16
Chế độ bo him thai sn Vit Nam Đặng ThThơm Khoa Lut Luận văn ThS ngành: Lut Kinh tế; Mã s: 60 38 50 Người hướng dn: TS. Nguyn Hu Chí Năm bảo v: 2007 Abstract: Gii thiu mt svấn đề lý lun chung vchế độ bo him thai sn (CĐBHTS): khái niệm, nguyên t c vchế độ bo him thai sản theo quy định ca pháp lut quc tế vCĐBHTS, sơ lược lch spháp lut Vi t Nam vchế độ bo him thai sản. Nêu các quy đinh pháp luật hin hành vCĐBHTS: đối tượng và điều kiện hưởng CĐBHTS, chế độ và quyn li của người được hưởng CĐBHTS, tài chính thực hin CĐBHTS, gii quyết tranh chp vCĐBHTS...Thực trng áp dng pháp lut vbo him thai sản và đề xut mt sgii pháp nhm hoàn thiện CĐBHTS như: hoàn thiện hthng pháp lut bo hi m xã hi, phê chuẩn công ước và thc hin khuyến nghca ILO liên quan đến vn đề bo him xã hi vthai sn, nâng cao hiu quhoạt động ca tchc công đoàn đối vi vic bo vngười lao động, đặc biệt là lao động nữ, tăng cường công tác thanh tra, ki m tra của cơ quan nhà nước có thm quyn vi vic thc hin chế độ thai sn Keywords: Bo hi m thai sn; Lao động n; Lut xã hi; Phn; Vit Nam Content 1. TÍNH CP THIT CA ĐỀ TÀI Bo hi m xã hi là mt trong nhng trct chính ca an sinh xã hi được Nhà nước ta đặc bit quan tâm bi nó có vai trò rt quan trng trong đời sng xã hi. Bo him xã hi giúp người lao động bù đắp phn thu nhp bmt hoc bgim sút trong quá trình lao động đảm bo các quyn ca người được hưởng khi gp ri ro trong cuc sng đồng thi thhin bn cht tt đẹp ca Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách vcon người. Trong cuc sng con người phi tuân theo quy lut phát tri n và ssinh t n ca tnhiên nên khi r ơi vào các trường hp bgim hoc mt khnăng lao động như m đau, thai sn, tai nn lao động, tui già hay do stác động ca kinh tế thtrường thì người lao động cn có mt khon vt cht giúp đỡ người lao động gi i quyết nhng khó khăn đó. Vì thế, vic tham gia Bo him xã hi ca người lao động là hết sc cn thiết trong đó có scan thip điu chnh ca Nhà nước để đảm bo quyn li cho người lao động khi gp ri ro và xác định trách nhim pháp lý ca người sdng lao động và người lao động khi người lao động gp phi khó khăn thông qua đóng góp nghĩa vtài chính bt buc. Các Mác khng định: “Vì nhiu ri ro khác nhau, nên phi

Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam

Đặng Thị Thơm

Khoa Luật

Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Chí

Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Giới thiệu một số vấn đề lý luận chung về chế độ bảo hiểm thai sản

(CĐBHTS): khái niệm, nguyên tắc về chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp

luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ bảo hiểm thai

sản. Nêu các quy đinh pháp luật hiện hành về CĐBHTS: đối tượng và điều kiện hưởng

CĐBHTS, chế độ và quyền lợi của người được hưởng CĐBHTS, tài chính thực hiện

CĐBHTS, giải quyết tranh chấp về CĐBHTS...Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm

thai sản và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CĐBHTS như: hoàn thiện hệ thống

pháp luật bảo hiểm xã hội, phê chuẩn công ước và thực hiện khuyến nghị của ILO liên

quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội về thai sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức

công đoàn đối với việc bảo vệ người lao động, đặc biệt là lao động nữ, tăng cường công

tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc thực hiện chế độ thai

sản

Keywords: Bảo hiểm thai sản; Lao động nữ; Luật xã hội; Phụ nữ; Việt Nam

Content

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội được Nhà nước ta đặc

biệt quan tâm bởi nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Bảo hiểm xã hội giúp người

lao động bù đắp phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút trong quá trình lao động đảm bảo các

quyền của người được hưởng khi gặp rủi ro trong cuộc sống đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp

của Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách về con người.

Trong cuộc sống con người phải tuân theo quy luật phát triển và sự sinh tồn của tự nhiên

nên khi rơi vào các trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn

lao động, tuổi già hay do sự tác động của kinh tế thị trường thì người lao động cần có một

khoản vật chất giúp đỡ người lao động giải quyết những khó khăn đó. Vì thế, việc tham gia Bảo

hiểm xã hội của người lao động là hết sức cần thiết trong đó có sự can thiệp điều chỉnh của Nhà

nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro và xác định trách nhiệm pháp lý

của người sử dụng lao động và người lao động khi người lao động gặp phải khó khăn thông qua

đóng góp nghĩa vụ tài chính bắt buộc. Các Mác khẳng định: “Vì nhiều rủi ro khác nhau, nên phải

Page 2: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

dành một số thặng dư nhất định cho quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm cho sự mở rộng theo kiểu

luỹ tiến hoá quá trình sản xuất ở mức cần thiết, phù hợp với sự phát triển của nhu cầu và tình

hình tăng dân số ”.

Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc nằm song hành

với các chế độ bảo hiểm ốm đau, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ

bảo hiểm hưu trí…Bảo hiểm thai sản ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động khi

công việc lao động tạm thời bị gián đoạn nó còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức

khoẻ cho người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.

