18
1 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016- 2017 A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề thi gm có hai phn: - Phần 1: Đọc - hiểu văn bản: 3 điểm - Phn 2: Nghluận văn học: 7 điểm B. NI DUNG ÔN TP: PHN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN I. Vphn ngliu - Văn bản trong ngliệu đọc hiu rất đa dạng, phong phú nhưng nội dung thường đề cập đến nhng vấn đề gần gũi, có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, đạo đức, có tính thi svà gn lin vi thế htr. - Kiểu văn bản: có thlà văn bản văn học (thơ hoặc văn xuôi) hoc các bài viết vthi s, chính trị, văn hoá, xã hội ly tcác ngun: sách giáo khoa, báo chí, internet... - Sau văn bản là các câu hỏi theo hướng: nhn biết, thông hiu và vn dng thp. II. Vkĩ năng 1. Xác định được các đặc điểm vhình thc và ni dung của văn bản về: phương thc biểu đạt, phong cách chức năng, câu chủ đề, nội dung chính, thông điệp, ththơ... 2. Biết cách trình bày hiu biết ca mình mt cách trc tiếp, rõ ràng, ngn gọn và đúng trng tâm. 3. Biết cách viết một đoạn văn nghlun xã hi ngn (khong 10 dòng) vmt vấn đề được đặt ra trong văn bản đọc hiu. 4. Lưu ý: Cần đảm bo các yêu cu vdùng từ, đặt câu, diễn đạt. III. Vkiến thc a. Các phong cách chức năng ngôn ngữ - Phong cách ngôn ngsinh hot : Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cu ca cuc sng. Có 2 dng tn ti: + Dng nói + Dng viết: nhật kí, thư từ, truyn trò trên mng xã hi, tin nhắn điện thoại,… - Phong cách ngôn ngnghthut: + Dùng trong văn bản nghthut: Ngôn ngts(truyn ngn, tiu thuyết, phê bình, hi kí…); Ngôn ngữ trtình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khu (kch, chèo, tuồng…) + Ngoài ra ngôn ngnghthut còn tn tại trong văn bản chính lun, báo chí, li nói hng ngày… - Phong cách ngôn ngchính lun Là ngôn ngdùng trong các văn bản chính lun hoc li nói ming trong các bui hi ngh, hi tho, nói chuyn thi sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những skin, nhng vấn đề vchính tr, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trnht định. Có 2 dng tn ti: dng nói & dng viết. - Phong cách ngôn ngkhoa hc: VB khoa hc gm 3 loi: + VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp gia những người làm công vic nghiên cu trong các ngành khoa hc [chuyên kho, lun án, luận văn, tiểu luận,…]

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

  • Upload
    dotuyen

  • View
    216

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

1

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2016- 2017

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề thi gồm có hai phần:

- Phần 1: Đọc - hiểu văn bản: 3 điểm

- Phần 2: Nghị luận văn học: 7 điểm

B. NỘI DUNG ÔN TẬP:

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I. Về phần ngữ liệu

- Văn bản trong ngữ liệu đọc hiểu rất đa dạng, phong phú nhưng nội dung thường đề

cập đến những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, đạo đức, có tính thời sự và gắn

liền với thế hệ trẻ.

- Kiểu văn bản: có thể là văn bản văn học (thơ hoặc văn xuôi) hoặc các bài viết về thời

sự, chính trị, văn hoá, xã hội lấy từ các nguồn: sách giáo khoa, báo chí, internet...

- Sau văn bản là các câu hỏi theo hướng: nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp.

II. Về kĩ năng

1. Xác định được các đặc điểm về hình thức và nội dung của văn bản về: phương thức

biểu đạt, phong cách chức năng, câu chủ đề, nội dung chính, thông điệp, thể thơ...

2. Biết cách trình bày hiểu biết của mình một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn và đúng

trọng tâm.

3. Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 10 dòng) về một vấn đề

được đặt ra trong văn bản đọc hiểu.

4. Lưu ý: Cần đảm bảo các yêu cầu về dùng từ, đặt câu, diễn đạt.

III. Về kiến thức

a. Các phong cách chức năng ngôn ngữ - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :

– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu

cầu của cuộc sống.

– Có 2 dạng tồn tại:

+ Dạng nói

+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: + Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi

kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

+ Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng

ngày…

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

– Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội

nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện,

những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất

định.

– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

- Phong cách ngôn ngữ khoa học: – VB khoa học gồm 3 loại:

+ VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong

các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]

Page 2: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

2

+ VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình

bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…

+ VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức

khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu

là các VBKH.

Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,…] & viết [giáo án, sách, vở,…]

- Phong cách ngôn ngữ báo chí :

– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến

của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói

[thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…

Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng

về sử dụng ngôn ngữ.

b. Các phƣơng thức biểu đạt

Có 5 phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

c. Các phép liên kết :

Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng

nghĩa / trái nghĩa)

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái

nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu

trước

Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế

các từ ngữ đã có ở câu trước

Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với

câu trước

d. Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác: Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói

quá, nói giảm – nói tránh…

- So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để

làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Tác dụng của so sánh + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ

thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự

vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.

VD: Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)

+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong

thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.

VD: Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe

tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân

lên nhiều lần.

Page 3: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

3

- Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để

miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc

hiện lên sống động, gần gũi với con người.

Tác dụng của phép nhân hoá Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới

đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

VD : Bác giun đào đất suốt ngày

Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà. (Trần Đăng Khoa)

- Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa

vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Tác dụng của ẩn dụ

Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ

chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau.

(thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho

nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu.

Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người

nghe.

VD : Trong câu : Người Cha mái tóc bạc

nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.

- Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên

tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

- Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm

nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

- Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD: Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh

gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

e. Các thể thơ: Đặc trƣng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ

ngôn, Thơ 8 chữ

PHẦN II: LÀM VĂN

I. Về kĩ năng

- Có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học: nghị luận về một đoạn thơ, đoạn văn, một nhân

vật, một vấn đề hoặc tác phẩm văn học.

- Lập luận rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu.

