66
Đề cương: Thng kê Doanh nghip Trần Thị Hoa Trang 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG SXKD 1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp 1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp - Nhiệm vụ của thống kê cơ sở phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên mọi hoạt động kinh tế của DN nhằm phục vụ cho: + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. + Cung ứng các yếu tố sản xuất theo mức độ hoàn thành kế hoạch. - Trước thời kỳ đổi mới: thông tin thống kê chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên cấp DN nên đòi hỏi “bí mật thông tin”: + Chính quyền các cấp. + Cơ quan chủ quản. + Cơ quan lập và kiểm tra thực hiện kế hoạch. + Cơ quan nghiên cứu. - Ngày nay: thông tin thống kê có đối tượng sử dụng rộng rãi hơn nên đòi hỏi tính công khai: ngoài các đối tượng trên còn có: + Các tổ chức quốc tế. + Các nhà đầu tư nước ngoài. + Các doanh nghiệp trong nước… - Những thông tin quan trọng cần nắm: + Thông tin xác định phương hướng sản xuất. + Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh. + Thông tin phục vụ tối ưu sản xuất. + Thông tin về kinh tế vĩ mô. 1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp - Nguồn thông tin tự thu thập: + Xuất phát từ nhu cầu thực tế. + Ghi chép, điều tra thống kê (trong DN) + Điều tra thống kê hoặc mua lại thông tin (ngoài DN). - Nguồn sẵn có: được loan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phục vụ hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của DN.

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 1

CHƯƠNG 1:

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG SXKD

1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp

1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh

nghiệp

- Nhiệm vụ của thống kê cơ sở phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên mọi hoạt động

kinh tế của DN nhằm phục vụ cho:

+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.

+ Cung ứng các yếu tố sản xuất theo mức độ hoàn thành kế hoạch.

- Trước thời kỳ đổi mới: thông tin thống kê chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý của cấp

trên cấp DN nên đòi hỏi “bí mật thông tin”:

+ Chính quyền các cấp.

+ Cơ quan chủ quản.

+ Cơ quan lập và kiểm tra thực hiện kế hoạch.

+ Cơ quan nghiên cứu.

- Ngày nay: thông tin thống kê có đối tượng sử dụng rộng rãi hơn nên đòi hỏi tính công

khai: ngoài các đối tượng trên còn có:

+ Các tổ chức quốc tế.

+ Các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Các doanh nghiệp trong nước…

- Những thông tin quan trọng cần nắm:

+ Thông tin xác định phương hướng sản xuất.

+ Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh.

+ Thông tin phục vụ tối ưu sản xuất.

+ Thông tin về kinh tế vĩ mô.

1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp

- Nguồn thông tin tự thu thập:

+ Xuất phát từ nhu cầu thực tế.

+ Ghi chép, điều tra thống kê (trong DN)

+ Điều tra thống kê hoặc mua lại thông tin (ngoài DN).

- Nguồn sẵn có: được loan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phục vụ

hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của DN.

Page 2: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Thống kê doanh nghiệp nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất, của các hiện

tượng kinh tế- xã hội số lớn, diễn ra trong doanh nghiệp gắn liền điều kiện thời gian và không gian cụ

thể.

- Thống kê doanh nghiệp dùng con số, số lượng để biểu hiện bản chất và tính quy luật của các hiện

tượng.

+ Con số là con số có nội dung kinh tế cụ thể.

+ Nghiên cứu quy luật số lượng, vì lượng và chất luôn có mối liên hệ biện chứng với nhau, không tách

rời, lượng nào cũng được biểu hiện 1 mặt chất nhất định.

+ Nghiên cứu các hiện tượng số lớn để rút ra những đặc trưng, quy luật chung của hiện tượng nghiên

cứu.

- Thống kê doanh nghiệp, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và kỹ thuật, mà chỉ nghiên cứu

mức độ ảnh hưởng tương hỗ giữa các hiện tượng tự nhiên và kỹ thuật đến các hiện tượng kinh tế.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi DN: là tất cả các tình hình, hiện tượng kinh tế xã hội phát sinh trong quá trình SXKD của

DN:

+ Tình hình huy động các nguồn lực (lao động, vật chất, tài chính) vào SX.

+ Các kết quả của quá trình SXKD của DN.

+ Hiệu quả của các quá trình đó.

- Ngoài phạm vi DN: tất cả các tình hình, các hiện tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp.

3. Phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp

3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học

Thống kê doanh nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận, điều đó được

thể hiện trên các phương diện sau:

- Phải phân tích và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái động.

- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong mối

quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả.

- Xây dựng các phương pháp đo lường, các chỉ tiêu và các công thức tính toán mang tính

hệ thống, logic, . .

3.2. Cơ sở lý luận của môn học

- Các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh tế học thị trường.

- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vì thống kê còn là công cụ phục vụ công

tác quản lý.

Page 3: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 3

4. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp

1. Thu thập các thông tin liên quan đến các yếu tố đầu vào của DN.

2. Thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá

trình tái SX của DN.

3. Thu thập thông tin phản ánh tình hình SX, tiêu thụ sản phẩm, phát hiện nhu cầu thị

trường để có chủ trương SX đối với từng mặt hàng.

4. Thường xuyên theo dõi chi phí SX, giá thành, giá cả, mẫu mã, chất lượng, hàng hóa

của DN.

5. Cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh

của DN trong thời gian tới.

6. Phân tích các thông tin đã thu thập được nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tích

cực hoặc tiêu cực đến kết quả SXKD của DN.

7. Thường xuyên lập báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của địa phương, ngành chủ

quản, ngân hàng, thống kê…

Page 4: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 4

CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP

1. Những khái niệm cơ bản

1.1. Hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh

- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động bằng lao động phổ thông (chân tay), lao động

trí óc, cộng với các phương tiện, dụng cụ lao động, máy móc kỹ thuật để sản xuất và tái

sản xuất mở rộng ra vật chất (sản phẩm, hàng hóa) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xã

hội.

Ví dụ: hoạt động sản xuất ra lúa gạo, thức ăn; vải vóc, hàng hóa tiêu dùng; xe máy, máy

móc

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức và quản lý

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này chịu sự chi

phối bởi

+ Các quy luật kinh tế khách quan.

+ Các nhân tố bên trong.

+ Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Chỉ được coi là kết quả sản xuất của một đơn vị khi:

- Nó phải là thành quả lao động do lao động của đơn vị đó làm ra. Không phải là những

sản phẩm mua từ bên ngoài về mà không đầu tư chế biến thêm.

- Nó phải là sản phẩm hữu ích: sản phẩm đó tính đến thời điểm tính toán phải đáp ứng

được nhu cầu của người sản xuất hoặc có thể dùng tái sản xuất hoặc có thể đem đi tiêu

thụ được.

- Nó được tính trong một khoảng thời gian nào đó: 1 ngày, 1 tháng, 1 quý hoặc cả năm.

Điều này có nghĩa là kết quả sản xuất là số lũy kế.

1.3. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

1_Thành phẩm:

2_Bán thành phẩm.

3_Tái chế phẩm.

4_Sản phẩm sản xuất dở dang

5_Sản phẩm chính

6_Sản phẩm phụ

7_Sản phẩm song đôi.

8_Hoạt động sản xuất chính

9_Hoạt động sản xuất phụ

Page 5: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 5

10_Hoạt động sản xuất hỗ trợ.

1.4. Đơn vị biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1_Đơn vị tự nhiên

2_Đơn vị vật lý

3_Đơn vị chuẩn

4_Đơn vị tiền tệ

5_Đơn vị kép

1.5. Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh

- Phải là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nghiên

cứu. Đối với sản phẩm chưa hoàn thành thì tính chêch lệch giữa cuối và đầu kỳ, kể cả

những kết quả mà doanh nghiệp làm thuê cho bên ngoài.

- Không tính kết quả không do doanh nghiệp tạo ra như nhượng bán nguyên vật liệu dư

thừa, tiền thanh lý tài sản cố định…

- Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ nghiên cứu như sản phẩm tự sản tự tiêu,

sản phẩm chính, sản phẩm phụ và sản phẩm phụ trợ, sản phẩm kinh doanh tổng hợp từ tất

cả các công đoạn.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và

phương pháp tính

2.1. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp

a) Chỉ tiêu sản lượng hiện vật:

Là dùng đơn vị đo lường phù hợp với tính chất vật lý tự nhiên để thống kê khối lượng sản

phẩm do DN tạo ra trong kỳ.

b) Chỉ tiêu sản lượng hiện vật quy ước:

Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng sản phẩm quy đổi từ các sản phẩm cùng tên gọi cùng

công dụng kinh tế, nhưng khác nhau về công suất, quy cách về cùng một loại được chọn

làm sp chuẩn thông qua hệ số tính đổi. Hệ số tính đổi được xác định theo công thức:

Hệ số tính đổi (H) = Đặc tính của sản phẩm cần quy đổi / Đặc tính của sản phẩm được

chọn làm sp. (*)

Sản lượng hiện vật quy ước của một loại sản phẩm nào đó được tính bằng công thức:

Qpư = ∑qihi ( ** )

Trong đó : (i) có giá trị chạy từ 1 đến n

Qpư : sản lượng hiện vật quy ước

qi : sản lượng theo từng thứ hạng, quy cách tính bằng hiện vật.

hi: hệ số tính đổi ( i=1.2.3…,n)

Page 6: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 6

2.2. Giá trị sản xuất (GO - Gross Output)

Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao

động của DN đó làm ra trong một thời kỳ nhất định,có thể là 1 tháng, 1 quý hay 1 năm .

Kết quả được thể hiện dưới dạng thành phẩm, sản phẩm sx dở dang, sp chính, sp phụ…

a)Giá trị sản xuất công nghiệp:

Theo giá cố định: có 2 cách xác định

* GO = Pq

Trong đó:

- P: đơn giá cố định của từng loại sản phẩm

- Q: khối lượng sản phẩm sản xuất

Ví dụ 1: Có số liệu về tình hình sản xuất của Công ty Phương Nam trong 2 kỳ báo

cáo như sau:

Số lượng sản phẩm sản xuất (sp) Đơn giá cố định

Sản phẩm

Kỳ gốc Kỳ báo cáo (1.000 đ/sp)

A 2.000 3.200

Loại I 1.000 1.800 200

Loại II 600 800 150

Loại III 400 600 100

B 10.000 9.000

Loại I 7.000 6.000 120

Loại II 3.000 3.000 90

Yêu cầu: Tính giá trị sản xuất trong từng kỳ

* GO = YT1 + YT2 + YT3 + YT4 + YT5

Trong đó:

- YT1: giá trị thành phẩm

- YT2: giá trị công việc có tính chất công nghiệp hoàn thành cho bên ngoài.

- YT3: giá trị phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm thu hồi trong quá trình sản xuất.

- YT4: giá trị của hoạt động cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất

của doanh nghiệp.

- YT5: giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm và sp dở dang.

Page 7: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 7

Ví dụ 2: Có số liệu về tình hình sản xuất của xí nghiệp cơ khí X trong tháng 7 và tháng 8

năm 2009 như sau:

Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8

1. Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của xí nghiệp 1.000 1.250

Trong đó: bán ra ngoài 850 1.070

2. Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của khách hàng 280 400

Trong đó: Giá trị nguyên vật liệu khách hàng đem đến 210 300

3. Giá trị bán thành phẩm đã sản xuất 500 450

Trong đó: - Bán ra ngoài 100 50

- Dùng để chế biến thành phẩm của xí nghiệp 360 380

- Phục vụ cho bộ phận ngoài sản xuất công nghiệp 40 20

4. Giá trị sản phẩm phụ hoàn thành trong tháng 130 90

5. Giá trị sản phẩm hỏng bán dưới dạng phế liệu 30 45

6. Giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp 260 180

Trong đó:

- Sửa chữa MMTB cho bộ phận sản xuất công nghiệp 160 100

- Sửa chữa MMTB cho đội vận tải của xí nghiệp 50 30

- Sửa chữa MMTB cho bên ngoài 50 50

7. Doanh thu cho thuê tài sản cốđịnh. 100 75

8. Giá trị điện sản xuất trong tháng 80 100

Trong đó: - Phục vụ cho bên ngoài 20 20

- Phục vụ cho bộ phận sản xuất công nghiệp. 60 80

9. Giá trị sản phẩm dở dang:

- Đầu tháng 50 40

- Cuối tháng 40 80

Yêu cầu:

1. Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp trong từng tháng.

2. Đánh giá tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 so với tháng 7

Biết rằng: Giá trị bán thành phẩm đầu tháng 7 bằng 0.

Theo giá hiện hành: GO = Pq

Trong đó:

- P: giá thực tế của từng loại sản phẩm tại thời điểm xác định.

- q: khối lượng sản phẩm sản xuất.

Page 8: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 8

b)Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản:

GO = Giá trị hoạt động trồng trọt + giá trị hoạt động chăn nuôi + giá trị hoạt động

dịch vụ nông nghiệp

c)Giá trị sản xuất xây dựng

GO = T + C + TL + VAT

Trong đó:

* T: chi phí trực tiếp = VL + NC + M + TT

- VL: chi phí vật liệu

- NC: chi phí nhân công

- M: chi phí máy

- TT: Trực tiếp phí khác: 1,5% (VL+NC+M)

* C: chi phí chung: 6%* T

* TL: thu nhập chịu thuế tính trước:

5,5% ( T + C)

*G: giá trị dự toán xây dựng trước thuế: T+C+TL

*VAT: thuế GTGT: G*10%

*GXDCPT: giá trị dự toán xây dựng sau thuế: G + VAT

*GLT: chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường : G1%1,1.

