21
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –––––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––––––––––––––– Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2016 BÁO CÁO TỔNG KẾT Đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Chi tiết báo cáo tại đây

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chi tiết báo cáo tại đây

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

––––––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc–––––––––––––––––––––––

Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2016

BÁO CÁO TỔNG KẾTĐợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn

thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp (theo Kế hoạch số 8534/KH-BNN-QLCL ngày 19/10/2015)

I. Kết quả đạt được sau hơn 4 tháng triển khai Đợt cao điểm 1. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Triển khai Kế hoạch đợt cao điểm hành động năm vệ sinh, ATTP trong lĩnh

vực nông nghiệp theo Quyết định số 8534/KH-BNN-QLCL ngày 19/10/2015 của Bộ trưởng, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Thanh tra Bộ đã phối hợp với Văn phòng Bộ và các Tổng Cục, Cục chuyên ngành đã trình Bộ ban hành 02 Kế hoạch chuyên đề (về truyền thông và về thanh, kiểm tra đợt cao điểm hành động năm VSATTP), 02 Công điện, 01 Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa lễ hội Xuân 2016, 19 công văn hướng dẫn triển khai, tập trung vào 03 nhiệm vụ chính là tăng cường thông tin, truyền thông về ATTP; phối hợp với C49 Bộ Công an phát hiện, thanh tra xử lý nghiêm, triệt để việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vi phạm về ATTP và kết nối sản xuất với kinh doanh phân phối nông sản thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng (Chi tiết tại Phụ lục 1 gửi kèm). Theo báo cáo từ 59/63 tỉnh về kết quả triển khai Đợt cao điểm (04 tỉnh chưa gửi báo cáo tổng kết đợt cao điểm là Cao Bằng, Đắc Nông, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai) cho thấy các tỉnh/thành phố đã tích cực triển khai Đợt cao điểm hành động năm vệ sinh, ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương theo Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ và các Tổng Cục, Cục.

Trong quá trình triển khai Đợt cao điểm, Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Cục: Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Thú y; Thanh tra Bộ; các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh) thành lập 02 Đoàn kiểm tra tình hình triển khai đợt cao điểm hành động Năm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp tại 04 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Dương, Long An và Tây Ninh). Kết quả tại thời điểm kiểm tra các tỉnh đã xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch Đợt cao điểm hành động Năm VSATTP theo kế hoạch và các văn bản hướng dẫn của Bộ.

Nhìn chung dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ, các tỉnh/thành phố cũng đã nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ Bộ giao trong đợt cao điểm, tuy nhiên còn một số tỉnh chưa triển khai nội dung tăng cường kiểm soát chất cấm (Hà Giang, Nghệ An…), chưa hỗ trợ xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn gắn với giám sát xác nhận sản phẩm an toàn tại nơi bán cho người tiêu dùng (Bắc Kạn, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bến Tre, Quảng

Page 2: Chi tiết báo cáo tại đây

Nam, Thái Nguyên, Cà Mau, Hà Giang, Thái Bình, Tây Ninh, Lạng Sơn, Điện Biên, Hải Phòng, Đồng Tháp,…).

2.Thông tin, truyền thông về đợt cao điểm năm VSATTP Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các

Cục chuyên ngành đã tích cực triển khai Kế hoạch truyền thông Đợt cao điểm bằng nhiều hình thức nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng truyền thông như cung cấp thông tin thời sự về VSATTP nông sản, phát sóng 12 clip truyền thanh, truyền hình chuyển tải các thông điệp ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản an toàn và quảng bá, giới thiệu các chuỗi cung cấp nông sản, thủy sản an toàn có xác nhận; Xây dựng và gửi đến địa phương cấp phát đến từng nhóm đối tượng 04 loại tờ rơi tuyên truyền về đảm bảo ATTP trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; Công khai kết quả xếp loại A, B, C về điều kiện bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trong toàn quốc trên Website của Bộ và của Cục; Tổ chức 04 cuộc họp báo để thông tin về kết quả triển khai Đợt cao điểm, đặc biệt là kết quả thanh tra việc sử dụng chất tạo nạc Salbutamol, chất Vàng – O trong chăn nuôi gia súc gia cầm…; mời các cơ quan báo chí tham gia Đoàn thanh tra đột xuất để kịp thời thông tin kết quả thanh tra; Tổ chức xây dựng các chuyên trang trên Báo Nông nghiệp Việt Nam thông tin về các vụ vi phạm ATTP cũng như biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo ATTP...

