15
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiểu học) CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiểu học)

CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠODỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ(Tiểu học)

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

TÌM HIỂUCHƯƠNG TRÌNH

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ(Tiểu học)

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

2

Trong Chương trình giáo dục phổ

thông tổng thể, Lịch sử và Địa lí ở cấp

tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ

chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn

học được xây dựng trên cơ sở kế thừa

và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã

hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học

môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học

cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền

móng ban đầu cho việc giáo dục về

khoa học xã hội ở các cấp học trên.

Môn học góp phần hình thành và

phát triển ở học sinh những phẩm

chất chủ yếu và năng lực chung đã

được xác định trong Chương trình

tổng thể.

Chương trình môn Lịch sử

và Địa lí cấp tiểu học gồm

các mạch kiến thức và kĩ

năng cơ bản, thiết yếu về

địa lí, lịch sử của địa

phương, vùng miền, đất

nước Việt Nam, các nước

láng giềng và một số nét cơ

bản về địa lí, lịch sử thế

giới. Nội dung chương

trình môn Lịch sử và Địa lí

còn liên quan trực tiếp với

nhiều môn học và các hoạt

động giáo dục khác như:

Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt

động trải nghiệm,...

Đặc điểm của môn Lịch sửvà Địa lí (tiểu học) là gì?

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa li (Tiểu học)

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

3

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấptiểu học tuân thủ các quy định nêu trongChương trình tổng thể, đồng thời xuấtphát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnhmột số quan điểm sau:

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí tíchhợp nội dung giáo dục lịch sử, địa lí vàmột số nội dung văn hoá, xã hội trongcác kết nối về không gian và thời gian;tích hợp nội dung bảo vệ môi trường,giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyếtvới thực hành, gắn nội dung giáo dụcvới thực tiễn nhằm hình thành, pháttriển ở học sinh năng lực đặc thù củamôn học và các phẩm chất chủ yếu,năng lực chung được quy định trongChương trình tổng thể. Chương trìnhkết nối với các môn học và hoạt độnggiáo dục khác như: Tự nhiên và Xã hội,Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trảinghiệm,... giúp học sinh vận dụng tíchhợp kiến thức, kĩ năng của nhiều mônhọc và hoạt động giáo dục để giải quyếtcác vấn đề trong học tập và đời sống,phù hợp với lứa tuổi.

Trên cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểmcủa môn Lịch sử và Địa lí trong Chươngtrình giáo dục phổ thông hiện hành vàtiếp thu kinh nghiệm của các nước tiêntiến trên thế giới, chương trình môn Lịchsử và Địa lí chọn lọc những kiến thức cơbản và sơ giản về tự nhiên, dân cư, mộtsố hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hoácủa các vùng miền, đất nước Việt Nam

và thế giới; các sự kiện, nhân vật lịch sửphản ánh những dấu mốc lớn của quátrình dựng nước và giữ nước của dân tộcViệt Nam. Nội dung môn học vừa bảođảm tính khoa học, vừa phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lí và trình độ nhận thứccủa học sinh.

Chương trình được thiết kế theo phạmvi mở rộng dần về không gian địa lí vàkhông gian xã hội, từ địa lí, lịch sử củađịa phương, vùng miền, đất nước ViệtNam đến địa lí, lịch sử của các nước lánggiềng, khu vực và thế giới.

Chương trình lựa chọn những nội dungthiết thực đối với việc hình thành, pháttriển phẩm chất, năng lực của học sinhthông qua phương pháp tổ chức cáchoạt động học tập tích cực như: tìm hiểucác vấn đề lịch sử và địa lí, luyện tập vàthực hành (ứng dụng những điều đã họcđể phát hiện và giải quyết những vấn đềcó thực trong đời sống),...

Chương trình được thiết kế theo hướngmở, linh hoạt để có thể điều chỉnh chophù hợp với điều kiện kinh tế – xã hộicủa các địa phương; phù hợp với khảnăng của giáo viên, với các nhóm đốitượng học sinh khác nhau và thực tiễndạy học ở nhà trường, song vẫn bảođảm trình độ chung của giáo dục phổthông trên cả nước, tiếp cận dần vớitrình độ khu vực và thế giới.

