13
Bản dịch không chính thức CHƢƠNG 26 MINH BCH HÓA VÀ CHỐNG THAM NHŨNG *Bản dịch này chuyển từ bản dịch Chương 26 của TPP, với các chú thích về nội dung tạm hoãn trong CPTPP (theo TTWTO-VCCI) Mục A: Định nghĩa Điều 26.1: Định nghĩa Trong phm vi của Chương này: làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ bao gồm bất cứ việc sử dụng chức vụ nào của công chức, dù có nằm trong quyền hạn của công chức đó hay không; quyết định hành chính mang tính áp dụng chung nghĩa là một quyết định hoc gii thích hành chính áp dụng đối vi mi tchc, cá nhân và trong mi tình hung thc tế, nhìn chung nm trong phm vi ca quyết định hoc gii thích hành chính đó và tạo ra mt quy chun hướng dn áp dụng nhưng không bao gồm: (a) một phán quyết hoặc quyết định tố tụng hành chính hoặc tố tụng bán tư pháp áp dụng đối vi mt tchc, cá nhân, hàng hóa hoc dch vcthca Bên kia trong một trường hp cth; hoc (b) một quyết định điều chỉnh một hành vi hoặc thực tiễn cụ thể. công chức nƣớc ngoài là bất kỳ cá nhân nào đảm nhận chức vụ về lập pháp, hành pháp, hành chính hoặc tư pháp của nước ngoài, ở bất kỳ cấp nào của chính phủ, được bổ nhiệm hoặc bầu, cố định hoặc tạm thời, được trả lương hoặc không được trả lương, không kể cấp bậc; và bất kỳ cá nhân nào thực hiện nhiệm vụ công cho nước ngoài, ở bất kỳ cấp nào của chính phủ, bao gồm cả cho một cơ quan tổ chức công hoặc doanh nghiệp công; công chức của một tổ chức quốc tế công là một công chức quốc tế hoặc bất kỳ cá nhân nào được một tổ chức quốc tế công ủy quyền hoạt động nhân danh tổ chức đó; công chức là: (a) bất kỳ cá nhân nào đảm nhận chức vụ về lập pháp, hành pháp, hành chính hoặc tư pháp của một Bên, được bổ nhiệm hoặc bầu, cố định hoặc tạm thời, được trả lương hoặc không được trả lương, không kể cấp bậc; (b) bất kỳ cá nhân nào khác thực hiện nhiệm vụ công cho một Bên, bao gồm cả một cơ quan tổ chức công hoặc doanh nghiệp công, hoặc cung cấp dịch vụ công như được quy định theo luật pháp của Bên đó và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của Bên đó; hoặc

CHƢƠNG 26 MINH BẠCH HÓA VÀ CHỐNG THAM NHŨNG · (a) công bố trước các biện pháp nêu tại khoản 1 mà Bên đó dự kiến ban hành; và (b) tạo cơ hội

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản dịch không chính thức

CHƢƠNG 26

MINH BẠCH HÓA VÀ CHỐNG THAM NHŨNG

*Bản dịch này chuyển từ bản dịch Chương 26 của TPP, với các chú thích về nội dung

tạm hoãn trong CPTPP (theo TTWTO-VCCI)

Mục A: Định nghĩa

Điều 26.1: Định nghĩa

Trong phạm vi của Chương này:

làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ bao gồm bất cứ việc sử

dụng chức vụ nào của công chức, dù có nằm trong quyền hạn của công chức đó hay không;

quyết định hành chính mang tính áp dụng chung nghĩa là một quyết định hoặc giải thích

hành chính áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi tình huống thực tế, nhìn chung

nằm trong phạm vi của quyết định hoặc giải thích hành chính đó và tạo ra một quy chuẩn

hướng dẫn áp dụng nhưng không bao gồm:

(a) một phán quyết hoặc quyết định tố tụng hành chính hoặc tố tụng bán tư pháp

áp dụng đối với một tổ chức, cá nhân, hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể của Bên

kia trong một trường hợp cụ thể; hoặc

(b) một quyết định điều chỉnh một hành vi hoặc thực tiễn cụ thể.

công chức nƣớc ngoài là bất kỳ cá nhân nào đảm nhận chức vụ về lập pháp, hành pháp, hành

chính hoặc tư pháp của nước ngoài, ở bất kỳ cấp nào của chính phủ, được bổ nhiệm hoặc bầu,

cố định hoặc tạm thời, được trả lương hoặc không được trả lương, không kể cấp bậc; và bất

kỳ cá nhân nào thực hiện nhiệm vụ công cho nước ngoài, ở bất kỳ cấp nào của chính phủ, bao

gồm cả cho một cơ quan tổ chức công hoặc doanh nghiệp công;

công chức của một tổ chức quốc tế công là một công chức quốc tế hoặc bất kỳ cá nhân nào

được một tổ chức quốc tế công ủy quyền hoạt động nhân danh tổ chức đó; và

công chức là:

(a) bất kỳ cá nhân nào đảm nhận chức vụ về lập pháp, hành pháp, hành chính hoặc

tư pháp của một Bên, được bổ nhiệm hoặc bầu, cố định hoặc tạm thời, được trả

lương hoặc không được trả lương, không kể cấp bậc;

(b) bất kỳ cá nhân nào khác thực hiện nhiệm vụ công cho một Bên, bao gồm cả

một cơ quan tổ chức công hoặc doanh nghiệp công, hoặc cung cấp dịch vụ

công như được quy định theo luật pháp của Bên đó và được áp dụng trong lĩnh

vực pháp luật liên quan của Bên đó; hoặc

26-1

(c) bất kỳ cá nhân nào khác được định nghĩa là “công chức” theo luật pháp của

một Bên.1

Mục B: Minh bạch hóa

Điều 26.2: Công bố

1. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các luật, quy định, thủ tục và quyết định hành chính trong

nước mang tính áp dụng chung liên quan tới bất kì vấn đề nào thuộc phạm vi Hiệp định này sẽ

ngay lập tức được đăng tải hoặc công bố theo cách mà giúp các tổ chức, cá nhân và các Bên

liên quan biết được các quy định, thủ tục và quyết định đó.

