121
BCÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HC CÔNG NGHIP TP HCHÍ MINH ĐỀ TÀI NCKH CP BTên đề tài: NGHIÊN CU VÀ ĐỀ XUT MT SGII PHÁP TÁI CU TRÚC VN CA DOANH NGHIP DT MAY TI THÀNH PHHCHÍ MINH (Thc hin theo Hp đồng s: 130.10 RD/HĐ-KHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010 gia BCông Thương và Trường ĐH Công Nghip TP.HCM) Mã s: 130.10 RD Thi gian: T1/2010 – T12/2010 Chnhim đề tài PGS.TS Phan ThCúc Thư đề tài ThS Nguyn ThMLinh Tham gia đề tài TS Nguyn Trung Trc ThS Nguyn Hoàng Hưng ThS Phm Hi Châu Thành phHChí Minh, tháng 12/ 2010

Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

��

ĐỀ TÀI NCKH C ẤP BỘ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI C ẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHI ỆP DỆT

MAY T ẠI THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH (Thực hiện theo Hợp đồng số: 130.10 RD/HĐ-KHCN ngày 25 tháng

02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM)

Mã số: 130.10 RD

Thời gian: T1/2010 – T12/2010

Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Phan Thị Cúc

Thư ký đề tài

ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh

Tham gia đề tài

TS Nguyễn Trung Trực

ThS Nguyễn Hoàng Hưng

ThS Phạm Hải Châu

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2010

Page 2: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

i

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của

tổ chức WTO thì sự tồn tại và phát triển vững chắc của hệ thống doanh nghiệp

nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trở thành động lực tiền đề quan

trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Mặt khác, khủng hoảng thị trường tài chính Hoa Kỳ (2007 – 2009) xảy ra

đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa, dịch vụ làm nhiều doanh nghiệp

Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp dệt may lâm vào tình trạng khó khăn. Do

hậu quả của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính toàn cầu khiến các quốc gia

đang nghiên cứu để phát triển thị trường nội địa và tái cấu trúc lại các hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy vấn đề đầu tiên phải nghiên cứu là tái

cấu trúc vốn cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dệt may nói

riêng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp tái cấu

trúc vốn của Doanh nghiệp Dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh” được các tác

giả lựa chọn đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong xu hướng tái cấu trúc nền

kinh tế của nước ta đồng thời giải quyết nhu cầu cụ thể cấp thiết của các doanh

nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM.

Page 3: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

ii

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Mục lục

Doanh mục từ viết tắt

Doanh mục bảng biểu

Doanh mục hình vẽ

Tóm tắt

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 1

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 1

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2

5. NỘI DUNG BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:. ..................................................................... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC VỐN SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA DOANH NGHI ỆP VIỆT NAM TRONG TH ỜI K Ỳ HỘI NHẬP

QUỐC TẾ ....................................................................................................................... 3

1.1 Những vấn đề lý luận chung về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp ............................................................................................... 3

1.1.1 Cấu trúc vốn ..................................................................................................... 3

1.1.1.1 Khái niệm và các lý thuyết về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp ......................................................................................................... 3

1.1.1.2. Nội dung cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .............. 12

1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp ........................................................................................................... 23

1.1.2.1. Vòng quay tài sản (Vts) .......................................................................... 23

1.1.2.2. Vòng quay tài sản ngắn hạn (Vnts) ........................................................ 23

Page 4: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

iii

1.1.2.3. Vòng quay tài sản dài hạn (Vdts) ........................................................... 23

1.1.2.4. Vòng quay hàng tồn kho (Vtk) ............................................................... 23

1.1.2.5. Vòng quay khoản phải thu (Vkpt) .......................................................... 24

1.1.2.6. Kỳ thu tiền bình quân (N) ...................................................................... 24

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động ..................................................... 24

1.1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ................................................ 24

1.1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản

(ROA) .................................................................................................................. 24

1.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ................................................... 24

1.1.3.4. Khả năng thanh toán lãi vay ................................................................... 25

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp ...................................................................................................................... 25

1.1.4.1 Nhân tố thứ nhất: Lợi nhuận (ROA) ....................................................... 26

1.1.4.2 Nhân tố thứ hai: Tài sản cố định hữu hình (Tangibility) ....................... 26

1.1.4.3 Nhân tố thứ 3: Thuế (Tax) ....................................................................... 26

1.1.4.4 Nhân tố thứ tư: Quy mô của công ty (Size) ............................................ 26

1.1.4.5 Nhân tố thứ 5: Các cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities) .............. 27

1.1.4.6 Nhân tố thứ 6: Đặc điểm riêng của tài sản công ty (Uniqueness) ........... 27

1.1.4.7 Nhân tố thứ 7: Tính thanh khoản (Liquidity) .......................................... 27

1.2. Tái cấu trúc vốn ................................................................................................... 27

1.2.1 Khái niệm, nội dung tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

................................................................................................................................ 27

1.2.2. Nguyên tắc của tái cấu trúc vốn doanh nghiệp: ........................................... 28

1.2.3 Nội dung của tái cấu trúc vốn doanh nghiệp bao gồm: ................................. 29

1.2.4. Sự cần thiết khách quan tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế ................................................... 29

Page 5: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

iv

1.2.5. Kinh nghiệm về tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................... 36

1.2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................. 36

1.2.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................... 36

1.2.5.3. Kinh nghiệm của Australia ..................................................................... 37

1.2.5.4. Kinh nghiệm của Đài Loan .................................................................... 40

1.2.4.5 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam ................... 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA DOANH NGHI ỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG TH ỜI

GIAN 2007 -2009 ......................................................................................................... 44

2.1 Một số nét khái quát tình hình các thị trường xuất khẩu hàng Dệt may của Việt

Nam trong giai đoạn năm 2008- 2010: ...................................................................... 44

2.1.1 Tình hình chung về xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước ta sau khủng hoảng

toàn cầu năm 2007 – 2009 ...................................................................................... 44

2.1.2. Tình hình xuất khẩu Ngành Dệt May ở một số thị trường thế giới và thị

trường nội địa 2008 – 2010 ..................................................................................... 45

2.1.2.1. Thị trường thế giới ................................................................................. 45

2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở các thị trường nội địa năm 2008 -

2010 ..................................................................................................................... 47

2.1.3 So sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành Dệt may so với các ngành khác năm 2009

và 8 tháng đầu năm 2010 ........................................................................................ 49

2.1.4 Những khó khăn thách thức, phát triển sản xuất kinh doanh trên thị trường

xuất khẩu và nội địa đối với ngành Dệt May: ........................................................ 51

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Tp.HCM ............ 54

2.2.1 Các đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam ................................................. 54

2.2.1.1 Dệt May Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp gia công ......................... 54

2.2.1.2. Nguồn nguyên liệu chưa ổn định vẫn còn lệ thuộc vào nhập khẩu. ...... 55

Page 6: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

v

2.2.1.3. Nguồn lao động chất lượng thấp, chi phí lao động cao .......................... 55

2.2.2 Các đặc điểm về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dệt may

ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung ................................................ 56

2.2.2.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp dệt may ............................................ 56

2.2.2.2. Tài sản lưu động ..................................................................................... 58

2.2.3. Nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp dệt may ............................ 58

2.2.3.1 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dệt may ............................................ 58

2.2.3.2. Vốn vay doanh nghiệp dệt may .............................................................. 59

2.2.3.3. Vốn chiếm dụng doanh nghiệp dệt may ................................................. 59

2.2.3.4. Nguồn vốn khác..................................................................................... 59

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may ................... 59

2.3. Kết quả khảo sát và phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp dệt may

trên địa bàn Tp.HCM ................................................................................................. 61

2.3.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn: ............................................................................ 64

2.3.1.1. Công ty May Nhà Bè .............................................................................. 64

2.3.1.2 Công ty Phương Đông ............................................................................. 65

3.2.1.3 Công ty Thắng Lợi .................................................................................. 66

3.2.1.4 Công ty Thành Công .............................................................................. 68

2.3.2. Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động .................................................................. 69

2.3.2.1. Công ty may Nhà Bè .............................................................................. 69

2.3.2.2. Công ty may Phương Đông .................................................................... 69

2.3.2.3. Công ty may Thắng Lợi ......................................................................... 70

2.3.3.4.Công ty may Thành Công ....................................................................... 71

2.3.3. Hiệu quả đầu tư ............................................................................................ 71

2.3.4. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động .................................................................... 71

2.3.4.1.Công may Nhà Bè ................................................................................... 72

Page 7: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

vi

2.3.4.2. Công ty Phương Đông ............................................................................ 72

2.3.4.3.Công ty Thắng Lợi .................................................................................. 73

2.3.4.4.Công ty Thành Công ............................................................................... 73

2.3.5. Nguyên nhân dẫn tới những kết quả như trên .............................................. 74

2.3.5.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 74

2.3.5.2. Nhóm nhân tố khách quan ...................................................................... 75

2.3.6. Các vấn đề tồn tại nổi bật trong tái cấu trúc của các doanh nghiệp dệt may

hiện nay ................................................................................................................... 75

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI C ẤU TRÚC

VỐN CỦA DOANH NGHI ỆP DỆT MAY T ẠI TP.HỒ CHÍ MINH ...................... 77

3.1 Định hướng cơ bản về tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may tại Tp.Hồ Chí Minh nói riêng thời kỳ

sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. .......................................................................... 77

3.1.1 Định hướng chung của ngành ........................................................................ 77

3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam

đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được trình bày dưới bảng dưới đây: ... 77

3.1.3 Định hướng, cần thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, mặt hàng: ........................ 78

3.2 Dự báo về nhu cầu phát triển ngành dệt may tại Tp.HCM .................................. 78

3.3 Các giải pháp tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may của TP.HCM ............ 81

3.3.1 Giải pháp về phía Nhà nước .......................................................................... 81

3.3.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp .................................................................... 84

3.4 Kiến nghị ............................................................................................................ 100

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 102

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO ......................................................................................... 103

PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 104

Page 8: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

vii

DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắc Từ tiếng Việt Từ tiếng Anh

BQ Bình quân

BQT Ban quản trị

CNTT Công nghệ thông tin

CPSIA Đạo luật cải thiện an toàn sản

phẩm tiêu dùng

Consumer Product Safety

Improvement Act

DN Doanh nghiệp

DOL Đòn bẩy hoạt động Degree of Operating Leverage

DT Doanh thu

EAT Lợi nhuận sau thuế Earning After Tax

EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Earning Before Interest & Tax

ECHA Cơ quan hóa chất châu Âu European Chemicals Agency

GOTS Tiêu chuẩn dệt hữu cơ toàn cầu The Global Organic Textile

Standard

HQ Hàn Quốc

ICBC Ngân hàng Công thương Trung

Quốc

Industrial and Commercial

Bank of China

IVN Hiệp hội ngành dệt tự nhiên -

Đức

Internationaler Verband der

Naturtextilwirtschaft

JOCA Hiệp hội Bông hữu cơ Nhật Bản Japanese

Organic Cotton Association

NHTM Ngân hàng thương mại

NV Nguồn vốn

OBM Sản xuất nhãn hiệu gốc Organizational Behavior

Management

OEM Sản xuất thiết bị gốc Original Equipment

Manufacturer

Page 9: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

viii

OTA Hiệp hội mậu dịch hữu cơ Organic Trade Association

REACH Quy chuẩn của Cộng đồng châu

Âu

Registration, Evaluation,

Authorisation and Restriction of

Chemicals

SDĐNN Sử dụng đất nông nghiệp

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TQ Trung Quốc

TS Tài sản

VCSH Vốn chủ sở hữu

WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization

Page 10: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

ix

DANH M ỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2: Phân tích hồi quy của ROE trong mói quan hệ với nợ cho 37 công ty

thuộc top 50 và 89 công ty thuộc nhóm 100 công ty trung bình từ 1987 đến 2007

Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may trên các thị trường

Bảng 2.2. Nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu từ năm 2005 – 2007

Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán của các Công ty năm 2008

Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán của các Công ty năm 2009

Bảng 2.5:Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Nhà bè 2008 - 2009

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Phương Đông 2008 -

2009

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Thắng Lợi 2008 - 2009

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Thành Công 2008 - 2009

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Nhà Bè năm 2008 - 2009

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Phương Đông năm 2008

- 2009

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Thắng Lợi năm 2008 -

2009

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Thành Công năm 2008 –

2009

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành dệt may 2010 – 2020

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu cơ bản của ngành dệt may Việt Nam 2010 - 2015

Bảng 3.3: Cơ cấu chi tiêu của người dân Tp.HCM qua các năm

Page 11: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

x

DANH M ỤC HÌNH V Ẽ

Hình 1.1: Các lý thuyết về cấu trúc vốn

Hình 1.2: Nợ vay tối ưu và giá trị của doanh nghiệp.

Hình 1.3: Biểu diễn ROE theo hàm của nợ trên vốn điều lệ

Hình 1.4: Các đòn cân nợ của các doanh nghiệp phi tài chính trong top 50 giảm

đều đến 34,31% từ 1987 – 2007.

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩn, nhập khẩu 8 tháng năm 2010

Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 của toàn

quốc

Hình 2.3: So sánh kim ngạch xuất khẩu Dệt may và Dầu thô năm 2008- 2009 –

2010

Hình 2.4: So sách kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may với tổng kim ngạch cả

nước năm 2009 (%)

Hình 2.5: So sách kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may với tổng kim ngạch cả

nước 8 tháng đầu năm 2010 (%)

Hình 2.6: Cơ cấu Tài Sản và nguồn vốn của công May Nhà Bè qua các năm

Hình 2.7: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Thành Công

Hình 2.8: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty Thắng lợi

Hình 2.9: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty Thành

Hình 3.1: Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may châu Á

Hình 3.2: Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Hình 3.3: Mô hình nâng cấp ngành dệt may Tp.HCM trong chuỗi dệt may toàn

cầu

Hình 3.4: Chuỗi giá trị gia tăng của ngành dệt may

Page 12: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

xi

TÓM T ẮT

Dựa trên cơ sở lý luận về sự cần thiết phải tái cấu trúc vốn của các doanh

nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM

nói riêng trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thông qua cơ sở lý luận và số liệu thực

tế về tình hình cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM

trong 3 năm qua. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng gắn

liền các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh làm cơ sở phân tích, tổng

hợp, thống kê,… trong quá trình nghiên cứu, từ đó phát hiện và tìm ra các khó

khăn bất cập chưa phù hợp hiện nay về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh trong

thời kỳ khủng hoảng vừa qua trên cơ sở những dự báo phát triển ngành dệt may

của cả nước nói chung, ngành dệt may tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng trong thời

gian tới, nhằm góp phần phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập

kinh tế quốc tế.

Ngành dệt may trước khủng hoảng tài chính toàn cầu là ngành có kim

nghạch xuất khẩu lớn, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng các doanh nghiệp

dệt may nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng gặp nhiều khó khăn trên

thị trường xuất khẩu, thị phần xuất khẩu có xu hướng thu hẹp lại và thị trường

nội địa phát triển, vì vậy ngành dệt may trở thành là một ngành rất quan trọng và

điển hình trong tái cấu trúc vốn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 –

2009. Những nghiên cứu của chúng tôi về tái cấu trúc của ngành dệt may chỉ là

những nghiên cứu bước đầu để gợi mở đi vào một vấn đề mới, đồng thời, các tác

giả cũng đưa ra các định hướng về tái cấu trúc tài sản, nguồn vốn, chiến lược

kinh doanh, thị phần,…của doanh nghiệp dệt may cũng là một bộ phận quan

trọng trong tái cấu trúc nền kinh tế.

Page 13: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

1

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO thì sự tồn tại và phát triển vững chắc của hệ thống doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trở thành những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Mặt khác, khủng hoảng thị trường tài chính Hoa Kỳ (2007 – 2009) xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa, dịch vụ làm nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp dệt may lâm vào tình trạng khó khăn. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính toàn cầu, các quốc gia đang nghiên cứu để phát triển thị trường nội địa và tái cấu trúc lại các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy vấn đề đầu tiên phải nghiên cứu là tái cấu trúc vốn cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dệt may nói riêng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp Dệt May tại Thành phố Hồ Chí Minh” được các tác giả lựa chọn đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế của nước ta đồng thời giải quyết nhu cầu cụ thể cấp thiết của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM

2. MỤC TIÊU NGHIÊN C ỨU

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận về sự cần thiết phải tái cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM nói riêng trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thông qua cơ sở lý luận và số liệu thực tế về tình hình cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM trong 3 năm qua, để phát hiện và tìm ra các khó khăn bất cập chưa phù hợp hiện nay về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009, để từ đó đề xuất các giải pháp tái cấu trúc trong thời kỳ khủng hoảng vừa qua. Trên cơ sở những dự báo phát triển ngành dệt may của cả nước nói chung, ngành dệt may Tp.HCM nói riêng trong thời gian tới, để từ đó đề ra những giải pháp khả thi nhằm tái cấu trúc lại vốn của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM, nhằm góp phần phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN C ỨU

Khảo sát tình hình, nghiên cứu các bảng biểu tính toán ở một số doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM, từ đó tìm ra những bất hợp lý trong thực trạng cấu trúc vốn hiện nay của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, so sánh với nhu cầu phát triển môi trường kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế, và những biến động lớn trong thời kỳ khủng hoảng để, tiến hành tái cấu trúc vốn cho phù hợp với tình hình mới.

Page 14: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

2

Thông qua cơ sở dữ liệu, nội dung của đề tài nghiên cứu các tỷ lệ vốn ngắn hạn, vốn dài hạn,nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM để phục vụ cho mục đích đề tài.

Đồng thời dựa trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn, nội dung của đề tài nghiên cứu các tác giả đã hướng vào nghiên cứu và vận dụng chính sách của Nhà nước, quan điểm của chủ trương tái cấu trúc lại vốn của doanh nghiệp dệt may nhằm khai thác những ưu điểm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong thời kỳ hậu khủng hoảng của ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM nói riêng.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận các học thuyết kinh tế về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cũng như quán triệt tư tưởng, đường lối tái cấu trúc nền kinh tế của Đảng và nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, đối với doanh nghiệp nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng.

Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, các tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng gắn liền các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh làm cơ sở phân tích, tổng hợp, thống kê,…trong quá trình nghiên cứu.

Về dữ liệu đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin thông qua điều tra thực tế tại một số doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt May thành phố Hồ Chí Minh và dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho việc phân tích như là các báo cáo tài chính qua các năm của doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM đã được kiểm toán, các tài liệu từ sách báo, các văn bản pháp luật,…từ đó rút ra những thông tin, chỉ số, số liệu phục vụ cho mục đích của đề tài.

5. NỘI DUNG BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài các phần mở đầu, kết luận đề tài có bố cục gồm 3 chương.

Chương 1: Tổng quan về tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

Chương 2: Thực trạng về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM trong thời gian 2007-2009

Chương 3: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tái cấu trúc vốn của Doanh nghiệp dệt may tại TP.HCM.

PHẦN KẾT LUẬN

Page 15: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC VỐN

SẢN XUẤT KINH DOANH C ỦA DOANH NGHI ỆP

VIỆT NAM TRONG TH ỜI K Ỳ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1 Những vấn đề lý luận chung về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Cấu trúc vốn

1.1.1.1 Khái niệm và các lý thuyết về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm về cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn là vấn đề rất quan trọng của tất cả các doanh nghiệp trong mọi giai đoạn tiến hành sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Tỷ trọng nguồn vốn nào chiếm lớn hơn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp để doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu là mục đích mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn trăn trở, tìm tòi, chọn lựa.

Trước thế kỷ XX, các nhà kinh tế đã nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp theo một cách nhìn truyền thống để chọn lựa cơ cấu giữa vốn đi vay (nợ vay) và vốn chủ sỡ hữu (VCSH).Vì vậy,cấu trúc vốn của doanh nghiệp được các nhà kinh tế quan niệm như sau:

Cấu trúc vốn (Capital structure) mô tả cách thức doanh nghiệp bố trí nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay hay chính là sự đánh đổi giữa việc sử dụng nợ vay và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất.

Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Các lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại

Muốn hiểu được cơ sở khoa học về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, trước tiên chúng ta tìm hiểu sự hình thành các lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại đi từ các quan điểm truyền thống cho đến hiện đại về cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Page 16: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

4

Hình 1.1: Các lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại

a) Cấu trúc vốn doanh nghiệp theo quan điểm truyền thống

Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng:

Khi một doanh nghiệp bắt đầu đi vay vốn thì thuận lợi nhiều hơn bất lợi vì chi phí vốn đi vay nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, kết hợp với thuận lợi về thuế (vì khi sử dụng nợ vay, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế) sẽ khiến chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC - Weighted Average Cost Of Capital) giảm.

Chúng ta đã biết chi phí vốn bình quân gia quyền được tính theo công thức sau:

WACC =

Trong đó:

- WACC: Chi phí vốn bình quân gia quyền

- D (Debt) là giá trị của nợ vay

- E (Equity) là giá trị vốn cổ phần

- T (Tax) là thuế thu nhập doanh nghiệp

- Rd (Interest Rate on Debt/ Cost of Debt): là lãi suất hay chi phí sử dụng nợ sau thuế)

- Re (Return on Equity): là kỳ vọng lợi nhuận trên vốn cổ phần

Khi chi phí vốn đi vay nợ thấp, kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến cho WACC giảm. Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu (VCSH) tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí VCSH tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và VCSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn (nguy

Page 17: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

5

cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ số giữa vốn nợ và VCSH cao hơn, WACC sẽ tăng.

Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở thể hiện chi phí VCSH nên tăng bao nhiêu trên cơ sở mối tương quan giữa vốn nợ và VCSH hoặc chi phí nợ nên tăng bao nhiêu để tránh nguy cơ vỡ nợ. Vì vậy, không có một công thức tính toán về tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu để chọn lựa cấu trúc vốn tối ưu cho một ngành hoặc một doanh nhgieejp mà phải tính toán cụ thể cho từng loại doanh nghiệp trong môi trường, điều kiện sản xuất kinh doanh nhất định.

Từ việc xem xét mối tương quan giữa vốn nợ và VCSH với WACC trên đây các nhà kinh Modigliani1 và Miller2 đã phát biểu quan điểm của mình về các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại.

Năm 1958, hai nhà kinh tế người Mỹ Modigliani và Miller đã nghiên cứu về mối tương quan giữa nợ vay và VCSH với WACC và phát triển thành lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại. Học thuyết này thường được gọi là học thuyết MM. Theo học thuyết MM, sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ không liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Nói một cách khác, học thuyết này chỉ ra một hướng là các giả thuyết về cấu trúc vốn nên đi theo hướng nào thì tốt nhất và chỉ ra rằng dưới điều kiện nào thì cấu trúc vốn không liên quan đến giá trị doanh nghiệp.

Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại được tiếp tục phát triển dựa trên học thuyết MM vào những năm sau đó, bao gồm:

� Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Thuyết cân bằng),

� Thuyết trật tự phân hạng,

� Thuyết điều chỉnh thị trường,

� Thuyết cơ cấu quản lý...

b) Học thuyết cấu trúc vốn của Modilligani – Miller (Học thuyết MM)

Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vốn đi vay.

Để chứng minh học thuyết MM khả thi, hai ông phải đặt việc nghiên cứu trong những giả thiết đơn giản:

i. Thị trường vốn là hoàn hảo vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống như tỷ lệ cho vay;

ii. Việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền.

1 Franco Modiglinani sinh ngày 18 tháng 6 năm 1918, mất ngày 25 tháng 12 năm 2003, là một nhà kinh tế học người Mỹ gốc Italia tại học viện MIT của Mỹ (MIT Sloan School of Management và khoa Kinh tế học viện MIT), ông được trao giải nobel kinh tế học năm 1985. 2 Merton Howard Miller sinh ngày 16 tháng 5 năm 1923 - 03 tháng sáu năm 2000, là kinh tế gia người Mỹ, ông được trao giải nobel kinh tế học năm 1990 cùng với Harry Markowitz và William Sharpe.

Page 18: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

6

Có thể nói cụ thể hơn về giả định của hai ông như sau:

- Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân

- Không có chi phí giao dịch

- Không có chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí phá sản

- Thị trường vốn hoàn hảo

- Các công ty và cá nhân có thể vay vốn với lãi suất như nhau

Theo lý thuyết MM, nếu doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường vốn hoàn hảo, thì doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm cũng giống nhau, phải có tổng giá trị giống nhau mặc dù cấu trúc vốn có thể khác nhau, bởi vì giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức bảo đảm vốn.

Từ nghiên cứu này, có thể rút ra rằng nếu tất cả những công ty như vậy có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa vốn nợ và VCSH.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã giả định về thị trường vốn hoàn hảo. Điều này trên thực tế không có thực. Vì vậy, có 2 vấn đề cần được chú ý sau đây vì chúng có tác động đáng kể đến kết quả nghiên cứu:

Vấn đề thứ nhất: Giả định là không có việc đánh thuế: Đây là vấn đề rất quan trọng và một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi.

Vấn đề thứ hai: Nguy cơ dẫn đến kết quả không chính xác trong lý thuyết của MM là các yếu tố nghiên cứu được tính toán hoàn toàn dựa vào tính biến đổi của các luồng tiền mà khi nghiên cứu họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể biến đổi (chẳng hạn dòng tiền có thể dừng do vỡ nợ).

Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ rẻ hơn và ít rủi ro cho nhà đầu tư) và một bất lợi (chi phí VCSH tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn).

Modigliani và Miler chỉ nghiên cứu trong những giả định phi thực tế như trên, nên kết quả là những tác động này cân bằng một cách chính xác. Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn. Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết của MM:

VL = VU

Trong đó:

- VL (Levered Value): Giá trị doanh nghiệp có vay nợ

- VU (Unlevered Value): Giá trị doanh nghiệp không có vay nợ

Page 19: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

7

Tức là, tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ.

Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo MM, với thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển cho các nhà đầu tư theo phương trình:

VL = VU + TC.D

Trong đó:

- D là tổng số nợ sử dụng

- TC là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- TC.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ.

Ý nghĩa của công thức trên: Giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ.

Như vậy, theo lý thuyết MM có bổ sung thuế (1963), cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ.

c) Thuyết quan hệ trung gian

Thuyết quan hệ trung gian cho rằng: kết cấu vốn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian và các vấn đề trung gian có thể cũng ảnh hưởng đến quyết định kết cấu vốn.

Thuyết này đưa ra hai giả thuyết có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Đó là kết cấu vốn ảnh hưởng như thế nào đến các vấn đề trung gian và ngược lại, các vấn đề trung gian ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu vốn.

Vấn đề thứ nhất: kết cấu vốn và các vấn đề trung gian (nghiên cứu tác động của kết cấu vốn đối với các vấn đề trung gian)

Giả thuyết rằng lưu lượng tiền mặt tự do gây nên vấn đề trung gian, như vậy, sự gia tăng mức độ vay mượn của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng tiền mặt tự do sẽ giảm đi, vì nó buộc ban quản trị phải xuất ra một khoản tiền mặt quá mức. Thuyết quan hệ trung gian này tạo ra lợi nhuận khác từ tiền cho vay ngoài khoản trợ cấp do đánh thuế. Các doanh nghiệp với các vấn đề trung gian lớn đầy tiềm năng (quyền sở hữu vốn đầu tư thấp bởi ban quản trị, sự đền bù cố định cho ban quản trị, các công ty có tiền mặt thấp) sẽ tạo ra nhiều lãi cho cổ đông bởi việc tăng tiền vay mượn. Chính vì vậy đã nảy sinh mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông (khi vay mượn để đầu tư có hiệu quả thì các nhà quản lý không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đó nhưng họ phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động làm tăng lợi nhuận này).

Page 20: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

8

Có thể sơ bộ kết luận từ học thuyết này hai vấn đề sau:

- Thứ nhất: Tăng tiền cho vay sẽ làm giảm lưu lượng tiền mặt tự do. Giảm lưu lượng tiền mặt tự do sẽ giảm những sự đầu tư NPV (giá trị hiện tại thuần) tiêu cực. (NPV: Net Present Value = Giá trị hiện tại ròng; NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền vào – giá trị hiện tại của dòng tiền ra).

- Thứ hai: Giảm những sự đầu tư NPV tiêu cực sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp (đặc biệt đối với doanh nghiệp lớn có tiền mặt).

Điểm cốt yếu là các hoạt động liên quan đến vay mượn được xem như điểm mấu chốt của hoạt động doanh nghiệp, nó đòi hỏi ban quản trị phải điều hành doanh nghiệp có hiệu quả nhằm tránh những kết quả tiêu cực không thể trả lãi các khoản nợ của doanh nghiệp, ngoài ra nó còn đòi hỏi ban quản trị phải bỏ ra chi phí để có được lưu lượng tiền mặt tự do đó. Vì vậy, nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và chủ nợ khi các chủ nợ lo sợ các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không hiệu quả do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Do đó, họ đưa ra các điều khoản hạn chế trong hợp đồng vay.

Trên cơ sở thực nghiệm, lý thuyết này có các điểm phù hợp sau đây:

i. Tỷ suất hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị cổ phiếu

ii. Các doanh nghiệp có tiền mặt lớn sẽ có tỷ lệ Nợ/Tài sản cao hơn

Vấn đề thứ hai: các vấn đề trung gian và kết cấu vốn (nghiên cứu ngược lại với vấn đề thứ nhất, các vấn đề trung gian tác động như thế nào lên cấu trúc vốn)

Giả thuyết của vấn đề này nằm trong quyền lợi tốt nhất của ban quản trị đối với việc hạ thấp tỷ suất vay nợ của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu khả năng phá sản.

Như vậy, các doanh nghiệp sẽ bị đẩy lùi xuống bởi vấn đề trung gian và mức độ tác động của đòn bẩy sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ giám sát của ban quản trị (các hội đồng quản trị tích cực/độc lập, các nhà đầu tư tích cực) và sự khuyến khích sẽ được tạo ra cho ban quản trị.

Thông qua thực nghiệm các nhà nghiên cứu thấy thực tế phù hợp với thuyết này ở điểm sau:

i. Nhìn chung, các doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy thấp.

ii. Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị của doanh nghiệp.

d) Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng)

Tại thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng minh rằng cấu trúc vốn là không thích hợp. Nhưng theo mô hình MM (1963),

Page 21: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

9

việc đánh thuế cao hơn vào lợi tức cho thấy nợ nhiều hơn. Còn DeAngelo và Masulis (1980) thì cho rằng bảo trợ thuế cao hơn cho thấy nợ ít hơn.

