14
CHỦ ĐỀ: pH - Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNG 1. Sự điện li 1.1. Sự điện li là gì? Quá trình phân li của các chất trong nước (hoặc khi nóng chảy) ra ion được gọi là sự điện li. 1.2. Chất điện li Những chất tan trong nước (hoặc nóng chảy) phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Axit, bazơ và muối là các chất điện li. Hình 1.1 1.3. Phân loại chất điện li 1.3.1. Độ điện li Để đánh giá mức độ phân li ra ion của chất điện li trong dung dịch, người ta dùng khái niệm độ điện li. Độ điện li của chất điện li là tỉ số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (n 0 ) 0 n α = 1) n 1.3.2. Phân loại chất điện li Chất điện li có 2 loại: - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion ( 1 ). Đó là các axit mạnh như HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 ,…; các bazơ mạnh như NaOH, Ca(OH) 2 , KOH,…và hầu hết các muối. Phương trình điện li: + - AB A + B - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan

CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

  • Upload
    leque

  • View
    226

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

CHỦ ĐỀ: pH - Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNG

1. Sự điện li

1.1. Sự điện li là gì?

Quá trình phân li của các chất trong nước (hoặc khi nóng chảy) ra ion được gọi là

sự điện li.

1.2. Chất điện li

Những chất tan trong nước (hoặc nóng chảy) phân li ra ion được gọi là những chất

điện li. Axit, bazơ và muối là các chất điện li.

Hình 1.1

1.3. Phân loại chất điện li

1.3.1. Độ điện li

Để đánh giá mức độ phân li ra ion của chất điện li trong dung dịch, người ta dùng

khái niệm độ điện li.

Độ điện li của chất điện li là tỉ số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa

tan (n0)

0

nα = (α 1)

n

1.3.2. Phân loại chất điện li

Chất điện li có 2 loại:

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra

ion ( 1 ).

Đó là các axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…; các bazơ mạnh như NaOH,

Ca(OH)2, KOH,…và hầu hết các muối.

Phương trình điện li: + -AB A + B

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan

Page 2: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch ( 0 1 ).

Đó là các axit yếu, như CH3COOH, HClO, HF, H2S, H2CO3,…; các bazơ yếu, như

Mg(OH)2, Bi(OH)2 ,…

Phương trình điện li: + -CD C + D

2. Sự điện li của nước

2.1. Tích số ion của nước

Bằng dụng cụ đo nhạy, người ta thấy nước cũng dẫn điện nhưng cực kì yếu.

Nước là chất điện li rất yếu: + -

2H O H + OH

Từ phương trình trên ta có thể viết được biểu thức hằng số cân bằng K của

phản ứng:

+ -

2

H . OHK

H O

Thực nghiệm đã xác định được rằng, ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử

nước chỉ có một phân tử phân li ra ion, nên [H2O] được coi là hằng số. Từ đó, đặt:

2

+ -

H O 2K = K H O = H . OH

2H O K được gọi là tích số ion của nước, tích số này là hằng số ở nhiệt độ xác

định.

Ở 250C 2

+ - -14

H O : K = H . OH = 1,0.10 , tuy nhiên giá trị này còn được dùng ở

nhiệt độ không khác nhiều với 250C.

Một cách gần đúng, có thể coi giá trị tích số ion của nước là hằng số cả trong

dung dịch loãng của các chất khác nhau.

Vì một phân tử H2O phân li ra một ion H+ và một ion OH−, nên trong nước:

+ - -14 -7H OH = 1,0.10 = 1,0.10  M

Nước có môi trường trung tính, nên có thể định nghĩa:

Môi trường trung tính là môi trường trong đó + - -7H OH = 1,0.10  M

Page 3: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

2.2. Ý nghĩa tích số ion của nước

2.2.1. Môi trường axit

Khi hòa tan axit vào nước, nồng độ H+ tăng, nên nồng độ OH− phải giảm sao

cho tích số ion của nước không đổi.

Thí dụ, hòa tan axit vào nước để nồng độ H+ bằng 1,0.10−3M thì nồng độ

OH− là:

-14 -14- -11

-3+

1,0.10 1,0.10OH = =  =1,0.10 M

1,0.10H

Vậy môi trường axit là môi trường trong đó + - + -7H > OH hay H > 1,0.10 M

2.2.1. Môi trường kiềm

Khi hòa tan bazơ vào nước, nồng độ OH− tăng, nên nồng độ H+ phải giảm

sao cho tích số ion của nước không đổi. Thí dụ, hòa tan bazơ vào nước để nồng độ - 5OH 1,0.1= 0 M thì nồng độ H+ là:

-14 -14+ -9

-5-

1,0.10 1,0.10H = =  =1,0.10 M

1,0.10OH

Vậy môi trường kiềm là môi trường trong đó: + - + -7H < OH hay H < 1,0.10 M.

Những thí dụ trên cho thấy, nếu biết nồng độ H+ trong dung dịch nước, thì

nồng độ OH− cũng được xác định và ngược lại. Vì vậy, độ axit và độ kiềm của

dung dịch có thể được đánh giá chỉ bằng nồng độ H+:

Môi trường trung tính: + -7H = 1,0.10 M

Môi trường axit: + -7H 1,0.1 M> 0

Môi trường kiềm: + -7H < 1,0.10 . M

3. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit- bazơ

Page 4: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

3.1. Khái niệm về pH

Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ H+ trong dung dịch nước có thể đánh

giá được độ axit và độ kiềm của dung dịch. Nhưng dung dịch thường dùng có

nồng độ H+ nhỏ, để tránh ghi nồng độ H+ với số mũ âm, người ta dùng pH với quy

ước như sau:

+ - p HH = 1,0 10 . M Với +

+

1pH = -log [H ] = log

[H ]

Nếu + - aH = 1,0.10 M thì pH = a

Thí dụ: [H+] = 1,0.10−1M ⇒ pH = 1,00: môi trường axit.

[H+] = 1,0.10−7M ⇒ pH = 7,00: môi trường trung tính.

[H+] = 1,0.10−11M ⇒ pH = 11,00: môi trường kiềm.

Thang pH thường dùng có giá trị 11 đến 14.

Giá trị pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế. Chẳng hạn, pH của máu người và

động vật có giá trị gần như không đổi. Thực vật có thể sinh trưởng bình thường

chỉ khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng xác định đặc trưng cho

mỗi loại cây. Tốc độ ăn mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào

pH của nước mà kim loại tiếp xúc.

2.2. Chất chỉ thị pH

Chất chỉ thị pH (chỉ thị axit bazơ) là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH

của dung dịch. Chỉ thị pH thường dùng là quỳ tím, phenolphtalein.

Hình 2.1. Màu của quỳ tím và phenolphtalein trong các dung dịch ở các

khoảng pH khác nhau

Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được

hỗn hợp chất chỉ thị vạn năng có thể xác định được gần đúng giá trị pH của dung dịch.

Page 5: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

Hình 2.2. Màu của chất chỉ thị vạn năng (thuốc thử MERCK của Đức) ở các

giá trị pH khác nhau.

Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch người ta dùng máy đo

pH.

Hình 2.3. Giấy chỉ thị và máy đo độ pH

Chỉ thị pH từ thiên nhiên

Ngoài quỳ tím, trong thiên nhiên, có những loài thực vật khác cũng có tính chất

thay đổi màu sắc theo tính axit của môi trường. Trong thành phần chúng có chứa các

hợp chất thuộc nhóm Anthocyanin (từ gốc Latin có nghĩa là: màu xanh). Chúng chuyển

sang màu đỏ trong môi trường axit và hóa xanh trong môi trường bazơ giống như quỳ

tím. Những hợp chất Anthocyanin thường hiện diện trong lá của bắp cải tím, rau lang,

cánh hoa của hoa phong lữ, cây anh túc, quả của cây việt quất, phần thân rễ của cây đại

hoàng.

Page 6: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

Hình 2.4. Một số chỉ thị pH từ thiên nhiên

Ngoài ra, hoa cẩm tú cầu cũng có tính chất thay đổi màu sắc theo độ pH của đất

trồng: nếu đất có tính chua (axit), hoa cẩm tú cầu sẽ có màu hồng, còn nếu đất có tính

mặn (kiềm), hoa sẽ có màu xanh dương.

Hình 2.5. Màu của hoa cẩm tú cầu thay đổi khi trồng ở đất có môi trường

khác nhau

Cách làm chỉ thị từ bắp cải tím

Bước 1. Xắt nhỏ bắp cải tím.

Bước 2. Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc giã nhỏ.

Bước 3. Thêm một ít nước. Gạn lấy phần nước xanh sau khi giã nhuyễn.

Bước 4. Ngâm một tờ giấy thấm (loại dày) trong dung dịch màu xanh thu

được ở trên.

Page 7: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

Bước 5. Phơi khô tờ giấy thấm.

Bước 6. Cuối cùng, cắt tờ giấy thấm thành những mẩu nhỏ để dễ dàng sử

dụng.

3. pH với cuộc sống

3.1. Đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng [1]

pH đất phản ánh mức độ đất chua (axit) hay kiềm. Tính kiềm hay axit của một

dung dịch được xác định bởi nồng độ ion H+ của nó. Mỗi cây trồng thích nghi với mỗi

phạm vi pH khác nhau.

Bảng 1. Phạm vi pH của các loại cây

Cây trồng Phạm vi pH Cây trồng Phạm vi pH

Lúa nước 5,5-6,5 Khoai lang 5,5 - 6,8

Bắp 5,7-7,5 Cây hồ tiêu 5,0 - 6,5

Rau ăn lá 6,0-7,0 Cây cà phê 5,5 - 6,5

Rau ăn quả 5,5-7,0 Cây chè 4,0 - 5,5

Rau ăn củ 5,8-7,0 Các loại đậu 5,5 - 7,0

Rau gia vị 5,5-7,0 Cây ăn trái 5,0 - 7,0

Khoai tây 5,0-6,0 Cây hoa 5,5 - 7,0

3.1.1. Nguyên nhân làm cho đất chua (đất phèn) [2]

Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh

dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi, Magie, Kali… xuống tầng

đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.

Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg…) do

trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng

nhiều.

Bên cạnh đó, sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit cacbonic (H2CO3),

axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) axit axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan

Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như:

Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), kali sunfat (K2SO4), Suppe lân…cũng làm

đất bị chua.

Nguyên nhân là do các chất hữu cơ bị tích tụ phân huỷ trong điều kiện yếm khí có

các tập đoàn vi khuẩn khử sunfua, chúng chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh (trong

Page 8: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

thực vật, trong đất) thành dạng khí sunfua hiđro (H2S), khí này thâm nhập vào nước

ngầm và kết hợp với sắt (II) tạo thành sắt sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt (I)

sunfua (pyrit, FeS2) dạng tinh thể với phản ứng sau:

2CH2O (hữu cơ) + SO4 2- → H2S + 2HCO3

-

Fe(OH)2 +H2S → FeS + H2O

FeS + S → FeS2 (pyrit)

Việc rút nước quá cạn hay vào mùa khô hạn sẽ làm cho đất nứt nẻ, không khí theo

các đường nứt này di chuyển xuống dưới tầng đất có chứa phèn tiềm tàng, do trong

không khí có oxi nên khi được tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra quá trình oxi hoá pyrit

và sinh ra axit sunfuric:

4FeS2 (pyrit) + 15O2 + 14H2O → 4Fe(OH)3 + 8SO42- + 16H+

Trung bình 1 mol FeS2 khi bị oxi hóa sẽ sản sinh ra 4 mol ion H+. Do có sự gia

tăng nồng độ H+ nhiều làm tăng độ chua trong đất.

Bảng 2. Thang pH đất và mức độ chua của đất

pH Độ chua của đất

3-4

4-5,5

5,5-6,5

6,5-7,0

7,1-7,5

7,5-8

>8

Rất chua

Chua nhiều

Chua trung bình

Chua ít

Trung tính

Kiềm ít

Kiềm trung bình

3.1.2. Tác hại của đất chua

Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Al3+ tự do

gây bất lợi cho cây trồng. Ion Al3+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây, làm cho rễ

bị bó và chùn lại không phát triển. Mặt khác, axit sunfuric hình thành có khả năng hoà

tan các kim loại như sắt, nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất. Vì vậy nước có pH thấp

thường chứa các kim loại độc hại.

Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất ít khi có ảnh hưởng trực tiếp trên sinh trưởng

cây trồng, nhưng quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dưỡng khoáng

cho cây. pH thấp có ảnh hưởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg. Tuy nhiên, sự

Page 9: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

hữu dụng của các nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn trong điều kiện pH thấp. Độ

chua nhiều có thể có hậu quả là gây độc nhôm (Al).

pH đất cũng được dùng như một chỉ thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất

như sau:

Bảng 3. Tác hại của các loại đất ứng với độ pH.

Độ pH Các vấn đề của đất

pH < 5.0 Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc

cho cây. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Ca và Mo.

pH < 5.5 Xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.

pH > 7.5 Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.

pH > 8.0 Có sự tạo thành CaSO4 mà cây

không hấp thu được.

pH > 8.5 Lượng Na trên mức bình thường. Ngộ độc muối.

Xuất hiện dấu hiệu thiếu Zn và Fe.

Ví dụ: Cây lúa rất mẫn cảm

với ngộ độc phèn, nhất là giai

đoạn còn nhỏ, phổ biến nhất là

giai đoạn 10-30 ngày sau khi

gieo sạ. Sự ngộ độc phèn của cây

lúa thường diễn ra ở rễ, làm cho

rễ có màu đen, ngắn và dễ gãy.

Lúa bị ngộ độc phèn thể

hiện bằng sự kém đẻ nhánh, cây lùn lại, hạt lép nhiều, lá lúa trở màu vàng cam, lá non

bị đỏ, lá lúa thường có màu xanh đậm, mọc thẳng hơn lá bình thường do thiếu lân, cây

kém nở bụi, sinh trưởng kém, nhiều hạt lép.

Có những giống lúa thiếu lân thì

lá già trở nên màu vàng cam hoặc hơi

tím và dẫn đến thiệt hại lớn về năng

suất. Trên đất trồng lúa, chủ yếu là bị

nhiễm độc do phèn sắt gây ra. Trồng

Page 10: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

lúa trên đất bị nhiễm phèn, nếu không có biện pháp khắc phục thì năng suất sẽ rất thấp.

[3]

3.1.2. Biện pháp cải tạo đất chua

Muốn sản xuất được trên nền đất chua cần phải cải thiện độ chua đất trước khi

gieo trồng.

Bón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn

giản nhằm cải tạo độ chua của đất. Căn cứ

vào độ chua của đất để quyết định lượng vôi

cần bón. Khi bón vôi, dùng vôi xám tốt hơn

vôi trắng vì có cả Ca và Mg.

Nguyên lý của biện pháp bón vôi là khi

các cation Ca2+ (hay cation Mg2+ nếu sử

dụng đá vôi đôlômit) hiện diện với số lượng

lớn, sẽ thay thế ion H+ đã được hấp thu trong

các phiến sét. Ion H+ được phóng thích như là kết quả của sự thay thế trên sẽ tác động

với ion OH- để tạo thành nước. Phương trình phản ứng như sau:

CaO (vôi) + H2O (trong nước) → Ca(OH)2

Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-

2H+ (được thay ra) + 2OH- → 2H2O

Trong quá trình canh tác tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh cho cây

trồng. Khi sử dụng phân hoá học, nên chọn loại phân trung tính hoặc kiềm như DAP,

KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit, urê, Photphorit, NH4NO3… Quản lý nước

thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây che phủ đất kết hợp làm phân xanh. Hạn chế tối

đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm hệ sinh vật đất, giảm lượng hữu cơ trong

đất. [4]

Một số cây nông nghiệp như cây lúa, để khắc phục thiệt hại do phèn sắt gây ra cần

áp dụng những biện pháp như: Trên từng mảnh ruộng, cần trang phẳng mặt ruộng vì

chỗ trũng thường hay bị nhiễm phèn và giúp lúa mọc và phát triển đồng đều. Cần xây

dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng thật tốt cho cả cánh đồng và riêng mỗi ruộng lúa của

các gia đình để rửa phèn khi cần thiết.

Trên mỗi mảnh ruộng, cần đào mương xung quanh ruộng để chủ động tưới tiêu,

Page 11: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

mỗi khi ruộng bị nhiễm phèn có thể xả nước một cách dễ dàng. Trong quá trình làm đất

xuống giống, nhất là vụ hè thu, không nên cày, xới đất sâu quá 10 cm để không đụng tới

tầng sinh phèn sẽ tránh được phèn xì lên mặt đất gây hại cho cây lúa non.

Sử dụng nước ngọt để rửa phèn: Nước ngọt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc

rửa phèn. Tận dụng những đợt nước cao cho nước vào ruộng để xả phèn xuống những

kinh mương, luôn cung cấp đầy đủ lượng nước mới trên mặt ruộng sẽ ém được phèn.

Không nên để ruộng lúa bị cạn nước. Tranh thủ những đợt mưa lớn xả hết nước

trên ruộng để tiếp tục có chỗ chứa nước mưa mới. Những trận mưa lớn liên tục sẽ làm

độ phèn trong đất và nước giảm rất nhiều.

Bón phân cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali. Ruộng bị nhiễm phèn cần

bón thêm những loại phân có chứa nhiều lân dễ tiêu như DAP, NPK. Cũng có thể bón

thêm sufer lân, vôi bột. Phun thêm phân bón lá chuyên dụng cho lúa như Hydrophos để

cây hấp thụ dễ dàng và giúp cây phục hồi sức khoẻ, ra rễ mới, sử dụng Till Super trước

và sau khi trổ, giúp lúa trổ đều, hạt lúa mẩy và màu sắc sáng bóng. [5]

3.1.3. Biện pháp cải tạo đất kiềm

Cải tạo đất kiềm thường ít mất thời gian, công sức. Cách đầu tiên và có thể gọi là

cơ bản nhất trong các cách cải thiện đất, đó chính là cày bừa đất. Việc cày bừa sẽ giúp

đất trở nên tơi xốp và mịn hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ cày bừa đất vẫn chưa gọi là đủ, cần kết hợp thêm các biện pháp khác

nhau nhằm đem lại hiệu quả cải tạo cao nhất. Hiện nay, bà con có thể dùng vôi thạch

cao để cải thiện độ kiềm của đất. Cần lưu ý, vôi càng mịn thì càng mang lại hiệu quả

nhanh và cao. Vì lượng vôi dễ dàng thất thoát bởi gió và dòng nước nên khi bón vôi nên

tưới nước để vôi rút xuống đất nhanh, giảm thiểu tối đa sự thất thoát. Số lượng vôi

thạch cao thông thường được sử dụng nhằm cải tạo đất kiềm thường là từ 20 đến 30 kg

cho 100m2. Bà con nông dân nên sử dụng vôi thạch cao để cải tạo đất có kiềm mỗi năm

1 lần để cải thiện tình hình đất trồng.

Bên cạnh việc áp dụng các

biện pháp cải tạo đất kiềm như

trên nên lưu ý đến sự ngăn ngừa

ngay từ đầu, đợi tới khi đất có độ

kiềm quá cao rồi mới lo phòng

Page 12: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

ngừa. Cách tốt nhất, là nên canh tác hợp lý, sử dụng biện pháp thủy lợi, tưới tiêu, đê

điều ngăn sự kiềm hóa trong đất. [6]

3.2. Đối với nuôi trồng thủy sản

3.2.1. Độ kiềm

pH của một nguồn nước được quyết định bởi 2CO tan trong nước,

- 2-

2 3 3 3H CO , ion HCO , CO , khoáng vật chứa 2-

3CO (đá vôi, đôlômit). Khi2CO từ khí quyển

tan vào nước, phần lớn sẽ chuyển hóa thành axit cacbonic (2 3H CO ). 2 3H CO là một axit

yếu nên phân li kém, mức độ phân li phụ thuộc vào pH của môi trường theo các phản

ứng sau: + -

2 3 3 A H CO H + HCO p K = 6,3

- + -

3 3 AHCO H + CO pK = 10,3

Độ kiềm do các thành phần từ 2CO hay

2 3H CO gọi là độ kiềm cacbonat. [7]

3.2.2. Ảnh hưởng của độ kiềm [8]

Độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh

và sức khỏe của thủy sản, ảnh hưởng đến năng suất – sản lượng.

Khoảng pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là 6 đến 9 , tối ưu là 7,5 đến 8,5.

pH > 9,0 +

4NH sẽ chuyển hóa thành NH3 độc và gia tăng các độc tố của tảo lam

pH < 6,5 Phóng thích kim loai nặng từ nền đáy gây ảnh hưởng vật nuôi

7,5-8,5 Thích hợp cho nuôi thủy sản

Ảnh hưởng của pH đến thủy sản

Tuy nhiên ảnh hưởng quan trọng hơn là

ảnh hưởng gián tiếp của độ kiềm thông qua

môi trường nước. Độ kiềm ảnh hưởng đến

nồng độ hoà tan các muối dinh dưỡng, đến độ

cứng của nước, thành phần các độc tố.

Cụ thể như khi độ kiềm càng cao, hàm

Page 13: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

lượng amoniac dạng không phân ly (3NH ) càng nhiều, có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và

bỏ ăn. Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh,

hao hụt.

Khi độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi độ pH ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển

của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc… Khi độ kiềm tăng cao, cá tăng cường

trao đổi chất, tiêu hao nhiều năng lượng, làm cá chậm lớn, hao hụt nhiều. Độ kiềm cao

thì chất kiềm cũng phá hủy mang và da của cá. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150

mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật (plankton) cũng như tôm cá.

Đối với những loài cá cảnh, trong giai đoạn sinh sản, sự thay đổi pH dù ở mức độ

nhẹ cũng sẽ làm tổn thương rất lớn đến quá trình sinh sản, trực tiếp tác động đến các sản

phẩm sinh sản như trứng sẽ bị thoái hóa, kéo dài thời gian tạo noãn hoàng của các noãn

bào, chậm quá trình chuyển giai đoạn của trứng giữa các phrase trứng. Các tế bào sinh

dục lần lượt bị hủy diệt, làm cho việc sinh sản không thành công… .

Ví dụ: pH thấp làm giảm quá trình trích trữ khoáng trong cơ thể tôm làm tôm

mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, ngăn cản quá trình tạo các mô của sinh vật.

3.2.3. Kiểm soát độ kiềm

pH phụ thuộc rất lớn quá trình quang hợp và hô hấp. Vì vậy, kiểm soát pH cần

thông qua kiểm soát mật độ tảo trong ao và lượng 2CO

tạo ra do quá trình hô hấp.

Mật độ tảo càng cao thì biến động pH trong ngày càng lớn – Vì vậy cần kiểm soát

mật độ tảo vừa phải. Kiểm soát được pH trong khoảng 7,8 đến 8,2 và biến động trong

ngày của pH < 0,5 là tối ưu nhất.

Lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp phụ thuộc sinh lượng của sinh vật trong ao.

pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước – làm axit hóa nước.

Để ổn định độ pH, trước tiên cần ổn định độ cứng và độ kềm của nước.

Tăng độ kiềm:

- Tăng cường sục khí trong hồ hay bể chứa nước có ánh sáng, tăng cường quang

hợp, giảm nồng độ CO2.

- Tăng độ pH: Dùng nước vôi trong đã pha sẳn để trung hòa.

Giảm độ kiềm:

- Dùng axit photphoric hoặc dùng đường cát bón xuống ao, tăng cường sự hoạt

động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, kéo độ

Page 14: CHỦ ĐỀ: pH Ý NGHĨA CỦA pH TRONG CUỘC SỐNGhoahocsupham.com/uploads/news/2016_05/ban-cuoi-ph.pdf3.1. Khái niệm về pH Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ

kiềm giảm xuống.

- Lọc sinh học cũng giúp giảm độ kiềm nước.

- Sử dụng Fomol phun xuống ao với liều lượng 3-4 ml/m3 nước ao. [9]

Tài liệu tham khảo

1. http://dolomitengocchau.com/tai-lieu-ky-thuat/128-ph-dat-va-cay-trong.html

2. http://www.baomoi.com/Do-pH-voi-suc-khoe-cay-trong/c/7360699.epi

3. http://sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/khoa-hoc-cong-nghe/-

/brvt/extAssetPublisher/content/2198542/nguyen-nhan-lam-cho-dat-chua-tac-hai-va-

bien-phap-khac-phuc

4. http://sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/khoa-hoc-cong-nghe/-

/brvt/extAssetPublisher/content/2198542/nguyen-nhan-lam-cho-dat-chua-tac-hai-va-

bien-phap-khac-phuc

5. http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=28765

6. http://www.caitaodat.com/2013/03/cai-tao-dat-kiem.html

7. http://vibo.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=165

8. http://www.vinhthinhbiostadt.com/vi/thong-tin-ky-thuat/kiem-soat-chat-luong-nuoc-

va-day-ao-nuoi-tom-thong-qua-chi-so-ph-va-chi-so-tiem-nang-oxi-hoa-khu-orp-68.html

9. http://123doc.org/document/516627-de-tai-anh-huong-cua-cac-yeu-to-do-kiem-va-

do-cung-toi-nuoi-trong-thuy-san.htm