12
CHƢƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 TÂY TIN (QUANG DŨNG) Chuyên đề: LUYN THI THPT QG MÔN NGVĂN 2017 VIDEO và LI GII CHI TIT chcó ti website MOON.VN [Truy cp tab: NgVăn Khoá hc: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN] I. ĐỌC HIU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dƣới: Sông Mã ra ri Tây Tiến ơi! Nhvrng núi nhchơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa vtrong đêm hơi Dc lên khúc khuu dốc thăm thẳm Heo hút cn mây súng ngi tri Ngàn thước lên cao, ngàn thước xung Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bn dãi dầu không bước na Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiu chiu oai linh thác gm thét Đêm đêm Mường Hch cọp trêu người Nhôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Ngvăn 12, Tp mt, NXB Giáo dc, 2008, tr.88) Câu 1. Gii thiu vài nét vtác giQuang Dũng và hoàn cảnh ra đời tác phm Tây Tiến. Câu 2. Nêu chđề ca đoạn trích. Câu 3. Nhchơi vơi là ni nhnhƣ thế nào? Nêu hiu quca cách gieo vn ơi trong đoạn trích. Câu 4. Chra phong cách ngôn ngca đoạn trích. Câu 5. Sut dc đoạn trích là sxut hin ca hàng loạt các địa danh. Điều đó có ý nghĩa gì? Câu 6. Phân tích vđẹp ca bc tranh thiên nhiên núi rng Tây Bắc trong đoạn thơ in đậm. Câu 7. Nêu cm nhn ca anh/chvcác hình nh súng ngi tri, gục lên súng mũ. Câu 8. Các âm thanh thác gm thét, cọp trêu người mang đến cm nhn gì vbc tranh thiên nhiên núi rng min tây?

Chuyên : LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 · Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của lính Tây Tiến qua hai câu thơ in đậm. Câu 5. Nêu giá

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

TÂY TIẾN

(QUANG DŨNG)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Sông Mã ra rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88)

Câu 1. Giới thiệu vài nét về tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời tác phẩm Tây Tiến.

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ nhƣ thế nào? Nêu hiệu quả của cách gieo vần ơi trong đoạn trích.

Câu 4. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 5. Suốt dọc đoạn trích là sự xuất hiện của hàng loạt các địa danh. Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 6. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong đoạn thơ in đậm.

Câu 7. Nêu cảm nhận của anh/chị về các hình ảnh súng ngửi trời, gục lên súng mũ.

Câu 8. Các âm thanh thác gầm thét, cọp trêu người mang đến cảm nhận gì về bức tranh thiên

nhiên núi rừng miền tây?

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 9. Nêu cảm nhận về hai câu thơ cuối đoạn trích: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai

Châu mùa em thơm nếp xôi.

Câu 10. Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả?

Câu 11. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp

của hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến.

ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88-89)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng. Nêu ý nghĩa nhan đề

của bài thơ.

Câu 2. Nêu các ý chính của đoạn trích.

Câu 3. Nêu ý nghĩa biểu đạt của từ bừng.

Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của em. Hai chữ kìa em trong lời thơ cho thấy cảm

xúc gì của các chàng trai Tây Tiến trƣớc vẻ đẹp của các cô gái nơi “xứ lạ phƣơng xa”?

Câu 5. Sự phối hợp thanh điệu trong câu thơ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ giúp anh/chị cảm

nhận nhƣ thế nào về tiếng khèn man điệu?

Câu 6. Không gian chiều sương ấy, hình ảnh hồn lau cùng hình thức câu hỏi gợi nhắc có

thấy…, có nhớ… mang lại ấn tƣợng gì cho khung cảnh sông nƣớc Tây Bắc?

Câu 7. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của các hình ảnh dáng người trên độc mộc và hoa đong đưa.

Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của

ngƣời lính Tây Tiến trong đoạn trích.

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ bài thơ Tây Tiến, một thi phẩm thể hiện nỗi nhớ của nhà

thơ Quang Dũng về đơn vị cũ của mình – Tây Tiến. Anh/chị biết gì về binh đoàn Tây Tiến?

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các hình ảnh đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá.

Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của lính Tây Tiến qua hai câu thơ in đậm.

Câu 5. Nêu giá trị thẩm mĩ của các từ Hán – Việt đƣợc sử dụng trong đoạn trích.

Câu 6. Phân tích biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong câu thơ: Áo bào thay chiếu anh về đất.