Vì sự ưu việt của chế độ Bảo hiểm thai sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với lao động nữ

nói chung tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ vừa tạo điều kiện để lao

động nữ thực hiện tốt công tác xã hội nên việc nghiên cứu đề tài “chế độ Bảo hiểm thai sản ở

Việt Nam” là rất cần thiết. Hơn nữa, đề tài có ý nghĩa thiết thực giải quyết các vấn đề về bảo

hiểm thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho

người lao động nói chung khi nuôi con nuôi, thực hiện các biện pháp tránh thai… Vấn đề này

thường xuyên gặp phải ở các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước nên thôi thúc tác giả say mê

nghiên cứu.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo các tạp chí khoa học pháp lý: Nhà nước

pháp luật, thông tin khoa học pháp lý, tạp chí Bảo hiểm xã hội, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, các

công trình nghiên cứu khoa học của người đi trước thông qua mạng, báo chí …Như bài viết của

Thạc sĩ Đỗ Thị Dung - Giảng viên chính khoa pháp luật kinh tế trường Đại học Luật về: “Chế độ

Bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ”, tác giả Đào

Duy Phương về :“ Chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản theo pháp luật hiện hành”, Tiến sĩ Nguyễn

Hữu Chí: “Hoàn thiện thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước”

…Qua đó, có thể thấy các tác giả đã đi sâu tập trung về các điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời

gian và mức hưởng chế độ thai sản, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện. Đặc biệt Tiến sĩ

Nguyễn Thị Kim Phụng với bài viết :“Nội luật hóa CEDAW về Bảo hiểm xã hội đối với lao

động nữ khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội” đã so sánh đối chiếu giữa pháp luật quốc gia và các

quy định về thai sản trong công ước CEDAW để đưa ra các kiến nghị nội luật hóa pháp luật quốc

gia cho phù hợp với công ước quốc tế. Tuy nhiên, các công trình của các tác giả mới chỉ tập

trung nghiên cứu trong những phạm vi hẹp mang tính chất nghiên cứu trao đổi, là các công trình

khoa học nghiên cứu ngắn gọn trên các tạp chí có tính gợi mở. Hơn nữa, những bài viết của các

tác giả hầu như nghiên cứu khi chưa có Luật Bảo hiểm xã hội ra đời vì thế những người đi sau

cần phát huy và tiếp thu phát triển đề tài sâu rộng hơn có giá trị thực tiễn.

Ngoài ra, tác giả đi khảo sát thực tiễn các doanh nghiệp các cơ quan nhà nước, cơ quan

Bảo hiểm xã hội để lấy số liệu thực tế và tìm hiểu cách thức giải quyết các quyền lợi chế độ Bảo

hiểm thai sản. Trên cơ sở tìm hiểu các thành quả mà người đi trước đã đạt được tác giả tiếp tục

nghiên cứu và kiến nghị đưa ra các giải pháp để góp phần hoàn thiện thực trạng chế độ Bảo hiểm

thai sản như thời gian nghỉ chăm sóc con, chính sách hưởng Bảo hiểm thai sản khi cả cha mẹ

Page 3: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

tham gia bảo hiểm việc nghỉ dưỡng đối với người lao động nữ mang thai bệnh lí, việc đóng góp

sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội…

Một trong những vấn đề góp phần làm nên thành công của luận văn là việc nghiên cứu

các tài liệu, vì thế nên việc tiếp cận và tìm hiểu các văn bản pháp lý quốc tế, các văn bản pháp

luật trong nước liên quan đến chế độ Bảo hiểm thai sản là hết sức cần thiết. Người viết tập

trung nghiên cứu các điều ước quốc tế của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về đảm bảo quyền

lao động nữ liên quan đến vấn đề thai sản như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số 103 năm

1952 (xét lại) Công ước 102 năm 1952… Luật bảo hiểm và các chính sách an sinh xã hội của

các nước Nhật, Singapo, Đức, Pháp, Thái Lan….

Các văn bản pháp luật Việt Nam bao gồm đạo luật quan trọng có giá trị cao nhất đảm bảo

quyền con người đặc biệt quyền của phụ nữ như: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,

Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật trước khi có luật

lao động ra đời như các Sắc lệnh 29, Sắc lệnh 77… của Hồ Chủ Tịch, các điều lệ Bảo hiểm xã hội

ban hành kèm theo Nghị Định 12/CP ngày 26/1/1995, Nghị định 45 CP ngày 15/7 /1995, Luật lao

động 1994, các văn bản hướng dẫn Luật lao động 1994, Nghị định số 01/2003 ngày 09/1/2003

của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm

theo Nghị định số 12/CP ngày 26/ 01/1995 được ban hành, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, Nghị

định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã

hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc…

3. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Cơ sở khoa học

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đẩy mạnh

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh,

đảm bảo quyền con người, tất cả vì con người, do con người cho nên vấn đề đảm bảo chính sách

an sinh xã hội nhất là chế độ Bảo hiểm thai sản là một trong những mục tiêu lớn thể hiện tính ưu

việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986 khẳng định: “ Chính sách xã

hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục văn

hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi

nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Tại Đại hội Đảng lần thứ 9

năm 2001 nhấn mạnh một lần nữa :“ Khẩn trương mở rộng hệ thống Bảo hiểm xã hội và an sinh

xã hội…”

Cuộc giải phóng phụ nữ gắn liền với cuộc giải phóng dân tộc luôn là mục tiêu mà Chủ tịch

Hồ Chí Minh lúc sinh thời hướng tới. Từ khi bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã có nhiều lần đề cập đến Bảo hiểm xã hội. Hồ Chí Minh tố cáo thực dân Pháp câu kết với bọn

phản động người lao động Việt Nam một cổ hai tròng, không được hưởng bất kỳ một chế độ,

chính sách Bảo hiểm xã hội nào. Năm 1924 Hồ Chí Minh đã vạch ra sự thống trị của bọn thực

dân phong kiến ở Việt Nam những nhà máy có hàng ngàn công nhân phải làm từ 12-13 tiếng,

ngày lễ ngày nghỉ không được đếm xỉa đến nhưng: “ không có Bảo hiểm xã hội cho tuổi già,

không có trợ cấp lúc thương tật, ốm đau”

Page 4: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội là một chính sách cơ bản đối với người lao

động: Nghĩa là không chỉ đặt ra đối với công nhân mà cả nông dân và những người lao động

khác. Tư tưởng này ở Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện ngay từ năm 1930. Trong bài báo cáo về

Nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương về phong trào nông dân đòi giảm sưu

thuế, giảm giờ tăng công, đặc biệt : “ đòi bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ được trả công” . Vấn đề

Bảo hiểm xã hội cho nông dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cách đây 3/4 thế kỷ đến nay

vẫn có ý nghĩa thời sự .

