30
THANH TRA VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP I. NGUYÊN TẮC CHUNG Thanh tra vệ sinh lao động là việc đánh giá tình hình chấp hành và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, ngoài nghiệp vụ thanh tra, Thanh tra viên cần phải có kiến thức cơ bản về vệ sinh lao động: hiểu rõ các khái niệm liên quan về vệ sinh lao động; nhận biết về các yếu tố độc hại trong môi trường lao động của doanh nghiệp và các tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; biết được các biện pháp giảm thiểu tác hại đến sức khoẻ người lao động; có tài liệu tiêu chuẩn vệ sinh cho phép để tra cứu khi cần. Về pháp luật liên quan đến vệ sinh lao động, thanh tra viên lao động cần nắm vững quy định về quản lý môi trường lao động, sức khỏe và bệnh nghề nghiệp nêu tại chương IX Bộ luật Lao động và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế và liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 1. Về quản lý môi trường lao động Pháp luật quy định doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động sức khỏe, đo lường các yếu tố có hại trong môi trường lao động hàng năm, lập và bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Việc đo môi trường lao động phải do các cơ sở có chức năng được Bộ Y tế chấp thuận. Nếu phát hiện yếu tố ô nhiễm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục cải thiện điều kiện lao động đảm bảo giới hạn cho phép; Nếu doanh nghiệp chưa khắc phục ô nhiễm môi trường lao động được phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp và đảm bảo chất lượng; đồng thời thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và giảm thời giờ làm việc cho người lao động làm việc nơi có yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra thanh tra viên lao động cũng cần biết phương pháp WISE, WIND để 1

Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

THANH TRA VỆ SINH LAO ĐỘNGTẠI DOANH NGHIỆP

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

Thanh tra vệ sinh lao động là việc đánh giá tình hình chấp hành và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, ngoài nghiệp vụ thanh tra, Thanh tra viên cần phải có kiến thức cơ bản về vệ sinh lao động: hiểu rõ các khái niệm liên quan về vệ sinh lao động; nhận biết về các yếu tố độc hại trong môi trường lao động của doanh nghiệp và các tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; biết được các biện pháp giảm thiểu tác hại đến sức khoẻ người lao động; có tài liệu tiêu chuẩn vệ sinh cho phép để tra cứu khi cần.

Về pháp luật liên quan đến vệ sinh lao động, thanh tra viên lao động cần nắm vững quy định về quản lý môi trường lao động, sức khỏe và bệnh nghề nghiệp nêu tại chương IX Bộ luật Lao động và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế và liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Về quản lý môi trường lao động Pháp luật quy định doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động sức

khỏe, đo lường các yếu tố có hại trong môi trường lao động hàng năm, lập và bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Việc đo môi trường lao động phải do các cơ sở có chức năng được Bộ Y tế chấp thuận. Nếu phát hiện yếu tố ô nhiễm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục cải thiện điều kiện lao động đảm bảo giới hạn cho phép; Nếu doanh nghiệp chưa khắc phục ô nhiễm môi trường lao động được phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp và đảm bảo chất lượng; đồng thời thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và giảm thời giờ làm việc cho người lao động làm việc nơi có yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra thanh tra viên lao động cũng cần biết phương pháp WISE, WIND để tư vấn cho doanh nghiệp biện pháp đơn giản mà cải thiện điều kiện lao động hiệu quả.

2. Về quản lý sức khoẻ người lao động

Pháp luật quy định người sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động phải khám tuyển sức khỏe để bố trí người lao động làm các nghề, công việc phù hợp với sức khỏe của họ. Hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện các biểu hiện bệnh lý kịp thời để tổ chức điều trị, điều dưỡng và thay đổi công việc phù hợp; đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại hại thì khám ít nhất 6 tháng một lần. Hồ sơ quản lý sức khoẻ phải được lưu trữ, quản lý đúng quy định.

Một số nghề hoặc nhóm nghề có tiêu chuẩn sức khỏe riêng, thanh tra viên vệ sinh lao động cần nắm rõ các tiêu chuẩn sức khoẻ hiện nay đã có theo các ngành nghề nào? sưu tầm tiêu chuẩn gốc để tra cứu khi cần, hướng dẫn doanh nghiệp áp

1

Page 2: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

dụng tiêu chuẩn sức khoẻ trong phân loại sức khoẻ, tuyển dụng và sử dụng lao động nhất là các công việc trên cao, trong hầm lò và một số nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

3. Về quản lý bệnh nghề nghiệp

Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại phải được khám bệnh nghề nghiệp hàng năm. Việc khám xác định bệnh nghề nghiệp do các phòng khám bệnh nghề nghiệp được Bộ Y tế chấp thuận (thường thuộc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố hoặc Bộ, Ngành). Nếu phát hiện bệnh nghề nghiệp phải được điều trị và giám định sức khỏe để hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và các chế độ điều dưỡng, theo dõi sức khỏe riêng.

Thanh tra viên lao động cần biết các loại bệnh nghề nghiệp có thể có ở doanh nghiệp theo lĩnh vực độc hại. Thanh tra viên cũng cần hiểu rõ quy trình xác định và giám định bệnh nghề nghiệp; các cơ sở có thể khám và giám định bệnh nghề nghiệp được Bộ Y tế chấp thuận để hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức khám phát hiện hiệu quả.