Ví dụ 3: Có số liệu sau đây của một doanh nghiệp xây dựng nhận thầu A, về kết quả xây

dựng mới một nhà dân dụng trong tháng 3 năm 2010 như sau:

1. Đổ bê tông dầm đá 1x2 cm, vữa xi măng mác 200, khối lượng: 150m 3 , đơn giá dự

toán: 650.000 đồng/ m 3 .

2. Xây tường gạch ống: 10 x10 x20 cm, vữa xi măng mác 50, cao ≤ 4 cm, tường dày ≤

30 cm, khối lượng: 500 m 3 , đơn giá dự toán: 340.000 đồng/ m 3 .

3. Hoàn thành sơn nước tường trong nhà 1 nước trắng, 2 nước màu, khối lượng: 7.000

m 2 , đơn giá dự toán: 7.500 đồng/ m 2 .

4. Lát nền gạch 40 x 40 cm, khối lượng:420 m 2 , Đơn giá dự toán: 88.750 đồng/ m 2 .

Cho biết tỷ lệ chi phí chung: 6%, tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5%, thuế giá

trị gia tăng đầu ra: 10%.

Yêu cầu: Giá trị sản xuất xây dựng trong tháng 3/2010.

2.3. Chi phí trung gian (IC)

Là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường

xuyên về vật chất như nguyên vật liệu, nhiện liệu, động lực, chi phí vật chất khác (không

kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất)

được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của

Page 9: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 9

DN trong một thời gian nhất định. Chi phí trung gian của từng loại hoạt động của DN bao

gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ.

2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA)

Là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của những lao động trong DN mới sáng tạo ra và giá

trị khấu hao TSCĐ trong một khoảng thời gian nhất định. Nó phản ánh bộ phận giá trị

mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao

động của DN mới làm ra, được xác định theo 2 phương pháp:

* Phương pháp sản xuất: VA = GO – IC

* Phương pháp phân phối: VA = C1 + V + M

Trong đó:

- IC: chi phí trung gian

- C1: chi phí khấu hao TSCĐ

- V: Thu nhập của người lao động

- M: thu nhập của DN.

2.5. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp(NVA)

Là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định

(không kể phần giá trị khấu hao TSCĐ) của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của

DN). NVA được xác định theo 2 phương pháp:

* Phương pháp sản xuất:

NVA = GO – IC – khấu hao TSCĐ, hay NVA = VA - khấu hao TSCĐ.

* Phương pháp phân phối:

NVA = thu nhập lần đầu của người lao động + thu nhập lần đầu của DN = V + M.

2.6. Doanh thu bán hàng

Là tổng số tiền mà DN thực tế hoặc có thể thu được trong kỳ nhờ bán sản phầm hàng hóa

và dịch vụ của mình ở kỳ nghiên cứu.

DT bán hàng = Đơn giá bán sp Khối lượng sp tiêu thụ.

2.7. Doanh thu thuần

Doanh thu thuần = Tổng DT bán hàng - thuế TTĐB - thuế XK – các khoản giảm trừ phát

sinh trong kỳ: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại…

2.8. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp(M)

Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà DN thu

được từ các hoạt động kinh doanh.

LN kinh doanh = Doanh thu kinh doanh - Chi phí kinh doanh.

Page 10: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 10

Bài tập tổng hợp: Có tài liệu thống kê tại 1 Công ty trong năm báo cáo như sau:

Các lĩnh vực hoạt động SXKD GTSX(GO) IC C1

Công nghiệp 1.000 500 100

Nông nghiệp 300 100 50

Xây dựng cơ bản 500 300 50

Giao thông vận tải 300 100 50

Thương mại 200 70 20

Các hoạt động SX vật chất khác 400 100 70

Các hoạt động không SX vật chất 300 100 80

Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu thống kê sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo:

Gía trị sản xuất (GO), Giá trị gia tăng (VA), Giá trị gia tăng thuần (NVA)?

3. Thống kê chất lượng sản phẩm

3.1. Sư cần thiết của thống kê chất lượng

+Xuất phát từ bản thân ý nghĩa chất lượng: chất lượng gắn với khả năng cạnh tranh và

hiệu quả

+Xuất phát từ vai trò thống kê chất lượng là công cụ quản lý chất lượng.

3.2. Các linh vưc mà thống kê chất lượng nghiên cứu:

Chất lượng sản phẩm, chất lượng quá trình, chất lượng công việc

Ví dụ: chất lượng sản phẩm là khả năng tập hợp các đặc tính của sản phẩm có thể đáp

ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

Chất lượng quá trình :( quá trình) lá hay 1 loạt hoạt động công việc thực hiện chuyển hóa

các đầu vào thành đầu ra theo 1 chu trình lặp lại. Trong đó đầu ra là sản phẩm, dịch vụ và

đầu vào là: các yếu tố như lao động, nguyên nhiên liệu, thiết bị, các quyết định, thông tin.

4. Phương pháp phân tích thống kê nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp.

4.1_Phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có phân

chia thành cấp chất lượng.

Để thống nhất trong giải quyết vấn đề, chúng ta quy ước sản phâm tốt nhất là loại 1, trung

bình là loại 2 và kém nhất là loại 3.

* Phương pháp tỷ trọng (d):

(d) = Số lượng từng loại sản phẩm SX trong kỳ / Tổng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Page 11: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 11

VD4: Có số liệu về tình hình sản xuất sản phẩm A trong 2 kỳ báo cáo như sau:

Khối lượng sản phẩm sản xuất (sp) Đơn giá cố định

Sản phẩm A

Kỳ gốc Kỳ báo cáo ( 1.000 đồng/sp)

Loại I 10.500 13.125 50

Loại II 4.500 4.375 40

Cộng 15.000 17.500 x

Yêu cầu: Đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lượng theo phương pháp tỷ trọng

* Phương pháp đơn giá bình quân: (p)

- Đối với trường hợp DN sản xuất 1 loại sản phẩm: trình tự phân tích gồm 2 bước:

+ Xác định đơn giá bình quân từng kỳ theo công thức:

p = Pq / q

Trong đó:

+ P: đơn giá cố định của từng loại sản phẩm.

+ q: khối lượng sản phẩm sản xuất.

+ q: tổng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

+ Tính mức độ ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất:

GO = (P1 – P0)q1 (trong đó: q1: khối lượng sản phẩm SX thực tế).

Ví dụ 5: Vận dụng số liệu ví dụ 4, hãy đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lượng

theo phương pháp đơn giá bình quân

- Đối với trường hợp DN sản xuất nhiều loại sản phẩm: ta áp dụng công thức:

Ic = P1q1 / P0q1

GO = (P1 – P0)q1

* Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân (H)

Trình tự phân tích gồm 2 bước:

- Tính hệ số phẩm cấp từng kỳ:

Hệ số phẩm cấp = (Sản lượng từng loại Đơn giá cố định từng lọai) / Tổng sản phẩm

sản xuất đơn giá loại cao nhất

- So sánh hệ số phẩm cấp giữa 2 kỳ

- Tính mức độ ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất.

GO = (H1 – H0) Tổng sản phẩm sản xuất thực tế Đơn giá loại cao nhất.

Ví dụ 6: Vận dụng số liệu ví dụ 4, hãy đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất

lượng theo phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân.

Page 12: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 12

4.2_ Trường hợp DN sản xuất sản phẩm không được phân cấp chất lượng:

- Đối với trường hợp DN sản xuất 1 loại sản phẩm:

Icl = icl1 icl2 …icln

Trong đó: - icl: chỉ số chất lượng tổng hợp từng loại SP.

- icl1,2,…n: Chỉ số chất lượng từng mặt của sản phẩm.

- Đối với trường hợp DN sản xuất nhiều loại sản phẩm:

Công thức: Icl = icl. qil . Pi/qil . Pi

Chênh lệch tuyệt đối: (icl . qil . Pi) – (qil . Pi)

Trong đó: - Icl: Chỉ sổ chất lượng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm.

- icl: chỉ số chất lượng tổng hợp của từng loại SP

- q1: khối lượng sản phẩm từng loại kỳ báo cáo.

- P: giá cố định từng loại sản phẩm.

Ví dụ 7: Giả sử theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tuổi thọ của phích nước 100 điểm, khả năng

giữ nhiệt 150 điểm, kiểu dáng 50 điểm, độ đẹp và bóng của vỏ 30 điểm. Theo số liệu

thống kê của doanh nghiệp sản xuất phích nước cho thấy như sau:

Chỉ số chất lượng

Chỉ tiêu kỹ thuật Tiêu chuẩn kỹ thuật Điểm thực tế đạt được

Kế hoạch Thực tế

1. Tuổi thọ 100 90 100

2. Khả năng giữ nhiệt. 150 150 160

3. Kiểu dáng 50 50 60

4. Độ đẹp và bóng của vỏ 30 36 28

Theo số liệu thống kê trên cho thấy:

- Kỳ kế hoạch: Doanh nghiệp sản xuất phích nước chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về tuổi

thọ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về khả năng giữ nhiệt và kiểu dáng, vượt tiêu chuẩn kỹ

thuật về độ đẹp và bóng của vỏ.

- Kỳ thực tế: Doanh nghiệp phấn đấu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về tuổi thọ vượt tiêu

chuẩn kỹ thuật về khả năng giữ nhiệt và kiểu dáng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về

độ đẹp và bóng của vỏ.

Để đánh giá chung mức độ đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm cần phải tính chỉ số

chất lượng tổng hợp so với tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc so với kỳ kế hoạch?

Page 13: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 13

Tỷ lệ sản phẩm hỏng = (Tổng số giờ công hao phí cho sx phế phẩm + Tổng số giờ công

hao phí cho sửa chữa sp hỏng ) / Tổng số giừo công hao phí cho SXSP có ích của DN.

4. BAI TÂP ƯNG DUNG:

Bài tập 1:

Có tài liệu thống kê của một đơn vị như sau:

Sản xuất/ tiêu dùng Nông lâm thủy sản Công nghiệp

và xây dựng

Lĩnh vực

khác

Nông, lâm, thủy sản 800 1000 500

Công nghiệp và xây dựng 1500 3000 200

Lĩnh vực khác 100 500 100

Thu nhập lần đầu của người lao động 200 400 100

Thu nhập lần đầu của DN 300 800 100

Khấu hao TSCĐ 100 800 50

Yêu cầu: Hãy tính GO, VA, NVA của đơn vị.

Bài tập 2:

Có tài liệu thống kê của một đơn vị như sau:

TT Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo

1 GO (tỉ đồng) 400 500

2 Cấu thành của GO (%) trong đó:

- IC

- Khấu hao TSCĐ

- Quỹ phân phối cho lao động

- Thu nhập lần đầu của Chính phủ

100

50

5

10

20

100

50

5

10

19

Yêu cầu: Hãy tính VA, NVA của đơn vị.

4.3_Thống kê tỷ lệ sản phẩm hỏng trong sản xuất: có 2 phương pháp:

* Phương pháp 1:

Tỷ lệ sản phẩm hỏng = (Chi phí cho sx phế phẩm hoàn toàn + Chi phí sửa chữa sp hỏng

có thể sửa chữa) / Toàn bộ cho phí SX cho Sp có ích của DN.

* Phương pháp 2:

Page 14: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 14

CHƯƠNG 3:

THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU VÂT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1. Ý nghia và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

1.1. Khái niệm, phân loại nguyên liệu vật liệu

a/ Khái niệm: Đối tượng lao động trong các DNSX gồm 2 bộ phận hợp thành:

+)Tài nguyên thiên nhiên:

Là đối tượng lao động chưa bị lao động của con người tác động vào như các loại quặng ở

trong lòng đất, gỗ ở trên rừng, cá ở dưới biển…Đó là đối tượng lao động của các doanh

nghiệp khai thác.

+)Nguyên vật liệu các loại:

Là kết quả sản xuất của công nghiệp khai thác, nông nghiệp, công nghiệp chế biến như

sắt, thép; than, gỗ; các loại hải sản đã khai thác, đánh bắt; bông, đay, cói và các loại nông

sản đã thu hoạch,… là đối tượng lao động của các DN chế biến.

b/ Phân loại:

Phân loại NVL là việc sắp xếp các loại NVL thành từng loại, từng thứ NVL,theo những

tiêu thức nhất định phục vụ cho yêu cầu quản lý. Mỗi loại hình doanh nghiệp, do tính

chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh khác nhau nên sử dụng các loại NVL cũng khác

nhau cả về số lượng lẫn tỷ trọng.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý NVL: NVL bao gồm:

+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Là loại NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh

doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị NVL được chuyển vào giá trị

sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Vật liệu phụ: Là loại NVL được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản

phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất,…. Các loại

NVL này không cấu thành nên thực thể sản phẩm.

+ Nhiên liệu: Là những loại có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất

kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản

lý,…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu ; ở thể rắn như than, củi, ở thể khí

như gas

+ Phụ tùng thay thế: Là những loại NVL dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị,

phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ, . . .

+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những NVL được sử dụng cho công việc xây dựng cơ

bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần

lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.

Page 15: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 15

+ Phế liệu: Là các loại NVL được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, phế liệu có thể sử dụng vào những công việc khác hay bán ra ngoài.

Căn cứ vào mục đích và công dụng của NVL: NVL chia làm:

+ NVL dùng cho sản xuất sản phẩm.

+ NVL dùng cho phục vụ quản lý sản xuất.

+ NVL dùng cho bộ phận bán hàng.

+ NVL dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.

Căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu: NVL được chia thành 2 loại:

+ Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài.

+ Nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, gia công.

