15
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LÔGIC HỌC 1.1 Khái luận chung về lôgic học 1.1.1 Khái niệm lôgic và lôgic học THUẬT NGỮ GỐC: LÔGOS - Từ, lời nói - Tư tưởng, ý nghĩ, lý tính LÔGIC LÀ GÌ? - Những mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan – Lôgic khách quan - Những mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy – Lôgic chủ quan - Môn khoa học nghiên cứu hình thức và quy luật của tư duy- Logic học 1.1.2 Đối tượng của lôgic học LÔGIC HỌC LÀ GÌ? Là môn khoa học nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy hướng vào việc nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan - Khách thể nghiên cứu: Tư duy - Đối tượng nghiên cứu: quy luật và hình thức của tư duy Nhiệm vụ cơ bản: * Chỉ ra những điều kiện nhằm đạt tới tri thức chân thực * Phân tích kết cấu của quá trình tư duy, chỉ ra các thao tác lôgic và phương pháp luận chuẩn xác 1.1.3 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của lôgic học ĐẠI BIỂU ĐẦU TIÊN: ARITSTÔT ( 384- 322 TR CN ) - Hệ thống hoá những hiểu biết của thời đó về hình thức và quy luật của tư duy xây dựng nên Lôgic học - Được truyền bá ở Trung cận Đông, châu Âu từ –IV đến XIX mà không có những thay đổi lớn - Cuối XIX đến nay: Có những phát triển rất lớn CÁC HÌNH THỨC CỦA LÔGIC HỌC: - Lôgic cổ điển - Lôgic toán - Lôgic hiện đại Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội 1

Chương 1 và 2- LG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 1 và 2- LG

Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LÔGIC HỌC

1.1 Khái luận chung về lôgic học1.1.1 Khái niệm lôgic và lôgic học

THUẬT NGỮ GỐC: LÔGOS- Từ, lời nói- Tư tưởng, ý nghĩ, lý tính

LÔGIC LÀ GÌ?- Những mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực

khách quan – Lôgic khách quan- Những mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy –

Lôgic chủ quan- Môn khoa học nghiên cứu hình thức và quy luật của tư duy- Logic học

1.1.2 Đối tượng của lôgic học LÔGIC HỌC LÀ GÌ?

Là môn khoa học nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy hướng vào việc nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan

- Khách thể nghiên cứu: Tư duy - Đối tượng nghiên cứu: quy luật và hình thức của tư duy Nhiệm vụ cơ bản:

* Chỉ ra những điều kiện nhằm đạt tới tri thức chân thực* Phân tích kết cấu của quá trình tư duy, chỉ ra các thao tác lôgic và phương pháp

luận chuẩn xác1.1.3 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của lôgic học

ĐẠI BIỂU ĐẦU TIÊN: ARITSTÔT ( 384- 322 TR CN )- Hệ thống hoá những hiểu biết của thời đó về hình thức và quy luật của tư duy xây dựng

nên Lôgic học- Được truyền bá ở Trung cận Đông, châu Âu từ –IV đến XIX mà không có những thay

đổi lớn- Cuối XIX đến nay: Có những phát triển rất lớn

CÁC HÌNH THỨC CỦA LÔGIC HỌC:- Lôgic cổ điển- Lôgic toán- Lôgic hiện đại- Lôgic biện chứng

1.1.4 Các khoa học logic* Lôgic cổ điển- Thời cổ đại: Hêrraclit, Đêmocrit,… Aristôt. Có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thực tiễn và nhận thức khoa học- Trung cổ, Phục hưng: Khủng hoảng- Thế kỷ XVII: Lôgic học quy nạp ( Ph.Bêcơn); Luận về phương pháp ( Đêcatơ); ….Lômônôxôp, Karinxki, Povarnhin…

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội1

Page 2: Chương 1 và 2- LG

* Lôgic toán- Cuối XIX: Sự thâm nhập của các phương pháp toán học vào các khoa học khác nhau- G. Lepnit (1646-1716): Khởi xướng lôgic toán- G. Boole (1815-1864): Đại số logic* Lôgic hiện đại- Vạch ra và vận dụng những phương pháp của khoa học hiện đại để giải quyết những vấn đề của logic truyền thống- Các đại biểu: J. Venn ( 1834-1923); R. Carnap (1891-1971), B. Russell ( 1872- 1970)…* Lôgic biện chứng- Thời cổ đại: Aristôt đã đặt ra và bước đầu giải quyết những vấn đề cơ bản của logic BC- Thế kỷ XVII: Ph.Bêcơn, Hôpxơ, Đêcatơ, Lepnit… - Cuối XVII, đầu XIX: Logic BC được định hình và phát triển:

. Cantơ: đưa PBC vào logic học

. Hêghen: Xây dựng hoàn chỉnh logic BC

. Mác, Ăngghen: Logic duy vật BC, chỉ ra mối quan hệ giữa logic BC và logic hình thức1.2 Quá trình nhận thức và hình thức của tư duy 1.2.1Quá trình nhận thức

Nhận thức là sự phản ánh TGKQ vào óc người Hai giai đoạn của nhận thức: Cảm tính và lý tính

- Nhận thức cảm tính: Cảm giác, tri giác, biểu tượng- Nhận thức lý tính: Khái niệm, phán đoán, suy luận

1.2.2 Đặc điểm của tư duy Tư duy:

- Là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức- Là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát bằng các khái niệm, phạm trù, phán

đoán, suy luận…nhờ đó phản ánh được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu- Là quá trình nhận thức trừu tượng, khái quát cao

Đặc điểm của tư duy:- Phản ánh hiện thực dưới dạng khái quát- Phản ánh trung gian hiện thực- Liên hệ mật thiết với ngôn ngữ- Tham gia tích cực vào hoạt động thực tiễn cải biến hiện thực

1.2.3 Hình thức của tư duy Khái niệm: Là hình thức của tư duy, phản ánh các dấu hiệu bản chất, khác biệt của đối

tượng Phán đoán: Là hình thức của tư duy, trong đó nêu rõ sự khẳng định hay phủ định về sự

tồn tại của đối tượng, về thuộc tính hay mối quan hệ của đối tượng Suy luận: Là hình thức của tư duy, nhờ đó từ một hay nhiều phán đoán tiền đề có thể rút

ra kết luận theo các quy tắc lôgic xác định1.3 Hình thức lôgic và quy luật lôgic của tư duy1.3.1 Hình thức lôgic của tư duy

Là cấu trúc của tư tưởng, là phương thức liên kết các thành phần của tư tưởng đó với nhau

Hình thức lôgic của tư tưởng có thể được biểu thị bằng các ký hiệu Trong quá trình tư duy, nội dung và hình thức của tư tưởng không tách rời. Song do mục

đích nghiên cứu, có thể tạm tách nội dung cụ thể của tư tưởng ra khỏi hình thức

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội2

Page 3: Chương 1 và 2- LG

Lôgíc hình thức nghiên cứu hình thức lôgic của tư tưởng1.3.2 Quy luật logic

Là những mối liên hệ bản chất, tất yếu của các tư tưởng trong quá trình lập luận Các quy luật lôgic cơ bản:

- Quy luật đồng nhất- Quy luật không mâu thuẫn- Quy luật loại trừ cái thứ ba- Quy luật lý do đầy đủ

Đặc điểm:- Khách quan- Được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người

qua nhiều thế hệ1.3.3 Tính chân thực của tư tưởng và tính đúng đắn về hình thức của lập luận

Căn cứ để xác định tính chân thực của tư tưởng: Nội dung cụ thể của tư tưởng- Tư tưởng là chân thực nếu nội dung của nó phù hợp với hiện thực khách quan mà nó

phản ánh = c = 1- Tư tưởng là giả dối nếu nội dung của nó không phù hợp với hiện thực khách quan mà

nó phản ánh = g=0 Tính đúng đắn về hình thức của lập luận:

- Lập luận là đúng đắn ( hợp lôgic) nếu qúa trình lập luận tuân thủ mọi quy tắc và quy luật lôgic

- Lập luận là sai lầm ( không hợp lôgic) nếu trong quá trình lập luận vi phạm một trong các quy tắc, quy luật lôgic

1.4 Lôgic học và ngôn ngữ1.4.1 Ngôn ngữ và các hệ thống ngôn ngữ1.4.2 Mối quan hệ giữa lôgic học và ngôn ngữ

Ngôn ngữ được sử dụng trong lôgic học là ngôn ngữ nhân tạo Một số ký hiệu lôgic:* Các mệnh đề: a,b,c,…* Các liên từ:

- Là, không là- Và ( Phép hội) ʌ : a ʌ b- Hoặc ( Phép tuyển) V : a V b- Nếu… thì ( Phép kéo theo) → : a → b - Nếu và chỉ nếu ( Phép tương đương) ↔ : a ↔ b- Không ( Phép phủ định): ā

* Các lượng từ: ∃ , ∀1.5Ý nghĩa của lôgic học1.5.1 Ý nghĩa xã hội và chức năng cơ bản của lôgic học

- Chức năng nhận thức.

- Chức năng thế giới quan.

- Chức năng phương pháp luận.

- Chức năng hệ tư tưởng.

1.5.2 Vai trò của lôgic học trong việc hình thành văn hoá lôgic

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội3

Page 4: Chương 1 và 2- LG

Văn hoá lôgíc là văn hoá của tư duy được thể hiện qua văn hoá lời nói và chữ viết.

Bao gồm:

- Tri thức về các phương tiện hoạt động tinh thần, về các hình thức và quy luật của nó;

- Sự biết áp dụng những tri thức ấy vào thực tiễn tư duy dựa trên những khái niệm để

thực hiện các thao tác lôgíc đúng, tiến hành các suy luận, chứng minh và bác bẻ;

- Thói quen phân tích các tư tưởng cả của riêng mình và của người khác để lựa chọn

cách suy luận hợp lý nhất, ngăn ngừa những sai lầm lôgíc.

Việc rèn luyện văn hoá lôgíc là công việc dài lâu và đầy khó khăn. Lôgíc học có ý nghĩa lớn

trong việc rèn luyện ấy. Khi nói về ý nghĩa của lôgíc học, cần phải tránh hai thái cực: hoặc là

đánh giá nó quá cao, hoặc là hạ thấp nó. Bản thân việc sử dụng lôgíc học đòi hỏi phải có hai

điều kiện: thứ nhất, là có một khả năng tư duy nhất định; và thứ hai, một số tri thức nhất

định.

BÀI TẬP

1. Hãy xác định giá trị lôgic của những tư tưởng sau:

1.1 Lôgic học là môn khoa học nghiên cứu tư duy

1.2 Lôgic học là môn khoa học nghiên cứu hình thức và quy luật của tư duy

1.3 Tư duy là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người

1.4 Hình thức lôgic của các tư tưởng khác nhau bao giờ cũng khác nhau

1.5 Các tư tưởng khác nhau có thể có hình thức lôgic giống nhau

1.6 Nếu không nghiên cứu lôgic học con người không thể biết tư duy lôgic

2. Hãy chỉ ra hình thức lôgic của các tư tưởng sau:

2.1 Anh ấy là sinh viên

2.2 Cô ấy không phải là hoa hậu

2.3 Lao động là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân

2.4 Ở hiền, gặp lành

2.5 Tự do hay là chết

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội4

Page 5: Chương 1 và 2- LG

2.6 Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đáo hướng dương. Nếu

là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người, tôi sẽ chết cho quê hương…

3.Trình bày khái quát lịch sử xuất hiện và phát triển của lôgíc học.

4. Phân tích vai trò, chức năng của lôgíc học; ý nghĩa của lôgíc học dối với sự phát triển năng lực

tư duy và năng lực ngôn ngữ.

Chương 2: KHÁI NIỆM

2.1 Đặc điểm chung của khái niệm2.1.1 Khái niệm là gì?