4. Công tác thống kê, báo cáo về vệ sinh lao động

Định kỳ 6 tháng và hàng năm chủ doanh nghiệp phải báo cáo công tác vệ sinh lao động như sau:

- Báo cáo hoạt động y tế cơ sở sản xuất về Sở Y tế địa phương theo mẫu tại Phụ lục 8 banh hành kèm theo Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Báo cáo danh sách bệnh nghề nghiệp về Sở Y tế địa phương theo mẫu 4a ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT- BYT-BLĐTBXH ngày 20/04/1998 của liên tịch Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động (trong đó có số liệu về môi trường lao động, sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương theo mẫu tại phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế .

II. NỘI DUNG THANH TRA VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Để đánh giá công tác vệ sinh lao động của doanh nghiệp, Thanh tra viên phải đánh giá trách nhiệm của chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Tổ chức bộ máy vệ sinh lao động: Tổ chức bộ phận y tế, vệ sinh lao động; tổ chức đội sơ cấp cứu của doanh nghiệp.

2

Page 3: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

- Hệ thống quản lý sức khoẻ, vệ sinh lao động: Các quy định, quy trình, quy chế, hồ sơ, sổ sách về vệ sinh lao động do doanh nghiệp ban hành trên cơ sở quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên ngành của Bộ Y tế.

- Việc thực hiện quy định của pháp luật về vệ sinh lao động: Huấn luyện và giáo dục sức khoẻ: Thực hiện huấn luyện về vệ sinh lao động

về các tác hại nghề nghiệp, các bệnh nghề nghiệp, các kĩ thuật sơ cứu tai nạn lao động, một số bệnh dịch nguy hiểm như HIV/AIDS, viên B… và cách phòng, chống.

Thực hiện quản lý môi trường lao động (đánh giá yếu tố nguy cơ). Thực hiện quản lý sức khoẻ người lao động. Thực hiện quản lý bệnh nghề nghiệp.- Việc chấp hành quy định về vệ sinh lao động của người lao động.

1. Tổ chức bộ máy quản lý vệ sinh lao động của doanh nghiệp

1.1. Tổ chức bộ phận y tế: Bộ phận Y tế doanh nghiệp có nhiệm vụ chính để khám chữa bệnh ban đầu và sơ cấp cứu tai nạn lao động, ngộ độc cấp. Trong cơ chế thị trường bộ phận y tế thường bị ghép vào phòng hành chính, nhân sự và phải kiêm thêm một số nhiệm vụ khác. Số lượng biên chế theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp:

- Cơ sở sử dụng số lao động trực tiếp từ 500 đến 1.000 người thì phải có ít nhất 01 nhân viên y tế có trình độ trung học chuyên ngành y.

- Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người cùng làm việc trên địa bàn thì phải tổ chức trạm y tế hoặc phòng hoặc ban y tế có ít nhất 01 Y sĩ hoặc 01 Bác sỹ đa khoa.

- Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận y tế theo quy định hoặc là cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp dưới 500 người thì phải có hợp đồng chăm sóc sức khỏe với một trong các cơ quan y tế địa phương: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Phòng khám đa khoa khu vực và Bệnh viện huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tổ chức công tác y tế theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ “Đối với doanh nghiệp cỡ nhỏ chưa đủ điều kiện sử dụng 01 cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ người lao động thì có thể hợp đồng với cán bộ y tế tại Trạm Y tế, cán bộ y tế đã nghỉ hưu,... làm theo các ngày giờ quy định, nhưng phải đăng ký với Trung tâm y tế huyện để chịu sự chỉ đạo chung. Cán bộ y tế có thể làm kiêm nhiệm thêm một số công việc khác để phù hợp trong quản lý lao động của doanh nghiệp”.

3

Page 4: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

- Để làm rõ công tác tổ chức bộ phận y tế, cần kiểm tra Quyết định thành lập kèm chức năng, nhiệm vụ của bộ phận y tế và việc bố trí phương tiện, dụng cụ làm việc; kiểm tra hợp đồng chăm sóc sức khỏe với một trong các cơ quan y tế địa phương nếu doanh nghiệp không tổ chức bộ phận y tế. Kết quả hoạt động y tế thể hiện qua các sổ theo dõi việc khám bệnh, cấp thuốc, công ốm và tai nạn lao động.

1.2. Tổ chức đội cấp cứu: Kiểm tra Quyết định thành lập đội cấp cứu; việc tổ chức huấn luyện đội cấp cứu (tài liệu huấn luyện, kế hoạch huấn luyện, danh sách huấn luyện, sổ theo dõi huấn luyện); việc trang bị dụng cụ cấp cứu (nẹp cố định gẫy xương, cáng tải thương…) và túi thuốc đặt tại nơi sản xuất; kiểm tra việc bố trí trực y tế sơ cấp cứu theo ca lao động.