Ngay từ khi có Hiến pháp năm 1946 Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của phụ

nữ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhà nước Việt Nam quyền

bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được Hiến pháp ghi nhận : “ Đàn bà ngang quyền

với đàn ông” quy định này tạo tiền đề và cơ sở cho chuyển biến to lớn về vị trí vai trò của phụ nữ

trong pháp luật và thực tế xã hội Việt Nam sau này. Hiến pháp năm 1959 kế thừa nguyên tắc tiến

bộ của Hiến pháp 1946 tại Điều 24 quy định: “Cùng làm việc như nhau phụ nữ được hưởng

lương như nam giới. Nhà nước đảm bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ

trước và sau khi đẻ được hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của

trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và

gia đình…”

Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 kế thừa và đảm bảo quyền bình đẳng của phụ

nữ ở mức độ cao hơn, tại Điều 63 Hiến pháp 1992 đã đề cập một cách toàn diện hơn sự bình

đẳng nam nữ, nhấn mạnh chính sách thai sản của phụ nữ: “Lao động nữ và nam việc làm như

nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên

chức Nhà nước và là người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước sau khi sinh đẻ mà vẫn

hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật”.

Luật hoá các nhu cầu an sinh xã hội là một bước tiến quan trọng của hệ thống chính sách

xã hội. Dựa trên hai nguyên tắc của an sinh xã hội là san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng

xã hội cho nên bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm thai sản nói riêng đảm bảo an toàn cho

các thành viên trong xã hội (chủ yếu là người lao động có tham gia Bảo hiểm xã hội) cho phép

họ sống có ý nghĩa trong các trường hợp thai sản: sinh sản, nuôi con sơ sinh thực hiện các biện

pháp tránh thai khi họ tạm thời khó khăn không có thu nhập. Hơn nữa, Việt Nam đang từng bước

hội nhập khu vực và quốc tế trên tất cả các lĩnh vực trong đó có pháp luật. Việt Nam đã chính

thức phê chuẩn công ước CEDAW và trở thành thành viên thứ 35 của Công ước này. Nước ta là

một trong số các quốc gia có nhiều ưu tiên cho phụ nữ trong lĩnh vực thai sản, đặc biệt các công

ước ILO như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số 103 năm 1952… là tiêu chuẩn quốc tế để

đảm bảo quyền của phụ nữ được đặc biệt quan tâm về chế độ thai sản.

Như vậy, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Hiến pháp, các văn bản pháp

luật, các điều ước quốc tế đa phương và song phương là cơ sở pháp lý đáp ứng đòi hỏi thực tế

của cuộc sống là cơ sở khoa học cho chế độ Bảo hiểm thai sản ở nước ta.

3.2 Cơ sở thực tế

Page 5: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là hàng hoá, sự thuê mướn nhân công phát

triển, quan hệ lao động trở nên bất ổn cho người lao động làm công ăn lương như ốm đau, tai

nạn, thai sản cho nên rất cần có sự san sẻ rủi ro và chính sách trợ giúp của nhà nước và người sử

dụng lao động. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã khiến người lao động rơi vào

cảnh bất lợi nên nhu cầu an sinh xã hội càng cao như nhu cầu trợ giúp xã hội thường xuyên đối với

đối tượng yếu thế có nguy cơ bị xã hội loại trừ như người già, con trẻ, người sinh con …giúp họ

thăng bằng thu nhập bị giảm sút hay bị mất. Chế độ Bảo hiểm thai sản chủ yếu dành cho lao động

nữ như khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, sinh con, nuôi con nuôi ….Ước tính ở nước ta mỗi năm

có gần hai triệu người bước vào độ tuổi lao động, với những đặc thù về giới như thể lực, tâm

sinh lí, cùng với chức năng làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc gia đình đã gặp rất nhiều khó khăn.

Vì thế, cần phải có chế độ Bảo hiểm thai sản khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người lao

động khi tham gia vào quan hệ lao động.

4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ

Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu làm sáng tỏ các quy định và hệ thống chế độ Bảo

hiểm thai sản ở Việt Nam về phương diện pháp lí và thực tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất một số

giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm thai sản và nâng cao chất lượng thực

hiện pháp luật về Bảo hiểm thai sản trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt

ra cho quá trình nghiên cứu là:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về Bảo hiểm thai sản như các khái niệm, nguyên

tắc về chế độ Bảo hiểm thai sản theo quy định pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, sơ lược

lịch sử pháp luật Việt nam về chế độ Bảo hiểm thai sản….

- Phân tích và làm rõ các quy định cũng như thực trạng áp dụng chế độ Bảo hiểm thai sản

đối với pháp luật hiện hành. Đồng thời xem xét thực tế thực hiện cũng như các kết quả đạt được

cần phát huy và các hạn chế cần khắc phục.

- Cuối cùng đưa ra những đề xuất để hoàn thiện thực hiện tốt hơn các quy định về chế độ

Bảo hiểm thai sản.

Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh chế độ thai sản hiện hành với các quy định trước

đó và đặt trong sự liên hệ với các quy định của pháp luật quốc tế về chế độ Bảo hiểm thai sản để

làm cho đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn trong cuộc sống không mang tính hình thức .

5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhóm quan hệ hình thành trong lĩnh vực bảo hiểm thai sản.

