11
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA Trường sinh bất tử, muốn được hạnh phúc vĩnh viễn, muốn được sống đời đời, đó là mơ ước muôn đời của mọi người. Hôm nay, một thày thông luật nói lên mơ ước đó khi ông hỏi Chúa "làm cách nào để được hưởng sự sống đời đời". Để trả lời ông, Chúa Giêsu kể câu chuyện, một câu chuyện bình thường xảy ra hằng ngày: Một người đi đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị cướp trấn lột, đánh nhừ tử, dở sống dở chết nằm rên rỉ bên vệ đường. Thày tư tế đi ngang thấy thế tránh qua bên kia đường mà đi. Thày Lêvi cũng thế. Nhưng một người xứ Samaria, một người ngoại đạo, đã chạnh lòng thương, dừng lại băng bó cho nạn nhân. Chưa hết, ông còn chở nạn nhân đến quán trọ. Hơn thế nữa, ông gửi tiền để nhờ chủ quán chăm sóc nạn nhân cho đến khi bình phục. Qua câu chuyện người xứ Samaria nhân hậu, Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường dẫn đến sự sống đời đời. Đường Giêrikhô tượng trưng cho con đường về Nước Trời. Đó là con đường gập ghềnh khó đi. Đó là con đường nguy hiểm vì có trộm cướp rình rập. Đó là con đường thử thách. Để vượt qua thử thách, vũ khí duy nhất hữu ích là trái tim. Trái tim chiến thắng có những phẩm chất như sau: Đó phải là một trái tim nhạy bén. Người xứ Samaria nhân hậu có một trái tim nhạy bén. Dù đang bận việc riêng, dù vó ngựa phi nhanh, ông vẫn nhìn thấy người bị nạn nằm bên vệ đường. Dù tiếng gió vù vù xen lẫn tiếng vó ngựa lộp cộp, ông vẫn nghe được tiếng rên rỉ rất yếu ớt của người bị nạn. Trong khi đó, thầy Tư Tế và Thầy Lêvi chỉ đi bộ lại không thấy, không nghe. Hay nói đúng hơn, các thầy có nghe, có thấy nhưng trái tim các thầy đóng kín, nên các thầy chẳng động lòng. Trái tim các thầy bị đóng kín vì những cánh cửa lề luật: Sợ đụng chạm vào máu, vào người bị thương, sẽ trở thành ô uế không được tới đền thờ dâng lễ vật. Người xứ Samaria không nghe bằng đôi tai, không nhìn bằng đôi mắt, nhưng nghe và nhìn bằng trái tim. Trái tim nhạy bén có đôi tai thính lạ lùng. Có thể nghe rõ tiếng rên rỉ thì thầm tận đáy lòng. Trái tim nhạy bén có đôi mắt sáng lạ lùng. Có thể nhìn thấy cả những nỗi đau âm thầm trong tâm khảm. Đó phải là một trái tim quan tâm. Trái tim quan tâm đưa ta đến gần gũi anh em. Trái tim quan tâm biết làm tất cả để phục vụ anh em. Các thầy Tư Tế và Lêvi không có trái tim quan tâm nên khi thấy người bị nạn đã tránh sang bên kia đường mà đi. Người xứ Sa- maria có một trái tim quan tâm nên ông lập tức đến gần nạn nhân. Vì có trái tim quan tâm nên ông có thể làm tất cả để giúp nạn nhân. Vì quan tâm nên ông đã mang sẵn bên mình nào là dầu, nào là băng vải. Chẳng học nghề thuốc mà ông săn sóc vết thương một cách thành thạo. Chẳng luyện tập mà ông đã lấy dầu xoa bóp rất nhanh, băng bó rất khéo. Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả theo sự hướng dẫn của trái tim. Với trái tim, ông đã làm tất cả với sự chuẩn xác và nhất là với nhiệt tình để cứu nạn nhân. Đó phải là một trái tim chung thủy. Trái tim chung thủy không làm việc nửa vời, nhưng làm đến nơi đến chốn. Trái tim chung thuỷ không mỏi mệt buông xuôi, nhưng theo dõi giúp đỡ cho đến tận cùng. Người xứ Samaria bận rộn công việc, nhưng vẫn lo lắng cho nạn nhân đầy đủ, gửi gắm chủ quán tiếp tục thuốc thang. Và khi xong việc ông sẽ trở lại thăm hỏi để tiếp tục săn sóc cho Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể 281-827-9571 Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV) 281-932-4655 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ) 281-777-2229 Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ) 832-403-7871 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP. Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP 3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319 Chúa Nhật XV Thường Niên, Năm C, Ngày 14-07-2019 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 10, 25-37

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Trường sinh bất tử, muốn được hạnh phúc vĩnh viễn, muốn được sống đời đời, đó là mơ ước muôn đời của mọi người. Hôm nay, một thày thông luật nói lên mơ ước đó khi ông hỏi Chúa "làm cách nào để được hưởng sự sống đời đời".

Để trả lời ông, Chúa Giêsu kể câu chuyện, một câu chuyện bình thường xảy ra hằng ngày: Một người đi đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị cướp trấn lột, đánh nhừ tử, dở sống dở chết nằm rên rỉ bên vệ đường. Thày tư tế đi ngang thấy thế tránh qua bên kia đường mà đi. Thày Lêvi cũng thế. Nhưng một người xứ Samaria, một người ngoại đạo, đã chạnh lòng thương, dừng lại băng bó cho nạn nhân. Chưa hết, ông còn chở nạn nhân đến quán trọ. Hơn thế nữa, ông gửi tiền để nhờ chủ quán chăm sóc nạn nhân cho đến khi bình phục.

Qua câu chuyện người xứ Samaria nhân hậu, Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Đường Giêrikhô tượng trưng cho con đường về Nước Trời. Đó là con đường gập ghềnh khó đi. Đó là con đường nguy hiểm vì có trộm cướp rình rập. Đó là con đường thử thách. Để vượt qua thử thách, vũ khí duy nhất hữu ích là trái tim. Trái tim chiến thắng có những phẩm chất như sau:

Đó phải là một trái tim nhạy bén. Người xứ Samaria nhân hậu có một trái tim nhạy bén. Dù đang bận việc riêng, dù

vó ngựa phi nhanh, ông vẫn nhìn thấy người bị nạn nằm bên vệ đường. Dù tiếng gió vù vù xen lẫn tiếng vó ngựa lộp cộp, ông vẫn nghe được tiếng rên rỉ rất yếu ớt của người bị nạn. Trong khi đó, thầy Tư Tế và Thầy Lêvi chỉ đi bộ lại không thấy, không nghe. Hay nói đúng hơn, các thầy có nghe, có thấy nhưng trái tim các thầy đóng kín, nên các thầy chẳng động lòng. Trái tim các thầy bị đóng kín vì những cánh cửa lề luật: Sợ đụng chạm vào máu, vào người bị thương, sẽ trở thành ô uế không được tới đền thờ dâng lễ vật. Người xứ Samaria không nghe bằng đôi tai, không nhìn bằng đôi mắt, nhưng nghe và nhìn bằng trái tim. Trái tim nhạy bén có đôi tai thính lạ lùng. Có thể nghe rõ tiếng rên rỉ thì thầm tận đáy lòng. Trái tim nhạy bén có đôi mắt sáng lạ lùng. Có thể nhìn thấy cả những nỗi đau âm thầm trong tâm khảm.

Đó phải là một trái tim quan tâm. Trái tim quan tâm đưa ta đến gần gũi anh em. Trái tim quan tâm biết làm tất cả để

phục vụ anh em. Các thầy Tư Tế và Lêvi không có trái tim quan tâm nên khi thấy người bị nạn đã tránh sang bên kia đường mà đi. Người xứ Sa- maria có một trái tim quan tâm nên ông lập tức đến gần nạn nhân. Vì có trái tim quan tâm nên ông có thể làm tất cả để giúp nạn nhân. Vì quan tâm nên ông đã mang sẵn bên mình nào là dầu, nào là băng vải. Chẳng học nghề thuốc mà ông săn sóc vết thương một cách thành thạo. Chẳng luyện tập mà ông đã lấy dầu xoa bóp rất nhanh, băng bó rất khéo. Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả theo sự hướng dẫn của trái tim. Với trái tim, ông đã làm tất cả với sự chuẩn xác và nhất là với nhiệt tình để cứu nạn nhân.

Đó phải là một trái tim chung thủy. Trái tim chung thủy không làm việc nửa vời, nhưng làm đến nơi đến chốn. Trái tim

chung thuỷ không mỏi mệt buông xuôi, nhưng theo dõi giúp đỡ cho đến tận cùng. Người xứ Samaria bận rộn công việc, nhưng vẫn lo lắng cho nạn nhân đầy đủ, gửi gắm chủ quán tiếp tục thuốc thang. Và khi xong việc ông sẽ trở lại thăm hỏi để tiếp tục săn sóc cho

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN

281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt

Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể

281-827-9571

Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV)

281-932-4655

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ)

281-777-2229

Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ)

832-403-7871

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường

Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086

281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP.

Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040

713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

Chúa Nhật XV Thường Niên, Năm C, Ngày 14-07-2019

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 10, 25-37

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

đến khi khỏi hẳn. Ông làm tất cả với một trái tim chung thủy vẹn toàn. Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy ta hiểu rằng: đường đến sự sống đời đời là con

đường mọi người vẫn đang đi. Nhưng chỉ người đi với trái tim mới mong đến đích. Thầy Tư Tế và Thầy Lêvi đã rẽ sang hướng khác vì các thầy không mang theo trái tim. Người xứ Samaria đã đi đến nơi vì ông đi đường với trái tim nhân hậu, trái tim rất nhạy bén, rất quan tâm và rất chung thuỷ. Với trái tim ấy, ông đã yêu người thân cận như chính mình ông. Với trái tim ấy, ông đã mở đường đi đến sự sống đời đời.

