 5 pano

tuyên truyền giới thiệu và hướng dẫn

quản lý khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tại

xã Gio Việt, Gio Hải,Hải An, Triệu Lăng

và Triệu An. Pano được xây dựng ở

những nơi trung tâm nghề cá của địa

phương, nhiều ngư dân, du khách qua lại

tạo sự chú ý tìm hiểu và có tác dụng

tuyên truyền giáo dục cao.

Page 12: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

12

Vườn Quốc gia Nui Chúa, Ninh Thuận

Truyền thông Trung tâm Du khách

Trong quý 1 năm 2011, VQGNC đã phối hợp với các trường học trên địa bàn để

triển khai hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo tồn biển,

và biến đổi khí hậu tại VQG Núi chúa. Hoạt động nâng cao nhận thức được triển

khai thông qua tư liệu, tranh, ảnh, hiện vật, tiêu bản động thực vật. Đối tượng

tuyên truyền nâng cao nhận thức bao gồm cộng đồng địa phương, học sinh của

các trường học đóng trên địa bàn, học sinh, sinh viên tham quan học tập tại

Vườn, khách du lịch.

Phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyên tại 7 thôn trên địa

bàn hai xã Thanh Hải và Vĩnh Hải. Đa số người dân, học sinh tham gia các buổi

tuyên truyền đều đồng tình và ủng hộ công tác bảo tồn biển tại VQGNC, qua các

buổi họp đã cùng thảo luận đưa ra các giải pháp cùng phối hợp với VQGNC bảo

vệ tài nguyên biển. Tuyên truyền hướng dẫn cho các đoàn sinh viên thực tập của

các trường Đại học Nông lâm TP. HCM, trường Đại hoc Khoa học xã hội và

nhân văn TP.HCM, Đại học Đà Lạt; các đoàn khách đến tham quan Vườn. Phối

hợp với chuyên gia kỹ thuật thiết kế trưng bày diễn giải tại Trung tâm Du khách.

2.2.4 Đầu ra 4: Sinh cảnh biển trong các khu vực bảo tồn biển trình diễn

được bảo vệ và tài nguyên thiên nhiên ở đó được phục hồi trở lại mức sản

xuất bền vững.

Triển khai Chương trình Giám sát Rạn san hô (Reefcheck)

Cù Lao Chàm: Chương trình giám sát đa dạng sinh học tại Khu BTB CLC được

thực hiện định kỳ vào tháng 6 hằng năm. Do vậy, theo Kế hoạch, hoạt động này

sẽ thực hiện vào tháng 6/2011.

Vườn quốc gia Núi Chúa: VQGNC đã triển khai tập huấn về khảo sát đa dạng

sinh học biển và triển khai giám sát cho các tình nguyện viên có chứng chỉ lặn

tại VQGNC nhưng chưa được trang bị các kỹ thuật về giám sát rạn. Triển khai

chương trình Reefcheck có sự phối hợp với cán bộ các khu bảo tồn biển bạn,

Viện Hải sản Hải Phòng cùng với cán bộ bảo tồn biển trao đổi k năng kinh

nghiệm và tiến hành giám sát tại khu bảo tồn biển Núi Chúa. Dự kiến công việc

Reefcheck sẽ được triển khai vào cuối tháng 6 năm 2011.

Hỗ trợ duy trì chương trình Nhật ký nghề cá (logbook)

Tại Cù Lao Chàm, Chương trình Logbook 06 tháng đầu năm 2011 được thực

hiện đúng kế hoạch. Tổng số lượng số phát ra và thu về là 240 cuốn đối với ngư

dân và 12 cuốn đối với các đầu mối thu mua thu sản. Việc nhập liệu được tiến

hành bình thường, tổng số mẫu đã nhập vào phần mềm cơ sở dự liệu là hơn

1.800 mẫu. Cơ bản các mẫu được thu thập đảm bảo yêu cầu về thông tin.

Chương trình logbook bắt đầu được LMPA hỗ trợ từ năm 2011 tại Vườn quốc

gia Núi Chúa, công việc này vẫn được tiếp tục triển khai. Nhóm 20 ngư dân địa

Page 13: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

13

phương được được lựa chọn tiếp tục tham gia ghi chép nhật ký (Logbook) ghi

nhận thông tin thường xuyên. Cán bộ Vườn cập nhật các kết quả thông tin từ 20

cuốn sổ này vào cơ sở dữ liệu chung của Hợp phần.

Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ, Quảng Trị

Công tác tuần tra giám sát khu bảo tồn biển

Tăng cường công tác tuần tra, giám sát khu BTB. Đặc biệt đã tích cực phối hợp

với các bên liên quan như Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồn

BP 214 đảo Cồn Cỏ tổ chức tuần tra, giám sát thường xuyên các hoạt động bên

trong và xung quanh Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Tháng 4/2011 đã nghiệm

thu và đưa vào hoạt động tàu tuần tra Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.