Trong đợt cao điểm các địa phương đã in, phát 178 139 tờ rơi, tờ dán; 6847 băng rôn, khẩu hiệu, pano; 1969 tin, bài báo; 1289 clip, phóng sự, bản tin phát trên đài truyền hình, đài phát thanh tỉnh, huyện, xã; tổ chức 1406 hội nghị/hội thảo, lớp tập huấn tuyên truyền về đảm bảo ATTP cho 35 739 người sản xuất, kinh doanh. Các tỉnh cũng đã bước đầu chú trọng đến đối tượng người tiêu dùng như đã in, phát 70135 tờ rơi, tờ dán, 4143 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, hướng dẫn nhận biết và sử dụng sản phẩm nông thủy sản an toàn; tổ chức 68 hội nghị khách hàng, hội chợ cho 812 lượt người tham dự; sản xuất 191 clip, phóng sự phát trên đài phát thanh, truyền hình và 54 tin, bài trên các báo địa phương. Số lượng tờ rơi, tờ dán, băng rôn, khẩu hiệu, pano, tin, bài, phóng sự, hội nghị, tập huấn của 04 tháng cao điểm nhiều gấp đôi cả năm 2015 cho thấy các tỉnh/thành phố đã chú trọng công tác thông tin, truyền thông đến đầy đủ các đối tượng người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản.

Hoạt động truyền thông Đợt cao điểm với nội dung, hình thức tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm đã đạt được những kết quả tích cực như đã tạo dư luận tốt trong xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như hiểu biết, niềm tin của người tiêu dùng trong lựa chọn và tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy sản được kiểm soát ATTP theo chuỗi đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được chứng nhận, xác nhận an toàn.

3. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh về đảm bảo ATTP; giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn; xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm an toàn có xác nhận

a. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh về đảm bảo ATTP; giám sát,

2

Page 3: Chi tiết báo cáo tại đây

xác nhận sản phẩm an toàn- Các tỉnh/thành phố bước đầu cũng đã chú trọng hoạt động hướng dẫn các

cơ sở sản xuất kinh doanh về đảm bảo ATTP, lấy mẫu giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn. Trong đợt cao điểm đã có 2781 cơ sở được hướng dẫn áp dụng GAP và đã có 2225 cơ sở (chiếm 80%) được chứng nhận áp dụng GAP; 3393 cơ sở trong số 4898 cơ sở loại C (chiếm 69,3%) đã nâng cấp và được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Lũy kế từ đầu năm 2015 đến tháng 2/2016 đã phát hiện 326/6166 mẫu rau, quả, trái cây nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép (chiếm 5,3% so với 9 tháng đầu năm 2015 là 10,3%); 106/5433 mẫu thịt và sản phẩm thịt chế biến vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép (chiếm 2% so với 9 tháng đầu năm 2015 là 7,6%), 834/5433 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật (chiếm 15,4% so với 9 tháng đầu năm 2015 là 16%); 397/5048 mẫu thủy sản (chiếm 7,9%) vi phạm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép (so với 9 tháng đầu năm 2015 là 1,01%). Các phát hiện vi phạm ATTP đã được các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

- Về triển khai kiểm tra, giám sát xác nhận sản phẩm an toàn: tính đến nay đã có 35 tỉnh/thành phố báo cáo đã hỗ trợ xây dựng được 280 chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn bày bán tại 329 cơ sở phân phối thực phẩm, trong đó có 65 cơ sở (chiếm 20%) được kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận bán sản phẩm rau, thủy sản, gạo, thịt lợn an toàn được xác nhận và công khai tại nơi bày bán (Chi tiết xin xem Phụ lục 2 gửi kèm).

Việc triển khai thí điểm kiểm tra, giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn trên cơ sở tự nguyện của các cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm đến người tiêu dùng đã được một số địa phương quan tâm và triển khai. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp một số khó khăn chính đó là:

+ Quy định về xác nhận sản phẩm an toàn cho cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm đến người tiêu dùng chưa có quy định trong Luật ATTP nên một số địa phương chưa mạnh dạn triển khai cho dù đây chỉ là hoạt động triển khai thí điểm trong đợt cao điểm.

+ Việc xác nhận cơ sở bày bán là siêu thị, cơ sở kinh doanh các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của nhiều Ngành gặp khó khăn do đối tượng này thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.