Chúa Giêsu dạy tôi bắt chước người xứ Samaria nhân hậu. Hãy lên đường với trái tim. Hãy lắng nghe với trái tim. Hãy hành động với trái tim. Hãy đi trên đường của trái tim. Hãy để trái tim tham dự vào mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ. Hãy mang theo trái tim theo trên khắp mọi nẻo đường. Con đường đi với trái tim chính là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG 1- Theo ý bạn đâu là những dấu hiệu cho thấy một tình yêu đích thực và đáng tin? 2- Mỗi khi gặp một người cần giúp đỡ, bạn có hăng hái ra tay giúp ngay hay còn

chần chờ, viện lý do để thoái thác? 3- Sau khi nghe dụ ngôn "Người xứ Samaria nhân hậu", bạn có quyết tâm gì? 4- Mang theo trái tim nghĩa là gì?

+ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017 713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037 713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036 713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN)

832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

_____________________ _______________

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Văn Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên 832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang

713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

Một vị ẩn sĩ sống trong một khu rừng luôn bị một cô gái chơi đến cám dỗ. Ngạc nhiên trước sự thanh thản của vị tu hành, nhưng đồng thời cũng nghi ngờ sự bất bình thường của người đàn ông, cô liền hỏi một câu chế nhạo:

- Thầy không biết yêu sao? Vị ẩn sĩ trả lời: - Chưa đến giờ đó thôi? Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện

người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị

Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói:

- Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót! Người thông luật trong bài Tin Mừng hôm nay hỏi Chúa Giêsu: "Ai là người thân

cận của tôi?" Thay vì trả lời, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn người Samaria tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Trong khi hai thầy tư tế và Lêvi "tránh qua bên kia mà đi", thì người Samaria ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc.

Chúa Giêsu hỏi lại người thông luật: "Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp?" Hỏi tức là trả lời. Và người thông luật đáp: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót". Chúa Giêsu bảo: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.

Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samaria nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là "yêu bằng việc làm". Yêu không chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì cả, mà yêu chính là "miệng nói tay làm", làm thực sự với

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 3

hết khả năng của mình. Những việc làm cụ thể thường hùng hồn hơn những lời nói suông. Con đường dài nhất là con đường từ trái tim đến đôi tay. Chúa Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó: "Hãy đi và làm như vậy". Pascal đã nói: "Khuyết tật lớn nhất của một người là phục vụ quá ít cho những kẻ họ yêu thương".

Sở dĩ người ta không dám làm một cái gì đó cho những người anh em, là vì họ không có can đảm vượt qua nỗi sợ.

Sở dĩ thầy tư tế và thầy Lêvi "tránh qua bên kia mà đi" là vì các thầy sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp còn ẩn nấp đâu đây, sợ rắc rối phiền hà đến bản thân.

Sở dĩ chúng ta không dám làm một cái gì đó cho người anh em khi họ cần giúp đỡ, là vì chúng ta sợ phải thiệt thòi, sợ tốn công sức, sợ mất thời gian, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn, tiện nghi của mình. Chúng ta muốn được yên thân! Thầy tư tế và thầy Lêvi đã tự hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra cho tôi, nếu tôi dừng lại và săn sóc người anh em bị đánh nhừ tử?" Trái lại, người Sa-maria đã đảo ngược câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra cho người anh em bị đánh nhừ tử, nếu tôi không dừng lại và chăm sóc người ấy?" Người Samaria tốt lành đã xả thân vào một hành động vị tha đầy nguy hiểm.

Yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân. Yêu thương là hy sinh, là quên mình, là hiến thân phục vụ tha nhân: Kahil Gibram có một câu nói chí tình: "Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình,

bạn mới thực sự cho đi". Càng đi tìm bản thân, con người càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc ích kỷ của mình, con người càng chết dần mòn trong nỗi cô đơn. Càng muốn được yên thân, con người càng vong thân.

Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể được lấp đầy khi họ biết đến gần, cúi xuống phục vụ tha nhân.

Con người chỉ thành đạt thực sự, con người chỉ thực sự là người khi họ dám sống chết cho anh em.

Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là con Chúa khi họ dám tiêu hao vì người khác. Mẹ Têrêxa Calcutta nói: "Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình".

Yêu rồi làm. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho người anh em. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ có sáng kiến để xả thân vì mọi người, nhất là những người nghèo hèn đau khổ. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho kẻ xa lạ nên người thân cận, kẻ thù địch nên người bạn tốt, chỉ cần chúng ta dám dừng lại, đến gần và cúi xuống trước anh em.

Lạy Chúa, cuộc sống đạo của chúng con sẽ trở nên phù phiếm nếu cái cốt lõi của đạo là yêu thương chỉ là điều phụ thuộc. Xin đừng để chúng con loay hoay với những tính toán ích kỷ; chai đá, dửng dưng trước những khổ đau của anh em. Nhưng xin dạy chúng con biết chạnh lòng xót thương và giúp đỡ những ai đang cần đến chúng con. Amen.

Thiên Phúc (Trích dẫn từ 'Như Thầy Đã Yêu')

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Cách đây 2.000 năm, Chúa Giêsu đã từ trời xuống thế và khởi đầu công cuộc loan báo Tin Mừng Cứu Độ. Kế đó, Ngài sai 12 tông đồ đi rao giảng và rồi, Ngài tuyển chọn thêm 72 môn đệ khác làm sứ giả loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

Hôm nay, trong thế kỷ 21 này, Ngài tuyển chọn thêm rất nhiều môn đệ nữa, trong số đó phải kể đến 1 tỷ 300 triệu người Công Giáo và hơn 1 tỷ người khác thuộc các Giáo Hội của Chúa Kitô cũng được mời gọi tham gia vào công cuộc loan Tin Mừng cho chừng 7 tỷ rưỡi người trên thế giới.

Như thế, mỗi người chúng ta đều thuộc hàng ngũ các môn đệ Chúa Giêsu, được Ngài sai đi loan báo Tin Mừng.

Chúng ta lãnh nhận sứ vụ loan Tin Mừng từ lúc nào? Từ ngày lãnh Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta được trở nên chi thể, trở nên bàn tay của

Chúa Giêsu như Hội Thánh dạy: “Bí Tích Thánh Tẩy làm cho ta trở thành chi thể Chúa Giêsu” (GLHTCG 1267).

Và Thánh Phaolô cũng nhắc chúng ta nhớ rằng: “Anh em không biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Chúa Giêsu sao!” (IC 6, 15).

Vì được trở nên chi thể của Chúa Giêsu, trở nên bàn tay của Chúa Giêsu… nên chúng ta được thông dự vào vai trò ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Giêsu.

Thế là hôm nay, Chúa Giêsu muốn tiếp tục đến với mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh, qua chúng ta là đôi chân của Ngài; Ngài muốn tiếp tục săn sóc những người đau khổ, dìu dắt những người lầm lạc qua chúng ta là đôi tay của Ngài; Ngài muốn tiếp tục yêu thương mọi người qua chúng ta là con tim của Ngài, muốn tiếp tục rao giảng lời ban sự sống của Ngài qua chúng ta là môi miệng của Ngài.

Vấn đề là chúng ta có chấp nhận để cho Ngài sử dụng chúng ta để thực hiện điều Ngài mong muốn hay không. Đọc tiếp trang 11

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 4

ta khác biệt với những người khác, nhưng để học vẻ đẹp được ở với người khác, vì Chúa Giêsu muốn chúng ta hiệp nhất và cởi mở với nhau. Thực vậy, Giáo Hội là “của tôi” không phải vì Giáo Hội đáp ứng cái ngã của tôi, những ước muốn của tôi, nhưng vì tôi yêu mến Giáo Hội. Giáo Hội là của tôi vì tôi chăm sóc Giáo hội, và tôi cũng nâng đỡ Giáo Hội bằng tình yêu thương huynh đệ.

Niềm vui là anh chị em trong Giáo Hội.

ĐTC cũng nhận xét rằng hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô rất khác nhau, một người là ngư phủ, một người khác là người Biệt Phái, với những kinh nghiệm sống, tính tình, cách thức hành động và sự nhạy cảm rất khác biệt, và hai vị cũng có những ý kiến khác nhau, nhiều khi trái nghịch nhau (Xc Gl 2, 11ss). Nhưng cả hai vị được liên kết với nhau, đó là Chúa Giêsu là Chúa của cả hai vị. Là anh em với nhau trong đức tin, hai vị mời gọi chúng ta hãy khám phá niềm vui được là anh chị em với nhau trong Giáo Hội.

Ghen tương tạo ra sự cay đắng trong tâm hồn.

Với cùng ý hướng đó, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy nhìn nhận những phẩm tính, những hồng ân của người khác và đừng ghen tương nhau. Sự ghen tương tạo ra sự cay đắng trong tâm hồn, là dấm chua đổ vào con tim, khiến cho cuộc đời trở nên cay đắng. Thật là đẹp dường nào khi biết chúng ta thuộc về nhau, vì chúng ta chia sẻ cùng một niềm tin, một tình yêu, một niềm hy vọng, cùng một Chúa. Chúng ta thuộc về nhau, đó là mầu nhiệm tuyệt vời của Giáo Hội chúng ta!

Giuse Trần Đức Anh OP - Vatican

Chúa Giêsu: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” (Ga 21, 15); “Phaolô, Phaolô, tại sao anh lại bắt bớ ta? (Cv 9, 4). Phêrô rất buồn trước những câu hỏi của Chúa Giêsu, Phaolô bị mù bởi những lời của Ngài. Chúa Giêsu gọi họ bằng tên và thay đổi cuộc sống của họ. Và sau tất cả những phiêu lưu, Ngài tin tưởng họ, hai tội nhân hoán cải. Chúng ta có thể tự hỏi: tại sao Chúa không cho chúng ta hai nhân chứng chính trực, với một hồ sơ sạch sẽ, với một cuộc sống không nhiễm uế? Tại sao lại là Phêrô, khi Gioan đã có rồi? Tại sao là Phaolô mà không phải là Banaba?

Điểm khởi đầu của đời sống Kitô hữu không phải là họ xứng đáng.