2. Hệ thống quản lý vệ sinh lao động

2.1. Hệ thống quy định, quy chế của doanh nghiệpDoanh nghiệp lớn có tổ chức bộ phận y tế thì phải có hệ thống các quy định,

quy trình, quy chế, hồ sơ, sổ sách về vệ sinh lao động trên cơ sở quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên ngành của Bộ Y tế, đó là:

- Quy định về chức năng, nhiệm vụ của bộ phận y tế, đội cấp cứu.- Các quy trình, phương án cấp cứu.- Phác đồ một số cấp tai nạn lao động thường gặp (Say nắng, say nóng; đột

quỵ; Cầm máu vết thương động mạch, cố định gãy xương…).- Quy chế phân định trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ quản

lý trong doanh nghiệp: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không chỉ là trách nhiệm của bộ phận y tế, mà là trách nhiệm của toàn doanh nghiệp (từ chủ doanh nghiệp cho đến các cán bộ quản lý và cả người lao động). Vì vậy để thực hiện tôt công việc, doanh nghiệp phải thực hiện phân định rõ trách nhiệm giữ các bộ phận chuyên môn theo phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

2.2. Kế hoạch công tác vệ sinh lao động Việc xây dựng Kế hoạch công tác y tế, vệ sinh lao động hàng năm phải làm

thường xuyên và phải được chủ doanh nghiệp phê duyệt. kế hoạch phải đầy đủ các nội dung công tác vệ sinh lao động, phù hợp với nhiệm vụ được giao. Doanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không ban hành chức năng nhiệm vụ và quy chế làm việc của bộ phận y tế, nhưng vẫn phải xây dựng kế hoạch công tác vệ sinh lao động trong kế hoạch chung về an toàn vệ sinh lao động theo phụ lục số 2 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

2.3. Hệ thống tài liệu

4

Page 5: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

Quá trình tác nghiệp, bộ phận y tế cần xây dựng tài liệu và lưu hồ sơ thành các nhóm sau:

- Tập hợp các văn bản, tiêu chuẩn của Nhà nước, Bộ, ngành về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Các quy định, quy chế, quy trình của doanh nghiệp ban hành về vệ sinh lao động;

- Các tài liệu tập huấn về vệ sinh lao động.- Hồ sơ quản lý môi trường lao động, sức khoẻ người lao động, hồ sơ cá nhân

bệnh nghề nghiệp…- Các sổ, sách, phiếu, biểu mẫu… tác nghiệp của nhân viên y tế:

3. Thực hiện quản lý môi trường lao động

Bộ luật Lao động quy định: "Người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng ẩm, ồn rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.” Bộ Y tế hướng dẫn quản lý môi trường lao động theo Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp. Doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại phải:

- Đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần. Việc đo môi trường lao động là để phát hiện và đánh giá mức độ độc hại của môi trường lao động đến người lao động làm căn cứ cải thiện điều kiện làm việc và giải quyết các chế độ độc hại cho người lao động. Vì vậy doanh nghiệp có loại yếu tố độc hại gì thì tổ chức đo loại đó. Cơ quan, tổ chức đo phải được Bộ Y tế chấp thuận bằng văn bản. Thanh tra viên phải xem kết quả đo, các loại yếu tố đã đo có phù hợp hay không. Ví dụ doanh nghiệp có bụi amiăng nhưng chỉ đo bụi tổng (bụi toàn phần) là chưa đúng; Doanh nghiệp có lò nung đốt than nhưng chỉ đo khí CO2, NO2 , không đo CO, SO2 là chưa đủ, vì trong than thường lẫn lưu huỳnh nên cần đo cả khí CO và SO2. Mẫu kết quả đo môi trường lao động theo Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay. Nếu xem kết quả đo có yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép phải kiểm tra các biện pháp xử lý ô nhiễm như thông gió, hút hoặc lọc bụi, hút hoặc trung hoà khí độc…

- Lập hồ sơ vệ sinh theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp và theo dõi đúng quy

5

Page 6: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

định. Các trị số đo, số mẫu vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, các biện pháp đã thực hiện để xử lý ô nhiễm phải được ghi chép, bổ sung vào hồ sơ vệ sinh.

4. Thực hiện quản lý sức khoẻ người lao động - Khám sức khoẻ tuyển lao động theo tiêu chuẩn tại Quyết định số

1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 08 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ.

- Khám sức khoẻ định kỳ, bố trí lao động phù hợp với sức khoẻ. Việc khám và lập Sổ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo và Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế. Những trường hợp sức khỏe yếu, bác sỹ phát hiện có bệnh và chỉ định điều trị phải cho đi điều trị và sắp sếp công việc phù hợp.

- Tổ chức điểu trị, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ: Người ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải gửi đi bệnh viện điều trị; trường hợp sau điều trị tại bệnh viện nhưng sức khoẻ chưa hồi phục hoàn toàn được điều dưỡng phục hồi sức khoẻ theo chế độ bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động theo Phụ lục số 5 Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Lập hồ sơ quản lý sức bệnh tật người lao động theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

5. Thực hiện quản lý bệnh nghề nghiệp:

Thông tư số 08/1998/TTLT- BYT-LĐTBXH ngày 20-04-1998 của liên tịch Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp và Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp đã quy định việc quản lý bệnh nghề nghiệp gồm:

- Phân loại lao động theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định (lập danh sách lao động các nghề có yếu tố độc hại).

- Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp định kỳ để phát hiện sơm bệnh nghề nghiệp. Doanh nghiệp có yếu tố độc hại gì thì khám bệnh nghề nghiệp tương tứng do yếu tố đó gây ra. Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp thoe phụ lục số 4 Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ Y tế.

- Nếu phát hiện bệnh nghề nghiệp phải tổ chức điều trị, điều dưỡng và giám định khả năng lao động cho người bị bệnh nghề nghiệp. Một số bệnh nghề nghiệp không điều trị được như bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi amiăng, bệnh điếc nghề nghiệp thì doanh nghiệp tổ chức giám định ngay sau phát hiện. Người bị bệnh

6

Page 7: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

nghề nghiệp đã giám định được bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

- Lập hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp theo mẫu số tại Phụ lục số 4 Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

6. Thực hiện huấn luyện vệ sinh lao động (công tác giáo dục sức khoẻ trong doanh nghiệp), bao gồm:

- Xây dựng tài liệu huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động. Tài liệu phải có nội dung vệ sinh lao động: các yếu tố có hại trong sản xuất, các bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng bệnh, kĩ thuật sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.

