17
KHOA KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cần Thơ, ngày 10 tháng 4 năm 2018 HƯỚNG DẪN QUY CÁCH VIẾT KHÓA LUẬN VÀ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Mục tiêu của khóa luận Khóa luận tốt nghiệp, tiểu luận tốt nghiệp là đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó mục đích quan trọng nhất là chuyển tải thông tin, ý tưởng đến người đọc. Vì thế, thể thức và kỹ thuật trình bày khóa luận, tiểu luận phải có hệ thống, rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. Phải xác định được sự thiếu hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu cũng như xây dựng được câu hỏi nghiên cứu để từ đó xác định tài liệu tham khảo phù hợp. Những điều cần lưu ý về một khóa luận: Khóa luận, tiểu luận không phản ánh kinh nghiệm cá nhân hoặc ý kiến cá nhân vì đặc tính cơ bản của một khóa luận, tiểu luận là không có định kiến (value free) và mang tính khách quan. Vấn đề nghiên cứu được giải quyết khách quan, độc lập và không rời rạc vì khóa luận giải quyết một vấn đề chuyên biệt nhưng nó phải là vấn đề phổ biến. Khóa luận, tiểu luận không phải là giáo trình vì mục đích của giáo trình là muốn chuyển tải tri thức đến cho người học theo cách hiệu quả nhất, còn mục đích của khóa luận là xác định và giải quyết một vấn đề cụ thể. Vấn đề giải quyết trong khóa luận, tiểu luận mang tính khái quát, không giải quyết một vài trường hợp xảy ra trong xã hội.

Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

KHOA KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cần Thơ, ngày 10 tháng 4 năm 2018

HƯỚNG DẪN QUY CÁCH VIẾT KHÓA LUẬN VÀ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Mục tiêu của khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp, tiểu luận tốt nghiệp là đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó mục đích quan trọng nhất là chuyển tải thông tin, ý tưởng đến người đọc. Vì thế, thể thức và kỹ thuật trình bày khóa luận, tiểu luận phải có hệ thống, rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. Phải xác định được sự thiếu hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu cũng như xây dựng được câu hỏi nghiên cứu để từ đó xác định tài liệu tham khảo phù hợp. Những điều cần lưu ý về một khóa luận:

Khóa luận, tiểu luận không phản ánh kinh nghiệm cá nhân hoặc ý kiến cá nhân vì đặc tính cơ bản của một khóa luận, tiểu luận là không có định kiến (value free) và mang tính khách quan. Vấn đề nghiên cứu được giải quyết khách quan, độc lập và không rời rạc vì khóa luận giải quyết một vấn đề chuyên biệt nhưng nó phải là vấn đề phổ biến.

Khóa luận, tiểu luận không phải là giáo trình vì mục đích của giáo trình là muốn chuyển tải tri thức đến cho người học theo cách hiệu quả nhất, còn mục đích của khóa luận là xác định và giải quyết một vấn đề cụ thể.

Vấn đề giải quyết trong khóa luận, tiểu luận mang tính khái quát, không giải quyết một vài trường hợp xảy ra trong xã hội.

Khóa luận, tiểu luận phải tập trung vào vấn đề phù hợp. Tính phù hợp được thể hiện ở chỗ phải chứng minh được vấn đề nghiên cứu của khóa luận chưa được các nghiên cứu trước đó đưa ra câu trả lời xác đáng, chưa đủ hoặc chưa thể hiện được sự quan trọng.

Từ kết quả nghiên cứu, khóa luận, tiểu luận phải đưa ra những bình luận mang tính kiến nghị giải pháp cho thực tiễn hoặc đóng góp cho lý thuyết mà khóa luận sử dụng làm khung phân tích. Vì vậy kết quả nghiên cứu trong khóa luận có thể lấy từ các nghiên cứu thực nghiệm định lượng, từ các nghiên cứu giải thích hoặc tổng quan số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước.