Câu 7. Xác định âm hƣởng chủ đạo của câu thơ Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về sự hi sinh

của những ngƣời lính Tây Tiến.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1. Suốt dọc bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng) là hai bè cảm xúc hào hùng và hào hoa.

Bằng cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tây Tiến, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ 2. Nhận xét về hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang

Dũng, có ý kiến cho rằng: Người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Ý kiến khác

lại cho rằng: Hình tượng người lính Tây Tiến thật can trường, hào hùng, dũng cảm.

Bằng cảm nhận về hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến trong Tây Tiến (Quang Dũng), hãy trình

bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

ĐỀ 3. Nhận xét về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến”

là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình. Ý kiến khác lại khẳng định: Bài thơ

khắc họa hình ảnh người lính với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.

Bằng cảm nhận về tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình

về các ý kiến trên.

ĐỀ 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc trong bài thơ Tây

Tiến (Quang Dũng).

ĐỀ 5. Anh/chị hãy phân tích cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

của Quang Dũng.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

TÂY TIẾN

(QUANG DŨNG)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1

Câu 1

- Quang Dũng (1921 – 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây. Ông là một nghệ

sĩ đa tài: vẽ tranh, sáng tạc nhạc, viết văn xuôi, nhƣng trƣớc hết là một nhà thơ.

Trƣớc 1945 đã làm thơ nhƣng thực sự đƣợc biết đến rộng rãi từ bài Tây Tiến (1948) và một số

bài thơ khác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa

tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng và đậm chất lãng mạn - đặc biệt là khi ông viết về

ngƣời lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Đầu năm 1947, Quang Dũng đƣợc điều động gia nhập đơn vị

Tây Tiến vừa mới thành lập. Cuối năm 1948, Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ

khác. Tại làng Phù Lƣu Chanh (thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội), ông viết bài thơ.

Câu 2

Chủ đề: Bức tranh thiên nhiên miền tây và hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến trên chặng đƣờng

hành quân.

Câu 3

- Chơi vơi là từ láy gợi cái mênh mang, chiều dài, chiều rộng của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ chập

chờn, đứt nối nhƣng day dứt, thƣờng trực khôn nguôi trong lòng tác giả.

- Vần ơi gieo dọc suốt chiều dài đoạn trích, ngân dài nhƣ vọng ra từ vách đá Tây Bắc một nỗi

nhớ ngàn trùng, lúc nào cũng vơi đầy, ăm ắp, da diết trong lòng nhà thơ.

Câu 4

Đoạn trích đƣợc viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

(Cơ sở xác định: Đoạn trích thể hiện rõ các đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Tính hình tƣợng: Thông qua hàng loạt các biện pháp tu từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp (cách

gieo vần, ngắt nhịp, phối hợp thanh bằng trắc, từ láy, nghệ thuật đối lập, điệp từ, lặp cú pháp…),

tác giả đã dựng lên trƣớc mắt chúng ta hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây vừa hùng

vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, lãng mạn;

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

+ Tính truyền cảm: Đoạn trích truyền đến ngƣời đọc những xúc cảm phong phú: vừa dữ dội,

hào hùng vừa thơ mộng, lãng mạn, hào hoa;

+ Tính cá thể hóa: Việc dựng lại bức tranh thiên nhiên miền tây với hai nét vẽ chủ đạo vừa dữ

dội vừa trữ tình đã mang đến một cách cảm nhận rất riêng của Quang Dũng về núi rừng Tây Bắc.)

Câu 5

- Suốt dọc đoạn trích là sự xuất hiện của hàng loạt các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha

Luông, Mường Hịch, Mai Châu.

- Việc nêu tên các địa danh trƣớc hết gợi lại những chặng đƣờng hành quân của binh đoàn Tây

Tiến và điều đó thể hiện sự ghi nhớ sâu sắc của Quang Dũng về quãng thời gian ông từng gắn bó

với Tây Tiến. Không chỉ có vậy, nhắc lại các địa danh còn là cách để thể hiện sự dõi theo của nhà

thơ đối với đồng đội của mình.

Câu 6

Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây đƣợc thể hiện trong đoạn thơ in đậm nổi bật với hai vẻ

đẹp: hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, lãng mạn.

- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên đƣợc mang đến bằng một lớp ngôn ngữ rất giàu tính

tạo hình (các từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút; điệp từ dốc, ngàn thước); nhịp thơ 4/3 phối

hợp với biện pháp đối lập tƣơng phản (dốc lên khúc khuỷu >< dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao

>< ngàn thước xuống); những câu thơ nhiều thanh trắc; hình ảnh thơ độc đáo (heo hút cồn mây)…

- Vẻ đẹp lãng mạn đƣợc thể hiện tinh tế qua một câu thơ toàn thanh bằng làm êm dịu lại cả

đoạn thơ với nét vẽ mềm mại, thơ mộng. Hình ảnh ngôi nhà chìm trong cơn mựa gợi vẻ đẹp huyền

ảo, xóa đi cảm giác rợn ngợp, dữ dội của núi rừng đèo dốc (Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi).

Câu 7

- Hình ảnh súng ngửi trời là một hình ảnh độc đáo, trƣớc hết thể hiện hình ảnh con ngƣời ở tƣ

thế cao hơn hẳn thiên nhiên hùng vĩ. Chữ ngửi rất táo bạo gợi vẻ trẻ trung, tinh nghịch, đầy chất

lính của lính Tây Tiến.

- Hình ảnh gục lên súng mũ: Có hai cách hiểu về hình ảnh này. Một là những ngƣời lính Tây

Tiến mệt quá và gục xuống. Hai là sự hi sinh của những ngƣời lính Tây Tiến. Dẫu hiểu theo cách

nào thì cũng có thể cảm nhận đƣợc từ hình ảnh tƣ thế sẵn sàng của ngƣời lính trên chặng đƣờng

hành quân.

Câu 8

Các âm thanh thác gầm thét, cọp trêu người tô đậm vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê

gớm của rừng thiêng Tây Bắc.

Câu 9

- Hai câu thơ cuối đoạn trích mở ra cảnh vui vầy, sum họp ấm áp tình ngƣời. Sau khi vƣợt qua

bao núi cao rừng sâu hoang vu, heo hút, ngƣời lính bỗng bắt gặp một bản làng có khói bếp, có tình

ngƣời và có những cô gái xinh đẹp nhƣ những bông hoa rừng. Cuộc hành quân thƣờng sẽ tạm

dừng ở đó.

- Hai chữ nhớ ôi thể hiện nỗi nhớ trào dâng trong lòng Quang Dũng. Và ngay lập tức, ngƣời

đọc hiểu rằng vì sao nỗi nhớ lại đột ngột dâng trào: mùa em thơm nếp xôi. Từ mùa em là một sáng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

tạo ngôn từ hết sức độc đáo, bạo lạ, thật đa tình, thật Tây Tiến. Mùa em không phải là mùa của

thiên nhiên đất trời (xuân – hạ – thu – đông) mà là mùa có em, mùa ăm ắp những kỉ niệm về em,

mùa của yêu thƣơng, nhớ nhung, hò hẹn…

Câu 10

Đoạn trích thể hiện sâu sắc nỗi nhớ của Quang Dũng về những kỉ niệm một thời với binh đoàn

Tây Tiến. Nỗi nhớ đƣợc khơi nguồn, ăm ắp ngay từ dòng thơ đầu tiên (Nhớ về rừng núi nhớ chơi

vơi), kéo dọc đoạn thơ theo sự ngân vang, vọng dội của vách đá, thác núi và cuối cùng trào dâng

da diết (Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói).

Câu 11

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến thấp thoáng sau bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây

nhƣng vẫn hiện lên với hai vẻ đẹp: can trƣờng, dũng cảm và trẻ trung, lãng mạn, tinh nghịch, yêu

đời.

+ Hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến góp phần làm phong phú thêm cho đề tài ngƣời lính trong thơ

ca cách mạng.

ĐỀ 2

Câu 1

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến: Ban đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến. Say này Quang

Dũng đã bỏ đi chữ nhớ và chỉ để lại hai chữ quan trọng nhất: Tây Tiến. Việc bỏ đi chữ nhớ đảm

bảo cho nhan đề tác phẩm tính cô đọng, hàm súc, vừa gợi đến binh đoàn Tây Tiến, vừa gợi đến

những xúc cảm vƣợt ra ngoài nỗi nhớ đơn thuần.

Câu 2

Các ý chính:

- Bốn câu đầu: Cảnh những đêm liên hoan lửa trại;

- Bốn câu sau: Cảnh sông nƣớc Tây Bắc đầy chất thơ.

Câu 3

Ý nghĩa biểu đạt của từ bừng: ánh sáng (của những bó đuốc – những bó hoa lửa) bất ngờ rực

lên (giữa màn đêm hun hút lạnh giá ở các bản làng giữa núi rừng Tây Bắc); khung cảnh rực sáng

của đêm liên hoan lửa trại.