Là những hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của đối tượng, có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng đó.

2.1.2 Đặc điểm của khái niệm- Là những hiểu biết tương đối toàn diện về đối tượng- Là những hiểu biết có hệ thống về đối tượng- Là những hiểu biết về cái chung, tất yếu, bản chất của đối tượng- Được cấu thành từ những hiểu biết chắc chắn đã được sàng lọc về đối tượng- Khái niệm luôn vận động, biến đổi phù hợp với những hiểu biết mới của con người về bản chất của đối tượng- Những hiểu biết trong khái niệm có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng đó.

2.1.3 Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm- Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm: tên gọi khái niệm: Từ hoặc cụm từ

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội5

Page 6: Chương 1 và 2- LG

- Phân biệt khái niệm và tên gọi khái niệm: 2.2 Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm2.2.1 So sánh2.2.2 Phân tích2.2.3 Tổng hợp2.2.4 Trừu tượng hoá2.2.5 Khái quát hoá2.3 Kết cấu lôgic của khái niệm2.3.1 Nội hàm của khái niệm

- Là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệmChú ý:- Để xác định nội hàm, cần trả lời câu hỏi:

ĐỐI TƯỢNG CÓ CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN NÀO?- Chỉ những dấu hiệu khác biệt, bản chất của đối tượng mới được phản ánh trong nội hàm- Quá trình hình thành khái niệm chính là quá trình hình thành nội hàm khái niệm- Có thể có nhiều khái niệm phản ánh cùng một đối tượng tuỳ từng góc độ tiếp cận. Ứng với mỗi khái niệm là một nội hàm xác định

2.3.2 Ngoại diên của khái niệm- Là tập hợp các đối tượng mà khái niệm phản ánh. Là lớp các đối tượng có các dấu hiệu cơ bản được phản ánh trong nội hàm Chú ý: - Để xác định ngoại diên cần trả lời câu hỏi: CÓ BAO NHIÊU ĐỐI TƯỢNG CÓ CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG NỘI HÀM?- Khái niệm nào cũng có một ngoại diên nhất định- Ngoại diên của một khái niệm có thể là một tập hợp:

* Vô hạn* Hữu hạn* Rỗng

2.3.3 Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm: Nghịch biến

- Dấu hiệu nội hàm càng ít, ngoại diên càng rộng- Dấu hiệu nội hàm càng nhiều, ngoại diên càng hẹp

2.4 Mở rộng và thu hẹp khái niệm2.4.1 Mở rộng khái niệm

Mở rộng khái niệm: Là thao tác lôgic nhờ đó chuyển khái niệm có ngoại diên hẹp với dấu hiệu nội hàm phong phú thành khái niệm có ngoại diên rộng hơn với dấu hiệu nội hàm ít phong phú hơn

Thao tác: Lựa chọn bớt đi một số dấu hiệu nội hàm nào đó2.4.2 Thu hẹp khái niệm

- Thu hẹp khái niệm : Là thao tác lôgic nhờ đó chuyển khái niệm có ngoại diên rộng với dấu hiệu nội hàm ít phong phú thành khái niệm có ngoại diên hẹp hơn với dấu hiệu nội hàm phong phú hơnThao tác: Lựa chọn thêm vào một số dấu hiệu nội hàm nào đó

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội6

Page 7: Chương 1 và 2- LG

-

2.5 Định nghĩa khái niệm2.5.1 Định nghĩa khái niệm là gì?

Là thao tác lôgic nhờ đó phát hiện chính xác nội hàm của khái niệm hoặc xác lập ý nghĩa của thuật ngữ dùng trong định nghĩa

Yêu cầu:- Làm sáng tỏ nội dung của đối tượng được định nghĩa, chỉ ra bản chất của đối tượng- Phân biệt được đối tượng với những đối tượng khác trên phương diện nội dung của nó

Cấu trúc lôgic: Dfd = Dfn- Khái niệm được định nghĩa definiendum: Dfd - Khái niệm dùng để định nghĩa definiens: Dfn

2.5.2 Các hình thức định nghĩa khái niệm Định nghĩa duy danh: Là sự giải thích ý nghĩa của thuật ngữ được dùng để định nghĩa

khái niệm, nghĩa là dùng thuật ngữ quen biết hơn để giải thích thuật ngữ mới.- Áp dụng: trong những trường hợp không có điều kiện khái quát đầy đủ, chính xác nội

hàm của KN- Cấu trúc:

* “ Cái này đặt tên là....”* “ Cái này có nghĩa là....”

