6
DÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thc hin : Phm ThHng Yến Thầy : Chơn Nguyên – Chtrì chùa Liên Sơn – T7, p 5, Xã Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai

D ÁN - vnhr.vn · Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa đã trang bị được gần hết

  • Upload
    vocong

  • View
    217

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: D ÁN - vnhr.vn · Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa đã trang bị được gần hết

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG

(TẠI CHÙA LIÊN SƠN)

Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến

Thầy : Chơn Nguyên – Chủ trì chùa Liên Sơn – Tổ 7, ấp 5, Xã

Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai

Page 2: D ÁN - vnhr.vn · Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa đã trang bị được gần hết

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG CHÙA LIÊN SƠN – TỔ 7, ẤP 5, XÃ THANH SƠN, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

I-Mục đích, ý nghĩa : Chùa Liên Sơn – do thầy Chơn Nguyên chủ trì tọa lạc tại 01 nơi khá hoang vu,

cách ngã ba Trị An khoảng 15 km, trước khi đến được chùa phải qua 01 cây cầu treo do người dân địa

phương cùng chung sức làm. Nếu có 1 lần được đến nơi bạn sẽ thấy được cuộc sống của đồng bào

nghèo nơi đây. Việc kiếm được miếng ăn hàng ngày đã khó, huống gì là cho con em đến trường.

Trước hoàn cảnh đó, thầy Chơn Nguyên đã tìm mọi cách để cưu mang các em, thay mặt cha mẹ các em

cho các em ăn học. Nhưng với 01 nhà sư trẻ, việc lo cơm áo gạo tiền ăn học đã khó nói chi là sắp xếp

cho các em 01 nơi ở cho đúng nghĩa gọi là nhà.

Toàn khu vực ấp 5 có 3,000 nhân khẩu, các hộ dân sống trong điều kiện hết sức khó khăn, vào mùa

mưa, những người lớn sẽ họp 1 nhóm 4-5 người vào rừng sắn măng, sau 1 ngày nhóm có thể kiếm được

400,000 đồng. Nhưng mùa mưa chỉ tầm 3 tháng, thời gian còn lại thì kiếm chỗ làm thuê mỗi ngày

150,000 đồng nhưng việc không nhiều, nên đa số người lớn sẽ đi làm xa, để con cái ở nhà đứa lớn trông

đứa bé hoặc gửi ông bà

<hình ảnh về đoạn đường mà người lớn và trẻ em phải đi hằng ngày>

Với việc đi trên đoạn đường như thế này, chúng tôi đi còn vất vả huống chi các em học sinh. Do đó việc

các các bỏ học là chuyện không lớn, cho dù ý chí các em có nhưng để vượt qua đoạn đường này và đi

xuyên rừng đến trường thật sự là kỳ tích

Trước tình cảnh ấy, thầy Chơn Nguyên đã nhận các em về chùa, bố trí chỗ ăn ở để ngăn chặn nguy cơ

bỏ học của các em, đó là cách duy nhất giúp các gia đình thoát nghèo, có 01 mạnh thường quân đã bỏ

tiền xây nhà cho các em có chốn ăn ở, tuy nhiên dự án chỉ kết thúc ở phần thô với cột nhà được đúc

bằng cột bê tông, dự án đã chỏng trơ nằm đó cả năm nay và các em đang trọ tại chùa được bố trí cho ở

những nơi tạm gọi là “nhà” , với đúng ý nghĩa của nó “nơi để ngũ”

Page 3: D ÁN - vnhr.vn · Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa đã trang bị được gần hết

Thật cảm thương cho hoàn cảnh các em. Hiện nay nhà chùa chỉ có thể cho 10 em tá túc, các em hiện

phải đi học tại các trường cách chùa 5 - 7 km, hàng ngày các em đi học bằng xe đạp. Số lượng các em

cần giúp đỡ rất nhiều, nguy cơ bỏ học của các em ngày càng cao, các em cần lắm 1 tổ ấm để tiếp tục

con đường học tập đầy gian nan của mình

Thông tin về xã Thanh Sơn

Chiếc cầu treo tạm bợ bắt qua suối Samach nối liền ấp 5 (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) và ấp

Lý Lịch 2 (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) đã tồn tại 15 năm nay. Chiếc cầu treo nhỏ đƣợc bắt một

cách lỏng lẽo đã khiến nhiều ngƣời đã té xuống suối. Có ngƣời bị té và chấn thƣơng nặng đến nỗi

hiện giờ phải nằm liệt một chỗ.

Khó khăn vùng “ốc đảo”

Chiếc cầu treo này gồm 4 trụ bê tông cắm hai bên bờ, giữa suối là hai trụ sắt, giăng 2 đường dây cáp

ngang qua, mặt cầu được ghép các tấm ván gỗ tạm bợ, hai bên được giăng kiềng dây thép nhỏ để làm

thành cầu. Chiếc cầu treo lắc lẻo, chông chênh khiến đa số người dân đều phải dắt xe đi bộ chậm rãi

qua, chỉ có vài người bạo dạn mới dám chạy xe máy qua cầu.

Ông Nguyễn Văn Duyên (tổ 7, ấp 5, xã Thanh Sơn) kể, vào những năm 1990, người dân khắp nơi mới

tìm đến đây khai hoang, lập nghiệp. Từ đó, hàng chục hộ dân ở xã Phú Lý đổ xô qua xã Thanh Sơn làm

ruộng, rẫy. Cứ sáng họ qua làm, đến chiều tối lại quay về Phú Lý. Tuy nhiên, trải qua mấy chục năm

nhưng đời sống của bà con nơi đây vẫn không phát triển được do hệ thống đường giao thông, cầu cống

không được đầu tư.

“Vào mùa thu hoạch nông sản, tiểu thương thường mua ép giá từ 500 - 1.000 đồng/ký sản phẩm với lý

do vận chuyển khó khăn. Một ký xoài bị ép giá 500 đồng thì 30 tấn xoài/ha người dân bị mất 15 triệu

đồng. Như vậy, mỗi năm bà con ở đây mất cả tỷ đồng, trong khi chi phí đầu tư, chăm sóc cho cây trồng

Page 4: D ÁN - vnhr.vn · Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa đã trang bị được gần hết

rất cao. Điều đó khiến cho người dân chịu quá nhiều thiệt thòi”, ông Duyên bộc bạch.

Chiếc cầu treo Samach nối liền 2 xã Thanh Sơn và Phú Lý

Người dân ví nơi đây giống như một “ốc đảo” bị cô lập với các vùng xung quanh. Người dân ấp 5 (xã

Thanh Sơn) muốn vào trung tâm xã thì phải băng rừng, lội suối với chiều dài khoảng 30km. Mùa nắng,

bà con cố gắng đi thì cũng phải mất hàng giờ mới đến nơi, còn mùa mưa thì không tài nào đi được do

đường sình lầy, nước dâng ngập cao các con suối gây chia cắt nhiều đoạn. Từ đó đã xảy ra một nghịch

lý, người dân tổ 7, ấp 5 (xã Thanh Sơn) muốn đi chợ, khám bệnh, chuyển nông sản, cho con ăn học đều

đổ dồn qua xã Phú Lý. Ngược lại, người dân xã Phú Lý đi sang bên Thanh Sơn để làm ruộng, rẫy.

Một số thông tin về thầy Chơn Nguyên :

“Khi đến nơi, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì nơi hẻo lánh này lại có một ngôi chùa, rất đông các

bạn trẻ được nuôi dưỡng tại đây trong sự bảo bọc của thầy Thích Chơn Nguyên - người khai sơn ngôi

chùa Liên Sơn (gần sát Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai), với ước mơ “tụi nhỏ được đến trường, ăn

học đàng hoàng, thoát nghèo, giúp đời”…

ĐĐ.Thích Chơn Nguyên xắn tay làm từ thiện tới vùng sông nước còn nghèo - Ảnh: Huy Duy

Con đường thiện nguyện

Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, trong một gia đình có 6 anh em (4 trai, 2 gái), thầy là người con thứ 5. Khi vừa

bước vào độ tuổi 26, đương lúc công danh, sự nghiệp, tiền tài đều có, đời sống thoải mái, sung túc, nhưng thầy

lại từ bỏ và quyết chí đi tu. “Lúc đó, gia đình, anh chị em đã phản đối kịch liệt, không muốn cho tôi xuất gia,

nhưng khi hiểu được tâm ý của con nên mọi người đành chấp nhận”, ĐĐ.Thích Chơn Nguyên kể.

Thầy xuất gia tại thiền viện Quảng Đức (Thủ Đức, TP.HCM), là đệ tử của HT.Thích Quảng Liên. Tại mái chùa

này thầy đã chuyên tâm tu học được 4 năm, với tấm lòng yêu thương mọi người, có hoàn cảnh sống khó khăn mà

nhất là các em nhỏ, bé bỏng, phải chịu nhiều mất mát về tình cảm. Trước khi đến với mảnh đất gắn bó này thầy

đã nhiều lần thực hiện những chuyến thăm đến các vùng sâu, vùng xa, thấy được sự khó nhọc của các em nhỏ,

gia đình không có đủ tiền cho các em ăn học, nhiều em phải chịu nhịn thèm vì không có tiền mua quà bánh...

Đó là động lực thôi thúc, để năm 2012 thầy quyết định về “an cư” tại tổ 7, ấp 5, xã Thanh Sơn, huyện Định

Quán, tỉnh Đồng Nai - mua đất thành lập chùa. Ban đầu, thầy đã nhận 6 em nhỏ gồm 3 trai, 3 gái về chùa nuôi

Page 5: D ÁN - vnhr.vn · Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa đã trang bị được gần hết

dưỡng, đa phần các em có những hoàn cảnh khá đặc biệt, cha mẹ bỏ nhau, gia cảnh nghèo khó, không đủ lo cho

các em - thầy xem các em như những đứa con trong nhà.

Thành lập một ngôi chùa ở miền núi đã khó, nay còn nhận nuôi trẻ trong điều kiện còn khó khăn hơn, ở sâu

trong vùng đất vắng người, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cả về điện, nước… Thầy vừa quản lý công việc ở chùa,

vừa chạy đi chạy về ở Sài Gòn để tiếp tục chương trình học tại Học viện Phật giáo VN (năm 3, khoa Triết). Khó

khăn, nhọc nhằn là thế nhưng thầy lúc nào vẫn cười tươi, hoan hỷ, nhất là khi nhắc về các em nhỏ ở chùa.

“Ôi mấy đứa này lì lắm, tối ngày để bị la hoài, nhưng vắng chúng thì buồn lắm”, thầy nói thiệt tình. Đến giờ thì

số trẻ của thầy xấp xỉ gần 100, để duy trì và phát triển cho đến ngày nay cũng nhờ vào bàn tay của Phật tử gần

xa, các mạnh thường quân biết và quý thầy, đã đến đây tiếp sức. Thầy bảo, ở đây người dân dễ thương lắm, luôn

gần gũi và giúp đỡ nhà chùa, các mạnh thường quân xa gần ai có gì giúp nấy: gạo, dầu, nước tương, tập, sách,

bút, bàn học… Tất cả đều góp lại cho các em ăn học, có điều kiện cho các em sinh hoạt khỏe mạnh.

Nụ cười từ mảnh đất vắng người

Dù ở nơi vắng vẻ, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng người ta vẫn có thể nghe, cảm nhận được niềm

hạnh phúc từ những đứa trẻ. Mỗi mùa Trung thu về, thầy tổ chức nhiều trò chơi dân gian, đốt đèn trung thu, mỗi

em đều được thưởng thức mùi vị của chiếc bánh trung thu trong ngày Tết dành cho thiếu nhi. Ngày lễ, Tết, nhà

chùa trang bị hai đầu lân cho các em múa vui.

Các em nhỏ được dưỡng nuôi nơi mái chùa Liên Sơn - Ảnh: Huy Duy

Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa

đã trang bị được gần hết 100% xe đạp - phương tiện đi lại cho các em đến trường, vì trường cách chùa

khá xa, khoảng 5km.

Thầy cười bảo: “Ở đâu cũng có... tai mắt của thầy, đứa nào đi học về mà quậy phá, la cà là người dân

điện về cho thầy hay liền, nên đa phần các em rất ngoan ngoãn, đi học lúc nào cũng đi đúng giờ”.

Ngày nào thầy vắng nhà, các em cũng có thể tự nấu ăn cho mình, quây quần bên nhau, đứa lớn dạy chữ

cho đứa nhỏ. Hiện, thầy còn bảo trợ cho hai sinh viên, một sinh viên học Trường ĐH Y Phạm Ngọc

Thạch, một em Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Trong những lúc tiếp xúc gần gũi với các em, thầy

luôn đem những lời dạy của Đức Phật hướng dẫn cho các em biết sống cho tốt, sống ý nghĩa, chia sẻ và

giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

Thầy tâm sự, tâm nguyện của mình là làm việc gì cũng đem lại lợi ích cho mọi người, người dân nơi

đây còn nghèo khó, nhà chùa cũng trong lúc khó khăn rất nhiều, tuy nhiên nếu giúp được gì thì nhà

chùa luôn giúp cho bà con. “Ở đây có thể không có nhiều, một bữa cơm chay, hay đơn giản là trông

nom các em nhỏ cho họ yên tâm đi làm kiếm tiền, là cách hỗ trợ của chúng tôi”, thầy nói.

Về phía chính quyền luôn lấy làm phấn khởi, hoan nghênh công việc của thầy, từ ngày có thầy về đây,

mảnh đất vắng lặng hình như có thêm tiếng cười, không khí nhộn nhịp, hoan hỷ hơn.”

Page 6: D ÁN - vnhr.vn · Trong khuôn viên chùa còn có một lớp học - nơi dành cho việc dạy chữ, văn hóa cho các em, nhà chùa đã trang bị được gần hết

II-Dự án:

Hiện nay khung bê tông của căn nhà với diện tích 96m2 đã có, thầy Chơn Nguyên dự kiến xây dựng

dạng nhà sàn, phía trên chia thành 04 phòng ngũ. Còn phần dưới là nơi sinh hoạt, học tập của các em.

Theo thầy Chơn Nguyên, nếu xây bằng gạch và xi măng thì việc vận chuyển rất khó khăn (như đã nói ở

phần trên, muốn vào chùa phải đi qua 01 cây cầu treo do dân tự làm), do đó chi phí vận chuyển là rất

đắt đỏ.

Có 02 lựa chọn với mức chi phí 320 triệu và 430 triệu

Phương án 1: Lắp ráp khung sắt, sàn gỗ , chi phí 328 tr (Phụ lục 1)

Phương án 2 : Xây dựng bằng gạch , sàn giả đúc , chí phí 430tr (Phụ lục 2)

Phác thảo mô hình căn nhà

*Nơi này không chỉ là địa điểm cho các em tá túc để tiếp sức việc đến trường của các em, mà còn là nơi người

dân quanh vùng có thể đến ở tạm qua đêm khi lỡ đường

Đây là nơi trao gửi yêu thương giữa khu rừng xanh bạt ngạt tại vùng đất lòng hồ Trị An

Song song đó, chúng tôi cũng đang tìm kiếm nhà thầu nào xây dựng để kiểm tra xem giá vật tư và công thợ thì

chi phí sẽ cao hơn phương án trên như thế nào, càng về mùa mưa thì tình cảnh các em càng đáng thương. Chúng

tôi tha thiết nhận được sự hỗ trợ của quí vị mạnh thường quân để công trình sớm hoàn thành

Người liên lạc : Nếu quí vị cần biết thêm thông tin, có thể liên hệ với thầy Chơn Nguyên : 0919956797 hoặc Yến

(người phụ trách) : 0903932242

Xin tri ân tấm lòng của quí vị!