Câu 4

- Hình ảnh em – cô gái nơi núi rừng Tây Bắc – hiện lên trong nét phác vẽ của ngƣời nghệ sĩ tài

hoa vừa lộng lẫy (xiêm áo) vừa duyên dáng, tình tứ (e ấp).

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

- Hai chữ kìa em đứng ở vị trí đầu câu thơ bộc lộ vẻ ngỡ ngàng, thậm chí sững sờ của những

chàng lính Tây Tiến trƣớc vẻ đẹp của những cô gái nơi “xứ lạ phƣơng xa”.

Câu 5

- Câu thơ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ có đến 6 thanh bằng gợi tiếng khèn, điệu nhạc chơi

vơi huyền diệu, nhƣ cuốn hút, đắm say lòng ngƣời.

Câu 6

Không gian chiều sương ấy, hình ảnh hồn lau cùng hình thức câu hỏi gợi nhắc có thấy…, có

nhớ… mang đến ngƣời đọc ấn tƣợng về một không gian sông nƣớc mờ nhòa, huyền hoặc, mơ

mộng. Tất cả như phủ trong màn sương huyền thoại: chiều mông lung sương, hồn lau phảng phất,

người chỉ ẩn hiện trong một dáng, hoa cũng chỉ thấy trong một điệu “đong đưa”… (Nguyễn

Quang Trung).

Câu 7

- Hình ảnh dáng người trên độc mộc: Tác giả phác gợi lại trong nỗi nhớ cái dáng uyển chuyển

của cô lái đò ngƣời Thái xuôi thuyền về Châu Mộc.

- Hình ảnh hoa đong đưa: cái ngả nghiêng, đong đưa, tình tứ của những bông hoa rừng dƣờng

nhƣ muốn làm duyên bên dòng thác lũ.

Các hình ảnh đẹp, đƣợc ghi nhanh bằng vài nét loáng thoáng cốt giữ lại cái “hồn” cho

khung cảnh sông nƣớc đầy chất thơ của Tây Bắc.

Câu 8

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung: Những ngƣời lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, trẻ trung,

yêu đời, tình tứ trong đêm liên hoan lửa trại.

ĐỀ 3

Câu 1

- Binh đoàn Tây Tiến:

+ Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trƣởng.

+ Địa bàn hoạt động: một vùng rộng lớn bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền

Tây Thanh Hóa và cả bên kia biên giới Việt - Lào vùng núi rừng hiểm trở, hoang sơ, khí hậu

khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn.

+ Nhiệm vụ: vừa đánh tiêu hao lực lƣợng địch, vừa tuyên truyền vận động nhân dân kháng

chiến.

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

+ Thành phần: phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp, hầu hết lính Tây Tiến

đều bị sốt rét và không ít ngƣời đã hi sinh vì ốm đau, bệnh tật nhƣng họ vẫn hết sức lạc quan, thể

hiện vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của tuổi trẻ.

Câu 2

Chủ đề: Bức tƣợng đài nghệ thuật về hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến.

Câu 3

Ý nghĩa biểu đạt của các hình ảnh đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá: hình ảnh

ngƣời lính trong những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật. Tuy nhiên, lính Tây Tiến ốm

nhƣng không yếu.

Câu 4

Hai câu thơ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới / Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm tô đậm vẻ

đẹp lãng mạn, hào hoa, đa tình trong tâm hồn những ngƣời lính Tây Tiến. Những ngƣời lính từ biệt

Hà Nội ra đi với quyết tâm dứt khoát Người ra đi đầu không ngoảnh lại (Nguyễn Đình Thi), với tƣ

thế coi cái chết nhẹ tựa lông hồng (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) cũng chính là những

chàng lính trẻ trung, yêu đời, phơi phới tình yêu với giấc mơ lãng mạn về những dáng kiều thơm –

bóng dáng của bao ngƣời yêu dấu – mà họ gửi lại đất Hà Thành.

Câu 5

- Đoạn trích sử dụng rất nhiều từ Hán Việt: đoàn binh, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn

xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành.

- Sự xuất hiện của các từ Hán Việt mang đến lời thơ âm điệu cổ kính, trang trọng, hào hùng;

đồng thời đƣa những nấm mồ chiến sĩ vùi lấp nơi rừng hoang biên giới trở thành những mộ chí tôn

nghiêm.

Câu 6

- Biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong câu thơ Áo bào thay chiếu anh về đất: nói giảm nói tránh.

