16
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC Số 82/ Tháng 4-2018 www.scic.vn PHÁT HÀNH HÀNG THÁNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỐN CỦA SCIC TẠI DOANH NGHIỆP CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHEN vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3) CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHEN vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3) Tin tức Sự kiện Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC Nguyễn Chí Thành tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2018 (tr 3) 3 DN thành viên của SCIC đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2017 (tr 4) Nghiên cứu trao đổi Cổ đông năng động, doanh nghiệp được nhờ - SCIC thúc đẩy các cơ hội kết nối (tr 5) Chân dung hai thành viên HĐQT mới của Vinamilk (tr 7) Đại hội đồng cổ đông thường niên Traphaco năm 2018 (tr 11) Thông tin doanh nghiệp thành viên

CH˚ T˛CH HĐTV SCIC NH˙N BˆNG KHEN vì đã có … tin Nguoi dai dien so 82.pdf · Bahrain, ABC là tổ chức độc lập, phi chính phủ với mục tiêu xúc tiến thương

  • Upload
    vokhanh

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC Số 82/ Tháng 4-2018 w w w. s c i c . v n

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Hồng Hiển - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)Chịu trách nhiệm nội dung: Đàm Thúy Nga - Trưởng ban Đối ngoại Truyền thôngThư ký biên tập: Nguyễn Hồng Hạnh - Chuyên viên Điện thoại: (024) 62780 126 • Fax: (024) 62780 136 • Email: [email protected] • Website: www.scic.vnĐịa chỉ xuất bản: 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội • In tại: Hà Nội • GPXB: Số 32/GP-XBBT ngày 19/6/2017

P H Á T H À N H H À N G T H Á N G D À N H C H O N G Ư Ờ I Đ Ạ I D I Ệ N V Ố N C Ủ A S C I C T Ạ I D O A N H N G H I Ệ P

CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHENvì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3)

CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHENvì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3)

Tin tức Sự kiệnPhó Tổng giám đốc phụ trách SCIC Nguyễn Chí

Thành tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2018 (tr 3)

3 DN thành viên của SCIC đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2017 (tr 4)

Nghiên cứu trao đổiCổ đông năng động, doanh nghiệp được nhờ - SCIC thúc đẩy các cơ hội kết nối (tr 5)

Chân dung hai thành viên HĐQT mới của Vinamilk (tr 7)Đại hội đồng cổ đông thường niên Traphaco năm 2018 (tr 11)

Thông tin doanh nghiệp thành viên

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn2

Tin tức - Sự kiện

làm việc với Chủ tịch Hội đồng kinh doanh ASEAN BahrainPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC LÊ SONG LAI

Ngày 13/4/2018, tại trụ sở SCIC, Phó Tổng Giám đốc Lê Song Lai

đã có buổi làm việc với ông Daij Bin Isa AlKhalifa, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh ASEAN Bahrain (ABC).

Được thành lập tháng 3/2017 bởi nhóm các doanh nhân Vương quốc Bahrain, ABC là tổ chức độc lập, phi

chính phủ với mục tiêu xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các quốc gia ASEAN và Vương quốc Bahrain. Nhân dịp tham dự triển lãm Vietnam Expo 2018 tại Việt Nam, ABC đã có buổi làm việc với SCIC để trao đổi về khả năng hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, Ông AlKhalifa cho biết, các lĩnh vực mà phía Bahrain quan tâm gồm may mặc, nông nghiệp, khách sạn - du lịch, bệnh viện, logistic, tài chính - ngân hàng, dịch vụ cảng biển, bất động sản, nội thất, lao động, công nghệ thông tin và điện tử… Với lợi thế là Bahrain có cơ chế pháp luật khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập mới doanh nghiệp

100% sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục đơn giản và thị trường có tiềm năng lớn trong các lĩnh vực nêu trên, ABC hy vọng sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác hiệu quả với SCIC để kết nối nhà đầu tư hai bên, hiện thực hóa tiềm năng hợp tác giữa hai bên. Ngoài ra, ABC sẵn sàng làm đầu mối kết nối SCIC với Mumtalakat - Quỹ đầu tư chính phủ của Vương quốc Bahrain để tìm kiếm cơ hội hợp tác tiềm năng và triển khai các mô hình hợp tác hiệu quả mà SCIC đã từng thực hiện với các quỹ đầu tư chính phủ khác tại khu vực Trung Đông.

Về phía SCIC, ông Lê Song Lai cho biết, sau hơn 10 năm đi vào hoạt

làm việc với Chủ tịch Quỹ đầu tư Warburg PincusPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC LÊ SONG LAI

Ngày 23/3/2018, tại trụ sở SCIC, Phó Tổng Giám đốc Lê Song Lai đã có buổi làm

việc với ông Timothy Gerthner, Chủ tịch Quỹ đầu tư Warburg Pincus (WP).

Được thành lập năm 1966, WP là quỹ đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết hàng đầu trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu chính là đầu tư vào các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao. Với hơn 50 năm phát triển, WP đã huy động được 17 quỹ đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, đầu tư hơn 60 tỷ USD vào hơn 800 công ty tại hơn 40 quốc gia. Ông Timothy Geithner, Chủ tịch WP, đã từng là Chủ tịch Quỹ dự trữ bang New York nhiệm kỳ 2003-2009 và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mĩ nhiệm kỳ 2009-2013. Sau một thời gian tìm hiểu và đánh giá tiềm năng của thị trường VN, hiện tại, WP đang là một

trong những nhà đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết đáng chú ý tại VN. Gần đây, WP đã cam kết đầu tư hơn 370 triệu USD vào Techcombank, khoản đầu tư giúp WP trở thành nhà đầu tư cổ phần chưa niêm yết lớn nhất tại VN. Ngoài ra, WP còn đầu tư vào Vincom Retail JSC (công ty con của Vingroup), Lodgis Hospitality (công ty có vốn đầu tư của Vinacapital), BW Industrial Development JSC (công ty có vốn đầu tư của Becamex IDC Corp). Tổng số vốn cam kết đầu tư tại VN của WP hiện lên đến hơn 1 tỷ USD.

Tại buổi làm việc, ông Lê Song Lai chia sẻ về vai trò của SCIC trong tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN tại Việt Nam cũng như các cơ hội hợp tác tiềm năng giữa hai bên trong quá trình thoái vốn của SCIC tại các DN. Ông Lê Song Lai cũng cho biết

việc thoái vốn của SCIC tại DN tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Vì vậy, SCIC hoàn toàn hoan nghênh Warburg Pincus tham gia vào quá trình này với tư cách là nhà đầu tư và/hoặc kênh giới thiệu các nhà đầu tư là khách hàng của Warburg Pincus, đặc biệt trong thời gian tới khi SCIC tiếp tục thoái vốn tại các nhóm DN có quy mô lớn theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tiếp theo trang 7

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn 3

Tin tức - Sự kiện

Ngày 5/4/2018 tại Trụ sở Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn

nhà nước (SCIC), Thiếu tướng Nguyễn Hùng Lĩnh - Cục trưởng Cục An ninh Tài chính - Tiền tệ - Đầu tư (A84), đã thay mặt Tổng cục trưởng, Tổng cục An ninh, Bộ Công an trao Bằng khen của Tổng cục cho ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ./.

vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Tổng cục An ninh, Bộ Công an

CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHEN

tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2018PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SCIC NGUYỄN CHÍ THÀNH

Nhằm tiếp cận và tìm cơ hội hợp tác, thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ Hàn Quốc vào

thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày 18/4/2018 tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính, trưởng đoàn Việt Nam, chủ trì.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCK, đại diện các quỹ đầu tư lớn như Dragon Capital, Vina Capital, SSIAM, Eastspring Investments, Shinhan bank

Vietnam, An Phat Holding.... Đoàn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) do Phó Tổng giám đốc phụ trách Nguyễn Chí Thành dẫn đầu.