- Thực hiện huấn luyện vệ sinh lao động, thông báo cho người lao động biết các yêu tố độc hại, các bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh. Việc huấn luyện vệ sinh lao động có thể lồng ghép chung với tập huấn về an toàn vệ sinh lao động. Doanh nghiệp lập sổ theo dõi huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, ghi rõ nội dung huấn luyện và giáo viên luấn luyện có chuyên môn phù hợp.

- Thực hiện huấn luyện kĩ thuật sơ cứu tai nạn lao động, giáo dục sức khoẻ cho người lao động.

7. Lưu giữ các loại hồ sơ

Kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách về vệ sinh lao động gồm:

- Sổ theo dõi khám bệnh thông thường.- Sổ theo dõi khám sức khoẻ định kỳ của từng người lao động.- Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp - Hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp.- Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động - Báo cáo tổng hợp Kết quả khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.- Kết quả điều dưỡng hàng năm cho người lao động sức khoẻ yếu, bị bệnh

mãn tính hoặc bệnh nghề nghiệp.- Hồ sơ quản lý sức khoẻ bệnh tật người lao động của doanh nghiệp.- Kết quả đo môi trường lao động hàng năm.- Hồ sơ vệ sinh lao động.- Bản lưu các báo cáo định kỳ về y tế, vệ sinh lao động với Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội và Sở Y tế.

III. QUY TRÌNH THANH TRA VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1. Kiểm tra hồ sơ- Tổ chức bộ máy quản lý vệ sinh lao động của doanh nghiệp

7

Page 8: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

- Kiểm tra Quyết định thành lập bộ phận y tế, hoặc bản mô tả công việc của nhân viên y tế (nếu doanh nghiệp chỉ có nhân viên y tế). Trên cơ sở đó phỏng vấn nhân viên y tế về một số nhiệm vụ chính về vệ sinh lao động như công tác quản lý môi trường lao động, quản lý sức khoẻ, quản lý bệnh nghề nghiệp, huấn luyện vệ sinh lao động và cấp cứu tai nạn lao động. Ngày nay rất hiếm doanh nghiệp có bộ phận y tế độc lập mà thường chỉ có nhân viên y tế kiêm nhiệm việc khác. Nhiều doanh nghiệp giao quá nhiều việc kiêm nhiệm cho nhân viên y tế nên nhiệm vụ về vệ sinh lao động thường bị bỏ quên. Cần hướng dẫn doanh nghiệp chú ý công tác vệ sinh lao động để cân đối các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác của nhân viên y tế.

- Kiểm tra hợp đồng chăm sóc sức khỏe với một trong các cơ quan y tế địa phương1 hoặc hợp đồng thuê cán bộ y tế đơn vị khác, cán bộ y tế đã nghỉ hưu làm theo các ngày giờ quy định2 (nếu doanh nghiệp không có nhân viên y tế). Do không nhận thức rõ trách nhiệm quản lý vệ sinh lao động nên các doanh nghiệp thường chỉ thuê cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ và cấp cứu khi cần thiết. Việc khám chữa bệnh đã có bảo hiểm y tế. Các việc khác như quản lý sức khoẻ, quản lý bệnh nghề nghiệp, huấn luyện… thường bị bỏ quên. Một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng nhưng không thực hiện để đối phó với các đoàn kiểm tra, vì vậy ngoài việc kiểm tra hợp đồng thuê cơ sở y tế địa phương, còn phải kiểm tra các hồ sơ thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động.

- Kiểm tra Quyết định thành lập đội cấp cứu và quy chế hoạt động (nếu có đội cấp cứu). Nhiều doanh nghiệp không tổ chức đội cấp cứu, hoặc chỉ ra Quyết định nhưng không hoạt động.

a) Hệ thống quản lý vệ sinh lao động - Kiểm tra Kế hoạch công tác y tế, vệ sinh lao động hàng năm. Doanh nghiệp

có thể lập kế hoạch công tác vệ sinh lao động riêng hoặc chung với công tác an toàn lao động. Nhiều doanh nghiệp chỉ lập kế hoạch đối phó nên việc kiểm tra việc thực hiện các nội dung vệ sinh lao động quan trong hơn kiểm tra kế hoạch. Một số doanh nghiệp lập kế hoạch nhưng không đầy đủ, Thanh tra viên cần hướng dẫn doanh nghiệp đưa đầy đủ các nội dung quản lý vệ sinh lao động3 vào kế hoạch.

- Kiểm tra các quy trình, phương án, phác đồ sơ cứu tai nạn lao động. Nếu doanh nghiệp có nhân viên y tế, phải bố trí phòng làm việc cho nhân viên và lập bảng các quy trình chuyên môn (tiêm chích, và thủ thuật khác), phác đồ cấp cứu, chống sốc phản vệ theo hướng dẫn chuyên ngành y tế.

- Kiểm tra Danh mục phương tiện kỹ thuật cấp cứu: Doanh nghiệp có tổ chức trạm y tế phải trang bị phương tiện dụng cụ y tế phù hợp4. Doanh nghiệp không có trạm y tế cũng phải có Đội cấp cứu và trang bị túi cấp cứu gồm các dụng cụ theo

1 Theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.2 Theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế.3 Theo phụ luc 2 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế 4 Pháp luật lao động không quy định danh mục dụng cụ của trạm y tế nên không cần kiểm tra danh mục này.

