164
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Huy Xu Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Huỳnh Ngọc Thu Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 21 tháng 7 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. PGS. TS. Phan An Chủ tịch Hội đồng 2. TS. Trần Minh Hường Ủy viên Thư ký 3. PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên Cán bộ phản biện 1 4. TS. Huỳnh Ngọc Thu Cán bộ phản biện 2 5. PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng Ủy viên Hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn Trưởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa CHỦ TỊCH TRƯỞNG NGÀNH PGS. TS. PHAN AN PGS. TS. PHAN AN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TS. THÁI HỮU TUẤN

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

  • Upload
    dominh

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Huy Xu

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Huỳnh Ngọc Thu

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 21 tháng 7 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. PGS. TS. Phan An Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Trần Minh Hường Ủy viên Thư ký

3. PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên Cán bộ phản biện 1

4. TS. Huỳnh Ngọc Thu Cán bộ phản biện 2

5. PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Trưởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học

sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa

CHỦ TỊCH TRƯỞNG NGÀNH

PGS. TS. PHAN AN PGS. TS. PHAN AN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TS. THÁI HỮU TUẤN

Page 2: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi Phan Dũng Trí, cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học và thực

hiện của tôi.

Nội dung luận văn, các số liệu thu thập, các kết quả trong luận văn là trung

thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

TP.HCM, ngày 25 tháng 05 năm 2016

Tác giả

Phan Dũng Trí

Page 3: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập ngành Việt Nam học tại Viện Đào tạo sau đại

học của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc

nhất, tôi kính gửi lời cám ơn đến:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Viện Đào tạo Sau Đại

học, Quý Thầy, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, cũng như tạo mọi điều kiện tốt

nhất giúp tôi trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, trân trọng cám ơn Thầy PGS. TS Phan Huy Xu, đã tận tình, hết

lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu thực hiện hoàn thành

luận văn này.

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan chức năng tại tỉnh Đồng Tháp:

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Ủy ban nhân

dân xã Mỹ Hòa, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Công ty cổ phần

du lịch Đồng Tháp, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười,

bạn bè, đồng nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Sen, anh chị cư dân

tại xã Mỹ Hòa, du khách, đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, chia sẻ tài liệu, trong quá

trình thực tế tìm hiểu tại địa phương.

Trân trọng cám ơn.

TP.HCM, ngày 25 tháng 05 năm 2016

Học viên

Phan Dũng Trí

Page 4: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ

viết tắt Nội dung đầy đủ Trang số

ESCAP

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên

Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia

and the Pacific)

17

DLST Du lịch sinh thái Nhiều

trang

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên

Thiên nhiên, (International Union for Conservation of

Nature and Natural)

17

MICE

Là loại hình du lịch công vụ, du lịch kết hợp hội thảo,

hội nghị, triễn lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng.

(Meeting - gặp gỡ, Incentive - khen thưởng,

Conventions - hội thảo, Exhibition (triển lãm).

103

NXB Nhà xuất bản Nhiều

trang

PCI

PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,

thành của của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế

và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc

phát triển doanh nghiệp (Provincial Competitiveness

Index).

73

SPSS

là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các

nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng

(Statistical Product and Services Solutions)

7

SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các

từ tiếng Anh: Điểm mạnh (Strengths); Điểm yếu

(Weaknesses); Cơ hội (Opportunities); Thách thức

8, 80

Page 5: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

iv

(Threats)

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Nhiều

trang

UNWTO Tổ chức du lịch thế giới (United Nation World Tourism

Organization) 11

WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, (World Wide Fund

For Nature ) 17

DANH MỤC BẢN ĐỒ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Số bản đồ Nội dung Số trang

Bản đồ [1.1] Bản đồ hành chính và du lịch tỉnh Đồng Tháp xii

Bản đồ [1.2] Bản đồ quy hoạch phân khu xây dựng Đồng Sen Tháp

Mười xiii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số bảng Nội dung tên bảng Trang số

[Bảng 1.1] Thành phần dinh dưỡng của củ, hạt sen xiv

[Bảng 2.1] Thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng

12 và năm 2015, so sánh với năm 2014 xv

[Bảng 2.2] Thống kê số lượng du khách đến Đồng Tháp năm 2014

và năm 2015, dự báo năm 2020 xvi

Page 6: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iii

DANH MỤC BẢN ĐỒ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................ iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv

MỤC LỤC ......................................................................................................... 1

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 7

3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8

4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................ 8

4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 8

4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 9

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................... 9

5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 9

5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 9

6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10

6.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành .......................................................... 10

6.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 10

6.3. Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học ........................................... 10

6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh ........................................... 11

7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 11

CHƯƠNG I ..................................................................................................... 13

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 13

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................. 13

1.1.1. Du lịch (Tourism) .............................................................................. 13

1.1.2. Tài nguyên du lịch (Tourism resources) ............................................ 14

Page 7: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

2

1.1.4. Cộng đồng địa phương (Local community)....................................... 17

1.1.5. Du lịch cộng đồng (Community based tourism) ................................ 17

1.1.6. Du lịch sinh thái (Ecotourism) ........................................................... 18

1.1.7. Tài nguyên du lịch sinh thái (Ecotourism resources) ........................ 19

1.1.8. Tài nguyên du lịch nhân văn (Cultural Ecotourism resources) ......... 20

1.1.9. Khái quát về cây sen .......................................................................... 21

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22

1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ........................................................... 22

1.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa ................................ 25

1.2.3. Tài nguyên du lịch xã Mỹ Hòa .......................................................... 29

1.2.4. Khái quát du lịch sinh thái Đồng sen tại xã Mỹ Hòa ......................... 32

1.4. Giá trị vật chất của cây sen ...................................................................... 32

1.5. Hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt ................................................... 33

Tiểu kết chương I ............................................................................................ 37

CHƯƠNG II .................................................................................................... 39

HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN TẠI XÃ MỸ HÒA,

HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................ 39

2.1. Sự ra đời của khu du lịch Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa. ............................... 39

2.2. Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại Mỹ Hòa .................................. 42

2.3. Truyền thông tác động đến thu hút du khách đến Đồng Sen ................... 56

2.4. Liên kết hoạt động du lịch Đồng Sen với các điểm du lịch trong tỉnh .... 57

2.5. Ảnh hưởng hoạt động du lịch Đồng Sen đến môi trường ........................ 61

Tiểu kết chương II ........................................................................................... 63

CHƯƠNG III ................................................................................................... 65

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN ................................................ 65

DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN ............................................................... 65

XÃ MỸ HÒA, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP .................... 65

Page 8: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

3

3.1. Phân tích SWOT (Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của

hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen ............................................................. 65

3.1.1. Điểm mạnh (Strengths) ...................................................................... 65

3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) ..................................................................... 67

3.1.3. Cơ hội (Opportunities) ....................................................................... 70

3.1.4. Thách thức (Threats) .......................................................................... 71

3.1.5. Bảng tổng hợp phân tích SWOT ........................................................ 71

3.1.6. Bảng tổng hợp chiến lược SO, ST, WO, WT .................................... 74

3.2. Quan điểm của chính quyền địa phương và xu hướng phát triển du lịch

sinh thái Đồng Sen .......................................................................................... 75

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen ................................ 78

3.3.1. Giải pháp phát huy vai trò quản lý nhà nước ..................................... 78

3.3.2. Giải pháp nguồn vốn đầu tư phát triển .............................................. 79

3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................. 80

3.3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch .......................................... 83

3.3.5. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh

thái Đồng Sen ............................................................................................... 87

3.3.6. Giải pháp bảo vệ môi trường ............................................................. 88

3.3.7. Giải pháp về liên kết hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen ............. 89

3.3.8. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm sen ....................... 91

3.3.9. Giải pháp thương mại......................................................................... 91

3.3.10. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ..................... 93

3.3.11. Giải pháp nâng cao giá trị văn hóa địa phương ............................... 94

3.4. Các kiến nghị ............................................................................................ 95

3.4.1. Với cộng đồng dân cư địa phương ..................................................... 95

3.4.2. Với những người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen ................... 95

3.4.3. Với các hãng lữ hành địa phương và các doanh nghiệp đối tác ........ 96

3.4.4. Với khách du lịch ............................................................................... 97

Page 9: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

4

3.4.5. Với Chính quyền, các Sở, Ban ngành của tỉnh Đồng Tháp ............... 97

Tiểu kết chương III .......................................................................................... 99

PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 104

Phụ lục 1 ....................................................................................................... xii

Một số Bản đồ địa bàn nghiên cứu .............................................................. xii

Phụ lục 2 ...................................................................................................... xiv

Bảng thành phần dinh dưỡng của hạt, củ sen ............................................. xiv

Phụ lục 3 ....................................................................................................... xv

Bảng số liệu thống kê số lượng khách đến Việt Nam năm 2015................. xv

Phụ lục 4 ..................................................................................................... xvii

Bảng thống kê số lượng du khách đến Đồng Tháp .................................... xvii

năm 2014, năm 2015, dự kiến năm 2020 ................................................... xvii

Phụ lục 5 .................................................................................................... xviii

Phiếu khảo sát du khách đánh giá Đồng Sen ............................................ xviii

Phụ lục 6 ....................................................................................................... xx

Tổng hợp kết quả đánh giá của du khách .................................................... xx

Phục lục 7 ................................................................................................... xxii

Kết quả đánh giá Đồng Sen được xử lý bằng phần mềm SPSS ................ xxii

Phụ lục 8 .................................................................................................... xxix

Biểu đồ kết quả du khách đánh giá Đồng Sen .......................................... xxix

Phụ lục 9 ................................................................................................... xxxv

Biên bản phỏng vấn người dân địa phương ............................................. xxxv

Phụ lục 10 ............................................................................................... xxxvii

Biên bản phỏng vấn người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen ........ xxxvii

Trả lời: ............................................................................................... xxxviii

Biên bản phỏng vấn người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen ..... xxxix

Phụ lục 11 ...................................................................................................... xl

Page 10: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

5

Biên bản phỏng vấn chính quyền địa phương xã Mỹ Hòa ........................... xl

Phụ lục 12 ................................................................................................... xliii

Một số hình ảnh liên quan đến luận văn .................................................... xliii

Phụ lục 13 ..................................................................................................... lvi

Page 11: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, toàn cầu cầu hóa ngày càng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực,

trong đó có ngành du lịch. Du lịch đã góp phần phát triển kinh tế, làm thỏa mãn các

nhu cầu đời sống xã hội của con người.

Du lịch sinh thái mới phát triển từ những năm cuối thế kỷ 20, nhưng đang

được sự quan tâm của du khách, loại hình du lịch này có trách nhiệm đối với con

người, cộng đồng, thiên nhiên và môi trường.

Những năm gần đây, nền công nghiệp phát triển, đô thị hóa diễn ra nhanh,

kéo theo sự gia tăng dân số ở các đô thị lớn, dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, nên

con người có nhu cầu tìm về thiên nhiên trong lành, du lịch sinh thái trở nên có ý

nghĩa quan trọng trong đời sống con người. Phát triển du lịch sinh thái giúp cho con

người tiếp cận với thiên nhiên, môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, tạo cho

con người có cơ hội tìm hiểu giao lưu các nền văn hóa giữa các vùng miền, làm

thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và phục hồi sức khỏe cho cộng đồng.

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch của cả nước nói chung, của tỉnh

Đồng Tháp nói riêng, du lịch sinh thái đang phát triển và trở thành mối quan tâm

trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một trong

những đồng sen tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được xem như “một phần

thu nhỏ” của hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, là nơi đầu tiên

trong cả nước hoạt động du lịch được khai thác dựa vào cảnh quan sinh thái Đồng

Sen, đưa du khách đến với môi trường thiên nhiên, khung cảnh thơ mộng lãng mạn

trong bầu không khí trong lành, yên tĩnh vùng quê Đồng Tháp Mười.

Việc đánh giá hoạt động du lịch đúng thực trạng, đưa ra các giải pháp kiến

nghị phù hợp, đầu tư khai thác hết các tiềm năng và giới thiệu một cách đầy đủ, lan

tỏa đến mọi người, du lịch nơi đây sẽ có nhiều cơ hội thu hút du khách, cất cánh

cùng du lịch cả nước.

Page 12: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

7

Là hướng dẫn viên du lịch, tác giả nhận thấy hoạt động du lịch sinh thái

Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, có nhiều tiềm năng để phát triển thành điểm du lịch nổi

tiếng. Nhưng cộng đồng dân cư địa phương đang khai thác còn nhiều hạn chế, nhiều

bất cập như cơ sở hạ tầng yếu kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, đội ngũ

quản lý, nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, hoạt động mang tính tự phát, thiếu

quy hoạch, thiếu đầu tư, chưa khai thác các thế mạnh cũng như khắc phục những

điểm yếu.

Xuất phát từ thực tế nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải

pháp, kiến nghị phù hợp để phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen là cần thiết và cấp

bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Du

lịch sinh thai Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Thap Mười, tỉnh Đồng Tháp”,

nhằm đề ra các giải pháp phát triển tốt nhất để đưa các cánh đồng tại quê hương lên

tầm cao mới, trở thành vùng kinh tế du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh Đồng

Tháp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Du lịch sinh thái, ẩm thực chế biến từ sen, sen trong y học, hình tượng hoa

sen trong văn hóa đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu như:

Tác phẩm nghiên cứu về ẩm thực sen như tác giả Đinh văn Bảy (2014), Món

ăn có ích cho người viêm khớp, NXB Phụ Nữ, Hà nội.

Trong lĩnh vực Y học Đông y có tác giả Nguyễn Trung Hòa (2015), Đông y

toàn tập, NXB Thuận Hóa, Huế.

Trong tâm linh Phật Giáo, có tác giả Nguyễn Tuệ Chân (2008), Toàn tập giải

thích hình tượng hoa sen Phật Giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.

Về du lịch sinh thái có rất nhiều tác giả nghiên cứu như của tác giả Thế Đạt

(2003), Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao động, Hà Nội; Phạm Trung Lương

(2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt

Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội; Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

Về kỹ thuật trồng sen có tác già Nguyễn Phước Tuyên (2008), Nghiên cứu về

kỹ thuật trồng cây sen, NXB Nông nghiệp.

Page 13: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

8

Về lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái tại Đồng Tháp có rất nhiều tác giả

nghiên cứu như du lịch sinh thái Tràm Chim - Tam Nông, Du lịch sinh thái Gáo

Giồng, Du lịch mùa nước nổi Đồng Tháp Mười, được viết trong các tạp chí khoa

học của các trường Đại học, các luận văn tốt nghiệp.

Các tài liệu về phát triển du lịch như của Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch

tỉnh Đồng Tháp (2014), Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 -

20120; Tổng cục Du lịch (2015), Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng

Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về

du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa. Vì vậy, tác giả khẳng định đây là lần đầu

tiên đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa,

huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

3. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống lại những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như

các khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, du lịch cộng đồng, du

lịch sinh thái. Từ đó, để hiểu rõ, đánh giá toàn diện, thực trạng, tiềm năng phát triển

du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười trong hệ thống tài

nguyên du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Trên cơ sở tìm hiểu tiềm năng, thực trạng của du lịch sinh thái Đồng sen tại

xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, tác giả đề xuất một số định hướng,

giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen trong thời gian sắp tới.

Các giải pháp và kiến nghị đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,

nhằm khai thác tài nguyên du lịch, nâng cao lợi ích và thu nhập cộng đồng địa

phương, cũng như quảng bá hình ảnh “Đồng Tháp - Đất sen hồng” đến với du

khách trong và ngoài nước.

4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các sản phẩm, các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa,

huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Page 14: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

9

Không gian nghiên cứu: khu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa,

huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp và vùng lân cận.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2013 khi Đồng Sen chính thức tham

gia hoạt động du lịch sinh thái tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tác giả trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như khái

niệm du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, du lịch sinh thái. Từ đó hiểu rõ

các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, làm cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài.

Khảo sát hiện trạng các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, tìm và phân

tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch sinh thái Đồng Sen tại

xã Mỹ Hòa, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị phát triển phù hợp để thu hút du

khách và phát triển du lịch trong thời gian tới.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

5.1. Ý nghĩa khoa học

Tác giả phân tích rõ các giá trị vật chất, giá trị văn hóa của cây sen trong du

lịch sinh thái Đồng Sen, trong phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu thêm khi xây dựng chiến lược,

chính sách phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại tỉnh Đồng Tháp, một số

tỉnh ở Nam bộ. Đồng thời là tài liệu tham khảo bổ sung thêm cho việc quy hoạch,

đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái Đồng Sen Tháp Mười trong thời gian tới.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho địa phương có những định hướng, giải

pháp, chính sách, chủ trương đúng đắn, đồng bộ thúc đẩy các tiềm năng, thế mạnh

của du lịch sinh thái Đồng Sen, để trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng

Đồng bằng sông Cửu Long.

Luận văn đề ra các giải pháp và kiến nghị để khắc phục những điểm yếu và

phát huy các thế mạnh của du lịch sinh thái Đồng Sen, nhằm nâng cao thu nhập dân

cư và địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng được

mô hình sản phẩm du lịch mới, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người,

văn hóa Việt đến du khách nội địa và quốc tế.

Page 15: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

10

Khi luận văn hoàn chỉnh sẽ là tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên các

ngành Văn hóa, Du lịch, Địa lý, Việt Nam học, Ủy ban nhân nhân tỉnh Đồng Tháp,

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân huyện Tháp

Mười, Ủy ban nhân xã Mỹ Hòa, các cơ quan chức năng địa phương, các doanh

nghiệp và người quan tâm đến du lịch sinh thái Đồng Sen, các đồng sen và các khu

du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các tỉnh Nam bộ.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương phap tiếp cận liên ngành

Để thực hiện đề tài nghiên cứu dưới góc nhìn của ngành Việt Nam học, tác

giả đã dùng phương pháp tiếp cận liên ngành như văn hóa, du lịch, địa lý, y học dân

tộc và các thông tin tiếp nhận trong quá trình thực tiễn làm việc trong ngành du lịch.

6.2. Phương phap khảo sat thực địa

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã đến địa bàn nghiên cứu nhiều

lần, để thu thập bản đồ, tài liệu, chụp ảnh, phỏng vấn, khảo sát, tham quan khu

DLST Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa và các vùng lân cận, để thấy được thực trạng hoạt

động sinh thái Đồng Sen, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của của các hoạt động

du lịch, từ đó đưa ra giải pháp kiến nghị phù hợp với thực trạng của địa phương.

6.3. Phương phap khảo sat, điều tra xã hội học

Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính truyền thống, tác giả

tìm hiểu các tài liệu sách, các báo cáo khoa học, tạp chí của các trường đại học liên

quan đến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Các nguồn thông tin thu thập thứ cấp

làm cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng các hoạt động du lịch sinh thái Đồng

Sen.

Tác giả đã trực tiếp đến địa bàn nghiên cứu tài nguyên du lịch, các hoạt động

du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa. Tác giả đã thu thập các thông tin, dữ liệu

sơ cấp, tư liệu thực tiễn bằng cách điều tra bằng cách lập bảng có câu hỏi có sẵn các

đáp án trả lời, du khách chỉ việc chọn đánh dấu vào ô theo ý nhận xét của mình,

không có ưu tiên.

Với dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập thực tế từ du khách, tác giả phát 60 phiếu

khảo sát cho du khách đánh giá, chọn lọc 50 phiếu có đầy đủ thông tin và đánh giá,

Page 16: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

11

sau đó sử dụng công cụ phần mềm SPSS để thống kê các phiếu đánh giá của du

khách, kết quả sau xử lý để làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

Ngoài những kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn

tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn trong hoạt động du lịch bằng cách phỏng vấn sâu

trực tiếp đại diện chính quyền địa phương, các chủ hộ tham gia hoạt động du lịch

sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, các đại diện các hãng lữ hành, du khách, để đề

xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen nhằm khắc

phục những hạn chế và phát huy các giá trị tiềm năng của khu du lịch sinh thái

Đồng Sen để phát triển đúng định hướng của chính quyền địa phương trong các giai

đoạn tiếp theo.

6.4. Phương phap phân tích, tổng hợp, so sánh

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu qua các sách có liên quan đề

tài nghiên cứu, bản đồ hành chính Tỉnh Đồng Tháp, Bản đồ du lịch Tỉnh Đồng

Tháp, Bản đồ quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, các

điểm du lịch trong vùng và các nơi đã đến, các trang website có nguồn gốc từ các cơ

quan chính quyền, các doanh nghiệp du lịch, để thu thập số liệu thống kê từ các cơ

quan chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương, phỏng vấn sâu du khách,

người tham quan hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa. Từ các thông

tin đã thu thập, tác giả phân tích, tổng hợp, so sánh, chọn lọc ra những thông tin cần

thiết cho kết quả nghiên cứu.

Tác giả áp dụng các phương pháp phân tích SWOT, để tìm ra Điểm mạnh

(Strengths); Điểm yếu (Weaknesses); Cơ hội (Opportunities) và Thách thức

(Threats), trong hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa. Từ đó, tác giả

đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen phù

hợp trong thời gian sắp tới.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của

luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương I: Một số khái niệm và thực tiễn

Page 17: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

12

Trong chương này tác giả tổng hợp một số khái niệm du lịch, sản phẩm du

lịch, tài nguyên du lịch liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cơ sở thực tiễn gồm khái

quát tổng quan vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch của địa bàn nghiên

cứu, giới thiệu sơ lược về cây sen, đồng sen, du lịch sinh thái Đồng Sen, các giá trị

y học, dinh dưỡng của sen, hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt.

Chương II: Hiện trạnh du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp

Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Tác giả nêu hiện trạng các hoạt động du lịch, cơ sở vật chất, nhân lực phục

vụ du lịch tại Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, các tác động của hoạt

động du lịch sinh thái Đồng Sen đối với môi trường địa phương và các tác động của

truyền thông, quảng cáo đến hoạt động du lịch sinh Đồng Sen.

Chương III: Các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái

Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Trong chương này, tác giả nêu lên một số giải pháp và kiến nghị phát triển

du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa. Để có thể tìm kiếm được các giải pháp và

kiến nghị, tác giả dựa vào hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, phân

tích SWOT, tổng hợp các quan điểm phát triển du lịch sinh thái của chính quyền địa

phương, các dự báo xu hướng phát triển để đưa các giải pháp và kiến nghị tốt nhất.

Các giải pháp và kiến nghị sẽ liên quan đến nhiều bên tham gia hoạt động du

lịch sinh thái Đồng Sen như chính quyền địa phương, người lao động, cộng đồng

dân cư địa phương, các chủ hộ Đồng Sen, doanh nghiệp lữ hành. Để đem lại hiệu

quả tốt nhất, các giải pháp triển khai phải thực hiện đồng bộ, kịp thời để phù hợp

với xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp và định hướng chiến lược phát

triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Page 18: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

13

CHƯƠNG I

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.1.1. Du lịch (Tourism)

Thuật ngữ du lịch ngày nay được mọi người sử dụng rộng rãi trên thế giới,

nó bắt nguồn từ tiếng Pháp “tour”, nghĩa là “một cuộc dạo chơi” hay “đi vòng

quanh”. Từ du lịch trong tiếng Anh là “tourism” có hai nghĩa là “đi xa” và “du

lãm”. Nghĩa cơ bản của thuật ngữ này là cuộc hành trình đi một vòng, từ nơi này

đến nơi khác và có quay trở lại, trong thời gian đi một vòng đó người đi dừng chân

tham quan hay ở một thời gian lại tại một hay vài địa phương.

Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán - Việt: du

có nghĩa là đi, lịch có nghĩa chơi. Như vậy “du lịch” được ghép chung có nghĩa là

“đi chơi”. Nhưng phải hiểu du lịch không phải đi chơi thông thường, mà là đi chơi

theo một chu trình, với quy mô nhất định.

Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên được xuất hiện tại nước Anh:

“Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành

trình với mục đích giải trí”. Khái niệm này xem xét hoạt động du lịch tương đối

đơn giản, hiểu giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch. Với cách tiếp cận

trên, bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện

tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch [29: 5].

Theo học giả Hunziker và Krapf, Thụy sĩ, là người đặt nền móng cho lý

thuyết về cung cầu du lịch, đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan

hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người

ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành nơi cư trú thường xuyê và không

liên quan đến hoạt động kiếm lời” [29: 6].

Theo I.I Pirojnik (1985) “Du lịch là một dạng của dân cư trong thời gian rỗi

liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi lưu trú thường xuyên

nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận

Page 19: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

14

thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh

tế và văn hóa” [29: 6].

Tháng 6 năm 1991, tại Ottawa (Canada), Hội nghị quốc tế về thống kê du

lịch cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi

ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng

thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục

đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm

vi vùng tới thăm” [29: 6].

Hội nghị lần thứ 27 (1993) của UNWTO thay thế cho khái niệm năm 1963,

“Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường

xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các

mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít

hơn một năm” [29:6].

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 1, Điều 4, Chương I, “Du

lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ

dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [16].

1.1.2. Tài nguyên du lịch (Tourism resources)

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 4, Điều 4, Chương I, “Tài

nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -văn hóa,

công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể

được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành

các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [16].

Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), Khoản 13, Điều 13, Chương II

“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,

thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích

du lịch” [16].

“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành

phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng

Page 20: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

15

như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”

[16].

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm (Natural tourism resources): địa hình (bao

gồm các dạng địa hình đặc biệt), địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn (nguồn nước

trên đất liền và biển), hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, sinh vật, có thể được sử

dụng phục vụ mục đích du lịch.

1.1.3. Sản phẩm du lịch (Tourism products)

Sản phẩm du lịch là các là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch

được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc

sử dụng các nguồn lực gồm cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một

vùng hay một quốc gia nào đó. Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp

thành bởi những bộ phận sau:

- Dịch vụ vận chuyển

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống

- Dịch vụ tham quan, giải trí

- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam Việt Nam (2005), tại Khoản 10, Điều 4,

Chương I, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu

của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [16].

* Đặc tính của sản phẩm du lịch

Tính tổng hợp: dịch vụ du lịch là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ

bản, dịch vụ bổ sung, dịch vụ đặc trưng. Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ chính mà

nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản,

không thể thiếu được với khách hàng như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, dịch

vụ nhà hàng, vũ trường.

Tính không thể dự trữ (sản xuất song song với tiêu dùng dịch vụ du lịch):

đây là một đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng

hóa. Đối với hàng hóa vật chất thông thường thì quá trình sản xuất và tiêu dùng tách

rời nhau, không cùng trong một thời điểm. Còn dịch vụ du lịch thì hoàn toàn khác,

Page 21: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

16

gần như thời gian sản xuất ra sản phẩm du lịch trùng khớp với thời gian tiêu dùng

sản phẩm. Bản thân sản phẩm du lịch cũng mang tính vô hình, phi vật chất nên

không thể đem sản phẩm du lịch bán từ nơi này sang nơi khác như các hàng hoá vật

chất thông thường mà chúng ta vẫn luôn tiêu dùng hàng ngày. Dịch vụ được sản

xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rời nhau. Vì vậy,

việc tạo ra sự ăn khớp giữa cung và cầu trong du lịch là hết sức quan trọng.

Tính không thể chuyển dịch: đối với dịch vụ du lịch thì không có quyền sở

hữu nào được chuyển từ người bán sang người mua. Người mua chỉ mua quyền đối

với tiến trình dịch vụ. Chẳng hạn, khi đi du lịch, khách du lịch được ở trong những

khách sạn sang trọng, được sử dụng phương tiện vận chuyển sang trọng để đi lại,

được tham gia các trò chơi giải trí hấp dẫn, được thoải mái tắm và nghỉ ngơi trên bãi

biển nhưng trên thực tế họ không có quyền sở hữu đối với chúng.

Vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên

dịch vụ du lịch thuộc loại không di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì

phải đến các cơ sở du lịch. Đặc điểm này của dịch vụ du lịch đòi hỏi các cơ sở du

lịch tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ để kéo được du khách đến

với điểm du lịch.

Tính dễ bị dao động: sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố

khác nhau. Một chương trình du lịch đang được tiến hành suôn sẻ, bông dưng bị

sựng lại do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết, loạn lạc, dịch bệnh, mà

chúng ta đã thấy nó diễn ra ở Hongkong thời H5N1, Bali, Phuket sau sóng thần,

Jerusalem, Baghdad khi xảy ra chiến tranh. Vì vậy, sản phẩm du lịch phải mang tính

toàn diện để khi cần ta có thể thay đổi nhanh phương thức thực hiện, địa bàn hoạt

động.

Sản phẩm du lịch cũng dễ thay đổi do thay đổi do trào lưu du lịch. Có thể

bây giờ người ta đang nô nức đi du lịch biển, nhưng đến một thời điểm nào đó

người ta lại đua nhau đi du lịch núi, du lịch đồng quê hay du lịch văn hóa. Lúc này

người kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của du khách để xây dựng

chương trình và phương thức khai thác, kinh doanh du lịch.

Page 22: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

17

Tính thời vụ: dịch vụ có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ, ví dụ các khách

sạn ở các khu nghỉ mát thường vắng khách vào mùa mưa bão nhưng lại rất đông

khách vào mùa khô, các nhà hàng trong khách sạn thường đông khách ăn vào buổi

trưa hoặc chiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đông khách

vào ngày nghỉ cuối tuần. Chính đặc tính mùa của dịch vụ du lịch dẫn đến tình trạng

cung cầu dịch vụ mất cân đối. Vào mùa vụ du lịch, khách đông, thiếu điều kiện

phục vụ dẫn đến chất lượng dịch vụ kém. Lúc ngoài mùa, khách ít gây lãng phí

nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra các chương trình

khuyến mãi để khách du lịch đi vào lúc trái vụ nhằm tận dụng khả năng cung ứng

của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật [25: 53 - 55].

1.1.4. Cộng đồng địa phương (Local community)

Cộng đồng địa phương theo nghĩa hẹp: “Một nhóm dân cư địa phương cùng

sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn,

sóc), xã, huyện nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá

trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng các tài nguyên môi trường, có cùng các

mối quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự

chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng” [38: 33].

Cộng đồng địa phương theo nghĩa rộng: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm

dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã,

huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia, có những dấu hiệu chung về thành phần giai

cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [38: 33].

1.1.5. Du lịch cộng đồng (Community based tourism)

Theo Handbook (2000), Community Based Tourism: “Du lịch cộng đồng là

loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương nhằm phát

triển kinh tế địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa, thiên nhiên bền

vững, nâng cao nhận thức và nâng cao quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được

chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của chính

quyền địa phương, của chính phủ và từ các hoạt động hỗ trợ quốc tế, nhằm mục

đích khai thác bền vững các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa phương

để giới thiệu tới khách du lịch” [38: 34].

Page 23: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

18

“Du lịch cộng đồng là loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch

có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các giai đoạn, các

khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các

nguồn tài nguyên môi trường, cộng động được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du

lịch” [38: 33 - 35].

“Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân

phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi

trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa

phương (phong cảnh, văn hoá)” [36: 3].

1.1.6. Du lịch sinh thai (Ecotourism)

Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới, đã thu hút được sự quan

tâm, hiểu theo nhiều góc độ khác nhau.

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách

tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã,

đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc

đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự

nhiên và cộng đồng địa phương. Nói một cách khác, du lịch sinh thái là loại hình du

lịch với những hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách

nhiệm đối với xã hội” [12: 7].

Tại Việt Nam, du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập

kỷ 19 của thế kỷ 20, đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Để có

được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động

thực tiễn phát triển du lịch sinh thái, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đã phối hợp với

nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN…, có sự tham gia của các chuyên

gia, các nhà khoa học Quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên

quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái

ở Việt Nam” từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 09 năm 1999. Một trong những kết quả

quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh ở Việt

Nam, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn

Page 24: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

19

hoá bản địa có gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và

phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [12: 11].

Tại Khoản 19, Điều 4, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du

lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa

phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [16].

Hoạt động du lịch sinh thái phải đảm bảo các yếu tố:

Du khách và người tham gia tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, phải có sự

quan tâm và trách nhiệm với vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hóa địa phương và

môi trường. Gắn hoạt động với giáo dục môi trường tự nhiên- xã hội để nâng cao

hiểu biết cho du khách về thiên nhiên-sinh thái, về các giá trị lịch sử- văn hóa

truyền thống của điểm đến.

Du lịch sinh thái phải có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Từ đó đề cao

trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

của du khách và người tham gia hoạt động du lịch sinh thái, góp phần đem lại lợi

ích cho cộng đồng địa phương một cách bền vững.

1.1.7. Tài nguyên du lịch sinh thai (Ecotourism resources)

Tài nguyên du lịch sinh thái là một khái niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơ

bản để tạo nên các điểm, các tuyến hoặc khu du lịch sinh thái, có thể bao gồm: các

cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình do nhân

loại tạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về du lịch sinh

thái.

Tài nguyên du lịch sinh thái lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn

hóa và nhân văn bản địa. Tuy nhiên, các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh

thái cụ thể nào đó và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không

tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Cũng như các giá trị thiên nhiên, các giá trị

văn hóa bản địa chỉ trở thành tài nguyên du lịch sinh thái một khi nó được khai thác

để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch sinh thái được sử dụng lâu dài và có khả năng tái tạo. Tuy

nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên du lịch sinh thái một cách hiệu quả đòi

Page 25: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

20

hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên

các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này.

Theo Luật du lịch (2005), tại Khoản 4, Điều 4, Chương I, “Tài nguyên du

lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình

lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng

nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm

du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch” [16].

Theo Luật du lịch (2005), tại Khoản 1, Điều 13, Chương II, “Tài nguyên du

lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai

thác và chưa được khai thác” [16].

Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa

mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng

phục vụ mục đích du lịch.

1.1.8. Tài nguyên du lịch nhân văn (Cultural Ecotourism resources)

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm (Cultural tourism resources): các di tích

lịch sử - văn hoá các loại, các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, văn nghệ dân

gian, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, ẩm thực và các di

sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác, có khả năng thu hút con người để sử dụng

phục vụ du lịch.

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn rất đa dạng và phong phú, bao gồm

truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách

mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, các giá trị

văn hóa bản địa hình thành và phát triển có sự gắn kết với sự tồn tại, các phương

thức canh tác truyền thống, các lễ hội, các sinh họat truyền thống của cộng đồng,

các di sản văn hoá bản địa truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể khác có thể

được khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn vật thể bao gồm di sản văn hóa thế

giới, di tích khảo cổ,di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, công

trình đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật.

Page 26: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

21

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn phi vật thể gồm di sản văn hóa phi vật

thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học,

sự kiện thể thao văn hóa.

Như vậy rõ ràng tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên

và văn hóa - nhân văn địa phương. Các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh

thái cụ thể và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không tách

rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó.