Đối tượng của Bảo hiểm thai sản có tính chất đặc thù chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh

đẻ khi khám thai, bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh

hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai. Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên trong

quá trình thai nghén, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai, Bảo

hiểm thai sản nhằm mục đích giúp cân bằng về thu nhập, góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật

chất, bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng, người lao động nói chung. Qua đó đối tượng

nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:

Page 6: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Các trường hợp được hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản

Các điều kiện được hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản

Thời gian nghỉ hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản

Các loại và mức hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản

Nguồn tài chính thực hiện chế độ Bảo hiểm thai sản

Giải quyết tranh chấp về Bảo hiểm thai sản

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có nhiều chế độ khác nhau như chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo

hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…song phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu chế độ Bảo

hiểm thai sản tức là các vấn đề liên quan đến người lao động khi thực hiện chủ yếu chức năng

duy trì nòi giống, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai… các quyền lợi của

họ được hưởng khi có tham gia Bảo hiểm xã hội và mục đích của Bảo hiểm thai sản mang tính

trợ giúp cân bằng về thu nhập góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khoẻ cho

người lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với

lao động khi thực hiện thiên chức làm mẹ.

6. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Cơ sở lý luận

Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng chủ trương

đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên

cứu, tác giả đã lao động và xây dựng công trình khoa học một cách nghiêm túc.

6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của Mác- Lê

nin, phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích kết hợp so sánh, lô gích, liệt

kê… có sự phân tích xây dựng mô hình một cách phù hợp.

7. Ý NGHĨA LUẬN VĂN

Trên cơ sở nghiên cứu tìm tòi khai thác, xây dựng luận văn, người viết xin đóng góp một vài ý

kiến nhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm xã hội đặc biệt là chế độ Bảo hiểm

thai sản ở Việt Nam với mong muốn giữa pháp luật và thực tế cuộc sống tìm được tiếng nói thống nhất,

các quy định pháp luật có hiệu lực nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động .

Bản luận văn về: “Chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam” sẽ là tài liệu cho sinh viên và

người làm nghiên cứu khoa học tham khảo, ở một phương diện nào đó là tài liệu giảng dạy cho

các trường cao đẳng, đại học.

Bản thân người nghiên cứu thường xuyên giải quyết các công việc có liên quan đến chế độ Bảo

hiểm thai sản nên việc quyết định chọn đề tài: “ Chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam” làm luận án tốt

nghiệp với mong muốn công trình nghiên cứu phục vụ tốt cho chuyên môn nghề nghiệp của mình. Tác

giả cũng mong muốn sẽ có nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện tiếp những hạn chế mà tác

giả nghiên cứu chưa sâu hoặc chưa đề cập tới.

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Phần mở đầu

Page 7: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Phần nội dung gồm có 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế độ Bảo hiểm thai sản.

Chương 2: Các quy định pháp luật hiện hành về chế độ Bảo hiểm thai sản.

Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật Bảo hiểm thai sản và một số giải pháp nhằm hoàn

thiện chế độ Bảo hiểm thai sản

Chƣơng 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

1.1 BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

Có rất nhiều quan điểm khi đưa ra khái niệm Bảo hiểm xã hội song có một điểm chung là

Bảo hiểm xã hội có tác dụng giúp người lao động trong những lúc khó khăn hiểm nghèo, ốm

đau, tai nạn, thai sản ….trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động có sự

hỗ trợ của Nhà nước trước khi có biến cố xảy ra và khi người lao động gặp phải thì quỹ Bảo

hiểm xã hội sẽ giúp họ cân bằng phần thu nhập bị giảm sút hay bị mất, giúp họ trang trải phần

chi tiêu bị tăng cao khi gặp các rủi ro khó khăn.

Luật Bảo hiểm xã hội thông qua ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2007 đã

chính thức quy định chế độ Bảo hiểm xã hội tại Điều 3: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế

hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,

thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở

đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ”.

1.1.2 Bảo hiểm xã hội - một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt

Nam

Theo tổ chức lao động quốc tế thì an sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện quyền con người

trong hoà bình, tự do, làm ăn, cư trú được bình đẳng trước pháp luật, được làm việc, được nghỉ

ngơi, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập. Trong công ước 102 của tổ chức ILO thông qua

ngày 28/6/1952 thì có 9 chế độ của an sinh xã hội: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất

nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất,

trợ cấp gia đình. Các chế độ trợ cấp chia thành nhóm chính là bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội

nhóm phụ là quỹ công cộng, trợ cấp gia đình, chế độ bảo vệ người sử dụng lao động, các dịch vụ

xã hội, quỹ dự phòng.

Nước ta an sinh xã hội chia thành ba nhóm chính: nhóm các quan hệ cứu trợ xã hội, các

quan hệ ưu đãi xã hội, các quan hệ bảo hiểm xã hội.

Chế độ Bảo hiểm xã hội đóng vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, liên quan trực

tiếp đến lực lượng sản xuất, của cải vật chất, có sự tham gia đóng góp về tài chính của người lao

động và người sử dụng lao động là chủ yếu.

Page 8: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Mặc dù ra đời muộn hơn trợ giúp xã hội song Bảo hiểm xã hội ngày càng phát triển và thể

hiện sự quan trọng của mình trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta, đối tượng và phạm vi của

chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng góp phần bình ổn xã hội, tạo điều kiện phát

triển đất nước trong thế ổn định và bền vững.

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của chế độ Bảo hiểm thai sản

Khái niệm: Chế độ Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội, bao

gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho người lao

động nữ khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi

thực hiện các biện pháp tránh thai.

Mục đích:

- Bảo hiểm thai sản là một chế độ đặc thù tạo điều kiện chủ yếu cho lao động nữ thực hiện

tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội.

- Bảo hiểm thai sản là một chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.

- Bảo hiểm thai sản đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời kỳ thai sản.

- Bảo hiểm thai sản đảm bảo sức khoẻ sinh sản của người lao động và quyền được chăm

sóc của trẻ sơ sinh.

