102

ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson
Page 2: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG Kinh Người Biết Sống Một Mình

THÍCH NHẤT HẠNH dịch và chú giải

Page 3: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

Bình Anson trình bày và dàn trang, Perth, Tây Úc

18/04/2021

Page 4: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

MỤC LỤC

1. Chánh văn

2. Về chủ đề kinh

3. Nguyên tắc, phương pháp hành trì

Không ghét bỏ thế gian và xã hội. Sống một mình đem lại sự giàu có về nội tâm Nội kết Hiện tại cũng làm bằng quá khứ. Đừng tưởng tới tương lai Quá khứ và tương lai nằm cả trong hiện tại Sự sống nằm trong hiện tại Nếp sống an lạc và tự do Vượt thoát sinh tử

Phụ đính

Page 5: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson
Page 6: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

5

-1-

CHÁNH VĂN

I

Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:

- Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.

Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:

- Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với ông ta là tôi gọi ông tạ Vị khất sĩ vâng mệnh.

Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi.

Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:

- Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình tọa thiền phải không?

Khất sĩ Thượng Tọa đáp:

- Thưa Thế Tôn, đúng vậy. Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:

- Thầy sống một mình như thế nào?

Page 7: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

6

Khất sĩ Thượng Tọa đáp:

- Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi.

Bụt dạy:

- Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phải. Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế.

Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:

Quán chiếu vào cuộc đời thấy rõ được vạn pháp không kẹt vào pháp nào lìa xa mọi ái nhiễm.

Sống an lạc như thế tức là sống một mình.

Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui.

(Dịch từ Tạp A Hàm, Kinh số 1071)

Page 8: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

7

II

Sau đây là những điều tôi đã được nghe lúc đức Thế Tôn còn lưu trú ở tịnh xá Kỳ Viên trong vườn Kỳ Đà tại thành Xá Vệ; Ngài gọi các vị khất sĩ và bảo:

- Này quý thầy.

Các vị khất sĩ đáp:

- Có chúng tôi đây.

Đức Thế Tôn dạy:

- Tôi sẽ nói cho quý thầy nghe thế nào là người biết sống một mình. Trước hết tôi nói đại cương, sau đó tôi sẽ giải thích. Quý thầy hãy lắng nghe.

- Thưa Thế Tôn, chúng tôi đang lắng nghe đây.

Đức Thế Tôn dạy:

Đừng tìm về quá khứ Đừng tưởng tới tương lai Quá khứ đã không còn Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống Trong giờ phút hiện tại Kẻ thức giả an trú Vững chãi và thảnh thơi.

Phải tinh tấn hôm nay Kẻo ngày mai không kịp Cái chết đến bất ngờ Không thể nào mặc cả.

Người nào biết an trú Đêm ngày trong chánh niệm

Page 9: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

8

Thì Mâu Ni gọi là Người Biết Sống Một Mình.

“Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì khi ấy người đó đang tìm về quá khứ.

“Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì khi ấy người đó đang không tìm về quá khứ.

“Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tri giác ta sẽ được như thế kia, tâm tư ta sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia. Nghĩ như thế mà khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì khi ấy người đó đang tưởng tới tương lai.

“Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tri giác ta sẽ được như thế kia, tâm tư ta sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó trong lúc ấy đang không tưởng tới tương lai.

“Này quý thầy, thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Bụt, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, không tu tập theo giáo

Page 10: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

9

pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì khi ấy người đó đang bị lôi cuốn theo hiện tại.

“Này quý thầy, thế nào là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này.... thì khi ấy người đó đang không bị lôi cuốn theo hiện tại.

“Đó, tôi đã chỉ cho quý thầy biết đại cương và giải thích cho quý thầy nghe về thế nào là người biết sống một mình.”

Bụt nói xong, các vị khất sĩ đồng hoan hỷ phụng hành.

(Bhaddekaratta Sutta, Majhima Nikaya, 131)

Page 11: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

10

-2-

VỀ CHỦ ĐỀ KINH

Hồi Bụt còn tại thế, có một vị khất sĩ tên là Ekavihariya ưa sống một mình. Pháp danh của thầy có lẽ cũng được hiến tặng cho thầy, căn cứ vào nếp sống thanh tịnh và giàu có chánh niệm ấy. Eka có nghĩa là một, một mình. Vihara có nghĩa là ở, sống, trú. Bụt đã có lời khen thầy, và lời khen này là một bài kệ trong kinh Pháp Cú:

Một mình ngồi, một mình nằm Một mình đi không ngại năm tháng Một mình não phiền chế ngự An lạc thấm nhuần thân tâm

Thầy Ekavihariya rất được các bạn đồng tu kính mộ và yêu mến. Thầy có để lại mấy bài thi kệ trong tác phẩm Trưởng Lão Kệ (Theragatha), trong đó thầy ca tụng nếp sống tĩnh lặng một mình. Có một vị khất sĩ khác tên là Thera, cũng rất ưa sống một mình và thường ca ngợi sống độc cư. Tuy nhiên thầy này không được các bạn đồng tu khen ngợi và cũng không được Bụt khen ngợi. Có lẽ thầy đã nghe ca tụng về hạnh độc cư và cũng muốn thực hiện việc sống một mình, nhưng thầy chỉ sống theo hạnh này một cách hình thức. Các bạn tu của thầy thấy có cái gì không ổn trong cách sống của thầy, nên mới tìm đến trình bày vấn đề với Bụt. Bụt cho gọi thầy Thera. Khi thầy Thera đến trình diện, Bụt hỏi thầy: “Người ta nói thầy ưa sống một mình, và ưa ca tụng nếp sống độc cư, có phải như thế không?”. Thầy Thera đáp: “Bạch Đức Thế Tôn, đúng như thế.” Bụt hỏi: “Thầy sống một mình như thế nào?”. Thầy Thera đáp: “Con đi khất thực một mình, con rời xóm làng về một mình, con thọ

Page 12: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

11

trai một mình, con ngồi thiền một mình, chỉ có thế.”

Bụt nói: “Này thầy Thera, đúng là thầy đang sống một mình. Tôi không nói là thầy không sống một mình. Nhưng tôi biết một cách thức sống một mình còn thâm diệu và mầu nhiệm hơn nhiều. Để tôi nói cho thầy nghe.” Rồi Bụt dạy:

“Cái gì đã qua, cái ấy được buông bỏ. Cái gì xảy ra trong hiện tại cần được quán chiếu để ta đừng bị kẹt vào. Đó là cách sống một mình mầu nhiệm hơn cả.”

Câu chuyện trên đây được kể lại trong kinh Theranamo (samyutta Nikaya 21.10) và trong kinh Tạp A Hàm (kinh thứ 1071). Bài kệ trong kinh Tạp A Hàm có nơi khác, nhưng ý chính cũng còn được duy trì. Ta đọc như sau:

Hãy quán chiếu cuộc đời Thấy rõ được vạn pháp Không kẹt vào pháp nào Lìa xa mọi ái nhiễm Sống an lạc như thế Tức là sống một mình.

(Tất tánh ư nhất thiết Tất tri chư thế gian Bất trước nhất thiết pháp Tất ly nhất thiết ái Như thị lạc trú giả Ngã thuyết vi nhất trú)

Ta tin rằng, sau khi được nghe Bụt dạy, thầy Thera sẽ không còn thực tập hạnh “Sống một mình” một cách hình thức nữa. Bụt đã dạy thầy rằng chánh niệm là bản chất của đời sống độc cư. Nếu không sống với chánh niệm thì dù ở trong rừng một mình thì cũng không thể nói là mình đang đích thực sống một mình. Mà sống theo chánh niệm là không luyến tiếc quá khứ, không lo

Page 13: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

12

lắng tương lai, và biết quán chiếu sự vật đang xảy ra trong hiện tại. Ta tin rằng vị khất sĩ Thera đã học và đã thực tập được nếp sống độc cư chân chính sau khi Bụt chỉ dạy.

Kinh văn ghi lại câu chuyện này là kinh Theranamo, có nghĩa là vị khất sĩ có tên Thera. Có thể Thera cũng không phải là pháp danh thật của thầy. Tại vì Thera chỉ có nghĩa trong Thượng Tọa có thể là các vị khất sĩ đã vì mến sau đó mà không gọi tên thật của thầy trong khi tụng kinh này.

Người biết sống một mình, như thế, không phải là người sống xa lánh xã hội. Xa lánh xã hội, bỏ vào rừng, chưa hẳn là sống một mình, nếu ta còn nhớ tưởng về quá khứ, lo âu cho tương lai , hoặc đắm chìm trong thanh sắc hiện tại. Người biết sống một mình có thể sống ngay giữa xã hội, trong làng mạc, bên cạnh các bạn tu. Điều này Bụt dạy rất rõ trong kinh Migajala (Samyutta Nikaja, 35.63-64. Kinh này tương đương với kinh số 309-310 trong Tạp A Hàm), lúc bấy giờ, Bụt ở xứ Chiêm Bà (Campa), bên bờ hồ Yết Già, lúc ấy có một vị khất sĩ tên là Migajala (Lộc Nữu) tới thăm Bụt. Thầy đã có nghe phong phanh về ý niệm sống một mình, cho nên thầy đến thăm Bụt về vấn đề này.

Bụt nói với thầy Migajala: “Những hình sắc, đối tượng của con mắt có thể là dễ chịu, có thể là đáng yêu, có thể là đáng nhớ, và có thể đem lại những ái dục. Nếu một vị khất sĩ bị ràng buộc vào chúng, vị ấy bị kết sử. Này thầy Migajala, bị kết sử như thế, vị khất sĩ đó không phải sống một mình nữa, mà là người sống hai mình.”

Danh từ người sống hai mình được dịch từ chữ Sadutiyavihari. Sadutiya có nghĩa là “hai mình”, trái với Eka là “một mình”. Kinh Tạp A Hàm dịch là nhất trú và nhị trú. Sadutiyavihari là người sống nhị trú. Còn Ekavihari là người sống nhất trú. Ở đây, Bụt không có ý nói là hai người sống chung với nhau. Ý Bụt là người ấy sống với sự ràng buộc, một kết sử. Bụt dạy tiếp:

Page 14: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

13

“Này thầy Migajala, một vị khất sĩ sống kết sử như thế, thì dù ông ta ở rất sâu trong rừng, dù nơi ấy vắng bóng người, nơi ấy không có tiếng động, thì ông ta vẫn là người sống hai mình. Vì sao thế? Vì ông ta vẫn chưa buông kết sử. Kết sử chính là kẻ thứ hai đang sống chung với ông ta vậy.”

Bụt dạy thầy Magajala rằng người thực sự biết sống một mình là người sống thảnh thơi, không bị ràng buộc bởi những nội kết gây ra do đối tượng của sáu giác quan: sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp. Bụt kết luận:

“Này thầy Migajala, một vị khất sĩ sống được như thế, dù sống ngay trong thôn làng, hoặc giữa các bạn tu, khất sĩ và nữ khất sĩ, hoặc giữa các vị cư sĩ và cư sĩ nữ, hoặc giữa các vị quốc vương, đại thần, hoặc giữa các giới ngoại đạo đi nữa, thì vị khất sĩ ấy cũng là người biết sống một mình. Vì sao thế? Vì vị ấy buông bỏ các kết sử, buông bỏ các kết sử, buông bỏ ‘kẻ thứ hai’ rồi vậy.”

Một hôm khác, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong rừng cây Kỳ Đà, Bụt gọi các vị khất sĩ lại, và dạy cho họ một bài kệ thu tóm yếu nghĩa về phương pháp sống một mình. Rồi không cần mời thỉnh, người giải thích bài kệ ấy. Đây là nội dung kinh Bhaddekaratta, kinh Người Biết Sống Một Mình. Bài kệ này trở thành nổi tiếng, được lặp lại nhiều lần trong kinh điển. Trong Hán tạng, bài kệ được gọi tên là Bạt Địa Ra Đế (phiên âm từ Bhaddekaratta). Trong bộ Trung A Hàm, ta thấy có ba kinh nói về bài kệ này. Kinh thứ nhất là kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên, mang số 165, trong ấy bài kệ được lập lại bốn lần. Kinh thứ hai là kinh Thích Trung Thiên Thất, mang số 166, trong ấy bài kệ được lập lại ba lần. Kinh thứ ba là kinh A Nam Thuyết, mang số 167, trong ấy bài kệ chỉ được đọc một lần.

Trong tạng Pali, ta thấy có tới bốn kinh mang bài kệ Bhaddekaratte, tất cả đều thuộc về Trung Bộ (Majihima Nikaya). Kinh thứ nhất tên là Bhaddekaratta, mang số M. 132, tương

Page 15: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

14

đương với kinh A Nam Thuyết trong Hán Tạng. Kinh thứ ba là kinh Mahakaccana-Bhaddekarata, mang số M. 133. Kinh thứ hai là Ananda-Bhaddekaratta, mang số M. 132, tương đương với kinh A Nam Thuyết trong Hán Tạng. Kinh thứ ba là kinh Mahakaccana-Bhaddekaratta, mang số M. 133, tương đương với kinh Thích Trung Thiền Thất trong Hán Tạng, bản dịch này lấy tên là Phật Thuyết Tôn Thượng Kinh mang số 77 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Người dịch là thầy Trúc Pháp Hộ, người nước Nhục Chi.

Chủ đề sống một mình như thế, là một chủ đề khá quan trọng trong toàn bộ giáo lý đạo Bụt. Ngoài bốn kinh trong hệ Pali và ba kinh trong văn hệ Hán, còn có nhiều nơi trong kinh tạng đề cập tới vấn đề “Sống một mình”, tuy không sử dụng bài kệ Bhaddekaratta. Như kinh Theranamo và kinh Migajala mà ta vừa nhắc tới trên kia chẳng hạn. Chủ đề ‘sống một mình’ phản ảnh được tinh yếu của nếp sống tỉnh thức mà Bụt dạy. Đó là buông bỏ quá khứ, buông bỏ vị lai, sống chánh niệm để quán chiếu và phát kiến ra được tự tánh của vạn hữu đang xảy ra trong phút hiện tại.

Các danh từ Ekavihari (người sống một mình) và Sadutiyavihari (người sống hai mình), trong văn mạch kinh Migajala thật là dễ hiểu và dễ nhận. Tuy nhiên danh từ Bhaddekaratta lại là một hợp từ khó. Chính thầy Dharmanandi, người dịch bộ kinh Samyuktagama ra Tạp A Hàm, cũng không hiểu được từ này, cho nên thầy chỉ dịch âm Bạt Địa, Ra Đế mà thôi, và lấy đó làm tên của bài kệ. Thầy Pháp Hộ đã dịch họ từ Bhaddekaratta là Hiền Thiện, và gọi bài kệ người biết sống một mình là Hiền Thiện Kệ. Tiền tự Bade dịch là hiên, hậu tự rattan dịch là thiện cúng có thể gọi là chính xác; nhưng từ eke nằm giữa thì lại bị bỏ quên, trong khi nó là từ căn bản. Trong giới Phật tử Nam tông, có người hiểu Karate là “một đêm”, và dịch Bhaddekaratta là “một đêm thiền quá tốt đẹp”. Lấy ý kinh mà xét thì dịch như vậy

Page 16: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

15

không có ý nghĩa.

Một vị khất sĩ học giả hiện đại, thầy Namaland, đã phân tích hợp từ Bhaddekaratta như sau và khá hợp lý: Bhadda có nghĩa là tốt, là hay, là giỏi, là lý tưởng. Eka có nghĩa là một, một mình. Ratta có nghĩa là ưa thích. Thầy đề nghị dịch là “người ưa thích sống một mình một cách tốt đẹp nhất, giỏi giang nhất, lý tưởng nhất” (the ideal lover of solitude – người độc cư lý tưởng). Suy đi, nghĩ lại, tôi thấy trong Tiếng Việt, dịch là NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH thì hợp lý với ý kinh hơn cả.

Bài kệ người biết sống một mình (gọi là Bạt Địa Ra Đế kệ hay Hiền Thiện kệ) là một bài thơ của Bụt làm, có lẽ là để tóm lại những ý mà Bụt đã dạy các thầy Thera và Migajala. Và người đã đem bài thơ ấy để đọc và giải thích cho các vị khất sĩ tại tu viện Cấp Cô Độc. Đó là trường hợp trong kinh Người biết sống một mình (Bhaddekaratta M.131) được nói.

Cố nhiên, số người được Bụt hôm ấy giới hạn trong số các vị khất sĩ có mặt ở tu viện Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ. Vì tầm quan trọng của chủ đề Biết Sống Một Mình cho nên các vị khất sĩ và nữ khất sĩ sống ở các nơi khác dần dần được nghe nói tới bài kệ Người Biết Sống Một Mình. Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên (Trung A Hàm 165) kể chuyện thầy Samiddhi (Tam Di Đề) như sau:

Hồi đó, Bụt cư trú ở làng Vương Xá, trong vườn tre Calanda. Thầy Samaddhi hồi đó cũng cư trú trong vùng lân cận, trong một khu vườn gần suối nước nóng. Gần Vương Xá có mấy suối nước nóng mà Bụt và các thầy hay đến tắm. Sáng hôm ấy, sau khi tắm ở suối nước nóng lên, thầy Samiddhi mới khoác y vào thì có một vị thiên giả sắc tướng, mỹ lệ hiện xuống làm lễ thầy và hỏi thầy đã được nghe và thực tập bài kệ Người Biết Sống Một Mình chưa. Thầy trả lời là chưa. Và thầy hỏi xem chính vị thiên giả ấy đã được nghe và thực tập bài kệ ấy chưa. Vị thiên giả cũng trả lời chưa.