2. Trong chừng mực có thể, mỗi Bên sẽ:

(a) công bố trước các biện pháp nêu tại khoản 1 mà Bên đó dự kiến ban hành; và

(b) tạo cơ hội hợp lý để các tổ chức, cá nhân có quan tâm và các Bên khác đóng

góp ý kiến đối với các biện pháp dự kiến ban hành đó.

3. Ở chừng mực có thể, khi ban hành hoặc thay đổi các luật, quy định hoặc thủ tục được mô tả

tại khoản 1, mỗi Bên sẽ nỗ lực để quy định một quãng thời gian hợp lý giữa thời điểm khi

luật, quy định hoặc thủ tục, dự kiến ban hành hoặc hoàn thiện phù hợp với hệ thống luật pháp,

được công bố công khai và thời điểm mà các luật, quy định hoặc thủ tục có hiệu lực.

4. Đối với các dự thảo quy định2 mang tính áp dụng chung do chính quyền cấp trung ương

của một Bên đề xuất liên quan đến bất kỳ vấn đề nào thuộc phạm vi Hiệp định này mà có thể

ảnh hưởng thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên và được công bố phù hợp với điểm 2(a), mỗi

Bên:

(a) sẽ công bố bất kỳ quy định dự kiến nào lên một trang web chính thức hoặc

trong một ấn phẩm chính thức, ưu tiên trực tuyến và được tổng hợp trong một

cổng thông tin duy nhất;

(b) sẽ cố gắng công bố các quy định dự kiến:

(i) không ít hơn 60 ngày trước thời hạn đóng góp ý kiến; hoặc

(ii) khoảng thời gian khác trước thời điểm mà các tổ chức, cá nhân quan

tâm có đủ thời gian để đánh giá quy định dự kiến và chuẩn bị và nộp ý

kiến;

(c) trong chừng mực có thể, sẽ bao gồm trong ấn phẩm được quy định tại điểm (a)

giải thích về mục đích và lý do của dự thảo; và

1 Đối với Hoa Kỳ, các nghĩa vụ tại Mục C sẽ không áp dụng để thực hiện bên ngoài phạm vi của luật

hình sự liên bang và, ở mức độ liên quan đến các biện pháp phòng ngừa, các nghĩa vụ sẽ chỉ áp dụng đối với các

biện pháp được quy định bởi pháp luật liên bang điều chỉnh các công chức liên bang, bang và địa phương.

2Một Bên có thể, phù hợp với hệ thống pháp luật của Bên đó, tuân thủ các nghĩa vụ liên quan đến các

quy định dự kiến tại Điều này bằng cách công bố các kiến nghị chính sách, tài liệu thảo luận, tóm tắt quy định,

hoặc tài liệu khác có chi tiết đầy đủ để thông báo đầy đủ cho các tổ chức, cá nhân quan tâm và các Bên khác về

việc liệu và bằng cách nào các lợi ích thương mại hoặc đầu tư có thể bị ảnh hưởng.

26-2

(d) sẽ xem xét các ý kiến nhận được trong thời gian đóng góp ý kiến và sẽ nỗ lực

giải trình bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với các dự thảo quy định, ưu tiên trên

một trang web chính thức hoặc trong một ấn phẩm điện tử.

5. Đối với quy định mang tính áp dụng chung do chính quyền cấp trung ương ban hành

liên quan đến bất kỳ vấn đề nào thuộc phạm vi Hiệp định này mà được công bố phù hợp với

khoản 1, mỗi Bên:

(a) sẽ ngay lập tức công bố các quy định trên một trang mạng chính thức duy nhất

hoặc trong một ấn phẩm chính thức được ban hành toàn quốc; và

(b) khi phù hợp, sẽ nêu trong ấn phẩm giải thích mục đích và lý do ban hành quy

định.

Điều 26.3: Tố tụng Hành chính

Nhằm thực thi một cách nhất quán, công bằng và hợp lý các biện pháp mang tính áp

dụng chung đối với bất kỳ vấn đề nào thuộc phạm vi Hiệp định này, mỗi Bên sẽ đảm bảo

trong các thủ tục tố tụng hành chính áp dụng các biện pháp được đề cập đến tại Điều

26.2.1(Công bố) cho các tổ chức, cá nhân, hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể của Bên khác trong

các trường hợp cụ thể rằng:

(a) bất cứ khi nào có thể, tổ chức cá nhân của Bên khác bị ảnh hưởng trực tiếp bởi

một thủ tục tố tụng được thông báo hợp lý, phù hợp với thủ tục trong nước, khi

một thủ tục tố tụng được bắt đầu, bao gồm một mô tả về bản chất của thủ tục,

một tuyên bố của cơ quan pháp lý mà theo đó thủ tục bắt đầu, và mô tả chung

về bất kỳ vấn đề nào còn thắc mắc;

(b) tổ chức, cá nhân của Bên khác bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một thủ tục tố tụng

được có cơ hội hợp lý để trình bày sự việc và các lập luận bảo vệ quan điểm

trước khi có bất kỳ quyết định hành chính cuối cùng nào, khi thời gian, bản

chất của thủ tục và lợi ích công cộng cho phép; và

(c) các thủ tục này phù hợp với luật pháp của Bên đó.

Điều26.4: Rà soát và Kháng cáo3

1. Mỗi Bên sẽ thành lập hoặc duy trì các tòa án hoặc cơ quan xét xử bán tư pháp, hành

chính hoặc thủ tục tư pháp, bán tư pháp hoặc hành chính nhằm mục đích rà soát ngay và, khi

được phép, chỉnh sửa lại các quyết định hành chính cuối cùng liên quan đến bất kì vấn đề nào

thuộc phạm vi Hiệp định này. Các cơ quan xét xử sẽ phải công bằng và độc lập với các cơ

quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi hành chính và sẽ không có bất kì sự ảnh

hưởng đáng kể nào đối với kết quả của vấn đề đó.

2. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng, đối với các cơ quan xét xử hoặc thủ tục được nêu tại khoản

1, các bên trong vụ việc sẽ được trao quyền để:

(a) có cơ hội hợp lý để lập luận ủng hộ hoặc bảo vệ quan điểm của mình; và

3Để rõ ràng hơn, phúc thẩm không bao gồm rà soát nội dung (ngay từ đầu), và có thể dưới dạng phúc thẩm theo

thông luật. Chỉnh sửa các quyết định hành chính cuối cùng có thể bao gồm việc trình lại cơ quan ra quyêt định

đó để giải quyết.

26-3

(b) quyết định dựa trên bằng chứng và hồ sơ được nộp hoặc khi luật pháp quy

định, việc ghi chép lại hồ sơ vụ việc sẽ được thực hiện bởi cơ quan phù hợp.

3. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng, trong trường hợp có kháng cáo hoặc khi rà soát lại vụ việc

theo quy định của pháp luật trong nước, quyết định được nêu tại điểm 2(b) sẽ được thực thi

bởi, và sẽ điều chỉnh thông lệ của, văn phòng hoặc cơ quan liên quan đến quyết định hành

chính được đề cập.

Điều26.5: Cung cấp Thông tin

1. Khi một Bên thấy rằng bất kỳ biện pháp thực tế hoặc dự kiến nào có thể ảnh hưởng

nghiêm trọng đến việc thực hiện Hiệp định hoặc theo cách khác có thể ảnh hưởng đáng kể lợi

ích của Bên khác theo Hiệp định này, Bên đó sẽ thông báo cho Bên khác, ở chừng mực có thể,

về biện pháp thực tế hoặc dự kiến đó.

2. Khi Bên khác có yêu cầu, một Bên sẽ ngay lập tức cung cấp thông tin và trả lời câu

hỏi liên quan đến bất kỳ biện pháp dự kiến hoặc thực tế nào mà Bên yêu cầu nhận thấy có thể

ảnh hưởng đến việc thực thi Hiệp định, dù là Bên yêu cầu có được thông báo trước hay không

về biện pháp đó.

3. Một Bên có thể chuyển bất kỳ yêu cầu nào, hoặc cung cấp thông tin theo Điều này cho

các Bên khác thông qua các đầu mối liên lạc.

4. Bất kỳ thông tin nào được cung cấp theo Điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc liệu

biện pháp gây tranh cãi có phù hợp với Hiệp định này không.

Mục C: Chống Tham nhũng

Điều26.6: Phạm vi

1. Các Bên khẳng định quyết tâm loại trừ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu

tư quốc tế. Thừa nhận nhu cầu xây dựng tính liêm khiết trong cả khu vực công và khu vực tư

và rằng mỗi khu vực có các trách nhiệm bổ sung về vấn đề này, các Bên khẳng định việc tuân

thủ Các Nguyên tắc Ứng xử APEC đối với Công chức, tháng 7 năm 2007, và sẽ khuyến khích

tuân thủ Quy tắc Ứng xử Chống tham nhũng APEC cho Doanh nghiệp: Các Nguyên tắc Minh

bạch hóa và Liêm chính trong Kinh doanh cho Khu vực Tư nhân, tháng 9 năm 2007.

2. Phạm vi của Mục này chỉ áp dụng đối với các biện pháp nhằm loại trừ hối lộ và tham

nhũng trong các vấn đề được điều chỉnh bởi Hiệp định này.

3. Các Bên thừa nhận rằng sự mô tả các hành vi được áp dụng và duy trì phù hợp với

Mục này và các biện hộ pháp lý liên quan hoặc các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh tính hợp

pháp của hành vi do luật pháp của mỗi Bên quy định và rằng các hành vi đó sẽ bị khởi tố và bị

phạt phù hợp với luật pháp của mỗi Bên.

4. Mỗi Bên sẽ phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống Tham

nhũng, được hoàn thành tại New York vào ngày 31 tháng 10 năm 2003 (UNCAC).

Điều26.7: Các Biện pháp Chống Tham nhũng

1. Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác mà có

thể cần thiết để quy định thành tội phạm theo luật pháp của Bên đó, trong các vấn đề ảnh

26-4

hưởng đến thương mại hoặc đầu tư quốc tế, khi các vi phạm là cố ý do bất kỳ tổ chức, cá nhân

nào thực hiện thuộc thẩm quyền tài phán của Bên đó:4

(a) Hứa hẹn, tặng hoặc cho, trực tiếp hay gián tiếp, công chức một lợi ích bất

chính cho chính bản thân công chức ấy hay cho một người hoặc tổ chức khác,

để công chức này làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công

vụ;

(b) Hành vi của công chức, trực tiếp hay gián tiếp, đòi hoặc nhận một lợi ích bất

chính cho chính bản thân công chức hay cho người hoặc tổ chức khác, để công

chức làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ;

(c) Hứa hẹn, tặng hoặc cho, trực tiếp hay gián tiếp công chức nước ngoài hoặc

công chức của một tổ chức quốc tế công một lợi ích bất chính5 cho chính bản

thân công chức ấy hay cho một cá nhân hoặc tổ chức khác, để công chức này

làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ, nhằm có được

hoặc duy trì kinh doanh hoặc lợi ích bất chính khác trong quá trình kinh doanh

quốc tế; và

(d) giúp sức hoặc xúi giục, hoặc âm mưu6 thực hiện bất kỳ vi phạm nào được mô

tả trong các điểm từ (a) đến (c).

2. Mỗi Bên sẽ đảm bảo việc thực hiện hành vi vi phạm được mô tả tại khoản 1 hoặc

khoản 5 phải chịu những hình phạt có tính đến mức độ nghiêm trọng của vi phạm đó.

3. Mỗi Bên sẽ áp dụng hoặc duy trì các biện pháp, mà có thể cần thiết, phù hợp với các

nguyên tắc pháp lý, để quy định trách nhiệm của các pháp nhân cho các vi phạm được mô tả

tại khoản 1 hoặc khoản 5. Đặc biệt, mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các pháp nhân chịu trách nhiệm

cho các vi phạm được mô tả tại khoản 1 hoặc khoản 5 phải chịu chế tài hình sự hoặc phi hình

sự thích đáng, kể cả phạt tiền, tương xứng và có tác dụng ngăn ngừa.

4. Không Bên nào cho phép tổ chức, cá nhân, trong phạm vi tài phán, khấu trừ chi phí

thuế phát sinh liên quan đến thực hiện vi phạm được mô tả tại khoản 1.

5. Nhằm ngăn ngừa tham nhũng, mỗi Bên sẽ áp dụng hoặc duy trì các biện pháp mà có

thể cần thiết, phù hợp với luật pháp và quy định, liên quan đến việc duy trì sổ sách kế toán và

chứng từ, các báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán, nhằm cấm các hành vi

sau đây được thực hiện để cấu thành hành vi vi phạm như quy định tại khoản 1:

(a) lập tài khoản ngoài sổ sách;

(b) tiến hành giao dịch ngoài sổ sách hoặc giao dịch không được xác minh thỏa

đáng;

4 Một Bên không phải là thành viên của Công ước Chống Hối lộ Công chức Nước ngoài trong các Giao

dịch Kinh doanh Quốc tế, bao gồm các Phụ lục của Công ước, được hoàn thành tại Paris, vào ngày 21 tháng 11

năm 1997, có thể đáp ứng các nghĩa vụ quy định tại điểm (a), (b) và (c) bằng cách xác định tội phạm được mô tả

trong các điểm nói trên „trong việc thi hành công vụ‟ hơn là „liên quan đến việc thực hiện công vụ‟.

5 Để rõ ràng hơn, một Bên có thể quy định trong luật của mình rằng sẽ không bị coi là vi phạm nếu

khoản lợi ích đó là được phép hoặc yêu cầu theo quy định của các văn bản luật hoặc quy định của quốc gia của

một công chức nước ngoài, bao gồm cả án lệ. Các Bên khẳng định rằng họ không khuyến khích những văn bản

luật hoặc quy định đó.

6 Các Bên có thể đáp ứng cam kết liên quan đến âm mưu thông qua các khái niệm được áp dụng trong

các hệ thống pháp luật của chính các Bên, bao gồm cả asociación ilícita.

26-5

(c) lập chứng từ khống;

(d) đưa vào sổ sách những khoản nợ mà xác định sai đối tượng nợ;

(e) dùng giấy tờ giả; và

(f) cố tình hủy tài liệu sổ sách trước thời hạn do pháp luật quy định.7

6. Mỗi Bên sẽ xem xét áp dụng hoặc duy trì các biện pháp để bảo vệ chống lại bất kỳ đối

xử bất công đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, với thiện chí và dựa trên những căn cứ hợp

lý, khai báo với cơ quan có thẩm quyền về bất cứ sự việc nào có liên quan đến các hành vi vi

phạm được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5.

Điều26.8: Tăng cƣờng Tính Liêm khiết của các Công chức

1. Nhằm chống tham nhũng trong các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư, mỗi

Bên sẽ thúc đẩy, cùng những tiêu chuẩn khác, tính liêm khiết, trung thực và trách nhiệm của

các công chức. Để đạt được mục đích này, mỗi Bên sẽ nỗ lực, phù hợp với các nguyên tắc cơ

bản của hệ thống pháp luật, áp dụng hoặc duy trì:

(a) các biện pháp quy định các thủ tục đầy đủ để lựa chọn và đào tạo các cá nhân

cho các vị trí rất dễ nảy sinh tham nhũng và cho việc luân chuyển, khi thích

hợp, các cá nhân đó sang những vị trí khác;

(b) các biện pháp nhằm tăng cường tính minh bạch trong hành vi của các công

chức trong việc thực hiện nhiệm vụ công;

(c) các chính sách và thủ tục phù hợp để xác định và quản lý các xung đột lợi ích

thực tế hoặc tiềm tàng của công chức;

(d) các biện pháp yêu cầu công chức cấp cao hoặc công chức khác báo cáo lên các

cơ quan có thẩm quyền về, ngoài những việc khác, các hoạt động bên ngoài,

công việc, đầu tư, tài sản và quà tặng hoặc lợi ích, những thứ mà có thể gây

xung đột lợi ích khi họ thực hiện nhiệm vụ công; và

(e) các biện pháp tạo thuận lợi cho các công chức báo cáo về các hành vi tham

nhũng lên cơ quan có thẩm quyền, khi họ phát hiện ra các hành vi đó trong khi

thực hiện nhiệm vụ công.

2. Mỗi Bên sẽ nỗ lực để áp dụng hoặc duy trì các quy tắc hoặc tiêu chuẩn ứng xử để thực

hiện các chức năng công chính xác, đáng tôn trọng và phù hợp, và các biện pháp kỷ luật hoặc

các biện pháp khác, khi được phép, đối với các công chức vi phạm các quy tắc hoặc tiêu

chuẩn theo quy định tại khoản này.

3. Mỗi Bên, trong phạm vi cho phép bởi các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật

của Bên đó, sẽ xem xét việc thiết lập các thủ tục mà thông qua đó một công chức bị buộc tội

có hành vi phạm tội được quy định tại Điều 26.7.1 (Các Biện pháp Chống Tham nhũng) có

thể, khi thích hợp, bị cách chức, đình chỉ hoặc bố trí lại công tác bởi cơ quan có thẩm quyền

nhưng cần tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.

7Đối với Hoa Kỳ, cam kết này chỉ áp dụng đối với các tổ chức phát hành có loại chứng khoán được

đăng ký theo luật 15 U.S.C 78 l hoặc được yêu cầu nộp báo cáo theo cách khác theo quy định tại luật 15

U.S.C78o (d).

26-6

4. Mỗi Bên, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của Bên đó và

không ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động xét xử, áp dụng hoặc duy trì các biện pháp

nhằm tăng cường tính liêm khiết và ngăn ngừa các cơ hội tham nhũng cho các cán bộ tư pháp

trong các vấn đề ảnh hưởng thương mại hoặc đầu tư quốc tế. Các biện pháp có thể bao gồm

các quy định đối với hành vi của các cán bộ tư pháp.

Điều26.9: Áp dụng và Thực thi Luật pháp Chống tham nhũng

1. Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật pháp quốc gia, mỗi Bên sẽ thực

thi hiệu quả luật pháp hoặc các biện pháp khác của Bên đó được áp dụng hoặc duy trì nhằm

tuân thủ Điều 26.7.1 (Các Biện pháp Chống Tham nhũng) thông qua một kế hoạch hành động

hoặc không hành động bền vững hoặc định kỳ sau ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên

đó, như là sự khuyến khích cho thương mại và đầu tư.8

2. Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia, mỗi Bên bảo lưu

quyền thực thi pháp luật và quyền cho phép các cơ quan công tố và tư pháp thực hiện thẩm

quyền của họ đối với việc thực thi luật pháp chống tham nhũng. Mỗi Bên bảo lưu quyền đưa

ra các quyết định có thiện chí đối với việc phân bổ các nguồn lực.

3. Các Bên khẳng định các cam kết của mình trong các hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế

liên quan để hợp tác với nhau, phù hợp với hệ thống pháp luật và hành chính tương ứng,

nhằm tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động thực thi pháp luật nhằm chống lại các hành

vi vi phạm được quy định tại Điều 26.7.1 (Các Biện pháp Chống Tham nhũng).

Điều 26.10: Tham gia của Khu vực Tƣ nhân và Xã hội

1. Mỗi Bên sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp, trong khả năng ngân sách của Bên đó và

phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp Bên đó, nhằm thúc đẩy sự tham gia nhiệt

tình của các cá nhân và các nhóm ngoài khu vực công, như doanh nghiệp, xã hội dân sự, các

tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng, nhằm ngăn ngừa và chống tham nhũng trong

các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư quốc tế, và nâng cao nhận thức của công

chúng đối với sự tồn tại, các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng và đe dọa do tham nhũng

gây ra. Nhằm đạt được mục tiêu này, một Bên có thể:

(a) thực hiện các hoạt động thông tin công chúng và các chương trình giáo dục

công nhằm góp phần không nhân nhượng với tham nhũng;

(b) áp dụng hoặc duy trì các biện pháp khuyến khích các hiệp hội ngành nghề và

các tổ chức phi chính phủ khác, nếu phù hợp, nỗ lực nhằm khuyến khích và hỗ

trợ các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xây

dựng kiểm soát nội bộ, các chương trình đạo đức và tuân thủ hoặc các biện

pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện hối lộ và tham nhũng trong thương mại và

đầu tư quốc tế;

(c) áp dụng hoặc duy trì các biện pháp khuyến khích quản lý công ty đưa ra các

tuyên bố trong các báo cáo hàng năm hoặc công bố công khai theo một cách

khác các chương trình hoặc biện pháp kiểm soát nội bộ, đạo đức và tuân thủ,

bao gồm các chương trình hoặc biện pháp mà góp phần ngăn ngừa và phát hiện

hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư quốc tế; và

8Để rõ ràng hơn, các Bên thừa nhận rằng các vụ việc đơn lẻ hoặc các quyết định cụ thể được ban hành

nếu xét thấy cần thiết liên quan đến việc thực thi luật pháp chống tham nhũng phải tuân thủ luật pháp và các thủ

tục pháp lý của mỗi Bên.

26-7

(d) áp dụng hoặc duy trì các biện pháp mà tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ tự do tìm

kiếm, nhận, công bố và phổ biến thông tin liên quan đến tham nhũng.

2. Mỗi Bên sẽ nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, có xét đến cơ cấu và quy

mô của doanh nghiệp, nhằm:

(a) xây dựng và áp dụng các kiểm soát kiểm toán nội bộ đầy đủ để hỗ trợ trong

việc ngăn ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng trong các vấn đề ảnh

hưởng thương mại hoặc đầu tư quốc tế; và

(b) đảm bảo rằng các tài khoản và báo cáo tài chính bắt buộc của các doanh nghiệp

tư nhân phải tuân thủ các thủ tục kiểm toán và chứng nhận phù hợp.

3. Mỗi Bên sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo rằng các cơ quan chống

tham nhũng liên quan được công chúng biết đến và tạo cơ hội cho công chúng tiếp cận các cơ

quan này, nếu thích hợp, để báo cáo, kể cả báo cáo không nêu đích danh người báo cáo, về bất

kỳ vụ việc nào mà có thể xem xét cấu thành hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 26.7.1

(Các Biện pháp Chống Tham nhũng).

Điều26.11: Mối Quan hệ với các Hiệp định khác

Tuân theo quy định của Điều 26.6.4 (Phạm vi), không có quy định nào trong Hiệp

định này ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ của các Bên theo UNCAC, Công ước Liên Hiệp quốc

về Chống Tội phạm Có Tổ chức Xuyên Quốc gia, được hoàn thành tại New York vào ngày 15

tháng 11 năm 2000, Công ước về Chống Hối lộ Các Công chức Nước ngoài trong Các Giao

dịch Kinh doanh Quốc tế, cùng với Phụ lục của Công ước, được hoàn thành tại Paris vào ngày

21 tháng 11 năm 1997, hoặc Công ước Liên Châu Mỹ Chống Tham nhũng, hoàn thành tại

Caracas, ngày 29 tháng 3 năm 1996.

Điều26.12: Giải quyết tranh chấp

1. Chương 28 (Giải quyết tranh chấp), như được sửa đổi tại Điều này, sẽ áp dụng đối với

Mục này.

2. Mỗi Bên sẽ chỉ có thể sử dụng các thủ tục được nêu tại Điều này và Chương 28 (Giải

quyết tranh chấp), khi một Bên nhận thấy rằng một biện pháp của Bên khác không phù hợp

với các nghĩa vụ của Bên khác đó theo quy định tại Mục này, hoặc Bên khác không thể thực

hiện các nghĩa vụ của mình, theo một cách thức ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư giữa

các Bên.

3. Không Bên nào sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều này hoặc Chương 28

(Giải quyết tranh chấp) cho một vấn đề phát sinh theo Điều 26.9 (Áp dụng và Thực thi Luật

pháp Chống tham nhũng).

4. Điều 28.5 (Tham vấn) sẽ áp dụng cho các tham vấn theo quy định tại Mục này, với

một số sửa đổi như sau:

(a) Một Bên ngoài Bên yêu cầu tham vấn có thể đưa ra yêu cầu tham vấn bằng văn

bản cho Bên yêu cầu tham vấn để tham gia tham vấn, không muộn hơn bảy

ngày sau ngày chuyển yêu cầu tham vấn, nếu Bên đó thấy rằng thương mại

hoặc đầu tư của Bên đó bị ảnh hưởng bởi vấn đề tranh chấp. Trong yêu cầu của

mình, Bên đó phải lý giải thương mại hoặc đầu tư của Bên đó bị ảnh hưởng

26-8

như thế nào bởi vấn đề tranh chấp.Bên đó có thể tham gia tham vấn nếu các

Bên tham vấn đồng ý; và

(b) các Bên tham vấn sẽ cử các cán bộ của các cơ quan chống tham nhũng liên

quan tham gia vào các buổi tham vấn.

5. Các Bên tham vấn sẽ nỗ lực hết sức để đi đến một giải pháp thỏa đáng cho các Bên,

mà giải pháp này có thể bao gồm các hoạt động hợp tác phù hợp hoặc một kế hoạch công tác.

26-9

PHỤ LỤC 26-A. MINH BẠCH HÓA VÀ CÔNG BẰNG THỦ TỤC CHO

CÁC SẢN PHẨM DƢỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ 9

Khoản 26-A.1: Các Nguyên tắc

Các Bên cam kết tạo điều kiện cho chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và tiếp tục cải

thiện sức khỏe cộng đồng cho công dân của mình, bao gồm cả bệnh nhân và công chúng.

Nhằm đạt được các mục tiêu này, các Bên thừa nhận tầm quan trọng của các nguyên tắc sau:

(a) tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng và vai trò

quan trọng của các sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế10

trong việc cung cấp

dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao;

(b) tầm quan trọng của nghiên cứu và phát triển, trong đó có đổi mới kết hợp với

nghiên cứu và phát triển, liên quan đến các sản phẩm dược phẩm và thiết bị y

tế;

(c) nhu cầu phải thúc đẩy việc tiếp cận kịp thời và với giá cả phải chăng các sản

phẩm dược phẩm và thiết bị y tế, thông qua các thủ tục minh bạch, khách quan,

nhanh chóng, và có trách nhiệm, không làm ảnh hưởng đến quyền của một Bên

trong việc áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp về chất lượng, an toàn, và hiệu quả;

(d) nhu cầu thừa nhận giá trị của các sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế thông

qua hoạt động của thị trường cạnh tranh hoặc thông qua việc áp dụng hoặc duy

trì thủ tục đánh giá phù hợp tầm quan trọng trong việc điều trị của một sản

phẩm dược phẩm hoặc thiết bị y tế đã được minh chứng một cách khách quan.

Khoản 26-A.2: Công bằng về Thủ tục

Trong chừng mực mà các cơ quan chăm sóc y tế quốc gia của một Bên hoạt động hoặc

duy trì thủ tục lên danh sách các sản phẩm dược phẩm hoặc thiết bị y tế mới vì mục đích bồi

hoàn, hoặc định mức bồi hoàn, theo các chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia do các cơ

quan chăm sóc y tế quốc gia vận hành,1112

Bên đó sẽ:

9Để chắc chắn hơn, các Bên khẳng định rằng mục tiêu của Phụ lục này là nhằm đảm bảo minh bạch hóa

và công bằng thủ tục cho các vấn đề liên quan của hệ thống mà các Bên áp dụng liên quan đến sản phẩm dược

phẩm và thiết bị y tế, không làm phương hại gì tới nghĩa vụ tại Chương 26 (Minh bạch hóa và Chống tham

nhũng), và không sửa đổi hệ thống chăm sóc y tế của một Bên trên các phương diện khác hoặc các quyền của

một Bên để xác định các ưu tiên chi tiêu y tế.

10Trong phạm vi của Phụ lục này, mỗi Bên sẽ xác định phạm vi của các sản phẩm tuân theo luật và quy

định của Bên đó về các sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế trong lãnh thổ của Bên đó và công bố công khai

thông tin đó.

11Phụ lục này sẽ không áp dụng đối với mua sắm chính phủ các sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế.

Khi một tổ chức công cung cấp dịch vụ y tế tham gia mua sắm chính phủ các sản phẩm dược phẩm hoặc thiết bị

y tế, việc phát triển và quản lý danh mục thuốc đối với hoạt động này bởi cơ quan y tế quốc gia sẽ được xem là

một phần của hoạt động mua sắm chính phủ.

26-10

(a) đảm bảo rằng việc xem xét tất cả các đề xuất chính thức và đúng thủ tục cho

việc lên danh sách các sản phẩm dược phẩm hoặc thiết bị y tế để bồi hoàn được

hoàn thành trong một khoảng thời gian cụ thể 13

;

(b) công khai những quy tắc về thủ tục, phương pháp, nguyên tắc và hướng dẫn

được sử dụng để đánh giá các đề xuất đó;

(c) tạo cơ hội kịp thời cho người nộp đề xuất14

, và khi có thể, công chúng, đóng

góp ý kiến vào những thời điểm thích hợp trong quá trình ra quyết định;

(d) cung cấp cho người nộp đề xuất thông tin bằng văn bản đủ để hiểu cơ sở của

khuyến nghị hoặc quyết định liên quan đến việc lập danh sách các sản phẩm

dược phẩm hoặc thiết bị y tế mới để nhận bồi hoàn từ các cơ quan y tế quốc gia;

(e) công khai:

(i) quy trình rà soát độc lập; hoặc

(ii) quy trình rà soát nội bộ, chẳng hạn như rà soát của một chuyên gia hoặc

nhóm chuyên gia đưa ra khuyến nghị hoặc quyết định, miễn là quá

trình rà soát đó bao gồm, ở mức tối thiểu, việc rà soát lại nội dung hồ

sơ đề xuất15

có thể thực hiện theo yêu cầu của người nộp đề xuất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi

khuyến nghị hoặc quyết định đó của các cơ quan y tế quốc gia của một Bên về

việc không đưa một sản phẩm dược phẩm hoặc thiết bị y tế vào danh sách

được bồi hoàn 16

; và

(f) cung cấp thông tin bằng văn bản cho công chúng liên quan đến khuyến nghị

hoặc quyết định đó, trong khi bảo vệ thông tin được xem là bí mật theo luật pháp của Bên đó.

(Nội dung này được tạm hoãn trong CPTPP)

Khoản 26-A.3: Phổ biến Thông tin đến Chuyên gia Y tế và Ngƣời Tiêu dùng

Môi Bên sẽ cho phép một nhà sản xuất sản phẩm dược phẩm được phổ biến tới các

chuyên gia y tế và người tiêu dùng thông qua trang mạng Internet của người sản xuất được

12

Phụ lục này sẽ không áp dụng đối với các thủ tục được thực hiện nhằm mục đích trợ cấp sau lưu hành

các sản phẩm dược phẩm hoặc thiết bị y tế được các tổ chức y tế công mua khi các sản phẩm dược phẩm hoặc

thiết bị y tế phù hợp để xem xét được dựa trên các sản phẩm hoặc thiết bị được các tổ chức y tế công mua sắm.

13Trong những trường hợp mà cơ quan y tế quốc gia của một Bên không thể hoàn thảnh việc xem xét

một đề xuất trong một khoảng thời gian cụ thể, Bên đó sẽ cho người nộp đề xuất biết lý do chậm trễ và sẽ quy

định một khoảng thời gian cụ thể khác để hoàn thành việc xem xét đề xuất.

14 Để rõ ràng hơn, mỗi Bên có thể xác định cá nhân hoặc tổ chức đủ điều kiện trở thành “ngƣời nộp đề

xuất” theo luật, quy định và thủ tục của Bên đó.

15 Để rõ ràng hơn, quá trình rà soát được mô tả tại điểm (i) có thể bao gồm quá trình rà soát như được

mô tả tại điểm (ii) ngoài rà soát bởi cùng chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia.

16 Để rõ ràng hơn, điểm (e) không yêu cầu một Bên cung cấp nhiều hơn một lần rà soát duy nhất cho

một yêu cầu liên quan đến một đề xuất cụ thể hoặc rà soát, liên quan đến yêu cầu này, các đề xuất khác hoặc

đánh giá liên quan đến những đề xuất này. Ngoài ra, một Bên có thể lựa chon cung cấp rà soát được xác định tại

điểm (e) hoặc là đối với một khuyến nghị hoặc quyết định dự thảo cuối cùng, hoặc là đối với một khuyến nghị

hoặc quyết định cuối cùng.

26-11

đăng ký trên lãnh thổ của Bên đó, và trên các trang mạng Internet khác được đăng ký trên

lãnh thổ của Bên đó mà có kết nối với trang mạng đó, thông tin trung thực và không sai lệch

về các sản phẩm dược phẩm được cho phép lưu hành trong lãnh thổ của Bên đó, như theo

luật, quy định và thủ tục của Bên đó là được phép phổ biến. Một Bên có thể yêu cầu rằng

thông tin đó bao gồm các nguy cơ rủi ro và lợi ích và chứa đựng tất cả các chỉ dẫn mà nhờ các

chỉ dẫn đó các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó mới cho phép lưu hành sản phẩm dược

phẩm.

Khoản 26-A.4: Tham vấn

1. Nhằm tạo thuận lợi cho đối thoại và hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề liên quan đến

Phụ lục này, mỗi Bên sẽ xem xét và tạo cơ hội tham vấn đầy đủ khi có yêu cầu tham vấn bằng

văn bản của một Bên khác về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Phụ lục này. Các cuộc tham

vấn này sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng kể từ ngày yêu cầu tham vấn được gửi đi, trừ trường

hợp đặc biệt hoặc trừ phi các Bên tham vấn có thỏa thuận khác.17

2. Các cuộc tham vấn sẽ có sự tham gia của các quan chức phụ trách giám sát cơ quan y

tế quốc gia hoặc các quan chức của mỗi Bên phụ trách các chương trình y tế quốc gia và các

quan chức chính phủ phù hợp khác.

Khoản 26-A.5: Định nghĩa

Trong phạm vi của Phụ lục này

cơ quan y tế quốc gia là, đối với một Bên được liệt kê trong biểu kèm theo Phụ lục này, tổ

chức hoặc các tổ chức liên quan được xác định trong biểu, và đối với bất kỳ Bên nào khác,

một tổ chức mà là một phần hoặc được chính quyền trung ương của một Bên thành lập để vận

hành một chương trình chăm sóc y tế quốc gia;

chƣơng trình chăm sóc y tế quốc gia là chương trình chăm sóc y tế mà một cơ quan chăm sóc

y tế quốc gia đưa ra quyết định hoặc khuyến nghị về việc lên danh sách các sản phẩm dược phẩm

hoặc thiết bị y tế để bồi hoàn, hoặc đưa ra định mức bồi hoàn.

Khoản 26-A.6: Tranh chấp

Các thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong Chương 28 (Giải quyết Tranh

chấp) sẽ không áp dụng cho Phụ lục này.

17

Không quy định nào trong đoạn này được hiểu là yêu cầu một Bên rà soát hoặc thay đổi các quyết định liên

quan đến các hồ sơ đề xuất cụ thẻ.

26-12

Biểu đính kèm Phụ lục 26-A

Tiếp theo định nghĩa về các cơ quan y tế quốc gia tại Khoản26-A.5, các cơ quan y tế

quốc gia sẽ có nghĩa là:

Đối với Australia: Ủy ban Tham vấn Lợi ích Dược phẩm, đối với vai trò của PBAC

trong việc đưa ra quyết định liên quan tới việc lên danh sách các sản phẩm dược phẩm

để bồi hoàn theo Hệ thống Lợi ích Dược phẩm.

Đối với Brunei Darussalam: Bộ Y tế. Để rõ ràng hơn, Brunei Darussalam hiện đang

không vận hành một chương trình chăm sóc y tế quốc gia trong phạm vi của Phụ lục

này.

Đối với Canada: Ủy ban Lợi ích Thuốc Liên Bang. Để rõ ràng hơn, Canada hiện đang

không vận hành một chương trình chăm sóc y tế quốc gia trong phạm vi của Phụ lục

này.

Đối với Chile: Thứ trưởng Y tế Công Cộng. Để rõ ràng hơn, Chile hiện đang không

vận hành một chương trình y tế quốc gia trong phạm vi của Phụ lục này.

Đối với Nhật Bản: Hội đồng Y tế Bảo hiểm Xã hội Trung ương đối với vai trò đưa ra

khuyến nghị liên quan đến việc lên danh sách hoặc xác định mức bồi hoàn cho các sản

phẩm dược phẩm mới.

Đối với Malaysia: Bộ Y tế. Để rõ ràng hơn, Malaysia hiện đang không vận hành một

chương trình chăm sóc y tế quốc gia trong phạm vi của Phụ lục này.

Đối với New Zealand: Cơ quan Quản lý Dược phẩm (PHARMAC), đối với vai trò của

PHARMAC trong việc lên danh sách một sản phẩm dược phẩm mới 18

để bồi hoàn

trên Biểu Dược phẩm, liên quan đến các hồ sơ chính thức và phù hợp của nhà cung

cấp phù hợp với Hướng dẫn Hồ sơ xin Kinh phí tới PHARMAC.

Đối với Peru: Vụ Y tế Công cộng. Để rõ ràng hơn, Peru hiện đang không vận hành

một chương trình chăm sóc y tế quốc gia trong phạm vi của Phụ lục này.

Đối với Singapore: Ủy ban Tư vấn Thuốc (DAC) của Bộ Y tế đối với vai trò của DAC

trong việc lên danh sách các sản phẩm dược phẩm. Để rõ ràng hơn, Singapore hiện

đang không vận hành một chương trình chăm sóc y tế quốc gia trong phạm vi của Phụ

lục này.

Đối với Hoa Kỳ: Trung tâm Dịch vụ Trợ giúp và Chăm sóc Y tế (CMS), đối với vai

trò của CMS trong việc đưa ra các quyết định về chăm sóc y tế trên phạm vi quốc gia.

Đối với Việt Nam: Bộ Y tế. Để rõ ràng hơn, Việt Nam hiện đang không vận hành một

chương trình chăm sóc y tế quốc gia trong phạm vi của Phụ lục này.

18

Đối với New Zealand, dược phẩm có nghĩa là “thuốc” như được định nghĩa tại Đạo luật Thuốc 1981

vào thời điểm ký kết Hiệp định này nhân danh New Zealand.