1.2.2 Các nguyên tắc của Bảo hiểm thai sản

Là một chế độ của Bảo hiểm xã hội nên Bảo hiểm thai sản phải tuân theo các nguyên tắc

của Bảo hiểm xã hội nhưng có một nguyên tắc đặc thù đó là: Người hưởng chế độ thai sản được

quỹ bảo hiểm xã hội đóng thay phí bảo hiểm trong thời gian hưởng Bảo hiểm thai sản.

1.3 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI

SẢN

1.3.1 Các công ƣớc quốc tế

Có thể nói, hầu hết các công ước của ILO về đảm bảo cho lao động nữ đều liên quan đến

các vấn đề thai sản của họ, trực tiếp bảo vệ cho lao động nữ trong thời kỳ thai sản có Công ước

số 3 năm 1919, Công ước số 103 năm 1952 (xét lại).

Mục đích của các công ước này là nhằm đảm bảo cho người lao động nữ, trẻ sơ sinh được

chăm sóc cần thiết và được bảo vệ mức sống đủ cho mẹ con trong thời kỳ người mẹ sinh con

phải nghỉ việc. Theo đó, các công ước này đã ấn định thời gian nghỉ sinh con, khoản trợ cấp, chế

độ chăm sóc y tế. Có thể coi Công ước 103 là Công ước tiêu biểu nhất về vấn đề bảo vệ phụ nữ

trong thời kỳ thai sản.

Công ước 156 được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 tại Giơnevơ đề cập về: “Bình đẳng

cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình”.

Điểm tiến bộ nhất trong Công ước 156 là đối tượng bảo vệ không chỉ là lao động nữ mà cả lao

động nam và nữ, những người có trách nhiệm trong gia đình.

Có thể thấy việc đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ ở Việt Nam đặc biệt chế độ Bảo

hiểm thai sản đã gần đạt tới mặt bằng chung theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu đặt điều đó trong

bối cảnh kinh tế xã hội của một nước chưa phát triển mới đánh gia đúng được tính ưu việt trong

Page 9: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

chính sách lao động nữ của Việt Nam. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nên chuẩn bị các điều kiện cần

thiết sớm xem xét, phê chuẩn những Công ước phù hợp như công ước số 103, Công ước 156 để

đảm bảo tốt hơn các quyền cho lao động nữ.

1.3.2 Pháp luật một số nƣớc

Chế độ Bảo hiểm thai sản được quy định trong pháp luật hầu hết các nước trên thế giới nó

tuỳ vào đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước mà chế độ này được quy định khác nhau về

thời gian nghỉ, mức trợ cấp, điều kiện hưởng.

Nhìn chung, pháp luật một số nước quy định các quyền lợi của người lao động khi tham

gia Bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản như thời gian nghỉ, mức hưởng tương đối tốt có

lợi cho người lao động nhưng rất chú trọng trong vấn đề bảo toàn và phát triển quỹ Bảo hiểm xã

hội bằng việc quy định người lao động phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội trong một thời gian

nhất định. Điều đó giúp Việt Nam nghiên cứu tiếp thu có quy định phù hợp bảo vệ quyền lợi của

người lao động nhưng vẫn bảo toàn và phát triển tài chính.

1.4 SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

Dựa trên các tiêu chí khác nhau có thể chia lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ Bảo hiểm

thai sản ở các giai đoạn khác nhau. Nhưng lấy mốc thời điểm ban hành Bộ luật lao động Việt

Nam thì chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau:

1.4.1 Giai đoạn 1945 đến 1994

Ngay sau khi giành được độc lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã bắt tay ngay vào

việc bảo vệ đất nước và thực hiện những chính sách xã hội phù hợp với chức năng quản lý xã hội của

mình. Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh trong đó có quy định về Bảo hiểm xã hội. Chúng ta có

thể tìm thấy những quy định đó trong các Sắc lệnh: Sắc lệnh 29-SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh 76-SL

ngày 20/5/1950, Sắc lệnh 77 - SL ngày 22/5/1950….. ở các mức độ khác nhau quy định quyền

hưởng Bảo hiểm xã hội của người lao động thông qua các chế độ cụ thể.

Nghị định 218 đã đề cập tới từng trường hợp hưởng cụ thể về thời gian và điều kiện

hưởng, tạo điều kiện cho sự hình thành và tiến tới hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản

cho các thời kỳ tiếp sau. Tuy nhiên sau hơn 30 năm áp dụng Nghị định đã bộc lộ những điểm hạn

chế mang tính lịch sử đó là:

Chế độ Bảo hiểm thai sản ở thời kỳ này chưa phải là chế độ Bảo hiểm xã hội mà nó mới

chỉ là sự ưu đãi của Nhà nước, người được hưởng chế độ này không phải đóng phí Bảo hiểm xã

hội mà do ngân sách nhà nước tài trợ. Đối tượng áp dụng chỉ là công nhân viên chức Nhà nước

trong khi một lực lượng lao động lớn hơn rất nhiều đang lao động ngoài khu vực này cũng có

nhu cầu tham gia và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.

Ngày 22 /6/1993 Chính phủ hành Nghị định 43 CP quy định tạm thời chế độ Bảo hiểm xã

hội mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng toàn diện bộ máy xã hội nhằm vào mục đích xóa bỏ bao

cấp của ngân sách nhà nước đối với Bảo hiểm xã hội mở rộng diện bắt buộc không chỉ đối với

công nhân, viên chức Nhà nước như trước đây mà đối với tất cả người lao động hưởng lương,

quy định lại nguồn thu chi, cơ cấu nguồn thu dùng cho mỗi loại chế độ Bảo hiểm.