Page 17: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

16

Thầy hỏi tiếp:

“Vậy thì ai đã được nghe và thực tập bài kệ ấy?”

“Đức Thế Tôn hiện đang có mặt tại tu viện Trúc Lâm ở thành Vương Xá này. Thế nào cũng đã có người được nghe và thực tập bài kệ ấy. Khất sĩ Samiddhi!

Thầy nên đến xin Bụt dạy cho bài kệ ấy đế mà thực tập. Tôi nghe bài kệ ấy chứa đựng giáo nghĩa thâm diệu của chánh pháp. Đó là nên tảng của nếp sống phạm hạnh của người xuất gia, có khả năng đưa đến tri giác và Niết Bàn.”

Vị thiên giả nói xong, chấp tay đi vòng ba lần quanh khất sĩ Samiddhi để bày tỏ sự cung kính rồi biến mất. Sau đó đại đức Samiddhi đi tìm Bụt nghe cuộc gặp gỡ giữa thầy và vị thiên giả, rồi cầu khẩn Bụt dạy cho bài kệ Người Biết Sống Một Mình. Bụt hỏi thầy Samiddhi xem thầy có biết vị thiên giả đó là ai không? Thầy thưa là thầy không biết, Bụt nói vị thiên giả ấy tên là Chánh Điện, từ cõi trời thứ 33 đi xuống. Lúc đó, thầy Samiddhi và các vị khất sĩ lên tiếng xin Bụt dạy cho bài kệ. Bụt đọc cho họ nghe bài kệ:

Đừng tìm về quá khứ Đừng tưởng tới tương lai Quá khứ đã không còn Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống Trong giờ phút hiện tại Kẻ thức giả an trú Vững chãi và thảnh thơi

Phải tinh tấn hôm nay Kẻo ngày mai không kịp Cái chết đến bất ngờ Không thể nào mặc cả

Page 18: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

17

Người nào biết an trú Đêm ngày trong chánh niệm Thì Mâu Ni gọi là Người biết sống một mình.

Đọc xong bài kệ, Bụt rời chỗ ngồi đi vào tịnh thất để thiền tọa. Các vị khất sĩ, trong đó có thầy Simiddhi, được nghe bài kệ nhưng lại còn muốn được nghe giảng giải về bài kệ nữa. Họ tìm đến vị đại đức Kaccana (Ca Chiên Diên), một vị cao đệ của Bụt để nhờ thầy giảng giải thêm cho họ về bài kệ này. Thầy Kaccana nổi tiếng là một vị khất sĩ đạo cao chức trọng, thường được Bụt khen ngợi là thông minh. Họ tin là đại đức có thể giảng giải bài kệ một cách sâu sắc. Sau khi tìm đến thầy, họ đọc cho thầy nghe bài kệ. Ban đầu thầy Kaccana tỏ vẻ ngần ngại; thầy khuyên các thầy nên đến xin Bụt trực tiếp giảng giải bài kệ cho. Nhưng cuối cùng các vị khất sĩ năn nỉ quá nên thầy bằng lòng, Những lời giải thích của thầy về bài kệ là nội dung chủ yếu của kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên này. Ôn Tuyền Lâm Thiên có nghĩa là vị thiên giả hiện ra ở khu rừng có suối nước nóng.

Sau khi giảng giải cho các bạn về bài kệ, thầy Kaccana nói rằng, nếu có dịp, các thầy nên đến trực tiếp xin Bụt giảng giải, bởi vì cái thấy của thầy về bài kệ thế nào cũng không sâu sắc bằng cái thấy của Đức Thế Tôn.

Các vị khất sĩ trong đó có thầy Samiddhi, sau đó lại được có dịp diện kiến Bụt, họ kể lại cho Bụt nghe những lời giảng giải của thầy Kaccana về bài kệ Người Biết Sỗng Một Mình. Bụt mở lời khen ngợi. Người nói:

“Lành thay, lành thay! Trong số học trò của tôi, có những người có con mắt, có trí tuệ, nắm được giáo pháp, hiểu được chân nghĩa. Thầy mới đọc bài kệ mà chưa có dịp giải thích thì trò đã có thể y cứ vào văn cú để nói rộng về nghĩa lý của bài kệ. Khất

Page 19: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

18

sĩ Kaccana là một vị khất sĩ lớn. Các thầy cứ nương theo những lời giảng giải của thầy Kaccana mà thực tập. Bởi vì sao? Bởi vì những lời ấy phù hợp với chân nghĩa và sự thật.”

Chuyện vừa kể xảy ra tại thành Vương Xá, thủ đô nước Magadha, nằm dưới miền Nam, bên tả ngạn sông Hằng. Còn câu chuyện sau đây lại xảy ra tại thành Xá Vệ, thủ đô nước Kosala miền Bắc, bên hữu ngạn. Chuyện này được kể lại trong kinh Thích Trung Thiền Thất. Thích Trung Thiền Thất là một thiền thất do những người trong thân tộc Thích Ca lập ra, ở một vùng đồi núi không xa thủ đô Xá Vệ. Ngọn đồi này tên là A Luyện Nhã. Thiền thất này còn có tên là thiền thất Vô Sự. Vô Sự có nghĩa là không có vấn đề gì cả, lại cũng có nghĩa là bình yên. Vị khất sĩ Lomasakangiva (Lô Di Cường kỷ) lúc ấy đang cư trú ở thiền thất. Một buổi khuya nọ, lúc trời gần sáng, thầy từ trong thiền thất bước ra, nơi có những chiếc giường làm bằng giây kê dưới các hàng cây ngoài khuôn viên thiền thất. Thầy trải toạ cụ trên một chiếng thằng sàng, rồi ngồi lại trong tư thế kiết già. Lúc ấy có một vị thiên giả hình sác mỹ diệu hiện xuống, làm lễ thầy rồi hỏi thầy có bài kệ Người Biết Sống Một Mình không, và nếu có biết thì thầy đã được nghe giải thích về bài kệ ấy chưa. Thầy Lomasakangiva nói chưa. Thầy hỏi lại vị thiên giả. Vị này trả lời là đã được nghe bài kệ, nhưng chưa có dịp nghe giảng giải về nghĩa lý của bài kệ. Đại Đức hỏi:

“Tại sao thiên giả được nghe kệ rồi mà lại chưa được nghe giảng giải về nghĩa lý?”

Vị thiên giả mới kể lại rằng hồi Bụt đang cư trú tại thành Vương Xá, người có đọc cho nghe bài kệ nhưng người không giải thích về bài kệ. Vị thiên giả nói:

“Tôi đã được nghe bài kệ nhưng tôi chưa được nghe giải thích. Bài kệ như sau…”

Rồi vị thiên giả đọc cho thầy nghe bài kệ, và khuyên thầy nên

Page 20: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

19

tìm đến Bụt để nhờ Bụt giải thích thêm về bài kệ. Vị thiên giả cũng ca tụng bài kệ giống hệt như vị thiên giả ở trong khu rừng có suối nước nóng gần thành Vương Xá.

Thầy Lomasakagiva sau đó đi tìm Bụt và kể lại cho Bụt nghe câu chuyện. Bụt hiện đang ở tu viện Cấp Cô Độc thành Xá Vệ. Nghe thầy kể xong, Bụt bảo cho thầy biết rằng vị thiên giả đó tên là Candana (Bàn Na Mạc Nan), cũng từ cõi trời thứ 33 đi xuống. Thầy Lomasakangiva thỉnh cầu Bụt giảng giải về bài kệ. Hôm ấy có nhiều vị khất sĩ có mặt bên thầy. Bụt bằng lòng. Người đọc lại bài kệ giảng giải trực tiếp bài kệ. Những lời giảng giải này là phần chủ yếu của kinh Thiết Trung Thiền Thất (Trung A Hàm 166), tương đương với kinh Lomasa-kangiya Bhaddekaratta (M. 134). Như ta biết, kinh này còn có một bản dịch Hán văn thứ hai mà dịch giả là thầy Trúc Pháp Hộ, tên là Phật Thuyết Tôn Thượng Kinh, so sánh hai bản dịch là một việc làm thích thú khiến ta hiểu thêm nhiều chi tiết của kinh.

Kinh chót là kinh A Nan Thuyết. Hồi đó Bụt còn ở Xá Vệ. Một đêm nọ, thầy Ananda triệu tập đại chúng ở giảng đường chính của tu viện Cấp Cô Độc rồi đọc và thuyết giảng bài kệ Người Biết Sống Một Mình. Tờ mờ sáng hôm sau, một vị khất sĩ tới gặp Bụt và báo cáo cho người biết. Kinh không nói là vị khất sĩ tỏ ý không tin tưởng thầy Ananda. Nhưng kinh chép rằng, sau khi nghe. Bụt bảo thầy ấy đi tìm thầy Ananda. Khi thầy Ananda tới, Bụt hỏi:

“Có phải đêm qua thầy đã đọc và giảng bài kệ Người Biết Sống Một Mình không?”

Thầy Ananda bạch có. Bụt hỏi:

“Thầy đọc và giảng giải như thế nào?”

Rồi người hỏi những câu hỏi để thầy Ananda trả lời. Nghe xong, Bụt ngõ lời khen ngợi thầy Ananda. Bụt nói:

Page 21: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

20

“Lành thay, lành thay! Trong số học trò ta, có người có con mắt, có trí tuệ, nắm được giáo pháp, hiểu được chân nghĩa …”

Bụt khen thầy Ananda giống hệt ngày xưa người khen thầy Kaccana ở thành Vương Xá. Cố nhiên hôm đó nhiều vị khất sĩ có mặt, trong đó có cả vị khất sĩ đã tới báo cáo với Bụt về chuyện thầy Ananda thuyết giảng. Có lẽ lời khen ngợi của Bụt là để chứng minh rằng kiến giải của thầy Ananda cũng vững chãi như kiến giải của thầy Kaccana. Và các vị khất sĩ có thể căn cứ vào đấy mà tu hành. Những câu trả lời của thầy Ananda là phần chủ yếu của kinh A Nan Thuyết (Trung A Hàm 167), tương đương với kinh Ananda Bhaddekaratta (M. 132) của tạng Pali vậy.

Page 22: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

21

-3-

NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ

Không ghét bỏ thế gian và xã hội.

Sống một mình không có nghĩa là ghét bỏ thế gian và xã hội. Bụt đã định nghĩa sống một mình là sống trong giây phút hiện tại và quán chiếu những gì đang xảy ra trong hiện tại, trong khi đó ta không bị niếu kéo về quá khứ hay bị lôi cuốn vào tương lai. Bụt nói thêm nếu không sống được như thế thì dù có ở trong rừng sâu cũng không phải là sống một mình. Mà nếu sống được như thế, cũng là lời Bụt, thì dù sống trong thành thị hay giữa đám đông vẫn được gọi là sống một mình.

Người tu theo giáo lý đạo Bụt phải biết nương vào đoàn thể để mình học hỏi và thực tập. Đó là ý nghĩa của câu “con về nương tựa tăng” (tự quy y tăng). Ngạn ngữ Việt Nam có câu: ăn cơm có canh, tu hành có bạn. Vậy thì sống trong một đoàn thể để được học hỏi và có chỗ nương tựa là một điều cần thiết. Tìm ra phương thức để sống một mình trong đoàn thể, đây có thể là vấn đề được đặt ra.

Thầy Thera sống trong một đoàn thể khất sĩ, nhưng thầy quyết định sống một mình, vì có lần thầy đã nghe Bụt ca ngợi nếp sống ấy. Thầy cố xa lánh mọi người. Thầy không thân cận với ai hết. Thầy không nói chuyện với ai hết, thầy đi khất thực một mình, trở về một mình, thọ trai một mình, ngồi thiền một mình. Thầy hành xử như một giọt dầu trong bát nước. Thầy không hội nhập được vào đoàn thể. Cũng vì vậy cho nên các vị khất sĩ khác thấy ở thầy một cái gì bất thường và bất ổn. Do đó họ có báo lên Bụt.

Page 23: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

22

Bụt rất dễ thương. Người không chê thầy Thera. Người chỉ nói cách sống của thầy Thera chưa phải là nếp sống một mình hay nhất, và tiện dịp có nhiều vị khất sĩ có mặt, Bụt dạy thầy Thera về cách thức thật sự sống một mình. Sống một mình mà vẫn hội nhập được với đại chúng các vị khất sĩ sống một mình mà vẫn học hỏi và tìm được sự nương tựa nơi các vị khất sĩ khác.

Có những vị khất sĩ làm ngược lại với thầy Thera. Họ luôn luôn đi túm năm tụm ba, sử dụng hầu hết thì giờ của họ để chuyện trò cười cợt. Và những câu chuyện của họ không phải là những câu chuyện nằm trong phạm vi chánh pháp. Bụt thường quở trách các vị này. Rải rác trong kinh điển, ta thấy lời Bụt khuyên nhủ hoặc chê trách các vị khát sĩ ồn ào và buông thả, không biết thúc liển thân tâm, không biết sử dụng thì giờ của mình để thực tập thiền hành, thiền tọa và quán chiếu sự thật trong giờ phút hiện tại, nghĩa là để sống một mình. Kinh Nagita (A.V.30 , VI.42, VIII.86) là một trong những kinh Bụt nói về vấn đề này, trong Hán Tạng, bạn có thể tham cứu kinh 1250 và 1251 của bộ Tạp A Hàm.

Ngay trong năm đầu đi tu, tôi đã được thầy trao cho tập Quy Sơn Cảnh Sách để học. Tôi nhớ mãi câu này mà thầy Quy Sơn chê trách người tu hành ăn rồi chỉ biết túm năm tụm ba lại để nói chuyện đời. Câu văn như sau “Nghiết liễu tụ đầu huyên thuyên, đản thiết nhân gian tạp thoại”. Câu văn ấy đã thức tỉnh tôi suốt đời.

Sống trong một đoàn thể tu học, thế nào ai cũng có thể thấy được một vài vị có thể làm gương cho ta và có thể làm nơi nương tựa cho ta, để ta học hỏi và thực tập. Có khi chỉ cần nhìn vị ấy đi, nói và cười trong chánh niệm là ta đã cảm thấy vững chãi lại rồi. Chuyện ta biết sống một mình không ngăn cản ta trong việc thừa hưởng sự có mặt của những vị ấy. Trái lại, nhờ ta biết sống một mình, cho nên ta có chánh niệm. Nhờ ta có chánh niệm, cho nên ta mới có khả năng và cơ hội quan sát. Do đó ta mới

Page 24: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

23

thấy được sự có mặt của họ và ta tiếp xúc được với họ. Tiếp xúc không phải chỉ có nghĩa là nói chuyện với người kia. Khi ta tiếp xúc với trời xanh, mây trắng, liễu lục, bông hồng, ta đâu có nói chuyện bằng lời với những thứ mầu nhiệm đó? Ta nhận diện được họ, tiếp xúc được với họ, cảm thấy sự ấm áp và học hỏi được đạo phong của họ. Đức tin nảy sinh trong ta, đó là ta đang thừa hưởng viên ngọc quý thứ ba – Tăng Bảo. Tuy ta lặng lẽ, ít nói, tuy ta sử dụng phần lớn thì giờ của ta vào việc thực tập thiền tọa, thiền hành, ta vẫn có mặt đích thực trong đoàn thể tu học của ta. Ta hội nhập hoàn toàn vào đoàn thể ấy tăng thêm phẩm chất của một tăng đoàn. Ta sẽ không như thầy Thera. Ta cũng không như những vị khất sĩ “Ăn rồi túm năm, tụm ba nói chuyện đời lăng nhăng”. Ta sẽ được như một Xá Lợi Phất, một Ca Diếp, một Bhadhya hay một Kimbila. Nhìn thấy ta, Bụt sẽ mỉm cười, vừa ý. Người biết nếu mỗi cá nhân trong đoàn thể khất sĩ biết sống một mình, thì đoàn thể khất sĩ sẽ có phẩm chất cao. Phẩm chất ấy do mỗi người đóng góp xây dựng nên và mọi người được thừa hưởng. Sống một mình, nghĩa là sống trong chánh niệm, không phải là xa lánh con người, xa lánh với xã hội một cách sâu sắc, và ta đóng góp vào phẩm chất của con người và của xã hội ấy.

Sống một mình đem lại sự giàu có về nội tâm.

Nếu ta sống không chánh niệm, nếu ta tự đánh mất ta trong quá khứ, trong vị lai, nếu ta để bị lôi kéo theo những tham ái, hờn giận, và si mê của đời ta một cách sâu sắc, ta sẽ không thực sự tiếp xúc được với những gì đang xảy ra trong hiện tại, và vì thế ta sống một cách hời hợt và nếp sống nội tâm của ta sẽ nghèo nàn. Nghèo nàn, ta sẽ không đóng góp được gì đáng kể vào xã hội. Vì vậy, biết sống một mình không phải là chán đời, xa lánh con người. Một khi con người của ta nghèo nàn và hời hợt, thì những tiếp xúc của ta đối với con người và cuộc đời cũng là

Page 25: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

24

những tiếp xúc nghèo nàn và hời hợt, những tiếp xúc không đem lại niềm vui và lợi ích cho cả hai bên. Có những hôm ta cảm thấy ta trống rỗng, mệt mỏi và thiếu an vui, ta không thực sự là ta một cách đầy đủ, những hôm ấy dù ta có cố gắng thì những tiếp xúc của ta với con người và với xã hội cũng không được thành công. Có khi càng cố gắng ta càng thất bại. Những lúc ấy là những lúc ta nên dừng sự tiếp xúc lại và trở về với bản thân, để sống một mình, để tiếp xúc với chính mình. Những cánh cửa mở ta với xã hội bên ngoài, ta nên đóng lại. Ta trở về với ta, nắm lấy hơi thở, thực tập tiếp xúc với những gì đang xảy ra trong ta và xung quanh ta. Quán chiếu những hiện tượng ấy, nhận diện chúng, làm quen với chúng và mỉm cười với chúng. Ta hãy thực tập thiền hành, thiền tọa, giặt áo, lau sàn nhà, pha trà, chùi cầu tiêu trong chánh niệm. Ta sẽ khôi phục lại được sự giàu có của ta, như người lái xe đổ đầy xăng và nhớt cho chiếc xe của ông ta.

