6
Trang 46 Cuc Đời Và SNghip - Hi Ký HTn Phát Chương 9 : Tng Giám Đốc Sài Gòn Đin Lc Công Ty Vn Đề Quân Dch Ca Nhân Viên Đin Lc Khi đầu khi nhn nhim vtc nhiên có nhiu công vic cn phi làm, nhưng vn đề hoãn dch cho nhân viên và vn đề cung cp đin đầy đủ cho dân chúng trong thi gian ngn là hai vn đề ưu tiên hàng đầu. Trong tháng đầu, tôi có đến gp Đại tá Bùi Đình Đạm, Giám đốc Nha Động viên, BQuc phòng, để bàn vn đề hoãn dch cho nhân viên Đin lc. Hu hết các sinh viên mi ra trường đều trong tui động viên, cho nên các chuyên viên rt quan tâm vn đề đi quân dch. Đó cũng là mi quan tâm ca SDL mi thành lp. Tôi có trình bày vi ông Giám đốc Nha Động viên nhng khó khăn thâu nhn và hun luyn nhân viên Vit nam để thay thế chuyên viên Pháp CEE mi vnước sau khi mãn hn khế ước đặc nhượng. Ông Đạm rt thông cm tình trng ny và sau khi bàn cãi vn đề, ông chp nhn hai đim: 1.- Các chuyên viên, ksư, cán s, chuyên viên v.v… mi được thâu nhn ti SDL snhp ngũ để hun luyn quân strong vòng 9 tun, ri sau đó sđược bit phái trvĐin lc. 2.- Đối vi các chuyên viên hin đang ti ngũ, nếu Đin lc thy cn thiết và yêu cu, Nha Động viên sn sàng cu xét và bit phái các quân nhân đó trvĐin lc. Phi nhìn nhn Nha Động viên lúc by girt hết lòng giúp đỡ Cơ quan Đin lc. Chương Trình Khn Cp Ttrước đến đầu năm 1968, chánh phđã lp chương trình cung cp đin vùng Sài gòn da trên dòng đin tnhà máy Đa nhim đem v, rt kinh tế. Nhưng vì tình trng chiến tranh, đường dây đin cao thế tĐa nhim vSài gòn và mt đường ng thy áp ca nhà máy Đa nhim bphá hoi. Trong tình trng khn cp ny, SDL, mt mt, đặt mua ba (3) nhà máy diesel mi : - Nhà máy Bà quo SACM : 30 MW, - Nhà máy Chquán NIIGATA : 33 MW, - Nhà máy Biên hòa ENTERPRISE : 33MW. Đồng thi, SDL nhsgiúp đỡ ca Phái bVin trHoa kđể khn cp : - Nhp cng trên 50 máy diesel, 2 MW mi máy, - Nhp cng 2 máy Gas turbine 15 MW mi máy. Hơn mt năm sau khi thc hin chương trình khn cp ny, vic cung cp và phân phi đin cho vùng Sài gòn và phcn mi được trli n định và điu hòa. Sau chương trình khn cp, trong tương lai gn, thay vì xây ct nhà máy thy đin không được bo đảm trong thi chiến tranh, chánh ph, SDL và CDV, đã thc hin các chương trình sau đây: - Xây ct Nhà máy nhit đin Thđức II & III, 2x66MW= 132MW, khánh thành vào 1972, - Xây dng và tăng cường hthng T&D, chuyn vn và phân phi đin, chung quanh vùng Sài gòn và phcn lên mc tiêu th265 MW, - Xây ct Nhà máy nhit đin Cn thơ 33MW, vào năm 1973-74, nhvin trNht OECF (Oversea Economic Cooperation Fund), - Xây ct nhng trm biến đin min Tây và hthng T&D chuyn vn và phân phi dính lin vi trm biến đin Cn thơ, - Tăng cường hthng T&D cho nhng thành phmin Trung. Sau khi sát nhp SDL và DLV thành CDV vào cui năm 1969, trong vòng 2 năm, CDV có hp tác vi đoàn cvn OAAI (Oversea Advisory Associates Incorporated) ca ông deLucia để lp kế hoch phát trin cho ngành đin lc trong vòng 15 năm ti, VPC Fifteen Year Planning, gi là National Power Survey of the Republic of Vietnam, February 1972. Khi

Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Tythdlvnhn.net/ThanHuu/HTPhat/Ch-09.pdf · dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Tythdlvnhn.net/ThanHuu/HTPhat/Ch-09.pdf · dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế

Trang 46 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Ty Vấn Đề Quân Dịch Của Nhân Viên Điện Lực