Mô hình MM giả định tiền lãi mong đợi hàng năm không đổi nên giá trị doanh nghiệp (DN) là như nhau bất chấp cấu trúc vốn. Nếu thực tế tiền lãi mong đợi đang ở chiều hướng đi xuống thì việc sử dụng nợ sẽ có tác động ngược lại và có thể dẫn DN đến chỗ phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của DN do thiếu sự vỡ nợ nên nợ lớn buộc các nhà quản lý bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời (Myers, 1977). Chi phí đó gọi là chi phí khánh tận (kiệt quệ) tài chính. Các chi phí khánh tận tài chính cao hơn cho thấy nhiều vốn cổ phần hơn trong cấu trúc vốn.

Thuyết chi phí trung gian thì cho thấy các vấn đề trung gian có thể là nguyên nhân cho nhiều hay ít nợ hơn. Quá nhiều vốn cổ phần có thể dẫn đến dòng tiền mặt tự do và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông (Jensen, 1986). Nợ quá nhiều có thể dẫn đến ký quỹ tài sản và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản lý và trái chủ (Fama và Miller, 1972; Jensen và Meckling, 1976). Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông, mâu thuẫn phát sinh người quản lý sở hữu ít hơn 100% VCSH. Khi đó, họ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà họ lại phải gánh chịu toàn bộ chi phí từ hoạt động đầu tư đó. Vì vậy, đã phát sinh các chi phí trung gian để giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không mong muốn.

Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và trái chủ phát sinh khi các trái chủ lo sợ các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không hiệu quả do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Vì vậy, phát sinh các khoản chi phí trung gian của nhà quản lý dưới hình thức chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các DN phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay. Ngoài ra, các điều khoản trong hợp đồng vay cũng hạn chế nhiều lợi ích của DN.

Thuyết cân bằng xác định kết cấu vốn tối ưu bằng cách cộng thêm vào mô hình Modilligani và Miler (1958) các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau, bao gồm thuế, chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian, song vẫn không mất đi các giả định tính hiệu quả của thị trường và thông tin cân bằng. Như vậy, tác động tổng hợp 3 yếu tố: thuế, chi phí khánh tận tài chính (hay chi phí kiệt quệ tài chính) và chi phí trung gian khi sử dụng nợ với những tác động ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu.

VL = VU + TC.D – PV (Chi phí khánh tận tài chính) – PV (Chi phí trung gian)

Nhìn chung, việc đưa chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian vào mô hình MM (mô hình Modilligani và Miler (1958)) dẫn đến lý thuyết cân bằng về cấu trúc vốn. Những mô hình này đều thừa nhận một cấu trúc vốn tối ưu.

e )Thuyết trật tự phân hạng (thông tin bất cân xứng)

Thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Nicolas Majluf (1984) dự đoán không có cơ cấu nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ ràng.

Page 22: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

10

Giả thuyết rằng ban quản trị cho biết về hoạt động tương lai của doanh nghiệp nhiều hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin không cân xứng) và việc quyết định tài chính có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lưu lượng tiền mặt tương lai.

Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, họ có thể phát hành chứng khoán (nguồn tài chính bên ngoài). Vì thế, khi doanh nghiệp đi theo thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp nhận cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, và vì vậy, hoạt động này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi theo các thị trường vốn (nguồn tài chính bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được đánh giá thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được đánh giá cao.

Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều thông tin không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều này khiến các nhà quản trị quan tâm đến tiền cho vay hơn là vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu.

Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản mà được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tiếp đến có thể phát hành tiền cho vay, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần.

Tiêu điểm của thuyết này không tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập trung vào sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới.

Tỷ lệ Nợ/Tài sản = f {hoạt động kinh doanh, nhu cầu đầu tư} (f là hàm số)

Như vậy: Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với các doanh nghiệp.

f ) Thuyết điều chỉnh thị trường

Thuyết điều chỉnh thị trường cho rằng thuyết cấu trúc vốn được dựa trên điều chỉnh thị trường là hiển nhiên. Thuyết này đơn giản là cấu trúc vốn phát triển như một kết quả liên tiếp của những nỗ lực trước đây nhằm điều chỉnh thị trường cổ phiếu.

Có 2 mô hình điều chỉnh thị trường cổ phiếu dẫn đến mô hình cấu trúc vốn:

Mô hình thứ nhất: Là mô hình của Myers và Majluf (1984) với các nhà quản lý và các nhà đầu tư và các chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau giữa các doanh nghiệp và khoảng thời gian khác nhau. Lucas và McDonald (1990) và Korajczyk, Lucas, và McDonald (1992) nghiên cứu lựa chọn bất lợi khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Phù hợp với những lựa chọn này, Korajczyk và những người khác (1991) nhận thấy rằng các doanh nghiệp có xu hướng thông báo việc phát hành cổ phiếu theo sau việc đăng tin, như thế sẽ làm giảm đi tính phi đối xứng của thông tin. Hơn nữa, Bayless và Chaplinsky (1996) nhận thấy việc phát hành cổ phiếu tập trung vào giai đoạn ảnh hưởng của thông báo nhỏ hơn. Nếu các chi phí phát sinh từ cấu trúc vốn tối ưu nhỏ so với dao động

Page 23: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

11

cuối cùng trong chi phí phát hành, những dao động trước đây trong tỷ lệ giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách sau đó có tác động lâu dài.

Mô hình thứ hai: Là mô hình của điều chỉnh thị trường cổ phiếu có liên quan đến các nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn (hay các nhà quản lý) và định giá sai trong các khoản thời gian khác nhau (hay sự am hiểu về định giá sai). Các nhà quản lý phát hành cổ phiếu tin rằng giá trị của nó thấp và mua lại cổ phiếu khi giá trị của nó cao. Ngược lại giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách là có quan hệ với tiền lãi cổ phiếu tương lai, và các giá trị tuyệt đối của giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được liên kết với những mong đợi quá xa của các nhà đầu tư. Nếu các nhà quản lý vẫn cố công khai những mong đợi quá xa như vậy, việc phát hành cổ phiếu thực tế sẽ có liên quan tích cực với giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách, đây là một trường hợp theo lối kinh nghiệm. Nếu không có cấu trúc vốn tối ưu, các nhà quản lý sẽ không cần thay đổi quyết định khi mà các doanh nghiệp có vẻ như được đánh giá đúng và giá trị cổ phiếu là bình thường, bỏ qua các dao động tạm thời trong giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách nhằm có những ảnh hưởng lâu dài lên nợ. Mô hình điều chỉnh thị trường thứ 2 không yêu cầu thị trường phải thực sự không hiệu quả. Nó không đòi hỏi các nhà quản lý phải dự báo thành công lãi của cổ phiếu. Đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng họ có thể điều chỉnh được thị trường.

Theo thuyết này:

- Các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ cao.

- Những doanh nghiệp nợ cao có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp.

- Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều chỉnh thị trường cổ phiếu.

- Không có cấu trúc vốn tối ưu, vì thế mà các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường gia tăng sẽ dẫn tới kết quả cấu trúc vốn thay đổi theo thời gian.

g) Thuyết hệ thống quản lý

Trong thuyết cấu trúc vốn được dựa trên hệ thống quản lý của Zwiebel (1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho vốn cổ phần, nhưng cũng vào lúc đó cho phép các nhà quản lý trở nên cố thủ. Họ có thể từ chối tăng nợ để tạo tính cân bằng cho các giai đoạn sau. Điều này có khả năng điều chỉnh thị trường chứ không phải là sự phân tích thị trường khác biệt vì các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó không cân bằng lại. Các nhà quản lý vẫn không cố khai thác hết các nhà đầu tư mới. Đúng hơn, họ chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện có từ trước đến giờ mà không cân đối lại.

Các nhà lý thuyết thuần túy thường bắt đầu bằng cách chứng minh từ thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia tăng của rủi ro lên VCSH được bù đắp bằng việc gia tăng tỷ suất sinh lời kỳ vọng, do đó

Page 24: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

12

đòn bẩy tài chính không có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định không có thuế, không có chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định cấu trúc vốn có liên quan nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của nợ vay với việc gia tăng rủi ro phá sản. Ở mức thấp của việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế. Nhưng khi quá lạm dụng lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản gia tăng và giá trị doanh nghiệp giảm.

Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã giúp chúng ta 2 vấn đề:

- Giúp chúng ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính

- Giúp chúng ta hiểu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái cấu trúc vốn.

1.1.1.2. Nội dung cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hai thành phần quan trọng là nguồn vốn và vốn, chúng ta sẽ đi lần lượt nội dung của hai thành phần này.

(1) Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: bao gồm 2 bộ phận là vốn ngắn hạn và vốn dài hạn

a) Vốn ngắn hạn và nguồn hình thành vốn ngắn hạn

Vốn ngắn hạn là những khoản vốn mà doanh nghiêp có thể huy động và đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn (dưới 1 năm) như: Các khoản phải nộp và phải trả cho nhân viên, các khoản cho vay ngắn hạn của các tổ chúc tín dụng,… Các khoản vốn này chủ yếu đuợc sử dụng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn như tiền cho giao dịch, các khoản phải thu và hàng tồn kho…

Các khoản vốn ngắn hạn của doanh nghiệp3 thường bao gồm:

���� Các khoản phải nộp và phải trả cho công nhân viên (vốn ngắn hạn nội bộ)

���� Các khoản nợ tích lũy ���� Vốn tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp) ���� Vốn tín dụng ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác ���� Vốn ngắn hạn không có đảm bảo ���� Vốn tín dụng ngắn hạn có đảm bảo ���� Vốn ngắn hạn từ phát hành trái phiếu ngắn hạn của doanh

nghiệp Nội dung cụ thể của các khoản vốn này như sau:

- Các khoản phải nộp và trả cho người lao động trong doanh nghiệp (nguồn vốn ngắn hạn nội bộ):

Khoản vốn này không lớn lắm nhưng trong những trường hợp doanh nghiệp đang khó khăn, nó cũng giúp cho doanh nghiệp giải quyết được những

3 PGS.,TS Phan Thị Cúc, TS Nguyễn Trung Trực, CH Từ Thị Hoàng Lan, CH Đỗ Hà Vinh, (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp phần 3, Nhà xuất bản Tài chính.

Page 25: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

13

nhu cầu vốn tạm thời. Nội dung các khoản này thường bao gồm: Các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho nhân viên nhưng chưa đến kỳ nên chưa trả; Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ của doanh nghiệp; Các khoản khác…

Về mặt nguyên tắc, doanh nghiêp nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn nội bộ mà công ty có thể huy động được. Khi nào thiếu hụt sẽ sử dụng đến nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài (Các khoản đặt cọc của khách hàng, vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng). Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Do vậy, nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu vốn tạm thời. Nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp về thời gian và quy mô giữa tiền vào và tiền ra của doanh nghiệp. Ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên, doanh nghiệp còn có nhu cầu vốn ngắn hạn tạm thời xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến – nhu cầu này sẽ được doanh nghiệp tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn dưới đây:

- Các khoản nợ tích lũy

Là các khoản nợ nhằm đáp ứng các nhu cầu tạm thời về vốn ngắn hạn phát sinh trong hoạt động kinh doanh như các khoản nợ thuế, phí đối với ngân sách; nợ tiền lương và bảo hiểm xã hội đối với người lao động; các khoản lợi tức cổ phần chưa phải trả cho các cổ đông; các khoản tiền đặt cọc của khách hàng…Đối với các nguồn vốn này, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thì các khoản nợ này cũng tăng lên và ngược lại.

- Vốn tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)

Vốn tín dụng thương mại chiếm vị trí quan trọng trong các khoản vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, nó được hình thành khi doanh nghiệp nhận được tài sản, dịch vụ của người cung cấp song chưa phải trả tiền ngay thường gọi là mua chịu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán với khách hàng như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa như doanh nghiệp được tài trợ thêm vốn.

Khi nền kinh tế thương mại phát triển, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để sử dụng vốn bằng cách mua chịu của nhà cung cấp. Đây cũng là một khoản tín dụng thương mại (khoản phải trả người bán) dưới hình thức kỳ phiếu và hối phiếu. Đây là một nguồn vốn tương đối lớn vì do tính linh hoạt của nó mà việc sử dụng cũng linh hoạt. Với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại ngày nay, các Ngân hàng của nhà cung cấp hoàn toàn có thể chiết khấu các thương phiếu để lấy tiền quay vòng khi thương phiếu chưa đến hạn thanh toán.

Chi phí của tín dụng thương mại được tính bằng công thức sau:

Chi phí của tín dụng

= Tỷ lệ chiết

khấu x 360 ngày

Page 26: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

14

thương mại100 – Tỷ lệ chiết khấu

Số ngày mua chịu

– Thời gian được

hưởng chiết khấu

Quy mô các khoản vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vào số lượng hàng hóa, dịch vụ mua chịu và thời hạn mua chịu của khách hàng. Nếu giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào càng lớn, thời hạn mua chịu càng dài thì nguồn vốn tín dụng thương mại càng lớn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thời hạn mua chịu là tình hình tài chính của cả người mua và người bán, chiết khấu thanh toán, tính chất kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm được cung cấp. Chi phí của nguồn vốn tín dụng thương mại chính là giá trị của khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bị mất đi khi mua hàng trong thời hạn được hưởng chiết khấu. Đó chính là chi phí cơ hội của việc trả chậm khi mua hàng.

Tóm lại, chi phí tín dụng thương mại là chi phí mà khi doanh nghiệp không thanh toán được tiền trong thời hạn được hưởng chiết khấu và tính theo công thức nêu trên.

Việc sử dụng tín dụng thương mại có ưu điểm:

Nó là hình thức tín dụng thông thường và giản đơn, tiện lợi trong hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp bán hàng biết rõ khách hàng của mình thì vẫn có thể đánh giá đúng khả năng thu nợ hoặc những rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu tương đối dễ dàng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc sử dụng tín dụng thương mại cũng tiềm ẩn những rủi ro đối với doanh nghiệp. Việc mua chịu sẽ làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp, điều này cũng làm tăng nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc thận trọng, vừa biết sử dụng việc mua chịu như một nguồn vốn ngắn hạn, đồng thời phải giảm đến mức tối thiểu các khoản phải thu của mình đang bị khách hàng chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Việc lạm dụng nguồn vốn tín dụng thương mại có thể gây ra những hậu quả như làm giảm uy tín của doanh nghiệp, hoặc trong các giao dịch sau, doanh nghiệp sẽ chịu các chi phí tín dụng cao hơn, bởi vì nhà cung cấp sẽ thắt chặt các điều kiện trong thực hiện hợp đồng như tiền phạt hoặc thanh toán lãi trả chậm….

- Vốn tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác

Khi nhu cầu vốn ngắn hạn gia tăng, doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản tín dụng ngân hàng như một nguồn tài trợ thêm vốn của mình. Do đặc điểm của vốn ngắn hạn là luân chuyển nhanh, do đó các doanh nghiệp thường sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn thiếu. Các nguyên tắc cơ bản và các doanh nghiệp phải tôn trọng khi sử dụng vốn vay là phải sử dụng đúng mục đích và có hiêu quả, phải có vật tư, hàng hóa đảm bảo, phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả vốn gốc và lãi vay.

Tùy theo từng doanh nghiệp đi vay, sau khi kiểm tra các điều kiện vay, nếu

Page 27: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

15

đủ điều kiện các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng sẽ xác định cụ thể đối tượng cho vay và thời hạn cho vay. Đối tượng cho vay vốn ngắn hạn thường là vật tư, hàng hóa và những chi phí cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn thời hạn cho vay thường được xác định căn cứ vào thời gian quay vòng của vốn vay, khả năng trả nợ ngân hàng của đơn vị vay, thời gian sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng.

Phương pháp cho vay của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiêp có 2 hình thức chủ yếu là cho vay thông thường và cho vay luân chuyển. Cho vay thông thường là phương pháp cho vay mà ngân hàng căn cứ vào từng kế hoạch hoặc phương án kinh doanh, hoặc từng loại vật tư cụ thể, từng khâu kinh doanh để cho vay. Còn cho vay luân chuyển là phương pháp cho vay trong đó việc phát tiền vay hoặc thu nợ được căn cứ vào tình hình nhập và xuất vật tư hàng hóa của doanh nghiệp.

Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn trong phạm vi hệ số nợ cho phép không chỉ giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn về vốn mà còn có tác dụng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên để sử dụng nguồn vốn tín dụng có hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần phân tích, đánh giá nhiều mặt khi quyết định sử dụng vốn vay, đặc biệt là việc lựa chọn ngân hàng cho vay cũng như khả năng trả nợ và chi phí sử dụng vốn vay từ các ngân hàng thưong mại hoặc tổ chức tín dụng.

Dựa vào đảm bảo tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay, có thể phân chia nguồn vốn tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác như sau

- Vốn ngắn hạn không có đảm bảo.

+ Hạn mức tín dụng

Là một thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng, theo đó ngân hàng đồng ý tạo sẵn một khoản tín dụng cho doanh nghiệp khi đã ký thỏa thuận, doanh nghiệp có thể vay với hạn mức tối đa của ngân hàng. Hàng năm, ngân hàng sẽ xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể gia hạn hay điều chỉnh tổng mức tín dụng cho năm tiếp theo

Tiền lãi của hình thức cho vay này được tính trên tổng giá trị tín dụng mà doanh nghiệp đã sử dụng và được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh. Đây là hình thức vốn có chi phí thấp nhất đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải duy trì khả năng tài chính thường xuyên đề phòng trả nợ khi ngân hàng yêu cầu.

+ Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn

Là hình thức tín dụng mà doanh nghiệp trả cho ngân hàng một khoản phí sử dụng nguồn ngân quỹ trên toàn bộ hạn mức tín dụng đã được thỏa thuận. Ngân hàng sẽ dành cho doanh nghiệp đặc quyền sử dụng nguồn tín dụng đã được tạo ra tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Tín dụng thư

Doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị ngân hàng cung cấp tín dụng để mua hàng

Page 28: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

16

hóa từ nhà xuất khẩu nước ngoài. Ngân hàng sẽ phát hành tín dụng thư được viết như bản cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, gửi tới ngân hàng đại diện cho nhà xuất khẩu cam kết thanh toán trả tiền.

Khi ngân hàng báo đã có tín dụng thư, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phát hành hối phiếu đòi tiền và gửi các giấy tờ liên quan đến hàng hóa tới ngân hàng phát hành (thông qua ngân hàng bên xuất khẩu), khi hàng hóa đã gửi tới người mua và ngân hàng phát tín dụng thư sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu tổng số tiền đã ghi trong tín dụng thư. Sau khi số tiền trong tín dụng thư đã được thanh toán, nó trở thành một khoản nợ do ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Điều kiện mở tín dụng thư: Doanh nghiệp nhập khẩu có một khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng.

- Vốn ngắn hạn có đảm bảo.

+ Thế chấp bằng khoản phải thu

Doanh nghiệp muốn nhận được khoản vay ngắn hạn ở ngân hàng hay công ty tài chính, thì ngân hàng hay công ty tài chính sẽ đề nghị sử dụng hóa đơn thu tiền làm vật đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng sẽ đánh giá chất lượng hóa đơn thu tiền, xác định giá trị khoản vay tương ứng. Giá trị khoản vay tùy thuộc vào mức độ rủi ro, có thể dao động từ 20% - 90% giá trị danh nghĩa của khoản phải thu.

+ Mua nợ

Ngân hàng và tổ chức tài chính có thể mua các khoản phải thu của doanh nghiệp. Sau khi mua bán xong, bên mua nợ sẽ thu hồi các khoản nợ theo các chứng từ mua và chịu mọi rủi ro.

+ Vay thế chấp bằng tài sản.

Là việc doanh nghiệp đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.

+ Vay cầm cố bằng tài sản.

Là việc doanh nghiệp đi vay giao tài sản của mình là bất động sản thuộc sở hữu của mình cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ.

+ Vay nhờ bảo lãnh

Là việc bên thứ ba cam kết với ngân hàng (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp (người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

+ Chiết khấu thương phiếu

Doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu có thể sử dụng thương phiếu để

Page 29: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

17

chiết khấu trên thị trường tiền tệ. Doanh nghiệp có thể đem chiết khấu các thương phiếu tại bộ phận tái chiết khấu thuộc ngân hàng để nhận được những khoản tiền vốn ngắn hạn. Bằng cách này doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn vốn ngắn hạn. Đối với nhà xuất khẩu, số tiền thu được do đem các thương phiếu đi chiết khấu tính theo công thức sau:

P = F – F r n

360

× ×× ×× ×× ×

Trong đó: P là số tiền thu được

F là mệnh giá thương phiếu

r là lãi suất chiết khấu (theo năm)

n là số ngày chiết khấu.

Việc tìm nguồn vốn thông qua chiết khấu thương phiếu có ưu điểm là mức chi phí thấp hơn hình thức vay ngắn hạn khác, bởi vì mức lãi suất chiết khấu theo kế hoạch tái chiết khấu của Ngân hàng nhà nước thường thấp hơn so với lãi suất cho vay phổ biến ở các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, nhờ thương phiếu được lưu hành rộng rãi nên tên hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp phát hành thương phiếu được nhiều người biết đến. Đây là hình thức quảng cáo ít tốn kém.

Tuy nhiên, sử dụng thương phiếu để tìm nguồn vốn cũng có điểm hạn chế vì quy mô của nguồn vốn này dành sẵn tùy thuộc vào mức độ dư thừa vốn tạm thời của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác (các doanh nghiệp cung ứng vốn).

- Vốn ngắn hạn từ phát hành trái phiếu ngắn hạn của doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do doanh nghiệp phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt tạm thời.

Trái phiếu doanh nghiệp thường chỉ được phát hành bởi những doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật chứng khoán. Nếu không có uy tín thì rủi ro của nhà đầu tư khi mua trái phiếu cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng, khi ấy doanh nghiệp phải trả tỷ suất lợi tức cao hơn lãi suất ngân hàng mới huy động được vốn. Nhưng nếu vậy, chi phí huy động vốn của doanh nghiệp trở nên quá cao, thậm chí cao hơn cả lãi suất ngân hàng. Khi đó, đối với doanh nghiệp, đi vay ngân hàng còn rẻ hơn phát hành trái phiếu huy động vốn ngắn hạn. Do đó, doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu huy động vốn thì uy tín tín dụng của doanh nghiệp phải cao hơn ngân hàng mới có cơ hội huy động vốn rẻ hơn vay ngân hàng.

b) Vốn dài hạn

Vốn dài hạn là những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động và đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian dài (từ 1 năm trở lên) như: trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu (cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi…), các khoản nợ vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư… Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay dài hạn…

Page 30: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

18

Nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp trước hết xuất phát từ nhu cầu đầu tư vốn vào các dự án đầu tư (đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thay thế tài sản cố định, cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giảm chi phí, đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần…), kế đến là nhu cầu đầu tư vào tài sản ngắn hạn thường xuyên. Nguồn vốn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư này là lấy từ nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp.

Đối với một doanh nghiệp, vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn dài hạn được hình thành từ hai cách sau đây:

Cách thứ nhất: hình thành từ quá trình tồn tại của doanh nghiệp

+ Vốn dài hạn khi hình thành doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước, đòi hỏi phải có một lượng vốn tối thiểu cần thiết đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn hình thành vốn đầu tư ban đầu giữa các loại hình doanh nghiệp cũng có điểm khác nhau..

Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài….Vốn đầu tư ban đầu được hình thành từ nhiều hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành. Tùy theo tình hình của doanh nghiệp và tình hình cụ thể, việc góp vốn có thể thực hiện dưới dạng góp bằng tiền mặt, góp vốn bằng nhà cửa, máy móc thiết bị, bản quyền sở hữu công nghiệp..

Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu bỏ ra còn có thể huy động một phần vốn vay nợ dài hạn.

+ Nguồn vốn dài hạn hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thực hiện việc đầu tư dài hạn. Việc đầu tư này trước hết là để thay thế các tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định) cũ, mặt khác là sự đầu tư cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, sự phát triển của doanh nghiệp đến mức độ nhất định đòi hỏi phải bổ sung vốn đầu tư dài hạn vào tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên.

Cách thứ hai: Hình thành từ xuất xứ của các nguồn vốn dài hạn

+ Vốn dài hạn từ bên trong doanh nghiệp (nguồn vốn tự có)

Bao gồm phần lợi nhuận hàng năm để lại nhằm tăng thêm vốn phát triển sản xuất kinh doanh và tiền khấu hao tài sản cố định.

Một phần lợi nhuận của doanh nghiệp được để lại hàng năm nhằm bổ sung vốn, tự đáp ứng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Số tiền khấu hao tài sản cố định như phần trước đã xem xét chủ yếu dùng cho việc đầu tư tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, tài sản cố định sau một thời gian cần đổi mới, trong khi đó tiền khấu hao tài sản cố định được tính ra hàng năm và được

Page 31: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

19

tích lũy lại. Do vậy, trong khi chưa có nhu cầu thay thế tài sản cố định cũ có thể sử dụng số tiền khấu hao đó đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp. Trên ý nghĩa đó cho thấy tiền trích khấu hao tài sản cố định không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn tài sản cố định mà còn có tác dụng tái sản xuất mở rộng đối với doanh nghiệp.

+ Vốn dài hạn từ bên ngoài

Khi có nhu cầu đầu tư vốn dài hạn, trước hết doanh nghiệp phải tìm kiếm số vốn từ bên trong để thực hiện một phần hoặc toàn bộ kế hoạch đầu tư của mình. Chỉ khi nguồn vốn từ bên trong không đủ đáp ứng thì doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài.

Trong nền kinh tế thị trường, do thị trường tài chính nhất là thị trường vốn phát triển nên các doanh nghiêp có rất nhiều hình thức và cơ hội để huy động vốn từ bên ngoài như: phát hành trái phiếu và cổ phiếu, gọi vốn liên doanh dài hạn, vay dài hạn ngân hàng…

Các hình thức huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp:

- Phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức tiền vay vào những thời hạn đã xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Thông qua việc sử dụng trái phiếu dài hạn, doanh nghiệp có thể vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị trường vốn với một khối lượng lớn.

- Phát hành cổ phiếu để huy động vốn cổ phần của công ty cổ phần nhằm tăng thêm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu là những hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, nó cho phép thu hút một số tiền nhàn rỗi tương đối lớn của các tổ chức, các tầng lớp dân cư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đang vận dụng hình thức này vào việc huy động vốn đầu tư.

- Huy động góp vốn liên doanh dài hạn: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế khác nhau. Trong đó liên doanh dài hạn cũng là một hình thức liên kết kinh tế mà khi doanh nghiệp thực hiện một dự án sản xuất kinh doanh có tính chất dài hạn nhưng không đủ vốn đầu tư doanh nghiệp có thể mời các đơn vị và các cá nhân khác cùng bỏ vốn đầu tư và cùng chia lợi nhuận theo phần đóng góp (kể cả liên doanh nước ngoài).

- Vay vốn dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các doanh nghiệp cũng có thể vay vốn dài hạn của nước ngoài…

- Huy động vốn bằng cách sử dụng hình thức thuê tài chính.

Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định doanh nghiệp còn có thể được Nhà nước hoặc các tổ chức khác trợ cấp đầu tư.

Page 32: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

20

Trên đây là các nguồn vốn đầu tư dài hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, việc huy động nguồn vốn bên trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn từ bên ngoài là cần thiết nhưng không nên trông đợi quá mức vào những nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.

Muốn biết được nội dung của tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trước tiên chúng ta phải đi vào tìm hiểu cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

(2) Nguồn vốn của doanh nghiệp: bao gồm Nợ phải tr ả và Vốn chủ sở hữu

(a) Nợ phải trả

Là các nguồn vốn được hình thành từ vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác, công ty tài chính, quỹ đầu tư…; vay thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu (nếu đủ điều kiện theo quy định của Luật chứng khoán), các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán, các khoản nợ chưa thanh toán trong giao dịch… Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định

Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm, gồm các khoản:

- Vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;

- Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;

- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;

- Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;

- Các khoản chi phí phải trả;

- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn;

- Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm, bao gồm các khoản:

- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;

- Nợ dài hạn phải trả;

- Trái phiếu phát hành;

- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

- Dự phòng phải trả.

Page 33: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

21

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm.

Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. – nói đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều soi với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn bẩy.

Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác mà chúng ta sẽ bàn trong những phần sau.

(b) Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Đối với công ty Nhà nước, vốn hoạt động do Nhà nước giao hoặc đầu tư nên Nhà nước là chủ sở hữu vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH, công ty hợp danh thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia hùn vốn. Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc chủ hộ gia đình.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu;

- Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá;

- Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (nếu được ghi tăng vốn chủ sở hữu);

- Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị,. . .

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành tư lợi nhuận sau thuế (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các

Page 34: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

22

quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB,. . .);

- Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Một trong những khuyết điểm của vốn chủ sở hữu là chi phí sử dụng vốn thường cao hơn nợ. Bởi lẽ, vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn.

Việc này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sở hữu càng cao, số lượng người chủ sở hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn.

Tuy vậy vốn chủ sở hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chính lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng phần lợi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.

Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Một công trình nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí phá sản chiếm khoảng 3% thị giá của tất cả các công ty niêm yết. Nghiên cứu còn cho thấy chi phí “hao mòn” doanh nghiệp (cost of business erosion) còn cao và nghiêm trọng hơn nhiều. Những công ty có tỷ lệ nợ cao, sẽ "nhát tay” trong việc nắm bắt những cơ hội đầu tư. Chúng cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu. Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị của doanh nghiệp. Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Nguy cơ càng cao hơn khi sản phẩm của công ty có vòng đời phục vụ và bảo hành lâu dài. Một ví dụ rõ nhất là công ty xe hơi Chrysler đã bị giảm 40% doanh số khi phải đối diện nguy cơ phá sản vì nợ nần vào năm 1979.

Ngoài ra công ty có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng họat động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư “khôn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức – underinvestment. Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào nhhững dự án, rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh.