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

?Việc xây dựng Chương trìnhmôn Lịch sử và Địa lí (tiểu học)dựa trên những quan điểm nào

5

4

3

1

2

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

4

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự

nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu

thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và

phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá

giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển

các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh

năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử

và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học;

đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ

và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (tiểu học) hướng đến những mục tiêu nào?

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

5

?Để đạt được mục tiêu, Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (tiểu học) cần có những thiết bị dạy họctối thiểu nào

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

Thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí

là các nguồn tư liệu phong phú, cụ

thể, sinh động, giàu hình ảnh và giàu

sức thuyết phục, không chỉ nhằm

minh hoạ bài giảng của giáo viên mà

còn hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt

động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch

sử, địa lí của học sinh một cách tích

cực, sáng tạo. Giáo viên tạo điều kiện

cho học sinh làm việc trực tiếp với

các thiết bị dạy học theo phương

châm: Hãy để cho học sinh tiếp xúc

nhiều hơn với các thiết bị, suy nghĩ

nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và

trình bày ý kiến của mình nhiều hơn.

Bộ thiết bị dạy học tốithiểu môn Lịch sử và Địa líbao gồm: mô hình hiệnvật, tranh ảnh lịch sử, địalí, băng ghi âm lời nói củacác nhân vật lịch sử,...; bảnđồ, lược đồ; sơ đồ, cácbảng thống kê,...; phimvideo; các phiếu học tậpcó các nguồn sử liệu; cácmẫu vật về tự nhiên; cácdụng cụ, thiết bị thôngthường để quan sát tựnhiên; một số dụng cụthực hành; phần mềm dạyhọc (nghiên cứu và từngbước sử dụng rộng rãi).

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

6

Môn Lịch sử và Địa lí theo hướng phát triển năng lực, gópphần hình thành và phát triển các năng lực chung đã đượcnêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cụ thểlà năng lực tự chủ và tự học thể hiện ở việc khuyến khích và tạođiều kiện cho học sinh tự mình thực hiện những nhiệm vụ đượcphân công khi học tập, tham quan; biết đặt ra các câu hỏi đơn giản,tự tìm kiếm và phân tích nguồn thông tin, trả lời câu hỏi về lịch sử và địalí; Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện ở việc khuyến khích và hướng dẫn họcsinh diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình, tự tin khi đưa ra ý kiến, trao đổi, thảo luậnkhi có các quan điểm khác nhau; làm việc theo nhóm, chia sẻ suy nghĩ, lắng ngheý kiến của người khác, cùng nhau xây dựng ý tưởng trong quá trình học tập cácvấn đề về lịch sử và địa lí; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện ở việchuyến khích và hướng dẫn học sinh phát hiện một số vấn đề trong cuộc sống xungquanh, đặt câu hỏi, tìm thông tin, thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, giảithích, so sánh,... trong giải quyết vấn đề; đưa ra ý kiến, nhận xét, bình luận theocác cách khác nhau về các vấn đề địa lí và lịch sử trong cuộc sống xung quanh.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (tiểuhọc) góp phần hình thành và phát triểncho học sinh những năng lực chung nào?Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thếgiới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dântộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiênnhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọngsự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó gópphần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái,chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Chương trình môn Lịch sửvà Địa lí (tiểu học) gópphần hình thành và pháttriển cho học sinh nhữngphẩm chất nào

Tìm hiều Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

?

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

7

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

C h ư ơ n gtrình môn Lịch

sử và Địa lí gópphần hình thành và phát

triển cho học sinh năng lực tìm hiểu tựnhiên và xã hội, bao gồm các năng lựcthành phần: nhận thức khoa học lịch sử vàđịa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụngkiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địalí thể hiện ở khả năng kể, nêu, nhận biếtđược các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sửdiễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệkhông gian – thời gian; một số giá trị,truyền thống kết nối con người Việt Nam;một số nền văn minh; một số vấn đề khókhăn mà nhân loại đang phải đối mặt; trìnhbày, mô tả được một số nét chính về lịch sửvà địa lí của địa phương, vùng miền, đấtnước, thế giới; nêu được cách thức conngười khai thác, sử dụng và bảo vệ tựnhiên.

Năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí thể hiệnở khả năng quan sát, tra cứu tài liệu để tìmthông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độđơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sửvà hiện tượng địa lí; biết đọc lược đồ, biểuđồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơngiản; nêu được nhận xét về đặc điểm vàmối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và cácđối tượng, hiện tượng địa lí từ những

nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bảnđồ,...; trình bày được ý kiến của mình vềmột số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiệntượng địa lí,...; so sánh, nhận xét, phân biệtđược sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịchsử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xétđược tác động của thiên nhiên đến hoạtđộng sản xuất của con người và tác độngcủa con người đến tự nhiên.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đãhọc vào thực tiễn thể hiện ở khả năng xácđịnh được vị trí của một địa điểm, mộtphạm vi không gian trên bản đồ; sử dụngđược đường thời gian để biểu diễn tiếntrình phát triển của sự kiện, quá trình lịchsử; sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhậnxét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địalí; biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tưliệu lịch sử và địa lí để thảo luận và trìnhbày quan điểm về một số vấn đề lịch sử, địalí, xã hội đơn giản; vận dụng được kiếnthức lịch sử và địa lí đã học để phân tích vànhận xét ở mức độ đơn giản tác động củamột sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượngđịa lí,... đối với cuộc sống hiện tại; đề xuấtđược ý tưởng và thực hiện được một sốhành động như: sử dụng tiết kiệm tàinguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tíchlịch sử, văn hoá,...

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí(tiểu học) góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chuyên môn nào

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

8

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (tiểu học) có những điểm mới gì về nội dung

chú trọng lựa chọn “điểm”. Đốivới lịch sử, các kiến thức lịch sử không tuân thủ nghiêm ngặt tínhlịch đại mà lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu củavùng miền, của quốc gia, khu vực, của một số giai đoạn lịch sử.Đối với địa lí, mỗi vùng miền, quốc gia, khu vực chỉ lựa chọn mộtsố kiến thức địa lí tiêu biểu, đặc trưng cho từng vùng, dựa trênnét đặc trưng về tự nhiên và vai trò lịch sử của vùng đất đó.

không tách thành hai phânmôn Lịch sử và Địa lí mà các kiến thức lịch sử và địa lí được tíchhợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thếgiới theo sự mở rộng về không gian địa lí và xã hội (bắt đầu từđịa phương, vùng miền, đến đất nước và thế giới). Logic này đảmbảo để khi hoàn thành chương trình môn học ở bậc tiểu học, họcsinh sẽ có kiến thức bước đầu về lịch sử và địa lí của địa phương,vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp môn Lịch sử và Địalí ở bậc trung học cơ sở. Chương trình cũng kết nối với kiến thức,kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tựnhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,...giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiềumôn học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống phùhợp với lứa tuổi.

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

?MạCH Nội duNG CHươNG TrìNH MôN HọC

Cấu TrúC CHươNG TrìNH MôN HọC

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

Nội dung giáo dục với các mạchkiến thức cốt lõi của môn Lịch sửvà Địa lí (tiểu học) được thiết kếnhư thế nào

Gồm 9 chủ đề về đất nước Việt Nam, các nước láng giềng, khu vực

Đông Nam Á và thế giới:

Đất nước và con người Việt Nam, Những quốc gia đầu tiên trên

lãnh thổ Việt Nam, Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, Các

nước láng giềng, Khu vực Đông Nam Á, Tìm hiểu thế giới, Chung

tay xây dựng thế giới.

?Ngoài phần mở đầu giúp học sinh làm quen với các phương tiện

học tập môn Lịch sử và Địa lí, mạch kiến thức được thiết kế theo 6

chủ đề, bắt đầu từ địa phương em, đến các vùng miền của đất

nước, bao gồm các chủ đề: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương), Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc

Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ.

phần Địa phương em ở chương trình lớp 4 sẽ học ở quy mô cấp

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các địa phương căn cứ vào

yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình để xây dựng nội

dung dạy học cụ thể phù hợp. Đối với phần lịch sử và địa lí của các

vùng miền, nhà trường ở mỗi vùng miền có thể linh hoạt trong

việc sắp xếp thứ tự dạy học về các vùng miền cho phù hợp với sự

phát triển không gian từ gần đến xa của học sinh.