Hội nghị lần này chủ yếu tập trung vào việc chia sẻ các giải pháp thúc đẩy đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, Hội nghị tạo cơ hội đối thoại giữa các bên doanh nghiệp hai nước về những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị nhằm hỗ trợ nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia đầu tư tích cực hơn nữa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác tiềm năng từ Hàn Quốc.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung: (i) quyết tâm thực hiện cổ phần hóa DNNN, thoái vốn ngoài ngành theo kế hoạch, đặc biệt là cổ phần hóa

các DNNN có quy mô lớn; (ii) áp dụng nguyên tắc quản trị hiện đại và công bố thông tin công khai, minh bạch; (iii) bảo đảm hoạt động của các DNNN theo cơ chế thị trường; (iv) tăng cường giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; (v) giảm mạnh tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các DNNN cổ phần hóa; (vi) cho phép dành tỷ lệ lớn để bán cho đối tác chiến lược nước ngoài; (vii) yêu cầu các DNNN cổ phần hóa niêm yết trên TTCK.

Đặc biệt trong năm 2018, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa 64 doanh nghiệp lớn và thực hiện thoái vốn tại 189 doanh nghiệp mà nhà nước đang nắm giữ cổ phần. Do đó, Chính phủ Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia làm đối tác chiến lược trong các doanh nghiệp cổ phần hóa của Việt Nam.

Riêng đối với SCIC, ngay từ khi SCIC mới thành lập, các đối tác Hàn

Tiếp theo trang 10

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vnBản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn4

Tin tức - Sự kiện

TRAO GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIAVÀ QUỐC TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG NĂM 2017 CHO 77 DOANH NGHIỆP

Sáng 22/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng

quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á- Thái Bình Dương (GPEA) năm 2017 cho 77 doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và trao giải thưởng.

Đây là giải thưởng duy nhất về chất lượng do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trao tặng và giải nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.

Năm nay, trên cơ sở đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 13-4-218 trao tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2017 cho 73 doanh nghiệp.

Tại buổi lễ, 73 doanh nghiệp đã được trao tặng giải thưởng, trong đó, Giải Vàng Chất lượng quốc gia năm 2017 được trao cho 15 doanh nghiệp xuất sắc nhất, trong đó có 2 doanh nghiệp thành viên của SCIC là: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh và Công

ty Cổ phần Trà Bắc... Ngoài ra, 1 DN thành viên của SCIC đoạt Giải Bạc Chất lượng là CTCP XNK Sa Giang.

Giải Bạc Chất lượng quốc gia năm 2017 được trao cho 58 doanh nghiệp.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trao Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 tặng bốn doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Tôn Đông Á; Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa; Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Việt Đức; Công ty Cổ phần Long Hậu.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của giải thưởng, đồng thời nhấn mạnh: Giải thưởng đã khẳng định uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng, góp phần tạo đà cho doanh nghiệp sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.Những doanh nghiệp đạt Giải thưởng là những doanh nghiệp đã xây dựng được văn hoá chất lượng trong hoạt động của doanh nghiệp, điển hình về áp dụng thành công các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, đạt kết quả sản xuất, kinh doanh nổi bật và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Đến năm 2017, đã có 1.842 lượt doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia và 44 doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đề nghị, để Giải thưởng Chất lượng quốc gia đóng góp nhiều hơn nữa cho phong trào năng suất - chất lượng, cần tiếp tục đổi mới theo định hướng các doanh nghiệp tiếp cận Giải thưởng như một bộ tiêu chí quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn quốc tế để doanh nghiệp cải tiến toàn diện các hoạt

động, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là giá trị gia tăng mà Giải thưởng Chất lượng quốc gia đem lại và cũng là cách để lôi cuốn, thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia và áp dụng các công cụ thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức phục vụ tăng trưởng bền vững và hội nhập quốc tế, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam là cần chủ động thực hiện các giải pháp trong việc đổi mới công nghệ, sản phẩm, tăng cường ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, qua đó

nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Nhà nước khẳng định sẽ tập trung xây dựng và triển khai thực hiện những cơ chế chính sách, chương trình về năng suất chất lượng, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ... để tạo dựng nền tảng hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Nhân Dân

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao giải thưởng cho bốn doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á -

Thái Bình Dương năm 2017.

• 2 DN thành viên của SCIC là CTCP Nhựa Bình Minh và CTCP Trà Bắc đạt Giải Vàng Chất lượng quốc gia năm 2017• CTCP XNK Sa Giang đạt Giải Bạc Chất lượng quốc gia năm 2017

Nhựa Bình Minh luôn đặt chất lượng lên hàng đầu

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Nghiên cứu trao đổi

5Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

SCIC THÚC ĐẨY CÁC CƠ HỘI KẾT NỐI SCIC THÚC ĐẨYCÁC CƠ HỘI KẾT NỐI Lễ ký kết hợp tác chiến lược về xây

dựng, phát triển sản phẩm mới giữa một bên là Vinamilk - doanh nghiệp đứng đầu về sản xuất sữa và DHG Pharma – doanh nghiệp đứng đầu về dược phẩm diễn ra hôm cuối tháng 3 vừa qua tại Tp.HCM, đã mở ra một xu hướng hợp tác mới không chỉ trong các doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam mà còn trong cộng đồng các doanh nghiệp thuộc danh mục đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Câu chuyện hợp tác chiến lược giữa Vinamlik và DHG Pharma cũng cho thấy ngày càng rõ hơn vai trò kết nối của các cổ đông lớn – mà SCIC là một ví dụ. SCIC – với vai trò đại diện cổ đông nhà nước tại hai doanh nghiệp đang nỗ lực để giúp doanh nghiệp phát triển và bảo toàn, phát huy hiệu quả đồng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

TĂNG CƯỜNGHỢP TÁC CHIẾN LƯỢC Theo thỏa thuận hợp tác chiến

lược, CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã CK: VNM-HOSE) và CTCP Dược Hậu Giang – DHG Pharma (mã CK: DHG-HOSE) sẽ cùng Hợp tác chiến lược về xây dựng, phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tạo ra các giá trị sống mới cho cộng đồng, hướng đến một cuộc sống khoẻ đẹp hơn. Với những thế mạnh nền tảng của 2 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam, Vinamilk và DHG Pharma sẽ có những phối hợp tích cực trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), Marketing, phân phối các dòng sản phẩm, thực phẩm chức năng…

Cụ thể hơn, DHG Pharma và Vinamilk sẽ cùng nhau xây dựng sản phẩm đồng thương hiệu mới hoặc phát triển từ các sản phẩm đã có, nhằm phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng với nhiều đối tượng khác nhau; phối hợp về nguồn nguyên liệu để đưa vào phục vụ sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, bổ sung và nâng cao sức khỏe; khai thác thế mạnh về nguồn lực phân phối đặc thù của mỗi bên, để giúp người dân dể dàng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ.