Page 35: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

23

1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.1.2.1. Vòng quay tài sản (Vts)

Vts = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Số ngày của một vòng quay

= 360

Vts

Ý nghĩa: Vòng quay tổng tài sản nói lên 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.1.2.2. Vòng quay tài sản ngắn hạn (Vnts)

Vnts = Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn bình quân

Số ngày của một vòng quay

= 360

Vnts

Ý nghĩa: Vòng quay tài sản ngắn hạn nói lên 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết nếu tài sản ngắn hạn bình quân càng thấp thì vòng quay tài sản ngắn hạn càng nhanh, dẫn đến tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.2.3. Vòng quay tài sản dài hạn (Vdts)

Vdts = Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn bình quân

Số ngày của một vòng quay

= 360

Vdts

Ý nghĩa: Vòng quay tài sản dài hạn nói lên 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.1.2.4. Vòng quay hàng tồn kho (Vtk)

Vtk = Tổng doanh thu thuần

Hàng tồn kho bình quân

Số ngày của một vòng quay

= 360

Vtk

Page 36: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

24

Ý nghĩa: Vòng quay hàng tồn kho nói lên 1 đồng vốn tồn kho tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.1.2.5. Vòng quay khoản phải thu (Vkpt)

Vkpt = Tổng doanh thu thuần

Khoản phải thu bình quân

Số ngày của một vòng quay

= 360

Vkpt

Ý nghĩa: Vòng quay khoản phải thu nói lên 1 đồng vốn bán chịu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.1.2.6. Kỳ thu tiền bình quân (N)

N = Các khoản phải thu bình

quân x 360 ngày

Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Kỳ thu tiền bình quân nói lên nói lên để quay một vòng khoản phải thu bình quân mất bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

1.1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS = Tổng lợi nhuận sau

thuế

Tổng doanh thu thuần

Ý nghĩa: một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng cao càng tốt

1.1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Tổng lợi nhuận sau

thuế

Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng cao càng tốt

1.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE = Tổng lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau

Page 37: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

25

thuế. Chỉ số này càng cao càng tốt. ROE của từng ngành là khác nhau, ví dụ đối với ngành dệt may thường giao động ở 10%-13%, trong khi đó ROE của khối ngành ngân hàng lại cao hơn, từ 20%-30%.

Tỷ suất này càng lớn thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục.

Các tỷ suất lợi nhuận trên là những chỉ số đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN.

1.1.3.4. Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = ( Lợi nhuận trước thuế + lãi vay) / Lãi vay

Ý nghĩa: Chỉ số này nói lên 1 đồng lãi vay của DN có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để trả. Chỉ số này càng cao càng tốt.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng: lợi nhuận (profitability); tài sản cố định hữu hình (tangibility); thuế (tax); quy mô công ty (size); cơ hội tăng trưởng (growth opportunities); đặc điểm riêng của tài sản công ty (uniqueness); tính thanh khoản (liquidity).v.v..là những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty.

Một trong các vấn đề điển hình khi nghiên cứu về cơ cấu vốn đó là câu hỏi nên sử dụng giá trị sổ sách hay giá trị thị trường của nợ và vốn chủ sở hữu (hay là kết hợp cả hai). Quyết định lựa chọn cơ cấu vốn của công ty liên quan đến mức tối ưu của đòn bẩy tài chính được xác định trực tiếp bởi tỷ lệ tương quan của chi phí và lợi ích từ việc đi vay mượn. Bằng cách vay mượn, công ty có thể hưởng lợi ích do tiết kiệm thuế bởi vì chi phí lãi vay là khoản làm giảm trừ thuế thu nhập phải nộp, do vậy sẽ có tác động dương đến giá trị công ty. Tuy nhiên, sự thay đổi trong giá trị thị trường của nợ vay không có tác động trực tiếp đến tiền tiết kiệm được từ tấm chắn thuế của lãi vay.

Mặc khác, các ý kiến ủng hộ việc sử dụng giá trị sổ sách là chi phí chủ yếu của việc đi vay mượn chính là chi phí khốn khó tài chính dự tính (the expected cost of financial distress) trong trường hợp công ty bị phá sản, và giá trị liên quan đến nghĩa vụ của con nợ là giá trị sổ sách của khoản nợ chứ không phải giá trị thị trường của nợ vay. Mặc khác, các ý kiến ủng hộ việc sử dụng giá trị thị trường cho rằng giá trị thị trường mới cuối cùng mới là giá trị thực của công ty. Cần lưu ý rằng, có khả năng một công ty có thể có giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu âm trong khi đó giá trị thị trường vẫn là dương, bởi vì giá trị sổ sách âm phản ánh các khoản lỗ trước đó, trong khi đó giá trị thị trường dương phản ánh kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai của công ty.

Page 38: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

26

1.1.4.1 Nhân tố thứ nhất: Lợi nhuận (ROA)

Được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các công ty có lời không thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các công ty có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp. Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển; Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghích (-) giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận. Tuy nhiên, mô hình lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng các công ty đang hoạt động có lời nên vay mượn nhiều hơn, khi các yếu tố khác không đổi, vì như vậy họ sẽ tận dụng được tấm chắn thuế nhiều hơn. Do vậy, về mặt lý thuyết lợi nhuận có tác động (+) hoặc (-) đến đòn bẩy tài chính.

1.1.4.2 Nhân tố thứ hai: Tài sản cố định hữu hình (Tangibility)

Được đo lường bằng tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Theo các lý thuyết, tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính, bởi vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của công ty cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp công ty phá sản. Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) cho thấy tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính ở các nước phát triển, Wiwattnakantang (1999) và Chen (2004) cho thấy tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính tại Thái Lan và Trung Quốc.

1.1.4.3 Nhân tố thứ 3: Thuế (Tax)

Được đo lường bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty, tức là mức thuế thực sự mà công ty phải nộp. Các công ty có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính.

1.1.4.4 Nhân tố thứ tư: Quy mô của công ty (Size)

Được đo lường bằng giá trị logarith của tổng tài sản. Theo Lý thuyết đánh đổi thì quy mô của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay, bởi vì các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các công ty lớn có chi phí vấn đề người đại diện của nợ vay (agency costs of debt) thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Các nghiên cứu của Wiwattnakantang (1999), Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang phát triển; nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy quy mô của công ty và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+). Mặt khác, nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mô công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn.

Page 39: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

27

1.1.4.5 Nhân tố thứ 5: Các cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities)

Thường được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của tổng tài sản), tuy nhiên, do hạn chế về số liệu nên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Các công ty có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này có thể giải thích bằng thuyết chi phí vấn đề người đại diện (agency costs). Theo Myers(1984), nếu một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như vậy các công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng.

1.1.4.6 Nhân tố thứ 6: Đặc điểm riêng của tài sản công ty (Uniqueness)

Đặc điểm riêng của tài sản có thể đo lường bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán/tổng doanh thu thuần hoặc tỷ lệ chi phí R&D/tổng doanh thu. Các công ty có các sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu công ty bị phá sản, thị trường thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của công ty có thể không có. Do vậy, đặc điểm riêng của tài sản công ty tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính. Do hạn chế về số liệu chi phí R&D, nên tác giả sử dụng tỷ lệ giá vốn hàng bán/tổng doanh thu thuần.

1.1.4.7 Nhân tố thứ 7: Tính thanh khoản (Liquidity)

Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động/tổng nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản này có tác động (+) và (-) đến quyết định cơ cấu vốn. Thứ nhất, các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, các công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.4

1.2. Tái cấu trúc vốn

1.2.1 Khái niệm, nội dung tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

“Tái cấu trúc – Restructuring” là quá trình tổ chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “tr ạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để đạt được những hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, còn có thể bắt gặp thuật ngữ “Re-engineering” (được một số người dịch là “tái lập”) là quá trình thiết kế lại (redesign) tận gốc các quá trình 4 Trần Hùng Sơn, Bài đăng trên tạp chí kinh tế phát triển, Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

Page 40: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

28

(processes) trong doanh nghiệp, đặc biệt là các quá trình kinh doanh (business processes) nhằm giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Mục tiêu của “re-engineering” là tạo ra những quy trình được thiết kế lại tốt hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, cũng dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.

Theo một số nhà kinh tế hiện nay, tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình tái thiết kế một hoặc nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Quá trình tái tổ chức một doanh nghiệp có thể được triển khai từ một số nhân tố khác nhau, chẳng hạn sự định vị doanh nghiệp phải cạnh tranh hơn để tồn tại trong môi trường kinh tế bất lợi, hoặc đưa doanh nghiệp hướng về một hướng hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, việc tái cấu trúc tài chính lại có thể diễn ra để đáp ứng sự sụt giảm trong doanh số do nền kinh tế gặp phải khó khăn (ví dụ như sau khủng hoảng) hoặc các quan ngại tạm thời về nền kinh tế tổng thể. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể cần sắp xếp tài sản tài chính như phương tiện để duy trì sự vận hành doanh nghiệp trong thời kỳ khắc nghiệt này.

Chi phí của doanh nghiệp có thể bị cắt giảm bằng cách phối hợp các chi nhánh hay các bộ phận, tái bố trí các nhiệm vụ và giảm bớt nhân sự, hoặc cắt bớt sản xuất ở nhiều cơ sở do doanh nghiệp sở hữu. Lúc đó, tái cấu trúc trọng tâm nhằm hỗ trợ sự tồn tại của doanh nghiệp trong một thị trường khó khăn, thay vì mở rộng thị phần của doanh nghiệp.

1.2.2. Nguyên tắc của tái cấu trúc vốn doanh nghiệp:

(1) Nguyên tắc thứ nhất:

- Giảm chi phí và tăng hiệu suất;

- Tận dụng được nguồn tài chính vốn có, bố trí lại cơ cấu tài chínnh của các nguồn vốn trong doanh nghiệp, sử dụng nguồn tài trợ (nợ hoặc vốn chủ sở hữu) một cách hợp lý;

- Tặng trưởng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ vọng.

(2) Nguyên tắc thứ hai: Tăng cường thị phần, có thể mở rộng quy mô vốn, hoặc bố trí, phân bổ lại các nguồn vốn cũ để tăng lợi nhuận

(3) Nguyên tắc thứ ba: Thiết thập kỹ năng thương thuyết và xác lập mối quan hệ có hiệu quả hơn với những bên có lien quan về vốn như: các ngân hàng, công ty tài chính, các nhà cung cấp và các cổ đông…

(4) Nguyên tắc thứ tư: Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để giảm thiểu chi phí về quản lý, chi phí giao dịch (như hệ thống bán hàng trực tuyến, hệ thống phân phối hậu cần hiện đại, logictics)

(5) Nguyên tắc thứ năm: Kiểm soát những chi phí gián tiếp, giảm những chi phí không liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

Page 41: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

29

1.2.3 Nội dung của tái cấu trúc vốn doanh nghiệp bao gồm:

- Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến bố trí vốn: Thị trường, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhân sự…

- Điều chỉnh cơ cấu, tỷ trọng của các nguồn tài trợ: Vốn vay hay vốn chủ sở hữu, vốn dài hạn, ngắn hạn theo một kỳ vọng trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp.

- Điều chỉnh cơ cấu thể chế nội bộ trong và ngoài doanh nghiệp: Điều chỉnh các chính sách, quy định về thuế ảnh hưởng đến việc phân phối lãi trong nội bộ doanh nghiệp, hoặc lợi ích giữa nhà những nhà quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp.

1.2.4. Sự cần thiết khách quan tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Tái cấu trúc vốn là một yêu cầu tất yếu khách quan của doanh nghiệp để phù hợp với tác động của những nguyên nhân bên trong (nội tại) và bên ngoài doanh nghiệp.

Nguyên nhân bên trong, bao gồm:

Nguyên nhân 1: Phòng ngừa rủi ro trong sản xuất kinh doanh

Khi kinh doanh thuận buồm xuôi gió, đòn bẩy tài chính luôn đem lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu, khi đó dự án có khả năng sinh lời, một đồng vốn tham gia vào dự án sinh lời cao hơn chi phí vay vốn và phần chênh lệch lớn, chảy vào túi các chủ đầu tư. Vì vậy, khi kinh doanh đang phát đạt, người ta sẽ dùng tiền của mình khi kinh doanh có lãi là tất nhiên, tận dụng cơ hội dùng tiền của người khác kinh doanh đem lại lợi nhuận cho mình.

Mặt khác, đòn bẩy tài chính lại có tính hai mặt. Khi kinh tế suy thoái, mặt trái của đòn bẩy tài chính bộc lộ rõ rệt bởi nợ trở thành gánh nặng và xuất hiện nguy cơ rủi ro. Đây chính là lúc mà nhiều DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán và phá sản.

Bởi vậy, tái cấu trúc tài chính không bao giờ là muộn và điều này vẫn là nội dung đầu tiên DN cần quan tâm.

Theo lý thuyết tài chính cổ điển thì khi tăng một tỷ lệ nợ nhất định nào đó thì chi phí của nợ và chi phí của vốn chủ sở hữu cũng bắt đầu tăng lên. Luận điểm này cũng cho rằng nợ là cần thiết để giảm chi phí vốn nhưng không được quá giới hạn vì với mỗi DN tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu khác nhau. Khi chưa đạt đến giới hạn nợ tối ưu thì DN được lợi, khi vay nợ để kinh doanh các dự án sinh lời, còn khi vượt quá giới hạn nợ tối ưu của mình, cũng có nghĩa là lạm dụng đòn bẩy tài chính, thì dù cho vay vốn đầu tư vào các dự án sinh lời cao chăng nữa, rủi ro tài chính của DN ngày càng lớn

Page 42: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

30

Những DN này sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất trong khủng hoảng khi bỗng chốc các dự án sinh lời không như dự kiến hoặc chuyển thành thua lỗ. Bởi vậy, DN cần tái cấu trúc nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro từ cấu trúc tài chính bằng cách lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu, trong đó cần lưu ý là tỷ lệ nợ/VCSH càng cao thì rủi ro càng cao.

Để giảm tỷ lệ nợ, không chỉ đơn thuần là tăng giảm các con số, phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc giảm nợ mà phải soát xét lại bản chất của từng yếu tố cấu thành nên nó. DN phải rà soát lại tất cả nhu cầu vốn, các khoản chi tiêu để cắt loại bỏ chi phí không cần thiết, rà soát lại các đối tác cấp vốn để cắt giảm những khoản vay đắt đỏ. DN cần tìm kiếm những nguồn cung vốn mang tính dài hạn, cùng chia sẻ rủi ro với DN

Nguyên nhân 2: Giải quyết mâu thuẫn giữa sự phân chia tối ưu của nợ và vốn chủ sở hữu

Không thể phủ nhận rằng đòn bẩy tài chính đem lại nhiều ích lợi cho DN. Với nhà quản lý, DN đủ vốn để kinh doanh sẽ đạt được các mục tiêu chiến lược. Với chủ sở hữu thì vốn vay lớn đem lại hy vọng sinh lời tỷ suất cao, đồng thời là cơ sở ràng buộc trách nhiệm quản lý của các chủ vốn vay, cùng tạo dựng cho thành công của DN.

Về lý thuyết, sự phân chia tối ưu giữa nợ và vốn chủ sở hữu sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa nhà quản lý với cổ đông và kết quả làm tăng giá trị DN. Cổ đông và chủ nợ vốn có nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Khi nợ quá cao thì đầu tư nhiều rủi ro và cổ đông có khả năng mất phần vốn góp, dẫn đến tăng rủi ro phá sản. Do đó, các điều khoản về chia sẻ rủi ro cần được quy định chặt chẽ hơn trong hợp đồng vay nợ. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong bối cảnh khủng hoảng cần rất thận trọng bởi chi phí cao và rủi ro cũng cao. Nguyên tắc là chỉ dùng vốn cho những khoản chi thực sự cần thiết và rủi ro thấp. Những khoản đầu tư ngoài mục tiêu chiến lược phải được loại bỏ.

Các trường hợp DN cần tái cấu trúc nguồn vốn sau đây:

i. Đối với DN kinh doanh thua lỗ kéo dài:

Hai năm qua, không ít những DN do yếu kém trong công tác quản lý hay do các nguyên nhân khách quan đã dẫn đến tình trạng bị thua lỗ nặng nề. Những khoản tổn thất do thua lỗ trước hết chủ sở hữu phải gánh chịu. Xét về mặt tài chính, sự thua lỗ khiến cho giá trị tài sản của DN bị giảm đi và tất yếu vốn chủ sở hữu cũng bị giảm theo. Nếu tình trạng đó tiếp tục diễn ra, vốn chủ sở hữu sẽ bị hao hụt nhanh chóng, vô hình chung khiến hệ số nợ ngày càng tăng lên và rủi ro tài chính cũng càng đe dọa sự tồn tại của DN.

Với tình trạng này, một mặt đòi hỏi DN phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải tái cấu trúc nguồn vốn để cải thiện tình hình tài chính. Để giảm lỗ, DN cần cắt bớt những chi phí không cần thiết, hạn chế khoản vay đầu tư vào những dự án chưa thu lời được ngay, chấp nhận thu gọn ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng

Page 43: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

31

tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành đầu vào... từng bước đưa cấu trúc nguồn vốn dần trở lại cân bằng.

ii. Đối với DN tăng trưởng quá "nóng":

Khủng hoảng tài chính đã đem lại cơ hội cho một số ngành nghề và không ít DN vẫn có mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, một số DN không quản lý được tốc độ tăng trưởng của mình dẫn đến sự tăng trưởng quá nhanh thậm chí rơi vào tình trạng quá "nóng". Điều này trước mắt dễ làm cạn kiệt các nguồn lực tài chính cũng như khiến cho cấu trúc nguồn vốn mất cân đối nghiêm trọng. Khi tăng trưởng quá nhanh, nhu cầu vốn cho đầu tư là rất lớn.

Trong trường hợp này, mặc dù đã huy động tối đa nguồn vốn bên trong nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu DN buộc phải gia tăng huy động vốn từ bên ngoài và thực tế cho thấy nhiều DN đã đi vay khối lượng lớn để đầu tư vào tài sản cố định và mở rộng quá mức sử dụng tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. Để tránh hệ số nợ quá cao, có thể làm DN mất kiểm soát trong trường hợp rủi ro xảy ra, DN phải kiểm soát chặt các dự án, chương trình đầu tư, có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc tối thiểu cũng có các phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra.

Bộ phận tài chính của DN phải thường xuyên theo dõi, báo cáo sự luân chuyển của dòng tiền trong DN, dự báo những khó khăn phát sinh và tham mưu cho ban lãnh đạo DN các phương án tránh rủi ro tài chính. Dần dần, DN phải bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua tìm kiếm cổ đông chiến lược để cân bằng vốn chủ sở hữu và vốn nợ hoặc giảm dần các khoản nợ vay về giới hạn an toàn. Quá trình cấu trúc lại nguồn vốn có thể dài, có thể ngắn nhưng đây là việc làm tất yếu.

iii. Đối với DN mới thay đổi cấu trúc kinh doanh hoặc mua bán, sáp nhập:

Đây là những thay đổi bình thường của DN trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dĩ nhiên, cấu trúc kinh doanh thay đổi khiến cho rủi ro kinh doanh của DN cũng có sự biến động. Mỗi một ngành kinh doanh có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật khác nhau và từ đó mức độ rủi ro kinh doanh cũng khác nhau. Một khi có sự thay đổi cấu trúc kinh doanh thì DN phải tính đến mức độ rủi ro kinh doanh trong rủi ro tổng thể của DN. Điều đó cũng đòi hỏi DN phải tái cấu trúc nguồn vốn làm cho cấu trúc nguồn vốn phù hợp hơn trước sự thay đổi của cấu trúc sản xuất kinh doanh.

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất DN (M&A) x ảy ra ngày càng nhiều. Sau khi sáp nhập hay hợp nhất DN, hoạt động tái cấu trúc đòi hỏi nguồn vốn làm cho cấu trúc nguồn vốn hợp lý hơn nhằm đạt tới sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập một cổ phần cũng như sự gia tăng giá trị DN. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo DN phải rà soát thật kỹ cấu trúc nguồn vốn của từng bộ phận, đánh giá các rủi ro tài chính từ riêng lẻ đến tổng thể và có phương án tăng cường năng lực tài chính cho những bộ phận trọng yếu, quyết định đến doanh thu và lợi nhuận

Page 44: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

32

Nguyên nhân 3: Thay đổi quy trình kinh doanh của doanh nghiệp qua tái cấu trúc vốn

Hiện nay DN bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xác định lại những giải pháp dài hạn. Khủng hoảng đã làm xáo trộn cơ cấu nền kinh tế nên chiến lược, quy trình, nhân sự cũ… có thể không còn phù hợp. Bởi vậy, bên cạnh cấu trúc tài chính, quy trình kinh doanh cũng là nội dung được mang ra mổ xẻ, xem xét tái cấu trúc trong giai đoạn khủng hoảng.

Quy trình kinh doanh (gồm các chiến lược, các quy trình, công nghệ, và con người) là yếu tố quan trọng cần tái cơ cấu. DN cần xác lập lại mục tiêu để định ra chiến lược phát triển mới, có thể co hẹp lại, cũng có thể mở rộng ra ở một ngành hay lĩnh vực nhất định mà khủng hoảng “tạo đất” cho ngành nghề đó. Việc đánh giá lại tận gốc rễ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh có thể khiến DN phải thay đổi mạnh mẽ cơ cấu tổ chức và các quy trình thủ tục trong hoạt động, nhưng lại rất cần thiết

Hậu quả của các thay đổi chiến lược cũng rất lớn. Có thể hàng loạt nhân viên cũ sẽ bị sa thải, có thể nhân sự cấp cao cũ phải ra đi, trong khi nhân viên mới, quản lý mới cần xuất hiện, toàn bộ 1 dây chuyền sản xuất ra sản phẩm không có trong chiến lược mới có thể biến mất, một vài chi nhánh ở những thị trường chưa trực tiếp đem lại lợi nhuận có thể xoá bỏ…

Vì thế, nếu tái cấu trúc trong khủng hoảng mà nóng vội, sự chuẩn bị của đội ngũ nhân sự đối mặt với sự thay đổi lại không kỹ lưỡng, rất có thể hàng loạt cán bộ chất lượng ra đi. Khi đó, chiến lược tái cấu trúc dù bài bản đến mấy mà không có người thực hiện như dự tính, cũng sẽ thất bại. Ngược lại, đây cũng là động thái mà theo khía cạnh khác, thì DN có thể cạnh tranh được. Ví dụ, khi đối thủ cạnh tranh thực hiện tái cấu trúc, đôi khi khó khăn của đối thủ lại trở thành lợi thế của DN. Do đó nhìn theo khía cạnh tích cực thì khủng hoảng cũng là cơ hội cho DN kéo về những nhân tài mà giai đoạn ổn định rất khó thu hút được, kéo về những thị trường mà đối thủ buộc phải bỏ qua, tiếp nhận được công nghệ giá rẻ…

Nguyên nhân 4: Do nhu cầu của tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp

Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu đòi hỏi quản trị DN phải nhạy bén, linh hoạt hơn bao giờ hết. Quản trị DN yếu kém thì nhà đầu tư sẽ trả giá thấp cho giá trị DN. Ngân hàng, khách hàng, đối tác sẽ “tăng hệ số” cho DN nếu chất lượng quản trị tốt. Nói cách khác, vì người đi vay đạt điểm cao cho nhiều tiêu chí sẽ được vay dễ dàng hơn, lãi suất thấp hơn; người vay không đủ tiêu chuẩn thì rủi ro cao hơn, lãi vay sẽ cao hơn.

Do đó để giảm thiểu chi phí vốn vay, việc nâng cao chất lượng quản trị DN, kích thích sử dụng tối đa các nguồn lực, tạo môi trường cho sự sáng tạo ra đời cũng cần được chú trọng. Riêng đối với các DN Việt Nam thì quản trị bài bản là một trong những điều đáng lưu tâm nhất bởi vốn dĩ nhiều DN đi lên từ kinh doanh gia đình, tư duy và phương pháp quản lý còn tuỳ tiện, chưa nhất quán. DN Việt Nam phần lớn đi lên bằng chính sức lực của người chủ sở hữu từ

Page 45: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

33

khi DN ở quy mô nhỏ nên chủ DN có xu hướng tự mình làm lấy mọi việc và rất độc đoán. Tính chuyên nghiệp và sự phân cấp, phân quyền trong quản trị DN thường bị bỏ quên

Vì vậy, bên cạnh quy trình kinh doanh, nói một cách hình tượng thì tư duy của lãnh đạo cũng phải “tái cấu trúc”. Bối cảnh hậu khủng hoảng khiến mọi hành động phải trở nên cẩn trọng, ý chí của lãnh đạo phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tư duy của lãnh đạo cần tập trung cao nhất, và đây cũng là giai đoạn lãnh đạo cần có nhất phẩm chất biết lắng nghe. Lãnh đạo DN thời kỳ này giữ trọng trách khó khăn như vai trò người thuyền trưởng lái con tàu vượt đại dương trong cơn bão.

Họ phải xác định hướng đi đúng đắn nhất, sử dụng nguồn lực có được khéo léo nhất, quan trọng hơn, họ phải nhận biết được những rủi ro tiềm tàng để hoạch định phương án phòng bị, nhận biết mối nguy hiểm để tránh hoặc chống đỡ. Khi đặt ra vấn đề tái cấu trúc phương pháp quản trị thì phương pháp quản trị mới cần được lựa chọn kỹ lưỡng trên cơ sở luận chứng rõ ràng và bài bản, nếu không, sau khi tái cấu trúc mọi việc lại trở nên tồi tệ hơn.

Sự không tương thích giữa cơ chế quản lý của doanh nghiệp với quy mô, phạm vi và những yêu cầu mới. Mâu thuẫn này xuất hiện ở tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với những mức độ khác nhau. Một nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh mâu thuẫn nêu trên là phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vệt Nam được tổ chức, quản lý trong phạm vi gia đình hay còn gọi là phương thức “gia đình trị”. Khi quy mô doanh nghiệp lớn lên, phạm vi hoạt động rộng hơn, khả năng sẵn có trong một gia đình về vốn, kỹ năng quản trị, nhân lực quản lý cao cấp không thế đáp ứng được nữa. Nếu cứ tiếp tục duy trì phương thức "gia đình trị” trong quản lý doanh nghiệp, hậu quả chắc chắn sẽ xuất hiện là sự đổ vỡ từng bộ phận và dần dần sẽ đỗ vỡ toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Với hậu quả đó, doanh nghiệp càng lớn nhanh về quy mô, mở rộng nhanh hơn về phạm vi hoạt động thì sự suy yếu, thậm chí dẫn đến phá sản sẽ ngày càng nhanh hơn.

Tái cấu trúc, với mục tiêu là "nâng cao thể trạng" của "hạ tầng cơ sở” doanh nghiệp, bắt buộc phải dựa trên nền tảng của một "thượng tầng kiến trúc" hoàn hảo. Nếu "thượng tầng kiến trúc" có quá nhiều bất cập, sai sót, việc củng cố "hạ tầng cơ sơ" chỉ càng làm cho doanh nghiệp thêm sa lầy. "Thượng tầng kiến trúc" bao gồm những "hạng mục" ở "tầng cao" của doanh nghiệp như triết lý kinh doanh, sứ mệnh, hoài bão, giá trị cốt lõi, các chuẩn mực đạo đức, hành vi, văn hóa doanh nghiệp, các mục tiêu, định hướng chiến lược, chiến lược công ty. Còn hạ tầng cơ sở là những cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành, các hoạt động và quá trình, các nguồn lực... Cơ cấu và cơ chế là để phục vụ cho chiến lược. Nếu chiến lược sai, thì dù có cơ cấu, cơ chế và nguồn nhân lực tuyệt hảo, doanh nghiệp cũng sẽ rơi vào thất bại nhanh chóng. Việc bắt đầu bằng cách "vẽ lại" sơ đồ tổ chức như trường hợp kế trên chỉ là một cách tiếp cận "phần ngọn" mà không nhìn thấy phần gốc, vốn là yếu tố quyết định.

Page 46: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

34

Tái cấu trúc hay tái lập, phải được bắt đầu bằng việc "tái lập chính mình" ở cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Không có sự "tái lập chính mình" ấy, người chủ doanh nghiệp không thể thay đổi được nhận thức và không thế có được quyết tâm "xới" lên mọi ngóc ngách của doanh nghiệp đế tìm ra những loại "bệnh tật" từng được che giấu dưới nhiều hình thức. Đa phần, những bệnh tật ấy có nguyên nhân sâu xa là từ người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Và việc "chữa" được chúng hay không, phần lớn phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp hơn là người bác sĩ.

Điều kiện đủ hay có thể gọi là một biện pháp "tái cấu trúc" quan trọng nhất là thay đổi tư duy trong quản lý. Trước hết và quan trọng nhất là sự thay đổi tư duy trong quản lý ở chủ doanh nghiệp, đó là: xoá bỏ ngay tư duy "ông chủ- độc quyền trong quản lý” thay đổi tư duy trong quan hệ với người lao động; Thượng tôn pháp luật trong quản lý, kinh doanh; Giữ chữ tín trong kinh doanh, tôn trọng các cam kết. Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm rất nhiều việc phải làm, trong đó, có những việc là hữu hình, có những việc là vô hình. Thay đổi tư duy trong quản lý là "tái cấu trúc" vô hình nhưng đó lại là nhân tố quyết định đối với sự thành công của toàn bộ chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

Nguyên nhân bên ngoài, bao gồm:

Nguyên nhân 1: Môi trường kinh doanh bên ngoài bị biến động như khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu nhập ngoại, chính sách tỷ giá hối đoái….Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc ngành gia công hàng hóa cho nước ngoài.

Đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính khiến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bộc lộ những bất hợp lý. Khi nhận biết được cấu trúc tài chính trở nên bất hợp lý do khủng hoảng đưa lại, DN cần nhanh chóng xác lập lại cơ cấu vốn tối ưu. Điều trước tiên là phải soát xét lại các chi phí của doanh nghiệp

Việc soát xét sự cần thiết các chi phí không đơn giản, và không hề dễ dàng vì ngay trong điều kiện bình thường thì DN cũng đã phải cân nhắc các khoản chi rất kỹ lưỡng, nhiều khi tưởng như không còn khoản chi nào có thể bớt thêm được. Trong khi đó, khủng hoảng làm bối cảnh kinh tế thay đổi, nhiều khoản chi mới phát sinh. Ví dụ, để tìm kiếm thị trường thay thế, tất nhiên phải phát sinh chi phí cho việc tìm kiếm này…

Khi trong tư duy của nhà quản trị tài chính là vừa phải cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tư, thì việc lựa chọn hành động đầu tư nào phải tiếp tục là không dễ dàng. Trong điều kiện đó, tiêu chí ưu tiên để quyết định đầu tư là độ chắc chắn, tính rõ ràng trong luận chứng của mỗi dự án. Thật nguy hiểm nếu luợng vốn ít ỏi quý giá lại được đầu tư vào dự án không sinh lời hoặc nhiều rủi ro. Trên thực tế, đang tồn tại một nghịch lý là nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thường đi tìm kiếm các dự án đầu tư mới, cho rằng càng nhiều dự án càng tốt mà quên mất rằng mức lợi nhuận của dự án đem lại được ứng với rủi ro nào.

Page 47: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

35

Trong khủng hoảng, việc đảm bảo các mục tiêu nền tảng của DN là quan trọng. Vốn khan hiếm hơn nên DN cần đẩy mạnh việc sử dụng vốn nội tại bằng cách tăng tốc độ quay vòng số vốn hiện tại, khai thác tối đa lợi nhuận tái đầu tư, và kêu gọi sự tiếp sức của chủ sở hữu. Hợp tác với các cổ đông chiến lược để được hỗ trợ mạnh mẽ hơn về thị trường, về nguồn lực, về vốn là biện pháp cần thiết. DN chưa có cổ đông chiến lược thì phải tìm kiếm những đối tác bù đắp lại những điểm yếu trong nền tảng của mình, tạo thành một hệ thống bổ trợ cho nhau và vững chãi hơn.

Nguyên nhân 2: Do thể chế chính trị thay đổi, chính sách tài chính tiền tệ, thuế, chính sách đầu tư, lãi suất thay đổi…

Nguyên nhân 3: Do nguyên nhân bất khả kháng: Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại sao phải tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Ngành dệt may Việt Nam tồn tại nhiều bất cập trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam:

• Thứ nhất, Ngành dệt may Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp gia công, không phải là ngành sản xuất, vì vậy có sự mất cân đối giữa vốn ngắn hạn (nguyên phụ liệu cao) và vốn dài hạn (tài sản cố định thấp)…Để giải quyết bài toàn này thì đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp, nhưng đồng thời là trong hoạch địch chính sách của nhà nước, khẳng định hướng đi phải xây dựng thành các cụm dệt may liên thông, đảm bảo cho dệt may Việt Nam trở thành một ngành có giá trị gia tăng cao hơn, đi từ khâu đầu tới khâu cuối.

• Thứ hai, Khủng hoảng tài chính toàn cầu nên thị trường xuất khẩu co giảm, và thị trường nội địa phải phát triển.

• Thứ ba, sản phẩm đơn điệu không đáp ứng và không cạnh tranh được trong toàn cầu, vì vậy cần dịnh vị một sản phẩm riêng biệt đòi hỏi phải đầu tư nhiều vốn để thiết kế thời trang tăng mẫu mã sản phẩm, vì vậy phải tái cấu trúc lại vốn.

• Thứ tư, sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù như: tơ tằm, đũi, thổ cẩm…tuy mang tính chất khác biệt, nhưng sản xuất chỉ mang tính nhỏ lẻ phân tán, không trở thành một khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu.

• Thứ năm, nguy cơ về vấn đề chậm phát triển, mất thương hiệu, đòi hỏi ngành dệt may phải có những cải cách về kinh doanh dẫn đến khâu đầu tiên là tái cấu trúc vốn mới có thể tồn tại được trong nền kinh tế hội nhập hiện nay

Page 48: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

36

1.2.5. Kinh nghiệm về tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc đã chủ động đẩy nhanh quá trình thực hiện cam kết WTO để gây áp lực, buộc khu vực nhà nước phải cải cách.

Sự “l ột xác” của một số tập đoàn nhà nước ở Trung Quốc để trở thành những công ty có tính cạnh tranh toàn cầu là một kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam.

Đầu tiên, doanh nghiệp của Trung Quốc được phép hoạt động với cơ chế tương tự như những đối thủ cạnh tranh của chúng trong khu vực tư nhân. Những doanh nghiệp thành công nhất đã từ bỏ chế độ tuyển dụng nhân sự cũ, thay vào đó là một hệ thống nhân sự mới gần gũi hơn với thông lệ trên thị trường.

Từ những doanh nghiệp chủ yếu là kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, Trung Quốc đã tái cấu trúc lại vốn để sản xuất trong nội địa, và nhờ vậy thu hút được một số nhà quản trị tài ba từ khu vực tư nhân. Một nhân tố bổ sung nữa là với quy mô của một thị trường nội địa ở Trung Quốc rất phát triển nên ngay cả những công ty nhà nước cũng phải cạnh tranh.

Các cơ quan điều tiết của Trung Quốc ý thức rất rõ giá trị của việc duy trì cạnh tranh và đã thi hành những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng cấu kết giữa các doanh nghiệp nhà nước như vẫn thường xảy ra ở Việt Nam.

Thứ hai, một số tập đoàn ở Trung Quốc đã chấp nhận sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược quốc tế, và nhờ đó đã mời được những nhà quản lý đẳng cấp quốc tế vào hội đồng giám đốc.

Các NHTM của Trung Quốc, như Ngân hàng Công thương (ICBC), có chiến lược hoàn toàn khác. ICBC bán 10% cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược với giá bằng 1/3 thậm chí 1/4 giá thị trường, nhưng sau đó, với sự đóng góp của các đối tác này, giá cổ phiếu của ICBC đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một năm, làm lợi cho cả nhà nước và các cổ đông nhỏ.

TQ hiện nay là 1 cường quốc số một về ngành dệt may của thế giới. Hiện nay TQ đang tái cấu trúc lại vốn để chiếm lĩnh thị trường về hàng hóa xuất khẩu dệt may hàng sinh thái, bảo vệ môi trường cho ngành dệt may trên thề giới và trong nước, hình thành chuỗi giá trị cung ừng hàng dệt may trên toàn cầu.

1.2.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1996-1997 đã đẩy tất cả các tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc vào tình thế khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài, các ngân hàng đua nhau rút tiền ra khỏi các nơi đầu tư. Samsung cũng bị rút tới 11 tỷ USD. Nguy cơ phá sản đến gần khi không thể vay vốn ngân hàng, cũng không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán vì cổ phiếu phát hành không có người mua.

Page 49: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

37

Trước tình hình đó, Samsung đã mạnh dạn cắt bỏ 50% chi phí và 30% nhân sự. Đồng thời, bổ sung vào đội ngũ hàng trăm chuyên gia và cán bộ quản lý điều hành người nước ngoài hay người Hàn Quốc đã từng làm việc ở Mỹ và châu Âu.

Dù thời buổi “gạo châu, củi quế” nhưng Samsung vẫn kiên định đầu tư phát triển thương hiệu. Làm phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành vào thời điểm đó, ông Yun Jong-Yong đã đưa ra chiến lược “hớt phần ngọn”, đi trước đối thủ về sản phẩm mới. Khi hoàn thiện và quyết định tung ra một sản phẩm mới, các xưởng sản xuất hoạt động tốc lực ngày đêm để ra sản phẩm thật nhanh, “hớt” hết khách sộp trên thị trường.

Khi tất cả các tập đoàn, công ty đều khát tiền mặt, hàng ế, lãnh đạo Samsung lại quyết đoán trong việc hạ giá đột ngột các sản phẩm. Sự nhanh nhẹn này đã giúp Samsung thu về 2 tỷ euro tiền mặt, giải nguy cho tập đoàn.

Một quyết định táo bạo nữa của Samsung là đầu tư vào vi mạch bộ nhớ. Khi chủ tịch tập đoàn, ông Lee Kun Hee, quyết định đầu tư vào lĩnh vực này, có rất nhiều ý kiến cho rằng quá mạo hiểm. Bởi thời điểm đó (những năm 80 của thế kỷ trước) các nước như Nhật, Mỹ đã đi rất xa trong lĩnh vực này, sân chơi đã an bài.

Nhưng nhìn lại, đây là quyết định sáng suốt nhất của tập đoàn. Nhất là qua thời khủng hoảng, các ngành hàng chính bị ảnh hưởng nặng; riêng ngành hàng bán dẫn vẫn đứng vững nhờ thị trường bộ nhớ toàn cầu khan hiếm. Hiện ngành hàng bán dẫn vẫn đang là một thế mạnh và là ngành hàng chiến lược của Samsung trong tương lai.

Thành công của chiến lược này đã đưa Samsung từ một chaebol của Hàn Quốc, vươn lên thành một thương hiệu tên tuổi toàn cầu. Hiện nay, dù khủng hoảng tài chính đang lan rộng, việc huy động vốn ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng Samsung vẫn giữ mục tiêu đầu tư dài hạn cho các sản phẩm chiến lược.

Riêng về ngành dệt may Hàn Quốc (HQ) thì chủ yếu là hướng tới những sản phẩm có giá trị cao, phù hợp với khách hàng trẻ tuổi và được thế giới thanh niên đón nhận và đã xuất hiện những mẫu thời trang mới của HQ đã và sẽ chinh phục được khách hàng được thị phần xuất khẩu trên thế giới. Nhờ vào sự tái cấu trúc vốn doanh nghiệp của dệt may HQ mới đưa lại được kết quả như vậy của HQ.

1.2.5.3. Kinh nghiệm của Australia

Thuận lợi khi triển khai tái cấu trúc tại Úc là khả năng thông hiểu và truyền đạt bằng Anh ngữ, vì đại đa số các tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, khả năng nhận thức cao về xã hội, trách nhiệm của cá nhân đối với tổ chức, công ty cũng tạo thuận lợi rất nhiều cho nhà triển khai dự án. Đặc biệt, có sự khuyến khích của Chính phủ (giảm thuế) đối với việc triển khai dự án, nâng cao tính cạnh tranh.

Page 50: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

38

Một thuận lợi khác là từ thập niên 80, 90, người Úc đã sớm nhận thức những áp lực cạnh tranh khốc liệt về hàng hóa, dịch vụ. Nhận thức này tạo động cơ mạnh mẽ cho Chính phủ lẫn DN thực hiện các bước cải thiện chính sách, chiến lược và đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển.

Quá trình tái cấu trúc gặp không ít khó khăn như: Khó tìm ra được thành viên dự án có đủ kỹ năng đòi hỏi; Khó tìm được sự hợp tác giữa các phòng, ban; Lãnh đạo cao cấp có những quan điểm ngắn hạn và những giải pháp mau lẹ, trong khi các dự án tái cấu trúc quy trình DN thường có thời biểu thực hiện quá lâu; Có những kỳ vọng vô lý cho rằng tái cấu trúc sẽ giải quyết tất cả những vấn đề của tổ chức, DN.

Một số khó khăn khác: Quản lý cấp dưới lãnh đạm với sự thay đổi. Những thay đổi cần thiết trong chính sách nhân sự không được thực hiện đúng mức. Ngay cả lãnh đạo cấp cao cũng chưa hiểu thấu đáo về tái cấu trúc quy trình DN. Mặt khác, hệ thống quản trị thiếu động viên, khích lệ để nuôi dưỡng những giá trị cần thiết cho hướng chiến lược mới. Hệ thống quản trị nhân sự không xây dựng hoặc thay đổi đồng bộ, kịp thời các gói đền bù, bồi dưỡng, phúc lợi trong các quy trình mới.

Các thất bại trong cam kết về nguồn lực (tài chính, nhân sự...) dẫn đến khó đo lường thành quả của dự án; Khó xây dựng được kế hoạch hiệu quả để khắc phục lại sự chống đối quá trình thay đổi; Các quy trình được thiết kế lại nhưng không kịp thời đào tạo nhân sự; Thiếu phối hợp và đồng bộ giữa chiến lược tổ chức, công ty và việc hoạch định chiến lược CNTT; Lãnh đạo cấp cao thiếu cam kết đối với các giá trị mới; Khó biện minh và thuyết phục các lợi ích tài chính.

Các dự án tái cấu trúc quy trình DN thường được đề xướng bởi lãnh đạo cao cấp của tổ chức/DN, hướng đến mục tiêu tổ chức/ DN tồn tại, phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, không biên giới và biến động không ngừng.

Hình thức triển khai tái cấu trúc quy trình DN như sau:

- DN phối hợp toàn phần với nhà triển khai: Các tư vấn triển khai giữ vai trò nhóm trưởng, nhóm trưởng của DN được chỉ định bởi lãnh đạo cấp cao của tổ chức, DN (người chủ trì và đề xướng dự án).

- DN phối hợp một phần với các nhà triển khai: các nhóm trưởng được chỉ định bởi lãnh đạo cao cấp của tổ chức/DN và các tư vấn được thuê mướn theo từng lĩnh vực cần thiết, vào từng thời điểm khác nhau của dự án.

- DN tự xây dựng đội ngũ triển khai

Qua quá trình triển khai ở Úc, 6 điểm trọng yếu ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án TCT quy trình DN như sau:

i. Hỗ trợ và cam kết từ lãnh đạo cao nhất (Gain Top Management Support & Committment). Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cao nhất cho dự án sẽ đem lại lòng tin cho toàn bộ tổ chức, DN và sự tín nhiệm với nhóm dự án.

Page 51: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

39

ii. Khả năng công nghệ (Technological Competence). Có 2 loại khả năng công nghệ giúp “kiềm chế làm hỏng” và là đòn bẩy cho việc thực hiện dự án là: Cơ sở hạ tầng CNTT được xây dựng đón đầu hay ít nhất là phù hợp với mục tiêu của dự án; Nhân sự có kiến thức và kinh nghiệm về CNTT có thể vừa phải nhưng mức độ hiểu biết quy trình DN là tối quan trọng.

iii. Khả năng mô tả, phác họa quy trình DN (Process Delineation Competence). Các trưởng phòng, ban, các nhân sự chủ chốt của tổ chức, DN phải có khả năng: Xác định phạm vi của các quy trình DN trách nhiệm; Nhận diện nhân sự sở hữu quy trình (nhân sự ở khâu kết quả xác định qua mục đích của quy trình); Hiểu mục đích của quy trình DN, mục tiêu của chiến lược triển khai dự án; Và khả năng xây dựng mục đích của các quy trình cần tái cấu trúc.

iv. Khả năng hoạch định dự án (Project Planning capability) được thể hiện thông qua khả năng hoạch định chiến lược (Strategic Planning Capability). Do vậy cần xây dựng và truyền đạt thành công tầm nhìn (Vision) và các chiến lược tương lai (Future Strategies) của tổ chức, DN. Bên cạnh đó là khả năng hoạch định chiến thuật (Tactical Planning Capability): Xây dựng những dự án con phục vụ cho dự án TCT quy trình DN.

v. Khả năng quản trị sự thay đổi: Thường thì bất kỳ sự thay đổi nào trong tổ chức, DN cũng tạo ra nhiều lo lắng và thái độ tiêu cực của nhân viên đối với dự án, mục tiêu của dự án. Cần truyền đạt rộng rãi kết quả kỳ vọng đến toàn bộ nhân viên. Đặc biệt là hiệu quả chiến lược triển khai cần được truyền đạt đến lực lượng tham gia trực tiếp dự án.

vi. Khả năng quản trị dự án (Project Management Capability) bao gồm các yếu tố: Kỹ năng mềm, với mức độ kinh nghiệm quản trị các dự án lớn; Khả năng phân quyền và chia sẻ trách nhiệm cho các nhóm dự án và giữa các thành viên dự án; Khả năng truyền đạt hiệu quả trong nhóm dự án, giữa nhóm dự án và những bộ phận còn lại của tổ chức, DN.

Tái cấu trúc quy trình DN tại Úc thường theo các bước sau:

i. Làm rõ tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược

ii. Đảm bảo có sự bảo trợ dự án từ lãnh đạo cao nhất

iii. Phác họa và mô tả các quy trình tổ chức, công ty ở mức cao nhất.

iv. Nhận diện các quy trình cần được thiết kế lại

v. Hiểu rõ cách đo lường thành quả của các quy trình hiện tại cần được tái thiết kế.

Page 52: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

40

vi. Thiết kế lại quy trình đồng bộ với việc sử dụng công nghệ mới, nhất là sử dụng CNTT để làm đòn bẩy cho những thành quả mà dự án muốn đạt được.

vii. Xây dựng mẫu thử nghiệm (prototype) các quy trình mới.

viii. Đảm bảo khả năng hỗ trợ từ lãnh đạo cao cấp và sự đồng thuận với chủ sở hữu của quy trình cho việc chuyển đổi quy trình.

ix. Đưa quy trình được chuyển đổi vào hoạt động.

x. Ghi nhận những cải thiện đạt được và tiếp tục bước 4 để hoàn thiện tiếp mục tiêu của dự án.

1.2.5.4. Kinh nghiệm của Đài Loan

Dữ liệu có nguồn từ TEJ do nhóm tác giả bắt đầu với 37 công ty phi tài chính trong top 50 và 89 trong nhóm 100 công ty có vốn trung bình ở Đài Loan từ 1987 – 2007. Mỗi công ty đều được theo dõi tỷ lệ nợ ở cuối năm tài chính và giá cổ phiếu. Nhóm tác giả không xem xét các tổ chức tài chính như ngân hàng, các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm. 13 tổ chức tài chính trong top 50 và 11 tổ chức trong nhóm 100 công ty vốn trung bình ở Đài Loan đã bị loại trừ. Kết quả nghiên cứu chứa 2139 thăm dò ở top 50 và 4727 thăm dò trong nhóm 100 doanh nghiệp trung bình ở Đài Loan từ năm 1987 trở đi. Trong phần này, đối tượng điều tra chính là hiệu quả của công ty khi có vay nợ.

Lá chắn thuế làm tăng giá trị của công ty có sử dụng đòn cân nợ. Chi phí tài chính làm làm giảm giá trị của công ty sử dụng đòn cân nợ, 2 yếu tố này kết hợp tạo ra một cơ cấu vốn tối ưu.Mô hình Miller với khấu trừ giới hạn dẫn đến một đồ thị có dạng ∩ tương tự như trong Hình 1.2 Đồ thị này thể hiện sự đánh đổi giữa thuế doanh nghiệp với các chi phí. Theo mô hình thì tỷ lệ nợ/tài sản được điều chỉnh sao cho lợi ích về thuế của việc vay nợ bằng với chi phí vốn.

Hình 1.2: Nợ vay tối ưu và giá trị của doanh nghiệp.

Page 53: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

41

Nhóm tác giả giả định rằng thị trường vốn đang cạnh tranh hoàn hảo và nếu có thuế thu nhập doanh nghiệp thì mô hình được tính theo hàm số sau:

Trong đó, Debt được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong khi V là tỷ lệ nợ. α, β là các tham số. Công ty vay nhiều thì rủi ro và chi phí vay sẽ cao hơn.

Bảng 1.2: Phân tích hồi quy của ROE trong mói quan hệ với nợ cho 37 công ty thuộc top 50 và 89 công ty thuộc nhóm 100 công ty trung bình từ 1987

đến 2007

Panel A: Taiwan 50 sample Panel A: Taiwan Mid-Cap 100 sample

Biến5 (1) (2) (3) (4)

Intercept6 Dept=0)

37.470 -6.252 13.341 3.224

(0.006) (0.532) (0.000) (0.159)

Nợ -0.810 1.784 -0.160 0.485

(0.002) (0.001) (0.006) (0.000)

Nợ2 -0.026 -0.007

(0.000) (0.000)

Điểm quan trọng7

0 34.31% 0 34.64%

R2 0.460 0.844 0.391 0.828

Cột (1) và Cột (3) là các mô hình tuyến tính của top 50 và nhóm trung bình 100, trong đó ROE là kết quả hồi qui của Debt. Đối với cả 2 nhóm, hệ số tương quan là số âm .

Cột (2) và Cột (4) có quan hệ đường cong của top 50 và nhóm trung bình 100. Các mối quan hệ đường cong phù hợp với lý thuyết đánh đổi. Đường cong này đạt tối đa khi tỷ lệ nợ trên tài sản là 50%. Trong top 50, giá trị của công ty đạt tối đa khi tỷ lệ nợ là 34.32%. Trong nhóm trung bình 100, điểm tối đa đạt được tại tỷ lệ nợ 34.64%. Điều này cho thấy cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trong top 50 hay nhóm trung bình 100 ở Đài Loan khá tương đồng. Do đó, giá trị của 1 công ty thực sự phụ thuộc vào cấu trúc vốn của nó, đúng với lý thuyết của Modigliani và Miller (1963).

5 Nợ = tỷ lệ nợ trên tài sản 6 Intercept= Giá trị của V khi Dept = 0 7 Điểm quan trọng là tỷ lệ phần trăm nợ tại điểm mà ROE đạt giá trị tối đa.

Page 54: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

42

Nói chung, tỷ lệ nợ cho trung bình các doanh nghiệp là 47.84% vào năm 1987. Mục đòn bẩy trung bình giảm hàng năm xuống mức 34.31%. Hình 1.3 thể hiện đòn cân nợ trong giai đoạn 21 năm. Khi tỷ lệ nợ thấp. Các hiệu ứng tích cực của lá chắn thuế chi phối tác động tiêu cực của chi phí tài chính.

Hình 1.3: Biểu diễn ROE theo hàm của nợ trên vốn điều lệ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100-100

-80

-60

-40

-20

0

20← (34.31, 24.35)

Debt/Capital Ratio (%)

Val

ue o

f Firm

: RO

E (%

)

Hình 1.4: Các đòn cân nợ của các doanh nghiệp phi tài chính trong top 50

giảm đều đến 34,31% từ 1987 – 2007.

0

10

20

30

40

50

60

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Year

%

The Optimal Capital Structure of Taiwan 50The Mean Leverage of Taiwan 50The Optimal Capital Structure of Taiwan Middle 100The Mean Leverage of Taiwan Middle 100

1.2.4.5 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Một là, Doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải vận động theo xu hướng tái cấu trúc vốn trong bối cảnh hội nhập

Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành dệt may là một trong những ngành dần dần phải giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước và chấm dứt theo cam kết với tổ chức này. Vì vậy, một trong những

Page 55: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

43

vấn đề yêu cầu hàng đầu là nâng cao năng lực về vốn và quản trị tài chính của các doanh nghiệp dệt may.

Tuy nhiên, sau thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tết thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã phát triển vượt bậc nhờ những động lực của chính sách Đổi mới. Nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến Việt Nam như một con tàu vừa qua giai đoạn khởi động, chạm vào quá trình tăng tốc thì không may gặp sóng lớn, bão to. Tồi tệ hơn, đây là cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có tiền lệ kể từ những năm 1930. Tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng lần này khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ. Các hoạt động thương mại và đầu tư suy giảm mạnh, lần đầu tiên nền kinh tế phải trông vào "bệ đỡ" từ thị trường nội địa sau nhiều năm tăng trưởng dựa chủ yếu vào xuất khẩu.

Cuối năm 2007, rất nhiều DN đang từ chỗ hào hứng với các thành quả vượt trội, vừa thông qua những bản chiến lược bùng nổ ra thị trường thế giới, đặt mục tiêu chiếm lĩnh vị thế số 1 trong nước, top 5 top 10 thương hiệu… bỗng dưng dần rơi vào cảnh mất đi nhiều bạn hàng, nguồn vốn cạn kiệt dần, nguồn tín dụng ngày càng khó khăn.

Để tồn tại và phát triển, ngành dệt may phải hướng vào thị trường nội địa, đây là một sự cải cách trong tư duy, nhận thức đối với việc tái cấu trúc vốn của ngành dệt may và đây cũng là một kinh nghiệm rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của các quốc gia khác mà Việt Nam phải áp dụng.

Hai là, Xây dựng một đề án chiến lược lâu dài về tái cấu trúc vốn làm định hướng cho ngành dệt may Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu không có một chiến lược “bài bản”, quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp thường bị thất bại vì các doanh nghiệp không biết hoạt động theo hướng nào để tái cấu trúc cho phù hợp trong việc: xây dựng nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chính sách phát triển thị trường, thị phần,….

Ba là, Nhanh chóng xây dựng thương hiệu, sản phẩm khác biệt, mẫu mã đa dạng và chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.. mới có thể tồn tại và đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của toàn cầu hóa.

Bốn là, Hiện đại hóa về công nghệ sản xuất kinh doanh và quản trị DN

Hiện nay thiết bị của ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu gia công, chưa đi vào sản xuất nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn thấp.

Trình độ quản trị doanh nghiệp chưa cao. Những điều này đều ảnh hưởng đến công cuộc tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may.

Vì vậy, phải tái cấu trúc đồng bộ những việc như trên.

Page 56: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

44

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHI ỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN

TP.HCM TRONG TH ỜI GIAN 2007 -2009

2.1 Một số nét khái quát tình hình các thị trường xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trong giai đoạn năm 2008- 2010:

2.1.1 Tình hình chung về xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước ta sau khủng hoảng toàn cầu năm 2007 – 2009

Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2010 đạt 14,11 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% và nhập khẩu là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009.

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩn, nhập khẩu 8 tháng năm 2010

Nguồn:“ Báo cáo kim ngạch XNK 8 tháng năm 2010 của Tổng Cục Hải Quan- Bộ Tài chính”

Ghi chú: Tốc độ tăng xuất khẩu, tốc độ tăng nhập khẩu của cả nước 8 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ của năm 2009.

Đơn vị cột bên trái: triệu USD, đơn vị cột bên phải: %

Thâm hụt thương mại trong tháng 8/2010 là 395 triệu USD bằng 5,8% kim ngạch xuất khẩu, nâng tổng mức nhập siêu của cả nước trong 8 tháng qua lên 7,53 tỷ USD và bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Page 57: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

45

Trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 6,86 tỷ USD, tăng 13,7% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu 3,11 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng 7/2010.

Tính đến hết tháng 8/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 20,87 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ một năm trước đó. Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007.

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu.

Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

năm 2009 của toàn quốc

Nguồn: Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2009 đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu giảm 13,3%. Như vậy, so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước giảm nhưng ngành Dệt May thì laị tăng lên.

2.1.2. Tình hình xuất khẩu Ngành Dệt May ở một số thị trường thế giới và thị trường nội địa 2008 – 2010

2.1.2.1. Thị trường thế giới

Thị trường Hoa Kỳ

Là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất, chiếm đến trên 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May – các doanh nghiệp đã cố gắng chia sẻ và

Page 58: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

46

đồng hành cùng các nhà nhập khẩu trong việc xác định lại cơ cấu giá cả hợp lý trên cơ sở vẫn giữ vững chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Trong năm 2008, hàng dệt may Việt Nam đã đạt kim ngạch vào Hoa Kỳ trên 5,1tỷ USD, tăng 15% so với năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2009, thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ giảm đến 12,71% và hàng nhập từ hầu hết các nước xuất khẩu lớn đều giảm (thị trường Hồng Kông giảm 21%, thị trường Indonesia giảm 2,9%, thị trường Thái Lan giảm 25,61%, thị trường Ấn Độ giảm 7,65%). Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này vẫn tăng 18 % về lượng và chỉ giảm 4,5 % về kim ngạch.

Năm 2010 tính đến 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May đạt trên 8 tỷ USD tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Mỹ tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước

Thị trường châu Âu

Thị trường thu hút khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của ngành, các doanh nghiệp đã cố gắng tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩu cũng như tuân thủ qui chế mới về an toàn cho người tiêu dùng, nhờ đó đã giữ được kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, chỉ giảm 3,5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trường này giảm sút đến trên 11% so với cùng kỳ năm trước.

Chín tháng đầu năm 2010 hàng Dệt May xuất khẩu vào EU tăng 7% do còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp.

Tại thị trường Nhật Bản

Thị trường lớn thứ ba của ngành dệt may Việt Nam, thông qua Hiệp định hợp tác kinh tế Việt - Nhật EPA, các doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại với đối tác Nhật Bản. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng trưởng (năm 2008 tăng 12% và 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3 %) trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Chín tháng đầu năm 2010 đã có dấu hiệu hồi phục, kim ngạch xuất khẩu Dệt May sang Nhật Bản tăng 14%.

Bên cạnh ba thị trường lớn đó, có nhiều doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến các thị trường mới với tinh thần “năng nhặt chặt bị”. Trong 9 tháng đầu năm 2009 hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng 50%, 9 tháng đầu năm 2010 tăng 63%; vào Canada tăng 21%; vào Nga tăng 25%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 42%; vào Ả Rập Xêut tăng 23%, vào Thụy Sĩ tăng 12,7% , vào các nước Asean tăng 7,8%...

Ước tính kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 11 tỷ USD tăng khoảng 22% so vơí năm 2009 và vượt 5% so với kế hoạch đề ra.

Page 59: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

47

2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở các thị trường nội địa năm 2008 - 2010

Nhìn chung trong giai đoạn này nhiều doanh nghiệp đã tập trung đổi mới toàn diện chiến lược phục vụ cho người tiêu dùng. Đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu đã là những cố gắng trong việc thực hiện chiến lược lấy nội địa làm thị trường cơ bản để tồn tại và vượt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp.

Những nỗ lực có tính chiến lược đó đã giúp ngành dệt may đứng vững trong cơn bão suy thoái toàn cầu: Trong 9 tháng qua, về cơ bản sản xuất tương đối ổn định, công nhân đủ việc làm, tiêu thụ nội địa tăng trưởng trên 18%. Kim ngạch xuất khẩu tuy có giảm nhẹ 1% so với năm trước nhưng với kim ngạch 6,7 tỷ USD trong 9 tháng và dự kiến 9,2 tỷ USD năm 2010, dệt may đã trở thành ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước.

Qua khảo sát các doanh nghiệp tình hình sản xuất kinh doanh trên thị trường nội địa cả nước nổi lên một số nét như sau:

- Năm 2008: Hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp vẫn đạt khá tốt trong bối cảnh kinh doanh có nhiều diễn biến bất lợi. Liên doanh Dệt May Coast Phong Phú là đơn vị có lợi nhuận lớn nhất toàn ngành trong năm 2008 với mức lợi nhuận đạt được là 110 tỷ đồng. Các Công ty may Đồng Tiến, May Đại Vi ệt có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt trên 100%, có đến 18/ 61 doanh nghiệp được bình chọn có tỷ suất đạt trên 40%, còn lại là các đơn vị có tỷ suất trên 20%.

- Năm 2009: Riêng tháng 12/2009 kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May là 882 triệu USD, tăng 20,8 % so với tháng 11, nâng Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 lên 9,06 tỷ USD.

- Năm 2010: Đã có dấu hiệu hồi phục của ngành Dệt May sau khủng hoảng Tài chính vừa qua. Tình hình xuất khẩu dệt may đang thuận lợi. Kim ngạch 7 tháng đầu năm 2010 ước đạt 5,87 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 8/2010 xuất khẩu đạt 1,14 tỷ USD tăng 5,4% so với tháng 7. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009.

- Với tình hình đơn hàng đang thuận lợi như hiện nay, khả năng ngành sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm 2010. Tuy nhiên, để giải bài toán chi phí sản xuất tăng cao và thiếu hụt lao động, các DN cần quan tâm nghiên cứu áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến ….

- Một số doanh nghiệp Dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng đáng chú ý năm 2010 như: Tổng công ty may Việt Tiến đạt lợi

Page 60: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

48

nhuận 120 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 205 triệu USD dẫn đầu toàn ngành, tỷ suất lợi nhuận đạt 44%; Tổng công ty Nhà bè, Tổng công ty cổ phần Dệt May Gia Định doanh số đạt trên 2000 tỷ đồng gấp đôi kỳ trước, công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú, tổng công ty Dệt May Việt Thắng… có tỷ lệ tăng trưởng gấp đôi.

- Các thương hiệu Việt tiến, phong phú, nhà bè, An Phước…. đã được công nhận là thương hiệu Quốc gia năm 2010.

- Các Doanh nghiệp Dệt May cả nước nói chung và Doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư ngày càng mạnh cho các hoạt động mở rộng phân phối trong nước, thu nhập của mỗi người lao động mỗi năm một tăng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất và Marketting, năng lực cạnh tranh khởi sắc … Dệt may trở thành là một trong những ngành chính xuất khẩu trong cả nước, ngành Dệt may hiện nay đã và đang khẳng định vị thế của mình trong cán cân thương mại của đất nước ta.

Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may trên các thị trường

Nguồn: Trang web Bộ Công Thương

Bảng 2.2. Nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu từ năm 2005 – 2007

Page 61: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

49

Qua khảo sát tình hình xuất khẩu của ngành Dệt May và ngành Xuất khẩu Dầu Thô 3 năm liên tiếp 2008, 2009, 2010 chúng ta rút ra tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn của ngành Dệt May như sau:

- Ngành dầu thô:

+ Năm 2008 kim ngạch dạt 10,36 tỷ USD

+ Năm 2009 đạt 6,2 tỷ USD

+ Tính đến tháng 8 năm 2010 đạt 3,3 tỷ USD

- Ngành dệt may:

+ Năm 2008 đạt 9,1 tỷ USD

+ Năm 2009 đạt 9,06 tỷ USD

+ 8 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 7 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2010 đạt trên 8 tỷ USD tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2009.

Hình 2.3. : So sánh kim ngạch xuất khẩu Dệt may và Dầu thô năm

2008- 2009 – 2010

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy giá trị xuất khẩu của ngành Dệt May ngày càng tăng trưởng so với xuất khẩu Dầu Thô.

Ngành Dệt may đã và đang đem về lượng ngoại tệ lớn khẳng định vị thế số 1 của đất nước.

2.1.3 So sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành Dệt may so với các ngành khác năm 2009 và 8 tháng đầu năm 2010

Năm 2009 ngành dệt may XK là: 9,06 tỷ USD trên tổng số XK cả nước là 57,1 tỷ USD, chiếm 15,86% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Để có thể quan sát và phân tích một cách sâu sắc chúng ta xem biểu đồ sau:

Page 62: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

50

Hình 2.4: So sách kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may với tổng kim ngạch cả nước năm 2009 (%)

15.86%

84.14%

Dệt mayCác ngành khác

Nguồn: Báo cáo kim ngạch XNK năm 2009 của Tổng Cục HQ- Bộ Tài chính

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy giá trị xuất khẩu của ngành Dệt May chiểm 15,86 % giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng số giá trị xuất khẩu trên cả nước năm 2009.

Tính đến tháng 8/2010 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may xuất khẩu trong tháng 8 đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,26 tỷ USD, tăng 23,2% và chiếm 61% trị giá hàng dệt may xuất khẩu của cả nước.

Hình 2.5: So sách kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may với tổng kim ngạch cả nước 8 tháng đầu năm 2010 (%)

15.38%

84.62%

Dệt mayCác ngành khác

Nguồn: Báo cáo kim ngạch XNK 8 tháng năm 2010 của Tổng Cục Hải Quan - Bộ Tài chính”

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy giá trị xuất khẩu của ngành Dệt May 8 tháng đầu năm 2010 đã chiểm 15,38% giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng số giá trị xuất khẩu trên cả nước .

Về chiến lược phát triển thị trường nội địa:

Năm 2009 - 2010: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 cho nên kim ngạch của hàng Dệt May giảm, hưởng ứng của cuộc vận động “ người Vi ệt Nam dùng hàng Việt Nam” ngành Dệt May đang

Page 63: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

51

nắm lấy cơ hội để khai thác tiềm năng còn bỏ ngỏ, chiếm lĩnh thị trường nội địa...

Các Doanh nghiệp Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển thị trường nội địa đi đôi với kế hoạch xuất khẩu. Các thương hiệu nổi tiếng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có: Việt Tiến, Việt Thắng, May Nhà Bè, Phong phú, Phương Đông... Các Doanh nghiệp này đã nhanh chóng xây dựng được cửa hàng bán lẻ, hệ thống đại lý để tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn quốc. Làm cho khách hàng ngày càng tín nhiệm, luôn cải tiến mẫu mã phù hợp nên ngày một được ưa chuộng...

Về kết quả doanh thu nội địa hàng dệt may Năm 2009: Tiêu thụ nội địa đạt 3.643 triệu USD, cả năm 2010 ước đạt 4.189 triệu USD. Đây là một kết quả phấn đấu tuyệt vời của toàn ngành Dệt May trong thời gian vừa qua.

2.1.4 Những khó khăn thách thức, phát triển sản xuất kinh doanh trên thị trường xuất khẩu và nội địa đối với ngành Dệt May:

Tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động do tác động của lạm phát và đồng USD biến động giá mạnh so với VND, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao gây ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Một là: Giảm dần tiến tới bỏ hẳn sự trợ giúp, bảo hộ của Chính phủ

Trước đây là dựa vào bảo hộ của Nhà nước để phát triển thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư báo cáo trước quốc hội kỳ họp cuối năm 2009 như sau: “Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất nêu trên, kết quả giải ngân tín dụng hỗ trợ lãi suất đến 24/9/2009 cho vay vốn lưu động đạt trên 405 nghìn tỷ đồng, trong đó 16% cho doanh nghiệp Nhà nước và 84% cho doanh nghiệp ngoài nhà nước; Tín dụng đầu tư đạt trên 35 nghìn tỷ đồng và giải ngân tín dụng được bảo lãnh qua Ngân hàng phát triển Việt Nam đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các Tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 là khoảng 10 nghìn tỷ đồng”8.

Trong sự hỗ trợ của Nhà nước cho các Doanh nghiệp thì trong đó có các Doanh nghiệp Dệt May được hưởng lợi từ Chính sách này không nhỏ.

Sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc của tổ chức thương mại thế giới. Nói về tình hình của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay, tất cả các Doanh nghiệp chúng ta, nhất là các doanh nghiệp dệt may đang “thấm đòn” của nền kinh tế thị trường. Nếu như trước giờ luôn có màn chắn của Chính phủ che đỡ, như có một khoản tiền trợ giá xăng dầu chẳng hạn, thì nay đã đến lúc Chính phủ thả ra, buông thắng và doanh nghiệp phải “thấm đòn”.

8 Nguồn: Báo cáo trình Quốc hôị cuối năm 2009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư

Page 64: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

52

Hai là: Khó khăn về thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu ngày càng bị co hẹp nhất là sau khi có khủng hoảng kinh tế xẩy ra trên diện rộng. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của tất cả các ngành kể từ giữa năm 2008 đến nay.

Tình trạng thất nghiệp, thắt chặt chi tiêu và tín dụng đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... bị sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường xuất khẩu ngày càng bị cạnh tranh gay gắt nhất từ các nước trong khu vực Châu Á gần nhất chúng ta là Trung quốc.

Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động mà hầu hết các doanh nghiệp của ngành dệt may nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua.

Đa số các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam là may gia công, phụ thuộc rất lớn vào các đối tác nước ngoài: mẫu mã, thương hiệu, giá cả và thanh toán. Các Hợp đồng FOB rất ít và ở dưới dạng cấp thấp chưa có nhiều hợp đồng FOB cấp cao.

Ba là: Biến động về tỷ giá USD.

Do hàng Dệt May chủ yếu là Xuất khẩu nên phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá. Những tháng đầu năm 2010, theo các doanh nghiệp dệt may, ảnh hưởng trực tiếp nhất là hiện 1 USD kiếm được từ xuất khẩu doanh nghiệp đã mất 1.000 VND. Nếu công ty nào giữ nguyên lương công nhân thì mỗi ngày lỗ thêm 1USD. Một doanh nghiệp xuất khẩu đơn hàng trị giá 10 triệu USD thì lỗ mất 10 tỷ đồng. Đó là chưa kể nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng giá… Doanh nghiệp càng sản xuất càng lỗ dẫn đến phải tìm cách thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ bớt và điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến xã hội.

Trận “bão” lạm phát và USD biến động giá mạnh này không diễn ra riêng ở vùng nào mà diễn ra trên toàn vùng, toàn ngành nên tất cả doanh nghiệp phải chịu chung cảnh tự nhiên mà bị giảm sút lợi nhuận, thậm chí xuất khẩu càng nhiều thì càng lỗ nặng.

Bốn là: Khó khăn về nguồn vốn - kết cấu nguồn vốn

Tình hình huy động vốn rất khó khăn, chậm trễ, chịu nhiều sức ép cho nên mất tính nhanh nhạy, quyết đoán, kịp thời của Doanh nghiệp…. Làm cho một số đơn hàng tốt không thực hiện được.

Kết cấu nguồn vốn không hợp lý (dài hạn ít, ngắn hạn nhiều) rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể là qua những Doanh nghiệp Dệt May đã đi khảo sát tỷ lệ Vốn Ngắn hạn chiếm 70 - 80%; Vốn dài hạn chiếm 20 - 30% điều này là bất hợp lý...

Page 65: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

53

Kết cấu nguồn vốn không cấn đối cụ thể là: Vốn Chủ sở hữu chỉ chiếm 16 - 30%. Nguồn vốn vay chiếm 70 - 80%. Như vậy Doanh nghiệp đang sống được nhờ vào các nguồn vốn vay.

Cơ cấu vốn kém hiệu quả, vốn quay vòng thấp, vốn nằm chết lớn, dẫn tới kinh doanh không hiệu quả.

Năm là: Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, giá nguyên liệu ngày một tăng cao.

Cho đến giờ chúng ta vẫn chưa xây dựng được những vùng nguyên liệu chiến lược, lâu dài đảm bảo cung cấp đủ cho ngành Dệt May sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu…

Lấy đơn cử nguồn Bông Vải là nguyên liệu chính của ngành Dệt May hiện nay chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu Bông Xơ của ngành Dệt May, phần lớn là “ Trông chờ vào Nhập khẩu”

Cả nước tính đến niên vụ 2009 – 2010 có 145 nhà máy kéo sợi với công suất 350.000 tấn Bông Vải/ năm. Từ năm 2005 - 2010 nhu cầu tiêu thụ bông xơ trong nước luôn tăng với tốc độ trung bình 9 - 10% năm .

Theo số liệu từ Bộ Công Thương năm 2010 nước ta dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 310 nghìn tấn bông. Tăng 15% so với năm trước; 9 tháng đầu năm 2010 nước ta đã nhập 279 nghìn tấn tương ứng với giá trị nhập khẩu là 493 triệu USD tăng 80% so với cùng kỳ năm 2009. Nhập khẩu sợi các loại 9 tháng đầu năm 2010 đạt 800 triệu USD tăng 41% so với cùng kỳ. Nhu cầu Bông, Xơ và Sợi các loại tăng mạnh khi ngành Dệt May đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ trong nước phát triển khả quan....

Các thị trường nhập khẩu Bông Xơ chủ yếu của ta là: Từ các nước Châu phi, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ Mêxicô, Inđônêxia, Braxin, TrungQuốc, Thổ Nhĩ Kỳ...

Trong đó Hoa Kỳ đang là nhà cung cấp Bông lớn nhất cho Việt Nam, chiếm tổng kim ngạch nhập khẩu Bông của Việt Nam, khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu Bông của cả nước. Tiếp đến Hoa Kỳ là các nước Châu Phi, đặc biệt chỉ tính đến tháng 6/2010 nước ta đã nhập khẩu bông từ Ấn độ 46.700 tấn bông các loại trị giá 76,8 triệu USD. Các Doanh nghiệp sản xuất bấp bênh, lợi nhuận không có vì quá phụ thuôc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Giá nguyên liệu hiện nay đang ở mức cao nhất trong lịch sử ngành Dệt May thế giới trong 140 năm qua. Giá Bông những tháng cuối năm 2010 đã là 3,1 đến 3,5 USD/kg; giá Xơ polyete 1,6- 1,8 USD. Giá sợi 30t/c đã lên đến 3,2 - 3,3 USD/ kg; Sợi CM 5,5-6,0 USD/kg tất cả các loại sợi bình quân tăng gấp đôi so với đầu năm 2010 và dự báo vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Sáu là: Nguồn Lao động gồm số lượng và chất lượng nguồn lao động.

Về số lượng lao động: Vấn đề đáng lo ngại hơn nữa là nguy cơ đình công từ phía công nhân rất cao. Số lượng công nhân nghỉ việc, bỏ ngành, bỏ nghề Dệt

Page 66: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

54

May vì trong bối cảnh giá cả ngày một tăng cao mà lương công nhân ngành Dệt May thấp.

Về Chất lượng lao động: Trình độ chuyên sâu của Lao động ngành Dệt May nhất là đội ngũ bán hàng - maketing không cao, ngay cả sân nhà còn một số mặt hàng chúng ta cũng bị thua. Nhiều đơn hàng không thực hiện được hoặc nhiều khách hàng bỏ không thực hiện hợp đồng vì chúng ta thiếu những cán bộ giỏi để thực hiện vấn đề này.

Bảy là: Chất lượng máy móc thiết bị Dệt May chủ yếu đã cũ, công nghệ không phù hợp với công năng sản xuất.... Nếu có máy công nghệ mới nhập về khó phát huy được hết công suất thiết kế do không phù hợp với điều kiện cơ sở sản xuất, trình độ con người của ngành Dệt May Việt Nam...

Tám là: Tính đa dạng, tính thời trang, thương hiệu của chúng ta còn kém... Do vậy sức tiêu thụ của thị trường quốc tế kém, các doanh nghiệp của chúng ta cần nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời phải đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động mà hầu hết các doanh nghiệp của ngành Dệt May nước ta đã, đang thực hiện và quyết tâm phải thực hiện thành công trong giai đoạn sắp tới.

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Tp.HCM

2.2.1 Các đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam

2.2.1.1 Dệt May Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp gia công

Theo số liệu từ Bộ Công thương, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 9,2 tỷ USD, nhưng riêng chi phí để nhập khẩu vải sợi và phụ kiện dệt may đã chiếm gần 8 tỷ USD.

Trong khi tốc độ và giá trị tăng trưởng của ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất FOB (mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm) và khả năng chủ động nguồn nguyên phụ liệu thì tỷ lệ sản xuất hàng FOB ở Việt Nam đến nay chỉ chiếm khoảng 20% - 25%.

Nếu hiểu đúng nghĩa của sản xuất FOB thì các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng mới dừng lại ở dạng sản xuất FOB “cấp 2” (một hình thức gia công thông qua hợp đồng trung gian). Do không đủ năng lực để tự thiết kế mẫu, chủ động lựa chọn nguyên vật liệu, tự chào bán sản phẩm, nên các DN Việt Nam phải nhận sản xuất lại hàng theo chỉ định của nhà sản xuất FOB “cấp 1”. Trên thực tế, các DN sản xuất FOB của Việt Nam tự mua nguyên vật liệu, nhưng phải mua theo mẫu của FOB “cấp 1” đưa ra (với đơn hàng FOB này DN được hưởng thêm 5% - 10% trên giá trị nguyên phụ liệu).

Trong khi đó, theo tổng giám đốc một DN dệt may lớn tại TP.HCM, ở thời điểm này, khi Trung Quốc đã chào hàng cho thị trường năm 2010 - 2011 thông qua những catalogue về mẫu mã, chất liệu vải may, xu hướng thời trang, thì các DN Việt Nam đang phải tìm mua lại các tài liệu này để… nghiên cứu thị trường! Còn theo tìm hiểu của phóng viên, trong các quốc gia cạnh tranh với Vi ệt Nam

Page 67: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

55

trong XK dệt may đã đặt ra những tham vọng rất lớn (đến năm 2011, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng XK lên 50%, Ấn Độ là 25 tỷ USD, Bangladesh là 18 tỷ USD - tăng gấp đôi so với hiện nay) thì Việt Nam chỉ dám đưa ra chỉ tiêu khiêm tốn là năm 2010 kim ngạch XK vào khoảng 10 - 12 tỷ USD.

2.2.1.2. Nguồn nguyên liệu chưa ổn định vẫn còn lệ thuộc vào nhập khẩu.

Trước tình hình trên, để chủ động nguồn nguyên phụ liệu, thời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cùng nhiều DN dệt may trong nước đã liên doanh hợp tác với nhiều tập đoàn nước ngoài để đầu tư các dự án sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu lên 50% vào năm 2010-2015. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong khi số dự án đầu tư vào ngành dệt may hiện nay chỉ “đếm trên đầu ngón tay” thì tốc độ triển khai các dự án cũng rất chậm, thậm chí không ít dự án vẫn còn trên giấy. Có một vài ví dụ minh họa cho điều quan ngại này.

- Tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên), tính đến nay Vinatex mới đưa vào hoạt động 3 nhà máy sản xuất chỉ khâu, dệt kim và nhuộm. Ở phía Nam, cụm nhà máy do Công ty cổ phần Việt Tiến Đông Á liên kết với Tập đoàn Tung Shing (Hồng Kông) xây dựng tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng mới hoàn thành giai đoạn 1 (sản xuất lắp ráp thiết bị, linh kiện may công nghiệp).

- Dự kiến đến năm 2010, liên doanh này mới tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất chỉ khâu (sản lượng 10 triệu cuộn chỉ/năm và nhà máy wash công nghiệp có công suất 10 triệu sản phẩm/năm) để cung cấp cho các DN trong nước…

- Đối với các dự án xây dựng trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, đến nay vẫn chưa có trung tâm nào hoàn thành theo kế hoạch. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cơ sở vững chắc cho bước nhảy vọt trong XK dệt may, Việt Nam chỉ có thể nỗ lực để nâng tỷ lệ “gia công giá cao” chứ chưa thể thực hiện được việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu theo mục tiêu đã định. Điều đó cũng có nghĩa, việc nâng chất lượng XK của ngành dệt may Việt Nam còn lâu mới trở thành hiện thực.

2.2.1.3. Nguồn lao động chất lượng thấp, chi phí lao động cao

Theo các chuyên gia, hiện nguồn lao động chủ yếu của ngành dệt may chưa được đào tạo một cách căn bản, phân lớn đội ngũ người lao động phải tự học và tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong chính các nhà máy, xí nghiệp là chính. Theo thống kê, toàn ngành công nghiệp nhẹ này chỉ có 4 trường đào tạo mỗi năm cho ra khoảng trên dưới 2.000 công nhân, số công nhân ra trường như muối bỏ biển không thấm vào đâu so với nhu cầu tuyển dụng.

Do vậy, vấn đề khó khăn nhất mà các doanh nghiệp dệt may và da giày đã gặp phải trong năm 2010 và tiếp đối mặt trong năm 2011 là nguồn nhân lực.

Page 68: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

56

Thiếu hụt công nhân trong ngành là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày trong nhiều năm qua. Hệ lụy của tình trạng này là doanh nghiệp luôn trong tình trạng lo bị phạt và mất hợp đồng vì giao hàng trễ. Nhiều doanh nghiệp không dám nhận thêm nhiều đơn hàng, không mở rộng được quy mô sản xuất vì không có lao động.

Mức lương trung bình của công nhân khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Mức lương này, vẫn chưa bù đắp được mức giá cả tiêu dùng tăng vọt trong thời gian qua. Thực tế những chi phí bỏ ra để đãi ngộ công nhân thấp hơn nhiều so với việc tuyển nhân công mới. Trong một cuộc hội thảo về nhân lực cho ngành dệt may và da giày vừa được tổ chức ở TP.HCM, có nhiều ý kiến cho biết khi công nhân bỏ việc với mức lương khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp phải tuyển lao động mới và chi phí bỏ ra để đào tạo một công nhân mới có trình độ tương đương như vậy đã lên đến hơn 15 triệu đồng. Vì vậy, chi phí tái đào tạo lớn hơn nhiều so với mức đãi ngộ mà doanh nghiệp bỏ ra để giữ chân công nhân.

2.2.2 Các đặc điểm về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dệt may ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung

2.2.2.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp dệt may

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp mà đặc điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với ngành dệt may công nghiệp gồm có nhà xưởng, máy móc trang thiết bị ở các khâu: cắt, may, dệt, đóng gói bao bì…

Các loại tài sản cố định: được sắp xếp thành từng loại, từng nhóm theo những đặc điểm nhất định để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định. Hiện nay tài sản cố định thường được phân ra theo các đặc trưng sau:

- Theo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

- Theo quyền sở hữu: Tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê.

- Theo công dụng: Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, tài sản cố định bảo quản hộ.

Đặc điểm của tài sản cố định các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

+ Tài sản cố định hữu hình:

Qua khảo sát một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tài sản cố định hữu hình của ngành dệt may chủ yếu ở hai dạng sau:

• Máy móc, thiết bị: Giá trị tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp trong ngành chiếm khoản 20% - 30% tổng tài sản. Tỷ lệ này là thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn nền kinh tế. Ví dụ, thấp

Page 69: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

57

hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp ngành Bất động sản, vận tải biển, vận tải bộ, ngành sắt thép, ngành thủy sản …

Có thể lý giải nguyên nhân của vấn đề này là vì do tính chất phụ thuộc vào hàng gia công, lệ thuộc vào đơn đặt hàng của nước ngoài, đơn đặt hàng không ổn định,… dẫn đến việc đầu tư mạnh vào tài sản cố định sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp dệt may ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Một đặc điểm khác của tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là phần lớn máy móc, tài sản của các doanh nghiệp đã lạc hậu, năng suất kém, không đáp ứng được các yêu cầu của các khách hàng lớn có những yêu cầu cao cho sản phẩm của họ.

• Bất động sản: Một đặc điểm đáng chú ý đối với các doanh nghiệp dệt may Tp.Hồ Chí Minh cũng như trên toàn quốc là giá trị bất động sản thường rất lớn nhưng giá trị bất động sản này chưa được tính trong cơ cấu tài sản của công ty. Điều này có thể vì các nguyên nhân sau:

i. Các doanh nghiệp dệt may đã cổ phần hoá trong giai đoạn thị trường bất động sản chưa phát triển, do đó giá trị này được định giá rất thấp.

ii. Một số doanh nghiệp dệt may có bất động sản là tài sản thuê dài hạn của nhà nước chứ không phải là tài sản của công ty. Tuy nhiên, theo quy định của nhà nước, tùy trường hợp, các doanh nghiệp dệt may có thể mua lại tài sản này làm tài sản của doanh nghiệp.

+ Tài sản cố định vô hình:

Cũng như tài sản hữu hình, tài sản vô hình của các doanh nghiệp dệt may hầu như chưa được thể hiện đầy đủ trong giá trị doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả, tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp dệt may được thể hiện ở ít nhất 2 khía cạnh sau:

• Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp của các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam chưa cao do đặc điểm hoạt động chủ yếu dựa vào gia công của mình nên giá trị thương hiệu là không cao.

• Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp: Mặc dù khả năng quản lý của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cải thiện nhiều nhưng theo thực tế là doanh nhân chúng ta chỉ bước ra ngoài thực sự trong vòng 10 năm nay, từ khi chúng ta bình thường hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực, tổ chức quốc tế như Asean, WTO nên thời gian chưa nhiều để có kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn dệt may

Page 70: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

58

chưa đào tạo kịp các nhân sự quản lý chất lượng cao của ngành dệt may hội nhập.

2.2.2.2. Tài sản lưu động

Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của doanh nhiệp thường có sự quay vòng nhanh hơn nhiều so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Đặc điểm của tài sản lưu động các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là:

- Có một đặc điểm đáng chú ý trong cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp dệt may là tỷ lệ hàng tồn kho thường rất cao. Điều này có thể lý giải như sau:

� Do đặc thù ngành nghề: Quy trình làm ra một sản phẩm dệt may thường kéo dài nhiều tháng. Giá trị nguyên vật liệu, bán thành phẩm rất cao.

� Năng lực còn nhiều nhưng chưa khai thác hết: Công suất khai thác máy móc thiết bi dư thừa so với tốc độ bán bàng của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hàng tồn kho luôn luôn ở mức cao.

� Khả năng canh tranh và chủ động thị trường kém: Do đặc thù là ngành dựa vào gia công, không chủ động được thị trường đầu ra nên hàng tồn kho thường có tỷ trọng lớn.

� Khả năng chủ động nguyên vật liệu kém: Do không luôn luôn chủ động được nguyên phụ liệu đầu vào nên các doanh nghiệp dệt may có khuynh hướng dự trữ lớn về nguyên phụ liệu cho sản xuất.

- Tóm lại: Hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tài sản lưu động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là thể hiện rõ bản chất phụ thuộc của mình: Phụ thuộc thị trường tiêu thụ, phụ thuộc vào việc nguyên vật liệu cho sản suất,…hàng tồn kho cao của doanh nghiệp dệt may còn thể hiện khả năng cạnh tranh kém cỏi của ngành.

2.2.3. Nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp dệt may

Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến việc quản lý việc huy động và luân chuyển của vốn.

2.2.3.1 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dệt may

Vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu

Page 71: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

59

tư của ngân sách Nhà nước, đối với công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty, đối với các Công ty cổ phần dệt may, vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu.

2.2.3.2. Vốn vay doanh nghiệp dệt may

Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế... nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp.

2.2.3.3. Vốn chiếm dụng doanh nghiệp dệt may

Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp dệt may, nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điện, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn.

2.2.3.4. Nguồn vốn khác

Nguồn vốn khác: ví dụ lợi nhuận để lại, lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán,....

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may

Doanh nghiệp có thể chọn một cấu trúc vốn hợp lý tùy theo điều kiện kinh tế khác nhau. Không có một cấu trúc vốn tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp tùy theo điều kiện mà có thể chọn ra cho mình một cấu trúc vốn phù hợp. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi phù hợp khi điều kiện kinh tế thay đổi. Dưới đây là cấu trúc vốn một vài công ty điển hình ở Mỹ và Việt Nam.

Page 72: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

60

- Ở Mỹ: Công ty Chrysler Corporation có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên đến 70% trong khi Microsoft có tỷ lệ này rất ít và gần như không vay nợ.

- Ở Việt Nam: Trong khi công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên đến 95% thì công ty nhựa Bình Minh có tỷ lệ này ở mức 20%

- Về ngành dệt may TpHCM: Tỷ lệ này cũng khác nhau ở các công ty khác nhau. Trong khi công ty dệt Thành Công có tỷ lệ này lên đến 70% thì công ty May Sài Gòn là 50% và công ty may Gilimex là 20%.

Chính sách cấu trúc vốn liên quan đến sự đánh đổi (trade-off theory) giữa lợi nhận và rủi ro. Vì vậy một cấu trúc vốn hợp lý là một cấu trúc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho đạt được mục tiêu cao nhất là tối đa hoá EPS và giá chứng khoán của công ty.

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của công ty dệt may Việt Nam

(1) Rủi ro kinh doanh của công ty: Nợ vay cao sẽ càng gia tăng rủi ro cho công ty, nếu ngành nghề kinh doanh của công ty có mức độ rủi ro cao thì nợ vay càng ít càng tốt.

Rủi ro của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là rủi ro về thị trường xuất khẩu. Năm 2008, hàng loạt doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã phải tạm ngừng sản xuất do không có đơn hàng xuất khẩu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể phá sản nếu doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay cao. Ví dụ, năm 2008, công ty dệt may Thành Công có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đến 75%, điều này đã làm cho giá cổ phiếu công ty xuống 5.000 đồng trên cổ phiếu vào tháng ba năm 2008, chỉ bằng 50% mệnh giá và thắp hơn giá trị thuần trên cổ phiếu.

(2)Vị trí thuế của công ty: Một lý do chính của việc vay nợ là được khấu trừ thuế. Lãi vay sẽ được khấu trừ làm giảm thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên, nếu công ty được giảm, miễn thuế thì điều này không có ý nghĩa.

Doanh nghiệp dệt may là một trong những đối tượng chính trong chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ năm 2008. Đây cũng là nguyên nhân khách quan kích thích đẩy tỷ lệ nợ vay của các doanh nghiệp trong ngành lên rất cao. Tuy nhiên năm 2010, tỷ lệ này đã giảm mạnh ở một số doanh nghiệp như may Nhà Bè, May Sài Gòn, may Gilimex… đây cũng là những doanh nghiệp tốt, có tình hình tài chính lành mạnh nhất trong ngành.

(3) Khả năng huy động vốn của công ty: Nếu công ty có khả năng huy động vốn một cách thuận lợi trong điều kiện kinh tế khó khăn thì là một thuận lợi. Chúng ta biết rằng một nguồn cung vốn ổn định là cần thiết cho hoạt động ổn định và lâu dài của công ty. Khi chính sách tiền

Page 73: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

61

tệ thắt chặt hoặc khi công ty trải qua một giai đoạn khó khăn thì một bảng cân đối tài chính lành mạnh sẽ giúp cho công ty huy động vốn thành công từ cổ đông hoặc từ các tổ chức tài chính.