Page 2: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

2. Cấu trúc của một khóa luậnTên đề tài phải ngắn gọn nhưng phải phản ánh được nội dung chính của khóa luận.

Cụ thể tên khóa luận phải trả lời được câu hỏi khóa luận nghiên cứu cái gì, nghiên cứu ai, ở đâu và lúc nào. Ví dụ đề tài nghiên cứu “Nhu cầu vui chơi giải trí của cư dân ven đô Thành phố Cần Thơ trong quá trình trình đô thị hóa”.

2.1. Tóm tắt khóa luận:Tóm tắt khóa luận không được dài quá một trang giấy A4 nhưng phải nêu được vắn tắt vấn đề nghiên cứu, những kết quả chính, kết luận và đóng góp của khóa luận.

2.2. Lời cám ơn:Gửi lời cảm ơn đến những cá nhân và tổ chức có đóng góp cho đề tài

2.3. Lời cam đoan:Tác giả khóa luận cần có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình. Cam đoan về nguồn tài liệu sử dụng trong khóa luận không vi phạm bản quyền và đồng ý cho trường ĐHCT và khoa KHXH&NV dùng khóa luận làm tài liệu tham khảo.

2.4. Mục lục khóa luận, mục lục bảng biểu và đồ thị:Nếu trong khóa luận có bảng biểu và đồ thị. Khóa luận phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, không được tẩy xóa. Khóa luận có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung khóa luận như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh…nếu khóa luận sử dụng những câu trả lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng đã điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của khóa luận.Phụ lục không được dày hơn phần chính của khóa luận.

2.5. Các phần chính của một khóa luận:

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦUPhần này nêu ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu, những thông tin đã biết và chưa biết về vấn đề nghiên cứu để từ đó nêu lên được tính cấp thiết của đề tài cũng như lý do vì sao nghiên cứu vấn đề đó và cuối cùng nêu mục tiêu của luận văn hướng đến là gì, nghiên cứu này cho ai (thường là tài liệu tham khảo cho sinh viên và những người nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn).

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Tổng quan tài liệu

Phần này tập trung tổng quan cái bài tạp chí, bài hội thảo, các chương sách và các

báo cáo khoa học với các chủ đề liên quan đến câu hỏi nghiên cứu. Cuối chương này cần có

Page 3: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

phần tổng kết về kết quả của các cuộc nghiên cứu trước và từ đó nêu lên những tồn tại của

các nghiên cứu này nhằm làm cơ sở để kết nối với các câu hỏi nghiên cứu trong luận văn.

Phần tổng kết có thể theo dạng mô hình hóa hoặc là liệt kê các vấn đề còn tồn tại, và mỗi

phần sẽ là một mục trong phần kết quả. Các mục này là cơ sở cho phần bình luận và

kếtluận.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Nội dung nghiên cứu

1.5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

1.6 Phạm vi nghiên cứu

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Phần này chủ yếu mô tả về phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Nên

bắt đầu bằng việc nêu vắn tắt về các phương pháp có thể sử dụng trong lĩnh vực này và nêu

lý do về phương pháp được chọn trong luận văn. Mô tả chi tiết về các bước tiến hành thu

thập thông tin, các nguồn số liệu sử dụng trong luận văn cũng như tình hợp lý của các số

liệu và phương pháp này. Phương pháp chọn mẫu và xử lý thông tin cũng nên được đề cập

chi tiết trong phần này.

1.8 Phương pháp xử lý dữ liệu

1.9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thựctiễn

1.10 Hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬNPhần này nên có sự giải thích về các khái niệm và các thuật ngữ liên quan cũng như

tổng quan các lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Lý giải những lý thuyết được ápdụng như thế nào trong luận văn và vì sao. Lý thuyết là cơ sở để xây dựng khung phân tích chứ không phải đưa vào để trang điểm cho luận văn. Phương pháp và nội dung luận văn được xây dựng dựa vào khung phân tích và yêu cầu phải có tính thống nhất giữa lý thuyết, giả thuyết, phương pháp và kết quả.

