52
ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG Quy Hoạch Thành Phố Sông Hồng – Hà Nội Có nên tiếp tục? GVHD: Nguyễn Trần Hương Giang Bảng phân công nhiệm vụ nhóm sinh viên thực hiện đề tài STT Sinh viên MSSV Công việc 1 Vũ Anh Bằng 0711239 Tìm thông tin về Hà Nội 2 Ngô Thị Thùy Dung Tìm thông tin về Sông Hồng 3 Trần Thị Huyền Tìm thông tin về dự án quy hoạch 4 Phạm Thị Thanh Nga Tìm thông tin về khó khăn trong dự án 5 Lê Thị Ngọc Thịnh 0712662 Tổng hợp thông tin 6 Nguyễn Thị Thu 0713882 Làm powerpoint trình chiếu 7 Cao Thị Thanh Thuận 0712621 Viết bài báo cáo word MỞ ĐẦU Hà Nội là thành phố nghìn năm tuổi đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Trong quá trình phát triển đó, chúng ta đã có quy hoạch trong từng giai đoạn, thời kỳ và đã cố gắng để xây dựng theo các quy hoạch đó nên đã tạo ra diện mạo của thành phố ngày nay. 1

ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT - Hoa Hồng Trà - Welcomethienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/tieuluan... · Web viewTrong quy hoạch mới, việc mở rộng Hà Nội là thực

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

Quy Hoạch Thành Phố Sông Hồng – Hà Nội

Có nên tiếp tục?

GVHD: Nguyễn Trần Hương Giang

Bảng phân công nhiệm vụ nhóm sinh viên thực hiện đề tài

STT Sinh viên MSSV Công việc

1 Vũ Anh Bằng 0711239 Tìm thông tin về Hà Nội

2 Ngô Thị Thùy Dung Tìm thông tin về Sông Hồng

3 Trần Thị Huyền Tìm thông tin về dự án quy hoạch

4 Phạm Thị Thanh Nga Tìm thông tin về khó khăn trong dự án

5 Lê Thị Ngọc Thịnh 0712662 Tổng hợp thông tin

6 Nguyễn Thị Thu 0713882 Làm powerpoint trình chiếu

7 Cao Thị Thanh Thuận 0712621 Viết bài báo cáo word

MỞ ĐẦU

Hà Nội là thành phố nghìn năm tuổi đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Trong quá trình phát triển đó, chúng ta đã có quy hoạch trong từng giai đoạn, thời kỳ và đã cố gắng để xây dựng theo các quy hoạch đó nên đã tạo ra diện mạo của thành phố ngày nay.

Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Nhưng sau một thời gian phát triển thiếu quy hoạch, thành phố hiện nay tràn ngập những ngôi nhà ống trên các con phố lắt léo, những công trình tôn giáo nằm sâu trong các khu dân cư, những cao ốc bên các khu phố cũ, những cột điện chăng kín dây nhưng thiếu vắng không gian công cộng. Về mặt kiến trúc, có thể chia Hà Nội thành bốn khu vực: khu phố cổ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy hoạch.

1

Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.

Cơ cấu đô thị "xen cấy" đến mức tối đa khiến nội thành thì không còn chỗ thở, phình to ra, xung quanh thì không khác gì đeo thêm đá lên vai một cơ thể gầy yếu cho đến mức cơ thể đó phải gục ngã. Vì vậy, thủ đô của chúng ta phải thực hiện quy hoạch lại một cách tổng thể và hệ thống. Trong quy hoạch mới, việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành quy hoạch chi tiết cho từng khu vực, lấy cơ sở đó để thực hiện quản lý, xây dựng đô thị".

Tuy nhiên, việc mở rộng Hà Nội về phía nào cũng không phải là việc đơn giản. Mở rộng về phía Tây hay phía Đông đều có mặt hạn chế và có mặt hợp lý. Vấn đề là cân đo giữa ưu việt và mặt hạn chế để lựa chọn. Không có phương án nào có tính ưu việt tuyệt đối. Trong kế hoạch quy hoạch Hà Nội cần nhấn mạnh đặc điểm Hà Nội là một thành phố giữa các dòng sông vì sông ngòi Hà Nội nói chung và miền Bắc nước ta nói riêng là một mạng lưới dày đặc. Trong đó, Bắc sông Hồng là khu vực có vị trí tiềm năng phát triển nhất Hà Nội. Là con sông chính của thành phố, Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam.

Vị trí Hà Nội trên bản đồ Việt Nam

Theo dự án, sau khi quy hoạch, Sông Hồng sẽ trở thành trục không gian chính của thành phố Hà Nội với những cao ốc tài chính quốc tế, chung cư cao cấp, công viên đô thị ở ven hai bên bờ sông.

2

Dự án đồ sộ quy hoạch sông Hồng, đoạn qua Hà Nội, thực chất là xây dựng một “Thành phố Sông Hồng” theo motyp của Seoul (Hàn Quốc), do các nhà đầu tư Hàn Quốc thực hiện. Tuy nhiên, với những đặc tính sinh thái đặc biệt, Sông Hồng không thể nào đáp ứng nhu cầu xây dựng một thành phố hùng vĩ bên bờ sông như dự án quy hoạch.

Những khó khăn từ việc di dời 3900 hộ dân đã từng định cư lâu năm bên bờ sông, việc xây dựng hệ thống thoát lũ cho con sông ngàn năm chở nặng phù sa… Thành phố Sông Hồng dù xây dựng xong cũng không thể “hiên ngang”, lung linh như dòng sông Seoul soi bóng xuống dòng sông Hàn trong veo xanh ngắt, mà bên cạnh đó, thành phố phải liên tục đầu tư hàng chục ngàn USD để nạo vét lòng hồ- duy trì sự tồn tại của thành phố ven sông…

Dự án quy hoạch thành phố Sông Hồng đã đi vào tiến trình hoạt động, thực hiên, nhưng còn đang tạm ngưng vì vấn đề di dân, tái định cư, mỹ quan thành phố mới, lịch sử bản địa, phát triển bền vững và nhất là đảm bảo an toàn người dân khi mùa lũ tới… chưa được thực hiện triệt để trong dự án.

Nêu lên một dự án quy hoạch còn nhiều bất cập, nhóm chúng tôi muốn hướng tới mục tiêu làm rõ hơn những nhược điểm mà một dự án quy hoạch có thể mắc phải, mà để những nhà môi trường- Những nhà quy hoạch tương lai như chúng ta không mắc phải những sai lầm tương tự trong những dự án quy hoạch đất nước, hướng đất nước ta thực sự đi theo con đường phát triển bền vững.

Chính vì vậy, dự án quy hoạch Sông Hồng được chúng tôi đưa ra làm ví dụ chỉ nêu tóm tắt nội dung bản dự án quy hoạch và tiếp cận sâu hơn ở khía cạnh những khó khăn và những việc chưa làm được của dự án, để những nhà kiến trúc sư, những nhà quy hoạch hiện tại cùng những nhà quy hoạch môi trường tương lai như chúng ta cùng bàn luận, mổ xẻ “Quy Hoạch Thành Phố Sông Hồng- Hà Nội- Có nên tiếp tục?”

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀ NỘI

I. Lịch sử

Hà Nội là thủ đô và thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân thứ hai của Việt Nam.

Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long.

Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc.

Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

3

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc, rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện.

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng.

II. Địa lý

1. Vị trí, địa hình

Ảnh chụp vệ tinh khu vực Hà Nội

Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.[2][3]

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.[4] Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.[3]

4

2. Thủy văn

Là con sông chính của thành phố, Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... đây là những đường tiêu thoát nước thải của thành phố.

Hoàng hôn trên hồ Tây

Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thủy văn; Hồ Gươm lá phổi xanh nằm ở trung tâm của thành phố, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội; và các hồ: Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, những hồ đầm khác được biết đến như Kim Liên, Linh Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...[3]

Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Nguy hiểm hơn, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Ngoài ra, một phần rác thải của người dân,chất thải công nghiệp và từ những làng nghề thủ công cũng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm này.

3. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một

5

năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.[6]

Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường!. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C.[2] Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.[7][8]

 Khí hậu bình quân của Hà NộiTháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trung bình cao °C (°F) 19 (66)

19 (67)

22 (72)

27 (80)

31 (87)

32 (90)

32 (90)

32 (89)

31 (88)

28 (82)

24 (76) 22 (71)

Trung bình thấp °C (°F)

14 (58)

16 (60)

18 (65)

22 (71)

25 (77)

27 (80)

27 (80)

27 (80)

26 (78)

23 (73)

19 (66) 16 (60)

Lượng mưa mm (inch) 20.1 (0.79)

30.5 (1.20)

40.6 (1.60)

80 (3.15)

195.6 (7.70)

240 (9.45)

320 (12.6)

340.4 (13.4)

254 (10.0)

100.3 (3.95)

40.6 (1.60)

20.3 (0.80)

Nguồn: The Weather Channel[9] và Asia for Visitors[10] 27 tháng 12 năm 2008.

III. Mở rộng Hà Nội

1. Lý do mở rộng

Hà Nội cũ thời Pháp chỉ chứa chưa đến 20 vạn dân và đơn thuần là một khu đô thị hành chính, nơi đóng trụ sở của các công sở chính quyền. Phần quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh chỉ chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu làm việc của một số khu vực cấp thiết. Đến những năm 1968 - 1970 của thế kỷ trước, Hà Nội vẫn chưa đến 1 triệu dân và dự kiến sẽ không vượt quá 1,2 triệu. Nhưng thực tế hiện nay dân số Thủ đô đã lên tới 3.400.000 người, tức là đã gấp 3 lần sức chứa của hệ thống hạ tầng vốn có.

Việc phát triển đô thị một cách tự phát vào những năm vừa qua đã phá vỡ dần cấu trúc đô thị của thủ đô. Những ngôi nhà siêu mỏng, những hẻm siêu hẹp, những ngõ nhếch nhác, những khu dân cư tự phát đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường và các di sản văn hoá. Hàng trăm di tích lịch sử bị xâm lấn để làm nhà ở, thậm chí nhiều di tích còn bị xoá sổ bởi chính nhu cầu đô thị trong quá trình phát triển. Văn hoá kinh doanh sôi động của kinh tế thị trường tràn ra mặt tiền các khu phố một chụp giật, làm hỗn loạn cấu trúc văn hoá truyền thống của không gian đô thị. Bản thân các khu phố cổ được quan tâm bảo tồn nguyên trạng cũng ngày càng lộn xộn và chen chúc với mật độ dân số dày đặc. Bên cạnh đó, việc chỉ chăm chăm vào lo gìn giữ các ngôi nhà, phố cổ mà ít quan tâm đến chiều sâu văn hoá tiềm ẩn bên trong từng không gian phố cổ như Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, các nhà in đầu tiên của Hà Nội, phố Hàng Đàn - nơi làm ra

6

những đàn tranh, đàn đáy... đang từng ngày từng giờ làm cho hồn vía của Hà Nội cổ kính trong ký ức ngàn năm bị phai nhạt đi nhiều, thậm chí có nguy cơ bị biến chất, tiêu vong.

