13
CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNG 1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146 o C (dạng α) và 150 o C (dạng β), dễ tan trong nước, có vị ngọt. - Glucozơ có mặt trong hều hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ,… và nhất là trong quả chín. Đặc biệt, glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%). - Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (nồng độ khoảng 0,1%). Hình 1. Glucozơ trong tự nhiên 2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ - Glucozơ có công thức phân tử là C 6 H 12 O 6 , tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. 2.1. Dạng mạch hở - Các dữ kiện thực nghiệm: + Khử hoàn toàn glucozơ thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh. + Glucozơ phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O. + Glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ nhiều nhóm OH kề nhau. + Glucozơ tạo este chứa 5 gốc CH 3 COO, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH. - Vy phân tử glucozơ có công thức cấu tạo thu gọn dạng mạch hở là: CH 2 OH−CHOH−CHOH−CHOH−CHOH−CH=O hoặc viết gọn là: CH 2 OH[CHOH] 4 CHO. 2.2. Dạng mạch vòng

CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

  • Upload
    votuong

  • View
    232

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNG

1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

- Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146oC (dạng α) và

150oC (dạng β), dễ tan trong nước, có vị ngọt.

- Glucozơ có mặt trong hều hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ,… và nhất

là trong quả chín. Đặc biệt, glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là

đường nho. Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%).

- Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một

lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (nồng độ khoảng 0,1%).

Hình 1. Glucozơ trong tự nhiên

2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ

- Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng

mạch vòng.

2.1. Dạng mạch hở

- Các dữ kiện thực nghiệm:

+ Khử hoàn toàn glucozơ thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử

glucozơ tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.

+ Glucozơ có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit

gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O.

+ Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ

phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.

+ Glucozơ tạo este chứa 5 gốc CH3COO, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH.

- Vậy phân tử glucozơ có công thức cấu tạo thu gọn dạng mạch hở là:

CH2OH−CHOH−CHOH−CHOH−CHOH−CH=O

hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO.

2.2. Dạng mạch vòng

Page 2: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

- Glucozơ kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Các dữ kiện thực nghiệm khác đều cho thấy hai dạng tinh thể đó ứng với hai dạng cấu

trúc vòng khác nhau.

- Nhóm OH ở C5 cộng vào nhóm C=O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β:

α-glucozơ (≈36%) dạng mạch hở (0,003%) β-glucozơ (≈64%)

- Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β). Hai

dạng vòng này luôn chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở.

- Nhóm OH ở vị trí số 1 được gọi là OH hemiaxetal.

- Glucozơ là một loại đường đơn giản (monosaccarit), được tạo ra do thủy phân

đường saccracozơ với chất xúc tác là axit (đây chính là quá trình xảy ra trong dạ dày

con người khi ăn đường saccarozơ hoặc các sản phẩm chứa saccarozơ).

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

3.1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)

3.1.1. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, trong suốt.

2C6H12O6 + Cu(OH)2 (C6H11O6)2Cu + 2H2O.

phức đồng - glucozơ

3.1.2. Glucozơ tác dụng với anhiđrit axetic có thể tạo este chứa 5 gốc axetat trong

phân tử C6H7O(OCOCH3)5.

3.2.Tính chất của anđehit

3.2.1. Oxi hóa glucozơ

- Glucozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3 tạo kim loại Ag.

ot

2 4 3 2

2 4 4 3 2

CH OH[CHOH] CHO + 2[Ag(NH ) ]OH

CH OH[CHOH] COONH + 2Ag + 3NH + H O

- Glucozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH)2/OH-, tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH[CHOH]4COONa

+ Cu2O +2H2O (natri gluconat)

- Glucozơ làm mất màu dung dịch brom.

