9
Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa I. KHÁI NIỆM NÉT VẼ – MẢNG – HÌNH – KHỐI: Nguyên lý: Vẽ theo hiện thực 1. ĐƯỜNG NÉT : - Không phải là một sự thật cụ thể nhìn thấy ở sự vật -> Một dấu hiệu tượng trương giới hạn -> Tách rời một sự vật , một dấu hiệu tượng trương giới hạn, tách rời một sự vật với những sự vật xung quanh nó( đường nét chỉ là giả định) - Đường – nét là hai yếu tố khác nhau. - Đường vẽ trên lí trí + nét vẽ thuộc về tình cảm. - Đường vẽ cố định , nét vẽ tùy hứng. - Đường vẽ diễn tả sự vật, nét vẽ diễn tả sự vật – họa sĩ. - Đường vẽ cứng cỏi nét vẽ linh động. a. ĐƯỜNG - Xem như một vạch vẽ dài -> có thể liên tục hay đức khoảng , cong ,ngay hoặc đơn điệu hay thay đổi. -Trên một bức vẽ sử dụng nhiều đường thẳng song song, điều đặn -> Dễ tạo cảm giác đơn điệu , khô cưng. - Khi cần vẽ những đường thẳng ( trừ khi vẽ trang trí ) nên tô vẽ bằng tay. - Ý nghĩa . Đường thẳng đứng: tượng trưng cho sự sóng động . Đường thẳng nằm ngang: tượng trưng cho sự chết sư, sự tĩnh. . Đường chéo góc – góc xiên: tượng trưng cho sự biến cố bất ngờ, sức mạnh ,hành động. . Đường cong: sự duyên dáng + bay bướm + sự chuyển động. . Đường gẫy : Cảm giác về một sự tan vỡ + thay đổi b . ĐƯỜNG VIỀN : - Nét chu vi hay nét bao quanh một hình vẽ . - Khi vẽ đường viền -> tức là tạo ra hai phần bằng nhau : Phạm vi bên trong đường viền -> Tức là bề mặt của vật . Phạm vi bên ngoài -> Phần không gian của vật

Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

I. KHÁI NIỆM NÉT VẼ – MẢNG – HÌNH – KHỐI:

Nguyên lý: Vẽ theo hiện thực

1. ĐƯỜNG NÉT : - Không phải là một sự thật cụ thể nhìn thấy ở sự vật -> Một dấu hiệu tượng trương giới hạn -> Tách rời một sự vật , một dấu hiệu tượng trương giới hạn, tách rời một sự vật với những sự vật xung quanh nó( đường nét chỉ là giả định)

- Đường – nét là hai yếu tố khác nhau.- Đường vẽ trên lí trí + nét vẽ thuộc về tình cảm.- Đường vẽ cố định , nét vẽ tùy hứng.- Đường vẽ diễn tả sự vật, nét vẽ diễn tả sự vật – họa sĩ.- Đường vẽ cứng cỏi nét vẽ linh động.

a. ĐƯỜNG

- Xem như một vạch vẽ dài -> có thể liên tục hay đức khoảng , cong ,ngay hoặc đơn điệu hay thay đổi.-Trên một bức vẽ sử dụng nhiều đường thẳng song song, điều đặn -> Dễ tạo cảm giác đơn điệu , khô cưng.- Khi cần vẽ những đường thẳng ( trừ khi vẽ trang trí ) nên tô vẽ bằng tay.- Ý nghĩa. Đường thẳng đứng: tượng trưng cho sự sóng động. Đường thẳng nằm ngang: tượng trưng cho sự chết sư, sự tĩnh.. Đường chéo góc – góc xiên: tượng trưng cho sự biến cố bất ngờ, sức mạnh ,hành động.. Đường cong: sự duyên dáng + bay bướm + sự chuyển động.. Đường gẫy : Cảm giác về một sự tan vỡ + thay đổi

b . ĐƯỜNG VIỀN : 

- Nét chu vi hay nét bao quanh một hình vẽ .- Khi vẽ đường viền -> tức là tạo ra hai phần bằng nhau :Phạm vi bên trong đường viền -> Tức là bề mặt của vật .Phạm vi bên ngoài -> Phần không gian của vật- Có nhiều cách thể hiện : nhấn mạnh ở hình trang trí .Xóa mờ ở hình họa nơi có ánh sáng tác động .Trong design, nét có thể do chính bản thân sản phẩm tạo thành .

c . NÉT :

- Biểu thị động tác vẽ bằng một dụng cụ nào đó .- Có điểm khởi đầu + kết thúc .- biểu lộ tính cách : Mạnh +yếu + nhẹ nhàng + hợp lý +điêu luyện + lã lướt . . .

