10

Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

  • Upload
    dua-hau

  • View
    229

  • Download
    3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)
Page 2: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

CẨM NANG ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM

Mục lục

I. Nguyên nhân gây ho có đàm?

II. Chọn thuốc ho để trị dứt điểm ho có đàm

III. Những phương pháp điều trị ho đàm

IV. Những lưu ý khi đang điều trị bệnh ho đàm

V. Thực đơn dành cho người điều trị ho đàm

03

04 05

08

09

Page 3: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

4

II. CHỌN THUỐC HO ĐỂ TRỊ DỨT ĐIỂM HO CÓ ĐÀMTrên thị trường có hai dòng sản phẩm chính điều trị ho, bao gồm: Thuốc trợ ho và Thuốc trị ho.

Thuốc trợ ho (protussive), thường được gọi là thuốc long đàm, được chỉ định khi chức năng ho còn hữu ích trong việc làm sạch đường thở, tăng sự thanh thải đàm qua ho.

Nói theo cách khác, ho là một phản xạ đề kháng của cơ thể để tống những chất không có lợi cho cơ thể qua sự co ép những luồng khí trong phổi, khí quản và phế quản.

Giúp cắt cơn hoHỗ trợ cơ thể thực hiện phản ứng ho, để tống đàm ra ngoài.

Do đó, đặc điểm của thuốc trợ ho kích thích người bệnh ho nhiều hơn để có thể tống hết lượng đàm ra khỏi cơ thể. Như vậy, trong trường hợp ho do đàm: vai trò điều trị của thuốc trợ ho (thuốc tác động tiêu nhầy - long đàm) đem lại lợi ích nhiều hơn các thuốc trị ho.

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

TRỊ HOTHUỐC

AMBROXOLACETYLCYSTEIN

GUAIFENESINE CÁC HỢP CHẤT KHÁC

Page 4: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

5

III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HO ĐÀMViệc phòng ngừa và ngăn chặn các cơn ho có đàm tại nhà cũng không quá khó nếu người bệnh áp dụng một số phương pháp sau đây:

Thuốc Tây Y

Có những loại thuốc trợ ho sau tác động lên chất nhầy/ đàm:

Long đàm (expectorants)

có chứa guaifenesin

Tăng động nhầy (mucokinetics)

có chứa ambroxol, bromhexine

Điều hòa nhầy (mucoregulators)

có chứa carbocysteine, corticoide,

kháng cholinergic

Tiêu nhầy (mucolytics)

N-acetylcysteine (NAC)

Cơ chế hoạt động của NAC

Trong đó, cơ chế tác động của acetylcysteine là cắt đứt những sợi dây liên kết của chất nhầy, từ đó chất nhầy sẽ không còn khả năng bám dính. Nói cách khác, hoạt chất này giúp cắt nhỏ đàm giúp dễ dàng tống đàm ra khỏi cơ thể để nhanh chóng hết ho.Acetylcysteine cũng là hoạt chất có cơ chế tác động rõ ràng, có nhiều bằng chứng lâm sàng trong điều trị hỗ trợ các rối loạn tiết dịch đường hô hấp cấp hoặc mãn.

NAC

Page 5: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

6

Cần lưu ý những điểm sau để chọn đúng loại thuốc:

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

Thuốc được phân liều sẵn cũng là ưu tiên chọn lựa khi mua thuốc trợ ho. Mục đích của việc phân liều là để tránh tình trạng dùng thuốc quá liều hoặc không đủ liều khi bố, mẹ phân liều thủ công. Với việc sử dụng thuốc, bạn cần xem kỹthông tin cũng như liều dùng và đối tượng sử dụng, lưu ý không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổihoặc dùng kèm với các loại thuốc ho khác.

3.

Đối với bệnh ho đàm ở bé, các mẹ nên lưu ý chọn các loại thuốc có hương vị dễ uống như vị cam, siro mùi ngọt. Vì thông thường, trẻ có cơ chế phản xạ với các mùi thuốc khó uống dẫn đến trường hợp ọc thuốc khi dùng.

Chọn loại thuốc trợ ho có thể giúp long đàm để giảm thiểu thời gian kéo dài của bệnh. Vì nguyên nhân bệnh ho đàm kéo dài mãi không dứt là do không trị tận gốc đàm trong cổ. Vậy, nên nhớ hết đàm sẽ hết ho.

2.

1.

LONG ĐÀMTHUỐC

LONG ĐÀMTHUỐC

Page 6: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

7

Thuốc Nam và các mẹo dân gianKhi bị ho đàm, bệnh nhân có thể dùng những bài thuốc dân gian, Tuy nhiên, các phương pháp dân gian thường lích kích, nhiều khi nguyên liệu không có sẵn và cần cân đo đong đếm liều lượng phức tạp. Đối với trẻ nhỏ, những vị thuốc dân gian đôi khi này lại có vị khó uống.

Bệnh nhân có thể dùng 3 bài thuốc dưới đây, để điều trị ho đàm:

Bài thuốc điều trị ho từ cây tía tô:

CÂY TÍA TÔ

Lá tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Một điều rất thuận lợi là tía tô rất phổ biến, được trồng nhiều ở vùng nông thôn. Lá dùng để ăn sống, hoặc nấu chín, làm gia vị trong một số món ngon, đồng thời cũng là một vị thuốc quý hiếm chữa trị được nhiều bệnh.