+ Để xác nhận sản phẩm an toàn, cần nhận diện và kiểm chứng tất cả các công đoạn sản xuất kinh doanh được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, trong khi trên thực tế chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoặc cần nhiều thời gian xác minh, kiểm chứng trên thực tế;

+ Địa phương gặp khó khăn về nguồn lực, đặc biệt là kinh phí phân tích mẫu giám sát trước khi xác nhận;

Xuất phát từ khó khăn, vướng mắc nêu trên, QLCL NLS&TS đề xuất cách thức triển khai xác nhận "sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi". Việc xác nhận này được triển khai theo phương thức tự nguyện đăng ký của các cơ sở

3

Page 4: Chi tiết báo cáo tại đây

kinh doanh, bán sản phẩm đến người tiêu dùng. Cục QLCL NLS&TS sẽ nghiên cứu xây dựng trình Bộ ban hành quy định/quy chế để có đủ cơ sở pháp lý triển khai hoạt động này năm 2016.

b. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm an toàn có xác nhận Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục Chế biến NLTS&NM phối hợp với

Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp “Tổ chức Hội chợ thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn (dịp giáp tết) từ ngày 24/1-6/2/2016. Hội chợ đã thu hút 4 vạn lượt người trong cả nước đến tham quan mua sắm, tìm hiểu về các sản phẩm có thương hiệu, an toàn thực phẩm và tìm kiếm đối tác để liên doanh liên kết; 21 tỉnh/thành phố 1 đã tham gia trưng bày 113 gian hàng sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn; đã bố trí 1 phòng kiểm nghiệm nhanh tại Hội chợ, lấy 72 mẫu rau, củ, quả, sản phẩm thịt, thủy sản tại 37 gian hàng và do người dân mua hàng gửi vào để kiểm nghiệm. Kết quả đã phát hiện 02/31 mẫu rau, của quả có hàm lượng nitrate vượt ngưỡng giới hạn cho phép; 01 mẫu giò lụa /25 mẫu dương tính với hàn the. Đối với sản phẩm bị phát hiện vi phạm ATTP, Ban Tổ chức Hội chợ cho dừng trưng bày và bán tại Hội chợ. Nhìn chung công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra giám sát chặt chẽ, không để hiện tượng sản phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc trưng bày và bán tại Hội chợ, tuy nhiên đây cũng là Hội chợ đầu tiên có nội dung về VSATTP nên công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản cũng đã phối hợp với Bộ Công thương (Vụ thị trường trong nước) triển khai 03 Hội thảo quảng bá, kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh). Hội thảo đã thu hút được gần 500 các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản quan tâm đến dự để góp phần tăng lượng tiêu thụ sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi, xác nhận sản phẩm an toàn trên thị trường.

Các tỉnh cũng đã triển khai nhiều hoạt động để liên kết, kết nối tiêu thụ giữa các nhà sản xuất với cơ sở kinh doanh, phân phối sản phẩm, quảng bá sản phẩm an toàn có xác nhận như: xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất an toàn, xây dựng Logo xúc tiến thương mại (Tiền Giang), cấp 19.485 tem sản phẩm an toàn cho các sản phẩm được xác nhận (Thanh Hóa) xây dựng xong chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mật ong (Hà Giang),…tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại cung cấp sản phẩm nông sản an toàn, phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và PTNT để giới thiệu và bán hàng tại gian hàng đặc sản các vùng miền, phối hợp với Sở Công thương, các siêu thị lớn để kết nối giữa đơn vị sản xuất kinh doanh đưa vào tiêu thụ tại siêu thị (Hưng Yên, Nghệ An, Hải Dương, Tiền Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hà Giang, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh,…).

4. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời cũng như xử lý nghiêm các vi phạm

1 Hồ Chí Minh; Bình Thuận; Thái Nguyên; Điện Biên; Nghệ An; Quảng Ngãi; Quảng Ninh; Lâm Đồng; Nam Định; Hải Phòng; Hà Giang; Đồng Nai; Lạng Sơn; Đà Nẵng; Ninh Bình; Tuyên Quang; Vũng Tàu; Bến Tre; Hà Nam; Long An; Yên Bái

4

Page 5: Chi tiết báo cáo tại đây

4.1. Phát hiện, triệt phá các cơ sở lưu thông, buôn bán chất cấm trong chăn nuôi (Salubtamol, Vàng O)

Thanh tra Bộ đã phối hợp với C49 Bộ Công an tổ chức thanh tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu vi phạm. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý 13 Công ty. Đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử phạt bổ sung (thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm vi phạm) với 11 Công ty. Một số cá nhân, tổ chức vi phạm đang trong quá trình điều tra, củng cố hồ sơ, chờ kết quả xử lý. Đặc biệt đã phát hiện một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất cấm là: Cty TNHH Trường Phú (Hải Dương) và Công ty TNHH Thịnh Đức (Bắc Giang) có sử dụng Salbutamol và Auramine. Công ty CP ĐT PT Tiên Phong (Hưng Yên) có sử dụng Salbutamol. Công ty TNHH Hà Hưng (Hưng Yên) có sử dụng Auramine, ngoài ra còn phát hiện một số thùng chứa Auramine chưa sử dụng tại Công ty tập đoàn Minh Tâm (Bắc Ninh), phát hiện tại Công ty TNHH Thăng Long (Hưng Yên) có 11 thùng Auramine đã sử dụng.