Đó là hệ lụy tất yếu của một cơ cấu đô thị "xen cấy" đến mức tối đa. Nội thành thì không còn chỗ thở, phình to ra xung quanh thì không khác gì đeo thêm đá lên vai một cơ thể gầy yếu cho đến mức cơ thể đó phải gục ngã.

Việc mở rộng Hà Nội là thực sự cần thiết. Mở rộng mới là tiết kiệm đất. Sơ đồ Thủ đô mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây có các trục xuyên tâm và dải xanh đan xen cho thấy các khu mới phải mở ra xa khu trung tâm, có những vùng đệm mầu xanh ở giữa khu mới và thành phố cũ. Các dải xanh đó là các hành lang dẫn gió, đóng góp việc bảo vệ môi trường, sản sinh ra khí oxy. Nếu các dải xanh đó chật hẹp, thì đơn thuần chỉ là giải cách ly, chống ồn, chống bụi. Nếu dải xanh lớn hơn, có thể là một trang trại trồng cây ăn quả, hoặc là khu sản xuất rau sạch, hoa tươi cho thành phố, lớn hơn nữa, có thể tạo thành khu du lịch sinh thái hoặc thành phố vệ tinh như đang hình thành ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Ngày nay, cả thế giới, nhất là các nước phát triển, đang mong muốn được trở về thời kỳ hoang sơ, để được làm lại từ đầu như chúng ta đang đi.

2. Các giai đoạn mở rộng Hà Nội

Ngày 4/11/1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận. Khi đó Hà Nội có 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã. Diện tích toàn thành phố khoảng 130km2, dân số khoảng 380.000 người.

Ngày 13/12/1954, sát nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm có phố Gia Lâm, khu nhà ga xe lửa Gia lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) vào thành phố Hà Nội.[51] Sau đó ngày 4/1/1955, quận Văn Điển, được lập ra trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm gồm 23 thôn trong quận Văn Điển thuộc ngoại thành Hà Nội, bị giải thể.[52]

Mở rộng lần thứ nhất

Ngày 20/4/1961, sát nhập vào Hà Nội một số khu vực thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.

Ngày 31/5/1961, gồm 4 khu phố và 4 huyện ngoại thành. Diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 586,13km2, dân số là 913.428 người.[53] Nội thành gồm khu phố Hoàn Kiếm có 46 tiểu khu, khu phố Ba Đình có 34 tiểu khu, khu phố Đống Đa có 48 tiểu khu, khu phố Hai Bà Trưng có 51 tiểu khu. Bốn huyện ngoại thành là huyện Thanh Trì gồm 1 thị trấn và 21 xã, huyện Từ Liêm gồm 26 xã, huyện Gia Lâm gồm 2 thị trấn và 31 xã, huyện Đông Anh gồm 23 xã.

Ngày 20/4/1978, hợp nhất xã Phú Diễn và xã Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội thành một xã lấy tên là xã Phú Minh.[54]

7

Mở rộng lần thứ hai

Ngày 17/2/1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội. Năm 1980, tổ chức hành chính của Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành;1 thị xã Sơn Tây gồm 3 phường và 2 xã; 11 huyện ngoại thành gồm: Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm, Từ Liêm.

Ngày 12/8/1991, chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú; Chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.

Đến 1/2008, thành phố Hà Nội có 14 đơn vị hành chính, gồm 9 quận, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, và 5 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì.

Mở rộng lần thứ ba

Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 người.[55]

Đây là lần mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích, dân số hiện tại của thành phố Hà Nội (cũ) và toàn bộ diện tích 219.341,11ha (2.193,4111km2) và dân số 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây (sau khi đã tách xã Tân Đức huyện Ba Vì về tỉnh Phú Thọ), diện tích và dân số huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), diện tích và dân số của 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). [56]

Sau khi mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 580 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 404 xã, 154 phường và 22 thị trấn

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ được mở rộng về phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc và ưu tiên đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng. Tại đây sẽ hình thành một Hà Nội mới, gồm các khu vực Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên...

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH QUY HOẠCHBẮC SÔNG HỒNG

I. Lịch sử trị thủy Sông HồngHọc giả Pháp Pierre Gourou vào đầu thế kỷ 20 từng viết: "Châu thổ sông Hồng đã bị chết trong tuổi vị thành niên của nó". Có thể nói, từ thời Lê đồng bằng châu thổ Sông Hồng đã

8

chấm dứt giai đoạn phát triển tự nhiên của mình. Nó gần như bị cắt đứt liên hệ với chính con sông từng tạo ra và nuôi dưỡng nó. Dòng nước chứa nhiều phù sa của sông Hồng không còn tràn vào đồng bằng mà bị nhốt giữa hai thân đê. Một phần phù sa thoát ra biển, nhưng phần lớn chỉ có thể tích đọng trong lòng sông và những bãi bồi phía ngoài đê. Do vậy đáy sông không ngừng bị nâng cao, nhiều doi cát giữa dòng và bãi bồi được hình thành, đặc biệt trong đoạn từ Sơn Tây đến Nam Định. Từng phần đáy sông và bề mặt các doi cát ở nhiều nơi đã cao hơn mặt ruộng trong đê. Đó là nguyên nhân khiến cho từ đời này qua đời khác các con đê cứ phải được tôn tạo, đắp cao lên mãi.

Việc đắp đê sông Hồng là quyết định đúng đắn thời kỳ đầu. Năm 1108, vào thời Lý, con đê đầu tiên được đắp ở phường Cơ Xá chỉ có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long. Những con đê thấp được đắp vào đời Trần (1225-1400) chỉ cốt giữ cho nước không tràn vào đồng ruộng để kịp làm vụ chiêm, sau khi mùa màng thu hoạch xong thì nước được tự do tràn vào đồng ruộng - một giải pháp có thể chấp nhận được. Nhưng những con đê bề thế được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ Nhị Hà (sông Hồng) vào triều Lê Sơ (1428-1527) đã là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép.

Bị kìm kẹp giữa hai thân đê, sông Hồng càng trở nên hung dữ, đã “giãy giụa”, bứt phá, gây ngập lụt triền miên trong thời Nguyễn. Cũng chính trong thời Nguyễn đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê. Ví dụ vào thời Minh Mạng, năm 1833 Đoàn Văn Trường, Đặng Văn Thiêm, Trịnh Quang Khanh đã dâng sớ xin khai sông thay vì đắp đê, tạm bỏ đê ở Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định. Vốn có tư chất thông minh, năng động và quyết đoán, sau 10 năm tăng cường tôn tạo và đắp đê, vua Mimh Mạng đã cho áp dụng biện pháp thử bỏ đê và tiến hành đào sông Cửu An để tiêu lũ. Phải thừa nhận đó là một quyết định mang tính cách mạng, tuy việc thực hiện chưa thành công do nhiều khó khăn khách quan. Tiếc rằng không phải ai cũng hiểu như vậy, có người còn đánh giá việc làm kể trên biểu hiện thái độ ươn hèn của triều đình Minh Mạng.

Vào cuối thời Thiệu Trị, năm 1847, quyền tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai đã dâng sớ nêu 12 điều hại của đê và xin bỏ đê, khai đào một số con sông (ví dụ các sông Nguyệt Đức, Thiên Đức, Nghĩa Trụ) để phân lưu cho sông Hồng, đổ về phía đông, giảm bớt lượng nước tràn vào đồng ruộng.Vào thời Tự Đức, Nguyễn Đăng Khải (1857) xin giữ lại đê bên tả ngạn sông Hồng, phá

9

bỏ đê bên hữu ngạn để nước lũ có thể tràn vào đồng ruộng; Vũ Văn Bình (1861) đề nghị bỏ tất cả đê ở các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định; Trần Bình (1875), Hoàng Tá Viêm (1876) cũng cho rằng bỏ đê thì lợi hơn đắp đê.

Năm 1915, Kinh lược xứ Hoàng Cao Khải đề nghị bỏ đê ở những vùng đất cao, giữ đê ở những vùng đất thấp, tìm cách nâng cao những vùng đất thấp để dần dần phá bỏ đê hoàn toàn. Mở rộng dòng chảy để thoát lũ cũng là vấn đề ông quan tâm.

Nhưng những đề xuất sáng suốt, giàu tâm huyết kể trên đã không thể thực hiện hoặc được thực hiện không triệt để. Bởi vì sông Hồng là một con sông hung hãn, mà những cụm dân cư và cơ sở hạ tầng kèm theo trên đồng bằng châu thổ sông Hồng từ lâu đời được xây dựng ỷ vào thế đã có đê bảo vệ. Có người cho rằng, một khi đã đắp đê thì không thể bỏ đê được nữa, kiểu “đã đâm lao thì phải theo lao” vậy. Cũng vì thế, mỗi lần vỡ đê, lũ lụt đã gây những tổn thất vô cùng nặng nề.

Từ trước năm 1837, Nguyễn Công Trứ đề xuất giải pháp nắn chỉnh, khai đào đoạn khởi đầu sông Thiên Đức (sông Đuống), chuyển cửa nhận nước từ sông Hồng dịch về phía thượng nguồn, giúp cho việc phân lũ được thuận lợi. Đó là một đề xuất rất khoa học, nhưng cũng không thể thực hiện vào thời Minh Mạng vì công trình quá lớn. Sang thời Tự Đức ý tưởng đó mới được thực hiện một phần và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Nhìn trên tấm bản đồ Hà Nội hôm nay chúng ta có thể thấy đoạn đầu sông Đuống đã được nắn chỉnh để có vị thế thích hợp như thế nào, khiến nó trở thành đường thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng.

Vẫn còn đó sông Hồng, và vấn đề bỏ hay giữ đê đến nay cũng còn nguyên tính thời sự, nhất là khi chúng ta đã có hồ thuỷ điện Hòa Bình (trong tương lai gần còn có thêm hồ thủy điện Tạ Bú ở Sơn La) giúp điều tiết có hiệu quả lưu lượng nước của hệ thống sông Hồng phía hạ nguồn. Vì thế đã đến lúc cần xem xét lại phương án bỏ đê từng bộ phận, đưa nước vào đồng bằng một cách có điều tiết, có thể kiểm soát mực nước dâng. Làm được điều đó, châu thổ Sông Hồng sẽ được hồi sinh, được phát triển tự nhiên trở lại. Đồng bằng mỗi năm sẽ được bồi đắp thêm một lớp phù sa màu mỡ. Những ô trũng trên đồng bằng sẽ được lấp đầy dần. Có như vậy lòng sông mới không còn bị tiếp tục nâng cao với tốc độ như hiện nay. Nhưng dù phương án này được thực hiện thì những con đê

10

bảo vệ Hà Nội vẫn cần được gia cố tốt hơn để đảm bảo an toàn những giá trị ngàn năm của Thủ Đô văn hiến

II. Lịch sử quy hoạch thành phố Sông Hồng - HNNăm 1999, sau những thành công từ khu công nghiệp Sài Đồng, khách sạn bên công viên Thủ Lệ, tập đoàn DEAWOO đầu tư nghiên cứu, đề xuất  với Hà Nội bản quy hoạch TP mới quy mô 8.000 ha, tiếp nhận 1 triệu dân vào năm 2040. Với quan điểm về Hub City, theo đó Hà Nội  sẽ là “trung tâm của cả địa cầu trong thế kỷ XXI”, nâng tầm HN ngang với Séoul, Thượng Hải, Los Angeles hay Paris…

Bản quy hoạch Hà Nội. được soạn thảo bởi các tư vấn quốc tế rất uy tín: Bechtel phối hợp với văn phòng SOM, Nikken Sekkei và Rem Koolhaas ( OMA) . Lúc  đó, thu nhập mỗi người VN hơn 500 USD – một dự án với kinh phí khổng lồ (ước tính 30-40 tỷ USD).