Page 2: Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

2 . MẢNG :- Một phạm vi nhất định trên mặt phẳng .- Do một hay nhiều nét cọ kết hợp -> Trong design mảng có thể là hình ảnh được sử dụng để quảng cáo .- Nhất thiết phải có hình thể nhất định- Có nhiều cách thể hiện mảng :Có thể viền cho mảng thêm rõ .Có mảng đen + mảng trắng + mảng màu .Mảng đã được vẽ hay chưa được vẽ ( mảng trống ) -> Trong design gọi là mảng có hình hay chưa có hình .

3.HÌNH THỂ :- Mọi sự vật trong tự nhiên đều tùy thuộc một hình thể nhất định hoặc là hình vuông + hình tròn +hình chữ nhật hay hình tam giác v . v …- Tuy có nhiều hình thể khác nhau -> song tất cả đều do một hình thể chính : Hình tam giác :Hai hình tam giác cân hợp nhau thành hình vuông .Sáu hình tam giác đều hợp lại thành hình lục giác .Hai hình tam giác vuông hợp lại thành hình chữ nhật . Từ căn bản đó phát sinh ra đường tròn .- Hình tam giác là một hình :Đơn giản nhất do cách cấu tạo :-Một chấm chỉ mới là một điểm .-Hai chấm tạo thành đằng thẳng .- Ba chấm có thể tạo được một hình thể .

Hình tam giác đều tượng trung cho sự hòa hợp – cân đối của đường nét hình thể .

- Sự sắp đặt hình tạo nên sự cân đối + thăng bằng trên hình vẽ .- Ý nghĩa : Miêu tả sự vật :

Bao gồm : – Bóng dáng cụ thể

- Nội dung sự vật- Hình vẽ cắt giấy cũng là điển hình vì miêu tả được đặt trưng .

4 .KHỐI :- Không gian có ba chiều : ngang+ dọc + chiều sâu ->Khối là do không gian ba chiều giới hạn .- Khối do nhiều mảng ghép lại ->Biểu hiện thể tích trong không gian- Có ba loại hình khối :

Tự nhiên ( người + hoa lá + chim muông . . . .) .

Hình thể nhân tạo ( nhà cửa + cầu cống . . . .) .Hình kỷ hà .

- Khối được ánh sáng làm phân rõ các chiều hướng + bề mặt -> Phải diễn tả đúng hình + đúng tỷ lệ + đúng chiều .

II . KHÔNG GIAN :- hội họa là nghệ thuật không gian .- Thể hiện chủ yếu trên bề mặt phẳng hai chiều -> Không gian trong hội họa là không gian ảo .III . ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI : 

Page 3: Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

-Ánh sáng và bóng tối bổ sung cho nhau trong khi vẽ .

1.NGUỒN SÁNG TỐI- Tự nhiên : mặt trời + mặt trăng . . .- Nhân tạo : đèn . . . .

2.NGUỒN SÁNG PHẢN CHIẾU- Còn gọi là phản quang .- Vật có bề mặt bóng + màu sáng thì phản quang mạnh .Biểu hiện ánh sáng trên hình vẽ phải biết đặt tương phản những độ đậm nhạt bên nhau bằng đậm nhạt đen trắng + đậm nhạt màu sắc điễn biến- Màu đậm nhạt có tác dụng làm nổi khốiTạo nền chất và sự sống cho vật- Ánh sáng không chiếu đều xuống mọi vật .- Ánh sáng mặt trời thay đổi trong ngày : Họa sĩ thay đổi nhiều cảnh trong một ngày -> Ánh sáng đẹp đôi khi chỉ diễn ra trong mười lăm phút .- quan sát + phân tích ánh sáng ( có chỗ mờ + chỗ tỏ + chỗ bóng tối -> Để vẽ hình được tốt )- Ánh sáng sử dụng trong hình chụp có độ chính xác cao gần giống với tự nhiên .

IV . SỰ CÂN ĐỐI – HÒA HỢP :- Tất cả sự vật + thiên nhiên + vũ trụ đều bị chi phối bởi luật cân xứng – hòa hợp . thiếu sự cân xứng – hòa hợp thì khó có thể tồn tại- Trong phạm vi hình họa thì đường nằm ngang được lấy lại cân xứng -> có thể tạo được sự hòa hợp với đường thẳng đứng- Hình vuông tạo ra sự hòa hợp + lấy lại sự cân đối cho hình tròn v.v.- Hình thể lớn + hình thể nhỏ lấy lại sự cân bằng cho nhau .