- Tác dụng: Kìm nén nỗi bi thƣơng khi nói về cái chết của những ngƣời lính Tây Tiến; sự hi

sinh của ngƣời lính chỉ là sự trở về với đất mẹ thiêng liêng.

Câu 7

Câu thơ Sông Mã gầm lên khúc độc hành mang âm hƣởng sử thi, bi tráng, hào hùng (bi nhƣng

không hề lụy). Âm hƣởng đó đƣợc mang đến bởi hình ảnh thiên nhiên kì vĩ với nỗi đau lớn. Dòng

sông Mã anh hùng đã tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng của nó để tiễn đƣa hƣơng hồn ngƣời

chiến sĩ.

Câu 8

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

+ Những ngƣời lính Tây Tiến hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, trong trái tim vẫn còn phơi phới

tin yêu.

+ Trƣớc gian khổ, hi sinh, ngƣời lính luôn chủ động, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng (Chiến

trường đi chẳng tiếc đời xanh).

+ Sự hi sinh của những ngƣời lính trẻ, can trƣờng, hào hoa đã khiến cho thiên nhiên cũng phải

nức nở khóc thƣơng dữ dội.

+ Bày tỏ niềm cảm phục, yêu mến đối với sự hi sinh anh dũng của những ngƣời lính Tây Tiến.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, ý kiến

* Giải thích ngắn gọn ý kiến

- Hào hùng: khí thế mạnh mẽ, sôi nổi, hùng tráng, hào sảng.

- Hào hoa: đẹp, thanh lịch, lãng mạn, phóng khoáng.

Ý kiến khẳng định sự kết hợp của hai mạch cảm xúc vừa sôi nổi, hùng tráng vừa lãng mạn,

thanh lịch suốt dọc bài thơ Tây Tiến.

* Chứng minh ý kiến

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhƣng cần làm nổi bật đƣợc sự hòa

quyện của hai bè cảm xúc này suốt chiều dài bài thơ:

- Xúc cảm hào hùng đƣợc mang đến bởi khung cảnh hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng

miền tây và sự can trƣờng, dũng cảm, vẻ đẹp kiêu dũng trong hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến;

- Xúc cảm hào hoa đƣợc khơi gợi từ vẻ đẹp thơ mộng của bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây

Bắc và tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, đa tình, rất lính của những ngƣời lính Tây Tiến.

* Nhận xét, đánh giá

- Lí giải vì sao suốt dọc bài thơ Tây Tiến lại có sự kết hợp hài hòa, tuyệt đẹp giữa hai bè cảm

xúc hào hùng và hào hoa.

- Sự kết hợp giữa hai mạch cảm xúc đã mang lại vẻ đẹp rất riêng, rất đặc trƣng của Tây Tiến so

với các sáng tác cùng đề tài, chủ đề; làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của bài thơ.

ĐỀ 2

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

Học sinh có thể cảm nhận về hình tƣợng ngƣời lính theo những cách khác nhau, nhƣng cần

làm nổi bật đƣợc hai vẻ đẹp chủ yếu của lính Tây Tiến:

- Can trƣờng, dũng cảm;

- Lãng mạn, hào hoa.

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến đều đúng, thể hiện đƣợc cảm nhận chính xác, tinh tế về hình tƣợng ngƣời lính.

- Mỗi ý kiến chƣa thực sự hoàn chỉnh, cần hoàn thiện mỗi ý kiến bằng cách kết hợp các ý kiến

với nhau để có đƣợc cảm nhận trọn vẹn về ngƣời lính Tây Tiến.

- Để khắc họa thành công hình tƣợng ngƣời lính với các vẻ đẹp đó, Quang Dũng đã sử dụng

thành công bút pháp lãng mạn, ngôn từ đặc sắc và có sự kết hợp giữa chất nhạc, chất họa trong lời

thơ…

- So sánh hình tƣợng ngƣời lính trong Tây Tiến với hình tƣợng ngƣời lính trong các sáng tác

khác nhƣ Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên), Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến

Duật)… để thấy đƣợc vẻ nét riêng trong hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến và sự sáng tạo của Quang

Dũng so với các nhà thơ khác.

ĐỀ 3

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến

Học sinh có thể cảm nhận về bài thơ theo những cách khác nhau, song cần cảm nhận đƣợc

đƣợc hai hình tƣợng cơ bản với những vẻ đẹp nổi bật sau đây, từ đó có căn cứ để bình luận các ý

kiến:

- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, trữ tình;

- Hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến vừa lãng mạn, hào hoa vừa dũng cảm, can trƣờng.