Thanh tra Bộ cũng đã đề nghị Cục C49 – Bộ Công an tiến hành cử trinh sát thường xuyên bám sát địa bàn, lấy mẫu khảo sát bí mật trên thị trường đối với các Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Kết quả trinh sát đã phát hiện nhiều vi phạm ở nhiều tỉnh/thành phố như PC49 tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, bắt giữ 6 tấn thức ăn chăn nuôi của Công ty Thiên Nam (ở tỉnh Bắc Ninh), được gia công tại Công ty TNHH Hải Thăng, có chứa Salbutamol cao hơn ngưỡng cho phép là 63 lần. Thanh tra Bộ đang chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh thực hiện truy xuất và xử lý hành chính đối với 02 Công ty này. PC49 và Thanh tra Sở NN&PTNT Điện Biên đã kiểm tra một cơ sở kinh doanh TACN phát hiện 30 gói bột màu trắng loại 1kg (có 20 gói loại 1kg không có nhãn), qua kiểm định phát hiện Salbutamol có hàm lượng cao, Thanh tra Bộ đang chỉ đạo truy xuất nơi sản xuất và xử lý triệt để vụ việc…

Cục Thú y cũng đã chỉ đạo các Chi cục địa phương lấy 1457 mẫu nước tiểu và 385 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ, kết quả phát hiện 3 mẫu thịt (chiếm 0,77%), 157 mẫu nước tiểu (chiếm 10,7%) dương tính với Salbutamol.

Các tỉnh/thành phố cũng đã tích cực triển khai kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi: 46/63 tỉnh thành phố đã tổ chức kiểm tra 1129 cơ sở, phát hiện 24 cơ sở vi phạm (chiếm 2,1%)và xử lý theo quy định; phát hiện 12/649 (chiếm 1,8%) mẫu thức ăn chăn nuôi dương tính với chất cấm Salbutamol, 69/1026 mẫu nước tiểu (chiếm 6,7%), 1/172 mẫu thịt (chiếm 0,6%) có sử dụng chất cấm Salbutamol. Đối với mẫu nước tiểu vi phạm biện pháp xử lý chủ yếu là phạt tiền theo quy định và yêu cầu các trang trại nuôi heo không được bán cho đến khi lấy mẫu kiểm nghiệm không còn chất cấm. Đối với mẫu thịt vi phạm, bên cạnh việc xử phạt theo qui định, Chi cục địa phương đã tổ chức truy xuất, thanh tra đột xuất với cơ sở chăn nuôi có mẫu thịt vi phạm tuy nhiên hộ chăn nuôi đã bán hết lứa lợn và chưa tái đàn.

Qua kiểm tra cho thấy các cơ quan trung ương và địa phương đã phối hợp chặt chẽ, tập trung huy động toàn bộ lực lượng vào cuộc, tổ chức nhiều đoàn thanh kiểm tra đột xuất, truy xuất tận gốc các vụ vi phạm và xử lý nghiêm theo đúng pháp luật; góp phần ngăn chặn hiệu quả, tiến đến dứt điểm tình trạng sử

5

Page 6: Chi tiết báo cáo tại đây

dụng chất cấm trong chăn nuôi (Đến cuối Đợt cao điểm, để đánh giá tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Thanh tra Bộ đã phối hợp với Cục Cảnh sát C49 – Bộ Công an tiến hành kiểm tra, lấy mẫu 207 mẫu thức ăn chăn nuôi của 32 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi2 tại 10 tỉnh thành phố để phân tích chất cấm (59 mẫu phân tích chỉ tiêu Auramine và 148 mẫu phân tích chỉ tiêu Salbutamol). Kết quả phân tích không phát hiện Salbutamol và Auramine trong toàn bộ 207 mẫu). Tuy nhiên do việc tăng cường kiểm tra liên tục, đột xuất dẫn đến tình trạng mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi càng trở nên tinh vi, khó phát hiện hơn, khó triệt phá hơn; các chế tài xử phạt còn thấp, không đủ sức răn đe, nên nhiều khả năng một số cơ sở chăn nuôi vì lợi nhuận vẫn tiếp tục sử dụng chất cấm.