Bụt là người sống tỉnh thức. Nhờ luôn an trú trong hiện tại một cách vững chãi và thảnh thơi nên Bụt luôn luôn giàu có trong nội tâm, giàu có về tự do, về niềm vui, và sự hiểu biết về tình thương. Dù ngồi trên mõm đá ở trên núi Thứu hay trong bóng mát một lùm tre ở tu viện Trúc Lâm, hoặc dưới mái thảo am ở trong vườn Cấp Cô Độc, Bụt vẫn là Bụt, thản nhiên, tự tại, lặng lẽ. Ai cũng thấy sự có mặt của người là cần thiết cho giáo đoàn khất sĩ. Người là một cột trụ của giáo đoàn. Người ngồi đó, và nội một việc các vị khất sĩ biết là Người đang ngồi đó đã là một cái gì đó rất căn bản và rất tích cực trong đời sống của giáo đoàn rồi. Nhiều vị đệ tử của Bụt, trong đó có hàng trăm vị cao đức, đã thực tập nếp sống đó, và đã gây niềm tin lớn cho quần chúng, trong đó có vua Ba Tư Nặc nước Kosala. Vua Ba Tư Nặc đã bạch với Bụt rằng nhìn vào nếp sống thong dong tĩnh lặng và an lạc của các vị khất sĩ mà vua có đức tin lớn nơi Bụt.

Sống trong chánh đạo ta không còn nghèo nàn nữa. Bởi vì

Page 26: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

25

nhờ thực tập sống trong hiện tại, ta càng lúc càng giàu về phương tiện an lạc, hiểu biết và thương yêu. Lúc đó thì dù người mà ta đang đối diện là một người nghèo nàn về nội tâm, người ấy cũng không làm ta nghèo nàn đi được. Vì ta đang thực sự sống trong chánh niệm, ta có thể nhìn và khám phá được một cách sâu sắc con người đang ngồi đối diện, và ta có thể giúp đỡ người ấy một cách có hiệu lực hơn nữa. Nhờ có ta mà người ấy có cơ hội vượt thoát tình trạng ốm yếu của nội tâm.

Giả dụ ta đang xem một cuốn phim làm vụng hay một cuốn tiểu thuyết viết dở. Nếu ta nghèo nàn về tâm linh và về chánh niệm, truyện phim ấy hay cuốn tiểu thuyết ấy sẽ làm ta bực mình, hoặc sẽ làm ta nghèo nàn đi, hoặc cả hai. Tuy nhiên, nếu ta giàu có về tâm linh và về chánh niệm, ta có thẻ khám phá được chiều sâu của truyện phim ấy, hay cuốn tiểu thuyết ấy: Ta có thể thấy được sự sâu sắc trong thế giới tâm tư của người làm phim hay viết truyện. Ta có thể nhìn với cặp mắt của nhà phê bình, do đó ta khám phá được những điều mà người khán giả hoặc độc giả thông thường ít có thể thấy được. Xem phim ấy hay đọc tiểu thuyết ấy, ta không bị nghèo nàn đi. Và trong khi ta tiếp xúc, ta vẫn giữ tròn chánh niệm, nghĩa là ta vẫn là ta, ta vẫn sống một mình.

Nội kết

Bài kệ người biết sống một mình bắt đầu từ câu “đừng tìm về quá khứ”. Tìm về quá khứ chứng tỏ rằng ta tiếc nuối quá khứ, tiếc nuối những gì đẹp đẽ của quá khứ, những gì mà ta không tìm thấy ở hiện tại. Bụt giải thích như sau: “Nếu một người nghĩ rằng: trong quá khứ, hình thể ta được như thế đó, cảm giác ta được như thế đó, tri giác ta, tâm tư ta, nhận thức ta được như thế đó… nghĩ như thế và khởi tâm bị ràng buộc vào những gì thuộc về quá khứ ấy, thì khi ấy người ấy đang tìm về quá khứ”.

Page 27: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

26

Bụt dạy không nên tìm về quá khứ bởi vì quá khứ không còn nữa. Tự đánh mất mình trong quá khứ tức là đánh mất hiện tại. Sự sống nằm trong hiện tại. Đánh mất hiện tại tức là đánh mất sự sống. Ý của Bụt rất rõ: phải từ giã quá khứ để trở về hiện tại. Trở về hiện tại để tiếp xúc với sự sống.

Động lực gì trong tâm thức thúc đẩy ta trở về sống với hình ảnh của quá khứ? Đó là Nội Kết (Samyojana). Ta phải tìm hiểu nội kết là gì? Nội kết là những tâm tư đóng kết lại thành khối trong ta. Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, tưởng tượng hay tư duy đều có thể gây ra nội kết tham đắm, bực tức, giận hờn, mê hoặc, sợ hãi, lo lắng, nghi ngại .v..v… Những cảm giác khoái lạc có thể gây ra nội kết. Những cảm giác khổ đau cũng gây ra nội kết. Nội kết có mặt trong chiều sâu tâm thức của mỗi chúng ta.

Nội kết có ảnh hưởng tới nhận thức và cách hành xử của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Nội kết có công năng sai xử ta nghĩ, nói và làm những điều mà chính ta không có ý thức. Vì chúng có công năng sai xử như thế cho nên có khi chúng cũng được gọi là kết sử. Kết là kết đọng lại thành khối, sử nghĩa là sai xử.

Kinh luận thường nói tới chín loại nội kết, gọi là cửu kết: tham ái, thù hận, kiêu mạn, si mê, thành kiến, chấp thủ, nghi ngờ, đố kỵ và ích kỷ. Trong chính loại nội kết này, si mê là nội kết căn bản. Si mê là sự thiếu sáng suốt. Đó là bản chất của tất cả các loại nội kết khác.

Nội kết có chín thứ, nhưng đứng đầu là tham ái, vì vậy, các kinh hay nói tới tham ái như tượng trưng cho nội kết. Khi ta đọc kinh Kaccana Bhaddekaratta chẳng hạn, ta nghe thầy Kaccana giải thích tìm về quá khứ như sau:

“Này các bạn tu, thế nào là tìm về quá khứ? Khi một người nào đó suy nghĩ: trong quá khứ, con mắt tôi là như thế, và hình sắc (mà con mắt tôi tiếp nhận) là như thế. Nghĩ như thế tâm người kia bị buộc vào tham ái. Tâm bị buộc vào tham ái, người ấy

Page 28: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

27

cảm thấy ưa thích. Vì ưa thích, người ấy tìm về quá khứ…”

Thầy Kaccana giải thích như thế làm ta có cảm tưởng rằng nội kết duy nhất sai khiến ta trở về quá khứ là tham ái. Nhưng khi đọc kinh, ta phải hiểu rằng tham ái chỉ là một trong chín loại nội kết. Những nội kết khác như thù hận, nghi ngờ, tật đố kị v..v.. cũng thường trói buộc ta vào quá khứ. Nghe nói đến tên của một người đã làm ta khổ đau trong quá khứ, ta liền bị nội kết đưa về quá khứ để nhớ lại những khổ đau đó. Quá khứ không những là quê hương của kỷ niệm hạnh phúc mà cũng là quê hương của kỷ niệm khổ đau. Trở về quá khứ để khổ đau cũng là một hình thái đánh mất sự sống trong giây phút hiện tại.

Rời bỏ quá khứ để trở về sống trong hiện tại: Đây không phải là hành động đơn giản và dễ dàng. Khi quyết định rời bỏ quá khứ để trở về hiện tại, ta quyết định chống lại lực lượng của những nội kết trong ta. Và ta hứa sẽ chuyển hóa những nội kết đó để trong tương lai chúng không còn đưa đường dẫn lối cho ta trở về quá khứ nữa.

Hiện tại cũng làm bằng quá khứ.

Trong hiện tại, có những chất liệu của quá khứ. Khi ta biết những nội kết trong ta đang âm thầm chi phối ta, ta thấy được sự có mặt của quá khứ trong hiện tại, nghĩa là ta thấy được bộ mặt hiện tại của quá khứ thì ta không chìm đắm trong quá khứ. Khi Bụt nói “Đừng tìm về quá khứ”, người chỉ có ý muốn nói rằng ta đừng bị đắm chìm trong quá khứ. Người không muốn ngăn ta nhìn lại quá khứ để quán chiếu. Khi ta nhìn về quá khứ để quán chiếu, ta không bị đắm chìm trong quá

khứ vì ta vẫn đứng vững hai chân trong hiện tại. Những “tài liệu” (matériaux) của quá khứ được xuất hiện trong ta như những gì đang diễn ra trong hiện tại, và ta có thể sử dụng chúng

Page 29: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

28

để học hỏi, để hiểu biết. Những “tài liệu” ấy là một phần của những gì đang xảy ra trong hiện tại. Quán chiếu về những tài liệu ấy, ta có thể đạt tới những hiểu biết mới. Đó gọi là “ôn cố tri tân”.

Nếu ta biết rằng hiện tại cũng được là, bằng quá khứ, ta có thể thấy rằng ta có thể thay đổi được cả quá khứ bằng cách chuyển đổi hóa hiện tại. Những bóng ma quá khứ đang theo đuổi ta trong hiện tại cũng là những gì đang xảy ra trong hiện tại. Quán chiếu chúng, hiểu được tự tánh của chúng, chuyển hóa chúng tức là chúng ta chuyển hóa được trong quá khứ. Những bóng ma ấy có thật; đó là những nội kết trong ta, những nội kết có khi ngủ yên, có khi bừng tỉnh và tác động mạnh trong ta. Trong đạo Bụt có danh từ Tùy Miên (anusaya). Tùy có nghĩa là đi theo, Miên có nghĩa là ngủ. Những nội kết trong ta cứ đi theo ta mãi và chúng nằm ngủ trong chiều sâu tâm thức ta. Gọi là bóng ma nhưng quả là chúng có mặt một cách rất hiện thực. Duy thức học cho tùy miên là những hạt giống nằm sâu trong thức A Lại Gia của mỗi người. Nhận diện được các tùy miên khi chúng xuất hiện, quán chiếu chúng, và chuyển hóa chúng, đó là một phần quan trọng của công phu thiền quán.

Đừng tưởng tới tương lai

Có khi vì hiện tại quá khó khăn nên con người ta ưa nghĩ đến tương lai, ước mong rừng tình trạng sẽ khá hơn trong tương lai. Nhờ nghĩ tưởng như vậy mà có người chấp nhận được những khổ đau và khó khăn trong hiện tại. Tuy nhiên có những người lại cảm thấy lo sợ khi nghĩ đến tương lai, và chính vì có những nội kết ấy trong tâm mà lại cứ hay nghĩ đến tương lai dù mình không muốn nghĩ đến. Tương lai chưa đến và chưa có mà đã có thể sản xuất được những bóng ma để ám ảnh con người rồi. Nói cho chính xác thì tất cả những bóng ma đang ám ảnh ta không phải là do quá khứ sản xuất cũng không phải do tương

Page 30: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

29

lai sản xuất. Chính tâm thức sản xuất những bóng ma đó, tạo tác ra những bóng ma đó. Chính quá khứ và tương lai cũng do tâm tạo ra.

Động lực khiến ta nghĩ đến tương lai thường là khát vọng, mơ tưởng, hoặc lo sợ. Ước vọng có thể là do những khổ đau và những thất bại trong hiện tại đưa tới. Vì hiện tại không có hạnh phúc nên ta để tâm nghĩ đến tương lai. Ta ước mơ rằng trong tương lai, tình trạng sẽ sáng suốt hơn. “Trong tương lai, hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tri giác ta sẽ được như thế kia, tâm tư ta sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia.” Nghĩ như thế, ta có thể có đủ can đảm chấp nhận những cực nhọc, những khổ đau và những thất bại trong hiện tại. Có nhà thi sĩ nói: “Tương lai là sinh tố cho hiện tại” cũng là nghĩa ấy.

Hy vọng đem lại phần nào sự vui sống cho ta. Phúc Âm của đạo Cơ Đốc lấy hy vọng làm cốt tủy và ta có thể nói rằng, bản chất của đạo Cơ Đốc là hy vọng.

Ai cũng biết hi vọng cần thiết cho sự sống. Nhưng theo đạo Bụt hy vọng cũng là một chướng ngại. Nếu ta đặt hết tâm tư ở tương lai, ta sẽ không còn đủ tâm lực để đối phó với hiện tại và chuyển hóa hiện tại. Cố nhiên ta có quyền làm dự tính cho tương lai, nhưng làm dự tính cho tương lai không phải là chìm đắm trong mơ tưởng, không phải là tự đánh mất mình trong sự suy tưởng về tương lai, ta luôn đứng vững hai chân trên mảnh đất hiện tại. Ta chỉ có thể xây dựng tương lai bằng những chất liệu của hiện tại.

Theo chân nghĩa của đạo Bụt, ta phải từ bỏ tất cả mọi ước mơ về tương lai để thực sự trở về, đem hết tâm lực đào xới miếng đất của thực tại. Thành đạo có nghĩa là đạt tới một cái thấy sâu sắc và toàn vẹn về thực tại, đối diện với những gì xảy ra trong hiện tại, ta nhìn sâu vào lòng sự vật để chứng nghiệm

Page 31: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

30

được tự tính của sự vật. Chứng nghiệm được tự tính của sự vật là đạt tới sự hiểu biết lớn có thể giải quyết khổ đau. Theo đạo Bụt, địa ngục, thiên đường, sinh tử, niết bàn… đều đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Trở về hiện tại là để khám phá sự sống và để thành đạo. Tất cả các bậc giác ngộ trong quá

khứ đều đã đạt tới đạo quả trong giờ phút hiện tại. Tất cả các bậc giác ngộ trong hiện tại và trong tương lai cũng chỉ có thể tìm tới đạo quả trong giờ phút hiện tại. Bởi vì chỉ có hiện tại mới là có thật, còn “quá khứ đã không còn” và “tương lai thì chưa tới”.

Đứng không vững trong hiện tại, ta thường thấy choáng ngộp khi nhìn về tương lai. Ta nghĩ rằng trong tương lai ta sẽ lẽ loi, cô đơn, không có nơi nương tựa, không có người giúp đỡ. “Trong tương lai, hình thể ta sẽ bị như thế kia, tâm tư ta sẽ bị như thế kia, nhận thức ta sẽ bị như thế kia.” Viễn tượng này tạo ra bất an, lo lắng và sợ hãi. Những bất an, lo lắng và sợ hãi này không giúp gì hết cho ta trong việc xử lý hiện tại, trái lại chúng càng làm ta luống cuống và yếu đuối hơn khi xử lý hiện tại. Sách Nho có nói: “Người không biết suy nghĩ về cái xa thì sẽ bị buồn phiền vì cái gần” (Nhân vô viễn tự tất hựu cận ưu). Câu nói này chỉ có chủ ý nhắc ta phải nhớ làm sự tính cho tương lai chứ không bảo ta nên lo lắng và sợ hãi về tương lai. Câu nói này khuyên ta nên chăm sóc tương lai. Nhưng cách thức chăm sóc tương lai hay nhất là chăm sóc lấy hiện tại. Bởi ta biết nếu hiện tại làm bằng quá khứ, thì tương lai cũng làm bằng hiện tại. Ta chỉ có thể có chủ quyền đối với hiện tại, ta chỉ hiện tại trong tầm tay. Vì thế, chăm sóc cho hiện tại tức là chăm sóc cho tương lại.

Quá khứ và tương lai nằm cả trong hiện tại

Đối với quá khứ, ta có thể có những tâm niệm hối hận hoặc tiếc nuối. Đối với tương lai, ta có thể có những tâm niệm ước ao hoặc sợ hãi. Những tâm niệm hối hận, tiếc nối, ước ao hoặc

Page 32: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

31

sợ hãi này đều là những gì đang xảy ra trong hiện tại và có tác dụng đối với hiện tại. Thường thường, đó là những tác dụng không thuận lợi cho hạnh phúc và cho niềm vui sống. Ta phải biết cách đối phó với những tâm niệm này. Mà nhận thức căn bản cần thiết cho mọi đối phó là quá khứ và tương lai đều đang nằm trong hiện tại. Và nếu ta nắm được hiện tại, nếu ta chuyển hóa được hiện tại, thì ta cũng chuyển hóa được quá khứ và tương lai.

Chuyển hóa quá khứ như thế nào? Trong quá khứ, ta đã có thể làm một điều gì hoặc nói một điều gì đã có thể gây nên đổ vỡ hoặc tai hại, và bây giờ đây ta cảm thấy hối hận.