Hơn 10 năm nay, Vinamilk và DHG Pharma vốn không chỉ là 2 doanh nghiệp tiêu biểu trong danh mục của SCIC mà còn là 2 khoản đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Nhà nước mà SCIC đại diện. Trong giai đoạn 2012 - 2017, tổng giá trị cổ tức chi trả bằng tiền mặt tại Vinamilk gần 32.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông SCIC được nhận 13.500 tỷ đồng. Tại DHG- Pharma, mức cổ tức mà SCIC nhận được cũng đạt 730 tỷ đồng.

“Vinamilk và DHG Pharma đều là các doanh nghiệp đầu ngành, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người. Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa hai doanh nghiệp lớn là kết quả của cả một quá trình nỗ lực của các bên để đạt được mục tiêu cao nhất là phát triển những sản phẩm tiên tiến, chất lượng, có lợi cho người tiêu dùng”, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC nhấn mạnh.

HÀNH TRÌNH KẾT NỐINhiều năm nay, với vai trò cổ đông

lớn và hiện đang sở hữu 36% vốn điều lệ Vinamilk, SCIC đã thông qua người đại diện vốn tham gia tích cực vào hoạt động quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk. Không chỉ tham gia phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, quyết định thay đổi mô hình quản trị kiểm soát mới (Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT), tham gia rà soát, sửa đổi Điều lệ Công ty tương ứng với mô hình mới và phù hợp với các quy định mới ban hành, mà đại diện của

CỔ ĐÔNG NĂNG ĐỘNG, DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NHỜ

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vnBản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Nghiên cứu trao đổi

6

SCIC còn có ý kiến đóng góp đối với những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT, đặc biệt là các dự án đầu tư quan trọng theo Chiến lược 5 năm của Vinamilk. Cán bộ của SCIC là thành viên các Tiểu ban của HĐQT đã nghiên cứu và tham gia ý kiến đối với các nội dung thường nhật về quản trị, điều hành của VNM (các dự án đầu tư góp vốn, mở rộng nhà máy, dây chuyền sản xuất…).

Tương tự, tại DHG Pharma, SCIC thực hiện vai trò của cổ đông lớn ở một số công việc quản trị quan trọng như: phối hợp thống nhất giữa các cổ đông lớn trong việc ra quyết định đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHCĐ, kết nối doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước quản lý các hoạt động của DHG Pharma nhằm thúc đẩy hiệu quả và thời gian giải quyết; hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác thực hiện chủ trương nới room, chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động; kiện toàn nhân sự Lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp gồm vị trí Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc DHG Pharma và Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất; đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện củng cố toàn bộ các mảng hoạt động của DHG-Pharma như quản trị điều hành về sản xuất, tài chính, thuế,…

Thực tế, trong các doanh nghiệp cổ phần, đặc biệt là doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động theo mô hình công ty cổ phần thì cổ đông lớn hay cổ đông nhỏ đều rất quan trọng, bởi giúp cho doanh nghiệp có nhiều ý tưởng trong hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Vai trò của các cổ đông lớn là rất quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hạng mục đầu tư. “Tôi nghĩ SCIC- cổ đông lớn tại Vinamilk đang làm tốt vai trò đó”, Tổng giám đốc Mai Kiều Liên nhận xét.

Cũng theo bà Liên, trong câu chuyện hợp tác chiến lược giữa Vinamilk và DHG Pharma, có sự đóng góp của SCIC với vai trò kết nối. Mặc dù các doanh nghiệp đã hợp tác với

nhau từ rất lâu, nhưng mà lần này, SCIC muốn công khai và chính thức hợp tác chiến lược.

Đại diện DHG Pharma, ông Đoàn Đình Duy Khương, Quyền Tổng giám đốc đánh giá cao vai trò của SCIC trong hợp tác chiến lược với Vinamilk. Trong định hướng chiến lược của mình, Dược Hậu Giang luôn tìm kiếm và chủ động hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp, chuyên gia phù hợp để có thể mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Biết đến Vinamilk, gặp gỡ trong các diễn đàn chuyên ngành, hai bên cũng đã có những trao đổi mang tính gợi mở về sự hợp tác và tận dụng thế mạnh của nhau. “Với vai trò là nhà quản lý, có thành viên nằm trong hội đồng quản trị của cả hai doanh nghiệp, SCIC hiểu rất rõ về tầm nhìn, thế mạnh và cả chiến lược phát triển dài hạn của cả DHG Pharma và Vinamilk. Chính những tác động tích cực và hỗ trợ từ SCIC đã giúp cho việc tiến tới hợp tác diễn ra nhanh và hiệu quả đến vậy. Có thể nói, không chỉ đơn thuần là cầu nối hợp tác, SCIC còn là cầu nối niềm tin cho cả DHG Pharma và Vinamilk”, ông Khương nhận xét.

CỔ ĐÔNG NHÀ NƯỚC LINH HOẠT Hơn 10 năm nay, SCIC được biết

đến như là một nhà đầu tư, cổ đông có nhiều kinh nghiệm nhất trong công tác chuẩn bị và tham gia các kỳ đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại các công ty cổ phần. Tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Vinamilk, Traphaco, Vinaconex, FPT Telecom…, dấu ấn của SCIC luôn được quan tâm đặc biệt. “Tham gia hiệu quả ĐHĐCĐ vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi quan trọng và chính đáng của mỗi một cổ đông. Đặc biệt với cổ đông nhà nước, thách thức của SCIC còn lớn hơn nhiều”, lãnh đạo SCIC cho biết. Bởi ngoài mục tiêu bảo toàn vốn đầu tư và gia tăng lợi ích cổ đông thông qua mức thu cổ tức hàng năm, thì SCIC còn phải đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả trong quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh

doanh nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh và giá trị DN kể cả việc cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội, thiện nguyện của doanh nghiệp cũng là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng.

Với quan điểm rõ ràng đó, ý kiến SCIC tham gia ĐHĐCĐ tại doanh nghiệp không dừng lại việc kiến nghị, chất vấn, phản biện mà cần phải tiến đến sự tư vấn, hỗ trợ để doanh nghiệp có được các định hướng, mục tiêu, giải pháp phù hợp tình hình thị trường, điều kiện doanh nghiệp trong từng thời kỳ có tính khả thi. Để làm được điều này, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện thể chế quản trị nội bộ phù hợp với yêu cầu quản trị và thay đổi của pháp luật, SCIC vẫn đang tiếp tục quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kể cả người đại diện về các nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu quan trọng và xuyên suốt.

