79
Chuyên để thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống luôn phát triển, đời sống ngày một tăng cao và nhu cầu của con người cũng không ngừng biến đổi. Ước mơ thủa nào của con người là có một chiếc ti vi để được “ biết đến các vùng miền trên thế giới qua màn ảnh nhỏ ”, theo thời gian, nhu cầu đó đã trở thành được “đặt chân đến các vùng miền trên thế giới, tận mắt ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, tự mình cảm nhận các nền văn hóa” – nhu cầu được đi du lịch. Du lịch, theo cách hiểu trước đây, là hoạt động của con người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên với mục đích đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử trong nước và trên thế giới. Tuy nhiện, mới đây tổ chức du lịch thế giới WTO đã đưa ra một khái niệm du lịch với mức ý nghĩa rộng hơn : “ Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thu lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” Kể từ khi mở cửa nền kinh tế với thị trường thế giới vào những năm 90 của thế kỉ trước, du lịch Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Năm 2007, ngành du lịch đã mang lại hơn 22280.1 tỉ đồng , khẳng định chắc chắn vị thế, tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Theo nhiều bài viết SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48 1

Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

  • Upload
    tu-bo

  • View
    18

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc sống luôn phát triển, đời sống ngày một tăng cao và nhu cầu của con

người cũng không ngừng biến đổi. Ước mơ thủa nào của con người là có một chiếc

ti vi để được “ biết đến các vùng miền trên thế giới qua màn ảnh nhỏ ”, theo thời

gian, nhu cầu đó đã trở thành được “đặt chân đến các vùng miền trên thế giới, tận

mắt ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, tự mình cảm nhận các nền văn hóa” – nhu cầu

được đi du lịch.

Du lịch, theo cách hiểu trước đây, là hoạt động của con người đi ra khỏi môi

trường sống thường xuyên với mục đích đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, các

di tích lịch sử trong nước và trên thế giới. Tuy nhiện, mới đây tổ chức du lịch thế

giới WTO đã đưa ra một khái niệm du lịch với mức ý nghĩa rộng hơn : “ Du lịch là

hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của

con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích

khác ngoài các hoạt động để có thu lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một

năm”

Kể từ khi mở cửa nền kinh tế với thị trường thế giới vào những năm 90 của thế

kỉ trước, du lịch Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển mạnh mẽ chưa từng

thấy. Năm 2007, ngành du lịch đã mang lại hơn 22280.1 tỉ đồng , khẳng định chắc

chắn vị thế, tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Theo nhiều bài

viết cũng như các bản báo cáo trên thế giới, du lịch Việt Nam chính là một mảng thị

trường đầy tiềm năng với tốc độ phát triển gần như gấp hai lần so với tốc độ phát

triển GDP .Việt Nam là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất trong khu

vực châu Á Thái Bình Dương. Vừa qua, hội đồng du lịch thế giới ( WTTC ) đã công

bố Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về tốc độ tăng số lượng khách du

lịch .Mặc dù khách du lịch quốc tế năm 2009 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm

11,5% so với năm 2008 nhưng lượng khách nội địa lại tăng 19%, đạt 25 triệu lượt

người vì vậy doanh thu du lịch năm 2009 ước tính đạt 68.000-70.000 tỉ đồng tăng

khoảng 10% so với năm 2008 ( theo : www.laodong.com.vn )

Doanh thu du lịch là một chỉ tiêu giá trị có thể tổng hợp hết mọi hoạt động

kinh doanh du lịch, chỉ tiêu doanh thu không chỉ nói nên số lượng mà còn phản ánh

được chất lượng của phục vụ của du lịch .Doanh thu du lịch chính là hình ảnh rõ

ràng nhất của việc sử dụng hiệu quả hay không các nguồn lực du lịch.Tuy vậy hiện

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

1

Page 2: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

nay hoạt động kinh doanh du lịch rất phức tạp , các cơ sở du lịch phục vụ cả khách

du lịch và khách không phải của du lịch. Việc xác định và tính toán doanh thu xã

hội du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn . Đề tài “Nghiên

cứu thống kê các chỉ tiêu doanh thu du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2007” sẽ góp

phần giải quyết vấn đề này.

Với mục đích như trên, chuyên đề thực tập của em sẽ gồm ba phần chính sau:

- Chương I: Doanh thu du lịch và các chỉ tiêu thống kê doanh thu du lịch.

- Chươn II: Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam qua

việc xác định và phân tích các chỉ tiêu doanh thu trong giai đoạn 2000-2009.

- Chương III: Kết luận và các kiến nghị.

Chuyên đề được thực hiện trong thời gian không dài, với vốn kiến thức thực tế

còn rất hạn hẹp của người viết nên không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong

nhận được các đánh giá nhận xét của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn

trong những bài viết sau.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS. TS Trần Thị Kim Thu đã

hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình, giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 01 năm 2010.

CHƯƠNG I

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

2

Page 3: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

DOANH THU DU LỊCH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

DOANH THU DU LỊCH

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VIỆT NAM

Trong những năm gần đây dư luận quốc tế liên tục đánh giá nước ta là điểm

đến thân thiện, an toàn và xếp hạng một trong những nền du lịch hấp dẫn nhất thế

giới trong mười năm tới. Ngành du lịch đã dần khẳng định được vai trò, vị trí là một

ngành kinh tế mũi nhọn.

1.1.1 Đặc điểm du lịch và vai trò của ngành du lịch trong sự phát triển nước ta.

Ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả

ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch

là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác,

du lịch là một trong ba ngành kinh tế hang đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành

một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là

một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều quốc gia

đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc

sống. Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Trong quá trình phát triển,

nội dung hoạt động của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Có rất

nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch với các cách tiếp cận khác nhau. Tiếp cận từ

góc độ người đi du lịch, của người kinh doanh, của chính quyền địa phương và của

cộng đồng dân cư sở tại. Hơn nữa, do các cách hiểu không giống nhau về du lịch ở

các nước khác nhau cũng như tính chất đặc thù của hoạt động du lịch mà trên thế

giới khi đưa ra định nghĩa về du lịch người ta có thể thiên về khía cạnh này hay khía

cạnh khác.Vì vậy các tổ chức nghiên cứu du lịch khác nhau, các nhà nghiên cứu

khoa học khác nhau cũng đưa ra những định nghĩa về du lịch phù hợp với góc độ

nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu thống kê cũng cần có một định nghĩa phù hợp để vừa mô tả được

những nét chung của hoạt động du lịch vừa là cơ sở để có thể nghiên cứu định

lượng hoạt động đó. Theo tổ chức du lịch thế giới thì “Du lịch là các hoạt động của

con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của

mình) trong một khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục

đích của chuyến đi không phải để thực hiện các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

3

Page 4: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

của vùng tới thăm”.Theo định nghĩa trên thì để được gọi là du lịch phải có 3 điều

kiện về không gian, thời gian và mục đích chuyến đi.

Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động của một ngành kinh tế - xã hội có

nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với

hoạt động khác như công vụ, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và các dạng

nhu cầu khác. Đây là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các đặc điểm.

Đặc điểm của ngành du lịch

Là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch bởi vì tài nguyên du lịch là cơ sở

khách quan để hình thành nên các tuyến điểm du lịch.

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa

dạng và cao cấp của khách du lịch. Đó là các nhu cầu nghỉ ngơi, đi lại, tham

quan giải trí, mua hàng hóa và các dịch vụ bổ sung khác. Tiêu dung trong du

lịch thường là tiêu dùng trung và ca cấp.

Du lịch là một ngành ngoài kinh doanh dich vụ phải đảm bảo an ninh, chính

trị và trật tự an toàn xã hội cho khách du lịch và cho địa phương đón nhận

khách du lịch.

Vai trò của ngành du lịch

Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch góp phần xóa đói, giảm

nghèo, nâng cao mức sống và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã tăng

tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân,

đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn, đời sống nhân dân được cải

thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long

(Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò(Nghệ

An), Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng

Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, v.v...

Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các

ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống,

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, mở rộng

giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và ngoài nước, giao lưu văn hóa,

nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, bảo đảm an ninh, quốc phòng

và trật tự an toàn xã hội.

Hoạt động du lịch hiện đã tạo ra việc làm cho hơn 234 nghìn lao động trực

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

4

Page 5: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc

biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Thông qua du lịch, nhiều di tích,

di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy

động, tạo nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa, truyền

tải được các giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và du khách, tăng thêm

tính hấp dẫn của du lịch.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch phối hợp các bộ, ngành hữu

quan và các địa phương trong tham mưu xây dựng và hoàn thành hệ thống cơ

chế, chính sách lớn về du lịch, các văn bản hướng dẫn, chương trình hành

động quốc gia về du lịch, “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-

2010”, “Quy chế đón khách du lịch Trung Quốc” và nhiều chủ trương, chính

sách khác.Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2006 và đang được triển khai

thực hiện trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ

trong hoạt động du lịch. Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được

nâng cao, gắn với công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về du

lịch, kiện toàn hệ thống kinh doanh thích nghi dần với cơ chế  quản lý mới.

Hoạt động du lịch hiện thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

1. 1.2. Thực trạng của ngành du lịch nước ta.

Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn

130 nghìn buồng, phòng, trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến

5 sao; 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ

hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ðà Nẵng và Hải

Phòng. Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa đạt hơn mười nghìn doanh nghiệp.

Các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài

ra, tại các địa phương, còn có hàng nghìn hộ tư nhân tham gia kinh doanh du

lịch.Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp du lịch Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh. Ðề án sắp xếp lại doanh nghiệp

trực thuộc Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức

triển khai theo hướng để lại bốn doanh nghiệp du lịch mạnh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, TP

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu; hình thành công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tám công

ty; cổ phần hóa các công ty hiện có. Cả nước đã cổ phần được hơn 100 doanh

nghiệp du lịch, tạo điều kiện để các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và mặc dù chịu ảnh hưởng của

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

5

Page 6: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực của thế giới, ngành du lịch Việt

Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong 15 năm vừa qua,

lượng du khách luôn luôn duy trì được mức tăng trưởng cao hai con số (trung bình

mỗi năm tăng 20%). Du khách quốc tế tăng 11 lần từ 250 nghìn lượt trong năm

1990 lên đến 3,4 triệu lượt năm 2005 và trong năm nay có khả năng sẽ đạt 3,8 triệu

lượt người. Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ một triệu lượt năm 1990 lên hơn

16 triệu lượt người năm 2005 với thu nhập từ du lịch đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, vượt

chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Ngành du lịch và các địa phương huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật

chất, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trong 5 năm qua, Chính

phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm

với 385 dự án và phân bổ đầu tư hạ tầng cho 62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương. Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước khuyến khích địa

phương và các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơ sở vật chất hạ

tầng du lịch. Ngành cũng đã thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến nay,

cả nước có 190 dự án với tổng vốn đăng ký 4,64 tỷ USD ở 29 tỉnh, thành phố. Cùng

với dự án phát triển nguồn nhân lực của Luxembourg có số vốn hơn 10 triệu euro và

dự án EU tài trợ với số vốn khoảng 12 triệu euro, Tổng cục Du lịch đã tiếp nhận và

điều hành dự án "Phát triển du lịch Mê Kông" do ADB tài trợ với khoản kinh phí

12,2 triệu USD (8,47 triệu USD là vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng

cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, bước đầu các

doanh nghiệp du lịch Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên

doanh hoặc đầu tư 100% vốn. Tuy dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, quy mô

nhỏ nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp xu hướng chung của hội

nhập kinh tế thế giới.

Việt Nam hiện có quy chế miễn thị thực cho công dân các nước: Nhật Bản,

Hàn Quốc cùng một số nước Bắc Âu. Việc cấp thị thực cho du khách được đa dạng

hóa như cấp trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, tại cửa khẩu quốc tế

cho khách vào không quá 15 ngày. Ðây là một trong những yếu tố góp phần quan

trọng cho quá trình tăng trưởng du khách đến nước ta thời gian qua.

Ngành du lịch  chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường

sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế

mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

6

Page 7: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

mới như đi bộ, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt bằng xe

đạp, mô-tô, ô-tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước, du lịch văn

hóa, sinh thái kết hợp thể thao, v.v... Việc khảo sát tuyến du lịch đường bộ tại các

tỉnh miền trung và tuyến, điểm du lịch của nước bạn: Lào, Thái-lan, Cam-pu-chia

đã được một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức thí điểm cho hơn 20 đoàn bao

gồm 388 xe ô-tô carnavan tay lái phải và hơn 1.000 du khách Thái-lan vào Việt

Nam du lịch. Ðây là cơ sở thuận lợi để phát triển du lịch đường bộ giữa Việt Nam

và các nước.

Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm nay, nước ta là điểm đến lôi

cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch biển chở theo hàng

nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ

Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó

khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du lịch mới, ngành du lịch và các địa

phương còn tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch hằng năm như các chương

trình: Năm du lịch Hạ Long, Ðiện Biên Phủ, Nghệ An và hiện nay là năm du lịch

Quảng Nam "Một điểm đến hai di sản thế giới" cùng các lễ hội, liên hoan ở khắp

các miền đất nước. Các sự kiện, chương trình này góp phần định hướng đầu tư phát

triển sản phẩm và loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc

đẩy du lịch phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.

1.2 DOANH THU DU LỊCH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DOANH THU

DU LỊCH

1.2.1 Chi tiêu du lịch và phân loại chi tiêu du lịch.

Khi nói về về du lịch, chúng ta thường quan tâm nhiều tới khía cạnh “vật chất”

của nó như : số lượng khách du lịch, dòng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ.. Tuy

nhiên, du lịch cũng có thể được xem xét như một quá trình mà trong đó của cải

được trao đổi và thu nhập tăng lên. Một nghiên cứu sâu về giá trị cũng như cơ cấu

chi tiêu cho du lịch là việc cốt yếu để có thể thấy được sự tương ứng của quan điểm

về du lịch thứ hai so với quan điểm thứ nhất. Việc này sẽ giúp chúng ta có thể quản

lý cũng như hiểu được những ảnh hưởng của du lịch lên nền kinh tế đất nước và khu

vực. Do đó, các chỉ tiêu thống kê doanh thu hay chi tiêu du lịch là môt trong những

chỉ tiêu cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, những người nghiên cứu.

Chi tiêu du lịch là thuật ngữ dùng để chỉ tổng chi tiêu tiêu dùng được thực

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

7

Page 8: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

hiển bởi một khách viếng thăm hoặc với tư cách đại diện cho một khách viếng

thăm, cho và trong chuyến đi của mình (bao gồm cả thời gian lưu lại tại địa điểm

đến).

Định nghĩa trên cho thấy khái niệm chi tiêu du lịch không chỉ giới hạn cho

những chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ vốn có của du lịch trong chuyến đi cũng

như trong thời gian lưu lại ở địa điểm đến, mà chi tiêu du lịch còn bao gồm cả

những chi tiêu cho những hàng hóa lầu bền phục vụ các nhu cầu cá nhân hay chi

mua hàng lưu niệm….

Tuy nhiên các chi tiêu sau đây không được tính cho chi tiêu du lịch:

Các chi tiêu với mục đích thương mại, ví dụ như bán lại hay tiền hoa

hồng của một sản phẩm nào đó, hay các mua bán được khách viếng thăm

thực hiện đại diện cho ông chủ của mình trong chuyến đi công tác.

Các hình thức đầu tư vốn hay hạ tầng cơ sở, về đất đai, nhà cửa, bất

động sản.. được thực hiện bởi khách viếng thăm , bất kể có thể trong

tương lại chúng có thể được sử dung cho các mục đích du lịch của

khách.

Tiền mặt đưa cho họ hàng và bạn bè trong chuyến đi – những chi tiêu

không thể hiện cho hàng hóa và dịch vụ du lịch, cũng như các khoản tiền

ủng hộ, từ thiện.

Phân loại chi tiêu:

Tổng chi tiêu du lịch có thể được phân thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí

khác nhau. Tổ chức du lịch thế giới đưa ra một số cách phân loại sau đây:

Cách 1: Phân loại theo quốc tịch khách du lịch. Khi đó chi tiêu du lịch được chia

thành : chi tiêu của khách du lịch quốc tế và chi tiêu của khách du lịch trong

nước.

Cách 2 : Phân loại theo thời gian lưu trú của khách du lịch. Chi tiêu du lịch được

chia thành: Chi tiêu cho du lịch qua ngày hoặc chi tiêu cho du lịch viếng thăm

một ngày.

Cách 3 : Phân loại dựa trên các sản phẩm mà chi tiêu được thực hiện. Chi tiêu du

lịch bao gồm:

Chi tiêu của khách du lịch cho dịch vụ lưu trú.

Chi tiêu của khách du lịch cho dịch vụ ăn uống.

Chi tiêu của khách du lịch cho dịch vụ vận chuyển (trừ vận tải quốc tế).

Chi tiêu của khách du lịch cho dịch vụ vui chơi, giải trí.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

8

Page 9: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Chi tiêu của khách du lịch cho các loại dịch vụ bổ xung khác như matxa, giặt

là,..

1.2.2 Doanh thu du lịch, phân loại loại doanh thu du lịch, ý nghĩa và nhiệm

vụ nghiên cứu.

Ở Việt nam, việc thu thập và phân chia các loại doanh thu du lịch vẫn đang

được hoàn thiện. Dưới đây là những khái niệm cơ bản và tổng quan nhất về doanh

thu du lịch được sử dụng ở Việt Nam.

1.2.2.1. Khái niệm về doanh thu du lịch.

. Khái niệm doanh thu du lịch theo giác độ thống kê.

Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách trong kì nghiên cứu do hoạt

động phục vụ các loại ( hay tổng số tiền mà khách du lịch đã chi ra cho hoạt động

du lịch trừ vận tải hành khách quốc tế )

Theo niên giám thống kê Đà Nẵng :

Doanh thu du lịch là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt

động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầu khách du lịch trong

một thời gian nhất định (Bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch của

nước ngoài). Doanh thu du lịch được tính bằng tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ

đã qui ra tiền Việt Nam.

Tổng doanh thu du lịch là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh

doanh của toàn ngành du lịch trong thời gian nhất định, thường là một năm.

Doanh thu của đơn vị kinh doanh du lịch là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả

hoạt động của đơn vị kinh doanh du lịch trong thời gian nhất định, thường là một

năm.

Theo niên giám thống kê Việt Nam:

Doanh thu du lịch lữ hành là số tiền các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành thu từ

kết quả thực hiện các hoạt động tổ chức thực hiện các trương trình du lịch trọn gói

hoặc không trọn gói phục vụ khách nội địa và khách quốc tế, cung cấp thông tin du

lịch, tư vấn, lập kế hoạch du lịch và hướng dẫn khách du lịch kể cả đại lý du lịch

cho đơn vị khác.

1.2.2.2 Phân loại các chỉ tiêu doanh thu du lịch.

Có 2 loại chỉ tiêu doanh thu du lịch là : doanh thu đơn vị kinh doanh du lịch

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

9

Page 10: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

và doanh thu du lịch xã hội .

Doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch bao gồm:

. Doanh thu từ hoat động du lịch ( thu được từ khách du lịch )

. Doanh thu từ các hoạt động khác không phải là hoạt động du lịch.

Doanh thu xã hội từ du lịch : là toàn bộ số tiền mà khách du lịch chi

cho hoạt động kinh doanh du lich (hay là doanh thu du lịch của toàn xã hội)

bao gồm:

. Doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch từ hoạt động du lịch (do khách du

lịch trả).

. Doanh thu của các cá nhân, các hộ gia đình quy mô nhỏ..không thuộc quản lý

của ngành du lịch có hoạt động phục vụ khách du lịch (phần do khách du lịch trả).

Hiện nay phần doanh thu này vẫn chưa xác định được.

Thực tế về tài liệu doanh thu du lịch ở Việt Nam hiện nay:

Số liệu doanh thu du lịch của tổng cục thống kê bao gồm :

. Số liệu thống kê về doanh thu từ hoạt động lữ hành (trừ phần chi hộ khách).

. Số liệu thống kê về doanh thu từ hoạt động lưu trú (doanh thu khách sạn,

nhà hàng…)

Số liệu doanh thu du lịch của tổng cục du lịch bao gồm:

. Số liệu thống kê về tổng doanh thu từ các đơn vị hoạt động kinh doanh du

lịch do tổng cục du lịch quản lý.

. Số liệu ước tính về doanh thu du lịch xã hội.

Nhận xét : Thực tế điều tra thu thập số liệu thống kê rất khó khăn với

doanh thu du lịch xã hội và doanh thu chỉ từ hoạt động du lịch do khi thống

kê doanh thu, các đơn vị kinh doanh du lịch không thể phân chia nguồn

doanh thu nào là từ khách du lịch, nguồn doanh thu nào là từ không phải của

khách du lịch. Ngành du lịch chưa thống kê được các cá nhân quy mô nhỏ

phục vụ du lịch nhưng không thuộc quản lý của ngành du lịch.Do vậy nguồn

số liệu của tổng cục thống kê và tổng cục du lịch vẫn chưa đầy đủ về hai loại

doanh thu trên. Hiện tại, tổng cục du lịch mới chỉ có số liệu ước tính về

doanh thu xã hội du lịch. Còn chỉ tiêu doanh thu của các đơn vị kinh doanh

du lịch là tương đối chính xác vì việc thu thập số liệu thống kê từ các đơn vị

kinh doanh du lịch tương đối dễ dàng. Với thực tế về nguồn số liệu nghiên

cứu như vậy đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu chỉ tiêu doanh thu của các đơn vị

kinh doanh du lịch.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

10

Page 11: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Với mục đích nghiên cứu, đề tài cũng xin giới thiệu các cách phân

loại do tổ chức du lịch thế giới đã đề xuất:

Doanh thu du lịch quốc tế:

Đối với nhiều quốc gia doanh thu du lịch quốc tế là một nhân tố quan trọng

trong cán cân thanh toán quốc tế. Các chi tiêu thực hiện bởi các khách du lịch ra

nước ngoài thường là bên nợ trong khi các chi tiêu bởi khách du lịch quốc tế đến sẽ

cấu thành tài khoản Có trong cán cân. Để bảo đảm tính thống nhất với các khuyến

cáo của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) về cán cân thanh toán, các chi tiêu du lịch cho

vận tải hành khách quốc tế nên được phân biệt với các mua bán khác liên quan tới

chuyến đi.

“Tổng doanh du lịch quốc tế” được định nghĩa là chi tiêu của tổng số khách

quốc tế trên đất nước đến, kèm theo các chi trả vận tải quốc tế cho các đơn vị vận

tải trong nước.. Các khoản trả trước hay các khoản chi tiêu sau đó cho hàng hóa và

dịch vụ được thực hiện trên đất nước đến cũng được tính vào chỉ tiêu này này.

“Doanh thu vận tải quốc tế” là tất cả các chi trả cho các đơn vị vận tải một

nước, được thực hiện bởi những người không phải là cư dân của nước đó, bất kể họ

có đi tới đất nước đó hay không. Các khoản này được tính vào chỉ tiêu “ Dịch vụ

Vận tài hành khách”, theo mẫu báo cáo quy chuẩn của Quỹ tiền tệ quốc tế.

Doanh thu du lịch nội địa:

Doanh thu du lịch nội địa là các khoản doanh thu từ các khoản tiền mà khách

viếng thăm phải trả khi du lịch trên đất nước cư trú, bao gồm các khoản cho đi lại,

các khoản tiền chỉ trả tại địa điểm đến thăm cũng như các khoản chi trả cần thiết

để chuẩn bị và tiến hành chuyền đi cũng như các chi tiêu liên quan tới chuyến đi

được thực hiện sau chuyến đi trên đất nước cư trú

1.2.2.3 Ý nghĩa và nhiệm vụ nghiên cứu thống kê du lịch.

Ý nghĩa :

Doanh thu du lịch là chỉ tiêu giá trị có thể tổng hợp hết mọi hoạt kinh

doanh du lịch.

Chỉ tiêu doanh thu du lịch không chỉ nói nên số lượng mà còn phản ánh

được chất lượng của hoạt động phục vụ du lịch.

Chỉ tiêu doanh thu du lịch kết hợp với các chỉ tiêu chi phí để nghiên cứu

hiệu quả của các yếu tố đầu vào và của cả hoạt động kinh doanh du lịch

nói chung.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

11

Page 12: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Nhiệm vụ nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch:

Thống kê đầy đủ, chính xác doanh thu của mọi hoạt động kinh doanh du

lịch .

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu du lịch từ đó

đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

12

Page 13: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNGIINGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH

VIỆT NAM QUA VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU

DOANH THU TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2007

Qua các khái niệm ở chương I ta có thể thấy khái niệm doanh thu du lịch hiện

nay của nước ta vẫn chưa thực sự đầy đủ và hệ thống, việc tính toán giữa các chỉ

tiêu doanh thu vẫn xuất hiện những nhầm lẫn. Sử dụng các phương pháp thống kê

nhằm nghiên cứu và phân tích chỉ tiêu doanh thu du lịch sẽ góp phần vào giải quyết

vấn đề này.

2.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu du lịch.

2.1.1. Phương pháp xác định doanh thu lịch xã hội.

Quá trình xác định doanh thu xã hội từ du lịch được thực hiện qua hai bước :

Bước 1 : Điều tra chi tiêu của khách du lịch từ đó tính được chi tiêu bình quân 1

khách

. Tính cho từng loại khách hoặc chung cho nhiều loại khách

. Tính cho 1 khách, 1 ngày khách của từng loại khách hoặc chung cho

nhiều loại khách.

Bước 2 : Xác định doanh thu xã hội từ du lịch.

D = [(doanh thu bình quân 1 khách) (số khách từng loại)]

( D )

Điều kiện vận dụng: Khi biết số liệu thống kê về chi tiêu bình quân 1 khách của

từng loại khách và số khách của từng loại khách.

D = [(doanh thu bình quân 1 ngày khách) (số ngày khách của

từng loại)]

( D )

Điều kiện vận dụng: Khi biết số liệu thống kê về chi tiêu bình quân của 1 khách

trong 1 ngày từng loại khách và số ngày khách của từng loại.

D = [(doanh thu bình quân 1 ngày khách) (số ngày lưu trú bình

quân 1 khách từng loại) (số khách từng loại)]

(D )

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

13

Page 14: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Điều kiện vận dụng: Khi biết số liệu thống kê về chi tiêu bình quân chung 1 ngày

của 1 khách , số ngày lưu trú bình quân 1 khách và số khách của từng loại khách.

2.1.2. Phương pháp xác định doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch.

Tiến hành thu thập, thống kê doanh thu của từng đơn vị kinh doanh du lịch (không

phân biệt là doanh thu từ hoạt động du lịch hay doanh thu từ họat động không phải du

lịch). Sau đó tổng hợp tất cả các doanh thu của các đơn vị đó lại ta sẽ thu được doanh

thu của các đơn vị kinh doanh du lịch.

( là doanh thu của từng đơn vị kinh doanh du lịch).

2.2. Các phương pháp sử dụng để phân tích các chỉ tiêu doanh thu trong giai

đoạn 2000-2007.

2.2.1. Bảng thống kê và đồ thị thống kê

2.2.1.1 Bảng thống kê

Ý nghĩa và tác dụng

Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ

thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng

nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là những con số của từng

bộ phận và chung có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Bảng thống kê giúp ta tiến hành so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương

pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng nghiên cứu.

Cấu thành bảng thống kê

Về hình thức:

Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang, cột dọc, các tiêu đề, tiêu mục và các

tài liệu con số:

- Các hàng ngang, cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê vì số hàng và

cột càng nhiều thì bảng thống kê càng nhiều và phức tạp.

- Tiêu đề của bản thống kê phản ánh nội dung, ý nghĩa của bảng và của từng

chi tiết trong bảng.

- Các tài liệu con số, thu thập được do kết quả tổng hợp thống kê được ghi vào

các ô của bảng thống kê, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện

tượng nghiên cứu.

Về nội dung: Bảng thống kê gồm 2 phần: Phần chủ đề và phần giải thích

- Phần chủ đề (còn gọi là phần chủ từ) nói lên tổng thể hiện tượng được trình bày

trong bảng thống kê, tổng thể này được phân thành những đơn vị nào, bộ phận nào?

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

14

Page 15: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

- Phần giải thích (còn gọi là phần tân từ) gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc

điểm của đối tượng nghiên cứu, tức là giải thích phần chủ đề của bảng.

- Phần chủ đề thường được đặt ở vị trí bên trái của bảng thống kê, còn phần

giải thích được đặt phía trên của bảng.

2.2.1.2 Đồ thị thống kê

Ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính

chất quy ước các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp hình vẽ,

đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện

tượng.

Các loại đồ thị thống kê

Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể phân chia đồ thị thống kê thành các

loại sau:

- Biểu đồ hình cột: Biểu đồ hình cột là loại biểu đồ biểu hiện các tài liệu thống

kê bằng các hình chữ nhật hay khối chữ nhật thẳng đứng hoặc nằm ngang có chiều

rộng và chiều sâu bằng nhau, còn chiều cao tương ứng với các đại lượng cần biểu

hiện.Biểu đồ hình cột được dùng để biểu hiện quá trình phát triển, phản ánh cơ cấu

và thay đổi cơ cấu hoặc so sánh cũng như biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng.

- Biểu đồ tượng hình: Biểu đồ tượng hình là loại đồ thị thống kê, trong đó các

tài liệu thống kê được thể hiện bằng các hình vẽ tượng trưng. Biểu đồ tượng hình

được dùng rộng rãi trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin trên các phương tiện

sử dụng rộng rãi.

- Biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn): Biểu đồ diện tích là loại biểu đồ, trong

đó các thông tin thống kê được biểu hiện bằng các loại diện tích hình học như hình

vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình ô van,...Biểu đồ diện tích thường được dùng

để biểu hiện kết cấu và biến động cơ cấu của hiện tượng.

- Biểu đồ ra đa (mạng nhện) : Biểu đồ hình màng nhện là loại đồ thị thống kê

dùng để phản ánh kết quả đạt được của hiện tượng lặp đi lặp lại về mặt thời gian, ví

dụ phản ánh về biến động thời vụ của một chỉ tiêu nào đó qua 12 tháng trong năm.

- Đồ thị đường gấp khúc: Đồ thị đường gấp khúc là loại đồ thị thống kê biểu

hiện các tài liệu bằng một đường gấp khúc nối liền các điểm trên một hệ toạ độ,

thường là hệ toạ độ vuông góc. Đồ thị đường gấp khúc được dùng để biểu hiện quá

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

15

Page 16: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

trình phát triển của hiện tượng, biểu hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể

theo một tiêu thức nào đó, hoặc biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời

gian của các chỉ tiêu nghiên cứu.

Căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể phân chia đồ thị thống kê thành:

- Đồ thị phát triển: Đồ thị này dùng để biểu hiện tình hình phát triển của hiện

tượng và so sánh giữa các hiện tượng, có thể dùng các loại biểu đồ hình cột, hình

tròn và đồ thị tuyến tính.

- Đồ thị kết cấu: Để biểu hiện kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng,

thường dùng các loại biểu đồ hình cột và hình tròn.

- Đồ thị liên hệ: Để biểu hiện mối liên hệ giữa hai tiêu thức, thường dùng đồ thị

đường gấp khúc.

2.2.2 Phương pháp dãy số thời gian

2.2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian

Định nghĩa:

Là một dãy số các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp

theo thứ tự thời gian.

Các loại dãy số thời gian:

Dãy số tuyệt đối: là dãy số mà các chỉ tiêu của nó biểu hiện bằng số tuyệt

đối hay biểu hiện quy mô, khối lượng bao gồm: dãy số thời kì và dãy số

thời điểm.

Dãy số tương đối: là dãy số mà các mức độ của nó biểu hiện bằng số

tương đối bao gồm: Dãy số tương đối động thái, dãy số tương đối kế

hoạch, dãy số tương đối kết cấu, dãy số tương đối cường độ, dãy số tương

đối không gian.

Tác dụng:

Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian.

Dự đoán mức độ hiện tượng trong tương lai.

2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Mức độ bình quân qua thời gian

Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng qua thời gian nghiên cứu.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối.

Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối qua thời gian bao gồm:

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

16

Page 17: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn .

Phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc .

Phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và

thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.

Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.

Tốc độ phát triển

Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời

gian bao gồm:

Tốc độ phát triển liên hoàn.

Phản ánh tốc độ và xu hướng biến dộng của hiện tượng ở thời gian sau so với

thời gian liền trước đó.

hoặc %

Tốc độ phát triển định gốc.

Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian trong những

khoảng thời gian dài.

Tốc độ phát triển bình quân

Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn trong một độ dài

thời gian nhất định.

Tốc độ tăng (giảm)

Là tỉ số so sánh giữa 2 mức độ ở 2 thời gian nghiên cứu. Nó phản ánh qua thời

gian hiện tượng đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm bao gồm:

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian i-1

Tốc độ tăng (giảm) định gốc

Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu được chọn làm

gốc

Tốc độ tăng (giảm) bình quân

Phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tảng (giảm) liên hoàn.

(nếu biểu hiện bằng lần)

Hoặc: (nếu biểu hiện bằng %)

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn.

Phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

17

Page 18: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

với một quy mô cụ thể là bao nhiêu.

Kết luận:

Năm chỉ tiêu trên thường được sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của

hiện tượng qua thời gian. Mỗi chỉ tiêu có nội dung và ý nghĩa riêng, song giữa các

chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau giúp cho việc phân tích được đầy đủ và sâu sắc.

2.2.2.3 Các phương pháp biểu diễn xu hướng.

Ý nghĩa:

Hiện tượng kinh tế xã hội phát triển qua thời gian chịu ảnh hưởng tác động của

nhiều nhân tố ngẫu nhiên làm cho hiện tượng phát triển sai lệch với bản chất vốn có

của nó, thống kê sử dụng 1 số phương pháp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các nhân

tố ngẫu nhiên để phản ánh xu hướng phát triển vốn có của hiện tượng.

Các phương pháp:

Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.

Điều kiện áp dụng phương pháp: là với khoảng cách thời gian ngắn, số mức độ

nhiều, quan sát vào dãy số ta chưa thấy rõ được xu hướng phát triển rõ rệt của hiện

tượng.

Phương pháp số bình quân trượt.

Vận dụng dựa vào đặc điểm của số bình quân là bù trừ sự chênh lệch về lượng giữa

các mước độ trong dãy số.

Điều kiện vận dụng: Số mức độ của dãy số nhiều, khoảng thời gian ngắn quan sát

dãy số không thấy xu hướng phát triển rõ rệt của hiện tượng.

Hàm xu thế tuyến tính.

Sử dụng phương pháp hàm xu thế tức là hồi quy về dãy số thờ gian trên cơ sở 1 dãy

số thời gian được biểu hiện trên đồ thị, người ta tìm ra được 1 phương trình gọi là

phương trình hồi quy về dãy số thời gian.Trong phương pháp này, các mức độ của

dãy thời gian được mô hình hóa bằng một hàm số và được gọi là hàm xu thế. Với số

thứ tự thời gian (t) là biến số và các tham số người ta có thể phân tích

hồi quy về dãy số thời gian như sau:

Mô hình hồi quy:

(Dạng đường thẳng)

( Dạng parabon)

( Dạng hàm mũ )

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

18

Page 19: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

(Dạng hyperbon)

Trong đó:

t: Là mức độ thời gian.

y: Biến phụ thuộc.

2.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu biến động thời vụ.

Là phương pháp nghiên cứu và xác định sự biến động một cách có quy luật vào

những thời kỳ nhất định trong vòng một năm của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Biến

động thời vụ có thể do những nguyên nhân như điều kiện địa lý, thời tiết, tập quán sinh

hoạt của con người,...

Biến động thời vụ ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất và sinh hoạt, nhiệm vụ

của thống kê khi phân tích biến động thời vụ là: Dựa trên số liệu thống kê nhiều năm (ít

nhất là 3 năm) tính các chỉ số thời vụ.

2.2.3 Phương pháp chỉ số.

2.2.3.1 Khái niệm chung về phương pháp chỉ số trong thống kê.

Khái niệm :

Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức

độ của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Chỉ số tính được bằng cách so sánh hai mức độ

của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm nêu lên sự biến động

của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian.

Phân loại chỉ số.

- Căn cứ theo phạm vi tính toán của chỉ số: Chia thành chỉ số cá thể và chỉ số tổng

hợp (xem chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp).

- Căn cứ tính chất của chỉ tiêu cấu thành tổng thể: Chia thành chỉ số chỉ tiêu chất

lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng (việc phân thành chỉ tiêu chất lượng và khối lượng

chỉ có ý nghĩa tương đối).

- Căn cứ hình thức biểu hiện, chia thành chỉ số ở dạng cơ bản và chỉ số ở dạng biến

đổi (xem chỉ số tổng hợp và chỉ số bình quân).

- Căn cứ thời kỳ gốc so sánh, chia thành chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc (xem chỉ

số liên hoàn và chỉ số định gốc).

- Căn cứ số lượng nhân tố lượng biến của hiện tượng, chia thành chỉ số chung và chỉ

số nhân tố (xem hệ thống các chỉ số).

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

19

Page 20: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

2.2.3.2 Chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp

Chỉ số cá thể

Chỉ số cá thể là chỉ tiêu tương đối biểu hiện sự biến động của từng phần tử, từng đơn

vị cá biệt trong một tổng thể phức tạp.

Ví dụ:

. Chỉ số giá bán của từng loại mặt hàng:

Trong đó: p1, p0 - Giá bán kỳ báo cáo và kỳ gốc.

. Chỉ số khối lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng:

Trong đó: q1, q0 - Lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo và kỳ gốc.

Chỉ số tổng hợp

Chỉ số tổng hợp là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động một nhân tố (như ở trên

đã nói là lượng biến) của hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Các nhân tố khác còn lại

được cố định ở một thời kỳ nào đó gọi là quyền số.

Quyền số có thể được chọn ở các kỳ khác nhau (kỳ gốc, kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch

hoặc một kỳ nào đó thích hợp) tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Thời kỳ của quyền số có

ảnh hưởng nhất định đến trị số và khả năng tính toán của chỉ số. Do đó việc chọn thời kỳ

của quyền số tuỳ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu và điều kiện về số liệu cụ thể.

- Nếu chọn quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ ở kỳ gốc, chỉ số tổng hợp về giá cả

theo Laspeyres có dạng sau:

- Nếu chọn quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo, chỉ số tổng hợp về giá cả

theo Paashe có dạng sau:

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

20

Page 21: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

- Nếu chọn quyền số kết hợp cả hai thời kỳ báo cáo và kỳ gốc, ta có chỉ số tổng hợp

về giá cả theo Fisher:

2.2.3.3 Hệ thống chỉ số.

Khái niệm:

Hệ thống chỉ số là dãy một tích các chỉ số nhân tố được cân bằng bởi phương trình

toán học.

Tác dụng:

Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố, xác định được vị trí của mỗi nhân tố

trong sự tác động đến hiện tượng kinh tế phức tạp.

Qua hệ thống chỉ số chúng ta có thể xác định được một nhân tố chưa biết nếu

biết được các nhân tố khác.

Hệ thống chỉ số phát triển

- Nếu chỉ số giá theo Paashe và chỉ số khối lượng theo Laspayres thì ta có hệ thống

chỉ số:

- Nếu chỉ số giá theo Laspayres và chỉ số khối lượng theo Paashe thì ta có hệ thống

chỉ số:

Theo công thức của Fisher, ta có đẳng thức:

2.2.4 Phương pháp dự đoán.

2.2.4.1 Khái niệm chung về dự đoán thống kê.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

21

Page 22: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Khái niệm:

Là việc xây dựng mức dộ hoặc trạng thái của hiện tượng trong tương lai trên cơ sở

những thông tin đã biết.

Phân loại dự đoán:

Dựa vào độ dài thời gian dự đoán (tầm xa dự đoán) ta chia thành 3 loại.

Dự đoán ngắn hạn (3 năm)

Dự đoán trung hạn (từ 3-5 năm)

Dự đoán dài hạn (>5 năm)

Các phương pháp dự đoán:

Dự đoán trên cơ sở dãy số thời gian

Dự đoán bằng mô hình hồi quy tương quan.

Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia.

Ngoài ra dựa vào kết quả dự đoán còn chia làm 2 loại là: Dự đoán điểm và

dự đoán khoảng.

2.2.4.2 Các phương pháp dự đoán ngắn hạn trong thống kê.

Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình

quân.

Điều kiện vận dụng: thường được dùng khi dãy số có cái lượng tăng (giảm) tuyệt

đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.

Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân.

Điều kiện vận dụng: Được vận dụng khi dãy số có các cấp độ phát triển liên hoàn

xấp xỉ bằng nhau.

Dự đoán dựa vào hàm xu thế.

Từ 1 dãy số thời gian tìm hàm xu thế mô tả gần đúng nhất. Trên cơ sở đó tính toán

các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ.

Phương pháp san bằng mũ là phương pháp dự đoán thống kê mà khi xây dựng các

mô hình dự đoán thì các mức độ của dãy số thời gian không được xem xét là có vai

trò như nhau. Cụ thể các mức độ càng mới (cuối dãy số) càng cần được chú ý nhiều

hơn bằng cách tính trọng số.

2.3 Phân tích thống kê biến động doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch giai

đoạn 2000-2007.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

22

Page 23: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

2.3.1 Phân tích đặc điểm biến động doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch giai

đoạn 2000-2007.

Bảng 1: Bảng số liệu về doanh thu cơ sở lưu trú, doanh thu cơ sở lữ hành và

tổng doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

DTCSLT 3268.5 3860.4 5425.5 6016.6 7432.4 9932.1 11427.3 14568.1

DTCSLH 1190.0 2009.0 2430.4 2633.2 3302.1 4761.2 5304.7 7712.0

Tổng

DTCSKDDL 4458.5 5869.4 7855.9 8649.8 10734.5 14693.3 16732.0 22280.1

Biểu đồ1: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch giai đoạn

2000-2007 (ĐV: Tỷ đồng)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:

Doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch qua các năm đều tăng và tăng

trưởng mạnh trong những năm gần đây. Xuất phát điểm năm 2000 doanh thu của

các đơn vị kinh doanh du lịch mới đạt 4458.5 tỷ đồng đến năm 2007 đã đạt 22280.1

tỷ đồng .Có thể thấy doanh thu của các đơn vị kinh doanhdu lịch tăng trưởng rất

nhanh (sau 8 năm đã tăng lên xấp xỉ 5 lần) và tăng nhiều nhất năm 2007 (từ 16732

tỷ đồng năm 2006 lên 22280.1 tỷ đồng năm 2007).Điều này chứng tỏ doanh thu của

các đơn vị kinh doanh du lịch tăng trưởng rất tốt.

Năm 2007 doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch đạt 22280.1 tỷ

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

23

Page 24: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

đồng đã đóng góp 1 phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của GDP nói chung .Điều

đó thể hiện những chính sách phát triển du lịch của Việt Nam trong những năm qua

đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của Việt Nam phát triển, đã tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh du lịch có điều kiện hình

thành và phát triển. Sự phát triển tăng cao của số cơ sở du lịch đã góp phần giải

quyết việc làm cho người lao động và tăng trưởng chung cho ngành du lịch Việt

Nam cũng như nền kinh tế nước nhà.

Để thấy rõ sự biến động doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch theo

thời gian ta phân tích các chỉ tiêu của dãy số thời gian như sau:

Bảng 2: Bảng phân tích các chỉ tiêu.

Năm Doanh thu các đơn

vị kinh doanh du

lịch

(tỷ đồng)

Lượng tăng giảm tuyệt

đối (tỷ đồng)

Tốc độ phát triển

(%)

Tốc độ tăng

(%)

Giá trị

tuyệt đối

1%tăng

giảm liên

hoàn

Liên

hoàn

Định gốc Liên hoàn Đinh gốc Liên hoàn Định gốc

200

0 4458.5 - -

- - - - -

200

1 5869.4 1410.9 1410.9 131.6452 131.6452 31.6452 31.6452 44.585

200

2 7855.9 1986.5 3397.4 133.8450 176.2005 33.8450 76.2005 58.694

200

3 8649.8 793.9 4191.3 110.1058 194.0070 10.1058 94.0070 78.559

200

4 10734.5 2084.7 6276.0 124.1011 240.7648 24.1011 140.7648 86.498

200

5 14693.3 3958.8 10234.8 136.8792 329.5570 36.8792 229.5570 107.345

200

6 16732.0 2038.7 12273.5 113.8750 375.2832 13.8750 275.2832 146.933

200

7 22280.1 5548.1 17821.6 133.1586 499.7219 33.1586 399.7219 167.320

11409.22545.943

126.23 26.23

-

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

24

Page 25: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

TB

Nhận xét:

Qua bảng phân tích số liệu ta thấy DTCSKDDL liên tục tăng lên qua các

năm, từ năm 2000 là 4458.5 tỷ đồng đến năm 2007 đã đạt 22280.1 tỷ đồng chứng tỏ

DTCSKDDL tăng trưởng rất mạnh (xấp xỉ 5 lần). Qua 8 năm, DTCSKDDL trung

bình đạt 11409.2 tỷ đồng. Lượng tăng liên hoàn lớn nhất là năm 2007 (5548.1 tỷ

đồng) thứ 2 là năm 2005 (3958.8 tỷ đồng) và thấp nhất là năm 2001 (1410.9 tỷ

đồng). Sở dĩ năm 2007 lượng tăng liên hoàn của DTCSKDDL đạt cao nhất là vì

năm 2007 Việt Nam chính thức ra nhập WTO nhờ đó hình ảnh Việt Nam cũng như

du lịch Viêt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn, ngành du lịch cũng

được đầu tư mạnh mẽ hơn.

Tốc độ phát triển của DTCSKDDL là rất lớn, trung bình hàng năm tốc độ phát

triển đạt 126.23%/1 năm. Năm 2007 so với năm 2000 tốc độ phát triển đạt 499.7219%.

Điều này chứng tỏ DTCSKDDL đang phát triển mạnh. Tốc độ phát triển năm 2005 so với

2004 là lớn nhất đạt 136.8792%, thứ hai là năm 2002 so với năm 2001 đạt 133.845%, thứ

3 là năm 2007 so với năm 2006 đạt 133.1586%. Năm 2007 là năm có lượng tăng giảm liên

hoàn lớn nhất nhưng tốc độ phát triển chỉ đứng thứ 3 bởi vì năm 2006 DTCSKDDL đạt

16732 tỷ đồng lớn nhiều so với 10734.5tỷ đồng đạt được năm 2004.

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng liên hoàn liên tục tăng và tăng cao qua các năm.

Năm 2000 chỉ đạt 44.585 tỷ đồng đến năm 2007 đã đạt 167.32 tỷ đồng điều này

càng cho thấy DTCSKDDL đang tăng trưởng rất cao.

Nhìn chung, trong giai đoạn này DTCSKDDL tăng với tốc độ đều đặn đã

phản ánh đúng thực trạng phát triển của ngành du lịch, thực trạng phát triển nền

kinh tế nước ta nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Đây là giai đoạn kinh tế

thế giới đang ở thời kì hưng thịnh nhất, chính vì vậy nhu cầu du lịch của con người

là rất lớn. Lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa không ngừng

tăng lên, chi tiêu của khách du lịch cũng tăng đáng kể đã làm cho DTCSKDDL tăng

rất lớn. Bên cạnh đó năm 2007 Việt Nam chính thức ra nhập WTO đã góp phần giới

thiệu hình ảnh Việt Nam cũng như du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế .Điều này

không những giúp tăng lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam nhiều

hơn mà còn giúp ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào nguồn vốn đầu tư

nước ngoài. Tuy vậy, việc phát triển du lịch cần đi đôi với việc giữ gìn môi trường

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

25

Page 26: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

sinh thái nhằm phát triển du lịch lâu dài và bền vững.

2.3.2 Phân tích biến động kết cấu tổng doanh thu của các đơn vị kinh

doanh du lịch giai đoạn 2000-2007.

Phân tích biến động kết cấu DTCSKDDL để thấy được sự thay đổi hoạt động kinh

doanh của từng đơn vị kinh doanh du lịch. Kết cấu DTCSKDDL bao gồm:

. Doanh thu dịch vụ lưu trú

. Doanh thu dịch vụ ăn uống

. Doanh thu dịch vụ vận chuyển (trừ vận tải quốc tế)

. Doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí

. Doanh thu các loại dịch vụ bổ xung khác.

Tuy vậy do nguồn số liệu chưa được đầy đủ nên chuyên đề chia kết cấu

DTCSKDDL thành 2 phần là doanh thu của các cơ sở lưu trú và doanh thu của các

cơ sở lữ hành.

Bảng 3: Bảng phân tích kết cấu tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch

giai đoạn 2000-2007.

Chỉ tiêu

DT của các cơ

sở lưu trú

DT của các cơ

sở lữ hành

Tổng

(tỷ đồng)

Năm 2000

Giá trị (tỷ đồng) 3268.5 1190 4458.5

Tỷ trọng (%) 73.30941 26.69059 100

Năm 2001

Giá trị (tỷ đồng) 3860.4 2009 5869.4

Tỷ trọng (%) 65.77163 34.22837 100

Năm 2002

Giá trị (tỷ đồng) 5425.5 2430.4 7855.9

Tỷ trọng (%) 69.06274 30.93726 100

Năm 2003

Giá trị (tỷ đồng) 6016.6 2633.2 8649.8

Tỷ trọng (%) 69.55768 30.44232 100

Năm 2004

Giá trị (tỷ đồng) 7432.4 3302.1 10734.5

Tỷ trọng (%) 69.23844 30.76156 100

Năm 2005

Giá trị (tỷ đồng) 9932.1 4761.2 14693.3

Tỷ trọng (%) 67.59612 32.40388 100

Năm 2006

Giá trị (tỷ đồng) 11427.3 5304.7 16732

Tỷ trọng (%) 68.29608 31.70392 100

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

26

Page 27: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Năm 2007

Giá trị (tỷ đồng) 14568.1 7712 22280.1

Tỷ trọng (%) 65.38615 34.61385 100

(Nguồn số liêu : Vụ du lịch - Tổng cục thống kê)

*Nhận xét:

Qua bảng phân tích kết cấu như trên ta có thể thấy DTCSDKDL được

chia làm hai loại là DT của các cơ sở lưu trú và DT của các cơ sở lữ hành. Tỷ trọng

DTCSLT luôn lớn hơn DTDLLH trong cơ cấu DTCSKDDL. Năm 2000 tỷ trọng

của DTCSLT là 73.30941 %, DTCSLH là 26.69059 %, năm 2004 tỷ trọng DCSLT

là 69.23844%, DTCSLH là 30.76156% và đến năm 2007 tỷ trọng DCSLT là

65.38615%, DTCSLH là 34.61385% điều này cho thấy qua 8 năm cơ cấu

DTCSKDDL duy trì tương đối ổn định. DTCSLH (tăng nhẹ từ 26.69059% năm

2000 lên 34.61385% năm 2007) và giảm nhẹ trong 3 năm 2002, 2003, 2006.

Nhìn chung TDCSLT vẫn giữ tỷ trọng lớn hơn so với DTCSLH trong tổng

DTCSKDDL (khoảng 65-73% trên tổng DT) đây là điều dễ hiểu vì ngành du lịch

nước ra còn tương đối non trẻ các cơ sở lữu hành vẫn chưa thực sự phát triển. Tuy

vậy trong những năm tới, Việt Nam đã ra nhập WTO thì các cơ sở lữ hành có điều

kiện phát triển mạnh mẽ khi đó rất có thể tỷ trọng DTCSLH có thể tăng nhanh.

Để thấy rõ hơn về cơ cấu tổng doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch

cũng như có cái nhìn trực quan hơn về tỷ trọng của DTCSLT và DTCSLH trong

tổng DTCSKDDL ta lập biểu đồ 2 như sau.

Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2000-2007.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

27

Page 28: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Nhận xét:

Qua biểu đồ 2 ta thấy tỷ trọng của DTCSLT luôn lớn hơn DTCSLH trong tổng

DTCSKDDL. Năm 2000 cơ cấu DTCSLT là lớn nhất và nhỏ nhất vào năm 2007.

Tỷ trọng DTCSLH và DTCSLT trong DTCSKDDL duy trì tương đối ổn định qua 8

năm nghiên cứu. Ta cũng có thể thấy được sự đóng góp to lớn của DTCSLT vào

DTCSKDDL (tỷ trọng DTCSLT luôn cao gấp 2.5 đến hơn 3 lần tỷ trọng DTCSLH

qua 8 năm). Tuy vậy tỷ trọng giữa DTCSLT và DTCSLH có thể sẽ trở lên cân bằng

hơn trong những năm tới sau khi Việt Nam ra nhập WTO.

2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tổng doanh thu của

các cơ sở kinh doanh du lịch.

2.2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu du lịch.

. Số lượng khách du lịch (K= )

. Số ngày - khách du lịch (N= )

. Số ngày lưu trú bình quân 1 khách ( )

. Doanh thu bình quân 1 khách ( ,dk)

=

. Doanh thu bình quân của 1 ngày khách ( ;dn)

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

28

Page 29: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

= ; =

2.2.3.2 Các mô hình phân tích.

Mô hình 1:

Phân tích biến động của tổng doanh thu bình quân chung 1 khách.

Mô hình :

Trong đó: , là doanh thu bình quân chung 1 khách kỳ nghiên cứu và kì gốc.

là doanh thu bình quân chung 1 khách kỳ gốc tính với kết cấu

khách kì nghiên cứu.

Mô hình 2:

Phân tích biến động của doanh thu bình quân chung 1 ngày khách.

Mô hình:

Trong đó: lần lượt là doanh thu bình quân chung 1 ngày khách kì

nghiên cứu, kì gốc và doanh thu bình quân chung 1 ngày khách kì gốc tính theo kết

cấu ngày khách kì nghiên cứu.

Mô hình 3:

Phân tích biến đọng doanh thu do doanh thu bình quân từng loại khách và số khách

từng loại.

Mô hình:

Trong đó: lần lượt là số khách từng loại kì nghiên cứu và kì gốc.

lần lượt là doanh thu bình quân từng loại khách kì nghiên cứu và

kì gốc

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

29

Page 30: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Mô hình 4:

Phân tích biến động của doanh thu do doanh thu bình quân chung 1 khách và tổng

số khách.

Mô hình:

Trong đó: lần lượt là doanh thu bình quân chung 1 khách kì nghiên cứu và kì

gốc.

lần lượt là tổng số khách kì nghien cứu và kì gốc.

Mô hình 5:

Phân tích biến động của doanh thu do doanh thu bình quân chung 1 khách, kết cấu

của từng loại khách trong tổng số khách và tổng số khách.

Mô hình:

Mô hình 6:

Phân tích biến động của doanh thu do doanh thu bình quân 1 ngày khách từng loại

và số ngày lưu trú bình quân 1 khách.

Mô hình:

Mô hình 7:

Phân tích biến động doanh thu do ảnh hưởng của doanh thu bình quân chung 1 ngày

khách và tổng số ngày khách.

Mô hình:

Mô hình 8:

Phân tích biến động doanh thu do ảnh hưởng của doanh thu bình quân chung 1 ngày

khách, kết cấu số ngày khách từng loại và tổng số ngày khách.

Mô hình:

Mô hình 9:

Phân tích biến động tổng doanh thu do ảnh hưởng của doanh thu bình quân chung 1

ngày khách của từng loại khách, số ngày lưu trú bình quân 1 khách, số khách của

từng loại khách.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

30

Page 31: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Mô hình:

Mô hình 10:

Phân tích biến động tổng doanh thu do ảnh hưởng của doanh thu bình quân chung 1

ngày khách, số ngày khách lưu trú bình quân 1 khách và tổng số khách.

Mô hình:

Mô hình 11:

Phân tích biến động tổng doanh thu do ảnh hưởng của doanh thu bình quân chung 1

ngày khách, cơ cấu số ngày khách từng loại, tổng số ngày lưu trú của khách, cơ cấu

số khách từng loại và tổng số khách.

Mô hình:

2.2.3.3 Phân tích biến động doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch

giai đoạn 2000-2007.

Do nguồn số liệu không đầy đủ nên đề tài chỉ phân tích được 1 mô hình như sau:

Phân tích doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch do ảnh hưởng của doanh thu

bình quân chung 1 khách( ) và tổng số khách ( )

Phương trình kinh tế : D=

Mô hình phân tích:

= =

=

Biến động tuyệt đối: = +

hay ( = )

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

31

Page 32: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Biến động tương đối: =

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

32

Page 33: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Bảng 4: Bảng số liệu tính toán các chỉ tiêu.

Năm

KháchDL

(nghìn

người)

DTCSKDDL

(tỷ đồng)

DTBQchung

1khách-

(tỷ

đồng/nghìn

người)

2000 12727.8 4458.5 0.350296 - - -

2001 17205.4 5869.4 0.341137 6026.986 97.38532 -157.586

2002 24280.5 7855.9 0.323548 8282.979 94.8439 -427.079

2003 24660.4 8649.8 0.350757 7978.816 108.4096 670.9842

2004 29257.4 10734.5 0.366899 10262.23 104.602 472.2715

2005 32339.0 14693.3 0.454352 11865.13 123.8359 2828.165

2006 33004.3 16732 0.506964 14995.58 111.5795 1736.419

2007 39863.2 22280.1 0.558914 20209.22 110.2472 2070.883

(Nguồn: Vụ du lịch-Tổng cục thống kê)

Bảng 5: Bảng số liệu phân tích các chỉ tiêu lượng biến động tương đối

và lượng biến động tuyệt đối các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu du lịch xã

hội giai đoạn 2000-2007.

Năm phân

tích

Biến động tương đối(%) Biến động tuyệt đối (tỷ đồng)

2001/2000 131.6452 97.38532 135.1797 1410.9 -157.586 1568.486

2002/2001 133.845 94.8439 141.1214 1986.5 -427.079 2413.579

2003/2002 110.1058 108.4096 101.5646 793.9 670.9842 122.9158

2004/2003 124.1011 104.602 118.6412 2084.7 472.2715 1612.428

2005/2004 136.8792 123.8359 110.5327 3958.8 2828.165 1130.635

2006/2005 113.875 111.5795 102.0573 2038.7 1736.419 302.2806

2007/2006 133.1586 110.2472 120.7818 5548.1 2070.883 3477.217

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

33

Page 34: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Nhận xét:

* DTCSKDDL năm 2001 so với năm 2000 tăng 31.6452 % tương ứng với giá

trị tuyệt đối 1410.9 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Doanh thu bình quân chung 1 khách năm 2001 so với năm 2000 giảm 2.61468

% làm cho doanh thu giảm 157.586 tỷ đồng.

- Tổng số khách du lịch năm 2001 so với năm 2000 tăng 35.1797 % làm cho

doanh thu tăng 1568.486 tỷ đồng.

* DTCSKDDL năm 2002 so với năm 2001 tăng 33.845 % tương ứng với giá trị

tuyệt đối 1986.5 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Doanh thu bình quân chung 1 khách năm 2002 so với năm 2001 giảm 5.1561 %

làm cho doanh thu giảm 427.079 tỷ đồng.

- Tổng số khách du lịch năm 2002 so với năm 2001 tăng 41.1214 % làm cho

doanh thu tăng 2413.579 tỷ đồng.

* DTCSKDDL năm 2003 so với năm 2002 tăng 10.1058 % tương ứng với giá

trị tuyệt đối 793.9 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Doanh thu bình quân chung 1 khách năm 2003 so với năm 2002 tăng 8.4096 %

làm cho doanh thu tăng 670.9842 tỷ đồng.

- Tổng số khách du lịch năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.5646 % làm cho

doanh thu tăng 122.9158 tỷ đồng.

* DTCSKDDL năm 2004 so với năm 2003 tăng 24.1011 % tương ứng với giá

trị tuyệt đối 2084.7 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Doanh thu bình quân chung 1 khách năm 2004 so với năm 2003 tăng 4.602 %

làm cho doanh thu tăng 472.2715 tỷ đồng.

- Tổng số khách du lịch năm 2004 so với năm 2003 tăng 18.6412 % làm cho

doanh thu tăng 1612.428 tỷ đồng.

* DTCSKDDL năm 2005 so với năm 2004 tăng 36.8792 % tương ứng với giá

trị tuyệt đối 3958.8 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Doanh thu bình quân chung 1 khách năm 2005 so với năm 2004 tăng 23.8359

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

34

Page 35: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

% làm cho doanh thu tăng 2828.165 tỷ đồng.

- Tổng số khách du lịch năm 2005 so với năm 2004 tăng 10.5327 % làm cho

doanh thu tăng 1130.635 tỷ đồng.

* DTCSKDDL năm 2006 so với năm 2005 tăng 13.875 % tương ứng với giá

trị tuyệt đối 2038.7 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Doanh thu bình quân chung 1 khách năm 2006 so với năm 2005 tăng 11.5795

% làm cho doanh thu tăng 1736.419 tỷ đồng.

- Tổng số khách du lịch năm 2006 so với năm 2005 tăng 2.0573 % làm cho

doanh thu tăng 302.2806 tỷ đồng.

* DTCSKDDL năm 2007 so với năm 2006 tăng 33.1586 % tương ứng với giá

trị tuyệt đối 5548.1 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Doanh thu bình quân chung 1 khách năm 2007 so với năm 2006 tăng 10.2472

% làm cho doanh thu tăng 2070.883 tỷ đồng.

- Tổng số khách du lịch năm 2007 so với năm 2006 tăng 20.7818 % làm cho

doanh thu tăng 3477.217 tỷ đồng.

Từ kết quả phân tích như trên ta cũng có thể thấy DTCSKDDL không ngừng

tăng lên qua các năm là do ảnh hưởng cuả 2 nhân tố là doanh thu bình quân chung 1

khách và tổng số khách du lịch.Tuy trong 2 năm 2001 và 2000 chi tiêu bình quân

chung 1 khách giảm nhẹ nhưng DTCSKDDL vẫn tăng nhờ vào sức tăng mạnh mẽ

của số lượng khách du lịch .Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngành du lịch

Việt Nam nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.Do đó ngành du lịch cần du trình

và giữ vững tốc độ tăng trưởng như vậy để có thể đưa ngành du lịch trở thành 1

ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

2.3.4 Phân tích xu hướng phát triển của doanh thu du lịch xã hội giai đoạn

2000-2007.

Do dãy số biểu diễn DTCSKDDL có xu hướng tăng rõ ràng nên ta không cần sử

dụng 2 phương pháp là: mở rộng khoảng cách thời gian (số mức độ ít, khoảng cách

thời gian 1 năm) và phương pháp số bình quân trượt mà chỉ sử dụng phương pháp

hàm xu thế.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

35

Page 36: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

2.3.4.1 Phương pháp hàm xu thế.

Sử dụng phương pháp hàm xu thế tức là hồi quy về dãy số thờ gian trên cơ sở

1 dãy số thời gian được biểu hiện trên đồ thị, người ta tìm ra được 1 phương trình

gọi là phương trình hồi quy về dãy số thời gian.Trong phương pháp này, các mức

độ của dãy thời gian được mô hình hóa bằng một hàm số và được gọi là hàm xu thế.

Với số thứ tự thời gian (t) là biến số và các tham số người ta có thể phân

tích hồi quy về dãy số thời gian như sau:

Mô hình hồi quy:

(Dạng đường thẳng)

( Dạng parabon)

( Dạng hàm mũ )

(Dạng hyperbon)

Trong đó:

t: Là mức độ thời gian.

y: DTCSKDDL.

Việc lựa chọn dạng cụ thể của hàm xu thế phải dựa vào việc phân tích đặc

điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, kết hợp với việc thăm dò bằng đồ thị

và 1 số phương pháp thống kê khác.

Nhìn vào biểu đồ biểu diễn DTCSKDDL qua các năm ở trên ta thấy dạng hàm

biểu diễn có thể là hàm tuyến tính, hàm bậc hai, hàm bậc ba.Thử các dạng hàm trên

SPSS ta có bảng như sau:

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

36

Page 37: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Bảng 6: Các dạng hàm xu thế

Dạng hàm Phương trình Saisố

chuẩn SE

Hệsố

xácđịnh

Tuyến tính Y = 605.914286+ 2400.727381 t 1577.14833 0.97053

Hàm bậc hai Y= 4641.851786 - 20.835119 t +

269.062500 743.24740 0.99461

Hàm bậc ba Y= 2601.564286 + 2101.888240 t -

287.379545 + 41.217929661.99062 0.99658

Bảng trên cho thấy hàm bậc ba có hệ số xác định lớn nhất và sai số chuẩn nhỏ

nhất nên ta dùng để dự đoán.

2.3.4.2 Dự đoán tổng doanh thu của các sơ sở kinh doanh du lịch năm

2008, 2009.

Vì dãy số liệu DTCSKDDL chỉ có 8 năm nên ta chỉ dự đoán ngắn hạn cho 2

năm tiếp theo là năm 2008 và 2009. Qua bảng hàm xu thế ta thấy hàm bậc ba là hàm

tốt nhất nên ta dùng hàm bậc ba để dự đoán DTCSKDDL cho năm 2008 2009. Sử

dụng phần mềm SPSS ta có dự đoán như sau:

Bảng 7: Dự đoán tổng doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch năm 2008, 2009.

Năm Dự đoán điểm Dự đoán cận dưới Dự đoán cận trên

2008 28288.68571 23401.09863 33176.27280

2009 36100.42143 26370.60794 45830.23491

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

37

Page 38: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG IIIKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch Việt Nam

giai đoạn 2000-2007.

Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong

phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch

sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống

gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Đây là lợi thế vô cùng to lớn để du lịch Việt

nam phát triển.

Du lịch với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam

Trong giai đoạn 2000-2007, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc

độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 26%), thị phần du lịch của Việt Nam

trong khu vực đã tăng lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên

nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong

những ngành có đóng góp lớn vào GDP. Trong 5 năm gần đây (2001-2005), tuy

phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm

gia cầm, nhưng do áp dụng các biện pháp táo bạo tháo gỡ kịp thời, nên lượng khách

và thu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Khách quốc tế năm

2001 đạt 2,33 triệu lượt, năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt; khách nội địa năm 2001

đạt 11,7 triệu lượt; năm 2005 đạt 16,1 triệu lượt; người Việt Nam đi du lịch nước

ngoài năm 2005 ước khoảng 900 nghìn lượt. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ

trọng GDP của ngành dịch vụ (riêng GDP du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP cả

nước, theo cách tính của UNWTO thì con số này khoảng 10%). Du lịch là một trong

ít ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10 năm

trước, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng

cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philíppin, chỉ còn đứng sau

Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là

một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới.

Năm 2004, Du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7

thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước, Việt Nam được xếp vào

nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

38

Page 39: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Những mặt hạn chế.

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề yếu kém như ô

nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá

phòng tùy tiện, trong khi đó công tác quản lý chưa đạt hiệu quả... Lãnh đạo ngành

du lịch hứa hẹn, năm nay, ngành sẽ đột phá cải thiện nhà vệ sinh, sẽ phát động chiến

dịch ở đâu có du lịch ở đó có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.Nếu so sánh với các nước

láng giềng trong khu vực như Thái Lan thì kết cấu hạ tầng trong ngành du lịch của

VN vẫn còn chưa phù hợp; thách thức chủ yếu của ngành du lịch VN là phải đảm

bảo cân bằng giữa việc duy trì nhiều vẻ đẹp cổ, trong khi vẫn giới thiệu được những

nét hiện đại của đất nước; các nhà đầu tư tiềm năng vẫn còn nhiều trở ngại như khó

thể nhận được những số liệu chính thức về thị trường du lịch của VN.

Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát

triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện

vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức.

Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong

điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa

được nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài còn yếu về số lượng và hiệu

quả. Các dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao vẫn chưa phát triển và các dịch vụ ngân

hàng chưa đáp ứng nhu cầu.Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng. Ta

có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế,

nhưng trên phạm vi cả nước, chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi

như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting,

Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý

của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam,

không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tạiViệtNam.Nguồn nhân lực

cho du lịch chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề

nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn

hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các

thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong

nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch

vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề. Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa

các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu

hoặc thiếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

39

Page 40: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Công an) đặc biệt là việc quản lý các

nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính,

ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ

trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch

Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.

3.2 Các kiến nghị.

Về công tác thống kê.

Hiện nay, công tác thống kê số liệu du lịch mới dừng lại ở những con số giản đơn

như tổng lượt khách và tổng doanh thu mà chưa thống kê được mức chi tiêu bình

quân của mỗi du khách, tỷ lệ khách trở lại, thời gian lưu trú trung bình của du

khách… khiến cho các thông tin về du lịch chưa đầy đủ. Vì vậy, việc khảo sát, điều

tra, thu thập số liệu du lịch là cần thiết nhằm chuẩn hóa các số liệu du lịch giữa các

ngành liên quan.

Số liệu chưa thuyết phục.

Trong những năm qua, công tác thống kê du lịch được thực hiện tương đối đầy

đủ ở các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần. Riêng khối doanh nghiệp

tư nhân kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn mini chiếm số lượng khá lớn lại

chưa có sự thống kê, báo cáo đầy đủ. “Các cơ sở này thường khai báo lượng khách

và doanh thu rất thấp so với thực tế, khiến cho nhà nước bị thất thoát một khoản thu

thuế không nhỏ; đồng thời ngành du lịch cũng không có được con số chính xác”.

Nếu căn cứ vào các con số thống kê được từ hoạt động du lịch trong những năm qua

thì các ngành chức năng rất khó khăn trong việc đánh giá, hoạch định các chiến

lược, chính sách phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, việc thống kê số lượng khách lưu trú qua đêm, số lượng khách đi

về trong ngày, mức chi tiêu bình quân của du khách, tỷ lệ khách quay trở lại trong

năm, công suất phòng bình quân của các khách sạn, doanh thu của các ngành liên

quan phục vụ cho du lịch như thương mại, vận tải, vui chơi giải trí… cũng chưa

được thực hiện đầy đủ. Trên thực tế, những con số này sẽ là cơ sở để biết được

ngành du lịch địa phương có thực sự hấp dẫn với du khách hay không. Từ kết quả

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

40

Page 41: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

thống kê đó, ngành du lịch sẽ có những giải pháp điều chỉnh và định hướng phát

triển cho phù hợp.

Đổi mới phương pháp thống kê.

Công tác khảo sát, điều tra, thu thập số liệu ngành du lịch rất cần thiết để tìm ra

con số chính xác nhằm định hướng chiến lược phát triển kinh tế trong những năm

tới. Ngoài ra, việc xây dựng chế độ thống kê thống nhất về du lịch giữa các sở,

ngành liên quan có ý nghĩa rất quan trọng làm cơ sở đánh giá việc thực hiện các

Nghị quyết, Quy định của Nhà Nước về phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và

tầm nhìn đến năm. Nội dung cuộc khảo sát bao gồm các hoạt động: tính toán số

lượng khách đến và lưu trú qua đêm theo hai đối tượng là khách quốc tế và khách

nội địa. Thời gian lưu trú của du khách được tính toán và phân chia theo mùa hoặc

ngày để so sánh giữa mùa cao điểm và thấp điểm, giữa ngày cuối tuần, ngày lễ và

ngày thường. Doanh thu xã hội do ngành du lịch mang lại bao gồm doanh thu của

các ngành thương mại, tiêu dùng, vận tải, vui chơi giải trí. Phần xác định các chỉ

tiêu thuế, lợi nhuận của doanh nghiệp du lịch phải thống kê được đóng góp của

ngành du lịch cho GDP của đất nước và mức đầu tư cho du lịch. Về cơ sở lưu trú

cho du lịch, ngoài thống kê số khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, phải thêm phần thống

kê các khu resort và các tuyến điểm tham quan. Số lao động trong ngành du lịch sẽ

phân chia theo nhóm lao động trong và ngoài tỉnh, ngành nghề đào tạo.

Về phương pháp khảo sát, Cục Thống kê sẽ tổ chức các cuộc hội thảo cấp tỉnh,

cấp huyện và cấp cơ sở, tổ chức học hỏi kinh nghiệm làm tốt công tác thống kê số

liệu ngành du lịch. Sau khi điều tra cơ bản, tổng hợp phân tích, thống nhất kết quả

khảo sát giữa các sở, ngành liên quan, Cục Thống kê sẽ làm báo cáo kết quả thống

kê để làm số liệu chính thức cho các hoạt động du lịch và lên kế hoạch .

Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động

xúc tiến, quảng bá du lịch.Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp

cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến

đầu tư thương mại.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

41

Page 42: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo để tăng cường nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng nhằm

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.Đào tạo du lịch theo hướng

chuyên nghiệp hóa nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của tổ chức du lịch

thế giới sau khi Việt Nam ra nhập WTO.

Chú trọng hơn nữa sự phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt chẽ với các

ngành kinh tế khác.

Phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt chẽ với các ngành kinh tế khác đặc biệt là

những ngành dịch vụ đầu vào hỗ trợ cho ngành du lịch trong một chiến lược tổng

thể phát triển dịch vụ của Việt Nam. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo

Nhà nước về du lịch để BanChỉ đạo trở thành cầu nối liên kết giữa các Bộ, Ngành

và địa phương trong việc phát triển du lịch.

Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế.

Là một trong những nước thuộc ASEAN, Việt Nam có điều kiện thực hiện

những sáng kiến khu vực để phát triển thị trường du lịch của mình. Mở cửa thị

trường, Việt Nam sẽ có các cơ hội thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để

phát triển du lịch.

3.3 Kết luân.

Doanh thu du lịch là một chỉ tiêu giá trị có thể tổng hợp hết mọi hoạt động

kinh doanh du lịch, chỉ tiêu doanh thu không chỉ nói nên số lượng mà còn phản ánh

được chất lượng của phục vụ của du lịch .Doanh thu du lịch chính là hình ảnh rõ

ràng nhất của việc sử dụng hiệu quả hay không các nguồn lực du lịch.

Qua việc vận dụng các phương pháp và chỉ tiêu thống kê để phân tích doanh

thu du lịch cho thấy phương pháp phân tích thống kê là công cụ hữu ích cho các

nhà quản lý của các doanh nghiệp trong việc nhìn nhận, đánh giá để từ đó sử dụng

và quản lý doanh thu du lịch một cách trực quan, khoa học. Từ đó doanh nghiệp có

thể nắm rõ thực trạng doanh nghiệp du lịch của mình, đề ra kế hoạch sử dụng hợp lý

và chiến lược đầu tư mới trong tương lai nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho doanh

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

42

Page 43: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

nghiệp mình.

Trong thời gian thực tập, thu thập số liệu qua mạng internet và báo chí cùng với

việc áp dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tế đã đem lại cho em nhiều

bổ ích cùng những kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, kiến

thức và kinh nghiệm thực tế, chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em

rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

43

Page 44: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Bảng chú thích sử dụng SPSS trong phân tích thống kê

Graph

Curve Fit

MODEL: MOD_1.

Dependent variable.. DTCSKDDL Method.. LINEAR

Listwise Deletion of Missing Data

Multiple R .97053R Square .94193Adjusted R Square .93225Standard Error 1577.14833

Analysis of Variance:

DF Sum of Squares Mean Square

Regression 1 242066662.2 242066662.2Residuals 6 14924381.1 2487396.9

F = 97.31727 Signif F = .0001

-------------------- Variables in the Equation --------------------

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

44

Page 45: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Variable B SE B Beta T Sig T

Time 2400.727381 243.359271 .970529 9.865 .0001(Constant) 605.914286 1228.904077 .493 .6395_

Dependent variable.. DTCSKDDL Method.. QUADRATI

Listwise Deletion of Missing Data

Multiple R .99461R Square .98925Adjusted R Square .98495Standard Error 743.24740

Analysis of Variance:

DF Sum of Squares Mean Square

Regression 2 254228959.9 127114479.9Residuals 5 2762083.5 552416.7

F = 230.10615 Signif F = .0000

-------------------- Variables in the Equation --------------------

Variable B SE B Beta T Sig T

Time -20.835119 528.674323 -.008423 -.039 .9701Time**2 269.062500 57.342781 1.002832 4.692 .0054(Constant) 4641.851786 1036.937621 4.477 .0065_

Dependent variable.. DTCSKDDL Method.. CUBIC

Listwise Deletion of Missing Data

Multiple R .99658R Square .99318Adjusted R Square .98806Standard Error 661.99062

Analysis of Variance:

DF Sum of Squares Mean Square

Regression 3 255238117.0 85079372.3Residuals 4 1752926.3 438231.6

F = 194.14249 Signif F = .0001

-------------------- Variables in the Equation --------------------

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

45

Page 46: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

Variable B SE B Beta T Sig T

Time 2101.888240 1475.959976 .849719 1.424 .2275Time**2 -287.379545 370.224175 -1.071102 -.776 .4810Time**3 41.217929 27.161804 1.251735 1.517 .2037(Constant) 2601.564286 1631.162704 1.595 .1860

The following new variables are being created:

Name Label

FIT_2 Fit for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 LINEAR LCL_2 95% LCL for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 LINEAR UCL_2 95% UCL for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 LINEAR FIT_3 Fit for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 QUADRATIC LCL_3 95% LCL for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 QUADRATIC UCL_3 95% UCL for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 QUADRATIC FIT_4 Fit for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 CUBIC LCL_4 95% LCL for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 CUBIC UCL_4 95% UCL for DTCSKDDL from CURVEFIT, MOD_2 CUBIC

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

46

Page 47: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

DÁCH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch – TS. Trần Thị Kim Thu

2. Giáo trình Kinh Tế Du Lịch – trường Đại Học Kinh tế quốc dân

3. Khái niệm, định nghĩa và phân loại thống kê du lịch (Tài liệu chuyên môn số 1 – WTO)

4. Phương pháp thu thập, thống kê du lịch nội địa (Tài liệu chuyên môn số 3 – WTO)

5. Giới thiệu về du lịch – Leonard J. Lickorish và Carson L. Jenkins

6. Trang web : www. Vietbao.com

www. Gso.gov.vn

www.dulichvn.org

www.dangcongsan.gov.vn

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

47

Page 48: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

Page 49: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

CHƯƠNG I: DOANH THU DU LỊCH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

DOANH THU DU LỊCH.......................................................................................3

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VIỆT NAM.........................................3

1.1.1 Đặc điểm du lịch và vai trò của ngành du lịch trong sự phát triển nước ta.. 3

1. 1.2. Thực trạng của ngành du lịch nước ta...........................................................5

1.2 DOANH THU DU LỊCH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DOANH THU

DU LỊCH.................................................................................................................7

1.2.1 Chi tiêu du lịch và phân loại chi tiêu du lịch..................................................7

1.2.2 Doanh thu du lịch, phân loại loại doanh thu du lịch, ý nghĩa và nhiệm vụ

nghiên cứu................................................................................................................9

1.2.2.1. Khái niệm về doanh thu du lịch..................................................................9

1.2.2.2 Phân loại các chỉ tiêu doanh thu du lịch....................................................10

1.2.2.3 Ý nghĩa và nhiệm vụ nghiên cứu thống kê du lịch....................................11

CHƯƠNGII: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU

LỊCH VIỆT NAM QUA VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ

TIÊU DOANH THU TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2007...................................13

2.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu du lịch................................13

2.1.1. Phương pháp xác định doanh thu lịch xã hội...............................................13

2.1.2. Phương pháp xác định doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch..........14

2.2. Các phương pháp sử dụng để phân tích các chỉ tiêu doanh thu trong giai đoạn

2000-2007..............................................................................................................14

2.2.1. Bảng thống kê và đồ thị thống kê................................................................14

2.2.1.1 Bảng thống kê............................................................................................14

2.2.1.2 Đồ thị thống kê..........................................................................................15

2.2.2 Phương pháp dãy số thời gian.......................................................................16

2.2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian..................................................................16

2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian......................................................16

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

Page 50: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

2.2.2.3 Các phương pháp biểu diễn xu hướng.......................................................18

2.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu biến động thời vụ..............................................19

2.2.3 Phương pháp chỉ số.......................................................................................19

2.2.3.1 Khái niệm chung về phương pháp chỉ số trong thống kê..........................19

2.2.3.2 Chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp................................................................20

2.2.3.3 Hệ thống chỉ số..........................................................................................21

2.2.4 Phương pháp dự đoán...................................................................................22

2.2.4.1 Khái niệm chung về dự đoán thống kê......................................................22

2.2.4.2 Các phương pháp dự đoán ngắn hạn trong thống kê.................................22

2.3 Phân tích thống kê biến động doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch giai

đoạn 2000-2007.....................................................................................................23

2.3.1 Phân tích đặc điểm biến động doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch giai

đoạn 2000-2007.....................................................................................................23

2.3.2 Phân tích biến động kết cấu tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh du

lịch giai đoạn 2000-2007.......................................................................................25

2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tổng doanh thu của các cơ

sở kinh doanh du lịch.............................................................................................28

2.2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu du lịch.........................28

2.2.3.2 Các mô hình phân tích...............................................................................28

2.2.3.3 Phân tích biến động doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch giai đoạn

2000-2007..............................................................................................................31

2.3.4 Phân tích xu hướng phát triển của doanh thu du lịch xã hội giai đoạn

2000-2007.............................................................................................................34

2.3.4.1 Phương pháp hàm xu thế...........................................................................35

2.3.4.2 Dự đoán tổng doanh thu của các sơ sở kinh doanh du lịch năm 2008, 2009.

...............................................................................................................................36

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................37

3.1 Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2007.

...............................................................................................................................37

3.2 Các kiến nghị...................................................................................................39

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

Page 51: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

3.3 Kết luân............................................................................................................41

DÁCH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................46

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. DTCSKDDL: Doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch .

2. DT: Doanh thu

3. DTBQ: Doanh thu bình quân.

4. DTCSLT: Doanh thu của các cơ sở lưu trú.

5. DTCSLH: Doanh thu của các cơ sở lữ hành.

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48

Page 52: Chuyen de Thuc Tap(Nctk Cac Chi Tieu Dthu Dulich VN 00-07)

Chuyên để thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Bảng số liệu về doanh thu cơ sở lưu trú, doanh thu cơ sở lữ hành và

tổng doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch..................................23

Biểu đồ1: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu các đơn vị kinh doanh du lịch

giai đoạn 2000-2007 ................................................................23

Bảng 2: Bảng phân tích các chỉ tiêu..........................................................24

Bảng 3: Bảng phân tích kết cấu tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh

du lịch giai đoạn 2000-2007........................................................26

Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn

2000-2007..................................................................................27

Bảng 4: Bảng số liệu tính toán các chỉ tiêu................................................32

Bảng 5: Bảng số liệu phân tích các chỉ tiêu lượng biến động tương đối và

lượng biến động tuyệt đối các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

du lịch xã hội giai đoạn 2000-2007.............................................32

Bảng 6: Các dạng hàm xu thế....................................................................36

Bảng 7: Dự đoán tổng doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch năm

2008, 2009...................................................................................36

Họ và tên : Lê Quang Mạnh

Lớp : Thống kê kinh doanh 48

Mã sv: CQ481794

SV : Lê Quang Mạnh Lớp : Thống Kê 48