1.2. Ý nghia, nhiệm vụ thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

a/ Ý nghĩa:

Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được đều đặn,

liên tục phải đảm bảo cung cấp, dự trữ đầy đủ các loại NVL, năng lượng, đủ về mặt số

lượng, kịp thời về mặt thời gian và đảm bảo về mặt chất lượng. Thống kê tình hình cung

cấp, dự trữ và sử dụng NVL của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

- Phản ánh tình hình cung cấp dự trữ NVL, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.

- Phản ánh mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm, qua đó doanh nghiệp kiểm tra

tình hình sử dụng NVL tiết kiệm để phát huy, hay lãng phí để có biện pháp khắc phục.

- Phản ánh hiệu quả sử dụng NVL trong sản xuất của doanh nghiệp.

b/ Nhiệm vụ

Thống kê NVL cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp NVL, đối chiếu với tình hình sản xuất

kinh doanh và tình hình dự trữ NVL trong kho để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua

có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Thống kê phân tích tình hình dự trữ, nhất là những loại NVL chủ yếu, NVL chiến

lược và NVL theo mùa, vụ để có kế hoạch thu mua và dự trữ.

-Thống kê đánh giá tình hình sử dụng và định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản

phẩm, để có biện pháp sử dụng tiết kiệm NVL, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận,

tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.

2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

NVL là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đảm bảo cung cấp đầy đủ NVL cả về mặt số

lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, thời gian là điều kiện có tính chất tiền đề, của sự

Page 16: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 16

liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, ta phải thường

xuyên thống kê tình hình cung cấp NVL để kịp thời phát huy ưu điểm khắc phục nhược

điểm trong công tác cung cấp NVL.

2.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu

a/ Thống kê tính đầy đủ về mặt số lượng của việc cung cấp NVL

Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng NVL cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số

lượng, nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn (trừ loại

NVL có tính chất thời vụ, chiến lược) sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả.

Nhưng, ngược lại nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của

quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp không hoàn thành kế

hoạch sản xuất kinh doanh, phần lớn nguyên nhân là do thiếu NVL. Để thống kê tình

hình cung ứng NVL về mặt số lượng ta cần tính các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp NVL cho sản xuất sản phẩm

Công thức:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp NVL cho sản xuất sản phẩm = (M1/MK) x 100%

Trong đó:

+ M1: số lượng NVL cung cấp thực tế

+ Mk: số lượng NVL cung cấp theo kế hoạch.

Chỉ tiêu này đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL, cho từng loại NVL

cũng như toàn bộ khối lượng NVL cung cấp trong kỳ. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tình

hình cung ứng NVL cho sản xuất càng tốt.

Thời gian đảm bảo NVL cho sản xuất:

Là số ngày đêm có thể đảm bảo đủ NVL cho quá trình sản xuất sản phẩm, căn cứ để

tính là số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất bình quân một ngày đêm, và mức tiêu hao

NVL cho một đơn vị sản phẩm.

Công thức:

M1

Thời gian đảm bảo NVL cho sản xuất =

Σ m.q

Trong đó:

+ M1: số lượng NVL cung cấp theo thực tế

+ m: mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm.

+ q: khối lượng sản phẩm sản xuất.

Page 17: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 17

Ngoài việc cung cấp đầy đủ NVL về mặt số lượng, thống kê còn nghiên cứu tình

hình cung cấp về mặt chủng loại, chất lượng, về tính đồng bộ, kịp thời và đều đặn của

việc cung cấp NVL.

Ví dụ 8.1 (Sách tham khảo – trang 237)

b/ Thống kê tình hình cung cấp NVL theo chủng loại

Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc thống kê tình hình cung cấp NVL theo

chủng loại là không được lấy số lượng NVL cung cấp thừa bù cho số lượng NVL cung

cấp thiếu, bỡi vì mỗi loại NVL có tính năng tác dụng khác nhau. Khi phân tích tình hình

cung cấp từng loại NVL chủ yếu, cần phân biệt loại NVL có thể thay thế được và loại

NVL không thể thay thế được.

- NVL có thể thay thế được: Là loại NVL có giá trị sử dụng tương đương, khi sử dụng

không làm thay đổi lớn đến giá trị của sản phẩm sản xuất, khi phân tích loại NVL này

ngoài chỉ tiêu số lượng, chất lượng, cần chý ý đến chỉ tiêu chi phí (giá cả của loại NVL

thay thế).

- NVL không thể thay thế được: Là loại NVL mà trong thực tế không có NVL khác

thay thế hoặc thay thế sẽ làm thay đổi tính năng, tác dụng của sản phẩm.

Ví dụ 8.1 (Sách tham khảo – trang 237)

c/ Thống kê tình hình cung cấp NVL về mặt đồng bộ

Trong doanh nghiệp để sản xuất ra một loại sản phẩm ta sử dụng nhiều loại NVL khác

nhau và theo 1 tỷ lệ nhất định, hơn nữa mỗi loại NVL có tính năng, tác dụng khác nhau

và chúng không thể thay thế cho nhau được. Chính vì vậy cung cấp NVL phải đồng bộ,

bởi vì có đồng bộ thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới liên tục không

bị gián đoạn và đạt hiệu quả cao.

Ví dụ 8.2 (Sách tham khảo– trang 238)

d/ Thống kê tình hình cung cấp NVL về mặt chất lượng

NVL cung cấp trong doanh nghiệp cho sản xuất kinh doanh không những chỉ đòi hỏi

về số lượng, chủng loại, đồng bộ mà còn đòi hỏi phải đúng chất lượng. Bởi vì, chất lượng

NVL tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất lao động

(vì phải tái chế lại NVL), tác động đến giá thành sản phẩm. Do đó, khi nhập NVL phải

đối chiếu với các tiêu chuẩn qui định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký để đánh giá NVL

có đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng hay chưa đồng thời ta cũng cần xem xét về mặt qui

cách của từng loại NVL.

e/ Thống kê tình hình cung cấp NVL về tính kịp thời: nhằm đảm bảo tính liên tục của quá

trình sản xuất kinh doanh và không bị ứ đọng NVL.

Ví dụ 8.3 (Sách tham khảo– trang 239)

2.2. Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu

Page 18: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 18

Việc cung cấp NVL cho các doanh nghiệp không thể chỉ thực hiện 1 lần, mà trong kỳ

người ta tổ chức việc cung cấp thành nhiều lần, theo yêu cầu sản xuất và khả năng tổ

chức cung cấp. Do vậy việc cung cấp NVL cần phải kịp thời, đúng hẹn và đảm bảo cho

quá trình sản xuất không bị gián đoạn vì thiếu NVL, ngược lại cũng không gây ứ đọng

NVL, làm khó khăn cho sản xuất của doanh nghiệp.

3. Thống kê dư trữ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất

Vì sao doanh nghiệp phải dự trữ NVL: hư ta đã biết, để có thể tồn tại và hoạt động

được tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi lĩnh vực kinh tếđều cần phải dự trữ. Sở

dĩ phải có dự trữ là do hoạt động của các doanh nghiệp luôn diễn ra trong điều kiện có

biến động về nhu cầu, về thời gian sản xuất, vận chuyển,. . .Do đó dự trữ sẽ làm tăng hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn sản xuất, đáp ứng bất kỳ nhu cầu

nào về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian cung cấp. . . .

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dự trữ càng nhiều càng tốt, cho tất cả mọi hoạt

động sản xuất, việc tạo ra một lượng dự trữ quá lớn hoặc quá nhỏ đều gây ra những thiệt

hại về kinh tế. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải xác định được mức dự trữ NVL hợp lý.

3.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên:

Loại dự trữ này dùng để đảm bảo NVL cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành được

liên tục giữa hai lần cung cấp cách nhau của bộ phận thu mua. Dự trữ thường xuyên được

đảm bảo trong điều kiện là lượng NVL thực tế nhập vào, và lượng NVL thực tế xuất ra

hàng ngày trùng với kế hoạch đề ra.

Mức dự trữ thường xuyên (Mdttx) được xác định dựa vào mức tiêu dùng bình quân một

ngày đêm (M) và độ dài bình quân mỗi đợt nhập tính theo số ngày đêm (D)

Mdttx = M x D

Trong đó:

+ M được xác định theo định mức tiêu hao NVL và khối lượng sản phẩm có thể sản xuất

ra trong một ngày đêm.

3.2. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất:

Loại dự trữ này cần phải có để cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục

trong một số trường hợp sau:

- Mức tiêu dùng NVL bình quân trong một ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch.

Điều này thường xảy ra khi có sự thay đổi kế hoạch sản xuất theo chiều sâu hoặc kế

hoạch sản xuất không thay đổi nhưng mức tiêu hao NVL tăng lên.

- Lượng NVL nhập giữa 2 lần cung cấp cách nhau thực tế ít hơn kế hoạch (giả thuyết

mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm và lượng NVL cung cấp vẫn như cũ)

- Số ngày cách nhau giữa 2 lần cung cấp thực tế dài hơn so với kế hoạch.

Page 19: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 19

Trên thực tế sự hình thành mức dự trữ này, chủ yếu là do nguyên nhân cung cấp NVL

của doanh nghiệp và của các nhà cung cấp không ổn định, do vậy các doanh nghiệp phải

tổ chức tốt khâu cung cấp để đảm bảo đến mức tối đa dự trữ bảo hiểm góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng vẫn phải có dự trữ bảo hiểm.

Mức dự trữ bảo hiểm thường được tính theo tỷ lệ % của mức dự trữ thường xuyên, tùy

thuộc vào đặc điểm của từng loại NVL.

3.3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ:

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, đặc biệt đối với

thời gian thu hoạch các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, . . . Các doanh nghiệp sản xuất

theo thời vụ, như: chè, mía đường, thuốc lá, hạt điều và các loại hoa quả đóng hộp, đến

vụ thu hoạch NVL cần xác định tính toán khối lượng NVL cần thu mua để dự trữ bảo

đảm cho kế hoạch sản xuất cả năm. Khối lượng NVL thu mua này trước khi đưa vào

nhập kho cần phân loại, sàng lọc, ngâm tẩm, sấy khô, thái cắt, và những công đoạn sơ chế

khác, để đảm bảo chất lượng NVL dự trữ trước khi đưa vào sản xuất.

Mức dự trữ NVL có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật, đơn vị tiền tệ và thời

gian dự trữ (tính theo ngày). Để tiết kiệm chi phí trong khâu dự trữ NVL, đòi hỏi các

DNSX phải xác định được mức dự trữ hợp lý. Mức dự trữ hợp lý là mức dự trữ đảm bảo

cho quá trình sản xuất sản phẩm được tiến hành thường xuyên và liên tục, có thể ứng phó

được trong các tình huống bất trắc, nhưng không gây tình trạng ứ đọng trong khâu dự trữ.

Phương pháp thống kê: so sánh mức dự trữ thực tế với mức dự kiến của từng loại NVL,

phát hiện các trường hợp dự trữ trên mức hoặc dưới mức hợp lý để kiến nghị với bộ phận

thu mua có biện pháp kịp thời.

4. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Sử dụng NVL là khâu cuối cùng của quản lý NVL, khối lượng NVL tiêu dùng vào sản

xuất rất lớn, phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả trực tiếp và gián tiếp của sản xuất. Do vậy

sử dụng tiết kiệm NVL là yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi

nhuận cho doanh nghiệp. Để góp phần sử dụng tiết kiệm NVL, thống kê sử dụng 2 chỉ

tiêu khối lượng và giá trị NVL để theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng NVL, kịp thời phát

hiện những hiện tượng lãng phí để có biện pháp quản lý chặt chẽ.

4.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu

a/ Chỉ tiêu khối lượng NVL xuất dùng trong kỳ

Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng hiện vật từng loại NVL thực tế sử dụng vào sản

xuất trong kỳ.

Công thức: M = Σmq

Page 20: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 20

Trong đó:

+ M: tổng khối lượng NVL sử dùng (xuất dùng) trong kỳ.

+ m: mức tiêu hao NVL bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm.

+ q: khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.

b/ Chỉ tiêu giá trị NVL sử dụng trong kỳ

Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khối lượng NVL thực tế sử dụng vào

sản xuất trong kỳ.

Công thức: M = Σs.m.q

Trong đó: + s : giá thành đơn vị từng loại NVL.

4.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu

a/ Kiểm tra tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL

Theo phương pháp giản đơn:

- Số tương đối: (M1/M0) x 100%

- Số tuyệt đối: M1 - M0

Trong đó:

+ M1 : tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ báo cáo

+ M0 : tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ kế hoạch (gốc).

Nhận xét: Tình hình sử dụng NVL kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm)

Chú ý: M1, M0 : có thể tính theo đơn vị hiện vật, nếu nghiên cứu cho một loại NVL;

hoặc tính theo đơn vị giá trị nếu tính chung cho nhiều loại NVL.

Theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất:

Theo phương pháp kiểm tra giản đơn mới chỉ cho ta nhận định khái quát là tình hình

sử dụng NVL kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng hay giảm, chưa thể kết luận ngay sự tăng

(giảm) đó là tiết kiệm hay lãng phí. Để có kết luận chính xác hơn, cần tiến hành kiểm tra

theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất.

- Số tương đối:

- Số tuyệt đối:

Trong đó:

+ Q1 : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế (báo cáo)

+ Q0 : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch (gốc)

Page 21: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 21

Nhận xét:

Tình hình sử dụng NVL thực tế đúng như kế hoạch

Chú ý: Khi kiểm tra tình hình sử dụng NVL theo phương pháp kết hợp (liên hệ) với

kết quả sản xuất, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất có thể tính theo đơn vị hiện vật hay

đơn vị giá trị.