Khảo sát những doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn còn là cổ đông, đa số cho biết họ hài lòng về SCIC hơn so với trước đây khi người đại diện vốn nhà nước là các cơ quan quản lý trong bộ máy hành chính. So sánh giữa một bên là tư duy quản lý doanh nghiệp ở các bộ chủ quản là an toàn, bảo toàn được vốn nhà nước, với một bên là tư duy quản lý ở SCIC là hiệu quả, rõ ràng doanh nghiệp ủng hộ cơ chế hiệu quả hơn. Theo một số chuyên gia, cơ chế cổ đông là một tổ chức kinh tế như SCIC tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong điều hành, nhất là trong việc soát xét các báo cáo tài chính, đưa các chuẩn mực quản trị tiên tiến vào doanh nghiệp và khả năng sẵn sàng tham gia tăng vốn khi doanh nghiệp có phương án tăng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, tiếc là trên thực tế không phải doanh nghiệp cổ phần hóa nào thuộc đối tượng chuyển giao phần vốn nhà nước về SCIC cũng được chuyển giao theo đúng quy định và lộ trình.

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Thông tin Doanh nghiệp thành viên

7

Chân dung hai thành viên HĐQT mới của Vinamilk

Tại Đại hội cổ đông năm 2018 CTCP Vinamilk (VNM) diễn ra ngày 31/3/2018, VNM đã

bầu thêm 2 thành viên HĐQT mới là ông Alain Xavier Cany và ông Nguyễn Chí Thành.

Trong đó, ông Alain Xavier Cany hiện là Trưởng đại diện, Chủ tịch Tập đoàn Jardine Matheson Limited Việt Nam. Ông sẽ đại diện Platinum Victory Pte. (thuộc Jardine Cycle and Carriage Ltd.), là cổ đông lớn mới tham gia VNM với tỷ lệ sở hữu là 10,03%.

Ông Alain Xavier Cany sinh năm 1949, quốc tịch Pháp, được Đại hội cổ

đông bầu bổ sung vào HĐQT VNM với tỷ lệ thông qua là 99,06%.

Thành viên HĐQT mới được bầu còn lại là ông Nguyễn Chí Thành, Phó TGĐ phụ trách Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), thay cho ông Nguyễn Hồng Hiển.

Ông Nguyễn Chí Thành sinh ngày 29/5/1972, có bằng Thạc sĩ của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia (GRIPS) Nhật Bản và bằng Cử nhân của Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông từng công tác tại Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tham gia tái cơ cấu nợ nước ngoài và xây dựng chính sách ngoại hối. Ông

Thành được bổ nhiệm làm Phó TGĐ phụ trách của SCIC từ tháng 9/2017. Ông được Đại hội cổ đông bầu bổ sung vào HĐQT VNM với tỷ lệ thông qua là 80,74%.

Đại hội cổ đông thường niên của VNM cũng đã thông qua nội dung nâng số lượng thành viên HĐQT từ 9 lên 11.

Cũng tại Đại hội, lãnh đạo công ty cho biết ước tính kết quả kinh doanh quý 1 kém khả quan một chút. Doanh thu trong nước kém do thời tiết lạnh kéo dài, trong khi đó doanh thu xuất khẩu (phụ thuộc lớn vào nhu cầu từ thị trường Iraq) cũng giảm. Trong quý 1 năm ngoái, lợi nhuận sau thuế của VNM đạt mức cao kỷ lục là 2.935 tỷ đồng, tăng 36,1% so với cùng kỳ nhờ doanh thu tăng mạnh 16,4% so với cùng kỳ và tỷ lệ chi phí bán hàng thấp kỷ lục, là 19,1%.

Cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 với doanh thu thuần đạt 55.500 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 10.752 tỷ đồng, tăng trưởng 4,6%.

Cổ tức tiền mặt cho năm 2017 là 5.000 đồng/cổ phần, tương đương 5% mệnh giá. Trong đó VNM đã trả 3.500 đồng vào tháng 8 và tháng 12/2017, còn lại 1.500 đồng sẽ được chi trả vào tháng 6/2018.

Nguồn: infonet.vn

Ông Nguyễn Chí Thành (bên trái) và Chủ tịch HĐTV SCIC Nguyễn Đức Chi.

động, SCIC đã đạt được một số kết quả trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN thông qua việc tái cấu trúc các DN này, tìm kiếm và kết nối DN với các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài

nước. Đối với đề xuất tăng cường hợp tác giữa hai bên, với danh mục hơn 130 doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những lĩnh vực mà phía Bahrain quan tâm, ông Lê Song Lai tin tưởng rằng

tiềm năng hợp tác giữa hai bên là rất lớn và phía SCIC mong muốn sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa DN Việt Nam với các đối tác Bahrain để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai bên và khai thác hiệu quả các tiềm năng này.

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC LÊ SONG LAI... Tiếp theo trang 2

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Thông tin Doanh nghiệp thành viên

8

VINACONEX:Lợi nhuận quý I đạt 154 tỷ đồng Ngày 17/4, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG, sàn HNX) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.

Chia sẻ với các cổ đông tại Đại hội, ông

Đỗ Trọng Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty cho biết, trong quý I/2018, Công ty ước tính có thể đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 154 tỷ đồng.

Năm 2018, Vinaconex đặt mục tiêu doanh thu 4.491,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 491 tỷ đồng, chia cổ tức 12%.

Trước đó, năm 2017 Vinaconex có khoản lợi nhuận đột biến từ việc thoái vốn ở Công ty cổ phần Viwasupco (762,5 tỷ đồng), theo đó tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh năm 2018 được phân ra theo 2 trường hợp, tính bao gồm kết quả thoái vốn tại Viwasupco và không bao gồm.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng doanh thu bao gồm kết quả thoái vốn sẽ bằng 102% so với năm 2017, nếu không bao gồm thoái vốn là bằng 120,8% năm 2017.

Tương tự, kết quả lợi nhuận nếu tính gồm khoản thoái vốn tại Viwasupco thì mục tiêu lợi nhuận năm 2018 bằng 45,9% năm 2017 và bằng 107% nếu không bao gồm khoản thoái vốn.

Về hoạt động tài chính, trong năm 2017, Vinaconex luôn duy trì số dư nợ vay vốn lưu động ở mức phổ biến khoảng 550 tỷ đồng. Lãi suất vay vốn lưu động khoảng từ 5,5% đến 6,2%.

Trong năm 2017, Vinaconex cũng đã hoàn tất thoái vốn 100% tại 4 đơn vị là Vinaconex 7, Viwasupco, Vinata, VVF.

Tổng Công ty này cũng giảm vốn đầu tư tại 5 đơn vị là Quỹ đầu tư Việt Nam, Vinaconex 2, Vinaconex 9, Vinaconex 12, Nhiệt điện Quảng Ninh.

Trong khi đó, Vinaconex cũng thành lập mới 2 đơn vị là Công ty TNHH MTV Vinaconex Xây dựng và Công ty TNHH MTV Vinaconex Đầu tư.

Theo Vinaconex, trong năm 2018, Công ty này sẽ thực hiện các dự án theo tiến độ như Dự án 93 - 97 Láng Hạ, Vinata Tower 25 Nguyễn Huy Tưởng…

Công ty cho biết cũng sẽ tập trung nguồn lực quyết liệt triển khai Dự án An Khánh để đưa các sản phẩm của dự án ra thị trường, đồng thời đăng ký

triển khai thực hiện việc mua lại hoặc phân chia sản phẩm 50% (chủ đầu tư thứ phát) tại Dự án Bắc An Khánh nhằm tạo việc làm và tăng doanh thu, lợi nhuận cao từ Dự án.