Thực tế ngành công nghiệp dệt may trong những năm gần đây cho thấy rằng, trong điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng huy động vốn thành công từ cổ đông của doanh nghiệp dệt may là ở mức trung bình kém. Thậm chí một số doanh nghiệp không thể huy động được vốn từ cổ đông như công ty dệt Khatoco là một ví dụ.

(4) Khả năng quản lý: Những nhà quản trị trẻ, năng động thường chấp nhận một mức rủi ro cao hơn những nhà quản trị khác. Do đó họ cũng sẵn sàng chấp nhận một mức nợ vay cao hơn.

(5) Tốc độ tăng trưởng GDP: Tiêu dùng sẽ tăng khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Khi kinh tế tăng trưởng thì số lượng việc làm và thu nhập của người tiêu dùng cũng sẽ tăng, các công ty thường có khuynh hướng tăng vay nợ trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, huy động vốn chủ sở hữu có khuynh hướng tăng cao hơn vay nợ khi thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.

(6) Lãi suất: Lãi suất cao sẽ làm chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cao. Điều này sẽ tác động xấu đến lợi nhuận và giá cổ phiếu của công ty. Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng làm cho khả năng thành công của việc huy động vốn chủ của công ty giảm đi.

(7) Tỷ giá: Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến quyết định cấu trúc vốn ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu doanh thu, thị trường tiêu thụ,… Tỷ giá hối đoái tăng có thể làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu, trong trường hợp này công ty có thể gia tăng nợ vay bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, tỷ giá tăng có thể làm tăng lãi suất đồng nội tệ và làm tăng chí phí vốn cho doanh nghiệp.

(8) Thị trường thế giới: Kinh tế thế giới tăng trưởng sẽ góp phần làm tăng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp.

Các yếu tố này xác định cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Nhưng điều kiện hoạt động khác nhau có thể gây ra cấu trúc vốn khác nhau với mục tiêu khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

2.3. Kết quả khảo sát và phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp.HCM

Kết quả khảo sát một số doanh nghiệp dệt may tiêu biểu của Tp.Hồ Chí Minh như: Công ty Cổ phần may Phương Đông, Công ty Cổ phần may Nhà Bè, Công ty Dệt may Thắng Lợi, Công ty dệt may Thành Công cho kết quả như sau:

Page 74: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

62

Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán của các Công ty năm 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu May Nhà

Bè Phương

Đông May

Thắng Lợi May Thành

Công TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 590.993 151.918 31.761 511.570 1 Tiền 44.329 9.049 7.095 67.259 2 Hàng tồn kho 252.969 66.888 15.403 159.857 3 Phải thu khách hàng 268.225 68.691 8.131 206.828 4 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 22.297 5 Tài sản ngắn hạn khác 25.470 7.290 1.132 55.329 B TÀI SẢN DÀI HẠN 270.722 89.063 4.332 796.290 1 Tài sản cố định hữu hình 125.249 70.084 3.299 1.125.068 2 Khấu hao -609,799 3 Đầu tư tài chính dài hạn 123.458 16.478 47.512 4 Tài sản dài hạn khác 22.015 2.501 1.033 233.509

TỔNG 861.715 240.981 36.093 1.307.860 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 704.449 183.922 11.626 930.152 I NỢ NGẮN HẠN 661.272 148.714 11.291 628.333 1 Vay Ngắn hạn 419.784 131.326 389.246 2 Phải trả người bán 172.185 17.388 3.223 108.062 3 Phải trả khác 69.303 8.068 131.025 II NỢ DÀI HẠN 43.177 35.208 335 301.819 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 157.266 57.059 24.467 377.708 1 Vốn kinh doanh 157.266 57.059 24.467 377.708 2 Lợi nhuận chưa phân phối TỔNG 861.715 240.981 36.093 1.307.860

Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán của các Công ty năm 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu May Nhà

May Phương Đông

May Thắng

Lợi

Dệt May Thành Công

TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 719.276 106.113 41.080 657.581 1 Tiền 117.538 5.438 11.583 135.243 2 Hàng tồn kho 226.430 54.820 18.849 238.315 3 Phải thu khách hàng 314.350 41.438 9.342 246.682 4 Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.623 4.604 5 Tài sản ngắn hạn khác 60.958 1.794 1.306 32.737 B TÀI SẢN DÀI HẠN 285.206 70.516 3.293 1.047.800

Page 75: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

63

1 Tài sản cố định hữu hình 118.359 55.179 4.377 1.471.227 2 Khấu hao -1.084 -609.799 3 Đầu tư tài chính dài hạn 140.645 14.278 77.271 4 Tài sản dài hạn khác 26.202 1.057 109.101

TỔNG 1.004.482 176.629 44.373 1.705.381 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 839.578 124.210 14.781 1.135.576 I NỢ NGẮN HẠN 813.647 100.261 13.887 694.178 1 Vay ngắn hạn 543.945 86.903 510.213 2 Phải trả người bán 165.396 13.358 5.253 78.219 3 Phải trả khác 104.306 8.634 105.746 II NỢ DÀI HẠN 25.931 23.949 894 441.398 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 164.904 52.417 29.592 569.807 1 Vốn kinh doanh 164.904 52.417 29.592 569.807 2 Lơi nhuận chưa phân phối TỔNG 1.004.482 176.627 44.373 1.705.383

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy:

- Đa số các DN (trừ công ty dệt may Thành Công) đều có tỷ trọng tài sản ngắn hạn khá cao trên 60%. Cá biệt như Công ty may Thắng Lợi năm 2009 đến 93% điều này có mặt tích cực là các DN có sẵn một lượng hàng hóa, nguyên vật liệu, tiền mặt sẵn sàng đưa vào sản xuất kinh doanh.

- Tuy nhiên, việc dự trữ một lượng lớn hàng hóa nguyên vật liệu, tiền mặt, công nợ phải thu,… nếu không tính toán kỹ sẽ đưa đến tình trạng DN sử dụng vốn lãng phí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

- Ngược lại, tỷ trọng tài sản dài hạn của các DN nhìn chung đều ở mức rất thấp phổ biến 28% - 40%. Cá biệt như Công ty may Thắng Lợi năm 2009 chỉ đạt 7%. Điều đó cho thấy việc đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của các DN dệt may chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, việc hạ giá thành tăng chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN còn nhiều yếu kém. Đặc biệt, nguồn vốn ngắn hạn của đa số các DN, trừ công ty may Phương Đông, Thắng Lợi, đều lớn hơn tài sản ngắn hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đã dụng nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn như công ty may Nhà Bè năm 2009 đã sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn lên đến 94,3 tỷ đồng. Điều này sẽ đưa đến tình trạng DN mất khả năng thanh toán khi đáo hạn nợ buộc phải bán tống bán tháo hàng hóa để trả nợ làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh ổn định bền vững của DN

Mặt khác, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp phổ biến 16% - 30% thể hiện năng lực tài chính của ngành dệt may thành phố còn nhiều yếu kém.

Tình trạng trên được thể hiện qua số liệu sau:

Page 76: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

64

2.3.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn:

2.3.1.1. Công ty May Nhà Bè

Hình 2.6: Cơ cấu Tài Sản và nguồn vốn của công May Nhà Bè qua các năm

69%

31%

72%

28%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2008 2009

Năm

Cơ cấu tài sản Công ty May Nhà Bè 2008 -2009

Tỷ trọng TS ngắn hạn Tỷ trọng TS dài hạn

Cơ cấu nguồn vốn Công ty May Nhà Bè

82% 84%

18% 16%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

2008 2009

Năm

Tỷ trọng Nợ Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu

Qua biểu đồ trên đây ta có thể nhận thấy:

- Công ty may Nhà Bè năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 72% trong tổng tài sản, ngược lại tài sản dài hạn chỉ chiếm 28%. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, do đó chưa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

Page 77: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

65

- Mặt khác, xét trên góc độ cơ cấu nguồn vốn cũng có nhiều bất hợp lý như năm 2009, tỷ trọng nợ chiếm 84% trong tổng nguồn vốn, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 16%. Đặc biệt, năm 2009 tài sản ngắn hạn chỉ có 719,276 triệu, trong khi nợ ngắn hạn tới 813,641 triệu, điều này, đồng nghĩa doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn 94,371 triệu đồng đây là điều nguy hiểm về mặt tài chính. Vì hậu quả sẽ đưa doanh nghiệp đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi nợ ngắn hạn đáo hạn.

Những bất hợp lý về cơ cấu vốn và nguồn vốn trên càng đáng ngại hơn khi chiều hướng năm sau cao lại cao hơn năm trước.

2.3.1.2 Công ty Phương Đông

Hình 2.7. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Phương Đông

63%

37%

60%

40%

0%

20%

40%

60%

80%

Cơ cấu tài s ản Công ty May Ph ương Đông

Tỷ trọng TS ngắn hạn 63% 60%

Tỷ trọng TS dài hạn 37% 40%

2008 2009

20082009

Tỷ trọng Vốnchủ sở hữu

76%70%

24% 30%

0%

20%

40%

60%

80%

Năm

Cơ cấu ngu ồn vốn Công ty May Ph ương Đông

Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu

Tỷ trọng Nợ

Page 78: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

66

Từ biểu đồ trên đây chúng ta có thể nhận thấy:

- Công ty may Phương Đông năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 60% trong tổng tài sản, ngược lại tài sản dài hạn chỉ chiếm 40%. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

- Mặt khác, xét trên góc độ cơ cấu nguồn vốn cũng có nhiều bất hợp lý như năm 2009, tỷ trọng nợ chiếm 70% trong tổng nguồn vốn, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 30%.

3.2.1.3 Công ty Thắng Lợi

Hình 2.8: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty Thắng lợi

88%

12%

93%

7%

82%

84%

86%

88%

90%

92%

94%

96%

98%

100%

2008 2009

Năm

Cơ cấu tài sản Công ty Dệt May Thắng Lợi

Tỷ trọng TS dài hạn

Tỷ trọng TS ngắn hạn

Page 79: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

67

Cơ cấu ngu ồn vốn Công ty D ệt May Thắng Lợi

32% 33%

68% 67%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

2008 2009

Năm

Tỷ trọng Vốn chủsở hữu

Tỷ trọng Nợ

Đối với cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Dệt May Thắng Lợi, ta thấy: Công ty may Thắng Lợi năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tới 93% trong tổng tài sản, ngược lại tài sản dài hạn chỉ chiếm 7%. Cũng như Công ty May Nhà Bè và May Phương Đông, Công ty Dệt May Thắng Lợi có tỷ trọng tài sản ngắn hạn quá lớn so với tài sản dài hạn và năm sau còn cao hơn năm trước (tài sản ngắn hạn chiếm 93% năm 2009 so với 88% năm 2008), nhưng ngược lại tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Thắng Lợi lại cao hơn, tỷ lệ nợ chỉ chiếm khoảng 33%.

Page 80: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

68

3.2.1.4 Công ty Thành Công

Hình 2.9: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty Thành Công

39%

61%

39%

61%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2008 2009

Năm

Cơ cấu tài s ản Công ty Thành Công

Tỷ trọng TS dài hạn

Tỷ trọng TS ngắn hạn

Cơ cấu ngu ồn vốn Công ty Thành Công

71% 67%

29% 33%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

2008 2009

Năm

Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu

Tỷ trọng Nợ

Đối với Công ty Thành Công, năm 2009 cơ cấu nguồn vốn có nhiều bất

hợp lý, tỷ trọng nợ chiếm 67% trong tổng nguồn vốn, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 33%. Còn tài sản ngắn hạn chỉ có 657,581 triệu, trong khi nợ ngắn hạn tới 694,178 triệu, điều này, đồng nghĩa doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn 36,597 triệu đồng, đây là điều nguy hiểm về mặt tài chính. Vì hậu quả sẽ đưa doanh nghiệp đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi nợ ngắn hạn đến hạn.

Page 81: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

69

2.3.2. Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động

Do cơ cấu vốn và nguồn vốn của các doanh nghiệp được khảo sát trên đây là bất hợp lý dẫn đến hậu quả hiệu suất sử dụng tài sản của các doanh nghiệp được khảo sát nhìn chung đều kém, điển hình như công ty may Thành Công vòng quay tổng tài sản cả năm 2009 chỉ 0,66 lần điều đó có nghĩa một đồng tổng tài sản một năm chưa tạo được một đồng doanh thu nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng tài sản của các DN khảo sát được thể hiện qua số liệu sau:

2.3.2.1. Công ty may Nhà Bè

Bảng 2.5.:Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Nhà bè

2008-2009

CHỈ TIÊU CÔNG TH ỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Vòng quay Tổng Tài sản Tổng DT thuần

1.46 1.46 0.00 Tổng Tài sản BQ

Vòng quay Tài sản ngắn hạn Tổng DT thuần

2.04 2.13 (0.09) TS ngắn hạn BQ

Vòng quay Tài sản dài hạn Tổng DT thuần

5.15 4.66 0.50 Tài sản dài hạn BQ

Vòng quay hàng tổn kho Tổng DT thuần

6.49 4.98 1.51 Hàng tồn kho BQ

Vòng quay khoản phải thu Tổng DT thuần

4.68 4.70 (0.02) khoản phải thu BQ

2.3.2.2. Công ty may Phương Đông

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Phương Đông

2008-2009

CHỈ TIÊU CÔNG TH ỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Vòng quay Tổng tài sản Tổng DT thuần 1.73 1.01 0.71

Page 82: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

70

Tổng Tài sản BQ

Vòng quay tài sản ngắn hạn Tổng DT thuần 2.87

1.61

1.27

TS ngắn hạn BQ

Vòng quay tài sản dài hạn Tổng DT thuần 4.32

2.74

1.58

Tài sản dài hạn BQ

Vòng quay hàng tồn kho Tổng DT thuần 7.36

3.65

3.71

Hàng tồn kho BQ

Vòng quay khoản phải thu Tổng DT thuần 7.36

3.55

3.80

khoản phải thu BQ

2.3.2.3. Công ty may Thắng Lợi

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Thắng Lợi

2008 - 2009

CHỈ TIÊU CÔNG TH ỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Vòng quay Tổng tài sản Tổng DT thuần

2.27 2.76 (0.49) Tổng Tài sản BQ

Vòng quay tài sản ngắn hạn Tổng DT thuần

2.45 3.13 (0.68) TS ngắn hạn BQ

Vòng quay tài sản dài hạn Tổng DT thuần 30.54

23.24

7.30

Tài sản dài hạn BQ

Vòng quay hàng tồn kho Tổng DT thuần 10.77

6.45

4.32

Hàng tồn kho BQ

Vòng quay khoản phải thu Tổng DT thuần 10.77

12.21

(1.44)

khoản phải thu BQ

Page 83: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

71

2.3.3.4.Công ty may Thành Công

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của công ty Thành Công 2008 - 2009

CHỈ TIÊU CÔNG TH ỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Vòng quay Tổng tài sản

Tổng DT thuần 0.66 0.79 (0.12)

Tổng Tài sản BQ

Vòng quay tài sản ngắn hạn

Tổng DT thuần 1.72 2.01 (0.29)

TS ngắn hạn BQ

Vòng quay tài sản dài hạn

Tổng DT thuần 1.08 1.29 (0.21)

Tài sản dài hạn BQ

Vòng quay hàng tồn kho

Tổng DT thuần 4.59 6.43 (1.84)

Hàng tồn kho BQ

Vòng quay khoản phải thu

Tổng DT thuần 4.59 4.97 (0.38)

khoản phải thu BQ

2.3.3. Hiệu quả đầu tư

Hiệu quả đầu tư tài sản cố định của các DN nhìn chung đều thấp, điều đó được thể hiện qua chỉ tiêu DOL (đòn bẩy hoạt động) của các DN dệt may được khảo nhỏ hơn 1, như công ty may Thắng Lợi có DOL là âm 3,24 (trừ công ty Thành Công có DOL là 4,96). Chứng tỏ các dự án đầu tư của các DN được khảo sát kém hiệu quả đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là các DN đối thủ ở các quốc gia có điều kiện tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil,…

2.3.4. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Nhìn chung chỉ tiêu hiệu quả hoạt động năm sau so với năm trước đều có tiến bộ, nhưng nếu đi sâu vào phân tích các nguyên nhân chúng ta thấy rằng chủ yếu do yếu tố khách quan bên ngoài tác động như thị trường xuất khẩu được hồi phục, chính sách kích cầu của Chính phủ như miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, bù lãi suất cho vay, hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính (gia tăng vay nợ)… còn yếu tố phấn đấu chủ quan của DN như tái cấu trúc vốn, đầu tư có hiệu quả, tăng năng suất lao động, hạ giá thành,…. còn rất hạn chế điều này được thể hiện qua số liệu sau:

Page 84: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

72

2.3.4.1.Công may Nhà Bè

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Nhà Bè

năm 2008 - 2009

CHỈ SỐ CÔNG THỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Tỷ suất Lợi nhuận trên Doanh thu (ROS)

EAT 2,53 2,32 0,21

Tổng DT thuần

Tỷ suất Lợi nhuận trên tổng Tài sản (ROA)

EAT 4 3 0,30 Tổng Tài sản

BQ

Tỷ suất Lợi nhuận trên VCSH (ROE)

EAT 23 19 3,93

VCSH

Tỷ số chi trả lãi vay

EBIT 2 2 0,59

Lãi vay (I)

2.3.4.2. Công ty Phương Đông

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Phương Đông năm 2008 - 2009

CHỈ TIÊU CÔNG THỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Tỷ suất Lợi nhuận trên Doanh thu (ROS)

EAT 2.74 2.60 0.14

Tổng DT thuần

Tỷ suất Lợi nhuận trên tổng Tài sản (ROA)

EAT 5 3 2.10

Tổng Tài sản BQ

Tỷ suất Lợi nhuận trên VCSH (ROE)

EAT/VCSH 16 11 4.82

Page 85: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

73

2.3.4.3.Công ty Thắng Lợi

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Thắng Lợi

năm 2008 - 2009

CHỈ TIÊU CÔNG THỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Tỷ suất Lợi nhuận trên Doanh thu (ROS)

EAT 2.53

2.32

0.21

Tổng DT thuần

Tỷ suất Lợi nhuận trên tổng Tài sản (ROA)

EAT 4

3

0.30

Tổng Tài sản BQ

Tỷ suất Lợi nhuận trên VCSH (ROE)

EAT 23

19

4.00

VCSH

Tỷ số chi trả lãi vay

EBIT 3

2

0.83

Lãi vay (I)

2.3.4.4.Công ty Thành Công

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty Thành Công năm 2008 – 2009

CHỈ TIÊU CÔNG THỨC 2009 2008 Tăng/ Giảm

Tỷ suất Lợi nhuận trên Doanh thu (ROS)

EAT 4.81

0.66

4.14

Tổng DT thuần

Tỷ suất Lợi nhuận trên tổng Tài sản (ROA)

EAT 3

1

2.67

Tổng Tài sản BQ

Tỷ suất Lợi nhuận trên VCSH (ROE)

EAT 10

2

7.74

VCSH

Tỷ số chi trả lãi vay

EBIT 2

1

1.14

Lãi vay (I)

Page 86: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

74

Tóm lại qua kết quả khảo sát một số doanh nghiệp dệt may tiêu biểu của Tp.Hồ Chí Minh nêu trên như: Công ty may Phương Đông; Công ty may Nhà Bè; Công ty may Thắng lợi; Công ty dệt may Thành Công cho thấy hiệu quả của các DN nhìn chung thấp chủ yếu nhờ vào các yếu tố bên ngoài như:

Sự bảo hộ của Chính phủ thông qua chính sách kích cầu và sử dụng lao động.

- Miễn giảm thuế giá trị gia tăng, Thuế TNDN, bù lãi suất vay,…

- Sử dụng yếu tố đòn bẩy tài chính (gia tăng vay nợ).

Riêng yếu tố nội sinh như nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,… còn chưa được sử dụng nhiều.

2.3.5. Nguyên nhân dẫn tới những kết quả như trên

2.3.5.1 Nguyên nhân chủ quan

(1) Công nghiệp dệt may của Việt Nam chủ yếu dựa vào gia công

Theo số liệu của Bộ Công thương, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 9,2 tỷ USD, nhưng riêng chi phí nhập khẩu vải sợi và phụ kiện dệt may đã chiếm gần 8 tỷ USD, tương đương 80% kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy ngành dệt may của Việt Nam còn nặng về gia công, giá trị gia tăng thấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu tài sản nặng về tài sản ngắn hạn, ít đầu tư tài sản dài hạn, nên cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý.

(2) Trình độ công nghệ thấp

Do chỉ quan tâm đầu tư tài sản ngắn hạn, chưa chú trọng tăng cường đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa máy móc thiệt bị đã đưa đến tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

(3) Giá lao động của ngành dệt may gia công quá rẻ

Vấn đề này được coi là lợi thế của ngành dệt may, nhưng trên thực tế đây là điểm yếu của ngành dệt nay Việt Nam, vì giá lao động rẻ là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp dệt may theo hợp đồng ở Việt Nam hay đây cũng là một lý do vì sao không thể dựa vào giá lao động rẻ để đạt tới chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu được, nói cách khác khi được trả lương thấp thì công nhân tối thiểu phải làm ra số sản phẩm gấp 2, 3 lần số tiền lương nhận được, nếu được trả lương cao, người lao động sẽ làm ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn.

(4 Thiết kế sáng tạo mẫu mã đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng

Do sản xuất nặng về gia công nên khâu thiết kế sáng tạo mẫu mã còn yếu. Trong khi đây là khâu then chốt mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao khả năng

Page 87: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

75

cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa chinh phục được thị trường thế giới.

Xuất phát từ những yếu kém nêu trên việc chuyển từ hình thức sản xuất gia công sang việc tự sản xuất và tiệu thụ sản phẩm theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, trên cơ sở đó tái cấu trúc vốn và nguồn vốn là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh nhằm tăng nâng suất, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là giải pháp mang tính đột phá cho ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực hiện thành công hội nhập kinh tế quốc tế.

(5) Trình độ marketing sản phẩm còn nhiều yếu kém

Do sản xuất nặng về gia công nên các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh chưa quan tâm công tác tiếp thị, chưa đi tắt đón đầu, nắm bắt nhu cầu thị trường thế giới để đưa ra mẫu mã sản phẩm phù hợp mang tính độc đáo riêng của mình.

2.3.5.2. Nhóm nhân tố khách quan

Chính sách thuế

Một lý do chính của việc vay nợ là được khấu trừ thuế. Lãi vay sẽ được khấu trừ làm giảm thuế TNDN phải đóng của công ty. Tuy nhiên, nếu công ty được giảm, miễn thuế thì không tận dụng được lá chắn thuế, do đó không nên vay nợ nhiều.

Doanh nghiệp dệt may là một trong những đối tượng chính trong chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ năm 2008. Đây cũng là nguyên nhân khách quan kích thích đẩy tỷ lệ nợ vay của các doanh nghiệp trong ngành lên rất cao. Tuy nhiên, năm 2010 tỷ lệ này đã giảm mạnh ở một số doanh nghiệp như may Nhà Bè, May Sài Gòn, may Gilimex… đây cũng là những doanh nghiệp tốt, có tình hình tài chính lành mạnh nhất trong ngành.

Chính sách tỷ giá

Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến quyết định cấu trúc vốn ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu doanh thu, thị trường tiêu thụ,… Tỷ giá hối đoái tăng có thể làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu. Trong trường hợp này công ty có thể gia tăng nợ vay bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, tỷ giá tăng có thể làm tăng lãi suất đồng nội tệ và làm tăng chí phí vốn cho doanh nghiệp.

Chính sách lãi suất

Lãi suất cao sẽ làm chi phí vốn cuả doanh nghiệp tăng cao. Điều này sẽ tác động xấu đến lợi nhuận và giá cổ phiếu của công ty. Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng làm cho khả năng thành công của việc huy động vốn chủ của công ty giảm đi.

2.3.6. Các vấn đề tồn tại nổi bật trong tái cấu trúc của các doanh nghiệp dệt may hiện nay

Page 88: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

76

- Các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào chính sách bảo hộ của Nhà nước, nên tạo tâm lý ỷ lại, chưa năng động trên thị trường…

- Không chủ động về nguyên vật liệu do chưa xây dựng được một vùng nguyên liệu đủ lớn để cung cấp nhu cầu cho sản xuất các sản phẩm dệt may => nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài => hàng tồn kho cao => nguồn vốn ngắn hạn cao => tăng chi phí sử dụng vốn và chi phí nguyên liệu trong sản xuất….

- Các doanh nghiệp dệt may chủ yếu là gia công sản phẩm cho nước ngoài, phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài, không có chiến lược phát triển của doanh nghiệp => ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và nguồn vốn…

- Năng suất lao động thấp (thể hiện qua chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2008 là 8 – cao nhất khu vực Asean), ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cao, không cạnh tranh được với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

- Khâu sáng tạo, thiết kế mẫu mã, marketing sản phẩm dệt may – khâu quan trọng để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm còn yếu, chưa có sản phẩm riêng, đặc trưng của Việt Nam, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, dẫn tới hàng tồn kho của các doanh nghiệp dệt may thường cao (nổi bật là công ty may Nhà Bè), ngành dệt may chưa tạo thành một chuỗi giá trị trong khu vực.

- Cơ cấu tài sản bất hợp lý: Thể hiện tỷ trọng tài sản dài hạn của các DN nhìn chung đều ở mức rất thấp phổ biến 28% - 40%. Cá biệt như Công ty may Thắng Lợi năm 2009 chỉ đạt 7%. Điều đó cho thấy việc đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của các DN dệt may chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, việc hạ giá thành tăng chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN còn nhiều yếu kém. Đặc biệt, nguồn vốn ngắn hạn của đa số các DN, trừ công ty may Phương Đông, Thắng Lợi, đều lớn hơn tài sản ngắn hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn, như công ty may Nhà Bè năm 2009 đã sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn lên đến 94,3 tỷ đồng. Điều này sẽ đưa đến tình trạng DN mất khả năng thanh toán khi đáo hạn nợ buộc phải bán tống bán tháo hàng hóa để trả nợ làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh ổn định bền vững của DN.

- Cơ cấu nguồn vốn còn nhiều bất cập: Thể hiện tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp phổ biến 16% - 30% nói lên năng lực tài chính của ngành dệt may Thành phố còn nhiều yếu kém. Trong khi theo thông lệ chung tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu phải 50%.

- Cơ cấu vốn không phù hợp với chiến lược phát triển của ngành dệt may hiện nay và sắp tới.

Page 89: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

77

CHƯƠNG 3:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI C ẤU TRÚC VỐN

CỦA DOANH NGHI ỆP DỆT MAY T ẠI TP.HỒ CHÍ MINH

3.1 Định hướng cơ bản về tái cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may tại Tp.Hồ Chí Minh nói riêng thời kỳ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

3.1.1 Định hướng chung của ngành

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam định hướng đến năm 2020 theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm của ngành dệt may được Nhà nước ta phê chuẩn tại “Chi ến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày ngày 14 tháng 3 năm 2008.

Trong thời gian trước mắt ngành dệt may tập trung phát triển và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực; nguồn nguyên, phụ liệu để có nguồn nhân lực chuyên môn cao, tạo nên sản phẩm chất lượng cao gắn với thương hiệu uy tín; bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Ngành phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 16 - 18%, xuất khẩu tăng 20%/năm (giai đoạn 2008 - 2010) và tăng sản lượng từ 12 - 14%, xuất khẩu tăng 15% trong giai đoạn 2011 - 2020.

Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 14,8 tỷ USD vào năm 2010; 22,5 tỷ USD năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020.

3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được trình bày dưới bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành dệt may 2010 – 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Thực hiện 2006

Mục tiêu toàn ngành đến

2010 2015 2020

1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000

2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000

3. Sử dụng lao động

nghìn người

2.150 2.500 2.750 3.000

4. Tỷ lệ nội địa hoá

% 32 50 60 70

Page 90: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

78

5. Sản phẩm chính

- Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60

- Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300

- Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650

- Vải triệu m2 575 1.000 1.500 2.000

- Sản phẩm may triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000

Nguồn: Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ Công thương ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2008.

3.1.3 Định hướng, cần thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, mặt hàng:

- Nhà máy kéo sợi (hiện nay chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu với chất lượng không đồng đều).

- Vải thun.

- Jeans.

- Kaki.

- Micro, TC, nilon (để may áo gió, áo mùa đông).

- Các loại vải may áo sơ mi.

- Vải công nghiệp.

- Hiện đại hoá khâu hoàn tất vải (có thể, dựng, nhuộm, định hình, …)

- Dây kéo nhựa cao cấp.

3.2 Dự báo về nhu cầu phát tri ển ngành dệt may tại Tp.HCM

Xuất phát từ nghiên cứu từ số liệu thống kê năm 2009 về ngành dệt may, tổng giá trị ngành dệt tăng 106% so với 2008, ngành may tăng 105,3% so với 2008, tổng mức bán lẻ hàng dệt, may, da dày, mũ nón: tăng 100,31% so với năm 2008.

Kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999 - 2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Với số liệu như trên, dự đoán nhu cầu của về hàng may mặc của Tp.HCM trong những năm sắp tới sẽ rất cao, trong đó đặc biệt là các sản phẩm dệt may cho giới

Page 91: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

79

trẻ (dân số Tp.HCM chủ yếu là lực lượng lao động), đặc biệt lượng sinh viên rất lớn đang theo học, nên nhu cầu các sản phẩm thời trang là rất lớn.

Từ tình hình trên đây và định hướng phát triển ngành khoảng 10%/năm (Theo quyết định số 36/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày ngày 14 tháng 3 năm 2008 Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020), chúng tôi tính toán và đưa ra “Dự báo nhu cầu cơ bản dệt may cho Tp.HCM” trong những năm sắp tới như sau:

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu cơ bản của ngành dệt may Việt Nam 2010 - 2015

STT Nội dung

Đơn vị tính

2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Dân số9 1000 Người

9.920 10.200 10.500 10.730 11.020 11.330

2

Tốc độ phát triển về giá trị ngành dệt và may (so với 2009)

% 115,65 125,00% 135,10% 143,10% 155,00% 165,50%

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ các số liệu tổng hợp.

Sau khi nghiên cứu về định hướng chung cũng như dự báo về nhu cầu phát

triển của ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM, các giải pháp tài chính phải được

đề ra để đáp ứng với nhu cầu nêu trên, đặc biệt là giải pháp về tái cấu trúc vốn

của doanh nghiệp dệt may nói chung và của Tp.HCM nói riêng.