1.1.9. Khai quat về cây sen

Cây sen

Cây sen, tên khoa học Nelumbo Nucifera, tên gốc tiếng Trung văn là hà hoa,

hay liên hoa, là loại cây thủy sinh sống nhiều năm, được trồng nhiều ở các nước Ấn

Độ,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia.

Cây sen là loài thực vật thủy sinh sống ở đầm, hồ, được trồng bằng hạt hay

bằng củ, thích nghi phát triển tốt trong môi trường đất nhão, ngập nước sâu thiếu

oxy, và sinh trưởng tốt nhất trong đất nhiều vào mùa nước nổi.

Cây sen có có rễ, thân, hoa và quả. Lá sen to, cuống lá dài đưa lá lên khỏi

mặt nước, phiến lá có gân hình lọng, lá sen to với đường kính tới 20cm - 60cm. Hoa

sen thường mọc trên các thân to và nhô cao phía trên mặt nước, có các màu sắc dao

động từ màu trắng tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt và có hương thơm.

Cây sen có 125 giống sen, được chia làm ba nhóm [30: 7].

Nhóm 1: cây sen cho củ, thường có hoa màu trắng, loại sen này cho năng

suất củ rất cao, phát triển nhanh, chất lượng củ tốt, nhưng giống này ít có hoa và

gương nhỏ và ít hạt.

Nhóm 2: cây sen cho hoa, thường có hoa to, có một hay hai tầng cánh, màu

sắc đẹp như màu trắng, tuyết, vàng, tím, hồng. Cây sen vẫn cho gương nhưng

gương nhỏ, hạt ít, năng suất kém, không cho củ.

Nhóm 3: là loại sen cho hạt, hạt to, thường cho nhiều hoa, hoa to có hương

thơm, thân rễ mảnh nhỏ, chỉ có một tầng lá, màu hồng nhạt, có tỉ lệ hạt chắc cao,

phát triển tốt, ít bệnh, nhóm sen này không cho củ.

Page 27: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

22

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Đồng Thap Mười là vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có

diện tích 697.000ha, trãi rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Địa

hình toàn vùng Đồng Tháp Mười giống như lồng chảo, xung quanh cao.

Theo Nguyễn Hữu Hiếu, Tên gọi Đồng Tháp Mười, Hội Khoa học lịch sử

tỉnh Đồng Tháp, giải thích địa danh Đồng Tháp Mười với các giả thiết như:

Giả thuyết I: Ngày xưa, cánh đồng này thuộc một vương quốc giàu có. Trong

nước có 10 đời Quốc Vương, môi ông xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ

cuối cùng; ngôi tháp của ông vua thứ 10 là ngôi tháp mà chúng ta đang nói. Từ đó,

có lời đồn là trong Tháp Mười có vàng.

Giả thuyết II: Cho rằng đây là cái chùa - tháp thứ 10, tính từ Lục Chân Lạp

xuống, nối liền các chùa - tháp này là các con đường lót đá.

Giả thuyết III: Đây là cái tháp 10 tầng của Chân Lạp; có lẽ, theo thuyết này

nên chính quyền Ngô Đình Diệm, vào năm 1958, cho xây lại một cái tháp 10 tầng

cao 42m, theo kiểu tháp chùa Thiên Mụ (Huế), một loại hình kiến trúc Trung Quốc.

Giả thuyết IV: Đây là tháp canh thứ 10 (tính từ Ba Sao vào Gò Tháp), hoặc

10 tầng (còn gọi là thang trong) của nghĩa quân Thiên Hộ Dương để canh chừng

giặc Pháp.

Còn tư liệu thành văn cho thấy vùng đồng Tháp Mười (chữ đồng không viết

hoa) lần lượt có tên gọi:

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (hoàn thành khoảng

1820): ở tập Thượng, vùng đồng Tháp Mười được gọi là Vô- tà - ôn (tr.14), chằm

lớn, với tư cách là một danh từ chung (tr.63) là Lâm Tẫu (tr.69).

Sách Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt (hoàn thành sau Gia Định

thành thông chí vài chục năm): ở tập Trung, vùng này, được gọi là chằm Mãng

Trạch (tr.9) và là hồ Pha Trạch (tr.20).

Bản đồ của Pháp vẽ năm 1862 (để thi hành Hòa ước Nhâm Tuất), vùng này

được ghi là Plaine inondée couverte d’herbe tức Cánh đồng ngập nước đầy cỏ), sau

đó họ ghi gọn lại là Plaine des Joncs (tức Đồng Cỏ Lát hay Đồng Cỏ Bàng) [10].

Page 28: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

23

Tỉnh Đồng Tháp là một trong mười ba tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu

Long, nằm trong tọa độ địa lý từ 105011'15” đến 105056'42” kinh độ Đông và từ 100

7'15” đến 100 58'18” vĩ độ Bắc.

Ranh giới của tỉnh Đồng Tháp:

- Phía Bắc giáp Campuchia, có biên giới chung dài 48,7km, từ Hồng

Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Sở Thượng và Thường

Phước.

- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long.

- Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

- Phía Tây giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.

Tỉnh Đồng Tháp có 12 huyện, thị xã, thành phố, gồm 9 huyện: Tân Hồng,

Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung,

Châu Thành; 2 thị xã: Sa Đéc, Hồng Ngự; 1 thành phố Cao Lãnh (tỉnh lỵ). Tỉnh

Đồng Tháp được chia thành 2 khu vực là vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía

Nam sông Tiền.

Diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Tháp: 3.374km2.

Dân số của tỉnh Đồng Tháp: gần 1.674.840 người (2007), trong đó nam giới

là 711.230 người, nữ giới là 767.264 người, mật độ 496 người/ km2. Trong đó khu

vực thành thị 193.239 người, khu vực nông thôn 1.285.255 người1.

Đồng Tháp có hệ thống đường Quốc lộ QL30, QL80, QL54 cùng với Quốc

lộ N2, kết nối tỉnh Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng

Đồng Bằng sông Cửu Long.

Quốc lộ QL30 giáp Quốc lộ QL1A tại ngã ba An Hữu (Cái Bè - tỉnh Tiền

Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, Quốc lộ QL80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà

Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang.

Quốc lộ QL54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà

Vinh.

1 Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, Diện tích, dân số và mật độ dân số.

Page 29: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

24

Các Tỉnh lộ ĐT851, ĐT852, ĐT853, đi đến thị xã Sa Đéc với các tỉnh An

Giang, Vĩnh Long.

Mạng giao thông đường thủy thuận lợi. Sông Tiền, sông Hậu kết nối Đồng

Tháp với các tỉnh trong Đồng Bằng sông Cửu Long và TP. HCM, thuận tiện trong

giao thương với các tỉnh vùng và mở rộng đến Campuchia.

Huyện Thap Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, được tách ra

từ huyện Cao Lãnh. Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) và huyện

Tân Hưng (tỉnh Long An), phía Đông giáp huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) và

huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), phía Tây giáp huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp),

phía Nam giáp huyện Cao Lãnh và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang).

Huyện có thị trấn Mỹ An và 12 xã gồm: Đốc Binh Kiều, Hưng Thạnh, Láng

Biển, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hoà, Mỹ Quý, Phú Điền, Tân Kiều, Thạnh Lợi, Thanh

Mỹ, Trường Xuân. Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km, và cách Thành

phố Cần Thơ khoảng 95km.

Diện tích tự nhiên huyện Tháp Mười: 52.800ha, chiếm gần bằng 17% diện

tích của tỉnh Đồng Tháp, chiếm 8,22% diện tích tự nhiên của vùng Đồng Tháp

Mười, trong đó đất nông nghiệp chiếm 45.774ha và đất phi nông nghiệp chiếm

7.026ha.

Dân số huyện Tháp Mười: 136.876 người (2010)2

Về giao thông đường bộ, huyện Tháp Mười có 5 trục giao thông chính:

Quốc lộ N2 nối liền với Quốc lộ QL622 xuyên qua khu vực Đồng Tháp

Mười, trục đường kết nối từ tỉnh Long An - huyện Tháp Mười - huyện Cao Lãnh, là

một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam.

Tỉnh lộ ĐT844, kết nối huyện Tháp Mười với huyện Tam Nông và tỉnh Long

An.

Tỉnh lộ ĐT847, là tuyến đường chính kết nối giữa huyện Cao Lãnh, Thành

phố Cao Lãnh và huyện Tháp Mười.

2 Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện

Tháp Mười đến năn 2020.

Page 30: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

25

Tỉnh lộ ĐT846, kết nối Gò Tháp với xã Đốc Binh Kiều - tỉnh Tiền Giang và

xã Mỹ Quý - Quốc lộ QL30 với huyện huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, và xã

An Hữu (huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang).

Tỉnh lộ ĐT845 từ xã Mỹ An, xã Trường Xuân, kết nối tỉnh lộ ĐT844 đến

huyện Tam Nông và Quốc lộ QL30.

Ngoài ra còn có các tuyến đường huyện và hệ thồng đường bê tông nông

thôn liên xã.

Huyện Tháp Mười nằm ở vùng thấp, tương đối bằng phẳng, nhưng vùng đất

phía Nam và phía Tây có độ cao hơn phía Đông, phía Bắc. Địa hình tương đối bằng

phẳng với độ cao phổ biến từ 1 đến 2m so với mặt nước biển. Huyện Tháp Mười

đáng chú ý là hai gò: gò Động Cát thuộc xã Mỹ Quý và gò Tháp Mười thuộc xã Mỹ

Hòa và xã Tân Kiều.

1.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa

Điều kiện tự nhiên

Xã Mỹ Hòa thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập từ

trước năm 1975, bao gồm xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều ngày nay. Đến năm 1984 tách

ra thêm xã Tân Kiều, theo Quyết định số 36-HĐBT, ngày 06 tháng 03 năm 1984

của Hội Đồng Bộ Trưởng, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giải thể 4 xã

gồm xã Mỹ Hoà, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ, để thành lập 6 xã và một thị

trấn gồm xã Mỹ Hoà, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ An và

thị trấn Mỹ An.

* Vị trí địa lý

Vị trí xã Mỹ Hòa, phía Đông Bắc giáp với xã Tân Kiều, phía Tây Bắc giáp

với xã Trường Xuân, phía Nam giáp với xã Mỹ Đông và thị trấn Mỹ An, phía Tây

giáp với xã Mỹ Quý. Mỹ Hòa cách thành phố Cao Lãnh khoảng 39km, cách thị trấn

Mỹ An khoảng 11km.

* Đât đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mỹ Hòa: 3.800ha. Trong đó diện tích đất

trồng lúa 3.064ha, đất phi nông nghiệp 560ha, 418ha trồng rừng, 96ha cây màu,

Page 31: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

26

trong đó có 22,5ha trồng dưa hấu, 78ha trồng sen, trong đó có 20ha trồng sen hoạt

động du lịch sinh thái Đồng Sen3.

Đất đai xã Mỹ Hòa có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa,

nhóm đất phèn, đất xám, nhóm đất cát pha sét.

Mỹ Hòa nói riêng và huyện Tháp Mười nói chung nằm trong vùng đất trũng

ngập nước rất phù hợp cho trồng lúa nước, cây ăn trái, hoa kiểng.

Trong các nhóm đất ở Mỹ Hòa, nhóm đất phù sa trũng ngập nước rất thuận

lợi phù hợp cho cây sen phát triển.

* Khí hậu

Mỹ Hòa có khí hậu gần như đồng nhất chung của khí hậu vùng Đồng bằng

sông Cửu Long. Môi năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 05

đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, thời tiết gần như

đồng nhất chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,

mưa nhiều.

Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9oC, độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số

giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ ngày, lượng mưa trung bình từ 1,410mm, chiếm 90 -

95% lượng mưa cả năm. Từ tháng 06 đến tháng 11 là mùa nước lũ, nước từ thượng

nguồn Mekong tràn về, mực nước ngập trung bình từ 1m trở lên trên các cánh đồng

nước ngập sâu đến 1m trở lên.

Những đặc điểm về khí hậu như trên rất thuận lợi cho phát triển cây nông

nghiệp, cây nhiệt đới, lúa, các loại cây thủy sinh như cây sen, cây súng, cây củ ấu,

cây lục bình phát triển.

* Địa hình

Địa hình xã Mỹ Hòa tương đối bằng phẳng, nằm khu vực Gò Tháp Mười, có

độ cao khoảng 2m đến 5m so với mực nước biển, là nơi tập trung nhiều giồng cát

quanh co như uốn lượn, có kích thước tương đương nhau với chiều dài khoảng

500m, ngang 200m, tạo thành cụm gò nổi. Gò Tháp Mười về mùa nước nổi ít khi bị

ngập, trừ những năm có lũ lụt lớn. Ngoài phần đất gò, đất đồng bằng là vùng đất

3 Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

Page 32: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

27

trũng ngập nước. Đất trũng ngập nước này là môi trường rất thích hợp cho các loài

cây thủy sinh phát triển, vẫn giữ nguyên nét hoang sơ của Đồng Tháp Mười xưa.

* Nguồn nước

Mỹ Hòa được thừa hưởng chung nguồn nước sông Tiền, sông Sở Thượng,

sông Sở Hạ ở Hồng Ngự, sông Vàm Cỏ đổ vào với hệ thống kênh rạch chằng chịt

của Đồng Tháp Mười.

Nguồn nước bề mặt khá dồi dào, nước ngọt quanh năm, hầu hết không bị

nhiễm mặn, chỉ còn một vài vùng đất nhỏ trũng sâu bị nhiễm phèn nhẹ. Nguồn nước

từ các kênh rạch là nguồn nước ngọt chính sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và tưới

tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.

Nguồn tài nguyên nước ngầm tại xã Mỹ Hòa không lớn như các vùng khác

trong Đồng Tháp Mười.

* Thảm động - thực vật

Động vật nơi đây khá phong phú, đa dạng, có nhiều loài như rắn, rùa, cá, cua

đồng, các loài chim nhiều loại bò sát. Tiêu biểu như: các lóc, cá rô, các sặt, cá trê,

cá kèo; chim có nhiều loài như trích cồ, trích nước, dòng dọc, có ốc, cò trắng,cò lửa,

vạc, diệc lửa, le le, vịt trời, sáo, bìm bịp, cu cưỡng, cồng cộc.

Nguồn rừng có quy mô nhỏ, cây tràm chiếm diện tích nhiều nhất, tập trung

tại khu vực Gò Tháp. Ngoài ra, còn có các loại cây cổ thụ như cây trôm, cây sao

dầu, cây thao lao, gừa, sộp, cà ná, cây trôm, cây trâm bầu, tre. Các khu đất trũng có

nhiều loài thủy sinh như cỏ năn, cỏ lát, cây súng, cây sen, cây sậy, bèo, cây lục

bình, cỏ óng.

Cây sen mọc hoang rải rác khắp nơi trong các vũng đất trũng có nước ở Mỹ

Hòa, sen mọc hoang tự nhiên còn rất ít, thay vào đó là cây sen được trồng trên các

cánh đồng.

* Hệ thống giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ xã Mỹ Hòa rất thuận tiện gồm có:

Tỉnh lộ ĐT844, ĐT845 kết nối hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều với các đường

Tỉnh lộ và Quốc lộ đến các xã trong huyện Tháp Mười, các huyện trong tỉnh Đồng

Tháp và đến các tỉnh Tiền Giang, Long An, An Giang và Campuchia.

Page 33: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

28

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Tỉnh lộ ĐT844 đến khu bảo tồn sinh thái Vườn

quốc gia Tràm Chim - Tam Nông.

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Quốc lộ N2 và Quốc lộ QL62 đến tỉnh Tiền

Giang, tỉnh Long An đến cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa, Tỉnh Long An) đi TP

HCM (huyện Bình Tân, Củ Chi) và Campuchia.

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối Tỉnh lộ ĐT844 và Quốc lộ QL30 đến Long Xuyên,

Châu Đốc (tỉnh An Giang) và Campuchia.

Ngoài ra, các khu dân cư đều có đường bê tông rộng từ 2,4m theo tiêu chí

nông thôn mới.

* Hệ thống giao thông đường thủy

Hệ thống giao thông đường thủy xã Mỹ Hòa rất thuận lợi, thông suốt từ kênh

Vành Đai Gò Tháp kết nối xuyên suốt với các kênh Thanh niên, kênh Trường

Xuân, kênh An Phong, các kênh này kết nối với kênh Tư Mới, kênh Nguyễn

Văn Tiếp A, Nguyễn Văn Tiếp B, kênh Đường Thét, kênh K307, kênh Một,

kênh Đồng Tiến, kênh Phước Xuyên đến các huyện trong tỉnh, sông Tiền, và

sông Vàm Cỏ.

* Hệ thống điện lưới quốc gia

Lưới điện quốc gia đã dẫn điện đến hầu hết các cụm đông dân cư dọc

các tuyến đường Tỉnh lộ và đường nông thôn. Riêng khu vực du lịch sinh thái

Đồng Sen được thành lập năm cuối năm 2013, nên hiện vẫn chưa có điện lưới

quốc gia. Đây là vấn đề lớn mà Chính quyền địa phương đang triển khai thực

hiện, dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2016.

* Hệ thống nước sạch

Hệ thống nước sạch đã dẫn đến hấu hết các cụm dân cư đông đúc dọc các

tuyến đường tỉnh lộ, khu vực chợ, khu di tích Gò Tháp.

Một vài nơi trong xã có ít dân cư, trong đồng ruộng sâu, nguồn nước

sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước giếng, nguồn nước từ kênh lắng trong bằng

phèn, nước uống và nấu ăn sử dụng bằng nước đóng chai.

Khu vực du lịch sinh thái Đồng Sen vẫn chưa có hệ thống nước sạch cho

sinh hoạt. Nước dùng cho sinh hoạt vẫn dùng nước giếng và nước lắng phèn từ

Page 34: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

29

nước của kênh Vành Đai Gò Tháp. Nước dùng cho ăn uống được sử dụng bằng

nước lọc đóng chai.

Điều kiện kinh tế - xã hội

* Dân số

Toàn xã có 10.474 người, mật độ dân số 257 người/ km2 (2010).

Dân cư chủ yếu là người Kinh, một số ít người Việt gốc Hoa.

Xã Mỹ Hòa gồm có 05 ấp, được chia thành 69 tổ dân phòng liên kết gồm:

- Ấp 1 diện tích: 980 hecta, có 612 hộ, 2.662 nhân khẩu.

- Ấp 2 diện tích 361 hecta, có 442 hộ, 1.962 nhân khẩu.

- Ấp 3 diện tích 1.472 hecta, có 716 hộ, 2.997 nhân khẩu.

- Ấp 4 diện tích 615 hecta, có 375 hộ, 1.640 nhân khẩu.

- Ấp 5 diện tích 372 hecta, có 264 hộ, 1.249 nhân khẩu.

* Kinh tế - xã hội

Số người trong độ tuổi lao động 5.334 người, chiếm 53,16% dân số toàn xã,

lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 4.304 người, chiếm khoảng 80,7%, lao

động trong lĩnh vực công nghiệp khoảng 936 người chiếm 17,8% và 393 người làm

việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch đạt 9,5%.

Toàn xã có 2.409 hộ, trong đó có 286 hộ giàu, chiếm 11,87%; 756 hộ khá,

chiếm 31,38%; 775 hộ trung bình, chiếm 32,17%; 334 hộ nghèo, chiếm 13,81% và

257 hộ cận nghèo, chiếm 10,66%4.

* Lĩnh vực giao dục

Xã có bốn trường học gồm trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, trường Tiểu học Mỹ

Hòa 1, trường Tiểu học Mỹ Hòa 2, trường Trung học Cơ sở Mỹ Hòa, đã phổ cập

99,83% học sinh trong độ tuổi đến trường.

Mỹ Hòa có có một trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2009.

1.2.3. Tài nguyên du lịch xã Mỹ Hòa

Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên

4 Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội năm 2015.

Page 35: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

30

Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên xã Mỹ Hòa chủ yếu là các tài nguyên

du lịch sông nước, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái nông nghiệp như vườn

cây ăn trái, rừng tràm, vào mùa hoa tràm nở, ong về đây làm tổ rất nhiều, mật ong

cũng là một trong những đặc sản của địa phương. Ngoài ra còn có sự đa dạng sinh

học với nhiều loài chim, cò, các loài cá, rắn, rùa.

Xã Mỹ Hòa còn lưu giữ cảnh quan thiên nhiên với môi trường sinh thái còn

mang nhiều nét hoang sơ, với các cánh đồng lúa bát ngàn, vườn cây ăn trái và các

cánh đồng sen, đồng lúa.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp, thuộc địa bàn 2 xã Mỹ Hòa và Tân

Kiều. Đây là khu di tích đặc biệt cấp Quốc gia, được Bộ Văn hóa thông tin công

nhận năm 1998, mang đậm dấu ấn nền văn hóa Óc Eo.

Quần thể di tích Gò Tháp gồm có năm di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp

Cổ Tự, mộ và đền thờ anh hùng Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc Binh

Kiều (Nguyễn Tấn Kiều), miếu Bà Chúa Xứ.

Trong khu vực Gò Tháp, các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ Gò Tháp vào

các năm 1984, 1993, đã phát hiện nhiều di vật dưới lòng đất cát pha sét, là những

nét kiến trúc bằng gạch là các đền thần Mặt Trời Surya, đền thần Vishnu và đền thờ

thần Shiva, có nhiều di vật cổ gồm tượng thần Vishnu của Hindu Giáo, các mẫu vật

sành sứ, nữ trang, có niên đại cách đây khoảng 1500 năm của nền văn hóa Óc Eo,

hiện được trưng bày tại bảo tàng Đồng Tháp. Người ta cho rằng, nền gạch đó là dấu

vết sàn nhà của một cụm dân cư cổ tập trung sinh sống trong vùng rốn nước lũ trước

đây.

Gò Tháp Mười là nơi cao nhất trong tất cả các gò nằm trong khu vực thuộc

di tích Gò Tháp. Từ Gò Tháp đi về phía Bắc cách 100m là Tháp Cổ Tự, tương

truyền ngôi chùa này được xây từ đời vua Thiệu Trị (1841-1847). Giữa gò Tháp

Mười và Tháp Cổ Tự là miếu Hoàng Cô, theo người dân địa phương kể lại, miếu

này thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, em gái của vua Gia Long.

Lễ hội Gò Tháp diễn ra hằng năm, môi năm hai lần, mục đích lễ hội cầu cho

quốc thái, dân an. Môi kỳ lễ hội, có hằng trăm ngàn lượt khách hành hương từ khắp

Page 36: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

31

nơi về Gò Tháp, để thưởng ngoạn sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo như “học trò

lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân sư rồng”, “múa bóng rôi”. Trong lễ hội, nhiều hoạt động

văn hóa, tâm linh và trình diễn dân gian, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của

nhân dân tại địa phương và du khách khắp nơi.

Giá trị tâm linh Gò Tháp hòa quyện với cảnh quan Đồng Sen sẽ là món quà

quý giá mà xã Mỹ Hòa ban tặng cho du khách, níu kéo bước chân du khách về với

quê hương “Đất Sen Hồng”.

Lượng du khách hành hương này có tác động tích cực đến các hoạt động du

lịch sinh thái Đồng Sen. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm

linh.

* Văn hóa nghệ thuật

Vốn dĩ xuất phát là vùng đất “sen hồng” thơ mộng, nơi đã sản sinh ra hằng

trăm điệu lý, câu hò sâu lắng, mượt mà, mênh mang đậm tình đất, tình người, nên

vùng đất này đã tạo ra điệu hò Đồng Tháp. Hò Đồng Tháp là nét văn hóa riêng, với

giai điệu du dương, sâu lắng tâm tư tình cảm của con người. Đặc trưng của hò Đồng

Tháp là chỉ hò một mình, không có đối đáp, theo hình thức tâm tình, tự sự của con

người về tình duyên, số phận, buồn vui của cuộc đời. Hò Đồng Tháp đã nổi tiếng và

trở thành di sản văn hóa phi vật thể.

* Cac đặc sản ẩm thực

Ẩm thực xã Mỹ Hòa nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang sắc

thái phong phú của ẩm thực Nam bộ. Mỹ Hòa còn có ẩm thực riêng mang màu sắc

thái của “quê hương sen hồng” như cơm lá sen, lẩu sen, bánh phồng tôm Sa Giang

xúc gỏi ngó sen, hạt sen rang muối, ngó sen xào, súp sen, chè sen, mứt sen, bột sữa

sen uống liền, còn có rất nhiều món được chế biến từ sen phong phú về sắc thái và

giàu dinh dưởng. Riêng đặc sản Mỹ Hòa nổi tiếng nhất là rượu Hồng Sen, được chế

biến từ củ sen, hạt sen, tim sen theo phương pháp lên men gia truyền; nước thanh

nhiệt Sen Tháp Mười đóng chai, được chế biến từ củ sen và tâm sen; sữa sen đóng

chai Tháp Mười được chế biến từ hạt sen; hạt sen rang bơ. Các sản phẩm đều có giá

trị dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe, đang được mọi người tin dùng.

Page 37: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

32

1.2.4. Khai quat du lịch sinh thai Đồng sen tại xã Mỹ Hòa

Đồng Sen là vùng sinh thái trong nhóm hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,

tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước ngọt đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười,

rất thích hợp cho cây thủy sinh phát triển trong đó có cây sen. Dân cư địa phương

dựa vào điều kiện thuận lợi đất đai và khí hậu, để canh tác trồng sen nhằm phát triển

kinh tế nông nghiệp. Quy mô diện tích đồng sen phụ thuộc điều kiện đất đai và kinh

tế của dân cư địa phương, có thể có một hộ trồng riêng rẻ hay nhiều hộ canh tác liền

kề với nhau.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, là hoạt động du lịch sinh thái dựa

cảnh quan sắc thái hoang sơ của các cánh đồng sen bạt ngàn kết hợp với văn hóa địa

phương tại xã Mỹ Hòa, để khai thác thu hút khách du lịch với sự tham gia, tổ chức,

quản lý của dân cư địa phương theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm để phát triển

du lịch địa phương, chia sẽ lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch cũng như nâng

cao thu nhập cho dân cư địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng

đến phát triển du lịch bền vững.

1.4. Giá trị vật chất của cây sen

Thành phần dinh dưỡng của sen

Củ sen và hạt sen có ít chất béo, chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm

đường, protein, kali, calcium, phốt pho, đồng, sắt, mangan, kẽm, magiê, natri,

vitamin A, B6, C, axit pantothenic, chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe. [Bảng 1.1].

Sen trong ẩm thực

Từ những giá trị văn hóa của hoa sen trong đời sống tình thần, giá trị dinh

dưỡng, y học của sen, kết hợp với sự sáng tạo của người Việt, đã đưa sen lên đỉnh

cao văn hóa ẩm thực.

Xa xưa, sen đã xuất hiện trong các món ăn cung đình, sen là món ăn hấp dẫn

bổ dưỡng, các món ăn được chế biến từ sen đã làm tăng thêm dinh dưỡng, phong

phú đa dạng món ăn Việt, như chè sen, mứt sen, lẩu sen, súp sen, ngó sen xào, cơm

lá sen, cá lóc nướng trui cuốn lá sen.

Sen trong y học dân tộc

Page 38: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

33

Liên Tử là hạt sen già, đã bóc bỏ vỏ xanh bên ngoài, còn màng lụa mỏng

được phơi khô. Tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh, chữa di tinh, an thần, thần kinh

suy nhược.

Liên Tâm là tâm sen, mầm sen, nằm giữa hạt sen. Tác dụng thanh tâm, giãn

tĩnh mạch, hạ huyết áp, hô trợ tim và an thần.

Liên Tu là tua nhụy đực của hoa sen, bỏ hạt gạo, phơi khô. Tác dụng thanh

tâm, bổ thận, trị các chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái dầm.

Liên Phòng là gương sen già đã lấy hết hạt, phơi khô. Tác dụng tiêu ứ chỉ

huyết, tiểu có máu và chứng xuất huyết khác.

Liên Ngẫu là củ sen và ngó sen. Tác dụng cầm máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra

máu, hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho. Ngoài ra, củ sen có chứa natri,

vitamin C, kali có tác dụng kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể, điều hòa nhịp tim,

điều hòa huyết áp ở mức ổn định, tăng sức đề kháng.

Hà Diệp là lá sen. Công dụng trị đau bụng, tiêu chảy và chứng xuất huyết do

nhiệt. Trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid có tác dụng giảm béo và chống

xơ vữa động mạch, phòng ngừa và chữa trị béo phì, cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ

vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật.

1.5. Hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt

Hình tượng hoa sen trong tâm thức của người Việt

“Trong đồng gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Vị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Từ hằng ngàn năm qua, hoa sen đã trở thành biểu tượng văn hóa, cốt cách

của người Việt, là loài hoa duy nhất tại Việt Nam đầy đủ ý nghĩa nhân sinh cao quý,

ý chí sức sống mãnh liệt như dân tộc Việt. Dù có trải qua bao cuộc đổi thay, sen vẫn

luôn giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng vươn mình tỏa sáng, gợi một

tinh thần cao thượng. Với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, thuần khiết, tao nhã, hoa sen đã

vươn lên đỉnh cao của các loài hoa, giữ được giá trị chân, thiện, mỹ, sắc sen kín

Page 39: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

34

đáo, đằm thắm, dù màu sắc gì, hoa sen vẫn quyến rũ lòng người, chiếm một vị trí

đặc biệt trong văn hóa Việt.

Cây sen được cho đại diện cho tính cách của người Việt, bởi cây sen sống

trong bùn, đầy gian khó, sống nơi mà những loài hoa khác không thể sống được,

vươn mình khoe sắc là biểu tượng của sức mạnh, thanh cao, nghị lực phi thường và

trong sáng. Trong văn hóa Việt, hoa sen luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, cao quý nhất.

Tại Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy hình tượng hoa sen trong đời

sống sinh hoạt hằng ngày, được ví cho người có tâm hồn thanh cao, trong sạch, hiền

nhân, không ham danh lợi, không ô uế bởi cám dô trần gian.

Hoa sen rất gần gũi với người Việt, đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc, gắn với

đời sống tinh thần của môi người Việt về giá trị thẩm mỹ, giá trị tinh thần, đã thấm

sâu vào tâm hồn người Việt.

Sen được xếp vào bộ “Tứ quý” gồm Sen, Lan, Cúc, Mai, xếp vào hàng “Tứ

quân tử” gồm sen, tùng, trúc, cúc. Sen đã đi vào lòng người, bám rễ sâu vào tiềm

thức, cuộc sống, và văn hóa của người Việt.

Hình tượng hoa sen trong Phật Giáo

Hoa sen là biểu tượng của linh thiêng, đỉnh cao của giá trị tâm linh, cho giá

trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, là trí tuệ dẫn đến cõi niết bàn.

Phật Giáo cho rằng hoa sen là sự giác ngộ như những con người tồn tại giữa

chốn đời thường, khỏi sự tham lam, dục vọng, không bị ô nhiễm vẩy bẩn của dòng

đời thường nhật. Sen mọc chốn nào, nước đục sẽ lắng trong, được ví như con người

giác ngộ sẽ làm thay đổi hoàn cảnh sống. Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ,

gương sen cho hiện tại, hạt sen cho tương lai, sự tiếp nối liên tục luân hồi. Hoa sen

cũng đại diện cho cuộc hành trình của con người từ đau khổ đến giác ngộ.

Hương sen thể hiện giá trị tinh thần, luôn gắn kết với thế giới tâm linh thiêng

liêng Phật. Phật giáo đã lấy hình tượng hoa sen làm Phật Đài.

Cây sen còn thể hiện nên 3 tầng sống riêng biệt là: trong bùn tối, vươn lên

khoảng trong sạch là dòng nước, rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không. Biểu

trưng cho 3 tầng sống trong Phật Giáo là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới trong

quan niệm Phật Giáo.

Page 40: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

35

Hoa sen tạo nguồn cảm hứng trong văn học

Sen là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Hiện chưa có ai

có thể thống kê có bao nhiêu bài văn thơ có hình tượng sen, mô tả nét đẹp của sen.

Là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến câu ca dao:

“Tháp Mười đẹp nhứt bông sen

Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ”.

Tác giả: Lệ Thành Bảo Định Giang

Trích bài “Hương sen dâng Bác”

“Từ trong bùn đất ngời ngời

Vươn lên những đóa tươi thắm hồng

Lung linh trong buổi rạng đông

Phẩy lên trời một ánh hồng sớm mai

Hương sen là chiếc cầu dài

Nối mênh mông nước mây trời xanh cao

Trong thanh cao, giữa thanh cao”

Tác giả: Lệ Thành

Hình tượng hoa sen trong kiến trúc

Hình tượng hoa sen trở thành biểu tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo,

tư tưởng sâu kín trong Phật Giáo.

Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen thể hiện rất phong phú, qua

rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho môi thời

kỳ lịch sử dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân trong sáng tác nghệ thuật

xưa và nay. Sen xuất hiện dày đặc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phù điêu,

gốm sứ, gạch ngói, hoa văn bông gió, trần nhà, vât dụng như lư hương, chân đèn,

bình hoa, chén, đĩa, tảng đá kê chân cột, bệ thờ tượng Phật, trong các nơi thờ tự,

đình miếu, chùa, các công trình văn hóa công cộng, đặc biệt kiến trúc chùa Một Cột,

một biểu tượng kiến trúc mang hình tượng hoa sen tuyệt vời trong thời kỳ vua Lý

Thái Tông, nhìn từ xa như một hoa sen lớn, mọc lên từ hồ nước, lối kiến trúc kết

hợp hài hòa hai yếu tố âm dương cầu mong sức sống trường tồn, sự phát triển sinh

sôi nẩy nở.

Page 41: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

36

Sen cũng xuất hiện trong kiến trúc Công Giáo, một điển hình tại nhà thờ Phát

Diệm ở Ninh Bình, hình tượng hoa sen được điêu khắc trên kèo nhà và Thập Tự Giá

được trang trí bao quanh là hình tượng hoa sen [hình 1.6]

Hình tượng hoa sen trong văn hóa nghệ thuật

Hình tượng hoa sen được thể hiện trong các nghệ thuật múa, trang phục sen

mặc hàng ngày, trang phục múa, vật phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc,

hội họa, nghệ thuật nhiếp ảnh, sản phẩm trang trí, sen trong sản phẩm quà tặng, quà

lưu niệm, gốm, sứ, chén, đĩa, bình, ngói, đèn, mang đậm nét văn hóa.

Hình tượng hoa sen được trang trí trong các đền thờ tự, các phù điêu bệ

tượng Phật.

Hoa sen còn là hoa rất đặc biệt, được làm quà tặng thích hợp trong mọi hoàn

cảnh, mọi đối tượng được nhận.