Ngoài ra, Vinaconex cũng có chủ trương tìm kiếm và mua lại các dự án có cơ bản pháp lý để có thể triển khai sớm, ưu tiên các dự án tại các thành phố, địa phương có tiềm năng như Quảng Ninh, Nha Trang, TP.Hồ Chí Minh…

Vinaconex cũng có chủ trương thoái vốn, thu hồi vốn, giảm tỷ lệ góp vốn ở các đơn vị thành viên từ 51% xuống 36% để thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo linh hoạt cho các đơn vị, nhưng vẫn có mối liên hệ gắn kết trong hệ thống để vẫn phát huy được sức mạnh tổng thể.

Nguồn: Báo Đầu tư

Vinaconex cũng có chủ trương tìm kiếm và mua lại các dự án có cơ bản pháp lý

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Thông tin Doanh nghiệp thành viên

9

DƯỢC HẬU GIANG Sẵn sàng cho kế hoạch nới room 100% Để chuẩn bị cho kế hoạch nới room, DHG phải từ bỏ hoạt động phân phối dược phẩm cho đối tác nước ngoài (MSD, Mega), sản phẩm Eugica và các mảng bao bì.

Ngày 3/4, ông Đoàn Đình Duy Khương,

quyền Tổng giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang cho biết, theo kế hoạch của công ty, việc nới giới hạn sở hữu nước ngoài sẽ diễn ra chậm nhất vào ngày 01/07. Để chuẩn bị cho kế hoạch nới room, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) phải từ bỏ hoạt động phân phối dược phẩm cho đối tác nước ngoài (MSD, Mega) và sản phẩm Eugica cũng như các mảng bao bì. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận nhưng không đáng kể.

Trước đó, ngày 28/3, CTCP Dược Hậu Giang tổ chức Đại Hội đồng cổ đông thường niên 2018, thông qua kế hoạch kinh doanh và định hướng hoạt động cùng một số vấn đề liên quan đến Dược Hậu Giang. Trong năm 2017, kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh doanh của DHG đạt 4.064 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4%, lợi nhuận trước thuế 719 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 643 tỷ.

Năm 2018, DHG đặt mục tiêu doanh thu thuần 4.017 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 768 tỷ đồng. Trong khi doanh thu giảm nhẹ 1% thì lợi nhuận tăng 7% so với kết quả thực hiện năm trước. Cổ tức năm 2018 ước tính là 30%.

Theo đó, DHG sẽ chuyển giao dần quyền phân phối lại cho các đối tác trong vòng 6 tháng đầu năm. Vì vậy,

nửa đầu năm 2018 công ty ghi nhận doanh thu bán hàng hóa đạt 476 tỷ đồng. Hiện tại, SCIC và Taisho là hai cổ đông lớn nhất, với tỷ lệ sở hữu tương ứng là 43,31% và 24,4%.

Tại Đại Hội đồng cổ đông năm nay, cổ đông cũng đã bầu thay thế thành viên Hội đồng quản trị là ông Phan Minh Tiên và thay thế thành viên Ban kiểm soát là ông Trần Trung Kiên nhiệm kỳ 2014-2018.

Mục tiêu giai đoạn 2018 - 2020, Hội đồng quản trị kỳ vọng tăng trưởng doanh thu thuần hơn 13%/năm, đến năm 2020 hơn 300 triệu USD; tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu 7%/năm; ROA đạt hơn 19%, ROE hơn 23%; là nhà sản xuất thuốc generic lớn nhất Việt Nam, đạt 10% thị phần thuốc sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị DHG cũng đặt mục tiêu M&A hoặc liên doanh liên kết gia tăng giá trị công ty. Đại hội đã thông qua phương án sáp nhập công ty TNHH MTV In Bao Bì DHG 1 và Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG vào DHG.

Với dự án PIC/S, DHG đã hoàn thành giai đoạn 1 nâng cấp dây chuyền sản xuất thuốc viên/bột sủi bọt (Hapacol 250mg và Hapacol 500mg) đáp ứng tiêu chuẩn PIC/S.

Vào tháng 3/2018, cơ quan quản lý dược phẩm của Malaysia (DCAM) đã kiểm tra và đánh giá nhà máy ở Tân Phú Thạnh. Một khi DCAM công nhận dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn PIC/S GMP, các sản phẩm sản xuất theo dây chuyền đạt chuẩn này sẽ dễ dàng được cho phép nhập khẩu vào Malaysia. Do đó, DHG sẽ xuất khẩu dòng sản phẩm PIC/S GMP tới Malaysia trong tương lai gần. Nhờ hỗ trợ của cổ đông chiến lược Taisho đã giúp DHG tiết giảm được 200 tỷ đồng chi phí xây dựng và tư vấn so với mức vốn đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, Taisho cũng sẽ tham gia tư vấn và hỗ trợ DHG để nâng cấp các dây chuyền sản xuất chiến lược khác đạt tiêu chuẩn PIC/S, PMDA và GMP-EU trong những năm tới.

Nguồn: DHG

Đại Hội cổ đông Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Ảnh: Kim Khanh

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Thông tin Doanh nghiệp thành viên

10

VÌ SAO FPT HA THÂP MÔT NƯA CHI TIÊU DOANH THU 2018?

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2018, FPT đặt kế hoạch doanh thu công ty

mẹ đạt 21.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.484 tỷ đồng, lần lượt giảm 50,1% và 18,1% so với năm 2017.

Đặt ra kế hoạch vừa phải này là bởi FPT đã bán cổ phần đáng kể tại hai công ty con là FPT Trading và FPT Retail. FPT hiện chỉ còn nắm 48% cổ phần FPT Trading và 45% cổ phần FPT Retail nên 2 công ty này không còn hợp nhất vào doanh thu của FPT trong năm 2018. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế từ 2 công ty này sẽ được hạch toán vào lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết tương ứng với tỷ lệ sở hữu của FPT.

Về từng mảng kinh doanh, FPT đặt kế hoạch cho năm 2018 gồm:

Mảng công nghệ gồm tích hợp hệ thống, dịch vụ CNTT, phát triển và gia công phần mềm sẽ đạt doanh thu là 12.149 tỷ đồng (tăng trưởng 9,6%) và lợi nhuận trước thuế đạt

1.460 tỷ đồng (tăng trưởng 29,1%); Mảng viễn thông dự kiến đạt 8.660 tỷ đồng doanh thu (tăng trưởng 13,2%) và 1.394 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng trưởng 14%); Mảng giáo dục dự kiến đạt 1.090 tỷ đồng doanh thu (tăng trưởng 4,5%).

Cổ đông FPT chấp nhận kế hoạch cổ tức năm 2017 gồm 2.500 đồng cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 20:3. FPT đã chi trả cổ tức tiền mặt đợt 1 là 1.000 đồng/cp vào tháng 8/2017, còn lại 1.500 đồng/cp cổ tức tiền mặt

và cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được chi trả vào quý 2/2018.

FPT đang nỗ lực đàm phán một số thương vụ M&A với các công ty IT tại thị trường Mỹ và Nhật Bản. BLĐ Công ty không tiết lộ nhiều thông tin do quá trình đàm phán vẫn đang diễn ra. Trong khi đó FPT cũng đã đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ ô tô với mục tiêu trở thành nhà cung cấp phần mềm cấp 1 ở lĩnh vực này.