V . TỶ LỆ :- Muốn tại được sự cân đối – cần phải quan sát – nghiêng cứu đối tượng mình vẽ – tìm những tỷ lệ khác biệt- So sánh lẫn nhau giữa phần này với phần khác .- Tìm tỷ lệ là tìm tỷ lệ hình khối tổng quá trước – so sánh các phần chi tiết để tìm những tỷ lệ của các phần đó .- Tỷ lệ cân đối có sẵn trong sự sống của muôn loài từ phong cảnh – cây cối – chim muông – thú . . .- Tạo hình đẹp nhất kết tinh trên cơ thể con người – một người đẹp là một người có tỷ lệ cân đối hài hòa

Luyện thi vẽ - Quy luật hội họa căn bản

http://luyen-thi-ve-ve-tranh-tuong.blogspot.com/2012/11/luyen-thi-ve-quy-luat-hoi-hoa-can-ban.html

Luyen thi ve - Tất cả mọi sự việc trên đời dù khó khăn hay giản dị, đều có những quy luật căn bản thành văn hay bất thành văn. Nắm vững được những quy luật này chúng ta sẽ dễ dàng thành công hơn thay vì phải mò mẫm tìm tòi mất khá nhiều thời gian. Quy luật căn bản dưới đây sẽ giúp cho chúng ta tránh được những lỗi lầm thường mắc phải mà không biết giải quyết ra sao. Sự việc này làm cho ta thấy chán nản vì không hài lòng với tác phẩm và thường đi đến chỗ bỏ cuộc. Những quy luật này dù sao cũng chỉ là kim chỉ nam cho bước đầu. Chỉ cần một vài giờ để hiểu những quy luật, nhưng khi thực thi hay nói cách khác là áp dụng những quy luật này cần phải có thời gian thực tập. Kiên tâm thực tập là điều chính yếu đảm bảo cho sự

Page 4: Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

thành công.

Dù cho có tài năng thiên phú, dù cho có thuộc làu quy luật mà thiếu thực tập cũng không giúp gì được.

ÁNH SÁNG (LIGHT)

Ánh sáng là linh hồn của vạn vật, của bức tranh. Nếu không có ánh sáng, vạn vật trở nên buồn tẻ, bức tranh thiếu những mầu sắc đậm nhạt khác nhau, sẽ trở nên chán ngắt. Nên nhờ ánh sáng, do mặt trời ở trên cao chiếu xuống, cho nên những phần có ánh nắng chiếu vào và những mặt phẳng (surface) bao giỡ cũng phải sáng hơn những phần không có ánh sáng rọi vào. Bức tranh là một tờ giấy hay khung vải chỉ có một mặt phẳng, cho nên nắm vững được định luật quan trọng này ta sẽ dễ dàng tạo được chiều sâu.

BỐ CỤC (COMPOSITION)

Trước khi phác họa (sketch) cần phải chú ý đến bố cục để tránh những lỗi lầm căn bản. Thông thường người ta chia khung vải ra làm 16 phần đều nhau. Khi vẽ, những điểm chính yếu (point of interest hay focal point) cần phải đặt ở 3 góc theo hình L trong ranh giới 4 phần ở giữa và tránh đặt vào giữa trung tâm điểm của khung vải.

Tuy nhiên quy luật này không phải là bất dịch.

BÓNG TỐI (SHADOW)

Người ta thường dùng các màu tím lạnh để diễn tả bóng tối như Cobalt blue hay Dioxazine purple + thalo blue.

CÂN XỨNG (PROPORTION) 

Khi vẽ 2 người hay vật ở cùng một điểm phải chú ý đến sự cân xứng. Thí dụ cái ghế không thể vẽ quá lớn so với cái bàn, người đàn ông không thể nhỏ hơn người đàn bà, ngoại trừ khi ta muốn nhấn mạnh ở điểm đó. Đừng gây thắc mắc cho người thưởng ngoạn về những lỗi lầm này.

CHIỀU SÂU (DEPTH)

Khung vải chỉ là một mặt phẳng không có chiều sâu. Nhưng ta có thể tạo chiều sâu của bức tranh bằng những quy luật:

Page 5: Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

Xa nhỏ, gần lớn.Gần rõ chi tiết, xa mờ.Hình trước đè lên hình sau.Mầu nóng (warm color) phía trước, mầu lạnh (cool color) phía xa

CHI TIẾT (DETAIL)

Chi tiết trong họa phẩm chỉ nên thực hiện vào giai đoạn cuối, sau khi đã hài lòng với bố cục, đường nét và mầu sắc như vậy sẽ không mất nhiều thì giờ để thay đổi lại.

CHỦ ĐỀ (MAIN SUBJECT) 

Bức tranh cần diễn tả làm sao cho người thưởng ngoạn nhận thức được người vẽ muốn truyền đạt một điều gì. Vì vậy hãy nên giản dị, không nên chọn những chủ đề quá bí hiểm.

ĐIỂM CHÍNH (MAIN POINT, CENTER OF INTEREST)

Sắp xếp sao cho những điểm chính thích hợp với bố cuc.Mầu sắc của điểm chính phải sáng, phải tươi hơn những vật chung quanh.