Ví dụ 8.4 (Tài liệu trang 243 – 244)

b/ Phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL

Lượng NVL tiêu dùng trong SX tăng (giảm) so với định mức phụ thuộc vào 3 yếu tố

sau:

- Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm (m)

- Khối lượng sản phẩm sản xuất ra (q)

- Đơn giá từng loại NVL (s)

Trường hợp dùng một loại NVL để sản xuất sản phẩm

Công thức:

Từ phương trình kinh tế trên, ta xây dựng hệ thống chỉ số:

Nhận xét:

(1) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh

hưởng 2 nhân tố:

Page 22: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 22

(2) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh

hưởng nhân tố mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi.

(3) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh

hưởng nhân tốkhối lượng sản phẩm sản xuất.

Ví dụ 8.5 (Tài liệu trang 245 – 246)

Trường hợp dùng nhiều loại NVL để sản xuất sản phẩm

Trường hợp này tổng khối lượng NVL chụi ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Đơn giá từng

loại NVL, mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất

Ta có công thức:

Gọi:

+ s: đơn giá từng loại NVL

+ m: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm.

+ q: khối lượng sản phẩm sản xuất.

Ta có phương trình kinh tế: M = ∑s.m.q

Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:

Nhận xét: Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch do

ảnh hưởng 3 nhân tố:

- Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của đơn giá từng loại NVL thay

đổi.

- Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của mức tiêu hao NVL cho 1 đơn

vị sản phẩm thay đổi.

- Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của khối lượng sp SX thay đổi.

Page 23: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 23

Ví dụ 1: Có số liệu về tình hình sử dụng NVL của xí nghiệp xây lắp Y trong 2 kỳ báo cáo

như sau:

Yêu cầu: Hãy phân tích tình hình biến động của tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so

với kế hoạch do ảnh hưởng 3 nhân tố: đơn giá từng loại NVL, mức tiêu hao NVL cho

một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất.

4.3. Phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm

Việc theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị

sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng của thống kê NVL nhằm xác định mức tiết kiệm hay

lãng phí NVL so với định mức.

Để phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm ta xác

định các chỉ số (Im) tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

a/ Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất 1 loại sản phẩm

Chỉ số có dạng:

Chênh lệch tuyệt đối: m1/mk

Trong đó:

+ Im: chỉ số hoàn thành mức tiêu hao NVL

+ m1: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế

+ mk: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch

Chỉ số này phản ánh mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm tăng hoặc giảm so

với kế hoạch một lượng tuyệt đối là bao nhiêu.

b/ Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm

Trong đó: + q1: khối lượng từng loại sản phẩm theo thực tế

Page 24: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 24

Chỉ số này phản ánh NVL hao phí để sản xuất toàn bộ sản phẩm (tính theo đơn

vị hiện vật) thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm.

Ví dụ 2: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng NVL tại nhà máy sản xuất đồ

gốm trong 2 kỳ báo cáo như sau:

Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL để sản xuất 1 đơn vị

sản phẩm tính chung cho cả 3 loại sản phẩm.

c/ Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất một loại sản phẩm

Trong đó: + sk: đơn giá kế hoạch từng loại NVL

Chỉ số này phản ánh chi phí NVL để sản xuất một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế

hoạch tăng hay giảm.

d/ Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm

Chỉ số này phản ánh giá trị toàn bộ NVL để sản xuất toàn bộ sản phẩm kỳ thực tế so

với kỳ kế hoạch tăng hay giảm.

Page 25: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 25

5. Bài tập ứng dụng

Bài 1:

Bài 2:

Page 26: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 26

CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ TAI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

1. Ý nghia, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh

1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định

a. Khái niệm:

TSCĐ trong DN là bộ phận TS có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và khi tham gia

vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của chúng

đã bị giảm dần do chuyển vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao TSCĐ, nếu thỏa

mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản (TSCĐ hữu

hình) hay do TS mang lại (TSCĐ vô hình);

- Nguyên giá TS phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính từ một năm trở lên;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 10 triệu đồng trở lên).

b)Phân loại

Tài sản cố định trong doanh nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau trong hoạt động sản

xuất kinh doanh, tùy theo mục đích nghiên cứu, để quản lý tốt cần phải phân loại tài sản

cố định. Phân loại tài sản cố định là việc sắp xếp, các tài sản cố định trong doanh nghiệp

thành các loại, các nhóm tài sản cố định có cùng tính chất, đặc điểm theo các tiêu thức

nhất định. Trong doanh nghiệp thường phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:

- Theo hình thái biểu hiện:

+ TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như đất đai, nhà cửa, máy

móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý,

cây lâu năm và TSCĐ hữu hình khác, . . .

+ TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể như giá trị quyền sử

dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, bằng sáng chế, phần mềm máy vi tính; giấy

phép, giấy phép nhượng quyền, quyền phát hành, . . .

Tác dụng: Cách phân loại này dùng làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định đầu tư, hoặc

điều chỉnh phương hướng đầu tư, cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

- Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế

Căn cứ theo công dụng kinh tế, TSCĐ được phân thành 2 loại:

+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ tham gia trực tiếp, hoặc gián

tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc, thiết

bị động lực, máy móc thiết bị sản xuất,. . và những TSCĐ không có hình thái vật chất

khác.

Page 27: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 27

+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ, dùng cho hoạt động sản xuất

kinh doanh phụ trợ trong doanh nghiệp; và những TSCĐ dùng cho phúc lợi công cộng

gồm nhà cửa, máy móc thiết bị sản xuất, phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ; nhà cửa

và phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, và các công trình phúc lợi tập

thể.

Tác dụng: Giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế và

trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp từ đó xác định được mức độ đảm bảo đối với

nhiệm vụ sản xuất và có phương hướng cãi tiến tình hình trang bị kỹ thuật, nâng cao hiệu

quả sử dụng tài sản cố định.

- Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng

+ TSCĐ đang dùng: Là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi sự nghiệp, hay

an ninh quốc phòng.

+ TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh,

hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, nhưng hiện tại chưa đưa vào sử dụng đang

được dự trữ để sử dụng cho kỳ sau.

+ TSCĐ không cần dùng: Là những TSCĐ không còn sử dụng được cho sản xuất của

doanh nghiệp, vì không còn phù hợp với qui trình sản xuất hiện nay của doanh nghiệp.

- Theo quyền sở hữu

+ TSCĐ tự có: Là những TSCĐ do doanh nghiệp tự mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn

ngân sách cấp, vốn vay, vốn tự bổ sung và vốn góp liên doanh.

+ TSCĐ đi thuê: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của các doanh nghiệp khác

(không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp). TSCĐ đi thuê gồm 2 loại: TSCĐ thuê

hoạt động và TSCĐ thuê tài chính.

++TSCĐ đi thuê hoạt động: doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy

định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không có trích khấu hao đối với TSCĐ này, chi

phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

++ TSCĐ thuê tài chính: doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao

như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam kết trong

hợp đồng thuê TSCĐ.

Ngoài ra, TSCĐ của DN còn có thể đựơc phân loại theo một số tiêu thức khác, như

theo nguồn gốc hình thành…

1.2. Ý nghia của thống kê tài sản cố định

Thống kê TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua thống kê TSCĐ đánh giá việc trang bị TSCĐ cho người lao động, nâng cao năng

suất lao động, giải phóng con người khỏi những lao động chân tay nặng nhọc vất vả.

Page 28: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 28

Đồng thời TSCĐ cũng là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp

hay của toàn bộ nền kinh tế. Điều này còn được thể hiện rõ rệt trong mỗi chế độ xã hội

chính là sự khác nhau về trình độ sử dụng TSCĐ.

1.3. Nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, thống kê TSCĐ là

một công cụ, hổ trợ đắc lực cho công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Để việc

quản lý TSCĐ có hiệu quả, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Thống kê tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, kết cấu, hiện trạng và

tình hình tăng giảm TSCĐ.

- Thống kê được các phương pháp đánh giá TSCĐ và các phương pháp khấu hao.

- Nghiên cứu tình hình trang bị TSCĐ cho người lao động trong sản xuất.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ.

2. Thống kê khối lượng và kết cấu TSCĐ

2.1. Thống kế khối lượng TSCĐ

* Chỉ tiêu giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ báo cáo:

TSCĐ hiện có cuối kỳ = TSCĐ có đầu kỳ + TSCĐ tăng trong kỳ - TSCĐ giảm trong kỳ.

* Chỉ tiêu TSCĐ bình quân: có 2 Phương pháp

- Phương pháp 1:

Trong đó:

+ G : giá trị TSCĐ bình quân.

+ GDK: giá trị TSCĐ hiện có đầu kỳ.

+ GCK: giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ.

Ví dụ 1

Có tài liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Bình Minh trong 2 quý cuối

năm 2009 như sau: Giá trị TSCĐ có đầu quý 3: 5.000 triệu đồng, tăng trong quý 3: 480

triệu đồng, tăng trong quý 4: 1.870 triệu đồng, giảm trong quý 4: 200 triệu đồng.

Yêu cầu:

1. Tính giá trị TSCĐ hiện có cuối mỗi quý.

2. Tính giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý.

- Phương pháp 2:

(G) = Sij / n

hoặc (G) = ( Sijnij)/nij

Page 29: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 29

kGi =

Gi

G

Ví dụ 7.1 (Tài liệu trang 208)

1

2212

1

n

GGG

G

G

inini

i

Ví dụ 7.2 (Tài liệu trang 209)

Trong đó:

- Sij: Số lượng TSCĐ i có trong ngày j của kỳ nghiên cứu.

- n: Tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu.

- nij: Tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu (với nij = n).

2.2. Thống kê kết cấu TSCĐ

Tỷ trọng từng loại TSCĐ(%) = (Giá trị từng loại TSCĐ / Giá trị toàn bộ TSCĐ)

100%.

Trong đó:

+ kGi : Kết cấu loại (hay nhóm) TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của DN

+ Gi : Gía trị của loại (hay nhóm) TSCĐ i

+ G: Tổng giá trị TSCĐ của DN.

kGi tính cho từng thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên cứu.

G và Gi: tính theo nguyên giá hoặc giá đánh giá lại.

3. Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng TSCĐ

3.1. Thống kê tình hình tăng, giảm TSCĐ

* Lập bảng cân đối TSCĐ

Page 30: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 30

Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ

Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

Giá trị TSCĐ có cuối kỳ

Hệ số đổi mới TSCĐ =

Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ

(chỉ kể số TSCĐ xây dựng hoặc mua sắm mới)

Giá trị TSCĐ có cuối kỳ

Hệ số loại bỏ TSCĐ =

Giá trị TSCĐ loại bỏ trong kỳ

(do hết hạn sử dụng, hỏng và sự cố không khắc phục được)

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ

* Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ:

Các hệ số tăng giảm TSCĐ cho biết thông tin về tình hình biến động TSCĐ trong kỳ

nghiên cứu theo công dụng và theo nguồn hình thành tài sản.

Chỉ tiêu hệ số đồi mới TSCĐ trong kỳ, cho biết trong tổng số TSCĐ hiện có cuối kỳ thì

có bao nhiêu TSCĐ mới được trang bị bổ sung trong năm

Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ có đầu kỳ thì có bao nhiêu đơn vị TSCĐ cũ,

lạc hậu được loại bỏ trong kỳ.

3.2. Thống kê hiện trạng TSCĐ

Hiện trạng của TSCĐ, phản ánh năng lực sản xuất hiện tại về TSCĐ của doanh nghiệp.

Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử

dụng TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó không còn sử dụng được nữa.

Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh

doanh, có nghĩa là sản xuất càng nhiều thì sự hao mòn càng nhanh.

Page 31: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 31

Vậy hao mòn TSCĐ, là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ, do tham

gia vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật,. . . trong

quá trình hoạt động của TSCĐ.

Theo nguyên nhân hao mòn TSCĐ gồm hai loại:

- Hao mòn hữu hình TSCĐ: là hao mòn về mặt vật chất, làm giảm giá trị và giá trị

sử dụng TSCĐ, nguyên nhân:

+ Do TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thì TSCĐ bị cọ sát, bào

mòn dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng của TSCĐ.

+ Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, . . . làm cho TSCĐ

bị han rỉ, mục nát,. . . trường hợp này mức độ hao mòn phụ thuộc vào công tác bảo quản,

bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp.

Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độảnh hưởng của hao mòn hữu hình

TSCĐ, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để hạn chế

hao mòn.

- Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự suy giảm thuần tuý giá trị của TSCĐ (TSCĐ bị

mất giá), nguyên nhân:

+ Do năng suất lao động xã hội tăng lên, làm cho giá thành sản phẩm giảm dẫn

đến giá bán của TSCĐ giảm, do đó với cùng một loại TSCĐ, nhưng doanh nghiệp mua ở

thời kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳ trước (mặc dù tính năng, tác dụng của TSCĐ như

nhau).

+ Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm cho TSCĐ cùng một loại sản xuất có

tính năng, tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đổi, làm cho TSCĐ cũ

bị lạc hậu và mất giá.

+ Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của một loại sản phẩm nào

đó kết thúc làm cho TSCĐ bị dôi thừa, bị mất giá hoàn toàn, hao mòn vô hình xảy ra đối

với tất cả TSCĐ hữu hình và vô hình.

Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của TSCĐ, là một vấn đề hết sức quan

trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ, cũ

ở mức độ nào, qua đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ.

Việc thống kê phân tích hiện trạng TSCĐ, liên quan đến nguyên giá và khấu hao

TSCĐ. Do đó ta phải xác định được nguyên giá TSCĐ.