Khởi đầu khi nhận nhiệm vụ tức nhiên có nhiều công việc cần phải làm, nhưng vấn đề hoãn dịch cho nhân viên và vấn đề cung cấp điện đầy đủ cho dân chúng trong thời gian ngắn là hai vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Trong tháng đầu, tôi có đến gặp Đại tá Bùi Đình Đạm, Giám đốc Nha Động viên, Bộ Quốc phòng, để bàn vấn đề hoãn dịch cho nhân viên Điện lực. Hầu hết các sinh viên mới ra trường đều ở trong tuổi động viên, cho nên các chuyên viên rất quan tâm vấn đề đi quân dịch. Đó cũng là mối quan tâm của SDL mới thành lập. Tôi có trình bày với ông Giám đốc Nha Động viên những khó khăn thâu nhận và huấn luyện nhân viên Việt nam để thay thế chuyên viên Pháp CEE mới về nước sau khi mãn hạn khế ước đặc nhượng. Ông Đạm rất thông cảm tình trạng nầy và sau khi bàn cãi vấn đề, ông chấp nhận hai điểm:

1.- Các chuyên viên, kỹ sư, cán sự, chuyên viên v.v… mới được thâu nhận tại SDL sẽ nhập ngũ để huấn luyện quân sự trong vòng 9 tuần, rồi sau đó sẽ được biệt phái trở về Điện lực.

2.- Đối với các chuyên viên hiện đang tại ngũ, nếu Điện lực thấy cần thiết và yêu cầu, Nha Động viên sẵn sàng cứu xét và biệt phái các quân nhân đó trở về Điện lực.

Phải nhìn nhận Nha Động viên lúc bấy giờ rất hết lòng giúp đỡ Cơ quan Điện lực.

Chương Trình Khẩn Cấp Từ trước đến đầu năm 1968, chánh phủ đã

lập chương trình cung cấp điện vùng Sài gòn dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế. Nhưng vì tình trạng chiến tranh, đường dây điện cao thế từ Đa nhim về Sài gòn và một đường ống thủy áp của nhà máy Đa nhim bị phá hoại. Trong tình trạng khẩn cấp nầy, SDL, một mặt, đặt mua ba (3) nhà máy diesel mới :

- Nhà máy Bà quẹo SACM : 30 MW,

- Nhà máy Chợ quán NIIGATA : 33 MW, và

- Nhà máy Biên hòa ENTERPRISE : 33MW.

Đồng thời, SDL nhờ sự giúp đỡ của Phái bộ Viện trợ Hoa kỳ để khẩn cấp :

- Nhập cảng trên 50 máy diesel, 2 MW mỗi máy,

- Nhập cảng 2 máy Gas turbine 15 MW mỗi máy.

Hơn một năm sau khi thực hiện chương trình khẩn cấp nầy, việc cung cấp và phân phối điện cho vùng Sài gòn và phụ cận mới được trở lại ổn định và điều hòa.

Sau chương trình khẩn cấp, trong tương lai gần, thay vì xây cất nhà máy thủy điện không được bảo đảm trong thời chiến tranh, chánh phủ, SDL và CDV, đã thực hiện các chương trình sau đây:

- Xây cất Nhà máy nhiệt điện Thủ đức II & III, 2x66MW= 132MW, khánh thành vào 1972,

- Xây dựng và tăng cường hệ thống T&D, chuyển vận và phân phối điện, chung quanh vùng Sài gòn và phụ cận lên mức tiêu thụ 265 MW,

- Xây cất Nhà máy nhiệt điện Cần thơ 33MW, vào năm 1973-74, nhờ viện trợ Nhựt OECF (Oversea Economic Cooperation Fund),

- Xây cất những trạm biến điện miền Tây và hệ thống T&D chuyển vận và phân phối dính liền với trạm biến điện Cần thơ,

- Tăng cường hệ thống T&D cho những thành phố miền Trung.

Sau khi sát nhập SDL và DLV thành CDV vào cuối năm 1969, trong vòng 2 năm, CDV có hợp tác với đoàn cố vấn OAAI (Oversea Advisory Associates Incorporated) của ông deLucia để lập kế hoạch phát triển cho ngành điện lực trong vòng 15 năm tới, VPC Fifteen Year Planning, gọi là National Power Survey of the Republic of Vietnam, February 1972. Khối

Page 2: Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Tythdlvnhn.net/ThanHuu/HTPhat/Ch-09.pdf · dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 47

Kế hoạch CDV do anh Lê Khắc Huề, Phó TGĐ, đã đóng góp rất nhiều công sức vào công trình này. Một số công trình thủy điện, dự trù

trong kế hoạch nầy chỉ có thể thực hiện được khi nào tình trạng an ninh được khả quan.