Hình tượng hoa sen trong tuyên truyền, truyền thông và quảng cáo

Với ý nghĩa tốt đẹp của hoa sen, hình tượng hoa sen được thể hiện trong các

biểu tượng (logo) của các cơ quan chính quyền như Ủy ban mật trận tổ quốc, hoa

sen cũng là biểu tượng TP. HCM, biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp, và trong các

ngành văn hóa thể hiện trong các băng rôn tuyên truyền, hoa sen cũng luôn có mặt

trong quốc huy, trong hình ảnh của Bác. Trong các kỳ Đại hội Đảng, bầu cử Quốc

hội và Hội đồng nhân các cấp hoa sen luôn xuất hiện trong các áp phích tuyên

truyền vận động bầu cử, hoa sen mang thông điệp thanh khiết, sáng suốt, cao

thượng và hướng đến tương lai.

Trong ngoại giao, trang phục áo dài với hình ảnh và hoa văn hoa sen cũng

luôn được trình bày, thể hiện. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Barack Obama -

Tổng thống Hoa Kỳ, cô gái Việt Nam trong áo chiếc áo dài màu hồng hoa sen đã

trao tặng đóa hoa sen cho ngài với ý nghĩa cao quý nhất. Cũng trong chuyến thăm

này, ngài cũng được Tổng Bí Thư Đảng tặng bức tranh hình Chùa Một Cột và hoa

văn sen.

Hình tượng hoa sen trong nhận diện thương hiệu, du lịch

Page 42: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

37

Hình tượng hoa sen được thể hiện trong hằng ngàn doanh nghiệp khắp nơi

trong Việt Nam. Tiêu biểu được nhiều người biết đến là biểu tượng du lịch Việt

Nam [hình 1.1], và Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. [Hình 1.2]

Hình tượng hoa sen trở thành biểu tượng của tình Đồng Tháp [hình 1.3] và

ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp [hình 1.4] thể hiện qua các logo của các doanh

nghiệp, cơ quan.

Hoa sen là tính cách, lối sống, văn hóa và tâm hồn người Việt. Hiện hoa sen

chưa được công nhận chính thức là Quốc hoa của Việt Nam, nhưng trong tâm thức

mọi người Việt đều cho rằng hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam. Ngày 12 tháng 06

năm 2011, tại công viên 23/ 09 TP. HCM, hoa sen đã được chính thức bình chọn là

quốc hoa Việt Nam. Hiện đang chờ Thủ tướng chính phủ phê duyệt, trong tương lai

hoa sen sẽ trở thành quốc hoa của Việt Nam.

Tiểu kết chương I

Trong quá trình học tập, tiếp cận các tài liệu, học viên đã trình bày các khái

niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm du lịch, khái niệm tài nguyên

du lịch, khái niệm sản phẩm du lịch, khái niệm du lịch sinh thái, khái niệm tài

nguyên du lịch sinh thái, khái niệm cộng đồng, khái niệm cộng đồng địa phương,

khái niệm du lịch cộng đồng.

Trình bày tổng quan các lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội văn hóa,

tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng của địa bàn nghiên cứu, để làm cơ sở

nghiên cứu thực hiện đề tài.

Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu các đặc tính sinh học và môi trường sống của

cây sen, các giá trị vật chất, thành phần dinh dưỡng của hạt sen, củ sen, giá trị y học

của cây sen, các giá trị hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt, trong du lịch và nhận

diện thương hiệu.

Xã Mỹ Hòa nói riêng và huyện Tháp Mười có vị trí trung tâm vùng Đồng

Tháp Mười, nằm liền kề nơi diễn ra hai Lễ hội Gò Tháp, đã thu hút trăm ngàn lượt

khách viếng thăm, cơ sở hạ tầng giao thông bộ tương đối, giao thông đường thủy

đều thuận lợi, kết hợp khí hậu, môi trường, đất đai, cảnh quan sinh thái Đồng Sen,

Page 43: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

38

và dân cư địa phương hiền hòa hiếu khách, đó là điều kiện rất thuận lợi và thích hợp

để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Qua cơ sở thực tiễn địa bàn nghiên cứu, tác giả nhận thấy khu du lịch sinh

thái Đồng Sen có đầy đủ các yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, để phát triển

du lịch trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Việc nghiên cứu thực trạng tài nguyên du lịch để phát triển du lịch tại xã Mỹ

Hòa là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Page 44: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

39

CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN TẠI XÃ

MỸ HÒA, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. Sự ra đời của khu du lịch Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa.

Khu du lịch sinh thái Đồng Sen, nằm ven đê bao kênh Vành đai Gò Tháp,

thuộc địa bàn xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, liền kề với khu di

tích Gò Tháp. Nơi đây nguyên là vùng đất của Vương quốc Phù Nam mà dấu vết

còn lại là khu di tích gồm quần thể di tích Gò Tháp, vùng đất này được lớp cư dân

Việt từ Đàng ngoài cùng cư dân Ngũ Quảng vào khai hoang lập nghiệp theo chủ

trương mở cõi từ những năm cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18.

Vùng đất này hiện vẫn còn nhiều vùng đất trũng ngập nước quanh năm. Cây

sen đã có mặt ở khắp nơi vùng đất trũng ngập nước trong tự nhiên này từ xa xưa

đến nay.

Theo lời của Ông Lê Tấn Phong, có bốn thế hệ sinh sống tại Đồng Tháp

Mười cho biết:

Cây sen đã có mặt cả trăm năm trước đây, mọc hoang tự nhiên khắp nơi trên

các vùng đất trũng ngập nước, trên kênh rạch nhỏ, không biết ai giống sen xưa từ

đâu có, ai là người đầu tiên trồng sen trên mảnh đất này, ngạc nhiên hơn từ ngày

xưa và bây giờ Tháp Mười chỉ có sen hồng. Cây sen ngày xưa cho bông nhỏ, bông

màu hồng đậm rất đẹp, gương nhỏ ít hạt nhưng hạt sen ăn rất thơm và bùi. Còn cây

sen bây giờ là giống được nhập từ Đài Loan, hạt ăn không ngon bằng sen của mình.

Ông Lê Tấn Phong cũng cho biết thêm, theo lời kể ba của anh:

Trước đây, Đồng Tháp Mười thưa thớt người, hoang vắng, đất hoang khắp

nơi không ai canh tác. Mỗi năm mùa nước lũ về cũng là mùa sen, nước lũ đến đâu

sen vươn đến đó, người ta chống xuồng ra hái bông sen để chưng cúng bàn thờ, hái

gương sen để ăn chơi, nấu chè, lấy tim sen làm thuốc ngủ, hoặc hái làm quà biếu

cho người phương xa đến chơi, không ai trồng sen để bán cả, mà bán cũng chẳng ai

Page 45: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

40

mua, ai hái cũng được. Lúc bấy giờ cây sen được xem như thứ cỏ hoang, chỉ để làm

đẹp, làm cảnh ngắm chơi, chẳng có lợi ích kinh tế gì”.

Mãi đến những những năm 1980, Đồng Tháp Mười phát triển, nhiều người

đến lập nghiệp sinh sống. Vì cây sen không có lợi ích kinh tế, dần dần cây sen

nhường chô cho cây lúa phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nền kinh tế nước ta mở cửa, nhiều thương nhân đến Việt Nam làm ăn và lập

gia đình sinh sống cùng với người Việt. Vào khoảng đầu năm 1998, các thương gia

người Đài Loan đã đem giống sen hồng từ Đài Loan đến Tháp Mười trồng thử

nghiệm, không ngờ cây sen thích hợp phát triển tốt tại vùng đất này, cho bông to,

gương to nhiều hạt, hạt tròn, ít lép hạt, tinh bột nhiều, sắc hoa đẹp, cho năng suất

vượt trội hơn những cây sen đang có ở Tháp Mười. Từ kết quả vượt trội đó, các

doanh nhân Đài Loan đã ký hợp đồng với bà con nơi đây trồng sen, bao tiêu thu

mua hạt sen để xuất đi Đài Loan, Hongkong và Singapore.

Hạt sen lần đầu tiên được “xuất ngoại” sau hằng ngàn năm “định cư” tại

Tháp Mười. Lúc bấy giờ, bà con nông dân rất phấn khởi, nhiều hộ gia đình khá lên

nhờ lợi nhuận trồng sen gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa.

Sau năm 2000, vì lợi ích kinh tế, bà con nông dân tại huyện Tháp Mười, mở

rộng diện tích trồng sen trên các cánh đồng trồng lúa. Sen được trồng diện rộng, vào

mùa hè bông sen nở rộ, tạo nên cánh đồng màu hồng mênh mông bát ngát với

hương thơm nhẹ nhàng trong không gian yên tĩnh, đã làm say đắm, quyến rũ lòng

người. Vào những ngày cuối tuần, nhiều sinh viên, học sinh, công nhân viên trẻ, du

khách đến tham quan Lễ hội Gò Tháp, miếu Bà Chúa Xứ, đã phải ngẩn ngơ trước

vẻ đẹp nơi đây, họ đã dừng chân chụp hình, thưởng ngoạn phong cảnh đẹp của các

hoa sen hồng khoe sắc. Những tấm hình đẹp ấy ngày càng lan tỏa, thu hút mọi

người đến đồng sen chụp hình, ngắm cảnh, trong đó có nhiều bạn trẻ đến từ TP.

HCM bị “hút hồn” trước cảnh đẹp đồng sen bao la bát ngát.

Theo Ông Bùi Văn Kiệt Bảy Kiệt (còn gọi là Bảy Kiệt), chủ hộ Khu du lịch

Sen Hồng Tháp Mười cho biết sự ra đời của hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen

tại xã Mỹ Hòa:

Page 46: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

41

Ông Lương Văn Hà, Công ty Sự kiện Truyền thông Say Cheese và nhóm bạn trẻ

từ TP. HCM trong lần tình cờ đến tham dự Lễ hội Gò Tháp, chiêm ngưỡng cảnh

đẹp đồng sen đầy sắc hồng của hoa sen trong nền xanh của lá sen. Ông Hà, cùng

nhiều du khách thỏa thích chụp lại những tấm hình đẹp nhất. Ông nắm bắt được

nhu cầu, nhìn thấy được tiềm năng và tương lai của đồng sen sẽ thu hút du khách,

nên đã nẩy sinh ra ý định thành lập khu du lịch mang đậm dấu ấn của sen,

mong muốn xây dựng cây sen trở thành thông điệp chính để thu hút phát triển du

lịch Đồng Tháp.

Với tấm lòng yêu quê hương và quyết tâm của tuổi trẻ “nói là làm”, Say

Cheese đã thuê mảnh đất diện tích 6ha đang canh tác trồng sen của Ông Bảy Kiệt tại

xã Mỹ Hòa để thành lập khu du lịch. Tháng 09 năm 2013, Khu du lịch Đồng Sen

Tháp Mười chính thức ra đời, hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái với các dịch

vụ như cho thuê xuồng dạo trên cánh đồng sen, cho thuê tắc ráng dạo kênh Vành

Đai Gò Tháp, cho thuê trang phục sen để chụp hình, nhà hàng ăn uống phục vụ các

món đặc sản Nam bộ, tum (chòi, lều) để ngắm cảnh, bắt cầu dạo trên đồng sen để

phục vụ cho du khách.

Với lợi thế là công ty chuyên nghiệp về sự kiện và truyền thông có nhiều

kinh nghiệm, đã áp dụng công nghệ truyền thông thông tin điện tử, các công cụ

quảng cáo, trực tiếp tham gia các hội chợ thương mại và du lịch. Trong thời gian rất

ngắn, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười được nhiều người biết đến, đã thu hút hàng

ngàn lượt du khách khắp nơi đến đây ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan.

Lần lượt các chủ hộ đồng sen tại xã Mỹ Hòa trồng sen thương phẩm bắt đầu

tham gia hoạt động du lịch phục vụ du khách theo kiểu “buôn có bạn, bán có

phường”, với các tên gọi như Khu du lịch Tám Sen, Khu du lịch Hai Lúa, Khu du

lịch Thân Thương, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, (nay đã đổi tên Khu du lịch

Sen Hồng Tháp Mười), Khu du lịch Đồng Sen Gò Tháp và Khu du lịch Nam Đồng

Sen Tháp Mười.

Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười được hình thành bằng tâm huyết của một

nhóm bạn trẻ công ty Say Cheese, đã khơi dậy tiềm năng du lịch sinh thái và hình

ảnh Đồng Tháp. Rất tiếc, bước ngoặt đầu tiên thành lập khu du lịch Đồng Sen Tháp

Page 47: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

42

Mười của Say Cheese chỉ tồn tại thời gian ngắn, đã phải chia tay, nhường lại cho

cộng đồng dân cư địa phương hoạt động ổn định và phát triển đến nay.

Theo lời Ông Bảy Kiệt (chủ thửa đồng sen cho Say Cheese thuê) cho chúng

tôi biết hoạt động của Say Cheese do kém hiệu quả từ hai nguyên nhân chính:

Việc quản lý ngày càng lỏng lẻo, thái độ của nhân viên phục vụ khách hàng

thiếu nhiệt tình, chậm chạp. Món ăn nấu càng ngày càng dở. Nội bộ quản lý và lao

động lủng củng, chuyện cãi vã, không đồng thuận, đổ thừa, tỵ nạnh công việc cho

nhau thường xuyên xảy ra. Giá cả dịch vụ bất hợp lý như giữ xe giá 5.000 đồng cho

xe gắn máy, 50.000 đồng cho xe ô tô, giá 20.000 đồng cho chụp hình, giá 20.000

đồng cho một lần đi đò, giá cả ẩm thực luôn cao hơn các hộ xung quanh từ 30% trở

lên. Trong khi các hộ liền kề hoàn toàn miễn phí gửi xe, qua kênh, chụp hình, khi ăn

uống hay mua bất kỳ sản phẩm sen nào ở đây.

Các chủ hộ liền kề Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười bắt đầu tham gia hoạt

động với mô hình tương tự, với ưu thế “cây nhà, lá vườn”, mọi thứ đều của nhà như

đất trồng sen, người quản lý, người phục vụ, xuồng, gô tràm dựng nhà hàng, tum

đều là của nhà. Nên họ không ngần ngại đưa mức giá xuống thấp, miễn phí các dịch

vụ nhỏ lẻ.

Hoạt động này cũng đã tạo điểm khởi đầu quan trọng trong phát triển du lịch

Đồng Tháp, mang lại những hiệu quả nhất định, quảng bá hình ảnh quê hương Tháp

Mười đến với du khách, tạo công việc ổn định, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư

địa phương từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, sẽ là cơ sở để các cấp chính

quyền địa phương quy hoạch đầu tư phát triển.

2.2. Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại Mỹ Hòa

* Vị trí của Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa

Đường Vành Đai Gò Tháp bằng bê tông chiều rộng 4m đi vào khu du lịch

sinh thái Đồng Sen, cũng là đường cửa ngõ vào khu di tích Gò Tháp. Đồng Sen

cách đường Quốc lộ QL845 khoảng 1,5km, cách khu di tích Gò Tháp khoảng

1,5km, cách trung tâm thị trấn Mỹ An khoảng 11Km, cách thành phố Cao Lãnh

khoảng 39km, cách Vườn Quốc gia Tràm Chim khoảng 36km, cách khu sinh thái

Page 48: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

43

Gáo Giồng 25km, cách Châu Đốc tỉnh An Giang khoảng 95km, cách TP. HCM

khoảng 160km, theo đường Quốc lộ N2.

Với vị trí trung tâm của tỉnh Đồng Tháp, tiếp giáp với tỉnh Long An, tỉnh

Tiền Giang, giao thông đường nhựa tương đối tốt, nên thời gian di chuyển từ Đồng

Sen đến các điểm du lịch trong tỉnh tương đối ngắn, dễ dàng đi lại với các địa

phương trong huyện và kết nối với các địa phương của các tỉnh lân cận, cũng như

thu hút du khách từ Campuchia.

Qua khảo sát thực tế của tác giả từ 50 du khách đến tham quan Đồng Sen,

cho kết quả đến 78% du khách từ các nơi khác đến tham quan, du khách từ huyện

Tháp Mười chỉ chiếm 22%.

Khu du lịch Đồng Sen nằm bên kênh Vành Đai Gò Tháp, bờ đê còn lại là

đường Vành Đai Gò Tháp, kênh Vành Đai Gò Tháp kết nối với kênh An Phong,

kênh Thanh Niên, kênh Trường Xuân và các kênh khác thông ra sông Tiền, sông

Vàm Cỏ. Giao thông đường thủy rất thuận tiện đến Đồng Sen, do thừa hưởng hệ

thống kênh rạch chằn chịt của Đồng Tháp Mười.

* Cảnh quan sinh thai Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa

Tài nguyên du lịch là yếu tố hấp dẫn du khách đến tham quan. Điểm hấp dẫn

của khu du lịch sinh thái Đồng Sen là tổng hợp được tài nguyên du lịch tự nhiên, tài

nguyên du lịch nhân văn, và môi trường sinh thái.

Đồng Sen có vẻ đẹp mộc mạc thôn quê, môi trường sinh thái hoang sơ của

vùng Đồng Tháp Mười, du khách đến đây sẽ được tận hưởng trọn vẹn trong bầu

không khí trong lành, thuần khiết với sắc hồng của hoa sen, màu xanh của lá, hương

thơm của hoa sen trong không gian bao la bát ngát kết hợp với các giá trị văn hóa lễ

hội tâm linh, người dân thật hiền hòa chất phác, mến khách.

Vào mùa nước nổi, cảnh quan Đồng Sen không chỉ dừng lại cảnh đẹp mà

càng hấp dẫn hơn, là nơi đẹp nhất của vùng Đồng Tháp Mười. Du khách sẽ thỏa

thích trải nghiệm cuộc sống nông thôn, đắm chìm trong vùng sông nước bát ngàn

hoa sen, bơi xuồng hái gương sen, câu cá, thưởng thức đặc sản ẩm thực vùng quê

như canh chua cá linh bông điên điển, cá lóc nướng trui cuốn lá sen, rắn hầm sả ớt,

Page 49: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

44

rắn xào lăn, cháo rắn đậu xanh, chuột đồng quay lu, du khách có thể tự tay chế biến

các món ăn dân dã đồng quê, mang đậm bản sắc ẩm thực Nam bộ.

Du du khách đã đến Đồng Sen đều cho biết trước đây biết đến Tháp Mười

qua ca dao, tục ngữ, chứ chưa tận mắt nhìn thấy được Đồng Sen mênh mông, bát

ngát, nếu có dịp ghé lại Đồng Tháp, nhất định sẽ đến Đồng Sen để tận hưởng cuộc

sống dân dã, yên bình và thơ mộng xứ sở bình yên.

Tác giả đã khảo sát thực tế và xử lý từ 50 phiếu đánh giá của du khách về

cảnh quan sinh thái Đồng sen, cho ra kết quả đến 28% du khách đánh giá cảnh quan

sinh thái Đồng Sen rất đẹp, 44% đánh giá đẹp, 44% du khách đánh giá điều hấp dẫn

nhất là cảnh quan sinh thái Đồng Sen và 8% là cảnh quan sông nước nơi đây.

Qua kết quả khảo sát là cơ sở tin tưởng vững chắc cho Đồng Sen sẽ được

phát triển nếu được đầu tư đúng mức.

* Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch sinh thai Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm

2015 của Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, Đồng Sen có diện tích 78ha, trong đó diện

tích tham gia hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen có 20ha gồm có 6 thửa đồng:

Khu du lịch Tám Sen, của ông Nguyễn Văn Tám còn gọi là Tám Sen, có

diện tích 1ha.

Khu du lịch Hai Lúa, của ông Huỳnh Văn Dương còn gọi là Hai Dương, có

diện tích 2ha.

Khu du lịch Thân Thương. của bà Nguyễn Thị Nguyệt, có diện tích 2ha.

Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, của ông Bùi Văn Kiệt, còn gọi là ông Bảy

Kiệt, có diện tích 6 hecta, (nay đã dổi tên “Khu du lịch Sen Hồng Tháp Mười).

Khu du lịch Đồng Sen Gò Tháp, của Nguyễn Văn Hơn còn gọi là ông Hai

Hơn, có diện tích 8ha.

Khu du lịch Nam Đồng Sen Tháp Mười, của ông Nguyễn Duy Bằng, còn gọi

là ông Tư Bằng, có diện tích 1ha.

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách tại Đồng Sen rất nghèo

nàn, được các hộ trình bày gần như giống nhau về hình thức, một bãi giữ xe bên lề

Page 50: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

45

đường Vành Đai Gò Tháp. Dưới kênh Vành Đai Gò Tháp là chiếc chẹt kéo bằng

dây đưa khách qua kênh. Điểm đón tiếp du khách là một ngôi nhà khá rộng, vừa là

nhà hàng, vừa là nơi trưng bày các sản phẩm sen, tủ trưng bày các loại y phục cho

thuê, cách đó vài chục mét là nhà vệ sinh. Nhà hàng nối với các tum bằng cầu gô

tràm, khoảng cách các tum tùy thuộc vào diện tích của các thửa ruộng và ý thích

của chủ hộ. Môi hộ khoảng 10 tum đến 20 tum. Vật liệu cất nhà hàng, tum, cầu đều

bằng gô tạp, cây tràm, mái được lợp bằng lá cây dừa nước. Có thể nói, còn quá

nghèo nàn, thiếu mỹ quan, đơn sơ.

Hoạt động du lịch tại Đồng Sen rất đơn giản, đơn điệu. Môi khi khách đến,

nhân viên phục vụ cũng có khi là ông chủ hộ khu du lịch, hướng dẫn chỉ cho du

khách chọn một cái tum thích hợp, nhận đặt món ăn, rồi quay trở về bếp chế biến

món ăn, đem ra cho du khách.

Trong thời gian này, khách tự do ngắm sen, chụp hình, cũng có thể nằm nghỉ

trên các cái võng để thở hít khí trời trong lành, thoang đãng. Không gian này thật

thích hợp với các cặp tình nhân. Họ thoải mái trò truyện, tâm tình mà không sợ ai

quấy rối. Nơi đây phong cảnh nên thơ, hữu tình, du khách có thể thỏa thích thể hiện

lưu lại những khoảnh khắc đẹp bên người thân, gia đình và bạn bè.

Bữa ăn trên tum cũng trở nên thú vị, bởi trong các món ăn còn như thấm đậm

hương vị của sen. Thực khách vừa ăn vừa ngắm sen, vừa thả hồn vào không gian

xanh ngắt của trời, của sen, của nước. Các món ăn của nhà hàng hầu hết các món ăn

đặc sản miền sông nước Nam Bộ như canh chua cá linh bông điên điển, thịt chuột

đồng quay lu, cua đồng rang me, canh chua cá lóc, cá rô kho tộ, các món rắn, lẩu

mắm, đặc biệt là có nhiều món ăn, thức uống chế biển từ sen như cá lóc nướng cuốn

lá sen non, gỏi gà ngó sen, hạt sen rang muối, chè sen, rượu sen. Các món ăn đều

được chế biến theo gia truyền và hương vị truyền thống đặc trưng của người miền

Tây.

- Hệ thống điện cung cấp cho Đồng Sen

Điện có vai trò trong phục vụ hoạt động du lịch, sản xuất kinh doanh, đời

sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Do Đồng Sen là khu du lịch hình thành tự

phát trước khi quy hoạch, nên chưa có đường dây dẫn điện quốc gia, các hộ ở đây

Page 51: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

46

phải tự dẫn điện cung cấp cho khu của mình, nguồn điện các hộ tự dẫn từ các hộ

thân quen bên đường Gò Tháp và khu di tích Gò Tháp cách hơn 1km. Đây là yếu tố

cản trở phát triển Đồng Sen, điểm hạn chế rất lớn, là vấn đề bức thiết của các hộ

kinh doanh du lịch tại đây.

Ông Bảy Kiệt cho biết: “Khu du lịch của tui diện tích 6ha rộng lớn như thế,

mà bơm nước cho đồng bằng máy dầu từ kênh, tốn kém lắm chú ơi, điện tui kéo về

giá cao và dây điện đâu có đủ tải để chạy mô tơ điện bơm nước. Mong ước lớn nhất

của chúng tôi là có điện, có nước”. Đó là lời than vãn những khó khăn của các hộ

kinh doanh ở đây.

- Hệ thống cấp nước cho Đồng Sen

Mặc dù Đồng Sen nằm sát con kênh nhưng nước không thể sử dụng cho

sinh hoạt, bởi nguồn nước kênh Vành Đai Gò Tháp, rất nhiều phù sa và chất thải

nông nghiệp, chỉ phù hợp cho tưới tiêu và trồng cây nông nghiệp.

Nước cung cấp cho cây sen chủ yếu dùng máy nổ bơm trực tiếp từ kênh

Vành Đai Gò Tháp vào Đồng Sen

Nước sinh hoạt được sử dụng từ nguồn nước giếng khoan, sử dụng trực tiếp,

không qua hệ thống xử lý lọc sạch.

Nước uống, nấu ăn tại phục vụ du khách, được sử dụng bằng nước đóng chai,

phải chuyên chở từ Mỹ An, cách xa hằng chục cây số.

Tiếp xúc với Ông Tám, Ông Hai Hơn, Ông Bảy Kiệt, đều cho biết các hộ

mong đợi nhất đó là nước sạch phục vụ du khách, có điện để chạy mô tơ điện bơm

nước cho cây sen, và cống hở để điều hòa giữ nước cho Đồng Sen.

- Hệ thống thoát nước, chất thải, nhà vệ sinh.

Nước trục đất làm sạch đồng được khai xả trực tiếp ra kênh Vành Đai Gò

Tháp. Nước sinh hoạt, nước thải, đều được xả trực tiếp ra môi trường đất, kênh,

không qua hệ thống xử lý, xả trức tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng ô nhiễm

nguồn nước và môi trường sinh thái.

Vấn đề nhà vệ sinh theo khảo sát của tác giả rất kém, nhìn chung rất kém và

ô nhiễm.

Page 52: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

47

Chúng tôi tiếp xúc chị Trần Thị Thanh Xuân, du khách từ TP. HCM cho biết:

“Nhà vệ sinh là vấn đề tế nhị của phụ nữ, nhưng nói thật quá dơ, tôi không dám

ngồi lên bệ cầu, nước vệ sinh được đựng trong lu, dơ khủng khiếp, làm sao dám sử

dụng, giấy vệ sinh cũng không có”.

Cũng từ kết quả khảo sát 50 du khách của tác giả, cho thấy đến 48% du

khách đánh giá nhà vệ sinh ô nhiễm và 48% du khách đánh giá rất ô nhiễm, không

có kết quả nào đánh giá tốt. Đây là vấn đề tế nhị, nhưng luôn được du khách quan

tâm.

- Nhà hàng phục vụ du khách

Nhà hàng là hoạt động chính tại Đồng Sen, các nhà hàng được xây dựng

ngay trên đồng sen theo kiểu dáng nhà sàn, vật liệu bằng ván gô, cột bằng cây tràm,

mái nhà được lợp bằng lá dừa nước, diện tích từ 150m2 đến 200m2 sàn, kiểu dáng

đơn sơ, chưa mang nét đặc trưng nhà lá Nam bộ.

Không có thực đơn giới thiệu món ăn, với nhà hàng chuyên nghiệp phục vục

khách du lịch là điều không thể chấp nhận tại khu du lịch.

Các món ăn tại nhà hàng Đồng Sen đơn giản, chưa thể hiện được sắc thái đặc

trưng ẩm thực Nam bộ như các món dân dã hương vị đồng quê, món ăn gắn liền với

sen. Hầu hết các hộ tại Đồng Sen đều có các món giống nhau như chè sen, sữa sen,

lẩu sen, cơm huyết rồng hấp lá sen, gỏi ngó sen, canh chua ngó sen, cá rô đồng kho

tộ, sen rang muối ớt, cá lóc nướng trui cuộn lá sen.

Tác giả khảo sát 50 khách tham quan Đồng Sen, du khách đều cho biết ngoài

mục đích chính tham quan cảnh quan Đồng Sen chiếm 76%, mục đích thưởng thức

ẩm thực chiếm 22%, chỉ có 2% du khách với mục đích khác.

Với khảo sát từ tác giả cho thấy chỉ có 38% du khách đánh giá sự hấp dẫn

của Đồng Sen là ẩm thực.

Từ kết quả trên cho thấy ẩm thực nơi đây chưa đáp ứng mong đợi của du

khách, các món ăn được chế biến vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn về thực đơn, trình

bày chưa hấp dẫn.

Du khách đến Đồng Sen phần lớn họ đã tìm hiểu các thông tin ẩm thực Đồng

Tháp qua hình ảnh trình bày trên mạng Internet, mong đợi của họ được thưởng thức

Page 53: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

48

các món ăn mà Đồng Tháp đã đọat giải liên hoan ẩm thực đất Phương Nam như:

chuột đồng Cao Lãnh quay lu, lẩu lươn, canh chua cá linh bông điên điển, lẩu mận

Hòa An, chả cua đồng, bún riêu cua đồng, nhưng tại các nhà hàng của khu du lịch

sinh thái Đồng Sen đều chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Tiện nghi, bàn, ghế, chén, ly phục vụ ăn uống là những loại thông thường

bình dân, không sang trọng, kiểu dáng hầu như không mang hình ảnh của hoa sen,

lá sen để tạo sự hấp dẫn cho du khách.

Để khắc phục những hạn chế và đáp ứng được mong đợi của du khách, các

hộ kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Sen cần phải đầu tư đa dạng món ăn, thực đơn

trình bày hấp dẫn qua hình ảnh từ thực đơn, mô hình bằng sáp, để tạo kích thích nhu

cầu ẩm thực cho du khách.

- Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu là cơ sở để phát triển du lịch, kéo dài thời gian sử dụng dịch vụ,

điều mà du khách ngỡ ngàng nhất hiện tại xã Mỹ Hòa và Đồng Sen đều không có cơ

sở lưu trú. Tại trung tâm huyện Tháp Mười duy nhất có một khách sạn Mỹ An, tiêu

chuẩn 2 sao, cách Đồng Sen khoảng hơn 11km.

Theo lời của anh Bùi Xuân Chánh: “tôi rất thích cảnh quan Đồng Sen,

chúng tôi muốn nghỉ đêm tại Đồng Sen để ngưởi mùi hương bông sen vào buổi

chiều tối và thưởng thức trà sen vào buổi sáng. Nhưng chỗ ngủ tại Đồng Sen là các

cái tum bốn bề trống toan, chẳng có an toàn, điều kiện vệ sinh cá nhân cũng không

có, đêm tối chúng tôi làm sao đây, đành phải chia tay”.

Tác giả phỏng vấn Ông Hai Hơn được biết rất nhiều du khách có nhu cầu

ngủ lại Đồng Sen, nhưng chỉ đáp ứng được du khách chấp nhận điều kiện thiếu

thốn.

Ông cho biết: có nhiều khách từ TP. HCM, cũng có khách nước ngoài ngủ lại

Đồng Sen, nhưng rất ít. Chúng tôi cho thuê mùng, mền, chiếu, gối, ngủ ở ngoài tum,

với mức giá 40.000 đồng một tum, các sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh thì vô nhà

hàng của chúng tôi.

Theo anh Nguyễn Tuấn Minh, Phòng du lịch nội địa Fiditour, cho biết: Có

rất nhiều du khách trẻ tại TP. HCM, du khách nước ngoài rất thích Đồng Sen vào

Page 54: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

49

mùa nước nổi, họ muốn trải nghiệm cuộc sống nông dân như chèo xuồng, câu cá,

bắt ốc, nghỉ đêm trên Đồng Sen. Nhưng rất tiếc, Đồng Sen các tum chưa đáp ứng

được nhu cầu cho du khách.

Các dịch vụ giải trí tại Đồng Sen chỉ dừng lại loại hình câu cá, du thuyền

thưởng ngoạn trên Đồng Sen, bơi xuồng dọc bờ kênh. Mọi hoạt động du lịch đều

chấm dứt lúc 16 giờ, ban đêm không có hoạt động vui chơi giải nào khác phục vụ

cho du khách.

Hầu như không có loại hình giải trí nào dành cho trẻ em. Đây là điểm hạng

chế lớn nhất của Đồng Sen.

Tum là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh, ăn uống, ngồi câu cá và cũng là nơi du

khách lưu trú qua đêm nếu có nhu cầu. Nhưng tiếc thay, các tum không thể đáp ứng

nhu cầu tối thiểu sinh hoạt cho du khách lưu trú lại, rất xấu và bệ rạc. Do không có

cơ sở lưu trú, nên hầu hết du khách đến Đồng Sen chỉ tham quan trong một ngày.

Thiếu cơ sở lưu trú là vấn đề hạn chế rất lớn trong phát triển du lịch. Vì

vậy, muốn kéo dài thời gian lưu trú cũng như sử dụng và tiêu xài thêm các dịch vụ

du lich, việc xây dựng lại tum, nhà nghỉ, khách sạn tại Đồng Sen cơ là cần thiết cấp

bách.

- Các dịch vụ du lịch khác tại Đồng Sen

Cho thuê áo dài, áo bà ba để chụp ảnh. Ngoài ra còn dịch vụ cho thuê xuồng,

tắc ráng chạy dọc kênh Vành Đai Gò Tháp kết nối với kênh Thanh niên và kênh

Trường Xuân phục vụ du khách tham quan cảnh sông nước đồng quê Tháp Mười.

Vào mùa nước nổi có phục vụ thêm dịch vụ cho thuê xuồng bơi vào Đồng Sen, câu

cá, tắm sông.

Các dịch vụ giải trí tại Đồng Sen chỉ dừng lại loại hình câu cá, du thuyền

thưởng ngoạn trên Đồng Sen, bơi xuồng dọc bờ kênh. Mọi hoạt động du lịch đều

chấm dứt lúc 16 giờ, ban đêm không có hoạt động vui chơi giải nào khác phục vụ

cho du khách.

Hầu như không có loại hình giải trí nào dành cho trẻ em. Đây là điểm hạng

chế lớn nhất của Đồng Sen

Page 55: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

50

Hầu hết các sản phẩm bày bán rất đơn điệu, giống nhau và tương đồng với

các sản phẩm ở địa phương khác như: khô các lóc, trái cây sấy khô, sen khô, sen

sấy. Ấn tượng nhất sản phẩm Hồng Sen tửu, sữa sen thanh nhiệt Tháp Mười đóng

chai, ngon, mẫu mã đẹp và “Bé Sen”.

Qua khảo sát du khách từ tác giả đến 70% du khách cho biết sản phẩm quà

tặng được bán không có gì để mua, chỉ có 30% cho rằng mua chỉ cho có. Nên việc

cải thiện và đa dạng sản phẩm du lịch phục vụ du khách là rất cần thiết. Có thể nói

trong hoạt động du lịch, đây là khoản thu nhập và lợi nhuận nhất.

Kết quả khảo sát từ 50 du khách của tác giả, đến 22% du khách đánh giá dịch

vụ nơi đây trung bình và kém chiếm 34%, du khách đánh giá tốt chiếm 44% và

không có kết quả đánh giá rất tốt. Phần lớn du khách đến từ TP. HCM và thành thị

đều đánh giá từ trung bình đến kém.

Để phát triển Đồng Sen, cần phải có các giải pháp tăng cường các loại hình

vui chơi giải trí ban ngày và ban đêm hấp dẫn để giữ và kéo dài thời gian lưu trú của

du khách. Ngoài ra chú trọng các loại hình giải trí dành cho trẻ em.

- Nhân lực phục vụ du lịch tại Đồng Sen

Nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch, nó quyết

định trực tiếp đến việc thu hút du khách, tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

và phát triển ngành du lịch. Doanh nghiệp du lịch có phát triển hay không hoàn toàn

phụ thuộc vào nhân lực của mình.

Thực trạng nhân lực lao động tham gia tại Đồng Sen là những người chủ hộ

Đồng Sen, bà nội trợ, nông dân, là những “nông dân thứ thiệt” làm du lịch, số lượng

người tham gia phục vụ du khách là các thành phần trong hộ gia đình, tùy vào quy

mô của môi hộ, khoảng 5 đến 7 người, tổng cộng các hộ khoảng 30 người, số lượng

có thể tăng vào những ngày cuối cuối tuần, ngày lễ, mùa nước nổi. Người tham gia

thu hoạch sen và đưa xuồng, tắc ráng phục vụ khách tham quan mùa cao điểm đều

là người làm việc thời vụ.

Qua tìm hiểu, người trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động du lịch tại

đây là năm ông chủ đất, người nấu bếp là bà nội trợ trong làng hay “phu nhân” của

các ông chủ hộ, phục vụ bàn, tiếp tân là con trai, con gái, con dâu, con rể trong nhà.

Page 56: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

51

Tất cả họ đều là nông dân, trình độ văn hóa giới hạn, chưa qua lớp đào tạo về

nghiệp vụ quản lý, du lịch, nhà hàng, kiến thức về hoạt động du lịch cộng đồng,

không giao tiếp được tiếng Anh hay ngoại ngữ khác, trong số nhân lực đó, chỉ một

vài người được học qua lớp ngắn hạn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhìn chung,

chất lượng lao động của họ rất kém.

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hơn, cho biết: Du khách nước ngoài đến đây

nhiều chủ yếu người Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, họ đi tự túc và đi theo công

ty du lịch du lịch. Chúng tôi giao tiếp khách qua cái điện thoại để thông dịch viên.

Tất các các hộ tại Đồng Sen đều không giao tiếp được bằng tiếng Anh. Hiện nay,

Đồng Sen vẫn chưa có thuyết minh viên, hướng dẫn viên, du khách đến đây tự do

khám phá, ăn uống, chụp hình, bơi xuồng trên Đồng Sen, ngồi chơi ngắm cảnh.

Du khách nội địa theo đoàn đều có hướng dẫn viên theo phục vụ, nhưng tất

cả đều không giới thiệu được về cây sen, giá trị dinh dưỡng, giá trị y học, sinh thái

của sen, văn hóa địa phương, hệ động thực vật và môi trường Đồng Tháp Mười cho

du khách.

Vì vậy, để phát triển và thu hút du khách đáp ứng được nhu cầu của du

khách, các hộ Đồng Sen phải đào tạo nguồn nhân lực có khả năng giao tiếp được

ngoại ngữ, có kiến thức am hiểu về du lịch sinh thái, cây sen, và các giá trị văn hóa

địa phương để giới thiệu cho du khách.

- Thời gian hoạt động du lịch của Đồng Sen

Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số ngày có điều kiện khí hậu

thích hợp và nguồn tài nguyên khái thác thuận lợi nhất để hoạt động du lịch sao cho

hiệu quả cao và đảm bảo sức khỏe cho du khách. Thời gian hoạt động du lịch quyết

định đánh giá điểm tham quan mang tính thời vụ hay thường xuyên, từ đó có những

định hướng chiến lược lâu dài để quy hoạch và phát triển du lịch.

Điều kiện khí hậu, đất đai ở Mỹ Hòa nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng

sông Cửu Long, nhiệt độ trung bình cao, gần như không có bão, rất thuận lợi cho

cây sen phát triển, nên quanh năm lúc nào Đồng Sen cũng có cho bông và gương,

cảnh quan Đồng Sen lúc nào cũng đẹp. Đây là yếu tố thuận lợi để du lịch sinh thái

Đồng Sen khai thác hoạt động du lịch quanh năm.

Page 57: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

52

Trước đây cây sen thường nở hoa theo mùa, vào tháng 03 đến tháng 09 hằng

năm. Nhờ khí hậu, đất đai, tiến bộ của khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của nông

dân, nên cây sen ở Mỹ Hòa thời điểm nào cũng phát triển, cho hoa gần như quanh

năm, cảnh quan lúc nào cũng đẹp, nên khả năng khai thác và thu hút du khách cũng

quanh năm. mà người trồng sen hiện nay đã điều chỉnh để hoa sen nở quanh năm.

Tuy nhiên, lượng khách đến rất không đều. Đây là yếu tố thuận lợi để du lịch sinh

thái Đồng Sen hoạt động du lịch quanh năm.

- Số lượng du khách đến tham quan Đồng Sen

Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 760.798 lượt,

tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 12

tháng năm 2015 ước đạt 7.943.651 lượt, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2014. [Bảng

2.1]

Theo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, 6 tháng đầu năm

2015, số khách đến du lịch Đồng Tháp là 1,3 triệu lượt người, tăng hơn 58% so với

cùng kỳ năm 2014, trong đó có 27 ngàn khách quốc tế, tổng doanh thu du lịch đạt

360 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2014, trong số liệu có số lượng du khách đến

Đồng Sen. Qua đó, chúng ta có thể thấy tiềm năng du lịch của tỉnh bước đầu đã

được khai thác hiệu quả, hứa hẹn nhiều tín hiệu lạc quan. [Bàng 2.2]

Qua khảo sát 50 du khách đến Đồng Sen, lượng khách chủ yếu khách nội địa

từ các nơi như TP. HCM, các tỉnh lân cận chiếm 46%, du khách tại các địa phương

trong tỉnh Đồng Tháp chiếm 54%, trong đó chỉ có 22% du khách tại huyện Tháp

Mười. Đây là yếu tố tín hiệu rất khả quan cho hoạt động kinh doanh du lịch nơi đây.

Tuy nhiên, du khách trong vùng lại chiếm tỉ trọng cao, cho thấy Đồng sen vẫn chưa

được du khách biết đến nhiều từ các vùng miền và các tỉnh thành trong nước.

Theo các chủ hộ Đồng Sen cho biết mục đích chính của du khách đến Đồng

Sen chủ yếu thưởng thức ẩm thực từ sen và thưởng ngoạn ngắm cảnh đẹp Đồng Sen

trong môi trường không khí yên tĩnh trong lành, tham gia du thuyền, câu cá, tắm

sông vào mùa nước nổi, số lượng du khách đến không đồng đều giữa các ngày, tăng

nhiều vào những ngày cuối tuần, những ngày mùa nước nổi, các ngày nghỉ lễ Quốc

gia và các ngày diễn ra Lễ hội Gò Tháp. Phần lớn du khách tự túc đến bằng xe gắn

Page 58: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

53

máy, một lượng nhỏ du khách đến theo chương trình tour trọn gói của các công ty

lữ hành từ thành phố Cao Lãnh và Thành phố Hồ Chí Minh, từ các nước Pháp,

Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc và Kiều bào từ các nước về thăm quê

hương, chiếm tỉ lệ khoảng 10 - 15% lượng du khách trong năm, nhiều nhất vào mùa

hoa sen nở rộ và mùa nước nổi, dịp ngày nghỉ lễ quốc gia, ngày Tết.

Từ kết quả khảo sát của tác giả, du khách trẻ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 54%, từ

31 - 45 tuổi chiếm 24%, du khách từ 46 tuổi trở lên chiếm 22%, trong đó nữ giới

chiếm 60%, nam giới chiếm 40%. Qua kết quả khảo sát cho thấy đối tượng du

khách trẻ tuổi chiếm đại đa số, là đối tượng sử dụng dịch vụ từ trung cấp trở lên,

việc đầu tư là loại hình vui chơi và dịch vụ cao cấp mang tính khả thi cao.

Thời gian tham quan nữa ngày chiếm 82% khách, tham quan một ngày

chiếm 18%, không có khách tham quan hơn một ngày, du khách chủ yếu lượng

khách nội địa trong tỉnh và vài địa phương lân cận. Do đó, việc đầu tư phát triển các

hạng mục ưu tiên cho giới nữ, đồng thời phải có giải pháp kéo dài thời gian tham

quan lưu trú của du khách.

Hiện chưa có thống kê chính thức số lượng du khách đến với Đồng Sen từ

các cơ quan chức năng quản lý ở địa phương, các hộ kinh doanh du lịch tại Đồng

Sen và các công ty du lịch. Các ngày nghỉ lễ Quốc gia và các ngày diễn ra Lễ hội

Gò Tháp là những ngày cao điểm ở Đồng Sen. Những ngày này, lượng khách đến

tương đương với lượng khách trung bình của 1 tháng. Theo điều tra khảo sát thực

tế, tổng số du khách đến Đồng Sen ước tính trung bình tại một điểm, tùy theo diện

tích của môi hộ, khoảng từ 50 -100 lượt khách/ ngày, vào những ngày cuối tuần

Thứ Bảy và Chủ Nhật khoảng hơn 100 lượt khách một ngày, vào dịp ngày Tết, ngày

nghỉ lễ Quốc gia, lượng khách khoảng 300 lượt khách/ngày đến 500 lượt khách/

ngày, các ngày Lễ hội Gò tháp có thể đến hơn 500 lượt khách/ ngày, mùa nước nổi

lượng du khách đều các ngày khoàng 150 khách/ một ngày. Tuy nhiên cũng có ngày

chỉ có vài khách. Lượng khách nhiều nhất đến từ Thành phố Cao Lãnh và các tỉnh

lân cận.

Theo các chủ hộ Đồng Sen cho biết, môi năm có khoảng 200 du khách lưu

trú qua đêm ở Đồng Sen. Mức chi tiêu bình quân khoảng 120.000 đồng một người.

Page 59: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

54

Qua khảo sát du khách từ tác giả được thống kê có 48% số lượng khách chắc

chắn quay lại Đồng Sen, ý định nếu có thay đổi sẽ quay lại là 12%, và 14% nếu có

dịp sẽ quay lại và không quay lại chiếm 26%. Điều này, cho thấy nếu Đồng Sen

được đầu tư hấp dẫn hơn để giữ chân và lôi kéo du khách đến tham quan, việc đầu

tư này có thể tin tưởng tính khả thi cao.

Theo thống kê của Bà Hồ Thị Mỹ Sang, Giám đốc Phòng Chăm sóc khách

hàng và quản lý chất lượng Công Ty Fiditour, cho biết có khoảng hơn 300 khách

đến tham quan Khu du lịch Đồng Sen vào mùa nước nổi trong năm 2015.

- Thu nhập cộng đồng dân cư tham gia du lịch tại Đồng Sen

Với lượng khách không ổn định như vậy, thu nhập của các hộ kinh doanh

cũng trồi sụt liên tục, nhưng tựu chung thu nhập của họ hơn hẳn các gia đình nông

dân khác ở xã này.

Theo phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng sen kết hợp kinh doanh du lịch đều

cho kết quả không giống nhau.

Ông Tám Sen cho biết trồng lúa lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu/ ha, còn

trồng sen lợi nhuận thấp nhất cũng gấp 2 lần, có khi sen có giá có thể lợi nhuận gấp

3 đến 4 lần, như giá sen hiện nay 20.000 đồng/ kg, lợi nhuận cầm chắc 100 triệu

đồng/ ha, chưa tính phần thu nhập từ làm dịch vụ du lịch khoản 300.000 đồng/

ngày.

Ông Bảy Kiệt cho biết bình quân lợi nhuận khoản 400 triệu đồng một năm.

Ông Hai Dương có thu nhập 60 đến 70 triệu đồng/ năm. Bà Nguyễn Thị Nguyệt

cũng có thu nhập tương tự. Ông Hai Hơn thì có thu nhập cao hơn hẳn, trên 500

triệu/ năm từ hoạt động du lịch. Số lợi nhuận từ bán sen thương phẩm khoản 100

triệu đồng/ ha trở lên.

Khoản thu nhập từ sen thương phẩm cũng không chính xác, vì giá cả thị

trường sen đều do thương lái quyết định. Mức độ giá biến động rất lớn trong thời

gian rất ngắn, có khi bán trước một tuần giá 40.000 đồng/ kg, bán sau vài ngày giá

có thể 15.000 đồng/ kg. Do đó, thu nhập của người trồng sen thương phẩm rất bấp

bênh, thiếu ổn định.

Page 60: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

55

Người phục vụ du lịch thời vụ được trả tiền công theo ngày, với mức tiền

công là 120,000 đồng/ ngày. Người thu hoạch gương sen được thuê với mức giá

150,000 đồng/ ngày.

Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen đã giải quyết công ăn việc làm ổn định

cho hơn 50 lao động thường xuyên.

Vào những ngày cao điểm Lễ, Tết, ngày cuối tuần Đồng Sen đã sử dụng hơn

100 lao động làm việc. Mức thu nhập từ 100.000 đồng đến 150.000đ/ ngày tùy công

việc như lương của đầu bếp khoảng 3 triệu đồng/ tháng, lương của nhân viên phục

vụ là 2 triệu đồng/ tháng, lương của nhân công hái gương sen được trả từ 150.000

đến 200.000đ/ ngày.

Nếu được mở rộng quy mô hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, trước mắt

dân cư địa phương có việc làm và có thu nhập ổn định.

- Tổ chức quản lý hoạt động du lịch Đồng Sen

Việc tổ chức quản lý của điểm du lịch này còn rất đơn giản, các chủ hộ kinh

doanh du lịch theo hình thức kinh doanh hộ cá thể. Do hình thành tự phát nên tổ

chức hoạt động điều hành rất đơn giản, theo phong cách nông dân, không bài bản,

thiếu chuyên nghiệp, không ý tưởng, chỉ theo công thức 3 cùng trong gia đình nông

dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”. Mọi người đều có thể làm công việc thay thế cho

nhau, nhân lực lao động là các thành viên trong gia đình từ giữ xe, đưa xuồng, tiếp

tân, phục vụ bàn, nấu ăn, môi hộ khoảng 5 - 7 người phục vụ. Vào những ngày Lễ,

ngày cuối tuần, mùa cao điểm nước nổi, các chủ hộ thuê các nông dân nhàn rôi

phục vụ cho du khách.

Hiện các hộ Đồng Sen hoạt động kinh doanh riêng rẻ, từ cơ sở vật chất, sản

phẩm du lịch, diện tích trồng sen, giá cả dịch vụ đều không đồng nhất. Hiện tượng

cạnh tranh chèo kéo, giành khách cũng đang diễn ra.

Qua tiếp xúc, ông Hai Hơn, ông Tám, ông Bảy Kiệt đều mong muốn Đồng

Sen hoạt động chung thành khu du lịch thống nhất, ông Hai Hơn cho biết “Chúng

tôi rất muốn phát triển, nhưng không có ai đủ khả năng tài chính, mong muốn của

chúng tôi là có nhà đầu tư nào đó đủ tiền, đủ sức về đầu tư khu du lịch Đồng Sen để

Page 61: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

56

giúp bà con có công ăn việc làm, có thu nhập khá hơn và quê hương mình đẹp

hơn”.

Ông Bảy Kiệt cũng cho biết “chúng tôi muốn liên kết tổ chức thống nhất

chung, có định hướng phát triển rõ ràng, nhưng đâu có ai đứng ra tổ chức làm,

chúng tôi đâu có tiền và trình độ để làm”.

Chính quyền địa phương rất quan tâm và hô trợ rất tích cực trong định hướng

phát triển thành khu du lịch cộng đồng nhằm thu hút du khách và tạo công ăn việc

làm, đóng góp cho ngân sách địa phương.

2.3. Truyền thông tác động đến thu hút du khách đến Đồng Sen

Đến nay, hầu hết các hộ kinh doanh ở đây chưa lần nào quảng cáo, tiếp thị

hay sử dụng công cụ truyền thông để quảng bá để thu hút du khách. Qua khảo sát

thống kê của chúng tôi, du khách đến Đồng Sen chủ yếu khách tại địa phương trong

tỉnh và các tỉnh lân cận, số ít du khách đến TP. HCM.

Qua tìm hiểu từ các hộ kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Sen, du khách biết

đến du lịch sinh thái Đồng sen chủ yếu từ mạng Internet chiếm đa số. Qua khảo sát

từ 50 du khách của tác giả, kết quả du khách biết đến điểm du lịch Đồng Sen từ

mạng Internet chiếm 52%, qua quảng cáo TV và báo chí địa phương 4%, từ quảng

cáo và chương trình tour của các công ty du lịch chiếm 16%, qua bạn bè và người

thân tại địa phương chiếm 24%.

Phải nhìn nhận rằng, sức mạnh truyền thông và truyền miệng quảng cáo từ

du khách có tác động tích cực đến việc thu hút du khách đến tham quan sinh thái

Đồng Sen. Các trang wesite có từ khóa Đồng Sen có hằng chục ngàn lượt truy cập.

Tuy nhiên, cũng chính các trang thông tin mạng cũng làm ảnh hưởng đến

hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen một thời gian dài, như nội dung đăng tải trên

trang mạng xã hội: Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, sẽ đóng cửa ngưng hoạt động

từ tháng 07 năm 2015, đã gây xôn xao dư luận, làm các báo đài, Ủy ban nhân dân

Huyện Tháp Mười và các cơ quan chính quyền tỉnh Đồng Tháp phải vào cuộc thông

báo, đính chính trên các phương tiện thông tin, báo đài với du khách tại Đồng Sen

Tháp Mười có rất nhiều khu du lịch, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười là một trong

những khu du lịch tại Mỹ Hòa đóng cửa, các khu du lịch khác vẫn hoạt động bình

Page 62: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

57

thường. Các thông tin phát tán trên mạng Internet làm giảm lượng du khách đến

hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen trong thời gian dài.

Những thông tin trên mạng trái chiều đó đã làm ảnh hưởng lượng du khách

đến DLST Đồng Sen, tuy nhiên sau khi mọi người biết khu du lịch Đồng Sen vẫn

hoạt động bình thường đã thu hút du khách đến Đồng Sen ngày càng nhiều hơn.

Bên cạnh tiêu cực làm gián đoạn thu hút du khách, nhưng thông tin trái chiều

cũng làm cho DLST Đồng Sen nổi tiếng và nhiều người biết hơn.

2.4. Liên kết hoạt động du lịch Đồng Sen với các điểm du lịch trong tỉnh

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 12 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có

Công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp là đơn vị lữ hành lớn nhất tỉnh, có chức năng

kinh doanh lữ hành quốc tế. Riêng tại Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười có Công ty cổ

phần Đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười. Các doanh nghiệp lữ hành này

chủ yếu thực hiện việc kết nối tiếp nhận du khách cho các doanh nghiệp tại TP.

HCM và các địa phương khác đến tham quan Đồng Tháp, trong đó có Đồng Sen.

Nguồn khách đoàn đi theo tour đến Đồng Sen từ các công ty du lịch tại TP.

HCM và Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp. Thời gian tham quan Đồng Sen

thường một hoặc hai ngày, chỉ là điểm dừng chân để ăn uống, nghỉ ngơi để kết nối

với các điểm trong tỉnh, các điểm du lịch của tỉnh An Giang, hoặc tiếp tục hành

trình về TP. HCM.

Do những hạn chế về quy mô, trình độ quản lý, tổ chức hoạt động du lịch

mới định hướng hoạt động theo mô hình du lịch cộng đồng. Hiện du khách đến

tham quan hầu hết tự tìm đến, lượng khách đến từ các công ty lữ hành theo chương

trình thiết kế sẵn.

Du lịch sinh thái Đồng Sen chưa có sự liên kết tour, tuyến, các điểm tham

quan trong tỉnh và các tỉnh lân cận để tạo thành một chuôi tuyến điểm.

Các hộ tham gia du lịch sinh thái hoạt động riêng, chưa có hợp tác chia

nguồn khách, kinh nghiệm quản lý. Hiện các hộ rất cần sự thống nhất một tổ chức

để định hướng phát triển.

Đồng Sen có thể liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh để tạo thành chuôi

tuyến điểm có thế mạnh của du lịch Đồng Tháp.

Page 63: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

58

Làng hoa Tân Quy Đông

Làng hoa Tân Quy Đông, thuộc xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh

Đồng Tháp. Cách thành phố Cao Lãnh khoảng 27km và Đồng Sen khoảng 70km.

Đây là một làng nghề truyền thống cả trăm năm, nằm bên bờ sông Tiền quanh năm

lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, được mệnh danh là xứ sở của các loài

hoa hồng, cây kiểng. Đến nay, tổng diện tích trồng hoa hơn 85ha, với nhiều loài hoa

kiểng khác nhau, trở thành một trong những vườn hoa kiểng lớn nhất vùng Đồng

bằng sông Cửu Long và khu vực miền Nam.

Làng hoa Tân Quy Đông trồng nhiều các loài hoa đẹp, đặc biệt có nhiều

giống hoa hồng, các cây kiểng như: cây khế, sung, mai, cau và các loại cây kiểng

bonsai có kiểu dáng đẹp, các loại hoa kiểng nhập khẩu từ các nước. Quanh năm tại

Làng hoa Tân Quy Đông đều có hoa nở, vào dịp cuối năm rất nhiều khách đến mua

hoa và chụp hình. Nơi đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng, du khách đến đây ngoài

việc mãn nhãn với các loài hoa đa dạng và phong phú, còn được nghe các nghệ

nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của

từng loài hoa kiểng.

Có thể nói, làng hoa Tân Quy Đông đã trở thành hội hoa xuân thơ mộng của

miền Tây Nam Bộ vào dịp cuối năm, đã góp phần làm cho du lịch Đồng Tháp thêm

đa dạng.

Khu di tích lịch sử - sinh thái rừng tràm Xẻo Quýt

Xẻo Quýt thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng

Tháp, có diện tích khoảng 50ha, trong đó có 20ha rừng tràm nguyên sinh. Cách

thành phố Cao Lãnh khoảng 30km và cách Đồng Sen khoảng 26km.

Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng (từ năm 1960-1975) của cơ quan Tỉnh Ủy

Đồng Tháp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ, được công nhận di tích lịch

sử quốc gia năm 1992. Du khách đến Xẻo Quý sẽ cảm nhận tự hào về một vùng căn

cứ oanh liệt của quân và dân Đồng Tháp, tận mắt chứng kiến những công sự cá

nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z, là những căn cứ cách mạng bí mật

còn nguyên vẹn.

Page 64: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

59

Xẻo Quýt có 170 loài thực vật (với 158 loài hoang dại) và 12 loài cây thân

gô, tuy không quý hiếm nhưng lại là giống cây thích nghi với điều kiện ngập nước.

Hệ động vật có 200 loài hoang dã gồm 7 loài ếch nhái, 22 loài bò sát, 73 loài cá, 91

loài chim và 7 loài thú. Đặc biệt ở đây có 13 loài động vật quý hiếm được ghi vào

sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rùa hộp, chim sẻ mỏ rộng và loài rái cá

đồng [29]

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã

Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh

khoảng 17km, được thành lập tháng 3/ 2003, có diện tích 1700ha, trong đó có 250ha

rừng nguyên sinh và 40ha sân chim với nhiều loài chim nước sinh sống: trích mòng

đỏ, cồng cộc, le le, vịt trời, diệc.

Một lần đến Gáo Giồng, du khách sẽ tương tư một vùng tây Nam bộ nguyên

sơ, bình yên và đầy sức sống.

Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Bác Hồ), là một quần thể kiến

trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di

tích văn hóa.

Khu di tích Lăng cụ có diện tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc gồm

khu mộ và khu nhà lưu niệm cụ Phó bảng, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên

quan đến những năm tháng cụ Phó bảng sinh sống và làm việc, nhất là thời gian ở

Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra trong khu di tích còn có nhà sàn, ao cá

Bác Hồ, được mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác ở Hà Nội để du khách tham

quan.

Lăng cụ Phó bảng được thiết kế mái như hình bàn tay úp, phía trên mái là

chín con rồng, biểu tượng của chín tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long trước đây.

Du khách đến tham quan tìm hiểu cuộc đời, hoạt động cách mạng của thân

sinh Bác.

Làng Bè Bình Thạnh

Page 65: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

60

Làng Bè Bình Thạnh thuộc huyện cao Lãnh (Đồng Tháp), là điểm du lịch

mới vừa thành lập ngày 09/ 08/ 2015. Cách trung tâm thành phố Cao Lãnh 18km

theo Quốc lộ QL30. Làng Bè Bình Thạnh nằm bên bờ sông Tiền, sản phẩm du lịch

nơi đây là những nhà bè nuôi cá ven sông, kết hợp không khí trong lành thoáng mát,

với cảnh đẹp của vùng sông nước để thu hút du khách. Hoạt động du lịch nơi đây

theo mô hình du lịch cộng đồng, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sông nước, trải

nghiệm cuộc sống sông nước, ẩm thực để phục vụ du khách.

Vị trí Làng Bè Bình Thạnh rất thuận tiện kết nối các điểm du lịch trong tỉnh

bằng đường bộ và đường thủy. Ngoài ra, vị trí Làng Bè Bình Thạnh thuận tiện kết

nối Núi Sam Châu Đốc (An Giang) và cửa khẩu Dinh Bà đến Campuchia.

Vườn Quốc gia Tràm Chim

Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc năm xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B,

Phú Thọ, Tân Công Sính, diện tích hơn 7.000 hecta. Nơi bảo tồn hệ sinh thái đất

ngập nước, đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, là nơi sinh sống của 130 loài thực

vật, 130 loài cá nước ngọt, 132 loài chim nước, chiếm khoảng một phần tư số loài

chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim

điển hình được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ (Grus antigone). Ðến đây,

du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ đang có nguy cơ diệt

chủng. Vườn Quốc gia Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt

Nam và thứ 2.000 của thế giới, được xem như bảo tàng thiên nhiên của vùng Đồng

Tháp Mười5.

Khu di tích Gò Tháp

Khu di tích Gò Tháp thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, liền kề với xã

Mỹ Hòa và Khu du lịch sinh thái Đồng Sen. Gò Tháp đã được Thủ tướng chính phủ

công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp

hạng vào năm 1998. Khu di tích chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc

và nhân loại.

5 Vườn Quốc gia Tràm Chim. Truy cập ngày 20/ 02/ 2016,

<URL: https://vqgtc.dongthap.gov.vn/wps/portal/vqgtc>

Page 66: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

61

Các nhà khảo cổ học đã tìm nhiều di vật cổ rất giá trị, nền văn minh Óc Eo

có niên đại hơn 1.500 năm, có giá trị về lịch sử văn hóa.

Ngói ra, nơi đây từng là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy

Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều trong thời kỳ đầu chống Pháp.

Hằng năm tại khu Gò Tháp diễn ra Lễ hội Gò Tháp. Lễ hội ở Gò Tháp có hai

phần: phần nghi thức cúng lễ và phần hội hè.

Lễ viá Bà Chúa Xứ, thời gian bắt đầu từ chiều ngày 14 đến rạng sáng ngày

16 tháng 03 âm lịch, tương truyền Bà có công khai phá, tạo dựng và phát triển vùng

này. Đây là lễ hội thu hút nhiều người nhất tại Đồng Tháp, hằng năm có hằng trăm

ngàn du khách đến dự lễ hội.

Lễ hội tưởng niệm hai vị anh hùng Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương), Đốc

Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều), thời gian bắt đầu từ chiều ngày 14 đến rạng sáng

ngày 16 tháng 11 âm lịch, Lễ hội tưởng niệm hai thủ lĩnh nghĩa quân đã kiên cường

chống thực dân Pháp xâm lược hồi thế kỷ 20.

Môi nội dung lễ cúng có nghi thức hành lễ không giống nhau nhưng có nét

chung nhất là đều có bài văn tế do bô lão chánh bái vừa đọc vừa diễn. Nội dung văn

tế là ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân hay cầu khẩn đất trời, cho "quốc thái,

dân an", mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

2.5. Ảnh hưởng hoạt động du lịch Đồng Sen đến môi trường

Tac động đến môi trường sinh thái

Ngoài những lợi ích kinh tế, hoạt động du lịch sinh thái Đồng sen có những

tác động tiêu cực đến đến môi trường, hậu quả làm thay đổi những đặc điểm tự

nhiên của môi trường.

Bất kỳ hoạt động nào của con người đều tác động đến nhất định môi trường

sinh thái, nhất là các hoạt động du lịch có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường.

Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen không phải ngoại lệ.

Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tác động đến môi trưòng sinh thái thể

hiện rõ nét nhất là làm thay đổi tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên

đất, tài nguyên sinh học.

Page 67: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

62

Những tác động cụ thể của con người như chặt phá rừng tràm để xây dựng,

vứt rác, đổ rác bừa bãi xả nước thải sinh hoạt, dầu mỡ, nước thải vệ sinh, nước trục

đất làm sạch đồng sen, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý trực tiếp ra môi trường

đất, môi trường kênh rạch, làm ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các

loại động thực vật, ô nhiễm đất. Hậu quả làm mất cảnh quan sinh thái, ô nhiễm môi

trường du lịch, ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của cộng đồng dân cư địa

phương.

Khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất và các hoạt động sinh hoạt dẫn đến

ảnh hưởng biến dạng bề mặt của đất, biến đổi khí hậu. Điều mà cả cộng đồng thế

giới đang quan tâm.

Lượng du khách tăng đột biến, kèm với các hoạt động giao thông như máy

nổ tắc ráng, xe máy, các hoạt động sản xuất, khói trong quá trình chế biến, đã làm

gia tăng tiếng ồn, khí thải, bụi làm ô nhiễm không khí, tác động xấu đến không khí,

làm thu nhỏ môi trường sống của các loài sinh vật trong tự nhiên, cùng với việc mất

đi cảnh quan tự nhiên yên tĩnh, các sinh vật phải thay đổi tập tính, trở nên sợ sệt,

thậm chí di chuyển địa bàn sinh sống. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi

trường sống trong lành của cộng đồng dân cư địa phương.

Việc phát triển mở rộng diện tích trồng sen, các công trình phục vụ du lịch sẽ

mất dần cảnh quan nguyên sơ của vùng Đồng Tháp Mười.

Tac động đến môi trường xã hội

Bên cạnh các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, môi trường. Nhưng du

lịch có những tác động tích cực đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, nâng cao thu

nhập, tạo công ăn việc làm cơ hội nâng cao dân trí, tiếp cận công nghệ tiên tiến và

có cơ hội giao lưu văn hóa với du khách, phát huy lòng hiếu khách, giữ gìn phong

tục tập quán, bản sắc văn hoá địa phương cho cộng đồng dân cư.

Du lịch sinh thái Đồng Sen phát triển sẽ làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp dân

cư địa phương vốn dĩ đã quen và có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp, có thể đem đến tích cực lẫn tiêu cực cho địa phương.

Ngoài ra, việc giao lưu tiếp xúc văn hóa với du khách dễ làm thay đổi bản

sắc văn hóa địa phương, làm mất an toàn trật tự xã hội tại địa phương.

Page 68: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

63

Việc phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen người dân địa phương sẽ không

được chia sẻ hoặc chia sẻ không thỏa đáng lợi nhuận từ việc phát triển du lịch cộng

đồng mà họ đã tạo dựng. Nếu việc hoạt động và phát triển không tuân thủ theo

nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, mâu thuẫn xã hội sẽ phát sinh giữa các hộ

Đồng Sen trong tranh giành du khách, ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó truyền

thống của cộng đồng địa phương.

Các sinh hoạt khác lạ của du khách khắp nơi được nhập vào địa phương sẽ

có tác động nhiều mặt đến cộng đồng nhất là giới trẻ. Truyền thống văn hoá của địa

phương có thể sẽ bị thương mại hoá để đáp ứng nhu cầu của du khách, làm thay đổi

giá trị văn hoá sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, nhất là văn

hóa bản địa.

Mặc dù phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen có những mặt tích cực, nhưng

vẫn tồn tại những mặt tiêu cực, cần phải giải quyết hài hòa, chúng ta phải quan tâm

đến cả hai khía cạnh, tích cực và tiêu cực mà các yếu tố đem lại.

Tiểu kết chương II

Trong thực trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, tác giả đã tìm hiểu

các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa.

Qua khảo sát thực tế, tác giả đã thu thập các số liệu báo cáo của các chính

quyền địa phương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, các đánh giá

của du khách, các chủ hộ tham gia hoạt động sinh thái Đồng Sen, các dân cư địa

phương, du khách.

Trong phần tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, tác giả

đã nhìn thấy được những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động du lịch tại đây, dự

báo được khả năng phát triển nếu được đầu tư đúng mức. Từ những kết quả thu thập

được, để tác giả làm cơ sở đưa ra các định hướng, đề xuất các giải pháp và kiến

nghị cần thiết cho phát triển, đúng với tiềm năng và phù hợp với chiến lược phát

triển du lịch Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy các hộ kinh doanh du lịch Đồng Sen thành lập tự phát, nhưng bước đầu

có được thành tựu rất lớn:

Page 69: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

64

Đồng Sen là những cánh đồng chỉ làm kinh tế nông nghiệp thuần túy của

nông dân Tháp Mười từ bao đời, nay đã trở thành điểm du lịch, nơi thư giản của

cộng đồng địa phương, được du khách trong và ngoài nước biết đến, đã góp phần

thu hút lượng khách lớn đến với du lịch Đồng Tháp.

Đồng Sen trở thành sản phẩm du lịch trọng điểm, có hướng đi riêng, góp

phần định vị cho thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn sen” đến

với du khách.

Đồng Sen đã ổn định đời sống và nâng cao thu nhập và giải quyết công ăn

việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho cộng đồng dân cư Mỹ Hòa.

Cộng đồng dân cư tại địa phương là những người sinh sống lâu năm mang

đậm bản sắc văn hóa Nam bộ, chủ yếu làm nghề nông nghiệp, phần lớn là nghèo

khó, ít học, nay đã tham gia hoạt động du lịch sinh thái, bắt đầu có những bước đi

tập tễnh vào nền kinh tế thị trường.

Du khách đánh giá cộng đồng dân cư địa phương nhiệt tình, hiền hòa, thân

thiện, chân thật, hiếu khách, có ý thức trong việc bảo vệ du khách và đảm bảo trật tự

an toàn, trong đó có sự tham gia ủng hộ từ chính quyền địa phương, các doanh

nghiệp du lịch lữ hành.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như cộng đồng tham gia hoạt động du

lịch tự phát, sản phẩm du lịch nghèo nàn, thiếu kinh nghiệm, chưa có định hướng rõ

ràng, giới hạn về kinh tế, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thiếu vốn đầu tư,

chưa đủ khả năng đầu tư công nghệ, chưa kịp hòa nhập giao lưu với văn hóa ứng xử

văn minh đô thị, cộng đồng dân cư địa phương còn nhiều hình ảnh phản cảm nơi

công cộng, khu du lịch.

Ngoài ra, cơ quan quản lý du lịch địa phương và các công ty lữ hành có

những khảo sát thực tế, để liên kết du lịch sinh thái Đồng Sen với các điểm du lịch

lân cận phát triển thành một chuôi sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Nhìn chung, Đồng Sen bước đầu đã tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Nếu có những giải pháp và sự đầu tư đúng mức, chắc chắn Đồng Sen trở thành điểm

du lịch hấp dẫn.

Page 70: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

65

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN

XÃ MỸ HÒA, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. Phân tích SWOT (Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của

hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen

3.1.1. Điểm mạnh (Strengths)

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Tác giả: Bảo Định Giang

Cây sen đã trở thành biểu tượng của Đồng Tháp, trong tiềm thức mọi người

luôn nghĩ cụm từ “Đồng Tháp gắn liền với Sen Hồng”, du khách đến Đồng Tháp ai

cũng muốn được đến với Đồng Sen. Đây là lợi thế lớn trong định vị thương hiệu du

lịch Đồng Sen đến với du khách.

Vị trí địa lý, cơ sở hạng tầng giao thông đường bộ và đường thủy đang hoàn

thiện tốt, rất thuận lợi phát triển du lịch, có vị trí gần với cửa khẩu biên giới với

Campuchia, giáp với với Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, TP.

HCM, thuận lợi nhất là liền kề Khu di tích đặc biệt Gò Tháp có nền văn hóa Óc Eo,

đền thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, Chùa Bà Chúa Xứ, Tháp cổ tự (chùa

Tháp Linh), nằm trong tỉnh có dầy đặc điểm du lịch như Khu di tích Xẻo Quýt, Khu

du lịch Gáo Giồng, Khu di tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc Tràm

Chim, Vườn Hoa Tân Quy - Sa Đéc, Làng bè Bình Thạnh, là những điểm thu hút

hằng nghìn du khách đến viếng, tham quan hằng năm.

Lượng du khách đến Đồng Tháp ngày càng tăng qua thống kê các năm, mức

tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 15%.

Page 71: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

66

Đồng Tháp đứng hạng II với 66.39 điểm6 trong bảng xếp hạng chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh của chỉ số PCI. Chỉ số PCI, là chỉ số đánh giá và xếp hạng

về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho

doanh nghiệp trong năm 2014 và 2015. Đây là yếu tố thuận lợi để thu hút nhà đầu

tư an tâm đến Đồng Tháp đầu tư vốn vào phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

Trong thời gian ngắn tham gia hoạt động du lịch, nhưng đã tạo được dấu ấn

trong lòng du khách, thu hút hằng chục ngàn du khách đến tham quan, đã định vị

được điểm du lịch trên “Bản đồ du lịch Việt Nam”.

Các sản phẩm sen đang bước đầu định hình như Hồng Sen Tửu, hạt sen rang

bơ, được xem là “đặc sản” có bước đột phá lớn, đã tạo được điểm nhấn lớn trong thị

trường.

Môi trường sinh thái tự nhiên Đồng Sen vẫn còn giữ được nét hoang sơ

thuần khiết. Môi trường xã hội rất trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách.

Người tham gia hoạt động du lịch hiền hòa, mến khách, nhiều tâm quyết, họ

sẵng sàng hợp tác nhân lực và đóng góp phần đất của mình với chính quyền địa

phương và bất kỳ doanh nghiệp nào để phát triển du tại địa phương.

Cộng đồng dân cư đoàn kết gắn bó lâu đời, đời sống sinh hoạt mang đậm nét

văn hóa người Kinh và văn hóa Miền Tây Nam bộ. Cộng đồng dân cư địa phương

luôn nhận thức, hiểu rất rõ giá trị phát triển du lịch đem lại lợi ích kinh tế và niềm tự

hào của quê hương xứ sở.

Đồng Tháp là nơi đang phát triển phong trào đưa sản xuất nông nghiệp thành

sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Đồng Sen là nơi đầu tiên trong cả nước hoạt

động du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào cảnh quan Đồng Sen.

Nguồn nhân lực trẻ tại địa phương dồi dào, nhiệt tình, mến khách yêu quê

hương, có nhiều tâm huyết, có ý chí vươn lên.

Các doanh nghiệp lữ hành địa phương như Công ty cổ phần du lịch Đồng

Tháp và Công ty cổ phần Đầu tư Thương mai Du lịch Đồng Tháp Mười và doanh

6Nguồn: <http://www.pcivietnam.org/bang-xep-hang>, truy cập ngày 25/ 02/2016

Page 72: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

67

nghiệp lữ hành lớn tại TP. HCM nhiệt tình ủng hộ, quảng bá, xây dựng chương

trình du lịch đưa khách đến Đồng Sen.

Các cơ quan chức năng, lãnh đạo chính quyền địa phương quyết tâm triển

khai Đề án Phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2016, trong đó phát triển

có xây dựng Khu du lịch Đồng Sen trở thành điểm du lịch ngày càng hoàn thiện,

với tinh thần năng động, cởi mở, luôn đổi mới và tiếp thu các ý kiến đóng góp của

các nhà khoa học.

3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)

Giao thông đường bộ đã kết nối Đồng Sen đến với TP. HCM và các tỉnh lận

cận trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất tốt. Nhưng trong tiềm thức của du

khách vẫn nghĩ Tháp Mười là vùng sâu, vùng xa, nơi hẻo lánh “khỉ ho, cò gáy”,

“muôi kêu như sáo, đỉa lội như bánh canh”.

Du khách chưa biết đến Đồng Sen một cách rộng rãi.

Đồng Sen là điểm tham quan mới trong sản phẩm du lịch Đồng Tháp, được

hình thành tự phát từ những nông dân địa phương, tài nguyên du lịch chủ yếu dựa

vào cảnh quan Đồng Sen trong không gian yên tĩnh, lãng mạn của vùng quê Tháp

Mười để khai thác phục vụ du khách.

Nhân lực đều chưa có những sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới có sức hấp dẫn

lớn để thu hút du khách đến tham quan.

Quy mô diện tích khai thác quá nhỏ, cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu

thốn, nghèo nàn.

Từ đường Tỉnh lộ ĐT845 vào Đồng Sen bằng bê tông khá nhỏ, xe trên 45

chô ngồi không thể vào đến tận Đồng Sen.

Thời gian du khách đến tham quan chỉ nữa ngày chiếm số nhiều. Lượng

khách đến tự túc và khách nội địa là chủ yếu.

Sản phẩm dịch du lịch Đồng Sen rất đơn điệu, dựa vào cảnh quan để thu hút

du khách. Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ có vài loại như đi dạo, ngắm cảnh, chụp

ảnh, du thuyền, bắt cá. Chưa có loại hình dịch vụ vui chơi giải trí ban ngày, ban

đêm phục vụ cho du khách, nhất là các loại hình du lịch thu hút trẻ em.

Page 73: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

68

Lưới điện quốc gia chưa được dẫn đến Đồng Sen để phát triển du lịch và các

hoạt động sản xuất. Đây là vấn đề vượt ngoài khỏi khả năng của các chủ hộ đang

hoạt động du lịch tại Đồng Sen, và chính quyền xã Mỹ Hòa.

Không có hệ thống nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và phục vụ du khách.

Đây là những vấn đề trở ngại lớn nhất, vượt khỏi khả năng của các hộ nông dân địa

phương và chính quyền cấp cơ sở.

Cơ sở lưu trú là những tum trên Đồng Sen, không thể đáp ứng nhu cầu của

du khách do thiếu tiện nghi và an toàn cho du khách. Và cũng chưa có cơ sở lưu trú

vệ tinh kết nối loại hình “homestay”.

Ẩm thực địa phương chưa phong phú và đa dạng, chưa thể hiện hết nét độc

đáo riêng của ẩm thực Nam bộ.

Các sản phẩm được chế biến từ sen đều nghèo nàn, đơn điệu, bao bì, mẫu

mã, chất liệu kém, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết được sản xuất

theo phương pháp thủ công, gia truyền, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,

khó bảo quản, hạn sử dụng ngắn. Nhìn chung chưa nâng cao được giá trị gia tăng

cho sản phẩm.

Các chất thải đều xả trực tiếp ra môi trường, môi trường sinh thái đang bị đe

dọa. Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi phân bón trồng sen.

Nhà vệ sinh phục vụ du khách chưa được chú trọng, rất bẩn, chưa đáp ứng

được nhu cầu cho du khách.

Còn hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như điện,

nước sạch, phòng trưng bày bảo tàng giống sen, siêu thị, khu vui chơi giải trí, cơ sở

lưu trú.

Hạt sen thương phẩm chủ yếu bán thô qua thương lái, chưa chế biến được

các sản phẩm đặc trưng để nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho cộng đồng địa

phương.

Chưa có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sen đã chế biến và sản phẩm

thương phẩm cho nông dân và các hộ Đồng Sen. Giá cả thị trường thương phẩm sen

hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, giá cả luôn biến động, biên độ dao động rất

lớn, lợi nhuận bấp bênh, nhiều rủi ro.

Page 74: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

69

Hệ thống phân phối các sản phẩm chế biến từ sen chưa có tại các địa phương

trong nước, và thị trường xuất khẩu.

Môi trường văn hóa địa phương đang bị xâm hại, do du khách đem đến như

nói to, nhậu nói lớn tiếng, cỡi trần tại các điểm tham quan, các nhà tum ngắm cảnh.

Văn hóa ứng xử của dân cư địa phương với du khách còn hạn chế, do trình

độ và tạp quán lối sống sinh hoạt tại địa phương.

Người tham gia hoạt động du lịch có trình độ học vấn hạn chế, thiếu tác

phong công nghiệp du lịch, vẫn còn phong cách sinh hoạt nông dân vào công việc,

chưa có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn vể du lịch. Đáng lưu ý nhất, tất

cả nhân lực đang phục vụ tại Đồng sen đều không giao tiếp được bằng tiếng Anh

hay ngoại ngữ khác.

Chưa có trang website, các công cụ truyền thông quảng cáo để quảng bá du

lịch sinh thái Đồng Sen.

Theo định hướng, du lịch sinh thái Đồng Sen hoạt động theo mô hình du lịch

cộng đồng, nhưng thực tế các hộ tại Đồng Sen hoạt động riêng rẻ, theo mô hình

kinh doanh hộ cá thể, các hộ chưa có liên kết hô trợ trong hoạt động du lịch. Chưa

có một tổ chức, hiệp hội quản lý để thống nhất trong giá cả, dịch vụ, thiếu nhất quán

trong định hướng để phát triển chung.

Chính quyền địa phương chưa lập phương án trong danh mục dự án kêu gọi

đầu tư của tỉnh Đồng Tháp.

Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch, hộ kinh doanh du

lịch Đồng Sen chưa có thông tin và số liệu thống kê lượng du khách đến Đồng Sen,

nên nhà đầu tư chưa quan tâm, tin tưởng đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đồng

Sen.

Trình độ các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý tại địa phương còn hạn

chế, chưa có kinh nghiệm trong định hướng phát triển du lịch cộng động cho dân cư

địa phương.

Công tác tuyên truyền, quảng bá Đồng Sen còn nhiều hạn chế, địa phương

chỉ tập trung tuyên truyền, quảng bá ở các kênh báo chí, truyền thông tại Đồng

Tháp, chưa phổ biến rộng rãi trong cả nước.

Page 75: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

70

3.1.3. Cơ hội (Opportunities)

Việt Nam đã hội nhập vào các tổ chức thế giới, tăng trưởng du lịch ngày

càng tăng theo sự phát triển kinh tế xã hội, du khách ngày càng quan tâm đến thiên

nhiên, môi trường sinh thái. Nền chính trị xã hội Việt Nam ổn định, an toàn.

Việt Nam được xem như vùng đất “mới” trong bản đồ du lịch thế giới, điểm

đến an toàn, du khách đang có xu hướng muốn đến khám phá và trải nghiệm. Số

lượng du khách đến Việt Nam đều tăng hằng năm, trong đó có lượng du khách đến

Đồng Tháp.

Du khách ngày càng quan tâm đến thiên nhiên, môi trường sinh thái, đang có

trào lưu du lịch tìm hiểu về văn hóa bản địa, du lịch trải nghiệm làm dân bản xứ

“homestay”, khu du lịch Đồng Sen có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch

này phục vụ du khách.

Loại hình du lịch văn hóa tâm linh “Thiền học” đang được cộng đồng quan

tâm, đây là hình thức thể dục trí tuệ mang lại sự tĩnh tâm, trí lực và sức khỏe cho

người tập. Đồng Sen là nơi lý tưởng thu hút đối tượng khách này. Đồng Sen là

nơi đầu tiên trong cả nước hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cảnh quan sinh thái

đồng sen, đã được định hình phát triển. Trong khi khu Bảo tồn đất ngập nước Láng

Sen, cánh đồng sen Tân Thạnh (tỉnh Long An) có điều kiện tương đồng đang mò

mẫm tìm lối đi, hầu hết các đồng sen trong nước chỉ trồng sen thuần túy thu hoạch

thương phẩm.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ đầu tư để phát triển các

loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. Đồng Sen là nơi hội đủ điều kiện

để phát triển loại hình du lịch này.

Chính quyền Đồng Tháp đã triển khai Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng

Tháp giai đoạn 2015 - 2020 và đã phê duyệt lập quy hoạch phân khu xây dựng khu

du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ đầu tư để phát triển các

loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. Đồng Sen Tháp Mười là nơi hội đủ

điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.

Page 76: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

71

3.1.4. Thach thức (Threats)

Du lịch chịu nhiều ảnh hưởng tác động của các yếu tố bên ngoài như kinh tế,

chính trị, xã hội, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh. Với một biến động nhỏ cũng có thể

ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Do đó, vốn đầu tư phát triển Đồng Sen là

một thách thức lớn và đầy rủi ro.

Du lịch sinh thái Đồng Sen chưa được mọi người biết đến rộng rãi trong cả

nước và nước ngoài.

Đồng Sen chưa được xem như một điểm du lịch chính trong chương trình du

lịch của các hãng lữ hành.

Phần lớn du khách đến Đồng Sen là du khách nội địa ghé dừng chân rồi tiếp

tục hành trình, rất ít du khách nước ngoài. Nên việc giữ chân và kéo dài thời gian sử

dụng các dịch vụ là rất khó.

Đồng Tháp có rất nhiều dự án thu hút vốn đầu tư. Việc thu hút vốn phát triển

Đồng Sen còn gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen rất dễ bắt chước, sao chép, cạnh tranh

trực tiếp từ các điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh địa phương khác có cùng điều

kiện tự nhiên và đồng sen tương đồng.

Đô thị hóa đang diễn ra nhanh, dễ làm phá vỡ môi trường sinh thái hoang sơ

vùng Đồng Tháp Mười, ảnh hưởng đến sinh thái cảnh quan Đồng Sen.

Tình hình biền đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước đang diễn biến phức tạp, đe

dọa đến thiếu nước khu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm ảnh hưởng trực tiếp

đến hoạt động du lịch Đồng Sen.

3.1.5. Bảng tổng hợp phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

S1: Hoa sen là hình ảnh quen thuộc, là

biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp, du

khách đến Đồng Tháp đều mong đợi

đến Đồng Sen.

S2: Nằm vị trí trung tâm của vùng

W1: Đồng Sen là điểm tham quan du lịch

mới tại Đồng Tháp. Du khách luôn nghĩ

Đồng Sen là nơi xa xôi hẻo lánh, hoang

vu.

W2: Quy mô diện tích nhỏ.

Page 77: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

72

Đồng Tháp Mười, cửa ngõ của tỉnh

Đồng Tháp, giao thông thuận lợi, dễ

dàng kết liên kết với các điểm du lịch

trong và ngoài tỉnh.

S3: Môi trường, cảnh quan còn hoang

sơ, không khí trong lành giữ được nét

mộc mạc, yên tĩnh, lãng mạn của vùng

quê Đồng Tháp Mười. Còn giữ được

bản sắc văn hóa địa phương, văn hóa

ẩm thực, văn hóa tâm linh qua các lễ

hội.

S4: Điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt

đới gió mùa, ít bão, có gần 6 tháng mùa

nước nổi, thuận lợi cho cây sen phát

triển và tổ chức hoạt động du lịch

quanh năm.

S5: Dân cư địa phương thân thiện, hiền

hòa, hiếu khách.

S6: Cộng đồng tích cực tham gia hoạt

động du lịch.

S7: Có đặc sản rượu sen, các sản phẩm

chế biến từ sen và ẩm thực sen đang

được du khách tin dùng.

S8: Lực lượng lao động trẻ và dồi dào,

nhiệt tình.

W3: Chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn cho các

hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen.

W4: Hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

phục vụ du lịch như điện, nước sạch,

phòng trưng bày bảo tàng giống sen, siêu

thị, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú.

W5: Sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu.

Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.

W6: Chưa có liên kết giữa các bên tham

gia hoạt động du lịch: cơ quan quản lý

nhà nước, doanh nghiệp lữ hành, cộng

đồng dân cư địa phương, các điểm du

lịch trong và ngoài tỉnh lân cận.

W7: Công tác quảng bá, tiếp thị, liên kết

thu hút du khách còn hạn chế, chưa có

trang website và các loại hình quảng cáo

Đồng Sen đến với du khách. Du khách

chưa biết Đồng Sen rộng rãi.

W8: Du khách đến tham quan chỉ nữa

ngày. Chưa có cơ sở lưu trú. Khách nội

địa chiếm đa số.

W9: Nguồn lao động phục vụ du lịch còn

hạn chế về trình độ và tính chuyên

nghiệp. Chưa có thuyết minh viên tại

điểm du lịch Đồng Sen. Hầu hết không

giao tiếp được bằng ngoại ngữ.

W10: Chưa có hệ thống xử lý nước thải,

xử lý chất thải.

W11: Chính quyền chưa lên phương án

Page 78: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

73

danh mục kêu gọi được nhà đầu tư. Việc

triển khai dự án phát triển còn lâu.

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

O1: Số lượng du khách đến Việt Nam,

Đồng Tháp đều tăng trưởng hằng năm.

O2: Du lịch sinh thái ngày càng được

cộng đồng quan tâm, Đồng Sen là điểm

du lịch mới, đã tạo được điểm nhấn

trong du lịch Đồng Tháp.

O3: Số lượng du khách đến Đồng Sen

không ngừng gia tăng.

O4: Được sự ủng hộ của các doanh

nghiệp lữ hành.

O5: Các nhà đầu tư đang quan tâm đến

các dự án phát triển du lịch tại tỉnh

Đồng Tháp, trong đó có Đồng Sen.

O6: Môi trường đầu tư tốt, được chính

quyền tạo điều kiện, khả năng thu hút

nhiều nhà đầu tư phát triển du lịch

Đồng Sen.

O7: Hợp tác mở rộng liên kết hoạt động

du lịch trong vùng Đồng bằng sông

Cửu Long đang được mở rộng.

O8: Chính quyền đang triển khai đề án

Phát triển du lịch tỉnh, giai đọan 2015 -

2016, đã phê duyệt kế hoạch Xây dựng

mô hình du lịch cộng đồng, Quy hoạch

phân khu xây dựng Khu du lịch sinh

thái Đồng Sen, thành điểm du lịch trọng

T1: Chịu nhiều ảnh hưởng tác động của

các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính

trị, xã hội, khủng bố, dịch bệnh.

T2: Du khách luôn đòi hỏi cao về chất

lượng dịch vụ du lịch

T3: Cạnh tranh gay gắt ngay giữa các hộ

trong Đồng Sen và các điểm du lịch

trong tỉnh. Các điểm du lịch Gáo Giồng,

Xẻo Quý, Tràm Chim, Trà Sư đều có

trồng sen làm tiểu cảnh.

T4: Mô hình du lịch sinh thái Đồng Sen

rất dễ bắt chước, sao chép từ các địa

phương cùng điều kiện tương đồng.

T5: Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái

và môi trường nhân văn làm ảnh hưởng

đến đời sồng dân cư địa phương là không

tránh khỏi.

T6: Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát

triển du lịch Đồng Sen sẽ phá vỡ vẻ đẹp

nguyên sơ của vùng Tháp Mười và làm

thay đổi hệ sinh thái tự nhiên.

T7: Liên kết trong hoạt động du lịch giữa

các hộ theo loại hình du lịch cộng đồng

chưa rõ ràng.

T8: Vốn đầu tư lớn, khó huy động và

nhiều rủi ro.

Page 79: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

74

điểm của tỉnh Đồng Tháp. T9: Hạn hán, thiếu nước từ đầu nguồn

sông Mekong đang diễn biến phức tạp.

3.1.6. Bảng tổng hợp chiến lược SO, ST, WO, WT

Chiến lược SO Chiến lược ST

1. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S6, S8 + O1,

O2, O3, O4, O5, O6, O9: Đẩy mạnh

phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

2. Kết hợp S2, S4, S5, S8 + O1, O2,

O3, O5, O6, O8: Lập dự án kếu gọi đầu

tư vào phát triển du lịch sinh thái Đồng

Sen.

3. Kết hợp S2, S5, S7, S8 + O4, O5,

O6, O7: Đẩy mạnh liên kết các tuyến

điểm du lịch, đa dạng các loại hình dịch

vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du

khách.

1. Kết hợp S3, S4 + T5, T9: xây dựng

chương trình, phương án bảo vệ môi

trường cho phát triển du lịch sinh thái

Đồng Sen.

2. Kết hợp: S1, S2, S3, S4, S7 + T2, T3,

T4: Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản

phẩm mới, hoàn thiện các sản phẩm du

lịch đang khai thác, đáp ứng nhu cầu của

du khách.

3. Kết hợp S4, S5, S6, S8 + T5, T6: Nêu

cao nhận thức về phát triển du lịch phải

đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái.

Chiến lược WO Chiến lược WT

1. Kết hợp W3, W6 + O5, O6, O7, O8:

Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái

Đồng Sen phù hợp với tiêu chí phát

triển bền vững theo định hướng phát

triển du lịch tổng thể của du lịch tỉnh

Đồng Tháp.

2. Kết hợp W2, W4, W5, W8, W10 +

O3, O4, O5, O6, O7: Thu hút vồn đầu

tư từ nhiều thành phần kinh vào xây

dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện sản

phẩm dịch vụ du lịch và phát triển sản

1. Kết hợp W3, W5, W6 + T2, T3,T4:

học tập trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn

chiến lược quản lý, nâng cao chất lượng

quản lý hoạt động du lịch sinh thái Đồng

Sen.

2. Kết hợp W3, W6, W7, W9 + T2, T3,

T7: Xây dựng chương trình đào tạo cho

nhà quản lý du lịch, người tham gia hoạt

động du lịch, thuyết minh viên và dân cư

địa phương.

3. Kết hợp W4, W5 + T2, T3, T3, T7:

Page 80: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

75

phẩm du lịch mới.

3. Kết hợp W9 + O1, O2, O3, O4, O5,

O7, O8: Đào tạo nguồn nhân lực phục

vụ hoạt động du lịch sinh thái Đồng

Sen, đào tạo thuyết minh viên, đào tạo

ngoại ngữ và nâng cao trình độ chuyên

môn cho người lao động trực tiếp giao

tiếp với du khách.

4. Kết hợp W5 + O3, O4, O6: Phát triển

nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch, vui

chơi giải trí, sản phẩm quà tặng để thu

hút khách đến tham quan và mua sắm.

5. Kết hợp W10 + O3, O4, O5, O8: Xây

dựng hệ thống thu gom rác, xử lý rác,

chất thải và xử lý nước thải.

6. Kết hợp W6, W7 + O4, O7, O8: tăng

cường xúc tiến, quảng cáo du lịch sinh

thái Đồng sen qua các công cụ quảng

cáo, thông tin đại chúng, truyền thông

điện tử.

Liên kết hoạt động du lịch sinh thái,

hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch du lịch,

theo mô hình du lịch cộng đồng hướng

đến phát triển bền vững.

4. Kết hợp W5, W7 + T2, T3: nâng cao

quảng bá du lịch sinh thái Đồng Sen để

thu hút du khách.

5. Kết hợp W3, W10 + T1, T2, T3, T5,

T6: Có kế hoạch xây dựng hệ thống xử

lý chất thải, rác, nước.

3.2. Quan điểm của chính quyền địa phương và xu hướng phát triển du lịch

sinh thái Đồng Sen

Trong bối cảnh đất nước mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn, từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hội

nhập với thế giới.

Bộ Văn hòa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 194/ QĐ-

BVHTTDL, ngày 23 tháng 1 năm 2015, về việc phê duyệt Đề án Xây dựng sản

phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Page 81: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

76

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến

giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030, được trình bày ngày 29/1/2015 tại Hà Nội của Viện

Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam đã nêu rõ:

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, hiện trạng, các yếu tố nguồn lực để phát triển du

lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề án nêu lên quan điểm phát triển, trong

đó tập trung vào phát triển du lịch sông nước, miệt vườn thành sản phẩm du lịch

đặc trưng của vùng và cả nước bên cạnh việc phát triển du lịch văn hóa, tâm linh,

du lịch sinh thái, du lịch biển đảo; gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với công tác

đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, đặc biệt coi trọng vấn đề biến

đổi khí hậu và nước biển dâng. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, tập trung phát

triển du lịch sinh thái, miệt vườn, đất ngập nước, du lịch biển đảo và du lịch văn

hóa, lễ hội để góp phần khẳng định vị trí quan trọng của Đồng bằng sông Cửu

Long đối với du lịch Việt Nam. Nâng cao vị thế của du lịch trong phát triển kinh tế -

xã hội của vùng và cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, góp phần quảng bá

hình ảnh Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước và quốc tế7.

Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, đã

xác định vai trò của sinh thái Đồng Tháp Mười trong phát triển du lịch Đồng Tháp,

được thể hiện qua các văn bản của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý

du lịch.

Quyết định số 03/ 2015/ QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp,

ngày 15 tháng 1 năm 2015, Quyết định về việc ban hành Đề án phát triển du lịch

tỉnh Đồng Tháp

Quyết định số 110/ KH-UBND, ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân

dân Tỉnh Đồng Tháp, ngày 04 tháng 6 năm 2015, Quyết định về kế hoạch triển khai

Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 -2020.

Trong đề án tỉnh Đồng Tháp sẽ tập trung khai thác hai loại sản phẩm du lịch

đặc thù hình có thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp như:

7 Tổng cục Du lịch (2016), Xây dựng Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Đồng bằng sông Cửu Long, truy cập ngày25/ 02/ 2016

<http://dulichvn.org.vn/index.php?category=10&itemid=31716>

Page 82: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

77

Phát triển sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng

gắn với những giá trị cảnh quan sông nước và văn hóa bản địa. Đối với loại hình

này, tỉnh sẽ phát triển sản phẩm du lịch thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, tham

quan di chỉ khảo cổ văn hóa Óc Eo.

Phát triển sản phẩm du lịch phục vụ du khách tìm hiểu cuộc sống cộng đồng

dân cư vùng Đồng Tháp Mười và Vườn quốc gia Tràm Chim với các hoạt động của

người dân trong mùa nước nổi;

Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề như xây dựng mô hình du lịch cộng

đồng ở Làng hoa Tân Quy Đông, Làng Bè Bình Thạnh, gắn với các hoạt động du

lịch trải nghiệm, quy trình sản xuất sản phẩm, tìm hiểu đời sống sinh hoạt truyền

thống, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực địa phương tại nhà người dân để

phục vụ du khách.

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, gồm phát triển sản phẩm du lịch sinh

cảnh rừng tràm ngập nước, đồng ngập nước, cảnh quan đồng lúa, cảnh quan thiên

nhiên, cảnh quan đời sống nông thôn gắn với các hoạt động tìm hiểu giá trị di tích

lịch sử địa phương, cảnh quan sinh thái, văn hóa ẩm thực đồng quê tại Khu di tích

Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đất ngập nước với các hoạt động tham

quan, tìm hiểu về môi trường và các giá trị đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia

Tràm Chim, Khu du lịch Xẻo Quý, khu du lịch Gáo Giồng, khu du lịch sinh thái

Đồng Sen.

Quyết định số 978/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, ngày

21 tháng 9 năm 2015, ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân

khu xây dựng Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, diện tích khoảng 300ha.

Việc mở rộng xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen dựa

vào nền tảng di tích văn hóa Óc Eo, lịch sử khẩn hoang mở cõi, lịch sử kháng chiến

chống Pháp, chống Mỹ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng trong lành của

Đồng Sen, các giá trị văn hóa địa phương trong đó có văn hóa tâm linh, văn hóa ẩm

thực, đang đáp ứng được nhu cầu tham quan, giải trí, nâng cao chất lượng cuộc sống

của dân cư địa phương và thu hút du khách.

Page 83: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

78

Phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch sinh thái điễn dã,

du lịch sinh thái tâm linh, du lịch chữa bệnh, du lịch mua sắm, du lịch thưởng thức

giá trị văn hóa ẩm thực Nam bộ, nhằm phát huy hết thế mạnh của tài nguyên du lịch

của địa phương.

Với các quyết định của chính quyền và cơ quan quản lý du lịch trên là yếu tố

thuận lợi cho Đồng Sen phát triển du lịch trong tổng thể quy hoạch sản phẩm du

lịch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, phù hợp với chủ trương chính sách phát triển

của nhà nước.

Xu hướng phát triển Đồng Sen thành khu du lịch sinh thái phức hợp phát

triển đa ngành theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và có hiệu quả, sẽ tác động trực

tiếp đến các ngành kinh tế khác tại địa phương như thúc đẩy sản xuất lúa, cây ăn

quả, làng nghề, thương mại, các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng cùng phát triển. Ngoài

ra, phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen tạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông

nghiệp thuần túy có thu nhập không ổn định sang kinh tế nông nghiệp kết hợp dịch

vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, có định

hướng phát triển bền vững, phù hợp với các chủ trương phát triển du lịch vùng

Đồng bằng sông Cửu Long của Chính phủ.

Khi Đồng Sen định hướng phát triển tốt sẽ góp phần giải quyết ổn định đầu

ra cho sản phẩm sen thương phẩm, tăng thêm giá trị cho sản phẩm sen, giải quyết

việc làm tại chô, cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, tiến tới làm

giàu bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương, giúp cho du lịch Đồng Tháp phát

triển hòa nhập với du lịch trong nước và hội nhập thế giới.

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen

3.3.1. Giải phap phat huy vai trò quản lý nhà nước

Mục tiêu: phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen đồng bộ theo định hướng

chung trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung thực hiện

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan quản lý liên quan, Sở

Văn hóa Thể thao và Du lịch ưu tiên triển khai các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở

Page 84: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

79

hạ tầng du lịch tại huyện Tháp Mười trong Đề án phát triển du lịch Đồng Tháp, giai

đoạn 2015 - 2020.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân huyện Tháp Mười sớm triển

khai lập quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, định

hướng các hoạt động du lịch theo đúng mô hình du lịch cộng đồng.

Ban hành chính sách, cơ chế “thông thoáng”, giảm thiểu các thủ tục cấp phép

đầu tư và các thủ tục hành chính khác.

Có chính sách ưu đãi đặc biệt miễn, giảm thuế nhập khẩu cho các trang thiết

bị phục vụ cho hoạt động và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch sinh thái

Đồng Sen.

Chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý

thức trách nhiệm của dân cư địa phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn

hóa bản địa, giá trị văn hóa Đồng Sen, giá trị thiên nhiên cảnh quan thiên nhiên

Đồng Sen, trong phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

3.3.2. Giải phap nguồn vốn đầu tư phat triển

Mục tiêu: Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn cho phát triển là quan

trọng, có tính quyết định sự thành công. Để phát triển du lịch Đồng Sen trở thành

khu du lịch phức hợp đòi hỏi nguồn vốn lớn, các giải pháp đưa ra nhằm tìm tất cả

các nguồn vốn có thể huy động từ các thành phần kinh tế trong nước, các cá nhân và

doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức đầu tư tài chính.

Nội dung thực hiện

Để thu hút được nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen cần

phải lập quy hoạch lập chi tiết dự án đầu tư khả thi, chi tiết các chi phí hạng mục

đầu tư bao gồm công trình chính và công trình phụ. Tập trung ưu tiên đầu tư công

trình có khả năng thu hồi sinh lãi trước. Sau đó, dùng nguồn thu trong quá trình

kinh doanh tiếp tục tái đầu tư các hạng mục còn lại theo hình thức “cuốn chiếu”,

nhằm xoay nhanh đồng vốn.

Nguồn vốn được huy động từ các thành phần kinh tế trong nước, các cá

nhân tại địa phương, các chủ hộ đang canh tác trồng sen, dân cư địa phương, thông

qua phát hành cổ phiếu.

Page 85: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

80

Vốn huy động từ các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức kinh tế trong

nước và quốc tế, các tổ chức Việt Kiều yêu nước ở các nước

Vốn huy động bằng hình thức công ty cổ phần, góp đất đang canh tác, cho

thuê đất, cơ sở vật chất, nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, làng nghề, đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước, đường giao thông của các doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân.

Vốn cho vay từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng theo hạng mục

dự án đầu tư bằng tài sản thế chấp đất, tín chấp của dự ántho6ngh qua bảo lãnh của

chính quyền địa phương.

Vốn hô trợ phát triển du lịch từ ngân sách của tỉnh trong đề án Phát triển du

lịch Tỉnh đồng Tháp, nguồn vốn ngân sách phát triển du lịch địa phương đã được

phê duyệt từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Vốn cho vay của ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các tổ chức

kinh tế, tổ chức bảo tồn thiên nhiên, tổ chức du lịch thế giới, quỹ phát triển công

nghiệp nông thôn, quỹ phát triển xúc tiến thương mại, các quỹ cân đối của Tỉnh

Đồng Tháp với lãi suất hô trợ phát triển kinh tế nông thôn,.

Ngoài ra có thể tiếp cận nguồn tài trợ từ quỹ, các tổ chức phi chính phủ, tổ

chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên du lịch sinh thái.

3.3.3. Giải phap về nguồn nhân lực

Mục tiêu: Qua thực trạng tìm hiểu khảo sát, nhân lực làm việc tại Đồng Sen

hầu hết chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch. Để đáp ứng nhu cầu công việc quản

lý và phát triển du lịch ngang tầm với sự quy mô trong thời gian sắp tới, Đồng Sen

phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về quản lý, am hiểu về du lịch, nhà

hàng, kỹ thuật trồng sen, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phục vụ du lịch, phù

hợp với hoạt động du lịch phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Nhiệm vụ thực hiện

Trước mắt phải có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hợp lý về thu nhập, các

chính sách hô trợ về đời sống vật chất cho người có tầm nhìn chiến lược, năng lực

thực tiễn, kiến thức về quản lý, nghiệp vụ du lịch, có kinh nghiệm trong hoạt động

du lịch sinh thái, khả năng giao tiếp được ngoại ngữ.

Page 86: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

81

Mạnh dạn đề xuất thí điểm thuê chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm quản

lý phát triển các khu du lịch cộng đồng về tổ chức, quản lý, điều hành Đồng Sen

nhằm học hỏi rút kinh nghiệm, chuyển giao quy trình quản lý.

Song song với việc thu hút nhân tài, phải tăng cường kết hợp với các trường

đại học tại địa phương như Đại học Đồng Tháp, Đại học Cần Thơ và các trường đại

học chuyên ngành du lịch, và ngành nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các

doanh nghiệp lữ hành, các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý, phát triển trong lĩnh

vực du lịch sinh thái để mở các lớp ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng kiến thức du lịch

sinh thái, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng phục vụ bàn, chế biến món ăn, an toàn vệ sinh

thực phẩm, kiến thức canh tác sen, cho người tham gia hoạt động du lịch sinh thái

Đồng Sen. Nội dung đào tạo phải phù hợp với thực tế Đồng Sen theo hướng chuyên

nghiệp, phải đạt tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam - VTOS.

Các hộ tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen cũng phải được đào tạo chuyên

môn, có kiến thức về du lịch để phát triển theo định hướng du lịch cộng đồng, đảm

bảo lợi ích cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên.

Người tiếp xúc với du khách phải được đào tạo chuyên môn theo lĩnh vực

phụ trách, có nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh, và có văn

hóa ứng xử trong phục vụ du khách. Văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố

quyết định sự tồn tại và phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

Việc thu hút du khách không chỉ đơn giản dựa vào sắc thái Đồng Sen, các

sản phẩm sen, mà phải tạo được nguồn cảm hứng, nguồn cảm xúc cho du khách, giữ

chân và lôi kéo du khách đến tìm hiểu. Do đó, phải đào tạo nhân viên phục vụ,

thuyết minh viên, hướng dẫn viên tiếp xúc với du khách phải có giọng nói truyền

cảm, có kiến thức am hiểu địa lý, lịch sử, các lễ hội, phong tục tạp quán, văn hóa địa

phương vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra phải còn có kiến thức về du lịch sinh thái,

về cây sen, quy trình chế biến các sản phẩm từ sen, để phục vụ giới thiệu cho du

khách.

Chương trình đào tạo cho nhân lực gồm quản trị kinh doanh, kỹ năng tổ chức

và quản lý khu du lịch, quản lý khách sạn nhà hàng, chế biến thực phẩm, thức uống,

an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật trồng sen, sản xuất sản phẩm sen, kỹ năng phục

Page 87: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

82

vụ khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, chú trọng tiếng Anh đủ giao tiếp cho những

người trực tiếp phục vụ du khách.

Đối với các hộ và dân cư tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen phải được

đào tạo chuyên môn, các kỹ năng nghề về các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch

cộng đồng, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh, văn hóa ứng xử.

Tập trung ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương có năng lực và

trình độ ngoại ngữ có thể trở thành nhà quản lý, người lao động trực tiếp, thuyết

minh viên, hướng dẫn viên nhằm giải quyết lao động tại địa phương, đáp ứng đúng

tiêu chí mô hình du lịch cộng đồng.

Mời các tổ chức du lịch thế giới, Tổng Cục du lịch, các trường đại học, nhà

khoa học, các doanh nghiệp lữ hành, hiệp hội du lịch, các nhà quản lý của các điểm

du lịch ở nước ngoài đến huấn luyện cho nhà quản lý địa phương, nhà quản lý khu

du lịch sinh thái Đồng Sen, dân cư địa phương, người tham gia hoạt động du lịch,

kỹ thuật viên trồng sen về các kỹ năng, kiến thức du lịch cộng đồng đã thành công ở

các nước ngoài.

Tổ chức cho các cấp quản lý đi học tập các nước có các điểm du lịch nổi

tiếng tương đồng với hoạt động du lịch sinh Đồng Sen như Vườn bách thảo nhiệt

đới Nong Nooch, Thái Lan (Nong Nooch Tropical Botanic Garden, Thailand); Hồ

sen đỏ Udonthani Thái Lan (The Red Lotus Udonthani, Thailand), Thế giới Sen

Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc ( Sanshui Lotus World, Add.,: Nanfong

Avenue, Sanshui District, Foshan 528100, China - Đại lộ Nam Phong, Quận Tam

Thủy, Thành phố Phật Sơn, Tỉnh Quảng Đông 528100, Trung Quốc); Làng văn hóa

dân gian Seongeup, Jeju, Hàn Quốc (Seongeup Folk Village, Jeju, Korea); Bảo

tàng mở ngoài trời Ballarat (Ballarat Open Air Museum in Sovereign hill, Add.,:

39, Magpie Street, Ballarat, Victoria, 3350 Australia); Bảo tàng kiến trúc gỗ ngoài

trời tại Suzdan, Nga (Open - Air Museum of Wooden Architecture of Suzdal,

Russia).

Về lâu dài, để đáp ứng nhu cầu công việc quản lý và phát triển ngang tầm với

sự quy mô trong thời gian sắp tới, nhân lực phải có kiến thức, năng cực, tư duy sáng

tạo để bắt kịp nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức, nền công nghiệp du lịch

Page 88: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

83

hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, khu du lịch sinh thái Đồng Sen phải thực hiện

công tác đào tạo nhân lực và thu hút nhân tài.

Đối với cán bộ quản lý du lịch sinh thái Đồng Sen phải đạt trình độ từ đại

học trở lên, am hiểu về các hoạt động du lịch sinh thái.

3.3.4. Giải phap xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch

Mục tiêu: cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để phục vụ cho du khách và

phát triển sản phẩm, là một trong những yếu tố làm thõa mãn nhu cầu của du khách.

Mục đích giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển Đồng Sen, đáp ứng

được nhu cầu hiện tại và các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Nội dung thực hiện

* Hạng mục ưu tiên

Mở rộng diện tích trồng sen lên 300ha theo Quy hoạch phân khu xây dựng

khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, mà Hội đồng nhân dân huyện Tháp Mười đã phê

duyệt.

Lắp đặt biển báo hướng dẫn, cổng chào vào Khu du lịch Đồng Sen với hình

tượng hoa sen. Đồng thời phải tạo cảnh quan, mảng xanh hai bên kênh Vành Đai

Gò Tháp, kênh Trường Xuân, và hai bên đường Vành Đai Gò Tháp, ưu tiên các loại

cây tre, trúc, dừa nước, nhằm tạo khung cảnh đồng quê lãng mạn, hoang sơ đến với

du khách.

Sớm triển khai đưa điện lưới quốc gia vào Đồng Sen để phục vụ cho cho các

hoạt động du lịch, sản xuất.

Ưu tiên lắp đặt hệ thống dẫn nước sạch sinh hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia

vào Đồng Sen. Đây là vấn đề bức xúc và nhu cầu cấp thiết cần nhất cho các sinh

hoạt đời sống của cộng đồng và phục vụ du khách.

Nâng cao đê bao quanh Đồng Sen, mặt bờ đê rộng, mặt đê được tráng bê

tông và tạo cảnh quan bên bờ đê để du khách có thể đi dạo, chạy xe đạp quanh

Đồng Sen, cao độ đê bao yêu cầu phải vượt lũ năm 2000 (cao hơn mức đê bao hiện

nay từ 3m trở lên).

Page 89: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

84

Lắp hệ thống cống hở để cấp thoát nước tự động cho Đồng Sen, nhằm mục

đích để tiết kiệm chi phí bơm nước, điều hòa mực nước và dẫn phù sa vào Đồng

Sen.

Lắp đặt hệ thống trạm bơm nước bằng mô tơ điện công suất lớn thay cho

máy nổ cho Đồng Sen, vừa tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Xây dựng nhà vệ sinh ở các vị trí bến bãi, nhà hàng, các vị trí thuận tiện

nhất.

Nâng cấp nhà hàng nổi theo kiểu dáng nhà sàn nổi truyền thống Nam bộ xưa,

sử dụng vật liệu kiên cố và bán kiên cố, với các loại phòng dành du khách cao cấp,

khách du lịch đòan, du khách tự túc với các tiêu chuẩn trang thiết bị khác nhau. Có

thể theo kiểu dáng nhà hàng Bàu Sen - Mỹ An và nhà hàng Tràm Chim, cũng có thể

kết hợp kiến trúc truyền thống cổ xưa kết hợp với kiến trúc hiện đại, như nhà hàng

Rồng Hoàng Gia (Địa chỉ: Royal Dragon Restaurant, 35/22 M4 Bangna - Trad

Road, Bangkok 10260, Thailand).

Xây dựng cầu đi dạo ngắm cảnh Đồng Sen. Kiến trúc phải phù hợp với cảnh

quan thơ mộng, lãng mạn của vùng quê Tháp Mười. Vật liệu, kết cấu đảm bảo an

toàn tuyệt đối cho du khách.

Xây dựng nhà nghỉ trên Đồng Sen theo kiến trúc nhà nổi truyền thống xưa ở

vùng Đồng Tháp Mười, kiến trúc và vật liệu phải phù hợp với cảnh quan Đồng Sen,

tạo dấu ấn được ấn tượng cho du khách. Ngoài ra cần phải xây dựng không gian cho

du khách có thể “ngồi Thiền” và “tập Yoga”, ngắm cảnh trên Đồng Sen.

* Hạng mục phát triển

Mở tuyến xe buýt du lịch từ thành phố Cao Lãnh đến Đồng Sen phục vụ cho

khách du lịch, miễn phí cước khi sử dụng dịch vụ tại khu du lịch.

Mở rộng đường Vành Đai Gò Tháp vào Đồng Sen bằng bê tông rộng 4m

sang đường nhựa, đáp ứng được xe 45 chô ngồi đến tận khu du lịch.

Mở mới đường tắt kết nối trực tiếp từ đường Vành Đai Gò Tháp đến đường

Gò Tháp, nhằm rút ngắn khoảng cách từ Đồng Sen đến khu di tích Gò Tháp, du

khách có thể đi bộ kết nối dễ dàng từ Đồng Sen đến khu du lịch Gò Tháp.

Page 90: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

85

Xây dựng bãi đậu xe, nhà đón du khách trên đường bộ và đường thủy vào

Đồng Sen.

Xây dựng bến đón và đô cho du thuyền dọc bờ kênh Vành Đai Gò Tháp, vừa

tạo cảnh quan vừa kết hợp điểm bán hàng đặc sản, lưu niệm cho du khách, có thể

tham khảo tại các điểm du lịch chợ nổi nhân tạo ở Thái Lan.

Xây cầu nối đường Vành Đai qua kênh Vành Đai Gò Tháp đến bờ đê Đồng

Sen. Kiến trúc cầu yêu cầu đẹp, phù hợp với cảnh quan Đồng Sen. Cầu có thể kết

hợp khai thác văn hóa “khóa tình yêu”, “cổng vòm tình yêu” để thu hút giới trẻ đến

Đồng Sen.

Đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí cho người lớn và trẻ em trên cạn và

dưới nước bao gồm cả loại hình vui chơi dân gian Nam bộ

Xây dựng sân khấu biểu diễn thời trang sen, kết hợp với các loại hình ca

nhạc dân tộc truyền thống, đờn ca tài tử, “Hò Đồng Tháp”, việc đưa hò Đồng Tháp

vào phục vụ du khách vừa mang ý nghĩa quảng bá, vừa bảo tồn. Ngoài ra kết hợp

với ca nhạc và múa hiện đại với hình tượng hoa sen, phục vụ du khách. Có thể tham

khảo chương trình và sân khấu biểu diễn văn hóa truyền thống Siam Niramit ở

Bangkok, Thái Lan (Địa chỉ: 55/81 Moo 5, Chalermprakiet road, Rassada, Muang,

Bangkok, Thailand)

Mở bảo tàng dân gian Nam bộ ngoài trời, tái hiện nét văn hóa miệt vườn,

trưng bày các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất nông nghiệp xưa, cảnh sinh hoạt

sống đời thường như trồng lúa, cày cấy, trồng cây, thu hoạch gương sen, bơi xuồng,

câu cá. Có thể tham khảo Bảo tàng kiến trúc gô ngoài trời tại Suzdan, Nga (Open

Air Museum of Wooden Architecture of Suzdal, Russia).

Xây dựng Tháp Sen thể hiện cho biểu tượng văn hóa của Đồng Tháp Mười,

kết hợp với đài phun nước, chiếu sáng nghệ thuật, tại vị trí trung tâm Đồng Sen. Có

thể tham khảo loại hình đài phun nước Water Fountain ở Singapore (Suntech city -

Singapore).

* Hạng mục phục vụ mua sắm

Tái hiện tiểu chợ nổi trên kênh Vành Đai Gò Tháp, với các hoạt động mua

bán, sinh hoạt cộng đồng dân cư vùng sông nước. Có thể nghiên cứu tham khảo mô

Page 91: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

86

hình du thuyền chợ nổi ở Pattaya (Pattaya Floating Market), chợ nổi Ayutthaya

(Ayutthaya Floating Market) của Thái Lan, chợ nổi Venice - Ý, hay Tiểu chợ nổi

Venice Luân Đôn (Little Venice Floating Market London, UK).

Mở siêu thị bán các loại đặc sản Miền Tây, chú trọng các loại sản phẩm sen,

các loại trái cây tươi, trái cây sấy khô, mật ong, kẹo, bánh dân gian Nam bộ, và các

sản phẩm cá khô, mắm, thủ công mỹ nghệ bằng mây, tre, lá, lục bình, các sản phẩm

là thế mạnh của địa phương.

Tác giả đề xuất có thể tham quan siêu thị nông sản Thongthip ở Thái Lan

dành cho khách du lịch (Địa chỉ: Baankanom Thongthip, 79/18 Village No 11,

Bangpha, Sriracha district, Chonburi 20110, Thailand), và siêu thị Jeju Orange

Chocolate bán các loại bánh kẹo chocolate được chế biến từ trái quýt và các loại trái

cây nhiệt đới cho khách du lịch đến tham quan đảo Jeju - Hàn Quốc (Địa chỉ: San 5

- 7, Hannam-Ri, Namwon-Up, Seogwipo-Si, Jeju-Do, Korea).

* Khu vực nghiên cứu học tập

Xây dựng tái hiện Làng Sen Kim Liên quê hương Bác Hồ kính yêu, với các

kỷ vật thời thơ ấu của Bác, bảo tàng sẽ là điểm kết nối với Khu di tích Lăng cụ Phó

Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Xây dựng Bảo tàng trưng bày di tích văn hóa, lịch sử khai phá vùng Đồng

Tháp Mười và truyền thống cách mạng của Tỉnh Đồng Tháp.

Mở bảo tàng trưng bày các giống sen, sưu tầm các giống sen trên thế giới.

Kết hợp với các nhà khoa học lai tạo các giống sen mới phục vụ sản xuất, nhu cầu

trồng sen tiểu cảnh của du khách. Ngoài ra, trưng bày các hình ảnh biểu tượng hoa

sen qua các thời kỳ, các khảo cổ học về sen, các kiến trúc, phù điều sen, các vật

dụng hình tượng sen, thời trang sen, nhằm phục vụ tham quan, học tập, nghiên cứu

cho du khách trong và ngoài nước.

* Khu vực trồng sen thương phẩm

Xây dựng tượng Phật Thích Ca giữa khu trồng sen thương phẩm nhằm đưa

văn hóa tâm linh để thu hút du khách hành hương.

Khu vực trồng sen thương phẩm, cần kết kết hợp thả vịt, le le, nuôi cá để tạo

cảm hứng đồng quê và nhu cầu câu cá, thư giản giải trí cho du khách.

Page 92: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

87

3.3.5. Giải phap đa dạng hóa và nâng cao chât lượng sản phẩm du lịch sinh thai

Đồng Sen

Mục tiêu: đánh giá hiện trạng chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Đồng

Sen, trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư hoàn thiện sản phẩm. Dựa vào dựa trên thế

mạnh tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế thực tế của địa phương để đưa ra các giải

pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái Đồng Sen.

Nội dung thực hiện

Bổ sung thêm các món ăn Nam bộ có nguồn gốc tự nhiên như gà thả đồng,

thịt heo nuôi nhà, cá, tôm đồng, chế biến kết hợp với hạt sen, củ sen, ngó sen, trong

thực đơn phải có các món Đồng Tháp đoạt giải ẩm thực tại các cuộc hội thi lễ hội

ẩm thực.

Các bàn, ghế bằng inox phục vụ du khách phải thay thế bằng gô cây tre, cây

tràm, kiểu dáng phải mang sắc thái vùng quê, tạo cho du khách có cảm giác đang

gần gũi với thiên nhiên, đang sống trong miền quê ngày xưa.

Ly thủy tinh, ly nhựa, chén gốm sứ trắng đang sử dụng phải thay thế bằng

gốm xưa, với hoa văn kiểu dáng hoa sen, tạo được nét văn hóa riêng cho Đồng Sen.

Với vùng sông nước, chiếc xuồng ba lá, xuồng tam bản không xa lạ với cư

dân vùng sông nước, nhưng với người dân đô thị và du khách nước ngoài là sự trải

nghiệm. Do đó, chúng ta phải tạo sản phẩm du xuồng đặc trưng riêng cho vùng

Đồng Sen, với kiểu dáng cho “chiếc xuồng Đồng Sen” tạo được ấn tượng trong lòng

du khách. Do đó, phải đầu tư đóng mới xuồng gô tam bản truyền thống địa phương,

kết hợp với hoa văn hoa sen tạo sự sang trọng và hấp dẫn cho du khách.

Tái hiện các hoạt động sông nước, trò chơi dân gian sông nước Nam bộ, chèo

xuồng, tát đìa sen bắt cá, thu hoạch gương sen vào loại hình du lịch trãi nghiệm du

khách làm nông dân, nhằm thu hút khách nước ngoài, khách các đô thị và học sinh

phổ thông.

Việc đầu tư thiết kế đẹp áo dài, áo bà ba Nam bộ với nhiều kiểu dáng, màu

sắc, chất liệu, họa tiết để cho du khách thuê chụp hình khi tham quan Đồng Sen.

Ngoài cho thuê, cũng có những sản phẩm thiết kế đẹp để bán cho du khách.

Page 93: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

88

Mạnh dạn đầu tư loại hình du lịch “homestay” đang phát triển phục vụ du

khách, đây là loại hình đang thu hút du khách, đặc biệt với du khách Châu Âu.

Đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất các sản phẩm từ sen như: dưa chua

củ sen đóng lon, dưa chua ngó sen đóng lon, sữa sen đóng chai bảo quản được trong

nhiệt độ bình thường, hạn sử dụng được lâu, các loại sản phẩm sen sấy khô với

nhiều hương vị, kẹo sen, chocolate sen, thực phẩm chức năng chiết xuất từ các

thành phần dinh dưỡng của sen, chiết xuất tinh chất lá sen thành thực phẩm chức

năng.

Đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm gắn liền hình ảnh sen như móc khóa,

biểu tượng hoa sen, các đặc sản Nam bộ để bán cho du khách.

Di dời các hộ lưu trú xây dựng kiến cố bằng bê tông kiến trúc hiện đại ra

khỏi khu vực hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen.

Chuyển những cánh đồng trồng lúa ra khỏi khu vực trồng sen để tạo không

gian đồng nhất Đồng Sen bao la bát ngát, mênh mông,.

Có thể vẫn giữ cánh đồng lúa, nhưng vị trí đồng lúa nằm cuối của khu vực

trồng sen để tạo cho du khách có cảm giác Đồng Sen mênh mông, xa xa là đồng lúa,

tạo nên Đồng Sen có một bức tranh sinh động.

3.3.6. Giải pháp bảo vệ môi trường

Mục tiêu: giữ gìn cảnh quan Đồng Sen, môi trường sinh thái, hạn chế tối đa

các tác hoạt động làm ô nhiễm môi trường tự nhiên, môi trường nước, không khí,

môi trường đất, tiếng ồn, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen.

Nhiệm vụ thực hiện

Đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải nhà hàng, nước thải trục

đất Đồng Sen, chất thải vệ sinh, sạch trước khi thải ra môi trường.

Đầu tư hệ thống thu gom rác thải, và hệ thống xử lý rác thải, phân loại rác

hữu cơ tái chế sử dụng làm phân bón phục vụ trồng sen, rác vô cơ đưa đến các cơ sở

tái chế sử dụng lại.

Dọn dẹp sạch khu vực tham quan, việc nuôi gà, vịt khu vực riêng, cách xa

khu vực chế biến thức ăn, khu vực ăn uống, khu vực chế biến các sản phẩm từ sen.

Page 94: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

89

Lắp đặt thùng rác tại các điểm tham quan, các tum ngắm cảnh, và các điểm

tham quan trong Đồng Sen.

Nâng cấp nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch, giấy vệ sinh, thường xuyên có

nhân viên “chăm sóc” lau chùi, khử mùi.

Nâng cao ý thức của cộng đồng và du khách trong việc bảo vệ môi trường

sinh thái du lịch tại địa phương.

Về lâu dài, nghiên cứu đầu tư hệ thống thu trữ nước mưa, hệ thống tái chế

nước thải đã sử dụng cung cấp cho tưới tiêu. Mục đích đầu tư nhằm dự phòng các

biến đổi khí hậu, hạn hán, thiếu hụt nguồn nước từ sông MeKong.

3.3.7. Giải phap về liên kết hoạt động du lịch sinh thai Đồng Sen

Mục tiêu: thống nhất đồng bộ các hoạt động kinh doanh du lịch, tiêu chuẩn

chất lượng sản phẩm du lịch giữa các hộ. Liên kết xây dựng tuyến điểm du lịch

trong và ngoài tỉnh.

Nhiệm vụ thực hiện

* Liên kết giữa các hộ trong Đồng Sen

Trước mắt thành lập Ban quản lý khu du lịch sinh thái Đồng Sen để liên kết

các hộ với nhau hoạt động theo định hướng phát triển thống nhất theo mô hình du

lịch cộng đồng. Thống nhất đồng nhất các sản phẩm du lịch, giá cả, dịch vụ, nhận

diện thương hiệu.

Giữa các hộ hô trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, chia sẻ kinh

nghiệm, nguồn khách, chia sẻ nguồn lợi nhuận chung.

Lâu dài du lịch Đồng Sen phải thống nhất hoạt động du lịch theo quy hoạch

phát triển của Đề án phát triển du lịch của Tỉnh Đồng Tháp và quy chế chung của

Ban quản lý du lịch cộng đồng.

* Liên kết tuyến điểm du lịch

Đồng Sen nói riêng và Đồng Tháp nói chung nằm trong thổng thể vùng

Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều nguồn khách và nhiều sản phẩm du lịch tương

đồng, nên việc liên kết các tuyến điểm rất thuận lợi.

Số lượng du khách đến tham quan Đồng Sen chủ yếu vào các ngày lễ, Tết,

ngày cuối tuần, ngày diễn ra lễ hội Gò Tháp, nên việc hợp nhất khu du lịch sinh thái

Page 95: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

90

Đồng Sen và khu du lịch Gò Tháp sẽ mang lại hiệu quả lớn vì du khách sẽ được thụ

hưởng sản phẩm du lịch trọn gói, toàn diện, phong phú, đa dạng, hấp dẫn.

Để phát huy hết thế mạnh cảnh quan, văn hóa đặc thù tại địa phương, cũng

như giải quyết ổn định được đầu ra sản phẩm sen, nâng cao giá trị gia tăng cho sản

phẩm sen, cải thiện và làm giàu cho bà con nông dân địa phương, Đồng Sen cần mở

rộng các loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch sông nước, du lịch

thưởng thức ẩm thực, du lịch làm đẹp, du lịch chữa bệnh, du lịch mua sắm gắn kết

với các sản phẩm du lịch sinh thái Đồng Sen.

Xây dựng kết xây dựng tuyến điểm du lịch trong tỉnh thành một cụm tuyến

điểm như: tuyến Đồng Sen - Gò Tháp với Khu du lịch Gáo Giồng, Khu di tích Lăng

Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc gia Tràm Chim, Làng bè Bình Thạnh

với một vé vào cổng tham quan chung cho một cụm tuyến điểm, để chia sẻ nguồn

khách, phát triển đồng bộ tất cả điểm du lịch trong tỉnh.

Đồng Sen có thể liên kết tuyến điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận

trong vùng với chính sách một vé vào cổng chung cho một cụm tuyến điểm đa dạng

chuyên đề phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Đồng Tháp và các định

hướng chiến lược phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Du lịch Đồng Tháp, cần phải kết hợp với các công ty lữ hành quốc tế, các

điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để xây dựng tuyến đường bộ, đường thủy để thu

hút du du khách quốc tế liên tuyến Việt Nam và Campuchia:

Tuyến1: TP. HCM - Đồng Sen - Cao Lãnh, Khu di tích Lăng Cụ Phó Bảng

Nguyễn Sinh Sắc, Vườn hoa Tân Quy Đông, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc),

Long Xuyên - cửa khẩu Tịnh Biên - Campuchia.

Tuyến2: TP. HCM - Mỹ Tho - Cồn Phụng (Bến Tre) - Vĩnh Long - Sa Đéc -

Gò Tháp, Đồng Sen - Xẻo Quýt - Tràm Chim - Làng bè Bình Thạnh - Núi Sam (An

Giang) - Cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà - Campuchia.

Tuyến 3: TP. HCM - Mỹ Tho - Cồn Phụng (tỉnh Bến Tre) - Gò Tháp, Đồng

Sen - Tràm Chim - Núi Sam (An Giang), Cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà -Campuchia

Page 96: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

91

Tuyến 4: TP. HCM - Gò Tháp, Đồng Sen - Tràm Chim - Lăng Cụ Sắc - Gáo

Giồng - Xẻo Quýt - Làng bè Bình Thạnh - Núi Sam (An Giang) - Cửa khẩu Tịnh

Biên - Campuchia.

Ngoài những chương trình tham quan thuần túy, Đồng Sen nên kết hợp với

các công ty du lịch, các công ty tổ chức sự kiện xây dựng chương trình du lịch

MICE, du lịch trải nghiệm, du lịch học tập, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần cho đối

tượng khách văn phòng, giới trẻ, học sinh.

3.3.8. Giải phap nâng cao gia trị gia tăng cho sản phẩm sen

Mục đích: nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm sen từ thu hoạch bán sản

phẩm thô sang đi vào chế biến sâu, nhằm ổn định tiêu thụ đầu ra của sản phẩm sen,

nâng cao thu nhập cộng đồng.

Nhiệm vụ thực hiện

Đầu tư dây chuyền chọn lựa những hạt sen tốt cho xuất khẩu, đóng gói bao

bì có thương hiệu, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thay vì bán thương phẩm thô

như hiện nay.

Đầu tư công nghệ sản xuất sữa sen, xuất nước thanh nhiệt bổ dưỡng từ củ,

hạt sen có thời hạn sử dụng lâu hơn, bảo quản được trong điều kiện nhiệt độ bình

thường.

Đa dạng sản phẩm hạt sen sấy với nhiều hương vị như hương tôm, hương thịt

nướng (BBQ), hương sô cô la (chocolate), hương va ni (vanilla), hương phô mai

(cheese) thay vì chỉ có sản phẩm hạt sen sấy muối, hạt sen sấy bơ.

Đầu tư công nghệ sản xuất sô cô la, kẹo với nhiều loại hương trái cây Nam

bộ như sô cô la nhân hạt sen, sô cô la sầu riêng, sô cô la quýt, sô cô la chuối, sô cô

la xoài, thành sản phẩm đặc sản riêng của Đồng Tháp.

Kết hợp với các công ty dược phẩm chế biến các loại thực phẩm chức năng

có thành phần sinh dưỡng chiết xuất từ hạt, củ sen, lá sen.

3.3.9. Giải phap thương mại

Mục tiêu: tăng doanh thu cho các hoạt động du lịch, ổn định giá, thị trường

tiêu thụ phẩm sen, cũng như tạo niềm tin cho cộng đồng, nhà doanh nghiệp an tâm

đầu tư các hoạt động du lịch, sản xuất.

Page 97: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

92

Nhiệm vụ thực hiện

Cần tổ chức cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm sen tại chô, có kho thiết bị

bảo quản lưu trữ được hạt sen, ngó sen, hoa sen sau khi thu hoạch.

Phát triển du lịch làng nghề sản xuất sản phẩm sen, tạo cơ hội giải quyết việc

làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Phát triển làng nghề sen cũng là tiền đề mô hình mẫu để phát triển loại hình

du lịch làng nghề khác, bổ sung thêm cho sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du

lịch địa phương.

Hợp tác với các dooanh nghiệp bao tiêu sen thương phẩm để chế biến các

loại sản phẩm như hạt sen sấy, các loại nước giải khát chiết xuất tinh chất từ củ sen,

tim sen, lá sen.

Mở rộng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm sen ở các địa phương, điểm

du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh và các tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM, Cần Thơ,

nơi có nhiều du khách tham quan.

Trong tương lai, Đồng Sen hướng đến tìm kiếm thị trưởng xuất khẩu ổn

định.

Xây dựng siêu thị tại du lịch sinh thái Đồng Sen, bán các sản phẩm sen như

sen sấy, kẹo sen, bột sen, sữa sen, trà sen, trái cây, cá khô, nem, các sản phẩm thời

trang gắn liền màu sắc của sen, quà lưu niệm hình, các sản phẩm làng nghề, kết hợp

với xưởng sản xuất mô hình đối chứng để thu hút sức hấp dẫn mua hàng của du

khách. Qua kinh nghiệm du lịch các nước phát triển du lịch như Thái Lan,

Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, kể cả các nước Châu Âu và Mỹ, đây là nguồn lợi

nhuận chính trong các hoạt động du lịch. Cần xây dựng chính sách hoa hồng cho

các hãng lữ hành và hướng dẫn viên để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, để hạ giá thành

tour cho các hãnh lữ hành để thu hút du khách quốc tế và du khách nội địa đến với

DLST Đồng Sen.

Cũng cố lại khách hàng truyền thống tiêu thụ sen thương phẩm như

Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Tiếp tục tham gia các hội chợ nông sản quốc tế để tìm khách hàng, giới thiệu

cho các tổ chức tiêu thụ nông sản thế giới, các văn phòng thương mại Đại sứ quán

Page 98: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

93

các nước, chủ động trực tiếp đem sản phẩm sen đến chào mời các nhà phân phối

hàng thực phẩm nông sản ở các nước Úc, Mỹ, Canada, và các nước Châu Âu.

3.3.10. Giải phap tuyên truyền, quảng ba và xúc tiến du lịch

Mục tiêu: sử dụng các công cụ truyền thông, để quảng bá hình ảnh du lịch

sinh thái Đồng Sen, sản phẩm sen đến với du khách, nhằm tăng doanh thu cho các

hoạt động du lịch, ổn định giá cả thị trường, tiêu thụ phẩm sen, tạo niềm tin cho

cộng đồng, nhà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, sản

xuất các sản phẩm sen.

Nhiệm vụ thực hiện

Đặt tên miền website cho du lịch sinh thái Đồng Sen, với đầy đủ thông tin

giới thiệu, các hoạt động du lịch, sản phẩm sen. Thông qua website thực hiện tốt các

công cụ Internet marketing như: Digital Maketing, Website Marketing, Social

Networking: Facebook, Twitter, Zingme, Google+, Email marketing, Mobil

maketing, các siêu thị mua bán online, để quảng bá kết nối website, banner đến với

mọi người. Kết nối quảng cáo trên các ứng dụng công nghệ điện thoại thông minh

(Smarphone) giới thiệu quảng bá Đồng Sen.

Kết nối website Đồng Sen với cổng thông tin điển tử Đồng Tháp, các Sở, Ủy

ban, ban ngành, doanh nghiệp trong tỉnh, doanh nghiệp lữ hành, các điểm du lịch,

các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế.

Quảng cáo trên TripAdvisor, sách hướng dẫn du lịch Việt Nam, sách hướng

dẫn du lịch Việt Nam và ngoại ngữ phổ biến thông dụng khác (Viet Nam Travel

Guidebooks, Lonely Planet guide book).

Đưa tin, đưa bài, họp báo với các cơ quan truyền thông báo chí, đài truyền

hình địa phương, trung ương đăng tải các thông tin quảng bá du lịch Đồng Sen,

nhằm tạo dấu ấn kích cầu du khách đến tham quan Đồng Sen.

Nâng cấp mở rộng quy mô “Lễ hội Sen Trời Nam”, tổ chức định kỳ hằng

năm thành lễ hội văn hóa, với ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa hoa sen, sự thuần

khiết hoa sen gắn liền với Phật Giáo. Có thể lồng ghép lễ hội hoa sen với ý nghĩa

ngày hội của tình yêu đôi lứa, ngày lễ hội báo hiếu.

Page 99: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

94

Tổ chức các cuộc thi biểu diễn thời trang sen, ca khúc sen, hò sen, thơ sen,

các tác phẩm nghệ thuật sen, thả hoa đăng sen, thi sáng tạo phát triển các sản phẩm

sen cho các nhà khoa học, sinh viên hằng năm, nhằm thu hút cộng đồng và du khách

tham gia.

Tổ chức các đoàn “Famtrip” cho các hãng lữ hành quốc tế, nội trong và

ngoài nước, các doanh nghiệp truyền thông, báo đài tham quan Đồng Sen nhằm

quảng bá, xây dựng chương trình du lịch để thu hút du khách đến tham quan Đồng

Sen.

Cần phải phối hợp kết nối chặt chẻ với các cơ quan chức năng, ban ngành,

các doanh nghiệp, xúc tiến quảng bá du lịch Đồng Sen qua các hoạt động xúc tiến

thương mại - du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Tham gia các các Hội chợ du lịch hằng năm tại Hà Nội, TP HCM và các Hội

chợ du lịch quốc tế, các Hội chợ nông sản quốc tế.

Ngoài ra, tiếp tục duy trì quảng cáo theo kiểu truyền thống như truyền thanh,

truyền hình, báo chí, tờ gấp, bản đồ du lịch Đồng Tháp, bản chỉ dẫn tại các điểm du

lịch trong nước, các cửa khẩu quốc tế, các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà

Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc.

3.3.11. Giải pháp nâng cao giá trị văn hóa địa phương

Mục tiêu: gìn giữ giá trị văn hóa cộng đồng dân cư đã được hình thành đúc

kết từ thuở mở cõi Đất phương Nam, nhằm để tạo nét đẹp, ấn tượng trong lòng du

khách.

Nhiệm vụ thực hiện

Kết hợp với địa phương thực hiện công việc tuyên truyền thực hiện nếp sống

văn hóa văn minh.

Nâng cao văn hóa ứng xử, thể hiện qua thái độ cư xử, đề cao tính hiếu khách,

thân thiện với du khách.

Vệ sinh sạch môi trường sinh thái khu vực phục vụ du khách, nêu cao trách

nhiệm bảo vệ cảnh quan Đồng Sen

Bảo vệ nguồn nước tự nhiên trên sông, kênh rạch, vệ sinh khu vực sinh hoạt

và khu vực phục vụ du lịch.

Page 100: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

95

Phục chế lại các giá trị văn hóa địa phương qua lễ hội, tính ngưỡng, kiến trúc

nhà cửa, xuồng ghe, trang phục, đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp, các loại hình thể

dục thể thao trên sông và ẩm thực mang dấu ấn và hoài nhớ Nam bộ xưa.

3.4. Các kiến nghị

3.4.1. Với cộng đồng dân cư địa phương

Cần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tự hào là con cháu của các anh hùng dân

tộc Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều, tự hào quê hương in đậm dấu ấn lịch sử, văn

hóa, tâm linh, xứ sở của nền văn hóa Óc Eo. Từ niềm tự hào tự hào quê hương của

“Xứ sở sen hồng”, cộng đồng địa phương hiểu được giá trị văn hóa, truyền thống và

ý thức bảo vệ giá trị văn hóa địa phương, giá trị cảnh quan sinh thái Đồng Sen trong

phát triển du lịch, văn hóa, kinh tế địa phương.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa địa

phương, các phong tục tạp quán, bảo vệ cảnh quan đồng sen tự nhiên.

Nâng cao văn hóa ứng xử, thân thiện và luôn mở nụ cười với du khách. Nêu

cao ý thức bảo vệ du khách, báo cáo trực trực tiếp các cơ quan quản lý địa phương

trong trường hợp lừa gạt, chặt chém, cướp giật tài sản của du khách.

3.4.2. Với những người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen

* Với người tham gia lao động

Luôn ý thức phục vụ du khách chu đáo không chỉ trách nhiệm, lợi ích kinh tế

mà là niềm tự hào, tình yêu quê hương, tự hào dân tộc. Luôn niềm nở thân thiện với

du khách.

Người lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch phải sẵn sàng hỏi học kinh

nghiệm, tiếp nhận các kiến thức, học hỏi qua các lớp nghiệp vụ và tự trang bị nâng

cao kiến thức du lịch, công việc đang phụ trách, phải học và áp dụng tiêu chuẩn

nghề du lịch Việt Nam - VTOS vào phục vụ du khách. Thuyết minh viên phải có

đầy đủ kiến thức về du lịch sinh thái, có khả năng giao tiếp và truyền tải thông tin

hấp dẫn tiếng Việt và ngoại ngữ.

Chuyên môn hóa và phân công nhiệm vụ công việc rõ ràng từng bộ phận gắn

liền với trách nhiệm và quyền lợi. Tránh phụ trách đa năng công việc như hiện nay.

Page 101: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

96

Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về du lịch, an toàn tính mạng du

khách, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

* Với nhà quản lý

Tạo đồng thuận trong liên kết hợp tác phát triển du lịch Đồng Sen hoạt động

theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, loại hình du lịch cộng đồng, hướng đế phát

triển bền vững.

Nhà quản lý nâng cao trình độ quản lý, áp dụng các kỹ thuật khoa học vào

hoạt động kinh doanh.

Liên kết các điểm tham gia cung cấp dịch vụ du lịch, nhằm tạo hô trợ, chia sẻ

kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong hoạt động du lịch.

Nhà quản lý gặp gỡ tiến hành trao đổi liên kết với các công ty lữ hành, các

điểm du lịch liên kết tạo thành chuôi tuyến điểm du lịch.

3.4.3. Với cac hãng lữ hành địa phương và cac doanh nghiệp đối tac

Các hãng lữ hành, đối tác, doanh nghiệp hô trợ kiến thức, giúp đỡ làm cầu

nối giữa du khách với khu du lịch sinh thái Đồng Sen.

Phối hợp với Đồng sen trong xây dựng chương trình du lịch kết nối với các

điểm du lịch trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu

Long.

Cần tăng cường hợp tác tiếp thị, quảng bá kết hợp du lịch sinh thái Đồng Sen

và hãng lữ hành đến với du khách qua thông qua các hội chợ du lịch, lễ hội, các

kênh truyền thông điện tử, các trang website của công ty, báo, đài, tờ gấp và quảng

bá tại các điểm du lịch trọng yếu trong nước, sân bay quốc tế, bến xe.

Các doanh nghiệp du lịch địa phương như Công ty cổ phần du lịch Đồng

Tháp, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười, cần có sự

hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện giúp đỡ Đồng Sen về mọi mặt để đưa Đồng Sen đi

lên thành điểm du lịch quan trọng, hấp dẫn tại địa phương.

Cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa Đồng Sen với khu di tích Gò Tháp và các

điểm du lịch khác ở Đồng Tháp, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, quảng bá, giới

thiệu khách cho nhau.

Page 102: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

97

3.4.4. Với khach du lịch

Bên cạnh những ưu điểm cảnh quan sinh thái, sức hấp dẫn của Đồng sen,

nhưng vẫn cò nhiều hạn chế như cơ sở vật chất phục vụ du lịch chưa đáp ứng được

nhu cầu của du khách, người tham gia hoạt động du lịch tại Đồng Sen đều là những

nông dân chân chất, trình độ hạn chế, thói quen sinh hoạt nông dân, mới tham gia

hoạt động du lịch sinh thái, chưa có kinh nghiệm, do đó du khách cảm thông, chia

sẻ sự thiếu thốn cơ sở vật chất và các tiện nghi phục vụ.

Du khách cần tôn trọng văn hóa địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường

sinh thái như không xả rác, bẻ cành, bẻ cây, bẻ hoa trong khu vực dân cư và khu

vực tham quan.

Ngoài ra du khách cần có văn minh ứng xử với các loại tài nguyên du lịch

như làm ồn, nhậu, ăn mặc thiếu lịch sự trong khu vực tham quan, nơi công cộng tại

địa phương.

3.4.5. Với Chính quyền, cac Sở, Ban ngành của tỉnh Đồng Thap

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp sớm triển khai nguồn vốn đã phê duyệt cho

Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020, nhằm hoàn thiện

các hạng mục công trình phục vụ thu hút du khách đến với Đồng Tháp, trong đó có

khu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa.

Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười sớm triển khai thực hiện quy hoạch phân

khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười đã phê duyệt. Tiến hành khảo sát đánh giá đúng

tiềm năng và thực trạng, phân tích sâu các giá trị của Đồng Sen, để thể hiện đầy đủ

trong Đề án phát triển khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Ủy Ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp nên giao quyền cho cộng đồng dân cư địa

phương trong việc lập dự án, kêu gọi đầu tư. Giúp đỡ tư vấn hoàn thành thủ tục,

cũng như xây dựng các quy tắc, điều lệ hợp tác trong phân chia trách nhiệm, lợi ích

trong liên kết hoạt động du lịch cộng đồng tại Đồng Sen.

Xây dựng quy chế ưu đãi thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân

trong ngoài nước, theo cơ chế “thông thoáng” và có lợi cho nhà đầu tư.

Page 103: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

98

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tiến hành thành lập trung

tâm thông tin du lịch giới thiệu du lịch Đồng Tháp trong đó có du lịch sinh thái

Đồng Sen tại các sân bay quốc tế, tại TP. HCM, thành phố Cao Lãnh.

Sớm ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp, để tạo hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách.

Chính quyền cần có những chính sách khuyến thích người dân tham gia

nhiều hơn nữa về loại hình du lịch cộng đồng này, góp phần tạo việc làm, tăng thu

nhập và xóa đói giảm nghèo, hướng đến giàu có bền vững.

Chính quyền, cơ quan Công an cần quan tâm tăng cường bảo đảm trật tự, an

toàn cho du khách tham quan tại địa phương.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong

việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, hình ảnh du lịch địa phương,

phát triển du lịch không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm, vì lòng tự hào

của quê hương xứ sở.

Tuyên truyền nâng cao văn hóa ứng xử trong quá trình tổ chức phục vụ du

khách đến, cũng như bảo vệ phong tục văn hóa địa phương, môi trường sinh thái,

lịch sự, văn minh.

Định hướng cộng đồng dân cư địa phương xây dựng sản phẩm du lịch “đặc

thù” dựa trên thế mạnh cảnh quan Đồng Sen, để trở thành điểm du lịch trọng điểm

cùa Đồng Tháp, có bản sắc riêng biệt với các sản phẩm du lịch khác trong vùng

Đồng bằng sông Cửu Long.

Hô trợ kinh phí trong việc đào tạo và liên kết với các trường đại học, các

trường nghiệp vụ du lịch, xây dựng chương trình đào tạo cho nhân lực phục vụ du

lịch sinh thái Đồng Sen phù hợp với điều kiện tài nguyên và trình độ nhân lực tại

địa phương.

Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư với cơ chế “đặc thù” riêng để kêu gọi vốn đầu

tư phát triển du lịch Đồng Sen với sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân,

ưu tiên đầu tư các hạng mục cấp bách như hệ thống điện, nước, đê bao, thoát nước,

xử lý môi trường, hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới.

Page 104: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

99

Hô trợ nguồn vốn ngân phát triển cơ sở hạ tầng cho Đồng Sen như hệ thống

điện, cấp nước, thoát nước, đường, bờ bao, cống cấp thoát nước.

Hô trợ kinh phí quảng bá du lịch sinh thái đồng Sen qua các kênh quảng cáo,

truyền thông, các hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

Tiểu kết chương III

Du lịch sinh thái Đồng Sen, không chỉ đơn giản sự hấp dẫn của cảnh quan,

thưởng thức ẩm thực đơn thuần, mà còn thỏa mãn các nhu cầu như giải trí, nghỉ

dưỡng, nghiên cứu, các hoạt động trải nghiệm cuộc sống.

Dựa vào tài nguyên sinh thái, các giá trị văn hóa địa phương kết hợp với sự

nhạy bén, sáng tạo, tự học hỏi rút kinh nghiệm, ý chí vươn lên vượt khó, vượt nghèo

“dám nghĩ, dám làm” của cộng đồng dân cư địa phương, từng bước hoàn thiện sản

phẩm du lịch sinh thái của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.

Cộng đồng dân cư địa phương đã phát hiện những lợi thế riêng để tạo ra sản

phẩm du lịch riêng, đã giải quyết được công ăn việc làm cho dân cư địa phương,

tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ

hội cho cộng đồng dân cư địa phương giao lưu văn hóa với du khách, tạo được dấu

ấn trong lòng du khách,

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Đồng Sen đã góp phần định

vị được sản phẩm du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, khơi dậy giá trị văn hóa miệt

vườn, giữ gìn và phát huy phục hồi được nét văn hóa truyền thống địa phương.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tuy có quy mô còn nhỏ, khởi điểm xuất phát hình

thành tự phát, còn có nhiều hạn chế như thiếu định hướng, cơ sở hạ tầng du lịch yếu

kém, trình độ chuyên môn hạn chế, nguồn vốn không có, chưa áp dụng khoa học kỹ

thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch do những nguyên nhân chủ quan

và khách quan.

Từ những tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, trong

chương này tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức,

tổng hợp các quan điểm phát triển du lịch của chính quyền địa phương. Từ những

thông tin thu thập, phân tích, xử lý, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị với

cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, các nhà quản lý du lịch, các doanh

Page 105: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

100

nghiệp lữ hành, du khách và chính quyền địa phương để phát triển phù hợp với điều

kiện kinh tế xã hội thực tế tại xã Mỹ Hòa.

Các giải pháp và kiến nghị của tác giả có tầm nhìn chiến lược dài hạn, có quy

lớn, được thu thập từ các điểm du lịch nổi tiếng, nhằm phát huy hết tiềm năng tài

nguyên du lịch của địa phương, để tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh

tranh được với các sản phẩm du lịch khác trong vùng và các nước trong khu vực.

Các đề xuất nếu được đầu tư đúng mức sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Đồng

Tháp phát triển chung với du lịch cả nước.

Page 106: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

101

PHẦN KẾT LUẬN

Xu hướng du lịch sinh thái đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới,

được nhiều du khách quan tâm trong đó có Việt Nam. Mặc dù, hoạt động du lịch

sinh thái mới thực sự tham gia trong vài thập kỷ gần đây, nhưng đã có những đóng

góp đáng kể trong phát triển kinh tế, du lịch và phục hồi sức khỏe cho cộng đồng.

Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong trong đời sống sinh

hoạt của con người.

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia,

các dân tộc trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có du lịch. Du lịch sinh thái đã làm

cho con người có cơ hội tìm hiểu các nền văn hóa, các cảnh quan thiên nhiên, giữa

các vùng miền, giữa các quốc gia với nhau.

Việt Nam được xem là vùng đất “mới” trong bản đồ du lịch thế giới, lượng

du khách đến Việt Nam ngày càng tăng qua hằng năm, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.

Phát triển du lịch sinh thái là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành du lịch

Việt Nam.

Đồng Tháp Mười được xem như vùng đất đã có người định cư rất sớm. Qua

các khảo cổ di tích Gò Tháp đã tìm thấy nền văn hóa Óc Eo, là tài sản vô giá không

chỉ của địa phương mà cả của nhân loại. Mỹ Hòa, được thừa hưởng các giá trị tài

nguyên du lịch nhân văn này.

Đồng Sen vốn là một vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười hoang sơ

hẻo lánh, cây sen được xem là “thứ cỏ hoang”, nét đẹp sắc sen hồng chỉ làm đẹp

cho quê hương, hạt sen chỉ làm món ăn dân dã. Nhưng hôm nay, Đồng Sen đã rút

ngắn khoảng cách vùng xa xuôi hẻo lánh “khỉ ho cò gáy” đến với mọi người, đến

với du khách trong và ngoài nước.

Sen hồng đã tạo được niềm tin vào sự phát triển kinh tế, du lịch, đời sống

văn hóa tinh thần của dân cư xã Mỹ Hòa, cũng như thúc đẩy các lĩnh vực khác kinh

tế, nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất tại địa phương phát triển, đã đóng góp trực tiếp

và gián tiếp nguồn thu cho ngân sách địa phương. Mặc dù có nhiều thành tựu,

Page 107: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

102

nhưng du lịch sinh thái Đồng Sen phát triển chưa xứng với tiềm năng thế mạnh và

thương hiệu du lịch Đồng Tháp.

Khách quan nhìn nhận thì các hoạt động của du lịch sinh thái Đồng Sen có

quy mô quá nhỏ bé, sản phẩm đơn điệu, cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu thốn,

các hoạt động đơn giản, được hình thành dựa vào cảnh quan vùng quê Đồng Tháp

Mười, sắc hồng của hoa sen, môi trường trong lành để hoạt động du lịch.

Việc khai thác hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen vẫn còn nhiều bất cập,

hạn chế do những nguyên nhân như cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch là

những nông dân, hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đủ khả năng tổ chức, quản

lý, chưa đủ khả năng liên kết với các hang lữ hành, chưa đủ tầm nhìn chiến lược,

thiếu định hướng trong khai thác hoạt động du lịch. Trước hết phải kể đến việc thiếu

vốn, thiếu kinh nghiệm, chưa có mô hình để học tập, chưa sáng tạo ra những sản

phẩm du lịch đặc thù riêng gắn với sản phẩm sen, thiếu những giải pháp, chiến lược

trung và dài hạn xuyên suốt và đồng bộ để thực hiện những mục tiêu phát triển.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn tham gia hoạt động du lịch sinh thái, nhưng

cộng đồng dân cư Mỹ Hòa đã đưa Đồng Sen lên đỉnh cao mới, đóng góp đáng ghi

nhận cho ngành du lịch Đồng Tháp, bước đầu đã thu hút được sự tham gia của cộng

đồng dân cư địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân,

đưa vùng đất hoang sơ thành tài nguyên du lịch thu hút du khách.

Du lịch sinh thái Đồng Sen cũng có những nét khởi sắc mới lạc quan, đang

dần trở thành một điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến

và chọn lựa. Đồng Sen đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với chủ trương

phát triển của Chính quyền địa phương, đã góp phần tạo hình ảnh chủ đạo, nhận

diện cho du lịch Đồng Tháp, góp phần đưa du lịch Đồng Tháp có vị trí mới trong

tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong luận văn, tác giả chỉ phân tích các hoạt động, các số liệu cảm tính từ

người tham gia hoạt động du lịch và các số liệu khảo sát, phỏng vấn từ du khách và

các hộ dân cư tham gia hoạt động du lịch để làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến

nghị phát triển trong thời gian sắp tới.

Page 108: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

103

Các giải pháp và kiến nghị, luận văn tập trung đưa ra các giải pháp nhằm

phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen thành khu du lịch trọng điểm, có quy mô lớn,

tổng hợp từ các mô hình du lịch nổi tiếng từ các nước. Nếu các giải pháp được đầu

tư thực hiện đúng mức, du lịch sinh thái Đồng sen sẽ trở thành khu du lịch trọng

điểm của du lịch Đồng Tháp.

Tác giả nghiên cứu đề tài với góc nhìn của ngành Việt Nam học được vận

dụng vào phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen. Chắc chắn luận văn chưa phản ảnh

đầy đủ, liệt kê hết các hạng mục chi tiết phát triển, cũng như thời gian khảo sát lấy

mẫu còn giới hạn.

Kính mong Quý Thầy, quý cơ quan và bạn bè có những đóng góp bổ sung

thêm để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Trân trọng cám ơn.

Tác giả

Phan Dũng Trí

Page 109: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Đồng Tháp, Địa chí tỉnh Đồng Tháp (2013),

NXB Trẻ, TP HCM.

[2]. Lê Huy Bá (2000), Môi trường, Đại học quốc gia TP HCM.

[3]. Đinh văn Bảy (2014), Món ăn có ích cho người bệnh viêm khớp,

NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

[4]. Vũ Thế Bình (2012), Non nước Việt Nam, NXB Thông kê, Hà nội.

[5]. Nguyễn Tuệ Chân (2008), Toàn tập giải thích hình tượng hoa sen

Phật giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.

[6]. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao động, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Trung Hòa (2015), Đông y toàn tập, NXB Thuận Hóa, Huế.

[8]. Phạm Thị Hồi (2007), Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam,

NXB Hà Nội.

[9]. Quỳnh Hương (2014), Món chay dễ làm, NXB Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

[10]. Nguyễn Hữu Hiếu, Tên gọi Đồng Tháp Mười, Hội Khoa học lịch sử Đồng

Tháp, truy cập ngày 20/ 03/ 2016

<URL: http://hkhls.dongthap.gov.vn/wps/portal/hkhls>

[11]. Cao Ngọc Lân, Cao Vũ Minh (2011), Văn hóa Phật giáo trong lòng người

Việt, NXB Lao động, Hà Nội.

[12]. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và

thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Văn Mạnh (2012), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại

học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Liên Phong (2012), Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca,

NXB Văn học, Hà Nội.

[15]. Thạch Phương (2014), Văn hóa dân gian người Việt ở Tây Nam Bộ, NXB

Tổng hợp, TP HCM.

[16]. Quốc Hội (2005), Luật Du lịch Việt Nam, Hà Nội.

Page 110: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

105

[17]. Dương Văn Sáu (2007), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng

Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Văn Tân (2014), Văn hóa tâm linh Việt Nam,

NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[19]. Lê Bá Thảo (2003), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Trần Ngọc Thêm (2014), Những vấn đề Văn hóa học - lý luận và ứng dụng,

NXB Văn hóa - Văn nghệ, TP HCM.

[21]. Trần Ngọc Thêm (2014), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ,

NXB Văn hóa - Văn nghệ, TP HCM.

[22]. Nguyễn Thịnh (2013), Di sản văn hóa Việt Nam -

Bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn, NXB Xây dựng, Hà Nội.

[23]. Hoàng Văn Thịnh (2014), Giáo trình Văn hóa du lịch,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[24]. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch,

NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

[25]. Trần Văn Thông (2005), Tổng quan du lịch,

NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

[26]. Tổng cục du lịch (2009), Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu

Long đến năm 2020.

[27]. Tổng cục Du Lịch (2015), Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng

Đồng Bằng Sông Cửu Long.

[28]. Nguyễn Triệu (2015), Báo Hậu Giang Online, Khu di tích lịch sử Xẻo Quý -

Điểm du lịch hấp dẫn, truy cập ngày 20/ 03/ 2016.

<URL:http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE184BCC/Kh u

_di_ti ch_lich_su_Xeo_Quyt_Diem_du_lich_hap_dan.aspx>

[29]. Nguyễn Minh Tuệ (2013), Địa lý du lịch Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Phước Tuyên (2008), Kỹ thuật trồng sen, NXB Nông nghiệp

[31]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2015), Đề án phát triển du lịch, giai

đoạn 2015-2016, Đồng Tháp.

Page 111: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

106

[32]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch

phân khu xây dựng khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

[33]. Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Quy hoạch tổng triển phát triển kinh tế -

xã hội huyện Tháp Mười đến 2020.

[34]. Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội năm 2015

[35]. Trần Quốc Vượng (2012), Cơ sở văn hóa Việt nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

[36]. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012),

Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội.

[37]. Phan Huy Xu, Mai Phú Thành (2006), Tìm hiểu địa lý kinh tế Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[38]. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[39]. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[40]. Bùi Thị Hải Yến (2014), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

Page 112: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xii

Phụ lục 1

Một số Bản đồ địa bàn nghiên cứu

Bản [1.1], Bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp.

Nguồn: Coppy từ Bản đồ Du lịch Đồng Tháp, NXB Thông Tấn

Page 113: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xiii

Bản đồ [1.2], Bản đồ quy hoạch phân khu xây dựng Đồng sen Tháp Mười.

Nguồn: Coppy từ nguồn của Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười

Page 114: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xiv

Phụ lục 2

Bảng thành phần dinh dưỡng của hạt, củ sen

Thành phần

Củ

Hạt

Dinh dưỡng Muối Tươi Luộc Tươi

Nước 81.2 81.0 67.7 13.0

Năng lượng (kcal) 66.0 68.0 121.0 335.0

Năng lượng (kj) 276.0 285.0 506.0

Protein (g) 2.1 1.8 8.1

Chất béo (g) 0.0 0.0 0.2

Đường (g) 15.1 15.8 21.1

Chất xơ dễ tiêu (g) 0.6 0.6 1.4

Calcium (g) 18.0 17.6 95.0

Phosphorus (mg) 60.0 55.0 220.0

Sắt (mg) 0.6 0.5 1.8

Natri (mg) 28.0 19.0 2.0

Kali (mg) 470.0 350.0 420.0

Vitamin B1 (mg) 0.09 0.07 0.19

Vitamin B 2 (mg) 0,02 0.01 0.08

Vitamin C (mg) 55.0 37.0 0.0 0.0

Niacin (mg) 0.2 0.2 1.16 2.1

[Bảng 1.1]

Nguồn: Bảng giá trị dinh dưỡng của 100 gam, theo Nguyễn Quốc Vọng,

(2002).Trích từ Nguyễn Phước Tuyên (2008), Kỹ thuật trồng sen, NXB Nông

nghiệp.

Page 115: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xv

Phụ lục 3

Bảng số liệu thống kê số lượng khách đến Việt Nam năm 2015

Chỉ tiêu

Ước tính

tháng

12/2015

(Lượt khách)

12 tháng năm

2015

(Lượt khách)

Tháng

12/2015 so

với tháng

trước (%)

Tháng

12/2015 so

với tháng

12/2014 (%)

Năm 2015 so

với năm

2014 (%)

Tổng số 760.798 7.943.651 102,6 115,0 100,9

Chia theo phương tiện đến

1. Đường không 577.224 6.271.250 110,4 111,1 100,8

2. Đường biển* 13.728 169.839 103,9 244,7 356,9

3. Đường bộ 169.846 1.502.562 82,6 124,4 93,5

Chia theo một số thị trường

Anh 17.771 212.798 76,3 121,5 105,2

Bỉ 2.075 23.939 81,9 113,5 103,1

Campuchia 20.504 227.074 108,3 54,8 56,2

Canada 9.963 105.670 94,9 109,5 101,3

Đài Loan 36.525 438.704 98,9 121,5 112,8

Đan Mạch 2.188 27.414 103,5 118,0 101,4

Đức 13.754 149.079 78,4 107,1 104,7

Hà Lan 4.748 52.967 90,5 119,2 107,8

Hàn Quốc 114.741 1.112.978 113,9 138,0 131,3

Indonesia 5.344 62.240 99,0 107,8 90,7

Italy 3.565 40.291 77,7 125,7 110,6

Lào 9.188 113.992 92,5 111,9 83,4

Malaisia 39.609 346.584 131,3 99,2 104,1

Mỹ 44.927 491.249 106,0 121,4 110,7

Na Uy 1.707 21.425 94,9 95,4 94,4

Niuzilan 2.545 31.960 105,2 103,8 96,5

Nga 41.459 338.843 111,9 120,1 92,9

Nhật 58.770 671.379 96,8 104,4 103,6

Pháp 17.746 211.636 84,1 108,9 99,0

Page 116: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xvi

Phần Lan 1.877 15.043 190,4 107,6 108,8

Philippin 8.913 99.757 91,0 118,2 96,5

Singapore 31.219 236.547 146,7 119,1 116,9

Tây Ban Nha 2.856 44.932 62,8 105,0 110,4

Thái Lan 29.072 214.645 124,8 140,2 86,9

Thụy Điển 4.026 32.025 124,0 105,8 98,6

Thụy Sỹ 2.550 28.750 78,4 107,0 96,7

Trung Quốc 169.106 1.780.918 96,2 126,6 91,5

Úc 28.361 303.721 128,1 96,2 94,6

Các thị trường khác 53.909 507.091 162,7 186,2 113,6

[Bảng 2.1]Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/19659

Page 117: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xvii

Phụ lục 4

Bảng thống kê số lượng du khách đến Đồng Tháp

năm 2014, năm 2015, dự kiến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

2014 2015 Dự kiến

Kế hoạch

Năm 2020

Tổng lượt khách Lượt 1,855,921 2,100,000 3,500,000

Khách du lịch nội địa Lượt 455,643 550,000 1,200,000

Khách du lịch quốc tế Lượt 45,693 50,000 100,000

Khách tham quan hành

hương

Lượt 1,355,185 1,500,000 2,200,000

Tổng doanh thu (VNĐ) (tỉ) 318,16 360 1,000

Thời gian lưu trú bình quân ngày 1,2 1,3 1,5

Chi tiêu bình quân (VNĐ 171,000 171,000 285,000

[Bảng 2.2],

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp

Page 118: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xviii

Phụ lục 5

Phiếu khảo sát du khách đánh giá Đồng Sen

Kính thưa Quý vị, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học “Du lịch

sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa”. Mong quý vị, dành ít thời gian tham gia đánh

dấu các câu trả lời mà quý vị chọn theo ý mình, để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu

xác với thực tế.

a. Họ và tên: ………………………… Giới tính: Nam Nữ

b. Tuổi: Dưới 30 31- 45 46 - 55 trên 55

c. Hình thức đi du lịch: Tự tổ chức Mua tour qua công ty du lịch

d. Đến từ: ………..……………………………………………………..…

Phần nội dung khảo sát

1. Mục đích chính của du khách đến Đồng Sen?

Ăn uống Tham quan

Mua sắm Nghiên cứu và mục đích khác

2. Thời gian du khách dự kiến tham quan Đồng Sen?

Nữa ngày 01 ngày 02 ngày Hơn 02 ngày

3. Du khách đánh giá cảnh quan Đồng Sen như thế nào?

Rất đẹp Đẹp Bình thường Đơn điệu

4. Du khách đánh giá môi trường sinh thái Đồng Sen như thế nào?

Rất tốt Tốt Bình thường Bị ô nhiễm

5. Du khách nhận xét thái độ giao tiếp của người phục vụ du lịch và người dân địa

phương như thế nào?

Rất thân thiện Thân thiện Bình thường Lạnh nhạt

6. Du khách đánh giá sản phẩm quà tặng tại Đồng Sen (sen sấy, trà tâm sen,

rượu sen, sữa sen, “Bé Sen”, quà tặng, mật ong, cá khô)?

Page 119: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xix

Rất thích mua Thích mua

Mua cho có Không có gì để mua

7. Du khách đánh giá dịch vụ du lịch tại Đồng Sen như thế nào?

Rất tốt Tốt Bình thường Kém

8. Du khách đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch phục vụ tại Đồng sen?

Rất tốt Tốt Bình thường Kém

9. Du khách nhận xét về nhà vệ sinh tại Đồng Sen như thế nào?

Tốt Bình thường Ô nhiễm Rất ô nhiễm

10. Du khách biết Đồng Sen từ nguồn thông tin nào?

Mạng Internet Quảng cáo báo, tờ gấp, TV

Bạn bè Công ty du lịch

11. Theo du khách điều hấp dẫn nhất tại Đồng Sen?

Cảnh quan Đồng Sen Ẩm thực

Cảnh quan sông nước Văn hóa địa phương

12. Dự kiến của du khách sẽ quay lại tham quan Đồng Sen?

Chắc chắn sẽ quay lại Có thay đổi sẽ quay lại

Có dịp sẽ quay lại Không quay lại

13. Du khách cảm nhận chuyến tham quan Đồng Sen như thế nào?

Rất thỏa mãn Thỏa mãn

Bình thường Thất vọng

Trân trọng cám ơn quý vị, chúc sức khỏe và hạnh phúc.

PHAN DŨNG TRÍ

Page 120: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xx

Phụ lục 6

Tổng hợp kết quả đánh giá của du khách

a. Giới tính: 40% Nam 60% Nữ

b. Tuổi: Dưới 30 tuổi chiếm 54%, 31- 45 tuổi chiếm 24%

46 - 55 tuổi chiếm 12% trên 55 tuổi chiếm 10%

c. Hình thức đi du lịch: 80% tự tổ chức, 20% mua tour của công ty du lịch

d. Đến từ: Thành phố Cao Lãnh chiếm 20%, tại huyện Tháp Mười chiếm

22%, các tỉnh lân cận chiếm và nơi khác chiếm 38%, TP HCM chiếm

20%.

1. Mục đích chính của du khách đến Đồng Sen?

22% Ăn uống 76% Tham quan

0% Mua sắm 2% Nghiên cứu và mục đích khác

2.Thời gian du khách dự kiến tham quan Đồng Sen?

82% Nữa ngày 18% 01 ngày

0% 02 ngày 0% Hơn 02 ngày

3. Du khách đánh giá cảnh quan Đồng Sen như thế nào?

28% Rất đẹp 44% Đẹp

12% Bình thường 16% Đơn điệu

4. Du khách đánh giá môi trường sinh thái Đồng Sen như thế nào?

58% Rất tốt 32% Tốt 10% Bình thường 0% Bị ô nhiễm

5. Du khách nhận xét thái độ giao tiếp của người phục vụ du lịch và người dân địa

phương như thế nào?

50% Rất thân thiện 22% Thân thiện 28% Bình thường 0% Lạnh nhạt

6. Du khách đánh giá sản phẩm quà tặng tại Đồng Sen (sen sấy, trà tim sen,

rượu sen, sữa sen, “Bé Sen”, quà tặng, mật ong, cá khô)?

0% Rất thích mua 0% Thích mua

30% Mua cho có 70 % Không có gí để mua

Page 121: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxi

7. Du khách đánh giá dịch vụ du lịch tại Đồng Sen như thế nào?

0 % Rất tốt 44% Tốt 22% Bình thường 34% Kém

8. Du khách đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch phục vụ tại Đồng Sen?

0% Rất tốt 22% Tốt 32% Bình thường 46% Kém

9. Du khách nhận xét về nhà vệ sinh tại Đồng Sen như thế nào?

0% Tốt 18% Bình thường

48% Ô nhiễm 34% Rất ô nhiễm

10. Du khách biết Đồng Sen từ nguồn thông tin nào?

52% Mạng Internet 8% Quảng cáo báo, TV

24% Bạn bè 16% Công ty du lịch

11. Theo du khách điều hấp dẫn nhất tại Đồng Sen?

44% Cảnh quan Đồng Sen 38% Ẩm thực

8% Cảnh quan sông nước 10% Văn hóa địa phương

12. Dự kiến của du khách sẽ quay lại tham quan Đồng Sen?

48% Chắc chắn sẽ quay lại 12% Có thay đổi sẽ quay lại

14% Có dịp sẽ quay lại 26% Không quay lại

13. Du khách cảm nhận chuyến tham quan Đồng Sen như thế nào?

22% Rất thỏa mãn 40% Thỏa mãn

20% Bình thường 18% Thất vọng

Page 122: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxii

Phục lục 7

Kết quả đánh giá Đồng Sen được xử lý bằng phần mềm SPSS

Tổng số phiếu phát ra 60 tờ, thu về 50 tờ xử lý, tính tỉ lệ %.

Frequency Table

TUOI

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 31 - 45 tuoi 12 24.0 24.0 24.0

46 - 55 tuoi 6 12.0 12.0 36.0

Duoi 30 tuoi 27 54.0 54.0 90.0

Tren 55 tuoi 5 10.0 10.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

GIOI TINH

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Nam 20 40.0 40.0 40.0

Nu 30 60.0 60.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

HINH THUC

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Page 123: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxiii

Valid Mua tour 10 20.0 20.0 20.0

Tu to chuc 40 80.0 80.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

DEN TU

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid An Giang 2 4.0 4.0 4.0

Australia 2 4.0 4.0 8.0

Can Tho 1 2.0 2.0 10.0

Cao Lanh 10 20.0 20.0 30.0

Long An 2 4.0 4.0 34.0

Sa Dec 4 8.0 8.0 42.0

Tam Nong 2 4.0 4.0 46.0

Thap Muoi 11 22.0 22.0 68.0

Tien Giang 6 12.0 12.0 80.0

TP HCM 10 20.0 20.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

MUC DICH

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid An Uong 11 22.0 22.0 22.0

Nghien Cuu 1 2.0 2.0 24.0

Page 124: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxiv

Tham Quan 38 76.0 76.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

THOI GIAN THAM QUAN

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Mot ngay 9 18.0 18.0 18.0

Nua Ngay 41 82.0 82.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

CANH QUAN

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Binh thuong 6 12.0 12.0 12.0

Dep 22 44.0 44.0 56.0

Don Dieu 8 16.0 16.0 72.0

Rat Dep 14 28.0 28.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

MOI TRUONG

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Binh Thuong 5 10.0 10.0 10.0

Rat Tot 29 58.0 58.0 68.0

Page 125: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxv

Tot 16 32.0 32.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

THAI DO GIAO TIEP

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Binh Thuong 14 28.0 28.0 28.0

Rat Than Thien 25 50.0 50.0 78.0

Than Thien 11 22.0 22.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

SAN PHAM QUA TANG

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Vali

d

Khong co gi de

mua 35 70.0 70.0 70.0

Mua cho co 15 30.0 30.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

DANH GIA DICH VU

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Vali

d

Binh Thuong 11 22.0 22.0 22.0

Kem 17 34.0 34.0 56.0

Page 126: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxvi

Tot 22 44.0 44.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

CO SO HA TANG KY THUAT DU LICH

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Vali

d

Binh Thuong 16 32.0 32.0 32.0

Kem 23 46.0 46.0 78.0

Tot 11 22.0 22.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

NHA VE SINH

Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Binh

Thuong 9 18.0 18.0 18.0

O

Nhiem 24 48.0 48.0 66.0

Rat O

Nhiem 17 34.0 34.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

NGUON THONG TIN

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Page 127: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxvii

Vali

d

Ban Be 12 24.0 24.0 24.0

Cong Ty Du Lich 8 16.0 16.0 40.0

Internet 26 52.0 52.0 92.0

Quang cao TV 4 8.0 8.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

DIEU HAP DAN

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Am Thuc 19 38.0 38.0 38.0

Canh Quan Dong Sen 22 44.0 44.0 82.0

Canh Quan Song Nuoc 4 8.0 8.0 90.0

Van Hoa Dia Phuong 5 10.0 10.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

DU KIEN QUAY LAI

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Chac Chan Quay Lai 24 48.0 48.0 48.0

Co dip se quay lai 7 14.0 14.0 62.0

Co thay doi, se quay lai 6 12.0 12.0 74.0

Khong quay lai 13 26.0 26.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

Page 128: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxviii

CAM NHAN CHUYEN THAM QUAN

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Binh Thuong 10 20.0 20.0 20.0

Rat Thoa Man 11 22.0 22.0 42.0

That Vong 9 18.0 18.0 60.0

Thoa Man 20 40.0 40.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

Page 129: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxix

Phụ lục 8

Biểu đồ kết quả du khách đánh giá Đồng Sen

[Biểu đồ 2.1]

[Biểu đồ 2.2]

[Biểu đồ 2.3]

Page 130: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxx

[Biểu đồ 2.4]

[Biểu đồ 2.5]

[Biểu đồ 2.6]

Page 131: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxi

[Biểu đồ 2.7]

[Biểu đồ 2.8]

[Biểu đồ 2.9]

Page 132: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxii

[Biểu đồ 2.10]

[Biểu đồ 2.11]

[Biểu đồ 2.12]

Page 133: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxiii

[Biểu đồ 2.13]

[Biểu đồ 2.14]

[Biểu đồ 2.15]

Page 134: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxiv

[Biểu đồ 2.16]

[Biểu đồ 2.17]

Page 135: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxv

Phụ lục 9

Biên bản phỏng vấn người dân địa phương

Nơi phỏng vấn: ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười

Người được phỏng vấn: Anh Lê Tấn Phong.

Kính thưa Quý Anh (chị) vị, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học

“Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa”. Mong quý Anh (chị), dành ít thời gian

tham gia trả lời vài câu phỏng vấn để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu xác với thực

tế.

Câu hỏi 1: Anh (chị) vui lòng cho biết sen đã có mặt tại Đồng Tháp Mười khi nào?

Trả lời:

Gia đình tôi có bốn thế hệ sinh sống tại Đồng Tháp Mười, theo các ông bà kể

lại cây sen đã có mặt cả trăm năm trước đây, mọc hoang tự nhiên khắp nơi trên các

vùng đất trũng ngập nước, trên kênh rạch nhỏ, không biết ai giống sen xưa từ đâu

có, ai là người đầu tiên trồng sen trên mãnh đất này, ngạc nhiên hơn từ ngày xưa và

bây giờ Tháp Mười chỉ có sen hồng. Cây sen ngày xưa cho bông nhỏ, bông màu

hồng đậm rất đẹp, gương nhỏ ít hạt nhưng hạt sen ăn rất thơm và bùi. Còn cây sen

bây giờ là giống được nhập từ Đài Loan, hạt ăn không ngon bằng sen của mình.

Ba của tôi nói: trước đây Đồng Tháp Mười thưa thớt người, hoang vắng, đất

hoang khắp nơi không ai canh tác. Môi năm mùa nước lũ về cũng là mùa sen, nước

lũ đến đâu sen vươn đến đó, người ta chống xuồng ra hái bông sen để chưng cúng

bàn thờ, hái gương sen để ăn chơi, nấu chè, lấy tim sen làm thuốc ngủ, hoặc hái làm

quà biếu cho người phương xa đến chơi, không ai trồng sen để bán cả, mà bán cũng

chẳng ai mua, ai hái cũng được. Lúc bấy giờ cây sen được xem như thứ cỏ hoang,

chỉ để làm đẹp, làm cảnh ngắm chơi, chẳng có lợi ích kinh tế gì.

Nhưng bây giờ cây sen là kinh tế chính và gắn bó với gia đình chúng tôi

cũng như dân cư vùng Tháp Mười này.

Câu hỏi 2: Anh vui lòng cho biết, cây sen hiện nay đã đóng góp gì cho dân cư địa

phương?

Page 136: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxvi

Trả lời: có nhiều chứ, trước đây bà con nông dân không có trồng mở rộng

nhiều như hiện nay. Từ ngày hạt sen được xuất khẩu, bà con mở rộng sản xuất, vì

trồng sen lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa và hoa màu khác. Hiện bà con trồng

chuyên canh hoặc trồng xen canh hai lúa một sen đem lại hiệu quả rất cao.

Tại xã Mỹ Hòa có hơn 100ha trồng sen, và khoảng 20ha trồng sen kết hợp

hoạt động du lịch sinh thái. Từ ngày có khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, bà con

khá hơn, du khách biết đến Tháp Mười ngày càng nhiều, cũng như biết đến các món

ăn được chế biến từ sen và các đặc sản của địa phương như rượu sen, sữa sen, sen

sấy bơ.

Page 137: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxvii

Phụ lục 10

Biên bản phỏng vấn người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen

Nơi phỏng vấn: xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười

Người được phỏng vấn: Ông Bảy Kiệt, chủ hộ Sen Hồng Tháp Mười

Kính thưa Quý Anh (chị) vị, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học

“Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa”. Mong quý Anh (chị), dành ít thời gian

tham gia trả lời vài câu phỏng vấn để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu đề tài.

Câu hỏi 1: Ông vui lòng cho biết cây sen đã có mặt tại Đồng Tháp Mười khi

nào?

Trả lời:

Khu du lịch này xuất phát đầu tiên từ Ông Lương Văn Hà, thuê miếng đất

trồng sen của tui để thành lập khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười bắt đầu từ tháng 09

năm 2013. Trước đây, vào các ngày cuối tuần sinh viên với một vài du khách trẻ ở

TP HCM về đây chụp hình mùa bông sen nở rộ. Không ai nghỉ chuyện làm du lịch.

Đầu năm 2013, Ông Lương Văn Hà, Công ty Sự kiện Truyền thông Say Cheese và

nhóm bạn trẻ từ TP HCM trong tình cờ đến tham dự Lễ hội Gò Tháp, chiêm ngưỡng

cảnh đẹp đồng sen đầy sắc hồng của hoa sen trong nền xanh của lá sen. Ông nắm

bắt được nhu cầu, nhìn thấy được tiềm năng và tương lai của cánh đồng sen sẽ thu

hút du khách, nên đã nẩy sinh ra ý định thành lập khu du lịch mang đậm dấu ấn của

sen, mong muốn xây dựng cây sen trở thành thông điệp chính để thu hút phát triển

du lịch Đồng Tháp.

Câu hỏi 2: Ông vui lòng cho biết, nguyên nhân vì sao có thông tin trên mạng

Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười đóng cửa?

Trả lời:

- Việc quản lý ngày càng lỏng lẻo, thái độ của nhân viên phục vụ khách

hàng thiếu nhiệt tình, chậm chạp. Món ăn nấu càng ngày càng dở. Nội bộ quản lý và

lao động lủng củng, cãi vã, không đồng thuận, đổ thừa cho nhau, tỵ nạnh công việc

Page 138: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxviii

cho nhau thường xuyên xảy ra. Giá cả dịch vụ bất hợp lý như giữ xe giá 5.000 đồng

cho xe gắn máy, 50.000 đồng cho xe ô tô, giá 20.000 đồng cho chụp hình, giá

20.000 đồng cho một lần đi đò, giá cả ẩm thực luôn cao hơn các hộ xung quanh từ

30% trở lên. Trong khi các hộ liền kề hoàn toàn miễn phí gửi xe, qua kênh, chụp

hình, khi ăn uống hay mua bất kỳ sản phẩm sen nào ở đây.

- Các hộ Đồng Sen liền kề bắt đầu tham gia hoạt động với mô hình tương

tự, với ưu thế “cây nhà, lá vườn”, mọi thứ đều của nhà như đất trồng sen, người

quản lý, người phục vụ, xuồng, gô tràm dựng nhà hàng, tum đều là của nhà. Nên họ

không ngần ngại đưa mức giá xuống thấp, miễn phí các dịch vụ nhỏ lẻ.

Câu hỏi 3: Ông vui lòng cho biết vấn đề điện, nước, chất thải tại Đồng Sen

như thế nào?

Trả lời:

Khu du lịch Sen Hồng Tháp Mười của tôi diện tích 6ha rộng lớn như thế, mà

bơm nước cho đồng bằng máy nổ từ kênh, tốn kém lắm chú ơi. Điện tôi kéo từ cơ

quan bên Gò Tháp về giá cao và dây điện đâu có đủ sức chạy mô tơ điện. Mong ước

lớn nhất của tôi là có điện, có nước mà đến giờ vẫm im ru.

Vấn đề mong đợi nhất đó là nước sạch phục vụ du khách, có điện để chạy

mô tơ điện bơm nước cho cây sen, và cống hở để điều hòa giữ nước cho Đồng Sen.

Chất thải vệ sinh chúng tôi xây dựng hầm tự hoại. Nước thải sinh hoạt thải

trực tiếp ra kênh. Chúng tôi biết như thế là ảnh hưởng đến môi trường, nhưng chúng

tôi đâu có khả năng đầu tư hệ thống xử lý rác, nước thải.

Page 139: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xxxix

Biên bản phỏng vấn người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen

Nơi phỏng vấn: xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười

Người được phỏng vấn: Ông Hai Hơn, Chủ hộ Đồng Sen Gò Tháp.

Kính thưa Quý Anh (chị) vị, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học

“Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa”. Mong quý Anh (chị), dành ít thời gian

tham gia trả lời vài câu phỏng vấn để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu đề tài.

Câu hỏi 1: Thưa ông, vui lòng cho biết, du khách có thường đến đây lưu trú

qua đêm không?

Trả lời:

Có nhiều chứ, khách từ TP. HCM, cũng có khách nước ngoài nữa, nếu có

nhu cầu ở lại, tôi cho thuê mùng, mền, chiếu, gối, ngủ ở ngoài tum, với mức giá

40.000 đồng một tum, tui câu bóng đèn ngoài tum cho họ, tắm rửa, vệ sinh thì vô

nhà hàng.

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hơn, Chủ Khu du lịch Đồng Sen Gò Tháp, với

nội dung:

Câu hỏi 2: Xin ông vui lòng cho biết du khách nước ngoài có đến đây tham

quan không?

Trả lời:

Du khách nước ngoài đến đây nhiều lắm chú ơi, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc,

Nhật, họ đi tự túc và đi theo công ty du lịch.

Câu hỏi 3: Thưa ông, vấn đề ngoại ngữ giao tiếp với họ như thế nào?

Trả lời:

Nếu khách đến có hướng dẫn viên thì hướng dẫn viên thông dịch, còn đi một

mình lấy tay chỉ, lấy giấy ghi số tính tiền, ông nói thêm “vui lắm chú ơi, chúng tui

giao tiếp với một khách bằng cái điện thoại, hai bên nói qua nói lại đủ thứ, thông

dịch viên là cái điện thoại, hay ghê, tui nhớ hoài, vui thiệt. Hiện nay, Đồng Sen vẫn

chưa có thuyết minh viên, hướng dẫn viên, có ai biết gì đâu mà nói. Du khách đến

đây tự do khám phá, ăn uống, chụp hình, ai muốn bơi xuồng trên Đồng Sen chơi thì

mình chèo cho họ, rồi ăn uống, ngồi chơi ngắm cảnh thôi.

Page 140: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xl

Phụ lục 11

Biên bản phỏng vấn chính quyền địa phương xã Mỹ Hòa

Nơi phỏng vấn: ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười

Người được phỏng vấn: Ông Nguyễn Hoàng Thiện, phó Chủ tịch xã Mỹ Hòa

Kính thưa Quý Anh (chị) vị, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học “Du

lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa”. Mong quý Anh (chị), dành ít thời gian

tham gia trả lời vài câu phỏng vấn để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu xác với thực

tế.

Nơi phỏng vấn: ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười

Người được phỏng vấn: Ông Nguyễn Hoàng Thiện, phó Chủ tịch xã Mỹ Hòa

Câu hỏi 1: Ông vui lòng cho biết Khu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ

Hòa, được thành lập năm nào?

Trả lời:

Vào cuối giữa năm 2013, một nhóm thanh niên từ Công ty truyền thông Say

Cheese thuê đất của người dân địa phương thành lập quán ăn để phục vụ khách du

lịch và khách hành hương của khu du lịch Gò Tháp, lấy tên Khu du lịch Đồng Sen

Tháp Mười. tỉnh Đồng Tháp. Sau này người dân địa phương thấy nhu cầu ngày

càng du khách ngày ngày càng đông nên một số hộ liền kề thành lập các quán ăn

gọi là khu khu du lịch. Ông Nguyễn Văn Hớn đề nghị cấp giấy phép thành lập Khu

du lịch sinh thái Đồng Sen, và từ đó khu vực trồng sen này có tên Khu du lịch sinh

thái Đồng Sen cho đến nay.

Câu hỏi 2: Ông vui lòng cho biết Khu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ

Hòa, đã đóng góp gì cho cộng đồng địa phương?

Trả lời:

Page 141: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xli

- Tạo vẻ đẹp và cảnh quan và môi trường du lịch, đồng thời phục vụ khách

tham quan, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giản, ngắm nhìn những

cánh đồng sen bát ngàn.

- Đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm ổn định cho

hơn 50 người tại địa phương.

- Hằng năm các hộ kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Sent ham gia đóng

góp an sinh xã hội cho địa phương như cấp phát quà cho học sinh nghèo học giỏi,

tặng học bổng, giúp đỡ gia đình khó khăn tại địa phương.

Câu hỏi 3:

Ông (Bà) biết khu du lịch sinh thái Đồng Sen có vai trò gì trong phát triển

nông nghiệp, kinh tế, du lịch của địa phương?

Trả lời:

- Khu du lịch sinh thái Đồng Sen đã thực hiện theo chủ trương của Trung

ương và địa phương trong việc chuyển đổi cây trồng từ nông nghiệp thuần túy sang

trồng hoa màu. Được chính quyền hô trợ kinh phí 1 triệu đồng/ ha để bà con thực

hiện phương án chuyển đổi theo phương án của chính quyền địa phương. Bà con đã

có cuộc sống khá hơn làm nông nghiệp trồng lúa.

- Về mặt kinh tế, khu du lịch sinh thái Đồng Sen góp phần phát triển, xây

dựng chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tạo môi trường

thân thiện cho khách du lịch và khách hành hương biết đến xã Mỹ Hòa, huyện Tháp

Mười.

Câu hỏi 4: Ông vui lòng cho biết chính quyền địa phương đã có hô trợ gì cho

cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen

theo mô hình du lịch cộng đồng mà địa phương đã phê duyệt kế hoạch thực hiện?

Trả lời:

Chính quyền địa phương hô trợ mở lớp nghề nấu ăn các món ăn được chế

biến từ sen và các món ăn Nam bộ. Ngoài ra còn có lớp tập huấn về kiến thức du

lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, đờn ca tài tử, kỹ năng phục vụ khách du lịch và du

khách hành hương.

Page 142: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xlii

Câu hỏi 5: Ông vui lòng đề xuất ý kiến để khu du lịch Đồng Sen phát triển

bền vững?

- Lãnh đạo các cấp có thẩm quyền sớm triển khai quy hoạch phát triển khu

du lịch sinh thái Đồng Sen theo đúng mô hình du lịch cộng đồng.

- Hô trợ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, để người tham gia hoạt động du lịch

sinh thái Đồng Sen mở rộng quy mô và diện tích trồng sen và các loại hình vui chơi

giải trí để đáp ứng và phục vụ du khách tốt hơn.

- Mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về du lịch, đồng thời cho đi tham

quan mô hình du lịch cộng đồng ở nước ngoài nhằm tạo thêm sáng kiến mới trong

kinh doanh và hoạt động du lịch để phục vụ du khách tốt hơn trong thời gian tới.

Page 143: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xliii

Phụ lục 12

Một số hình ảnh liên quan đến luận văn

[Hình 1.1], Biểu tượng Du lịch Việt Nam.

Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn/. Truy cập ngày 25/ 03/2016

[Hình 1.2], Biểu tượng Hàng không Việt Nam

Nguồn: https://www.vietnamairlines.com/vi/home. Truy cập ngày 25/ 03/2016

[Hình 1.3], Biểu tượng tỉnh Đồng Tháp. Nguồn: https://svhttdl.dongthap.gov.vn.

Truy cập ngày 25/ 03/2016

Page 144: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xliv

[Hình 1.3], Biểu tượng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp

Nguồn: https://svhttdl.dongthap.gov.vn. Truy cập ngày 25/ 03/2016

[Hình 1.4], “Bé Sen”, biểu tượng (Mascot) quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp

Nguồn: https://svhttdl.dongthap.gov.vn. Truy cập ngày 25/ 03/2016

[Hình 1.5], Hình ảnh quảng cáo du lịch tỉnh Đồng Tháp.

Nguồn: https://svhttdl.dongthap.gov.vn. Truy cập ngày 25/ 03/2016

Page 145: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xlv

[Hình 1.6],

Thánh tâm và thánh giá bằng đá chạm hình hoa sen (nhà thờ Phát Diệm)

Nguồn: Tạp chí Mỹ thuật nhiếp ảnh số 06/2013. Truy cập ngày 25/ 03/2016

[Hình 2.1], Bảng chỉ dẫn đường vào Đồng Sen

Ngày chụp ngày 7/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

Page 146: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xlvi

[Hình 2.2], Kênh Vành Đai Gò Tháp, đường thủy vào Đồng Sen.

Ngày chụp ngày 7/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

[Hình 2.3], Đường Vành Đai Gò Tháp, đường bộ vào Đồng Sen.

Ngày chụp ngày 7/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

Page 147: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xlvii

[Hình 2.4], Đường Gò Tháp, đường bộ vào Gò Tháp

Ngày chụp ngày 7/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

[Hình 2.5], Cảnh quan Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa

Ngày chụp ngày 7/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

Page 148: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xlviii

[Hình 2.6], Sen Tháp Mười xưa, mọc hoang dọc đường Vành Đai

Ngày chụp ngày 7/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

[Hình 2.7], Bảng hiệu “Khu du lịch Đồng Sen Gò Tháp”

Ngày chụp: 20/ 12/ 2015. Nguồn: tác giả

Page 149: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

xlix

[Hình 2.8], Chủ hộ Đồng Sen Gò Tháp tiếp đón du khách

Ngày chụp: 20/ 12/ 2015. Nguồn: tác giả

[Hình 2.9], Du khách đang thưởng thức ẩm thực Đồng Sen

Ngày chụp: 20/ 12/ 2015. Nguồn: tác giả

Page 150: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

l

[Hình 2.10], Du khách đến từ TP HCM, đang thưởng thức chè hạt sen

Ngày chụp: 07/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

[Hình 2.11], Tum ngắm cảnh. Ngày chụp: 07/ 04/ 2016.

Nguồn: Tác giả

Page 151: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

li

[Hình 2.12], Quầy sản phẩm quà tặng

Ngày chụp: 07/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

[Hình 2.13], Giới thiệu các loại hoa sen bằng hình ảnh

Ngày chụp: 20/ 12/ 2015. Nguồn: tác giả

Page 152: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lii

[Hình 2.14], Xuồng dạo Đồng Sen

Ngày chụp: 20/ 12/ 2015. Nguồn: tác giả

[Hình 2.15], Tắc ráng dạo Đồng Sen

Ngày chụp: 20/ 12/ 2015. Nguồn: tác giả

Page 153: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

liii

[Hình 2.16], Khu di tích lịch sử Xẻo quýt

Nguồn: https://dongthap.gov.vn. Truy cập ngày 25/ 03/2016

[Hình 2.17], Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Nguồn: http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/1207

Truy cập ngày 25/ 03/2016

Page 154: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

liv

[Hình 2.18], Làng Bè Bình Thạnh (Đồng Tháp)

Nguồn: https://dongthap.gov.vn. Truy cập ngày 25/ 03/2016

[Hình 2.19], Vườn hoa Tân Quy Đông - Sa Đéc (Đồng Tháp)

Nguồn:<http://thanhnien.vn/van-hoa/lang-hoa-tan-quy-dong-don-tet- 656168.html>.

Truy cập ngày 25/ 03/2016

Page 155: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lv

[Hình 2.20], Nhà hàng nổi ở Vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông

Ngày chụp 07/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

[Hình 2.21], Nhà hàng nổi Bàu Sen ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười

Ngày chụp 07/ 04/ 2016. Nguồn: tác giả

Page 156: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lvi

Phụ lục 13

Một số chương trình tham quan Đồng Sen của các Hãng Lữ hành

TOUR KHÁM PHÁ ĐẤT SEN HỒNG

( 02 NGÀY 01 ĐÊM )

NGÀY 01 THAM QUAN SA ĐÉC ( ĂN TRƯA, CHIỀU)

09h30 Hướng dẫn viên Dong Thap Tourist đón đoàn tại Tp Sa Đéc tham

quan Nhà Cổ Huỳnh Thủy Lê - Ông là người tình của Marguerite Duras - Mối tình

đó được bà viết nên tiểu thuyết và dựng thành phim Người tình (L’Amant). Tham

quan Làng hoa kiểng Sa Đéc - đây là một trong những làng hoa kiểng lớn nhất Việt

Nam. Quý khách chiêm ngưỡng nhiều loại hoa đẹp và kiểng bonsai có tuổi thọ trên

100 năm. Dùng cơm trưa tại Sa Đéc.

Quý khách tiếp tục đến TP. Cao Lãnh, nhận phòng khách sạn. Nghỉ ngơi.

Chiều tham quan Khu Di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (gồm nhà sàn

Bác Hồ, Khu mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Làng Hòa An xưa - nơi tái hiện

ngôi làng mà Cụ Nguyễn Sinh Sắc từng sống trước đây), tham quan Bảo tàng Đồng

Tháp ( nơi trưng bày di chỉ của nền văn hóa óc -eo và những sinh hoạt văn hóa đặc

trưng của nền văn hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long). Tham quan chụp hình đường

hoa Lý Thường Kiệt với công trình “ Sen lên phố thị ”.

Dùng cơm chiều và nghỉ đêm tại Cao Lãnh. Tối quý khách dạo công viên

Văn Miếu, hồ Khổng Tử...

Page 157: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lvii

Ăn sáng tại khách sạn. Trả phòng khởi hành đi Vườn Quốc gia Tràm Chim

Tam Nông- đây là Khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam.

Vườn Quốc gia có diện tích tự nhiên 7.612 ha, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên

tuyệt đẹp, thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau và cũng chính là nơi

cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198

loài chim nước. Đến VQG Tràm Chim xe điện đưa quý khách đi tham quan những

cánh đồng Sen, Súng, Lúa ma và ngắm những các đàn chim bay lượn trên không.

Quý khách lên đài quan sát ngắm toàn cảnh đồng nước bao la của Vườn Quốc gia.

Dùng cơm trưa với các món đặc sản của Đồng Tháp như: cá lóc nướng trui cuốn lá

sen.

Tàu đưa quý khách trở lại Trung tâm Điều hành của Vườn Quốc Gia, khởi

hành trở về Tp Hồ Chí Minh, ghé mua sắm tại chợ Tam Nông với các đặc sản khô

cá lóc, khô rắn... trên đường dừng chân tham quan KDL Đồng Sen Thap Mười.

Quý khách tiếp tục hành trình về Hồ Chí Minh trên tuyến đường N2. Hướng dẫn

viên chia tay quý khách.

Kết thúc chương trình tham quan.

GIÁ TOUR:

NGÀY 02 TRÀM CHIM- KDL ĐỒNG SEN ( ĂN SÁNG, TRƯA)

Page 158: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lviii

NHÓM

KHÁCH 5-10 11-14 15-19 20-25 30 35 40

KS 970.000 880.000 870.000 860.000 850.000 840.000 830.000

KS 1.030.000 940.000 930.000 920.000 910.000 895.000 885.000

GIÁ BAO GỒM:

03 bữa ăn chính theo chương trình; 01 bữa ăn sáng

Phòng nghỉ khách sạn tiêu chuẩn 2-3sao: 2-3k/phòng

Hướng dẫn viên

Vé tham quan, xe điện + tàu tham quan Tràm Chim

Bảo hiểm du lịch mức bồi thường 10.000.000đ/trường hợp

Thuế VAT

GIÁ KHÔNG BAO GỒM:

Chi phí ngoài chương trình.

Xe vận chuyển theo chương trình đón trả khách tại Tp Hồ Chí Minh:

550.000đ/khách

Xe vận chuyển theo chương trình đón trả khách tại Tp Cần Thơ:

400.000đ/khách

CHI PHÍ TRẺ EM ĐI CÙNG:

Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí dịch vụ

Trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi: 50% giá dịch vụ.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Được tính như người lớn.

CN C.TY CP DU LỊCH ĐỒNG THÁP- TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH

02 Đốc Binh Kiều, Phường 2, TP.Cao Lãnh, Đồng

Tháp

Email:

[email protected]

Fax: 067.3855 744

Page 159: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lix

website:dongthaptourist.com

TOUR DL7 THEO CÁNH HẠT BAY

( 02 NGÀY 01 ĐÊM )

NGÀY 01 THAM QUAN SA ĐÉC ( ĂN TRƯA, CHIỀU)

09h30 Hướng dẫn viên Dong Thap Tourist đón đoàn tại ngã ba Mỹ Long (

cách ngã 3 An Thái Trung 12km) đưa vào tham quan Khu di tích Xẻo Quýt. Tại đây

Quý khách được các cô du kích đưa xuồng ba lá đến tham quan các căn hầm bí mật

nằm ẩn mình trong khu rừng tràm nguyên sinh - nơi đây từng được chọn quay trong

phim Đất Phương Nam. Dùng cơm trưa tại Nhà hàng Xẻo Quýt với các món ăn

đặc sản Đồng Tháp Mười.

Quý khách tiếp tục đến TP. Cao Lãnh, nhận phòng khách sạn. Nghỉ ngơi.

Chiều tham quan Khu Di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (gồm nhà sàn

Bác Hồ, Khu mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Làng Hòa An xưa - nơi tái hiện

ngôi làng mà Cụ Nguyễn Sinh Sắc từng sống trước đây), tham quan Bảo tàng Đồng

Tháp ( nơi trưng bày di chỉ của nền văn hóa óc -eo và những sinh hoạt văn hóa đặc

trưng của nền văn hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long). Tham quan chụp hình đường

hoa Lý Thường Kiệt với công trình “ Sen lên phố thị ”.

Dùng cơm chiều và nghỉ đêm tại Cao Lãnh. Tối quý khách dạo công viên

Văn Miếu, hồ Khổng Tử...

Page 160: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lx

Ăn sáng tại khách sạn. Trả phòng khởi hành đi Vườn Quốc gia Tràm Chim

Tam Nông- đây là Khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam.

Vườn Quốc gia có diện tích tự nhiên 7.612 ha, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên

tuyệt đẹp, thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau và cũng chính là nơi

cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198

loài chim nước. Đến VQG Tràm Chim xe điện đưa quý khách đi tham quan những

cánh đồng Sen, Súng, Lúa ma và ngắm những các đàn chim bay lượn trên không.

Quý khách lên đài quan sát ngắm toàn cảnh đồng nước bao la của Vườn Quốc gia.

Dùng cơm trưa với các món đặc sản của Đồng Tháp như: cá lóc nướng trui cuốn lá

sen.

Tàu đưa quý khách trở lại Trung tâm Điều hành của Vườn Quốc Gia, khởi

hành trở về Tp Hồ Chí Minh, ghé mua sắm tại chợ Tam Nông với các đặc sản khô

cá lóc, khô rắn... trên đường dừng chân tham quan KDL Đồng Sen Thap Mười.

Quý khách tiếp tục hành trình về Hồ Chí Minh trên tuyến đường N2. Hướng dẫn

viên chia tay quý khách.

Kết thúc chương trình tham quan.

GIÁ TOUR:

NHÓM

KHÁCH 5-10 11-14 15-19 20-25 30 35 40

KS 970.000 880.000 870.000 860.000 850.000 840.000 830.000

KS 1.030.000 940.000 930.000 920.000 910.000 895.000 885.000

NGÀY 02 TRÀM CHIM- KDL ĐỒNG SEN ( ĂN SÁNG, TRƯA)

Page 161: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lxi

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN

ĐỒNG SEN

DI TÍCH GÒ THÁP - TRÀM CHIM TAM NÔNG

Ngày 01: SÀI GÒN - DI TÍCH GÒ THÁP - ĐỒNG SEN - CAO LÃNH

06h00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn. Khởi hành đi huyện Tháp Mười, Đồng

Tháp. Ăn sáng trên đường đi. Đến Tháp Mười, tham quan:

Di tích Gò Tháp Mười - là một di tích quốc gia đặc biệt, có diện tích 320ha gồm

có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự,

mộ và đền thờ cụ Ðốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.

Khu du lịch Đồng Sen - chiêm ngưỡng nét đẹp mùa Hoa Sen, quý khách có thể

thư giãn với các dịch vụ dân dã nơi đây như bơi xuồng chèo ngắm nhìn và chụp

ảnh Sen, … hoặc mua các sản phẩm chế biến từ Sen như tim sen, rượu sen,… (chi

phí tự túc)

Quý khách có thể thưởng thức các món ăn dân dã đặc sản của quê hương miền

Tây: Gà Xối Muối, Gỏi ngó sen tôm thịt, cá lóc đồng nướng, lẩu lươn, lẩu gà, lẩu

Page 162: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lxii

hải sản, cơm hạt sen … (tuỳ mùa)

Tiếp tục hành trình đến Cao Lãnh nhận phòng. Buổi chiều tham quan:

Viếng Lăng Mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, tìm hiểu về cuộc đời & sự

nghiệp hoạt động cách mạng cụ thân sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Ăn tối, nghỉ đêm tại Cao Lãnh.

Ngày 02: CAO LÃNH - TRÀM CHIM TAM NÔNG - SÀI GÒN

Ăn sáng, trả phòng. Khởi hành đi huyện Tam Nông, Đồng Tháp, tham quan:

Tràm chim Tam Nông - với sân chim rộng hơn 40 hecta, tập trung hơn 15 loài

chim muông du hiếm, sinh sống, làm tổ và đẻ trứng, với đầy đủ chủng loại các loài

chim, cò, diệc nhang điền, vạc, trích, còng cọc, le le,.. Đặc biệt có loài Sếu đầu đỏ

được đưa vào sách đỏ thế giới các loài bảo tồn ( tùy theo mùa)

Nhìn bao quá khu sinh thái với Đài quan sát với độ cao 18

Dùng cơm trưa tại nhà hàng nổi, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản

mang đậm chất miền sông nước miền Tây Nam Bộ

Khởi hành về Sài Gòn, trên đường du khách dừng chân:

Mua đặc sản Đồng Tháp

Đến TP.HCM, chia tay tạm biệt & hẹn ngày gặp lại

Page 163: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lxiii

GIÁ TOUR DÀNH

CHO KHÁCH GHÉP

ĐOÀN:

VND/KHÁCH.

KHỞI HÀNH

KHÁCH

SẠN

GIÁ VÉ PHỤ THU

Người

lớn

Trẻ em

5-10 tuổi

Ngoại

quốc

Phòng

đơn

28-29/05, 18-19/06,

02-03/07

NHÀ

KHÁCH

ĐỒNG

THÁP 2*

1.400.000 '700.000 +150.000 '250.000

Phụ thu khách sạn 3* (Sông Trà): +200.000 đồng

GIÁ BAO GỒM:

Xe đưa đón và phục vụ theo chương trình (16, 29, 33, 45 chô tùy vào số lượng

khách đăng ký)

Khách sạn đầy đủ tiện nghi, loại phòng tiêu chuẩn: (02 - 03 khách người

lớn/phòng)

Nhà khách Đồng Tháp 2*;… (Hoặc các khách sạn khác tương đương)

Các bữa ăn theo chương trình (02 bữa ăn sáng và 03 bữa ăn chính)

Hướng dẫn viên tiếng Việt.

Phí tham quan, thuyền tham quan theo chương trình.

Nón Fiditour + khăn lạnh + nước tinh khiết 01 chai 0.5 lít/ khách/ ngày.

Bảo hiểm du lịch: trị giá bồi thường tối đa là 100.000.000 đồng/ trường hợp.

Page 164: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế ...graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/LUAN VAN VIET … · Luận văn thạc sĩ được

lxiv

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ

VĂN PHÒNG CÔNG TY:

129, Nguyễn Huệ, P Bến Nghé, Quận 1.

Tel: (84-8) 3914 1414 - 3914 1516 Fax: (84-8)

3914 1363

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH

SỐ 2

12D, Cách Mạng Tháng 8 - P. Bến Thành - Q1

-Tp.HCM

Tel: (84-8) 38 282 282 - 38 272 272

CHI NHÁNH TẠI TP.HCM

FIDITOUR Chợ Lớn: 977 Hồng Bàng, P9, Q6.

Tel: (+84-8) 39 60 71 43 - 44 - 45

Fax: (+84-8) 3960 7142

FIDITOUR Tân Bình: 355 Cộng Hòa, P13,

Q.Tân Bình.

Tel: (84-8) 3810 3859 ; Fax: (84-8) 3810 3860

ĐẠI LÝ CỦA FIDITOUR

Đại lý du lịch tại Quận 5, TPHCM:

Địa chỉ: 201 An Dương Vương, Phường 8, Quận

5,TPHCM.

DT ( 84-8 ) 38 567.871 - 38 562 771

Fax ( 84-8 ) 38 567 071

Email: [email protected].

FIDITOUR KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH MỘT CHUYẾN ĐI THẬT THÚ VỊ

VÀ BỔ ÍCH.