Có một giáo huấn tuyệt vời ở đây: điểm khởi đầu của đời sống Kitô hữu không phải là xứng đáng; với những người nghĩ rằng họ tốt, Chúa có thể làm được rất ít. Khi chúng ta coi bản thân mình tốt hơn những người khác, đó là khởi đầu của sự kết thúc. Chúa không thực hiện phép lạ với người nghĩ rằng mình công chính, nhưng với người biết rằng họ đang thiếu thốn. Ngài không bị cuốn hút bởi tài năng của chúng ta, đó không phải là lý do Ngài yêu chúng ta. Ngài yêu chúng ta như hiện tại của chúng ta và Ngài tìm kiếm những ai không tự cho mình là đủ, nhưng sẵn sàng mở lòng ra với Ngài. Vì thế, Phêrô và Phaolô trong suốt trước Chúa. Lập tức Phêrô nói với Chúa Giêsu: “Con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8). Phaolô viết rằng “tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ” (1 Cr 15, 9).

Sự tha thứ của Chúa: bí mật giúp người tội lỗi tiến bước.

Trong cuộc sống, họ giữ sự khiêm nhường này cho đến cùng: Phêrô bị đóng đinh trong tư thế lộn ngược, vì Ngài không nghĩ mình xứng đáng để bắt chước Chúa của mình; Phaolô luôn thích tên gọi mình, Phaolô có nghĩa là “nhỏ” và quên đi tên gọi khai sinh, Sau-lo, tên vị vua đầu tiên của dân tộc Israel. Họ hiểu rằng sự thánh thiện không nằm ở chỗ nâng mình lên, nhưng là hạ mình xuống: không phải là leo lên trong bảng xếp hạng, mà là mỗi ngày phó thác sự nghèo khó của mình cho Chúa, Đấng làm những điều vĩ đại nơi những ai khiêm nhường. Đâu là bí mật giúp họ tiến bước nơi sự yếu đuối? Là sự tha thứ của Chúa.

Nhân chứng của sự tha thứ. Do đó, chúng ta tái khám phá nơi

họ là nhân chứng của sự tha thứ. Nơi những cú ngã, họ đã khám phá ra sức mạnh của Lòng Thương Xót Chúa, điều đã làm cho họ được tái sinh. Trong sự tha

Đọc tiếp trang 7

ĐTC Phanxicô:

Ghen tương tạo ra sự cay đắng trong tâm hồn

Vào lúc 12 giờ trưa ngày 29/06, lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nói đến Giáo Hội của Chúa Kitô, “hiền thê” của Ngài, và vẻ đẹp của sự khác biệt và niềm vui của hiệp thông.

ĐTC mời gọi các tín hữu đón nhận nhau bằng tình yêu Chúa Giêsu dành cho Giáo Hội và tránh ghen tương, thứ làm cho cuộc đời nên cay đắng.

Tình yêu của Chúa Giêsu đối với Giáo Hội.

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, trước hết ĐTC nói đến tình yêu của Chúa Giêsu đối với Giáo Hội. Chúa nói với Thánh Phêrô: “Con là Phêrô [nghĩa là đá] và trên đá này, Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy” (Mt 16, 18). Trong câu này, lần đầu tiên Chúa Giêsu dùng từ “Giáo Hội”, và điều đáng để ý nhất ở đây là Chúa dùng từ “Giáo Hội của Thầy”, sự kiện này biểu lộ lòng yêu thương nồng nhiệt của Chúa đối với Giáo Hội, “Giáo Hội của Thầy”. Và Thánh Phaolô đã viết: “Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và đã hiến mình vì Giáo Hội” (Ep 5, 25). Chúa Giêsu yêu thương Giáo Hội như “hiền thê” của Ngài. Đối với Chúa, chúng ta không phải là một nhóm tín hữu hoặc một tổ chức tôn giáo, nhưng chúng ta là hiền thê của Chúa...

“Giáo Hội của tôi”. Cả chúng ta cũng có thể nói “Giáo

Hội của tôi”, không phải vì chúng ta thuộc về Giáo Hội còn người khác thì không, không phải để khẳng định chúng

Hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô ở trước chúng ta như những nhân chứng. Họ không bao giờ mệt mỏi loan báo và sống cho sứ mạng, trong hành trình từ vùng đất của Chúa Giêsu đến Roma. Tại đây các Ngài đã làm chứng cho đến cùng, hiến chính mạng sống như những vị tử đạo. Nếu chúng ta đi đến gốc rễ chứng tá của của các Ngài, chúng ta sẽ thấy nơi họ là chứng nhân của cuộc sống, chứng nhân của sự tha thứ và chứng nhân của Chúa Giêsu.

Chứng nhân của cuộc sống. Dẫu cho, cuộc sống của họ đã không sạch sẽ và chính trực. Cả hai từ bản chất

đều nhiệt thành trong việc giữ đạo: Phêrô, một môn đệ từ giây phút đầu tiên (x. Ga 1, 41), Phaolô thậm chí “không mệt mỏi với các truyền thống của cha ông” (Gal 1, 14). Nhưng họ đã phạm phải những sai lầm to lớn: Phêrô đã chối Chúa, Phaolô đã bắt bớ Hội Thánh của Chúa. Cả hai đều trở nên trần trụi trước những câu hỏi của

Bài giảng của ĐTC trong lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

Trong bài giảng, ĐTC đã mô tả hai vị Tông Đồ cột trụ của Giáo Hội, Thánh Phêrô và Phaolô như chứng nhân về cuộc sống, về sự tha thứ và về chính Chúa Giêsu. Phêrô đã từng chối Thầy, Phaolô đã từng bách hại Giáo Hội của Chúa Kitô. Nhưng cả hai đã gặp một tình thương lớn hơn những thất bại và lỗi lầm của mình, một sự tha thứ mạnh đến độ chữa lành cả những mặc cảm tội lỗi của hai vị.

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 5

Một cơ sở quan trọng để khẳng định con người có linh hồn là những nhu cầu tinh thần mà chúng ta khao khát không thua gì những đòi hỏi của thể xác. Cụ thể là nếu chỉ cho chúng ta ăn uống đầy đủ, bắt nằm một chỗ không cho giao tiếp, không cho sách vở, nghe nhạc, xem phim… giống như chú cún con bị xích ở nhà, hỏi có ai chịu nổi không? Chắc chắn ta sẽ phát điên trong môi trường sống như vậy.

Cũng như thể xác, không phải ăn cái gì cũng tốt, cũng bổ. Có rất nhiều món độc hại mà vì cố ý hoặc do thiếu hiểu biết, chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày như bia rượu, nước ngọt, mì gói, hoặc các thực phẩm tẩm hóa chất… Món ăn tinh thần cũng có những bậc thang giá trị của nó. Nếu thực phẩm độc hại tàn phá thể xác thế nào, thì những món tinh thần xấu như phim ảnh đồi trụy, bạo lực, các trào lưu xã hội vô đạo đức… giết con người không chỉ ở nhân cách mà cả sự sống đời đời của linh hồn.

Thiên Chúa quá hiểu nhu cầu của sản phẩm mà Ngài làm ra. Khi tạo dựng muôn vật, Ngài cho chúng ta có quyền sử dụng tất cả để phục vụ nhu cầu tồn tại của mình. Nhưng chỉ vậy thôi chưa đủ, Ngài cho chúng ta môi trường sống và óc sáng tạo làm nên những giá trị văn hóa để chúng ta không ngừng thăng tiến đời sống. Thế vẫn chưa đủ! Vì chúng ta là loài hướng thần nên cần có những món ăn thuộc tôn giáo đưa chúng ta vào sự sống thần linh mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta ngay trong ý định sáng tạo của Ngài.

Người Công Giáo chúng ta trong đời sống đức tin có những món ăn thật phong phú và bổ ích, mà cao cấp nhất là Lời Chúa và Thánh Thể. Qua bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể trong thánh lễ chúng ta cử hành hằng ngày cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất cho đời sống tinh thần và sự sống linh hồn của mỗi chúng ta.

Có nhiều người đặt câu hỏi: Giáo Hội dạy lãnh Bí Tích sẽ được tràn đầy ân sủng và sự sống của Thiên Chúa, đặc biệt là nơi Mình và Máu Chúa, mà nói

thật là con vẫn rước lễ hằng ngày nhưng có cảm giác gì đâu? Quả thật không chỉ Bí Tích Thánh Thể, cả các Bí Tích khác cũng dễ làm cho chúng ta dấy lên cảm giác “nghi ngờ” với những hình thức bên ngoài như dầu, nước, bánh, rượu… vốn đã

quá quen thuộc trong cuộc sống! Chúng ta thử dùng hình ảnh này để

cảm nghiệm: Bác sĩ nói trái Táo ăn vô rất bổ dưỡng cơ thể, nó cung cấp hai loại vitamin chính là A và C. Vậy khi ăn Táo, có ai nhìn thấy hay cảm giác được vitamin A và C trong đó không? Chúng ta chỉ thấy hình dáng xanh tròn.., cảm giác được chất bột và vị chua ngọt của nó thôi. Nhưng đảm bảo ai cũng xác tín Táo bổ dưỡng cơ thể với hai chất vita-min nổi bật là A và C, tăng sức đề kháng và tốt cho mắt, da.. Vậy thì trái táo bao gồm chất thể bên ngoài mà ta trông thấy, cảm nếm được… cùng với công dụng bên trong mà ta không thể nhận diện, nhưng nó âm thầm tác dụng trong chính cơ thể ta một cách tiệm tiến.

Bí Tích chúng ta lãnh nhận cũng tương tự thế. Các Bí Tích bao gồm hai phần chính là Dấu bên ngoài (chất thể) và Ơn bên trong. Thiên Chúa dùng chính những vật rất thân quen và hữu ích đối với con người, cùng với lời cầu nguyện chính thức của Giáo Hội qua vị đại diện Ngài, và lòng thành tâm khao khát của chúng ta để ban Ơn Sủng. Qua dấu chỉ của nước, dầu, bánh, rượu… cùng lời cầu xin của Giáo Hội và lòng ước muốn lãnh nhận nơi ta, các Bí Tích âm thầm tác dụng trong tâm hồn trở thành những ân sủng và nguồn sống Thiên Chúa dưỡng nuôi linh hồn con người. Xét ra cách thế Thiên Chúa sử dụng nuôi đời sống tinh thần cũng không xa lạ gì với cách Ngài dưỡng nuôi thân xác chúng ta hằng ngày.

Hình ảnh người mẹ chín tháng nuôi con bằng chính thịt máu mình, thêm nhiều năm tháng cho con dòng sữa cùng mồ hôi nước mắt, đó chẳng phải là thịt máu của bà trao cho con mình sao! Tình yêu thôi thúc con người dám hy sinh trao ban cho nhau như vậy, thì Thiên Chúa, với một Tình Yêu vĩ đại tuyệt đối, cùng quyền năng vô biên của Ngài lại không thể trao ban chính Thịt và Máu Ngài dưỡng nuôi linh hồn chúng ta hằng ngày được sao!

Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh (GPLX)

Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc để xử sự trong cuộc sống: “Những gì anh em muốn người khác làm cho mình, thì anh em hãy làm cho người ta như vậy”.

Nếu mỗi người muốn người khác đối xử công bằng với chính mình thì hãy sống công bình với người khác. Nếu mỗi người muốn người khác cư xử quảng đại với mình, thì hãy sống quảng đại với người khác như vậy. Nếu mỗi người không muốn người khác cau có với mình, thì hãy luôn mang bộ mặt của sự vui tươi phấn khởi đến với người khác.

Con người ta thường thích và muốn rất nhiều điều cho bản thân mình. Người ta dễ dàng sống ích kỷ, và lòng báo thù….cánh cửa của ơn cứu độ mở ra cho những ai chấp nhận buớc đi trong con đường hẹp của lòng quảng đại, biết tiết chế bản thân và sống biết nghĩ đến người khác. Hy sinh cho nhau những điều tốt đẹp như chính bản thân mình mong muốn người khác làm cho mình. Gieo tình thương thì sẽ gặt thương mến, gieo bình an sẽ gặp bình an.

Theo lẽ thường, ai cũng yêu bản thân mình và muốn người khác dành cho mình những điều tốt đẹp, chứ không muốn bị bạc đãi hay bị xúc phạm. Chúa Giêsu biến ước muốn chính đáng đó của con người thành một động cơ tích cực cho lòng nhân ái: Làm cho người ta những gì muốn họ làm cho mình. Giáo huấn này của Chúa Giêsu thách đố chúng ta từ bỏ cái tôi ích kỷ, thậm chí chấp nhận cả những mất mát, thiệt thòi có khi rất chính đáng và lớn lao. Điều này không bao giờ dễ, nhưng nếu chúng ta dám, chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui và niềm an bình sâu thẳm trong tâm hồn.

“Cho” và “nhận” là hai hành động gắn liền với con người. Cuộc sống là chuỗi sâu kết những đón nhận và cho đi mỗi ngày. Không ai sống mà không nhận lãnh điều gì cũng như không ai keo kiệt đến nỗi chưa từng cho ai cái gì. “Cho” và “nhận” đặt chúng ta vào mối

Không chỉ Bí Tích Thánh Thể, cả các Bí Tích khác cũng dễ làm cho chúng ta dấy lên cảm giác “nghi ngờ” với những hình thức bên ngoài như dầu, nước, bánh, rượu… vốn đã quá quen thuộc trong cuộc sống!

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 6

tương quan với người khác. Người nhận càng nhiều, khi ý thức được nó, sẽ thấy mình quá hạnh phúc vì được yêu. Người hay cho đi, theo thời gian, sẽ làm cho đời sống của mình được lớn lên và phong phú trong tương quan liên đới với tha nhân.

Hẳn ta còn nhớ Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói “cho thì có phúc hơn là nhận” (x. Cv 20, 35). Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi “những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7, 12). Thực tế, chúng ta đã nhận được rất nhiều điều tốt lành, cao quý từ lòng quảng đại của người khác, nhưng lại dễ keo kiệt, ích kỷ, không cho anh chị em mình những của tốt của lành, thậm chí gây đau khổ cho họ bằng điều xấu.

Động lực để người Kitô hữu có thể “cho nhiều” chính là tương quan hiệp thông với Thiên Chúa. Đấng đã yêu thương ban sự sống cho con người. Đặc biệt, Ngài đã trao ban Con Một của Ngài cho chúng ta. Trong Người Con ấy chúng ta lãnh nhận sự sống thần linh qua hy tế Thánh Giá và Thánh Thể được cử hành trên bàn thờ mỗi ngày.

Và khi ta ý thức được mình đã đón nhận muôn hồng ân từ Chúa thúc đẩy chúng ta thông hiệp với anh chị em mình để cho họ thật nhiều điều tốt lành. Khởi đi từ những người thân thiết và quan trọng trong cuộc đời đến những người ta gặp gỡ hằng ngày. Điều tốt ấy thật đơn giản, đó là lời cầu nguyện, lời hỏi thăm, nụ cười, sự giúp đỡ, lời dạy bảo hay chia sẻ, những bông hoa, món quà nhỏ trong dịp lễ hay ngày kỷ niệm đặc biệt… Khi thực hiện được như vậy là chúng ta đang sống đức ái Kitô giáo theo lời dạy của Chúa: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40).

Khuôn vàng thước ngọc mà Chúa Giêsu đã đề ra trong bài suy niệm Tin Mừng hôm nay (Mt 7, 6. 12-14) cũng giống như phương châm mà Đức Khổng Tử đã dạy các môn sinh của ông: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người ta. Đức Khổng cũng nói một câu khác có tính cách tích cực hơn: “Kỷ dục lập nhi lập nhân; kỷ dục đạt nhi đạt nhân” nghĩa là mình muốn làm gì hay được gì thì cũng muốn, làm như vậy cho người ta.

Trong xã hội hôm nay, chủ nghĩa cá nhân, trào lưu hưởng thụ… đang càng đẩy ta sâu hơn vào mối bận tâm trau chuốt cung phụng bản thân, đồng thời lãnh đạm, vô tâm trước nỗi đau của bao anh chị em xung quanh đời mình. Cuộc sống là một tấm gương phản chiếu. Nếu ta dám trao cho nhau những điều tốt đẹp, thì ta sẽ nhận lại từ cuộc sống những điều tốt đẹp.

Người môn đệ của Chúa Giêsu trong mọi tình huống phải luôn vượt qua thế gian lẽ thường tình để đi bước trước, để trở nên hoàn hảo như Cha trên trời là Đấng hoàn hảo (Mt 5, 48). Là con một Cha, anh chị em một nhà nghĩa là biết lắng nghe tiếng nói của người khác đang thổn thức, đang thì thầm, rên xiết…trong từng ngày sống.

Thật vậy, nếu mỗi người muốn được sự chia sẻ thông cảm của người khác, thì chính mình hãy biết sống gieo tin yêu thông cảm với người khác. Nếu mỗi người muốn người khác đối xử công bằng với chính mình thì hãy sống và xây dựng công bình với người khác. Nếu mỗi người không muốn người khác cau có với mình, thì hãy luôn mang bộ mặt vui tươi phấn khởi đến với người khác. Thật vậy, đời sẽ thay đổi khi ta thay đổi.

Huệ Minh

người làm dấu nhưng tỏ vẻ rất miễn cưỡng, làm cho xong lần. Như vậy là "làm giấu" (giấu giếm) chứ đâu phải "làm dấu"!

Việc giản dị vậy mà còn chưa dám thể hiện thì làm sao dám thể hiện những điều lớn lao hơn?

Tưởng cũng nên lưu ý là phải làm dấu đàng hoàng chứ không làm dấu chiếu lệ, làm dấu cho xong lần, làm dấu như robot, làm dấu như "đuổi ruồi"!

Vào nhà thờ, ai cũng tỏ ra khiêm cung, thành tâm lâm râm khấn nguyện, ra vẻ đạo đức, nhưng sau thời gian phụng vụ đó, chúng ta "vào đời", hòa nhập vào xã hội xô bồ, vàng thau lẫn lộn, liệu chúng ta có can đảm "chuyển tải" được động thái đó để minh chứng là Kitô hữu đích thực? Nếu không thì động thái "thành tâm cầu nguyện" kia có thể chỉ là "ngã giá" và "ra điều kiện" với Chúa: "Xin Chúa ban cho con được cái này, cái nọ...".

Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: "Không phải cứ 'Lạy Chúa! Lạy Chúa!' thì được vào Nước Trời, nhưng là người làm theo Thiên Ý" (Mt 7: 21). Cũng vậy, miệng luôn nói yêu thương tha nhân mà sao lại cho hòn đá khi họ xin bánh, sao lại cho con rắn khi họ cần trứng? Kiểu đó, theo cách nói của Thánh Phaolô, chỉ là tiếng kêu vang của thanh la, não bạt (x. 1 Cr 13). Còn Đức Kitô cho đó là "mồ mả tô vôi" (Mt 23: 27). Đó là động thái giả nhân giả nghĩa, đạo đức giả, hoặc giả hình. Mà Chúa Giêsu lên án loại này rất nặng!

Kinh Thánh nói rất rõ, thậm chí nói theo nghĩa đen chứ không nói bóng gió, trực khởi chứ không lung khởi, đừng suy diễn lệch lạc và tự biện hộ cho động thái của mình. Trong Phúc Âm theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu chỉ rõ: "Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh chị em là môn đệ của Tôi, đó là anh chị em hãy yêu thương nhau". Yêu nhau thì phải biết sống CHO NHAU, VÌ NHAU, và VỚI NHAU – với cả con tim và đôi tay rộng mở, thậm chí còn phải tha thứ 70 lần 7 (Mt 18: 22) và yêu cả kẻ thù ghét mình (Mt 5: 44; Lc 6: 27). Không gì đáng nói nếu chỉ yêu người yêu mình, thân thiện vói người đồng quan điểm hoặc cùng phe với mình. Khó quá Chúa ơi!

Yêu thương luôn có hệ lụy với tha thứ. Sống đạo không chỉ giữ trọn ba đức đối thần (tin, cậy, mến) mà còn phải sống trọn các đức đối nhân nữa (yêu thương, tha thứ, nhân hậu, hiền hậu, hòa đồng, cởi mở, giúp đỡ, trách nhiệm,...).

