6
Chuyến đi của “tình thân ái” Page 1 CHUYẾN ĐI CA “TÌNH THÂN ÁI” 3- ĐƯỜNG ĐẾN ĐẠI HI “Tình thân ái”. * Tới nơi. Chuyến bay China Airlines khi hành tVN chiều 3/7, đến Taipei vào nửa đêm, rồi sau 12 tiếng thì ti Los Angeles. Ti 3/7. Thi gian bên Mđi chậm hơn Việt Nam. Còn chút thì giđể nghngơi trước khi vào Đại hi. Hai xe đón anh em mình. Phận lên xe anh Ngọc. Mình lên xe anh Trưởng. VSanta Ana, văn phòng và nơi cư ngụ ca anh. Xe chy vèo vèo trên xa lsáng đèn. Những giây phút đầu tiên Mcm giác nxen cm giác kia. Vui. Mng. Ngc nhiên. Hi hp. Đến VP anh Trưởng nghngơi, vệ sinh, nước nôi. Trên bàn đã thấy mt chng Stay Đại hi, do anh em Úc châu phlàm, xếp ngay ngn trên bàn. Lần đầu tiên được thy khung cnh làm vic, nhà ca ti Mrt l. Anh em bàn nhau ghé bác Phương 62 ở gần đó. Ghé thăm nhà anh Ngọc. Ri bàn chuyn 2 ngày tdo… trước khi vào ngày hi. Phn chn nhà Ngọc làm “chốn tạm” trong những ngày này, trước khi dđại hi và vnhà con gái rượu Nebraska, gn chThanh (đen). Hơi đen thật, nhưng chyếu là nickname hi nhdo lớp đặt ra gọi cho vui. Mình theo người em bà con vnhà mt city khác thuc Los Angeles County, cách 45 phút xe chy. * Buổi sáng đầu tiên M: PhLú, Nhà thkiếng. 8g sáng, anh em gp nhau Ph. Do anh chHóa cchiêu đãi. Tên quán mi nghe đã thy l. Anh em còn nói đến Cà phê Lú (Vit Nam có xem trên báo giy và báo mng {internet}, nên hiu phn nào) uống xong… về “không lú, thì lẫn”. Tô phở to, có l“xe lửa” ăn ngc ngoái mi hết. Ngon, vkhác Vit Nam, đặc bit là nhiu tht bò, bò Mỹ. Trên báo cũng có tường thut mt cuộc thi ăn phở ti M, mà tô phto bng chu thau ra mt chng viện xưa. Gi là Tô gì nhỉ? Tô xe bus, tô xe tăng, hay tô xe….. Tht khủng … hoảng! Giá cđây thật “mềm”, chỉ trên dưới $6. Rhơn bên Úc. Ở Bankstown, tô phAn, hay Thăng Long (quán của chem ca anh Vit 68) $l2, 13 (AUD). Ngày chnht hay ngày lthì cng thêm $1 phc v, cng là $13, 14. Chbù cho tô phMđã rẻ li có khuyến mi, nghe klà do cnh tranh, lhay cui tun có khi chcòn $5 hay $4.5. Quá r. Cảm giác chưa thật thoi mái do chuyến bay quá dài, hôm nay li sái gigic, nên cái bun ngccht thp thoáng. Chp hình xong trước phLú, anh em rnhau đi dã ngoại thăm nhà thkiếng. Cha Thái 66 hiện là Giám đốc Trung tâm Công giáo Vit Nam GP. Orange, nơi có văn phòng làm việc ca Đức cha Mai Thanh Lương. Cha Thái cũng là nhạc sĩ sáng tác rất nhiu nhạc thánh ca, đã phát hành trên 33 albums Thánh nhc. Nhà thkiếng, trước đây của Tin Lành. Công giáo mi mua

CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”...Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2 được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”...Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2 được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì

Chuyến đi của “tình thân ái” Page 1

CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”

3- ĐƯỜNG ĐẾN ĐẠI HỘI “Tình thân ái”.

* Tới nơi.

