120
TIẾNG VIỆT 11 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, tái bản lần thứ sáu) 3 Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT (2 tiết) Tiết 1 I. SỰ PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ THEO LOẠI HÌNH Đối với các ngôn ngữ trên thế giới, ngoài cách phân loại theo dòng họ, còn có một cách phân loại khác. Đó là sự phân loại theo loại hình. Sự phân loại này lấy những đặc điểm cấu trúc nội bộ của ngôn ngữ làm căn cứ. Những ngôn ngữ nào có đặc điểm chung về cấu trúc nội bộ thì được xếp vào cùng một loại. Theo cách phân loại này, tiếng Việt với tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Chăm, tiếng Khmer, v.v… thuộc cùng một loại, đó là loại hình ngôn ngữ đơn lập. (*) Chú thích: Lưu ý: những ngôn ngữ thuộc cùng một loại hình có thể khác nhau về dòng họ, và ngược lại. Chẳng hạn, tiếng Việt và tiếng Hán cùng loại hình nhưng không cùng dòng họ.

Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

TIẾNG VIỆT 11(Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, tái bản lần thứ sáu)3Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮBÀI 1ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT (2 tiết)Tiết 1I. SỰ PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ THEO LOẠI HÌNHĐối với các ngôn ngữ trên thế giới, ngoài cách phân loại theo dòng họ, còn có một cách phân loại khác. Đó là sự phân loại theo loại hình. Sự phân loại này lấy những đặc điểm cấu trúc nội bộ của ngôn ngữ làm căn cứ. Những ngôn ngữ nào có đặc điểm chung về cấu trúc nội bộ thì được xếp vào cùng một loại. Theo cách phân loại này, tiếng Việt với tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Chăm, tiếng Khmer, v.v… thuộc cùng một loại, đó là loại hình ngôn ngữ đơn lập.(*)

Chú thích:Lưu ý: những ngôn ngữ thuộc cùng một loại hình có thể khác nhau về dòng họ, và ngược lại. Chẳng hạn, tiếng Việt và tiếng Hán cùng loại hình nhưng không cùng dòng họ.4Ở loại hình ngôn ngữ đơn lập, đơn vị cơ bản của ngôn ngữ thường là một âm tiết có nghĩa, được dùng thành một từ; từ không có hiện tượng biến đổi về hình thái, ý nghĩa ngữ pháp được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ, bằng các hư từ, v.v… chứ không được diễn đạt bằng các dấu hiệu hình thái của từ.Tiếng Việt – một ngôn ngữ được xem là tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập – mang những đặc điểm đó rất đậm nét, thể hiện rõ rệt trong đơn vị cơ bản và các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của nó.

Page 2: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

II. ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA TIẾNG VIỆTTính đơn lập của tiếng Việt bao quát tất cả các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, mà trước hết được thể hiện rõ ở đơn vị cơ bản của nó – đơn vị mà xưa nay ta quen gọi là “tiếng”.1. Đặc điểm ngữ âm của “tiếng”Xét về mặt ngữ âm, mỗi “tiếng” là một âm tiết. Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên, rất dễ nhận biết. Chẳng hạn, đọc một câu THƠ lục bát là ta phát ra mười bốn âm tiết:

Ngày vui ngắn chẳng đầy gang,Trông ra ác đã ngậm gương non đoài.

(Nguyễn Du)Về cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, cần đặc biệt lưu ý tới hai đặc điểm. Thứ nhất, âm tiết nào cũng mang thanh điệu. Vì vậy, tiếng Việt được xác định là một ngôn ngữ có thanh điệu. Thứ hai, mỗi âm tiết thường gồm hai phần: âm đầu và vần, trong đó nguyên âm giữa vần, tức là âm chính, có vai trò quyết định, không thể vắng.Hai đặc điểm trên có tác động to lớn tới nhiều phương diện, như tính nhạc trong câu, như cách nói lái (ví dụ: đầy gang – đang gầy); như phép láy (ví dụ: vui vẻ, bâng khuâng) …2. Đặc điểm ngữ nghĩa của “tiếng”Xét về mặt ngữ nghĩa thì nhìn chung “tiếng” là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.5Trong tiếng Việt, phần lớn các “tiếng” như: nhà, cửa, núi, sông, đi, chạy, ăn, học, xấu, tốt, xanh, đỏ, một, hai, tôi, nó … đều là những “tiếng” tự nó có nghĩa, dùng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất…Những “tiếng” như: nhân, thủy, thực, mĩ … tuy ít khi dùng một mình để gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, nhưng dựa vào các tổ hợp mà chúng tham gia, ta có thể nhận ra nghĩa của chúng. Ví dụ:- Trong nhân dân, nhân loại, nhân sự, công nhân, vĩ nhân … thì nhân có nghĩa là “người”.

Page 3: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

- Trong tàu thủy, lính thủy, thủy triều, thủy thủ, thủy lợi, thủy điện … thì thủy có nghĩa là “nước”.- Trong thủy chung, thủy tổ … thì thủy có nghĩa là “bắt đầu”, “trước”.Lại có những “tiếng” như lùng (trong lạnh lùng), vàng (trong vội vàng), bát (trong bát ngát) … không tự nó có nghĩa, nhưng có tác dụng tạo nghĩa cho cả tổ hợp láy âm (thường gọi là từ láy) mà chúng tham gia. Chẳng hạn, có thể thấy tác dụng tạo nghĩa của lùng qua so sánh lạnh với lạnh lùng.Trong câu:

Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm (Xuân Diệu)

Thì lạnh có nghĩa là “nhiệt độ thấp”.Còn trong câu:

Trách lòng hờ hững với lòngLửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu (Nguyễn Du)

thì lạnh lùng, ngoài nét nghĩa giống như lạnh, còn chỉ một cảm xúc mà trạng thái lạnh gây ra trong âm hồn, trong tình cảm con người. Nét nghĩa này liên quan tới sự tồn tại của “tiếng” lùng trong lạnh lùng.6Tuy nhiên, trong tiếng Việt, có một số “tiếng” vẫn được coi là “vô nghĩa”, như các tiếng bồ, hóng (trong từ bồ hóng), và nhất là các “tiếng” vốn có nguồn gốc từ hiện tượng vay mượn từ ngữ Âu châu như: ra, đi, ô trong từ rađiô; a, xít trong từ axit … 3. Đặc điểm ngữ pháp của “tiếng”Xét về mặt ngữ pháp, thì mỗi “tiếng” thường là một từ, mà tính chất quan trọng nhất là có thể giữ một chức năng ngữ pháp nhất định trong câu.

Page 4: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Những “tiếng” tự nó có nghĩa, như vừa nêu ở trên, đều là những từ. Ví dụ:

Uống nước nhớ nguồn. (tục ngữ)Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định, Đồng Nai thì về. (Ca dao)Nước non nặng một lời thề,Nước đi, đi mãi, không về cùng non. (Tản Đà)

Những “tiếng” như: nhân, thủy, thực, mĩ … tuy thường được dùng với tư cách là yếu tố trong từ ghép, nhưng vẫn có khả năng được vận dụng như một từ.Ví dụ:

Có thực mới vực được đạo (tục ngữ)Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. (Chinh phụ ngâm)

Những “tiếng” như: lùng (trong lạnh lùng), vàng (trong vội vàng)… tuy thường xuất hiện với tư cách là yếu tố trong từ láy, vẫn tiềm tàng khả năng được tách ra để lâm thời dùng như một từ. Ví dụ:7

Đi đâu mà vội mà vàng.Mà vấp phải đá mà quàng phải dây. (ca dao)

Tiết 2III. CÁC PHƯƠNG TIỆN NGỮ PHÁP CHỦ YẾU CỦA TIẾNG VIỆT

Page 5: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Tính đơn lập của tiếng Việt còn được thể hiện ở sự vận dụng đặc thù các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của nó.Phương tiện ngữ pháp là những hình thức ngôn ngữ được dùng để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp trong sự tổ chức từ thành câu.Trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu, như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, phương tiện ngữ pháp quan trọng nhất là sự biến hình của từ. Hãy khảo sát mấy ví dụ trong bảng đối chiếu sau đây, sẽ nhận biết rõ đặc điểm này:Từ được dùng minh họa là từ đọc.* Tiếng Việt: đọcNó đọc. Động từ đọc không thay đổi hình thái.Chúng tôi đọc. Động từ đọc không thay đổi hình thái.* Tiếng Anh:Động từ nguyên thức. to readHe reads. Động từ read thay đổi hình thái thành reads (thêm s sau từ read) là động từ ngôi thứ ba, số ít, thì hiện tại, thức trần thuật.* Tiếng Pháp:Động từ nguyên thức: lireNous lisons. Động từ lire thay đổi hình thái thành lisons (động từ ngôi thứ nhất, số nhiều, thì hiện tại, thức trần thuật).* Tiếng Nga:Động từ nguyên thức: читать(мьι)читаeMĐộng từ читать thay đổi hình thái thành читаeM (động từ ngôi thứ nhất, số nhiều, thì hiện tại, thức trần thuật).8Trong tiếng Việt, từ không biến hình; điều đó có nghĩa là tiếng Việt không dùng sự biến hình của từ làm phương tiện ngữ pháp.Các phương tiện ngữ pháp của tiếng Việt gồm có: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu và phép láy; trong đó trật tự từ, hư từ là các phương tiện ngữ pháp chủ yếu.

Page 6: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

1. Trật tự từTrật tự sắp đặt các từ là phương tiện chủ yếu để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong một câu.Trong câu, quan hệ ngữ pháp quan trọng nhất là quan hệ chủ - vị. Đó là quan hệ giữa chủ ngữ (C) và vị ngữ (V) trong cấu tạo của câu. Quan hệ này thường được biểu thị bằng trật tự sắp đặt của chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau. Ví dụ: Gió thổi. Chủ ngữ là gió, vị ngữ là thổi.Các cháu ngoan ngoãn. Chủ ngữ là các cháu, vị ngữ là ngoan ngoãn. Mẹ tôi đọc sách. Chủ ngữ là mẹ tôi, vị ngữ là đọc sách.Cuốn sách ấy ba trăm trang. Chủ ngữ là cuốn sách ấy, vị ngữ là ba trăm trang. Quan hệ ngữ pháp quan trọng khác là quan hệ chính phụ. Đó là quan hệ giữa yếu tố chính (Yc) và yếu tố phụ (Yp) trong cấu tạo của ngữ. Ví dụ:

Gió (Yc) nam (Yp) thổi (Yc) mạnh (Yp).Mẹ (Yc) tôi (Yp) đọc (Yc) sách (Yp).

Trong những ví dụ này, quan hệ chính phụ được biểu thị bằng trật từ sắp đặt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.9Nhìn chung, trật tự là một phương tiện có tính quy định rất chặt chẽ, nếu trật tự đổi thì ý nghĩa ngữ pháp của từ và ý nghĩa của câu hay của ngữ cũng thay đổi. Ví dụ:

Mình nhớ ta như cà nhớ muối;Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng. (ca dao)

Trong mình nhớ ta thì mình là chủ ngữ, ta là yếu tố phụ đứng sau động từ nhớ. Trong ta nhớ mình thì ngược lại, ta là chủ ngữ, mình

Page 7: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

là yếu tố phụ đứng sau động từ nhớ. Do vậy nghĩa của hai câu không giống nhau.Tuy nhiên, cũng có khả năng vận dụng linh hoạt những quy tắc về trật tự. Trong trường hợp này, sự thay đổi trật tự thường tạo thêm những sắc thái mới trong nội dung diễn đạt của câu. Ví dụ, so sánh:a) Nơi đây, những chiến sĩ vô danh đời đời yên nghỉ. Chủ ngữ là những chiến sĩ vô danh. Vị ngữ là đời đời yên nghỉ.B) Nơi đây, đời đời yên nghỉ những chiến sĩ vô danh. Vị ngữ là đời đời yên nghỉ .Chủ ngữ là những chiến sĩ vô danh.2. Hư từHư từ cũng được dùng làm phương tiện để biểu thị một số quan hệ ngữ pháp nhất định. Ví dụ:

Đường trong làng, hoa dại với mùi rơm;Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm. (Huy Cận)

Trong hai câu thơ trên, từ với và từ cùng là những hư từ đã được dùng để làm rõ hơn quan hệ liên hợp, bình đẳng giữa các yếu tố hoa dại – mùi rơm, người – tôi.Nói chung, hư từ có vai trò quan trọng, khi một mình phương tiện trật tự chưa làm sáng rõ được các quan hệ ngữ pháp ở trong câu. Ví dụ:

Anh chị đi xem phim rồi.10Quan hệ ngữ pháp giữa yếu tố anh (đứng trước) và yếu tố chị (đứng sau) trong câu trên còn mơ hồ. Khi dùng thêm hư từ, thì quan hệ đó được biểu thị rõ, chẳng hạn: Anh và chị đi xem phim rồi.Hoặc: Anh của chị đi xem phim rồi.

Page 8: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Hơn nữa, hư từ còn góp phần thể hiện rõ hơn ý nghĩa ngữ pháp của câu. Căn cứ vào các hư từ ở trong câu, ta có thể biết đó là loại câu nghi vấn hay câu cầu khiến, … Ví dụ:

a) Anh đi.B) Anh đi à?C) Anh đi đi.

Như vậy, trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của hư từ là rất cần thiết.Tuy nhiên, cách dùng hư từ trong tiếng Việt đôi khi cũng có tính chất tùy nghi (tức dùng hay không dùng cũng được). Chẳng hạn, nói: sách báo, quê tôi, hôm nay chủ nhật (không dùng hư từ); cũng có thể nói: sách và báo, quê của tôi, không nay là chủ nhật (có dùng các hư từ và, của, là).BÀI TẬP1. Đơn vị cơ bản của tiếng Việt có những đặc điểm nào? Hãy nêu nội dung của từng đặc điểm.2. Hãy đối chiếu hiện tượng biến hình từ của động từ hoặc danh từ trong ngoại ngữ em biết (tùy chọn), so sánh với từ có ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt.3. Trong thơ tiếng Việt, có loại thơ “thuận nghịch độc”, tức là đọc xuôi, đọc ngược đều được, như bài thơ Đền Ngọc Sơn (khuyết tên tác giả) dưới đây:Đọc xuôi:Linh uy tiếng nổi thật là đâyNước chắn hoa rào một khóm mâyXanh biếc nước soi hồ lộn bóngTím bầm rêu mọc đá tròn xoayCanh tàn lúc đánh chuông ầm tiếngKhách vắng khi đưa xạ ngát bayThành thị tiếng vang đồn cảnh thắngRành rành nọ bút với nghiêng này.

Page 9: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

11Đọc ngược:Này nghiên với bút nọ rành rànhThắng cảnh đồn vang tiếng thị thànhBay ngát xạ đưa khi vắng kháchTiếng ầm chuông đánh lúc tàn canhXoay tròn đá mọc rêu bầm tímBóng lộn hồ soi nước biếc xanhMây khóm một rào hoa chắn nướcĐây là thật nổi tiếng uy linh.Hãy vận dụng hiểu biết về các đặc điểm của đơn vị “tiếng” trong tiếng Việt để giải thích hiện tượng trên.4. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.Nêu sự khác nhau về chức năng ngữ pháp của phần được in đậm trong hai vế của câu trên. Tại sao có sự khác nhau đó? (Phần in đậm: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta; dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta).5. Cho hai câu:a) Tình yêu con là cho mẹ quên hết khó nhọc.B) Tình yêu của con là cho mẹ quên hết khó nhọc.Hãy nêu sự khác nhau về ý nghĩa ngữ pháp của từ con trong hai câu trên. Tại sao có sự khác nhau đó?