3.2.1/ Xác định nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra, để có TSCĐ cho tới khi

đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường, bao gồm giá mua TSCĐ, chi phí thu mua, thuế và

lệ phí trước bạ (nếu có). . .

Nguyên giá TSCĐ gồm các loại:

Page 32: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 32

a. Nguyên giá của TSCĐ hữu hình

- Do mua sắm: bao gồm giá mua thực tế phải trả ghi trên hoá đơn, trừ đi các

khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có, cộng các khoản lãi tiền vay đầu tư TSCĐ

khi đưa vào sử dụng và các chi phí thu mua, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).

- Do đầu tư xây dựng: là giá thực tế của công trình xây dựng đã quyết toán.

- Loại TSCĐ được điều chuyển đến: là giá theo đánh giá thực tế của hội đồng giao

nhận cộng các chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu

có) mà bên nhận TSCĐ phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.

- Loại TSCĐ do nhận góp vốn liên doanh: nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực

tế của hội đồng giao nhận, cộng các chi phí khác như: chi phí tân trang, chi phí vận

chuyển, lắp đặt,. . . mà bên nhận phải chi ra trước khi sử dụng.

b. Nguyên giá của TSCĐ vô hình

- Giá trị quyền sử dụng đất: là chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chi phí san

lắp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có)

- Chi phí về bằng phát minh sáng chế, mua bán quyền tác giả, nhận chuyển giao

công nghệ.

3.2.2. Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp

a. Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là phương pháp thu hồi vốn cố định, bằng cách tính

giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vào giá thành sản phẩm

dưới hình thức tiền tệ, gọi là tiền khấu hao TSCĐ.

Yêu cầu của việc xác định mức khấu hao tài sản cố định là phải phản ánh đúng

thực tế hao mòn.

+ Nếu trích trước khấu hao quá lớn, sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng

lên, làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Nếu xác định mức khấu hao quá thấp, sẽ làm cho thời gian thu hồi vốn đầu tư bị

kéo dài ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đổi mới TSCĐ, làm giảm khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi đó sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng

phát triển với tốc độ cao, do đó việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao phải phù hợp

với tình hình và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

(Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn các doanh nghiệp lựa

chọn sử dụng ba phương pháp khấu hao TSCĐ )

Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (phương pháp khấu hao

đường thẳng):

Công thức:

Page 33: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 33

Trong đó:

+ NG: nguyên giá TSCĐ

+ T: thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ

+ Tk: tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

+ Mk: mức khấu hao hàng năm.

Ví dụ 2: Trong kỳ báo cáo, Công ty TNHH Hiệp Hoà mua một TSCĐ (mới 100%),

với giá ghi trên hoá đơn là 195 triệu đồng, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử là: 5 triệu

đồng, thời gian phục vụ dự kiến là 5 năm.

Yêu cầu: Trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

* Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng

- Ưu điểm:

+ Mức khấu hao trích đều đặn qua các năm làm cho giá thành sản phẩm tương đối

ổn định.

+ Phương pháp tính đơn giản

+ Khi hết thời hạn sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp thu hồi đủ vốn.

- Nhược điểm:

+ TSCĐ sử dụng không đều qua các năm nên khả năng thu hồi vốn chậm.

+ Chưa tính toán và phản ánh được mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (theo giá trị còn lại) của TSCĐ

Mục tiêu: Thu hồi nhanh vốn cố định đã bỏ ra, để đầu tư mua sắm TSCĐ, tránh trường

hợp lạc hậu về kỹ thuật. Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần

được xác định như sau:

- Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ

- Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu

Công thức:

Page 34: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 34

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ. Theo thông số của

các nước có nền kinh tế đã phát triển, hệ số điều chỉnh như sau:

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần

nói trên nhỏ hơn, hoặc bằng mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm

sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại

của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp Lan Anh mua 1 thiết bị sản xuất và một số linh kiện điện tử

mới với nguyên giá 100 triệu đồng, thời gian sử dụng TSCĐ là 5 năm.

Yêu cầu: Trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần.

Ưu điểm: Theo phương pháp này cho phép thu hồi vốn nhanh, giảm được hiện tượng

mất giá do hao mòn vô hình TSCĐ, phản ánh được thực tế hao mòn của TSCĐ. Tài sản

cốđịnh càng đến năm cuối hoạt động năng lực làm việc giảm, thì mức khấu hao cũng

giảm dần.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm

TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo

số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

- Căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi

tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng

sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

- Xác định mức khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức:

Page 35: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 35

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng

trong năm.

3.2.3. Các chỉ tiêu thống kê hiện trạng TSCĐ

a/ Hệ số hao mòn TSCĐ (Hm)

Page 36: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 36

3.3. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ

3.3.1. Các chỉ tiêu thống kê:

* Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị sx (H)

H = Giá trị sản xuất / Giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị giá trị TSCĐ bình quân khi tham gia vào quá trình sx sẽ

tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sx.

* Chi phí TSCĐ cho 1 đơn vị giá trị sản xuất (Hiệu suất sử dụng TSCĐ (C):

C = Giá trị TSCĐ bình quân / Giá trị sản xuất = 1/H.

Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất ra một đơn vị giá trị sx cần phải chi phí bao nhiêu đơn

vị giá trị TSCĐ bình quân.

* Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận (Hl)

Hl = Lợi nhuận / Giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này co biết một đơn vị TSCĐ tham gia vào quá trình sx sẽ tạo ra được bao nhiêu

đơn vị lợi nhuận.

3.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về TSCĐ đến tình hình

biến động kết quả sản xuất của DN.

Ta có phương trình kinh tế

Nhận xét:

(1): Mức tăng, (giảm) giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng 2 nhân

tố: hiệu quả sử dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ bình quân.

(2): Mức tăng, (giảm) giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của hiệu

quả sử dụng TSCĐ thay đổi.

(3): Mức tăng, (giảm) giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của giá trị

TSCĐ bình quân thay đổi.

Page 37: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 37

3.3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp.

TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận: TSCĐ sử dụng trực tiếp để tạo ra

sản phẩm hay dịch vụ (thiết bị sản xuất), và TSCĐ sử dụng cho bộ phận phục vụ (TSCĐ

dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh). Như vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng

TSCĐ, 1 mặt phải tăng hiệu quả sử dụng các thiết bị sản xuất, mặt khác phải tăng tỷ

trọng của TBSX trong tổng TSCĐ của doanh nghiệp. Việc phân tích được thực hiện

thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố dựa vào mối quan hệ được

thể hiện qua công thức: H = H’ x d

Trong đó:

+ H: hiệu quả sử dụng TSCĐ

+ H’: hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất

Công thức

Page 38: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 38

Ví dụ 4: Có số liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty Minh Phương trong 2 kỳ báo

cáo như sau:

4. Thống kê thiết bị trong sản xuất

4.1. Thống kê số lượng thiết bị trong sản xuất

Thông qua tính và phân tích chỉ tiêu hệ số huy động TBSX vào sản xuất kinh doanh

(Hhdtb)

Hhdtb = TBSX1/ TBSXkn

Page 39: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 39

Trong đó:

- TBSX1: Số lượng (hoặc thời gian) TBSX thực tế làm việc trong kỳ)

- TBSXkn: Số lượng (hoặc thời gian) TBSX có khả năng huy động vào sxkd.

- Hhdtb 1 phản ánh hầu hết TBSX của DN đã được huy động vào sxkd.

4.2. Thống kê thời gian thiết bị sản xuất

Hệ số sử dụng ca máy theo lịch (hoặc theo chế độ làm việc) = Tổng số ca máy thực tế

làm việc / Tổng số ca máy theo lịch (hoặc theo chế độ làm việc)

Ở đây số ca máy theo lịch là số ca máy tính theo ngày lịch của kỳ nghiên cứu, cũng có

thế dùng số ca máy theo chế độ làm việc của DN.

- Hệ số sử dụng ca máy tốt = Tổng số ca máy thực tế làm việc / Tổng số ca máy tốt.

Tổng số ca máy tốt là quỹ thời gian sử dụng máy DN có thể huy động tối đa vào sxkd.

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy tổng số ca máy theo lịch (hay theo chế độ làm

việc của DN) trừ đi tổng số ca máy ngừng làm việc theo mọi nguyên nhân (sửa chữa theo

kế hoạch, hư hỏng bất thường, mất điện, thiếu NVL, thiếu người điều khiển…). Chênh

lệch giữa tử và mẫu số là số ca máy tốt không được dùng vào sxkd.

- Số ca làm việc bình quân một máy (C) = Tổng số ca máy thực tế làm việc trong kỳ

(CM)/ Số máy có bình quân trong kỳ (S)

- Độ dài bình quân 1 ca máy thực tế làm việc (d’) = Tổng số giờ máy thực tế làm việc

trong kỳ (GM)/ Tổng số ca máy thực tế làm việc trong kỳ (CM)

Trị số của C và d’ tính được càng gần với trị số theo chế độ làm việc quy định sẽ phản

ánh tình hình sử dụng thời gian làm việc của TBSX được cải thiện.

4.3. Thống kê năng suất thiết bị sản xuất

Công thức tổng quát tính năng suất thực tế của TBSX có dạng:

U = Q / TBSX (1)

Trong đó:

- U: Công suất (hay năng suất) thực tế của TBSX

- Q: chỉ tiêu phản ánh kết quả sxkd

- TBSX: số lượng (hoặc thời gian) TBSX thực tế làm việc.

Do Q và TBSX có thể được tính theo nhiều chỉ tiêu khác nhau, nên ứng với mỗi cặp chỉ

tiêu phản ánh Q và TBSX ta sẽ xác định được một chỉ tiêu phản ánh công suất (hay năng

suất) thực tế của TBSX, cụ thể:

- Nếu mẫu số của công thức (1) tính bằng số lượng TBSX thực tế làm việc bình quân, ta

sẽ có chỉ tiêu năng suất bình quân, ta sẽ có chỉ tiêu năng suất bình quân của TBSX (hay

một máy)(Us)

Us = Q/S

Page 40: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 40

- Nếu mẫu số của công thức (1) tính bằng tổng số ca máy thực tế làm việc (CM), ta sẽ có

chỉ tiêu năng suất làm việc bình quân một ca máy(Uc):

Uc = Q / CM

- Nếu mẫu số của công thức (1) tính bằng tổng số giờ máy thực tế làm việc (GM), ta sẽ có

chỉ tiêu năng suất bình quân 1 giờ máy (Ug):

Ug = Q / GM

Chú ý: Số lượng chỉ tiêu cụ thể của từng loại năng suất thực tế của TBSX phụ thuộc vào

số lượng chỉ tiêu Q có trong tài liệu thống kê.

Các chỉ tiêu trên thứ tự cho biết: Cứ 1 máy, 1 ca máy, và 1 giờ máy thực tế làm việc trong

kỳ tạo ra được mấy đơn vị kết quả.

4.4. Thống kê sử dụng tổng hợp thiết bị sản xuất

Kết quả phân tích sẽ cho thấy: nếu tăng đồng bộ số lượng, thời gian và năng suất

TBSX sẽ dẫn đến kết quả sxkd của DN được tạo ra nhiều hơn

5. Bài tập ứng dụng

Bài tập 1:

Một xí nghiệp cơ khí đầu năm 2002 đã mua và đưa vào sử dụng 10 máy tiện, giá mua

mỗi máy là 20 triệu động, chi phí chuyên chở và lắp đặt của cả 10 máy hết 10 triệu động.

Đầu năm 2004 xí nghiệp mua thêm 15 máy tiện tượng tự, giá mua mỗi máy 18 triệu, chi

phí vận chuyển lắp đặt chung cho cả 15 máy hết 30 triệu đồng.

Biết rằng thời hạn sử dụng mỗi mãy là 8 năm,tính khấu hao theo phương pháp đường

thẳng và giá 1 máy tiện tại thời điểm hiện tại là 15 triệu đồng.

Yêu cầu: Xác định giá trị của 25 máy tiện tại DN cơ khí vào đầu năm 2006 theo giá:

1. Giá ban đầu hoàn toàn

2. Giá khôi phục hoàn toàn

3. Giá ban đầu còn lại

4. Giá khôi phục còn lại

Q = Uc.C.S

Q = Uc.d’.C.S

Trong đó:

- Q: chỉ tiêu phản ánh kết quả sxkd

- C = CM/S: số ca thực tế làm việc bình quân 1 máy.

-d’= GM/CM: Độ dài bình quân một ca máy thực tế làm việc;

Page 41: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 41

Bài tập 2:

Có tài liệu về tình hình TSCĐ của một DN trong năm báo cáo như sau: (Đơn vị tính:

Triệu đồng):

1. TSCĐ có đầu năm:

- Tổng nguyên giá TSCĐ: 17.200

- Tổng giá trị hao mòn đầu năm: 4.000

2. TSCĐ mới đưa vào sử dụng trong năm:

- Tổng nguyên giá TSCĐ: 20.000

3. TSCĐ được nhận từ DN khác:

- Tổng nguyên giá TSCĐ: 2.600

- Giá trị hao mòn: 600

4. TSCĐ bị loại bỏ trong năm do cũ hỏng:

- Tổng nguyên giá TSCĐ: 400

- Giá trị hao mòn: 400

- Giá bán thanh lý của các TSCĐ bị loại bỏ: 10

5. TSCĐ không cần dùng đem bán lại:

- Tổng nguyên giá TSCĐ: 1.000

- Giá trị hao mòn: 400

- Giá bán các TSCĐ không cần dùng trên: 360

6. Tổng số tiền đã trích khấu hao TSCĐ trong năm: 6.400

7. Tổng số tiền nâng cấp sửa chữa TSCĐ nhận từ DN khác: 500.

Yêu cầu:

1. Tính nguyên giá TSCĐ hiện có cuối năm (theo gía ban đầu và giá còn lại)?

2. Tính giá trị TSCĐ bình quân (G)

3. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ trong năm?

Bài tập 3:

Doanh nghiệp chế biến hạt điều Lệ Mỹ mua 1 dây chuyền thiết bị sản xuất và chế biến

hạt điều tự động với nguyên giá là 1,6 tỷ đồng, thời gian sử dụng theo thiết kế là 8 năm.

Yêu cầu : Hãy tính khấu hao tài sản trên theo phương pháp số dư giảm dần.

Bài tập 4:

Có số liệu về tình hình sản xuất sử dụng tài sản cố định của xí nghiệp dệt qua hai tháng 3

và 4 như sau :

Tháng 3 :

Giá trị sản xuất công nghiệp ( tr đồng )

Chi phí TSCĐ cho một đơn vị GTSX ( Tr đồng)

400

12,5

Page 42: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 42

Yêu cầu : phân tích tình hình biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của xí

nghiệp tháng 4 so với tháng 3, ảnh hưởng của 2 nhân tố hiệu quả sử dụng và giá trị

TSCĐ bình quân .

Tháng 4 :

Giá trị sản xuất công nghiệp ( tr đồng )

Chi phí TSCĐ cho một đơn vị GTSX ( Tr đồng )

-Giá trị TSCĐ có ngày 1/4

-Ngày 5/4 mua máy móc thiết bị

-Ngày 17/4 nhận bàn giao thiết bị

-Ngày 25/4 thanh lý một số TSCĐ trị giá

Và số liệu không thay đổi đến hết tháng 4

405,9

4.050

550

200

550

Page 43: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 43

CHƯƠNG 5:

THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VA TIỀN LƯƠNG TRONG

DOANH NGHIỆP

1.Thống kê lao động trong doanh nghiệp

1.1. Ý nghia, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp

a) Ý nghĩa:

Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có ba yếu tố: sức lao động, tư

liệu lao động và đối tượng lao động.

Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó yếu tố lao động là

yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối

tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất

kinh doanh. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cãi tiến công cụ, hợp tác

cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình độ kỹ thuật của

người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng nâng cao.

b) Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Phân tích sự biến

động về số lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thông qua các chỉ tiêu thống

kê. Qua đó phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về mặt số

lượng và chất lượng lao động

- Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tốảnh hưởng đồng thời

đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thu nhập các nguồn thu nhập của người lao động. Qua đó xem xét mối

quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.

1.2. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp

1.2.1. Phân loại lao động hiện có trong doanh nghiệp

Số lượng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phân

loại lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau:

a/ Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương: chia ra 2 loại

- Lao động trong danh sách: Là lực lượng chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm những

người do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lương và được ghi vào sổ lao động của

doanh nghiệp.

- Lao động ngoài danh sách: Là những người không thuộc quyền quản lý sử dụng và trả

lương của doanh nghiệp.

Page 44: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 44

b/ Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng: chia ra 2 loại

- Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp bao gồm

những người được tuyển dụng chính thức và làm những công việc lâu dài thuộc chức

năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

- Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển ngắn hạn để

thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ.

c/Căn cứ vào phạm vi hoạt động: chia ra 2 loại

- Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lượng lao động tham gia vào các hoạt

động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong

kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như trong công nghiệp hoạt động

sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.

- Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những người làm việc trong các lĩnh vực

sản xuất khác.Ví dụ như trong doanh nghiệp công nghiệp những người làm ở các bộ phận

như sản xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ. .

d/ Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất

Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được phân thành các

loại sau:

- Công nhân: Là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm hay

là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.

- Thợ học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất sản phẩm dưới sự hướng dẫn

của công nhân lành nghề .

- Nhân viên kỹ thuật: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kỹ thuật từ trung

cấp trở lên, đang làm công tác kỹ thuật và hưởng theo thang lương kỹ thuật.

- Nhân viên quản lý kinh tế: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kinh tế, đang

làm các công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: giám

đốc, phó giám đốc, nhân viên các phòng ban kinh tế.

- Nhân viên quản lý hành chính: Là những người đang làm công tác tổ chức quản lý hành

chính của doanh nghiệp như nhân viên tổ chức, văn thư, lái xe, bảo vệ.

Ngoài ra, người ta còn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức khác như:

nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc thợ, . . .

Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trước hết phục vụ cho việc đánh

giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ theo mục đích

nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau.

Page 45: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 45

1.2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động

a/ Chỉ tiêu số lượng lao động hiện có

b/ Chỉ tiêu số lượng lao động bình quân trong kỳ

Là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng bình quân trong

một thời kỳ nhất định.

Nếu theo dõi thống kê số lượng lao động từng ngày: số lượng lao động bình quân

được xác định theo công thức

n

TiT

Hay

i

ii

n

nTT

Trong đó:

+ T : số lượng lao động bình quân trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)

+ Ti: số lượng lao động có từng ngày trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)

+ n: số ngày theo lịch trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)

+ ni : số ngày của thời kỳ i

+ ni: tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động bình quân hàng ngày của doanh nghiệp

trong một tháng (quý hoặc năm).

Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu lao động này thì số lao động hiện có của các ngày lễ, ngày

chủ nhật qui ước lấy số lao động hiện có của ngày trước ngày lễ, ngày chủ nhật. Ví dụ

như số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp ngày thứ bảy là: 500 người thì đó cũng

chính là số lượng lao động của ngày chủ nhật tại doanh nghiệp.

Ví dụ 6.1 (Tài liệu trang 146)

Ví dụ 1: Có số liệu về tình hình số lượng lao động của xí nghiệp An Phú trong tháng

01 năm 2010 như sau:

Số lượng lao động có ngày 1/01 là 500 công nhân, ngày 05/01 doanh nghiệp

tuyển dụng thêm 130 công nhân, ngày 15/01 bổ sung thêm 20 công nhân bậc cao, ngày

26/01 có 02 công nhân nghỉ chế độ và số liệu không đổi cho đến hết tháng 01.

Yêu cầu: Tính số lượng lao động bình quân trong tháng 01/2010.

Trường hợp các khoảng cách thời gian bình quân bằng nhau

1

2...

212

1

n

TTT

T

T

n

n

Ví dụ 6.2 (Tài liệu trang 147)

Page 46: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 46

1.3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động

Định mức lao động là số lượng lao động cần thiết theo quy định để hoàn thành

việc sản xuất sản phẩm. Để kiểm tra đánh giá tình hình hoàn thành định mức sử dụng lao

động thống kê dùng một trong hai phương pháp sau:

1.3.1. Phương pháp kiểm tra giản đơn

Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo

(thực tế) với số lượng lao động bình quân kỳ gốc (kế hoạch).

- Số tương đối:

1000

1 xT

TIT

- Số tuyệt đối: T = 01 TT

Trong đó:

01 ,TT : Số lao động thực tế làm việc bình quân kỳ báo cáo (kỳ thực tế) và kỳ gốc (kỳ kế

hoạch)

Nhận xét:

+ Nếu IT >100, T>0: DN gia tăng số lượng lao động.

+ Nếu IT =100, T=0: DN không thay đổi số lượng lao động qua hai kỳ.

+ Nếu IT <100, T<0: DN cắt giảm số lượng lao động

1.3.2. Phương pháp kiểm tra có liên hệ với kết quả sản xuất

Xác định bằng cách so sánh số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo với số lượng lao

động bình quân kỳ gốc đã được điều chỉnh với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất.

- Số tương đối: 100

0

1 xxIT

TI

Q

T

- Số tuyệt đối: L = 01 TT xIQ

Trong đó: 0

1

Q

QI Q :

=> Nhận xét: IT <100, T<0: DN sử dụng tiết kiệm lao động, và ngược lại.

Ví dụ 6.3 (Tài liệu trang 152)

2. Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp

2.1. Ý nghia, nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động trong DN

a/ Khái niệm

Page 47: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 47

NSLĐ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp

được đo bằng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao

phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

b/ Ý nghia

- Thống kê NSLĐ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của

doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt.

- Thông qua thống kê NSLĐ, cho biết được doanh nghiệp trong năm sẽ hoàn thành

và hoàn thành vượt mức kế hoạch là bao nhiêu.

- Thống kê NSLĐ phản ánh được trình độ lành nghề của công nhân, qua đó cho

thấy việc sắp xếp bố trí, tổ chức quản lý và sử dụng lao động có hợp lý không.

- Là cơ sở để lập các kế hoạch khác như kế hoạch cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu,

năng lượng.

2.2. Phương pháp xác định năng suất lao động

Công thức: (dạng thuận)

Hoặc: (dạng nghịch)

Trong đó:

+ W: năng suất lao động

+ t: lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm ( t = 1/W)

+ Q: khối lượng sản phẩm được biểu hiện bằng hiện vật (hoặc giá trị).

+ T: lượng lao động hao phí được biểu hiện là tổng số giờ, tổng số ngày (hoặc số

lượng lao động bình quân)

2.3. Thống kế sư biến động của năng suất lao động

2.3.1. Các chỉ số NSLĐ

Chỉ số NSLĐ, là chỉ tiêu đánh giá biến động của hiệu quả sử dụng lao động. Qua

đó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a. Chỉ số NSLĐ tính bằng đơn vị hiện vật: Iw(h)

Công thức:

Trong đó:

+ Wh1 : năng suất lao động tính bằng hiện vật kỳ báo cáo

+ Wh0 : năng suất lao động tính bằng hiện vật kỳ gốc

Page 48: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 48

+ Q1: khối lượng sản phẩm bằng hiện vật kỳ báo cáo

+ Q0: khối lượng sản phẩm bằng hiện vật kỳ gốc

+ T1: số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo

+ T0: số lượng lao động bình quân kỳ gốc.

* Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm: Đánh giá trực tiếp NSLĐ và có thể dùng để so sánh trực tiếp NSLĐ

giữa các xí nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm.

- Nhược điểm: không tổng hợp được các loại sản phẩm khác nhau, nên không thể

tính NSLĐ cho toàn xí nghiệp. Và không thể thống kê được toàn bộ kết quả sản xuất

trong kỳ (như sản phẩm dở dang, sản phẩm dịch vụ,. . . )

b. Chỉ số NSLĐ tính bằng đơn vị giá trị (tiền)

Theo giá hiện hành:

Trong đó:

+ P1: đơn giá của từng loại sản phẩm tại thời điểm kỳ báo cáo

+ P0: đơn giá của từng loại sản phẩm tại thời điểm kỳ gốc.

+ q1: khối lượng sản phẩm kỳ báo cáo.

+ q0: khối lượng sản phẩm kỳ gốc

=> Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm:

Phản ánh tổng hợp mức hiệu suất của lao động cụ thể. Cho phép tổng hợp chung

được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ (thành phẩm, bán thành phẩm, sản

phẩm dở dang, sản phẩm dịch vụ . . . )

- Nhược điểm: Chịu ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả hàng hóa , dịch vụ thay đổi.

Theo giá cố định:

Trong đó: P - đơn giá cố định của từng loại sản phẩm

Ưu điểm: Chỉ số NSLĐ tính theo giá cố định khắc phục được nhược điểm của chỉ số

NSLĐ theo giá hiện hành.

Page 49: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 49

2.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về lao động đến tình hình biến

động giá trị sản xuất.

Từ công thức:

=> Phương trình kinh tế: Q = W x T

Từ phương trình kinh tế trên và từ mối quan hệ giữa NSLĐ và lượng lao động hao

phí lao động, ta vận dụng phương pháp hệ thống chỉ sốđể phân tích tình hình biến động

của kết quả sản xuất do ảnh hưởng của 2 nhân tố: NSLĐ và số lượng lao động bình quân.

- Số tương đối:

- Số tuyệt đối:

=> Nhận xét: Giá trị sản xuất của xí nghiệp biến động chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:

- Do NSLĐ kỳ báo cáo so với kỳ gốc thay đổi, làm cho giá trị sản xuất tăng

(giảm) 1 lượng tương ứng.

- Do số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc thay đổi, làm cho giá

trị sản xuất tăng (giảm) 1 lượng tương ứng.

3. Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp

3.1.Ý nghia, nhiệm vụ của thống kê tiền lương trong doanh nghiệp

a/ Khái niệm về tiền lương và tổng mức tiền lương

- Tiền lương: là hình thức thù lao lao động, là số tiền DN trả cho công nhân viên

chức căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động và đóng góp của họ cho DN.

- Tổng mức tiền lương: là tổng số tiền mà DN dùng để trả lương và các khoản phụ

cấp có tính chất tiền lương cho toàn bộ công nhân viên chức (thường xuyên và tạm thời)

trong một thời gian nhất định.

b/ Ý nghia của thống kê tiền lương

- Giúp DN biết được tình hình sử dụng chi phí tiền lương trong SX có hợp lý hay

không, việc sử dụng lao động theo quỹ thời gian có hiệu quả hay không?

- Trên cơ sở phân tích và tổng hợp về tiền lương, DN sẽ có biện pháp nhằm thỏa

mãn đồng thời các mục tiêu quản lý tốt lao động, hạ thấp chi phí tiền lương một cách hợp

lý, bảo đảm vừa nâng cao tiền lương cho CNV vừa có thể tăng tích lũy cho xã hội.

c/ Nhiệm vụ của thống kê tiền lương

- Phải điều tra, tính toán các chỉ tiêu cụ thể về tiền lương: quỹ lương, lương bình quân,

lương chính, phụ cấp có tính chất tiền lương.