Nguồn: infonet.vn

Quốc đã dành nhiều sự quan tâm và hỗ trợ cho SCIC. Hoạt động hợp tác với SCIC của các đối tác Hàn Quốc trong giai đoạn 2006-2014, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật (đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm) và chia sẻ thông tin hợp tác đầu tư. Nhóm đối tác chính phía Hàn Quốc mà SCIC thiết lập và duy trì quan hệ là các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các tập đoàn lớn như KIS, Samsung, Golden Bridge, SK…Giai đoạn 2015-nay: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc đẩy mạnh hợp tác với Tập đoàn Samsung, SCIC đã tích cực kết nối lại với đối tác này

thông qua Văn phòng chiến lược toàn cầu Samsung. Trong khuôn khổ hợp tác giữa SCIC và Samsung, lãnh đạo hai bên đã có các buổi làm việc để trao đổi về khả năng hợp tác tại các dự án lớn mà SCIC có kế hoạch triển khai. Tháng 12/2015, đoàn công tác của SCIC đã sang thăm và làm việc với Tập đoàn Samsung và thăm quan, khảo sát một số dự án lớn của Samsung tại Hàn Quốc. Trong khuôn khổ chuyến công tác, SCIC đã tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại Seoul thu hút hơn 100 doanh nghiệp và quỹ đầu tư tại Hàn Quốc tham dự. Sau hội thảo, làn sóng các nhà đầu tư

Hàn Quốc quan tâm đến cơ hội hợp tác với SCIC đã tăng đáng kể với việc các Hiệp hội ngành nghề, các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư Hàn Quốc liên tiếp có các buổi làm việc với đại diện SCIC để tìm kiếm khả năng hợp tác với SCIC và các DN thành viên của SCIC.

Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2018 là cơ hội tốt giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa SCIC với các đối tác đã có đồng thời quảng bá về hình ảnh của SCIC, tìm kiếm và kết nối với các đối tác tiềm năng khác tại Hàn Quốc.

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH... Tiếp theo trang 3

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Thông tin Doanh nghiệp thành viên

11

Sáng ngày 30/3/2018, Công ty CP Traphaco đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm

2018. Đại hội đã thông qua báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, báo cáo tài chính 2017, báo cáo phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm 2017... và nhiều báo cáo quan trọng khác.

Năm 2017 là năm bản lề với rất nhiều sự kiện quan trọng của Traphaco: Traphaco đã chính thức đưa dự án Nhà máy sản xuất thuốc tân dược hiện đại nhất Việt Nam vào hoạt động và Lễ khánh thành Nhà máy tại Hưng Yên là 1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật nhất năm 2017. Traphaco đã thành lập Ban triển khai chiến lược, ban đã truyền thông sâu, rộng chiến lược phát triển bền vững Traphaco giai đoạn 2017-2020 đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược năm 2017. Cũng trong năm, Hội đồng quản trị công ty đã hỗ trợ nhóm cổ đông lớn thoái vốn thành công: Mekong Capital & Vietnam Holding; MAGBI Fund & Super Delta Pte. Ltd trở thành cổ đông lớn. Ngoài ra, công ty cũng đã phối hợp với công ty Anphabe thực hiện khảo sát nguồn nhân lực hạnh phúc, áp dụng quy chế lương 3Ps.

Năm 2017, doanh thu hợp nhất của Traphaco thực hiện 1.870 tỷ đồng. Sau khi đã giảm trừ chiết khấu thương mại và doanh thu từ hợp đồng hợp tác nhập khẩu mức tăng trưởng thực tế là 11% so với năm 2016. Về chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ ước đạt 241 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2016, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khả quan trong bối cảnh doanh thu giảm nhẹ do chính sách kế toán và thị trường còn nhiều khó khăn. Năm 2017, thu nhập bình quân của người lao động đạt 21,3 triệu/tháng, tăng 6,2% so với năm 2016, hoàn thành mục tiêu đã được ĐHĐCĐ

2017, đảm bảo thu nhập Người lao động tăng 5-10%.

Tại đại hội, Đại hội đã thống nhất về việc miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT công ty với ông Nguyễn Hồng Hiển và nhất trí bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Huy - cổ đông SCIC vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2016-2021 với tỉ lệ 97,92%.

Đã có rất nhiều các câu hỏi được các cổ đông đặt ra liên quan đến chiến lược của công ty, việc vận hành, sử dụng và tiêu chuẩn cho Nhà máy sản xuất Dược Việt Nam, kế hoạch phát triển hệ thống, kế hoạch nới room.... Đoàn chủ tịch đã trả lời tất cả các ý kiến, câu hỏi của các cổ đông và tiếp thu nhiều đóng góp của các cổ đông. Vấn đề thưởng cổ phiếu cho người lao động và kế hoạch nới room, công ty chưa có kế hoạch trong thời gian tới.

ĐHCĐ đã biểu quyết và nhất trí thông qua các báo cáo, phương hướng, chiến lược phát triển bền vững và các chỉ tiêu quan trọng khác. Đại hội cũng biểu quyết nhất trí và thông qua toàn văn Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 với tỷ lệ tán thành 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.

Nguồn: Traphaco

ĐAI HÔI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN TRAPHACO NĂM 2018

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tịch HĐQT trình bày Báo cáo tài chính năm 2017

Các cổ đông biểu quyết thông qua các báo cáo, phương hướng, chiến lược phát triển bền vững và các chỉ tiêu

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vnBản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Thông tin Doanh nghiệp thành viên

12

Mới đây, cầu dân sinh thuộc xóm Nà Vạ - Nà Dủ, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình,

tỉnh Cao Bằng được xây dựng trong chương trình “Cầu nối yêu thương” của Nhựa Tiền Phong đã chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng.

Để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dù ở bất kì đâu, giao thông là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Có nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại các khu vực miền núi khó khăn, bà con luôn mơ ước có 1 con đường, 1 cây cầu vững chắc để yên tâm đi lại.

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong luôn mang trong mình trách nhiệm với xã hội, Nhựa Tiền Phong đã triển khai chương trình “Cầu nối yêu thương” với mong muốn cải thiện việc đi lại cho người dân. Trong suốt thời gian qua, đội ngũ cán bộ Nhựa Tiền Phong đã liên tục tiến hành khảo sát địa hình và tính cấp thiết của việc xây cầu trên mọi miền Tổ quốc.

Xóm Nà Vạ - Nà Dủ, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được lựa chọn là 1 trong những điểm dừng chân của chương trình. Trong 3 tháng thi công với rất nhiều khó khăn về cả địa hình và thời thiết mưa lạnh khắc nghiệt, đội ngũ xây dựng của Nhựa Tiền Phong đã dựng lều trại xung quanh khu vực đó để gấp rút hoàn thành sớm trước mùa mưa lũ năm nay. Vừa qua, với sự ủng hộ của các cấp lãnh

đạo địa phương và bà con trong xã, cầu đã chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 23/3/2018.

