95
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƯNG YÊN “KHAI THÁC THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12” Lĩnh vực/ Môn: Địa lí Tên tác giả : Trần Thị Huấn Giáo viên môn : Địa lí

chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƯNG YÊN

“KHAI THÁC THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12”

Lĩnh vực/ Môn: Địa lí

Tên tác giả : Trần Thị Huấn

Giáo viên môn : Địa lí

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Page 2: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................4

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................4

2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................5

4. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................7

CHƯƠNG 1:.......................................................................................................................7

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC THƠ, CA DAO, TỤC

NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12....................................7

I. Cơ sở lí luận.....................................................................................................................7

1. Thơ, ca dao, tục ngữ.......................................................................................................7

2. Địa lí tự nhiên.................................................................................................................7

II. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................8

1. Giá trị khoa học của ca dao, tục ngữ..............................................................................8

2. Dạy học liên môn............................................................................................................8

CHƯƠNG 2: BIÊN SOẠN HỆ THỐNG THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY

HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12........................................................................11

I. Địa lí tự nhiên đại cương lớp 10....................................................................................11

1. Bài 5..............................................................................................................................11

2. Bài 6..............................................................................................................................13

3. Bài 9..............................................................................................................................15

4. Bài 11............................................................................................................................16

5. Bài 12............................................................................................................................17

6. Bài 13............................................................................................................................18

7. Bài 15............................................................................................................................24

8. Bài 16............................................................................................................................25

9. Bài 18............................................................................................................................27

10. Bài 20..........................................................................................................................27

11. Bài 21..........................................................................................................................29

II. Lớp 12...........................................................................................................................30

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 3: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

1. Bài 2..............................................................................................................................30

2. Bài 6, 7..........................................................................................................................30

3. Bài 8...............................................................................................................................32

4. Bài 9, 10.........................................................................................................................34

5. Bài 11, 12.......................................................................................................................41

6. Bài 14............................................................................................................................44

7. Bài 15............................................................................................................................45

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC NỘI DUNG THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY

HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12........................................................................50

I. Cách khai thác khía cạnh nội dung địa lí của thơ, ca dao, tục ngữ..............................50

1. Phần mở bài..................................................................................................................50

2. Dạy bài mới...................................................................................................................51

a. Tư liệu hình thành kiến thức mới..................................................................................51

b. Phương tiện minh họa kiến thức cho bài học................................................................52

c. Mở rộng, nâng cao kiến thức cho bài dạy.....................................................................52

3. Củng cố.........................................................................................................................53

4. Dặn dò - Giao bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới...........................................................54

5. Kiểm tra, đánh giá........................................................................................................54

II. Những hạn chế về giá trị khoa học của ca dao tục ngữ và hướng khắc phục..............55

1. Tính địa phương............................................................................................................56

2. Phân tích sự vật hiện tượng Địa lí phiến diện, chưa tổng hợp.....................................56

3. Một số nội dung chưa hoàn toàn chính xác về khoa học..............................................57

4. Sử dụng âm dương lịch.................................................................................................57

III. Hạn chế của thơ và cách khắc phục............................................................................57

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................59

1. Đối với giáo viên...........................................................................................................59

2. Đối với học sinh............................................................................................................61

PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................63

1. Kết luận.........................................................................................................................63

2. Kiến nghị.......................................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................65

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 4: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thơ, ca dao, tục ngữ là những sáng tác văn học có vần, nhạc điệu, giàu hình

ảnh, kết cấu ngắn gọn dễ nhớ phản ánh nhận thức tâm tư của con người trước các

hiện tượng đời sống trong đó có các hiện tượng tự nhiên. Nhiều nhạc sĩ đã phổ

nhạc cho các bài thơ hoặc sử dụng ca dao tục ngữ trong các sáng tác của mình. Ta

không thể quên âm hưởng trữ tình, ngọt ngào của bài hát “Sợi nhớ, sợi thương”

mà nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ thành nhạc từ bài thơ “Sợi nhớ, sợi thương”

mà tác giả là nữ nhà thơ Thúy Bắc. Tương tự vậy, nhiều họa sĩ đã vẽ nên các bức

tranh kiệt tác của đời mình lấy cảm hứng từ các bài thơ hoặc các câu ca dao, tục

ngữ. Đã có 17 tác phẩm tranh của họa sĩ Nguyễn Lai và Võ Trịnh Biện lấy cảm

hứng từ bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Với những nét vẽ phóng

khoáng mà tinh tế, cách phối màu điêu luyện, các tác phẩm gợi nhắc không khí

hào hùng, bi tráng của những đoàn quân Tây Tiến năm xưa

(http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai-tri/tranh-truu-

tuong-lay-cam-hung-tu-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung/358003.html)...

Đối với tôi - một giáo viên Địa lí, việc sử dụng thơ – ca dao – tục ngữ vào

bài dạy là một công cụ để tạo hứng thú cho học sinh, để minh họa cho bài học, ...

để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả năng vận dụng của các em vào

những tình huống cụ thể, phù hợp với quan điểm “học đi đôi với hành” lý thuyết

gắn với thực tiễn cuộc sống.

Việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên là hoàn toàn

có cơ sở lí luận và thực tiễn. Điểm giao hòa giữa thơ, ca dao tục ngữ và Địa lí tự

nhiên là đều phản ánh đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với tự

nhiên, ảnh hưởng của tự nhiên đến đời sống kinh tế xã hội. So với Địa lí thì thơ, ca

dao, tục ngữ mô tả tự nhiên mang tính chất hình ảnh, nghệ thuật làm cho người

đọc, người nghe dễ nhớ hơn. Việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa

lí tự nhiên cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực với việc học môn Ngữ văn, làm cho

các em hiểu được phần hiện thực cuộc sống phản ánh trong thơ, trong ca dao tục

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 5: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

ngữ. Hơn nữa, việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên

cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm tích hợp liên môn của Bộ giáo dục và Đào

tạo hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là: sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên

như thế nào sao cho hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này tôi xin được đưa ra kinh

nghiệm của mình chia sẻ với các bạn đồng nghiệp thông qua đề tài: “Khai thác

thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12”

2. Lịch sử vấn đề

Tích hợp liên môn giữa Địa lí với các môn học khác có vai trò quan trọng. Vì

thế đây là đề tài đã được một số giáo viên tìm hiểu nghiên cứu.

Trong quá trình viết đề tài “Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12”, tôi cũng đã tham khảo một số tài liệu từ các vấn đề

đã được nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đó tôi đã bổ sung thêm rất nhiều nội dung,

quan điểm mới của mình trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phuc vụ dạy học Địa lí

Tự nhiên

Học sinh trường THPT chuyên Hưng Yên

Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Địa lí Tự nhiên đại cương (lớp 10) và Địa lí

Tự nhiên Việt Nam (lớp 12).

4. Mục đích nghiên cứu

- Cung cấp cho Giáo viên các tư liệu về thơ, ca dao, tục ngữ liên quan đến dạy

học Địa lí tự nhiên, giải thích nội dung Địa lí chứa đựng trong các câu thơ, câu ca

dao tục ngữ đó.

Tôi cũng phân tích tác dụng, hướng dẫn cách thức sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ

phục vụ dạy học Địa lí.

- Sáng kiến cũng có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho các em học sinh.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 6: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

5. Phương pháp nghiên cứu

Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan của các tác giả khác và trên

Internet.

Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát thực tế đối với Giáo viên và Học sinh về

việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 7: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12

I. Cơ sở lí luận

1. Thơ, ca dao, tục ngữ.Ca dao, tục ngữ là những sáng tác của nhân dân còn thơ là những sáng tác

gắn với tác giả cụ thể. Điểm chung giữa thơ và ca dao tục ngữ là đều có vần, nhạc

điệu, giàu hình ảnh, kết cấu ngắn gọn dễ nhớ phản ánh nhận thức tâm tư của con

người trước các hiện tượng đời sống trong đó có các hiện tượng tự nhiên. Ví dụ

như phản ánh hiện tượng tự nhiên tháng năm (âm dương lịch) ngày dài đêm ngắn,

tháng mười ngày (âm dương lịch) ngắn đêm dài ca dao có câu: ‘Đêm tháng năm

chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối’

Trong chương trình ngữ văn phổ thông các em học sinh đã được học nhiều

tác phẩm thơ, học nhiều về ca dao tục ngữ về các hiện tượng, qui luật tự nhiên, ảnh

hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của con người.

2. Địa lí tự nhiênHệ thống khoa học Địa lí bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học

Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa lí kinh tế, xã hội. Trong chương trình lớp 10

các em được học về Địa lí tự nhiên đại cương từ bài 2 đến bài 21. Trong chương

trình lớp 12 các em được học về Địa lí tự nhiên Việt Nam từ bài 2 đến bài 15.

Địa lí tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng, quá trình tự nhiên, sự kết hợp có

qui luật của các thành phần địa lí tự nhiên như địa hình, khí hậu, nước, sinh vật,

đất ... nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một hệ

thống không thể chia cắt được.

Như vậy giữa thơ, ca dao tục ngữ và Địa lí tự nhiên có sự giao hòa về nội

dung: đều phản ánh nhận thức của con người về đặc điểm của sự vật hiện tượng tự

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 8: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên và mối quan hệ giữa tự nhiên với

con người. So với Địa lí thì thơ, ca dao, tục ngữ mô tả tự nhiên mang tính chất

hình ảnh, nghệ thuật làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ hơn. Ví dụ để mô tả

hiện tượng ngày ngắn vào tháng mười (âm dương lịch) ca dao sử dùng hình ảnh

“chưa cười đã tối”, đêm ngắn vào tháng mười (âm dương lịch) là hình ảnh “chưa

nằm đã sáng”.

Việc sử dụng thơ – ca dao – tục ngữ vào bài dạy là một công cụ để tạo hứng

thú cho học sinh, để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả năng vận dụng

của các em vào những tình huống cụ thể phù hợp với quan điểm “học đi đôi với

hành” lý thuyết gắn với thực tiễn cuộc sống. Ngược lại vận dụng thơ, ca dao, tục

ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực với việc học

môn Ngữ văn, làm cho các em hiểu được phần hiện thực cuộc sống phản ánh trong

thơ, trong ca dao tục ngữ.

II. Cơ sở thực tiễn

1. Giá trị khoa học của ca dao, tục ngữ.Ca dao tục ngữ của nhân dân ta cũng như thơ đều có một giá trị nhất định về

mặt khoa học. Trong thực tiễn lao động sản xuất đấu tranh gian khổ với thiên

nhiên, dân tộc ta đã có một nhận thức tương đối vững vàng về các hiện tượng và

qui luật của tự nhiên có liên quan trực tiếp đến đời sống và sự hoạt động sản xuất

hàng ngày của mình. Nhờ đó đã có một tác dụng nhất định trong việc đấu tranh

với thiên nhiên và lợi dụng những mặt thuận lợi của thiên nhiên để bảo vệ đời

sống và phát triển sản xuất trong điều kiện khoa học địa lí tự nhiên chưa hình

thành.

Ca dao tục ngữ là một biểu hiện thực tế về khả năng nhận thức qui luật của tự

nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Đây là cái vốn khoa học quí báu của dân

tộc cần được lưu giữ và phát triển thêm nhất là các thế hệ trẻ trong đó có học sinh

phổ thông.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 9: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

2. Dạy học liên mônViệc vận dụng thơ, ca dao tục ngữ trong dạy học Địa lí Tự nhiên bản chất là

việc dạy học liên môn. Hiện nay việc dạy học liên môn được Bộ giáo dục và đào

tạo khuyến khích triển khai xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển

năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức

vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn,

bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp,

liên quan đến nhiều môn học.

Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai

hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một

nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn

nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của

môn đó và không dạy lại ở các môn khác.

Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành

các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song

song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

Với học sinh, các chủ đề liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn

đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học

sinh. Học các chủ đề liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng

hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách

máy móc.

Điều quan trọng hơn là liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều

lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm

chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của

kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu

sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là

bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy

học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có

liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 10: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

liên môn đó. Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của

giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra,

định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Dạy học theo

các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến

thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao

kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên.

CHƯƠNG 2: BIÊN SOẠN HỆ THỐNG THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 11: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Để thuận tiện cho việc sử dụng tài liệu cho giáo viên và học sinh đối với

từng câu ca dao, tục ngữ và các trích đoạn thơ tôi đều chỉ ra nội dung địa lí được

thể hiện là gì và xắp xếp chúng theo các đơn vị bài học. Lưu ý rằng mỗi câu ca dao

tục ngữ hay trích đoạn thơ có thể sử dụng ở nhiều bài khác nhau.

I. Địa lí tự nhiên đại cương lớp 10

1. Bài 5 (Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái

Đất)

Ví dụ 1

Ca dao có câu:

“Thời giờ ngựa chạy, tên bay,

Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.

Cụm từ “hết ngày lại đêm” phản ánh hiện tượng luân phiên ngày đêm.

Lí do: Trái Đất có dạng hình cầu, Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa

Trái Đất nên sinh ra hiện tượng ngày đêm. Tuy nhiên do Trái Đất tự quay quanh

trục nên mọi địa điểm trên Trái đất đều lần lượt được đưa ra ánh sáng (ngày) rồi

lại khuất vào trong bóng tối (đêm).

Ví dụ 2

Trong bài “Buổi sáng nhà em” Trần Đăng Khoa viết:

“Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay”

Câu thơ “Ông trời nổi lửa đằng đông” phản ánh hiện tượng hàng ngày Mặt

Trời mọc phía Đông.

Tại sao? Vì Trái Đất tự quay theo chiều từ Tây sang Đông nên ta nhìn thấy

Mặt Trời mọc phía Đông và lặn phía Tây (chuyển động biểu kiến hàng ngày của

Mặt Trời)

Ví dụ 3

Ca dao Việt Nam có câu:

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 12: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

“Con sông bên lở bên bồi.

Bên lở thì đục bên bồi thì trong”

Câu thơ “Con sông bên lở bên bồi” phản ánh hệ quả sự chuyển động lệch

hướng của các vật thể trên Trái Đất. Các sông chảy theo phương kinh tuyến ở Bắc

Bán Cầu các dòng sông có bờ phải bị xói lở nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu

Nam – bờ trái) và ngược lại ở Bắc Bán Cầu các dòng sông có bờ trái được bồi

nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu Nam – bờ phải). Hiện tượng dòng sông bên lở

bên bồi làm cho sông ngòi không chảy thẳng mà thường uốn khúc quanh co nhất

là ở Đồng bằng.

Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do

2 nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi

có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng

sông sẽ uốn lượn. Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh trục của Trái Đất.

Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt

Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây

sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với

ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính).

Ở Bắc bán cầu, nếu có một dòng nước từ nam chảy về bắc, nó sẽ vì quán

tính mà duy trì tốc độ hướng đông tương đối nhanh mà lệch về phía đông; còn nếu

từ bắc chảy về nam thì tốc độ hướng đông vốn có tương đối nhỏ, nó sẽ lệch về

phía tây, giống như có ai đó đang đẩy chúng. Khi nước từ bốn phía chảy tới thì

nước từ nam chảy tới bắc sẽ lệch về đông, nước từ bắc chảy tới nam sẽ lệch về tây

và sẽ chảy theo ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng tình hình trên, ở nam bán cầu sẽ

ngược lại hoàn toàn.

Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động không chỉ của dòng

sông mà còn của các khối khí, các dòng biển, đường đạn bay, ...

2. Bài 6 (Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất)

Ví dụ 1:

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 13: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Ca dao có câu:

”Đông qua Xuân lại đến liền,

Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang”

Câu ca dao phản ánh hiện tượng mùa trên Trái Đất. Một năm chia thành 4 mùa

xuân, hạ, thu, đông.

Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết khí hậu.

Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất và trong

suốt năm trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì bán cầu

Bắc hoặc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm thời gian chiếu sáng và sự

thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.

Ví dụ 2:

Trong ”Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:

”Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”

Các hiện tượng tự nhiên được nhắc đến trong hai câu thơ trên phản ánh 2 hệ quả

của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời:

- Hệ quả mùa trên Trái Đất. Lưu ý rằng hiện tượng 4 mùa chỉ thể hiện rõ ở vùng

ôn đới. Ở miền Bắc nước ta mùa xuân thu không rõ, mang tính chất chuyển tiếp giữa

hai mùa nóng lạnh.

- Hệ quả ngày đêm dài ngắn theo mùa ”Sầu dài ngày ngắn” ý nói mùa đông ngày

ngắn đêm dài.

Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất và

trong suốt năm trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì

bán cầu Bắc hoặc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm thời gian chiếu

sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.

Ví dụ 3:

Ca dao có câu:

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 14: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

“Tháng chạp là tháng trồng khoai,

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.”

Đây là câu ca dao, sử dụng khi dạy phần “các mùa trong năm”. Mỗi mùa, có

đặc điểm riêng về thời tiết khí hậu thích nghi với sự phát triển của từng loại cây

trồng nên có câu ca trên. Hiện nay sự tác động của khoa học, việc ứng dụng các kỹ

thuật trong sản xuất có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, tuy nhiên “mùa nào, thức

nấy” vẫn rất đặc trưng.

Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động

theo một quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi

sẽ làm cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là sự thay

đổi của bức xạ Mặt trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu

kia của Mặt trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt

độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan

địa lý đặc trưng theo mùa.

Ví dụ 4:

Nhân dân ta có câu ca dao:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

- Ý nghĩa của câu nói: Ở nước ta vào khoảng tháng 6 dương lịch (tháng năm

trong câu ca dao theo âm dương lịch) có đêm ngắn hơn ngày (hay ngày dài đêm

ngắn) nên mới nói “chưa nằm đã sáng”

Còn khoảng tháng 11, 12 dương lịch (tháng mười trong câu ca dao theo âm

dương lịch) lại có ngày ngắn hơn đêm (hay đêm dài ngày ngắn) nên mới nói “chưa

cười đã tối”

- Những nơi đúng: Bắc bán cầu

- Những nơi không đúng:

+ Xích đạo: luôn có ngày đêm dài bằng nhau

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 15: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

+ Nam bán cầu: hiện tượng ngược lại. Khi Bắc bán cầu là mùa hạ thì Nam

bán cầu là mùa đông, khi Bắc bán cầu là mùa đông thì Nam bán cầu là mùa hạ

Tháng 6 dương lịch (tháng năm âm dương lịch) Mặt Trời chuyển động biểu

kiến lên vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc

(Việt Nam) dài nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.

Vào tháng 11, 12 dương lịch (tháng 10 âm dương lịch), Mặt trời chuyển động

biểu kiến xuống vùng nội chí tuyến Nam bán cầu nên Nam bán cầu lúc này ngày

dài đêm ngắn và ở Bắc bán cầu (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài.

Ví dụ 5:

Tục ngữ có câu:

“Nắng chóng trưa mưa chóng tối.”

Vì trời nóng cường độ bức xạ Mặt Trời trực tiếp cung cấp cho mặt đất lớn,

vì bầu trời không mây nên ta cảm thấy ngày dài ra, ánh sáng Mặt Trời chói chang

hơn, còn bầu trời mưa thì âm u, nhiều mây, lượng bức xạ Mặt Trời cung cấp cho

mặt đất giảm và chủ yếu là bức xạ khuếch tán, nên ta cảm thấy thời gian được

chiếu sáng hầu như ngắn lại (mưa chóng tối).

Như vậy độ dài ngày đêm ngoài phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết địa

phương (mây, mưa ...)

3. Bài 9 (Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất)

Ví dụ 1:

Tục ngữ có câu “Nước chảy đá mòn”

Hiện tượng trên phản ánh tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái

Đất. Cụ thể “Nước chảy đá mòn” là kết quả của quá trình mài mòn do dòng nước.

Nước chảy tạo ra năng lượng làm phá hủy đá và cuốn đi nên “đá mòn”. Lưu

ý rằng quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu trên bề mặt đá nên tốc độ chậm.

Ví dụ 2:

Ca dao có câu:

“Thương em anh cũng muốn vô

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 16: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Đầm phá ven bờ biển là một dạng địa hình có hình dáng kéo dài, được ngăn

cách với biển bởi hệ thống đê cát và có cửa thông nối với biển. Cửa đầm phá có

thể một hoặc nhiều, mở thường xuyên hoặc định kỳ về mùa mưa lũ, thậm chí bị

đóng kín nhưng vẫn trao đổi với biển phía ngoài nhờ thẩm thấu hay chảy thấm qua

thân đê cát chắn.

Đầm phá được hình thành ở nơi giàu nguồn bồi tích cát ven bờ, động lực

sóng mạnh và thuỷ triều không lớn.

Đầm phá ven bờ có mặt ở nhiều nơi, chiếm khoảng 13% chiều dài đường bờ

đại dương thế giới. Ở Việt nam, các đầm phá tập trung ở Miền Trung. Từ Thừa

Thiên - Huế tới Ninh Thuận, có 12 đầm phá tiêu biểu với tổng diện tích khoảng

458km2, phân bố trên khoảng 21% chiều dài bờ biển Việt Nam. Hệ đầm phá Tam

Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên - Huế dài 70 km, rộng 216 km2 thuộc loại lớn nhất

Đông Á và loại lớn trên thế giới. Phá Tam Giang ngày xưa hai bên bờ là những

đầm lầy đầy lau lách - nơi có sào huyệt của một nhóm cướp khét tiếng vào thời kỳ

bấy giờ - cho nên thương em mà không dám vô cớ là vậy.

4. Bài 11 (Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất)

Ví dụ 1:

Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa có đoạn:

“Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ”

Tháng 6 ở đồng bằng Bắc Bộ nhiệt độ thường cao.

Nguyên nhân là bởi khoảng thời gian này đồng bằng có hiện tượng Mặt Trời

lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài nên nhiệt độ của nước

thường cao vì vậy nước như được nấu sôi rất nóng khiến chết cá cờ, cua ở trong

hang phải ngoi lên bờ

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 17: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Ví dụ 2:

Ca dao Việt Nam có câu:

“Bao giờ cho đến tháng ba

Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”

Ý nghĩa câu ca dao: ở Bắc Bộ nước ta tháng 3 (tức tháng 4 dương lịch) thời

tiết nóng lên.

Nguyên nhân là do Mặt trời chuyển động biểu kiến lên Bắc bán cầu nên

lượng bức xạ nhận được lớn. Hơn nữa gió mùa đông bắc xuất phát từ áp cao Xibia

thổi yếu nên nhiệt độ tăng cao. Do vậy “bà già cất chăn”.

5. Bài 12 (Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính)

Ví dụ 1:

Trong bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh viết:

“Từ nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?”

“Gió bắt đầu từ đâu” Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao (trị

số > 1013,25 mb) về nơi áp thấp (trị số < 1013,25 mb).

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch về khí áp.

Ví dụ 2:

Ca dao có câu:

“Gió nam thổi kiệt bảy ngày

Ruộng đồng nứt nẻ, cỏ cây úa tàn”

Giáo viên có thể dùng câu ca dao này để nói đến thời tiết khô nóng những

ngày có gió phơn ở miền Trung nước ta.

Cơ chế hình thành gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi

chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao. Nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm,

trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây

hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 18: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều. Nhiệt độ

tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng

10C. Vì vậy sườn khuất gió có gió khô và rất nóng (gió phơn).

Ví dụ 3:

Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận viết:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

....................................

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

...................................

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao

..................................

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”

Tàu buồm thường ra khơi đánh cá vào ban đêm do ban đêm có hoạt động

của gió đất

Ban đêm mặt đất tỏa nhiệt và lạnh đi nhanh chóng, hình thành khu áp cao

tạm thời ở đất liền. Đại dương toả nhiệt chậm nên hình thành áp thấp. Gió có

hướng thổi từ đất liền ra biển gọi là Gió đất. Vì vậy, tàu buồm ra khơi vào lúc đêm

theo hướng gió đất thổi mạnh nhất

Hoặc câu thơ sau trong bài “Quê hương” của Tế Hanh cũng có ý nghĩa

tương tự: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

6. Bài 13 (Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa)

Ví dụ 1:

Tục ngữ có câu:

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 19: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”

“Đen táp, bạc mưa”

Thực tế không có loại mây xanh. Bầu trời xanh tức là trời quang mây nên trời

nắng.

Mây đen tức mây dông, là loại mây đối lưu phát triển rất mạnh vào mùa hè

Mây trắng cũng là mây đối lưu tức thuộc loại mây tích hình thành vào buổi

sáng mùa hè. Nếu gặp điều kiện nhiệt độ thuận lợi thường phát triển thành mây

dông vào buổi chiều và gây ra mưa

Ví dụ 2:

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây”

(“Mây và bông” Ngô Văn Phú)

Đây là mây tích trông tựa như những múi bông hay bọt nước trắng xóa,

chân mây bằng phẳng, đỉnh mây nhô lên, độ cao của chân mây thường cách mặt

đất dưới 2000m. Loại mây này thường xuất hiện vào mùa nóng

Ví dụ 3:

Ca dao có câu:

“Én bay thấp mưa ngập bờ ao

Én bay cao mưa rào lại tạnh”

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Các em đã được tìm hiểu điều kiện ngưng đọng hơi nước trong khí quyển,

điều kiện hình thành mây và mưa. Hãy dựa vào mối liên hệ giữa sinh vật và hiện

tượng thời tiết để giải thích tại sao én bay thấp - cao có liên quan đến hiện tượng

mưa to hay mưa rào?

Trong số các loài sinh vật như chim én (hay các loài côn trùng: chuồn chuồn,

các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thường thì vào cuối xuân

đầu hạ, quan sát ở ngoài đồng, nếu thấy chim én bay thành đàn sà thấp xuống mặt

đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 20: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng

vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể

bay là là sát mặt đất.

Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt

đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho

nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp

có mưa.

Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao,

thấp của con chuồn chuồn. Học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió,

mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa,

nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm.

Những câu ca dao có nội dung tương tự như trên về dự báo mưa: “Ếch kêu

om om, ao chôm đầy nước”. Đối với loài ếch nhái là những loài lưỡng cư, loài cóc

có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, những lúc trời nắng ấm các loài này

thường nấp nơi mát mẻ để tránh nắng, khi độ ẩm tăng lên trời chuẩn bị mưa, chúng

nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và đây cũng là thời kỳ

sinh sản của chúng ... khi cóc nghiến răng, ếch nhái kêu thì nhất định trời sẽ có

mưa nên mới có câu : “Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa”. “Ếch kêu om

om, ao chôm đầy nước”

Hoặc tục ngữ có câu: “Qụa tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa”. Sáo và Qụa là

hai loài chim, Qụa hay tắm những lúc no mồi còn Sáo thì ít khi tắm, chỉ những lúc

nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, thời tiết nóng bức đột ngột Sáo nhảy xuống nước tắm

làm mát cơ thể. Những lúc đó trời rất dễ mưa nên có câu tục ngữ trên.

Hay câu tục ngữ: “Trời đã sẩm tối rồi. Gà còn đi bới điểm trời sắp mưa”.

Khi thời tiết xấu, áp suất không khí giảm, độ ẩm tăng, các loài côn trùng bay ra

khỏi tổ, các loài giun, dế bò lên mặt đất ... đó là những mồi ngon của gà, nên gà

mãi mê bắt mồi quên cả việc về chuồng, nên ta có thể đoán được gà về chuồng

muộn là trời sắp mưa

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 21: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Loài ốc, cua tuy là loài sống ở nước, chỉ những lúc ẩm mát chúng mới nổi

lên mặt nước hay bò lên các bụi cây để sinh sản: “Ốc nổi bờ ao, mưa rào sắp đến”

Ví dụ 4:

Tục ngữ có câu:

“Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa”

Dự báo hiện tượng mưa

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá

lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu dọn thóc đang phơi,

cất quần áo, đóng cửa sổ... Họ bảo nhau sắp có mưa gió đến. Vầng sáng ấy được

gọi là tán hay quầng

Quầng ánh sáng xuất hiện xung quanh mặt trời phần lớn là có màu sắc theo

thứ tự từ trong ra ngoài là hồng, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Quầng xuất

hiện quanh mặt trăng phần lớn là màu trắng.

“Quầng” xuất hiện khi bầu trời có mây ti tầng. Lớp mây này là những mây ở

tầng cao do vô vàn tinh thể băng li ti tạo thành, đáy lớp mây cách mặt đất khoảng

hơn 6 km. Không khí ở đây lúc này vẫn còn lạnh, thời tiết vẫn tốt.

Tuy nhiên, ở nơi xa (cách đó khoảng mấy trăm km), luồng không khí nóng

ẩm đang giao tranh với luồng không khí lạnh. Không khí dần ấm nóng và bay lên

theo mặt nghiêng của khối không khí lạnh. Trong quá trình không khí nóng lên

cao, nhiệt độ của khối khí bị giảm dần, hơi nước ngưng đọng thành tầng mây.

Dần dần xuất hiện mây vũ tầng dày, loại mây này thường cho mưa thời gian

kéo dài và diện rộng tới khoảng 300 km. Càng lên cao, do mặt front nóng (mặt

phân cách khối khí nóng lạnh) càng cách xa mặt đất, độ cao ngưng kết hơi nước

cũng dần dần tăng lên, do đó độ cao của chân mây cũng dần cao hơn, thành mây

cao tầng và mây ti tầng, lên cao hơn nữa là mây ti.

Vì mây ti tầng hình thành ở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã

hạ xuống khoảng - 20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ

hoặc hình lục lăng. Khi tia nắng mặt trời và ánh trăng chiếu qua tinh thể băng này

sẽ tạo ra quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 22: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Khi ta nhìn thấy quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng chứng tỏ mặt đất nơi ta

đứng tuy vẫn có không khí lạnh khống chế, thời tiết vẫn bình thường, nhưng ở trên

cao đã xuất hiện không khí nóng, và khi hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngày càng lan

đến gần nơi ta đứng hơn, thì ảnh hưởng tiếp theo sẽ là mây ngày càng thấp, gió

mạnh dần lên. Cuối cùng là những giọt mưa rơi. Vì vậy, quầng là dấu hiệu đầu tiên

cho thấy sẽ có mưa gió.

Ngoài ra, tại khu vực ngoại vi của bão cũng thường có lớp mây cuốn và

quầng, sau quầng các đám mây dần dần dày lên và đen đặc, tiếp đó sẽ có mưa to

gió lớn.

Nhưng, không có nghĩa là hễ mặt trời có quầng, vầng trăng có tán thì nhất

định có mưa gió. Chủ yếu ở đây là thời tiết sẽ xấu đi, còn mưa gió hay không lại

phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Ví dụ 5:

Tục ngữ có câu:

“Dày sao thì nắng

Vắng sao thì mưa”

Về mùa hè vào ban đêm nhìn thấy sao mọc dày và sáng ta có thể biết được

trời còn có thể nắng và ngược lại sao mọc thưa là báo hiệu trời có thể mưa

Cơ sở khoa học: lớp không khí chứa ít hơi nước thì bầu trời mới quang mây

và đó là điềm trời nắng cho nên mới nhìn thấy sao mọc dày và sáng

Ngược lại không khí có dộ ẩm cao, bầu trời sẽ nhiều mây và đục mờ, đó là

điềm trời dễ có mưa cho nên mới thấy sao thưa

Câu ca dao sau cũng có ý nghĩa tương tự như câu tục ngữ trên:

“Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,

Ấy là điềm mưa gió tới nơi.

Đêm nào sao sáng xanh trời,

Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.”

Ví dụ 6:

Tục ngữ có câu:

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 23: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

“Mặt trăng má đỏ

Trời đã sắp mưa”

Dự báo hiện tượng mưa

Cơ sở khoa học: Ánh sáng Mặt Trời là dãy ánh sáng quang phổ gồm 7 màu.

Mặt Trăng không phát ánh sáng mà phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Nếu không khí

trong sạch tia xanh và tia tím sẽ bị khuếch tán nhiều hơn, bầu trời có màu xanh và

lúc ta nhìn thấy đĩa mặt trăng hay mặt trời có màu vàng. Trong trường hợp bầu trời

có nhiều nước, nhiều bụi, từ đó nhìn từ dưới đất nhìn lên bầu trời ta thấy Mặt

Trăng hay Mặt Trời có màu đỏ (Trăng má đỏ) bởi vì tia bức xạ bị khuếch tán nhiều

hơn cả. Như vậy khi thấy Mặt Trăng màu đỏ chứng tỏ không khí ẩm ướt và vẫn

đục, tình trạng thường thấy khi thời tiết chuyển xấu nên “Trăng má đỏ” trời đã sắp

mưa.

Ví dụ 7:

Ca dao có câu:

“Rễ Si đâm ra trắng xóa

Mưa to gió lớn hẳn là tới nơi”

Dự báo hiện tượng mưa

Mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loại thực vật như cây Si (Sanh) rất nhạy

cảm với thời tiết nên các hoạt động sinh lý của nó biến đổi. Si là loại cây to, lá

nhỏ, rậm cành, có nhiều rễ phụ xuống, thường mọc ở bờ nước nên rất nhạy cảm

với độ ẩm không khí, khi độ ẩm không khí tăng lên rễ Si sinh ra trắng xoá vì hút

nhiều nước. Như vậy thời tiết rất dễ mưa nên nhân dân ta có cách dựa vào đó để

dự báo thời tiết.

Ví dụ 8:

Giáo viên có thể đọc cho các em nghe bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa

mô tả về thiên nhiên trước trận mưa rào khá sinh động

“Sắp mưa

Sắp mưa

Những con mối

Bay ra

Mối trẻ

Bay cao

Mối già

Bay thấp

Gà con

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 24: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Rối rít tìm nơi

Ẩn nấp

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Lá khô

Gió cuốn

Bụi bay

Cuồn cuộn

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn

Trọc lốc

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách

Cười

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp...

Rơi

Rơi...

Đất trời

Mù trắng nước

Mưa chéo mặt sân

Sủi bọt

Cóc nhảy chồm chồm

Chó sủa

Cây lá hả hê

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa“

7. Bài 15 (Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông)

Ví dụ

Ca dao có câu:

“Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,

Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng”

“Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,

Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”

“Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng” hay “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ”

phản ánh tốc độ chảy của sông Cửu Long (sông này chảy qua địa phận tỉnh Bạc

Liêu) chậm, nước sông lên chậm rút chậm.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 25: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Nguyên nhân: Lưu vực dạng lông chim, diện tích lớn, độ dốc nhỏ, lưu vực

chảy qua địa hình đồng bằng. Vai trò của Biển Hồ điều tiết chế độ nước sông. Mùa

lũ từ tháng 7 đến 12 lũ lên chậm và xuống chậm bởi khi sông thoát lũ ra biển đổ

theo 9 cửa khiến cho lũ thoát nhanh. Đồng bằng địa hình thấp cộng với hệ thống

kênh rạch chằng chịt có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.

8. Bài 16 (Sóng. Dòng biển. Thủy triều)

Ví dụ 1:

Trong bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh viết:

“Từ nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió”

Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng

nhưng lại cho người ta có cảm giác là nước biển chuyển động theo chiều ngang từ

ngoài khơi xô vào bờ.

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. Ngoài ra còn một số nguyên nhân

khác như do động đất, núi lửa dưới đáy biển, đại dương, ...

Như vậy câu thơ “Sóng bắt đầu từ gió” là đúng nhưng chưa đầy đủ.

Ví dụ 2:

Đọc bài đồng dao sau:

“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa

Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm

Mồng năm liềm giật, mồng sáu thật trăng

Mồng bảy thượng huyền, mười rằm trăng náu

Mười sáu trăng treo, mười bảy sảy giường chiếu

Mười tám rám trấu, mười chín đụn dịn

Hăm mươi giấc tốt, hăm mốt nửa đêm

Hăm hai hạ huyền, hăm ba gà gáy

Hăm bốn ở đâu, hăm nhăm ở đấy

Hăm sáu đã vậy, hăm bảy làm sao

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 26: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Hăm tám thế nào, hăm chín thế ấy

Ba mươi chẳng thấy, mặt mày trăng đâu”

Bài đồng dao nói về các pha của Mặt Trăng cũng như thời gian trăng mọc

(theo âm dương lịch).

Mặt Trăng là một thiên thể có dạng hình cầu, không tự phát sáng. Ánh sáng

mà ta nhìn thấy là nhờ sự phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Như vậy khi phần Mặt

Trăng được chiếu sáng quay về phía chúng ta thì ta mới nhìn thấy Mặt Trăng.

Song phần nhìn thấy này luôn thay đổi, có lúc tròn lúc khuyết. Sự thay đổi tuần

hoàn này trong một tháng âm dương lịch chính là các tuần trăng. Như vậy tuần

trăng là chu kì biến đổi các pha nhìn thấy Trăng

Nguyên nhân do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời còn Mặt

Trăng lại quay xung quanh Trái Đất nên vị trí tương đối của Mặt Trăng đối với

Mặt Trời và Trái Đất thay đổi

Ngày cuối tháng âm dương lịch, Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất,

phía Mặt Trăng quay về Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng lúc đó ta không

thấy có trăng.

Ngày đầu tháng Trăng ở chếch một chút so với Mặt Trời do đó một phần

được chiếu sáng, trăng hình lưỡi liềm (trăng non)

Tiếp đó Mặt Trăng đến vị trí vuông góc với đường nối tâm Trái Đất và tâm

Mặt Trời, nó quay một nửa phần được Mặt Trời chiếu sáng về phía Trái Đất và ta

nhìn thấy Trăng có hình bán nguyệt, đó là trăng thượng huyền (ngày 7 tháng âm

dương lịch)

Khi Mặt Trăng ở vị trí đối diện với Mặt Trời thì Mặt Trăng hướng toàn bộ

phần được chiếu sáng về phía Trái Đất nên ta thấy trăng tròn (ngày vọng-ngày

15,16 tháng âm dương lịch)

Khi Mặt Trăng di chuyển đến vị trí vuông góc với đường nối tâm Trái Đất

và tâm Mặt Trời, ta lại thấy trăng hình bán nguyệt đó là trăng hạ huyền (ngày 22

tháng âm dương lịch)

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 27: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Qua ngày hạ huyền Trăng lại tiếp tục nhỏ dần thành hình lưỡi liềm rồi cuối

tháng lại không có Trăng.

Ví dụ 3:

Các trích đoạn thơ sau cũng nhắc đến các pha nhìn thấy Trăng

Trong bài thơ “Trăng khuyết” Phi Tuyết Ba viết:

“Em vui lúc trăng tròn

Chạnh lòng khi trăng khuyết

Anh ơi anh có biết

Trăng hay tình lứa đôi?”

Hàn Mặc Tử viết trong bài “Một nửa trăng”:

“Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi

Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi”

Trong bài thơ “Trăng sáng” Nhược Thủy viết:

“Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng mà không rơi.

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Giáo viên có thể khai thác thêm nội dung vì sao trăng “Lơ lửng mà không

rơi.” Mọi thiên thể trong Vũ trụ đều hấp dẫn nhau. Mặt Trăng là thiên thể gần Trái

Đất nhất (khoảng cách trung bình 384000 km), giữa chúng có lực hấp dẫn khá

mạnh. Song Mặt Trăng không rơi vào Trái Đất vì lực hấp dẫn giữa chúng cân bằng

với lực li tâm khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

9. Bài 18 (Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật)

Tục ngữ có câu: “Đất nào cây ấy”.

Câu tục ngữ trên nói về vai trò của đất đối với thực vật mà theo nghĩa hẹp là

với cây trồng. Mỗi loại đất thích hợp với 1 hay một nhóm thực vật nào đấy.

10. Bài 20

(Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí)

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 28: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Ví dụ 1

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí là qui luật về mối quan

hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên, giữa các bộ phận của lãnh thổ

địa lí. Một số câu tục ngữ thể hiện mối quan hệ qui định lẫn nhau đó như:

“Đất nào cây ấy” (Ảnh hưởng của đất đến thực vật)

“Mây xanh thì nắng

Mây trắng thì mưa” (Ảnh hưởng của mây đến hiện tượng mưa)

Nguyên nhân dẫn đến các thành phần tự nhiên có mối quan hệ qui định lẫn

nhau là do các thành phần thường xuyên xâm nhập và tác động qua lại lẫn nhau,

đều đồng thời chịu tác động của nội lực và ngoại lực.

Ví dụ 2:

Đọc những câu thơ sau của nhà thơ Cù Thâm:

Rừng nay chừng đã lụi tàn

Nhạc mưa lỡ nhịp, suối đàn còn đâu?

Tháng ba mây vắng, trời cao

Lửa nung rừng cháy một màu hồng hoang

Suối khe nằm thở khô khan

Bụi đường xe quấn khăn tang trắng đầu

Mưa về, núi lở rừng dâu

Phù sa lót biển ghi màu tang thương

............................................

Ai ơi, trả lại cho rừng

Tán xanh bát ngát, chim mừng hót ca

Mạch ngầm chảy bốn mùa hoa

Gầu thăm, giếng gửi đầy quà nước trong…

Những câu thơ phản ánh hiện trạng rừng của nước ta đã bị lụi tàn và hậu quả

của việc phá rừng. Trong thiên nhiên nếu 1 thành phần tự nhiên thay đổi sẽ kéo

theo sự thay đổi của các thành phần khác theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

của lớp vỏ Địa lí. Qua đó nhà thơ cũng kêu gọi cần bảo vệ rừng.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 29: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

11. Bài 21 (Quy luật địa đới và phi địa đới)

Ví dụ 1:

Đọc trích đoạn thơ “Gửi nắng cho em” của Bùi Lê Dung:

“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ

Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ

Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng

Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy

Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy

Có tình thương tha thiết của trong này”

Đoạn thơ nói về sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam ở nước ta (vĩ

độ-địa đới). Vào mùa đông miền Bắc nước ta (Bạch mã trở ra Bắc) lạnh nhưng

miền Nam nóng.

Nguyên nhân lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, miền Nam gần Xích

đạo hơn nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng lớn hơn. Ở nước ta sự phân hóa

Bắc nam còn được tăng cường do gió mùa đông bắc lạnh xuất phát từ áp cao Xibia

chỉ hoạt động ở miền Bắc mà không hoạt động ở miền Nam

Ví dụ 2:

Đọc câu thơ sau của nhà thơ Thúy Bắc trong bài “Sợi nhớ, sợi thương”:

“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt, bên mưa quây”

Câu thơ nói về sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Đông Tây của Đông

và Tây dãy Trường Sơn, cùng một dãy núi nhưng các hiện tượng tự nhiên ở sườn

Đông đối lấp với sườn Tây “Bên nắng đốt, bên mưa quây”.

Nguyên nhân là do tác động của nội lực hình thành các dãy núi chạy theo

phương kinh tuyến kết hợp với hoạt động của gió mùa.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 30: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

II. Lớp 12

1. Bài 2 (Vị trí địa lí. Phạm vi lãnh thổ)

Ví dụ:

Đọc hai câu thơ sau của nhà thơ Tố Hữu:

“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa”.

Câu thơ giúp các em nhớ được điểm cực Bắc (Hà Giang) và điểm cực Nam

nước ta (mũi Cà Mau)

2. Bài 6, 7 (Đất nước nhiều đồi núi)

Ví dụ 1:

Trong bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng viết:

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Đặc điểm địa hình khu vực Tây Bắc hiểm trở, cao, dốc, cắt xẻ được thể hiện

qua câu “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” “Ngàn thước lên cao, ngàn thước

xuống”

Nguyên nhân do trong Tân kiến tạo Tây Bắc chịu ảnh hưởng mạnh nhất của

vận động tạo sơn Anpo-Himalaya.

Ví dụ 2

Ca dao có câu:

“Đường lên Mường Lễ bao xa

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 31: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh”

Để phản ánh về sự xa xôi, cao hiểm trở, nguy hiểm khi lên Mường Lễ (thị

xã Mường Lay ngày nay) tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh trăm bảy mươi

thác, trăm ba mươi ghềnh. Kiến thức địa lí trong câu ca dao đề cập cụ thể đặc điểm

địa hình của vùng Tây Bắc cao hiểm trở.

Ví dụ 3:

Trong bài thơ “Viết cho người con gái Đăk Mil” tác giả Sơn Thu có đoạn:

“Yêu biết mấy miền cao nguyên lộng gió

Tây Nguyên xanh, con suối chảy không ngừng”

Mô tả dạng địa hình của sườn Tây vùng núi Trường Sơn Nam: hệ thống các

cao nguyên. Các cao nguyên này được hình thành do phun trào bazan.

Ví dụ 4

Trong bài thơ “Gửi cô Hàng Xóm” Nguyễn Hữu Đô viết:

‘Em đi lấy chồng cách một dòng sông

Thỉnh thoảng đưa con về thăm quê ngoại

Sông quê mình mùa này con nước nổi

Hoa cỏ may trắng cả con đê chiều’

Đặc điểm địa hình đồng bằng Sông Hồng - đồng bằng châu thổ, bồi tụ bởi

phù sa sông, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có đê ven sông ngăn lũ.

Ví dụ 4:

Ca dao có câu:

“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”

Hàm ý của câu ca dao nói về Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình khá

bằng phẳng “thẳng cánh cò bay”. Đồng Tháp là một ô trũng ngập nước chưa được

bồi tụ phù sa nên nguồn tài nguyên thủy sản giàu có “lóng lánh cá tôm”

Ví dụ 5:

Ca dao có câu:

“Ai về nhắn với nậu nguồn

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 32: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”

Măng le là sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của miền núi nước ta còn cá

chuồn là thế mạnh của vùng đồng bằng ven biển.

Ví dụ 6:

Ca dao có câu:

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về

Cần Thơ là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh lớn

trong sản xuất lúa gạo do đất phù sa sông màu mỡ, khí hậu cận xích đạo gió mùa

nhiệt cao, mưa nhiều phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.

Ví dụ 6:

Ca dao có câu:

“Đường bộ thì sợ Hải Vân

“Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”

Giao thông qua đèo Hải Vân, trước khi có hầm Hải Vân nhìn chung khá khó

khăn. Câu ca trên dẫn dắt khó khăn của địa hình miền núi đến ngành giao thông

vận tải. Để vượt đèò Hải Vân an toàn ngày nay người ta phải thiết kế hầm đường

bộ Hải Vân.

3. Bài 8 (Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển)

Ví dụ 1:

Trong bài thơ ”Đoàn thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận viết:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

.........................................

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

..........................................

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 33: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Trích đoạn thơ thể hiện biển Đông nước ta giàu tài nguyên sinh vật. Biển Đông

vai trò quan trọng với nước ta ”Biển cho ta cá như lòng mẹ. Nuôi lớn đời ta tự buổi

nào.”

Ví dụ 2:

Đọc câu ca dao sau:

“Bãi biển Nha Trang mịn màng trắng trẻo

Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh”

Câu ca dao thể hiện ảnh hưởng của biển Đông đến địa hình bờ biển (bãi

biển). Bãi biển là một dạng địa hình khá bằng phẵng trải dài dọc theo bờ biển có

cát hoặc sỏi đá, đá cuội với diện tích rộng.

Nguyên nhân hình thành dạng địa hình này là do kết quả của quá trình bồi tụ

của sóng biển. những làn sóng bởi sóng hoặc dòng di chuyển của cát trầm tích và

lắng đọng, tập trung tại một địa điểm cụ thể. Một số bãi cát trắng được hình thành

do quá trình xói mòn của thạch anh ở dãy núi kề cận.

“Gió mát” biểu hiện ảnh hưởng của gió biển đến thời tiết ở những vùng dọc

ven biển. Gió được hình thành do sự chênh lệch khí áp giữa biển và đất liền vào

ban đêm.

Ví dụ 3:

Ca dao có câu:

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây

Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi”

Bão đổ bộ vào nước ta thường xuất hiện ở Biển Đông. Phía đông nơi vị trí

của bão, hệ thống mây đối lưu dày đặc xuất hiện nên thâm đông. Không khí có độ

ẩm rất lớn, ánh sáng Mặt trời chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ mạnh tạo

nên ráng màu hồng ở chân trời tây. Dựng mây là gió đổi hướng đông bắc. Điều

này dực báo bão sắp đổ bộ vào nên đợi sau 3 ngày bão tan mới nên đi.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 34: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Câu ca phản ánh ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta (gây thiên

tai bão)

4. Bài 9, 10 (Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa)

Ví dụ 1:

Tục ngữ có câu:

“Mùa đông mưa dầm gió bấc,

Mùa hè hè mưa to gió lớn”

Gió bấc do sự gọi lệch từ chữ bắc, là gió mùa mùa đông thổi từ áp cao Xibia

về miền Bắc nước ta (khối khí cực đới NPc) có tính chất lạnh. Khối khí này hoạt

động ở miền Bắc nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhưng có thể sớm hoặc

muộn hơn. Sự hoạt động của khối khí này làm cho miền Bắc có một mùa đông

lạnh.

Ở miền Nam nước ta vào thời kì mùa đông gió có hướng Đông Bắc nhưng

nguồn gốc không phải từ áp cao Xibia mà là từ áp cao chí tuyến Bắc bán cầu (áp

cao Haoai) với tính chất nóng và khô. Người ta gọi gió này là Tín phong Đông

Bắc. Hoạt động của gió Tín phong làm miền Nam nước ta không có mùa đông

lạnh như ở miền Bắc.

Còn mưa dầm là loại mưa phùn (mưa bay), loại mưa này hạt nhỏ như bụi kéo

dài. Mưa phùn thường rơi nhiều ở miền Bắc nước ta từ tháng 2 đến 4 do khối khí

cực đới di chuyển qua biển được tăng cường thêm độ ẩm nên khi vào đất liền hình

thành mây tầng thấp (mây vũ tầng) gây mưa. Mưa phùn làm tăng thêm giá lạnh,

rét buốt và tiết trời ẩm thấp dễ gây nấm mốc sâu bệnh, đồ dùng máy móc kim loại

dễ bị rỉ.

Như vậy câu mùa đông mưa dầm gió bấc chỉ đúng với đặc điểm khí hậu miền

Bắc nhưng không đúng với miền Nam

Gió mùa mùa hè thổi theo hướng Tây Nam (giữa và cuối mùa Đồng bằng

sông Hồng có hướng Đông Nam) vào nước ta từ tháng 5 đến tháng 10 nguồn gốc

từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương và từ áp cao chí tuyến Nam bán cầu. Gió này có tính

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 35: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

chất nóng ẩm nên thường gây mưa lớn cho nước ta (trừ khoảng thời gian đầu mùa

gây phơn cho duyên hải miền Trung và phía Nam của Tây Bắc).

Mùa hè gió lớn nhất là khi có bão từ biển Đông đổ bộ vào đất liền và sự xuất

hiện của dải hội tụ nhiệt đới

Ví dụ 2:

Tục ngữ có câu:

"Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân"

Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc. Tháng giêng và tháng hai âm dương

lịch tương ứng với tháng hai và ba dương lịch. Trong khoảng thời gian này ở miền

Bắc nước ta thời tiết đã ấp áp hơn tháng một, kết hợp với hiện tượng mưa phùn, độ

ẩm không khí cao so với đầu mùa. Thời tiết ấm, ẩm thuận lợi cho sự phát triển của

bộ rễ, cây cối đâm chồi nảy lộc tốt tươi.

Rét nàng Bân là cách gọi dân gian của đợt rét cuối cùng của mùa đông xảy

ra vào tháng 3 âm dương lịch (tháng 4 dương lịch) ở miền Bắc Việt Nam. Đây là 1

đợt rét đậm, kéo dài vài ngày, thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do khối

không khí cực đới lạnh di chuyển lệch về phía biển phía Đông. Khi vào đất liền

hình thành mây tầng thấp và gây thời tiết mưa, lạnh.

Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của

mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Thấy mùa rét đã đến, nàng định

tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Nhưng nàng vụng về quá đến nỗi trời đã

sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Áo may xong thì vừa lúc

trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết

chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng

mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua,

mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là

rét nàng Bân.

Ví dụ 3:

Khi dạy về dải hội tụ nhiệt đới gây mưa tháng IX cho Trung Bộ nước ta, giáo

viên có thể mô tả lượng mưa lớn qua hai câu thơ của Tố Hữu:

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 36: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

“Nỗi lòng chi rứa Huế ơi! Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên”

Ví dụ 4:

Trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du có đoạn:

"Đầy vườn cỏ mọc lau thưa  

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời  

Trước sau nào thấy bóng người  

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”

“gió đông” ở đây là loại gió gì? Giải thích? Gió đông là gió Tín phong Bắc

bán cầu.

Nước ta chịu ảnh hưởng của cơ chế gió mùa rất sâu sắc. Hoạt động của gió

Tín phong là một biểu hiện của tính chất nội chí tuyến, gió này hoạt động quanh

năm ở nước ta, nhưng chịu sự chi phối của các hoàn lưu gió mùa. Vào thời kỳ

chuyển tiếp các mùa, nhất là mùa xuân, khi 2 luồng gió mùa đều yếu thì ảnh

hưởng của gió Tín phong mới rõ nét và độc lập, thổi ổn định theo hướng đông

nam.

Trong câu thơ trên ngụ ý chỉ hoạt động của gió Tín phong mang lại kiểu

thời tiết nắng ấm vào mùa xuân ở miền Bắc, xua đi cái giá rét do gió mùa mùa

đông.

Ví dụ 5:

Tục ngữ có câu:

“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”

“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”

“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”

Vào tháng 7, mùa hè của đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhiệt

độ không khí ở trên lục địa cao hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ

biển vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp

gây nên mưa bão. Vì vậy trong dân gian mới có câu:“Cơn đàng Đông vừa trông

vừa chạy”

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 37: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Nhưng nếu thấy: “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” hay: “Cơn đàng Bắc đổ

thóc ra phơi”. Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn

nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên. Còn ở

vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có

mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc...” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ

cao áp lục địa (Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa.

Ví dụ 6:

Chúng ta biết rằng Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của bán

đảo. Cơ chế của hoàn lưu ưu thế trong năm là hướng đông hay đông bắc, nên trong

mùa hè khi thấy hướng đông có sấm chớp, tức bầu trời đang xuất hiện các đám

mây đối lưu và như vậy ắt sẽ có mưa giông nên mới có các câu tục ngữ:

- Thâm đông thì mưa.

- Chớp đông mưa giông tốt mạ.

- Chớp đằng đông nước đồng tràn ngập.

- Thâm đông thì mưa

Thâm dưa thì khú”

Ví dụ 7:

Ca dao có câu:

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

Hay:

- Mây kéo xuôi tìm gàu mà tát

Mây kéo ngược tìm cuốc phá bờ.

Vì ở nước ta trong các thời kì khác nhau và trong các địa phương khác nhau,

mùa mưa và nguyên nhân gây mưa cũng khác nhau. Đặc biệt là khu vực Trung Bộ

có mùa mưa lệch pha so với cả nước do sự tác động của hoàn lưu gió mùa và địa

hình dãy Trường Sơn. Trong thời kì hoạt động của gió mùa đông bắc và hoạt động

của nhiễu động nhiệt đới trên Biển Đông, nhất là vào thu đông đem đến những trận

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 38: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

mưa như trút nước. Vì vậy khi thấy đường di chuyển của mây từ biển vào là dự

báo có mưa to, gây ngập lụt nên phải có biện pháp chống úng lụt.

Thời kì hoạt động của gió Tây Nam do hiệu ứng phơn gây nên một mùa khô

nắng nóng, tạo ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng nên khi thấy mây di chuyển

theo hướng ra biển thì đấy là hướng của gió Tây Nam cần phải chống hạn.

Ví dụ 8:

Tục ngữ có câu:

“Mưa tháng 7, gãy cành Trám”

“Bước sang tháng bảy tiết trời mưa Ngâu”

Giải thích: tháng 7 tức là tháng 8 dương lịch ở Bắc Bộ là thời kì hoạt động

của dải hội tụ nhiệt đới gây mưa to gió lớn nhiều ngày (dân gian gọi là mưa Ngâu)

nên “Mưa tháng 7 gãy cành Trám”.

Dải hội tụ này được hình do sự hội tụ của gió giữa tín phong từ Nam bán

cầu lên và tín phong Bắc bán cầu. Đường hội tụ nhiệt đới FIT nằm theo hướng vĩ

tuyến kéo dài từ Lào qua Philippin, dọc theo đường hội tụ này luôn có áp thấp

nhiệt đới, gây mưa lớn và có thể phát triển thành bão. Tháng 8 FIT vắt ngang đồng

bằng Bắc Bộ gây tháng mưa cực đại cho vùng, đến tháng 9 đi qua Huế, yếu đi và

dừng lại gây mưa cho Bắc Trung Bộ, tháng 10 quay lại Nam bộ và tháng 11 thi trở

lại Nam bán cầu. FIT thường tồn tại trong 1 tuần và hoạt động thành từng đợt

Ví dụ 9:

Dân gian ta có câu:

“Đầu năm sương muối

Cuối năm gió nồm”

Câu ca dao phản ánh tính thất thường của thời tiết khí hậu nước ta.

Đây không phải là hiện tượng thời tiết hợp qui luật bởi sương muối ít khi

xảy ra vào đầu năm âm lịch (khoảng tháng hai dương lịch) là lúc thời tiết ấm dần

lên

Gió nồm ít khi thổi vào cuối năm âm lịch, tức khoảng tháng giêng dương

lịch vì đây là thời gian thịnh hành của gió mùa Đông bắc

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 39: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Ví dụ 10

Tục ngữ có câu

Mùa sướng cao, chiêm ao lấp

Đối với lúa mùa, gieo cấy vào đầu mùa hè (tháng 6 dương lịch) với những

trận mưa dông đầu mùa thuận lợi. Sang tháng 7 dương lịch, lượng mưa tăng lên

nhiều cho nên phải chọn chân ruộng cao để khỏi bị úng vì tháo nước dễ dàng.

Còn lúa chiêm thì chọn chân ruộng thấp “ao lấp” vì vụ chiêm trùng với thời

kì mùa khô nên không sợ ngập úng. Ngoài ra ở Bắc Bộ chân ruộng thấp còn có tác

dụng chắn gió mùa Đông Bắc cho mạ.

Ví dụ 11:

Dân gian có câu:

“Đói thì ăn ráy, ăn khoai

Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”

“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”

Giải thích ý nghĩa: Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh

của các đợt, gió mùa Đông Bắc (bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng

bông”.

“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”

Khi gieo mạ có gió Đông Nam (ở Bắc bộ) có nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ

phát triển xanh tốt (nồm ẩm do hoạt động của gió Đông Nam ẩm).

Thời tiết lạnh (giá) vào mùa đông ở miền Bắc lại phù hợp với các loại cây

thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà

chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận...đặc sản vùng miền

Bắc.

Ví dụ 12:

Ca dao có câu:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 40: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Đầu mùa hè Bắc Bộ xảy ra hiện tượng mưa dông do sự tranh chấp của các

khối khí.

Lúa chiêm tức lúa sản xuất vụ chiêm ở miền bắc (từ tháng 2 đến tháng 6)

lấp ló đầu bờ là lúa ở thời kì đẻ nhánh và làm đòng, sấm thường được hình thành

vào mùa hè trong các đám mây dông, khi điện trường giữa vùng điện tích dương

và vùng tích điện âm đạt đến mức độ nhất định thì sẽ xảy ra hiện tượng trung hòa

điện tích, đồng thời phát ra tia lửa điện, hiện tượng phóng xạ tia lửa điện tao ra

những luồng ánh sáng cực mạnh, đồng thời trên đường đi của ánh sáng sinh ra

nhiệt độ rất cao khiến không khí cũng như hạt mây bị nung nóng và dãn nở đột

ngột, từ đó phát ra âm thanh nổ rất lớn đó chính là sấm. Do trong quá trình phát ra

tia lửa điện nung nóng không khí, nitơ tự do trong khí quyển được tổng hợp tạo ra

muối nitơ, theo mưa dông rơi xuống, cung cấp một nguồn đạm của khí trời cho

cây trồng, nên khi lúa đang đẻ nhánh và làm đồng nếu gặp những đợt mưa dông

thì lúa sẽ phát triển tốt, khả năng cho một mùa bội thu.

Ví dụ 13:

Đọc câu ca dao sau:

“Mạ chiêm thì cấy cho sâu

Mạ mùa phải gửi cành dâu mới vừa”

Gửi cành dâu là “cấy nông”- Mạ mùa cấy vào lúc nhiệt độ cao nên chóng

bén rễ, cấy nông thì lúa sẽ đẻ sớm, chóng xanh .

Với lúa chiêm, thời gian cấy là mùa rét nên phải cấy sâu vì lúa lâu bén rễ,

tránh lụi vì rét.

Ví dụ 14:

Tục ngữ có câu:

“Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam”

Câu tục ngữ nêu lên ảnh hưởng của gió mùa đến đời sống con người (kiến

trúc)

“Lấy vợ hiền hoà” ai cũng mong muốn, vậy còn “làm nhà hướng Nam” là

vì sao? Trước hết, do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 41: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

ẩm, gió mùa) nên đối với hầu hết vùng, miền, hướng Nam là hướng thuận lợi nhất

để xây dựng nhà cửa: đón được đầy đủ ánh sáng và gió mát hơn hẳn các hướng

khác. Đặc biệt, nhà xây hướng Nam sẽ tránh được ánh nắng chói phía Đông vào

buổi sáng, buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt từ phía Tây, đồng thời tránh

được gió nóng (gió Lào) từ phía Tây thổi tới và không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh

từ phương Bắc tràn về. Trong khi đó, mùa Hè đón được những ngọn gió mát từ

hướng Đông Nam và hướng Nam.

Dân gian có câu: “Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió”, “Gió Nam

chưa nằm đã ngáy”, “Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn”…, nói lên lợi

điểm của nhà hướng Nam.

Nhà hướng Bắc

Không giặc cũng hùm

Nhà hướng nam

Không làm cũng được ăn

Từ thời nguyên thủy, con người đã biết tận dụng hướng Nam để được mát

về mùa Hè, ấm về mùa Đông, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh sự xâm hại của

tự nhiên đối với sức khỏe. Phần lớn hang động tại Hòa Bình có người ở đều quay

về hướng Nam hoặc Đông Nam. Không một hang có người ở nào lại có cửa quay

về hướng Bắc, bởi lẽ, gió mùa kèm theo giá rét từ phương Bắc có ảnh hưởng rất

lớn đến sức khoẻ của con người (riêng các tỉnh, thành phía Nam, do thời tiết và

nhiệt độ ít thay đổi nên làm nhà hướng Bắc không bị lạnh theo mùa).

5. Bài 11, 12 (Thiên nhiên phân hóa đa dạng)

Ví dụ 1:

Những câu thơ dưới đây nói về sự khác biệt mùa giữa miền Nam và miền Bắc

nước ta như thế nào? Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó.

“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 42: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy…”

(Trích: “Gửi nắng cho em” – Bùi Văn Dung)

- Miền Nam: nóng quanh năm, miền Bắc: có một mùa đông lạnh.

- Nguyên nhân: Do sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía nam

vào thời kì mùa đông (do ma sát bề mặt đệm và bức chắn của các dãy núi chạy

ngang theo hướng đông – tây như Hoành Sơn, Bạch Mã…) kết hợp với sự tăng

lượng bức xạ Mặt Trời từ Bắc vào Nam (do góc nhập xạ tăng).

Ví dụ 2:

Giải thích hình thái thời tiết tại địa điểm đèo Hải Vân (nằm trên dãy Bạch Mã)

trong hai câu thơ sau của Tản Đà:

”Hải Vân đèo lớn vượt qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè.”

- Thời gian: Cuối mùa đông. Địa điểm: Đèo Hải Vân nằm trên dãy Bạch Mã

là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc – Nam.

- Vào thời gian này phía Bắc đèo Hải Vân đang chịu ảnh hưởng của gió mùa

Đông Bắc cuối mùa, thổi từ biển vào mang theo hơi ẩm gây mưa phùn độc đáo

(mưa xuân).

- Phía Nam đèo Hải Vân ảnh hưởng rất yếu của gió này. Từ Đà Nẵng trở

vào Nam thời tiết nắng, nóng.

Ví dụ 3:

“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây;

Bên nắng đốt, bên mưa quây”.

(“Sợi nhớ, sợi thương” - Thúy Bắc)

Câu thơ nói về sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Đông Tây của Đông

và Tây dãy Trường Sơn, cùng một dãy núi nhưng các hiện tượng tự nhiên ở sườn

Đông đối lấp với sườn Tây “Bên nắng đốt, bên mưa quây”.

Nguyên nhân là do tác động của nội lực hình thành các dãy núi chạy theo

phương kinh tuyến kết hợp với hoạt động của gió mùa.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 43: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Đoạn thơ sau trong bài “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” (Phạm Tiến

Duật) cũng có ý nghĩa tương tự:

“Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

.............................................

Trường Sơn tây anh đi, thương em

Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo

...................................................

Em thương anh bên tây mùa đông

Nước khe cạn bướm bay lèn đá

...............................................

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ

Em xuống núi nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.”

Ví dụ 4:

Tục ngữ có câu:

"Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên"

Giải thích ý nghĩa: Địa danh Than Uyên thuộc vùng thung lũng Than Uyên

thuộc Hoàng Liên Sơn nơi đây vào đầu mùa lạnh chịu ảnh hưởng của khối không

khí từ cao áp Xibia ở phía Bắc thổi về sau khi vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn

thì trở nên hanh khô hơn người ta gọi là hiệu ứng phơn của khối không khí sau khi

vượt núi. Và nó hoạt động ở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu vì vậy mới có tên là

gió Than Uyên. Gió đã lạnh lại quá khô làm cho da dẽ nứt nẻ người lao phổi sẽ sốt

cao, khái huyết, rất khó chịu nên nhân dân đã có câu ví trên ý nói ba thứ “ ruồi

vàng” – “bọ chó” – “gió Than Uyên” gây khó chịu như nhau. Gió Than Uyên

chính là gió mùa đông bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cản lại.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 44: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Sườn bên Đông thì lạnh mà sườn bên Tây thì nóng, nên gió tràn qua các đèo

thấp lùa xuống thung lũng Than Uyên. Gió thường thổi vào tháng Mười Hai, tháng

Giêng dương lịch, đặc biệt là vào buổi trưa -> thiên nhiên phân hóa Đông Tây

6. Bài 14 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên)

Ví dụ 1:

Ca dao có câu:

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Tục ngữ có câu: “Tấc đất tấc vàng”

– Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tấc là đơn vị diện

tích nhỏ nhất. Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để

cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

– Đất quý như vàng vì đất có vai trò quan trọng với con người. Người ta sử

dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ

ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

Ví dụ 2:

Bài thơ “Lời cầu nguyện của rừng”

Người hỡi! 

- Người có biết, những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lửa hun nồng; 

- Người có biết, những ngày nắng gắt, ta cho tàn mát rượi ánh thiêu nung; 

- Người có biết, dười sườn nhà đồ sộ, ta cho người dầu dãi nắng mưa chan; 

- Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ

màng; 

- Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm

châu; 

- Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nảy nở hoa màu. 

- Chính ta đã rước người vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru. 

- Rồi ta sẽ tiễn người khi vĩnh biệt, làm áo quan ấm áp giấc nghìn thu. 

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 45: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Người hỡi người, nghe lời ta cầu nguyện, 

Chớ hại ta mà vũ trụ âu sầu. 

Để ta sống, ta điều hòa mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi. 

Để ta sống, ta ngăn luồng vũ bão; chận cát bay làn gió bốc tung trời. 

Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cõi trần gian. 

Để ta sống, ta cản dòng nước lũ, cứu nhân dân cơn thủy nộ lầm than. 

Ta là Mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng

phong. 

Ta tô điểm non sông nên gấm vóc, cây xanh cao lá biếc lớp trùng trùng 

(Ta bảo vệ chiến khu và chiến sĩ, chống xâm lăng ta kháng chiến oai hùng) 

Người hỡi! 

Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm, 

Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong! 

Bài thơ nói về vai trò quan trọng của tài nguyên rừng đối với thiên nhiên và

với con người. Từ đó thôi thúc con người hãy bảo vệ tài nguyên rừng

7. Bài 15 (Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai)

Ví dụ 1:

Tục ngữ có câu: “Chiêm khê, mùa thối”

Câu tục ngữ phản ánh thiên tai: ngập lụt và hạn hán.

Câu tục ngữ “Chiêm khê, mùa thối” nói về khó khăn của vùng đất không

chủ động được tưới tiêu. Vụ chiêm (gắn với mùa khô) chỉ trông chờ vào nước trời,

nên đất đai, cây trồng thường bị “khê” - khô cháy. Vụ mùa (gắn với mùa mưa) hệ

thống tiêu nước kém nên đất đai và cây trồng bị ngâm đến thối trong nước lũ.

Ví dụ 2:

Tục ngữ có câu: “Đông chết se. Hè chết lụt”

Miền Bắc nước ta giá rét lạnh về mùa đông gây hiện tượng hạn sinh lý, tức

là cây trồng bị chết khô vì bộ rễ không đủ khả năng hút nước. Mặc dù trong đất đủ

nước. Hơn nữa do gió mùa cực đới di chuyển qua lục địa nên khô, ít mưa. Ở Nam

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 46: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Bộ và Tây Nguyên do chịu ảnh hưởng của Tín phong Đông Bắc nóng khô nên gây

nên mùa khô kéo dài. Cây thiếu nước để sinh trưởng và phát triển.

Mùa hè có gió mùa Tây Nam thổi với tính chất nóng ẩm gây mưa cho nước

ta. Lượng mưa rất lớn (khác với mưa phùn) có thể đến 100-200 mm trong vài giờ

nhất là khi có sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới, bão -> hè chết lụt

Ví dụ 3:

Trần Đăng Khoa đã viết trong bài “Mặt bão”

“Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hỏa”

Trong bài “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ viết:

“Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy”

Vào tháng bảy ở đồng bằng Bắc Bộ thường xảy ra bão, bão di chuyển với

tốc độ nhanh

Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở

trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương

vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên

mưa bão ở Bắc bộ

Ví dụ 4:

Nhân dân ta có câu ca dao:

“Con ơi nhớ lấy lời cha

Mồng năm tháng chín thật là bão rươi

Bao giờ cho đến tháng mười

Thì con ra lộng vào khơi mặc lòng”

Nhận xét này của nhân dân ta có đứng không?

Câu ca dao trên đúng với qui luật mùa bão của miền Bắc nước ta. Mùa bão

ở miền Bắc thường kéo dài từ tháng 5 đến 10 dương lịch trong đó tháng 8,9 có

nhiều bão nhất.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 47: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Từ tháng 11 trở đi (thường trùng tháng 10 âm lịch) ở miền Bắc hầu như

không còn bão nữa mà đã di chuyển vào miền Nam cho nên bà con ngư dân được

an tâm ra khơi đánh cá.

Ví dụ 5:

Giáo viên có thể cho học sinh hiểu rõ hơn về hậu quả của bão qua bài thơ

‘Thương về miền lũ’ - Nguyên Thạch

Tôi đã thấy những bàn tay gầy yếu

của em thơ và của những cụ già

ngón run run vạch mái lá thò ra

xin trợ giúp những phần quà mì gói.

Tôi chứng kiến... những bà mẹ mang bầu, bụng đói

lặp cặp lạnh run trong tiếng nói vô thần

Tôi đã làm những gì có thể làm để chia sẻ với người dân

tình hải ngoại... mối ân cần, xa vạn dặm.

Ví dụ 6:

Tục ngữ có câu:

“Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”

“Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy”

Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và

lụt lội xảy ra. Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường

di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. Câu tục ngữ được đúc kết từ

quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường

gặp ở nước ta.

Những câu sau cũng có ý nghĩa tương tự:

“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

“Đông bắc tía tía hồng hồng

Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to

Nhà em tìm kiếm cây to

Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này”.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 48: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Ráng mỡ gà là những đám mây màu hồng giống như mở gà, khi đám mây này

xuất hiện trên đỉnh đầu thì có bão. Khi bão tới gần không khí, ở trong bão xáo

động mạnh làm gia tăng những hạt nước nhỏ trong không khí. Ánh sáng Mặt Trời

chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng màu hồng

chiếu xuống cho ta nhìn thấy.

Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão

cho nhà cửa. Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Ví dụ 7:

Nhân dân ta có câu:

“Những người đi biển lành nghề

Thấy dòng nước nóng thì về đừng đi”

Kinh nghiệm dự đoán bão này đúng. Nguồn gốc của bão là xuất hiện ở vùng

biển đại dương có nhiệt độ cao từ 270C trở lên. Những luồng sóng biển do bão gây

nên thường truyền đi xa trước tâm bão (thường trên 1500 km). Vì thế nước nóng

từ vùng trung tâm bão được sóng bão truyền đến là dự báo chắc chắn có bão

Ví dụ 8:

Dân gian có câu ca:

“Gió bấc heo may, chuồn chuồn bay thì bão”

Gió bấc tức gió bắc. Gió heo may là thổ ngữ chỉ gió hướng bắc. Ở miền Bắc

nước ta về mùa hè gió chuyển hướng tây rồi bắc là dấu hiệu báo bão tới vì nước ta

nằm ở phía bắc đường đi của bão

Đồng thời với gió chuyển hướng tây, tây bắc nếu thấy chuồn chuồn bay ra

nhiều do độ ẩm tăng lên đều là dấu hiệu có bão.

Ví dụ 9:

Ca dao có câu:

Đêm đông gió lặng trời sao

Muốn xem sương muối thì vào lũng sâu

Sương muối cũng là một trong những thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 49: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Câu ca dao trên nói về điều kiện xảy ra sương muối. Đêm mùa đông trời ít

mây (trời sao) mặt đất bị tỏa nhiệt nhiều nhiệt độ mặt đất thấp kết hợp với “gió

yếu” để hơi nước không bị bốc lên trên cao. Vì thế ở Bắc bộ hiện tượng sương

muối thường xảy ra vào những đêm nửa đầu mùa đông lúc nhiệt độ hạ xuống thấp

nhất.

Câu ca cũng nhấn mạnh hiện tượng sương muối xảy ra nhiều hơn nếu địa

hình thấp trũng “lũng sâu” ở miền núi. Lí do ban đêm mùa đông gió núi mang

không khí lạnh xuống thung lũng. Thung lũng trở thành một kho chứa không khi

lạnh. Muốn hạn chế sương muối xảy ra người ta thường trồng rừng trên sườn núi

để ngăn cản không khí lạnh xuống

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 50: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC NỘI DUNG THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12

Ca dao tục ngữ của nhân dân ta cũng như thơ đều có một giá trị nhất định về

mặt khoa học được nhân dân ta đúc kết từ trong thực tiễn lao động sản xuất đấu

tranh gian khổ với thiên nhiên. Nhờ đó đã có một tác dụng nhất định trong việc

đấu tranh với thiên nhiên và lợi dụng những mặt thuận lợi của thiên nhiên để bảo

vệ đời sống và phát triển sản xuất trong điều kiện khoa học địa lí tự nhiên chưa

hình thành.

I. Cách khai thác khía cạnh nội dung địa lí của thơ, ca dao, tục ngữ

Việc khai thác nội dung của thơ, ca dao tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự

nhiên lớp 10 và 12 có thể sử dụng ở tất cả các khâu của tiến trình dạy học

1. Phần mở bài Thơ, ca dao, tục ngữ là những sáng tác văn học có vần điệu, giàu hình ảnh,

ngắn gọn cho nên có tác dụng lớn trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Theo tôi giáo viên nên sử dụng những đoạn thơ, những câu ca dao, tục ngữ quen

thuộc với các em học sinh để vào phần mở bài. Việc hình thành kiến thức mới trên

cơ sở kiến thức đã có giúp các em dễ dàng nắm bắt vấn đề hơn.

Ví dụ 1: Khi dạy về bài 5, Địa lí 10 (Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục

của Trái Đất) giáo viên có thể mở bài bằng việc đọc câu thơ trong bài “Buổi sáng

nhà em” Trần Đăng Khoa:

“Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay”

GV dẫn dắt: “Ông trời nổi lửa đằng đông” - Vì sao Mặt Trời mọc đằng Đông?

Các em sẽ trả lời câu hỏi này sau khi học xong bài hôm nay?

Ví dụ 2: Khi dạy bài 16, Địa lí 10 (Sóng. Dòng biển và thủy triều) giáo viên

có thể đọc lại hai câu thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh mà các em được học

trong chương trình THCS:

“Từ nơi nào sóng lên?GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 51: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Sóng bắt đầu từ gió”

Sau đó giáo viên dẫn dắt: nguyên nhân sinh ra sóng là gì? Có phải nguyên

nhân sinh ra sóng là do gió không? Các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học này.

2. Dạy bài mới

a. Tư liệu hình thành kiến thức mới Để gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến thức mới trong bài, giáo viên có

thể sử dụng nhiều tư liệu khác nhau như bản đồ, hình ảnh, video, .... trong đó có tư

liệu từ thơ, ca dao, tục ngữ.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 11, lớp 12 (Thiên nhiên phân hóa đa dạng) trong phần

1-Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc Nam. Nội dung kiến thức đề cập chủ yếu

đến yếu tố khí hậu giữa phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía Nam, sự

khác nhau về yếu tố khí hậu kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác

giáo viên sử dụng đoạn thơ sau:

“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ

Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ

Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng

Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy

Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy

Có tình thương tha thiết của trong này

(Trích “Gửi nắng cho em” - Bùi Văn Dung)

Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau để khai thác kiến thức địa lí qua đoạn

thơ. Theo em tác giả đề cập đến mùa đông phương Nam, phương Nam giới hạn từ

đến đâu ở lãnh thổ nước ta, khí hậu có đặc điểm gì. Nguyên nhân, sự khác nhau về

khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc, Nam.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 9, lớp 12 (Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) trong

mục 1c giáo viên có thể khai thác nội dung Địa lí trong câu tục ngữ sau:

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 52: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

“Mùa đông mưa dầm, gió bấc”

Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau để khai thác kiến thức trong đoạn thơ.

Theo em câu tục ngữ đề cập đến đặc điểm nào mùa đông của miền Bắc nước ta?

Giải thích vì sao có đặc điểm đó? Trong cả mùa đông của Việt Nam có phải hôm

nào cũng có đặc điểm thời tiết như vậy không?

b. Phương tiện minh họa kiến thức cho bài học Ví dụ 1: Khi giáo viên dạy Bài 7, lớp 12 (Đất nước nhiều đồi núi) phần b.

Khu vực đồng bằng: Để minh họa về đặc điểm đồng bằng Sông Hồng đồng bằng

châu thổ, bồi tụ phù sa, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có đê ven sông ngăn lũ.

Giáo viên minh họa bằng đoạn thơ sau:

Em đi lấy chồng cách một dòng sông

Thỉnh thoảng đưa con về thăm quê ngoại

Sông quê mình mùa này con nước nổi

Hoa cỏ may trắng cả con đê chiều.

(Trích Gửi cô Hàng Xóm- Nguyễn Hữu Đô)

Ví dụ 2: Khi dạy Bài 8, lớp 12 (Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển) để

minh họa cho biển Đông giàu tài nguyên hải sản giáo viên có thể minh họa qua bài thơ

rất quen thuộc với các em:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

.........................................

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”

(Trích ”Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận)

c. Mở rộng, nâng cao kiến thức cho bài dạyThơ, ca dao, tục ngữ đặc biệt ca dao tục ngữ là kho tri thức khoa học và thực

tiễn khổng lồ vô cùng quí báu mà giáo viên có thể dùng nó để mở rộng nâng cao

kiến thức cho bài dạy. Điều quan trọng là nội dung mở rộng đó ngắn gọn, dễ nhớ

cho các em học sinh.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 53: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Ví dụ 1: Khi dạy bài 10, lớp 12 (Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) giáo

viên có thể mở rộng kiến thức về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

đến đời sống và sản xuất

- Hoạt động của gió mùa ảnh hưởng đến kiến trúc xây dựng nhà.

“Nhà hướng Bắc

Không giặc cũng hùm

Nhà hướng nam

Không làm cũng được ăn”

Giáo viên có thể hỏi: Giải thích tại sao nên xây nhà hướng Nam, không nên

xây nhà hướng Bắc? Câu thơ này có đúng với mọi địa phương trong cả nước

không?

- Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp:

“Mùa sướng cao, chiêm ao lấp”

“Mạ chiêm thì cấy cho sâu.

Mạ mùa phải gửi cành dâu mới vừa”

Giáo viên yêu cầu các em giải thích dựa vào kiến thức đã học trong phần khí

hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 13, lớp 10 (Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.

Mưa) giáo viên có thể mở rộng cho các em học sinh về những câu ca dao tục ngữ

dự báo thời tiết sắp có mưa và yêu cầu các em giải thích trên cơ sở bài học như:

“Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”

3. Củng cố Trong tiến trình dạy học phần củng cố thường được tiến hành sau khi các

em học xong nội dung bài mới. Để kiểm tra xem học sinh đã hiểu bài hay chưa

giáo viên có thể dùng câu hỏi liên quan đến thơ, ca dao, tục ngữ.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 5, lớp 10 (Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái Đất. Hệ quả

chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất) giáo viên đọc câu ca dao:

“Thời giờ ngựa chạy, tên bay,

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 54: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm”

Cụm từ “hết ngày lại đêm” phản ánh hiện tượng địa lí nào? Giải thích

nguyên nhân của hiện tượng đó?

Ví dụ 2: Khi dạy về bài 6, Địa lí 10 (Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt

Trời của Trái Đất) giáo viên có thể củng cố kiến thức cho các em bằng câu hỏi.

Đọc câu ca dao sau:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao trên? Câu ca dao trên đúng và không

đúng ở những nơi nào trên Trái Đất? Giải thích nguyên nhân?

4. Dặn dò - Giao bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới.GV có thể yêu cầu các em học sinh sưu tầm thơ, ca dao, tục ngữ mà em biết

có nội dung liên quan đến bài học cũ và chuẩn bị bài mới. Muốn sưu tầm được đòi

hỏi các em phải học lại bài cũ, đọc bài mới ở nhà, từ đó giúp các em hiểu bài tốt

hơn. Không những vậy việc sưu tầm này còn tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu

của các em.

Đối với câu hỏi sưu tầm thơ, ca dao tục ngữ liên quan đến bài học cũ giáo

viên có thể yêu cầu các em cao hơn, ngoài việc sưu tầm cần biết lí giải hiện tượng

tự nhiên mà đoạn thơ hay câu ca dao tục ngữ đó phản ánh.

Ví dụ 1: khi dạy bài 13, lớp 10 (Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa)

giáo viên có thể yêu cầu các em về nhà tìm những câu ca dao, tục ngữ dự báo hiện

tượng mưa và lí giải cơ sở khoa học của những câu dự báo đó?

Ví dụ 2: Trước tiết học bài 9, lớp 12 (Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) giáo

viên có thể dặn dò các em học sinh về nhà tìm các câu thơ, ca dao tục ngữ nói về

đặc điểm khí hậu (nhiệt độ, mưa, gió) của Việt Nam?

5. Kiểm tra, đánh giáKiểm tra, đánh giá có hai hình thức là nói, viết. Cả hai cách này giáo viên

đều có thể hỏi những câu hỏi liên quan đến thơ, ca dao, tục ngữ.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 55: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Thông thường các câu hỏi lí giải hiện tượng địa lí trong trích đoạn thơ hay

ca dao tục ngữ là những câu hỏi vận dụng tương đối khó, gắn với giải quyết những

hiện tượng thực tế, bên cạnh việc hiểu kiến thức địa các em cần có một kiến thức

nhất định về văn và tố chất thông minh.

Vì vậy, theo tôi giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi liên quan đến thơ,

ca dao tục ngữ vào phần nâng cao để phân hóa học sinh khá giỏi với học sinh

trung bình và yếu, thang điểm khoảng từ 1-2/10 điểm, không nên cho quá nhiều

điểm.

Ví dụ: Những câu thơ dưới đây nói về sự khác biệt mùa giữa miền Nam và

miền Bắc nước ta như thế nào? Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó.

“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng

Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy…”

(Trích: “Gửi nắng cho em” – Bùi Văn Dung)

Đáp án:

- Miền Nam: nóng quanh năm, miền Bắc: có một mùa đông lạnh.

- Nguyên nhân: Do sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía nam

vào thời kì mùa đông (do ma sát bề mặt đệm và bức chắn của các dãy núi chạy

ngang theo hướng đông – tây như Hoành Sơn, Bạch Mã…) kết hợp với sự tăng

lượng bức xạ Mặt Trời từ Bắc vào Nam (do góc nhập xạ tăng).

II. Những hạn chế về giá trị khoa học của ca dao tục ngữ và hướng khắc phục.

Ca dao tục ngữ là một biểu hiện thực tế về khả năng nhận thức qui luật của

tự nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Đó là cái vốn khoa học quí báu của dân

tộc. Việc khai thác và vận dụng cái vốn sẵn có này nên thực hiện với tinh thần

‘gạn đục khơi trong’ giữ lấy phần đúng và loại bỏ hay chỉnh lí lại phần sai trên cơ

sở khoa học để phát huy đầy đủ vốn cũ của dân tộc.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 56: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

1. Tính địa phươngMột đặc điểm cần chú ý là ca dao tục ngữ nói về tự nhiên có tính địa

phương và có qui luật theo mùa vì thiên nhiên luôn thay đổi theo thời gian không

gian. Cho nên có hiện tượng chỉ đúng với vùng này hay mùa này nhưng không

đúng với vùng khác mùa khác. Mỗi câu ca dao tục ngữ tuy có phần đúng nhưng

không được toàn diện.

Ví dụ: Khi dạy bài 9 lớp 12 (Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) trong mục

gió mùa giáo viên nếu có sử dụng câu tục ngữ câu tục ngữ ‘Mưa tháng Bảy, gãy

cành trám’ để nêu hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cần lưu ý với

các em câu tục ngữ đúng với Bắc Bộ nhưng không đúng với Trung Bộ (bởi khi ấy

Trung Bộ chịu tác động của gió phơn khô nên ít mưa).

Tương tự vậy, giáo viên nếu có sử dụng câu tục ngữ ‘Mùa đông mưa dầm

gió bấc’ để nêu đặc điểm thời tiết trong mùa đông thì cần phải lưu ý cho các em

‘mưa dầm’ là mưa phùn đúng với Bắc Bộ nhưng không đúng với Nam Bộ, Tây

Nguyên.

Khi sử dụng ca dao tục ngữ thì cần phải chú ý tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ

(miền núi hay đồng bằng, ...) và thời gian xuất hiện của hiện tượng và thông qua

kiểm nghiệm nhiều lần thì mới nâng cao được mức độ tin cậy. Chú ý đến tính địa

phương và tính qui luật theo mùa chúng ta sẽ tránh được sự vận dụng một cách

máy móc và tràn lan.

2. Phân tích sự vật hiện tượng Địa lí phiến diện, chưa tổng hợp.Các thành phần và yếu tố tự nhiên luôn tác động qua lại lẫn nhau rất phức

tạp theo qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí. Nhưng nhiều kinh

nghiệm dân gian trong ca dao tục ngữ phân tích sự vật hiện tượng Địa lí phiến

diện, chưa tổng hợp

Ví dụ: khi dự đoán thời tiết địa phương xem có mưa hay không tục ngữ có

câu “Mặt trăng má đỏ. Trời đã sắp mưa”, không có nghĩa là hễ trăng có màu đỏ

thì nhất định có mưa. Mưa hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Do đó, cần phải phân tích tổng hợp nhiều nguyên nhân gây nên một hiện

tượng tự nhiên.GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 57: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

3. Một số nội dung chưa hoàn toàn chính xác về khoa họcKinh nghiệm dân gian là cái vốn rất đáng quí nhưng do trình độ hạn chế nên

bên cạnh những giá trị khoa học còn có những nội dung chưa được chính xác.

Ví dụ: khi dạy bài 9, lớp 12 (Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) nếu giáo

viên sử dụng câu tục ngữ ‘Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét

nàng Bân’ thì giáo viên lưu ý với các em không nên giải thích rét nàng Bân giống

như dân gian mà cần phải dựa trên cơ sở khoa học.

Chính vì vậy khi vận dụng chúng ta cần có sự phân tích dựa trên cơ sở khoa

học, lựa chọn những kinh nghiệm đúng, loại bỏ những kinh nghiệm sai.

4. Sử dụng âm dương lịchKhi sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy phần khí hậu thời tiết cần lưu ý :

một nhược điểm trong ca dao tục ngữ là sử dụng âm dương lịch trong khi loại lịch

này không phản ánh chính xác diễn biến qui luật thời tiết khí hậu bằng dương lịch.

Ví dụ: Khi dạy bài 6, lớp 10 (Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái

Đất) nếu giáo viên dùng câu ca dao ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày

tháng mười chưa cười đã tối’ thì nên gợi ý cho các em tháng năm, tháng mười là

theo âm dương lịch để các em dễ giải thích hơn.

Cho nên chúng ta đặc biệt chú ý trong khi vận dụng cần phải đối chiếu với

dương lịch và phân tích trên cơ sở dương lịch

III. Hạn chế của thơ và cách khắc phục

Trong các bài thơ hay một số trích đoạn thơ, có các hiện tượng tự nhiên được

phản ánh, tuy nhiên đó chỉ là cảm nhận riêng của tác giả khi đứng trước hiện

tượng tự nhiên ấy, những câu thơ đó chỉ nêu lên hiện tượng địa lí một cách tương

đối. Hơn nữa, các nhà thơ thường sử dụng biện pháp tu từ để diễn tả ý đồ nghệ

thuật, diễn tả tâm trạng của mình, cho nên có những lí giải về hiện tượng tự nhiên

không được chính xác.

Ví dụ 1: Hàn Mặc Tử viết trong bài “Một nửa trăng”:

“Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi

Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi”

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 58: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Nội dung Địa lí được phản ánh là trong câu thơ: đứng trên Trái Đất vào ban

đêm ta nhìn thấy Trăng có hình bán nguyệt đó là trăng thượng huyền hoặc trăng hạ

huyền (ngày 7, ngày 22 tháng âm dương lịch). Tuy nhiên lí giải nguyên nhân của

hiện tượng trăng bán nguyệt tác giả viết trong câu thơ không chính xác “Một nửa

trăng ai cắn vỡ rồi”.

Ví dụ 2: Tản Đà viết

”Hải Vân đèo lớn vượt qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè.”

Nội dung Địa lí được phản ánh là trong câu thơ: Đèo Hải Vân nằm trên dãy

Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc – Nam. Cuối mùa đông, phía Bắc

đèo Hải Vân mưa phùn độc đáo (mưa xuân). Phía Nam đèo Hải Vân từ Đà Nẵng

trở vào Nam thời tiết nắng, nóng. Nhưng không phải do “ai” đổi thời tiết mưa

xuân ra nắng hè mà do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Bạch Mã đối với gió

Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia kết hợp với sự suy yếu của gió này khi di

chuyển trên quãng đường dài.

Ví dụ 3: Xuân Quỳnh viết trong bài sóng “Sóng bắt đầu từ gió”. Nội dung

địa lí được phản ánh trong câu thơ: nguyên nhân sinh ra sóng là do gió. Nhưng

nguyên nhân sinh ra sóng không phải chỉ do gió mà còn nhiều nguyên nhân khác

như: do động đất, do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời với lớp nước trên Trái

Đất (sóng triều)

Vì vậy, khi sử dụng thơ phục vụ dạy học Địa lí Tự nhiên không nên tuyệt

đối hóa nội dung Địa lí trong các câu thơ. Muốn giải thích hiện tượng Tự nhiên

một cách khoa học thì cần phải sử dụng kiến thức địa lí.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 59: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc khai thác thơ, ca dao tục ngữ

phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên 10 và 12, tôi đã xây dựng phiếu điều tra đối với 05

giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí và 130 học sinh ở cả 2 khối lớp 10 (10 sử địa,

10 toán 1) và 12 (12 anh 1, 12 Hóa) trường THPT chuyên Hưng Yên.

1. Đối với giáo viênPhiếu điều tra gồm 06 câu hỏi, đề nghị giáo viên đánh dấu X vào trước ô trống

mà giáo viên cho là đúng.

Câu 1: Trong dạy học Địa lí tự nhiên nói riêng và Địa lí nói chung ở trường

THPT thầy (cô) có sử dụng thơ, ca dao tục ngữ mà nội dung liên quan đến bài học

không?

⃞ a. Không sử dụng

⃞ b. Có sử dụng nhưng chỉ thỉnh thoảng

⃞ c. Sử dụng thường xuyên

Câu 2: Khi sử dụng thơ, ca dao tục ngữ có liên quan lồng ghép vào bài dạy Địa lí,

thầy (cô) thấy thái độ của các em học sinh ra sao?⃞ a. Phần lớn các em đều hứng thú hơn với bài học⃞ b. Chỉ một số ít học sinh hứng thú hơn với bài học⃞ c. Tất cả các em không hưởng ứng

Chỉ trả lời câu 3 nếu trong câu 1 thầy (cô) đánh dấu X vào đáp án b, c

Câu 3: Khi sử dụng thơ, ca dao tục ngữ có liên quan lồng ghép vào bài dạy Địa lí,

thầy (cô) thấy hiệu quả hơn trong việc tiếp thu kiến thức của các em không?⃞ a. Không hiệu quả⃞ b. Chỉ hiệu quả với một số ít em⃞ c. Hiệu quả với đa phần học sinh

Chỉ trả lời câu 3 nếu trong câu 1 thầy (cô) đánh dấu X vào đáp án b, c

Câu 4: Khi vận dụng thơ, ca dao, tục ngữ có liên quan đến bài học Địa lí thầy (cô)

dùng vào lúc nào của tiết học? GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 60: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

⃞ a. Mở bài⃞ b. Dạy bài mới (tư liệu để minh họa, nguồn tri thức...)⃞ c. Củng cố, tổng kết. ⃞ d. Kiểm tra⃞ e. Tất cả phương án trên

Chỉ trả lời câu 3 nếu trong câu 1 thầy (cô) đánh dấu X vào đáp án b, c

Câu 5: Việc sử dụng ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí cần trên quan điểm

“gạn đục, khơi trong” (giữ lấy phần đúng và loại bỏ hay chỉnh lí lại phần sai trên

cơ sở khoa học) thầy (cô) có đồng ý không?

⃞ a. Không đồng ý

⃞ b. Đồng ý

Câu 6: Khi sử dụng thơ, ca dao tục ngữ có liên quan lồng ghép vào bài dạy Địa lí,

thầy (cô) thấy khó khăn gì không?

⃞ a. Không khó khăn

⃞ b. Thiếu tư liệu

⃞ c. Mất nhiều thời gian hơn dẫn đến cháy giáo án

⃞ d. Khó khăn khác ........................................

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6

Số GV

được điều

tra

05 Tỉ

lệ

%

05 Tỉ

lệ

%

05 Tỉ

lệ

%

05 Tỉ

lệ

%

05 Tỉ

lệ

%

05 Tỉ

lệ

%

Số GV tích

vào ô ý a

0 0 4 80 0 0 0 0 0 0 0 0

Số GV tích

vào ô ý b

4 80 1 20 1 20 1 20 05 100 4 80

Số GV tích

vào ô ý c

1 20 0 0 4 80 0 0 0 0 0 0

Số GV tích 0 0 1 20

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 61: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

vào ô ý d

Số GV tích

vào ô ý e

5 100

2. Đối với học sinhPhiếu điều tra gồm 03 câu hỏi, yêu cầu học sinh đánh dấu X vào trước ô mà

học sinh cho là đúng.

Câu 1: Em thấy thầy (cô) của mình có sử dụng thơ, ca dao tục ngữ (liên quan đến

bài học) lồng ghép vào tiết dạy Địa lí không?

⃞ a. Không bao giờ

⃞ b. Thỉnh thoảng

⃞ c. Thường xuyên

Câu 2: Khi thầy (cô) lồng ghép thơ, ca dao tục ngữ vào bài dạy Địa lí, em có hứng

thú với tiết học hơn không?

⃞ a. Không hứng thú

⃞ b. Bình thường

⃞ c. Hứng thú hơn

Chỉ trả lời câu 3 nếu trong câu 1 các em đánh dấu X vào đáp án b, c

Câu 3: Khi thầy (cô) lồng ghép thơ, ca dao tục ngữ vào bài dạy Địa lí, em thấy

việc tiếp thu và nhớ kiến thức có hiệu quả hơn không?

⃞ a. Không

⃞ b. Bình thường

⃞ c. Hiệu quả hơn

Chỉ trả lời câu 3 nếu trong câu 1 các em đánh dấu X vào đáp án b, cBẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HỌC SINH

Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3

Số HS được

điều tra

130 Tỉ lệ % 130 Tỉ lệ % 130 Tỉ lệ %

Số HS tích vào

ô ý a

0 0 0 0 0 0

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 62: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Số HS tích vào

ô ý b

98 75,4 21 16,2 18 13,8

Số HS tích vào

ô ý c

32 26,4 109 83,8 112 86,2

Qua kết quả của bảng điều tra, có thể nhận thấy tất cả các giáo viên dạy Địa

lí ở trường THPT chuyên Hưng Yên đều có sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy

học địa lí và nhận thấy được hiệu quả của việc sử dụng đối với học sinh (làm các

em hứng thú hơn, hiểu bài hơn). Các thầy cô cũng đồng ý với quan điểm rằng có

thể sử thơ, ca dao tục ngữ vào tất cả các khâu trong tiến trình dạy học từ mở bài

đến dạy bài mới, củng cố và đánh giá kiểm tra và sử dụng ca dao, tục ngữ trên tinh

thần gạn đục khơi trong. Khi tích hợp thơ, ca dao tục ngữ để phục vụ dạy học phần

lớn các thầy cô đều gặp khó khăn là thiếu tư liệu.

Qua kết quả của bảng điều tra, chúng ta cũng nhận thấy phần lớn học sinh đều

trả lời các thầy cô có sử dụng thơ, ca dao tục ngữ trong quá trình dạy học nhưng

với tần suất không nhiều. Kết quả phần đông các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả

tiếp thu kiến thức cũng cao hơn.

Xuất phát từ thực tiễn điều tra giáo viên và học sinh trên tôi đã biên soạn hệ

thống các trích đoạn thơ, ca dao tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí Tự nhiên và hướng

dẫn cách khai thác, sử dụng tư liệu hiệu quả nhất.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 63: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luậnViệc khai thác thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên là hoàn

toàn có cơ sở. Điểm giao hòa giữa thơ, ca dao tục ngữ và Địa lí tự nhiên là đều

phản ánh đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, ảnh

hưởng của tự nhiên đến đời sống kinh tế xã hội.

Sử dụng thơ – ca dao – tục ngữ vào bài dạy Địa lí Tự nhiên là công cụ giúp

giáo viên tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em dễ dàng lĩnh hội tri thức Địa lí

Tự nhiên vốn dĩ rất “khô” và khó học.

Giáo viên có thể sử dụng thơ, ca dao tục ngữ để tạo ra một mở bài cuốn hút

với các em, để khai thác kiến thức địa lí, để minh họa, mở rộng kiến thức cho bài

học, hoặc để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả năng vận dụng của các

em vào những tình huống cụ thể. Việc tích hợp này phù hợp với quan điểm “học đi

đôi với hành” lý thuyết gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với quan điểm tích

hợp liên môn của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay.

Ca dao tục ngữ là một biểu hiện thực tế về khả năng nhận thức qui luật của

tự nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Đó là cái vốn khoa học quí báu của dân

tộc tuy nhiên do trình độ hạn chế nên bên cạnh những giá trị khoa học còn có

những nội dung chưa được chính xác. Việc khai thác và vận dụng cái vốn sẵn có

này nên thực hiện với tinh thần ‘gạn đục khơi trong’ giữ lấy phần đúng và loại bỏ

hay chỉnh lí lại phần sai trên cơ sở khoa học để phát huy đầy đủ vốn cũ của dân

tộc.

2. Kiến nghị- Sở Giáo dục và Đào tạo: tổ chức các hội thảo cho giáo viên bàn về các chủ về

dạy học tích hợp đối với môn Địa lí bởi khoa học Địa lí tương đối rộng gồm cả

khoa học Tự nhiên và xã hội có mối liên hệ mật thiết với các môn học khác. Hơn

nữa tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy

học Địa lí không nhiều.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 64: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

- Ở các trường THPT khi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn các giáo viên có thể

phối hợp xây dựng nội dung tích hợp Địa lí với các môn học khác theo từng bài cụ

thể.

- Giáo viên Địa lí cần tự học, tự nghiên cứu các môn học khác có liên quan đến

Địa lí để nâng cao kiến thức, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay và trong

tương lai.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 65: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bước đầu tìm hiểu về khí tượng dân gian Việt Nam. Hoàng Hữu Triết. H-

Giáo dục (1973)

2. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Tam Phù Xa, NXb Thanh

Niên, 2008

3. Ca dao

4. Địa lí Tự nhiên đại cương Tập 1 (Giáo trình). Hoàng Thiếu Sơn. H- Giáo

dục, 1963

5. Địa lí Tự nhiên Việt Nam. Vũ Tự Lập. NXB Đại học Sư phạm Tái bản lần

3 năm 2006

6. Hỏi đáp về khí tượng. Hoàng Hữu Triết. NXB Khoa học và kĩ thuật 1972

7. Khí hậu Việt Nam. Phạm Ngọc Toàn – Phan Tất Đắc. NXB Khoa học và kĩ

thuật 1978

8. Internet

9. Sách giáo khoa Địa lí 10.

10. Sách giáo khoa Địa lí 12.

11. Sách giáo viên Địa lí 10

12. Sách giáo viên Địa lí 12

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 66: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, từ kinh nghiệm dạy học

thực tế của bản thân và tham khảo từ các tài liệu, không sao chép nội dung của

người khác.

Hưng Yên, tháng 3 năm 2016

Người viết

Trần Thị Huấn

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

Page 67: chương 3: khai thác nội dung thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học

Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12

2

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

Tổng điểm: ...................... Xếp loại: ......................

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên