27
Học kHu THànH THị Tiến bộ nHấT của california Trong 6 năm qua Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh 2011-2012 www.ousd.k12.ca.us www.ousd.k12.ca.us Xin quý vị hãy tìm kiếm các thông tin cập nhật trong cẩm nang này, bao gồm số điện thoại, lịch năm học, thực đơn bữa ăn và nhiều thứ nữa

Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

Học kHu THànH THị Tiến bộ nHấT của california

Trong 6 năm qua

Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynhCẩm nang Hướng

dẫn Quý Phụ huynh2011-2012

www.ousd.k12.ca.uswww.ousd.k12.ca.usXin quý vị hãy tìm kiếm các thông tin cập nhật trong cẩm nang này, bao gồm số điện thoại, lịch năm học, thực đơn bữa ăn và

nhiều thứ nữa

Page 2: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

2 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

3

Kính gởi Quý Phụ huynh và Người chăm sóc trẻ,

Vào tháng 6 năm 2010, Tôi đã mời Cộng đồng Oakland giúp chúng tôi tạo ra một Kế hoạch chiến lược 5 năm là biểu đồ đường đi của các trường công lập ở Oakland. Cộng đồng đã đáp ứng rất ấn tượng. Trong năm học 2010-11, có hơn 5,500 người tham dự hầu hết 350 hoạt động để tham gia với nhau, bao gồm ý tưởng tạo nên một hệ thống trường học phục vụ mọi trẻ em. Kết quả là chúng tôi có một Kế hoạch chiến lược 5 năm tượng trưng cho ý kiến đóng góp và sự hy sinh của nhiều suy nghĩ tốt nhất về cách mà chúng tôi tạo nên một học khu công lập có hạng trên thế giới ngay tại thành phố Oakland. Vào tháng 6 năm 2011, Hội đồng Giáo dục Oakland nhất trí tán thành Kế hoạch “Trường Cộng đồng, Học sinh Phát triển”, điều mà tôi xem như là một thắng lợi của thành phố chúng ta.

Tôi viết thư này để cám ơn quý vị đã bỏ thời giờ, công việc, và lãnh đạo làm ra kế hoạch và để xác nhận rằng việc thử thách nhất - là thực hiện kế hoạch - đang nằm trước mặt chúng ta. May thay, các nổ lực của chúng ta trong học khu thống nhất Oakland (OUSD) hiện giờ rõ ràng đang tập trung vào việc phục vụ tất cả trẻ em của chúng ta trong mọi khu vực lân cận bằng cách cung cấp trường cộng đồng chất lượng cao nơi đó trẻ em, người lớn và cộng đồng đều phát triển Chúng tôi cam kết tạo nên và duy trì một học khu trường cộng đồng có khả năng hổ trợ nhu cầu duy nhất của mỗi trẻ trong khi tạo nên các cộng đồng trường quan tâm, kết nối mỗi vùng của Oakland. Chúng tôi tin rằng mỗi trẻ ở Oakland phải sẵn sàng để thành công ở đại học và nghề nghiệp để dẫn dắt các em sống hạnh phúc và lành mạnh. Hội đồng giáo dục OUSD tin rằng Oakland phải trở thành một thành phố nổi tiếng vì con cái chúng ta được chăm sóc và giáo dục tốt tới đâu. Chúng ta có một di sản lớn và chung ta công nhận và trân quý các nổ lực trong quá khứ để phục vụ trẻ em. Chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi còn phải đi đoạn đường dài hầu trở thành một học khu và thành phố cộng đồng công lập mà tất cả trẻ cần có hôm nay để cho một tương lai lành mạnh và an toàn ngày mai.

Tôi tin rằng tất cả trẻ em đều có ánh sáng, ngọn lửa và tinh thần học hỏi. Mỗi trẻ cần nuôi dưỡng và chăm sóc ánh sáng của mình cho nó sáng rực, ngọn lửa cho nó cháy bừng lên và lòng học hỏi cho nó liên tục mở rộng. Việc học hành và cười đùa vui vẻ của trẻ em cuộn với thành tích và thành tựu của những kết quả có ý nghĩa phải trở thành kỳ vọng thông thường cho mỗi trẻ ở Oakland. Người lớn phải thấy và trông chờ thấy điều này từ mỗi trẻ.

Chúng ta cũng phải nhớ rằng chúng ta có những thành công để xây dựng tiếp. Chúng ta có những học sinh phát triển trong một số trường tuyệt vời ở Oakland. OUSD đã tiến bộ vững vàng và tiến bộ nhanh hơn tất cả các học khu thành thị khác ở California trong 6 năm qua. Mức tăng trưởng này thì tốt đẹp. Công việc trong trường và sự hổ trợ của cộng đồng chúng ta thì đáng ăn mừng. OUSD, làm việc với các đối tác công đồng và các chương trình của thành phố, đã tạo được những nơi tuyệt vời nơi mà sự thành công xã hội và học hành của trẻ được thấy rõ và ăn mừng ở địa phương và cả quốc gia. Oakland là nơi của những trường nổi tiếng, những trường thắng giải nơ xanh quốc gia, và cá nhân học sinh có hiệu năng cao nhất. Giáo viên ở Oakland và nhân viên trường học đang dẫn đường tới sự bình đẵng và tuyệt hảo cho mọi người. Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào nhu cầu của trẻ.

Tuy nhiên, chúng tôi chưa đáp ứng các nhu cầu của tất cả học sinh và chúng tôi không có trường chất lượng cao trong mọi khu vực lân cận. Học sinh Mỹ gốc Phi châu, gốc La tinh và học sinh đang học Anh ngữ cũng như những học sinh của chúng ta đang sống trong nghèo đói, không hưởng được những cơ hội mà những trẻ em khác ở Oakland có. Thành phố chúng ta vẫn còn phân chia bởi những mẫu mã có thể đoán trước được về thành tích thấp, tác động bạo lực cao và thiếu mạch lạc Trong hệ thống hiện nay của chúng ta, một số cá nhân hưởng được những cơ hội dễ dàng trong khi những người khác thì có cơ hội giới hạn do địa phương mà trẻ sinh sống. Điều này không thể chấp nhận được và không lành mạnh trong cộng đồng chúng ta nói chung. Chúng ta phải tham gia những cách mới mẽ kết nối các cá nhân, cộng đồng và cơ quan với nhau với sự hiểu biết rằng số mệnh của chúng ta ở Oakland có quan hệ với nhau. Nếu có những nơi ở Oakland chịu thiệt thòi thì tất cà Oakland cùng chịu sự thiệt thòi này.

Chúng ta đang ở trong một thời gian vất vả đấu tranh với cộng đồng và tài khóa. Mức độ tài trợ trẻ các trường công lập ở California hiện giờ nằm trong hạng thấp nhất nước Mỹ. Do tình trạng kinh tế hiện nay, nổ lực của chúng ta để xây dựng cộng đồng và bảo đảm mọi học sinh theo học được trường công lập chất lượng cao trong những khu lân cận thì bị giới hạn nghiêm trọng. Muốn cho Oakland đạt được thành công mà tất cả chúng ta muốn cho học sinh, gia đình, cư dân, tổ chức cộng đồng và cơ sở kinh doanh thì chúng ta phải dấn thân vào công việc mới để biến đổi tất cả những mối quan hệ hiện tại và làm cho các nổ lực chúng ta ăn khớp với mục tiêu chung là trẻ khỏe mạnh và được giáo dục.

Trong tháng 7 năm 2009 OUSD đã bắt đầu một nổ lực 4 giai đoạn, dài 7 năm, để bảo đảm rằng mỗi trẻ ở Oakland theo học được trường chất lượng trong mỗi khu vực và có sự hổ trợ mà trẻ và gia đình cần để thành công về mặt học hành và về mặt xã hội. Kế hoạch tiếp theo thư này mô tả những nổ lực của chúng tôi để tạo nên một hệ thống trường công, làm việc với công dân và cơ quan để phối hợp, và dùng mọi tài nguyên tốt hơn cho hạnh phúc của trẻ em và gia đình ở Oakland. Chúng ta thấy một thành phố mà mọi người tự hỏi mình: “Kết quả của hành động của tôi: Có thêm bao nhiêu học sinh tốt nghiệp trung học cấp ba? Có thêm bao nhiêu học sinh Oakland đến trường 95% thời gian hay nhiều hơn? Có thêm bao nhiêu học sinh có chế độ thực tập sinh có ý nghĩa và/hay việc làm được trả lương? Và thêm bao nhiêu trẻ ở Oakland hưởng được các dịch vụ y tế mà các em cần?”

OUSD thấy một thành phố nơi mà trẻ đang phát lên và đổi mới. Oakland có thể dẫn dắt phong trào trong đó các lãnh đạo trẻ tuổi là những tác nhân thay đổi và nhà kế hoạch cộng đồng.Giáo dục công lập phải tiếp tục thúc đẩy lợi ích chung. Tôi tin rằng giới trẻ hiểu biết là niềm hy vọng duy nhất cho một nền dân chủ lành mạnh và một tương lai vững vàng.

Trẻ em Oakland cần chúng ta thấy và nuôi dưỡng ánh sáng, ngọn lửa và tinh thần học hỏi của các em! Tôi trông cậy mọi người làm những việc phải làm để thấy và nuôi dưỡng mỗi trẻ trong thành phố chúng ta.

Cùng nhau: Chúng ta tập trung. Chúng ta quyết tâm. Chúng ta sẽ kiên trì.

Cho học sinh chúng ta,

Tony Smith, Giám đốc, Học khu Thống nhất Oakland

bẢng mỤc lỤckHÁi quÁT: Trường cộng đồng, Học sinh phát triển. . . . . . . . . . . 3

kHÁi quÁT của Học kHu THỐng nHấT oaklanD . . . . . . 6Phát thảo về viễn ảnh của OUSD, thành phần học sinh, thành tích học hành và triển vọng tài chánh.

HƯỚng DẪn PHỤ HuYnH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10What you need to know about enrollment and registration, how to Những gì quý vị cần biết về ghi danh và đăng ký học, cách hổ trợ việc học hành của con mình từ mẫu giáo tới trung học cấp ba, cùng các điều kiện lên lớp và tốt nghiệp.

quYỀn lỢi Và TrÁcH nHiỆm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19Một hướng dẫn về luật lệ và chính sách về chuyên cần và trốn học, bình đẵng và không kỳ thị, sức khỏe và an toàn, thông tin và sự riêng tư, bề ngoài cá nhân và tài sản và khung cảnh học đường và kỷ luật.

PHỤ lỤc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

DanH mỤc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38Thông tin liên lạc với các văn phòng Học khu và các thành viên Hội đồng Giáo dục, cùng với một bản đồ và sô điện thoại của tất cả các trường công lập ở Oakland.

Cẩm nang hướng dẫn phụ huynh OUSD có sẵn bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Hoa, Việt và Khmer. Thông tin trong cuốn Hướng dẫn phụ huynh này không thay thế các chính sách và điều lệ hành chánh của Học khu. Quý vị có thể xem các chính sách và điều lệ trên website của chúng tôi, www.ousd.k12.ca.us. © 2011 Oakland Unified School District. Chủ bút: Rebecca Hopkins. Thiết kế: slimgim designs.

kHÁi quÁT: TrƯỜng cộng ĐỒng, Học SinH PHÁT TriỂnCHÚNG TA ĐÃ Ở ĐÂU, CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU,CHÚNG TA SẼ ĐI ĐÂUKhi chúng tôi cùng nhau bắt đầu công việc tiếp theo sự cai quản học khu Oakland trở lại, thì chúng tôi đã bắt tay vào một nổ lực 4 giai đoạn dài 7 năm để cống hiến cho cộng đồng hệ thống trường công lập mà chúng ta đáng có. Khoảng thời gian để cho ra hệ thống bền vững chất lượng, hổ trợ các trường công lập chất lượng cao trong mỗi khu vực là tháng 7, 2009 tới tháng 6, 2016. Trong thời gian thay đổi cấu trúc hệ thống, việc học hành và giảng dạy học sinh phải ở trung tâm công việc hàng ngày của chúng tôi. Một mối quan hệ học tập có năng xuất giữa học sinh, giáo viên và gia đình là cốt lõi của giáo dục chất lượng.

biỂu ĐỒ 1: Thời hạn chiến lược của ouSD cho 2009-2016

Trong Giai đoạn 1: Khởi xướng (2009-2010), chúng tôi bắt đầu thiết lập một sự nhận diện tốt OUSD. OUSD đã để mặc cho một hệ thống trường với những lề lối cạnh tranh và độc lập và đã đánh mất một sự nhận diện tập thể như là một hệ trường phục vụ tốt mỗi trẻ ở mỗi khu vực Oakland.

Lắng nghe mọi người kể nhiều chuyện của Oakland, kiểu cách thành công và cảm giác thua mất thúc đẩy chúng tôi. Chúng tôi nghe nói từ gia đình, lãnh đạo thương mại, nhân viên giảng huấn, lãnh đạo cộng đồng và thành viên Hội đồng giáo dục về một cảm giác ngăn cách và một ham muốn kết nối thật sự về phục vụ trẻ em. Vì vậy chúng tôi làm ra một khung sườn, đặc để trẻ và trường học vào trung tâm của cộng đồng chúng tôi. Vào tháng 6 năm 2010, Hội đồng Giáo dục chúng tôi áp dụng viễn ảnh này và bắt đàu một đường đi mới, thiết lập một nhận diện rõ ràng cho OUSD: Trường Cộng đồng, Học sinh phát triển.

Trong Giai đoạn 2: Thiết kế (2010-2011) Làm cho viễn ảnh thành hiện thực đòi hỏi công việc rõ ràng. Để giúp tạo dáng cho công việc này, 14 Task Forces (Lực lượng hành động) làm cho cộng đồng và chuyên gia tham gia trong một quy trình thăm hỏi, nghiên cứu, phân tách và đề nghị. Những nổ lực này thì cần thiết cho việc làm nên các hệ thống và quy trình liên quan sẽ hổ trợ cho những nổ lực dài hạn của chúng tôi để sản sinh ra những hệ thống bền vững từ đó có những quan hệ tin cậy và niềm tin vào khả năng hệ thống trường công lập để chăm sóc và giáo dục trẻ ở Oakland. Công việc của Task Force thì nhằm đòi hỏi mọi người làm việc theo cách mới để sản sinh ra niềm tin mới qua thời gian. Cách mới làm việc chung với nhau này sẽ cho ra một khung cảnh mục đích chia sẻ và trách nhiệm liên quan.

Giai đoạn 3: Thi hành (2011-2014), bắt đầu với việc phối hợp, sử dụng tốt hơn các tài nguyên trong việc phục vụ “các mục năm thứ nhất” Tổ chức sẽ dùng những mục tiêu này để tổ chức tất cả tài sản vật chất, con người và tài khóa. Với sự phát triển của một phương tiện đánh giá hiệu năng, hiệu suất, một cấu trúc trách nhiệm giải trình mới sẽ có để dùng các mục tiêu như là một thước đo thành tích cho phát triển chuyên môn và cá nhân. Trong giai đoạn này, chúng tôi làm công việc ý nghĩa là làm cho tài nguyên nhân sự hợp với mục tiêu và nhu cầu của tổ chức. Cốt lõi của giai đoạn này là học cách thi hành tốt và cùng nhau làm tốt công việc.

Trong Giai đoạn 4: Trau chuốt & Duy trì (2014-2016), chúng tôi tiến về “mục tiêu năm thứ ba”. Các mục tiêu của năm 1 và năm 3 là chứng cớ về sự tiến bộ và cho thấy ở đâu là mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và đe dọa trong lý thuyết hành động nguyên thủy của chúng tôi. Vào lúc này, chúng tôi gần như đã xong với công

viẹc tái thiết kế và tái trang bị lớn. Tổ chức sẽ có một cách làm việc thường được biết tới và hiểu rõ. Chúng tôi sẽ có những giải thích chung về những việc chúng tôi làm và tại sao làm. Chúng tôi sẽ không bảo vệ những dự án của chính chúng tôi; thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo nên và nới rộng cơ hội trong những cách mà có lợi ích cho tất cả học sinh.

Một trong những mục tiêu 5 năm của chúng tôi là cho ra một kế hoạch 5 năm mới cho Hội đồng giáo dục xem xét để áp dụng trong tháng 6 năm 2016. Kế hoạch đó sẽ xây dựng trên công việc của 6 năm trước và bắt đầu chương mới của OUSD. Sự kiên định có ý nghĩa này sẽ cho phép chúng tôi duy trì sự tiếp tục lãnh đạo và cải tiến khả năng của chúng tôi như là một lực ổn định và xúc tác cho tương lai lành mạnh của Oakland.

TrƯỜng cộng ĐỒng — mộT mẪu mà THaY ĐỔiMột trường cộng đồng là một phương thức tổ chức các tài nguyên của cộng đồng chung quanh sự thành công của học sinh. Nó vừa là một nơi vừa là một tập hợp các đối tác giữa nhà trường và các tài nguyên cộng đồng khác. Chú trọng kết hợp của nó vào học hành, dịch vụ, hổ trợ và cơ hội đưa tới việc học hành tiến bộ của học sinh vững chắc hơn và cộng đồng lành mạnh hơn. Trường học trở thành trung tâm của cộng đồng và mở cửa cho mọi người…Các trường cộng đồng này thì dựa trên “một tam giác phát triển”, nó đòi hỏi một chương trình giảng dạy mạnh mẽ, cơ hội học hành mở rộng qua trau giồi và các dịch vụ nhằm dẹp bỏ rào cản cho việc học và phát triển sức khỏe của học sinh, để các em có thể phát lên về mặt học hành và mặt xã hội. —The Children’s Aid Society

Page 3: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

4 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

5

Khung sườn hướng dẫn của chúng tôi là phát triển mỗi trường công ở Oakland thành một Trường Cộng đồng có đủ dịch vụ. Chúng tôi đã xây dựng trường mẫu của chúng tôi bằng cách nhìn vào “tam giác phát triển” Đoàn thể Giúp đỡ trẻ em để làm nền cho kế hoạch chiến lược học khu trong công tác trường cộng đồng quốc gia. Để bắt đầu, chúng tôi đặt học sinh của chúng tôi ở trung tâm để bảo đảm mọi thứ kết nối trở lại với viễn ảnh đó. Khi các Lực lượng hành động và cộng đồng tham gia trang trí bề mặt với các ý tưởng và vấn đề khác nhau, thì chúng tôi thiết kế mặt cạnh của tam giác để phản ảnh các chủ đề nổi lên về việc bảo đảm một cốt lõi giảng dạy chất lượng cao, lành mạnh về mặt phát triển xã hội và tình cảm và tạo nên những cơ hội bình đẵng cho học hành. Với những “cạnh” của tam giác này vào đúng chỗ, chúng tôi đã phát triển và sắp xếp các lãnh vực mục tiêu chính cùng với những chủ đề này – nhấn mạnh tới các ưu tiên của Hội đồng Giáo dục cho trẻ lớn nhỏ (ví dụ: Trường học hổ trợ, lành mạnh và an toàn; giảng dạy hữu hiệu và chất lượng cao; và được chuẩn bị để thành công ở đại học và nghề nghiệp) và rồi cộng thêm các ưu tiên trách nhiệm và xây dựng lớn cho tổ chức (ví dụ: Xây dựng Một Học khu cộng đồng có đủ dịch vụ, Trách nhiệm cho chất lượng) Nhìn chung, 5 lãnh vực mục tiêu này nói về ý tưởng, vấn đề, thắc mắc và kế hoạch cho công việc trước mặt chúng tôi.

TrƯỜng cộng ĐỒng cÓ Đủ DịcH VỤ Và Học kHu cộng ĐỒng cÓ Đủ DịcH VỤ là gÌ? Học khu Thống nhất Oakland đã làm một công việc mà ít học khu khác đã cố làm: tạo nên một Học khu cộng đồng có đủ dịch vụ phát xuất từ các trường cộng đồng có đủ dịch vụ. Học khu Thống nhất Oakland sẽ tạo nên một Học khu cộng đồng có đủ các dịch vụ, phục vụ đứa trẻ toàn diện, giảm thiểu bất bình đẵng về giáo dục, xã hội và y tế, cung cấp cho mỗi trẻ một môi trường quan tâm hổ trợ sự thành công và học hành của học sinh.

Sự hữu hiệu của trường cộng đồng có đủ dịch vụ dựa trên sự kết hợp của học hành với các hổ trợ cần thiết và cơ hội. Dùng chiến lược này, các thành phố và quận hạt khắp xứ đã phát triển những mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và những đối tác cộng đồng hầu tạo ra các trường cộng đồng hữu hiệu..

20 năm qua làm việc chăm chỉ trong một số thành phố và quận hạt đã cho bằng chứng dựa trên số liệu rằng học sinh trong trường cộng đồng đủ dịch vụ cho thấy thành tích học hành tiến bộ đáng kể, nhất là về tập đọc và toán, chuyên cần tiến bộ, tỷ lệ bỏ học và tỷ lệ tốt nghiệp, tính tình học sinh tiến bộ, sức khỏe gia đình, phụ huynh tham gia và cộng đồng trẻ tham gia. Những học sinh tham gia cũng cho thấy những

thành tích đạt được trong tài sản tuổi trẻ, kể cả việc đạt tự tin trong cac môn học ở trường và công việc đồng đội.

Trong công việc này chúng tôi được hướng dẫn bởi một tập hợp các nguyên tắc tổng quát:

1. chúng tôi tin rằng việc học hành xảy ra ở mọi tình huống chứ không đặt ân một môi trường học hành này hơn một môi trường khác.

2. chúng tôi tin rằng gia đình và giáo viên có ảnh hưởng chính vào thành công của học sinh và phải được Học khu, trường học và cộng đồng hổ trợ trong việc tạo nên cơ hội học hành cho học sinh trong và ngoài giờ học.

3. chúng tôi cần tiếp cận học sinh và gia đình theo những nguyên tắc phát triển con người, thanh thiếu niên dựa trên những mặt mạnh đã ăn sâu, với niềm tin là mọi học sinh và gia đình đều có khả năng thành công nếu được giúp đỡ đúng mức.

4. chúng tôi cần tôn trọng và xây dựng trên sự nhận diện ngôn ngữ và văn hóa của học sinh và gia đình.

5. chúng tôi cần tích cực thúc đẩy sự tham gia, sự ăn khớp và sự hợp tác trong các đối tác đa dạng.

6. chúng tôi cần sử dụng số liệu có giá trị để nhận ra và ưu tiên cho các nhu cầu và để đo mức thành công.

7. chúng tôi cần bảo đảm rằng các dịch vụ hổ trợ thì thân thiện với gia đình và dễ với tới.

Lãnh đạo trường đã thấy rằng muốn cho các chương trình giảng dạy chất lượng mang lại kết quả trong thành tựu học hành cao, họ phải giải quyết các nhu cầu của đứa trẻ toàn diện. Trường cộng đồng có đủ dịch vụ và các đối tác nhận ra rằng trẻ em cần nhiều hổ trợ giảng dạy và học hành phối hợp để thành công trong trường, tốt nghiệp và sẵn sàng cho đại học và nghề nghiệp.

Một trường cộng đồng có đủ dịch vụ ở Oakland phục vụ đứa trẻ toàn diện; nó mời cộng đồng tham gia và nới rộng ranh giới vào cộng đồng để thúc đẩy thành tựu học hành. Người lớn ở trường và trong cộng đồng hợp tác làm việc để tạo nên một cái nhìn chung cho trường và dùng số liệu để thường xuyên truy cập kết quả của dịch vụ hổ trợ học hành. Nhà trường chia sẻ trách nhiệm cho việc thành công của cộng đồng, gia đình và học sinh. Như Biểu đồ 3 ở trang sau đây minh họa, các trường có đủ dịch vụ ở Oakland:

1. có một hệ thống phối hợp và kết hợp các dịch vụ hổ trợ học hành;

2. trở thành một trung tâm lành mạnh và an toàn của cộng đồng;

3. thúc đẩy mối quan hệ và đối tác tin cậy, có chủ tâm;

4. xây dựng khả năng của người lớn và học sinh để chia sẻ trách nhiệm cho lãnh đạo và làm ra quyết định; và

5. làm cho tiếp cận đặc biệt và pha trộn dịch vụ thích ứng được mỗi cộng đồng qua tiến trình hiểu biết và giải quyết các bất bình đẳng.

Một trường cộng đồng có đủ dịch vụ là một nơi và một tập hợp đối tác kết nối trường học, gia đình và cộng đồng để hổ trợ sự thành công của học sinh. Một trường cộng đồng có đủ dịch vụ có một cốt lõi học hành mạnh mẽ với một tập trung kết hợp vào việc phát triển thanh thiếu niên, hổ trợ gia đình tham gia, dịch vụ y tế và xã hội và phát triển cộng đồng.

Việc này tạo nên các cơ hội học hành mở rộng cho học sinh trước và sau giờ học, trong giở nghỉ ăn trưa và mùa hè; dịch vụ y tế và xã hội toàn diện giải quyết rào cản học hành; và sự tham gia của gia đình và cộng đồng làm gia tăng sự gắn bó và đóng góp của phụ huynh để hổ trợ con cái họ ở trường và ở nhà. Trường cộng đồng có đủ dịch vụ cũng làm cho cư dân và đối tác cộng đồng tham gia trong đời sống của trường và cống hiến cơ hội học hành suốt đời cho gia đình.

Lãnh đạo hợp tác bởi các đại diện từ các nhóm đầu tư vào giáo dục trong trường và cộng đồng – các nhà giáo dục và các nhân viên khác của trường, phụ huynh, học sinh, các nhà tài trợ, thành viên cộng đồng, đối tác cộng đồng và các nhà làm ra chính sách – là một thành phần chủ chốt đối với việc tạo nên một môi trường dồi dào tài nguyên và bền vững cho học sinh và gia đình. Lãnh đạo hợp tác trong một khung sườn của trường cộng đồng có đủ dịch vụ bao gồm việc tạo ra một đội lãnh đạo những người đầu tư vào giáo dục ở mức độ trường và các đội vượt ranh giới trong Học khu và các cơ quan công lập khác, với một nhấn mạnh đặc biệt vào cơ hội lãnh đạo cho phụ huynh và học sinh. Trong những giai đoạn đầu, việc này sẽ bao gồm một sự thay đổi khung cảnh khỏi cấu trúc thứ bậc và một sự hiểu biết rằng trong một khung sườn trường cộng đồng có đủ dịch vụ thì sự phát triển mối quan hệ cộng đồng-trường học thì rất quan trọng cho việc xây dựng một mạng lưới tài nguyên mạnh mẽ và duy trì cho học sinh và gia đình các em.

Sự chuyển tiếp qua các trường cộng đồng có đủ dịch vụ và một Học khu cộng đồng có đủ dịch vụ bắt đầu bằng sự xây dựng hiểu biết và tín nhiệm trong tiến trình; nó không thể tiến tới nếu không có cộng đồng đầu tư. Những con số chủ chốt khắp thành phố, lãnh đạo trong Học khu và các trường học, phụ huynh, những người cung cấp dịch vụ đối tác cộng đồng, và các thành viên cộng đồng phát triển một sự hiểu biết chung về các thành phần cần thiết của phương thức trường cộng đồng có đủ dịch vụ để họ có thể cùng nhau hổ trợ việc thực hiện.

biỂu ĐỒ 3: Định nghĩa biểu đồ của một Trường và Học khu cộng đồng có đủ dịch vụ

biỂu ĐỒ 2: mô hình mẫu các trường cộng đồng ở ouSD cho sự thay đổi và hành động

Page 4: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

6 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

7

kHÁi quÁT VỀ ouSDTrong PHẦn nàY:

ViỄn ẢnH, nHiỆm VỤ & lÃnH VỰc mỤc TiÊu . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

THànH TÍcH Học HànH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

TriỂn Vọng Tài cHÁnH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

Về cẩm nang hướng dẫn phụ huynh nàyNăm nay—và mỗi năm—con quý vị sẽ có cơ hội tốt nhất cho việc học hành thành đạt nếu có một sự hợp tác chặt chẽ giữa quý vị và nhà trường. Trong tất cả những yếu tố mà ảnh hưởng tới thành tựu học sinh, thì nghiên cứu cho thấy rằng yêu cầu và hổ trợ của phụ huynh là có ảnh hưởng nhiều nhất. Cuốn cẩm nang hướng dẫn phụ huynh năm học 2011-12 được phát triển với ý nghĩ đó, để cho quý vị thông tin và cách thức giúp con quý vị thành công. Ở Học khu Oakland, chúng tôi muốn và cần phụ huynh hổ trợ con mình học hành ở nhà, hợp tác với giáo viên và cố vấn về sự tiến bộ của con em, đóng vai trò ý nghĩa trong các quyết định ở trường và giữ cho chúng tôi chịu trách nhiệm về cam kết cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho mỗi trẻ.

Khái quát của Học khu bắt đầu từ trang này, cung cấp thông tin tổng quát về mục tiêu và chiến lược của OUSD. Hướng dẫn Phụ huynh, bắt đầu từ trang 10, nói đủ mọi thứ từ cách ghi danh học cho con quý vị ở Mẫu giáo đến những lớp học nào cần cho việc thâu nhận của đại học. Nó cũng bao gồm các cách khuyến khích thòi quen học hành tốt và cách thức hổ trợ các cải tiến cho các vấn đề về trường học hay học khu. Phần cuối cùng có một danh mục số điện thoại của các văn phòng học khu cũng như từng trường học.

Trong cuốn hướng dẫn này, từ “phụ huynh” ám chỉ một phụ huynh hay giám hộ.

Chúng tôi hy vọng là quý vị thấy cuốn cẩm nang hướng dẫn này hữu ích. Chúc quý vị những điều tốt đẹp trong năm học 2011-12!

Khái quát về OUSD Học khu Oakland quyết tâm đạt được mục tiêu hoàn thành duy nhất: chuẩn bị cho mỗi trẻ thành công ở đại học và nghề nghiệp. Chương trình thành đạt của chúng tôi đã được quốc gia chú ý - và có lý do. Trong hơn 5 năm qua, OUSD đã tiến bộ hơn bất kỳ học khu lớn thành thị nào ở California. Kể từ năm 2003, chúng tôi đã tăng gần gấp đôi số học sinh trung học có đủ điều kiện để vào University of California/California State University. Năm nay chúng tôi tiếp tục cải tiến: tuyển mộ và hổ trợ hiệu trưởng và giáo viên tốt, cải tiến điều kiện học hành và làm việc, nâng cao tiêu chuẩn giảng dạy, chia sẻ các thực hành tốt nhất khắp các trường, và mời các bậc phụ huynh như quý vị tham gia làm lãnh đạo và người quyết định trong cộng đồng nhà trường.

VIỄN ẢNHTất cả học sinh đều sẽ tốt nghiệp trung học cấp ba. Kết quả là các em sẽ trở thành những người biết suy nghĩ phê phán, có khả năng và quan tâm, những công dân hiểu biết, tham gia và đóng góp và được chuẩn bị để thành công ở đại học và nghề nghiệp.

NHIỆM VỤTạo nên một Học khu Cộng đồng có đầy đủ các dịch vụ phục vụ đứa trẻ toàn diện, giảm thiểu bất bình đẵng và cung cấp cho mỗi trẻ giáo viên giỏi mỗi ngày.

NHỮNG LÃNH VỰC MỤC TIÊUMỗi học sinh ở Học khu Thống nhất Oakland sẽ:

• Theo học một TRƯỜNG AN TOÀN, LÀNH MẠNH VÀ HỔ TRỢ, hợp tác với các đối tác cộng đồng và thành phố nhằm giảm bớt bạo lực trong cộng đồng và trường học, do đó tạo nên được khuôn viên học đường an ninh với khung cảnh an bình.

• Học hỏi kiến thức, kỹ năng và khả năng để ĐƯỢC CHUẢN BỊ cho THÀNH CÔNG ở ĐẠI HỌC và NGHỀ NGHIỆP khi các em tốt nghiệp trung học cấp ba, để bảo đảm rằng các em có thể đọc, viết, nói, suy nghĩ phê phán và lý luận theo cách toán học cho thành công sau trung học.

• Nhận sự GIẢNG DẠY HỮU HIỆU và CHẤT LƯỢNG tử giáo viên giỏi mỗi

ngày trong năm học.

Học khu Thống nhất Oakland sẽ:

• Trở thành một HỌC KHU CỘNG ĐỒNG CÓ ĐẦY ĐỦ DỊCH VỤ, phục vụ và hổ trợ đầy đủ sự thành công của các trường cộng đồng và học sinh phát triển.

• Chịu TRÁCH NHIỆM cho CHẤT LƯỢNG CAO của các trường ở học khu và công việc của học khu qua tổ chức.

Thành phần học sinhTrong năm học 2009–2010, có 38,627 học sinh đã theo học các trường công ở Oakland và có 7,776 học sinh khác theo học các trường bán công được học khu chấp nhận ở Oakland. OUSD tự hào là một trong những học khu có thành phần học sinh đa dạng nhất ở California. Tính đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng chúng tôi là một trong những tài sản lớn lao của chúng tôi khi chúng tôi phấn đấu chuẩn bị học sinh cho đại học và nghề nghiệp.

Trong số học sinh của OUSD, thì 30% là học sinh học Anh ngữ như là ngoại ngữ (ELL), với hơn 40 ngôn ngữ đại diện. Ngoài Anh ngữ ra, những thứ tiếng được nói rộng rãi nhất là Tây Ban Nha, Quảng đông, Việt ngữ, Khmer, Miên và Á rập. .

HIỆU SUẤT HỌC HÀNHOUSD tiếp tục đạt tiến bộ về Chỉ số Học lực (Academic Performance Index - API), một thước đo thành tựu của học khu về các kỳ thi Trắc nghiệm Tiêu chuẩn California (CST). Biểu đồ thứ nhất dưới đây cho thấy kết quả API trong 8 năm qua. API cơ bản cho thấy mức độ thành tích, sự tăng trưởng API cho thấy Học khu tiến bộ bao nhiêu trong năm qua.

Biểu đồ thứ hai cho thấy sự tăng trưởng API qua các nhóm học sinh thiểu số. Một số các nhóm này cho thấy tiến bộ gây ấn tượng trong thành tích API trong năm qua. Ví dụ: học sinh La tinh đạt 32 điểm trong API, trong khi các học sinh bị bất lợi về kinh tế xã hội, học sinh Phi Luật tân và học sinh khuyết tật cũng tạo ra những bước tiến dài. Số học sinh khác, như học sinh các đảo Thái bình dương, học sinh da đen gốc Châu Phi và những học sinh học Anh ngữ khác cũng đạt những thành tựu đáng kể.

Tăng trưởng đầy ấn tượng do các nhóm học sinh thiểu số đạt được là kết quả của việc nổ lực gấp đôi để giải quyết nhu cầu học hành của học sinh các đảo Thái bình dương và học sinh khuyết tật trong năm qua. Chúng tôi đã cộng tác với các tổ chức cộng đồng, hổ trợ cho học sinh các đảo Thái bình dương, học sinh da đỏ/bản xứ Alaska và tham gia với các trường có số tập trung cao các học sinh này hầu thích ứng hổ trợ các nhu cầu của các em. Chúng tôi cũng tung ra một học trình ý nghĩa và sáng kiến cải tiến phát triển chuyên môn, bao

gồm sự chú trọng học hành cá nhân, kiến thức và kỹ thuật. Chúng tôi trông chờ các nổ lực này được tiếp tục để cho kết quả trong thành tựu tăng gia của số học sinh này trong những năm sằp tới..

Các biểu đồ ở đầu trang tiếp theo cho thấy sự phân phối thành tích học sinh

trong các kỳ thi CST trong 5 năm qua, Số phần trăm học sinh đạt mức độ tinh thông hay cao cấp đã gia tăng trong cả môn ngữ văn lẫn toán. Các con số này

tượng trưng cho thành tích nói chung qua tất cả các cấp lớp.

Hai biểu dồ kế đó xác nhận rằng trong lúc chúng tôi đạt được một số tiến bộ thì chúng tôi phải tiếp tục chú ý tới các mục tiêu chính: lớp ba đọc rành và lớp 9 giỏi đại số. Đồ thị dưới đây tượng trưng cho việc lớp ba đọc rành như kỳ thi CST đo lường trong 8 năm qua.

Biểu đồ dưới đây cho thấy số phần trăm của học sinh lớp 9 đã được trắc nghiệm là giỏi đại số như CST đo lường trong 6 năm qua.

Năm 1999, California thông qua luật mới triển khai kỳ thi ra trường trung học của California (California High School Exit Examination - CAHSEE). Tất cả học sinh trường công ở California phải thỏa mãn điều kiện kỳ thi CAHSEE này, cũng như các điều kiện về tiểu bang và liên bang khác, để nhận được bằng tốt nghiệp trung học cấp ba. Mục đích của kỳ thi CAHSEE là để cải thiện thành tựu học sinh ở trung học cấp ba và để giúp bảo đảm học sinh tốt nghiệp cấp ba có thể cho thấy khả năng cấp lớp về đọc, viết và toán. Chúng tôi cộng tác với Peralta Colleges để hổ trợ học sinh nào cần giúp đỡ thêm để đậu CAHSEE. Kỳ thi CAHSEE bao gồm 2 phần: Anh văn-Ngữ văn (ELA) và toán. Bảng dưới đây minh họa thành tích của học sinh trong năm học 2008-09.

Dữ liệu về kết quả của học sinh cho năm học 2009-10 thì chưa có vào thời điểm mà cuốn hướng dẫn này lên máy in. Mọi đồ thị đều bao gồm dữ liệu trong năm học 2008-09.

TRIỂN VỌNG VỀ TÀI CHÁNHSử dụng hữu hiệu và có năng suất các tài chánh giới hạn của chúng tôi thì rất quan trọng đối với việc hổ trợ mục tiêu của OUSD trong việc giúp đỡ mỗi học sinh thành công ở đại học và ở ngoài đời. Trong thời gian tài nguyên eo hẹp này, chúng tôi tiếp tục ưu tiên các chương trình và thực hiện các chính sách và tiến trình thích hợp để bảo đảm là chúng tôi đã sử dụng đúng các quỹ tài trợ, đặc biệt cho sự đóng góp của cộng đồng Oakland cho việc giáo dục học sinh.

Giáo dục công lập ở California đang ở trong giai đoạn khủng hoảng. OUSD và các học khu bạn phải đương đầu với những khó khăn chưa hề thấy. Trong khi chúng tôi cố gắng cải tiến thành tích và tạo ra những kết quả tốt hơn cho học sinh thì chúng tôi lại có ngày càng ít hơn tài nguyên để dùng cho việc này. Trong nhiều năm nay, California đã đột ngột giảm tài trợ cho ngành giáo dục và yêu cầu trường học làm nhiều hơn trong khi có ít tiền hơn.

Vào thời điểm mà Cẩm nang này được in ra, bế tắc trong việc thương thảo ngân sách đã làm cho OUSD và các học khu khác gần như không thấy tiền bạc sẽ như thế nào. Muốn biết thông tin mới nhất về tài chánh của Học khu, thì xin viếng www.ousd.k12.ca.us/budgetcrisis. Phần website này của OUSD cố gắng giải thích tình hình khinh khủng ra sao, OUSD sẽ làm gì để đối phó với khủng hoảng ngân sách ở California, bao gồm video trình bày, các bài báo và tài liệu tham khảo.

Muốn truy cập tài liệu lịch sử tài chánh của Học khu, thì xin viếng www.ousd.k12.ca.us/financedocs.

Page 5: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

8 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

9

mọi ngƯỜi Trong cộng ĐỒng cHÚng Ta ĐÓng mộT Vai TrÒ nHƯ THế nào Trong SỰ THànH ĐẠT của Học SinH• Học sinh hiện diện và học hết sức mình mỗi ngày trong trường.

• Phụ huynh giữ yêu cầu cao và hổ trợ con mình học hành tốt nhất mỗi ngày và tốt nghiệp chuẩn bị cho đại học.

• Giáo viên chú trọng vào kết quả thành tựu của học sinh, cung cấp học trình nghiêm nhặt, dùng những lề lối giảng dạy đã được chứng minh là tốt, dạy những liên quan văn hóa, và liên tục suy nghĩ và học hỏi cách cải thiện lề lối giảng dạy của mình.

• Ban giám hiệu trường làm áp lực và hổ trợ để bảo đảm mỗi lớp được chú trọng vào thành quả và giáo viên có tài nguyên, dữ liệu và ý kiến phản hồi cần thiết để đa dạng hóa cách dạy hầu đáp ứng nhu cầu của mỗi học sinh.

• Cho dù nhân viên Học khu có làm việc trực tiếp với học sinh trong lớp học hay hổ trợ bằng cách tạo nên một môi trường học hỏi, sạch sẽ an toàn, sự chú trọng nổ lực của mỗi người là bảo đảm rằng mỗi học sinh tốt nghiệp trung học đều chuẩn bị cho đại học và nghề nghiệp.

cHÚ Trọng Vào ĐẠi Học Và ngHỀ ngHiỆP: cHiến lƯỢc Hoàn THànH THỬ THÁcH 3-9-12Ở OUSD chúng tôi cam kết cung cấp giảng dạy, học trình và hổ trợ cần thiết để chuẩn bị mỗi trẻ vào đại học và nghề nghiệp. Muốn biến mục tiêu này thành hiện thực, chúng tôi dùng các chiến lược để bảo đảm học sinh đạt tới một số thông thạo nào đó ở các cột mốc chủ chốt—các lớp 3, 9, và 12. Một vài ví dụ của các chiến lượng này được liệt kê dưới đây cùng với các cách mà quý vị có thể giúp con ở nhà. Muốn tìm ra những bước mà trường dùng để đáp ứng mục tiêu này, xin quý vị nói chuyện với hiệu trưởng. Về các mô tả kiến thức, kỹ năng, và ý niệm mà học sinh phải nắm vững ở mỗi cấp lớp, xin quý vị xem các tiêu chuẩn nội dung ở California ở địa chỉ www.cde.ca.gov/be/st/ss/.

MỤC TIÊU CỦA OUSD: TẤT CẢ HỌC SINH ĐỌC VÀ VIẾT THÀNH THẠO VÀO CUỐI LỚP BA VÍ DỤ VỀ nHỮng gÌ ouSD làm ĐỂ giÚP ĐỠ Học SinH ĐÁP Ứng mỤc TiÊu nàY

• Gia tăng số học sinh ghi danh ở preschool và trung tâm phát triển trẻ.

• Tiếp tục cho hoạt động tất cả mẫu giáo ban ngày ở mọi trường tiểu học để cung cấp cho giáo viên thêm thời giờ để chú trọng kỹ năng biết đọc, viết sớm và kỹ năng sẵn sàng đi học.

• Tập trung vào các giảng dạy khác nhau dùng chương trình đọc viết ăn khớp với tiêu chuẩn chung của học khu.

quÝ Vị cÓ THỂ làm gÌ ĐỂ giÚP con mÌnH ĐÁP Ứng mỤc TiÊu nàY

• Xem nội dung tiêu chuẩn của California về môn Anh-Ngữ văn (English Language Arts) để biết coi con mình có nắm vững ý niệm và kỹ năng phải có ở mỗi cấp lớp. Ví dụ vào cuối cấp lớp 3, con quý vị phải có thể nhận ra chủ từ và động từ, hiểu ý chính của một câu chuyện và viết một đoạn văn với câu chủ đề và chi tiết trong đoạn văn.

• Nếu quý vị có quan tâm không biết con mình có đạt mức của cấp lớp cháu học không thì quý vị hãy gặp giáo viên của con mình để thảo luận mối lo ngại đó.

MỤC TIÊU CỦA OUSD: TẤT CẢ HỌC SINH GIỔI MÔN ĐẠI SỐ VÀO CUỐI CẤP LỚP CHÍNVÍ DỤ VỀ nHỮng gÌ ouSD làm ĐỂ giÚP Học SinH ĐÁP Ứng mỤc TiÊu nàY.