Theo tâm lý học đạo Bụt, Hối là một tâm niệm bất định, nghĩa là có thể tìm cách xây dựng, mà cũng có khi có tác dụng phá hoại. Khi ta biết được điều ta đã làm hoặc lời ta nói đã gây khổ đau và đỗ vở, ta sinh tâm hối hận, tự nguyện rằng trong tương lai ta sẽ không làm và nói những điều như thế nữa, thì trong trường hợp này, Hối là một điều tâm sở thiện. Còn nếu có sự hối hận cứ đeo đẳng theo ta, ám ảnh ta, làm cho ta không định tâm được trong công phu thiền quán, làm cho ta mất hết an lạc trong sự sống, làm cho ta trở nên bất lực trong mọi công việc, xây dựng hạnh phúc cho ta và kẻ khác. Trong trường hợp này, Hối là một tâm sở bất thiện.

Trong trường hợp Hối là một tâm sở bất thiện, ta nên quán chiếu như sau: nếu trong quá khứ, ta đã làm hoặc đã nói những điều gây đổ vớ, có khi cả sự chết chóc, đó là vì ta không sáng suốt, và không đủ chánh niệm trong giây phút mà hành động và lời nói đã được phát ra. Có khi vì không làm hoặc không nói những điều cần làm và cần nói trong giây phút đó, mà ta đã gây nên đổ vỡ hoặc chết chóc, mà điều này cũng có thể làm cho ta hối hận hoặc khổ đau không kém. Hậu quả của việc thiếu chánh niệm và thiếu sáng suốt của ta còn đó. Dấu tích của chúng ta có thể sờ mó được trong hiện tại. Niềm đau, mặc cảm và sự hối hận của ta chính là một phần quan trọng của

Page 33: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

32

dấu tích ấy. Nếu ta quán chiếu hiện tại, nắm lấy hiện tại, thì ta có thể chuyển hóa hiện tại. Chuyển hóa bằng chánh niệm, bằng sự thức tỉnh, bằng quyết tâm, bằng ý chí, bằng hành động và ngôn ngữ của chính ta. Tất cả những yếu tố này đều có thể xảy ra trong giây phút hiện tại. Và chuyển hóa được hiện tại, tức là chuyển hóa được quá khứ, đồng thời xây dựng được cả tương lai. Nếu ta nói: Muộn mất rồi, mọi sự đã đổ vỡ hết rồi, đó là chuyện có thực, và dấu vết của thương đau có thể sờ mó được trong hiện tại, và ngay ở tâm ta. Vậy thì, thay vì than thở và khổ đau, ta hãy nắm lấy hiện tại mà chuyển hóa nó. Dấu tích của một cơn hạn hán chỉ có thể xóa bỏ bằng những trận mưa rào. Thực hiện những trận mưa rào đó là việc ta có thể làm được trong hiện tại.

Phương pháp sám hối của đạo Bụt được thực hiện trên căn bản: “Lỗi phát sinh từ tâm”. (Tội tùng tâm khởi). Bài kệ sám hối như sau:

Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh, còn đâu dấu lỗi lầm? Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong

Vì vô tâm, vì thiếu chánh niệm, vì thiếu sáng suốt, vì bị tham đắm, hờn giận và ganh tỵ che lấp nên ta đã gây nên lỗi lầm. Đó là ý nghĩa của những chữ “Tội tùng tâm khởi”. Nếu lỗi lầm phát sinh từ tâm ta, thì xung được xóa bỏ từ tâm ta. Đây là ý nghĩa vi diệu của pháp sám hối. Thắp sáng chánh niệm, tập nhìn để thấy sự vật một cách sáng suốt hơn, không để tham đắm, hờn giận và ganh tỵ che lấp. Ta chuyển hóa tâm ta và xóa bỏ những lầm lỡ của quá khứ. Tâm ta chuyển hóa thì sự vật sẽ chuyển hóa. Những sự vật ấy nằm trong tầm tay ta, nếu ta biết trở về an trú trong hiện tại. Chuyển hóa được tâm rồi thì lòng ta sẽ nhẹ nhõm như một áng mây bay, và ta trở nên một nguồn suối an lạc cho ta, cho những người chung quanh ta. Ngày

Page 34: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

33

xưa, có thể vì ngu si hoặc giận dỗi, ta đã nói một câu làm mẹ ta buồn lòng. Hôm nay, tâm ta đã chuyển hóa rồi, lòng ta nhẹ nhõm, ta có thể tháy được mẹ đang mỉm cười với ta, dù mẹ ta bây giờ không còn nữa. Nếu ta mỉm cười được với ta, thì mẹ cũng sẽ mỉm cười với ta.

Nếu đối với quá khứ, ta có thể làm như thế, thì đối với tương lai, ta cũng có thể làm như thê. Những lo lắng và sợ hãi của ta về tương lai làm cho hiện tại đen tối, và do đó, tương lai chắc chắn sẽ đen tối, vì ta biết tương lai được làm bằng hiện tại. Vậy thì chăm lo cho hiện tại là việc ta phải làm, bởi vì chăm lo cho hiện tại là phương thức hay nhất để chăm lo cho tương lai. Thử lấy thí dụ của một người, vì quá thao thức về ngày mai, cho nên nằm trằn trọc hoài mà không ngủ. Người ấy lo ngại rằng, nếu đêm nay không ngủ được thì ngày mai sẽ mệt và sẽ không làm được một cách xuất sắc mà người ta nhờ mình làm. Càng lo ngại, người ấy càng khó ngủ. Vậy thì cái tâm lo lắng và e ngại cho tương lai có thể là một yếu tố phá đổ hiện tại. Nếu người kia dừng nghĩ đến ngày mai, cứ nằm theo dõi hơi thở và an hưởng sự thoải mái của một người đang có cơ hội nghĩ ngơi, người ấy không những không phí bỏ thời phút an lạc trong chăn ấm, mà còn đi vào giác ngủ rất dễ dàng và tự nhiên nữa. Và như thế là cách thức xây dựng hữu hiệu nhất cho sự thành công của ngày mai.

Khi ta nghe nói cây rừng bệnh nhiều và chết nhiều, ta lo lắng cho tình trạng sinh môi của ngày mai. Sự quan tấm ấy xuất phát từ ý thức về những gì xảy ra trong hiện tại, và có thể trở nên động lực giúp ta làm một cái gì để ngăn chặn đà tàn phá thiên nhiên. Tuy nhiên, sự quan tâm có khác với sự lo lắng, nhất là sự lo lắng suông. Có thể vì sự lo lắng quá độ đó mà ta không nhận ra được rằng, vẫn còn nhiều cây cối xinh đẹp chung quanh ta. Và mỗi khi mùa Xuân hoặc mùa Thu tới, cảnh tượng thiên nhiên lại trở nên huy hoàng rực rỡ. Ta phải biết thưởng thức sự có mặt của

Page 35: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

34

các cây cối đang còn mạnh khỏe và xinh đẹp. Ta phải thấy sự có mặt của chúng là quý báu, thì ta mới thực sự quyết tâm bảo vệ chúng không để cho chúng lần lượt ra đi. Sự lo lắng suông chỉ có thể gây tàn hại trong ta, mà không giúp ta làm được gì để cải thiện tình trạng.

Khi ta bỏ vỏ chuối vào thùng rác, nhờ có chánh niệm ta biết rằng, cái vỏ chuối sẽ biến thành phân xanh, và có thể luân hồi trở thành rau cải hoặc cà chua trong vòng mấy tháng. Khi ta liệng một cái bọc nylon vào thùng rác, cũng nhờ có chánh niệm mà ta biết rằng cái bọc nylon sẽ không thể nào được chuyển hóa thành rau cải và cà chua trong thời gian ấy. Có những thứ rác cần đến 400 hoặc 500 năm mới mục nát được thành phân. Rác nguyên tử (dechets nucléaires) cần tới một phần tư triệu năm mới hết độc và mới biến thành đất trở lại. Vậy sống trong hiện tại cho tỉnh thức, chăm sóc hết lòng cho hiện tại, ta sẽ không gây tàn hại cho tương lai. Và đó là cách thức xây dựng cụ thể nhất cho tương lai.

Trong đời sống hằng ngày, ta cũng có thể đang chế những chất độc cho tâm ta, và những chất độc này gây tàn hại cho ta và cho những người chung quanh ta, trong hiện tại và trong cả tương lai nữa. Đạo Bụt nói tới ba chất độc chính là Tham đắm, Hận thù và Si mê. Ngoài ra còn có những chất độc mà sức tác hại cũng rất lớn lao: ganh tỵ, kỳ thị, tự hào, nghi ngờ và cố chấp.

Trong khi tiếp xúc với chính ta, với người khác và với ngoại cảnh, những độc tố ấy có thể phát hiện, bừng cháy và làm tiêu hoại sự an lạc của ta và của những người quanh ta. Những độc tố ấy còn tiếp tục làm ung thối tâm ta và đưa tới những trái đắng cho tương lai. Hãy sống với hiện tại, cũng là nhận diện những độc tố ấy khi chúng phát sinh, tồn tại và rơi xuống vô thức, và thực tập thiền quán để chuyển hóa những độc tố ấy. Phép tu của đạo Bụt là để làm công việc này. Sống với hiện tại cũng là nhận diện những gì mầu nhiệm an lành ấy, để được nuôi

Page 36: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

35

dưỡng và bảo vệ. Hạnh phúc là kết quả trực tiếp của việc nhận diện và tiếp xúc này, và cũng là chất liệu chế tác nên một tương lai tươi đẹp.

Sự sống nằm trong hiện tại

Trở về hiện tại là để tiếp xúc với sự sống. Sự sống có thể tìm thấy trong hiện tại, vì “quá khứ đã không còn”, và “tương lai thì chưa đến”. Bụt giải thoát, giác ngộ, an lạc và hạnh phú, chỉ có thể tìm thấy trong hiện tại. Vì vậy nơi hẹn chúng ta với Bụt, với giải thoát. v.v… là giờ phút hiện tại. Mà hiện tại cũng là ở đây, bởi vì theo giáo lý Hoa Nghiêm, thời gian và không gian không phải là những thực thể riêng biệt. Thời gian làm bằng không gian và không gian làm bằng thời gian. Khi ta nói mùa Xuân, ta thường nghĩ tới thời gian, nhưng thực sự, mùa Xuân cũng là không gian. Trong lúc mùa Xuân đang ngự ở Châu Âu thì mùa Đông đang trị vì ở Châu Úc. Trong khi nâng chén trà lên, người tham dự thiền trà nhìn chén trà, thở và thầm đọc bài kệ uống trà như sau:

Chén trà trong hai tay Chánh niệm nâng tròn đầy Thân và tâm an trú Bây giờ và ở đây

Uống trà như thế là thực tập trở về hiện tại đế sống sự sống của mình ngay tại đây. Khi tâm và thân của ta có mặt trong hiện tại thì chén trà tỏa hơi ấm hiện ra rõ ràng như một thực tại mầu nhiệm. Lúc đó ta thực sự tiếp xúc với chén trà, và chỉ trong những lúc như thế, sự sống mới có mặt một cách đích thực. An lạc, giải thoát, giác ngộ, hạnh phúc, tính Bụt, cội nguồn….Tất cả những gì ta ao ước và tìm cầu đều có thể được gặp gỡ trong giây phút hiện tại. Bỏ giây phút hiện tại để đi tìm cầu những thứ ấy trong tương lai tức là bỏ mồi bắt bóng. Đạo Bụt

Page 37: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

36

có dạy phép Vô Tác (Apranihita), giúp người hành giả chấm dứt sự tìm cầu trong tương lai để trở về toàn vẹn trong hiện tại. Vô Tấc có khi cũng được gọi là Vô Nguyện, một trong ba cánh cửa giải thoát (Không, Vô Tướng, Vô Tác). Chấm dứt sự tìm cầu ở tương lai, đó là mở một cánh cửa giải thoát để người hành giả phát kiến được rằng tất cả những mầu nhiệm kia đều đang có mặt trong ta và trong giờ phút hiện tại. Sự sống không phải là một địa chỉ, một nơi đến (une destination). Sự sống là một con đường. Thực tập thiền hành là đi mà không cần tới. Mỗi bước chân là sự sống, có thể đem lại an lạc và giải thoát. Đó là đi đến tinh thần vô nguyện. Không có con đường nào đi tới giải thoát và an lạc: an lạc và giải thoát chính là con đường. Chỗ hẹn và nơi hẹn của ta với Bụt, với giải thoát, với hạnh phúc, là bây giờ và ở đây. Chúng ta đừng làm vỡ cái hẹn ấy.

Bụt dạy cách thở để con người có thể hợp nhất thân tâm làm một mối mà đối diện với sự sống. Sự hợp nhất thân tâm ấy gọi là thân tâm nhất như. Vì vậy thiền giả nào cũng bắt đầu bằng cách học và thực tập thở theo kinh Quán Niệm Hơi Thở.

Tuy nhiên trở về hiện tại không phải là để bị lôi cuốn theo những gì đang xảy ra trong hiện tại. Kinh dạy “Hãy quán chiếu sự sống trong giờ phút hiện tại”. Tiếp xúc với sự sống đang xảy ra trong hiện tại, thấy được tất cả những khổ đau và những mầu nhiệm của hiện tại những vẫn duy trì được sự tỉnh thức để không bị lôi cuốn hoặc bởi sự đam mê, hoặc bởi sự chán ghét đối với những gì đang xảy ra trong hiện tại. Lời kinh rất rõ:

Hãy quán chiếu sự sống Trong giờ phút hiện tại Kẻ thức giả an trú Vững chãi và thảnh thơi

Vững chãi và thảnh thơi là tự tại, an nhiên, không bị lôi cuốn theo bất cứ một cái gì. Vững chãi và thảnh thơi là hai thuộc tính

Page 38: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

37

của Niết Bàn. Trong văn bản Pali có hai danh từ: Asamhiram và Asamkuppam. Asamhiram có nghĩa là thảnh thơi, sự vắng mặt của ái dục, của chấp thủ, không bị bất cứ thứ gì lôi kéo. Thầy Tăng Già Đề Bà, dịch giả Kinh Trung A Hàm, đã dịch danh từ Asamhiram là Vô Hữu, tuy có hàm ý của sự không dính mắc, nhưng không được sát lắm. Thầy Pháp Hộ, trong bản dịch Phật thuyết Tôn Thượng Kinh đã dịch là phi lao. Lao ở đây có nghĩa là ngục tù, phi lao nghĩa là không bị ràng buộc, tức là thảnh thơi. Asamkuppam có nghĩa là vững chãi, không lay chuyển được, không di chuyển được, không kích thích được. Thầy Tăng Già Đề Bad dịch là kiên cường, thầy Pháp Hộ dịch là cố. Cố là bền chắc, như trong danh từ kiên cố.

Tiếp xúc với sự sống trong giây phút hiện tại, ta quán chiếu sự vật, vì vậy ta thấy được tính chất vô thường và vô ngã của sự vật. Vô thường và vô ngã không phải là những tính chất tiêu cực của sự sống mà chính là nền tảng của sự sống. Vô thường là sự chuyển biến liên tục. Nếu không có vô thường thì không có sự sống. Vô ngã là nguyên lý tương quan tương duyên giữa sự vật. Nếu không có sự tương duyên ấy, thì không sự vật nào có thể có mặt. Ví dụ, nếu không có mặt trờ, đám mây, đất cát thì không thể có một đóa hoa thược dược. Ta thường than thở rằng đời là vô thương vô ngã, quên rằng nếu không có vô thường và vô ngã thì không có sự sống, không có cuộc đời. Nhận thức về vô thường và vô ngã không làm tiêu tan niềm vui sống, mà còn đem lại cho niềm vui sống ấy tính cách lành mạnh, vững chãi và thảnh thơi. Chính vì không thấy được tính vô thường và vô ngã trong sự vật cho nên con người mới khổ đau. Cho là thường những cái vô thường, cho là ngã những cái vô ngã, đó là nguồn gốc chính của khổ đau. Khi nhìn sâu vào một đóa hồng, ta có thể thấy rõ tính vô thường của nó. Tuy nhiên, ta vẫn thấy được cái đẹp của đóa hoa hồng và có thể trân quý đóa hồng. Có thể là ta còn thấy đóa hồng đó đẹp hơn nữa, và trân quý đóa hồng đó nhiều hơn nữa, vì ta thấy được tính vô thường

Page 39: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

38

mong manh của nó. Thật ra đối với nhiều người, hiện tượng càng mong manh thì càng đẹp và càng được trân quý. Một chiếc cầu vồng, một mặt trời lặn, một đóa hoa quỳnh nở về đêm, một ngôi sao băng… Nhìn một cảnh mặt trời mọc, nhìn núi Thứu, nhìn thành phố Vesali, nhìn một đống lúa chín vàng, Bụt cũng thấy những thứ ấy là đẹp, và đã từng nói với thầy Ananda của những thứ ấy nên sự biến ngoại của chúng không làm Bụt thất vọng và đau khổ. Chúng ta cũng có thể làm được như vậy. Quán chiếu và thấy được tính vô thường và vô ngã nơi sự vật, ta sẽ vượt được thất vọng và khổ đau. Ta vẫn giữ được niềm vui sống và lại biết trân quý hơn những nhiệm mầu hàng ngày. Một ly nước trong, một cơn gió mát, một tiếng chim hót, một bước chân thảnh thơi…Tất cả đều là những điều mầu nhiệm, tuy là vô thường và vô ngã.

Đời cũng có khổ đau mà cũng có mầu nhiệm. Những hiện tượng ốm đau, già, chết, tai nạn, đói khổ, bất công, thiên tai v.v.. thường được biểu hiện trong sự sống và không ai có thể lẩn tránh hoặc phủ nhận sự có mặt của chúng. Tuy nhiên, nếu nhận thức sâu sắc đến tâm tư ta thảnh thơi, ta có thể tiếp nhận chúng một cách an nhiên, nhẹ nhàng, và vì thế, khổ đau sẽ nhẹ đi nhiều lắm. Ta không nhắm mắt trước khổ đau, ta không trốn tránh khổ đau. Tiếp xúc với những khổ đau của con người và của vạn vật, ta làm phát khởi và nuôi dưỡng được tâm từ bi của ta. Khổ đau ở đây là chất liệu nuôi dưỡng lòng từ bi, vì thế ta không sợ hãi nó. Có từ bi tâm, ta sẽ bớt đi hành động để làm vơi bớt những khổ đau hiện có mặt trong sự sống: ốm đau, già chết, tai nạn, đói khổ, bất công, thiên tai. Nếu nhân loại tiến bộ được là do tâm từ bi và những hành động xuất phát từ tâm từ bi. Ta lại học theo các vị Bụt và Bồ Tát để khai mở con đường thực tập quán chiếu cho người khác để họ cũng có thể thấy được và sống được như ta. Nghĩa là sống trong hiện tại và quán chiếu sự sống trong hiện tại để thấy tính vô thường và vô ngã của vạn vật. Cái thấy ấy sẽ làm vơi nhẹ khổ đau.

Page 40: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

39

Những bất trắc xảy ra trong cuộc sống khiến nhiều người sống trong hồi hộp, lo âu. Không ai biết trước được những gì bất hạnh có thể xảy ra cho mình và cho những người thân của mình. Nhưng nếu ta học được cách sống tỉnh thức, sống được sâu sắc từng giây phút của đời sống hàng ngày của ta, đối xử với người thương với thái độ hiểu biết và ngọt ngào. Thì ta sẽ không có gì phải hối tiếc nếu có chuyện gì xảy ra cho ta và cho họ, và do đó khổ đau sẽ vơi bớt rất nhiều.

Sống tỉnh thức trong hiện tại, ta lại tiếp xúc được với mầu nhiệm trong ta và chung quanh ta. Trong ta và chung quanh ta có không biết bao nhiêu hiện tượng mầu nhiệm, tươi mát, lành mạnh. Tiếp xúc với những hiện tượng ấy, ta trị liệu được những thương tích trong ta và càng ngày ta càng trở nên mầu nhiệm, tươi mát và lành mạnh.

Nếp sống an lạc và tự do

Thực tập sống quán chiếu theo lời Bụt là để đạt tới một nếp sống an lạc và tự do, và cũng là đạt đến giải thoát và toàn vẹn. Bài kệ có nhắc đến cái chết mà không ai tránh được, và khích lệ ta: “Phải tinh tiến hôm nay, kẻo ngày mai không kịp”. Bởi vì: “Cái chết đến bất ngờ, không thể nào mặc cả”. Sống quán chiếu mọi pháp trong giờ phút hiện tại, ta học sống nếp sống an lạc, thảnh thơi và vững chãi. Và nếu ta tinh cần thực tập thì niềm an lạc thảnh thơi và vững chãi ấy sẽ tăng tiến mãi cho đến khi ta đạt đến giải thoát toàn vẹn. Giải thoát toàn vẹn thì cái chết không còn làm gì được ta nữa.

Trước hết, trở về với hiện tại, ta tiếp xúc được với sự sống trong giờ phút hiện tại. Ta tìm lại được sự sống, ta không đánh mất sự sống, ta sống sâu sắc từng giây phút của đời ta, đó là cách thức trả lời đầu tiên cho sự chết. Hơn thế nữa, trong khi sống giờ phút hiện tại, ta nhìn sâu vào những gì đang xảy ra trong hiên tại với

Page 41: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

40

cái nhìn quán chiếu, và vì vậy ta khám phá dần dần được tự tính vô thường và vô ngã của mỗi sự vật. Cái thấy ấy giúp ta cởi bỏ dần những mê vọng, cố chấp, tham đắm, kiêu mạn, nghi ngờ và hờn giận. Do đó càng này ta càng có thêm thảnh thơi, vững chãi và an lạc. Đó là nếp sống được diễn tả bằng bốn câu kệ:

Hãy quán chiếu sự sống Trong giờ phút hiện tại Kẻ thức giả an trú Vững chãi và thảnh thơi

Một nếp sống như thế, chắc chắn sẽ đem lại niềm vui cho bản thân và cho người xung quanh. Sự thảnh thơi và vững chãi ấy được xây dựng bằng chất liệu giải thoát. Mà giải thoát là hoa trái của nếp sống quán chiếu để chứng nghiệm tính vô thường và vô ngã của vạn hữu.

Quán chiếu đến mức sâu sắc thì hành giả đánh bại được cái chết, bởi vì vô ngã quán có thể đưa ta vượt ra ngoài biên giới của sống chết. Nhìn vào vạn hữu trong vũ trụ và nhìn vào trong chính bản thân ta, ta thấy không có một cái gì thường tại và bất biến mà ta gọi là cái “Tôi” hoặc “Ngã”.

Vượt thoát sinh tử

Ta thường nghĩ rằng là sự hình thành và tử là sự tiêu hoại, sinh là từ không mà có, tử là từ có mà trở về không. Quán sát sự vật cho sâu sắc, ta thấy những ý niệm ấy về sự sinh tử chứa chất rất nhiều sai lầm. Không có hiện tượng nào mà từ Không mà trở về Có, không có hiện tượng nào từ Có mà trở về Không. Sự vật biến đổi không ngừng và thay đổi hình thái có mặt. Mây không chết, mây chỉ biến thành mưa. Mưa không sinh, mưa chỉ là sự chuyển hóa và tiếp tục của mây. Những chiếc lá, những đôi

Page 42: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

41

giầy, những niềm vui buồn… cũng đều tuân theo luật ấy. Tin rằng sau khi “chết” ta không còn gì cả, đó là kiến chấp mà đạo Bụt gọi là thường kiến (Annahilation). Tin rằng sau khi “chết” ta vẫn thường hằng, bất biến, đó là kiến chấp mà đạo Bụt gọi là thường kiến (permanence). Thực tại vượt ra khỏi phạm trù Thường và Đoạn. Bụt dạy ta nhìn thẳng vào các yếu tố kết hợp thành bản thân ta để thấy được tự chính của chúng ta và vượt được ý niệm về Ngã, dù đó là một cái ngã thường còn, bất hoại hay một cái ngã đoạn diệt hoàn toàn sau khi ta “chết”.

Kinh dạy: Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp và Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, có tu tập theo giáo pháp của các bậc tiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này; cảm thọ này là mình, mình là tri giác này; tâm tư này là mình, mình là tâm tư này; nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì khi đó người đó đang “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai và không bị lôi cuốn theo hiện tại”.

Năm yếu tố kết hợp thành cái mà ta gọi là Ngã (mình) là: Sắc (hình thể), Thọ (cảm giác), Tưởng (tri giác), Hành (tâm tư), và Thức (nhận thức). Nếu ta nhìn thấu suốt bản chất các yếu tố ấy, và thấy được tự tính vô thường và duyên sinh của chúng, tất nhiên ta sẽ không thấy thực tế một thực thể (antite’) nào được gọi là Ngã cả. Các yếu tố ấy tuy biến chuyển không ngừng những sự thực không sinh cũng không diệt. Không có yếu tố nào từ không trở thành có. Không có yếu tố nào từ có trở thành không. Cái mà ta nghĩ là “Ta” cũng thế. Nó không sinh, không diệt. Ta không đồng nhất ta với những cảm thọ, đang diễn biến không ngừng, ta cũng không đồng nhất ta với tri giác và nhận thức. Ta không bị bó buộc hoặc giới hạn bởi những yếu tố ấy. Đi xa hơn nữa, ta thấy nếu những yếu tố ấy không thực sự có sinh và có diệt thì ta cũng không bị sinh và diệt quản thúc. Cái thấy ấy đưa ta vượt thoát được sinh tử. Đó là câu trả lời

Page 43: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

42

của Bụt đối với cái chết.

Kinh nói: “Có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân” nghĩa là có thực tập sống trong hiện tại và quán chiếu vạn pháp để thấy được tự tính vô thường, và vô ngã của chúng. Bụt dạy: “Phải tinh tiến hôm nay, kẻo ngày mai không kịp; Cái chết đến bất ngờ, không thể nào mặc cả.” Sống tinh cần và quán chiếu như thế thì ta chứng nghiệm được thực tính bất sinh và bất diệt của ta và của vạn pháp và ta không còn sợ hãi bất cứ một cái gì nữa, trong đó có thần chết. Thần chết với quyền lực của nó không thể “hù” ta được nữa, vì ta biết ta đã vượt thoát móng vuốt của nó. Móng vuốt của thần chết là sự sợ hãi của ta đối với cái chết vậy. Bồ Tát Quán Thế Âm nói Tam Kinh Bát Nhã cũng là để dạy ta quán chiếu tính bất sinh bất diệt của vạn pháp và đạt tới thái độ Vô Úy (không sợ hãi) đối với sinh và diệt.

Ta biết ta có thể thắng được sinh tử bởi vì sinh tử là những khái niệm sai lạc của chúng ta về tự tính vạn pháp. Quán chiếu vô thường và vô ngã để đập vỡ những khái niệm ấy là vượt thoát được sinh tử, là đánh bại thần chết. Vượt thoát được sinh tử rồi thì ta cần gì mặc cả với thần chết. Ta có thể thấy bản chát của thần chết chẳng khác gì bản chất của ông Táo, của ngọc Hoàng Thượng Đế hay của ông già Noel cả. Ta có thể tươi cười nắm tay thần chết đi chơi như là ta nắm tay ông già Noel ngồi xe trượt tuyết vậy.

Nếp sống phạm hạnh của các bậc xuất gia có công năng đưa tới chứng nghiệm về tự tính bất sinh của vạn pháp. Sự chứng nghiệm ấy là bản chất của giải thoát. Vậy nên kinh Kaccana Bhaddekaratta (Ôn Tuyền Lâm Thiên) đã nhấn mạnh: pháp nhật trú (sống một mình) là căn bản nếp sống phạm hạnh của người xuất gia.

Page 44: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

43

PHỤ ĐÍNH

Sau đây là bài kệ Bạt Đại La Đế dịch từ các kinh Tuyền Lâm Thiên (Trung A Hàm 165), Thích Trung Thiền Thất (Trung A Hàm 166), A Nan Thuyết (Trung A Hàm 167):

Đừng nhớ tưởng quá khứ Đừng mơ ước tương lai Việc quá khứ đã chết Tương lai lại chưa tới Các pháp trong hiện tại Ta hãy quán chiếu chúng

Kẻ trí sống như thế Thật vững chãi thảnh thơi Tu tập hạnh thánh nhân Còn ngại gì cái chết?

Nếu không hiểu như thế Tai họa lớn sẽ về Phải tu tập tinh cần Ngày đêm không lười biếng

Vì vậy ta thường nhắc Kệ: “Biết sống một mình”

Nguyên văn chữ Hán:

Thận vật niệm quá khứ Diệc vật nguyện vị lai Quá khứ sự dĩ diệt Vị lai phục vị trí Hiện tại sỡ hữu pháp Bỉ diệc đương vi tư

Page 45: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

44

Niệm vô hữu* kiên cường Tuệ giả giác như thị Nhược tác thánh nhân hạn Thục chi sầu ư tử? Ngã yếu bất hội bỉ Đại khổ tai hoạn chung Như thị hành tinh cần Trú dạ vô giải đãi

Thị cố thường đương thuyết Bạt Địa La Kế kệ.

(* vô hữu: ở đây có nghĩ là vô vi, tự tại, không bị ràng buộc)

Và sau đây là bài kệ Thiền Thiện dịch từ kinh Phật Thuyết Tôn Thượng (Đại chánh tân tu Đại Tạng số 77)

Quá khứ không nhớ tưởng Tương lai không tìm cầu Quá khứ đã chết rồi Tương lai ngoài tầm tay

Phải quán chiếu tư duy Các pháp trong hiện tại Người trí luôn tỉnh thức Vững chãi và tự do

Tinh tiến được như vậy Sợ gì lúc mạng chung Nếu không làm sao thoát Thần chết đã thủ hạ?

Sống vững chãi như thế Quán chiếu cả đêm ngày Là phải tu tập theo Bại kệ hiền Thiện này.

Page 46: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

45

Nguyên văn chữ Hán:

Quá khứ đương bất ức Tương lai vô cầu niệm Quá khứ dĩ tận diệt Tương lai vô sở đắc

Vị hiện tại chi pháp Bỉ bỉ đương tư duy Sở niệm phi lao cố Trí giả năng tự giác

Đắc dĩ năng tinh tiến Hà trí ưu mạng chung Ngã tất bất ly thử Đại chúng* năng bất thoát

Như kị kim lao trú Trú dạ bất xả chi Thị cố Hiền Thiên kệ Nhân đương tác thị phân.

(* Đại chúng: ở đây chỉ đại quân dưới quyền chỉ huy của thần chết)

Page 47: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

46

Pháp thí thắng mọi thí

Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti

SÁCH ẤN TỐNG KHÔNG BÁN

Page 48: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson
Page 49: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson
Page 50: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

OUR APPOINTMENT WITH LIFE Sutra on Knowing the Better Way to Live Alone

Thich Nhat Hanh Translated from the Vietnamese text by Annabel Laity

Page 51: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

Typeset by Binh Anson Perth, Australia

17/04/2021

Page 52: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

Table of Contents

Introduction 1. The Sutras

The Elder Sutra The Sutra on Knowing the Better Way to Live Alone

2. Commentary on the Sutras 3. Putting the Teachings of the Buddha into Practice

Awake and alone Tied up inside Standing firmly Future ghosts Smiling within Life is a path Peace, freedom, and joy Transcending birth and death

Appendix

Page 53: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

Our appointment with life is in the present moment.

The place of our appointment

is right here, in this very place.

– THICH NHAT HANH

Page 54: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

5

Introduction

What Does It Mean to Live Alone?

The Sutra on Knowing the Better Way to Live Alone is called the Bhaddekaratta Sutta in Pali. It is number 131 in the Majjhima Nikaya. This important sutra is one of the oldest written teachings on how to live in the present moment.

“Knowing how to live alone” doesn’t mean you have to live in solitude in a cave, separated from other people. If we sit alone in a cave, lost in our thinking, we aren’t really living alone. “Living alone” means living to have sovereignty over ourselves, to have the freedom that comes from not being dragged away by the past, not living in fear of the future, and not being pulled around by strong emotions caused by the circumstances of the present. When we are master of ourselves, we can grasp the situation as it is, and we’re in the best position to handle whatever may arise. When we dwell in mindfulness day and night, then we are truly practicing “the better way to live alone.” This is true whether we are surrounded by friends and family, or when we are living a solitary life.

If a doctor tells you, “You have cancer and probably only have six months to live,” you will likely feel completely overwhelmed. The fear, the idea that “I’m going to die in six months,” can take away your peace and joy. Before the doctor told you about the cancer you could sit and enjoy your tea, eat your meal, or watch the moon, while now your fear takes away all your joy and freedom.

But the doctor’s words can be a bell of mindfulness. We all have six months left to live, or seven months, or ten years. If we can

Page 55: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

6

know and accept that death is something that comes to everybody, we will not suffer so much. The doctor who tells us we have six months left to live will also die. Maybe the doctor will die before us. We may be lucky to have six months to live. If we look deeply, we see things that we can’t otherwise see.

We can get back our freedom from fear and, with that freedom and non-fear, we may live those six months happily.

We are all equal as far as life and death are concerned. Everyone has to die. But before we die, can we live properly? If we live properly, the quality of our last six months can be higher than if we were to live six or sixty more years. If we’re caught in the fetters of suffering, our life doesn’t have the same meaning it would if we lived in freedom. Knowing that we have to die, we can become determined to live our lives properly and deeply. If we’re not able to live with peace, joy, and freedom, then we live as if we’re already dead.

In the Sutra on Knowing the Better Way to Live Alone, the Buddha teaches that we must struggle to get back our freedom, to be able to live the moments of our daily life deeply. If in the moments of our daily life we can have peace and joy, then we can heal the suffering we have in our bodies and our minds. Living deeply in each moment of our life we can be in touch with the wonderful things of life; we can nourish our body and mind with these wonderful elements, and we can embrace and transform our suffering. To live each day of our life deeply is to live a life of wonder, nourishment, and healing. Living like this we can revive our freedom, experience life deeply, give rise to the truth, and have awakened understanding. Our fears, anxieties, sufferings, and sadness will evaporate, and we will become a source of joy and life for ourselves and those around us.

Page 56: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

7

Living Alone In The Present Moment

There are people who can’t see the happiness of the present and think that life was more beautiful in the past. Many of us are caught in this way of thinking. The past is no longer there, but we compare it with the present. Even when we were living those moments in the past we didn’t really value them at the time, because in the past we also weren’t able to live in the present moment.

There are other people who pursue the past because the past made them suffer. We have all suffered in the past, and those heavy wounds are calling us back: “Come back to the past. You cannot escape me.” We can become like sheep running back to the past for it to enclose and imprison us, and make us suffer.

Sometimes when we’re sitting with a friend, we can feel abandoned by that friend, because our friend is drowning in the past. He is sitting next to us, but he’s not really there. Suppose we find a way to free our friend from the past. We might ask him what he is thinking, or touch him gently in some way to remind him of the present moment. Then our friend may wake up and smile, and be free from the prison of the past.

Sometimes we don’t want to go back into the past, but the past grabs hold of us and pulls us back. We have to look directly into the past, smile at it and say, “You can no longer oppress me. I am free of you.” The past is just a ghost. We know that the past is a ghost, but we allow the ghost to imprison us.

Some of us run to pursue the future. But the future is another ghost. Why are we afraid of the future? Fear comes from our worry that this or that will or won’t happen tomorrow. But the future is something that is not yet here. The future is never here. Once it’s here, it’s the present.

Page 57: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

8

When we live with a ghost we’re not living alone, we’re living with another. We eat a meal, but we have the ghost sitting alongside us. When we see a friend sitting with a ghost we can say, “Who are you sitting with?” and perhaps that person will wake up. It’s not just the ghosts of the past and the future that like to sit with us. In the present we have infatuations, attachments, feelings of sadness, and projects that take us away from the joy of the present moment. When we live with these things, we are not living alone; we are living with ghosts.

The ghosts of the past and the future take away a lot of our freedom. We can become their slaves. They follow us and condition our life, and order us about. But if we know how to deal with them, we will never fall under their influence. We only have to smile at them. We only need to breathe and come back to our awareness of the present moment and say, “Oh, I know you are a ghost.”

Being aware in the present moment does not preclude our thinking about the past or the future. But we must still dwell in the present moment whenever we look deeply into the past or the future, so that we can be aware of any fear or sadness without being overwhelmed by it. According to the teachings of interbeing, the past makes the present, and the present makes the future. Being in touch with the present, we are already in touch with the past and the future.

We’re caught by the ghosts of the past and the future because we don’t know they’re ghosts. We think the past is still right here with us, and we dwell in it. But if we can smile to the ghost of the past, and acknowledge that the past was there, but that now it is gone, then we can have the smile of enlightenment. When we smile like that, it shows we have love for ourselves. We know the past and the future are not our enemies. We know how to live in this

Page 58: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

9

moment we are in right now. We need to live our daily moments deeply, as they occur.

When we live and know that we are living, this is freedom.

Page 59: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

10

-1-

The Sutras

The Elder Sutra [1]

I heard these words of the Buddha one time when the Lord was staying at the monastery in the Jeta Grove, in the town of Shravasti. At that time there was a monk named Thera (Elder), who always preferred to be alone. Whenever he could, he praised the practice of living alone. He sought alms alone and sat in meditation alone.

One time a group of bhikshus came to the Lord. They paid their respect by prostrating at his feet, stepped to one side, sat down at a distance, and said, “Blessed One, there is an elder by the name of Thera who only wants to be alone. He always praises the practice of living alone. He goes into the village alone to seek alms, returns home from the village alone, and sits in meditation alone.”

The Lord Buddha told one of the bhikshus, “Please go to the place where the monk Thera lives and tell him I wish to see him.”

The bhikshu obeyed. When the monk Thera heard the Buddha’s wish he came without delay, prostrated at the feet of the Buddha, stepped to one side, and sat down at a distance. Then the Blessed One asked the monk Thera, “Is it true that you prefer to be alone, praise the life of solitude, go for alms alone, come back from the village alone, and sit in meditation alone?”

The monk Thera replied, “It is true, Blessed One.”

Buddha asked the monk Thera, “How do you live alone?”

Page 60: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

11

The monk Thera replied, “I live alone; no one else lives with me. I praise the practice of being alone. I go for alms alone, and I come back from the village alone. I sit in meditation alone. That is all.”

The Buddha taught the monk as follows. “It is obvious that you like the practice of living alone. I do not want to deny that, but I want to tell you that there is a more wonderful and profound way to be alone. It is the way of deep observation to see that the past no longer exists and the future has not yet come, and to dwell at ease in the present moment, free from desire. When a person lives in this way, he has no hesitation in his heart. He gives up all anxieties and regrets, lets go of all binding desires, and cuts the fetters which prevent him from being free. This is called ‘the better way to live alone.’ There is no more wonderful way of being alone than this.” Then the Blessed One recited this gatha:

Observing life deeply, it is possible to see clearly all that is. Not enslaved by anything, it is possible to put aside all craving, resulting in a life of peace and joy. This is truly to live alone.

Hearing the Lord’s words, the monk Thera was delighted. He prostrated respectfully to the Buddha and departed.

Page 61: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

12

The Sutra on Knowing the Better Way to Live Alone [2]

I heard these words of the Buddha one time when the Lord was staying at the monastery in the Jeta Grove, in the town of Shravasti. He called all the monks to him and instructed them,

“Bhikkhus!” [3]

And the bhikkhus replied, “We are here.”

The Blessed One taught, “I will teach you what is meant by ‘knowing the better way to live alone.’ I will begin with an outline of the teaching, and then I will give a detailed explanation. Bhikkhus, please listen carefully.”

“Blessed One, we are listening.” The Buddha taught:

“Do not pursue the past. Do not lose yourself in the future. The past no longer is.

The future has not yet come. Looking deeply at life as it is in the very here and now, the practitioner dwells in stability and freedom. We must be diligent today. To wait till tomorrow is too late. Death comes unexpectedly. How can we bargain with it? The sage calls a person who dwells in mindfulness night and day ‘the one who knows the better way to live alone.’

Page 62: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

13

“Bhikkhus, what do we mean by ‘pursuing the past’? When someone considers the way her body was in the past, the way her feelings were in the past, the way her perceptions were in the past, the way her mental formations were in the past, the way her consciousness was in the past; when she considers these things and her mind is burdened by and attached to these things which belong to the past, then that person is pursuing the past.

“Bhikkhus, what is meant by ‘not pursuing the past’? When someone considers the way her body was in the past, the way her feelings were in the past, the way her perceptions were in the past, the way her mental formations were in the past, the way her consciousness was in the past; when she considers these things but her mind is neither enslaved by nor attached to these things which belong to the past, then that person is not pursuing the past.

“Bhikkhus, what is meant by ‘losing yourself in the future’? When someone considers the way his body will be in the future, the way his feelings will be in the future, the way his perceptions will be in the future, the way his mental formations will be in the future, the way his consciousness will be in the future; when he considers these things and his mind is burdened by and daydreaming about these things which belong to the future, then that person is losing himself in the future.

“Bhikkhus, what is meant by ‘not losing yourself in the future’? When someone considers the way his body will be in the future, the way his feelings will be in the future, the way his perceptions will be in the future, the way his mental formations will be in the future, the way his consciousness will be in the future; when he considers these things but his mind is not burdened by or daydreaming about these things which belong to the future, then he is not losing himself in the future.

Page 63: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

14

“Bhikkhus, what is meant by ‘being swept away by the present’? When someone does not study or learn anything about the Awakened one, or the teachings of love and understanding, or the community that lives in harmony and awareness, when that person knows nothing about the noble teachers and their teachings, does not practice these teachings, and thinks, ‘This body is myself, I am this body; these feelings are myself, I am these feelings; this perception is myself, I am this perception; this mental formation is myself, I am this mental formation; this consciousness is myself, I am this consciousness,’ then that person is being swept away by the present.

“Bhikkhus, what is meant by ‘not being swept away by the present’? “When someone studies and learns about the Awakened One, the teachings of love and understanding, and the community that lives in harmony and awareness, when that person knows about noble teachers and their teachings, practices these teachings, and does not think, ‘This body is myself, I am this body; these feelings are myself, I am these feelings; this perception is myself, I am this perception; this mental formation is myself, I am this mental formation; this consciousness is myself, I am this consciousness,’ then that person is not being swept away by the present.

“Bhikkhus, I have presented the outline and the detailed explanation of knowing the better way to live alone.”

Thus the Buddha taught, and the bhikkhus were delighted to put his teachings into practice.

Page 64: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

15

-2-

COMMENTARY ON THE SUTRAS

During the time of the Buddha, there was a bhikkhu named Ekavihariya, who liked to live alone. Literally, his name means “One” (eka) “Living” (vihariya). The Buddha once praised him with this short gatha that appears in the Dhammapada:

Sitting alone, resting alone, going forth alone, without laziness; he who understands deeply the roots of suffering enjoys great peace, while dwelling in solitude.

The monk Ekavihariya was well loved and respected by his fellow practitioners. [4] There was another monk, named Thera (Elder), who also liked to live alone and often spoke highly of the solitary life. However this monk was not praised by his fellow practitioners or by the Buddha. Perhaps Thera wanted to emulate other solitary monks or perhaps he just wanted to practice living alone. But he lived the solitary life only according to the outer form, and his fellow practitioners noticed there was something unbalanced about it. They told the Buddha about him, and the Buddha invited Thera to come see him. The Elder Sutra comes from that encounter.

When Thera presented himself, the Buddha questioned him about his daily life and then offered to show him a much more enjoyable way to live alone, a way that was much more deep and wonderful.

Page 65: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

16

Then the Buddha taught him, “Let go of what is past. Let go of what is not yet. Observe deeply what is happening in the present moment, but do not be attached to it. This is the most wonderful way to live alone.” [5]

The title of the sutra in Pali, Theranamo, means “The One Named Thera.” It is possible that after the Buddha taught Thera the contents of this sutra, the other monks, out of respect for him, began to refer to him in the sutra as the Elder, rather than by his prior name.

As the Buddha taught, a person who knows the better way to live alone does not necessarily live isolated from society. To put society at a distance and to live isolated in the forest is no guarantee of being alone. When we are surrounded by the past, worries about the future, or distractions of the present, our vision is muddled and we are never alone. One who knows the better way to live alone can see clearly, even in a crowd of people.

The Buddha discussed the importance of living alone in many sutras, including Migajala Sutra. [6] In this sutra, a monk named Migajala had heard about the teaching of the better way to live alone and came to ask the Buddha about it.

The Buddha instructed Migajala, “The forms and images which are the objects of our vision can be pleasant, enjoyable, and memorable, and can lead to craving and desire. If a monk is attached to them, then he is bound by them, and he is not alone. He is always with another.”

The expression “being with another” is translated from the Pali word sadutiyavihari. It is the opposite of “living alone.” But when the Buddha used this word, he did not mean that the monk was living with other people. He meant that a monk who is bound by any objects, even objects of consciousness, is actually living with those objects.

Page 66: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

17

The Buddha added, “Indeed, Migajala, if a monk is bound by any fetter like this, even if he lives deep in the forest, in a deserted place without others, and without any outer disturbance, he still lives with another. Why? Because he still has not thrown off the fetters that bind him. Those fetters are the ones with whom he lives.”

Buddha taught Migajala that a person who knows the better way to live alone is someone who lives at ease, not bound by the internal formations which are based on the objects of the six senses: form, sound, smell, taste, touch, and the objects of the mind.

The Buddha concluded, “Migajala, if a monk lives like this, even in the center of a village; with monks, nuns, or lay practitioners; among royalty, or high-ranking officials; or with those who practice another way, he is still someone who knows the better way to live alone. He can be said to be living alone because he has freed himself from all attachments.”

The Bhaddekaratta gatha was composed by the Buddha to summarize what he had taught Thera and Migajala. The Buddha read this gatha to the monks in the Jetavana monastery and later commented on it for them. The opening paragraphs of the sutra depict the occasion on which the Sutra On Knowing the Better Way to Live Alone was delivered.

The people who were able to hear the Buddha that day were limited to the monks who were present in the Jetavana monastery. Because of the importance of the subject, monks and nuns living elsewhere gradually came to know about the “Knowing the Better Way to Live Alone” gatha. The God of the Forest Hot Springs Sutra tells us, “At that time the Buddha was staying in Rajagriha at the Venuvana monastery. The monk Samiddhi was residing in the nearby forest. One morning after bathing in the hot springs Samiddhi was putting on his robe when a beautiful god appeared,

Page 67: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

18

prostrated before him, and asked him if he had ever heard and practiced the “Knowing the Better Way to Live Alone” gatha, saying, “Venerable Samiddhi, you should ask the Buddha to teach us this gatha so that we can put it into practice. I have heard that this gatha contains the deepest meaning of the Buddha’s teachings, that it is the basis for the enlightened life, and that it can lead to awakened understanding and nirvana.” After the god had spoken, he joined his palms and walked clockwise three times around the monk to show his respect.

The monk Samiddhi went to the Buddha. After prostrating to the Awakened One, he told about his encounter with the god and asked the Buddha to teach him the “Knowing the Better Way to Live Alone” gatha. Buddha asked Samiddhi if he knew who the god was. When Samiddhi replied that he did not, Buddha told him the god’s name and that he came from the thirty-third heaven. Then Samiddhi and the monks who were present asked the Buddha again to teach them the gatha. Buddha recited it for them:

Do not pursue the past. Do not lose yourself in the future. The past no longer is. The future has not yet come. Looking deeply at life as it is in the very here and now, the practitioner dwells in stability and freedom. We must be diligent today. To wait until tomorrow is too late. Death comes unexpectedly. How can we bargain with it? The sage calls a person who dwells in mindfulness night and day

Page 68: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

19

“the one who knows the better way to live alone.”

After reciting the gatha, the Buddha left his seat and returned to his hut to meditate. The monks, including Samiddhi, wished to hear an explanation of it, so they went to the elder Kaccana, a senior disciple of the Buddha, recited the gatha to him, and asked if he would comment on it. The monk Kaccana was known to have many excellent qualities. He was often praised by the Buddha for his intelligence, and the monks thought he would be able to offer a penetrating explanation. At first Kaccana hesitated. He suggested that the monks go directly to the Buddha, so that the commentary was from the Teacher himself. But in the end, because the bhikkhus insisted, he agreed to explain the gatha to them. This elder’s commentary is the essential content of The God of the Forest Hot Springs Sutra.

After offering his explanation of the gatha, the elder told the monks that if the opportunity presented itself, they should ask Buddha to explain it directly, because his own insight could never be as profound as the insight of the Awakened One.

The bhikkhus, including Samiddhi, did have another audience with the Buddha, and they told the Buddha the explanation of the “Knowing the Better Way to Live Alone” gatha that they had heard from Kaccana. The Buddha began by speaking in praise of the elder: “Excellent. Among my disciples there are those who grasp the meaning of the Dharma and understand its significance. If the teacher recites a gatha and does not have a chance to comment on it, then it is the disciples who must penetrate the meaning of the gatha and give a fuller explanation of the teaching. The Elder Kaccana is a senior bhikkhu. The commentary he gave you shows the true meaning of the gatha and is in accord with the truth of the way things are. You should use it and make it part of your practice.”

Page 69: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

20

This exchange took place in Rajagriha, the capital city of Magadha, on the right bank of the Ganges. The account which follows took place further north and west, in the town of Shravasti, the capital of the kingdom of Koshala, on the left bank of the Ganges. That account is given in the Shakyan Hermitage Sutra.

The Shakyan Hermitage had been built by members of the Shakyan clan in the hills not far from Shravasti. This hermitage also had the name “No Problems” or “At Peace.” At that time, the bhikkhu Lomasakangiya was staying in the hermitage. One night shortly before daybreak, he stepped outside and spread out a cloth on one of the string cots under the trees. As soon as he began to sit on the cot in the lotus position, a very beautiful god appeared, prostrated before him, and asked if he knew the “Knowing the Better Way to Live

Alone” gatha and if he had ever heard a commentary on it. The monk in turn asked the god the same question, and the god replied that he had heard the gatha but he had not yet had the chance to hear the commentary explaining the deep meaning of the gatha. The elder asked, “How is it that you have heard the gatha but have not yet heard the commentary?”

The god explained that at one time, when the Buddha was residing in Rajagriha, he had heard the Buddha recite the gatha, but the Buddha had given no commentary.

Then the god recited the gatha and advised the monk to go and ask the Buddha to explain it. The gatha in this sutra is identical to the one in The God of the Forest Hot Springs Sutra.

After that, the bhikkhu Lomasakangiya went to the Buddha and told him what had happened. At that time, the Buddha was staying in the Jetavana monastery in Shravasti. Having heard the account, the Buddha told Lomasakangiya that the name of the god who had appeared to him was Candana (Sandalwood) and that he

Page 70: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

21

came from the thirty-third heaven. Then bhikkhu Lomasakangiya requested the Buddha to explain the gatha.

That day, there were many bhikkhus present. The Buddha’s commentary on the gatha forms the essence of the Shakyan Hermitage Sutra. [7]

Another sutra related to the Sutra on Knowing the Better Way to Live Alone is the Sutra Spoken by Ananda. [8] The Buddha delivered this discourse at Sravasti. One night the Venerable Ananda asked the monks to assemble in the main Dharma hall of the Jetavana monastery, and he recited and explained the “Knowing the Better Way to Live Alone” gatha. Early the next day, one of the bhikkhus went to see the Buddha and told him about Ananda’s Dharma talk. The sutra does not say that the bhikkhu expressed any lack of confidence in the Venerable Ananda, but the sutra does say that after the Buddha heard about the Dharma talk, he sent the bhikkhu to invite Ananda to join them.

When Ananda arrived in the Buddha’s room, the Buddha asked him, “Is it true that you recited and gave a talk on the gatha, ‘Knowing the Better Way to Live Alone’ last night?”

Ananda replied that it was true, and the Buddha asked, “Can you recite it for me and tell me your commentary on it?”

After Ananda recited the gatha and told the Buddha his explanation of it, the Buddha asked Ananda several more questions. The main part of the Sutra Spoken by Ananda is comprised of the answers given by Ananda to the Buddha’s questions. When he heard Ananda’s answers, he praised him saying, “Excellent! Among my disciples there are those who have the insight to understand the essential significance of the teachings.”

Page 71: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

22

Buddha praised Ananda in the way that he had praised Kaccana. On that day there were many bhikkhus present, among them the bhikkhu who had told the Buddha about Ananda’s Dharma talk. Perhaps the Buddha spoke those words to assure the monks that the Venerable Ananda’s grasp of the Dharma was as firm as Kaccana’s and that the bhikkhus could make Ananda’s teachings a part of their practice.