2.1 Cách tiếp cận chính trong nghiên cứu

2.2 Mô hình phân tích

2.3 Giả thuyết nghiên cứu

2.4 Khái niệm liên quan đến đề tài

2.5 Kết cấu của luậnvăn

Mô tả ngắn gọn về các phần chính của luận văn, sau đó tóm tắt nội dung mỗi chương

Page 4: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

khoảng mấy dòng về đóng góp của mỗi chương cũng như mối liên hệ giữa cácchương. Phần này tập trung phân tích số liệu kết hợp trình bày bảng biểu và đồ thị nhằm lý giải các kết quả cũng như tính hiệu lực và độ tin cậy của các kết quả này.Cuối mỗi chương nên có phần tóm tắt lại kết quả làm cơ sở để viết phần kết luận.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.2 Mô tả về mẫu nghiên cứu

3.3. Câu hỏi nghiên cứu 1 hoặc mục tiêu 1

3.4 Câu hỏi nghiên cứu 2 hoặc mục tiêu 2

…….

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phần kết luận tổng hợp vắn tắt các kết quả nghiên cứu dựa vào mục tiêu hoặc giả thuyết nghiên cứu. Bình luận về kết quả nghiên cứu dựa vào phần kết luận của tổng quan tàiliệu hoặc tổng quan lý thuyết. Làm rõ tầm quan trọng cũng như đóng góp của luận văn (lý luận hay thực tiễn). Phân tích tác động của chính sách đối với kết quả nghiên cứu để từ đó đề xuất những kiến nghị.

Page 5: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

3. Cách thức soạn thảo văn bảnKhóa luận, tiểu luận sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Winword; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ; giãn dòng đặt ở chế độ 1,3 lines; chọn Page layout/margins/mirrored (top = bottom = outside = 1”; inside = 1.25”) để đóng thành quyển. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề bên trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.

Khóa luận được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297mm), dày không quá 200 trang, không kể phụ lục.

3.1. Tiểu mụcCác tiểu mục của khóa luận được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.4.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 4 chương 3) tại mỗi nhóm tiểu mục phải ít nhất 2 tiểu mục. Nghĩa là không thể có tiểu mục 3.1.1 mà không thể có 3.1.2 tiếp theo.

3.2. Bảng biểu, hình vẽViệc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương; ví dụ Hình 2.5 có nghĩa là Hình thứ 5 trong Chương 2. Mỗi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông Thôn 2003”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình.Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung, đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng, nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.

Trong khóa luận, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản khóa luận. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, Ví dụ “…được nêu trong Bảng 3.1” hoặc (Xem Hình 4.2) mà không được viết “…được nêu trong bảng dưới đây”

Số hiệu và tên bảng đặt phía trên biểu bảng, canh lề trái, cỡ chữ 12 và chữ in đậm, nội dung bảng cỡ chữ 12 chế độ dãn dòng 1, canh lề trái. Nguồn trích dẫn và các chú thích được in nghiêng và cỡ chữ 10, canh lề trái. Biểu bảng được format theo hàng ngang (không có hàng dọc). Xem ví dụ bảng 1.

Bảng 1: Quan niệm của SV về sự thiện chí trong giao tiếp, (N: Số mẫu)

5

Page 6: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Số hiệu và tên hình/sơ đồ được đặt dưới hình/sơ đồ, canh giữa, cỡ chữ 12 và chữ in đậm. Nguồn trích dẫn và các chú thích được in nghiêng và cỡ chữ 10 để trong ngoặc đơn dưới tên hình/sơ đồ. Xem ví dụ hình 1.

Hình 1: Số % sinh viên tham gia hoạt động tập thể phân theo nhóm (Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015)

3.3. Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong khóa luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong khóa luận. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết những cụm từ ít xuất hiện trong khóa luận, luận án. Nếu cần viết tắt những từ, cụm từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức…thì được viết tắtsau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu khóa luận có nhiều chữ viết tắt thì phải

6

Page 7: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

có bảng danh mục những chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu khóa luận.3.4. Đơn vị đo lường 

- Chiều dài, diện tích, thể tích: mm, cm, km, mm2, cm2, m3,

- Khối lượng: g, kg, ng, µg, mg, kg, t, …

- Đơn vị đo lường: viết tách số một khoảng (space bar) (ví dụ: 5 L, 5 kg, 5 ppm,…) trừ (%) và (°) thì viết liền (ví dụ: 5%, 60°C)

- Số thập phân phải dùng dấu phẩy và số từ hàng ngàn trở lên thì dùng dấu chấm.

3.5. Cách trích dẫn và Tài liệu tham khảo 3.5.1. Cách trích dẫn

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tham khảo của khóa luận- tiểu luận. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, ý tưởng..) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì khóa luận không được duyệt để bảo vệ.

Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong Tài liệu tham khảo.

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn.

Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2cm. Khi mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

Việc trích dẫn phải theo số thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo. Trích dẫn được đặt ở cuối câu, trong dấu ngoặc đơn có tên tác giả và năm xuất bản. nếu tác giả có nhiều tác phầm cùng năm thì sẽ thêm a,b,c … vào sau năm, tương ứng với tài liệu trong danh mục. Ví dụ: ….. (Tran, 2012a); hoặc, theo Tran (2012a) thì …..

Khi trích dẫn, nếu tài liệu tham khảo có từ 1-2 tác giả thì liệt kê tất cả, từ 3 tác giả trở lên thì viết tên tác giả thứ nhất và kèm theo và ctv. (tiếng Việt) hay et al. (tiếng Anh).

Ví dụ: Chủ đề nghiên cứu sinh kế rất đa dạng từ sinh kế của của những nhóm người khác nhau trên thế giới đến cách họ đối phó với thiên tai, hoặc bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về kinh tế chính trị , trong cuộc sống tái định cư , khi môi trường sinh thái xuống cấp , an sinh xã hội thiếu thốn , di cư (do biến đổi khí hậu) và còn rất nhiều tài liệu nghiên cứu về sinh kế

7

Page 8: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

khác nữa.

Giữa nước đi và đến đều có mối liên quan chặt chẽ về lịch sử, gần gũi về văn hóa xã hội, và phụ thuộc kinh tế (Chen, 2006; Kim, 2011).

Số liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn Quốc lấy vợ nước ngoài là Việt Nam (70%).

3.5.2. Tài liệu tham khảo 

- Tài liệu được trích dẫn trong nội dung bài viết phải được liệt kê trong mục Tài liệu tham khảo và ngược lại.

- Nếu tài liệu tham khảo là tiếng nước ngoài thì ghi họ tác giả, nếu tiếng Việt thì ghi đầy đủ họ và tên.

- Nếu tài liệu tham khảo có từ 1-6 tác giả thì liệt kê tất cả, từ 7 tác giả trở lên thì liệt kê 3 tác giả đầu và kèm theo và ctv. (tiếng Việt), et al. (tiếng Anh).

- Trước tác giả cuối cùng dùng từ “và” (tiếng Việt) hoặc “and” (tiếng Anh).

- Tác giả, năm. Tên bài viết. Tên đầy đủ của tạp chí. Quyển (số): trang bài viết.

Ví dụ:Hoang Ba Thinh, 2013. Vietnamese Women Marrying Korean Men and Societal Impacts. Case studies in Dai Hop commune, Kien Thuy district – Hai Phong city. Academic Journal of Interdisciplinary Studies. MCSER Publishing, Rome-Italy 2(8): 782-788.

S. Scott and T. T. K. Chuyen, 2007. Gender research in Vietnam: Traditional approaches and emerging trajectories. Women 's Studies International Forum 30(3): 243-253.

- Tác giả, năm. Tên sách, lần xuất bản hay Edition (từ lần 2). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, số trang.Ví dụ:Kim, C. S., 2011. Voice of foreign brides. The roots and development of Multiculturalism in Korea. US, Alta Mira Press.

Trần Ngọc Thêm, 2013. Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. TP Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa - Văn nghệ. 890 trang.

- Tác giả, năm. Tên chương/bài. In (trong): Chủ biên hay Ed(s). Tên sách, lần xuất bản hay Edition (từ lần 2). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, trang chương/bài.

Ví dụ:Hai, T.N., 2003. Shrimp hatchery production in two coastal provinces of the Mekong Delta. In: Preston, N., Clayton, H. (Eds.), Rice-Shrimp Farming in the Mekong Delta: Biophysical and Socioeconomic Issues. Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR), Canberra.