• Cải tiến học trình toán tiểu học và lề lối dạy học bằng cách hổ trợ chương trình Toán Swun thành công.

• Tăng gia chú trọng vào thành tựu trong môn Đại số ở cấp hai bằng cách chủ trì các phân khoa đại số lớp hè cho học sinh cấp lớp 8 đang chuyển tiếp lên trung học cấp ba và bảo đảm giáo viên dạy môn Đại số, giáo viên dạy kèm và hiệu trưởng truy cập được những phát triển chuyên môn liên quan tới giảng dạy môn đại số.

quÝ Vị cÓ THỂ làm gÌ ĐỂ giÚP con mÌnH ĐÁP Ứng mỤc TiÊu nàY:

• Quý vị không cần phải hiểu biết môn Đại số để có thể theo dõi tiến bộ của con mình.

• Các tiêu chuẩn nội dung cấp lớp xây dựng trên tiêu chuẩn từ mấy năm trước, vì vậy điều quan trọng là con quý vị không tụt hậu trong lớp toán, ngay cả khi đang ở trong các lớp nhỏ. Quý vị hãy kiểm tra tiêu chuẩn nội dung trên mạng.

MỤC TIÊU CỦA OUSD: TẤT CẢ HỌC SINH TỐT NGHIỆP THÀNH CÔNG Ở ĐẠI HỌC VÀ NGHỀ NGHIỆP.

VÍ DỤ VỀ nHỮng gÌ ouSD làm ĐỂ giÚP Học SinH ĐÁP Ứng mỤc TiÊu nàY

• Đẩy mạnh một giáo dục đi học đại học ở mỗi trường, từ pre-K tới lớp 12.

• Tiếp tục làm cho ăn khớp những khóa học cở trung học với các yêu cầu thu nhận của các đại học UC/CSU.

• Gia tăng con số lớp xếp học cao cấp (AP) đã có và hổ trợ thêm để tăng tỷ lệ qua AP cho học sinh Mỹ gôc Phi châu và khối Mỹ La tinh.

• Tiếp tục tạo nên những giải pháp chương trình mới để đáp ứng nhu cầu mỗi học sinh bao gồm những đường đi chuyên môn để chuẩn bị học sinh tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động. Mặc dù chúng tôi biết không phải học sinh nào củng theo học đại học, chúng tôi muốn cung cấp cho tất cả học sinh nền tảng cần thiết để thành công bất kể các em chọn đi theo con đường nào. Chúng tôi đang làm việc để cho mỗi em lựa chọn giữa đại học và sự khởi đầu một nghề nghiệp. Giáo dục Kỹ thuật Nghề nghiệp (CTE). Các hoạt động của CTE cung cấp kiến thức và kỹ năng kỹ thuật liên quan để chuẩn bị học sinh học cao hơn và những nghề trong các ngành nghề hiện nay hay mới nảy sinh. CTE cũng cung cấp sư phạm, chứng chỉ hay bằng cấp mà công nghiệp công nhận, bao gồm học hành áp dụng dựa trên năng lực. Quý vị có thể tìm thấy thêm các thông tin về CTE ở website của Ban Giáo dục California địa chỉ: http://www.cde.ca.gov/ci/ct/.

• Gia tăng số học sinh tham gia và thành tích kỳ thi PSAT và SAT .

quÝ Vị cÓ THỂ làm gÌ ĐỂ giÚP con mÌnH ĐÁP Ứng mỤc TiÊu nàY:

• Cho dù bản thân quý vị có học đại học hay không, quý vị vẫn có thể truyền dẫn một thái độ đi học đại học nơi con mình bằng cách kiên trì mức yêu cầu giáo dục cao ở con mình. Quý vị có thể bảo con rằng quý vị trông đợi con tốt nghiệp trung học, chuẩn bị cho đại học hay một nghề và nói rằng quý vị biết con sẽ thành công.

• Chú trọng tới tiến bộ học hành của con mình và làm việc với giáo viên để giải quyết những vấn đề có thể phát sinh.

• Giúp con mình phát triển kỹ năng học hành tốt.

• Tự mình làm quen với những yêu cầu thu nhận vào đại học và so sánh chúng với các khóa học ở trung học cấp ba của con mình (Một sơ đồ cho thấy các yêu cầu của UC/CSU có ở trên trang 15). Nếu quý vị có ưu tư gì xin nói chuyện với giáo viên của con mình, giáo viên cố vấn hay hiệu trưởng hay gọi OUSD College Readiness Office số 879-2144.

quÝ Vị cÓ biếT cÁi giÁ ĐẦY Đủ của ViỆc TrỐn Học?Trốn học là một tội phạm “cửa ngõ” dẫn tới các rắc rối lớn hơn. Nó cũng làm các trường ở Oakland tổn phí hàng triệu đô la mỗi năm, tước bỏ các chương trình của mọi học sinh - chứ không phải chỉ có những học sinh trốn học mới bị thiệt thòi.

Mối liên hệ giữa chuyên cần và thành tựu thì được chứng minh trong nghiên cứu và trong lý lẽ bình thường. Chỉ có 180 ngày đi học trong năm và mỗi ngày trong những ngày này đều quan trọng cho thành đạt học hành ở trường. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không biết là sự chuyên cần đi học của học sinh có liên quan tới lợi nhuận của trường do tiểu bang cấp. Tiền tài trợ của học khu thì bám chặt sĩ số ghi danh nhân với chuyên cần trung bình hàng ngày của học sinh, có nghĩa là khi học sinh vắng mặt ở trường thì trường có ít tiền hơn để tài trợ các chương trình, mua tiếp liệu và trả lương giáo viên.

Bất kể học sinh vắng mặt có phép hay không phép, Học khu đều không nhận được tài trợ và bản thân người học sinh bỏ qua việc giảng dạy quan trọng. Việc học sinh vắng mặt làm cho các trường chúng ta tốn hàng triệu đô la. Xin quý vị bảo đảm con mình theo học đều đặn.

Page 6: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

10 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

11

HƯỚng DẪn PHỤ HuYnHTrong PHẦn nàY:

gHi DanH Và Đăng kÝ Học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

HỢP TÁc ĐỂ THànH cÔng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

PHiếu bÁo ĐiỂm, kỲ THi, Và lÊn lỚP/TỐT ngHiỆP . . . . . . . . . . 16

Tiềm lực của Phụ huynhĐể bảo đảm con em mình nhận được một nền giáo dục tốt, phụ huynh cần biết một số thông tin - như làm sao ghi danh con vào trường thích hợp, làm sao giúp đỡ con học tập ngay từ ngày đầu tiên vào Mẫu giáo tới ngày cuối cùng của trung học, làm sao tham gia những quyết định ở trường ảnh hưởng tới việc học của con, và ngay cả làm sao tạo nên những chánh sách và ưu tiên cho học khu. Những trang này chứa đựng những phương sách và chiến lược để giúp quý vị ở mỗi bước đi.

GHI DANH VÀ ĐĂNG KÝ Tất cả phụ huynh đều muốn con em mình theo học trường mà chúng sẽ phát triển cả về học hành lẫn tư cách. Tuy nhiên, đối với mỗi gia đình, môi trường đó có thể hoàn toàn khác hẵn. Để quý vị có thể tìm trường thích hợp cho con mình, Học khu Oakland cho phép học sinh nộp đơn vào bất cứ trường nào trong học khu. Mục tiêu của lề lối ghi danh tự do này - gọi là Chương trình Chọn lựa Trường (School Options Program) - là để bảo đảm tất cả gia đình đều có thể bình đẳng theo học những trường có thành tích cao trong thành phố. Nó cũng thúc đẩy tất cả các trường cống hiến những chương trình có chất lượng để lôi cuốn học sinh và phụ huynh.

Đánh giá sự chọn lựa của mìnhCó nhiều hướng dẫn giúp quý vị biết và so sánh các trường trong học khu, bao gồm Phiếu tính điểm các trường, Báo cáo Trách nhiệm trường theo yêu cầu của tiểu bang và liên bang và Website của OUSD (www.ousd.k12.ca.us). Tham dự buổi tiếp kiến phụ huynh (open house) và thăm khuôn viên trường là hai cách hay để biết các cộng đồng học hỏi khác nhau. Một danh sách đầy đủ các buổi tiếp kiến phụ huynh sẽ có trên website học khu vào tháng 11. Quý vị hãy kiểm tra www.ousd.k12.ca.us/enroll trong mùa Thu và mùa Đông để biết thông tin về các chuyến đi và tiếp kiến phụ huynh khi có lịch trình. Quý vị cũng có thể trực tiếp liên lạc các trường để biết ngày giờ cho những hoạt động này (xem Danh mục trên trang 37 để biết thông tin liên lạc trường).

Phiếu tính điểm trườngMỗi trường có một Phiếu điểm dán trong khuôn viên, cho thấy thành tích trường trong một số lãnh vực, như là sự hài lòng của phụ huynh và học sinh đối với trường, điểm số các kỳ thi, chuyên cần học sinh, mức độ sẵn sàng cho đại học và sự sạch sẽ của trường. Kết quả của Phiếu điểm bao gồm ý kiến phản hồi từ học sinh, phụ huynh và nhân viên và đó là cách công khai giữ cho trường ở tiêu chuẩn cao và cho thấy sự tiến bộ hướng tới các mục tiêu này. Quý vị hãy tìm xem Phiếu điểm của mỗi trường và hỏi hiệu trưởng trường làm gì để cải tiến điểm số. Nếu quý vị không thấy một phiếu điểm dán ở đâu thì hãy đòi cho biết chi tiết.

Phiếu Báo cáo Trách nhiệm của Trường (School Accountability Report Cards)Mục tiêu của Phiếu Báo cáo Trách nhiệm của Trường theo yêu cầu của tiểu bang và liên bang (SARC) là cung cấp cho phụ huynh và cộng đồng những thông tin đặc biệt về mỗi trường công lập. Mặc dù thiết kế SARC có thay đổi

tùy trường, mỗi trường đều bắt đầu bằng một tiểu sử cung cấp chi tiết bối cảnh của trường, học sinh của trường, nhiệm vụ trường, mục tiêu và thành tựu. Đối với những trường có 15% học sinh hay nhiều hơn nói cùng một ngôn ngữ khác Anh ngữ thì phiếu báo cáo SARC này phải được dịch ra thứ tiếng đó. Mỗi báo cáo SARC phải có những thứ sau đây:

• số liệu thành phần học sinh

• thông tin về an toàn trường và khung cảnh học hành

• dữ liệu học hành

• mức độ hoàn thành của trường

• Sĩ số học sinh trong lớp học

• thông tin về nhân viên và giáo viên, bao gồm giáo viên có khả năng cao

• học trình và mô tả giảng dạy

• thông tin về những chuẩn bị sau trung học

• dữ liệu tài khóa và chi tiêu

• tỷ lệ tốt nghiệp (ở mức độ trung học)

• Tình trạng cải thiện Title I/Program

• Tỷ lệ đuổi học cảnh cáo và đuổi học hẵn

• Phần trăm học sinh tốt nghiệp đủ điều kiện theo học hệ đại học UC và Cal State

• Số lớp học xếp chỗ cao cấp theo bộ môn

• Chỉ số học lực (API)

• Thông tin liên lạc cho cơ hội tổ chức để phụ huynh tham gia

Xin xem SARC để biết các trường OUSD trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/Sarc.

Phụ huynh có thể nhận một bản các Phiếu báo cáo Trách nhiệm trường (SARC) ở trường nếu yêu cầu.

Tiến trình nộp đơn xin họcTheo chương trình ghi danh tự do có tên School Options, tất cả trẻ vào mẫu giáo, trung học cấp 2 và cấp 3 đều phải nộp đơn xin học trong mùa thu ngay cả đó là một trường trong khu vực lân cận. Thời hạn ghi danh tự do này bắt đầu trong tháng12 và thường kết thúc vào giữa tháng giêng (xin kiểm lại ở www.ousd.k12.ca.us/enroll để biết ngày cụ thể). Các đơn yêu cầu thuyên chuyển tới trường khác trong học khu trong mùa thu cũng được chấp nhận trong thời kỳ ghi danh tự do này. Học sinh nào đã ghi danh học một trường thì không cần nộp đơn lại mỗi năm nếu tiếp tục học ở đó.

Ghi danh học Mẫu giáo, Trung học cấp 2 và cấp 3Trong thời gian ghi danh tự do, đơn xin học mẫu giáo có thể lấy ở bất kỳ trường tiểu học nào hay lấy từ Văn phòng Ghi danh học sinh và Trắc nghiệm song ngữ (SAABTO) và nộp cho nơi đã lấy đơn kèm theo các giấy tờ yêu cầu (xem trang 9). Học sinh lớp 5 và lớp 8 mà đã theo học những trường của OUSD trong năm trước sẽ được đưa cho đơn cá nhân để chọn lựa trường cấp hai hay cấp ba. Sau đó các học sinh này phải nộp đơn ở trường đang theo học.

Preschool and Afterschool Care (Học sinh trước tuổi đi học và Chăm sóc sau giờ học)Ban Early Childhood Department của OUSD có chương trình preschool programs trọn ngày và nửa ngày cho gia đình nào có lợi tức thấp. Chúng tôi

cũng có afterschool care quanh năm cho học sinh tiểu học thuộc gia đình lợi tức thấp và có nhu cầu. Một danh sách các chương trình có ở mỗi trường thì bao gồm trong Danh mục trường trên trang 37-41. Xin liên lạc với số 879-8328 hay 434-7752 để biết thêm chi tiết.

OUSD cũng có những chương trình afterschool toàn diện ở đa số các trường tiểu học, trung học cấp hai và cấp ba khắp học khu. Những chương trình này được các quỹ afterschool tài trợ của tiểu bang và liên bang và miễn phí hay với giá hạ. Các tổ chức cộng đồng địa phương hợp tác với trường để giúp đỡ làm bài vở của học sinh chương trình, dạy kèm, hoạt động trau giồi và các hoạt động tay chân cho tới 6 giờ tối mỗi ngày. Mỗi chương trình phục vụ một số học sinh giới hạn. Học sinh được chọn lựa để tham gia dựa trên ưu tiên ghi danh được ghi chi tiết trong Chánh sách ghi danh cho Afterschool. Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với văn phòng Afterschool Programs số 568-1022.

Học sinh ghi danh mới và học sinh thuyên chuyểnVăn phòng SAABTO có thể giúp quý vị suốt tiến trình ghi danh, cho dù con quý vị lá mới vào học khu, quay trở lại học khu từ một trường bán công, trường tư hay một trường trong thánh phố khác, hay thuyên chuyển từ một trường của học khu khác Văn phòng này nằm trong văn phòng Family & Community Office ở 2111 International Boulevard. Giáo viên cố vấn sắp xếp chỗ học có mặt từ 8 a.m. to 2 p.m. thứ Hai tới thứ Sáu, hay theo hẹn trước. Cũng có trắc nghiệm ngôn ngữ cho học sinh nào mà tiếng mẹ đẻ không phải là Anh ngữ. Muốn biết thêm chi tiết hay lấy hẹn, xin liên lạc với văn phòng số 434-7752 hay email địa chỉ [email protected].

Phụ huynh của học sinh ghi danh mới và học sinh từ trường bán công, trường tư hay trường ngoài học khu Oakland, phải mang theo những giấy tờ sau đây khi ghi danh cho con mình:

• giấy phép lái xe hay ID card của California

• ba tài liệu xác minh địa chỉ hiện tại ở Oakland, bao gồm những thứ sau:

– hóa đơn điện nước trong hạn 30 ngày qua – đăng ký xe hơi kèm bảo hiểm – một chánh sách bảo hiểm nhà mua hay thuê kèm theo một hợp đồng thuê nhà – một giấy thuế tài sàn – một thư chính thức của chính quyền/cơ quan dịch vụ xã hội

• một tài liệu xác minh tuổi của học sinh (giấy khai sinh hay passport)

• hồ sơ chủng ngừa của học sinh

• học bạ của học sinh (transcript) hay phiếu báo điểm mới nhất (cho lớp 2–12 mà thôi)

Học khu giành quyền đòi hỏi thêm chứng từ về cư trú nếu cần.

Thuyên chuyển từ trường này qua trường nọ ở OUSD trong năm học thì giơí hạn bởi sức khỏe có giấy tờ chứng minh và quan tâm về an toàn và cho những gia đình di chuyển khá xa cách chỗ học đang chỉ định. Ở trung học cấp hai và cấp ba thuyên chuyển do thay đổi địa chỉ thì rất giới hạn, và chỉ giải quyết trong kỳ nghỉ học kỳ. BỘ LUẬT GIÁO DỤC CÁC ĐOẠN 48980 (H), 48980 (I), ĐIỀU LỆ HÀNH CHÁNH 5111.1, 5116.1; CHÁNH SÁCH HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC 5116.1, BP 5117. XEM PHỤ LỤC TRêN TRANG 46 Để CÓ ĐẦY ĐỦ VăN BẢN CÁC CHÁNH SÁCH NÀY.

Thuyên chuyển giữa các học khuLuật lệ tiểu bang đòi hỏi học sinh trước hết phải được học khu cũ cho đi trước khi có thể nộp đơn để được thu nhận vào một học khu của thành phố khác. Các thuyên chuyển này thường được cho phép do công ăn việc làm (K–6), chăm sóc trẻ (K–6), hay tiếp tục học ở trường đó mặc dù người học sinh đó không ở trong thành phố có trường đó (K–12). Phụ huynh muốn con ra khỏi OUSD để tới học khu khác phải mang theo giấy tờ chứng minh để hổ trợ cho yêu cầu của mình (ví dụ, một giấy lãnh lương cho yêu cầu dựa trên việc làm hay phiếu báo điểm cho học sinh học tiếp tục) tới văn phòng SAABTO. Phụ huynh nào muốn cho con vào OUSD thì phải mang theo giấy cho phép rời học khu cũ cùng với các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu thuyên chuyển. Phụ huynh ở ngoài OUSD chỉ được thu nhận vào các trường ở Oakland sau khi chúng tôi đã giải quyết chỗ học cho tất cả gia đình ở Oakland.

Việc thu nhận và khiếu nạiHọc sinh được thu nhận vào các trường mình chọn nếu còn chỗ trống. Nếu có nhiều đơn xin hơn chỗ học thì chúng tôi sẽ dùng một loạt các ưu tiên dựa trên chính sách của Hội đồng giáo dục OUSD và luật lệ tiểu bang và liên bang để quyết định thu nhận. Hội đồng duyệt lại chính sách này hàng năm—xin kiểm tra với www.ousd.k12.ca.us/enroll để biết tiêu chuẩn cập nhật.

Các đơn nộp trễ được cứu xét theo thứ tự nhận được và học sinh được phân định trường theo việc cứu xét chỗ trống, anh chị em học chung và nơi cư trú. Nếu chúng tôi không thể xếp chỗ cho con quý vị theo lựa chọn của phụ huynh hay nếu quý vị không nộp đơn cho con mình thì học sinh đó sẽ được phân định tới trường gần nhà nhất mà còn chỗ trống. Các quyết định phân chỗ có thể khiếu nại ở văn phòng SAABTO. Chúng tôi cố gắng giải quyết theo ưu tiên và sẽ làm việc với quý vị để tìm chỗ thích hợp nhất cho con quý vị trong khẳ năng có được.

Xin liên lạc với văn phòng SAABTO số 434-7752 nếu quý vị có thắc mắc gì về chính sách thu nhận. Văn phòng nằm ở 2111 International Boulevard. CHÁNH SÁCH HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC 5116.1, 5117

Đăng kýQuý vị phải đăng ký con mình ở trường đã phân định để giữ chỗ cho cháu. Tất cả học sinh phải mang thư phân định chỗ học tới trường đăng ký. Học sinh mới cũng phải mang theo một giấy khai sinh, một phiếu báo điểm gần đây (cho lớp 2-12) và hồ sơ chủng ngừa. Hầu hết các đăng ký mẫu giáo xảy ra trong tháng 4 hay tháng 5. Trung học cấp hai và cấp ba tổ chức đăng ký vào tháng 8, tuy nhiên học sinh phải xác nhận chỗ học của mình vào tháng tư/năm. Hãy liên hệ trường đã phân định để biết đăng ký tổ chức khi nào và ở đâu

CỘNG TÁC ĐỂ THÀNH CÔNGNghiên cứu cho thấy rằng học sinh học hành tốt hơn ở trường—và trường

Đo lƯỜng cHấT lƯỢng của TrƯỜng bẰng cÁc ĐiỂm SỐ bài THiCác số liệu hiệu suất của trường là một điều nói lên chất lượng giảng dạy ở một trường nhưng các điểm số này chưa đủ. Điểm số bài thi cung cấp một bức tranh của trường trong một ngày và nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới điểm số. Chúng tôi khuyên quý vị nên dùng điểm số bài thi như là một điểm khởi đầu để lập các câu hỏi về một trường, rồi viếng thăm các trường, nói chuyện với các phụ huynh và nhân viên và đòi xem các dữ liệu bổ sung.

nHỮng THÁng cHủ cHỐTTháng 8: Đăng ký học của Trung học cấp hai và cấp ba

Tháng 12- tháng 1: Ghi danh tự do

Tháng 3: Thơ báo phân định trường mới

Tháng 4-tháng 5: Đăng ký Mẫu giáo ở các trường học và xác nhận xếp chỗ học cho học sinh trung học.

Kiểm lại với www.ousd.k12.ca.us/enroll để biết ngày cụ thể.

cẦn XEm XÉT ĐiỀu gÌ kHi cHọn mộT TrƯỜng• Trường cách xa nhà bao nhiêu và con quý vị tới trường bằng cách nào?

• Cở trường đó có thích hợp với con quý vị không?

• Những phân khoa nào và môn nhiệm ý nào có trong trường? Còn các môn thể thao ngoại khóa, câu lạc bộ học sinh hay cơ hội dịch vụ cộng đồng thì sao?

• Học sinh có dễ tiếp cận với thư viện hay các tài nguyên kỹ thuật không?

• Nghệ thuật kết hợp với học hành như thế nào?

• Triết lý và thực hành của trường quanh vấn đề kỷ luật là gì?

• Tiến bộ của học sinh được theo dõi và báo cho phụ huynh bằng cách nào?

• Trường giúp học sinh bằng cách nào để phấn đấu với học tập hay xã hội? Những em chưa giổi tiếng Anh? Những em có nhu cầu đặc biệt?

• Học sinh có vẻ tham gia học tập trong lớp không? Giáo viên xử lý lớp học như thế nào? Giáo viên có nhiệt tình và có kiến thức không?

• Học sinh cư xử trong hành lang và bên ngoài như thế nào?

• Trường ốc có sạch sẽ, an toàn và đẹp mắt không? Bài vở học sinh có được trưng bày trong lớp không?

• Có cơ hội nào cho phụ huynh tham gia trong lớp học Có nhóm phụ huynh-giáo chức nào đang hoạt động không?

• Các thông tin về những hoạt động trong trường thông báo tới phụ huynh bằng cách nào?

• Ở trường tiểu học, chăm sóc trẻ ban ngày có sẵn ở trường không? Có chương trình sau giờ học không?

• Ở trung học cấp hai và cấp ba có chương trình sau giờ học không?

• Ở trung học cấp hai và cấp ba có giáo viên cố vấn để giúp học sinh quyết định về lớp học và/hay kế hoạch cho đại học không?

• trường có thúc đẩy chuẩn bị/ấn định mục tiêu lên đại học không?

• Trường có gì về các lớp danh dự và xếp chỗ cao cấp không?

• Học sinh đi đâu sau khi lên lớp/tốt nghiệp? Bao nhiêu học sinh sẽ học các đại học 4 năm?

Page 7: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

12 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

13

làm việc nói chung tốt hơn—khi phụ huynh tham gia giáo dục con cái. Bằng cách tham gia tích cực, quý vị có thể có một ảnh hưởng tốt trên việc học hành của con mình và cũng giúp trường gia tăng thành tựu học hành của tất cả học sinh.

Phụ huynh tham gia giáo dục bằng nhiều hình thức, đi từ sự hiểu biết con mình học cái gì để có thể giúp con ở nhà, tới việc tình nguyện làm việc ở trướng, hợp tác với nhân viên trường hay học khu về những cải thiện quy mô. Nó có tác dụng lớn nhất trong việc nâng cao thành tựu khi nó tập trung vào việc học hành, cho dù những hình thức tham gia khác cũng quý báu cho việc tạo ra khung cảnh học đường tốt, văn phòng trường hữu hiệu hơn và nhiều lợi ích khác nữa. Rốt cuộc thì chúng tôi muốn phụ huynh và những người chăm sóc trẻ khác cùng làm chủ ngôi trường để cùng nhau chúng ta có thể giúp tất cả học sinh trưởng thành trong thành đạt và khỏe mạnh.

Hổ trợ việc học hành của con cáiTham gia giáo dục là quý vị bắt đầu với việc biết con mình phải học những gì. Khi quý vị hiểu những yêu cầu học hành và thường liên lạc với giáo viên thì quý vị có thể giúp theo dõi và hổ trợ sự tiến bộ của con mình—và tìm kiếm sự giúp đỡ thêm nếu cần. Các tiêu chuẩn nội dung lớp K-5 thân thiện giữa phụ huynh và con cái về môn Toán và Anh văn-Ngữ văn thì có sẵn trên mạng bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha ở địa chỉ http://tinyurl.com/k-5contentstandards. Bộ Giáo dục California có tiêu chuẩn nội dung cho tất cả mọi cấp lớp ở www.cde.ca.gov/be/st/ss/.

Tham dự Đêm trở lại trườngMỗi trường đều có ít nhất một Đêm trở lại trường sớm vào đầu năm học để phụ huynh gặp gỡ giáo viên và các phụ huynh khác trong lớp con mình, học hỏi về học trình và những yêu cầu của lớp học, và nghe nói về cách thức mà

phụ huynh có thể giúp đỡ. Đây là một cơ hội lớn cho phụ huynh viếng thăm trường, biết các thông tin liên lạc với giáo viên và nhận thông tin về tiêu chuẩn cấp lớp mà con quý vị phải đạt được trong mỗi môn học.

Tham dự Hội nghị Phụ huynh-giáo viênQuý vị hãy tận dụng các cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên được lên lịch thường kỳ trong năm học để xét duyệt việc học hành của con cái, thảo luận thành tựu của cháu, nhu cầu cá nhân và mục tiêu cá nhân cho năm học cũng như nói chuyện vế cách thức mà phụ huynh có thể giúp con mình ở nhà. Xin xem khung dưới đây để biết thêm về các hội nghị phụ huynh-giáo viên.

Quý vị hãy nói chuyện với giáo viên thưởng xuyênQuý vị không phải chờ đợi cho tới khi có hội nghị phụ huynh-giáo viên hay cho tới khi nhận được phiếu báo điểm của con mình mới nói chuyện với giáo viên. Nếu quý vị liên lạc thường xuyên thì có thể cảnh giác quý vị những vấn đề quan trọng trước khi nó phát triển. Bất cứ khi nào thấy điểm con mình xuống thấp thì quý vị hãy yêu cầu có buổi họp với giáo viên để thảo luận những lý do có thể có và những cách mà quý vị, con quý vị và giáo viên có thể làm việc với nhau để nâng điểm lên. Thường thì giáo viên cũng có thể giới thiệu sách mà con quý vị ưa thích đọc hay giới thiệu những học cụ thêm.

Tham dự trong cuộc viếng thăm nhà mình của giáo viên Ở một số trường học, giáo viên viếng nhà học sinh để phát triển kết nối và quan hệ tín cẩn với gia đình. Nếu quý vị thích thì hãy liên lạc với hiệu trưởng về việc tham gia chương trình của trường hay tạo ra một chuơng trình.( xem “Tạo ra các trường thân thiện với gia đình” ở trang kế).

Nói chuyện với con mình thường xuyênCho con mình thấy quý vị quý trọng việc học bằng cách có thói quen nói với con về trường cháu học: Hỏi coi cháu làm những gì trong trường, cháu học những gì, có gì khó khăn, những gì cháu thích và những gì cháu không thích.

Viếng thăm trườngChúng tôi khuyến khích việc phụ huynh viếng thăm trường để có một ý tưởng rõ hơn về kinh nghiệm học hỏi của con mình. Để bảo đảm sự an toàn của học sinh, thì tất cả khách thăm viếng - kể cả phụ huynh - trước hết phải lấy một giấy phép của khách thăm viếng ở văn phòng hiệu trưởng. Chúng tôi hoan nghênh khách thăm viếng chừng nào mà họ không quấy rầy môi trường học hành. Hiệu trưởng hay người chỉ định có thể dẫn người khách ra khỏi trường và khách không được trở lại trong vòng 7 ngày hay lâu hơn nếu như trường thấy là người khách này đã can thiệp vào trật tự học hành ở trong trường.

Quý vị hãy đọc bản tin của trườngNhiều trường bây giờ có websites, ngoài bản tin ra, với những thông tin của Học khu dùng SchoolMessenger, một hệ thống nhắn tin ghi sẵn bằng điện thoại, để liên lạc với gia đình học sinh về những hoạt động trong từng cộng đồng trường và toàn học khu. Khi cần, SchoolMessenger cũng được dùng để cung cấp thông báo đáp ứng khẩn cho phụ huynh và người chăm sóc trẻ.

Thỉnh thoảng trong năm học, quý vị sẽ nhận được những lời nhắn tin ghi sẵn trên điện thoại theo số ghi trong mẫu đơn ghi danh của con quý vị. Tùy theo điện thoại, nhắn tin hay dịch vụ trả lời nhận cú gọi, quý vị có thể cần bấm số “một” (1) trên máy của quý vị để nghe lời nhắn.

Xin quý vị lắng tai nghe khi quý vị nhận được những cú gọi như thế này, vì nó có những thông tin quan trọng về việc giáo dục con quý vị. Nếu quý vị có câu hỏi gì về SchoolMessenger hay cần thay đổi số điện thoại ghi âm, thì xin liên lạc với Troy Flint ở [email protected].

Quý vị hãy cập nhật hóa thông tin của quý vịNếu quý vị đổi công ăn việc làm, dọn nhà hay thay đổi số điện thoại, thì điều quan trọng đối với sư an toàn và lợi ích của con quý vị là quý vị phải cung cấp cho giáo viên và/hay cho văn phòng trường với những thông tin mới nhất.

Ủng hộ sự cải cách của trườngTrường nào cũng có thể luôn luôn cải tiến và có nhiều cơ hội cho phụ huynh làm việc với giáo viên, nhân viên, học sinh và thành viên cộng đồng trong nhiều vấn đề và dự án. Cho dù quý vị có đang làm việc như một cộng đồng trường để cải tiến thành tựu của một nhóm thiểu số học sinh hay đang hổ trợ để cải thiện cơ sở, hãy bắt đầu một chương trình sau giờ học hay tạo ra một vườn trường, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với hiệu trưởng hay một lãnh đạo phụ huynh khác có tham gia trong PTSA, SSC, ELAC, hay một nhóm khác (xem trang kế để biết thêm chi tiết).

nHỮng kỸ năng quan Trọng ĐỂ quÝ Vị kHuYến kHÍcH con mÌnHQuý vị có thể tạo một nền tảng vững chắc cho sự thành đạt học hành bằng cách chia sẻ 6 kỹ năng chủ chốt sau đây:

1. Quản lý giờ giấc của mình. Hãy mua hay làm một cuốn lịch và giúp con mình viết ra những ngày tháng quan trọng của bài vở và kỳ thi. Hãy chọn một cuốn lịch nhỏ đủ để bỏ vào ngăn bìa hồ sơ hay làm một cuốn lịch từng tháng và giữ nó ở góc học tập hay trên tủ lạnh. Khi có các dự án lớn thì hãy giúp con quý vị chia nó ra thành từng miếng nhỏ dễ xử lý hơn.

2. Hãy ngăn nắp. Nhiều học sinh gặp khó khăn khi muốn tìm giấy tờ đúng khi các em muốn xem lại các ghi chú bài và bài kiểm trước kỳ thi. Lập hồ sơ trường trong một bìa đựng duy nhất theo môn sẽ làm cho việc theo dõi chúng được dễ dàng. Các bìa đựng có nhiều ngăn thì dễ lưu giữ các bài thi và bài giáo viên phát ra.

3. Hãy đọc sách! Đọc sách có thể mở rộng đầu óc mình tới nơi chốn mới và các viễn cảnh, dạy về lịch sử và cách thức làm ra những thứ mới, xây dựng kỹ năng đánh vần và từ vựng và giải trí. Hãy làm nhà mình thành một chỗ mà việc đọc sách là một phần của đời sống: Hãy đọc cho con quý vị hay để con quý vị đọc cho mình nghe, bằng tiếng Anh hay bằng tiếng mẹ đẻ. Hãy để con quý vị thấy quý vị đọc. Hãy ngồi với con khi cháu đọc một mình, trong khi quý vị đọc cái gì mà quý vị thích.

4. Hãy tìm kiếm. Dạy con mình cách tìm ra những gì cháu không biết. Hãy có sẵn một cuốn tự điển cho cháu dùng khi đọc hay học. Viếng thư viện để dùng một máy vi tính hay sách tham khảo cho một bài làm.

5. Tìm một bạn thân học hành. Hãy yêu cầu giáo viên của con quý vị tìm cho con mình một bạn học cùng lớp để học chung như “bạn thân học hành”—rồi tìm một học sinh khác để cháu có thể gọi để hỏi bài làm ở nhà hay để kiểm tra hiểu bài. Loại thực hành này giúp phát triển tính trách nhiệm học hành nơi con trẻ cũng như kỹ năng hợp tác.

6. Hãy nhắm đích cao Không bao giờ quá sớm để đặt yêu cầu cao cho sự thành công học hành của con quý vị—như đi học đại học. Hãy tìm hiểu những lớp học nào thì cần thiết cho tốt nghiệp trung học và thu nhận vào đại học. (xem trang 17) và hổ trợ những yêu cầu cao đó ở nhà.

lỜi kHuYÊn VỀ bài làm Ở nHà • Giành cho con một góc học tập yên tĩnh để hoàn tất bài vở mỗi ngày.

• Lập một thói quen bằng cách định thời gian cụ thể để làm bài vở mỗi ngày. Kiểm tra trong khi cháu học hay làm bài.

• Yêu cầu một ai đó kiểm tra bài vở với cháu: cha hay mẹ, người lớn khác, anh hay chị, v.v…

• Ghi chú những vấn đề mà con quý vị vật vả để có thể nói chuyện với giáo viên và tìm cách giúp đỡ thêm.

Hội ngHị PHỤ HuYnH-giÁo cHỨcThường thường vào khoảng thời gian có phiếu báo điểm, trường lên lịch các hội nghị phụ huynh-giáo chức để xem xét việc học tập của học sinh và ấn định các mục tiêu cụ thể giúp cho học sinh tiếp tục học tập và phát triển kỹ năng. Cũng là chuyện thông thường nếu phụ huynh cảm thấy được bảo vệ, tự vệ hay lo âu khi nói chuyện với người có thẫm quyền đánh giá hiệu suất của con mình. Quý vị hãy nhớ rằng mục đích của hội nghị thì giống nhau cho quý vị và cho giáo viên của con quý vị: đó là giúp đỡ con quý vị học hành và thành đạt. Con quý vị được phục vụ tốt nhất khi quý vị và giáo viên làm việc như một đội. Quý vị hãy trò chuyện với giáo viên với ý định hổ trợ cho việc học tập của con em mình và tìm giải pháp cho bất cứ vấn đề nào mà con quý vị có thể gặp.

Trươc thời gian hội nghị, quý vị hãy trò chuyện với con mình về chuyện học hành ở trường. Môn học nào cháu học giỏi? Môn nào còn vật vả? Có điều gì mà con quý vị muốn quý vị thảo luận với giáo viên không? Nhớ rằng con quý vị phải biết là quý vị và giáo viên đang làm việc với nhau để giúp cháu thành đạt ở trường.

Hãy viết ra vài ghi chú về những chuyện quý vị muốn thảo luận ở hội nghị để quý vị khỏi quên lúc họp. Quý vị có thể muốn chia sẻ thông tin cá nhân về con mình mà có thể giúp giáo viên hiểu được cách học của cháu. Quý vị có thể có những câu hỏi về các chương trình của trường, kỹ năng và kiến thức gì mà con quý vị phải nắm vững năm học này hay là thành tựu và tiến bộ của cháu.

Sau đây là thí dụ về các câu hỏi mà quý vị có thể hỏi:

• Con tôi giỏi môn gì nhất và dở môn gì nhất?

• Con tôi có tham gia trong lớp không?

• Có vấn đề chuyên cần hay đi học trễ nào mà tôi không biết không?

• Con tôi có nộp đủ bài giáo viên ra cho làm không?

• Hiệu năng học hành của con tôi được đánh giá như thế nào? Loại test nào con tôi phải thi và các test nói gì về việc học hành của con tôi?

• Có những lãnh vực nào mà con tôi cần giúp đỡ thêm?

• Con tôi có học hành đúng khả năng của cháu không??

• Ai là bạn của con tôi? Chúng có ảnh hưởng tốt với nhau không?

• Tôi có thể giúp con tôi ở nhà như thế nào?

Nếu trong hội nghị, quý vị và giáo viên của con quý vị đã có những quyết định về một kế hoạch hành động để hổ trợ con mình học hành thì quý vị nhớ đồng ý các bước kế tiếp. Cũng như đồng ý liên lạc thường xuyên và quyết định khi nào thì sẽ gặp nhau lần tới.

Nếu hội nghị phụ huynh-giáo chức không hữu hiệu trong việc lập một kế hoạch hành động và quý vị cảm thấy tiếp tục có những vấn đề không giải quyết thì quý vị liên lạc với hiệu trưởng để xin hổ trợ thêm.

Nếu hội nghị phụ huynh- giáo chức làm quý vị bực mình, thì liệu việc tìm hiểu cách thức đạt kết quả nhất từ các hội nghị có giúp quý vị không?. Quý vị muốn biết cách nào để hổ trợ tốt hơn cho việc học của con cái hay một người lãnh đạo phụ huynh hữu hiệu hơn? Có lẽ quý vị muốn hiểu, biết hơn về những gì con quý vị phải học trong mỗi lớp, hay là cách thức con quý vị có thể chuẩn bị cho đại học. Các hướng dẫn trên những trang này là một điểm khởi đầu tốt, và hiệu trưởng của con quý vị, giáo viên hay nhân viên phụ trách gia đình ở trường cũng có thể giúp đỡ.

TẠo ra nHà TrƯỜng THÂn THiỆnVỚi gia ĐÌnHVì nhiều lý do, không phải gia đình nào cũng thấy thoải mái ở trường. Nhưng bởi vì sự tham gia của gia đình thì rất quan trọng cho sự thành công của học sinh nên nhiều trường đang làm việc để thân thiện hơn với gia đình. Họ đã hành động bằng cách cố gắng tạo sự cộng tác với mọi phụ huynh - chứ không phải chỉ có những người gặp được trong trường - để tất cả học sinh có thể thành đạt với tiềm năng cao nhất của mình.

Điều gì phân biệt một trường thân thiện với gia đình?

• một môi trường chào đón nơi đó mối quan tâm và những đóng góp của phụ huynh thì được trân trọng.

• các chương trình và hoạt động để giúp phụ huynh hiểu các tiểu chuẩn các cấp lớp

• mối quan hệ hợp tác, tin cậy giữa giáo viên và gia đình

• hội thảo để phát triển sự lãnh đạo và tham gia của phụ huynh

• phát triển chuyên môn cho gia đình và nhân viên về việc tham gia của gia đình

• các chương trình và hoạt động cho phụ huynh để chia sẻ thành công và khó khăn của phụ huynh

• cơ hội cho phụ huynh tổ chức các hoạt động văn hóa cho trẻ em

Nếu quý vị tin rằng trường quý vị có thể thành thân thiện với gia đình hơn, thì hãy ủng hộ sự thay đổi này với hiệu trưởng. Hãy trở thành một lãnh đạo phụ huynh, làm việc với các lãnh đạo trường, nhân viên phụ trách gia đình, giáo viên và các giáo viên khác để làm ra một vài cải tiến. Hãy gọi 434-7752 để biết thêm về. Project INSPIRE (Dự án CẢM HỨNG, (www.alameda-coe.k12.ca.us/acoe/EdServices/ProgramsandServices/Parentfamily/Projectinspire hay 510-670-7728), và Trung tâm Phụ huynh California (http://parent.sdsu.edu hay 619-594-4756), cũng cung cấp huấn luyện tốt cho nhân viên và gia đình trong lãnh vực này. Muốn biết thêm chi tiết về viếng thăm nhà, xin hãy liên lạc với Parent-Teacher Home Visit Project (www.pthvp.org hay 916-448-5290).

Page 8: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

14 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

15

Các ủy ban trườngViệc phụ huynh tham gia rộng rãi các ủy ban, quyết định đường hướng và tài trợ của trường thì quan trọng để bảo đảm quyền lợi của tất cả học sinh. Sau đây là một vài thí dụ về nhóm ủng hộ và/hay nhóm chịu trách nhiệm mà quý vị có thể tham gia ở trường:

• Hội Phụ huynh-giáo chức (PTa), Hội Phụ huynh-giáo chức-học sinh (PTSa), hay nhóm phụ huynh-giáo chức khác: Các hoạt động thay đổi tùy nhóm, nhưng ở những trường mà các nhóm này hoạt động, họ thường tổ chức những nổ lực tình nguyện và quyên tiền cho những dự án lợi ích cho toàn trường. Một số nhóm còn xuất bản bản tin, tổ chức những cơ hội giáo dục người lớn, tài trợ những lớp trau giồi ở trường và nhiều thứ nữa. Nếu quý vị quan tâm tới việc lập một hội PTA ở trường thì xin liên lạc với Peralta District PTA số 670-4109 hay www.peraltadistrictpta.org. Nó quản lý tất cả PTA và PTSA ở Alameda County.

• Đội lãnh đạo Phụ huynh (PlT). Một vài trường có PLT bao gồm đại diện phụ huynh từ mỗi lớp, tập thể những người này nói lên những ưu tư và vấn đề của phụ huynh. Nếu trường quý vị hiện không có một PLT và quý vị muốn bắt đầu một PLT mới thì xin nói chuyện với hiệu trưởng.

• Hội đồng nhà trường (SSc). Nhóm phụ huynh và nhân viên này duyệt và xem lại Kế hoạch trường cho thành tựu học sinh (Single Plan for Student Achievement)—từ việc tập trung giảng dạy tới các phương sách phụ huynh tham gia—và quyết định quỹ tài trợ sẽ được chi dùng như thế nào ở trường. Xin liên lạc với hiệu trưởng để tham gia vào SSC của trường

• English learner’s advisory council (Elac). Hội dồng ELAC chủ yếu chịu trách nhiệm tư vấn hiệu trưởng và nhân viên về các chương trình giáo dục và tài nguyên cho học sinh học Anh ngữ (ELL) và tư vấn cho SSC về Kế hoạch cho Thành tựu học sinh của trường. Muốn biết thêm về ELAC, xem trang 21.

• Phụ huynh của Trẻ gốc Phi châu(PcaD). Một vài trường có PCAD, nơi đây phụ huynh đuợc tổ chức để làm việc về những vấn đề như bình đẳng giáo dục. Nếu trường quý vị hiện không có một PCAD và quý vị muốn bắt đầu một PCAD mới thì xin nói chuyện với hiệu trưởng.

• ủy ban Tư vấn giáo dục đặc biệt (SPEac). Một vài trường có SPEAC bao gồm phụ huynh, giám hộ và giáo viên cung cấp hổ trợ cho cộng đồng giáo dục đặc biệt. Ủy ban này cũng cố vấn cho hội đồng trường về những vấn đề giáo dục đặc biệt. Nếu trường quý vị hiện không có một SPEAC và quý vị muốn bắt đầu một SPEAC mới thì xin nói chuyện với hiệu trưởng.

• gaTE advisory committee (gac). Mỗi trường đều được khuyến khích để có một Ủy ban Tư vấn Giáo dục tài năng (GATE) Uỷ ban tư vấn này bao gồm phụ huynh, giám hộ, giáo viên, và ban giám hiệu là những người hổ trợ cho chương trình GATE ở trường. Ùy ban này cũng cố vấn SSC về những liên quan tới GATE. Nếu trường quý vị hiện chưa có một GAC và quý vị muốn có thì hãy liên lạc với hiệu trưởng. Muốn biết thêm chi tiết về GATE và ủy ban tư vấn GATE của học khu, xin gọi 336-7567.

Các Ủy ban của Học khuNếu như sự tham gia rộng rãi của phụ huynh trong lãnh đạo thì quan trọng ở một trường thì nó cũng quan trọng cho Học khu để bảo đảm lợi ích của các cộng đồng trường khác nhau được đại diện và rằng ý kiến đóng góp của phụ huynh thì bao gồm trong các quyết định của Học khu. Cả SSC/SAC lẫn ELAC đều có ủy ban cấp Học khu—Hội đồng tư vấn Học khu (DAC) và Ủy ban tư vấn Học viên Anh ngữ Học khu (DELAC)—có đại diện từ các ủy ban trường. Lãnh đạo phụ huynh cũng có mặt trong Ủy ban tư vấn GATE và Ủy ban tư vấn cộng đồng cho Giáo dục đặc biệt (CAC). Muốn tìm hiểu thêm về DAC và DELAC, hãy liên lạc với Bộ Giáo dục Tiểu bang và Liên bang số 434-7760, ext. 237. Đối với CAC, hãy gọi 879-8223; và đối với GATE xin gọi 879-8477. Các buổi họp DAC thường được tổ chức vào thứ Năm của tuần lễ thứ 3 mỗi tháng vào lúc 6:30 p.m. trong tòa nhà Hunter Hall, 1025 Second Ave. Và những buổi họp này thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 5. Xin kiểm lại với lịch của Website Học khu mỗi tháng để biết sự cập nhật các buổi họp. Các buổi họp DELAC được tổ chức vào ngày thứ Ba của tuần lễ thứ 3 mỗi tháng vào lúc 6:00 p.m. ở tòa nhà Hunter Hall, 1025 Second Ave.

Ủy ban tư vấn Dinh dưỡng (NAC) giúp quyết định kế hoạch cải tiến chương trình bữa ăn do Dịch vụ dinh dưỡng thực hiện. Công việc này được hướng dẫn bởi Chánh sách Sức khỏe của Học khu. Dịch vụ dinh dưỡng mời phụ

huynh, học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, tổ chức cộng đồng và tất cả những ai quan tâm tham gia các buổi họp này. Nếu quan tâm, thì xin quý vị liên lạc với Nutrition Services số 879-8345 để biết thêm chi tiết.

Nhóm Tổ chức Cộng đồng Nhiều phụ huynh tham gia tổ chức cộng đồng với các nhóm ngoài Học khu, hoạt động cho nhiều vấn đề cải tiến trường học; ví dụ: tài trợ cho trường công lập, sự thích đáng của cơ sở trường học, sự an toàn và chất lượng trường trong khu vực lân cận đặc biệt. Một vài nhóm tổ chức giáo dục địa phương bao gồm Oakland Community Organizations (Tổ chức cộng đồng), Parent Leadership Action Network (Mạng lưới Hành động của Lãnh đạo Phụ huynh), East Bay Asian Youth Center (Trung tâm thanh thiếu niên Á châu vùng Đông Vịnh), và West Oakland Educational Task Force (Lực lượng hành động Giáo dục Tây Oakland). Muốn biết thêm chi tiết về làm việc với các nhóm này, hãy liên lạc với 434-7752.

Tình nguyệnNhiều người nói rằng giáo dục trẻ con cần cả một làng. Với California hiện đang đứng hạng thứ 47 trong quốc gia về chi tiêu cho giáo dục, thì sự đóng góp của phụ huynh và thành viên cộng đồng là tối quan trọng trong việc hổ trợ thành tựu học hành của học sinh. Chẳng những người tình nguyện giúp đỡ nhân viên trường đáp ứng nhu cầu học sinh tốt hơn và hữu hiệu hơn mà sự hiện diện của người tình nguyện còn bảo cho học sinh rằng người lớn trong cộng đồng quan tâm tới các em và chất lượng kinh nghiệm học hành của các em. Một số công ty cho công nhân thời gian nghỉ làm việc có ăn lương để tình nguyện làm việc trong trường học; quý vị hãy kiểm tra với Ban nhân sự chủ nhân của quý vị để xem coi công ty của quý vị có phúc lợi này không.

Tất cả những người tình nguyện cần nộp một giấy thử lao âm tính và người tình nguyện không người giám sát mà sẽ tương tác với học sinh thì cần hoàn tất tiến trình cho phép làm việc trước khi tình nguyện (đòi hỏi in dấu tay cho cả Bộ Tư Pháp California và Cơ quan FBI). Kết quả của TB Test thì có hiệu lực trong 4 năm và kết quả dấu tay thì dùng được cho ba năm.

Quý vị có thể lấy đơn xin tình nguyện ở trường con quý vị hay điền đơn tình nguyện trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/volunteer. Muốn biết thêm chi tiết hãy email cho: [email protected] hay gọi 434-7752.

Cơ hội làm việc ở trườngLiên lạc với hiệu trưởng hay với PTA về cơ hội tình nguyện trong trường con mình như lái xe hay đi theo trông chừng học sinh trong chuyến đi dã ngoại, phục vụ trong lớp, giúp văn phòng trường, phục vụ trong nhà ăn của trường hay giúp những người quyên tiền hay những dự án đặc biết hay hoạt động khác.

Cơ hội làm việc ở khắp học khuOUSD cũng hoan nghênh những người tình nguyện cộng đồng và phụ huynh trong nhiều vai trò khắp học khu: như tình nguyện trong lớp học, dạy kèm đọc viết, làm trong thư viện hay vườn trường, tình nguyện trong các kỳ đăng ký học hay kỳ thi và diễn giả. Muốn biết thêm thông tin, hãy gọi 434-7752.

Các lớp dạy kèm tiếng Anh của cộng đồng (CBET) Những lớp dạy phụ huynh học Anh ngữ này được tổ chức ở các trường địa phương, trường và phụ huynh khỏi trả tiền, cho phụ huynh cơ hội vừa học Anh ngữ vừa tình nguyện dạy kèm để giúp những học sinh học Anh ngữ. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với Oakland Adult and Career Education số 451-7300.

Cố vấn các chương trìnhViễn ảnh cho chương trình cộng tác cố vấn là cung cấp cho học sinh OUSD những mẫu vai trò người lớn có thể giúp cải tiến thành tích học hành của học sinh, thái độ đối với trường và sự liên hệ người đổng trang lứa.

Chương trình cố vấn này cộng tác với các tổ chức để tập trung sự tuyển lựa người, sắp xếp và công nhận cố vấn. Người cố vấn hoàn tất một tiến trình sàng lọc và huấn luyện qua tổ chức mà họ xin tình nguyện. Các tổ chức cộng tác bao gồm Be a Mentor, BUILD, Big Brothers Big Sisters, CORO Exploring Leadership Program, EBAYC, Girls Inc., East Bay College Fund, Friends for Youth, and Bay Area Mentoring. Quý vị có thể tìm thấy một danh sách đầy đủ các chương trình cố vấn mà OUSD cộng tác ở www.ousd.k12.ca.us/mentoringpartners. Nếu quý vị muốn tham gia như là một cố vấn cho con mình hay một học sinh khác của OUSD thì xin gọi 434-7752 hay email [email protected].

Văn phòng Biến đổi TrườngVăn phòng biến đổi trường dẫn dắt việc biến đổi các trường có nhiều khó khăn nhất trong Học khu thành những trung tâm học hành chất lượng cao bằng cách nhận ra và hiểu các thất bại trong quá khứ, tối đa hóa khả năng nội bộ, phát triển và chấp hành các chiến lược phối hợp của chương trình, phát triẻn mối quan hệ gắn bó trong các cộng đồng phục vụ và thiết lập quỹ tài trợ và các đối tác “hiểu biết” trong cộng đồng kết hợp và bất vụ lợi. Văn phòng biến đổi trường hợp tác với Nhóm Phát triển trường cộng đồng chất lượng (QCSD), một Ban trung ương của OUSD có nhiệm vụ phát triển, theo dõi và đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng trường. Một sự ăn khớp giữa các tiêu chuẩn chất lượng trường tạo ra bởi QCSD và các kế hoạch tái thiết sẽ bảo đảm rằng các trường không chỉ có những nổ lực cải tiến đơn độc mà đúng hơn là các trường nhận được từ Học khu phong trào rộng rãi hướng về các cải cách mạnh mẽ và đầy sáng kiến nhắm vào các trường chất lượng cao. Văn phòng biến đổi trường sẽ làm việc để bảo đảm rằng các kế hoạch tái thiết kế của từng trường ăn khớp với Kế hoạch chiến lược Trường Cộng đồng và Học sinh Phát triển của OUSD.

nÓi cHuYỆn VỚi Hội ĐỒng giÁo DỤc The Oakland Board of Education (Hội đồng Giáo dục Oakland), bộ phận làm nên chính sách được bầu lên của OUSD, họp hai lần một tháng để nghe và chỉ dẫn các vấn đề từ ranh giới chuyên cần học đường tới chính sách ẩm thực của Học khu. Các buổi họp mở cửa cho công chúng tham dự. Muốn biết lịch trình hay chi tiết khác về Hội đồng này, hãy xem Danh mục bắt đầu trang 38 hay viếng website của OUSD. Tất cả buổi họp thường lệ của hội đồng đều được trực tiếp phát hình trên KDOL của OUSD (Comcast cable kênh 27, UVerse cable kênh 99) và phát hình lại hai lần một tuần—tiêu biểu là thứ Sáu lúc 6 p.m. và chủ nhật lúc 4 p.m. KDOL cũng phát hình nhiều chương trình do học sinh làm ra bao gồm In the Know, Youth Focus, và Muse, cùng với nhiều chương trình giáo dục khác kể cả KDOL Spotlight và OUSD Community Bulletin Board (Điểm nổi bật KDOL và Bảng tin cộng đồng OUSD) chứa đựng các thông báo quan trọng của Học khu, hoạt động và thời hạn dứt điểm. Quý vị có thể kiểm lịch trình chương trình cho KDOL trên mạng ở địa chỉ : www.ousd.k12.ca.us/kDolschedule.

cuộc nÓi cHuYỆn VỀ PHiếu bÁo ĐiỂmSau đây là vài đề nghị về cách đáp ứng tốt các thông tin trong phiếu báo điểm của con em quý vị:

• Hãy xem Phiếu báo điểm một mình trước rồi quyết định xem coi nên chú trọng cái gì trước khi nói chuyện với con cái.

• Khi nói chuyện với con mình, quý vị hãy chú trọng tới cả lãnh vực tốt lẫn lãnh vực có vấn đề.

• Hãy để con quý vị nói về những thành công của cháu.

• Lượt qua mọi khó khăn và hỏi cháu chuyện gì xảy ra.

• Hãy giữ bình tĩnh, ngay cả khi có phiếu báo điểm tệ.

• Nếu phiếu báo điểm tốt đẹp—nhất là khi có tiến bộ lớn so với kỳ rồi—thì quý vị hãy ăn mừng với con mình!

Lời khuyên: Hỏi con mình về sự việc xảy ra thường trong lớp học—chứ không phải chỉ có lúc có phiếu báo điểm. Quý vị sẽ ít bị ngạc nhiên hơn về điểm số và quý vị sẽ nói với cháu rằng học hành thì quan trọng.

HƯỚng DẪn WEb cHo ĐiỀu kiỆn THu nHẬn của ĐẠi Học uc Và cSu— https://doorways.ucop.edu/list/app/home;jsessionid=b2cb46abf3b1927E878193D95977621E?execution=e1s1

Trang này liệt kê mọi lớp học của OUSD mà đã được chứng nhận hội đủ một trong những yêu cầu “a-g”.

— http://www.universityofcalifornia.edu/admissions/freshman/requirements/index.html Đây là một “one-stop shop” (một chỗ giải quyết mọi việc, khỏi đi nơi khác) cho mọi thứ quý vị cần biết về các điều kiện thu nhận vào UC cho sinh viên mới vào năm thứ nhất.

— http://www.calstate.edu/admission/ Trang này cung cấp mọi điều kiện thu nhận vào CSU cho sinh viên mới vào năm thứ nhất.

— http://www.csumentor.edu/planning/high_school/ CSUMentor là một trang mạng thiết kế để giúp học sinh lập kế hoạch vào đại học trong khi còn đang ở trung học.

TÔi PHẢi làm gÌ nếu con TÔi gẶP kHÓ kHăn Học HànH Ở TrƯỜng?• Hãy nói chuyện với con mình. Thường thì có lý do tại sao một học sinh

học hành không tốt ở trường. Hãy gợi chuyện với con quý vị, quan sát cháu ở nhà, và mời những thành viên tín cẩn trong nhà và bạn bè để tìm ra nguyên nhân.

• Gặp gỡ giáo viên con mình. Đừng đợi giáo viên gọi quý vị – Hãy chủ động định ngày họp để duyệt xét tiến bộ học hành của con mình. Hãy hỏi giáo viên xem ưu tiên học hành của con mình là gì và để chia sẻ cách giáo viên đối phó vấn đề này trong lớp và qua bài làm ở nhà. Hãy hỏi xin lời khuyên về những gì quý vị cần làm ở nhà để giúp con quý vị củng cố những kỹ năng học hành đặc biệt.

• Hãy kiểm lại với bác sĩ gia đình. Một cuộc viếng thăm của bác sĩ gia đình có thể giúp chế ngự vấn đề sức khỏe làm cho học hành sút kém, như nghe, nhìn hay những ưu tư khác.

• Hãy đòi có cuộc họp ban SST. Phụ huynh hay giáo viên có thể yêu cầu một cuôc họp mà qua đó học sinh, phụ huynh và giáo viên làm việc với nhau để duyệt sự tiến bộ của học sinh và đề nghị những cách để cải thiện việc học. Hãy nói chuyện với hiệu trưởng để định một cuộc họp như vậy.

• Hãy tìm hiểu nhu cầu giáo dục đặc biệt, kế hoạch Phần 504, giáo dục phụ hay các hổ trợ khác. Nếu học sinh có khuyết tật cơ thể hay tâm thần làm cản trở khả năng học tập, thì cháu có quyền được thử giáo dục đặc biệt và dịch vụ. Một số học sinh sẽ học tốt hơn trong một bối cảnh giáo dục phụ với ít học sinh hơn, điều kiện học uyển chuyển hơn, theo yêu cầu cá nhân hơn. Hãy gặp giáo viên, cố vấn trường hay hiệu trưởng để xin giúp đỡ. Quý vị có thể liên lạc với văn phòng Programs for Exceptional Children (Special Education) số 879-8223.

DanH mỤc HƯỚng DẪn cộng ĐỒng oaklanD OUSD làm việc cộng tác với nhiều tổ chức cộng đồng và cơ quan dịch vị xã hội đẻ cung cấp cho học sinh và gia đình với những hướng dẫn cần có để thành công. Muốn tìm dịch vụ và giúp đỡ cho con mình và/hay gia đình, xin truy cập danh bạ hướng dẫn mới trên mạng. Có thể tìm trên OUSD website ở mục “For Our Community” tại www.ousd.k12.ca.us/communityresourcedirectory.

Page 9: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

16 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

17

Muốn biết thêm chi tiết về Văn phòng biến đổi trường, thì xin liên lạc với Matthew Duffy tại [email protected].

PHIẾU BÁO ĐIỂM, THI TRẮC NGHIỆM VÀ LÊN LỚP/TỐT NGHIỆP Khi chúng tôi quyết tâm chuẩn bị học sinh tốt nghiệp trung học với những khóa học và điểm số cần phải có để vào đại học, chúng tôi cần bảo đảm rằng chúng tôi đang xây dựng một nền tảng trên con đường để giúp các em học xong đại học. Phiếu báo điểm và các test và đánh giá theo tiêu chuẩn là những thước đo vững chắc cho nền tảng đó. Phần này giải thích những kết quả của test và điểm số nào thì cần cho học sinh để tiến lên cấp học kế cũng như cần cái gì cho tốt nghiệp trung học và vào được đại học.

Phiếu báo điểmTất cả học sinh ở OUSD đều nhận được phiếu báo điểm đánh giá việc học hành nhưng các học sinh từ lớp Mẫu giáo tới lớp 5 nhận được báo cáo dựa trên tiêu chuẩn hơn là điểm bằng chữ A-B-C-D-F. Học sinh trung học cấp hai và cấp ba nhận được điểm bằng chữ và cũng có nhiều thời kỳ tính điểm hơn trong năm.

Phiếu báo điểm trường tiểu họcTrong các lớp K–5, học sinh nhận phiếu báo điểm ba lần trong năm, thường là kết hợp với hội nghị phụ huynh-giáo viên. Phiếu báo điểm mỗi cấp lớp được in sẵn với những tiêu chuẩn bắt buộc của tiểu bang mà học sinh phải đạt cho được vào cuối năm. Mỗi tam cá nguyệt, giáo viên sẽ chỉ cho thấy việc nắm vững tiêu chuẩn của con quý vị, dùng một thang điểm từ 1 tới 5 (1 = xa dưới mức căn bản, 2 = dưới mức căn bản, 3 = gần bằng cấp lớp, 4 = thông thạo và 5 = cao cấp). Quý vị cũng sẽ thấy nhiều dấu +, dấu - và dấu Ö cho thấy thành tích của con quý vị trong kỹ năng ngôn ngữ và toán, những môn khác, thói quen học tập và kỹ năng xã hội cũng như số lần vắng mặt hay đi trễ.

Những phiếu báo điểm này trình bày đúng y những kỹ năng nào mà con quý vị phải tinh thông trong khóa học của năm học, kỹ năng nào đã học được và kỹ năng nào cần cải tiến. Nói chung, học sinh tiểu học nào mà “tiến gần cấp lớp” hay cao hơn trong môn Toán và Anh văn-Ngữ văn, như trình bày trong phiếu báo điểm và các test tiêu chuẩn thì sẽ được lên lớp kế tiếp.

Phiếu báo điểm của Trung học cấp hai và cấp baCon quý vị sẽ nhận được điểm số bằng chữ cho mỗi môn học trong trung học cấp hai và cấp ba. Số lượng phiếu báo điểm cũng thay đổi, từ 3 lần một năm tới 3 lần một lục cá nguyệt (một phiếu báo điểm mỗi 6 tuần lễ). Các điểm trong 3 thời kỳ tính điểm trong mỗi lục cá nguyệt được cộng với nhau để tính trung bình điểm học kỳ và chỉ những điểm này sẽ trở thành hồ sơ vĩnh viễn của học sinh gọi là học bạ (transcript). Mỗi một trong 6 phiếu báo điểm cũng cho thấy những lần đi học trễ, vắng mặt, thói quen học hành cũng như một số tín chỉ (credits) đạt được trong mỗi môn học. Con quý vị phải đạt được điểm C hay cao hơn trong mỗi môn học chính (toán, Anh ngữ, khoa học và khoa học xã hội) và ít nhất 25 credits mỗi học kỳ ở trung học cấp hai và 30 credits mỗi học kỳ ở trung học cấp ba để được lên lớp trên và tốt nghiệp đúng thời hạn. Nếu con quý vị không được như trên thì chúng tôi khuyên quý vị liên lạc với giáo viên cố vấn của con quý vị hay gặp hiệu trưởng.

Học khu có những buổi hội thảo để giúp phụ huynh hiểu phiếu báo điểm và học bạ. Nếu quý vị quan tâm thì xin hỏi hiệu trưởng để biết thêm thông tin, gọi 434-7752, hay kiểm tra qua địa chỉ www.ousd.k12.ca.us.

Đánh giá tiêu chuẩn hóa và Thi Trắc nghiệmKết hợp với điểm trong lớp, trường học dùng nhiều loại đánh giá và kỳ thi trắc nghiệm để đo lường việc học hành của học sinh, quyết định xếp lớp học trong Anh ngữ và Toán và làm ra những quyết định về lên lớp và tốt nghiệp. Tiểu bang cũng dùng kết quả các kỳ thi để quyết định xếp hạng trường học theo Chỉ số Học lực (Academic Performance Index - API), tóm tắt kết quả của tất cả học sinh thành một điểm số duy nhất Điểm API là một thước đo chất lượng học hành của học sinh ở một trường và các điểm số này được dùng rộng rãi để so sánh các trường với nhau. Muốn biết điểm số của trường quý vị, hay kiểm Phiếu điểm trường trên website của OUSD ở địa chỉ: www.ousd.k12.ca.us/schoolscorecards. Tiểu bang cũng đo lường thành tích của học khu qua chỉ số API. Muốn biết chỉ số API của Oakland, hãy xem trang 6.

Đánh giá của học khu Học sinh được học khu đánh giá về môn toán và Anh văn-Ngữ văn vài lần trong một năm để đo lường sự tiến bộ của các em tới mức nắm vững cấp lớp. Quý vị hãy làm việc với giáo viên của con mình để duyệt kết quả và nhận ra những kỹ năng nào cần ưu tiên cao nhất và ý niệm phải học tập với con mình ở nhà.

Tiểu bang đánh giá học sinh trong các lớp 2–11Mỗi mùa xuân, tiểu bang yêu cầu học sinh trong lớp 2 tới lớp 11 tham gia ký thi California Standards Tests (CSTs) là một phần của chương trình trắc nghiệm tiêu chuẩn và báo cáo (STAR) để đánh giá việc nắm vững cấp lớp trong toán và Anh văn-Ngữ văn. Ở một vài cấp lớp, học sinh cũng được trắc nghiệm về khoa học, khoa học xã hội, viết và thể dục. Mọi học sinh đều phải tham dự các kỳ thi kể cả học sinh đang học tiếng Anh và học sinh thuộc giáo dục đặc biệt. Một học sinh có thể được miễn thi CST nếu phụ huynh yêu cầu.

Kỳ thi Trắc nghiệm STAR được tiến hành trong tháng tư hay tháng năm và hầu hết phụ huynh sẽ nhận được kết quả (“The STAR Student Report”) bằng thư trong tháng tám hay tháng chín. Báo cáo cho thấy kết quả của CST trong một số hiệu năng: xa dưới mức căn bản, dưới mức căn bản, căn bản, tinh thông và cao cấp. Một sự thay đổi hiệu năng từ năm này tới năm kế có thể có ý nghĩa hơn là nhiều thay đổi trong cùng một mức độ. Quý vị hãy xem xét những điểm số này cùng với bài vở và điểm học kỳ của học sinh khi nói chuyện với giáo viên của con quý vị về các mặt mạnh và những lãnh vực cần cải tiến của con mình.

Bản báo cáo STAR cũng bao gồm con số danh sách đọc California của con quý vị, mà quý vị có thể dùng để truy cập một danh sách về sách thích hợp cho trình độ đọc sách của cháu theo điểm CST quyết định trong môn Anh văn-Ngữ văn. Nếu quý vị có gì muốn hỏi thêm về CSTs hay chương trình STAR, hãy viếng thăm website của Bộ Giáo dục California ở www.cde.ca.gov/ta/tg/sr/.

Học sinh Anh ngữ cũng phải lấy kỳ thi California English Language Development Test (CELDT) mỗi năm, để đánh giá sự tiến bộ trong việc quán triệt tiếng Anh Một điểm số 4 hay 5 cho thấy tinh thông. Điều quan trọng là quý vị phải nói chuyện với các giáo viên hay hiệu trưởng nếu điểm của con quý vị không tiến bộ từ năm này qua năm khác.

Kỳ thi ra trường trung học cấp ba của CaliforniaLuật lệ của tiểu bang đòi hỏi tất cả học sinh lớp 10 phải lấy kỳ thi ra trường trung học cấp ba (California High School Exit Exam-CAHSEE). Kỳ thi này đánh giá thành tựu học sinh trong môn Anh văn-Ngữ văn (ELA) và Toán. Tất cả học sinh, kể cả học sinh khuyết tật, đều phải đậu cà hai kỳ thi ELA và toán này để được tốt nghiệp trung học cấp ba. Theo kế hoạch Giáo dục cá nhân (Individualized Education Plan - IEP) hay kế hoạch 504, học sinh khuyết tật sẽ được cung cấp phương tiện hay sửa đổi thích hợp tùy theo quyết định của nhóm IEP hay 504.

Phần ELA của các bài thi trắc nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi tự lựa chọn câu trả lời và một bài văn viết. Nó bao gồm từ vựng, bài đọc về thông tin, bài đọc về kiến thức, các chiến lược viết lách, áp dụng viết và các quy ước về viết. Phần toán gồm có những câu hỏi có nhiều trả lời để chọn về thống kê, phân tách dữ liệu, xác suất, hiểu biết các con số, đo lường, hình học, đại số, hàm số và lý luận toán học. Báo cáo gồm điểm số của con quý vị, điểm số cần có để

đậu và tình trạng đậu/rớt của con quý vị. Nó cũng bao gồm một phân tích hiệu năng của học sinh trong lãnh vực đặc biệt của ELA và toán.

Tất cả học sinh đều có những cơ hội thêm để lấy các tests này trong các lớp 11 và 12 nếu như các em không đậu một hoặc cả hai phần bài test trong lớp 10. Nếu con quý vị cần thi lại, thì quý vị hãy nói với giáo viên cố vấn và giáo viên của con quý vị để hiểu biết những kỹ năng và ý niệm mà cháu cần cải tiến nhất để đậu. Hãy kiểm tra với www.cde.ca.gov/ta/tg/hs/ để biết thêm thông tin về CAHSEE, bao gồm các câu hỏi bài thi, hướng dẫn học hành, hay tham khảo với giaó viên của con quý vị, giáo viên cố vấn hay hiệu trưởng.EDUCATION CODE SECTIONS 48980 (E), 60851; BOARD POLICY 6162.52; ADMINISTRATIVE REGULATION 6162.52

Điều kiện lên lớp và tốt nghiệpỞ Oakland, học sinh chỉ được lên lớp kế nếu như các em có thể cho thấy rằng các em sẵn sàng học tập những gì được dạy. Việc quyết định này dựa trên 4 lãnh vực: toán và Anh ngữ-Ngữ văn CST và toán và các phần Anh ngữ-Ngữ văn của Phiếu báo điểm.

Hãy kiểm www.ousd.k12.ca.us để biết chánh sách cập nhật của Hội đồng giáo dục về các điều kiện lên lớp và ở lại lớp của học sinh tiểu học và trung học cấp hai.

Học HèOUSD công nhận sự quan trọng của mùa hè như là một thời gian cho học sinh tiếp tục việc học hành của các em cho dù là học chữ, thể thao, nghệ thuật, âm nhạc hay các hoạt động trau giồi. Để giúp hổ trợ học sinh trong mùa hè, OUSD cung cấp nhiều Chương trình Hè cho mọi lứa tuổi, được tài trợ bởi nhiều nguồn, từ quỹ tài trợ trường tới những món tiền cho bên ngoài và tài trợ của thành phố. Hoạt động hè bao gồm những chương trình như Lớp Phục hồi học tập cho học sinh trung học nào cần lấy bù tín chỉ. Khoa Đại số, các Chương trình chuyển tiếp cho học sinh vào trung học cấp hai và cấp ba, Chương trình kềm cặp hè cho học sinh đạt dưới điểm chuẩn, Chương trình trau giồi cũng như Lớp Hè Mỹ thuật Oakland do Measure G tài trợ.

Xin viếng www.ousd.k12.ca.us/summerlearning để xem những cống hiến cụ thể, hay liên lạc với trường của con quý vị để biết thêm chi tiết.

ĐiỀu kiỆn TỐT ngHiỆPHọc trình trung học được thiết kế để chuẩn bị các em vào nghề nghiệp và/hay vào đại học. Bởi vì các điều kiện vào nghề và vô đại học đã trở thành khắt khe hơn, nên điều kiện cơ bản cho tốt nghiệp cũng trở thành khắt khe hơn. Xin kiểm lại với trường nếu các em cần giúp đỡ đánh giá tiến bộ của mình.

Đây là những điều kiện tối thiểu mà một học sinh phải hoàn tất để được tốt nghiệp. Một danh mục liệt kê các lớp học thì có sẵn trong văn phòng College and Career Readiness. Đại học 4 năm có thể yêu cầu thêm các lớp học.*

1. 230 credits cho các môn bắt buộcMột khóa học lục cá nguyệt = 5 credits / Một khóa học cả năm = 10 credits

2. Điểm tổng trung bình tôi thiểu (GPA) là 2.0

3. Dự án lớp 12

4. Kỳ thi ra trường trung học California (CAHSEE), cả phần Toán lẫn Anh văn-Ngữ văn

* Muốn biết thêm chi tiết về trường phụ, lấy bù credit và cơ hội học thêm, hãy gặp ban cố vấn của trường hay gọi văn phòng College and Career Readiness số 273-2360.

môn học bắt buộc credits khóa học*

Anh văn hay ELD 40 4

Toán** 30 3 tối thiểu, gồm Hình học, và các lớp toán thêm khác, Đại số Cao cấp

Khoa học 30 1 Khoa học vật lý 1 Sinh vật/Khoa học đời sống 1 Khoa học theo nhiệm ý

Văn hóa thế giới 10 1

Lịch sử Hoa kỳ 10 1

Chính quyền Mỹ/Kinh tế học 10 1 lục cá nguyệt mỗi môn

Ngôn ngữ thế giới**(Khác tiếng Anh) 20 2

Hội họa/Nghệ thuật 10 1

Thể dục/ROTC/Ban nhạc diễu hành 20 2

Các môn nhiệm ý 50 10 lục cá nguyệt

Tổng cộng 230

* Ghi chú: Một lớp học lại không tính như khóa học thêm.

** Ghi chú: Để vào được UC và CSU, học sinh phải hoàn tất 3 khóa học (nên học 4) về Toán, gồm đại số, hình học, và 1 lớp đại số cao cấp, cũng như một năm về ngôn ngữ thế giới. Những lớp học ở lớp 7 và 8 mà trường trung học của em nhận như tương đương với khóa học ở đại học thì có thể dùng để đáp ứng một phần hay tất cả những yêu cầu này.

anH Văn-ngỮ Văn (EngliSH-languagE arTS)

26 tháng 7, 2011

4 tháng 10, 2011

1 tháng 11, 2011

3 tháng 12, 2011 (Tổ chức ngày thứ bảy)

7 tháng 2, 2012

13 tháng 3, 2012

8 tháng 5, 2012

ToÁn (maTHEmaTicS)

27 tháng 7, 2011

5 tháng 10, 2011

2 tháng 11, 2011

10 tháng 12, 2011 (Tổ chức ngày thứ bảy)

8 tháng 2, 2012

14 tháng 3, 2012

9 tháng 5, 2012

nHỮng ngàY TỔ cHỨc kỲ THi caHSEE 2011-2012

COURSE REQUIREMENTS FOR OUSD GRADUATION

A) History / Social Science: 30 credits (3 years): 1 year U.S. history, 1 year world cultures, ½ year American government, ½ year economics.

B) English: 40 Credits (4 years).

C) Mathematics: 30 credits (3 years): including algebra, geometry, and a higher math course (e.g., advanced algebra).

D) Laboratory Science: 30 credits (3 years): including 1 year of biology and 1 year of physical science.

E) Language Other Than English: 10 credits (1 year): Sign Language and ELD classes may satisfy this requirement.

F) Visual and Performing Arts: 10 credits (1 year).

G) Electives: 60 credits: a maximum of 40 credits of Outside Work Experience and Inside Work Experience may be counted.

Physical Education: 20 credits (2 years): P.E. or JROTC except where nonparticipation is authorized by the Education Code or Board of Education.

A–G COURSE REQUIREMENTS FOR UC/CSU ELIGIBILITY

A) History / Social Science: Graduation requirement meets or exceeds a-g.

B) English: 4 years required of college preparatory English (you may include ELD5).

C) Mathematics: 3 years (4 recommended): including elementary, intermediate/advanced algebra, and geometry*.

D) Laboratory Science: CSU: 2 years required including 1 biological science (biology, physiology), and 1 physical science (chemistry, physics). UC: 2 years required, 3 years recommended (biology, chemistry, physics).

E) Language Other than English: 2 years of the same language other than English*. American Sign Language will satisfy this requirement. (For CSU, possible waiver if you can demonstrate competency in a language other than English. Contact the CSU campuses to which you are applying.)

F) Visual and Performing Arts (VPA): 1 year: including dance, drama/theater, music, or visual art.

G) Electives: 1 year: chosen from additional A–F courses beyond those used to satisfy the requirements above, or courses that have been approved solely for use as G electives.

Physical Education: no admissions requirement.

Ready for College & Career?OUSD GOAL: ALL STUDENTS GRADUATE PREPARED TO SUCCEED IN COLLEGE AND THE WORKPLACE.

Make sure you’re on track to graduate ready for college. Talk to your teacher or counselor.

* Courses taken in the seventh and eighth grades that your high school accepts as equivalent to its courses may be used to fulfill part or all of this requirement.

rev. 03/11

Page 10: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

18 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

19

quYỀn lỢi Và TrÁcH nHiỆmTrong PHẦn nàY:

CHUYÊN CẦN VÀ TRỐN HỌC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

BÌNH ĐẴNG VÀ KHÔNG KỲ THỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23

THÔNG TIN VÀ SỰ RIÊNG TƯ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .27

BỀ NGOÀI CỦA CÁ NHÂN VÀ TÀI SẢN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .28

KHUNG CẢNH HỌC ĐƯỜNG VÀ KỶ LUẬT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .28

Quyền lợi và Trách nhiệmHọc khu cam kết tạo và duy trì cộng đồng học hỏi tốt, an toàn, nuôi dưỡng và gây cảm hứng cho mỗi trẻ để hoàn tất xuất sắc học hành. Để bảo đảm rằng cả người lớn lẫn trẻ em đều được đối xử tôn trọng và có phẩm giá, chúng ta có những luật lệ để giúp chúng ta làm việc với nhau. Sau đây là một số các luật lệ đó. Nơi nào mà luật pháp yêu cầu thì các phần đặc biệt của luật Giáo dục tiểu bang, chính sách ban Quản trị Giáo dục Oakland hay luật lệ chính quyền khác thì được kể ra hay in ra đầy đủ.

Trong suốt cuốn “Cẩm nang phụ huynh” này, chữ “phụ huynh” ngụ ý nói cả phụ huynh lẫn giám hộ.

CHUYÊN CẦN VÀ TRỐN HỌCHọc sinh nào lanh lợi và sẵn sàng học tập ở trường mỗi ngày thì tận dụng được hầu hết các cơ hội học hành mà trường cống hiến. Việc đi học đều đặn cũng đóng góp cho tài nguyên của trường bởi vì ngân sách mỗi trường tùy thuộc vào sự chuyên cần trung bình hàng ngày của học sinh năm trước.

Trách nhiệm pháp lý của cha mẹ về chuyên cần của con mìnhPhụ huynh chịu trách nhiệm pháp lý để bảo đảm rằng mỗi trẻ từ 6 and 18 tuổi đi học trong suốt năm học. Bất cứ ai tuổi 16 hay 17 đều có thể ghi danh vào lớp học continuation classes (xem trang 16 để biết danh sách các Alternative Education programs.) Phụ huynh của trẻ trốn học có thể phải chịu trách nhiệm dân sự và tội phạm cho việc trốn học của con em mình. EDUCATION CODE SECTION 48200

Thông báo về chuyên cầnKhi một học sinh vắng mặt ở trường, phụ huynh phải gọi nhà trường mỗi ngày để thông qua sự vắng mặt đó. Ngoài ra, vào đầu năm học hay trong khi đăng ký vào trường trung học cấp hai hay cấp ba, phụ huynh nào chưa ghi danh vào hệ thống báo gọi tự động phải chọn một số nhận diện (PIN) cho phép phụ huynh truy cập hệ thống. Mỗi tối, hệ thống gọi phụ huynh nào có con vắng mặt ngày hôm đó. Phụ huynh cho vào chi tiết học sinh để phù hợp an toàn, nghe một bảng chọn lý do vắng mặt và rồi bấm số thích hợp. Các lời nhắn cho phụ huynh thì bằng Anh ngữ, Tây Ban Nha, Quảng đông, Việt ngữ và Khmer. Phụ huynh phải trả lời trước 3 giờ chiều ngày hôm sau để sự vắng mặt được xóa bỏ.

Vắng mặt Vắng mặt ở trường chỉ cho phép khi đau ốm, cách ly, hẹn gặp bác sĩ, tang tế của người thân trong gia đình, nhiệm vụ thẩm xét đoàn, và một vài lý do cá nhân có thể xác minh khác. Muốn biết trọn văn bản chánh sách vắng mặt trong EDUCATION CODE SECTION 48205, kể cả quyền lợi nhận các bài làm và test, xin xem Phụ lục EDUCATION CODE SECTION 46014, 48205, 48980 (J); BOARD POLICIES 5113, 6154; ADMINISTRATIVE REGULATIONS 5113, 6154

Học sinh các lớp 7–12 có thể được phép vắng mặt ở trường để nhận dịch vụ y tế giữ kín mà không cần phụ huynh đồng ý. EDUCATION CODE SECTION 46010.1

Vắng mặt không phép có thể ảnh hưởng tới vị thế học hành của học sinh và có thể không đạt được credit cho khóa học trong trường trung học cấp hai hay cấp ba. EDUCATION CODE SECTION 49067

Học sinh đi trễHọc sinh đến lớp sau khi chuông đã reo được xem là trễ học. Học sinh trễ học, nhất là cấp trung học, có thể phải học chương trình sau giờ học hay bị cấm túc cuối tuần. Học sinh nào trễ 30 phút không có lý do chánh đáng 3 lần hay nhiều hơn sẽ được xem là trốn học. Học sinh nào thường đến lớp trễ có thể bị loại ra khỏi các hoạt động ngoại khóa, bao gồm buổi khiêu vũ, thể thao và lễ tốt nghiệp. Phụ huynh cũng sẽ nhận được một thư thông báo trốn học (NOT) qua thư từ Học khu báo cho biết con họ trốn học.

Hậu quả của việc trốn họcHọc sinh nào nhận được thư báo trốn học thì cũng có thể bị gọi tới buổi họp Xét duyệt Chuyên cần (Student Attendance Review Team - SART), sẽ được tổ chức tại trường với nhân viên nhà trường. Ở buổi họp này sẽ có một hợp đồng chuyên cần được ký. Nếu sau đó hợp đồng này bị vi phạm, thì trường có thể giới thiệu học sinh này tới Hội đồng Xét duyệt chuyên cần của học sinh (School Attendance Review Board - SARB) để xét xử. Nếu sau đó sự chuyên cần vẫn chưa tiến bộ thì SARB có thể giới thiệu học sinh này và/hay cha, mẹ tới viên chưởng lý học khu và/hay là ban quản chế hay tới tòa án để truy tố và/hay là sắp xếp vấn đề. EDUCATION CODE SECTIONS 48263, 48263.5

Phục hồi trốn họcHọc sinh nào ở ngoài trường trong giờ học mà không có giấy phép hợp lệ có thể bị cảnh sát chở tới trường của mình. Những học sinh đó nếu bị chở lần thứ hai sẽ phải ra Hội đồng xét xử chuyên cần trường (SARB) để nghe xử. Nếu học sinh này vẫn không tiến bộ trong chuyên cần thì SARB có thể giới thiệu em này tới Tóa án thiếu niên hay chưởng lý học khu. Trốn học là một vi phạm nghiêm trọng và có thể đưa tới việc phụ huynh bị thưa là đã phạm tội vì không tuân theo yêu cầu chuyên cần của tiểu bang. EDUCATION CODE SECTIONS 48260, BOARD POLICY 5113.1

Thời khóa biểu đi học hàng ngàyMỗi trường có một thời khóa biểu học riêng. Hãy kiểm tra với giáo viên con mình hay văn phòng trường để biết thời khóa biểu khi nào trường vào học và khi nào tan trường.

Ngày học ngắnVào những ngày học ngắn, học sinh được ra về khoảng một giờ trước giờ thường lệ để giáo viên có thể cùng nhau lên kế hoạch hay tổ chức họp với phụ huynh. Ngày học ngắn thường xảy ra vào thứ tư nhưng ngày giờ thay đổi tùy theo trường. Xin nhớ tìm hiểu lịch trình những ngày học ngắn ở trường con mình. Đặc biệt quan trọng là cho phụ huynh học sinh tiểu học để sắp xếp đón các cháu sớm. Nhân viên nhà trường không có sẵn để trông nom học sinh sau tan học. BOARD POLICY 6111

Khuôn viên trường đóng và mở trong giờ ăn trưaCác trường trung học cấp ba sau đây đóng cửa khuôn viên trong giờ ăn trưa, nghĩa là học sinh phải ở lại trong trường để ăn trưa: McClymonds, Far West, Dewey, Bunche, Oakland International, Life, YES, CCPA, Skyline, Rudsdale, và tất cả những trường trung học nhỏ ở trong khuôn viên của Castlemont và Fremont.

Oakland High, Oakland Tech, và MetWest cho phép học sinh rời sân trường trong giờ ăn trưa. Tất cả học sinh rời trường đều phải trở lại vào cuối giờ ăn trưa. Học khu cũng như nhân viên Học khu không chịu trách nhiệm cho hành vi và an toàn của học sinh rời sân trường trong giờ ăn trưa. Xin liên lạc với trường của con quý vị để biết chính sách ăn trưa của trường và/hay www.ousd.k12.ca.us để biết chính sách cập nhật của Hội đồng Giáo dục. EDUCATION CODE SECTION 44808.5

Tiền bị mất khi học sinh vắng mặt. lợi nhuận của trường tùy thuộc vào sự chuyên cần trung bình hàng ngày của học sinh đi học năm trước. khi một học sinh vắng mặt có phép, học sinh đó sẽ không bị bất lợi về học hành vì vắng mặt, nhưng trường vẫn sẽ bị mất tiền.

Tốt nghiệp và lên lớp của Học sinh trung học cấp baHọc sinh trung học cấp ba phải hội đủ 4 điều kiện tối thiểu sau đây để được tốt nghiệp:

• 230 tín chỉ (credits ) trong các môn bắt buộc (khóa học lục cá nguyệt = 5 credits, khóa học cả năm = 10 credits)

• Một điểm tổng trung bình (GPA) là 2.0

• hoàn tất dự án lớp 12

• đậu kỳ thi ra trường California High School Exit Exam (CAHSEE) trong cả hai môn Toán và Anh-Ngữ văn

Một sơ đồ cho thấy các khóa học bắt buộc để tốt nghiệp có trên trang 15.

Học sinh nào rớt một lớp học chủ yéu nào thì phải theo học chương trình Sau giờ học và lớp hè hay một giải pháp thay thế để lấy bù tín chỉ (giới hạn 2 lớp học hay 10 tín chỉ cho mỗi kỳ hè). Ở cấp trung học cấp ba không có việc học sinh bị ở lại lớp. Học sinh nào đạt điểm rớt (F) trong một lớp thì sẽ không có tín chỉ cho lớp đó và sẽ được giới thiệu tới một chương trình phục hồi tín chỉ bắt buộc. Mặc dù học sinh thiếu tín chỉ vẫn lên lớp mỗi năm, những em đó sẽ không được tốt nghiệp cho tới khi hội đủ mọi yêu cầu.

Hầu hết các đại học 4 năm đòi hỏi thêm các lớp ngoài các điều kiện tốt nghiệp của OUSD. Muốn đủ điều kiện để nộp đơn vào bất cứ phân khoa nào của University of California (UC) hay California State University (CSU), một học sinh phải hoàn tất các yêu cầu “a–g” bằng cách đạt một điểm C hay cao hơn trong một số các lớp học (xem biểu đồ dưới đây). Điều quan trọng là quý vị phải theo dõi sự tiến bộ của con mình trong việc hoàn thành các yêu cầu “a–g” để đủ điều kiện vào đại học. Bắt đầu từ lớp 9 của năm học 2011-12, tất cả học sinh phải ghi danh và hoàn tất các lớp này để tốt nghiệp (cùng với các điều kiện thêm khác).

Học sinh có thể ghi danh vào các lớp xếp cao cấp (advanced placement-AP) và dự kỳ thi quốc gia AP. Học sinh nào đạt được điểm 3, 4, hay 5 trong kỳ thi AP exam thì có thể đạt được credits cho đại học. Đối với những ai cần tài chánh, thì tài trợ tiểu bang có sẵn để trả cho phí tổn kỳ thi AP.EDUCATION CODE SECTIONS 48980 (K), 52244; BOARD POLICY 6141.5, ADMINISTRATIVE REGULATION 6141.5

EDUCATION CODE SECTIONS 51229, 48980(L); BOARD POLICIES 6143, 6146.1; ADMINISTRATIVE REGULATION 6146.1

HỔ TrỢ ĐỂ giÚP ĐỠ Học SinH TỐT ngHiỆPVăn phòng Oakland Adult and Career Education (OACE) (Giáo dục Nghề nghiệp và Tráng niên) có nhiều lớp trong nhiều địa điểm khác nhau ở Oakland mà có thể dùng cho yêu cầu tín chỉ để tốt nghiệp trung học cấp ba. Muốn biết thêm chi tiết, hãy gọi 273-2300.

Summer Credit Recovery programs (Chương trình hè Phục hồi tín chỉ) có cho học sinh trung học đạt điểm D hay F trong một lớp học chính. Những lớp này có thể dùng cho tín chỉ học hành để giúp học sinh tốt nghiệp đúng thời gian. Muốn biết thêm chi tiết, xin viếng www.ousd.k12.ca.us/summerlearning.

Học tập độc lập là một giải pháp giáo dục do tình nguyện trong đó học sinh lớp 7 tới lớp 12 học hành độc lập dưới sự giám sát tổng quát của một giáo viên có sư phạm. Trong khi học sinh học độc lập theo học trình của Học khu và hội đủ các yêu cầu về tốt nghiệp của Học khu, học hành độc lập cho phép sự uyển chuyển để đáp ứng quyền lợi cá nhân và kiểu cách học hành. Muốn biết thêm chi tiết, xin gọi Sojourner Truth Independent Study số 879-2980.

Cyber High là một chương trình máy điện toán cho phép học sinh lấy tín chỉ để tốt nghiệp bằng cách nhận sự giảng dạy và lấy các kỳ thi qua Internet ở trường. Xin nói chuyện với hiệu trưởng hay giáo viên cố vấn ở trường trung học cấp ba của bạn để biết thêm chi tiết.

Alternative Schools of Choice là những chương trình tự nguyện áp dụng chương trình giáo dục sửa đổi để thích ứng nhu cầu cá nhân của học sinh. Alternative Schools cung cấp một phương tiện cho các phương pháp giảng dạy mới và cách thức học hỏi mới trong xã hội thay đổi của chúng ta.

• Far West High School cống hiến một chương trình chuẩn bị đại học với sự chú tâm về nghệ thuật và hợp tác mật thiết với trường California College of the Arts ở lân cận. Muốn biết thêm chi tiết hãy gọi 654-7116.

• MetWest High School cống hiến một chương trình học hành nghiệm nhặt có đặc điểm học tập dựa trên dự án và thực tập nội trú. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi 879-0235.

• Emiliano Zapata Street Academy cống hiến một chương trình chuẩn bị đại học được cá nhân hóa đặc biệt nhắm mục tiêu học sinh nào trước kia không học tốt trong trường. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi 874-3632.

• Oakland International High School cung cấp một chương trình học Anh ngữ có tiếng mẹ đẻ yễm trợ dành cho học sinh di dân và tỵ nạn. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi 597-4287.

Continuation Education programs (chương trình Giáo dục Tiếp tục) nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh 17-19 tuổi đang có nguy cơ không được tốt nghiệp. Các trường tiếp tục này cho học sinh cơ hội lấy bằng tốt nghiệp trung học và/hay chuẩn bị cho các em học đại học cộng đồng và theo nghề nghiệp.

• Dewey High School, 874-3660

• Rudsdale High School, 636-7992

• Ralph J. Bunche High School, 874-3300

Community Day Schools phục vụ học sinh bị đuổi học, ra tòa và trong thời gian thử thách, cũng như học sinh có nguy cơ bị đuổi. Chương trình có đặc điểm là lớp ít sĩ số, có dịch vụ cố vấn, quản lý hồ sơ và cấu trúc sửa đổi tính tình. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi 531-6800.

Giảng dạy tại nhà hay bịnh viện thì nhằm đáp ứng nhu cầu học sinh nào không có khả năng theo học trường bình thường hay theo chương trình thay thế như Học tập độc lập. Khi được phép của một y sĩ phụ trách, thì một giaó viên có sư phạm được bổ nhiệm làm việc với người học sinh này ở nhà của em hay trong bịnh viện địa phương hay một cơ sở y tế khác. Muốn biết thêm chi tiết, xin viếng www.ousd.k12.ca.us/home&hospital, hay gọi 597-4294.

Cửa ngõ dẫn tới đại học ở Đại học Laney (Gateway to College at Laney College) là một chương trình trong khuôn viên Laney College giúp đỡ học sinh 16-20 tuổi mà đã bỏ học ở trung học. Chương trình này cung cấp giúp đỡ ghi danh đôi cho học sinh nào muốn theo đuổi trung học trong khi đồng thời học lấy bằng AA. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi 986-6941.

Page 11: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

20 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

21

SỰ BÌNH ĐẴNG VÀ KHÔNG KỲ THỊMục tiêu của chúng tôi là tạo nên một môi trường học hỏi hổ trợ và nuôi dưỡng trong mỗi trường, nơi mà tất cả học sinh, phụ huynh, giáo viên, hiệu trưởng và các nhân viên khác được đối xử tôn trọng và có phẩm giá.

Chính sách không kỳ thịOUSD ngăn cấm kỳ thị bất hợp pháp chống lại bất cứ nhóm người nào được bảo vệ như ghi trong Education Code 200 và 220 và Government Code 11135, và Title IX, bao gồm tình dục thực sự hay nhận thấy, khuynh hướng tình dục, giới tính, nhóm chủng tộc, giòng giống, tổ tiên, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, màu da, khuyết tật cơ thể hay tâm thần, tuổi tác, hay trên cơ sở sự liên hệ của một người hay nhóm người với một hay nhiều đặc điểm thực sự hay nhận thấy trong bất kỳ chương trình nào của Học khu hay hoạt động nhận hay phúc lợi nhận từ tiểu bang, kể cả các chương trình thể thao. Đơn khiếu nại có sẵn tại các trường học và tại văn phòng Thanh tra viên, tọa lạc trong tòa nhà Paul Robeson Administrative Building của Học khu, 1025 Second Avenue, Room 316. Muốn biết thêm chi tiết, xin gọi 879-8685. BOARD POLICY 0410, 5145.3

Tư do phát biểuTất cả học sinh đều có quyền tự do phát biểu và báo chí trong khuôn viên trường, kể cả nhưng không giới hạn việc dùng bảng dán tin tức,phân phát các tài liệu in ấn và đơn xin, mang bảng tên, huy hiệu, biểu tượng và quyền phát biểu trong các ấn bản, dù cho những ấn bản này có được trường tài trợ hay trường sử dụng hay không. Chỉ cấm phát biểu những gì tục tĩu, phỉ báng, hay những gì kích động học sinh phạm hành động trái luật trên cơ sở của trường hay vi phạm điều lệ hợp pháp của trường, bao gồm các chính sách không kỳ thị, hay cơ bản quậy phá hoạt động trật tự của trường. EDUCATION CODE SECTION 48907

Quấy rối tình dục Luật tiểu bang, liên bang và chính sách học khu ngăn cấm việc quấy rối tình dục. Quấy rối tình dục nghĩa là những tấn công tình dục mà người kia không muốn, những yêu cầu để được ân huệ tình dục, hay sự liên hệ cơ thể hay bằng lời nói có bản chất tình dục được thực hiện làm cho điều kiện học hành hay sự việc can thiệp nghiêm trọng vào khả năng học hành của một học sinh hay tạo nên một môi trường học hành hay làm việc bị đe dọa, thù hằn, xúc phạm. Học sinh nào cảm thấy bị quấy rối tình dục bởi học sinh hay nhân viên học khu phải báo cáo sự việc lên hiệu trưởng hay người lớn có thẩm quyền khác. Phụ huynh phải báo cáo sự việc lên hiệu trưởng hay nhân viên điều hành được chỉ định trong trường. Mẫu đơn khiếu nại có sẵn tại các trường và tại văn phòng điều giải viên. Học sinh nào bị bắt gặp quấy nhiễu tình dục một học sinh khác hay nhân viên có thể bị tạm đuổi học và/hay đuổi khỏi trường. BOARD POLICY

5145.7, ADMINISTRATIVE REGULATION 5145.7, EDUCATION CODE SECTIONS 231.5, 49880 (G). Xin đọc Phụ lục để biết trọn văn bản hai chính sách đầu tiên. Về chính sách nói đến quấy rối tình dục của nhân viên, xem BOARD POLICIES 4119.11, 4219.11, 4319.11; VÀ ADMINISTRATIVE REGULATIONS 4119.11, 4219.11, 4319.11.

Chính sách đòi tiền học sinh cho các bữa ănHiệu lực kể từ ngày 29 tháng 8, 2002, chính sách được Hội đồng giáo dục chấp nhận thì như sau:

1. Học sinh nào mua bữa ăn sẽ không được nợ (không trả hay trả sau) quá 3 bữa ăn.

2. Vào ngày mắc nợ lần đầu, Dịch vụ Ẩm thực sẽ gởi thư về nhà cho phụ huynh đòi tiền với một mẫu đơn cho biết chi tiết là học sinh nợ bao nhiêu tiền.

3. Sau 3 lần đòi nợ, học sinh mua bữa ăn sẽ không được dọn ăn cho tới khi bắt đầu trả tiền. Nhân viên Dịch vụ Ẩm thực sẽ gởi thư đòi nợ về nhà cho phụ huynh cùng với mẫu đơn.

4. Học sinh nào mua bữa ăn với giá hạ thì vẫn được ăn.

5. Mỗi thứ Sáu, nhân viên Ẩm thực sẽ gởi thư về nhà cho phụ huynh học sinh mua bữa ăn với giá hạ đòi nợ, cho biết chi tiết học sinh này nợ bao nhiêu tiền.

Nếu quý vị có thắc mắc gì về chính sách tính tiền này, xin liên lạc với Nutrition Services (Dịch vụ Ẩm thực) số 879-8344.

Bữa ăn miễn phí/ với giá hạHọc sinh nào thuộc gia đình có lợi tức bằng hay thấp hơn mức quy định bởi Luật đủ điều kiện của California thì được có các bữa ăn miễn phí hay với giá hạ. Điều kiện và đơn xin thì có sẵn ở mọi trường học. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi Nutrition Services số 879-8344. EDUCATION CODE SECTIONS 49510–49520, BOARD POLICY 3553, ADMINISTRATIVE REGULATION 3553

Đơn xin cấp bữa ăn thì quan trọng cho trường học và gia đình vì qua tiến trình đơn xin:

1. Học sinh có thể có đủ điều kiện được các bữa ăn dinh dưỡng miễn phí hay với giá hạ.

2. Học sinh có thể được giảm giá cho kỳ thi AP (Advanced Placement) và SAT.

3. Học sinh có thể theo học miễn phí chương trình sau giờ học.

4. Giáo viên có thể được miễn nợ thời còn sinh viên khi họ làm việc trong một trường có học sinh nhận các bữa ăn miễn phí hay với giá hạ.

5. Học khu và các trường có đủ điều kiện được cấp hàng triệu đôla tài trợ như Title I và eRate, củng cố kinh nghiệm giáo dục cho học sinh.

Phụ huynh không cần phải có số an sinh xã hội để nộp đơn và các thông tin cung cấp trong đơn thì được giữ kín. Phụ huynh cũng có thể nộp đơn trên mạng ở địa chỉ: www.ousd.k12.ca.us/free-reducedmeals.

Chương trình tuổi trẻ có cha mẹ nuôi Học khu có những dịch vụ cho trẻ con nuôi (kể cả trẻ do cơ quan quản chế quận quản lý) như giúp đỡ việc ghi danh học, thuyên chuyển và hổ trợ giáo dục. Những dịch vụ này do các chuyên viên của Văn phòng Transitional Students and Families cung cấp. Học sinh nào có trong hệ thống chăm sóc con nuôi có thể được dạy kèm, quản lý hồ sơ, kết nối với cơ quan quận hạt và các tài liệu giáo dục bổ sung. Muốn nói chuyện với một chuyên viên, thì xin gọi The Foster & Juvenile Justice Youth Program số 434-7752. Văn phòng này là một phần của Transitional Students & Families Unit ở 2111 International Boulevard. EDUCATION CODE SECTION 42920, BOARD POLICY 6173.1

Chương trình Học sinh và gia đình Vô gia cư/McKinney-Vento (McKinney-Vento/Homeless Students and Families Program)Chương trình McKinney-Vento, vốn là một phần của Khối Transitional Students & Families Unit, hổ trợ sự chuyển tiếp và thành công của học sinh nào trong Học khu mà không có nhà cửa ổn định. Học khu có những dịch vụ ủy thác qua luật McKinney-Vento Law đối với học sinh (tuổi từ 3-22) là những học sinh mà không có nơi cư ngụ qua đêm thích hợp, thường xuyên, ổn định. Những người này có thể là đang tạm thời ở chung nhà với nhiều gia đình vì lý do bị đuổi nhà hay khó khăn kinh tế, sống trong nơi trú ngụ khẩn cấp hay chuyển tiếp, khách sạn hay nhà trọ, công viên xe kéo, bãi cắm trại hay những nơi không phải để ngủ như gara, gác mái, xe hơi hay công viên,v.v. Luật McKinney-Vento cũng bao gồm những trẻ không có người lớn đi theo, vốn là những em không thuộc sự chăm sóc của cha mẹ hay giám hộ. Các dịch vụ có

sẵn có thể bao gồm kèm cặp, giúp di chuyển, dụng cụ học tập, giúp ghi danh và giới thiệu tới các chương trình cộng đồng và các cuộc hội thảo của phụ huynh/học sinh. Muốn biết thêm chi tiết xin nói chuyện với một chuyên gia của Transitional Students and Families số 434-7752. Văn phòng này tọa lạc tại 2111 International Boulevard. ADMINISTRATIVE REGULATION 5111.13

Giáo dục cho học sinh diện di dânChương trình Giáo dục di dân, vốn là một phần của the Transitional Students & Families Unit, hổ trợ sự chuyển tiếp và thành công của học sinh di dân ở OUSD. Chương trình này cung cấp các dịch vụ hổ trợ bổ sung cho trẻ di dân hợp lệ tuổi từ 3- 21 mà chưa tốt nghiệp trung học và có cha mẹ làm nghề tạm hay theo mùa, kể cả công việc trong ngành nông (hái, cắt, đóng gói), đánh cá, chế biến thực phẩm (nhà máy đóng hộp, chế biến thịt, bơ sữa), hay các công nghiệp liên quan. Dịch vụ có trong chương trình học sinh di dân này có thể bao gồm giúp đỡ ghi danh, sách vở, hổ trợ học hành, dạy đọc viết cho gia đình, quản lý hồ sơ, và giới thiệu tới các chương trình cộng đồng và chương trình hè. Giáo dục di dân cũng cung cấp dịch vụ phụ cho Nhà trẻ, tiểu học, trung học và những trẻ ở ngoài trường cũng như giáo dục phụ huynh. Muốn biết thêm chi tiết, hãy liên lạc hay viếng chuyên gia Transitional Students & Families Specialist, ở 434-7752, ext. 219. Văn phòng chúng tôi nằm tại 2111 International Boulevard.

Chương trình giúp đỡ học sinh tỵ nạn và trú ẩnChương trình Giúp đỡ Học sinh tỵ nạn của OUSD là một phần của Transitional Students & Families Unit, hổ trợ sự chuyển tiếp và thành công của học sinh tỵ nạn vào OUSD. Chương trình này cung cấp các chương trình giáo dục phụ, dịch vụ, tài liệu, phụ giúp ghi danh và định hướng về hệ thống trường Mỹ, hổ trợ giáo dục cho học sinh tỵ nạn, gia đình và giáo viên của những người này. Muốn biết thêm chi tiết, xin gọi 434-7775 hay viếng Transitional Students & Families Unit ở 2111 International Boulevard.

Học sinh có thaiHọc sinh có thai có thể chọn lựa ở lại với trường đang học hay chuyển qua một chương trình học độc lập của học khu hay chương trình Cal-SAFE của hạt Alameda, có những lớp học làm cha mẹ ngoài học trình bình thường. Muốn biết thêm chi tiết về việc chuyển tới những chương trình này, xin gọi Betty McGee số 434-7752, ext. 216.

PRYSM (Chương trình và cơ sở hướng dẫn cho thiểu số tính dục trẻ) (Programs and Resources for Young Sexual Minorities)Học khu cam kết sự an toàn cho tất cả học sinh và công nhận rằng giới đồng tính, chuyển giống, lưỡng tính và học sinh có vấn đề (LGBTQ) là chủ đề bị quấy nhiễu bất thường ở trường. OUSD BOARD POLICY 5171 được phát triển để hổ trợ những học sinh đó và một môi trường an toàn cho tất cả mọi người. Muốn biết thêm chi tiết về PRYSM hay những chương trình khác phục vụ học sinh LGBTQ và gia đình, kể cả những học viên Anh ngữ, hãy gọi 879-2861. Về giúp đỡ khủng hoảng 24 tiếng đồng hồ, hãy gọi 415-333-HELP (4357).

Xin phép khỏi mổ xẻ thú vật Một học sinh phản đối vì đạo đức việc mổ xẻ hay làm hại hay giết hại súc vật giờ học trong lớp có thể được phép miễn làm với điều kiện là việc phản đối này được chứng minh bằng một thư ngắn của phụ huynh. Giáo viên có thể làm việc với học sinh đó để triển khai và đồng ý làm một dự án thay thế. Học sinh đó sẽ không bị kỳ thị vì quyết định đó. EDUCATION CODE SECTIONS 32255-32255.6, BOARD POLICY 5145.8, ADMINISTRATIVE REGULATION 5145.8

Thông báo cho phụ huynh về Title III (LEP)Trong vòng 30 ngày kể từ khai giảng mỗi năm, phụ huynh được thông báo về đánh giá học sinh là Kém Anh ngữ (Limited English Proficient-LEP) có những lý do cho việc đánh giá đó, phương pháp giảng dạy sẽ dùng, làm sao mà phương pháp này sẽ giúp đứa trẻ học Anh ngữ và đáp ứng được tiêu chuẩn học hành, thủ tục để thoát khỏi chương trình, tốc độ chuyển tiếp qua Anh ngữ của học sinh và tốc độ trông đợi của học sinh này về tốt nghiệp trung học cấp 3. Nếu có thể được thì tất cả thông báo sẽ được cung cấp bằng thứ ngôn ngữ mà phụ huynh hiểu được. BOARD POLICY 6174. Một số học viên học Anh ngữ (ELL) được chỉ định là LEP.

Giáo dục cho Học viên Anh ngữDịch thuật Khi có 15% hay nhiều học sinh hơn trong bất cứ trường nào nói cùng một thứ tiếng khác tiếng Anh thì tất cả tài liệu gởi cho phụ huynh các em đó phải được viết ra bằng tiếng Anh và bằng một thứ ngôn ngữ mà họ hiểu. EDUCATION CODE SECTION 48985

Chương trình ngôn ngữ và thông tinHọc khu cống hiến cho học sinh thuộc diện Học viên Anh ngữ (ELL) sự phát triển và giảng dạy Anh ngữ để cung cấp cho các em cơ hội đồng đều hưởng được học trình cốt lõi, theo Kế hoạch chính của các trường Oakland dành cho học viên Anh ngữ, điều lệ tiểu bang và liên bang và ủy thác pháp lý. Phụ huynh sẽ được thông báo bằng Anh ngữ và tiếng mẹ đẻ các điểm số bài thi của các học sinh và những giải pháp giảng dạy, kể cả quyền của phụ huynh tham gia các hội đồng cố vấn trường và yêu cầu miễn trừ cho con họ khỏi theo chương trình nếu họ muốn. Phụ huynh có thể yêu cầu giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ cho con mình. Muốn biết thêm chi tiết hay giúp đỡ, hãy liên lạc hiệu trưởng hay văn phòng Student Assignment and Bilingual Testing, nằm tại 2111 International Boulevard, điện thoại số 434-7752.

Ủy Ban Cố vấn Học viên Anh ngữ (ELAC) Ủy Ban Cố vấn Học viên Anh ngữ của Học khu (DELAC)Các trường mà có 21 hay nhiều học sinh hơn là học sinh đang học Anh ngữ như là ngoại ngữ (ELL), bất kể các em nói thứ tiếng gì, thì cần có Một Ủy ban Tư vấn Học viên Anh ngữ (ELAC). ELAC chủ yếu chịu trách nhiệm cố vấn cho hiệu trưởng và nhân viên về các chương trình giáo dục và dịch vụ của học sinh ELL và cố vấn cho Hội đồng Nhà trường (SSC) về Kế hoạch thành tựu học sinh của trường. Thông báo các buổi họp phải dịch ra và phải có thông

THỜi HẠn cHo Học SinH Học anH ngỮKhi vào học ở học khu, bất cứ học sinh nào ghi ngôn ngữ nói ở nhà không phải Anh ngữ sẽ phải qua 2 đánh giá để quyết định trình độ Anh ngữ của em: 1 test sơ khởi gọi là California English Language Development Test (CELDT) và 1 test về tiếng mẹ đẻ. Những đánh giá này sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày học sinh đến trường lần đầu, test tại trường hay tại Student Assignment and Bilingual Testing Office.

Dựa vào kết quả, học khu sẽ gởi thư về nhà một thơ thông báo phụ huynh (PNL) đề nghị phụ huynh chấp nhận một trong các chương trình sau:

• chương trình học Anh ngữ có yễm trợ bằng tiếng mẹ đẻ (SEI)

• chương trình giảng dạy Anh ngữ chính khóa

• chương trình giảng dạy song ngữ

Học sinh nào đã được phân loại là Học viên Anh ngữ (ELL) sẽ lấy test CELDT mỗi năm ở trường giữa ngày khai giảng và 30 tháng 10 để được đánh giá lại. Phụ huynh sẽ nhận thư PNL cập nhật vào tháng 4 hay tháng 5 cho năm học sau.

Để được phân loại lại là Thông thạo Anh ngữ học sinh phải hội đủ tiêu chuẩn sau đây:

• Điểm CELDT: 4 toàn diện, 3 hay cao hơn trong mỗi phần

• California Standards Test (CST) kết quả trong môn Anh-Ngữ văn: 324 hay cao hơn

• Điểm học: C- hay cao hơn trong các môn chính (Anh ngữ, toán, khoa học, khoa học xã hội)

Hồ sơ học sinh được duyệt để tái phân loại 1 năm 2 lần – một lần vào tháng 10 và một lần vào tháng 2. Phụ huynh có học sinh tái phân loại là thông thạo Anh ngữ sẽ được thông báo bằng thư trong tháng 10-11 và/hay là tháng 2-3. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với Student Assignment and Bilingual Testing Office số 434-7752. Văn phòng này ở số 2111 International Boulevard.

Học SinH oaklanD ăn rau quẢ TƯơi Trong VƯỜn (oaklanD EaTS garDEn frESH)Nutrition Services (Dịch vụ ẩm thực) chú tâm tới việc tăng gia số lượng rau traí tươi phục vụ và tiêu thụ trong phòng ăn của trường. Một phần của nổ lực này là Chương trình Oakland Eats Garden Fresh, là một dự án chung của OUSD Nutrition Services và Ban Y tế Công cộng Quận hạt Alameda, kết nối lớp học với phòng ăn, giáo dục ẩm thực với sản phẩm phục vụ ở trường để tối đa hóa ảnh hưởng. Muốn biết thêm xin viếng chúng tôi ở www.ousd.k12.ca.us/gardenfresh.

THỰc Đơn bỮa ăn của Học SinHThực đơn bữa ăn của tất cả các trường có sẵn trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/mealmenus. Thực đơn được cập nhật hóa hàng tháng. Muốn biết thêm chi tiết xin email cho địa chỉ [email protected].

Page 12: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

22 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

23

dịch ở các buổi họp ELAC. Một đại diện phụ huynh được bầu lên để phục vụ trong Ủy ban Tư vấn Học viên Anh ngữ của Học khu (DELAC), phục vụ như ủy ban tư vấn phụ huynh cho học khu. Các buổi họp DELAC tổ chức vào ngày thứ Ba của tuần lễ thứ ba trong tháng lúc 6 p.m. tại Hunter Hall, toà nhà Paul Robeson Administration Building, 1025 Second Avenue. ELAC và DELAC cố vấn cho Học khu về việc tiêu tiền trong quỹ tài trợ Economic Impact Aid–Limited English Proficient (EIA-LEP) cũng như quỹ tài trợ Title III của Liên bang. ELAC có thể ủy thác trách nhiệm cho Hội đồng Nhà trường (SSC) để tránh chòng chéo các nổ lực. Trong khi chỉ có những người được chính thức bầu vào ELAC và DELAC mới có thể bỏ phiếu, các buổi họp được mở cửa cho công chúng. Muốn biết thêm chi tiết, hãy liên lạc với hiệu trưởng hay Ban phụ trách chương trình của tiểu bang và liên bang số 434-7760, ext. 237.

Thủ tục khiếu nại đồng nhất (Uniform Complaint Procedures)Hội đồng Quản trị khuyến khích giải quyết sớm sủa không chính thức các khiếu nại ở mức độ trường học bất cứ khi nào có thể được. Xin liên lạc với hiệu trưởng hay Nhân viên điều hành vùng nếu quý vị có việc quan tâm.

Học khu sẽ làm theo thủ tục Khiếu nại đồng nhất (UCP) khi nói tới khiếu nại được cho là kỳ thị không hợp pháp đối với bất cứ nhóm nào được bảo vệ như ghi trong EDUCATION CODE 200 và 220 và GOVERNMENT CODE 1135 bao gồm tình dục nhận thấy hay thực sự, định hướng tính dục, giới tính, nhóm chủng tộc, giòng giống, tổ tiên, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, màu da, khuyết tật thể xác hay tâm thần, tuổi tác, hay sự liên hệ giữa người này với người khác hay nhóm với một hay nhiều đặc điểm nhận thấy hay thực sự trong bất cứ chương trình hay hoạt động nào mà nhận phúc lợi trợ giúp tài chánh của tiểu bang. Học khu cấm chỉ sự trả thù bất cứ hình thức nào cho việc nộp đơn khiếu nại, báo cáo sự kiện kỳ thị đó hay tham gia trong việc điều tra khiếu nại. Một sự tham gia như vậy không cách nào ảnh hưởng tới tình trạng, cấp bậc, hay công việc được giao cho làm của người khiếu nại.

Thủ tục Khiếu nại đồng nhất cũng được dùng khi nói tới khiếu nại được cho là không tuân theo luật tiểu bang hay liên bang trong giáo dục cơ bản tráng niên, các chương trình giúp đỡ theo loại, giáo dục di dân, giáo dục kỹ thuật và kỹ thuật nghề nghiệp và các chương trình huấn luyện kỹ thuật và kỹ thuật nghề nghiệp, chương trình phát triển và chăm sóc trẻ, chương trình dinh dưỡng trẻ, và chương trình giáo dục đặc biệt.

Gabriela Valenzuela, Thanh tra viên, chịu trách nhiệm cho việc thu nhận và theo dõi tất cả khiếu nại chính thức của Học khu. Ngoài ra, thanh tra sẽ điều tra những khiếu nại liên quan tới kỳ thị, chương trình của học viên Anh ngữ (ELL) và việc trả đủa hay can thiệp vào việc hổ trợ chương trình ELL.Nếu người khiếu nại không thể viết đơn khiếu nại vì không biết viết hay do khuyết tật, nhân viên Học khu sẽ giúp người đó nộp đơn.

Tất cả khiếu nại phải nộp cho học khu không quá 6 tháng kể từ ngày cho là xảy ra sự việc hay trong trường hợp được coi là kỳ thị không hợp pháp, 6 tháng kể từ ngày người khiếu nại lần đầu tiên biết được những sự kiện xảy ra. Một xét duyệt khiếu nại sẽ kết thúc trong vòng 60 ngày trên lịch kể từ ngày nhận đơn khiếu nại trừ phi người khiếu nại đồng ý gia hạn bằng văn bản.

Người khiếu nại có quyền kháng cáo bằng đơn về quyết định của học khu tới Bộ Giáo dục California (CDE) trong vòng 15 ngày từ khi nhận được văn bản quyết định của học khu. Đơn kháng cáo lên CDE phải gồm có một bản đơn khiếu nại đã nộp cho học khu và một bản quyết định mà học khu đã làm.

Người khiếu nại có thể theo đuổi những biện pháp luật dân sự (nghĩa là ở tòa án) ngoài thủ tục khiếu nại của học khu và có thể tìm kiếm giúp đỡ từ các trung tâm hòa giải hay công tố viên tư hay công. Các biện pháp dân sự có thể do tòa áp đặt bao gồm, nhưng không giới hạn, án lệnh hay lệnh cầm giữ của tòa. Tuy nhiên, về khiếu nại kỳ thị, người khiếu nại phải chờ tới khi 60 ngày qua đi kể từ ngày kháng cáo với Bộ Giáo dục California trước khi theo đuổi các biện pháp luật dân sự.

Bộ Giáo dục California có thể trực tiếp can thiệp vào khiếu nại mà không cần chờ Học khu hành động khi có một trong những điều kiện ghi trong 5CCR, kể cả những trường hợp mà Học khu không hành động gì trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận khiếu nại.

Văn phòng Thanh tra nằm tại Paul Robeson Administration Building, 1025 Second Avenue, Phòng 316, Oakland, CA 94606. Muốn biết thêm chi tiết, xin gọi 879-8685 hay gởi Fax cho 879-8035. BOARD POLICY 1312.3

Thủ tục Khiếu nại đồng nhất Williams [Williams Uniform Complaint Procedures (UCP)]Học khu sẽ theo Thủ tục khiếu nại đồng nhất đối với khiếu nại liên quan tới việc thiếu sách giáo khoa hay tài liệu giảng dạy; tình trạng cơ sở khẩn cấp đe dọa sức khỏe hay an toàn của học sinh hay nhân viên; phòng vệ sinh dơ bẩn, không bảo trì và/hay không mở cửa trong giờ học; thiếu giáo viên hay phân công giáo viên sai. Thủ tục khiếu nại này cũng được tuân theo cho những khiếu nại liên quan tới học sinh nào không đậu kỳ thi CAHSEE vào cuối lớp 12, mà không được cung cấp cơ hội nhận giảng dạy chuyên sâu chiếu theo EDUCATION CODE 37253 (D) (4) và (5) sau khi học hết lớp 12.

Thủ tục khiếu nại đồng nhất (UCP) có tại www.ousd.k12.ca.us và có dán tại văn phòng chính của mỗi trường. Ngoài ra, thông báo về quyền khiếu nại của phụ huynh và giám hộ phải đuợc dán tại mỗi lớp học trong mỗi trường. Hãy liên lạc với văn phòng thanh tra tại Paul Robeson Administration Building, 1025 Second Avenue, Room 316, Oakland, CA 94606; điện thoại 879-8685, fax 879-8035. ADMINISTRATIVE REGULATION 1312.4

Học sinh bị khuyết tật cơ thể hay tâm thầnCá nhân bị khuyết tậtOUSD ngăn cấm kỳ thị và quấy nhiễu trong bất kỳ chương trình hay hoạt động nào dựa trên khuyết tật thể xác hay tâm thần. Phụ huynh hay học sinh có thắc mắc hay khiếu nại về điều kiện, thay đổi chương trình hay tiện nghi cho cá nhân bị khuyết tật trên nên liên lạc với ban giám hiệu trường trẻ học, chương trình cho trẻ đặc biệt (Special Education) số 879-8223. BOARD POLICY 6164.6, BOARD POLICY 6159.1 PROCEDURAL SAFEGUARDS & COMPLAINTS FOR SPECIAL EDUCATION

Tiện ích hợp lý/Dịch vụ Section 504Luật của tiểu và liên bang và chính sách học khu yêu cầu có tiện ích cho học sinh bị khuyết tật nói trên nếu khuyết tật này ngăn cản khả năng học hành (Section 504). Hãy liên lạc với hiệu trưởng của con quý vị để biết thêm chi tiết. hay Attend and Achieve Office số 879-1958 để biết thêm chi tiết. SECTION 504 OF THE U.S. REHABILITATION ACT OF 1973

Giáo dục đặc biệt (Special Education)Học khu cung cấp giảng dạy giáo dục công lập thích hợp và miễn phí cho trẻ có đủ điều kiện hưởng Giáo dục đặc biệt và các Dịch vụ liên quan.

Tiến trình nhận diệnHọc sinh có đủ điều kiện cho Special Education khi testing cho thấy học sinh có khuyết tật làm ảnh hưởng xấu tới học hành và không thể sửa sai nếu không có special education hay dịch vụ liên hệ. Học sinh đó có thể được giới thiệu tới những nhóm sau đây tùy theo tuổi tác để trắc nghiệm bởi một phụ huynh, giáo viên hay nhân viên khác của trường hay nhân viên một cơ quan trung gian:

• Mới sanh tới 5 tuổi—Infant/Preschool Assessment Team, 729-7762

• học sinh tuổi đi học đang theo học các trường công lập Oakland—Chuyên gia Kềm cặp (Resource Specialist) ở trường theo học

Các đánh giá Giáo dục đặc biệt được tiến hành bởi nhân viên có năng lực của Học khu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của phụ huynh cho một kế hoạch đánh giá chính thức. Một bản báo cáo kết quả được chia sẻ với phụ huynh trong buổi họp IEP. Đánh giá phải nhận ra khuyết tật, ảnh hưởng xấu tới thành tích của học sinh (như học tập kém) và những lãnh vực nhu cầu. Dùng thông tin này, nhóm IEP quyết định việc đủ điều kiện, mục tiêu và chủ đích cho chương trình giáo dục và một chương trình và dịch vụ giáo dục đặc biệt thích hợp cho trẻ.

Các chương trình và dịch vụMỗi trường công ở Oakland có một chương trình Resource Specialist Program (RSP). Một resource specialist là 1 người lo hồ sơ để giới thiệu và cung cấp dịch vụ cho học sinh nào cần hổ trợ special education ít hơn nửa ngày. Đối với học sinh cần giáo dục thật chuyên môn (bị điếc, mắt kém, tự kỷ…) thì học khu có Special Day Class (SDC) và Emotionally Disturbed Programs (SED) ở mọi cấp lớp khắp học khu. Nhiều học sinh special education cần các dịch vụ liên hệ trong một hay nhiều lãnh vực để hưởng chương trình Special education. Một số các dịch vụ này là nói và ngôn ngữ,

định hướng và giáo dục di động, chữa trị vật lý và nghề nghiệp, kỹ thuật trợ giúp thể dục thích ứng và đọc chữ braille cho người mù. Muốn biết thêm chi tiết, xin gọi Exceptional Children at 879-8223. Văn phòng nằm trong tòa nhà Marcus Foster, 2850 West Street. EDUCATION CODE SECTIONS 56000, 56030–56050, 56301, 56325; BOARD POLICY 6164.4

Thẻ đi xe buýt miễn phí (bus passes)Học khu cấp bus passes và/hay dịch vụ chuyên chở cho học sinh special education nào hưởng được dịch vụ chuyên chở như một phần của chương trình IEP. Hãy gọi Programs for Exceptional Children số 879-8526 để biết thêm chi tiết.

SỨC KHỎE & AN TOÀNGiúp đỡ học sinh cho các em luôn được khỏe mạnh thì rất quan trọng cho khả năng học hành tốt ở trường. Học khu cống hiến cho học sinh và gia đình các dịch vụ về sức khỏe, giáo dục y tế và sự an toàn. Một vài trường trong học khu có dịch vụ y tá và bịnh xá trong khuôn viên trường phục vụ học sinh. Liên lạc với hiệu trưởng để biết các dịch vụ có hay sắp có ở trường con quý vị học.

Chính sách về khỏe mạnh (Wellness Policy)Chính sách về khỏe mạnh của OUSD đã nhận ra một số lãnh vực y tế như là những đóng góp cần thiết cho thành công của học sinh, cả trong và ngoài lớp học, bao gồm: có được thức ăn lành mạnh và giáo dục dinh dưỡng, giáo dục thể dục và hoạt động thân thể, vườn trường, phẩm chất bầu không khí trong nhà và ngăn ngừa bịnh suyễn và sự khỏe mạnh của học sinh và nhân viên. Có nhiều hoạt động ở cộng đồng, Học khu và trường học, cung cấp cơ hội cho hổ trợ và tham gia. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với Program Manager của Coordinated School Health số 639-3334. BOARD POLICY 5030

Bữa ăn cho học sinh có nhu cầu đặc biệtNgười ta yêu cầu tất cả những người bảo trợ chương trình dinh dưỡng trẻ phải có những bữa ăn cho trẻ khuyết tật và trẻ có nhu cầu thực đơn đặc biệt trong các bữa ăn.

Trẻ khuyết tật cần bữa ăn đặc biệtBất cứ khi nào mà trẻ khuyết tật không thể ăn hay uống một phần nào của bữa ăn thì chúng ta phải có một văn bản xác nhận có y sĩ ký tên.

Một văn bản y tế phải bao gồm những điều sau:

• Khuyết tật và lý do mà khuyết tật này giới hạn thức ăn của trẻ.

• Hoạt động chính trong đời sống mà bị ảnh hưởng bởi khuyết tật.

• Thức ăn hay sự lựa chọn thức ăn mà phải bỏ đi hay phải thay thế.

Trẻ với nhu cầu thức ăn đặc biệtĐối với những trẻ bị dị ứng thức ăn hay không chấp nhận một thức ăn nào mà có văn bản xác nhận bởi một giới chức y tế có thẩm quyền thì chúng tôi sẽ thay thế các thức ăn khác.

Đối với những trẻ không bị khuyết tật, thì văn bản xác nhận phải gồm có:

• Một chứng nhận nhu cầu ăn uống đặc biệt hay y tế làm giới hạn thực đơn của trẻ.

• Thức ăn phải lấy ra khỏi thực đơn của trẻ và thức ăn nào có thể thay thế.

Những mẫu đơn theo yêu cầu thì có sẵn ở Nutrition Services Office hay trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/specialmealsform.

Hãy gởi văn bản xác nhận y tế đã điền và ký tên tới Amy Glodde, người lo kế hoạch thực đơn ở Nutrition Services Office số 900 High St., Oakland, CA 94601. Thực đơn theo yêu cầu kê toa của trẻ và/hay những sửa đổi cần thiết sẽ được triển khai. Nhân viên dịch vụ dinh dưỡng sẽ được huấn luyện cách chuẩn bị các thức ăn đặc biệt.

Để tiện lợi cho quý vị, Nutrition Services cũng có phát triển Allergen Tool mà quý vị có thể truy cập ở địa chỉ www.ousd.k12.ca.us/allergentool. Phương tiện này sẽ giúp quyết định những chất gây dị ứng trong các món ăn trong thực đơn. Thông tin này có thể thay đổi và được cập nhật định kỳ.

Thẻ ghi những thông tin khẩn cấpThẻ này có những thông tin quan trọng nếu chúng tôi cần liên lạc với quý vị trong lúc khẩn cấp hay tai họa. Vào lúc khai giảng năm học mỗi mùa thu, phụ huynh được luật pháp yêu cầu điền vào thẻ này. Xin nhớ cập nhật hóa thông tin trong suốt năm học nếu nơi làm việc, số điện thoại hay địa chỉ nhà của quý vị thay đổi. Quý vị có thể lấy thẻ này ở văn phòng trường.

Khám sức khoẻChứng cớ về kiểm tra sức khỏe cần để ghi danh trong mẫu giáo và lớp 1. Khám sức khỏe này phải hoàn tất 12 tháng hay ít hơn trước khi trẻ vào mẫu giáo. Học sinh lớp 1 mới phải có khám sức khoẻ không trước 18 tháng trước khi vào lớp 1 và không trễ hơn 90 ngày sau khi vào. Mẫu Báo cáo Report of Health Examination for School Entry thì có sẵn ở mọi trường tiểu học. Nó có trong tập hồ sơ đăng ký học của mẫu giáo. Nếu phụ huynh muốn con em mình miễn yêu cầu kiểm tra sức khỏe thì phải ký đơn xin miễn. Muốn biết chi tiết về cách làm sao nhận khám sức khỏe miễn phí để vào học thì xin gọi Alameda County Public Health Department’s Clearinghouse số 888-604-4636. CALIFORNIA HEALTH AND SAFETY CODES 124085, 124040; EDUCATION CODE SECTION 49451; BOARD POLICY 5141.3

Khám răngKhám răng với nha sĩ thì cần phải có 12 tháng hay ít hơn trước khi vào mẫu giáo hay lớp 1 hay trước ngày 31 tháng 5 năm đầu tiên đi học, dùng mẫu đơn do trường cung cấp. Muốn tìm một nha sĩ chấp nhận Medi-Cal/Denti-Cal insurance, hãy gọi 800-322-6384; đối với Healthy Families, hãy gọi 800-880-5305.Nếu con quý vị không có bảo hiểm, hãy gọi Alameda County Public Health Department Clearinghouse số 888-604-4636. EDUCATION CODE SECTION 49452.8

Thẩm tra Khám mắt và tai được tiến hành khi vào học lần đầu trường ở California và mỗi 3 năm sau cho tới khi trẻ học xong lớp 10. EDUCATION CODE SECTIONS 49452, 49455 Khám độ cong một bên của xương sống (scoliosis) cho tất cả nữ sinh lớp 7 và cho nam sinh lớp 8. EDUCATION CODE SECTION 49452.5

Thuốc menNếu con quý vị cần thuốc men trong những ngày học như y sĩ hay phụ tá y sĩ ra toa, thì nhân viên trường có thể giúp đỡ học sinh này dùng thuốc nhưng chỉ khi nào có y sĩ hay phụ tá y sĩ điền vào Mẫu cho phép và phụ huynh ký vào mẫu cho phép với nhà trường. Các mẫu này có sẵn tại mỗi trường học. Thuốc men phải ở trong lọ, hủ nguyên thủy. Phụ huynh nào muốn con mình đem theo ống tự hít trị suyễn hay tự chích epinephrine phải nộp mẫu cho phép mang theo và sử dụng thuốc và mệnh lệnh của Y sĩ. Mệnh lệnh này phải làm lại hàng năm và mỗi khi có sự thay đổi trong mệnh lệnh. Các mẫu này có thể tìm thấy trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/healthforms. Phụ huynh của học sinh nào có chế độ thuốc men liên tục phải cung cấp thông tin này trên Phiếu ghi thông tin khẩn cấp và báo cho y tá trường hay người chỉ định về thuốc men phải uống, liều lượng hiện tại, và tên của y sĩ phụ trách. EDUCATION CODE SECTIONS 49423, 49480; BOARD POLICY 5141.21

Học sinh có vấn đề sức khỏe kinh niênPhụ huynh có học sinh bịnh kinh niên được khuyến khích thông báo cho trường. Y tá hay người chỉ định trường sẽ triển khai một kế hoạch y tế kết nối với gia đình và người chăm sóc y tế. Nếu con quý vị có bịnh kinh niên (suyễn, lên cơn, tiểu đường, dị ứng nặng, cần chăm sóc y tế đặc biệt,v.v…) thì chúng tôi khuyên quý vị cung cấp thuốc men/thiết bị y tế dùng được 3 ngày phòng khi khẩn cấp.Xin gởi thuốc men và tiếp liệu tới văn phòng trường trong vòng một tuần. Chúng tôi khuyến khích quý vị thông báo cho trường bất cứ khi nào quý vị thay đổi địa chỉ, số điện thoại, người cần liên lạc lúc khẩn cấp. Ngoài ra xin quý vị:

• Định kỳ cung cấp những chi tiết y tế cho trường liên quan tới: – tình trạng sức khỏe của con quý vị – thuốc men của con quý vị – thông tin liên lạc của bác sĩ nhi khoa của con quý vị

• Cung cấp lượng thuốc men dùng trong 3 ngày (cho ở nhà và ở trường) như bác sĩ nhi khoa hay phụ tá y sĩ ra toa với mẫu “Authorization for Medication form” (Cho phép dùng thuốc) mỗi năm theo chính sách của OUSD (có ở mỗi trường).

Page 13: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

24 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

25

• Cung cấp thiết bị y tế dùng được 3 ngày cho tiến trình y tế của con quý vị (thiết bị chữa trị hô hấp, ống hút, chích y tế, cho ăn bằng ống GT ) mỗi năm.

• Cung cấp thức ăn theo thực đơn đặc biệt 3 ngày cho con quý vị mỗi năm.

Nếu quý vị có thắc mắc gì liên quan tới biện pháp chuẩn bị lúc khẩn cấp cho con quý vị, thì xin gọi trường con quý vị.

Đồng ý về các dịch vụ y tế Luật của tiểu bang California cho phép học sinh dùng các dịch vụ y tế sau đây dù phụ huynh có đồng ý hay không:

• chẩn đoán và chữa trị các bịnh lây lan về tình dục hay nhiễm trùng, bịnh hay lây hay dễ lây mà cần báo cáo cho nhân viên y tế địa phương.(12 tuổi hay lớn hơn)

• thử thai, ngừa thai, và giới thiệu cố vấn vấn đề thai nghén và chăm sóc thai (trẻ vị thành niên mọi lứa tuổi)

• cố vấn sức khỏe tâm thần và lạm dụng thuốc (12 tuổi hay lớn hơn có thể đồng ý nhưng phụ huynh phải được thông báo trong hầu hết các trường hợp)

• cố vấn về rượu và lạm dụng thuốc, chẩn đoán và chữa trị (12 tuổi hay lớn hơn)

CALIFORNIA FAMILY CODES 6920-6929

Trẻ vị thành niên dùng bịnh xá của trường trong học khu hay văn phòng y tá sẽ có những dịch vụ giữ kín như luật tiểu bang cho phép. Trong khi chúng tôi thích có cha mẹ tham gia hơn, thì sự lựa chọn của trẻ được tôn trọng trừ những trường hợp sau đây:

• trường hợp khẩn cấp khi nguy cơ về tính mạng sắp xảy ra

• dọa tự tử

• dọa giết chóc

• các vấn đề về lạm dụng cơ thể, tình dục, tình cảm hay lạm dụng trẻ khác

Chương trình chăm sóc y tế Medi-Cal and Healthy FamiliesCơ quan Medi-Cal và Healthy Families bảo hiểm Sức khỏe toàn diện, răng miệng và thị giác cho trẻ em nào không có bảo hiểm. Cả quý vị lẫn con quý vị có thể hợp lệ cho bảo hiểm y tế miễn phí theo Medi-Cal. Muốn biết thêm chi tiết, xin gọi Alameda County Social Services số 800-698-1118 hay viếng www.alamedsocialservices.org. Healthy Families là Bảo hiểm y tế giá hạ cho trẻ 18 tuổi trở xuống mà không có hợp lệ đối với Medi-Cal. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi 800-880-5305 hay viếng website www.healthfamilies.org.

Chí trên đầuHọc sinh không bị ra khỏi trường nếu có chí hay trứng chí, vì chí không phải là một bịnh và không mang mầm bệnh nào; học sinh cũng không phải ở nhà vì bị chí. Việc ở nhà không cần thiết chỉ làm tăng nguy cơ học kém. Tuy nhiên, chí trên đầu là hay lây và vì chúng dễ lan trực tiếp từ đầu này tới đầu người kia khi tiếp xúc, học sinh nên tránh tiếp xúc khi hoạt động nhóm hay chơi games. Trường không phải là một nơi thông thường cho việc lan truyền chí và chí không thể bay, nhảy hay lội. Người ta cũng không thấy nón thường và nón bảo hộ có thể truyền chí hay trứng chí và dùng chung lược và phụ tùng cho tóc cũng thường không thấy lan chí.

Nghiên cứu cho thấy kiểm tra chí trong trường không làm giảm việc có chí trên đầu, vì vậy OUSD không còn làm việc kiểm tra chí nữa. Nếu một phụ huynh hay nhân viên trường tin rằng một học sinh có chí thì phải liên lạc với Health Services. Một học sinh có chí hay trứng chí sẽ được gởi về nhà cuối ngày với thông tin cho phụ huynh về cách trị chí và giới thiệu cho người chăm sóc y tế để giúp đỡ.Nhân viên sẽ giữ kín việc học sinh có chí. Muốn biết thêm chi tiết về chí hay cách chữa trị, xin liên lạc với văn phòng trường hay gọi Health Services số 879-8816. BOARD POLICY 5141.33, ADMINISTRATIVE REGULATION 5141.33

Cho về nhà vì bịnhHọc sinh có thể được cho về nhà nếu thấy có bệnh nhiễm trùng hay truyền nhiễm. Phụ huynh, người giám hộ hay người chỉ định sẽ được liên lạc để đem học sinh bịnh về nhà. HEALTH & SAFETY CODE SECTIONS 120335, 120365; EDUCATION

CODE SECTION 49451

Loại ra khỏi trườngGiám đốc học khu có thể không cho học sinh theo học trẻ nào không chích ngừa đúng mức, hay bị bịnh truyền nhiểm hay nhiễm trùng và/hay những học sinh nào tạo nên mối nguy hiểm rõ ràng về đời sống, an toàn hay sức khỏe cho một học sinh hay nhân viên của trường. ADMINISTRATIVE REGULATION 5112.2

Giảng dạy tại nhà cho trẻ tạn thời bị mất khả năngMột khi y sĩ đã chứng nhận một học sinh không có khả năng theo học bình thường hay học lớp thay thế vì mất khả năng tạm thời, thì phụ huynh có thể yêu cầu cháu được dạy tại nhà hay bịnh viện bằng cách nộp một đơn cho hiệu trưởng. Muốn biết thêm chi tiết, gọi 879-2140. EDUCATION CODE SECTION 48206.3

ADMINISTRATIVE REGULATION 6183. Nếu con quý vị nằm bịnh viện ngoài Oakland và quý vị là cư dân Oakland thì cháu có quyền hưởng giáo dục công lập từ học khu mà có bịnh viện đó. EDUCATION CODE SECTION 48207, ADMINISTRATIVE

REGULATION 6183. Nếu đây là trường hợp đó thì phụ huynh có trách nhiệm thông báo và yêu cầu dịch vụ từ học khu mà có bịnh viện đó hay một cơ sở chữa trị khác. EDUCATION CODE SECTION 48208, ADMINISTRATIVE REGULATION 6183

Học khu không có thuốc láTất cả sản phẩm thuốc lá đều bị cấm chỉ trên tài sản hay xe cộ học khu. Việc cấm đoán này áp dụng cho mọi nhân viên, học sinh, khách thăm viếng và những người khác trong bất cứ hoạt động nào của trường trên tài sản do học khu làm chủ, thuê hay mướn.

Amiăng trong trườngHọc khu triển khai kế hoạch Operations and management để giảm thiểu amiăng có hại cho học sinh, giáo viên, công nhân khác và khách đến trường. Quý vị có thể duyệt kế hoạch Operations and Management của một trường, có ở văn phòng hiệu trưởng, trong giờ học bình thường. Hãy gọi Risk management Office số 879-8588 nếu quý vị có câu hỏi nào thêm.

Thông báo về việc dùng thuốc trừ sâu hàng nămHọc khu đã áp dụng một chính sách Integrated Pest Management (IPM) (Quản lý sâu bọ Kết hợp), Board Policy No. 3511.2, giới hạn nghiêm nhặt hơn về việc sử dụng thuốc sát trùng. Chính sách này bao gồm việc thông báo phụ huynh/giám hộ và nhân viên việc sử dụng thuốc sát trùng. Trong năm học, có thể cần phun xịt thuốc sát trùng ở nhiều trường, kể cả trường con quý vị đang học. Nhân viên sẽ không xịt thiốc trong giờ học. Việc phun thuốc sẽ hoàn tất trong những ngày nghỉ lễ hay nghỉ học kỳ trong năm.

Sẽ có những bảng hiệu dán lên 72 giờ trước khi phun thuốc sát trùng ở mỗi trường phải xịt thuốc. Phụ huynh/giám hộ hay nhân viên cũng có thể yêu cầu thông báo trước cho mỗi lần phun thuốc ở trường. Những người có tên trong sổ đăng ký trường sẽ được thông báo ít nhất 72 giờ trước khi phun thuốc. Ngay cả nếu quý vị có đăng ký tên năm trước, thì cũng xin điền vào Yêu cần thông báo từng lần phun thuốc nằm ở mặt sau hướng dẫn này hay trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/pesticideform. Mẫu đã điền phải nộp cho văn phòng trường nếu quý vị muốn được thông báo khi có phun thuốc sát trùng ở trường quý vị.

Trên một trang trước là danh sách các thuốc sát trùng đã được chấp thuận để có thể dùng ở các trường trong Học khu năm học này. Quý vị có thể tìm thêm thông tin liên quan tới thuốc sát trùng và dùng thuốc ở California Department of Pesticide Regulation’s Website tại www.cdpr.ca.gov.

Khảo sát trẻ khỏe mạnh ở California (California Healthy Kids Survey)The California Healthy Kids Survey (CHKS) (Khảo sát Trẻ khỏe mạnh), cùng với Khảo sát Khung cảnh trường cho nhân viên ở California và Khảo sát Phụ huynh học sinh của trường ở California là những khảo sát hàng năm của OUSD về y tế và sức khỏe của học sinh và trường học. Cùng nhau, 3 khảo sát này giúp trường và học khu nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh và trường học. Số liệu khảo sát hướng dẫn cải tiến khung cảnh trường, hổ trợ học hành cũng như sự tham gia của phụ huynh và học sinh. Chúng giúp cải tiến chất lượng y tế và sức khỏe, phòng ngừa, và các chương trình phát triển thanh thiếu niên trong các trường cộng đồng có đầy đủ dịch vụ mới nổi của chúng ta.

Trong năm 2011-12, phụ huynh sẽ tham gia Khảo sát Phụ huynh và hiệu trưởng, giáo viên và các nhân viên trường khác sẽ tham gia Khảo sát Khung cảnh Học đường cùng lúc với Khảo sát học sinh. Các khảo sát này thay thế

khảo sát Use Your Voice của quá khứ và nó ăn khớp hơn với viễn ảnh của Học khu về trường cộng đồng và Học sinh Phát triển.

Khảo sát phụ huynh trường ờ California (California School Parent Survey)Khảo sát phụ huynh của trường ở California thu thập thông tin trực tiếp từ phụ huynh mà sẽ được dùng để thúc đẩy môi trường học hành tốt đẹp, cũng như thành tựu của học sinh, sức khỏe và hạnh phúc. Khảo sát ngắn 34 mục này ăn khớp với nội dung của khảo sát nhân viên và học sinh khi so sánh.

Cuốn Cẩm nang Phụ huynh này có trong nhiều thứ ngôn ngữ: Anh ngữ, Tây Ban Nha, Tagalog, Việt ngữ, Hoa ngữ, Á Rập, Hmong, Khmer (Cambốt), Lào, Nga, Ukrainian, Farsi (Persian) Đức ngữ, Do thái, Ấn độ, Đại hàn, Nhật, Punjabi, Samoan, Somali, Urdu, Tây Armenian, Đông Armenian, Bồ Đào Nha, và tiếng Bồ Đào Nha của Ba Tây.

Chúng tôi hy vọng rằng tất cả phụ huynh các trường công lâp Oakland sẽ nói lên tiếng nói của mình bằng cách tham gia khảo sát này và ảnh hưởng tới các chương trình của học khu và trường học, chính sách và lề lối bằng cách chia sẻ những quan sát và kinh nghiệm của mình.

Muốn biết thêm chi tiết về những khảo sát này, xin gọi (510) 879-5373 hay viếng www.ousd.k12.ca.us/chksurvey

hay

http://chks.wested.org/ (học sinh)

http://csps.wested.org/ (phụ huynh)

http://cscs.wested.org/ (nhân viên trường)

nHỮng lỜi kHuYÊn cHo bỮa ăn nHẸ Và ăn mỪngChính sách Wellness (Khỏe Mạnh) của Học khu kêu gọi tuân theo hướng dẫn lành mạnh cho mọi thực phẩm ở trường, kể cả thực phẩm dùng ăn mừng trong lớp, các hoạt động và người gây quỹ. Xin báo cho nhân viên trường nếu con quý vị có dị ứng về đậu phộng hay thức ăn khác. Sau đây là vài gợi ý cho snack lành mạnh để mang tới trường ăn mừng và trong các hoạt động ở trường:

• nước hay nước trái cây 100% (KHÔNG ĐƯỢC SODA)

• trái cây tươi hoặc rau cải

• bánh mì Pita và bánh khai vị hummus

• bánh cracker nguyên hột hay bánh quy với phô mai hay bơ đậu phộng

• pizza rau cải với hột nguyên cà ra

• trái cây khô/fruit leather

• sản phẩm yaourt ít đường

• thịt bò khô ít sodium

• sà lách/sà lách trộn

• săn wích với bánh mì nguyên hột

• tortilas bắp/sopas

• sinh tố trái cây

• cháo ngô

• cơm hay mì soba

cHủng ngỪa Y TếLuật tiểu bang yêu cầu mọi học sinh có chủng ngừa sau đây để được ghi danh vào học. Hãy trình danh sách này cho người chăm sóc y tế trẻ để bảo đảm con mình có đủ chích ngừa cần thiết. Muốn biết thêm chi tiết về phòng y tế miễn phí, thì xin gọi Alameda County Immunization Project số 267-3230.

Học sinh nhà trẻ• Polio - 3 mũi• DTP - 4 mũi• Measles, Mumps, Rubella (MMR) - 1 mũi thực hiện vào ngày hay sau

ngày sinh nhật thứ nhất của trẻ• Haemophilus influenzae loại B (Hib) - 1 mũi thực hiện vào ngày hay

sau ngày sinh nhật thứ nhất của trẻ• Hepatitis B - 3 mũi• Varicella (chicken pox) - 1 mũi hay giấy tờ đã bị bịnh varicella do

người chăm sóc y tế cung cấp

Học sinh mẫu giáo – lớp 12• Polio- 4 mũi theo yêu cầu hay là- 3 mũi cho trẻ tuổi 4 – 6 nếu ít nhất 1 mũi chích vào ngày hay sau ngày

sinh nhật thứ 4 của trẻ hay là - 3 mũi đủ yêu cầu cho trẻ 7 – 17 tuổi nếu có 1 mũi chích vào ngày hay

sau ngày sinh nhật thứ 2.• Diptheria, Pertussis, and Tetanus (DPT)- 5 mũi là đủ yêu cầu hay là- 4 mũi đủ yêu cầu cho trẻ tuổi 4 – 6 nếu ít nhất 1 mũi chích vào ngày hay

sau ngày sinh nhật thứ 4 của trẻ hay là- 3 mũi đủ yêu cầu cho trẻ 7 – 17 tuổi nếu có 1 mũi chích vào ngày hay

sau ngày sinh nhật thứ 2.- Pertussis (Tdap) (Ho gà): 1 mũi chích sau sinh nhật thứ 7 thì cần thiết

cho học sinh từ lớp 7 tới lớp 12. • Measles, Mumps, Rubella (MMR)- 2 mũi đủ yêu cầu, cả 2 mũi này phải chích vào ngày hay sau ngày sinh

nhật thứ nhất (1 mũi có thể là measles vaccine thôi, 1 mũi phải là MMR)

• Hepatitis B- 3 mũi là đủ yêu cầu hay là- 2 mũi của công thức 2-mũi đạt yêu cầu cho trẻ 11-15 tuổi (phải có giấy

tờ chứng minh là công thức 2-mũi của Hepatitis B vaccine)• Varicella (chicken pox)- 1 mũi cần cho mẫu giáo cho tới lớp 6 (năm học 2010–2011) hay cho

học sinh dưới 13 tuổi vào học trường ở California lần đầu tiên hay là- không cần mũi chích nào nếu bác sĩ có giấy chứng nhận trên thẻ chích

ngừa của trẻ là “có bệnh”.HEALTH AND SAFETY CODES 120325-120380; EDUCATION CODE SECTIONS 48216, 49403; BOARD POLICY 5141.31

TÊn THuỐc SÁT TrÙng. . . . . . . THànH PHẦn HoẠT TÍnHACTIVE GRANULAR ANT BAIT FRM. 1 . . . . . ABAMECTIN B1BORID. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ORTHOBORIC ACIDDELTADUST INSECTICIDE . . . . . . . . . . . . . . . . DELTAMETHRINEMPO 20 WP POWER PAK . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . CYFLUTHRINGOPHER GETTER TYPE I. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .STRYCHNINEMAXFORCE. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HYDRAMETHYLNONPRECOR 2000 PREMISE SPRAY II . . . . . . . . . . . METHOPRENE/ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . PERMETHRINROUND UP. . . . . . . . . . . GLYHOSATE, ISOPROPYLAMINE SALTSTINGER WASP . . . . . . . . . . . . . . . PYRENTHERINS/PIPERONYLBUTOXIDE/CARBARYLTALSAR CA GRANULAR. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . BIFENTHRINTEMPO 20 WP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . CYFLUTHRINTÊn HÓa Học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . lỚP HÓa HọcBIO-WEED CORN GLUTEN MEAL. . . . . . . . . . . . . . . . KHÔNG CÓDẦU CASTOR . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỰC VẬTDẦU LÁ TUYẾT TÙNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUQUẾ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTDẦU QUẾ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUACID CITRIC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KHÔNG CÓ

DẦU ĐINH HƯƠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUĐINH HƯƠNG, NGHIỀN NÁT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTCORN GLUTEN MEAL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỰC VẬTDẦU BẮP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỰC VẬTDẦU HẠT BÔNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỰC VẬTDRAX ANT KILL GEL BORIC ACID. . . . . . . . . . . . . . . KHÔNG CÓMÁU KHÔ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . LẤY TỪ ĐỘNG VẬTEUGENOL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTTỎI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTGERANIOL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTCÂY MÈ ĐẤT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTLAURYL SULFATE SALTS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . XÀ PHÒNGDẦU LINSEED, ĐUN SÔI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỤC VẬTMALIC ACID . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .KHÔNG PHÂN LOẠIDƯỢC THẢO BẠC HÀ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTMOSQUITO DUNKS BACILLUS THURINGIENSIS . . . . . . . .KHÔNG CÓNEU 1165M SLUG AND SNAIL BAIT IRON PHOSPHATE KHÔNG CÓDẦU GỖ TUYẾT TÙNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTDẦU SẢ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUDẦU GERANIUM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦU

DẦU CỎ CHANH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUDẦU LINSEED. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỰC VẬTDẦU BẠC HÀ CAY . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUDẦU CÂY HƯƠNG THẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUDẦU HÚNG TÂY . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TINH DẦUOILS, CEDARWOOD, TEXAN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTBẠC HÀ CAY . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTPHENYLETHYL PROPIONATE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTPOTASSIUM LAURYL SULFATE . . . . . . . . . . . . . . . . . XÀ PHÒNGPOTASSIUM SORBATE. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KHÔNG CÓPUTRESCENT WHOLE EGG SOLIDS. . . . . . LẤY TỪ ĐỘNG VẬTRED CEDAR CHIPS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KHÔNG CÓHƯƠNG THẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTDẦU MÈ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỰC VẬTSODIUM CHLORIDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . VÔ CƠSODIUM LAURYL SULFATE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . XÀ PHÒNGDẦU ĐẬU NÀNH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DẦU THỰC VẬTSUNCIDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .CHIẾT RA TỪ CAMHÚNG TÂY. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬTTIêU TRẮNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THỰC VẬT

Page 14: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

26 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

27

Giáo dục sức khỏeGiáo dục về ma túyTheo luật của tiểu bang, tất cả học sinh trong tiểu học và trung học đều được giảng dạy về tác hại của thuốc lá, rượu, ma túy, thuốc nguy hiểm và những chất tác hại khác, thích hợp với cấp lớp của học sinh. EDUCATION CODE SECTION 51260 OUSD đã áp dụng học trình Too Good for Drugs có học khu chấp thuận, dạy cho học sinh lớp 4. Project Alert dạy cho học sinh lớp 7, và Project Towards No Drug Abuse dạy cho học sinh trung học. Muốn biết thêm chi tiết, hãy gọi 879-5373 hay viếng www.ousd.k12.ca.us/drugeducation.

Giáo dục ngăn ngừa bạo lựcTheo yêu cầu của liên và tiểu bang để thi hành các chương trình dựa trên chứng cớ và qua sự hợp tác với Measure Y Violence Prevention Voter Initiative của Oakland, học khu đã cam kết bảo đảm rằng tất cả học sinh đều học những điều thay thế cho bạo lực.Vườn trẻ ở OUSD đã áp dụng chương trình Second Step áp dụng cách tiếp cận học trình, dùng kỹ năng xã hội để ngăn ngừa bạo lực. Các trường tiểu học ở OUSD đã dùng Second Step Program và Caring school Community, trong khi các trường trung học cấp hai đã dùng Second Step Program hoặc Too Good for Violence. Các trường cấp hai này cũng có cơ hội cho chương trình giải quyết xung đột tích cực trong đó học sinh được huấn luyện để để làm cho việc hỏa giải đồng bạn được dễ dàng. Muốn biết thêm chi tiết về những chương trình này, hãy gọi 879-2861 hay viếng www.ousd.k12.ca.us/violenceprevention.

Chương trình G.R.E.A.T. Mục tiêu của chương trình G.R.E.A.T. (Gang Resistance Education And Training - Giáo dục và huấn luyện chống băng đảng) là giúp đỡ thanh thiếu niên phát triển kỹ năng đời sống tốt đẹp và giúp các em tránh dính dáng tới băng đảng và hành vi bạo lực. G.R.E.A.T. dùng tiếp cận cộng đồng để chống lại các yếu tố liều lĩnh liên quan tới việc tham gia băng đảng và có hành vị liên quan băng đảng. Các học trình được phát triển qua nổ lực hợp tác của các giới chức thừa hành pháp luật và chuyên gia về tội phạm, tâm lý, giáo dục, y tế và thiết kế học trình và nhằm củng cố lẫn nhau.. Ba học trình khác nhau nhằm vào các thính giả khác nhau và hữu hiệu nhất khi trẻ được dạy nhiều hơn một học trình. Các bài học có trong học trình thì tác động với nhau và nhằm cho phép học sinh thực hành cư xử tốt và việc này sẽ tồn tại với các em trong những năm phát triển còn lại. Nếu quý vị có câu hỏi gì về việc ngăn ngừa hay dính dáng tới băng đảng trong chương trình G.R.E.A.T., thì xin email cho Lieutenant Steven Fajardo ở địa chỉ: [email protected]. Chỗ trống cho học sinh trong chương trình này thì giới hạn.

Giáo dục sức khỏe tính dục/ngăn ngừa HIV/AIDS Khi phụ huynh có yêu cầu bằng văn bản thì học sinh có thể khỏi học bất cứ phần nào của việc giảng dạy giáo dục tình dục hay giáo dục sức khỏe mà trái với tôn giáo hay niềm tin. Phụ huynh được thông báo bằng văn bản cho biết nhân viên Học khu hay cố vấn bện ngoài sẽ phụ trách giảng dạy và có thể yêu cầu một bản của EDUCATION CODE CHAPTER 5.6 (BỘ LUẬT GIÁO DỤC CHƯƠNG 5.6), giải thích quyền của phụ huynh theo luật. Phụ huynh sẽ có cơ hội để xem xét các tài liệu giảng dạy. Phụ huynh có thể yêu cầu bằng văn bản

là con họ sẽ không tham dự lớp học này. Những yêu cầu như vầy có thể rút lại bất cứ lúc nào.EDUCATION CODE SECTIONS 51938, 51939, 51240; BOARD POLICY 6142.1; ADMINISTRATIVE REGULATION 6142.1

Tất cả học sinh trong Lớp 7 Khoa học đời sống và các lớp Sinh vật của trung học cấp ba đều được giảng dạy ngăn ngừa HIV/AIDS thích hợp với cấp lớp, trừ phi có thư yêu cầu của phụ huynh cho con miễn học. EDUCATION CODE SECTION 51934, BOARD POLICY 6141.2, 6142.1, ADMINISTRATIVE REGULATION 6141.2, 6142.1

Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với hiệu trưởng hay giáo viên khoa học.

An toànPhụ huynh có trách nhiệm đưa đón con ở trườngPhụ huynh chịu trách nhiệm vể sự an toàn của con mình khi đưa rước con ở trường. Phụ huynh chịu trách nhiệm cho việc sắp xếp chăm sóc con trong chương trình trước và sau giờ học. Thả con ở trường trước khi có nhân viên trường giám thị hay để con ở trường sau khi ngày học chấm dứt có thể bị xem như bỏ bê con mình và có thể bị mang tới Child Protective Services (Dịch vụ bảo vệ trẻ) hay Sở Cảnh sát Oakland. Hãy xem Danh mục trường học với các chương trình chăm sóc trẻ.

Lênh của Tòa nuôi dưỡng trẻ/Lệnh cách lyNhân viên học khu sẽ tuân theo lệnh giữ con và lệnh cách ly chừng nào mà các lệnh này không va chạm với Yêu cầu của Bộ luật giáo dục tiểu bang và liên bang hay các nhiệm vụ theo luật khác áp đặt lên học khu. Xin nộp hay gởi bằng thư đầy đủ các bản án lệnh cho trường/trung tâm chăm sóc trẻ cho mỗi trẻ có tên trên án lệnh và Học khu Oakland, Văn phòng General Cousel, 1025 Second Avenue, Phòng 406, Oakland, CA 94606. Phụ huynh phải xác nhận là nhân viên ở trường đã nhận được giấy tờ bằng cách kiểm tra với giáo viên của con mình hay hiệu trưởng.

Tai nạn, thương tích, dịch vụ bịnh viện và y tế, bảo hiểmNếu một tai nạn xảy ra ở trường, học sinh được xử lý sơ và cha mẹ được báo cho biết. Trường hợp cần xe cứu thương, thì trường trước tiên cố liên lạc với phụ huynh bằng phiếu khẩn cấp. Học khu không cung cấp dịch vụ y tế hay thuốc men hay bảo hiểm cho tai nạn hay thương tích đối với học sinh trong trường hay trong các chuyến đi hay hoạt động do trường bảo trợ. Chúng tôi khuyến khích phụ huynh mua bảo hiểm tai nạn cho học sinh. EDUCATION CODE SECTION 49472, BOARD POLICY 5143

Kế hoạch phòng tai họaNếu có tai họa xảy ra ở trường thì trường sẽ không cho học sinh về nếu không được giám đốc học khu hay người đại diện chấp thuận. Học sinh sẽ ở lại trường dưới sự giám sát của giới chức thẩm quyền trường cho tới khi giao cho phụ huynh hay người được phụ huynh chỉ định trước.Hãy kiểm lại với hiệu trưởng để biết chi tiết về kế hoạch chống tai họa của trường. Xin giữ cập nhật và chính xác thẻ ghi thông tin khẩn cấp/Mẫu đối phó tai họa ở trường. Xin nhớ cập nhật mọi thông tin trong suốt năm học nếu nơi làm việc, số điện thoại hay địa chỉ nhà thay đổi. Quý vị có thể lấy thẻ ở trong văn phòng trường.

An toàn hỏa hoạn và động đấtHệ thống điện thoại nhanh chóng trở thành quá tải trong trường hợp có khẩn cấp, vì vậy xin quý vị đừng cố gọi điện thoại cho trường trong tình trạng khẩn cấp. Thay vào đó, hãy tới trường hay yêu cầu người chỉ định trong thẻ thông tin khẩn cấp tới rước con. Hãy kiểm lại với radio địa phương và đài TV để biết thông tin tai họa ở địa phương và tình trạng khẩn cấp. Thực tập về hỏa hoạn và động đất được thực tập thường xuyên trong tất cả các trường. Xin quý vị khuyến khích con mình thực tập với tinh thần trách nhiệm và tuân theo tiến trình do nhân viên nhà trường yêu cầu.

Học sinh có nhu cầu đặc biệtHọc sinh có nhu cầu đặc biệt phải có dự phòng thuốc men, thiết bị quan trọng với mình hay ở trường mình. Những học sinh đó và giáo viên các em phải chuẩn bị mang thêm thuốc men hay thiết bị nếu có lệnh di tản khỏi trường. Học sinh phải giữ trong mình một Thẻ ghi thông tin khẩn cá nhân mô tả những nhu cầu đặc biệt của các em. Thẻ phải có những thông tin như: khuyết tật, thuốc men và liều lượng dùng, giới hạn di động, cần người đi theo, dị ứng và y sĩ chính.

Học sinh mù hay mắt kém phải có thêm một cây gậy ở trường ngay cả khi các em đã có chó dẫn đường.

Thông báo về người vi phạm tình dụcPhụ huynh có thể xác định những người vi phạm tính dục đã đăng ký bằng cách viếng http://www.meganslaw.ca.gov để tìm những vùng mà chúng hoạt động hay liên lạc trực tiếp với các cơ quan thừa hành pháp luật địa phương mình để biết thêm thông tin. Phụ huynh cũng có thể gọi District’s Police Services (Dịch vụ Cảnh sát Học khu) ở số 874-7777.

THÔNG TIN & SỰ RIÊNG TƯ Mở xem thông tin cá nhân, quyền của phương tiện truyền thông đại chúng và trách nhiệm, và học sinh dùng internet thì lệ thuộc vào các điều lệ sau:

Quyền của Phụ huynh liên quan tới hồ sơ học sinhĐạo luật Family Educational Rights and Privacy Act of 1974 (20 USC SECTION

1232G) và California Education Code Section 49063 yêu cầu học khu báo cho phụ huynh rằng phụ huynh và những người có thẩm quyền khác có quyền xem xét bất cứ hồ sơ chính thức nào và dữ liệu của học sinh. Học khu không cho người không thẩm quyền xem hồ sơ. Xin xem ADMINISTRATIVE REGULATIONS

5125, 5125.1 để biết thêm chi tiết.

• Phụ huynh có quyền xem xét bất cứ hồ sơ trường nào hay dữ liệu liên quan tới con vị thành niên của mình. Trường sẽ chuẩn bị cho sự xem xét này không quá 5 ngày đi học kể từ ngày yêu cầu. EDUCATION CODE SECTION 49069

• Phụ huynh có thể nhận tới 2 bản học bạ (transcript) của con mình miễn phí. EDUCATION CODE SECTION 49065

• Phụ huynh có phận sự nuôi giữ con theo pháp lý có thể đồng ý bằng văn bản sự tiết lộ hồ sơ con mình cho bất cứ ai hay cơ quan. EDUCATION CODE SECTION 49061

Tiết lộ thông tin cá nhânOUSD dùng nhà thầu, cố vấn, người tình nguyện… làm như người trung gian cung cấp một số dịch vụ tổ chức và chức năng. Về hướng đó, chúng tôi đôi khi tiết lộ hồ sơ giáo dục cho những người cung cấp dịch vụ bên ngoài (Thông báo FERPA)

Theo luật liên bang của đạo luật No Child Left Behind Act, học khu được yêu cầu tiết lộ cho Military Recruitment Office tên, địa chỉ, số điện thoại của học sinh tuổi 16 hay lớn hơn. Phụ huynh có thể chọn khỏi bị yêu cầu này bằng cách điền một thẻ ghi thông tin khẩn cấp ở văn phòng trường.

Các thông tin danh mục cũng có thể được cung cấp cho nhân viên, người tuyển lựa đại học, ủy ban trong trường về phụ huynh-giáo chức-học sinh, trừ phi phụ huynh phản đối bằng văn bản cho hiệu trưởng. Xin xem ADMINISTRATIVE REGULATION 5125.1 để thêm chi tiết. EDUCATION CODE SECTIONS 49061, 49073

Trắc nghiệm về tín ngưỡng cá nhânHọc sinh sẽ không bị hỏi trong khảo sát hay kỳ thi về tín ngưỡng của cha mẹ hay lế lối về tính dục, đời sống gia đình, đạo đức hay tôn giáo, trừ phi phụ huynh được thông báo trước bằng văn bản và cho phép học sinh bằng văn bản để trả lời những câu hỏi đó. EDUCATION CODE SECTION 51513

Sử dụng InternetTất cả học sinh và phụ huynh phải đọc và ký tên vào Acceptable Internet Use Policy (Chính sách chấp nhận sử dụng Internet). Mẫu đơn được phát lúc đăng ký và phải điền đầy đủ và nộp lại cho trường. Quý vị có thể xem nó trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/internetauP.

Internet và các tài nguyên trên mạng khác cung cấp bởi học khu là những ưu đãi có thể hủy bỏ nhằm hổ trợ chương trình giảng dạy và học hỏi thêm của học sinh. Học sinh không được truy cập, dán, nộp, xuất bản hay trưng bày những vấn đề hay tài liệu có hại liên quan tới đe dọa, tục tỉu, quậy phá, hay tính dục lộ liễu hay những gì được hiểu là quấy nhiễu hay làm mất uy tín người khác như bị chính sách không kỳ thị của học khu ngăn cấm. Việc bắt nạt, kể cả bắt nạt bằng phương tiện điện tử (cyberbullying) sẽ không được chấp nhận và là cơ sở cho hành động kỷ luật bao gồm tạm đuổi hay đuổi hẵn.

Những sự việc có hại bao gồm những điều mà người bình thường mô tả là hành vi tính dục xúc phạm và thiếu tính văn vẻ nghiêm túc, nghệ thuật, giá trị chính trị hay khoa học cho trẻ vị thành niên. Hiệu trưởng sẽ quyết định xem coi người sử dụng internet có vi phạm một điều kiện nào không. Hiệu trưởng có thể hủy bỏ hay ngưng cho học sinh mở internet ở trường bất cứ khi nào. Quyết định của hiệu trưởng hay đại diện sẽ là chung cuộc. BOARD POLICY 6163.4

Quyền của báo chíLà một chính sách, Học khu cố gắng tạo dễ dàng cho các yêu cầu của báo chí đối với các hoạt động của trường mà không làm hại tới tiến trình học hành hay sự riêng tư của học sinh và nhân viên. Tất cả mọi yêu cầu của giới truyền thông phải được điều phối qua Văn phòng liên lạc hay nhà trường và ký giả, nhiếp ảnh viên và tất cả khách thăm viếng khác phải ký tên ở văn phòng khi vào một trường sở. Luật pháp không đòi hỏi phụ huynh cho phép ký giả phỏng vấn hay chụp hình học sinh, nhưng phụ huynh có thể điền vào một mẫu miễn giới truyền thông nếu họ muốn con họ không bị chụp hình hay quay phim. Mẫu miễn trừ giới truyền thông có ở mặt sau của tập hướng dẫn này cũng có trên mạng ở www.ousd.k12.ca.us/mediaoptoutform. Bất cứ khi nào có thể được, giáo viên và hiệu trưởng sẽ báo cho phụ huynh biết trước lịch trình phỏng vấn. BOARD POLICY 1112

Phân phát tài liệu ở trường họcViệc phân phát các thông báo cầm tay hay tài liệu khác cho học sinh hay nhân viên trường thì trước hết phải được chấp thuận bởi Communications Office (Văn phòng Liên lạc) ở 1025 Second Avenue. Theo chính sách phân phát của Học khu thì tất cả những tài liệu như vậy phải nhằm hổ trợ giáo dục của học sinh và không có tính chất thương mại, chính trị hay tôn giáo. Tài liệu được chấp thuận sẽ có một đóng dấu ám chỉ nó đã đáp ứng các yêu cầu của chính sách học khu. Muốn biết thêm chi tiết hãy gọi 879-8242 hay tới www.ousd.k12.ca.us/flyerdistribution. Những tài liệu xuất bản của các tổ chức chính thức của phụ huynh-giáo chức thì được miễn chính sách này.

Chụp hình ở trườngHiệu trưởng trường của con quý vị chịu trách nhiệm sắp xếp viễc chụp ảnh chuyên môn cho lớp học của con quý vị cũng như hình cá nhân mỗi học sinh. Xin liên lạc với hiệu trưởng để biết thêm chi tiết.

Yêu cầu xem hồ sơ học khu Công chúng có thể yêu cầu truy cập hồ sơ hiện hữu của Học khu mà không thuộc loại mật. Các yêu cầu này phải được viết thành văn bản và email, gởi bằng thư hay bằng fax hay giao tay cho Communications Department, nằm tại Phòng 301 ở 1025 Second Avenue, Oakland, CA 94606, fax 879-8800. Các yêu cầu gởi bằng email thì được ưa chuộng hơn. Xin email yêu cầu cho [email protected]. Nếu quý vị gởi yêu cầu xem hồ sơ bằng các phương tiện khác thì xin xác nhận việc nhận hồ sơ với Rebecca Hopkins ở [email protected]. Học khu sẽ trả lời bằng thư trong vòng 10 ngày làm việc công nhận đã nhận được yêu cầu của quý vị, đòi quý vị nói rõ ràng hơn nếu cần và cho quý vị một thời hạn để xuất trình chi tiết nếu chưa

Trung TÂm Y Tế của TrƯỜng Học Ở Trong ouSDQuý vị có biết là có 9 Trung tâm y tế trong các khuôn viên trường ở Oakland và chẳng bao lâu sẽ có thêm 6 trung tâm nữa?

Trung tâm Y tế của trường mở cửa cho tất cả học sinh ở trong những trường có trung tâm y tế. Các dịch vụ của các trung tâm này cung cấp thì miễn phí cho học sinh. Một vài trung tâm còn phục vụ cho cả những học sinh sống trong cộng đồng gân đó nhưng học trường khác. Các trung tâm này cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, tư vấn và nhiều dịch vụ quan trọng khác giúp giữ cho học sinh khỏe mạnh và sẵn sàng học hành.

Những trường hiện có Trung tâm Y tế:

Calvin Simmons Campus (United for Success và Life Academy) • Castlemont Community of Small Schools • Fremont Federation of High Schools • Madison Middle School •McClymonds • Oakland High School • Oakland Technical High School • Roosevelt Middle School • Urban Promise Academy

Những trường dự tính có Trung tâm Y tế:

• Cụm Giáo dục dưới phố (Phục vụ các trường Dewey Academy, MetWest High School, La Escuelita Elementary, Yuk Yau Annex Child Development Center, và Centro Infantil Child Development Center) • Elmhurst Campus (phục vụ Elmhurst Community Prep và Alliance Academy)• Frick Middle School • Havenscourt Campus (phục vụ Coliseum College Prep Academy và ROOTS International Academy) • Skyline High School • West Oakland Middle School

Muốn biết thêm chi tiết về các Trung tâm Y tế của trường chúng tôi thì xin liên lạc với Mara Larsen-Fleming, Quản lý Chương trình của Trung tâm Y tế trường tại địa chỉ :

[email protected] hay gọi 510-684-6549.

Page 15: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

28 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

29

có sẵn. Quý vị sẽ bị đòi trả chi phí sao chép các hồ sơ. Trước khi quý vị yêu cầu, xin kiểm tra trước website của Học khu ở www.ousd.k12.ca.us hay gọi Communications Department ở 879-8242 để coi thông tin đã có sẵn chưa.

VẺ BỀ NGOÀI ĂN MẶC VÀ TÀI SẢN Phù hợp với mục tiêu của học khu là cung cấp các cộng đồng trường học an toàn và tôn trọng, học sinh phải ăn mặc và cư xử cách nào mà bày tỏ được sự nghiêm túc thích hợp cho môi trường học hành.

Ăn mặc và chải chuốtTheo BOARD POLICY 5132, học sinh OUSD phải theo hướng dẫn về ăn mặc và chải chuốt ở tất cả hoạt động thường kỳ của trường. Hướng dẫn hiện tại áp dụng cho giày dép, chữ viết, hình và phù hiệu trên tất cả vật dụng cá nhân, nón và vật che đầu. Xin kiểm lại www.ousd.k12.ca.us để biết có thay đổi nào cho chính sách này. Đối với chánh sách trường về đồng phục và/hay giới hạn về áo quần liên quan tới băng đảng, hãy nói chuyện với hiệu trưởng.

Tài sản cá nhânHọc sinh không được khuyến khích mặc áo quần hay đeo nữ trang đắt tiền và mang vật dụng cá nhân đắt tiền vô trường. Học khu không chịu trách nhiệm về việc học sinh mất tài sản cá nhân.

Cell Điện thoạis và những thiết bị điện tử khácViệc dùng cell Điện thoại, máy nhắn tin hay thiết bị điện tử khác thì bị cấm trong giờ học. Thiết bị bị cấm có thể bị tịch thu và giữ tới cuối tiết học, cuối ngày hay cuối hoạt động. BOARD POLICY 5131

KHUNG CẢNH HỌC ĐƯỜNG VÀ KỶ LUẬTMỗi học sinh đều có quyền học tập trong một môi trường an ninh và an toàn. Hiệu trưởng hay người đại diện có quyến pháp lý quyết định coi một người nào có can dự vào trật tự học hành an bình trong trường không và có thể dùng các hậu quả, kể cả việc bắt giữ của cảnh sát, nếu thích hợp. Các bản chính sách và thủ tục cho hạnh kiểm học sinh và kỷ luật thì có trong Phụ lục: BOARD POLICIES 5144, 5144.1; ADMINISTRATIVE REGULATIONS 5144, 5144.1, 5144.2

Khung cảnh học đường tốt đẹp và chính sách Chống bắt nạtChính sách Khung cảnh trường tốt đẹp thúc đẩy một cộng đồng quan tâm qua việc phát triển mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, yêu cầu cao cho tất cả học sinh và cơ hội cho sự tham gia đầy ý nghĩa. Một khung cảnh trường tốt đẹp giúp xây dựng mối gắn bó của học sinh đối với trường mà nghiên cứu cho thấy gắn liền với thành công học hành, giảm các cư xử liều lĩnh và gia tăng việc có những quyết định lành mạnh..OUSD cam kết phát triển các phương sách quản lý lớp học và kỷ luật, thúc đẩy giới trẻ phát triển, bình đẵng và trách nhiệm xã hội và cá nhân. Chính sách về Bắt nạt học sinh định nghĩa hành vi bắt nạt và hướng dẫn ngăn ngừa và can thiệp. Nếu quý vị tin rằng con quý vị có thể là mục tiêu của quấy nhiễu hay bắt nạt kể cả bắt nạt trên mạng, thì quý vị nên báo cáo quan tâm của mình trực tiếp với giám hiệu hay nhân viên trường. Bắt nạt trên mạng là sử dụng thông tin và kỹ thuật liên lạc bởi một cá nhân hay nhóm người để hổ trợ hành vị thù hằn, lập đi lập lại và có tính toán nhằm làm hại người khác. Muốn biết thêm chi tiết về Khung cảnh trường học tốt đẹp và Chính sách chống bắt nạt xin gọi 434-7752. BOARD POLICIES 5137, 5170

Chương trình giải quyết xung đột/hòa giải đồng bạn Ở nhiều trường học của OUSD, Quản lý xung đột của học sinh (Student conflict managers) được chọn và huấn luyện để giải quyết những xung đột không thuộc về cơ thể trong đám bạn học. Chương trình giải quyết xung đột đang được thực hiện trong một số trường tiểu học và trung học ngày cành nhiều. Muốn biết thêm chi tiết về học trình hay lập một chương trình giải quyết xung đột, xin gọi quản lý chương trình ngăn ngừa bạo lực số 879-2861 hay viếng www.ousd.k12.ca.us/violenceprevention.