1.4.2 Giai đoạn 1994-2006

Page 10: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Công cuộc cải cách về Bảo hiểm xã hội đi vào thực tiễn, Nhà nước ban hành hàng loạt các

văn bản pháp quy từ năm 1994: Bộ luật lao động, Nghị định 12 CP ngày 26/1/1995, Nghị định

45 CP ngày15/7/1995, Nghị định 01/2003 CP ngày 26/1/1995….Nghiên cứu chế độ Bảo hiểm

thai sản thời kỳ 1994- 2006 chúng tôi thấy :

Hệ thống Bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm xã hội thai sản nói riêng được chia

thành hai nhánh riêng biệt là lực lượng dân sự và lực lượng vũ trang. So với giai đoạn trước đây

đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trong đó có Bảo hiểm thai sản được mở rộng hơn ngoài đối

tượng là công nhân viên chức thì người lao động làm ở khu vực ngoài quốc doanh cũng được

tham gia rộng rãi.

Ngoài những đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, pháp luật còn cho phép những

người có quan hệ lao động không thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có thể

tham gia và được hưởng Bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm thai sản nói riêng.

1.4.3 Giai đoạn 2006 đến nay

Trên cơ sở các cam kết của Việt Nam trong việc tham gia WTO về chính sách an sinh xã

hội cùng với sự chín muồi nhận thức về điều kiện kinh tế xã hội đất nước, nhu cầu đời sống xã

hội….Ngày 29/6/2006 Quốc hội khoá 11 đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội. Đây là lần đầu tiên

ở Việt Nam thể chế hoá ở mức cao nhất nhu cầu rất cơ bản về an sinh xã hội của con người. Xu

hướng luật hoá các nhu cầu an sinh xã hội là một bước tiến rất quan trọng và theo hướng đổi mới

của hệ thống chính sách xã hội ở nước ta nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững .

Chƣơng 2:

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

2.1 ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HƢỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

Theo quy định tại điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội thì đối tượng được nghỉ việc được hưởng

trợ cấp thai sản phải thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong hai trường hợp: lao

động nữ sinh con và người lao động nói chung nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải đóng

phí bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con

hoặc nuôi con nuôi mới được hưởng chế độ thai sản. Việc quy định thời điều kiện thời gian tham

gia Bảo hiểm xã hội là tiến bộ đã không chỉ trợ giúp cho người lao động nghỉ việc thực hiện

thiên chức làm mẹ mà còn chú trọng đến sự bảo toàn và phát triển về tài chính của quỹ bảo hiểm

xã hội. Là một chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp thai sản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên

cơ sở đóng góp của chính người lao động.

2.2 CHẾ ĐỘ VÀ QUYỀN LỢI

2.2.1 Thời gian nghỉ hƣởng chế độ thai sản

2.2.1.1 Thời gian nghỉ khám thai

Chăm sóc sức khoẻ cho người mẹ khi có thai là phù hợp với luật pháp quốc tế cho nên

pháp luật về Bảo hiểm xã hội của nước ta quy định trong thời gian có thai, người lao động được

Page 11: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày. Trường hợp người lao động có thai làm

việc ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ

việc hưởng trợ cấp hai ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai tính theo ngày làm việc không

kể ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần

2.2.1.2 Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo, hút thai

Để giúp người lao động nữ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ sớm ổn định nhịp sinh học của

cơ thể, pháp luật hiện hành quy định trong trường hợp này, người lao động nữ được nghỉ việc

hưởng trợ cấp 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng, 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng,

40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng, 50 ngày nếu thai từ 60 tháng trở lên. Thời gian

nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu tính cả ngày nghỉ lễ,

tết, nghỉ hàng tuần.

2.2.1.3 Thời gian nghỉ sinh con

Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội có quy định lao động nữ sinh con được nghỉ được hưởng

chế độ thai sản 4 tháng nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường. Trường

hợp lao động nữ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba

ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7 trở lên hoặc nữ quân nhân, nữ

công an nhân dân thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 tháng. Lao động nữ là người tàn tật có

mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng.

Trường hợp sinh một lần từ hai con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc nêu trên thì tính từ con thứ 2 trở

đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày. Đối với trường hợp sau khi sinh con, nếu con

dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày

tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng tổng thời gian nghỉ

việc không vượt quá thời gian quy định nghỉ sinh con như nêu trên và không tính vào thời gian nghỉ

việc riêng hàng năm theo quy định pháp luật lao động.

2.2.1.4 Thời gian nghỉ khi nuôi con nuôi

Người lao động nam hay nữ khi nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ việc

hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

2.2.2 Mức hƣởng chế độ thai sản

Mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công đóng Bảo

hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì

được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha

tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối

thiểu chung cho mỗi con. Đây là khoản tiền được cơ quan Bảo hiểm xã hội trả một lần cùng với

trợ cấp thay lương cho người lao động.

2.2.3 Mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hƣởng

chế độ thai sản

Page 12: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai

sản là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ

việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản

khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai

là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Trường hợp người lao động khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu,

thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia BHXH là mức tiền lương, tiền

công đóng BHXH của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.

2.2.4 Dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu hoặc sau

thời gian hưởng chế độ khi sinh con theo quy định mà sức khoẻ còn yếu thì sẽ được nghỉ tối đa

10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên, tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh

con phải phẫu thuật và 5 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng một ngày dưỡng sức

phục hồi sức khoẻ bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ

tại gia đình, bằng 40 % mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi tại cơ sở tập

trung mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

2.3 TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THAI SẢN

2.3.1 Nguồn hình thành tài chính thực hiện Bảo hiểm thai sản

Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng

lao động, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ Bảo hiểm thai sản là quỹ thành phần của Quỹ Bảo

hiểm xã hội trên cơ sở đóng góp của người sử dụng, người lao động, sự hỗ trợ của Nhà nước.

Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội quy định người sử dụng lao động, hàng tháng đóng quỹ tiền

lương, tiền công 3% vào quỹ ốm đau và thai sản trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2 % để

kịp chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau và thai sản.