Bảng 3.3: Cơ cấu chi tiêu của người dân Tp.HCM qua các năm

a) Cơ cấu chi tiêu của người dân TP.HCM khu vực nông thôn qua các năm (%)

Năm 2002 2004 2006 2008

Tổng số 100 100 100 100

1. Chi ăn, uống, hút 62,09 55,51 51,03 57,87

2. Chi may mặc 3,47 3,02 4,19 2,67

3. Chi nhà ở, điện nước, vệ sinh 3,51 3,92 5,62 4,18

9 Bao gồm vãng lai

Page 92: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

80

4. Chi thiết bị, đồ dùng 6,59 7,13 7,47 7,47

5. Chi y tế, chăm sóc sức khỏe 7,55 7,96 8,25 6,62

6. Chi đi lại và bưu điện 5,44 11,57 12,36 12,24

7. Chi giáo dục 4,21 5,02 5,43 4,24

8. Chi văn hóa thể thao, giải trí 1,64 1,53 1,31 0,97

9. Chi khác 5,50 4,34 4,34 3,74 b) Cơ cấu chi tiêu của người dân TP.HCM khu vực thành thị qua các năm (%)

Năm 2002 2004 2006 2008

Tổng số 100 100 100 100

1. Chi ăn, uống, hút 49,69 47,03 43,01 46,80

2. Chi may mặc 3,59 3,51 4,12 3,72

3. Chi nhà ở, điện nước, vệ sinh 7,13 6,31 5,93 6,20

4. Chi thiết bị, đồ dùng 6,73 7,96 8,24 6,95

5. Chi y tế, chăm sóc sức khỏe 6,35 6,55 6,04 5,19

6. Chi đi lại và bưu điện 12,33 14,50 16,29 17,58

7. Chi giáo dục 6,28 6,49 6,60 6,10

8. Chi văn hóa thể thao, giải trí 3,06 2,64 4,92 4,10

9. Chi khác 4,84 5,01 4,85 3,36

Dựa trên số liệu này, chúng ta dự báo rằng năm 2010 chi tiêu cho may mặc của người dân Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 3,5% - 4% tổng chi tiêu. Mức chi tiêu bình quân 1 tháng năm 2008 là 1.618.150 đồng/tháng10. Như vậy ước tính tiêu dùng cho may mặc năm 2010 khoảng 463,581 tỷ đồng. Đến năm 2015 tiêu dùng về may mặc còn tăng nữa. Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp dệt may phải tái cấu trúc lại vốn và phục vụ thị trường nội địa.

Giải pháp về tái cấu trúc vốn phải xuất phát từ hai phía: Từ cơ chế chính sách về vốn (phía nhà nước) và về phía những yếu tố nội tại của bản thân doanh nghiệp (phía doanh nghiệp). Vì vậy, các giải pháp dưới đây cũng được chia làm hai nhóm: Nhóm giải pháp về phía Nhà nước và nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp.

10 Chi tiêu bình quân 1 người/tháng: Năm 2006 là 1.052.130 đồng; năm 2004 là 826.800 đồng; năm 2002 là 665.980 đồng.

Page 93: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

81

3.3 Các giải pháp tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may của TP.HCM

3.3.1 Giải pháp về phía Nhà nước

Chính sách đất đai

Trước mắt, để phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may lên 60% như mục tiêu chiến lược của Nhà nước đề ra, giải pháp về phía Nhà nước phải tiến hành:

Đưa chính sách đất đai vào cuộc sống, để xây dựng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phụ trợ chuyên về sản xuất vải, sợi, dệt, nhuộm cho ngành dệt may.

Chính phủ thực hiện sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/06/2003 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) phục vụ cho vùng trồng nguyên liệu ngành dệt may từ 2003 – 2010 để tìm ra nguyên nhân, vướng mắc tại sao đến nay nghị quyết này vẫn chưa đi vào cuộc sống, kiểm điểm các nội dung sau đây:

- Miễn thuế SDĐNN trong hạn mức cho từng vùng đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận đất giao khoán của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp.

- Miễn thuế SDĐNN đối với toàn bộ diện tích đất của hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn.

- Giảm 50% số thuế SDĐNN ghi thu hàng năm đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của đối tượng không thuộc diện được miễn thuế nêu trên và diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên và hộ sản xuất nông nghiệp khác.

Xây dựng lộ trình thực hiện nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010, về việc miễn giảm thuế SDĐNN phục vụ cho vùng trồng nguyên liệu ngành dệt may từ năm 2011 đến hết 2020 như sau:

- Miễn thuế đối với: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo; diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng (gồm: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp).

Page 94: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

82

- Giảm 50% số thuế ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thuộc diện được miễn thuế SDĐNN trong hạn mức11.

- Qua đó, chúng ta thấy rằng chính sách đất đai, đặc biệt là chính sách thuế SDĐNN rất ưu đãi, là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu trong nước phục vụ trực tiếp cho ngành dệt may. Hơn thế, nông dân Việt Nam vốn có truyền thống kinh nghiệm trong việc trồng bông vải cũng như sản xuất các hàng tơ tằm truyền thống, và đây cũng là đặc trưng riêng của ngành Dệt may Việt Nam.

Chính sách thuế

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thì “thu nhập từ trồng trọt,…” của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã hiện nay được miễn thuế. Ngoài ra, các loại hình doanh nghiệp khác thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai được hưởng ưu đãi thuế như sau:

- Hoặc hưởng ưu đãi về thuế suất: với thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm nếu Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn12; ưu đãi thuế với thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm nếu Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn13.

- Hoặc hưởng ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Đồng thời luật thuế thu nhập cá nhân cũng qui định “Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp,… chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường” cũng được miễn thuế.

Chính sách thuế giá trị gia tăng hiện nay cũng miễn thuế đối với sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; khi xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%.

Điều này có nghĩa chính sách thuế hiện nay đối với các vùng nguyên liệu (bông vải) phục vụ cho ngành dệt may rất ưu đãi, thêm vào đó vùng đất Việt Nam rất thuận lợi để phát trển loại nguyên liệu này. 11 Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế SDĐNN.

12 Xem Phụ lục III.1 13

Xem Phụ lục III.1

Page 95: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

83

Bên cạnh đó, miễn thuế đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, các nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu có thời hạn nộp thuế đến 275 ngày (quá thời hạn trên doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm sẽ được hoàn thuế nhập khẩu cho số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu), tạo điều kiện thuận lợi về vốn sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng Dệt May xuất khẩu tại Vi ệt Nam.

Tiếp tục vận dụng và phổ biến rộng rãi cho các nhà đầu tư về ưu đãi chính sách thuế, để khuyến khích các nhà đầu tư tích cực đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam vì: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi do sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) như sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất; thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; sử dụng nhiều lao động … thì tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đã đáp ứng cho thời gian ưu đãi còn lại. Doanh nghiệp được phép lựa chọn phương án để tiếp tục được ưu đãi thuế và thông báo với cơ quan thuế theo một trong hai phương án sau:

- Phương án 1: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp giấy phép thành lập.

- Phương án 2: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).

Việc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp đang trong thời gian được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dân thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu (trừ hoạt động dệt may) được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu đến hết năm 2011.

Từ năm 2012, doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, nếu đáp ứng các điều kiện ưu

Page 96: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

84

đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng tỷ lệ xuất khẩu) thì được lựa chọn và thông báo với cơ quan thuế hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (hết năm 2011)

Việc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp đang trong thời gian được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về thủ tục ưu đãi đầu tư: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các mức ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định mức ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư, ngược lại nếu nhà đầu tư không có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì không cần phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép đầu tư.

3.3.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp

Qua nghiên cứu về cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.HCM, phát hiện những bất cập về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp dệt may (như Phong Phú, Nhà Bè, Phương Đông, Thắng Lợi…) chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp dệt may TP.HCM nói riêng trong thời gian tới.

Giải pháp về chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp dệt may.

- Thay đổi tư duy mới về chiến lược sản xuất kinh doanh của ngành dệt may: Từ ngành công nghiệp gia công (chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu) với giá trị gia tăng của sản phẩm thấp sang ngành sản xuất các sản phẩm đi từ khâu đầu cho đến thành phẩm và marketing (còn gọi là sản xuất tích hợp – OEM - Original Equipment Manufacturer – sản xuất thiết bị gốc) và OBM (Organizational Behavior Management) (Tăng cường các liên kết dọc ở cấp độ khu vực và quốc gia).

- Thay đổi tư duy mới về phương thức hoạt động kinh doanh của ngành dệt may là hết sức quan trọng, vì từ nhận thức này, ngành dệt may phải xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn, trong đó đặc biệt là vấn đề xây dựng chiến lược về vùng nguyên liệu, chiến lược về đầu tư về tiến bộ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã sản phẩm chuyên biệt, xây dựng tư duy mới về tiêu thụ sản phẩm, chuyển thị trường mục tiêu từ xuất khẩu sang nội địa.

Page 97: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

85

Hình thành chuỗi cung ứng nội địa dần dần tham gia vào chuỗi giá trị dệt may trong khu vực và toàn cầu: Bằng việc mua bán kết hợp các doanh nghiệp tại các bước khác nhau trong chuỗi giá trị dệt may tại Tp.HCM thành một tập đoàn có chung nguồn gốc sở hữu, đó chính là sự đan xen sỡ hữu giữa công ty may và công ty dệt nhuộm. Công ty phân phối là sự tham gia mua bán các thương hiệu có tiếng trên thị trường để sở hữu hoặc có giấy phép giữa công ty may với các công ty sở hữu thương hiệu. Sự mua bán kết hợp của những khâu đầu và khâu cuối như nhà sản xuất bông xơ lại có đầu vào khâu phân phối.

Để có thể xây dựng một mô hình cho chuỗi giá trị dệt may tại Tp.HCM, chúng ta có thể tham khảo “Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may tại châu Á”:

Hình 3.1: Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may châu Á

Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel commodity chain (Gereffi, 2002)

Lưu ý: Mũi tên nét rời biểu thị trình tự năng lực sản xuất và xuất khẩu trong nền kinh tế . Mũi tên nét liền biểu thị dòng dịch chuyển thương mại giữa các nền kinh tế

Page 98: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

86

Và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu:

Hình 3.2: Chuỗi giá tr ị dệt may toàn cầu

Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel commodity chain (Gereffi, 2002)

Trên cơ sở tình hình ngành dệt may tại Tp.HCM như các phân tích ở chương 1, chương 2 và các mô hình như phía trên, chúng tôi đề xuất nâng cấp ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành dệt may Tp.HCM trong chuỗi dệt may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu như sau:

Hình 3.3: Mô hình nâng cấp ngành dệt may Tp.HCM trong chuỗi dệt may toàn cầu

Page 99: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

87

Chiến lược nâng cấp ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành dệt may TP.HCM nói riêng là dịch chuyển từ hợp đồng gia công với các yếu tố đầu vào nhập khẩu sang hình thức tích hợp sâu hơn của OEM và OBM14, mô hình đòi hỏi liên kết trước và liên kết sau nhiều hơn ở cấp độ quốc gia và khu vực. Các chính sách phải thúc đẩy nâng cấp qui trình để đạt hiệu quả trong các hợp đồng gia công thông qua quá trình chuyển giao công nghệ của người mua. Liên kết với người mua nước ngoài thông qua hợp đồng gia công có thể dẫn đến nâng cấp sản phẩm. Bằng cách dịch chuyển danh mục sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị cao sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM có khả năng cạnh tranh hơn. Quá trình nâng cấp sản phẩm và công nghệ định hướng vào qui trình sản xuất, các kỹ năng và tri thức sẽ được chuyển giao từ người mua sang các nhà cung cấp Việt Nam.

Trong khi khả năng nâng cấp ngắn hạn có thể đạt được cho cả nâng cấp qui trình và sản phẩm, thì từ khía cạnh dài hạn đòi hỏi nâng cấp cả chức năng và tăng cường vai trò dẫn đạo trong chuỗi giá trị. Nâng cấp chức năng đòi hỏi nhiều thời gian bởi vì đòi hỏi kỹ năng và tri thức trong việc xử lý thông tin thị trường cho việc thiết kế, sản xuất và marketing các sản phẩm giá trị cao. Bởi vì sự sáng tạo và quản lý hệ thống phân phối hiệu quả cũng rất quan trọng cho việc nâng cấp chức năng, xây dựng năng lực thông qua thúc đẩy phát triển thị trường nội địa cũng chính là cách thức hỗ trợ của chính sách. Các chính sách này đòi hỏi đầu tư vào nguồn nhân lực để tăng cường kỹ năng và tri thức ngành, thay vì chỉ tập trung vào máy móc và công nghệ.

Tái cấu trúc theo hướng sản xuất các sản phẩm sinh thái, sản phẩm kỹ thuật tạo hình ảnh thân thiện với môi trường, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản vốn có yêu cầu rất cao về các sản phẩm của Việt Nam.

Hiện nay, các nhà bán lẻ và các nhãn hàng ngày nay đáp ứng tính bền vững theo cách tích cực và chủ động hơn và cố gắng giảm thiểu tác động môi trường của quá trình sản xuất dệt và đầu vào hóa chất trên vật liệu dệt trong các công đoạn sản xuất. Do luật môi trường nghiêm ngặt hơn, các nhà bán lẻ và các nhãn hàng đang nâng dần yêu cầu cho các hóa chất và chất bị hạn chế cần phải tránh trong sản phẩm cuối. Kết quả là các công ty sản xuất dệt và may đang chịu sức ép lớn để đáp ứng các thông số sinh thái do các nhãn hàng đưa ra để có thể tuân thủ về mặt môi trường và tránh được các vấn đề sinh thái nảy sinh trong quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.

Điều này dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng lên từ ngành dệt về thử nghiệm sinh thái cho các thông số sinh thái do các cơ quan lập pháp, các tổ chức chứng

14

Mô hình OEM (sản xuất thiết bị gốc) của các nước Đông Á và các đặc tính của ngành dệt

may Việt Nam, phân tích và xác định chiến lược nâng cấp ngành là sự dịch chuyển từ sản

xuất gia công (chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào) sang mô hình sản xuất tích hợp OEM

và OBM (đòi hỏi tăng cường các liên kết dọc ở cấp độ khu vực và quốc gia).

Page 100: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

88

nhận và các nhãn hàng toàn cầu đưa ra cho mỗi công đoạn sản xuất. Có nhu cầu tăng lên không ngừng cho các cơ quan và các công ty thử nghiệm - là nơi có thể cung cấp các dịch vụ thử nghiệm sinh thái nhanh và tin cậy cho các đối tác trong chuỗi cung cấp ngành dệt.

Rất nhiều chất bị hạn chế sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng gồm cả vật liệu dệt và hàng may mặc. Việc sử dụng các chất bị hạn chế vì nhiều lý do gồm an toàn của người tiêu dùng, an toàn của công nhân và các vấn đề về môi trường (độc tính của nước, hoặc tích lũy sinh học). Các hóa chất nào đấy hiện đang bị hạn chế bởi luật và như vậy không được có mặt trên sản phẩm tiêu dùng. Các hóa chất khác bị hạn chế bởi các nhãn hàng và các nhãn sinh thái.

Đối với các nhà cung cấp chính hàng dệt và hàng may mặc cho châu Âu và USA, tuân thủ với các tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác đang nổi lên liên quan đến an toàn của người tiêu dùng là điều bắt buộc. Ở những nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, cho đến nay ngành dệt may tại Tp.HCM mới chỉ tích cực chứ chưa phải tích cực và chủ động. Các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cho sản phẩm dệt của họ thường không chứa các yêu cầu các chất bị hạn chế. Điều này chắc chắn sẽ thay đổi rất nhanh trong vài năm tới.

Hiểu biết về các chất bị hạn chế là quan trọng cho tất cả những ai tham dự vào chuỗi cung cấp dệt. Mặc dầu ngành dệt đang biết nhiều hơn về các chất bị hạn chế, chúng ta cần xem xét lại nền tảng cơ sở danh sách các chất này và lý do tại sao chúng bị hạn chế.

Thử nghiệm các chất bị hạn chế trong vật liệu dệt là lĩnh vực chuyên sâu, tương đương với thành ngữ "tìm kim đáy bể". Tuy nhiên trong trường hợp các chất bị hạn chế trong vật liệu dệt, không chỉ tìm các kim khác nhau mà mỗi vùng đáy bể cũng khác nhau. Do vậy, mỗi vấn đề cụ thể cần thử nghiệm được đưa tới phòng thí nghiệm phân tích, một quy trình cụ thể cần phải được phát triển hoặc sử dụng.

Có thể dần dần áp dụng các tiêu chuẩn sau đây của EU và Mỹ về sản phẫm dệt may sinh thái:

- Quy chuẩn của Cộng đồng châu Âu về các hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất (REACH). REACH là Quy chuẩn của Cộng đồng châu Âu về các hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất (EC 1907/2006). Quy chuẩn này giải quyết việc đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất. Đăng ký áp dụng không chỉ với các chất hóa chất mà còn với các hỗn hợp (các chế phẩm) và với các chất có mặt trong các mặt hàng tiêu dùng cuối như là hàng may mặc, ví dụ:

i. Hạn chế sản xuất, đưa ra thị trường và sử dụng các chất, các chế phẩm và các mặt hàng nguy hiểm.

ii. Các mặt hàng và vật liệu bao gói có chứa trên 0,1% (theo khối lượng) các chất có mối quan ngại rất cao (SVHC).

Page 101: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

89

iii. Các mặt hàng (các sản phẩm) có chứa các chất có ý định giải phóng ra trong sử dụng thông thương trong vòng đời của chúng, ví dụ các chất xử lý tạo hương thơm trên vật liệu dệt.

Do vậy các điều khoản của REACH cũng áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng và như vậy, ECHA đã đưa ra một danh sách 15 chất có mối quan ngại rất cao trong bảng dưới đây mà các nhà sản xuất và bán lẻ phải tuân thủ15.

- Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA): Theo Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA), tất cả các thành phần của quần áo/sản phẩm hoàn thiện cho trẻ em (trẻ em dưới 12 tuổi) sẽ được yêu cầu tuân thủ với đạo luật. Các báo cáo thử nghiệm là bắt buộc đối với hàm lượng chì trên các sản phẩm được tráng hoặc được sơn. Hiện giờ CPSIA yêu cầu cho chì và tính cháy. Các yêu cầu cho phthalate đã được thông báo và sẽ có hiệu lực sớm. Yêu cầu thử nghiệm bắt buộc cho vật liệu nền đã được hoãn lại một năm. Theo CPSIA, tất cả các thành phần của sản phẩm cuối phải tuân thủ với các yêu cầu của CPSIA. Tất cả các lần giao hàng đều phải thử nghiệm chì do các phòng thí nghiệm được công nhận tiến hành. Các thử nghiệm phải được làm riêng rẽ trên các thành phần. Không cho phép thử nghiệm các mẫu composit. Hình in hoặc vật liệu tráng bề mặt có thể bị cạo ra khỏi vật liệu nền phải được thử như các mẫu tách biệt. Vào lúc này, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC - Mỹ) đã tuyên bố hoãn một năm thử nghiệm cho vật liệu nền, nhưng các thử nghiệm cho vật liệu tráng/hình in vẫn được hoãn. Các yêu cầu/các giá trị giới hạn sẽ được thay đổi. Ví dụ đã có thông báo giảm giới hạn hàm lượng chì, các ngoại lệ có thể được CPSC đưa ra tại một vài giai đoạn, nhưng cho đến nay tất cả sản phẩm đều phải tuân thủ (xem phụ lục kèm theo).

- Tiêu chuẩn dệt hữu cơ (GOTS): GOTS là tiêu chuẩn dệt hữu cơ do bốn nhóm thúc đẩy sự quan tâm đến ngành dệt hữu cơ đưa ra, OTA (HIệp hội mậu dịch hữu cơ) ở Mỹ; Hiệp hội đất ở Anh; JOCA (Hiệp hội Bông hữu cơ Nhật Bản); IVN (Hiệp hội ngành dệt tự nhiên - Đức). GOTS đưa ra các yêu cầu cụ thể cho toàn bộ chu kỳ sản xuất vật liệu dệt hữu cơ, kể cả trồng bông. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu rõ ràng và khi cần thiết đưa ra cả các giới hạn cho:

i. Sản xuất xơ hữu cơ

ii. Ghi nhãn sản phẩm

iii. Các chất trợ dệt, thuốc nhuộm và pigment

iv. Các công đoạn trong quá trình sản xuất, ví dụ kéo sợi, dệt, xử lý trước, nhuộm, in và xử lý hoàn tất

v. Các món đồ phụ kiện

vi. Xử lý nước thải 15

Xem phụ lục III.2

Page 102: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

90

vii. Bảo quản, bao gói và vận chuyển

viii. Hệ thống đảm bảo chất lượng

ix. Các sản phẩm cuối

x. Các dư lượng trong các món đồ phụ kiện

xi. Tuân thủ với trách nhiệm xã hội: Thử nghiệm sự tuân thủ với GOTS gồm AOX, Formaldehyt, các phenol clo hóa, khả năng thoái biến sinh học, thử nghiệm độc tính, APEOs, hàm lượng kim loại nặng, các amin bị cấm.

- Nhãn sinh thái Châu Âu (EU Flower): Nhãn sinh thái Châu Âu (EU Flower) khuyến khích kinh doanh đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Nhãn sinh thái châu Âu có biểu tượng là một bông hoa. EU Flower là dấu hiệu chất lượng môi trường được công nhận bằng cả các tổ chức độc lập và có giá trị toàn Châu Âu. EU Flower có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm dệt gồm vật liệu dệt, quần áo và các món đồ phụ kiện, xơ, sợi và vải và vật liệu dệt nội thất trừ vật liệu dệt treo tường và trải sàn. EU Flower có các tiêu chí chi tiết cho tất cả các sản phẩm dệt được thử nghiệm tại nhiều công đoạn khác nhau của sản xuất dệt.

Chính sách chiếm lĩnh thị phần nội địa của doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM với phương châm: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”

Xây dựng lại chiến lược phát triển của ngành dệt may năm 2020, chuyển từ gia công sang sản xuất kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ.

Phát triển thị trường nội địa:

- Việc tăng cường tiêu thụ nội địa là một giải pháp cho các nhà xuất khẩu đang khó khăn vì suy thoái kinh tế, thế nhưng đối với ngành dệt may tại Tp.HCM với trên 90% doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu thì việc chuyển hướng này không dễ dàng. Thực tế cho thấy, lợi nhuận từ xuất khẩu không lớn bằng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa.

- Khi chuyển hướng về thị trường nội địa thì doanh nghiệp Việt Nam còn yếu nhiều khâu, cụ thể là khâu thiết kế và phát triển sản phẩm, chủ động nguồn nguyên phụ liệu và phát triển kênh phân phối.

- Thị trường nội địa được doanh nghiệp dệt may coi là "sân nhà" với lợi thế hiểu tập quán tiêu dùng, có hệ thống phân phối rộng khắp… nhưng chiếm lĩnh thị trường nội địa không đơn giản, bởi hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may của nước ta còn thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn tập trung vào khâu gia công, chưa chú trọng đầu tư khâu thiết kế và phân phối. Trong khi đó, hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng với giá rẻ tràn ngập thị trường.

Page 103: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

91

Như vậy, ngành dệt may tại Tp.HCM nên thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

- Thực hiện quảng bá hình ảnh doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM trong nước

- Đầu tư hiện đại hóa, máy móc, thiết bị…

- Bãi bỏ dần chính sách bảo hộ của nhà nước.

- Cần phải có những rào cản kỹ thuật nhất định cần thiết phải có để bảo vệ các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM trong nước, đặc biệt trong giai đoạn doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Chẳng hạn, phải có những rào cản để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả tràn qua Việt Nam từ các nước lân cận, ngăn chặn tình trạng nhà sản xuất trong nước ăn cắp thương hiệu nổi tiếng nước ngoài sản xuất bán trong nước với giá rẻ. Cũng đã đến lúc Việt Nam cần phải có những rào cản như các nước khác đã áp dụng đối với Vi ệt Nam như sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chí sức khỏe của người tiêu dùng, hoặc phải có chứng chỉ xác nhận không có hóa chất độc hại… trước khi nhập khẩu sang Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may tại Tp.HCM từ Trung Quốc sang Việt Nam.

- Năng động tìm thị trường, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước.

- Thiết lập kênh phân phối hiệu quả. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM phải xác định và phân khúc khách hàng mục tiêu của chính doanh nghiệp mình, từ đó xây dựng kênh phân phối cho phù hợp. Ví dụ: Doanh nghiệp xác định sản xuất các sản phẩm hướng tới đối tượng là tầng lớp bình dân. Thế thì, các sản phẩn mà doanh nghiệp đưa ra phải rẻ (phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng bình dân). Tuy nhiên, thị trường giá rẻ cũng có thể có nhiều phân khúc phụ (những người thích các sản phẩn đơn giản nhưng quý phái? Những người mua quần áo chỉ để đáp ứng nhu cầu ăn mặc? Những người sắm cho có và thích màu mè, những người ít tiền nhưng thích hàng hiệu ... nhái! v.v..). Từ đó xác định khách hàng mục tiêu của mình thường tập trung ở vùng nào, đặt điểm bán ở đâu thì thuận lợi cho họ. Về sản phẩm thì cũng có cơ sở sản xuất hay nhập như thế nào cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. Về kênh phân phối: có thể lập dạng kiodque ở các ngã tư đường, cửa hàng thời trang… chợ, trung tâm thương mại không ở trung tâm thành phố….

- Tìm nguồn cung nguyên, phụ liệu ổn định, giá hợp lý là yếu tố then chốt để sản phẩm dệt may Tp.HCM duy trì khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại.

- Đa dạng hóa sản phẩm: Ða dạng sản phẩm và có những sản phẩm khác biệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để thu hút khách hàng. Có thể liên doanh với các tập đoàn, doanh nghiệp dệt may nước ngoài sản xuất chỉ may, chỉ thêu, chỉ may giày phục vụ sản xuất của ngành dệt may và da giày Việt Nam và đầu tư vào những sản phẩm tiêu dùng có giá trị gia tăng cao như quần áo jean, ka-ki. Mặt hàng vải denim (Jean) được

Page 104: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

92

người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, là một trong những sản phẩm mang tính chất “không bao giờ lỗi thời”. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng những sản phẩm riêng biệt và đặc trưng cho các doanh nghiệp dệt may TP.HCM: tơ tằm, thổ cẩm… trở thành sản xuất có quy mô lớn…

- Duy trì được chất lượng và tính ổn định của mỗi dòng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của người tiêu dùng trong, ngoài nước.

- Mặc khác, các doanh nghiệp cần xem xét lại cách tính giá cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài nếu có mẫu hàng gần giống nhau là áp chung một mã hàng, còn các DN trong nước xét nét từng chi tiết để cho ra giá khác nhau, đôi khi chỉ chênh vài cents/sản phẩm. Đây là hệ quả của cách nhìn doanh số trên từng mã hàng chứ không nhìn doanh số hàng tháng. Ngoài ra, việc tránh để sai sót trong quá trình sản xuất cũng giúp DN giảm chi phí sản xuất vì mỗi công đoạn sửa sai phải tốn 2 USD.

- Tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng đẩy mạnh thương mại điện tử: Doanh nghiệp xây dựng hệ thống hàng hóa được mã hóa và nêu rõ định hướng cùng nhau phối hợp xây dựng một sàn giao dịch sản phẫm dệt may điện tử. Hình thành hệ thống phân phối, bán hàng qua mạng

- Tăng cường xuất khẩu hàng FOB: Mạnh dạn thay đổi kế hoạch chỉ sản xuất hàng gia công chuyển sang hàng FOB. Để làm hàng FOB, các DN phải đầu tư nhiều vào khâu phát triển mẫu, giới thiệu mẫu cho các nhà nhập khẩu và thực hiện làm giá qua mạng.

- Phát triển quan hệ khách hàng: Đối với tiêu chí hợp tác với khách hàng, nhà máy không chỉ lo sản xuất mà phải chủ động chia sẻ khó khăn với đối tác thông qua cách thanh toán, giá. Đối với tiêu chí nhà cung cấp, DN phải yêu cầu nhà cung cấp cam kết giá rẻ nhất, giao hàng nhanh, khả năng cung ứng liên tục...

Giải pháp tái cấu trúc vốn sản xuất của doanh nghiệp dệt may, theo hướng:

- Chuyển dịch tỷ trọng tài sản dài hạn trong cấu trúc vốn của ngành dệt may tại TP.HCM:

� Do ngành dệt may trước đây chủ yếu là làm gia công nên tỷ trọng tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản rất thấp (dưới 40%). Xu hướng ngành dệt may phải chuyển từ gia công sang sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải tái cấu trúc lại cơ cấu tài sản doanh nghiệp bằng cách nâng tỷ trọng tài sản dài hạn từ 50% trở lên.

� Với tỷ trọng này, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình (máy móc, trang thiết bị, công nghệ…) phải chiếm từ 60% trở lên, giảm việc đầu tư tài chính để tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, không xa rời mục tiêu là nâng cao tiến bộ kỹ thuật, phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp phụ trợ…

Page 105: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

93

- Chuyển dịch tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong cấu trúc vốn của ngành dệt may, muốn vậy doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM nên: Xác định lại tồn quỹ tiền mặt cần thiết và tồn kho hợp lý, tăng tốc độ thu hồi tiền (tăng vòng quay khoản phải thu), không để khách hàng chiếm dụng và hàng tồn kho quá nhiều như trước đây. Việc này đòi hỏi mẫu mã và chất lượng sản phẩm phải có một sự đột biến đáp ứng về nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Giải pháp về tái cấu trúc cơ cấu nguồn vốn: Chuyển dịch tỷ trọng nợ/ vốn chủ sở hữu theo xu hướng tăng vốn chủ sở hữu, giảm vay nợ:

� Hạn chế vay nợ, tăng vốn chủ sở hữu bằng cách đẩy mạnh hiệu quả của cổ phần hóa doanh nghiệp, có thể đưa tỷ trọng nợ từ khoảng 70% xuống 50% và vốn chủ sỡ hữu từ 30% lên 50%.