Page 3: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

(axit gluconic)

3.2.2. Khử glucozơ

Khi dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một

poliancol có tên là sobitol.

oNi, t

2 4 2 2 4 2CH CHO + H OH[CHOH] OH[CHOH] CH CH OH

sobitol

3.3. Phản ứng lên men

3.3.1. Lên men rượu

0

enzim

30-36 12 6 2 5 25 CC H O 2C H OH + 2 CO

- Dưới tác dụng của một số loại vi sinh vật trong điều kiện yếm khí, các hợp

chất hữu cơ bị chuyển hóa thành đường glucozơ, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành

rượu etylic và CO2, đồng thời giải phóng năng lượng.

- Là cơ sở cho việc chế tạo các loại rượu, bia, cồn và glixerin. Ứng dụng trong

việc làm nở bột mì và chế tạo một số nước giải khát.

Hình 2. Quá trình lên men rượu

3.3.2. Lên men lactic

men lacti

6 12 6 3

c C H O 2CH -CH OH -COO H

- Là quá trình chuyển đường glucozơ dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều

kiện yếm khí thành axit lactic và giải phóng năng lượng.

- Ứng dụng chế biến các loại thức ăn, làm sữa chua, muối dưa, muối cà, ủ chua

thức ăn cho gia súc. Sản xuất axit lactic và các loại lactate trong công nghiệp.

Page 4: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

Hình 3. Một số sản phẩm của quá trình lên men lactic

3.4. Tính chất riêng của dạng mạch vòng

Riêng Nhóm –OH ở C1 (OH hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol

có HCl xúc tác, tạo ra nhóm metyl glicozit:

Khi nhóm OH ở C1 đã chuyển thành nhóm OCH3, dạng vòng không thể chuyển

sang dạng mạch hở được nữa.

4. ĐIỀU CHẾ GLUCOZƠ

4.1.Trong công nghiệp

Thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl loãng hoặc enzim hoặc thủy phân

xenlulozơ (có trong vỏ bào, mùn cưa) nhờ xúc tác axit HCl đặc thành glucozơ để làm

nguyên liệu sản xuất ancol etylic.

(C6H10O5)n + nH2O +

o

H

t

nC6H12O6

Tinh bột hoặc xenlulozơ

Page 5: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

Hình 4. Một số nguyên liệu sản xuất glucozơ

4.2. Trong tự nhiên

Glucozơ được hình thành do sự quang hợp của cây xanh.

2 2 6 12 6 2 + 6H O C H O + 6Oáaùnh saùng maët trôøi, dieäp luïc to

6CO

Hình 5. Glucozơ được hình thành do sự quang hợp của cây xanh

5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GLUCOZƠ TRONG CUỘC SỐNG

5.1. Ứng dụng của glucozơ trong công nghiệp

- Glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích

Hình 6. Sản xuất ruột phích

- Glucozơ có trong thành phần của bánh kẹo…

Trong công nghiệp sản xuất:

Đường glucozơ được sử dụng trong sản xuất bánh mì để tăng khả năng lên men,

tăng độ dai cho vỏ bánh để dễ cắt, dễ cầm bánh, cải thiện màu, mùi vị và cấu trúc

bánh.

Trong sản xuất bánh, kẹo: glucozơ giúp kiểm soát hiện tượng kết tinh. Kết hợp

glucozơ và sacarozơ giúp tăng vị, cải thiện màu sắc, độ bóng, tăng cảm giác mát lạnh

ở miệng, đồng thời cân bằng được độ ngọt, độ dai, độ cứng… cho sản phẩm bánh,

kẹo.

Page 6: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

Hình 7. Một số sản phẩm có chứa glucozơ

Trong các đồ hộp như nước chấm, xúp rau củ, đồ hộp trái cây, mứt, thạch quả,

glucozơ được sử dụng để cung cấp độ ngọt và vị của sản phẩm.

- Glucozơ cũng tham gia vào quá tình tạo màu

cho sản phẩm như xúc xích, bơ đậu phộng…

- Glucozơ là chất cần cho môi trường nuôi sinh

vật, là đường dễ lên men tạo rượu, axit axetic, axit

lactic, axit hữu cơ khác như axit glutamit, axit citric.

Ngoài ra, glucozơ làm cho nước hoa quả đạt chất

lượng tuyệt hảo hơn.

Trong lên men bia:

- Glucozơ được sử dụng như cơ chất có khả năng lên

men bổ sung để làm giảm lượng cacbohiđrat và lượng

calo trong các loại bia năng lượng thấp.

- Trong rượu vang glucozơ sử dụng để tăng khả năng

lên men, tăng vị và tăng độ ngọt cho sản phẩm.

Trong các loại đồ uống: glucozơ cung cấp độ ngọt, áp suất thẩm thấu, nó cũng

là chất độn giúp tăng vị, và tăng thời gian bảo quản cho đồ uống dạng bột.

5.2. Trong đời sống

5.2.1. Nguồn gốc tên gọi “đường nho” và tác dụng

của rượu nho

Glucozơ có nhiều trong hầu hết các bộ phận của

cây như lá, hoa, rễ… và nhất là trong quả chín. Đặc biệt

glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên gọi là đường nho. Tên "glucozơ" đến từ

ngôn ngữ Hy Lạp, chữ "glu" nghĩa là rượu nho ngọt, nước nho; còn đuôi "ozơ" nhằm

thể hiện sự phân loại chất trong hóa học (đuôi "ozơ" biểu thị cho các chất

cacbohiđrat).

Page 7: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

Tác dụng của rượu nho:

Tăng cảm giác thèm ăn: Rượu nho màu sắc tươi tắn, vị hơi giúp tiêu hóa thức

ăn, làm con người hưng phấn, thả lỏng cơ thể.

Tẩm bổ cơ thể: Nguyên liệu tự nhiên và quá trình lên men làm cho rượu nho

chứa nhiều axit amin, khoáng chất và vitamin, là thực phẩm dinh dưỡng để hấp thụ bổ

sung tốt nhất cho cơ thể. Các chất này có thể hấp thụ một cách trực tiếp vào cơ thể.

Tiêu hóa tốt: Rượu nho có tác dụng điều chỉnh chức năng kết tràng, có tác dụng

điều trị viêm kết tràng.

Chống lão hóa làm đẹp: Rượu nho chứa các hợp chất hữu cơ phenon, vì thế có

tác dụng giảm mỡ máu, chống cholesterol xấu, phòng chống lão hóa, làm mềm mạch

máu, và hoạt động tim.

Có tác dụng giảm béo.

Tác dụng lợi tiểu: Trong rượu nho chứa nhiều chất có tác dụng lợi tiểu, phòng

chống phù và duy trì cân bằng tính kiềm chua trong cơ thể.

Có tác dụng diệt vi trùng: Rượu nho có tác dụng chống lây nhiễm.

Phòng chống ung thư: Nghiên cứu gần đây trên chuột bạch và cho thấy rượu

nho có tác dụng phòng chống ung thư tương đối mạnh đặc biệt là ung thư tuyến vú.

Phòng chống hấp thụ chất béo.

5.3. Ứng dụng của glucozơ trong y học và ứng dụng sobitol

5.3.1. Trong y học

Trong công nghiệp dược:

- Glucozơ được sử dụng để truyền tĩnh mạch, hay để đóng viên.

- Glucozơ được sử dụng như nguyên liệu của các quá trình lên men sản xuất các

axit hữu cơ, vitamin, kháng sinh,…Nhu cầu glucozơ cao nhất là trong lĩnh vực sản

xuất cồn etanol nhiên liệu.

Hình 8. Một số dược phẩm có thành phần glucozơ

Page 8: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

5.3.2. Sobitol

Sobitol còn được gọi là glucitol, là một rượu đường, mà cơ thể con người

chuyển hóa chậm.

Ứng dụng của sobitol:

* Trong công nghiệp thực phẩm:

Sobitol được sử dụng như một chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp trong các

chế phẩm ăn kiêng.