4.2. Thanh, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành - Thực hiện Kế hoạch của BCĐ TƯVSATTP về việc triển khai công tác bảo

đảm ATTP Tết Nguyên đán Bính Thân và Mùa Lễ hội xuân 2016, Cục Quản lý CL NLTS, Cục BVTV đã chủ trì tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành tại 4 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Kết quả Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 6 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, có 4/6 cơ sở mắc sai lỗi không lớn chủ yếu về công bố tiêu chuẩn sản phẩm, công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP và ghi nhãn thực phẩm; lấy 22 mẫu sản phẩm để phân tích các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh, kết quả các mẫu đều đạt yêu cầu; Cục QLCL đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

- Cục BVTV đã tổ chức thanh tra 17 cơ sở sản xuất thuốc BVTV, lấy 46 mẫu thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra chất lượng, phát hiện 07/46 mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng; 01 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nội dung ghi nhãn thuốc không đúng quy định, giả mạo dấu hợp quy để gắn lên sản phẩm. Cục BVTV đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

- Cục Trồng trọt đã tiến hành kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất rau của 44 cơ sở sản xuất tại 18 tỉnh/thành phố, đã phát hiện 08/50 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép và đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

- Tính đến tháng 2/2016 các tỉnh,thành phố đã tích cực triển khai Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT. Kết quả kiểm tra của 63/63 tỉnh/thành phố lũy kế đến tháng 2/2016 cho thấy tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 83% (9 tháng đầu năm 2015 là 67%); Tỷ lệ cơ sở xếp loại C được nâng hạng A, B là 27,8 % (09 tháng đầu năm 2015 là 2,1%).

4.3. Giải quyết các sự cố ATTP

2 Các tỉnh miền Bắc là: Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội với 21 Công ty là đối tượng được kiểm tra, lấy mẫu. Đối với các tỉnh phía Nam đã triển khai tại 4 tỉnh là: Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Long An với 11 Công ty là đối tượng được kiểm tra, lấy mẫu

6

Page 7: Chi tiết báo cáo tại đây

Cục Quản lý Chất lượng NLTS cũng đã kịp thời giải quyết các sự cố gây mất ATTP do các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, trong đó có một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như: đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà nội chỉ đạo Chi cục Quản lý Chất lượng NLTS Hà Nội điều tra xác minh vụ việc Công ty Cổ phần rau, quả Trung Thành thu mua rau không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Đông Anh và sau đó đóng gói, gắn nhãn mác sản phẩm an toàn để cung cấp cho một số trường học trên địa bàn Hà Nội và đã có báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành TWVSATTP; đã có văn bản chỉ đạo Sở NN&PTNT và Chi cục Quản lý CL NLTS Quảng Nam tổ chức truy xuất nguồn gốc và lấy mẫu kiểm nghiệm gạo Tết từ thiện ở Quảng Nam gây ngộ độc cho người dân để điều tra xác minh và cung cấp thông tin đúng cho người tiêu dùng. Kết quả phân tích đa dư lượng 147 hoạt chất thuốc BVTV, chất bảo quản, kim loại nặng và độc tố nấm Aflatoxin cho thấy không pháp hiện tồn dư 143 hoạt chất thuốc BVTV, độc tố nấm aflatoxin, chất bảo quản và tồn dư 4 kim loại nặng đều rất thấp dưới mức giới hạn cho phép.

5. Tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu (thịt, rau, quả, thủy sản), xử lý, cảnh báo các trường hợp phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong đợt cao điểm, các đơn vị thuộc Bộ đã tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động thực vật, kết quả như sau:

- Kiểm tra 26.981 lô nguồn gốc thực vật có tổng trọng lượng là: 1.443.168,125 tấn với hơn 80 mặt hàng nhập khẩu từ trên 70 quốc gia; thực hiện lấy 241 mẫu (rau, củ, quả) kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá có nguồn gốc thực vật nhập khẩu bao gồm: 190 mẫu kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV; 42 mẫu kiểm tra về độc tố nấm; 7 mẫu kiểm tra về kim loại nặng; 2 mẫu kiểm tra vi sinh vật. Phát hiện 49/190 mẫu kiểm tra (chiếm 25,79%) có dư lượng thuốc dưới mức tối đa cho phép; Hoạt chất thuốc BVTV phát hiện trong các mẫu kiểm tra gồm: 2,4D; Acephat, Acetamiprid; Carbendazim, Chlorpyrifos, CS2, Captan, Cyhalothrin, Cypermethrin; Difenoconazole, Dimethoate, Imidacloprid, Propagite, Pyprimethanil, Tebuconazole. Không có mẫu phát hiện hàm lượng độc tố Aflatoxin, kim loại nặng, vi sinh vật vượt mức tối đa cho phép. Như vậy trong đợt cao điểm không phát hiện có mẫu vi phạm hóa chất thuốc BVTV.