2.3.2 Quản lý và sử dụng tài chính Bảo hiểm thai sản

Là thành phần của quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc nên Quỹ Bảo hiểm thai sản được quản lý

thống nhất công khai minh bạch được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập. Quỹ Bảo

hiểm xã hội là một quỹ an toàn về tài chính nên Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn

về giá trị và không có rủi ro về tài chính Quỹ Bảo hiểm thai sản là một quỹ tiêu dùng; những

nhu cầu Bảo hiểm xã hội sẽ chỉ thoả mãn thông qua tiêu dùng cá nhân của người được Bảo

hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống phân phối lại thu

nhập của người lao động. Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ tích luỹ đồng thời là quỹ tiêu dùng trên

cơ sở tuân theo quy luật công bằng, ở mức độ nhất định theo nguyên tắc tương đương đồng

thời phải tham gia điều chỉnh cần thiết giữa các nhu cầu và lợi ích việc sử dụng quỹ Bảo hiểm

thai sản nhằm mục đích chi trả cho các đối tượng tham gia và thuộc diện được hưởng chế độ

thai sản như sinh con, nuôi con nuôi….

2.4 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

Page 13: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Là một chế định trong chế độ Bảo hiểm xã hội cho nên việc giải quyết tranh chấp về Bảo

hiểm thai sản mang đầy đủ các nguyên tắc và cách thức giải quyết của tranh chấp Bảo hiểm xã

hội.

2.4.1 Tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp Bảo

hiểm xã hội về thai sản.

2.4.2 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp Bảo hiểm xã hội về thai

sản

- Tính pháp chế :

- Đảm bảo quyền tự quyết định của các bên tranh chấp

- Đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong quá trình giải quyết.

2.4.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp Bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản

- Cơ chế thoả thuận:

- Cơ chế khiếu nại:

- Cơ chế kiện tụng:

Chƣơng 3:

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NHẰM HOÀN THIỆN

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

3.1 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI SẢN

3.1.1 Tình hình thực hiện chế độ thai sản

3.1.1.1 Số ngƣời lao động tham gia

Không có sự tách biệt riêng về số người tham gia Bảo hiểm xã hội thai sản với số người

tham gia Bảo hiểm xã hội vì thế sự phát triển của số người tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ cho thấy

số người tham gia Bảo hiểm xã hội về thai sản ngày một tăng

Nếu như số người tham gia Bảo hiểm xã hội năm 1995 có 2,85 triệu người thì đến cuối năm

2006 có 6,7 triệu người, đã giải quyết hơn 1,5 triệu người nghỉ việc hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp

một lần riêng tiền thu Bảo hiểm xã hội năm 2006 đạt khoảng 22.000 tỉ đồng. Bình quân mỗi năm tăng

thêm 47 vạn người mới tham gia Bảo hiểm xã hội. Tổng số người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội

ngày càng tăng chứng tỏ người lao động đã có sự quan tâm đến chính sách Bảo hiểm xã hội và đã có ý

thức trong việc tự bảo vệ mình khi không may gặp phải những trường hợp cần giúp đỡ trong quá trình

lao động .

3.1.1.2 Số ngƣời lao động đƣợc hƣởng chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản

Do chế độ Bảo hiểm thai sản là chế độ đặc thù, bên cạnh đối tượng hưởng có cả nam giới

(trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi) thì đối tượng tham gia và hưởng chế độ thai

sản chủ yếu là nữ giới .

Mục 2004 2005 2006

Số đối tượng nữ tham gia 2.734.420 3.281.627 3.599.339

Page 14: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

Bảo hiểm xã hội người người người

Số đối tượng nữ hưởng

chế độ thai sản

211.282

người

208.566

người

281.443

người

Số ngày nghỉ chế độ thai

sản

17.199.304

ngày

20.957.717

ngày

26.313.244

ngày

( Số liệu tổng kết Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2004-2006)

Thực tế thực hiện chế độ trợ cấp thai sản ở nước ta từ 1995 đến 2005 cho thấy khoảng 1,3

triệu lượt người được hưởng chế độ trợ cấp thai sản trong đó chủ yếu là lao động nữ. Tổng số dư

cuả quỹ Bảo hiểm thai sản luôn trong tình trạng dư thừa.

3.1.2 Một số tồn tại qua thực tiễn thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản

Thứ nhất: Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tuy đã được mở rộng nhưng số

người tham gia không nhiều.

Thứ hai: Nhiều doanh nghiệp có hành vi trốn đóng Bảo hiểm xã hội. Một số không nhỏ

doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chỉ đóng tượng trưng, đối phó bằng cách chỉ đóng lương

thấp, không thực hiện nâng lương theo bậc thường xuyên mà tăng các khoản chi trả ngoài lương

để giảm phần đóng Bảo hiểm xã hội.

Thứ ba: Tình trạng chiếm dụng gây nợ đọng quỹ Bảo hiểm xã hội cũng khá phổ biến.

Theo số liệu kiểm toán nhà nước tính đến ngày 31/12/2003 số nợ đọng Bảo hiểm xã hội cả nước

là 579 tỉ đồng. Chính sự gây nợ đọng đó đã gây khó khăn và thiệt thòi cho người lao động khi

giải quyết hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.

Thứ tư: Các chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản mà đối tượng được hưởng không bảo đảm

đúng quy định.

Thứ năm: Còn có những quy định về chế độ Bảo hiểm thai sản chưa rõ ràng, chưa thực sự

bảo vệ quyền lợi của người lao động.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

3.2.1 Phương hướng chung

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức cho mọi công dân về Bảo hiểm xã hội trong đó có chế độ thai

sản

3.2.1.2 Nâng cao tính đồng bộ và khả thi của hệ thống luật pháp

3.2.1.3 Đảm bảo sự ổn định và bền vững của nguồn tài chính

3.2.1.4 Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước

3.2.2 Giải pháp cụ thể

3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Bảo hiểm xã hội

* Cần bổ sung quy định cho người cha hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản trong

trường hợp người mẹ không tham gia Bảo hiểm xã hội

* Luật nên quy định cho người lao động nữ mang thai bệnh lý được nghỉ dài ngày hoặc có

chế độ phù hợp hơn

* Cần tách trường hợp người mẹ đẻ non để cho hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản

với thời gian ưu đãi hơn

* Cần nâng số ngày nghỉ khám thai cho người lao động ở xa cơ sở y tế

Page 15: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

* Nên hướng dẫn một cách rõ ràng Điều 28 khoản 2 Luật Bảo hiểm xã hội về điều kiện

hưởng chế độ thai sản

* Cần có quy định rõ ràng về người lao động làm việc ở “nơi làm việc thường xuyên có

phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên”

* Cần quy định thời gian báo trước cho người sử dụng lao động khi người lao động nghỉ

hưởng thai sản đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

* Cần sửa đổi quy định mức lương tối thiểu và tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng Bảo

hiểm xã hội.