Có 2 loại tía tô là tía tô mép lá phẳng và tía tô mép lá quăn. Lá phẳng có màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn thì có màu tía sậm, mùi thơm mạnh. Tía tô mép lá quăn được sử dụng nhiều hơn và mang lại giá trị nhiều hơn.

Lá tía tô 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g. Sắc uống.Trị ngoại cảm, phong hàn, trong thì có đờm trệ, ho có đờm.BÀI 01

Lá tía tô 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột, uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Chữa ho, trừ đờmBÀI 02

Lá tía tô 10g, bạch giới tử 10g, lai phục tử 10g.Sao vàng, tán nhỏ, cho vào túi, sắc lấy 200ml.Chia uống 3 lần trong ngày. Trị ho hen có đờm, tức ngực, khí ngược.

BÀI 03

Bài thuốc điều trị ho từ nước củ cải luộc

Bài thuốc điều trị ho từ đường nâu, gừng và tỏi

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát. Cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, có đờm, chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút.

Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Nếu trẻ kèm theo triệu chứng ho, hãy thêm gừng và 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa rồi cho trẻ uống.

05’

ĐƯỜNG NÂU GỪNG TỎI

Page 7: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

8

IV. NHỮNG LƯU Ý KHI ĐANG ĐIỀU TRỊ BỆNH HO ĐÀM

NGƯỜI BỊ HO NÊN KIÊNG ĂN GÌ?

Bệnh nhân ho tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa), tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nên dùng xông hơi nóng, có tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp họ khạc ra đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm.

Khi bị ho, bệnh nhân cần uống thêm nhiều nước hơn. Nước sẽ giúp đờm đặc loãng ra và giúp người bệnh dễ thở hơn. Phương pháp này có hiệu quả đối với cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, thói quen uống nhiều nước còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và tống được những độc tố ra ngoài.

Những đồ ăn lạnh, cayDừa, mía

Cá, tôm, cuaNhững đồ ăn quá mặn hay quá ngọt.

Thực phẩm chiên rán

Page 8: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

9

Canh sườn non

Đây là món ăn không chỉ ngon, dễ làm mà còn có tác dụng phòng và chữa viêm đường hô hấp. Đặc biệt vị thanh nhẹ có thể giúp người bệnh làm dịu cơn ho.

V. THỰC ĐƠN DÀNH CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM

Bước 1: Sườn heo rửa sạch, chặt khúc vừa ăn cho vào nồi nước đun sôi để khử mùi.

Bước 2: Sau đó, trút sườn ra một cái rổ, rửa lại dưới vòi nước lạnh.

Bước 4: Thêm gừng, hành, táo Tàu (không nêm muối vào lúc này),

đun bằng lửa to

Bước 5: Sau khi nước sôi lại thì chuyển sang đun lửa liu riu khoảng nửa tiếng nữa rồi cho củ cải trắng vào nồi, nêm gia vị cho vừa miệng.

Bước 3: Cho sườn vào nồi nước khác, đun lửa to cho sôi trong 20 phút.

20’

Page 9: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

10

Bước 1: 15 phút cho khâu ướp thịt gà với gừng và các loại gia vị.

Bước 2: Sau đó, đun nóng chảo với dầu rồi cho thịt gà vào xào sơ, đổ nước cho ngập gà rồi đun sôi, vặn lửa riu riu cho tới khi gà chín.

Bước 4: Món này dùng nóng với cơm, cũng có thể dùng với cháo, vừa kích thích vị giác, vừa bồi bổ sức khỏe, làm toát mồ hôi, trị cảm rất tốt

Bước 3: Sau đó cho các loại ớt (ớt hiểm, ớt sừng, ớt chuông… đã cắt vuông hoặc thái miếng) vào chảo xào đều tay, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

Gà kho gừng

Đây là món ăn ngon và thông dụng trong các gia đình Việt, nhưng cũng là một “bài thuốc” hay dành cho người đang bị ho đàm bởi có sự kết hợp giữa gà, gừng và ớt.

15’

Page 10: Cẩm Nang ĐIỀU TRỊ HO ĐÀM (OLD)

11

Bước 1: Chanh rửa sạch rồi vớt ra rổ để ráo.

Bước 2: Tiếp tục cho số chanh vừa rửa vào một xoong hoặc chậu sạch rồi dội một lượt nước sôi lên chanh, làm cách này vỏ chanh sẽ bớt đắng.

Bước 3: Đầu tiên là một lớp mật ong (khoảng 3 muỗng cà phê hay 1 muỗng canh), rồi xếp một lớp chanh thái lát phủ kín đáy lọ.

Dùng nắp đậy kín, bảo quản ở nơi khô mát hoặc trong tủ lạnh, vài ba ngày sau là dùng được. Chanh và mật ong có tác dụng trị ho rất tốt. Không chỉ vậy, trời lành lạnh mà nhâm nhi một cốc trà chanh mật ong ấm nóng, cộng thêm vài lá bạc hà thơm mát thì không sảng khoái gì bằng.

Nước chanh và mật ong chỉ nên pha với nước ấm, không nên pha với nước quá lạnh hoặc quá nóng.

Chanh Mật Ong

Cả chanh và mật ong đều có thuộc tính khử trùng, diệt khuẩn, chính vì vậy mà tác dụng của chanh ngâm mật ong đó là chữa trị ho rất hiệu quả.

Bước 4: Rồi lại tiếp tục lần lượt với một lớp mật ong, lớp chanh…