ĐƯỜNG NÉT (LINE & SHAPE)

Tránh dùng những đường quá thẳng.Tránh dùng những đường song.Tránh vẽ nhữnh hình thù giống nhau. Thí dụ vẽ 2 con cá, nên đổi hướng, đổi mầu, đổi kích thước v.v…

HẬU CẢNH (BACK GROUND) Trong một bức tranh, hậu cảnh bao giờ cũng phải mờ, không rõ chi tiết. Mầu phải nhạt và có lẫn đôi chút mầu lạnh trong đó.

KỸ THUẬT (TECHNIQUE) 

Người ta vẽ tranh bằng 2 kỹ thuật khác nhau. Kỹ thuật mầu nước khác vơ"I kỹ thuật sơn dầu nhưng tựu chung có 2 cách: Vẽ thẳng (Direct approach) và vẽ 1 hay nhiều lớp lót (under painting).

LỚP LÓT (UNDER PAINTING) 

Với kỹ thuật này, người ta vẽ lớp mầu này chồng lên lớp mầu kia. Thông thường người ta vẽ mầu đậm trước và sẽ vẽ mầu nhạt lên trên. Lớp lót bao giờ cũng mỏng hơn là lớp sau. Có thể dùng nhiều mầu khác nhau.

MẦU SẮC (COLOR)

Page 6: Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

Những mầu vẽ không phải là cùng một cường độ (intensity) như nhau. Thí dụ mầu Thalogreen hay Thalo blue bao giờ cũng mạnh hơn những mầu xanh khác. Cần phải thực hành mới rõ.Pha mầu luôn luôn phải có một chút mầu trắng trong đó. Không nên pha quá 4 mầu, trước khi pha phải rửa sạch dao hoặc bút, nếu không sẽ thành mầu chết. Tuy nhiên những mầu chết này sẽ làm nổi bật những mầu tươi sáng.Muốn cho mầu đậm hơn, cho thêm chút mầu đối nghịch (complementary color), không nên cho mầu đen.Muốn cho mầu sáng ra cho thêm chút mầu sáng hơn (brighter), không nên cho mầu trắng.Muốn có sự hài hòa mầu sắc (harmony of color), hãy pha một chút mầu với mầu ở bên cạnh hay là cho một chút mầu của điểm chính vào tứ phía của bức tranh hay là cho một chút mầu sáng vào những mầu tối chết. Thí dụ vẽ hoa hồng nên cho một chút mầu hồng vào trong mầu xanh của lá và chút mầu xanh vào mầu hồng của hoa.

NÉT BÚT (BRUSHE STROKE)

Thông thường người ta hay mắc phải nững khuyết điểm là quá nặng tay với nét bút. Chỉ nên dùng bút đặt mầu vào chỗ. Vẽ mạnh quá mầu sơn sẽ trở nên bằng phẳng (flat). Khi vẽ lá cây, nét bút phải theo chiều của lá. Vẽ núi non, sông nước, nét bút cần theo triền núi và xuôi theo giòng nước. Khi diễn tả cảnh vật êm đềm thơ mộng, nét bút cần phải mờ dịu không trông rõ. Khi vẽ những vật ở gần có thể dùng những nét bút mạnh và sơ sài mầu sắc và sự đậm nhạt tương phản nhưng nét bút này không hợp với lối vẽ tự nhiên.Nét bút cũng phải kể thêm một loại vẽ khô (dry brushes) tức là lấy mầu vào bút rồi thấm cho khô để khi vẽ mầu ra hơi nhạt.

TẦM MẮT (EYE LEVEL)

Trước khi phác họa (sketch) cần phải xác định tầm mắt ở chỗ nào trong bức tranh. Sự xác định này sẽ làm cho bức họa hợp lý hơn. Trong phong cảnh tầm mắt và đường chân trời là một và thường ở vị trí 1/3 hay 1/5 bức tranh. Nếu quá gần không thể tạo ra chiều sâu được.

XA GẦN

Ngoài những quy luật để tạo chiều sâu đã nói ở trên, ta có thể dùng mầu sắc để diễn tả theo thứ tự sau đâu:Cận điểm | Đỏ, Cam (Red, Orange)

| Cam, Vàng (Orange, Yellow)

| Vành, Xanh lá cầy (Yellow, Green)

|Xanh lá cây, Xanh lơ (Green, Blue)

Page 7: Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật hội họa

| Tím, Xanh lơ (Violet, blue)

Chân trời↓ Xám, Xanh (Grey, Blue)

Quy luật về hội họa còn nhiều, nhưng nếu hiểu thấu đáo những điểm kể trên và cộng vào với công thức 1 K 3 T chúng ta sẽ thành công dễ dàng