8

Page 9: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

phụ lục 2 Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Kiểm tra hồ sơ huấn luyện vệ sinh lao động và diễn tập sơ cấp cứu: Việc huấn luyện phải có tài liệu phù hợp (các giấy tờ trình, duyệt, quyết định tổ chức huấn luyện của chủ doanh nghiệp và sổ theo dõi huấn luyện tương tự như việc huấn luyện an toàn lao động). Riêng tài liệu huấn luyện vệ sinh lao động phải có các nội dung cần thiết1 phù hợp với đặc điểm yếu tố nguy hiểm độc hại của doanh nghiệp. Những nội dung đó là:

Tác hại của nhiệt độ, vi khí hậu nơi làm việc và biện pháp dự phòng.Tác hại của bức xạ nhiệt và biện pháp dự phòng. Tác hại của các loại bụi và biện pháp phòng bệnh.Tác hại của tiếng ồn, rung và biện pháp phòng bệnh.Tác hại của hoá chất và biện pháp phòng bệnh do hoá chất.Giới thiệu các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội chi trả và biện pháp

phòng bệnh.Cấp cứu điện giật.Cấp cứu bỏng.Cấp cứu ngạt thở. Cấp cứu ngừng tim.Cầm máu, băng bó vết thương. Vận chuyển bệnh nhân. Cấp cứu tai nạn do hoá chất.  

- Kiểm tra bản lưu các báo cáo định kỳ về y tế, vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội2 và Sở Y tế3.

- Kiểm tra các sổ nghiệp vụ y tế lao động (nếu doanh nghiệp có nhân viên y tế) gồm: Sổ theo dõi cấp cứu tai nạn lao động: Sổ theo dõi khám bệnh thông thường; Sổ theo dõi cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; Sổ theo dõi bồi dưỡng bằng hiện vật. Mục đích kiểm tra các sổ này để xem số liệu báo cáo của doanh nghiệp có đúng theo sổ cập nhật không.

b)Thực hiện quản lý môi trường lao động

- Kiểm tra kết quả đo môi trường lao động hàng năm (nếu doanh nghiệp có yết tố độc hại) để xem doanh nghiệp có thực hiện đo môi trường lao động không và yếu tố độc hại nào vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép mà doanh nghiệp không có biện pháp cải thiện môi trường lao động.

1 Phụ lục 1 Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế2 Theo phụ lục số 4 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.3 Phụ luc 8 Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế.

9

Page 10: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

- Kiểm tra hồ sơ vệ sinh để xem tình trạng các công trình kĩ thuật vệ sinh và biện pháp xử lý ô nhiễm.

c) Thực hiện quản lý sức khoẻ người lao động - Kiểm tra hồ sơ khám sức khoẻ tuyển lao động.- Kiểm tra hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ hoặc sổ khám sức khoẻ định kỳ.- Kiểm tra hồ sơ việc tổ chức điều trị, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho

người lao động bị bệnh mãn tính hoặc bệnh nghề nghiệp.- Hồ sơ giám định y khoa các trường hợp bệnh nghề nghiệp phải giải quyết

chế độ liên quan sức khoẻ cho người lao động (nếu có).

d)Thực hiện quản lý bệnh nghề nghiệp: - Kiểm tra danh sách lao động các nghề có yếu tố độc hại.- Kiểm tra hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp định kỳ (phiếu khám hoặc bệnh án

bệnh nghề nghiệp để biết doanh nghiệp có tổ chức khám bệnh nghề nghiệp không?).

- Kiểm tra hồ sơ cá nhân theo dõi sức khoẻ người mắc bệnh nghề nghiệp.

e) Thực hiện huấn luyện vệ sinh lao động (công tác giáo dục sức khoẻ trong doanh nghiệp)

- Kiểm tra tài liệu huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, trong đó phải có nội dung vệ sinh lao động và cấp cứu tai nạn lao động.

- Kiểm tra sổ theo dõi huấn luyện vệ sinh lao động. Chú ý nội dung huấn luyện, thông báo cho người lao động biết các yêu tố độc hại, các bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh và huấn luyện kĩ thuật sơ cứu tai nạn lao động.

f) Hồ sơ tự kiểm tra vệ sinh lao động: Kiểm tra Biên bản hoặc Sổ kiểm tra an toàn vệ sinh lao động các bộ phận trong doanh nghiệp.

2. Kiểm tra thực tế tại nơi làm việc Khi tiến thanh kiểm tra, ngoài việc kiểm tra hồ sơ quản lý, Thanh tra viên phải

kiểm tra thực tế nơi làm việc. Khi kiểm tra thực tế, Thanh tra viên cần chú ý các nội dung sau:

- Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh từ nguồn ô nhiễm đến khu dân cư theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép1.

- Kiểm tra sắp xếp nguyên liệu, vật liệu và dụng cụ sản xuất tại nơi làm việc.- Kiểm tra thực tế xem tại nơi làm việc có yếu tố độc hại gì? - Kiểm tra hệ thống chỉ dẫn vệ sinh lao động: biển, bảng chỉ dẫn, thông báo,

cảnh báo các yếu tố nguy hiểm, độc hại đặt tại nơi làm việc.