Tuần tra giám sát và hướng dẫn tàu thuyền hoạt động nghề cá neo đậu đúng nơi

qui định

Duy trì tổ chức nhóm tình nguyện viên bảo tồn biển tại đảo Cồn Cỏ gồm 3

người là người dân sống trên đảo có nhiệt tình, kinh nghiệm và yêu biển đã góp

phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, duy trì hoạt động và thực hiện tốt công

tác tuần tra giám sát, quản lý ngày càng hiệu Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.

Khu bảo tồn biển Núi Chúa

Hỗ trợ trang bị canô tuần tra cho VQGNC

Để tăng cường công tác thực thi pháp luật cho hoạt động bảo tồn biển, LMPA đã

hỗ trợ cho lực lượng lượng tuần tra biển 1 tàu composite với sức chứa 30 chỗ

ngồi làm công tác thực thi pháp luật. Ngoài chức năng tuần tra biển, con tàu này

còn phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giám sát đa dạng sinh học, tuyên

truyền, giáo dục bảo vệ tài nguyên biển và sinh kế bền vững.

Công tác thực thi pháp luật tuần tra biển

VQGNC đã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương 2 xã

Thanh Hải và Vĩnh Hải tiến hành triển khai tuần tra, truy quét, ngăn chặn các tác

Page 14: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

14

động xâm hại tới tài nguyên biển. Ngoài ra công tác thực thi pháp lực còn làm

nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân công tác bảo

tồn tài nguyên biển tại VQG Núi Chúa. Trong 2 quý đầu năm đã triển khai được

8 đợt tuần tra, đồng thời thông báo, tuyên truyền trên đài loa phát thanh tới 7

thôn nằm trong KBTB về việc lắp đặt phao phân vùng.

Cứu hộ rùa biển

Ngay từ những tháng đầu năm 2011 VQG đã tăng cường 02 cán bộ phòng bảo

tồn xuống ở trực tiếp địa bàn, phối hợp với kiểm ngư và tình nguyện viên, triển

khai công tác giám sát và cứu hộ, đồng thời tăng cường công tác tuần tra mở

rộng hành lang an toàn cho rùa lên bãi đẻ ở các bãi lân cận. Phối hợp với huyện

đoàn Ninh Hải, và các chi đoàn thanh niên đóng trên địa bàn huyện Ninh Hải tổ

chức chương trình làm sạch bãi rùa đẻ. Đầu năm 2011 đã có 03 lượt rùa lên

thăm dò bãi đẻ. Do thời tiết mưa muộn nên rùa biển năm nay lên đẻ muộn hơn

các năm trước.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang:

Hoạt động tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật trong KBTB: trong 06 tháng

đầu năm 2011, Ban quản lý đã phối hợp chặt chẽ với Đồn Biên phòng 750, Tổ

tình nguyện cộng đồng xã Hòn Thơm tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát

trong khu bảo tồn san hô được 15 đợt. Nhắc nhở, cảnh cáo hơn 30 lượt tàu chở

khách du lịch tham quan trong KBTB chấp hành tốt việc neo đậu tàu đúng nơi

quy định và hướng dẫn khách du lịch lặn ngắm không gây tổn hại đến các rạn

san hô trong vùng lõi. Đặc biệt qua công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện

nhiều tàu vận chuyển khách du lịch tham quan KBTB không mua đủ vé tham

quan cho du khách theo số lượng khách thực tế, Tổ tuần tra và kiểm soát thu phí

đã tiến hành truy thu phí bổ sung và nhắc nhở các chủ tàu thuyền chấp hành tốt

việc trình xuất nhập bến vối cơ quan Biên Phòng về danh sách du khách đi tham

quan.

Triển khai hoạt động giám sát đa dạng sinh học rạn san hô năm 2011 và kết hợp

làm sạch môi trường trong vùng lõi san hô: đây là một hoạt động được xác định

rất có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với chiến lược bảo vệ tài nguyên biển trong