Phát biểu tại lễ khánh thành, bà Hoàng thị Thu - tỉnh ủy viên, bí thư huyện Nguyên Bình cho biết: "Trong thời gian qua, xã/huyện đã có nhiều cố gắng lồng ghép các nguồn lực để tu bổ cây cầu cũ. Tuy nhiên do điều kiện địa hình miền núi cao, còn nhiều khu vực đang bị chia cắt nên việc xây mới cây cầu tại xóm Nà Vạ - Nà Dủ còn chưa được triển khai. Tấm lòng hảo tâm của Nhựa Tiền Phong đã giúp đỡ cho học sinh nơi vùng cao có cây cầu mới để đến trường, không phải đi qua những thanh tre nứa chênh vênh, tránh được những sự cố đáng tiếc, đặc biệt vào mùa mưa lũ”.

Cây cầu được xây dựng với ngân sách 1,5 tỷ đồng trích ra từ lợi nhuận doanh nghiệp Nhựa Tiền Phong. Kết cấu cầu dây văng với chiều dài 55m, chiều rộng 1,5m, độ bền trên 50 năm phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân xóm Nả Dủ và các em học sinh. Đơn vị

bán hàng của Nhựa Tiền Phong - Công ty TNHH MTV Thương mại Liên Thắng tại Nghệ An cũng tài trợ hệ thống đèn led mắc dọc trên cầu để đảm bảo việc di chuyển an toàn vào ban đêm.

Bên cạnh đó, để động viên các em học sinh đã vượt lên nghịch cảnh khó khăn của miền núi để đến trường hàng ngày, tại buổi lễ, ông Nguyễn Trung Kiên - Phó tổng giám đốc khối Tài chính đã đại diện Nhựa Tiền Phong trao 425 chiếc áo mới cho các em học sinh tại 3 điểm trường Mầm non, Tiểu học, Trung học xã Tam Kim.

Hi vọng cây cầu mới vững chãi sẽ luôn tràn đầy tiếng cười của các em học sinh, giúp người dân nơi đây sẽ ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Cầu nối yêu thương” là chương trình từ thiện được tài trợ bởi công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong với nguồn kinh phí thực hiện được trích từ một phần lợi nhuận của Nhựa Tiền Phong. Như vậy, với mỗi một đơn hàng, bạn đã chung tay cùng Nhựa Tiền Phong làm nên điều kì diệu cho những người dân nghèo không chỉ tại Điện Biên mà tương lai còn tại khắp các vùng miền Tổ quốc.

Chương trình đã bắt đầu được triển khai từ đầu tháng 10/2017 và sẽ tiếp tục được thực hiện trong 5 năm tới với mục tiêu xây dựng trên 60 cây cầu dân sinh hoặc những con đường mới cho những nơi đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: vietnamnet.vn

NHỰA TIỀN PHONG KHÁNH THÀNH CẦU DÂN SINH TAI CAO BẰNG

Đại diện Nhựa Tiền Phong và lãnh đạo địa phương cắt băng khánh thành cầu số 2

Bà Hoàng Thị Thu thay mặt người dân huyện Nguyên Bình đón nhận món quà từ Nhựa Tiền Phong

Ông Nguyễn Trung Kiên đại diện Nhựa Tiền Phong trao 425 chiếc áo mới cho các em học sinh xã Tam Kim

Cây cầu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/3/2018

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Văn bản chính sách mới

13

Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 11/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Theo Nghị định này, căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp giao cho tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương có chức năng đầu tư tài chính để thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Doanh nghiệp nhận đầu tư từ tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương là doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng các tiêu chí: Hoạt động trong các lĩnh vực mà địa phương ưu tiên phát triển; Phải được ít nhất một trong các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo lựa chọn để đầu tư.

Định kỳ hàng quý, tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương cập nhật, công bố danh sách các doanh nghiệp nhận đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương và của UBND cấp tỉnh.

Khoản vốn đầu tư từ tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương cho một doanh nghiệp nhận đầu tư không quá 30% tổng vốn đầu tư mà doanh nghiệp đó huy động được từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư.

Thời hạn đầu tư từ ngân sách địa phương tối đa là 05 năm, từ thời điểm đầu tư.Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.

Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 11/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nghị định này chỉ rõ, doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng thì được miễn chi phí đào tạo. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận.

Để được miễn chi phí đào tạo, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau: Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục; Không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 lần một năm. Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp có tối thiểu 10 học viên.

Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vấn viên. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 03 triệu đồng/năm; Doanh nghiệp nhỏ được giảm 30% nhưng không quá 05 triệu đồng/năm; Doanh nghiệp vừa được giảm 10% nhưng không quá 10 triệu đồng/năm.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.

Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Ngày 12/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Nghị định này chỉ rõ, phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định; Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu; Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn; Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên…

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; Ký chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền; Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký; Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh theo quy định…

Cũng theo Nghị định này, hành vi lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; Sổ kế toán không ghi bằng bút mực, ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi không cách dòng; Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2018./.

VĂN BẢN CHÍNH SÁCH MỚI

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Quản trị doanh nghiệp

14

Công ty cổ phần Phát triển nhà Cần Thơ tiền thân là một đơn vị hành chính sự nghiệp có

thu được thành lập ngày 11/4/1983, có tên ban đầu là Công ty Quản lý Nhà Hậu Giang. Công ty từng là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố, được Đảng ủy và Chính quyền Thành phố tin tưởng và giao phát triển các khu dân cư và tái định cư nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đô thị thành phố. Từ ngày 19/10/2016, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (31,1 tỷ đồng tương đương 59,4% vốn điều lệ) tại Công ty từ ngày 11/4/2017.

Tuy nhiên, qua nhiều năm hoạt động, hoạt động của Công ty đã có những dấu hiệu không đáp ứng kịp những thay đổi rất mạnh mẽ của thị trường bất động sản cũng như các quy định pháp luật liên quan. Công ty gặp

nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ hạ tầng dự án, bán hàng, hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán dự án cũng như cân đối tài chính. Các dấu hiệu này đã thể hiện rõ ràng trong kết quả kinh doanh của Công ty những năm trước cổ phần hóa và sai phạm của ban điều hành cũ. Cụ thể, Công ty thua lỗ gần 48 tỷ đồng trong năm 2014 và vẫn tiếp tục lỗ lũy kế cho đến khi thực hiện cổ phần hóa cuối năm 2016.

THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM SCIC NHẬN CHUYỂN GIAO VỐN NHÀ NƯỚC

SCIC tiếp nhận doanh nghiệp trong tình trạng hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác quản trị nội bộ. Tư duy quản trị chưa theo kịp khi chuyển từ mô hình hoạt động công ty 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần với yêu cầu rõ ràng trong phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng giữa HĐQT và Ban điều hành. Người đại diện theo

pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị, không phải Tổng giám đốc điều hành trực tiếp. Trong khi đó, các quy định về phân quyền, phân cấp trong Điều lệ, quy chế quản trị nội bộ và các quy chế hoạt động khác của công ty không rõ ràng, chồng chéo, gây khó khăn trong việc điều hành và phối hợp giữa Chủ tịch HĐQT, HĐQT với Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc. Tình trạng công việc không được xử lý thông suốt và kịp thời kéo dài từ khi cổ phần hóa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty và hơn nữa, bắt nguồn mâu thuẫn nội bộ trong điều hành.