Khánh thành nhà máy Thủ đức 2x66M

Khánh thành nhà máy Thủ đức 2x66 MW

Page 3: Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Tythdlvnhn.net/ThanHuu/HTPhat/Ch-09.pdf · dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế

Trang 48 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

Khánh thành nhà máy Thủ đức 2x66 MW

Khánh thành nhà máy Thủ đức 2x66 MW

Page 4: Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Tythdlvnhn.net/ThanHuu/HTPhat/Ch-09.pdf · dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 49

Thỏa Ước Xí Nghiệp Trước kia, trong những năm sau cùng làm

việc cho CEE tại Chợ quán, 1965-67, tôi cố gắng nhưng không giúp được xin điều chỉnh lương bổng công nhân trong lúc giá sinh hoạt tăng lên trên 20-25% mỗi năm. Đó là một thất bại mà tôi vẫn nhớ mãi. Sau nầy, khi sát nhập SDL (CEE) với DLV thành CDV, có 3 loại lương bổng nhân viên:

- Lương bổng nhân viên đồng hóa Pháp, từ thời kỳ CEE và SDL chuyển qua (dưới 15 nhân viên);

- Lương bổng tất cả nhân viên khác từ CEE-SDL qua;

- Lương bổng các nhân viên từ DLV qua.

Trong dịp dự trù lập một quy chế "đồng nhứt" lương bổng cho CDV, tôi nghĩ đến một biện pháp để điều hành và quản trị công ty một cách đều đặn mà BGĐ và toàn thể nhân viên đều tham gia và chấp nhận. Tôi nghĩ sự phát triển công ty cần có sự cộng tác và đóng góp của toàn thể nhân viên. Nhưng nhân viên chỉ có thể đặt trọng tâm vào việc sở khi nào kinh tế gia đình của họ được ổn định. Lương bổng nhân viên là vấn đề huyết mạch. Lương bổng phải giúp đỡ cải thiện đời sống nhân viên và giúp kinh tế gia đình được ổn định, nhờ đó nhân viên mới có thể chú tâm vào việc sở.

Quan niệm tôi là tất cả nhân viên cần làm việc nhiều hơn, và hữu hiệu hơn, gia tăng sản xuất, gia tăng lợi nhuận cho công ty, nhờ đó mới gia tăng được quyền lợi và đời sống nhân viên… Các nha sở cần phải tổ chức để làm việc có hiệu quả hơn ... Trước kia, nhân viên nhờ Nghiệp đoàn tranh đấu, đình công nếu cần, mới được điều chỉnh. Tôi nghĩ BGĐ cũng có một phần bổn phận giúp bảo đảm đời sống nhân viên. Trái lại nhân viên cũng phải tham gia giúp công ty phát triển tốt. Chúng tôi đặc biệt giải thích cho nghiệp đoàn và nhân viên biết rõ là khi nhân viên cố

gắng phục vụ cho công ty, nhân viên cũng đồng thời giúp nâng cao đời sống của chính mình. Trước kia, CEE chấp nhận trả lương chuyên viên Việt nam 2-3 lần nhiều hơn lương công chức, nhưng vẫn còn có lời vì nhờ tổ chức khéo, nhờ sự làm việc đắc lực của nhân viên. Chúng tôi có thăm dò ý kiến nhân viên và nghiệp đoàn thì được biết tất cả ai ai cũng không nệ làm việc thêm, làm việc nhiều hơn và hữu hiệu hơn, và ai ai cũng mong được đãi ngộ xứng đáng hơn. Đó cũng là nguyện vọng của chúng tôi, trong Ban Giám đốc công ty.

Vào năm 1969, sau khi thăm dò tình hình chung, tôi có mời Nghiệp đoàn Công nhân Điện lực, Tổng Liên đoàn Lao công Việt nam, mời Bộ Lao động để cùng với Nha Nhân viên CDV chúng tôi, ngồi lại nghiên cứu một tài liệu để giúp công ty:

- Phát triển Điện lực một cách mạnh mẽ, - Phục vụ khách hàng đúng mức, - và giúp nâng cao quyền lợi và đời sống

nhân viên.

CDV phải được tổ chức để làm việc đắc lực hơn.

Chúng tôi cũng giải thích và được HĐQT chấp thuận những nguyên tắc và ý kiến trên. Sau gần hai năm nghiên cứu và thảo luận,

Ký kết Thỏa ước Xí nghiệp

Page 5: Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Tythdlvnhn.net/ThanHuu/HTPhat/Ch-09.pdf · dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế

Trang 50 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

chúng tôi đồng ý trên một dự thảo gọi là Thỏa ước Xí nghiệp (TUXN). TUXN nầy được HĐQT CDV chấp thuận trước khi đem ra ký kết vào ngày 21 tháng 8, năm 1971, giữa Ban Giám đốc CDV, Nghiệp đoàn CNĐL, và Đại diện Bộ Lao động.

Chúng tôi rất vui mừng mà thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa Ban Giám đốc CDV, Đại diện Nghiệp đoàn, với sự chứng kiến và yểm trợ của Bộ Lao động trong tinh thần xây dựng và cởi mở. TUXN được áp dụng lâu dài cho toàn thể nhân viên Điện lực. Đương nhiên, khi áp dụng TUXN nầy, thì chế độ công chức của DLV trước kia không còn hiệu lực nữa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, Công ty Điện lực ký Thỏa ước Xí nghiệp với Nghiệp đoàn Công nhân, có sự chứng kiến của Bộ Lao động. Từ khi có TUXN, các nhân viên đều thấy lương bổng gia tăng, công việc làm rất trôi chảy và hữu hiệu, các nhân viên đều làm việc với tinh thần cởi mở hơn. Không còn thắc mắc hay tranh chấp về lương bổng, và cũng không còn tranh chấp với Nghiệp đoàn nữa.

Trong hồi ký "Những Năm Bảy Mươi" (trong Bản tin THĐLVNHN số 19, vào năm 1999), tác giả Song Nguyễn có viết, trang 47:

"Trước đó, CDV hoàn thành quy chế mới của công ty, tụi tôi được vào ngạch mới, lương tăng rất khá. Cấp bực tương đương như tôi lãnh khoảng trên 80 ngàn một tháng, có thể gọi là khá cao so với lương công chức hạng A của chánh phủ lương khoảng bốn năm chục ngàn một tháng, và một tạ gạo ngon giá khoảng 2 chục ngàn. Ngoài ra, tới cuối năm, tụi tôi còn được tiền thưởng Tết vào khoảng từ một tới hai tháng lương."

(Tôi rất tiếc, sau nầy không tìm để xem lại bản "Thỏa ước Xí nghiệp" nầy, tài liệu quá cũ, trên 35 năm qua.)

Phúc Lợi Nhân Viên Quỹ Dự Phòng

Công ty Điện lực Việt nam có lập ra Quỹ Dự phòng (QDP) để khuyến khích nhân viên

tiết kiệm và đồng thời BGĐ CDV giúp cho nhân viên được một số tiền khi về hưu hoặc khi thôi việc. Mỗi tháng, nhân viên có thể bỏ vào quỹ nầy 5% số tiền lương. Công ty châm vào thêm số tiền tương đương. Hai số tiền nầy được gom lại và gởi giữ tại ngân hàng dưới tên của nhân viên để kiếm lời. Khi nào về hưu, hoặc khi nào nghỉ việc, nhân viên có quyền rút trọn số tiền QDP nầy ra kể cả tiền lời để tùy nghi sử dụng vì đó là “tiền của nhân viên.” Đây là một phương pháp tân tiến để giúp nhân viên tiết kiệm cho đến khi về hưu, hoặc đến khi nghỉ việc.

(Rất tiếc, Thỏa ước Xí nghiệp và Quỹ Dự phòng không còn áp dụng sau 1975.)

Bữa Cơm Trưa Tại nhà đèn Chợ quán và tại trạm biến điện

Thủ đức đã có tổ chức nấu bữa cơm trưa cho nhân viên trước 1968. Lúc đó, trụ sở trung ương tại Hai Bà Trưng chưa xây cất xong. Nhằm giúp nhân viên khỏi mất thì giờ đi về nhà dùng cơm trưa, và bớt tốn kém cho nhân viên, CDV cho nấu bữa cơm trưa vừa ngon và đủ chất lượng. Vô đầu, BGĐ có ý định tặng bữa cơm trưa miễn phí cho nhân viên, nhưng làm như vậy không biết mấy phần ăn mà đặt nấu. Nếu nấu nhiều quá thì phí phạm, cho nên cần bán vé bữa cơm trưa với giá tượng trưng, nhưng ngon và thật đầy đủ chất lượng.