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến đều đúng, đều thể hiện rõ cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của các hình tƣợng nổi bật

trong bài thơ.

- Hai ý kiến không đối lập nhau mà có thể bổ sung cho nhau để hoàn thiện một cái nhìn trọn

vẹn về nội dung tƣ tƣởng của bài thơ. Và thực tế, trong tác phẩm, hai hình tƣợng này luôn hòa

quyện, đan cài với nhau.

- Hình tƣợng thiên nhiên núi rừng miền tây và hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến, chủ yếu đƣợc

Quang Dũng dựng lại bằng cảm hứng và bút pháp lãng mạn, huy động các ngôn từ đặc sắc và kết

hợp nhuần nhuyễn giữa chất nhạc với chất họa trong lời thơ.

- Cả hai ý kiến đều cho thấy tình cảm gắn bó, sự ghi nhớ sâu sắc của Quang Dũng với thiên

nhiên núi rừng miền tây và binh đoàn Tây Tiến.

ĐỀ 4

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc trong bài thơ Tây Tiến

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

Vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc chủ yếu đƣợc thể hiện trong hai đoạn thơ đầu của bài

thơ. Học sinh có thể thể hiện cảm nhận của mình theo những cách khác nhau, nhƣng cần làm rõ

đƣợc hai vẻ đẹp nổi bật của bức tranh thiên nhiên miền tây trong Tây Tiến:

- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội;

- Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn.

* Nhận xét, đánh giá

- Vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc đƣợc thể hiện thành công thông qua các thủ pháp

đối lập, phép điệp; cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo; các từ chỉ địa danh, các từ tƣợng hình, ngôn

từ giàu chất nhạc, chất họa…

- Vẻ đẹp của thiên nhiên thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh tế của ngƣời nghệ sĩ – chiến sĩ trong

hoàn cảnh chiến tranh. Hơn thế, nó còn thể hiện tình yêu, sự say đắm, gắn bó của Quang Dũng với

thiên nhiên núi rừng miền tây. Đây cũng là một khía cảnh khá nổi bật của tình yêu quê hƣơng đất

nƣớc trong văn học Việt Nam.

ĐỀ 5

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

* Giải thích ngắn gọn khái niệm cảm hứng lãng mạn, tính chất bi tráng

- Cảm hứng lãng mạn:

+ Là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hƣớng tới lí tƣởng.

+ Biểu hiện: chủ yếu đƣợc thể hiện trong việc khẳng định phƣơng diện lí tƣởng của cuộc sống

mới và vẻ đẹp của con ngƣời mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tƣởng vào tƣơng

lai tƣơi sáng của dân tộc.

+ Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con ngƣời Việt Nam vƣợt lên mọi thử thách.

- Tính chất bi tráng: Chủ yếu đƣợc thể hiện trong việc thể hiện cái đau thƣơng đi liền với sự

hùng tráng.

* Phân tích cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng trong Tây Tiến

- Cảm hứng lãng mạn:

+ Thiên nhiên miền Tây với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng,

hoang sơ mà ấm áp.

+ Hình ảnh những cô gái, những con ngƣời miền Tây càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ

mộng của núi rừng. Bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp quyến rũ đầy tình tứ.

+ Cảm hứng hƣớng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tƣởng chung của cộng

đồng, của toàn dân tộc ở các chiến binh Tây Tiến.

- Tính chất bi tráng: chủ yếu đƣợc thể hiện trong các câu thơ nói về những gian khổ, hi sinh

của ngƣời lính Tây Tiến:

+ Sự dũng cảm, can trƣờng lính Tây Tiến trƣớc mọi gian nan, hiểm nguy trên chặng đƣờng

hành quân.

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

+ Viết về cái chết bi thảm của những ngƣời lính Tây Tiến, Quang Dũng không nhấn vào sự bi

lụy, đau thƣơng mà nâng cái chết, sự hi sinh lên tầm vóc sử thi hoành tráng. Lính Tây Tiến coi cái

chết nhẹ tựa lông hồng, với lính Tây Tiến đó đơn thuần chỉ là sự trở về với đất mẹ anh hùng.

* Nhận xét, đánh giá

- Cảm hứng lãng mạn, tính chất bi tráng làm nên sự khác biệt căn bản của Tây Tiến so với các

sáng tác viết cùng đề tài.

- Cảm hứng lãng mạn, tính chất bi tráng đƣợc thể hiện thành công bởi bút pháp lãng mạn và

những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn