12
Toøa soaïn: 38 Quang Trung - Ñaø Laït ª ÑT: 3822472 - 3822473 ª FAX: 3827608 ª E-mail: [email protected] www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn uoái tuaàn SOÁ 304 (4612) THÖÙ BAÛY 10 - 9 2016 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TRANG 8) Chỉ số giá CPI tháng 8/2016 giảm 0,21% so với tháng 7/2016, tăng 1,39% so với cùng k; bình quân 8 tháng, CPI tăng 1,04% so với bình quân cùng k. Nguồn: UBND tỉnh Khánh Ly - sau hơn nửa thế kỷ hội ngộ Đà Lạt, lòng vẫn nở hoa C Độc đáo chiếc xe máy vỏ gỗ 7 3 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chọn lọc 5 Những cái măng tre Truyện ngắn: ĐÀO NGUYÊN HẢI Thánh thót những giọt thạch cầm (XEM TRANG 6) ° Độc tấu đàn đá. T ại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch vừa tổ chức ở thành phố Hội An, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra 7 nỗi sợ khiến 70% số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không dám quay lại. Theo số liệu Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương thì 90% khách quốc tế đến Việt Nam là lần đầu và chỉ có 6% là quay lại. Những nỗi sợ được liệt kê là cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ, nhà vệ sinh không sạch, ô nhiễm môi trường. Những nỗi sợ này kéo chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam xuống vị trí 75/141 nước tham gia đánh giá. Chỉ trên Lào và Mi-an- ma. Trong khi tiềm năng du lịch của nước ta lại được đánh giá cao. Đối chiếu với 7 nỗi sợ của du khách với du lịch Lâm Đồng, tuy hiện tượng cướp giật, trộm cắp, kẹt xe không đến nỗi trở thành vấn nạn song những hạn chế khác đều có thể được điểm tên. Tiềm năng lớn, lợi thế nhiều, thiên nhiên ưu đãi dành cho du lịch Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh, điểm đến cuốn hút du khách trong nước và quốc tế. Song điểm trừ của du lịch Việt chính là sự tụt hậu trong cung cấp dịch vụ và những điều kiện tạo nên sức hấp dẫn từ con người, môi trường đều yếu và thiếu. Đáng lo ngại nhất chính là thái độ phục vụ cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm môi trường ở không ít điểm du lịch. Sự tụt hậu về thái độ thiếu niềm nở, không trân trọng du khách càng đẩy du lịch Việt Nam ra xa khỏi danh mục xếp hạng năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực chứ chưa nói tới quốc tế. Hiện Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các quốc gia ASEAN về thu hút khách quốc tế. Chính phủ đề ra mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào GDP đạt từ 10% trở lên. Đó cũng là mục tiêu của tỉnh Lâm Đồng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, điều cần làm trước hết là dẹp bỏ 7 nỗi sợ của du khách để xây dựng lại hình ảnh của du lịch Việt trong bạn bè quốc tế. Theo đó, sức hấp dẫn sẽ tăng và tỷ lệ khách trở lại Việt Nam sẽ nhiều lên,... Cần thay đổi tư duy, nhận thức và cách thức làm du lịch

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

Toøa soaïn: 38 Quang Trung - Ñaø Laït ª ÑT: 3822472 - 3822473 ª FAX: 3827608 ª E-mail: [email protected] - www.dalatonline.vn

uoái tuaànSOÁ 304(4612)

THÖÙ BAÛY10 - 9

2016

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TRANG 8)

Chỉ số giá CPI tháng 8/2016 giảm 0,21% so với tháng 7/2016, tăng 1,39% so với cùng kỳ; bình quân 8 tháng, CPI tăng 1,04% so với bình quân cùng kỳ.

Nguồn: UBND tỉnhKhánh Ly - sau hơn nửa thế kỷ hội ngộ Đà Lạt, lòng vẫn nở hoa

C

Độc đáo chiếc xe máy vỏ gỗ

7

3 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chọn lọc

5 Những cái măng tre

Truyện ngắn: ĐÀO NGUYÊN HẢI

Thánh thót những giọt thạch cầm(XEM TRANG 6)

° Độc tấu đàn đá.

T ại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch vừa tổ chức ở thành phố Hội An, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ

ra 7 nỗi sợ khiến 70% số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không dám quay lại. Theo số liệu Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương thì 90% khách quốc tế đến Việt Nam là lần đầu và chỉ có 6% là quay lại. Những nỗi sợ được liệt kê là cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ, nhà vệ sinh không sạch, ô nhiễm môi trường. Những nỗi sợ này kéo chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam xuống vị trí 75/141 nước tham gia đánh giá. Chỉ trên Lào và Mi-an-ma. Trong khi tiềm năng du lịch của nước ta lại được đánh giá cao. Đối chiếu với 7 nỗi sợ của du khách với du lịch Lâm Đồng, tuy hiện tượng cướp giật, trộm cắp, kẹt xe không đến nỗi trở thành vấn nạn song những hạn chế khác đều có thể được điểm tên.

Tiềm năng lớn, lợi thế nhiều, thiên nhiên ưu đãi dành cho du lịch Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh, điểm đến cuốn hút du khách

trong nước và quốc tế. Song điểm trừ của du lịch Việt chính là sự tụt hậu trong cung cấp dịch vụ và những điều kiện tạo nên sức hấp dẫn từ con người, môi trường đều yếu và thiếu. Đáng lo ngại nhất chính là thái độ phục vụ cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm môi trường ở không ít điểm du lịch. Sự tụt hậu về thái độ thiếu niềm nở, không trân trọng du khách càng đẩy du lịch Việt Nam ra xa khỏi danh mục xếp hạng năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực chứ chưa nói tới quốc tế. Hiện Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các quốc gia ASEAN về thu hút khách quốc tế.

Chính phủ đề ra mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào GDP đạt từ 10% trở lên. Đó cũng là mục tiêu của tỉnh Lâm Đồng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, điều cần làm trước hết là dẹp bỏ 7 nỗi sợ của du khách để xây dựng lại hình ảnh của du lịch Việt trong bạn bè quốc tế. Theo đó, sức hấp dẫn sẽ tăng và tỷ lệ khách trở lại Việt Nam sẽ nhiều lên,...

Cần thay đổi tư duy, nhận thức và cách thức làm du lịch

Page 2: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 20162 tin töùc - söï kieän

Trung ương Đoàn tuyên dương 7 “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”

445 thanh niên tiêu biểu đại diện cho hơn 25 triệu đoàn viên, thanh niên trên cả nước có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, công tác... và có ảnh hưởng tích cực đối với thế hệ trẻ và xã hội vừa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” lần thứ IV - 2016. Qua đó, tỉnh Lâm Đồng có 7 thanh niên được tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” lần này là những tấm gương sáng trong công tác Đoàn - Hội - Đội, năng động, sáng tạo trong học tập, công tác và lao động sản xuất; các bạn thực sự là những hạt giống quý đang

đóng góp sức trẻ xây dựng quê hương. Cụ thể là các bạn: Nguyễn Đình Bắc (Tổng phụ trách Đội, Trường Dân tộc nội trú Lâm Hà), Trần Văn Thành (Bí thư Đoàn thôn 1 - xã Đạ Oai - Đạ Huoai), Hồ Thiện Mỹ (Ủy viên BCH Đoàn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bảo Lộc), Rô Da Nai Vy (Đội phó Đội nhạc dân tộc - Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng), Ngô Huy Phong (Phó Chủ tịch Hội LHTNVN xã Lộc Thanh - Bảo Lộc), Phan Thanh Sang (Chủ trang trại hoa lan Ysaorchid - Đà Lạt), Trần Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoa Ngọc Ẩn - Đà Lạt).

QUỲNH UYỂN

Xây dựng 2 “nhà nghĩa tình đồng đội” Sáng ngày 5/9, tại xã Gung Ré,

Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Di Linh đã tổ chức khởi công xây dựng “nhà nghĩa tình đồng đội” để giúp ông K’Sui (ở thôn Lăng Kú, xã Gung Ré) hiện đang công tác tại cơ quan Quân sự huyện Di Linh. Hiện nay, gia đình ông

vẫn còn khó khăn, nhà ở còn tạm bợ. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã trích 70 triệu đồng từ “Quỹ tình thương đồng đội” để hỗ trợ ông K’Sui xây dựng 1 căn nhà cấp 4, rộng 70 m2.

Trước đó, ngày 1/9, cũng tại xã Gung Ré, Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh đã khởi công xây dựng “nhà nghĩa tình đồng đội”

để giúp ông Trần Thanh Bình (Cựu chiến binh, ở tại thôn Đăng Rách, xã Gung Ré). Gia đình ông Trần Thanh Bình thuộc diện khó khăn, nhà ở còn rách nát. Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh đã hỗ trợ 50 triệu đồng. Số tiền này do hội viên Hội Cựu chiến binh trong huyện đóng góp.

XUÂN LONG

Thành lập đoàn công tác liên ngành thu ngân sách

Ông Vũ Thành Nam - Chánh Văn phòng UBND huyện Đạ Tẻh cho biết, nhiệm vụ cấp bách, nặng nề nhất của huyện hiện nay là thu ngân sách nhà nước, bởi 8 tháng đầu năm 2016, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của huyện mới thu được xấp xỉ 29 tỷ đồng, đạt 57% dự toán tỉnh giao. Trong đó, thu thuế, phí gần 16 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, thu bằng biện pháp tài chính 13,15 tỷ đồng, đạt 66,4%.

Qua đó, UBND huyện quyết định thành lập đoàn công tác liên

ngành thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, với quyết tâm hoàn thành 100% dự toán giao về thu ngân sách nhà nước năm 2016. Đoàn công tác sẽ phối hợp với Chi cục thuế, chính quyền các xã, thị trấn tiến hành một số biện pháp để nâng cao số thu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Thuế trong việc nộp thuế cho nhà nước; vận động các đối tượng chịu thuế tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; kiên quyết thu đúng, thu đủ các loại thuế.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Sâu, bệnh gây hại gần 2.000 ha cây công nghiệp

Phòng Nông nghiệp huyện Đạ Tẻh cho biết, do thời tiết diễn biến phức tạp, mùa mưa, nhưng nắng gắt, khí hậu khô nóng kéo dài, dẫn đến những tháng đầu năm 2016, trên địa bàn huyện xuất hiện một số sâu, bệnh gây hại 1.991,2 ha cây công nghiệp. Cụ thể, bọ xít muỗi gây hại nặng 199,8 ha điều; rỉ sắt gây hại 238 ha dâu; 14,2 ha cây hồ tiêu bị thối rễ; xì mủ, héo đen đầu lá gây hại 1.539,2 ha cao su. Trước tình hình đó, phòng nông nghiệp, trung tâm nông nghiệp huyện đã tập trung nhân lực, vật lực để chống sâu,

bệnh hại cây trồng, bằng việc: Khoanh vùng cây công nghiệp bị sâu, bệnh, dùng thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật phun xịt diệt sâu, bệnh và hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc, tưới nước, cách phòng trừ sâu, bệnh.

Mặt khác, ngành nông nghiệp huyện cũng phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn cử cán bộ trực tiếp theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến của sâu bệnh, để kịp thời có biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả, không để lây lan trên diện rộng.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

Hóa chất ngâm sầu riêng ở Di Linh là chất cấmChiều 6/9, Đội Quản lý thị

trường số 3 tại Bảo Lộc cho biết, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng đã có thông tin chính thức về vụ việc dùng hóa chất mà cụ thể là phân bón lá HPC-97HXN để thúc chín sầu riêng tại cơ sở thu mua sầu riêng ở xã Hòa Nam (huyện Di Linh).

Theo đó, phân bón lá HPC-

97HXN là một dạng hóa chất nằm trong danh mục chất cấm dùng trong bảo quản nông sản và thực phẩm. Do trong loại thuốc này có nhiều chất và kim loại nặng, rất độc khi ngấm vào trái cây, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người nếu ăn phải. Kết quả phân tích mẫu sầu riêng lấy ở cơ sở của ông

Hoàng Văn Trọng (thôn 2, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) có tồn dư kim loại nặng không tốt cho sức khỏe.

Như Báo Lâm Đồng đã thông tin, trước đó, vào chiều 31/8, Đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả huyện Di Linh đã kiểm tra và phát hiện cơ sở thu mua sầu riêng của ông Hoàng Văn Trọng sử dụng hóa chất trái phép để nhúng sầu riêng. Tại hiện trường, Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản niêm phong, thu giữ hơn 2 tấn sầu riêng đã bị nhúng hóa chất; 13 chai thuốc đặc trị nấm Phytophthora loại 1.000 ml; 4 chai phân bón lá cao cấp có nhãn hiệu HPC-97HXN loại 500 ml/chai, một số can hóa chất và nhiều bao giấy có chứa bột màu vàng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn thu giữ 89 kg bao bì, nhãn mác có chữ Trung Quốc.

KHÁNH PHÚC° Sầu riêng ngâm hóa chất tại cơ sở ông Trọng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm trong thángTheo báo cáo của Ban chỉ đạo

liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) thời gian qua, vấn đề ATTP được các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện bằng nhiều hình thức. Công tác thanh, kiểm tra về ATTP được các ngành chức năng tỉnh và địa phương quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên, trong

tháng 8 năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến 72 người. Cụ thể: 1 vụ ngộ độc không xác định được nguyên nhân xảy ra tại Đà Lạt với 16 người mắc; 2 vụ ngộ độc bánh mì xảy ra tại huyện Đức Trọng với 56 người mắc và rất may không có trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm.

Trong thời gian tới, các ngành chức năng liên quan sẽ tập trung triển khai, giám sát về tình hình thiếu an toàn thực phẩm, chủ yếu là các sản phẩm có nguy cơ cao như: kem, thịt heo quay, bánh canh, bánh phở, chả lụa, nước giải khát có gas, rượu sản xuất thủ công, nước uống đóng chai... HOÀNG YÊN

Bắt 2.280 gói thuốc lá ngoại nhập lậuNgày 6/9, tại trước phòng trọ số

3B Thông Thiên Học, phường 2, TP Đà Lạt nơi Đỗ Thị Hồng Vân (SN 1972) hộ khẩu tại 54 Phùng Khắc Khoan, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đang thuê trọ, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt quả tang Vân đang vận chuyển 19 cây thuốc lá 555 ngoại nhập lậu về phòng trọ.

Tiến hành kiểm tra phòng trọ của Vân, lực lượng CA đã thu thêm 209 cây thuốc lá ngoại nhập lậu gồm nhiều loại thuốc như Jes, Hero, 555… được giấu tại nhiều nơi trong phòng trọ. Vân khai nhận, từ Gia Lai sang TP Đà Lạt thuê trọ, thời gian gần đây thì tiến hành buôn bán thuốc lá ngoại nhập lậu. Toàn

bộ số thuốc lá trên được các đầu lậu gửi từ TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt theo đường xe khách, Vân sẽ trực tiếp đi nhận rồi về bỏ lại cho các quán bán lẻ.

Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Lâm Đồng đã lập biên bản phạm tội quả tang đối với Vân và lập hồ sơ xử lý.

MAI KHANH

... kéo theo chỉ số xếp hạng du lịch và năng lực cạnh tranh của nước ta không còn nằm trong nhóm thấp điểm.

Muốn dẹp những nỗi sợ này, cần đổi mới tư duy và nhận thức về cách làm du lịch. Theo đó, phải xóa bỏ thế đơn độc trong làm du lịch hiện nay. Tức là, trách nhiệm không chỉ thuộc về ngành du lịch, mà của tất cả ban, ngành và người dân. Trong đó, con người chính là yếu tố cơ bản để tạo dựng những sản phẩm du lịch có dấu ấn, bản sắc, hiện đại và có sức cạnh tranh cao. Bởi dù có xây dựng hệ thống cơ sở du lịch hiện đại đến thế nào mà người làm du lịch và môi trường du lịch thiếu thân thiện, cũng khó có thể thu hút du khách nhiều lần đến với các điểm du lịch.

Nói như Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần ứng xử với ngành du lịch theo các quy luật của kinh tế thị trường, chứ không chỉ đơn thuần là ngành vui chơi giải trí, mang nặng tính bao cấp. Ngành du lịch là ngành kinh tế, có dấu ấn văn hóa sâu sắc, có tính tổng hợp, liên kết vùng, liên kết ngành rõ nét. Vì vậy, phải coi trọng tính cộng đồng trong kinh doanh du lịch, mà vai trò trực tiếp ở đây là doanh nghiệp và người dân. Đôi khi, chỉ một nụ cười và sự cởi mở, thân thiện của mỗi người cũng đủ tạo nên sức hấp dẫn của du lịch vùng, miền và một quốc gia. BBT

Cần thay đổi tư duy... (TIẾP TRANG 1)

Tặng quà cho học sinh nghèo DTTS mừng năm học mới và đón trung thu

Trong 2 ngày (5-6/9), nhân dịp khai giảng năm học mới 2016-2017, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các đơn vị Mạnh thường quân trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của 5 trường học thuộc 2 huyện Đức Trọng và Lạc Dương. Đoàn đã đến thăm và trao tặng 380 phần quà (gồm 180 phần quà là vở, viết, cặp sách và 200 phần quà là bánh trung thu, đèn lồng), 50 mũ bảo hiểm cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại 2 trường mầm non Próh, Tu Tra và 2 trường tiểu học Ka Đơn, Tu Tra (huyện Đơn Dương) và 1 trường THCS Xã Lát (Lạc Dương). Tổng trị giá

khoảng 50 triệu đồng do Hội Phụ nữ Công an tỉnh vận động các nhà tài trợ ủng hộ chương

trình giúp học sinh nghèo DTTS mừng năm học mới và vui đón Trung thu năm 2016. AN NHIÊN

° Hội Phụ nữ Công an tỉnh cùng nhà tài trợ trao quà tiếp sức đến trường cho học sinh Trường THCS Xã Lát - Lạc Dương.

Page 3: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016 3 kinh teá - xaõ hoäi

°Khu Công nghiệp Phú Hội hiện vẫn chưa được lấp đầy.

Gia đình anh Nguyễn Trọng Hiền (thôn Tân Đức), mới đầu tư 400

triệu đồng để đầu tư vào nhà kính trồng rau, hoa công nghệ cao. Anh cho biết, nhận thấy giá trị cây cà phê không còn cho hiệu quả kinh tế cao, anh quyết định phá một phần cà phê già cỗi đầu tư nhà kính. “Loại dưa baby này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở nơi đây. Trồng trong nhà kính thì côn trùng ít, hạn chế được mưa gió, cách chăm sóc lại đơn giản, phòng chống dịch bệnh cũng dễ dàng và cho thu hoạch nhanh chỉ trong vòng hơn 1 tháng, thị trường tiêu thụ thì rộng. Nhờ

áp dụng đúng kỹ thuật mà cây dưa của gia đình phát triển tốt, một năm như vậy có thể trồng 3 vụ, thu nhập mỗi vụ khoảng 5 tạ với tổng thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm/sào, 1 sào trồng dưa baby cho thu nhập tương đương với 1 mẫu trồng cà phê. Gia đình tôi khá lên là do mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhờ đó mà kinh tế ổn định, con cái có điều kiện ăn học đàng hoàng”.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Bằng, Chi hội trưởng nông dân thôn Đan Phượng 1 cũng trồng dưa baby công nghệ cao trong nhà kính. Với diện tích gần 2 sào, cho thu nhập gần

Hiệu quả trồng dưa baby trong nhà kínhYẾN THY

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Tân Hà (Lâm Hà) đã mạnh dạn phá bỏ cà phê già cỗi để đầu tư nhà kính trồng dưa baby cho thu nhập cao. Từ đấy, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

200 triệu đồng/năm. Ông cho biết: “Dưa baby là một loại dưa đang được ưa chuộng trên thị trường với đầu ra ổn định, là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Cách trồng, chăm sóc đơn giản, cho thu nhập cao thì hiển nhiên dưa

baby sẽ dần thay thế và chiếm ưu thế vượt trội so với cà phê”.

Ông Mai Văn Dinh - Phó Chủ tịch kinh tế xã Tân Hà cho biết: “Với việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng với nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân trên địa bàn xã Tân Hà đã tìm

°Trồng dưa baby cho thu nhập cao.

được hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế gia đình, trong đó việc người dân mạnh dạn áp dụng mô hình trồng dưa baby trong nhà kính theo hướng công nghệ cao được xem là một hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế. Sản phẩm của người dân sản xuất ra, có hướng phát triển, nhập thẳng vào các công ty. Tuy việc đầu tư nhà kính trồng rau củ cao cấp mới phát triển ở Tân Hà vài năm, song đã cho hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nhiều hộ nông dân ở Tân Hà có xu hướng chuyển đổi từ việc canh tác một số loại cây trồng truyền thống sang loại cây cho hiệu quả này. Vì vậy, diện tích nhà kính, nhà lưới không ngừng được mở rộng cùng với số hộ trồng không ngừng tăng qua các năm. Từ đây, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân của địa phương là đầu tư trồng rau, hoa theo hướng công nghệ cao”.ª

Theo kết luận của Tỉnh ủy Lâm Đồng đánh giá vệc thực hiện Nghị quyết

số 03 - NQ/TU ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 vừa được sơ kết mới đây chỉ ra rằng: Nhìn chung, qua 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết, lĩnh vực CN - TTCN có bước phát triển khá ổn định, tạo nền tảng vững chắc, góp phần quan trọng vào duy trì phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế khác phát triển, nhất là ngành nông nghiệp. Điều đó cho thấy, tuy phát triển CN - TTCN chưa đạt được kỳ vọng mà nghị quyết đề ra, song từ nền tảng vững chắc ấy đã làm biến đổi căn bản, có bước tiến lớn, đặc biệt đối với sự phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp mà Lâm Đồng có lợi thế so sánh với mức tăng trưởng khá cao, theo hướng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng các loại nông sản chất lượng cao. Vì vậy, ngành nông nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế so với các khu vực kinh tế khác. Trong đó nổi bật đã triển khai đồng bộ các quy hoạch phát triển CN - TTCN mà điểm nhấn đấy là quy hoạch điện, thủy điện; quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các khu, cụm công nghiệp... Song song đó là đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; công tác quảng bá, xúc tiến thị trường, thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN - TTCN được quan tâm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nội bộ ngành và các lĩnh vực khác.

Cũng theo đánh giá của Tỉnh ủy, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp, nếu so sánh với giá cố định năm 1994 có mức tăng hàng năm đạt 22,5%

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chọn lọc

XUÂN TRUNG

Nhìn lại mục tiêu đặt ra đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) của Lâm Đồng trong 5 năm qua, hầu hết các chỉ tiêu đều không đạt theo như nghị quyết của tỉnh. Và trong giai đoạn tới, mức tăng trưởng kỳ vọng về phát triển CN - TTCN tuy 2 con số, song vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế giữa các khu vực.

trong cả giai đoạn 2011 - 2015. Và tăng 2,8 lần so với thời điểm 2010, gần đạt mức nghị quyết đề ra là tăng gấp 3 lần. Nguyên do là bởi một số chỉ tiêu cơ bản không đạt kế hoạch nghị quyết đề ra dẫn tới mức tăng kỳ vọng chung không như mong muốn. Cụ thể, nếu như mức thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và xây dựng được đặt ra là 30% nhưng mới chỉ đạt bình quân 10%/năm. Tỷ lệ lấp đầy diện tích Khu công nghiệp Lộc Sơn mới đạt 64,2% và Khu công nghiệp Phú Hội 89% trong khi nghị quyết đặt ra là 100%. Còn tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp mới đạt 8,4% so với nghị quyết là 15,4%. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

đạt thấp chỉ bằng 1/3 so với nghị quyết hay tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp chưa hoàn thành mục tiêu nêu trên được mổ xẻ bởi những hạn chế bao gồm, đó là: Chưa quan tâm đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác gọi mời, thu hút đầu tư. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các khu, cụm công nghiệp, các dự án chưa được giải quyết dứt điểm gây chậm tiến độ thực hiện triển khai dự án. Đặc biệt, công nghiệp chế biến, nhất là lĩnh vực chế biến nông - lâm sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Lâm Đồng. Đó là chưa kể các mặt hàng hóa chủ yếu sơ chế nên

chưa nâng cao được giá trị của các loại sản phẩm hàng hóa...

Dựa trên đánh giá sát thực thực trạng phát triển lĩnh vực CN - TTCN để hoạch định đường hướng phát triển trong giai đoạn tới. Qua đó, Lâm Đồng đưa ra chủ trương phát triển có chọn lọc các ngành, lĩnh vực CN - TTCN nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế, nghĩa là không phát triển công nghiệp bằng mọi giá, tránh những hệ lụy về sau. Đồng thời đặt trọng tâm vào việc tái cơ cấu công nghiệp chế biến nhấn mạnh vào các mặt hàng nông sản của tỉnh và phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đặt ra mục tiêu: Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,2%. Với mức tăng trưởng này, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng sẽ đóng góp vào cơ cấu kinh tế Lâm Đồng chiếm tỷ trọng từ 19,5 - 20% vào năm 2020, thấp hơn so với khu vực kinh tế khác đó là dịch vụ chiếm 33,5 - 34% và nông, lâm, thủy sản chiếm 46 - 46,5%. Với quan điểm chủ trương có chọn lọc ngành, lĩnh vực trong phát triển CN - TTCN trên, đồng thời đạt được mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra, từ nay đến năm 2020, bên cạnh việc thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp và 70% các cụm công nghiệp của tỉnh, Lâm Đồng cũng xác định tăng giá trị, sản lượng, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã qua chế biến nhằm năng cao tỷ trọng đóng góp của ngành CN - TTCN vào GRDP của tỉnh. Qua đó, tập trung rà soát các quy hoạch CN - TTCN, thực hiện tốt quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp nhằm tập trung nguồn lực vốn hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp. Mặt khác, ưu tiên tập trung vốn đầu tư hạ tầng cho các công trình dự án quan trọng, cấp thiết, tránh đầu tư dàn trải, đặc biệt không chạy theo việc lấp đầy các khu, cụm công nghiệp bằng mọi giá...

Với những bước đi trên, có thể thấy mặc dù lĩnh vực CN - TTCN còn chiếm tỷ trọng thấp so với các khu vực khác trong GRDP chung của Lâm Đồng giai đoạn tới nhưng đó là những bước đi chắc chắn, phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển của tỉnh, đem lại sự phát triển mang tính bền vững cho kinh tế Lâm Đồng.ª

Page 4: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 20164 KINH TEÁ - XAÕ HOÄI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

T rước đó, dư luận rất chú ý khi tại buổi họp báo ra mắt phim chiều

17/8 tại TP Hồ Chí Minh, đạo diễn của bộ phim - diễn viên Ngô Thanh Vân vừa khóc vừa chia sẻ dù rất muốn “đứa con” tinh thần của mình đến được với toàn thể công chúng yêu điện ảnh Việt nhưng cô đành phải công bố một thông tin đau lòng là Tấm Cám: Chuyện chưa kể sẽ không được xuất hiện tại hệ thống rạp CGV vì hai bên đã không thống nhất được tỉ lệ ăn chia. Điều này vô tình làm một bộ phận công chúng yêu phim Việt sẽ mất đi cơ hội tiếp cận với bộ phim này (do hiện nay tại nhiều tỉnh chỉ có rạp của CGV).

Ở diễn biến mới nhất vào ngày 30/8, Hiệp hội Phát hành & phổ biến phim Việt Nam (HHPH & PBP VN) đã lên tiếng khẳng định chuyện CGV chèn ép các doanh nghiệp về tỉ lệ ăn chia là có thật...

Theo đại diện HHPH & PBP VN, việc CGV là đơn vị có tỷ lệ phòng chiếu lớn trên thị trường ép các doanh nghiệp nói chung và nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội về tỷ lệ ăn chia trong

thời gian gần đây là vấn đề có thực và đang có rất nhiều doanh nghiệp bất bình. Cụ thể, tỷ lệ chia sẻ doanh thu tại cụm rạp CGV áp dụng cho các nhà sản xuất Việt Nam (không do công ty thành viên của CGV là CJ E&M đầu tư sản xuất hoặc không do CGV phát hành) trong thời gian gần đây càng ngày càng đi xuống.

Cụ thể, từ khoảng năm 2008 trở về sau, hầu như tất cả các rạp chuẩn (Lotte, CGV, Galaxy, BHD, Platinum...) đều có mức tỷ lệ ăn chia bằng nhau, tuy nhiên trong khoảng hơn một năm gần đây, tỷ lệ này riêng tại cụm rạp CGV ngày càng bị ép giảm dần.

Đến năm 2015 thì doanh thu ăn chia cho phim Việt của các NSX/nhà phát hành khác không phải CGV tại hệ thống rạp của CGV bị giảm bình quân khoảng từ 15% - gần 25% trong khi tỷ lệ cũ vẫn được CGV đòi áp dụng cho phim của mình tại các hệ thống rạp khác cũng như tỷ lệ cũ vẫn được các doanh nghiệp khác trong ngành áp dụng.

Qua đó cho biết một số doanh nghiệp hội viên HHPH & PBP

Các nhà sản xuất “tố” phim Việt bị chèn ép trên sân nhàSau khi nhà sản xuất bộ phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể tố rằng bị chèn ép trên sân nhà, cũng như việc tranh cãi giữa CGV (đơn vị chiếm 40% thị phần chiếu phim tại Việt Nam) và BHD (đơn vị phát hành chính của phim) cho thấy câu chuyện về phim Việt bị ép ngay chính sân nhà đã được mổ xẻ sâu hơn.

Gắn với phong trào thi đuaLâm Đồng là tỉnh đầu tiên

triển khai Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam” - UN-REDD giai đoạn I và là một trong sáu tỉnh được chọn triển khai Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II. Mục tiêu của Chương trình giai đoạn II là nâng cao khả năng của Việt Nam để có thể hưởng lợi từ các khoản chi trả dựa trên kết quả cho REDD+ trong tương lai và thực hiện các thay đổi căn bản mới tích cực trong ngành lâm nghiệp. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động của Chương trình UN-REDD giai đoạn II trên địa bàn toàn tỉnh, việc nâng cao nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ rừng, biến đổi khí hậu (BĐKH) và REDD+ cho lãnh đạo và cán bộ chuyên môn cấp huyện, xã, chủ rừng và các hộ nhận khoán là hết sức quan trọng.

Hội thi truyền thông viên giỏi về REDD+ cho cán bộ, hội viên, phụ nữ là tuyên truyền viên của 5 huyện được tiến hành trên cơ sở của Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2016”. Trưởng Ban giám khảo Phạm Thị Ánh Tuyết - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Mục đích của hội thi là nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở; tạo diễn đàn giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; phát huy

ý tưởng sáng tạo, các hình thức tuyên truyền liên quan đến BĐKH và REDD+ trong các cấp hội phụ nữ. Cùng đó, sản phẩm từ hội thi sẽ được sử dụng như những công cụ truyền thông về REDD+ tại địa phương, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng, ứng phó với BĐKH. Vì vậy, hội thi phải là một trong những hoạt động thi đua giữa các cấp hội trong đổi mới công tác tuyên truyền, được tổ chức với tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, lôi cuốn được sự hưởng ứng, tích cực tham gia của cán bộ, hội viên, phụ nữ.

Sôi động và thiết thựcThông qua 3 phần thi, ban

tổ chức đặt ra nội dung đối với các đoàn là tìm hiểu về Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II nói chung và tiến trình thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Từ hội thi này, mỗi thành viên tham gia sẽ là hạt nhân điển hình để nhân rộng hình thức tuyên truyền trong các cấp hội khi trở về địa phương của mình.

Trong phần thi tự giới thiệu, mỗi đội trình diễn một hình thức sáng tạo, sinh động như múa, hát, hoạt cảnh, vè... sát thực tế của huyện mình. Nhiều thông tin về đặc điểm tình hình của địa phương được đưa đến sân khấu như dân số, số hội viên phụ nữ, diện tích tự nhiên, diện tích rừng, đặc trưng văn hóa tinh thần, đặc sản nông nghiệp, nét đặc sắc về du lịch...Sau 10 phút theo quy định của phần thi, mỗi đội khép lại bằng những thông điệp hoặc lời cam kết súc tích và bao hàm tính lan tỏa như: “Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sống chúng ta” (đoàn Đạ Huoai); “Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đam Rông

tích cực hưởng ứng chương trình REDD+” (đoàn Đam Rông); “Bảo vệ môi trường rừng là trách nhiệm của toàn dân” (đoàn Bảo Lâm)... Phát biểu cảm tưởng với PV Báo Lâm Đồng, thành viên đoàn huyện Đam Rông - cô Nguyễn Thị Mộng Trinh (Hiệu phó Trường THCS Liêng Trang) cho rằng đây là phần thi tâm đắc nhất. “Thông qua màn chào hỏi, xét về mặt nghệ thuật thôi, các đội thể hiện được nhiều thể loại, nhiều hình thức. Còn nội dung thì phong phú, ngoài việc giới thiệu được các thành viên cũng như những đặc điểm của huyện mình, các đội cũng đã gởi được những thông điệp cho hội thi này là tuyên truyền về UN-REDD và các đội gần như đã chuyển tải được nội dung này”, cô Trinh nói.

Ở phần thi rung chuông vàng diễn ra trong 3 vòng, mỗi vòng 10 câu hỏi và thời gian trả lời tối đa 15 phút/vòng. Ngân hàng câu hỏi tập trung những nội dung cơ bản liên quan đến REDD+, BĐKH, chương trình UN-REDD, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững. Vì vậy, nhiều nội dung về học thuật nhưng rất thiết thực như: Thời tiết là gì? - Là trạng thái nhất thời của khí quyển tại một thời điểm. Khí hậu là gì? - Là trạng thái trung bình nhiều năm của thời tiết ở một khu vực. Hoặc Chi trả dịch vụ môi trường rừng gọi tắt là PFES; CO2 là đáp án câu hỏi “Trong các khí gây hiệu ứng nhà kính sau, khí nào do các hoạt động của con người tạo ra nhiều nhất?”. Hoặc đó là: SiRAP có nghĩa là gì?; Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên thực hiện REDD+ tại Việt Nam từ năm nào?; REDD+ thực hiện mấy giai đoạn? Hãy kể tên?; Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn I thực hiện tại hai huyện nào của tỉnh Lâm Đồng?...

CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD LÂM ĐỒNG:

Nâng cao vốn tri thức cho phụ nữ qua hội thi Ghi chép: MINH ĐẠO

Ngày 6/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội LHPN tỉnh và Ban quản lý Chương trình UN-REDD Lâm Đồng giai đoạn II tổ chức Hội thi truyền thông viên giỏi về REDD+. Trọn một ngày sôi động với 3 phần thi chính (giới thiệu, rung chuông vàng, tài năng) của 50 thí sinh chủ yếu là phụ nữ các dân tộc: Kinh, K’Ho, Mạ, Dao, Mông, Thái… đến từ 5 huyện: Lâm Hà, Đam Rông, Lạc Dương, Bảo Lâm và Đạ Huoai, cùng một phần thi dành cho khán giả, đã tạo nên “bữa đại tiệc” về tinh thần và đọng lại sự đoàn kết học hỏi, thân thiện cùng nhiều vốn kiến thức bổ ích thiết thực.

Ở phần thi tiểu phẩm, xoay quanh chủ đề của hội thi, mỗi đội thể hiện một tiểu phẩm tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa tối đa 20 phút. Phần thi này sôi động và thể hiện sức sáng tạo, sự kết hợp nhịp nhàng của loại hình hoạt động nhóm. Và trên hết, đó là sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên, sự sẻ chia trong cuộc sống. Chị Đỗ Thị Trúc - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm nói với chúng tôi: Qua hội thi, rất vui là chúng em đã giao lưu học hỏi các đội bạn những kiến thức để về địa phương tuyên truyền. Từ cuộc thi này, chúng em sẽ giúp chị em phụ nữ ở địa phương mình nắm bắt được tình hình nạn phá rừng để cùng nhau phòng chống, và qua đó thực hiện tốt cuộc vận động “5 không, 3 sạch” hiệu quả hơn. Còn đến từ huyện Lạc Dương, chị Đa Rối Ka Xuân - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đa Nhim nói: Đa số bên em là chế độ mẫu hệ, mọi việc trong gia đình chủ yếu do phụ nữ quán xuyến. Thông qua cuộc thi này, chị em sẽ được tuyên truyền sâu sắc hơn về công tác bảo vệ rừng. Ở địa phương huyện chúng em, thời gian qua tình trạng sương

muối và mưa đá nhiều chính là hậu quả của việc con người thiếu trách nhiệm bảo vệ rừng và môi trường sống của mình. Đây là những bài học sâu sắc chúng em sẽ phân tích rõ cho các chị em trong địa phương của mình. Với cương vị là một giáo viên, cô Mộng Trinh cũng chia sẻ thêm: Bên cạnh giáo dục học sinh hàng ngày không được xả rác bừa bãi để giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan sinh thái, thông qua kiến thức REDD+ này, em có nhiều kiến thức hơn để tiếp tục giúp các em học sinh tuyên truyền cho bố mẹ không chặt phá rừng bừa bãi gây nên những tác động như xói lở, lụt lội và xa hơn đó là hiệu ứng nhà kính, BĐKH...

Những tâm tình chân thành của các chị chính là mục đích hướng tới của hội thi. Kết quả hội thi, về tập thể, giải nhất thuộc đoàn Đam Rông; giải nhì đoàn Lâm Hà; giải ba đoàn Đạ Huoai; giải khuyến khích đoàn Bảo Lâm và đoàn Lạc Dương; giải giới thiệu hay nhất là đoàn Lạc Dương và giải tiểu phẩm xuất sắc nhất là đoàn Lâm Hà. Hội thi truyền thông viên giỏi về REDD+ năm 2016 đã thực sự thành công như mong đợi của nhà tổ chức.ª

° Phần giới thiệu của đoàn Lâm Hà.

Page 5: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016 5 vaên hoùa - NGHEÄ THUAÄT

chạy đến hỏi:- Nhà mày luộc hay ngâm

dấm ớt?Ông cúi xuống, lúng túng,

không trả lời. Tối qua, khi ông hồ hởi vác hai

cái măng vào nhà khoe với bố:- Bố ơi! Con lấy được hai

cái măng tre to ngon lắm, bố thằng Hoạt bảo măng này mà đem ngâm dấm ớt thì ngon tuyệt bố ạ.

Bố ông bảo ông ngồi xuống ngưỡng cửa rồi ôn tồn hỏi:

- Con lấy hai cái măng này ở đâu?

- Dạ con với thằng Hoạt lấy ở bên kia sông ạ.

Bố ông nghiêm mặt nói:- Con có biết rặng tre ấy của

ai không?Ông thật thà trả lời:- Dạ con không biết rặng tre

ấy của ai ạ. - Không biết của ai sao con

lại lấy? Chắc con biết rặng tre ấy phải trồng mới có được. Con lấy như vậy nghĩa là con đã ăn cắp. Ăn cắp là một hành động hèn hạ và vô cùng xấu xa, con có biết không?

Nói xong bố ông ra đầu xối nhà lấy chiếc thuyền nan bảo ông cầm theo hai cái măng tre, chèo thuyền đưa ông sang sông. Đến bên rặng tre, bố ông nói:

- Con cầm hai cái măng tre đặt vào gốc tre và nói lời xin lỗi người chủ rặng tre và hứa không bao giờ lấy bất cứ thứ gì không phải của mình.

Ông ngoan ngoãn làm theo lời bố bằng cả tấm lòng chân thật và hối hận. Bố ông còn bảo ông xin lỗi cả rặng tre vì đã làm một điều không phải.

Ông đã kể cho thằng Hoạt toàn bộ câu chuyện. Nghe ông nói, thằng Hoạt cười ré lên:

- Hớ… Hớ… bố mày hâm rồi, của đến mồm mà không ăn. Ba cái măng của tao mang về, bố tao khen măng non và ngon lắm. Bố tao còn bảo nếu lấy được nhiều thì đem phơi khô để đến tết hầm chân giò.

Sau lần ông được bố chèo thuyền đưa qua sông trả lại hai cái măng và thành tâm xin lỗi chủ rặng tre và rặng tre, ông không bao giờ lấy một thứ gì kể cả quả ớt, trái ổi....

Những cáimăng treTruyện ngắn: ĐÀO NGUYÊN HẢI

thương không thể dời nhau của ông và đám trẻ trâu trong làng, nhưng hôm nay dòng sông trong vắt ấy lại là bằng chứng tố cáo đám trẻ. Nhìn những ngụm nước nhổ xuống sông đục ngầu vẩn lạc sống, lão Bính khoái chí cười vang:

- Chúng mày còn cãi nữa không?Đến lượt thằng Hoạt, lão

Bính hô:- Thằng này nhổ xuống! Nhưng thằng Hoạt nhe răng

ra cười: - Khát nước quá, cháu nuốt

mất rồi.Lão Bính sững người quay

sang chỗ ông và đám trẻ, kết quả cuối cùng là ông và đám trẻ mỗi đứa bị hai roi tre lằn đít như hai con lươn, thằng Hoạt bình an vô sự.

Ông và đám trẻ trâu trong làng không chỉ bị hai roi mà còn bị lão Bính đến bảo với bố mẹ từng đứa, mỗi đứa lại lĩnh thêm mấy roi. Cả đám trẻ phục thằng Hoạt lắm. Mấy ngày sau cái vụ moi lạc nhà lão Bính, thằng Hoạt vẫy ông ra góc mé sông thì thầm:

- Mày có nhìn thấy rặng tre bên kia sông không?

Ông nheo mắt nhìn theo tay thằng Hoạt, gật đầu. Thằng Hoạt ghé sát tai ông, thì thầm:

- Bây giờ đang mùa măng tre, măng bãi soi vừa mập vừa non, bố tao bảo măng bãi soi mà ngâm dấm ớt là ngon nhất. Nếu không ngâm dấm ớt thì luộc hai nước rồi đem thả xuống giếng qua một đêm, đem luộc lại, chấm mắm tôm thì ngon phải biết.

Thằng Hoạt dừng lời, nuốt nước miếng rồi gật gù như đang thưởng thức món măng tre luộc chấm mắm tôm. Hoạt bỗng đứng dậy, đến bên bụi cây rút ra một con dao tông kéo ông bơi qua sông. Lên đến bờ, nó lẩn vào rặng tre, chỉ một loáng đã ném ra năm cái măng tre to tướng rồi nói như ra lệnh:

- Mày lấy hai cái. Nói xong nó cởi áo gói ba cái

măng còn lại rồi quay sang, giục:- Chuồn thôi!Như bị thôi miên, ông ôm bọc

măng bơi qua sông.Trưa hôm sau vừa nhìn thấy

ông ở bãi soi thằng Hoạt đã vội

Đặt tập hồ sơ xuống bàn làm việc, Thẩm phán Trần Huy mở cửa bước ra

ban công. Hôm nay là ngày bao nhiêu mà trăng đã tròn vạnh trên đầu. Lâu lắm rồi ông mới nhìn thấy trăng, nói đúng hơn thì lâu rồi hôm nay ông mới nhìn lên trời. Ở giữa nơi phố phường điện lúc nào cũng sáng trưng thì mấy ai để ý đến ánh trăng. Một làn gió nhẹ thoảng qua mang theo hương hoa ngâu của nhà ai dưới phố làm cho ông nhớ lại mùi hoa bưởi đêm trăng của ngôi làng nhỏ ven sông nơi ông đã sinh ra, và những năm tháng tuổi thơ bên dòng sông ấy…

* * *… Thằng Hoạt đứng trên lưng

trâu che bàn tay ngang trán nhìn sang bên kia bờ sông, gật gù rồi ngồi xuống, thúc hai cái gót chân vào bụng trâu lao lên bãi soi. Đám trẻ trâu làng ông hôm nào cũng lùa đàn trâu lên bãi soi, rồi mặc sức mà bơi lội, lặn ngụp dưới dòng sông. Nước sông trong vắt nhìn rõ những vạt rong rạp xuống theo dòng chảy. Tắm chán rồi, cả bọn lại kéo nhau lên bờ nằm dài trên bãi cỏ. Thằng Hoạt đạp vào chân ông hỏi:

- Huy! Mày có đói không?Có ba lưng cơm độn toàn sắn

lại bơi từ trưa đến giờ không đói mới là lạ, ông đưa tay xoa xoa vào cái bụng lép kẹp trả lời:

- Da bụng tao đang dính vào xương sống rồi.

Thằng Hoạt ngồi nhổm dậy hô: - Tất cả theo tao lên bãi lạc

nhà lão Bính, vào tầm này, lạc già lắm rồi, lạc sống ăn vừa bùi vừa ngọt.

Ông cùng thằng Hoạt và đám trẻ trâu trong làng tấn công vào bãi lạc. Thằng Hoạt bảo cả bọn:

- Không thằng nào được nhổ cây, thọc tay xuống gốc mà moi.

Cả đám răm rắp làm theo, cứ như thằng Hoạt là chỉ huy vậy. Mỗi đứa moi đầy hai túi quần rồi cùng nhau chui xuống bờ sông vừa rửa vừa bóc lạc ăn thật ngon lành. Ăn xong cả bọn kéo nhau lên bãi. Nhưng hãi hùng thay, vừa mới đến đầu bãi đã thấy lão Bính đứng chắn ngang đường, trên tay cầm một chiếc roi bằng tay tre, quát:

- Ai cho chúng mày moi lạc của tao?

Cả đám khựng lại, mặt mày tái mét, không thằng nào dám lên tiếng. Lặng đi một lúc, thằng Hoạt cãi:

- Chúng cháu có moi lạc của bác đâu. Đây, bác khám đi, làm gì có củ lạc nào.

- A! Thằng này còn cãi hả? Vừa nói lão Bính vừa thọc tay

vào túi từng thằng, móc nấy móc

để. Quả tình lão Bính không tìm được củ lạc nào. Thằng Hoạt vênh mặt đắc ý. Lão Bính cười khẩy, lùa cả bọn xuống mé sông rồi ra lệnh:

- Mỗi thằng ngụm một ngụm nước to súc miệng đi, khi nào tao bảo nhổ ra thì nhổ xuống sông.

Cả bọn lại răm rắp làm theo. Lão Bính cầm cái roi chỉ vào thằng nào thì thằng ấy nhổ nước trong miệng xuống sông. Dòng sông trong xanh, thường ngày là người bạn yêu

Chỉ sau 3 ngày “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” ra rạp, BHD - công ty phát hành chính của phim - công bố doanh thu đã đạt 21,8 tỷ đồng. Sau 10 ngày, doanh thu của phim tiếp tục tăng lên hơn 46 tỷ đồng. Nếu đây là con số chính xác, nhà sản xuất “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” có thể yên tâm phim có lãi, dù mất 40% thị phần từ rạp chiếu của CGV.

Các nhà sản xuất “tố” phim Việt bị chèn ép trên sân nhà

VN khác cũng không thể chiếu được tại CGV vì tỷ lệ ăn chia dành cho NSX quá thấp so với phần chủ rạp được hưởng và Tấm Cám: Chuyện chưa kể chính là một giọt nước tràn ly.

Bà Vũ Thị Bích Liên - Tổng Giám đốc Hãng phim Sóng Vàng chia sẻ: “Với nhiều công ty, việc CGV lấy tỷ lệ ăn chia tuần đầu lớn hơn cả NSX là vô lý, cá lớn nuốt cá bé. Là NSX, chúng tôi mong CGV có thể ngồi lại với các đơn vị để cùng nhau vạch ra một tỷ lệ ăn chia làm sao cho NSX nhận được phần hợp lý và công bằng”…

Ngay thời điểm này, trong khi đang bị các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam xem xét khiếu nại, thì tại Hàn Quốc vào tháng 8/2016, CGV đang phải đối mặt với việc KFTC chuẩn

bị ra quyết định xử phạt, trong đó không loại trừ xem xét trách nhiệm hình sự đối với các giao dịch nội bộ, ưu đãi quá mức mà

CGV dành cho công ty liên kết của mình…

Đại diện Hiệp hội cho biết đang làm việc với các cơ quan chức năng để xin hướng dẫn và tìm phương hướng cùng chung sức xây dựng thị trường sản xuất, phát hành, rạp chiếu phim điện ảnh và các Trung tâm Phát hành và phổ biến phim toàn quốc có một sân chơi công bằng. Các biện pháp pháp lý cần thiết sẽ được cân nhắc sử dụng để có thể đảm bảo các doanh nghiệp điện ảnh tại Việt Nam không bị chèn ép trái pháp luật, đảm bảo cuộc sống cho hàng chục ngàn cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp chiếu bóng, sản xuất, phát hành khác ngoài CGV và quan trọng hơn cả để góp phần bảo vệ và phát triển nền Điện ảnh Việt Nam...

Phản pháo lại những thông tin từ các doanh nghiệp, theo phía CGV, từ đầu năm 2016 tới nay, đơn vị đã phát hành 8 phim Việt Nam. Dự kiến trong những tháng cuối năm 2016, CGV sẽ tiếp tục phát hành thêm 9 phim, đưa tổng số phim Việt phát hành lên 17 phim, trở thành đơn vị phát hành nhiều phim Việt nhất tại Việt Nam. Từ đây nhấn mạnh những thông tin về việc CGV chèn ép phim Việt, từ chối phát hành phim Việt… là hoàn toàn thiếu căn cứ, có chủ đích và có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh...TS tổng hợp (theo baovanhoa.com.vn)

° “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” hút khách kiểu nào.

Minh họa: H.TOÀN

(XEM TIẾP TRANG 11)

Page 6: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

6

Vaên hoùa - ngheä thuaätCUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016

HỒ SƠ TƯ LIỆU

T ôi từng được xem Rô Da Nai Vy (Đội phó Đội nhạc cụ dân tộc - Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng) diễn tấu đàn đá nhiều lần,

nhưng lần nào em cũng đưa người xem đến cảm xúc tràn ngập say mê. Bàn tay thoăn thoắt nhịp búa dứt khoát, nhanh chậm như múa trên thanh đàn, như bắt đá cất lên âm hưởng của đại ngàn, khi thì sống động vui nhộn, lúc trầm lắng, nhịp nhàng, du dương khó tả. Xem Nai Vy diễn tấu và nghe thanh âm của tiếng đàn ngân lên thánh thót, róc rách tiếng suối chảy, lúc gầm gào dữ dội như dòng thác, gió rừng, nhiều người đã thán phục khi em “đánh thức” được tiếng của ngàn xưa.

Nai Vy đi theo con đường nghệ thuật rất tình cờ, đến với đàn đá cũng rất tình cờ. Em được đào tạo bài bản đàn T’rưng tại Trường Văn hóa nghệ thuật Gia Lai, sau đó mới dày công luyện tập đàn đá và gây ấn tượng sâu sắc với khán giả trong tỉnh mỗi khi em “trổ” tài nghệ của mình. Sinh ra và lớn lên ở buôn M’Lọn - thị trấn Thạnh Mỹ (Đơn Dương) trong ngôi nhà sàn trên 100 năm từ thời cụ cố để lại, cả gia đình em trân trọng giá trị văn hóa dân tộc. Ngôi nhà sàn không chỉ là không gian sống mà còn là “bảo tàng” gìn giữ các hiện vật kỷ vật gắn với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, nhạc cụ của đồng bào Chu ru như dụng cụ giã gạo, dụng cụ đánh bắt cá, cuốc cày, chum chóe, trống, chiêng, khèn bầu… Cả gia đình không ai làm nghệ thuật, bố em hướng cho Nai Vy lớn lên làm cô giáo. Đến một ngày, khi em vừa học hết phổ thông, các nghệ sĩ từ trên tỉnh về tuyển học sinh đồng bào dân tộc đi đào tạo nhân lực cho Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng, bạn bè động viên Nai Vy đã đến dự thi rồi trúng tuyển. Gia đình ngăn không cho theo nghiệp nghệ thuật, nhưng Nai Vy chỉ nghĩ nhà có tới 6 anh chị em, nếu em đi học theo nhà nước tuyển chọn, được trợ cấp thì sẽ đỡ phần khó khăn vất vả cho cha mẹ. 3 năm theo học, em đã chọn chuyên ngành nhạc cụ dân tộc bởi một lý do đơn giản “Là người Tây Nguyên, mong muốn góp sức gìn giữ bản sắc văn

hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên”, đi chọn học chuyên sâu vào diễn tấu đàn T’rưng.

Ra trường, Nai Vy rèn giũa mình bằng cách về thực tập tại Khu du lịch Rừng Madagui, công việc hàng ngày là biểu diễn đàn T’rưng phục vụ du khách. Ngón đàn ngày một hay, đôi tay thêm nhuần nhuyễn. Trở về Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng - đơn vị đã gửi em đi đào tạo, Rô Da Nai Vy không ngừng phấn đấu, tích cực tập luyện biểu diễn, cùng với Nai Ngân - cô bạn cùng học đàn T’rưng đã hình thành nên cặp song tấu, nắm vị trí chủ chốt trong dàn nhạc cụ dân tộc, làm nên những tiết mục độc đáo trong những buổi biểu diễn của Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng. Là người Chu ru nên cồng chiêng vốn có từ trong máu Nai Vy, nhưng muốn đánh thành thạo chiêng đôi, chiêng ba của người Chu ru cũng phải học đầy đủ các bài bản chiêng. Nai Vy còn muốn học được tất cả các bài bản chiêng cổ truyền của tất cả các dân tộc bản địa Lâm Đồng như chiêng 6 của đồng bào K’Ho, Mạ, muốn chơi được các loại nhạc cụ của đồng bào như khèn M’puot, đàn goong (làm từ quả bầu khô) và cả đàn đá nên em không ngừng học hỏi, tập luyện.

Chỉ được học bài bản về đàn T’rưng (thuộc bộ gõ được chế tác bằng lồ ô, tre nứa) nên khi chuyển qua đàn đá dùng búa “gõ” đá khiến Nai Vy không khỏi bỡ ngỡ. Vượt qua khó khăn bước đầu, cô áp dụng kỹ thuật, nguyên lý thang âm đã học, kết hợp việc mày mò tìm hiểu kỹ về đàn đá như cách thức ghè đẽo tinh xảo trau chuốt từng thanh đá; với những kích thước ngắn, dài, dày, mỏng khác nhau để có được các thang âm trầm bổng, thánh thót khi gõ. Thanh đá dài, to, dày thường có âm trầm và trong (gam thấp), ngược lại thanh ngắn, nhỏ, mỏng thường tiếng thanh (âm cao). Người Tây Nguyên xưa thường đặt đàn đá ở các dòng suối, thác - khi dòng nước rơi vào những thanh đá tạo nên âm thanh xua đuổi thú dữ không đến phá hoại nương rẫy mùa màng… Nắm bắt cái hồn trên từng phím đàn

Thánh thót những giọt thạch cầm

mà người xưa gửi gắm, chăm chỉ tập luyện nên bàn tay Nai Vy gõ mỗi ngày nhịp nhàng hơn, điêu luyện hơn. Để một ngày, vào mùa hè 2014, tại Liên hoan độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2014, Nai Vy đã gây ấn tượng mạnh với hình ảnh một cô gái trẻ tuổi đã tấu lên bản dân ca của các dân tộc Tây Nguyên bằng chính những nhạc cụ thô sơ, bằng âm thanh đàn đá - nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người. Tiết mục độc tấu đàn đá “Suối tía” (Dân ca K’Ho - Cill) do Nai Vy biểu diễn đã mang về Huy chương Vàng từ liên hoan. Nai Vy đã từng có cơ hội được mang tiếng đàn đá, đàn T’rưng, cồng chiêng đi một số nước để quảng bá xúc tiến thương mại du lịch, mang đến cho bạn bè thế giới nét văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Với tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, Nai Vy được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng khi tuổi đời chưa đến 30, trong tháng 5 vừa qua, em còn được tín nhiệm ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Dù không trúng cử nhưng trong những ngày đi tiếp xúc cử tri đã cho em những bài học lớn. “Tiếp xúc với bà con, thấy bà con gửi gắm rất nhiều tâm tư nguyện vọng, em thấy thương gì mà thương. Mình thì không làm được gì nhiều, chưa giúp được gì nhiều. Em muốn học nữa, học lên cao để làm được nhiều việc hơn nữa…” - Nai Vy ngậm ngùi.

Lần này gặp Nai Vy không phải trên sân khấu biểu diễn, mà cô vừa trở về từ Hà Nội, bạn là một trong 7 gương thanh niên tiêu biểu đại diện cho tuổi trẻ Lâm Đồng vừa được TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” lần thứ IV - 2016 vào cuối tháng 8 vừa qua. Cầm quyết định đi học đại học quản lý văn hóa trên tay, em tâm sự: “Chuyến đi Hà Nội vừa rồi làm cho em càng thêm mở rộng tầm mắt, rất nhiều người trẻ tuổi như mình, họ luôn khát vọng cống hiến, khát vọng làm giàu, 30 - 31 tuổi mà các bạn ấy là tiến sĩ với nhiều đề tài sáng tạo, có người là tỷ phú là chủ doanh nghiệp, ai cũng đóng góp lớn cho xã hội…”. Khát khao được làm những điều lớn lao, Nai Vy nghĩ mình phải học cao hơn nữa. Dù đứa con đầu lòng mới 3 tuổi, nhưng em quyết tâm đi học đại học để làm được nhiều hơn nữa, để khi không còn trẻ, không còn đủ sức đứng trên sân khấu cống hiến cho nghệ thuật thì mình sẽ tiếp tục trở về làm việc gì đó có ích cho quê hương.ª

° Nghệ sĩ trẻRô Da Nai Vy biểu diễn đàn đá trên sân khấu.

QUỲNH UYỂN

Chỉ khi nhìn thấy Rô Da Nai Vy lướt đôi tay với hai chiếc búa, gõ lên những thanh đàn đá như thả từng giọt thanh âm trầm bổng, lách cách ngân lên thành giai điệu, người xem mới thấy hết niềm say mê và tình yêu của một người trẻ tuổi dành cho âm nhạc dân tộc, đặc biệt là đàn đá - nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

71 năm về trước, ngày 16/8/1945, Mặt trận Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (Tuyên

Quang). Đại hội quyết định: Tán thành lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; quy định Quốc kỳ, Quốc ca; quyết định đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã nổ ra và giành thắng lợi khắp cả nước.

Trong cơn bão lốc tổng khởi nghĩa, sục sôi giành chính quyền cách mạng của cả nước, chỉ trong vòng 7 ngày (từ 22 đến 28/8/1945) với khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân mà hạt nhân là lãnh đạo các chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng và lực lượng tự vệ, nhân dân hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng (Lâm Đồng ngày nay) đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, thành lập chính quyền Việt Minh từ tỉnh đến cơ sở. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở hai tỉnh đã góp phần cùng cả nước đập tan ách phát xít Nhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy ngàn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do do nhân dân làm chủ.

Lâm Đồng - những ngày tháng 9/1945 hào hùng

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

Ngay sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng đề ra ba nhiệm vụ cần kíp trước mắt: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt

° Đồng chí Phan Đức Huy -Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng

tỉnh Lâm Viên (8/1945 - 11/1945).

1. Khoảng trời yêu thươngHồi ký “Đằng Sau Nụ Cười” của ca sĩ

Khánh Ly bộc bạch rằng: Đó là khoảng trời yêu thương nhất của một thời tuổi trẻ khi tình yêu còn mới như trang giấy mới viết về chữ yêu. Đà Lạt của năm 1962 bắt đầu cho tôi những ngày sống thần tiên, tôi yêu cái thành phố đi dăm phút lại gặp nhau trên những con dốc quanh co, những mái ngói đỏ thấp thoáng trên đồi; tôi yêu Đà Lạt như yêu Huế, như yêu bờ sông Thạch Hãn, bởi con gái Đà Lạt môi đỏ, má hồng, tóc dài, da trắng, giản dị, nhẹ nhàng, duyên dáng như con gái Huế; tôi bắt đầu hát tại Night club vào ngày 15/11/1962, cái nhà hàng nằm sát đường đi Trại Hầm, cũng từ đó tôi coi tôi như người Đà Lạt. Không có một nơi nào của Đà Lạt mà tôi chưa đặt chân đến từ nhà hàng Mekong, Sanghai đến tiệm mì quảng Ngọc Diệp, phở Ngọc Lan, cafe Tùng...

Tôi ở Đà Lạt 5 năm, ai rủ tôi về Sài Gòn tôi cũng không đi. Đà Lạt với tôi là nhất, Đà Lạt như chỗ ẩn náu thần tiên, người Đà Lạt thân thiết yêu thương tôi, nhưng sau cùng tôi phải cắn răng bỏ Đà Lạt để đi để bước vào một định mệnh khác, một hạnh phúc, một bất hạnh khác... Và từ đó tôi đi qua nhiều khúc quanh, nơi đêm đêm tôi hát... nơi tôi khóc ngày mới đến, tôi khóc ngày ra đi, nơi tôi tiếc nuối đã không trở lại để sống cho niềm ước mơ của mình.

2. Mối duyên nghiệp gặp TrịnhKhánh Ly là một danh ca thể hiện

thành công nhất nhạc Trịnh Công Sơn. Người nhạc sỹ viết những ca khúc bất hủ về tình yêu, về quê hương và thân phận con người, họ đã có những năm tháng gắn bó chia sẻ những ngọt bùi cay đắng trong những ngày tháng ở Đà Lạt, để bắt đầu từ Đà Lạt họ đã ra đi mang theo cả một bầu trời kỷ niệm dấu yêu và đánh dấu về bước ngoặt sự nghiệp âm nhạc của mỗi người. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly “Trời đưa đẩy cho tôi được gặp Sơn, trời cho tôi những ngày đẹp đẽ đáng yêu nhất, tôi không bao giờ hối tiếc, nếu có kiếp sau tôi cũng xin được gặp lại Sơn như ở Đà Lạt, ở Việt Nam ở trong đời...” - Khánh Ly bày tỏ.

Một trong những ca khúc nổi tiếng mà Trịnh Công Sơn viết tại Đà Lạt đó là “Tuổi Đá Buồn”. Danh ca Khánh Ly chia sẻ: ‘’Người nhạc sỹ ít khi họ thường viết những điều phát sinh từ trái tim của họ, phát sinh từ những gì họ cảm nhận từ cuộc sống. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết bài Tuổi Đá Buồn tại Đà Lạt. Đà Lạt chúng ta có nhà thờ Con gà, đó là cái nhà thờ ngày xưa tôi được rửa tội vào năm 1962, một nhà thờ nhiều kỷ niệm mà chủ nhật nào tôi cũng đi xem lễ ở đó hay học giáo lý ở đó, và tôi không nói rằng ông viết ca khúc đó cho tôi nhưng mỗi khi ở nơi xa tôi hát bài hát đó hay tôi nhìn thấy hình ảnh của

Khánh Ly - sau hơn nửa thế kỷ hội ngộĐà Lạt, lòng vẫn nở hoaTHU MINH

Phải mất hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ cái ngày danh ca Khánh Ly đến và ca hát tại Đà Lạt mới có dịp hội ngộ với thành phố này - nơi khởi phát mối duyên nghiệp làm nên tên tuổi ca sỹ Khánh Ly và những tình khúc nổi tiếng của nhạc sỹ tài danh Trịnh Công Sơn. Trở lại trong đêm nhạc “Vòng tay nhân ái” được tổ chức tại Đà Lạt mới đây, Khánh Ly đã dành chút thời gian ngắn ngủi, bộc bạch những cảm xúc xưa cũ cũng như hiện tại về một “ngày xưa yêu dấu Đà Lạt” mà không muốn dời bước ra đi khỏi “niềm mơ ước” của mình từ thuở nào.

Page 7: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

7 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016 Vaên hoùa - ngheä thuaät

TẢN VĂN

Lâm Đồng - những ngày tháng 9/1945 hào hùng

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

Ngay sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng đề ra ba nhiệm vụ cần kíp trước mắt: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt

giặc ngoại xâm. Quán triệt tinh thần đó, Mặt trận Việt Minh và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng đã đề ra một số chủ trương, nhiệm vụ trước mắt để ổn định đời sống nhân dân, xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ. Đó là:

1. Giải tán bộ máy chính quyền cũ,

thành lập chính quyền cách mạng từ tỉnh đến cơ sở, sử dụng lại những công chức cũ tình nguyện theo cách mạng. Đưa những đại biểu dân tộc thiểu số, nhân sĩ, trí thức vào cơ quan chính quyền, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

2. Tổ chức, củng cố Mặt trận Việt Minh và các đoàn thề quần chúng các cấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Việt Minh và của Chính phủ trong các tầng lớp nhân dân.

3. Thi hành sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và sắc lệnh giảm tức, hoãn nợ cho người nghèo. Tuyên bố xóa nợ cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nợ người Kinh. Giai cấp công nhân thực hiện ngày làm việc 8 giờ.

4. Thực hiện sắc lệnh thanh toán nạn mù chữ, phát động phong trào bình dân học vụ, mở các lớp học ban đêm. Các trường học tiếp tục mở cửa, bỏ những chương trình giảng dạy trái với đường lối cách mạng. Phát động phong trào thể dục - thể thao, văn nghệ quần chúng, dịch các bài hát cách mạng ra tiếng dân tộc để đưa vào vùng dân tộc thiểu số.

5. Tịch thu và sung công tài sản của chính quyền thực dân, phong kiến và tư sản Pháp. Thành lập ban tự quản trong công nhân để quản lý các xí nghiệp, đồn

điền và đẩy mạnh sản xuất. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.

6. Giải tán các đội bảo an, tập hợp những thanh niên, công chức tiến bộ, tích cực hoạt động vào các đơn vị Giải phóng quân (đến tháng 10/1945 chuyển thành Vệ quốc đoàn) và dân quân tự vệ. Thu nhận thêm một số sĩ quan, binh lính bảo an cũ tình nguyện vào Giải phóng quân và sử dụng họ làm huấn luyện viên quân sự. Cử một số cán bộ đi học tại trường Quân chính đội.

7. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên quyết định bắt giam và giải ra Trung bộ xét xử các tên: Trần Văn Lý, Tổng đốc Lâm - Đồng - Bình - Ninh; Ưng An, Tỉnh trưởng Lâm Viên và những tên mật thám ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, thả hết những phạm nhân bị Pháp - Nhật bắt giam. Ủy ban nhân dân cách mạng Lâm thời tỉnh Đồng Nai Thượng cho Tỉnh trưởng Cao Văn Hiệu về quê, truy bắt bọn Pháp và tay sai đang lẩn trốn chống phá cách mạng.

8. Tổ chức phong trào lạc quyên giúp đồng bào miền Bắc bị thiếu đói với tinh thần nhường cơm, sẻ áo.

9. Phát động nhân dân hưởng ứng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ đồng”. Nhân dân các dân tộc hai tỉnh đã biểu thị lòng yêu nước, có người đã hiến

cả tư trang kỷ niệm của mình cho Tổ quốc, các nhà tư sản Việt Nam đã đem góp một số vàng lớn. Ở hai tỉnh quyên góp được trên 10 kg vàng, một số tiền lớn và đồng.

Những chủ trương và nhiệm vụ trên đều được thực hiện nghiêm túc và có kết quả tốt. Các đoàn thể quần chúng như công nhân, phụ nữ, thanh niên, phụ lão... đóng vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân. Hàng trăm ngàn công nhân, thanh niên, lính bảo an cũ gia nhập các đơn vị quân giải phóng và tự vệ, tích cực luyện tập quân sự và canh gác để giữ gìn trật tự trị an. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Lâm Viên, Đồng Nai Thượng thắng lợi đã đem lại những quyền lợi chính đáng: Bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ, ngày làm 8 giờ, bỏ thuế thân, xóa mù chữ, quyền ứng cử, bầu cử… Tuy những quyền lợi đó chỉ được hưởng trong một thời gian ngắn, nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc không thể phai mờ trong mỗi người dân. Ấn tượng đó đã trở thành động lực tinh thần và được phát huy mạnh mẽ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ sau này.

ĐAN THANH (Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

‘1930-1975’, NXB Chính trị Quốc gia, HN 2008)(CÒN NỮA)

° Đồng chí Phan Đức Huy -Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng

tỉnh Lâm Viên (8/1945 - 11/1945).

° Đồng chí Nguyễn Đại Hòa -Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng

tỉnh Đồng Nai Thượng (8/1945 - 10/1945).

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Trong Bảo tàng Xô - Viết Nghệ Tĩnh có một hiện vật khiến cho khách tham quan trong và ngoài nước ai cũng chú ý. Đó là bộ trống của phong trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh. Năm tháng qua đi đã 86 năm, nước thời gian đã phủ màu trên mặt trống, nhưng âm vang của tiếng trống năm ấy vẫn còn vang vọng mãi…

Khi đọc lại những vần thơ trong “Bài ca cách mạng”, tôi hình dung ra khí thế biển người với lá cờ đỏ búa liềm, với những vũ khí thô sơ như gậy gộc, giáo mác: “Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước/ Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên/ Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Yên/ Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”. Có thể nói màu đỏ là màu rạo rực bầu máu nóng của muôn con tim. Màu của nền cờ, màu của máu đỏ đổ xuống trước những loạt đạn của quân thù vẫn không thể ngăn được khí thế bừng bừng của đoàn quân. Ta vẫn còn nghe lời của Bác Hồ kính yêu khi nói về cách mạng Xô- Viết Nghệ Tĩnh: “Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo phong trào quần chúng lớn mạnh xưa nay chưa từng có ở nước ta… Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong biển máu, nhưng Xô - Viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam”. Màu đỏ biểu tượng tô thắm ấy đã được đặt tên cho các địa danh: Thành phố Vinh là “Thành phố đỏ”; làng Phù Việt là “làng đỏ”...

Trong những ngày ấy ca khúc của người chiến sĩ cách mạng Đình Nhu “Cùng nhau đi Hồng binh” đã thành điệp khúc quân hành như một lời thề tự nguyện: “Cùng nhau đi hồng binh/ Đồng tâm ta đều bước/ Đừng cho quân thù thoát/ Ta quyết chí hy sinh…”. Và vở kịch múa “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” được Đoàn Ca múa Trung ương dựng lần đầu năm 1960 mô tả phong trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh vẫn sống mãi trên sấn khấu

đến bây giờ. Ngọn lửa ngày ấy tiếp thêm sức mạnh cho ngày hôm nay từ quê hương Xô - Viết, từ mảnh đất nghèo đã vươn dậy với bao đổi thay. Tôi lại nghĩ về hai chữ công nông, về lá cờ búa liềm của những người nông dân áo nâu Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, rồi ngã ba Nghèn Can Lộc… Những người công nhân áo xanh của xóm thợ Trường Thi, của những nhà máy diêm, máy điện Bến Thủy, của tiếng còi tàu xe lửa thành Vinh. Linh khí đất đai, huyết mạch sông núi đã nuôi dưỡng tôi luyện những khí chất tiêu biểu của con người nơi đây kiên gan và thủy chung gắn bó tình làng, nghĩa nước, đồng lòng, đồng chí, đồng tâm. Nếu không thế thì làm sao hàng vạn người kết nối với nhau dài hơn 4 cây số. Ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên kéo về thành phố Vinh với tay không, vũ khí thô sơ. Người trước ngã, người sau đứng lên hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập”. Nếu không thế thì làm sao với tiếng trống thay cho lời hiệu triệu. Tiếng trống mang âm vang của cả tiếng trống đồng thời Hùng Vương. Tiếng trống vang lên từ những tang trống bằng gỗ mít dẻo dai với thân tre ngà vườn quê nhà; và mặt trống làm bằng da trâu thuộc của con vật quen thuộc với nhà nông. Tiếng trống ngũ liên thôi thúc mang cả hào khí Đông A thời Trần trên sóng Bạch Đằng Giang. Tiếng trống là tiếng lòng muôn người như một, nghe như xưa hồn non nước vọng về. Tiếng trống còn là vượng khí tâm linh của những mái đình ngọn đao vút cong trong ngày lễ hội. Và sau này, trong những trận công đồn đánh Pháp, tiếng trống giục giã người chiến sĩ xung kích xông lên. Tiếng trống báo động những ngày nước lũ tràn về cho mọi người tựa lưng vào nhau vươn ngực trần giữ đê, bảo vệ xóm làng. Và trong những ngày này tiếng trống lại thong thả điểm nhịp cho ngày khai trường vào năm học mới với bao sắc màu tươi mới…

Tiếng trống Xô - Viết năm 1930 còn vọng mãi, ngân vang mãi đến bây giờ…ª

Tiếng trống năm xưavang mãi đến giờ…

2. Mối duyên nghiệp gặp TrịnhKhánh Ly là một danh ca thể hiện

thành công nhất nhạc Trịnh Công Sơn. Người nhạc sỹ viết những ca khúc bất hủ về tình yêu, về quê hương và thân phận con người, họ đã có những năm tháng gắn bó chia sẻ những ngọt bùi cay đắng trong những ngày tháng ở Đà Lạt, để bắt đầu từ Đà Lạt họ đã ra đi mang theo cả một bầu trời kỷ niệm dấu yêu và đánh dấu về bước ngoặt sự nghiệp âm nhạc của mỗi người. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly “Trời đưa đẩy cho tôi được gặp Sơn, trời cho tôi những ngày đẹp đẽ đáng yêu nhất, tôi không bao giờ hối tiếc, nếu có kiếp sau tôi cũng xin được gặp lại Sơn như ở Đà Lạt, ở Việt Nam ở trong đời...” - Khánh Ly bày tỏ.

Một trong những ca khúc nổi tiếng mà Trịnh Công Sơn viết tại Đà Lạt đó là “Tuổi Đá Buồn”. Danh ca Khánh Ly chia sẻ: ‘’Người nhạc sỹ ít khi họ thường viết những điều phát sinh từ trái tim của họ, phát sinh từ những gì họ cảm nhận từ cuộc sống. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết bài Tuổi Đá Buồn tại Đà Lạt. Đà Lạt chúng ta có nhà thờ Con gà, đó là cái nhà thờ ngày xưa tôi được rửa tội vào năm 1962, một nhà thờ nhiều kỷ niệm mà chủ nhật nào tôi cũng đi xem lễ ở đó hay học giáo lý ở đó, và tôi không nói rằng ông viết ca khúc đó cho tôi nhưng mỗi khi ở nơi xa tôi hát bài hát đó hay tôi nhìn thấy hình ảnh của

Khánh Ly - sau hơn nửa thế kỷ hội ngộĐà Lạt, lòng vẫn nở hoaTHU MINH

Phải mất hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ cái ngày danh ca Khánh Ly đến và ca hát tại Đà Lạt mới có dịp hội ngộ với thành phố này - nơi khởi phát mối duyên nghiệp làm nên tên tuổi ca sỹ Khánh Ly và những tình khúc nổi tiếng của nhạc sỹ tài danh Trịnh Công Sơn. Trở lại trong đêm nhạc “Vòng tay nhân ái” được tổ chức tại Đà Lạt mới đây, Khánh Ly đã dành chút thời gian ngắn ngủi, bộc bạch những cảm xúc xưa cũ cũng như hiện tại về một “ngày xưa yêu dấu Đà Lạt” mà không muốn dời bước ra đi khỏi “niềm mơ ước” của mình từ thuở nào.

ngôi giáo đường tôi lại nhớ Đà Lạt. Và giáo đường trong “Tuổi Đá Buồn” nơi mà chúng ta đi về không phải là ngôi giáo đường của tôn giáo mà là ngôi giáo đường của tình yêu, nơi chúng ta, những người yêu nhau đã tới và gặp nhau và họ ở lại đó với nhau, đó chính là “Tuổi Đá Buồn”.

3. Sau hơn 50 năm trở lại Đà LạtNgày tôi ra đi tôi đã không còn

hy vọng được trở lại Đà Lạt, nay giữa những bồi hồi tôi trở lại Đà Lạt mấy mươi năm đã nhiều thay đổi. Nhưng chính con người của mình cũng thay đổi, cũng già cỗi chìm nổi theo năm tháng và tiếng hát tôi cũng như những gốc thông già ngoài kia, huống hồ chi là một thành phố bé nhỏ. Hãy cứ quay lại, đi may ra ở một góc phố nào đó, một mảnh rừng nào đó, của Đà Lạt may ra vẫn còn tìm thấy một cành hoa dại như ngày xưa mình từng thấy thế, cũng là đủ may mắn rồi. Nhưng tôi

thật không ngờ khi lần trở lại này tôi bắt gặp những hạnh phúc rất lớn đó là tôi tìm thấy lại được một Đà Lạt của mình khi tôi đặt chân đến Tuyền Lâm. Tôi chưa bao giờ nghe đến cái tên đó cả, nhưng khi tôi đi đến con đường vào Tuyền Lâm tôi thấy mình trẻ lại, tôi thấy mình của hơn 50 năm về trước, của ngày xưa yêu dấu với Đà Lạt, con đường đèo quanh co, những đồi thông xanh mướt, trời cũng xanh và mặt hồ Tuyền Lâm phẳng lặng....

Tôi không biết mình phải cảm ơn như thế nào với mảnh đất hôm nay tôi được đặt chân đến và cảm ơn những người đã đưa tôi đến Tuyền Lâm hôm nay để tôi tìm lại được chính mình ở chính một Đà Lạt mà tôi trân trọng, một Đà Lạt dễ thương, hiền lành như nước mưa, như nước suối, như thông xanh, như núi đồi và người Đà Lạt cũng hiền như vậy.

Do đó tôi thấy chuyến đi này dẫu có xa xôi mỏi mệt lòng tôi cũng nở hoa.ª

° Khánh Ly lần trở lạiĐà Lạthát trong chương trình “Vòng tay nhân ái”.

Page 8: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

° Mimosa đang là loài hoa đặc hữu của riêng Đà Lạt.

8 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016 DU LÒCH

TRỊNH CHU

“Mimosa từ đâu em tới đất này?”, câu hỏi theo kiểu truy nguyên nguồn cội của hoa như Trần Kiết Tường quả thú vị, hiếm gặp và cắc cớ. Bởi, yêu hoa thì hỏi vậy thôi, chứ nhạc sĩ cũng không có ý định truy nguyên đến cùng nguồn gốc của loài hoa này. Tuy thế, với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhiều người đã tìm được câu trả lời thay cho Trần Kiết Tường.

Theo các chuyên gia về loài cây này, Mimosa có xuất xứ châu Úc, được các thủy thủ người Pháp đưa về đảo Corse. Sau này, cụ thể là đầu thập niên 50 thế kỷ trước, Mimosa lại theo chân người Pháp lên định cư tại Đà Lạt. Trong một bài viết của mình, kỹ sư Nguyễn Hoàng Bích, nguyên cán bộ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết: Bước vào thế kỷ XX, giáo sư Ducampo, Giám đốc Nha thủy lâm Đông Dương, chủ trương xây dựng một mạng lưới các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu lâm sinh theo độ cao từ Sài Gòn lên Tây Nguyên và theo vĩ độ từ Nam ra Bắc. Măng Lin (TP Đà Lạt) có độ cao 1.500 m so mặt biển, nguồn nước dồi dào, địa hình đẹp, địa mạo đa dạng, với những loại đất phát triển trên các nền đá mẹ phổ biến ở Tây Nguyên, là nơi đắc địa, rất thuận tiện cho nghiên cứu, khảo nghiệm các loài cây. Do đó, vào tháng 6 năm 1916, Giám đốc Nha thủy lâm Đông Dương Ducampo đã ra quyết định thành lập Trạm Khảo

cứu Lâm học Măng Lin. Từ đó, nơi đây trở thành điểm đến của nhiều cuộc thám hiểm, điều tra phân loại rừng và vì thế một vườn sưu tập đã được ưu tiên xây dựng ở Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin, quy tụ nhiều thực vật rừng phong phú; trong đó, có loài Mimosa. Trên chuyên mục “Hỏi gì - Đáp nấy” của Báo Nông nghiệp Việt Nam, GS.TS Nguyễn Lân Dũng trả lời rằng: “Mimosa là một loài cây thân gỗ. Cây Mimosa 10 năm tuổi có thể tạo thành một tán lá rộng cả 10 m. Mỗi cành Mimosa đều chi chít những nhánh nhỏ. Lá Mimosa mọc kép, hình ô-van, dài khoảng 2 cm. Mặt dưới của lá có màu trắng bạc như phủ một lớp phấn. Mùa mưa, Mimosa sung mãn, cành lá mọc sum suê. Đến tháng 11, khi mùa mưa cao nguyên ngớt dần, hoa Mimosa đã lấm tấm đầy cành, rồi nở rộ cho đến hết mùa xuân”. Cũng theo vị giáo sư này, ở Việt Nam, chỉ mỗi Đà Lạt có loài hoa này nên nhiều người coi Mimosa là loài hoa biểu trưng cho thành phố hoa và sương mù.

Còn nhà khoa học Nguyễn Đình Hòe trong một công trình nghiên cứu lâm học thì khẳng định: Đà Lạt không chỉ có một mà có đến hai loài hoa cùng được gọi chung tên Mimosa. Đó là keo lá tròn Acacia podalyriaefolia cunn.ex g.Don và keo bạc Acacia dealbata Link, đều thuộc chi keo Acacia. Mimosa không thuộc chi Trinh nữ (cũng có tên là Mimosa) như nhiều người lầm tưởng. Thoạt

nhìn, Mimosa và Trinh nữ rất giống nhau, đều có bông màu vàng sáng hình cầu, nhưng có thể phân biệt rất dễ qua hình dạng và cấu trúc lá. Mimosa Đà Lạt trổ bông từ khoảng tháng mười dương lịch đến mùa xuân năm sau, nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân, tạo nên một nét riêng cho Đà Lạt.

Vậy, người Pháp di thực Mimosa về Đà Lạt, cụ thể là ở Măng Lin phải chăng chỉ để ngắm hoa? Chẳng phải người Pháp vẫn gọi Mimosa là fleur d’amour - hoa tình yêu - đó sao?

Trả lời cho vấn đề này lại phải tìm đến kỹ sư Nguyễn Hoàng Bích, người gắn bó lâu năm với Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin. Cũng trong một bài viết, kỹ sư Nguyễn Hoàng Bích chia sẻ: “Người Pháp trồng Mimosa là để lấy nhựa cung cấp cho ngành mỹ thuật và ngành bưu điện làm chất kết dính của sơn dầu, keo tráng sẵn lên tem, phong bì và làm thùng lưu hóa nhựa, nút chai cho rượu Cognac”.

“Ngày nay, ở Măng Lin, vẫn còn vết tích của những cây Mimosa cổ thụ và những cây Mimosa đẹp nhất, thuộc hai loài Acacia dealbata và Acacia podalyriifolia, cùng nhiều loài có xuất xứ từ Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ như Cupressus sempervirens, Cupressus arizonica, Cupressus macrocarpa, Chamaecyparis lawsonica, Pendula glanca, Thuya orientalis...”, kỹ sư Nguyễn Hoàng Bích nói thêm.ª

Mimosa từ đâu em tới...

Mất gần 6 tháng trời đục đẽo, lắp ráp, ông Lê Quang Sơn (52 tuổi, ngụ thôn 1, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai) đã cho ra đời một chiếc xe gắn máy “có 1 không 2” ở Đạ Huoai nó riêng và ở Lâm Đồng nói chung hiện nay.

Mặc dù không phải “chuyên gia” máy móc nhưng với niềm đam mê của mình, ông Sơn đã lên ý tưởng chế tạo ra một chiếc xe máy rất độc đáo và thu hút được sự chú ý của rất nhiều người trong và ngoài địa phương. Chiếc xe máy bằng gỗ “độc nhất vô nhị” này được ông Sơn chế tạo từ cỗ máy xe ba gác 175 phân khối. Còn, khung, sườn và vành xe được ông độ từ

một chiếc mô tô.Toàn bộ thiết bị phụ tùng từ

vỏ (sườn), dè, vành (niềng) của chiếc xe… được ông Sơn lắp ráp bằng 4 loại gỗ chính như gõ, bằng lăng, trai, sao… Sau 6 tháng “thi công”, chiếc xe được hoàn thành và đưa vào sử dụng như chiếc xe gắn máy bình thường từ cuối năm 2015. Tốc độ tối đa chiếc xe độc đáo này đạt 175 km/giờ. Các thiết bị khác như đèn chiếu hậu, xi nhan, và các phụ kiện đi kèm như: thắng, đề, bàn đạp, còi đầy đủ không khác một chiếc xe gắn máy bình thường.

Ông Sơn chia sẻ: “Khó khăn nhất là trong việc chọn gỗ và lắp ráp các phụ tùng sao cho phù

hợp. Khi chọn được gỗ, nhưng có nhiều chi tiết đòi hỏi độ tinh xảo khi ráp vào không phù hợp đành phải đi săn lùng miếng gỗ khác về tiếp tục đục đẽo sao cho phù hợp và bắt mắt. Có nhiều lúc tưởng chừng như ý tưởng không thực hiện được, nhưng vì lòng đam tôi quyết tâm tôi lặn lội vào những vùng quê xa xôi, hẻo lánh ở Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thậm chí lên tới Bảo Lâm, Di Linh… để sưu tầm những thớ gỗ bỏ đi về tận dụng làm mới nên được sản phẩm như ngày hôm nay.

Ngoài chiếc xe gắn máy, ông Sơn còn chế tạo thêm chiếc xe đạp cũng hoàn toàn bằng gỗ sao và gỗ trai độc đáo. KHÁNH PHÚC

Độc đáo chiếc xe máy vỏ gỗ

° Ông Sơnbên chiếc xe máyđộc đáo của mình.

° Chiếc xe đạp độc đáo của ông Sơn được làm hoàn toàn bằng gỗ.

° Sườn, vành, dè… được làm hoàn toàn bằng gỗ.

° Bình xăng chiếc xe máy.

Page 9: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

9 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016 gia ñình - ñôøi soáng

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN ([email protected])

Hội nhập vào một cộng đồng với các đối tác mạnh trong Hiệp định đối tác Kinh tế

chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa là cơ hội, vừa là thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Tất nhiên, lời giải cho bài toán này trước hết nằm ở doanh nghiệp, trong việc tìm biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập.

Dù vậy, sự hỗ trợ từ Nhà nước là rất cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam, vốn còn nhỏ bé, non trẻ và yếu ớt trong cuộc chơi với các đối thủ sừng sỏ, dày dạn kinh nghiệm, có thể tồn tại, lớn lên kiên cường và cạnh tranh sòng phẳng trong nền kinh tế toàn cầu hóa này.

Doanh nghiệp cần Nhà nước hỗ trợ về cơ chế để có các tổ chức đại diện mạnh và hiệu quả

Trong quá trình hội nhập, thể chế kinh tế cũng như cách thức quản lý Nhà nước về kinh tế có nhiều thay đổi theo hướng giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường, giải phóng sức sáng tạo và khả năng kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và tăng cường tính chủ động, liên kết của các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội doanh nghiệp - tổ chức tập hợp và đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp.

Vì vậy, tăng cường vai trò và cải thiện hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ được nhấn

mạnh trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đây là kênh hữu hiệu để làm cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, góp phần rất lớn giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Các nhóm hoạt động hỗ trợ/dịch vụ chủ yếu mà các hiệp hội doanh nghiệp hiện đang cung cấp cho hội viên là xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm; đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin; tư vấn đầu tư, tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật, hỗ trợ các vấn đề pháp lý; và các dịch vụ, hoạt động khác như kết nối giữa doanh nghiệp và chính quyền, tổ chức sự kiện, bảo lãnh đầu tư…

Hoạt động tư vấn chính sách, pháp luật và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế là một phần quan trọng trong chức năng hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hội viên của các hiệp hội.

Trong tổng thể, có thể thấy các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã có sự lớn mạnh, phát triển không ngừng cả về số lượng và phạm vi cũng như năng lực hoạt động. Mặc dù vậy, so với kỳ vọng về vai trò và hiệu quả của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập cũng như làm cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp thì những gì đã đạt được còn rất hạn chế. Các hiệp hội doanh nghiệp hiện nay đa phần đều chưa bền vững, thiếu về nguồn lực và yếu về năng lực, cần được Nhà nước hỗ trợ để hình thành những tổ chức mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả.

Hội nhập TPP, doanh nghiệp cần “bệ đỡ”

Doanh nghiệp cần Nhà nước thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan tới cam kết TPP

Hiểu biết chính xác về các cam kết trong TPP, từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ, chính xác và kịp thời để tận dụng các cơ hội từ các cam kết và vượt qua thách thức cạnh tranh là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể thành công trong TPP.

Mặc dù vậy, những thông tin về các cam kết WTO, về FTA và hội nhập mà doanh nghiệp

cần biết lại rất thiếu, bởi nhiều lý do:

Các cam kết, hiệp định được đăng tải toàn văn trên các website của các bộ, ngành là quá phức tạp, quá hàn lâm, khó hiểu với các doanh nghiệp. Thông tin cung cấp qua các khóa đào tạo, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng thì chung chung, sơ sài, không đi vào cụ thể các lĩnh vực, khía cạnh mà doanh nghiệp quan tâm; Đối với những vướng mắc cụ thể về các vấn đề liên quan tới cam kết của doanh

nghiệp thì không có một đơn vị hay đầu mối nào để giải đáp, hướng dẫn một cách chính thức.

Thiếu thông tin cụ thể, thiếu những hướng dẫn rõ ràng, thiếu các đầu mối giải thích cam kết… được cho là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng, nắm bắt được các cơ hội to lớn TPP mang lại.

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa một loạt các FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, mức độ cam kết sâu, những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp dự kiến sẽ rất lớn. Do đó, vấn đề thông tin, hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp càng cần được nhấn mạnh. Do đó, cần thiết phải có sự thay đổi về chất trong hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về các cam kết thương mại.

Các hiệp định tự do thương mại thời gian qua và Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP chắc chắn sẽ là một động lực mới, mang theo những cơ hội chưa từng có cho nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam. Dù vậy, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để những cơ hội đó không bị chuyển hóa thành thách thức mà thực sự trở thành hiện thực. Doanh nghiệp sẽ phải là những người đầu tiên cần thay đổi, cải thiện năng lực cạnh tranh sẽ phải là việc tiên quyết phải làm, nhưng Nhà nước cũng phải làm nhiều việc, để doanh nghiệp có thể vững chãi tiến lên trên con đường hội nhập đầy thách thức.

D.Q (Theo Diễn đàn kinh tế)

° Sản xuất trà thảo dược.

“Chuyến xe”của những người trẻ: Chuyến xe Tuổi trẻ là dự án

của nhóm các bạn trẻ và chuyên gia tại Việt Nam. Họ là những người đã có trải nghiệm và thành công trong cuộc sống. Mỗi “chuyến xe” là một chương trình Talkshow mà các thành viên lựa chọn điểm đến trên đất nước hình chữ S để chia sẻ những kiến thức và kỹ năng sống. Đó có thể là kỹ năng quản lý thời gian, tư duy tích cực, hoặc có thể là cách lập kế hoạch trong học tập, phương pháp học ngoại ngữ... Đặc biệt, mỗi nơi mà “chuyến xe” đi qua, nhóm còn tổ chức tặng sách và xây dựng thư viện mini, truyền văn hóa đọc sách tới thanh thiếu niên tại các vùng ít có điều kiện tiếp xúc với sách. Chị Rosie Nguyễn, thành viên của Chuyến xe Tuổi trẻ cho biết: “Ý tưởng thực hiện một

Vé 0 đồng cho Chuyến xe Tuổi trẻVIỆT QUỲNH

Vé 0 đồng nhưng hơn 150 bạn sinh viên của Trường ĐH Yersin Đà Lạt đã có những trải nghiệm thú vị trên “chuyến xe” đặc biệt - chuyến xe mang nhiệt huyết của những người trẻ năng động, hiện đại và tự tin.

chuyến xe xuyên Việt và chia sẻ kinh nghiệm sống với người trẻ đã được các thành viên của Chuyến xe Tuổi trẻ nung nấu từ 2 năm trước. Mãi đến tháng 9 năm nay, khi đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, “chuyến xe” ấy mới bắt đầu được thực hiện. Mục đích của Chuyến xe Tuổi trẻ là thay đổi nhận thức, đưa các bạn trẻ bước ra khỏi “vùng an toàn”, vượt qua được giới hạn của chính mình và ý thức được vai trò của mình với bản thân, gia đình và xã hội”.

“Khởi hành” từ TP Hồ Chí Minh, Chuyến xe Tuổi trẻ dự kiến sẽ đi qua 15 tỉnh, thành trong cả

nước, dừng chân tại 10 trường đại học tại Nha Trang, Đà Nẵng, Huế... trong thời gian một tháng. Là trạm dừng chân đầu tiên, Đà Lạt đã để lại cho các thành viên của Chuyến xe Tuổi trẻ những ấn tượng đặc biệt. Chị Phạm Thủy Tiên, thành viên của Chuyến xe Tuổi trẻ chia sẻ: “Lúc đến với Trường ĐH Yersin, chúng mình hoàn toàn bất ngờ trước sự chuẩn bị chu đáo của Đoàn Trường và sự tham gia nhiệt tình của các bạn SV. Tuy nhiên, sau buổi trò chuyện, mình cũng nhận thấy các bạn SV tại Đà Lạt phần nào còn rụt rè, thụ động và thiếu tự tin

để hội nhập. Điều này có lẽ do các bạn chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với các khóa học kỹ năng. Đây cũng chính là đặc điểm chung mà nhiều bạn trẻ đang gặp phải. “Chuyến xe” của chúng mình ra đời cũng chính vì mục đích giải quyết thực trạng đó, thay đổi suy nghĩ của SV theo hướng tích cực. Để có thể truyền đạt một cách hiệu quả nhất, chúng tôi luôn điều chỉnh cách nói chuyện sao cho phù hợp, khuyến khích các bạn SV ghi chép và đặt câu hỏi”.

Lắng nghe và thay đổiNgay khi 6 thành viên của

Chuyến xe Tuổi trẻ xuất hiện, không khí tại hội trường Trường Đại học Yersin đã thực sự “nóng” lên. Họ đã chọn Đà Lạt là điểm dừng chân cho cuộc nói chuyện đầu tiên, mở đầu cho chuỗi nói chuyện truyền cảm hứng và tặng sách tại các trường đại học, trong hành trình xuyên Việt của mình. Trong suốt 4 tiếng nói chuyện, các bạn SV đã được nghe những chia sẻ thú vị từ 3 thành viên còn rất trẻ nhưng đã có rất nhiều trải nghiệm. Đó là chị Phạm Thủy Tiên (29 tuổi, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã từng đặt chân qua 30 nước trên thế giới), chị Rosie Nguyễn (29 tuổi, tác giả cuốn sách “Ta balô trên đất Á”) và anh Lê Phương Anh Vũ (25 tuổi, giảng viên các khóa học kỹ năng tại TP Hồ Chí Minh). Chị Thủy Tiên đã bắt đầu buổi nói chuyện bằng những chia sẻ xuất phát từ câu chuyện của chính mình. Một cô bé 10 tuổi lần đầu thực hiện “chuyến đi lớn” bằng những bước chân đầu tiên đến TP Hồ Chí Minh. Sau đó, với mong muốn được khám phá thế giới rộng lớn hơn, đã giúp chị đến nhiều vùng đất khác nhau với lòng quyết tâm và sự kiên trì nhưng lại có rất ít…tiền. Còn câu chuyện của chị Rosie Nguyễn với những kinh nghiệm... (XEM TIẾP TRANG 11)

° Các bạn SV Trường ĐH Yersintham giabuổi trò chuyện cùng cácthành viên Chuyến xeTuổi trẻ.

Page 10: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 201610 TOØA SOAÏN - BAÏN ÑOÏC

Lâm Hà là huyện có mạng lưới kinh doanh các vật tư nông nghiệp khá phong

phú. Hiện nay, trên địa bàn có 281 cửa hàng, đại lý; tập trung chủ yếu là hoạt động kinh doanh, tiêu thụ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, kinh doanh phân bón 154 cơ sở; 93 cơ sở thuốc BVTV; 12 cơ sở thú y; 22 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn Lâm Hà được quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân đã đi vào nền nếp. Các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV được phép lưu thông trên thị trường với số lượng lớn đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại trên thị trường nhiều sản phẩm phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng. Công tác quản lý kinh doanh các mặt hàng trên còn nhiều khó khăn, bất cập.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, đại đa số người mua thuốc BVTV dựa trên khuyến cáo của các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV,

thế nhưng trình độ của một bộ phận người bán thuốc còn hạn chế. Một số đại lý còn nặng về lợi nhuận dẫn đến tình trạng bán các loại thuốc BVTV không đúng đối tượng phòng trừ, sử dụng quá liều so với khuyến cáo, gây lãng phí thuốc và gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, tạo cơ hội cho sâu bệnh bùng phát làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng dẫn đến giảm năng suất, chất lượng nông sản. Ông K’ Mu Sê (TT Đinh Văn) cho biết: “Trong mỗi đợt phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, tôi đều thực hiện nghiêm lịch phun phòng trừ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tôi thường chọn mua thuốc BVTV tại các cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã và được chủ cửa hàng hướng dẫn sử dụng chủng loại thuốc, số lượng thuốc… Tuy nhiên, vừa qua do dùng không đúng liều lượng để phun, ruộng lúa của gia đình đã bị cháy hết, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất cây trồng”.

Để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng cũng như chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định trong sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp, vừa qua, đoàn giám sát của Hội Nông dân phối hợp

Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp: Bảo vệ quyền lợi của người nông dânHOÀNG YÊN

Thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh về việc siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp Lâm Hà đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm quyền lợi của người nông dân.

với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương tiến hành giám sát quản lý về sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn Lâm Hà. Tại đây, đoàn cũng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân cũng như đại lý bán hàng làm thế nào để giám sát, kiểm tra các nhà sản xuất vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, đề xuất kiến nghị đối với các ngành liên quan để có những giải pháp giúp người nông dân. Ông Dương Văn Quỳnh, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bên cạnh công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra với các đơn vị, phòng chuyên môn liên quan của sở cũng đã tiến hành kiểm tra và thanh tra toàn diện tất cả các cơ sở. Với tinh thần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, thực hiện truy xuất, xử lý

tận gốc lô hàng sản phẩm không bảo đảm chất lượng; thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở tái phạm. Trên cơ sở đó, đoàn cũng có kiến nghị địa phương cần tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư cũng như tác hại của việc kinh doanh, sử dụng phân bón và thuốc BVTV kém chất lượng đối với cộng đồng. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân lựa chọn sử dụng những vật tư đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các đơn vị doanh nghiệp có uy tín trên thị trường vì sự an toàn của bản thân, cộng đồng và vì phát triển bền vững của nền nông nghiệp.

Ông Đinh Đức Chí - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết: “Mạng lưới kinh doanh các vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh và tuân

thủ các chính sách, pháp luật đã góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. UBND huyện đã tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, đoàn kiểm tra liên ngành để đảm bảo cho công tác thanh kiểm tra đột xuất cũng như định kỳ theo quy định. Trong thời gian tới, các cơ quan chuyên ngành của Lâm Hà sẽ có nhiều hoạt động thiết thực trong việc quản lý vật tư nông nghiệp, bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của người nông dân, từ đây đã tạo bước chuyển biến tích cực trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Hà”.ª

°Siết chặt thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo quyền lợi của người nông dân.

HOÀNG KIẾN GIANG

Đạ Tẻh không những mai một nghề trồng dâu nuôi tằm, mà còn có chiều hướng phát triển mở rộng quy mô. Đó là cơ sở để huyện Đạ Tẻh xây dựng, triển khai thực hiện dự án phát triển ngành dâu tằm tại địa phương, vốn có lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm của người dân.

Ông Lê Mậu Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho hay, nghề

trồng dâu, nuôi tằm ở Đạ Tẻh được các hộ dân ở các tỉnh phía bắc mang vào từ các đợt đi kinh tế mới vào lập nghiệp ở các xã: Đạ Kho, Đạ Pal, Mỹ Đức, Quốc Oai. Cùng với điều kiện đất đai, khí hậu tại các địa phương này rất phù hợp với ngành trồng dâu nuôi tắm. Kinh nghiệm, cộng với điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng đã giúp ngành dâu tằm bén rễ, phát triển mạnh mẽ, tận dụng được sức lao động của người già, trẻ nhỏ trong việc thu hoạch dâu, cho tằm ăn, thu hoạch kén, nên luôn được duy

Triển vọng của dự án phát triển ngành dâu tằm ở Đạ Tẻh

trì trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi ngành dâu tằm bị “thoái trào” những năm 1995-2010.

Để có cơ sở xây dựng dự án, UBND huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở tiến hành khảo sát tình hình trồng dâu, nuôi tằm tại các địa phương đã có nghề trồng dâu nuôi tằm và các địa phương có khả năng, thế mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm. Qua khảo sát cho thấy: Hiện toàn huyện Đạ Tẻh có khoảng 500 ha dâu tằm, với khoảng 950 hộ dân nuôi tằm tại 10 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu

tại các xã Đạ Kho, Đạ Pal, Mỹ Đức, Quốc Oai, Triệu Hải và thị trấn Đạ Tẻh. Tại các địa phương này, việc trồng dâu, nuôi tằm mang tính chất kinh tế hộ, khép kín từ trồng dâu, nuôi tằm và tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chủ yếu thông qua tư thương từ Bảo Lộc, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh trực tiếp đến thu mua theo giá từng thời điểm. Đặc biệt, tại các xã Đạ Kho, Đạ Pal, Mỹ Đức, Quốc Oai đã hình thành một HTX và Tổ hợp tác (THT) dưới hình thức tự nguyện của các hộ trồng dâu nuôi tằm, chưa có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước.

Mặc dù vậy, các HTX, THT này vẫn duy trì được hoạt động trong thời gian qua và luôn được các hộ trồng dâu nuôi tằm tín nhiệm trong hoạt động dịch vụ. Đây là cơ sở để dự án tiếp tục đầu tư, nâng cấp các HTX, THT trồng dâu nuôi tằm. Muốn vậy, phải đầu tư vốn để các HTX, THT mở rộng quy mô, tăng cường sự liên kết giữa nhà nông với HTX, THT, doanh nghiệp trong đầu tư ứng trước vật tư, vốn, cây giống, con giống, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm kén. Cũng qua khảo sát cho thấy, hiện nay, các hộ trồng dâu nuôi tằm ở Đạ Tẻh đã tiếp cận được với quy trình trồng dâu, nuôi tằm có kỹ thuật cao, bằng việc đưa giống dâu mới vào sản xuất, đạt năng suất bình quân 25 tấn/ha, thu hái không còn theo thủ công trảy lá như trước, mà chặt hạ cả cây. Trong lĩnh vực nuôi tằm, không còn việc ươm trứng như trước, mà nhập kén con một tuần tuổi, hai tuần tuổi về nuôi, nên tỷ lệ tằm sống rất cao, bởi khi đưa về nuôi kén tằm đã ở giai đoạn ăn rỗi. Việc nuôi kén tằm cũng không còn sử dụng nong như trước, mà được rãi trên nền nhà xi măng, nên tiết kiệm được chi phí vật tư và thuận lợi trong khâu chăm sóc. Những tiến bộ trong lĩnh vực

trồng dâu nuôi tằm là cơ sở để các ngành chức năng cùng chính quyền địa phương Đạ Tẻh xây dựng dự án có tính khoa học, thực tiễn, mang tính khả thi cao, được sự đồng thuận của người nông dân trồng dâu nuôi tằm. Vấn đề còn lại là thị trường tiêu thụ phải có tính ổn định, lâu dài với sản lượng lớn, khi vùng trồng dâu của huyện được mở rộng lên đến 1.000 ha, với khoảng 2.400 hộ nuôi tằm vào những năm 2020.

Theo ông Lê Mậu Tuấn, vấn đề liên kết giữa nhà nông-HTX-THT-DN và thị trường tiêu thụ sản lượng kén đã được UBND huyện có hướng giải quyết, thông qua việc đàm phán với một số doanh nghiệp chế biến kén tằm, sản xuất tơ lụa tại TP Bảo Lộc và TP Hồ Chí Minh. Do vậy, dự án phát triển dâu tằm của huyện Đạ Tẻh đã được Hội đồng khoa học tỉnh thông qua và đang được trình Bộ Khoa học - Công nghệ xem xét, thẩm định, phê duyệt. Nếu được Bộ Khoa học - Công nghệ đồng ý, phê duyệt, thì sẽ được đầu tư kinh phí để triển khai thực hiện. Đến lúc đó, một khi đã được nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thì chắc chắn Đạ Tẻh sẽ trở thành “thủ phủ” của ngành dâu tằm tại Lâm Đồng.ª

°Trồng dâu nuôi tằm ở Đạ Tẻh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ảnh: KHÁNH PHÚC

Page 11: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016 11 NHÌN RA BOÁN PHÖÔNG

Những cái măng tre... (TIẾP TRANG 5)... từ một tác giả viết sách

“khám phá bản thân” lại truyền cho các bạn những bí quyết để hiểu được giá trị bản thân và tin vào chính mình. “Đọc nhiều sách, đi nhiều nơi, gặp nhiều người sẽ tạo cơ hội cho bạn khám phá và hiểu hơn về chính bản thân mình. Không so sánh mình với người khác và tin rằng mỗi chúng ta là một cá thể duy nhất với những giá trị khác biệt và tiềm năng to lớn” là những chia sẻ của chị. Anh Vũ lại đề cập đến một vấn đề gần gũi hơn với các bạn SV là làm sao có một thời sinh viên đáng nhớ, có nhiều thành tựu và trải nghiệm để trưởng thành, mang tên “From zero to hero”. Theo Vũ, chúng ta nên dành thời gian tìm hiểu và xác định mong muốn của chính mình, can đảm bước ra khỏi “vùng an toàn”, không ngại thử thách và thất bại. Thông điệp xuyên suốt chương trình mà các thành viên Chuyến xe Tuổi trẻ gửi đến các bạn SV là: Cuộc sống là của bạn, thành công hay thất bại, nhiều màu sắc hay nhàm chán, chính là do sự lựa chọn của bạn.

Ban đầu, những câu hỏi của các bạn SV khá e dè nhưng nhờ vào sự khuyến khích của các thành viên mà các bạn đã thoải mái, cởi mở hơn. Các thành viên

Chuyến xe Tuổi trẻ đã dùng chính câu chuyện của bản thân mình để tư vấn cho các bạn. Buổi nói chuyện kết thúc trong sự luyến tiếc và cả thỏa mãn của các bạn SV Trường ĐH Yersin. Bạn Ngô Trần Thảo Nguyên, SV năm 2, chia sẻ: “Được ngồi nghe những chia sẻ và câu chuyện gần gũi của các anh chị là một trải nghiệm vô cùng quý giá với mình. Mình đã thay đổi rất nhiều về suy nghĩ và cách sống của bản thân. Bây giờ, mình đã có thể tin rằng bản thân mình sẽ làm được nhiều chuyện nếu như mình dám ước mơ và nỗ lực để thực hiện nó. Mình tin rằng nhiều bạn cũng đã có những thay đổi giống như mình”. Bạn Nguyễn Thị Nhật Hồng, SV năm 3, hào hứng: “Chuyến xe này đã giúp em có thêm động lực để thực hiện ước mơ du học mà trước đây em vẫn nghĩ quá xa vời. Hi vọng chương trình này sẽ được các anh chị duy trì qua các năm để em có thể đăng ký tham gia thêm nhiều lần nữa”.

Sau Đà Lạt, Chuyến xe Tuổi trẻ tiếp tục “lăn bánh” đến TP Nha Trang, tiếp tục hành trình gieo hạt mầm hy vọng và niềm tin đến những người trẻ trên khắp cả nước để những người trẻ tin rằng: “Chỉ cần bạn có niềm tin, bạn sẽ làm được”.ª

Vé 0 đồng... (TIẾP TRANG 9)... Còn thằng Hoạt thường

xuyên bơi qua sông lấy trộm măng đem về để phơi khô. Có lần bị ông chủ rặng tre bắt được lôi về tận nhà giao cho bố nó. Lúc ông chủ rặng tre về, bố nó nói với nó “may quá, tao nhanh tay cất nia măng khô vào buồng, chứ để lão ấy nhìn thấy thì rách chuyện”.

* * *Thời gian trôi đi, con sông

của quê hương đã chảy vào ký ức. Học xong phổ thông ông và thằng Hoạt mỗi người thi vào một trường. Ông thi vào trường luật và trở thành một thẩm phán của tòa án tỉnh. Thằng Hoạt học kinh tế, làm đến chức trưởng phòng của một huyện.

Sáng mai là ngày phiên tòa mở xét xử Trưởng phòng Tài chính Trần Trọng Hoạt với tội danh tham nhũng, lợi dụng chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Không ai khác, ông là chủ tọa phiên tòa, là người phán xử thằng bạn đã tắm chung một dòng sông.

Không sao chợp mắt được, sáng nay ông dậy rất sớm, mở tủ quần áo lấy bộ com - plê mà ông thường chỉ mặc trong những vụ án lớn, phải đấu tranh quyết liệt nhất.

Trên ghế chủ tọa nhìn xuống, ông thấy ở ngay hàng ghế đầu tiên gần vành móng ngựa, “đám trẻ trâu” cùng ông trên bãi soi ngày ấy gần như có mặt đông đủ.

Những cặp mắt đang nhìn ông như cùng muốn nói một điều gì.

Sau khi đọc Bản cáo trạng với gần hai trăm bút lục, đại diện Viện kiểm sát quay xuống hỏi:

- Bị cáo đã nghe rõ bản cáo trạng của Viện kiểm sát chưa?

- Dạ! Bị cáo đã nghe rõ! Tận lúc này ông mới nhìn vào

mặt Hoạt. Vẻ mặt rất bình tĩnh của Hoạt chợt làm ông nhớ lại cái lần bọn chăn trâu moi lạc trộm bị lão Bính bắt ngậm một ngụm nước nhổ xuống sông. Và lần ấy Hoạt đã “vô tội” do biết cách nuốt miếng nước để phi tang.

Từ vành móng ngựa, ông thấy Hoạt ngước nhìn mình. Trần Huy hơi ngạc nhiên khi nhận ra đó không phải là ánh mắt của kẻ ngoan cố, cũng không phải là ánh mắt van lơn, cầu khẩn của hầu hết các bị cáo từng ít nhiều quen biết với ông. Ông thấy lạ là chẳng hiểu vì lý do gì mà bị cáo Hoạt không cần luật sư bào chữa. Có lẽ nào Hoạt quá tự tin vào sự tự bào chữa của mình?

Đọc xong lời luật tội, vị đại diện Viện kiểm sát đang chờ những lời tranh luận từ bị cáo. Sau phút giây lặng phắc, cả phiên tòa bỗng ồn lên khi thấy bị cáo không những không có nửa lời tranh luận hoặc chối tội mà còn sẵn sàng và thanh thản đón nhận hình phạt 9 năm tù giam của Viện kiểm sát đưa ra.

Ông hơi ngạc nhiên, nhìn đăm đăm vào cặp mắt cụp xuống của người bạn cũ.

Khi phiên tòa chuyển sang phần bị cáo được nói lời cuối cùng, ông thấy Hoạt đứng thẳng người, đưa mắt nhìn lên chủ tọa rồi quay sang nhìn từng người trong “đám trẻ trâu” năm xưa. Lặng đi một lúc, Hoạt nói bằng một giọng trầm buồn:

- Xin quí tòa hãy tin là tôi đã nhận tội và hình phạt một cách tâm phục, khẩu phục, không né tránh tội trạng và đổ lỗi cho bất cứ ai. Nhưng thưa quý tòa, lời sau cùng tôi muốn nói là…

Hoạt ngừng lời, vẻ mặt đầy tâm trạng. Hình như phải cố gắng lắm Hoạt mới tiếp tục nói bằng những tiếng nghẹn ngào:

- Điều tôi muốn nói là… giá như năm xưa tôi cũng được đưa lên chiếc thuyền nan cùng ba cái măng tre sang bên kia sông, đặt ba cái măng ấy trước rặng tre để nói lời xin lỗi người chủ rặng tre và xin lỗi cả rặng tre vì đã làm một việc không phải, thì có lẽ nơi gặp gỡ của bọn trẻ trâu làng tôi hôm nay không phải là nơi này.

Người dự phiên tòa hôm ấy, có lẽ không thể hiểu hết ý tứ sâu xa những lời sau cùng ấy của bị cáo Trần Trọng Hoạt. Chỉ có “bọn trẻ trâu”, mặc dù Hoạt cố tình giấu, nhưng họ đều nhìn thấy hai mắt Hoạt ướt đầm.ª

1.  “The Awakening” của Kate Chopin (1899)

Tại một ngôi nhà ở trên bờ biển vùng Vịnh, Edna Pontellier bắt đầu cảm thấy bồn chồn bởi cô đã có tình cảm với một người đàn ông khác, không phải chồng cô. Cô đang cố gắng kiềm chế tham vọng của bản thân bằng trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Chồng của cô, lo lắng về sức khỏe của cô, đã than phiền với bác sĩ rằng cô bỏ bê công việc nhà cửa. Và James đã dạy Edna bơi, và cuối cùng, đây chính là điểm khiến cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi, tạo điều kiện cho cô “bơi xa khỏi bến bờ cuộc sống của mình”.2. “Death in Venice” của 

Thomas Mann (1912, bản dịch tiếng Anh 1925)

Ở Venice, nhà văn Aschenbach được vinh danh vì nghệ thuật đã thừa nhận mình có một niềm khao khát “đối với hư vô”. Ông bị cuốn hút bởi một

10 tiểu thuyết hấp dẫn viết về biểnThe Guardian vừa giới thiệu 10 cuốn tiểu thuyết được đánh giá là hay nhất, có sức lay động con người với những trang viết miêu tả quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đầy ám gợi, có nối kết với những nhân vật trong truyện. Họ có những câu chuyện đời vừa phức tạp, vừa sâu lắng.

của Charles với tình yêu và sự tha thứ là một trong những câu chuyện cảm động mạnh mẽ nhất của Murdoch.

7. “Beside the Sea” của Véronique Olmi (2001, bản dịch Tiếng Anh năm 2010)

Một người mẹ đơn thân đưa hai người con trai đi chơi trên biển. Họ ở trong một khách sạn, uống sô cô la nóng, và đi đến khu vui chơi. Cô muốn bảo vệ chúng khỏi thế giới vô tâm và khó hiểu. Cô biết rằng nó sẽ là chuyến đi cuối cùng của con trai cô. “Beside the Sea” là một sự ám ảnh và câu chuyện kích thích tư duy về cách yêu thương của một người mẹ dành cho đứa con của mình. Với cách dùng từ hấp dẫn ngay khi câu chuyện mở ra, Veronique Olmi tạo ra

một bức chân dung của sự điên rồ và tuyệt vọng gây ám ảnh đối với người đọc.8. “The Sea” bởi John 

Banville (2005)Trong cuốn tiểu thuyết mới

về tình yêu, sự mất mát và sức mạnh không thể lường trước của bộ nhớ này, John Banville giới thiệu chúng ta đến Max Morden, một người Ireland tuổi trung niên đã trở lại thị trấn ven biển nơi ông đã trải qua kỳ nghỉ hè của mình khi còn là một đứa trẻ để đối phó với cái chết gần đây của người vợ.9. “On Chesil Beach” bởi 

Ian McEwan (2007) Vào mùa hè năm 1962,

Edward và Florence nghỉ tuần trăng mật tại một khách sạn bên bờ biển Dorset. Trong đêm đầu tiên, khi họ ngồi xuống để ăn tối, họ nhận ra cảnh chiếc giường bốn chân với ga trải giường trắng tinh qua cánh cửa phòng ngủ đang mở. Qua cuộc nói chuyện của họ có thể thấy được những nỗi lo lắng và những thất bại lớn do bất đồng quan điểm dẫn đến kết cục đau đớn của câu chuyện.10. “The Many” của Wyl 

Menmuir (2016)Đề cử cho giải thưởng Man

Booker năm nay, tiểu thuyết đầu tay của Wyl Menmuir đã miêu tả lại chuyến đi của Timothy Buchanan đến một ngôi làng ven biển. Đây chính là nơi ông đang cố gắng xây căn nhà làm nơi sinh sống, nơi ông đang gặp rắc rối bởi những thông tin về một người đàn ông đã chết và bị hoang mang bởi những con cá đang vùng vẫy chết dần trong vùng biển bị ô nhiễm. Cốt truyện của tiểu thuyết thể hiện rõ ràng một nỗi tuyệt vọng bao trùm câu chuyện.

TH (theo vnqđonline)

chàng trai trẻ, Tadzio. Mặc cho bệnh dịch truyền nhiễm nơi đây đang hoành hành, tình yêu của ông dành cho chàng trai trẻ đã níu kéo ông ở lại khu nghỉ mát ven biển này, nơi mà sau đó chúng ta thấy sự tự tan vỡ của tâm hồn, đạo đức và cả thể chất của ông. Tiểu thuyết vĩ đại của Mann sẽ còn đem lại nhiều điều hơn trong mỗi dòng chữ.3. “Brighton Rock” bởi 

Graham Greene (1938)Trong cuốn tiểu thuyết kinh

dị này, Charles Hale đang làm nhiệm vụ báo chí khi anh gặp Pinkie, một thanh thiếu niên đứng đầu một băng đảng, và nhận ra rằng mình đang bị tiêu diệt: “Hale biết, ba giờ trước khi anh đến Brighton, chúng đã có ý định giết anh”. Sự căm thù và bạo lực xuyên suốt cuốn tiểu thuyết này. Sau khi giết Hake, Pinkie cảm thấy thế giới của mình như sụp đổ và kẻ sát nhân luôn phải cố xóa đi dấu vết và giữ bằng chứng ngoại phạm của mình.4. “Holiday” của Stanley 

Middleton (1974)Edwin Fisher quay trở lại thị

trấn ven biển nước Anh nơi ông đã từng nghỉ hè ở đó khi còn là một đứa trẻ. Nhưng đây không phải là một cuộc dạo chơi bình thường, ông đến đây để tìm hiểu về cái chết của đứa con trai nhỏ và sự thất bại trong cuộc hôn nhân của ông. Tuy nhiên, không biết là do tình cờ hay có sắp xếp, bố mẹ vợ của

ông cũng nghỉ mát ở đây và dường như đang cố hàn gắn lại mối quan hệ. Chân lý sâu xa dần hiện lên và có những thay đổi trong quan điểm của mỗi người một cách bất ngờ.5. “The Bookshop” của 

Penelope Fitzgerald (1978)Trong một căn nhà cũ bị bỏ

hoang ở thị trấn Harborough bên bờ biển Suffolk, góa phụ Florence Green bỏ qua tất cả những rủi ro để mở một tiệm sách - hiệu sách duy nhất ở đây. Chính sự thành công trong công việc kinh doanh phi thực tế này, cô đã thách thức những người bán hàng làm ăn kém trong thị trấn. Kho hàng của cô sau đó có vấn đề, hầm rượu bị rò rỉ và cửa hàng rõ ràng là bị ma ám. Mãi sau này cô mới nhận ra sự thật: một thị trấn thiếu một tiệm sách không phải lúc nào cũng là một thị trấn cần một tiệm sách.6. “The Sea, The Sea” của 

Iris Murdoch (1978)Charles Arrowby đã từ bỏ ánh

sáng sân khấu về một ngôi nhà biệt lập bên bờ biển. Ông định viết một cuốn hồi ký về mối tình với Clement Makin và Lizzie, nữ đồng nghiệp cũ của ông. Ông không thực hiện được dự định nào cả, và những dự định ấy bỗng nhiên thành những sự kiện và những vị khách bất ngờ. Iris Murdoch đã phơi bày “sự thật của dối trá”, sự rỗng tuếch của con người, sự ghen ghét và thiếu lòng trắc ẩn ẩn sau lớp cải trang của họ. Cuộc đối đầu

Page 12: CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM …baolamdong.vn/upload/others/201609/21244_BLD_cuoi_tuan_ngay_10.9.2016.pdf · cùng với tình trạng mất vệ sinh ô nhiễm

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 10 - 9 - 2016

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

12 THEÅ THAO

Góc ảnh đẹp

°“Đua xe địa hình”. Ảnh: TRƯƠNG THỊ HẠNH (đoạt Huy chương Bạc - Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đông Nam bộ - 2016).

Vui như hội cờ

Trong số 45 kỳ thủ tay bắt mặt mừng trong 3 ngày thi đấu dịp này có rất

nhiều người có “tay nghề” cờ trên vài mươi năm và số huy chương đạt được từ các giải thành phố và cả giải tỉnh nhiều vô kể.

Như kỳ thủ Phạm Văn Nghĩa, 65 tuổi, người ở phường 6 chẳng hạn. Ông biết chơi cờ từ năm 20 tuổi và đến nay hầu như năm nào cũng dự giải thành phố và dự giải tỉnh. “Trừ trường hợp có gì đột xuất, còn thành phố, tỉnh tổ chức cho mình chơi, đại diện cho địa phương thi đấu nên phải có mặt, với lại rất vui khi được đấu cờ với nhiều người chơi cờ hay trong thành phố, học hỏi được các nước cờ hay” - ông Nghĩa vui vẻ.

Tham dự giải nhiều nên ông biết mặt hầu hết mọi kỳ thủ trong giải, trừ những khuôn mặt trẻ mới thi đấu gần đây. Về huy chương thì ông cho biết năm nào cũng có, có năm giành huy chương vàng, có năm là huy chương bạc hay đồng; huy chương nhiều quá không nhớ hết, chắc phải cả “ký” nếu đem cân, mới đầu ông còn treo trong nhà cho vui giờ nhiều quá ông than không đủ chỗ để treo!

Là một cán bộ văn hóa về hưu, hằng ngày ông Nghĩa vẫn dành “một ít thời gian” cho cờ. Cờ theo ông là nghệ thuật, là cái hay, cái đẹp của cuộc đời, muốn chơi cờ hay phải biết yêu quí, trân trọng nét đẹp của cờ. Dù lớn tuổi nhưng cờ cho ông nhanh nhẹn, theo ông cờ tướng rất thích hợp cho người cao tuổi, như là một môn chơi trí tuệ, chơi cờ giúp vận động đầu óc, giảm lão hóa. Nhưng ông cũng khuyên người chơi cờ, nhất là lớp trẻ, đừng mê cờ quá, phải biết cân bằng giữa công việc làm đời thường và đam mê cờ để còn có sự nghiệp trong đời.

Một danh thủ khác của đất cờ Đà Lạt cũng có mặt tại giải, đó là kỳ thủ Hà Hiền Trung, 64 tuổi, người ở phường 1. Ông Trung chơi cờ từ nhỏ, là một cao thủ có tiếng của Đà Lạt, thường xuyên

GIA KHÁNH

Một ngày hội thật sự của những người yêu cờ tướng khi thành phố Đà Lạt tổ chức giải cờ vô địch hằng năm trong đầu tháng 9/2016 vừa qua.

°Giải cờ tướng vô địch Đà Lạt - 2016.

vô địch toàn thành. “Năm đầu tiên Đà Lạt tổ chức giải vô địch cờ tướng là vào năm 1978, năm đó tôi không tham dự, nhưng đến lần thứ hai tổ chức (năm 1982), tôi lần đầu tiên tham dự, hồi đó giải có nhiều người cao cờ lắm nhưng không hiểu sao tôi đã vô địch” - ông Trung vui nhớ lại.

Và chức vô địch toàn thành phố này sau đó đã theo ông Trung suốt trên 20 năm. Hay nói cách khác là ông chẳng có đối thủ, là tay cờ “vô đối” của Đà Lạt trong suốt thời gian này. Từ năm 1992 đến năm 2003, năm nào ông Trung cũng vô địch Đà Lạt, liên tục trong 21 năm. “Những năm đó không biết sao tôi cứ vô địch hoài, vô địch tuyệt đối; nhưng từ năm 2003 trở đi tôi nhớ Đà Lạt đã xuất hiện nhiều tay cờ trẻ, nhờ rèn cờ trên máy tính nên họ đánh rất nhanh và hay, từ đó đến nay có năm tôi vô địch, có năm chỉ huy chương bạc, có năm được huy chương đồng. Tre già măng mọc là chuyện thường, thôi thì dự giải, so dịp gặp nhau mỗi năm, được đấu cờ là vui rồi, còn thắng thua tính sau” - ông cười vui.

Cũng như ông Nghĩa, ông Trung cũng từng được giành rất nhiều huy chương khi dự giải, không chỉ giải thành phố mà cả giải cấp tỉnh. Bí quyết thắng giải theo ông bên cạnh

thường xuyên tập luyện còn có yếu tố tâm lý và cả may mắn nữa. “Đánh giải cần bình tĩnh trong mọi tình huống, không được khinh thường địch thủ, cân nhắc kỹ từng nước đi vì đôi khi chỉ cần một nước đi là thay đổi

cả cục diện cờ” - ông nói. Và một phần quan trọng để thắng giải theo ông Trung còn có chút may mắn nữa” Nhưng máy mắn chỉ đến khi mình cố gắng hết mức” - ông chia sẻ.

Theo ông Trung, so với các địa phương trong tỉnh thì cờ tướng ở thành phố Đà Lạt có phong trào khá mạnh, có rất nhiều người chơi, tuy nhiên so với cả nước thì làng cờ ở đây cũng chỉ mức trung bình yếu. Muốn nâng trình độ thì các tay cờ trong tỉnh cần có dịp đi thi đấu nhiều nơi trong nước thì mới biết mình đang ở đâu để nâng trình độ thi đấu lên được. Gần đây, theo ông, tại Đà Lạt, đã xuất hiện nhiều hội quán cờ tướng quy tụ hội viên và người chơi cờ rất đông; các hội quán này tổ chức các giải cờ tướng hằng năm. Như CLB Kỳ Ngộ - Đà Lạt chẳng hạn, những năm gần đây mỗi năm CLB này tổ chức 2 giải cờ trong dịp mùa hè và dịp mùa đông gần Noel. Giải của CLB này tổ chức rất quy mô, được tài trợ nên trao giải thưởng khá lớn, khá uy tính nên quy tụ rất nhiều kỳ thủ tại Đà Lạt, trong tỉnh và nhiều tỉnh thành khác trong nước về đây tranh giải nên đây là một dịp tốt cho những ai muốn nâng trình độ cờ của mình lên. Riêng ông Trung cũng nhiều lần vô địch giải cờ CLB này, gần đây nhất là vô địch giải cờ mùa đông trong năm vừa qua.

Một kỳ thủ khác vào hàng cao tuổi nhất giải vẫn thi đấu rất tích cực, đó là ông Lê Quang Thạch, 75 tuổi, người phường 3. Ông Thạch mê cờ từ nhỏ và giữ niềm đam mê của mình cho đến nay. Tuy không nhiều huy chương như các danh thủ Phạm

Văn Nghĩa, Hà Hiền Trung như ông Thạch cũng từng giành được nhiều tấm huy chương danh giá cho mình trong làng cờ, gần đây có huy chương vàng giải Người cao tuổi Đà Lạt và huy chương vàng giải cờ tướng Người cao tuổi Lâm Đồng. Trước đây, vào năm 2000, ông Thạch từng giành huy chương bạc giải tỉnh trong nội dung thi đấu không hạn tuổi.

Chơi cờ theo ông Thạch, là để sảng khoái cuộc đời, dù có gì khó khăn thì khi ngồi vào bàn cờ với một đối thủ chơi cờ hay cũng làm ông vui lên, giúp ông vơi bớt muộn phiền. Cờ như ông nhận xét, như cuộc đời, giúp ông kiên nhẫn, bình tâm, không nên nóng nảy, biết khiêm tốn, biết mình biết người, biết tôn trọng người khác dù lớn hay bé. Ông có 5 người con, có người cũng theo ông chơi cờ rất hay trong làng cờ Đà Lạt.

Bên cạnh các danh thủ lớn tuổi, giải cờ năm nay cũng có không ít các kỳ thủ tuổi còn rất trẻ. Như Hồ Hữu Tiến, người Tà Nung chẳng hạn, chỉ mới 23 tuổi nhưng đã có 2 năm liền dự giải. Xã vùng sâu Tà Nung như Tiến cho biết nay cũng có rất nhiều người chơi cờ, trong đó có người đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. Để thúc đẩy phong trào ở địa phương, Tà Nung cử một số kỳ thủ đại diện cho xã thử sức tại giải. “Giải có nhiều cao thủ lắm, ra đây học hỏi kinh nghiệm là chính” - Tiến cười vui. Đà Lạt đến nay đang duy trì rất tốt phong trào cờ trên địa bàn thông qua việc tổ chức giải vô địch hằng năm. Những người như Tiến chính là sức sống của phong trào cờ vua Đà Lạt.ª

Với việc vượt qua Jo-Wilfried Tsonga do tay vợt người Pháp bỏ cuộc, Novak Djokovic đã chính thức xác lập kỷ lục trở thành tay vợt trải qua số game và set ít nhất lịch sử US Open trước khi lọt đến bán kết. Để giành vé vào vòng 4 tay vợt cuối cùng, Nole mới chỉ thi đấu tổng cộng 6 tiếng rưỡi, gồm 84 game và 9 set.

Trước đó, tại vòng 2, anh đi tiếp do Jiri Vesely không thể thi đấu, trong khi ở vòng 3, đối thủ Mikhail Youzny cũng xin rút lui sau 35 phút thi đấu vì chấn thương.

THEO 24H.COM

Djokovic lập kỷ lục US Open

°Djokovic chỉ mất tổng cộng 6 tiếng rưỡi, gồm 84 game và 9 set để vào bán kết US Open.