* Cần quy định rõ hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp Bảo hiểm xã hội trong đó có giải

quyết tranh chấp Bảo hiểm thai sản

3.2.2.2 Phê chuẩn công ước và thực hiện Khuyến nghị của ILO liên quan đến vấn đề Bảo

hiểm xã hội về thai sản

3.2.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật đối với chế độ Bảo

hiểm xã hội về thai sản

3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn đối với việc bảo vệ người lao

động đặc biệt là lao động nữ

3.2.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với

việc thực hiện chế độ thai sản

3.2.2.6 Xử phạt nghiêm đối với với các hành vi vi phạm chế độ Bảo hiểm xã hội nói

chung và chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản nói riêng

Như vậy, trong quá trình thực hiện và hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản cần

có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, sự chấp hành nghiêm chỉnh của người sử

dụng và người lao động trong việc đóng Bảo hiểm xã hội và thực hiện tốt chế độ thai sản. Hơn

nữa, việc kết hợp giữa các giải pháp sẽ đem lại những thành công nhất định tiến tới đối tượng

tham gia Bảo hiểm ngày một rộng hơn sẽ góp phần làm cho chính sách an sinh xã hội tốt hơn.

KẾT LUẬN

Chế độ Bảo hiểm thai sản cũng như các chính sách xã hội đối với lao động nữ nói chung,

vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, vừa tạo điều kiện để lao động

nữ thực hiện tốt công tác xã hội. Trong các quy định riêng về Bảo hiểm xã hội đối với lao động

nữ, Bảo hiểm thai sản được coi là đặc thù. Chiếm hơn một nửa lực lượng lao động xã hội, lao

động nữ có vị trí vô cùng quan trọng trong gia đình và xã hội. Có thể nói lao động nữ là nguồn

nhân lực có tiềm năng to lớn của đất nước, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong

bối cảnh hiện nay nền kinh tế đất nước và toàn cầu đang có những biến động mạnh mẽ đặt ra cho

người lao động nói chung và người lao động nữ nói riêng nhiều thách thức và điều kiện mới.

Người lao động nữ với đặc thù của mình không chỉ hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống mà

mở rộng sự có mặt của mình ra tất cả các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế đất nước. Mặc dù người

lao động nữ nhìn chung vẫn ở vị trí “yếu thế” song với sự nỗ lực không ngừng của bản thân họ

đang tự vươn lên tự khẳng định mình trong thị trường lao động sự quan tâm thích đáng của Đảng

Page 16: Chế độ bảo hiểm thai sản Vi t Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6557/1/V_L0_01505.pdf · luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật

và Nhà nước thông qua pháp luật sẽ là sự bảo vệ tốt cho họ, giúp họ khắc phục những hạn chế

đặc thù của bản thân phát huy ưu điểm từ đó thực hiện tốt vai trò kép của mình.

Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, các văn bản pháp về Bảo hiểm xã hội ban hành

và thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định. Những quy định riêng về chế độ Bảo hiểm

thai sản đã phần nào thể chế hoá được chính sách lao động và chính sách xã hội của Nhà nước.

Các quy định của pháp luật hiện hành đối với chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản đã chứng

tỏ ý nghĩa quan trọng của nó trong công tác bảo vệ người lao động nữ khi mang thai, sinh nở và

người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh. Những chế độ mà pháp luật Bảo hiểm xã

hội dành cho đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội về thai sản đã giúp người lao động vượt qua

những khó khăn khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn do khám thai, sẩy thai, nghỉ trước

và sau khi sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh.

Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, pháp luật Việt nam đã quy định chế

độ Bảo hiểm xã hội về thai sản. Các quy định về Bảo hiểm thai sản đã có sự kế thừa, phát triển

qua thời gian và dần được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, trở thành một chế độ quan

trọng trong hệ thống pháp luật về Bảo hiểm xã hội ở nước ta.

Việc thực hiện chế độ thai sản trong những năm qua đã giúp cho hàng triệu lượt người, mà chủ

yếu là lao động nữ giải quyết được những vấn đề của đời sống và chăm sóc thai nhi, con nhỏ… Kết

quả của việc thực hiện đó không chỉ dừng lại ở đó mà ý nghĩa lớn lao của nó đã góp phần vào việc tái

sản xuất lực lượng lao động mới cho xã hội. Có thể nói chính sách Bảo hiểm thai sản đối với người

lao động ở Việt Nam là tiến bộ và có tính ưu việt cao. Nhà nước cũng cần có sự lồng ghép trong các

quy định pháp luật để bảo vệ người lao động cũng như lợi ích của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong

quá trình thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản cũng đã bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế.

Những hạn chế, tồn tại đó xuất phát từ nhiều phía, trong đó có cả nguyên nhân từ hệ thống các quy

định của pháp luật chưa được hoàn thiện và ý thức pháp luật của những người trong cuộc, cũng như

quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về thai sản.

Vì thế, trong thời gian tới cần tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật và các mặt công tác

khác như tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật về thai sản, tăng cường công tác thanh

tra, kiểm tra… để nâng cao hiệu quả của chế độ thai sản trong xã hội.

References