Định nghĩa thực: Là định nghĩa khái niệm trong đó làm sáng tỏ nội hàm khái niệm cần định nghĩa trên cơ sở nghiên cứu những dấu hiệu bản chất của đối tượng cần phải khái quát trong khái niệm- Áp dụng: trong những trường hợp có điều kiện khái quát đầy đủ, chính xác nội hàm của

KN- Một số hình thức định nghĩa thực:

Định nghĩa theo tập hợpKhái niệm A là khái niệm B có tính chất C

Định nghĩa theo nguồn gốc

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội7

Page 8: Chương 1 và 2- LG

Khái niệm A do KN B tạo nên khi làm như sau... Định nghĩa theo quan hệ

Khái niệm A là khái niệm có quan hệ R với KN B Định nghĩa bằng cách mô tả Định nghĩa bằng cách so sánh

2.5.3 Các quy tắc định nghĩa khái niệm Định nghĩa phải cân đối Dfd = Dfn

Tránh: ĐN quá rộng hoặc quá hẹp Định nghĩa không được vòng quanh

Tránh: ĐN khái niệm thông qua các khái niệm mà nội hàm của nó được giải thích qua chính khái niệm được ĐN Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

Tránh: Dùng từ đa nghĩa, dùng nhiều ĐN khác nhau cho 1 đối tượng trong cùng 1 hệ tiếp cận, ví von, dùng hình tượng văn học, nghệ thuật, dùng những dấu hiệu có thể suy ra từ những dấu hiệu khác trong khái niệm Định nghĩa không được phủ định

2.6 Phân chia khái niệm2.6.1 Phân chia khái niệm là gì?

Là thao tác lôgic phân tích ngoại diên khái niệm nhằm nhóm gộp các đối tượng của ngoại diên thành những nhóm nhỏ ngang hàng căn cứ trên một tiêu chuẩn xác định

Cấu trúc lôgic: - Khái niệm bị phân chia: A- Khái niệm phân chia ( Thành phần phân chia): Ai- Dấu hiệu phân chia: cơ sở, căn cứ, chuẩn phân chia: P

Phân chia khái niệmA

A1

A2

A3

An-1

An

2.6.2 Các quy tắc phân chia khái niệm Phân chia phải cân đối S Ai = A

Tránh: Chia thừa hoặc chia thiếu

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội8

Page 9: Chương 1 và 2- LG

Phân chia phải dựa trên một chuẩn duy nhất Tránh: Phân chia dựa vào nhiều chuẩn trong cùng một phép chia

Chuẩn phân chia phải rõ ràng Tránh: Chuẩn phân chia không rõ ràng, chính xác

Các thành phần phân chia là các khái niệm có quan hệ loại trừ nhau Tránh: Chia chồng chéo

Phân chia phải liên tụcTránh: Chia nhảy cóc

2.6.3 Các loại phân chia khái niệm Phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu Phân đôi khái niệm Phân loại khái niệm

2.7 Các loại khái niệm2.7.1 Các loại khái niệm căn cứ theo nội hàm của khái niệm

Căn cứ theo nội hàm của khái niệm:- KN cụ thể và KN trừu tượng- KN khẳng định và KN phủ định- KN quan hệ và KN không quan hệ

Căn cứ theo ngoại diên của khái niệm:- KN rỗng- KN đơn nhất- KN chung- KN tập hợp

2.7.2 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên của khái niệm2.8 Quan hệ giữa các khái niệm

Căn cứ theo nội hàm của khái niệm:- KN so sánh được - KN không so sánh được

Căn cứ theo ngoại diên của khái niệm:- KN hợp ( tương thích): các khái niệm mà ngoại diên của chúng trùng nhau hoàn toàn

hoặc trùng nhau một phần

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội9

Page 10: Chương 1 và 2- LG

Các khái niệmtương thích

Đồng nhất Giao nhau Bao hàm

A=B

BA

B A

- KN không hợp ( không tương thích): Các khái niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào chung

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội10

Page 11: Chương 1 và 2- LG

Các khái niệmkhông tương thích

Tách rời Đối lập Mâu thuẫn

A B

A AB

A

2.9 Các phép toán đối với ngoại diên khái niệm: là những thao tác lôgíc nhằm tạo thành lớp

mới từ một hay một số lớp ban đầu.

* Phép hợp giữa các khái niệm (ký hiệu ). Là một phép toán mà khi thực hiện đối với

các khái niệm thành phần sẽ thu được một khái niệm mới có ngoại diên bằng tổng ngoại diên

của chúng: A B = C.

* Phép giao giữa các khái niệm (ký hiệu ). Là một phép toán mà khi thực hiện đối với

các khái niệm thành phần ta thu được một khái niệm mới có ngoại diên chính là phần ngoại diên

chung giữa chúng: A B = C.

* Phép trừ khái niệm (A - B). Là một phép toán mà khi thực hiện đối với các khái niệm

ta thu được khái niệm mới có ngoại diên của lớp bị trừ nhưng không thuộc ngoại diên của lớp

trừ.

* Phép bù vào lớp

Bù của lớp A là lớp 7A, sao cho tổng A và 7A tạo thành lớp toàn thể.

Nếu gọi lớp toàn thể là T thì công thức phép bù là:

A 7A = T; A 7A = ỉ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội11

Page 12: Chương 1 và 2- LG

1. Khái niệm là gì? Bản chất và các đặc điểm cơ bản của khái niệm. Phân biệt khái niệm

và tên gọi của khái niệm.

2. Hãy cho biết ý kiến của mình về các khái niệm và từ “ Qua” trong đoạn văn sau:

“Hôm qua, qua nói qua qua, mà qua không qua, bỏ qua cho qua”.

3. Phân tích bản chất của hiện tượng đồng âm, đòng nghĩa trong ngôn ngữ.

4. Kết cấu lôgic của khái miệm. Thế nào là nội hàm và ngoại diên của khái niệm? Mối

quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm và ứng dụng trong việc mở rộng và thu hẹp

khái niệm. Cho một số ví dụ.

5. Các loại khái niệm: Chỉ rõ chuẩn phân loại, đặc điểm của mỗi loại, cho ví dụ

6. Quan hệ giữa các khái niệm: Chỉ rõ chuẩn xác định quan hệ, đặc điểm của các mối

quan hệ, cho ví dụ

- Xác định quan hệ giữa các khái niệm: Sinh viên, nữ sinh viên, sinh viên tình nguyện

- Biểu thị tương quan ngoại diên của ba khái niệm trên bằng sơ đồ Venn

7. Định nghĩa khái niệm? Các quy tắc định nghĩa khái niệm.

Những câu sau đây có được coi là định nghĩa khái niệm không? Vì sao?

* Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, toàn thân có vẩy

* Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông

* Góc vuông là góc bằng 90 độ, ở đó 1 độ bằng 1 phần 90 góc vuông

* Ngu dốt là màn đêm không trăng, không sao của tâm hồn

8. Các kiểu định nghĩa khái niệm thường gặp. Cho ví dụ

9. Phân chia khái niệm là gì? Các quy tắc phân chia khái niệm. Choví dụ

Hãy tìm lỗi( Nếu có) trong các phép phân chia khái niệm sau:

* Cá Cá có vẩyCá da trơnCá voi

* Khái niệm Khái niệm cụ thểKhái niệm trừu tượngKhái niệm rỗng

10. Các phép toán đối với ngoại diên khái niệm. Cho ví dụ.

Nguyễn Như Thơ – ĐHQG Hà Nội12