Đường vào Thiên đường vừa thênh thang vừa hẹp, "thênh thang" vì chúng ta hoàn toàn được tự do chọn lựa, không bị ép buộc, nhưng "hẹp" vì phải sống tích cực theo Luật Yêu Thương của Thiên

Giữ đạo và sống đạo

Không biết vì "quen" hay "cố ý" mà chúng ta thường nói "giữ đạo". Nếu chỉ "giữ đạo" thì quá đơn giản, quá dễ, còn "sống đạo" mới khó!

Giữ đạo là dạng sơ đẳng và tiêu cực, sống đạo mới là cao đẳng và tích cực. Sống đạo đúng nghĩa không hề đơn giản! Chúng ta giữ đạo chỉ cần làm dấu, đọc vài kinh (chứ chưa chắc cầu nguyện), tham dự phụng vụ trong nhà thờ, "đóng khung" từ cửa nhà thờ vào. Nhưng sống đạo không phải vậy, mà phải "đi vào đời" chia sẻ mọi điều với tha nhân, nghiêm túc từ trong ý nghĩ rồi mới phát tiết ra cử chỉ, ngôn ngữ, ánh mắt, thái độ và hành động. Khó lắm thôi!

Thật vậy, Thánh Giacôbê đã xác định: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2, 17 & 26).

Học phải đi đôi với hành, lời nói phải đi đôi với việc làm, và đức tin cũng phải đi đôi với hành động để chứng tỏ đức tin đó sống động, chứ không thể nói suông!

Giáo lý Công Giáo dạy: "Làm dấu Thánh Giá là tuyên xưng Chúa Ba Ngôi". Thế nhưng có những người không hề làm dấu trước khi ăn, nhất là khi ăn ở hàng quán hoặc dự đám tiệc có nhiều người ngoại giáo chung bàn. Có

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 7

Chúa, phải dứt khoát và rạch ròi: "Ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta" (Kh 3: 16).

Quả thật, sự khôn ngoan của người đời là sự dại dột của Thiên Chúa, và sự dại dột của người đời lại là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Hoàn toàn trái ngược nhau!

Chính Chúa Giêsu không giống ai, như một "gã điên", luôn bị chỉ trích và bị chê trách là "không bình thường", vì Tình Ngài cũng khác thường, khác đến

nỗi thí mạng Ngài để chết cho chính những kẻ khinh ghét và giết Ngài chết một cách nhục nhã ê chề nhất. Thế nhưng Thánh Tâm Ngài luôn rộng mở, Tình Ngài quá bao la, sẵn sàng vâng lời đến chết trên Thập Giá!

Đó là Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa, Lòng Thương Xót đó lớn hơn tội lỗi của cả nhân loại, hoàn toàn kỳ lạ và vượt xa tầm hiểu biết của phàm nhân chúng ta!

TRẦM THIÊN THU

mà là hiện tại và tương lai. Không phải là một nhân vật xa xôi để nhớ, nhưng là Đấng mà Phêrô nói với ngôi thứ hai: Thầy là Đấng Kitô. Đối với Phêrô, Chúa Giêsu hơn cả một nhân vật trong lịch sử, Ngài là con người của sự sống: là người mới, không phải là người đã thấy; người mới của tương lai, không phải là ký ức của quá khứ. Do đó, nhân chứng này không phải là người biết câu chuyện về Chúa Giêsu, mà là người sống một câu chuyện về tình yêu với Chúa Giêsu. Bởi vì, sau tất cả, nhân chứng nhất quyết tuyên bố: rằng Chúa Giêsu đang sống và là bí mật của cuộc sống. Thật sự, chúng ta thấy rằng Phêrô, sau khi đã nói: Thầy là Đấng Kitô, còn nói thêm: “Con Thiên Chúa hằng sống” (câu 16). Lời chứng được sinh ra từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu sống.

Cũng nơi trung tâm cuộc đời của Phaolô, chúng ta tìm thấy cùng một từ tràn ra từ trái tim của Phêrô: Đức Kitô. Phaolô lặp đi lặp lại danh xưng này nhiều lần, gần bốn trăm lần trong các lá thư của mình! Đối với Phaolô, Đức Kitô không chỉ là mẫu mực, gương mẫu, điểm tham chiếu: nhưng đó là sự sống. Phaolô viết: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô” (Pl 1, 21). Chúa Giêsu là hiện tại và tương lai của Ngài, đến nỗi Ngài xem quá khứ là rác rưởi so với mối lợi tuyệt vời là được biết về Chúa Kitô (x. Pl 3, 7-8).

“Tôi có làm mới lại cuộc gặp gỡ của tôi với Chúa Giêsu mỗi ngày không?”

Trước những nhân chứng này, chúng ta tự hỏi: “Tôi có làm mới lại cuộc gặp gỡ của tôi với Chúa Giêsu mỗi ngày không?” Có lẽ chúng ta tò mò về Chúa Giêsu, chúng ta quan tâm đến những điều của Giáo Hội hoặc các tin tức tôn giáo. Chúng ta mở các trang web, báo chí và nói về những điều thiêng liêng. Nhưng đấy vẫn là điều mà người ta nói, để tìm tòi, về quá khứ. Chúa Giêsu không quan tâm đến điều đó lắm. Ngài không cần các phóng viên tinh thần, hay Kitô hữu ở bề mặt. Ngài tìm kiếm những nhân chứng, những người mỗi ngày nói với Ngài: “Lạy Chúa, Ngài là cuộc sống của con”.

Tình yêu không thước đo. Gặp được Chúa Giêsu, trải nghiệm

sự tha thứ của Ngài, các Tông Đồ đã làm chứng cho một cuộc sống mới: họ không cứu lấy mình, họ đã tự hiến. Họ không bằng lòng với thước đo nửa vời, nhưng họ đã dùng thước đo duy nhất có thể đối với những người theo Chúa Giêsu: đó là một tình yêu không thước đo. Họ “đổ máu ra làm lễ tế (x. 2 Tm 4, 6).

Đừng trở thành những Kitô hữu âm ấm.

Chúng ta xin ơn để không trở thành

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Corriere della Sera – Người đưa tin chiều, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng chỉ có một Đức Giáo Hoàng, là Đức Phanxicô. Ngài cũng nói: “Hiệp nhất thì mạnh mẽ hơn chia rẽ”.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức nguyên Giáo Hoàng nhắc rằng lịch sử Giáo Hội luôn trải qua những cuộc đấu tranh nội bộ và ly giáo, nhưng hiệp nhất phải luôn chiến thắng.

Hiệp nhất luôn chiến thắng. Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói:

“Từ hàng thế kỷ, sự hiệp nhất trong Giáo Hội luôn gặp nguy hiểm. Điều này đã xảy ra trong suốt lịch sử Giáo Hội. Chiến tranh, xung đột nội bộ, lực ly tâm, những mối đe dọa ly giáo. Nhưng cuối cùng, việc nhận thức rằng Giáo Hội là và phải duy trì sự hiệp nhất. Sự hiệp nhất của Giáo Hội luôn mạnh hơn những

Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức xác định “chỉ có một Giáo Hoàng là Đức Phanxicô

đấu đá và chiến tranh nội bộ”. Và Ngài khẳng định: “chỉ có một Đức Giáo Hoàng, là Đức Phanxicô.”

Sự quan tâm của Đức nguyên Giáo Hoàng đối với vấn đề hiệp nhất của Giáo Hội càng mạnh mẽ hơn trong thời đại chúng ta, khi mà các Kitô hữu dường như thường chia rẽ trên các diễn đàn công cộng và tranh luận bằng những giọng điệu gay gắt, có khi sử dụng tên “Ratzinger” hoàn toàn không đúng.

Hiệp nhất trong khác biệt. Điểm đặc trưng trong triều đại Giáo

Hoàng của Đức Biển Đức XVI là sự dấn thân củng cố tình hiệp thông trong Giáo Hội. Ngài đã dấn thân vì điều này cho đến ngày cuối cùng của triều đại Giáo Hoàng. Ngày 28/02/2013, ngày Ngài chính thức kết thúc sứ vụ Giáo Hoàng, Ngài đã mời gọi các Đức Hồng Y: “Anh em quý mến, chúng ta hãy hiệp nhất với nhau” trong “sự hiệp nhất sâu xa” nơi mà những khác biệt, diễn tả tính hoàn vũ của Giáo Hội, “luôn đóng góp vào sự hòa hợp vượt trội và hài hòa” và “như thế chúng ta phục vụ Giáo Hội và toàn thể nhân loại”. Đức nguyên Giáo Hoàng cũng hứa tôn trọng và vâng phục Giáo Hoàng kế vị Ngài.

Hồng Thủy - Vatican

tha thứ của Ngài, họ đã tìm thấy một sự bình an và niềm vui không thể đánh mất. Với những gì họ đã trải qua, họ có thể đã sống với cảm giác tội lỗi: bao nhiêu lần Phêrô đã nghĩ về việc chối Chúa của mình! Bao nhiêu xáo trộn đối với Phaolô, người đã làm điều tồi tệ với rất nhiều người vô tội! Đối với con người, họ đã thất bại. Nhưng họ đã gặp một tình yêu lớn hơn những thất bại của họ, một sự tha thứ mạnh mẽ đến nỗi chữa lành cảm giác tội lỗi. Chỉ khi chúng ta trải nghiệm được sự tha thứ của Chúa, chúng ta mới thực sự tái sinh. Tại đó người ta mới bắt đầu lại, từ sự tha thứ; tại đó chúng ta tìm lại được chính mình: trong Bí Tích Hòa Giải.

Nhân chứng của Chúa Giêsu. Là nhân chứng của sự sống, nhân chứng của sự tha thứ, và trên hết Phêrô và

Phaolô là nhân chứng của Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài hỏi: “Dân chúng nói Con Người là ai?” Các câu trả lời gợi lên những nhân vật trong quá khứ: “Gioan Tẩy Giả, Elia, Giêrêmia hoặc một trong số các tiên tri”. Họ là những người phi thường, nhưng tất cả đã chết. Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô” (x. Mt 16, 13. 14. 16). Đấng Kitô, nghĩa là Mêsia - Đấng Thiên Sai. Đó là một từ không nói về quá khứ, mà là tương lai: Mêsia là Đấng được trông đợi, người mới, Đấng mang đến cho thế giới sự xức dầu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không phải là quá khứ,

Tiếp theo tr. 4: Bài giảng của ĐTC trong lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 8

những Kitô hữu âm ấm, những người sống theo thước đo nửa vời, những người để cho tình yêu nguội lạnh. Chúng ta tìm lại mối tương quan hàng ngày với Chúa Giêsu và sức mạnh tha thứ của Ngài. Chúa Giêsu, giống như với Phêrô, cũng hỏi bạn: “Tôi là ai đối với bạn?” “Bạn có yêu tôi không?” Hãy để những lời này vào trong chúng ta và đốt cháy ước muốn không hài lòng với mức tối thiểu, nhưng nhắm đến tối đa, và chúng ta cũng trở nên nhân chứng sống của Chúa Giêsu.