- Tổng khối lượng thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu là 1.985 lô (307 lô động vật thủy sản và 1678 lô sản phẩm thủy sản); Tổng khối lượng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu là 3093 lô. Xử lý VPHC 17 lô (04 lô sản phẩm đông lạnh không còn hạn sử dụng, 07 lô sản phẩm động vật hồ sơ không hợp lệ, 02 lô động vật thủy sản do đưa đi tiêu thụ trong thời gian cách ly, 02 lô sản phẩm thủy sản không có nhãn hàng hóa, 02 lô động vật thủy sản do không khai báo kiểm dịch). Số lô vi phạm trong đợt cao điểm giảm đi so với năm 2015 (52 lô vi phạm/29133 lô nhập khẩu).

6. Đánh giá chung 6.1. Mặt được Đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu và kết quả cần đạt theo Kế hoạch triển

khai Đợt cao điểm hành động Năm VSATTP, cụ thể như sau:

7

Page 8: Chi tiết báo cáo tại đây

- Bước đầu đã ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm Salbutamol, vàng O trong chăn nuôi. Một số vụ việc báo chi đưa tin về không tuân thủ các quy định về ATTP (kinh doanh, tiêu thụ rau không có nguồn gốc xuất xứ, sử dụng gạo bị ngộ độc) đã được điều tra, xác minh làm rõ, thông tin lại kịp thời cho người tiêu dùng.

- Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau đã giảm 48%, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt đã giảm 73%, ô nhiễm vi sinh trong thịt đã giảm 4% so với 9 tháng đầu năm 2015.

- Bước đầu đã hình thành một số điểm bán nông thủy sản an toàn đã được kiểm soát theo chuỗi và được giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

- Nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm đã được nâng cao. Doanh nghiệp và người dân ủng hộ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng của Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Sự phối hợp giữa cơ quan trung ương (ngành nông nghiệp với ngành công an), cơ quan trung ương với địa phương đã chặt chẽ, bước đầu có hiệu quả hơn.

6.2. Tồn tại, hạn chế- Việc kiểm tra, lấy mẫu và xử lý vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

mới chỉ diễn ra ở 35 tỉnh, thành phố (theo báo cáo gửi về Cục), việc phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm tại các địa phương còn rất hạn chế.

- Việc ngăn chặn hiệu quả, tiến tới giải quyết dứt điểm việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, lạm dụng thuốc BVTV, thuốc thú y thủy sản trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản chưa được triển khai quyết liệt, đồng bộ tại tất cả các địa phương.

- Tỷ lệ mẫu tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm và vượt ngưỡng cho phép trong thủy sản nuôi tăng so với 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nuôi đã đến mức báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng cũng như khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Có rất ít điểm bán nông thủy sản được kiểm soát ATTP theo chuỗi và được xác nhận sản phẩm an toàn cho thấy các địa phương chưa tích cực vào cuộc triển khai phương thức mới nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

- Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp và y tế, công thương chưa nhiều, các ngành vẫn hoạt động độc lập, chưa chủ động đề xuất các hình thức phối hợp chặt chẽ hơn.

II. Đề xuất Kế hoạch trọng tâm năm 2016Để tiếp tục giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là vẫn tồn tại sử

dụng chất cấm trong chăn nuôi; lạm dụng chất cấm, kháng sinh trong thủy sản nuôi, thuốc BVTV trong rau, quả, chè để tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thuỷ sản sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động Kế hoạch hành động năm cao điểm VSATTP 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp (Kế hoạch kèm theo)./.

8

Page 9: Chi tiết báo cáo tại đây

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

9

Page 10: Chi tiết báo cáo tại đây

Phụ lục I:

DANH SÁCH CÁC QUYẾT ĐỊNH, KẾ HOẠCH, CÔNG VĂN CỦA BỘ TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG TRONG ĐỢT CAO ĐIỂM

STT TRÍCH YẾU VÀ NỘI DUNG

1. Kế hoạch số 9003/KH-BNN-Ttra ngày 02/11/2015 về việc triển khai đợt cao điểm thanh, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

2. Kế hoạch số 9254/KH-BNN-VP ngày 11/11/2015 truyền thông đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

3. Công điện số 678/CĐ-BNN-CN ngày 22/01/2016 gửi 63 tỉnh, thành phố về tăng cường quản lý chất cấm trong cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thịt

4. Công điện số 921/CĐ-BNN-QLCL ngày 02/02/2016 của Bộ trưởng Về tăng cường kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016