- Lưu ý: Với những đề bài “Cảm nhận…”, thí sinh cần phát biểu những hiểu biết của mình về

cái hay, cái đẹp của văn bản (dựa vào câu lệnh trong đề bài) trên cơ sở phân tích các giá trị

Page 4: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

4

nghệ thuật và nội dung tư tưởng của văn bản văn học, tránh sa vào nêu cảm nghĩ chung

chung, diễn xuôi nội dung của văn bản thơ hoặc văn xuôi, tách rời các yếu tố nghệ thuật và

nội dung của văn bản.

II. Về kiến thức

Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm dưới đây:

1. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG - Trƣơng Hán Siêu

1.Tác giả:

- Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ người làng Phúc Thành, Yên Ninh, Ninh Bình.

- Là nhân vật văn hoá tài năng cả về chính trị và văn chương. Từng tham gia kháng chiến

chống quân Mông, Nguyên, được mọi người kính trọng.

- Tác phẩm còn lại không nhiều, trong đó có một bài phú nổi tiếng “Bạch Đằng giang phú”.

2.Tác phẩm : “Bạch Đằng giang phú”

- Sông Bạch Đằng

+Lịch sử: ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt.

+Thi ca: Bạch Đằng giang - Trần Minh Tông

Bạch Đằng giang - Nguyễn Sướng

Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn trãi.

-Thể phú:

- Bố cục:

- Đề (“Khách có kẻ….còn lưu”): Hình tượng “khách” và những cảm xúc lịch sử của nhân

vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.

- Luận (“Bên sông….ca ngợi”): Lời kể và bình luận của các bô lão về các chiến công lịch sử

trên sông Bạch Đằng.

- Kết (Còn lại): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

3. Nội dung

a. Hình tượng nhân vật khách:

- Khách: sự phân thân của tác giả

- Mục đích dạo chơi: Thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí đất nước

- Có một tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao

Cảm xúc của “khách” trước sông Bạch Đằng: vui, tự hào và buồn, nuối tiếc.

Phần đầu của bài phú đã hé mở những chiều tâm trạng khác nhau của nhân vật khách. Lời

phú đi từ phơi phới, sôi nổi huống ngoại để đọng lại ở chiều sâu hướng nội với những xúc

cảm đầy nhân văn về con người và quá khứ lịch sử của dân tộc.

b.Trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của các bô lão:

Hình tượng các bô lão:

- Các bô lão có thể là nhân vật có thật hoặc có thể là hư cấu – tâm tư tình cảm của tác giả

-Thái độ: nhiệt tình, hiếu khách, cung kính.

Trận Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão:

- Trình tự diễn biến tình hình

- Thủ pháp đối lập (địch - ta) cùng các cụm từ:

thủ hùng, nhật nguyệt, thiên địa, Nam Bắc…

- Ngôn từ khoa trương phong đại, hình tượng kì

vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.

Lối so sánh chồng chất

Câu dài, ngắn khác nhau.

Cách ngắt nhịp đột ngột

Thế đối lập địch ta đầy gây cấn về cả

mặt lực lượng lẫn ý chí (ta : lòng yêu

nước, chính nghĩa, thế cường, mưu ma

chước quỷ)

cảm nhận tổng hợp về âm thanh, màu

sắc, ánh sáng của chiến trận dữ dội Bạch

Đằng

Page 5: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

5

Lời kể súc tích, cô động, khái quát nhưng gợi được diễn biến, không khí trận đánh hết sức

sinh động qua đó cho ta thấy thái độ và giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào, cảm hứng của

người trong cuộc của các bô lão.

Lời bình luận và ngợi ca về chiến thắng Bạch Đằng

- Chiến thắng Bạch Đằng = cuộc sinh nở vĩ đại lần thứ hai của vũ trụ để sáng tạo ra đất

nước “Tái tạo… ca ngợi”

- Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi:

+Thiên thời (Trời cũng chiều người)

+Địa lợi (đất hiểm)

+Nhân hoà (nhân tài) điều quyết định.

Khẳng định sức mạnh giá trị nhân văn và triết lí sâu sắc.

-Lời ca : tuyên ngôn về chân lí vĩnh hằng.

+Bất nghĩa _ tiêu vong (nhân nhân)

+Nhân nghĩa _ lưu danh thiên cổ (phỉ nhân)

c. Lời ca

- Lời ca của bô lão: sự đánh giá, đạo đức và quy luật cuộc sống theo quan điểm nhân dân.

- Lời ca của khách: cụ thể hoá lịch sử triết lí muôn đời về hai chữ “nhân nhân” toả sáng

rạng rỡ trong thời đại Lí Trần.

Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt thì nhân kiệt là yếu tó quyết định. Ta thắng

giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn ở nhân tài có “đức cao”, “đức lành”.

niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

*Tổng kết:

- Nội dung: Là tác phẩm tiêu biểu của bài thơ văn yêu nước Lí _ Trần.

+Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc - tự hào về truyền thống anh hùng bất

khuất về truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam.

+Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp

- Nghệ thuật: đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.

+ Câu từ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật

sống động vừa gợi hing sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khí quát, triết lí; Ngôn từ vừa trang

trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm.

2. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ - Nguyễn Trãi.

1.Tác giả:

a.Những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.

Cần nhấn mạnh Nguyễn Trãi : Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài ,hiếm có,danh

nhân văn hóa thế giới.

b.Sự nghiệp văn học:

- Các tác phẩm chính (sgk)

- Giá trị:

+Nội dung:Lí tưởng độc lập dân tộc và lí tưởng nhân nghĩa;vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng

vĩ đại và con người bình dân.

+Nghệ thuật: kết tinh và mở đường cho sự phát triển văn học.

2.Tác phẩm:

a.Hoàn cảnh ra đời: Sau chiến thắng giặc Minh (1427) Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết

đại cáo tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến và tuyên bố nền độc lập dân tộc thế kỉ XV.

b.Nội dung:

1/Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa

-"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Page 6: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

6

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

→Cơ sở chính nghĩa: vì dân mà đánh kẻ có tội (so với tuyên ngôn "Nam quốc sơn hà": cơ

sở về cương vực lãnh thổ)

- Bảo vệ một nước Đại Việt độc lập, toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ:

+ Lí lẽ:

Có quốc hiệu: Đại Việt

Có nền văn hiến đã lâu đời

Có cương vực lãnh thổ rõ ràng

Có sự khác biệt về phong tục Bắc Nam

Có lịch sử các triều đại tồn tại hùng mạnh bên cạnh các triều đại của Trung Quốc

Có nhân tài hào kiệt

+ Dẫn chứng: những thất bại của giặc trong lịch sử.

→bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta.

2/Đoạn 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù

-Vạch trần bộ mặt thật của giặc Minh nấp dưới danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ"

-Những tội ác mà giặc Minh đã gây ra:

+ Tội ác diệt chủng

+ Đặt ra những thứ thuế vô lý, đục khoét của nhân dân

+ Bắt dân đi phu đi lính

+ Vơ vét sản vật

+ Tàn phá môi trường sống

+ Phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân

*Tổng kết tội ác:

"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi"

Cấu trúc so sánh không ngang bằng đã giúp bộc lộ rõ tội ác tầng tầng lớp lớp của quân giặc.

3/Đoạn 3: Tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

*Giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ:

-Hình tượng người anh hùng Lê Lợi:

+xuất thân áo vải

+nuôi ý chí căm thù quân giặc, quyết tâm cứu nước

+có nghị lực, bản lĩnh phi thường

+có ý mưu cầu hiền tài

+có mưu lược, có tài chỉ huy

-Những khó khăn của buổi đầu kháng chiến:

+quân thù đương mạnh

+thiếu nhân tài

+thiếu lương thực

+thiếu quân lính

-Chiến lược:

+lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

*Giai đoạn phản công dành thắng lợi:

-Nền tảng chiến lược:

+đem đại nghĩa để thắng hung tàn

+lấy chí nhân để thay cường bạo

→cơ sở chính nghĩa

-Những chiến thắng vang dội của khởi nghĩa Lam Sơn:

Page 7: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

7

+hình ảnh ước lệ: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay

+hình ảnh quân thù thảm bại: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, thây chất đầy nội,

máu chảy thành sông, bêu đầu, bỏ mạng

+chiến thuật: mưu phạt tâm công (đánh vào lòng người)

-Chiến thắng trước âm mưu cứu viện của kẻ thù:

+chiến thuật: chặt mũi tiên phong, tuyệt nguồn lương thực

+những thắng lợi liên tiếp, vang dội

*Nhận xét: Tất cả những chiến thuật đối phó với kẻ thù đều rất linh hoạt, mềm dẻo và rất

hiệu quả, đem lại chiến thắng tất yếu cho quân ta. Điều đó một lần nữa khẳng định tài năng

của người cầm quân, đồng thời cho thấy thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là hoàn toàn có

cơ sở, có căn cứ, không phải do may mắn hoặc do kẻ thù quá yếu.

-Khí thế tất thắng của quân ta được miêu tả qua những hình ảnh phóng đại: gươm mài đá, đá

núi cũng mòn, voi uống nước, nước sông phải cạn,... kết hợp với cấu trúc câu văn ngắn,

nhịp điệu tiết tấu nhanh diễn tả khí thế khẩn trương, hào hùng của những trận đánh.

-Cách ứng xử của ta đối với kẻ bại trận: mở đường hiếu sinh, cấp cho năm trăm chiếc

thuyền, cấp cho vài nghìn cỗ ngựa→ đường lối ngoại giao đầy thiện chí, nhân đạo và vô

cùng sáng suốt của người đứng đầu nghĩa quân.

4/Đoạn 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định nền độc lập

-Quy luật của vũ trụ: "Kiền khôn bĩ rồi lại thái- Nhật nguyệt hối rồi lại minh"

-Quy luật của vận nước: nguy khốn rồi cũng đến lúc thái bình→tính quy luật tất yếu, dài lâu

-Những yếu tố góp phần nên thắng lợi: người cầm quân tài giỏi Lê Lợi (điển tích cỗ nhung

y), thiên thời, địa lợi (trời đất), tổ tiên khôn thiêng ngầm giúp đỡ.

Tổng kết:

Giá trị nội dung:

-Bản tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân

dân Đại Việt.

-Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.

Giá trị nghệ thuật:

-Thủ pháp so sánh, liệt kê, sử dụng điển tích điển cố, xây dựng những hình ảnh mang tính

ước lệ tượng trưng.

-Giọng văn biến hóa linh hoạt.

3. TỰA " TRÍCH DIỄM THI TẬP "- Hoàng Đức Lƣơng - a. "Tựa" có nghĩa là gì ?

- " Tựa " (tự) là bài viết thường đặt ở đầu sách do chính tác giả hoặc người khác viết nhằm

giới thiệu rõ hơn về cuốn sách : động cơ, mục đích sáng tác, kết cấu, bố cục, nội dung hoặc

tâm tư, tâm sự của tác giả hoặc là những nhận xét đánh giá, phê bình hay cảm nhận của

người đọc.

- Bài tựa thường được viết theo thể văn nghị luận có kết hợp của các yếu tố của ba kiểu văn

bản thuyết minh, tự sự, biểu cảm.

b. Vì sao thơ văn của người xưa bị thất truyền ?

Từ những nguyên nhân nêu ra ta thấy tình cảm, tâm trạng gì của tác giả ?

- Có bốn nguyên nhân chủ quan và hai nguyên nhân khách quan dẫn đến tình hình thơ văn

bị thất truyền <HS học các nguyên nhân trong SGK trang 29 - Văn 10 tập 2>

- Tình cảm yêu quý trân trọng, tâm trạng xót xa thương tiếc trước di sản quý báu bị mất mát,

huỷ hoại, lãng quên, đặc biệt là nuối tiếc cho nền văn hoá nước mình khi so sánh với văn

hoá Trung Hoa.

Page 8: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

8

- Người đọc cùng cảm thông và bị thuyết phục trước những lập luận mà tác giả đưa ra.

c. Hoàng Đức Lương đã làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?

- Ra sức sưu tầm, cố công nhặt nhạnh, lượm lặt, ghi chép, bổ sung... những tác phẩm văn

học đương thời sắp xếp tạo tập "trích diễm"

4. HƢNG ĐẠO ĐẠI VƢƠNG TRẦN QUỐC TUẤN <Trích Đại Việt sử ký toàn thƣ > -

Ngô Sĩ Liên – a. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người như thế nào ?

- Trần Quốc Tuấn là vị tướng có tài năng mưu lược, có lòng trung quân ái quốc, biết thương

dân, trong dân và lo cho dân.

- Hết lòng trung nghĩa với vua với nước không mảy may tư lợi. Người có tình cảm chân

thành nồng nhiệt thẳng thắn và rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái.

- Khiêm tốn "Kính cẩn giữ tiết làm tôi" tận tình với tướng sĩ, cẩn thận phòng xa việc hậu sự,

tiến cử người tài cho đất nước.

* Ông để lại một tấm gương sáng về đạo làm người, là một vị tướng mẫu mực, tài đức,

không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.

<HS kết hợp trích dẫn dẫn chứng trong văn bản SGK Văn 10 tập 2 trang 42 - 43>.

b. Tính cách nhân vật được khắc hoạ nổi bậc nhờ những yếu tố nghệ thuật nào ?

- Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách.

- Những chi tiết đặc sắc, chọn lọc để lại ấn tượng sâu đậm.

- Kể chuyện mạch lạc, khúc chiết, điêu luyện và đạt hiệu quả cao.

c. " Đại Việt sử kí toàn thư" là tác phẩm như thế nào ?

- "Là bộ sử lớn của Việt Nam thời trung đại, gồm 15 quyển. Ghi chép lịch sử từ thời Hồng

Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428).

- Là cuốn sử biên niên vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học thể hiện mạnh mẽ tinh

thần Đại Việt.

5. THÁI SƢ TRẦN THỦ ĐỘ <Trích Đại Việt sử kí toàn thƣ> - Ngô Sĩ Liên -

a. Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ?

- Người công minh, đại lượng, có bản lĩnh.

- Chí công vô tư, tôn trong pháp luật, không thiên vị người thân.

- Giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm vào người

thân thích.

- Luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, không gây bè kéo cánh..

* Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư, là vị quan đầu

triều gương mẫu xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân

dân.

b. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật ?

- Xây dựng những tình huống giàu kịch tính, lựa chọn những chi tiết đắt giá .

- Xung đột dần đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ gây thú vị cho người

đọc.

6. CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN(Tản Viên từ phán sự lục- trích

Truyền kì mạn lục) -Nguyễn Dữ-

1.Tác giả:

- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI , xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng

làm quan sau đó ở ẩn

- Tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”.

2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục:

Page 9: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

9

- Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời nửa đầu thế kỉ XVI, các truyện hầu hết viết về

các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. Đằng sau yếu tố hoang đường là hiện thực đương thời lúc bấy

giờ.

- Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề

cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, quan điểm sống” lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn

dật đương thời.

- Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì “

thiên cổ kì bút” ( Vũ Khâm Lân)

3. Nội dung

a. Nhân vật Ngô Tử Văn – sự kiên định chính nghĩa

* Cách giới thiệu nhân vật

- Tên là Soạn.

- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà thì không chịu được, vùng Bắc vẫn khen

là người cương trực.

Giới thiệu theo phương pháp truyền thống, nhưng gây ấn tượng cho người đọc về

nhân vật người trí thức, đồng thời đã định hướng cho người đọc câu chuyện tiếp theo.

* Nguyên nhân đốt đền

- Hồn ma của viên tướng họ Thôi theo người ta kể: làm yêu làm quái trong dân gian

Tử Văn tức giận, đốt đền.

Con người có tính cương trực, can đảm, mạnh mẽ và quyết liệt, thấy sự gian tà thì không

chịu được.

- Trước khi đốt đền, chàng tắm gội sạch sẽ, khấn trời Tử Văn tin vào hành động

chính nghĩa của mình, lấy lòng trong sạch, thái độ chân thành để mong được trời chia sẻ.

* Cách giải quyết sự việc của Tử Văn sau khi đốt đền - Khi thấy “một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ... tự xưng là cư sĩ” đòi dựng

trả ngôi đền, thậm chí còn cao đạo (giảng đạo Nho gia, sách thánh hiền), còn dọa dẫm “Tử

Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên” con người có khí phách, chí khí.

- Khi thấy “một ông già, áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã”, tính tình khiêm tốn đến

tỏ vẻ mừng kinh ngạc “Sao mà nhiều thần qua vậy”. Nghe lời Thổ Công kể lại sự tình, Tử

Văn cặn kẽ hỏi: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” con người

thẳng thắn, cương trực.

- Đến Vương phủ, không khí rùng rợn, bị đe dọa, vu cáo, sỉ nhục “tên này bướng bỉnh,

ngoan cố”, rồi bị Diêm Vương mắng và uy hiếp... Tử Văn cứng cỏi, vẫn dũng cảm tự

khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”. Và trong cuộc đối chất với

tên hồn ma tướng Minh lời nói cứng cỏi, không chịu nhường, và rất bất khuất trước uy vũ

của Diêm Vương, không run sợ, hạ thấp mình.

Cuối cùng, sự cương trực, thẳng thắn, dũng cảm, chính nghĩa của Tử Văn đã chiến thắng

gian tà.

Tiểu kết: Đây là cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực. Một bên là con người – đại diện

là Tử Văn, một bên là thần linh, ma quỷ.

- Ý nghĩa:

+ Chính nghĩa sẽ thắng gian tà, thiện thắng ác.

+ Khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời.

- Tử Văn vốn là người trọng nghĩa, ghét gian tà và chức phán sự rất quan trọng: cầm cân

nảy mực, trừng trị kẻ ác đây chính là cơ hội chàng làm việc nghĩa (thống nhất tính cách từ

đầu đến cuối).

Page 10: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

10

Người tốt được tôn vinh mãi mãi, đời con đời cháu truyền rằng “nhà quan phán sự”, còn

kẻ ác bị trừng phạt (hài cốt tan tành) tính nhân văn của truyện.

b. Ngụ ý phê phán

* Đối tượng phê phán

- Hồn ma Bách hộ họ Thôi: vốn là viên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đi xâm

lược nước khác, tội ác đầy mình, lúc chết vẫn giữ nguyên bản chất của kẻ lừa đảo.

Thể hiện qua các chi tiết:

+ Tự xưng là cư sĩ.

+ Dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội Tử Văn: “Nhà ngươi... đốt đền”.

+ Lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa Tử Văn: “Biết điều thì... khỏi tai vạ”.

+ Kêu cầu Diêm Vương: “Tử Văn... kêu cầu ở trước sân” Thấy Tử Văn cứng cỏi,

hắn ngoan cố vu vạ: “Ấy là trước... một mồi lửa” Vu vạ không được thì hắn lập lờ nhận

tội: “Bấy giờ... đức hiếu sinh”.

Đây là một kẻ khôn ngoan, xảo quyệt nhưng cũng không thể thoát được lưới trời

lồng lộng. Tính chất lừa đảo, càn bậy của y cuối cùng cũng bị Diêm Vương trừng trị thích

đáng.

- Diêm Vương và phán quan chưa tròn trách nhiệm.

- Thánh thần ở cõi âm cũng tham nhũng để cái ác lộng hành.

* Sự việc phê phán

- Hiện tượng oan trái, bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác làm càn được bao che,

người tốt thì chịu oan ức, bất công ngang trái...

Tiểu kết: Thời đại Nguyễn Dữ đang sống là thời đại đầy khủng hoảng: chế độ phong kiến

đang suy thoái, xã hội đầy sự bất bình. Nội chiến Lê Mạc bắt đầu xảy ra. Do vậy, thế lực ma

quỷ, thần linh trong truyện cũng phần nào phản ánh thế lực cường quyền phong kiến bè phái

với nhau gây đau khổ cho dân lành, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn còn

gây tội ác.

c. Nghệ thuật kể chuyện và vai trò của yếu tố kì ảo, yếu tố hiện thực:

* Nghệ thuật kể chuyện

- Hấp dẫn, nhờ sự tổng hòa các phương diện nghệ thuật, từ cốt truyện, bố cục, tình tiết

đến việc khắc họa tính cách nhân vật:

+ Cốt truyện có mở đầu, xung đột (thắt nút), phát triển, cao trào, kết thúc (mở nút).

+ Diễn biến truyện giàu kịch tính: từ thắt nút đến những chi tiết càng thêm căng thẳng

đến đỉnh cao và cuối cùng được giải quyết hợp lí.

+ Bố cục rõ ràng.

+ Tính cách nhân vật được khắc họa nổi bật: Tử Văn cương trực, thẳng thắn; hồn ma

Bách hộ họ Thôi xảo quyệt, gian trá phù hợp với sự phát triển của cốt truyện, mức độ căng

thẳng của kịch tính và nhất quán với hai tuyến nhân vật chính nghĩa và phi nghĩa.

* Vai trò của yếu tố kì ảo

- Yếu tố kì ảo dày đặc:

+ Nhân vật (Kể chuyện thần linh, ma quỷ).

+ Sự vật (Minh ti, ngục Cửu U...)

+ Sự việc (Đốt đền xong, Tử Văn phát bệnh, quỷ sứ đến bắt Tử Văn đi; Viên Bách hộ

họ Thôi bị đày xuống ngục Cửu U; Tử Văn về nhà mới biết mình đã chết được hai ngày; Tử

Văn sống lại, rồi không bệnh mà mất, trở thành phán sự đền Tản Viên, cưỡi gió biến mất).

Tác dụng làm cho mạch kể phát triển tự nhiên, sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn

người đọc.

* Vai trò của yếu tố hiện thực

Page 11: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

11

- Mặc dù dùng yếu tố kì ảo làm phương thức sáng tác, nhưng truyện vẫn mang đậm chất

hiện thực:

+ Nhân vật có thật (Ngô Tử Văn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang; Bách hộ họ

Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh).

+ Thời gian cụ thể (Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp; Thổ Công làm chức

Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế; Năm giáp Ngọ, Tử Văn nhận chức phán sự).

Tác dụng làm cho người đọc luôn luôn quay về với hiện thực qua đó, tác giả

muốn phê phán hiện thực đương thời và phản ánh khát vọng phá bỏ ngang trái, vươn lên tìm

hạnh phúc của con người Việt Nam cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

Tổng kết

Nội dung

- Đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho

dân của Ngô Tử Văn.

- Niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn.

- Khắc họa nhân vật sắc nét.

- Tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính.

- Vai trò của yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực.

7. TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƢỜI CHINH PHỤ (Trích “Chinh phụ ngâm”). Tác

giả : Đặng Trần Côn, Dịch giả: Đoàn Thị Điểm

1. Tác giả và dịch giả:

Tác giả: Đặng Trần Côn, sống vào giữa thế kỷ XVIII, người làng Nhân Mục – Thanh

Xuân – Hà Nội.

Dịch giả: Có 4 bản dịch

- Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) hiệu Hồng Hà, người xứ Kinh Bắc. (Tác phẩm tự sự :

Truyền kì tân phả, Tác phẩm thơ Nôm: Bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm”)

- Phan Huy Ích (1750 – 1822) tự Dụ Am, quê ở Hà Tây, đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi. (Sáng

tác: Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục)

2. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”

Nguyên tác chữ Hán:

- Sáng tác vào những năm đầu 40 TK XVIII (1741) – “cảm thời thế mà làm ra”

- Thể thơ đoản trường cú gồm 478 câu

Bản diễn Nôm: Viết theo thể song thất lục bát.

Thể ngâm khúc: Thể thơ trữ tình dài hơi để ngâm nga than vãn nhằm bộc lộ tâm trạng

buồn phiền, đau xót triền miên day dứt. Phát triển mạnh từ giữa TK XVII đến nửa đầu TK

XIX.

Giá trị tác phẩm:

- (Nội dung) Bài ca ai oán về số phận bất hạnh của người phụ nữ có chồng ra trận dưới

chế độ phong kiến, là sự bộc bạch tha thiết niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi. Tác phẩm

phản ánh nhu cầu được sống và được hưởng hạnh phúc của con người, thể hiện chủ nghĩa

nhân đạo sâu sắc.

- (Nghệ thuật) Lời thơ Nôm song thất lục bát rất điêu luyện, đánh dấu một đỉnh cao về

ngôn ngữ văn học tiếng Việt.

3. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của ngƣời chinh phụ”

- Vị trí đoạn trích: Từ câu 193 đến câu 216

- Tóm tắt: (SGK)

Page 12: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

12

4. Nội dung: Tâm trạng của ngƣời chinh phụ

Đoạn trích diễn tả tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ có chồng đi chiến

trận xa vắng biền biệt, Thơ ca trung đại, dù là thơ trữ tình, thường dùng các hình thức miêu

tả ngoại cảnh, hành động để diễn đạt nội tâm. Điều này được thể hiện khá rõ trong đoạn

trích. Tác giả đã dùng các yếu tố ngoại cảnh có tương quan với tâm trạng người chinh phụ

để diễn tả nội tâm của nàng.

a. Đoạn 1:

- Ngoại hình:

Dáng vẻ: thầm gieo chán chường, buồn rầu; không nói nên lời, soi gương: lệ châu

chan…

- Hành động: rủ thác đòi phen - lặp đi lặp lại khắc khoải mong chờ, chờ đợi mỏi mòn,

tù túng, bế tắc

- Các yếu tố ngoại cảnh:

+ Hiên vắng - hiu quạnh

+ Trong rèm - chật hẹp, tù đọng

+ Hình ảnh ngọn đèn:

Người chinh phụ nhớ chồng, hết đi lại ngồi chờ ngóng tin tức. Nàng tâm sự với ngọn đèn,

thấy thời gian trôi đi đằng đẵng, lòng buồn rầu không thể nói hết.

Biết: nỗi mong chờ dằng dặc - người bạn duy nhất.

Chẳng biết: lòng bi thiết đớn đau – không thể sẻ chia.

+ Hoa đèn – bóng người – thương xót, thương yêu

+ Tiếng gà – eo óc gáy: nỗi bứt rứt vì thời gian vô tình.

+ Bóng cây hòe - phất phơ rủ bóng: ảm đạm, không gian mênh mông, trống vắng quạnh

quẽ.

Cảnh vật, sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định.

(Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người đã bị "vật hoá"

tựa như tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là "bóng người"

trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay

đến cảnh vật và sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định,

không dễ nắm bắt với những "gà eo óc gáy sương", "hoè phất phơ rủ bóng"... Bên cạnh đó,

dòng thời gian tâm lý cũng chuyển hoá thành sự đợi chờ mòn mỏi, thời gian đầy ắp tâm

trạng đơn côi nhưng không có sự sống, không sự kiện, không thấy đâu bóng dáng hoạt động

của con người. Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài

như cả năm trường, mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ "đằng

đẵng", "dằng dặc" tạo nên âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu

phụ đăm đắm chờ chồng)

b. Đoạn 2:

Khắc giờ - như niên: Thời gian vô cùng - đằng đẵng nặng nề, kéo dài

Mối sầu - biển xa: không gian vô tận.

Âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ

chồng.

Gượng = cố gắng một cách miễn cưỡng.

Gương gượng đốt Những gắng

Gương gượng soi gượng

Đàn gượng gảy thoát khỏi cảnh cô đơn

Page 13: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

13

Hồn – mê mải

Lệ - châu chan Bế tắc

Dây uyên – kinh đứt cao độ

Phím loan - ngại chùng

Càng cố gắng bao nhiêu, người chinh phụ càng rơi vào nỗi nhớ miên man, nỗi sầu bi thiết

bấy nhiêu.

c. Đoạn 3:

+ Gió đông không gian mở rộng

Non Yên tứ thơ bát ngát

thăm thẳm Âm điệu: ăn khớp ý thơ

trời, miền

Nhớ chồng phương xa, muốn nhờ gió đông gửi tâm tình cho người thương.

+ Nhớ chàng _ đằng đẵng (tính từ chỉ độ dài vô tận không biết đến bao giờ mới hết)

đằng đẵng - thời gian của nhớ thương

đường lên bằng trời : sự xa cách gần như tuyệt vọng

+ thăm thẳm = xa lắm, sâu lắm

đau đáu = áy náy không yên

+ Yếu tố lặp: Khơi sâu, xoáy vào nỗi nhớ thương vô hạn.

Đem một chút niềm tin gửi đến gió đông, muốn vượt lòng mình ra ngoài không gian, thời

gian nhưng người chinh phụ trong đôi mắt ngấn lệ châu chan, cõi xa (non Yên) dần trở nên

mờ mịt theo nỗi mong chờ tuyệt vọng. Tưởng rằng có thể lao ra ngoài biên ải, đem “nghìn

vàng” mà trao nhớ thương cho chồng, nhưng thực tại xót xa cùng nỗi mong nhớ lại hiện

hữu.

+ thiết tha lòng # lòng thiết tha: nhấn mạnh hơn. (đảo trật tự cú pháp)

+ Sương đượm, mưa phun: sự lạnh lẽo tả cảnh ngụ tình

Nỗi lòng người chinh phụ càng lúc càng héo úa, bế tắc cao độ, nỗi nhớ trào dâng càng

khiến lòng người ảo não, sầu thương, bi thiết.

5. Nghệ thuật

- Hình ảnh: biểu tượng sóng đôi nhằm nhấn mạnh nỗi cô đơn (ngoại cảnh – lòng người)

- Dùng từ: từ láy diễn đạt tâm trạng hết sức gợi tả, chuẩn xác.

Câu hỏi tu từ (Trong rèm dường đã có đèn biết chăng, Lòng này gửi gió đông có tiện) nhấn

mạnh nỗi khắc khỏi, bồn chồn.

Đoạn trích đã cực tả tình cảnh lẻ loi, cô đơn của người chinh phụ nhớ chồng để khêu gợi

lòng thương xót, đồng cảm với số phận của nàng giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

6. Sự thành công của bản dịch:

-Vận dụng thành công thể thơ song thất lục bát là sự kết hợp hài hoà giữa thể thơ lục

bát của dân tộc và thể thơ thất ngôn của Trung Hoa( một thể thơ giàu nhạc điệu vừa réo rắt

của thơ thất ngôn , vừa có được cái mềm mại, du dương của thể thơ lục bát).

- Sử dụng thành công các từ láy một cách tài hoa( lấy ví dụ sgk)

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm qua hành động, qua ngoại cảnh, không gian , thời

gian…

8. TRAO DUYÊN (Trích “Truyện Kiều”) - Nguyễn Du

1. Vị trí đoạn trích

- Từ câu 723 đến câu 756

- Thuộc phần Gia biến và lưu lạc

Page 14: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

14

2. Bố cục - Đoạn 1 (14 câu đầu): Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

- Đoạn 2 (còn lại): Tâm trạng của Thúy Kiều khi duyên đã trao.

3. Nội dung

a. Thúy Kiều “trao duyên”

- 4 câu đầu - lời thỉnh cầu:

+ Cậy: nhờ + tha thiết, tin tưởng, nài ép (Vân là chỗ bấu víu duy nhất của Kiều)

+ Chịu lời: nhận lời + miễn cưỡng (vì thương, vì cảm thông) hiểu: khó xử cho em – sâu

sắc nước đời

+ Lạy, thưa: biết ơn, hạ mình

lễ nghi trang trọng

+ tơ thừa: thấu hiểu sự thiệt thòi của em

+ Mặc em: phó mặc, tin cậy

Thuý Vân không kịp suy nghĩ, không thể từ chối.

Với ngôn từ chính xác, Nguyễn Du đã tạo đuợc không khí thiêng liêng, trang trọng của

cuộc trao duyên và thể hiện tính chất nhất quán của Kiều: thông minh, tinh tế và trọng ân

tình.

- Tâm sự: Kể (2 sự kiện)

+ gặp gỡ và đính ước với Kim Trọng – ngày quạt ước, đêm chén thề

khi – 3 lần: tình cảm sâu nặng

+ gia biến – sóng gió bất kì

“khôn lẽ”: Kiều giữ tròn đạo hiếu nên không thể trọn vẹn chữ tình

- Thuyết phục

+ Về lí: lấy Kim Trọng là trách nhiệm của Vân.

+ Về tình: chị em ruột thịt “xót tình máu mủ” - lời trăn trối – thành ngữ chỉ cái chết

Thúy Kiều dùng lời lẽ khéo léo, xác đáng nhưng chan chứa lòng chân thành, thiết tha, vừa

nài nỉ lại vừa nài ép.

- Trao kỉ vật

+ chiếc vành: kỉ niệm gặp gỡ

+ bức tờ mây: kỉ niệm đính ước

kỉ vật rất thiêng liêng, tượng trưng hình ảnh của người yêu, hạnh phúc đẹp nhất của Thúy

Kiều.

+ Giữ # nhận

Của chung: mâu thuẫn giữa lí và tình tình yêu của Kiều đối với Kim Trọng là chân thật

và sâu sắc.

Kiều trao duyên nhưng không thể trao tình.

* Tiểu kết

Thúy Kiều trao duyên trong một tâm trạng xót xa, luyến tiếc của nàng về mối tình đẹp đẽ

với Kim Trọng. Nét tâm lí này rất con người, rất thực và được cảm thông.

Tài năng miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du.

b. Tâm trạng của Thúy Kiều khi duyên đã trao.

* Nghĩ về tương lai.

- đốt lò hương – so tơ - chị về.

Ước vọng được hiện diện trong hạnh phúc mai sau của Kim Trọng.

HS liên tưởng đến hình ảnh của hồn ma Đạm Tiên, quan niệm của Nguyễn Du: “Thác là thể

phách, còn là tinh anh”. Đối với ND, cái tinh túy và thơm thảo nhất của con người là cái

không bao giờ bị hủy diệt. Và nhất là khi Thúy Vân và Kim Trọng nếu có đốt lò hương, so

Page 15: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

15

tơ dây đàn, thì Kiều sẽ về bên cạnh để mà luyến lưu, vì “Khối tình mang xuống tuyền đài

chưa tan” (Gv giải thích nghĩa điển cố “khối tình”). Có lẽ có đến chết, Kiều vẫn không thể

nào vơi đi tình yêu dành cho chàng Kim – mối tình trong sáng, đẹp nhất mà Kiều đã phải

vượt qua rất nhiều rào cản phong kiến để có được. Mối tình mà “Tấc tơ căn vặn tấc lòng,

trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” rồi.

- Mai sau, dù có, bao giờ - từ phiếm chỉ mơ hồ - ước mơ đã bao hàm sự tuyệt vọng.

* Ngẫm đến hiện tại.

+ trâm gãy, gương tan

- Bây giờ + phận bạc như vôi

+ nước chảy, hoa trôi

Những dự cảm vể số phận bất hạnh

Mâu thuẫn giữa khát vọng và số phận khiến nỗi đau càng sâu sắc hơn

- Những từ chỉ cái chết (chị về, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan) : sự tuyệt

vọng, nỗi đau đớn khi phải trao duyên tình yêu mãnh liệt, sâu nặng

* Hướng về Kim Trọng

- Đối thoại với Thúy Vân độc thoại nói với Kim Trọng sự chuyển biến cảm xúc. (lí trí

– cảm xúc+lí trí – cảm xúc)

- Cách gọi : chàng Kim tình quân Kim Lang : tình cảm dâng trào. Tình yêu đã hoàn toàn

lấn át lí trí.

- Ôi Kim lang! (2 lần): thán từ

nỗi lòng đau đớn xót xa.

- Thôi thôi: tiếng than tiếc rẻ, dằn vặt.

-Phụ: cảm thấy có lỗi

Kiều rất có trách nhiệm trong tình yêu

- Từ giọng đau đớn tiếng khóc : khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ

vừa mới chớm nở đã tan vỡ

Kiều trao duyên nhưng không thể trao tình.

Nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều

(Liên hệ : hết lời nói, Kiều bất tỉnh « Cạn lời hồn ngất máu say »)

Tổng kết

* Nội dung: Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi

sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

* Nghệ thuật:

+ Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.

+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động

Cái “thần” của đoạn trích là trao duyên chứ không trao tình, nên đau đớn càng cực độ. Đoạn

trích cho thấy “sức cảm thông lạ lùng: của tác giả đối với những nỗi khổ đau và khát vọng

hạnh phúc của con người. Đó chính là giá trị nhân văn bất diệt của tác phẩm.

9. CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích “ Truyện Kiều” ) Nguyễn Du 1. Vị trí: Trích từ câu 2213 đến câu 2230/3254 trong Truyện Kiều.

2. Tóm tắt nội dung đoạn trước:

Thuý Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây, Kiều gặp Từ Hải, họ tâm đầu ý hợp nhanh

chóng trở thành tri kỉ. Từ Hải chuộc Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh. Chưa được bao lâu, Từ

Hải dứt áo ra đi. Đoạn trích là lời từ biệt của Từ Hải với Thuý Kiều (điều này không có

trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân)

3. Nội dung

a. Niềm khát khao vẫy vùng giữa trời cao đất rộng.

Page 16: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

16

- Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức cái chí tung hoành ở bốn phương trời.

-> Khao khát được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng, không gì có thể kìm chế nổi.

-> Chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!

=> Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của

sự nghiệp anh hùng.

b. Cảnh tiễn biệt của Kiều - Từ Hải.

- Từ Hải lên đường thẳng rong -> Rồi Từ Hải và Kiều mới nói lời tiễn biệt

-> Việc ra đi của Từ Hải là công việc quan trọng hàng đầu, còn việc xin theo của Kiều là

việc “nữ nhi thường tình”.

- Cảnh tiễn biệt: Từ hải tư thế sẵn sàng lên đường, chàng ngôi trên yên ngựa mà nói lời chia

tay.

-> Khắc hoạ chân dung anh hùng, nổi bật.

c. Tính cách anh hùng của Từ Hải.

- Con người có chí khí phi thường:

+ Không đắm mình trong chốn buồng khuê, hạnh phúc ngọt ngào.

+ Tiếng gọi sự nghiệp thúc giục chàng.

+ Sự nghiệp không chỉ là ý nghĩa sự sống mà còn thực hiện ước mơ mà người tri kỉ gởi

gắm, trông cậy.

-> Từ biệt không than vãn, không bịn rịn. (so sánh cảnh từ biệt của Kiều với Kim Trọng,

Kiều với Thúc Sinh)

- Con người rất mực tự tin:

+ Ngang nhiên xem mình là anh hùng.

+ Khẳng định với Kiều, không quá một năm sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.

- Con người mang lí tưởng cao đẹp

Hoàn thành sự nghiệp để

+ thực hiện khát vọng vẫy vùng

+ đem lại cho Kiều cuộc sống bình yên, hạnh phúc và đặc biệt là thanh danh cho nàng (“ta

sẽ rước nàng nghi gia”)

Từ Hải mang những vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng. (so sánh Từ Hải trong lịch sử và

trong nguyên tác)

4. Khuynh hướng lí tưởng hoá nhân vật anh hùng Từ Hải.

- Hệ thống từ ngữ trang trọng, mạnh mẽ thể hiện tính cách một con người phi thường: thoắt,

quyết, dứt (áo), động lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi

thường, bốn bể, dặm khơi,...

- Hình ảnh phóng khoáng, kì vĩ:

+ “thanh gươm yên ngựa” -> Con người “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh)

+ “Gió mây bằng đã đếm kì dặm khơi” -> Từ Hải được ví như cánh chim bằng lướt gió

tung mây.

Tổng kết

* Nội dung.

Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng lẫm liệt vô song của Từ Hải, qua đó Nguyễn Du

muốn thể hiện khát vọng về người anh hùng lí tưởng thời đại ông.

* Nghệ thuật. So với Kim Vân Kiều truyện, đoạn trích là sự sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh gợi

tả, gợi cảm, ... tất cả lộ khuynh hướng lí tưởng hoá trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải.

Các em tham khảo đề minh hoạ sau:

Page 17: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

17

ĐỀ

PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

“…Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/

Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách

cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua

lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad,

điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ

sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt

động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

…Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc

sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn

trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách

trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm

phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại

di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo

dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng

trong đoạn văn trên?

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản? Nêu nội dung chính của

văn bản trên?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của

sách trong đời sống của con người.

PHẦN LÀM VĂN 7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phục trong đoạn trích

“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm” – nguyên tác: Đặng Trần

Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Đoạn văn viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.

– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn: Nghị luận

Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể

thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

– Nội dung chính của đoạn văn:

+ Trong thời đại công nghệ số, văn hóa đọc đang có xu hướng bị cạnh tranh lấn át, có nguy

cơ bị mất dần đi.

+ Cần thấy được ý nghĩa của việc đọc sách và có thói quen đọc sách.

Câu 3:

- Về kĩ năng: HS biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, diễn đạt

trong sáng, mạch lạc.

- Về nội dung: HS trình bày tự do suy nghĩ của bản thân, song phải nêu được vai trò của

sách trong cuộc sống của con người như:

+ Sách giúp ta hiểu biết về tự nhiên, xã hội, vượt qua thời gian, không gian.

+ Sách giúp ta tự hoàn thiện bản thân (cách sống, tinh thần, tình cảm, ứng xử)

Page 18: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 … Mon/Van/Ontap_Van10HK2_1617.pdf · biểu đạt, phong cách chức ... Chính vì thế mà ẩn dụ làm

18

+ Sách - người thầy vĩ đại, người bạn tâm tình.

+ Cần chăm đọc sách và giữ gìn sách.

II. LÀM VĂN

1. Yêu cầu về kĩ năng

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. ở bài

nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong

đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và

sử dụng tốt các thao tác lập luận, có sử dụng dẫn chứng minh họa cho các lí lẽ.

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau (theo hai hướng: cảm nhận theo các

khổ thơ, cảm nhận theo hình tượng thơ) nhưng phải nêu được những ý như sau:

- Nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ lấp đầy cả không gian, từ không gian hẹp (gian

phòng, ngọn đèn) đến không gian rộng (non Yên, miền, trời)

- Nỗi cô đơn ấy còn bao trùm cả thời gian, từ tối, khuya đến tảng sáng.

- Nỗi cô đơn sầu muộn thể hiện rõ nét và cụ thể qua hành động (thầm gieo, rủ thác, gượng

đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy đàn…)

- Nỗi cô đơn sầu muộn thể hiện qua các yếu tố ngoại cảnh: hiên vắng, rèm thưa, ngọn đèn,

hoa đèn, tiếng gà eo óc, bóng hoè bốn bên, sương, tiếng trùng, mưa phun)

- Đánh giá:

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

+ Nghệ thuật ngôn từ

+ Giá trị nhân đạo: sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người, gián tiếp tố cáo

chiến tranh phong kiến phi nghĩa

- Nâng cao: liên hệ về nghệ thuật và giá trị nhân đạo với các tác phẩm: Truyện Kiều

(Nguyễn Du), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Khuê oán (Vương Xương Linh)