1 Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế

10

Page 11: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

- Kiểm tra các công trình phục vụ người lao động: Nơi làm việc của người lao động phải có đủ các phương tiện vệ sinh bao gồm: Phòng vệ sinh, có đủ nước sạch, có nơi tắm rửa, nơi nghỉ và nhà ăn sạch sẽ hợp vệ sinh. Mỗi doanh nghiệp xây dựng một góc sức khoẻ là nơi mà người lao động có thể đọc các loại sách, tờ rơi, tranh áp phích tuyên truyền phòng bệnh và sử dụng các túi cấp cứu. Nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể bố trí phòng riêng.

- Kiểm tra việc trang bị dụng cụ y tế: có tủ thuốc và phương tiện sơ cứu không?

- Kiểm tra việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động.

IV. NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG, NGUYÊN NHÂN, HÀNH VI ĐỐI PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP

1. Những sai phạm thường gặp- Người sử dụng lao động không thực hiện biện pháp cải thiện điều kiện lao

động cho nơi sản xuất có phát sinh yếu tố độc hại.- Khi xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở sản xuất không có luận chứng về biện

pháp đảm bảo vệ sinh lao động hoặc báo cáo đánh giá tác động sức khỏe.- Không đo, kiểm tra môi trường lao động; các yếu tố môi trường lao động

không đạt tiêu chuẩn cho phép.- Không bố trí phương tiện, kĩ thuật, y tế, phù hợp để ứng cứu kịp thời khi có

sự cố, tai nạn lao động.- Không khám tuyển sức khoẻ và bố trí người lao động phù hợp công việc vơi

sức khoẻ.- Không tổ chức điều trị hoặc cho người lao động có bệnh đi điều trị theo chỉ

định của bác sỹ khám sức khỏe định kỳ.- Không tổ chức huấn luyện các biện pháp làm việc an toàn sức khoẻ và

phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.- Không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và được hưởng chế độ ưu

đãi về thời giờ làm việc nghỉ ngơi cho người lao động làm việc độc hại.- Không thực hiện chế độ điều trị, giám định sức khoẻ; chế độ bồi thường, trợ

cấp về tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Không tổ chức bộ máy làm công tác vệ sinh lao động theo đúng hướng dẫn

tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Không bố trí nhân viên y tế theo quy định Không lập kế hoạch công tác y tế – vệ sinh lao động đủ 5 nội dung (biện

pháp kỹ thuật an toàn và phòng, chống cháy nổ; biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao

11

Page 12: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

động, cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nguy ghiểm, có hại; chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động).

Không định kỳ tổ chức tự kiểm tra về vệ sinh lao động, lập sổ kiến nghị, sổ ghi biên bản kiểm tra.

- Tổ chức công tác qủan lý sức khoẻ, vệ sinh lao động không đúng hướng dẫn Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Không lập hồ sơ quản lý sức khoẻ Không đo môi trường lao động định kỳ Không khám sức khoẻ định kỳ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ không

đủ số người, số lượt khám theo quy định đối với lao động làm các các nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm. độc hại.

Không báo cáo công tác y tế - vệ sinh lao động định kỳ sáu tháng, hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước địa phương.

Tổ chức quản lý công tác bệnh nghề nghiệp không đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08/1998/BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của liên tịch Bộ y tế – Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp.

Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Không bố trí cách ly ngưòi bị bệnh nghề nghiệp với môi trường lao động

độc hại. Không tổ chức quản lý, theo dõi, điều dưỡng, kiểm tra sức khoẻ cho người

lao động bị bệnh nghề nghiệp Không tổ chức huấn luyện vệ sinh lao động Không lưu tài liệu huấn luyện và bài kiểm tra. Không lập sổ theo dõi huấn luyện, kết quả kiểm tra và chữ ký người lao

động. Nội dung huấn luyện không đúng về các yếu tố độc hại, các bệnh nghề

nghiệp và sơ cấp cứu tai nạn lao động thường gặp ở doanh nghiệp 2. Nguyên nhân sai phạm về vệ sinh lao động

a. Về phía doanh nghiệp:Tiết kiệm biên chế nên không bố trí nhân viên y tế hoặc bố trí nhân viên y tế

không đúng quy địnhTheo quy định, doanh nghiệp có 500 đến 1.000 người thì phải có ít nhất 01

nhân viên y tế có trình độ trung học chuyên ngành y1, nhưng phần lớn các doanh 1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

12

Page 13: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

nghiệp tư nhân, Công ty TNHH không bố trí nhân viên y tế nên không có cán bộ chuyên môn làm công tác vệ sinh lao động. Chủ doanh nghiệp không nắm được các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động. Một vài doanh nghiệp có tổ chức khám sức khoẻ định kỳ nhưng giao cho các bộ nhân sự kiêm nhiệm nên việc tổ chức khám, quản lý hồ sơ không đúng quy định.

Nhân viên y tế không nắm vững quy định và kiến thức vệ sinh lao động Rất ít doanh nghiệp có bố trí nhân viên y tế nhưng nhân viên y tế cũng không

nắm vững các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động nên không đề xuất các hoạt động vệ sinh lao động đúng quy định của pháp luật gây phiền hà tốn kém cho doanh nghiệp.

Do ý thức chấp hành của doanh nghiệp.Qua kiểm tra thực tế cho thấy vì áp lực thời gian nên những doanh nghiệp tư

nhân, công ty TNHH thường không cho nhân viên y tế tham gia các cuộc sinh hoạt chuyên môn hay các lớp tập huấn nghiệp vụ liên quan đến an toàn lao động vệ sinh lao động do các cơ quan chức năng tổ chức.