BÀI 2 GÌN GỮ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT VÀ SỰ CHUẨN HÓA TIẾNG VIỆT (1 tiết)Tiết 3 I. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

Page 10: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

1. Một tư tưởng có tính truyền thốngGiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một tư tưởng có tính truyền thống của dân tộc ta, là một biểu hiện cụ thể của tinh thần dân tộc, hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử lâu dài.12Từ xa xưa, bằng thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, ông cha ta đã bày tỏ ý thức bảo vệ và quý trọng tiếng nói dân tộc. Nhân dân ta đã sáng tạo nên một kho tàng văn chương dân gian phong phú, là nơi tiếng Việt được rèn luyện, trau dồi, được chăm lo gìn giữ. Những thành tựu văn chương rực rõ bằng chữ Nôm suốt mấy trăm năm, từ thế kỉ thứ XIII đến hết thế kỉ thứ XIX, là biểu hiện lòng yêu quý của nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn, mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du … đối với tiếng nói dân tộc. Những nhà văn, nhà thơ Việt Nam ở thế kỉ thứ XX này, bằng sáng tác của mình, cũng đã góp phần khẳng định khả năng dồi dào và sự trong sáng của tiếng Việt.Cũng từ xa xưa, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã trở thành một quan điểm có tính chính thống. Sử sách cho biết, năm 1374, vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của nước Chiêm, nước Lào. Chủ trì biên soạn sách Dư địa chí (năm 1435), một công trình khoa học lớn thời ấy, Nguyễn Trãi chủ trương: người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm loạn ngôn ngữ và y phục nước nhà.Cũng trên một lập trường như thế, ở thế kỉ XVIII, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã đề cao, coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng Việt với chữ Nôm lên địa vị ngôn ngữ và chữ viết chính thức của quốc gia, thay thế cho vai trò của tiếng Hán và chữ Hán.Kế thừa và phát triển tư tưởng có tính truyền thống của cha ông, hơn nửa thế kỉ nay, Đảng và Nhà nước ta mà tiêu biểu là những nhà lãnh đạo, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, đã có một sự quan tâm thường xuyên đối với những vấn đề của tiếng Việt. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tiếp tục

Page 11: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

được đặt ra, với tinh thần “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” (Hồ Chí Minh).13Trong thời kì hiện nay, tiếng Việt đang phát triển rất mạnh mẽ, địa vị của nó ngày càng được nâng cao, chức năng của nó ngày càng rộng lớn. Xã hội cũng như mỗi thành viên của cộng đồng tiếng Việt càng phải có ý thức sâu sắc đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; và quan trọng hơn, ý thức đó phải trở thành hành động cụ thể.2. Nội dung cơ bản của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtTừ những điều vừa trình bày ở trên, có thể thấy quan niệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm những nội dung xác định.a) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có nghĩa là phải biết quý trọng và phát huy bản sắc tinh hoa, tiềm năng của tiếng nói dân tộc trên tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách; phải làm cho tiếng Việt ngày càng phát triển, giàu có hơn, tinh luyện hơn.b) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng có nghĩa là phải có ý thức xây dựng thói quen nói và viết sáng sủa, rõ ràng, có nghệ thuật, làm cho người nghe, người đọc dễ hiểu và hiểu đúng nội dung truyền đạt.c) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng còn có nghĩa là phải biết tiếp nhận những từ ngữ và những cách diễn đạt có giá trị tích cực của tiếng nước ngoài, nhất là của tiếng Hán, tiếng Pháp (những ngôn ngữ có sự tiếp xúc lâu dài với tiếng Việt) và tiếng Anh; nhưng cũng phải tránh lạm dụng những yếu tố không cần thiết đối với tiếng nói dân tộc.II. CHUẨN HÓA TIẾNG VIỆT

Page 12: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Những nội dung cơ bản của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, như vừa nêu ở trên, hiện nay, được thể hiện trong nhiệm vụ chuẩn hóa tiếng Việt. Đây là việc xác định những chuẩn chung rút ra từ thói quen diễn đạt của cộng đồng người việt, có tác dụng hướng dẫn cách vận dụng thống nhất đối với tiếng Việt, trong điều kiện văn hóa – xã hội nước ta hiện nay.141. Có những chuẩn chung về phát âm và chính tảNgười Việt thường phát âm tiếng Việt theo chuẩn phát âm của một phương ngữ nhất định. Tuy vậy, trong ý niệm của chúng ta, vẫn phải có một chuẩn phát âm chung có thể hướng tới; đó là cách phát âm được phản ánh trong chữ quốc ngữ hiện nay.Về chính tả, những quy tắc hiện hành khá thống nhất. Khi viết, mọi người cần phải tuân thủ những quy tắc chung ấy.2. Có những chuẩn chung về từ ngữVốn từ ngữ tiếng việt rất phong phú, bao gồm những từ ngữ gốc Việt và những từ ngữ gốc nước ngoài, như gốc Hán và gốc Âu, được thu nhận vào, trong quá tình tiếp xúc ngôn ngữ. Ngày nay, vốn từ ngữ đó, nhất là các thuật ngữ khoa học – kĩ thuật, còn tiếp tục tăng thêm. Chuẩn chung về từ ngữ đòi hỏi khi nói hoặc khi viết ta phải biết dùng từ ngữ đúng nghĩa của nó trong tiếng Việt.3. Có những chuẩn chung về ngữ phápĐây là những chuẩn mang tính dân tộc đậm nét, được rút ra từ cách nói của đông đảo nhân dân, từ các tác phẩm văn chương ưu tú của dân tộc. Những sách ngữ pháp tiếng Việt hiện có đều cố gắng phản ánh trung thực những chuẩn chung ấy.4. Có những chuẩn chung về phong cáchTheo những chuẩn chung này, chúng ta phải biết phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác là phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo –

Page 13: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

công luận, phong cách hành chính, phong cách văn chương (xem Chương II – Phong cách học tiếng Việt).Nói và viết đúng chuẩn tiếng Việt là một yêu cầu rất nghiêm chỉnh. Muốn đáp ứng yêu cầu đó, mọi người cần phải học tập, rèn luyện công phu, trên nhiều phương diện. Ở đây có thể lưu ý thêm về việc sử dụng sách công cụ; học sinh phải có thói quen sử dụng các loại từ điển, các sách ngữ pháp … để tra cứu khi cần xác định một hiện tượng mà mình còn băn khoăn về chính tả, về nghĩa của từ hay về cấu trúc của câu.15BÀI TẬP1. Hãy dùng các sách công cụ để xác định xem trong những câu sau đây, câu nào có hiện tượng viết không đúng chuẩn tiếng việt:a) Phải biết xử dụng hợp lí kinh phí được cấp.B) Phải biết sử dụng hợp lí kinh phí được cấp.C) Sau 120 phút thi đấu, hai đội hòa nhau 1 – 1, phải phân thắng bại bằng đá luân lưu 11 mét.D) Sau 120 phút thi đấu, hai đội hòa nhau 1 – 1, phải phân thắng bại bằng đá luân phiên 11 mét.E) Với sự cố gắng ấy đã đem lại cho em những kết quả đáng khích lệ.D) Sự cố gắng ấy đã đem lại cho em những kết quả đáng khích lệ.2. Hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về việc phải biết sử dụng ngôn ngữ cho hay, cho đúng, khi nói cần suy nghĩ cẩn thận.

BÀI 3SỰ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (2 tiết)Tiết 4I. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

Page 14: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Giao tiếp là trao đổi và tiếp xúc với nhau giữa các thành viên trong một cộng đồng xã hội. Hoạt động giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất của chúng ta. Hoạt động này bao gồm hai quá trình: quá trình sản sinh văn bản và quá trình lĩnh hội văn bản. Hai quá trình này là hai mặt của một hoạt động song phương, nghịch chiều nhau, nhưng bổ sung cho nhau và thống nhất với nhau.161. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữHoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động có mục đích, và có sự tham gia của nhiều nhân tố.a) Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp, bao gồm người nói (hoặc người viết – vai tạo lập văn bản) là người sản sinh ra văn bản và người nghe (hoặc người đọc – vai tiếp nhận văn bản) là người lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp, người nói và người nghe thường hoán đổi cương vị của nhau.b) Đối tượng giao tiếp là đối tượng được nói đến trong hoạt động giao tiếp. Đó là những sự vật, sự việc, tình trạng tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong thế giới tinh thần của con người.b) Công cụ giao tiếp là ngôn ngữ, đó là hệ thống những kí hiệu và quy tắc, làm thành phương tiện chung mà cả người nói và người nghe đều có khả năng cùng vận dụng khi tiến hành hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp được thể hiện ra dưới dạng các văn bản (ngôn bản).d) Đường kênh giao tiếp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là những phương thức, những điều kiện vật lí – vật chất truyền đạt văn bản. Đó là các phương thức và phương tiện phát âm hoặc viết.đ) Hòan cảnh giao tiếp là những điều kiện cụ thể về quan hệ giữa người nói với người nghe, về tự nhiên, xã hội mà hoạt động giao tiếp diễn ra trong đó như nơi chốn, thời gian, môi trường xã hội, văn hóa với tất cả những đặc điểm của nó.

Page 15: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

172. Tác động của các nhân tố giao tiếp đối với hiệu quả giao tiếpGiao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động có mục đích của người nói (người viết) nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động của người nghe (người đọc). Do đó, điều đầu tiên cần phải chú ý khi nói và viết là nói và viết để làm gì. Mục đích giao tiếp sẽ chi phối việc chọn lựa nhân vật giao tiếp, đối tượng giao tiếp, ngôn ngữ, đường kênh và hoàn cảnh giao tiếp. Giao tiếp muốn có hiệu quả thì cần phải chú ý vai trò của từng nhân tố giao tiếp và mối quan hệ của chúng trong hoạt động giao tiếp.Khi giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp đều có một cương vị nhất định và giữa họ có một mối tương quan (quan hệ xã hội, tuổi tác, giới tính …). Người nói cần phải nắm được đặc điểm về lứa tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tâm lí người nghe, và xác định được mối tương quan giữa mình với người nghe để chọn lựa và sử dụng ngôn ngữ.Đối tượng giao tiếp là thực tế được các nhân vật giao tiếp nói đến, đây là nhân tố làm thành nội dung thông báo của hoạt động giao tiếp. Người nói và người nghe đều có mối tương quan với đối tượng được nói đến. Do đó không phải người nói muốn mói gì thì nói. Muốn có cơ hội đạt được mục đích giao tiếp thì cần phải biết chọn lựa đối tượng giao tiếp cho phù hợp.Là công cụ giao tiếp, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với mục đích giao tiếp. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều hệ thống nhỏ; ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách. Nó cung cấp các phương tiện cho mỗi cá nhân lựa chọn, sử dụng. Việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, kiểu câu, phong cách cũng như việc lựa chọn cách thức và đường kênh thể hiện đều tùy thuộc vào mục đích giao tiếp và các nhân tố giao tiếp khác. Đối tượng giao tiếp càng quan trọng và càng phức tạp thì càng phải có ý thức chọn lựa các phương tiện ngôn ngữ.18

Page 16: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Muốn thực hiện được mục đích giao tiếp, không thể không chú ý đến tác động của hoàn cảnh giao tiếp đối với đối tượng giao tiếp và việc sử dụng công cụ ngôn ngữ với đường kênh thích hợp. Những điều kiện cụ thể về quan hệ giữa đôi bên giao tiếp, về trình độ ngôn ngữ và vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội của người nghe, về các điều kiện môi trường khác … sẽ chi phối việc chọn cách trực tiếp (nói) hay gián tiếp (viết) lúc nào và chỗ nào (nói hay gửi văn bản), cách nói hoặc viết như thế nào (rõ ràng hay bóng gió, thân mật hay trang trọng …).

Tiết 5II. CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ1. Chức năng chung của ngôn ngữCon người, dù ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất, đều phải dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Quả vậy, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người.Thực ra, để giao tiếp với nhau, con người có thể dùng những phương tiện khác như cử chỉ, điệu bộ; như kí hiệu toán học, đèn hiệu giao thông, tính hiệu hàng hải; như âm nhạc, hội họa … Tuy nhiên, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp ưu việt nhất, được mọi thành viên ở mọi lứa tuổi sử dụng trong mọi lĩnh vực xã hội, nó có nhiều khả năng rất to lớn và quan trọng. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người có thể thiết lập quan hệ xã hội, diễn đạt trọn vẹn và sáng tỏ các sự kiện cũng như tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của mình, làm cho người khác thấu hiểu tất cả những gì hàm chứa trong sự diễn đạt ấy. Bằng ngôn ngữ, con người thế hệ trước có thể lưu truyền vốn tri thức và kinh nghiệm quý báu của mình cho con cháu; con người những thế hệ sau có thể hiểu được cha ông. Như vậy, là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, ngôn ngữ phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp con người trong sinh hoạt cộng đồng, trong lao động sản xuất, trong đấu tranh phát triển xã hội, duy trì tính liên tục lịch sử của dân tộc, của xã hội.19

Page 17: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với tư duy, cùng với tư duy hợp thành một thể thống nhất.Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong những hoạt động đa dạng của tư duy. Tư duy – sự suy nghĩ diễn ra trong óc con người, chính là hoạt động “mình nói với mình” bằng những từ, những câu, bằng cái gọi là “tiếng nói bên trong”. Rõ ràng con người tư duy bằng ngôn ngữ. Từ giác độ đó, người ta nói ngôn ngữ là công cụ của tư duy.Mặt khác, tư duy có vai trò lớn lao trong hoạt động ngôn ngữ. Điều tiên quyết cho một văn bản hình thành là nó phải có nội dung, mà nội dung ấy chính là kết quả của tư duy – tư duy trừu tượng, tư duy hình tượng … Từ giác độ này, người ta nói ngôn ngữ là công cụ diễn đạt tư tưởng – kết quả, thành tựu của tư duy.2. Các chức năng cụ thể của ngôn ngữChức năng chung của ngôn ngữ, như vừa thấy ở trên, bao gồm những chức năng cụ thể cần được phân biệt.a) Chức năng thông báoĐây là một chức năng cụ thể đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ, liên quan tới vai trò của nhân tố đối tượng được đề cập trong hoạt động giao tiếp. Nó được thể hiện khi người nói quan tâm chủ yếu đến điều được nói đến, tìm cách diễn đạt để cho người nghe lĩnh hội được.Điều được ngôn ngữ thông báo là một sự việc cụ thể, một nhận định, một ý niệm trừu tượng, và cũng có thể là sự giải thích hay miêu tả chính xác các phương tiện ngôn ngữ.Ví dụ:- “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm to nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc

Page 18: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy …”. (Nguyễn Tuân)20- “Truyện Nôm: Là loại truyện viết bằng thơ Nôm lục bát. Có thể coi truyện Nôm như một loại tiểu thuyết bằng thơ, vì nó có cốt truyện, có nhân vật, có tình tiết, có cấu trúc, tổ chức tác phẩm hoàn chỉnh, có khả năng thể hiện cuộc sống phong phú, bề bộn”. (Văn học 9, tập một)- Với là một hư từ biểu thị quan hệ liên hợp.B) Chức năng bộc lộ (chức năng biểu cảm)Chức năng này liên quan tới vai trò của nhân tố người nói trong hoạt động giao tiếo. Nó được thể hiện khi người nói quan tâm chủ yếu đến việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của chính mình hoặc của đối tượng được nói tới, và phản ánh nó theo một cách nào đó để người nghe nhận biết.Chức năng này của ngôn ngữ được thực thiện trực tiếp bằng những từ ngữ chuyên dụng như thán từ, quán ngữ, thành ngữ, câu cảm thán hoặc thực hiện gián tiếp thông qua các từ ngữ khác.Ví dụ:

- Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. (Nguyễn Du)- Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ dầu dầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Page 19: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du)

21C) Chức năng tác độngChức năng này liên quan đến vai trò của nhân tố người nghe trong hoạt động giao tiếp. Nó được thể hiện khi người nói quan tâm chủ yếu đến việc nêu lên những điều mong muốn, điều đòi hỏi, và diễn đạt nó theo một cách nào đó để người nghe có sự đáp ứng cần thiết.Trong văn bản, chức năng này được thể hiện trực tiếp bằng những câu cầu khiến hay những lời gọi, đáp; hoặc thể hiện gián tiếp bằng những cách nói hàm ẩn tác động tới hành động, trạng thái tâm lí của người nghe.Ví dụ:

- “Con rùa vàng nhô thêm nữa và tiến về phía thuyền Vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:- Bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân”. (Theo Nguyễn Đổng Chi)- Hãy cứu lấy bầu trời của chúng ta!- Mời bạn Hoàng phát biểu.- Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ)

Là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp, bất cứ loại văn bản nói và viết nào cũng chứa đựng những chức năng cụ thể kể trên. Chức năng thông báo làm cho văn bản phát huy hiệu quả về nhận thức. Chức năng bộc lộ làm cho văn bản phát huy hiệu quả về tình cảm. Chức năng tác động làm cho văn bản phát huy hiệu quả về hành động. Tuy nhiên, mỗi chức năng cụ thể trên đây có vai trò quan trọng nhiều hay ít, đứng ở hàng chủ yếu hay hàng thứ yếu trong một văn bản là tùy thuộc vào loại phong cách ngôn ngữ của văn bản (xem Chương II – Phong cách học tiếng Việt).