Dây Pallium: các Mục tử không sống cho mình, mà cho đàn chiên.

Hôm nay, những dây Pallium được làm phép cho các Tổng Giám Mục được bổ nhiệm vào năm ngoái. Pallium nhắc nhớ đến con chiên mà Vị Mục Tử được

kêu gọi vác trên vai: đó là dấu hiệu cho thấy các Mục Tử không sống cho mình, mà cho đàn chiên; đó là dấu hiệu cho thấy, để sở hữu nó phải để mất sự sống, cho đi sự sống.

Một phái đoàn Toà Thượng Phụ Chính Thống chia sẻ với chúng ta hôm nay, theo một truyền thống tốt đẹp. Tôi kính chào với lòng cảm mến. Sự hiện diện của quý vị nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể đánh mất nhau trên hành trình hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các tín hữu, trong sự hiệp thông ở mọi cấp độ. Bởi vì cùng nhau, được hòa giải bởi Thiên Chúa và chúng ta tha thứ cho nhau, chúng ta được mời gọi trở nên chứng nhân của Chúa Giêsu bằng cuộc sống của chúng ta.

Văn Yên SJ chuyển dịch - Vatican

gì cả. Tại sao cậu lại quá tự phụ như thế?

Với chừng mực và giới hạn của tầm mắt, cậu làm gì biết có những vật ngoài ngàn dặm mà mắt cậu không làm sao thấy được. Cậu có thấy được những nguyên nhân nào đã cấu tạo ra cậu khi cậu còn nằm trong bào thai của mẹ cậu chăng? Ngoài cái vũ trụ nhỏ bé mà cậu đang sống đây, còn không biết bao nhiêu vũ trụ khác vô cùng to lớn và nhiều không kể hết như cát ở bãi biển, cậu có thấy không? Tại sao cậu dám tự phụ bảo rằng: “Tôi thấy cả, tôi biết cả rồi.” Cậu vẫn còn là một anh mù, cậu vẫn còn lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối.”

Đó là câu chuyện của một anh mù bẩm sinh ở Ấn Độ. Còn câu chuyện của anh mù, cũng mù từ bẩm sinh, kể lại trong bài Tin Mừng, thì lại khác hẳn: trong khi mù và sau khi được sáng mắt, anh luôn khiêm nhường, luôn nhìn nhận thân phận hẩm hiu buồn tủi của mình. Ngược lại, những người sáng mắt thì lại mù tối, kiêu ngạo trong sự mù tối của mình, đó là những người Pharisêu. Chúng ta thấy sự khác biệt tàn nhẫn giữa đôi mắt của người mù và đôi mắt của những người Pharisêu. Đôi mắt thân xác của người này mù nhưng mắt tâm hồn anh lại sáng. Những người Pharisêu có đôi mắt thân xác không mù lòa, nhưng đôi mắt tâm hồn đã chết. Sự khác biệt đó là niềm tin và đức tin: anh mù được phép lạ đã tin Chúa Giêsu. Còn những người Pharisêu thấy phép lạ nhưng không tin Chúa.

Đây là một phép lạ đặc biệt chưa từng có trong nhân loại. Cho đến ngày nay, mặc dầu y khoa rất tiến bộ nhưng vẫn còn bó tay trước những người mù bẩm sinh. Còn đối với những người vì một lý do nào đó bị mù lòa thì y khoa có thể dùng một loại ra đa hay dùng con mắt của người khác thay vào thì có thể thấy được. Trường hợp anh mù trong Tin Mừng, Chúa Giêsu không làm thế, Ngài không thay mắt cho anh, Ngài dùng quyền năng Thiên Chúa để làm một phép lạ phi thường cho anh được sáng mắt. Nhưng trên hết con mắt đức tin của anh được bừng sáng, anh nhận ra Đức Kitô mà nhiều người sáng mắt không nhận ra.

Theo ý nghĩa tượng trưng, trong phạm vi thiêng liêng, bệnh mù về tinh thần là tình trạng mê muội của những người sống trong tội lỗi và tình trạng mù quáng của những kẻ cố chấp. Vậy hình thức thứ nhất của bệnh mù về tinh thần là tội lỗi, nó che lấp mắt linh hồn làm cho linh hồn không nhận ra Chúa và cũng chẳng nhận ra thánh ý Chúa. Vì thế, Kinh Thánh gọi những người sống

Đọc tiếp trang 11

Vatican khẳng định: Các linh mục không được tiết lộ

ấn tín Tòa Giải Tội trong bất kỳ tình huống nào.

Vatican đã tuyên bố rằng các linh mục không bao giờ có thể được tiết lộ những gì các ngài nghe được trong Tòa Giải Tội.

Phản ứng với các đề xuất pháp lý yêu cầu các linh mục báo cáo về các lạm dụng tình dục nghe được trong Tòa Giải Tội, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy, nói rằng trong khi Giáo Hội cam kết chống lại lạm dụng, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.

Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo Hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên Ấn Tín Tòa Giải Tội, là điều bất khả xâm phạm.”

Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mau-ro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật [trong Tòa Giải Tội] không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của Bí Tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong Tòa Giải Tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.

Đặng Tự Do

Source:Catholic World News No com-promise on confessional seal, Vatican declares

Có một người kia, sinh ra đã bị mù, anh sống trong một gian phòng, bởi vì không nhìn thấy gì nên anh phủ nhận tất cả những gì những người chung quanh quả quyết là có: “Tôi không tin, vì tôi có thấy đâu nào.” Một vị lương y thấy vậy thì thương hại anh, ông đi tìm một thứ linh dược chữa cho anh được sáng mắt, anh sung sướng quá, tự phụ nói:“Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi rồi.” Nhưng có người nói với anh: “Bạn ơi, bạn mới chỉ thấy được những vật chung quanh bạn trong căn phòng này thôi. Như thế có là bao, ngoài kia người ta còn thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú hằng hà sa số, còn biết bao vật khác mà bạn chưa thấy, bạn đừng tự phụ như vậy.” Anh tỏ vẻ không tin, lại còn nói mạnh hơn: “Làm gì có được những cái đó, những gì có thể thấy được, tôi đã thấy tất cả rồi.”

Một vị y sĩ khác lên tận núi cao, gặp được Sơn Thần chỉ cho một thứ linh dược khác, đem về giúp cho anh được cặp mắt sáng hơn và thấy xa hơn. Bây giờ anh thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú trên không trung. Mừng quá và lòng tự phụ tự đắc lại tăng thêm, anh nói với mọi người: “Trước đây tôi không tin, nhưng bây giờ tôi thấy, tôi tin. Như thế giờ đây không còn có gì mà tôi chẳng thấy, chẳng biết, đâu còn ai hơn tôi được nữa.”

Thấy anh ta tự phụ như vậy, một hiền nhân nói với anh: “Cậu ơi, cậu vừa hết mù, nhưng cậu cũng vẫn chưa biết

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 9

Trong cái gọi là “dự án thí

điểm” (试点项目), sau thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm Giám Mục, Hội Công Giáo Yêu Nước đã gia tăng các áp lực mạnh mẽ để buộc Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm

(Guo Xijin - 郭希錦) phải gia nhập Hội này.

Những ai phải sống với cộng sản đều biết cái gì mà nó gọi là “thí điểm” thì nó quyết tâm mù quáng làm cho bằng được, bất kể thủ đoạn. Nói như vậy để có thể hiểu là những áp lực của bọn cầm quyền trên Đức Cha là rất nặng nề.

Tuy nhiên, trong tuyên bố “bằng văn bản” được tường thuật trên Asia News hôm thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Cha khẳng định thà chịu bách hại, nhất quyết không chịu gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.

Trước Tuần Thánh vừa qua, Ủy ban Tôn Giáo Vụ của tỉnh Phúc Kiến (Fujian

- 福建), đã liên tục triệu tập ngài “làm việc” nhiều ngày và đặt điều kiện là phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không ngài không được tham dự lễ Truyền Dầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các linh mục thuộc giáo phận

Phúc Ninh (Funin - 福寧) của ngài vì văn phòng tôn giáo và Mặt trận Thống nhất không công nhận ngài là một giám mục.

Cho đến cách đây vài tháng, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm vẫn còn là Giám Mục chính tòa giáo phận Phúc Ninh, được Tòa Thánh công nhận, nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.

Giáo phận Phúc Ninh được thành lập vào ngày 11 tháng Tư năm 1946 từ miền Giám Quản Tông Tòa Phúc Ninh

Phủ (Funingfu - 福寧府) được thành lập trước đó vào năm 1923. Sau khi chiếm được Hoa Lục, năm 1957, bọn cầm quyền Trung Quốc lập ra Hội Công

Giáo Yêu Nước (中国天主教爱国会), bọn này đẻ ra nhiều giáo phận ma không được Tòa Thánh công nhận. Trong địa hạt tỉnh Phúc Kiến, họ lập ra cái gọi là

giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东

话) song song với giáo phận Phúc Ninh. Theo thỏa thuận tạm thời giữa Tòa

Thánh và Bắc Kinh, giám mục trái phép Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Si-lu -

詹思祿) của giáo phận Mân Đông trở thành Giám Mục chính tòa Phúc Ninh vào ngày 12 tháng 12, năm ngoái 2018, và Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị buộc nhường chức cho Chiêm Tư Lộc xuống làm Giám Mục Phụ Tá.

Chiêm Tư Lộc bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra vạ tuyệt thông ngày 6 tháng Giêng năm 2000 vì chịu để cho Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong Giám Mục trái phép. Vạ tuyệt thông của Chiêm Tư Lộc được giải vào ngày 22 tháng 9, 2018, tức là 8 ngày sau khi hai bên ký kết thỏa thuận.

Tuy nhiên, “được đằng chân lân đằng đầu”, giờ đây bọn cầm quyền Trung Quốc chính thức yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không chúng không công nhận ngài là một giám mục và chức vụ Giám Mục Phụ Tá của ngài là “bất hợp pháp”.

Sau những giằng co, vào ngày thứ Hai Tuần Thánh, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm đã ký vào một văn kiện hứa tuân phục Giám Mục bản quyền vừa được Tòa Thánh công nhận là Chiêm Tư Lộc, và tuân thủ luật pháp quốc gia. Sau khi ký vào văn kiện này, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm đã được tham dự lễ Truyền Dầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các linh mục của ngài trong tư cách một linh mục.

Gần đây, một mặt bọn cầm quyền Trung Quốc gia tăng áp lực buộc ngài phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước; một mặt chúng phao tin đồn nhảm nói rằng ngài đã gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước rồi và cũng đã chấp nhận kế hoạch ba tự cường.

Chính vì thế, ngài đã nhờ thông tấn xã Công Giáo Asia News đăng một tuyên bố vào hôm thứ Ba 18 tháng Sáu rằng ngài thà bị bách hại với các linh mục thầm lặng chứ nhất quyết không tham gia vào Hội Công Giáo Yêu Nước và cũng không chấp nhận ba tự cường.

Ba tự cường của cộng sản Trung Quốc là:

a) Thứ nhất là tăng cường đồng hóa văn hóa Trung Quốc vào các biểu hiện tôn giáo, loại bỏ các “ảnh hưởng từ nước ngoài”.

b) Thứ hai là “sự độc lập khỏi ảnh hưởng của nước ngoài”. Đối với Công Giáo điều này có nghĩa là tiến đến việc tấn phong Giám Mục mà không cần sự

chuẩn y của Tòa Thánh. c) Thứ ba là trung thành và tuân

theo các chỉ dẫn của Đảng bởi vì Đảng có chức trách “hướng dẫn” các tôn giáo và phải “giữ vững vai trò lãnh đạo trong tất cả các hoạt động tôn giáo”.

Giáo Phận Phúc Ninh có hơn 90,000 người Công Giáo. Trong số này, ít nhất 80,000 tín hữu thuộc về Giáo hội thầm lặng, được phục vụ bởi 57 linh mục, 200 nữ tu, 300 giáo dân trong các tu hội đời và hàng trăm giáo lý viên giáo dân. Trong khi đó, chỉ có 12 linh mục thuộc cộng đồng chính thức được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.

Đặng Tự Do Source:Asia NewsMsgr. Guo Xijin:

Persecution is preferable to joining the Patriotic Association

Khí phách lừng lẫy của một Giám Mục Trung Quốc: thà chịu bách hại, không chịu gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước

Cuộc sống có nhiều mối liên kết giữa vật chất và tinh thần, có loại CÓ THỂ và có loại KHÔNG THỂ. Có lẽ thứ “rắc rối” nhất là vật chất, tiền bạc, bởi vì “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tm 6:10). Người ta nói rằng: “Tiền là Tiên, là Phật, là sức bật của lò xo, là nỗi lo của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân”, và còn đủ tứ “là” khác nữa.

Theo Việt ngữ, Tiền là Tiên bị đè bởi cái đà “dấu huyền” nên thành Tiền. Bất cứ mối quan hệ nào “dính líu” tới nó đều gặp “phiền phức” lắm. Về mối liên quan với tiền bạc, một thi sĩ người Na Uy (quên tên rồi) có nhận định thú vị thế này:

Tiền có thể mua được thực phẩm nhưng không thể mua được sự ngon miệng.

Tiền có thể mua được thuốc tốt nhưng không thể mua được sức khỏe.

Tiền có thể mua được kiến thức nhưng không thể mua được sự khôn ngoan.

Tiền có thể mua được sự lộng lẫy nhưng không thể mua được vẻ đẹp.

Tiền có thể mua được trò cười nhưng không thể mua được niềm hoan hỉ.

Tiền có thể mua được người quen nhưng không thể mua được bạn tri kỷ.

Tiền có thể mua được người hầu nhưng không thể mua được sự trung thành.

Đọc tiếp trang 11

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 10

Chuyện xảy ra trong buổi lễ tốt nghiệp cho các Bác sĩ ở Anh năm 1920, có sự tham dự của Thủ tướng Anh thời đó.

Trong buổi lễ, như thông lệ, trưởng khoa đứng lên chia sẻ kinh nghiệm với những sinh viên mới ra trường. Lần này ông kể về một sự cố đã xảy ra với ông: “lần ấy đã quá nửa đêm, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa nhà mình. Khi mở ra tôi thấy một phụ nữ lớn tuổi đang hoảng hốt và bà nói với tôi: “Ôi bác sĩ ơi, con tôi đang bệnh rất nghiêm trọng, xin ông hãy cứu nó”!

Tôi vội chạy ra theo bà ta đến nhà họ mà không kịp nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra. Hôm đó là một đêm giông bão và rất lạnh, trời mưa như trút, lái xe rất nguy hiểm nhưng tôi không kịp lo cho mình nữa.

Nhà bà ta ở ngoại ô Luân Đôn, và sau một hành trình khó khăn, chúng tôi mới tìm đến nơi. Bà sống trong một căn phòng nhỏ với con trai. Khi bước vào phòng, tôi thấy cậu bé nằm trên giường kê ở góc phòng và đang rên rỉ vì đau đớn.

Sau khi tôi khám và kê đơn cho đứa trẻ người mẹ đưa cho tôi một ít tiền. Tôi từ chối và nhẹ nhàng nói với bà rằng tôi không thể nhận vì họ cần chúng hơn tôi nhưng tôi sẽ chăm sóc con bà cho đến khi cậu bé khỏe lại. Trưởng khoa kết thúc bài diễn văn bằng câu:

“Đây chính là cách hành nghề y thực sự vì trở thành Bác sĩ tức là đến gần nhất với Lòng Nhân Ái và là một trong những nghề nghiệp gần gũi nhất với Thiên Chúa”!

Ngay khi Bác sĩ khoa trưởng kết thúc bài phát biểu của mình, Thủ tướng đã bước ra khỏi chỗ ngồi và tiến lên bục giảng.

Ông nói với vị Khoa Trưởng: “Hãy cho phép tôi được hôn tay ông. Tôi đã tìm ông suốt hai mươi năm nay vì tôi chính là đứa trẻ mà ông đã cứu trong câu chuyện vừa rồi. Ôi, mẹ tôi sẽ hạnh phúc và yên lòng yên nghỉ. Trước khi lâm chung bà đã tha thiết yêu cầu tôi đi tìm ông để cảm tạ lòng tốt của ông với chúng tôi khi chúng tôi rơi vào cảnh nghèo khổ”.

Đứa trẻ đáng thương ngày nào chính là Sir Lloyd George, người đã trở thành Thủ tướng Anh!

Thanh Nguyên sưu tầm

Sắc đẹp bên ngoài sẽ tàn phai, đó là điều không tránh được. Nhưng nét đẹp của phụ nữ không biến mất với thời gian, với nếp nhăn. Nó không phải chỉ có bên ngoài, nó còn hơn thế. Nơi bạn đẹp nhất, đó là tâm hồn bạn với những gì làm cho bạn trở nên đặc biệt. Từ thời Thượng cổ, sắc đẹp đi đôi với lòng tốt. Thậm chí người hy-lạp còn sáng chế ra chữ kalokagathia để nói về sắc đẹp-lòng tốt. Triết gia Platon còn nói: “Sức mạnh của điều thiện ở trong bản chất của cái đẹp”.

Sau đây là mười nét cá tính làm cho phụ nữ trở nên đẹp.

1/ Lòng nhiệt thành và vui vẻ làm nảy sinh lại đứa bé ở trong lòng bạn.

Bạn đừng ngại ngùng khi để cho lòng dịu dàng và đơn sơ tỏa ra từ tâm hồn bạn! Bạn hãy là người phụ nữ tự do, có khả năng yêu và ngạc nhiên như một đứa bé. Bạn hãy tìm niềm vui nơi những chuyện đơn giản và đánh giá đúng giá trị của từng chuyện.

2/ Đối với người khác, bạn hãy có một tình bạn chân thành, tự do, trung thành và gần như mang tình mẫu tử, như thế sẽ làm cho bạn luôn có tinh thần quan tâm.

Bảo vệ, lắng nghe và tìm điều tốt nơi các bạn. Nữ tính và tình mẫu tử của bạn sẽ diễn tả qua cách bạn tận tâm với người khác.

3/ Bạn khiêm tốn, đừng hoài công tìm cách lôi cuốn sự chú ý của người khác.

Lòng khiêm tốn làm tăng thêm sắc đẹp và cho thấy tính đơn sơ. Phản ứng của bạn phản ảnh tâm hồn bạn. Bạn không cần cố gắng người khác cũng thấy vì phong cách của bạn sẽ lôi cuốn sự chú ý của người khác.

4/ Biết nói và cũng phải biết nghe.

Bạn hãy có lòng thấu cảm, biết khuyên nhủ nhưng cũng biết im lặng. Các bạn sẽ tin tưởng ở bạn chân thành quan tâm đến họ.

5/ Sức mạnh và sự tin tưởng xuất phát từ sự liêm chính.

Bạn đừng sợ khi chứng tỏ bạn là

người như thế nào và tin vào những gì. Các quyết định dựa trên căn tính sâu đậm nhất của bạn. Bạn có thể phạm sai lầm, nhưng bạn phải luôn cố gắng làm những gì đúng.

6/ Bạn trau dồi sự kín đáo nữ tính qua cử chỉ và tư tưởng của bạn.

Bạn phản ứng với sự tôn trọng và lịch sự. Bạn sẽ biết làm thế nào để lan tỏa bình an và yên bình qua cử chỉ và lời nói của bạn. Bạn hãy là một người biết suy nghĩ và đặc biệt. Tất cả nói lên nữ tính của bạn: tế nhị, bình yên và tôn trọng.

7/ Luôn sẵn sàng để gặp gỡ và tiếp nhận người khác.

Bạn đối xử tốt với người khác. Bạn sẽ biết cách nào để thấy điểm tốt nhất nơi người khác. Bạn hãy là một người tiếp đón ân cần. Người khác sẽ cảm thấy thoải mái vì họ biết mình có chỗ đứng trong tâm hồn của bạn.

8/ Bạn đừng mang mặt nạ. Hãy là người chân thật.

Bạn hãy minh bạch, ngay thẳng và chân thật. Cẩn thận nói lên một cách tự do những gì mình nghĩ và cảm nhận, đừng bao giờ che giấu con người thật của mình.

9/ Con mắt là cửa sổ tâm hồn của bạn.

Nó cho thấy lòng tốt, chiều sâu và tình yêu trong lòng bạn. Bạn phải bảo vệ con mắt của mình khỏi những chuyện làm bạn tức tối. Bạn cố gắng có cái nhìn của Chúa, của một bà mẹ, của lòng nhân từ.

10/ Một đặc tính riêng của bạn mà người khác không có vì bạn là người duy nhất.

Phát triển tài năng của bạn và đem tài năng này ra phục vụ người khác. Hiểu trọn tâm hồn bên trong của bạn sẽ làm cho bạn thành người tuyệt vời. Đời sống nội tâm có một cái gì bí ẩn làm cho người khác muốn tìm hiểu bạn và muốn phát triển đời sống nội tâm của họ.

Và quan trọng trên tất cả… là hoa trái của tấm lòng mật thiết của bạn với Chúa

Bạn đừng quên là Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Chúa! Ngài kêu gọi chúng ta hãy là người tốt: để chúng ta được thánh hóa qua tư tưởng tốt và hành động tốt của mình. Bạn sẽ trọn hảo khi khuôn mặt bạn, lời nói của bạn, hành động của bạn phản ảnh hình ảnh của Chúa có trong bạn. Và bạn tỏa lan Thần Khí đang sống và hành động trong bạn…

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Mười cá tính làm cho một phụ nữ trở nên đặc biệt

Sắc đẹp bên ngoài chỉ là hình thức, nét đẹp là phản ảnh của tâm hồn, nó tỏa ra từ quả tim.

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả

BTDL 14-07-2019 tr. 11

Tiền có thể mua được sự nhàn rỗi nhưng không thể mua được sự bình an.

Tiền có thể mua được cái vỏ bên ngoài nhưng thể không mua được cái hạn bên trong.

Theo cách lý luận đó, chúng ta có thể lý luận thêm nhiều điều khác trong cuộc sống. Chẳng hạn vài điều này:

Tiền có thể mua được trang phục đẹp nhưng thể không mua được nhân cách.

Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không thể mua được tổ ấm.

Tiền có thể mua được đám cưới nhưng không thể mua được hạnh phúc.

Tiền có thể mua được đám giỗ nhưng không thể mua được lòng hiếu thảo.

Tiền có thể mua được chiếc giường êm nhưng không thể mua được giấc ngủ ngon.

Tiền có thể mua được bằng cấp nhưng không thể mua được sự giáo dục.

Tiền có thể mua được chức tước nhưng không thể mua được uy tín.

Tiền có thể mua được tiệc mừng nhưng không thể mua được lý tưởng.

Tiền có thể mua được tác phẩm nhưng không thể mua được tài năng.

Tiền có thể mua được bảo hiểm nhưng không thể mua được sự an toàn.

Tiền có thể mua được tặng vật từ thiện nhưng không thể mua được lòng nhân đạo.

Tiền có thể mua được hoa, nến, nhang, đèn,… nhưng không thể mua được lòng thành kính.

Tiền có thể mua được nhân chứng nhưng không thể mua được phép lạ.

Tiền có thể mua được nhà thờ nhưng không thể mua được đức tin.

Tiền có thể mua được đài tưởng niệm nhưng không thể mua được phúc trường sinh.

Cái Khôn và cái Khốn rất gần nhau, theo Việt ngữ thì chỉ khác nhau cái “dấu sắc” – vừa sắc vừa bén. Chính Chúa Giêsu đã khuyến cáo: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh em ở đâu thì lòng anh em ở đó.” (Mt 6: 19-21; Lc 12: 33-34).

Thần Tài chỉ là nhân vật của óc tưởng tượng, không có thật, nói thẳng ra là mê tín dị đoan. Thế mà vẫn có những người ấu trĩ tin theo, trong số vẫn thấy đó có cả người Công giáo. Đừng lạm dụng câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Thật đáng quan ngại! Chúa Giêsu mạnh mẽ xác định: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này

mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6: 24; Lc 16: 13).

TRẦM THIÊN THU

loại. Trước thảm cảnh này, Thiên Chúa

rất đau lòng và khao khát biết bao cho muôn dân nhận biết Ngài là Cha, nhìn nhận nhau là anh chị em ruột thịt, nhờ đó mới có thể chấm dứt cảnh huynh đệ tương tàn, để cùng chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc trong đại gia đình Thiên Chúa.

“Cơn khát” này đã dày vò Thiên Chúa triền miên qua bao thời đại. Để xoa dịu, để giải tỏa “cơn khát” mãnh liệt này, Thiên Chúa cậy nhờ chúng ta hai việc sau đây:

– Thứ nhất, Ngài muốn sử dụng chúng ta như môi miệng để loan báo cho muôn người nhận biết họ có một Người Cha tuyệt vời là Thiên Chúa và mọi người là anh chị em ruột thịt con cùng Cha, để cùng nhau vui sống trong đoàn kết yêu thương. Lẽ nào chúng ta cứ ngậm tăm mà không mở miệng?

– Thứ hai, Thiên Chúa muốn nhờ chúng ta làm những bàn tay đưa ra để dẫn dắt anh chị em lưu lạc về với Ngài. Lẽ nào chúng ta lại làm như bàn tay tê bại không nhúc nhích, không làm theo ý Chúa?

Khi tôi khát nước khô cháy cổ, tôi muốn giơ tay ra để bưng ly nước lên nhưng tay tôi bại xụi, không giơ ra được, không cầm ly nước đưa lên môi được… thì thật tội nghiệp cho tôi! Khát lắm… nước sẵn đó, ngay trong tầm tay mà không với tới để uống được, buồn lắm thay!

Tương tự như thế, Thiên Chúa khao khát mãnh liệt được muôn dân nhìn nhận và quay về với Ngài mà không được đáp ứng thì Ngài buồn khổ biết bao!

Lạy Chúa Giêsu, Hôm nay, Chúa đang khao khát

trông chờ đoàn con lưu lạc chưa hề nhận biết Chúa cùng về sum họp trong nhà Cha và Chúa muốn dùng chúng con như đôi tay của Chúa để dẫn đưa những anh chị em này về đoàn tụ…

Vậy, nếu chúng con làm ngơ trước “cơn khát” của Chúa; nếu chúng con làm như bàn tay tê bại, cứ trơ trơ, im lìm, bất động… không đáp ứng nguyện vọng đó, thì chúng con có còn là chi thể của Chúa, có xứng đáng được gọi là môn đệ của Chúa nữa không?

Lm Inhaxiô Trần Ngà

Tiếp theo tr. 9:

trong tội lỗi như ngồi trong chỗ tối tăm, ngồi trong bóng đêm, ngồi trong bóng sự chết. Một hình thức khác của bệnh mù tinh thần là sự cố chấp, tức là bảo thủ trong sự lập luận sai lầm hay gàn dở của mình và nhất định không chịu phục thiện. Chính vì thế mà nhiều lần Chúa Giêsu đã gọi những người Pharisêu là những kẻ mù quáng, bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình. Chúa đã nói: “Tôi đến thế gian này chính là để những kẻ không xem thấy thì được xem thấy, còn những kẻ xem thấy sẽ trở nên đui mù.” Chúng ta thường nói về những người cố chấp: “Không ai điếc nặng cho bằng kẻ không muốn nghe”, thì chúng ta cũng có thể nói về những người mù tinh thần: “Không ai mù quáng nặng cho bằng kẻ mở mắt mà không muốn xem.”

Chúng ta có đang sống trong tình trạng mù lòa về tinh thần không? Chúng ta tội lỗi và cố chấp ư? Và hiện giờ chúng ta vẫn còn cố chấp trong tình trạng đó ư? Không được đâu. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu để Ngài thắp sáng cuộc đời chúng ta như Ngài đã thắp sáng cuộc đời người mù xưa kia. Nói khác đi, trên đời này không ai có thể giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, vì lý do ai cũng có tội, chỉ có một Đấng không có tội gì, tuyệt đối chí thánh, mới có quyền cứu giúp chúng ta mà thôi, đó là Chúa Giêsu. Vấn đề là chúng ta có bằng lòng đến với Chúa không?

Người mù sung sướng biết bao khi đôi mắt anh mở ra và nhìn thấy Chúa Giêsu, vị ân nhân vĩ đại của mình. Chúa đã thắp sáng đời anh. Trong Mùa Chay, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, vị đại ân nhân của chúng ta, để Chúa mở mắt tinh thần cho chúng ta, để Chúa thắp sáng đời chúng ta.

Ngọc Nga (sưu tầm)

Tiếp theo tr. 8: Đức Tin

Tiếp theo tr. 3: Làm dịu cơn khát của Th...

Cơn khát mãnh liệt của Thiên Chúa.

Thiên Chúa là người Cha giàu lòng yêu thương, hết sức trân quý và mến yêu loài người là đoàn con chí ái mà Ngài đã sinh ra bằng mối tình phụ tử vô cùng thắm thiết. Tiếc thay, hàng tỷ người trên mặt đất hiện nay không nhận ra Ngài là Cha yêu thương, chưa biết mọi người chung quanh là anh chị em ruột thịt con cùng Cha trên trời, vì thế, họ quay lưng lại với Cha trên trời, họ sống thù nghịch với nhau, gây cho nhau vô vàn đau thương khốn khổ suốt dòng lịch sử nhân