1- Phạm vi nghiên cứu TP mới DEAWOO là 8.000 ha bao gồm Tây hồ Tây và Bắc sông

11

Hồng , bằng diện tích 7 quận nội thành năm 1999 ( BĐ, HK, ĐĐ,HBT, TH, TX, CG) 2-

Phóng to khu vực Bắc sông Hồng, với không gian mặt nước được nhấn mạnh.

Năm 2007, sau 10 năm, các nhà đầu tư Hàn Quốc trình bày đại dự án sông Hồng, đụng đến Bắc sông Hồng - khu vực có vị trí tiềm năng phát triển nhất Hà Nội đã từng yên ắng nhiều năm. TP mới mơ ước tưỏng đã lùi xa, thì năm 2008, nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất đường ngầm qua hồ Tây để nối với cầu bắc sang bờ Bắc sông Hồng, ý tưởng này lại hâm nóng dư luận.

Tháng 9/2009, TP chỉ đạo dừng các dự án nghiên cứu quy hoạch khu Bắc sông Hồng, còn khu Tây hồ Tây đã được phê duyệt quy hoạch từ 2007, quy mô hơn 207ha, dân số 78.000 người. Công ty TNHH phát triển T.H.T làm chủ đầu tư và tổ hợp 5 công ty xây dựng Hàn Quốc thực hiện.

3- Bản vẽ phối cảnh TP mới DEAWOO 1997: “Trung tâm của cả địa cầu trong thế kỷ XXI”

Gần đây có tin doanh nghiệp Việt Nam trình bày với TP nguyện vọng đầu tư một khu đô thị mới phía bắc cầu Tứ Liên tương lai, (cũng là Bắc sông Hồng) quy mô 3.000 – 5.000 ha đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội…nhằm giãn 30 – 50% dân số khu trung tâm thủ đô. Dù không nhấn mạnh thì bắc sông Hồng tự nó là hấp lực mạnh mẽ làm sôi sục nhiệt huyết nhà đầu tư nước ngoài nay đã lan truyền tới các nhà đầu tư nội địa.

Vậy là chúng ta đã phát hiện tiềm năng của vùng đất tiềm năng phát triển nhất của Hà Nội ta ngày nay -Lợi thế khu Tây hồ Tây và Bắc sông Hồng có vị trí tiềm năng phát triển

12

nhất của Hà Nội hiện tại. Nơi vô cùng thích hợp để bố trí ”Trung tâm hành chính (TTHC) của TP về tây hồ Tây…. Đối với TTHC quốc gia nên tập trung ở phía Bắc sông Hồng (trung tâm Phương Trạch), sẽ khai thác được lợi thế về đất đai cảnh quan và hàng nghìn tỷ đồng chúng ta đã đầu tư trong suốt thời gian qua… Khu trung tâm, khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp cho trước mắt và cả mai sau, tạo động lực để phát triển phía bắc sông Hồng”.

III. Mong muốn biến đôi bờ Sông Hồng thành đô thị Xanh

Hà Nội xây dựng ý tưởng năm 1997 với giấc mơ đưa sông nước vào đô thị bắc sông Hồng.

4&5  Trích bản vẽ  Bắc sông Hồng của OMA và quy hoạch TP Dubai 2008

Nếu bắc sông Hồng  được triển khai kĩ hơn, có lẽ nó không kém gì một Dubai – thiên đường đô thị

nước có thực giữa sa mạc cát khô cằn.

Bắc sông Hồng của gồm những dải màu xanh và vàng xen kẽ. Dải xanh là ruộng vườn, công viên vui

chơi, cảnh quan tự nhiên. Dải vàng là  khu dân cư mới. Chúng trông như những vòng tuổi của một cây

cổ thụ.

Trên tấm thảm xanh và vàng ấy, khu thương mại ở vị trí trung tâm và hồ nước nhân tạo lớn sẽ là những điểm nhấn trong đồ án. Tương phản với phần còn lại, mật độ xây dựng ở đây cao, đi kèm với nó là sự phong phú và đan xen giữa các chức năng: Thương mại, văn hóa, nghiên cứu và dịch vụ.

13

6&7 Trích bản vẽ  Bắc sông Hồng của OMA với mặt nước luôn được nhấn mạnh

Một hồ nước nhân tạo lớn, đối xứng với hồ Tây qua sông Hồng, với nhiều đảo nhỏ, làm rõ nét thêm tầm quan trọng của nước đối với Hà Nội- nhân tố chủ yếu nâng cao chất lượng không gian sống của khu vực, hỗ trợ việc tưới tiêu trong vùng. Nơi đây còn tập trung những hoạt động văn hóa gắn liền với nước, vốn là đặc trưng của Hà Nội – TP nằm trong các dòng sông.

8- Bản vẽ  vị trí các dự án Hà Nội 2005, khu Bắc sông Hồng dự định chia nát thành 30 dự án nhỏ, hồ sát sông vẫn còn. 9- Phương án C trong báo cáo QH lần 3: mặt hồ điều hoà sát sông Hồng biến mất. Vùng đất tiềm năng phát triển nhất, như ng PPJ lại  trình bày thành đô thị rất tầm thường, mờ nhạt.

Hà Nội đề ra mục tiêu: “Tăng trưởng thông minh: Các vấn đề không gian và môi trường, biến không

gian mặt nước đô thị thành tiện ích quan trọng..” Muốn làm vậy cần tái hiện lại mặt nước trong bản vẽ

quy hoạch.

14

10. Nghiên cứu vị trí Hà Nội trong vùng HN của PPJ: Các chấm đỏ TT đô thị , CN, hàng lang phát triển đều ở bên bờ Bắc sông Hồng hay hướng Đông/ Đông bắc Hà Nội - Lợi thế tự nhiên và hạ tầng hiện có tự làm Bắc sông Hồng có hấp lực

Trong phân tích lợi thế vị trí cần nhấn mạnh tính khả thi phát triển đô thị bắc sông Hồng: Khả năng

giảm áp lực dân số nội thành một cách trực tiếp, trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất. Thay vì

đầu tư hàng chục tỷ USD, mất hàng chục năm để làm đường sắt, đường bộ nối trung tâm ra các đô thị

vệ tinh phía tây, thì chỉ cần 10% số đó, thực hiện trong 1-2 năm, Hà Nội đã có 2 cây cầu nối đôi bờ

sông Hồng, sang bờ bắc.

Không gian đô thị hấp dẫn để hàng triệu dân nội thành vui vẻ di dời sang đó. Đồng bộ với các cơ quan

hành chính quốc gia, các công trình công cộng đồng bộ: Khu liên hợp thể thao, triển lãm quốc tế và

các cơ hội việc làm, doanh thương, dịch vụ sẽ hình thành  nhanh chóng trên vùng đất tiềm năng phát

triển nhất, với vị  trí cận trung tâm, lợi thế đường bộ, hàng không, đường sông, mặt nước, kết nối hữu

cơ với  hành lang, vành đai kinh tế cả vùng bắc bộ.

CHƯƠNG III : QUY HOẠCH THÀNH PHỐ SÔNG HỒNG

I. Dự án

Dự án Thành phố sông Hồng là một dự án cải tạo, khai thác bãi bồi giữa sông Hồng và liên kết ba cây cầu ở giữa Hà Nội - cầu Chương Dương, cầu Long Biên và cầu Tứ Liên.

Chỉnh trị lại đoạn sông Hồng trên chiều dài hơn 20 km từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Bỏ đi những bãi bồi lấn ra làm hẹp lòng sông, làm cho dòng chảy

15

thẳng và rộng hơn. Nạo vét lòng sông để tạo ra hai dòng chảy cho tàu thuyền xuôi ngược hai chiều và dễ dàng thoát nước khi mùa mưa lũ. Dự án xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ Văn Thơ, đã được đăng ký và được chứng nhận bản quyền tác giả. Chủ đầu tư dự án là Hội Thuỷ lợi.

Xây dựng hai tuyến đê kè vĩnh cửu bằng bê tông đồng thời làm đại lộ đường phố chạy hai bên bờ. Tuyến đê này sẽ ăn ra phía ngoài so với những đê cũ, tạo thêm cho vùng nội đê thêm nhiều diện tích xây dựng mới, khoảng hơn 600 ha.

Do dòng chảy đã được khai thông, hai bãi giữa không còn là vật cản nữa, sẽ được tôn lên và xây kè xung quanh để biến thành hai khu phố du lịch như con tàu nổi có diện tích khoảng 500 ha, trên đó là những tòa nhà cao tầng (khoảng 40-50 toà cao 23-25 tầng), khách sạn, công viên. Dự kiến sẽ có khoảng 25.600 căn hộ đơn (60 m²) và 12.800 căn hộ kép (120 m²). Giữa hai đảo nổi đó còn có một bãi hẹp sẽ được gia cố để xây tháp truyền hình quốc gia.

Cầu: Năm cây cầu vượt qua sông, trong đó cầu Chương Dương nối thêm hai nhịp. Cầu Tứ Liên, Nhật Tân sẽ thiết kế có đường dẫn vòng xoáy xuống hai bãi giữa.

Dự án đồ sộ quy hoạch sông Hồng, đoạn qua Hà Nội, thực chất là xây dựng một “Thành phố Sông Hồng” theo motyp của Seoul (Hàn Quốc).Sông Hồng tiếp giáp và chảy qua Hà Nội mở rộng dài tới 180 km nên sẽ phải giải quyết trong một dự án khác. Do vậy, trước mắt, thành phố chỉ quy hoạch 40 km như trước khi Hà Nội mở rộng

“Xây dựng thêm đê mới để ổn định dòng lũ”:Trong giai đoạn 1, các chuyên gia Hàn Quốc đưa ra các giải pháp thoát lũ cho sông Hồng khi thực hiện quy hoạch "siêu đô thị" gồm có: Xây dựng tuyến đê mới dài 41,7 km dọc sát lòng sông, gia cố 33,8 km đê hiện có; lập kế hoạch xây dựng kè trên mực nước dài 73,2 km, xây dựng 40,6 km kè bảo vệ phần dưới nước, xây dựng mỏ hàn tại 3 khu vực và 12 điểm; nạo vét lòng sông ở mực nước thấp khoảng 21,7 triệu m3. Tổng kinh phí chỉnh trị sông là 581,2 triệu USD.

Vấn đề chính yếu của Dự án kể trên là chỉnh trị sông Hồng để có thêm 2.500 ha đất xây dựng mới. Dự kiến khu đô thị mới này sẽ cung cấp thêm khoảng 97.000 căn hộ và cơ sở hạ tầng cho quy mô dân số 342.000 người. Để làm được việc đó, vấn đề cốt lõi là cải tạo, gia cố hệ thống đê cũ với nội dung chủ yếu là đẩy đê tiến xa thêm ra phía bờ sông.

Hướng khai thác quỹ đất trong phạm vi bờ Bắc sẽ khoảng 2.000ha tại các bãi khai thác cát, trồng ngô, màu ở Tầm Xá, bãi Giữa, bãi Long Biên. Khu vực này sẽ phát triển đô thị trong những mùa không bị ngập lũ, cho phép phát triển các khu đô thị bán ngập hay đô thị trên cao.

Bờ Nam sông Hồng có quy mô gần 1.000 ha, tại bãi Tứ Liên, xã Lĩnh Nam, Trần Phú huyện Thanh Trì. Tại các khu vực này, sẽ phát triển các khu đô thị mới (bãi Tầm Xá, Long Biên, Thượng Cát trong phạm vi từ đê chính đến hành lang thoát lũ). Ngoài ra, các công viên giải trí và sinh thái, thể thao mặt nước, công viên thực vật...

16

Hà Nội dự kiến hình thành đô thị mới hiện đại tại phía Bắc sông Hồng.

Triển khai dự án trên cơ sở đảm bảo an toàn về lũ lụt, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị. Khu vực ven sông Hồng đoạn qua Hà Nội được định hướng phát triển thành đô thị văn minh với không gian cây xanh, mặt nước và văn hóa làm chủ đạo.

Về sử dụng đất, tổng diện tích nghiên cứu của quy hoạch vào khoảng 10.212 héc ta, trong đó công viên cây xanh có 4.200 héc ta (840 héc ta công viên ven sông, 3.360 héc ta đầm lầy và khu sinh thái tự nhiên); 3.550 héc ta mặt nước; 2.462 héc a đất tạo mới để phát triển đô thị (đô thị mới bên sông có 1.500 héc ta thuộc Hà Nội, 700 héc ta thuộc Hưng Yên); 212 héc ta công viên đô thị (bãi Tứ Liên); 50 héc ta vành đai xanh đô thị.  Về giao thông, dự án quy hoạch thêm nhiều tuyến giao thông ven sông, đường đô thị từ 2-8 làn xe; quy hoạch 9 bãi đỗ xe và nhiều điểm đỗ ô tô buýt, 6 khu vực quy hoạch đường

17

dành riêng cho người đi bộ; cải tạo cầu Chương Dương, xây mới cầu sông Đuống, sông Bắc Hưng Hải và sông Nhuệ; xây dựng và cải tạo 6 bến tàu, 40 km đường sông.  Về tái định cư giải phóng mặt bằng, dự án sẽ di dời khoảng 170.000 người, tương đương với 39.100 hộ dân trong tổng số 42.000 hộ hiện đang sinh sống tại khu vực dự án. Theo UBND TP Hà Nội, dư kiến tổng kinh phí dự án vào khoảng 7,099 tỉ đô la Mỹ.

Đồ án đã được các chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam lập trong phạm vi 4.200 ha đất và mặt nước, trải dài 40km sông Hồng đoạn qua Hà Nội. 

Quy hoạch cải tạo và phát triển đô thị ven sông Hồng chia theo 4 khu vực, với tổng diện tích 1.500 ha. Phạm vi dự án là khu vực ven sông Hồng tại thành phố Hà Nội, chiều dài 40 km chia làm 4 đoạn: Đoạn thứ nhất bắt đầu từ ranh giới hành chính phía Bắc khi sông Hồng chảy vào Hà Nội tới cầu Thăng Long; Đoạn hai từ cầu Thăng Long tới cầu Chương Dương; Đoạn ba từ Chương Dương tới cầu Vĩnh Tuy và đoạn cuối là từ cầu Vĩnh Tuy cho tới khi hết địa giới hành chính Hà Nội

Theo quy hoạch, khu vực ven sông Hồng đoạn qua Hà Nội trong tương lai sẽ là nơi ở của 97.000 hộ dân, chiếm 50% diện tích, còn lại sẽ dành cho các công trình công cộng và khu thương mại dịch vụ. Trong giai đoạn 1, người dân sống trong khu vực này sẽ được tái định cư ra các khu chung cư khu vực gần cầu Thăng Long, hoặc khu vực cầu Thanh Trì

Tại giai đoạn 2, quy hoạch cũng xác định các vị trí để xây dựng công viên ven sông, khu bảo tồn du lịch, văn hóa để khai thác du lịch, phục vụ nghỉ dưỡng cho người dân. Từng khu vực khai thác như Võng La là khu bảo tồn sinh thái ven sông, Đông Anh là công viên thể thao tổng hợp, Ngọc Thụy là khu nghỉ dưỡng, Long Biên là khu học tập khám phá sinh thái, Từ Liêm là khu phục hồi sinh thái ven nước, tại Tây Hồ là công viên dành cho cư dân đô thị...

Phối cảnh khu vực 3.

18

Hướng chỉnh trị dòng sông như chống ngập lụt, tăng khả năng thoát lũ, chống xói mòn đất, biện pháp được nêu ra trong dự án là xây dựng mạng lưới đường ven sông 80km kết nối hai trục Nam Bắc của trung tâm thành phố với vành đai 2 - 4.

Tổng chi phí dự án sẽ là 7.099 triệu USD (tương đương 113.500 tỷ đồng), trong đó, xây dựng các công trình là 1.924 triệu USD, bồi thường tái định cư là 1.564 triệu USD. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, dự án sẽ bao gồm thu hút vốn tư nhân và hỗ trợ của Nhà nước, lợi nhuận thu lại từ bán đất và bán nhà cho dân. Hiện ước tính có tới 39.100 hộ dân phải di chuyển.

Dự án Quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội dự kiến có vốn đầu tư trên 7 tỷ USD và phải di dời 39.100 hộ (170.000 dân). Sau khi hoàn thành, sông Hồng sẽ trở thành trục không gian chính của thành phố Hà Nội với những cao ốc tài chính quốc tế, chung cư cao cấp, công viên đô thị ở ven bờ sông.

Cuối năm 2008, Hà Nội đã tổ chức triển lãm Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng, đoạn qua Hà Nội. Thống kê cho thấy, 37,8% người trả lời phiếu đồng ý toàn bộ dự án; 30,5% đồng ý hầu hết thành phần dự án và 27% chỉ đồng ý một phần dự án. Có 4,6% không đồng ý triển khai dự án.

Nhiều người đã nghi ngờ tính khả thi của dự án bởi khối lượng di dân và vốn đầu tư lớn, khó trị thủy sông Hồng và ảnh hưởng về môi trường, văn hóa.

2. Bốn khu vực sông và đô thị tương ứng.  

Theo dự án, Hà Nội sẽ kè đê dọc theo phần sông Hồng chạy qua thành phố, với chiều dài mỗi bên sông trên 40 km. Đồng thời, thành phố xây dựng đường ven sông Hồng theo đê hiện có và đê mới, liên kết với mạng lưới đường vành đai 2, 3 và 4 và mở rộng thêm đường bộ trên trục Nam - Bắc. Hệ thống đường bộ này cũng sẽ được liên kết với đường thủy và đảm bảo tiếp cận sông dễ dàng.

Hà Nội dự kiến sẽ có 4 đường vành đai, 8 đường hướng tâm và 5 cây cầu, trong đó một cầu đang xây dựng (cầu Vĩnh Tuy) và 4 cầu khác có kế hoạch xây dựng. Các tuyến đường huyết mạch đô thị đều có tốc độ thiết kế 60 km/g.

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, các tuyến đường đê bên hữu ngạn (phía Hà Nội) sẽ có 2-8 làn xe, đường phía tả ngạn là 2-4 làn xe và thêm 2 đường chui.  

Hai bên bờ sông sẽ là các công trình giúp người dân tiếp cận sông, trong đó sẽ có các tuyến đường đi bộ và các bậc thang. Gần bờ sông cũng có những bãi đỗ xe và điểm dừng xe buýt để hạn chế xe hơi cá nhân vào bãi sông

19

Phát triển các đô thị ven sông Hồng

Phân bố 4 khu vực đô thị ven sông. Ảnh: DOHWA.

Nhờ phần đê mới kè, thành phố sẽ có thêm khoảng 2.050 ha đất phát sinh trong đó khoảng 1.500 ha sẽ dành để phát triển đô thị. Theo kế hoạch, sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội cùng phần đất trên bờ sẽ được phân chia thành 4 khu vực có chức năng khác nhau, lần lượt gồm các đoạn từ Chèm đến cầu Thăng Long, từ cầu Thăng Long đến cầu Chương

Dương, từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì, và từ cầu Thanh Trì đến làng Bát Tràng.

Khu vực

Diện tích (ha)

Định hướng phát triển

KV1 220 Cư trú, thương mại phân phối hàng đa chức năng

KV2 600 Khu tổng hợp quốc tế, tổ chức các hoạt động quốc tế 

KV3 170 Cư trú, công cộng, phân phối hàng đa chức năng

KV4 980 Cư trú, nghỉ ngơi, sản xuất

Tổng 2.050 Bao gồm diện tích giữ lại (80 ha)

Khu vực 1

20

Khu vực 1, từ điểm cuối dự án (Chèm) đến cầu Thăng Long; khu vực 2 từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương; khu vực 3 từ cầu Chương Dương đến gần cầu Thanh Trì; khu vực 4 từ cầu Thanh Trì đến địa điểm bắt đầu dự án (Bát Tràng).

Theo kế hoạch, khu vực 1 sẽ xây dựng thêm một cây cầu tại Chèm và phát triển khu dân cư lân cận khu công nghiệp hiện hữu. Tại đây cũng sẽ hình thành khu phân phối hàng đa chức năng được liên kết với sân bay và khu công nghiệp, đồng thời phục vụ thu hút dân di dời đợt mộts.

Khu vực 2

Khu vực 2 phía hữu ngạn. Ảnh: DOHWA

21

Khu vực 2 là phần quan trọng nhất của dự án chỉnh trị và phát triển sông Hồng. Tại hữu ngạn (phía Hà Nội) hiện có diện tích 280 ha, sẽ phát triển khu đa chức năng quốc tế liên kết trên cơ sở các khu phố tập trung các công ty chứng khoán, tài chính, kinh doanh hiện hữu. Tại đây cũng sẽ có các khu dân cư cao cấp có liên kết với hồ Tây và vùng ven sông.

Khu vực 2 phía tả ngạn. Ảnh: DOHWA

Khu vực 2 được coi là trung tâm của dự án, chia làm 2 phần. Phía hữu ngạn có diện tích trên 500ha sẽ là trung tâm thành phố với những khu phức hợp quốc tế công nghệ cao, khu cư trú cao cấp liên kết với ven sông Hồng và Hồ Tây. Phía tả ngạn có diện tích 370ha sẽ phát triển thành khu cư trú liên kết với khu đô thị mới Hà Nội, sân vận động thể thao, trung tâm triển lãm quốc tế. Ngoài ra, khu vực này sẽ có khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí...

Khu vực tả ngạn (phía Đông Anh, Cổ Loa, diện tích 320 ha) sẽ có 2 chức năng chính: khu phức hợp phục vụ Olympic (Olympic Complex) và các sự kiện thể thao lớn như làng Olympic, làng báo chí... nhằm tạo đông lực phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

Phần thứ hai phía tả ngạn là khu phức hợp triển lãm (Expo Complex) phục vụ các lễ hội, triển lãm lớn.

Khu vực 3

22

Khu vực kéo dài từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì (170 ha) sẽ là khu dân cư, đồng thời là khu phân phối hàng đa chức năng bao gồm các chợ đầu mối, trung tâm phân phối hàng và công trình phụ trợ.

Khu vực 4

Khu vực này có diện tích lớn nhất dự án (980 ha), có chức năng một khu cư trú, nghỉ ngơi kết hợp làm khu sản xuất của thành phố. Tại đây cũng sẽ hình thành một du lịch có liên kết với không gian văn hóa, lịch sử của làng Bát Tràng, một sân golf và khu công nghệ cao. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, sân golf sẽ được đặt tại phía bắc khu vực 4, nhưng

23

hiện Hà Nội đã chấp thuận cho Vincom lập quy hoạch sân golf tại phía nam. Vì thế, khu vực này có thể còn có điều chỉnh.  

Phân chia chức năng các khu vực cụ thể

Tên khu vực Phương án

Võng La Khu bảo tồn sinh thái ven sông

Đông Anh Công viên thể thao tổng hợp

Ngọc Thụy Nơi nghỉ ngơi

Long Biên Nơi học tập, sinh thái

Gia Lâm Vùng tinh lọc thực vật tự nhiên ven sông

Từ Liêm Khu phục hồi sinh thái ven nước

Tây Hồ Công viên mở

Hoàn Kiếm Công viên sinh thái lịch sử

Hoàng Mai Gate Park

Vùng bãi bồi Khu bảo tồn sinh thái đảo tự nhiên

Tứ Liên Vườn thực vật (Hanoi World Class Garden)

Kinh phí khổng lồ

Theo ước tính của các chuyên gia Hàn Quốc, đầu tư cho "thành phố sông Hồng" sẽ lên tới 27.240 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD, trong vòng 12 năm. Như vậy trung bình mỗi năm Hà Nội sẽ cần đến 2.400 tỷ đồng để thực hiện dự án.  

Công việc Khối lượngKinh phí (tỷ

đồng)

Chỉnh trị sông

Đắp đê: 75,1 kmChỉnh trị lòng dẫn: 13,1 triệu m3Bến phà: 6 bến

9.360

Công viên ven sông

Tổng 4.200 haVùng trung tâm sử dụng: 1.350 haVùng bảo tồn và sử dụng: 2.850 ha

4.260

Đường đê Tổng chiều dài 80 km 7.660

24

6 cầu2 đường chui

Phí dự phòng - 5.960

Tổng cộng - 27.240

III. quá trình thực hiện dự án

Quy hoạch chi tiết khu vực phía Bắc sông Hồng được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ tháng 11 năm 2006. Hà Nội ký thỏa thuận với thành phố Seoul (Hàn Quốc) về hợp tác sau khi lập quy hoạch cơ bản để thực hiện dự án (được chia làm giai đoạn I và giai đoạn II). Trong từng giai đoạn sẽ tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện quy hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt với sự tham gia đóng góp tài chính của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Sau gần một năm triển lãm, lấy ý kiến, Hà Nội đã quyết định xây dựng quy hoạch khoảng 40 km sông Hồng đoạn qua thủ đô. Chiều 6/7/2007, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã xem xét quy hoạch sông Hồng đoạn qua Hà Nội.

Đây là đồ án phức tạp nên phải trải qua quá trình nghiên cứu tới 16 tháng. Quy hoạch sẽ được tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thành vào tháng 11, trình Thủ tướng xem xét phê duyệt. Sau đó, Hà Nội và Hàn Quốc sẽ bắt tay triển khai dự án từ năm 2008 đến năm 2020.

Trong giai đoạn II, quy hoạch sông Hồng sẽ được hoàn chỉnh và trình Hội đồng thẩm định quốc gia. Sau khi điều chỉnh theo ý kiến của Hội đồng thẩm định quốc gia, dự án quy hoạch sẽ trình Thủ tướng, báo cáo Quốc hội thông qua.

Thành phố Hà Nội cũng tổ chức báo cáo, lấy ý kiến các bộ ngành chức năng, cơ quan liên quan về dự án và tiến hành thí nghiệm để có thêm cơ sở khẳng định phương án thoát lũ sông Hồng đảm bảo an toàn.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội giới thiệu và lấy ý kiến người dân về quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Tại Nhà triển lãm Tràng Tiền, từ ngày 17 đến 29/9/2008, Hà Nội đã tổ chức triển lãm Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng, đoạn qua Hà Nội.

Theo kế hoạch, việc quy hoạch hai bờ sông Hồng sẽ tiến hành từ năm 2009. Tuy nhiên, trước nhiều biến động quy hoạch toàn thủ đô, sở đã kiến nghị thành phố cho phép tạm dừng quy hoạch chi tiết khu vực phía Bắc sông Hồng (18/09/2009). Khu đô thị mới Bắc sông Hồng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về phương án tổ chức cũng như qui chế triển khai để phù hợp với sự phát triển chung của toàn thành phố. Quy hoạch tổng thể toàn thành phố chưa xong thì không thể lập quy hoạch chi tiết của một vùng cho thống nhất. Cho đến khi quy hoạch chung thủ đô được hoàn thiện, quy hoạch chi tiết phía Bắc sông Hồng mới được tiếp tục triển khai".

25

CHƯƠNG IV: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA DỰ ÁN

I. Di dân- một trong vấn đề khó khăn nhất của dự án

Một trong những vấn đề khó nhất là di dời dân cư, phải được cân nhắc kỹ, mức độ cần thiết đến đâu, vì nó gây bất ổn trong đời sống dân cư. Những vấn đề trị thủy, xây dựng chủ yếu là của các nhà khoa học, vấn đề đó không khó.

Việc phải di dời 39.000 hộ dân để phục vụ dự án là vấn đề mà các chuyên gia rất băn khoăn. “Việc di dời từng đó hộ dân là một cuộc di dân lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, lớn hơn nhiều so với số lượng hộ dân phải di dời cho thủy điện Sơn La. Vấn đề di dân, tái định cư nếu thực hiện không tốt thì hậu quả sẽ khôn lường. Hàng vạn hộ dân không thể yên lòng sống giữa thủ đô Hà Nội”.

Việc chỉnh trang sông Hồng đoạn qua Hà Nội là cần thiết nhưng mục tiêu của việc chỉnh trang trước hết phải đảm bảo an toàn cho các khu dân cư, làm đẹp cảnh quan và bảo vệ môi trường chứ không nên lấy mục tiêu chính là để có thêm quỹ đất. Việc di dời số dân lớn như vậy là việc làm quá sức và là điều không tưởng so với năng lực của TP hiện nay.

Theo nhiều chuyên gia, kinh nghiệm thực tế ở các dự án cải tạo khu đô thị trong khu vực nội thành cho thấy chi phí đền bù cho các hộ dân thường rất lớn so với dự toán ban đầu, thậm chí vượt quá khả năng tài chính của chủ đầu tư. Dự toán kinh phí cho công việc đền bù giải phóng mặt bằng như trong dự án là không đủ, không phù hợp với thực tế.

“Cần lưu ý rằng khi giải phóng mặt bằng các khu vực dân cư đã sinh sống ổn định, lâu dài ở ngoài bãi sông sẽ xuất hiện nhiều vấn đề mang tính chất xã hội, nhân văn và tâm linh không thể giải quyết được bằng tiền”

Triển lãm thành phố sông Hồng tại cung thể thao Quần Ngựa đã thu hút hàng ngàn

26

người dân thủ đô.

Hà Nội mới mở rộng, quỹ đất tăng lên đáng kể. Việc tìm kiếm diện tích đất để xây dựng khu đô thị mới, nhà cao tầng cho thuê hay chung cư cao cấp không còn nan giải như trước kia. Chỉnh trang sông Hồng là cần thiết nhưng mục tiêu trước hết là đảm bảo an toàn cho người dân, bảo vệ môi trường chứ không phải để tạo thêm quỹ đất.

"Di dời hàng chục ngàn hộ dân trong 13 năm như dự án nêu là việc làm không tưởng so với năng lực của thành phố hiện nay. Chỉ riêng dự án đường vành 3 mà 10 năm nay còn chưa giải phóng mặt bằng xong. Thời gian thực hiện dự án chỉ có 13 năm (đến 2020) là không đủ vì phải kể tới thời gian chuẩn bị. Thời gian cần thiết ít nhất phải trên 20 năm, tức là kéo dài tới 2030.

Theo kế hoạch phía Hàn Quốc đưa ra, đến năm 2016 sẽ thực hiện di dời và tái định cư xong. Xét về quy mô, nếu thực hiện dự án thành phố bên sông Hồng thì đây sẽ là cuộc di dân tái định cư có chủ trương với "quy mô cực lớn và tốc độ cực nhanh". Theo một chuyên gia, việc này "chưa có trong sử sách qua các thời kỳ mở nước và dựng nước Việt Nam".

Từ góc độ kinh tế, về tổng vốn đầu tư xấp xỉ 7,1 tỷ USD của dự án. Theo ông Hoàn, Việt Nam chắc chắn không nhận được toàn bộ số tiền đầu tư đó. Chủ đầu tư nào chỉ bỏ một khoản khiêm tốn để làm mồi. Sau đó, họ bằng nhiều cách huy động vốn nội địa để đầu tư xây dựng, sau đó bán nhà, bán đất...

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, với 7,1 tỷ USD mà chủ đầu tư được sở hữu 10.200 ha đất tại trung tâm Hà Nội và giá trị thương hiệu thủ đô Hà Nội 1.000 năm tuổi là vấn đề cần cân nhắc. Ngoài ra cần đặt câu hỏi về quỹ đất tái định cư cho những người dân phải di dời khỏi bãi sông Hồng.

"Việc cấp nhà tái định cư chỉ ở mức 10 m2 một người là không thể chấp nhận được với Hà Nội mở rộng, chưa kể đến các làng nghề, điểm dân cư truyền thống chưa làm rõ các giải pháp xử lý...

27

Nhiều người vẫn còn băn khoăn với các phương án trị thủy, đầu tư của phía Hàn Quốc.

Vấn đề quan trọng là đảm bảo tính mạng người và tài sản của những người dân sinh sống ở ngoài khu vực bãi.

Hiện, ven sông Hồng đang là nơi cư trú của gần 43.000 hộ gia đình (xấp xỉ 190.000 khẩu). Số hộ phải di dời theo tính toán của Dự án quy hoạch sông Hồng đoạn qua Hà Nội là 39.100 hộ.

Nếu di dời tất cả các hộ dân nằm trong phạm vi tuyến thoát lũ và hành lang bảo vệ đê thì khối lượng giải tỏa rất lớn. Do vậy, cần nghiên cứu để giảm số hộ dân di dời, tái định cư trong các khu vực xây dựng đô thị.

Mục tiêu quan trọng của dự án là phải bảo đảm an toàn về lũ, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đô thị. Đồng thời đây là cơ hội cho thủ đô phát triển đồng bộ khu vực hai bên

Phối cảnh quy hoạch sông Hồng qua Hà Nội.

28

sông Hồng trở thành đô thị văn minh, hiện đại, có không gian cây xanh, mặt nước, tôn thêm vẻ đẹp và diện mạo mới của thủ đô, xứng tầm với đất nước 100 triệu dân trong những năm sắp tới.

Dự án cần có các giải pháp, chính sách phù hợp, đồng bộ, sát thực tế trong bố trí tái định cư, giải phóng mặt bằng vì đây là dự án có tác động và ảnh hưởng rộng lớn tới xã hội và đông đảo dân cư trên địa bàn thành phố.

Cần nghiên cứu quy hoạch đô thị khu vực dân cư đã có ven sông theo hướng vừa đan xen cải tạo, vừa giải tỏa, xây dựng lại; xem xét giữ lại những di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề và những điểm dân cư phù hợp với quy hoạch nhằm giảm bớt số hộ dân phải di dời, giảm chí phí đầu tư.

II. Đường thoát lũ - Ảnh hưởng tới hơn 10 triệu người

Theo quy hoạch giai đoạn 1 phía Hàn Quốc đưa ra, sẽ có một "siêu đô thị" chạy dọc sông Hồng tại Hà Nội. Sự thành bại của quy hoạch này là vấn đề thoát lũ cho sông Hồng thì lại chưa ai chứng minh được.

Quy hoạch Thành phố bên sông Hồng giai đoạn 1

1. Đặc tính Sông Hồng

Trong giai đoạn 1, các chuyên gia Hàn Quốc đưa ra các giải pháp thoát lũ cho sông Hồng khi thực hiện quy hoạch "siêu đô thị" gồm có: Xây dựng tuyến đê mới dài 41,7 km dọc sát lòng sông, gia cố 33,8 km đê hiện có; lập kế hoạch xây dựng kè trên mực nước dài 73,2 km, xây dựng 40,6 km kè bảo vệ phần dưới nước, xây dựng mỏ hàn tại 3 khu vực và 12 điểm; nạo vét lòng sông ở mực nước thấp khoảng 21,7 triệu m3. Tổng kinh phí chỉnh trị sông là 581,2 triệu USD. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa giải quyết vấn đề lũ sông Hồng vì những tác động của việc điều chỉnh lũ sông Hồng là vô cùng khó lường.

29

Khi tính đến vấn đề thoát lũ sông Hồng là động chạm đến đời sống hơn 10 triệu nông dân ĐBSH, đấy là vấn đề cần chú trọng ngang ngửa với vấn đề thoát lũ, thậm chí phải nhấn mạnh hơn".

Trước hết phải hiểu “đời sống” của sông Hồng khi làm quy hoạch. Có thể nói sông Hồng là con sông có biến động dữ dội chỉ sau sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và lịch sử lưu lượng lũ còn cao hơn sông Hoàng Hà. Đặc biệt thủ đô Hà Nội nằm vào vị trí quyết định đến toàn bộ hình thái hình thành của ĐBSH, bởi từ Việt Trì đến Hà Nội là đoạn dòng sông biến động mạnh nhất, thay đổi dòng dữ dội nhất. Chính vì vậy mà đầu thế kỷ XX thực dân Pháp vào Hà Nội đã phải làm việc chỉnh trị sông Hồng đầu tiên. Việc đê đắp nơi rộng, nơi hẹp cũng chính là sự tổng kết của cha ông ta về đời sống con sông. Khúc sông Hồng tại thủ đô Hà Nội là "cái mắt", "cái chốt" quan trọng nhất của đời sống con sông Hồng.Các giải pháp sau này là phải cùng sống chung với khúc sông, không làm thay đổi các quy luật.

Khi "làm việc" với sông Hồng, phải đảm bảo 4 điểm huyệt trên sông chọn đúng điểm rơi của thế sông để nước chảy vào là cống Liên Mạc, cửa Đuống, cảng Vĩnh Tuy và cửa Bắc Hưng Hải. Nếu ảnh hưởng đến các điểm huyệt này là ảnh hưởng đến 10 triệu người và trên 40 vạn ha ĐBSH".

2. Sông Hồng không phải là sông Seul, sông Hàn

Việc xây dựng tại bãi giữa phải tính toán kỹ lưỡng, bãi giữa không phải là một “vết sẹo” trên sông Hồng. Có thể nói sông Hồng rất nhiều bãi, nhưng chỉ bãi giữa là tồn tại vĩnh cửu, theo nghiên cứu thì từ thời Lý đến nay bãi giữa nó vẫn tồn tại y nguyên. Vai trò của bãi giữa là một cái van mềm điều tiết lượng nước phân bố từ sông Hồng sang sông Đuống, lúc lở, lúc bồi để điều chỉnh dòng nước, đó là sự điều tiết của thiên nhiên. Cách đây 25 năm, bãi Chương Dương lở lớn vì sông Hồng chuyển dòng chính sang phía phường Việt Hưng. Khi đó, Bộ Thủy lợi phải làm kè Chương Dương, nhưng bây giờ, kè Chương Dương đã biến mất vì bãi giữa điều chỉnh dòng nước bồi lấp, hiện người dân đã làm nhà ra ngoài kè, kè Tứ Liên cũng tương tự như vậy.

Hà Nội vẫn mơ một cái kè đẹp thơ mộng như sông Seul, sông Hàn nhưng phải khẳng định rằng khi làm xong rồi phù sa lại tự bồi lấp đi. Nếu không, con sông lại tự tìm cách cân bằng mới và có thể phá vỡ các yếu tố khác, sẽ rất khó lường và có thể hủy tất cả các cầu của chúng ta xây dựng trên sông. Dòng sông không đơn giản như cái bánh ga tô chúng ta muốn cắt khúc nào cho đẹp cũng được.

Nếu muốn kè phải nhớ đến lượng phù sa của con sông không dễ tính toán.

Các nhà khoa học cũng thống nhất việc áp dụng mô hình thành phố bên sông Hàn vào thành phố bên sông Hồng là không thỏa đáng. Sông Hàn có dòng chảy ổn định, còn sông Hồng luôn vận hành theo quy trình bên lở bên bồi. Việc xây 2 con đê kiên cố bó lấy dòng sông sẽ làm mất đi quy luật vận hành tự nhiên của dòng sông. Nếu vậy, sông Hồng sẽ "phá" ở các đoạn khác. Việc tổ tư vấn dự án đưa ra mức nạo vét lòng sông hàng năm là 21,3 triệu m3 không giải quyết được mức bồi lắng vì lượng phù sa mỗi năm của sông

30

hồng xấp xỉ 100 triệu m3. Nếu chỉ nạo vét tại địa phận Hà Nội thì lòng sông sẽ nhanh chóng bị lấp đầy trở lại. Thêm vào đó, mỗi năm thành phố sẽ phải đầu tư để nạo vét hàng triệu m3 đất bùn, kinh phí hàng năm phục vụ sự duy trì của thành phố bên sông sẽ rất lớn.

Quy hoạch đê điều cho cả lưu vực sông Hồng chưa có, vì vậy việc xây các tuyến đê mới, nâng cấp các tuyến đê mới là chưa có cơ sở. Hơn nữa, quy hoạch này hiện vẫn chưa có ý kiến của cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT. Thêm vào đó, sông Hồng là sông quốc tế, dự án quy hoạch sông Hồng qua Hà Nội phải đặt vào toàn thể hệ thống và phải tính đến sự biến đổi của khí hậu toàn cầu để tránh những thiệt hại về sau.

Qua các ý kiến của các nhà khoa học tại hội thảo, vấn đề thoát nước cho dự án quy hoạch thành phố bên sông Hồng chưa đủ độ tin cậy và cần phải tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, tại hội thảo cũng chưa có nhà khoa học hay đơn vị nào đưa ra được giải pháp cho vấn đề hóc búa trên.

Đề án sông Hồng phức tạp và chưa từng có tiền lệ trong các quy định của VN, lớn cả về mặt kinh tế, xã hội, kỹ thuật. Cần đề xuất một quy hoạch liên ngành, có vấn đề về thủy lợi, về dân sinh, xã hội, kinh tế, công nghệ, quy hoạch đô thị. Chắc phải tổ chức thẩm định từng phần hoặc các mặt của quy hoạch.

Cơ chế đầu tư phải huy động nhiều nguồn lực, trong đó có trách nhiệm của nhà nước và các tập đoàn có tiềm lực. Phải có chính sách để làm sao chủ đầu tư có thể thu hồi được vốn đầu tư.

Các giải pháp khai thác quỹ đất hai bên sông Hồng phụ thuộc vào kết quả chính trị và chỉ giới hành lang thoát lũ.Vấn đề cốt lõi là cải tạo, gia cố hệ thống đê cũ với nội dung chủ yếu là đẩy đê tiến xa thêm ra phía bờ sông.

31

Viễn cảnh “Thành phố Sông Hồng”

“Xây dựng thêm đê mới để ổn định dòng lũ” là một lập luận mới nghe tưởng có ý xây, nhưng thực chất là phá. Bởi ai cũng biết sông Hồng, đoạn qua Hà Nội, hiện nay đã ở mức độ trì trệ, lòng sông tiếp tục bị nâng cao cùng những bãi bồi. Lưu lượng dòng trong mùa mưa lũ đã vượt quá xa sức chịu tải của nó. Dự án trên có nói đến việc nạo vét lòng sông đoạn qua Hà Nội, nhưng nếu chỉ nạo vét khúc sông này mà không làm được điều đó ra đến tận cửa Ba Lạt ở Nam Định, và phải nạo vét định kỳ (một công việc gần như không tưởng) thì khác nào chỉ tạo ra một cái bẫy phù sa, chẳng bao lâu sau cái bẫy đó sẽ lại bị san bằng và tiếp tục bị nâng cao!

Đúng ra hướng chỉnh trị sông Hồng đoạn qua Hà Nội là phải rời đê ra xa hơn khỏi lòng sông, hoặc ít nhất cũng giữ nguyên trạng, chứ không được phép đẩy đê về gần nó. Ngoài ra cần phải phá bỏ hết những công trình nằm giữa hai thân đê có thể ngăn cản dòng chảy lũ của sông, chứ không phải làm điều ngược lại. Chính người Pháp sau này lại nói về Hà Nội: “Thành phố đó quay lưng lại với dòng sông của nó”. Thật vậy, với thời gian hai bên bờ sông đoạn qua Hà Nội đã trở thành một chốn “nhôm nhoam”, nhà cửa xây lộn xộn, vừa làm xấu cảnh quan, vừa ngăn cản sự thoát lũ của sông. Đó là sự bung ra quá trớn, gần như vượt qua mọi sự kiểm soát, phép tắc.

Dự án đồ sộ quy hoạch sông Hồng, đoạn qua Hà Nội, thực chất là xây dựng một “Thành phố Sông Hồng” theo motyp của Seoul (Hàn Quốc) nhưng các nhà thiết kế Hàn Quốc chưa am hiểu địa chất Việt Nam, đặc biệt là địa chất lưu vực Sông Hồng khi cho rằng: “Thành phố cổ kính ngàn năm Hà Nội có rất nhiều điểm tương đồng với thành phố Seoul- Từ lịch sử, từ con sông chảy qua thành phố cho tới lối sống của người dân nên Hà Nội có thể cùng bắt tay với Seoul nơi đã tạo dựng thành công kỳ tích sông Hàn để cùng tạo dựng một kỳ tích thứ hai, kỳ tích sông Hồng..

Trước hết cần khẳng định, sông Hồng dài hơn sông Hàn rất nhiều, nó lại hung dữ, không

32

êm ả như sông Hàn. Chế độ thủy văn cũng như sức tải phù sa của hai con sông này cũng khác nhau một trời một vực. Khác đến độ đối với sông Hàn, đoạn chảy qua thành phố Seoul, thậm chí người Hàn Quốc đã cho đắp 1 con đập ngầm chắn ngang sông (đập ngầm Jamsil) ở phía đông thành phố với mục đích bảo vệ nguồn nước ăn ở phía thượng nguồn khỏi bị ô nhiễm photpho, cũng như một số mục đích khác. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy so với sông Hồng lượng phù sa của sông Hàn là không đáng kể. Nếu làm một việc tương tự, nghĩa là đắp một đập ngầm chắn ngang sông Hồng ở địa phận Hà Nội thì chắc chắn thảm họa sẽ xảy ra. Vì sông Hồng chở nặng phù sa, trung bình khoảng 100 triệu tấn một năm (gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước). Lượng phù sa lớn như vậy sẽ nhanh chóng đọng đầy lòng sông phía thượng nguồn của đập, và nước dâng mùa lũ sẽ gây lũ lụt thảm khốc.

Vị trí Đập ngầm Jamsil tại phía đông thành phố Seoul

Mực nước sông Hàn trong năm nhìn chung thay đổi nhỏ hơn sông Hồng rất nhiều, vì thế các cao ốc ở Seoul mới soi bóng lung linh đáy nước sông Hàn. Chế độ thủy văn của sông Hồng rất biến động, mực nước giữa mùa cạn và mùa lũ có thể chênh nhau tới cả chục mét. Vì thế vào thời kỳ nước kiệt, cảnh quan “thành phố Sông Hồng” hẳn không tránh khỏi tiêu điều, ảm đạm...

Với lượng phù sa rất lớn, từ hàng triệu năm qua sông Hồng đã đắp bồi nên đồng bằng châu thổ của mình, trong khi sông Hàn không làm nổi điều đó, thậm chí nơi sông Hàn đổ ra Hoàng Hải còn có dạng cửa sông dạng phễu (estuary) khác hẳn kiểu tam giác châu (delta) của sông Hồng. Xét về vị thế cũng dễ thấy giữa Hà Nội và Seoul còn có một khác biệt cơ bản nữa: Hà Nội nằm hoàn toàn trên đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong khi Seoul nằm kẹp giữa hai dải núi cấu tạo chủ yếu từ các loại đá magma và biến chất. Khả năng thoát lũ của sông Hồng đoạn qua Hà Nội rõ ràng kém hơn rất nhiều so với sông Hàn đoạn qua Seoul.

33

Lâu nay, người ta thường nhắc tới cụm từ “phát triển bền vững”, theo hướng thân thiện với môi trường. Một dự án thân thiện với sông Hồng không thể là dự án đề xuất giải pháp “thít cổ” nó bằng việc áp đê gần lại lòng sông, dùng bê tông kè cứng, với độ cao cỡ 11,5m (bằng mực nước báo động cấp 3). Hơn ai hết, các nhà địa chất biết rằng kể từ Phú Thọ cho tới cửa Ba Lạt, nghĩa là trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng đã ở vào thời kỳ già của một con sông. Tại đó, uốn khúc quanh co là quy luật phát triển tự nhiên của nó. Con sông đã trở nên bí bức khi bị hệ thống đê chế ngự, không được tự do uốn khúc. Còn khi khoảng cách giữa hai thân đê ở đoạn qua Hà Nội lại bị thu hẹp thêm theo dự án “Thành phố Sông Hồng”, như con rắn bị thít cổ, chắc chắn con sông sẽ “nổi khùng”, lồng lộn dữ dằn hơn ở cả phía thượng lưu lẫn hạ lưu của nó. Sẽ thêm nhiều vùng đất ven sông bị sạt lở, kiểu như Phúc Thọ (Hà Tây), Tứ Liên, Ngọc Thụy (Hà Nội)... hiện nay.

Cần lưu ý là trong vòng 60 năm qua, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã dâng cao xấp xỉ 1,0m khiến sức tải lũ của sông bị giảm đáng kể. Việc xây dựng đô thị trên sông Hồng để góp phần giải quyết sự gia tăng dân số Hà Nội, ước tính đến 5-7 triệu người vào năm 2020 là một chủ trương sai lầm. Dự án đó chắc chắn sẽ làm tổn thương nghiêm trọng sông Hồng, can thiệp sâu hơn nữa vào hoạt động tự nhiên của nó. Đó là chưa kể, nếu không được xử lý cẩn thận, nước thải của thành phố sẽ làm ô nhiễm dòng sông, nhất là vào mùa cạn, làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư dọc hai bên sông. Điều đó cũng đã xảy ra đối với Seoul, và người Hàn Quốc đã phải xây đập ngầm Jamsil để hạn chế ô nhiễm ngược về thượng nguồn sông Hàn. Nhưng với sông Hồng, việc xây một đập ngầm như thế, như đã phân tích ở trên, là điều không thể.

34

Ảnh vệ tinh sông Hàn, đoạn qua thành phố Seoul (phía Bắc và phía Nam thành phố là đồi núi).

III. vấn đề lịch sử Những ý kiến nêu trên mới xét đến khía cạnh tự nhiên của vấn đề. Còn nếu nhìn từ góc độ tâm lý xã hội và tâm linh, chắc chắn còn nhiều điều cần bàn đến. Chúng tôi rất trân trọng ý nguyện tốt đẹp và tâm huyết của KTS Trần Thanh Vân. Bà muốn “trên trục không gian đẹp nhất, ý nghĩa nhất” của Hà Nội sẽ xây dựng một công viên mang tên Đại Việt và dựng tượng Đức Thánh Trần ở đấy. Những người làm dự án “Thành phố Sông Hồng” lại chọn chính vị trí đó để xây “Công viên Seoul”. Liệu người Hà Nội và nhân dân cả nước có thể đồng tình với một dự án như thế được không? Chúng ta từng biết có những quyết định không chuẩn từng được thực thi ở Thủ Đô trong các giai đoạn trước. Có cái đã được sửa sai, có cái tới nay còn nguyên trạng. Ví dụ việc đổi tên phố Kỳ Đồng (một người Việt Nam yêu nước nổi tiếng vào đầu thế kỷ trước) thành phố Tống Duy Tân, hay việc đổi tên công viên Chí Linh với vị thế trọng yếu bậc nhất của Thủ Đô, ngay bên cạnh Hồ Gươm, thành công viên mang tên một nguyên thủ nước ngoài, nay đã được sửa lại, làm nơi dựng tượng đài Lý Thái Tổ...

Còn rất nhiều di tích lịch sử trên dải đất dự định xây “Thành phố Sông Hồng”, nhất là những di tích gắn liền với triều đại nhà Trần -  triều đại từng ba lần đại thắng Nguyên Mông, lẫy lừng thế giới. Chúng ta là hậu thế rất xa của những con người từng làm nên

35

chiến công hiển hách, chúng ta không có quyền xóa bỏ những di tích, mà phải tôn tạo di tích cho xứng tầm lịch sử.

IV. Xét về phương diện mỹ học

1. Nguy cơ biến sông Hồng thành sông Tô Lịch

Theo dự án, dọc đôi bờ sông Hồng sẽ mọc lên nhiều khu nhà cao tầng. Điều này đã làm nhiều chuyên gia lo lắng. “Khoảng không gian trời nước mênh mông vô cùng thoáng đãng mà thiên nhiên ban tặng cho thủ đô Hà Nội sẽ bị che chắn bởi những cao ốc chọc trời. Lúc đó, sông Hồng sẽ trở thành một con sông bị cầm tù, dẫn đến việc nhiều nơi sẽ xuất hiện những đoạn sông Tô Lịch thứ hai”

Nhiều ý kiến cho rằng nếu tập trung quá nhiều xe cơ giới chạy trên mặt đê và cơ đê như dự án đề xuất, mỗi dải đường có 4-6 làn xe ôtô thì sẽ ôtô hóa sông Hồng và dòng sông thơ mộng này sẽ không còn giữ được vai trò điều hòa khí hậu, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Đoạn sông Hồng qua Hà Nội sau khi chỉnh trang cần phải giữ được màu xanh tự nhiên ở đôi bờ, xây dựng công viên, khu nghỉ dưỡng, khu bảo tồn sinh thái ven sông, khu du lịch, thể thao, văn hóa..., không xây dựng các khu đô thị cao tầng, khu thương mại, dịch vụ.

2. TP. Sông Hồng- liệu có đẹp lung linh như TP Seul?Xét về phương diện mỹ học, tại vị trí của Hà Nội hiện nay về lâu dài không thể xây dựng một Thủ Đô đàng hoàng, to đẹp. Quan niệm xưa nay về cái đẹp, đặc biệt ở xứ nóng như nước ta, là "nhà cao cửa rộng". Điều ấy hiện thời đã không thể thực hiện được với phần lớn số nhà hiện có ở Thủ Đô. Cùng với sự nâng cao đáy sông Hồng, kéo theo là sự nâng cao đỉnh lũ hằng năm, mảnh đất của Thủ Đô ngày nay đã trở thành quá trũng, điều kiện thoát nước ngày càng khó khăn. Dù đã được quan tâm đặc biệt, nhưng sau mỗi đợt mưa dù không lớn lắm đã có nhiều khu vực bị ngập úng trầm trọng, gây ách tắc giao thông. Mỗi lần tôn tạo nền đường phố lại là một lần làm cho độ cao tương đối của nền nhà bị hạ thấp. Trên thực tế nền nhà ở nhiều phố đã nằm thấp hơn mặt phố, tương tự như mặt phố nằm thấp hơn mực nước sông Hồng vậy. Nhiều nhà đã có phần chân như bị chôn dưới mặt đất. Nền móng lâu đài, cung điện trong khu vực Hoàng Thành Thăng Long gần đây được phát lộ dưới độ sâu chừng 2m. Nền đất Hà Nội vẫn đang trong quá trình sụt lún. Theo số liệu quan trắc của Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội thì “nền đất Hà Nội mỗi năm lún vài chục milimet là chuyện bình thường”. Những ví dụ cụ thể cũng được đưa ra: khu vực Thành Công mỗi năm sụt lún 41,42mmm, Ngô Sĩ Liên – sụt 31,52 mm/năm v.v...

Mặt khác, nếu so với bản đồ vùng kinh thành Thăng Long thời Hồng Đức (1490) thì diện tích các hồ tự nhiên ở Hà Nội còn lại không đáng là bao. Điều đó cũng có nghĩa là những nơi chứa nước mưa tạm thời ấy gần như không còn nữa, làm cho nguy cơ úng lụt càng thêm trầm trọng. Đấy là chưa kể theo tài liệu của tổ chức Ngân hàng thế giới, với đà nóng lên toàn cầu như hiện nay do hiệu ứng nhà kính và nhiều tác nhân khác, trong 100 năm tới mũ băng ở hai địa cực sẽ tan đáng kể, mực nước đại dương thế giới sẽ dâng cao hơn hiện nay khoảng 5m, gần như mấp mé mặt bằng Hà Nội ngày nay. Còn sau 200 năm nữa,

36

điều gì sẽ xảy ra, chưa thể lường trước được.

“Thành phố Sông Hồng” nếu được xây dựng theo dự án liệu có đẹp lung linh như Seoul soi bóng xuống dòng sông Hàn? Thật khó nói, khi sông Hồng vốn có màu nước thay đổi theo mùa, nhưng đa phần mang sắc phù sa có nguồn đất đỏ terra-rossa, chứ không được trong xanh. Nhất là vào mùa cạn, có khi mực nước sông tại Hà Nội chỉ còn 1,36m (ngày 20-2-2006), nhiều đoạn sông phơi đáy. Lúc ấy những tòa nhà cao ngất ngưởng sẽ soi bóng xuống đâu, khi mà ngay nền nhà đã lừng lững cao hơn mặt nước đến cả chục mét và nằm rất xa mép nước? Hơn nữa, việc xây dựng “Thành phố Sông Hồng” với các khu cao ốc tập trung vào một diện tích rất gần với khu vực phố cổ của Hà Nội sẽ tạo vẻ khập khiễng trong tổng thể cấu trúc. Điều đó còn gây sức ép lớn lên cơ sở hạ tầng của các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, khi mật độ người và phương tiện lưu thông tăng lên đến mức quá tải. Có thể thấy ngay bây giờ tình trạng quá tải về giao thông, điện, nước... ở các khu vực kể trên cũng đã rõ.

V. Xét về phương diện phát triển bền vững

Xét về phương diện phát triển bền vững thì vị trí của Hà Nội hiện nay không phải là nơi lý tưởng để mở mang xây dựng. Hà Nội nằm bên sông Hồng, con sông chảy theo một đới đứt gẫy địa chất lớn - đứt gẫy sâu Sông Hồng, gần như chia Miền Bắc thành hai nửa. Mà đứt gẫy sâu thường là nơi bất ổn của vỏ Trái Đất, nơi chịu các lực nén ép khổng lồ, tiềm ẩn khả năng động đất và chuyển động chờm, trượt... Nếu nhìn từ Lao Cai về phía đông nam ta sẽ thấy dòng sông khá thẳng, đấy là đoạn sông còn chảy theo đứt gẫy, chưa tiến vào đồng bằng châu thổ của nó. Theo hệ thống đứt gãy Sông Hồng, đất đá ở hai bên bị xê dịch. Cự li dịch chuyển hai cánh đứt gẫy Sông Hồng hiện nay khoảng 300 km (cánh tả ngạn bị trượt một cách tương đối về phía Tây Bắc). Một điều đáng lưu tâm hiện nay là đới đứt gẫy Sông Hồng vẫn chưa ngừng hoạt động. Qua những điều trình bày trên đây, có thể thấy Hà Nội đang ở vào một vị thế không thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển một Thủ Đô hiện đại và to đẹp. Đấy là chưa kể đến một điều bất lợi mà không muốn cũng vẫn phải nghĩ tới: Hà Nội nằm không xa hồ thuỷ điện Hòa Bình, có nghĩa là treo trên đầu Thủ Đô ta hiện nay là một vực nước khổng lồ có chiều cao tới trên 100 mét ! Sắp tới sẽ có thêm hồ nước Tạ Bú (Sơn La) với dung lượng tương tự, nằm ở mức cao chừng gấp đôi thế nữa. Nếu một tai biến thiên nhiên bất ngờ, ví dụ một trận động đất có khả năng xâm hại đập nước, thì không thể lường nổi mức độ thiệt hại do sự cố đó gây ra. Cũng cần biết thêm, hai đập nước của các hồ chứa Sơn La và Hòa Bình nằm trong một vùng có nguy cơ động đất mạnh nhất nước ta. Nếu có chấn động mạnh sẽ gây vỡ đập dây chuyền, dẫn tới thảm họa khủng khiếp cho Hà Nội và các trung tâm dân cư vùng đồng bằng Sông Hồng (Trần Tiễn Thanh, Nguyễn Khoa Diệu Lê, 2001). Năm 1995, cả nước Nhật đã kinh hoàng trước một trận động đất xảy ra ở Kobe, chỉ trong vòng vài chục giây đã san bằng cả một thành phố lớn vốn sống thanh bình trong suốt 400 năm trước đó. Mà nước Nhật là nơi từng triển khai những chương trình dự báo động đất trị giá tới nhiều tỉ USD. Chúng ta còn chưa quên trận lụt lịch sử tháng 8-1971 tại đồng bằng Bắc Bộ đã cướp đi 100.000 mạng sống. Khi đó đỉnh lũ tại Hà Nội lên tới 14,13m, cao hơn mức báo động 3 là 2,63m. Theo tính toán của các chuyên gia, giả sử lúc đó đã có hồ thủy điện Hòa Bình giúp hạn chế, thì đỉnh lũ cũng chỉ giảm được chừng

37

1,5m, tức là còn cao 12,63m. Cũng có nghĩa là nước lũ vẫn dễ dàng tràn qua mặt đê với cao độ 11,5m như các tác giả dự án đề xuất.

KẾT LUẬN

Chúng ta cần dừng lại và suy nghĩ. Không nên tiếp tục xây dựng lớn tại khu vực nội thành Hà Nội hiện nay, không nên can nối và mở rộng Thủ Đô lam nham thêm nữa, nhất là về mạn bắc sông Hồng. Càng không nên thực hiện dự án Thành phố Sông Hồng, bởi làm thế là vĩnh viễn chặn đứng việc thực hiện phương án “bỏ đê” hiện còn bỏ ngỏ. Thay vào đó cần giải tỏa các khu dân cư xây dựng lộn xộn phía ngoài đê, quy hoạch lại dải đất ven sông thành những công viên sinh thái, những công trình vui chơi giải trí có thể “sống chung với lũ” và không ảnh hưởng đến việc thoát lũ của sông. Nếu thực sự cần thiết mới xây dựng tại một số nơi cao, như bãi Phúc Xá chẳng hạn, những chung cư không quá nhiều tầng (cỡ từ 6 đến 10 tầng) để giải quyết chỗ ở cho những hộ dân phải giải tỏa khi giải phóng mặt bằng, tạo thông thoáng cho không gian giữa hai thân đê. Nhưng tốt nhất là tìm một giải pháp khác, không xây dựng nhà ở trong vùng đất nhậy cảm này nữa.

Nội thành Hà Nội ngày nay đã quá đông đúc và chật chội, cần được lưu giữ, cải tạo và bảo vệ như một “Đặc khu của Thủ Đô tương lai”. Dành phần xây dựng mới một Thủ Đô khang trang, hiện đại tại vùng đất khác, cao ráo và đẹp đẽ, ở khoảng cách vài chục km so với nội thành Hà Nội hiện nay. Giữa “Đặc khu” và khu mới của Thủ Đô sẽ có đường cao tốc đủ rộng, tạo thuận lợi cho giao thông.

Mọi sự thay đổi đều không dễ dàng. Có những thay đổi nhỏ mang tính điều chỉnh cục bộ, song có những thay đổi lớn mang tính cách mạng triệt để. Một phương án bỏ đê từng bộ phận, đưa nước sông vào cánh đồng một cách có điều tiết, có sự kiểm soát chặt chẽ; một phương án di dân khỏi những ô trũng của đồng bằng, để cho phù sa bồi đắp định kỳ; một phương án xây dựng khu mới của Thủ Đô tại một miền bán sơn địa (ví dụ thuộc tỉnh Hà Tây chẳng hạn) v.v... là những ý tưởng của một cuộc đổi thay mang tính cách mạng.

Rất cần có một dự án lớn mang tầm chiến lược dành cho quy hoạch và phát triển đồng bằng châu thổ sông Hồng, với sự tham gia của nhiều ngành khoa học khác nhau.

38

Chúng ta đã bước sang một thiên niên kỷ mới, được trang bị những kiến thức đủ để thấu hiểu các quy luật của tự nhiên. Chúng ta đang có một nền tảng kinh tế - xã hội thuận lợi để xem xét vấn đề Sông Hồng và Thủ Đô một cách cẩn trọng và nghiêm túc nhất. Nhiều bài học trong quá khứ còn nhắc nhở chúng ta: Với lịch sử, những sai lầm của thế hệ này luôn khiến những thế hệ sau phải trả giá.Sắp tới chúng ta sẽ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long. Chắc chắn trong vòng mươi năm nữa thì Thủ Đô ta vẫn đẹp. Vài chục năm nữa, có thể vẫn còn đẹp. Nhưng với vị trí và mặt bằng của Hà Nội đã phân tích trên đây, nhất là khi vẫn duy trì hệ thống đê sông Hồng, thì khi kỷ niệm 1.200 năm và 1.500 năm Thăng Long, liệu Thủ Đô của chúng ta có còn giữ được vẻ đẹp vốn có không?

39