Page 50: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 50

- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về tiền lương bình quân, tổng quỹ tiền lương đã tổng

hợp được để có biện pháp sử dụng chi phí tiền lương hợp lý, tăng tích lũy cho DN.

3.2. Chỉ tiêu tiền lương bình quân

3. 3. Phân tích sư biến động của tổng quỹ lương

a/ Phương pháp giản đơn

b/ Phương pháp liên hệ đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng

Page 51: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 51

Ví dụ 2 : Có tài liệu về tình hình SXKD của DN X như sau:

Chỉ tiêu Tổng quỹ tiền lương (1.000đ) Giá trị sản lượng (1.000 đ)

Kỳ kế hoạch Kỳ thưc tế Kỳ kế hoạch Kỳ thưc tế

- PXSX số 1 20.000 22.000 150.000 200.000

- PXSX số 2 80.000 88.000 750.000 800.000

- Toàn DN 100.000 110.000 900.000 1.000.000

Yêu cầu: Hãy phân tích việc sử dụng tổng quỹ tiền lương của DN trên theo 2 phương pháp.

3. 4. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng

năng suất lao động

Công thức: 0

1

0

1

0

1 :W

W

X

X

f

f

Trong đó:

+ f: Tỷ suất tiền lương

+ X : là mức lương bình quân

+ W : là năng suất lao động bình quân (dạng thuận)

Ví dụ 3: Có tài liệu về tình hình tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân

của DN X trong tháng 01/2002 như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thưc tế

1. Tiền lương bình quân (1.000đ) 90 100

2. Năng suất lao động bình quân (sp) 95 120

Yêu cầu: Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng

năng suất lao động bình quân.

Page 52: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 52

4. Bài tập ứng dụng:

Bài : Có tài liệu về tình hình sản xuất của một công ty như sau :

Tình hình sản xuất :

Sản phẩm Sản lượng sản xuất Đơn giá cố định

Tháng 2 Tháng 3

A 50.000 50.000 100

B 60.000 65.000 100

C 80.000 90.000 80

Tình hình biến động số lượng lao động trong danh sách :

- Ngày ½ : có 50 người đang làm việc thực tế

- Ngày 6/2 : tăng 24 người

- Ngày 16/2 giảm 12 người

- Ngày 21/2 tăng 6 người

Từ đó đến cuối tháng ba số lượng lao động không đổi

Yêu cầu :

1. Tính giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tháng 2 và tháng 3

2. Tính số lượng lao động bình quân tháng 2 và tháng 3.

3. Kiểm tra tình hình sử dụng lao động của công ty theo hai 2 phương pháp giản đơn

và kết hợp sản xuất .

4. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng dân số

lao động

Page 53: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 53

CHƯƠNG 6: THỐNG KÊ GIÁ THANH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều

phải có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải tiêu hao 3 yếu tố trên để làm ra sản phẩm vật

chất và dịch vụ, đồng thời tạo ra chi phí tương ứng đó là chi phí về lao động sống, chi phí

về tư liệu lao động và chi phí vềđối tượng lao động. Các loại chi phí này phát sinh thường

xuyên và luôn luôn thay đổi. Do vậy để quản lý chi phí một cách có hiệu quả thống kê

cần nắm vững ý nghĩa, nhiệm vụ, tác dụng của từng loại chi phí, phân loại và sử dụng chi

phí tiết kiệm góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận đây là một trong

những điều kiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

a/ Chi phí sản xuất

CPSX của DN là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ để SX sản phẩm, bao gồm:

- CP Nguyên vật liệu trực tiếp.

- CP nhân công trực tiếp.

- CP chung cho sản xuất.

=> được theo dõi chung cho sản phẩm hoàn thành và cả chưa hoàn thành.

b/ Phân loại chi phí sản xuất: có 02 cách phân loại:

(1) Phân loại theo mối quan hệ với số lượng sản phẩm sản xuất:

- Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi cả về tổng số và tỷ lệ khi số lượng sản phẩm

thay đổi. Chi phí này tính cho một sản phẩm thường không thay đổi, như chi phí nguyên

liệu, vật liệu, chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng…

Ví dụ: Chi phí NVL trực tiếp tăng lên khi số lượng sản phẩm tăng lên nhưng CP NVL

trực tiếp của 1 đơn vị sản phẩm không thay đổi.

- Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí): là những chi phí không thay đổi

hoặc thay đổi ít khi khối lượng sản phẩm sản xuất (hay tiêu thụ) tăng hoặc giảm. Chi phí

này vẫn phát sinh dù không có sản phẩm sản xuất và luôn thay đổi khi tính cho 1 đơn vị

sản phẩm.

Ví dụ: + Chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng;

+ Chi phí bảo hiểm;

+ Chi phí trả lương cho các nhà quản lý, các chuyên gia;

+ Các khoản thuế;

+ Khoản chi phí thuê tài chính hoặc thuê bất động sản;

+ Chi phí bảo hiểm rủi ro, chi phí điện thắp sáng doanh nghiệp.

Page 54: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 54

=> Tác dụng: Việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp này, cho ta

thấy mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng sản xuất sản phẩm, giúp cho các nhà quản lý

tìm ra các biện pháp quản lý thích hợp với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản

phẩm, giúp doanh nghiệp xác định được sản lượng sản xuất, hoặc doanh thu để nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí:

- Chi phí NVL trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thành phẩm.

- Chi phí sản xuất chung.

1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm

a/ Khái niệm gía thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành

việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.

b/ Phân loại giá thành sản phẩm:

- Căn cứ vào tài liệu tính toán: giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại giá thành kế

hoạch, giá thành thực tế, giá thành định mức.

+ Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất sản

phẩm dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế

hoạch giá thành của kỳ trước.

+ Giá thành thực tế: Là loại giá thành được xây dựng sau khi kết thúc một chu kỳ sản

xuất, hoặc một thời kỳ sản xuất, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm.

+ Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định mức kinh tế

kỹ thuật.

=> Tác dụng: Cách phân loại này tạo cơ sở để phân tích, so sánh giữa giá thành thực tế

và giá thành kế hoạch, qua đó rút ra những kết luận, những biện pháp cần thiết để quản lý cho

phù hợp.

- Căn cứ theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh và phạm vi chi phí phát sinh:

giá thành sản phẩm được phân làm 2 loại:

+ Giá thành sản xuất: Bao gồm những chi phí phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm ở phân

xưởng như:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu

sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ.

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, các khoản

trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo quy

định.

Page 55: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 55

Chi phí sản xuất chung: chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp ví dụ như: Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao

động nhỏ, chi phí dịch vụ mua ngoài .v .v .

+ Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm, cụ thể như sau:

Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.

Chi phí bán hàng: chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như chi phí tiền

lương, và các khoản phụ cấp của nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bốc vác, vận chuyển,

chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí sử dụng cho bộ máy quản lý và điều hành DN.

2. Ý nghia, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm

2.1. Ý nghĩa thống kê giá thành sản phẩm

Thống kê giá thành sản phẩm nhằm mục đích tìm ra quy luật biến động giá thành

đơn vị và toàn bộ sản phẩm, góp phần cung cấp số liệu để ra các quyết định về chi phí

sản xuất, và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. Mặt khác, giá thành sản

phẩm còn là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm, từng khu vực.

2.2. Nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống

các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết

với doanh thu, lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy thống kê giá thành cần

thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Thu thập số liệu có liên quan đến việc phân bổ các khoản chi phí sản xuất vào giá

thành từng loại sản phẩm.

- Nghiên cứu phân tích mức độ ảnh hưởng từng khoản mục chi phí đến giá thành sản

phẩm, cung cấp các thông tin, các số liệu thu thập được cho công tác quản trị doanh

nghiệp, đểđề ra các quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nghiên cứu xu thế biến động giá thành đơn vị sản phẩm, và toàn bộ sản phẩm mà

doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa giá thành và giá bán của từng loại sản phẩm.

3. Thống kê giá thành sản phẩm so sánh được

Sản phẩm so sánh được là sản phẩm mà các doanh nghiệp đã từng sản xuất ở các

kỳ trước, nó có đủ các tài liệu về giá thành kế hoạch và doanh nghiệp đã có nhiều kinh

nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm này.

Page 56: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 56

3.1. Chỉ số giá thành thực tế

a/ Chỉ số giá thành thực tế đơn vị:

- Số tương đối: 0

110

z

ziz

- Số tuyệt đối: z = z1 – z0

Trong đó:

+ z1: giá thành đơn vị ở kỳ báo cáo.

+ z0: giá thành đơn vị ở kỳ gốc.

=> Nhận xét:

+ Nếu iz10 > 1: DN đã vượt chi do giá thành sản phẩm tăng.

+ Nếu iz10 = 1: giá thành sản phẩm của DN là không thay đổi

+ Nếu iz10 < 1: DN đã tiết kiệm chi phí do giá thành sản phẩm giảm.

Ví dụ 1: Có tình hình chi phí sản xuất sản phẩm A của DN H như sau:

+ Gía thành đơn vị sản phẩm của A năm 2001 là 11.000đ/sp.

+ Gía thành đơn vị sản phẩm của A năm 2000 là 10.000đ/sp.

Yêu cầu: Tính chỉ số biến động giá thành của sản phẩm A và nhận xét.

b/ Chỉ số chung về giá thành thực tế:

- Số tương đối:

10

11

10.

.

qz

qzI z

- Số tuyệt đối: z 1011 .. qzqz

Trong đó:

+ z1, z0: giá thành đơn vị ở kỳ báo cáo, kỳ gốc.

+ q1, q0: giá thành đơn vị ở kỳ báo cáo, kỳ gốc.

=> Nhận xét:

+ Nếu Iz10 > 1: DN đã vượt chi do giá thành sản phẩm tăng.

+ Nếu Iz10 = 1: giá thành sản phẩm của DN là không thay đổi

+ Nếu Iz10 < 1: DN đã tiết kiệm chi phí do giá thành sản phẩm giảm.

Ví dụ 2: Có tình hình về giá thành các loại sản phẩm của 1 DN điện cơ như sau:

Loại sản phẩm Sản lượng năm 2001 Gía thành đơn vị sản phẩm (1.000đ)

Năm 2001 Năm 2000

Mô tơ 7 kw 150 4.000 3.800

Mô tơ 15 kw 120 6.000 5.700

Yêu cầu: Xác định số biến động giá thành của 2 loại sản phẩm nói trên.

Page 57: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 57

0

1

0

1

z

zx

z

z

z

z k

k

3.2. Chỉ số giá thành kế hoạch

a/ Chỉ số giá thành kế hoạch đơn vị:

- Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch giá thành:

0

0z

zi k

zk

- Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:

k

Kzz

zi 1

1

- Mối liên hệ giữa các chỉ số giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm: ( Chỉ số giá

thành thực tế)

Trong đó: + zk , z1 : giá thành sản phẩm kỳ báo cáo.

+ z0 : giá thành sản phẩm kỳ gốc.

Ví dụ 3: Có tình hình chi phí sản xuất sản phẩm A của DN T như sau:

+ Gía thành đơn vị sản phẩm của A năm 2001 là 20.000đ/sp.

+ Theo kế hoạch đặt ra, gía thành đơn vị sản phẩm của A năm 2002 là 19.500đ/sp.

+ Thực tế gía thành đơn vị sản phẩm của A năm 2002 là: 19.000 đ/sp

Yêu cầu: Tính chỉ nhiệm vụ kế hoạch giá thành, hoàn thành kế hoạch giá thành, chỉ số

giá thành thực tế của sản phẩm A.

b/ Chỉ số đánh giá chung về giá thành kế hoạch:

- Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch giá thành:

10

1

0.

.

qz

qzi

k

zk

- Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:

10

11

10.

.

qz

qziz

- Chỉ số chung hoàn thành kế hoạch giá thành:

1

11

1.

.

qz

qzi

k

kz

- Mối liên hệ giữa các chỉ số chung về giá thành kế hoạch (Chỉ số chung về giá

thành thực tế):

10

1

1

11

10

11

.

.

.

.

.

.

qz

qzx

qz

qz

qz

qz k

k

Page 58: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 58

Ví dụ 4: Có tình hình về giá thành các loại sản phẩm của 1 DN điện cơ như sau:

Loại sản

phẩm

Sản lượng năm

2002

Gía thành đơn vị sản phẩm (1.000đ)

Năm 2001 Kế hoạch năm 2002 Thưc tế năm 2002

Mô tơ 7 kw 150 4.000 3.800 3.600

Mô tơ 15 kw 120 6.000 5.700 5.800

Yêu cầu: Tính các chỉ số chung nhiệm vụ kế hoạch gía thành, chỉ số chung giá thành

thực tế, chỉ số chung hoàn thành kế hoạch giá thành.

4. Thống kê giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá

4.1. Khái niệm và cách xác định giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá

Gía thành một đồng sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu được tính bằng cách lấy giá

thành toàn bộ sản lượng hàng hóa chia cho giá trị sản lượng hàng hóa.

𝑮𝒊á 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒎ộ𝒕 đồ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂

= 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒈𝒊á 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒈𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂

4.2. Phân tích giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá

00

00

10

10

10

10

11

10

11

10

11

11

00

00

11

11

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

qp

qz

qp

qz

x

qp

qz

qp

qz

x

qp

qz

qp

qz

qp

qz

qp

qz

(a) = (b) x (c) x (d)

Trong đó: + qz x : giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa.

+ qpx : giá trị toàn bộ sản lượng hàng hóa.

(a): Chỉ số phản ánh sự biến động của giá thành một đơn vị sản lượng hàng hóa.

(b): Chỉ số phản ánh sự biến động của giá thành đơn vị sản phẩm.

(c): Chỉ số phản ánh sự biến động giá bán đơn vị sản phẩm.

(d): Chỉ số phản ánh sự biến động kết cấu và số lượng sản phẩm.

5. Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí

5.1. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng đến giá thành

sản phẩm

a/ Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm:

Sxmz

Trong đó: + z: chi phí NVL của một đơn vị sản phẩm.

+ S: giá xuất dùng một đơn vị sản phẩm.

Page 59: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 59

+ m: mức NVL hao phí cho một đơn vị sản phẩm.

=> Hệ thống chỉ số: Iz = IS x Im

- Số tương đối:

00

10

10

11

00

11

mS

mSx

mS

mS

mS

mS

- Số tuyệt đối:

)()()( 001010110011 mSmSmSmSmSmS

b/ Chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành:

sxmxqb

- Số tương đối:

100

110

110

111

100

111

qmS

qmSx

qmS

qmS

qmS

qmS

- Số tuyệt đối:

)()()( 100110110111100111 qmSqmSqmSqmSqmSqmS

5.2. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí tiền lương ảnh hưởng đến giá thành

sản phẩm

a/ Chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm:

Chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố theo công thức: tx.

Trong đó: + x: đơn giá tiền lương của 1 đơn vị thời gian lao động.

+ t: lượng thời gian hao phí để SX 1 đơn vị sản phẩm.

- Số tương đối:

00

10

10

11

00

11

tx

txx

tx

tx

tx

tx

- Số tuyệt đối:

)()()( 001010110011 txtxtxtxtxtx

b/ Chi phí tiền lương trong tổng giá thành:

Công thức: qtxd ..

- Số tương đối:

100

110

110

111

100

111

qtx

qtxx

qtx

qtx

qtx

qtx

Page 60: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 60

- Số tuyệt đối:

)()()( 100110110111100111 qtxqtxqtxqtxqtxqtx

5.3. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí sản xuất chung ảnh hưởng đến giá

thành sản phẩm

a/ Phân tích chi phí chung trong giá thành đơn vị sản phẩm:

Công thức: q

CC

Trong đó: + C : Chi phí chung bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

+ C : Chi phí chung phân bổ cho sản phẩm.

+ q: Số lượng sản phẩm của loại tương ứng.

- Số tương đối:

0

01

01

1

0

1

C

CX

C

C

C

C

- Số tuyệt đối:

0

0

1

0

1

0

1

1

0

0

1

1

q

C

q

C

x

q

C

q

C

q

C

q

C

6. Bài tập ứng dụng:

Bài 1: Có tình hình giá thành sản phẩm một nhà máy chế biến hoa quả như sau

Loại sản

phẩm

Sản lượng (hộp) Gía thành 1 sản phẩm (1.000 đ)

KH 2004 TT 2004 TT 2003 KH 2004 TT 2004

Dứa 2.400 2.500 12 12 11

Dưa hấu 1.200 1.400 10 8 9

Cam 6.000 1.000 20 19 17

Xoài 2.400 1.800 18 17 15

Yêu cầu: Tính các chỉ số sau của các loại sản phẩm:

1. Chỉ số giá thành kế hoạch.

2. Chỉ số giá thành thực tế,

3. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành

Page 61: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 61

Bài 2: Có số liệu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:

Sản

phẩm

Sản

lượng

thực tế

Gía thành

ĐVSP KH

(triệu

đồng)

NVL sử

dụng

Hao phí NVL cho 1

ĐVSP (kg)

Đơn giá NVL

(đồng)

Kế

hoạch

Thực tế Kế

hoạch

Thực tế

A 850 5,5 X

Y

300

200

270

180

2.700

3.750

2.500

3.600

B 650 4 X

Y

250

180

235

180

2.700

3.750

2.500

3.600

Yêu cầu :

Phân tích ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đến sự biến động giá thành sản

phẩm của doanh nghiệp.

Bài 3:

Có số liệu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:

Sản

phẩm

Sản lượng

thực tế

Gía thành

ĐVSP KH

NVL sử

dụng

Hao phí NVL cho 1

ĐVSP (kg)

Đơn giá NVL (đồng)

Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

A 650 25.000 X

Y

Z

300

250

200

280

240

200

2.000

3.000

1.800

1.800

2.800

1.500

B 500 30.000 X

Y

Z

350

300

250

330

300

240

3.500

3.300

2.500

3.000

3.200

2.400

Yêu cầu

Phân tích ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đến sự biến động giá thành sản

phẩm của doanh nghiệp.

Page 62: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 62

CHƯƠNG 7: THỐNG KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG TAI CHÍNH TRONG DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT

1. Thống kê vốn cố định

1.1. Chỉ tiêu mức vốn cố định

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Vốn cố định của đơn vị SXKD trong

một thời gian nhất định được xác định bằng giá ban đầu (hoặc giá khôi phục) của các

TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị trong thời gian đó.

Trong đó:

1.2. Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định

Hiệu suất vốn cố định là chỉ tiêu tương đối, nó được xác định bằng cách so sánh giá trị

sản lượng với vốn cố định bình quân trong một thời kỳ nào đó của đơn vị SXKD.

=> Ý nghĩa: Để tạo ra 1 đồng doanh thu trong kỳ DN phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn

cố định

1.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:

=> Ý nghĩa: cứ 1 đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra được bao

nhiêu đồng doanh thu.

2. Thống kê vốn lưu động

Vốn lưu động của DN là số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông nhằm

đảm bảo cho quá trình SX của DN được thực hiện thường xuyên liên tục.

2.1. Chỉ tiêu mức vốn lưu động

Mức vốn lưu động tại một thời điểm là chỉ tiêu phản ánh mức vốn lưu động lưu thông

của đơn vị SXKD vào một thời điểm nhất định .

Page 63: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 63

Mức vốn lưu động bình quân trong thời kỳ là chỉ tiêu phản ánh mức vốn lưu động của

DN tính bình quân cho một thời kỳ nhất định. Có 02 trường hợp:

Vốn lưu động ít biến động, không theo dõi được thời gian biến động

Vốn lưu động biến động tăng (giảm) tại nhiều thời điểm có khoảng cách thời gian

bằng nhau

Trong đó: V1, V2,…, Vn : vốn lưu động có ở từng thời điểm trong kỳ nghiên cứu

2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động

a/ Số lần chu chuyển của vốn lưu động (LU):

V

DLU

Trong đó: + D: Tổng doanh thu thuần trong năm

+ V : Vốn lưu động bình quân trong năm

V𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 + 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑛ă𝑚

2

=> Ý nghĩa: cho biết trong một thời kỳ nhất định một đồng vốn lưu động có thể

tham gia vào việc tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Ví dụ 1: Có số liệu về doanh thu và vốn lưu động của DN X trong năm 2002 như sau:

+ Tổng doanh thu thuần trong năm: 1.820 (triệu đồng)

+ Vốn lưu động bình quân trong năm: 900 (triệu đồng)

Yêu cầu: Xác định số lần chu chuyển của vốn lưu động.

b/ Số ngày luân chuyển (N):

UL

Trong đó: + N: là số ngày theo lịch trong kỳ

=> Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh độ dài (số ngày của 1 lần luân chuyển) là bao nhiêu.

Ví dụ 2: Có tình hình vốn lưu động của DN X trong quý 1/2002 như sau:

+ Số lần luân chuyển vốn lưu động: 2,02.

+ Số ngày theo lịch của quý: 90 ngày.

Yêu cầu: Tính số ngày luân chuyển vốn lưu động.

Page 64: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 64

3. Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh

3.1. Thống kê tổng doanh thu của doanh nghiệp

a/ Cấu thành thu nhập của DN:

Nội dung thu nhập của DN: bao gồm các bộ phận sau:

- Doanh thu hoạt động cơ bản:

+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động SXKD chính.

+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động SXKD phụ

+ Thu nhập của hoạt động liên doanh, liên kết.

+ Thu nhập của nghiệp vụ tài chính (lãi tiền gửi và tiền cho vay, khoản thu bồi thường).

- Thu nhập khác: các khoản thu nhặt, các khoản dôi thừa, vắng chủ…

Phân tích cấu thành thu nhập của DN: các công thức phân tích:

- Tỷ trọng của doanh thu hoạt động cơ bản (dcb):

D

Dd cb

cb

- Tỷ trọng của thu nhập khác (dk)

D

Dd k

k

Trong đó: + Dcb: doanh thu của hoạt động cơ bản

+ Dk : thu nhập khác

+ D: Tổng thu nhập của DN.

=> Ý nghĩa: Phân tích tỷ trọng của từng loại thu nhập cho biết được loại thu nhập nào

của DN là chủ yếu, từ đó sẽ biết được trọng tâm cần quản lý và khai thác từng loại hoạt

động SXKD của DN.

Ví dụ 3: Có tình hình của DN X trong năm 2002 như sau:

+ Doanh thu của hoạt động cơ bản: 180.000.000 đồng

+ Thu nhập khác: 30.000.000 đồng

+ Tổng thu nhập của DN: 210.000.000 đồng.

Yêu cầu: Phân tích cấu thành tổng thu nhập của DN.

b/ Phân tích sự biến động của DN tiêu thụ sản phẩm:

- Số tương đối:

00

10

10

11

00

11

qp

qpx

qp

qp

qp

qp

- Số tuyệt đối:

001010110011 qpqpqpqpqpqp

Page 65: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 65

-

- Nhận xét: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của DN kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng

(giảm) là do ảnh hưởng của 02 nhân tố:

+ Gía bán sản phẩm.

+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ

Ví dụ 4: Có tình hình kinh doanh của DN X năm 2002 như sau:

Tên hàng

Đơn giá bán (1.000 đ/cái) Số lượng hàng hóa tiêu thụ

(cái)

Kỳ gốc (p0) Kỳ báo cáo

(p1) Kỳ gốc (q0)

Kỳ báo cáo

(q1)

Mặt hàng A 10 11 1.000 1.200

Mặt hàng B 8 9 2.000 2.200

Yêu cầu: Phân tích doanh thu tiêu thụ của DN X?

3.2. Thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp

a/ Khái niệm:

Lợi nhuận của DN là chỉ tiêu tổng hợp được xác định bằng hiệu số giữa doanh thu

và thu nhập khác với các chi phí SXKD có liên quan.

b/ Các chỉ tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận trước thuế (L)

(DTbán hàng + DTTài chính + Thu nhập khác)

(Gía vốn + CPbán hàng + CPTài chính + CPQuản lý DN + CPKhác)

Lợi nhuận sau thuế (Lt)

Lt = L - TTN

Trong đó: TTN: Thuế Thu nhập DN trong kỳ

3.3. Thống kê doanh lợi của doanh nghiệp

a/ Khái niệm và phân loại doanh lợi của DN:

Khái niệm: Doanh lợi là chỉ tiêu tương đối biểu hiện sự so sánh mức lợi nhuận đạt

được với chi phí để đạt được lợi nhuận đó của đơn vị trong một kỳ kinh doanh nhất định

Phân loại doanh lợi (xét về chỉ tiêu lợi nhuận):

- Doanh lợi chung: là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh giữa lợi nhuận trước thuế với chi

phí trong kỳ -> cho thấy tính hữu ích của doanh lợi đối với toàn xã hội.

- Doanh lợi vốn: là chỉ tiêu được tính bằng cách:

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢 đượ𝑐

𝑉ố𝑛 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡 (𝑉ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ + 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔)

-> cho thấy khả năng sinh lời của vốn sản xuất của DN.

L

=

Page 66: Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp - Thu vien tai ...thuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Thong_ke_doanh_nghiep.pdf · Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 1

Đề cương: Thống kê Doanh nghiệp

Trần Thị Hoa Trang 66

b/ Các chỉ tiêu doanh lợi:

Doanh thu giá thành chung:

Z

Ld z

Trong đó: + dz: tỷ suất lợi nhuận

+ Z: Tổng giá thành toàn bộ trong kỳ

Ví dụ 5: Có số liệu về lợi nhuận và chi phí DN X năm 2001 như sau:

+ Mức lợi nhuận trước thuế: 100.000.000 đồng

+ Tổng giá thành toàn bộ: 280.000.000 đồng.

Yêu cầu: Tính tỷ suất lợi nhuận.

Doanh thu giá thành thuần túy

Z

Ld t

zt

Trong đó: dzt: doanh lợi giá thành thuần túy trong kỳ

Ví dụ 6: Có số liệu về lợi nhuận và chi phí DN X năm 2001 như sau:

+ Mức lợi nhuận sau thuế: 70.000.000 đồng

+ Tổng giá thành toàn bộ: 280.000.000 đồng.

Yêu cầu: Tính doanh lợi giá thành thuần túy?

Doanh lợi vốn chung (dv):

V

Ldv

Trong đó: + L: mức lãi toàn bộ trong kỳ

+ V : Vốn sản xuất bình quân trong kỳ

Ví dụ 7: Có số liệu về lợi nhuận và chi phí DN X năm 2001 như sau:

+ Mức lãi toàn bộ: 100.000.000 đồng.

+ Vốn sản xuất bình quân trong kỳ: 400.000.000 đồng.

Yêu cầu: Tính doanh lợi vốn chung

Doanh lợi vốn thuần túy (dvt)

V

Ld t

vt

Ví dụ 8: Có số liệu về lợi nhuận và chi phí DN X năm 2001 như sau:

+ Mức lợi nhuận sau thuế: 70.000.000 đồng.

+ Vốn sản xuất bình quân trong kỳ: 400.000.000 đồng.

Yêu cầu: Tính doanh lợi vốn thuần túy