� Có thể gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới khi thị trường chứng khoán gia tăng trở lại. Đại bộ phận doanh nghiệp dệt may tại TP.HCM là doanh nghiệp cổ phần, nên đây sẽ là giải pháp thích hợp nhất.

� Ngoài ra, có thể thương lượng với cổ đông để gia tăng tỷ lệ lợi nhuận để lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua các năm.

� Không dùng nợ ngắn hạn đề đầu tư tài sản dài hạn, vì đây là điều nguy hiểm về mặt tài chính. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi nợ ngắn hạn đến thời hạn đáo hạn.

- Tái cấu trúc chi phí nhân công và xây dựng nhân lực chất lượng cao – nhân lực thiết kế thời trang chuyên nghiệp.

� Thay đổi tư duy coi nhân công giá rẻ là lợi thế của ngành dệt may vì lợi thế này là bất lợi đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư vốn FDI trong ngành dệt may, trong bối cảnh hiện nay nước ta đang dịch chuyển thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao thì nhân công rẻ, chất lượng thấp như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn dự báo đã trở thành bất lợi. Nếu sau khủng hoảng tiếp tục như vậy thì lao động có tay nghề và chất lượng kỹ thuật cao không phải là điểm ưu thế để các nhà đầu tư chọn lựa đầu tư vào dệt may Việt Nam.

� Theo nghiên cứu của AGTEX16, để đào tạo một lao động phổ thông thành lao động lành nghề phải tốn 1.000 USD/lao động. Nếu ước tính mỗi năm một nhà máy có 1.000 lao động phải tuyển dụng 10% lao động mới thay cho lao động nghỉ việc, sẽ tốn khoảng 100.000 USD, trong khi chỉ cần 50.000 USD để giữ lao động cũ. Đây cũng

16 Công ty may mặc 28, Đường Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Page 106: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

94

là chi phí được tính vào giá thành sản phẩm chi phối yếu tố cạnh tranh.

� Đào tạo kỹ năng người lao động, đồng thời tái cấu trúc theo hướng tiết kiệm năng lượng giảm số lượng công nhân có trình độ thấp, nâng cao trình độ tự động hóa, nâng cao thu nhập và hình ảnh lao động ngành dệt may tại Tp.HCM lên một đẳng cấp khác.

- Đầu tư xây dựng đội ngũ nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, nghiên cứu về thị hiếu mua sắm của khách hàng, dự báo xu hướng thời trang của thế giới và trong nước.

� Các khâu thiết kế thời trang và xâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn cầu; việc phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ (thượng nguồn), nhằm tạo thế chủ động cho sản xuất của ngành. Xem xét chuỗi giá trị gia tăng của ngành dệt may xuất khẩu được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.4: Chuỗi giá tr ị gia tăng của ngành dệt may

� Theo các nghiên cứu đã được công bố, chuỗi giá trị gia tăng của

ngành may xuất khẩu bao gồm các khâu: sản xuất nguyên, phụ liệu; thiết kế thời trang; may gia công; marketing, phân phối; và được tính toán, phân chia giá trị theo biểu đồ trên đây.

Từ biểu đồ trên cho thấy, về lý thuyết có thể có nhiều cách để nâng cao hiệu quả của ngành May xuất khẩu. Đó là:

Đầu tư để làm chủ khâu thiết kế thời trang, có thể chủ động đưa ra các mẫu mốt, phù hợp với xu hướng thời trang thế giới. Khi được thị trường chấp nhận, thì giá trị của khâu này trong chuỗi giá trị toàn cầu chiếm 3%.

Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, kể cả đầu tư để phát triển thượng nguồn (bông, xơ), vải và các loại phụ liệu khác. Làm chủ được khâu này, giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu chiếm 15%.

Page 107: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

95

Là khâu gia công sản phẩm. Toàn bộ khâu này (cắt, may, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển…) chiếm giá trị là 5 - 7% trong chuỗi giá trị toàn cầu (bao gồm cả các thủ tục xuất khẩu).

Vươn lên, xâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn cầu để bán được sản phẩm cho các nhà buôn (không phải qua các trung gian môi giới), thậm chí có thể bán đến tận tay người tiêu dùng… Giá trị của khâu này lên tới 75% trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Tuy nhiên, trên cơ sở hiện trạng và quá trình phát triển của ngành May xuất khẩu Việt Nam trong nhiều năm qua, mỗi doanh nghiệp dệt may Tp.HCM phải lựa chọn các khâu phù hợp để thực hiện các giải pháp trên, chúng tôi có một số đề xuất hướng phát triển của ngành như sau:

- Thứ nhất, đầu tư cho thiết kế thời trang: Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam khâu thiết kế thời trang đã được đặt ra, qua gần 20 năm hoạt động thiết kế thời trang của Việt Nam đã có những bước tiến dài. Chúng ta đã đầu tư nhiều công sức và đã có được một đội ngũ các nhà thiết kế khá chuyên nghiệp, một số người đã đạt được những giải thưởng lớn của quốc tế. Nhưng dường như thiết kế thời trang là sở thích của lớp trẻ không phải là một giải pháp về hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM lựa chọn.

Thiết kế thời trang chưa phải là vấn đề nhu cầu của khách hàng chiếm thị phần lớn, nên doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM vẫn cứ tiếp tục đầu tư và tiếp tục mong đợi; mong đợi để đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ tham gia được vào “mắt xích” thiết kế, trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may xuất khẩu.

Có thể khẳng định, chúng ta sẽ còn rất lâu, nếu không muốn nói là không thể, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may xuất khẩu ở “mắt xích” thiết kế.

Thực tế cho thấy, trên thế giới đã có một số nước thành công trong phát triển ngành dệt may tại Tp.HCM hướng ra xuất khẩu trong giai đoạn đầu mới công nghiệp hoá. Mô hình của các nước NICs với sự thành công của Hồng Kông và Hàn Quốc cách đây hơn 30 năm trong lĩnh vực dệt may là những ví dụ điển hình. Nhưng thực chất, những quốc gia này, cho đến lúc chuyển giao ngành dệt may sang các nước kém phát triển hơn, vẫn không có nước nào thành công ở khâu thiết kế thời trang (Hồng Kông thành công trong việc trở thành trung tâm trao đổi, mua bán nguyên phụ liệu, còn Hàn Quốc thì chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc đến nay chỉ khoảng gần 14 tỷ USD/năm).

Hiện tại, những quốc gia mới nổi, như Trung Quốc, Brasin..., cùng lắm cũng chỉ trở thành các công xưởng của thế giới hoặc trung tâm cung cấp nguyên, phụ liệu. Dường như đã là “định mệnh”, Milano, Franfuôc,

Page 108: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

96

Paris… vẫn đang và sẽ mãi mãi là các trung tâm sáng tạo của thời trang quốc tế.

Chấp nhận cách luận giải này, chúng ta sẽ có những bước đi phù hợp cho khâu thiết kế. Và như vậy, ban đầu có thể chỉ đầu tư cho khâu thiết kế phục vụ thị trường nội địa.

- Thứ hai, thâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Đây vẫn là vấn đề mới mẻ đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng. Ngoài những khó khăn về xây dựng mạng lưới phân phối, mà gần như nó đã được định hình từ nhiều năm, theo phương châm “buôn có bạn, bán có phường”, khâu này còn chứa đựng nhiều rủi ro. Có lẽ cũng vì rủi ro cao mà nó chiếm tới 75% giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may xuất khẩu.

Ngành May xuất khẩu của ta có khả năng làm được việc này, về lý thuyết cũng là “mọi thứ đều có thể”. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động này không phải là nhỏ, mà một doanh nghiệp chắc không thể làm được. Đó là, chúng ta phải thường xuyên có các thương nhân có kinh nghiệm, tham gia hầu khắp (nếu không muốn nói là tất cả) các cuộc trình diễn thời trang hay hội chợ triển lãm quốc tế, để vừa chọn được mẫu của các nhà thiết kế, mang đi chào hàng, rồi tìm các nhà buôn để có thể ký hợp đồng bán hàng… (chưa nói tới việc cần có mạng lưới để bán được hàng đến tay người tiêu dùng, thì lợi nhuận thu được sẽ cao hơn). Tất cả những công việc của khâu này không chỉ là khó khăn về tài chính, về nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh, mà đi kèm với nó, như trên đã nói là rủi ro cao trong quá trình vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá đến các địa điểm phân phối.

Để có thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại kể trên, các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải liên kết với nhau về nhân lực và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt - May Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để giới thiệu các thương hiệu doanh nghiệp có tiếng, như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… với các mẫu mã chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngoài, nhằm tìm kiếm các nhà buôn trực tiếp mà không cần qua khâu môi giới. Còn các khâu phân phối khác, thì… tiếp cận dần.

Như vậy, với các khâu 1 và 4 trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may xuất khẩu thì các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam đều khó xâm nhập, hoặc chí ít, trong giai đoạn trước mắt là như vậy, chỉ còn các khâu 2 và 3.

Ta hãy thử tìm hiểu khả năng của các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam trong các khâu này thế nào.

Khâu thứ hai, phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu: Đã từ lâu, tham vọng của nhiều người, là ngành Dệt - May Việt Nam có thể chủ động trong việc cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào, bao gồm các loại bông, xơ…

Những năm gần đây, công nghiệp lọc hoá dầu phát triển đã mở ra cho chúng ta một triển vọng mới trong việc tự túc các loại bông xơ nhân tạo. Tuy nhiên, việc phát triển bông tự nhiên, mặc dầu chúng ta đã có rất nhiều cố gắng

Page 109: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

97

trong nhiều năm (khoảng hơn 10 năm), nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật canh tác, mà trong tương lai gần (10 - 15 năm nữa), cũng chưa chắc đã khắc phục được.

Như vậy ở khâu này, chúng ta chỉ còn khả năng phát triển ngành Dệt và phụ liệu để đáp ứng nguyên, phụ liệu cho ngành May.

Chương trình phát triển vải cho ngành May cũng đã được đặt ra từ lâu và gần đây là chương trình liên kết với Đài Loan để sản xuất 1 tỷ mét vải cho ngành may xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng vì nhiều lý do khác nhau, chương trình đã khởi động được gần 2 năm, nhưng không mấy tiến triển.

Trong chương trình này, khâu thiết kế mà ta vẫn thường nói tới lại rất quan trọng. Nhưng là thiết kế vải, chứ không phải thiết kế thời trang cho may, như chúng ta thường nhắc tới. Nhiều nước cũng đã thành công khi đi theo hướng này, mà điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… và gần đây là Thái Lan. Ngoài việc thiết kế ra các loại vải đáp ứng các mẫu thời trang mới, các quốc gia này còn tiên phong trong việc sáng tạo ra các loại vải thân thiện với môi trường (vải chống bụi, diệt khuẩn), vải khoác ngoài nano để giữ ấm, vải có tính hút ẩm cao và mang mùi hương tự nhiên… và nhiều loại vải kỹ thuật khác… Hướng đi này đã giúp cho các quốc gia nói trên cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

Đây có thể là một hướng phát triển cho ngành Dệt, nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành May xuất khẩu. Vì vậy, những vướng mắc trong triển khai chương trình 1 tỷ mét vải cho xuất khẩu cần phải được nhanh chóng tháo gỡ.

Cùng với đó là phát triển các loại phụ liệu phục vụ cho ngành May. Chương trình phát triển phụ liệu cho ngành May trong những năm vừa qua đã thu được những kết quả khả quan. Tính đến nay, phụ liệu sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng trên 50% nhu cầu may xuất khẩu.

Như vậy, phát triển vải và phụ liệu cho may xuất khẩu, mà hiện tại được gọi là phát triển công nghiệp hỗ trợ, là những hướng đi đúng mà ngành Dệt - May Việt Nam cần tiếp tục triển khai, nhằm tạo thêm giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu mà mình đang tham gia.

Khâu thứ ba, gia công sản phẩm: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp may xuất khẩu cho thấy, khâu này chiếm 5% giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu và được phân chia thành các khoản mục như sau: Tiền lương (50%), BHXH (10%), chi phí phụ liệu, bao bì (10%), chi phí điện nước (8%), khấu hao tài sản cố định (3%), chi phí xuất, nhập khẩu (14% - 16%), lãi (3% - 5%).

Mặc dầu chỉ chiếm 5% trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng tất cả những khoản mục này lại thuộc lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp may hoàn toàn có thể chủ động điều tiết.

Page 110: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

98

Trong các khoản mục chi phí trên, các chi phí ngoài tiền lương, đặc biệt là các chi phí bao bì, chi phí điện nước, chi phí xuất nhập khẩu cần phải được tiết giảm đến mức tối đa.

Giải pháp cho vấn đề này là:

- Rà soát chặt chẽ các khâu mua vào (khuy, chỉ, hòm hộp, túi nilon, nhãn mác…) để có chi phí thấp nhất.

- Bố trí sản xuất, ánh sáng, thông gió… hợp lý để tiết kiệm điện, hơi trong sản xuất.

- Tối ưu hoá khâu vận chuyển (cảng nhập, xuất) và giảm thiểu các thủ tục hành chính (chi phí ngoài luồng) trong các khâu vận chuyển, xuất, nhập khẩu... Để thành công, các khâu này rất cần sự giúp đỡ của các ngành liên quan như công an giao thông, hải quan, cảng biển…

- Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công, rất cần các giải pháp có tính truyền thống, như nâng cao năng lực công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực để có năng suất lao động cao hơn, có khả năng làm được những sản phẩm khó với tỷ lệ phế phẩm thấp; và cao hơn nữa là làm chủ được kỹ thuật, để không mất chi phí thuê chuyên gia nước ngoài trong việc hướng dẫn kỹ thuật đối với các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, hoạt động thi thợ giỏi cần phải trở thành thường xuyên và các điển hình cần phải được nhân rộng để giúp cho đa số người lao động có được kỹ năng và năng suất lao động cao hơn, từ đó góp phần tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

- Hơn thế nữa, nếu ngành Dệt có khả năng sản xuất được các loại vải đáp ứng yêu cầu của may xuất khẩu, như đã nói ở trên, mà lại có giá cả hợp lý, thì đó là những điều kiện rất tốt cho ngành may giảm chi phí nhập khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp may, không nên đặt vấn đề phát triển toàn diện các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu như tư duy vẫn thường có trong nhiều năm qua, mà chỉ nên tập trung vào những khâu phù hợp với trình độ phát triển của chính các doanh nghiệp ngành may và tiềm lực kinh tế của đất nước. Đó là các khâu: phát triển dệt vải, phụ liệu và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. 17

Chính sách huy động vốn từ thị trường trong nước kết hợp với thị trường ngoài nước

Thứ nhất, thu hút trong nước thông qua thị trường chứng khoán và cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM:

Nguồn vốn thu hút bằng việc phát hành chứng khoán cũng là một nguồn vốn đáng kể, nhất là khi thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển mạnh sau thời kỷ khủng hoảng. Để chuẩn bị cho việc nắm bắt nhanh

17

Nguồn: http://www.saigon3.com.vn

Page 111: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

99

thời cơ các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex phải tiếp tập trung thực hiện cổ phần hoá các công ty con. Tập đoàn cũng không nên nắm quyền sở hữu một số doanh nghiệp cổ phần, chỉ nên nắm cổ phần chi phối ở các doanh nghiệp chủ lực….

Thứ hai, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam có thể xem xét để tận dụng thời cơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp:

Trái phiếu doanh nghiệp thực chất là một loại "chứng khoán vay nợ" do doanh nghiệp phát hành, mà ở đó đã xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu nó. Trường hợp xấu nhất, khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản hoặc giải thể thì trái phiếu cũng giống như các khoản nợ vay khác, sẽ được ưu tiên giải quyết trước.

Khác với những kênh huy động vốn truyền thống là phụ thuộc rất nhiều vào những xét duyệt mang tính áp đặt, chủ quan của tổ chức cho vay, việc phát hành trái phiếu sẽ cho phép doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương thức và thời gian trả nợ.

Chưa kể khoản vay theo phương thức này thường lớn gấp nhiều lần so với kênh vay vốn truyền thống, lại đảm bảo kịp thời nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà các ngân hàng thương mại đang phải đồng loạt tăng vốn dưới nhiều hình thức trước thực trạng nhu cầu về vốn tăng quá nhanh của doanh nghiệp.

Như vậy, mục tiêu quan trọng của hình thức huy động vốn này đã rõ: Doanh nghiệp và người sở hữu trái phiếu cùng có lợi. Theo dõi qua các phiên giao dịch chứng khoán đều thấy, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu luôn cao gấp 2 đến 3 lần khối lượng giao dịch cổ phiếu phổ thông. Nhưng đến nay chỉ có rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng, điều đó dường như là một nghịch lý.

Theo quy định, hiện nay có hai hình thức phát hành trái phiếu, đó là phát hành riêng lẻ (cho dưới 50 người) và phát hành ra công chúng (cho từ 50 người trở lên). Và mặc dù điều kiện quy định trong khung pháp lý đã "mở" hết sức thoáng: chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi... thì nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được với hình thức này bởi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta chủ yếu đăng ký vốn kinh doanh ở mức 1 - 3 tỷ đồng nên không đủ điều kiện về vốn.

Thứ ba, tranh thủ vay nợ ưu đãi của nước ngoài

Một kênh huy động vốn cũng không kém phần quan trọng là vay nợ nước ngoài, tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp có uy tín lớn, có sự bảo lãnh chính phủ và cam kết trả nợ mới có khả năng vay nguồn này.

Page 112: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

100

3.4 Kiến nghị

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2009, thế giới có nhiều biến động về mặt tài chính, cho đến nay những ảnh hưởng từ khủng hoảng vẫn còn đeo đẳng các quốc gia, các doanh nghiệp. Một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn của khủng hoảng tài chính do bị thu hẹp thị trường xuất khẩu đó là ngành dệt may. Sau khi đã nghiên cứu về tái cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, kiến nghị đối với Chính phủ

- Phổ biến rộng rãi “Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Đồng thời, Chính phủ cần đề ra lộ trình để thực hiện quyết định trên.

- Về chính sách thuế, đất đai, nhân lực: đề nghị Chính phủ tiếp tục phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài Nguyên – Môi Trường, Lao động – Thương Binh – Xã hội để từng bước thực hiện quyết định trên, để tạo điều kiện cho ngành dệt may nói chung và ngành dệt may Tp.HCM nói riêng phát triển. Vì ngành dệt may trước đây dựa nhiều vào ưu đãi của Nhà nước, khi gia nhập WTO có những cạnh tranh trên thị trường, nên không khỏi gặp những khó khăn cần được hỗ trợ.

Thứ hai, đối với bộ Công Thương

- Là Bộ chủ quản về ngành dệt may, song song với phát triển thị trường trong nước, phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may ký được nhiều hợp đồng với các thị trường và bạn hàng quen thuộc, đặc biệt là xuất khẩu theo hợp đồng FOB.

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về nguyên phụ liệu, tiêu chuẩn chất lượng của ngành hàng cho từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho dệt may đạt được giá trị cao trong xuất khẩu, góp phần đưa ngành dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ngành dệt may khu vực và toàn cầu.

Thứ ba, đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam

- Đây là một tổ chức phi Chính phủ đã tương đối lớn mạnh ở Việt Nam, là một nơi trao đổi về nghề nghiệp. Đồng thời, hiệp hội cũng là nơi hướng dẫn trao đổi cho các doanh nghiệp dệt may thành viên về mẫu mã, chất lượng, phong cách kinh doanh cho phù hợp với từng loại thị trường khác nhau; Hiệp hội cũng cần tăng cường vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may và Nhà nước, giữa doanh nghiệp dệt may và các thị trường xuất khẩu… Đặc biệt, trong vấn đề tái cấu trúc lại vốn, Hiệp hội đóng một vai trò quan trọng trong việc tư vấn chiến lược cấu trúc vốn đúng đắn phù hợp với từng doanh nghiệp, nên tổ chức các buổi hội thảo nghiên cứu khoa học về tái cấu trúc vốn.

Thứ tư, đối với Ủy ban Nhân dân Tp.HCM

Page 113: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

101

Để đảm bảo chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, tầm nhìn 2020 mà Chính Phủ đã phê duyệt, Ủy ban nhân dân Tp.HCM cần thực hiện:

- Quy hoạch đất đai dành để phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dệt may, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính trong vấn đề ưu tiên quỹ đất. Tạo điều kiện cho việc sớm ra đời Trung tâm cung ứng nguồn nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành theo chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, tầm nhìn 2020 mà Chính phủ đã phê duyệt.

- Ưu đãi về giá thuê mặt bằng kinh doanh của những doanh nghiệp dệt may có kinh doanh ở thị trường nội địa.

- Trong việc dời các doanh nghiệp sản xuất các nguyên liệu cho ngành dệt may: sợi, vải nhuộm, đề nghị Thành phố cần có chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp này.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu của Tp.HCM theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu.

- Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Tp.HCM cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

Page 114: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

102

KẾT LUẬN Ngành dệt may là một ngành rất quan trọng và điển hình trong tái cấu trúc

vốn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009. Những nghiên cứu trên đây về tái cấu trúc của ngành dệt may chỉ là những nghiên cứu bước đầu để gợi mở đi vào một vấn đề mới, đồng thời, các tác giả cũng đưa ra các định hướng về tái cấu trúc tài sản, nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, thị phần,…của doanh nghiệp dệt may cũng là một bộ phận quan trọng trong tái cấu trúc nền kinh tế.

Ngành dệt may đang đứng trước những cơ hội và thử thách rất lớn, những nghiên cứu liên quan cũng còn rất nhiều những ý kiến khác nhau về các giải pháp tái cấu trúc vốn cho ngành dệt may. Tuy nhiên, chốt lại, chúng tôi cho rằng, việc tái cấu trúc vốn hiện nay của ngành dệt may là vấn đề mang tính sống còn, quyết định đến năng lực về tài chính, cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các đối thủ trong khu vực và thế giới, đó cũng là lý do mà chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp như trên.

Page 115: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

103

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO PGS.TS Phan Thị Cúc, TS Nguyễn Trung Trực, ThS Đặng Thị Trường Giang, “Tài chính doanh nghiệp (**) ”, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2010

PGS.TS Phan Thị Cúc, TS Nguyễn Trung Trực, CH Từ Thị Hoàng Lan, CH Đỗ Hà Vinh, “Tài chính doanh nghiệp (***) ”, Nhà xuất bản Tài chính, 2010.

Trần Hùng Sơn, Bài đăng trên tạp chí kinh tế phát triển, “Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”.

GS.TS Trần Ngọc Thơ, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Nhà xuất bản thống kê.

Andrew Atkeson và Harold L. Cole, 2005, “A Dynamic Theory of Optimal Capital Structure and Executive Compensation”. Working paper 11083, NBER.

Đề án “Chi ến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng năm 2020”

Hayne E. Leland, 1998, “Agency Costs, Risk Management, and Capital Structure”. Haas School of Business, University of California.

Roy L. Simerly và Mingfang Li, 2002, “Re-thinking the Capital Structure Decisions”. East Carolina University

The research on the effects of capital structure on firm performance and evidence from the non-financial industry of taiwan 50 and taiwan mid-cap 100 from 1987 to 2007.

Các trang web:

www.mof.gov.vn

www.sbv.gov.vn

www.chinhphu.vn

www.economy.com.vn

www.gso.gov.vn

www.vinatex.com.vn

www.agtek-hcm.com/

www.vietnamtextile.org.vn

Page 116: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

104

PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC III.1

DANH M ỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI THU Ế THU NHẬP DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP

ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ) __________

STT Tỉnh Địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Địa bàn có điều kiện

kinh t ế - xã hội khó khăn

1 Bắc Kạn Toàn bộ các huyện và thị xã

2 Cao Bằng Toàn bộ các huyện và thị xã

3 Hà Giang Toàn bộ các huyện và thị xã

4 Lai Châu Toàn bộ các huyện và thị xã

5 Sơn La Toàn bộ các huyện và thị xã

6 Điện Biên Toàn bộ các huyện và thành phố Điện Biên

7 Lào Cai Toàn bộ các huyện Thành phố Lào Cai

8 Tuyên Quang

Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang

9 Bắc Giang Huyện Sơn Động Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa

10 Hoà Bình Các huyện Đà Bắc, Mai Châu

Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy

11 Lạng Sơn Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan

Các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng

12 Phú Thọ Các huyện Thanh Sơn, Yên Lập

Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Sông Thao, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy

13 Thái Nguyên

Các huyện Võ Nhai, Định Hóa Các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình,

Page 117: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

105

Đồng Hỷ

14 Yên Bái Các huyện Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu

Các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ

15 Quảng Ninh

Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh.

Huyện Vân Đồn

16 Hải Phòng Các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải

17 Hà Nam Các huyện Lý Nhân, Thanh Liêm

18 Nam Định Các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng

19 Thái Bình Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải

20 Ninh Bình Các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô

21 Thanh Hóa

Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc, Như Thanh, Như Xuân

Các huyện Thạch Thành, Nông Cống

22 Nghệ An Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn

Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương

23 Hà Tĩnh Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang

Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc

24 Quảng Bình

Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch

Các huyện còn lại

25 Quảng Trị Các huyện Hướng Hóa, Đắc Krông Các huyện còn lại

26 Thừa Thiên Huế

Huyện A Lưới, Nam Đông Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang

27 Đà Nẵng Huyện đảo Hoàng Sa

28 Quảng Nam

Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp

Các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên

Page 118: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

106

Đức, Tiên Phước, Núi Thành và đảo Cù Lao Chàm

29 Quảng Ngãi

Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn

Các huyện Nghĩa Hành, Sơn Tịnh

30 Bình Định Các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn

Các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ

31 Phú Yên Các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa

Các huyện Sông Cầu, Đông Hòa, Tây Hoà, Tuy An

32 Khánh Hoà Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh

Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh

33 Ninh Thuận

Toàn bộ các huyện

34 Bình Thuận

Huyện đảo Phú Quý

Các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam

35 Đắk Lắk Toàn bộ các huyện

36 Gia Lai Toàn bộ các huyện và thị xã

37 Kom Tum Toàn bộ các huyện và thị xã

38 Đắk Nông Toàn bộ các huyện

39 Lâm Đồng Toàn bộ các huyện Thị xã Bảo Lộc

40 Bà Rịa - Vũng Tàu

Huyện đảo Côn Đảo Huyện Tân Thành

41 Tây Ninh Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu

Các huyện còn lại

42 Bình Phước

Các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp

Các huyện Đồng Phú, Bình Long, Phước Long, Chơn Thành

43 Long An Các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.

44 Tiền Giang Huyện Tân Phước Các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây

45 Bến Tre Các huyện Thạnh Phú, Ba Chi, Bình Đại

Các huyện còn lại

Page 119: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

107

46 Trà Vinh Các huyện Châu Thành, Trà Cú Các huyện Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần

47 Đồng Tháp Các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười

Các huyện còn lại

48 Vĩnh Long Huyện Trà Ôn

49 Sóc Trăng Toàn bộ các huyện Thị xã Sóc Trăng

50 Hậu Giang Toàn bộ các huyện Thị xã Vị Thanh

51 An Giang Các huyện An Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tân Châu, Tịnh Biên

Các huyện còn lại

52 Bạc Liêu Toàn bộ các huyện Thị xã Bạc Liêu

53 Cà Mau Toàn bộ các huyện Thành phố Cà Mau

54 Kiên Giang Toàn bộ các huyện và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh

Thị xã Hà Tiên, thị xã Rạch Giá

Page 120: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

108

PHỤ LỤC III.2

DANH SÁCH 15 CHẤT CÓ MỐI QUAN NGẠI RẤT CAO THEO TIÊU CHUẨN REACH

Tên chất Số CAS Sử dụng

Anthracene 120-12-7 Được tìm thấy trong creosote và là nguồn thuốc nhuộm;

4,4-iaminodiphenylmethane 101-77-9

Được sử dụng để sản xuất polyurethane, làm tác nhân curing trong nhựa epoxy và có thể tìm thấy trong một số thuốc nhuộm azo

Dibutyl phthalate (DBP) 84-74-2 Chất dẻo hóa cho PVC, cũng được sử dụng trong chất kết dính, mực in, mỹ phẩm sơn và phim.tráng giấy

Coban Diclorua 7546-79-2 Chất chỉ thị ẩm trong silica gen

Diasenci pentaoxit 1303-28-2 Được sử dụng trong chất bảo quản gỗ, hóa chất nông nghiệp, thuốc nhuộm và thủy tinh

Diarsenic trioxit 1327-53-3 Chất diệt cỏ và chất bảo quản gỗ

Natri dicromate, dihydrat 7789-12-0

Được sử dụng làm chất cầm màu cho thuốc nhuộm axit, thuộc da, chế phẩm làm bóng gốm, và là chất chống ăn mòn trong sơn

5-tert-butyl-2-4,6-trinotro-m-xylen (musk xylene)

81-15-2 Chất tạo hương thơm được dùng trong các sản phẩm gia dụng và làm đẹp

Bis 2-ethyl (hexyl) phthalate (DEHP)

117-81-7 Chất dẻo hóa cho PVC và phim in

Hexabromocyclododecane (HBCDD)

25637-99-4

3194-55-6

Được sử dụng làm chất chậm cháy cho polysturen (EPS) và polystyren chịu va đập cao (HIPC) và cũng trong vật liệu dệt (đặc biệt trong vải bọc đồ gỗ)

Alkanes, C10-13, Clo (Các parafin clo hóa mạch ngắn)

85535-84-8

Được sử dụng làm chất chậm cháy và chất dẻo hóa trong một số cao su, chất dẻo (đặc biệt là PVC), vật liệu dệt và chất kết dính/chất bịt kín

Bis(tributyl)oxit 56-35-9 Được sử dụng làm chất chống tảo trong sơn tàu biển

Asenate hydrogen chì 7784-40-9 Được sử dụng trong thuốc bảo vệ thực vật và thuốc chống côn trùng

Page 121: Cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - 2010

109

Triethyl arsenate 15606-95-8 Được sử dụng làm chất trung gian trong sản xuất chất bán dẫn

Benzyl butyl phthalate (BBP)

85-68-7 Chất dẻo hóa cho PVC và phim in

Triethyl arsenate 15606-95-8 Được sử dụng làm chất trung gian trong sản xuất chất bán dẫn

Benzyl butyl phthalate (BBP)

85-68-7 Chất dẻo hóa choPVC và phim in