Page 15: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

15

tương lai, hoạt động giám sát hàng năm sẽ cho chúng ta thấy được việc bảo tồn

sẽ đạt hiệu quả hay không đạt hiệu quả trên cơ sở những bộ chỉ số thu thập được

từ hoạt động giám sát đa dạng sinh học. Mặt khác qua đó sẽ đánh giá được tính

biến động theo xu hướng tích cực/hoặc tiêu cực từ các giá trị đa dạng sinh học

trong KBTB. Trên cơ sở đó, năm 2011 được sự hổ trợ của Hợp phần LMPA,

Ban quản lý đã tiến hành 01 đợt giám sát đa dạng sinh học san hô trong khu bảo

tồn san hô phía nam đảo. Nhóm thực hiện giám sát đa dạng sinh học của Ban

quản lý gồm 07 người đã thực hiện giám sát tổng số 09 điểm rạn san hô trong

thời gian là 05 ngày. Hệ thống số liệu thu được đang được Ban quản lý cập nhật

vào phần mềm quản lý dữ liệu làm cơ sở đánh giá, đối chiếu cho lần giám sát

sau. Đồng thời Ban quản lý đã kết hợp với nhóm lặn của KBTB, các Trung tâm

bơi lặn ở Phú Quốc tiến hành ra quân 01 ngày lặn thu gom rác ở các rạn san hô

trong vùng lõi KBTB nhằm mục đích hạn chế mức độ ô nhiểm của rác thải trên

các rạn san hô, tạo cảnh quan sạch đẹp thu hút khách du lịch, nâng cao ý thức

của cộng đồng trong việc chia sẽ trách nhiệm bảo vệ tài nguyên biển.

2.2.5 Đầu ra 5: An ninh kinh tế xã hội được cải thiện cho người dân sống

trong và xung quanh các KBTB dựa trên việc quản lý tốt các nguồn tài

nguyên và đa dạng hoá nguồn thu nhập.

KBTB Cù Lao Chàm

Chương trình du lịch sinh thái cộng đồng

Theo kế hoạch, Chương trình này bao gồm các hạng mục: đào tạo thuyền

trưởng, cải hoán phương tiện, hỗ trợ homestay, quảng bá hình ảnh và tập huấn

nghiệp vụ.

Đào tạo thuyền trưởng

Đã tiến hành xét chọn và hỗ trợ

cho 10 ngư dân Cù Lao Chàm

tham gia học thuyền trưởng hạng

3 tại TP Hồ Chí Minh. Khóa học

này kéo dài trong 03 tháng, đã bắt

đầu học từ tháng 4/2011. Dự kiến

Page 16: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

16

đến cuối tháng 6/2011 khóa học này sẽ hoàn thành.

Hỗ trợ cải hoán phương tiện

BQL đã tiến hành xem xét và lựa chọn được 05 hộ gia đình – thuộc đối tượng ưu

tiên của Khu BTB CLC – để hỗ trợ cải hoán phương tiện từ tàu cá sang tàu du

lịch. Trong đó, 03 tàu đã đưa vào hoạt động từ tháng 3/2011, 02 tàu còn lại đang

thực hiện cải hoán, dự kiến đến cuối tháng 6/2011, việc cải hoán này sẽ được

hoàn thành.

Mô hình Homestay

Tháng 4/2011, BQL đã thông báo rộng rãi kế hoạch của chương trình homestay

để cộng đồng đăng ký tham gia. Trong đợt này, BQL ưu tiên chính cho các đối

tượng là hộ thợ lặn. Ngày 25/4, BQL cùng các ban, ngành của địa phương tiến

hành khảo sát tại các gia đình thuộc đối tượng ưu tiên. Kết quả, BQL đã chọn

được 13 hộ hội đủ các điều kiện để hỗ trợ thực hiện, trong đó có 10 hộ tại cụm

dân cư Bãi Làng và 03 hộ thuộc Bãi Hương. Theo Kế hoạch, đến tháng 6/2011,

hoạt động này sẽ hoàn thành.

Tập huấn nghiệp vụ du lịch

Theo Kế hoạch, Quý 2/2011, BQL tổ chức 02 khóa tập huấn nghiệp vụ du lịch

cho các hộ tham gia chương tình du lịch sinh thái cộng đồng. Nội dung của khóa

tập huấn bào gồm kỹ thuật buồng phòng và vận hành/tổ chức Tour.

Hiện nay, BQL đã mời các giáo viên của trường trung cấp nghề Bắc Quảng Nam

để phụ trách phần giảng dạy. Công tác khảo sát, xây dựng chương trình, nội

dung tập huấn cho cộng đồng đã hoàn thành. Việc tổ chức tập huấn được tiến

hành vào tháng 6/2011.

Đào tạo tiếng Anh

Hoạt động này được duy trì từ Quý 4/2010. Quý 1/2011 BQL đã tiếp tục duy trì

các lớp tiếng Anh cho các đối tượng là cộng đồng làm du lịch, hướng dẫn viên.

Nhìn chung, số lượng học viên tham gia khá đông và đều.

Quý 2/2011, BQL tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ tiếng Anh cho cộng

đồng, BQL đang tổ chức 03 lớp tiếng Anh dành cho các đối tượng: hộ làm du

lịch, nhóm vận chuyển, nhóm hướng dẫn viên. Việc giảng dạy do giáo viên tiếng

Anh thực hiện,

Truyền thông phân loại rác tại nguồn

Page 17: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

17

Theo thoả thuận giữa Hợp

phần kiểm soát ô nhiễm tại

các khu vực đông dân cư

nghèo (PCDA) và hợp phần

LMPA, công tác tuyền thông

phân loại rác tại nguồn do

BQL Khu bảo tồn biển Cù

Lao Chàm phối hợp với

chính quyền địa phương thực

hiện. Mục đích của Chương

trình này là giúp công tác

phân loại được thực hiện tại

nguồn, từ đó góp phần vào

hoạt động hiệu quả của nhà

máy xử lý chất thải rắn tại Cù Lao Chàm (do PCDA xây dựng .