Page 72: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

23

-3-

PUTTING THE TEACHINGS OF THE BUDDHA INTO PRACTICE

To live alone does not mean to reject the world and society. The Buddha said that living alone means living in the present moment, deeply observing what is happening. If we do that, we will not be dragged into the past or swept away into thoughts about the future. The Buddha said that if we cannot live in the present moment, even if we are alone in the deepest forest, we are not really alone. He said that if we are fully alive in the present moment, even if we are in a crowded urban area, we can still be said to be living alone.

It is important to practice in a community. A Vietnamese proverb goes: “Soup is to a meal what friends are to the practice.” When we practice in a community, we can learn from its members, and take refuge in our communal practice. We need to discover the way of being alone in a practice community.

The monk Thera was part of a practice community, but he was determined to live alone. He believed in the idea of a solitary life, because he had at some time heard the Buddha praising the practice of living alone. So he kept his distance from everyone else. He begged for alms alone, he returned alone, he ate alone, and he meditated alone. He was like a drop of oil in a bowl of water, unable to mix with his fellow practitioners. The other monastics felt something was not right with his practice, and they expressed their concern to the Buddha.

Page 73: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

24

The Buddha was very kind. He did not criticize Thera. He only said that Thera’s way of living alone was not the best way of doing so. Because there were many other monks present at the time and they could benefit from the teaching, the Buddha took the opportunity to teach Thera that the better way of living alone is to associate with the other monastics, to learn from them and take refuge in them.

There were bhikkhus who were the opposite of Thera, who would always gather in small groups and fritter away their time chatting and joking. Their conversations were not about the teachings, and the Buddha frequently reprimanded them. There are stories throughout the sutras in which the Buddha advises or chides the bhikkhus who act in a noisy and undisciplined way, not knowing how to keep body and mind in check, not knowing how to spend their time usefully in practicing walking and sitting meditation and observing deeply things as they are in the present moment. [9]

When I first became a monk, my master gave me a copy of the book, Encouraging Words of Master Guishan. I will never forget the sentences in which Master Guishan reprimands practitioners who, after the midday meal, gather in small groups and talk about meaningless things. Guishan’s words of advice have often come back to me and served as a reminder:

When you receive food offered by donors, wouldn’t it be better to meditate on the food than to think that as a monk you deserve to receive it? When you finish eating, if you sit around talking idly, it will increase everyone’s suffering later on. How many lifetimes do you plan to chase after worldly matters without looking deeply at where your life is going? Time flies like an arrow, yet you are still attached to the pleasure of the offerings you receive, and you still think that money and possessions will provide you security. The Buddha taught his

Page 74: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

25

monks to be satisfied with just enough food, clothing, and shelter. Why would a monk or a nun spend so much time craving these things? By the time you wake up, your hair will be white. Listen to the wise ones. They did not become monks and nuns just to have some food to eat and a robe to wear.[10]

When we live in a practice community, there should always be at least one or two people who serve as role models.

Sometimes we only need to watch them standing, walking, speaking, or smiling in mindfulness, and we feel steady in our own practice. The fact that we know “the better way to live alone” does not prevent us from enjoying and benefitting from the presence of such people. On the contrary, it is because we know “the better way to live alone” that we have the ability to observe them deeply and appreciate them.

To be in touch does not mean just to talk with the other person. When we are in touch with the blue sky, for example, the white clouds, the green willow, or the rose, we do not communicate with them only in words. We recognize and accept these things, and feel their warmth. Confidence springs up in us, and we learn a lot from their presence. In this way we are able to profit from the third jewel, the practice community.

If we practice “the better way of living alone,” and we spend most of our time quietly practicing walking and sitting meditation, our presence will make a real contribution to the community. Unlike the monk Thera or the monks who gather after meals to talk about things that are not important, every step we make adds to the quality and stability of the practice in the community. We are like Shariputra, Kashyapa, Badhya, or Kimbila – all students of the Buddha. Seeing us, the Buddha will be satisfied and smile. The Buddha knows that if every individual in the community knows how to live alone, the quality of life in the community will be

Page 75: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

26

excellent. When all the members of the community contribute to that quality, the community has a strong foundation, and many people can benefit from it. To live alone means to live in mindfulness. It does not mean to isolate oneself from society. If we know the better way to live alone, we can be in real touch with people and society, and we will know what to do and what not to do to be of help.

AWAKE AND ALONE

If we live in forgetfulness, if we lose ourselves in the past or in the future, if we allow ourselves to be tossed about by our desires, anger, and ignorance, we will not be able to live each moment of our life deeply. We will not be in contact with what is happening in the present moment, and our relations with others will become shallow and impoverished.

Some days we may feel hollow, exhausted, and joyless, not really our true selves. On such days, even if we try to be in touch with others, our efforts will be in vain. The more we try, the more we fail. When this happens, we should stop trying to be in touch with what is outside of ourselves and come back to being in touch with ourselves. We should “be alone.” This is a time to practice conscious breathing, observing deeply what is going on inside and around us. We can accept all the phenomena we observe, say hello to them, and smile at them. We do well to do simple things, like walking or sitting meditation, washing our clothes, cleaning the floor, making tea, and cleaning the bathroom in mindfulness. If we do these things, we will restore the richness of our spiritual life.

The Buddha was someone who lived an awakened life, dwelling constantly in the present moment in a relaxed and steady way. There was always a richness about him – a richness of freedom, joy, understanding, and love. Whether he was seated on a rocky

Page 76: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

27

crag of Vulture Peak, in the shade of the bamboo groves of Venuvana monastery, or under the thatched roof of his hut in Jetavana, Buddha was Buddha, unagitated, content, and of few words. Everyone could see that his presence contributed greatly to the harmony and stability of the community. The monks and nuns were affected just by knowing he was nearby. Many students of the Buddha, including hundreds of senior disciples, inspired similar confidence in those who observed them. King Prasenajit of Koshala once told the Buddha that what gave him so much confidence in the Buddha was the unhurried, calm, and joyful way of life of the monks and nuns who were practicing under his guidance.

If we live in mindfulness, we are no longer poor, because our practice of living in the present moment makes us rich in joy, peace, understanding, and love. Even when we encounter someone poor in spirit, we can look deeply and discover that person’s rich layers.

When we watch a documentary or read a book or look at someone’s painting or sculpture, if we are already poor in heart and mind, and weak in mindfulness, what we are reading or looking at may irritate us and make us feel even more poor. But if we are rich in mindfulness, we will discover what lies in the depths of that art. We may be able to see deeply into the inner world of the person who made it. Looking with the eyes of an art critic, we can see things that most people do not see, and even a bad movie or book or sculpture can teach us. Maintaining full awareness of each detail of the present moment, we are able to profit from it. This is the better way to live alone.

Page 77: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

28

TIED UP INSIDE

The “Knowing the Better Way To Live Alone” gatha begins with the line: “Do not pursue the past.” To “pursue the past” means to regret what has already come and gone. We regret the loss of the beautiful things of the past which we can no longer find in the present. Buddha commented on this line as follows: “When someone thinks how his body was in the past, how his feelings were in the past, how his perceptions were in the past, how his mental formations were in the past, how his consciousness was in the past, when he thinks like that and gives rise to a mind which is enslaved by those things which belong to the past, then that person is pursuing the past.”

Buddha taught that we should not pursue the past “because the past no longer is.” When we are lost in thoughts about the past, we lose the present. Life exists only in the present moment. To lose the present is to lose life. The Buddha’s meaning is very clear: we must say goodbye to the past so that we may return to the present. To return to the present is to be in touch with life.

What dynamics in our consciousness compel us to go back and live with the images of the past? These forces are made up of internal formations (Sanskrit: samyojana), mental formations which arise in us and bind us. Things we see, hear, smell, taste, touch, imagine, or think can all give rise to internal formations – desire, irritation, anger, confusion, fear, anxiety, suspicion, and so on. Internal formations are present in the depths of the consciousness of each of us.

Internal formations influence our consciousness and our everyday behavior. They cause us to think, say, and do things that we may not even be aware of. Because they compel us in this way, they are also called fetters, because they bind us to acting in certain ways.

Page 78: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

29

The commentaries usually mention nine kinds of internal formations: desire, hatred, pride, ignorance, stubborn views, attachment, doubt, jealousy, and selfishness. Among these, the fundamental internal formation is ignorance, the lack of clear seeing. Ignorance is the raw material out of which the other internal formations are made. Although there are nine internal formations, because “desire” is always listed first, it is often used to represent all the internal formations. In the KaccanaBhaddekaratta, the monk Kaccana explains:

My friends, what is meant by dwelling in the past? Someone thinks, “In the past my eyes were like that and the form (with which my eyes were in contact) was like that,” and thinking like this, he is bound by desire. Bound by desire, there is a feeling of longing. This feeling of longing keeps him dwelling in the past.

Kaccana’s commentary could make us think that the only internal formation holding one in the past is desire. But when Kaccana refers to “desire,” he is using it to represent all the internal formations – hatred, doubt, jealousy, and so forth. All of these tie us and hold us back in the past.

Sometimes we only have to hear the name of someone who has wronged us in the past, and our internal formations from that time automatically take us back into the past, and we relive the suffering. The past is the home ground of both painful and happy memories. Being absorbed in the past is a way of being dead to the present moment. It is not easy to drop the past and return to living in the present. When we try to do it, we have to resist the force of the internal formations in us. We have to learn to transform our internal formations, so that we will be free to be attentive to the present moment.

Page 79: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

30

STANDING FIRMLY

The present contains the past. When we understand how our internal formations cause conflicts in us, we can see how the past is in the present moment, and we will no longer be overwhelmed by the past. When the Buddha said, “Do not pursue the past,” he was telling us not to be overwhelmed by the past. He did not mean that we should stop looking at the past in order to observe it deeply. When we review the past and observe it deeply, if we are standing firmly in the present, we are not overwhelmed by it. The materials of the past which make up the present become clear when they express themselves in the present. We can learn from them. If we observe these materials deeply, we can arrive at a new understanding of them. That is called “looking again at something old in order to learn something new.”

If we know that the past also lies in the present, we understand that we are able to change the past by transforming the present. The ghosts of the past, which follow us into the present, also belong to the present moment. To observe them deeply, recognize their nature, and transform them, is to transform the past. The ghosts of the past are very real. They are the internal formations in us, which are sometimes quietly asleep, while at other times they awaken suddenly and forcefully. There is the Sanskrit term anushaya. Anu means “along with.” Shaya means “lying down.” We could translate anushaya as “latent tendency.” The internal formations continue to be with us, but they are lying asleep in the depths of our consciousness. We call them ghosts, but they are present in a very real way. According to the Vijñanavada school of Buddhism, anushaya are seeds which lie in everyone’s subconscious (alaya). An important part of the work of observation meditation is to be able to recognize the anushaya when they manifest, observe them deeply, and transform them.

Page 80: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

31

FUTURE GHOSTS

Sometimes, because the present is so difficult, we give our attention to the future, hoping that the situation will improve in the future. Imagining the future will be better, we are better able to accept the suffering and hardship of the present. But at other times, thinking about the future may cause us a lot of fear and anxiety, and yet we cannot stop doing it. The reason we continue to think about the future, even when we do not want to, is due to the presence of internal formations. Although not yet here, the future is already producing ghosts which haunt us. In fact, these ghosts are not produced by the future or the past. It is our consciousness which creates them. The past and the future are creations of our consciousness.

The energies behind our thinking about the future are our hopes, dreams, and anxieties. Our hopes can be the result of our sufferings and failures. Because the present does not bring us happiness, we allow our minds to travel into the future. We hope that in the future, the situation will be brighter: “When someone considers how his body will be in the future, how his feelings will be in the future, how his mental formations will be in the future, how his consciousness will be in the future…” Thinking in this way can give us the courage to accept failure and suffering in the present. The poet Tru Vu said that the future is the vitamin for the present. Hope brings us back some of the joys of life that we have lost.

We all know that hope is necessary for life. But according to Buddhism, hope can be an obstacle. If we invest our mind in the future, we will not have enough mental energy to face and transform the present. Naturally we have the right to make plans for the future, but making plans for the future does not mean to be being swept away by daydreams. While we are making plans, our

Page 81: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

32

feet are firmly planted in the present. We can only build the future from the raw materials of the present.

The essential teaching of Buddhism is to be free of all desire for the future in order to come back with all our heart and mind into the present. To realize awakening means to arrive at a deep and full insight into reality, which is in the present moment. In order to return to the present and to be face to face with what is happening, we must look deeply into the heart of what is and experience its true nature. When we do so, we experience the deep understanding which can release us from suffering and darkness.

According to Buddhism, hell, paradise, samsara, and nirvana are all here in the present moment. To return to the present moment is to discover life and to realize the truth. All the Awakened Ones of the past have come to Awakening in the present moment. All the Awakened Ones of the present and the future will realize the fruit of Awakening in the present also. Only the present moment is real: “The past no longer is, and the future has not yet come.”

If we do not stand firmly in the present moment, we may feel ungrounded when we look at the future. We may think that in the future we will be alone, with no place of refuge and no one to help us. “When someone considers how his body will be in the future, how his feelings will be in the future, how his mental formations will be in the future, how his consciousness will be in the future…” Such concerns about the future bring about unease, anxiety, and fear, and do not help us at all in taking care of the present moment. They just make our way of dealing with the present weak and confused. There is a Confucian saying that a person who does not know how to plan for the distant future will be troubled and perplexed by the near future. This is meant to remind us to care for the future, but not to be anxious and fearful about it. The best way of preparing for the future is to take good care of the present, because we know that if the present is made up of the past, then

Page 82: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

33

the future will be made up of the present. All we need to be responsible for is the present moment. Only the present is within our reach. To care for the present is to care for the future.

SMILING WITHIN

When we think about the past, feelings of regret or shame may arise. When we think about the future, feelings of desire or fear may come up. But all of these feelings arise in the present moment, and they all affect the present moment. Most of the time, their effect does not contribute to our happiness or joy. We have to learn how to face these feelings. The main thing we need to remember is that the past and the future are both in the present, and if we take hold of the present moment, then we also transform the past and the future.

How can we transform the past? In the past we may have said or done something destructive or harmful, and now we regret it. According to Buddhist psychology, regret is an “indeterminate emotion.” This means that it can be either constructive or destructive. When we know that something we have said or done has caused harm, we may give rise to a mind of repentance, vowing that in the future we will not repeat the same mistake. In this case, our feeling of regret has a wholesome effect. If, on the other hand, the feeling of regret continues to disturb us, making it impossible for us to concentrate on anything else, taking all the peace and joy out of our lives, then that feeling of regret has an unwholesome effect.

When regret becomes unwholesome, we should first distinguish whether the cause was based on something we did or said, or on something we failed to do or say. If in the past, we said or did something destructive, we can call that an “error of commission.” We did or said something with a lack of mindfulness, and it caused

Page 83: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

34

harm. Sometimes we commit an “error of omission.” We did harm by not saying or doing what needed to be said or done, and that brought us regret and sorrow. Our lack of mindfulness was there, and its results are still present. Our pain, shame, and regret are an important part of that result. If we observe the present deeply and take hold of it, we can transform it. We do so by means of mindfulness, determination, and correct actions and speech. All these come about in the present moment. When we transform the present in this way, we also transform the past, and at the same time, we build the future.

If we say that all is lost, everything is destroyed, or the suffering has already happened, we do not see that the past has become the present. Of course, the suffering has already been caused and the wound of that suffering can touch our very soul, but instead of lamenting about or suffering from what we have done in the past, we should take hold of the present and transform it. The traces of a bad drought can only be erased by a bountiful rainfall, and rain can only fall in the present moment.

Buddhist repentance is based on the understanding that wrongdoing originates in the mind. There is a gatha of repentance:

All wrongdoing arises from the mind. If mind is purified, what trace of wrong is left? After repentance, my heart is light like the white clouds that have always floated over the ancient forest in freedom.

Because of our lack of mindfulness, because our mind was obscured by desire, anger, and jealousy, we acted wrongly. That is what is meant by “All wrongdoing arises from the mind.” But if the wrongdoing arose from our mind, it can also be transformed within our mind. If our mind is transformed, then the objects perceived by our mind will also be transformed. Such

Page 84: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

35

transformation is available if we know how to return to the present moment. Once we have transformed our mind, our heart will be as light as a floating cloud, and we become a source of peace and joy for ourselves and others. Yesterday, perhaps out of foolishness or anger, we said something which made our mother sad. But today our mind is transformed and our heart light, and we can see our mother smiling at us, even if she is no longer alive. If we can smile within ourselves, our mother can also smile with us.

If we can transform the past, we can also transform the future. Our anxieties and fears for the future make the present dark. There is no doubt that the future will be black too, because we know that the future is made up of the present. Taking care of the present is the best way to take care of the future. Sometimes, because we are so concerned about what will happen the next day, we toss and turn all night, unable to sleep. We worry that if we cannot sleep during the night, we will be tired the next day and unable to perform to the best of our ability. The more we worry, the more difficult it is for us to sleep. Our worries and fears for the future destroy the present. But if we stop thinking about tomorrow and just stay in bed and follow our breathing, really enjoying the opportunity we have to rest, not only will we savor the moments of peace and joy under the warm blankets, but we will fall asleep quite easily and naturally. That kind of sleep is a big help for making the next day a success.

When we hear that the forests of our planet are diseased and dying so rapidly, we may feel anxious. We are concerned for the future, because we are aware of what is happening in the present moment. Our awareness can motivate us to do something to halt the destruction of our environment. Obviously, our concern for the future is different from worry and anxiety which only drain us. We have to know how to enjoy the presence of beautiful, healthy

Page 85: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

36

trees in order to be able to do something to protect and preserve them.

When we throw a banana peel into the compost heap, if we are mindful, we know that the peel will become compost and be reborn as a tomato or as lettuce in just a few months. But when we throw a plastic bag into the garbage, thanks to our awareness, we know that a plastic bag will not become a tomato or a salad very quickly. Some kinds of garbage need four or five hundred years to decompose. Nuclear waste needs a quarter of a million years before it stops being harmful and returns to the soil. Living in the present moment in an awakened way, looking after the present moment with all our heart, we will not do things which destroy the future. That is the most concrete way to do what is constructive for the future.

In our everyday life, we may also produce poisons for our minds, and these poisons destroy not only us but also those who live with us, in the present and in the future too. Buddhism talks about three poisons: desire, hatred, and ignorance. In addition, there are other poisons whose capacity to do harm is very great: jealousy, prejudice, pride, suspicion, and obstinacy.

In our day-to-day relationships with ourselves, others, and our environment, any or all of these poisons can manifest, blaze up, and destroy our peace and joy, as well as the peace and joy of those around us. These poisons can linger and pollute our minds, causing bitter consequences in the future. So to live in the present moment is also to accept and face these poisons as they arise, manifest, and return to the unconscious, and to practice observation meditation in order to transform them. This is a Buddhist practice. To live in the present is also to see the wonderful and wholesome things in order to nourish and protect them. Happiness is the direct result of facing things and being in

Page 86: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

37

touch. That happiness is the material from which a beautiful future is constructed.

LIFE IS A PATH

To return to the present is to be in contact with life. Life can be found only in the present moment, because “the past no longer is” and “the future has not yet come.” Buddhahood, liberation, awakening, peace, joy, and happiness can only be found in the present moment. Our appointment with life is in the present moment. The place of our appointment is right here, in this very place.

According to the Avatamsaka Sutra, time and space are not separate. Time is made up of space, and space is made up of time. When we speak about spring, we usually think of time, but spring is also space. When it is spring in Europe, it is winter in Australia.

When we have a tea mediation, those who attend breathe in and out and recite the following gatha together before taking the first sip of tea:

This cup of tea in my two hands – mindfulness is held uprightly. My mind and body dwell in the very here and now.

When we drink tea in mindfulness, we practice coming back to the present moment to live our life right here. When our mind and our body are fully in the present moment, then the steaming cup of tea appears clearly to us. We know it is a wonderful aspect of existence. At that time we are really in contact with the cup of tea. It is only at times like this that life is really present.

Peace, joy, liberation, awakening, happiness, Buddhahood, the source – everything we long for and seek after can only be found

Page 87: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

38

in the present moment. To abandon the present moment in order to look for these things in the future is to throw away the substance and hold on to the shadow. In Buddhism, aimlessness (apranihita) is taught as away to help the practitioner stop pursuing the future and return wholly to the present. Aimlessness is sometimes called wishlessness, and it is one of the “three doors of liberation.” (The other two are emptiness and signlessness.) To be able to stop pursuing the future allows us to realize that all the wonderful things we seek are present in us, in the present moment. Life is not a particular place or a destination. Life is a path. To practice walking meditation is to go without needing to arrive. Every step can bring us peace, joy, and liberation. That is why we walk in the spirit of aimlessness. There is no way to liberation, peace, and joy; peace and joy are themselves the way. Our appointment with the Buddha, with liberation, with happiness, is here and now. We should not miss this appointment.

Buddhism teaches a way of breathing which gives us the capacity of making body and mind one in order to be face to face with life. This is called “oneness of body and mind.” That is why every meditator begins by practicing the Sutra on the Full Awareness of Breathing (Anapanasati Sutta).

But to come back to the present does not mean to be carried away by what is happening in the present. The sutra teaches us to observe life deeply and be in touch with the present moment, and see all the sufferings and the wonders of the present. Yet we must do so in mindfulness, maintaining a high degree of awareness in order not to be carried away by, or caught in, desire for or aversion to what is happening in the present.

Looking deeply at life as it is in the very here and now, the practitioner dwells in stability and freedom.

Page 88: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

39

“Stability and freedom” refer to the contentment and tranquility of not being carried away by anything whatsoever. Stability and ease are two characteristics of nirvana. The Pali version of this verse uses two terms, asamkuppam and asamhiram. Asamkuppam means “unwavering, unshakable, immovable, unexcitable.” Sanghadeva, the monk and translator of the Madhyama Agama, translates it as “firm and unwavering.” The monk Dharmapala translates it as “stable.” Asamhiram means, literally, “not folded together, not restrained, not collected, not carried away by anything.” Sanghadeva translated asamhiram into Chinese as “nonexisting” (wu yu), which is not exact. Dharmapala, in The

Elder Sutra, translated asamhiram as “not fettered.” “Fettered” here means “imprisoned.” So “not fettered” means “not caught” or “in freedom.”

Being in contact with life in the present moment, we observe deeply what is. Then we are able to see the impermanent and selfless nature of all that is. Impermanence and selflessness are not negative aspects of life but the very foundations on which life is built. Impermanence is the constant transformation of things. Without impermanence, there can be no life. Selflessness is the interdependent nature of all things. Without interdependence, nothing could exist. Without the sun, the clouds, and the Earth, the tulip could not be. We often feel sad about the impermanence and selflessness of life, because we forget that without impermanence and selflessness, life cannot be. To be aware of impermanence and selflessness does not take away the joy of being alive. On the contrary, it adds healthiness, stability, and freedom. It is because people cannot see the impermanent and selfless nature of things that they suffer. They take what is impermanent as permanent and what is selfless as having a self.

Looking deeply into a rose, we can see its impermanent nature quite clearly. At the same time, we can see its beauty and value its

Page 89: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

40

preciousness. Because we perceive its fragile and impermanent nature, we may see that flower as even more beautiful and precious. The more fragile something is, the more beautiful and precious it is – for example, a rainbow, a sunset, a cereus cactus flowering by night, a falling star. Looking at the sun rising over Vulture Peak, at the town of Vesali, at a field of ripe, golden rice, the Buddha saw their beauty and told Ananda so.

Seeing deeply the impermanent nature of those beautiful things, their transformation and disappearance, the Buddha did not suffer or despair. We, too, by observing deeply and seeing impermanence and selflessness in all that is, can overcome despair and suffering and experience the preciousness of the miracles of everyday life – a glass of clear water, a cool breeze, a step taken in ease and freedom. These are wonderful things, although they are impermanent and selfless.

Life is suffering, but it is also wonderful. Sickness, old age, death, accidents, starvation, unemployment, and natural disasters cannot be avoided in life. But, if our understanding is deep and our mind free, we can accept these things with tranquility, and the suffering will already be greatly lessened. This is not to say we should close our eyes before suffering. By being in contact with suffering, we give rise to and nourish our natural love and compassion. Suffering becomes the element which nourishes our love and compassion, and so we are not afraid of it. When our heart is filled with love and compassion, we will act in ways to help relieve the suffering of others.

If the human species has been able to make any progress, it is because of our heart of love and compassion. We need to learn from compassionate beings how to develop the practice of deep observation for the sake of others. Then others will be able to learn from us the way to live in the present and see the impermanent and selfless nature of all that is. This insight will lighten suffering.

Page 90: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

41

Fear of the unexpected leads many people to live a constricted and anxious life. No one can know in advance the misfortunes which may happen to us and our loved ones, but if we learn to live in an awakened way, living deeply every moment of our life, treating those who are close to us with gentleness and understanding, then we will have nothing to regret when something happens to us or to them. Living in the present moment, we are able to be in touch with life’s wonderful, refreshing, and health-giving phenomena, which allow us to heal the wounds in ourselves. Every day we become more wonderful, fresh, and healthy.

PEACE, FREEDOM, AND JOY

To practice a life of deep observation according to the teachings of the Buddha is to have a life of peace, freedom, and joy, and to realize complete liberation. The “Knowing the Better Way to Live Alone” gatha reminds us that we cannot avoid death and advises us to be diligent in the practice today, for tomorrow it will be too late. Death comes unexpectedly, and there is no way to bargain with it. If we live observing everything deeply in the present moment, we learn to live in peace and joy with freedom and stability. If we continue to practice diligently in this way, peace, joy, and stability will grow every day until we realize complete liberation. When there is complete liberation, death can no longer harm us.

A life like this will bring joy to our dear ones and others. The material of stability and release is also the element of liberation. Liberation is the fruit of deep observation which leads to the realization of the impermanent and selfless nature of all that is. By observing at a deep level, we can defeat death, because the observation of impermanence can lead us to transcend the

Page 91: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

42

boundaries of birth and death. When we look at all that is in the universe and all those dear to us, we see that there is nothing eternal and unchanging that we can call “I” or “self.”

TRANSCENDING BIRTH AND DEATH

We often think that birth means that what did not exist comes into existence, and that death means that which exists ceases to exist. When we look deeply at things, we see that this idea about birth and death is mistaken in many respects. No phenomenon whatsoever can come into existence out of nothing, and no phenomenon which exists can become nothing. Things are ceaselessly transforming. The cloud does not die; it only becomes rain. The rain is not born; it is only the transformation and continuation of the cloud. Leaves, a pair of shoes, joy, and sorrow all conform to this principle of no-birth and no-death. To think that after death we no longer exist is a narrow view which in Buddhism is called the “nihilistic view.” The narrow view that after death we continue to exist without changing is called the “view of permanence.” Reality transcends both permanence and annihilation.

The Buddha taught us to look directly into the elements which combine together to constitute our body, in order to see the nature of these elements and transcend the idea of “self” – whether it is the idea of a permanent, indestructible self, or the idea of a self subject to complete annihilation after we die. The sutra says: “Someone who studies and learns about the Awakened One, the teachings of love and understanding, and the community which lives in harmony and awareness, who knows about noble teachers and their teachings, practices these teachings, and does not think, ‘This body is myself, I am this body; these feelings are myself, I am these feelings; this perception is myself, I am this perception; this

Page 92: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

43

mental formation is myself, I am this mental formation; this consciousness is myself, I am this consciousness,’ then that person does not go back to the past, does not think ahead to the future, and is not being swept away by the present.”

The five elements which combine together to become the thing we call self are form (the body), feelings, perceptions, mental formations, and consciousness. If we look penetratingly into the substance of these elements and see their impermanent and interdependent nature, we naturally see that there is no entity we can call “self.” All five elements are constantly transforming. They are never born and never die. There is no element that goes from nothingness into existence, nor any element which goes from existence into nothingness. The thing which we think of as “I” is not born and does not die. We do not identify “I” with the body, whether that body is developing or degenerating, nor with the feelings which change at every moment. Similarly, we do not identify with our perceptions and our consciousness. We are not bound or limited by these five elements. We see that if these elements really are not born or destroyed, then we need no longer be oppressed by death. This insight enables us to transcend birth and death.

When the sutra refers to someone who “practices according to the teachings of the Noble Ones,” it means someone who lives in the present and observes deeply in order to see life’s impermanent and selfless nature. The Buddha taught that “we must practice diligently today, for tomorrow will be too late; death comes unexpectedly and there is no bargaining with it.” Observing deeply, we can realize the birthless and deathless nature of things, and there is nothing more which can frighten us, not even death. We directly overcome birth and death when, by deep observation and realization of impermanence and selflessness, we pierce through false ideas about the nature of existence. Once we

Page 93: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

44

overcome death, we no longer need to “bargain with death.” We can smile, take the hand of death, and go for a walk together.

The life called the “brahma-faring life” of a monk or a nun can lead to the realization of the birthless and deathless nature of all that is. That realization is the substance of liberation. That is why in the Kaccana-Bhaddekaratta Sutra it is emphasized that the practice of living alone is the basis of the brahma-faring life of a monk or a nun. It is also the basis of life for all of us.

Page 94: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

45

Appendix

THE BHADDEKARATTA GATHA IN OTHER SUTRAS

Knowing the better way to live alone shines light on the essence of living in an awakened way as taught by the Buddha. The sutra teaches us to let go of the past and the future, and to live mindfully in order to look deeply and discover the true nature of all that is taking place in the present moment.

THE BHADDEKARATTA GATHA IN THE PALI CANON

The Bhaddekaratta gatha became well known and is found in many other sutras in both the Pali Canon and the Chinese Canon.

In the Pali Canon, I have come across four suttas with the “Bhaddekaratta” gatha, all in the Majjhima Nikaya. The first is the Bhaddekaratta Sutta (number 131). The second is the Ananda-Bhaddekaratta Sutta (number 132), which is the equivalent of the Sutra Spoken by Ananda. The third is the Mahakaccana-Bhaddekaratta Sutta (number 133), equivalent to The God of the Forest Hot Springs Sutra. The fourth is the Lomasakangiya-Bhaddekaratta Sutta (M134), equivalent to the Shakyan Hermitage Sutra.

Besides the four Pali suttas and Chinese sutras mentioned above, the subject of living alone is referred to in many other places in the canons, in detail in the Theranamo and the Migajala sutras, although the Bhaddekaratta gatha is not specifically quoted.

Page 95: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

46

The terms ekavihari (one who lives alone) and sadutiyavihari (one who lives with another) in the Migajala Sutta are easy to understand and accept. But the term bhaddekaratta is difficult to translate. Dharmanandi, who translated the Samyukta Agama into Chinese, did not understand this compound word, so he just transcribed it into Chinese characters and used it as the title of the gatha. [11]

A number of Buddhist masters of the Southern Tradition understand ekaratta as “one night” and translate Bhaddekaratta as “A Good Night for Meditation.” Judging from the content of the sutra, I believe this translation is not correct. Bhadda means “good” or “ideal.” Eka means “one” or “alone.” Ratta means “to like.” The contemporary Buddhist scholar Bhikkhu Nanananda translates the title as “The Ideal Lover of Solitude.” After much reflection, I think that “Knowing the Better Way to Live Alone” is closer to the original meaning of the sutra.

THE BHADDEKARATTA GATHA IN THE CHINESE CANON

In the Madhyama Agama there are three sutras which quote this gatha. The first is The God of the Forest Hot Springs Sutra (number 165), in which the poem is quoted four times. The second is The Shakyan Hermitage Sutra (number 166), in which the gatha is quoted three times. The third sutra is the Sutra Spoken by Ananda (number 167), in which the gatha is quoted once. The following is the translation of the gatha as it appears in the three sutras:

Do not think of the past. Do not worry about the future. Things of the past have died. The future has not arrived. What is happening in the present

Page 96: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

47

should be observed deeply. The Wise Ones live according to this and dwell in stability and freedom. If one practices the teachings of the Wise Ones, why should one be afraid of death? If we do not understand this, there is no way to avoid the great pain of the final danger. To practice diligently day and night, one should regularly recite the Bhaddekaratta Gatha.

The following Bhaddekaratta Gatha is seen in the translation of the Great Reverence Sutra, which is no. 77 in the Taisho Revised Tripitaka.

Not thinking about the past, not seeking something in the future – the past has already died, the future is not in our hands – we should observe deeply and contemplate what is in the present moment.

The person who constantly practices the way of the wise ones has awakened understanding.

Diligently practicing, without wavering, and released from care, what does he fear at the time of death?

Page 97: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

48

If he does not practice diligently, how can he overcome death and its armies? Truly we should practice according to this wonderful gatha.

Page 98: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

49

NOTES:

[1] Samyukta Agama 1071. The equivalent in the Pali Canon is the Theranamo Sutta (Samyutta Nikaya, Sutta number 10). This version is translated from the Chinese by Thich Nhat Hanh.

[2] The Bhaddekaratta Sutta (Majjhima Nikaya, Sutta number 131). This version is translated from the Pali by Thich Nhat Hanh. [3] Bhikkhu is the Pali equivalent of the Sanskrit word bhikshu.

[4] Some gathas written by him can be found in the Theragatha (Poems of the Elder Monks), verses 537-546. In these poems he praises the tranquility of living alone.

[5] This conversation, so similar to the one in Samyukta Agama 1071, is from the Theranamo Sutta, Samyutta Nikaya, Sutta number 10.

[6] From the Samyutta Nikaya, Sutta numbers 63 and 64.

[7] Madhyama Agama 166, which is the equivalent of the Lomasa-kangiya-Bhad-dekaratta, number 134 in the Majjhima Nikaya.

[8] Madhyama Agama 167, equivalent to the Ananda-Bhadde-karatta in the Pali Canon, Majjhima Nikaya 132.

[9] In the Pali Canon, see the Nagita Sutta, Anguttara Nikaya chapters 5.30, 6.42, 8.86. In the Chinese Canon, see Samyukta Agama 1250 and 1251.

[10] For the full text, see Thich Nhat Hanh, Stepping Into Freedom (Parallax Press, 1997).

[11] Master Dharmapala translated bhaddekaratta as xian shan. Xian means “virtuous” or “able,” shan means “good,” “good at,” or

Page 99: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

50

“skillful.” These two words translate bhadda and ratta. But the part eka, “alone,” which lies between badha and ratta, has been overlooked, although it is fundamental to the meaning of the compound.

Page 100: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson

51

The gift of Dhamma excels all other gifts

Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti

FOR FREE DISTRIBUTION

NOT FOR SALE

Page 101: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson
Page 102: ƯỚC HẸN VỚI SỰ SỐNG - Budsas, Binh Anson