Cơ sở để áp dụng hành động kỹ luậtNhững hành động sau đây – dù xảy ra trên sân trường, trong giở ăn trưa trong hay ngoài khuôn viên trường, trong khi đi tới trường hay về nhà, hay đang có nhiệm vụ của trường – có thể đưa tới hành động kỹ luật:

• gây ra, toan gây ra, hay đe dọa gây thương tích cơ thể cho 1 người khác

• cố tình dùng vũ lực hay bạo lực lên người khác trừ tự vệ

• sở hữu, bán hay nói cách khác cung cấp bất cứ súng ống, dao, chất nổ hay vật dụng nguy hiểm khác

• sở hữu bất hợp pháp, dùng, bán, hay nói cách khác cung cấp hay bị ảnh hưởng bởi bất cứ chất nào bị kiểm soát, thức uống có cồn hay chất làm say bất cứ loại nào

• cho 1 cách bất hợp pháp, sắp xếp hay thương thảo bán chất nào bị kiểm soát, rượu hay chất nào làm say, và rồi bán, giao hàng hay cung cấp chất đó cho người khác hoặc bán, giao, hay là cung cấp cho một người một chất khác hay tài liệu và miêu tả nó như một chất cấm, thức uống có cồn hay làm say.

• phạm tội hay toan phạm tội cướp bóc hay tống tiền

• gây ra hay toan gây ra thiệt hại cho tài sản trường hay tư nhân

• ăn cắp hay toan ăn cắp tài sản trường hay tư nhân

• sở hữu hay dùng thuốc lá, sản phẩm nicôtin, kể cả nhưng không giới hạn thuốc lá, xì gà, xì gà nhỏ, thuốc lá đinh hương, thuốc lá không khói, thuốc lá bột, thuốc nhai và trầu trừ phi có toa.

• phạm một hành động tục tỉu hay thường dùng ngôn ngữ tục tỉu

• sở hữu bất hợp pháp hay cho, sắp xếp hay thương thảo để bán bất cứ vật liệu linh tinh nào về ma túy

• quậy phá hoạt động của trường hay cố tình chống thẩm quyền của giám thị, giáo viên, ban giám hiệu, nhân viên trường hay nhân viên khác lúc họ thi hành phận sự

• biết mà vẫn nhận tài sản trường hay tư nhân bị ăn cắp

• sở hữu một súng giả (một vật mà làm cho một người bình thường kết luận rằng súng giả đó là súng thật)

• phạm tội hay toan phạm tội tấn công tình dục hay bạo hành tình dục

• quấy nhiễu hay đe dọa một học sinh vốn là chứng nhân của khiếu nại trong tiến trình kỹ luật học sinh mục đích là ngăn học sinh này làm chứng, trả thù học sinh vì làm chứng hay cả hai tội

• đối với học sinh lớp 4 tới 12, phạm tội quấy nhiễu tình dục

• đối với học sinh lớp 4 tới 12, tham gia, gây ra, toan gây ra hay đe dọa gây ra bạo hành thù ghét

• đối với học sinh lớp 4 tới 12, cố tình tham gia quấy nhiễu, đe dọa học sinh khác hay nhân viên nghiêm trọng tới mức phá rối việc học của học sinh khác, tạo ra mất trật tự đáng kể hay xâm phạm quyền lợi của một hay nhiều học sinh bằng cách tạo ra một môi trường giáo dục thù địch hay bị đe dọa

• tham gia vào hay toan tính việc ăn hiếp

• tham gia vào hành động bắt nạt, kể cà trên mạng.

• làm những đe dọa khủng bố đối với nhân viên trường hay tài sản trường

• cho một cách bất hợp pháp, sắp xếp bán, thương lượng bán hay đã bán toa thuốc Soma

• giúp đỡ, xúi giục như đoạn 31 Penal Code định nghĩa, gây ra hay toan gây ra thương tích cơ thể cho một người khác.

• tham gia việc bắt nạt, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc bắt nạt qua mạng như định nghĩa trong tiểu phần (f) và (g) của Đoạn 32261 nhắm đặc biệt vào một học sinh hay nhân viên trường.

EDUCATION CODE SECTIONS 48900, 48900.2–48900.4, 48900.7, 48915

Quyền được đối xử công bằngMọi nhân viên phải đối xử học sinh một cách công bằng, bình đẳng, thích hợp và bảo đảm thủ tục đúng cho mọi học sinh. Cha mẹ và học sinh có quyền:

• được thông báo về chính sách và luật lệ chi phối hạnh kiểm học sinh và kỷ luật

• được thông báo về những buộc tội vì hạnh kiểm xấu và chứng cớ cho những cáo buộc

• trình bày sự kiện phía mình và chứng cớ hay lời khai cho một người trong ban giám hiệu liên quan trước khi có hành động kỹ luật trừ phi người trong ban giám hiệu cho rằng đó là một trường hợp khẩn cấp

• có một cuộc họp với nhân viên trường

• được thông báo trước về buổi họp kỷ luật

• nhân chứng ra hầu tòa, hiện diện và được đại diện trong phiên họp kỷ luật

• khiếu nại quyết định bị đuổi học tới Alameda County Board of Education trong vòng 30 ngày

Hành động kỷ luậtHọc sinh bị tìm thấy vi phạm bất cứ hành động nào ghi trong Cơ sở cho hành động kỷ luật (nói trên) có thể bị ngưng học, chuyển ngoài ý muốn qua một trường cơ hội hay tiếp tục (xem chương trình Alternative Education trong Danh mục) hay đuổi khỏi trường sau buổi họp kỷ luật. Điều này bao gồm học sinh ghi danh vào chương trình special education hay nhận dịch vụ giáo dục theo Section 504.

Năm hành động sẽ đưa tới ngưng học và đề nghị đuổi nếu một học sinh phạm bất cứ tội danh nào ở trường hay hoạt động ở trường:

1. sở hữu, bán hay nói một cách khác cung cấp súng

2. khua dao vào một người khác

3. bán một chất thuốc bị kiểm soát

4. phạm hay toan phạm tấn công tình dục hay bạo hành tình dục

5. sở hữu chất nổEDUCATION CODE SECTION 48915

Đối với những hành động khác, OUSD hổ trợ những thay thế cho việc ngưng học hay đuổi học. Những giải pháp như vậy có thể giải quyết những lý do có thể có về tính tình, kể cả những mục tiêu sai và nhu cầu không đáp ứng được về phía học sinh. Trong vài trường hợp, những thay thế này có thể bao gồm sự hoàn trả lại những gì bị ảnh hưởng hay hủy hoại bởi hành vi đó. Một vài giải pháp thay thế mà OUSD sử dụng bao gồm sau đây:

• thực hành công lý phục hồi như phạm vi hổ trợ và trách nhiệm

• trường học ngày thứ bảy

• cơ hội thuyên chuyển

• hệ thống trách nhiệm đồng bạn như McCullum Youth Court

• chương trình giải quyết xung đột

• hoạt động dịch vụ cộng đồng

• hợp đồng về tính tình

• viếng thăm tư gia hay/và họp thành viên gia đình

• ngưng không cho vào khuôn viên trường

• mất đặc ân (như giờ ra chơi)

• thay đổi lịch trình

Nếu quý vị có thắc mắc gì về kỷ luật, xin liên lạc với trường hay văn phòng Ban kỷ luật học sinh (Pupil Discipline Hearing Panel) số 879-2702. BOARD POLICIES 5142, 5144.1, 5145.12

Kỷ luật bởi giáo viênNếu những phương cách sửa chữa nào khác không dùng được cho hành kiểm xấu của học sinh như ghi ở trên, thì một giáo viên có thể:

• cho học sinh nghỉ học ngày hôm đó và ngày kế tiếp - điều này không tạo nên việc đuổi học khỏi trường

• giữ học sinh ở lại trường sau giờ học không quá 1 tiếng đồng hồ vào cuối ngày học

• gởi học sinh lên ban giám hiệu

• yêu cầu bằng văn bản phụ huynh học sinh đó tới họp với giáo viên về vụ đuổi học

EDUCATION CODE SECTION 48910

Việc xử dụng hình phạt về hành hạ thể xác bị cấm chỉ trong mọi trường học công lập ở Oakland.

Liên lạc với cảnh sátKhi học sinh bị coi là vi phạm luật, nhân viên trường bắt buộc phải liên lạc với cảnh sát. Hoàn cảnh phải liên lạc này bao gồm tấn công vào cơ thể học sinh hay nhân viên, học sinh hay người khác có súng hay vũ khí khác, đe dọa bạo động bởi một người nào, và sở hữu hay bán ma túy. Một khi một tình trạng được báo cáo thì cảnh sát sẽ quyết định sẽ điều tra hay không.

Cảnh sát phỏng vấn học sinhNhân viên cảnh sát có thể hỏi cung một học sinh ở trường khi có liên quan tới chuyện trường hay một sự việc nghi ngờ hành hạ hay dụ dỗ trẻ hay một tình trạng khẩn cấp Nhân viên trường sẽ gọi học sinh đến văn phòng để phỏng vấn. BOARD POLICY 5145.11

Tạm đuổi họcMột học sinh có thể không được tham dự các hoạt động thường kỳ của trường tới 5 ngày một lần và không quá 20 ngày đi học trong một năm học. Nếu một học sinh ghi danh hay bị chuyển qua một trường phổ thông khác, một trường Opportunity hay một trường hay lớp continuation, thì học sinh đó không bị ra khỏi trường quá 30 ngày trong 1 năm học. Phụ huynh phải được thông báo bằng văn bản trong thứ ngôn ngữ mẹ đẻ về lý do đuổi học. EDUCATION CODE SECTION 48903

Học sinh bị tạm đuổi có thể không được hiện diện trong khuôn viên trường và tham gia bất cứ hoạt động nào dù ở cơ sở công hay tư trong suốt thời gian bị đuổi. Học sinh phải hoàn tất mọi bài vở và bài thi bị mất trong thời gian bị đuổi. Trừ trường hợp khẩn cấp, trước khi học sinh bị đuổi các em sẽ gặp hiệu trưởng để thảo luận hạnh kiểm xấu và trình bày phía mình chuyện xảy ra và chứng cớ để bào chữa. Tạm đuổi dài hay ngắn là do từng vụ việc với hiệu trưởng áp đặt đuổi học có xem xét tới trường hợp làm giảm hay tăng tội thêm.

Thuyên chuyển ngoài ý muốnNếu một học sinh đã bị quyết định phạm một hành vi xấu theo “Cơ sở cho hành động kỷ luật” nói trên trong BOARD POLICY 5144.1 (xem Phụ lục) hay học sinh đó thường trốn học hay học không đều, thì học sinh đó có thể bị thuyên chuyển ngoài ý muốn tới một trường phổ thông khác hay trường opportunity, hay continuation. (Xem thông tin về Alternative Education Programs trang 16) EDUCATION CODE SECTION 48432.5

Đề nghị đuổi học bắt buộcHiệu trưởng hay Giám đốc học khu sẽ đề nghị đuổi học một học sinh vi phạm EDUCATION CODE SECTIONS 48900 (A)–(E), trừ phi các vị này thấy rằng, và báo bằng văn bản cho Hội đồng kỷ luật học sinh (PDHP) rằng đuổi học thì không thích hợp do trường hợp đặc biệt của vấn đề. Một khi học sinh đã bị ra hội đồng kỷ luật thì hội đồng sẽ họp xử và quyết định có nên đề nghị giám đốc đuổi học không. Học sinh và phụ huynh được thông báo quyền hưởng thủ tục công bằng. Những bằng chứng và đề nghị của PDHP được nộp cho giám đốc để có quyết định chung cuộc. Bất cứ học sinh nào bị đuổi đều có quyền hưởng giáo dục và có thể giới thiệu tới Alameda County Office of Education cho dịch vụ đó.

Đuổi học bắt buộcTrong trường hợp hiệu trưởng hay giám đốc quyết định là một học sinh đã phạm một trong những hành động sau đây trên sân trường hay hoạt động của trường ngoài sân trường, thì học sinh đó bị ngưng học và đề nghị đuổi học: (1) sở hữu, bán hay cung cấp súng; (2) khua dao hay một vũ khí nào vào một người khác; (3) bán bất hợp pháp một chất bị kiểm soát; (4) phạm tội hay toan phạm tội tấn công tình dục hay bạo hành tình dục như định nghĩa trong EDUCATION CODE SECTION 48900 (N); hay (5) sở hữu chất nổ.

cÔng lÝ PHỤc HỒiCông lý phục hồi là một tập hợp các nguyên tắc và lề lối sử dụng trong OUSD để đáp ứng hạnh kiểm xấu của học sinh, với mục tiêu sửa chữa tai hại và phục hồi quan hệ giữa những người bị ảnh hưởng. Chúng tôi khuyên quý vị tìm hiểu thêm về các chương trình Công lý phục hồi bằng cách viếng trang website Học hành bổ sung ở www.ousd.k12.ca.us/restorativejustice hay www.rjoyoakland.org/restorative-justice.

Page 16: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

30 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

31

Trách nhiệm về thiệt hại và mất mátPhụ huynh chịu trách nhiệm pháp lý cho tất cả thiệt hại gây ra bởi hành vi xấu cố tình của trẻ vị thành niên con em mình, gây ra chết chóc hay thương tích cho học sinh khác, nhân viên trường hay người tình nguyện cho trường, hay làm thiệt hại tài sản nhà trường. Những trách nhiệm như vậy sẽ không vượt quá giới hạn đã điều chỉnh là $10,000. Họ cũng chịu trách nhiệm cho những thứ sau:

• bất cứ giải thưởng nào do học khu niêm yết cho việc bắt giữ và truy tố được bất cứ trẻ nào chạy trốn cho những vi phạm ghi trên (không quá giới hạn là $10,000)

• mọi sách giáo khoa, dụng cụ âm nhạc, hay tài sản trường khác cho học sinh mượn. Học khu có thể giữ điểm, bằng cấp hay học bạ của học sinh cho tới khi các thiệt hại được trả tiền hay hoàn trả hay cho tới hoàn tất chương trình làm việc tình nguyện thay vì trả những thiệt hại bằng tiền.

aPPEnDiXIn the following texts, “Board” and “Governing Board” refer to the Oakland Board of Education. All Board policies and administrative regulations can be viewed online at www.ousd.k12.ca.us.EnrollmEnT & rEgiSTraTion (See page 10). appendices a–D

appendix a: administrative regulation 5111.1 — District residency

Criteria for Residency

Prior to admission in district schools, students shall provide proof of residency.

(cf. 5111 - Admission)

A student shall be deemed to have complied with residency requirements if he/she meets any of the following criteria:

1. The student’s parents/guardians reside within district boundaries. (Education Code 48200)

(cf. 5111.13 - Residency for Homeless Children)

2. The student is placed within district boundaries in a regularly established licensed children’s institution, a licensed foster home or a family home pursuant to a court-ordered commitment or placement. (Education Code 48204)

3. The student has been admitted through the district’s interdistrict attendance program. (Education Code 48204)

(cf. 5117 - Interdistrict Attendance)

4. The student is an emancipated minor residing within district boundaries (Education Code 48204)

5. The student lives with a care giving adult within district boundaries. (Education Code 48204)

(cf. 5111.11 - Residency of Students with Caregiver)

6. The student resides in a state hospital located within district boundaries. (Education Code 48204)

7. The student is confined to a hospital or other residential health facility within district boundaries for treatment of a temporary disability. (Education Code 48207)

(cf. 6183 - Home and Hospital Instruction)

District residency is not required for enrollment in a regional occupational center or program if there are openings in the program or class. (Education Code 52317)

Proof of Residency

The Superintendent or designee shall retain a copy of the document or written verification offered as proof of residency. In addition, the Superintendent or designee shall annually verify the student’s residency and retain a copy of the document or written statement offered as verification. (5 CCR 432)

When presented with a substitute address designated by the Secretary of State for victims of domestic violence or stalking residing within district boundaries, the Superintendent or designee shall accept and use the substitute address for all future communication and correspondence and in all public records. (Government Code 6207)

(cf. 3580 - District Records)

(cf. 5125 - Student Records)

If any district employee reasonably believes that the parent/guardian of a student has provided false or unreliable evidence of residency, the Superintendent or designee shall make reasonable efforts to determine whether the student meets legal residency requirements.

Legal Reference:

EDUCATION CODE

35351 Assignment of students to particular schools

48050-48053 Nonresidents

48200-48204 Persons included (compulsory education law)

48204.6 Evidence of residency

48206.3-48208 Students with temporary disability

48980 Notification of parent or guardian

52317 Admission of persons including nonresidents to attendance area

FAMILY CODE

6550-6552 Caregivers

GOVERNMENT CODE

6205-6211 Confidentiality of residence for victims of domestic violence

CODE OF REGULATIONS, TITLE 5

432 Varieties of student records

CODE OF REGULATIONS, TITLE 22

87001 Definitions

Management Resources:

CDE LEGAL ADVISORIES

0303.95 Verification of residency, LO: 1-95

1115.88 Application of residency requirements for homeless children and youth, LO:5-88

SECRETARY OF STATE

Letter re: California Confidential Address Program Implementation (SB 489)

WEB SITES

California Secretary of State: www.ss.ca.gov

7/14/04

appendix b: administrative regulation 5116.1 — intradistrict open Enrollment

AR 5116.1 –IntradistrictOpen Enrollment

Enrollment under the No Child Left Behind Act

The Intradistrict Open Enrollment window allows all students in program improvement, corrective action or restructuring schools an opportunity to transfer to another OUSD school. The application for Intradistrict Open Enrollment allows for specific mention of this provision.

School Grounds that becomes dangerous for a student

Within a reasonable amount of time, not to exceed 10 days after notification that a student becomes the victim of a violent criminal offense while on school grounds, the student’s parents/guardians shall be offered an option to transfer their child to an eligible school identified by the Superintendent or designee. The Superintendent or designee shall consider the student’s needs and parent/guardian preferences in making the school assignment. If the parents/guardians choose to transfer their child, the transfer shall be completed as soon as practicable.

After learning that a school has been designated as “persistently dangerous,” within a reasonable amount of time, the Superintendent or designee shall notify parents/guardians of the school’s designation and of their option to transfer.

(cf. 0450 - Comprehensive Safety Plan)

The Superintendent or designee shall consider the needs and preferences of students and parents/guardians before making an assignment, but is not obligated to accept the parent/guardian’s preference if the assignment is not feasible due to space constraints or other considerations. Upon assignment, the transfer shall be completed as soon as possible. If parents/guardians decline the assigned school, the student may remain in his/her current school.

This temporary transfer shall remain in effect as long as the student’s school of origin is identified as “persistently dangerous.”

Siblings

Pursuant to district policy, all siblings have the priority to attend the school that their sibling is currently attending in order to keep families together. Pre-K, 5th grade and 8th Grade families must participate in the Intradistrict Open Enrollment process for the following year by completing an application for their neighborhood schools within the open enrollment window. Upon assignment, they must confirm their enrollment at the school site by the May confirmation date or forfeit their assignment. Priority is given first to students who already have a sibling attending the school. Second priority is given to neighborhood residents. Any schools that have available space after these priorities can receive additional students from outside of the neighborhood through the Intradistrict Open Enrollment process. Intradistrict Open Enrollment priorities will be considered after the siblings of the school’s existing students, residents without siblings who live in the neighborhood and residents who reside within an elementary school’s mega boundary as defined by Board policy who have been re-directed from their overcrowded neighborhood school.

Other Intradistrict Open Enrollment

To implement Intradistrict Open Enrollment pursuant to Education Code 35160.5:

1. Pre-K, 5th grade, 8th grade students/families and those who wish to change schools complete applications during the Intradistrict Open Enrollment window. Our process emphasizes siblings first.

2. The Superintendent or designee shall identify those schools, which may have space available for additional students for the following school year. A list of these schools and open enrollment applications shall be available online and at the Student Assignment and Bilingual Testing Office during the Intradistrict Open Enrollment Window period.

3. Students of parents/guardians who submit applications to the district shall be considered for admission to their school of choice the following school year under the district’s open enrollment policy.

4. If the number of applicants exceeds the number of available spaces, a lottery process from the eligible applicant pool shall

determine enrollment in a school of choice. The lottery will prioritize neighborhood and non neighborhood siblings first, neighborhood students without siblings second, students residing within the elementary school’s mega boundary as defined by Board policy who have been re-directed from their overcrowded neighborhood school, PI status of the student’s neighborhood school and random lottery for remaining applicants.

5. The Superintendent or designee shall inform applicants by mail their assignments from the lottery. The Student Assignment and Bilingual Testing Office will manage the appeal process. Students can be placed on a waitlist by appealing after the lottery. Students will only be placed on a waitlist if he/she lives in the neighborhood, has a sibling at the school, or has other extenuating circumstances that will be handled on a case by case basis. Those who appeal will be informed of their approval, denial or waitlisted status within three weeks. After the enrollment confirmations occur in May at the school sites, students on a waitlist will be placed at their desired school as space becomes available.

6. Late applications, including transfer requests after the open enrollment window, for the following year will be treated within the appeal process. Transfer requests for documented safety reasons, family relocation, or PI status during the academic year will be handled by the Student Assignment & Bilingual Testing Office pursuant to Board Policy. All other transfer requests will be determined by the school’s supervising Network Executive Officer.

7. Assigned applicants must confirm their enrollment by registering at their assigned school within the published May specified timeframe. Failure to do so will forfeit their assignment and allow placement of those active on the waitlist.

Once enrolled, a student shall not be required to apply for readmission. Any complaints regarding the selection process shall be submitted to the Superintendent or designee.

(cf. 1312 - Complaints Concerning the Schools)

12/6/07; 12/19/07A; 6/25/08A

appendix c: board Policy 5116.1 — intradistrict open Enrollment

BP 5116.1

Students

Intradistrict Open Enrollment

The Governing Board desires to provide enrollment options that meet the diverse needs and interests of district students within the constraints of school capacity. The Superintendent or designee shall establish procedures for the selection and transfer of students among district schools in accordance with law, Board policy and administrative regulation.

(cf. 5117 - Interdistrict Attendance)

The parents/guardians of any student who resides within district boundaries may apply to enroll their child in any district school, regardless of the location of residence within the district.

(Education Code 35160.5)

(cf. 5111.1 - District Residency)

(cf. 5111.12 - Residency Based on Parent/Guardian Employment)

(cf. 5111.13 - Residency for Homeless Children)

The Board shall annually review this policy. (Education Code 35160.5, 48980)

Enrollment Priorities

Priority for attendance outside a student’s attendance area shall be given as follows:

1. In recognition of the Governing Board’s stated policy goal of keeping families and siblings together, siblings of students who are enrolled in the school and who will be enrolled in the school concurrently with their sibling in the same school the following year, shall have first priority. (Education Code 35160.5)

2. Elementary school students who are unable to attend the school within their elementary school boundary due to overcrowding of their neighborhood school, shall have priority to attend an elementary school within their middle school boundary as set forth in Board Policy 5116 – School Attendance Boundaries.

Middle or high school students who are unable to attend the school within their attendance boundary due to overcrowding of their neighborhood school, shall have priority to attend the next closest school based on available space.

3. If a district school receiving Title I funds is identified for program improvement, corrective action or restructuring, all students enrolled in that school shall be provided an option to transfer to another district school or charter school. (20 USC 6316)

(cf. 0420.4 - Charter Schools)

(cf. 0520.2 - Title I Program Improvement Schools)

(cf. 6171 - Title I Programs)

4. Beginning in the 2003-04 school year, if while on school grounds a student becomes a victim of a violent criminal offense, as defined by the State Board of Education, or attends a school designated by the

Page 17: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

32 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

33

California Department of Education as persistently dangerous, he/she shall be provided an option to transfer to another district school or charter school. (20 USC 7912; 5 CCR 11992)

(cf. 0450 - Comprehensive Safety Plan)

5. The Superintendent or designee may approve a student’s transfer to a district school that is at capacity and otherwise closed to transfers upon finding that special circumstances exist that might be harmful or dangerous to the student in the current attendance area, including, but not limited to, threats of bodily harm or threats to the emotional stability of the student.

To grant priority under these circumstances, the Superintendent or designee must have received either: (Education Code 35160.5)

a. A written statement from a representative of an appropriate state or local agency, including but not limited to a law enforcement official or social worker, or a properly licensed or registered professional, including, but not limited to, a psychiatrist, psychologist or marriage and family therapist

b. A court order, including a temporary restraining order and injunction

6. Priority shall be given to students whose parent/guardian is assigned to that school as his/her primary place of employment.

For all other applications for enrollment outside a school’s attendance area, the Superintendent or designee shall use a random, unbiased selection process to determine who shall be admitted whenever a school receives admission requests that are in excess of the school’s capacity.

(Education Code 35160.5)

Enrollment decisions shall not be based on a student’s academic or athletic performance, except that existing entrance criteria for specialized schools or programs may be used provided that the criteria are uniformly applied to all applicants. Academic performance may be used to determine eligibility for, or placement in, programs for gifted and talented students. (Education Code 35160.5)

(cf. 6172 - Gifted and Talented Student Program)

No student currently residing within a school’s attendance area shall be displaced by another student transferring from outside the attendance area except as specifically set forth in Board Policy 5116 – School Attendance Boundaries.

(Education Code 35160.5)

(cf. 5116 - School Attendance Boundaries)

Except as required by 20 USC 6316, for transfers out of Title I program improvement schools, the district shall not be obligated to provide transportation for students who attend school outside their attendance area.

However, upon request, the Superintendent or designee may authorize transportation contingent upon available space and funds. Priority for any such transportation shall be based on demonstrated financial need.

(cf. 3250 - Transportation Fees)

(cf. 3540 - Transportation)

Legal Reference:

EDUCATION CODE

35160.5 District policies; rules and regulations

35291 Rules

35351 Assignment of students to particular schools

48980 Notice at beginning of term

CODE OF REGULATIONS, TITLE 5

11992-11994 Definition of persistently dangerous schools

UNITED STATES CODE, TITLE 20

6316 Transfers from program improvement schools

7912 Transfers from persistently dangerous schools

CODE OF FEDERAL REGULATIONS, TITLE 34

200.36 Dissemination of information

200.37 Notice of program improvement status, option to transfer

200.39 Program improvement, transfer option

200.42 Corrective action, transfer option

200.43 Restructuring, transfer option

200.44 Public school choice, program improvement schools

200.48 Transportation funding for public school choice

COURT DECISIONS

Crawford v. Huntington Beach Union High School District, (2002) 98 Cal.App.4th 1275

ATTORNEY GENERAL OPINIONS

85 Ops.Cal.Atty.Gen. 95 (2002)

Management Resources:

U.S. DEPARTMENT OF EDUCATION GUIDANCE

Public School Choice, December 4, 2002

Unsafe School Choice Option, July 23, 2002

WEB SITES

CSBA: www.csba.org

CDE: www.cde.ca.gov

U.S. Department of Education: www.ed.gov

7/14/04; 8/9/06A; 6/25/08A

appendix D: board Policy 5117 — interdistrict attendance

The Governing Board recognizes that students who reside in one district may choose to attend school in another district and that such choices are made for a variety of reasons. The Board desires to communicate with parents/guardians and students regarding the educational programs and services that are available.

(cf. 5116.1 - Intradistrict Open Enrollment)

(cf. 5117.1 - Interdistrict Attendance Agreements)

(cf. 5117.2 - Alternative Interdistrict Attendance Program)

(cf. 5145.6 - Parental Notifications)

Legal Reference:

EDUCATION CODE

46600-46611 Interdistrict attendance agreements

48204 Residency requirements for school attendance

48209-48209.17 Student attendance alternatives

48915 Expulsion; particular circumstances

48915.1 Expelled individuals: enrollment in another district

48918 Rules governing expulsion procedures

48980 Notice at beginning of term

52317 Admission of persons including nonresidents to attendance area; workers’ compensation for pupils

(3/93 10/93) 2/95

07/28/04

ParTnEring for SuccESS (See pages 11-15). appendix E

appendix E

Parent Involvement

PART I. GENERAL EXPECTATIONS

The district shall implement the following statutory requirements:

• The school district will put into operation programs, activities and procedures for the involvement of parents in all of its schools with Title I, Part A programs, consistent with section 1118 of the Elementary and Secondary Education Act (ESEA). Those programs, activities and procedures will be planned and operated with meaningful consultation with parents of participating children.

• Consistent with section 1118, the school district will work with its schools to ensure that the required school-level parental involvement policies meet the requirements of section 1118(b) of the ESEA, and each include, as a component, a school-parent compact consistent with section 1118(d) of the ESEA.

• The school district will incorporate this district wide parental involvement policy into its LEA plan developed under section 1112 of the ESEA.

• In carrying out the Title I, Part A parental involvement requirements, to the extent practicable, the school district and its schools will provide full opportunities for the participation of parents with limited English proficiency, parents with disabilities, and parents of migratory children, including providing information and school reports required under section 1111 of the ESEA in an understandable and uniform format and, including alternative formats upon request, and, to the extent practicable, in a language parents understand.

• If the LEA plan for Title I, Part A, developed under section 1112 of the ESEA, is not satisfactory to the parents of participating children, the school district will submit any parent comments with the plan when the school district submits the plan to the State Department of Education.

• The school district will involve the parents of children served in Title I, Part A schools in decisions about how the 1 percent of Title I, Part A funds reserved for parental involvement is spent, and will ensure that not less than 95 percent of the one percent reserved goes directly to the schools.

• The school district will be governed by the following statutory definition of parental involvement, and expects that its Title I schools will carry out programs, activities and procedures in accordance with this definition:

Parental involvement means the participation of parents in regular, two-way, and meaningful communication involving student academic learning and other school activities, including ensuring-

(A) that parents are valued for integral role in assisting their child’s learning;

(B) that parents are encouraged to be actively involved in their child’s education at school;

(C) that parents are full partners in their child’s education and are included, as appropriate, in decision-making and on advisory committees to assist in the education of their child;

(D) the carrying out of other activities, such as those described in section 1118 of the ESEA.

PART II. DESCRIPTION OF HOW DISTRICT WILL IMPLEMENT REQUIRED DISTRICT WIDE PARENTAL INVOLVEMENT POLICY COMPONENTS

1. The district will take the following actions to involve parents in the joint development of its district wide parental involvement plan under section 1112 of the ESEA:

• Engage with parents on the District Advisory Council in the evaluation of the district wide parental involvement plan, and in any necessary revisions or additions to the plan.

• Engage with parents on the Disrict English Learner Comimittee in the evaluation of the district wide parental involvement plan, and in any necessary revisions or additions to the plan.

• Engage with parents at schools at meetings organized by Principals, Family Engagement Coordinators, School Site Councils, English Learner Advisory Committees, PTAs, Parent Leadership Teams, family centers, and other parent leaders.

• Engage with parent leaders of community based organizations that have parent constituencies

2. The district will take the following actions to involve parents in the process of school review and improvement under section 1116 of the ESEA:

• Actively recruit and support parents to authentically participate on School Site Councils and English Learner Advisory Committees.

• Support PTAs and other parent groups to engage parents in promoting increased academic achievement.

• Provide opportunities for parent learning that builds understanding and capacity of parents to be involved in the process of school review and improvement

• Conduct SSC Summit to provide additional support to SSCs of program improvement schools with involvement of parents in school review and improvement

• Share information on each school’s progress in meeting all accountability measures.

• Provide leadership development opportunities for parents.

• Use district communication tools (e.g. OUSD website) to publicize information about NCLB, required notifications, and LEA addendum

3.The district will provide the following necessary coordination, technical assistance, and other support to assist Title I, Part A schools in planning and implementing effective parental involvement activities to improve student academic achievement and school performance:

• Parent surveys such as “Use Your Voice” will help to identify the specific needs for support in planning and implementing effective parental involvement activities to improve student achievement.

• District SSCs and ELACs will provide additional feedback on parent involvement needs at the sites.

• Provide training for SSC, ELAC, DAC, and DELAC members

• Provide opportunities for learning and professional development for school based family engagement staff on planning and implementing effective parental involvement activities to improve student achievement

• Develop a learning community for school based family engagement staff that promotes collaboration and coordination

• Provide training for site-based administrators

• Develop materials and resources to support schools

• Provide support to schools in developing parent centers by developing a centralized comprehensive family center, and by incubating a network of satellite family centers

4. The district will coordinate and integrate parental involvement strategies and activities in Part A with parental involvement strategies under the following programs:

• Early Reading First

• Reading First

5. The district will take the following actions to conduct, with the involvement of parents, an annual evaluation of the content and effectiveness of this parental involvement policy in improving the quality of its Title I, Part A schools. The evaluation will include identifying barriers to greater participation by parents in parental involvement activities (with particular attention to parents who are economically disadvantaged, are disabled, have limited English proficiency, have limited literacy, or are of any racial or ethnic minority background). The school district will use the findings of the evaluation

about its parental involvement policy and activities to design strategies for more effective parental involvement, and to revise, if necessary (and with the involvement of parents) its parental involvement policies.

• Review relevant data from the district wide “Use Your Voice” survey, School Portfolio Manager’s census of schools, ongoing assessments and evaluations of implementation activities, family engagement sections of school site plans, etc.

• Engage with parents about the effectiveness of family engagement practices and activities in schools, at meetings organized by Principals, Family Engagement Coordinators, School Site Councils, English Learner Advisory Committees, PTAs, Parent Leadership Teams, family centers, etc. Provide translation services, as appropriate, at parent/community meetings.

• Participate in the Annual Evaluation of the district Parent Involvement Policy, coordinate the collection and reporting of all district advisory group evaluations by the District Advisory Council (DAC) for compensatory education programs.

• Participate in the revision of the district Parent Involvement Policy, as needed, according to evaluation results.

• Conduct District Advisory Council (DAC) review of programs in the Consolidated Application with input for budget consideration.

6. The district will build the schools’ and parent’s capacity for strong parental involvement, in order to ensure effective involvement of parents and to support a partnership among the school involved, parents, and the community to improve student academic achievement, through the following activities specifically described below:

A. The school district will, with the assistance of its Title I, Part A schools, provide assistance to parents of children served by the school district or school, as appropriate, in understanding topics such as the State’s academic content standards,

• the State’s student academic achievement standards,

• the State and local academic assessments including alternate assessments,

• the requirements of Part A,

• how to monitor their child’s progress, and

• how to work with educators by undertaking these activities:

• District wide Parent Leadership Conference, including information pertaining to Title I

• Workshops for families such as: Understanding School Score Cards, Understanding Results Based Inquiry, Understanding the Standards Based Report Card, Learn to Read your Child’s Transcript, etc.

• To help parents understand the State content standards, develop and offer Parent Friendly Standards (K-12) workshops, curriculum, and materials

B. The school district will, with the assistance of its schools, provide materials and training to help parents work with their children to improve their children’s academic achievement, such as literacy training, and using technology, as appropriate, to foster parental involvement, by:

• Offering Classes through Oakland Adult and Career Education that help parents work with their children to improve their children’s academic achievement

• Developing and offering programs such as Family Math Nights, Reading Nights, Family Literacy Programs, etc.

• Providing families with information and materials about how to work with their children to improve academic performance at events such as Back to School Nights and Open Houses.

• Provide materials and training to help parents work with their children on student goal setting.

C. The school district will, with the assistance of its schools and parents, educate its teachers, pupil services personnel, principals and other staff, in how to reach out to, communicate with, and work with parents as equal partners, in the value and utility of contributions of parents, and in how to implement and coordinate parent programs and build ties between parents and schools, by:

• Developing a curriculum and offering training for district and school site staff about how to engage families to increase academic achievement

• Producing and disseminating learning materials on family engagement to staff

• Normalizing family engagement as part of the discourse on improving academic achievement at schools

• Recognizing and publicizing OUSD family engagement successes and its impact on student achievement

• Assisting parents in supporting literacy activities at home, e.g. understanding district programs such as Open Court Reading.

D. The school district will take the following actions to ensure that information related to the school and parent- programs, meetings, and other activities, is sent to the parents of participating children in an understandable and uniform format, including alternative formats upon request, and, to the extent practicable, in a language the parents can understand:

• Translation Center

• BCLAD teacher to document 10 hours of service at schools

• 15% or more students are English Learners

PART III. DISCRETIONARY DISTRICT WIDE PARENTAL INVOLVEMENT POLICY COMPONENTS

The District recognizes that in the context of the rich diversity of our city, families from all racial, ethnic, cultural, economic, and educational backgrounds share common ground in being involved in their children’s learning, and in wanting their children to succeed in school and in life. Families can and do have a positive influence on their children’s learning. Families can and do influence achievement by holding schools and school districts accountable for high performance. To achieve academic success for all students, we must tap the power of the family.

1. The District and the schools within the District will provide families across the grades levels, from preschool through grade 12, with a broad range of opportunities for involvement, including in advocacy roles, leadership roles, and in learning.

• Advocacy: families participate in sharing responsibility to advance learning and solve problems concerning

1. An individual child’s education

2. Academic success for all children in the school

• Leadership: parents and caregivers motivate and support other people to work collectively to bring about school improvement and raise achievement, including in school governance, grassroots leadership and shared decision making.

• Learning: learning for the whole family that empowers parents and caregivers to boost student achievement

1. Action oriented adult learning: Parents and caregivers are actively learning to become effective advocates and leaders

2. Student learning: Parent and caregivers engage with students in activities and practices at home that promote student learning throughout the school-aged years

• Participants in the School Community: Families attend broad school events and lend a helping hand

2. Every school will address Family Engagement and name particular strategic practices in its Single Plan for Student Achievement (SPSA), outlining programs that are comprehensive, well-planned, and long-lasting.

• Comprehensive

1. Have explicit connections to learning plan goals

2. Contain a variety of engagement activities and practices

3. Reach out to diverse families; provide translation of materials, meetings, and other communication into home languages

• Well-planned

1. Identify specific measurable goals that are monitored

2. Informed and guided by cycles of inquiry

3. Be grounded in research and relevant school data

• Long-lasting

1. Create permanent structures to support engagement

2. Align with a long term commitment and vision for family engagement

3. Sustain existing parent leadership and build new parent leadership

3. The Board of Education recognizes the importance of administrative leadership in setting expectations and creating a climate conducive to family engagement. The district and the schools within the district will strive to create, grow, and sustain a relational culture focused on learning with a common vision about academic success for every student, and a commitment among parents and caregivers, school staff, and community members to share responsibility and hold one another accountable for achieving that vision.

• We will strive to create trusting collaborative relationships in the school. With respect to parents and caregivers, the school will:

1. be inviting and welcoming of them

2. respect their concerns

3. honor their contributions

• We will recognize, respect and address:

1. Needs of the families and community

2. Differences in socioeconomic class, and the social dynamics and power imbalances these differences create

3. Differences in race/ethnicity/nationality/culture/language and the social dynamics and power imbalances these differences create

• We will share power and responsibility with families

4. The district will provide professional development opportunities for staff and technical assistance to schools to enhance understanding and effectiveness of family engagement practices.

5. The district and the schools within the district will be guided by the Community Plan for Accountability in Schools (ComPAS) Standards in planning, implementing, and assessing Family Engagement programs and activities.

ComPAS Standards

1. We will ensure that every student has learning opportunities that promote cultural responsiveness and security

2. We will ensure that every student and family is informed and can choose the educational programs that meet their needs.

3. We will ensure that every student and family has timely access to data about performance and satisfaction and provides input into key school and district priorities and decisions used to make improvements in their school community.

4. We will ensure that students participate actively in multi-generational learning communities and have in their lives adults who pursue individual development and continued learning opportunities.

5. We will ensure that every student has a rigorous, personalized and fulfilling academic experience.

6. We will ensure that every student learns in an environment that builds resiliency, where there are high expectations, caring and supportive conditions, and meaningful opportunities for all to participate.

7. We will ensure that there is clear, direct and timely communication and space for members of the school community to engage in meaningful and productive dialogue.

8. We will ensure that every student has access to nutritious meals, clean learning environments, mental and physical health support, physical education and adults who support healthy, sustainable living.

9. We will ensure that every student is safe at school, and has safe passage to and from school and in the neighborhood surrounding the school.

In the end, our vision is that every parent and caregiver in Oakland has a voice and decision-making power in their child’s education; that families and teachers work together towards their child’s achievement; that families understand what their child is being held accountable for and by when; and that we are holding families accountable for their role as they hold us to ours. Ultimately, we want parents and caregivers to truly have co-ownership of our schools so that together they can help our children become successful and healthy adults.

PART IV. ADOPTION

This District-wide Parental Involvement Policy has been developed jointly with, and agreed on with, parents of children participating in Title I, Part A programs, as evidenced by:

• District Advisory Council meetings, May 17, 2007 and June 7, 2007.

• Presentations and discussions at school sites - School Site Council meetings, English Learner Advisory Committee meetings, PTA meetings, Parent Leaders meetings, Special Education Parents meetings, etc. - March, 2007 through April, 2007

• District English Learner Committee meeting, May 15, 2007

Legal Reference:

EDUCATION CODE

11500-11506 Programs to encourage parental involvement

LABOR CODE

230.8 Time off to visit child’s school

Management Resources:

CDE PROGRAM ADVISORIES

0928.90 Guidelines for the development of policies on parent involvement, SPB: 90/91-3

SBE POLICIES

Parent Involvement in the Education of Their Children, 1994

7/14/04; 6/14/06A; 6/27/07A

SuPPorTS To HElP STuDEnTS graDuaTE (See page 20). appendix f.

appendix f

Notice of Alternative Schools

California state law authorizes all school districts to provide for alternative schools. Section 58500 of the Education Code defines alternative school as a school or separate class group within a school which is operated in a manner designed to:

(a) Maximize the opportunity for students to develop the positive values of self-reliance, initiative, kindness, spontaneity, resourcefulness, courage, creativity, responsibility, and joy.

(b) Recognize that the best learning takes place when the student learns because of his desire to learn.

(c) Maintain a learning situation maximizing student self-motivation and encouraging the student in his own time to follow his own interests. These interests may be conceived by him totally and independently or

Page 18: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

34 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

35

may result in whole or in part from a presentation by his teachers of choices of learning projects.

(d) Maximize the opportunity for teachers, parents and students to cooperatively develop the learning process and its subject matter. This opportunity shall be a continuous, permanent process.

(e) Maximize the opportunity for the students, teachers, and parents to continuously react to the changing world, including but not limited to the community in which the school is located.

In the event any parent, pupil, or teacher is interested in further information concerning alternative schools, the county superintendent of schools, the administrative office of this district, and the principal’s office in each attendance unit have copies of the law available for your information. This law particularly authorizes interested persons to request the governing board of the district to establish alternative school programs in each district.

aTTEnDancE & TruancY: appendix g (See page 19)

appendix g: Education code Section 48205 — Excused absences

(a) Notwithstanding Section 48200, a pupil shall be excused from school when the absence is:

1. Due to his or her illness.

2. Due to quarantine under the direction of a county or city health officer.

3. For the purpose of having medical, dental, optometrical, or chiropractic services rendered.

4. For the purpose of attending the funeral services of a member of his or her immediate family, so long as the absence is not more than one day if the service is conducted in California and not more than three days if the service is conducted outside California.

5. For the purpose of jury duty in the manner provided for by law.

6. Due to the illness or medical appointment during school hours of a child of whom the pupil is the custodial parent.

7. For justifiable personal reasons, including, but not limited to, an appearance in court, attendance at a funeral service, observance of a holiday or ceremony of his or her religion, attendance at religious retreats, attendance at an employment conference, or attendance at an educational conference on the legislative or judicial process offered by a nonprofit organization when the pupil’s absence is requested in writing by the parent or guardian and approved by the principal or a designated representative pursuant to uniform standards established by the governing board.

8. For the purpose of serving as a member of a precinct board for an election pursuant to Section 12302 of the Elections Code.

b. A pupil absent from school under this section shall be allowed to complete all assignments and tests missed during the absence that can be reasonably provided and, upon satisfactory completion within a reasonable period of time, shall be given full credit therefor. The teacher of the class from which a pupil is absent shall determine which tests and assignments shall be reasonably equivalent to, but not necessarily identical to, the tests and assignments that the pupil missed during the absence.

c. For purposes of this section, attendance at religious retreats shall not exceed four hours per semester.

d. Absences pursuant to this section are deemed to be absences in computing average daily attendance and shall not generate state apportionment payments.

e. “Immediate family,” as used in this section, has the same meaning as that set forth in Section 45194, except that references therein to “employee” shall be deemed to be references to “pupil.”

EquiTY & nonDiScriminaTion (See pages 20-22). appendices H, i

appendix H: board Policy 5145.7 — Sexual Harassment

The following policy addresses harassment of and/or by students. For the policy addressing the sexual harassment of employees, see BP/AR 4119.11/4219.11/4319.11 - Sexual Harassment.

The Governing Board is committed to maintaining an educational environment that is free from harassment. The Board prohibits sexual harassment of students by other students, employees or other persons, at school, at school-sponsored or during school-related activities. The Board also prohibits retaliatory behavior or action against persons who complain, testify, assist or otherwise participate in the complaint process established pursuant to this policy and the administrative regulation.

Definition

Sexual harassment is unwelcome conduct of a sexual nature that deprives students of access to educational benefits or opportunities provided by the District and/or that has the purpose or effect of creating a hostile academic environment.

Instruction/Information

The Superintendent or designee will endeavor to provide all district students with age-appropriate instruction and information on sexual harassment. Such instruction and information will include:

1. What acts and behavior constitute sexual harassment, including the

fact that sexual harassment could occur between people of the same gender;

2. A clear message that students are not expected to endure sexual harassment;

3. Encouragement to report observed instances of sexual harassment, even where the victim of the harassment has not complained; and,

4. Information about the person(s) to whom a report of sexual harassment should be made.

(cf. 5137 - Positive School Climate)

(cf. 5141.41 - Child Abuse Prevention)

(cf. 5145.3 - Nondiscrimination/Harassment)

(cf. 6142.1 - Family Life/Sex Education)

Complaint Process

Any student who feels that he/she is being or has been subjected to sexual harassment shall immediately contact his/her teacher, principal, counselor, or any other employee. A school employee to whom a complaint is made shall, within 24 hours of receiving the complaint, report it to the principal or designee.

Any school employee who observes any incident of sexual harassment involving a student shall immediately report this observation to the principal or designee, whether or not the victim files a complaint.

In any case of sexual harassment involving the principal or any other district employee to whom the complaint would ordinarily be made, the employee who receives the student’s report or who observes the incident shall immediately report it to the nondiscrimination coordinator or the Superintendent or designee.

(cf. 4119.11/4219.11/4319.11 - Sexual Harassment)

(cf. 5141.4 - Child Abuse Reporting Procedures)

(cf. 5145.3 - Nondiscrimination/Harassment)

The principal or designee to whom a complaint of sexual harassment is reported shall immediately investigate the complaint in accordance with Administrative Regulation 5145.7. Where the principal or designee finds that sexual harassment occurred, he/she shall take prompt, appropriate action to end the harassment and address its effects on the victim. The principal or designee shall also advise the victim of any other remedies that may be available. The principal or designee shall file a report with the Superintendent or designee and refer the matter to law enforcement authorities, where required.

(cf. 1312.1 - Complaints Concerning District Employees)

Disciplinary Measures

Any student who engages in sexual harassment of anyone at school, at a school-sponsored, or during a school-related activity is in violation of this policy and shall be subject to disciplinary action. For students in grades 4 through 12, disciplinary action may include suspension and/or expulsion, provided that in imposing such discipline the entire circumstances of the incident(s) shall be taken into account. Pursuant to Education Code 48915(c), the Superintendent or designee shall recommend expulsion for any student, irrespective of grade, who commits sexual assault or battery as defined in the Penal Code. See AR 5144.1.

Record-Keeping

The Superintendent or designee shall maintain a record of all reported cases of sexual harassment to enable the District to monitor, address and prevent repetitive harassing behavior in its schools.

All complaints and allegations of sexual harassment shall be kept confidential except as necessary to carry out the investigation or take other subsequent necessary action. (5 CCR 4964)

(cf. 4119.23/4219.23/4319.23 - Unauthorized Release of Confidential/Privileged Information)

Legal Reference:

EDUCATION CODE

200-262.4 Prohibition of discrimination on the basis of sex

48900.2 Additional grounds for suspension or expulsion; sexual harassment

48904 Liability of parent/guardian for willful student misconduct

48980 Notice at beginning of term

CIVIL CODE

51.9 Liability for sexual harassment; business, service and professional relationships

1714.1 Liability of parents/guardians for willful misconduct of minor

CODE OF REGULATIONS, TITLE 5

4900-4965 Nondiscrimination in elementary and secondary education programs receiving state financial assistance

UNITED STATES CODE, TITLE 20

1681-1688 Title IX, Discrimination

UNITED STATES CODE, TITLE 42

2000d-2000d-7 Title VI, Civil Rights Act of 1964

UNITED STATES CODE, TITLE 42

2000e-2000e-17 Title VII, Civil Rights Act of 1964 as amended

CODE OF FEDERAL REGULATIONS, TITLE 34

106.1-106.71 Nondiscrimination on the basis of sex in education programs

COURT DECISIONS

Reese v. Jefferson School District, (2001) 208 F.3d 736

Davis v. Monroe County Board of Education, (1999) 526 U.S. 629

Gebser v. Lago Vista Independent School District, (1998) 118 S.Ct. 1989

Nabozny v. Podlesny, (1996, 7th Cir.) 92 F.3d 446

Doe v. Petaluma City School District, (1995, 9th Cir.) 54 F.3d 1447

Oona R.-S. etc. v. Santa Rosa City Schools et al, (1995) 890 F.Supp. 1452

Rosa H. v. San Elizario Ind. School District, (W.D. Tex. 1995) 887 F. Supp. 140, 143

Clyde K. v. Puyallup School District #3, (1994) 35 F.3d 1396

Patricia H. v. Berkeley Unified School District, (1993) 830 F.Supp. 1288

Franklin v. Gwinnet County Schools, (1992) 112 S. Ct. 1028

Kelson v. City of Springfield, Oregon, (1985, 9th Cir.) 767 F.2d 651

Management Resources:

OFFICE OF CIVIL RIGHTS AND NATIONAL ASSOCIATION OF ATTORNEYS GENERAL

Protecting Students from Harassment and Hate Crime: A Guide for Schools, January 1999

OFFICE OF CIVIL RIGHTS’ PUBLICATIONS

Revised Sexual Harassment Guidance, January 2001

Sexual Harassment Guidance, March 1997

WEB SITES

OCR: www.ed.gov/offices/OCR

8/25/04

appendix i: administrative regulation 5145.7 — Sexual Harassment

Sexual harassment is unwelcome conduct of a sexual nature that deprives students of access to educational benefits or opportunities provided by the District and/or that has the purpose or effect of creating a hostile academic environment. Prohibited sexual harassment includes, but is not limited to, unwelcome sexual advances, unwanted requests for sexual favors or other unwanted verbal, visual or physical conduct of a sexual nature made against another person of the same or opposite gender, in the educational setting, when: (Education Code 212.5; 5 CCR 4916)

1. Submission to the conduct is explicitly or implicitly made a term or condition of a student’s academic status or progress;

2. Submission to or rejection of the conduct by a student is used as the basis for academic decisions affecting the student;

3. The conduct has the purpose or effect of having a negative impact on the student’s academic performance, or of creating an intimidating, hostile or offensive educational environment; and,

4. Submission to or rejection of the conduct by the student is used as the basis for any decision affecting the student regarding benefits and services, honors, programs, or activities available at or through any District program or activity.

For purposes of suspension and expulsion, conduct will constitute harassment when, from the perspective of a reasonable person of the same gender as the victim, it is considered to be sufficiently severe or pervasive to have a negative impact upon the victim’s academic performance or to create an intimidating, hostile or offensive educational environment. (Education Code 48900.2) See AR 5144.1 - Suspension and Expulsion/Due Process.

Examples of conduct which are prohibited in the District and which may constitute sexual harassment include, but are not limited to:

1. Unwelcome leering, sexual flirtations or propositions

2. Sexual slurs, epithets, threats, verbal abuse, derogatory comments or sexually degrading descriptions

3. Graphic verbal comments about an individual’s body, or overly personal conversation

4. Sexual jokes, notes, stories, drawings, pictures or gestures

5. Spreading sexual rumors

6. Teasing or sexual remarks about students enrolled in a predominantly single-gender class

7. Massaging, grabbing, fondling, stroking or brushing the body

8. Touching an individual’s body or clothes in a sexual way

9. Purposefully cornering or blocking normal movements

10. Displaying sexually suggestive objects

Notifications

A copy of the District’s sexual harassment policy and regulation shall:

1. Be included in the notifications that are sent to parents /guardians at the beginning of each school year (Education Code 48980; 5 CCR 4917)

2. Be displayed in a prominent location in the main administrative building or other area where notices of District rules, regulations, procedures and standards of conduct are posted (Education Code 231.5)

3. Be provided as part of any orientation program conducted for new students at the beginning of each quarter, semester or summer session (Education Code 231.5)

4. Appear in any school or District publication that sets forth the school’s or District’s comprehensive rules, regulations, procedures and standards of conduct (Education Code 231.5)

5. Be provided to employees and employee organizations

Investigation of Complaints at School

1. The principal or designee shall promptly investigate all complaints of sexual harassment. In so doing, he/she shall talk individually with:

a. The student who is alleging harassment

b. The person accused of harassment

c. Anyone who witnessed the conduct complained of

d. Anyone mentioned as having related information

2. The student who is alleging harassment shall have an opportunity to describe the incident, present witnesses and other evidence of the harassment, and put his/her complaint in writing.

3. The principal or designee shall discuss the complaint only with the people described above. When necessary to carry out his/her investigation or for other good reasons that apply to the particular situation, the principal or designee also may discuss the complaint with the following persons:

a. The Superintendent or designee

b. The parent/guardian of the student who complained

c. If the alleged harasser is a student, his/her parent/guardian

d. A teacher or staff member whose knowledge of the students involved may help in determining who is telling the truth

e. Child protective agencies responsible for investigating child abuse reports

f. Legal counsel for the District

4. When the student who alleged harassment and the alleged harasser so agree, the principal or designee may arrange for them to resolve the complaint informally with the help of a counselor, teacher, administrator or trained mediator. The student who alleged harassment shall never be asked to work out the problem directly with the accused person unless such help is provided and both parties agree.

5. In reaching a decision about the complaint, the principal or designee may take into account:

a. Statements made by the persons identified above

b. The details and consistency of each person’s account

c. Evidence of how the student alleged harassment reacted to the incident

d. Evidence of any past instances of harassment by the alleged harasser

e. Evidence of any past harassment complaints that were found to be untrue

6. To judge the severity of the harassment, the principal or designee may take into consideration:

a. How the misconduct affected one or more students’ education

b. The type, frequency and duration of the misconduct

c. The number of persons involved

d. The age and gender of the person accused of harassment

e. The subject(s) of harassment

f. The place and situation where the incident occurred

g. Other incidents at the school, including incidents of harassment that were not related to gender

7. The principal or designee shall inform both the student who alleged harassment and the accused student of his/her findings, decision, and reasons for the decision. If possible, the findings, decisions, and reasons shall be provided within one week of the time of the initial complaint.

8. The principal or designee shall give the Superintendent or designee a written report of the complaint and investigation. If possible,

the written report shall be provided within two weeks of the initial complaint. If the principal or designee verifies that sexual harassment occurred, this report shall describe the actions taken to end the harassment, address the effects of the harassment on the student harassed, and prevent retaliation or further harassment.

9. Within two weeks after receiving the complaint, the principal or designee shall determine whether or not the student who complained has been further harassed. The principal or designee shall keep a record of this information and shall continue this follow-up, as needed.

Enforcement

The Superintendent or designee shall take appropriate actions to reinforce the District’s sexual harassment policy. As needed, these actions may include any of the following:

1. Notifying Child Protective Services.

2. Notifying parents/guardians of the actions taken.

3. Providing staff inservice and student instruction or counseling.

4. Taking appropriate disciplinary action. In addition, the principal or designee may take disciplinary measures against any person who is found to have made a complaint of sexual harassment which he/she knew was not true.

5. Removing vulgar or offending graffiti.

8/25/04

ScHool climaTE & DiSciPlinE (See pages 28-30). appendices J–l

appendix J: administrative regulation 5144 — Discipline

Site-Level Rules

In developing site-level disciplinary rules, the school shall solicit the participation, views and advice of one representative selected by each of the following groups: (Education Code 35291.5)

1. Parents/guardians

2. Teachers

3. School administrators

4. School security personnel, if any

(cf. 3515.3 - District Police/Security Department)

5. For junior high and high schools, students enrolled in the school

The final version of the rules shall be adopted by a panel comprised of the principal or designee and a representative selected by classroom teachers employed at the school. Each school shall file a copy of its rules with the Superintendent or designee.

The rules shall be consistent with law, Governing Board policy and district regulations. The Board may review, at an open meeting, the approved school discipline rules for consistency with Board policy and state law. (Education Code 35291.5)

Each school shall review its site-level discipline rules at least every four years.

It shall be the duty of each employee of the school to enforce the school rules on student discipline. (Education Code 35291)

Disciplinary strategies provided in Board policy, regulation and law may be used in developing site-level rules. These strategies include but are not limited to:

1. Referral of the student for advice and counseling

(cf. 6164.2 - Guidance/Counseling Services)

2. Discussion or conference with parents/guardians

(cf. 5020 - Parent Rights and Responsibilities)

(cf. 6020 - Parent Involvement)

3. Recess restriction

4. Detention during and after school hours

5. Community service

6. Reassignment to an alternative educational environment

(cf. 6158 - Independent Study)

(cf. 6181 - Alternative Schools)

(cf. 6182 - Opportunity School/Class/Program)

(cf. 6184 - Continuation Education)

(cf. 6185 - Community Day School)

7. Removal from the class in accordance with Board policy, administrative regulation and law

8. Suspension and expulsion

(cf. 5144.1 - Suspension and Expulsion/Due Process)

(cf. 5144.2 - Suspension and Expulsion/Due Process (Students with Disabilities))

Corporal Punishment

Corporal punishment shall not be used as a disciplinary measure against any student. Corporal punishment includes the willful infliction of, or willfully causing the infliction of, physical pain on a student. (Education Code 49001)

For purposes of this policy, corporal punishment does not include an employee’s use of force that is reasonable and necessary to protect the employee, students, staff or other persons or to prevent damage to property or to obtain possession of weapons or other dangerous objects within the control of the student. (Education Code 49001)

(cf. 4158/4258/4358 - Employee Security)

(cf. 5131.7 - Weapons and Dangerous Instruments)

Recess Restriction

A teacher may restrict a student’s recess time when he/she believes that this action is the most effective way to bring about improved behavior, subject to the following conditions:

1. The student shall be given adequate time to use the restroom and get a drink or eat lunch, as appropriate.

2. The student shall remain under a certificated employee’s supervision during the period of restriction.

3. Teachers shall inform the principal of any recess restrictions they impose.

Detention After School

Students may be detained for disciplinary reasons up to one hour after the close of the maximum school day. (5 CCR 353)

If a student will miss his/her school bus on account of being detained after school, or if the student is not transported by school bus, the principal or designee shall notify parents/guardians of the detention at least one day in advance so that alternative transportation arrangements may be made. The student shall not be detained unless the principal or designee notifies the parent/guardian.

In cases where the school bus departs more than one hour after the end of the school day, students may be detained until the bus departs. (5 CCR 307, 353)

Students shall remain under the supervision of a certificated employee during the period of detention.

Students may be offered the choice of serving their detention on Saturday rather than after school.

(cf. 6176 - Weekend/Saturday Classes)

Community Service

As part of or instead of disciplinary action, the Board, Superintendent, principal or principal’s designee may, at his/her discretion, require a student to perform community service on school grounds, or with written permission of the student’s parent/guardian off school grounds, during non-school hours. Such service may include, but is not limited to, community or school outdoor beautification, campus betterment, and teacher, peer or youth assistance programs. (Education Code 48900.6)

This community service option is not available for a student who has been suspended, pending expulsion, pursuant to Education Code 48915. However, if the recommended expulsion is not implemented or the expulsion itself is suspended, then a student may be required to perform community service for the resulting suspension pursuant to this section. (Education Code 48900.6)

Notice to Parents/Guardians and Students

At the beginning of the school year, the Superintendent or designee shall notify parents/guardians, in writing, about the availability of district rules related to discipline. (Education Code 48980)

(cf. 5145.6 - Parental Notifications)

The Superintendent or designee shall also provide written notice of the rules related to discipline to transfer students at the time of their enrollment in the district.

7/14/04

appendix k: board Policy 5144.1 — Suspension and Expulsion/Due Process

The Governing Board has established policies and standards of behavior in order to promote learning and protect the safety and well-being of all students. When these policies and standards are violated, it may be necessary to suspend or expel a student from regular classroom instruction.

(cf. 5144 - Discipline)

Suspended or expelled students shall be excluded from all school-related extracurricular activities during the period of suspension or expulsion.

(cf. 6145 - Extracurricular and Cocurricular Activities)

Except where suspension for a first offense is warranted in accordance with law, suspension shall be imposed only when other means of correction fail to bring about proper conduct. (Education Code 48900.5)

Expulsion is an action taken by the Board for severe or prolonged breaches of discipline by a student. Except for single acts of a grave

Page 19: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

36 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

37

nature, expulsion is used only when there is a history of misconduct, when other forms of discipline, including suspension, have failed to bring about proper conduct, or when the student’s presence causes a continuing danger to him/herself or others. (Education Code 48915)

The grounds for suspension and expulsion and the procedures for considering, recommending and/or implementing suspension and expulsion shall be specified in administrative regulation.

Student Due Process

The Board does not support a zero tolerance approach. The Board shall provide for the fair and equitable treatment of students facing suspension and expulsion by affording them their due process rights under the law. The Superintendent or designee shall comply with procedures for notices and appeals as specified in administrative regulation and law. (Education Code 48911, 48915, 48915.5)

(cf. 5119 - Students Expelled from Other Districts)

(cf. 5144.2 - Suspension and Expulsion/Due Process (Individuals with Disabilities))

On-Campus Suspension Program

The Board recognizes that students who are suspended from school often have no supervision or guidance during the school hours when they are off campus and may fall behind in the coursework. The Board believes that, in many cases, it would be better to manage the student’s behavior by keeping the student at school and providing him/her with supervision that is separated from the regular classroom.

The Superintendent or designee shall establish a supervised in-house suspension program which meets the requirements of law for suspended students who pose no imminent danger or threat at school and for whom an expulsion action has not been initiated.

The Superintendent or designee shall examine alternatives to off-campus suspension and may establish a suspension program which involves progressive discipline during the school day on campus; use of conferences between staff, parents/guardians and students; detention; student study teams or other assessment-related teams; and/or referral to school support services staff. The use of such alternatives does not preclude off-campus suspensions.

Required Parental Attendance

The Board believes that parental involvement plays an important role in the resolution of classroom behavior problems. The Board expects that teachers will communicate with parents/guardians when behavior problems arise.

Whenever a student is removed from a class because he/she committed an obscene act, engaged in habitual profanity or vulgarity, disrupted school activities or otherwise willfully defied valid staff authority, the teacher of the class from which the student was removed may provide that the student’s parent/guardian attend a portion of a school day in that class. After completing the classroom visit and before leaving school premises, the parent/guardian also shall meet with the principal or designee. (Education Code 48900.1)

The Board encourages teachers, before requiring parental attendance, to make reasonable efforts to have the parent/guardian visit the class voluntarily. The teacher also may inform the parent/guardian about available resources and parent education opportunities. Teachers should reserve the option of required parental attendance for cases in which they have determined that it is the best strategy to promote positive interaction between the student and the parent/guardian and to improve classroom behavior.

The teacher shall apply this policy uniformly to all students within the classroom. This policy shall apply only to a parent/guardian who lives with the student. (Education Code 48900.1)

Parental attendance may be requested on the day the student returns to class or within one week thereafter. The principal or designee shall contact any parents/guardians who do not respond to the request to attend school. The Board recognizes that parental compliance with this policy may be delayed, modified or prevented for reasons such as serious illness/injury/disability, absence from town, or inability to get release time from work.

District regulations and school-site rules for student discipline shall include procedures for implementing parental attendance requirements.

Decision Not to Enforce Expulsion Order

On a case-by-case basis, the enforcement of an expulsion order may be suspended by the Board pursuant to the requirements of law.

Legal Reference:

EDUCATION CODE

212.5 Sexual harassment

233 Hate violence reduction

1981 Enrollment of students

17292.5 Program for expelled students

35146 Closed sessions (re suspensions)

35291 Rules (for government and discipline of schools)

35291.5 Rules and procedures on school discipline

48660-48666 Community day schools

48900-48926 Suspension and expulsion

48950 Speech and other communication

49073-49079 Privacy of student records

CIVIL CODE

47 Privileged communication

48.8 Defamation liability

CODE OF CIVIL PROCEDURE

1985-1997 Subpoenas; means of production

GOVERNMENT CODE

11455.20 Contempt

54950-54963 Ralph M. Brown Act (re closed sessions)

HEALTH AND SAFETY CODE

11014.5 Drug paraphernalia

11053-11058 Standards and schedules

LABOR CODE

230.7 Discharge or discrimination against employee for taking time off to appear in school on behalf of a child

PENAL CODE

31 Principal defined

240 Assault defined

241.2 Assault fines

242 Battery defined

243.2 Battery fines

243.4 Sexual battery

245 Assault with deadly weapon

261 Rape defined

266c Unlawful sexual intercourse

286 Sodomy defined

288 Lewd or lascivious acts with child under age 14

288a Oral copulation

289 Penetration of genital or anal openings

417.25-417.27 Laser scope

422.6 Interference with civil rights; damaging property

422.7 Aggravating factors for punishment

422.75 Protected classes

626.2 Entry upon campus after written notice of suspension or dismissal without permission

626.9 Gun-Free School Zone Act of 1995

626.10 Dirks, daggers, knives, razors or stun guns

868.5 Supporting person; attendance during testimony of witness

WELFARE AND INSTITUTIONS CODE

729.6 Counseling

UNITED STATES CODE, TITLE 18

921 Definitions

UNITED STATES CODE, TITLE 20

7151 Gun free schools

COURT DECISIONS

Board of Education of Sacramento City Unified School District v. Sacramento County Board of Education and Kenneth H., (2001) 85 Cal.App.4th 1321

Garcia v. Los Angeles Board of Education (1991) 123 Cal.App.3d 807

Fremont Union High School District v. Santa Clara County Board (1991) 235 Cal. App. 3d 1182

John A. v. San Bernardino School District (1982) 33 Cal. 3d 301, 308

ATTORNEY GENERAL OPINIONS

84 Ops.Cal.Atty.Gen 146 (2001)

80 Ops.Cal.Atty.Gen. 347 (1997)

80 Ops.Cal.Atty.Gen. 91 (1997)

80 Ops.Cal.Atty.Gen. 85 (1997)

Management Resources:

CDE PROGRAM ADVISORIES

0306.96 Expulsion Policies and Educational Placements, SPB 95/96-04

WEB SITES

CDE: www.cde.ca.gov

CSBA: www.csba.org

7/14/04

appendix l: administrative regulation 5144.2 — Suspension & Expulsion/Due Process (Students With Disabilities)

A student identified as an individual with disabilities pursuant to the Individuals with Disabilities Education Act (IDEA) is subject to the same grounds for suspension and expulsion which apply to students without disabilities.

(cf. 5144.1 - Suspension and Expulsion/Due Process)

(cf. 6159.1 - Procedural Safeguards and Complaints for Special Education)

Procedures for Students Not Yet Eligible for Special Education Services

A student who has not been identified as an individual with disabilities pursuant to IDEA and who has violated the district’s disciplinary procedures may assert the procedural safeguards granted under this administrative regulation only if the district had knowledge that the student was disabled before the behavior occurred. (20 USC 1415(k)(8))

The district shall be deemed to have knowledge that the student had a disability if one of the following conditions exists: (20 USC 1415(k)(8); 34 CFR 300.527)

1. The parent/guardian has expressed concern in writing, or orally if the parent/guardian does not know how to write or has a disability that prevents a written statement, that the student is in need of special education or related services.

2. The behavior or performance of the student demonstrates the need for such services, in accordance with 34 CFR 300.7.

3. The parent/guardian has requested an evaluation of the student for special education pursuant to 34 CFR 300.530-300.536.

(cf. 6164.4 - Identification of Individuals for Special Education)

4. The teacher of the student or other district personnel has expressed concern about the behavior or performance of the student to the district’s director of special education or to other personnel in accordance with the district’s established child find or special education referral system.

The district would be deemed to not have knowledge as specified in items #1-4 above if, as a result of receiving such information, the district either conducted an evaluation and determined that the student was not a student with a disability or determined that an evaluation was not necessary and provided notice to the parent/guardian of its determination. (34 CFR 300.527)

If it is determined that the district did not have knowledge that the student was disabled prior to taking disciplinary action against the student, then the student shall be disciplined in accordance with procedures established for students without disabilities. (20 USC 1415(k)(8))

If a request is made for an evaluation of a student during the time period in which the student is subject to disciplinary measures, the evaluation shall be conducted in an expedited manner. Until the evaluation is completed, the student shall remain in the educational placement determined by school authorities. (34 CFR 300.527)

Suspension

The Superintendent or designee may suspend a student with a disability for up to 10 consecutive school days for a single incident of misconduct, and for up to 20 school days in a school year, as long as the suspension(s) do not constitute a change in placement pursuant to 34 CFR 300.519. (Education Code 48903; 34 CFR 300.520)

Services During Suspension

Students suspended for more than 10 school days in a school year shall continue to receive services during the term of the suspension, to the extent necessary to provide the student a free and appropriate public education. (20 USC 1412(a)(1)(A); 34 CFR 300.520)

If a student with disabilities is excluded from school bus transportation, the student is entitled to be provided with an alternative form of transportation at no cost to the student or parent/guardian, provided that transportation is specified in the student’s IEP. (Education Code 48915.5)

(cf. 3541.2 - Transportation for Students with Disabilities)

Interim Alternative Placement Due to Dangerous Behavior

A student with a disability may be placed in an appropriate interim alternative educational setting for up to 45 days when he/she commits one of the following acts: (20 USC 1415(k)(1); 34 CFR 300.520)

1. Carries a weapon, as defined in 18 USC 930, to school or to a school function

2. Knowingly possesses or uses illegal drugs while at school or a school function

3. Sells or solicits the sale of a controlled substance while at school or a school activity as identified in 21 USC 812(c), Schedules I-V

The student’s alternative educational setting shall be determined by the student’s IEP team. (20 USC 1415(k)(2))

A hearing officer may order a change in placement of a student with a disability to an appropriate interim educational setting if the hearing officer: (20 USC 1415(k)(2); 34 CFR 300.521, 300.522)

1. Determines that the district has established by substantial evidence, meaning beyond a preponderance of the evidence, that maintaining the current placement of the student is substantially likely to result in injury to the student or others

2. Considers the appropriateness of the student’s current placement

3. Considers whether the district has made reasonable efforts to minimize the risk of harm in the student’s current placement, including the use of supplementary aids and services

4. Determines that the interim alternative educational setting proposed by school personnel who have met with the student’s special education teacher allows the student to:

a. Progress in the general curriculum and continue to receive those services and modifications, including those described in his/her IEP, to enable the student to meet the goals of the IEP

b. Receive services and modifications designed to address the behavior and ensure that the behavior does not recur

The student may be placed in the interim alternative educational setting for up to 45 days, or until the conclusion of any due process hearing proceedings requested by the parent/guardian. (20 USC 1415(k)(2))

Behavioral Assessment and Intervention Plan

Not later than 10 business days after a student has been suspended for more than 10 school days or placed in an alternative educational setting, the district shall convene an IEP team meeting to conduct a functional behavior assessment and implement a behavioral intervention plan. If the student already has a behavioral intervention plan, the IEP team shall review the plan and modify it as necessary to address the behavior. (20 USC 1415(k)(1); 34 CFR 300.520)

(cf. 6159 - Individualized Education Program)

(cf. 6159.4 - Behavioral Interventions for Special Education Students)

As soon as practicable after developing the behavioral intervention plan and completing the required assessments, the IEP team shall meet to develop appropriate behavioral interventions to address the behavior and shall implement those interventions. (34 CFR 300.520)

Procedural Safeguards/Manifestation Determination

The following procedural safeguards shall apply when a student is suspended for more than 10 consecutive school days, when disciplinary action is contemplated for a dangerous behavior as described above, or when a change of placement is contemplated: (20 USC 1415(k)(4); 34 CFR 300.523)

1. The parents/guardians of the student shall be immediately notified of the decision and provided the procedural safeguards notice pursuant to 34 CFR 300.504 on the day the decision to take action is made.

2. Immediately if possible, but in no case later than 10 school days after the date of the decision, a manifestation determination review shall be made of the relationship between the student’s disability and the behavior subject to the disciplinary action.

At this review, the IEP team and other qualified personnel shall consider, in terms of the behavior subject to the disciplinary action, all relevant information, including: (20 USC 1415(k)(4); 34 CFR 300.523)

a. Evaluation and diagnostic results, including the results or other relevant information supplied by the student’s parents/guardians

b. Observations of the student

c. The student’s IEP and placement

In relationship to the behavior subject to the disciplinary action, the team shall then determine whether the IEP and placement were appropriate and whether supplementary aids, services, and behavioral intervention strategies were provided consistent with the student’s IEP and placement. The team shall also determine that the student’s disability did not impair the ability of the student to understand the impact and consequences of the behavior, nor did it impair his/her ability to control the behavior subject to the disciplinary action. (20 USC 1415(k)(4); 34 CFR 300.523)

If the team determines that the student’s behavior was not a manifestation of his/her disability, then the student may be disciplined in accordance with the procedures for students without disabilities, as long as the student continues to receive services to the extent necessary to provide that student a free and appropriate public education. (20 USC 1415(k)(4); 34 CFR 300.524)

If the team determines that the student’s behavior was a manifestation of his/her disability, then the student’s placement may be changed only via the IEP process. (20 USC 1415(k)(4))

Due Process Appeals

If the parent/guardian disagrees with a decision that the behavior was not a manifestation of the student’s disability or with any decision regarding placement, he/she has a right to appeal the decision. (20 USC 1415(k)(6); 34 CFR 300.525)

If the student’s parent/guardian initiates a due process hearing to challenge the interim alternative educational setting or the manifestation determination, the student shall remain in the interim

alternative setting pending the decision of the hearing officer or the expiration of the 45-day time period, whichever occurs first, unless the parent/guardian and district agree otherwise. (34 CFR 300.526)

If school personnel maintain that it is dangerous for the student to be placed in the current placement (placement prior to removal to the interim alternative education setting), during the pendency of the due process proceedings, the Superintendent or designee may request an expedited due process hearing. (34 CFR 300.526)

Services During Expulsion

Expelled students shall continue to receive services during the term of the expulsion to the extent necessary to provide the student a free and appropriate public education. Any alternative program must provide services to the extent necessary to enable the student to appropriately progress in the general curriculum and appropriately advance toward achieving the goals set out in the student’s IEP. (20 USC 1412(a)(1)(A); 34 CFR 300.121, 300.520)

(cf. 6158 - Independent Study)

(cf. 6185 - Community Day School)

Readmission

Readmission procedures for students with disabilities shall be the same as those used for all students. Upon readmission, an IEP team meeting shall be convened.

Suspension of Expulsion

The Board’s criteria for suspending the enforcement of an expulsion order shall be applied to students with disabilities in the same manner as they are applied to all other students. (Education Code 48917)

Notification to Law Enforcement Authorities

Prior to the suspension or expulsion of any student, the principal or designee shall notify appropriate city or county law enforcement authorities of any student acts of assault which may have violated Penal Code 245. (Education Code 48902)

The principal or designee also shall notify appropriate city or county law enforcement authorities of any student acts which may involve the possession or sale of narcotics or of a controlled substance or possession of weapons or firearms in violation of Penal Code 626.9 and 626.10. (Education Code 48902)

Within one school day after a student’s suspension or expulsion, the principal or designee shall notify appropriate city or county law enforcement authorities, by telephone or other appropriate means, of any student acts which may violate Education Code 48900(c) or (d), relating to the possession, use, offering or sale of controlled substances, alcohol or intoxicants of any kind. (Education Code 48902)

Legal Reference:

EDUCATION CODE

35146 Closed sessions (re suspensions)

35291 Rules (of governing board)

48900-48925 Suspension and expulsion

56000 Special education; legislative findings and declarations

56320 Educational needs; requirements

56321 Development or revision of individualized education program

56329 Independent educational assessment

56340-56347 Individual education program teams

56505 State hearing

PENAL CODE

245 Assault with deadly weapon

626.2 Entry upon campus after written notice of suspension or dismissal without permission

626.9 Gun-Free School Zone Act

626.10 Dirks, daggers, knives, razors or stun guns

UNITED STATES CODE, TITLE 18

930 Weapons

UNITED STATES CODE, TITLE 20

1412 State eligibility

1415 Procedural safeguards

UNITED STATES CODE, TITLE 21

812(c) Controlled substances

UNITED STATES CODE, TITLE 29

706 Definitions

794 Rehabilitation Act of 1973, Section 504

CODE OF FEDERAL REGULATIONS, TITLE 34

104.35 Evaluation and placement

104.36 Procedural safeguards

300.1-300.756 Assistance to states for the education of students with disabilities

COURT DECISIONS

Parents of Student W. v. Puyallup School District, (1994 9th Cir.) 31 F.3d 1489

M.P. v. Governing Board of Grossmont Union High School District, (1994 S.D. Cal). 858 F.Supp. 1044

Honig v. Doe, (1988) 484 U.S. 305

Doe v. Maher, (1986) 793 F.2d 1470

Management Resources:

FEDERAL REGISTER

34 CFR 300.a Appendix A to Part 300 - Questions and Answers

34 CFR 300a1 Attachment 1: Analysis of Comments and Changes

WEB SITES

CDE: www.cde.ca.gov

USDOE: www.ed.gov

8/25/04

Page 20: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

38 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

39

DanH mỤcTrong PHẦn nàY:

lÃnH ĐẠo của ouSD. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .38

nHỮng SỐ ĐiỆn THoẠi cHủ cHỐT của Học kHu . . . . . . . . . . . .39

DanH mỤc cÁc TrƯỜng Học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .39

bẢn ĐỒ cÁc TrƯỜng TỪ lỚP k-5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .44

bẢn ĐỒ cÁc TrƯỜng TỪ lỚP 6 - 12. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .45

Danh mụcPhần này có thông tin về những người làm nên chính sách của OUSD cũng như thông tin liên lạc cho các thành viên Hội đồng giáo dục trường, văn phòng học khu và các trường. Bản đồ cho thấy tất cả các trường công K-12 trong học khu thì nằm trên trang 44-47.

LÃNH ĐẠO OUSD Hội đồng Giáo dụcHội đồng Giáo dục là một bộ phận làm ra chính sách được bầu lên của Học khu Thống nhất Oakland. Trách nhiệm chính của Hội đồng là bảo đảm rằng mỗi học sinh mà Học khu phục vụ được giáo dục tốt và có thành tích học hành cao.

Các buổi họp của Hội đồng Giáo dục thường xảy ra vào ngày thứ tư của tuần lễ thứ hai và tuần lễ cuối cùng của mỗi tháng ở tầng trệt của tòa nhà Paul Robeson Administration Building, 1025 Second Avenue, ở Oakland. Các buổi họp mở cửa cho công chúng theo đạo luật Brown Act, và các quyết định được lưu vào hồ sơ công cộng. Quý vị có thể lấy một cuốn sổ ghi chép trước các buổi họp, cũng như các biên bản của những buổi họp trước, ở trên trang mạng của Học khu www.ousd.k12.ca.us/boardmeetings. Tất cả những buổi họp thường lệ đều được phát hình trên KDOL Kênh 27 hai lần một tuần, tiêu biểu là thứ Sáu lúc 6 p.m. và Chủ nhật lúc 4 p.m.

Các Giám đốcCác thành viên được bầu lên của Hội đồng Giáo dục đại diện cho cùng 7 khu vực như là Hội đồng Thành phố Oakland. Mọi người có thể liên lạc với họ bằng thư qua địa chỉ 1025 Second Ave., Oakland, CA 94606 hay bằng điện thoại số 879-8653.

khu vực 1: Jody london, giám đốc e-mail: [email protected] Các trường: Chabot Elementary, Claremont Middle, Emerson Elementary, Far West High, Hillcrest Elementary, Kaiser Elementary, Oakland Technical High, Peralta Elementary, Piedmont Avenue Elementary, Sankofa Academy, Santa Fe Elementary, TAP Center

khu vực 2: David kakishiba, giám đốc e-mail: [email protected] Các trường: Bella Vista Elementary, Cleveland Elementary, Crocker Highlands Elementary, Dewey Academy, Franklin Elementary, Garfield Elementary, La Escuelita Elementary, Lakeview Elementary, Life Academy, Lincoln Elementary, MetWest High, Neighborhood Centers Adult, Oakland High, Roosevelt Middle

khu vực 3: Jumoke Hinton Hodge, giám đốc e-mail: [email protected] Các trường: Bunche Continuation, EXCEL High, Hoover Elementary, M.L. King Jr. Elementary, Lafayette Elementary, PLACE, Street Academy, Westlake Middle, West Oakland Middle

khu vực 4: gary Yee, chủ tịch e-mail: [email protected] Các trường: Allendale Elementary, Bret Harte Middle, Fruitvale Elementary, Horace Mann Elementary, Joaquin Miller Elementary, Laurel Elementary, New Maxwell Park Elementary, Montera Middle, Montclair Elementary, Redwood Heights Elementary, Sequoia Elementary, Thornhill Elementary

khu vực 5: noel gallo, giám đốc e-mail: [email protected]

Các trường: Ascend Elementary, College Preparatory and Architecture Academy, Edna Brewer Middle, Glenview Elementary, Global Family, International Community, Lazear Elementary, Learning Without Limits Elementary, Mandela High, Manzanita Community, Manzanita SEED, Media College Prep, Think College Now, United for Success Middle, Urban Promise Academy

khu vực 6: chris Dobbins, Phó chủ tịch e-mail: [email protected] Các trường: Burckhalter Elementary, Carl Munck Elementary, Coliseum College Prep Academy (CCPA), Community Day, Community United Elementary, East Oakland Pride Elementary, Frick Middle, Futures Elementary, Greenleaf Elementary, Markham Elementary, Melrose Leadership Academy, Parker Elementary, Roots International Middle, Skyline High

khu vực 7: alice Spearman, giám đốc e-mail: [email protected] Các trường: Acorn Woodland Elementary, Alliance Academy, Barack Obama Academy, Brookfield Elementary, Castlemont Business Information and Technology School (CBITS), East Oakland School of the Arts (EOSA), Edward Shands Adult, Elmhurst Community Prep, EnCompass Academy, Esperanza Elementary, Fred T. Korematsu Discovery Academy, Grass Valley Elementary, Howard Elementary, Leadership Preparatory High, Madison Middle, Marshall Elementary, New Highland Academy, Reach Academy, Rise Community, Rudsdale Continuation, Sobrante Park Elementary, Sojourner Truth Independent Study, Youth Empowerment School (YES)

Giám đốc Học khu Dr. Anthony SmithAnthony “Tony” Smith, Ph.D., được cử vào chức vụ Giám đốc Học khu Thống nhất Oakland ngày 22 tháng 5, 2009, khi Hội đồng Giáo dục có 7 thành viên chọn ông bằng lá phiếu nhất trí. Là một cư dân ở Oakland và là một phụ huynh của trường công lập Oakland, Ông Smith là Giám đốc thường trực đầu tiên được địa

phương bổ nhiệm của Học khu kể từ năm 2003.

Ông Smith là một người kỳ cựu trong phong tráo Cải cách giáo dục vùng Vịnh và là một nhà vô địch cho sự bình đẵng trong các trường. Trước khi về với Học khu Oakland, ông đã phục vụ như là Phó Giám đốc của Học khu San Francisco có 56.000 học sinh từ tháng 11, 2007 tới tháng 6, 2009, đạt được sự khen ngợi rất nhiều của Giám đốc Học khu San Francisco Carlos Garcia và cộng đồng rộng lớn cho công việc của ông trong các lãnh vực đổi mới, giảng dạy và công lý xã hội. Thời gian ông Smith ở San Francisco theo sau những ngày làm Giám đốc Học khu thống nhất Emery (EUSD) ở Emeryville, California. Ông Smith chấp nhận chức vụ hàng đầu trong các trường ở Emeryville khi Hội đồng Giáo dục lấy lại được quyền kiểm soát sau khi tiểu bang cai quản năm 2004. Trước khi lãnh đạo Emery Unified, Ông Smith là Giám đốc của chương trình sáng kiến toàn thành phố Emeryville, với trách nhiệm đặc biệt về Toán, Khoa học, Sáng kiến Kỹ thuật (MSTI), một dự án chung của EUSD, thành phố Emeryville, quỹ Emery Ed Fund và Liên kết vùng Vịnh cho các trường bình đẵng (BayCES). Trong vai trò này, Ông Smith thúc đẩy sự phát triển một chương trình liên bang, tiểu bang, địa phương, xúc tiến chú ý hơn tới tiếng nói của phụ huynh, cộng đồng và giáo viên cũng như việc tạo ra và hổ trợ các trường nhỏ, tự trị, bình đẵng và có chất lượng cao.

Từ năm 1997 tới 2001, Ông Smith phục vụ như là Giám đốc của Academy for Excellence, Equity and Leadership trong giảng dạy và Giám đốc Dự án chuyển tiếp (Transitions Project) ở BayCES, một cơ quan giáo dục bất vụ lợi cống hiến dạy kèm và giúp đỡ kỹ thuật cho các trường và khu vực như là một phần của nổ lực thúc đẩy sự bình đẵng trong giáo dục. Trong những vai trò này, ông chịu trách nhiệm cho việc gây quỹ, quản lý và tài nguyên nhân sự, phát triển học trình, huấn luyện và điều phối, phát triển lãnh đạo, dạy kèm và làm tuổi trẻ tham gia các dự án liên quan tới trường trung học và kiến thức người học Anh ngữ. Ông cũng phát triển các phương thức cho các can thiệp của học khu và liên hệ quản lý giữa UC Berkeley, 6 trường trung học cấp ba California, BayCES, và Hewlett Foundation.

Trước khi gia nhập BayCES, Ông Smith đã làm việc như một cố vấn quản lý cho Growers Produce và một người đánh giá chương trình với An Alliance for Action, một nổ lực để đồng minh với the National Collegiate Athletic

Association (NCAA), những đội thể thao chuyên nghiệp ở Bắc Mỹ, và các tổ chức cộng đồng trong một dự án nhằm giúp đỡ trẻ em bị nguy cơ nào đó.

Năm 1992, Ông Smith nhận bằng B.A. môn Anh ngữ ở University of California, Berkeley, nơi đó ông là đội trưởng của đội bóng và Graduate Assistant Strength and Conditioning Coach trước khi tiếp tục để lấy bằng Master’s và Doctorate Degrees trong Ban Language and Literacy của Cal’s Graduate School of Education năm 1993 và 2002.

Trong hai năm qua, Ông Smith đã dẫn dắt Cộng đồng OUSD trong việc phát triển Community Schools, Thriving Students Strategic Plan (Kế hoạch chiến lược Cộng đồng trường, học sinh phát triển), mà Hội đồng Giáo dục đã nhất trí áp dụng vào tháng 6, 2011. Muốn biết thêm chi tiết về Kế hoạch chiến lược, xin viếng www.thrivingstudents.org.

Ủy viên quản trị của Tiểu bangOUSD được Bộ Giáo dục Bang California cai quản trong 6 năm, bắt đầu trong năm 2003 khi mà khó khăn nghiêm trọng về tài chánh đã buộc Học khu chịu sụ quản lý của tiểu bang để đổi lấy một nợ lớn tiểu bang cho mượn. Trong tháng 7, 2008, sau khi có những bước dài về phục hồi tài chánh và hoạt động, OUSD bắt đầu hoạt động với hai hội đồng cai quản chịu trách nhiệm về chính sách—Bộ Giáo dục tiểu bang và Hội đồng giáo dục Oakland do địa phương bầu lên. Ngưòi được ủy thác của tiểu bang, Carlene Naylor, là đại diện của tiểu bang tượng trưng cho mối quan tâm về tài chánh của tiểu bang trong OUSD. Ủy thác viên này không đóng vai trò trong các hoạt động mỗi ngày của học khu nhưng có quyền phủ quyết trong những quyết định tài chánh mà có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của OUSD. OUSD phải có sự hiện diện của ủy thác viên này cho tới khi trả hết món nợ vay, hay khi Bộ Giáo dục California quyết định là không cần thiết nữa. Muốn biết thêm chi tiết về Ủy thác viên tiểu bang của chúng tôi, xin viếng www.ousd.k12.ca.us/statetrustee, hay liên lạc với Carlene Naylor ở 879-4661 hay [email protected].

SỐ ĐIỆN THOẠI CHỦ CHỐT CỦA HỌC KHUGiám đốc Học khu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8200

Hội đồng Giáo dục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8199

Ủy viên quản trị của Tiểu bang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-4661

Phó Giám đốc Giảng dạy Học khu,

Lãnh đạo & Bình đẵng trong hành động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8156

Phó giám đốc học khu Kinh doanh & Hoạt động. . . . . . . . . . . . . . . . . 879-4622

Nhân viên điều hành Vùng, các trường có lớp K-8 . . . . . . . . . . . . . . 879-2923

Nhân viên điều hành Vùng, các trường trung học cấp ba . . . . . . . . . . 879-8133

Giáo dục nghề nghiệp và Tráng niên (GED, phục hồi tín chỉ) . . . . . . . 273-2300

Văn phòng Lực lượng lao động & Phát triển kinh tế. . . . . . . . . . . . . . 273-2306

Tội phạm giấu tên/Đường dây giúp an toàn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 874-7777

Giáo dục thay thế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 597-4294

Cơ sở & Sân bãi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 535-2717

Trường bán công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 336-7500

Sẵn sàng cho nghề nghiệp & đại học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 273-2369(thực tập sinh, giấy cho phép làm việc, v.v.)

Văn phòng Liên lạc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8242

Khiếu nại/Thanh tra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8685

Đường giây nóng cảnh giác gian trá . . . 888-372-8325, mã số để gọi: alert 270

Hội đồng Tư vấn Học khu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7760

Ủy ban Tư vấn Học viên Anh ngữ Học khu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7760

Giáo dục trẻ thơ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7915

Trẻ đặc biệt (Giáo dục đặc biệt). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8222

Chương trình Công lý trẻ vị thành niên & Chăm sóc . . . . . . . . . . . . . 434-7752

Dịch vụ y tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 874-3750

Hổ trợ Gia đình vô gia cư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7752

Học tập độc lập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-2980

Văn phòng pháp lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8535

Giáo dục di dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7752

Dịch vụ Ẩm thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8344

Cảnh sát (quay số 911 khi khẩn cấp). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 874-7777

Hội đồng Xét xử Kỷ luật học sinh (đuổi học) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7752

Chương trình người tỵ nạn & ẩn náu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7752

An ninh trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 224-8234

Văn phòng ghi danh học sinh & Trắc nghiệm song ngữ . . . . . . . . . . . 434-7780

Hội đồng xét duyệt chuyên cần học sinh (SARB). . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7752

Dịch vụ về Kỷ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8288

Dịch thuật. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7752

Truancy Tip Line . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 879-8172

Translations (Dịch thuật) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 434-7752

Muốn liên hệ một văn phòng không có ở trên hay cần thông tin nào khác, xin gọi số 879-8200.

Quý vị cũng có thể tìm thấy một danh sách các ban chủ chốt của Học khu trong phần thương mại của sách điện thoại của quý vị dưới tên Oakland Public Schools. Trên website của Học khu cũng có danh mục điện thoại và email, www.ousd.k12.ca.us, cùng với nhiều thông tin và hướng dẫn khác kể cả dữ liệu trên mạng cho mỗi trường và cơ hội về công ăn việc làm.

DANH MỤC CÁC TRƯỜNGCác trang sau đây có danh sách thông tin liên lạc của tất cả trường tiểu học, trung học cấp hai và trung học cấp ba ở Học khu Oakland. Trường bán công và trường phụ thì ở trên các trang 40-41.

Cáctrường tiểu họcacorn WooDlanD 1025 81st Avenue, 94621 / Điện thoại: 639-3344 Fax: 639-3346

Vào lúc mà cuốn cẩm nang Phụ huynh này được in ra, ouSD đang ở trong tình trạng nâng cấp hệ thống điện thoại, đòi hỏi phải thay đổi nhiều số điện thoại. công việc trên hệ thống điện thoại này vẫn tiếp tục và số điện thoại ở một vài trường học và ban ngành chúng tôi thường xuyên thay đổi. quý vị có thể tìm thấy số điện thoại mới nhất trên website của chúng tôi ở địa chỉ: www.ousd.k12.ca.us/phonenumbers.

ĐƯỜng DÂY nÓng cẢnH bÁo gian TrÁGần như mỗi tổ chức đều là nạn nhân của sự gian trá, cướp đi của họ nhiều ngàn đô la của những tài nguyên quý báu mỗi năm. Những lời khuyên nặc danh, tín cẩn là phương pháp thông thường nhất trong việc khám phá ra gian trá và sự khám phá sớm sủa này sẽ làm giảm mất mát.

Đường dây nóng cảnh báo gian trá song ngữ (Anh ngữ va Tây Ban Nha) miễn phí và website giấu tên là những phương tiện tín cẩn và an toàn cho bất cứ ai trong cộng đồng OUSD muốn xúc tiến cư xử đạo đức, ngăn ngừa gian trá và báo cáo hành động gian trá và đáng nghi. Tất cả mọi báo cáo đều được giữ kín và giấu tên.

• OUSD’s Fraud Alert Hotline, mã số truy cập là alert270. Cần có mã số này để báo cáo sự việc được xem là gian trá.

• Muốn truy cập Fraud Alert Hotline bằng điện thoại, hãy quay số 1-888-372-8325.

• Muốn báo cáo gian trá hay ngược đãi bằng thư, thì hãy gởi thông tin tới Fraud Alert, PO Box 220, La Verne, CA 91750.

• Muốn báo cáo gian trá hay ngược đãi trên mạng, xin tới www.1888fraudalert.com.

Page 21: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

40 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

41

allEnDalE 3670 Penniman Avenue, 94619 / Điện thoại: 535-2812 Fax: 535-2815

aScEnD (k-4, 6-8) 3709 East 12th Street, 94601 / Điện thoại: 879-3140 Fax: 534-7377

bElla ViSTa 1025 East 28th Street, 94610 / Điện thoại: 436-4900 Fax: 436-4925

briDgES acaDEmY @ mElroSE 1325 53rd Avenue, 94601 / Điện thoại: 535-3876 Fax: 535-3875

brookfiElD 401 Jones Avenue, 94603 / Điện thoại: 879-1030 Fax: 879-2899

burckHalTEr3994 Burckhalter Avenue, 94605 / Điện thoại: 729-7700 Fax: 729-7703

carl munck11900 Campus Drive, 94619 / Điện thoại: 531-4900 Fax: 531-4920

cHaboT6686 Chabot Road, 94618 / Điện thoại: 654-4884 Fax: 654-4135

clEVElanD745 Cleveland Street, 94606 / Điện thoại: 879-1080 Fax: 879-1089

communiTY uniTED @ lockWooD (k-5) 6701 International Boulevard, 94621 / Điện thoại: 879-1340 Fax: 879-1349

crockEr HigHlanDS525 Midcrest Road, 94610 / Điện thoại: 451-5900 Fax: 451-5905

EaST oaklanD PriDE @ WEbSTEr (k-5) 8000 Birch Street, 94621 / Điện thoại: 636-8217 Fax: 636-8220

EmErSon4803 Lawton Avenue, 94609 / Điện thoại: 654-7373 Fax: 654-7360

EncomPaSS acaDEmY1025 81st Avenue, 94621 / Điện thoại: 879-0207 Fax: 879-0209

ESPEranZa @ STonEHurST 10315 E. Street, 94603 / Điện thoại: 639-3367 Fax: 639-3370

franklin915 Foothill Boulevard, 94606 / Điện thoại: 874-3354 Fax: 874-3358

frED T. korEmaTSu DiScoVErY acaDEmY @ STonEHurST 10315 E. Street, 94603 / Điện thoại: 639-3377 Fax: 639-3380

fruiTValE3200 Boston Avenue, 94602 / Điện thoại: 535-2840 Fax: 535-2843

fuTurES @ lockWooD (k-5) 6701 International Boulevard, 94621 / Điện thoại: 636-0520 Fax: 879-1349

garfiElD1640 22nd Avenue, 94606 / Điện thoại: 535-2857 Fax: 535-2861

glEnViEW4215 La Cresta Avenue, 94602 / Điện thoại: 531-6677 Fax: 531-6668

global familY @JEffErSon (k-5) 2035 40th Avenue, 94601 / Điện thoại: 879-1280 Fax: 536-4470

graSS VallEY 4720 Dunkirk Avenue, 94605 / Điện thoại: 636-4653 Fax: 636-4655

grEEnlEaf @ WHiTTiEr (k-5) 6328 East 17th Street, 94621 / Điện thoại: 636-1400 Fax: 636-1411

HillcrEST (k-8) 30 Marguerite Drive, 94618 / Điện thoại: 879-1270 Fax: 874-3354

HooVEr890 Brockhurst Street, 94608 / Điện thoại: 879-1700 Fax: 879-1704

HoracE mann5222 Ygnacio Avenue, 94601 / Điện thoại: 879-1360 Fax: 535-1355

HoWarD8755 Fontaine Street, 94605 / Điện thoại: 639-3244 Fax: 639-3246

inTErnaTional communiTY 2825 International Blvd, 94601 / Điện thoại: 532-5400 Fax: 532-5464

Joaquin millEr 5525 Ascot Drive, 94611 / Điện thoại: 531-6688 Fax: 531-6667

kaiSEr 25 South Hill Court, 94618 / Điện thoại: 549-4900 Fax: 549-4904

la EScuEliTa 1100 3rd Avenue, 94606 / Điện thoại: 874-7762 Fax: 874-7764

lafaYETTE1700 Market Street, 94607 / Điện thoại: 879-1290 Fax: 879-1299

lakEViEW746 Grand Avenue, 94610 / Điện thoại: 879-1300 Fax: 879-1309

laurEl3750 Brown Avenue, 94619 / Điện thoại: 531-6868 Fax: 531-6725

laZEar824 29th Avenue, 94601 / Điện thoại: 535-3844 Fax: 535-3847

lEarning WiTHouT limiTS@ JEffErSon (k-5) 2035 40th Avenue, 94601 / Điện thoại: 879-1282 Fax: 879-1289

lincoln225 11th Street, 94607 / Điện thoại: 874-3372 Fax: 874-3375

manZaniTa communiTY ScHool 2409 East 27th Street, 94601 / Điện thoại: 879-1370 Fax: 535-2825

manZaniTa SEED 2409 East 27th Street, 94601 / Điện thoại: 535-2832 Fax: 535-2834

markHam7220 Krause Avenue, 94605 / Điện thoại: 639-3202 Fax: 639-3206

marSHall3400 Malcolm Avenue, 94605 / Điện thoại: 639-3275 Fax: 639-3278

marTin luTHEr king, Jr. 960 10th Street, 94607 / Điện thoại: 874-3381 Fax: 874-3388

maXWEll Park inTErnaTional acaDEmY 4730 Fleming Avenue, 94619 / Điện thoại: 879-1390 Fax: 879-1399

mElroSE lEaDErSHiP acaDEmY@ SHErman (k, 6-8) 5328 Brann Street 94619 / Điện thoại 535-3832 Fax: 535-3838

monTclair1757 Mountain Boulevard, 94611 / Điện thoại 339-6100 Fax: 339-6105

nEW HigHlanD acaDEmY 8521 A Street, 94621 / Điện thoại: 729-7723 Fax: 729-7725

ParkEr7929 Ney Avenue, 94605 / Điện thoại: 879-1440 Fax: 879-1449

PEralTa460 63rd Street, 94609 / Điện thoại: 879-1450 Fax: 879-1459

PiEDmonT aVEnuE 4314 Piedmont Avenue, 94611 / Điện thoại: 654-7377 Fax: 654-7309

PlacE @ PrEScoTT 920 Campbell Street, 94607 / Điện thoại: 874-3333 Fax: 874-3337

rEacH acaDEmY 9860 Sunnyside Street, 94603 / Điện thoại: 879-1100 Fax: 879-1109

rEDWooD HEigHTS 4401 39th Avenue, 94619 / Điện thoại: 531-6644 Fax: 531-6616

riSE @ HigHlanD 8521A Street, 94621 / Điện thoại: 729-7732 Fax: 729-7734

Sankofa581 61st Street, 94609 / Điện thoại: 654-7787 Fax: 654-7715

SanTa fE 915 54th Street, 94608 / Điện thoại: 654-7372 Fax: 654-7629

SEquoia3730 Lincoln Avenue, 94602 / Điện thoại: 531-6696 Fax: 531-6611

SobranTE Park 470 El Paseo Drive, 94603 / Điện thoại: 626-7917 Fax: 636-7920

THink collEgE noW 2825 International Boulevard, 94601 / Điện thoại: 532-5500 Fax: 532-5551

THornHill5880 Thornhill Drive, 94611 / Điện thoại: 339-6800 Fax: 339-6801

Các trường trung học cấp haialliancE acaDEmY @ ElmHurST 1800 98th Avenue, 94603 / Điện thoại: 639-2893 Fax: 639-3387

brET HarTE 3700 Coolidge Avenue, 94602 / Điện thoại: 531-6400 Fax: 482-7272

clarEmonT5750 College Avenue, 94618 Điện thoại: 654-7337 Fax: 654-7341

coliSEum collEgE PrEP @ HaVEnScourT (6-10) 1390 66th Avenue, 94621 / Điện thoại: 639-3201 Fax: 639-3214

EDna brEWEr 3748 13th Avenue, 94610 / Điện thoại: 531-6600 Fax: 531-6626

ElmHurST communiTY PrEP @ ElmHurST 1800 98th Avenue, 94603 / Điện thoại: 639-2888 Fax: 639-2891

frick2845 64th Avenue, 94605 / Điện thoại: 729-7736 Fax: 729-7739

maDiSon400 Capistrano Drive, 94603 / Điện thoại: 636-2701 Fax: 636-2704

mElroSE lEaDErSHiP acaDEmY @ SHErman (k, 6-8) 5328 Brann Street 94619 / Điện thoại: 535-3832 Fax: 535-3838

monTEra5555 Ascot Drive, 94611 / Điện thoại: 531-6070 Fax: 531-6354

rooSEVElT1926 19th Avenue, 94606 / Điện thoại: 879-2120 Fax: 879-2129

rooTS inTErnaTional @ HaVEnScourT 1390 66th Avenue, 94621 / Điện thoại: 639-3226 Fax: 639-3214

uniTED for SuccESS @ SimmonS 2101 35th Avenue, 94601 / Điện thoại: 879-1494 Fax: 879-1493

urban PromiSE acaDEmY 3031 East 18th Street, 94601 / Điện thoại: 436-3636 Fax: 436-3638

WESTlakE2629 Harrison Street, 94612 / Điện thoại: 879-2130 Fax: 879-7170

WEST oaklanD miDDlE ScHool @ loWEll (6,7) 991 14th Street, 94607 / Điện thoại: 879-2093 Fax: 879-8012

Các trường trung học cấp bacaSTlEmonT HigH ScHool 8610 MacArthur Boulevard, 94605 / Điện thoại: 879-3010

frEmonT HigH ScHool4610 Foothill Boulevard, 94601 / Điện thoại: 434-5257 Fax: 434-5299

lifE acaDEmY 2101 35th Avenue, 94601 / Điện thoại: 534-0282 Fax: 534-0283

mcclYmonDS HigH ScHool 2607 Myrtle Street, 94607 / Điện thoại: 879-3033 Fax: 879-3039

oaklanD HigH 1023 MacArthur Boulevard, 94610 / Điện thoại: 879-3040 Fax: 879-3049

oaklanD TEcHnical 4351 Broadway, 94611 / Điện thoại: 879-3050 Fax: 879-3059

SkYlinE 12250 Skyline Boulevard, 94619 / Điện thoại: 879-3060 Fax: 879-3069

YouTH EmPoWErmEnT ScHool (YES) 8251 Fontaine Street, 94605 / Điện thoại: 729-4303 Fax: 569-7042

alternative Schools of choice

far WEST (9-12) 5263 Broadway Terrace, 94618 / Điện thoại: 654-7116 Fax: 654-7157

mETWEST314 East 10th Street, 94606 / Điện thoại: 879-0235 Fax: 879-0235

oaklanD inTErnaTional HigH (9-11) 353 4521 Webster Street, 94609 / Điện thoại: 879-2142 Fax: 879-2143

STrEET acaDEmY 417 29th Street, 94609 / Điện thoại: 874-3630 Fax: 874-3633

Trường giáo dục tiếp tụcbuncHE conTinuaTion ScHool 1240 18th Street, 94607 / Điện thoại: 874-3300 Fax: 874-3305

DEWEY acaDEmY (9-12) 1111 Second Avenue, 94606 / Điện thoại: 874-3660 Fax: 874-3661

ruDSDalE conTinuaTion (9-12) 1180 70th Avenue, 94621 / Điện thoại: 636-7992 Fax: 636-7996

additional alternative Education

barack obama acaDEmY (7,8) 9736 Lawlor Street, 94605 / Điện thoại: 729-7713 Fax: 729-7715

communiTY DaY ScHool (6-8) (9-12) 333 4917 Mountain Boulevard, 94619 / Điện thoại: 879-8450 Fax: 879-9988

gaTEWaY To collEgE aT lanEY collEgE 900 Fallon St. Rm. A-205, 94607 / Điện thoại: 986-6941

HomE & HoSPiTal Program 920 -53rd Street, 94608 / Điện thoại: 879-2140 Fax: 879-2146

SoJournEr TruTH inDEPEnDEnT STuDY (k-12) 8251 Fontaine Street, 94605 / Điện thoại: 729-4308 Fax: 636-4701

TEmPorarY alTErnaTiVE PlacEmEnT cEnTEr (TaP) (6-12) 581 – 61st Street, 94609 / Điện thoại: 597-4900 Fax: 597-4938

Giáo dục Tuổi Thơ (Early Childhood Education)Ban Giáo dục tuổi thơ cung cấp một chương trình giáo dục tuổi thơ mẫu cho các học sinh trước tuổi đến trường có độ tuổi từ 3 tới 5 và một chương trình sau giờ học cho trẻ từ mẫu giáo tới lớp 3. Chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể, tình cảm, xã hội và giáo dục của mỗi trẻ. Hiện nay, chúng tôi phục vụ 1,800 trẻ trước tuổi đến trường tại 31 trường và 800 trẻ trong độ tuổi đi học trong các chương trình sau giờ học ở 22 địa điểm lân cận các trường tiểu học của OUSD. Ngoài việc thúc đẩy thành đạt của học sinh, chương trình chúng tôi nhằm cuntg cấp giữ trẻ để phụ huynh có cơ hội có việc làm và/hay theo đuổi học hành hay huấn luyện nghề nghiệp.

Các chương trình cho trẻ trước tuổi đi học nửa ngày và trọn ngày thì nhằm hổ trợ một sự chuyển tiếp liền lạc từ nhà trẻ tới mẫu giáo cho trẻ nhỏ, gia đình và nhân viên. Các chương trình tập đọc tập viết và toán khai tâm thì ăn khớp với học trình K–3 của OUSD để cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết để thành công. Mục tiêu chúng tôi là làm cho trẻ mẫu giáo sẵn sàng nắm vững các tiêu chuẩn mẫu giáo và duy trì được sự nhiệt tình học hành của các em suốt mọi cấp lớp. .

Những trẻ trong độ tuổi đi học của chúng tôi nhận được các kinh nghiệm học hành cụ thể, bổ sung cho chương trình giảng dạy và được trình bày trong môi trường nuôi dưỡng và có cấu trúc của sau giờ học. Điều quan trọng cho chúng tôi là chương trình chúng tôi giúp trẻ có lòng tự tin và cải thiện thành công ở trường bằng cách cung cấp một môi trường học hành bổ sung và hổ trợ. Chúng tôi cố gắng gia tăng thành đạt trong học hành bằng cách làm theo tiêu chuẩn, học trình, giảng dạy và đánh giá để đáp ứng mục tiêu của Học khu cho tất cả trẻ biết đọc, biết viết, giao tiếp và tính toán theo cấp lớp vào cuối lớp ba.

Xin liên lạc với từng trường để biết thêm chi tiết (xem thông tin liệt kê dưới đây). Quý vị cũng có thể gọi văn phòng ghi danh của chúng tôi (Enrollment

Page 22: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

42 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

43

Center) số 434-7915 nếu quý vị muốn biết thêm về các chương trình của chúng tôi và tiến trình ghi danh.

acorn WooDlanD 1025 81st Avenue, 94621 / Điện thoại: 635-1997 Fax: 879-0198

allEnDalE3670 Penniman Ave, Rm 1, 94619 / Điện thoại: 879-1018 Fax: 879-1018

alicE STrEET 250 17th Street, 94612 / Điện thoại: 874-7753 Fax: 874-7755

arroYo ViEJo 1895 78th Avenue, 94621 / Điện thoại: 879-0802 Fax: 879-0804

bElla ViSTa 2410 10th Avenue, 94606 / Điện thoại: 535-2808 Fax: 535-2811

briDgES acaDEmY 1325 53rd Avenue 94601 / Điện thoại: 535-3876 Fax: 535-3875

brookfiElD401 Jones Avenue, 94603 / Điện thoại: 879-0806 Fax: 879-2899

cEnTro infanTil DE la raZa 2660 E 16th Street, 94601 / Điện thoại: 535-2802 Fax: 535-2803

cEnTro infanTil annEX 314 E 10th Street, 94606 / Điện thoại: 874-7748 Fax: 874-7750

coX9860 Sunnyside Street, 94603 / Điện thoại: 879-2816 Fax: 879-2816

EmErSon4801 Lawton Avenue, 94609 / Điện thoại: 654-7760 Fax: 654-7757

fruiTValE3200 Boston Avenue, 94602 / Điện thoại: 535-2825 Fax: 535-2825

golDEn gaTE 6232 Herzog Street, 94608 / Điện thoại: 654-7741 Fax: 654-7698

H.r .Tubman 800 33rd Street, 94608 / Điện thoại: 654-7890 Fax: 654-7896

HigHlanD1322 86th Avenue, 94621 / Điện thoại: 636-8214 Fax: 636-8216

HinTil kuu ca 11850 Campus Drive, 94619 / Điện thoại: 531-8400 Fax: 531-8405

HoWarD8755 Fontaine Street, 94605 / Điện thoại: 639-3262 Fax: 639-3262

inTErnaTional 2825 International Blvd., 94601 / Điện thoại: 532-7267 Fax: 261-2024

JEffErSon1975 40th Avenue, 94601 / Điện thoại: 535-3871 Fax: 535-3873

lakEViEW746 Grand Avenue, 94610 / Điện thoại: 879-0857 Fax: 879-2969

laurEl3825 California Street, 94619 / Điện thoại: 531-6226 Fax: 531-6270

lockWooD 1125 69th Avenue, 94621 / Điện thoại: 639-2884 Fax: 639-2886

lockWooD PrE-k 6701 East 14th Street, 94621 / Điện thoại: 879-0827 Fax: 879-2617

manZaniTa2618 Grande Vista, 94601 / Điện thoại: 535-2804 Fax: 535-2807

m.l.king, Jr. 960A 12th Street, 94607 / Điện thoại: 874-3392 Fax: 874-3391

ParkEr7901 Ney Avenue, 94605 / Điện thoại: 639-3272 Fax: 639-3269

PiEDmonT aVEnuE 86 Echo Avenue, 94611 / Điện thoại: 879-0832 Fax: 879-1808

SanTa fE 5380 Adeline Street, 94608 / Điện thoại: 654-7555 Fax: 654-7658

SEquoia 3730 Lincoln Avenue, 94602 / Điện thoại: 482-7219 Fax: 531-5655

STonEHurST901 105th Avenue, 94603 / Điện thoại: 639-3382 Fax: 639-3385

WEbSTEr acaDEmY 7980 Plymouth Street, 94621 / Điện thoại: 879-0842 Fax: 879-2639

Yuk Yau 291 10th Street, 94607 / Điện thoại: 874-7759 Fax: 874-7761

Yuk Yau annEX 314 East 10th Street, 94606 / Điện thoại: 874-7756 Fax: 874-7758

Giáo dục phụalTErnaTiVE EDucaTion officE 4521 Webster, 94609 • Điện thoại: 879-2140 • Fax: 879-4094

barack obama acaDEmYGrades: 6–8 9736 Lawlor Street, 94605 • Điện thoại: 879-1357 • Fax: 879-2983

buncHE conTinuaTion ScHool / grades: 11–12 1240 18th Street, 94607 • Điện thoại: 879-1730 • Fax: 879-1739

communiTY DaY ScHool / grades: 6–12 4917 Mountain Boulevard, 94619 • Điện thoại: 879-8450 • Fax: 879-2861

DEWEY acaDEmY / grades: 9–12 1111 Second Avenue, 94606 • Điện thoại: 879-3100 • Fax: 879-3109

HomE & HoSPiTal Program 920 53rd Street, 94608 • Điện thoại: 879-2904 • Fax: 879-4094

SoJournEr TruTH inDEPEnDEnT STuDY / grades: k–12 8251 Fontaine Street, 94605 • Điện thoại: 879-2980 • Fax: 879-2989

ruSDalE conTinuaTion ScHool / grades: 9–121180 70th Avenue, 94621 • Điện thoại: 879-4237 • Fax: 879-4243

STrEET acaDEmY / grades: 9–12 417 29th Street, 94609 • Điện thoại: 879-3130 • Fax: 879-3139

TEmPorarY alTErnaTiVE PlacEmEnT (TaP) cEnTEr / grades: 6–12 581 61st Street, 94609 Điện thoại: 597-4900• Fax: 597-4919

Chương trình cho trẻ đặc biệt (Giáo dục đặc biệt)SPEcial EDucaTion officE 2850 West Street, 94608 • Điện thoại: 879-8222 • Fax: 879-8529

PrEScHool DiagnoSTic cEnTEr 3550 64th Avenue, 94605 • Điện thoại: 879-8829 • Fax: 879-3074

carEEr TranSiTion SErVicES 2850 West Street, 94608 • Điện thoại: 879-8829 • Fax: 879-8899

HillSiDE acaDEmY / grades: 7–12 8350 Hillside Street, 94605 • Điện thoại: 879-2200 • Fax: 879-2208

Giáo dục tráng niên và nghề nghiệpoakland adult and career Education (oacE) administrative offices 2607 Myrtle Street, 94607 • Điện thoại: 879-3036 • Fax: 452-2077

Các trường bán côngachieve academy (4-5) 1700 28th Ave. / Điện thoại: 904-6440 Fax: 904 -6761

american indian Public charter School (5-8) 3637 Magee Ave. / Điện thoại: 482- 6000 Fax: 482- 6002

american indian Public charter School ii (6-8) 171 12th Street / Điện thoại: 482 6000 Fax: 482 6002

american indian Public High School (9- 12) 3626-3628 35th Ave. / Điện thoại: 482- 6000 Fax: 482- 6002

ariSE High School (9- 12) 3301 E. 12th Street, Ste. 205 / Điện thoại: 436- 5487 Fax: 436- 5493

bay area Technology School (6- 11) 4521 Webster St. / Điện thoại: 645- 9932 Fax: 645-9934

berkley maynard academy (k- 7) 6200 San Pablo Ave. / Điện thoại: 658- 2900 Fax: 658- 1013

civicorps Elementary School (k- 4) 1086 Alcatraz Ave. / Điện thoại: 420 3701 Fax: 420 3703

civicorps middle School (5) 1086 Alcatraz Ave. / Điện thoại: 420- 3701 Fax: 420- 3703

civicorps academy (12/adults) 101 Myrtle St. / Điện thoại: 992- 7855 Fax: 992- 7950

coVa conservatory of Vocal/instrumental arts (k- 8) 3800 Mountain Blvd. / Điện thoại: 339-2961 Fax: 531- 9434

East oakland leadership academy (k- 8) 2614 Seminary Ave. / Điện thoại: 562- 5238 Fax: 562 -5239

East oakland leadership academy High (9- 10) 5856 Foothill Blvd. / Điện thoại: 562- 5238 Fax: 562- 5239

Education for change at cox Elementary (k- 5) 9860 Sunnyside St. / Điện thoại: 904- 6300 Fax: 904- 6377

ErES academy (k- 8) 1936 Courtland Ave. / Điện thoại: 436-9760 Fax: TBD

kiPP bridge charter academy (5 -8) 991 14th Street / Điện thoại: 879- 2421 Fax: 879- 3182

lighthouse community charter School (k- 8) 345 12th St. at Webster / Điện thoại: 562- 8801 Fax: 271- 8803

lighthouse community charter High School (9-12) 1600 Broadway / Điện thoại: 562-8225 Fax: 271- 8803

lPS college Park (9- 12) 8601 MacArthur Blvd. / Điện thoại: 633- 0750 Fax: 291- 9783

millsmont academy (k- 5) 3200 62nd Ave. / Điện thoại: 638-9445 Fax: 638-0744

millsmont academy Secondary (6- 11) 8030 Atherton St. / Điện thoại: 562- 8030 Fax: 562- 8013

monarch academy (k- 5) 1445 101st Ave. / Điện thoại: 568- 3101 Fax: 568- 3521

north oakland community charter School (k- 7) 1000 42nd St. / Điện thoại: 655- 0540 Fax: 655- 1222

oakland aviation High School (9- 12) 7850 Earhart Road (OAK) / Điện thoại: 633- 6375 Fax: 633- 8351

oakland charter academy (6- 8)3001 International Blvd. / Điện thoại: 532- 6751 Fax: 532- 6753

oakland charter academy High School (9- 10) 171 12th Street / Điện thoại: 532-6751 Fax: 532-6753

oakland military institute, college Prep. academy (6- 12) 3877 Lusk St. / Điện thoại: 594- 3900 Fax: 597- 9886

oakland School for the arts (6- 12) 1800 San Pablo Ave. (Moving: 1970 Broadway-Fox Theater) / Điện thoại: 873-8800 Fax: 873- 8816

oakland unity High School (9- 12) 6038 Brann St. / Điện thoại: 635-7170 Fax: 635 -3830

reems (E.c.) academy of Technology & art (k- 8) 8425 MacArthur Blvd. / Điện thoại: 729-6635 Fax: 562- 9539

Wilson (lionel) college Preparatory academy (9- 12) 400 105th Ave. / Điện thoại: 635-7737 Fax: 635-7727

World academy (k- 3) 1700 28th Ave. / Điện thoại: 904-6400 Fax: 904-6763

cÁc TrƯỜng bÁn cÔng Các trường bán công được thiết lập theo luật California năm 1992 như là trường công được chọn lựa. So với các trường công khác, thì họ được tự trị nhiều hơn trong hoạt động để đánh đổi lại trách nhiệm nhiều hơn trong kết quả học tập của họ. Phụ huynh sinh sống ở California có thể lựa chọn ghi danh con họ vào bất cứ trường bán công nào ở California nếu có chỗ trống hay có thể rút tên ra nếu không hài lòng, bất kể họ sống trong thành phố nào.

Giống như tất cả các trường công lập, các trường bán công có thể không tính tiền học phí, dạy học trình tôn giáo, hay vi phạm dân quyền của bất cứ ai trong các hoạt động của họ. Mỗi trường bán công mà Học khu Oakland cho phép hoạt động có một bản thỏa hiệp (hiến chương) với học khu mô tả những cầp lớp nào mà họ có dạy, trường sẽ cung cấp cơ hội học tập cho học sinh như thế nào và Học khu sẽ đo lường thành công của họ như thế nào. Hiệu trưởng trường bán công hay giám đốc làm hầu hết các quyết định hàng ngày ở trường, tham khảo với giáo viên và phụ huynh. Nhưng ban quản trị của trường bán công thì chịu trách nhiệm tối hậu cho những gì xảy ra ở trường.

Khoảng 8.000 học sinh theo học các trường bán công ở Oakland. Không có trường nào giống trường nào. Nếu quý vị tính cho con học ở một trường bán công thì hãy cố viếng trường khi đang học. Phỏng vấn lãnh đạo trường, phụ huynh và học sinh. Xem lại tài liệu thỏa hiệp của trường. Quyết định coi xem trường có thích hợp cho quý vị hay con quý vị không. Muốn biết thêm chi tiết về sự giám sát trường bán công, xin liên lạc với Office of Charter Schools số 879-8349.

Page 23: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

44 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

45

Page 24: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

46 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

47

Page 25: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

TEA

R O

FFTEA

R O

FF✂✂

✂✂

OAKLAND UNIFIED SCHOOL DISTRICT • 1025 SECOND AVENUE OAKLAND, CA 94606-2212

www.ousd .k12 .ca .us

MẪU ĐƠN XIN KHÔNG THAM GIA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG (MEDIA OPT-OUT FORM)

Xin ký tên và gởi trả lại mẫu đính kèm chỉ khi nào quý vị KHÔNG muốn con quý vị chụp hình hay quay phim bởi các phương tiện truyền thông phát thanh phát hình hay tổ chức khác để in ấn, lên TV, phim hay Internet. Kính gởi Quý vị Phụ huynh hay Giám hộ, Có nhiều lúc trường chúng tôi có thể là đối tượng của truyền thanh truyền hình. Ký giả báo chí, nhiếp ảnh gia và/hay đoàn làm phim của đài radio, TV, báo chí có thể muốn phỏng vấn, chụp hình hay quay phim con quý vị khi liên quan tới trường hay học sinh chúng tôi. Tên, lớp của con quý vị có thể có trong báo cáo. Lớp học cũng có thể tham gia hội nghị video trên Internet. Trường chúng tôi cũng có thể được viếng thăm bởi các tổ chức cộng đồng và cộng tác viên, là những người cung cấp dịch vụ cho học sinh. Những tổ chức và cộng tác viên này có thể muốn chụp hình con quý vị và dùng hình đó và/hay tên con quý vị và tên trường trong các xuất bản và tài liệu thông tin của họ. Chúng tôi cố gắng tôn trọng yêu cầu của quý vị. Tuy nhiên, xin quý vị nhớ rằng có những trường hợp mà con quý vị bị chụp hình hay quay phim ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Xin quý vị thảo luận ý muốn của quý vị với cháu để cháu biết là quý vị không muốn cho cháu chụp hình hay quay phim. XIN QUÝ VỊ KÝ TÊN VÀ GỞI TRẢ VỀ PHIẾU NÀY CHO TRƯỜNG CỦA CON QUÝ VỊ, chỉ khi nào quý vị không muốn con mình bị chụp hình hay quay phim.

� TÔI KHÔNG muốn con tôi bị chụp hình hay quay phim bởi các nhân viên của phương tiện truyền thông, tổ chức hay cơ quan ở trường để in ấn ra hay lên Internet, làm phim tài liệu, phim, hay video nếu như trường có thể ngăn cản việc này. Tên học sinh

Tên phụ huynh/Giám hộ viết chữ in

Ngày

Số điện thoại của Phụ huynh/Giám hộ

OAKLAND UNIFIED SCHOOL DISTRICT • 1025 SECOND AVENUE OAKLAND, CA 94606-2212

www.ousd .k12 .ca .us

YÊU CẦU THÔNG BÁO VIỆC DÙNG THUỐC DIỆT TRÙNG CÁ NHÂN

� Tôi muốn đuợc thông báo trước mỗi khi trường sử dụng thuốc diệt trùng. Tôi hiểu rằng thông báo này sẽ được gởi về nhà qua email hay qua tay con tôi, hay do một nhân viên trường, ít nhất 72 giờ trước khi sử dụng thuốc. Xin viết chữ in rõ ràng: Trường Tên phụ huynh/giám hộ hay nhân viên trườngr: Tên học sinh và lớp học hay số phòng của học sinh : Địa chỉ: Điện thoại ban ngày: Điện thoại ban đêm: Tôi thích được liên lạc bằng Email ở địa chỉ: Chữ ký: Ngày: Ghi chú cho Giám hiệu trường: Xin lập hồ sơ trong văn phòng trường và tạo nên sổ đăng ký chính của mình. Một khi quý vị nhận được thông báo của bất kỳ việc sử dụng thuốc diệt trùng nào theo kế hoạch thì quý vị thông báo cho tất cả mọi người trong sổ đăng ký của mình ít nhất 72 tiếng đồng hồ trước. Quý vị có thể tìm thấy thêm thông tin về các thuốc diệt trùng này và việc sử dụng thuốc ở website của Ban Điều lệ Thuốc diệt trùng California: www.cdpr.ca.gov.

Page 26: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

50 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh oakland unified School District oakland unified School District 2011-2012 cẩm nang Hướng dẫn quý Phụ huynh

51

noTESnoTES

Page 27: Cẩm nang Hướng dẫn Quý Phụ huynh · Những ví dụ thành công này đạt được từ kết quả của cam kết chung, làm việc chăm chỉ và tập trung vào

2011 – 2012Lòch Na êm Ho ïc

© 2011 Oakland Unified School District • 1025 Second Ave., Oakland, CA 94606 • Communications Office Phone: (510) 879-8200

Thời kỳ gởi Phiếu Báo điểm (Ngày kết thúc)Báo cáo tiến bộ từng cá nhân học sinh được gởi tới phụ huynh trong vòng một tuần của những ngày sau đây:

Trường tiểu học Lần 1 .............................. Ngày 2 tháng 12 Lần 2 ................................ Ngày 9 tháng 3 Lần 3 .............................. Ngày 14 tháng 6

Trường trung học, Lần 1 .............................. Ngày 6 tháng 10Học kỳ Mùa Thu Lần 2 .............................Ngày 18 tháng 11 Lần 3 ........................ Ngày 26 tháng giêng

Trường trung học, Lần 1 ................................ Ngày 9 tháng 3Học kỳ Mùa Xuân Lần 2 .............................. Ngày 27 tháng 4 Lần 3 .............................. Ngày 14 tháng 6

Những ngày quan trọng:Chấm dứt Học kỳ 1: Ngày 26 tháng giêng, 2012Bắt đầu Học kỳ 2: Ngày 30 tháng giêng, 2012Ngày giáo viên: Ngày 4 tháng 5, 2012Tuàn lễ nhân viên hành chính: Ngày 14-18 tháng 5, 2012

Ghi chú: Trung tâm Phát triển Trẻ thơ mở cửa 12 tháng một năm. Lịch trình trắc nghiệm sẽ có trong tháng 9.

TH A ÙNG 8, 2011

TH A ÙNG 12 , 2011

TH A ÙNG 4, 2012

TH A ÙNG 9, 2011

TH A ÙNG 1, 2012

TH A ÙNG 5, 2012

TH A ÙNG 10, 2011

TH A ÙNG 2 , 2012

TH A ÙNG 6, 2012

TH A ÙNG 11, 2011

TH A ÙNG 3, 2012

TH A ÙNG 7, 2011 S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

S M T W T F S

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

n Ngày Lễ Độc Lập (Trường/văn phòng đóng cửa) ...............Ngày 4 tháng 7

u Ngày của Học khu (Học sinh nghỉ học) ...........................Ngày 24 tháng 8

u Ngày Phát triển chuyên môn (Học sinh nghỉ học) ...........................Ngày 25 tháng 8

u Ngày giáo viên lên kế hoạch (Học sinh nghỉ học) ...........................Ngày 26 tháng 8

Y Ngày khai trường ..........................Ngày 29 tháng 8

n Ngày Lễ lao động (Trường/văn phòng đóng cửa) ...............Ngày 5 tháng 9

u Ngày Phát triển chuyên môn (Học sinh nghỉ học) ...........................Ngày 7 tháng 10

n Ngày Lễ Cựu chiến binh (Trường/văn phòng đóng cửa) ........... Ngày 11 tháng 11

u Kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn (Trường đóng cửa) ..................... Ngày 21-23 tháng 11

n Ngày nghỉ Lễ tạ ơn (Trường/văn phòng đóng cửa) ...... Ngày 24-25 tháng 11

u Kỳ nghỉ Mùa Đông (Trường đóng cửa) ..... 19 tháng 12- 2 tháng giêng

Văn phòng đóng cửa ............................23, 26, 30 tháng 12, Ngày 2 tháng giêng Trung tâm Phát triển Trẻ và văn phòng đóng cửa ngày 23 tháng 12 - 2 tháng giêng

n Ngày nghỉ lễ Năm Mới (Trường/văn phòng đóng cửa) .........Ngày 2 tháng giêng

n Ngày Lễ Martin L. King, Jr. (Trường/văn phòng đóng cửa) .......Ngày 16 tháng giêng

u Ngày Phát triển chuyên môn (Học sinh nghỉ học) .....................Ngày 27 tháng giêng

n Ngày Lễ Tổng thống (Trường/văn phòng đóng cửa) .............Ngày 20 tháng 2

n Ngày Lễ César Chávez (Trường/văn phòng đóng cửa) .............Ngày 30 tháng 3

u Kỳ nghỉ Mùa Xuân (Trường đóng cửa) .........................Ngày 9-13 tháng 4

n Nghỉ bù Ngày Lễ Lincoln (Trường/văn phòng đóng cửa) .............Ngày 25 tháng 5

n Ngày Lễ Chiến sĩ Trận vong (Trường/văn phòng đóng cửa) .............Ngày 28 tháng 5

Y Ngày học cuối năm .......................Ngày 15 tháng 6

u Ngày giáo viên lên kế hoạch (Học sinh nghỉ học) ...........................Ngày 18 tháng 6