Page 20: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

22BÀI TẬP1. Thử khảo sát một cuộc nói chuyện bằng điện thoại. Hãy phân tích những nhân tố của hoạt động giao tiếp này.2. Đọc đoạn trích sau đây, rút trong tiểu thuyết Tắt đèn:“Bà Nghị cười nhạt:- Sao bảo nhà mày có con chó cái khôn lắm?- À! Thưa cụ có! Nhưng nó mới đẻ, con nó hãy còn non lắm, có bán không ai mua, nếu có người mua cho, chúng con đã không phải bán con cháu!- Nó đẻ mấy con? Con nó đã mở mắt chưa?- Bẩm, bốn con. Nó biết ăn cơm đã hai hôm nay … Hay là xin cụ đỡ con hai đồng, lờ lãi thế nào con cũng xin vâng. Chỉ độ hai phiên chợ nữa, mấy con chó ấy cứng cáp, bán được, thì con lại xin nộp cụ.Bà Nghị bĩu môi:- Tiền tao có phải vỏ hến mà tao quẳng cho mày bây giờ? Dễ tao hám lãi của mày lắm đấy? Thôi, thế này: con non tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó cái và đàn chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai … Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu, lại khỏi nuôi chó, khỏi nuôi con. Sướng nhé!Rồi bà Nghị vui vẻ nhìn mặt ông Nghị:- Ấy, tôi cứ hay thương người thế đấy! … Người khác thì họ mặc kệ, ai hơi đâu? Kêu lắm chỉ bã bọt mép.Chị Dậu lại chứa chan nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc của và nói chầu lên:- Vâng! Con cũng biết cụ có lòng thương nhà con mới thế, chứ đàn chó mới vừa mở mắt, ai mua làm gì? …” (Ngô Tất Tố)

Page 21: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

a) Hãy xác định các nhân tố giao tiếp trong những lời đối thoại ở đoạn trích trên. Phân tích mối quan hệ của các nhân tố giao tiếp đó.B) Phân tích mối quan hệ của các nhân tố giao tiếp với mục đích giao tiếp trong những lời đối thoại ở đoạn trích.3. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố giao tiếp với nhau và với mục đích giao tiếp trong những lời đối thoại ở đoạn trích sau đây, rút từ truyện ngắn Chí Phèo. Em có nhận xét gì khi so sánh đoạn trích này với đoạn trích ở bài tập 2 về phương diện các nhân tố giao tiếp ở các đối thoại?23“ Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê ghét lôi thôi, ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết! Đời người chứ có phải con ngóe đâu! Lại say rồi phải không?Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi:- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

Page 22: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

- Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.Chí Phèo chả biết họ hàng ra sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, quát:- Lí Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên!” (Nam Cao)4. Hai đoạn văn bản sau đây đều có nói tới thời tiết Hà Nội vào cuối thu:a) Từ chiều, lại bắt đầu trở rét.Gió.Mưa.Não nùng.Đường vắng ngắt. Chưa đến tám giờ mà đường đã vắng ngắt. (Nguyễn Công Hoan)24b) Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió đông – bắc cấp 3, cấp 4. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 18 – 20 độ, thấp nhất 15 – 18 độ.(Bản tin dự báo thời tiết)Thử so sánh vai trò của những chức năng cụ thể của ngôn ngữ được thể hiện qua hai đoạn văn bản trên.5. Hãy nêu chức năng cụ thể của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp ở những câu in đậm trong đoạn trích từ tiểu thuyết Bão biển sau đây:“ Một nữ thanh niên bị nạn.Anh y tá xã Xuân Bình cùng hai người mang cáng chạy tới. Nhân (chị của nữ thanh niên bị nạn) vẫn gào lên, giọng the thé:

Page 23: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

- Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em làm gì mà khổ thế em ơi!Chiếc cán chạy vụt đi – Nhân cũng chạy theo. Tiệp chỉ Vượng, bảo đi săn sóc cho vợ, nhưng Vượng dừng lại:- Hàn khẩu con sông cho xong đã. Anh em săn sóc … có chết được cũng khó …”. (Chu Văn)Câu in đậm: Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em làm gì mà khổ thế em ơi!, Hàn khẩu con sông cho xong đã. Anh em săn sóc … có chết được cũng khó.25

CHƯƠNG II PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆTBÀI 4NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ PHONG CÁCH HỌC (2 tiết)Tiết 6I. SƠ GIẢNG VỀ PHONG CÁCH HỌCPhong cách học là khoa học về cách thức lựa chọn âm thanh, từ ngữ, câu văn. Nó đưa ra những chỉ dẫn về cách thức diễn đạt, giúp ích cho sự giao tiếp hai phía đạt hiệu quả cao. Nội dung của phong cách học gồm hai phần:- Tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ.- Tìm hiểu về đặc điểm tu từ của âm thanh, từ ngữ, câu văn.Trong nhà trường phổ thông, phong cách học có tác dụng hoàn thiện việc học tập tiếng Việt cho học sinh.II. NÓI VÀ VIẾTNgôn ngữ ban đầu là ngôn ngữ âm thanh. Lúc đó, mới chỉ có dạng nói, gọi tắt là nói. Về sau con người sáng tạo ra chữ viết để ghi lại ngôn ngữ âm thanh. Từ đó trở đi có thêm dạng viết, gọi tắt là viết.

Page 24: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

261. Đặc điểm của dạng nóiĐặc điểm nổi bật của dạng nói là dùng ngữ điệu, đôi khi có kèm theo cả nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Nhờ vậy, câu nói có sắc thái ý nghĩa, sắc thái tình cảm rất đa dạng. Đó là ưu thế của dạng nói.Đặc điểm nổi bật thứ hai của dạng nói là sự giao tiếp hai phía diễn ra liên tục, khẩn trương. Một lời đã nói ra thì người nghe phải lập tức tiếp nhận ngay, để còn kịp thu nhận lời sẽ nói tiếp theo, cứ như thế cho đến lúc kết thúc. Tiếp đó, người nghe có thể phải đối đáp lại. Tất nhiên khi nghe không rõ, khi không kịp hiểu hết thì người nghe có thể đề nghị nhắc lại. Song, nếu luôn luôn xảy ra điều này thì sự giao tiếp hai phía sẽ rất trở ngại. Do vậy, khi dùng dạng nói, người ta thường dùng hai biện pháp sau đây để giảm bớt khó khăn cho phía người tiếp nhận:- Nói rõ ràng, vừa đủ nghe, tốc độ nói vừa phải.- Dùng một số trợ từ, một số từ đưa đẩy xen vào giữa lời nói, hoặc thỉnh thoảng nhắc lại ý vừa nói để người nghe kịp tiếp nhận. Nếu là một bài nói thì người ta có thể thông báo trước dàn ý, mỗi lúc chuyển ý thì báo cho phía người nghe biết.GHI CHÚ:Cần phân biệt “ nói” và “đọc”. Trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định, trước một đối tượng nhất định, nảy sinh ý tưởng và tình cảm, phát ra thành lời, đó là “nói”. Có sẵn một văn bản viết, chuyển nguyên vẹn nó sang lời, đó là “đọc”. Ví dụ: cô phát thanh viên đọc bản tin, em học sinh đọc bài văn… 2. Đặc điểm của dạng viết27Đặc điểm nổi bật của dạng viết là sự diễn đạt dùng văn tự (viết tay, đánh máy, in) và dùng cách trình bày văn tự (dùng đề mục, kiểu chữ, dấu, sang hàng, màu mực, thứ tự trên dưới, phải trái của trang viết, trang in). Khi sự diễn đạt đã được định hình trên giấy và trao

Page 25: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

cho người đọc rồi thì không thể nào thay đổi được. Cho nên khi dùng dạng viết, người ta phải chuẩn bị kĩ lưỡng (viết nháp, đọc lại, sửa chữa) sao cho sự diễn đạt được rõ ràng, chính xác, thể hiện thật đầy đủ và thật trúng ý tưởng và tình cảm của mình. Còn người đọc thì có thể xem đi xem lại nhiều lần để lĩnh hội hết những điều thể hiện trong văn bản viết.GHI CHÚ:Cần phải phân biệt “viết” và “ghi lại”. Trong một hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp nhất định, hướng về một đối tượng nhất định, nảy sinh ý tưởng và tình cảm, diễn ra thành văn bản viết, đó là “viết”. Một người nói, người kia nghe và cố gắng chuyển sang chữ viết, đó là “ghi lại”. Ví dụ: cô thư kí ghi biên bản hội nghị, em học sinh ghi lời giáo viên giảng vào vở.Tóm lại, mỗi dạng nói hay viết có một ưu thế riêng, cần biết rõ để sử dụng. Ưu thế của dạng nói là trao đổi ý kiến trực tiếp, dùng ngữ điệu kèm cử chỉ, nét mặt, điệu bộ. Ưu thế của dạng viết là được chuẩn bị, gọt giũa, được định hình trên giấy để có thể xem lại.Tiết 7III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ (PHONG CÁCH CHỨC NĂNG)1. Khái niệmSự diễn đạt bằng hai dạng nói và viết chỉ có thể được quy về một số kiểu nhất định, đó là phong cách ngôn ngữ.Ví dụ:- Kiểu diễn đạt trong sinh hoạt hằng ngày.- Kiểu diễn đạt trong sách giáo khoa, trong lời giảng của thầy giáo, cô giáo,28- Kiểu diễn đạt tin tức trên báo đài.- Kiểu diễn đạt trong các giấy tờ hành chính.- Kiểu diễn đạt trong thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.

Page 26: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Mỗi kiểu diễn đạt này có những đặc điểm riêng về sử dụng âm thanh, chữ viết, từ ngữ, câu văn, biện pháo tu từ và bố cục, trình bày. Những kiểu diễn đạt như vậy lập thành các phong cách ngôn ngữ.Vậy, phong cách ngôn ngữ là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản nhất định.Ví dụ:Kiểu diễn đạt trong giấy khai sinh khác với kiểu diễn đạt trong văn chương. Đối với giấy khai sinh thì phải viết theo mẫu kê khai của nhà nước, còn văn chương miêu tả đứa bé mới đẻ thì không theo mẫu nào cả, hoàn toàn theo cách kể, cách tả thể hiện cái tình, cái ý của nhà văn. Dưới đây là hai đoạn văn kể và miêu tả, chủ đề của hai đoạn văn gần nhau, nhưng giọng văn ở mỗi đoạn mỗi khác:“Trong khi vợ chàng giơ tay ra đón lấy đứa con một cách âu yếm và nâng niu, Tân tò mò ngắm nhìn cái đầu bé phủ tóc đen và mượt. Chàng thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rêt, nảy nở trong lòng.”

(Thạch Lam)“ Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ra rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một b ác phó cối không con”.

(Nam Cao)Cách thức kể và tả ở mỗi đoạn khác, biểu thị tình cảm của mỗi nhân vật đối với mỗi đứa trẻ mỗi khác: đằm thắm (ở đoạn trên), lạnh lùng (ở đoạn dưới).292. Những đặc điểm về cách thức diễn đạt của phong cách ngôn ngữ

Page 27: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Khi xét đặc điểm diễn đạt của một phong cách ngôn ngữ, cầm phải so sánh nó với ngôn ngữ trong các phong cách khác về bốn mặt sau đây:- Cách thức sử dụng âm thanh và chữ viết.- Cách thức sử dụng từ ngữ.- Cách thức sử dụng câu văn.- Cách thức sử dụng biện pháp tu từ và bố cục, trình bày.Điều cần chú ý là những đặc điểm diễn đạt riêng của phong cách ngôn ngữ chỉ chứng tỏ ngôn ngữ đã phát triển, ngôn ngữ rất đa dạng trong giao tiếp chứ không phá vỡ tính thống nhất của ngôn ngữ toàn dân.3. Phong cách ngôn ngữ của cá nhânMột số nhà văn, nhà thơ có những sở trường riêng về diễn đạt. Chẳng hạn, Nguyễn Khuyến có ngôn ngữ thơ châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy, vừa mức của một nhà nho có học thức cao. Nguyễn Công Hoan có sở trường về dùng ngôn ngữ nói hằng ngày ở thành thị để châm biếm. Tô Hoài dùng một ngôn ngữ riêng khi tả thiên nhiên, loài vật … Đó là những nhà văn, nhà thơ có phong cách ngôn ngữ cá nhân, còn gọi là có phong cách ngôn ngữ tác giả.4. Nói, viết đúng phong cáchNhững điều trình bày ở trên cho thấy:Phong cách ngôn ngữ bao quát sự sử dụng tất cả các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân, cho nên nói viết đúng phong cách là cái đích cuối cùng của việc học tập tiếng Việt trong nhà trường, là một yêu cầu văn hóa đặt ra đối với con người Việt Nam văn minh, hiện đại.30BÀI TẬP1. Vận dụng những kiến thức trong bài học để:

Page 28: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

a) Phân tích sự giống nhau và khác nhau về cách thức diễn đạt trong làm văn nói và làm văn viết.b) Phân tích sự khác nhau về cách thức diễn đạt trong một bài chứng minh hình học với một bài văn nghị luận chứng minh tự làm.c) Phân tích sự khác nhau về cách thức diễn đạt trong một áng văn chương miêu tả hình thể con người với một cuốn sách sinh học miêu tả cơ thể con người.d) phân tích sự khác nhau về cách thức diễn đạt trong một thông báo về bão của đài khí tượng với một áng văn chương miêu tả cơn bão.2. Em hiểu như thế nào về:a) Vị trí của nói, viết đúng phong cách trong việc học tập tiếng Việt.b) Nội dung cơ bản của nói, viết đúng phong cách.BÀI 5 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (1 tiết)Tiết 8I. KHÁI NIỆMPhong cách ngôn ngữ sinh hoạt (còn có những tên gọi khác như: phong cách hội thoại, phong cách khẩu ngữ) là kiểu diễn đạt dùng trong giao tiếp hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, cảm xúc khác với kiểu diễn đạt theo quy cách sách vở.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thường dùng dạng nói, cũng có lúc dùng dạng viết như ghi nhật kí cá nhân, thư riêng cho người thân, bạn bè.Ví dụ về dùng dạng nói:Lối nói đối đáp tâm tình của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây là được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ghi thành chữ viết:

Page 29: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

31- Bác Thủy ơi, bác có chuyện gì vui vui kể đi nào? - Tôi thì làm gì có chuỵện vui? – Bà Thủy uể oải đáp – Già rồi! Bảo anh Keng ấy! Anh ấy đang trai!- Khỉ cái bà này! Cứ phải đang trai mới vui … - Lạt phát mạnh vào lưng bà thủy – Hay là bác kể chuyện buồn cũng được. Chuyện buồn nhất ấy.- Chuyện buồn thì có đấy. Dưng mà cả xóm đều biết cả rồi, còn việc gì phải kể?- Chuyện gì thế bác? – Lạt chột dạ hỏi lại.- À, chuyện ông đội Lung.- Thôi đi, đừng nói dến ông Lung nữa, ngứa cả ruột! – Đột nhiên Keng quay lại gạt đi bằng một giọng hằn học.- À, anh Keng giỏi, anh nói xấu sau lưng người ta nhá! – Lạt vui hẳn lên.- Thì nó sờ sờ ra cả đấy, bánh đúc bầy sàng, việc gì còn phải nói xấu?

(Nguyễn Kiên)Phân tích:Mỗi câu, mỗi cảm xúc … tất cả đều tự nhiên, thỏai mái.Ở câu đầu, chị Lạt như thèm nghe một cái gì đó cho đỡ trống trải.Câu tiếp theo, bà Thủy như dỗi bởi cho rằng “vui vui” là dành cho cánh trẻ, đang phơi phới, “đang trai”, còn mình thì cuộc đời nhọc mệt lắm, vui gì nữa, “già rồi”, “uể oải đáp” …Ở câu dưới, anh Keng trút tất cả bực tức vào câu nói “ … ngứa cả ruột”, và rất hả hê nói “ … sờ sờ ra cả đấy, bánh đúc bầy sàng”.Tính chất dân dã, buông thả tự do trong mỗi lời khá rõ. Theo dõi những lời trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta nhận thấy chúng đều có những đặc điểm chung này.

Page 30: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

32Ví dụ về dùng dạng viết:Đây là bức thư của đứa con gửi cho bố là bộ đội đánh Mĩ ngoài mặt trận:“ Con Tạo hai (ở lớp vỡ lòng của cháu có một cháu nữa tên là Tạo một) tranh thủ viết thư hỏi thăm bố Tiên bộ đội đánh Mỹ. Bố ơi, bố có khỏe không? Con lợn sề nhà ta nó đẻ hôm tháng trước được gần chục con bố ạ. Bố ơi, bố cho con cái thước mấy lị quản bút màu đỏ í. Con lợn sề nó xuống được cái hầm xây bằng tường rối bố ạ. Nó nghe kẻng là xuống, con không phải đùn vào đít nó như dạo hôm qua nữa. Mấy lị em dung không đái dầm nữa. Em không chơi với con thì con được phần kẹo của cô giáo cho, con để dành cho em nó mới chơi với con để mẹ đi tát nước mới cả đi bắc cầu nữa. Thôi bố nhá! Đánh hết thằng Mĩ bố về ngủ với con một tối bố ạ.

Con Tạo hai – Bố Tiên. (Lê Lựu)

Phân tích:Tính chất thân mật gia đình khá rõ: “Bố ơi … “, “ … bố ạ”, “… bố nhá”. Bức thư có nhiều từ ngữ chỉ dùng riêng cho sinh hoạt hằng ngày: “mấy lị”, “í”, “đùn …”, “dạo hôm qua”.II. ĐẶC ĐIỂM DIỄN ĐẠT1. Cách thức sử dụng âm thanh chữ viếta) Người ta thường phát âm theo thói quen phát âm địa phương, kèm theo đó có những biến âm trong một số từ dành riêng cho phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ở hai ví dụ trên, những biến âm là: dưng mà/ nhưng mà, mấy lị/ với lại, í/ ấy, nhá/ nhé. Ngoài ra có thể kể một số biến âm khác: hẵng/ hãy, ờ/ ừ, tuốt/ tất, vưỡn/ vẫn …b) Người ta tận dụng triệt để vai trò và tác dụng của ngữ điệu, có kèm thêm cả cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, khiến cho diện mạo ngữ âm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt rất đa dạng.33

Page 31: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Ở ví dụ trên là: bà Thủy thì “uể oải đáp”, cô Lạt thì vừa nói “Khỉ cái bà này”, vừa “phát mạnh vào lưng bà thủy”, anh Keng thì “quay lại gạt đi bằng một giọng hằn học”. Ngoài ra ta luôn nghe thấy những giọng điệu thường ngày của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như: nói oang oang, nói bô bô, nói nhỏ nhẻ, nói rủ rỉm nói lí nhí, nói sàn sạt, vừa nói vừa cười, vừa nói vừa mếu máo, vừa nói vừa huơ chân múa tay, vừa nói vừa ra hiệu … Tất cả đều diễn ra theo hướng tự nhiên, thoải mái, cảm xúc tùy thuộc vào tình huống nói chuyện, vào cá tính và tâm lí của người nói, vào quan hệ thân sơ giữa những người cùng nói chuỵện.2. Cách thức sử dụng từ ngữa) Người ta rất chú trọng dùng những từ và ngữ có nội dung biểu cảm phong phú. Những từ và ngữ này nói chung chỉ được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, gọi là từ khẩu ngữ.Ví dụ:Hằng ngày để chỉ mức độ tột cùng, người ta dùng những ngữ đầy cảm xúc như: … khỏi chê, … hết chê, … chưa từng thấy, … mê hồn, … nhất trần đời …Trong dẫn chứng lời nói đối đáp nêu trên:Không dùng trẻ mà dùng đang trai.Không dùng tức mà dùng ngứa cả ruột.Không dùng rõ ràng mà dùng sờ sờ ra đấy, bánh đúc bầy sàng.Những từ và ngữ theo kiểu như trên ở trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có rất nhiều:- Đang trai, đang thì, đang tơ …- Ngữa ruột, lộn ruột, ngứa gan ngứa tiết, ngứa tai, ngứa ngáy …- Sờ sờ ra đấy, hai năm rõ mười, rành rành như canh nấu hẹ …- Đẹp như tiên, đẹp như tiên sa hạ thế, đẹp mê hồn, đẹp như tiên giáng trần …34

Page 32: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

- Xấu như ma lem, xấu ma chê quỷ hờn …- Lười chảy thây, lười thối thây …B) Cũng do sử dụng từ ngữ theo hướng tự nhiên, cảm xúc mà khi nói, người ta hay dùng các thán từ: à, ơi, ủa …; các trợ từ: à, ư, nhỉ, nhé, nào …; các từ hô gọi để bày tỏ tình cảm tự nhiên đồng thời để gây sự chú ý cho người nghe.3. Cách thức sử dụng câuHình thức đối thoại trực tiếp ở phong cách ngôn ngữ sinh hoạt khiến cho sự sử dụng câu có những nét riêng như sau:a) Sử dụng câu đối đápĐó là sử dụng câu có hình thức làm cho người nói luôn hướng về phía người tiếp chuyện. So sánh:Bảng so sánh gồm có hai cột: câu không đối đáp, không hướng về người tiếp chuyện và câu đối đáp hướng về người tiếp chuyện.* Câu không đối đáp, không hướng về người tiếp chuyện:1. Bác kể 2. Tôi không có chuyện vui.3. Cô bảo anh Keng.4. Bác kể chuyện buồn nhất.5. Không nói chuyện ông Lung. * Câu đối đáp, hướng về người tiếp chuyện:1. Bác kể đi nào!2. Tôi thì làm gì có chuyện vui!3. Cô bảo anh Keng ấy!4. Bác kể chuyện nào buồn nhất ấy!5. Đứng nói chuyện ông Lung nữa! Những hình thức kiểu như: … đi nào!, … thì làm gì …, … ấy!, đừng … nữa!, … làm cho câu nói hướng về người tiếp chuyện. Câu có những hình thức đó là câu đối đáp.b) sử dụng hình thức tỉnh lược thành phần

Page 33: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Trong ví dụ trên, do ngữ cảnh cho phép, bà thủy chỉ cần nói:- Già rồi! Bảo anh Keng ấy!Không cần nói đủ:- Tôi già rồi! Cô bảo anh Keng ấy!354. Cách thức sử dụng các biện pháp tu từ và bố cục trình bàyỞ đây tính chất tự nhiên, cảm xúc rất rõ rệt: ý tưởng và đề tài luôn chuyển đổi. Thường thì mỗi người nói một vài câu rồi để người khác nói, cuộc trao đổi cứ thế mà diễn tiến, không báo trước sẽ đi theo hướng nào. Điều này được thấy rõ trong ví dụ trên. Hơn nữa, ở phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có vận dụng tất cả các biện pháp tu từ nhằm thể hiện tính cảm xúc của lời nói.BÀI TẬP1. Tính chất tự nhiên, cảm xúc của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện ra ở cách thức sử dụng âm thanh, từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ và bố cục trình bày như thế nào?2. Hãy phân tích xem những lời sau đây có diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không:“Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình thì tôi ở lại làng cùng anh em cơ đấy!- Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ?”

(Kim Lân)

BÀI 6PHONG CÁCH NGÔN NGỮ GỌT DŨA (1 tiết)

Page 34: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Tiết 9I. KHÁI NIỆMPhong cách ngôn ngữ gọt dũa (còn được gọi là phong cách ngôn ngữ viết) là kiểu diễn đạt chung theo quy cách sách vở, được dùng trong phạm vi giao tiếp mang tính chính thức xã hội. Phong cách này được chia nhỏ thành những phong cách bộ phận sau đây:36- Phong cách ngôn ngữ khoa học- Phong cách ngôn ngữ chính luận (nghị luận).- Phong cách ngôn ngữ hành chính (hành chính – công vụ).- Phong cách ngôn ngữ báo – công luận (báo chí)- Phong cách ngôn ngữ văn chương (nghệ thuật)II. ĐẶC ĐIỂM DIỄN ĐẠTĐặc điểm nổi bật của phong cách ngôn ngữ gọt giũa là tính trau chuốt theo quy cách sách vở, tính hướng theo chuẩn: chuẩn phát âm, chuẩn chữ viết, chuẩn dùng từ, chuẩn đặt câu, chuẩn phong cách và bố cục, trình bày toàn văn bản. Điều này được thấy rõ qua bốn mặt dưới đây:1. Cách thức sử dụng âm thanh, chữ viếtKhi dùng hình thức nói thì tôn trọng những quy định về phát âm, có thể dùng ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ một cách đúng mức, thể hiện thái độ văn hóa đối với người nghe.Khi dùng hình thức viết thì tôn trọng những quy định về chính tả, về trình bày chữ viết trên giấy.2. Cách thức sử dụng từ ngữPhải tuân theo những quy định về dùng từ: đúng âm, đúng nghĩa, đúng phong cách, dùng từ ngữ toàn dân, tránh dùng từ ngữ địa phương ít quen thuộc, không dùng từ ngữ thô lỗ, thiếu văn hóa.Phong cách ngôn ngữ gọt giũa có nhiều lớp từ ngữ chuyên môn theo từng phong cách bộ phận: từ ngữ khoa học – kĩ thuật, từ ngữ

Page 35: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

chính trị, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương. Khi dùng những từ ngữ này phải cân nhắc kĩ nội dung của chúng, bởi vì dùng sai các từ ngữ ấy không chỉ là sai về từ ngữ mà còn sai cả về nội dung chuyên môn.373. Cách thức sử dụng câuPhong cách ngôn ngữ gọt giũa yêu cầu đặt câu phải đúng chuẩn ngữ pháp, dùng câu phù hợp với phong cách. Quan hệ giữa các thành phần ngữ pháp trong câu phải rõ, không gây hiểu lầm, hiểu mơ hồ.Phong cách ngôn ngữ gọt giũa còn có một số mẫu câu dùng riêng cho từng loại văn bản: văn bản hành chính, văn bản khoa học – kĩ thuật … Khi dùng, phải tôn trọng những quy định về mẫu câu, về cách thức trình bày mẫu câu trên giấy.4. Cách thức sử dụng các biện pháp tu từ và bố cục, trình bàyĐộ dài của các văn bản thuộc phong cách này rất khác nhau: vài ba câu, hàng chục hàng trăm câu, vài ba trang, năm bảy chục trang, hàng trăm hàng ngàn trang … Do vậy, phong cách ngôn ngữ gọt giũa yêu cầu bố cục phải rõ ràng, hợp lí, có báo trước, sự trình bày phải mạch lạc, sáng sủa. Nó có thể sử dụng những biện pháp tu từ không giống nhau, tùy theo phong cách bộ phận.Các bài học tiếp theo về các phong cách bộ phận sẽ làm rõ hơn những đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ gọt giũa nói chung.BÀI TẬP1. Em hãy phân tích đặc điểm diễn đạt nổi bật của phong cách ngôn ngữ gọt giũa.2. Em hãy phân tích sự khác nhau cơ bản giữa phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ gọt giũa.38

Page 36: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

BÀI 7PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (3 tiết)Tiết 10I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC1. Khái niệmPhong cách ngôn ngữ khoa học là kiểu diễn đạt dùng trong cách lĩnh vực khoa học.Ở nhà trường, phong cách ngôn ngữ khoa học được dùng trong: sách giáo khoa, sách tham khảo, lời giảng của thầy cô, trả lời của học sinh, các bài làm, bài thi của học sinh …Ở các cơ quan khoa học, phong cách ngôn ngữ khoa học được dùng trong: các công trình nghiên cứu khoa học, các bài nghiên cứu đăng trên báo chí và thông báo khoa học, các luận án khoa học.2. Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạta) Về mặt ngữ âm – chữ viết- Về ngữ âm:Phong cách này đòi hỏi người sử dụng phải tôn trọng những quy định về phát âm. Trong nhà trường, học sinh cần phải phát âm hướng tới chuẩn không chỉ trong giờ học môn Văn – Tiếng Việt mà cả trong giờ các môn học khác.- Về chữ viết:Phong cách này đòi hỏi người sử dụng phải tôn trọng những quy định về chữ viết và cách thức trình bày chữ viết trong một văn bản. Trong nhà trường, học sinh phải học cách trình bày chữ viết trong bài làm bởi vì chữ viết có thể góp phần làm sáng rõ mạch trình bày của bài làm, chữ viết thể hiện tính văn hóa, tính có giáo dục của học sinh trong bài làm.39

Page 37: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

b) Về mặt từ ngữCùng với việc sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, phong cách ngôn ngữ khoa học có hệ thống thuật ngữ khoa học - kĩ thuật riêng cho từng chuyên ngành khoa học – kĩ thuật. Trong nhà trường, học sinh phải coi trọng việc nắm nội dung khái niệm của thuật ngữ khoa học – kĩ thuật trong các môn học. Sự diễn đạt làm sáng tỏ nội dung khái niệm của thuật ngữ khoa học – kĩ thuật trong bài làm là rất cần thiết.c) Về mặt ngữ phápPhong cách ngôn ngữ khoa học sử dụng toàn bộ các cấu trúc ngữ pháp nhằm đạt tới tính sáng rõ, tính mạch lạc, tính chặt chữ, phù hợp với yêu cầu diễn đạt hợp lô – gíc của câu văn khoa học. Trong nhà trường, bên cạnh việc sử dụng những kiểu câu đơn giản, người học sinh phải luyện tập để có khả năng sử dụng những kiểu câu có cấu trúc phức hợp, nhằm trình bày đầy đủ nội dung nhiều mặt không chia cắt được của những khái niệm, những định lí, những biện luận, những suy lí khoa học.d) Về mặt bố cục, trình bày, biện pháp tu từỞ cả hai dạng viết và nói, phong cách ngôn ngữ khoa học đòi hỏi sự trình bày phải khách quan, bố cục phải rõ ràng và hợp lô – gíc, đoạn văn, câu văn phải đơn nghĩa. Do vậy, người ta không dùng các phương tiện biểu cảm, các biện pháp tu từ.Tiết 11II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN1. Khái niệmPhong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt được dùng trong trường hợp cần bày tỏ chính kiến, quan điểm xem xét, đánh giá đối với các vấn đề được đặt ra cho đời sống xã hội như: an ninh của đất nước, của thế giới, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, quốc phòng …40

Page 38: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Ở dạng viết có những văn bản như: lời kêu gọi, tuyên ngôn, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận. Ở dạng nói như: diễn thuyết, phát biểu trong đón tiếp ngoại giao, báo cáo, phát biểu trong sinh hoạt chính trị - thời sự.2. Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạta) Về mặt ngữ âm – chữ viết- Về ngữ âm:Trên cơ sở tôn trọng yêu cầu sử dụng âm thanh của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, ở đây người nói phải điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp với người nghe, với nội dung trình bày, tạo nên một sự gần gũi, thông cảm giữa hai phía nói – nghe.- Về chữ viết:Trên cơ sở tôn trọng yêu cầu sử dụng chữ viết của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, ở đây người ta thường tận dụng các kiểu chữ, cỡ chữ, các dấu câu … để tạo nên tác động trực quan đến người đọc.b) Về mặt từ ngữCùng với việc sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, phong cách ngôn ngữ chính luận còn có một lớp từ ngữ riêng: từ ngữ chính trị. Nội dung khái niệm của những từ ngữ này như thế nào là do quan điểm chính trị chi phối (ví dụ: độc lập, tự do, dân chủ, kỉ luật, yêu nước, cách mạng, đảo chính, cải tổ, đổi mới …). Việc sử dụng những từ ngữ này đòi hỏi phải có quan điểm chính trị rõ ràng, đúng đắn.Tùy thuộc vào đề tài bàn luận mà phong cách ngôn ngữ này cho phép có thể sử dụng các lớp từ ngữ là riêng cho các phong cách ngôn ngữ khác: từ ngữ khoa học – kĩ thuật, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương. Trong một mức độ nào đó, phong cách này khi cần thiết có thể dùng từ ngữ khẩu ngữ. 41c) Về mặt ngữ pháp

Page 39: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Do yêu cầu tác động cả về lí trí lẫn tình cảm của người tiếp nhận cho nên người ta sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn và câu ghép, câu tường thuật và câu nghi vấn, câu cảm thán, câu rút gọn, câu đặc biệt và cả một số cấu trúc ngữ pháp khẩu ngữ.d) Về mặt bố cục, trình bày và biện pháp tu từỞ cả hai dạng viết và nói, phong cách ngôn ngữ chính luận đòi hỏi sự trình bày phải vừa có lí, vừa có tình: chính kiến, quan điểm đưa ra phải vững chắc, lập luận phải chặt chẽ, lời lẽ phải truyền cảm. Yêu cầu truyền cảm khiến cho người ta phải tận dụng khả năng diễn tả của mọi biện pháp tu từ.Tiết 12CHỮA BÀI TẬPBÀI TẬP1. Em hãy so sánh sự giống nhau và sự khác nhau giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận về bốn mặt : ngữ âm – chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, bố cục – trình bày – biện pháp tu từ.2. Dựa trên những đặc điểm về ngữ âm – chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, bố cục – trình bày – biện pháp tu từ, em hãy phát biểu trước lớp khoảng từ 5 đến 10 phút về đề tài: “Tình bạn trong lớp học”.42BÀI 8PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO – CÔNG LUẬN VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNHTiết 13I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO – CÔNG LUẬN1. Khái niệmPhong cách báo – công luận là kiểu diễn đạt được dùng trên báo, đài ở các mục như:- Tin tức (tin ngắn, tin nhanh, tin tổng hợp)

Page 40: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

- Phóng sự (điều tra, tài liệu)- Bình luận (phản ánh công luận và dư luận xã hội)- Tiểu phẩm (châm biếm cái xấu có tính thời sự)Trong khi đưa tin, báo đài cũng đồng thời tác động tức khắc đến tư tưởng, tình cảm của mọi người, vượt qua giới hạn quốc gia, châu lục.2. Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạta) Về mặt ngữ âm – chữ viết- Về ngữ âm:Người phát thanh viên phải hướng theo chuẩn phát âm, phải hướng về người nhận tin khắp nơi, đọc rõ ràng, tốc độ vừa phải, không nhầm lẫn, đọc diễn cảm và truyền cảm.- Về chữ viết:Báo chí phải triệt để tôn trọng những quy định về chữ viết, về chính tả, về viết hoa, về cách viết tiếng nước ngoài, nêu gương tốt cho xã hội.43b) Về mặt từ ngữNgôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, đồng thời do nội dung của tin tức, ngôn ngữ báo chí có thể sử dụng cả những từ ngữ khoa học – kĩ thuật, từ ngữ chính trị, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương, từ ngữ khẩu ngữ. Việc sử dụng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm xấu, nhất là từ ngữ có tính khẩu ngữ, phải được cân nhắc để thể hiện tính văn hóa cần có của báo chí. c) Về mặt ngữ phápCâu văn trên báo chí dù ngắn hay dài đều phải tạo nên tính rõ ràng, chính xác của văn bản, không gây ra những hiểu lầm về nội dung của văn bản. Trong bản tin, câu văn thường không quá dài.d) Về mặt bố cục, trình bày và biện pháp tu từ

Page 41: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Để đảm bảo tính trung thực, khách quan của tin tức trên báo chí, cách bố cục, trình bày thường theo mẫu như sau:Nguồn tin … , thời gian …, địa điểm …, sự kiện …, diễn biến …, kết quả …Ngôn ngữ báo chí là công cụ thể hiện bộ mặt văn hóa hằng ngày của xã hội cho nên phải mang tính văn hóa trong diễn đạt. Ngôn ngữ báo chí thuộc loại công cụ có thể tác động nhanh, tức khắc đến mọi người cho nên sự diễn đạt phải được chọn lọc nghiêm túc, không cẩu thả. Báo chí được dùng những cách diễn đạt biểu cảm, những biện pháp tu từ nhưng không được dùng những lối nói bóng gió mơ hồ gây hoang mang, rối loạn, không được khoa trương, nói sai sự thật, không dùng biểu tượng hai mặt. Sự diễn đạt ở đây tốt hay xấu phụ thuộc vào lương tri và trách nhiệm của nhà báo, của ban biên tập tòa báo.44Tiết 14II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH1. Khái niệmPhong cách ngôn ngữ hành chính là kiểu diễn đạt được sử dụng trong các văn bản của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể từ trung ương đến cơ sở như : luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư, công văn …; các văn bản mang tính chất thủ tục hành chính như: đơn từ, văn bằng, hợp đồng, hóa đơn …; các văn bản đối ngoại như: công hàm, hiệp ước, hiệp định …2. Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạta) Về mặt chữ viếtPhong cách hành chính chủ yếu xuất hiện ở dạng viết kèm theo chữ kí của người ra văn bản ở cuối văn bản.Mỗi loại văn bản hành chính có mẫu trình bày chữ viết riêng, bắt buộc mọi người phải tuân theo.b) Về mặt từ ngữ

Page 42: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Cùng với việc sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, phong cách ngôn ngữ hành chính còn có một lớp từ ngữ riêng: từ ngữ hành chính (ví dụ: tên các tổ chức hành chính, tên các chức vụ, các ngữ hành chính như: nay quyết định, chịu trách nhiệm thi hành quyết định …)Phong cách ngôn ngữ hành chính đòi hỏi việc dùng từ phải chính xác, phải thể hiện tính chất trang nghiêm của công việc hành chính, không gây hiểu lầm dẫn đến việc thi hành không thống nhất.c) Về mặt ngữ phápCâu văn hành chính đòi hỏi cấu trúc chặt chẽ, quan hệ giữa các thành phần trong câu phải được xác định rõ ràng. Phong cách ngôn ngữ hành chính không chấp nhận loại câu có thể hiểu theo hai, ba cách, gây trở ngại cho công việc hành chính.45Bên cạnh những kiểu câu chung được sử dụng ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa, trong phong cách ngôn ngữ hành chính còn có một số kiểu câu được tổ chức theo khuôn mẫu, thể hiện tính chất trang nghiêm của công việc hành chính.Ví dụ về một mẫu câu trong văn bản quyết định:Chức vụ ra quyết định- Căn cứ …- Căn cứ …- Theo đề nghị …QUYẾT ĐỊNH- Điều 1 …- Điều 2 …- Điều 3 …d) Về mặt bố cục trình bàyMọi văn bản hành chính đều phải bố cục, trình bày theo khuôn mẫu.

Page 43: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Ví dụ: về một mẫu bố cục, trình bày của một công văn:Tên cơ quan cấp trênTên cơ quan gửi công vănSố …/Trích yếuCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc… Địa điểm … ngày … tháng … nămChức vụ gửi công vănKính gửi …(Chức vụ hoặc cơ quan, cá nhân nhận)- Nội dung của công vănChức vụ gửi công vănChữ kí và đóng dấuHọc tên cá nhân giữ chức vụ gửi công văn.Nơi nhận:1 - … 2 - …45Do những đặc trưng cơ bản nêu trên, không một văn bản hành chính nào dùng biện pháp tu từ.BÀI TẬP1. Em hãy trình bày những đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo – công luận.2. Em có nhận xét gì về sắc thái ý nghĩa, sắc thái tình cảm của những từ ngữ, những tiêu đề sau đây được dùng trên báo chí:a) Thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện, xu thế đối thoại, thiện chí hòa bình, loài người tiến bộ.B) Dính líu, trả đũa, chóp bu, ngóc đầu, bán rao, tiếp tay, lôi kéo vào một quỹ đạo thù địch, bật đèn xanh cho bọn xâm lược, đánh sập cái thói hung hăng ngạo mạn.

Page 44: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

C) Các tiêu đề: “Tăng nhưng không gia” (tin về một trại tăng gia ở Quảng Ninh quản lí lỏng lẻo), “13 giây bán một khẩu súng” (Chuyện xấu của thế giới tư bản), “Mỗi ngày một chuyện – Cấm hay không cấm” (Tin về biển cấm giao thông ở đường phố).3. Em hãy trình bày những đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ hành chính.4. Em hãy thảo “Nghị quyết của Đại hội chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” ở lớp em.

Tiết 15CHỮA BÀI TẬP47BÀI 9PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG (2 tiết)Tiết 16I. KHÁI NIỆMPhong cách ngôn ngữ văn chương là kiểu diễn đạt được dùng trong những thể loại sáng tác sau đây:- Văn xuôi (truyện, kí, tùy bút …)- Thơ (thơ tự sự, thỡ trữ tình …)- Tác phẩm kịch ( bi kịch, hài kịch …)Ngôn ngữ văn chương khác với ngôn ngữ của tất cả các phong cách khác trước hết do mục đích sử dụng: xây dựng tác phẩm văn chương. Mọi tính chất, đặc điểm của ngôn ngữ văn chương đều do mục đích xây dựng tác phẩm chi phối, quyết định. Cho nên phải xuất phát từ mục đích xây dựng tác phẩm mà tìm hiểu ngôn ngữ văn chương.II. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT1. Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ tạo hình – biểu cảm

Page 45: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Mọi tác phẩm văn chương đều gợi ra những phương diện nào đó của cuộc đời, đều chứa đựng những suy nghĩ, cảm xúc của nhà văn về cuộc sống và con người.Muốn vậy ngôn ngữ văn chương phải sử dụng các phương tiện tạo hình – biểu cảm. Trong tiếng ta, các âm, các thanh, các tiếng, các từ đơn, các từ láy, các từ ghép, các thành ngữ, các từ khẩu ngữ, các từ thuần Việt, các biện pháp tu từ đều có khả năng tạo hình – biểu cảm. Chúng là công cụ để nhà văn miêu tả, tự sự, tạo nên những hình tượng văn chương có sức biểu cảm lớn lao.48Ví dụ về văn xuôi:Tiếng gà le te lần lượt từ nhà nọ truyền đến nhà kia. Dưới lớp mái lụp xụp của túp lều tranh, chị Dậu và vầng trăng tàn thơ thẩn nhìn nhau, dường như đôi bên đều có riêng một tâm sự.

(Ngô Tất Tố)Phân tích:Trong đoạn văn ngắn vừa dẫn của tiểu thuyết Tắt đèn, có âm thanh chuyển động (tiếng gà le te lần lượt), có đường nét, hình khối, màu sắc của âm cảnh vật (lớp mái lụp xụp), có ánh sáng yếu ớt (vầng trăng tàn), có thiên nhiên và một con người đang hoạt động (chị Dậu và vầng trăng tàn).Ngôn ngữ tạo hình – biểu cảm ở đây đã góp phần thể hiện một phương diện trong tâm hồn của hình tượng chị Dậu: nỗi lung lao trong một đêm khuya sắp tàn sau khi bán con. Mặt khác, nó cũng thể hiện sự cảm thông và nỗi đau của nhà văn.Ví dụ về thơ:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu!Dây thép gai đâm nát trời chiều.

(Nguyễn Đình Thi)Phân tích:

Page 46: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Ở câu trên hình ảnh “cánh đồng quê chảy máu” được dùng làm hoán dụ tu từ để miêu tả cảnh làng mạc bị quân xâm lược đến gây đau thương, tang tóc.Ở câu dưới hình ảnh “Dây thép gai đâm nát trời chiều” cũng lại được dùng làm hoán dụ tu từ để khắc họa cảnh bầu trời Việt Nam bị làm vẩn đục.Cả hai hoán dụ tu từ này phác họa hình tượng Tổ quốc Việt Nam thân thương bị quân xâm lăng, từng bước, từng phần tàn phá.Cũng chính từ sự phác họa này, người đọc nhận ra lòng yêu thương quê hương tha thiết, lòng căm giận quân giặc của nhà thơ.49Tiết 172. Ngôn ngữ văn chương có nhiều tầng nghĩaNgôn ngữ tạo hình – biểu cảm là đặc điểm thuộc về cái thể hiện (cái biểu đạt) của ngôn ngữ văn chương.Ngôn ngữ có nhiều tầng nghĩa là đặc điểm thuộc về cái được thể hiện (cái được biểu đạt) của ngôn ngữ văn chương.Trong ví dụ văn xuôi nói trên thì:Tầng nghĩa đầu tiên là: Tiếng gà – từ các nhà truyền đi. Trong túp lều tranh – chị Dậu và vầng trăng tàn - nhìn nhau – hình như có tâm sự riêng. Tầng nghĩa này rõ ràng, hiển hiện, chỉ cần căn cứ vào câu chữ là có được, mọi người đều có thể nhận biết được. Đó là nghĩa tường minh (Xem thêm Chương IV – Ngữ nghĩa của câu).Tầng nghĩa tiếp theo là: nỗi lòng đau đớn, lung lao của chị Dậu sau khi phải bán con, lòng trắc ẩn của nhà văn khi miêu tả cảnh chia lìa thương tâm này. Tầng nghĩa tiếp theo này không biểu hiện trên câu chữ, không nhận biết ngay được, phải đặt câu chữ trong đoạn văn, trong cả tác phẩm, ngẫm nghĩ nhiều mặt mới suy ra được. Đó là nghĩa hàm ẩn (Xem thêm Chương IV – Ngữ nghĩa của câu).

Page 47: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Người xưa đã biết đến nghĩa tường minh và gọi là “ý tại ngôn trung” (ý ở trong lời), còn nghĩa hàm ẩn thì gọi là “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời).3. Ngôn ngữ văn chương có nét riêng của nhà văn trong diễn đạtNhà văn có thể có sở thích trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ đường nét, hình thể, màu sắc; có người lại thiên về phác họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì.Nhà văn có thể có sở trường trong diễn đạt: có người sở trường về dùng khẩu ngữ nông thôn; có người sở trường về khẩu ngữ thành thị; có người sở trường về diễn đạt mang phong vị ca dao; có người sở trường về tìm tòi những lối diễn đạt mới mẻ …50Tóm lại, sở thích và sở trường diễn đạt của nhà văn rất khác nhau, rất đa dạng.Sở thích và sở trường diễn đạt này thể hiện đều đặn trong các tác phẩm của nhà văn đến một mức độ rõ ràng nào đấy thì tạo thành nét riêng của nhà văn trong diễn đạt.Những nhà văn nào có cách diễn đạt rất riêng, tạo nên những tác phẩm có giá trị, được dư luận xã hội thừa nhận, tán thưởng, đánh giá cao thì được xem là nhà văn có phong cách viết riêng của tác giả, gọi tắt là nhà văn có phong cách tác giả. Số nhà văn có phong cách tác giả không nhiều. Nhà văn nào cũng phải phấn đầu để có phong cách tác giả.BÀI TẬPEm hãy làm rõ ba đặc điểm của ngôn ngữ văn chương bằng phân tích các câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ lấy trong sách giáo khoa Văn học 11, tập một.Tiết 18ÔN TẬP, KIỂM TRA (1 tiết)

Page 48: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

1. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt được thể hiện ở đơn vị cơ bản (đơn vị “tiếng”) và ở các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của nó như thế nào?2. Hãy nêu các nhân tố của hoạt động giao tiếp và các chức năng cụ thể của ngôn ngữ.3. Đặc điểm phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ gọt giũa là gì?4. Hãy nêu những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học. Hãy nêu những đặc điểm phân biệt giữa các phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ báo – công luận.5. Hãy nêu những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ văn chương. Tại sao có thể nói phong cách ngôn ngữ văn chương có sự đối lập rõ rệt với các phong cách bộ phận khác?51Chương III - THI LUẬTBÀI 10 TÍNH NHẠC TRONG VĂN TIẾNG VIỆT – VAI TRÒ CỦA TIẾNG TRONG THƠ CA (2 iết)Tiết 19I. TÍNH NHẠC TRONG VĂN TIẾNG VIỆT 1. Khái niệm tính nhạcTính nhạc của văn là kết quả của việc sử dụng tổng hợp các yếu tố thanh điệu, vần điệu, độ cao, độ dài, độ mạnh của “tiếng” (âm tiết) để tạo nên sự hài hòa về âm thanh cho lời văn.Đọc một câu văn có tính nhạc, ta thấy dễ đọc, thuận miệng, thuận hơi, không trúc trắc, khó đọc. Nghe một câu văn có tính nhạc, ta thấy dễ nghe, thuận tai, dễ lọt tai, dễ nhớ. Tính nhạc có thể tạo ra một sự tương hợp nào đấy giữa hình thức ngữ âm và nội dung. Những đoạn văn hay, bài văn hay thường là có tính nhạc tốt.Ví dụ:

Page 49: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

(Hồ Chí Minh)52Phân tích tính nhạc của đoạn văn trên.Khi đọc, ta thể hiện như sau:- Lên giọng dần, đọc liền mạch lần thứ nhất rồi tạm ngưng:“ Một dân tộc đã gan góc … 80 năm nay,”- Lên giọng dần, đọc liền mạch lần thứ hai rồi tạm ngưng:“một dân tộc đã gan góc … mấy năm nay,”.- Lên giọng dần, đọc liền mạch lần thứ ba rồi tạm ngưng:“dân tộc đó phải được tự do!”- Hạ giọng dần, đọc liền mạch, kết thúc ý tưởng của đoạn văn:“Dân tộc đó phải được độc lập!”.Ta thấy cứ mỗi lần lên giọng, âm thanh lại mở ra, vang vọng, song song với nó là lí lẽ tung ra. Cuối cùng hạ giong, âm thanh đóng lại, song song với nó là lí lẽ kết thúc. Ở đây, tính nhạc nâng đỡ nội dung, làm tôn thêm nội dung.Tính nhạc sẽ không còn, nếu diễn đạt nội dung đoạn văn như sau:Dân tộc Việt Nam phải được tự do, độc lập vì đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp 80 năm nay và đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay.2. Phương pháp phân tíchQuá trình lĩnh hội tính nhạc trong văn bắt đầu từ sự nhạy cảm, nhận ra cái hài hòa của âm thanh. Không cảm nhận thấy lời văn có tính nhạc thì không có gì để mà phân tích, lí giải.

Page 50: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Muốn phân tích, lí giải tính nhạc trong văn, ta phải so sánh cái đã được người viết tuyển chọn với cái không thấy được người viết tuyển chọn về các mặt phối thanh, phối âm, phối nhịp trong một câu, giữa các câu trong một đoạn văn hay một bài văn.53Sự phân tích dẫn chứng ở mục 1 là một ví dụ.Một ví dụ khác: so sánh 2 lời văn cùng dịch từ nguyên văn chữ Hán bài Bình Ngô Đại cáo. Trích dịch một đoạn:a) Lời dịch theo nghĩa câu chữ:“Đánh một hồi trống thì diệt lũ giặc mạnh như cá kình, cá ngạc. Đánh một hồi trống nữa thì lũ giặc hoảng sợ, tan tác như chim muông. Giặc thua tan tác như ta quét lá khô, giặc tan võ như đê cũ bị đổ sụt bởi tổ kiến đào”.b) Lời dịch của Bùi Kỉ:“Đánh một trận sạch không kình ngạc,Đánh hai trận tan tác chim muông,Cơn gió to trút sạch lá khô,Tổ kiến hổng, sụt toang đê cũ”.Ta thấy lời dịch của Bùi Kỉ tuy chưa sát từng chữ theo câu chữ nhưng có âm điệu nhịp nhàng, có hơi văn mạnh mẽ tương hợp với nội dung. Đó là điều mà lời dịch theo nghĩa câu chữ không có được.Tiết 20II. VAI TRÒ C TIẾNG TRONG THƠ CA“Tiếng” (âm tiết) không chỉ đóng vai trò quyết định tạo ra tính nhạc trong văn như đã thấy ở mục I, mà còn đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra ngôn ngữ thơ ca.1. “Tiếng” trong truyền thống thơ caTừ xưa, các “tiếng” trong thơ của ta có thể “ca” theo các làn điệu dân ca, theo các điệu hò Bắc – Trung – Nam. Khi đặt lời cho làn

Page 51: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

điệu, người ta cũng thường làm thơ để có “tiếng” mà “ca” theo làn điệu.54Ví dụ:Các bài thơ lục bát có thể “ca” theo các làn điệu như: cò lả, trống quân, hát ví …Như vậy, “tiếng” là cái cầu nối gắn thơ với ca: thơ có thể ca, ca có thể dùng thơ làm lời. Cho nên, ta nói “thơ”, ta lại cũng có thể nói “thơ ca” để chỉ “thơ”.2. “Tiếng” là căn cứ để lập ra các thể thơCác thể thơ của ta như lục bát, song thất lục bát, nói lối và các thể thơ mượn của Trung Quốc xưa như thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn đều lấy số “tiếng” trong một câu thơ để xác định. Sở dĩ như vậy vì mỗi “tiếng” có một diện mạo ngữ âm rõ ràng, tách rời “tiếng” khác.3. “Tiếng” là căn cứ để ngắt nhịp trong mỗi câu thơNgắt nhịp không chỉ để hiểu thơ mà còn để đọc thơ. Nhịp thơ căn cứ vào số tiếng trong mỗi bộ phận của câu thơ.55Ví dụ:

Yêu nhau / cởi áo / cho nhau.Về nhà / dối mẹ / qua cầu / gió bay. (ca dao)Bắt phong trần / phải phong trần,Cho thanh cao / mới được phần / thanh cao. (Nguyễn Du)

4. “Thanh” của mỗi “tiếng” là căn cứ xác định luật bằng trắcTheo luật bằng trắc, các “tiếng” có thanh ngang, thanh huyền là “tiếng bằng”, các “tiếng” còn lại là “tiếng trắc”. Mỗi thể thơ cũ của ta đều có luật bằng trắc riêng. Chẳng hạn, trong thơ lục bát, trừ các

Page 52: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

“tiếng” thứ nhất, thứ ba, thứ năm của mỗi câu thơ không phải theo luật bằng trắc, còn lại tất cả đều phải theo đúng luật bằng trắc.Ví dụ:Luật bằng trắc trong thơ lục bát:Câu sáu: Trăm năm trong cõi người ta/ 1 / Bằng / 3 / Trắc / 5 / Bằng /.Câu tám: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. / 1 / Bằng / 3 / Trắc / 5 / Bằng / 7 / Bằng /.Các “tiếng” ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.5. Vần của mỗi tiếng là căn cứ để xác định hiệp vầnHiệp vần là cách liên kết câu thơ này với câu thơ kia bằng “vần” của “tiếng” trong câu thơ này trùng hợp hay gần trùng hợp với “vần” của tiếng trong câu thơ kia. “Vần” của hai “tiếng” hoàn toàn trùng hợp là “vần chính”. “Vần” của hai “tiếng” không hoàn toàn trùng hợp là “vần thông”.Vần của “tiếng” ở cuối câu thơ là “vần chân” (cước vận). “Vần” của “tiếng” ở giữa câu thơ là “vần lưng” (yêu vận).Ví dụ:Lạy trời mưa xuống (vần: uống),Lấy nước tôi uống (Hiệp vần với câu trên: uống – uống),Lấy ruộng tôi cày (Hiệp vần với câu trên: uống – uộng),Lấy đầy bát cơm (Hiệp vần với câu trên: ày - ầy),Lấy rơm đun bếp (Hiệp vần với câu trên: ơm – ơm). (Đồng dao)56Những điều trình bày ở mục II cho thấy thể thơ và luật thơ cũ của ta đều được tạo lập trên cơ sở đặc điểm của “tiếng”. Ở thơ mới, “tiếng” vẫn đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra ngôn ngữ thơ, bởi vì thơ mới, tuy không theo luật lệ của thơ cũ nhưng vẫn có cách hiệp vần tiêng và cách ngắt nhịp riêng.BÀI TẬP

Page 53: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

1. Em hãy trình bày vai trò của “tiếng” trong việc tạo ra tính nhạc cho lời văn.2. Em hãy trình bày vai trò “tiếng” trong ngôn ngữ thơ.BÀI 11THƠ LỤC BÁT, HÁT NÓI, THƠ THẤT NGÔN, THƠ MỚI (3 tiết)Tiết 21I. THƠ LỤC BÁT1. Đặc điểmThơ lục bát là thể thơ của dân tộc, hoàn thiện trên văn học viết vào thế kỉ thứ XVIII, đỉnh cao là ngôn ngữ Truyện Kiều. Số “tiếng” của mỗi câu được quy định: câu trên sáu “tiếng” (lục), câu dưới tám “tiếng” (bát) và cứ như vậy kế tiếp nhau.Cách hiệp vần trong thể lục bát như sau:Tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ sáu câu bát, rồi tiếng cuối câu bát lại vần với tiếng cuối câu lục. Thành ra câu bát có hai vần: vần lưng ở tiếng thứ sáu và vần chân ở tiếng thứ tám.57Ví dụ:

Đầu lòng hai ả tố ngaThúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.Mai cốt cách, tuyết tinh thần.Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. (Nguyễn Du)

Về ngắt nhịp, nhịp chẵn là chủ yếu, trong đó nhịp đôi là cơ sở. Đôi khi có những linh hoạt.Ví dụ:

Bắt phong trần / phải phong trần, Cho thanh cao / mới được phần / thanh cao. (Nguyễn Du)

Page 54: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Về thanh, thường là tiếng thứ hai thanh bằng, tiếng thứ tư thanh trắc, tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám thanh bằng, còn các tiếng ở vị trí lẻ tự do theo luật “nhất, tam, ngũ bất luận”.Nếu có tiểu đối ở câu lục thì có thể thay đổi thanh.Ví dụ:

Người quốc sắc / kẻ thiên tài,Tình trong như đã / mặt ngoài còn e. (Nguyễn Du)

Ở đây tiếng thứ hai thanh trắc (quốc ), tiếng thứ tư thanh trắc (kẻ). Về thanh, còn có luật cao – thấp. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang thì tiếng thứ tám của câu thơ ấy là thanh huyền và ngược lai.2. Lục bát biến thểỞ đây, người ta thêm bớt một số tiếng, hoặc xê dịch cách hiệp vần, cách phối thanh.Ví dụ 1:

Núi cao chi lắm núi ơi,Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương. (Ca dao)

58Vần lưng được gieo ở tiếng thứ tư của câu bát (trời), do đó tiếng này mang thanh bằng và tiếng thứ sáu của câu bát (thấy) mang thanh trắc.Ví dụ 2:Nước xanh lơ lửng con cá vàng.Cây ngô cành bích, phượng hoàng đậu cao. (Ca dao)Trong hát xẩm, câu lục đổi thành chín tiếng, câu bát đổi thành mười một tiếng, nên vị trí hiệp vần ở câu bát cũng bị xê dịch:

Page 55: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng,Cây ngô cành bích con chim phượng hoàng nó đậu cao. ( Hát xẩm)Có khi tiếng cuối câu lục và vần trắc.Ví dụ:

Tò vò mà nuôi con nhện,Ngày sau nó lớn, nó quện nhau đi.Tò vò ngồi khóc tỉ ti,Nhện ơi, nhện hỡi mày đi đằng nào! (Ca dao)

II. HÁT NÓI1. Khái niệmHát nói gồm hai phần: phần lời thơ và phần nhạc. Phần lời thơ có thể xem là biến thể của hai thể lục bát và song thất lục bát. Phần nhạc của lời thơ theo lối hát nói, một lối của hát ả đào.Hát nói ra đời vào cuối thế kỉ XVIII, thịnh hành trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.Dưới đây là trình bày phần lời thơ của hát nói.592. Đặc điểm cấu tạo phần lời thơ của hát nóiỞ dạng đầy đủ nhất, phần lời thơ gồm 2 phần: mưỡu và lời của lối hát nói. Mưỡu có thể khuyết. a) MưỡuMưỡu là những câu làm theo thể lục bát đi kèm với bài hát nói hoặc đặt ở trên, gọi là mưỡu đầu, hoặc đặt ở dưới gọi là mưỡu hậu. Mưỡu đầu gồm một cặp câu lục bát là mưỡu đơn, gồm hai cặp câu lục bát là mưỡu kép. Tác dụng của mưỡu là cho mọi người biết ý bao trùm của cả bài hát nói.Ví dụ về mưỡu đơn trong bài Vịnh tiền của Nguyễn Công Trứ:

Page 56: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Hôi tanh chẳng thú vị gì,Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu.

Ví dụ về mưỡu kép trong bài Ngày xuân chúc quốc dân của Tản Đà:

Trời Nam cành lá la đà.Lạc hồng cây cỗi xuân già, càng xuân.Ngày xuân chúc nước, mừng dân,Ba kì Nam Bắc mười phân phú cường.

b) Bài hát nóiỞ dạng đầy đủ, mỗi bài hát nói gồm 11 câu, chia làm 3 khổ: khổ đầu có 4 câu, khổ giữa có 4 câu, khổ cuối có ba câu. Có bài hát nói dôi thêm khổ giữa hay khuyết đi khổ giữa.Vần cuối trong 4 câu khổ đầu lần lượt là: trắc, bằng, bằng, trắc.Vần cuối trong bốn khổ giữa lần lượt là: trắc, bằng, bằng, trắc.Vần cuối trong 3 khổ cuối lần lượt là: trắc, bằng, bằng.60Ví dụ:TRÊN VÌ NƯỚC, DƯỚI VÌ NHÀ1 - Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái2 - Cái công danh là cái nợ nần!3 - Nặng nề thay hai chữ quân thân!4 - Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ?5 - Cũng sắp điền viên vui tuế nguyệt,6 - Trót đem thân thế nợ tang bồng,7 - Xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung8 - Hết hai chữ trung trinh báo quốc9 - Nghiêng mình những vì dân, vì nước,10 - Túi kinh luân từ trước để về sau11 - Nghìn thu một tiếng công hầu. (Nguyễn Công Trứ)

Page 57: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Tiết 22III. THƠ THẤT NGÔN1. Cách tìm hiểu thơ thất ngônCăn cứ vào số câu, thơ thất ngôn được chia ra:- Thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu)- Tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)- Tràng thiên (còn gọi là hành, mỗi bài trên tám câu).Căn cứ vào luật thơ, thơ thất ngôn được chia ra:- Thất ngôn cổ phong (không theo niêm luật nhất định).- Thất ngôn Đường luật (theo niêm luật có từ thời Đường, Trung Quốc)Như vậy, mỗi bài thơ thất ngôn cần được xem xét theo hai mặt: số câu và luật thơ.61Ví dụ bài thất ngôn bát cú cổ phong:

DẾ ĐUỔI BÊN ĐÈNKiến chẳng phải kiến, voi chẳng voi,Trời sinh dế đuổi cũng choi choi.Ngắn cánh lên trời bay chẳng thấy, Co tay vạch đất cũng khoe tài.Mưa sa nước chảy lên cao ở,Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi,Quân tử có thương xin chớ phụ,Lăm lăm bay nhảy để mà coi. (Tú Quỳ)

Ví dụ bài thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:HỎI TƯỢNG SÀNH TRÊN NON BỘÔng đứng làm chi đấy hỡi ông?Trơ trơ như đá, vững như đồng.

Page 58: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?Non nước đầy vơi có biết không? (Nguyễn Khuyến)

2. Thơ thất ngôn bát cú Đường luậtTrong thơ Đường luật, thể thất ngôn bát cú là thể thơ cơ bản nhất. Việc tìm hiểu thể thơ này có tác dụng giúp ta hiểu được thơ Đường luật, đồng thời cũng giúp ta so sánh với thơ cổ phong, hiểu thơ cổ phong.Ví dụ 1:Thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật bằng vần bằng: luật bằng là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng; vần bằng ở cuối câu:

Tương tư không biết cái làm sao, Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào.Khi đứng, khi ngồ,i khi nói chuyện,Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao.

62Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.Một nước, một non người một ngả,Tương tư không biết cái làm sao. (Nguyễn Công Trứ)

Ví dụ 2:Thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật trắc vần bằng: Luật trắc là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng trắc, vần bằng ở cuối câu:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.Ao sâu nước cả, khôn chài cá.Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.Cải chửa ra cây, cà mới nụ.Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.Đầu trò tiếp khách trầu không có.

Page 59: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Bác đến chơi đây, ta với ta. (Nguyễn Khuyến)

a) Nhận xét về ngắt nhịpNgắt nhịp theo kiểu phối hợp chẵn lẻ 4 – 3. Thơ song thất lục bát ngắt nhịp theo kiểu phối hợp lẻ chẵn 3 – 4.b) Nhận xét về phối thanhTrong quy luật phối thanh cần xem xét hai khía cạnh: luật và niêm.- Về luật:Chỉ cách phối hợp các tiếng bằng và tiếng trắc.Luật bằng trắc được khái quát hóa như sau:63Thơ luật bằng vần bằngB b t t t b bT t b b t t bT t b b b t tB b t t t b bB b t t b b tT t b b t t bT t b b b t tB b t t t b bThơ luật trắc vần bằngT t b b t t bB b t t t b bB b t t b b tT t b b t t bT t b b b t tB b t t t b bB b t t b b tT t b b t t b

Page 60: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

CHÚ Ý: tiếng thứ nhất, thứ ba, thứ năm có thể linh hoạt về luật bằng trắc.- Về niêm:Niêm có nghĩa đen là dính. Niêm là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ Đường. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc. Những cặp sau đây trong thất ngôn bát cú Đường luật niêm với nhau: 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 -7, 8 – 1. Không niêm theo đúng luật gọi là thất niêm.- Về hiệp vần:Vần chân, độc vận, vào tiếng cuối ở các câu 1, 2, 4, 6, 8.c) Nhận xét về bố cục:- Hai câu đề: câu 1 mở bài gọi là phá đề, câu 2 vào bài gọi là thừa đề.- Hai câu thực: câu 3 và câu 4 đối nhau, dùng để giải thích rõ đề.- Hai câu luận: câu 5 và câu 6 đối nhau, dùng để bàn luận về đề.- Hai câu kết: câu 7 và câu 8 tóm tắt ý nghĩa cả bài.64Tiết 23IV. THƠ MỚI1. Khái niệmThơ mới được khởi xướng từ năm 1932, là thơ không theo luật lệ của thơ cũ (Đường luật, cổ phong), nghĩa là không hạn chế số câu, số tiếng trong câu, không theo niêm luật. Thơ mới coi trọng vần và điệu.Thơ mới góp phần hiện đại hóa thơ tiếng Việt, làm phong phú các thể thơ tiếng Việt.2. Đặc điểma) Thể thơ

Page 61: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Số câu trong bài không nhất định. Số tiếng trong câu không nhất định, ngắn từ hai tiếng, dài đến 12 tiếng. Thơ mới tự do về số câu, số tiếng. Thường là gặp thơ có câu 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng. Ví dụ:

Em không nghe mùa thuDưới trăng mờ thổn thức?Em không nghe rạo rựcHình ảnh kẻ chinh phuTrong lòng người cô phụ? (Lưu Trọng Lư)Dù đường trần khe khắt hiểm nghèo,Dù gập ghềnh, dù lắm hùm beo.Cứ quả quyết đường hoàng ta tiến;Đời thảm đạm, ta càng vinh hiển. (Huy Thông)Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan,Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? (Thế Lữ)

65b) Vần- Trong một bài Thơ mới, mỗi câu gieo mỗi vần (xem các ví dụ vừa dẫn). Cũng có bài, có câu không vần.- Các câu trong bài hiệp theo nhiều vần, vừa bằng, vừa trắc (xem các ví dụ đã dẫn).- Cách hiệp vần theo nhiều kiểu: vần liên tiếp, vần gián tiếp, vần ôm (xem các ví dụ đã dẫn).c) Nhịp điệu- Các âm, các thanh được lựa chọn tự do, phù hợp với tình và ý của câu thơ.Ví dụ:

Page 62: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Thong thả chiều vàng thong thả lại …Rồi đi … đêm xám tới dần dần …Cứ thế mà bay cho đến hết, Những ngày, những tháng, những mùa xuân. (Xuân Diệu)

- Ngắt nhịp tùy theo tình ý trong câu, trong bài.Ví dụ:

Nắng xuống / trời lên / sâu chót vót,Sông dài / trời rộng / bến cô liêu. (Huy Cận)

BÀI TẬP1. Em hãy trình bày đặc điểm của thơ lục bát. Có đúng không khi nói rằng thơ lục bát bằng phẳng, đều đều, đơn điệu?2. Mưỡu đóng vai trò gì trong bài hát nói3. Em hãy trình bày đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.4. Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ.66CHƯƠNG IV - NGỮ NGHĨA CỦA CÂUBÀI 12CÂU VÀ PHÁT NGÔN (1 tiết)Tiết 24Phát ngôn là câu trong hoạt động giao tiếp, là câu xét trong tình huống sử dụng cụ thể. Để hiểu rõ điều này, cần có một cái nhìn khái quát về cách thức tìm hiểu câu.I. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH THỨC TÌM HIỂU CÂUCâu có thể được tìm hiểu về nhiều mặt như sau:1. Cấu trúc ngữ pháp của câu

Page 63: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Ở đây, người ta xem xét câu được cấu tạo theo kiểu nào. Đó là câu đơn hay câu ghép; mỗi thành phần hay mỗi vế của nó được tổ chức ra sao.Hiểu về cấu trúc ngữ pháp của câu là cần thiết, nó giúp cho việc xác định câu đúng ngữ pháp. Tuy vậy, hiểu về cấu trúc ngữ pháp của câu, chưa đủ đề hiểu hết về câu.672. Câu trong văn bảnỞ đây, người ta xem xét câu trong mối liên hệ với các câu khác của đoạn văn, của văn bản.Theo hướng xem xét này, cần đặc biệt chú ý tới các phương thức liên kết câu, làm cho các câu gắn bó với nhau về hình thức cũng như về ý nghĩa trong đoạn văn và trong toàn văn bản.Hiểu về mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn, trong toàn văn bản giúp ích cho việc sử dụng câu gắn với toàn cục. Song, như vậy vẫn chưa đủ để hiểu hết về câu.3. Câu trong phong cách ngôn ngữỞ đây, người ta xem xét câu trong mối liên hệ với phong cách ngôn ngữ. Đó là mức độ thích hợp của câu với một phong cách ngôn ngữ nhất định. Có loại câu thích hợp với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có loại câu thích hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính, có loại câu thích hợp với phong cách ngôn ngữ khoa học …Hiểu về mối quan hệ phù hợp giữa câu và phong cách ngôn ngữ giúp ích cho việc sử dụng câu phù hợp với truyền thống nói và viết của dân tộc. Song, như vậy cũng vẫn chưa đủ để hiểu hết về câu.4. Câu trong hoạt động giao tiếpỞ đây câu được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động giao tiếp. Thuật ngữ “phát ngôn” được dùng để chỉ câu trong hoạt động giao tiếp. Dưới đây sẽ nói rõ về điều này.II. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CHI PHỐI PHÁT NGÔN

Page 64: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Chương I cho thấy trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự tham gia của nhiều nhân tố. Nay cần chỉ ra mối quan hệ chi phối của những nhân tố ấy đối với phát ngôn.681. Sự chi phối của nhân tố người nói (người viết)Đây là nhân tố chủ thể - người tạo ra phát ngôn … Hình thức và nội dung của phát ngôn như thế nào phần lớn tùy thuộc vào nhân tố này. Mọi nhân tố khác của hoạt động giao tiếp khi chi phối phát ngôn, đều phải thông qua người nói (người viết). Nhu vậy, nhân tố người nói (người viết) có vai trò chính quyết định tính hiệu lực của phát ngôn.2. Sự chi phối của nhân tố người nghe (người đọc)Người tiếp nhận không tạo ra phát ngôn nhưng lại chi phối quá trình chuẩn bị để tạo ra phát ngôn ở phía người nói (người viết). Phát ngôn phải có hình thức và nội dung phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Một phát ngôn đưa ra mà người nghe (người đọc) không có điều kiện lĩnh hội hết thì trước sau vẫn là một phát ngôn ít hiệu lực thực tế.3. Sự chi phối của nhân tố đối tượng được đề cập trong phát ngônNhân tố này tạo ra sự tình cho phát ngôn và làm cho nội dung của phát ngôn được xác định cụ thể trong hiện thực.4. Sự chi phối của nhân tố văn bản chứa phát ngônMục đích, yêu cầu tạo lập văn bản cũng như phần nói trước và phần nói sau của phát ngôn có thể làm thay đổi hình thức diễn đạt và điều chỉnh nội dung diễn đạt.Bốn nhân tố chủ yếu nói trên giúp ta giải thích vì sao phát ngôn có hình thức và nội dung thế này mà không phải thế kia. Chúng là những căn cứ không những để tạo lập mà còn để đánh giá phát ngôn.BÀI TẬP

Page 65: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

1. Em hãy phân tích bốn cách thức tìm hiểu câu.2. Em hãy xác định và phân tích mối tương quan giữa hai nhân vật giao tiếp (chị Dậu và tên cai lệ) trong đoạn văn dưới đây:69“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

(Ngô Tất Tố)3. Khi tiễn Kim Trọng về hộ tang chú, Thúy Kiều tâm sự:

“Quản bao tháng đợi năm chờ,Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm,Đã nguyền hai chữ đồng tâm,Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.Còn non còn nước còn dài,Còn về còn nhớ đến người hôm nay”. ( Nguyễn Du)

Sau này, khi tiễn Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư, Thúy Kiều dặn dò:“Thương nhau xin nhớ lời nhau, Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Page 66: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Chén mừng xin đợi ngày rày năm sau”. (Nguyễn Du)

Em hãy phân tích bốn nhân tố: người nói, người nghe, đối tượng được đề cập, văn bản chứa phát ngôn, có ảnh hưởng như thế nào đến lời của Thúy Kiều trong mỗi lần đưa tiễn nói trên.70BÀI 13CÁC THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA PHÁT NGÔN (2 tiết)Tiết 25I. KHÁI QUÁTNghĩa của phát ngôn là toàn bộ nội dung mà phát ngôn biểu thị. Nó cần được tìm hiểu theo hai quan hệ: quan hệ bên ngoài và quan hệ bên trong.Ở quan hệ bên ngoài, nghĩa của phát ngôn được xét trong mối liên hệ với đối tượng được đề cập, với người nói, người nghe. Ở quan hệ bên trong, nghĩa của phát ngôn được xét trong chính cấu trúc nội bộ của câu. Có thể rút ra những thành phần nghĩa khác nhau ở trong phát ngôn khi xem xét phát ngôn theo từng loại quan hệ đóII. NGHĨA CỦA PHÁT NGÔN XÉT THEO QUAN HỆ BÊN NGOÀIXét theo quan hệ bên ngoài thì mỗi phát ngôn đều biểu thị một nội dung nào đó, tức là đều có nghĩa. Nội dung biểu thị này gồm hai thành phần:1. Thành phần biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập. Thành phần này làm cho mọi phát ngôn đều mang thông tin.2 Thành phần biểu thị tình cảm của người nói về đối tượng được đề cập và với người nghe. Thành phần này làm cho phát ngôn không giống các hệ tín hiệu khác như: cử chỉ, đèn giao thông, cờ hiệu… Phát ngôn không phải là hệ tín hiệu thuần thông tin mà là hệ tín hiệu thông tin – biểu cảm.

Page 67: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Trong phát ngôn, thành phần nghĩa biểu thị thông tin và thành phần nghĩa biểu thị tình cảm thống nhất với nhau, thể hiện qua câu chữ hoặc ở phía sau câu chữ, làm thành nội dung của phát ngôn, tức nghĩa của hát ngôn.71Ví dụ:Có những câu văn về trăng trong truyện Giăng sáng của Nam Cao như sau:a) “ … Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn.”b) “ … Đối với thị, giăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu!”.Phân tích:- Ở ví dụ (a) mỗi câu ngoài thành phần nghĩa biểu thị thông tin về hình dáng, đường nét, màu sắc, vị trí, ánh sáng của trăng, còn có thành phần nghĩa biểu thị tình cảm: những cảm xúc thơ mộng về trăng.Ở ví dụ (b) bên cạnh thành phần nghĩa biểu thị thông tin về công dụng của trăng, còn có thành phần nghĩa biểu thị tình cảm: sự thờ ơ, nhạt nhẽo đối với trăng.Từ những điều đã trình bày ở trên ta có thể rút ra nghĩa của phát ngôn một mặt biểu thị thông tin, một khác biểu thị tình cảm của người nói về đối tượng được đề cập và với người nghe.Trong thực tế sử dụng, hai thành phần nghĩa đã nêu không phải luôn luôn có vai trò như nhau trong phát ngôn. Đối với những định luật, định lí, nguyên lí của khoa học, thì thành phần nghĩa biểu thị thông tin quyết định toàn bộ nghĩa của câu phát ngôn. Trái lại, ở hai ví dụ về trăng nêu trên, thì cái được chú ý hơn không hẳn là thành phần nghĩa biểu thị thông tin về hình dáng, màu sắc, đường nét hay công dụng của trăng mà có thể thành phần nghĩa biểu thị tình cảm thơ mộng hay thờ ơ, nhạt nhẽo đối với trăng.

Page 68: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Nói chung, đọc thơ văn cần lưu ý đến thành phần nghĩa biểu thị tình cảm.72Ví dụ:

a) Thoắt trông lờn lợt màu da,Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao! (Nguyễn Du)

Ở đây thành phần nghĩa biểu thị tình cảm phủ định, ghê tởm mụ chủ chứa, nằm ngay trong những từ ngữ miêu tả màu da “lờn lợt”, vóc dáng khác thường của Tú Bà “đẫy đà làm sao!” Do “ăn gì” mà có …b) Thời gian cùng một tay vẽ những nếp nhăn trên trán người đời, lại đem khăn lau xóa hết những sự xấu xa ô uế trên mặt họ, để cho ai, tới lúc chết, cũng được anh em đọc điếu văn kể công trạng và đức tính lúc còn sống.

(Nguyễn Công Hoan)Ở câu văn trên, song song với việc biểu thị thông tin là sự biểu thị tình cảm bi đát, chán chường về kiếp người thời trước.

Tiết 26III. NGHĨA CỦA PHÁT NGÔN XÉT THEO QUAN HỆ BÊN TRONGXét về mặt cấu trúc bên trong, nghĩa của phát ngôn có thể là đơn giản, có thể là phức hợp, nhiều thành phần.Ví dụ:1. Tan học. Mưa to. Cô giáo bảo học trò:- Bao giờ tạnh mưa mới về.2. Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền. (Ca Dao)

Page 69: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

73Phân tích:Nghĩa của cả hai câu phát ngôn đều phụ thuộc vào mẫu câu biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả:

Bao giờ A mới B.a) Nghĩa của phát ngôn (1) gồm hai thành phần:- Thành phần nghĩa theo câu chữ:

Khi nào hết mưa, mới ra về.- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ và tình huống nói:Trời đang mưa mà lại nói “Bao giờ tạnh mưa mới về” thì có thể suy ra chưa nên về bây giờ. b) Nghĩa của phát ngôn (2) gồm ba thành phần:- Thành phần nghĩa theo câu chữ:Khi nào cạn lạch Đồng Nai, nát chùa Thiên Mụ mới làm sai lời nguyền.- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ và tình huống lúc nói:Thừa nhận lúc nói này chưa xảy ra sai lời nguyền.- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ, tình huống nói, và tương lai:Không bao giờ sai lời nguyền cả bởi vì hiện nay và sau này, không có chuyện cạn lạch sông Đồng Nai, nát chùa Thiên Mụ.Từ những điều đã nói, ta có thể rút ra, nếu xét về mặt kết cấu bên trong, nghĩa của phát ngôn gồm có:- Nghĩa diễn đạt bằng câu chữ, đó là nghĩa tường minh.- Nghĩa gián tiếp suy ra từ câu chữ và tình huống nói, đó là nghĩa hàm ẩn.Các tiết học sau sẽ nói kĩ về hai loại nghĩa này.74

Page 70: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

BÀI TẬP1. Thế nào là nghĩa biểu thị thông tin của phát ngôn?Thế nào là nghĩa biểu thị tình cảm của phát ngôn?Có nên cho rằng nghĩa này là quan trọng hơn nghĩa kia hay không? Tại sao?2. Phân tích nghĩa biểu thị thông tin và nghĩa biểu thị tình cảm trong những phát ngôn sau đây:a) Ông nói xong, cười giòn tan, mở bộ mành mành mồm cong lên, để hở hàm răng màu không tên là kết quả của những phen vừa ăn trầu, vừa hút thuốc lá, vừa nói khoác. (Nguyễn Công Hoan)b) Ai đi muôn dặm non sông,Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy. (Ca dao)c) Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. (Hồ Chí Minh)3. Phân tích nghĩa biểu thị tình cảm trong hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta.Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Phần nghĩa biểu thị tình cảm lộ ra rõ nhất ở những từ nào?4. Những phát ngôn dưới đây có mấy nghĩa, xét về mặt kết cấu bên trong? Hãy phân tích cụ thể những nghĩa đó.a) Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông (Định lí hình học)b) Bài toán trước nó còn làm được, huống gì bài này.cc) Nam lí sự với cả ba má của nó.5. Cách tìm hiểu nghĩa của phát ngôn theo mặt kết cấu bên trong khác với cách tìm hiểu nghĩa của phát ngôn trong quan hệ với đối tượng được đề cập như thế nào?

Page 71: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

75BÀI 14NGHĨA TƯỜNG MINH (1 tiết)Tiết 27I. KHÁI NIỆMNghĩa tường minh là nghĩa được xác định căn cứ theo câu chữ của phát ngôn. Ở đây, nghĩa của phát ngôn được xét trong quan hệ trực tiếp với mẫu câu và từ ngữ. Mọi phát ngôn đều có nghĩa tường minh. Vai trò của nghĩa tường minh trong phát ngôn là như sau:1. Trực tiếp biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập trong phát ngôn.Ví dụ:Soan còn nhớ như in cái hôm Triều bỏ nhà ra đi hậu phương. (Tô Hoài)Phân tích: Căn cứ theo mẫu câu và từ ngữ của phát ngôn này, ta rút ra nghĩa tường minh như sau:Kể, khẳng định chủ thể (Soan) đã và đang tiếp tục (còn) tái hiện trong óc điều có thực xảy ra trong dĩ vãng (nhớ như in) cái hôm chồng (Triều) bỏ nhà ra vùng kháng chiến.Ở đây nghĩa tường minh chính là điều được nói đến của phát ngôn.2. Không trực tiếp biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập mà chỉ là căn cứ để suy ra nghĩa hàm ẩn, suy ra điều được nói đến.Ví dụ:Chị Hoàng cười rú lên. Tôi cũng cười, nhưng có lẽ cái cười chẳng được tươi cho lắm. Anh thấy cần phải thề lần nữa:- Tôi có bịa tôi thì tôi chết. (Nam Cao)76Phân tích phát ngôn “thề” của nhân vật:

Page 72: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Căn cứ theo mẫu câu và từ ngữ của phát ngôn, ta rút ra nghĩa tường minh như sau:Điều kiện A thì kết quả B.Với điều kiện “Tôi có bịa” thì kết quả kéo theo: “Tôi chết”.Ta thấy điều được nói đến trong phát ngôn này không phải là “điều kiện A thì kết quả B” mà là “không A”. Đó là: tôi không bịa. Ta suy lí như sau:Tôi không chết (không B) vậy tức là tôi không bịa (không A).Ở đây nghĩa tường minh (A thì B) chỉ là căn cứ để suy ra nghĩa hàm ẩn (không A), suy ra điều được nói của phát ngôn (không A).II. PHÂN TÍCH NGHĨA TƯỜNG MINH CỦA PHÁT NGÔNSự phân tích hai ví dụ trên cho thấy muốn xác định nghĩa tường minh của phát ngôn, phải dựa vào nghĩa của mẫu câu và nghĩa của từ ngữ trong phát ngôn. Cách làm theo trình tự sau đây:1. Xác định nghĩa của mẫu câu theo hai cách phân loại, phân loại theo mục đích nói (câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán) và phân loại theo cấu trúc (câu đơn, câu ghép).2. Đặt từ ngữ vào mẫu câu để rút ra nghĩa tường minh.Như vậy, phải ôn lại và nắm vững kiến thức đã học ở các lớp dưới về mẫu câu, về nghĩa của từ. Có như vậy, mới có cơ sở để phân tích và để hiểu hết nghĩa tường minh của phát ngôn.Ví dụ:- Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? (Nam Cao)77Phân tích câu 1:Nghĩa của mẫu câu “A chứ B đâu!”, trong đó từ “chứ” có nghĩa phủ định “khả năng B ngược lại A”. Vậy câu này có nghĩa là: ông mua, không có điều ngược lại là ông xin. Suy ra: mua thì phải đưa

Page 73: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

cho người hỏi mua (xin thì có thể đưa hoặc không đưa), như vậy phải đưa.Phân tích câu 2:Nghĩa của mẫu câu hỏi: “C – V hở?”.Cần chú ý đến động từ “tưởng”. “Tưởng” có nghĩa là nghĩ và tin vào điều không phải như vây, không có thật. Nghĩa tường minh của câu này là: Mày nghĩ và tin vào điều không có thật là ông quỵt phải không? Từ đó suy ra điều được nói: bác bỏ ý nghĩ cho là ông quỵt.Sự phân tích các ví dụ trong bài học cho thấy cùng với mẫu câu, những từ loại sau đây có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tình thái cụ thể của phát ngôn: các phụ từ, các quan hệ từ đơn và sóng đôi, các động từ chỉ trạng thái hoạt động ý chí, chỉ trạng thái hoạt động tiếp thụ. Khi phân tích nghĩa tường minh ta cần chú ý khai thác chúng để hiểu hết được nghĩa tường minh.BÀI TẬP1. Muốn nhận biết nghĩa tường minh của phát ngôn, ta phải làm gì? 2. Muốn phân tích nghĩa tường minh của những phát ngôn dứơi đây”Chị Dậu nhổm đít toan đúng dậy. Bà Nghị thẽ thọt:- Chúng bay cứ cái thói ấy, không trách chẳng ai buồn thương (…). Mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó đấy chắc? Hay là chó của nhà mày bằng vàng? Thôi, cho thêm hào nữa thế là vừa con, vừa chó, cả thảy được hai đồng mốt. Bằng lòng không?(Ngô Tất Tố)Chú ý các từ ngữ: toan, cứ, không trách, tưởng, hay là, vừa … vừa.78BÀI 15NGHĨA HÀM ẨN (1 tiết)

Page 74: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Tiết 28I. KHÁI NIỆMNghĩa hàm ẩn khác với nghĩa tường minh ở cách thức thể hiện và cách thức lĩnh hội. Về cách thức thể hiện, nghĩa hàm ẩn không lộ ra ngay trên mẫu câu và từ ngữ. Về cách thức lĩnh hội, người tiếp nhận phải tìm cách suy ra từ mẫu câu và từ ngữ mà lĩnh hội. Vì vậy, nghĩa hàm ẩn là nghĩa không lộ ra ngay trên câu chữ mà là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh bởi một căn cứ nào đấy. Căn cứ đó là tình huống phát ngôn, cách thức sử dụng mẫu câu, từ ngữ và quy tắc suy nghĩ hợp lô-gíc.Trong sinh hoạt, để chỉ nghĩa hàm ẩn người ta thường dùng những từ như “có ẩn ý”, “có ngụ ý”, “ám chỉ”. Hỏi về sức học của một học sinh mà lại trả lời rằng “cậu ta giỏi đi chơi” thì đó là một sự châm biếm, có ý nói cậu ta lười học, không học giỏi. Biết con gái đang nấu cơm, bà mẹ hỏi rằng: “nấu cơm hay nấu cháo đấy?” Thì đó là có ý chê nấu cơm cho quá nhiều nước …Trong các truyện cười dân gian, ta cũng gặp những cách nói có “ẩn ý” lí thú. Anh chàng để xổng lợn, không hỏi người ta “có thấy lợn nào chạy qua không?”, mà lại nhân đó hỏi “có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?”. Còn người trả lời không nói “không thấy”, mà lại nhân đó chêm vào: “từ lúc mặc cái áo mới này đến giờ, tôi không thấy có con lợn nào chạy qua”. Cả hai đều có ý khoe, một bên khoe lợn cưới, một bên khoe áo mới (Truyện cười dân gian).II. PHÂN TÍCH NGHĨA HÀM ẨN CỦA PHÁT NGÔNDo kinh nghiệm và thói quen giao tiếp, khi tiếp nhận phát ngôn ta thường tự đặt cho mình câu hỏi “Nói thế là có ý gì?”. Đó là sự băn khoăn về nghĩa hàm ẩn. Trong một phát ngôn khi nghĩa tường minh và điều được nói không phù hợp với nhau, nghĩa tường minh không trực tiếp biểu thị điều được nói, lúc đó có nghĩa hàm ẩn. Khẳng định được có nghĩa hàm ẩn rôi, người tiếp nhận còn phải biết cách suy ra để xác định nội dung cụ thể của nghĩa hàm ẩn. Muốn suy ra được thì phải tìm căn cứ. Hai căn cứ để suy ra là:

Page 75: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

791. Tình huống phát ngônĐó là tình hình xảy ra lúc phát ngôn. Tình huống phát ngôn gồm có: thời gian – không gian trao đổi, đề tài trao đổi và diễn tiến của sự trao đổi., hai phía nói – nghe. Tình huống phát ngôn rất đa dạng. Có khả năng có nghĩa hàm ẩn trong những tình huống phát ngôn như:A) Cố ý nói ra ngoài đề tài trao đổi một cách dư thừa không cần thiết (dẫn chứng như chuyện khoe “Lợn cưới, áo mới”).B) Người ta hỏi một đằng, lảng tránh trả lời trực tiếp, chỉ trả lời những cái có liên quan đến điều người ta hỏi (dẫn chứng trả lời về sức học của cậu học trò).C) Biết người ta làm việc này nhưng lại hỏi rằng làm việc này hay làm việc kia (dẫn chứng hỏi nấu cơm hay nấu cháo).Trong phần bài tập, ta sẽ biết thêm một số tình huống phát ngôn có khả năng làm xuất hiện nghĩa hàm ẩn.2. Cách thức sử dụng câu chữ và quy tắc suy nghĩ hợp lô – gícNgười ta có thể dùng mẫu câu, từ ngữ và quy tắc suy nghĩ hợp lô – gíc thông thường để người tiếp nhận căn cứ vào đó mà suy ra nghĩa hàm ẩn. Cách thức này cũng rất đa dạng. Dưới đây giới thiệu một số trường hợp chủ yếu.a) Mẫu câu “A không hơn gì B”Ví dụ:

Nam học không hơn gì Bản.Nghĩa tường minh: so sánh tương đương về học lực giữa Nam và Bản.80Nghĩa hàm ẩn: Có ý đánh giá thấp học lực của Nam (so với học lực của Bản).b) Mẫu câu “A không kém gì B”

Page 76: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Ví dụ:Nam học không kém gì Bản.Nghĩa tường minh: so sánh tương đương về học lực giữa Nam và Bản.Nghĩa hàm ẩn: có ý đánh giá cao học lực của Nam (so với học lực của Bản).c) Mẫu câu “A nhưng B”Ví dụ:- Ngôi nhà ấy xa nhưng tiện đường.Nghĩa tường minh: đối lập xa và tiện đường.Nghĩa hàm ẩn: thiên về ưng thuận tiện đường hơn là chê xa.- Ngôi nhà ấy tiện đường nhưng xa.Nghĩa tường minh: đối lập tiện đường và xa.Nghĩa hàm ẩn: thiên về chê xa hơn là ưng thuận tiện đường.d) Mẫu câu “A thì B”Ví dụ: Hải mà chăm học thì nó không đến nỗi thi trượt.Nghĩa tường minh: Nếu Hải chăm học thì nó không đến nỗi phải hỏng thi như thế.Nghĩa hàm ẩn: suy ra, Hải thi trượt vì nó lười học.Trong phần bài tập, ta sẽ biết thêm một số cách thức sử dụng khác có khả năng làm xuất hiện nghĩa hàm ẩn.BÀI TẬP1. Nghĩa hàm ẩn khác với nghĩa tường minh ở những mặt nào? Không có nghĩa tường minh, có thể có nghĩa hàm ẩn được không?2. Phân tích nghĩa hàm ẩn trong những phát ngôn dưới đây:81a) Xin nước lạnh:

Page 77: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Chủ nhà dọn cơm khách, mang thiếu một đôi đũa. Ai nấy đều cầm đũa mời nhau còn khác không có đũa đứng dậy nói với chủ nhà rằng:- Cho tôi xin một chén nước lạnh. Chủ nhà hỏi:- Hả, để làm chi vậy?- Đặng rửa tay cho sạch mà bốc đồ ăn. (Truyện cười dân gian Nam Bộ)b) Nhiều anh trai làng thấy cô có sắc lại có vốn, muốn hỏi cô làm vợ để được cưới cả cô lẫn cái vốn của cô. (Nam Cao)C) Họ thuộc loại người chuyên dự các cuộc thảo luận khoa học và văn chương.D) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa.Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. (Ca dao)BÀI 16PHÂN TÍCH NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN TRONG VĂN CHƯƠNG (3 tiết)Tiết 29I. NHẬN XÉT CHUNG1. Quan niệm về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong văn chươngKhi đọc một câu văn hoặc câu thơ, một đoạn văn hoặc đoạn thơ, hoặc đọc toàn bộ một tác phẩm văn chương, cần biết hai điều cơ bản sau đây:82- Nói cái gì?- Nói thế là có ý gì?Trả lời câu hỏi “nói cái gì?” là thuộc về nghĩa tường minh còn trả lời câu hỏi “nói thế là có ý gì?” thuộc về nghĩa hàm ẩn.

Page 78: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

a) Câu hỏi “nói cái gì?” và nghĩa tường minh“Nói” đây có thể là miêu tả hay tự sự. Miêu tả có thể là tả cảnh, tả người, tả tâm trạng … Tự sự có thể là kể chuyện, kể sự việc. Tất cả đều được thể hiện một cách trực tiếp ngay trên mẫu câu, từ ngữ của tác phẩm văn chương. Cho nên trả lời câu hỏi “nói cái gì” chính là đi tìm nghĩa tường minh.Ví dụ:Đọc xong Truyện Kiều ta có thể biết: đây là câu chuyện về cô Vương Thúy Kiều, có tài sắc, có tình người, có tình thương cha mẹ và các em, gặp cơn gia biến phải bán mình để cứu cha và em, rơi vào lầu xanh hai lần, trải qua nhiều cơn nhục nhã ê chề …Cái gì làm cho ta biết như vậy? Chính là nghĩa tường minh của từ ngữ và câu thơ trong Truyện Kiều đã đem lại cho ta những hiểu biết đó.b) Câu hỏi “ nói thế là có ý gì?” và nghĩa hàm ẩn“Ý đây có thể ý tưởng hay tình cảm. Nói thế là có ý tưởng gì, tình cảm gì? Phải tìm cách suy ra từ các tình huống, từ ngữ và mẫu câu thì mới hiểu được điều định nói. Trả lời cho câu hỏi “nói thế là có ý gì” chính là đi tìm nghĩa hàm ẩn. Ví dụ:Ta phân tích tiếp một vài ý trong Truyện Kiều.Ta đặt các câu hỏi quy về “có ý gì” như sau:- Truyện nói về một xã hội “Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng” mà lại có nhiều bọn “ Cũng phường bán thịt, cũng tay buôn người” là có ý gì?83- Miêu tả một cô gái tài sắc “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành” mà lại phải trải qua “ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” là có ý gì?

Page 79: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

- Miêu tả Từ Hải chết đứng “ Khí thiêng khi đã về thần, nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng” là có ý gì hay không? Từ nghĩa tường minh, ta còn có thể đặt ra nhiều câu hỏi khác nữa đều quy về “có ý gì?”, không thể kể hết ở đây … Muốn trả lời những câu hỏi quy về “có ý gì?”, phải từ nghĩa tường minh và nhiều điều khác ngoài nghĩa tường minh để biện luận, lí giải mới có thể nói được. Như vậy, xác định nghĩa hàm ẩn trong văn chương không đơn giản, không chỉ là công việc phân tích thuần túy ngữ nghĩa. Nó cần đến những kiến thức ngoài ngữ nghĩa.2. Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong văn chươngDù là phân tích nghĩa tường minh hay nghĩa hàm ẩn thì cũng phải bắt đầu và phải dựa hẳn vào từ ngữ, câu văn, câu thơ cụ thể.Loại câu hỏi “ miêu tả, tự sự những cái gì, miêu tả tự sự như thế nào?” Là nhằm tìm ra nghĩa tường minh. Loại câu hỏi “ miêu tả, tự sự như vậy là có ý gì, biểu thị tình cảm gì ?” Là nhằm tìm ra nghĩa hàm ẩn.Khó khăn hơn cả vẫn là đối với nghĩa hàm ẩn. Mọi người có thể thống nhất với nhau trong việc xác định nghĩa tường minh bởi vì nghĩa này được bộc lộ ngay trên mẫu câu và từ ngữ. Song đối với nghĩa hàm ẩn của tác phẩm văn chương thì tình hình không như vậy. Căn cứ để suy ra nghĩa hàm ẩn ở đây không chỉ có nghĩa tường minh mà còn có những căn cứ khác ngoài nghĩa tường minh như: nhận thức, quan niệm, tư tưởng, tình cảm, vốn sống của người tiếp nhận. Có thể xảy ra tình hình người này suy ra được nghĩa hàm ẩn mà người kia không suy ra được. Có thể xảy ra tình hình mõi người suy ra nghĩa hàm ẩn theo mỗi hướng khác nhau.84Có thể xảy ra tình hình mỗi thời kì lịch sử suy ra nghĩa hàm ẩn theo mỗi hướng khác nhau. Văn chương cho phép suy ra như vậy đối với nghĩa hàm ẩn, miễn rằng sự suy ra này có căn cứ trên nghĩa tường minh và những cái ngoài nghĩa tường minh. Nhà đại văn hào

Page 80: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Nga L.Tônxtôi có nói: “ Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”. Cái mà L. Tônxtôi gọi là một tập hợp không sao kể xiết chính là nghĩa hàm ẩn của tác phẩm văn chương.II. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN TRONG VĂN CHƯƠNGTiết 301. Ca dao và thơPhân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của những câu ca dao và của những câu thơ sau đây:a) Bón cam, bóng quýt sau nhà, Bóng trăng đưa lại, ngỡ là bóng ai. (Ca dao)

- Trúc xinh, trúc mọc đầu đình,Em xinh em đứng một mình cũng xinh. (Ca dao)

b) BẠN ĐẾN CHƠI NHÀĐã bấy lâu nay bác tới nhà,Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.Ao sâu nước cả, khôn chài cá.Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.Cải chửa ra cây, cà mới nụ.Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.Đầu trò tiếp khách, trầu không có.Bác đến chơi đây, ta với ta. (Nguyễn Khuyến)

85c) Hôm qua còn theo anh, Đi ra đường quốc lộ, Hôm nay đã nhặt cành,

Page 81: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Đắp cho người dưới mộ. (Hoàng Lộc)Gợi ý cách làm:Khi làm, cần đặt cho mình hai câu hỏi sau đây rồi tự trả lời: “câu thơ, đoạn thơ, bài thơ nói cái gì?”, “nói thế là có ý gì?”.Tiết 312. Văn xuôiPhân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của những câu văn và đoạn văn dưới đây:a) Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu …- Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, rồi lại sấn đến để trói anh Dậu …Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa … (Ngô Tất Tố)86B) Nó bỏ ông già nọ vì sống với ông khổ sở và bệ rạc, bêu diếu quá, nhưng làm bạn với Nhân, được Nhân thương mến, có cái gì cũng chia sẻ cho mà nó đánh rơi ngay Nhân khi Nhân cùng quẫn thì còn sự bôi bạc nào khốn nạn hơn? (Nguyên Hồng)Gợi ý cách làm:Như đối với ca dao và văn thơ, ở văn xuôi cũng đặt câu hỏi “ câu văn, đoạn văn nói cái gì?”, “ nói thế là có ý gì?”.Ở đoạn văn (a), chú ý phát ngôn của cai lệ và của chị Dậu,Ở đoạn văn (b), chú ý đoạn “nó đánh rơi ngay Nhân khi Nhân đang cùng quẫn thì còn sự bội bạc nào khốn nạn hơn?”.

Page 82: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Tiết 32 và 33ÔN TẬP, KIỂM TRA (2 tiết)1. Hãy nêu rõ tính nhạc trong văn tiếng Việt và vai trò của “tiếng” trong thơ. Hãy trình bày những đặc điểm của một số thể thơ tiếng Việt thường gặp, xét về mặt thi luật.2. Thử phân biệt câu với phát ngôn, và nêu các thành phần nghĩa của phát ngôn.3. Thế nào là nghĩa tường minh, thế nào là nghĩa hàm ẩn? Thử phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm văn chương (qua một đoạn thơ, một đoạn văn).87MỤC LỤCCHƯƠNG I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮBài 1: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (2 tiết) 3Bài 2: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hóa tiếng Việt (1 tiết) 11Bài 3: Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ (2 tiết) 15CHƯƠNG II: PHƯƠNG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆTBài 4: Những hiểu biết cơ bản về phong cách học (2 tiết) 25Bài 5: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (1 tiết) 30Bài 6: Phong cách ngôn ngữ gọt giũa (1 tiết) 35Bài 7: Phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận (3 tiết) 28Bài 8: Phong cách ngôn ngữ báo – công luận và phong cách ngôn ngữ hành chính (3 tiết) 42Bài 9: Phong cách ngôn ngữ văn chương (2 tiết) 47

Ôn tập, kiểm tra (1 tiết) 50CHƯƠNG III: THI LUẬT

Page 83: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

Bài 10: Tiếng nhạc trong văn tiếng Việt – vai trò của tiếng trong thơ ca (2 tiết) 51Bài 11: Thơ lục bát, hát nói, thơ thất ngôn, thơ mới (3 tiết) 56CHƯƠNG IV: NGỮ NGHĨA CỦA CÂUBài 12: Câu và phát ngôn (1 tiết) 66Bài 13: Các thành phần nghĩa của phát ngôn (2 tiết) 70Bài 14: Nghĩa tường minh (1 tiết) 75Bài 15: Nghĩa hàm ẩn (1 tiết) 78Bài 16: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong văn chương (3 tiết) 81

Ôn tập, kiểm tra (2 tiết) 86

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạoBan biên tập:HỒNG DÂN (chủ biên)CÙ ĐÌNH TÚ – BÙI TẤT TƯƠMBiên tập lần đầu: NGUYỄN HOÀI THANHBiên tập tái bản: NGUYỄN THỊ NHUNGBiên tập kĩ thuật: TRẦN THÀNH TOÀNTrình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNGSửa bản in: LÊ MINH TÂMSắp chữ: PHÒNG CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ NXB GIÁO DỤC TẠI TP. HCM Chịu trách nhiệm xuất bản:Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁIPhó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO

Page 84: Chương I: TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮsaomaidata.org/library/textBook/11/TiengViet11.docx  · Web viewNội dung khái niệm của những từ ngữ này

TIẾNG VIỆT 11. Mã số: 3H104t6. Số XB: 1517/320 – 05. In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2006.