Chuyến bay China Airlines khởi hành từ VN chiều 3/7, đến Taipei vào nửa đêm, rồi sau 12

tiếng thì tới Los Angeles. Tối 3/7. Thời gian bên Mỹ đi chậm hơn Việt Nam. Còn chút thì giờ để

nghỉ ngơi trước khi vào Đại hội.

Hai xe đón anh em mình. Phận lên xe anh Ngọc. Mình lên xe anh Trưởng. Về Santa Ana,

văn phòng và nơi cư ngụ của anh. Xe chạy vèo vèo trên xa lộ sáng

đèn. Những giây phút đầu tiên ở Mỹ cảm giác nọ xen cảm giác kia.

Vui. Mừng. Ngạc nhiên. Hồi hộp.

Đến VP anh Trưởng nghỉ ngơi, vệ sinh, nước nôi. Trên bàn đã thấy

một chồng Sổ tay Đại hội, do anh em Úc châu phụ làm, xếp ngay

ngắn trên bàn. Lần đầu tiên được thấy khung cảnh làm việc, nhà

cửa tại Mỹ rất lạ. Anh em bàn nhau ghé bác Phương 62 ở gần đó.

Ghé thăm nhà anh Ngọc. Rồi bàn chuyện 2 ngày tự do… trước khi

vào ngày hội. Phận chọn nhà Ngọc làm “chốn tạm” trong những

ngày này, trước khi dự đại hội và về nhà con gái rượu ở Nebraska,

gần chỗ Thanh (đen). Hơi đen thật, nhưng chủ yếu là nickname hồi

nhỏ do lớp đặt ra gọi cho vui. Mình theo người em bà con về nhà ở

một city khác thuộc Los Angeles County, cách 45 phút xe chạy.

* Buổi sáng đầu tiên ở Mỹ: Phở Lú, Nhà thờ kiếng.

8g sáng, anh em gặp nhau ở Phở Lú. Do anh chị Hóa cồ chiêu đãi. Tên quán mới nghe đã

thấy lạ. Anh em còn nói đến Cà phê Lú (ở Việt Nam có xem trên báo giấy và báo mạng

{internet}, nên hiểu phần nào) uống xong… về “không lú, thì lẫn”. Tô phở to, có lẽ “xe lửa” ăn

ngắc ngoái mới hết. Ngon, vị khác Việt Nam, đặc biệt là nhiều thịt bò, bò Mỹ. Trên báo cũng có

tường thuật một cuộc thi ăn phở tại Mỹ, mà tô phở to bằng chậu thau rửa mặt ở chủng viện xưa.

Gọi là Tô gì nhỉ? Tô xe bus, tô xe tăng, hay tô xe….. Thật khủng … hoảng! Giá cả ở đây thật

“mềm”, chỉ trên dưới $6. Rẻ hơn bên Úc. Ở Bankstown, tô phở An, hay Thăng Long (quán của

chị em của anh Việt 68) $l2, 13

(AUD). Ngày chủ nhật hay ngày lễ thì

cộng thêm $1 phục vụ, cộng là $13, 14.

Chả bù cho tô phở ở Mỹ đã rẻ lại có

khuyến mại, nghe kể là do cạnh tranh,

lễ hay cuối tuần có khi chỉ còn $5 hay

$4.5. Quá rẻ. Cảm giác chưa thật thoải

mái do chuyến bay quá dài, hôm nay

lại sái giờ giấc, nên cái buồn ngủ cứ

chợt thấp thoáng.

Chụp hình xong trước phở Lú, anh

em rủ nhau đi dã ngoại thăm nhà thờ

kiếng. Cha Thái 66 hiện là Giám đốc

Trung tâm Công giáo Việt Nam GP.

Orange, nơi có văn phòng làm việc của

Đức cha Mai Thanh Lương. Cha Thái cũng là nhạc sĩ sáng tác rất nhiều nhạc thánh ca, đã phát

hành trên 33 albums Thánh nhạc. Nhà thờ kiếng, trước đây của Tin Lành. Công giáo mới mua

Page 2: CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”...Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2 được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì

Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2

được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì cảnh trí, độ rộng lớn, vẻ

đẹp của nhà thờ, nét sắc sảo của các quần thể tượng được chế tác từ ý tưởng trong kinh thánh.

Mới thấy thật rẻ và xứng “đồng tiền bát gạo” bỏ ra. Anh em nói là Giáo phận đã quyết định chọn

và nâng nhà thờ kiếng lên Nhà thờ chính tòa của Giáo phận. Và không ai khác hơn, người anh

em lớp 66 (Cha Thái) không lâu nữa sẽ đến đây phụ trách và chính thức là cha xứ Chính tòa.

Nhà thờ kiếng Lớp AMI 65 tham quan Trước tượng người con trở về

Từ ngoài đường vào, có khu để xe thật rộng, dễ chừng có thể đậu vài trăm xe. Tay trái là vài

nhóm tượng (chắc giả đồng đen?) rất sống động: người đàn bà ngoại tình, chúa Giêsu với trẻ

em… Và có một nghĩa trang yên tĩnh, đẹp và hiện đại. Như một công viên cây xanh, cỏ mịn với

những tấm bia đặt sát mặt cỏ, hay để trong những ô vuông trên tường, ghép lại thành một bức

tranh lấy ý từ Cựu Ước.

Trong nghĩa trang“hộp” Bức tượng “người phụ nữ bị bắt quả tang” Ba chị em

Nhà thờ ráp bằng kiếng. Ánh sáng tự nhiên, chan hòa. Tháp cao tới mức, phải đứng từ hàng

rào ở đường lộ và để máy thấp chếch lên mới thu được hết chiều cao của tháp. Có những dãy

nhà đầy đủ tiện nghi làm văn phòng, phòng họp, hội trường…. Cũng nhiều nhóm tượng cực kỳ

tinh xảo, rất thực: Người con hoang đàng trở về, Gia đình thánh gia đi tỵ nạn… Ở đây, cũng là

nơi từng tổ chức những buổi hòa nhạc, hát thánh ca…. có thể tương lai sau này, các cha công

giáo sẽ phát triển hơn về các mặt hoạt động tông đồ, các mặt xã hội, từ thiện, bác ái… Rất nhiều

cây cao bao quanh khu nhà thờ và các công trình phụ khác. Xen kẽ đường bê tông sạch sẽ là

những bồn cỏ, vườn cỏ xanh ngắt, mịn màng. Nhìn thôi cũng đù thích thú và cảm thấy một

không gian yên bình, thanh thoát mở rộng cõi lòng.

* Chiều đầu tiên: Lễ nhà thờ San Calixto & buổi gặp thân tình ở nhà cha Tuyên.

Hầu như các linh mục từ VN qua, các cha gốc LX tại Mỹ sẽ tham dự Đại hội vào ngày mai,

đã có mặt cùng dâng lễ đồng tế tại nhà thờ… Một số bà con giáo xứ, thân nhân các cha, anh em

LX có mặt và dự lễ. Một tấm hình chụp ngay trêm tam cấp cung thánh sau phép lành cuối lễ, cho

thấy con số đáng nể của các cha LX dự đại hội. Hình ảnh “diễu võ giương oai” đầu tiên của

Long Xuyên làm bà con lé mắt.

Page 3: CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”...Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2 được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì

Chuyến đi của “tình thân ái” Page 3

Sau đó, xe to xe bé lần lượt đưa mọi người về nhà cha Tuyên ăn bữa cơm tối thân mật. anh

em tự giác làm quen. Các chị cũng vậy. Món ăn tay cầm có đủ loại. Cả bắp luộc (ngô) rất mềm.

(Chắc trồng ở Mexico). Tay cầm đồ ăn, tay ly rượu chát, mới nhấp vài chung đã thấy chếnh

choáng…. Hình ảnh anh em “thương quá việt nam” mờ mờ lung linh trên mắt. Quãng cách thời

gian như đang bị kéo lại gần lại.

Rất gần cho một “tình thân ái” bao dung, cởi mở, không gò bó, khách sáo, không chấp

trách, tị hiềm. Gần lắm cho một tình thương bao la, một vòng tay lớn trìu mến. “Xin cho chúng

nên một” (khẩu hiệu Đức Cha Giuse) đang trở nên hiện thực nơi này.

Anh em tụ lại, thật là vui sướng!

* Vài ấn tượng đầu tiên:

Đường xá: Hệ thống freeway và giao thông đường bộ. Dù mới được đi vài nơi, so sánh tuy

hạn chế, nhưng 2 ngày di chuyển trên hệ thống xa lộ tại Cali, mới cảm thấy ngợp vì hệ thống

giao thông cực kỳ tiện lợi, nhanh và khoa học của nước Mỹ. Úc, Sing, Thái, Mã, Israel,

Hongkong cũng không phát triển bằng.

Các freeway ngang dọc tiểu bang. Ghi bằng số, nên chỉ đường rất tiện. số 1, số 5, 605,

61…. Mỗi chiều xe chạy có nhiều lane, ít thì 2, 3, nhiều thì 4,5,6. Sát “con lươn” là phần ưu tiên

dành cho xe chở từ 2, 3 người trở lên, gọi là car-pool, hay ký hiệu hình thoi trên mặt đường. Qua

khu vực dân cư, thường tay mặt có những bức tường dài, có cả cây cao chạy dọc theo, mục đích

là ngăn tiếng ồn và khói bụi vào nhà người dân đang sinh sống hai bên. Các bức tường, đôi lúc

được trang trí với nhiều họa tiết rất mỹ thuật, nhưng không lòe loẹt, rối rắm hay sặc sỡ gam màu

nóng. Bảng chỉ đường rõ ràng, lớn, màu xanh lá (thống nhất toàn nước Mỹ) sơn dạ quang, tối xe

chạy chiếu đèn vào nổi bật chi tiết, sáng rõ mồn một. Các mũi tên chỉ xuống từng lane, cho biết

điểm đến của từng lane. Nếu lỡ quên, phải đi vòng thật xa mới quay lại được. Cứ gần đến lối ra

(exit) ít là có 3 lần báo: 1,3/4 miles, 1 mile, 0.5 mile. Người lái xe chỉ cần quan sát đúng và cẩn

thận đi theo bảng hướng dẫn, sẽ thấy đi lại ở Mỹ vô cùng dễ dàng. Trên đường tìm tòi hướng đi,

mới biết: thông hiểu các phương hướng Đông-Tây-Nam-Bắc sẽ rất tiện lợi để thăm bạn bè hay

Page 4: CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”...Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2 được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì

Chuyến đi của “tình thân ái” Page 4

lái về nhà. Trước kia, khi viết địa chỉ gửi thư qua Mỹ, các ký hiệu E,W,N,S ít ai ở VN hình dung

là gì. Nay có mặt tại đây, mới thấy sự xác định vị trí như vậy rất hay và chính xác.

Xe thì đủ loại, đủ thương hiệu, đủ các nước sản xuất, đủ giá cả, cũ, mới. Nhưng xe của Nhật

vẫn chiếm số nhiều. Những xe truck chạy xuyên bang. Những xe chở xe hơi đến các đại lý trông

rất kềnh càng và ngồ ngộ. Nhớ đến một bộ phim Mỹ, cảnh phe kia bị rượt đuổi, tuồn xe hơi

xuống để chặn cảnh sát. Có xe kéo ca-nô phía sau để ra biển. Có xe chở 2, 3 xe đạp mà lại để

trên bửng (Bargage) trước mặt xe.

Hệ thống giao lộ, cầu vượt ở Mỹ

Giao thông ở Cali Giao thông ở Sài gòn

Các loại đường, cầu vượt trên cao thật khủng! Việt Nam chỉ có vượt nhau 2 tầng là nhiều. Ở

đây có những giao lộ 5, 6 thậm chi nhiều tầng hơn nữa chồng lên nhau, xe chạy ào ào, mà mỗi

tầng là một đích đến hoàn toàn khác nhau. Có đường vòng quanh dãy núi, có đường xa lộ trên

cao, có loại free-way thu phí để chạy lẹ hơn…

Hệ thống hành chánh: County, City.

Các cấp hành chánh tại Việt Nam từ thấp lên: Nhà, Tổ, Đường, Phường (Xã), Quận

(Huyện), Thành phố, Tỉnh, Quốc gia.

Mỹ thì đơn giản hơn: Nhà, Đường, City/County, Tiểu Bang, Quốc gia.

Cách hiểu County/City của Mỹ thì người Việt trong nước thường lẫn lộn. Một Bang có

nhiều County. Ví dụ như Bang California có Los Angeles County, Orange County, San Jose

County, San Diego County …. Một county là vùng rộng lớn, trong đó có nhiều City. Như

Orange County có Westminster City, Santa Ana City, Midway City, Garden Grove City, Tustin

City,….. Ai đó dịch Orange County là Quận Cam, mà hiểu như ở Việt Nam thì trật lất! Không lẽ

quận 1 mà lại có TP. Saigon, TP. Vũng Tàu, TP. Biên hòa … nằm trong ư?

Chính cách nghĩ vậy mà người từ VN qua, khi đụng đến địa danh County/City thường hay

chựng lại, khó hiểu…

Page 5: CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”...Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2 được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì

Chuyến đi của “tình thân ái” Page 5

Santa và San.

Ở Cali, tên Vùng, tên City, tên đường… đều mang chữ San, Santa… Âm hưởng tên gọi

nhắc đến dân tộc Mễ phía tây nam nước Mỹ. Có thể xa xưa, vùng này là nơi sinh sống của các

bậc cha anh dân tộc “quả ớt”, “mũ rộng vành có chóp cao”, “cây đàn guiltar điệu nghệ”… Tên

gọi hầu như mang tên các Thánh. Santa (bà thánh). Như: Santa Ana (bà thánh Anna), Santa…..

San (Ông Thánh). Như: San Francisco (Thánh Phanxico), San Jose (Thánh Giuse), San Diego,

San Bernadino, San Antonio, San…

Cũng giống như ở Việt Nam, vùng An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng… có nhiều

địa danh đọc lên đã đoán được là vùng ngày xưa người Miên ở, sặc mùi “mắm bò hóc”: Tràm

Chẹt, Xẻo Dầu….

Ở lâu, gọi quen, chắc ai cũng quen miệng đọc thôi, chứ mấy ai còn nhớ tới Ông Thánh, Bà

Thánh, mà xa xưa các bậc cha ông đã đặt…

“Tình thân ái”

Ấn tượng tốt đẹp nhất trong các ngỡ ngàng buổi ban đầu đến Mỹ là tình thân ái của anh em

LX, của những thân nhân, bà con trên đất Mỹ. Từ việc đưa đón, lo toan nơi ăn chốn ngủ, các

phương tiện nho nhỏ như Cell phone, bản đồ, tiền lẻ, cắm sạc các loại cho điện thoại, máy ảnh,

máy tính… hoặc lên lịch trình đi tham quan thắng cảnh, thăm viếng bà con. Buổi gặp gỡ ở tiệm

phở, đi chơi nhà thờ kiếng, gặp nhà cha Tuyên, thăm họ hàng.…. Đâu đâu cũng dành cho mình

một mối thiện cảm sâu xa, một tình thương không tính toán, một chăm lo thực tế gần gũi. Xa

nhau dù lâu hay không, mà gặp nhau, chỉ vài câu chuyện thân tình đã gần như anh em ruột thịt

một nhà. Sẵn sàng chỉ dẫn, giúp đỡ mọi việc dù lớn dù nhỏ, khi yêu cầu. Thử hỏi ở đâu mà sự

chia sẻ vô vị lợi, tình thương chan hòa … dành cho nhau nhiều đến thế!

* Ngày vào Đại Hội:

5/7. Ngày thứ 3 trên đất Mỹ. Ngày bước vào Đại Hội. Mình tranh thủ ghé DAT Truck Co.

thăm các em (con dì) và hãng xưởng các em đang kinh doanh. Buổi trưa, ghé thăm ông cậu ruột

của bà xã (già cả, yếu bệnh, khuyết tật) để trình diện, qua lại những câu chuyện họ hàng liên

quan. Ăn phở. Lại phở. Ở Cali, nhà nào cũng thích phở và nấu rất ngon. Người Việt kinh doanh

Tiệm phở rất nhiều nơi có đông người Việt sinh sống, giá cả và chất lượng cạnh tranh.

Là ngày đến Đại hội, mọi việc đều phải nhanh chóng để đến sớm chút, sẽ có nhiều thì giờ

gặp gỡ giao lưu với vô số bạn, bè anh chị em…. Nhất là các cha giáo, các bạn đến từ Úc châu,

Canada, Đức quốc… Nhẩm rằng nếu 1g pm đi, thì cỡ 2g là tới. 5g pm khai mạc, vẫn còn khối

thời gian để gặp mặt, hàn huyên…

* Lạc lối Tustin:

Là thành phố công nghiệp (?) với những nhà máy, công xưởng chạy dài mút tầm nhìn. Cậu

em chở mình cũng tự tin, xem qua địa chỉ trên Sổ tay Đại hội, bảo là anh cứ yên trí, rất dễ tìm, sẽ

mau đến nơi thôi.

Vậy mà từ 1g đến 4g30, ba tiếng rưỡi, hai anh em không thể nào tìm được địa điểm tổ chức.

Không lẽ lạc sao? Quành đi, quành lại nhiều lần… theo đúng chỉ dẫn của CPS, qua đường vượt

(hầm), vần không tìm ra số nhà ghi trên Sổ tay Đại hội: 16791 E.Main Street. Cứ đi và đếm,

đến số hơn 13.000 là vào đường cụt. Không tìm ra được số trên Sổ tay, vì không có số đó trên

dãy số liên tiếp của đường Main Street…. Nản quá, gọi điện xin BTC hướng dẫn, rồi lại đi, vẫn

không tìm ra. Ghé quán Fast Food cho bình tĩnh lại, xem lại bản đồ, xem sổ tay hướng dẫn và tự

nhủ… sẽ đi thật chậm và nhìn 2 bên đường. Một hy vọng nữa là rất đông người sẽ đến Đại hội,

nên sẽ gặp và đi theo là OK. Nhưng việc đó vẫn không xảy ra.

Page 6: CHUYẾN ĐI CỦA “TÌNH THÂN ÁI”...Chuyến đi của “tình thân ái” Page 2 được qua đấu giá vào khoảng 57 triệu USD. Có đến mới thấy ngợp vì

Chuyến đi của “tình thân ái” Page 6

Đến lúc chán nản thực sự cho lần thứ bao nhiêu không rõ, và anh Ngọc hứa lái xe ra tìm.

Thì vừa qua chân hầm vượt (có xe chạy ào ào ở trên) nhìn thấy banderole Đại hội, khiêm tốn

nằm sát chân hàng rào bên đường. Mừng quá, “cua” vào liền, theo mũi tên đỏ, chỉ chừng 50m, là

tìm ra bãi đậu xe rất đông của thành viên về dự Đại Hội “từ khắp muôn phương”. Xe đậu lại, qua

barie rào chắn, bãi đỗ xe có cả trăm xe, anh em í a í ới tay vẫy vẫy. Mà chẳng nhìn ra ai. Vì đông

quá! Vì niềm vui muốn òa vỡ ngay lập tức. Trào dâng một cảm xúc lâng lâng tuyệt vời!

Anh Haivu, Q.Hưng đón khách Anh Đào Tiến, Lê Minh, Thái, cha Thiêm 64

Anh Mai Biên nè! Anh Thái cầm loa tuýt 2 chị Úc châu – Văn phòng phẩm ĐH đang vận chuyển tới!

Sài-gòn, chiều mưa (lại mưa) 26-9-2012