Một số doanh nghiệp đã được thanh tra kiểm tra hướng dẫn các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động và kiến nghị thực hiện nhưng vẫn không thực hiện do hiệu lực xử phạt hành chính của thanh tra lao động chưa cao.

Một số doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước (khi có thông báo thanh tra ký hợp đồng khám sức khoẻ định kỳ hay hợp đồng đo môi trường lao động với cơ quan chuyên môn để xuất trình hợp đồng với đoàn thanh tra để chứng minh, sau khi kết thúc thanh tra không thực hiện hợp đồng đó).

b. Về phía cơ quan quản lý nhà nước:

Chính quyền nhiều địa phương chủ trương “trải thảm đỏ” mời doanh nghiệp vào đầu tư của nhiều địa phương nên một số lãnh đạo tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp đã có can thiệp làm hạn chế hiệu lực việc thanh tra kiểm tra của cơ quan thanh tra lao động.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đầy đủ và thiếu cụ thể, mà chủ yếu là sao chép văn bản nên người sử dụng lao động nhận thức chưa đúng đắn.

c. Về phía ngành chủ quản:

Các cơ quan chủ quản như Bộ chủ quản, Công đoàn Ngành cũng tiến hành kiểm tra, khen thưởng công tác vệ sinh lao động của doanh nghiệp nhưng thường kiểm tra đơn giản, đánh giá chung chung, khen thưởng thiếu chính xác. Thực tế thanh tra lao động đã thanh tra nhiều doanh nghiệp được các cấp chủ quản hoặc Công đoàn khen thưởng, nhưng vẫn phát hiện rất nhiều sai phạm về an toàn, vệ sinh lao động.

13

Page 14: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

d. Về phía cơ quan thanh tra lao động:- Tần suất thanh tra lao động tại doanh nghiệp quá ít.- Năng lực thanh tra các nội dung về vệ sinh lao động của thanh tra viên chưa

cao. Nhiều thanh tra viên, cán bộ thanh tra chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật lao động về vệ sinh lao động nên nhiều nội dung về vệ sinh lao động chưa được kiểm soát.

- Hiệu lực xử phạt hành chính vi phạm pháp luật lao động chưa cao.

3. Các hành vi đối phó thường gặp của doanh nghiệp

a. Lập kế hoạch bảo hộ lao động và thực hiện sau khi có quyết định thanh tra:

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, doanh nghiệp phải lập kế hoạch bảo hộ lao động cùng với kế hoạch sản xuất, trong đó có kế hoạch vệ sinh lao động. Tuy nhiên thực tế doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch thực hiện ngay từ đầu năm mà khi có quyết định thanh tra kiểm tra mới lập kế hoạch đối phó. Thanh tra viên dễ dàng phân biệt kế hoạch thật và kế hoạch đối phó bởi kế hoạch thật thường được lập từ năm trước, được trình báo qua nhiều cấp, nội dung đầy đủ, lập luận chặt chẽ phù hợp với thực tế để dễ được lãnh đạo phê duyệt, thậm chí đã qua nhiều người góp ý nên có nhiều bút tích hoặc dấu hiệu đã sử dụng. Ngược lại kế hoạch đối phó thường mới lập (mặc dù đề ngày cũ) nên vẫn mới, không có bút tích gì ngoài chữ ký của thủ trưởng, loại giấy cùng lô với các báo cáo khác cung cấp cho đoàn, nội dung sơ sài, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi và sức thuyết phục…

b. Ký hợp đồng thuê khám sức khoẻ, đo môi trường lao động, khám bệnh nghề nghiệp để đối phó

Thông tư số 19/BYT-TT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp đã quy định: doanh nghiệp phải khám sức khoẻ định kỳ, đo môi trường lao động…. nhưng doanh nghiệp không thực hiện mà ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ về y học lao động chỉ với mục đích xuất trình với đoàn thanh tra, kiểm tra, thực chất không thực hiện hợp đồng này.

c. Xin văn bản bảo lãnh của cơ quan y tế

Cũng như trên, để trốn thực hiện các nghĩa vụ khám sức khoẻ định kỳ, đo môi trường lao động … có doanh nghiệp tinh vi hơn sẽ không cần ký hợp đồng cho từng việc cụ thể mà xin văn bản bảo lãnh của đơn vị có chức năng dịch vụ về vệ sinh lao động, rằng đơn vị đó đã nhận bảo lãnh toàn bộ công tác vệ sinh lao động

14

Page 15: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

cho doanh nghiệp, khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc ốm đau doanh nghiệp gửi công nhân đến khám; khi có tai nạn lao động doanh nghiệp gọi cơ sở Y tế về giải quyết cấp cứu. Tất cả hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ v.v…đều do đơn vị y tế đó lưu trữ. Việc thuê cơ sở y tế làm “bảo hiểm” về vệ sinh lao động nếu vận dụng pháp luật cũng có sự phù hợp nhưng không thể bảo hiểm toàn bộ vấn đề quản lý sức khoẻ và vệ sinh lao động, vì pháp luật quy định hồ sơ phải lưu trữ tại doanh nghiệp, dụng cụ sơ cứu phải đặt tại chỗ làm việc có nguy cơ tai nạn lao động. Các kết quả hoạt động về vệ sinh lao động phải được báo cáo bằng văn bản đến chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp phải báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan nhà nước.