Lớp 5

Lớp 4

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

9

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

10

Trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí, các kiếnthức lịch sử và địa lí được tích hợp trong từng chủđề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới.Đối với chủ đề địa phương, vùng miền, sẽ tìm hiểuvề tự nhiên, dân cư, lịch sử văn hoá của địaphương, vùng miền đó. Một số nội dung sẽ chủyếu là địa lí, hoặc lịch sử; một số nội dung tích hợpcả lịch sử, địa lí, văn hoá,…

Ví dụ, chủ đề Đồng bằng Bắc Bộ được thiết kế 5nội dung, gồm:

Thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ; dân cư và một sốnét văn hóa; Sông Hồng và văn minh sông Hồng;Thăng Long – Hà Nội; Văn Miếu – Quốc Tử Giám.Trong đó, nội dung 1 sẽ chủ yếu là kiến thức địa lí,nội dung 4 chủ yếu là kiến thức lịch sử; các nộidung còn lại đều tích hợp giữa lịch sử, địa lí và mộtsố lĩnh vực khác. Cách thiết kế chương trình nhưvậy nhằm giúp học sinh vận dụng tích hợp kiếnthức, kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết cácvấn đề trong học tập và đời sống phù hợp với lứatuổi.

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

Sự tích hợp lịch sử vàđịa lí được thể hiệntrong chương trìnhmôn Lịch sử và Địa lí(tiểu học) như thế nào

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

11

Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí theo hướng tiếpcận năng lực là trọng tâm của chương trình. Môn Lịch sử và Địa lí cấptiểu học chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tựtìm hiểu, tự khám phá; chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sửdụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìmtòi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập,thảo luận theo nhóm, đóng vai, làm dự án nghiên cứu; đa dạng hoácác hình thức tổ chức học tập, kết hợp việc học trên lớp với các hoạtđộng xã hội; tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh thực hành,trải nghiệm, tiếp xúc với thực tiễn để tìm kiếm, thu thập thông tin, pháthiện và giải quyết vấn đề.

Trong dạy học lịch sử, chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện. Giáo viêngiúp cho học sinh làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịchsử khu vực và thế giới thông qua việc kết hợp giữa kiến thức lịch sử cơbản và các câu chuyện lịch sử; tạo cơ sở để học sinh bước đầu nhậnthức về khái niệm thời gian, không gian; đọc hiểu các nguồn sử liệuđơn giản về sự kiện, nhân vật lịch sử;… Đối với địa lí, dạy học gắn liềnvới việc khai thác kiến thức từ các nguồn tư liệu lược đồ, bản đồ, biểuđồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; chú trọng dạy học khám phá, quan sát thựcđịa; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tíchcực, chủ động của học sinh như: thảo luận, đóng vai, làm dự án nghiêncứu,... nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khámphá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hìnhthành năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã họcvào thực tiễn.

Tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương, giáo viên tổ chức các hoạtđộng dạy học ở ngoài lớp học và ngoài khuôn viên nhà trường nhưgặp gỡ các cá nhân, tập thể đã trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịchsử, các hoạt động xã hội; tham quan các cảnh quan, di tích lịch sử - vănhoá, triển lãm, bảo tàng;...

Để đổi mới phương pháp giáo dục,đối với môn Lịch sử và Địa lí (tiểu học)cần phải chú ý những vấn đề nào

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

12

Việc sử dụng có hiệu quả phương tiệndạy học và công nghệ thông tin đượcthể hiện ở Chương trình môn Lịch sửvà Địa lí (tiểu học) như thế nào

Nguyên tắc dạy học quan trọng của lịch sử và địa lí là luôn sử dụng phươngtiện dạy học với các yêu cầu cơ bản: Đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nộidung dạy học, đúng lúc, phối hợp nhiều loại khác nhau, đủ cường độ vàphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

phương tiện dạy học lịch sử và địa lí có hai chức năng cơ bản là trực quan vànguồn tri thức, trong đó chức năng nguồn tri thức đóng vai trò quan trọngđối với hoạt động nhận thức của học sinh. Bản thân phương tiện dạy họclịch sử và địa lí chứa đựng các kiến thức lịch sử, địa lí. Để sử dụng có hiệuquả các phương tiện dạy học, trong quá trình dạy học giáo viên cần tổ chức,hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếmlĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học lịch sử, địa lí; qua đó, học sinh vừacó được kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng và biết cách thức vậndụng kiến thức lịch sử và địa lí vào thực tiễn.

Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Giáoviên cần khuyến khích và tạo điều kiện, môi trường học tập thuận lợi chohọc sinh khai thác thông tin từ internet để phục vụ học tập.

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

Việc đánh giá kết quả giáo dục cần được dựa trên cácphương diện cần đánh giá là: các phẩm chất và năng

lực chung; các năng lực chuyên môn Lịch sử và Địalí. Trong đánh giá kết quả học tập, chú trọng khả

năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong nhữngtình huống ứng dụng, không lấy việc kiểm tra

khả năng tái hiện kiến thức lịch sử hay địa lílàm trung tâm của việc đánh giá. Bên cạnhnội dung lí thuyết, coi trọng việc đánh giácác kĩ năng thực hành lịch sử và địa lí (làmviệc với bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ,bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát; thu thập,xử lí thông tin,...).

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinhtrong môn Lịch sử và Địa lí cần phải đảm bảo

các nguyên tắc: toàn diện, khách quan, chínhxác, phân hoá; kết hợp đánh giá trong suốt cả

quá trình học tập (đánh giá quá trình) và đánhgiá vào cuối kì, cuối năm học (đánh giá tổng kết);

kết hợp đánh giá của giáo viên đối với học sinh vàviệc học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá; đánh giá

định lượng và định tính; đánh giá lí thuyết và thực hành;đánh giá trong hoạt động trên lớp và ngoài lớp,...

?Việc đánh giákết quả giáo dụcở môn Lịch sử và Địa lí(tiểu học) dựa trên nhữngnguyên tắc nào

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

13

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

14

Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí theo hướng pháttriển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập được chuyển đổi theo hướng chútrọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng.Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quyđịnh trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấptiểu học; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh trongnhững tình huống cụ thể.

Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, cần tăng cường và áp dụng biện phápthích hợp để đánh giá thái độ của học sinh trong học tập; chú trọng xem xétsự hiểu biết của học sinh về lịch sử, địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước;hiểu biết bước đầu về thế giới và khả năng vận dụng những kiến thức lịch sử,địa lí để tìm hiểu môi trường xung quanh, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Công tác đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá địnhkì; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tựđánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinhvà đánh giá của cộng đồng. Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau: đánhgiá thông qua bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạchtham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá thông qua vấn đáp, thuyếttrình; đánh giá thông qua quan sát (quan sát việc học sinh sử dụng các côngcụ học tập, thực hiện các bài thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa,tham quan, khảo sát địa phương,… bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảngkiểm, hồ sơ học tập,...)

?Chương trình môn Lịch sử và Địa lí(tiểu học) sử dụng những hình thứcvà phương pháp đánh giá nào

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH LỊCH …rgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments...4 Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học

Tìm hiểu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)

15

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí(tiểu học) phù hợp với điều kiện thựctế và đối tượng học sinh như thế nào

Việc dạy và học môn Lịch sử và Địa lí ở các vùng miền, các trường chuyên biệt được

thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình dạy và học,

cần đảm bảo để mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức và phát triển được phát

triển năng lực chuyên môn của môn học. Những học sinh có nhu cầu và hứng thú

tìm hiểu, khám phá thêm về lịch sử và địa lí được khuyến khích và được tạo điều

kiện để đáp ứng nguyện vọng.

Đối với phần lịch sử và địa lí của các vùng miền trong chương trình Lịch sử và Địa

lí lớp 4, nhà trường ở mỗi vùng miền có thể linh hoạt trong việc sắp xếp thứ tự dạy

học về các vùng miền cho phù hợp với sự phát triển không gian từ gần đến xa của

học sinh.

?