Vấn Đề Đảng Phái Và Chánh Trị Lối giữa năm 1968, vài tháng sau khi tôi

nhận lãnh nhiệm vụ TGĐ SDL, tôi được hai ông nhân viên văn phòng Phủ Tổng thống, ăn mặc rất đàng hoàng, đến viếng thăm. Hai vị nầy tự giới thiệu là đại diện cho Đại tá C, Văn phòng Phủ Tổng thống, đặc trách về đảng Dân chủ. Vô đầu, hai vị tỏ ý vui mừng được biết tôi được nhậm chức, nhưng mục tiêu là muốn tôi gia nhập vào đảng. Hai vị khuyên “Muốn giữ chức vụ nầy lâu dài, nên gia nhập đảng của Tổng thống.” Cái luận điệu nói như vậy làm tôi không thích lắm.

Điểm thứ nhứt là tôi không thích vào đảng chánh trị nào. Điểm thứ hai là tôi không muốn

Page 6: Chương 9 : Tổng Giám Đốc Sài Gòn Điện Lực Công Tythdlvnhn.net/ThanHuu/HTPhat/Ch-09.pdf · dựa trên dòng điện từ nhà máy Đa nhim đem về, rất kinh tế

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 51

nhận chức vụ nầy từ lúc ban đầu, và tôi không muốn nhờ vào đảng để giữ địa vị. Lúc nào, tôi cũng không thích làm chánh trị hoặc vào đảng phái. Lúc ban đầu, Tiến sĩ NVH có đề nghị tôi làm Phó hay Phụ tá gì đó tại Bộ Kinh tế. Tôi cám ơn và từ chối. Vào những tháng chót của VNCH anh Hảo cũng đề nghị tôi làm Tổng trưởng Công chánh, nhưng tôi cũng không thích những chức vụ chánh trị.

Vấn Đề Giám Sát Viện Vào lối giữa năm 1968, một buổi sáng nọ,

trong lúc tôi đi công tác ở Nhà máy Thủ đức, có một đoàn người của Giám sát viện (GSV) đến bất thần, đột kích vào trụ sở Điện lực, vào văn phòng Nha Tài chánh, tịch thu một số sổ sách kế toán, rồi đem về GSV, nói là để kiểm soát. Đoàn nầy đến bất thần, không báo trước, rồi khi ra đi cũng không để lại giấy tờ gì cả…

Khi trở về văn phòng, tôi có ý định điện thoại GSV để hỏi thăm lý do họ đến cơ quan Điện lực, rồi lấy giữ sổ sách tài chánh. Nhưng một vị Giám đốc khuyên tôi không nên điện thoại, không nên nóng nảy, có thể gây thêm nhiều khó khăn, vì mình chưa biết sổ sách kế toán mình có gì sơ sót cùng không. Anh cũng cho tôi biết GSV có nhiều quyền thế lắm, và đặc biệt Chủ tịch GSV là bà con của Tổng thống ... Tôi thấy hành động quá lạ thường,

nhưng tôi cũng chờ xem coi công việc sẽ ngã ngũ ra sao.

Vài tuần lễ sau, GSV điện thoại qua Điện lực bảo qua lấy sổ sách kế toán về, và nói “Mọi việc kiểm soát đã xong.” Sau đó một nhân viên tại GSV cho biết GSV nhận được tin cho biết Bộ Công chánh và Cơ quan Điện lực vừa thương thuyết với CEE để mua lại nhà đèn Chợ quán với giá nhiều chục triệu đô la, Điện lực nhận được một số tiền huê hồng đáng kể, GSV mới mở một cuộc điều tra và kiểm soát.

Sau khi đem các sổ sách kế toán Điện lực về, sau khi kiểm soát thật kỹ, GSV không thấy gì đáng lưu ý nhưng rất ngạc nhiên mà thấy Điện lực không có ghi gì về việc mua bán nhà đèn Chợ quán cả. GSV rất phân vân, mới hỏi lại Bộ Công chánh giá mua lại nhà máy CEE, Ông Tổng trưởng Công chánh mới cho biết chánh phủ đã giao cho Bộ Tài chánh cái nhiệm vụ thương thuyết mua hoặc bồi thường cho CEE, Bộ Công chánh chỉ có trách nhiệm thu hồi đặc nhượng CEE về mặt kỹ thuật mà thôi.

Sau khi biết rõ mọi việc, GSV thấy mình bị hố quá nhiều, nên mới điện thoại cho Điện lực bảo qua lấy các sổ sách kế toán đem về và nhắn cho biết "Đã kiểm soát xong", nhưng không gởi một văn kiện gì và cũng không có một văn thư nào để phê bình hay khuyến cáo về sổ sách kế toán Điện lực. Mọi việc chỉ có như vậy thôi.