5. Quyết định số 5353/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/12/2015 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa lễ hội Xuân 2016 tại Đà Nẵng và Quảng Nam từ ngày 11/01-15/01/2016

6. Công văn số 8712/BNN-QLCL ngày 23/10/2015 hướng dẫn các cơ quan triển khai Đợt cao điểm và chế độ báo cáo kết quả triển khai hàng tháng

7. Công văn số 2673/QLCL-KH ngày 23/10/2015 đề nghị các đơn vị thuộc Bộ triển khai các nhiệm vụ Bộ trưởng đã phân công trong bản Kế hoạch Đợt cao điểm hành động Năm VSATTP

8. Công văn số 2083/BVTV-ATTPMT ngày 21/10/2015 gửi Chi cục BVTV các tỉnh/thành phố về việc thực hiện kế hoạch Đợt cao điểm hành động Năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

9. Công văn số 2084/BVTV-ATTPMT ngày 21/10/2015 tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trong những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016

10. Công văn số 2113/BVTV-ATTPMT ngày 27/10/2015 về việc triển khai thực hiện theo Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT để triển khai áp dụng thống nhất trên toàn quốc

11. Công văn số 2764/QLCL-CL2 ngày 03/11/2015 hướng dẫn 63 Sở NN&PTNT cả nước về việc triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn

12. Công văn số 9675/BNN-QLCL ngày 30/11/2015 gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc TW văn bản đề nghị chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn

13. Công văn số 2498/TY-TYCĐ ngày 15/12/2015 gửi các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục

1

Page 11: Chi tiết báo cáo tại đây

Thú y các tỉnh/thành phố về việc tăng cường giám sát tại cơ sở giết mổ động vật

14. Công văn số 145/TY-TYCĐ ngày 22/01/2016 gửi các Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, các Cơ quan Thú y vùng về việc tăng cường kiểm tra chất cấm trước và sau Tết Nguyên đán tại cơ sở giết mổ lợn, kinh doanh thịt lợn

15. Công văn số 2499/TY-TYCĐ ngày 15/12/2015 gửi các Chi cục Thú y các tỉnh Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam về việc tiếp tục giám sát các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ phát hiện Salbutamol trong nước tiểu

16. Công văn số 3566/BVTV-ATTPMT ngày 14/12/2015 về việc tăng cường công tác giám sát quản lý sử dụng thuốc BVTV gửi các Chi cục BVTV tỉnh, thành phố và các đơn vị kiểm dịch thực vật để thực hiện

17. Công văn số 48/BNN-QLCL ngày 05/1/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố về tình hình triển khai Đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

18. Công văn số 101/BNN-QLCL ngày 06/01/2016 gửi các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường kiểm soát ATTP sản phẩm nông thủy sản dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016

19. Công văn số 74/QLCL-KH ngày 14/01/2016 yêu cầu các Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS các tỉnh/thành phố chủ động tham mưu Sở Nông nghiệp &PTNT thực hiện các chỉ đạo nêu trên của Bộ

20. Công văn số: 1978/TY-KD ngày 07/10/2015 gửi các Cơ quan Thú y vùng I, II, VI và VII về việc lấy mẫu giám sát mầm bệnh, chất tồn dư đối với thịt gia súc, gia cầm; sản phẩm thủy sản nhập khẩu (thời gian thực hiện từ tháng 10-12/2015); đồng thời lập kế hoạch giám sát năm 2016 đối với sản phẩm nhập khẩu.

21. Công văn số 2039/TY-KD ngày 15/10/2015 về việc Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, gia công xuất khẩu.

22. Công văn số 2139/TY-TYCĐ ngày 29/10/2015 về việc tăng cường quản lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

23. Công văn số 2250/TY-TYCĐ ngày 13/11/2015 về việc Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2015.

24. Công văn số 2390/TY-TYCĐ ngày 01/12/2015 về việc báo cáo định kỳ, đột xuất về quản lý chất lượng VTNN và ATTP

2

Page 12: Chi tiết báo cáo tại đây

Phụ lục II:Thông tin về chuỗi nông lâm thuỷ sản an toàn và

thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn (Cập nhật đến ngày 25/2/2016)

TT Địa phương Chuỗi nông lâm thuỷ sản an toàn Xác nhận chuỗi

Số chuỗi

Nhóm sản phẩm

Số cơ sở bày bán

sản phẩm chuỗi

Số cơ sở bày bán

sản phẩm an toàn

được xác nhận

Nhóm sản phẩm

1 Khánh Hoà 1 Rau 1 1 Rau2 Bắc Ninh 3 Rau 3    

2 Thịt 4    3 Hà Nam 2 Rau, quả 2 2 Rau

1 Thuỷ sản (cá) 1 1 Thuỷ sản4 Hậu Giang 5 Thuỷ sản (cá) 5    

1 Rau, quả 1    5 Thừa Thiên

Huế2 Rau 2 0  1 Thịt 0 0  1 Nước mắm 1 0  

6 Lai Châu 3 Chè xanh 3    7 Long An (bao

gồm các chuỗi phối hợp với TP. Hồ Chí Minh)

1 Thịt 2   

1 Nước mắm 1   

1 Rau      

8 Nghệ An 1 Trứng 1    2 Thịt 2    1 Rau 1    

9 Ninh Bình 2 Rau 2 2 Rau2 Gạo 2 2 Gạo

10 Ninh Thuận 1 Chả lụa 1    

2 Trái cây (nho, táo)

2    

1 Thuỷ sản (nứoc mắm, cá khô)

1    

1 Hành, tỏi 1    11 Phú Thọ

3rau, chè, sản phẩm chế biến 3 1

sản phẩm chế biến

12 Tiền Giang 2 Rau 2    1 Thịt heo 2    1 Cá Điêu Hồng 1    

13 Vĩnh Long 1 Rau (đậu bắp) 1 1 Đậu bắp

1

Page 13: Chi tiết báo cáo tại đây

TT Địa phương Chuỗi nông lâm thuỷ sản an toàn Xác nhận chuỗi

Số chuỗi

Nhóm sản phẩm

Số cơ sở bày bán

sản phẩm chuỗi

Số cơ sở bày bán

sản phẩm an toàn

được xác nhận

Nhóm sản phẩm

14 Sơn La 6 Rau, quả 4 4 Rau1 Thịt      

15 Hà Nội (bao gồm các chuỗi từ các tỉnh đưa về: Hà Nam, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn La ...)

18 Rau 25 3 Rau10 Thịt, trứng 10 5 Thịt lợn

16 Bắc Giang 4 Rau, chè 3    1 Thịt, giò chả 3    

17 Hải Dương 2 Rau 2    18 Quảng Ninh 11 Rau, quả 11    

9 Thịt 9    9 Thuỷ sản 9    

19 Tp. Hồ chí Minh (bao gồm các chuỗi từ các tỉnh đưa về tiêu thụ tại TP. HCM: Đồng Nai,Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng ...)

11 Thịt 20    

66 Rau 87    

23 Thuỷ sản 23    

20 Vĩnh Phúc 4 Thịt, Rau 3 3 Thịt lợn

21 Hưng Yên12 Rau, quả, thịt,

cá 14 2 Rau, thịt

22 An Giang 1 Rau 1 1 Rau23 Bình Dưong 2 Rau, Thịt 2 1 Nông sản chế

biến24 Lâm Đồng 5 Rau, chè 3 3 Chè25 Phú Yên 4 Rau, Trứng,

Thịt lợn, Cá4    

26 Lào Cai 3 Rau, thịt 4 4 Rau, thịt lợn, thịt gà

27 Thanh Hoá 5 Rau 6 0  2 Chăn nuôi 3 1 Trứng1 Thủy sản 1 1 Mắm và sản

2

Page 14: Chi tiết báo cáo tại đây

TT Địa phương Chuỗi nông lâm thuỷ sản an toàn Xác nhận chuỗi

Số chuỗi

Nhóm sản phẩm

Số cơ sở bày bán

sản phẩm chuỗi

Số cơ sở bày bán

sản phẩm an toàn

được xác nhận

Nhóm sản phẩm

phẩm dạng mắm

28 Quảng Trị 6 Nước mắm, Thịt

5 2 Nước mắm, dạng mắm

29 Tuyên Quang 2 Thủy sản (thủy sản tươi sống)

2 2 Thủy sản

30 Kiên Giang 2 rau, cá ngừ đóng hộp

     

31 Nam Định 1 Thủy sản 4 7 Thủy sản1 Rau an toàn 3 1 Rau

32 Đắk Lắk 2 Cây ăn quả(sầu riêng) và thịt,

trứng gà

2 2 Cây ăn quả(sầu riêng) và thịt, trứng gà

33

Bình Thuận

4 Thủy sản 7 2 Thủy sản

2Quả (Thanh long)      

1 Rau 1 1 Rau1 Thịt heo 1 1 Thịt heo

34 Đồng Nai 1 Thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo: giò thủ, giò lụa, jambon, pate, xúc xích

8 8 Thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo: giò thủ, giò lụa, jambon, pate, xúc xích

35 Sóc Trăng 1 Thủy sản 1 1 Thủy sản  Tổng 280   329 65  

3