* Trong điều trị y tế:

Sobitol được sử dụng để ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể và điều trị nhiều bệnh

lý khác đặc biệt các bệnh về tiêu hóa và bệnh mất trương lực của túi mật.

* Trong công nghiệp hóa dược:

Hình 9. Dược phẩm sobitol

Sobitol dạng bột để làm thuốc viên, làm chất ngọt không calori, sobitol được sử

dụng làm nguyên liệu để sản xuất vitamin C, tá dược,... Trong kem đánh răng, sobitol

(hàmlượng 70%) chiếm 35 - 40%.

* Trong sản xuất thuốc lá: sobitol được sử dụng để ngăn ngừa sự vỡ vụn của sợi

thuốc lá và là chất dịu vị trong thuốc lá nhai. Ngoài ra, Sobitol còn có ứng dụng trong

tổng hợp polymer (chất ổn định và chống oxi hóa), chế biến polime (chất dẻo hóa

dùng trong kỹ thuật đúc phun), ngành điện hóa và ngành dệt,…

* Trong y tế ứng dụng: Sobitol được sử dụng trong các môi trường nuôi cấy vi

khuẩn để phân biệt các bệnh Escherichia Ecoli O157: H7 từ hầu hết các chủng khác

của Ecoli.

* Trong mỹ phẩm: Sobitol không kết tinh dùng làm chất làm mềm da.

6. VAI TRÒ CỦA GLUCOZƠ TRONG CƠ THỂ

6.1. Vai trò của glucozơ

- Glucozơ là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, được dự trữ ở

gan dưới dạng glycogen.

Page 9: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

- Thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (ARN và ADN) và một số chất

đặc biệt khác.

6.2. Nguồn cung cấp glucozơ cho cơ thể

- Thức ăn: Tất cả các loại gluxit đều được chuyển thành đường đơn trong ống

tiêu hóa và được hấp thu theo thứ tự ưu tiên như sau: Galactozơ, Glucozơ, Fructozơ

và Pentozơ.

- Hủy Glycogen:

+ Glycogen ở gan là dạng dự trữ gluxit đủ để điều hòa bổ sung lượng glucozơ

máu trong 5 đến 6 giờ (độ 100g, chiếm 3 - 5 % khối lượng gan).

+ Glycogen của cơ (độ 250g, chiếm 0,3 - 0,9 % khối lượng cơ) không phải là

nguồn bổ sung trực tiếp mà gián tiếp qua sự co cơ cung cấp axit lactic, chất này được

đưa về gan để tái tổng hợp thành glucozơ.

6.3. Nguồn tiêu thụ glucozơ cho cơ thể

- Tạo năng lượng: Glucozơ được sử dụng để tạo năng lượng cần thiết cho sự

sống, quá trình này diễn ra trong tế bào. Việc sử dụng glucozơ của tế bào phụ thuộc

vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của Insulin (ngoại trừ các tế bào não, tổ

chức thần kinh, tế bào máu, tủy thận và thủy tinh thể).

- Tạo glycogen, lipit, axit amin: Tạo glycogen xảy ra chủ yếu tại gan, gan là cơ

quan quan trọng bậc nhất trong chuyển hóa glucozơ. Ngoài ra, việc tạo lipit cũng là

cách dự trữ năng lượng lớn nhất và tiết kiệm nhất

của cơ thể.

- Thải qua thận: Khi glucozơ máu vượt quá

ngưỡng thận (1,8 g/l hay 10mmol/l), chúng sẽ bị đào

thải vào trong nước tiểu.

6.4. Bệnh tiểu đường

6.4.1. Bệnh tiểu đường là gì?

Page 10: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

Trong máu người luôn luôn có nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1%. Nếu

lượng glucozơ trong máu giảm đi thì người bị mắc bệnh suy nhược. Ngược lại, nếu

lượng glucozơ trong máu tăng lên thì sẽ bị thải ra ngoài theo đường tiểu tiện. Người bị

“thừa” glucozơ là người bị bệnh tiểu đường hay bệnh đường huyết. Bệnh tiểu đường

là bệnh rối loạn chuyển hóa glucozơ. Chất ađrenalin của tuyến thượng thận là hooc

môn biểu hiện nhu cầu tiêu hóa glucozơ của máu. Hai quá trình “cung” và “tiêu” này

làm cho lượng glucozơ được điều hòa, nếu thiếu ađrenalin, người ta sẽ mắc bệnh suy

nhược. Insulin được tạo ra ở tụy, là hooc môn làm giảm lượng glucozơ trong máu.

Nếu thiếu insulin, người ta sẽ mắc bệnh tiểu đường.

6.4.2. Biểu hiện

- Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.

- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20

phút.

- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi.

- Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn

đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể

gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.

- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc

không nôn.

- Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị

thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này

lâu lành.

Page 11: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

Hình 10. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường

6.4.3. Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin, tiểu

đường tuýp 1 sẽ do chất insulin bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không

đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt

trong máu gây ra bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường:

+ Gen di truyền. Nếu trong gia đình, bố, mẹ mắc tiểu đường thì con cái sẽ có

nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này cao hơn so với những gia đình mà bố mẹ không

mắc tiểu đường. Đặc biệt là người tiểu đường tuýp 1.

+ Béo phì, đặc biệt là những người bị béo bụng, có thân hình “trái táo”.

+ Ngủ không đủ giấc.

+ Ngáy ngủ.

+ Người hay bỏ bữa sáng. Việc bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột

ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột

ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

+ Giờ giấc công việc thất thường. Lý do là những người có giờ giấc làm việc

không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

6.4.3. Cách phòng tránh

- Quản lý trọng lượng: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với

bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

- Thường xuyên vận động: Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hooc môn

insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn

giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

- Tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và

giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo một nghiên cứu khác cho

phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu

đường đến 30%.

- Ăn ít cacbohiđrat: Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn

chế ăn nhiều cacbohiđrat. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng cacbohiđrat cao làm

tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển,

bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chứa cacbohiđrat một cách hợp lý.

Page 12: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

- Hạn chế thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối

và nhiều chất béo. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát

triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người

ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn

các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

- Ăn nhiều chất xơ: Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực

phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế.

Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát

triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong

thực đơn ăn uống của gia đình bạn.

- Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao, có

thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá

lạm dụng thịt đỏ.

- Dùng bột quế: Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể

kích hoạt các enzim kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol và

các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

- Uống cà phê: Uống khoảng 4 đến 5 tách cà phê thực sự giúp giảm nguy cơ của

bệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà khoa học cho rằng caphein có thể giúp thúc đẩy

quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxi hóa, kali và magie

giúp hấp thụ đường của các tế bào.

- Tránh căng thẳng: Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó

làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày

trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy

căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của

bệnh tiểu đường.

Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu

đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có

thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu

đường.

Page 13: CHỦ ĐỀ: GLUCOZƠ – MẠCH NGUỒN CỦA SỰ SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/glucozo-thong-tin-tro-giup... · Glucozơ được hình thành do sự quang hợp

Hình 11. Cách chăm sóc cơ thể phòng tránh bệnh tiểu đường

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sách giáo khoa Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo

dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sách giáo khoa Sinh học 10 nâng cao, NXB Giáo

dục Việt Nam.

3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sách giáo khoa Công nghệ 10, NXB Giáo dục Việt

Nam.

4. http://www.chuabenhtieuduong.net/nguyen-nhan-dau-hieu-va-trieu-chung-

benh-tieu-duong.html

5. http://dieutri9.com/5-cach-phong-benh-tieu-duong-hieu-qua.html

6. http://m.tinnhanh24h.vn/chi-tiet/13443/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-ruou-

nho.html

7. https://vi.scribd.com/doc/137358273/CONG-D%E1%BB%A4NG-SORBITOL