Quý 1/2011, BQL đã tổ chức 04 đợt tập huấn kỹ thuật phân loại rác cho cộng

đồng và 01 chuyến tham quan học tập mô hình 3R cho cán bộ truyền thông, lãnh

đạo địa phương. Qua đó, nâng cao nhận thức và sự phối thực thực hiện có hiệu

quả từ chính quyền địa phương.

Theo kế hoạch Quý 2/2011, chương trình này gồm các hoạt động: Thí điểm

compost quy mô hộ gia đình; tập huấn kỹ năng giám sát cho Tổ truyền thông;

tập huấn kiến thức PLR cho học sinh và cộng đồng 04 thôn; tổ chức thi cắm trại

môi trường cho học sinh & đêm văn nghệ nhân ngày 5/6. Tuy nhiên, theo ý kiến

của Hợp phần LMPA thì hoạt động thí điểm compost cần dừng lại để chờ

phương án của nhà máy xử lý chất thải rắn Cù Lao Chàm, do PCDA phụ trách.

Quý 2, BQL đã triển khai các hoạt động sau:

Tập huấn cho đối tượng là học sinh: đã tổ chức 04 lớp cho đối tượng là học sinh

các khối lớp 6,7,8 và 9 của trường Quang Trung, có khoảng 120 em tham gia

trong các đợt tập huấn này. Các hoạt động còn lại được triển khai thực hiện

trong tháng 6/2011.

KBTB Vịnh Nha Trang

Tổ chức tham quan cơ sở tranh ốc tại Hội An và tập huấn nâng cao dán tranh

ốc cho các chị phụ nữ Tổ hợp tác mành ốc Nguyên Hoà

- Tổ chức tham quan cơ sở tranh ốc tại Hội An - Quảng Nam với sự tham gia

đại diên của Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, UBND phường

Vĩnh Nguyên, Hội LHPN phường Vĩnh Nguyên, Tổ sinh kế mành ốc Nguyên

Hòa và người dân Bích Đẩm. Các thành viên đã được tiếp xúc chủ cơ sở

tranh ốc tại Hội An, là 1 trong những mô hình triển khai thành công nhất Việt

Nam.

- Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã phối hợp cùng Hội phụ nữ

phường Vĩnh Nguyên mời 1 giáo viên mỹ thuật tổ chức tập huấn mở rộng

dán tranh ốc cho các thành viên Bích Đầm và Hòn Một.

Page 18: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

18

- Có 21 thành viên đăng ký tham gia lớp tập huấn, các thành viên đã được giới

thiệu các kỹ năng cơ bản về cách dán tranh ốc và đã thực hành dán trên nhiều

mẫu khác nhau. Sau khóa tập huấn các sản phẩm tranh ốc đã được bán giới

thiệu đến công ty tại Thái Lan.

Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh hộ dân cư tại đảo Bích Đầm, Vũng Ngán và Trí

Nguyên.

- Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã tổ chức cuộc họp với người

dân tại các tổ dân phố Bích Đầm, Vũng Ngán, Trí Nguyên về việc chọn hộ

dân, thống nhất các hộ được hỗ trợ và hình thức thực hiện việc hỗ trợ, giám

sát việc xây dựng nhà vệ sinh tại các hộ gia đình.

- Đã phối hợp cùng tổ trưởng các tổ dân phố tiến hành nghiệm thu và cấp hỗ

trợ Bích Đầm 5 hộ, Vũng Ngán 5 hộ, Trí Nguyên 10 hộ các nhà vệ sinh xây

dựng đảm bảo chất lượng.

Tổ chức tập huấn mở rộng dán tranh ốc cho người dân Hòn Một, Trí Nguyên và

quảng bá sản phẩm

Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã phối hợp cùng Hội phụ nữ

phường Vĩnh Nguyên mời 2 giáo viên mỹ thuật tổ chức tập huấn mở rộng dán

tranh ốc cho các thành viên Hòn Một và Trí Nguyên để mỗi tổ dân phố có một

nhóm nồng cốt phát triển nhân rộng nghề tranh ốc. Hòn Một có 16 thành viên

tham gia, Trí Nguyên có 27 thành viên tham gia. Các thành viên tham gia đã

được giáo viên hướng dẫn thực hành cách dán, trang trí ốc trên nhiều mẫu sản

phẩm khác nhau. Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang và Hội LH phụ

nữ phường Vĩnh Nguyên đang tiếp tục liên hệ với các công ty du lịch, các cơ sở

thủ công mỹ nghệ Thái Lan, Thành phố Hồ Chí Minh để quảng bá sản phẩm

tranh ốc tìm kiếm nguồn tiêu thụ lâu dài.

Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận

Tiếp tục thực hiện mô hình nuôi Dông cát

Với mục đích tăng thu nhập chủ động cho tình nguyện viên tham gia bảo vệ tài

nguyên biển VQG Núi Chúa và một số hộ dân thuộc thôn Mỹ Hiệp, đồng thời

gắn kết hơn công tác bảo vệ có sự tham gia của cộng đồng, Hợp phần LMPA đã

cùng với BQL VQGNC đã triển khai 04 mô hình nuôi dông cát tại Hiện nay mô

hình nuôi do tổ tình nguyện bảo vệ rùa biển tại Bãi Hõm và Bãi Thịt đã thu

hoạch dông thịt, các tình nguyện viên đã có thu nhập thêm từ hoạt động này.

Hỗ trợ vệ sinh và môi trường cho các hộ nghèo thuộc xã Thanh Hải và Vĩnh

Hải

VQGNC phối hợp với UBND xã Thanh Hải và Vĩnh Hải, BQL Thôn, tổ chức

họp cộng đồng và các bên liên quan, tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu, họp

cộng đồng chọn đối tượng hỗ trợ. Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng với các tổ

chức, cá nhân tiến hành thương thảo hợp đồng, lắp đặt, xây dựng các công trình

trong hạng mục hỗ trợ.

Page 19: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

19

VQGNC, chính quyền và cộng đồng địa phương đã lựa chọn được 100 hộ có

nhu cầu, đúng đối tượng, tiến hành cam kết của các hộ phần kinh phí gia đình tự

bỏ ra để xây dựng hoàn thiện công trình theo khả năng. LMPA chỉ hỗi trợ 2,5

triệu đồng cho một hộ, mỗi hộ gia đình chi thêm khoảng 3 triệu đồng để có 1

nhà vệ sinh hoàn chỉnh. Dự kiến vào cuối tháng 6 tất cả các hộ được lựa chọn

này sẽ hoàn thiện nhà vệ sinh để đưa vào sử dụng.

Quản lý và phát triển nguồn lợi rong biển

Sau khi quy chế quản lý nguồn lợi rong biển đã được UBND xã Vĩnh Hải ra

quyết định phê duyệt, tổ quản lý nguồn tài nguyên rong biển đã đi vào hoạt

động. Bước đầu người dân đã nhận thức được rằng việc khai thác đúng mùa vụ

như được nêu trong quy chế đã cho năng suất khai thác lên cao hơn nhiều so với

việc khai thác mang tính tự phát. Tuy nhiên hoạt động tuần tra việc khai thác

còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính đó là lực lượng tuần tra

còn mỏng, trong khi địa bàn kiểm soát lại quá rộng. Hơn nữa ranh giới quản lý

chưa được rõ ràng.

Hệ thống nước ngọt và vệ sinh Bãi Hỏm

Để hỗ trợ cho tổ tình nguyện có nước sinh hoạt tại trạm cứu hộ rùa biển Bãi

Hỏm. LMPA hỗ trợ cho tổ tình nguyện 1 giếng nước khoan. Dự kiến cuối tháng

6, tổ này sẽ có nước sạch để sử dụng.

Sửa chữa cầu tàu cho Vịnh Vĩnh Hy

Nhằm xác định nhu cầu và mục đích hỗ trợ xây dựng cầu cảng, đồng thời xác

định sự đóng góp của các bên liên quan. VQGNC và UBND xã Vĩnh Hải đã tổ

chức các cuộc họp để. Trong tháng 6, UBND xã phối hợp với VQGNC xây

dựng bản đề xuất dự án, trong đó nêu rõ mục đích, cách thức thực hiện và quản

lý sử dụng cầu cảng nếu được LMPA hỗ trợ.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc

Hoạt động xây dựng Nhà vệ sinh hộ gia đình ở 03 xã Bãi Thơm, Hàm Ninh,

Gành Dầu: Trong 06 tháng đầu năm 2011, thực hiện kế hoạch tiếp tục triển khai

chương trình hổ trợ người dân sống trong KBTB đầu tư xây dựng Nhà vệ sinh

hộ gia đình nhằm mục đích cải thiện môi trường, giúp người dân nâng cao nhận

thức và điều kiện sống. Ban quản lý KBTB đã phối hợp tốt với UBND 03 xã Bãi

Thơm, Gành Dầu và Hàm Ninh hoàn thành việc khảo sát, chọn hộ dân có nhu

cầu đầu tư xây dựng Nhà vệ sinh với kết quả như sau: xã Bãi Thơm 33 hộ; xã

Gành Dầu 20 hộ; xã Hàm Ninh 30 hộ. Tổng số hộ gia đình được nhận hỗ trợ là

83 hộ. Đến tháng 6/2011, các hộ dân đã hoàn thành toàn bộ công trình. Ban

quản lý KBTB đã tổ chức nghiệm thu và hỗ trợ tài chính cho từng xã theo đúng

định mức tài chính.

Page 20: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

20

Hoạt động của chương trình quản lý rác thải của xã đảo Hòn Thơm:

Hiện nay hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải của xã đảo Hòn Thơm đang

được duy trì ổn định. Ban quản lý Công trình công cộng huyện thường xuyên

phối hợp với chính quyền địa phương xã Hòn Thơm trong việc tổ chức thu gom

và vận chuyển rác. Việc chuyên chở rác từ đảo về đảo Phú Quốc thực hiện kịp

thời không để tồn đọng gây ô nhiểm môi trường. Được sự quan tâm của Hợp

phần LMPA, ngân sách hỗ trợ cho hoạt động này được tiếp tục giải ngân đến hết

quý 1/2011 thay vì chỉ hổ trợ 01 tháng theo kế hoạch trước đây. Để kịp thời duy

trì hoạt động này sau khi nguồn hổ trợ của DANIDA chấm dứt, Ban quản lý

CTCC đã đề xuất sự hổ trợ của ngân sách huyện và UBND huyện Phú Quốc đã

đồng ý, chỉ đạo các ngành của huyện lập phương án duy trì hoạt động quản lý

rác của xã Hòn Thơm khi dự án DANIDA kết thúc.

Tổ chức trao thưởng cho học sinh giỏi ở các xã trong KBTB nhân dịp tổng kết

năm học 2010-2011: Nhằm mục đích động viên, khuyến khích tinh thần hiếu

học, vượt qua khó khăn thủ thách để đến trường của con em ngư dân nghèo sống

trong KBTB. Được sự hổ trợ của Hợp phần LMPA, nhân dịp tổng kết năm học

2010-2011 ở các xã trong KBTB, Ban quản lý đã tổ chức hoạt động trao thưởng

cho học sinh nghèo học giỏi ở 06 trường học của 05 xã trong và xung quanh

KBTB. Kết quả: có 42 em học sinh được trao thưởng với tổng trị giá 8,4 triệu

đồng.

Page 21: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

21

Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ

Hỗ trợ xây dựng mô hình chuyển đổi sinh kế cho hộ ngư dân sống trong và vùng

xung quanh Khu bảo tồn biển

Sử dụng hầm Biogas mang lại nhiều

lợi ích!

Hỗ trợ khảo sát lắp đặt 01 hệ

thống hầm khí Biogas bằng công nghệ

Composit cho hộ ngư dân vùng biển

Cửa Tùng, đã nghiệm thu đưa vào sử

dụng hiệu quả. Đặc biệt, đã góp phần

chuyển đổi sinh kế cho ngư dân trong

vùng xung quanh Khu bảo tồn biển,

nâng cao thu nhập và ổn định đời sống

cho ngư dân vùng biển.

Đây là mô hình mới được tổ chức triển khai tại vùng xung quanh Khu bảo

tồn biển đảo Cồn Cỏ, việc chuyển giao sử dụng thành công, được bà con ngư

dân phấn khởi tin tưởng thực hiện hiệu quả và khuyến khích phát triển trong thời

gian tới.

Khảo sát hỗ trợ bồn chứa nước sạch, xây nhà

vệ sinh cho nhiều hộ ngư dân sống ở đảo Cồn Cỏ và

vùng ven biển. Đã tổ chức lắp đặp và nghiệm thu

đưa vào sử dụng 10 bồn nước sạch, 15 nhà vệ sinh

cho các hộ nông ngư dân. Góp phần nâng cao thu

nhập, chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và

an sinh xã hội vùng biển.

Mục tiêu 3: Việt Nam cam kết cùng với các nỗ lực quốc tế xây dựng các

mạng lưới KBTB và đóng góp kinh nghiệm giải quyết các nhu cầu cho các

cộng đồng dễ bị tổn thương.

2.2.6 Đầu ra 6: Việt nam tham gia vào các nỗ lực quốc tế để hình thành một

mạng lưới toàn cầu về bảo tồn biển và chia sẻ các kinh nghiệm

Hoàn thiện đề xuất với Đại sứ quán về chương trình tham gia Hội thảo về Đa

dạng sinh học tại Malaysia, đề xuất đã được nhà tài trợ phê duyệt và sẽ được

thực hiện cuối năm 2011.

Page 22: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

22

2.3 Đánh giá tiến độ theo kế hoạch 06 tháng đầu năm 2011

Dựa trên một số các nhiệm vụ chính mà Hợp phần LMPA đề ra.

Kết quả dự kiến đạt được Tiến độ

Đầu ra 1: Một hệ thống quản lý hiệu quả

mạng lưới các khu bảo tồn biển được xây

dựng ở cấp quốc gia

1. Xây dựng chiến lược truyền thông cho các

Khu bảo tồn biển

2. Hỗ trợ hoàn thiện Hồ sơ Đề án về phí bảo

tồn biển

Dự kiến tháng 06.2011 sẽ bắt đầu

Hoàn thành quý 3/2011

Đầu ra 2: Đạt được năng lực quản lý tốt MPA

ở cấp quốc gia

06 khóa tập huấn cho các KBTB, trong đó

có 01 khóa tập huấn do NOAA thực hiện

Đã hoàn thành kế hoạch

Đầu ra 3: Năng lực thể chế được tăng cường

thông qua việc xây dựng khung thể chế và

đồng quản lý bền vững ở cấp tỉnh và khu bảo

tồn biển

Tiến độ hoàn thành tốt tại các Khu

bảo tồn biển

Đầu ra 4: Sinh cảnh biển trong các khu vực

bảo tồn biển trình diễn được bảo vệ và tài

nguyên thiên nhiên ở đó được phục hồi trở lại

mức sản xuất bền vững

Hỗ trợ triển khai hoạt động Giám sát rạn

san hô tại các KBTB biển và Chương trình

logbook

Đã hoàn thiện

Đầu ra 5: Hỗ trợ phát triển sinh kế tại các

KBTB

Hỗ trợ phát triển các mô hình sinh kế

Các hoạt động trong đầu ra này đã

triển khai đúng tiến độ.

Đầu ra 6: Việt Nam tham gia vào các nỗ lực

quốc tế để hình thành một mạng lưới toàn

cầu về bảo tồn biển và chia sẻ các kinh

nghiệm

Hoàn thiện đề xuất với Đại sứ quán

và chương trình tham gia Hội thảo

về Đa dạng sinh học tại Ma lai sia,

đề xuất đã được nhà tài trợ duyệt.

Thực hiện cuối năm 2011

2.4 Tiến độ giải ngân năm 2010 của Hợp phần LMPA chi tiết tại Phụ lục

kèm theo)

Page 23: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

23

III . ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP PHẦN LMPA TRONG

NĂM 2010:

1/ Đánh giá chung:

1. Sự ra đời của Khu bảo tồn biển Hòn Cau và KBTB thứ 5 trong Hệ thống các

KBTB Việt Nam là một nỗ lực lớn của Hợp phần LMPA trong thời gian 3 năm

vừa qua từ công tác xây dựng đề án và thẩm định cấp địa phương và trung ương.

Như vậy, theo đúng kế hoạch đề ra LMPA đã hoàn thiện việc hỗ trợ và thành lập 5

KBTB và 01 vườn quốc gia (Núi Chúa) trong thời gian của dự án.

2. Sự phối hợp hoạt động giữa Cục KT&BVNLTS và LMPA được tăng cường.

LMPA hỗ trợ hoạt động của Cục. Nhiều cán bộ của Cục và các Chi cục Khai thác

và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tham gia các khoá đào tạo, tập huấn do LMPA tổ

chức thực hiện và trực tiếp tham gia vào hoạt động của LMPA. Đồng thời Cục

cũng đã hỗ trợ triển khai các hoạt động liên quan đến công tác thể chế hóa lĩnh vực

bảo tồn biển bằng cách xây dựng các văn bản, thông tư, hướng dẫn về bảo tồn

biển.

3. Sự hỗ trợ của LMPA góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống

trong các KBTB và thu hút sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương cấp

Tỉnh, Thành phố, Thị xã, Phường, Hội LHPN.

4. Sự hỗ trợ của LMPA góp phần tạo sinh kế thay thế và phát triển một số sinh kế

truyền thống của cộng đồng cư dân sống trong các KBTB.

5. Tiến độ giải ngân của Hợp phần LMPA đến hết tháng 06/2011 đạt khoảng 41%

kế hoạch năm. T lệ giải ngân của Hợp phần tính đến hết sáu tháng cuối năm 2011

đạt khoảng 84% toàn bộ ngân sách của Hợp phần. Dự kiến mức độ giải ngân đến

cuối năm 2011 ( hết Chương trình) là 95-100%.

2/ Một số khó khăn:

1. Thời gian kết thúc Hợp phần đang đến gần, các hoạt động sinh kế mới không có

điều kiện triển khai. Trong khi đó, hoạt động hỗ trợ sinh kế luôn có độ rủi ro cao;

hiệu quả kinh tế thường chỉ nhìn thấy được về lâu dài. Đối tượng hỗ trợ của LMPA

là các cộng đồng ngư dân nghèo bị tác động do việc triển khai hoạt động bảo tồn

biển. Việc duy trì sinh kế và tạo các sinh kế thay thế cho cộng đồng ngư dân là

cộng đồng nghèo luôn là vấn đề khó khăn, đặc biệt là khi kết thúc hoạt động của

Hợp phần vào cuối năm 2011, khi các nguồn tài chính bổ sung không còn.

2. Số lượng cán bộ kỹ thuật của Hợp phần giảm theo tiến độ yêu cầu của Đại Sứ

quán và Chuwong trình DCE. Trong khi đó, khối lượng công việc đòi hỏi phải

thực hiện để đóng, kết thúc Hợp phần rất lớn.

3. Đội ngũ cán bộ hoạt động BTB nhìn chung vẫn còn thiếu, năng lực hoạt động

còn hạn chế mặc dù đã có nhiều khóa tập huấn, đào tạo được tổ chức, nhất là tại

các KBTB mới được thành lập và sẽ được thành lập trong thời gian tới. Hơn nữa

việc đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho các Khu bảo tồn biển mới

thành lập còn hạn chế.

Page 24: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

24

4. Hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản (Trung ương và địa phương)

vẫn chưa thực sự ổn định. Vai trò quản lý của các Chi cục thu sản tại các địa

phương còn chưa được quy định cụ thể và thống nhất trong hệ thống. Các cơ chế,

chính sách liên quan đến quản lý hoạt động của các KBTB, cơ chế giám sát, xử lý

vi phạm còn thiếu và đặc biệt năng lực thực thi các quy định của đội ngũ cán bộ

quản lý nhìn chung cũng còn thấp.

IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Sáu tháng cuối năm 2011, Hợp phần LMPA tập trung vào các hoạt động sau:

Triển khai đánh giá hiệu quả hoạt động của Hợp phần trong 05 năm vừa qua

theo các đầu ra và mục tiêu của Hợp phần: Sinh kế bền vững, thể chế và nhận

thức.

Hỗ trợ công tác quản lý, thiết bị vật chất và truyền thông cho Khu bảo tồn biển

Hòn Cau và Cồn Cỏ.

Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, ưu tiên cho các KBTB mới và

sẽ được thành lập.

Hoàn thiện các mô hình sinh kế đang còn đang triển khai tại các Khu bảo tồn

biển. Bàn giao 2 chương trình tín dụng cho địa phương.

Hỗ trợ duy trì hoạt động Giám sát rạn san hô và Nhật ký nghề cá tại các KBTB.

Hỗ trợ định hướng các BQL đưa các hoạt động giám sát này vào chương trình

hàng năm dưới sự hỗ trợ ngân sách.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu các KBTB đang hoạt động.

Xây dựng các báo cáo cần thiết theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Chính

phủ Đan Mạch để kết thúc dự án.

Thực hiện các thủ tục kết thúc hoạt động của Hợp phần theo quy định, trong đó

có việc bàn giao hai quỹ tín dụng nhỏ cho địa phương quản lý.

Tham gia hội thảo quốc tế chia sẻ với các nước trong khu vực tại Malaisia…

V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :

1. Đối với BQL các Khu BTB:

Đề nghị hoàn thiện các hoạt động còn dang dở và kết thúc muộn nhất vào tháng

09/2011.

Đề nghị BQL các KBTB phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Hợp phần LMPA trong

công tác chuẩn bị kết thúc Hợp phần giai đoạn từ nay đến cuối năm 2011, đặc biệt

công tác báo cáo kế toán, tài chính và kỹ thuật.

Đề nghị Ban quản lý các khu bảo tồn biển chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động

kèm theo kinh phí cho năm 2012 và những năm tới trình cơ quan thẩm quyền phê

Page 25: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011dce.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/LMPA Semi-annual report2011VIET_1.pdf · - Hoạt động thăm quan học tập các mô hình quản

25

duyệt. Tất cả các khoản hỗ trợ từ LMPA sẽ kết thúc trong năm 2011.

2. Đề nghị thành viên từ các tỉnh trong Ban Chỉ đạo Quốc gia quan tâm chỉ đạo các

hoạt động của KBT tại địa phương, kịp thời giải quyết các vướng mắc, đặc biệt

trong các hoạt động được LMPA và các Hợp phần khác hỗ trợ.

3. Đề nghị Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thu sản đẩy mạnh quá trình quy

hoạch và xây dựng văn bản pháp quy, hướng dẫn các khu bảo tồn biển xây dựng

và triển khai các kế hoạch tạo kinh phí cho các hoạt động của hệ thống trong năm

2012 và những năm tới, khi nguồn hỗ trợ từ LMPA đã kết thúc…

4. Đề nghị Văn phòng điều phối Chương trình (PSO) cùng các đơn vị thuộc Bộ

NN&PTNT, các Bộ, ngành liên quan tiếp tục hướng dẫn và giúp đỡ Hợp phần

trong quá trình thực hiện các thủ tục kết thúc hoạt động của Hợp phần.

GIÁM ĐỐC

Phạm Trọng Yên