Cụ thể: - Về mặt quản trị, chưa phân định

rõ ràng chế độ làm việc tập thể của HĐQT, ủy quyền quyết định của Chủ tịch HĐQT, phân cấp quyết định giữa HĐQT và Ban Giám đốc, phân công và ủy quyền giữa Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc giúp việc.

- Các dự án triển khai trên 10 năm mà không hoàn tất được giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng để hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán với địa phương và người mua mặc dù đã được gia hạn nhiều lần, dẫn đến việc nợ 2.648 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các khách hàng.

- Các khoản công nợ khó đòi do không có hồ sơ, không rõ đối tượng lên đến 3,8 tỷ đồng.

- SCIC thường xuyên nhận được đơn thư khiếu kiện trong nội bộ Công ty do chưa đồng thuận trong phương thức tiếp cận, xử lý sự vụ của người đại diện vốn nhà nước.

TÁC ĐỘNG CỦA SCIC ĐỐI VỚI CÔNG TY

Nhận diện được thực trạng nói trên trong quá trình tiếp nhận, SCIC xác định

Chia sẻ kinh nghiệm quản lýTAI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ CẦN THƠ

Bản tin Người Đại diện - số 82 Ι Tháng 04/2018 Ι www.scic.vn

Quản trị doanh nghiệp

15

việc tái cơ cấu mô hình tổ chức và nhân sự, xây dựng hệ thống quản trị với phân quyền, phân cấp rõ ràng là mấu chốt để giải quyết những mâu thuẫn trong điều hành, khai thông hoạt động của Công ty. Thông qua đó, Công ty có thể xử lý các tồn đọng sau cổ phần hóa và quan trọng hơn là định hướng phát triển trong tương lai. SCIC đã tìm hiểu sâu, kết hợp với đánh giá năng lực quản trị và điều hành của bộ máy quản lý từ hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc và đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt nhằm tìm ra giải pháp khắc phục. Cùng lúc đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã mở rộng nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mô hình hoạt động năng động, phù hợp với thay đổi nhanh chóng của thị trường và đòi hỏi của hoạt động thực tế, đặc biệt là việc cho phép doanh nghiệp có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Thực tế tại Việt Nam, hình thức công ty có nhiều hơn một người đại diện trước pháp luật chỉ được một số ít doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, qua thông tin thu thập được và phân tích, đánh giá cụ thể về bộ máy và từng nhân sự quản lý tại Công ty, SCIC đã quyết định áp dụng mô hình hai người đại diện trước pháp luật. Mô hình này, giúp từng cá nhân quản lý có thể phát huy được thế mạnh riêng của mình, đồng thời có phân công, phân cấp rõ ràng, hạn chế phát sinh mâu thuẫn trong quá trình điều hành, có can thiệp và thống nhất ý kiến trong các trường hợp không

đồng thuận. Tại Đại hội cổ đông thường niên Công ty tổ chức vào tháng 8/2017, SCIC đã mạnh dạn tái cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty theo mô hình mới với hai người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Công ty. Đồng thời, SCIC đã cử cán bộ trực tiếp tham gia HĐQT và Ban kiểm soát Công ty nhằm tăng cường vai trò, tính chủ động của cổ đông nhà nước, ổn định bộ máy quản trị điều hành, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.

SCIC đã hỗ trợ tư vấn, cùng Công ty xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống quy chế quản trị nội bộ tiên tiến từ Điều lệ đến quy chế quản trị nội bộ, quy chế tài chính và các quy chế hoạt động khác. Hệ thống quy chế này giúp quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa chủ tịch HĐQT, HĐQT, tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc giúp việc. Việc phân công và phân cấp được quy định cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động như đầu tư, giải phóng mặt bằng, quyết toán dự án, phụ trách các đơn vị thành viên. Năm 2017, Công ty đã thông qua sửa đổi bổ sung Điều lệ, quy chế quản trị nội bộ, quy chế tài chính, quy chế hoạt động của TGĐ và các phòng ban đơn vị của Công ty, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển

cán bộ và quy chế tuyển dụng nhân sự. SCIC đang tiếp tục hỗ trợ Công ty xây dựng tiếp các quy chế cụ thể về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, bảo mật, đấu thầu và mua sắm tài sản cố định, sử dụng và đào tạo lao động, chính sách bán hàng….

Mô hình tổ chức mới thực sự phát huy được hiệu quả tích cực, hoạt động kinh doanh tại Công ty diễn biến thuận lợi, nhiều vấn đề cốt lõi được xử lý kịp thời. Cụ thể, chỉ sau 4 tháng hoạt động theo cơ cấu tổ chức mới, công tác giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh, giải quyết được lượng lớn hàng tồn kho, thực hiện chuyển giao một phần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn đang nợ khách hàng từ trước cổ phần hóa. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2017 lần lượt đạt 127 tỷ đồng và 13,5 tỷ đồng, vượt 13% chỉ tiêu doanh thu và 180% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2016. Đầu năm 2018, Công ty đã hoàn thiện toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tại Khu dân cư Hưng Phú và đang thực hiện các thủ tục bàn giao dự án cho địa phương quản lý theo quy định đã góp phần củng cố tín nhiệm của Công ty đối với chính quyền Thành phố Cần Thơ cũng như tạo được lòng tin, uy tín thương hiệu với khách hàng.

Sự hỗ trợ kịp thời của SCIC đã phát huy tác dụng rõ rệt. Những thành tích khả quan này tuy còn khiêm tốn, nhưng rất đáng khích lệ cho những nỗ lực không mệt mỏi của Công ty và SCIC khi đã vượt qua được thời điểm bế tắc, tiếp tục phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong thời gian tới; đồng thời đánh dấu tác động rõ rệt và tích cực của SCIC trong vai trò của cổ đông chi phối tại Công ty trong một năm vừa qua.

Chi nhánh phía Nam

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC Số 82/ Tháng 4-2018 w w w. s c i c . v n

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Hồng Hiển - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)Chịu trách nhiệm nội dung: Đàm Thúy Nga - Trưởng ban Đối ngoại Truyền thôngThư ký biên tập: Nguyễn Hồng Hạnh - Chuyên viên Điện thoại: (024) 62780 126 • Fax: (024) 62780 136 • Email: [email protected] • Website: www.scic.vnĐịa chỉ xuất bản: 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội • In tại: Hà Nội • GPXB: Số 32/GP-XBBT ngày 19/6/2017

P H Á T H À N H H À N G T H Á N G D À N H C H O N G Ư Ờ I Đ Ạ I D I Ệ N V Ố N C Ủ A S C I C T Ạ I D O A N H N G H I Ệ P

CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHENvì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3)

CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHENvì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3)

Tin tức Sự kiệnPhó Tổng giám đốc phụ trách SCIC Nguyễn Chí

Thành tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2018 (tr 3)

3 DN thành viên của SCIC đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2017 (tr 4)

Nghiên cứu trao đổiCổ đông năng động, doanh nghiệp được nhờ - SCIC thúc đẩy các cơ hội kết nối (tr 5)

Chân dung hai thành viên HĐQT mới của Vinamilk (tr 7)Đại hội đồng cổ đông thường niên Traphaco năm 2018 (tr 11)

Thông tin doanh nghiệp thành viên