Sikor, T., 1998. Forest policy reform in Vietnam: from state to household forestry. In:

8

Page 9: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

Poffenberger, M. (Ed.), Stewards of Vietnam’s Upland forests, Asia Forest. Network, Berkeley, pp. 18–37.

- Tác giả, năm. Tên bài viết. In (trong): Chủ biên hay Ed(s). Tên tài liệu. Tên hội nghị, thời gian hội nghị, địa điểm hội nghị. Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, trang bài viết.

Ví dụ:Huỳnh Thanh Tài, Nguyễn Hữu Hoà, Huỳnh Minh Trí và Nguyễn Thái Nghe, 2016. Gii pháp tích hợp xử lý ngữ nghĩa vào hệ thống gợi ý. Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công Nghệ thông tin (FAIR’9), ngày 4-5/8/2016, Cần Thơ. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 159-164.

- Tên cơ quan, năm. Số hiệu, ngày ban hành và tên văn bản.Nếu văn bản có được tham khảo trên mạng:Tên cơ quan, năm. Số hiệu, ngày ban hành và tên văn bản, ngày truy cập/accessed on. Địa chỉ/Available from URL.

Ví dụ:Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Quyết định số 1224/QĐ-BGDĐT, ngày 07/04/2017 về việc “Ban hành Quy trình quản lý văn bản trong môi trường mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, ngày truy cập 05/09/2017. Địa chỉ: http://www.moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2176

- Tên tác giả, năm. Tên luận văn/luận án. Bậc tốt nghiệp (cao học/tiến sĩ). Tên trường. Địa danh của trường.

Ví dụ:Trần Lam Quyên, 2016. Nghiên cứu giải pháp xây dựng bộ tìm kiếm theo nội dung văn bản dựa trên Lucene API. Luận văn cao học. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

Tain, F.H., 1999. Impacts of aquaculture extension on small-scale Oreochromis niloticus production in northeastern Thailand. Master thesis. The University of Michigan. AnnArbor, Michigan.

- Tên tác giả, năm. Tên bài viết, ngày truy cập/accessed on. Địa chỉ/Available from URL.Ví dụ:Min, K., 1998. Wastewater pollution in China, accessed on 18 September 2015. Available from http://darwin.bio.uci.edu/sustain/suscoasts/krismin.html

3.5.3 Phụ lục Khóa luận, tiểu luận có phần phụ lục là tranh ảnh mô tả, bảng câu hỏi, tóm tắt xử lý số liệu, các báo cáo địa phương … nhằm mục đíc minh họa và giải thích thêm nội dung khóa luận

9

Page 10: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

Trang bìa

10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC

HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUYKHÓA:…. (20 ... - 20…)

(TÊN ĐỀ TÀI……….)

Page 11: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC

HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUYKHÓA:…. (20 ... - 20…)

(TÊN ĐỀ TÀI……….)

Page 12: Can Tho University · Web viewSố liệu nghiên cứu của Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2014) cho thấy phần lớn người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn

Mục lục

HƯỚNG DẪN QUY CÁCH VIẾT KHÓA LUẬN VÀ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP.......1

1. Mục tiêu của khóa luận....................................................................................................1

2. Cấu trúc của một khóa luận..............................................................................................2

2.1. Tóm tắt khóa luận:.......................................................................................................2

2.2. Lời cám ơn:................................................................................................................2

2.3. Lời cam đoan:............................................................................................................2

2.4. Mục lục khóa luận, mục lục bảng biểu và đồ thị:......................................................2

2.5. Các phần chính của một khóa luận:...........................................................................2

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU....................................................................................................2

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPLUẬN......................................3

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................4

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................4

3. Cách thức soạn thảo văn bản...............................................................................................5

3.1. Tiểu mục.......................................................................................................................5

3.2. Bảng biểu, hình vẽ........................................................................................................5

3.3. Viết tắt..........................................................................................................................6

3.4. Đơn vị đo lường............................................................................................................6

3.5. Cách trích dẫn và Tài liệu tham khảo...........................................................................6

Trang bìa.................................................................................................................................9

12