d. Chỉ gửi vài công nhân đi huấn luyện vệ sinh lao động lấy giấy chứng chỉ huấn lưyện

Pháp luật cũng quy định doanh nghiệp phải huấn luyện vệ sinh lao động và cấp cứu tai nạn lao động cho người lao động. Khi không thực hiện nội dung này, doanh nghiệp thường chỉ gửi một vài công nhân tham gia các lớp huấn luyện do cấp trên hoặc cơ quan lao động địa phương tổ chức để lấy tài liệu và giấy chứng nhận. Khi có đoàn kiểm tra sẽ báo cáo là triển khai huấn luyện đầy đủ và xuất trình “bằng chứng” cho đoàn kiểm tra xem. Chính vì vậy khi kiểm tra công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải kiểm tra sổ huấn luyện và chữ ký của công nhân, kiểm tra tài liệu xem nội dung có phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của doanh nghiệp không, đặc biệt, huấn luyện kỹ thuật cấp cứu phải do Y, Bác sĩ có chuyên môn huấn luyện.

e. Chỉ khám sức khoẻ định kỳ cho một số ít lao động

Nhiều doanh nghiệp tiết kiệm kinh phí nên chỉ khám cho số ít lao động với nhiều lý do. Thực chất lý do chính là để lấy “tình tiết giảm nhẹ”, khám chưa đủ còn hơn không khám.

f. Lấy chứng cứ nghỉ mát thay vào điều dưỡng bệnh nghề nghiệp

Thông tư liên tịch số 08/1998/BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của liên tịch Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp quy định người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được chăm sóc sức khoẻ, được điều trị, điều dưỡng định kỳ, có hồ sơ theo dõi riêng. Thực tế nhiều doanh nghiệp không làm được việc này, khi kiểm tra đã xuất trình chứng từ nghỉ mát của công nhân thay cho chứng từ điều dưỡng bệnh nghề nghiệp. Điều trị, điều dưỡng phải do cơ sở y tế phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp của Ngành y tế thực hiện, có hồ sơ bệnh án hoặc theo dõi ghi chép vào hồ sơ quản lý sức khoẻ của từng người bị bệnh nghề nghiệp. Điều dưỡng đối với bệnh nghề nghiệp là thực hiện theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị tai nạn lao

15

Page 16: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

động, bệnh nghề nghiệp. Nghỉ mát là thực hiện chế độ phúc lợi của doanh nghiệp, thường do Công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện đối với tất cả người lao động.

g. Lấy chứng từ cơm ca thay bồi dưỡng hiện vật

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại. Để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp đã không thực hiện chế độ này mà đối phó với đoàn thanh tra, kiểm tra pháp luật lao động bằng cách lấy chứng từ và hiện vật của bữa ăn ca xuất trình thay cho việc bồi dưỡng độc hại. Thanh tra viên cần phân biệt giữa chi phí của bữa ăn ca cho toàn bộ công nhân và chi phí bồi dưỡng chỉ cho người người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại.

V. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động1, các hành vi vi phạm về vệ sinh lao động bị xử phạt như sau:

Điều 18. Vi phạm những quy định về trang thiết bị về an toàn lao động 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao

động có một trong các hành vi sau đây:a) Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng

kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;c) Không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;d) Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao

động có một trong các hành vi sau đây:a) Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định;b) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh

lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Không bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà xưởng theo quy định;

d) Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng 1 Nghị định này đang được sửa đổi bổ sung

16

Page 17: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới;

đ) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;

e) Không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;

g) Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;

h) Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

i) Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định;

k) Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng;l) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm

trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

m) Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc người sử dụng lao động lập phương án về các biện pháp bảo đảm an

toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng về đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này;

d) Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp

17

Page 18: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều này;

đ) Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều này.

Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000  đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;

b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động;

c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.

2. Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;

c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;

18

Page 19: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

d) Sử dụng người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mà không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;

đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;

e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề

nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa;i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm

việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.4. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị

đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

5. Phạt tiền người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;

19

Page 20: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

d) Từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm.6. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh

lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện không đúng nội dung, chương trình; không đảm bảo các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất khi tổ chức huấn luyện; không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ sai đối tượng huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;

d) Từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo hồ sơ, tài liệu trong tổ chức huấn luyện; gian lận trong hoạt động huấn luyện;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động huấn luyện khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện.

7. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; liên tục trong 18 tháng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định;

c) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định ngoài phạm vi ghi trong theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; không thực hiện đúng quy trình kiểm định;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định; gian lận trong hoạt động kiểm định;

20

Page 21: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp kết quả kiểm định sai; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định;

e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

8. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với kiểm định viên có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm định đã công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Thực hiện kiểm định khi chưa có chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên hết hiệu lực hoặc ngoài phạm vi ghi trong chứng chỉ.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:a) Đình chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức

hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 của Điều này;

d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 7 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm định viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc trả người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành

tiền theo mức quy định đối với hành vi vi phạm về bồi dưỡng bằng hiện vật quy định tại Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đối với hành vi vi phạm về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Khoản 4 Điều này;

21

Page 22: Chương Vthanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewDoanh nghiệp không thành lập bộ phận y tế mà chỉ có một nhân viên y tế, có thể không

c) Buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;

d) Buộc ngừng sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 5 Điều này;

đ) Buộc thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này;

e) Buộc thu hồi kết quả kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản 7 Điều này.

22